phát biểu lãnh đạo cục Đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và Đầu tư

6
HỢP TÁC ĐẦU TƯ VIỆT NAM - ASEAN VÀ TRIỂN VỌNG KHI THAM GIA HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 Phát biểu của đại diện Cục Đầu tư nước ngoài tại Diễn đàn MeKong 2014 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức” (Hà Nội, ngày 17/10/2014) Cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) với 4 mục tiêu trụ cột là: (1) xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao; (3) phát triển kinh tế đồng đều; (4) hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, mục tiêu trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh, bao gồm 5 yếu tố cơ bản: (i) tự do lưu chuyển hàng hóa; (ii) tự do lưu chuyển dịch vụ; (iii) tự do lưu chuyển đầu tư; (iv) tự do lưu chuyển vốn; và (v) tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng. Năm yếu tố trên là động lực chính thúc đẩy gia tăng các hoạt động hợp tác đầu tư của Việt Nam - ASEAN cũng như giữa Việt Nam với các đối tác của ASEAN trong thời gian tới. 1. Đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam Tính đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư tại 55/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 2.431 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 14,2% số dự án FDI và trên 21,4% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của ASEAN là 21,3 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân chung là 14,45 triệu USD/dự án. Phân theo ngành: Đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 950 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,07 tỷ USD (chiếm 39,08% tổng số dự án và chiếm 38,72% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 92 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16,48 tỷ USD (chiếm 3,78% tổng số dự án và 31,81% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng có 166 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 3,03 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng số dự án và 5,85% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các lĩnh vực khác. Phân theo đối tác: Hiện có 8 trong số 9 quốc gia thuộc ASEAN (trừ Myanmar) đã có hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có 3 quốc gia nằm trong danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, gồm: Singapore (vị trí thứ 3), Malaysia (vị trí thứ 8) và Thái Lan (vị trí thứ 10). Đứng đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore, với 1.312 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ USD (chiếm 53,9% tổng số dự án và 59,87% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Malaysia, với 473 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,83 tỷ USD (chiếm 19,4% tổng số dự án và 22,8% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Upload: han-nhung

Post on 03-Jul-2015

194 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

HỢP TÁC ĐẦU TƯ VIỆT NAM - ASEAN VÀ TRIỂN VỌNG KHI THAM GIA HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015

Phát biểu của đại diện Cục Đầu tư nước ngoài tại Diễn đàn MeKong 2014 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức”

(Hà Nội, ngày 17/10/2014)

Cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) với 4 mục tiêu trụ cột là: (1) xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao; (3) phát triển kinh tế đồng đều; (4) hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, mục tiêu trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh, bao gồm 5 yếu tố cơ bản: (i) tự do lưu chuyển hàng hóa; (ii) tự do lưu chuyển dịch vụ; (iii) tự do lưu chuyển đầu tư; (iv) tự do lưu chuyển vốn; và (v) tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng. Năm yếu tố trên là động lực chính thúc đẩy gia tăng các hoạt động hợp tác đầu tư của Việt Nam - ASEAN cũng như giữa Việt Nam với các đối tác của ASEAN trong thời gian tới.

1. Đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam

Tính đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư tại 55/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 2.431 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 14,2% số dự án FDI và trên 21,4% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của ASEAN là 21,3 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân chung là 14,45 triệu USD/dự án.

Phân theo ngành: Đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 950 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,07 tỷ USD (chiếm 39,08% tổng số dự án và chiếm 38,72% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 92 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16,48 tỷ USD (chiếm 3,78% tổng số dự án và 31,81% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng có 166 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 3,03 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng số dự án và 5,85% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các lĩnh vực khác.

Phân theo đối tác: Hiện có 8 trong số 9 quốc gia thuộc ASEAN (trừ Myanmar) đã có hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có 3 quốc gia nằm trong danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, gồm: Singapore (vị trí thứ 3), Malaysia (vị trí thứ 8) và Thái Lan (vị trí thứ 10).

Đứng đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore, với 1.312 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ USD (chiếm 53,9% tổng số dự án và 59,87% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Malaysia, với 473 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,83 tỷ USD (chiếm 19,4% tổng số dự án và 22,8% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Page 2: Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đứng thứ ba là Thái Lan có 365 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,63 tỷ USD (chiếm 15,01% tổng số dự án và 12,8 % tổng vốn đầu tư đăng ký). Thứ tự còn lại là các nước Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia.

Có thể khẳng định rằng, đầu tư của các nước ASEAN đã, đang và tiếp tục giữ vị trí quan trọng tại Việt Nam. Không những thế, ASEAN còn là cửa ngõ, cấu nối quan trọng để thu hút FDI từ các đối tác lớn khác vào Việt Nam.

2. Đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN

Tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang 8 quốc gia ASEAN (trừ Philippines), với 522 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,74 tỷ USD, chiếm 58,1% số dự án và 51,2% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Quy mô dự án đầu tư của Việt Nam sang ASEAN có vốn đầu tư đăng ký là 18,6 triệu USD. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, năng lượng, khai khoáng, bất động sản, tài chính, ngân hàng, viễn thông, chế tạo… đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh và có nhiều tiềm năng hợp tác với các nước trong khu vực.

Về địa bàn đầu tư: hiện có 4 quốc gia ASEAN nằm trong danh sách 10 quốc gia có hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp Việt Nam, gồm Lào, Campuchia, Malaysia và Myanmar. Dẫn đầu là Lào với 248 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,73 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 48,15% tổng số dự án và 48,97% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai Campuchia, với 161 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 3,45 tỷ USD (chiếm 31,26% tổng số dự án và 35,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ ba là đầu tư sang Malaysia với 10 dự án và 754,68 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 1,9% tổng số dự án và 7,8% tổng vốn đầu tư đăng ký). Thứ tư là Myamar, với 22 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 454 triệu USD. Thứ tự còn lại là các nước Singapore, Indonesia, Thái Lan và Brunei.

Như vậy, các nước ASEAN là địa bàn đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam và là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài.

3. Triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam-ASEAN

a. Cơ hội và thuận lợi:

- Việc trở thành một một không gian sản xuất chung, một thị trường chung rộng lớn, thống nhất, với dân số trên 600 triệu người và quy mô GDP hiện nay khoảng 2.400 tỷ USD, AEC sẽ trở thành nên kinh tế đứng thứ 7 thế giới, là khu vực xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới sẽ tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề được tự do lưu chuyển trong các nước thành viên ASEAN mà không chịu sự phân biệt đối xử. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với giá cả thấp và chất lượng cao hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hưởng lợi nhờ phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn.

2

Page 3: Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- AEC tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam, thông qua phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trung gian, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, tạo ra sức cạnh tranh cao của khu vực ASEAN, đáp ứng nhu cầu lớn không chỉ trong khu vực ASEAN mà đặc biệt là hướng ra người tiêu dùng của các khu vực phát triển hơn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

- Cơ hội được trông đợi nhất từ tất cả các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Việc kết nối và xây dựng một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân chơi chung, một công xưởng chung ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ. Thực tế các tập đoàn đa quốc gia kinh doanh, đầu tư trên phạm vi toàn cầu cũng nhìn nhận Việt Nam là một cửa ngõ quan trọng vào ASEAN, đều coi trọng việc tìm hiểu đối tác doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện đầu tư, kinh doanh trong ASEAN. Đây được coi là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhắm đến.

- Với khẩu hiệu vì một ASEAN chung và thịnh vượng, các quốc gia thành viên của khối đều phải có trách nhiệm đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khối. Do đó, sự phát triển của ASEAN và Việt Nam sẽ tác động qua lại lẫn nhau. Các nước cũng luôn tìm những cơ hội, dành những ưu tiên cho nhau trong hợp tác đầu tư. Trong quá trình phát triển, Việt Nam cũng là một nước đi sau về thành tựu phát triển so với một số nước khác trong khu vực. Vì vậy, những bài học phát triển của các nước đi trước cũng đã được Việt Nam nhìn thấy, từ đó khắc phục các nhược điểm. Những vấn đề về chính sách, hệ thống luật pháp... đã được Việt Nam hoàn thiện tương đối nhanh, tạo ra sự minh bạch, thuận lợi, phù hợp nhất với thông lệ làm ăn quốc tế cũng như trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng biết sử dụng tốt các nguồn lực của mình.

- Bên cạnh cơ chế đa phương, Việt Nam cũng đã xây dựng cơ chế hợp tác song phương với các đối tác trong ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 8/9 quốc gia trong ASEAN (đang đàm phán với Brunei). Hiện Việt Nam cũng đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 8/9 quốc gia trong khối ASEAN (đang đàm phán với Campuchia). Đặc biệt, Việt Nam đã ký Nghị định thư năm 2012 với Campuchia và với Lào năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký Campuchia và Lào trước đó. Theo đó, hai bên đã thành lập cơ quan hợp tác hỗn hợp, đầu mối hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước.

- Singapore hiện đang là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam. Hai nước đã có thỏa thuận kết nối 2 nền kinh tế và áp dụng cơ chế chấp thuận nhanh đối với các dự án đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Do vậy, hợp tác đầu tư song phương giữa Việt Nam với Siangapore nói riêng và các nước ASEAN sẽ tiếp tục phát triển.

3

Page 4: Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Việt Nam có lợi thế so với các nước ASEAN khác trong quan hệ cạnh tranh thu hút FDI. Thái Lan có lợi thế nhưng một phần thị trường đã bão hòa, nhân công có chi phí ngày càng cao và thiếu về số lượng. Bất ổn chính trị cũng ảnh hưởng đáng kể tới dòng FDI. Indonesia có thị trường lớn nhưng lại có vấn đề về tôn giáo, văn hóa, chính trị. Myanmar là địa bàn mới nổi lên trong thu hút FDI nhưng với thực trạng yếu kém về chính sách và hạ tầng hiện nay thì phải 3-5 năm nữa nước này mới có thể cải thiện được môi trường đầu tư.

b. Khó khăn và thách thức:

- Thách thức của hội nhập kinh tế là vấn đề cạnh tranh của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó trên thị trường nội địa và khó có khả năng vươn ra, chiếm lĩnh trên thị trường các nước thành viên ASEAN khác, thậm chí có nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa. Doanh nghiệp năng lực kém sẽ không được chọn để tham gia các khâu có lợi nhuận cao của chuỗi cung ứng, chỉ có thể tham gia các công đoạn gia công. Người lao động trình độ thấp sẽ khó vươn lên các vị trí quản lý hay trở thành các chuyên gia có mức lương cao.

- Chúng ta cũng cần ý thức rằng, những gì là cơ hội với AEC cũng có thể là

thách thức đối với Việt Nam. Một khi việc giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn và

rẻ hơn giữa các nước, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc đầu tư sản xuất tập trung tại những

địa điểm thuận lợi nhất về môi trường kinh doanh, tính nhất quán của chính sách, kinh

tế vĩ mô ổn định, dồi dào nguồn lực con người và nguồn nguyên liệu, sau đó phân phối

sản phẩm đến những vùng khác nhau trong ASEAN. Điều này, đòi hỏi Việt Nam phải

duy trì được những lợi thế đã có và nhanh chóng tạo ra những lợi thế mới để cạnh

tranh được với các đối thủ trong việc thu hút dòng vốn FDT quy mô lớn, có chất lượng

cho Việt Nam.

- Việc hình thành AEC 2015 sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài ASEAN quan tâm và tham gia đầu tư vào một số địa bàn mới nổi như Myanmar, Lào, Campuchia... Điều này, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mới trên các địa bàn này.

4. Giải pháp của Chính phủ và các Bộ, ngành

Để nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động hợp tác đầu tư Việt Nam nói riêng khi hội nhập AEC có hiệu quả, hiện Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đang tập trung vào một số giai pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế ASEAN sâu rộng. Theo đó, ưu tiên thực hiện Kế hoạch, lộ trình hình thành AEC vào 2015; tổ chức triển khai nghiêm túc và có hiệu quả các cam kết ASEAN đã ký kết. Đồng thời, tăng cường hợp tác ngoài khối cả đa phương và song phương nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mang lại cho Việt Nam..

4

Page 5: Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh thông qua việc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo Luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.. nhằm huy động và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu phát triển.

Thứ ba, đẩy nhanh quá trình tái cách cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào 4 trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có chính sách nâng đỡ, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ tư, thực hiện quyết liệt và triệt để cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành doanh nghiệp, ra nhập thị trường; các thủ tục liên quan đến xây dựng, đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng lao động... bảo đảm giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thứ năm, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựng năng lực dài hạn cho doanh nghiệp.

Thứ sáu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường hiệu quả cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ: như tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng sân bay, bến cảnh, thông vận tải, điện, viễn thông, tài chính, ngân hàng... để nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng phục vụ cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường.

Thứ bảy, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Ngày 23/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Theo đó, 45 trường nghề chất lượng cao sẽ đào tạo những nghề đạt chuẩn cấp khu vực và thế giới.

Thứa tám, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về AEC 2015 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về những lợi ích và thách thức của AEC.

Tóm lại, việc tham gia AEC 2015 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Song, với quyết tâm của Chính phủ, cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chúng ta sẽ vượt qua thách thức, nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, thực hiện thành công công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.

5

Page 6: Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh thông qua việc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo Luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.. nhằm huy động và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu phát triển.

Thứ ba, đẩy nhanh quá trình tái cách cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào 4 trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có chính sách nâng đỡ, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ tư, thực hiện quyết liệt và triệt để cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành doanh nghiệp, ra nhập thị trường; các thủ tục liên quan đến xây dựng, đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng lao động... bảo đảm giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thứ năm, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựng năng lực dài hạn cho doanh nghiệp.

Thứ sáu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường hiệu quả cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ: như tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng sân bay, bến cảnh, thông vận tải, điện, viễn thông, tài chính, ngân hàng... để nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng phục vụ cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường.

Thứ bảy, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Ngày 23/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Theo đó, 45 trường nghề chất lượng cao sẽ đào tạo những nghề đạt chuẩn cấp khu vực và thế giới.

Thứa tám, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về AEC 2015 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về những lợi ích và thách thức của AEC.

Tóm lại, việc tham gia AEC 2015 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Song, với quyết tâm của Chính phủ, cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chúng ta sẽ vượt qua thách thức, nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, thực hiện thành công công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.

5