phân tích nhân vật chuyện người con gái nam xương

11
NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người trong mọi thời đại. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “Miếu vợ chàng Trương”: “Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương Miếu ai như miếu vợ chàng Trương Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ Làn nước chi cho lụy đến nàng” Câu chuyện kể về người thiếu phụ Nam Xương là một minh chứng cụ thể điển hình cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình. Cảm thông trước cuộc đời đau khổ và bi thảm, số phận nghiệt ngã của nàng, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ từ đó ra đời. Tác phẩm là một kiệt tác văn chương cổ, được ca ngợi là “thiên cổ tùy bút”, trích trong Truyền kì mạn lục. Truyện được viết bằng Phạm Nguyễn Thục Linh 1

Upload: jackson-linh

Post on 11-Aug-2015

295 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người trong mọi thời đại. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “Miếu vợ chàng Trương”:

“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ

Làn nước chi cho lụy đến nàng”

Câu chuyện kể về người thiếu phụ Nam Xương là một minh chứng cụ thể điển hình cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình. Cảm thông trước cuộc đời đau khổ và bi thảm, số phận nghiệt ngã của nàng, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ từ đó ra đời. Tác phẩm là một kiệt tác văn chương cổ, được ca ngợi là “thiên cổ tùy bút”, trích trong Truyền kì mạn lục. Truyện được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI gồm hai mươi truyện viết theo lối văn xuôi. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động trước nhân vật Vũ Nương trong truyện.

Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ

Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ

nết na, đức hạnh, đảm đang, trong trắng, hiếu nghĩa, thủy chung. Vũ

Nương một mình nuôi dạy con chờ chồng suốt những tháng ngày

Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút

Phạm Nguyễn Thục Linh 1

đùm bọc, gắn bó bên nhau, nàng vừa làm mẹ, vừa phải làm cha. Cậu

Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên

tường gọi là cha. Chồng và vợ như bóng với hình, nàng đã mượn

chiếc bóng của mình để an ủi con, muốn đứa con luôn nghĩ rằng mình

cũng là đứa trẻ có cha. Đứa con mà Vũ Nương dứt mực yêu thương

chính là niềm vui, hạnh phúc ngày đêm nàng mong đợi. Nàng luôn

giữ tròn chữ hiếu, đạo làm con đối với cha mẹ đôi bên. Nàng vâng lời

cha mẹ ruột, lấy Trương Sinh làm chồng. Khi mẹ chồng đau ốm, Vũ

Nương “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào

khôn khéo” để chăm sóc cho mẹ. Nàng coi mẹ chồng như mẹ đẻ, điều

đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng trước khi bà qua

đời: “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.

Khi mẹ chồng mất, nàng “ hết lời thương xót”, lo “việc ma chay tế

lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”. Người phụ nữ ấy thay chồng làm tất

cả mà không một tiếng kêu than, quả thật hiếm có. Đạo làm con, làm

mẹ luôn được Vũ Nương chu toàn, thực hiện trọn vẹn. Chẳng những

thế, Vũ Nương còn là người vợ trong trắng, thủy chung. Có tư dung

tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng cam tâm làm một

người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”.

Trước khi Trường Sinh đi lính, nàng dùng lời lẽ tha thiết của người

vợ hiền đưa tiễn chồng: “thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong

hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về được hai chữ bình

Phạm Nguyễn Thục Linh 2

yên thế là đủ rồi”. Rồi nàng “ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, lại

thổn thức tâm tình thương người đất thú.”. Qua lời nói và hành động

chân thành ấy, thể hiện rõ tình yêu thương chồng da diết của Vũ

Nương. Trong những tháng ngày xa cách chồng, nàng chẳng dám “ tô

son điểm phấn”, “ ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”, “ cách biệt ba

năm giữ gìn một tiết”, nỗi nhớ mong khắc khoải, sự lo lắng cho

chồng, giữ gìn tiết hạnh của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải

khâm phục, ca ngợi. Cứ ngỡ rằng, một người phụ nữ dịu dàng, có

nhiều phẩm chất tốt đẹp, “đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng”

như vậy lẽ ra phải được hưởng niềm hạnh phúc. Thế nhưng, cuộc đời

luôn chứa đựng sự bất công, ngang trái. Vũ Nương là một người phụ

nữ chịu nhiều đau khổ, phải lấy cái chết để minh oan. Sau ba năm đi

lính, Trương Sinh trở về. Vì nghe lời con trẻ nên Trương Sinh tỏ thái

độ ngờ vực, nghi oan cho vợ. Vũ Nương đã nhiều lần thanh minh,

được “họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng”, hầu

mong hàn gắn hạnh phúc gia đình, mong được chồng bảo vệ nhưng

Trương Sinh một mực không tin, “mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi

đi”. Khi nhận thấy không thể nào xóa tan được mối nghi ngờ, bị hạ

thấp phẩm giá, nàng quyết định lấy cái chết để minh oan cho sự trong

sạch của mình. Mặc dù nàng được cứu sống và sống sung sướng dưới

thủy cung nhưng với lòng yêu chồng, thương con sâu sắc, lòng nàng

lúc nào cũng mong ngóng được gặp lại chồng con của mình, dù chỉ Phạm Nguyễn Thục Linh 3

trong chốc lát. Nỗi đau không được quyền làm mẹ, làm vợ đó chính

là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ. Thật là oan hơn Thị Kính. Bởi

vì Thị Kính biết rõ nguyên nhân mình bị oan. Còn Vũ Nương chỉ

biết mình bị chồng kết tội mà không rõ nguyên cớ. Thật là thương

tâm, thật là đau lòng khi nghe lời nguyện thống thiết của Vũ

Nương :“ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con ruồng

bỏ, tiếng chịu nhuốc nhơ,…”. Thật là môt tiếng khóc nghẹn ngào ai

oán của Vũ Nương hay là tiếng kêu chung cho những kẻ hồng nhan

bạc mệnh thời bấy giờ. Tuy rơi vào cảnh bất hạnh, thương tâm nhưng

người phụ nữ xưa kia vẫn luôn khao khát khẳng định phẩm chất của

mình, vẫn muốn mình được giải oan, vẫn “phải tìm về có ngày”. Tại

sao một người phụ nữ như Vũ Nương lại phải chịu quá nhiều đau

khổ, và oan ức đến như thế? Trương Sinh vốn “con nhà hào phú

nhưng không có học” lại có tính đa nghi, ghen tuông vô cớ. Cái chết

của Vũ Nương là lời tố cáo sự bất công của xã hội phong kiến, xã hội

nam quyền độc đoán và lên án chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi niềm

hạnh phúc của biết bao nhiêu người. Gía như không có cuộc đi lính

và Trương Sinh chịu lắng nghe, biết quan sát, biết nhìn nhận vấn đề

từ nhiều phía, khách quan thì có lẽ Vũ Nương đã không bị đẩy tới

bước đường cùng của vực thẳm dẫn đến cái chết. Cảm thông được

nỗi đau khổ, oan ức, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội phong

kiến, Nguyễn Dữ đã tạo thêm yếu tố kì ảo hoang đường để nâng cao

Phạm Nguyễn Thục Linh 4

giá trị tư tưởng của tác phẩm. Chính nhờ chi tiết thần kì như trong

chuyện cổ tích đã giúp cho Trương Sinh nhận ra ân tình của vợ dành

cho mình, nhận ra nỗi oan ức của vợ, còn Vũ Nương thì gặp được

chồng để giải mối oan nhục nhã nhất của đời làm vợ. Các yếu tố

hoang đường xen kẽ với yếu tố địa danh lịch sử từ sự kiện đến nhân

vật làm cho thế giới huyền ảo mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc sống

thực. Đó là sự sáng tạo trong việc xây dựng cốt truyện của tác giả.

Tác phẩm có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả,

giữa văn xuôi và văn biền ngẫu, lời văn cô đọng, xúc tích tạo sự xúc

động nơi người đọc. Cách dẫn dắt các tình tiết câu chuyện hấp dẫn,

cách thắt nút bất ngờ (câu nói của bé Đản), cách gỡ nút thật tự nhiên

( cũng chính là câu nói của bé Đản). Các chi tiết trong truyện được

tác giả liên kết theo kiểu quan hệ nhân quả nên rất chặt chẽ, các tình

tiết diễn ra một cách tự nhiên và hợp lí. Vì nước có loạn binh đao nên

chàng mới ra trận. Vì chàng ra nơi biên thùy nên nàng phải lo toan,

nặng gánh gia đình chồng. Vì con thơ hỏi mẹ về cha nên mẹ đã

mượn cái bóng của mình thay thế, để cho con đỡ tủi. Vì nghe lời con

trẻ nên Trương Sinh mới nghi ngờ vợ… Tất cả những chuỗi sự việc

ấy diễn ra đầy kịch tính và kết thúc một cách có hậu. Truyện “ Người

con gái Nam Xương” không những có giá trị đạo lí, lịch sử mà nó còn

có giá trị nghệ thuật xây dựng cốt truyện.

Phạm Nguyễn Thục Linh 5

Thật vậy hình tượng nhân vật Vũ Nương là một hình ảnh tiêu

biểu cho xã hội phong kiến cũ. Họ là những người chị, người vợ,

người mẹ đảm đang nhưng lại có số phận nghiệt ngã, đầy bi kịch, rất

thương tâm trong xã hội cũ. Họ luôn bị ràng buộc trong giáo điều

phong kiến hà khắc, bởi quan niệm trọng nam khinh nữ. Vì thế họ

không nói lên được tiếng nói của mình về quyền được sống, quyền

được tự do, được đấu tranh cho những quyền lợi của mình. Mặc dù

bị xã hội chà đạp, nam quyền lên ngôi thống trị nhưng Vũ Nương,

Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga,… vẫn luôn toát lên phẩm chất tốt đẹp

của người phụ nữ Việt Nam… Ngày nay, sống giữa xã hội nam nữ

bình quyền, thì truyện “ Người con gái Nam Xương” là cột mốc để so

sánh vai trò của phụ nữ trong văn học xưa và nay. Nội dung của

truyện là một bài học đạo đức truyền thống tốt mà phụ nữ Việt Nam

luôn gìn giữ và phát huy: yêu chồng, thương con, chung thủy, hiếu

thảo... Chính vì thế mà cho tới nay, truyện “Người con gái Nam

Xương” vẫn còn lôi cuốn được người đọc.

Phạm Nguyễn Thục Linh 6