pe56d.s3.amazonaws.com · 1 ĐẠi hỌc quỐc gia thÀnh phỐ hỒ chÍ minh trƯỜng ĐẠi...

27
1 ĐẠI HC QUC GIA THÀNH PHHCHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HI VÀ NHÂN VĂN NGUYN THVÂN ANH TÍN HIU NGÔN NGTHM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BChuyên ngành: Lí lun Ngôn ngMã s: 62.22.01.01 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ NGVĂN THÀNH PHHCHÍ MINH - NĂM 2015

Upload: phunganh

Post on 08-Sep-2018

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ

TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ

Chuyên ngành: Lí luận Ngôn ngữ

Mã số: 62.22.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

1

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh 2. TS. Nguyễn Văn Lập Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp Phản biện 2: PGS.TS Lê Khắc Cường Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Ngọc Lang Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp

tại D201 Trường ĐHKHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh Vào hồi 13giờ 30 ngày 20 tháng 04 năm 2015 Phản biện độc lập 1: PGS.TS Phạm Văn Tình Phản biện độc lập 2: PGS.TS Lê Khắc Cường

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường ĐHKHXH&NV, Thư viện Trung

tâm Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng và về tín hiệu của

ngôn ngữ, nhưng những vấn đề về mối quan hệ giữa lí thuyết tín hiệu học với góc độ tạo nghĩa của ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ với những đặc trưng văn hóa dân tộc vẫn chưa được nghiên cứu triệt để. Đó là lí do thứ nhất chúng tôi chọn đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ”. Hệ thống ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ sẽ góp phần cấu thành giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học - ca dao, một thể loại văn học dân gian. Đó chính là lí do thứ hai chúng tôi chọn đề tài này. Một lí do nữa để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là ý thức hướng về cội nguồn truyền thống văn hóa dân gian mà cụ thể là đi vào tìm hiểu tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi muốn hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, hiểu hơn về một thể loại văn học truyền thống, hiểu hơn về chính mình, khẳng định sự hiện diện của chúng ta trong thế giới ngày hôm qua và ngày mai. Lí do thứ tư, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn tín hiệu học. Các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chính là “chìa khóa” để khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” nhằm phác họa một bức tranh toàn cảnh về hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao của vùng đất này.

2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam, vấn đề tín hiệu (TH) và tín hiệu thẩm mĩ (THTM) đã được nhiều

nhà nghiên cứu đề cập như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai, Hoàng Trinh, Hoàng Tuệ. Trong những năm gần đây, nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng cho lí thuyết THTM.

Thể loại ca dao có rất nhiều công trình nghiên cứu. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về ca dao dưới góc độ của văn học vô cùng phong phú và tập trung chủ yếu ở mảng ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Số lượng các công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ nói chung còn rất hạn chế. Như vậy có thể khẳng định những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn ngôn ngữ, cụ thể là dưới góc độ lí thuyết THTM vẫn còn vắng bóng. Nghiên cứu đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm

1

mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói mới cho hướng nghiên cứu về hiện tượng văn học rất đỗi phức tạp và lý thú vẫn còn để ngỏ này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là tiến hành tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ. Từ đó, đưa ra những nhận định chung về một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ được chuyển hóa như thế nào để trở thành một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ biểu đạt những giá trị thẩm mĩ - nghệ thuật ca dao.

Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trước hết là hệ thống hóa các lý thuyết về TH, TH ngôn ngữ, TH ngôn ngữ thẩm mĩ, các nội dung về trường nghĩa, ngữ cảnh, mối quan hệ giữa trường nghĩa với các vấn đề về văn học, ngôn ngữ học, THTM, TH ca dao...Tiếp đến, áp dụng lý thuyết trên vào miêu tả các đơn vị ngôn ngữ thuộc các trường nghĩa: hiện tượng tự nhiên,vật thể nhân tạo, thực vật và động vật về hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa, miêu tả và phân tích xem chúng đã được sử dụng, vận hành và biến đổi như thế nào qua mỗi hình thức biểu đạt. Việc nghiên cứu hình thức biểu đạt và ý nghĩa thẩm mĩ của các THNN trong ca dao Nam Trung Bộ nhằm chỉ ra được mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò của tự nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác dân gian. Cũng từ đó chỉ ra những đặc trưng của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do số lượng các bài ca dao khảo sát rất lớn và các TH khảo sát có tính chất đa

dạng, phức tạp nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những THTM điển hình, tiêu biểu, những TH có tần suất cao và có giá trị biểu trưng phong phú đại diện cho mỗi trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ. Chúng được coi là các “tiêu điểm”, các từ trung tâm, từ điển hình để xét toàn diện các mặt ngôn ngữ - văn hóa - văn học... của một trường nghĩa cụ thể. Trong quá trình phân tích các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi có đối sánh với những TH ca dao ở các vùng miền khác để thấy được tính chất dung hợp của chúng cũng như những sự khác biệt nhất định. Dựa vào 9 ngữ liệu, chúng tôi thu được 4.537 bài ca dao chứa tín hiệu cần nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu

1

5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là các THTM ca dao. Các THTM này tồn tại luôn luôn gắn chặt với môi trường văn hóa, gắn liền với những yếu tố về địa lí, lịch sử...Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành.

5.2 Chúng tôi vận dụng các phương pháp, thủ pháp, thao tác nghiên cứu ngôn ngữ đặc thù: thống kê, phân loại.

5.3 Luận án vận dụng phương pháp miêu tả và phân tích . 5.4 Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lý thuyết

về ngôn ngữ nhìn từ góc độ thực tiễn: bản chất THTM mà cụ thể ở đây là THTM trong ca dao Nam Trung Bộ. Cũng là lần đầu tiên, các THTM điển hình trong ca dao Nam Trung Bộ được miêu tả cả bề rộng lẫn chiều sâu, từ hình thức biểu đạt đến nội dung ý nghĩa, từ bình diện ngôn ngữ thông thường đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, từ các ý nghĩa cơ sở đến những ý nghĩa nghệ thuật cụ thể, mới mẻ, sinh động. Và cũng từ những ý nghĩa chung và riêng đó, luận án chỉ ra những đặc trưng của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ có so sánh với ca dao các vùng miền khác. 7. Cấu trúc của luận án

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Các định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu 1.1.1 Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ 1.1.1.1 Tín hiệu a. Khái niệm tín hiệu: Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lấy

định nghĩa rộng của F. Guiraud làm xuất phát điểm bởi vì nó có tác dụng phát hiện ra những đặc trưng TH học của các TH ngôn ngữ.

b. Phân loại tín hiệu: Các nhà nghiên cứu TH học đã phân các TH thành những phạm trù khác nhau. K.Buhler chia các TH thành: Symbole, Symptome, Signal [17, 711]. Ch.S.Pierce phân chia TH thành ba loại chính: Hình hiệu, chỉ hiệu, và ước hiệu. Morris chia TH thành hai loại: các chỉ hiệu và định hiệu [17,712]. A.Schaff phân loại TH thành TH nhân tạo và TH tự nhiên [17,713]. P.Guiraud phân loại TH: TH tự nhiên và TH nhân tạo[17,714]. Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo: 1/Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện, 2/Dựa vào nguồn gốc của TH, 3/Dựa vào mối quan hệ giữa cbh và cđbh, 4/Căn cứ vào chức năng XH của TH [17,716-718].

1

1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ: F.de Saussure xác định THNN như sau: “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh, hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này phải có cái kia. Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu đạt và hình ảnh âm thanh được gọi là cái biểu đạt” [112,121].

1.1.1.3 Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ a. Khái quát về tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ: Ch.Morris cho rằng THTM là:

“Một thuật ngữ của tín hiệu để phân biệt nó với tín hiệu khác ở chức năng thẩm mĩ và đặc trưng miêu tả hoặc tạo hình”, Đỗ Hữu Châu đã có những kiến giải cụ thể về THTM ngôn ngữ: THTM là phương tiện sơ cấp của văn học. Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ-THTM, cú pháp- THTM. THNN tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức-cbđ của THTM; THTM phải tương ứng với một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực [17, 576].

Trên cơ sở các ý kiến nêu trên cùng với những điểm đã trình bày, chúng tôi đề xuất định nghĩa về THTM như sau: Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật nhằm biểu hiện nội dung thẩm mĩ. Tính thẩm mĩ của các tín hiệu thẩm mĩ biểu hiện ở sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức, giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng nằm ở cả nội dung và hình thức của tín hiệu.

b. Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ: đặc tính về nguồn gốc, đặc tính về cấp độ, đặc tính tác động, đặc tính biểu hiện, đặc tính biểu cảm, đặc tính biểu trưng, tính hệ thống, tính trừu tượng và cụ thể.

1.1.1.4 Một số vấn đề tín hiệu văn chương - tín hiệu ca dao a. TH ca dao nói riêng ngay từ đầu, mối quan hệ giữa cbđ - cđbđ đã mang tính

ước lệ - gián tiếp cho nên YNTM, hình tượng nghệ thuật chỉ hiện ra trong ý thức, trong trường liên tưởng của các chủ thể giao tiếp.

b.Về khả năng miêu tả những cái vô hình trong thế giới hữu hình, THVC cũng tỏ rõ lợi thế hơn hẳn các THTM khác.

c. Ca dao là sản phẩm của quần chúng, đó chính là điểm xuất phát để TH ca dao mang những đặc trưng riêng so với các THVC khác.

d. Quá trình lưu truyền của ca dao có thể làm cho những TH ca dao sâu sắc hơn về nội dung, trau chuốt hơn về nghệ thuật ngôn từ nhưng cũng có thể làm cho chúng bị thay đổi, bị phá vỡ.

1

e. Không phải TH ca dao nào cũng được coi là THTM. Theo định nghĩa về THTM chúng tôi đã nêu, những TH được chúng tôi lựa chọn là những THTM có những đặc trưng sau: Những TH có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ, những TH được lựa chọn sử dụng với tần số cao trong ca dao vùng đất này; Những TH này phải phản ánh chân thực cuộc sống; Là những TH phải xây dựng được những điển hình phong phú, những biểu tượng nghệ thuật đẹp nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa, nói hộ cho nhiều cái được biểu đạt; Phải là những TH mang tính gợi mở, tính không bao giờ kết thúc. Chúng tác động vào tiềm thức của người tiếp nhận và “bắt” người tiếp nhận phải liên tưởng để tạo lập những cđbđ mới; Chúng là những TH có nội dung biểu hiện cái đẹp, “chứa” những khát vọng vươn tới cái đẹp.

1.1.2 Lí thuyết tri nhận Các hình thức ngôn ngữ cần phải được nghiên cứu trong mối tương liên của

chúng với các cấu trúc tri nhận và sự giải thích mang tính tri nhận về các hình thức này, phải tính đến sự tham gia của chúng vào các quá trình tri nhận và tất cả các dạng hoạt động với thông tin. Những sự khác biệt về hình thức phản ánh sẽ là những sự khác biệt về ngữ nghĩa.

1.2 Cơ sở phân chia các trường tín hiệu thẩm mĩ 1.2.1 Khái niệm về trường nghĩa: Trường nghĩa là một tập hợp các từ có

mối quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.

1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường: Cơ sở phân lập một trường nghĩa chúng tôi dựa trên quan niệm của Đỗ Hữu Châu.

1.2.3 Các loại trường nghĩa:Trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng.

1.2.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa: Ngữ nghĩa trường nghĩa thực chất là cấu trúc nghĩa vị và đặc điểm ngữ pháp đặc hữu của trường, tất cả đều do từ trung tâm, điển hình cho trường đại diện.

1.3 Một số vấn đề về ngữ cảnh của các tín hiệu thẩm mĩ Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của mình, chúng tôi quan niệm như sau:

ngữ cảnh là thế giới môi trường chi phối đến hoạt động cả bên ngoài lẫn bên trong của hệ thống TH ngôn ngữ. Nó là cái không hạn định, liên tục mở ra về không gian và thời gian. Tùy từng trường hợp xem xét, nó có thể rộng bao gồm các đối ngôn và các

1

hợp phần hiện thực ngoài diễn ngôn. Nó có thể hẹp là những từ đứng gần hay kèm một từ tạo cho nó tính xác định về nghĩa.

1. 4. Vùng đất và ca dao Nam Trung Bộ Tiểu kết

Chương 2: BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ

2.1 Biểu hiện của các THTM qua thể thơ Đại đa số ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát. Bởi thể lục bát có một

phẩm chất thẩm mĩ đặc biệt kết tinh tinh hoa văn hóa - ngôn ngữ của dân tộc ta. Vì thế: “Thể thơ này đồng hành cùng với tiến trình phát triển văn hóa - xã hội. Nó bền bỉ và sâu lắng. Mỗi con chữ hằn rõ dấu ấn những trạng thái tâm lí tinh tế, phức tạp của mọi cá nhân trong cộng đồng xã hội” [47,40]. Tuy nhiên khi khảo sát ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi có được những kết quả “bất ngờ” đối với ca dao vùng đất này. Từ 4.537 bài ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Chúng ta thường thấy những bài ca dao 2 dòng tuy nhiên ở ca dao Nam Trung Bộ số bài 4 dòng và trên 4 dòng chiếm tỉ lệ cao. Phải chăng điều này rất phù hợp với thể hỗn hợp. Từ 4.537 bài ca dao, chúng tôi thu được kết quả như sau:

2.2. Biểu hiện của các THTM qua các trường nghĩa Theo chúng tôi, đối với một cộng đồng diễn ngôn, hiện tượng, sự vật nào gần

gũi, quen thuộc nhất thì xuất hiện trước nhất, xuất hiện nhiều nhất và chúng có tầm tác động lớn nhất. Khảo sát 4.537 bài ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi thu được: 1.956 bài ca dao có THTM chỉ hiện tượng tự nhiên; 1.362 bài ca dao có THTM chỉ

Thể ca dao Số bài ca dao Tỉ lệ % Lục bát 1.825 40,22

Lục bát biến thể 1.376 30,3 Song thất lục bát 173 3,81

Song thất 89 1,96 Hỗn hợp 1.074 23,71

Tổng 4.537 100%

Bài ca dao Số bài Tỉ lệ % 2 dòng 1.765 38,9 4 dòng 1.584 34,91

Trên 4 dòng 1.188 26,19 Tổng cộng 4.537 100%

vật thể nchỉ động

có tần sTrung Bgọi của hoạt độ(BTQH (BTQH chỉ con 4); 8/Từ tự nhiên

trời, núi

biểu đồ

trang 1.

nhân tạo; 1.1g vật. Mối tươ

Trong khuônsuất cao tronBộ. Ở mỗi THTHTM; 2/Từộng của THT

1); 5/Từ ngữ2); 6/Từ ngữ người, hoạt đừ ngữ chỉ tính

2.2.1 Biểu hn Tỉ lệ của 5 Ti, biển, gió, tr

Số lần xuất hdưới đây:

2.2.1.1 Cách

03 bài ca daoơng quan của

n khổ luận ánng mỗi trườnHTM điển hìừ ngữ chỉ đặc TM (BTKH 2)ữ chỉ sự vật nữ chỉ thực vật,động của conchất, tâm lí c

hiện hình thứ

THTM thuộc răng/ tổng số

hiện của 5 TH

h định danh

0

50

h

47.05

0

THTM trờiTHTM núiTHTM biểnTHTM gió

THTM trăng

1

o có THTM ca 4 trường ngh

n, chúng tôi cng nghĩa và ình, chúng tôiđiểm, tính ch

); 4/Từ ngữnhân tạo, hiệ động vật liên

n người, sự vicon người liênức của các T

trường nghĩaố 1.956 bài ca

HTM trời, nú

THTM trời,

THTM chỉiện tượng tự

nhiên

THTM chỉ vật thể nhân tao

43.1 30

13.1912.010.

9.048.64

2 4 6

13.0212.03

9.858.768.29

chỉ thực vật; 1hĩa được biểu

chỉ tập trung những THT

i trình bày nhhất của THTMchỉ thời giann tượng tự nn quan đến Tiệc xã hội liênn quan đến THHTM thuộc

a hiện tượng dao được biể

úi, biển, gió, t

, núi, biển, g

THTM chỉ thực vật

THTM chỉđộng vật

24.31 23.4

06.02

THT

THT

THT

THT

THTtrăn

8 10 12 14

1.065 bài ca dhiện bằng bi

nghiên cứu nTM mang “dhững dạng thM (BTKH 1);n, không giahiên liên qua

THTM (BTQHn quan đến T

THTM (BTQHtrường nghĩ

tự nhiên đượểu hiện bằng b

trăng được bi

gió, trăng: bả

47

TM trời

TM núi 

TM biển

TM gió

TM ng

dao có THTMểu đồ sau:

những THTMdấu ấn” Namhức sau: 1/Tên 3/Từ ngữ ch

an của THTMan đến THTM

H 3); 7/Từ ngữTHTM (BTQH

H 5) ĩa hiện tượng

ợc nghiên cứubiểu đồ sau:

iểu hiện bằng

ảng phụ lục 1

M

M m n

hỉ M M ữ H

g

u:

,

biển, gió

trăng: b

vật liên

liên qua

núi, biển 5 thuyền -đồ sau:

và mâm

chén - m

thuyền -

ghe, bát

2.2.1.2 Từ nó, trăng: bản2.2.1.3 Từ n

bảng phụ lục 32.2.1.4 Từ n quan đến TH2.2.1.5 Từ

an đến THTM2.2.1.6 Từ n

ển, gió, trăng:2.2.2 Biểu hinhóm THTM- đò - ghe, bá

Số lần xuất hm - đũa, cầu đ

2.2.2.1 Cáchmâm - đũa, cầ2.2.2.2 Từ n- đò - ghe , bá2.2.2.3 Từ n

t - đĩa - nồi -

ngữ chỉ đặc g phụ lục 2, t

ngữ chỉ thời 3, trang 5.

ngữ chỉ sự vậHTM trời, núngữ chỉ conM trời, núi, bngữ chỉ tính : bảng phụ lụciện hình thức

M của trường át - đĩa - nồi

hiện của THTđược biểu hiện

h định danh Tầu: bảng phụngữ chỉ đặc át - đĩa - nồi

ngữ chỉ thời gchén - mâm

5.21

37.3

THTM nhóm p

THTM nhóm vật dụn

1

điểm, tính ctrang 3. gian, không

ật nhân tạo, húi, biển, gió, người, hoạt

biển, gió, trănchất, tâm lí c 6, trang 18. c của THTMnghĩa vật thể- chén và mâ

TM nhà, áo, tn bằng biểu đ

THTM nhà, ụ lục 7, trang 1điểm, tính c- chén - mâm

gian, không g- đũa, cầu: b

20.5

14.2

11.2311.52

0 5

THTM nhà phương tiện

THTM áo ng gia đình

THTM cầu

11.12

5.6

chất, hoạt độ

g gian của T

hiện tượng tựtrăng: bảng p

t động của cng: bảng phụcon người li

M thuộc trườnể nhân tạo có âm - đũa, cầu

thuyền - đò -đồ dưới đây:

áo, thuyền -19. chất, hoạt độ

m - đũa, cầu: gian của THTảng phụ lục 9

24

THTM nhà

THTM nhtiện

THTM áo 

10 15 20

20.9517.06.632.92

ộng của THT

HTM trời, n

ự nhiên và thphụ lục 4, trancon người, sựlục 5, trang 1ên quan đến

ng nghĩa vật ttần suất cao n

u được biểu h

ghe, bát - đĩa

đò - ghe , bá

ộng của THbảng phụ lụcTM nhà, áo, 9, trang 24.

óm phương

25

TM trời, núi

núi, biển, gió

hực vật, độngng 8. ự việc xã hộ3.

n THTM trời

thể nhân tạonhất: nhà, áo

hiện bằng biểu

ĩa - nồi - chén

át - đĩa - nồi

HTM nhà, áoc 8, trang 22.

thuyền - đò

i,

ó,

g

ội

i,

o, u

n

-

o,

-

vật liênđũa, cầu 2quan đếbảng ph

áo, thuy

chiếm 2tre.

biểu đồ

trang 38

dừa, cau

tre: bảng

vật liên

liên qua

2.2.2.4 Từ nn quan đến Tu: bảng phụ l

2.2.2.5 Từ ngến THTM nh

hụ lục 11, tran2.2.2.6 Từ n

yền- đò- ghe, 2.2.3 Biểu hiTừ 4.537 bài

24,31%. Sau

Số lần xuất dưới đây:

2.2.3.1 Các8. 2.2.3.2 Từ nu, tre được tr2.2.3.3 Từ ng phụ lục 15, 2.2.3.4 Từ n quan đến TH2.2.3.5 Từ

an đến THTM

ngữ chỉ sự vậTHTM nhà, álục 10, trang 2gữ chỉ con nghà, áo, thuyềnng 32. ngữ chỉ tính c

bát- đĩa - nồiện hình thứci ca dao, chúnđây là biểu đ

hiện của 5 T

ch định danh

ngữ chỉ đặc rình bày chi tingữ chỉ thời

trang 42. ngữ chỉ sự vậHTM cây, lúngữ chỉ conM cây, lúa, d

0

THTM câyTHTM lúa

THTM dừaTHTM cau

THTM tre

1

ật nhân tạo, háo, thuyền - đ27. gười, hoạt độn - đò - ghe ,

chất, tâm lí ci- chén- mâmc của THTMng tôi thu đưđồ của 5 THT

THTM cây, lú

h THTM cây

điểm, tính ciết ở bảng phụgian, không

ật nhân tạo, húa, dừa, cau, người, hoạt

dừa, cau, tre:

14.05

58.57

5

11.27.33

5.934.94

hiện tượng tựđò - ghe , bát

ộng của con bát - đĩa - nồ

con người liêm - đũa, cầu: M thuộc trườnược 1.103 bài TM có Ts cao

úa, dừa, cau

y, lúa, dừa, c

chất, hoạt độụ lục 14, trangg gian của T

hiện tượng tựtre: bảng phụt động của cbảng phụ lục

10.15

6.85.53

4.9

TH

TH

THdừTH

10

14.671

ự nhiên và th- đĩa - nồi -

người, sự vồi - chén - m

ên quan đếnbảng phụ lục

ng nghĩa thựcchứa THTM

o nhất: cây, l

u, tre được bi

cau, tre: bảng

ộng của THTg 40.

THTM cây, lú

ự nhiên và thụ lục 16, trangcon người, sực 17, trang 50

HTM cây

HTM lúa

HTM ừaHTM cau

15

hực vật, độngchén - mâm

iệc xã hội liêâm - đũa, cầ

THTM nhàc 12, trang 37.c vật

M chỉ thực vậtlúa, dừa, cau

iểu hiện bằng

g phụ lục 13

TM cây, lúa

úa, dừa, cau

hực vật, độngg 46. ự việc xã hộ.

g -

ên u:

à, .

t, u,

g

3,

a,

u,

g

ội

lúa, dừa2.2.Sau

chim, cá

biểu đồ

trang 55

gà, rồng

vật liên

quan đế

cá, gà, r

Chương

Bộ phảicứu về Y

2.2.3.6 Từ na, cau, tre : b.4 Biểu hiện h

u đây là biểu á, gà, rồng, h

Số lần xuất hdưới đây:

2.2.4.1 Cách5. 2.2.4.2 Từ n

g, heo: bảng p2.2.4.4 Từ n quan đến TH2.2.4.5 Từ nến THTM ch 2.2.4.6 Từ n

rồng, heo: bảTiểu kết

g 3: BI

3.1 Ý nghĩa Ý nghĩa TM

i được nghiênYNTM của c

ngữ chỉ tính ảng phụ lục 1hình thức củđồ của 5 THT

heo.

hiện của 5 T

h định danh

ngữ chỉ đặc phụ lục 21, tr

ngữ chỉ sự vậHTM chim, c

ngữ chỉ con nhim, cá, gà, rồngữ chỉ tính cảng phụ lục 24

IỂU HIỆN Ý THẨM MĨ

- cái được bcủa các THT

n cứu trong toác TH thuộc

0

THTM chim

THTM cá

THTM gà

THTM rồngTHTM heo

85.44.36

1

chất, tâm lí 18, trang 54.ủa các THTMTM có tần su

HTM chim,

THTM chim

điểm, tính cang 59. ật nhân tạo, hcá, gà, rồng,

người, hoạt đồng, heo: bảnchất, tâm lí c4, trang 71.

NGHĨA CỦTRONG CA

iểu đạt của tTM thuộc cácoàn bộ tính pcác trường ng

30.5

19.538.545.353.85

32.23

5 10 15

30.7818.87

8.64456

con người li

M thuộc trườnuất cao nhất

cá, gà, rồng,

m, cá, gà, rồn

chất, hoạt độ

hiện tượng tựheo: bảng phộng của con

ng phụ lục 23con người liê

ỦA CÁC TÍNA DAO NAM

tín hiệu ca dac trường nghĩhức hợp các ghĩa trong ca

5

20 25 30

8

iên quan đến

ng nghĩa độncủa trường n

, heo được bi

ng, heo: bản

ộng của THT

ự nhiên và thhụ lục 22, tranngười, sự vi, trang 66.

ên quan đến T

N HIỆUNGÔM TRUNG BỘ

ao ĩa trong ca dachức năng củ

a dao Nam Tr

THTM chim

THTM cá

THTM gà

35

n THTM cây

ng vật ghĩa động vậ

iểu hiện bằng

ng phụ lục 19

TM chim, cá

hực vật, độngng 62. ệc xã hội liên

THTM chim

N NGỮ Ộ

ao Nam Trungủa nó. Nghiênrung Bộ chính

y,

ật:

g

9,

á,

g

n

m,

g n h

1

là nghiên cứu những lần biểu hiện của những THTM trung tâm. Khi nghiên cứu ý nghĩa THNN nói chung, THTM thuộc các trường nghĩa nói riêng thì việc nghiên cứu các quan hệ giữa các TH là một công việc rất quan trọng. Bởi, giá trị của THTM trung tâm ngoài việc được xác định bằng các đặc trưng của cđbđ- mặt ngữ nghĩa của THTM- thì còn được xác định bằng các đặc điểm phân bố của các THTM đó trong các câu ca dao khác nhau.

3.2 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ 3.2.1 Ý nghĩa của các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 3.2.1.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trời a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ trời: 1.Khoảng

không gian nhìn thấy như hình vòm úp trên mặt đất, 2.Thiên nhiên, 3.Lực lượng siêu nhiên trên trời cao, có vai trò sáng tạo và quyết định mọi sự ở trần gian [163,1722].

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu trời: THTM trời luôn “đồng hành” với cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ, trời tạo dựng muôn vật và trông coi, gìn giữ. Vì vậy, trong tâm thức họ, trời là một đấng tối cao, một lực lượng siêu nhiên đem đến cho con người mọi thứ. Trời đóng vai trò là nguyên cớ, là bối cảnh, là cái nền tạo dựng để người chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ. Âm hưởng ca dao Nam Trung Bộ mang một nỗi buồn da diết, buồn vì thời cuộc, buồn vì tha hương, buồn vì những khó khăn của cuộc sống vùng đất mới...Nhưng nỗi buồn của những con người nơi đây không đồng nghĩa với bi quan, ở họ vẫn là niềm lạc quan, tâm tư đó được gửi gắm vào hình ảnh của “trời xanh”,“núi xanh”,“biển xanh”...

3.2.1.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ núi a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ núi: dạng địa hình

lồi, sườn dốc, có độ cao lớn hơn đồi [163,1286 ]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu núi: Núi là hình ảnh biểu trưng cho

cuộc đời của bao thế hệ con người của vùng đất suốt đời cần cù, chịu thương, chịu khó, gắn bó vất vả bởi núi là biểu tượng của trở ngại, khó khăn. Trong tâm thức người Việt, cặp đôi này có chức năng sản sinh, duy trì sự sống, nơi nào có cặp đôi sông - núi nơi đó được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những bậc hiền tài, những anh hùng bất khuất, có sức sống mãnh liệt. Núi trong môtip núi - sông, núi - mây cùng với nghĩa chuyển, hay được dùng để biểu trưng cho tình yêu trai gái. 3.2.1.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ biển

1

a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ biển: vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất; biển cả: biển rộng lớn, đại dương; khơi: vùng biển xa bờ [163,158].

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu biển: Trong tâm thức và cả trong thực tế, đối với người dân Nam Trung Bộ thì biển có thế mạnh về kinh tế cùng với vùng đồi núi và đồng bằng. Lối sống của người dân Nam Trung Bộ là sự thể hiện đậm nét chất sóng gió biển khơi. Biển vào cả trong những lời yêu thương, minh chứng cho tình yêu của những đôi trai gái, minh chứng cho tình yêu thủy chung, son sắt. Công lao cha mẹ còn được gắn chặt với THTM kép biển - núi, biển - trời. Vì đâu, biển lại có tầm quan trọng với cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ như vậy? Phải chăng biển gần gũi với cuộc sống của người dân nơi đây.Và vì thế, biển là một giá trị thiêng liêng, tồn tại vĩnh cửu trong tâm hồn và thể xác của mỗi người dân nước Việt nói chung và của người dân Nam Trung Bộ nói riêng. 3.2.1.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gió a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ gió: luồng không khí chuyển động từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp, thường gây cảm giác mát hoặc lạnh [163,747]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu gió: YNBT của gió là chứng nhân cho muôn mặt cuộc sống con người. Gió còn biểu trưng cho khí phách kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh để bảo vệ quê nhà trước những tàn phá của thiên tai, của giặc ngoại xâm. Ở THTM gió, chúng tôi nhận thấy YNTM của gió được biểu hiện qua các cặp THTM sóng đôi, số lượng các cặp THTM kép: gió - trăng, gió - mây, gió - mưa. Một môtip nữa của THTM gió là “gió đưa”. Hình ảnh “gió đưa” dường như là một thực tế của đất trời, sự chuyển dịch của không khí được dùng trong ca dao cả nghĩa đen lẫn nghĩa biểu trưng thật linh động.

3.2.1.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trăng a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ trăng: vật phát sáng

lớn nhất nhìn thấy về ban đêm, nhất là vào dịp rằm [163,1691]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu trăng: YNBT nổi bật nhất của

THTM trăng là luôn luôn được lấy làm tiêu điểm cho không gian thiên nhiên thanh tĩnh, đẹp trong sáng và đầy ý thơ. Trăng đã trở thành một hình tượng nghệ thuật thực sự, được miêu tả khá độc đáo và sắc nét. Và ý nghĩa biểu trưng của trăng chính là cuộc đời dở dang, bất hạnh, là những nỗi khắc khoải, cô đơn, là những cảnh người

1

chinh phụ trong những đêm dài xa vắng người thương. YNTM nổi bật nhất của THTM trăng là biểu trưng cho tình yêu trái gái.

3.2.2 Ý nghĩa của các THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 3.2.2.1 Ý nghĩa của tín hiệu nhà a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ nhà: Công trình xây

dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hóa, xã hội hoặc cất giữ vật chất [163,1225].

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu nhà: Trong tâm thức của người dân nơi đây, nhà như là người mẹ “cưu mang, đùm bọc, chở che” cho những đứa con thương yêu. Trong mọi trường hợp xuất hiện, THTM nhà đều được đặt trong tương quan với các TH chỉ người, tâm trạng con người, các hoạt động của con người cho thấy nhà chính là nơi chứng kiến mọi vui buồn của cuộc sống các thành viên trong gia đình, nơi đi về sau những giờ làm việc vất vả. Hình ảnh nhà được biểu trưng để răn dạy người đời một cách khéo léo nhưng vô cùng sâu sắc.

3.2.2.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ áo a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ áo: Đồ mặc che nửa

thân trên từ cổ trở xuống [163, 39]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu áo: YNTM khái quát nhất của áo là

biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính đầy sức quyến rũ, cho phẩm hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ. Áo là nguyên cớ, là bối cảnh, là cái nền tạo dựng để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ. Trong ca dao Nam Trung Bộ, một YNTM khá nổi trội đó là chiếc áo như những nhịp cầu bắc nối quan hệ tình cảm giữa người hậu phương với người tiền tuyến, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn vì nước vì nhà của người dân nơi đây. Một YNBT nữa của áo, đó là biểu hiện những khát vọng muôn đời của con người về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc.

3.2.2.3 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuyền - đò - ghe a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ thuyền - đò - ghe:

Thuyền: Phương tiện giao thông trên mặt nước, thường nhỏ và thô sơ, chạy bằng sức chống chèo của người hoặc sức đẩy của gió [163, 1606]; Đò: thuyền nhỏ chở khách trên sông nước [163,643]; Ghe: như thuyền [163,71].

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu thuyền - đò - ghe: Trước hết, YNBT lớn nhất của thuyền - đò - ghe đó là chúng là chứng nhân cho muôn mặt cuộc sống con người, chứng kiến mọi thay đổi của cuộc sống con người nơi đây, và cùng

1

tham gia vào cuộc sống của họ. Vì thế, thuyền - đò - ghe được xem như người bạn tâm tình, gắn bó với mọi niềm vui, nỗi buồn của họ. Với những đặc tính của dương tính, của sự vật vận động như xông pha sóng gió, đương đầu với bão táp phong ba, với những tay chèo cứng cỏi, đại diện cho trụ cột của gia đình... 3.2.2.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chén - bát - đĩa - nồi - mâm - đũa a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của THTM chén-bát-đĩa- nồi-mâm- đũa

Chén: Dụng cụ bằng sành, sứ nhỏ và sâu lòng, dùng để uống rượu, uống nước [163, 338]; Bát: Đồ đựng thức ăn, thức uống có hình bán cầu, thường bằng sành, sứ [163, 114]; Đĩa: Dụng cụ hình tròn, miệng rộng, rộng lòng để đựng thức ăn khô, ít nước [163,628] ; Nồi: Đồ dùng để đun nấu thức ăn, có lòng sâu được nung bằng đất hoặc kim loại [163,1279]; Đũa: Dụng cụ để gắp thức ăn của người Việt Nam, gồm có 2 chiếc tròn, dài chừng 30 phân, làm bằng tre, gỗ hay ngà voi [163,674]; Mâm: Vật phẳng, tròn dùng để dọn thức ăn [163,1105]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu chén - bát - đĩa - nồi - mâm - đũa: YNBT phổ biến nhất của chén, bát, đĩa, nồi, mâm, đũa đó là tác giả dân gian mượn hình ảnh của các vật dụng này nhằm thể hiện nguyện vọng của các đôi trai gái, là phương tiện để nhân vật trữ tình phản ánh tâm tư, tình cảm của mình. Nhóm THTM chén, bát, đĩa, nồi, mâm, đũa còn được gửi gắm cả những nét đẹp thuộc về đạo lý con người Việt Nam nói chung, và con người Nam Trung Bộ nói riêng luôn “uống nước nhớ nguồn”.

3.2.2.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cầu a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cầu: Vật bắc ngang

bên nọ sang bên kia bằng tre, gỗ hoặc được xây dựng kiên cố [163, 285]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cầu: YNTM khái quát nhất của cầu

được hình thành từ ý nghĩa cơ sở đó là nối liền hai đầu xa cách, là tiêu điểm của không gian làng quê Việt Nam nói chung. Một YNTM nữa của cầu là nơi hẹn hò của đôi lứa. Trong ca dao Nam Trung Bộ chúng ta bắt gặp những chiếc cầu hết đỗi bình dị, mộc mạc gắn bó với cuộc sống người dân nơi đây đó là những chiếc cầu cau, cầu dừa, cầu tre, cầu ván mỏng…

3.2.3 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật 3.2.3.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cây a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cây: thực vật điển

hình, có rễ, có thân và có cành lá rõ rệt [163, 289].

1

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cây: THTM cây trong ca dao Nam Trung Bộ tiềm ẩn một nguồn năng lượng dồi dào về sự gắn bó, tình yêu, niềm tự hào thiết tha đối với quê hương đất nước. Những câu ca dao có THTM cây đều bộc lộ một tình cảm trìu mến, yêu cây, gắn bó với cây. Đó cũng chính là sự biểu hiện của niềm yêu đời, của tình yêu đất nước, của khát vọng hướng về cội nguồn, về cuộc sống tự do. Cây minh chứng cho tình yêu thủy chung, son sắt và cả những giận hờn của người con gái cũng mượn cây để giãi bày. Cây là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ của cha ông ta.

3.2.3.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ lúa a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ lúa: Cây lương thực,

thân thảo rỗng, hạt có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc [163,1056]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu lúa: Lúa là biểu trưng cho một quê

hương, đất nước hiền hòa, trù phú, tươi đẹp. Lúa luôn gắn với hình ảnh người nông dân cần cù lao động, gắn bó suốt năm tháng với mùa màng và luôn lạc quan, yêu đời. Không chỉ biểu trưng cho lịch sử, cho đất nước, lúa còn được dùng làm biểu trưng cho vẻ đẹp của người dân Nam Trung Bộ từ hình thể đến phẩm chất tâm hồn. Đặc biệt hình ảnh lúa là hình ảnh biểu trưng cho người con gái, người mẹ thấm đượm nhiều tình cảm yêu thương, trân trọng. YNBT lớn của lúa là biểu hiện những khát vọng muôn đời của con người về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, về sự trường tồn của con người, của dân tộc.

3.2.3.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ dừa a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ dừa: Cây cùng họ

cau, thân lớn, thân đơn trục, quả chứa nước ngọt, cùi dùng để ăn [163, 561]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu dừa: Với vai trò là cây trồng tiên

phong, cây dừa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, và mang lại nguồn lợi kinh tế bền vững. Vì thế, cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của người dân nơi đây, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình. Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người nơi đây bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

3.2.3.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cau

1

a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cau: Cây trồng vườn nhà, thân trụ thẳng đứng, có nhiều vòng sẹo đều đặn, gốc thân hơi phình mang nhiều rễ nổi trên mặt đất, đầu thân mang lá mọc dày đặc thành chùm, lá có bẹ to...

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cau: Cau được sử dụng làm phương tiện giao tiếp xã hội, biểu lộ tình cảm và được dùng làm lễ vật trong những dịp cưới xin, cúng tế gia tiên. Trên nền tảng chung của văn hóa trầu - cau, biểu tượng cau trong ca dao Nam Trung Bộ được dùng để nhắc nhở, khơi gợi cho mọi người hướng về một cuộc sống đạo lý, nghĩa tình, thủy chung son sắt, nồng thắm và hạnh phúc bền chặt của lứa đôi. Và trầu- cau được xem như là thông điệp hết sức bình dị mà tinh tế nhưng cũng có khi đó là những lời tỏ tình mạnh dạn, thẳng thắn, phải chăng đó chính là tính cách của con người nơi đây.

3.2.3.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ tre a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ tre: Cây thân cứng,

rỗng ở các gióng, đặc ở mấu, cành có gai, mọc thành bụi, thường, dùng làm nhà, rào giậu, đan lát...[163,1699].

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu tre: Tre muôn đời là biểu trưng cho hình ảnh làng quê thanh bình, yên ả. Tre còn là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Tre cùng người dân nơi đây trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, tre xứng đáng là hình ảnh biểu trưng cho khí phách anh hùng, kiên cường và gan dạ của con người nơi đây - vùng đất Nam Trung Bộ. Tre là nơi minh chứng cho những vui buồn và hạnh phúc của tình yêu. Cũng như các THTM đã nêu, tre có mặt trong những câu ca về đạo lý.

3.2.4 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa động vật 3.2.4. 1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chim a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ chim: Động vật lông

vũ, thường bay lượn, chuyền cành và hót líu lo [163, 362]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu chim: Tính cách con người Nam

Trung Bộ được thể hiện qua các biểu trưng chim là con người cứng cỏi giữa cuộc đời. Một YNBT nữa của chim đó là biểu đạt cho hình ảnh, cho thân phận của người phụ nữ Việt Nam nói chung cho người phụ nữ Nam Trung Bộ nói riêng suốt đời vất vả “chân lấm tay bùn”song vẫn duyên dáng, mặn mà, tràn trề sức sống. Qua biểu tượng chim, thanh niên nam nữ trao gửi những mối tơ lòng, thổ lộ cùng nhau bao điều thầm kín.

3.2.4.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cá

1

a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cá: Động vật sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang [163, 226].

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cá: THTM cá trong ca dao Nam Trung Bộ tiềm ẩn “một nguồn năng lượng dồi dào” về sự gắn bó, tình yêu, niềm tự hào thiết tha đối với quê hương đất nước nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng, về những con người có đời sống tâm hồn đẹp đẽ, phong phú. Thân phận người con gái cũng được ví với hình ảnh cá tuy không nhiều nhưng cũng góp thêm vào kho tàng ca dao dân tộc những hình ảnh so sánh mang đậm nét địa phương nơi đây. Trong ca dao Nam Trung Bộ, hình ảnh cá hóa rồng tạo thành cặp THTM sóng đôi “cá - rồng” mang một YNBT mang đậm chất văn hóa.

3.2.4.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gà a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ gà: Vật nuôi để lấy

thịt và trứng, toàn thân phủ lông, mỏ cứng nhọn, hai chân phủ vảy sừng mỏng, màu vàng, con trống có mào đỏ to trên đầu biết gáy [163, 695]

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu gà: Hình ảnh gà thường khơi dậy những tiềm thức và tầng u uẩn của tâm hồn con người trong cộng đồng làng xóm, và qua đó nó khơi dậy cái gốc gác văn hóa nông nghiệp của người Việt Nam. Gà trong ca dao Nam Trung Bộ cũng phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm trong các mối quan hệ, tình yêu, tình xóm giềng. Gà còn là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ.

3.2.4.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ rồng a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ rồng: Con vật tưởng

tượng, mình dài, có chân, biết bay, biểu tượng cho sự cao quý [163,1411]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu rồng: YNBT lớn nhất của rồng

trong ca dao Việt Nam nói chung và ca dao Nam Trung Bộ nói riêng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con rồng cháu tiên của người Việt, là một hình ảnh đẹp, có giá trị về cả thể chất lẫn tinh thần. Rồng muôn đời là biểu trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử với những gì sang trọng, cao quý nhất. Rồng đã trở thành phúc thần của người làm ruộng vì hình ảnh rồng luôn đi kèm với trời mây sông nước, đưa nước về cho mùa màng. YNBT của rồng trong ca dao Nam Trung Bộ còn được bộc lộ ở chủ đề tình yêu nam nữ.

3.2.4.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ heo

1

a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ heo: Thú chân guốc, mõm dài và vểnh, nuôi hoặc săn bắt lấy thịt [163,1053].

b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu heo: YNBT của THTM heo là sự giàu sang, sung túc. Để diễn tả sự chênh lệch của giàu nghèo, người ta cũng lấy con heo làm biểu tượng cho sự giàu có sung túc qua các lễ hội, đám đình. Và cũng như các THTM khác, THTM heo cũng được dùng làm phương tiện để những chàng trai tìm cách bộc lộ tình cảm của mình với người yêu thương. THTM heo còn là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ.

Tiểu kết

Chương 4: ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ

4.1 Cơ sở tạo tính đa nghĩa thẩm mĩ của các THTM trong ca dao Nam

Trung Bộ 4.1.1 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của tư duy nghệ thuật ca dao

Nam Trung Bộ Ca dao xét về góc độ tư duy của dân tộc, nó như một tấm gương phán ánh

hiện thực khách quan của dân tộc và của mỗi vùng miền khác nhau với những điều kiện sống, phong tục tập quán, văn hóa riêng. Là loại hình văn học truyền miệng, là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung của ca dao vừa mang tính chất chung cũng vừa mang yếu tố riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của mỗi vùng miền. Có thể nói dấu ấn văn hóa biển khá đậm nét trong ca dao Nam Trung Bộ. Ngoài dấu ấn văn hóa biển, ca dao Nam Trung Bộ còn mang dấu ấn văn hóa Chămpa. 4.1.2 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của nội dung ca dao Nam Trung Bộ Tính đặc thù của nội dung bài ca dao không chỉ được thể hiện ở chỗ nó là sự kết hợp xuyên thấm vào nhau của những phương diện khách quan và chủ quan của đời sống, mà còn thể hiện ở tính chất vẹn toàn, sâu thẳm và không thể bao quát hết được của nó. Sự toàn vẹn, sâu thẳm và không thể bao quát hết nội dung khiến cho bài ca dao không phải cắt nghĩa một lần là xong. Nó phải thường xuyên được đọc đi đọc lại, cắt nghĩa đi cắt nghĩa lại, không chỉ bởi một cá nhân người đọc mà nhiều người

1

đọc trong toàn bộ công chúng độc giả rộng lớn và đa dạng ở nhiều thời điểm, nhiều tình huống và môi trường khác nhau.

4.1.3 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của văn bản ca dao Nam Trung Bộ Một trong những khía cạnh đặc thù của văn bản ca dao nói chung và ca dao Nam Trung Bộ nói riêng liên quan đến tính đa nghĩa là những đặc điểm về văn cảnh của nó. Văn cảnh của những bài ca dao mang tính chất định hướng cho sự tiếp nhận về nó một cách đúng đắn. Mặt khác, văn cảnh lại có khả năng mở ra nhiều cách tiếp cận, cách hiểu rất khác nhau, thậm chí nhiều khi trái ngược nhau trong sự tiếp nhận của người đọc.

4.1.4 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng tiếp nhận văn bản ca dao Nam Trung Bộ

Trong quá trình tiếp nhận ý nghĩa của các THTM, tác động của những yếu tố thuộc về người tiếp nhận như: vốn sống, kinh nghiệm cá nhân, cá tính, nhu cầu thẩm mĩ, trình độ thẩm mĩ, năng khiếu thẩm mĩ... có một vai trò quan trọng đặc biệt. Sự cảm thụ, cắt nghĩa ở những lớp người tiếp nhận khác nhau và ở những cá nhân tiếp nhận khác nhau tuy có chỗ đồng dạng nhưng cũng có những khác biệt muôn màu muôn vẻ. Người tiếp nhận YNTM của các THTM còn là một chủ thể tích cực, năng động và sáng tạo. Vai trò tích cực và sáng tạo của người tiếp nhận tham gia tích cực vào quá trình tái tạo hình tượng, đem lại “sự sống nóng hổi” cho những YNTM. 4.2 Ca dao là phương tiện phản ánh văn hóa

4.2.1 Hệ thống cái biểu đạt và cái được biểu đạt của THTM trong ca dao Nam Trung Bộ: Bên cạnh những cbđ và cđbđ mang tính truyền thống thì những THTM ca dao mang đặc trưng vùng đất Nam Trung Bộ sẽ được chúng tôi trình bày dưới những dạng thức biểu hiện cụ thể: Cách định danh sự vật trong ca dao Nam Trung Bộ; Cách định danh địa danh trong ca dao Nam Trung Bộ; Từ địa phương trong ca dao Nam Trung Bộ.

4.2.2 Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Nam Trung Bộ 4.2.2.1 Nhóm biểu tượng xuất phát từ tín ngưỡng - nghi lễ, phong tục, tập quán của người Việt

4.2.2.2 Nhóm biểu tượng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc 4.2.2.3 Nhóm biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội 4.3 Nghệ thuật ca dao - phương tiện phản ánh văn hóa Nam Trung Bộ

1

4.3.1 Sử dụng các môtip 4.3.2 Sử dụng các biện pháp tu từ 4.3.3 Hòa thanh

4.3.4 Giàu tính cường điệu khuếch đại 4.3.5 Giàu tính so sánh và cụ thể 4.3.6 Giàu tính dí dỏm, hài hước

4.4 Ứng dụng nguyên lí tín hiệu học vào phân tích một bài ca dao trong chương trình Ngữ văn Phổ thông Trung học Tiểu kết

KẾT LUẬN 1. Với đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ”, chúng tôi triển khai nghiên cứu theo quan điểm nghiên cứu khoa học liên ngành, lấy xuất phát điểm là lí thuyết ngữ nghĩa học và lí thuyết THTM. Trong luận án, các quan điểm này đã được vận dụng cụ thể vào nghiên cứu quá trình hành chức của từng đơn vị từ vựng - THTM trong ca dao Nam Trung Bộ. Để triển khai đề tài, chúng tôi đã vận dụng các vấn đề lí thuyết: TH, THNN, THTM, lí thuyết về trường nghĩa, ngữ cảnh, TH văn chương - TH ca dao, lí thuyết tri nhận ... Đây là những cơ sở lí luận cần và đủ để chúng tôi nghiên cứu đối tượng của mình. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu gồm có ba nội dung chính. Thứ nhất, chúng tôi trình bày những biểu hiện hình thức của các THTM. Thứ hai, là những biểu hiện nội dung của các THTM và chúng tôi nêu những đặc trưng của ca dao Nam Trung Bộ thông qua những THTM điển hình là nội dung thứ ba.Tiến trình chung của luận án ở bước đầu tiên, chúng tôi trình bày 2 biểu hiện hình thức của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ là qua thể thơ ca dao và qua các phương tiện ngôn ngữ. Dựa vào lí thuyết trường nghĩa, chúng tôi phân lập các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ thành 4 trường nghĩa: hiện tượng tự nhiên (1.956 câu/ chiếm 43,1%), vật thể nhân tạo (1.362 câu/ chiếm 30%), động vật (1.103 câu/ chiếm 24,31%), thực vật (1.065 câu/ chiếm 23,47%). Tiếp theo, chúng tôi dựa vào lí thuyết tín hiệu học, nghiên cứu bình diện hình thức của THTM và được phân chia thành từng nhóm, từng tiểu nhóm và đơn vị cuối cùng là từng TH cụ thể. Trên cơ sở những kết quả này, kết hợp với việc vận dụng lí thuyết về ngữ cảnh, về THTM, TH ca dao... để nghiên cứu bình diện nội dung - bình diện ngữ nghĩa của những THTM điển hình của mỗi trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ. Bước

1

cuối cùng, từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được ở những phần trước, luận án mô tả và phân tích để thấy đặc trưng văn hóa của vùng Nam Trung Bộ qua hệ thống các THTM.

2. Số lượng THTM trong ca dao Nam Trung Bộ khá lớn, nhưng luận án chỉ nghiên cứu những THTM điển hình cho mỗi trường nghĩa. Ở mỗi trường nghĩa, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những THTM có Ts cao, THTM có “hàm lượng” ngữ nghĩa thẩm mĩ cao nhất. Chúng được coi như là những THTM cơ bản quan trọng nhất đại diện cho một trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ.

- Trường nghĩa hiện tượng tự nhiên, 5/22 THTM được lựa chọn là: trời (258 câu/ chiếm 13,19%), núi (236 câu/chiếm 12,06%), biển (196 câu/chiếm 10,02%), gió (177 câu/chiếm 9,04%), trăng (169 câu/chiếm 8,84%).

- Trường nghĩa vật thể nhân tạo, 5/40 THTM được lựa chọn là: nhà (280 câu/ chiếm 20,5%), áo (153 câu/chiếm 11,23%), thuyền- đò- ghe (215 câu/chiếm 14,24%), bát- đĩa- nồi-chén và mâm- đũa (157 câu/chiếm 11,52%), cầu (71 câu/chiếm 5,21%).

- Trường nghĩa thực vật, 5/47 THTM được lựa chọn là: cây (155 câu/chiếm 14,05%), lúa (112 câu/ chiếm 10,15%), dừa (75 câu/chiếm 6,8%), cau (61 câu/chiếm 5,53%), tre (54 câu/chiếm 4,9%).

- Trường nghĩa động vật, 5/47 THTM được lựa chọn là: chim (325 câu/ chiếm 30,5%), cá (208 câu/ chiếm 19,53%), gà (91câu/ chiếm 8,54%), rồng (57 câu/ chiếm 5,35%), heo (41 câu/ chiếm 3,85%).

Những THTM được lựa chọn ở trên, có hệ quy chiếu từ hiện thực, có nguồn gốc từ hiện thực. Đây là những TH có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ, những TH phản ánh chân thực cuộc sống, là những TH có nội dung biểu hiện cái đẹp, “chứa” những khát vọng vươn tới cái đẹp. Chúng tôi căn cứ vào chính những thuộc tính của các sự vật, hiện tượng tương thích với TH trong hiện thực để phân tích. Khi nghiên cứu từng THTM, việc quan trọng là khảo sát nghĩa của chúng trong từ điển - ý nghĩa cơ sở để nhằm bao quát hết những thuộc tính nội dung ngữ nghĩa - cđbđ của THTM. Như vậy, việc rút ra được các YNTM/ YNBT, đầu tiên là phải căn cứ vào nghĩa gốc, vào đặc điểm trường nghĩa của chúng. 3. Mặc dù hiện tượng tự nhiên, các sự vật nhân tạo, thực vật, động vật có nguồn gốc từ thế giới khách quan nhưng khi chúng đi vào thế giới nghệ thuật sẽ phải chịu sự chi phối, tác động của các quy luật ngôn ngữ. Do đó, một nhiệm vụ trọng yếu

1

là nghiên cứu cbđ- ngôn ngữ. Đó chính là các hình thức ngôn ngữ biểu đạt của các từ - TH ca dao. Thứ nhất, nghiên cứu các hình thức ngôn ngữ của các THTM, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể của các TH, THTM. Chúng tôi trình bày biểu hiện hình thức thứ nhất của các THTM qua thể thơ ca dao. Ca dao Nam Trung Bộ được biểu hiện rất phong phú qua các thể thơ như: lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, song thất và thể hỗn hợp. Nhưng nét đặc trưng của ca dao vùng đất này được thể hiện nổi bật trong 2 thể thơ đó là lục bát biến thể và thể hỗn hợp. Những biểu hiện hình thức này sẽ có những tác động đến nội dung - ý nghĩa của các THTM. Biểu hiện hình thức thứ hai, chúng tôi xác lập 3 dạng biến thể trong sử dụng mỗi THTM: BTTV, BTKH, BTQH. Các dạng BT này ở mỗi THTM hết sức phong phú, đa dạng. Tất cả đều được nghiên cứu trên quan hệ ngữ đoạn giữa THTM đang xét với các yếu tố đi kèm trước và sau nó trong câu ca dao, bài ca dao. Đồng thời, các THTM còn được nghiên cứu dựa trên mối quan hệ hệ hình, liên tưởng. Với 20 THTM được nghiên cứu, tổng cộng có 3091 câu ca dao, xuất hiện 3599 lần, những con số này đã phản ánh các YNBT cụ thể của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ là hết sức phong phú, đa dạng. Các dạng thức của 20 THTM được biểu hiện: tên gọi của THTM, từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của THTM (BTKH 1), từ ngữ chỉ hoạt động của THTM (BTKH 2), từ ngữ chỉ thời gian, không gian của THTM (BTQH 1), từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, hiện tượng tự nhiên liên quan đến THTM (BTQH 2), từ ngữ chỉ thực vật, động vật liên quan đến THTM (BTQH 3), từ ngữ chỉ con người, hoạt động của con người, sự việc xã hội liên quan đến THTM (BTQH 4), từ ngữ chỉ tính chất, tâm lí con người liên quan đến THTM(BTQH 5). Ở mỗi dạng thức đều được làm sáng tỏ với các bài ca dao phong phú và xác thực. Thứ hai, việc nghiên cứu các biến thể nói trên cho phép tìm ra những YNTM cụ thể của từng THTM qua mỗi lần xuất hiện.Thực tế khảo sát cho thấy, 3 dạng biến thể trên không mâu thuẫn nhau mà kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong cùng một mục đích biểu trưng chung nào đó. Bởi vậy, YNBT của mỗi THTM chính là kết quả của sự điều chỉnh và cộng hưởng của rất nhiều phương thức biểu hiện khác nhau. Ở nhiều trường hợp, chúng tôi có đối sánh với ca dao vùng miền khác để nhằm thấy được rõ hơn sự ảnh hưởng, giao thoa ngay trong cùng một THTM. Nghiên cứu

1

YNTM của các THTM thuộc các trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi xác định vị trí của nó trong các chức năng khác của ngôn ngữ. Để mang đến một ý niệm về các chức năng này, cần có cái nhìn bao quát về những yếu tố tạo tác của mọi sự vận hành ngôn ngữ, của mọi hành vi giao tiếp.

Chương 3 của luận án là kết quả nghiên cứu những YNTM có tính hằng thể, phổ quát và các ý nghĩa thẩm mĩ của các THTM. Khi nghiên cứu ý nghĩa thẩm mĩ của các THTM thuộc các trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ chính là nghiên cứu những lần biểu hiện của những THTM. Khi nghiên cứu ý nghĩa THNN nói chung, THTM thuộc các trường nghĩa nói riêng, việc nghiên cứu các quan hệ giữa các TH (BTKH, BTQH) là một công việc rất quan trọng. Để nêu bật được những YNTM của 20 TH điển hình, chúng tôi bắt đầu từ nghĩa hạt nhân. Đó chính là phần nội dung ổn định, chung cho cộng đồng, những YNTM của các THTM đều xuất phát từ những ý nghĩa cơ sở này. Việc nắm bắt và phân tích được các ý nghĩa liên hội góp phần tìm ra những đặc trưng nhận thức của thời đại, của cộng đồng ngôn ngữ và của cá nhân các nhà nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh YNTM chung, hằng thể đó, mỗi lần THTM xuất hiện tham dự hoạt động hành chức, cũng là một lần nó được bổ sung thêm những nhân tố ngữ nghĩa mới thể hiện những nét riêng, được phát triển chủ yếu bằng con đường liên tưởng về trường ngữ nghĩa với những ý nghĩa có tính hằng thể trong hệ thống. Đó là những YNTM/ YNBT có tính BT của THTM. Do vậy nghiên cứu THTM, chính là việc tìm hiểu cái chung và cái riêng của THTM, phát hiện ra những giá trị thẩm mĩ mà nó mang lại qua mỗi lần xuất hiện. Qua tìm hiểu YNTM của 20 TH điển hình thuộc 4 trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ, có thể thấy tất cả các hình thức vật chất biểu đạt, các nội dung ý nghĩa trong hành chức nghệ thuật của các THVC trong trường nghĩa lớn và trong từng THTM đều xoay quanh THVC trung tâm, điển hình, nguyên mẫu và đều chịu sự chi phối, điều khiển về tất cả các mặt của THTM trung tâm này. Thứ ba, từ những kết quả đạt được ở những phần trước, chúng tôi đã chỉ ra những đặc trưng của ca dao vùng đất này ở chương 4 của luận án. Nhân tố quyết định tính đa nghĩa để tạo nên tính đặc trưng của những THTM được nghiên cứu là cơ sở tạo tính đa nghĩa. Đó là: đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của tư duy nghệ thuật ca dao Nam Trung Bộ, đặc trưng của nội dung ca dao Nam Trung Bộ, đặc trưng của văn bản

1

ca dao Nam Trung Bộ và đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng tiếp nhận văn bản ca dao Nam Trung Bộ. Ở mỗi cơ sở này, chúng tôi lí giải và nêu ví dụ minh chứng xác đáng.

Tiếp theo, chúng tôi trình bày những biểu hiện điển hình trong ca dao Nam Trung Bộ để chứng minh ca dao là phương tiện phản ánh văn hóa vùng đất này: Thông qua hệ thống cbđ và cđbđ: định danh sự vật, định danh địa danh và hệ thống từ địa phương trong ca dao Nam Trung Bộ; Thông qua biểu tượng nghệ thuật: chúng tôi nghiên cứu nhóm biểu tượng xuất phát từ tín ngưỡng- nghi lễ, phong tục, tập quán của người Việt, nhóm biểu tượng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc được biểu đạt trong ca dao Nam Trung Bộ và nhóm biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng tự nhiên và đời sống hàng ngày của người dân Nam Trung Bộ. Các biểu tượng nói chung đều có mạch nguồn lịch sử - văn hóa - xã hội của chúng. Mỗi biểu tượng như một sinh thể sống động chứa đựng trong nó không chỉ có một nền nghĩa chung mà còn có nhiều ý nghĩa mới được phái sinh, được tái tạo.

- Đặc trưng của ca dao vùng đất này còn được biểu hiện thông qua nghệ thuật ca dao đó là: sử dụng các môtip, các biện pháp tu từ như: đảo trật tự từ, tách từ, nói lái, hòa thanh, ngôn ngữ giàu tính cường điệu khuếch đại, giàu tính so sánh và cụ thể và giàu tính dí dỏm, hài hước.

Tất cả những kết quả đạt được nêu trên giúp chúng ta thấy được văn hóa vùng miền đặc sắc. Bên cạnh hệ thống những THTM chung mà nhân dân ở địa phương nào cũng sử dụng, mỗi miền đất còn có những THTM riêng của mình. Trong thế giới khách quan, muôn vàn sự vật, hiện tượng đến với thế giới ca dao Nam Trung Bộ là cả một con đường của thao tác lựa chọn, tư duy liên tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Chính vì vậy, hệ thống THTM trong ca dao Nam Trung Bộ mang đậm hồn quê xứ sở và mang những giá trị nhân văn sâu sắc. 4.Chúng tôi vận dụng những kết quả nghiên cứu vào phân tích bài ca dao số 4 trong chương trình Ngữ văn lớp 10 để làm sáng tỏ hơn ý nghĩa ứng dụng của đề tài. Hi vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những gợi dẫn hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn hữu quan.

Luận án đã tạo dựng một cách nhìn tổng quát về hệ thống THTM trong ca dao Nam Trung Bộ theo hệ thống các trường nghĩa. Những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Để có thể có những kết luận sâu sắc hơn cần phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài theo hướng mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu như so sánh đối chiếu với hệ thống các THTM trong ca dao vùng miền khác, hay nghiên cứu hệ thống THTM

1

trong ca dao Nam Trung Bộ nhằm góp phần tinh luyện tiếng Việt, những biểu hiện đặc trưng của các THTM có ảnh hưởng đến việc “sản sinh” ra các nhà thơ lớn như Yến Lan, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử...đã có thời gắn bó với miền đất này. Và đây cũng là hướng nghiên cứu mở rộng của đề tài.