phÂn tÍch kinh tẾ tÀi nguyÊn nƯỚc ngẦm tẠi huyỆn hÓc

115
PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC MÔN TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Upload: minh-anh-vu

Post on 29-Jul-2015

419 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC  MÔN TP. HỒ CHÍ MINH

 

 

 

 

PHẠM THỊ THUYỀN

 

 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 06/2010

Page 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Kinh Tế Tài Nguyên Nước Ngầm Tại Huyện Hóc Môn – Thành Phố Hồ Chí Minh” do Phạm Thị Thuyền, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

 

 

                                                                             

 

TS. Đặng Minh Phương

Người hướng dẫn,

 

 

 

 

 

 

Ngày          tháng          năm

 

 

 

                                   

 

Page 3: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

 

 

                  Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo                Thư ký hội đồng chấm báo cáo

 

 

 

 

               ____________________________    ____________________________

                        Ngày         tháng         năm                         Ngày          tháng          năm

 

LỜI CẢM TẠ

 

 

Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quá trình học tập dưới ngôi Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Những kiến thức mà tôi tích lũy được trong suốt 4 năm học là hành trang giúp tôi tự tin hơn khi vào đời. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin:

Gửi đến Thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.

Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.

Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM, Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Hóc Môn, Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình Miền Nam, đặc biệt là Ths. Nguyễn Văn Ngà (Sở TNMT TP.HCM), anh Trung

Page 4: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

(Phòng TNMT Hóc Môn), chú Chân, chú Sơn, chú Quyên (Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam) đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hóc Môn, các cô chú thuộc UBND xã Tân Hiệp, Trung Tâm Y tế xã Tân Hiệp.

Sau cùng, để có được kết quả như ngày hôm nay con xin gửi lòng tri ân đến ba mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho con.

 

                                                            Xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày  24  tháng 06 năm 2010

                                                                Sinh viên

                                                                  Phạm Thị Thuyền

NỘI DUNG TÓM TẮT

 

 

PHẠM THỊ THUYỀN. Tháng 06 năm 2010. “Phân Tích Kinh Tế Tài Nguyên Nước Ngầm Tại Huyện Hóc Môn – Thành Phố Hồ Chí Minh”.

PHAM THI THUYEN, June 2010. “ Analysic for Groundwater Resource Ecocomic at Hoc Mon District - Ho Chi Minh City ”.

Trên cơ sở phân tích số liệu kỹ thuật về địa chất thủy văn, khóa luận đã tính toán được trữ lượng nước ngầm của Huyện, trong đó, trữ lượng động là 143.097,55 m3/ngày, trữ lượng tĩnh là 148.203,36 m3/ngày và trữ lượng tiềm năng là 291.300,91 m3/ngày theo phương pháp cân bằng. Giá trị tính toán trữ lượng làm cơ sở để xác định lượng cung bền vững hàng năm.

Page 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Bằng phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian, đề tài dự báo đến tháng 12/2012 mực nước tĩnh của tầng Plioxen trên đạt đến -26,63 m, và tầng Plioxen dưới tiến đến -25,12 m. Đây là lời cảnh báo về sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên.

Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 150 hộ dân trên địa bàn huyện Hóc Môn, đề tài đã xây dựng được mô hình đường cầu nước ngầm (theo giá) cho sinh hoạt, tưới tiêu và mô hình đường tổng cầu nước ngầm cho toàn địa bàn Huyện dưới dạng hàm Cobb-Douglas:

QSH = 1.890.916,42*P-0,296, QTT = 13.497.571,5*P-1,3004, QDN = 1.508.190QTC = 6.649.152,76*P-0,306

 Ứng dụng kết quả đường cầu và xác định đường cung bền vững, khóa luận đã xác định được giá nước tối ưu là 4.178 đ/m3 và giá trị tài nguyên là 53.376,36 tỷ đồng.

Thông qua kết quả phân tích đường cầu và tình hình thực tế về khai thác và chất lượng tài nguyên hiện tại, khóa luận đã đề xuất hướng chính sách cho địa phương là cần phải kéo nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và khai thác nước ngầm ở mức trữ lượng khai thác bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

 

MỤC LỤC 

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề                                                                                                                                                                                                                                                

1.2. Mục tiêu nghiên cứu                                                                                                                                                                                                              

Page 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

1.2.1. Mục tiêu chung                                                                                                                                                                                                                

1.2.2. Mục tiêu cụ thể                                                                                                                                                                                                                

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu                                                                                                                                                            

1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận                                                                                                                                                                  

1.4.1. Phạm vi thời gian                                                                                                                                                                                                          

1.4.2. Phạm vi không gian                                                                                                                                                                                                    

1.4.3. Phạm vi nội dung                                                                                                                                                                                                          

1.5. Cấu trúc của khóa luận                                                                                                                                                                                                        

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu                                                                                                                                                                      

2.2. Tổng quan về huyện Hóc Môn                                                                                                                                                                              

2.2.1. Điều kiện tự nhiên                                                                                                                                                                                                      

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội                                                                                                                                                                                

2.3. Đánh giá khái quát chung                                                                                                                                                                                                

2.3.1. Thuận lợi                                                                                                                                                                                                                                      

2.3.2. Khó khăn                                                                                                                                                                                                                                    

CHƯƠNG 3 . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Page 7: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

3.1. Nội dung nghiên cứu                                                                                                                                                                                                              

3.1.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến tài nguyên nước ngầm                        

3.1.2. Một số lý luận cơ bản về đường cầu                                                                                                                                              

3.1.3. Các hệ số co giãn của cầu                                                                                                                                                                              

3.1.4. Một số lý luận cơ bản về đường cung                                                                                                                                        

3.1.5. Cân bằng thị trường                                                                                                                                                                                                  

3.1.6. Khái niệm dự báo                                                                                                                                                                                                          

3.2. Phương pháp nghiên cứu                                                                                                                                                                                                

3.2.1. Phương pháp xác định trữ lượng nước ngầm                                                                                                                  

3.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy                                                                                                                                                              

3.2.3. Phương pháp xây dựng hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt tại huyện                     Hóc Môn                  

3.2.4 Phương pháp xây dựng hàm cầu nước ngầm cho tưới tiêu                                                                          

3.2.5. Xây dựng đường tổng cầu nước ngầm cho toàn huyện Hóc Môn                                                

3.2.6. Phương pháp định giá nước ngầm tại mức khai thác bền vững                                                          

3.2.7. Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian                                                                                                        

3.2.8. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu                                                                                                                                        

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Page 8: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

4.1. Đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm và ước tính tổng trữ lượng nước nhạt huyện Hóc Môn                

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm huyện Hóc Môn                                                                  

4.1.2. Ước tính trữ lượng nước dưới đất vùng Hóc Môn                                                                                                

4.2. Hiện trạng khai thác và xu hướng biến đổi chất lượng nước ngầm tại TP.HCM và huyện Hóc Môn          

4.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên nước ngầm                                                                                                                      

4.2.2. Đánh giá xu hướng biến đổi về động thái nước dưới đất tầng chứa chính ở vùng nghiên cứu                  

4.3. Thống kê mô tả cuộc điều tra chọn mẫu                                                                                                                                              

4.3.1. Quy mô và kích cỡ nhân khẩu của hộ                                                                                                                                          

4.3.2. Nhóm tuổi và trình độ học vấn                                                                                                                                                              

4.3.2 Quy mô trồng rau xanh của hộ                                                                                                                                                                  

4.3.3. Thu nhập của người dân                                                                                                                                                                                      

4.3.4. Giá nước hiện nay ở địa phương                                                                                                                                                          

4.3.5. Thống kê mô tả những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của hộ  

4.4. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình                                                                                                                              

4.4.1. Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt                                                      

4.4.2.   Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho tưới tiêu                                                    

4.5. Kiểm định mô hình                                                                                                                                                                                                                  

Page 9: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

4.5.1.   Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt                                                    

4.5.2.   Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho tưới tiêu                                                    

4.6. Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt và tưới tiêu                      

4.6.1. Nhận xét chung về mô hình                                                                                                                                                                          

4.6.2.   Phân tích mô hình – tính toán hệ số co giãn và mức tác động biên                                        

4.7. Xây dựng hàm cầu và hàm cung nước ngầm của thị trường                                                                                  

4.7.1. Xây dựng hàm cầu nước ngầm cho toàn huyện                                                                                                            

4.7.2.   Hàm cung nước ngầm theo khai thác bền vững                                                                                                        

4.7.3. Định giá nước tối ưu                                                                                                                                                                                                

4.7.4. Xác định giá trị tài nguyên nước ngầm tại mức khai thác bền vững                                          

4.8. Đề xuất hướng chính sách                                                                                                                                                                                            

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận                                                                                                                                                                                                                                                      

5.2. Kiến nghị                                                                                                                                                                                                                                                  

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng                                                                                                                                                              

5.2.2. Đối với người dân                                                                                                                                                                                                        

5.2.3. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp                                                                                

5.2.4. Đối với các hộ nông dân                                                                                                                                                                                    

Page 10: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                                                                                                                         74

PHỤ LỤC

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

BVTV                                      Bảo vệ thực vật

CN – TTCN                            Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

ĐBSCL                                   Đồng bằng sông Cửu Long

ĐCTV – ĐCCT                      Địa chất thủy văn – Địa chất công trình

ĐT & TTTH                            Điều tra và tính toán tổng hợp

KCN                                       Khu công nghiệp

KT – XH                                 Kinh tế - xã hội

OLS                                        Phương pháp bình phương bé nhất

TCVN                                     Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐHV                         Trình độ học vấn

TM – DV                                Thương mại – dịch vụ

TNMT                         Tài nguyên môi trường

TNN                                        Tài nguyên nước

TPHCM                                  Thành phố Hồ Chí Minh

Page 11: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

TTNSH & VSMTNT  Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Trang

 

Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất Các Ngành Kinh Tế Chủ Yếu

Bảng 2.2. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Giai Đoạn 2004 – 2008

Bảng 2.3. Tỷ Trọng Các Ngành CN – TTCN Trên Địa Bàn Huyện

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

Bảng 4.1. Tổng Hợp Các Thông Số Địa Chất Thuỷ Văn của Tầng Chứa Nước

Bảng 4.2. Mực Nước Tĩnh Các Tầng Từ Tháng 01/2006 Đến Tháng 12/2009

Bảng 4.3. Dự báo Mực Nước Các Tầng Giai Đoạn 01/2010 – 12/2012

Bảng 4.4. Quy Mô Hộ và Kích Cỡ Nhân Khẩu của Hộ qua Cuộc Điều Tra

Bảng 4.5. Quy Mô Trồng Rau Xanh Của Hộ

Page 12: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Bảng 4.6. Thu Nhập Bình Quân/tháng của hộ gia đình

Bảng 4.7. Thống Kê Mô Tả Các Nhân Tố Chính Ảnh Hưởng đến Việc Sử Dụng Nước Ngầm Cho Sinh Hoạt của Hộ

Bảng 4.8. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Đường Cầu Cá Nhân Nước Ngầm Cho Sinh Hoạt

Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Đường Cầu Cá Nhân Nước Ngầm Cho Tưới Tiêu

Bảng 4.10. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

Bảng 4.11. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

Bảng 4.12. Các thông số ước lượng của mô hình tổng cầu nước ngầm toàn vùng

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

Trang

Hình 4.1. Dự Báo Diễn Biến Mực Nước Tầng Plioxen Trên   Từ 01/2006 – 12/2012

Hình 4.2. Diễn Biến Mực Nước Tầng Plioxen Dưới Giai Đoạn 01/2006 – 12/2012

Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Nhóm Tuổi qua Cuộc Điều Tra

Hình 4.4. Cơ Cấu TĐHV Người Dân Huyện Hóc Môn qua Cuộc Điều Tra

Hình 4.5. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ

Page 13: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Hình 4.6. Đường Cầu Nước Ngầm Sinh HoạtTheo Giá Dạng Cobb – Douglas

Hình 4.7. Đường Cầu Nước Tưới của Diện Tích 1.000m 2 trong một vụ

Hình 4.8. Đường Cầu Nước Ngầm cho Toàn Huyện Hóc Môn

Hình 4.9. Đường Cung Nước Ngầm Theo Khai Thác Bền Vững

Hình 4.10. Đồ Thị Thể Hiện Giá Nước Tối Ưu

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

 

Phụ lục 1: Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống

Phụ lục 2: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Plioxen trên Giai Đoạn 2000-2008

Phụ lục 3: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Plioxen dưới Giai Đoạn 2000-2008

Phụ lục 4: Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo mực nước ngầm – tầng Plioxen trên

Phụ lục 5: Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo mực nước ngầm – tầng Plioxen dưới

Phụ lục 6: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước sinh hoạt chạy bằng phương pháp OLS

Page 14: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Phụ lục 7: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt chạy bằng phương pháp OLS

Phụ lục 8: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu

Phụ lục 9: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ

Phụ lục 10: Kết xuất kiểm định LM mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt chạy bằng phương pháp OLS

Phụ lục 11: Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu

Phụ lục 12: Các kiểm định giả thiết cho mô hình

Phụ lục 13: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình

Phụ lục 14: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước tưới tiêu chạy bằng phương pháp OLS

Phụ lục 15: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước ngầm cho tưới tiêu chạy bằng phương pháp OLS

Phụ lục 16: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu

Phụ lục 17: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ

Phụ lục 18: Kết xuất kiểm định LM mô hình đường cầu nước ngầm cho tưới tiêu chạy bằng phương pháp OLS

Phụ lục 19: Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu

Phụ lục 20: Các kiểm định giả thiết cho mô hình

Phụ lục 21: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình

Phụ lục 22: Kết xuất Eviews mô hình đường tổng cầu nước nước ngầm cho toàn địa bàn Huyện chạy bằng phương pháp OLS

Phụ lục 23: Bảng câu hỏi phỏng vấn

 

Page 15: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

 

 

CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU

 

 

1.1. Đặt vấn đề

Từ xưa đến nay tài nguyên nước luôn được coi là cội nguồn của mọi sự sống. Nước là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội và là nhân tố quan trọng góp phần duy trì hệ sinh thái lành mạnh. Nước quyết định sự sống trên trái đất và cân bằng vật chất trên hành tinh. Nhưng hiện tại chỉ có khoảng 1% tổng lượng nước trên hành tinh dành cho con người sử dụng. Mặc dù 70% bề mặt trái đất bị nước bao phủ, 97,5% lượng nước là nước mặn và trong số 2,5% lượng nước còn lại thì 68,5% bị đóng băng tại các núi và sông băng (Nguyễn Thu Hiền, 2007).

Do nguồn tài nguyên nước trên thế giới phân bố không đồng đều, quá trình đô thị hóa tăng nhanh, vấn đề bùng nổ dân số và cùng với việc khai thác, sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên nước đã làm tăng nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc năm 2008: trong 20 năm tới, thế giới sẽ có 1,8 tỷ người sống trong các vùng hoàn toàn thiếu nước và 5 tỷ người khác sống trong các vùng khó có thể đáp ứng nhu cầu về nước (Sài Gòn giải phóng, 2008). Song song với đó, trong quá trình sống và sản xuất, con người đã xả thải ra môi trường vô số các loại chất thải, rác thải làm cho nguồn tài nguyên nước càng trở nên ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước mặt. Hơn nữa nhu cầu của con người thì luôn vô hạn nhưng trữ lượng nước thì có hạn. Vì vậy, một khi nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm, con người đã phải tìm đến nguồn nước ngầm để thay thế.

Nước ngầm là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo, việc sử dụng tài nguyên này sẽ bền vững vô hạn nếu tỷ lệ sử dụng nước thấp hơn tỷ lệ tái sinh. Thế nhưng, hiện nó bị xem như một nguồn tài nguyên tự do tiếp cận. Và con người đã khai thác một cách bừa bãi, tràn lan, sử dụng một cách lãng phí đã làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng suy thoái và cạn kiệt nhanh chóng. Minh chứng là nhiều giếng khoan của các thành phố ở Trung Quốc giờ đây phải khoan sâu đến 180m mới có nước sạch, nhiều vùng ở New Mexico đã bị khô hạn, các giếng giờ đây không còn nước, 5/6 đầm lầy cạn khô, sông tự nhiên cũng biến mất (Sài Gòn giải phóng, 2008). Thực trạng này khẳng định rằng thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn về nước sạch và yêu cầu đặt ra là phải có chính sách khai thác và quản lý tài nguyên nước phù hợp.

Page 16: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Nước ta có tài nguyên nước trong lòng đất khá dồi dào, tổng trữ lượng nước có thể khai thác được lên tới gần 60 tỷ m3/năm. Ngoài ra, nguồn nước mặt từ các sông hồ cũng rất lớn, khoảng 847 tỷ m3. Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu cũng dẫn đến sự suy giảm nguồn nước. Các kết quả nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy, tổng lượng nước mặt của Việt Nam vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96% so với hiện nay. Đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100 chỉ còn khoảng 86% (Đỗ Tiến Hùng, 2007).

Hiện trên địa bàn TP.HCM đã có trên 100.000 giếng khoan, với tổng công suất khai thác tầng nước ngầm đạt khoảng 520.000 m3/ngày và có thể đạt đến mức 570.000 m3/ngày trong 5 năm nữa. Thế nhưng theo nghiên cứu từ Liên đoàn địa chất thủy văn - địa chất công trình miền Nam (2005 trở lại đây) thì lượng nước ngầm bổ cập tự nhiên chỉ đạt khoảng chưa tới 200.000 m3/ngày. Điều này có nghĩa trữ lượng nước ngầm không được bổ sung kịp thời và cần phải tăng cường bổ cập nhân tạo bằng nguồn nước mưa, nước sông.

Hóc Môn là một trong những huyện ngoại thành chưa có nguồn nước máy được cung cấp từ thành phố. Nước ngầm là nguồn cung duy nhất cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của cả huyện. Tuy vậy, việc khai thác bừa bãi, thiếu các chính sách quản lý phù hợp đã làm cho nguồn tài nguyên nước ngầm cạn kiệt dần. Thực tế đó đã đặt ra cho chính quyền, các ban ngành có liên quan yêu cầu bức thiết là tìm ra giải pháp thích hợp cho việc khai thác và quản lý bền vững nguồn tài nguyên này.

Từ những thực trạng trên được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của Thầy TS. Đặng Minh Phương, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Phân Tích Kinh Tế Tài Nguyên Nước Ngầm Tại Huyện Hóc Môn – Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm góp một phần nhỏ vào công tác quản lý nguồn tài nguyên nước nơi đây.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

  Phân tích kinh tế tài nguyên nước ngầm tại Huyện Hóc Môn Tp.HCM

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-                     Phân tích thực trạng và tình hình khai thác nước ngầm

-                     Dự báo khả năng suy giảm mực nước ngầm trong tương lai

-                     Ước tính trữ lượng khai thác bền vững hàng năm

-                     Xây dựng hàm cầu nước ngầm

Page 17: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

-                     Xác định mức giá tối ưu và tô tài nguyên

-                     Đề xuất chính sách quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước ngầm.

 1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các giả thiết sau:

Nguồn nước ngầm được dùng vào mục đích sinh hoạt, phục vụ tưới tiêu rau xanh và sản xuất công nghiệp.

Nhu cầu nước tưới là như nhau trên toàn bộ diện tích rau xanh của vùng.

Mô hình ước lượng được tiến hành dựa trên những giả thiết của phương pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Squares).

Giá rau là không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu và được tính bằng giá rau trên thị trường vào thời điểm nghiên cứu.

Thị trường nước ngầm là thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

1.4.1. Phạm vi thời gian

Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 24/03/2010 đến 24/06/2010. Trong đó khoảng thời gian từ 24/03 đến 10/04 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và tính toán trữ lượng nước ngầm, từ ngày 10/04 đến ngày 10/05 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về tình hình sử dụng nước của các hộ gia đình, các nông hộ và nhập số liệu. Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.

1.4.2. Phạm vi không gian

Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Hóc Môn. Số liệu sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại các xã: Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Sơn, Thị trấn Hóc Môn, Bà Điểm, Trung Chánh. Các thông số địa chất thủy văn được thu thập thông qua kết quả quan trắc của Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam .

1.4.3. Phạm vi nội dung

            Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn nên đề tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là:

Page 18: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

             Mô tả đặc điểm tự nhiên, hiện trạng khai thác và xu hướng biến đổi về động thái nước ở tầng chứa nước chính. Dự báo sự tụt giảm mực nước ở hai tầng Plioxen trên và Plioxen dưới trong tương lai.

            Phân tích kinh tế tài nguyên nước ngầm: phân tích đường cầu, đường cung, giá và chính sách. Cụ thể: tính toán trữ lượng khai thác bền vững về mặt kỹ thuật, xây dựng mô hình đường cầu nước ngầm, định giá giá trị, tìm ra tô tức tài nguyên và đề xuất chính sách quản lý tài nguyên nước ngầm.

1.5. Cấu trúc của khóa luận

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:

            Chương1. Mở đầu

            Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.

            Chương 2. Tổng quan

Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo và tổng quan về huyện Hóc Môn.

Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

            Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: đặc điểm tự nhiên và trữ lượng nước ngầm ở các tầng chứa nước; Tình hình khai thác và xu hướng biến đổi về chất lượng và động thái nước; Dự báo sự suy giảm mực nước ở hai tầng; Xây dựng mô hình đường cầu nước ngầm cho xã hội; Xác định giá trị và tô tức tài nguyên nước. Cuối cùng là một số đề xuất.

Chương 5. Kết luận và kiến nghị

            Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác và quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm.

 

 

Page 19: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

 

CHƯƠNG 2TỔNG QUAN

 

 

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Nhìn chung các nghiên cứu về nước ngầm ở nước ta và tại TP.HCM từ trước cho đến nay đã có nhưng những nghiên cứu để tìm ra những chính sách quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên này cũng như phân tích vấn đề kinh tế trong quản lý tài nguyên nước ngầm thì không nhiều. Bên cạnh đó, nguồn số liệu thứ cấp cần thiết không sẵn có và khó thu thập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện, đề tài chỉ tham khảo các nghiên cứu của những tác giả, nhóm tác giả dưới đây:

Liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất công trình miền nam, 2007, nghiên cứu về quy hoạch và sử dụng nước ngầm tại TP.HCM đã dùng các công cụ kỹ thuật trong quan trắc, đo lường trữ lượng và chất lượng nước dưới đất của Thành Phố. Thông qua các mũi khoan thăm dò nhóm tác giả cũng tính được chiều dày các tầng chứa nước, các thông số địa chất thủy văn tại huyện Hóc Môn và khu vực TP.HCM. Đây là nguồn số liệu thứ cấp cần thiết cho nghiên cứu của đề tài trong việc tính toán trữ lượng.

Rosalina Palanca – Tan và Germelino M.Bautista, 2003, nghiên cứu về phương án đo lường và cấp phép sử dụng nước ngầm tại Thành Phố Caganyan de Oro, Philippines . Nghiên cứu đã điều tra tính khả thi của việc đo lường nước và thu phí  khai thác nước ngầm. Từ đó định hướng đề xuất lập ra hệ thống giấy phép khai thác hướng đến việc khai thác và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên này. Kết quả cho thấy với lượng nước khai thác hiệu quả là 94 ngàn m3/ngày và nếu người sử dụng sẵn lòng trả 3.31 Peso cho mỗi m3 nước thì tổng doanh thu từ việc bán giấy phép khai thác nước là 113.6 triệu Peso. Đây là một con số có ý nghĩa để thực hiện kiểm soát và bảo vệ lưu vực nước.

Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2008, nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Đề tài đã tính toán được trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm, dự báo sự sụt giảm của hai tầng chứa nước chính Plioxen trên và Plioxen dưới trong tương lai, xác định được mức giá tối ưu và giá trị tài nguyên nước ngầm trên địa bàn huyện Bình Chánh. Tuy nhiên đề tài chỉ mới tập trung chủ yếu vào cầu nước ngầm cho sinh hoạt, chưa xét đến cầu nước ngầm cho công nghiệp, nông nghiệp. Điều này có thể chưa phản ánh hết được nhu cầu nước ngầm của toàn địa bàn nghiên cứu. Thế nhưng đề tài cũng đã giúp tôi phần nào trong việc so sánh các tham số ước lượng mô hình

Page 20: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

cầu nước ngầm cho sinh hoạt cũng như so sánh hiện trạng, nhu cầu sử dụng nước ngầm trên hai địa bàn khác nhau.

2.2. Tổng quan về huyện Hóc Môn

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

            a) Vị trí địa lý

            Hóc Môn là huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp quận 12, phía Đông giáp huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương, ranh giới là sông Sài Gòn, phía Tây giáp huyện Đức Hoà của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.

Với vị trí là cửa ngõ vào nội thành TP.HCM, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Đông Nam Bộ; đường Xuyên Á – QL22 liên quốc gia từ Campuchia qua Tây Ninh vào TP.HCM và nối liền đường quốc gia 1A đi các tỉnh đã tạo nên cầu nối giao lưu kinh tế quan trọng giữa Hóc Môn, TP.HCM với vùng ĐBSCL và vùng kinh tế.

            b) Tổ chức hành chính

            Hóc Môn có tổng diện tích tự nhiên là 109,43 km2 (2008). Huyện gồm có 11 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Tân Xuân, Tân Thới Nhì và thị trấn Hóc Môn.

            c) Địa hình

            Trên địa bàn có 3 loại hình chính:

Vùng gò cao: có cao trình từ 8 -10 m: có diện tích 277 ha, chiếm 1,53% diện tích tự nhiên, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ sở công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung.

Vùng triền có cao trình từ 2 – 8 m: có diện tích 5.719 ha, chiếm 53,38 % diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư.

Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2 m: có diện tích 4.923 ha, chiếm 45,09% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, hoa màu, trồng cây hàng năm.

d) Khí hậu

Page 21: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Huyện Hóc Môn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa; nhiệt độ cao và ổn định.

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều. Mưa tập trung nhất vào tháng 8, tháng 9 và thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thoát nước không tốt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô mực nước ngầm xuống thấp nên dẽ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là sản xuất nông nghiệp phải khai thác nước tưới bằng giếng.

e) Khí tượng - thủy văn

Trên địa bàn huyện có 6 sông rạch chính, tập trung nằm ở phía Bắc và phía Đông huyện. Trong đó tuyến đường thủy quan trọng nhất là sông Sài Gòn chạy qua các xã phía Bắc của huyện. Nối kết với sông Sài Gòn là hệ thống kênh rạch: Rạch Hóc Môn, Rạch Tra, Rạch Bà Hồng, Kênh Thầy Cai, Kênh An Hạ. Trên hệ thống sông này cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước Tân Hiệp từ đó cung cấp nước cho Thành phố. Đây là một trong nét đặc trưng quan trọng trong quá trình phát triển của huyện.

f) Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: gồm những nhóm đất chính:

Nhóm đất xám: là một trong hai nhóm đất chính của huyện, có tổng diện tích là 5.062,01 ha, chiếm 46,26 % diện tích tự nhiên.

Nhóm đất phù sa: 5.067,59 ha, chiếm 46,31% diện tích tự nhiên, bao gồm đất phù sa và đất phèn. Trong đó loại đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao.

Nhóm đất vàng nâu có diện tích 615,72 ha, phân bố ở các vùng gò, chủ yếu trồng cây lâu năm.

Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: huyện có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nguồn nước dồi dào nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn, việc sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt rất hạn chế.

Nguồn nước ngầm: phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở độ sâu 100-300 m, trong đó có nơi 20-50 m, trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày.

Tài nguyên rừng: đất rừng hiện nay ở huyện có tổng diện tích 146,99 ha, chủ yếu đất trồng rừng sản xuất phân bố ở xã Tân Thới Nhì thuộc khu vực Nông trường Nhị Xuân và xã Đông Thạnh.

Page 22: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Tài nguyên khoáng sản: không nhiều, chủ yếu là vật liệu xây dựng như: sắt, gạch, ngói, cát, sỏi, mỏ Cao lanh, tiềm năng khai thác ít, phù hợp với quy mô khai thác vừa và nhỏ.

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

      a) Cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển các ngành

Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện Hóc Môn trong những năm gần đây dần ổn định, tốc độ phát triển khá cao, từng bước hòa nhập và phát triển định hướng chung của thành phố.

Tổng giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện năm 2008 đạt 13.475.080 triệu đồng gấp 2,2 lần năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 22,5%.

Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất Các Ngành Kinh Tế Chủ Yếu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngành 2004 2005 2006 2007 2008

1. CN-TTCN 592.253 802.337 1.027.032 1.278.747 1.450.776

2. Nông nghiệp 202.066 222.567 215.255 240.950 244.880

3. TM-DV 5.121.802 5.999.620 7.578.290 9.336.000 11.672.600

4. Xây dựng cơ bản 170.057 150.503 126.620 122.900 106.824Tổng GTSX 6.086.178 7.175.027 8.947.197 10.978.597 13.475.080

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hóc Môn

 

Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu phát triển kinh tế hiện nay của huyện là Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ, Nông nghiệp. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện có xu hướng chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa ngoại thành. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và ngành Thương mại –Dịch vụ, tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp.

Thực trạng phát triển các ngành

Nông nghiệp

Page 23: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2008 là 244.880 triệu đồng, tăng 1,1 lần so với năm 2004. Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng, chăn nuôi trở thành ngành phát triển chính và chiếm tỷ trọng cao 61,51 %.

Bảng 2.2. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Giai Đoạn 2004 – 2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Trồng trọt 80.980 87.298 85.446 86.561 88.406

Chăn nuôi 121.086 135.269 129.809 154.389 156.474

Tổng 202.066 222.567 215.255 240.950 244.880

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hóc Môn

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Quy mô giá trị sản lượng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tính theo giá cố định từ 592.253 triệu đồng tăng lên 1.450.776 triệu đồng năm 2008 (không tính giá trị sản lượng của các doanh nghiệp có trụ sở ngoài huyện), gấp 2,45 lần so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 57,9 % tổng giá trị kinh tế. Trong những năm qua giá trị phát triển sản xuất ngành CN- TTCN tăng mạnh làm thay đổi diện mạo của huyện, góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

 

Bảng 2.3. Tỷ Trọng Các Ngành CN – TTCN Trên Địa Bàn Huyện

                                                                                    Đơn vị tính: %

STT Ngành 2004 2005 2006 2007 2008

1 Chế biến thực phẩm 34,26 36,73 34,18 38,86 38,65

2 Dệt – may 22,63 19,93 22,05 19,37 18,82

3 Nghề truyền thống 21,81 24,19 23,67 21,67 22,00

4 Chế biến gỗ- lâm sản 8,39 1,79 9,92 8,66 7,84

5 Nhựa – cao su 12,91 38,64 10,18 11,44 12,69

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hóc Môn

Page 24: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Trong việc đầu tư lĩnh vực sản xuất CN – TTCN trên địa bàn các xã, thị trấn, huyện đang nổ lực đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết tháo gỡ các thủ tục hành chính về đất đai xây dựng nhà xưởng đăng ký kinh doanh nên thu hút hàng năm hàng trăm đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, thị trấn.

Thương mại – Dịch vụ

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã đẩy TM- DV phát triển; nhiều dịch vụ đi kèm với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người dân mang lại hiệu quả cao: dịch vụ nhà trọ, dịch vụ điện thoại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải hàng hóa hành khách,…tăng trưởng bình quân hàng năm là 21,85% năm, gấp 8 lần so với năm 2000.

Tổng mức hàng hóa bán ra năm 2008 đạt 11.672,6 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 5.096.000 USD. Số cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn nhà hàng trên địa bàn huyện có sự tăng nhanh về số lượng từ 7.711 cơ sở năm 2004 lên 10.518 cơ sở năm 2008 tăng 2.807 cơ sở.

b) Tình hình dân số - lao động – xã hội

Dân số

Theo thống kê của huyện, dân số huyện Hóc Môn năm 2008 có 307.584 người, trong đó nữ chiếm 51,02% dân số, nam chiếm 48,98%. Mật độ dân số trung bình 2.811 người/km2. Mật độ dân số phân bố không đều theo các đơn vị hành chính, cao nhất là xã Trung Chánh 15.095 người/km2, thấp nhất là xã Nhị Bình 1.229 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm 2008 là 12,71%.

Lao động

Tổng nguồn lao động: 157.870 người, chiếm 77,31% dân số toàn huyện:

Dưới tuổi lao động (13-17 tuổi): 21.127 người, chiếm 13,37% tổng nguồn lao động.

Trong độ tuổi lao động (nam 18-60, nữ 18-55): 118.230 người, chiếm 74,86 % tổng nguồn lao động và chiếm 56,23% so với tổng số dân toàn huyện. Trên độ tuổi lao động: 18.571 người, chiếm 11,76 % tổng nguồn lao động. Hàng năm huyện giải quyết trung bình cho 3.500 – 4.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm, còn 2,84%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Page 25: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Giao thông vận tải

Hệ thống đường bộ có 392,8 km đường các loại, trong đó đường giao thông nông thôn 248,8 km chiếm tỷ trọng 71 %. Mật độ trung bình đường giao thông là 3,6 km/km2. Địa bàn huyện tập trung các tuyến giao thông huyết mạch, cửa ngõ giao thương với Thành phố, với các tỉnh Miền tây, Tây Ninh sang Campuchia.

Hệ thống điện và bưu chính viễn thông

Huyện Hóc Môn được cung cấp điện từ hệ thống điện miền Nam , nhận điện từ các trung tâm cung cấp điện.

Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Vùng phủ sóng vô tuyến viễn thông phục vụ mạng lưới điện thoại di động khá rộng bao trùm toàn bộ địa bàn huyện.

2.3. Đánh giá khái quát chung

2.3.1. Thuận lợi

Huyện có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư khá mạnh và đồng bộ; có tiềm năng đất đai, lao động, cùng với các loại hình thương mại – dịch vụ đang trên đà phát triển sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện trong giai đoạn 2006-2010, 2010-2020.

2.3.2. Khó khăn

Kinh tế huyện có sự tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững. Sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực sẽ gây áp lực cạnh tranh của sản phẩm ngày càng quyết liệt. Mặt trái của cơ chế thị trường và tốc độ đô thị hóa đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh – trật tự, đất đai, môi trường, quản lý, dân số, lao động.

 

 

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

Page 26: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

 

            Chương này của khóa luận sẽ trình bày chi tiết các vấn đề lý luận liên quan đến tài nguyên nước ngầm và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà khóa luận sử dụng để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nội dung trình bày đi theo trình tự: mở đầu là những khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến tài nguyên nước ngầm, tầm quan trọng của việc định giá nước; Kế đến là lý luận về đường cầu, đường cung, cân bằng thị trường; Và cuối cùng là các phương pháp nghiên cứu cụ thể được ứng dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu.

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến tài nguyên nước ngầm

            a) Tài nguyên nước

            Tài nguyên nước là tất cả các nguồn nước được khai thác để phục vụ cho các hoạt động của con người bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của  một nước, một lưu vực, một vùng hay một địa phương.

b) Nước dưới đất (nước ngầm)

            Nước dưới đất  là loại nước tích tụ trong các lớp đất đá dưới sâu trong lòng đất, nước tích tụ làm đất ẩm ướt và lấp đầy những lỗ trống trong đất. Phần lớn nước trong các lỗ trống của lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ và phần còn lại dưới ảnh hưởng của trọng lực, di chuyển tới các lớp nham thạch nằm sâu bên dưới làm bảo hòa hoàn toàn các lỗ hổng bên trong cho các lớp đá này ngậm nước tạo nên nước ngầm. Quá trình hình thành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vài chục đến hàng trăm năm (Nguyễn Việt Kỳ, 2006).

 

 

c) Đặc tính nước ngầm

Trong nước ngầm thường có chứa một lượng nào đó các chất khí và chất khoáng hòa tan. Nếu khối lượng đó nhỏ hơn 1 g/l đó là nước ngọt, từ 1 – 50 g/l gọi là nước khoáng và trên 50 g/l gọi là nước muối. Các loại nước ngầm đều có thể vận động trong các lỗ hỗng, kẽ nứt và các tầng chứa nước. Mặt khác, nếu trong thành phần nước ngầm có hòa tan khí CO2 hoặc các axít khác thì chúng có thể hòa tan một số đất đá. Dưới tác dụng tổng hợp của những tác động đó, nước ngầm gây ra một số quá trình địa mạo và làm xuất hiện những dạng địa hình độc đáo.

Page 27: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

d) Khái niệm về trữ lượng nước ngầm và các công thức tính toán

Khi nói đến trữ lượng nước dưới đất, chúng ta quan tâm đến lượng nước tồn tại và vận động trong các lớp đất đá dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong lỗ hổng của các lớp đất đá có nhiều loại nước khác nhau nhưng người ta thường khai thác nước trọng lực để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nên khi nói đến trữ lượng thường bao hàm nước trọng lực trong vỏ trái đất. Đánh giá trữ lượng nước dưới đất các nhà địa chất thủy văn thường quan tâm đến các trữ lượng sau đây:

Trữ lượng khai thác: là lượng nước dưới đất tính bằng m3/ngày có thể nhận được nhờ các công trình khai thác nước dưới đất hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật, ứng với lượng nước khai thác đã định và chất lượng nước thỏa mãn yêu cầu trong quá trình khai thác tính toán. Tùy thuộc vào điều kiện địa chất thủy văn và hệ thống phân bố các công trình khai thác so với biên giới của tầng chứa nước mà trữ lượng khai thác có thể được hình thành từ các nguồn trữ lượng tĩnh và động khác nhau (Đoàn Văn Cánh và Phạm Quý Nhân, 2003). Với đăc trưng về điều kiện tự nhiên, địa chất thủy văn của địa bàn nghiên cứu nên đề tài chỉ quan tâm đến trữ lượng động tự nhiên, trữ luợng tĩnh đàn hồi, trữ lượng tĩnh trọng lực.

Trữ lượng động tự nhiên: là lượng cung cấp của các tầng chứa nước trong điều kiện chưa bị phá hủy bởi khai thác. Trữ lượng động tự nhiên bằng tổng các yếu tố cân bằng tự nhiên của tầng chứa nước (thấm từ mưa, thấm từ sông và các khối mặt). Trữ lượng động tự nhiên cũng có thể được xác định bằng lưu lượng dòng chảy nước dưới đất, hoặc bằng tổng lượng thoát của các yếu tố cân bằng nước (lượng bốc hơi, lượng thoát của mạch nước, lượng xuyên thấm vào các tầng chứa nước lân cận). Đây là lượng nước khai thác bền vững không làm ảnh hưởng đến trữ lượng tĩnh của tầng chứa. Nếu khai thác vượt mức này sẽ làm cho mực nước tĩnh của tầng chứa bị hạ thấp dần, làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Trữ lượng động tự nhiên được tính theo công thức tổng quát sau:

Qđtn =K*F*I                                                   (1)

Trong đó: Qđtn – trữ lượng động tự nhiên

                  K – hệ số thấm của đất đá (m/ngày)

                  I – độ dốc thủy lực của mặt nước

                  F – diện tích mặt cắt (m2).

Trữ lượng tĩnh: là lượng nước chứa trong lỗ hổng của các lớp đất đá được phép khai thác trong thời gian quy ước. Trữ lượng tĩnh của nước dưới đất có thể được xem như một mỏ khoáng sản, càng khai thác sẽ làm cho trữ lượng tài nguyên càng vơi dần và một ngày

Page 28: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

nào đó sẽ cạn kiệt hoàn toàn. Trữ lượng tĩnh có 2 yếu tố là trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh đàn hồi: Qt = Qttl + Qtđh.

Trữ lượng tĩnh trọng lực: là lượng nước tồn trữ trong các lỗ hổng của tầng chứa nước khi mà tầng chứa nước không bị nén. Lượng nước này được tính toán theo công thức sau:

Qttl = α*µ*m*F/T                                     (2)

Trữ lượng tĩnh đàn hồi: là lượng nước chứa trong lỗ hổng của tầng chứa nước áp lực được thoát ra khi giảm áp lực của tầng chứa nước. Có thể xác định trữ lượng tĩnh đàn hồi theo công thức sau:

Qtdh = µ*F*h/T                                        (3)

 Các thông số trong công thức (2) và (3) có ý nghĩa như sau:

+       Qttl, Qtđh: lần lượt là trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh đàn hồi

+       µ: hệ số nhả nước

+       m: bề dày của tầng chứa nước

+       F: diện tích tầng chứa nước

+       T: thời gian khai thác

+       α: hệ số cho phép xâm phạm tĩnh

+       h: chiều cao cột áp tính từ nóc tầng chứa nước

Đối với tầng nước không áp thì chỉ có trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh bằng trữ lượng tĩnh trọng lực.

Trữ lượng khai thác tiềm năng: là tổng lượng nước lớn nhất có thể khai thác được. Trữ lượng này được xác định theo biểu thức:

Qtng = Qđtn + Qt                                  (4)

 Trong đó:

+       Qtng: trữ lượng khai thác tiềm năng

+       Qt: trữ lượng tĩnh

Page 29: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

+       Qđtn:trữ lượng động tự nhiên.

e) Tầm quan trọng của việc định giá nước ngầm

Trong bất kỳ thị trường nào, giá cả là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp phân phối và sử dụng tài nguyên trong xã hội một cách tối ưu. Nhưng khi một hàng hóa có giá bằng 0 hay được sử dụng miễn phí, theo quy luật kinh tế, lượng cầu về hàng hóa này sẽ tăng cao, người ta có xu hướng sử dụng nó nhiều hơn mức hiệu quả. Nước ngầm là hàng hóa không nằm ngoài quy luật đó. Khi không có giá và trong điều kiện tự do tiếp cận, nguồn tài nguyên này sẽ bị khai thác và sử dụng lãng phí dẫn đến sự cạn kiệt theo thời gian. Từ đó cho thấy việc định giá là cần thiết.

Theo lý thuyết kinh tế tài nguyên nước thì giá nước hiệu quả phải bao gồm chi phí khai thác và tô tức tài nguyên nước. Tuy nhiên, việc định giá nước ngầm và nước mặt là khác nhau: giá nước ngầm gồm cả chi phí khai thác và tô tức tài nguyên nhưng giá nước mặt chỉ có chi phí khai thác. Điều này là hợp lý bởi lẽ nguồn tài nguyên nước mặt từ các sông là vô tận. Nhưng với nước ngầm thì khác: nước ngầm được xem là nguồn tài nguyên khan hiếm, giá nước phải bao gồm cả hai thành phần trên.

f) Tô tức tài nguyên nước

Sự chênh lệch giữa giá nước với chi phí biên của khai thác và chuyển giao nước là tô tức tài nguyên nước khan hiếm (tô tức nước). Nếu cung nước là phong phú thì không có tô tức, lúc đó các đối tượng sử dụng sẽ có đủ nước sử dụng theo nhu cầu với giá bằng chi phí biên giống như trường hợp cạnh tranh hoàn toàn ở các ngành sản xuất khác (Đặng Minh Phương, 2004).

g) Quản lý tài nguyên nước ngầm

Quản lý tài nguyên nước ngầm là phương thức tác động vào đối tượng quản lý (nước ngầm) bằng các công cụ thích hợp, được thực hiện trên hai phương diện: quản lý cung (chủ yếu đề cập đến các hoạt động cung cấp và xử lý nước như một hoạt động kinh tế) và quản lý cầu nước (liên quan đến nhiều cấp độ sử dụng: cá nhân, hãng, toàn xã hội). Để phục vụ cho công tác quản lý, việc định giá nước là rất cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra: nguồn nước được sử dụng mang tính hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và bền vững về mặt sinh thái.

Không giống như nước mặt, nguồn tài nguyên nước ngầm có đặc tính là khả năng phục hồi chậm, khó bị ô nhiễm hơn nước mặt. Tuy nhiên, nếu việc khai thác và sử dụng không hợp lý, một khi nguồn nước này bị ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn thì việc xử lý tầng ô nhiễm là rất khó khăn, tốn kém. Chính vì vậy, công tác quản lý là cần thiết. Và, quản lý tài nguyên nước ngầm phải xét đến cả hai mặt là trữ lượng và chất lượng nước.

Page 30: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

h) Khái niệm nhiễm bẩn nước dưới đất và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

Khái niệm nhiễm bẩn nước dưới đất: Nhiễm bẩn là thuật ngữ thường dùng cho nước dưới đất. Trên thực tế, nước vốn sạch nhưng hiện tại trở nên bẩn hoặc đang trên đường bị bẩn. Bẩn ở đây được hiểu là chất lượng nước xấu đi về mặt vật lý, hóa học, sinh học, sinh lý.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn nước dưới đất người ta thường dựa theo hàm lượng tổng Nitơ (tổng N-NO3, N-NO2 và N-NH4). Dựa trên cơ sở phân chia mức độ nhiễm bẩn của các hợp chất N, chúng ta có thể phân cấp mức độ nhiễm bẩn nước như sau:

            + Tổng Nitơ <2mg/l: nước không bị nhiễm bẩn,

            + Tổng Nitơ từ 2 đến 7 mg/l: nước nhiễm bẩn nhẹ,

            + Tổng Nitơ từ 7 đến 20 mg/l: nước nhiễm bẩn vừa,

            + Tổng Nitơ > 20 mg/l: nước nhiễm bẩn nặng (Nguyễn Văn Ngà, 2007).

Khi sử dụng nước dưới đất cho mục đích sinh hoạt, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu về vật lý, hóa học, sinh học theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam như ở phụ lục 1.

3.1.2. Một số lý luận cơ bản về đường cầu

a) Khái niệm cầu

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ (Q) mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ứng với các mức giá (P) khác nhau trong một thời gian nhất định.

b) Đường cầu

Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá và số lượng được cầu. Ứng với mỗi số lượng được cầu sẽ có một mức giá nhất định trên đồ thị.

Đường cầu có độ dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu. Và đây được gọi là luật cầu.

c) Hàm cầu

Page 31: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Mối quan hệ giữa lượng cầu và những yếu tố tác động đến nó được biểu diễn dưới dạng một hàm số được gọi là hàm cầu. Hàm cầu thể hiện lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ X (QX) phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Các yếu tố này bao gồm: Giá cả của bản thân hàng hóa, dịch vụ (PX), thu nhập của người tiêu dùng (I), giá cả hàng hóa liên quan (PY), thị hiếu của người tiêu dùng (T), số lượng người tiêu dùng (N), các kỳ vọng về các yếu tố nói trên (ED).

Trong đó, tác động của yếu tố giá (PX) sẽ làm di chuyển dọc theo đường cầu. Các yếu tố còn lại như: thu nhập, thị hiếu, sở thích, giá cả của các hàng hóa có liên quan, thông tin về sản phẩm thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu.

Hàm cầu thị trường được biểu diễn như sau: QXD = f(PX, I, T, PY, N, ED)

            Hàm cầu nghịch: Hàm cầu nghịch chỉ ra sự thay đổi của lượng làm ảnh hưởng đến giá. Hàm cầu nghịch có dạng: P = D(Q).

d) Cầu cá nhân và cầu thị trường (cầu xã hội)

Mỗi cá nhân có một đường cầu riêng biệt đối với một loại sản phẩm hàng hóa nhất định. Tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân theo phương ngang ta có đường cầu thị trường. Số lượng cầu thị trường bằng tổng tất cả số cầu từng cá nhân ở mức giá đó. Đường cầu thị trường cho thấy tổng lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá cả thay đổi. Nếu giả sử người tiêu thụ có đường cầu cá nhân là: Q1 = D1(P),                 Q2 = D2(P),…, Qn = Dn(P), tổng số lượng cầu thị trường là: Q = Q1 + Q2 +…+ Qn = D1(P) + D2(P) +,…, + Dn(P).

3.1.3. Các hệ số co giãn của cầu

Hệ số co giãn của cầu là thông tin quan trọng đối với nhiều vấn đề kinh tế. Nó thể hiện mức độ nhạy cảm của lượng cầu một loại hàng hóa X khi các yếu tố như: giá, thu nhập của người tiêu dùng thay đổi. Nó được phân thành:

 

 a) Hệ số co giãn của cầu theo giá (ε)

Hệ số này cho biết lượng cầu về hàng hóa thay đổi bao nhiêu % khi giá của chính hàng hóa đó thay đổi 1%. Và được tính như sau:

                               

                              ε < 0 thể hiện luật cầu

            Trong đó:      : thể hiện sự thay đổi

Page 32: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

PX: giá hàng hóa X

QX: lượng cầu hàng hóa X

            Dựa trên độ lớn của ε ta có các trường hợp sau:

Nếu ε < -1 được gọi là đàn hồi (1% tăng ở giá làm giảm lượng cầu hơn 1%)

Nếu ε = -1 gọi là đàn hồi đơn vị (1% tăng ở giá làm giảm lượng cầu 1%)

Nếu  -1 < ε <0: không đàn hồi (% tăng ở giá làm giảm lượng cầu ít hơn 1%).

b) Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo

Độ co giãn của cầu theo giá chéo thể hiện độ nhạy cảm của lượng cầu của một mặt hàng đối với sự thay đổi giá của một mặt hàng khác có liên quan. Nó được tính:

Khi η <0, hàng hóa có giá pi là hàng hóa bổ sung cho hàng hóa X. Ngược lại, khi η>0, hàng hóa có giá Pi là hàng hóa thay thế cho hàng hóa X.

c) Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập

Hệ số này đo lường mức độ nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng. Nó cho biết lượng cầu về hàng hóa X tăng bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 1%. Công thức tính độ co giãn của cầu theo thu nhập:

Dựa trên giá trị của ζ ta có các trường hợp hệ số co giãn theo thu nhập như sau:

ζ >0: thể hiện thu nhập tăng thì lượng cầu về hàng hóa X tăng theo, do vậy trường hợp này X là hàng hóa thông thường,

ζ <0 : có nghĩa khi thu nhập tăng lên, lượng cầu về hàng hóa X giảm đi cho thấy X là hàng hóa thứ cấp,

ζ>1: hàng hóa X là hàng xa xỉ

ζ <1: mặt hàng X là hàng thiết yếu

0< ζ<1: Hàng hóa X là hàng thiết yếu cũng bao gồm cả hàng thông thường. Hàng hóa thiết yếu là mặt hàng mà khi thu nhập tăng thì lượng cầu về hàng hóa đó không đổi.

3.1.4. Một số lý luận cơ bản về đường cung

Page 33: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Cung là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một loại hàng hóa, dịch vụ. Đó là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xác định trong thời gian nhất định.

Trong những điều kiện như nhau giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm số gọi là hàm cung.

Cung thị trường: Là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau, bao gồm tổng số cung từ các hãng nội địa, người sản xuất và nhập khẩu ở một mức giá nhất định.

Gọi Q1 = S1(P), Q2 = S2(P), ..., Qn = Sn(P) là đường cung của n hãng khác nhau. Đường cung thị trường sẽ là: Q = Q1 + Q2 +…+Qn = S1(P) + S2(P) + …+Sn(P).

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung của hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Giá cả của bản thân hàng hóa, dịch vụ; Công nghệ; Giá cả của các yếu tố đầu vào; Chính sách thuế; Các kỳ vọng về các yếu tố trên.

3.1.5. Cân bằng thị trường

            Khi cầu đối một hàng hóa, dịch vụ nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó và thị trường ở trạng thái cân bằng khi cung hàng hóa, dịch vụ đủ thỏa mãn đối với cầu của hàng hóa đó trong một thời gian nhất định. Tại trạng thái cân bằng này, thì xác định được mức giá cân bằng (P*) và lượng cân bằng (Q*). Điểm cân bằng được xác định bằng giao điểm của hai đường cung và cầu.

3.1.6. Khái niệm dự báo

a) Khái niệm dự báo

Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai.(Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2006).

b) Tính chất của dự báo

Dự báo mang tính xác suất: Những thông tin và hiểu biết về đối tượng ở tương lai đối với chủ thể dự báo bao giờ cũng nghèo nàn hơn hiện tại. Vì vậy, dù trình độ dự báo có hoàn thiện đến đâu cũng không dám chắc rằng đánh giá dự báo là hoàn toàn chính xác. Hay nói cách khác dự báo bao giờ cũng mang tính xác suất.

Dự báo là đáng tin cậy: Xét về mặt bản chất, dự báo là sự phản ánh vượt trước, là những giả thiết về sự phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai được đưa ra trên cơ sở

Page 34: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

nhận thức các quy luật phát triển và những điều kiện ban đầu với tư cách là những giả thiết.

c) Vai trò của dự báo

Dự báo có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý. Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.     Phương pháp xác định trữ lượng nước ngầm

Phương pháp cân bằng

Nguyên tắc: Phương pháp này dựa trên cơ sở cân bằng nước của một vùng, một lưu vực sông nghĩa là lượng nước chảy vào và chảy ra trong vùng nghiên cứu là bằng nhau trong điều kiện cân bằng. Đánh giá trữ lượng khai thác bằng phương pháp cân bằng bao gồm việc xác định lưu lượng của nước dưới đất có thể nhận được nhờ các công trình khai thác trong phạm vi một vùng nào đó trong một thời hạn khai thác nhất định bằng cách thu hút nước từ một số nguồn hình thành trữ lượng. Tổng của lượng nuớc chảy vào các tầng chứa nước cho từng tầng riêng biệt và trữ lượng tĩnh cho tầng chứa nước nghiên cứu là cơ sở để nhận biết khả năng cung cấp của tầng chứa nước.

Ưu điểm: Xác định được vai trò của từng nguồn hình thành nên trữ lượng khai thác nước dưới đất và từ đó có thể đánh giá mức độ đảm bảo trữ lượng được tính bằng các phương pháp khác. Phương pháp cân bằng được sử dụng độc lập để đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất trong các cấu trúc nhỏ hữu hạn với các tầng chứa nước có hệ số dẫn nước lớn.

Nhược điểm: Phương pháp cân bằng chỉ cho phép xác định trị số hạ thấp mực nước trung bình của tầng khai thác chứ không xác định được trị số hạ thấp mực nước trong các lỗ khoan vì khi áp dụng phương pháp cân bằng của vùng nghiên cứu theo lượng nước chảy đến và thoát đi trên các ranh giới của nó. Dùng phương pháp cân bằng cũng không thể xác định được lưu lượng có thể khai thác của từng lỗ khoan. Điều đó cho thấy phương

Page 35: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

pháp cân bằng chỉ nên sử dụng kết hợp với phương pháp thủy lực để có thể xác định được lưu lượng có thể khai thác trong từng lỗ khoan.

Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên đề tài chọn phương pháp cân bằng để đánh giá trữ lượng nước dưới đất của vùng nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy

Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế. Phân tích hồi quy đo lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập hay biến giải thích). Phân tích hồi quy được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế

Kỹ thuật ước lượng hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Squares) dựa trên ba giả thiết của mô hình như sau:

Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính (theo tham số)

Xi là các biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó là không đổi. Ngoài ra không có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều hơn các biến độc lập.

            Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằng số) cho tất cả các quan sát tức là E( i)=0 và E( i

2)=0. Các biến số ngẫu nhiên i là độc lập về mặt thống kê. Như vậy, E( i j)=0 với i j. Số hạng sai số phân phối chuẩn.

Bước 2: Thiết lập mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến số

Phương trình hồi qui được trình bày ở dạng tuyến tính:

               Y= 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + …+ nXn +

                        Y: Biến số phụ thuộc

                        Xi: Biến số độc lập (i=1,2,…,k)

                  i: Hệ số ước lượng (i=0,1,2,…,k)

            : Sai số của mô hình

Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình ( i)

Page 36: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Các ước lượng này là các giá trị thực nghiệm của tham số trong mô hình. Ngoài ra, theo lý thuyết kinh tế lượng, nếu các giả thiết của mô hình đều thỏa, các hàm ước lượng i  là các hàm ước lượng tuyến tính, không thiên lệch, tốt nhất (BLUE – Best Linear Unbiased Estimation).

Bước 4: Kiểm định các giả thiết đặt ra.

Bước 5: Phân tích mô hình.

3.2.3. Phương pháp xây dựng hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt tại huyện           Hóc Môn

            Theo lý thuyết kinh tế, đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố khác có độ dốc xuống. Có nhiều dạng hàm toán học thích hợp biểu hiện mối quan hệ này như: dạng tuyến tính, dạng Cobb-Douglas, dạng nghịch đảo, semi-log, … Và dạng hàm Cobb–Douglas được sử dụng để xây dựng hàm cầu trong nghiên cứu này có dạng như sau:

Qt = e0 * Pt1 * INCOME * HHSIZEt

3 *  eεt

Chuyển sang dạng log- log:

 Ln(Qt)= β0 +β1Ln(Pt) +β2Ln(INCOMEt) + β3Ln(HHSIZEt)+εt (2)

Trong đó:

Q (m3/tháng): lượng cầu nước ngầm cho sinh hoạt trong 1 tháng của hộ gia đình

P (1000 đồng/m3): chi phí bỏ ra để có được 1m3 nước sử dụng cho sinh hoạt

INCOME (1000 đồng/người/tháng): thu nhập bình quân đầu người của hộ

HHSIZE(số người): số thành viên của hộ gia đình

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

STT Kí hiệu biến Kỳ vọng dấu hệ số

1 Ln(P) - (âm)

2 Ln(INCOME) + (dương)

3 Ln(HHSIZE) + (dương)

Page 37: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

                                                                                     Nguồn tin: Kết quả tổng hợp

            Theo hàm số trên, lượng cầu nước ngầm cho sinh hoạt phụ thuộc vào các yếu tố: giá nước, thu nhập bình quân, số người trong hộ. Sự thay đổi của các nhân tố này có ảnh hưởng đến lượng nước ngầm sử dụng hàng tháng của mỗi hộ. Cụ thể:

 Nhân tố thứ nhất là giá nước ngầm (P): đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu nước ngầm, khi giá nước (chi phí khai thác) tăng, lượng cầu về nước giảm thể hiện luật cầu. Vì vậy, ta kỳ vọng hệ số hồi quy của biến này (β1) mang dấu âm. Trong mô hình log-log hệ số này chính là độ co giãn của cầu theo giá, kỳ vọng -1<β1<0 vì nước sinh hoạt là hàng hóa thiết yếu.

Thứ hai là thu nhập của người tiêu dùng (INCOME): Khi thu nhập tăng lên, người ta có điều kiện để tiêu dùng nhiều hơn. Mặt khác, nước sinh hoạt không phải là hàng hóa thứ cấp nên lượng cầu nước sẽ tăng lên khi thu nhập tăng, kỳ vọng hệ số β2>0.

Thứ ba là số người trong hộ (HHSIZE): Hộ gia đình càng có nhiều thành viên thì nhu cầu nước sinh hoạt hàng tháng cho cả hộ càng nhiều. Vì vậy ta kỳ vọng hệ số β3 trong mô hình mang dấu dương.

3.2.4 Phương pháp xây dựng hàm cầu nước ngầm cho tưới tiêu

a) Xây dựng mô hình ước lượng hàm năng suất

            Áp dụng phương pháp hồi qui để xây dựng hàm năng suất rau của vùng. Mô hình được xây dựng dạng hàm Cobb-Douglas như sau:

Yt = e* X1* X2

2  * X3* X4

4  * X55 * X6

6 * X77 * eεt

Hay:

Ln(Yt) = β0 + β1Ln(X1) + β2Ln(X2) + β3Ln(X3) + β4Ln(X4) + β5Ln(X5) + β6Ln(X6) + β7Ln(X7 ) + εt

Trong đó:   Y: Năng suất rau (kg/1000m2)

X1: Nước tưới (m3/1000m2/ vụ)

                     X2 : Lượng phân lân (kg/1000m2/ vụ)

                            X3 : Lượng phân gà (bao/1000m2 / vụ)

Page 38: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

                     X4: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (1.000đ/1000m2/ vụ)

                            X5: Công chăm sóc (giờ/1000m2/ vụ)

X6: Chất lượng đất

X7: Kinh nghiệm canh tác (năm)

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

STT Biến Số Kí hiệu biến Kỳ vọng dấu hệ số1 Ln(Nước tưới) Ln(X1) +/- (dương/ âm)2 Ln(Lượng phân lân) Ln(X2) +/- (dương/ âm)3 Ln(Lượng phân gà) Ln(X3) +/- (dương/ âm)4 Ln(Chi phí thuốc BVTV) Ln(X4) +/- (dương/ âm)5 Ln(Công chăm sóc) Ln(X5) + (dương)6 Ln(Chất lượng đất) Ln(X6) + (dương)7 Ln(Kinh nghiệm) Ln(X7) + (dương)

Nguồn: Kết quả tổng hợp

Lý giải

            Nước tưới: nước là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rau xanh. Nếu lượng nước tưới được cung cấp đầy đủ sẽ làm cho sản lượng tăng, nhưng nếu nước quá nhiều thì có thể gây ngập úng, ảnh hưởng ngược trở lại đến năng suất rau. Vì vậy biến này có dấu kỳ vọng dương hoặc âm.

            Phân bón: là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rau, nó giúp cho rau tăng trưởng nhanh, tươi tốt, cho năng suất cao, đồng thời cải thiện phần nào chất lượng đất canh tác. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và đến một mức nào đó cũng sẽ không làm cho năng suất tăng nữa. Vì vậy dấu kỳ vọng dương hoặc âm.

Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BVTV giúp nhà nông phòng chống được các loại sâu, bệnh gây hại cây trồng, cho năng suất cao. Nếu sử dụng thuốc ở mức thích hợp sẽ làm tăng năng suất rau, nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại. Dấu kỳ vọng dương hoặc âm.

Công chăm sóc: Mang dấu dương vì nếu cùng một diện tích mà vườn nào được chăm sóc tốt hơn sẽ cho năng suất cao hơn.

Page 39: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Chất lượng đất: mang dấu kỳ vọng dương vì đất càng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Từ đó cho năng suất cao hơn.

            Kinh nghiệm: Những người làm nghề nông lâu năm chắc chắn họ tích lũy nhiều kinh nghiệm và năng suất chắc chắn sẽ cao hơn. Nó cũng được kỳ vọng mang dấu dương.

            b) Xây dựng hàm cầu nước tưới cho trồng rau

Từ hàm năng suất rau trên, cố định các biến X2, X3, X4, X5, X6, X7  theo giá trị trung bình của nó. Và đặt:

               A = e0 * X2* X3

3 * X4* X5

5 * X66 * X7

*eεt

Từ đó có được hàm năng suất rau theo biến nước (X1) như sau:

Từ đó suy ra hàm năng suất biên theo biến X1

           

 Hàm doanh thu

Doanh thu = Năng suất*Giá rau

        TR = Y*PY

Nếu gọi MRX1 là doanh thu biên theo biến X1 thì hàm doanh thu biên theo biến X1 có dạng như sau:

           

Như vậy, doanh thu biên sẽ bằng năng suất biên nhân với giá đầu ra.

Hàm chi phí: Công thức tổng chi phí được viết như sau:

Tổng chi phí = Chi phí biến đổi + chi phí cố định

Hay     TC = TVC + TFC

Mặt khác:      

Với Xi là yếu tố đầu vào i và PXi là giá của chúng.

Hàm chi phí biên theo biến X1 được viết như sau:

Page 40: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Trong đó: X1  là yếu tố đầu vào nước, và P1 là giá nước.

Điều kiện tối ưu hóa lợi nhuận:

 Lợi nhuận = doanh thu – Tổng chi phí

            Profit = TR – TC

            Profit = TR – TVC – TFC

Lợi nhuận tối đa theo X1:

Như vậy để tối ưu hóa lợi nhuận thì doanh thu biên theo biến X1 bằng với chi phí biên theo biến X1. Để tiện gọi ta gọi biến X1 là W, điều kiện tối ưu được viết lại như sau:

      

                                   (*)

Hàm (*) chính là hàm cầu nước tưới cho trồng rau vì nó thể hiện đúng theo qui luật lợi ích biên giảm dần. Ở đây lợi ích biên của việc sử dụng nước chính là lợi nhuận biên theo biến nước tưới. Hàm cầu được thể hiện ở phương trình (*) là hàm cầu nghịch. Như vậy, hàm cầu thuận được viết lại như sau:

(*)            

3.2.5. Xây dựng đường tổng cầu nước ngầm cho toàn huyện Hóc Môn

            a. Trường hợp nước ngầm cho sinh hoạt của toàn huyện

Cầu sinh hoạt cho toàn huyện là tổng cầu của tất cả các hộ trên địa bàn huyện. Nhân tổng số hộ dân trên toàn huyện vào vế phải của phương trình đường cầu nước ngầm cá nhân cho sinh hoạt đã được xây dựng ở trên ta được đường cầu thị trường nước ngầm cho sinh hoạt:

                            Qsh =  Tổng số hộ dân *A*P-

b. Trường hợp nước ngầm cho trồng rau của huyện

Tương tự như cầu nước ngầm cho sinh hoạt của huyện, nhân tổng diện tích trồng rau (S) của huyện vào vế phải của phương trình hàm cầu nước cho trồng rau đã được xây dựng ở trên ta được đường cầu thị trường nước ngầm cho tưới tiêu trong nông nghiệp:

                                              

Page 41: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

c. Lượng cầu nước ngầm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và khu công nghiệp trên địa bàn huyện

d. Tổng cầu nước ngầm cho toàn huyện Hóc Môn

QD = Qsh + Qtt + QDN

3.2.6. Phương pháp định giá nước ngầm tại mức khai thác bền vững

            Giá nước ngầm được xác định tại giao điểm của đường cung bền vững và đường cầu thị trường. Trong đó lượng cung được cố định tại trữ lượng động nên đường cung có dạng thẳng đứng. Còn tổng cầu được xác định dựa trên tổng của các phương trình đường cầu cá nhân được xây dựng.

Đường cầu là đường sẵn lòng trả biên, diện tích dưới đường cầu là tổng mức sẵn lòng trả hay cũng chính là giá trị tài nguyên. Nếu khai thác ở trữ lượng bền vững, hàng năm nguồn tài nguyên mang lại cho con người giá trị như nhau, giả định là a. Tổng giá trị tài nguyên chính là dòng tiền đều theo thời gian, giá trị này được tính bằng công thức tính dòng tiền đều rút gọn là a/r (trong đó: r là suất chiết khấu xã hội).

3.2.7. Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian

Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Thông thường để tiến hành dự báo cho một đối tượng, nhà nghiên cứu thường dùng nhiều phương pháp khác nhau để dự báo, chúng có tác dụng kiểm tra nhau. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kiến thức, trong nghiên cứu này đề tài chỉ tiến hành dự báo bằng phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian.

Phương pháp này dựa vào số liệu quá khứ dự báo cho tương lai, giả định rằng xu hướng ở hiện tại cũng xảy ra cho tương lai. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng hàm. Phương pháp phân tích hồi quy đơn là một trong những công cụ phổ biến nhất cho mô hình hóa mối quan hệ tuyến tính hay xu thế. Ở đây, chúng ta giới hạn chỉ nghiên cứu những mô hình có tham số không thay đổi theo thời gian, sử dụng biến thời gian làm biến giải thích.

Dạng hàm được xác định từ diễn biến thực tế của số liệu có thể là :

Xu hướng dạng tuyến tính đơn giản                                                                                      Y= a + b*t + ut

Xu hướng dạng bậc 2                                                                                                             Y=a + b*t + c*t2 + ut

Page 42: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Xu hướng dạng hàm số mũ                                                                                                    Y= a*tb  + ut

Trong đó:

                        Y: mực nước tĩnh của tầng chứa nước được nghiên cứu

                        t: là biến thời gian

                        a, b, c là các tham số; ut là sai số của phương trình hồi quy.

Phương pháp phân tích hồi quy được dùng để xây dựng hàm dự báo. Trong đó, mối quan hệ tuyến tính thể hiện mức độ và chiều hướng giữa Y và t có thể đo lường và kiểm định. Giả định Yt tuân theo phân phối chuẩn chỉ tiêu này là hệ số tương quan Pearson (r) dao động trong {+1:-1}. Nếu r gần bằng +(-)1 thì có mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ với t có thể là thuận hoặc nghịch.

Trường hợp chuỗi thời gian tuân theo xu thế đường cong, các dạng hàm thường được dùng để dự báo là:

Dạng sai phân bậc 1: ∆Yt =  α  + β1*t + ut

Trong đó:

∆ : là giá trị dự báo từ chuỗi sai phân bậc 1 của chuỗi sai phân bậc 1 tại thời đoạn t+1.

∆Yt: là giá trị sai phân bậc 1 của chuỗi thời gian gốc tại thời đoạn t.

: là giá trị dự báo của chuỗi thời gian gốc tại thời đoạn t+1.

Ngoài ra còn có dạng: mô hình logistic, mô hình hồi quy bội cho xu thế đường cong.

Mô hình dùng để dự báo tuân theo các giả định cổ điển như đã trình bày trong phương pháp phân tích hồi quy ở 3.2.1.

3.2.8. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

            a) Số liệu sơ cấp

            Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẵn. Đối tượng được điều tra là các hộ gia đình tại huyện Hóc Môn sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt và tưới tiêu. Việc điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành trên các xã của huyện Hóc Môn là: Tân Hiệp, Thới Tam

Page 43: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Thôn, Xuân Thới Sơn, Thị Trấn Hóc Môn, Bà Điểm và Trung Chánh. Tổng số mẫu điều tra là 180 mẫu.

            b) Số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, các bài báo, Liên đoàn Địa chất thủy văn Miền Nam, Sở Tài Nguyên Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh, các phòng ban của huyện Hóc Môn, các cơ quan có liên quan như: phòng Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trường.

c) Xử lý số liệu: số liệu thu thập được sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel. Dùng phần mềm Eviews 3.0 để ước lượng mô hình và kiểm định độ tin cậy của mô hình. Ngoài ra, đề tài còn dùng một số phương pháp khác: Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp.

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

 

 

            Đây là chương trọng tâm trong phần nội dung chính của khóa luận. Chương này sẽ trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận. Nội dung trình bày đi theo trình tự như sau: Phần đầu là đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm và ước tính tổng trữ lượng nước nhạt;  Kế đến là tình hình khai thác và xu hướng biến đổi động thái nước; Theo sau đó, khóa luận đi vào xây dựng và phân tích hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt,tưới tiêu và tổng cầu xã hội; Kết quả phân tích hàm cầu và trữ lượng động tính ở phần đầu là cơ sở để khóa luận tìm ra giá nước tối ưu và giá trị tài nguyên nước ngầm ở phần tiếp theo. Và cuối chương là một số đề xuất giải pháp.

4.1. Đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm và ước tính tổng trữ lượng nước nhạt huyện Hóc Môn

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm huyện Hóc Môn

            Dựa vào kết quả nghiên cứu của Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam, tài nguyên nước dưới đất của huyện Hóc Môn được chia ra thành 5 phân vị địa tầng địa chất thủy văn:

Tầng chứa nước Holoxen (QIV)

Tầng chứa nước Pleixtoxen (Q1-III)

Page 44: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Tầng chứa nước Plioxen trên điệp Bà Miêu (N22 - bm)

Tầng chứa nước Plioxen dưới hệ tầng Nhà Bè (N12 nb)

Tầng trong đá gốc Mezozoi (MZ)

a)     Tầng chứa nước Holoxen (QIV)

Tầng này phân bố rộng rãi trong vùng công tác, chiếm 50% diện tích vùng. Chiều dày tầng chứa nước biến đổi lớn từ 2,4 đến 31m, bề dày trung bình 12,5m. Thành phần đất đá là bột, bột sét, bột cát, bùn sét, màu xám đen, nâu đen, đôi chỗ lẫn cát hạt mịn và sạn sỏi latêrít, một vài nơi lẫn mùn thực vật có màu đen hay xám đen.

Về mức độ chứa nước, qua khảo sát các giếng cho thấy đây là tầng chứa nước kém, mực nước thí nghiệm ở các giếng đào trong tầng này tỷ lưu lượng q = 0,012 l/sm đến 0,03 l/sm. Nước chủ yếu từ các thấu kính cát được nước mưa thấm xuống cung cấp. Nước dưới đất trong tầng Holoxen chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặt (sông Sài Gòn, kênh rạch) nên động thái biến động khá rõ, biên độ dao động từ 0,5m đến 1m. Khi triều xuống vào mùa khô mực nước rút dần. Nước của tầng này không có quan hệ với nước của tầng nằm dưới. Đây là tầng chứa nước yếu, chiều dày mỏng, phân bố không liên tục nên không có giá trị cung cấp nước tập trung cho sinh hoạt và công nghiệp.

b)     Tầng chứa nước Pleixtoxen (Q1-III)

Tầng chứa nước Pleixtoxen phân bố rộng khắp ở những vùng có bề mặt địa hình cao từ 5m đến 15m. Thành phần thạch học gồm phần trên là bột sét, bột cát bị phong hóa latêrít có màu vàng, xám vàng chứa nước kém. Phần dưới là cát hạt trung, hạt thô đôi chỗ lẫn sạn sỏi và ít cát hạt mịn. Khả năng chứa nước tốt, chiều dày trung bình 33,16 m.

Về khả năng chứa nước, qua kết quả bơm nước thí nghiệm tại các lỗ khoan cho tỷ lưư lượng từ 0,25 l/sm đến 1,101 l/sm. Nước dưới đất trong tầng này có chất lượng tương đối tốt. Kết quả phân tích mẫu tại các giếng và lỗ khoan cho độ tổng khoáng hóa từ 0,04 g/l đến 0,27 g/l. Miền cung cấp cho nước dưới đất trong tầng Q1-III chủ yếu là nước mưa thấm trực tiếp qua diện lộ và nước mặt (sông Sài Gòn) cung cấp vào mùa khô. Tuy nhiên, thời gian khai thác không liên tục, thường mỗi ngày bơm 2 đến 4 giờ, khai thác mang tính chất riêng lẻ, chủ yếu phục vụ cho một số nhà máy, các điểm dân cư nhỏ, gia đình cho hệ thống cấp nước tập trung không dẫn đến được hoặc cuối nguồn, nước yếu không đủ dùng.

c)     Tầng chứa nước Plioxen trên điệp Bà Miêu ( N22 – bm)

Tầng chứa nước Plioxen trên điệp Bà Miêu phân bố rộng trên toàn vùng canh tác. Chúng bị tầng chứa nước Pleixtoxen phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng chứa nước Plioxen dưới

Page 45: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

hệ tầng Nhà Bè (N12 – nb). Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt trung đến thô lẫn sạn

sỏi, đôi chỗ xen kẹp những dải hoặc thấu kính bột, bột cát .

Về khả năng chứa nước của tầng N22 – bm, qua kết quả của bơm nước thí nghiệm thăm

dò cho lưu lượng từ 0,41 l/sm đến 4,42 l/sm  ứng với mực nước hạ thấp từ 5,68 m đến 19,9 m.

Về tính thấm, qua kết quả tính thông số địa chất thủy văn tại các chùm ở hành lang khai thác cho hệ số dãn nước Km từ 382 m2/ngày đến 1.352 m2/ngày, hệ số dãn áp a = 104 – 8*105 m2/ngày, hệ số thấm K = 10,31m2/ngày, hệ số nhả nước đàn hồi = 7*10-3. Về chất lượng nước trong tầng N2

2 – bm thuộc loại siêu nhạt đến nhạt với đới tổng khoáng hóa M = 0,05 g/l đến 0,35 g/l. Qua kết quả quan trắc cho thấy mực nước dao động theo mùa. Mùa khô nhất là các tháng 4, 5 mực nước hạ thấp từ -1,83m đến -0,45m; mùa mưa mực nước dâng cao, nhất là vào các tháng 9, 10 cao độ mực nước từ 0,46m đến 2,73m.

Đây là tầng chứa nước có diện phân bố rộng, khả năng chứa nước phong phú, chất lượng tốt, điều kiện khai thác dễ dàng nên đang được sử dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất của toàn vùng.

d)     Tầng chứa nước Plioxen dưới hệ tầng Nhà Bè (N12- nb)

Tầng chứa nước này phân bố khá rộng trên toàn bộ diện tích vùng nghiên cứu. Nhưng bị phủ kín dưới sâu từ độ sâu 137m đến 170,4m. Thành phần thạch học chủ yếu là cát từ hạt mịn đến thô lẫn sạn sỏi, đôi chỗ xen lẫn những thấu kính bột, bột cát mịn giữa có lớp cát, đây là nguyên nhân làm giảm khả năng chứa nước của tầng này. Ngăn cách giữa tầng N2

2- bm với tầng N12- nb là lớp bột, bột sét màu xám xanh, lục nhạt, vàng nâu, đôi chỗ

phong hóa laterít. Tầng này có chiều dày thay đổi từ 2m đến 17m, chiều dày trung bình 8,61m nên khả năng cách nước tốt, ngăn được mặn của tầng N1

2- nb vào tầng N22- bm

nằm ở trên. Qua kết quả bơm thí nghiệm cho thấy khả năng chứa nước của tầng có tỷ lưu lượng từ 0,12 l/sm đến 0,68 l/sm. Hệ số dãn nước Km từ 147 m2/ngày đến 253 m2/ngày. Hệ số thấm từ 1,76 đến 2,93m2/ngày. Động thái nước trong tầng dao động theo mùa, mùa khô mực nước hạ thấp từ -0,02m đến -0,65m, mùa mưa mực nước dâng cao từ 0,64m đến 0,92m. Biên độ giao động giữa hai mùa từ 0,94 đến 1,49m. Nhìn chung, tầng chứa nước Plioxen dưới hệ tầng Nhà Bè có khả năng chứa nước không lớn, nằm dưới sâu, đặc điểm thủy hóa phức tạp cho nên chưa thể là đối tượng khai thác.

e)     Nước trong đá gốc Mezozoi (MZ)

Nước trong đá gốc Mezozoi ở giai đoạn này chưa được nghiên cứu. Hầu hết các công trình mới chỉ khoan sâu vào đá gốc từ 5m đến 10m. Căn cứ vào thành phần đất đá của

Page 46: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

trầm tích Mezozoi chủ yếu là cát, bột kết nên khả năng chứa nước của chúng rất kém, không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước.

Trong 5 phân vị địa tầng địa chất thủy văn đã mô tả có 2 phân vị có triển vọng nhất là tầng chứa nước Q1-III và N2

2-bm, trong đó tầng chứa nước N22-bm là đối tượng chính để

khai thác nước tập trung. Chính vì vậy, 70% khối lượng thăm dò chủ yếu tập trung vào tầng này để làm sáng tỏ điều kiện địa chất thủy văn và tính trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng Hóc Môn.

4.1.2. Ước tính trữ lượng nước dưới đất vùng Hóc Môn

Kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy tầng chứa nước Plioxen trên là tầng chứa nước thấm xuyên có khả năng chứa nước từ giàu đến rất giàu, đã và đang được khai thác mạnh để phục vục cho sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, việc tính toán trữ lượng được tiến hành đối với tầng này nhằm đánh giá khả năng khai thác nước dưới đất và tìm ra lượng khai thác bền vững của vùng. Các thông số địa chất thủy văn sử dụng trong tính toán của khóa luận lấy từ kết quả do Liên Đoàn  ĐCTV – ĐCCT Miền Nam đo đạc tại Hóc Môn và Thành phố.

Bảng 4.1. Tổng Hợp Các Thông Số Địa Chất Thuỷ Văn của Tầng Chứa Nước

Thông số α µ (tl) µ (đh) F m hPlioxen trên 0,3 0,007 0,164 5*108 48,56 48

                                                Nguồn tin: Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam

Dựa trên các thông số có sẵn, trữ lượng nước ngầm được tính như sau:

a) Trữ lượng động

Hóc Môn chỉ là một huyện của TP.HCM, miền cung cấp lại ở rất xa. Do đó, để đơn giản, quá trình tính toán trữ lượng động ta bỏ qua các yếu tố khác, trữ lượng động chủ yếu là lượng nước mưa cung cấp. Lượng nước mưa cung cấp cho tầng chứa nước được tính toán dựa trên kết quả quan trắc mực nước dưới đất ở các trạm quan trắc quốc gia với thời gian quan trắc từ 6 đến 10 năm theo công thức sau:

Qđ = W*F (m3/ngày)

Trong đó:

F: Diện tích hứng nước mưa, được xác định theo các vùng khác nhau tùy thuộc vào mức độ xi măng hóa bề mặt địa hình. Đối với vùng đô thị như nội thành, F được lấy bằng 10% diện tích thực tế, còn các vùng khác lấy bằng 60% diện tích thực tế. Dựa theo kết quả tính

Page 47: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

toán từ các chuyên gia thuộc Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam , giá trị F tính được là 107,35 km2.

W: Cường độ thấm của nước mưa trên một đơn vị tầng chứa nước trong một đơn vị thời gian (mm/năm).

= 486,53 mm/năm (tương đương 0,001333 m/ngày).

Với: ∆h (mm) là độ dâng cao của mực nước ngầm khi được nước mưa cung cấp trong một khoảng thời gian ∆t.

        ∆z (mm): độ hạ thấp của mực nước ngầm do chảy ra trong vỉa trong một khoảng thời gian ∆t giả sử không được mưa cung cấp. Trị số này được xác định theo đồ thị quan trắc mực nước ở các trạm.

       ∆T (ngày): tổng thời gian của chu kỳ tính toán.

Trữ lượng động vùng nghiên cứu được tính:

Qđ =0,001333*107,35*106 = 143.097,55 (m3/ngày)

            Trữ lượng động được tính như trên là lượng nước khai thác bền vững về mặt kỹ thuật. Tức là khai thác mà không làm ảnh hưởng đối với các điều kiện địa chất thủy văn và môi trường xung quanh. Đây cũng chính là nguồn cung nước bền vững.

            b) Trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước

            Trữ lượng tĩnh được tính riêng cho từng tầng chứa sau đó cộng các kết quả lại ta có tổng trữ lượng tĩnh của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, tại vùng nghiên cứu tầng khai thác chính là tầng Plioxen trên, nên trong đề tài trữ lượng tĩnh chỉ được tính cho tầng này. Trữ lượng tĩnh gồm hai phần là trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh đàn hồi như sau:

            Trữ lượng này được tính theo công thức (2) và (3) (Chương 3) với các thông số chiều dày trung bình của tầng chứa m = 48,56 (m), diện tích phân bố nước nhạt F = 5*108

(m2), hệ số phóng thích nước trọng lực trung bình µ (tl) = 0,164, hệ số phóng nước đàn hồi trung bình µ (đh) = 0,007, chiều cao áp lực là h = 48 m, hệ số sử dụng trữ lượng lấy bằng α = 0,33 và thời gian khai thác là 10.000 ngày. Kết quả tính như sau:

Trữ lượng tĩnh trọng lực

            Qttl-2b =

Qttl-2b =

Page 48: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

          = 131.403,36 (m3/ngày).

Trữ lượng tĩnh đàn hồi

Qtdh-2b =

Qtdh-2b =

            = 16.800 (m3/ngày).

Tổng trữ lượng tĩnh

Qt = 131.403,36 + 16.800 = 148.203,36 (m3/ngày)                                                                     

Như vậy, tổng trữ lượng tĩnh của cả vùng là Qt = 148.203,36 (m3/ngày). Con số này cho biết trữ lượng nước chắc chắn có tại vùng trong điều kiện cân bằng. Nó giống như trữ lượng của một mỏ khoáng sản, càng khai thác sẽ làm cho trữ lượng của mỏ ngày càng ít dần; Trên thực tế nếu khai thác nước ngầm vượt quá trữ lượng động và khai thác đến trữ lượng tĩnh sẽ làm cho mực nước tĩnh trong khu vực ngày càng bị giảm và đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt.

Dựa trên kết quả trữ lượng động và trữ lượng tĩnh đã tính toán trên đây, chúng ta xác định được trữ lượng tiềm năng của vùng nghiên cứu là Qtn = 291.300,91 (m3/ngày). Đây là lượng nước tối đa có thể khai thác được trong một ngày. Kết quả tính toán là cơ sở để tính giá nước tối ưu và tô tức tài nguyên nước ngầm tại mức trữ lượng khai thác bền vững ở phần sau của đề tài.

4.2. Hiện trạng khai thác và xu hướng biến đổi chất lượng nước ngầm tại TP.HCM và huyện Hóc Môn

4.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên nước ngầm

            Theo báo cáo Quy hoạch và Sử dụng Nước ngầm TP.HCM ( Liên đoàn Địa chất Thủy văn và Địa chất Công trình Miền nam, 2007) nước dưới đất trên địa bàn TP. HCM đã được khai thác phục vụ đời sống của nhân dân thành phố và các hoạt động sản xuất từ những năm đầu của thế kỉ XX. Theo số liệu điều tra và thống kê đến năm 2008 của Sở TNMT, trên địa bàn TP.HCM có 100.000 giếng khai thác có đường kính và độ sâu khác nhau, phân bố không đều và có từ 0,08 đến 872 giếng/km2.

Tầng chứa nước Holoxen có 61 giếng đào

Tầng chứa nước Pleixtoxen có 82.924 giếng khai thác

Page 49: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Tầng chứa nước Plioxen trên có 17.010 giếng khai thác

Tầng chứa nước Plioxen dưới có 5 giếng khai thác

Trong toàn thành phố, số lượng giếng khoan khai thác nước là 82.924 giếng chiếm gần 82% số giếng khai thác. Riêng tại khu vực nghiên cứu có tổng số giếng khai thác nước dưới đất là 10.546 giếng với tổng lưu lượng là 53.712 m3/ngày. Về chất lượng nước: có 4 mẫu nước phân tích, pH thay đổi từ 4,5 – 6,77; phổ biến 4,0 – 5,5. Clorua có hàm lượng thay đổi từ 10,0 – 73,0 mg/l. Nitrit có hàm lượng 0,02 – 1,1 mg/l. Ammonium có hàm lượng 1,7 mg/l. Độ cứng có hàm lượng dao động từ 4,0 – 19,0 mg/l. Sunfat có hàm lượng 2,0 mg/l. Hàm lượng sắt thay đổi từ 0,1 – 1,53 mg/l, phổ biến 0,1 – 1,0 mg/l.

Theo như số liệu điều tra từ Sở TNMT TP.HCM năm 2008 cho biết, tổng lượng nước ngầm khai thác trên toàn Huyện Hóc Môn là 53.712 m3/ngày. Nếu so sánh với trữ lượng động đã được ước tính ở mục 4.1.2 (143.097,55 m3/ngày) ta thấy trữ lượng khai thác nước dưới đất tại vùng nghiên cứu chưa vượt quá trữ lượng động tự nhiên. Tuy nhiên, không phải vậy mà để mọi người dân hay các công ty doanh nghiệp tự do khai thác, sử dụng nước một cách lãng phí. Bởi vì nước ngầm là một tài nguyên có thể tái tạo nhưng rất chậm, nếu để tự do khai thác như hiện tại thì trong tương lai gần sẽ làm nguồn nước nơi đây cạn kiệt dần. Mặt khác, kinh tế ngày càng phát triển, số lượng các công ty doanh nghiệp ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu nước ngày càng gia tăng. Hơn thế  nữa, con số khai thác không được báo cáo của các cá nhân, các hãng có thể càng lớn hơn nhiều. Do đó, thực tế nếu không có chính sách quản lý kịp thời sẽ làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt nhanh chóng.

4.2.2. Đánh giá xu hướng biến đổi về động thái nước dưới đất tầng chứa chính ở vùng nghiên cứu

            Với hiện trạng khai thác như trên, trong thời gian tới cùng với sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp trên địa bàn, nước dưới đất càng được khai thác nhiều. Sự cạn kiệt hoàn toàn của nguồn tài nguyên này tất yếu xảy ra nếu không có các giải pháp quản lý phù hợp. Trên thực tế, số liệu tổng hợp từ các Báo cáo quan trắc của Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam những năm gần đây cho thấy động thái nước dưới đất tại TP.HCM nói chung và huyện Hóc Môn nói riêng biến đổi nhiều. Điều này được biểu hiện qua sự thay đổi của mực nước và chất lượng nước.

            a) Mực nước

            Động thái nước dưới đất do nhiều nhân tố quyết định và được chia ra nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các nhân tố nhân tạo. Nhân tố tự nhiên có tác động lớn nhất là thủy triều và khí tượng – hình thành nên kiểu dao động triều và dao động theo mùa tương

Page 50: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

ứng. Trong nhóm các nhân tố nhân tạo thì hoạt động bổ sung nguồn nước và khai thác có ảnh hưởng lớn, làm dâng hay giảm mực nước. Khi chịu ảnh hưởng của nhân tố nhân tạo đặc biệt là hoạt động khai thác nước đủ lớn, mực nước của tầng hàng năm có sự suy giảm rất đáng kể. Tại các giếng quan trắc do Đoàn địa chất 806 (thuộc Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam ) quản lý, mực nước được thu thập hàng tháng ở mỗi tầng chứa. Số liệu này được tổng hợp và tính trung bình hàng tháng được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Mực Nước Tĩnh Các Tầng Từ Tháng 01/2006 Đến Tháng 12/2009

Đơn vị: m

T/năm Tầng plioxen

trên

Tầng Plioxen

dưới

T/năm Tầng plioxen

trên

Tầng Plioxen

dưới

T/năm Tầng plioxen

trên

Tầng Plioxen

dưới01/2006 -14,27 -14,62 05/2007 -17,50 -16,37 09/2008 -19,59 -19,12

02/2006 -13,97 -14,45 06/2007 -17,68 -17,96 10/2008 -19,87 -19,25

03/2006 -14,57 -15,98 07/2007 -17,69 -16,53 11/2008 -20,02 -19,41

04/2006 -15,48 -16,85 08/2007 -18,01 -16,73 12/2008 -20,05 -19,63

05/2006 -16,38 -17,38 09/2007 -18,06 -16,90 01/2009 -20,35 -19,85

06/2006 -16,63 -17,56 10/2007 -18,45 -17,13 02/2009 -20,59 -19,98

07/2006 -17,04 -16,61 11/2007 -18,46 -17,15 03/2009 -20,73 -20,05

08/2006 -17,15 -17,11 12/2007 -18,50 -17,37 04/2009 -20,95 -20,26

09/2006 -17,29 -17,16 01/2008 -18,67 -17,42 05/2009 -21,03 -20,38

10/2006 -17,07 -16,12 02/2008 -18,71 -17,73 06/2009 -21,28 -20,45

11/2006 -16,44 -15,84 03/2008 -18,74 -17,86 07/2009 -21,46 -20,68

12/2006 -16,85 -17,36 04/2008 -18,81 -18,38 08/2009 -21,59 -20,86

01/2007 -17,23 -17,43 05/2008 -19,01 -18,60 09/2009 -21,65 -21,02

02/2007 -17,70 -16,79 06/2008 -19,29 -18,82 10/2009 -21,92 -21,16

03/2007 -18,20 -17,29 07/2008 -19,37 -18,90 11/2009 -22,01 -21,28

04/2007 -18,17 -16,00 08/2008 -19,44 -18,93 12/2009 -22,12 -21,36

  Nguồn: Đoàn địa chất 806

Page 51: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Ghi chú: Vì mực nước tĩnh được đo theo mốc từ mặt đất tính xuống nên các con số trên mang dấu âm

Kết quả quan trắc ở bảng 4.2 cho thấy mực nước ngầm ở Hóc Môn có xu hướng giảm mạnh ở các tầng chứa. Xét trong 5 tháng gần nhất năm 2009 mực nước tĩnh ở hai tầng Plioxen trên và Plioxen dưới giảm trung bình mỗi tháng gần 0,5 m. Điều này chứng tỏ lượng khai thác trên địa bàn đang dần có xu hướng vượt trữ lượng động và chuẩn bị xâm phạm vào trữ lượng tĩnh của các tầng chứa. Minh chứng cụ thể, tầng chứa nước Plioxen trên của vùng đang là đối tượng chính được khai thác cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp với nhiều giếng khoan của người dân, TTNSH & VSMT NT, nhà máy nước ngầm Hóc Môn (công suất 85.000 m3/ngày). Như vậy, mực nước tĩnh của tầng bị giảm đi nhanh chóng là hiển nhiên, kéo theo sự giảm mực nước ở tầng Pleixtoxen nằm phía trên và Plioxen dưới nằm phía dưới. Sự hạ thấp trong các tầng đó báo hiệu nguồn tài nguyên quý giá này sẽ cạn kiệt hoàn toàn trong khoảng thời gian ngắn nếu như hiện tại không có các biện pháp bổ sung nước hoặc ngăn ngừa sự suy giảm.

Từ số liệu trên, để biết được mực nước tĩnh sẽ giảm bao nhiêu mét trong những tháng của các năm kế tiếp, khóa luận sử dụng phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian dự báo độ hạ thấp mực nước ở hai tầng chứa nước, kết quả dự báo được trình bày như sau:

Phương trình hồi quy dự báo mực nước tĩnh sau khi chạy bằng phần mềm Eviews 3.0 cho kết quả:

Tầng Plioxen trên: Y2t = 15,536– 0,132*T + [AR(1)=1,006; AR(2)= -0,404] 

Trong đó: Y2 t: là mực nước ở tháng thứ t của tầng Plioxen trên,

                          T = 1,2,3…là số tháng (tháng 1 năm 2006 nhận giá trị 1),

Tầng Plioxen dưới: Y3t = -15,40 – 0,116*T + [AR(1) = 0,620]

Với: Y3t: là mực nước ở tháng thứ t của tầng Plioxen dưới,

                                 T = 1,2,3…là số tháng (tháng 1 năm 2006 nhận giá trị 1),

          Cả hai mô hình dự báo trên không vi phạm các giả thuyết cổ điển (không xảy ra tự tương quan và phương sai không đồng đều), hệ số xác định tương đối cao, biến giải thích đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê nên có thể dùng để dự báo (Phụ lục 4, 5). Giá trị dự báo mực nước tĩnh ở hai tầng trong những tháng kế tiếp thể hiện qua Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Dự báo Mực Nước Các Tầng Giai Đoạn 01/2010 – 12/2012

Đơn vị : m

Page 52: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

T/Năm Tầng Plioxen

trên

Tầng Plioxen

dưới

T/Năm Tầng Plioxen

trên

Tầng Plioxen

dưới

T/Năm Tầng Plioxen

trên

Tầng Plioxen

dưới01/2010 -22,00 -21,07 01/2011 -23,58 -22,45 01/2012 -25,17 -23,84

02/2010 -22,13 -21,18 02/2011 -23,72 -22,57 02/2012 -25,30 -23,96

03/2010 -22,26 -21,30 03/2011 -23,85 -22,69 03/2012 -25,44 -24,07

04/2010 -22,39 -21,41 04/2011 -23,98 -22,80 04/2012 -25,57 -24,19

05/2010 -22,53 -21,53 05/2011 -24,11 -22,92 05/2012 -25,70 -24,31

06/2010 -22,66 -21,64 06/2011 -24,25 -23,03 06/2012 -25,83 -24,42

07/2010 -22,79 -21,76 07/2011 -24,38 -23,15 07/2012 -25,97 -24,54

08/2010 -22,92 -21,88 08/2011 -24,51 -23,26 08/2012 -26,10 -24,65

09/2010 -23,06 -21,99 09/2011 -24,64 -23,38 09/2012 -26,23 -24,77

10/2010 -23,19 -22,11 10/2011 -24,78 -23,50 10/2012 -26,36 -24,88

11/2010 -23,32 -22,22 11/2011 -24,91 -23,61 11/2012 -26,50 -25,00

12/2010 -23,45 -22,34 12/2011 -25,04 -23,73 12/2012 -26,63 -25,12

Nguồn: Kết quả ước lượng

Kết quả cho thấy mực nước dự báo ở cả hai tầng trong những tháng của các năm tới sẽ giảm. Cụ thể, mực nước tĩnh tháng 12/2012 ở tầng Plioxen trên đạt giá trị -26,63 m và mực nước tầng Plioxen dưới tiến đến -25,12 m. Đây là một nguy cơ đối với cả người dân và các cấp chính quyền tại đây. Bởi lẽ, mực nước hạ thấp sẽ gây ra nhiều tác hại: nước ngầm chạm đến biên mặn gây nên hiện tượng nhiễm mặn; Nguy cơ sụt lún đất xảy ra làm gia tăng ngập lụt, hư hỏng các công trình ngầm và các cơ sở hạ tầng khác như nhà cửa, hệ thống thoát nước, hệ thống giao thông. Như vậy, tổng tổn hại nếu được ước tính là một con số vô cùng lớn, cần có ngay các biện pháp khắc phục khẩn cấp. Sự thay đổi mực nước ở hai tầng được minh họa qua hình 4.1 và 4.2 dưới đây.

 

 

 

 

 

Page 53: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Hình 4.1. Dự Báo Diễn Biến Mực Nước Tầng Plioxen Trên  Từ 01/2006 – 12/2012

                                                                                     Nguồn tin: Tính toán và tổng hợp           

            Qua đồ thị chúng ta thấy rằng mực nước tĩnh của tầng Plioxen trên có khuynh hướng giảm trong tương lai. Những năm trở lại đây, cùng với sự ra đời, phát triển của các KCN cùng với quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng đông nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt tăng lên. Nhưng Huyện vẫn chưa có hệ thống nước máy như các quận nội thành, nước ngầm lại càng được khai thác nhiều để phục vụ cho các hoạt động trên. Tầng Plioxen trên là đối tượng chính được khai thác tại đây nên mực nước tĩnh trong thời gian gần đây giảm đi nhanh chóng. Trong tương lai gần, khi dân số ngày càng tăng và kinh tế của vùng phát triển, mực nước tĩnh của tầng chứa này sẽ tiếp tục giảm. Điều đó đặt ra câu hỏi rằng liệu chúng ta có nên tiếp tục khai thác nguồn tài nguyên đến mức như thế không? Và cần phải có các biện pháp gì để ngăn ngừa sự suy thoái và làm cho quá trình cạn kiệt xảy ra chậm nhất.

Hình 4.2. Diễn Biến Mực Nước Tầng Plioxen Dưới Giai Đoạn 01/2006 – 12/2012

                                                                    Nguồn tin: Tính toán và tổng hợp

Qua hình 4.2 ta thấy rằng mực nước tĩnh của tầng Plioxen dưới tăng giảm không đều ở một số tháng trong năm nhưng xu hướng chung là giảm dần. Đây cũng là tầng có nhiều triển vọng trong khai thác nhưng do phân bố sâu hơn tầng Plioxen trên nên chưa được khai thác với khối lượng lớn. Tuy nhiên, mực nước tĩnh ở tầng này cũng bị giảm mạnh trong thời gian gần đây. Qua điều tra thực tế, tôi nhận thấy nguyên nhân là do lượng nước ở tầng Plioxen trên bị khai thác mạnh trong thời gian dài, một số giếng khoan ở tầng Plioxen trên khó hút nước do áp lực bị giảm. Vì vậy, người dân phải khoan sâu xuống đến tầng Plioxen dưới làm gia tăng sự giảm mực nước ở tầng này. Lí do khác là, nước thấm xuyên lên tầng Plioxen trên đang được khai thác với công suất lớn cũng làm cho mực nước tĩnh bị giảm. Kết quả dự báo trên có phần sai lệch so với thực tế nhưng diễn tả được khuynh hướng chung của mực nước là giảm trong tương lai.

b) Chất lượng nước

Cùng với sự hạ thấp của mực nước ở cả hai tầng, chất lượng nước cũng có sự biến đổi lớn. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi của các chỉ tiêu vật lý, hóa học. Cụ thể từ các bảng ở phụ lục 2 và 3 ta có:

Độ pH, hàm lượng Cl và sắt

Tầng Plioxen trên có độ PH thay đổi từ 6,67 (2007) đến 7,84 (2008) nếu so với TCVN 5044 – 1995 về nước ngầm thì số liệu này nằm trong tiêu chuẩn cho phép (từ 6-8,5). Các

Page 54: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

kết quả phân tích về hàm lượng Clorua vẫn thấp so với TCVN về nước ngầm (200-600), do đó hầu như nước ở đây không bị nhiễm mặn. Về hàm lượng sắt, thấp nhất là 16,56 mg/l (2000), cao nhất là 26,43 mg/l (2004).

Hàm lượng Nitơ

Theo số liệu quan trắc được về chất lượng nước đến năm 2007, căn cứ vào TCVN về nước ngầm, nước trong hai tầng Pleixtoxen và Plioxen trên vẫn chưa bị nhiễm bẩn hợp chất Nitơ. Tuy nhiên hàm lượng Nitơ có xu hướng giảm theo thời gian. Điều này được lý giải, trước kia khu vực này sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên nhiều loại phân bón hóa học chứa hợp chất của Nitơ đã đưa vào môi trường, từ đó ngấm xuống làm cho hàm lượng Nitơ tổng của nước dưới đất tăng cao. Về sau, do quá trình đô thị hóa và dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nên hàm lượng phân bón thải vào môi trường giảm đi dẫn đến lượng Nitơ tổng có xu hướng giảm dần theo thời gian.

c) Độ hạ thấp mặt nước

Qua số liệu điều tra về tình hình khai thác nước dưới đất tại địa bàn nghiên cứu của Sở TNMT TP.HCM cho thấy tầng chứa nước Plioxen trên được khai thác nhiều hơn tầng Pleixtoxen. Tầng chứa nước Pleixtoxen hiện nay chủ yếu được khai thác với quy mô hộ gia đình, lưu lượng không lớn trong khi đó tầng chứa nước Plioxen trên được khai thác với quy mô công nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tầng Plioxen trên bị khai thác với lưu lượng lớn, lượng nước bổ cập lại bị hạn chế vì tầng này nằm sâu, ngăn cách với tầng trên bởi lớp không thấm hoặc thấm yếu nên mực nước tầng chứa nước Plioxen trên không những bị dao động theo mùa mà còn hạ thấp rõ rệt qua các năm.

            Tóm lại, dựa trên kết quả quan trắc và các con số dự báo mực nước tĩnh cho thấy nguồn tài nguyên này đang trên đà cạn kiệt dần nghiêm trọng. Hoạt động khai thác làm mực nước tĩnh hạ thấp kéo theo sự thay đổi các tiêu chuẩn hóa lý của nước. Nước ngầm ở Thành phố nói chung và ở huyện Hóc Môn nói riêng là một nguồn tài nguyên được sử dụng miễn phí và không thuộc sở hữu của riêng ai; Nói cách khác nó đang trong tình trạng tự do tiếp cận và không có giá. Đặc điểm này đã dẫn đến các tầng nước ngầm ngày càng suy giảm cả về trữ lượng và chất lượng. Kết quả phân tích hiện trạng tài nguyên này là cơ sở để đưa ra hướng chính sách phù hợp ở phần sau của đề tài.

            Cùng phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài nguyên nước ngầm, việc nghiên cứu hành vi của các đối tượng sử dụng nước và sự ảnh hưởng của các nhân tố chính đến nhu cầu khai thác và sử dụng nước ngầm là cần thiết. Vì vậy, một cuộc điều tra trực tiếp được tiến hành trên địa bàn Huyện và cho kết quả dưới đây.

4.3. Thống kê mô tả cuộc điều tra chọn mẫu

Page 55: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

            Cuộc điều tra được tiến hành trên địa bàn huyện Hóc Môn vào tháng 4 năm 2010. Huyện có đặc điểm là dân cư phân bố không đều, điều kiện tự nhiên để khai thác nước ngầm cũng không giống nhau. Cụ thể, trong số 12 xã- thị trấn, Bà Điểm là xã có diện tích lớn nhất và dân số cũng đông nhất; nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt của người dân do các giếng tự khoan của các hộ dân. Tại các xã như Tân Hiệp, Xuân Thới Đông, thị trấn Hóc Môn, Tân Thới Nhì… do thuận lợi về điều kiện địa chất thủy văn nên người dân sử dụng nước từ giếng tự khoan cho sinh hoạt. Tại các xã như: Thới Tam Thôn, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Đông Thạnh do đặc điểm về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nên đa số người dân nơi đây khoan giếng phục vụ chủ yếu cho tưới tiêu. Ngược lại, ở một số xã như  Trung Chánh, Nhị Bình, nguồn nước ngầm đang bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên hầu như người dân không sử dụng được trực tiếp nguồn nước mà phải dùng các bể lọc, lắng để xử lý. Do đó, để đảm bảo tính đại diện của mẫu đề tài tiến hành phân chia thành nhóm các xã có các điều kiện tương tự nhau, sau đó phỏng vấn trực tiếp tại 6 xã-thị trấn là Bà Điểm, thị trấn Hóc Môn, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Sơn và Trung Chánh. Tổng số hộ được điều tra là 180 hộ dưới hình thức phỏng vấn người đại diện. Nội dung phỏng vấn nhằm giải quyết những mục tiêu đã đề ra nên xoay quanh các vấn đề như: lượng nước ngầm sử dụng, số người trong hộ, thu nhập của từng người trong gia đình, chất lượng nước, chi phí khai thác, lượng phân bón, chi phí thuốc BVTV, công chăm sóc…Tuy nhiên, một số mẫu phỏng vấn do thiếu thông tin hoặc cách trả lời của người được hỏi có phần sai lệch nhiều so với thực tế nên bị loại bỏ. Cuối cùng, đề tài  sử dụng 150 mẫu còn lại tương ứng với 150 hộ (70 hộ dùng nước ngầm cho tưới tiêu và sinh hoạt, trong đó 20 hộ trả lời về nước ngầm cho sinh hoạt là phù hợp với thực tế, và 80 hộ được hỏi chủ yếu dùng nước ngầm cho sinh hoạt nên tổng số hộ được hỏi về sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt là 100 hộ) vào phân tích, đánh giá. Kết quả nghiên cứu được trình bày theo thứ tự từ mô tả các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ dùng nước đến nhận định chung, xây dựng mô hình đường cầu nước ngầm và ứng dụng mô hình này cho các mục tiêu còn lại của đề tài.

4.3.1. Quy mô và kích cỡ nhân khẩu của hộ

            Là một huyện ngoại thành của Thành phố, số lượng nhân khẩu trong một gia đình ở Hóc Môn cũng có phần khác biệt so với những quận, huyện còn lại. Quy mô của hộ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập và tổng chi tiêu của hộ gia đình qua đó tác động đến lượng cầu nước ngầm cho sinh hoạt. Kết quả điều tra chọn mẫu cho thấy quy mô hộ gia đình của Huyện như sau:

Bảng 4.4. Quy Mô Hộ và Kích Cỡ Nhân Khẩu của Hộ qua Cuộc Điều Tra

Các Chỉ tiêu Đvt Số lượng Tỷ lệ (%)1.Tổng số hộ Hộ 150,00 100,00Hộ dưới 4 người Hộ 31,00 20,67

Page 56: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Hộ từ 4 đến 6 người Hộ 94,00 62,67Hộ trên 6 người Hộ 25,00 16,662. Số người bình quân/hộ Người/hộ 6,03

                                                                                                    Nguồn tin: ĐT & TTTH

            Trong tổng số 150 hộ điều tra, hộ gia đình dưới 4 người chiếm tỷ lệ 20,67%, số hộ gia đình từ 4 đến 6 người chiếm tỷ lệ cao nhất 62,67%, còn lại là hộ có số nhân khẩu từ 6 trở lên. Qua đó ta thấy được Hóc Môn là địa bàn có số lượng nhân khẩu vừa, số người bình quân/hộ là 6,03.

4.3.2. Nhóm tuổi và trình độ học vấn

            Để đánh giá về chất lượng dân cư hay chất lượng lao động của một khu vực người ta thường dựa vào nhiều nhân tố, trong đó kết cấu theo độ tuổi và trình độ học vấn là những yếu tố quan trọng. Qua điều tra thực tế, nhóm tuổi và trình độ học vấn của người dân Hóc Môn được thể hiện dưới đây.

Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Nhóm Tuổi qua Cuộc Điều Tra

Nguồn tin: ĐT & TTTH

            Biểu đồ cho thấy huyện Hóc Môn có cơ cấu dân số trẻ: nhóm tuổi từ 0 – 15 tuổi chiếm 25,26%, nhóm tuổi từ 15 đến 30 tuổi chiếm 41,45% dân số toàn huyện. Đây là một lợi thế đối với Hóc Môn bởi lẽ nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia hay một địa phương. Hơn nữa, Hóc Môn là khu vực mà quá trình đô thị hóa xảy ra nhanh và mạnh, sự mở rộng và phát triển của các cơ sở công nghiệp đòi hỏi nhu cầu lao động trong hiện tại và tương lai cao thì dân số đông và trẻ là một thuận lợi. Một khi số lượng lao động đã đáp ứng đủ thì chất lượng lao động được thể hiện qua trình độ học vấn cũng là điều đáng quan tâm.

Hình 4.4. Cơ Cấu TĐHV Người Dân Huyện Hóc Môn qua Cuộc Điều Tra

                                                                                      Nguồn tin: ĐT & TTTH

Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ học vấn của người dân Hóc Môn chưa cao. Trong 603 người của 150 hộ được điều tra, tỷ lệ người có trình độ cấp III và trên cấp III chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 10,6% và 5,6%. Huyện vẫn còn số người mù chữ, hầu hết là người già. Tuy nhiên, với đặc trưng là một huyện có dân số trẻ, trình độ học vấn của người dân đang dần được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng lao động tại đây. Ngoài ra, nó còn là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nhận thức về các vấn đề tài nguyên môi trường cũng như liên quan nhiều đến nghề nghiệp, thu nhập và năng suất lao động của họ.

Page 57: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

4.3.2 Quy mô trồng rau xanh của hộ

Hiện ở Hóc Môn, nhiều vùng vẫn còn phát triển nông nghiệp là chủ yếu, nhiều hộ gia đình trong vùng phát triển kinh tế còn dựa vào nông nghiệp là chính. Quy mô trồng trọt của hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Bảng 4.5. Quy Mô Trồng Rau Xanh Của Hộ

Diện tích (m2) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)Dưới 500 2 2,86Từ 500 đến dưới 1.500 22 31,43Từ 1.500 đến dưới 2.500 41 58,57Từ 2.500 trở lên 5 7,14Tổng 70     100,00

Nguồn tin: ĐT & TTTH

Từ bảng trên cho thấy, diện tích trồng rau của các hộ gia đình ở mức trung bình. Trong tổng số 70 hộ điều tra, số hộ có diện tích trồng từ 1.500 đến dưới 2.500 m2 chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất 58,57%. Điều này là do đặc tính của các loại rau, hoa màu đòi hỏi người dân phải chăm sóc thường xuyên (từ thời gian trồng đến khi thu hoạch) nên cũng hạn chế việc mở rộng quy mô, diện tích trồng của các hộ dân.

 4.3.3. Thu nhập của người dân

Bảng 4.6. Thu Nhập Bình Quân/tháng của hộ gia đình

Mức thu nhập (1000 đồng) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)Dưới 3.000 1 0,66Từ 3.000 đến dưới 4.500 30 20,00Từ 4.500 đến dưới 6.000 84 56,00Từ 6.000 đến dưới 8000 25 16,67Từ 8.000 trở lên 10 6,67Tổng                150     100,00

                                                                                                             Nguồn: ĐT & TTTH

            Bảng trên cho thấy thu nhập bình quân/tháng của hộ từ 4,5 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ cao là 79,34%, trong đó số hộ có thu nhập từ 8 triệu đồng trở lên là 6,67%, phản ánh phần nào sự phát triển kinh tế của Huyện. Nếu so sánh với một huyện ngoại thành khác như Nhà Bè thì mức thu nhập bình quân/tháng của hộ ở Hóc Môn cao hơn nhiều. Lý do là nơi đây có điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành nghề, quá trình đô

Page 58: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

thị hóa và phát triển công nghiệp trên địa bàn cũng góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Thu nhập được nâng cao sẽ góp phần cải thiện mức sống của hộ.

Hình 4.5. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ

                      Nguồn tin: ĐT & TTTH

            Từ tổng thu nhập bình quân trong tháng và quy mô hộ ta tính được thu nhập bình quân đầu người của hộ trong tháng. Con số được tính toán thể hiện trên hình 4.5 cho thấy thu nhập của người dân nơi đây chưa cao. Nhưng nếu so với các huyện ngoại thành khác thì thu nhập bình quân đầu người ở Hóc Môn ở mức tương đối khá. Thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa chi tiêu trong đó có nước sinh hoạt. Các phần sau của đề tài sẽ trình bày rõ hơn sự ảnh hưởng này.

            Kết hợp những kết quả đã tính toán trên đây với lượng nước trung bình tiêu thụ của hộ, khóa luận đi vào nghiên cứu hành vi của các hộ sử dụng nước ngầm có liên quan đến những đặc điểm chính của họ.                                                                

4.3.4. Giá nước hiện nay ở địa phương

            Qua điều tra cho thấy đa số các hộ đều tự khoan giếng để lấy nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Đối với những hộ tự khoan giếng này, giá nước được ước tính thông qua chi phí khai thác. Nó là tổng của chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao hàng năm, chi phí tu sửa, chi phí xử lý. Trong đó:

            Chi phí nhiên liệu là chi phí bỏ ra khi bơm nước ngầm lên (1000 đ/m3).

            Chi phí khoan giếng, lắp đặt hệ thống bơm nước, hệ thống xử lý được khấu hao đều theo số năm sử dụng: đối với giếng là 15 năm, số năm khấu hao đối với hệ thống bơm và xử lý tùy từng hộ. Số tiền khấu hao mỗi năm được chia đều cho tổng số m3 nước bơm lên trong năm đó.

            Chi phí tu sửa (nếu có) là số tiền bỏ ra để sửa giếng, máy bơm được chia đều cho lượng nước khai thác trong năm.

            Chi phí xử lý là số tiền bỏ ra để mua than, cát, sỏi để lọc nước trước khi sử dụng (1000 đ/m3).

            Theo cách tính trên, giá nước trung bình đối với những hộ có giếng tự khoan là 3,403 đ/m3.  Đây là mức giá khá cao so với thu nhập hiện tại của người dân. Mặt khác, nếu so với giá nước máy (trong định mức) tại các quận nội thành khác thì giá nước tại Hóc Môn vẫn cao hơn. Nguyên nhân làm cho chi phí khai thác nước cao một phần do

Page 59: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

nguồn nước ngầm đang có xu hướng bị cạn kiệt, để có được nguồn nước sử dụng người dân phải đầu tư khoan giếng khác sâu hơn hoặc sử dụng máy bơm mới có công suất lớn hơn hoặc phải tăng thời gian bơm nước để bơm đầy một hồ chứa cùng thể tích trước kia.

4.3.5. Thống kê mô tả những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của hộ

            Thông tin về các yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt của nhóm hộ điều tra được tổng hợp và tính toán qua bảng sau.

Bảng 4.7. Thống Kê Mô Tả Các Nhân Tố Chính Ảnh Hưởng đến Việc Sử Dụng Nước Ngầm Cho Sinh Hoạt của Hộ

Giá trị Trung bình GTLN GTNNQ 20,430 45,0 7,00P 3,426 6,0 0,86INCOME 1,060 2,2 0,50HHSIZE 5,030 10,0 2,00

                                                                                                Nguồn tin: ĐT & TTTH

            Theo bảng trên, các nhân tố chính được đề cập đến gồm có: lượng nước được sử dụng hàng tháng của hộ gia đình Q (m3/tháng), chi phí khai thác (giá nước) P (1000đ/m3), thu nhập bình quân/người/tháng của hộ Income (1000đ), và quy mô hộ Hhsize (người). Mỗi yếu tố có ảnh hưởng khác nhau đến lượng nước ngầm sử dụng hàng tháng cho sinh hoạt của hộ gia đình. Qua bảng số liệu cho thấy lượng nước bình quân/hộ/tháng là 20,43 m3 tính ra bình quân đầu người là 4,06 m3/tháng. Nếu so với lượng nước sử dụng bình quân đầu người của người dân các nước đang phát triển trong khu vực thì con số này vẫn còn thấp điều đó thể hiện phần nào mức sống của người dân Hóc Môn nói riêng và người dân tại các vùng nông thôn khác của Việt Nam nói chung vẫn còn thấp. Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh của một vùng đô thị hóa như Hóc Môn thì tổng lượng nước ngầm được khai thác và sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất của cả huyện không phải là một con số nhỏ.

4.4. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

4.4.1. Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt

Theo trình tự của phương pháp phân tích hồi quy và những giả thiết đã nêu ở chương 3, phần này của đề tài trình bày kết quả ước lượng, kiểm định các giả thiết và phân tích mô hình đường cầu.

Page 60: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Mô hình đường cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt được ước lượng dựa trên kết quả điều tra 100 hộ dân huyện Hóc Môn. Bằng phần mềm Eviews 3.0 kết quả của các thông số ước lượng mô hình chạy bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.8. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Đường Cầu Cá Nhân Nước Ngầm Cho Sinh Hoạt

STT Các biến Hệ số ước lượng

Trị số t P - value

1 C 2,369 9,657 0,0000***2 Ln(P) -0,296 -3,142 0,0022***

3 Ln(HHSIZE) 0,567 4,799 0,0000***

4 Ln(INCOME) 0,404 2,501             0,0141**

                                                                            Nguồn tin: Ước lượng và tổng hợp

R2 = 0,7174; R2adj = 0,7086; d = 1,75; F = 81,237;  Prob(F_statistics) = 0.0000

Ghi chú: ***, **, *   thể hiện mức ý nghĩa về mặt thống kê tương ứng ở mức α = 1%; 5%, 10%.

Qua kết quả ở bảng 4.6, phương trình đường cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt được viết lại như sau:

Ln(Q) = 2,369 – 0,296*Ln(P) + 0,567*Ln(HHSIZE) + 0,404*Ln(INCOME)

            Đây là kết quả có được dựa trên kết xuất từ Eviews 3.0, để nhận xét, đánh giá chính xác về mô hình đề tài tiếp tục kiểm định mô hình và sự vi phạm các giả thiết, kết quả kiểm định đựợc trình bày bên dưới.

4.4.2.  Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho tưới tiêu

Mô hình đường cầu cá nhân nước ngầm cho tưới tiêu được ước lượng dựa trên kết quả điều tra 70 hộ dân huyện Hóc Môn. Bằng phần mềm Eviews 3.0 kết quả của các thông số ước lượng mô hình chạy bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Mô hình đường cầu sau khi được hiệu chỉnh bằng OLS cho kết quả như sau:

Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Đường Cầu Cá Nhân Nước Ngầm Cho Tưới Tiêu

STT Các biếnHệ số

 ước lượngTrị số t P - value

Page 61: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

1 C 2,427 3,735 0,0004***2 Ln(X1) 0,231 2,561            0,0129**3 Ln(X2) -0,299 -2,209            0,0308**4 Ln(X3) -0,146 2,255            0,0277**5 Ln(X4) 0,304 4,757            0,0000**6 Ln(X5) 0,499 3,842 0,0003***7 Ln(X6) -0,028 -0,382        0,70388 Ln(X7) 0,125 2,401            0,0193**

                                                                            Nguồn tin: Ước lượng và tổng hợp

R2 = 0,8351; R2adj = 0,8277; d = 2,419; F = 127,5715;  Prob(F_statistics) = 0.00000

Ghi chú: ***, **, *   thể hiện mức ý nghĩa về mặt thống kê tương ứng ở mức α = 1%; 5%, 10%.

Qua kết quả ở bảng 4.7, phương trình đường cầu cá nhân nước ngầm cho tưới tiêu  được viết lại như sau:

Ln(Y) = 2,427 + 0,231 *Ln(X1) – 0,299 *Ln(X2) + 0,146 *Ln(X3) + 0,304 *Ln(X4) + 0,499 *Ln(X5) – 0,028 *Ln(X6) + 0,125 *Ln(X7)

            Đây là kết quả có được dựa trên kết xuất từ Eviews 3.0, để nhận xét, đánh giá chính xác về mô hình đề tài tiếp tục kiểm định mô hình và sự vi phạm các giả thiết, kết quả kiểm định đựợc trình bày bên dưới.

4.5. Kiểm định mô hình

4.5.1.  Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt

            Dấu của các thông số ước lượng trong mô hình phù hợp so với kỳ vọng ban đầu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

STT Các biến Kỳ vọng dấu Kết quả hồi quy1 Ln(P) - -2 Ln(HHSIZE) + +3 Ln(INCOME) + +

                                                            Nguồn tin: Kết quả ước lượng và tổng hợp

Page 62: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Kiểm định giả thuyết cho các hệ số ước lượng (t-test): Mục đích của kiểm định này là kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê hay không. Để thực hiện kiểm định cần tiến hành các bước kiểm định như ở Phụ lục 12. Qua kết xuất của Eviews ở phụ lục 6 và các thông số ước lượng của mô hình trình bày ở Bảng 4.6, có thể kết luận các biến giá nước, thu nhập bình quân đầu người, số người trong hộ đưa vào mô hình đều có ý nghĩa giải thích cho lượng cầu nước ngầm/tháng của hộ gia đình.

            Kiểm định mức ý nghĩa chung của mô hình (F-test): Kiểm định này nhằm xem xét mức độ giải thích của mô hình. Từ kết quả hồi quy ta có được F-statistic = 81,237 và giá trị mức ý nghĩa bác bỏ là Prob(F_statistics) = 0,000 là rất bé. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng mô hình có ý nghĩa, các biến giải thích đưa vào mô hình đã giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc là lượng cầu nước sinh hoạt của mỗi hộ.

            Hệ số xác định R2: Đây là chỉ số phản ánh mức độ thích hợp của mô hình, nó thể hiện bao nhiêu % sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập. Từ kết quả hồi qui bằng kỹ thuật OLS ta có được R2

adj = 0,7086. Như vậy, các yếu tố tác động đưa vào trong mô hình giải thích 70,86% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

            Ngoài ra, kết quả kiểm định ở phụ lục 7, 11 cho thấy mô hình không vi phạm các hiện tượng phương sai không đồng đều, đa cộng tuyến. Hay nói cách khác, mô hình thỏa mãn các điều kiện của một mô hình hồi quy tuyến tính.

 

4.5.2.  Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước ngầm cho tưới tiêu

Dấu của các thông số ước lượng trong mô hình phù hợp so với kỳ vọng ban đầu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

STT Các biến Kỳ vọng dấu Kết quả hồi quy1 Ln(X1) +/- +2 Ln(X2) +/- -3 Ln(X3) +/- +4 Ln(X4) +/- +5 Ln(X5) +/- +6 Ln(X6) + -7 Ln(X7) + +

                                                            Nguồn tin: Kết quả ước lượng và tổng hợp

Page 63: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Kiểm định giả thuyết cho các hệ số ước lượng (t-test): Các bước kiểm định được thể hiện ở Phụ lục 20. Qua kết xuất của Eviews ở phụ lục 14 và các thông số ước lượng của mô hình trình bày ở Bảng 4.7, có thể kết luận các biến lượng nước, phân lân, phân gà, thuốc BVTV, công chăm sóc, kinh nghiệm đưa vào mô hình đều có ý nghĩa giải thích cho năng suất của hộ gia đình.

            Kiểm định mức ý nghĩa chung của mô hình (F-test): Từ kết quả hồi quy ta có được F-statistic = 127,5715 và giá trị mức ý nghĩa bác bỏ là Prob(F_statistics) = 0,00000 là rất bé. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng mô hình có ý nghĩa, các biến giải thích đưa vào mô hình đã giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc là năng suất rau của mỗi hộ.

            Hệ số xác định R2: Kết quả hồi qui bằng kỹ thuật OLS cho thấy R2- hiệu chỉnh = 0,8277.

Như vậy, các yếu tố tác động đưa vào trong mô hình, giải thích 82,77% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

            Ngoài ra, kết quả kiểm định ở phụ lục 15, 17 cho thấy mô hình không vi phạm các hiện tượng phương sai không đồng đều, đa cộng tuyến. Hay nói cách khác, mô hình thỏa mãn các điều kiện của một mô hình hồi quy tuyến tính.

4.6. Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt và tưới tiêu

4.6.1. Nhận xét chung về mô hình

Từ kết quả ước lượng và kiểm định trên, ta có thể rút ra nhận xét chung về mô hình đường cầu như sau: Mô hình được xây dựng có các hệ số ước lượng hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 1%, 5%, 10% dấu của các hệ số ước lượng và hệ số hồi quy β có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1: phù hợp với kỳ vọng. Bên cạnh đó, hệ số xác định được hiệu chỉnh của mô hình là khá cao; Các kiểm định White và kiểm định Durbin – Watson cho kết quả mô hình không vi phạm hiện phương sai không đồng đều và hiện tượng tự tương quan. Ngoài ra, kết quả chạy hồi quy phụ cũng cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Điều đó cho thấy mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt và tưới tiêu được xây dựng như trên là khá tốt nên có thể sử dụng cho phân tích, đánh giá và phục vụ cho các mục tiêu tiếp theo của đề tài.

4.6.2.  Phân tích mô hình – tính toán hệ số co giãn và mức tác động biên

            a) Hệ số co giãn của cầu theo giá:

Như đã được đề cập ở mục 4.3.5, giá là yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với lượng cầu của sản phẩm, sự ảnh hưởng này được thể hiện qua độ co giãn của cầu theo giá. Hệ số này là

Page 64: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

thông tin quan trọng đối với nhà sản xuất bởi vì khi giảm hoặc tăng giá 1% sẽ cho họ biết được lượng cầu sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm. Độ co giãn này được xác định qua công thức:

Trong hàm cầu nước ngầm được ước lượng theo dạng log – log, độ co giãn của cầu theo giá chính là hệ số ước lượng β2 = - 0,296. Con số này có ý nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác (thu nhập, số người trong hộ) không thay đổi, khi giá nước tăng lên (hoặc giảm đi) 1% thì lượng cầu về nước ngầm giảm (hoặc tăng) 0,296%. Đồng thời, giá trị của hệ số này là hoàn toàn hợp lý vì nước sinh hoạt là hàng hóa thiết yếu: khi giá thay đổi thì phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi của giá.

b) Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập:

Thu nhập cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng cầu của một hàng hóa bên cạnh giá cả. Dựa vào hệ số co giãn của cầu theo thu nhập người ta chia ra thành hàng hóa thứ cấp, thông thường. Nó cũng được ước tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu trên phần trăm thay đổi của thu nhập. Trong hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt được ước lượng trên, độ co giãn của cầu theo thu nhập chính là hệ số ước lượng β3 = 0,404 có ý nghĩa là: khi thu nhập bình quân/người/tháng của hộ tăng lên (giảm đi) 1% sẽ làm cho lượng cầu về nước ngầm/tháng cũng tăng lên (giảm đi) 0,404%, xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy, kết hợp với yếu tố giá, thu nhập tăng làm cho lượng cầu hàng hóa tăng lên thể hiện nước là hàng hóa thông thường và là hàng hóa thiết yếu.

c) Tác động biên của các yếu tố đến lượng cầu nước ngầm:

 Khác với hệ số co giãn cho biết sự thay đổi tương đối, mức tác động biên cho ta biết được con số tuyệt đối: lượng cầu sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu m3 khi một trong các yếu tố được xét đến tăng hoặc giảm đi một đơn vị. Đối với hàm cầu dạng Cobb – Douglas , hệ số co giãn là không thay đổi nhưng mức tác động biên là khác nhau tại mỗi điểm trên đường cầu. Để đơn giản, ta tính mức tác động biên của các nhân tố tại giá trị trung bình của nó lần lượt như sau:

Tác động biên của biến HHSIZE:  β2* = 0,567* = 2,303. Con số này cho thấy tại mức trung bình của quy mô hộ như trên, khi số người trong hộ tăng lên 1 người sẽ làm tăng lượng cầu nước ngầm trung bình/hộ/tháng lên 2,303 m3 trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Trong thời gian tới, cùng với quá trình đô thị hóa, dân số của Huyện tiếp tục gia tăng, như thế tình hình khai thác nước ngầm sẽ tăng và làm tăng nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng nguồn nước ngầm ở đây.

Page 65: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Tác động biên của yếu tố giá nước:  β1* = -0,296* = -1,765 cho thấy khi giá nước tăng lên 1000 đ/m3 lượng cầu nước ngầm/hộ/tháng trung bình giảm đi 1,765 m3 trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.

Tác động biên của yếu tố thu nhập bình quân đầu người được tính là:

 β3* = 0,404* = 7,79. Con số này thể hiện mức tác động của thu nhập bình quân đến lượng cầu nước ngầm cho sinh hoạt của một hộ/tháng. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi thu nhập bình quân/người/tháng của hộ tăng lên 1 triệu đồng/tháng thì lượng cầu nước ngầm/hộ/tháng trung bình tăng lên 7,79 m3. Xu thế nền kinh tế phát triển và thu nhập của hộ gia đình đang tăng như thế lượng cầu sẽ tăng và khai thác sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Sự tác động tổng hợp của cả hai yếu tố thu nhập và gia tăng dân số làm cho cầu nước ngầm sinh hoạt tăng lên.

d) Tác động biên của các yếu tố đến năng suất rau xanh

Tác động biên của yếu tố nước tưới:  β1* = 0,231* = 1,754. Con số này thể hiện mức tác động của lượng nước đến năng suất rau.. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi lượng nước tăng lên (giảm đi) 1m3 thì năng suất rau tăng lên (giảm đi) 1,754 kg.

Tác động biên của yếu tố phân lân:  β2* = -0,299* = -7,754. Con số này thể hiện mức tác động của lượng phân lân đến năng suất rau.. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi lượng phân lân tăng lên (giảm đi)1kg thì năng suất rau giảm đi (tăng lên) 7,754 kg. Điều này cho thấy, người dân ở khu vực này đã sử dụng quá nhiều lượng phân lân dẫn đến tác dụng ngược đối với năng suất rau (làm năng suất rau giảm mạnh).

Tác động biên của yếu tố phân gà:  β3* = 0,146* = 2,765. Con số này thể hiện mức tác động của lượng phân gà đến năng suất rau.. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi lượng phân lân tăng lên (giảm đi)1 bao thì năng suất rau tăng lên (giảm đi) 2,765 kg. 

Tác động biên của yếu tố thuốc BVTV:  β4* = 0,304* = 6,96. Con số này thể hiện mức tác động của chi phí thuốc BVTV đến năng suất rau.. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi chi phí thuốc BVTV tăng lên (giảm đi)1000 đồng thì năng suất rau tăng lên (giảm đi) 6,96 kg. 

Tác động biên của yếu tố công chăm sóc:  β5* = 0,499* = 2,618. Con số này thể hiện mức tác động của công chăm sóc đến năng suất rau.. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi công chăm sóc tăng lên (giảm đi)1 giờ thì năng suất rau tăng lên (giảm đi) 2,618 kg.

Tác động biên của yếu tố kinh nghiệm:  β7* = 0,125*  = 46,69. Con số này thể hiện mức tác động của công chăm sóc đến năng suất rau.. Xét trong điều kiện các yếu tố khác

Page 66: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

không thay đổi, khi kinh nghiệm của người dân tăng lên (giảm đi)1 năm thì năng suất rau tăng lên (giảm đi) 46,69 kg.

e) Hàm cầu nước ngầm theo giá

            Từ mô hình hàm cầu dạng log – log ở mục 4.4.1, ta có thể viết lại ở dạng Cobb – Douglas như sau:

 Hàm cầu cá nhân nước ngầm  cho sinh hoạt

Q = e2,369*P-0,296*HHSIZE0,567*INCOME0,404

            Cố định các biến số khác ở giá trị trung bình, ta xác định được đường cầu nước ngầm sinh hoạt theo giá là: Q = 27,34*P-0,296. Sau đó, cho giá nước tăng từ thấp đến cao sẽ có các giá trị lượng cầu nước ngầm tương ứng. Dựa trên số liệu đó, hàm cầu nước ngầm được trình bày dưới dạng đồ thị như sau:

Hình 4.6. Đường Cầu Nước Ngầm Sinh HoạtTheo Giá Dạng Cobb – Douglas

 

                                                                               Nguồn tin: ĐT & TTTH

Hình dạng của đồ thị ở hình 4.6 một lần nữa khẳng định nước ngầm cho sinh hoạt tại Hóc Môn là hàng hóa thiết yếu. Tính thiết yếu thể hiện ở chỗ đường cầu gần như thẳng đứng tại các mức giá cao. Cụ thể, khi giá nước tăng từ 10.000 đ/m3 đến          15.000 đ/m3, lượng cầu nước hàng tháng chỉ giảm 1,56 m3.

f)  Hàm cầu nước ngầm  cho tưới tiêu

Từ hàm năng suất rau được ước lượng ở trên, có thể viết lại hàm năng suất theo kí hiệu của các biến như sau:

Ln(Y) = 2,427 + 0,231 *Ln(X1) – 0,299 *Ln(X2) + 0,146 *Ln(X3) + 0,304 *Ln(X4) + 0,499 *Ln(X5) – 0,028 *Ln(X6) + 0,125 *Ln(X7)

Hay có thể viết dưới dạng:

Y = e2,427*X10,231*X2

-0,299*X30,146*X4

0,304*X50,499*X6

-0,028*X70,125

Để tính được năng suất biên theo biến lượng nước (X1), trước tiên cần cố định các biến còn lại theo giá trị trung bình của chúng. Và đặt:

A = e2,427*X2-0,299*X3

0,146*X40,304*X5

0,499*X6-0,028*X7

0,125

Page 67: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Thay các giá trị trung bình của các biến ở Phụ lục 19 vào công thức trên thì có được:

A = e2,427*47,68-0,299*65,290,146*53,980,304*235,710,499*2,87-0,028*3,310,125

      = 379,97

Như vậy hàm năng suất theo biến X1 được viết lại như sau:

            Y = 379,97*X10,231

            Hàm năng suất biên theo biến lượng nước

            Để tiện gọi bây giờ đặt biến X1 là W, như vậy hàm năng suất bây giờ viết lại:

            Y = 379,97*W0,231

Hàm năng suất biên theo biến W có dạng:

0,231*379,97*X10,231-1= 87,77*W-0,769

        MPP = 87,77*W-0,769

Hàm doanh thu biên

Mức doanh thu cần tính là doanh thu của 1.000m2, cho nên doanh thu được tính như sau:

            Doanh thu = Năng suất*Giá rau

Hay     TR = PY*Y  = PY*379,97*W0,231

Với:     TR: Doanh thu theo biến lượng nước.

            PY: Giá rau (1.000 đ)

            Như vậy hàm doanh thu biên theo biến W được tính như sau:

            = 87,77 *W-0,769*PY

Thiết lập hàm cầu nước cá nhân cho diện tích 1.000m2

            Khái niệm năng suất cận biên được sử dụng vì nó mô tả sự thay đổi của năng suất khi sử dụng thêm một đơn vị nước tưới. Yếu tố lượng nước được sử dụng một cách tối ưu nhất khi doanh thu cận biên của nước bằng với giá của nó. Nếu mức giá nước là PW. Thì điều kiện tối ưu như sau:

Page 68: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

MRW = PW

   87,77 *W-0,769*PY = PW      

   PW = 87,77 *W-0,769*PY                               (1)

Theo như kết quả điều tra thì mức giá rau trung bình mà người nông dân bán được hiện nay là 2.500 đ/kg. Như vậy, thế PY = 2,5 vào công thức (1) ta được:

(1) PW = 219,425*W-0,769                                  (2)

            Đây chính là hàm cầu cá nhân nước tưới của 1.000 m2. Hàm cầu trên là hàm cầu nghịch thể hiện sự thay đổi về lượng làm ảnh hưởng đến giá. Như vậy hàm cầu thuận được viết lại như sau:

(2)          

                          

WD là hàm cầu cá nhân nước tưới của 1.000m2 diện tích canh tác rau trong một vụ. Nó thể hiện quan hệ của giá nước và lượng nước được sử dụng theo đúng luật cầu, giá tăng sẽ làm cho lượng cầu giảm và giá giảm làm cho lượng cầu tăng. Mối quan hệ này được thể hiện cụ thể trong Hình 4.7.

Hình 4.7. Đường Cầu Nước Tưới của Diện Tích 1.000m2 trong một vụ

Nguồn: Kết quả tính toán và tổng hợp

4.7. Xây dựng hàm cầu và hàm cung nước ngầm của thị trường

4.7.1. Xây dựng hàm cầu nước ngầm cho toàn huyện

Theo lý luận ở chương 3 ta có, cầu thị trường chính là tổng cầu của tất cả các cá nhân trong thị trường đó.

a) Trường hợp nước ngầm cho sinh hoạt huyện Hóc Môn

Cầu sinh hoạt cho toàn huyện là tổng cầu của tất cả các hộ trên địa bàn huyện. Theo số liệu phòng Thống kê Hóc Môn năm 2008, tổng số hộ dân của huyện Hóc Môn là 69.163 hộ. Nhân tổng số hộ dân trên toàn huyện vào vế phải của phương trình đường cầu nước ngầm cá nhân cho sinh hoạt đã được xây dựng ở trên ta được đường cầu thị trường nước ngầm cho sinh hoạt:

Page 69: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

           Qsh = 69.163*27,34*P-0,296

               Qsh =  1.890.916,42*P-0,296

Qua mô hình trên cho thấy nước sinh hoạt không co giãn theo giá. Điều này phản ánh nếu áp dụng chính sách thuế, lệ phí tác động vào giá sẽ không làm giảm lượng nước sử dụng (và cũng không nên làm giảm lượng nước sử dụng vì nước là hàng hóa thiết yếu). Vì vậy, cần có hướng chính sách là tăng cung nguồn nước khác (nước máy) nhằm vừa đảm bảo được chất lượng vệ sinh nguồn nước dùng cho sinh hoạt, vừa giảm khai thác nước ngầm và bảo tồn được nguồn tài nguyên nước.

b) Trường hợp nước ngầm cho trồng rau của huyện

Tương tự như cầu nước ngầm cho sinh hoạt của huyện, nhân tổng diện tích trồng rau (S) = 1.218 ha = 12.180 (1000 m2) của huyện (2008) vào vế phải của phương trình hàm cầu cho trồng rau đã được xây dựng ở trên ta được đường cầu thị trường nước ngầm cho sản xuất:

                                                           

                                                  = 13.497.571,5* P-1,3004

Mô hình cho thấy, lượng nước ngầm dùng cho tưới tiêu rất co giãn theo giá. Điều này cho thấy, nếu áp dụng chính sách thuế, lệ phí tác động vào giá sẽ làm giảm được lượng nước sử dụng. Tuy nhiên, nông dân thuộc tầng lớp những người có thu nhập thấp, tầng lớp nghèo trong xã hội, nếu áp dụng chính sách thuế, lệ phí sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho họ. Nhưng hiện nước ngầm đang bị xem như một đầu vào miễn phí, nếu không có biện pháp quản lý phù hợp thì nguồn tài nguyên này sẽ dần cạn kiệt nhanh chóng và trong tương lai không xa các hộ nông dân sẽ không còn nước để  khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Do vậy, cần có hướng chính sách là thu thuế, lệ phí khai thác nước ngầm đối với các hộ dân. Sau đó, dùng số tiền này trợ cấp lại cho các hộ đầu tư vào hệ thống tưới nước tiết kiệm để đảm bảo được nguồn nước tưới trong tương lai.

c) Lượng nước ngầm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và khu công nghiệp

Do hạn chế về thời gian, khó khăn trong việc tiếp cận số liệu của doanh nghiệp nên mô hình đường cầu nước ngầm cho công nghiệp chưa được xây dựng. Đề tài chỉ dựa vào những số liệu thu thập được từ sở TNMT Thành Phố và phòng TNMT huyện Hóc Môn đã tính được lượng nước ngầm sử dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp là 50.273*30 = 1.508.190 (m3/tháng). Tuy nhiên, thực tế con số này có thể lớn hơn nhiều vì lượng nước khai thác không được báo cáo của các doanh nghiệp thường rất lớn. Nhưng không vì vậy mà để các doanh nghiệp này khai thác nước ngầm một cách tự

Page 70: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

do. Khi đó, cần phải có chính sách là thu tô tức tài nguyên đối với từng doanh nghiệp khai thác nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình.

d) Tổng cầu nước ngầm cho toàn huyện Hóc Môn

Tổng cầu nước ngầm cho toàn huyện là tổng các đường cầu cá nhân nước ngầm cho sinh hoạt, sản xuất.

QD = Qsh + Qtt + QDN

           QD    =  1.890.916,42*P-0,296+ 13.497.571,5* P-1,3004+ 1.508.190

Do đây là phương trình mũ, ta không thể cộng các số mũ với nhau để được một phương trình có dạng QD = 1* PVì vậy, đề tài đã sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng mô hình đường tổng cầu nước ngầm cho toàn vùng, bằng cách cho P những giá trị bất kỳ. Với từng giá trị của P ta được những giá trị Q tương ứng.

Từ tập hợp dãy số liệu này, dùng kinh tế lượng để ước lượng mô hình đường tổng cầu nước ngầm cho toàn địa bàn huyện: QD = 1* P

Kết quả ước lượng mô hình

Bảng 4.12. Các thông số ước lượng của mô hình tổng cầu nước ngầm toàn vùng

STT Các biến Hệ số ước lượng

Trị số t P - value

1 C 15,71 201,4803 0,000000***2 Ln(P) -0,306 -11,8165 0,000022***

Nguồn tin: Kết quả ước lượng và tổng hợp

Phương trình đường tổng cầu nước ngầm cho toàn huyện được viết lại như sau:

Ln(Q) = 15,71 – 0,306*Ln(P)

     QD = e15,71* P-0,306

QD = 6.649.152,76* P-0,306

Hệ số co giãn của cầu theo giá:

Page 71: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Trong hàm cầu nước ngầm được ước lượng theo dạng log – log, độ co giãn của cầu theo giá chính là hệ số ước lượng β2 = - 0,306. Con số này có ý nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá nước tăng lên (hoặc giảm đi) 1% thì lượng cầu về nước ngầm giảm (hoặc tăng) 0,306%. Đồng thời, giá trị của hệ số này là hoàn toàn hợp lý vì nước là hàng hóa thiết yếu: khi giá thay đổi thì phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi của giá.

Hình 4.8. Đường Cầu Nước Ngầm cho Toàn Huyện Hóc Môn

Nguồn tin: Kết quả tính toán và tổng hợp

4.7.2.  Hàm cung nước ngầm theo khai thác bền vững

            Trong hiện tại, nước ngầm là nguồn cung duy nhất cho toàn huyện Hóc Môn. Nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên và môi trường địa chất thủy văn nơi đây giả sử chúng ta chỉ khai thác và xử lý ở mức trữ lượng khai thác bền vững (trữ lượng động tự nhiên). Và đây cũng chính là lượng cung bền vững cố định tại mức trữ lượng động tự nhiên: QS = 4.292.926,5 m3/tháng. Đường cung nước trong trường hợp này có dạng thẳng đứng như hình 4.9 sau đây:

Hình 4.9. Đường Cung Nước Ngầm Theo Khai Thác Bền Vững

Nguồn tin: Kết quả tính toán và tổng hợp

Nếu hàng năm lượng nước ngầm khai thác chỉ ở mức 4.292.926,5 m3/tháng thì sẽ không có sự cạn kiệt tài nguyên và trong tương lai sẽ không sợ thiếu nước đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

4.7.3. Định giá nước tối ưu

Theo giả thiết ở chương 1, thị trường nước ngầm là cạnh tranh hoàn toàn nên điểm cân bằng thị trường là giao điểm của đường cung và đường cầu thị trường. Tương ứng với điểm cân bằng thị trường này, giá nước sẽ được xác định. Nó cũng là giá nước tối ưu vì lợi ích ròng xã hội sẽ đạt cực đại tại giao điểm của đường cung và đường cầu trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

Giá nước được xác định chính là giao điểm của đường cầu QD = 6.649.152,76* P-0,306 và đường cung thẳng đứng: QS = 4.292.926,5

Hình 4.10: Đồ Thị Thể Hiện Giá Nước Tối Ưu

 Nguồn tin: Kết quả tính toán và tổng hợp

Page 72: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Hay cũng chính là nghiệm của hệ phương trình sau:

 

Giải hệ phương trình này ta tìm được giá nước tối ưu khi khai thác tại mức bền vững là 4.178 đ/m3. Khi đó, tô tức tài nguyên theo định nghĩa bằng giá nước tối ưu trừ đi chi phí khai thác: 4.178 - 3.403 = 775 đ/m3. Tô tức tài nguyên và giá nước tối ưu được xác định sẽ làm cơ sở để tìm ra giá trị tài nguyên nước ngầm cũng như đề ra chính sách khai thác phần kế tiếp.

4.7.4. Xác định giá trị tài nguyên nước ngầm tại mức khai thác bền vững

            Giá trị của một hàng hóa hay tài sản nào đó chính là tổng mức sẵn lòng trả để có được nó. Nước ngầm cũng vậy, trữ lượng nước ngầm hiện tại chính là một tài sản quý giá của xã hội, giá trị của nó là tổng mức sẵn lòng trả được xác định bằng phần diện tích dưới đường cầu. Trong trường hợp đường cầu nước thì sản phẩm là hàng hóa thiết yếu nên ta không tìm được mức giá cao nhất (choke price) theo lý thuyết để lượng cầu bằng 0. Trên thực tế, mức giá cao nhất này hoàn toàn có thể xác định được: để có nước uống duy trì sự sống người ta sẵn sàng dùng đến đồng tiền thu nhập cuối cùng của mình để mua nước. Có nghĩa rằng tất cả thu nhập hàng tháng của hộ gia đình dùng để chi tiêu vào hàng hóa thiết yếu là nước. Và thu nhập trung bình của hộ gia đình (5,302 triệu/tháng) chính là giá nước cao nhất. Tại mức khai thác bằng trữ lượng động tự nhiên, nguồn tài nguyên này sẽ bền vững mãi mãi. Giá trị của tài nguyên nước ngầm mang lại chính là phần diện tích dưới đường cầu từ gốc tọa độ đến điểm khai thác bền vững. Tính tích phân của hàm cầu và nhân với 12 tháng ta có được giá trị hàng năm mà nguồn tài nguyên này mang lại cho con người là 5.337,636 tỷ đồng.

*12 = 5.337,636 (tỷ đồng)

 Như vậy tổng giá trị tài nguyên nước ngầm chính là tổng của dòng tiền đều với thời gian là vô tận. Theo công thức tính dòng tiền đều rút gọn ta tính được tổng giá trị tài nguyên nước ngầm sẽ là lợi ích hay giá trị của một năm nguồn tài nguyên mang lại chia cho suất chiết khấu. Chọn suất chiết khấu 10%, ta ước tính được giá trị của nguồn tài nguyên là 53.376,36 tỷ đồng.

            Định ra giá trị tài nguyên là cần thiết nhưng làm sao để nguồn tài nguyên này mang lại giá trị cao hơn và bền vững cho con người là điều quan trọng. Câu hỏi đặt ra liệu chúng ta có nên khai thác nước ngầm ở mức như hiện tại hay chỉ khai thác ở mức trữ lượng động bền vững? Phần cuối của chương sẽ đưa ra đề xuất về hướng chính sách cho vấn đề này.

4.8. Đề xuất hướng chính sách

Page 73: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

            Theo phân tích ở các phần trước, nguồn tài nguyên nước đang có xu hướng bị cạn kiệt dần do khai thác không hợp lý. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần có hướng chính sách để vừa bảo tồn và nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này lại vừa có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của toàn Huyện. Qua nghiên cứu thực tế và các kết quả tính toán ở phần trước, đề tài nhận thấy rằng cần phải có những hướng chính sách:

            Đối với nhu cầu nước cho sinh hoạt: cần phải có nguồn cung nước thay thế (nước máy). Hiện nhà máy nước Tân Hiệp trên địa bàn chưa có hệ thống dẫn nước đến từng hộ dân. Do vậy cần có phương án kéo nước từ nhà máy này về phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Hơn nữa, các số liệu quan trắc (phân tích ở mục 4.2.2) cho thấy chất lượng nước ngầm (chủ yếu qua các chỉ tiêu về mặt hóa học) đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Và với cách xử lý nước: lọc bằng than và cát như hiện tại của hầu hết các hộ dân nơi đây sẽ không đảm bảo nguồn nước sử dụng cho ăn uống an toàn về sức khỏe. Như vậy việc kéo nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp đến để phục vụ cho sinh hoạt tại đây, người dân sẽ được sử dụng nguồn nước đảm bảo chất lượng hơn.

Đối với nhu cầu nước cho tưới tiêu: Hiện nguồn nước mặt tại Huyện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp. Với thực trạng ô nhiễm nước mặt như vậy, nguồn nước này không thể sử dụng để sản xuất. Do vậy, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp của các hộ dân, có hai phương án là mua nước từ hệ thống của Nhà máy nước Tân Hiệp hoặc khai thác nước ngầm. Nhưng phương án mua nước từ Nhà máy bị loại bỏ vì sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho các nông hộ. Còn khai thác nước ngầm ở trữ lượng bền vững sẽ hợp lý vì không cần chi phí xử lý cao, mặt khác có thể tái sử dụng nguồn nước này để phục vụ các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Tuy nhiên nếu để người dân tự do khai thác thì sẽ không đảm bảo được sự bền vững cho nguồn tài nguyên nước. Do đó, cần có hướng chính sách là thu thuế, lệ phí khai thác nước ngầm đối với các hộ dân. Sau đó, dùng số tiền này trợ cấp lại cho các hộ đầu tư vào hệ thống tưới nước tiết kiệm để đảm bảo được nguồn nước tưới trong tương lai.

Đối với nhu cầu nước sử dụng trong công nghiệp: Để đảm bảo tính kinh tế, nguồn nước ngầm được khai thác ở mức trữ lượng bền vững sẽ được ưu tiên sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp. Nhưng tổng trữ lượng nước ngầm là nguồn tài sản của xã hội nên khi sử dụng để sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả tô tức tài nguyên. Mức tô tức tài nguyên này cần phải phù hợp để tổng của chi phí khai thác nước trung bình và tô tức cho mỗi m3 nước phải nhỏ hơn hoặc bằng giá nước máy, vì nếu lớn hơn các hãng sẽ chuyển sang sử dụng nước máy thay cho nước ngầm. Theo kết quả của 4.7.3, mức tô tức tài nguyên là 775 đ/m3. Đây là lượng tô tức mà các cơ sở sản xuất phải đóng khi khai thác nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu của mình. Nó cũng là cơ sở khoa học để tiến hành thu phí (thuế tài nguyên) trả lại cho xã hội bằng cách góp vào ngân sách quốc gia.

Với phương án kéo hệ thống đường ống nước Nhà máy nước Tân Hiệp, khi đó nước máy là hàng hóa thay thế cho nước ngầm. Nguồn nước máy đã được xử lý theo tiêu chuẩn

Page 74: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

nước sinh hoạt (Phụ lục 1) nên chất lượng tốt hơn. Mặt khác giá nước cũng thấp hơn (2.750 đ/m3 cho lượng nước trong định mức) do đó người dân sẽ chuyển sang sử dụng nước máy. Giả sử lượng sử dụng trung bình cho mỗi hộ cũng là 15 m3/tháng, khi đó mỗi hộ sẽ tiết kiệm được khoảng 10.000 đ/tháng, toàn huyện sẽ tiết kiệm được 691.630.000 đồng trong mỗi tháng tương đương 8.299.560.000 đồng trong một năm. Con số có ý nghĩa, xã hội có thể sử dụng số tiền tiết kiệm này để đầu tư cho việc xây dựng đường ống kéo nước. Vì vậy, đây là phương án nên thực hiện.

Với phương án thu tô tức tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp. Theo như kết quả điều tra, lượng nước ngầm trung bình được khai thác sử dụng cho tưới tiêu ứng với 1000 m2 là 162,86 m3/tháng. Khi đó, với mức tô 775đ/m3 và tổng diện tích trồng rau của huyện là 12.180 (1000 m2), toàn huyện sẽ thu được 1.537.316.970 đồng/tháng tương đương 18,45 tỷ đồng trong một năm. Con số này rất có ý nghĩa trong việc trợ cấp cho các hộ nông dân đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm.

Với lượng nước 1.508.190 m3/tháng trong công nghiệp, mức tô 775 đ/m3, ngân sách quốc gia thu được 1.168.847.250 đồng/tháng tương đương 14,03 tỷ đồng trong một năm. Nguồn ngân sách này sẽ giúp đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như cải thiện chất lượng đời sống cho người dân.

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

 

5.1. Kết luận

            Nước ngầm là một nguồn tài nguyên không phải vô hạn, nó hoàn toàn có thể cạn kiệt nếu con người không biết cách khai thác và sử dụng hợp lý. Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, nhu cầu về nước ngầm tại huyện Hóc Môn ngày càng cao trong khi nguồn cung nước là có giới hạn đã đặt ra yêu cầu khai thác và quản lý tài nguyên phù hợp.

Đề tài phân tích kinh tế tài nguyên nước ngầm tiến hành trên địa bàn Huyện nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu nói trên. Dựa trên số liệu thứ cấp về các thông số địa chất thủy văn sẵn có, khóa luận tính toán được trữ lượng nước ngầm của Huyện, trong đó, trữ lượng động là 143.097,55 m3/ngày – cũng chính là lượng cung nước bền vững, trữ lượng tĩnh: 148.203,36 m3/ngày và trữ lượng tiềm năng là 291.300,91 m3/ngày bằng phương pháp cân bằng. Dựa trên kết quả quan trắc về động thái nước của Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam , khóa luận đã phân tích đánh giá và giải thích trên quan điểm kinh tế tài nguyên. Trung bình mực nước tĩnh ở hai tầng chính sâu thêm khoảng 0,5m mỗi tháng

Page 75: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

trong năm, kết quả dự báo mực nước tĩnh ở hai tầng đến tháng 12/2012 cho thấy mực nước tĩnh của tầng Plioxen trên đạt đến -26,63 m, và tầng Plioxen dưới tiến đến -25,12 m. Đây là lời cảnh báo về dấu hiệu suy thoái và cạn kiệt tài nguyên.

Cùng hướng đến mục đích phục vụ cho công tác quản lý, định giá nước, một cuộc điều tra trực tiếp được tiến hành trên địa bàn Huyện nhằm phân tích những nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt, tưới tiêu của người dân và ý thức của họ trong việc bảo vệ tài nguyên. Bằng phương pháp phân tích hồi quy, mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt, tưới tiêu theo giá đã được xây dựng:

QSH = 1.890.916,42*P-0,296 , QTT = 13.497.571,5*P-1,3004  và đề tài cũng đã xây dựng được đường tổng cầu nước ngầm cho toàn xã hội là Q = 6.649.152,76*P-0,306.

Phân tích sự  tác động của các nhân tố lên lượng cầu và nhìn nhận tình hình thực tế: xu hướng gia tăng dân số của toàn huyện và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, do đó lượng cầu nước tiếp tục tăng lên. Nếu không có biện pháp đối ứng kịp thời, nguồn tài nguyên sẽ tiếp tục bị khai thác đến cạn kiệt. Bên cạnh đó, ứng dụng kết quả đường cầu và xác định đường cung bền vững, từ đó khóa luận đã xác định được giá tối ưu nước ngầm là 4.178 đ/m3 và giá trị tài nguyên là 53.376,36 tỷ đồng.

Thông qua kết quả phân tích đường cầu và tình hình thực tế về khai thác và chất lượng tài nguyên hiện tại, khóa luận đã đề xuất hướng chính sách cho địa phương là cần phải kéo nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và khai thác nước ngầm ở mức trữ lượng khai thác bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn Huyện.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

            a) Về công tác xây dựng chính sách cho địa phương

            Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất được hướng chính sách là kéo nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp phục vụ sinh hoạt của người dân và khai thác nước ngầm ở mức bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên và nâng cao phúc lợi xã hội. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, chưa đi vào chi tiết, cụ thể để đảm bảo tính chặt chẽ. Vì vậy để chính sách đi vào thực tế, các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục nghiên cứu, thiết kế và xây dựng phương án kéo nước từ Nhà Máy nước Tân Hiệp về Huyện phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân. Song song với đó, cần thực hiện việc thu lệ phí khai thác nước ngầm đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp.

            b) Về công tác điều tra địa chất thủy văn

Page 76: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

            Xây dựng thêm mạng quan trắc để theo dõi, dự báo sự biến đổi về trữ lượng, chất lượng của nước dưới đất trong tầng khai thác nước, các hiện tượng lún mặt đất và hiện tượng xâm nhập mặn do quá trình khai thác gây ra.

           

 

c) Về công tác quản lý

            Tiếp tục thu thập và cập nhật các số liệu điều tra về tình hình khai thác và tài liệu quan trắc vào cơ sở dữ liệu và hàng năm lập bản đồ.

            Xây dựng mô hình đường cầu nước ngầm trong công nghiệp để phản ánh đúng hơn tổng nhu cầu nước sử dụng trên toàn địa bàn huyện. Từ đó làm cơ sở cho việc xác định mức tô, giá trị nguồn tài nguyên cũng như đề xuất hướng chính sách phù hợp.        Xây dựng quy chế khai thác về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Kết hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật trong quản lý, cấp giấy phép, thu phí tài nguyên nước.

            Cần kiểm tra mức độ chấp hành của các đơn vị khai thác nước được cấp phép và có biện pháp xử lý nghiêm các đơn vị không tuân thủ quy định.

            d) Công tác quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước ngầm và môi trường ĐCTV

            Tiến hành thực hiện phương án thay thế nước ngầm bằng nước máy kéo từ Nhà máy nước Tân Hiệp phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

            Việc cấp phép khai thác khoan giếng cần có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chuyên về địa chất thủy văn như Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam .

5.2.2. Đối với người dân

            Hiện tại, nước ngầm là nguồn cung chính cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày – nhu cầu thiết yếu của người dân nên hơn ai hết họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tầng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm hợp lý, bảo vệ chất lượng nước là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Để thực hiện điều đó, họ cần phải:

            Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý.

            Không vứt rác, chất thải bừa bãi xuống các kênh rạch vì chất lượng nước mặt và nước ngầm có mối liên hệ với nhau.

Page 77: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

5.2.3. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp

            Đầu tư cải thiện máy móc thiết bị sao cho tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất.

            Trang bị hệ thống tái chế, xử lý nước thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm giảm lượng xả thải ra môi trường.

            Chấp hành nghiêm túc việc khai thác nước ngầm đúng tầng, đúng lưu lượng và thời gian theo giấy phép.

            Việc khoan giếng phục vụ sản xuất phải thông qua sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

5.2.4. Đối với các hộ nông dân

Thực hiện các biện pháp cải tạo đất, tăng độ mùn cho đất. Mục đích vừa làm cho đất tốt hơn, năng suất cao hơn vừa làm tăng khả năng giữ nước trong đất.

Thường xuyên kiểm tra nước trong vườn để làm giảm tỷ lệ thất thoát nước.

Không nên xả nước chảy tràn lan, vừa làm rửa trôi đất vừa lãng phí nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

TIẾNG VIỆT

 

Phạm Trí Cao, Vũ Minh Châu, 2006. Giáo Trình Kinh Tế Lượng ứng Dụng, Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội, 2006, trang 203-207.

 

Đoàn Văn Cánh – Phạm Quý Nhân, 2003. Tìm Kiếm Thăm Dò và Đánh Giá Trữ Lượng Nước Dưới Đất, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, Hà Nội, 2003, trang: 7 – 45.

 

Page 78: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Đoàn Địa Chất 806 (thuộc Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam ), 2007. Báo Cáo Quan Trắc Động Thái Nước Dưới Đất Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh từ Năm 2002 đến 2007.

 

Nguyễn Thu Hiền, Hồ Việt Hùng, và Trịnh Minh Thụ, 2007. Giáo Trình Phát Triển và Quản Lý Tài Nguyên Nước Ngầm, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2007, trang 191- 230.

 

Đỗ Tiến Hùng, Trần Văn Lã, Phan Văn Tuyến, Khiếu Văn Giáp, Đoàn Ngọc Toản và Trần Văn Khoáng, 2007. Báo Cáo Quy Hoạch và Sử Dụng Nước Ngầm TP. Hồ Chí Minh, Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam , trang 124.

 

Nguyễn Việt Kỳ, Ngô Đức Chân, Bùi Trần Vượng, Trần Văn Chung và Hoàng Văn Vinh. Khai Thác và Bảo Vệ Tài Nguyên Nước Dưới Đất. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, trang: 28-32.

 

Nguyễn Văn Ngà, 2007. Bài Giảng Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM.

 

Đặng Minh Phương, 2004. Bài Giảng Kinh Tế Vi Mô 1, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 146 trang.

 

 Đặng Minh Phương, 2004. Bài Giảng Kinh Tế Tài Nguyên, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM.

 

Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2008. Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước: Trường Hợp Nước Ngầm tại Bình Chánh. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM, 2008.

 

Page 79: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

Bộ y tế, 2002. Báo Cáo Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Vệ Sinh Ăn Uống.

 

Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hóc Môn, 2007. Báo Cáo Hiện Trạng Khai Thác và Sử Dụng Tài Nguyên Nước trên Địa Bàn Huyện Hóc Môn.

 

Phòng Thống Kê huyện Hóc Môn, 2007. Báo Cáo Tổng Hợp về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội của UBND Huyện Hóc Môn.

 

Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM, 2008. Báo Cáo Hiện Trạng Khai Thác và Sử Dụng Tài Nguyên Nước trên Địa Bàn Tp.HCM.

 

Sài Gòn giải phóng, 2004. “Thế Giới Khát Nước Sạch”, 03/2010, < http://www.vnexpress.net/GL/Suc-khoe /2005/02/3B9DBB9B/>.

 

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

 

Rosalina Palanca – Tan and Germelino M. Bautista, 2003. Metering and A Water Permits Scheme for Groundwater Use in Cagayan de Oro, EEPSEA Research Report, Phillipines.

 

 

 

 

 

 

 

Page 80: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

 

           

PHỤ LỤC

 

Phụ lục 1: Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống

STT Chỉ Tiêu ĐVT Giới hạn tối đaPhương pháp thử1 Màu sắc TCU 15TCVN 6185 - 19962 Mùi vị Không có mùi, vị lạCảm quan3 Độ đục NTU 2TCVN 6184 - 19964 PH mg/l 6,5 - 8,5AOAC hoặc SMEWW5 Độ cứng mg/l 300TCVN 6224 - 19966 Clo dư mg/l 0,3 - 0,5AOAC hoặc SMEWW7 Hàm lượng Clorua mg/l 250TCVN 6194 - 19968 Hàm lượng sắt mg/l 0,5TCVN 6177 - 19969 Hàm lượng Mangan mg/l 0,5TCVN 6002 - 199510 Hàm lượng Nitrat mg/l 50TCVN 6180 - 199611 Hàm lượng Nitrit mg/l 3TCVN 6178 - 199612 Hàm lượng sunphat mg/l 250TCVN 6200 - 199613 Hàm lượng Thủy ngân mg/l 0,01TCVN 6182 - 199614 Hàm lượng Asen mg/l 0,001TCVN 5991 - 199515 Độ Oxy hóa mg/l 2Chuẩn độ bằng KMnO416 Coliforms tổng số mg/l 0TCVN 6187 - 1- 199617 E.coli mg/l 0TCVN 6187-1-1996

                                                                                                   Nguồn: Bộ Y tế, 2002

Phụ lục 2: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Plioxen trên Giai Đoạn 2000-2008

Năm pH NH4 Cl NO3 NO2 Fe tổng2000 7,11 0,20 327,92 0,71 0,01 16,562001 6,71 0,00 326,14 0,44 0,01 24,262002 6,65 0,00 319,50 0,85 0,01 16,982003 6,47 0,15 322,60 0,22 0,00 26,432004 6,45 0,71 331,46 0,54 0,00 17,55

Page 81: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

2005 7,99 0,46 320,94 0,77 0,06 17,602006 7,12 0,11 315,51 0,50 0,02 24,562007 6,67 0,08 326,50 0,31 0,002008 7,84 1,95 322,60 0,56 0,00TCVN 5944-1995 6,5 - 6,8 0 200 - 600 45 1 - 51329/2002/BYT

QĐ ngày 18/04/02

6,5 -  8,5 1,5 250 50 3 0,5

                                                                                    Nguồn tin: Đoàn Địa Chất 806

Phụ lục 3: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Plioxen dưới Giai Đoạn 2000-2008

Year pH NH4 Cl NO3 NO2 Fe tổng2000 5,10 0,25 1283,30 0,99 0,06 93,842001 6,90 0,05 2180,18 1,29 0,00 5,962002 5,02 1,79 4386,94 0,98 0,00 20,022003 4,84 2,60 3899,50 0,91 0,01 30,122004 5,82 0,62 3243,68 0,54 0,00 130,822005 3,80 0,87 5171,27 0,49 0,02 193,832006 4,23 0,28 5228,88 0,32 0,03 95,642007 4,68 0,04 5565,65 0,09 0,002008 4,68 0,04 5565,65 0,09 0,00TCVN 5944-1995 6,5 - 6,8 200 - 600 45 1 - 51329/2002/BYT

QĐ ngày 18/04/02

6,5 -  8,5 1,5 250 50 3 0,5

Nguồn tin: Sở TNMT, 2008

Phụ lục 4: Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo mực nước ngầm – tầng Plioxen trên

Kết xuất mô hình

Dependent Variable: Y2Method: Least SquaresDate: 07/08/10   Time: 21:08Sample(adjusted): 2006:03 2009:12Included observations: 46 after adjusting endpointsConvergence achieved after 3 iterations

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.C -15.53556 0.178265 -87.14854 0.0000

Page 82: PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN HÓC

T -0.131812 0.005964 -22.10072 0.0000AR(1) 1.005784 0.116757 8.614324 0.0000AR(2) -0.404044 0.109737 -3.681932 0.0007

III. Những tồn tại, thách thức chủ yếu1. Công tác điều tra, đánh giá TNNN chưa gắn kết chặt chẽểg , g g ặvới quy hoạch phát triển KT-XH, chưa đáp ứng kịp thờiyêu cầu lập quy hoạch khai thác nguồn nước.2. Trong tìm kiếm, đánh giá nước ngầm chưa nghiên cứutoàn diện các yếu tố giữa NM- NN, yếu tố môi trường;chủ yếu nghiên cứu các tầng nước nhạt, chưa quan tâmnghiên cứu các tầng nước mặn, . Vì vậy, thiếu số liệu đểđánh giá nguồn nước khi sử dụng phương pháp mô hình.3. Còn tồn tại nhiều vấn đề về ĐCTV chưa được làm rõ,trong đó có cấu trúc địa chất thủy văn và nguồn hìnhthành trữ lượng NN ở ĐBSCL.4. Mạng quan trắc NDD còn thưa, hỏng hóc, di chuyểnnhiều .Vì vậy việc giám sát diễn biến số lượng, chấtlượng nước ngầm, dự báo cạn kiệt, xâm nhập mặn, biếnđổi môi trường còn rất hạn chế.5. Cho tới nay, hầu như chưa có số liệu tin cậy về con số trữlượng động, trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước