phân tích cls parkinson

33
LOGO Lê Thị Nga Hoàng Thị Ngân Ngô Thị Kim Nhạn Nguyễn Hoàng Thùy Nhi Nguyễn Nhô GVHD: TS.DS. Võ Thị Hà Phân Tích Ca Lâm Sàng BỆNH PARKINSON Trường Đại Học Y Dược Huế Lớp Dược 4B – Nhóm 4 – Tổ 6

Upload: ha-vo-thi

Post on 08-Jan-2017

498 views

Category:

Health & Medicine


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích CLS parkinson

Lê Thị NgaHoàng Thị Ngân Ngô Thị Kim NhạnNguyễn Hoàng Thùy NhiNguyễn Nhô

GVHD: TS.DS. Võ Thị Hà

Phân Tích Ca Lâm SàngBỆNH PARKINSON

Trường Đại Học Y Dược Huế

Lớp Dược 4B – Nhóm 4 – Tổ 6

Page 2: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Ca lâm sàng

Thông tin

chung

Lý do vào viện

Tên: Nguyễn Ngọc D.Giới: NamTuổi: 69Dân tộc: Kinh- Việt NamNghề nghiệp: cán bộ nghỉ hưu

Mất nước do nôn mửa kéo dài (> 24h)

Page 3: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Ca lâm sàng

Tiền sử gia đình •Không có gì đặc biệt

Diễn biến bệnh

Bệnh sử

• Cách đây một tuần, ông D cảm thấy người khó chịu, mệt mỏi, ăn uống không được, thường có cảm giác buồn nôn, nôn khan. Đến khi chuyển nặng, gia đình đưa ông vào viện với tình trạng mất nước vì nôn mửa kéo dài.

• Bác sĩ chỉ định: tiêm tĩnh mạch 1 ống metoclopramid 10 mg.

• Bệnh nhân xuất hiện biểu hiện bồn chồn, kích động, nhãn cầu 2 bên bị kéo lệch lên phía trên

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc Parkinson cách đây 1 năm

Page 4: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Ca lâm sàng

Tiền sử dùng thuốc

• Madopar 125 để trị bệnh parkinson với liều tăng dần, nhưng dùng 1 thời gian rồi tự ý dừng thuốc

• Trước khi vào viện 1 tuần, ông dùng lại với liều 1viên/lần x 2 lần/ ngày

• Sau 2 ngày dùng thuốc, ông khó chịu, mệt mỏi, có cảm giác buồn nôn, nôn khan

Tiền sử dị ứng

• Không có dị ứng với bất kì thuốc nào đã uống

Khám lâm

sàng

- Cao: 169 cm- Cân nặng: 58 kg- Mạch: 87

- Nhiệt độ: 36,5°C- Huyết áp: 100/70

mmHgÔng D bị run toàn thân, mệt mỏi, nói ngắt quãng, không kể lại diễn biến sự việc 1 cách tỉnh táo

Page 5: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Cận lâm

sàng

Công thức máu• Hb 14.1 g/dL ( 12.0- 14.7 g/dL)• Số lượng bạch cầu 9.2 x 10⁹ / L (3.9- 10.1 x 10 /L)⁹• Tiểu cầu 389 x 10 /L ( 150- 400 x 10 /L)⁹ ⁹

Sinh hóa• Na+ 152 mmol/L ( 137- 145 mmol/L)• K+ 3,1 mmol/L ( 3.6- 5.0 mmol/L)• Bicarbonat 29 mmol/L ( 22- 30 mmol/L)• Ure 7.3 mmol/L ( 2.5- 7.5 mmol/L)• Creatinin 60 micromol/L ( 62- 133 micromol/L )• Clcr = 85 ml/ ph

Thuốc sử dụng trên bệnh nhân

- Đặt ống thông tĩnh mạch - bù nước và điện giải bằng Ringer lactat- Tiếp tục theo dõi và chờ hội chẩn với chuyên khoa

thần kinh

Ca lâm sàng

Page 6: Phân tích CLS parkinson

Dịch tễ

Định nghĩa: Parkinson là bệnh lý thoái hóa, đặc trưng bởi quá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt- liềm đen gây mất cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp

Dịch tễ: Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp thứ hai sau bệnh Alzheimer. Thường gặp ở người cao tuổi, tuổi khởi phát trung bình là khoảng 60, mặc dù 5-10% trường hợp bắt đầu từ khoảng 20-50 tuổi.. Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson ở những người trên 65 tuổi Mỹ 1,5%.(ở người da trắng) Châu Âu 1,6 % Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh Parkinson so với các bệnh thần

kinh khác là khoảng 1,6%

Định nghĩa, Dịch tễ

Bệnh Parkinson1. Khái quát về bệnh Parkinson?

Page 7: Phân tích CLS parkinson

Bệnh sinh

Bệnh Parkinson

Quan điểm giải phẫu sinh lý

Ở bệnh Parkinson, do lượng dopamine giảm gây mất cân bằng sự hưng phấn và ức chế trong hệ thống nhân xám, làm giảm hoạt hoá vỏ não, gây rối loạn vận động.

Sự mất cân bằng về vai trò của hai chất trung gian hoá học là dopamine và acetylcholin. Trong bệnh Parkinson còn có thể thấy rối loạn của nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác:serotonin, cholecystokinin, chất P, enkephalin…

Quan điểm sinh hóa

Quá trình oxy hóa protid, lipid tăng cao hơn bình thường, đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều gốc tự do có hại cho tế bào nói chung và nhất là tế bào não ( có clip )

Tăng oxy hóa

Cơ chế bệnh sinh

Bệnh sinh

Page 8: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Bệnh Parkinson

• Biểu hiện chủ yếu

• Các triệu chứng đi kèm thường có

Run, cứng đơ, giảm vận động, mất vận động,

rối loạn vị trí và mất cân bằng.

Rối loạn ngôn ngữ, đờ đẫn, trầm cảm, tăng tiết đờm dãi.

Triệu chứng lâm sàng

Page 9: Phân tích CLS parkinson

Nguyên nhân

Triệu chứng buồn nôn và nôn khan

Levodopa được khử Carboxyl bởi enzym Dopa decarboxylase ở niêm mạc ruột thành Dopamin cho não sử dụng

Madopar có chứa 2 thành phần: Levodopa và BenserazideLevodopa là tiền chất của Dopamin

Nồng độ Dopamin ngoại vi cao gây buồn nôn và nôn

Sự khử Levodopa gây kích ứng đường tiêu hóa buồn nôn và nôn

2. Tìm hiểu về triệu chứng buồn nôn và nôn của bệnh nhân khi

nhập viện

Page 10: Phân tích CLS parkinson

Bác sĩ chỉ định

Triệu chứng buồn nôn và nôn khan

Tiêm tĩnh mạch 1 ống metoclopramid 10 mg. Bệnh nhân xuất hiện biểu hiện bồn chồn, kích động, nhãn cầu 2 bên bị kéo lệch lên phía trên

Metoclopramid

Metoclopramid: là chất đối kháng hệ Dopamin trung ương

Chỉ định: dùng để điều trị một số dạng buồn nôn và

nôn do đau nửa đầu, điều trị ung thư bằng hóa trị liệu gây nôn

hoặc nôn sau phẫu thuật Có thể có lợi trong điều

trị nôn do tăng dopamin

Gây ra ADR là những triệu chứng ngoại tháp : bồn chồn, kích động, nhãn cầu bị kéo lệch ra 2 bên

Với bệnh nhân Parkinson, Thuốc gây thiếu hụt dopamin trong não làm nặng thêm tình trạng bệnh

Page 11: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

1 2 3 4

Domperidon

Các thuốc kháng

Cholin( cyclizin và

cinnarizin)

Các thuốc lựa chọn để

thay thế Metoclopramid

Triệu chứng buồn nôn và nôn khan

Giải pháp thay thế thuốc

Phenothiazin và những

thuốc hướng thần

khác( procloperazin và

haloperidol

Các thuốc đối kháng

5HT3 ( ondansetro

n và granisetron)

Page 12: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Domperidon là chất kháng dopamin không đi qua được hàng rào máu –não. thuốc được lựa chon ưu tiên cho điều trị

nôn và buồn nôn do tăng dopamin ở ngoại vi.

không làm nặng thêm các triệu chứng Parkinson

Không có dạng tiêm Dạng đặt trực tràng không thực sự phù

hợp trong những tình huống khẩn cấp. Đường uống là lựa chon tối ưu và sử

dụng phổ biến điều trị , nhưng hiệu quả hạn chế.

Domperidon bị biến đổi nhanh ở ruột và gan nên sinh khả dụng

thấp. Chỉ nên dùng thuốc chống nôn domperidon cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson để duy trì khi tình trạng nôn và buồn

nôn đã được kiểm soát an toàn. Thuốc cũng không được dùng quá 12 tuần cho những bệnh nhân này.

Có thể gặp phải các triệu chứng

ngoại ý khi dùng thuốc như buồn

ngủ, rối loạn kinh nguyệt, vú to...

Nếu nặng nề, cần ngừng thuốc và

thông báo ngay cho bác sĩ

Triệu chứng buồn nôn và nôn khan

Giải pháp thay thế thuốc

Page 13: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Phenothiazin và những thuốc hướng thần khác (procloperazin và haloperidol)

Có hiệu quả tốt nhưng chống chỉ định cho bênh nhân Parkinson vì các thuốc đó gây ra hội chứng ngoại tháp: loạn trương lực cơ cấp, đứng ngồi không yên.

Phenothiazin: khi dùng phối hợp với levodopa, tác dụng chống Parkinson của Levodopa có thể bị ức chế do chẹn thụ thể dopamin ở não.Levodopa không có hiệu quả trong các triệu chứng Parkinson do Phenothiazin gây ra

Triệu chứng buồn nôn và nôn khan

Giải pháp thay thế thuốc

Page 14: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Các thuốc đối kháng 5HT3( ondansetron và granisetron) Cho hiệu quả rất tốt ở cả đường uống và đường tiêm. Thuốc không gây ra

các tác động bất lợi trên triệu chứng bệnh Parkinson, không gây ra tác dụng phụ hội chứng ngọai tháp do không tác động với dopamin.

Giá thành cao. Ondansetron: chất đối kháng thụ thể 5 - HT3 có chọn lọc cao,mục đích dự

phòng, không dùng với mục đích điều trị.Phải dùng thận trọng trong trường hợp nghi có tắc ruột và cho người cao tuổi bị suy giảm chức năng gan.( thuốc độc bảng B)

Triệu chứng buồn nôn và nôn khan

Giải pháp thay thế thuốc

Page 15: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Các thuốc kháng cholin( cyclizin và cinnarizin)Chống nôn rất hữu hiệu cơ chế tác dụng không gây ra tác động bất lợi trên

các triệu chứng Parkinson, thuốc có thể là một lựa chọn tốt trong việc kiểm soát tình trạng nôn cấp tính

tác dụng phụ như buồn ngủ, ngủ gà, kho miệng, táo bón,..nên hạn chế sử dụng kéo dài ở người cao tuổi.

Vì vậy, nhóm thuốc này không phải là lựa chọn tốt nhất để sử dụng kéo dài trong Parkinson

Triệu chứng buồn nôn và nôn khan

Giải pháp thay thế thuốc

Page 16: Phân tích CLS parkinson

Madopar Madopar 125= Levodopa 100mg + benserazid 25mg Levodopa bị chuyển hoá mạnh ở ngoại vi bởi enzym

Dopa decarboxylase thành dopamine

Thuốc chỉ định điều trị parkinson3. Thuốc điều trị Parkinson được chỉ định: Madopar

Page 17: Phân tích CLS parkinson

Dùng levodopa liều thấp hơn đồng thời với

carbidopa hoặc benserazid

Dùng levodopa với liều

cao

Các chất này ức chế enzym dopa decarboxylase ở ngoại vi, không qua hàng rào máu não nên không tác động tới sự chuyển hoá levodopa trong não

Gây buồn nôn và hạ huyết áp do tăng dopamin ở ngoại vi

Hạn chế trong điều trị

MadoparHai giải pháp sử dụng levodopa để đạt nồng độ thích hợp ở não:

Thuốc chỉ định điều trị parkinson

Page 18: Phân tích CLS parkinson

Madopar là sự kết hợp của hai chất Levodopa và Benserasid theo tỉ lệ 4:1. Kết hợp ở tỉ lệ này, trên các thử nghiệm lâm sàng đã chứng tỏ kết quả thích hợp nhất trong điều trị và kết quả này bằng như sử dụng levodopa đơn độc, liều cao

Madopar

Thuốc chỉ định điều trị parkinson

Madopar

Page 19: Phân tích CLS parkinson

Tăng số lần dùng thuốc lên 5 lần/ ngày: Duy trì và ổn định nồng độ Dopamine trong bệnh nhân

Parkinson Tránh sự thay đổi lên xuống quá mức nộng độ dopamine

=> sẽ giúp cho việc kiểm soát các triệu chứng tốt hơnDo đó, thường tăng số lần sử dụng trong ngày tốt hơn là tăng liều điều trị và giữ số lần sử dụng.

Madopar

Thuốc chỉ định điều trị parkinson

Sau khi liên hệ với bác sĩ P của khoa thần kinh để xác định thông tin về tiền sử bệnh Parkinson và tiền sử dùng thuốc của ông D, bác sĩ đã kê cho ông D: Madopar 125 x 1 viên/ lần, 3 lần/ ngày, các triệu chứng vẫn không được kiểm soát. Liều được tăng lên 5 lần mỗi ngày.

Page 20: Phân tích CLS parkinson

Sự xuất hiện luân phiên tình trạng co cứng cơ và tình trạng tăng vận động có liên quan đến việc sử dụng Levodopa

Tình trạng cơ thể do dùng một thứ thuốc lặp đi lặp lại nhiều lần, nếu dùng liều cũ sẽ thấy thuốc không có tác dụng và phải tăng liều lên mới có tác dụng ( thời gian đạt hiệu quả sau mỗi lần dùng thuốc ngày càng ngắn đi)

Hiện tượng On-O

ff

Sự dung nạp

điều trị

Hai đặc trưng nổi bật trong điều trị Parkinson là:

4. Hiện tượng On- Off và sự dung nạp liều điều trị

Page 21: Phân tích CLS parkinson

Thường xuất hiện điển hình sau 6 tháng điều trị bằng levodopa

On: đang rất dễ dàng cử động Off: đột ngột không cử động được Tức là: bất thình lình đang cử động được thì bị co cứng cơ không cử động được nữa.

Xuất hiện và biến mất đột ngột, có thể kéo dài vài giây đến hàng tiếng đồng hồ

Hiện tượng On - Off

Hiện tượng On - Off

Hiện tượng gặp phải trong điều trị Parkinson

Page 22: Phân tích CLS parkinson

Hiện tượng On-Off

Nguyên nhân ngoại biên: Giảm sự thoát từ dạ dày, Tương tranh hấp thu với proteine trong thức ăn, Giảm thời gian bán hủy của

thuốc

• Nguyên nhân trung ương: Sự kích thích từng đợt tới các thụ thể, Giảm khả năng tích trử Dopamine, Thay đổi đặc tính các thụ thể Dopamine

Nguyên nhân: do giảm đáp ứng với Levodopa

• Biện pháp khắc phục:

Hiện tượng On - Off

Hiện tượng gặp phải trong điều trị Parkinson

Dùng các chế phẩm levodopa phóng

thích chậm, kéo dài (SINEMET CR,

MADOPAR HBS)

Chia liều nhỏ uống cách 2h

Hạn chế ăn protein vì  thức ăn giàu protein (chất

đạm) có thể gây cản trở sự hấp thu

levodopa

Thay Levodopa bằng các thuốc

đồng vận Dopamine hay ưc chế COMT

Page 23: Phân tích CLS parkinson

Sự dung nạp điều trị

Sự dung nạp điều trị

Vì điều trị Parkinson thường phải sử dụng thuốc trong thời gian dài nên hiện tượng dung nạp liều điều trị dễ gặp phải.

Giải pháp: Tăng số lần đưa liều

Sử dụng các chế phẩm phóng thích kéo dài: SINEMET CR

Hiện tượng gặp phải trong điều trị Parkinson

Page 24: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Đồng vận hệ Dopamin

Ức chế MAOB

Ức chế COMT

Kháng Acetylcholine

Amantadin

Thuốc điều trị

Parkinson khác

Add your company slogan.Thuốc điều trị Parkinson khác5. Các thuốc điều trị Parkinson khác

Page 25: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Thuốc điều trị Parkinson khácThuốc đồng vận hệ Dopamin

ADR

- Không chuyển hóa thành dopamine

- Tác động trực tiếp lên các thụ thể Dopanergic trong não

Ưu điểmCơ chế tác dụng

- Không cần tác động của enzym không lệ thuộc tình trạng chức năng của nơ- ron chất đen thể vân

- Thời gian tác dụng dài hơn

- Ảo giác, buồn ngủ, giữ nước và hạ huyết áp khi đứng

- Tăng nguy cơ các hành vi ép buộc như chứng cuồng dâm, cờ bạc và ăn quá nhiều

- Bromocriptin- Cabergolin- Lysurid- Pergolid-

Apomorphine- Pramepexol- Ropinirol

Một số thuốc

Page 26: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Thuốc điều trị Parkinson khácThuốc đồng vận hệ Dopamin

Page 27: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Thuốc điều trị Parkinson khácThuốc ức chế MAOB

Click to add Text

Click to add Text

Click to add Text

Ức chế chọn lọc enzyme monoamine oxydase B- một enzyme phân hủy dopamine

Tăng nồng độ Dopamin trong não, cải thiện triệu chứng trên bệnh nhân Parkinson

Là chất chuyển hóa của Amphetamine

Chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thể nhẹ

Dùng đơn trị liệu (bệnh nhân mới phát hiện), Đa trị liệu vs Levodopa

Tác dụng phụ gây ảo giác cần chú ý, nhất là vào ban đêm

Hiếm gặp nhưng có thể bao gồm nhầm lẫn, đau đầu, ảo giác và chóng mặt.

Không được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm khác, thuốc kháng sinh ciprofloxacin, hoặc một số chất ma tuý

Rasagilin

Cơ chế tác dụng

ADR Thận trọng

MAOBIs

Selegilline

Có cấu trúc giống với amphetamine nhưng không phải là chất chuyển hóa giảm tác dụng phụ gây ảo giác

Đơn trị liệu trong giai đoạn đầu

Page 28: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Thuốc điều trị Parkinson khácThuốc ức chế COMT

Thuốc ức chế COMT

Là chất ức chế ngoại vi của catechol-O-methyl tranferase (COMT). COMT làm bất hoạt Levodopa (3-O-methyl dopa) và Dopamine (3- methoxytyramine) Levodopa, Dopamine có thể đạt nồng độ lớn hơn ở não

Sử dụng hỗ trợ cho co-beneldopa và co-careldopa trên bệnh nhân có biểu hiện dung nạp liều điều trị

Entacapon, TolcaponTolcapon có tác dụng kéo dài hơn, có thêm tác

dụng tại hệ TKTWTolcapon chỉ nên kê khi các thuốc ức chế COMT

khác không có hiệu quả, do nguy cơ gây độc trên gan

Page 29: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

Thuốc điều trị Parkinson khácAmantadin

Cơ chế tác dụng Chỉ định ADR

Ngăn cản sự tái hấp thu Dopamine ở các tận cùng của các sợi thần kinh tiết dopamin

Chẹn thụ thể Glutamate (NMDA)

Có hiệu quả điều trị yếu nhất, giúp cải thiện triệu chứng vận động chậm chạp, run, căng cứng cơ

Một mình để cung cấp cứu trợ ngắn hạn, giai đoạn đầu bệnh Parkinson nhẹ

Thêm vào liệu pháp levodopa-carbidopa trong các giai đoạn sau của của bệnh Parkinson, đặc biệt khi có sự dung nạp các thuốc khác

Ngủ gà, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn

Ảo giác, lú lẫnSưng mắt cá chân Lốm đốm da màu

tím

Page 30: Phân tích CLS parkinson

www.themegallery.com

• Hiếm khi sử dụng điều trị parkinson

• Hỗ trợ điều trị chứng run

• Dành cho bệnh nhân dưới 60 tuổi

• Khô miệng, táo bón, nhìn mờ

• Lú lẫn, ảo giác

Thuốc điều trị Parkinson khácThuốc kháng Acetylcholin

Cơ chế tác dụng: Sự tăng đột biến của hệ thống cholin sự thiếu hụt dopamine trong võ nãoThuốc kháng choline lập lại sự cân bằng

Chỉ định ADR

Kháng Acetylcholin

Page 31: Phân tích CLS parkinson

Giải pháp

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Khuyến khích việc rèn luyện thể chất bằng cách tập thể dục

1

2

3

4Lời khuyên sử dụng thuốc

- Phối hợp với người nhà nhắc nhở

- Sử dụng chuông báo thức

Sử dụng CNTT Các hệ thống xử lí giúp đỡ

người bệnh ParkinsonHệ thống REMPARK 

Sử dụng hộp đựng thuốc• Chứa khay chia liều• Đựng thuốc cần uống• Ghi rõ thời điểm uống

6. Tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân

Page 32: Phân tích CLS parkinson

Giải pháp

Giải pháp cho ông D

Hướng dẫn sử dụng thuốc

REMPARK ( thiết bị y tế cá nhân cho quản lý từ xa và tự trị bệnh Parkinson) do các nhà nghiên cứu dự án ở Tây Ban Nha phát triển một hệ thống giám sát cá nhân có thể tự động điều chỉnh và cung cấp thuốc cho các bệnh nhân bị ParkinsonHệ thống bao gồm một vòng đeo tay và

một hệ thống quán tính đeo trên eo, hệ thống thính giác ở tai được trang bị cảm biến giám sát hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, dữ liệu này được truyền đến điện thoại di động của người thân hoặc bác sĩ để truy cập vào thông tin chính xác và đáng tin cậy từ đó quyết định việc điều trị tốt nhất thích hợp cho các bệnh nhân.Đi kèm với một hệ thống phân phối thuốc để gửi liều thuốc thuốc tự động cho bệnh nhân.

http://www.atcrux.com/2012/08/07/3741/wearable-monitoring-system-automatically-regulates-and-delivers-medication-to-parkinsons-patients.html

Page 33: Phân tích CLS parkinson

“Đường tuy ngắn, không đi không đến

Việc tuy nhỏ, không làm không nên ”