p san phÁp luÂn · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng...

100

Upload: others

Post on 01-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng
Page 2: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng
Page 3: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

ảnh bìa: Thầy Tuệ Sỹ dạy Câu-xá luận (Phạn-Hán-Anh đối chiếu)

tại Quảng Hương Già-lam, 2006

03 PHẬT PHÁP CĂN BẢN Ba học ■ Thích Đức Thắng

23 GIẢNG LUẬN Tâm ý thức ■ Thích Tuệ Sỹ

28 NGHIÊN CỨU: Những lớp học không trao bằng cấp ■ Pháp Hiền cư sĩ

40 DANH NHÂN: Luật Sư Christ-mas Humphreys... ■ Thích Nguyên Tạng

47 TRUYỀN THÔNG: Các chương trình Video thuyết pháp ■ Minh Thạnh

53 KHÔNG GIAN THƠ Đi vào cõi thơ Bùi Giáng ■ Nhật Uyển

59 TU TẬP: Thiền làm lắng tâm, giúp cơ thể khỏe mạnh ■ Thanh Hòa dịch

64 Giấc mơ ảo ■ Thích Thái Hòa

Trong số này

Trao Đổi Kiến Thức Cơ Bản Phật HọcPL.2550 - DL.2006

31

Số tháng 09 - Bính tuất

TẬP SAN PHÁP LUÂN

Page 4: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

65 TƯỞNG NIỆM Như bông hoa mùa Hạ ■ Diệu Hữu

67 PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ Tình nghĩa Thầy Trò ■ Tâm Minh

75 PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ Chuyện điệu chùa tôi (tt)■ Trung Phong

77 TRUYỆN NGẮN Chuyến đò canh ba ■ Diệu Trân

83 TRUYỆN TRANH: Con khỉ thông minh với ba pháp (tt)■ Phước Tịnh chuyển ngữ

87 SỐNG ĐẠOHoa nở bên hàng giậu■ Nguyễn Duy Nhiên

94 TIN TỨC: Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết pháp tại Buddha Jay-anti, New Delhi, nhân ngày đức Phật Thích-ca nhập diệt

96 Chuyến hoằng pháp của Hòa thượng Tinh Vân tại Ấn Độ

THƠ 07. Diệu Tâm 22. Mặc Không Tử46. Liên Thao86. Tâm Nhiên

NHẠCBài ca đưa đò■ Ng. Hải Hà Lan Phương■ thơ Mật Nghiêm

08 Giá trị vật chất và tâm linh của “những chuyến đò”■ Lam Yên

15 Bậc Thầy của mọi bậc Thầy ■ Khải Tuệ

19 Dành cho con ■ Tịnh Nghiêm

Page 5: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 3

Hành giả học Phật điều kiện đủ là phải học qua ba học Giới-Định-Tuệ

để từ đó hiểu được cốt lõi của sự thực hành tu tập phải đặt nền tảng căn bản từ đâu mà thanh tịnh hóa ba nghiệp thân-khẩu-ý, đưa đến giải thoát tất cả phiền não và đạt an vui tịch tĩnh trong cuộc sống? Ba học này còn gọi là ba thắng học; vì nếu hành giả áp dụng ba học này trong tu tập thì chúng sẽ thắng tất cả phiền não nghiệp có được từ trong vô lượng kiếp chúng ta đã tạo ra nhờ vào việc áp dụng ba học này.

- Cái học thứ nhất về Giới cho chúng ta biết rằng, Giới có khả năng ngăn ngừa, phòng bị, đình chỉ các tác nghiệp ác do thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong khi tu tập Giới. Vì vậy cho nên, đức Đạo sư gọi giới là giới học, Tăng giới học (adhiśīla) hay còn gọi là tăng thượng giới học.

- Cái học thứ hai về Định cho chúng ta biết rằng, Định có khả năng thâu nhiếp mọi tán loạn, lắng sạch tinh thần, loại trừ các tạp niệm; nhờ đó mà hành giả thấy thật tánh ngộ đạo. Vì vậy

Ba HọcTHÍCH ĐỨC THẮNG

PHẬT PHÁP CĂN BẢN

(tisraḥ śikṣāḥ)

GIỚI-ĐỊNH-TUỆ

Page 6: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

4 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP CĂN BẢN

nên, đức Đạo sư gọi là Định học, hay tăng Tâm học (adhicitta), còn gọi Định là tăng ý học, tăng thượng ý học, hay tăng thượng tâm học.

- Cái học thứ ba về Tuệ, cho chúng ta biết rằng, Tuệ có khả năng hiển bày bản tánh, đoạn trừ phiền não, thấy được thật tướng của chư Phật. Vì vậy nên đức Đạo sư gọi Tuệ là tăng Tuệ học (adhiprajñā), hay còn gọi là tăng thượng Tuệ học.

Tiếp theo, chúng tôi sẽ y cứ vào kinh luận để lý giải nội dung cùng ý nghĩa của ba học Giới-Định-Tuệ. Tùy thuộc vào thuộc tính của từng đối tượng mà sự giải thích từng phạm trù của chúng một cách rõ ràng hơn.

I – GIỚI, Sanskrit gọi là Śīla (Pāli: Sīla) dịch âm là Thi-la; ý chỉ cho hành vi, tập quán, tánh cách, đạo đức, cung kính, là một trong Ba học, là một trong Sáu Ba-la-mật hay, là một trong Mười Ba-la-mật. Đó là ý nghĩa được tóm lược ngắn gọn, giúp cho hành giả chúng ta dễ nắm bắt. Còn đứng về mặt ý nghĩa rộng, thì mọi thói quen tập quán thiện ác, đều được gọi là Giới cả, như thói quen tập quán tốt thì gọi là thiện giới hay còn gọi là luật nghi thiện, còn thói

quen tập quán đưa đến phá hoại thì gọi là ác giới hay còn gọi là luật nghi ác. Ở đây, thiện giới còn gọi là tịnh giới, đặc chỉ cho giới qui được chế định cho hai giới xuất gia và tại gia đệ tử của đức Đạo sư. Với công dụng và mục đích của giới quy chế định này là đề phòng những điều phi pháp, đình chỉ những tạo tác ác của thân-khẩu-ý. Theo Bồ-đề tư lương luận 1 thì Thi-la cũng có sự tiếp cận với mười nghĩa như bản tánh, thanh lương, an ổn, an tịnh, tịch diệt, đoan nghiêm, tịnh khiết và tán thán. Trong mười nghĩa này, từ thanh lương trở xuống, là giải thích trở lại tịnh giới. Giới là cơ sở thực tiễn của đạo Phật, nên nó kết hợp với Định học, Tuệ học gọi là Ba học. Hơn nữa, Giới là một trong năm phần pháp thân (giới thân, định thân, tuệ thân, giải thoát thân, giải thoát tri kiến thân); ở đây gọi là Giới thân, giới phẩm, hay giới uẩn (tức chỉ cho nghiệp thân-khẩu vô lậu). Đồng thời theo Phật giáo Đại thừa, Giới cũng là một trong Sáu Ba-la-mật, Mười Ba-la-mật, gọi là Giới Ba-la-mật.

Trong thời kỳ đức Đạo sư còn tại thế, Giới chỉ được đem áp dụng tu tập sau khi Ngài

Page 7: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 5

PHẬT PHÁP CĂN BẢN ☸

thành đạo năm năm; tức là năm năm đầu của thời kỳ hoằng hóa khi mà các đệ tử xuất gia cũng như tại gia của Ngài càng ngày càng trở nên đông đảo, mọi sinh hoạt được biểu hiện qua thân-khẩu của các vị đệ tử nhất là phái xuất gia trở nên phức tạp, khi đó Ngài mới bắt đầu căn cứ vào những tùy phạm mà chế ra Giới, theo thuật ngữ chuyên môn gọi là “Tùy phạm tùy chế”. Còn trước đó, trong vòng năm năm đầu, Tăng chưa đông lắm, hơn nữa thời gian này Tăng sống theo nếp sống “vô sự”, mọi tác nghiệp ác chưa xảy ra nên vấn đề chế giới không được đức Đạo sư đặt ra. Tăng lúc này chỉ sống theo một bài kệ được đức Đạo sư giáo giới với tinh thần khuyến khích nhắc nhở nỗ lực cá nhân trong việc thực hành:

“Các điều ác chớ làmCác điều lành nên làmTự trong sạch ý mìnhĐó lời chư Phật dạy.”(Chư ác mạc tácChúng thiện phụng hànhTự tịnh kỳ ýThị chư Phật giáo).Bài kệ này được gọi là Giới

Kinh. Các Tỳ-kheo vô sự chỉ nỗ lực thực hành đúng bài kệ này thì coi như ba nghiệp thân-

khẩu-ý thanh tịnh, cộng với nếp sống theo pháp Lục hòa nữa nên cuộc sống của Tăng đoàn vào lúc đó luôn thể hiện được mọi sự an lạc trong cuộc sống hay còn gọi là nếp sống “Vô sự”. Đó là nếp sống không có Giới và chưa có luật lệ nào quy định ràng buộc Tăng đoàn. Vì vậy trong thời gian này, giới và luật không được đức Đạo sư đặt thành vấn đề cho cuộc sống. Nhưng kể từ khi chúng xuất gia của Ngài càng ngày càng đông, nếp sống sinh hoạt Tăng chúng trở nên phức tạp, Tăng đoàn Tỳ-kheo bắt đầu phát sinh nếp sống “hữu sự” hay còn gọi là “đa sự”, pháp hữu lậu hiện hữu thì lúc ấy, pháp tùy phạm tùy chế bắt đầu có mặt trong cuộc sống của Tăng đoàn cho cá nhân và tập thể hoàn thiện việc thanh tịnh ba nghiệp thân-khẩu-ý của mình. Đây là giai đoạn bắt đầu cho sự xuất hiện sự khác nhau giữa Giới và Luật được thể hiện qua nếp sống cá nhân và cộng đồng. Giới bảo vệ mọi hành vi cá nhân do thân-khẩu lúc nào cũng trở nên trong sạch trong việc hoàn thiện ba nghiệp cho mỗi người, trong khi Luật là những phép tắc quy định trong việc xử trị và điều hòa cuộc sống sinh hoạt

Page 8: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

6 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP CĂN BẢN

tập thể của chúng Tăng theo một quy củ được đặt ra như các phương pháp Yết-ma, An cư, Bố-tát, Tự tứ, thuyết giới, trị phạt… mà mục đích của nó là làm nhân duyên để hoàn thiện cuộc sống sinh hoạt của tập thể chúng Tăng đem lại an vui lợi lạc cho tập thể.

Theo các nhà Tiểu thừa, có sự khác nhau về giới nam, nữ dành cho hai hàng xuất gia và tại gia như đức Phật đã chế định ra năm giới, tám giới, mười giới, cụ túc giới dành cho hai hàng xuất và tại gia thuộc Tiểu thừa. Còn bên các nhà Đại thừa tuy vẫn áp dụng giới luật của Tiểu thừa trong sinh hoạt tu tập của mình, có cộng thêm Giới Bồ-tát của riêng họ, nhưng giới luật của Tiểu thừa vẫn là pháp tu chính cho các nhà Đại thừa về Luật tạng. Trong phần Giới, đức Đạo sư chia ra làm hai loại: Một là Tánh giới, hai là Già giới. Về Tánh giới, Ngài y cứ vào bản chất của tội nếu là tội ác thì cái tội đó thuộc về Tánh tội và để đối trị lại Tánh tội này đức Phật dùng Tánh giới để ngăn ngừa; ngược lại nếu bản chất của nó chẳng phải là tội ác, nhưng chúng khiến cho mọi người bài báng, hoặc khiến cho tánh tội

người khác khởi lên thì gọi là già giới. Còn nếu ai phạm vào tội ác của già giới thì cũng gọi là già tội.

Như vậy, Tánh giới và Già giới theo sự phân chia của năm giới, tám giới, mười giới, hai trăm năm mươi giới của Tỳ-kheo và ba trăm bốn mươi tám giới của Tỳ-kheo Ni thì giới của bảy chúng đệ tử đức Phật đều có mặt của bốn giới thuộc về Tánh giới đó là: Giới sát sinh, giới trộm cắp, giới dâm dật (tà dâm), giới vọng ngữ, đều thuộc về Tánh giới. Ngoài bốn giới này ra tất cả đều thuộc Già giới. Ở đây chỉ có giới của Tỳ-kheo-ni lên đến Tám giới thuộc về Tánh giới và Bồ-tát giới có mười Tánh giới và 48 Già giới. Nhưng nói chung, bảy chúng đệ tử của đức Phật đều có chung cơ bản bốn giới này. Bốn giới này theo đức Đạo sư thì dù Phật ra đời có chế giới hay không chế giới, chúng luôn luôn vẫn là Tánh giới hay còn gọi là trọng giới, hay chủ giới.

(còn nữa)

Page 9: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 7

CHUYÊN ĐỀ ☸

Đem Phật pháp hoằng khai rộng mởDắt chúng sinh lối trở về nguồnTâm đăng khêu sáng tỏ tườngTrực quang phát huệ dẫn đường trẻ mê Trẻ mê muội chưa về bến giácChuyển tâm kinh chẳng khác con đòĐưa người khuya sớm cần loQua cơn tứ khổ lên tòa liên hoa Liên hoa thắm nở ra trí tuệTạo phước lành không kể nhọc côngGìn lòng như thác nước trongQuên mình vì đạo ước mong trọn đời Trọn đời sống trong lời kinh kệKhuyến người mau thoát bể khổ sầuTu là cõi phúc bấy lâuCó sanh có tử hay đâu lượt mình Lượt mình lấy công bình bác áiĐem nụ cười đổi trái tiếng thanNguyện làm người lái đò ngangĐưa người trở lại Tây phang niết bàn

Đẹp Mãi Những Chuyến Đò

Diệu Tâm

Page 10: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

8 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

Dòng nước cuồn cuộn chảy qua những thác ghềnh, rơi xuống vực sâu thăm thẳm, phát ra tiếng gầm rú, hét rền cả không gian; đến những nơi bằng phẳng nước lững lờ trôi, mái chèo nhè nhẹ đưa như gõ nhịp theo tiếng nhạc du dương khiến không ít lữ khách quên đi những khủng khiếp đã qua và mất cảnh giác với đoạn thác ghềnh kế tiếp. Từng đoạn, từng con nước, sự thay đổi thời tiết, gió mưa, nước lũ thất thường chỉ có người lái đò mới biết rõ nhờ kinh nghiệm từng trải của người đi trước, từ thực tế chèo đò quanh năm suốt tháng chở người từ bến này đến bến nọ.

Giá trị vật chất và tâm linh của “những chuyến đò”

Page 11: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 9

CHUYÊN ĐỀ ☸

Dòng đời, vô minh sinh diệt còn hiểm nguy, khủng khiếp hơn thế nữa. Nếu không có những vị cao minh dẫn dắt, chỉ dạy thì sẽ bị trói buộc, chết chìm, hay chới với trôi dạt giữa bể khổ mênh mông. Ân nghĩa ấy không thể dùng ngôn từ nào diễn tả cho trọn. Do vậy, người viết xin mượn hình ảnh cao đẹp của “những chuyến đò” để tôn vinh công lao của Thầy, Cô (cả tại gia lẫn xuất gia), sống đời dẫn dắt học trò, nhân Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) – ngày Tết Thầy Cô. Đò là phương tiện chuyên

chở hành khách, hàng hóa rất quen thuộc trong lòng người Việt Nam. Mỗi lần đò rời bờ bến này sang một bờ bến khác là có một lượt khách sang sông. Để đến bờ bên kia không bị lạc vì đường xa lạ, không bị chìm vì nước lớn, sóng to, hay vì dòng chảy xiết, đòi hỏi người lái phải có sức lực, kinh nghiệm thì mới có thể vượt qua hiểm nguy đến nơi an ổn. Mỗi ngày, người lái đò chở khách qua lại trên sông đã khắc ghi hình ảnh sinh động cho những ai đã từng đi đò sang sông hay sanh ra và

lớn lên trên mảnh đất thôn dã hiền hòa, bao quanh bởi lũy tre xanh, nằm bên sông dài có bến đò sớm hôm người qua lại. Dẫu dưới cái nắng chang chang hay cơn mưa dầm buốt giá, người lái đò vẫn âm thầm, bền bỉ đưa khách sang sông.

Thời gian chảy xuôi dòng không bao giờ trở lại, chiếc đò cứ mãi qua lại trên sông, như Gs. Nguyễn Khuê, một nhà Nho, một Phật tử, một người thầy mẫu mực của rất nhiều thế hệ sinh viên đã học ở các trường Đại học tại Sài Gòn, đã nói trong tập thơ Trăm năm là cuộc lãng du rằng: “Ông lái đò suốt một đời chở khách, trên sông đưa lớp lớp người qua”. Một đời gắn bó trên sông như vậy không biết “bao lữ khách đi về trên bến vắng, người sang sông có nhớ bến trăng xưa” (Hiếu Nghĩa)?Ở những vùng quê xa xôi

hẻo lánh, phương tiện đi lại khó khăn, trong những ngày nước ròng nước lũ, thầy trò đều đứng đợi ông lái đò lần lượt đưa lớp lớp người qua cho đến khi không còn khách qua sông ông lái một mình ngồi cô quạnh

Page 12: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

10 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

dưới cái rét buốt mưa dầm. Đặc biệt xứ sở miền Trung, mùa mưa lạnh kéo dài mấy tháng liền, thế mà ngày ngày hình bóng ông lái vẫn hiện hữu trên bến sông làm yên dạ bao khách qua đò.

Cũng vậy, tuy không chèo chiếc đò bằng vật chất, nhưng Thầy, Cô dạy học, chèo chiếc đò tri thức dọc ngang bến đời để dẫn bước chúng ta đến vinh quang mà không bị hụt hẫng hay lạc lối. Có cảm nhận được sự gian nan, nỗi vất vả của người lái đò thì mới thấy được hình ảnh cao đẹp của những chuyến đò và giá trị thanh cao của Thầy, Cô đã dạy cho chúng ta từng chữ ở trường:

Từng nét chữ suốt cuộc đời lặng lẽ

Mãi âm thầm như bụi phấn rơi rơi. (Hiếu Nghĩa)

Và “người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy, để em đến bên bờ ước mơ, rồi năm tháng sông dài gió mưa… còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, dẫu đếm hết sao trời

đêm nay, dẫu đếm hết chiếc lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao ghi hết công ơn người thầy”. Thầy, Cô đã vì dạy dỗ cho học trò mà quên thời gian, tuổi tác:

Chợt một hôm soi mình mặt nước

Thấy mái đầu đã tuyết sương pha. (Sđd. Nguyễn Khuê)

Thời gian đã tàn phá hình hài, sức lực của Thầy, Cô nhưng không làm suy yếu tinh thần hy sinh cho hậu học. Thầy Cô hy sinh cuộc đời, không màng vinh hoa phú quý, chỉ chọn cuộc sống thanh bần, truyền trao kiến thức mênh mông như bể rộng sông dài cho hết thế hệ này đến thế hệ khác, từ năm này đến năm khác không quản khó khăn, cực nhọc, chỉ mong sao tất cả học trò đều thành nhân, thành tựu kết quả tốt cho bản thân và hữu ích cho xã hội.Đối với người học trò ở đời,

sự hy sinh ấy quá lớn. Ân tình ấy không bút nào có thể họa nên được, không mực nào có thể diễn tả hết được.

Trong xã hội ngày nay, và trong bất cứ xã hội nào, một số người cũng làm “nhà giáo”, do

Page 13: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 11

CHUYÊN ĐỀ ☸

không cam lòng “an bần” để “thủ đạo” đã buông tay hứng lấy chút bọt nổi danh lợi cỏn con về phục vụ cho những nhu yếu tầm thường của cá nhân đã bỏ quên nếp sống thanh cao của mình, làm hoen mờ khuôn mẫu một nhà mô phạm của xã hội. Mặc dù vậy, tư cách và ý nghĩa cao đẹp thiêng liêng của người làm nghề “nhà giáo”, cái nghề mà nhân loại tôn vinh, không vì thế mà bị ảnh hưởng.

Là người Phật tử, hơn thế nữa là người Tu sĩ Phật giáo, người viết không chỉ có những Thầy, Cô tại gia mà còn có Thầy, Cô xuất gia. Thầy, Cô tại gia dạy cho kiến thức vật chất; còn Thầy, Cô xuất gia truyền trao giới thân huệ mạng, dạy kiến thức tâm linh. Kiến thức vật chất dạy cho học trò dấn thân vào xã hội, còn kiến thức tâm linh giúp hành giả thoát khỏi trói buộc của tham, sân, si, thăng tiến đạo quả.

Từ khi bước chân vào chốn thiền môn, để lại bên ngoài cổng tam quan của tu

viện tất cả những tri thức thế gian, gửi lại sau lưng những buộc ràng của tình thân hữu gia đình, những bước đầu tiên chập chững nơi chốn cửa thiền đều nhờ sự dắt dìu của bậc sư trưởng. Thầy đóng vai trò của một người cha uy nghiêm, một người mẹ hiền từ, một vị thầy dạy chữ nghĩa, ứng xử và một bậc thầy hướng dẫn tâm linh. Thầy là điểm tựa, là bóng cây che mát, là người dẫn đường cho chúng ta trên lộ trình tiến về thánh đạo. Chúng ta tiếp nhận nơi thầy không phải chỉ là sự quan tâm chăm sóc, mà còn hấp thụ nơi thầy vô vàn oai nghi tế hạnh, thẩm thấu từ thầy đạo đức và tư cách của một người xuất gia qua thân giáo, khẩu giáo và ý giáo của người. Đó là bài học vô giá để trên khoảng đường đời về sau, dù đi đâu về đâu, hành trang ấy vẫn theo ta

Page 14: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

12 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

suốt cuộc hành trình.Mỗi vị Thầy đều có những

cách giáo hóa khác nhau đối với hàng đệ tử của mình. Tùy theo cá tính của mỗi người, thầy có lối hành xử khác nhau, đôi khi nhìn vào cách cư xử của Thầy, nhiều người đệ tử lại sanh tâm hơn thua, giận dỗi. Họ có biết đâu thầy đang dùng phương tiện thiện xảo để hướng dẫn cho mỗi căn cơ sai biệt. Thầy luôn dùng lòng nhẫn nại, từ hòa khiêm tốn để sách tấn môn đệ. Hạnh nguyện của Thầy là làm sao cho mỗi đệ tử trở nên người hữu dụng. Tình thương, đức độ của thầy quả là cao quý. Mỗi người đệ tử nhận một niềm an lạc khi tận hưởng dòng sữa pháp ngọt ngào, dịu mát của thầy truyền trao để làm hành trang cho chuyến du hành tiến về phía trước.

Quan hệ Thầy trò của người xuất gia không chỉ dừng lại ở dạy học, nuôi dưỡng mà còn là sự truyền thọ. Với nhiệm vụ “truyền đăng tục diệm”, “tổ tổ tương truyền”, người Thầy vừa truyền bá đạo pháp đến mọi người, dạy cho tất cả những ai có cơ duyên xuất gia học đạo,

vừa tìm những người có căn cơ giao phó trọng trách, giao phó gia tài Phật pháp. Vì thế, người thầy có mối quan hệ rất mật thiết với những người đệ tử, chia sẻ mọi phương diện trong đời sống và công việc hằng ngày của họ. Trong những sinh hoạt thường nhật, người thầy, nhờ vào các câu hỏi có vẻ như rất đơn giản về một điều gì đó trong khoảnh khắc thực tại, thường chỉ ra cho người đệ tử một khía cạnh nào đó của cái Nguyên lý bất biến, hướng người đệ tử đến một sự chứng ngộ sâu hơn, hay trắc nghiệm chiều sâu căn cơ của người đệ tử. Tiêu biểu như tổ Hoằng Nhẫn độ ngài Huệ Năng từ phương Nam đến cầu đạo. Tổ hỏi: “Ðến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: “Ðến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác”. Tổ tiếp: “Ngươi là người xứ Lĩnh Nam, lại là dân man rợ, thế nào thành Phật được!”. Huệ Năng đáp: “Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Page 15: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 13

CHUYÊN ĐỀ ☸

Nhận thấy căn tánh xuất chúng nơi Huệ Năng, Ngũ Tổ đã thâu nhận làm đệ tử. Về sau, Huệ Năng được truyền trao y bát làm vị Tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa.

Nhờ thầy dẫn dắt, bảo bọc và hướng ta hành trình đúng phương vị, giúp cho đời sống tâm linh chúng ta được an ổn là nền tảng để ta thực hiện tâm hạnh của người xuất gia. Nói chung những gì chúng ta làm mà phục vụ được cho số ít hay số đông chính là bổn phận và niềm vui của người con Phật. Điều này sẽ làm tăng thêm giá trị cuộc sống, vì “thỏa mãn cao nhất trong cuộc đời là quên đi chính mình để phục vụ cho người, cho lợi ích chung”. Những bậc chân sư là những vị thầy tâm linh thánh thiện có lòng từ bi quảng đại, có nghị lực vô biên và tuệ giác sáng soi. Các Ngài luôn sống với tâm nguyện vị tha, luôn sẵn sàng che chở, giúp đỡ chúng ta hoàn thành tâm nguyện từ thân cát ái. Mang một sứ mệnh độ sanh cao cả thiêng liêng, các bậc chân sư – những vị thầy đáng kính luôn thao thức, suy tư, luôn hy sinh

cả thân lực, tâm lực để làm sao Phật pháp trường tồn mà không bị mai một với thời gian. Mỗi vị thầy là một hình ảnh chánh pháp sống động, là hiện thân những tinh tuý đạo pháp, là nhà mô phạm cho bao người noi theo và quy ngưỡng.

Một người học đạo chân chính không bao giờ mong cầu có nhiều kiến thức để phô trương; mà càng học, càng thâm nhập nghĩa lý của đạo, người ấy càng tỏ ra khiêm cung, từ tốn.

Chúng ta hãy quay về với chính mình sẽ thấy đức Phật đã cho chúng ta quá nhiều ân trọng. Nhưng làm sao để đáp đền thâm ân cao cả của chư Phật, chư Tổ và gần nhất là những vị Giáo thọ mà chúng ta đang theo học. Một sự tri ân mà tôi nghĩ là vị thầy nào cũng bằng lòng khi đệ tử mình theo đuổi: đó là việc học và việc tu song hành. Học không phải học để hơn thua, để tranh luận, để đạt được lợi nhuận mà là học nếp sống tốt, sống giản dị, hòa đồng, khiêm nhường với những người xung quanh. Học nếp sống của Thánh Hiền để tu, thấm nhuần Phật pháp để thăng

Page 16: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

14 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

hoa đời sống tinh thần.Qua nhân cách chói sáng

của Thầy, chúng ta như được tiếp xúc với oai đức kỳ diệu của chư Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư; ta được tiếp xúc với chân giá trị của cuộc sống và tiếp nhận được nguồn năng lượng chánh pháp đang tuôn chảy dạt dào, bất tận qua bao thế hệ tổ tông mà thầy đã một đời vun trồng chăm bón.

Nhờ những giá trị vật chất và tâm linh của “những chuyến đò”, chúng ta vượt qua bể khổ, vô minh đạt được những thành quả nhất định trong từng giai đoạn tu học, thăng hoa trong cuộc sống. Hơn thế nữa là chúng ta có nhận thức đúng, có lộ trình chính xác đi đến chân, thiện, mỹ.

Thời gian vẫn trôi đi phẳng lặng, cuốn trôi bao huyễn mộng của cuộc thế, có thể làm phai nhạt và chôn vùi mọi sự vật giả tạo hữu vi hay những bóng dáng khách trần từ lâu luôn lảng vảng trong tâm thức của bao người, nhưng thời gian không thể nào xóa nhòa những ân đức kỳ diệu mà thầy đã một đời tận tụy truyền lại cho chúng ta. Làm

sao chúng ta có thể quên được công ơn bảo bọc, che chở, giáo dưỡng của thầy. Thầy là người đã khơi nguồn cho sơ tâm, bồi đắp niềm tin và ý chí, là người tác thành pháp thân huệ mạng, là người giúp chúng ta giải quyết mọi nghi vấn chưa tỏ tường. Pháp âm của Thầy vẫn mãi mãi vang vọng muôn đời, muôn nơi, thấm sâu vào tâm ta, trở thành máu thịt của đời ta.

Như lữ khách còn phải đi qua nhiều chuyến đò mới đến đích, không biết ngày nào trở lại để đền đáp hay bày tỏ niềm tri ân vô hạn với người lái đò đưa mình sang sông. Chúng con vì đường trước còn xa xôi dịu vợi, đường sau đã khuất dạng sau khói bụi, sương mù nơi cuối trời, khiến đôi chân mềm lại, kính dâng lòng thành tri ân nơi cánh nhạn lưng trời những thâm tình sâu thẳm, với đôi tay yếu ớt nâng cao lời thầy dạy, cầu nguyện Thầy, thiện hữu tri thức, ân nhân, người còn dưới bến hay đã lên bờ mãi an lạc, tự tại...■

Lam Yên

Page 17: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 15

CHUYÊN ĐỀ ☸

Trong các kinh điển Phật giáo cả Nam truyền lẫn Bắc truyền thường xưng tán mười hiệu của một vị Phật là: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô thượng sĩ, Điều Ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, Phật Thế Tôn. Đó là những danh hiệu cao quý mà thế gian tôn xưng các bậc đã đạt tuệ giác vô thượng. Đức Phật Bổn sư

Thích-ca của chúng ta có đầy đủ mười hiệu đó.

Sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề bắt đầu cuộc đời thuyết pháp độ sanh, bằng những giáo lý

BẬC THẦY

CỦA MỌI BẬC THẦY

Page 18: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

16 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

căn bản nhằm giải quyết mọi bế tắc của con người, đức Phật đã khẳng định chân lý mà Ngài đã chứng ngộ được với thế giới; những tuyên ngôn của Ngài đã làm lay động tận gốc rễ triết thuyết của các đạo sư thuộc sáu mươi hai giáo phái Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài tuyên thuyết giáo lý Trung đạo, thành lập ngôi nhà Phật giáo tại thế gian với đầy đủ ba ngôi báu Phật - Pháp - Tăng.

Tăng bảo được thành lập với sự có mặt đầu tiên của năm anh em ông Kiều-trần-như, những người trước đây đã từng tu khổ hạnh với đức Phật; sau đó là sự quy y của các nhân vật có tiếng tăm thời bấy giờ, như là ba anh em Ca-Diếp (Kassapa) và một ngàn đệ tử của họ ở xứ Ưu-lâu-tần-loa (Uruvela); kế đến là sự gia nhập của hai con người ưu việt, đó là Xá-lợi-phất (Sariput-ta) và Mục-kiền-liên (Moggal-lana) cùng với mấy trăm chúng đệ tử của hai vị này. Sự kiện nhiếp hóa các Giáo chủ có tiếng tăm như vậy không phải là ít dưới thời Ngài đã khiến cho dư luận bàn tán rằng, đức Thích-ca là bậc Thầy của mọi bậc thầy,

người làm Thầy của những vị đã có đồ chúng mà tiêu biểu là các vị đã nêu trên đây. Đặc biệt là tất cả đệ tử của Ngài “ví như nước của các sông đổ vào đại dương, mất tên trước kia của chúng và chỉ gọi là nước biển. Cũng vậy tất cả giai cấp khi vào tu học trong giáo pháp của Như Lai đều mất danh tánh và dòng dõi trước kia và chỉ còn được xem là con nhà họ Thích”.Đức Phật tuyên bố không

có giai cấp cao thấp trong dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn và tất cả đều có khả năng thành Phật nên mọi thành phần tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, v.v… đều có thể quy y, tu tập bình đẳng. Trong lịch sử nhân loại, Ngài là người tiên phong chủ trương bình đẳng giai cấp, không phân biệt nam nữ và hóa giải xung đột.

Mục đích xuất hiện ở đời của đức Phật là “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Ngài phương tiện thuyết pháp độ sanh tùy theo từng căn cơ và đối tượng, sự thiện nghệ đó là thành công duy nhất chỉ có nơi một bậc Thầy của trời, người.

Page 19: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 17

CHUYÊN ĐỀ ☸

Chỉ có bậc Thầy vĩ đại như vậy mới có được khả năng tùy cơ thuyết pháp. Ngài đã từng dạy chúng đệ tử rằng: “Những gì ta nói ra chỉ như là những chiếc lá trong lòng bàn tay còn những gì ta liễu đạt được thì như lá simsapa trong khu rừng này”. Bậc Thầy của chúng ta, Người đã đến đây vì chân lý cho mọi chúng sanh, vì sự chứng ngộ của mọi chúng sanh. Ngài chỉ nói ra những gì Ngài thấy rằng nó phù hợp cho con đường tiến đến giải thoát giác ngộ và từ chối nói những gì không đưa đến lợi ích an lạc. Bởi vì lý luận chỉ làm kẹt vào vòng xoáy của ngôn từ và khái niệm, chỉ là sự vô bổ mà thôi.

Tuy Pháp âm của đức Phật ngưng lại ở chúng hội Sa-la song thọ cách đây hai mươi lăm thế kỷ, và đã trải qua không biết bao nhiêu thế hệ đem cả cuộc đời và sự nghiệp cho việc học và thực hành theo lời dạy của Ngài nhưng chưa ai dám khẳng định rằng mình là kẻ uyên thâm, thông suốt những gì Ngài dạy.Đức Phật thuyết pháp để

chúng sanh giác ngộ chứ không phải mê hoặc quần chúng nên

Ngài đã từng tuyên bố rằng: Đó là pháp đến để mà thấy, chứ không phải đến để mà tin, tin hay không là tùy ở cá nhân mỗi người. Bậc thầy đã trao cho tất cả cái quyền tự do về nhân bản tôn giáo, và cũng chính vì vậy mà tôn giáo của Ngài là một tôn giáo tự do, không hề có một thế lực gì bắt buộc, Ngài biết rằng tự thân giáo lý Ngài sẽ nói lên được những gì mà con người cần tìm kiếm.

Chuyện kể rằng thời đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài đi đến xứ Kesaputta, thị trấn của bộ tộc Kalama, giới trẻ đến tìm gặp Người rất đông, một thanh niên trong số đó chấp tay hỏi Phật:

“Thưa Sa-môn Gotama, lâu nay có rất nhiều vị đạo sĩ Bà-la-môn đến viếng xứ sở Kesaputta này để giảng dạy giáo lý. Vị nào cũng nói chỉ có đạo lí của mình là hay, và thường hay chê bai những đạo lí khác. Chúng con thật bối rối không biết đường nào mà đi và rốt cuộc chúng con sinh ra nghi ngờ tất cả. Thưa Sa-môn, chúng con nghe nói Người là bậc Giác ngộ, xin Người cho chúng con

Page 20: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

18 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

biết là nên tin theo ai và không nên tin theo ai, ai là người nói đúng và ai là người truyền bá tà thuyết”.Đức Phật dạy: “Này các

bạn, các bạn đừng vội tin vào một điều gì dù điều đó là điều mà người ta thường nói đến luôn, dù điều đó có trong kinh điển, dù điều đó là do một bậc thầy mà thiên hạ tôn sùng nói ra. Các bạn chỉ nên chấp nhận và tin vào những điều mà các bạn thấy hợp với lí trí của các bạn, những điều được các bậc hiền nhân đồng ý, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới những kết quả tốt đẹp cho đời sống. Còn những điều không hợp với lí trí, những điều bị các bậc hiền nhân chê trách, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới khổ đau và đổ vỡ, những điều đó các bạn nên bác bỏ, đừng chấp nhận.”(*)

Những tuyên ngôn của Ngài như vậy quả đã làm cho Nhân cách và Giáo pháp của Ngài chói sáng rực rỡ thêm. Một bậc Thầy khuyên học trò chỉ tin vào những gì có thể đem lại kết quả lợi ích tốt đẹp khi và chỉ khi vị đó tuyên thuyết những điều phù

hợp với chân lí, bởi chỉ có chân lý mới trụ vững được với thời gian và sự đổi thay của niềm tin con người, chỉ có chân lý mới có đầy đủ sức mạnh cảm hóa các đạo sư có đồ chúng lên đến số ngàn, chỉ có chân lí mới có đủ năng lực thâu tóm được sáu mươi hai học thuyết ngoại đạo đương thời quăng vào vùng trời kiến chấp.

Suốt hai mươi lăm thế kỉ qua, sau bao cuộc thăng trầm đổi thay thế sự, hình ảnh của Người, giáo pháp của Người vẫn cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Bao nhiêu thần tượng đã được tôn thờ rồi bị sụp đổ, bao nhiêu học thuyết đã được sinh ra, tồn tại, lỗi thời rồi phải cách tân… nhưng giáo pháp của Ngài vẫn mãi mãi là bất di bất dịch, tuyên ngôn của Ngài vẫn mãi mãi là chân lí không thể nào hoán chuyển, tinh thần khoa học dù đã lên đến đỉnh cao vẫn còn ngẫn ngơ trước những gì mà hai ngàn năm trăm năm trước đây đức Phật đã nói.

Ngài quả là bậc Thầy của mọi bậc thầy.■-------------------------------------------------(*) Theo Kinh Kalamasutta (A, III, 65), Thiền sư Nhất Hạnh diễn dịch

Page 21: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 19

CHUYÊN ĐỀ ☸

Thu đến, gợi lên bao nỗi buồn miên man, làm cho con người có ý thức

hoài cổ. Tuy đâu đó phảng phất hương thiền trong bài kệ: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa đến chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây”, song tôi không thấy sự hoài cổ đang đi xa với lời dạy trên.

Hoài cổ ở đây không có nghĩa là mộng mơ, gửi lòng theo gió, gửi hồn cho mây, mà trong đó ta đang nhận biết, đang ý thức rất rõ về những gì đã xảy ra. Ý thức hoài cổ cũng có thể hiểu là làm chủ được mọi sự trở về trong ta.

Đã là con người thì ai cũng có hồi tưởng. Nhớ lại những lỗi lầm đã phạm, nhớ những thói xấu để biết từ bỏ, biết cải thiện để cho bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Nhớ về những kỷ niệm đẹp để tự vươn lên, mạnh mẽ hơn lên trước những sóng gió của cuộc đời. Hoài cổ làm cho con người sống có ý nghĩa hơn, yêu cuộc sống hơn. Đồng thời không còn bi quan, yếm thế khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng. Vì bản chất của cuộc sống nó không thuần một vị khổ đau. Điều này giúp mọi người nhận ra cuộc sống được

Dành Cho Con

Tịnh Nghiêm

Page 22: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

20 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

nối tiếp bởi chất liệu vui - buồn hòa lẫn vào nhau, càng đến gần với ý nghĩa vô thường hơn. Nhớ về cha mẹ, anh chị, bạn bè… và nhất là nhớ về người thầy để biết rằng trong họ còn có ta và họ là một phân tử trong ta, vì những gen tốt - xấu đôi lúc đã vô tình đã gieo vào lòng ta. Người thầy thường gieo vào trong ta những hạt giống tốt đẹp, với mong muốn học trò của mình trở thành một con người hoàn thiện, có nhân cách đạo đức tốt.

Sự hoài cổ cũng đồng nghĩa với sự “tri ân” sâu sắc.

Hôm nay, dưới làn thu, gió hiu hiu như réo gọi bao kỷ niệm trở về. Tôi ngồi cạnh khung cửa sổ mà không cầm được những giọt nước thê lương khi nghĩ về những lầm lỡ giữa mình với thầy.

... Thuở ấy, tôi thật ngây thơ, không thơ ngây sao được khi tuổi chỉ mới mười hai. Bước chân vào một ngôi chùa nằm sâu trong rừng núi, có nhiều mỏm đất gồ ghề, con đường đất ngoằn ngoèo chạy với khung nền màu đỏ như nẻo đường Trường Sơn. Chỉ mình tôi là điệu, nên về phần tình cảm tôi được dành trọn vẹn. Ngày tháng trôi qua, cứ Xuân đến lại Đông tàn, bốn mùa như

gió, bốn mùa như mây cuốn tuổi thơ và thời hành điệu vô tư “năm tháng không lo chuyện gì ngoài đọc sách và học kinh” của tôi trôi nhanh.

Rồi một thời qua đi, tôi không còn bé con nữa. Sự quản thúc của thầy đối với tôi mỗi ngày một chặt chẽ hơn khiến tôi cảm thấy khó chịu. Từ đó tôi có cảm giác đấy không phải là tình thương, mà ngược lại, chỉ là một sự trói buộc vô cớ. Vì vậy, quan hệ giữa tôi và thầy mỗi ngày một xa dần. Dĩ nhiên tôi không đi quá đà của một người đệ tử.

Hằng ngày tôi chỉ biết cắp sách đến trường và hoàn thành bổn phận của một tu sĩ thường tình là tụng kinh, tham thiền, chấp tác đúng giờ… Chưa một lần tôi chịu ngồi lại và nghĩ về những cảm giác của người thầy lo cho người đệ tử. Thỉnh thoảng tôi lại trách thầy khó khăn… Tôi cũng chẳng thèm để ý đến tình cảm thầy dành cho mình là thứ tình cảm gì, những mong muốn của thầy đối với mình là gì nữa. Tôi thấy cuộc đời dường như khép kín, tôi lại chạy theo, đua đòi theo những thói thường tình, và rồi không tìm được hạnh phúc, an lạc nữa. Tôi có cảm tưởng mọi việc làm của thầy là

Page 23: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 21

CHUYÊN ĐỀ ☸

hết sức vô bổ và chèn ép.Lâu dần, thời gian qua đi, tôi

đổi cách suy nghĩ, không còn bồng bột như xưa, tự chán cảnh bên ngoài, trở về sống với nội tâm. Dần quen, tôi cảm thấy dễ chịu khi gần gũi bên thầy, những lúc ấy tôi phát hiện ra ở nơi thầy còn có nhiều điều đáng để cho tôi học hỏi. Giả như tôi có học suốt đời đi nữa cũng chưa xong. Trong công việc, trong hành xử, tư cách của thầy hiện rõ mồn một, nhất là tính hy sinh, nhẫn nại, từ tốn… Có lẽ tôi nhận ra điều đó hơi muộn, nhưng không muộn so với lứa tuổi hiện tại tôi đang có. Nhiều lúc nghĩ lại tôi cảm thấy hổ thẹn. Tôi không ngờ rằng, viên minh châu đang giấu trong chéo áo là của tôi, bấy lâu phí thì giờ và cất công tìm kiếm, rong ruổi. Chính tôi là con dã tràng xe cát, ngày ngày xe cát ngoài biển khơi mà lại cười người khác là dã tràng.

Khi tôi chịu quay về, sống gần gũi bên thầy, tôi mới nhận ra tình cảm của thầy dành cho tôi là tất cả. Thầy hy sinh để mong muốn người đệ tử của mình không đi sai đường lạc lối. Tôi mến và hiểu thầy hơn mọi khi. Ừ, thầy có hạnh rất đặc biệt. Có lẽ hạnh ấy không diễn tả được bằng ngôn

ngữ bởi “ca từ trần gian không lộng lẫy, nên con lặng im hoài nghe nhịp chảy thời gian”.

Quay về chưa muộn vì thầy tôi vẫn xem tôi như là đứa con nít năm nào, con nít trong cách hành xử, trong suy nghĩ, trong kiến thức và cả trong kinh nghiệm sống. Điều đó nhiều lần không được chấp nhận, nhưng bây giờ là sự thật.

Những gì thầy dành cho tôi, không phải thể hiện qua khối lượng kiến thức sâu rộng mà thể hiện qua nhân cách đạo đức hoàn mỹ và mong muốn người đệ tử nên người. Một nhân cách trong những sinh hoạt hàng ngày rất đỗi bình dị mà tôi chạy tìm giữa đám người không thấy có.

Trong chúng ta ai cũng vậy, luôn chịu áp lực quản thúc của thầy. Nếu nông cạn suy xét thì ta thường sinh tâm chán chường ghét bỏ thầy. Nhưng khi mình chịu dừng lại trong khuôn khổ thì sẽ nghe được nhịp đập con tim của thầy. Mỗi khi nghĩ về thời gian vụng dại, tim tôi thường nhói đau. Tôi thấy hổ thẹn vô cùng.■

Page 24: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

22 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ CHUYÊN ĐỀ

Có nắng hồng ấm ápRơi vào chén trà xanhVườn hoang mơ tịch lặngChim ca vang trên cành.

Ồ! Những giọt nắng hồngLà từng trang giáo ánỒ! Những bình minh xanhÊm ả lời thầy giảng.

Thầy là người lái đòLặng đưa khách sang sôngĐưa người về bến giácÔi, dòng mê mênh mông!

Thầy, ngày ngày phấn trắngHóa sương mùa thu bayLời kinh ngàn năm trướcTrong tình thầy hôm nay.

Người ThầyMặc Không Tử

ảnh: Chân Hữu

Page 25: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 23

GIẢNG LUẬN ☸

Trước hết chúng ta phải hiểu Tâm là gì? Trong tiếng Hán, Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mới suy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suy nghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này như sau:

三點如星像橫鉤似月斜披毛從此得做佛也由他

“Tam điểm như tinh tượng, Hoành câu tợ nguyệt tà.Phi mao tùng thử đắc, Tố Phật dã do tha”

Bài thơ này ví von cũng rất hay. Chữ Tâm 心 trong chữ Hán được mô tả có ba chấm như ba ngôi sao (Tam điểm như tinh tượng),

TÂM Ý THỨCTHÍCH TUỆ SỸ

Page 26: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

24 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ GIẢNG LUẬN

còn móc câu nằm ngang như ánh trăng nghiêng (Hoành câu tợ nguyệt tà). Phi mao tùng thử đắc, tố Phật dã do tha: Mang lông đội sừng tức làm thân trâu, ngựa… là do tâm này, mà Phật cũng từ nó. Định nghĩa tâm xét theo

nghĩa tiếng Phạn thì có khác. Theo tiếng Phạn, tâm (citta) có nghĩa là tích tập. Định nghĩa này được thấy trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch chữ Hán của Bát-nhã (quyển 6): tích tập danh tâm 積集名心. Nó do gốc động từ là CI (cinoti): tích chứa, tích lũy, tăng trưởng và cũng có nghĩa là quán sát, tri nhận, cảm nhận. Đây là định nghĩa đặc biệt trong thuật ngữ Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa. Nghĩa thông thường của nó, được nói là do gốc động từ cit hay cint (cintayati): tư duy, suy tưởng. Tâm là cái tư duy.

Nói tâm là cái tích tập: tích tập gì? Một cách tổng quát, đó là kinh nghiệm hay nhận thức được tích lũy. Vậy tâm là kinh nghiệm đời sống; tất cả những gì đã từng trải, bằng hành động và nhận thức, tích lũy lại thành tâm. Nếu diễn tả ra trong cuộc

đời con người, từ khi bắt đầu biết suy nghĩ, biết hành động và có ghi nhớ, cho đến khi chết; tất cả những ghi nhớ trong óc não còn lại đó gọi là tâm. Chính những ghi nhớ đó tác thành một con người hoặc thiện hoặc ác tùy theo kinh nghiệm môi trường, hoàn cảnh. Vì thế, ta nói tâm hướng dẫn đời sống con người. Như vậy, tâm đó chính là nghiệp, là hành vi của con người, vì những năng lực tạo ra hành vi của con người không bao giờ mất. Chúng ta không nói tới luật bảo tồn năng lượng, nhưng phải biết rằng không có cái gì mất đi trong hành động của chúng ta. Kinh nói: bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm. Thế giới này không sanh cũng không diệt, không có cái gì xuất hiện hoàn toàn mới mẻ cũng không có cái gì biến mất đi hoàn toàn. Chúng sanh luân hồi vô thủy, chỉ là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, như gạo biến thành cơm, cơm biến thành những dưỡng chất trong dạ dày, tiêu hóa, rồi thải ra, thành da, máu thịt,… khi chết, da máu thịt này biến thành phân tro, phân tro

Page 27: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 25

GIẢNG LUẬN ☸

này đem bón trở thành cây trái, rau cỏ…, trở lại làm thực phẩm cho người và vật, theo một quá trình sanh diệt, sống chết nữa nữa. Như vậy, chúng ta thấy rằng, thân này chết nhưng nó không mất mà trở thành những cái khác, biến thành phân tro, đất…, những cái này cũng không mất mà trở thành máu thịt của con người, tức là không có cái gì sanh và cũng không có cái gì hủy diệt mà chỉ có sự biến thái. Tâm cũng vậy, nó tích lũy. Những gì được làm, được nói năng, suy nghĩ, hoặc thiện, hoặc bất thiện, thảy đều không mất; mà tự chúng là sự biến thái của tâm từ một trạng thái này sang trạng khác. Nghiệp là nguồn năng lượng được tích chứa trong kho chứa gọi là tâm, phát hiện ra ngoài thành hành vi của thân, khẩu; hướng thân, khẩu đến mục tiêu, theo hướng được định bởi lực đẩy ban đầu từ tâm. Kho chứa ấy không phải nằm im lìm bất động, vì nguồn năng lượng trong nó, mà Duy thức gọi là chủng tử (hạt giống, tức hạt năng lượng; cũng gọi là tập khí hay công năng sai biệt, tức một loại công năng hay

năng lượng có thế lực đặc biệt tác thành những hiện tượng sai biệt mà ta biết đó là thân, tâm, thế giới), những hạt giống năng lượng này tồn tại trong trạng thái sanh và diệt trong từng sát- na, tạo thành hình ảnh như một dòng thác chảy liên tục. Kinh nói: Nhất thiết chủng tử như bộc lưu.

Những hành vi của thân và khẩu chỉ là những vận động tự nhiên của thân và khẩu, do tác động hỗ tương giữa trong và ngoài, không mang giá trị đạo đức, không xác định thiện hay ác gì. Nhưng khi có nguồn lực từ tâm điều khiển nó theo hướng thiện hay bất thiện, bấy giờ hành vi của thân hay khẩu bị nhuốm màu hoặc thiện, hoặc bất thiện, ta gọi là nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Hành vi ấy huân tập trở lại tâm, nghĩa là tác động trở lại tâm và biến đổi nó. Đó là sự tích lũy nghiệp. Theo ý nghĩa này mà ta hiểu câu kinh sau đây: “Tam giới duy tâm”, ba cõi duy chỉ là một tâm. Ý nghĩa ấy cũng phù hợp với điều mà Phật nói trong các kinh điển Nguyên thủy: “Chúng sanh là kẻ thừa tự của nghiệp” tức

Page 28: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

26 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ GIẢNG LUẬN

hành vi của chính nó. Nói cách khác, thế giới được thành hình tốt hay xấu, thảy đều là sự biến thái của những gì, của tất cả hành vi, được tích lũy bởi tâm, chứa đựng trong tâm.

Chúng ta nhớ rằng, khi được phân tích, tâm có ba tầng. Tầng trong cùng, ta hãy gọi là tầng đáy; thứ đến, tầng hoạt động luôn luôn là chấp ngã và một tầng khác hoạt động bên ngoài, là các hoạt động của ý thức cùng với các giác quan. Chúng ta không nhận thức được tâm như là thấy sắc, nghe tiếng, nắm bắt ảnh tượng ý niệm, tư duy; chỉ biết rằng nó tồn tại qua những hoạt động của nó gọi là tâm sở. Điều đó có nghĩa, tuy rằng

gọi tâm là cái tích tập, nó cụ thể, nó tồn tại đó nhưng không thể nhận thức được nó mà phải từ những hoạt động của nó thì mới biết nó là cái gì.

Ba tầng tâm thức có khi được gọi chung thành một là tâm-ý-thức. Như trong kinh Trung A-hàm (kinh số 17), Phật nói: “Người mà tâm-ý-thức luôn luôn được huân tập bởi tín, tinh tấn, đa văn, bố thí, trí tuệ;

người ấy do nhân duyên này tự nhiên thác sinh lên cõi trên, sinh vào thiện xứ…”; hoặc Tạp A-hàm (kinh số 289): “Tâm-ý-thức, trong một ngày đêm, từng thời khắc, thoáng chốc sinh, thoáng chốc diệt, biến đổi không ngừng…”; hoặc như kinh Hoa Nghiêm (Phật-đà-bạt-đà-la, quyển 23): “Các dòng nước dục, hữu, kiến, vô minh, tiếp nối chảy liên tục, làm nảy sinh hạt giống của tâm-ý-thức trên mảnh đất ba cõi…” Luận Câu-xá (quyển 4) nói: “Nó tập khởi nên được gọi là tâm. Nó tư duy trù lượng nên được gọi là ý. Nó phân biệt nhận thức nên được gọi là thức… Tâm, ý và thức, ba tên gọi cùng chỉ một nội hàm. Nghĩa tuy khác nhau nhưng thể là một.”

Trong đó, về tầng đáy, Thượng tọa bộ Nam phương gọi là thức Hữu phần hay Hữu chi (bhavaṅga); các nhà Du-già hành hay Duy thức luận, gọi nó là thức A-lại-da (ālaya) hay thức thứ tám. Không thể nhận thức được tự thể của nó đã đành, cho đến các hình thái hoạt động của nó cũng không thể dễ dàng nhận biết. Duy chỉ

Page 29: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 27

GIẢNG LUẬN ☸

có thể biết rằng nó tồn tại là do quan sát sự tồn tại của thiên nhiên, của vũ trụ, của thân và tâm. Khi nhìn cây, lá cây, mọi người đều biết rằng lá cây đó là do nhiều phân tử hợp thành, nhưng cái gì kết các phân tử đó lại với nhau được? Phải có một lực nào đó kết dính lại. Vậy, lá cây đó tồn tại và lay động như một toàn thể do bởi một năng lực nào đó. Lực đó, trong Phật giáo nói chung, được hiểu là tâm, tức kho chứa tích lũy nhiều đời nhiều kiếp của vô số hạt giống năng lực của nghiệp, để rồi đến khi chín muồi, nghĩa là sau một quá trình đã được xử lý, các hạt giống năng lực hay năng lượng ấy biến chuyển, và biến thái thành thân, tâm và thế giới; chúng được duy trì do lực tương tác, tức hỗ tương tác dụng theo quy luật duyên khởi.

Chính qua hoạt động của lá cây và sự tồn tại của lá cây mà chúng ta biết rằng có một cái tâm. Đây là cái nghĩa mà chúng ta đã nói nhiều lần; chính cái nghĩa đó gọi là duy tâm, là do tâm. Tâm như vậy gọi là tâm biến, nhưng nghĩa này chưa tận cùng.

Thân thể chúng ta, trong điều kiện nào đó thì những cái như ngón tay, sợi tóc… gắn kết lại với nhau, nhưng tới một lúc nào đó thì nó rã ra, cho dù có lấy keo dán nó cũng không dính lại, như khi chết chẳng hạn. Vậy khi nào rã ra và sau khi rã ra thì nó trở thành đất, thành bụi… vẫn còn đó nhưng qua trạng thái khác.

Tóm lại, có mấy vấn đề, chúng ta đi từ từ: tâm là sự tích tập, tích lũy kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm là hoạt động của nghiệp, nghiệp tạo ra thế gian, nhưng cái tâm thì chúng ta không thể hiểu được, không thể biết được, vì không thấy được mà phải nhìn qua những hiệu quả của nó, tức là những công dụng, tác dụng mà nó gây ra trên mọi thứ tồn tại trong đời. Tác dụng của nó là duy trì sự tồn tại, duy trì mối quan hệ của các sự vật, tồn tại của các pháp.

Muốn biết rõ tâm và tại sao gọi nó là tâm thì phải qua một tầng nữa, tức là tại sao gọi là nó kho chứa của nghiệp?

(còn nữa)

Page 30: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

28 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

Ngạc nhiên là dấu hiệu bình minh của nhân loại, là bước khởi đầu của trí tuệ. Khi nào người ta không còn ngạc nhiên với vạn hữu, với những gì diễn ra quanh mình, thì

khi ấy, vũ trụ đã đến buổi hoàng hôn. Krishnamurti cho rằng, một bậc thầy già dặn, một nhà sư phạm thật sự là người biết đặt cho học trò mình câu hỏi, đặt cho học trò mình sự ngạc nhiên. Hơn thế, các bậc thầy trong Phật giáo, chẳng những dạy cho đệ tử mình ngạc nhiên về vạn hữu mà các Ngài còn dạy cho học trò mình ngạc nhiên với chính mình. Đó là cách trở lại dòng tâm. Tâm thức thì luôn luôn mới mẻ, bởi vì nó không có điểm khởi đầu. Tâm thức thì luôn luôn vô hạn, bởi vì nó có thể chứa đựng mọi dấu vết của vũ trụ này và, nó còn chứa được cả cái không của chính nó nữa. Do vậy, nó hầu như hiện hữu cùng một lúc hai thái cực: Có - không, sống - chết, còn - mất, ta - người, chính nó - cái khác nó, v.v... Tôi thật không tưởng tượng nổi khi mình có nhân

Pháp Hiền cư sĩ

NHỮNG LỚP HỌC KHÔNG TRAO BẰNG CẤP

Page 31: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 29

NGHIÊN CỨU ☸

duyên đến học tại chùa, được nghe và học cách trở lại dòng tâm - cái cách mà người ta cần phải vượt qua những cơn bão quét từ đại dương tâm bởi các đối tượng đời mình - với những bậc thầy như vậy.

Theo Hòa thượng Trí Quang, chỉ cần ai mà bỏ ra 20 phút trong một ngày để nghe lại mình, thì người ấy mãi mãi làm con Phật và tự nhiên người ấy sẽ là Phật ở thời vị lai không xa.

Thật vậy, trở lại dòng tâm là một thực hành rất mực yên lặng, thư thả, chỉ tự mình hoạt dụng nhằm loại bỏ những cơ chế rò rỉ mà ta, hoặc vô tình hay cố ý du nhập từ bên ngoài vào thông qua các cánh cổng quan năng vốn luôn nhạy cảm của mình. Để rồi từ đó, chính cái cơ chế hỏng hóc ấy, ta lại dùng nó phán xét sự vật - như là một thẩm mỹ viện, nó sửa sai sự vật bằng chính cái cơ chế sai lầm của nó - và, bạn biết đấy, bao điều tệ hại luôn diễn ra quanh cuộc đời này.

Cơ chế là một kết luận mà người ta khoác lên nó một lớp áo, được mệnh danh là ý thức. Heidegger, một Triết gia lỗi

lạc của thế kỷ XX đã tuyên bố: “Chúng ta hãy suy gẫm một chút xem, cái gì đưa đến hậu quả, mà [giờ đây] người ta đánh dấu kỷ nguyên lịch sử nhân loại là: thời đại nguyên tử. Cái mà các hệ thống tri thức [khoa học] khám phá và khai phóng, cái nguyên tử năng ấy, nó được xiển dương như là sức mạnh [vạn năng], cơ hồ quyết định một cách tất yếu bước chân lịch sử [bằng vũ khí hạt nhân]. Nếu như không có Triết học tiên khởi và dẫn phát, thì hẳn nhiên là, không bao giờ có những cơ cấu tri thức ấy cả... Thậm chí, chúng ta buộc phải kết luận như vầy mới đúng: Với tờ khai sinh của kỷ nguyên lịch sử thế giới hiện giờ, đứa con rơi [do dâm nghiệp bất chánh với Triết học Hy-lạp] được quy cho cái gọi là thời đại nguyên tử này đây!”1 . Như vậy, Triết học cáo chung những gì do nó thai sinh. Napoléon nói rằng: “Có hai sức mạnh ở thế giới, đó là thanh gươm và tấm lòng. Cuối cùng thì tấm lòng luôn đánh bại thanh gươm”2.

Trở lại dòng tâm là bước chập chững ban đầu cho những

Page 32: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

30 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

ai đã xem con đường của Phật đi qua và những diệu tích của Ngài để lại, là đáng nên theo. Do vậy, trong pháp hội Lăng nghiêm, Quán-âm đại sĩ đã trình bày phương thức tu hành của mình, một cách cụ thể, trước đức Phật: “Ngay từ đầu, ở trong tánh nghe là nhập lưu (trở lại dòng tâm), là trở về với [tư duy] chánh niệm (rời bỏ hẳn những phiền lụy do đối tượng giác quan mang lại). Tự nhiên đối tượng khách trần vắng bặt, hành tướng trở về cũng lặng lẽ vô sinh3. Theo nguyên lý ấy mà từng bước tiến tu (không điên đảo). Như vậy, khả thể nghe và đối tượng nghe đều được tận trừ. Cảnh không và trí không đồng diệt. Tổng thể những cơ cấu bám chấp từ thô đến tế đều được diệt rồi, thì Niết-bàn tịch diệt đặt ngay trước mặt.”4

Tu pháp của Phật-đà thiết lập trên ba cơ sở chủ yếu: Văn, tư, tu. Và, chính những gì mà Quán Âm đại sĩ đã trình bày trước Phật không ngoài ba phẩm tính ấy. Cả ba phẩm tính như vậy, ta đã bàn luận khá nhiều rồi. Thế nhưng ở đây, Văn, hoàn toàn không phải là kiến thức

du nhập từ tai nghe, chẳng hạn các bộ môn như, triết học, lý luận, khoa học... gì gì đó. Bởi, cái cơ quan nghe này, luôn nằm dưới ách thống trị (indriye) của thức hay căn của nó. Tức là cơ quan nghe và căn của nó (kể cả 5 căn khác: sắc, hương, vị, xúc và nhận thức) đều thuộc về phạm trù của sắc pháp hay cấu kiện vật lý mà thôi. Khi ta chết, hoặc căn bị thui chột, thì ta chẳng còn nghe được. Chính vì vậy, mà các bậc Thánh gọi tánh nghe là Văn tuệ. Và, theo Bồ-tát Thế Thân, văn, tư, tu là bạn lữ của trí tuệ5, hay nói khác hơn, chính chúng là trí tuệ. Ở một cấp độ nào đó, ngũ uẩn là ngũ uẩn Bồ-tát, mà hành môn Quán-âm là đạt đến chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Chỉ khi nào ta được đưa tới một trạng thái như thế, thì phương tiện thiện xảo tự nhiên hiện tướng. Bởi vì phương tiện chỉ có thể xuất sinh khi mà các uẩn của tâm và sắc đã thực sự thanh tịnh, chúng đón nhận khách trần một cách rỗng rang, chẳng cần bày biện lễ nghi rối rắm. Ngoài ra, e rằng, toàn là những ảo pháp của thẩm mỹ viện được ngã

Page 33: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 31

NGHIÊN CỨU ☸

tưởng dựng lên để tô vẽ, chiêu vời bằng các khái niệm có bản chất luân hồi mà thôi.

Văn tuệ, theo đại sư Viên Trắc: “một là chẳng phải nghe bằng lỗ tai thịt của mình, bởi, nó chỉ là sắc pháp thô phù, hoàn toàn không hợp với pháp tu có tính chân thật quyết định (giác ngộ). Hai là không phải do nhĩ thức, bởi vì nhĩ thức luôn khởi vọng niệm phân biệt, nó hẳn không phải là yếu tố chính xác đưa đến trí tuệ. Ba là không phải nghe bằng ý thức. Bởi, ý thức là căn bản sinh tử luân hồi”6. Thật vậy, nghe bằng chính tấm lòng trong sáng vốn có của mình hay bản giác, thì đấy là văn tuệ. Nghe bằng chính cái người khác đã nghe, bằng sự hỗn độn của cái gọi là tâm là vật, vật là tâm, thì thanh gươm luôn chém nát tấm lòng, là xuất lưu trôi vào khuôn đúc sẵn. Nghe bằng chính thệ nguyện trước Tam bảo, mới thực là nghe.

Đối tượng khách trần vắng bặt (vong sở) là gì? Theo Viên Trắc, “đối tượng khách trần là một trong sáu nguyên nhân trói buộc chúng ta. Bước ban

đầu là cởi bỏ sự trói buộc động loạn của âm thanh, tức là thanh trần. Sự tháo bỏ như vậy chỉ là công phu sơ bộ, nhằm được liên hệ đến bản tính thường nghe của chúng ta. Đấy chính là đối tượng khách trần vắng bặt, hoàn toàn không phải (thái độ) loại bỏ thanh trần, duy nhờ định lực mà được công phu rời bỏ hẳn như vậy; tức là thanh trần không bị triệt tiêu mà chính thanh trần tự nhiên vắng bặt. Nhập lưu, là tổng quyết của tu chứng viên thông, còn vong sở, chỉ là trạng thái thể nghiệm của bước ban đầu tu tập7.

Hơn thế, nhập lưu vong sở, chẳng phải là hư vô hóa tính thường nghe, mà chỉ thuần chuyên tu nội quán cõi tâm ở bước ban đầu; nghĩa là phản văn tự tánh, hồi quang phản chiếu, dùng tính trong lặng của tâm mà nội soi, nội tĩnh, bao nhiêu thanh trần động loạn, nhất thiết tiêu vong. Thế nên Phật dạy: âm thanh ở trong (qua) tính nghe, tự nó diệt sinh, chớ chẳng phải là tính nghe của ông (có diệt có sinh). Âm thanh sinh, âm thanh diệt, khiến cho tính nghe của ông, nó nghe

Page 34: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

32 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

là có hoặc nghe là không có vậy.”8

Trở lại dòng tâm, thật vậy, là cương yếu quyết định của một pháp tu, nó không bắt chúng ta dung nạp quá nhiều kiến thức, quá nhiều vốn liếng học thuyết ở đời này. Lại nữa, chính việc dung nạp quá nhiều những hệ thống thông minh, đã khiến cho người trở về luôn luôn khốn đốn. Những ách tắc, những cơn lũ quét của các trò chơi tri thức, khiến ba đào lồng lộn khắp đại dương tâm, nhận chìm biết bao bậc tài hoa bạc mệnh và, chính chúng - những hệ thống tri thức - biến hình thành các cuộc tự sát đang diễn ra hàng loạt, ở mọi góc độ, khắp hành tinh này, như những thông điệp lạnh lùng đến từ cõi chết. Chính Heidegger là người thấy rõ thực trạng này hơn ai hết, ông nói: Tôi đang nói: “Nhập đạo” hay trên một con đường. Nói thế, có nghĩa là ta đồng ý rằng lộ trình này hẳn nhiên không phải là độc đạo. Cho dù có hay không lộ trình ấy, thậm chí nạn vấn phải luôn được mở ra như tôi muốn hiển lộ sau đây. Thật thế, một lộ trình đang hiện hữu [nhất lộ

hướng thượng hiện tiền] nó cho phép chúng ta vạch ra và giải đáp [về] nạn vấn đó vậy.

Ngay lập tức [trong sát-na] chúng ta nắm lấy, chúng ta đã và đang thấy một lộ trình, chúng ta đã và đang định vị nạn đề một cách chân xác. Trong trường hợp như vậy, nạn vấn liền tự phát sinh [tạo nên] một phản ứng thâm diệu (Skt: vi-ruddhaḥ gambhīravṛttiḥ; Grk: βαρυσημαντος αντι-ρρηση). Còn khi chúng ta hỏi: Triết học là gì? Thì đấy là lúc ta chỉ nói về Triết học (về đạo), trong khi ta hỏi về định hướng này, rõ ràng là ta vẫn trụ trên, cho dù là một thượng xứ (Skt: ati-sthāna) nào đó, tức là ta vẫn ở bên ngoài (đạo) triết học mà thôi!

Thế nhưng, mục đích nạn vấn của chúng ta là, nhập trong Triết học, trực nhập trong nó, nghĩa là ta “nhập hạnh Triết học” vậy!

Do đó (từ trạng thái như thế), lộ trình ngôn ngữ của chúng ta không phải chỉ có sự đối hướng [đối quán] (Skt: Abhi-dharma) rõ ràng, nhưng mà đồng thời cách đối hướng này còn cần phải phổ hiện (Skt:

Page 35: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 33

NGHIÊN CỨU ☸

Pratibhāvyaṃ / pratibhāṣāmaḥ) sự bảo chứng rằng, ta tự mình thực nghiệm Triết học và không chuyển lưu (Skt: √gam / √car. Grk: ταρακινω) ở bên ngoài vòng Triết học. Như vậy, lộ trình hội thoại (đối ngữ / đối quán ngôn ngữ) của chúng ta phải thuộc về một thắng chủng nào đó (Skt: Viśeṣa; Grk: Ειδος.), có nghĩa là, từ cái mà Triết học thực hiện [Triết học được ta liễu nhập], tự thân nó liên hệ đến chúng ta, cọ xát ta, và đích thị là [tiếp cận] ta, ngay trong tự tánh [bản chất] (Skt: Sva-bhāva) của mình”9.

Bạn thấy đấy, một ông “tổ” Triết học của thế kỷ 20 mà còn phải vay mượn rất nhiều pháp

ngữ của Phật giáo, rất nhiều những thực hành uyên mặc của Đông phương, nhằm đánh thức thực trạng mê ngủ đang diễn ra của cái gọi là Triết học Tây-âu, được ru hời qua những hệ thống tri thức, sự thổi phồng qua thần khải và, từ đó, lịch sử nhân loại di hành bằng những bước chân hạt nhân đáng ngại. Trừ phi, nó được trí tuệ soi đường (thức chuyển thành trí), còn không, thì đúng như kinh dạy (thời bây giờ) là thời mạt pháp (Skt: paścime-kāla)!

Triết học, ngôn ngữ, luận thuyết, những vay mượn... Tất cả chỉ là những cái gì đó đứng bên lề, ở ngoài cửa, dõi theo bậc tu hành lặng lẽ trở lại

Page 36: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

34 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

nguồn tâm. Đây cũng là cách khác biệt quá xa vời giữa Đông và Tây! Do khoảng cách quá xa như thế, (mà người ta thì luôn muốn vươn tới), nên một trạng huống nghịch lý là, trí đã biến thành thức tự bao giờ, tức là, cái mà người ta đề ra việc đối thoại Đông-Tây, suốt 70 năm nay, chỉ là đối thoại trên mặt thông tin, trên mặt học thuật và nhất là sử liệu tôn giáo. Và, thật sự, ta nên thừa nhận đấy là những cống hiến tuyệt vời, một hội chứng cần cẩn trọng chọn lọc. Nhưng, tất cả, không thuộc phạm vi tu hành và đúng như những gì Heidegger đã nói ở đoạn văn đã trích dẫn ở trên (Triết học cần) – nhập đạo (auf ein Weg). Tức là trở lại nguồn tâm vậy!Đối tượng khách trần tự

nhiên vắng bặt, hành tướng trở về cũng lặng lẽ vô sinh (Sở nhập ký diệt, động tịnh nhị tướng, liễu nhiên bất sinh giả) là gì? Theo Viên Trắc, “vong sở như đã nêu, chính là tháo bỏ sự động loạn của khách trần hay tập khí của nó (động kết) in vào tâm; còn ba câu này, là tháo bỏ ‘khái niệm’ bám dính

vào thanh tịnh (tịnh kết). Tức là đối tượng loạn động tuy được tịnh hóa rồi, nhưng (hành giả) còn bám vào trạng thái phản tỉnh, nội quán; mà bám vào tịnh vẫn là môi trường của sắc uẩn (sắc ấm). Do vậy, hai hình thái động, tịnh cần được xả trừ, ví như mặt trăng, mặt trời lặn mất, trời đất toàn đen tối. Cảnh giới ấy không phải là cảnh giới tịch tĩnh của thanh tịnh. Tóm lại, cả hai khái niệm, hai trạng thái tịnh và động phải được giải trừ, trả về đúng bản chất của chúng, trả cái nghe về cho tính nghe, không vướng bận tu hành trong sắc pháp nữa. Hành giả không còn ‘thấy’ động hay tịnh là gì. Khi ấy, hẳn nhiên là – hai tướng động tịnh bất sinh. Công phu đến trú xứ này, thì sắc ấm bị tiêu diệt hoàn toàn”10.

Tới đây, thì Triết lý bế tắc. Nó đặt tên cho con đường trước mặt là siêu hình học. Thế giới của danh sắc, lại chèn vào làm nhiệm vụ của chúng. Nghĩa là, dưới ách thống trị của “cơn bão” của đối tượng ngoại tại, vào trong các “căn” – được cảm thọ và các tàn dư của chúng tiếp sức – vô lượng khái

Page 37: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 35

NGHIÊN CỨU ☸

niệm bị đẩy tràn về phía trước – một thượng tầng khác của ái dục – mang hình ảnh toàn diện của tham, sân, si, phủ chụp thế gian này. Hành duyên vô minh là thế. Nghĩa là, dòng sinh hóa diễn tiến điệp trùng bằng những đợt chuyển vận theo sóng hình cầu, nhậm trì toàn diện khả thể, thời gian, ngôn lời và các năng lực đặc chất, chia phần cho nhận thức trong những hóa cảnh ở đây và tương lai; để giờ đây ta có được cái gọi là ý thức hệ, tư tưởng, lý thuyết. Nói đúng hơn, đấy là những hệ phược do ý thức cài đặt bằng ảo tưởng về cái ngã nào đó, ở ngoài nó, có thật. Thế nên, ba cõi là nhà lửa, là chiến tranh, là quyền lực, là khát ái... tuyệt mất bi tâm; mà ở đấy, chỉ còn có những đứa trẻ ham chơi bằng những luận thuyết mà thôi. Một đoạn kinh Lăng-già như sau “minh triết” cho dòng sinh hóa ấy.

“Này Đại Huệ! Như trong nhãn thức, các cảnh giới như vậy đi qua những lỗ chân lông, những vi tử (tế bào, nguyên tử) thâm nhập tất cả căn bằng một cách thế đồng thời, giống hệt cảnh trí hiện trong gương. Cũng

vậy, này Đại huệ, như gió càn quét biển khơi, năm thức thân mà đối tượng của chúng là gió (làm) sóng của đại dương tâm (ba động) chuyển vận sắc thái nhân quả liên tục, hỗ tương, không thể bứt rời, khiến sinh ra các hành tướng (nghiệp thức với các tướng trạng vận hành), cột ta vào những ảo vọng (sự ngu si) về bản chất của sắc.”11

Như vậy, từng bước thắng tấn tu hành, khả thể nghe và đối tượng nghe đều được tận trừ (như thị tiệm tăng, văn sở văn tận giả) là gì? Theo Viên Trắc, như thị thuộc về văn pháp, tóm lại câu trên, tức là “phản văn, rời trần cấu”, chỉ cho tu tuệ và văn tuệ, tháo bỏ sự trói buộc của cảnh và căn. Do vì, căn, là chất liệu kết tập nơi lỗ tai, cô đọng thành nền tảng của căn; như vậy, căn cũng chỉ là sự kết hợp của những điều kiện mà thôi, nên căn cần được giải trừ. Khi căn được giải thể, cảnh tự tiêu vong, và thức cũng chẳng còn chỗ để dựa sinh nữa. Khi cảnh không còn là điều kiện của căn, căn không còn nơi để trú; đến đây, cơ chế của căn đã được giải trừ. Ngay khi ấy, cảm

Page 38: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

36 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

thọ và cái được cảm thọ đều tự tận, thức không còn xứ để sinh; tức là tưởng ấm tự phá. Như vậy, ba cơ cấu của thọ, tưởng và thức (khái niệm) đồng thời bị hủy (Sđd).

Không bám vào đối tượng nghe và chủ thể nghe (dù) đã được tịch lặng, (thì) định tưởng và cảnh giới đắc định là không tánh (tận văn bất trụ, giác sở giác không giả) là gì? Theo Viên Trắc, chính là sự tháo bỏ định tưởng (giác kết). Hai chữ “tận văn” là chỉ cho khả thể nghe và đối tượng nghe đều được tận trừ, chỉ còn “định tưởng”. Nếu trụ vào cảnh giới định này, hành giả chứng được “ngã không”, chưa chứng “pháp không”, tức là vĩnh viễn rơi vào định tưởng, chủ khách vẫn y nguyên đối đãi, cái mà Ngưỡng Sơn gọi là, cụ túc tâm cảnh. Nay nói đến “giác sở giác không”, là nói đến giác trí hay là tánh hiểu biết trong sáng. Còn, nói đến “sở giác”, là nói đến đối tượng được thể nghiệm bằng giác trí này vậy. Khi cả hai được rỗng lặng thanh tịnh, thì trạng thái đối đãi vi tế không còn nữa. “Giác”

là trí phần hay là yếu tính đưa đến Niết-bàn, nó thuộc về trí toàn thiện (Bát-nhã). Vậy, cái “giác trí” ấy, làm sao mà có thể hiểu được, nghiệm chứng là rỗng lặng, tánh không? Phải biết rằng, cái “giác trí” ấy (nếu có thể nào được nghiệm chứng),chính là “phá pháp chấp”, nếu không hiểu được như vậy, ta sẽ rơi vào một loại “pháp ái” nào đó, tức là, vẫn còn nguyên trói buộc. Do vậy, “pháp chấp” cần được giải trừ. Kinh Viên Giác nói: ‘Vì huyễn trần diệt, nên huyễn tâm diệt. Do huyễn tâm diệt, nên huyễn trí diệt. Do huyễn trí diệt, nên cái diệt của huyễn cũng diệt; vì (cái) diệt huyễn được diệt, nên không tánh thường tại’. Đoạn kinh vừa nêu, đồng nhất với công phu tháo bỏ cơ chế bám chấp vào định tưởng. Nay nói, (giác kết), tức là nói đến cái huyễn trí ấy, tức như Phật dạy, tính chất sinh khởi tuần tự của sáu loại bám chấp, nghĩa là, tri kiến vọng phát, thì khái niệm tương tục sinh. Thế nên, tháo bỏ định tưởng rồi, thì tri kiến bất khởi, dứt dừng hý luận vậy! (Lược dịch Sđd).

Page 39: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 37

NGHIÊN CỨU ☸

Ở đây, cũng cần nhắc lại đôi chút về Heidegger, khi nhà Triết học ấy, trích lời André Gide: “với những ái dục, người ta chỉ tạo nên loại văn học tồi tệ”. Theo ông, câu nói của Gide, chẳng những nó có giá trị cho văn học, mà nó còn có giá trị cho Triết học nữa. Để rồi sau đó, ông cho rằng, Triết học có thể xem như một luân thể, một vòng tròn, cho dù, ta vẫn còn mờ mịt về nó, nhưng ít ra ta luôn trụ trên luân giới của cái vòng tròn ấy, và có một cái nhìn tổng thể về nó.12 Ta thấy, đây là giai đoạn “pháp chấp” của Hei-degger. Do vậy, cuối đời mình, nhà Triết học ấy cho rằng, một vũ trụ hài hòa, một nghệ thuật tuyệt hảo, chỉ có thể tìm thấy trong thuật hội họa của Thiền mà thôi.13 Hay nói một cách khác hơn, tụng kinh, lễ Phật là cái mà Heidegger cả đời mơ ước vậy.

“Cảnh không và trí không đồng được tịch trừ” (không sở không tịch) là gì? Theo Viên Trắc, chẳng những (hành giả) diệt trừ cảnh giới được trí chứng là không, mà cái khả thể cho là không của trí ấy cũng

cần được diệt, như dùng chất liệu (hai loại) gỗ ma sát với nhau, cả hai đều bị thiêu hủy. Nay, trạng huống bám không đã được giải trừ, tháo bỏ, tức là phá hành ấm vậy! Cũng như Phật dạy: (khi) không tính được sáng tròn (viên minh là Thiền tuệ), thì thành tựu pháp giải thoát. Chính xác trong nghĩa đó là, đắc cảnh giới ngã, pháp là tính không (duyên khởi).

Tổng thể những cơ cấu bám chấp từ thô đến tế đều được diệt, thì Niết-bàn tịch diệt đặt ngay trước mặt (sinh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền) là gì? Theo Viên Trắc, những gì được đưa ra dưới đây, chính là sáu loại trói buộc, như kinh Lăng-nghiêm đã dạy: (Tướng) động diệt, tịnh sinh. Tịnh diệt, căn sinh. Căn diệt, giác sinh. Giác diệt, không sinh. Không đã được diệt, thì (phát sinh tế niệm về) cái diệt (tức là ái tận Niết-bàn, trụ diệt tận định). Diệt cái diệt không, thì Niết-bàn đặt ngay trước mặt (thỏng tay vào chợ). (Lược dịch Sđd).

Tóm lại, theo Phật giáo, Triết học hay những hệ thống trí thức, dù ở một thượng tầng nào

Page 40: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

38 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ NGHIÊN CỨU

đó, thì vẫn là những hệ thống non trẻ (Skt: bāla-tīrtika); và theo Viên Trắc, thì pháp tu của Phật giáo không thủ tiêu bất cứ cái gì cả. Vấn đề là, cái gì mang lại giải thoát, an vui, cái gì là lòng yêu thương, để lưỡi gươm hận thù không còn gây máu lệ. Nó, những tham, sân, si, những khám phá vô tận của nhân loại vẫn còn đó, đang diễn hiện, nhưng chúng đã được những ai được làm con Phật đặt vào trong độ phân giải cao nhất của trí tuệ, của tánh không duyên khởi.

Bản văn này, chắc hẳn là không bao giờ đạt đến, cho dù là mép rìa của pháp tu Quán âm. Tất cả chỉ là tư kiến của một cá thể dại khờ, nếu không muốn nói là, có cả những sai lầm trong khi chuyển dịch. Tuy vậy, nó là kết quả của những năm về chùa tu học với những bậc thầy được người đời kính trọng. Có điều, những bậc thầy

như vậy, theo tôi, lại là những người lái đò già dặn, họ biết đâu là khi sóng dữ triều cường, khi nào tới nơi có khúc quanh nghiệt ngã. Chí đến, đâu là những im vắng của dòng sông, và đâu là thác ghềnh trước khi thuyền vào biển lớn. Họ dạy cho học trò mình như thế đấy. Lớp học luôn đào tạo những người học trò “phải biết không vâng lời thầy, phải biết tự mình tra vấn, phải biết tự mình chèo chống con thuyền. Phải biết con đường nào mà mình cần đi, cần tự dọn đi những gai gốc, hố hầm. Những con đường chưa có ai san lắp, khai thông.” Do vậy, nó chẳng trao cho ai tấm văn bằng nào cả, ngoại trừ dấu ấn trên tâm. Và, nói như, cái mà người Hy-lạp thường nói là: Trái bóng chỉ dành cho sân bóng mà thôi!14 Đấy là những lớp học Phật ở chùa mà tôi có phước duyên theo học vậy.■

Chú thích:1. Überlegen wir uns einen Au-

genblick, was es bedeutet, dass man ein Waltalter der manchen Geschichte als “Atomzeitaler kennzeichnet”. Die durch die Wissenschaften entdeckte

und freigesetzte Atomenenergie wird als diejenige Macht vorgestellt, die den Geschichtsgang bestimmen soll. Die Wissenschaften gaben es freilich niemals zu, wenn ihnen nicht die Phi-losophie vorher und vorausgegangen

Page 41: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 39

NGHIÊN CỨU ☸

wäre... wir dürfen sogar sagen: auf der Geburtsurkunde der gegenwärti-gen weltgeschichtlichen Epoche, die Atomzeitaler nennt.” Was ist das-die Philosophie? Heidegger.

2. “There are two in the world, the sword and the mind. In the long run, the sword is always beaten by the mind” (The Power of Ideas / Moore Bruder / Mc Graw Hill).

3. “Lakṣanaṃ hyāvṛtisvattvaṃ pratipakṣasya bhāvanā l tatrā’vasthā phalaprāptiryānā nuttaryameva.1 “bản chất của sắc hay loại hình khái niệm [được sắc chất cấu thành], là cái gây chướng ngại chân nghĩa và sự tu tập phần đối trị [ngu si] mà [ở trong] phẩm tính ấy, người ta chứng đắc quả vị tối thượng thừa” (Madhyāntavibhāgakārika-Biện Trung Biên Luận / Thế Thân Bồ-tát tạo / Source: Pandeya, Ram chandra, Delhi: Motilal)

4. “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở, sở nhập ký tịch, động tịnh nhị tướng, liễu nhiên bất sinh. Như thị tiệm tăng, văn sở văn tận; tận văn bất trụ, giác sở giác không, không giác cực viên, không sở không diệt, sinh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền”. Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm kinh. Bản chữ Hán, Viên Trắc giảng nghĩa.

5. “Tuệ và những bạn lữ (tùy hành) của nó (anuccāra)”.

6. “Nhất phi nhục nhỉ chi trung...” Viên Trắc. Sđd.

7. Sđd8. Sđd

9. “Ich sage: auf einem Weg. Damit geben wir zu, dass dieser Weg gewiss nicht der einzige Weg ist. Es muss sogar offen bleiben, ob der Weg, auf den ich im folgenden hinweisen möchte, in Wahrheit ein Weg ist, der uns erlaubt., die Frage zu stellen und zu beantworten.

Nehmen wir einmal an, wir könnten einen Weg nden, die Frage genauer zu bestimmen, dann erhebt sich sogleich ein schwerwiegender Einwand gegen das Thema unseres Gesprächs. Wenn wir fragen: Was ist das-die Philosophie?, dann sprechen wir über die Philosophie. Indem wir auf diese Weise fragen, bleiben wir offenbar auf einem Standort oberhalb und d.h ausserhalb der Philosophie” Heidegger. Sđd.

10. Viên Trắc. Sđd.11. “Yathā Mahāmate, evaṃ sarve

ndriyaparamāṇuromakūpeṣu yugapat prapṛtti krama viṣayādarśabimba-darśanavat udadheḥ pavanāhatā iva Mahāmate viṣayapavanacittodadhitaraṅgāvyucchinnahetukriyā-lakṣaṇā anyonyavinirmuktāḥ karmajātilakṣaṇasuvinibaddharūpasvabhāvānavadhāriṇo Mahāmate pañca vijñānakāyāḥ pravartante”. Buddhist sanskrit Texst-No.3. (Dịch theo ý thầy Nguyên Giác. Lớp học Lăng-già).

12. Heidegger. Sđd .13. Heidegger’s philosophie of

Art (East Asian art).14. Αûτü εινει τü αûτοκßνητο (auto

einai autokineto). Doulas Q.Adams.

Page 42: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

40 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ DANH NHÂN

Là tín đồ Phật giáo từ năm mười bảy tuổi, đạo hữu luật sư Christmas

Humphreys (1901-1983) không thuộc bất cứ một giáo phái nào của Phật giáo. Ông tin vào Phật giáo thế giới, và ông nghĩ rằng: “chỉ trong sự phối hợp của tất cả các tông phái người ta mới có thể thấy trọn vẹn sự vĩ đại của

tư tưởng Phật giáo” (only in a combination of all schools can the full grandeur of Buddhist thought be found). Để làm cho quan điểm của mình được Phật tử trên thế giới chấp nhận, ông đã trình bày Mười hai nguyên tắc của Phật giáo (Twelve Prin-ciples of Buddhism) nổi tiếng của mình vào năm 1945, được

Luật Sư Christmas Humphreys, Người thiết lập nền tảng cho Phật Giáo Anh Quốc

Christmas Humphreys (1901-1983)

dịch ra 14 thứ tiếng và được nhiều tông phái Phật giáo trên thế giới chấp nhận. Mười hai nguyên tắc ấy có điều giống với Mười Bốn Nguyên Tắc của Đại Tá Olcott giới thiệu trong tác phẩm Phật pháp vấn đáp (Buddhist Catechism) của ông, được xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 19.

Xét theo những tác phẩm của Humphreys, kiến thức uyên bác về Phật giáo của ông được dựa trên những bản dịch kinh sách tiếng Pāli, Sanskrit, Trung Hoa, Tây Tạng và Nhật Bản. Christmas Humphreys là tác giả của hơn hai mươi đầu sách viết về Phật giáo với lối

Page 43: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 41

DANH NHÂN ☸

văn phổ thông, dễ đọc dễ hiểu. Những công trình Phật học chính của ông là: 1. Phật giáo là gì? (What is Buddhism?), xuất bản 1928; 2. Sự Tập trung và Thiền định (Concentration and Meditation), xuất bản 1935; 3. Nghiên cứu về Trung đạo (Stud-ies in the Middle Way), xuất bản 1940; 4. Nghiệp báo và Tái sinh (Karma & Rebirth), xuất bản 1943; 5. Thiền Phật giáo (Zen Buddhist), xuất bản 1949; 6. Đạo Phật (Buddhism), in năm 1951; 7. Con đường tu tập (The way of Action), xuất bản 1960; 8. Thiền đến Tây Phương (Zen comes West), xuất bản 1960; 9. Trí Tuệ của Phật giáo (The Wisdom of Buddhism), xuất bản 1960; 10. Tự điển Phật giáo Phổ thông (A Popu-lar Dictionary of Buddhism), xuất bản 1963; Lối sống Phật giáo (Buddhist Way of Life), xuất bản 1969, trong tác phẩm “Lối sống Phật giáo” này, ông đã phác họa ra một tương lai không xa của nền Phật giáo sẽ nở rộ ở phương Tây, và đó là một sự thật.

Vào năm 1923, ở tuổi 22, cùng với một vài người bạn,

ông đã thành lập Cư xá Thanh Niên Thông Thiên Học (Youth Lodge of Theosophical Soci-ety), để có nơi quy tụ của giới thanh niên yêu mến nghiên cứu Thông Thiên học và Phật giáo tại Luân Đôn. Một năm sau đó, hội này đã đổi tên là Niệm Phật Đường Luân Đôn (London Buddhist Lodge), và chính thức thành lập Hội Phật giáo Luân Đôn (Buddhist Society of Lon-don), mà ngày nay là một trong những tổ chức Phật giáo uy tín nhất ở châu Âu (xem thêm ở đây: http://www.thebuddhistso-ciety.org/aboutus/index.html. Ngày 19 tháng 11 năm 1924, ông Humphreys được cử làm Hội trưởng; ông Jinarajadasa, người Tích Lan, làm Hội phó và cô Aileen Faulkner, là Tổng thư ký. Cô Aileen Faulkner về sau đã trở thành vợ của Humphreys và hỗ trợ cho chồng rất nhiều trong công việc Phật sự tại Anh Quốc. Một năm sau khi thành lập, Hội đã cho xuất bản tờ báo “Nguyệt San Niệm Phật Đường” (The Buddhist Lodge Monthly Bul-letin), và sau 6 số báo được đổi thành đặc san “Phật giáo Anh

Page 44: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

42 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ DANH NHÂN

Quốc” (Buddhism in England). Đến năm 1943, đạo hữu Hum-phreys tạo được một cơ sở mới trên đường Great Russell, nằm gần Viện Bảo Tàng Anh quốc và ông đã di chuyển văn phòng của hội đến nơi này, đây là một biệt thự được xây dựng từ thế kỷ thứ 18, có nhiều phòng ốc để hội sinh hoạt. Trong 20 năm trước đó, ông bà Humphreys đã dùng căn hộ của mình để làm nơi sinh hoạt cho hội. Tại cơ sở mới này, tờ báo của hội lại một lần nữa đổi thành quý san “Trung Đạo” (Middle Way), ấn hành 3 tháng 1 kỳ và được duy trì cho đến tận ngày nay (2006).

Những công trình Phật học của Luật Sư Christmas Humphreys

Sau Thế chiến thứ 2 (1939-1945), tháng 1 năm 1946, Christmas Humphreys được mời làm việc trong phái đoàn luật sư của Anh quốc sang Nhật để tham dự phiên tòa quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh. Trong chuyến đi này đã giúp cho ông Humphreys quen biết với Thiền sư người Nhật D.T.Suzuki ở Kamakura, và từ đó hai vị đã

làm việc với nhau để đưa ánh sáng của thiền học đến với quần chúng Phật tử tại Vương quốc Anh. Cũng trong chuyến viếng thăm và làm việc tại Nhật này, đạo hữu Humphreys được mời nói chuyện về “Phật giáo tại Anh quốc” tại Đại học Otani qua sự thông dịch của Tiến sĩ Suzuki, tiếp đó là các buổi nói chuyện tại các thiền viện thuộc dòng phái Lâm Tế (Rinzai) trên khắp Nhật Bản xoay quanh chủ đề “Phật giáo Tây Phương và khả năng đóng góp của PG trong tương lai của nhân loại” (Buddhism in the West and the potential place of Buddhism in the future of Mankind).

Năm 1959, khi Tây Tạng bị Trung Hoa chiếm đóng, đức Đạt-lai Lạt-ma cùng với gần một trăm ngàn người dân của Ngài vượt qua Hy Mã Lạp Sơn để đến tị nạn tại Dharamsala, Ấn Độ. Tại Anh Quốc, đạo hữu Humphreys cùng với các Lạt-ma Tây Tạng đã thành lập Hội Phật giáo Tây Tạng tại Luân Đôn. Năm 1961, với tư cách là phó Hội trưởng của Tibet Society, Humphreys viếng thăm Ấn Độ và yết kiến tổng thống

Page 45: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 43

DANH NHÂN ☸

Ấn Độ, tiến sĩ Radhakrishnan, và thỉnh cầu đương kim tổng thống giúp đỡ và hỗ trợ cho đức Đạt-lai Lạt-ma và dân tộc Tây Tạng.

Không có gì để sợ khoa học Tây phương

Sinh ngày 15 tháng 2 năm 1901 ở Luân Đôn, ông Christ-mas Humphreys là con trai của Sir Trevor Humphreys, một luật sư nổi tiếng, ông vốn là phó cố vấn công tố trong vụ xét xử nhà văn Oscar Wilde. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Luật khoa ở Đại học Cambridge, ông hành nghề luật sư và trở thành Trưởng cố vấn công tố ở tòa án Old Bailey, giống như cha mình trước kia. Sau đó, ông là thẩm phán ở Old Bailey, và là một cố vấn của Hoàng gia Anh. Bà Humphreys cũng là một tín đồ Phật giáo và hết lòng hỗ trợ những hoạt động Phật sự của chồng mình cho đến khi bà qua đời vào năm 1975.

Christmas Humphreys vốn xuất thân từ một gia đình Ki-tô giáo ngoan đạo, nhưng khi người anh trai của ông bị giết trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918) trong một cuộc

chiến tại Bỉ, ông đã đau đớn và tìm hiểu xem anh trai của ông sau khi chết đi về đâu, ông không tìm thấy câu trả lời trong giáo lý của Ky-tô, rằng con người ở trần gian này chết đi là ý muốn của Thượng Đế hoặc được Chúa gọi về. Humphreys không thể chấp nhận lối giải thích dễ dãi này, ông sinh ra hồ nghi về lời dạy của Chúa và quyết tâm đi tìm lời giải đáp. Lần đầu tiên ông tiếp xúc với Phật giáo là đọc được tác phẩm “Đức Phật và Giáo Pháp” (Buddha and the Gospel of Buddhism, xuất bản 1916 tại Anh quốc) của Ananda Coomaraswamy, trong một tiệm sách trên đường Great Russel ở Luân Đôn. Humphreys say sưa đọc tác phẩm này vì đó là cuốn sách so sánh những điều trọng yếu của Phật giáo, Bà-la-môn giáo và Ki-tô giáo. Tập sách thứ hai giúp ông hiểu giáo lý Phật đà là “Giáo Pháp Huyền Bí” (The Secret Doctrine) của bà H. P. Blavatsky. Cuốn sách giúp ông liễu đạt được chân lý duyên sinh vô ngã, nhất là giáo lý về nhân quả, về nghiệp báo, ông hiểu rõ rằng đem niềm vui

Page 46: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

44 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ DANH NHÂN

đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, tạo sự bất hạnh cho người, mình sẽ chịu sự khổ lụy về sau. Từ đó, ông phát nguyện cống hiến hết sức mình để phổ biến giáo lý này cho thế giới phương Tây.

Christmas Humphreys trình bày quan điểm của mình như sau “Trừ một vài quốc gia ở Á châu, sức mạnh của giáo lý Phật giáo đang phát triển ở hầu hết các quốc gia phương Tây. Trong tất cả các tôn giáo trên thế giới, chỉ có Phật giáo là không có gì để sợ những hoạt động của tâm trí Tây phương hiện đại, tức là sự phê phán tri thức, những tư tưởng có từ xưa và những thẩm quyền được xem là có giá trị (chẳng hạn như quyền lực của một giáo hội), và cũng không có gì để sợ khoa học, theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này. Đối với sự phê phán nói trên thì thái độ của người Phật tử đối với tất cả những hiện tượng và tất cả những kiến thức về hiện tượng giống như thái độ của nhà khoa học Tây phương. Hãy để cho mọi vật được tìm hiểu một cách vô tư, khách quan, không chấp nhận

một điều gì mà không suy xét, trắc nghiệm tất cả, vì đó chính là lời khuyên của đức Phật dành cho các tín đồ của ngài. Khoa học Tây phương ngày nay đang tiến nhanh đến ý niệm duy tâm, và điểm đáng chú ý của sự thay đổi mới đây về căn bản của ngành vật lý là chính thuật ngữ của những khám phá mới của ngành này có thể giống như trong những kinh sách được nói đến từ khoảng hai ngàn năm trước. Thật vậy, Phật giáo không có gì để sợ khoa học Tây phương, và trong thế giới tâm trí, gồm cả môn tâm lý học, Tây phương có nhiều điều để học ở Phật giáo hơn là người Tây phương đã biết.” (Truly, Bud-dhism has nothing to fear from Western science, and in the world of mind, including that Cinderella of mental science, psychology, the West has more to learn from Buddhism than as yet it knows).

Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu, ông đã qua đời vào ngày

Page 47: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 45

DANH NHÂN ☸

13 tháng 4 năm 1983, thọ thế 82 tuổi, bỏ lại phía sau mình những tiếc thương khôn nguôi của hàng thức giả và Phật tử Anh quốc. Lạt-ma người Đức Anagarika Govinda (1898-1985) đã tán dương công đức của Christmas Humphreys trong tang lễ rằng: “Đạo hữu Christmas Humphreys là một trong những người đầu tiên truyền bá Phật giáo ở thế giới Tây phương, không ai làm được việc này có kết quả và thành tựu hơn người bạn đạo vừa mãn phần này. Nhờ công đức tu tập của ông mà ngôi nhà Phật giáo đã được tạo dựng trên thế giới này qua ngôn ngữ tiếng Anh. Tôi cảm thấy tiếc cho PG Anh khi đạo hữu Christmas Hum-phreys từ giã thế gian này, nhưng hy vọng tấm gương chói ngời của ông sẽ soi sáng cho những người ở lại sẽ tích cực phụng sự cho lý tưởng của Phật giáo” (Mr Christmas Hum-phreys was one of the rst peo-ple to propagate Buddhism in the Western World and nobody dedicated himself to this task more thoroughly and succuess-fully than our departed friend.

It was mainly due to him that Buddhism has found a home in the English speaking world. I deeply regret his passing away, but I hope that his example will inspire all those who he leaves behind with a new zeal for the ideal of Buddhism).

Chết không phải là hết, nhưng sự ra đi vĩnh viễn của đạo hữu luật sư Christmas Humphreys là một mất mát lớn lao đối với Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Anh quốc nói riêng, hy vọng những Phật tử Anh quốc sẽ tiếp tục duy trì và kế tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của ông để ngọn đuốc của Phật đà ngày càng tỏa chiếu ở thế giới phương Tây.■

Thích Nguyên Tạng

Tổng hợp theo tài liệu: - The Western Contribution to Bud-dhism.William Peiris (1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India- http://www.thebuddhistsociety.org/aboutus/index.html- http://en.wikipedia.org/wiki/Christ-mas_Humphreys

Page 48: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

46 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THƠ

Bên đờiTa đibước mỏi chân trờiEm pha màu nắngvẻ đời trầm luânHoàng hônngủ muộn trên lưngHoang vu số phậnHóa thân trúc tùng

Chiếc lá Cát bụi nghìn năm cát bụiNắng gầy rắn rỏi tim ta!Lá tình rụng rơi ai nhặtNgọc bích Kim cương sáng lòa?!

LIÊN THAO

Page 49: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 47

TRUYỀN THÔNG ☸

Công nghệ truyền hình là phương tiện hiệu quả chuyển tải các buổi thuyết pháp đến với Tăng Ni Phật tử

Thuyết pháp là một trong những hoạt động cơ bản, chủ yếu của hoạt động hoằng pháp. Trên các kênh truyền hình Phật giáo Đài Loan, Thái Lan… các chương trình truyền hình thuyết pháp chiếm một tỷ lệ thời lượng rất cao và được quan tâm đầu tư đặc biệt. Trên các kênh truyền hình tôn giáo nói chung, nhất là các kênh Tin Lành, Hồi giáo và Ấn Độ giáo, thuyết giảng cũng là nội dung chính (chương trình của kênh truyền hình Tin Lành Miracle Net hầu hết đều là giảng đạo bằng nhiều hình thức và lặp đi lặp lại).

Các chương trình truyền

hình thuyết pháp trên các kênh truyền hình Phật giáo cũng như các chương trình thuyết giảng trên những kênh truyền hình tôn giáo nói chung thường có hai loại: thuyết giảng một chiều (chỉ một diễn giả nói trong buổi thuyết giảng với một bài giảng đã chuẩn bị sẵn) và đối thoại (thuyết giảng lồng vào hình thức vấn đáp, hoặc người thuyết giảng giao lưu với người nghe qua nhiều phương tiện truyền thông).

Tại Việt Nam, từ khi băng video cassette VHS phổ biến, đã bắt đầu lưu hành theo kiểu chuyền tay các chương trình video thuyết pháp. Đến khi công nghệ dĩa VCD phát triển rộng rãi, các chương trình thuyết pháp được phổ biến

MINH THẠNH

Khai thác công nghệ truyền hình phục vụ hoạt động hoằng pháp

Các chương trình Video thuyết pháp

Page 50: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

48 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỀN THÔNG

cả bằng hai công nghệ video cassette VHS và VCD. Nhiều Phật tử ấn tống (in sang để hiến tặng) những bộ băng giảng có đến mười mấy cuộn băng VHS E-180 (thời lượng 180 phút/cuộn cho hệ PAL), ghi lại các buổi thuyết pháp của các vị cao tăng nước ngoài thuyết minh tiếng Việt, ghi hình tại Đài Loan, Singapore… Nhiều chương trình thuyết pháp ghi trên dĩa VCD do nhiều vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trong nước thuyết giảng cũng đã được các đơn vị có chức năng xuất bản, phát hành rộng rãi.

Công nghệ truyền hình trong thực tế đã là phương tiện hết sức hiệu quả để chuyển tải các buổi thuyết pháp đến đông đảo Tăng Ni Phật tử.

Các chương trình video thuyết pháp là những tác phẩm Phật học

Cho đến nay, dù là các phương tiện ghi âm và ghi hình đã trở nên phổ biến, vẫn có định kiến cho rằng các tác phẩm văn hóa chỉ là những tác phẩm vật thể, việc trước tác, sáng tác phải là viết và thể hiện bằng văn bản

hoặc các chất liệu thích hợp.Cũng từ quan điểm sai lầm

này, một số nhà nghiên cứu tôn giáo, nhất là từ các tôn giáo bạn, đã cho rằng đức Phật đã không biên soạn một tác phẩm nào cả và kinh Phật là những tác phẩm được các đệ tử Phật viết lại về sau. Lập luận này rõ ràng là không ổn, vì từ xa xưa, trong điều kiện truyền thông chỉ sử dụng văn bản giấy, thì một bài nói được một người không phải là người nói ghi lại vẫn được xem là tác phẩm của chính người nói. Việc nhìn nhận một bài nói, cũng có thể một cuộc đối thoại, là một tác phẩm, đã được ý thức từ rất lâu, đặc biệt là trong Phật giáo (với nhiều tác phẩm dạng ngữ lục). Trong điều kiện chưa có các phương tiện ghi âm và ghi hình, việc dùng giấy ghi lại các bài nói, các cuộc đối thoại là điều bắt buộc với tất cả sự giới hạn của nó, vì phải loại bỏ những yếu tố kèm ngôn ngữ. Trên thế giới, từ lâu đã phổ biến quan niệm về sáng tác phi vật thể, chẳng hạn, Stanilavski, đạo diễn người Nga nửa đầu thế kỷ XX, đã tổng kết rằng, một tác phẩm sân khấu

Page 51: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 49

TRUYỀN THÔNG ☸

thực sự (vở diễn), phân biệt với một kịch bản văn học, là một tác phẩm “sinh trong đêm và chết trong đêm”. Việc sáng tạo và cảm thụ tác phẩm sân khấu (tức vở diễn) được chấm dứt khi vở diễn kết thúc trên sàn diễn (trong điều kiện chưa có phương tiện ghi hình như hiện nay).

Trong cách nhìn như vậy, không có lý do gì để coi một buổi thuyết pháp, cũng như một buổi tọa đàm Phật giáo, không có giá trị là một tác phẩm học thuật Phật giáo. Chúng ta đang dần dần trong quá trình ý thức, đúng hơn là ý thức lại điều này, với việc sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện ghi âm, và gần đây là các phương tiện ghi hình, để phổ biến các chương trình thuyết pháp. Và ngày càng có đông người tiếp nhận tư tưởng Phật giáo, không phải từ sách vở hay tham dự trực tiếp các buổi thuyết giảng, mà thông qua các phương tiện ghi âm, ghi hình.

Các bài kinh Phật đã là các kịch bản chương trình truyền hình hoàn chỉnh

Từ cơ sở kiến thức truyền

hình hiện đại, khi đọc lại những bài kinh Phật, cả kinh Bắc tông lẫn Nam tông, chúng tôi hết sức ngạc nhiên về dáng dấp một kịch bản truyền hình chi tiết của phần lớn các bài kinh. Mỗi bài kinh đều bắt đầu bằng sáu điều chứng tín hay sáu điều thành tựu là tín (pháp được nghe nội dung của bài kinh sẽ được thuật lại), văn (người thuật lại pháp chính mình đã nghe), thời (thời điểm thuyết pháp), chủ (chủ tọa thuyết pháp), xứ (nơi thuyết pháp), chúng (khán thính giả). Sáu điều ấy là một trong những phần cấu tạo nên hệ thống của toàn bài kinh, xác định sự tồn tại của bài kinh đó giúp cho tín tâm của người học Phật phát khởi, thâm nhập giáo nghĩa mầu nhiệm dễ dàng.

Trong một chương trình truyền hình, dù là một bản tin, phóng sự, ghi nhanh, phim tài liệu…, yếu tố giới thiệu không gian bao giờ cũng là yếu tố mở đầu. Trong các bản kinh Phật (nói chính xác hơn là văn bản ghi các bài thuyết pháp của Phật), giới thiệu không gian bao giờ cũng là một trong những nội dung mở đầu bản kinh,

Page 52: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

Kinh Kim Cang Bát Nhã (203 VCD) do Pháp Sư Tịnh Không giảng50 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỀN THÔNG

và thường theo thứ tự từ rộng đến hẹp, từ lớn đến nhỏ, không khác ngôn ngữ điện ảnh. Thí dụ, Kinh A-di-đà: “…Phật tại Xá Vệ quốc” (đơn vị lớn rộng), “Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên” (đơn vị hẹp hơn). So sánh với ngôn ngữ điện ảnh (trừ những trường hợp sáng tạo phá cách) để giới thiệu sự việc, các kịch bản đều thể hiện yêu cầu giới thiệu địa điểm thể hiện, từ rộng đến hẹp, thí dụ sự việc diễn ra ở giảng đường một trường đại học, thì trước tiên thể hiện toàn cảnh ngôi trường (hoặc có thể đại toàn cảnh, nhấn mạnh đến ngôi trường trong hình ảnh của một góc thành phố), rồi dẫn vào giảng đường (hẹp dần) rồi bục giảng (hẹp hơn nữa)... Nguyên tắc giới thiệu không gian này được vị tôn giả kết tập kinh điển tuân thủ rất chặt chẽ, chứng tỏ ý muốn của người xưa muốn phản ánh chân thực và đầy đủ bối cảnh của buổi thuyết pháp, không khác gì ngôn ngữ hình ảnh động (điện ảnh và truyền hình) hiện đại.

Sau đó, nội dung các bài kinh điểm qua khung cảnh và nhân vật tham dự buổi thuyết pháp (tổng quan số người dự nghe, giới thiệu danh sách chi tiết một số nhân vật đáng chú ý…). Trình tự này cũng là trình tự ngôn ngữ truyền hình (thể hiện toàn cảnh, dẫn vào trung cảnh, trung cận cảnh của bối cảnh và giới thiệu nhân vật nơi diễn ra sự việc…).Đi vào phần chính, phần lớn

các bài kinh tập trung miêu tả cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời nói của đức Phật. Với cách thể hiện như vậy, ngày nay, chúng ta có thể đóng diễn lại một cách khá chính xác diễn tiến của từng buổi thuyết pháp mà đức Phật đã thực hiện thuở xưa.

Page 53: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 51

TRUYỀN THÔNG ☸

Trình bày vấn đề một cách dông dài như vậy, chúng tôi muốn nhằm vào mục tiêu chứng minh rằng, ngày nay, nếu chúng ta tổ chức sản xuất các chương trình video thuyết pháp, thì vấn đề cũng không phải là mới, mà chúng ta cũng chỉ kế thừa tiếp tinh thần, tư duy của đại tôn giả Anan, người tiên phong trong sự nghiệp hoằng pháp cách đây XXV thế kỷ mà thôi. Có điều ngày ấy, do chưa có camera thu hình, nên hoạt động phản ảnh các buổi thuyết pháp chỉ dừng lại trên văn bản kinh, mà dáng dấp một kịch bản truyền hình đã là rất rõ, như vừa được trình bày.

So sánh việc tiếp thụ một buổi thuyết pháp thông qua văn bản, qua phương tiện ghi âm và phương tiện ghi hình

Nhược điểm nổi bật nếu tiếp thụ một bài thuyết pháp qua các phương tiện ghi âm hoặc ghi hình là tốn nhiều thời gian hơn rất nhiều so với đọc trên văn bản. Một buổi thuyết pháp 90 phút, qua bản ghi đầy đủ, người đọc có thể lãnh hội được nội dung chỉ trong khoảng chưa tới 10 phút. Theo trình tự

ngược lại, nếu đóng diễn lại các buổi thuyết pháp của đức Phật ngày xưa theo các bản kinh và thể hiện theo ngôn ngữ điện ảnh truyền hình hiện đại, một chương trình truyền hình thuyết pháp cũng có thể tốn thời gian ước lượng gấp 5-7 lần thời gian đọc bản kinh.

Nhưng, xem một buổi thuyết pháp trực tiếp tại chỗ, hoặc qua màn hình TV, ngoài sự sinh động hấp dẫn của màu sắc, âm thanh, người xem sẽ cảm nhận những yếu tố ngoài ngôn ngữ, vốn rất quan trọng trong việc hoằng pháp. Đây chính là điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh.

Chỉ khi xem một chương trình video thuyết pháp hoặc có mặt tại chỗ, người Phật tử mới có thể thấy được ánh mắt, nụ cười, nét mặt, thần thái, cử chỉ… của vị giảng sư. Đối với những vị tôn túc có đạo lực thâm sâu, thì điều này càng có ý nghĩa. Nghe băng, có thể nghe được giọng nói giảng sư, theo dõi và cảm thụ “màu sắc” và những quãng lặng ngữ điệu, nhưng, nếu có thêm hình ảnh, người xem mới cảm thụ, lãnh

Page 54: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

52 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỀN THÔNG

hội hoàn toàn nội dung của buổi thuyết pháp, mà phần quan trọng của nó có thể nằm ngoài ngôn từ. Chẳng hạn, khi đề cập đến khái niệm giải thoát trong đạo Phật, phải chăng cốt cách, phong thái thật sự giải thoát của nhà sư lại hàm chứa nội dung truyền đạt sâu sắc, có giá trị không kém nội dung thuyết giảng bằng ngôn ngữ? Giá trị của công nghệ truyền hình hiện đại chính là ở chỗ này. Nó có thể ghi lại những ánh mắt, những động thái, vẻ mặt đi kèm với ngôn ngữ và tạo động lực cho sự thăng hoa của ngôn ngữ. Thực tế, có những điều ngôn ngữ không nói được, mà chỉ có cử chỉ ánh mắt, cốt cách, phong thái của vị giảng sư trên pháp tòa mới nói lên được, và ghi lại điều đó cho nhiều người cùng xem, cho con cháu nhiều thế hệ vẫn có thể xem là điều hết sức cần thiết. Rất may, hiện nay, chúng ta đã có các phương tiện truyền hình, ghi hình để làm điều đó.

Cảm nhận một bài thuyết pháp qua việc đọc những bản ghi trên những trang giấy và qua có mặt trực tiếp tại giảng

đường (hoặc qua màn ảnh TV) là khác hẳn. Nhưng việc cảm nhận bài thuyết pháp với những yếu tố kèm ngôn ngữ như đã phân tích, so sánh giữa việc có mặt tại chỗ và thông qua màn hình TV, thì trong một số trường hợp, việc tiếp thu qua màn hình TV với các phương tiện ghi hình lại có ưu thế nhất định. Có mặt tại giảng đường, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ngồi gần vị giảng sư, nhưng camera truyền hình có thể giúp chúng ta ghi nhận đến từng cái chớp mắt, từng tia nhìn của vị giảng sư, mà đối với những vị đạo cao đức trọng thì mọi ánh mắt, cử chỉ trong lúc thuyết pháp đều không tách rời với nội dung bài thuyết pháp. Có những cử chỉ, ánh mắt… mà xem lần đầu qua băng, đĩa, chúng ta chưa thể cảm nhận được gì, nhưng với lần thứ 2, lần thứ 3, chúng ta mới có thể hiểu và cảm nhận. Với những bài thuyết pháp ghi hình, ưu thế của nó là giúp người xem đến gần giảng sư và xem lại rất nhiều lần. Chính ưu thế này sẽ giúp rất nhiều cho việc hiểu, tin và thực hành Phật pháp.

(còn tiếp)

Page 55: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 53

KHÔNG GIAN THƠ ☸

Nói tới thơ Bùi Giáng là nói tới một thể điệu ngôn

ngữ kỳ lạ, dị thường, vừa chân phương đằm thắm thiết thân thiết cốt, vừa dữ dội, xô ùa, đùa giỡn, dặt dìu, lay lắt cơn gió phù du cát bụi dưới trời trăng hóa hiện, cưỡng bức ngữ điệu ngôn thanh về phương trời khác. “Thơ tôi làm… là một cách dìu ba đào về một chân trời khác. Đi vào trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra phá vòng vây” (Thi Ca tư tưởng). Ngôn ngữ thơ ông vừa bàng bạc khói sương, chiêm bao lá cỏ, lại vô cùng rõ ràng tinh anh thị hiện; một thể điệu ngôn ngữ kỳ diệu như là chưa từng. Ấy là ngôn ngữ “chỉ mở phơi trong một nếp gấp ở tận những mạch ngầm của ngôn ngữ trong truyền thống lịch sử riêng chung của tiếng nói” (Lời bạt-Ngộ Nhận của Albert Camus-Bùi Giáng dịch).

đi vào cõi thơ Bùi Giáng

NHẬT UYỂN

Page 56: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

54 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ KHÔNG GIAN THƠ

Lời sẽ câm trên miệngNhững nơi nào còn hơi thở luôn luôn.

“Ngôn ngữ nào? Là ngôn ngữ tái tạo tân thanh. Là ngôn ngữ thiết lập thịnh triều của ngôn ngữ vô thanh, vô tức trong nếp gấp Bất tư nghì của Vô Ngôn. Nói một nghìn lời để dẫn cái không-lời về trong cái-không-nói” (Sương Tỳ Hải tr. 14).

Từ đó, thơ Bùi Giáng, ta dường như nghe mới lạ mãi mãi, kể từ Nguyễn Du “Vô ngôn độc đối đình tiền trúc. Sương tuyết tiêu thời hợp hóa long”.

Tới nguồn thơ Bùi Giáng thể điệu thi ca mới đầy phép lạ. “Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời”, là nhịp cầu khói sương vời vợi nối kết giữa đôi bờ càn khôn tịch hạp. Trên lối về ngôn ngữ của Tương Ứng Mở phơi, bước đi của ngôn ngữ, tư tưởng thi ca Bùi Giáng trên một tiếng gọi sơ đầu, một tiếng gọi Tái Tân Thanh nào ở cuối nẻo đoạn trường dâu biển, cũng tự lòng người mà ra, để bước về với cuộc tắm gội phục sinh, được thị hiện giữa trùng điệp ngữ ngôn. Câu hỏi mở ra chắc chắn không có lời đáp. Bởi vì, thơ đích thực là tiếng gọi sơ đầu đã mất “tâm tình một nẻo quê chung”, “là tiếng vượn trầm nơi rừng sâu”. Là thanh âm của vầng trăng in soi trong dòng nước chảy. Nước chảy vì đã chảy. Như Khổng Tử nói rằng: “Thiên hà ngôn tai!-Trời có nói gì đâu”. Tiếng gọi sơ đầu được nghe lại, dội lại trong tâm tình của hòa âm, tương ngộ. Mưa nguồn hòa âm. Thơ từ đó là tiếng lòng mở phơi tương ứng, là cái không nghĩ bàn, bất khả suy tư. Thơ Bùi Giáng là nếp gấp bất tư nghì của Vô ngôn.

“Nhân gian tận kiến thương sơn hữuThùy thính cô viên đề xứ thâm”

(Tuệ Trung Thượng Sĩ)Nhân gian thấy tận ngàn non sángAi nghe u xứ vượn u u. (Bùi Giáng dịch)

- Trời bữa đó không nói gì không nóiMột chút gì xưa đã nói miên man.

- Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại

Page 57: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 55

KHÔNG GIAN THƠ ☸

Và gọi về trăng mùa cũ lang thang.- Ngồi đây một bận với ta thôiỦ lại xuân phơi giữa bốn trời.

- Ngồi đây nói chuyệnLúc trời cao thổi gió xuống xanh nguồnLời sẽ câm trên miệngNhững nơi nào còn hơi thở luôn luôn.

- Bình minh thơ dại hai môiLời chưa nói cũng là lời đã trao.

(Mưa Nguồn-Bùi Giáng).Ta nghe ra điều gì? Một sự mới lạ nào không ngừng bừng hiện.

Như đóa sen im lặng tương giao, tương ngộ ở đó và tỏa nở chừ đây. Đây đó là gì? Là lời rằng suốt cõi, là con đường chào nhau, nối kết cõi bờ, núi sông hòa chan giữa lòng người trên lối về cố quận. Từ đó, thi ca Bùi Giáng đi về trùng ngộ với vằng vặc bất khả diễn bày, của Nhật Nguyệt hằng soi, bày tỏ, nhiếp dẫn một cõi bờ lưu không không xứ trong suốt một cõi niềm thương yêu không bờ bến, với tâm tình phụng hiến, dâng tặng nguồn ẩn mộng bi tâm, mật hạnh bát ngát Bồ-tát mẫu thân.

Thể điệu ngôn ngữ thi ca Bùi Giáng từ đó quá đỗi phiêu bồng, đầy hàm dụng, tổng thể của con đường Ngã Ba: “Hốt hề… Hoảng hề. Đạo bất khả.” (Lão Tử) “Vô khả vô bất khả.” (Khổng Tử) “Triêu tam nhi mộ tứ, mộ tứ nhi triêu tam.” (Trang Tử) và “Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ” (Kim Cương kinh). Ngôn ngữ thi ca Bùi Giáng vừa đầy ẩn ngữ lai rai ngàn thu rớt hột, vừa lộng lẫy, tưng bừng cuộc rong chơi tang bồng, thần thông du hí tam muội. Đó là cõi thơ mở phơi với những tâm hồn đồng điệu. Là cõi thơ ngàn thu rớt hột, cho nên ta lắng nghe và nghe ra bản hòa âm trong bất tận của lịch sử dị thường, tức là thời gian, hữu thể và hư vô, bụi hồng lẽo đẽo, giọt dài ly biệt đều sang trang, mở lòng, mở cõi:

“Lưu tồn hằng thể mở phơiLặng nghe cần mẫn vọng lời nguyên ngôn”.

(Sương Tỳ Hải)

Page 58: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

56 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ KHÔNG GIAN THƠ

Đụng vào thế giới thi ca Bùi Giáng là đụng vào một cõi thơ mênh mông tứ xứ, “Khắp bốn bề thiên hạ rủ nhau thưa, vì em là con gái tuổi đương vừa” (Biểu Tượng-Mưa Nguồn). Em là

“ba người con gái chiêm bao bờ cỏ Phi Châu”, là cô em mọi nhỏ, là Brigitte Bardot, M. Monroe, Hà Thanh, Thái Thanh, Phùng Khánh, Kim Cương…, là biểu tượng của Mẫu thân bát ngát, là nguồn sống, nguyên lý mẹ, nguyên lý Tồn Lưu, là “sinh linh chi vị dịch”, là trùng sinh, phục sinh, tái sinh, là cái đang là, là tính thể của vạn hữu, là ngõ Ban Sơ:

Ngõ ban sơ hạnh ngân dàiCổng xô còn vọng điệu tài tử qua.

“Ngôn ngữ là mái nhà an cư của tính thể” (Heidegger), ngôn ngữ từ đó cũng lên đường trở về cố quận một dòng sông trôi chảy không bến bờ:

Mở hai hàng ngó ra xemDòng thiên thu rộng là em bây chừ.

Em là thơ kể từ bữa nọ đến bây giờ, là ngõ ban sơ hạnh ngộ trong rừng tía, rừng Trúc Lâm, suối rừng Tào Khê, Nguyên Khê trơ trơ nước chảy bên cầu cổ độ. Là mộng ban đầu, là hằng thủy sơ nguyên, là dòng thiên thu bờ nước cũ, là Nữ chúa, Thần tiên, Thánh nữ. Em là Nương tử, là Thúy Kiều, Thúy Vân, Đạm Tiên, Tam Hợp đạo cô từ buổi bên đường Đạp thanh Tảo mộ. Người con gái bước ra từ cỏ hoa hồn du mục:

“Xin chào nhau giữa con đườngMùa xuân phía trước miên trường phía sau.”

Page 59: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 57

KHÔNG GIAN THƠ ☸

Xin chào nhau giữa cuộc miên trường, cho mùa xuân bừng hiện trong từng dòng thơ giữa cõi giới thi ca vời vợi:

“Những nàng tiên ở trên caoBỏ xuống cho ta những trái đào.”

“Mùa xuân hiện giữa ngàn maiNguyên hình Nữ chúa trên ngày phù du.”

“Đường xuân thu trải hột dànĐi lên vớt bóng hoa ngàn mai dâng.”

Chạm vào thơ Bùi Giáng là chạm vào thế giới âm thanh đìu hiu, phiêu hốt, lẫm liệt, đầy hoang vu của lòng mình, như hạt mưa chan chứa giữa lòng cỏ hoa. Ấy là điệu thở phiêu bồng, đầy chiêm bao hòa chan cát bụi, là ẩn ngữ u mật giữa dòng hiện sinh, là cỏ hoa điều ngự mà phơi phới phong nhiêu giữa Tồn lưu, là nghe xa vắng một âm thanh khác, một cung đàn thiên thu, một bờ bến khác, “của ban sơ hoài vọng giữa nhân gian”, là hiện thể giữa dòng sông cỏ hoa thường tại. Là tiếng nói đích thực giữa lòng mình, “Trăm năm trong cõi người ta”.

Mưa nguồn hòa âm ngàn thu rớt hột. Như viên sỏi gõ vào bụi trúc, ngẫu nhiên tao ngộ trong im lặng, mà tràn đầy như vầng trăng in soi trên dòng sông chảy trôi không bến bờ. Là “những chùm tuyết vẫn rơi lạc trên chuông” (Hoelderlin - Lời cố quận - BG.)

Tiếng ngân vang vọng mãi như tiếng mưa nguồn, như tiếng vượn trầm, như tiếng trống canh, như lời quê, tiếng nói của người nông dân, của gã nhà quê chăn trâu thuần phác phong nhiêu thường tại ở quê nhà.

“Quảng Nam châu quận biến am tường, sơ khai du mục tầm phương thảo” (Lời cố quận). Thơ ông là ánh sáng thường chiếu rạng rỡ bờ cõi nguyên xuân, là mây trắng ban sơ lối về cố quận:

- Mai sau hẹn với ban đầuHẹn nhau ngõ khác ngó màu nguyên xuân.

- Bỏ hai chân xuống một vùngNước truông là lá thu rừng xuống khe.

Page 60: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

58 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ KHÔNG GIAN THƠ

- Một phen ngất tạnh biên đìnhNgõ về cố quận nguyên hình tiểu khê.

- Hỗn mang về giữ hiên nhàBây giờ cố quận tên là chiêm bao.

Lời rằng, thưa rằng, dạ thưa, lời quê, lời của kẻ chăn trâu, lời của bây giờ ở đây, là “dòng thiên thu rộng là em bây giờ”, là “em đi về giữa”, từ đó thơ đi về giữa dòng hiện sinh xỏa lộng một nụ cười “niêm hoa vi tiếu”. Một nụ cười nguyên xuân, thường xuân. Thơ Bùi Giáng là cõi thơ nguyên xuân, vô vàn hương màu bát ngát, dị thường của cõi giới Hoan Hỷ Địa, của thế giới Hoa Ng-hiêm kinh, ở đó tỏa nở một nụ cười tịch mặc của Nguyên Ngôn.

“Em đi về ở giữa người anhTrời đất du dương sẽ giữ dànhCó mộng xuân hồn thu ý tỏaCó lòng ngưng tụ khối băng tâm.”

“Cõi bờ con mắt Hoa NghiêmTường vôi lá cỏ lim dim vô cùng.”

Lời thơ, lời quê của Nguyễn Du, của Bùi Giáng là nhịp điệu tuyết sương vời vợi, là lối đi về trong ngôn ngữ mở phơi hòa âm non nước:

- Sương in mặt tuyết pha thânSen vàng lãng đãng như gần như xa

- Lời quê góp nhặt dông dàiMua vui cũng được một vài trống canh.

(Kiều-Nguyễn Du)Tiếng trống của Nguyễn Du và tiếng chuông của Hoelderlin

trong hòa âm cung bậc thi ca bát ngát, lãng đãng chiêm bao, thần tiên, thánh nữ kỳ cùng cuộc lữ của Bùi Giáng. “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn.”

Nguồn thơ hòa điệu Đông Tây kim cổ đó dội ngân ra sao trong thể điệu im lặng lắng nghe của chúng ta?■

Page 61: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 59

TU TẬP ☸

Jim McLaughlin là một con người thực tế trong suốt cuộc đời của mình.

Ông là nhà cố vấn thương mại phục vụ 10 năm trong Hải quân Mỹ, chưa bao giờ sử dụng thuốc kích thích, lập gia đình năm 32 tuổi và có 2 con, cả 2 đều được đào tạo chuyên môn.

Thiền Phật giáo vẫn còn xa lạ đối với ông khi ông bắt đầu tìm cách chế ngự sự rối loạn trong tâm mình. Và rồi, vào những năm cuối của độ tuổi ngũ tuần, ông được chẩn đoán là mắc phải chứng thiếu tập

trung (ADD - Attention De cit Disorder).

“Tôi đã mắc chứng này từ rất lâu, có điều là tôi chưa bao giờ nhận ra nó,” ông nói. “Đó là lý do tại sao tôi cứ lượn lờ như một con bướm từ nơi này đến nơi khác. Tôi cần một thứ gì đó để làm lắng dịu tất cả những náo động trong đầu tôi. Tôi đang gặp phải những rắc rối trong vấn đề duy trì công việc cho ổn thỏa. Đã có những cảm giác vô vị…”

Ba năm trước, ông được nghe một nhà khoa học, Dan-

Harry Jackson Jr.Thanh Hòa dịch

làm lắng tâm, giúp cơ thể khỏe mạnh

Page 62: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

60 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TU TẬP

iel Goleman, bàn về một bài thực hành được gọi là thiền chánh niệm trong một buổi nói chuyện trên radio. Ông ta đã nói không phải bằng cách thức của tôn giáo mà bằng cách thức của một nhà khoa học nói về một phát minh mới. McLaughlin đã đọc cuốn Những cảm xúc tiêu cực (Destructive Emotions) của Goleman và quyết định thử thực hành thiền.

Ngày nay, sau ba năm tham gia Hội Thiền tuệ giác Thánh Louis (St. Louis Insight Medi-tation Group), McLaughlin cho biết thiền đã thay đổi cuộc đời của ông. Ông hành thiền 30 phút mỗi ngày, khoảng 4 hoặc 5 ngày trong một tuần.

“Đó không phải là một tôn giáo,” ông nói. “Tôi là người theo Tân giáo và không lý do gì tôi phải thay đổi đức tin của mình đối với Chúa. Tôi chỉ muốn chế ngự sự ồn ào trong đầu tôi.”

Thiền hiện đạiThiền, phương pháp luyện

tập kiểm soát sự chú tâm của bạn để cảm thấy tốt hơn, đã là một nghệ thuật huyền bí từ thời

tiền sử. Mọi nền văn hóa trên thế giới đều đã thực hành một loại thiền định nào đó và hiện vẫn đang thực hành.

Nhưng trong 40 năm qua, thiền đã từ từ chuyển vào xu hướng bảo vệ sức khỏe ở phương Tây và vào những mục đích tốt đẹp khác.

Những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng nó làm dịu những cơn stress lâu năm, một căn bệnh mà các nhà khoa học cho rằng làm cơ sở cho hầu hết những thứ bệnh tật khác. Những công trình nghiên cứu do chính quyền tài trợ đang nghiên cứu thiền như một biện pháp điều trị tim mạch, làm thuyên giảm những triệu chứng bệnh tật và nâng cao thể trạng của não bộ.

Trung tâm Y khoa quốc gia về liệu pháp bổ sung và thay thế (NCCAM), một chi nhánh của Viện Y tế Quốc gia (Mỹ) cho biết rằng, trong năm 2002, có hơn 15,3 triệu người thực hành một vài loại thiền định như một biện pháp chữa trị một số căn bệnh. Một số khác thực hành chỉ để thư giãn.

Và con số ấy đang tăng lên.“Lý do thật đơn giản,”

Page 63: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 61

TU TẬP ☸

tác giả cuốn Meditation for Dummies, một cuốn sách bán rất chạy ở lần in thứ hai - Stephen Bodian - nói.

“Mục đích là hạnh phúc,” Bodian nói. “Hạnh phúc có những tác dụng chữa bệnh nào? Đó không phải là những gì chúng ta dùng trị liệu tâm lý để có được sao? Hạnh phúc là liều thuốc tuyệt hảo.”

Bodian đề cập đến những nghiên cứu cho thấy rằng thiền có thể cải thiện bộ não trở thành tốt hơn. Nó bao gồm sự làm tăng mức cảm xúc lên trạng thái tự nhiên mà con người vật lộn suốt cả cuộc đời để có được. “Một số người có bản tánh buồn bã, một số khác thì quá phấn khích. Thiền có thể cải thiện tình trạng đó một cách lâu dài”, Bodian nói.

Cảm giác thoải mái do thiền mang lại, ông ta nói thêm, được công nhận là có khả năng hạ thấp huyết áp, nâng cao hệ thống miễn dịch và làm dịu bớt những trạng thái căng thẳng.

Thiền với Khoa họcCông trình nghiên cứu thu

hút nhiều sự chú ý nhất là

của Phòng thí nghiệm công năng não bộ tạo hình và hành vi Keck (Keck Laboratory for Functional Brain Imaging and Behavior) ở Wisconsin. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Richard Davidson đã thực hiện một cuộc phân tích não bộ của một thiền sư và thấy rằng độ năng động của não bộ của ông ta vượt xa so với của một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp trong khoảng thời gian thi đấu căng thẳng.

Trong khi những nhà khoa học vẫn không biết được chính xác thiền hoạt động như thế nào thì công trình nghiên cứu này chỉ cho thấy rằng nó thật sự hoạt động và có thể làm thay đổi não bộ để trở nên tốt hơn.Điều đó bởi vì, thiền dường

như sinh ra một phản ứng hóa sinh chống lại stress, phản ứng này làm mất tác dụng loại phản ứng hóa sinh gây ra stress.

Trong thời gian hành thiền, cơ thể sản sinh ra nitric oxide, một hóa chất được các công ty dược sử dụng để làm hạ huyết áp. (Đừng nhầm lẫn với nitrous oxide, loại hóa chất được các

Page 64: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

62 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TU TẬP

nha sĩ dùng làm chất gây tê hoặc những người dự tiệc dùng để làm tăng thêm sự sảng khoái.) Nitric oxide làm hạ thấp huyết áp bằng cách làm giãn nở các mạch máu để giảm bớt áp lực cho tim.

Jeffrey Dusek, nhà tinh thần sinh vật học (psychobiologist) dạy tại Trường Y học Harvard, và là nhà chỉ đạo công trình ng-hiên cứu liên kết tại Viện Thân-Tâm ở Chestnut Hill, Mass, nói: “Công trình nghiên cứu ấy đã cho thấy rằng khi bạn hành thiền, hoặc tập yoga, hay tập thái cực quyền hoặc những phương pháp tương tự; chúng thực sự làm hạ huyết áp”.

“Thiền, sự huấn luyện phản xạ thư giản, có thể đang làm nhiệm vụ giống như những loại đặc dược làm thay đổi khả năng sản sinh chất nitric oxide của cơ thể. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang khám phá cơ chế sinh học về cách thức mà thiền diễn ra.”

Những công trình nghiên cứu được NCCAM bảo trợ ghi nhận hai loại thiền chính - thiền chánh niệm, ở đó người thực hành chú tâm bằng cách ý

thức về giây phút hiện tại; và thiền siêu tại (Transcendental Meditation - TM), loại thiền chú tâm vào sự đọc thầm một câu thần chú.

“Sử dụng loại thiền nào là tùy,” Dusek nói. Các nhà nghiên cứu nhận thấy không có sự khác biệt lớn lắm giữa kết quả của hai loại thiền này. “Nhưng đó phải là cái mà mọi người thực hành suốt cả cuộc đời,” ông nói.

Phản ứng stress đã tiến hóa để giúp người nguyên thủy sống sót trong những điều kiện nguy hiểm đến tính mạng. Ngày nay, con người hiện đại phản ứng đối với những cơn stress công sở cũng cùng cách thức mà người xưa phản ứng đối với những con thú săn mồi răng sắt vuốt dài.

“Trong thời đại chúng ta, tâm đang tiếp nhận những mối đe dọa mà nơi bản thân chúng chẳng có gì,” Bridget Rolens - người dạy thiền chánh niệm ở Hội Thiền tuệ giác Thánh Louis - nói. “Vì thế, tâm tiếp nhận cách thức người giám thị của chúng ta hành động như một mối đe dọa đến sự an toàn

Page 65: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 63

TU TẬP ☸

của chúng ta. Cơ thể chúng ta trở nên căng thẳng. Nhưng đấu tranh hay lẩn tránh không trút bỏ được bóng hình ông chủ của chúng ta, vì thế mối đe dọa ấy không bao giờ tắt. Chúng ta tự kết thúc bằng một chứng stress kinh niên, và chứng stress đó trở thành nguyên nhân cho vô số bệnh tật.”

Xu hướng chínhRyan Niemiec, một nhà

tâm lý học lâm sàng và là người cố vấn sức khỏe hành vi (behavioral health - BH) cho Viện Y học Hành vi St. Louis (St. Louis Behavioral Medicine Institute) sử dụng thiền chánh niệm trong các bài thực hành của ông ta. Ông cũng hợp tác với những bác sĩ nội khoa để giúp kết hợp thiền vào công tác trị liệu của họ.

“Vì chánh niệm mang lại cho người thực hành sự tỉnh giác đối với những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại - cảm nhận, suy tư, tình cảm, tình trạng sức khỏe - nó mang sự tiếp cận đến cho những ai đang hành sự độc lập, nhận biết rõ hơn những khó khăn đang

diễn ra trong cơ thể cũng như trong tâm,” ông nói. “Chánh niệm trước hết dạy cho họ biết họ đang thiếu sự chú tâm đến mức nào.”

“Trước hết, hãy thức tỉnh đối với cái trước mắt, hãy thức tỉnh đối với những cái mà các hành giả gọi là tên dẫn đường tự động, để hoàn thành những phận sự của cuộc đời, nơi mà chúng ta hành động như những chiếc máy và không ý thức được những gì đang diễn ra,” ông nói.

“Sau đó, chỉ cho mọi người thấy rằng họ có thể làm tốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào - lái xe, ăn cơm, chuyện trò, chuẩn bị đi ngủ nếu họ có thể đặt trọn vẹn sự chú ý vào giây phút hiện tiền với những trải nghiệm của cảm giác, với những suy nghĩ, với những tình cảm, sao cho họ có thể ở bất cứ nơi đâu mà họ phải ở.

Đó là tất cả những gì cần phải làm.”

-------------------------------Một bài thiền chánh niệm

đơn giản1. Tìm một nơi yên tĩnh và

thoải mái để ngồi.

Page 66: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

64 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TU TẬP

2. Giữ tư thế ngay thẳng, đừng ngồi gập xuống.

3. Nhắm mắt lại và hít vào thật sâu, hãy để không khí vào đầy buồng phổi. Người ta gọi đây là sự thở bằng bụng.

4. Chú tâm vào hơi thở của bạn. Khi tâm của bạn rong ruổi lan man, hãy kéo nó lại bằng cách chú tâm vào hơi thở. Hãy nhẹ nhàng với chính mình. Tâm của bạn sẽ lan man dõi về quá khứ hoặc cố đoán định tương lai. Điều đó là tự nhiên. Bạn chỉ cứ việc mang sự chú tâm của bạn trở lại với hơi thở.

5. Khi bạn thở, hãy để tâm xem xét lại vai mình để nhận diện sự căng thẳng. Hãy buông lỏng và tiếp tục với hơi thở.

6. Làm tương tự như thế đối với hai tay, ngực, bụng, hai chân.

7. Trả tâm trở về với hơi thở, rồi lại theo suốt hơi thở và cùng khắp các bộ phận cơ thể.

8. Sau thời gian 5 đến 30 phút, mở mắt ra, thở vài hơi thật sâu và trở lại công việc của bạn.■

Làm kiếp con người, ta đã có rất nhiều giấc mơ. Có khi ta đang mơ trong lúc ta đang thức, nhưng cũng nhiều khi ta có những giấc mơ khi ta đang ngủ.

Mơ thì lúc nào cũng hấp dẫn. Có lần ta nằm mơ, ta thấy ta có một người thương, hai người thương, năm người thương, ngàn người thương, vạn người thương cho đến cả triệu người thương. Những người thương ấy lúc nào và ở đâu cũng vây quanh ta, ủng hộ ta, tung hô ta, nên trong giấc mơ, ta không còn mơ bình thường mà ta mơ làm giáo chủ. Vì dưới tay ta có cả triệu người. Trong cả triệu người ấy, ai cũng khen ta, ai cũng tung hô ta, ai cũng quý kính ta, ta mê man giữa triệu lời xưng tụng, bất chợt tiếng sét đánh lưng trời, làm cho ta giật mình thức dậy, xung quanh ta, chẳng có một người nào, chẳng có một tiếng nói cười nào của con người mà toàn là những lời giun dế và những tiếng ve sầu. Thiên đàng sụp đổ, chỉ còn lại cát bụi lấm đầy trên thân!

Thích Thái Hòa

Giấc Mơ Ảo

Page 67: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 65

TƯỞNG NIỆM ☸

D… H… thân thương.Trước khi là thầy của Em, anh đã là anh của Em. Bốn mươi

năm về trước, năm 1963, sinh hoạt trong GĐPT Phú Lâm, em là một nữ oanh vũ thuộc lớp đoàn sinh nhỏ tuổi nhất của gia đình. Năm ấy, anh giã từ Huế để vào Qui Nhơn dạy học, chị L… nhắc các em viết thư cho anh. Trong số mấy chục đoàn sinh ấy, chỉ có nữ oanh vũ bé bỏng D… H… biết bỏ chút thì giờ để viết thư thăm anh Liên đoàn trưởng. Vậy là ngay từ thuở còn là một học sinh tiểu học, em đã biết sống có tình có nghĩa như người lớn.

Hơn mười năm qua, ở Sài Gòn, dù bị bệnh nan y, Em vẫn giữ nguyên lối sống tình nghĩa ấy. Mấy năm qua, anh được biết Em thường thăm viếng và tặng quà nhiều Thầy Cô. Với anh và chị M… H…, hầu như lần thăm viếng nào Em cũng cho quà. Anh nhớ có lần Em đến thăm vào dịp tết và tặng anh chị một bông hoa màu vàng. Em nói sở dĩ tặng anh chị bông hoa ấy là vì nhớ lại ngày xưa anh có giảng câu thơ của một cô gái phường vải tài sắc tên Cúc đã mượn màu vàng sang quý để biện minh cho duyên phận của mình: “Vì chưng mang chút nhị vàng. Cho nên cúc phải muộn màng sang thu.”

Trong lần thăm viếng cuối cùng, Em tặng anh chị một bình hoa có màu lục nhạt. Tết này, chị M… H… sẽ cắm vào đó những bông hoa màu vàng để tưởng nhớ Em và đồng thời cầu chúc cho tình thân ái của những ai đã có một thời chung sống trong vườn địa đàng mang tên Đồng Khánh được tươi thắm mãi.

Ai đó đã viết một câu đối rất hay về cuộc sống và cái chết: “Hãy sống như hoa mùa hạ. Hãy chết như lá mùa thu”. D… H…!

Như Bông Hoa Mùa HạDiệu Hữu

Page 68: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

66 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TƯỞNG NIỆM

Em là bông hoa mùa hạ tràn đầy sức sống mãnh liệt ấy. Em đã vượt lên trên nỗi tuyệt vọng của người mắc bệnh nan y để sống tình nghĩa với người và lạc quan với đời. Khi bệnh mới phát sinh cũng như lúc bệnh đã trở nên trầm trọng, trước sau Em vẫn quyết tâm không cho anh và nhiều thân hữu khác biết để thăm viếng và chia sẻ. Bằng sự chịu đựng khác thường, Em đã âm thầm giữ riêng cho mình tất cả nỗi khổ đau của bệnh và tử để trong nhận thức của nhiều người, sự xả bỏ thân tứ đại của Em trở nên nhẹ nhàng như chiếc lá thu rơi.

Chuyện cổ Phật giáo kể rằng có một người mẹ đau buồn vì cái chết của đứa con thơ đã đến cầu xin Phật tổ cứu sống con mình. Phật dạy bà hãy tìm đến nhà nào không có người chết, xin một ít tro bếp hòa vào nước cho con uống thì con bà sẽ sống lại. Tất nhiên bà mẹ đáng thương kia không thể tìm ra tro bếp của nhà không có người chết. Nhưng qua lần kiếm tìm vô vọng ấy, bà đã ngộ được cái sự thật về lẽ tử sinh ở đời. Có sống thì có chết, tất yếu như có ngày thì phải có đêm. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho người trí khi còn được sống là hãy sống đầy đủ, sống trọn vẹn nghĩa tình. Hãy sống đẹp như bông hoa kia vẫn tươi sắc và ngát hương trong cái nắng như thiêu đốt của mặt trời mùa hạ. Để rồi, khi cái chết đến, không tiếc nuối, không khổ đau, hãy chia tay cuộc sống một cách nhẹ nhàng như “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.

D… H… thương mến,Ngày xưa, mỗi lần kết thúc buổi họp đoàn, anh chị em chúng

ta thường nối một vòng tay lớn để hát bài Dây thân ái: “Dây thân ái lan rộng muôn nhà. Tay sắp xa nhưng tim không xa.” Hôm nay, chia tay Em lần cuối cùng, anh như nghe vang vọng đâu đây lời ca ấy: “Dù cách xa ngàn dặm nhưng gần. Gang thép, ta chia tay đừng buồn.”

Vĩnh biệt Em D… H…, bông hoa mùa hạ của GĐPT Phú Lâm, của các Thầy, các Cô và tất cả cựu nữ sinh Đồng Khánh-Huế.

Chùa sư nữ Thiên Long, ngày Lễ chung tuần của Phật tử D… H…

Page 69: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 67

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

Mặc dù tôi rất ngưỡng mộ những bậc anh hùng hào kiệt, nhất là những bậc nữ lưu trong sử sách nước nhà hay ngoại quốc, tôi say mê đọc về cuộc đời họ, nhưng cuộc sống của tôi, cha mẹ tôi, bạn bè tôi, v.v… lại rất bình thường, không có một chút gì xuất sắc. Đại gia đình của tôi hầu hết là nhà giáo, Ba Mạ tôi, các Dì Cậu tôi, các chị em của tôi cũng vậy, đều là nhà giáo, cái nghề được cho là đạm bạc nhất, bạc bẽo nhất… Thế nhưng có lẽ chúng tôi không TÂM MINH

Page 70: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

68 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

thấy như vậy nên mới “nối nghiệp” nhau nhiều đời làm nghề này chăng? !☺☺ !!

Nếu chỉ nói đến nghề thầy giáo thì còn hơi thiếu một chút đối với tôi, vì ngoài đời thường tôi là “cô giáo”, còn trong Đạo tôi là chị trưởng, hay một huynh trưởng Gia đình Phật tử (GĐPT). Nghề Thầy giúp tôi những kinh nghiệm về sư phạm, về chuyên môn, còn nghề Trưởng giúp tôi những kinh nghiệm về tình thương, sự chăm sóc của người chị, người mẹ đối với đàn em, đàn con của mình… Vì thế lúc ban đầu, tôi là một cô giáo trẻ mới ra trường đã được trang bị thêm tinh thần “hiểu và thương” của người chị Trưởng GĐPT. Có lẽ vì vậy, tôi yêu nghề từ khi chưa vào trường Sư Phạm! Còn nhớ ngày đầu tiên sinh viên Sư Phạm của 7 ban học chung trong giờ Tâm lý sư phạm, giáo sư hỏi: “trong này có bao nhiêu anh chị thi vào Sư Phạm vì yêu nghề, yêu trẻ?” Tôi không ngần ngại giơ tay lên. Sau đó tôi thấy hơi “quê” vì trong hơn 50 sinh viên, chỉ có 4, 5 người giơ tay thôi!! ☺☺ !!

Nói về tình nghĩa Thầy Trò, xưa nay thật là nhiều người đã nói đến, nhiều bài văn hay nổi tiếng lưu truyền… cho nên đây không phải là chuyện tôi muốn lặp lại với mớ kinh nghiệm quá ít ỏi của mình. Ở đây chỉ xin nhắc lại vài kỷ niệm vui vui của một thời làm học trò, làm cô giáo, làm em đoàn sinh, làm Chị Trưởng… Mong rằng qua đó, dù không cần nói ra, chúng ta vẫn hiểu được đâu là nghĩa Thầy Trò, đâu là tình Lam thắm đượm.

Trước hết là một kỷ niệm học trò của thời thơ ấu. Chúng tôi là học sinh lớp ba trường tiểu học ở Hội An với thầy Bùi Cam. Hôm ấy, Thầy dạy về hình khối chữ nhật (bây giờ mới viết lại rõ ràng được như vậy chứ hồi đó không hề biết mục đích của Thầy). Thầy chỉ vào cái bàn của thầy giáo ngồi, hỏi: “cái bàn này có mấy mặt?” Chúng tôi nhao nhao: dạ 4 mặt, dạ 5 mặt, dạ 6 mặt… Thầy đi quanh bàn và đếm to: 1, 2, 3, 4, 5, 6! Tôi cãi ngay: “dạ thưa Thầy chỉ có 4 thôi!” Trên thực tế, bàn thầy giáo chỉ có 4 mặt là kín, nghĩa là có 4 mặt bằng

Page 71: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 69

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

gỗ: mặt trên, 2 mặt bên và mặt trước; còn mặt đáy và mặt sau phía thầy giáo ngồi thì phải để hở (trống). Thế là Thầy bảo “em nào nói 4 mặt, 5 mặt thì đứng ra”. Hầu hết cả lớp đều đứng ra. Thầy bắt “nhảy thỏ” hết, từ đầu lớp đến cuối lớp; nhảy thỏ là ngồi xổm xuống đất, chống 2 tay xuống mặt đất rồi nhảy bằng 4 “chân”! Có khi Thầy dùng roi quất vào mông những bạn nghịch ngợm phá phách hay không chịu học bài, làm bài, v.v... nữa. Chúng tôi rất sợ thầy nhưng luôn kính mến và vâng lời thầy. Bây giờ ở Mỹ mà đem chuyện này kể cho ai nghe thì nhất định họ không tin và “kết tội” thầy giáo là “child abuse” liền! Còn hồi đó, không những học sinh mà cả phụ huynh học sinh cũng đều yêu mến kính trọng và tin tưởng thầy.

Trước khi nói về thời kỳ làm cô giáo, làm chị Trưởng, xin kể vài kỷ niệm nhỏ của thời kỳ “làm em”, làm học trò trong GĐPT. Từ hồi còn là một thiếu nữ của GĐPT Gia Thiện, tôi đã được các chị Trưởng như chị Đào, chị Tịnh Nhơn chăm sóc, dạy bảo từ những cử chỉ, ý tứ

nhỏ nhiệm của người con gái, cho đến những việc “khéo tay hay làm”, như cắt khăn giấy, rút chỉ khăn mouchoir, làm bánh, kẹo, dọn bàn tiệc, v.v… những việc đó ở trường cũng có dạy nhưng phần thực tập là ở những buổi họp Đoàn, những buổi lễ đặc biệt của GĐPT (như sinh nhật Đoàn, chu niên Gia đình, sinh nhật các chị và các bạn đoàn sinh…); mỗi kỳ đi trại thì đến ở lại nhà các Chị để sáng sớm mai cùng khởi hành một lúc, những ngày chuẩn bị Phật Đản, văn nghệ Vu Lan… cũng đến nhà các chị thức khuya để kết hoa, tập hát tập múa… tình chị em được vun bồi từ những sinh hoạt hằng tuần và những sinh hoạt đặc biệt đó. Sau đó, chúng tôi, thiếu nữ của những đơn vị Hướng Thiện, Gia Thiện, Hương Đạo, Chơn Tri, v.v... được tập trung về một đoàn Thiếu Nữ của Ban Hướng Dẫn Thừa Thiên là đoàn Liên Hương. Tại đây, ngoài chị Tịnh Nhơn và chị Đào, chúng tôi được thêm nhiều chị trưởng khác chung sức đào tạo như chị Kim Cúc, chị Tuy An, chị Quỳnh Hoa, chị Lệ Minh, v.v...

Page 72: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

70 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

Về Phật pháp thì được sư bà Diệu Không, thầy Đức Tâm, thầy Thiên Ân, sư cô Thể Quán, sư cô Thể Thanh, sư cô Cát Tường, v.v... trực tiếp giảng dạy (sau này đều gọi là sư bà Thể Quán, SB Thể Thanh, SB Cát Tường, v.v...)

GĐPT cứ như vậy tiếp nối. Các Chị lo cho chúng tôi, còn chúng tôi lo cho đàn em của mình. Việc làm của người Huynh trưởng GĐPT không có ai trả lương, không có danh vọng địa vị gì mà đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, và đôi khi cả tiền bạc nữa! ☺☺ !! Nhưng không có ai than van hay đòi “xuống đường tranh đấu cho quyền lợi” cả! Cái dây vô hình buộc chặt người Huynh trưởng vào với GĐPT chính là Tình Lam. Anh Chị Em (ACE) Áo Lam thương yêu nhau như ruột thịt, có khi còn thân hơn ACE ruột vì có nhiều chuyện ACE trong nhà mà không hiểu nhau bằng ACE trong cùng Đơn vị GĐPT.

Về giai đoạn làm học trò trong nhà trường, tôi cũng có nhiều kỷ niệm đã viết trong “Tự điển Thầy Cô giáo” rồi, quá dài

nên không thể chép vào đây, chỉ xin nhắc lại là có những người Thầy Cô giáo chúng tôi đã thật sự coi họ như là cha mẹ, là người kỹ sư tâm hồn của mình, đã vẽ lên tâm hồn trẻ thơ của mình những nét đẹp khó quên, đã ảnh hưởng sâu đậm lên tâm tư tình cảm, đã hướng dẫn mình đi trên con đường chân thiện mỹ sau này. Chính những vị Thầy Cô giáo đã giảng dạy, rèn luyện cho chúng tôi tình yêu quê hương, yêu những nét đẹp Đông phương, những truyền thống tốt đẹp của đạo đức, văn hóa dân tộc, v.v... những điều rất có lợi cho chúng tôi trong việc áp dụng dạy cho các em nhỏ ở hải ngoại sau này - điều mà trước đây không bao giờ được nghĩ đến! ☺☺!!

Hành trang vào đời của con là lòng biết ơn quí Thầy, quí Sư bà, Sư cô dạy Phật pháp trong GĐPT, quí vị giáo viên, giáo sư đã dạy chúng con từ Tiểu học đến Đại học, quí Anh Chị Trưởng của chúng con trong GĐPT… dù bây giờ quí vị đang còn tại thế hay đã rời khỏi thế giới này, con vẫn cảm thấy như quí vị vẫn hiện diện trong lòng

Page 73: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 71

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

con, sẵn sàng chỉ bảo và hướng dẫn con luôn đi đúng đường để giữ được cuộc sống tốt đẹp.

Sau cùng là xin kể về các em học sinh của tôi, các em đoàn sinh và huynh trưởng trẻ trong GĐPT, mà tôi cũng xem như là những ân nhân nhỏ bé dễ thương trong cuộc đời của mình. Có một điều trùng hợp rất vui là các em đoàn sinh GĐPT thường cũng vừa là học sinh của tôi ở trường (ở Đồng Khánh Huế cũng vậy mà ở Nữ Trung Học Qui Nhơn cũng vậy). Người ta thường nói “gia bần tri hiếu tử…”; vì vậy, trong cuộc sống bình lặng nhiều khi tình cảm không được bộc lộ như khi có những biến cố chợt đến… Ví dụ cụ thể như trước năm 1975 tình thầy trò giữa cô giáo và nữ sinh Đồng Khánh, Nữ Trung Học Qui Nhơn, v.v... rất “thơ mộng lãng mạn”, các em viết thư cho cô giáo, bỏ vào trong cặp cô hoặc có khi nhét vào đó những trái me, trái khế hay những gói ô mai ngọt ngào… Mạ tôi phải ngạc nhiên thốt lên: “Cô giáo với học trò mà có gì phải thư từ hằng ngày vậy? Thời nay thật lạ quá, hồi

mạ đi học, sợ Thầy Cô như sợ cọp, có đâu mà tình tứ như vậy!” ☺☺ !! Có em thì giận cô giáo và bỏ học ngày cô giáo đi lấy chồng! (làm cô giáo lo muốn chết!). Những niềm vui, nỗi lo trong sáng ấy sau 75 không còn nữa nhưng tình thầy trò thì không bao giờ mất, nó chỉ “biến hóa” ra cách khác thôi, cũng như nước và sóng hay mây và mưa vậy.

Sau biến cố tháng 4 năm 1975, các nhà trường trong cả nước đều có khuôn mặt mới. Lúc đó, tôi đang dạy ở trường Trưng Vương (tên mới của trường Nữ Trung Học Qui Nhơn) và đây không còn là trường của nữ sinh như trước kia nữa mà là trường hỗn hợp (mixte) có cả nam sinh lẫn nữ sinh. Thầy cô giáo ngoài việc giảng dạy trên lớp còn phải hướng dẫn học sinh đi lao động hằng tuần như trồng cây, hay có khi lên các vùng Kinh tế mới như Tăng Vinh, cách Qui Nhơn hơn 40 km; đi như vậy thì phải ở lại nhiều ngày. Các con tôi đang còn nhỏ, 4 đứa, đứa lớn nhất 10 tuổi còn đứa nhỏ nhất mới 3 tuổi. Cha thì đi “học tập”

Page 74: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

72 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

mẹ thì phải đưa học sinh đi lao động nên các em học sinh của tôi và các em đoàn sinh trong GĐPT tự động thay phiên đến nhà lo cho các cháu nhỏ. Các em học sinh của buổi giao thời này hình như trưởng thành hơn các em học sinh ngày xưa, có lẽ vì đã được chính mắt chứng kiến những đổi thay đột ngột của đất nước, của thời cuộc... Ở trên đất lao động, học sinh của tôi tự động điều khiển nhau, phân công nhau làm tất cả mọi việc, để cho cô giáo nghỉ ngơi; cô giáo chỉ đứng coi các em làm việc (chứ đâu có biết gì hơn các em mà hướng dẫn!☺☺!!) Đến

giờ ăn các em còn múc cơm và thức ăn để dành riêng cho cô vì sợ “Cô làm sao mà ăn kịp tụi em, rồi Cô đói sao!” nữa chứ! Tình thầy trò vẫn ấm áp như bao giờ. Đặc biệt các em nữ sinh đi lao động vẫn đem theo ô mai, me cam thảo và còn nhớ bới thêm cho cô giáo nữa; lại có em đem đến cho tôi một hũ muối sả thật lớn và thơm phức, nói rằng “của má em làm, gởi biếu Cô”. Thế là tôi có quà để cho cả lớp được ăn những bữa cơm ngon miệng chứ không chỉ là “canh bí muôn năm” như mọi khi. Đó là về tình cảm, còn về học lực, sau 75 cũng có nhiều em học sinh xuất sắc mà sau này khi gặp lại, người thầy cô giáo không khỏi tự hào được thấy các em đều đã thành công trên đường đời.

Riêng tôi cũng có một kỷ niệm đẹp: Vào những năm 90-91, tôi ghi tên học mấy lớp Computer ở Đại học Bách khoa Sàigòn vì lúc tốt nghiệp Đại học Sư phạm ban Lý Hóa (năm 61, Huế) chưa có môn học này. Tình cờ được gặp lại một em học sinh giỏi của mình, đã học với mình trước đây ở lớp

Page 75: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 73

PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ ☸

12 trường Trưng Vương Qui Nhơn, bây giờ em là giáo sư của trường Bách khoa, dạy về ngành Điện toán (Computer). Em không những vồn vã chào hỏi cô giáo ngày xưa mà còn tình nguyện dạy riêng cho cô những lớp dễ, “để cô khỏi tốn tiền học phí nhiều quá” nữa! Sau đó, chính thức ghi danh vào các lớp trên, cũng vào đúng lớp em phụ trách! Giờ đầu tiên vào lớp, khi các sinh viên đứng lên chào giáo sư, em nói với họ: “từ nay các anh chị khỏi đứng lên chào tôi, vì có cô giáo cũ của tôi trong lớp này”. Các bạn thấy có giống câu chuyện ông Carnot, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, được ca tụng là người đã nên danh phận nhưng không quên thầy giáo cũ, mỗi lần về quê thăm nhà đều ghé lại trường làng thăm Thầy giáo và nói chuyện với học sinh, kể lại công ơn Thầy đã dạy dỗ mình năm xưa, v.v... Tôi rất tự hào là học sinh Việt Nam cũng có nhiều em giống như ông Carnot vậy, tài đức vẹn toàn mà luôn khiêm tốn, giản dị, đầy lòng biết ơn mặc dù giờ đây mình cũng là một ông Thầy, một bà Cô…

lại là thầy giáo, cô giáo dạy đại học nữa! Thật vậy, ở Pháp, ở Đức, ở Úc, ở Việt Nam những học sinh cũ của tôi bây giờ rất nhiều em đã có rất nhiều bằng cấp Ph.D về nhiều bộ môn; đó là ở Đời. Còn nói về Đạo thì có những em học sinh cũ của tôi đã trở thành những tu sĩ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành, những vị Đại đức, Sư cô, Linh mục, Mục sư… mỗi lần gặp lại, vẫn không có gì khác xưa… tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì cảm nhận được cái gì là tình nghĩa thầy trò Việt Nam! Bởi vì chỉ ở những con người Việt Nam mới có như vậy. Ở Tây phương, cụ thể ở Mỹ mà tôi đang sống, người ta rất lịch sự với nhau nhưng phần đông học sinh sẽ quên ngay thầy cô giáo dạy mình niên học trước chứ đừng nói gì là 5, 10 năm sau! ☺☺ !! Còn một cô giáo Việt Nam như tôi, đã xa trường từ gần 30 năm nay thì mãi đến bây giờ vẫn còn nhận được quà của học trò từ phương xa gởi tới! Có một món quà đặc biệt có thể làm xúc động mọi người: một em nữ sinh (ngày xưa 17 nhưng bây giờ đã 50 tuổi rồi

Page 76: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

74 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHẬT PHÁP VỚI TUỔI TRẺ

đó) đã ngồi thêu để tặng cho cô giáo năm xưa một bức tượng Quán Thế Âm, mất cả tháng trời, trong khi bản thân mình thờ đức mẹ Maria! Nếu kể cho hết những cách bày tỏ tấm lòng của mình đối với Thầy Cô giáo thì không bút mực nào kể hết được!

Tình nghĩa Thầy Trò đối với người Việt Nam là một tình cảm rất chân thật, bình thường và tự nhiên, nhưng trong cái bình thường đó chứa đựng thực tại nhiệm mầu của sự tươi mát, của tình người, của cái đẹp vừa mong manh vừa vĩnh cửu, trong từng giây phút, đã và đang hiện diện quanh mình. Không phải sao? Khi ta nhắc đến Thầy Cô giáo dù là Thầy dạy chữ, dạy nghề hay dạy Đạo, không phải ta cảm thấy hạnh phúc, và những kỷ niệm của thời học trò được coi là tuyệt đẹp hay sao?

Xin mời các Bạn đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Quách Thoại, khi ngắm một bông hoa Thược Dược nở bên hàng giậu, một hiện tượng rất đơn giản và quen mắt nhưng thi sĩ đã nắm bắt được thực tại nhiệm mầu nên đã viết nên những câu thơ

bất hủ được nhiều người ca tụng:

Đứng yên ngoài hàng giậu,Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Và thoảng nghe em hát Lời ca em thiên thâu Ta sụp lạy cúi dầu** Con cũng xin “sụp lạy

cúi đầu” với lòng biết ơn sâu sắc trước,

quý ân sư đã dạy Phật pháp và đạo đức cho con,

quý Thầy Cô giáo ở trường ngày xưa của con,

quý Anh Chị Trưởng hiện còn trên đời hay đã khuất của em.

** Cũng xin “sụp lạy cúi đầu” trước những em học sinh cũ của tôi, những em đoàn sinh của Chị, những con người biết nhìn dòng lịch sử trôi qua trước mắt mình, biết ngắm bình minh và hoàng hôn trên biển, biết nghe tiếng sóng biển hay tiếng suối để trầm tư về con người và cuộc đời, các em là những đóa hoa muôn màu muôn vẻ của trí tuệ và kiến thức… Xin cảm ơn tất cả các em vì các em đã từng là hoa, là nắng, là ánh sáng tươi vui trong cuộc đời tôi.■

Page 77: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 75

PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ ☸

Chuyện trước đây(chuyện không bảo hành)

CHUỘT TO QUÁ

Trong chùa có nhiều vị Thượng tọa, Đại đức. Ở dưới có 5 chú tiểu. Dì Xuân, là bà vãi, thường cất giữ thức ăn để “hầu các thầy”, còn 5 chú tiểu: Tâm, Kỳ, Hướng, Thiện, Phong rất thiếu thốn. Mặc dù dì rất thương các điệu, nhưng vì chùa nghèo, không có tiền đi chợ nên việc ẩm thực khá khó khăn, do đó mà các điệu rất thèm ăn.

Tiểu thực chiều xong, tối tụng kinh và học bài, thức khuya, các điệu đói bụng, vừa không tiền mua quà, nhà bếp cũng khô queo. Cả 5 điệu bị bao tử biểu tình, tìm khắp chùa chỉ còn một nắm rau xà lách mà dì Xuân đã rửa sạch, nhìn

CHUYỆN ĐIỆU CHÙA TÔI

rất bắt mắt nhưng chẳng ai dám rờ đến vì sợ dì Xuân “mét” với các thầy, dù cả 5 điệu nhìn rổ xà lách nuốt nước dãi.

Thấy huynh đệ thèm thuồng, điệu Tâm nảy ra sáng kiến:

- Các bạn cứ chén hết rổ xà lách này, chỉ để lại cho tớ hai lá là được. Bốn điệu nghe lời, lấy muối đem ra sau vườn chén sạch. Còn hai lá điệu Tâm dùng răng mâm vụn rồi rãi từ chỗ để xà lách ra lỗ cống sau vườn. Mấy điệu rúc rích cười thấy điệu Tâm làm chuột.

Sáng ra, dĩ nhiên dì Xuân la ơi ới:

- Mấy con chuột hỗn hào, ăn sạch rổ xà lách, lại còn cắn vụn trên đường tha xuống cống.

(tiếp theo)TRUNG PHONG

Page 78: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

76 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ

Diệu Trân

Mấy điệu lại bụm miệng cười.

Thầy trú trì nhìn hiện trường, nhìn dì Xuân thiệt thà la hét và nhìn mấy chú đệ tử bưng miệng cười, thầy phán:

- Thôi dì, mấy con chuột cống này to lắm, rổ xà lách chúng ăn hết, chỉ còn lại mấy cọng vụn vụn trên đường đi thì biết, ít nhất cũng năm con chuột cống chứ không ít.

Năm điệu tái mặt, không dám cười, trưa hôm đó, mặc áo dài lên phòng thầy trú trì thú tội. Thấy 5 chú đệ tử quỳ trước mặt sợ sệt thú tội, thầy trú trì ôn tồn:

- Thầy biết các con thiếu ăn thiếu mặc, nhưng chùa ta nghèo, hơn nữa, kẻ tu hành phải biết tri túc. Có điều, các con lập mưu lừa dì Xuân, cơ tâm ấy không tốt. Lần này thầy tha, lần sau thầy phạt nặng, nhất là chú Tâm, bày mưu tính kế do chú cả, phải biết sửa mình.

- Dạ, con biết, bạch thầy lỗi tại con, bốn chú kia vô tội.

- Sao lại không tội, tội đồng lõa, tội ăn chia “tri gian bất tố dự gian đồng” mà.

Cả 5 chú tiểu xì xụp lạy, thầy

trú trì tủm tỉm cười, 5 chú đệ tử hớn hở ra khỏi phòng, ù chạy ra vườn rúc rích, thoát nạn.

Chuyện bây giờ(chuyện có bảo hành)

ÔI TI VI, SINH MI LÀM CHI!

Trong chùa, tăng chúng khá đông, đủ cả ba cấp Tỳ-kheo, Sa-di và Điệu. Mùa bóng đá “Sea games gì đó” một vị Tỳ-kheo mượn hay mua một cái ti vi đem về và xin phép thầy trú trì cho xem các trận bóng hay, nhất là các trận Việt Nam có mặt trên sân cỏ. Thông cảm, thầy trú trì cho phép nhưng không được lơ là việc tu học, nếu vi phạm thì phạt nặng chớ kêu trời! Vậy mà, lợi dụng vị Tỳ-kheo đi vắng, mấy chú tiểu vi phạm nội quy, không giữ lời hứa, xem phim ngoài luồng. Sự việc đến tai thầy trú trì, cái ti vi lãnh trọn mấy quả “búa tạ” nát bét và hai thủ phạm bị khổ sai ba tháng, khi thọ nhận hình phạt, các tiểu lẩm bẩm “Ôi! Ti vi, sinh mi làm chi!”■

Page 79: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 77

TRUYỆN NGẮN ☸

Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho

chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới, tùy theo định hướng của từng đối tượng.

Suốt chặng đường đời, đã bao lần lữ khách đứng bên sông, đợi bóng một con đò, lòng bâng khuâng tưởng về nơi sẽ tới, người sẽ gặp? Hay còi tàu giục giã sân ga có làm nôn nao bao người đi, kẻ ở?

Nhân gian đã từng ngược xuôi muôn vạn chuyến đi, về, nhưng con đò kia, chuyến tàu nọ chẳng lưu lại gì như:

“Nhạn quá trường không, Ảnh trầm hàn thủy. Nhạn vô di tích chi ý, Thủy vô lưu ảnh chi tâm.”

Nhạn liệng giữa hư không, Bóng chìm dưới nước. Nhạn không để dấu vết lại, Nước chẳng lưu bóng làm chi.

(VNPG sử lược, HT. Mật Thể)Thế nên, nhân gian cứ đến

và đi như gió thoảng mây trôi, cứ tiếp tục luân hồi chìm đắm, dù thảng hoặc, sách vở ghi lại

những Đến và Đi “lịch sử” theo quan niệm hạn hẹp của nhân gian. Chẳng hạn - một sự kiện thôi - như chuyến đi của tráng sĩ Kinh Kha, một mình một kiếm sang Tần với nhiệm vụ giết bạo chúa để cứu muôn dân. Thí dụ sự kiện này vì Kinh Kha được ca ngợi tới mức danh-từ-riêng “Kinh Kha” được người đời dùng như một tĩnh từ kép để nói về cái đẹp, cái uy dũng, cái hào khí ngất trời, thỉnh thoảng thấy trong thơ văn, như bước-chân

Page 80: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

78 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỆN NGẮN

kinh-kha, khí-phách-kinh-kha, tấm-lòng-kinh-kha v.v... Tráng sĩ Kinh Kha không hoàn thành được sứ mạng vì âm mưu bị bại lộ. Dù không ai luận anh hùng qua sự thành bại, nhưng những huyền thoại quanh việc Kinh Kha sang Tần có những điều tàn nhẫn quá đáng. Chẳng hạn, trong tiệc rượu vua quan triều thần khoản đãi trước lúc ra đi, Kinh Kha chỉ buột miệng khen cánh tay đẹp của một ca nhi dâng rượu thì sau đó ít phút, một mâm tặng phẩm phủ khăn lụa đỏ được đem ra. Kinh Kha mở tấm lụa, thảng thốt. Đó là đôi tay đẹp của người ca nhi vừa dâng rượu!!!

Chuyến ra đi làm sao còn đẹp khi máu vô tội đã chảy vì bước chân người đi!?

Nhưng may thay, có những chuyến đi không tiệc rượu, không nhã nhạc, không cả tấp nập tiễn đưa, nhưng những chuyến đi ấy còn rực rỡ hào quang đến nay, còn là đuốc soi đường, còn vô cùng vô tận lợi ích quần sanh.

Các bạn có thì giờ không? Chúng ta ôn bài nhé, chỉ là ôn bài thôi, vì câu chuyện này chúng ta đều đã được nghe qua ít nhiều nên trong khi ôn bài, ta

sẽ không chú tâm vào chi tiết nội dung mà sẽ nhìn bằng nhãn quan của người thưởng thức hội họa, nghĩa là nhìn toàn diện cái đẹp phảng phất, mênh mang đã tạo thành tuyệt tác, chứ không tấm tắc khen tranh vì bức này vẽ cái ly giống quá, bức kia vẽ bông hoa thật thắm tươi. Nhìn ngắm như thế, e rằng chúng ta chỉ thấy cảnh mà không thấy cái tâm đã tạo ra cảnh.

Bài ôn hôm nay là câu chuyện người thanh niên tên Huệ Năng, nhà nghèo, mù chữ, xuất thân từ đất Lĩnh Nam. Cha mất sớm, Huệ Năng làm nghề đốn củi nuôi mẹ, chưa từng bao giờ được đến trường tiếp nhận một chữ Thánh Hiền. Một lần giao củi tới nhà khách, Huệ Năng thoáng nghe tiếng tụng kinh. Dừng sát bên vách, ghé tai chăm chú, chàng thanh niên đó nghe được câu kệ “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Chỉ câu kệ đó đã thúc đẩy Huệ Năng can đảm bước vào hỏi:

- Thưa ngài, ngài đang tụng kinh gì đó?

Khách bảo:- Ta tụng kinh Kim Cang, do

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai tuyên giảng.

Page 81: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 79

TRUYỆN NGẮN ☸

- Thưa ngài, từ đây tới đó bao xa?

- Đi khoảng ba mươi ngày sẽ tới, ngươi hỏi làm chi?

- Thưa ngài, tôi muốn được nghe pháp vi diệu này.

Tấm lòng thiết tha cầu đạo của chàng thanh niên nghèo đã làm một thiện nhân cảm động. Người ấy đưa cho Huệ Năng mười lạng bạc, bảo về thu xếp sự ăn ở cho mẹ già để yên tâm lên đường trực chỉ Hoàng Mai.

Nếu duyên chưa hội đủ, có kẻ xa lạ nào sẵn lòng đưa mười lạng bạc cho người thanh niên nhà quê, làm nghề đốn củi, chỉ vì ý muốn vu vơ là tìm thầy học đạo?

Chỉ chi tiết này cũng đủ khiến chúng ta rơi lệ, phải không quý đạo hữu? Vì nếu không an tâm về cái ăn, nơi ở của mẹ già thì người con hiếu thảo như Huệ Năng không bao giờ ra đi được, dù là đi tìm đạo.

Chuyến đi đó, tranh vẽ nào có thể đẹp hơn?

Khi đến huyện Huỳnh Mai, Huệ Năng hỏi đường tới chùa Đông Thiền, vào bái yết Ngũ Tổ. Tổ hỏi:

- Ngươi từ đâu? Tới cầu chi?- Thưa Tổ, con người Lĩnh

Nam, tới cầu làm Phật.

- Người Lĩnh Nam quê mùa, sao cầu làm Phật được?

- Thưa Tổ, người tuy có Nam có Bắc nhưng Phật tánh thì không phân chia Nam Bắc. Thân quê mùa này so với Tổ có khác, nhưng Phật tánh trong thân này với thân Tổ nào sai khác chi đâu!

Nghe thế, Tổ Hoằng Nhẫn vội nói:

- Thôi được, hãy đi xuống nhà trù, lo công việc giã gạo.

Huệ Năng quỳ xuống, lạy tạ Tổ đã thâu nhận và vâng lời, xuống nhà bếp lo giã gạo, bửa củi.

Chúng ta tưởng Tổ tàn nhẫn ư? Không đâu, Tổ quá từ bi đấy, vì Ngài nhận ra ngay, thanh niên nhà quê này không phải là tầm thường. Trước mặt đông đảo môn sinh của chùa Đông Thiền, Ngũ Tổ không muốn họ nhận ra sự quan tâm đặc biệt của Tổ đối với kẻ nghèo khổ, vừa từ xa đến. Đó là Tổ muốn bảo vệ Huệ Năng, không chỉ buổi đầu đó mà để cho an toàn, tám tháng sau Tổ cũng không ngó ngàng tới người thanh niên suốt ngày bửa củi, giã gạo dưới bếp.

Nhưng hạt đã gieo, phải tới lúc nẩy mầm. Đó là khi Tổ gọi toàn thể môn sinh, hơn một ngàn

Page 82: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

80 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỆN NGẮN

người tới, truyền rằng:- Các con theo học ta đã lâu,

nay tới lúc kiểm điểm lại thành quả mình. Mỗi người hãy làm một bài kệ, nói lên cái đã thấy biết của mình. Ta sẽ duyệt xét từng bài, hễ nội dung chứng tỏ đã ngộ, ta sẽ trao truyền y bát cho kẻ đó, lãnh trách nhiệm của vị Tổ thứ sáu.

Thật là một lời truyền vô cùng quan trọng. Cả ngàn môn sinh họp nhau bàn bạc rồi cùng đồng ý xin thầy Thần Tú đại diện, làm một bài thôi vì Thần Tú là người thông minh, trí tuệ nhất đại chúng, ai mà có thể làm hay hơn được!

Thần Tú viết bài kệ lên vách tường:

Thân thị Bồ-đề thọTâm như minh kính đàiThời thời cần phất thứcVật sử nhạ trần ai.Đại ý, thân là cây Bồ-đề, tâm

như tấm gương trong, phải luôn lau chùi quét dọn cho bụi khỏi bám vào.

Bài kệ được các đồng môn của Thần Tú nức nở khen hay, ai cũng thuộc, cũng đọc nghêu ngao suốt ngày, cho đến nơi nhà bếp, Huệ Năng cũng nghe được. Người thanh niên suốt tám tháng trời chỉ im lặng bổ củi, giã gạo,

đã mon men đến bức tường có bài kệ đó, nhờ một người đọc lại cho nghe. Nghe xong, Huệ Năng bảo người ấy:

- Tôi cũng có bài kệ, nhưng không biết chữ, xin huynh viết lên giúp tôi được không?

Bài kệ của Huệ Năng như vầy:

Bồ-đề bổn vô thụMinh kính diệc phi đàiBản lai vô nhất vậtHà xứ nhạ trần ai.Đại ý, Bồ-đề - ví như thân -

thật ra chẳng phải cây, tâm sáng như gương thì chẳng cần đài, bản chất đích thực “không là gì cả” thì lấy chỗ đâu cho bụi bám mà phải lo lau chùi!

Kệ của Thần Tú ở thể xác định, kệ Huệ Năng ở thể phủ định, hoàn toàn trái ngược. Khi hai bài kệ được viết gần nhau, đại chúng đều sửng sốt!

Ngay đêm đó, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn xuống nhà bếp tìm Huệ Năng.

- Ngươi biết vì sao ta không hỏi han chi tới ngươi trong tám tháng qua không?

Huệ Năng quỳ xuống:- Đa tạ sự che chở của sư

phụ, đệ tử đã biết.- Tốt.Và Tổ dùng gậy trúc, gõ

Page 83: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 81

TRUYỆN NGẮN ☸

xuống sàn ba tiếng, rồi thong thả đi ra.

Canh ba đêm đó, Huệ Năng tuân theo hiệu lệnh, lặng lẽ lên phòng Tổ. Cửa được đóng kín lại ngay sau bước chân. Dưới ánh nến lung linh, Ngũ Tổ cấp tốc giảng kinh Kim Cang cho người đệ tử không biết chữ. Huệ Năng đắc pháp ngay trong đêm, rồi được truyền quỳ gối, kính cẩn nhận Y Bát và lời chỉ dạy:

- Ngươi nay là Tổ thứ sáu, nhưng chưa thuận duyên để truyền giáo. Ngay đêm nay, ngươi phải lập tức lên đường, cố gắng bảo trọng thân mạng vì sự tranh giành Y Bát này sẽ xảy ra. Ta không có sự chọn lựa nào khác. Vậy hãy đi ngay trước khi trời sáng.

- Bạch sư phụ, con từ xa tới, nay biết phương hướng nào mà đi đâu?

- Chớ lo, ta sẽ đưa ngươi một đoạn thuyền.Đêm đó, trời không trăng

nhưng đầy sao. Bến đò Cửu Giang vắng vẻ, u tịch, nhưng hương đêm lãng đãng, làn nhang trầm phảng phất từ tàng kinh các nào. Trong không gian huyền hoặc đó, con đò nhỏ tách khỏi bờ lau, trôi êm về phương Nam. Sao trời lấp lánh trên áo

nâu sồng của một già, một trẻ, không nói lời nào mà đang trao truyền muôn vạn lời.

Chuyến đò rời nhánh sông Cửu Giang đêm ấy đã để lại cho chúng ta bao tặng phẩm vô giá từ tấm lòng nhị vị Đại sư. Con đò nhỏ chở đầy từ tâm, độ lượng của Ngũ Tổ và trí tuệ, nhẫn nhục của Lục Tổ đã thành những trang Bảo Đàn kinh châu ngọc, dẫn dắt chúng sanh nhận ra “Bản lai vô nhất vật”.

“Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác thì bản lai của anh là gì?”Đó là bài pháp đầu tiên Lục

Tổ độ cho người toan ám hại mình để giành Y Bát.

Sau đó, suốt mười lăm năm sống ẩn dật với đám thợ săn vì biết chưa hội đủ thuận duyên hoằng pháp, nhưng mười lăm năm đó, Lục Tổ Huệ Năng cũng đã phương tiện, độ cho bọn người chỉ biết một cách duy nhất để tìm thực phẩm là săn bắn.

Khi duyên đã đủ, Lục Tổ rời rừng núi, tìm đến chùa Pháp Tánh tỉnh Quảng Châu, nơi pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn. Hôm đó, trời nhiều gió làm lay động những màn, phướn treo quanh giảng đường. Lục Tổ nghe thấy hai vị

Page 84: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

82 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỆN NGẮN

Tăng đối thoại, người thì bảo “gió động”, người kia nhất định không phải gió, mà là “phướn động”.

Khi ấy, Lục Tổ đến bên, nhẹ nhàng bảo:

- Không phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, mà là tâm quý vị động đó thôi.

Vừa nghe như thế, hai vị Tăng bỗng ngộ.Đó là bài pháp thứ hai mà

Lục Tổ dạy cho chúng sanh. Giai thoại này lập tức đến tai pháp sư Ấn Tông đang ngồi trên tòa cao giảng kinh. Pháp sư cho mời người thanh niên có dáng vẻ nghèo nàn, lam lũ đó tới gần. Khi biết Huệ Năng từ Hoàng Mai đến, pháp sư hỏi:

- Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn dạy ông những gì?

- Chỉ luận về sự “thấy tánh”.- Còn thiền định và giải thoát

thì sao?- Đó là hai pháp nên chẳng

phải Phật pháp vì nếu đích thực Phật pháp thì phải là pháp không hai.

Pháp sư Ấn Tông chưa hiểu kịp, bèn khẩn khoản:

- Xin ông dạy rõ hơn.- Tỉ như thiện căn có hai mặt:

thường, hoặc vô thường. Tỉ như Uẩn và Giới, kẻ phàm phu phân

biệt là hai, khi liễu ngộ mới thấy tánh của chúng là không hai. Tánh Không Hai Chính Là Phật Tánh, là thể trong suốt, chẳng thường cũng chẳng vô thường nên không hề bị đoạn lìa. Phật tánh đó, chúng sanh hoặc nhận ra, hoặc chưa nhận ra chứ không thể lưng chừng như ác lẫn thiện, đẹp lẫn xấu.Đó là bài pháp thứ ba, Lục

Tổ tuyên giảng khi chưa chính thức đăng đàn thuyết pháp.

Chính ba bài pháp đầu tiên này là nền tảng cho pháp môn Vô Niệm, mà Lục Tổ Huệ Năng đã hết lòng truyền dạy lại cho môn đồ, tứ chúng, để sớm nhận ra điều quan trọng, rốt ráo mà chư Phật bao đời đã khổ công mong chúng sanh đạt tới. Đó là, Nhận Ra Được Phật Tánh Của Mình.Đa tạ tuệ nhãn của Ngũ Tổ

Hoằng Nhẫn đã nhìn suốt “kỳ tâm” của người thanh niên đất nghèo khổ Lĩnh Nam để hậu sinh được có Lục Tổ Huệ Năng. Đa tạ con đò canh ba năm

xưa, đã “Ưng vô sở trụ”, xuôi êm giòng pháp diệu kỳ để tròn đầy huyền nghĩa câu kinh lóng lánh Kim Cương: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.■

Diệu Trân

Page 85: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 83

TRUYỆN TRANH ☸

Con thật mạnh mẽ. Con xứng đáng với vị trí đầu đàn.

Cha già rồi. Đã đến lúc cha

phải nghỉ ngơi

Con phải hái cho 3 hoa sen trắng, 3 hoa sen vàng, và 5 hoa sen hồng.

Những bông hoa này sẽ dùng vào buổi lễ nhận cha con

Cha sẽ tổ chức buổi lễ nhận cha con thật lớn cho con.

Cha không đủ sức giết mình, vì thế ông ấy sai mình đến đây để quỷ dữ ăn thịt mình. Không, con sẽ không bị mắc lừa đâu cha à.

Con tìm thấy rồi

Thật ngây thơ, khỉ con lại nghĩ rằng vì quá yêu thương nó nên khỉ cha đã ôm ghì nó như thế. Nghĩ vậy khỉ con liền bày tỏ tình cảm của mình. Nó ôm ghì khỉ cha mạnh hơn. Khỉ đầu đàn không chịu nổi vòng tay mạnh khỏe của khỉ con, nó bèn buông khỉ con ra.

Khỉ cha độc ác không bỏ ý định giết con mình. Nó lại nghĩ ra một độc kế đánh lừa con nó. Nó sai con nó đi hái những bông hoa ở một cái hồ, nơi có một con quỷ dữ ở đó. Con quỷ này ăn thịt bất cứ con vật nào mon men đến gần hồ.

Sau khi nghe khỉ cha bảo vậy, khỉ con lập tức đi đến hồ. Nó nhìn thấy những bông hoa và hiểu ra những gì đang chờ nó.

Con khỉ thông minh với ba pháp (tt)

Page 86: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

84 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TRUYỆN TRANH

Chuyền sang bên kia

Phải hái thật nhanh

Ai mà thông minh thế? Ta phải nói chuyện với

nó một phen

Trong cuộc sống, ai thực

hành ba pháp : tinh tấn, dũng cảm, trí tuệ sẽ

chiến thắng được mọi nguy hiểm và kẻ thù Tại sao mày lại hái hoa?

Khỉ con đến bên hồ, nó trông thấy nhiều dấu chân của nhiều loài vật bước xuống hồ, nó không thấy bước trở ra. Nó hiểu ngay nguy hiểm đang rình rập nó. Khỉ con bèn tìm

cách leo lên những cành cây. Nó đu người trên mặt hồ và hái những bông hoa. Sau đó nó lại đu qua phía bên kia hồ. Nó đặt những bông hoa trên mặt đất và sắp xếp rất ngay ngắn.

Trong lúc khỉ con đang hái những bông hoa, có con quỷ hiện lên giữa hồ, con quỷ ngắm nhìn khỉ con và thấy thích thú vì sự thông minh của khỉ con.

Con khỉ liền đến chào khỉ con và hỏi lý do tại sao khỉ con đến đây. Khỉ con kể cho con quỷ nghe chuyện khỉ cha sẽ trao vị trí đầu đàn cho khỉ con. Khi con quỷ nghe xong câu chuyện, nó tình nguyện mang những bông hoa đến để tham dự buổi lễ kế tự này.

Page 87: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 85

TRUYỆN TRANH ☸

Cha của tôi muốn dùng chúng vào lễ

nhận cha con

Ta sẽ mang hoa này đến buổi lễ

Đợi một tí

Con trai của thủ lĩnh về

Ôi, con trai tôi

Nó mang con quỷ đến để giết ta thật rồi.

Đàn khỉ cùng với khỉ mẹ đứng đợi, chào đón ngày trở về của khỉ con. Khi khỉ con đến gần, tất cả đều reo mừng

Lúc ấy, con khỉ độc ác trông thấy con quỷ đi cùng với con trai của nó. Nó sợ quá ngã lăn ra và giãy giụa cho đến chết. Khỉ cha độc ác đã bị chết do chính sự tham lam, sân

Sau khi con khỉ độc ác chết, chú khỉ con trở thành con đầu đàn. Từ đó những chú khỉ đực con được sinh ra một cách an lành. Chúng không còn bị đe dọa sự sống nữa.

(Hết)Phước Tịnh chuyển ngữ

hận và ngu dốt của chính nó.

Page 88: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

86 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ THƠ

Tìm chi bời rối thôi vềBên hiên vắng nọ nằm nghe gió lùaChiều chiều mắc võng đong đưaHai đầu biển núi bốn mùa lặng thinhNghe mưa nắng vẳng tự tìnhVà trong sâu thẳm tâm linh vọng vờnThấm đầy hương vị cô đơnHòa âm nhật nguyệt tiếng hồn thi caTừng lời Không cảm giao hòaKhông tâm không cảnh không ta không ngườiTừ mộng đến mộng mà thôiGiữa vòng biến chuyển muôn đời nhân duyênDứt sầu lo bặt ưu phiềnVề đây thanh tịnh bình yên cõi lòngVầng trăng Tuệ chiếu xanh trongSáng ngời chân nghĩa huyền đồng Nhất Như.

Tâm Không

Tâm Nhiên

Page 89: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 87

SỐNG ĐẠO ☸

Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều

mây và len sang cả những ngày có nắng. Hôm cuối tuần, chúng tôi và anh Minh Tuệ, chị Diệu Ngọc rủ nhau về Trung tâm. Buổi tối miền quê trời lạnh hơn. Nhưng chúng tôi ngủ không cần mở máy sưởi, trùm kín trong những chiếc túi ngủ thật ấm. Ở vùng núi dường như trời bình minh sớm.

Buổi sáng có những tàn lá xanh ngoài cửa sổ, và ánh nắng chiếu vào làm thành những khoảng vàng óng trên chiếc sàn gỗ. Tôi thích cái không khí ngây lạnh và không gian yên tĩnh mà cứ muốn nằm nán mãi trong chiếc túi ngủ ấm cúng. Mùi cà phê thơm bốc lên từ dưới nhà, có lẽ mọi người đã dậy rồi.

Nghĩ đến ly cà phê nóng trong buổi sáng lành lạnh, tôi bước xuống giường và xếp lại chiếc túi ngủ. Sáng nay chúng tôi không có một chương trình gì hết, tôi và anh Minh Tuệ ra sân làm vườn, chị Diệu Ngọc và Diệu Tịnh lau dọn bên trong nhà Chuyển Hóa. Anh Minh Tuệ đem cuốc xẻng ra sân trồng những bụi cỏ lau dọc theo ngõ vào đường thiền hành. Những bụi cỏ lá xanh dài có những cọng bông như đuôi chồn mọc thật cao. Buổi sáng nay trời có nhiều mây và những cơn mưa bay ngang. Tôi đi theo con đường trải đá xanh dẫn lên núi. Con đường này vào mùa hè thật mát, có lá phủ bóng cây xanh mát che cả khung trời. Cạnh bên là một con suối đổ dài xuống dưới đồi. Vào những ngày mưa to con suối ấy tẻ ra năm bảy nhánh chảy vồn vã. Mấy tuần qua

Page 90: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

88 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ SỐNG ĐẠO

trời mưa nhiều, cỏ dại mọc lan ra và chen luôn cả ngay giữa lối đi. Trời sáng nay thật mát lạnh và nhiều mây. Biết hôm nay sẽ có những cơn mưa nhỏ nên tôi cũng đã mặc thêm một chiếc áo mưa mỏng. Tôi ngồi xuống nhổ những cọng cỏ mọc trên lối đi cho sạch con đường nhỏ. Những hạt mưa bay nhẹ như sương mù, thỉnh thoảng những hạt nước đọng trên lá, theo một cơn gió lay nhẹ, đổ xuống rào rạt trên áo. Những ngày vào thu như sáng nay ra làm vườn giữa khung cảnh thiên nhiên như vầy tôi thấy có một niềm vui.

Thảo nào mà các vị đạo sĩ khi xưa thường tìm lên những vùng núi có mây mù để hái thuốc tiên. Tìm những dược thảo thường mọc ở những nơi có suối, có đá tảng, có mây và ít dấu chân người. Tôi nghĩ, nếu ta biết về thực tập sống an tĩnh ở những nơi này thì ta cũng có thể trở thành những “dược thảo” vậy bạn nhỉ! Chúng ta rất cần những vị thuốc có khả năng làm vơi bớt lo âu và muộn phiền cho kẻ khác trong cuộc sống này. Và nếu biết nuôi dưỡng và chăm sóc cho hạnh phúc của chính mình, ta cũng có thể

mang lại niềm tin và niềm vui cho người chung quanh, phải không bạn!Ở bên này, bạn có để ý

không, tôi thấy những khu nhà dành cho người già, những căn hộ Assisted Living cho những người lớn tuổi cần sự chăm sóc, thường được xây cất gần những khu chợ đông đúc, những đường phố có đông người qua lại. Tại sao thế bạn nhỉ? Có lẽ vì muốn tiện lợi, hay vì chúng ta rất sợ sự cô đơn! Nhất là vào tuổi già ở bên này. Chúng ta muốn nắm giữ một cảm giác tiếp xúc với sự sống qua những náo nhiệt chung quanh mình. Nếu cả đời chúng ta cứ đi tìm những hạnh phúc bên ngoài, thì cuối cùng rồi một ngày ta sẽ cảm thấy rất cô đơn và trống vắng. Nhưng rồi ta cũng phải tiếp tục bám víu mãi vào những niềm vui tạm bợ ấy thôi, vì trong tâm hồn ta đâu còn một sự chọn lựa nào khác hơn!

Thỉnh thoảng, tôi cũng thích về sống giữa thiên nhiên an tĩnh trong một thời gian. Mà được cùng về với những người bạn tu học thì đó lại còn là một hạnh phúc lớn hơn nữa. Trong cuộc sống tiêu thụ và bận rộn ngày

Page 91: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 89

SỐNG ĐẠO ☸

nay thì đó là những cơ hội rất quý và hiếm hoi. Chúng ta lúc nào cũng bận rộn, ngoài đời hay trong đạo gì cũng vậy, bạn có thấy vậy không? Tôi biết có những người bạn đi làm việc xã hội với một sự đam mê mà không còn có thì giờ cho chính mình, nói gì đến chuyện đi tu học! Họ nghĩ hễ làm gì giúp ích được cho đời thì việc gì cũng tốt. Nhưng tôi thấy, nếu nước không chảy thành dòng mà cứ tràn lan khắp mọi nơi, thì nó cũng dễ tan thành hơi, và khó có thể thật sự mang lại được sự xanh mát cho một nơi nào! Mà khi ta nghĩ rằng mình đang giúp ích

cho kẻ khác, thì ít khi nào ta chịu lắng nghe ai và có thể dừng lại được! Vì vậy mà mỗi lần có dịp, chúng tôi thường rủ nhau về đây tổ chức những khóa tu vài ngày, để cùng tập đi, tập nhìn, tập sống với nhau trong một không gian ở miền quê. Xa xôi với những thúc hối và lo âu thường ngày. Chúng tôi thực tập để tiếp xúc với một hạnh phúc không bận rộn. Nếu ta không chăm sóc được cho sự an ổn của chính mình thì làm sao ta có thể thật sự giúp gì cho người khác được. Nếu không khéo thì những đóng góp của ta, nhiều khi cũng chỉ vô tình làm cho cuộc đời này bận rộn thêm mà thôi, tôi thì cứ nghĩ vậy!

Cành Nazuna Bên Hàng GiậuThiên nhiên là một thực tại

rất nhiệm mầu, vì thiên nhiên có công năng nuôi dưỡng và chữa trị tâm hồn mình rất lớn. Basho là một nhà thơ rất nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ 17. Những bài thơ haiku của ông đượm màu sắc của thiên nhiên và nhân sinh. Basho có viết bài haiku này:

Ta nhìn sâu xaBên hàng giậu nởcành Nazuna(Nhật Chiêu dịch)

Page 92: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

90 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ SỐNG ĐẠO

Bài thơ ghi lại một sự kiện rất đơn sơ và bình thường. Nhưng trong cái bình dị ấy ông chợt khám phá ra được một thực tại rất nhiệm mầu: một cành hoa đang nở.

Có lẽ ông đang đi một mình trên con đường quê nhỏ vào một buổi sáng mờ sương. Có lẽ trời đang mưa phùn, những hạt mưa bụi nhẹ bay như sáng hôm nay. Trên đường đi, có lẽ ông nhìn thấy có một cái gì đó là lạ nơi hàng giậu cũ kỹ đổ nát bên đường, ông bước lại gần và thấy một cành hoa nazuna đang nở. Và trong giây phút ấy ông chợt thấy mình là một với hiện hữu. Ngày mưa, hàng giậu, đóa hoa, con đường quê và chính ông... tất cả đột nhiên trở thành một. Không phân biệt. Ông là hoa mà hoa cũng là ông. Nếu tâm ta tĩnh lặng và biết nhìn sâu sắc, lắm khi ta lại tìm thấy những nhiệm mầu ở những cái mà mình cho là tầm thường nhất.

Học giả D.T. Suzuki, trong quyển Zen and Psychoanalysis, cũng có so sánh kinh nghiệm ấy của Basho với một thi hào Anh, Alfred Tennyson, khi ông này đứng trước một đóa hoa mọc trên kẽ nứt của một bức tường:Đóa hoa trên một bức tường nứt nẻTa ngắt mi ra khỏi những kẽ nứtCầm mi trong bàn tay, rễ, hoa và tất cảĐóa hoa nhỏ kia ơi - nhưng nếu ta có thể hiểu đượcMi là gì, rễ, hoa và tất cả.Thì ta cũng sẽ hiểu được con người và Thượng đế là chi.Bài thơ này cũng có chút gì gần gũi với bài thơ của Basho, mặc

dù hai thái độ hoàn toàn khác hẳn nhau. Basho đứng yên nhìn đóa hoa bên hàng giậu và thấy được cả trong ấy một hiện hữu nhiệm mầu. Trong khi Tennyson bứt nhổ cành hoa ra khỏi tường, nhìn hoa, cành với rễ trong bàn tay, mà vẫn thắc mắc về chính mình và sự sống. Có lẽ đó cũng là sự khác biệt giữa Đông phương và Tây phương, một cái nhìn của trực giác và một cái nhìn của sự phân tách và lý luận! Một bên thích sống hòa hợp với thiên nhiên, một bên lại muốn đi khám phá, nắm bắt và sử dụng những gì có mặt chung quanh mình. Mà tôi nghĩ trong đời sống, đa số chúng ta cũng đi tìm hạnh phúc giống như trong bài thơ của Tennyson

Page 93: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 91

SỐNG ĐẠO ☸

vậy. Chúng ta có một thói quen săn đón, tìm kiếm, nắm bắt những hạnh phúc của mình, thay vì đứng yên và tiếp nhận trong tĩnh lặng như thi hào Basho. Chúng ta có thói quen chia cắt thực tại của mình ra trăm ngàn mảnh nhỏ để tìm kiếm một hạnh phúc.

Living In the MomentsNhưng tôi cũng đồng ý với bạn

rằng sự tiếp nhận sâu sắc ấy của thi hào Basho tuy đến rất tự nhiên, nhưng nó cũng đòi hỏi nơi ta một công phu tu học. Tôi có một người bạn, vài tháng trước anh có dịp đi chơi xa. Anh kể lại anh có dịp ngủ qua đêm với gia đình trên một chiếc thuyền nhỏ ở giữa một vịnh biển đẹp. Anh ngồi nhìn hoàng hôn xuống và bình minh lên trên vịnh biển hoang vắng. Anh nói đêm khuya giữa một khung trời lấp lánh sao, mặt nước trong vịnh phẳng như gương, chung quanh chỉ có biển và những ngọn đá vôi xanh biếc bao quanh. Một thuyền giữa trời núi biển đêm yên lặng mênh mông, ta có cảm tưởng như mình đang sống trong một thế giới khác. Người bạn kể lại rằng, trong giây phút ấy anh thấy mình đang thật sự sống trong giây phút hiện tại, “Living in the moment!” Thật ra tôi cũng hơi ngờ cái kinh nghiệm sống trong hiện tại của người bạn tôi! Nếu chúng ta chưa có khả năng thấy được một đóa hoa đẹp nở bên hàng giậu cũ kỹ đổ nát, thì tôi cũng khó tin rằng ta có khả năng sống trong hiện tại, cho dù đang ở giữa một không gian kỳ diệu của trời sao trăng nước! Nhiều khi chúng ta cũng chỉ đang tiếp tục đi tìm kiếm và nắm bắt những “moments” trong cuộc sống, mà ta cứ ngỡ là mình đang thật sự có mặt với chúng.

Page 94: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

92 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ SỐNG ĐẠO

Anh bạn nói rằng bây giờ anh còn quá bận rộn và chưa thể nào nghỉ ngơi được! Chừng vài năm nữa khi về hưu, chắc chắn anh sẽ có nhiều thì giờ hơn, anh sẽ ra biển ngồi đọc những sách về đạo và trở về nuôi dưỡng tâm hồn mình. Tôi nghĩ, nếu bây giờ anh chưa ngồi yên được thì ngày mai, dầu xa xôi mấy, cũng chỉ vậy thôi. Tương lai sẽ có những bận bịu của tương lai! Người bạn của tôi vẫn có những “moments” trong cuộc sống mà anh đang còn muốn nắm bắt. Nhưng phải chi anh ta hiểu rằng, living in the mo-ments đâu có nghĩa là living for the moments. Sống trong giây phút này và sống cho giây phút này, hai cái đó khác biệt nhau nhiều lắm, phải không bạn?

Chung quanh ta cũng đâu có thiếu gì những vẻ đẹp nhiệm mầu, như cành hoa nazuna nở, như chiếc lá ngô đồng rơi, như ánh trăng qua cửa sổ... Như nơi Trung tâm chúng tôi về có một không gian của miền quê nuôi dưỡng sự tu học. Sống trong hiện tại là một công phu thực tập và chúng ta cũng rất cần điều kiện và sự hỗ trợ của một Tăng thân. Tu học nhất định

cần phải có bạn.Chúng tôi thường rủ nhau về

đây để cùng nhau thực tập bấy nhiêu thôi. Chúng tôi thực tập có mặt với những gì mình đang có, với bước chân này, với hơi thở này, với không gian này. Thực tập không bận rộn mà vẫn có thể mang lại niềm vui cho người khác.

Thời đại ngày nay chúng ta lại thường hay trách các con em mình bỏ quá nhiều thì giờ vào tivi, internet, electronic games... Chúng ta trách các em không còn biết ra ngoài chơi với nhau, mà chỉ cứ chung đầu trước thứ ánh sáng lạnh xanh của các màn hình máy vi tính! Các em thì vậy, nhưng còn người lớn chúng ta thì sao bạn nhỉ? Chúng ta có khác gì hơn các em chăng, hay cũng vậy thôi! Chúng ta cũng bận rộn với những chương trình tivi mỗi lúc càng nhiều, với những show ca nhạc, phim bộ và internet... Chúng ta bảo các em đừng bỏ thì giờ vào những trò chơi điện tử ấy, nhưng rồi liệu chúng ta có thì giờ để chơi với các em chăng? Tất cả chúng ta đều bận rộn quá, muốn dừng lại đòi hỏi một nghị lực mà ít ai có!

Page 95: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 93

SỐNG ĐẠO ☸

Một Niềm Vui Nở HoaAnh Minh Tuệ cũng vừa trồng xong những bụi cỏ lau dọc bên

ngõ vào con đường thiền hành trong khu rừng nhỏ, hai hàng thật dễ thương. Mấy ngày nay mưa đất mềm nên cũng dễ trồng. Mùa hè sang năm chắc chúng sẽ lớn nhanh và lan ra thêm, phủ che hai bên lối đi thật đẹp. Trong khóa tu vừa qua, có một chị thiền sinh đến tham dự đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ chị làm trong một lớp học Anh ngữ, bài thơ có những câu như sau:

Tôi chưa bao giờ thấy hoa nở trên biểnTôi chưa bao giờ thấy đóa sen mọc trên cátTôi chưa bao giờ thấy voi đi trên mặt nướcTôi chưa bao giờ thấy thời gian quay trở lạiVà tôi cũng chưa bao giờ thấy bạn mỉm cười...Bài thơ chị làm mang những hình ảnh đẹp nhưng có chút gì đó

xa xôi. Chúng ta đâu cần nhìn xa vời quá làm gì bạn nhỉ, có lẽ ta sẽ không bao giờ tìm thấy được những điều ấy đâu. Mỗi ngày tôi vẫn thấy có một mặt trời đỏ hồng trên con đường đến sở làm, có một hàng cây thắp nến lên hai hàng, tôi thấy ánh trăng soi trên mặt hồ im lặng, tôi thấy con đường đê nhỏ có hai hàng cây thật cao, tôi thấy mưa bay trên con phố cũ, tôi thấy tách cà phê nóng với người bạn thân, và mỗi sáng tôi thấy một nụ cười nở trên môi...

Những ngày không có khóa tu, chúng tôi vẫn về Trung tâm để trồng những bụi cỏ, xây những hàng giậu, nhổ đám cỏ dại, đắp thêm những con đường... để mai này nếu bạn có dịp về đây, một buổi sáng nào đó đi trên con đường nhỏ, có thể bạn sẽ chợt đứng lại nhìn và thốt lên rằng,

Bên hàng giậu nở Cành NazunaChung quanh ta có những niềm vui đang nở hoa. Bạn có thấy

vậy không?■NGUYỄN DUY NHIÊN

Page 96: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

94 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TIN TỨC

Delhi, Ấn Độ: Hôm 8 tháng 10, 2006 vừa qua, nhân lễ kỷ niệm lần thứ 2550 ngày đức Phật Thích-ca diệt độ, tại Công viên Buddha Jayanti, Upper Redge Road, New Delhi, đức Đạt-lai Lạt-ma đã có buổi thuyết giảng trước hội chúng hàng ngàn người đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Trước khi Ngài đến, vào lúc 9g15, Hòa thượng Olande Ananda Thera đến từ Sri Lanka và một số thành viên của ông đã có 5 phút tụng kinh bằng tiếng Pāli mở đầu cho

chương trình. Tiếp theo là phần tụng kinh bằng tiếng Sanskrit do Giáo sư G. C. Tripathi và một một số thành viên của ông đảm trách. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đến công viên vào lúc 9.30. Trước khi Ngài thuyết giảng là phần nghi lễ Tây Tạng, kết hợp giữa múa trống cổ truyền và tụng chú được thực hiện bởi 108 vị tăng ni Tây Tạng. Sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh trong phần nghi thức này đã tạo nên một bầu không khí đầy huyền bí và đặc trưng.

Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết pháp tại Buddha Jayanti, New Delhi, nhân ngày đức Phật Thích-ca nhập diệt.

Page 97: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

TẬP SAN PHÁP LUÂN 95

TIN TỨC ☸

Sau phần nghi lễ cổ truyền Tây Tạng là phần tụng đọc kinh của một số nước, và thời gian dành cho mỗi nước là ba phút. Đoàn Nhật Bản, do Thượng tọa Fukuoka dẫn đầu đã tụng một đoạn kinh Pháp Hoa. Việt Nam, gồm một số quý thầy đang du học tại Đại học Delhi, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Đồng Thành đã tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt. Tiếp theo là chư tăng Hàn Quốc, do Thượng tọa Ma Myoung Chan dẫn đầu đã tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Hàn. Bà Vidya Rao, người Ấn, đã tụng Tâm Kinh bằng tiếng Sanskrit. Và các sư cô Thái Lan đã tụng kinh bằng tiếng Pāli…

Vào lúc 10.15, đức Đạt-lai Lạt-ma bắt đầu chính thức buổi thuyết giảng của mình với đề tài Bát Chánh Đạo. Ngài giảng bằng tiếng Tây Tạng và được người phiên dịch chuyển sang tiếng Anh. Điều đặc biệt trong phong cách thuyết giảng của đức Đạt-lai Lạt-ma là luôn biểu hiện một phong thái tự

tại và nụ cười hoan hỉ luôn xuất hiện trong khi nói chuyện.

Vào 19 giờ cùng ngày, tại Stein Auditorium, India Habi-tat Central, Lodhi Road, New Delhi, cùng trong chương trình lễ hội, Tổ chức Tây Tạng (Tibet House) kết hợp với bộ Văn hóa và Trung tâm Môi trường Ấn đã tổ chức đêm biểu diễn âm nhạc cổ truyền Phật giáo. Tham gia đêm biểu diễn này gồm có các nước Tây Tạng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka, Mông Cổ, Nepal và Thái Lan… Mỗi nước trình bày phần âm nhạc tham dự của mình chủ yếu dựa trên nghi thức tụng niệm và một số tiết mục múa mang âm hưởng Phật giáo.■

Thích Nguyên Hiệp

ĐĐ. Đồng Thành (x) và du học Tăng tại New Delhi

Page 98: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng

96 TẬP SAN PHÁP LUÂN

☸ TIN TỨC

Delhi, India: Chỉ trong vòng mười ngày, đất trời Delhi hân hoan chào đón hai bậc chân tu nổi danh khắp nơi trên thế giới, đức Dalailama và Hòa thượng Tinh Vân.

Hôm 18 tháng 10, nhận lời mời của phó viện trưởng phân khoa Phật học Đại học Delhi, Hòa thượng Tinh Vân và phái đoàn Hội Phật Quang Sơn đã viếng thăm và thuyết giảng tại hội trường của phân khoa Đại học này. Phái đoàn đến khoa lúc 4 giờ chiều cùng ngày. Hòa thượng giảng bằng tiếng Hoa và được dịch sang tiếng Anh với đề tài “Ý nghĩa Bát-nhã Ba-la-mật”. Thính giả đông nghẹt hội trường, có đến một nghìn người, tất cả đều là giáo sư, tiến sĩ và nghiên cứu sinh. Đặc biệt có sự tham dự của hơn một trăm Tăng Ni Việt Nam đang du học tại đây.

Cách đó năm hôm, ngày 14, 15, phái đoàn của Hòa thượng đã đến thành phố Hyderabad, tiểu bang Andhra Pradesh, thuộc miền Nam Ấn Độ để tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 2550 ngày đức

Phật nhập Niết-bàn và quy y cho khoảng 100.000 người Ấn Độ. Sau đại lễ, Hòa thượng và phái đoán trong hội đã tặng 50 ngôi nhà cho những nạn nhân bị hậu quả bởi cơn sống thần Tsu-nami năm ngoái.

Hòa thượng Tinh Vân năm nay đã 80 tuổi, là người sáng lập Hội Phật Quang Sơn. Đây là một trong những Hội Phật học khuyến khích phong trào tu học lớn nhất trên thế giới hiện nay. Thành viên của Hội này lên đến hàng triệu người và đã thiết lập hàng trăm ngôi chùa bao gồm ở Đài Loan và các nơi trên thế giới.

Cũng như thường niên, mùa Thu năm nay, Ấn Độ đã thu hút hàng triệu Tăng Ni, Phật tử và du khách khắp nơi trên thế giới trở về các Thánh tích của đức Phật để hành hương, đảnh lễ và viếng thăm. Bước thăng trầm của lịch sử Phật giáo Ấn Độ luôn diễn biến cùng thời gian. Đã đến lúc Phật giáo hồi sinh và phát triển ở quốc gia này.■

Chuyến Hoằng Pháp Của Hòa Thượng Tinh Vân Tại Ấn Độ

Thích Quảng Phước

Page 99: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng
Page 100: P SAN PHÁP LUÂN · thân-khẩu-ý sinh ra và nó cũng có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện cho hành giả trong ... giải thích từng phạm trù của chúng