Ời thiÊng nhẠc thÁnh sỐ 04 lỄ ĐỨc maria mẸ thiÊn...

7
1 CHƯƠNG TRÌNH LI THIÊNG NHC THÁNH S04 LĐỨC MARIA MTHIÊN CHÚA PHN I SUY NIM LI CHÚA LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA (Lc 2, 15- 20) “Họ hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ...” 1/ Mục đồng là những người nghèo khó, bé nhtrước xã hội nhưng lại rt gn gũi, thân thương với Thiên Chúa, Tin Mng Chúa Cu Thế đến được báo cho hđầu tiên: “Ta báo cho các ngươi Tin Mng cthể, cũng là Tin Mng cho toàn dân: hôm nay, trong thành Đavit, Đấng Cu Thế đã ra đời” (Lc 2, 10- 11). 2/ Htin li sthần và “hi htới nơi” theo dấu hiu SThần đã báo... Họ đã gặp được Chúa Hài Đồng, Đức Mvà Thánh cGiuse... 3/ Gia cnh nghèo quá! không nhà không ca, chẳng có giường chiếu, không có nôi cho con, phải dùng “Máng c”. Có lẽ không có gia đình nào nghèo đến thế! 4/ Được nghe, được thy... htin ngay và hiu li báo cho h. Hca tng Chúa và kli cho mọi người nhng gì mt thy tai nghe... Tt cnhững người nghe đều ngc nhiên và ca tng Chúa... 5/ Còn Đức Mthì “Ghi nhtt cnhng sviệc đó và suy niệm trong lòng”... Nhng bài hc rút ra: a/ Sng tinh thn nghèo khó và quyết tâm tìm Chúa thì Chúa cho gp ngay (như các mục đồng). b/ Phi thành tâm vâng theo li SThn chdn. Ngày nay vn không thiếu SThn” là các thừa tác viên ca Giáo Hội: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe h” (Lc 16, 29). c/ Smng loan bao Tin Mng mọi nơi và bằng mi cách... nht là bằng đời

Upload: others

Post on 18-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04 LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN …hienlinh.org/weeklysongs/pdf/ChaTriet/Tailieu2019/LoithiengNhacthanh_4.pdfsống thánh thiện, bác ái, công

1

CHƯƠNG TRÌNH

LỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04

LỄ ĐỨC MARIA – MẸ THIÊN CHÚA

PHẦN I

SUY NIỆM LỜI CHÚA

LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA (Lc 2, 15- 20)

“Họ hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse

và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ...”

1/ Mục đồng là những người nghèo khó, bé nhỏ trước xã hội nhưng lại rất gần

gũi, thân thương với Thiên Chúa, Tin Mừng Chúa Cứu Thế đến được báo cho họ đầu

tiên: “Ta báo cho các ngươi Tin Mừng cả thể, cũng là Tin Mừng cho toàn dân:

hôm nay, trong thành Đavit, Đấng Cứu Thế đã ra đời” (Lc 2, 10- 11).

2/ Họ tin lời sứ thần và “hối hả tới nơi” theo dấu hiệu Sứ Thần đã báo... Họ đã

gặp được Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ và Thánh cả Giuse...

3/ Gia cảnh nghèo quá! không nhà không cửa, chẳng có giường chiếu, không

có nôi cho con, phải dùng “Máng cỏ”. Có lẽ không có gia đình nào nghèo đến thế!

4/ Được nghe, được thấy... họ tin ngay và hiểu lời báo cho họ. Họ ca tụng

Chúa và kể lại cho mọi người những gì mắt thấy tai nghe... Tất cả những người

nghe đều ngạc nhiên và ca tụng Chúa...

5/ Còn Đức Mẹ thì “Ghi nhớ tất cả những sự việc đó và suy niệm trong

lòng”...

Những bài học rút ra:

a/ Sống tinh thần nghèo khó và quyết tâm tìm Chúa thì Chúa cho gặp ngay

(như các mục đồng).

b/ Phải thành tâm vâng theo lời Sứ Thần chỉ dẫn. Ngày nay vẫn không thiếu

“Sứ Thần” là các thừa tác viên của Giáo Hội: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri,

chúng hãy nghe họ” (Lc 16, 29).

c/ Sứ mạng loan bao Tin Mừng mọi nơi và bằng mọi cách... nhất là bằng đời

Page 2: ỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04 LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN …hienlinh.org/weeklysongs/pdf/ChaTriet/Tailieu2019/LoithiengNhacthanh_4.pdfsống thánh thiện, bác ái, công

2

sống thánh thiện, bác ái, công bình...

d/ Mẫu gương cầu nguyện và suy niệm của Đức Maria cần được noi theo để

luôn kết hợp với Chúa như “cành nho liền cây”.

***********

Xin Mẹ dạy chúng con những bài học trên. Amen.

“Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng, hôm qua, hôm nay và ngày

mai...” (Mi Trầm).

PHẦN 2

THÁNH NHẠC LÀ THÀNH PHẦN CỦA BỘ MÔN ÂM NHẠC

Âm nhạc được định nghĩa là môn học có tính nghệ thuật, nghiên cứu việc sử dụng

âm thanh qua các ký hiệu để diễn tả tình cảm, tư tưởng, nhằm thỏa mãn thính giác

và giáo dục con người.

Âm nhạc đã có từ xa xưa, có thể nói nó xuất hiện cùng với con người… Qua dòng

thời gian, âm nhạc phát triển theo nhiều hướng với những sắc thái riêng. Nói khác

đi, mỗi dân mỗi miền có nền âm nhạc khác nhau, riêng nền âm nhạc Tây phương

phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới cho đến nay. Tác giả

Thụy Kha đã quả quyết: “Âm nhạc bác học Tây phương là một phát minh vĩ đại của

loài người.” (Báo Kiến Thức Ngày Nay số 813 ngày 10/3/2013, trang 10) Cần phải

xác định ngay Âm nhạc Tây phương có nguồn gốc từ nhà thờ Thiên Chúa Giáo.

Theo truyền thống Thánh Kinh thời vua Đavit (1000 năm trước Công nguyên) dân

Do Thái đã biết ca hát, dùng các nhạc cụ để tấu nhạc tôn vinh Thiên Chúa.

- “Vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ

Cùng tung hô theo điệu hát cung đàn.” (Tv 94, 1 – 2)

- “Ca tụng Chúa đi, rập theo tiếng tù và,

Ca tụng Người họa tiếng cầm tiếng sắt.

Ca tụng Chúa bằng vũ điệu trống đưa,

Ca tụng Người với cung đàn nhịp sáo.

Ca tụng Chúa đi với chũm chọe vang rền,

Ca tụng Người cùng thanh la inh ỏi.” (Tv 150, 3 – 5)

Cho tới nay, chúng ta chưa biết thang âm tối cổ đó như thế nào, chỉ biết sau khi

Giáo hội Công giáo ra đời những Thánh ca vẫn được sử dụng kèm theo những lễ

nghi Phụng vụ.

Nhạc nhà thờ phát triển mạnh từ năm 200 đến năm 1300. Thời kỳ đầu, các nốt nhạc

được ghi bằng mẫu tự A B C D E F G vào đầu thế kỷ 11. (1025) Tu sĩ Công giáo,

Page 3: ỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04 LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN …hienlinh.org/weeklysongs/pdf/ChaTriet/Tailieu2019/LoithiengNhacthanh_4.pdfsống thánh thiện, bác ái, công

3

thầy Guido (quê ở Arezzo 995 – 1050) thuộc tu viện Pompose miền Toscane nước

Ý, đã lấy các chữ đầu của bài Thánh Thi trong lễ kính Sinh nhật thánh Gioan Tẩy

Giả thay thế cho các tên nốt nhạc A B C…

Bài Thánh ca đó như sau:

Ut queant laxis – Ressonare fibris – Mira gestorum – Famulituorum – Solve polluti

– Labii reatum – Sancte Joannes

Tạm dịch: Lạy thánh Gioan, xin thanh tẩy đôi môi con khỏi mọi điều nhơ nhớp để

các tôi tớ Ngài cất cao lời ca ngợi những kỳ công Ngài đã thực hiện.

Guido đã lấy 7 chữ đầu mỗi cụm từ làm thành thang âm Ut Re Mi Fa Sol La Si (chữ

“j” viết như chữ “i”)

Lưu ý “Ut” khó đọc, sau này đổi thành Đô, 7 nốt này được ghi trên khuông nhạc 4

hàng kẻ song song.

Đây là khởi đầu của Âm nhạc bác học Tây phương, phát triển rực rỡ trên toàn thế

giới tới nay và còn mãi mãi. Đóng góp của Giáo hội Công giáo cho nền văn minh

văn hóa thế giới lớn chừng nào.

LỄ ĐỨC MARIA – MẸ THIÊN CHÚA (01/01)

TẾT DƯƠNG LỊCH – CẦU CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Bài ca Nhập lễ ............................................................................................... trang 04

Bài ca Hiệp lễ ............................................................................................... trang 06

PHẦN 3: VUI CƯỜI

Nguồn gốc Con trai 05 tuổi hỏi bố:

- Bố ơi, người ta bởi đâu mà ra?

- Người ta do Chúa dựng nên.

- Thế sao con hỏi mẹ, mẹ lại bảo người ta bởi khỉ mà ra?

- Ơ thì mẹ nói về dòng dõi của mẹ, còn bố nói về dòng dõi của bố, con hiểu

chưa!

Page 4: ỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04 LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN …hienlinh.org/weeklysongs/pdf/ChaTriet/Tailieu2019/LoithiengNhacthanh_4.pdfsống thánh thiện, bác ái, công

4

Page 5: ỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04 LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN …hienlinh.org/weeklysongs/pdf/ChaTriet/Tailieu2019/LoithiengNhacthanh_4.pdfsống thánh thiện, bác ái, công

5

Page 6: ỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04 LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN …hienlinh.org/weeklysongs/pdf/ChaTriet/Tailieu2019/LoithiengNhacthanh_4.pdfsống thánh thiện, bác ái, công

6

Page 7: ỜI THIÊNG NHẠC THÁNH SỐ 04 LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN …hienlinh.org/weeklysongs/pdf/ChaTriet/Tailieu2019/LoithiengNhacthanh_4.pdfsống thánh thiện, bác ái, công

7