n.t.n mặt bằng xây dựng tÁc phẨm dỰ thi giẢi“ bÚa liỀm...

8
Bài toán sản xuất cây giống cấy mô sạch bệnh thiếu chính xác đã và đang gây ra không ít phiền toái cho người dân TP Đà Lạt. Xây dựng nhiều năm nhưng chưa có số nhà, số nhà trùng lắp hay CHÍNH TRỊ ĐẢNG BỘ XÃ TÀ HINE: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên TRANG 2 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5116 - THỨ SÁU NGÀY 17/8/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Đặt cống tạm làm thu hẹp dòng chảy, người dân lãnh hậu quả TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Sức cuốn hút của vật dụng tranh, tre, nứa, lá của các dân tộc bản địa TRANG 5 Người cao tuổi phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” TRANG 4 TRANG 6 TRANG 7 TRANG 3 Ùn tắc giao thông và nhếch nhác diễn ra hằng ngày tại chợ và nút giao Phan Chu Trinh. Ảnh: Đ.P Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Di Linh Vũ Đình Sơn, để tăng cường giữ gìn kỷ luật trong Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Đồng thời, hàng năm, Đảng bộ đều xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát và tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt đầy đủ các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng. TRANG 2 Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người. (CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. THÁNG 6 NĂM 1949. T.5) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2019 Mặt bằng xây dựng chợ mới Phan Chu Trinh đã hợp lý Phiền toái vì số nhà TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” NĂM 2018 Đảng bộ Di Linh giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng Tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019. Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2019 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế công chức dự phòng và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 259.598 biên chế. Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 258.163 biên chế, trong đó: Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập 105.189 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 151.906 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.068 biên chế. Biên chế công chức dự phòng là 749 biên chế. Tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế. N.T.N

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài toán sản xuất cây giống cấy mô sạch bệnh

thiếu chính xác đã và đang gây ra không ít phiền toái cho người dân TP Đà Lạt.

Xây dựng nhiều năm nhưng chưa có số nhà, số nhà trùng lắp hay

CHÍNH TRỊ

ĐẢNG BỘ XÃ TÀ HINE: Tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên

TRANG 2

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5116 - THỨ SÁU NGÀY 17/8/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCĐặt cống tạm

làm thu hẹp dòng chảy, người dân lãnh hậu quả

TRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘISức cuốn hút của

vật dụng tranh, tre, nứa, lá của các dân tộc bản địa

TRANG 5

Người cao tuổi phát huy vai trò

“Tuổi cao - Gương sáng”TRANG 4

TRANG 6

TRANG 7 TRANG 3

Ùn tắc giao thông và nhếch nhác diễn ra hằng ngày tại chợ và nút giao Phan Chu Trinh. Ảnh: Đ.P

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Di Linh Vũ Đình Sơn, để tăng cường giữ gìn kỷ luật trong Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Đồng thời, hàng năm, Đảng bộ đều xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát và tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt đầy đủ các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

TRANG 2

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, BắcNgười có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.Thiếu một mùa, thì không thành trời.Thiếu một phương, thì không thành đấtThiếu một đức, thì không thành người.

(CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. THÁNG 6 NĂM 1949. T.5)

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2019

Mặt bằng xây dựng chợ mới Phan Chu Trinh đã hợp lý

Phiền toái vì số nhà

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” NĂM 2018

Đảng bộ Di Linh giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng

Tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019.

Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2019 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ

Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế công chức dự phòng và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 259.598 biên chế.

Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 258.163 biên chế, trong đó: Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập 105.189 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 151.906 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.068 biên chế.

Biên chế công chức dự phòng là 749 biên chế. Tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế. N.T.N

2 THỨ SÁU 17 - 8 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Di Linh cho biết: “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ

huyện chủ yếu tập trung vào các vấn đề nổi cộm, bức xúc phát sinh ở các tổ chức đảng và các địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; việc chấp hành các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao…”.

Công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý, thi hành kỷ luật trong Đảng gắn với công tác tổ chức, xây dựng Đảng, xây dựng cả hệ thống chính trị. Từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh đã tiến hành 16 cuộc kiểm tra (8 cuộc kiểm tra tổ chức đảng và 8 cuộc kiểm tra đảng viên) và đã tiến hành 20 cuộc giám sát (9 cuộc giám sát tổ chức đảng và 11 cuộc giám sát đảng viên).

Sau khi kiểm tra, giám sát, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành kết luận để các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát thấy rõ những sai phạm, khuyết điểm, tồn tại của mình để có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy còn kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị… thông qua các buổi thị sát, làm việc trực tiếp tại cơ sở để kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị.

Ủy ban Kiểm tra các cấp của Đảng bộ huyện Di Linh cũng đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ kiểm

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” NĂM 2018

Đảng bộ Di Linh giữ nghiêm kỷ luật trong ĐảngTheo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Di Linh Vũ Đình Sơn, để tăng cường giữ gìn kỷ luật trong Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Đồng thời, hàng năm, Đảng bộ đều xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát và tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt đầy đủ các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

hạn chế việc mua sắm phương tiện, tài sản, trang thiết bị không thực sự cần thiết; tiết kiệm trong quản lý, sử dụng điện năng...

Qua công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Đảng bộ huyện Di Linh đã xử lý nghiêm những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay, trong toàn Đảng bộ huyện có 39 đảng viên và 2 tổ chức đảng vi phạm khuyết điểm đã bị xử lý kỷ luật. Nhờ vậy, ý thức tổ chức kỷ luật trong Đảng được giữ nghiêm; chất lượng đảng viên và TCCSĐ không ngừng được củng cố và nâng cao hơn. Qua kiểm điểm, đánh giá và phân loại hàng năm (từ 2015 đến 2017) cho thấy, trong Đảng bộ huyện chỉ có 0,03% đến 0,42% số đảng viên yếu kém, vi phạm khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vụ; từ 56,3% đến 68,5% TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh; năm 2015 chỉ có 1 TCCSĐ yếu kém; năm 2016 và 2017 không còn TCCSĐ nào yếu kém.

Theo đánh giá của Huyện ủy Di Linh, nhờ tập trung công tác xây dựng Đảng và xây dựng cả hệ thống chính trị, mà nhất là tăng cường giữ gìn kỷ luật trong Đảng, Đảng bộ huyện Di Linh đã thực sự tạo bước chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, giữ gìn được mối đoàn kết nhất trí trong Đảng và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đây là những yếu tố quyết định cho Đảng bộ huyện trong việc lãnh đạo, điều hành và triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội hàng năm của địa phương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Di Linh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.

XUÂN LONG

Đảng bộ huyện Di Linh kịp thời động viên, khen thưởng những nhân tố tiêu biểu. Ảnh: X.Long

tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng; trong đó, chú trọng tập trung kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm từ lúc mới phát sinh, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng cũng như năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng và đảng viên.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên đã được các cấp ủy đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp xem xét, giải quyết đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục và thời gian quy định.

Công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được Đảng bộ huyện thường xuyên triển khai; trong đó, chú trọng đến vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và các cơ quan, đơn vị. Qua công tác thanh tra và kiểm tra, từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay, huyện Di Linh đã phát hiện và xử lý 2 vụ việc có liên quan đến hành vi tham nhũng. Công tác chống lãng phí, thực hành tiết kiệm được triển khai khá hiệu quả. Theo UBND huyện Di Linh, đi đôi với việc tăng thu ngân sách địa phương, hàng năm, các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trong huyện phấn đấu tiết kiệm,

giảm 10% chi thường xuyên (không kể chi lương và các khoản chi có tính chất lương). Để thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm, chống chi tiêu lãng phí theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng và Chính phủ, UBND huyện Di Linh đã ban hành Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, UBND huyện yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát trong việc quản lý, sử dụng ngân sách; giảm các khoản chi thường xuyên; hạn chế tối đa chi phí tổ chức hội họp, đi lại, sử dụng xe ô tô công;

Đảng bộ xã Tà Hine hiện có hơn 96 đảng viên, sinh hoạt ở 9 chi bộ.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy xã đã xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm, phân công từng đồng chí cấp ủy phụ trách các chi bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên các tổ chức đảng và đảng viên. Hàng tháng, thông qua sinh hoạt chi bộ và các hoạt động khác, cấp ủy các cấp trên địa bàn xã tích cực tuyên truyền, quán triệt sâu sắc Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định của cấp ủy cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đến từng cán bộ, đảng viên.

Đồng Chí Mo Lom Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Tà Hine cho biết: Kiểm tra, giám sát là phương thức lãnh đạo quan trọng của các cấp ủy đảng. Đối với Đảng ủy xã, công tác

ĐẢNG BỘ XÃ TÀ HINE: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên

Những năm qua, Đảng ủy xã Tà Hine (Đức Trọng) luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

này ngày càng được chú trọng, là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy và UBKT Đảng ủy. Qua công tác kiểm tra, giám sát, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị của một bộ phận đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Năm 2017, UBKT Đảng ủy xã Tà Hine đã tổ chức 3 cuộc kiểm tra, giám sát đối với 3 chi bộ trực thuộc. Qua kiểm tra, giám sát đã giúp cho các chi bộ, đảng viên phát huy ưu điểm và đề ra phương hướng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ. Trong 6 tháng đầu năm 2018, UBKT Đảng ủy xã Tà Hine đã thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tất cả 9 chi bộ về việc tuân thủ các chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng; việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ được giao trực tiếp. Kết quả các chi bộ đều duy trì tốt lịch sinh hoạt định kỳ, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, các chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến cán bộ, đảng viên, đông đảo nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, nhiệm vụ giám sát được các đảng ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy giám sát từng địa bàn được phân công, phụ trách nắm bắt tình hình, kịp thời báo cáo cho Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy xã, nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Công tác giám sát trong thời gian qua được Đảng bộ xã Tà Hine thực hiện sát sao; sự phân công cấp ủy viên dựa trên yếu tố giám sát gắn với nhiệm vụ.

Nghĩa là cấp ủy viên nào có nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến vấn đề người dân đang quan tâm thì được phân công trách nhiệm đến nơi đó. Là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, đảng viên Kcrya Phris được phân công giám sát tại các thôn có liên quan nhiều đến công tác của mình. Đảng viên Kcrya Phris chia sẻ: “Việc giám sát gắn với nhiệm vụ chuyên môn của mình để giải quyết những điểm nóng, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân

để báo cáo lên cấp ủy, chính quyền địa phương, đã giải quyết được nhiều vấn đề nổi cộm. Ví dụ như liên quan đến chuyên môn của tôi thì qua giám sát đã kịp thời phát hiện những sai sót liên quan đến việc kê khai tên họ của người dân đồng bào DTTS, giúp những người dân không biết chữ khai các thông tin một cách chính xác…”.

Nhờ không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, Đảng bộ xã Tà Hine nhiều năm qua luôn lãnh đạo hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tai nạn giao thông được kiềm chế; công tác dân tộc, tôn giáo, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tăng cường; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị địa phương, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. ĐỨC TÚ

3 3 THỨ SÁU 17 - 8 - 2018KINH TẾ

Nguồn giống chất lượng chưa caoTình hình dịch bệnh xoăn lá

cà chua bùng phát mạnh tại thủ phủ cà chua Đơn Dương, nguyên nhân là do virus đốm vùng hoại tử (TNVR) có trên nguồn giống cà chua, bệnh xuất hiện sớm ngay ở giai đoạn 15 - 30 ngày sau trồng, sau đó lan rộng và gây hại nặng vào thời điểm 30 - 45 ngày sinh trưởng của cây, khiến hàng trăm hecta cà chua bị thiệt hại, thậm chí phải nhổ bỏ. Hay như dịch bệnh bùng phát trên cây hoa cúc ở thành phố Đà Lạt đã làm cho nhiều nông dân điêu đứng. Chị Trần Thị Thanh Hải (nông dân Phường 12) cho biết, gia đình chị có 4 sào nhà kính trồng hoa cúc, bệnh đốm héo xuất hiện từ năm 2017 nhưng lúc ấy bệnh không gây hại nhiều nên chị khá chủ quan. Bước sang năm 2018, bệnh hoành hành trên diện rộng, gây thiệt hại 80% diện tích của gia đình. Triệu chứng của bệnh là gây hại theo đám, các lá ngọn có triệu chứng teo nhỏ lại, lốm đốm vàng. Phần thân cây bị bệnh có các vết màu nâu đen, mới xuất hiện chỉ là các sọc màu đen, khi bị nặng nhiễm đen cả đoạn, phổ biến xuất hiện ở giữa thân, khô và thối biểu bì, tại vị trí bị thâm đen lá cây chuyển vàng, hơi méo và chết khô, thân giòn dễ gãy… Điều lạ là bộ rễ cây phát triển bình thường. Ông Đặng Bảo Vinh, cán bộ khuyến nông Phường 12 cho biết, nguyên nhân dịch bệnh xảy ra phỏng đoán có thể là từ cây giống, việc lây lan thông qua bọ trĩ.

Chất lượng giống cây tại nhiều cơ sở cung cấp giống chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng. Năm 2017, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã tiến hành phân tích các mẫu hạt giống của 11 vườn ươm cây họ cà. Kết quả 5/16 mẫu hạt giống, 26/33 mẫu cây giống bị nhiễm virus ToCM, CMV; trên cây giống hoa quy trình tuyển chọn cây mẹ chưa đúng chuẩn, khai thác cây mẹ quá tuổi, cây mẹ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cây giống. Theo nghiên cứu của Đại học Đà Lạt thì có những loại virus nhiễm vào cây sau khi cây được đưa ra ngoài đồng ruộng nhưng cũng có loại virus đã có sẵn trong các mẫu cấy mô. Qua khảo sát sơ bộ về các loại virus gây bệnh xoăn lá cà chua và bệnh đốm héo trên hoa cúc, các mẫu thu được đều có nguyên nhân do virus trên mẫu vườn ươm.

Nguyên nhân là do công tác kiểm soát chất lượng cây giống còn hạn chế vì chưa có máy móc, trang thiết bị kiểm tra đúng giống và sạch bệnh để nuôi cấy mô mà chủ yếu kiểm tra bằng cảm quan, đo đếm thủ công. Chưa có cơ sở nuôi cấy mô nào ở Lâm Đồng có thể test virus trên cây mẹ, đây thực sự là “lỗ hổng” từ lâu của ngành nuôi cấy mô. Bên cạnh đó, nguồn vật liệu nhân giống ban đầu của nhiều loại cây chưa được tuyển chọn, nghiên cứu, chọn lọc và chưa được kiểm soát sạch bệnh làm đầu vào cho nuôi

Bài toán sản xuất cây giống cấy mô sạch bệnhĐảm bảo nguồn giống sạch bệnh trong việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô (công nghệ invitro) trên các giống rau, hoa đã trở thành hướng đi nhắm đến xuất khẩu các loại giống có ưu điểm nổi bật về năng suất và chất lượng của Đà Lạt - Lâm Đồng.

cấy mô. Nhiều cơ sở còn tận dụng phòng ở của gia đình, không phù hợp, khó kiểm soát dịch hại kỹ càng, do đó cây giống dễ bị nhiễm bệnh. Quy trình nhân cấy mô chủ yếu do các cơ sở tự nghiên cứu và làm theo kinh nghiệm, nên chưa có quy trình nghiên cứu cơ bản.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, thực trạng sản xuất nuôi cấy mô còn gặp nhiều khó khăn, như việc tuyển chọn cây mẹ; thiếu quy trình nhân nuôi; nguồn nhân lực công nghệ cao được đào tạo chuyên ngành còn hạn chế; chưa có quy định cụ thể đối với các cơ sở sản xuất nuôi cấy mô; các cơ sở vườn ươm chưa thực hiện tốt việc quản lý dịch hại trong sản xuất... Vì vậy, nguy cơ virus phát sinh và gây hại rất cao, ảnh hưởng đến sản xuất ngoài đồng ruộng. Việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp ở các trung tâm nghiên cứu tại Lâm Đồng vẫn còn chậm, chỉ đạt ở mức lưu giữ gen các giống rau, hoa nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cho các nguồn gen và nhân nhanh một số giống sản xuất chứ chưa chú trọng công tác chọn tạo một giống mới mang tính bản quyền. Ngoài ra, chưa có cách kiểm soát công tác nhân giống ở các cơ sở nuôi cấy mô, công tác tạo nguồn mẫu invitro ban đầu cũng chưa xây dựng quy chuẩn trong việc lựa chọn mẫu, test mẫu, sử dụng cây chỉ thị để phát hiện virus. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân không kiểm soát được một số dịch bệnh trên cây trồng hiện nay.

Giống sạch cho sản xuất, xuất khẩuÔng Nguyễn Đình Sơn, Giám

đốc Công ty cổ phần CNSH Rừng hoa Đà Lạt cho biết, hơn 10 năm phát triển công ty đã đạt những thành tựu nhất định, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm quy mô

công nghiệp và hiện đại với diện tích khoảng 5.000 m2, sản lượng 12 triệu cây/năm cung cấp cho các nước như: Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch, Austraulia, New Zealand… Bên cạnh đó, nhờ biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư quy mô bài bản nên tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm nuôi cấy mô đi vào ổn định và ngày càng phát triển, nhận được nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu. Mặt khác, công ty luôn được khách hàng cung cấp thường xuyên giống mới để thay thế và nhân giống; đồng thời, thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên với khách hàng về chất lượng cây khi trồng, nhằm xử lý nhanh chóng đơn đặt hàng, cải thiện chất lượng cây khi có vấn đề thiệt hại cũng như cập nhật thường xuyên tình trạng mô giống cho sản xuất.

Còn ông Trương Đức Phú, Giám đốc Công ty Cổ phần Cây giống Cao Nguyên (HIVICO) cho biết thêm, thời gian qua, nuôi cấy mô hộ gia đình nở rộ vì ngày xưa không có doanh nghiệp, cơ sở lớn mà hầu như xuất phát từ nuôi cấy mô của Nhà nước tách ra làm tư nhân, họ cắt một diện tích nhà ở để làm nên tính chuyên nghiệp không cao. Trại giống nuôi cấy mô PH thuộc Công ty HIVICO cung cấp chủ yếu hoa đồng tiền cho thị trường trong nước và trên 500 giống hoa các loại cho thị trường các nước Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ. Để cho ra đời giống cây chất lượng, trước tiên phải chọn cây mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh, khả năng kháng bệnh và năng suất cao… Cũng theo ông Phú, để tiếp cận được giống tốt nhân giống xuất khẩu, thì phải nâng tầm quy mô của cơ sở và sản xuất ra nguồn giống đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, phải hoàn chỉnh đơn hàng đảm bảo đúng số lượng bên nước xuất khẩu yêu cầu. Quy mô

hộ gia đình sẽ khó làm công nghệ giống sạch bệnh được. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay của không chỉ trại giống PH mà còn cả hệ thống nuôi cấy mô của tỉnh Lâm Đồng là công tác kiểm soát chất lượng cây giống còn hạn chế vì chưa có máy móc, trang thiết bị kiểm tra nguồn giống và tính sạch bệnh để nuôi cấy mô mà chủ yếu kiểm tra bằng cảm quan, đo đếm thủ công. Ông Phú cũng chia sẻ: “Nếu ngành nuôi cấy mô phát triển, thì có thể có cơ hội tiếp cận thị trường làm giống hoa xuất khẩu. Làm cây xuất khẩu có nhiều lợi thế mà máy móc không thể thay thế được, chỉ có thể là con người làm, nếu làm giống hoa xuất khẩu sẽ được họ chuyển giao công nghệ, chuyển giao quy trình quản lý nên đòi hỏi phải có đội ngũ và nguồn nhân lực lớn”.

Hiện nay, các cơ sở chưa triển khai thực hiện nhân nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để sản xuất cây giống khỏe và sạch virus; vì việc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật cao và máy móc, trang thiết bị hiện đại. Từ năm 2017 đến nay, Công ty Himeji - Nhật Bản thực hiện dự án phát triển các vùng sản xuất hoa chất lượng cao, hiện đại hóa vườn ươm; sử dụng công nghệ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng trên cây hoa cúc, cẩm chướng, nhằm tạo ra cây giống sạch virus. Thông qua dự án, Công ty Himeji chuyển giao công nghệ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng cho Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống khỏe, sạch bệnh và chuyển giao cho các cơ sở sản xuất giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mỗi năm sản xuất trên 45 triệu cây giống các loại nên việc đảm bảo chất lượng giống, sạch bệnh không chỉ gia tăng năng suất, chất lượng nông sản mà còn tạo cơ hội xuất khẩu giống. HOÀNG YÊN

Ông Hồ Anh DũngGiám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1

Cần phát huy Câu lạc bộ nuôi cấy mô Câu lạc bộ (CLB) nuôi cấy mô là một

bộ phận trực thuộc Hiệp hội hoa, ra đời nhằm mục đích tập hợp những thành viên tham gia lĩnh vực nuôi cấy mô để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trao đổi thông tin

về kỹ thuật, thị trường, nguồn nhân lực. CLB ra đời lâu, tuy nhiên, nhiều yếu tố

khách quan và chủ quan CLB tạm ngưng hoạt động. Trong thời gian tới, Hiệp hội hoa Đà Lạt sẽ khởi động lại CLB để các

thành viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật mới và thông tin về nhu

cầu sản xuất giống hoa xuất khẩu, nhất là xuất khẩu cây giống invitro sang các thị trường có tiềm năng như: Bỉ, Hà Lan,...

Từng bước nâng cấp, hiện đại hóa sản xuất giống rau, hoa đạt tiêu chuẩn, sạch

bệnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

Ông Lê Ngọc Triệu Đại học Đà Lạt

Làm sạch giống trước khi đưa vào nuôi cấy mô

Vấn đề kiểm soát bệnh trên nguồn cây giống, nhất là các bệnh do virus vẫn chưa

thực sự hiệu quả, dẫn đến các loại bệnh xuất hiện ở nhiều vùng trồng, trên nhiều

đối tượng cây trồng khác nhau. Việc xâm nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây có thể được phát hiện và loại bỏ trong quá

trình khử mẫu, việc ứng dụng công nghệ mới trong nuôi cấy invitro để làm sạch bệnh chủ yếu tập trung vào đối tượng

gây bệnh là virus. Hai giải pháp kỹ thuật cho việc làm sạch virus trong giống trong

trường hợp là sử dụng các thuốc ức chế virus và nuôi cấy sử dụng nhiệt độ cao kết

hợp với tách đỉnh sinh trưởng. Chính vì vậy, cần hình thành nên các quy trình làm

sạch virus riêng cho từng đối tượng hay nhóm đối tượng cây trồng riêng.

Ông Lại Thế Hưng Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV

Xây dựng quy trình sản xuất giống cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn sạch bệnh

Lâm Đồng đang được xem là vùng nông nghiệp công nghệ cao trọng điểm của cả nước với nhiều cơ sở sản xuất cây giống

invitro và một trong những khâu then chốt dẫn đến thành công trong quá trình sản xuất nông nghiệp chính là đảm bảo về

chất lượng, truy xuất nguồn gốc cây giống cung cấp cho canh tác đại trà. Chính vì vậy,

việc xây dựng quy trình sản xuất giống cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn sạch bệnh

để cung ứng cho các cơ sở nhân giống trên địa bàn là điều cần thiết. Do vậy, Chi cục đang hoàn thiện dự thảo quản lý cây

giống invitro theo quy mô và cấp sản xuất để đề xuất điều chỉnh, bổ sung Quyết định

số 03/2011/QĐ-UBND ngày 25/1/2011 của UBND tỉnh, về việc ban hành quy

định quản lý sản xuất, kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện sản xuất ở các

cơ sở, chất lượng cây giống invitro và cây giống trước khi xuất vườn; qua đó, giới

thiệu những cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, cây giống có chất lượng tốt, sạch bệnh cho sản

xuất và khắc phục những hạn chế, tồn tại của các cơ sở không đạt tiêu chuẩn.

H.YÊN ghi

Phòng nuôi cấy mô của Công ty Cổ phần Cây giống Cao Nguyên (HIVICO) cung cấp hơn 500 loại hoa cho thị trường xuất khẩu. Ảnh: H.Yên

4 THỨ SÁU 17 - 8 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng”, nhiều hội viên người cao tuổi (NCT) trong tỉnh không chỉ tích cực phát triển kinh tế mà còn nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động ở địa phương.

Tuổi già nhưng chí không già, còn sức khỏe còn lao động” - đó là phương châm của

ông Nguyễn Phồn - xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai. Với mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng nông - lâm kết hợp, tuy tuổi cao nhưng ông vẫn miệt mài lao động và trở thành NCT làm kinh tế giỏi tiêu biểu ở Đạ Huoai. “Mình lao động không phải chỉ bảo đảm cuộc sống mà còn để con cháu thấy được ý nghĩa của việc tự lực cánh sinh, không trông chờ, ỷ lại”, ông Phồn chia sẻ. Mô hình trồng cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm Thái xen cây lâm nghiệp là xà cừ của gia đình ông đã mang lại hiệu quả khi cho thu nhập gần 5 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, thông qua việc sản xuất, kinh doanh, gia đình ông đã tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho từ 5 - 7 lao động tại địa phương.

Còn ông Trần Thanh Cảnh - thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, vốn là Bộ đội Cụ Hồ, sau 12 năm sống, chiến đấu và học tập trong quân đội, ông từ Hà Nội vào Lâm Đồng đi xây dựng kinh tế mới những năm 80 của thế kỷ trước. Với muôn vàn khó khăn khi lập nghiệp trên vùng đất mới, ông đã chọn nghề xây dựng để phát triển kinh tế. Ông thành lập 2 công

Người cao tuổi phát huy vai trò“Tuổi cao - Gương sáng”

ty thành viên với doanh thu gần 15 tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Bên cạnh sản xuất kinh doanh giỏi, ông luôn thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động tại cộng đồng. Mỗi năm ông dành ra hàng trăm triệu đồng để tặng quà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, hỗ trợ các tổ chức xã hội...

Tương tự, ông K’Pil - xã Tân Lâm, huyện Di Linh lại chọn hướng phát triển kinh tế theo truyền thống sản xuất của địa phương.Với việc thâm canh 2,8 ha cà phê, gia đình ông phát huy

nghề truyền thống như đan gùi, đan giỏ... hàng năm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng. Không còn đói nghèo như trước, hiện gia đình ông đã có nhà cửa khang trang, có đầy đủ máy cày, máy sấy cà phê để phục vụ sản xuất. Cũng từ đó, ông lo cho con cái được ăn học đầy đủ và có việc làm ổn định.

Hiện toàn tỉnh có gần 3.000 NCT làm kinh tế giỏi trong nhiều lĩnh vực: chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ - du lịch...

Không những làm kinh tế giỏi, với vai trò, uy tín của mình, NCT còn tích cực tham gia xây dựng

Người cao tuổi vẫn tích cực lao động, sản xuất phát triển kinh tế. Ảnh: V.Hùng

Đảng, chính quyền, đoàn thể. Trên địa bàn tỉnh có hơn 5.000 NCT tham gia công tác xã hội như bí thư, phó bí thư chi bộ; tổ trường, tổ phó dân phố; trưởng thôn, phó thôn; trưởng, phó ban công tác Mặt trận; chi hội trưởng các đoàn thể; tổ hòa giải cơ sở... Bình quân trên 90% gia đình NCT đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Các phong trào, các cuộc vận động như “Khuyến học, khuyến tài”, chương trình “NCT tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... thu hút đông đảo cán bộ, hội viên NCT tham gia, qua đó, tạo sân chơi giúp cho NCT trong việc “sống vui - sống khỏe - sống có ích” và có điều kiện phát huy vai trò của mình.

“Những năm qua, NCT trong toàn tỉnh đã tích cực tham gia phong trào “NCT làm kinh tế giỏi, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng”. Nhiều NCT đã mạnh dạn học tập, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, tổ chức sản xuất, kinh doanh tổng hợp... theo hướng công nghệ cao. Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương “Tuổi cao - Gương sáng”, là điển hình tiêu biểu làm kinh tế giỏi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, NCT còn tích cực tham gia nhiều hoạt động tại cộng đồng, là “cây cao bóng cả” tỏa bóng mát cho gia đình, là gương sáng cho con cháu noi theo...”, ông Đàm Xuân Đêu - Trưởng Ban đại diện Hội NCT tỉnh khẳng định.

VIỆT HÙNG

Trung ương Hội LHPNViệt Nam tập huấncác chuyên đề tại Đà Lạt

LÂM HÀ:Phấn đấu có 12/14 xãđạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2018

Theo ông Nguyễn Minh An - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho hay, trong năm 2018, Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Lâm Hà được xác định: tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu có ít nhất 3 xã (Tân Hà, Liên Hà, Tân Thanh) đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên toàn huyện lên 12/14 xã; các xã còn lại (Mê Linh, Phi Tô) phấn đấu đạt thêm từ 2 tiêu chí trở lên so với năm 2017.

Được biết, huyện Lâm Hà hiện có 9 xã trong 14 xã, thị trấn của huyện được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã còn lại, gồm: Tân Hà đạt 18/19 tiêu chí; các xã Liên Hà, Mê Linh, Tân Thanh đạt 14-15 tiêu chí; và xã Phi Tô đạt 12 tiêu chí. Riêng thị trấn Đinh Văn đạt Đô thị văn minh.

Cũng theo ông Nguyễn Minh An, từ những kết quả đạt được trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới huyện đã đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí của huyện nông thôn mới. LHT

Ngày 15/8, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Lâm Đồng tổ chức thành lập và ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bảo Lâm. Đây là chi hội cơ sở đầu tiên được thành lập ở Lâm Đồng với 102 hội viên và 3 thành viên trong Ban chấp hành. Ông Trần Ngọc Biên được tín nhiệm giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bảo Lâm.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hà Phước Toản, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 3.000 cựu chuyên gia quân sự, cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam đã từng công tác, chiến đấu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn - Pốt Iêng Sa Ri, phục hồi đất nước Campuchia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế, góp phần không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng Campuchia. Vì vậy, việc tập hợp, thành lập các chi hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia trực thuộc là hết sức cần thiết, nhằm nâng

cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước, tăng cường hơn nữa tình hữu nghị, quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia; đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước về mối quan hệ Việt Nam - Campuchia đến các

tầng lớp nhân dân trong tỉnh, qua đó góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia ngày càng bền chặt và phát triển, đồng thời cũng mong muốn các hội viên tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống cách mạng kiên cường của dân tộc, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hưởng ứng các

phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, giữ gìn tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia. Được biết, từ nay đến cuối năm 2018, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Lâm Đồng sẽ thành lập và ra mắt 10 Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia ở các huyện, thành trong tỉnh.

QUỐC TUẤN

Ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bảo Lâm

Trao quyết định thành lập Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bảo Lâm.

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tập huấn mô hình nhóm cha mẹ trong chăm sóc

phát triển trẻ thơ tại Lâm Đồng.

Trong thời gian 4 ngày (từ 13 -16/8/2018) tại TP Đà Lạt, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức một số hoạt động tập huấn chuyên đề cho cán bộ cơ sở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Theo đó, thực hiện kế hoạch công tác năm 2018, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn giảng viên về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh, thành khu vực miền Trung (từ Quảng Bình đến Ninh Thuận) và các tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, khảo sát đầu vào Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” với 110 bố mẹ có con dưới 16 tuổi tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tham gia. Bên cạnh đó, hướng dẫn triển khai, nhân rộng mô hình Nhóm cha mẹ về chăm sóc, giáo dục trẻ thơ và hướng dẫn điều hành, quản lý nhóm cha mẹ trong chăm sóc, phát triển trẻ thơ cho đội ngũ cán bộ Hội và ban chủ nhiệm các mô hình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo chương trình dự án Plan. THỦY NGUYỄN

5 THỨ SÁU 17 - 8 - 2018

NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sức cuốn hút của vật dụng tranh, tre, nứa, lácủa các dân tộc bản địa Trong cuộc sinh tồn, con người luôn không ngừng lao động sáng tạo để thích ứng, hòa hợp với thiên nhiên. Sống giữa đại ngàn, các dân tộc Mạ, K’Ho, Churu sinh từ lâu đời ở Lâm Đồng đã tác tạo ra nhiều vật dụng sinh hoạt làm bằng nguyên liệu tranh, tre, nứa, lá phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của mình.

Gần 150 dụng cụ sinh hoạt đời thường được chế tác từ các chất liệu tre, nứa, lá, cói, gỗ được Bảo

tàng Lâm Đồng giới thiệu tại trưng bày chuyên đề “Tranh tre nứa lá” đã tạo nên một không gian sống động, đa sắc màu, phản ánh đời sống lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số bản địa đang sinh sống ở Nam Tây Nguyên. Đó là những vật dụng thân thuộc, đơn sơ, giản dị của đồng bào gắn với tính năng sử dụng như: bầu khô đựng cháo, nước, thức ăn, hạt giống; các loại gùi, nơm, giỏ, đó, chúm dùng để bắt cá, chụp bắt mối; bu nhốt gà, chó; thúng, rổ, rá dùng để đựng; rần, sàng, mẹt, cối, chày dùng để giã gạo; ống thụt lò rèn; chiếu cói, các loại dao phát, dao trỉa hạt, dao săn thú có cán bằng lồ ô, tre, nứa... Mỗi vật dụng được tạo tác tỉ mỉ, khéo léo, không theo một khuôn mẫu nào, đạt đến độ tinh xảo, không chỉ mang giá trị sử dụng, độ bền chắc, mà còn có giá trị thẩm mỹ cao. Các vật dụng sinh hoạt cũng phản ánh đầy đủ hình thái kinh tế săn bắt, hái lượm của đồng bào. Đồng bào không quên mỗi khi đi rừng thường đeo trên vai một chiếc gùi và một chiếc xà gạc, chụp mối, ra suối là mang theo chúm, đó; để khi về lại có thức ăn cho gia đình từ nắm rau rừng, con rúi, con cá, ổ mối. Nhìn kỹ vào từng đồ vật mới hiểu hết giá trị mà chủ nhân tạo tác nên các đồ vật đã gửi gắm vào đó. Tất cả do bàn tay con người tạo tác nên, qua thời gian cũng chính bàn tay con người sử dụng mà trở nên nhẵn bóng. Có vật dụng đã có tuổi đời đến trăm năm bằng cả đời người đã chuyển màu mun đen in dấu thời gian.

Đáng chú ý nhất là bộ sưu tập gùi gồm hơn 20 cái, đủ loại, đủ kích cỡ, kiểu dáng, có công dụng khác nhau.

Chiếc gùi được biết đến là vật dụng gần gũi, tiện dụng phổ biến nhất của đồng bào các dân tộc Mạ, K’Ho, Churu thay cho cả đôi quang gánh, giỏ xách, rổ, rá của người miền xuôi khi đi chợ, đi làm, đi chơi. Gùi để “cõng” lúa khi thu hoạch, gùi củi về nhà, gùi đựng rau, nấm, đọt mây và những thứ lặt vặt kiếm được khi đi rừng, lên rẫy, đi chợ... Chiếc gùi có nắp được đan cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ nhất, phần tạo dáng rất cân đối, hài hòa. Nắp

gùi được đan công phu là những sợi mây chuốt như tơ, nhẵn bóng, đan thành một núm cầm xoáy tròn ở giữa, tỏa ra xung quanh là những sợi nan được đan khéo léo theo đường tròn đồng tâm. Thân gùi được tạo nên bởi những hoa văn sinh động từ việc thay đổi các kiểu đan, tạo hoa văn khác biệt. Hai quai gùi được tết chắc chắn, trên nắp còn có hai lỗ tròn được xoắn khéo léo để quai gùi xuyên qua mà nắp vẫn đậy khít vào thân. Gùi có nắp còn là vật dụng để cố định thay cho tủ, cho giường thường để đồ vật quý trong nhà, hoặc đựng quà đi thăm thú họ hàng, đựng sính lễ đi cưới hỏi... Gùi nhỏ thường được đan cầu kỳ nhất trong các loại gùi, được đan bằng nan nhỏ, mịn, được trang trí rực rỡ bằng những sợi len tạo hoa đủ màu sắc quanh miệng, thân, quai đeo, vì thế được gọi là gùi hoa; gùi nhỏ được tạo ra để làm quà tặng, làm kỷ vật, dùng khi đi chơi; ngày nay được dùng lên sân khấu múa hát.

Ngắm các vật dụng, sự công phu, tỉ mỉ, mỗi cái được đan một kiểu, một dáng vẻ, không chán mắt. Xem cách họ cần mẫn chuốt từng sợi nan, sợi mây nhẵn bóng, nắn nót tạo nên từng mắt nan quện vào nhau đều đặn, mới thấy họ không chỉ khéo tay, hay làm, cần cù lao động mà còn thể hiện cả óc sáng tạo. Mỗi vật dụng như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo từ đường nét tạo dáng, đến phối màu, hoa văn, kiểu đan, không cái nào giống cái nào, mà người tạo tác nên nó đều để lại dấu ấn cá nhân độc đáo riêng. Bộ pàp (đơm, đó dùng bắt các loại cá to, cá nhỏ), xa drup (đồ dùng bắt mối) được đan 2 lớp bằng sợi nan nhỏ như tơ), gùi k’Soh (để lúa), gùi yoh xala (gùi hoa dùng để đi thông gia, đi cưới hỏi, múa hát)... Miệt mài, tỉ mỉ ở từng “mắt”, từng nan tre, kỹ lưỡng đến

Không gian trưng bày độc đáo thu hút khách tham quan. Ảnh: T.An

Giúp dân làm đường giao thông

Vừa qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đơn Dương đã phối

hợp với lực lượng dân quân xã Tutra tiến hành giúp dân thi công bê tông hóa đường giao thông ở

thôn BokaBang, xã Tutra có chiều dài 420 m, mặt đường rộng 3 m, với tổng kinh phí đầu tư trên 400

triệu đồng, toàn bộ kinh phí do cơ quan quân sự huyện hỗ trợ. Cùng với việc tham gia phong

trào chung tay xây dựng xã nông thôn mới, những năm qua, cán bộ,

chiến sĩ Cơ quan Quân sự huyện Đơn Dương còn phối hợp với các

xã làm đường giao thông, phát quang cây cối, nạo vét hệ thống mương thoát nước 2 bên đường

giao thông 413, thu gom rác thải, dọn vệ sinh môi trường ở các xã

Kađơn, Pró, Đạ Ròn, tạo cho môi trường sinh thái ngày càng xanh,

sạch, đẹp.NGỌC THANH

DI LINH: Phạt 6 cơ sở kinh doanh internet

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Di Linh cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, Phòng Văn hóa và Thông tin cùng các đơn

vị liên quan đã tổ chức 7 đợt thanh tra, kiểm tra tại 81 cơ sở kinh doanh internet công cộng

trên địa bàn huyện Di Linh. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng

huyện Di Linh đã phát hiện, nhắc nhở 19 cơ sở vi phạm và tham

mưu cho UBND huyện Di Linh ra quyết định xử phạt 6 cơ sở vi

phạm, với tổng số tiền gần 27 triệu đồng.

Các lỗi chủ yếu mà các cơ sở kinh doanh internet công cộng

vi phạm là không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

internet công cộng, không niêm yết nội quy sử dụng internet công

cộng, bảng hiệu chưa đúng quy định, hoạt động quá thời gian

quy định...T.ĐỒNG

Tặng 50 xe đạp chohọc sinh nghèo vượt khó

Ngày 16/8, Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo, Người khuyết tật và

Trẻ em mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Phòng Giáo dục

và Đào tạo huyện Bảo Lâm đã tiến hành trao tặng xe đạp cho

học sinh nghèo mồ côi, học sinh nghèo đồng bào dân tộc thiểu số

và học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện. Qua đó, Công

ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu

tư Talimex Tân Bình và Chi hội Thiện Nhân đến từ TP Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí trị giá gần 80 triệu đồng. Được biết,

trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất

nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Talimex Tân Bình và Chi hội

Thiện Nhân còn tổ chức trao học bổng tiếp sức đến trường cho học

sinh nghèo vượt khó của huyện Đơn Dương và TP Đà Lạt.

QUỐC TUẤN

gia đình đồng bào các dân tộc bản địa, vật dụng đan lát của đồng bào cũng ít dần đi. Cuộc trưng bày đã giúp công chúng thấy rõ những nét đẹp trong từng đồ vật, từ đó khuyến khích đồng bào các dân tộc trân trọng, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc.

Sau hơn 2 tháng trưng bày, không gian luôn có sức hút, người xem trầm trồ, ngắm nghía, thích thú, ngợi khen. Chị Trần Thị Hoàng Hà, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Những vật dụng bằng tranh, tre, nứa, lá của đồng bào các dân tộc Lâm Đồng thật độc đáo, thú vị, có tính thẩm mỹ rất cao. Qua đó công chúng được chiêm ngưỡng và hiểu sâu hơn về đời sống vật chất, tinh thần, những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của đồng bào, hiểu thêm về những giá trị văn hóa vật thể của các dân tộc bản địa sinh sống ở Lâm Đồng, thêm yêu mảnh đất này.

THÁI AN

từng chi tiết, rít chặt, nén chặt, đều đẹp đến độ tinh xảo. Việc đan lát không theo một khuôn mẫu cố định nào, đan theo cảm hứng, vừa đan vừa sáng tạo theo ý thích, theo cảm nhận cái đẹp riêng của người đan. Nghệ nhân Ya Hiêng (buôn Pré, Phú Hội, Đức Trọng) kể: Tây Nguyên ngày xưa mùa mưa dầm dề 7 tháng/năm; những ngày mưa kéo dài không ai ra khỏi nhà, quây quần bên bếp lửa, họ tự làm những vật dụng cần thiết cho gia đình, cho chính mình. Người đan thường dành hết tâm sức, vừa đan vừa ngắm nghía cho đồ vật mình làm ra đạt đến độ sắc sảo nhất, đẹp nhất có thể, không định thời gian bao lâu phải đan xong một vật dụng, có những vật dụng được làm trong vài tháng mới hoàn thành.

Bà Đoàn Thị Bích Ngọ - Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng cho biết: Đây là một trong những bộ sưu tầm hiện vật quý, độc đáo của Bảo tàng, các vật dụng được sưu tầm tại nhiều hộ gia đình ở những buôn làng xa xôi của đồng bào, đã qua sử dụng phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình vẫn giữ được vẻ đẹp, độ bền. Được tạo tác công phu, phản ánh giá trị văn hóa, tình yêu cái đẹp của đồng bào; đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, nhưng vừa có công năng sử dụng, vừa mang giá trị thẩm mỹ, đạt đến độ hoàn hảo cả về kỹ thuật và mỹ thuật cao. Với xu thế phát triển, vật dụng sinh hoạt bằng nhựa với giá cả vừa phải, tiện dụng đã dần xuất hiện ngày càng nhiều trong

Dụng cụ bắt cá. Ảnh: T.An

6 THỨ SÁU 17 - 8 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Ùn tắc giao thông và nhếch nhác diễn ra hằng ngày tại chợ và nút giao Phan Chu Trinh. Ảnh: Đ.P

Chợ Phan Chu Trinh hình thành hơn 40 năm với ban đầu là chợ tạm. Theo

xu thế phát triển đô thị, chợ được nâng cấp dần và hiện có sức chứa 134 quầy sạp. Tuy nhiên, chợ đã và đang nẩy sinh nhiều tồn tại, hạn chế như tạo ra điểm ùn ứ lưu thông tại ngã tư rất lớn (nhất là các thời điểm đầu các buổi sáng, trưa và chiều); không đảm bảo các yêu cầu cần thiết của hoạt động mua bán như phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bãi đậu xe và mất mĩ quan một cửa ngõ vào trung tâm thành phố du lịch…

Từ năm 2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao các sở liên quan như Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng… cùng UBND thành phố Đà Lạt phối hợp xây dựng phương án quy hoạch chợ mới để khắc phục những tình trạng trên. Nhiều phương án về mặt bằng, chủ đầu tư được nêu lên nhưng bất thành. Đến năm 2017, vấn đề mở rộng nút giao Phan Chu Trinh đồng thời di dời chợ càng được quan tâm tích cực từ UBND tỉnh (các Văn bản số 135, 5366, 7205, 6787, 5950,…) và UBND thành phố Đà Lạt (các Văn bản số 5712, 6121, 7395, …), Sở Tài nguyên và Môi trường (Văn bản số 420)… Trong đó, các phương án lựa chọn vị trí mặt bằng để xây dựng chợ mới được đưa ra nhưng kết cục vẫn chưa thể thống nhất. Đó là các thửa đất ở các đường Lữ Gia, Hùng Vương, Quang Trung và Nguyễn Du.

Ngày 29/1/2018, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã chủ trì buổi làm việc để nghe báo cáo về phương án di dời chợ, đầu tư cải tạo nút giao Phan Chu Trinh. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S, lãnh đạo các sở: Giao thông - Vận tải, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Đà Lạt và đơn vị tư vấn. Sau ý kiến của các bên liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã kết luận chỉ đạo: Thống nhất đề xuất 2 phương án di dời: số 28 và 30 đường Nguyễn Du hoặc 01 đường Lữ Gia (Trường Thiểu năng Hoa Phong Lan - TNHPL); trong đó UBND tỉnh dự kiến phương án lựa chọn số 01 Lữ Gia. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND thành phố Đà Lạt chủ trì, phối hợp với sở, ngành và cơ

Mặt bằng xây dựng chợ mới Phan Chu Trinh đã hợp lý

Như Báo Lâm Đồng đã phản ánh, việc không duy trì hiện trạng chợ Phan Chu Trinh ở Phường 9, thành phố Đà Lạt hiện nay là tất yếu; tỉnh, thành phố rất quan tâm. Tuy nhiên, nhiều năm nay, việc chọn mặt bằng chưa được đồng thuận cao của chính quyền cũng như tiểu thương. Đến nay, đã có kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và nhận được sự đồng tình cao của các tiểu thương.

quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, lập phương án cụ thể đối với phương án di dời về số 01 Lữ Gia (TNHPL). Cùng đó, bố trí trường tạm cho Trường TNHPL duy trì hoạt động dạy và học; lấy ý kiến của các hộ tiểu thương… Thực hiện chỉ đạo, UBND thành phố đã giao UBND Phường 9 chủ trì phối hợp với các phòng chức năng của thành phố và đơn vị tư vấn khẩn trương xây dựng phương án di dời chợ Phan Chu Trinh về Trường TNHPL. Đồng thời, di dời trường này tạm về số 07 đường Lữ Gia (thửa đất 515 và một phần thửa đất 516); tổ chức lấy ý kiến của các hộ tiểu thương về việc di dời và xây dựng chợ. Và mới đây, tháng 6 và 7/2018, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành các bước về những nội dung chủ trương đầu tư dự án xây dựng nút giao Phan Chu Trinh để báo cáo UBND tỉnh.

Ngày 14/8, chúng tôi làm việc với UBND Phường 9. Ông Võ Hồng Sơn - Chủ tịch UBND phường cho biết: Với trách nhiệm của địa bàn liên quan chợ và nút giao Phan Chu Trinh, các bộ phận chức năng của phường đã tích cực tiếp xúc với các hộ tiểu thương của chợ để phổ biến, tuyên truyền chủ trương của

tỉnh. Thông qua đó, cũng nắm bắt ý kiến tâm tư của các hộ tiểu thương. Kết quả, 134 hộ đang kinh doanh tại đây đều đồng lòng cao việc mở rộng nút giao Phan Chu Trinh; theo đó, hầu hết các hộ cũng đồng ý phương án di dời xây dựng chợ mới tại thửa đất Trường TNHPL hiện nay (số 01 Lữ Gia). Đồng thời, các hộ cũng đề nghị các cấp, các ngành liên quan cần công bố công khai và cụ thể phần diện tích đất còn lại của chợ cũ (sau khi đã cắt một phần để mở rộng nút giao Phan Chu Trinh) thì sử dụng vào mục đích gì để giám sát. Tất cả các hộ tiểu thương mong muốn và đề nghị phần diện tích đất còn lại của chợ cũ chỉ để sử dụng công trình công cộng như tiểu cảnh công viên và không được cho xây dựng các ki-ốt hoặc các công trình thương mại khác vì sẽ rất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các hộ trong chợ mới. Chúng tôi cũng tiếp xúc với các hộ tiểu thương, bà con đang nóng lòng chờ quyết định cuối cùng của tỉnh.

Cũng theo UBND Phường 9, bộ phận chuyên môn cho chúng tôi biết, tổng diện đất của Trường TNHPL hiện hơn 3.000 m2. Phương án chuyển Trường TNHPL, hoặc dời tạm về đường Lữ Gia như nêu trên, hoặc nhập với Trường Khiếm thính Lâm

Đồng và sẽ xây dựng trường mới tại Phường 11, thành phố Đà Lạt. UBND Phường 9 đã đặt vấn đề với đơn vị tư vấn là Công ty thiết kế tư vấn Lâm Đồng tham gia góp ý bước đầu về xây dựng chợ mới với quy mô khoảng 300 quầy sạp, gồm 2 tầng, là chợ đạt tiêu chuẩn loại 2 với đầy đủ các yêu cầu về hệ thống phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bãi đậu xe… Tổng kinh phí khái toán khoảng 30 tỷ đồng; phương án huy động vốn là từ sự đóng góp của các hộ tiểu thương thông qua mô hình thành lập hợp tác xã. Các hộ tiểu thương rất đồng tình hình thức hợp tác xã cử đại diện chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung như: thu kinh phí xây dựng, giám sát thi công, quản lý hoạt động…

Cũng theo thông tin từ UBND Phường 9, thời gian thi công chợ mới khoảng 12 tháng. Thiết nghĩ, việc mở rộng nút giao Phan Chu Trinh và xây dựng chợ mới đã đến hồi kết thúc dứt điểm bàn bạc trên giấy tờ. Các sở và đơn vị liên quan cần tích cực và khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thẩm định để báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Nếu kéo dài vụ việc ngày nào thì nhiều hệ lụy bất ổn và bất an đang tiềm ẩn và sẽ thêm phát sinh ngày đó. ĐẠO PHAN

Giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách, lãnh 9 năm tùMới đây, TAND tỉnh Lâm

Đồng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thành Được (64 tuổi, ngụ phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Lâm Đồng, năm 2005, Nguyễn Thành Được đã nhờ người làm giả các giấy tờ xác nhận bản thân từng tham gia

quân đội. Sau đó, Nguyễn Thành Được dùng các giấy tờ giả mạo đó để lập hồ sơ đề nghị được hưởng chế độ người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cho bản thân, cũng như chế độ cho con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam. Ngoài ra, Nguyễn Thành Được còn nhờ người làm giả các giấy tờ cho vợ là bà

Đinh Thị Lân được hưởng chế độ thanh niên xung phong và chế độ người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Từ những giấy tờ giả mạo này, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2016, Nguyễn Thành Được đã nhận được sự trợ cấp của Nhà nước với tổng số tiền trên 560 triệu đồng.

Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn

Thành Được thừa nhận cáo trạng của VKSND tỉnh Lâm Đồng là đúng người, đúng tội. Sau khi nghị án, HĐXX TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt bị cáo Được 9 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đồng thời, tuyên buộc bị cáo Được hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt của Nhà nước.

T.ĐỒNG

Chiều 16/8, ông Nguyễn Quốc Phú, Viện trưởng Viện Kiểm sát TP Bảo Lộc cho biết, đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 tháng đối với ông Hoàng Ngọc Duy (25 tuổi, ngụ Phường 2, TP Bảo Lộc), nguyên là “hiệu trưởng” Trường Cao đẳng (CĐ) “chui” Việt Mỹ (trụ sở đóng tại số 45 Lý Tự Trọng, Phường 1, TP Bảo Lộc) để điều tra về hành vi “giả mạo giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước”.

Sau khi Viện Kiểm sát TP phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Công an TP Bảo Lộc đã tiến hành lệnh bắt tạm giam Hoàng Ngọc Duy; đồng thời, tiến hành lệnh khám xét trụ sở của Công ty CP Việt Mỹ Education (tại số 131 Nguyễn Chí Thanh, Phường 2) và trụ sở chính Trường CĐ “chui” Việt Mỹ (tại 45 Lý Tự Trọng, Phường 1, TP Bảo Lộc).

Như Báo Lâm Đồng đã thông tin qua các số báo trước, để thành lập trường CĐ chui, ông Duy đã dựa vào các giấy phép thành lập Công ty Việt Mỹ Education và Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ do cơ quan chức năng cấp phép rồi làm giả các hồ sơ, thủ tục nhằm qua mặt cơ quan chức năng để đăng ký con dấu hoạt động mang các tên Trường Trung cấp Nghề Việt Mỹ, Trường CĐ Việt Mỹ và Hệ thống trường Việt Mỹ. Sau khi thành lập trường CĐ chui, ông Duy đã tự phong mình làm “hiệu trưởng” rồi tổ chức tuyển sinh, đào tạo và sử dụng con dấu mang tên Trường CĐ Việt Mỹ để cấp bằng Trung cấp, CĐ cho hơn 40 học viên. Không những thế, ông Duy còn sử dụng con dấu của Hệ thống trường Việt Mỹ để làm giả hồ sơ liên kết với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, rồi tổ chức tuyển sinh các lớp TCCDNN. Sau đó, ông Duy giả luôn con dấu của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 và chữ ký của PGS. TS Nguyễn Quang Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 để đóng dấu và cấp chứng chỉ TCCDNN cho hàng trăm học viên.

Hiện, vụ việc đang được Công an Bảo Lộc tiếp tục điều tra làm rõ. KHÁNH PHÚC

Khởi tố, bắt tạm giam “hiệu trưởng” trường CĐ “chui”

Cơ quan công an đọc quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Hoàng Ngọc Duy.

7 THỨ SÁU 17 - 8 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Xây dựng nhiều năm nhưng chưa có số nhà, số nhà trùng lắp hay thiếu chính xác đã và đang gây ra không ít phiền toái cho người dân TP Đà Lạt.

Mặc dù UBND TP Đà Lạt đã có đề án về việc đánh số nhà trên địa bàn từ lâu,

thế nhưng tình trạng tự ý đánh số, đánh không theo thứ tự, số nhà trùng lắp diễn ra khá phổ biến.

“Đỏ mắt” tìm nhàNhiều người dân phản ánh, lâu

nay, tuyến đường Hồ Xuân Hương bên phía Phường 9, TP Đà Lạt được đánh số nhà đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, phía đối diện (thuộc địa bàn Phường 12 quản lý) gần như 70% người dân chưa có số nhà. Ông Lê Mạnh Huy (57 tuổi), nhà nằm ngay cổng Tổ dân phố Hồ Than Thở cho hay, đã hơn 3 năm nay người dân bên phía Phường 12 chưa được gắn số nhà. Để giải quyết vấn đề trên, gia đình ông Huy treo tấm biển ghi “số 149 đường vòng Lâm Viên” gắn trước nhà hơn 1 năm nay. “Thấy nhà đối diện bên đường ghi số nào, tôi ghi đại số đó để người ta tìm nhà, có gửi đồ đạc gì cho dễ nhớ, chứ đợi thành phố đánh số nhà chính thức lâu quá” - ông Huy chia sẻ và cho biết khá nhiều người dân trong tổ dân phố tự ý đánh số nhà như ông, đặc biệt là các hộ kinh doanh, nhà mặt tiền trên đường Hồ Xuân Hương.

Tương tự như nhà ông Huy, theo ghi nhận, tại Tổ dân phố Hồ Than Thở có khoảng 300 hộ chưa được gắn số nhà nhiều năm nay. Hầu hết người dân cho biết đều gặp không ít bất tiện vì câu chuyện “nhà không số”. Ví dụ như khi chuyển bưu kiện,

Phiền toái vì số nhà

do không có địa chỉ cụ thể, người gửi phải tìm và xác minh rất mất thời gian. Ngoài ra, khi đi làm các giấy tờ cần phải có địa chỉ nhà, nhiều người dân không ít lần “dở khóc, dở cười”, các thủ tục hành chính liên quan cũng mất nhiều thời gian hơn.

Theo ghi nhận ở nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Đà Lạt như đường Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Bùi Thị Xuân… tình trạng người dân tự ý đặt số nhà hay đánh số trùng lắp, đường không tên, không số nhà… diễn ra khá phổ biến.

Trên thực tế, ở khu vực các hộ dân chưa được đánh số nhà, nhiều hộ dân thường nhìn số nhà cạnh bên hoặc đối diện để tự đánh số tiếp theo cho số nhà của mình.

Như nhà bà H. T.N (trên đường Hùng Vương) đã xây xong từ lâu nhưng chưa được đánh số nhà. Nhìn nhà bên cạnh có số 27H bà N. tự đặt cho mình là nhà số 27H Bis. Còn tại đường Nguyễn Văn Cừ (Phường 1), mặc dù nhà mặt đường chính nhưng lại xuất hiện cả chục căn nhà có số xuyệt từ 2/1, 2/3…

Ngoài ra, tại hẻm 6B Trần Hưng Đạo (Phường 3, TP Đà Lạt), việc tìm nhà một ai đó thật sự là một thử thách khi nhiều hộ dân cùng chung một số nhà 6B Trần Hưng Đạo. Trên đường Bùi Thị Xuân, hai nhà ở cạnh nhau nhưng một treo số 9A, nhà kế bên lại treo số 53A. Những rắc rối thường xuyên nhất là việc nhiều con hẻm nhỏ nhiều xuyệt, không có địa chỉ trên nhiều cung đường của thành phố. Khi đi vào đây, người ta tưởng như lạc vào “mê hồn trận”, để tìm được nhà thì phải mất nhiều thời gian vì nhiều ngõ ngách, đường dốc, nhiều khúc

cua nhưng số nhà lại không rõ ràng, theo thứ tự,…

Gặp nhiều vướng mắcVề chuyện con đường Hồ Xuân

Hương do hai phường quản lý nhưng bên có số nhà, bên lại không, ông Nguyễn Văn Ron - Chủ tịch UBND Phường 12 cho biết: Hiện nay, trên địa bàn phường còn khoảng gần 1.000 hộ dân chưa được cấp hoặc đổi số nhà cũ, chủ yếu rơi vào khu vực Tổ dân phố Hồ Than Thở, Thái An và Hòn Bồ. Thời gian qua, UBND TP Đà Lạt mới tiến hành cấp địa chỉ nhà cho hơn 400 hộ dân (đợt 1) trên địa bàn phường và sắp tới thành phố sẽ tiến hành rà soát, xem xét cấp số nhà cho các hộ dân còn lại. “Các hộ dân chưa được cấp số nhà do đường một số khu vực chưa được đặt tên, tổ dân phố mới tiến hành giãn dân chưa lâu nên việc cấp số nhà cũng có khó khăn chung” - ông Ron nói và cho biết thêm với gần 1.000 hộ còn lại,

Khoảng 300 hộ dân Tổ dân phố Hồ Than Thở (Phường 12) nhiều năm nay chưa có số nhà. Ảnh: C.P

Sau khi nhận được phản ánh của người dân về vụ việc này, PV Báo Lâm Đồng đã

có cuộc “thị sát” tại vườn cà phê và các loại cây ăn trái của người dân khu vực suối Đỏ (Tổ dân phố 22, phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc). Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, hiện tại tuy nước rút nhưng trong vườn của các hộ dân vẫn lưu lại nhiều “vết tích” cho thấy bị nước ngập trong một thời gian dài. Theo đó, tại các vườn cà phê của người dân có một lớp bùn đất mới do nước suối bồi đắp dày từ 20 - 50 cm. Cùng với đó, gốc cà phê, sầu riêng, bơ của người dân bị nước chảy xói mòn trơ rễ…

Qua xác minh thực tế của PV, đến thời điểm hiện tại có 6 hộ dân có vườn cà phê trồng xen các loại cây ăn trái bị nước suối ngập làm chết cây, rụng lá, trái… Ông Phạm Văn Thành, có vườn sản xuất bị thiệt hại nặng tại Tổ dân phố 22 (phường Lộc Sơn) cho hay: “Là người dân địa phương, chúng tôi hiểu rõ việc thi công Dự án đường tránh Quốc lộ 20 sẽ tạo điều kiện

Đặt cống tạm làm thu hẹp dòng chảy, người dân lãnh hậu quảĐể có đường đi lại vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng cầu Minh Rồng (thuộc Dự án đường tránh Quốc lộ 20, TP Bảo Lộc), đơn vị thi công là Công ty Đông Mê Kông, trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh đã đặt cống tạm tại suối Đỏ (phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc). Việc này là nguyên nhân làm thu hẹp dòng chảy khiến nước dâng ngập vườn làm cây trồng của nhiều hộ dân chết hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng.

thuận lợi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đầu tháng 7/2018, Công ty Đông Mê Kông

tiến hành đặt cống tạm (với 8 ống bi đường kính từ 0,5 - 1 mét) qua suối Đỏ để vận chuyển nguyên vật liệu làm thu hẹp dòng chảy của

Thành xót xa.Sát bên cạnh vườn sản xuất

của ông Thành là vườn cà phê đang chết trơ cành, khô trái của gia đình ông Nguyễn Văn Phúc. Ông Phúc phản ánh: “7 sào cà phê trồng xen sầu riêng của gia đình tôi đã gần 10 năm tuổi. Thế nhưng, từ lúc đơn vị thi công đặt cống tạm làm thu hẹp dòng chảy khiến cây trồng của gia đình tôi bị ngâm trong nước cả tháng trời. Giờ có hơn 2 sào cà phê bị chết gần như 100%, không những vậy mà các khu vực khác còn bị úa vàng, rụng trái nhìn xót xa quá. Xót của, chúng tôi tới trực tiếp đơn vị thi công để phản ánh thì họ tìm cách chối bỏ trách nhiệm nên bà con rất bức xúc”.

Ngoài gia đình ông Thành và ông Phúc, tại khu vực này, vườn cà phê, cây ăn trái của các hộ như ông Huỳnh Tài Đức, Nguyễn Xuân Mỹ, Trần Văn Châu và bà Lê Thị Ánh Nguyệt cũng đang xảy ra tình trạng cây bị úa vàng rụng lá, trái, có nguy cơ chết khô trong thời gian tới...

XEM TIẾP TRANG 8

Cà phê của người dân chết khô do bị ngâm nước quá lâu. Ảnh: H.Đ

suối. Đúng thời điểm này, do trời thường xuyên mưa lớn nên nước thoát không kịp dâng lên làm ngập vườn tược của người dân chúng tôi. Lúc mới ngập, bà con chúng tôi đã có ý kiến với Ban Quản lý Dự án 7 (chủ đầu tư Dự án đường tránh) và Công ty Đông Mê Kông để có phương án khơi thông dòng chảy nhưng họ không làm”.

Theo ông Thành, do suối bị thu hẹp dòng chảy khiến nước tràn vào vườn sản xuất của 6 hộ dân ngập sâu từ 0,5 - 1 mét và kéo dài gần cả tháng trời. “Gia đình tôi có 8 sào đất trồng cà phê, sầu riêng, bơ; trong đó, có khoảng 3,5 sào thường xuyên bị ngâm trong nước. Theo kiểm đếm của gia đình thì hiện có gần 150 cây cà phê, sầu riêng và bơ bị úa vàng rụng lá, rụng trái và có nhiều cây đã chết trơ cành” - ông

Phường 12 đang đề nghị các phòng chức năng UBND TP Đà Lạt xem xét cấp vào các đợt tiếp theo.

UBND TP Đà Lạt cho biết, hiện tổng số giấy chứng nhận nhà (biển số nhà) đã cấp trên địa bàn là 20.315 trường hợp. Quá trình cấp giấy chứng nhận và gắn biển số nhà cho người dân thành phố hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là tại các tuyến đường hẻm, việc cấp số nhà gặp vướng mắc hơn nhiều so với các tuyến đường chính. Nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, các đơn vị liên quan nhận thấy thực tế số lượng nhà chia tách, thay đổi rất nhiều. Đồng thời, nhiều trường hợp khi cấp số nhà khi kiểm tra vị trí khu đất bị quy hoạch không được phân thửa, nên người dân tự ý xây dựng nhà không có giấy phép hoặc tự ý phân chia đất để xây nhà ở trên cùng một thửa đất.

Ngoài ra, song song với việc cấp mới số nhà, thành phố còn phải điều chỉnh lại giấy chứng nhận số nhà do người dân mua bán, chuyển nhượng đất… Tính tới thời điểm này, thành phố đã hoàn thành việc cấp biển số nhà cho toàn bộ tuyến đường chính trên địa bàn và toàn bộ tuyến hẻm các Phường 1; 2 và cơ bản các tuyến hẻm trên địa bàn Phường 3. Trong năm 2018, thành phố đang tiếp tục khẩn trương triển khai cấp số nhà các tuyến hẻm các phường còn lại.

Cũng theo UBND TP Đà Lạt, tính tới tháng 7/2018, trên địa bàn thành phố còn 23 tuyến đường chưa được đặt tên. Điều này đồng nghĩa với việc người dân trên các tuyến đường chưa được đặt tên không có số nhà, trong đó có tuyến đường quanh Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng. Hiện thành phố đang khẩn trương chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các phường rà soát xây dựng đề án đặt tên đường để trình các cấp có thẩm quyền xem xét trước khi triển khai. C.PHONG

8 THỨ SÁU 17 - 8 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Đặt cống tạm làm thu hẹp dòng chảy... TIẾP TRANG 7

...Về phía chính quyền địa phương, sau khi

nhận được phản ánh của người dân, ngày 23/7, UBND phường Lộc Sơn đã tổ chức buổi làm việc với đại diện các hộ dân có cây trồng bị thiệt hại và Ban Quản lý Dự án 7 cùng Công ty Đông Mê Kông (đơn vị đặt cống tạm tại suối Đỏ) để tìm hướng khắc phục, giải quyết. Tại buổi làm việc, chính quyền địa phương đã đề nghị các bên liên quan có biện pháp khơi thông dòng chảy và kịp thời hỗ trợ thiệt hại cho người dân; đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân không gây cản trở làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Ngay sau đó, Ban Quản lý Dự án 7 và Công ty Đông Mê Kông đã tiến hành tháo dỡ các ống bi đã đặt trước đó và cho xây cầu tạm để khơi thông dòng chảy. Song đến hiện tại

vẫn chưa có động thái đền bù, hỗ trợ thiệt hại cho người dân.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn (TP Bảo Lộc) khẳng định: “Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã nhận được đơn kiến nghị của bà con. Bước đầu, địa phương đã cử cán bộ hướng dẫn bà con thống kê thiệt hại để có hướng đề xuất cơ quan chức năng và các bên liên quan xem xét, xử lý. Song thời gian qua, do trời thường xuyên mưa lớn nên địa phương chưa thể kiểm tra thực tế vườn cây của các hộ dân nên chưa thống kê được thiệt hại chính xác. Tới đây, phường sẽ cử cán bộ tới hiện trường để thống kê thiệt hại và đề xuất UBND TP Bảo Lộc có hướng giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con”.

HẢI ĐƯỜNG

THÔNG BÁO CHÀO HÀNG

Tên bên mời thầu: TRUNG ĐOÀN CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG TÂY NGUYÊN - K20

Tên gói thầu: Trồng cỏ sân vận động, bể chứa nước sinh hoạt D3/E20

Nguồn vốn: Kinh phí thường xuyên năm 2018 của Trung đoànHình thức đấu thầu: Chào hàng cạnh tranhTrung đoàn CSCĐ Tây Nguyên mời các nhà thầu có đủ kinh

nghiệm và có đủ năng lực tham gia đấu thầu gói thầu nói trên.Thời gian phát hành Hồ sơ Yêu cầu từ ngày 20/8/2018 đến ngày

3/9/2018 (trong giờ hành chính)Địa chỉ phát hành HSYC: Tại Tổ Hậu cần, Tiểu đoàn CSCĐ số

3, Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên (Điện thoại: 02633 672 113) xã N’Thôn Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Khi đến mua hồ sơ đại diện mang theo giấy giới thiệu. Giá bán 2.000.000 đ/bộ.

Hạn cuối tiếp nhận HSYC (Báo giá) chậm nhất là trước 14 giờ 30 ngày 3 tháng 9 năm 2018

Địa chỉ tiếp nhận HSYC (Báo giá) tại địa chỉ phát hành Hồ sơ mời thầu.

HSDT sẽ được mở công khai vào 15 giờ (giờ Việt Nam), ngày 3 tháng 9 năm 2018, tại Tổ Hậu cần, Tiểu đoàn CSCĐ số 3, Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên.

Gia Lai, ngày 15 tháng 8 năm 2018 TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐẠI TÁ PHÙNG VĂN CHIẾN

Lật xe khách trong đêm, hàng chục người may mắn thoát nạnSau tiếng động lớn trong đêm, một số người

dân sống gần hiện trường mở cửa ra xem phát hiện chiếc xe khách lật nằm bên vệ đường trên Quốc lộ 20. Bên trong xe khách là tiếng la hét thất thanh của hàng chục người, nên bà con đã tri hô nhau tới đập cửa đưa các hành khách ra ngoài an toàn.

Thông tin ban đầu, vào khoảng 1 giờ sáng 16/8, xe khách giường nằm của nhà xe Thành Bưởi mang BS: 51B - 111.45 (chưa rõ danh tính tài xế) đang lưu thông trên Quốc lộ 20 theo hướng từ TP Hồ Chí Minh đi Đà Lạt với tốc độ cao. Khi đến km 88 (xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai) thì tài xế phát hiện có cây xanh gãy đổ ra đường nên đánh lái để tránh. Song, do xe

đang chạy với tốc độ cao, nên cú bẻ lái gấp đã làm xe chao đảo lao qua bên trái đường tông gãy lan can bảo vệ rồi lật ngửa. Lúc tai nạn xảy ra trên xe có khoảng 30 hành khách cùng tài xế và phụ xe. Người dân sống 2 bên Quốc lộ 20 đã tri hô nhau cùng tới đập cửa kính đưa toàn bộ hành khách ra ngoài an toàn.

Tại hiện trường cho thấy, chiếc xe khách đầu đâm thẳng vào một gốc cây lớn bên vườn của người dân; toàn bộ phần thân xe bên phải bị dập nát, hư hỏng nghiêm trọng. Người bị thương được xác định là ông Nguyễn Quốc Chính (47 tuổi, ngụ TP Bảo Lộc - hành khách đi xe) đang được cấp cứu tại Bệnh viện II Lâm Đồng. HẢI ĐƯỜNG