Ọ Ện chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh · 2019-05-23 · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc...

27
HC VIN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THC CÔNG DÂN VI VIC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYN XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM HIN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Chnghĩa duy vật bin chng và Chnghĩa duy vật lch sMã s: 62 22 03 02 HÀ NỘI - 2019

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

7 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LƯƠNG NGỌC

Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62 22 03 02

HÀ NỘI - 2019

Page 2: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS. Trần Thành

2. PGS, TS. Lê Thị Thanh Hà

Phản biện 1: ...........................................................

...........................................................

Phản biện 2: ...........................................................

...........................................................

Phản biện 3: ...........................................................

...........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án

cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào ngày...... tháng...... năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia;

- Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Page 3: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đến nay đã đạt được

những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có quá

trình mở rộng và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Trong đó, điều rất

quan trọng là mỗi người dân ý thức đầy đủ về vai trò làm chủ của mình, tham

gia tích cực, chủ động vào quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, trong đó bao

hàm cả trách nhiệm xây dựng nhà nước. Nói cách khác, phát huy vai trò của

ý thức công dân (YTCD) chính là một trong những điều kiện quan trọng của

việc hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung ở

Việt Nam hiện nay và mục tiêu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(NNPQ) nói riêng.

Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994,

Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đưa ra quan điểm xây dựng NNPQ. Nội

dung này tiếp tục được nhấn mạnh nhiều lần qua Hội nghị Trung ương (TW)

8 khóa VII, Hội nghị TW3 khóa VIII và các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng. Đặc biệt, vấn đề xây dựng NNPQ xã hội

chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân đã trở thành một trong tám đặc

trưng của CNXH mà Việt Nam đang xây dựng với mục tiêu là:

Thứ nhất, xây dựng NNPQ XHCN nhằm hướng tới của một xã hội tiến

bộ, văn minh, gắn liền với phát huy quyền dân chủ của công dân, phù hợp

với xu thế vận động, phát triển, tiến bộ của nhân loại.

Thứ hai, xây dựng NNPQ XHCN phải khẳng định hiến pháp và pháp luật

giữ vị trí tối thượng, tất cả mọi người, mọi tổ chức phải tôn trọng pháp luật, bộ

máy nhà nước chịu sự ràng buộc của chính pháp luật do nhà nước tạo ra, quy

định rõ trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân, công dân với nhà nước.

Để xây dựng thành công NNPQ XHCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố,

trong đó, đặc biệt phải kể đến vai trò quan trọng của công dân - với vị thế đặc

biệt của mình, vừa là chủ thể nhưng cũng đồng thời là đối tượng quản lý của

nhà nước. Tự bản thân nhà nước cùng với thể chế và thiết chế của nó không

thể tự mình xây dựng NNPQ XHCN, mà bắt buộc phải có nhân tố công dân

Page 4: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

2

trong nhà nước, công dân của nhà nước đó. Vì vậy, xây dựng NNPQ XHCN

phải đề cập tới vị trí, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của công dân và việc

thực hiện nó trong thực tế, bởi: (i) Công dân là chủ thể quan trọng cùng với

nhà nước xây dựng nên Hiến pháp, pháp luật của quốc gia; (ii) Công dân là

người thực thi Hiến pháp, pháp luật; (iii) Công dân là chủ thể đóng vai trò

quyết định trong việc quyền lực nhà nước được thực thi trong thực tế. Điều

đó đòi hỏi một sự nhận thức đầy đủ, trách nhiệm cao và những hành động cụ

thể, công dân phát huy tốt quyền làm chủ để đóng góp vào quá trình xây

dựng NNPQ XHCN. Trong đó, YTCD với tư cách là một bộ phận của ý thức

xã hội đóng vai trò quan trọng, thông qua những hành vi cụ thể, tác động tới

nhà nước và quá trình xây dựng NNPQ XHCN.

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu

là cơ bản, thì những bất cập, hạn chế đang tồn tại, nảy sinh những lực cản, khó

khăn mới trên con đường tiến tới hoàn thiện NNPQ XHCN. Trong đó, trình độ

dân trí của một bộ phận công dân còn thấp, nhất là ý thức về quyền và nghĩa

vụ của công dân trong mối quan hệ với nhà nước còn hạn chế, công dân chưa

thực sự chủ động tham gia xây dựng nhà nước. Chưa tạo ra sự gắn kết phát

triển của cá nhân công dân với nhiệm vụ xây dựng nhà nước và sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng NNPQ

XHCN. Chính vì vậy, nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa YTCD với xây dựng

NNPQ và trên cơ sở đó nghiên cứu, phân tích, tìm ra hướng giải pháp phát

huy vai trò của YTCD đối với việc xây dựng NNPQ XHCN là một trong

những nhiệm vụ cần thiết hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn chủ đề

“Ý thức công dân với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng ý thức công dân

trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam những năm qua, luận án

đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của YTCD trong xây

dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Page 5: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

3

2.2. Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện mục tiêu, đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

- Phân tích những vấn đề lý luận về YTCD, vấn đề xây dựng NNPQ

XHCN Việt Nam; vai trò của YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN ở nước

ta hiện nay.

- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò

YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta những năm qua.

- Đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò YTCD

trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu vai trò của YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN Việt

Nam từ năm 1994 đến nay, khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm xây

dựng NNPQ tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật

của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về nhà nước, pháp luật, ý thức

pháp luật, YTCD. Đồng thời, luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá

trị khoa học của một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội

dung của luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án sử dụng

phương pháp cụ thể như lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp

hệ thống, phương pháp đối chiếu, so sánh, xử lý số liệu để thực hiện mục tiêu

và nhiệm vụ mà đề tài luận án đặt ra.

Page 6: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

4

5. Những đóng góp khoa học của luận án

- Góp phần nghiên cứu sâu thêm về khái niệm, đặc điểm của YTCD, mối

quan hệ giữa YTCD với NNPQ và vai trò của nó đối với quá trình xây dựng

NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.

- Góp phần chỉ ra thành tựu và hạn chế của YTCD trong việc xây dựng

NNPQ XHCN Việt Nam những năm qua.

- Đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò YTCD

trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án góp phần cung cấp thêm một số cơ sở lý luận cho việc nghiên

cứu vấn đề ý thức xã hội, YTCD trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN.

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu và

giảng dạy một số chuyên đề triết học phần chủ nghĩa duy vật lịch sử.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học đã công bố,

phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 13 tiết.

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Vấn đề YTCD và tác động của nó đến việc xây dựng NNPQ đã nhận

được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong nước, ngoài nước dưới

các góc độ khác nhau, lĩnh vực khác nhau, nghiên cứu sinh xin được khái

quát, tóm tắt như sau:

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ Ý

THỨC CÔNG DÂN, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC

CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về ý thức công dân

Nhiều tác giả đã đề cập thẳng vào YTCD, làm toát lên vai trò của công dân

trong việc xây dựng nhà nước và nhà nước đó quay lại phục vụ chính họ. Công

dân ý thức được việc mình làm, thấy được trách nhiệm của mình trong đó và

nhận được kết quả cho mình hay dưới cái nhìn là ý thức cộng đồng, ý thức dân

Page 7: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

5

tộc, ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ý thức chính trị - YTCD là nhận

thức về chính mình trước cộng đồng, đóng góp cho cộng đồng, vì quê hương, vì

sự tồn tại và phát triển đất nước (Johan Sandahl, A.A.Akramov, Tong

Huasheng, Trần Văn Phòng, Ngô Thị Nụ, Phạm Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc,

Trần Văn Bính và cộng sự); là trách nhiệm tham gia vào các hoạt động kinh tế,

chính trị, hành chính, dân sự, môi trường, chất lượng cuộc sống, công dân phải

sáng suốt, tích cực để tham gia bảo vệ pháp luật, bảo vệ cộng đồng, YTCD là

sự dấn thân vì cái chung, vì xã hội (Jenifer Shelf, Phạm Thị Hương, Nguyễn

Hữu Khiển); là tính tích cực chính trị để thúc đẩy sự phát triển của công dân và

cộng đồng (Nguyễn Thị Kim Hoa). Bên cạnh đó, một số tác giả tiếp cận trên

phương diện ý thức pháp luật và sự cần thiết phải nâng cao ý thức pháp luật của

nhân dân trong bối cảnh phát triển đất nước ngày nay (Đào Duy Tấn). Tất cả

những quan điểm, đánh giá, phân tích của các nhà khoa học có điểm chung là

đều khẳng định công dân với ý thức của mình, trách nhiệm của mình không chỉ

tỏ thái độ và hành động vì lợi ích cá nhân mà cao hơn thế, luôn hướng tới lợi

ích của cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc, là sự kết hợp hài hòa giữa cái riêng

và cái chung, giữa suy nghĩ, thái độ và hành vi, hành động.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền:

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin không đặt ra cho mình

nhiệm vụ (xét thấy chưa cần thiết vào lúc đó) là nêu những quan điểm trực

tiếp về một NNPQ dành cho giai cấp vô sản khi họ giành được chính quyền,

mà nhiệm vụ trước mắt của các ông là giúp cho giai cấp vô sản cách mạng

hiểu rõ và có định hướng, mục tiêu, con đường, cách thức đấu tranh cách

mạng đúng đắn để xóa bỏ bóc lột, áp bức, bất công để tiến tới xây dựng xã hội

cộng sản. Nhưng, bằng việc phân tích, lột tả cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra

trong quốc hội Pháp giữa các phe phái là những lực lượng đại diện cho các

giai tầng, nhóm lợi ích trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, C.Mác đã sử dụng

những thuật ngữ như “quyền lực nhà nước”, “vấn đề ủy quyền, phân quyền,

tập quyền”, “kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống”, “chế độ phổ thông đầu phiếu

là kết quả của ý chí chủ quyền nhân dân”, “ban hành đạo luật”, “cơ sở pháp lý

của pháp luật”, “quyền lập pháp, quyền hành pháp, chế độ cộng hòa”, v.v...

cho thấy ông hoàn toàn nắm rõ vấn đề nhà nước nói chung và NNPQ tư sản.

Page 8: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

6

Nhà tư tưởng thời kỳ La Mã Marcus Tullius Cicero (106-43 TCN) đã

viết: “Chức năng của một quan chức nhà nước là điều hành cũng như ban

hành các chỉ thị công bằng, hữu ích và đúng luật. Quả thật, có thể nói một

cách đúng đắn là: quan chức là luật pháp biết nói, còn luật pháp là quan chức

lặng thầm”. Nhà tư tưởng theo trường phái tự do người Pháp Claude Frederic

Bastiat (1801-1850) đã viết: “Nếu luật pháp không được tôn trọng, ở một

mức độ nhất định nào đó, thì xã hội không thể tồn tại được. Biện pháp an

toàn nhất làm cho người ta tôn trọng luật pháp là làm cho luật pháp đáng

được tôn trọng”.

A.V.Dicey (1835-1922) nhà lập pháp nổi tiếng người Anh khi nghiên

cứu và đề cập tới NNPQ, ông đã chỉ ra 8 đặc trưng cơ bản của NNPQ. Về

sau, Joseph Raz (sinh năm 1939) nhà triết học chính trị, đạo đức và luật pháp

đã bổ sung thêm 5 đặc trưng nữa.

Trong bài diễn thuyết có tựa đề “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ

nghĩa”, nhà yêu nước Phan Chu Trinh đã nêu bật mong muốn xây dựng Hiến

pháp và một nhà nước dân chủ, ông nhấn mạnh: “Trong nước có Hiến pháp,

ai cũng phải tôn trọng Hiến pháp, cái quyền của Chính phủ cũng bởi Hiến

pháp quy định cho, lười biếng không được mà dẫu có muốn áp chế cũng

không chỗ nào thò ra được. Vả lại khi có điều gì vi phạm đến pháp luật thì

người nào cũng như người nào, từ ông Tổng thống cho đến một người nhà

quê cũng chịu theo pháp luật như nhau”.

Hai tác giả Trương Đăng Thanh, Trương Thị Hòa trong cuốn sách Tư

tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã khái quát, hệ thống hóa các

luồng tư tưởng lập hiến trong giai đoạn đầu nước ta chuyển mình từ một

nước quân chủ phong kiến, thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập theo

chính thể cộng hòa, từ một nền pháp luật cổ truyền không có hiến pháp đến

sự ra đời của Hiến pháp năm 1946.

Các tác giả Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn trong cuốn sách Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý

luận và thực tiễn đã tổng hợp trong lịch sử tư tưởng nhân loại về học thuyết

NNPQ của phương Tây và phương Đông, quan điểm của chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật XHCN, nêu lên

Page 9: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

7

những đặc trưng của NNPQ XHCN Việt Nam, phân tích một số yếu tố quy

định, chi phối quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam và đề ra một số

phương hướng, giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Đây là

công trình nghiên cứu với các nội dung khá toàn diện, công phu, hệ thống về

vấn đề NNPQ nói chung và NNPQ XHCN Việt Nam nói riêng.

Trong cuốn Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc

đổi mới của Việt Nam, tác giả Lê Hữu Nghĩa đã cho rằng, “một thời kỳ dài

chúng ta nhận thức không đúng về nhà nước pháp quyền.... Về sau, Đảng

Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ra rằng, nhà nước pháp quyền không phải

là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội cũng phải thực hiện

nhà nước pháp quyền”. Tuy không đề cập trực tiếp đến mối quan hệ giữa

YTCD với quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, nhưng những

phương hướng lớn được tác giả nêu lên đều gián tiếp tác động tới YTCD,

thúc đẩy YTCD, đó là quan tâm trước tiên tới vấn đề nâng cao nhận thức và

phát huy dân chủ.

1.1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan tới vai trò của công

dân, ý thức công dân trong xây dựng nhà nước

Trong tác phẩm “Nền dân trị Mỹ” Alexis de Tocqueville (1805-1859)

đã tổng kết, luận giải nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới vấn đề tổ chức

quyền lực nhà nước, trong đó đề cập nhiều tới vai trò của người dân, ông

nhấn mạnh: “Nhân dân được can thiệp vào các việc công ích, tự do bỏ phiếu

về thuế khóa, trách nhiệm của các quan chức, tự do cá nhân và việc xử án bởi

hội đồng xét xử, là những điều được xác định trong luật mà không cần bàn

cãi và đều được thực thi”. Tác giả David Held trong Các mô hình quản lý

nhà nước hiện đại (Models of Democracy) trình bày xuyên suốt tác phẩm

phản ảnh tinh thần, thái độ, ý thức tham gia của công dân vào đời sống chính

trị, tham gia xây dựng nhà nước.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ Ý THỨC

CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Các công trình khoa học trên các phương diện khác nhau, với những đối

tượng nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình

xây dựng NNPQ, xây dựng lối sống theo pháp luật. Chẳng hạn, nói về những

Page 10: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

8

yếu kém, hạn chế của ý thức pháp luật (YTPL) của người dân chưa đáp ứng

yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Dưới góc độ mối

quan hệ giữa YTPL với dân chủ, nhiều tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của tình

trạng YTPL của công dân chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện dân chủ ở

nông thôn hiện nay hay chưa thực sự biết sử dụng và phát huy quyền dân chủ

của mình (Lê Xuân Huy, Phạm Hữu Nghị, Tô Văn Đồng, Hoàng Chí Bảo).

Các tác giả khác đề cập tới vấn đề công dân còn nặng lòng với lệ làng, chưa

quen với phép nước, thái độ tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật còn

thấp, người dân sống tự do theo kiểu của mình mà không cần biết đến luật

pháp (Đào Duy Tấn, Trần Quang Nhiếp). Ở một khía cạnh khác, các tác giả

nhận thấy chưa có sự tranh thủ ý kiến của nhân dân trong quá trình ban hành

các văn bản quy phạm pháp luật hay quản lý xã hội, nguyên nhân bao gồm từ

phía nhà nước và từ phía công dân, chưa có sự minh bạch, công khai từ phía

nhà nước (Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Minh Đức, Đoàn Minh Huấn) v.v..

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ GIẢI

PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ Ý THỨC CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Các học giả, các nhà khoa học trên cơ sở nghiên cứu và cách tiếp cận

của mình với mong muốn xây dựng NNPQ mà ở đó nhân dân là người chủ

thực sự, quyền lực nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân một cách tối đa,

pháp luật được tôn trọng tuyệt đối. Chẳng hạn, sách Chủ nghĩa lập hiến hiện

đại ở Việt Nam: Những thành tựu và các vấn đề đang đặt ra trong Hiến

pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Đào Trí Úc, Tác giả Trần

Thành trong cuốn Vấn đề dân chủ và dân chủ hóa đời sống xã hội - lịch sử

và hiện đại, sách Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của tác giả Mai Thị Thanh, bài viết Nhà

nước pháp quyền, xã hội dân sự với vấn đề quyền và nghĩa vụ công dân của

tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, bài viết Một số giải pháp thực hành dân chủ

trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, bài viết Xây dựng nhà nước pháp

quyền, phát huy dân chủ trực tiếp cho nhân dân, nâng cao phản biện xã hội

theo quy định của Hiến pháp 2013 của tác giả Võ Trí Hảo, bài viết Tư tưởng

Page 11: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

9

thượng tôn pháp luật trong văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay của tác giả

Nguyễn Ngọc Hà, tác giả Cao Thu Hằng với bài Tăng cường đồng thuận xã

hội ở Việt Nam hiện nay v.v... Các công trình khoa học đều nêu ra phương

hướng chung cũng như một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò công

dân, YTCD (trên các phương diện khác nhau) trong tiến trình xây dựng NNPQ

và phát triển đất nước. Chẳng hạn, yêu cầu một sự phát triển đồng bộ, toàn

diện từ thể chất tới đạo đức, pháp luật và trách nhiệm công dân để phát triển

con người toàn diện hay đề xuất gia tăng sự can dự trực tiếp của công dân vào

công việc của chính quyền, phát huy dân chủ trực tiếp ở cơ sở (Nguyễn Trọng

Chuẩn, Đào Trí Úc, Trần Thành, Đỗ Hương Giang, Phan Thị Thùy Trâm,

Nguyễn Quang Anh); việc bảo vệ Hiến pháp có ảnh hưởng quan trọng tới

YTCD (Võ Trí Hảo) hay sự đồng thuận xã hội trong nhân dân để cùng nhau

phát triển kinh tế, để chống lại cái ác, giữ gìn kỷ cương xã hội và để phát huy

dân chủ, công bằng xã hội, giáo dục dân chủ, giáo dục quyền con người với ý

thức trách nhiệm công dân (Phạm Thị Ngọc Trầm, Hoàng Chí Bảo, Cao Thu

Hằng); và nhấn mạnh tới giáo dục YTCD cho thế hệ trẻ (Nguyễn Tuế).

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ LÀM

SÁNG TỎ THÊM

Nhiều công trình nghiên cứu chưa tập trung vào vấn đề mối quan hệ và

tác động của YTCD trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN. Chính vì vậy,

nhiệm vụ của luận án là góp phần làm rõ hơn về YTCD và chỉ ra vai trò của

YTCD tới quá trình xây dựng NNPQ trong giai đoạn hiện nay, nhất là về xây

dựng thể chế, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Qua đó, nhận diện những

vấn đề còn bất cập, là hạn chế, là những lực cản. Từ đó đề xuất một số giải

pháp nhằm phát huy vai trò YTCD trong (phục vụ cho) xây dựng NNPQ

XHCN Việt Nam hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài dưới giác độ khoa học

khác nhau (triết học, luật học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, sử học...)

đã phân tích, đánh giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề YTCD,

Page 12: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

10

NNPQ, đến vị trí, vai trò, tầm quan trọng của YTCD tới sự phát triển xã hội,

vì sự thịnh vượng của quốc gia dân tộc. Các công trình nghiên cứu cũng đã

chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng ý thức của người dân còn hạn chế

và những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của công

dân. Tuy nhiên, khái niệm YTCD, sự hình thành, đặc điểm, kết cấu và phân

tích vấn đề YTCD đặt trong mối quan hệ tác động tới quá trình xây dựng

NNPQ thì chưa được bàn sâu. Do đó, việc nghiên cứu YTCD và phát huy vai

trò của nó trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam có ý nghĩa cả

về lý luận và thực tiễn.

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ Ý THỨC CÔNG DÂN VÀ

VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, KẾT CẤU CỦA Ý THỨC CÔNG DÂN

2.1.1. Khái niệm

Sự ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã đưa người dân đến vị

thế Công dân. Khác với thần dân, công dân chỉ xuất hiện và tồn tại theo đúng

nghĩa của nó trong xã hội dân chủ, nhà nước dân chủ.

Công dân là khái niệm dùng để chỉ cá nhân thuộc về một nhà nước nhất

định mà người đó mang quốc tịch, trong đó xác lập mối quan hệ gắn bó,

thống nhất về quyền và nghĩa vụ cơ bản giữa nhà nước và công dân.

Ý thức công dân vừa bao hàm sự nhận thức (tri thức), vừa bao hàm sự ý

thức trách nhiệm với nhiệm vụ, nghĩa vụ, với bổn phận của mỗi công dân

(tình cảm, thái độ, ý chí). Khi đã nói tới ý thức là nói tới sự phản ánh của

công dân về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công dân trong thời đại lịch sử - xã

hội đó, đồng thời thấy được tính độc lập, sáng tạo của công dân trong xây

dựng, phát triển xã hội nói chung và nhà nước nói riêng.

Trên phương diện chính trị học, YTCD thể hiện ra là nhận thức về quyền

dân chủ, là ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân đối với sự tồn tại và

phát triển của đất nước thông qua việc tham gia vào các hoạt động chính trị.

Page 13: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

11

Trên phương diện luật học, YTCD biểu hiện ra là sự nhận thức hướng

tới thực thi đầy đủ quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận và

bảo đảm thực hiện trong Hiến pháp và pháp luật, bao gồm cả những điều

được phép làm và những điều pháp luật không cấm.

Trên phương diện triết học, ý thức công dân phản ánh trình độ nhận

thức, hiểu biết, tình cảm, thái độ, ý chí của công dân về quyền, nghĩa vụ và

trách nhiệm của công dân trong mối quan hệ với nhà nước, xã hội, cộng

đồng và Tổ quốc.

2.1.2. Đặc điểm, kết cấu của ý thức công dân

2.1.2.1. Đặc điểm của ý thức công dân

Thứ nhất, YTCD phản ánh quyền và nghĩa vụ công dân trong điều kiện

lịch sử - xã hội công dân sinh sống. Nó ra đời gắn liền với sự hình thành, tồn

tại và phát triển của nhà nước dân chủ.

Thứ hai, YTCD có tính sáng tạo trong việc xây dựng, thực hiện quyền

và nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Điều đó thể hiện ra bên ngoài thông

qua sự tự giác trong nhận thức, tính tự nguyện tuân thủ trong thực hiện các

quy định, nhất là các quy định của pháp luật và tính chủ động, trách nhiệm

đóng góp ý kiến xây dựng nhà nước và pháp luật.

Thứ ba, YTCD là sự tổng hợp hòa quyện, đan xen, gắn bó chặt chẽ giữa

YTCD của từng cá nhân công dân với ý thức công dân xã hội.

Thứ tư, YTCD phản ánh mối tương quan về lợi ích giữa các giai cấp,

tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

2.1.2.2. Kết cấu ý thức công dân

Tri thức: Tri thức công dân là sản phẩm của thời đại và gắn liền với việc

hình thành, hoàn thiện nhà nước NNPQ. Tri thức của công dân hiện nay đang

tiếp tục được nâng cao cùng với quá trình xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN.

Tình cảm: Mọi suy nghĩ, hành động xuất phát từ bên trong nội tâm của

công dân và thể hiện ra bên ngoài thông qua tính tự giác trong nhận thức,

giáo dục và tính tự nguyện tuân thủ, thực hiện các quy định. Công dân luôn

chủ động, trách nhiệm, thực hiện trọn vẹn trách nhiệm, bổn phận công dân

đối với Tổ quốc và đó là những hạt nhân, những viên gạch xây dựng một

Nhà nước XHCN đích thực và một xã hội pháp quyền vững mạnh.

Page 14: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

12

Ý chí: Mỗi cá nhân công dân phải tìm hiểu rõ và sử dụng đúng đắn, đầy

đủ quyền của mình, biết cách đấu tranh để quyền của mình được tôn trọng,

được bảo đảm thực hiện. Đồng thời, có ý thức trách nhiệm cao, kiên định,

quyết tâm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trước nhà nước và cộng đồng xã

hội. Bên cạnh đó, còn thể hiện sự dũng cảm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải,

bảo vệ người yếu thế trong xã hội, bảo vệ nhà nước, bảo vệ pháp luật.

2.2. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM - NỘI DUNG VÀ ĐẶC TRƯNG

2.2.1. Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

2.2.1.1. Khái niệm

Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, ở

đó có sự đảm bảo và thừa nhận tính tối cao của pháp luật; bao hàm việc xác

định rõ ràng quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với hệ thống pháp luật

đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, bảo

đảm trong thực tế quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân, thể hiện

mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và ngược lại.

2.2.1.2. Nội dung

Xuất phát từ thực tế và đòi hỏi của cách mạng Việt Nam, nhiều văn kiện

của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng” là một nhiệm vụ có tính

chiến lược và xuyên suốt (Đại hội IX). Đặc biệt, đến năm 2001, vấn đề xây

dựng NNPQ được chính thức ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp lý cao

nhất - Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung).

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, bao gồm:

Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành

của nhà nước; Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa

phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì dân phục vụ,

kiến tạo phát triển; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình

độ, trách nhiệm, trong sạch, chuyên nghiệp.

2.2.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của quá trình xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ nhất, gắn liền với việc tạo dựng cơ sở kinh tế của NNPQ XHCN ở

Việt Nam là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Page 15: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

13

Thứ hai, cơ sở chính trị của NNPQ XHCN là chế độ dân chủ nhất

nguyên diễn ra trong điều kiện đảng cộng sản lãnh đạo.

Thứ ba, cơ sở xã hội của NNPQ XHCN là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ tư, gắn liền với hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ

nhận thức và tinh thần thượng tôn pháp luật cho mọi công dân.

Thứ năm, gắn liền với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,

trong đó nhà nước tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước

quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn như là một phần của xây dựng NNPQ

trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa.

2.3. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ

NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA Ý THỨC CÔNG DÂN

2.3.1. Vai trò của ý thức công dân trong tham gia xây dựng Hiến

pháp, hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật và cơ chế vận hành của nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Công dân tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật gắn chặt với quá trình

sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật của công dân.

Chúng không tách rời nhau, biệt lập nhau, mà trái lại, hai quá trình đó biện

chứng với nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau.

Trong hoạt động góp ý, xây dựng Hiến pháp và hoàn thiện hệ thống

pháp luật.

Trong hoạt động tham gia phản biện chính sách của nhà nước.

Trong hoạt động tham gia hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước.

2.3.2. Vai trò của ý thức công dân trong việc tham gia hoàn thiện và

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Chính là thúc đẩy công dân tích cực tham gia xây dựng bộ máy nhà

nước thông qua thực hiện hoạt động dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

2.3.3. Vai trò của ý thức công dân trong việc tham gia xây dựng đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Trong hoạt động tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ.

Trong hoạt động tham gia phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Page 16: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

14

2.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò của ý thức

công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Yếu tố lợi ích: Đảm bảo lợi ích của mọi công dân là động lực mạnh mẽ

của quá trình nâng cao tính tích cực của công dân, trong đó, quan tâm đến lợi

ích vật chất, lợi ích tinh thần.

Yếu tố môi trường dân chủ và năng lực thực hành dân chủ

Yếu tố tâm lý sản xuất nhỏ

Tiểu kết chương 2

Từ thân phận nô lệ, thần dân vươn tới danh vị công dân trong xã hội dân

chủ là cuộc đấu tranh không mệt mỏi để giành được sự tôn trọng, để thực

hiện quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Cách mạng Việt Nam

thành công, nước Việt Nam dân chủ kiểu mới ra đời, chính thức trao danh vị

công dân cho nhân dân. Điều đó đã phản ánh ý thức, trách nhiệm công dân

ngày một nâng cao, tiến bộ và phát triển nhất là về tri thức của công dân, tình

cảm công dân, bản lĩnh, ý chí công dân. Song song với đó, công dân đoàn

kết, thống nhất cùng nhau tạo dựng những cơ chế bảo đảm thực thi các quyền

cơ bản của mình trong xã hội hiện đại và hình thức ưu việt hơn cả là NNPQ,

nhất là NNPQ XHCN.

Gắn với quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, cho thấy mối quan

hệ tác động qua lại giữa YTCD và NNPQ, trong đó vai trò của YTCD đối với

quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ Việt Nam XHCN là rất quan trọng.

YTCD tác động trực tiếp trên cả ba phương diện là hệ thống thể chế, tổ chức

bộ máy và đội ngũ cán bộ để tiến tới có một NNPQ XHCN Việt Nam thực sự

của dân, do dân và vì dân. Điều đó có ý nghĩa to lớn, góp phần vào thành

công của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Page 17: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

15

Chương 3

Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC

TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. THỰC TRẠNG Ý THỨC CÔNG DÂN TRONG THAM GIA XÂY

DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NHỮNG

NĂM QUA

3.1.1. Những mặt tích cực của ý thức công dân trong việc tham gia

xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa những năm qua

3.1.1.1. Ý thức công dân trong xây dựng Hiến pháp, hoàn thiện thể

chế, hệ thống pháp luật và cơ chế vận hành của nhà nước

Một là, công dân tham gia ngày càng đông đảo vào việc góp ý kiến xây

dựng Hiến pháp, hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó và quan trọng không kém

là tham gia góp ý cho các văn kiện chính trị của Đảng. Tiêu biểu gần đây

nhất là cuộc vận động toàn dân đóng góp xây dựng Hiến pháp năm 2013.

Hai là, công dân đóng góp ý kiến ngày càng có trách nhiệm, mang tính

xây dựng vì sự phát triển của quốc gia, vì chất lượng, tính khả thi của Hiến

pháp, hệ thống pháp luật trong cuộc sống.

Ba là, công dân nêu những đề xuất, sáng kiến mới, những cách làm hay

trong quá trình xây dựng pháp luật.

3.1.1.2. Ý thức công dân trong xây dựng, hoàn thiện tổ chức, nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Công dân tham gia xây dựng tổ chức, bộ máy nhà nước. Dưới hình thức

dân chủ gián tiếp, công dân tham gia bầu cử, tìm kiếm, lựa chọn người đại

biểu cho mình làm việc tại cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và

HĐND các cấp. Điểm tích cực của việc thực hiện dân chủ gián tiếp ở nước ta

so với bầu cử tại nhiều nước trên thế giới là, tỷ lệ công dân tham gia bầu cử ở

nước ta rất cao, thậm chí gần đạt con số tuyệt đối.

Công dân tham gia hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động

của bộ máy nhà nước.

Page 18: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

16

Công dân tham gia trực tiếp cùng bộ máy chính quyền cơ sở trong quá

trình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.1.1.3. Ý thức công dân trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức nhà nước

Thứ nhất, mọi công dân sẵn sàng phát huy dân chủ trực tiếp, hưởng ứng

chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc bầu trực tiếp một số chức danh ở cơ sở.

Thứ hai, công dân tích cực tham gia vào quá trình giám sát, kiểm soát

hoạt động thực thi công vụ.

Thứ ba, công dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tệ nạn tham

nhũng, quan liêu, lãng phí.

3.1.2. Những mặt hạn chế của ý thức công dân trong quá trình xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa Việt Nam những năm qua

3.1.2.1. Hạn chế trong tham gia xây dựng Hiến pháp, hoàn thiện pháp

luật và cơ chế vận hành của nhà nước

Thứ nhất, chất lượng ý kiến của công dân đóng góp vào các văn kiện

chính trị - pháp lý của đất nước chưa cao.

Thứ hai, YTCD thể hiện ra trong quá trình đóng góp còn thiếu tính xây

dựng, đôi khi chủ yếu mang tính phê phán, tính phản biện chưa cao, chưa

khoa học, chưa đúng đắn và phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Thứ ba, về phía các cơ quan nhà nước, một bộ phận cán bộ chưa tạo điều

kiện tốt nhất để phát huy vai trò YTCD trong việc tham gia đóng góp ý kiến.

3.1.2.2. Hạn chế trong tham gia xây dựng, hoàn thiện tổ chức, nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Trong hoạt động tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và hoạt động lập

pháp. Một bộ phận công dân còn thờ ơ, ý thức chính trị không cao, vô cảm,

biểu hiện rõ ở việc người dân tham gia bầu cử.

Đối với hoạt động hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả của bộ

máy nhà nước. Hoạt động tham gia đóng góp của công dân đối với hoạt động

của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp còn hạn chế.

Trong các hoạt động tham gia trực tiếp cùng chính quyền nhà nước cấp

cơ sở cũng còn nhiều tồn tại. Một bộ phận cơ quan, tổ chức, nhân viên công

Page 19: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

17

quyền cố tình bưng bít thông tin, quy trình, thủ tục, sự việc, hoạt động của

chính quyền, thậm chí cố tình che giấu sai phạm trước dân và cấp trên, v.v...

3.1.2.3. Hạn chế trong tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức nhà nước

Đề án thí điểm dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND phường, xã, kể cả đối

với một số chức danh lãnh đạo cấp huyện đã được Quốc hội ra nghị quyết

tạm gác lại để nghiên cứu tiếp cho thật thấu đáo.

Đối với vấn đề thực thi công vụ. Quá trình tham gia giám sát hoạt động

thực thi công vụ của công dân còn nhiều hạn chế.

Công dân chỉ có thể đóng góp ý kiến vào việc xây dựng những bộ tiêu

chí, tiêu chuẩn cán bộ chứ không thể trực tiếp tham gia vào các khâu tuyển

chọn, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Công dân phát huy tính tích cực tham gia phối hợp với các cơ quan nhà

nước giám sát, phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhưng hiệu quả chưa cao.

3.2. VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ Ý THỨC

CÔNG DÂN THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Vấn đề đặt ra từ việc phát huy vai trò ý thức công dân tham

gia xây dựng Hiến pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế vận

hành của nhà nước

Một là, đất nước đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng. Trong

khi đó, tình trạng các văn bản pháp lý thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn,

các quy định, thủ tục thường bị đánh giá là không theo kịp, là cản trở sự phát

triển, không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hai là, tình trạng coi nhẹ, đùn đẩy trách nhiệm hay cản trở trong quá

trình xây dựng chính sách, pháp luật của một số cơ quan nhà nước vẫn diễn

ra dù đã được nêu tên, nhắc nhở, phê bình.

Ba là, các hình thức, cơ chế huy động trí tuệ toàn dân trong việc tham

gia đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật khá đa

dạng nhưng còn có những hạn chế nhất định, lại được tổ chức chưa tốt, chưa

hiệu quả.

Page 20: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

18

Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết lập không gian

tương tác giữa công dân và Nhà nước còn bất cập, mỗi nơi làm một kiểu, dẫn

tới không tương thích về nền tảng công nghệ, không ăn khớp, liên thông giữa

các cơ quan trung ương với cơ quan địa phương, giữa các địa phương với

nhau và giữa các cơ quan trung ương với nhau.

Năm là, nhận thức, hiểu biết của công dân về tầm quan trọng của việc

xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn thấp, hiểu biết pháp luật không

cao, một bộ phận người dân còn thờ ơ, không quan tâm đến xây dựng nhà

nước, xây dựng pháp luật, coi đó là việc riêng của chính quyền.

3.2.2. Vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò ý thức công dân

tham gia xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

tổ chức bộ máy nhà nước

Một là, công dân thiếu thông tin về nhà nước, hoạt động của cơ quan nhà

nước, dẫn tới việc đóng góp xây dựng nhà nước còn nhiều bất cập.

Hai là, vẫn còn những hiện tượng mà nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao

đã cảnh báo như “trên bảo dưới không nghe”, “trống đánh xuôi, kèn thổi

ngược”, “trên dải thảm, dưới dải đinh”, “trên làm, dưới làm, ở giữa không

làm gì”, “trên nóng, dưới lạnh”, v.v.. làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào

thực tâm và hành động của chính quyền địa phương.

Ba là, tình trạng nóng vội, mỗi nơi làm một kiểu, dẫn tới không thống

nhất về tên gọi, về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy.

Bốn là, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” gắn với

các hoạt động xây dựng chính quyền cấp cơ sở dù được nghe nhiều, nói

nhiều, nhưng thực hiện đầy đủ và thực chất thì chưa được bao nhiêu.

3.2.3. Vấn đề đặt ra từ việc phát huy vai trò ý thức công dân tham

gia xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Khắc phục triệt để tàn dư của tư tưởng, phong cách gia trưởng phong

kiến của một bộ phận cán bộ với tâm lý bề trên, ban phát lợi ích cho dân, vẫn

quan niệm rằng dân là đối tượng quản lý chứ không phải là đối tượng được

phục vụ, chỉ cần thực hiện tốt chức năng quản lý để công dân phục tùng nhà

nước, phục tùng pháp luật là đủ, mà không nhận thức sâu sắc “dân là chủ”,

phải thực thi quyền hạn, trách nhiệm được giao để “dân làm chủ”.

Page 21: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

19

Kiên quyết chống tham nhũng, quan liêu của cán bộ chính quyền các

cấp, tính cục bộ địa phương trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công

chức, viên chức.

Cơ chế bảo vệ công dân khi họ đứng ra tổ cáo những sai phạm, hành vi

tham nhũng, lãng phí, lạm quyền, lộng quyền của một bộ phận cán bộ, công

chức, viên chức cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và thực hiện nghiêm túc.

Ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ công dân

trong giám sát cán bộ, công chức, viên chức.

Tiểu kết chương 3

Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam, chúng

ta gặp phải nhiều thách thức buộc phải giải quyết một cách đồng bộ, nhất

quán. Không thể có nhà nước pháp quyền XHCN nếu không thực sự có một

xã hội dân chủ, nếu không thực hiện dân chủ hóa một cách sâu rộng và thực

chất. Pháp luật không đầy đủ, không khả thi, không chặt chẽ, không thống

nhất và đồng bộ, thì việc đặt ra mục tiêu xây dựng NNPQ sẽ mãi chỉ nằm

trên giấy hoặc nó sẽ dẫn dắt chúng ta đi chệch mục tiêu. Mộ bộ máy nhà

nước trì trệ, quan liêu, hoạt động thiếu hiệu quả, một đội ngũ cán bộ, công

chức làm việc thiếu chuyên nghiệp, cửa quyền cũng là những trở ngại lớn

trong việc tạo điều kiện để YTCD phát huy vai trò trong xây dựng NNPQ

XHCN. Nhận rõ những thành tựu, hạn chế và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại

cần phải giải quyết là những hoạt động hết sức quan trọng, để từ đó lựa chọn

những giải pháp thích hợp.

Page 22: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

20

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ Ý THỨC CÔNG

DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Xây dựng NNPQ XHCN ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh,

cần phải có sự cố gắng và quyết tâm từ hai phía: công dân và nhà nước. Xuất

phát từ vai trò, thực trạng vai trò YTCD, để phát huy vai trò của YTCD trong

quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, cần thiết phải thực hiện một số

giải pháp cơ bản sau:

4.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIẢI QUYẾT HÀI HÒA MỐI

QUAN HỆ GIỮA QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN

4.1.1. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là tạo dựng cơ

sở kinh tế, cơ sở vật chất cho YTCD phát triển. Thông qua phát triển kinh tế,

kích thích mọi công dân trong xã hội phải nâng cao hiểu biết của mình, phải

tỏ tường các quy luật thị trường, phải nắm vững các quy định pháp luật để

mọi hành xử phải dựa trên pháp luật.

4.1.2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích

tập thể, lợi ích xã hội để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và

nâng cao trách nhiệm của cá nhân công dân

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa ba loại lợi ích cơ bản trong xã hội

là giải pháp quan trọng góp phần phát huy vai trò của YTCD. Không hy

sinh lợi ích cá nhân mà trái lại phải quan tâm một cách thỏa đáng tới lợi ích

cá nhân; không vi phạm lợi ích tập thể mà phải tạo ra sự công bằng trong

tập thể, đồng thuận và là một phần trong tập thể; không vì sự ích kỷ cá nhân

mà quên mất lợi ích xã hội. Bởi vì, chính lợi ích xã hội góp phần tạo nên

những giá trị làm cho cá nhân tỏa sáng, thúc đẩy hành vi tích cực, tiến bộ

của công dân.

4.1.3. Quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, tổ chức,

nhất là đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn trách nhiệm với quyền lợi

Sự phát triển của trách nhiệm cá nhân là một trong những nhân tố quan

trọng góp phần xác lập và bảo vệ lợi ích xã hội, đồng thời, góp phần vào sự

Page 23: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

21

phát triển trách nhiệm cho cả cộng đồng, xã hội. Sự tham gia tích cực và

rộng rãi của mỗi người dân, mỗi cá nhân vào đời sống kinh tế, chính trị, xã

hội không chỉ khẳng định quyền (tự do) của họ, mà còn đòi hỏi một tinh

thần trách nhiệm cao hơn. Quyền lợi và trách nhiệm luôn tương xứng với

nhau, vị trí càng cao, công việc càng phức tạp thì quyền lợi nhiều và trách

nhiệm càng lớn.

4.2. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

4.2.1. Xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, khả thi

Tính phổ biến của pháp luật cũng đồng thời thể hiện ra là công cụ hữu

hiệu để YTCD biểu hiện trong hành động. Nếu thừa nhận xã hội vận động

phát triển không ngừng, thì số lượng luật càng nhiều, chất lượng ngày càng

được nâng lên bao nhiêu, nền tảng pháp lý cho sự vận động đó càng vững

chắc bấy nhiêu, và do đó, YTCD càng được bộc lộ một cách đúng đắn, chân

thực, tích cực.

4.2.2. Tạo lập nhiều kênh tương tác giữa cơ quan nhà nước với công

dân trong quá trình xây dựng pháp luật

Công dân ngày càng tương tác với nhà nước với mật độ dày hơn, cường

độ cao hơn là chỉ dấu của một xã hội dân chủ phát triển. Trong bối cảnh xây

dựng NNPQ XHCN thì biểu hiện phổ biến nhất chính là tương tác trong hoạt

động xây dựng pháp luật. Chính vì thế, Nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện

cơ chế, đơn giản hóa thủ tục tiếp xúc và thiết lập nhiều phương thức giao tiếp

với công dân, tạo điều kiện để công dân có cơ hội thể hiện trách nhiệm, trí

tuệ, ý thức của mình đối với nhà nước, góp phần xây dựng nhà nước.

4.2.3. Đổi mới, sắp xếp bộ máy nhà nước và hoàn thiện các cơ chế,

thiết chế phát huy dân chủ

Việc tinh gọn bộ máy nhà nước giúp cho việc tương tác với công dân

được tập trung hơn, thuận lợi hơn, trực tiếp hơn. Khi có sự việc liên quan tới

chính quyền hoặc cần sự hỗ trợ của nhà nước, thay vì phải đến nhiều cơ

quan, “nhiều cửa”, “nhiều trụ sở”, “nhiều người có thẩm quyền trách nhiệm”

thì công dân chỉ phải tiếp xúc với “một cửa”, một đầu mối giải quyết vấn đề,

giúp tiết kiệm thời gian, giảm sự phiền hà với công dân.

Page 24: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

22

4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

nhà nước

Trước tiên đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được nâng cao nhận

thức về vai trò, vị trí lãnh đạo, ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển của

đất nước, xã hội, cộng đồng. Đội ngũ này phải là những người nêu gương

trước công dân, bởi vì, họ nắm giữ những cương vị trọng yếu, có vai trò dẫn

dắt, định hướng cho quần chúng nhân dân, phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về

năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, về lý luận chính trị, nâng cao nhận

thức về vai trò, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, hiểu biết và thực thi

pháp luật.

4.3. NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

4.3.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết về Hiến pháp, pháp

luật, quyền và nghĩa vụ công dân

Căn cứ vào đặc điểm từng đối tượng công dân về năng lực, tâm lý,

phong cách, địa phương để có những nội dung tuyên truyền, giáo dục, bồi

dưỡng, phổ biến kiến thức phù hợp, từ đó thúc đẩy ý thức trách nhiệm của

công dân đối với Tổ quốc, đối với Nhà nước, với cộng đồng xã hội và với

bản thân họ.

4.3.2. Bồi dưỡng niềm tin cho công dân

Bồi dưỡng niềm tin cho công dân bao gồm: niềm tin chính trị, niềm tin

pháp luật, niềm tin đạo đức - văn hóa, v.v.. trong đó đặc biệt quan tâm tới

niềm tin chính trị và niềm tin pháp luật. Từ đó, YTCD sẽ tự động chuyển hóa

thành lý tưởng, được mô hình hóa để chỉ đạo hành vi ứng xử, hành động của

công dân trong đời sống xã hội.

4.3.3. Phát huy tính tích cực của cá nhân công dân và lôi cuốn công

dân hăng hái tham gia xây dựng nhà nước

Khuyến khích và có cơ chế tạo điều kiện để công dân suy nghĩ tích cực

và hành động tích cực, hơn nữa, lan tỏa điều tích cực đó đến cộng đồng. Trên

cơ sở đó, vận dụng nhiều phương thức để lôi cuốn công dân nhiệt tình tham

gia xây dựng nhà nước.

Page 25: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

23

4.3.4. Xây dựng môi trường xã hội văn minh

Tiến tới xã hội văn minh là tạo lập không gian để mọi công dân được tự

do biểu đạt ý kiến, quan điểm, hành động theo luật và hình thành văn hóa

thượng tôn pháp luật. Tất cả mọi hành vi, ứng xử của công dân phải được

bảo đảm thực hiện trong môi trường thực sự bình đẳng, được định chuẩn bởi

pháp luật, kết hợp với những giá trị đạo đức tốt đẹp.

Tiểu kết chương 4

Xây dựng NNPQ XHCN ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh,

cần phải có sự cố gắng và quyết tâm từ hai phía: công dân và nhà nước. Xuất

phát từ vai trò, thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò YTCD,

để phát huy hơn nữa vai trò của YTCD trong quá trình xây dựng NNPQ

XHCN Việt Nam, chúng ta cần thiết phải thực hiện một số giải pháp cơ bản

với trọng tâm chính và trước hết là xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN làm nền tảng, là điều kiện để xây dựng NNPQ XHCN của dân,

do dân, vì dân. Trong đó, phải chú trọng kết hợp hài hòa và giải quyết đúng

đắn mối quan hệ giữa các lợi ích nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển kinh

tế - xã hội, động lực để các cá nhân công dân hành động trên cơ sở định rõ

trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, nhà nước. Bên cạnh đó,

tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách bộ máy nhà nước theo hướng

tinh gọn, hoạt động hiệu quả, vì nhân dân phục vụ với một đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức giỏi giang, chuyên nghiệp, tận tụy cống hiến. Hơn nữa,

phải nâng cao năng lực, trình độ cho công dân, lôi cuốn họ hăng hái tham gia

xây dựng nhà nước, tạo lập môi trường dân chủ, văn minh để mọi công dân

đóng góp sức mình xây dựng thành công NNPQ XHCN Việt Nam.

Page 26: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

24

KẾT LUẬN

Lịch sử loài người vận động, phát triển luôn theo hướng tiến bộ. Từ nhà

nước của thiếu số tới nhà nước của đa số, từ nhà nước chuyên quyền tới nhà

nước pháp quyền. Từ chế độ phi dân chủ tới chế độ dân chủ. Từ thân phận nô

lệ, thần dân tới vị thế công dân, được đảm bảo thực hiện quyền con người,

quyền công dân, v.v... và Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy đó.

Mối quan hệ biện chứng Công dân - Nhà nước biểu hiện ra trong tiến

trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam không thể thiếu vắng sự tác động,

ảnh hưởng của YTCD, tinh thần trách nhiệm công dân trong xây dựng nhà

nước, cộng đồng và xã hội. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải giải quyết như:

cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách nền hành chính, tinh gọn bộ máy nhà

nước và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu vận hành một NNPQ

XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Vì thế, phát huy vai trò của YTCD với việc xây dựng và hoàn thiện

NNPQ XHCN chính là góp phần vào quá trình giải quyết các vấn đề, các

thách thức đặt ra. Bằng cách thực hiện một cách đồng bộ một số giải pháp

liên quan tới phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao nhận

thức về vấn đề dân chủ, bồi dưỡng niềm tin cho công dân, hoàn thiện hệ

thống pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, chính trị, hiểu biết, năng lực ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức, xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy, các thiết chế, cơ chế phù hợp

và giải quyết bài toán lợi ích gắn liền với ý thức trách nhiệm của cá nhân

công dân... chính là nhằm phát huy thật tốt vai trò của YTCD. Trên cơ sở ấy,

chắc chắn quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam hiện

nay và trong thời gian tới sẽ thành công./.

Page 27: Ọ ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH · 2019-05-23 · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Lương Ngọc (2015), “Nâng cao ý thức pháp luật trong xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận

chính trị, (3), tr.87-90.

2. Nguyễn Lương Ngọc, Phan Thị Thu Hằng (2017), “Nâng cao ý thức

công dân góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.102-106.

3. Nguyễn Lương Ngọc, Phan Thị Thu Hằng (2017), “Bàn về sự tồn tại

của đạo đức phổ quát trong kỷ nguyên đa văn hóa”, Tạp chí Lý luận

chính trị, (8), tr.100-105.

4. Nguyễn Lương Ngọc (2018), Tìm hiểu một số quan niệm về pháp quyền

của C.Mác và Ph.Ăngghen”, Bản tin Những vấn đề Triết học và Đời

sống”, (2), tr.11-17.

5. Nguyễn Lương Ngọc (2018), “Quan điểm về nhà nước trong một số tác

phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen”, Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận

chính trị, (5(42), tr.29-33.

6. Lâm Quốc Tuấn, Nguyễn Lương Ngọc (2018), “Tư tưởng của C.Mác về

vai trò của lý luận đối với chính đảng của giai cấp vô sản và ý nghĩa đối

với phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu

Hội thảo quốc tế “Di sản tư tưởng của Các Mác và ý nghĩa thời đại”,

tr.367-tr.371.