ố 113 - baca-bank.vn 113... · pdf filetrong so sánh trên, ... hdbank...

29
1 | Page S113

Upload: trinhdang

Post on 03-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

1 | P a g e

Số 113

Page 2: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

2 | P a g e

Bảo đảm ổn định tỷ giá, thanh khoản dịp cuối năm

03

04

07

13

“Thị trường ngoại hối không có áp lực các tháng cuối năm”

21

Ngân hàng nào hút tiền gửi nhiều nhất?

PVcomBank bất ngờ hạ lãi suất huy động

Ngân hàng sẽ bỏ lại cuộc cạnh tranh về mạng lưới để bước

vào “cuộc chiến” khác?

28

BAC A BANK khai trương Chi nhánh Bắc Giang

Page 3: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

3 | P a g e

Bảo đảm ổn định tỷ giá, thanh

khoản dịp cuối năm

(TBNH) - Chính phủ vừa ban hành nghị quyết

phiên họp thường kỳ tháng 10/2016, trong đó

yêu cầu NHNN Việt Nam theo dõi sát diễn biến

nợ xấu, có giải pháp kiềm chế nợ xấu mới phát

sinh, bảo đảm ổn định tỷ giá và thanh khoản của

hệ thống ngân hàng, đặc biệt là dịp cuối năm.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện rất

dồi dào

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa

phương tập trung khắc phục khó khăn, khai

thác tối đa tiềm năng, phát huy thế mạnh của

từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn…, nỗ

lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu và

tăng trưởng kinh tế năm 2016 và quý I năm

2017.

Với NHNN Việt Nam, Chính phủ yêu cầu điều

hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo

điều kiện thuận lợi cho người dân và DN tiếp

cận tín dụng với lãi suất hợp lý. Đồng thời kiểm

soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; theo dõi sát

diễn biến nợ xấu, có giải pháp kiềm chế nợ xấu

mới phát sinh, bảo đảm ổn định tỷ giá và thanh

khoản của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là dịp

cuối năm. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các

ngân hàng bị mua lại bắt buộc và các ngân

hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.

Chính phủ cũng yêu cầu NHNN Việt Nam kiểm

soát lạm phát cơ bản, tạo điều kiện để kiểm

soát lạm phát chung. Khẩn trương hoàn thành

Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý

nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và các đề án,

phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Page 4: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

4 | P a g e

Điểm trùng hợp của nhóm ngân

hàng lãi nhất 9 tháng đầu năm

(VnEconomy) - Những thành viên dẫn đầu về lợi

nhuận kỳ báo cáo quý 3/2016 thể hiện rõ một sự

thay đổi...

Trong kỳ báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng

đầu năm nay, những nhà băng có thế mạnh và

dịch chuyển mạnh cơ cấu lợi nhuận sang dịch

vụ đều chiếm các vị trí ở nhóm đầu báo lãi.

Một tuần sau sự kiện công bố giảm lãi suất cho

vay, VnEconomy có cuộc trò chuyện với ông

Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản

trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank).

Một câu hỏi có vẻ nhạy cảm, nhưng cũng được

đặt ra, với tính chất bên lề: việc Vietcombank

cũng như một số ngân hàng khác vừa giảm lãi

suất cho vay sau nghị quyết của Chính phủ, có

phảng phất “tính chính trị” không?

Xu hướng thắng thế

Ông Thành trả lời ngay: “Với Vietcombank, các

quyết định giảm lãi suất vừa qua là để tự “cứu”

mình. Quyết định giảm lãi suất huy động

khoảng một tháng trước là yêu cầu giảm giá

vốn khi nguồn huy động lớn và dư thừa, trong

khi tín dụng đầu ra có giới hạn. Quyết định giảm

lãi suất cho vay vừa rồi cũng đã được cân đối

kỹ, chắc chắn trên cơ sở đảm bảo kế hoạch cả

năm của ngân hàng. Và giảm được chi phí cho

khách hàng, thì ngân hàng lợi”.

Không trực tiếp trả lời thêm cho câu hỏi trên,

nhưng Chủ tịch Vietcombank có nêu một nội

dung đáng chú ý: những năm gần đây và hiện

nay Vietcombank không đẩy cao tỷ lệ sử dụng

vốn, chỉ quanh 70%; hoặc nhìn vào quy mô tổng

dư nợ, nhỏ hơn so với một số ngân hàng khác,

nhưng lợi nhuận vẫn đảm bảo yêu cầu cổ đông

giao.

Đến cuối tháng 9/2016, tổng dư nợ của

Vietcombank chưa đầy 440.000 tỷ, chỉ bằng cỡ

2/3 của VietinBank hoặc BIDV, nhưng lợi nhuận

vẫn ngang ngửa, thậm chí vượt BIDV khá xa.

Có nhiều yếu tố cấu thành lợi nhuận. Nhưng

trong so sánh trên, một phần lớn tại

Vietcombank không đến từ tín dụng. Trong năm

2015, đây là thành viên đầu tiên nhóm “Big 4”

tự tin tuyên bố: tỷ trọng thu dịch vụ đã đạt 30%

trong cơ cấu lợi nhuận.

Lợi nhuận bớt ỷ vào tín dụng, dịch chuyển

mạnh hơn về dịch vụ là xu hướng đang thể

hiện. Nói một cách hình ảnh thì “gen” lợi nhuận

ngân hàng thay đổi theo hướng này, và ngày

càng rõ nét.

Trong khi tín dụng bộc lộ nhiều rủi ro, nợ xấu

đeo bám, thì lãi từ dịch vụ bền vững hơn, khi so

sánh giữa các ngân hàng.

Và có một sự trùng hợp, trong kỳ báo cáo kết

quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay, những

nhà băng có thế mạnh và dịch chuyển mạnh cơ

cấu lợi nhuận sang dịch vụ đều chiếm các vị trí

ở nhóm đầu báo lãi.

Như trên, Vietcombank đang có kết quả tốt nhất

trong nhiều năm trở lại đây, là ứng viên dẫn đầu

lợi nhuận toàn hệ thống năm nay.

Và rất đáng chú ý, Ngân hàng Kỹ thương

(Techcombank) cũng đang có triển vọng trở lại

thời hoàng kim trước đây bằng mức lãi (theo

con số tuyệt đối) dẫn đầu khối ngân hàng

thương mại cổ phần (không có tỷ lệ sở hữu chi

phối của Nhà nước) sau 9 tháng, với gần 2.900

Page 5: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

5 | P a g e

tỷ, theo tiến độ cập nhật thông tin đến thời điểm

này.

Lâu nay Techcombank là điển hình về dịch

chuyển và tạo thu từ dịch vụ. Trong vùng chùng

xuống về lợi nhuận giai đoạn 2012-2015, chính

sự bền vững và mạnh của hoạt động dịch vụ đã

đỡ cho ngân hàng này.

Đơn cử, năm 2015 lãi từ hoạt động dịch vụ đã

“đỡ” tới 55,91% lợi nhuận trước thuế của

Techcombank. Và 9 tháng đầu năm nay, khi tín

dụng khả quan (đặc biệt cho vay cá nhân khởi

sắc - sẽ đề cập phần sau), tỷ trọng đó vẫn

chiếm tới 31,81%.

Những điển hình trên cho thấy, khi nhìn về

“gen” lợi nhuận các ngân hàng hiện nay, không

hẳn cứ cho vay nhiều, tổng dư nợ lớn là có thể

lãi lớn; còn nếu có nền tảng tốt và đẩy mạnh

được các hoạt động dịch vụ, thì lợi nhuận khả

quan.

Thời của “thượng đế bạc cắc”

Cũng tại Techcombank, có một chỉ tiêu hoạt

động được đề ra cụ thể những năm gần đây:

mỗi khách hàng sử dụng bao nhiêu sản phẩm,

dịch vụ. Và Techcombank đã, đang mở rộng độ

phủ sang khách hàng cá nhân.

Thông thường và đa số, từng khách hàng cá

nhân chỉ tạo doanh số nhỏ, lẻ, gọi dân dã là

“bạc cắc”. Nhưng, đây chính là động lực tạo bất

ngờ và đột biến khi nhìn vào lợi nhuận một số

ngân hàng thời gian gần đây.

Như ở Techcombank, bên cạnh các dịch vụ

khác, tính đến cuối tháng 9/2016, dư nợ cho

vay khách hàng cá nhân đã chiếm tới 43,5%

tổng dư nợ.

Nhìn sang hiện tượng lợi nhuận 2015 và dự báo

cả 2016 - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

(VPBank), cú hích lớn và có thể nói là quyết

định cho sự bứt phá về lãi là từ cho vay cá nhân

- những “thượng đế bạc cắc”, tập trung qua

công ty tài chính với mảng tín dụng tiêu dùng

được đẩy mạnh ba năm qua.

Lãnh đạo VPBank từng nói với VnEconomy

rằng, khách hàng cá nhân là phân khúc chiến

lược, dĩ nhiên đi cùng với khẩu vị rủi ro và yêu

cầu quản trị tốt rủi ro. Và chính VPBank cũng tự

ấn tượng, bởi ban đầu họ dự tính mảng này có

thể phải mất tới ba năm đầu của chiến lược là

chịu lỗ, nhưng đã sớm cho đóng góp rất lớn vào

lợi nhuận chung.

Thành công trong phát triển và khai thác khách

hàng cá nhân tại Techcombank, VPBank có thể

đang thu hút sự chú ý của những ngân hàng

thương mại khác. Mà dáng dấp cũng đã thể

hiện ở HDBank, sau kế hoạch mua lại công ty

tài chính của nước ngoài; lợi nhuận của

HDBank cũng bắt đầu nâng cao, trong đó có

cấu phần đóng góp lớn từ khối khách hàng cá

nhân…

Hay tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB),

mức tăng trưởng huy động vốn rất cao, tới

17,5% trong 9 tháng đầu năm nay, có đóng góp

và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

hàng cá nhân, để chuẩn bị cho kế hoạch lớn.

SHB đang đến gần đích sáp nhập Công ty Tài

chính Vinaconex Vietel (VVF), để lập ra công ty

tài chính chuyên biệt, phát triển và khai thác

mảng tín dụng tiêu dùng. Và sẽ không bất ngờ,

nếu lực lượng “thượng đế bạc cắc” sẽ thực sự

thúc đẩy lợi nhuận SHB từ năm tới, điều mà

VPBank và Techcombank đang thể hiện rõ.

Phía sau xu hướng này, thời của khách hàng

cá nhân đang khẳng định. Hay, đóng góp của

phân khúc này trong lợi nhuận các ngân hàng

đang mở rộng hơn, thay vì chen lưng cho vay,

tiếp thị vốn cho các ông lớn tập đoàn, tổng công

ty quá truyền thống nhiều năm qua.

“Thị trường ngoại hối không có áp

lực các tháng cuối năm”

(VnEconomy) - Tỷ giá USD/VND vẫn ổn định dù

cầu ngoại tệ đã có dấu hiệu nóng hơn...

Page 6: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

6 | P a g e

Theo số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc

gia, tính đến 30/9/2016, tín dung ngoại tệ đã

tăng 5,44% so với cuối năm 2015, tăng 3,69

điểm % so với tháng trước.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố

báo cáo tình hình kinh tế tháng 10 và 10 tháng đầu

2016, với dự báo lạc quan về ổn định trên thị

trường ngoại hối.

Báo cáo điểm lại, sau một thời gian dài duy trì

khá ổn định và ít biến động, kể từ giữa tháng 8,

tỷ giá trung tâm liên tục được điều chỉnh tăng,

tính đến 26/10, được niêm yết ở mức 22.030

VND/USD, tăng khoảng 0,6% so với đầu năm.

Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại và

thị trường phi chính thức tiếp tục duy trì và giữ

vững sự ổn định. Tỷ giá bán tại nhiều ngân

hàng thương mại phổ biến vào khoảng 22.330

- 22.350 VND/USD. Chỉ số CDS có xu hướng

giảm nhe và tỷ giá kỳ hạn NDF không có nhiều

thay đổi so với tháng trước cho thấy kỳ vọng

vào tỷ giá hiện đang khá ổn định.

Diễn biến trên của tỷ giá USD/VND được Ủy

ban Giám sát tài chính Quốc gia gắn với các

nguyên nhân chính: một số đồng tiền chủ chốt

trong giỏ tính tỷ giá giảm giá so với USD, đặc

biệt là đồng Nhân dân tệ (CNY) và Bảng Anh

(GBP); động thái đón trước nhu cầu ngoại tệ có

thể tăng trở lại theo yếu tố mùa vụ nhằm đáp

ứng nhu cầu thanh toán về cuối năm và khả

năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi

suất vào tháng 12.

Cụ thể, theo báo cáo trên, cầu ngoại tệ đã có

dấu hiệu nóng hơn, thể hiện ở kim ngạch nhập

khẩu hàng hóa đã chấm dứt xu hướng giảm so

với năm trước và bắt đầu tăng trở lại kể từ

tháng 9. Đáng chú ý, theo số liệu của Ủy ban,

tín dụng ngoại tệ đang tăng lên rõ rệt.

Tính đến 30/9/2016, tín dụng ngoại tệ đã tăng

5,44% so với cuối năm 2015, tăng 3,69 điểm %

so với tháng trước.

“Tuy nhiên, với nguồn cung ngoại tệ hiện đang

khá dồi dào, trong khi đó các quốc gia tiếp tục

các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng

chính sách tiền tệ, cũng như định hướng thận

trọng trong các chính sách của FED, thị trường

ngoại hối không có áp lực trong các tháng cuối

năm”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa

ra dự báo.

Page 7: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

7 | P a g e

Tổng tài sản của các TCTD tăng

thêm gần 31 nghìn tỷ trong tháng

8

(TBNH) - Sau khi giảm nhẹ trong tháng 7, tổng

tài sản của toàn hệ thống TCTD đã tăng trở lại

gần 31 nghìn tỷ đồng trong tháng 8, đạt hơn 7,89

triệu tỷ đồng.

Thanh khoản của hệ thống hiện đang rất dồi

dào

Tài sản của khối liên doanh – nước ngoài

giảm mạnh

Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến

31/8/2016 tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD

đạt 7.893.197 tỷ đồng, tăng 30.581 tỷ đồng so

với cuối tháng 7 và tăng 573.884 tỷ đồng (tương

đương tăng 7,84% so với cuối năm 2015.

Sở dĩ như vậy một phần cũng bởi tài sản của

khối NHTM Nhà nước tiếp tục duy trì đà tăng

khá tốt khi tăng 43.168 tỷ đồng lên 3.595.925 tỷ

đồng. Tài sản của khối Công ty tài chính – cho

thuê cũng tăng 2.976 tỷ đồng lên 101.734 tỷ

đồng. Bên cạnh đó, tài sản của Ngân hàng

chính sách, Ngân hàng Hợp tác và hệ thống

QTDND cũng duy trì mức tăng nhe.

Tuy nhiên, tài sản của khối ngân hàng liên

doanh – nước ngoài tiếp tục giảm 15.409 tỷ

đồng xuống còn 800.439 tỷ đồng. Bên cạnh đó,

tài sản của khối NHTMCP cũng giảm tiếp 1.552

tỷ đồng xuống còn 3.127.903 tỷ đồng.

Nếu xét về giá trị tuyệt đối, khối NHTM Nhà

nước vẫn đang dẫn đầu về giá trị tài sản đạt

3.595.925 tỷ đồng; đứng thứ hai là khối

NHTMCP đạt 3.127.903 tỷ đồng; khối ngân

hàng liên doanh – nước ngoài đứng thứ 3 với

tổng tài sản 800.439 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 8/2016, tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu của toàn hệ thống đạt 12,83% cao

hơn nhiều tỷ lệ cho phép của NHNN là 9%.

Tỷ lệ này tại tất cả các khối đều cao hơn quy

định.

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của

toàn hệ thống tại thời điểm cuối tháng 8 là

33,48%, giảm nhe so với mức 33,87% của

tháng 7. Tỷ lệ này tại tất cả các khối đều thấp

hơn nhiều mức tối đa theo quy định.

Điều đó cho thấy thanh khoản của hệ thống

đang rất dồi dào. Đây là cơ sở để ổn định

mặt bằng lãi suất huy động và phấn

đấu giảm lãi suất cho vay.

Vốn tự có, vốn điều lệ đều tăng

Bên cạnh tổng tài sản, vốn tự có của toàn hệ

thống cũng duy trì được đà tăng trưởng trong

tháng 8. Theo đó, đến cuối tháng 8, vốn tự có

của toàn hệ thống đạt 613.430 tỷ đồng, tăng

1.071 tỷ đồng so với cuối tháng 7 và tăng

35.410 tỷ đồng (tương đương tăng 6,13%) so

với cuối năm 2015.

Trong tháng, vốn tự có của Ngân hàng Hợp tác

giảm nhe 47 tỷ đồng xuống còn 3.561 tỷ đồng;

và khổi ngân hàng liên doanh - nước ngoài

giảm 2.355 tỷ đồng xuống 126.461 tỷ đồng.

Trong khi đó, vốn tự có của khối NHTMCP tăng

3.000 tỷ đồng lên 248.536 tỷ đồng; khối NHTM

Nhà nước tăng 407 tỷ đồng lên 216.327 tỷ

đồng. Vốn tự có của khối công ty tài chính - cho

thuê cũng tăng nhe 66 tỷ đồng lên 18.545 tỷ

đồng.

Nếu xét về giá trị tuyệt đối, hiện khối NHTMCP

lại dẫn đầu về vốn tự có; đứng thứ hai là khối

NHTM Nhà nước; xếp thứ ba là khối ngân hàng

liên doanh - nước ngoài.

Page 8: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

8 | P a g e

Trong tháng, vốn điều lệ của toàn hệ thống

cũng tăng 1.622 tỷ đồng lên 471.610 tỷ đồng.

Còn so với cuối năm 2015, vốn điều lệ của toàn

hệ thống tăng 11.331 tỷ đồng (tương đương

tăng 2,46%)

Trong tháng, ngoại trừ vốn điều lệ của khối

NHTM Nhà nước và Ngân hàng chính sách xã

hội là không thay đổi, vốn điều lệ của các khối

còn lại đều tăng. Trong đó, tăng mạnh nhất là

khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài, tăng

1.285 tỷ đồng lên 101.801 tỷ đồng. Đứng thứ

hai là khối NHTMCP tăng 292 tỷ đồng lên

1296.758 tỷ đồng. Vốn điều lệ của hệ thống

QTDND cũng tăng 20 tỷ đồng trong tháng 8 lên

3.379 tỷ đồng; Ngân hàng Hợp tác tăng 23 tỷ

đồng lên 3.025 tỷ đồng; khối công ty tài chính –

cho thuê tăng 1 tỷ đồng lên 18.808 tỷ đồng.

Nếu xét về giá trị tuyệt đối, khối NHTMCP cũng

đang dẫn đầu về vốn điều lệ với 196.758 tỷ

đồng; kế đến là khối NHTM Nhà nước với

137.143 tỷ đồng; thứ ba là khối ngân hàng liên

doanh, nước ngoài với 101.081 tỷ đồng.

Thêm một chi nhánh ngân hàng

nước ngoài được phép mua nợ

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(NHNN) đã có Quyết định về việc bổ sung nội

dung hoạt động vào Giấy phép của Ngân hàng

CTBC – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, NHNN chấp thuận việc bổ sung hoạt

động “Mua nợ” vào nội dung hoạt động ghi tại

Điều 3 Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng

nước ngoài số 04/NH-GP ngày 06/02/2002 do

Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng CTBC –

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

NHNN yêu cầu Ngân hàng CTBC – Chi nhánh

thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm thực

hiện các thủ tục theo quy định tại Khoản 3 Điều

18b Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày

15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về

việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của

ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín

dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có

hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (được sửa

đổi, bổ sung bởi Thông tư số 08/2015/TT-

NHNN ngày 30/6/2015).

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép

mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 04/NH-

GP ngày 06/02/2002 do Thống đốc NHNN cấp

cho Ngân hàng CTBC – Chi nhánh thành phố

Hồ Chí Minh.

Được biết, Ngân hàng CTBC – Chi nhánh thành

phố Hồ Chí Minh có địa chỉ tại Lầu 9, tòa nhà

Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 đường Lê

Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và có vốn được

cấp là 1094 tỷ đồng.

Ngân hàng nào hút tiền gửi nhiều

nhất?

(CafeF) - Ngoại trừ Agribank thì BIDV và

VietinBank là hai ngân hàng có hệ thống mạng

lưới giao dịch rộng nhất và có tổng vốn huy động

cao nhất, nhưng xét về hiệu quả huy động vốn

tính theo điểm giao dịch thì Vietcombank và MB

mới là những“quán quân”.

Page 9: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

9 | P a g e

BIDV có tổng huy động vốn cao nhất, nhưng

tính bình quân theo điểm giao dịch thì

Vietcombank mới là số 1

Theo số liệu tổng hợp của chúng tôi, qua 9

tháng đầu năm, BIDV là ngân hàng huy động

được nguồn tiền gửi lớn nhất, với gần 710.000

tỷ đồng. Ngân hàng VietinBank đứng vị trí thứ

hai với gần 625.500 tỷ đồng và Vietcombank

đứng thứ ba với hơn 573.100 tỷ.

Trong nhóm cổ phần, Sacombank dẫn đầu với

hơn 285.400 tỷ đồng tiền gửi, tiếp đến là ACB

với hơn 201.000 tỷ. Các ngân hàng còn lại đều

huy động dưới con số 200.000 tỷ đồng, với thứ

tự thuộc về MB, Techcombank, SHB...

Các ngân hàng top đầu huy động được nhiều

vốn là điều dễ hiểu bởi mạng lưới chi nhánh và

phòng giao dịch của họ lớn hơn nhiều các ngân

hàng khác.

Tuy nhiên, tính bình quân vốn huy động từ các

điểm giao dịch thì Vietcombank mới là quán

quân. Hiện ngân hàng này có khoảng 460 điểm

giao dịch, nhưng huy động được hơn 573.000

tỷ, tức mỗi điểm giao dịch huy động bình quân

1.246 tỷ đồng trong 9 tháng.

BIDV huy động được tổng vốn nhiều nhất

nhưng tính bình quân chỉ được 705,6 tỷ đồng

trong 9 tháng ở mỗi điểm giao dịch. Ngân hàng

VietinBank với hơn 1.100 điểm giao dịch, bình

quân chỉ huy động được chưa đến 550 tỷ đồng

ở mỗi điểm.

MB là ngân hàng có mạng lưới hệ thống mỏng,

chỉ bằng 1/4 đến 1/5 của VietinBank và BIDV,

nhưng bình quân mỗi điểm giao dịch của nhà

băng này huy động được hơn 735 tỷ đồng,

nhiều hơn cả mức bình quân của BIDV.

Bình quân huy động vốn ở mỗi điểm của

VietinBank chỉ cao hơn không nhiều so với mức

bình quân ở Techcombank với 519 tỷ và

Sacombank 506 tỷ, thậm chí còn thấp hơn cả

mức trung bình của ACB là 583 tỷ đồng và

VPBank 584 tỷ đồng mỗi điểm trong 9 tháng

qua.

Đáng chú ý, các ngân hàng nhỏ nhưng Bắc Á

lại có mức huy động vốn bình quân rất cao, tới

hơn 630 tỷ đồng/điểm giao dịch, hay TPBank

cũng đạt 458 tỷ đồng ở mỗi điểm, cao hơn cả

mức bình quân huy động của các ngân hàng

lớn hơn như SHB, VIB. Eximbank với 207 chi

nhánh, phòng giao dịch huy động được hơn

103 nghìn tỷ đồng, tính ra trung bình đạt gần

500 tỷ ở mỗi điểm.

Con số không phải là tất cả

Một chuyên gia phân tích, việc các ngân hàng

huy động được nhiều vốn, ngoài liên quan kinh

doanh còn thể hiện niềm tin của người gửi tiền

đối với ngân hàng bởi với nhiều người, đặc biệt

là doanh nghiệp họ tin thì mới gửi.

Tuy nhiên, cũng không ít người mang tiền gửi

còn vì lãi suất bởi họ có niềm tin tuyệt đối vào

hệ thống ngân hàng, rằng ngân hàng là trường

tồn vĩnh cửu, quyền lợi của người gửi tiền luôn

luôn được đảm bảo trong bất kỳ trường hợp

nào.

Việc hút được tiền gửi nhiều cũng còn do các

yếu tố khác, chẳng hạn như người gửi chỉ quan

tâm đến độ thuận tiện về nơi đặt chi nhánh, chất

lượng phục vụ, hay có người thì lại do các mối

quan hệ…Song có điều chắc chắn rằng, ngân

hàng nào có hệ thống càng rộng thì càng dễ hút

được tiền gửi vì thế cuộc đua về mở rộng mạng

lưới của các ngân hàng vẫn chưa kết thúc.

Một lãnh đạo ngân hàng trong khi đó cho rằng,

các con số về huy động vốn mà nhà băng thống

kê chưa thể nói được rằng ngân hàng nào huy

động hiệu quả hơn ngân hàng nào, mà còn phải

căn cứ vào chiến lược hoạt động của họ.

Chẳng hạn như ở Vietcombank mục tiêu mở

rộng mạng lưới là để gia tăng kênh bán hàng,

từ đó tăng thêm lợi nhuận, vì thế việc mở mạng

lưới đều được họ cân nhắc kỹ. Vị này cho biết,

thậm chí ở Vietcombank còn chuẩn bị áp dụng

phần mềm tính toán hiệu quả kinh doanh tới

từng phòng giao dịch.

Page 10: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

10 | P a g e

Nhưng với ngân hàng khác, chiến lược của họ

là tăng cường huy động vốn cho hoạt động

ngân hàng nói chung (trong đó không loại trừ

trường hợp bù đắp thanh khoản, thậm chí là

phục vụ các doanh nghiệp sân sau) thì việc mở

rộng mạng lưới là để huy động chứ không phải

để cung ứng dịch vụ. Chính vì vậy, nhìn con số

huy động vốn cũng phải nhìn sang cả nguồn

đẩy cho tín dụng thì rõ ràng hơn, có nhiều ngân

hàng huy động nhiều nhưng cho vay chẳng

được là bao.

Và vị này cho rằng, trong công cuộc cạnh tranh

về vốn hiện nay, các ngân hàng, đặc biệt là

ngân hàng lớn, thì cho vay mới là quan trọng,

huy động nhiều mà thừa vốn thì cũng chỉ làm

cho chi phí trả lãi tiền gửi của họ tăng lên và lợi

nhuận giảm đi mà thôi.

TPBank được kinh doanh, cung

ứng sản phẩm phái sinh lãi suất

(TP Bank) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(NHNN) vừa có Quyết định về việc bổ sung nội

dung Giấy phép thành lập và hoạt động của

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).

Theo đó, NHNN chấp thuận bổ sung nội dung

Điểm d Khoản 2 Điều 3 Giấy phép thành lập và

hoạt động số 123/NH-GP ngày 05/5/2008 của

Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP

Tiên Phong nội dung hoạt động: Kinh doanh,

cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy

định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN.

Thống đốc yêu cầu, Ngân hàng TMCP Tiên

Phong có trách nhiệm thực hiện các thủ tục

theo quy định tại Khoản 3 Điều 18b Thông tư số

40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống

đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và

tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng

đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ

chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông

tư số 08/2015/TT-NHNN ngày 30/6/2015) đối

với nội dung hoạt động được bổ sung nêu tại

Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép

thành lập và hoạt động số 123/NH-GP ngày

05/5/2008 của Thống đốc NHNN cấp cho Ngân

hàng TMCP Tiên Phong.

Nhằm hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất cho

vay, hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN, từ nay

đến hết 31/12/2016, TPBank triển khai gói

3.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất

đặc biệt ưu đãi chỉ từ 6,8%/năm. Được biết, đây

là lần thứ 2 liên tiếp trong năm, TPBank dành

gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng doanh

nghiệp.

Lãnh đạo TPBank cho biết, với gói lãi suất ưu

đãi này, TPBank hy vọng sẽ giúp các doanh

nghiệp có thêm điều kiện mở rộng kinh doanh,

phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh

tranh, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc

biệt, trong bối cảnh cuối năm các doanh nghiệp

đang tăng tốc chạy về đích, gói ưu đãi sẽ “tiếp

sức” cho doanh nghiệp có đà để hoàn thành

các mục tiêu kinh doanh 2016, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế.

Đối tượng đươc hưởng ưu đãi là các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thuộc

lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và các doanh

nghiệp khởi nghiệp có nhu cầu vay vốn phục vụ

sản xuất kinh doanh.

Riêng với các doanh nghiệp khởi nghiệp, gói ưu

đãi áp dụng với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực

công nghệ thông tin, thương mại điện tử và dịch

vụ, tài chính, giáo dục, y tế, nông nghiệp nhằm

khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng

kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công

nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất,

chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm.

Page 11: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

11 | P a g e

TPBank cho biết, để tạo điều kiện cho doanh

nghiệp tiếp cận gói ưu đãi này sớm, ngân hàng

sẽ hỗ trợ tư vấn, linh động thủ tục, hồ sơ, theo

hướng đơn giản và rút ngắn thời gian nhất.

Với quan điểm luôn đồng hành với doanh

nghiệp gói hỗ trợ này thể hiện chủ trương chia

sẻ khó khăn rất thiết thực của TPBank nhằm

giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về tài

chính dịp cuối năm.

Ngân hàng Bản Việt được cấp tín

dụng dưới hình thức bao thanh

toán trong nước

(VietCapital Bank) - Đó là một trong những hoạt

động mới được bổ sung nằm trong Quyết định

của Thống đốc NHNN về việc bổ sung nội dung

Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Bản

Việt.

Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận bổ sung

điểm 8 Giấy phép hoạt động số 0025/NH-GP

ngày 22/8/1992 của Thống đốc NHNN cấp cho

Ngân hàng TMCP Bản Việt nội dung hoạt động:

Cấp tín dụng dưới hình thức bao thanh toán

trong nước; Mở tài khoản thanh toán cho khách

hàng; Cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước

(gồm: Cung ứng phương tiện thanh toán; Thực

hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm

chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ

ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ); Mở tài

khoản (gồm: Mở tài khoản tại NHNN Việt Nam;

Mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài khác); Tổ chức thanh

toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên

ngân hàng quốc gia; Tham gia đấu thầu, mua,

bán tín phiếu Kho bạc, công cụ chuyển

nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN

và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền

tệ; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín

phiếu, trái phiếu để huy động vốn theo quy định

của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng

khoán, quy định của Chính phủ và hướng dẫn

của NHNN VIệt Nam; Ủy thác, nhận ủy thác, đại

lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân

hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo

quy định của pháp luật và hướng dẫn của

NHNN Việt Nam.

Thống đốc yêu cầu, Ngân hàng TMCP Bản Việt

có trách nhiệm thực hiện các hoạt động quy

định tại Giấy phép hoạt động theo đúng quy

định của pháp luật và của NHNN. Thực hiện

các thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 18b

Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày

15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về

việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của

ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín

dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có

hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (được sửa

đổi, bổ sung bởi Thông tư số 08/2015/TT-

NHNN ngày 30/6/2015) đối với nội dung hoạt

động được bổ sung nêu tại Quyết định này.

Quyết định số 2111/QĐ-NHNN có hiệu lực thi

hành kể từ ngày ký và là một bộ phận không

tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động

số 0025/NH-GP ngày 22/8/1992 của Thống đốc

NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Bản Việt.

Được biết, mới đây, Ngân hàng Bản Việt triển

khai sản phẩm “Vay ứng vốn nhanh” với mong

muốn tạo cho khách hàng cơ hội được tiếp cận

nguồn vốn vay nhanh chóng hơn các sản phẩm

vay truyền thống.

Sản phẩm "Vay ứng vốn nhanh" có thời hạn vay

lên đến 12 tháng. Với sản phẩm này, khách

hàng được linh hoạt trong việc chọn phương

thức trả vốn (hàng tháng hoặc cuối kỳ); số tiền

được vay tối đa 100% phương án nhưng không

vượt quá tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản đảm bảo.

Ngân hàng Bản Việt đáp ứng tất cả nhu cầu tài

chính cá nhân như: Mua bất động sản; Xây

dựng, sửa chữa nhà; Mua ô tô; Tiêu dùng

khác… hoặc tài trợ vốn cho các nhu cầu vốn để

kinh doanh.

Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng có

thể liên hệ Hotline 1800 555 599 hoặc các điểm

giao dịch của Ngân hàng trên toàn quốc.

Page 12: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

12 | P a g e

13 ngân hàng với gánh nặng 48

nghìn tỷ nợ xấu

(CafeF) - Nợ xấu trở thành gánh nặng, bào mòn

lợi nhuận và cản trở việc ngân hàng hạ lãi suất.

Điển hình như nhiều ng ân hàng hiện nay, chi

phí dự phòng rủi ro tăng đột biến, bào mòn đến

phân nửa lợi nhuận.

Theo thống kê của CafeF từ báo cáo tài chính

quý III/2016 của các ngân hàng công bố đến

thời điểm hiện tại thì nợ xấu các ngân hàng hầu

hết đều tăng so với thời điểm đầu năm 2016,

đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm

5) tăng mạnh.

Cụ thể, xét về giá trị tuyệt đối, tổng số nợ xấu

tính tại 13 ngân hàng là hơn 48 nghìn tỷ đồng,

trong số này số liệu của VPBank ước tính vì

ngân hàng này chưa công bố báo cáo tài chính.

Về cơ cấu nợ, nợ có khả năng mất vốn chiếm

tỷ lệ lớn. Sau 9 tháng đầu năm, 12 ngân hàng

"ôm" hơn 27,3 nghìn tỷ đồng nợ có khả năng

mất vốn.

BIDV dẫn đầu về cho vay trên hệ thống hiện

nay và cũng đang dẫn đầu về con số nợ xấu với

hơn 13,6 nghìn tỷ đồng. Thực tế, ngân hàng

nào cho vay càng nhiều thì rủi ro sẽ càng lớn,

nợ xấu vì thế cũng phình to. Tuy nhiên, nếu so

sánh cùng quy mô cho vay thì tại VietinBank,

ngân hàng này có dư nợ cho vay đạt 625 nghìn

tỷ đồng, thấp hơn một chút so với BIDV nhưng

tổng số nợ xấu tại BIDV lại gấp 2,5 lần tổng số

nợ xấu của VietinBank (5,4 nghìn tỷ đồng).

Tại Vietcombank, nợ có khả năng mất vốn cũng

chiếm tỷ lệ lớn, trong tổng số nợ xấu của

Vietcombank là 7.757 tỷ đồng (đầu năm là

7.137 tỷ đồng) thì nợ có khả năng mất vốn là

5.414 tỷ đồng, chiếm 70%.

Xếp sau 3 ông lớn ngân hàng này về giá trị tuyệt

đối nợ xấu là Sacombank. Kết thúc quý III,

Sacombank có tổng nợ xấu 4.620 tỷ đồng,

trong đó nợ có khả năng mất vốn là 3.095 tỷ

đồng. Nợ xấu tăng lên 2,4% so với mức 1,85%

ở thời điểm đầu năm.

Trong khi hầu hết các ngân hàng công khai số

liệu đều có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% thì Eximbank

là trường hợp ngoại đạo. Tính đến 30/9,

Eximbank có 2.705 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó,

nợ có khả năng mất vốn là 1.079 tỷ đồng, tăng

35% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của

Eximbank chiếm 3,35% tổng dư nợ cho vay,

tăng mạnh so với mức 1,85% ở thời điểm đầu

năm, song đã là giảm so với thời điểm đột biến

trong quý II lên tới 5,3%.

Một lưu ý khác về chất lượng tín dụng hiện nay,

mặc dù các ngân hàng công bố tỷ lệ nợ xấu ở

mức rất thấp, bỏ xa mốc an toàn 3% nhưng con

số tuyệt đối không hề giảm và có trường hợp

nợ có khả năng mất vốn còn chiếm tỷ lệ chủ

yếu trong số nợ xấu này.

Page 13: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

13 | P a g e

Nhận định về nợ xấu hiện nay, Luật sư Trương

Thanh Đức cho biết nhiều người đặt ra câu hỏi

tại sao ngân hàng lại tạo ra nợ xấu kinh khủng

như thế. Theo luật sư, các ngân hàng cần công

bố nợ xấu cho xã hội hình dung, tỷ lệ nợ xấu

được công bố chính thức luôn “nằm trong

chuẩn đep”, số thực tế cao hơn nhiều. Chính vì

con số công bố đep, dưới chuẩn cho phép, nên

không ai cảm thấy cần phải xử lý “cục máu

đông” này.

Theo tính toán của một chuyên gia tài chính

ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu hiện khoảng 7%.

Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban

Kinh tế của Quốc hội cho biết con số thật của

nợ xấu hiện là 147 nghìn tỷ đồng, cộng thêm

160 nghìn tỷ nằm ở VAMC và báo cáo nội bảng

tại các ngân hàng còn 140-145 nghìn tỷ có tiềm

ẩn nợ xấu.

Còn theo số liệu của NHNN, tính đến thời điểm

cuối tháng 8/2016, toàn hệ thống TCTD đã xử

lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó

chủ yếu là do các TCTD tự xử lý là 57,2%, còn

lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ

chức cá nhân khác) chiếm 42,8%.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội

đồng thành viên VAMC, từ 2013 đến nay,

VAMC đã mua được 25.062 khoản nợ tại 42

TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá

mua nợ là 227.848 tỷ đồng.

Về công tác thu hồi nợ, kể từ khi thành lập đến

nay, VAMC đã phối hợp với các TCTD tổ chức

thu hồi nợ đạt 37.983 tỷ đồng dưới nhiều hình

thức thu hồi nợ như: bán nợ, bán TSĐB, … đạt

tỷ lệ 15% dư nợ gốc nội bảng.

Page 14: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

14 | P a g e

Ngân hàng Standard Chartered

triển khai gói tín dụng ưu đãi cho

(Standard Chartered) -Ngân hàng TNHH Một

Thành Viên Standard Chartered (Việt Nam) vừa

triển khai khói tín dung ưu đãi 330 tỷ đồng nhằm

hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Theo đó, khách hàng có thể tiếp cận vốn vay

của Standard Chartered với lãi suất ưu đãi

được cố định ở mức 6,5% đến 8% trong 1 đến

5 năm đầu của kỳ hạn vay. Thời hạn vay có thể

lên tới 25 năm và thời gian phê duyệt hồ sơ vay

chỉ trong vòng 5 ngày kể từ khi khách hàng

cung cấp đầy đủ các giấy tờ hợp lệ.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể tận dụng các

giải pháp ngân hàng hàng đầu cũng như mạng

lưới quốc tế rộng khắp của Standard Chartered

để phục vụ hoạt động kinh doanh. Thông qua

nền tảng trực tuyến Straight2Bank của

Standard Chartered được kết nối thông suốt

trên 27 thị trường, khách hàng có thể thực hiện

các giao dịch trực tuyến xuyên biên giới một

cách đơn giản và thuận tiện.

Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng

Standard Chartered Việt Nam chia sẻ: “Hỗ trợ

lĩnh vực DNNVV là một trong những ưu tiên

chính của Standard Chartered. Việc triển khai

gói tín dụng ưu đãi này là một phần trong chiến

lược của chúng tôi nhằm mang đến cho khách

hàng DNNVV các sản phẩm sáng tạo đẳng cấp

quốc tế, qua đó, giúp khách hàng nắm bắt thêm

nhiều cơ hội kinh doanh và đạt được các mục

tiêu tăng trưởng”.

Gói tín dụng ưu đãi được triển khai nhằm

hưởng ứng “Chương trình Kết nối Ngân hàng –

Doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” do NHNN

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và Sở Công

Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Standard

Chartered Việt Nam là ngân hàng nước ngoài

đầu tiên tham gia chương trình này.

BIDV ra gói tín dụng 15.000 tỷ vay

mua nhà lãi suất ưu đãi

(BIDV) - Khách hàng vay mua nhà ở từ nay đến

hết ngày 31/12 sẽ hưởng lãi suất từ 7% một

năm.

Gói tín dung "Tổ ấm Bình An 2016" của BIDV có

nhiều mức lãi suất linh hoạt như từ 7% một năm

áp dung trong 6 tháng; từ 7,5% một năm áp dung

trong 12 tháng, hoặc từ 9,2% một năm trong 24

tháng. Để đáp ứng nhu cầu vay nhu cầu nhà ở

dịp cuối năm, ngân hàng đã mở rộng quy mô gói

ưu đãi đến 15.000 tỷ đồng có thời hạn đến hết

31/12.

Khi vay vốn, khách hàng còn hưởng nhiều ưu

đãi khác như giảm 20% phí bảo hiểm BIC Bình

An, giảm 30% phí bảo hiểm BIC HomeCare,

miễn phí sử dụng BIDV Online, BIDV Smart

Banking, BSMS trong thời gian đầu để quản lý

tài khoản hiệu quả.

"Đây là gói dịch vụ ngân hàng hỗ trợ người vay

quản lý tài khoản và tài sản tốt hơn, hồ sơ vay

đơn giản, thủ tục nhanh gọn, quy trình giải ngân

Page 15: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

15 | P a g e

nhanh giúp khách hàng mua được căn nhà một

cách thuận tiện", đại diện BIDV chia sẻ.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam chi nhánh TP HCM, dư nợ cho vay mua

nhà tại TP HCM trong 7 tháng đầu năm nay

tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến cuối

tháng 7, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất

động sản chiếm 13% trong số 1,35 triệu tỷ tồng

tổng dư nợ trên địa bàn thành phố. Riêng dư

nợ cho vay mua nhà chiếm 39% dư nợ lĩnh vực

bất động sản, tức khoảng 68.000 tỷ đồng, tăng

6% so với cuối năm ngoái và tăng 10% so với

cùng kỳ năm ngoái.

Sôi động cuối năm cùng thẻ SCB

(SCB) - Mua sắm những ngày cuối năm cùng

Thẻ tín dung quốc tế SCB, khách hàng có cơ hội

nhận được nhiều quà tặng hấp dẫn. Xài càng

nhiều, quà càng lớn.

Theo đó, từ nay đến hết ngày 15/12/2016, Ngân

hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dành tặng hàng

ngàn phần quà hấp dẫn cho các chủ Thẻ tín

dụng quốc tế SCB MasterCard/SCB Visa khi có

tổng chi tiêu tín dụng đạt từ 10.000.000 VND

trở lên.

Chương trình dành tặng nhiều phần quà đa

dạng, từ những món quà có lợi ích thiết thực

như hoàn tiền vào tài khoản; Dặm bay Bông

Sen Vàng; Điểm thưởng; Bình giữ nhiệt Lock &

Lock, đến những món quà giá trị như: Bộ trà

Anna Minh Long I; Máy đo huyết áp Omron

HEM 7130; Bộ nồi Happy Cook Inox cao cấp

ARIES – HC06AR; Tai nghe bluetooth

Samsung Level U và bữa tối khó quên dành cho

2 người tại khách sạn Windsor sang trọng.

Không chỉ vậy, nhanh tay mở Thẻ tín dụng quốc

tế SCB trước ngày 30/11/2016 Khách hàng còn

nhận thêm mã dự thưởng trúngSmart TV màn

hình cong Samsung UHD 49 inch KU610; Ipad

Mini 4 Wifi 16GB;01 chỉ vàng SJC và 10 thẻ

thanh toán Quốc tế SCB MasterCard Debit có

sẵn 1.000.000 VND.

Đặc biệt, từ 03/11 đến hết 11/12/2016, SCB

mang Tết đến gần bạn hơn với chương trình

“Lo gì vé Tết – Ngại gì quê xa” hoàn 10% giá trị

vé máy bay/vé tàu lửa, khi mua vé trên website

chính thức của Vietnam Airlines/Jetstar/Vietjet

Air/Tổng Công ty đường sắt Việt Nam bằng Thẻ

tín dụng quốc tế SCB.

Ngoài ra, đừng bỏ qua cơ hội uống trà sữa

GongCha và ăn Buffet thỏa thích tại khách sạn

Liberty Central hoặc nhận thêm nón bảo

hiểm/dù SCB tiện dụng khi mở thẻ SCB Visa từ

nay đến hết 09/01/2017.

Sở hữu Thẻ tín dụng quốc tế SCB để có trong

tay một công cụ thanh toán an toàn, tiện lợi, một

hình thức chi tiêu thông minh và được hưởng

thêm rất nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng lợi ích vượt

trội từ các chương trình của SCB.

Vui lòng xem thông tin chi tiết hoặc liên

hệ: Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 24/7 (miễn

phí cước gọi): 1800 5454 38; Fanpage SCB:

SCBNganHangTMCPSaiGon hoặc điểm giao

dịch SCB gần nhất.

Page 16: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

16 | P a g e

Citibank Việt Nam ứng dụng công

nghệ bảo mật bằng giọng nói

(Citibank) - Giọng nói khách hàng sẽ được nhận

diện trong vòng 15 giây sau khi nêu lý do gọi điện

đến tổng đài của nhà băng.

Citibank vừa triển khai công nghệ bảo mật sinh

trắc học giọng nói cho các khách hàng khi gọi

đến trung tâm dịch vụ của ngân hàng thay thế

hoàn toàn hệ thống nhận dạng truyền thống

bằng thông tin cá nhân.

Theo đó, với ứng dụng bảo mật mới, khách

hàng không cần nhớ một loạt các thông tin

nhận diện và các câu hỏi mang tính cá nhân,

mã số PIN hay mã số bảo mật mà chỉ cần đăng

ký ghi nhận giọng nói vào Citi’s Voice

Biometrics.

Công nghệ ID Touch đánh dấu kỷ nguyên về

công nghệ bảo mật ứng dung sinh trắc học.

Giọng nói khách hàng sẽ được nhận diện trong

vòng 15 giây sau khi nêu lý do gọi điện. Theo

Citibank, công nghệ mới này cho phép giảm

thiểu thời gian phục vụ khách hàng khoảng 45

giây so với hiện nay hoặc xác nhận các thông

tin nhận diện khách hàng nhanh hơn 66% thời

gian thông thường.

Bà Natasha Ansell - Tổng giám đốc ngân hàng

Citi Việt Nam cho biết, mỗi ngày, ngân hàng

nhận rất nhiều cuộc gọi và yêu cầu của khách

hàng. Đa số các cuộc gọi được xác nhận theo

phương pháp truyền thống thủ công. Qua nhiều

lần cải tiến, lúc này ngân hàng lựa chọn sinh

trắc học bởi là công nghệ duy nhất có thể đảm

bảo an toàn ở mức độ cao mà còn rất tiện lợi.

Lãnh đạo nhà băng cho rằng, trong các dịch vụ

tài chính, bảo mật tiền gửi của khách hàng rất

quan trọng. Hầu hết các ngân hàng đều cung

cấp một mức độ bảo mật an toàn cao nhất cho

khách hàng. Song đôi khi quá nhiều biện pháp

an ninh, nhiều tầng bảo vệ lại gây phiền hà cho

khách hàng.

Ngoài ra, với hình thức bảo mật thông tin cá

nhán, bất cứ ai biết hoặc có một số thông tin về

cuộc sống cá nhân của khách cũng có thể dễ

dàng đánh cắp hoặc đoán được mật khẩu hoặc

mã PIN. Với công nghệ sinh trắc học, việc đoán

hoặc đánh cắp là không thể.

"Ứng dụng bảo mật bằng bằng giọng sẽ đóng

vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân

hàng tương lai. Citibank là ngân hàng tiên

phong tại Việt Nam mở đường áp dụng công

nghệ mới này", bà Natasha Ansell cho hay.

Bà Natasha Ansell - Tổng giám đốc Citibank

Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo công bố

triển khai công nghệ bảo mật bằng sinh trắc

học.

Hồi đầu năm nay, Citibank giới thiệu Touch ID,

công nghệ nhận dạng khách hàng bằng dấu

vân tay sử dụng trên điện thoại iPhone. Bên

cạnh đó, tính năng Snap Shot của ngân hàng

còn cho phép khách hàng kiểm tra nhanh tình

trạng các tài khoản của mình tại Citibank mà

không cần truy cập vào hệ thống ngân hàng.

Citibank hiện là một trong những ngân hàng

bán lẻ lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, hoạt

động của nhà băng chia thành hai mảng chính

là khối ngân hàng bán lẻ và khối ngân hàng

dành cho doanh nghiệp.

Page 17: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

17 | P a g e

Trước đó ngân hàng được tạp chí Global

Finance vinh danh “Ngân hàng có dịch vụ điện

tử cho khách hàng cá nhân tốt nhất Việt Nam”

hai năm liên tiếp 2015 và 2016. Ngoài ra, là giải

thưởng “Ngân hàng có dịch vụ điện tử cho

khách hàng doanh nghiệp”, “Thể chế tài chính

tốt nhất năm 2016”.

Cơ hội trúng 1 tỷ đồng khi gửi tiết

kiệm online cùng VPBank

(VP Bank) - NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

(VPBank) cho biết, trong quý IV/2016, khách

hàng gửi tiền tiết kiệm trực tuyến (Savings

online) tại VPBank sẽ nhận được nhiều phần

quà trao ngay rất hấp dẫn. Đặc biệt, khách hàng

sẽ có cơ hội nhận được giải thưởng đặc biệt trị

giá lên đến 1 tỷ đồng của chương trình.

Đây là chương trình khuyến mại dành cho

khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số

(Internet Banking) lớn nhất ngành ngân hàng

Việt Nam, áp dụng đối với sản phẩm tiết kiệm

trực tuyến thường và tiết kiệm trực tuyến gửi

góp (Easy savings).

Theo đó, những khách hàng gửi tiền tiết kiệm

trực tuyến tại VPBank trong thời gian từ ngày

18/10 đến hết ngày 15/12/2016 sẽ được cộng

thêm đến 0,3% lãi suất so với gửi tại quầy.

1.000 phần quà tặng trị giá 100.000 đồng mỗi

phần sẽ được tặng ngay cho 1.000 khách hàng

đầu tiên, với số tiền gửi từ 300 triệu đồng, kỳ

hạn 6 tháng trở lên.

Đặc biệt, khách hàng có số sổ tiết kiệm tận cùng

bằng hai chữ số 68 sẽ được tặng ngay 230.000

đồng tiền mặt. Số sổ được hệ thống sinh ngẫu

nhiên và chỉ dành tặng cho 300 khách hàng đầu

tiên sở hữu con số may mắn này. Những phần

quà trao ngay này sẽ ưu tiên dành tặng cho

những Khách hàng lần đầu tiên gửi tiết kiệm tại

VPBank.

Mỗi sổ tiết kiệm được mở thành công sẽ được

nhận mã số dự thưởng tương ứng, dành để

tham gia quay số trúng thưởng cuối chương

trình. Giải đặc biệt duy nhất của chương trình

có giá trị lên tới 1 tỷ đồng và sẽ được trao ngay

tại buổi quay số trúng thưởng.

Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra chương

trình, Khách hàng có thể truy cập website

http://uocmo1ty.vpbank.com.vn/ để tham gia

cuộc bình chọn “Người có ước mơ hay nhất”,

chia sẻ về những dự định của mình nếu sở hữu

giải thưởng trị giá 1 tỷ đồng. Cuộc bình chọn

nhằm tìm ra ước mơ được yêu thích nhất và

giải thưởng trị giá 5 triệu đồng sẽ được trao cho

chủ nhân của ước mơ đó vào cuối chương

trình.

“VPBank là một trong số ít ngân hàng tại Việt

Nam triển khai sản phẩm tiết kiệm trực tuyến từ

rất sớm”, đại diện lãnh đạo VPBank chia sẻ và

cho biết thêm: “Sản phẩm này có rất nhiều tiện

ích nổi trội như, chỉ cần có thiết bị nối mạng và

thực hiện một vài thao tác đơn giản, Khách

hàng đã tự tạo ngay cho mình một sổ tiết kiệm;

vừa nhanh chóng, có thể thực hiện tại bất cứ

nơi đâu và vào bất kỳ lúc nào, lại bảo mật và an

toàn.Với nhiều loại hình sản phẩm tiết kiệm trực

tuyến ưu việt, được thiết kế dựa theo thói quen

và tập quán tiêu dùng của người Việt, sản phẩm

này của VPBank đã thu hút tới hơn 200.000

khách hàng sử dụng, tính đến hết tháng

9/2016”.

Theo các chuyên gia tài chính – ngân hàng, tại

một số nước Âu – Mỹ, tiết kiệm trực tuyến đã

xuất hiện khá lâu với tỷ lệ người dân sử dụng

sản phẩm này chiếm tới 90% trong số những

người gửi tiết kiệm. Điều đó cho thấy tiết kiệm

Page 18: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

18 | P a g e

trực tuyến chính là xu thế tất yếu của xã hội hiện

đại.

Với hàng loạt ưu thế vượt trội như an toàn,

nhanh chóng, dễ quản lý gốc và lãi, có thể sử

dụng như tài sản thế chấp cho khoản vay, dễ

dàng gửi và rút vào bất cứ thời điểm nào và đặc

biệt, lãi suất luôn được ưu tiên hơn so với cách

gửi truyền thống, dễ hiểu vì sao tiết kiệm trực

tuyến ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

Nhận ngay tiền mặt khi chuyển

khoản cùng dịch vụ Bankplus của

MB

(MB) - Từ hôm nay (1/11), Ngân hàng Quân đội

(MB) triển khai chương trình khuyến mại

“Chuyển khoản nhanh tay, nhận ngay tiền mặt

cùng Bankplus”.

Chương trình khuyến mãi được triển khai nhân

dịp sinh nhật Ngân hàng tròn 22 tuổi. Đây là

chương trình khuyến mại đặc biệt dành riêng

cho khách hàng chuyển khoản ngoài hệ thống

MB qua Bankplus gắn với tài khoản thanh toán

MB.

Theo đó, mỗi khách hàng phát sinh giao dịch

chuyển khoản ngoài hệ thống MB qua Bankplus

trong ngày có số thứ tự 22, 122, 222, 322, 422,

522, 622, 722, 822, 922 sẽ được tặng ngay

100.000 đồng vào tài khoản thanh toán mỗi

ngày.

Đặc biệt, các khách hàng có phát sinh giao dịch

chuyển khoản ngoài hệ thống có số thứ tự 22,

222, 2222, vào đúng ngày sinh nhật của MB

(4/11/2016) sẽ được tặng ngay 2.200.000 đồng

vào tài khoản thanh toán.

Chương trình được áp dụng với tất cả các

khách hàng sử dụng Bankplus trên toàn lãnh

thổ Việt Nam từ ngày 1/11/2016 đến hết ngày

31/12/2016.

PVcomBank bất ngờ hạ lãi suất

huy động

(PvcomBank) - Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt

Nam (PVcomBank) vừa thông báo sẽ hạ lãi suất

huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng và kỳ hạn 13

tháng với mức giảm từ 0,1% đến 0,3%/năm.

Đây là một trong những cơ sở để hạ lãi suất

cho vay, hỗ trợ phát triển kinh tế.

Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 3 đến 5

tháng được PVcomBank điều chỉnh giảm 0,2%

(từ 5,5% xuống 5,3% /năm); lãi suất tiền gửi kỳ

hạn 13 tháng giảm 0,3% (từ 7,5% xuống còn

7,2%/năm). Các kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng giảm

từ 7,6% xuống còn 7,5%/năm – mức lãi suất

tiền gửi cao nhất ở ngân hàng này.

Động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của

PVcomBank là giải pháp tích cực, kịp thời nhằm

triển khai đúng định hướng điều hành kinh tế vĩ

mô của Chính phủ đã được Thống đốc NHNN

cụ thể hóa cho ngành ngân hàng tại Chỉ thị số

04/CT-NHNN ngày 27/5/2016.

Đại diện PVcomBank cũng khẳng định, đây là

một trong những cơ sở để Ngân hàng có thể

thực hiện hỗ trợ giảm lãi vay, qua đó hỗ trợ hoạt

động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 19: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

19 | P a g e

Ngoài ra, động thái trên cũng giúp PVcomBank

cơ cấu lại nguồn vốn huy động của Ngân hàng

một cách hợp lý hơn.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng này khẳng

định đã theo sát lãi suất của thị trường và sự

điều hành của NHNN nhằm cân đối nguồn vốn,

sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm chi phí... Bên cạnh

đó, PVcomBank còn chú trọng phát triển các

dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế

mới và gia tăng tiện ích cho khách hàng

như Online Banking, SMS Banking, Mobile

Banking…

Thêm vào đó, PVcomBank cũng thường xuyên

áp dụng các điều kiện cho vay linh hoạt, giải

ngân nhanh, cùng các chương trình hỗ trợ vốn,

ưu đãi phí dịch vụ, tạo sự thuận tiện trong giao

dịch cho khách hàng… từ đó giúp khách hàng

giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch.

Có thể nói, với việc hạ lãi suất huy động cùng

với các sản phẩm mang tính đột phá, các dịch

vụ ngân hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu khách

hàng, những chương trình cho vay đa dạng,

mới mẻ của PVcomBank đã giúp Ngân hàng

này có những bước đi vững chắc và tiến xa hơn

trên thị trường bán lẻ trong xu thế hội nhập quốc

tế.

Agribank tung ra gói 5000 tỷ đồng

ưu đãi vay tiêu dùng

(Agribank) - Nhằm phuc vu tốt nhu cầu sinh hoạt,

đời sống của các hộ gia đình, cá nhân trong dịp

cuối năm và tết nguyên đán, Agribank quyết định

dành 5.000 tỷ đồng để thực hiện cho vay ưu đãi

lãi suất phuc vu muc đích tiêu dùng giải ngân

trong thời gian từ 01/11/216 đến hết ngày

31/01/2017.

Theo đó, lãi suất cho vay 6 tháng đầu chỉ

7%/năm đối với vay ngắn hạn và 8,5% đối với

vay trung, dài hạn. Agribank chi nhánh Sở giao

dịch miễn toàn bộ các khoản phí thẩm định hồ

sơ, phí quản lý tài sản, phí giải ngân bằng tiền

mặt, phí trả nợ trước hạn… cho khách hàng vay

vốn.

Đối tượng áp dụng gói cho vay là các hộ gia

đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua, thuê

mua, sửa chữa nhà ở; mua sắm phương tiện đi

lại, trang thiết bị sinh hoạt gia đình…

Được biết, mới đây Agribank chi nhánh Sở giao

dịch đã quyết định giảm lãi suất cho vay tiêu

dùng áp dụng cho cá nhân và hộ gia đình.

Cụ thể, lãi suất cho vay 6 tháng đầu kể từ ngày

giải ngân giảm từ 8,2%/năm xuống còn

7,9%/năm; từ tháng thứ 7 trở đi, lãi suất cho vay

được áp dụng ở mức 8,7%/năm – thay cho mức

9,2%/năm trước đó.

Ngoài ra, Agribank chi nhánh Sở giao dịch hiện

cũng đang triển khai nhiều gói vay tiêu dùng

như cho vay trả góp mua ôtô, cho vay xây mới,

sửa chữa hoặc mua nhà ở, cho vay chứng minh

tài chính... với các mức lãi suất hấp dẫn.

Khách hàng quan tâm có thể liên hệ Hội sở và

các phòng giao dịch trực thuộc để biết thêm

thông tin chi tiết.

Page 20: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

20 | P a g e

VPBank cung cấp dịch vụ quản lý

thẻ doanh nghiệp Biz Controller

(VPBank) - Đây là dịch vu quản lý thẻ đầu tiên

tại Việt Nam, được xây dựng trên sự hợp tác

giữa tổ chức thẻ quốc tế MasterCard và VPBank.

Thẻ doanh nghiệp VPBiz của VPBank là

phương tiện thanh toán và quản lý tài chính hữu

hiệu dành cho doanh nghiệp. Với đa dạng các

loại thẻ, từ thẻ ghi nợ (debit) đến thẻ tín dụng

(hạng Classic và Platinum), VPBiz Card đáp

ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng và thanh toán

chi phí của doanh nghiệp.

Bắt đầu từ tháng 10/2016, VPBank cung cấp

thêm dịch vụ quản lý thẻ Biz Controller giúp chủ

doanh nghiệp quản lý chi phí một cách bài bản

và khoa học. Đây là dịch vụ quản lý thẻ đầu tiên

tại Việt Nam, được xây dựng trên sự hợp tác

giữa tổ chức thẻ quốc tế MasterCard và

VPBank.

Theo đó, dịch vụ Biz Controller cung cấp các

tiện ích như cho phép chủ thẻ chính thiết lập

hạn mức sử dụng cho cả thẻ chính và thẻ phụ,

thậm chí có thể thiết lập chi tiết đến từng hạng

mục mua sắm; Cảnh báo giao dịch vi phạm so

với thiết lập ban đầu đến chủ thẻ chính qua

SMS và email.

Chủ thẻ chính có toàn quyền truy cập và trích

xuất lịch sử giao dịch chi tiêu từng thẻ; Quản lý

đồng thời cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và một

số các tiện ích khác theo quy định của VPBank

tùy từng thời kỳ.

Nhân dịp ra mắt dịch vụ mới, 200 khách hàng

đầu tiên đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được tặng

ngay 200 phần quà USB trị giá 200 nghìn đồng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng có

thể liên hệ chi nhánh VPBank gần nhất hoặc

đường dây nóng 1900 54 54 15 để được hướng

dẫn.

Page 21: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

21 | P a g e

Kiểm soát tín dụng bất động sản

(TBNH) -Nhu cầu vốn vay cao, chênh lệch về kỳ

hạn giữa huy động và cho vay khiến các NH phải

“đau đầu” trong cân đối nguồn vốn và thiết kế

sản phẩm tín dung phù hợp điều kiện thực tế của

NH và mong mỏi của khách hàng.

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người

dân đầu tư trong lĩnh vực BĐS hiện nay không

chỉ diễn ra ở Việt Nam mà nhiều nước. Đặc biệt,

với đặc điểm tâm lý của người Việt là muốn sở

hữu nhà thay vì đi thuê thì nhu cầu này lại càng

lớn.

Đối với các tổ chức, nguồn vốn ngân sách Nhà

nước chủ yếu hỗ trợ, đầu tư cho việc xây dựng

trụ sở các cơ quan công vụ, cơ quan hành

chính… trong khi doanh nghiệp trong lĩnh vực

BĐS cũng khó có thể huy động qua kênh phát

hành trái phiếu trong bối cảnh thị trường vốn

còn chưa phát triển. Nhu cầu tín dụng lớn như

vậy nhưng kênh cung ứng vốn ở Việt Nam hiện

nay vẫn chủ yếu do hệ thống NH nên đã tạo áp

lực không nhỏ với hệ thống này.

Không những thế, hiện nay huy động vốn của

các NH chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, trong khi

khách hàng có nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực

BĐS thường muốn vay kỳ hạn dài, nhất là thực

hiện các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở

nhiều NH đã đưa ra các sản phẩm cho vay

mua nhà trung bình từ 15 - 20 năm.

Nhu cầu vốn vay cao, chênh lệch về kỳ hạn

giữa huy động và cho vay khiến các NH phải

“đau đầu” trong cân đối nguồn vốn và thiết kế

sản phẩm tín dụng phù hợp điều kiện thực tế

của NH và mong mỏi của khách hàng.

Nói về cho vay lĩnh vực BĐS thì ở Việt Nam

cũng đã từng chứng kiến thời điểm năm 2005 -

2008, mức tăng trưởng lĩnh vực tín dụng này

khá nóng, mà hậu quả một phần là đến nay

chúng ta đang phải vất vả trong việc xử lý nợ

xấu. Bài học này cho đến giờ vẫn còn nguyên

giá trị. Vì thế dù rất muốn tăng trưởng tín dụng

cao nhưng các NH cũng luôn chú trọng đến

kiểm soát chất lượng tín dụng, không dám

mạnh tay trong cho vay BĐS.

Theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-

NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm

an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh

NH nước ngoài thì hệ số rủi ro cho tín dụng

BĐS được nâng lên 200% từ đầu năm 2017,

thay vì mức 150% như quy định cũ.

Do đó, ít hay nhiều thì quy định trên buộc các

NH phải điều chỉnh hoạt động cho vay với BĐS.

Mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị

Hồng cho biết, NHNN đã chỉ đạo rất quyết liệt,

điều hành theo hướng mở rộng tín dụng phải đi

đôi với an toàn và hiệu quả.

Theo đó, ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN

đã ban hành Chỉ thị 01 và đến tháng 5, Thống

đốc ban hành tiếp Chỉ thị 04, chỉ đạo các TCTD

tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với

BĐS, tín dụng trung dài hạn hay tín dụng cho

các dự án BOT, BT. Nhờ đó, mặc dù tín dụng

BĐS vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại rất

nhiều so với tốc độ tăng của năm 2015.

Cụ thể, đến 31/8/2016, tín dụng BĐS tăng

6,73%, chậm so với tốc độ tăng 13,06% của

cùng thời kỳ năm 2015. "Diễn biến và xu hướng

này đã diễn ra rất đúng với chỉ đạo của Thống

đốc NHNN", Phó Thống đốc nêu rõ.

Về phía các NHTM thì việc hệ số rủi ro với kinh

doanh BĐS siết theo lộ trình và ở mức 200%

Page 22: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

22 | P a g e

chỉ đạo chung trong toàn hệ thống về cho vay

lĩnh vực BĐS phải theo các quy định về chuẩn

tín dụng, thẩm định chắc chắn.

Tổng giám đốc một NHTMCP cho biết, trước

những cảnh báo liên quan tới tăng trưởng nóng

của ngành BĐS, đặc biệt, NHNN cũng có chỉ

đạo tập trung nhiều tín dụng vào các ngành kinh

tế trọng tâm, lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp,

nông thôn, DN ứng dụng công nghệ cao… hạn

chế cho vay BĐS cao cấp, các dự án có thời

gian đầu tư dài hoặc có yếu tố đầu cơ.

Trên cơ sở các yếu tố chính sách đến môi

trường chung của thị trường thì các NH cũng

phải tuân thủ và có quản lý chặt chẽ hơn trong

cho vay BĐS nên chắc chắn tín dụng lĩnh vực

này sẽ tiếp tục trong vòng kiểm soát.

Ngân hàng sẽ bỏ lại cuộc cạnh

tranh về mạng lưới để bước vào

“cuộc chiến” khác?

(CafeF) - Nỗ lực mở rộng mạng lưới bằng chi

nhánh, phòng giao dịch, điểm ATM, POS của

các ngân hàng vẫn chưa có hồi kết thì gần đây

xu hướng đầu tư mạnh vào công nghệ lại nở rộ.

Có ý kiến cho rằng, một "cuộc chiến" tiếp theo

để thu hút khách hàng là khó tránh khỏi.

Các ngân hàng không ngừng chinh phục

vùng đất mới

Thời kỳ cứ ra ngõ gặp ngân hàng với nhà nhà

lập ngân hàng, rồi đua nhau mở rộng mạng lưới

và ồ ạt tăng vốn đã qua, trải qua giai đoạn tái

cấu trúc hệ thống theo đề án 254, hoạt động

của các ngân hàng được phanh lại để đảm bảo

an toàn, lành mạnh. Việc mở rộng chi nhánh,

phòng giao dịch của các ngân hàng hiện đều

phải tuân thủ quy định của NHNN một cách chặt

chẽ, chẳng hạn như mỗi ngân hàng không

được mở quá 10 chi nhánh tại mỗi khu vực

trong nội thành Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh; phải

đáp ứng tiêu chuẩn nợ xấu dưới 3%; vốn cho

mỗi chi nhánh mới là 300 tỷ đồng…

Khó khăn là vậy, nhưng các ngân hàng vẫn nỗ

lực mở rộng mạng lưới. Và hàng tháng, hàng

năm, các nhà băng vẫn lên kế hoạch, nơi thì

chuyển đổi phòng giao dịch, chỗ thì mở rộng ra

các khu vực chưa tên mình, có những ngân

hàng lại lên kế hoạch thâu tóm, sáp nhập các

ngân hàng khác để mở rộng mạng lưới một

cách nhanh chóng nhất.

Nếu như thời điểm này 2 năm trước, toàn hệ

thống có 38 ngân hàng thương mại với hơn

9.200 chi nhánh/phòng giao dịch và tập trung

nhiều ở thành thị, thì đến nay, dù số lượng ngân

hàng đã giảm còn 34 sau các thương vụ sáp

nhập đình đám, nhưng mạng lưới của các ngân

hàng lại mở rộng lên con số hơn 10.000, trải dài

không chỉ từ thành thị đến nông thôn khắp cả

nước mà còn ra nước ngoài.

Dẫn đầu hệ thống hiện nay vẫn là Agribank với

khoảng 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch khắp

63 tỉnh, thành. Ngân hàng này cũng đã có chi

nhánh nước ngoài ở Campuchia. Nhưng xét về

điểm giao dịch thì Lienvietpostbank mới là ngân

hàng dẫn đầu với hơn 10.000 điểm cung cấp

dịch vụ trên hệ thống phòng giao dịch bưu điện

trên toàn quốc, cộng với gần 100 chi nhánh,

phòng giao dịch.

Tiếp đến là BIDV, sau khi nhận sáp nhập MHB

thì BIDV có 191 chi nhánh và 815 phòng giao

dịch. Ngân hàng VietinBank có 155 chi nhánh

nhưng điểm giao dịch thì lên đến gần 1.200

điểm. Vietcombank là ngân hàng trong top đầu

nhưng bị bỏ khá xa so với BIDV và VietinBank

về mạng lưới, hiện chỉ có hơn 460 chi nhánh,

điểm giao dịch.

Page 23: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

23 | P a g e

Sacombank là ngân hàng cổ phần tư nhân

đáng gờm nhất về mạng lưới sau khi nhận sáp

nhập SouthernBank với 563 điểm giao dịch trên

toàn quốc.

Cùng với Agribank thì các ngân hàng BIDV,

VietinBank, Sacombank, SHB đều đã có chi

nhánh, thậm chí là ngân hàng con ở nước ngoài

như Sacombank, SHB.

Nỗ lực đổ tiền cho công nghệ

Trong bối cảnh mở rộng mạng lưới truyền

thống khó khăn mà xu hướng sử dụng các dịch

vụ online lại ngày càng nở rộ thì nhiều ngân

hàng đã chuyển hướng sang đầu tư cho công

nghệ, một mặt để cạnh tranh thu hút khách

hàng, mặt khác không muốn bị bỏ lại phía sau

trong công cuộc hội nhập.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Nhất Minh, Phó

Tổng giám đốc ngân hàng VIB cho biết, ngân

hàng của ông khuyến khích khách hàng truyền

thống thay vì đến chi nhánh thực hiện giao dịch,

thì sẽ thực hiện giao dịch qua các kênh trực

tuyến như là website, internet banking, mobile

banking.

Và để đáp ứng nhu cầu, ngân hàng đang có các

sản phẩm đa dạng trên kênh trực tuyến như là

mở tài khoản thanh toán, gửi tiết kiệm, thanh

toán hóa đơn, các sản phẩm thẻ…với tính bảo

mật rất cao. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ

tiếp tục đầu tư cho công nghệ số và đây là một

trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Ông Minh cho biết thêm, không chỉ bây giờ

ngân hàng mới chú trọng đến đầu tư cho công

nghệ mà trong nội bộ ngân hàng từ 4 năm

trước, các công việc tại hội sở đã được xử lý

trên nền tảng cộng nghệ tới 90%. Ông đồng

thời tự tin rằng nhờ có đối tác chiến lược CBA

của Úc mà nhà băng này sẽ có được lợi thế trên

thị trường, sẽ là một trong những ngân hàng

ứng dụng công nghệ số tốt nhất.

Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng giám đốc Ngân

hàng MaritimeBank trong khi đó chia sẻ, ngân

hàng cũng rất chú trọng vào công nghệ. Chẳng

hạn để nâng cao chất lượng trải nghiệm cho

khách hàng, riêng năm 2016 HĐQT ngân hàng

này đã phê duyệt ngân sách hơn 200 tỷ đồng

để đầu tư vào các dự án công nghệ, trong đó

có việc nâng cấp giao diện và các tính năng mới

cho hệ thống internet banking.

CEO của một ngân hàng khác thì tiết lộ, ngân

hàng của ông thời gian qua cũng chi khá mạnh

tay cho công nghệ, và tới đây còn áp dụng công

nghệ sinh trắc (dùng vân tay, khuôn mặt…) –

công nghệ tiên tiến nhất hiện nay- trong các

giao dịch trực tuyến nhằm đem đến dịch vụ bảo

mật an toàn nhất cho khách hàng. Theo vị lãnh

đạo ngân hàng này thì trong thời buổi internet

và các thiết bị số ngày càng hiện đại, ngân hàng

cũng phải hiện đại theo và ai bắt kịp tốt xu

hướng này thì sẽ có lợi thế hơn, ít nhất là so

với các ngân hàng cùng quy mô, phân khúc.

Các ngân hàng vừa nỗ lực cạnh tranh về mạng

lưới vừa phải đầu tư cho công nghệ để thu hút

khách hàng

Ngân hàng sẽ bỏ lại cuộc cạnh tranh về

mạng lưới để bước vào cuộc chiến công

nghệ?

Trong khi cuộc chiến về mở rộng mạng lưới vẫn

chưa có hồi kết thì việc các ngân hàng đồng

loạt đầu tư mạnh vào công nghệ nhằm thu hút

khách hàng đã làm dấy lên lo ngại rằng, có thể

họ sẽ bước tiếp vào một cuộc chiến cạnh tranh

khác đó là công nghệ.

TS. Bùi Quang Tín cho rằng, việc các ngân

hàng đang đầu tư mạnh vào công nghệ chính

là trả lời một phần cho câu hỏi này. Bởi lẽ theo

xu thế hiện nay trên thế giới, các ngân hàng tại

các quốc gia đang dần đóng cửa các chi nhánh,

phòng giao dịch truyền thống để chuyển sang

Page 24: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

24 | P a g e

tăng cường các dịch vụ online thông qua việc

phát triển mạnh công nghệ ngân hàng. Ngoài

ra, ông Tín dự báo việc phát triển mạng lưới

cũng đang bị NHNN hạn chế nên việc đầu tư

công nghệ để phát triển khách hàng sẽ được

các ngân hàng ưu tiên và phát triển mạnh trong

thời gian tới.

Ông đồng thời lưu ý, việc đầu tư công nghệ

ngoài việc thay thế cho việc cạnh tranh mở rộng

mạng lưới như trước trong việc tăng khách

hàng, thì ngân hàng còn phải gia tăng tính bảo

mật và an toàn trong hệ thống cung cấp thẻ

ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng nội cũng

phải cẩn trọng bởi xu thế sắp tới khi mà các

ngân hàng nước ngoài vào theo các FTA mới

thì họ sẽ mang công nghệ rất hiện đại theo

ngân hàng của họ, nếu ngân hàng Việt không

đầu tư, không nâng cấp thì xem như mình tự

thua trong cuộc chiến tại sân nhà.

Một vị chuyên gia khác lại không hoàn toàn

đồng tình với ý kiến này mà cho rằng, trong

ngân hàng nói chung và đặc thù Việt Nam thì

mỗi ngân hàng đều có định vị làm sao thuận

tiện nhất cho khách hàng. Ngân hàng phải đa

kênh, từ online, giao dịch trực tuyến, hệ thống

ATM cho đến phòng giao dịch…Bởi cả chi

nhánh truyền thống lẫn sử dụng công nghệ đều

chung mục đích thuận tiện.

CEO của Maritime Bank ông Huỳnh Bửu Quang

cũng nói rằng, dựa vào nhu cầu của khách

hàng hiện nay cũng như xu hướng phát triển

trong những năm sắp tới tại thị trường Việt Nam

thì cần phải cân bằng việc đầu tư vào các kênh

truyền thống như mạng lưới chi nhánh và ATM

và các kênh hiện đại như internet, mobile

banking…

Như ở ngân hàng của ông vẫn đang tiến hành

nâng cấp và mở rộng mạng lưới để phục vụ

khách hàng tốt hơn. Hiện nay với số lượng gần

300 chi nhánh và gần 500 ATM tại 38 tỉnh thành

trên cả nước, MaritimeBank đang nằm trong

top những ngân hàng cổ phần có mạng lưới

rộng nhất tại Việt Nam. Song không vì vậy mà

cảm thấy an toàn trước đối thủ cạnh tranh,

ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển mạng

lưới chi nhánh để đáp ứng được các nhu cầu

của khách hàng.

Một ý kiến trái chiều, TS. Phan Minh Ngọc lưu

ý rằng, đầu tư công nghệ là nhằm tạo lợi thế

cạnh tranh so với đối thủ trong bối cảnh ai cũng

xêm xêm nhau và cùng cạnh tranh trên một thị

trường chật hep. Đầu tư công nghệ sẽ không

thể tạo ra một cuộc chiến giữa các ngân hàng

vì đó là xu thế tất yếu của ngành. Giống như

cách mạng công nghiệp trước đây, cơ khí hóa,

tự động hóa là một xu thế tất yếu, ai không theo

kịp sẽ bị bỏ lại mà chẳng có một cuộc chiến nào

nổ ra giữa các nhà tư bản bỏ vốn hiện đại hóa

cả.

Hơn nữa, theo Tiến sĩ Ngọc, đầu tư công nghệ

cao tại một số ngân hàng sẽ làm cho khách

hàng quen thuộc với những công nghệ mới, từ

đó đòi hỏi những ngân hàng khác cũng phải

đầu tư. Nhưng sự đầu tư này không phải là vô

ích vì ngân hàng đi sau không mất tiền quảng

cáo, trong khi vẫn tiết giảm được nhiều chi phí

hoạt động, đồng thời giảm được nhiều rủi ro do

ứng dụng công nghệ cao.

Tóm lại, ông Ngọc cho rằng, đầu tư vào công

nghệ là một tình huống win-win cho tất cả các

bên và xu hướng này cũng phổ biến ở các nước

khác trên thế giới.

Page 25: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

25 | P a g e

Sẽ bỏ trần lãi suất vay tiêu dùng?

(Pháp luật Tp. HCM) - Cho thỏa thuận, không

khống chế mức lãi suất 20%/năm.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có dự thảo

thông tư hướng dẫn về vay tiêu dùng của công

ty tài chính (CTTC) với nhiều quy định nhằm bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo sự phát

triển lành mạnh, bền vững hoạt động cho vay

tiêu dùng.

Lãi sẽ cao vì rủi ro cao

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương)

từng đưa ra con số lãi suất vay tiêu dùng gây

giật mình, đến 60%-70%/năm. Cục này cũng

từng cảnh báo người tiêu dùng cân nhắc kỹ

trước khi vay.

Trong thời gian qua có khá nhiều băn khoăn về

mức lãi suất. BLDS 2015 áp dụng từ 1-1-2017

có quy định “lãi suất theo thỏa thuận không

được vượt quá 20%/năm, trừ trường hợp luật

khác có liên quan quy định khác”.

Ông Phan Thế Thắng, phòng Bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, từng

cho rằng vay tiêu dùng có chi phí hoạt động

cao, nhiều rủi ro không thu hồi nợ được nên lãi

vay phải cao. Các công ty cho vay đã than

phiền mức trần lãi vay 20% quá thấp, không

hoạt động được. Có lẽ cần có quy định khác rõ

ràng hơn để nâng mức trần hoặc bỏ mức trần

này.

Trong dự thảo về vay tiêu dùng, NHNN đã cho

phép các bên tự thỏa thuận. Trong bản thuyết

minh, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

(NHNN Việt Nam) cho rằng Luật Các tổ chức

tín dụng đã cho phép thỏa thuận về lãi suất.

Trên căn cứ này, dự thảo thông tư không quy

định về mức trần lãi suất cho vay tiêu dùng.

Như vậy, mức trần 20% mà BLDS 2015 đưa ra

sẽ không áp dụng với các CTTC cho vay tiêu

dùng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc

NHNN Chi nhánh TP.HCM, lãi suất thỏa thuận

không phải muốn bao nhiêu thì muốn. NHNN

đã yêu cầu các ngân hàng, các CTTC áp dụng

mức lãi suất tốt nhất để hỗ trợ cho người vay,

đảm bảo khả năng thu hồi nợ của mình, hạn

chế rủi ro.

“Lo thay thiên hạ”!

Dự thảo của NHNN cũng yêu cầu các CTTC

đưa ra mức lãi tính theo năm chứ không cho

tính theo tháng, theo ngày với lý do “thuận tiện

cho khách hàng trong việc so sánh, đối chiếu

với lãi suất của các ngân hàng thương mại, các

CTTC khác”.

Dự thảo cũng yêu cầu tính lãi trên số tiền nợ

thực tế còn lại, tránh việc tính lãi trên tổng tiền

vay ban đầu.

Tuy nhiên, luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc

điều hành Công ty Luật Basico, cho rằng dự

thảo đang đi ngược với hướng đi của nền kinh

tế thị trường. “NHNN dường như đang lo quá

về câu chuyện lãi suất và đang lo thay cho thiên

hạ!” - ông Hải nói.

Ông phân tích: Quy định lãi suất tính theo năm,

tháng hay ngày, có mức trần hay không,

phương thức tính trên số dư nợ nào... là để dễ

quản lý. Nhưng quy định cứng như thế là không

phù hợp với đặc thù của ngành tài chính-ngân

hàng. Lãi suất thế nào là để tự thỏa thuận với

nhau. Tính lãi trên dư nợ giảm dần hay nợ gốc

cũng chỉ là một trong các phương thức tính lãi,

không khác nhau về giá trị tuyệt đối về lãi.

Chỉ buộc giải thích cặn kẽ

Dự thảo cũng nhắm đến mục tiêu bảo vệ người

tiêu dùng nên đã đưa ra các quy định nói trên.

Bởi lẽ thời gian qua có một số khách hàng phản

Page 26: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

26 | P a g e

ánh mức lãi suất phải trả thực tế quá cao so với

quảng cáo. Có những quảng cáo lãi suất cực

thấp nhưng khách hàng ký hợp đồng xong, trả

nợ vài tháng mới biết đã sa bẫy. Mức lãi suất

ưu đãi 0%, 1%-3%/tháng... chỉ áp dụng trong

một hai tháng đầu, cho một thời gian ngắn, sau

đó lãi suất sẽ tăng vọt và tính trên dư nợ gốc.

Ban soạn thảo tạm phác họa chân dung về

người vay tiêu dùng là “khách hàng có thu nhập

trung bình hoặc thấp, không ổn định, hiểu biết

về tài chính hạn chế, có nhu cầu các khoản vay

trị giá nhỏ, thời gian ngắn, khó hoặc không tiếp

cận với các khoản vay tiêu dùng của ngân hàng

thương mại, mức độ rủi ro cao”.

Vẫn giữ quan điểm không nên quy định cứng,

luật sư Hải cho rằng để bảo vệ người tiêu dùng

thì có thể quy định buộc CTTC phải giải thích

cặn kẽ, cụ thể với khách hàng về lãi suất, lãi

phạt, phí phạt... Nếu CTTC không chứng minh

được việc đã có giải thích rõ cho khách hàng

thì xử phạt CTTC.

20% là lãi suất trong mơ

Mức trần này quá thấp để ngân hàng và các

CTTC có thể bù trừ được rủi ro tín dụng khi cho

vay tiêu dùng. Tính rủi ro càng cao thì lãi suất

sẽ càng cao.

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân

hàng

Tập đoàn nước ngoài sẽ tham gia

Một số tổ chức, tập đoàn nước ngoài có kinh

nghiệm trong cho vay tiêu dùng đang xúc tiến

việc thành lập CTTC chuyên cho vay tiêu dùng.

(Theo cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng)

Nhìn mặt mà... bắt lãi

Đại diện một CTTC cho biết khách hàng vay

tiêu dùng thường ít có năng lực tài chính hoặc

tài sản đảm bảo, dẫn đến rủi ro không thu hồi

nợ được. Vì vậy mức lãi suất thỏa thuận là bao

nhiêu còn phụ thuộc rất nhiều vào hồ sơ năng

lực tài chính và lịch sử tín dụng của khách

hàng.

Ngừng bảo hộ ngân hàng yếu kém

(CafeF) - Trong các phiên thảo luận về kinh tế -

xã hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đang

diễn ra, Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành lần

lượt gợi mở hướng đi xem xét thí điểm cho phá

sản ngân hàng yếu kém.

Quan điểm đưa ra là Nhà nước không thể bảo

hộ, bảo vệ những ngân hàng hoạt động yếu

kém mãi được.

“Khơi trong” hệ thống ngân hàng

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, ý

tưởng không tiếp tục bảo hộ những ngân hàng

yếu kém là phù hợp, một mặt sẽ làm cho hệ

thống ngân hàng thêm khỏe mạnh, mặt khác sẽ

xử lý nợ xấu tốt hơn. Bởi hiện nay, vẫn còn rất

nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) yếu

kém đang tồn tại.

Theo báo cáo tình hình kinh tế 9 tháng năm

2016 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia,

tỷ lệ nợ xấu của các TCTD hiện dưới 3%, tuy

nhiên nợ xấu phân bố không đồng đều, tập

trung chủ yếu tại 19 TCTD yếu kém, chiếm

55,1% tổng nợ xấu hệ thống. Cũng theo báo

cáo trên, lãi dự thu của hệ thống TCTD cao,

tăng 17,2% so với cuối năm 2015, tập trung tại

một số TCTD yếu kém (trong đó lãi dự thu của

9 TCTD chiếm 61,7% tổng lãi dự thu toàn hệ

thống, điều này cũng gây tiềm ẩn nợ xấu).

Chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín cho rằng,

với 19 TCTD hiện có lượng nợ xấu tập trung lớn

và 9 TCTD có quy mô lãi dự thu lớn thì thật sự

đang gây nhiều bất ổn cho hệ thống các TCTD

Page 27: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

27 | P a g e

tại Việt Nam và cần có hướng xử lý mới hiệu

quả hơn. Đây cũng là lí do giai đoạn 2016 -

2020, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) là tiếp tục đẩy mạnh xử lý sở hữu chéo,

nhằm lành mạnh hệ thống. Đồng thời, các ngân

hàng phải nâng cao năng lực tài chính để cạnh

tranh trên thị trường, nếu không sẽ phải thực

hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại (M&A).

Như vậy trong thời gian tới, ngân hàng nhỏ, yếu

kém về năng lực tài chính, cũng như nợ xấu

tăng, không chỉ không tránh khỏi việc sáp nhập,

hợp nhất mà sẽ còn bị cho phá sản, thay vì

được Nhà nước mua lại với giá 0 đồng như

trước đây.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế,

động thái này có nghĩa là đã đến lúc Nhà nước

chấm dứt sự bảo hộ để đi vào giai đoạn mang

tính chất kinh tế thị trường một cách thực chất,

đó là bất cứ thành phần kinh tế yếu kém nào, kể

cả ngân hàng, cũng sẽ bị loại khỏi “sân chơi”.

Tất nhiên, phá sản như thế nào để không tạo

thành hiệu ứng “domino”.

Bảo đảm quyền lợi người gửi tiền

Tuy nhiên, việc thí điểm cho phá sản chưa thể

thực hiện ngay mà đó chỉ là xu hướng sẽ thực

hiện trong tương lai bởi tất cả cần phải dựa trên

quyền lợi của người gửi tiền. Theo TS Bùi

Quang Tín, với tập quán kinh tế Việt Nam và

trong điều kiện hệ thống pháp luật về phá sản

chưa hoàn thiện, việc “khai tử” một doanh

nghiệp đã khó, giải thể một ngân hàng còn khó

hơn thế nhiều lần. Theo quy định, một ngân

hàng ra đời phải được Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) cấp phép sau quá trình thẩm định

nghiêm ngặt. Và quá trình cho phá sản sẽ phải

thận trọng không kém bởi còn liên quan tới

quyền lợi của cổ đông, người gửi tiền... và đặc

biệt là sự an toàn của cả hệ thống. Theo đó, để

làm được điều này, cần chuẩn bị rất nhiều bước

đi, như minh bạch hóa thông tin, tăng cường

truyền thông, chuẩn bị quy trình pháp lý...

Theo đề xuất của TS Bùi Quang Tín, nên tăng

hạn mức trả tiền bảo hiểm, đây là một phần

không thể thiếu trong tổng thể giải pháp chính

sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) nhằm bảo vệ tốt

hơn quyền lợi của người gửi tiền, tạo tâm lý yên

tâm, qua đó hạn chế tình trạng rút tiền hàng loạt

khi có thông tin về ngân hàng phá sản trong thời

gian tới. Có thể thấy, tại Đông Nam Á, hầu hết

các quốc gia đã nâng hạn mức BHTG hoặc

chuyển sang chi trả không giới hạn. Trong số

các quốc gia có hệ thống BHTG chính thức và

công khai tại Đông Nam Á, chỉ có Lào và Việt

Nam không tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm

trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia tài

chính ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng

cần nâng mức chi trả BHTG lên ít nhất 200 triệu

đồng/tài khoản thay vì 50 triệu đồng/tài khoản

như hiện nay. Cùng với đó, cần có quy định về

quỹ dự phòng bắt buộc các ngân hàng phải

đóng góp vào, để khi tài sản của ngân hàng

không đủ để trả tiền cho khách hàng thì Chính

phủ có thể trích một phần từ quỹ này để xử lý

khủng hoảng.

Thực tế cho thấy, các khoản nợ xấu được giấu

thành nợ tốt để không trích lập dự phòng đã

đành nhưng với các khoản nợ xấu không thể

che giấu thì các ngân hàng vẫn tìm mọi cách để

trích lập dự phòng thấp hơn quy định. Việc

không minh bạch trong trích lập dự phòng từ

các khoản nợ xấu sẽ làm cho tình hình tài chính

của các ngân hàng yếu kém càng trở nên phức

tạp và sẽ làm cản trở quá trình thanh lọc các

ngân hàng này ra khỏi hệ thống thông qua con

đường phá sản thời gian tới, từ đó ảnh hưởng

xấu đến việc phân chia tài sản cho người gửi

tiền theo quy định.

“Do đó, việc sớm điều chỉnh hạn mức trả tiền

bảo hiểm phù hợp với tình hình phát triển kinh

tế - xã hội ở Việt Nam không những bảo vệ tốt

hơn quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền,

tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân

hàng mà còn khuyến khích người dân gửi tiền

nhàn rỗi, giúp các ngân hàng huy động được tối

đa nguồn lực cho đầu tư phát triển và hạn chế

tình trạng tín dụng đen”, TS Tín nhấn mạnh.

Page 28: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

28 | P a g e

BAC A BANK khai trương Chi

nhánh Bắc Giang

Sáng 01/11/2016, Ngân hàng TMCP Bắc Á

(BAC A BANK) long trọng tổ chức lễ khai trương

Chi nhánh Bắc Giang tại địa chỉ số 233 Lê Lợi,

P.Hoàng Văn Thu, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc

Giang. Đến tham dự Lễ khai trương BAC A

BANK Chi nhánh Bắc Giang có sự hiện diện của

bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Bắc Giang; bà Tô Thị Hậu – Giám đốc Ngân

hàng Nhà nước tỉnh Bắc Giang, đại diện chính

quyền địa phương, đông đảo quý khách hàng

doanh nghiệp, quý khách hàng thân thiết, ban

lãnh đạo BAC A BANK, lãnh đạo các chi nhánh

cũng như toàn thể CBNV Chi nhánh Bắc Giang.

Bắc Giang là một trong những tỉnh nằm trong

vùng kinh tế Đông Bắc, nhiều tiềm năng trong

phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các

tỉnh thành phố trong khu vực, là điểm đến hấp

dẫn của nhiều ngân hàng TMCP, trong đó có

Ngân hàng TMCP Bắc Á. Ngay sau khi được

ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở chi

nhánh tại đây, HĐQT và Ban lãnh đạo Ngân

hàng TMCP Bắc Á đã chỉ đạo rất sát sao để

hôm nay BAC A BANK chính thức có mặt tại

Bắc Giang, nâng số lượng ngân hàng đang

hoạt động tại đây lên con số 14.

Đại diện UBND tỉnh Bắc Giang, Ngân hàng Nhà

nước, Ban điều hành BAC A BANK cùng lãnh

đạo chi nhánh cắt băng khai trương chi nhánh

Bắc Giang.

Phát biểu tại buổi lễ khai trương, ông Đặng

Trung Dũng - Phó Tổng Giám đốc thường trực

Ngân hàng TMCP Bắc Á cho biết: “Cùng với tư

duy xây dựng một mô hình ngân hàng thân

thiện - hiện đại, BAC A BANK đã và đang khai

thác triệt để khả năng phát triển mạng lưới, mở

rộng hệ thống điểm giao dịch để hoàn thiện dịch

vụ khách hàng. Chúng tôi ý thức sâu sắc về cơ

hội củng cố hình ảnh thương hiệu của một ngân

hàng đa năng, để mỗi điểm giao dịch đều sẽ trở

thành điểm đến tin cậy của đông đảo khách

hàng. Với việc khai trương chi nhánh tại Bắc

Giang, chúng tôi mong muốn đưa thương hiệu

BAC A BANK đến gần hơn cộng đồng dân cư,

khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,

đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Bắc Giang".

Ông Đặng Trung Dũng – Phó Tổng Giám đốc

thường trực BAC A BANK phát biểu

Chúc mừng lễ khai trương Chi nhánh Bắc

Giang, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Bắc Giang cam kết sẽ cùng lãnh đạo

UBND tỉnh, các Sở Ban Ngành tại địa phương

tạo điều kiện thuận lợi nhất trong kinh doanh để

các tổ chức tín dụng, trong đó có BAC A BANK

có thể phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh.

UBND tỉnh Bắc Giang đặt niềm tin và sự kì vọng

vào sự phát triển của BAC A BANK Chi nhánh

Page 29: ố 113 - baca-bank.vn  113... · PDF filetrong so sánh trên, ... HDBank cũng bắt đầu nâng cao, ... và sự chủ động tích lũy bề dày quan hệ khách

29 | P a g e

Bắc Giang sẽ có sự đóng góp mạnh mẽ vào

phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Chủ tich UBND

tỉnh Bắc Giang phát biểu.

Cũng tại lễ khai trương chi nhánh mới, bà Tô

Thị Hậu – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Bắc Giang chúc mừng BAC A BANK tham gia

thị trường ngân hàng cùng với 13 ngân hàng

khác đã có mặt trên địa bàn tỉnh. Bà Tô Thị Hậu

chi sẻ về sự cạnh tranh trong bình đẳng và gắn

bó “như trong một nhà” vì mục đích chung phát

triển kinh tế địa phương và quốc gia giữa các

ngân hàng tại địa phương và tin tưởng đó là tín

hiệu tốt chào đón sự tham gia của BAC A BANK

tại Bắc Giang. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước

cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang giúp đỡ tạo

điều kiện cho sự phát triển và hoạt động của

Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Bà Tô Thị Hậu – Giám đốc Ngân hàng Nhà

nước tỉnh Bắc Giang phát biểu.

Nhận lẵng hoa chúc mừng của UBND tỉnh Bắc

Giang, ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc

BAC A BANK Chi nhánh Bắc Giang đã cảm ơn

sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng

Nhà nước, lãnh đạo Chính quyền địa phương,

Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng

như sự quan tâm, ủng hộ của các quý khách

hàng. Thay mặt cán bộ, nhân viên chi nhánh,

ông Nguyễn Thành Trung chia sẻ: “Tọa lạc ở vị

trí giao thông thuận tiện, với hệ thống sản phẩm

dịch vụ toàn diện, dịch vụ khách hàng chuyên

nghiệp cùng thái độ cầu thị, tinh thần làm việc

nhiệt huyết của toàn thể cán bộ nhân viên, BAC

A BANK - Chi nhánh Bắc Giang chắc chắn sẽ

đáp ứng tối đa nhu cầu của cộng đồng dân cư

nơi đây với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

tiện ích, thuận tiện, nhanh chóng”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Chủ tich UBND

tỉnh Bắc Giang tặng hoa lãnh đạo Chi nhánh

Bắc Giang

Nhân dịp khai trương, hàng trăm phần quà hấp

dẫn sẽ dành cho các khách hàng đầu tiên đến

giao dịch tại BAC A BANK chi nhánh Bắc

Giang.

CBNV BAC A BANK Chi nhánh Bắc Giang