phẬt nÓi vỀ ngŨ giỚi

77
Kinh Tăng Nhất A-Hàm 14. Phẩm Ngũ giới Thích Đứ c Th ng Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng, Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ KINH SỐ 1 [576a14] Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc sanh, thành hạnh ngạ quỷ, nếu sinh vào cõi người mà thọ mạng ngắn ngủi: đó là sát sinh. “Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào có ý thích sát sinh, liền bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; nếu sinh vào cõi người thì thọ mạng ngắn ngủi. Vì sao vậy? Vì họ đã dứt sinh mạng kẻ khác. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy học chớ sát sinh. “Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Upload: httpwwwfacebookcomdjthanhbinh-httpwwwfacebookcomdjthanhbinh

Post on 29-Nov-2014

182 views

Category:

Education


7 download

DESCRIPTION

PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

TRANSCRIPT

Page 1: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Kinh Tăng Nhất A-Hàm

14. Phẩm Ngũ giới

Thích Đứ c Th ắ ng

Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng, Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ

KINH SỐ 1

[576a14] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc

sanh, thành hạnh ngạ quỷ, nếu sinh vào cõi người mà thọ mạng ngắn ngủi: đó là sát sinh.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào có ý thích sát sinh, liền bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; nếu sinh

vào cõi người thì thọ mạng ngắn ngủi. Vì sao vậy? Vì họ đã dứt sinh mạng kẻ khác. Cho nên, này các Tỳ-kheo,

hãy học chớ sát sinh.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Page 2: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng phước cõi người, hưởng

phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn: đó là không sát sinh.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào không hành sát sinh, cũng không nghĩ đến sát sanh, thọ mạng sẽ dài lâu. Vì sao vậy? Vì không bức hại. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy học chớ

sát sinh.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

[576b01] Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc

sanh, thành hạnh ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người rất là nghèo túng, áo không đủ che thân, ăn không đầy

miệng: đó là trộm cướp.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào có ý thích trộm cướp, lấy tài vật của người khác, liền bị đọa vào địa

ngục, ngạ quỷ, súc sinh; nếu sinh vào cõi người rất là nghèo túng. Vì sao vậy? Vì đã dứt sinh nghiệp người

khác. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy học xa lìa lấy của không được cho.

Page 3: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng phước cõi người, hưởng

phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn: đó là bố thí rộng rãi.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào hành bố thí rộng rãi, trong đời hiện tại được sắc đẹp, được sức khỏe, được đầy đủ tất cả; cõi

trời, cõi người, hưởng phước vô lượng.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy hành bố thí, chớ có lòng keo lẫn.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Page 4: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc

sanh, thành hạnh ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người, sống tại gia gian dâm không có tịnh hạnh, bị người chê bai,

và thường bị phỉ báng. Một pháp gì? Đó là tà dâm.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào dâm dật vô độ, thích xâm phạm vợ người, liền bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; nếu

sinh vào cõi người thì khuê môn dâm loạn.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường chánh ý, chớ khởi ý tưởng dâm. Cẩn thận chớ xâm phạm vợ người.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6

[576c01]Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn: đó là không tà dâm

vợ người.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào trinh khiết, không tà dâm, thân thể hương khiết, cũng không có tưởng tà vạy, sẽ hưởng

được phước cõi người, cõi trời.

Page 5: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ hành tà dâm, khởi ý dâm loạn.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc

sanh, thành hạnh ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người, thì hơi miệng hôi hám, làm người chán ghét: đó là nói dối

vậy.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào nói dối, nói thêu dệt, gây tranh cãi phải quấy, thì liền bị đọa vào địa

ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sao vậy? Vì sự nói dối ấy.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, phải chí thành không được nói dối.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-

Page 6: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều , mà hưởng phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn. Một pháp gì? Đó là

không nói dối.

“Này các Tỳ-kheo, người nào không nói dối, thì hơi miệng thơm tho, tiếng tốt đồn xa.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thực hành không nói dối.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà chịu tội địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người thì cuồng si, ngu muội, không biết

chân ngụy: đó là uống rượu.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào tâm ham uống rượu, thì sẽ sinh vào nơi [577a01] không có trí tuệ,

thường chịu ngu si.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ uống rượu.

Page 7: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào hơn pháp này, nếu đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng

phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn. Một pháp gì? Đó là không uống rượu.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào không uống rượu, sinh ra liền thông minh, không có ngu muội, biết rộng

kinh sách, ý không lầm lẫn.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt:

Thứ năm, kinh địa ngục,Đây gọi hành bất thiện;Năm là trời cùng người,

Hãy biết theo thứ tự.

[1] Pāli tương đương, A. 1.16 Ekadhamma. Cf. Quang tán Bát-nhã 7, T8n222, tr.195a12

Page 8: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[2] Pāli: buddhānussati.

[3] Pāli: dhammānussati.

[4] Pāli: Saṅghānussati.

[5] Pāli: sīlānussati.

[6] Pāli: cāgānussati.

[7] Pāli: devānussati.

[8] Pāli: upasamānussati, niệm tịch tĩnh (của Niết-bàn).

[9] Pāli: anāpānasati, niệm hơi thở ra vào.

[10] Pāli: kāyagatāsati, niệm thân hành.

[11] Pāli: maraṇassati.

[12] Bản Hán, hết quyển 1.

[13] Nguyên Hán: 諸法之本。如來所說. Cùng ý nguĩa, nhưntg các đoan sau, Hán dịch khác: 世尊是諸法之本。如

來所陳。承受. Xem Phẩm 9, kinh 1.

[14] Để bản: đãm phạ 憺怕. Nên đọc là đạm bạc 憺怕.

[15] Để bản: võng kết 網結. TNM: mạn kết. Pāli: māna-saññojana.

[16] Nguyên Hán: chư thú dĩ tận 諸趣已盡, chỉ các cõi thọ sinh, tức tái sinh. Pāli: gati. Nhưng định ngữ thường gặp: khīṇạjāti, sanh dĩ tận, sự tái sinh đã dứt hết. Có lẽ

bản hán đjc là khīṇa-gati.

[17] Pháp pháp thành tựu 法法成就, nên hiểu là pháp tùy pháp hành (Pāli: dhammānudhamma-paṭipanna), thực

Page 9: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

hành theo thuận thứ của pháp.

[18] Cát tường bình 吉祥瓶, tức đức bình 德瓶; Đại trí độ 13 (154a07): “Trời có mọt cái binh gọi là đức bình, từ trong đó sản xuất những vật cần yếu. Ai có bình này, muốn gì đều được.” Skt. maṇgalapātra/ maṅgalapūrṇa-

kumbha. Không tìm thấy Pāli tương đương.

[19] Nguyên Hán: hưu tức 休息. Pāli: upasamānussati.

[20] An-ban niệm 安般, niệm hơi thỏ ra vào.

[21] Dụng tâm trì thân 用心持身; chính xác nên hiểu: cảm giác toàn thần khi thở vô… khi thở ra. Pāli: sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati.

[22] Bạch chức 白膱 (?) Khang hy: “Thịt khô (脯 phủ) dài 1 thước 2 tấc gọi là chức.” Có lẽ đây nên đọc là bạch

mô 白膜. Nhưng cũng không biết chỉ thứ gì.

[23] Hán: bách diệp 百葉, nguyên chỉ dạ dày của bò dê.

[24] Thương đãng 滄蕩 (?)

[25] Nguyến: tì bào 脾泡, bong bóng hay bọt nơi lá lách (?).

[26] Đại thể, gồm 36 vật trong thân, cf. Tạp 43, T2n99, tr. 311a28; Đại Bát-nhã 53, T5n220, tr. 298b26. Cf. Pāli,

M.iii. 90.

[27] Bản Hán, hết quyển 2.

[28] Tham chiếu Pāli, A. 1. 14. Etadaggavaggo.

[29] A-nhã Câu-lân 阿若拘鄰. Pāli: Aññākoṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như),

Page 10: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[30] Ưu-đà-di 優陀夷. Pāli: Udāyī.

[31] Ma-ha-nam 摩訶男. Pāli: Mahānāma.

[32] Thiện Trửu (Chẩu) 善肘. Pāli: Subāhu.

[33] Bà-phá 婆破. Pāli: Vappa.

[34] Ngưu Tích 牛跡. Pāli: Gavampati (Kiều-phạm-bà-đề).

[35] Thiện Thắng 善勝. Pāli: Uttara.

[36] Ưu-lưu-tì-Ca-diếp 優留毘迦葉. (Ưu-lâu-tần-loa-Ca-diếp). Pāli: Uruvela-Kassapa.

[37] Giang Ca-diếp 江迦葉.. Pāli: Nadī-Kassapa (Na-đề Ca-diếp).

[38] Tượng Ca-dếip 象迦葉. Pāli: Gayā-Kassapa (Già-da Ca-diếp).

[39] Mã Sư 馬師. Pāli: Assajit.

[40] Xá-lợi-phất 舍利弗. Pāli: Sāriputta.

[41] Đại Mục-kiền-liên 大目揵連. Pāli: Mahā-Moggallāna.

[42] Nhị Thập Ức Nhĩ 二十億耳. Pāli: Soṇakolivīsa.

[43] Đại Ca-diếp 大迦葉. Pāli: Mahā-Kassapa.

[44] A-na-luật 阿那律. Pāli: Aniruddha.

[45] Ly-viết 離曰. Pāli: Revata.

Page 11: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[46] So sánh Pāli: senāsanapaññapakānaṃ, người phân phối chỗ nằm cho Tăng. Xem Tứ phần 1 (T22n1428, tr.

587a25tt).

[47] Đà-la-bà-ma-la 陀羅婆摩羅. Pāli: Dabba-Mallaputta.

[48] Tiểu Đà-la-bà-ma-la 小陀羅婆摩羅. Xem cht. 20 trên.

[49] La-tra-bà-la 羅吒婆羅. Pāli: Raṭṭhapāla. Nhưng A.1. 24 nói, quý tộc xuất gia (uccākulikānaṃ) là Bhaddhiya

Kāligodhāyaputta. Còn Raṭṭhapāla là đệ nhất trong những Tỳ-kheo xuất gia bởi tín tâm kiên định

(saddhāpabbajitānaṃ yadidam raṭṭhapālo).

[50] Đại Ca-chiên-diên 大迦旃延. Pāli: Mahā-Kaccāna.

[51] Câu-luật, hiệu của Đại Mục-kiền-liên, gopị theo sinh quán; Pāli: Kolitagāma.

[52] Hán: thọ trù 受籌 (Pāli: salāka), đây chỉ thẻ chia phần ăn cho các tỳ-kheo.

[53] Quân-đầu-bà-mạc 軍頭婆漠. Pāli: Kuṇḍdhāhana. AA. i. 146 giải thích: Kuṇḍadhāna là người nhận thẻ số 1 trong buổi cúng dường của Mahā-Subhaddā, con gái trưởng của Ông Cấp Cô Độc, trong ngày cưới chồng.

Xem Phẩm 30, kinh số 3.

[54] Tân-đầu-lô 賓頭盧. Pāli: Piṇḍola-Bhāradvāja. A.i. 24: đệ nhất sư tử hống (sīhanādiknaṃ).

[55] Sấm 讖; để bản: Thức 識. Có lẽ Pāli: Khema, được nói đến trong S.iii. 126.

[56] Bằng-kỳ-xá 鵬耆舍. Pāli: Vaṅgīsa.

[57] Ma-ha Câu-hy-la 摩訶拘絺羅. Mahā-Koṭṭhika.

Page 12: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[58] Kiên Lao 堅牢.

[59] Nan-đề 難提. Pāli: Nandiya.

[60] Kim-tỳ-la 今毘羅. Pāli: Kimbila.

[61] Chỉ hành đầu đà nhất tọa thực. Pāli: ekāsanika.

[62] Thi-la 施羅.

[63] Phù-di 浮彌.

[64] Hồ nghi Ly-viết 狐疑離. Pāli: Kaṅkhā-Revata.

[65] Bà-ta 婆嗟.

[66] Đà-tố 陀素.

[67] Ngũ nạp y 五納衣: y năm mảnh; cơ bản chỉ y năm điều, tức năm mảnh ghép lại; nhưng cũng chỉ chung tất

cả loại y cắt rọc; hoặc gọi tắt là nạp y.

[68] Ni-bà 尼婆.

[69] Ưu-đa-la 優多羅. Pāli: Uttara?

[70] Lô-hê-ninh 盧醯甯.

[71] Ưu-kiềm-ma-ni-giang 優鉗摩尼江.

[72] San-đề 刪提; bản Tống: Na-đề 那提. Trong kệ tóm tắt, gọi là Tức 息, cho thấy Pāli: Sānti. Nhưng chưa tìm

thấy đâu trong tư liệu nào Pāli.

[73] Bà-câu-la 婆拘羅. Pāli: Bakkula.

Page 13: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[74] Mãn Nguyện Tử 滿願子. Pāli: Puṇṇa Mantāniputta.

[75] Ưu-ba-ly 優波離. Pāli: Upāli.

[76] Bà-ca-lợi 婆迦利. Pāli: Vakkalī.

[77] Nan-đà 難陀. Pāli: Nanda.

[78] Bà-đà 婆陀.

[79] Tư-ni 斯尼.

[80] Thiên Tu-bồ-đề 天須菩提.

[81] Nan-đà-ca 難陀迦. Pāli: Nandaka. A.i. 25: Đệ nhất giáo thọ Tỳ-kheo-ni (bhikkunovādakānaṃ) là Nandaka.

[82] Tu-ma-na 須摩那.

[83] Thi-bà-la 尸婆羅. Pāli, A.1. 24: Sīvala, lợi dưỡng đệ nhất (lābhīnaṃ).

[84] Ưu-ba-tiên Ca-lan-đà Tử 優波先迦蘭陀子. Có lẽ Pāli, Upasena Vaṅgantaputta, em trai ngài Xá-lợi-phất, hành giả đầu-đà. A.i. 24 nói, Upasena này là đệ nhất trong

các Tỳ-kheo oai nghiêm (samantapāsādikānaṃ).

[85] Bà-đà-tiên 婆陀先.

[86] Ma-ha Ca-diên-na 摩訶迦延那.

[87] Ưu-đầu-bàn 優頭槃.

[88] Câu-ma-la Ca-diếp 拘摩羅迦葉. A.i. 24: Đệ nhất có lời nói làm đẹp lòng người (cittakathikānaṃ) là

Page 14: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Kumārakassapa.

[89] Diện Vương 面王. Tham chiếu, A.i.25: Thọ trì y phục thô xấu (lūkhacīvaradhārānaṃ) la Mogharājāti.

[90] A.i. 24: Rāhula, đệ nhất siêng học (sikkhākāmānaṃ).

[91] Để bản: Ban-thố 般兔. TNM: Bàn-đặc 槃特. Tham chiếu, A.i. 24: Mahā-Panthaka, thiện xảo hồi chuyển các

tưởng (saññāvivaṭṭakusalānaṃ).

[92] Châu-lợi Bàn-thố (đặc) 周利般兔 . Pāli: Cūḷa-Panthaka, A.i.24: đệ nhất biến hóa ý thành thân

(manomayaṃ kāyaṃ abhinimmiantānaṃ).

[93] Thích Vương 釋王. Có lẽ chỉ Pāli Bhaddhiya Kāligodhāputta, nguyên là ông hoàng họ Thích.

[94] Bà-đề-bà-la 婆提婆羅.

[95] La-bà-na-bà-đề 羅婆那婆提. Tham chiếu, A.i.23: đệ nhất có âm thanh dịu dàng (mañjussarāṃ) là Lakuṇḍka

Bhaddiya.

[96] Ương-ca-xà 鴦迦闍.

[97] A-nan 阿難.

[98] Ca-trì-lợi 迦持利.

[99] Nguyệt Quang 月光. Pāli: Jotika (Jotiya).

[100] Thâu-đề 輸提.

[101] Thiên 天.

[102] Quả Y 果衣. Có lẽ Pāli: Bāhiya-Dārucīriya, người lấy

Page 15: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

vỏ cây làm áo. Nhưng, A.i. 24 nói ngài là đệ nhất thần thông nhanh chóng. (khippābhiññānaṃ), trong khi đó,

đệ nhất nhớ nhiều đời trước (pubbenivāsaṃ anussarantānaṃ) là Sobhita.

[103] Bà-hê, phiên âm Bāhiya 婆醯, tức Quả Y ở trên.

[104] Ương-quật-ma 鴦掘魔. Pāli: Aṅgulimāla.

[105] Tăng-ca-ma 僧迦摩. Pāli: Saṅgāmaji.

[106] Chất-đa Xá-lợi-phất 質多舍利弗. Caitta (Hatthirohaputta = Hatthisāriputta).

[107] Thiện Lai 善來. Pāli, A.i. 25: đệ nhất thiện xảo với hỏa giới tam-muội là Sāgata (tejodhātukusalānaṃ

yadidaṃ sāgato). Bản Hán đọc là Sugāta. Tỳ-kheo này hàng phục được con độc long bằng hỏa quang tam

muội. Xem Tứ phần, tr. 671c. Vin. iv. 108.

[108] Có thể đồng nhất với Trưởng lão Nārada của Pāli, được kể trong các sớ giải của Petavatthu (Ngạ quỷ sự)

và Vimāvatthu (Thiên cung sự).

[109] Có thể đồng nhất vơi Trưởng lão Bhūta của Pāli, người mà tất cả các anh chị đều bị một con quỷ dạ-xoa

ăn thịt.

[110] Tỳ-lô-giá 毘盧遮.

[111] Tu-bồ-đề 須菩提. Pāli: Subhūti.

[112] A.i. 24: đệ nhất lâm trụ (a-lan-nhã hạnh hay vô tránh hạnh), và đệ nhất ứng cúng, là Tu-bồ-đề

(araṅavihārinām, dakkhiṇeyyaṃ, Subhūti).

[113] Kỳ-lợi-ma-nan 耆利摩難. Đồng nhất với Girimānanda của Pāli.

Page 16: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[114] Diệm Thạnh 焰盛.

[115] Để bản: bà 婆. TNM: thiện 善 (lai), tức Thiện Lai nói trên.

[116] Âm khác của dạ-xoa (Pāli: Yakkha, Skt. Yakṣa), liên hệ đến Quỷ-đà, xem cht. 82 trên.

[117] Phù-lô-giá 浮盧遮, tức Tỳ-lô-giá nói trên.

[118] Thiện Nghiệp 善業, tức Tu-bồ-đề nói trên.

[119] Để bản: cập Ma-nan 及摩難, thiếu Diệm Thạnh.

[120] Có thể đồng nhất với Trưởng lão Brahmadatta của Pāli.

[121] Pāli. Susīma, nguyên là xuất gia ngoại đạo, được đề cập nhiều chỗ trong Tương ưng bộ. Xem Tạp, các

kinh 346, 373, 1220.

[122] Để bản: hỷ hành 喜行. TNM: thiện hành 善行.

[123] Sa-di-đà 娑彌陀.

[124] Dược-ba-ca 躍波迦.

[125] Đàm-di 曇彌.

[126] Tỉ-lợi-đà-bà-giá 比利陀婆遮.

[127] Vô Uý 無畏.

[128] Tu-nê-đa 須泥多.

[129] Đà-ma 陀摩.

Page 17: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[130] Tu-la-đà 須羅陀.

[131] Tỳ 毘, trên kia chép là tỷ 比.

[132] Na-già-ba-la 那伽波羅. Có thể đồng nhất Na-già-ba-la trong Tạp, kinh 1232, một thời làm thị giả

Phậtban đêm giả làm quỷ Ma-cưu-la để nhát Phật.

[133] Bà-tư-tra 婆私吒. Có thể đồng nhất với Bà-tất-tra 婆悉吒, Trường kinh 5, Trung kinh 154; Pāli: Vāseṭṭha, D.

27. Aggañña.

[134] Tu-dạ-xa 須夜奢.

[135] Mãn Nguyện Thạnh Minh 滿願盛明.

[136] Di-hề 彌奚.

[137] Ni-câu-lưu 尼拘留.

[138] Lộc-đầu 鹿頭.

[139] Địa 地.

[140] Đầu-na 頭那. Pāli: Doṇa?

[141] Pāli: Subhadda, được hóa độ cuối cùng trước khi Phật nhập niết-bàn.

[142] Na-ca 那迦, tức Na-già-ba-la.

[143] Xá na 舍那, trong này có thể gồm hai tên, nhưng không thấy liện hệ tên đã nêu trên.

[144] Cf. A. 1. 14. 5.

Page 18: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[145] Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di 大愛道瞿曇彌. Pāli: Mahāpajāpatī Gotamī.

[146] Để bản: Thức-ma 識摩. TNM: Sấm-ma. Pāli: Khemā 讖摩.

[147] Ưu-bát Hoa Sắc 優缽華色. Pāli: Uppalavaṇṇā (Liên Hoa Sắc).

[148] Cơ-lê-xá Cù-đàm-di 機梨舍瞿曇彌. Pāli: Kisā-Gotamī, đệ nhất thọ trì y thô xấu

(lūkhacīvaradharāaṇaṃ).

[149] Xa-câu-lê 奢拘梨. Pāli: Sakulā.

[150] Xa-ma 奢摩. A.i.25: đệ nhất tọa thiền là Nandā.

[151] Ba-đầu-lan-xà-na 波頭蘭那.

[152] Ba-la-giá-na 波羅遮那. Ba-la-giá-na Pāli: đệ nhất trì luật, Paṭācāra.

[153] Ca-chiên-diên 迦旃延. Xem Phẩm 23 kinh 1. A.i. 25: đệ nhất tín giải thoát (saddhādhi-muttānaṃ) là

Siṅgālakamātā.

[154] Tối Thắng 最勝. Pāli: Uttarā?

[155] Để bản chép là ba-la.

[156] Bạt-đà Ca-tỳ-ly 扙陀迦毘離.Pāli: Bhaddā Kāpilānī.

[157] Hê-ma-xà 醯摩闍.

[158] Thâu-na 輸那. Pāli: Soṇā, đệ nhất tinh cần.

Page 19: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[159] Đàm-ma-đề-na 曇摩提那. Pāli: Dhammadinnā (Pháp Dữ).

[160] Ưu-đa-la 優多羅. Pāli: Uttarā. Xem cht. 10 trên.

[161] Quang Minh 光明.

[162] Thiền Đầu 禪頭.

[163] Đàn-đa 檀多.

[164] Thiên Dữ 天與.

[165] Cù-ty 瞿卑.

[166] Vô Úy 無畏.

[167] Tỳ-xá-khư 毘舍佉. Pāli: Visakhā.

[168] Bạt-đà-bà-la 拔陀婆羅.

[169] Ma-nộ-ha-lợi 摩怒呵利.

[170] Đà-ma 陀摩.

[171] Tu-đà-ma 須陀摩.

[172] Lệ-tu-na [王*劦]須那. TNM: Lệ-na [王*劦]那. Từ điển không thấy từ này, 王*劦, không rõ đọc hiếp hay lệ.

[173] Xà-đà 奢陀.

[174] Ưu-ca-la 優迦羅.

Page 20: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[175] Ly-na 離那.

[176] Để bản: phân-việt 分越, TNM: phân-vệ, Pāli: piṇdapāta, hành khất thực.

[177] A-nô-ba-ma 阿奴波摩.

[178] Để bản: đa 多, chữ cập 及 chép nhầm.

[179] Bà-đà: tức Bạt-đà-bà-la nêu trên.

[180] Để bản chép nhầm là A-nô-ba. TNM: Ma-nộ-kha.

[181] Lệ-na tức Lệ-tu-na ở trên. Để bản chép nhầm là Xa-đa 奢多. TNM: lệ-xa [王*劦]奢.

[182] Ưu-ca-ma 優迦摩.

[183] Thanh Minh 清明.

[184] Tố-ma 素摩. Pāli: Somā Therī. Nhưng Pāli không đề cập sự kiện này.

[185] Ma-đà-lợi 摩陀利.

[186] Ca-la-già 迦羅伽.

[187] Đây chỉ Không giải thoát (Pāli: suñña-vimokkha).

[188] Đề-bà-tu 提婆修.

[189] Đây chỉ Vô tướng giải thoát (Pāli: animitta-vimokkha).

[190] Nhật Quang 日光.

[191] Đây chỉ Vô nguyện giải thoát (Pāli: appaṇihita-

Page 21: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

vimokkha)

[192] Tỳ-ma-đạt 毘摩達.

[193] Phổ Chiếu 普照.

[194] Để bản Đàm-ma-đề 曇摩提. TNM: Đàm-ma-ma-đề 曇摩摩提.

[195] Tu-dạ-ma 須夜摩.

[196] Nhân-đà-xà 因陀闍.

[197] Long 龍.

[198] Câu-na-la 拘那羅.

[199] Bà-tu 婆須.

[200] Hàng-đề 降提.

[201] Giá-ba-la 遮波羅.

[202] Thủ-ca 守迦.

[203] Bạt-đà Quân-đà-la 拔陀軍陀羅. Pāli (A.i. 25): Bhaddā Kuṇḍalakesā (người Rājagaha), đệ nhất thần

thông nhanh nhẹn (khippābhiññānaṃ).

[204] Về các ưu-bà-tắc đệ nhất. Tham chiếu Pāli A.1. 14. 6 (R. i. 26).

[205] Tam Quả 三果.Pāli, hai thương khách Tapussa-Bhallika, hình như bản Hán đọc là Ta(ya?)pussa-Phalika.

[206] Chất-đa 質多. Pāli: Citta-gahapati. Nhưng A.i. 26

Page 22: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

nói là đệ nhất thuyết pháp. (dhammakathikānaṃ).

[207] Kiền-đề A-lam 犍提阿藍.

[208] Quật-đa 掘多.

[209] Ưu-ba-quật 優波掘.

[210] Ha-Xỉ A-la-bà 呵侈阿羅婆. Pāli: Haṭṭhaka (Haṭṭhi theo bản Han) Āḷavaka; A.i. 26: đệ nhất hành bốn nhiếp

sự để đoàn kết đại chúng.

[211] Để bản: ma cung 魔宮. TNM: ma hoạn .

[212] Dũng Kiện 勇健.

[213] Xà-lợi 闍利.

[214] Tu-đạt 須達. Pāli: Sudatta, tên thật của Cấp Cô Độc.

[215] Để bản: mẫn- thố 泯兔. TNM: mẫn dật.

[216] Sanh Lậu 生漏. Sanh Lậu 生漏, bản Minh chép là Sanh Mãn. Có lẽ là Bà-la-môn Sanh Văn được thấy trong Tạp, kinh 737, 739, 757. Pāli: Jāṇussoṇi. Bản Hán đọc là

Jānāsava.

[217] Phạm-ma-du 梵摩俞. Pāli: Brahmāyu, cf. M.iii.133.

[218] Ngự Mã Ma-nạp 御馬摩納.

[219] Hỷ Văn Cầm 喜聞笒.

[220] Tỳ-cừu 毘裘.

Page 23: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[221] Ưu-bà-ly 優婆離. Pāli: Upāli-gahapati.Cf. M.i. 371.

[222] Thù-đề 殊提.

[223] Ưu-ca Tỳ-xá-ly 優迦毘舍離. Pāli: Ugga-Vesālika, đệ nhất bố thí vật thích ý (mānapadāyakānaṃ).

[224] Vô Úy 無畏.

[225] Đầu-ma 頭摩.

[226] Tỳ-sa vương 毘沙王. Pāli: Bimbisāra.

[227] Quang Minh 光明.

[228] Ba-tư-nặc 波斯匿. Pāli: Pasenadī.

[229] A-xà-thế 阿闍世. Do giết cha, đã đoạn thiện căn, nhưng về sau tin Phật nên nói là thiện vô căn. Xem, Trương A-hàm 17, T1n1, tr. 109b26. Cf. Pāli, D.i. 49.

[230] Pāli: Ajātasatta.

[231] Ưu-điền 優填. Pāli: Udena.

[232] Nguyệt Quang 月光.

[233] Tạo Kỳ-hoàn Vương tử 造祇洹. Pāli: Jeta.

[234] Sư Tử 師子.

[235] Vô Úy 無畏. Pāli: Abhaya-kumāra.

[236] Kê-đầu 雞頭.

[237] Bất-ni 不尼

Page 24: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[238] Ma-ha-nạp (Ma-ha-nam) Thích chủng 摩訶納釋種. Pāli: Mahānāma-Sakka,

[239] Bạt-đà 拔陀.

[240] Tỳ-xà-tiên 毘闍先.

[241] Sư Tử Đại tướng 師子大將. Pāli: Sīha-senapati.

[242] Tỳ-xá-ngự 毘舍御. Pāli: Visākha, cf. M.i.299.

[243] Thiên-ma 天摩.

[244] Câu-di-na Ma-la 拘夷那摩羅, có lẽ chỉ một người Mạt-la ở Cau-thi-na. Pāli: Kusināgara-Malla.

[245] Về các Ưu-bà-di đệ nhất. A. 1. 14. 7.

[246] Nguyên trong bản: Ưu-bà-tư 優婆斯.

[247] Nan-đà Nan-đà-bà-la 難陀難陀婆羅. Không rõ tiểu sử. Pāli, A.i. 25: Nữ quy y đầu tiên là Sujātā Seniyadhīta.

[248] Cửu-thọ-đa-la 久壽多羅. Pāli: Khujjuttarrā, đa văn đệ nhất (bahussutānaṃ).

[249] Tu-tỳ-da-nữ 須毘耶. A.i.26: đệ nhất tọa thiền, Uttarā Nandamātā. Hán có thể đồng nhất với Suppiyā

của Pāli, cf. Vin. 1. 216, Xem Tứ phần 42, T22n1428, tr. 868c7.

[250] Tỳ-phù 毘浮.

[251] Ương-kiệt-xà 鴦竭闍.

Page 25: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[252] Bạt-đà-sa-la Tu-diệm-ma 跋陀娑羅須焰摩.

[253] Bà-tu-đà 婆修陀.

[254] Vô Ưu 無優.

[255] Bà-la-đà 婆羅陀.

[256] Tu-đầu 須頭.

[257] Ma-lợi 摩利. Pāli: Mallikā.

[258] Tu-lại-bà 須賴婆.

[259] Xả-di 捨彌.

[260] Nguyệt Quang 月光.

[261] Lôi Điện 雷電. A.i. 26: đệ nhất bố thí, Visākhā.

[262] Để bản: Ma-ha Quang 摩訶光. TNM: Ma ha tiên. Pāli, A.i. 26: đệ nhất hành từ vô lượng, Sāmāvatī.

(mettāvihārinaṃ).

[263] Tỳ-đề 毘提.

[264] Bạt-đề 拔提.

[265] Nan-đà Mẫu 難陀母. Pāli: (Uttarā) Nandmātā.

[266] Chiếu Diệu 照曜.

[267] Vô Ưu 無優.

[268] Tỳ-thù-tiên 毘讎先.

Page 26: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[269] Ưu-na-đà 那陀.

[270] Vô Cấu 無垢.

[271] Thi-lợi 尸利.

[272] Ương-kiệt-ma 鴦竭摩.

[273] Lôi Diệm 雷焰.

[274] Tối Thắng 最勝.

[275] Nê-la 泥羅.

[276] Tu-ma-ca-đề Tu-đạt Nữ 脩摩迦提須達女.

[277] Tu-đạt Nữ 須達女.

[278] Lam 藍.

[279] Trong nguyên bản: đa-tát-a-kiệt a-la-ha 多薩阿竭 阿羅呵.

[280] Tham chiếu Pāli, A.1. 13.1 (Ekapuggalavaggo, R.i. 22).

[281] Pāli: ekapuggalo.

[282] Trong nguyên bản: đa-tát-a-kiệt a-la-ha tam-da-tam-phật 多薩阿竭.阿羅呵.三耶三佛。.

[283] Tham chiếu Pāli, A. 1. 13. 6. (R.i. 22).

[284] Pāli: xuất hiện sáu vô thượng (channaṃ anuttariyānaṃ pātubhāvo hoti).

[285] Tham chiếu Pāli, như trên.

Page 27: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[286] Nguyên Hán: bốn ý chỉ 四意止.

[287] Nguyên Hán: bốn ý đoạn 四意斷, tức bốn chánh cần.

[288] Nguyên Hán: bát chơn hành八真行.

[289] A. 1. 13. 4.

[290] Pāli, A.1. 16. 5.

[291] Bản Hán, hết quyển 3.

[292] Xem Phẩm 3, kinh 1, cht. 1.

[293] Chất-đa trưởng giả 質多長. Pāli: Citta-gahapati; tham chiếu A. II. 12. 3.

[294] Tham chiếu, A. ii. 12. 3 (R i. 89): Hatthaka người Āḷavī (Thủ trưởng giả, bản Hán đọc là Hatthika): Đệ nhất

trong những vị hành bốn nhiếp sự.

[295] Tham chiếu Pāli, A. II. 12.1 (R i. 88)

[296] Hán: thử thị kỳ hạn, thử thị kỳ lượng 此是其限。此是其量. Pāli. ibid., esā tulā etaṃ pamāṇaṃ.

[297] A. I. 13. 1.

[298] Tham chiếu Pāli, ibid.: Ưu-bà-di Khujjuttarā, và Nandāmātā người Veḷukanṭa.

[299] Nguyên Hán: tu phát 鬚髮!

[300] Pāli, ibid.: Kkhemā và Uppalavaṇṇā

[301] Cf. A. I. 1. 1 (R. i. 2): nāhaṃ ekarūpaṃ

Page 28: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

samanupassāmi yaṃ evaṃ purisassa cittaṃ pariyādāya tiṭṭhati yathayidaṃ itthirūpaṃ, Ta không thấy có một

loại sắc nào nắm giữ chặt tâm người nam như là sắc của người nữ.

[302] Nguyên Hán: điệu hý 調戲.

[303] Bản Hán thiếu câu này, cần thêm vào cho đủ ý, theo văn mạch. Cf. A. I. 2. 1 (R. i. tr. 3): nāhaṃ aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yena anuppanno vā kāmacchando uppajjati… yathayidaṃ subhanimittaṃ,

Ta không thấy co một pháp nào mà tham dục (triền cái) chưa sinh liền khiến snh … đó là tịnh tướng.

[304] Hán: ác lộ bất tịnh. Pāli: asubhanimittaṃ.

[305] Bản Hán thiếu câu này, cần thêm vào cho đủ ý, theo văn mạch.

[306] Cf. Pāli, A. I.ibid.: quán bất ịnh (asubhanimittaṃ) để trừ dục tham (triền cái); tu từ tâm giải thoát (mettā

cetovimutti) để trừ sân; tu tinh cần giới (ārambhadhātu) để trừ hôn trầm thụy miên; tu tâm tịch tĩnh (cetaso

vūpasamo) để trừ trạo cử; tu như lý tác ý (yonisomanasikāro) để trừ nghi.

[307] Để bản: kiêu 憍. TNM: mạn.

[308] Tham chiếu, Dhp. 21: Appamādo amatapadaṃ pamādo maccuno padaṃ, appamattā na mīyanti, ye

pamattā yathā matā, “Không phóng dật, con đường dẫn đến bất tử. Phóng dật, con đường dẫn đến cõi chết. Những ai không phóng dật thì không chết. Những ai

phóng dật, chúng như đã chết.”

[309] Đẳng kiến 等見; phổ thông nói là chánh kiến. Xem đoan sau, Kinh 1 phẩm 12.

[310] Đẳng phương tiện 等方便. Phổ thông: chánh tinh

Page 29: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

tấn. Thứ tự có đảo lộn.

[311] Đẳng hành 等行. Phổ thông: chánh nghiệp. .

[312] Đẳng trị 等治. Phổ thông: chánh tư duy. Thứ tự có đảo lộn

[313] Để bản: vương 王. TNM: chủ 主.

[314] Xem Phẩm 3, kinh 1, cht. 1.

[315] Dịch sát. Ý nghĩa: đạt được các mục đích trong cõi Diêm-phù.

[316] Nguyên Hán: năng thành nhân 能成人, văn cú đảo trang, cần đảo ngượic chủ từ lại.

[317] Nguyên Hán: ngũ thạnh ấm 五盛陰.

[318] Hán phiên âm: A-na-bân-trì 阿那邠持 (Pāli: Anāthapiṃḍika): phiên âm của Cấp Cô Độc.

[319] Xem Phẩm 3, kinh 5, cht. 6.

[320] Để bản: y đái 衣帶. TNM: y thường, áo xiêm, chỉ nội y.

[321] Pháp táo quán 法澡罐.

[322] Không Phạm thiên xứ 空梵天處, hay Không Phạm thiên cung, thiên cung trống không của Phạm thiên.

Xem, Trường 14, T1n1, tr. 90b10. Cf. Brahmajālasutta, D.i. 16: suññaṃ brahmavimānaṃ.

[323] Để bản: kiên 堅. TNM: khan 慳.

[324] Bản Hán, hết quyển 4.

Page 30: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[325] Đề-bà-đạt-đâu 提婆達兜, thường biết là Đề-bà-đạt-đa. Pāli: Devadatta.

[326] Để bản nhảy chữ thiện có trong TNM.

[327] Điều-đạt 調達, trên kia nói là Đề-bà-đạt-đâu. Xem cht. 1 trên.

[328] Đề-bà-đạt-đa đắc tứ thiền và có thần thông, thuộc loại thế tục.

[329] Để bản chép dư chữ tứ 四.

[330] Tham chiếu, Pāli, M. 10 Mahāsatipaṭṭhāna (R i. 55 ff)

[331] Pāli: Phật trú tại thôn Kammāsadhamma, xứ Kuru.

[332] Hán: nhất nhập đạo. Pāli: ekāyano maggo, con đường có một lối đi duy nhất.

[333] Tứ ý chỉ: bốn chỗ y chỉ của ý. Thường nói là bốn niệm xứ, hay bốn niệm trụ. Pāli: cattāro satipaṭṭhānā.

[334] Xem kinh 3, phẩm 10.

[335] Thứ tự có đảo lộn.

[336] Điệu hý, thường nói là trạo cử: cử động bồn chồn, bức rức không yên.

[337] Hán: nội tự quán thân 內自觀身. Pāli: bhikkhu kāye āyānupassī vaharti, Tỳ-kheo an trú (sống) với sự quán

thân trên (trong, nơi) thân.

[338] Hán: ngoại tự quán thân 外自觀身.

Page 31: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[339] Hán: nội ngoại quán thân內外觀身.

[340] Nguyên Hán: quán thống thống . Pāli: vedanāsu vedanānupassī , quán thọ trên (nơi) các thọ.

[341] Hán: tự ngu lạc 自娛樂. Pāli: viharati, (vị ấy) an trú.

[342] Hán: chi cao 脂膏, phân biệt với phương 肪, cũng là mỡ, kể sau.

[343] Hán: phương 肪, phân biệt với chi cao 脂膏 kể trên; đều chỉ mỡ.

[344] Nói về quán thân nơi ngọai thân.

[345] Quán nội ngoại thân.

[346] Hán: bạch kha 白珂, trắng như mã não.

[347] Hán: thực lạc thống 食樂痛, cảm thọ lạc thuộc vật chất, nhục thể. Pāli: sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ.

[348] Hán: bất thực lạc thống 不食樂痛. cảm thọ lạc không thuộc vật chất, phi nhục thể. Pāli: nirāmisaṃ

vedanaṃ.

[349] Để bản: tập (tu tập) pháp 習法; không có chữ quán 觀. Theo văn mạch dưới, nên hiểu là quán pháp tập khởi

nơi các thọ, tức quán tập khởi hay nguyên nhân sinh khởi của các thọ. Pāli: samudaya-dhammānupassī vā

vedanāsu vi harati, (Tỳ-kheo ấy) an trú (sống), quán sát pháp tập khởi nơi các thọ.

[350] Hán: quán tận pháp 觀盡法. Pāli: vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, vị ấy an trú,

quán sát pháp bại hoại nơi các thọ.

Page 32: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[351] Hán: quán tập tận chi pháp 觀習盡之法. Pāli: samudayavaya-dhammānupassī vā vedanāsu viharati,

vị ấy an trú, quán sát pháp khởi diệt nơi các thọ.

[352] Pāli: yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati na ca kiñci loke upādayati, cho đến

như vậy, vị ấy an trú (sống) không nương tựa cái gì, không chấp thủ bất cứ cái gì trên đời, chỉ hướng đến

huệ, chỉ hướng đến niệm.

[353] Để bản: sinh tử 生死; có thể chép dư chữ tử 生.

[354] Ý nghĩa: quán thọ nơi người khác.

[355] Hán: quán tâm tâm pháp. Pāli: citte cittānupassī, quán tâm nơi tâm.

[356] Hán: thọ nhập tâm 受入心, chỉ tâm được thâu rút lại (Pāli: saṃkhittaṃ vā cittaṃ); đối lại với tâm loạn và

tâm tán lạc kể sau (Pāli: vikhittaṃ vā cittaṃ).

[357] Để bản: loạn niệm tâm 亂念心; tiếp theo dưới: loạn tâm 亂心. TNM: loạn tâm 亂心.

[358] Hán: tán lạc tâm 散落心, “tâm rơi vãi,” đồng nghĩa với tâm loạn kể trên. Pāli: (vikkhittaṃ cittaṃ).

[359] Hán: tam-muội tâm 三昧心. Pāli: samāhitaṃ cittaṃ, tâm định, tập trung.

[360] Để bản: tâm tướng quán ý chỉ 心相觀意止. Y theo đoạn dưới thêm một chữ tâm: tâm tâm tương quán ý

chỉ 心心相觀意止.

[361] Theo ngữ cảnh, ở đây hình như thiếu một đoạn nói trong quán về các thọ ở trên, và quán pháp ở sau: “(những cái đó, các thọ hay các trạng thái của tâm) mà

Page 33: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

đang hiện tại trước mắt, có thể biết…”

[362] Văn mạch, như đoạn trên về quán thọ. Văn dịch ở đây có chỗ thêm bớt. Xem cht. 23 trên.

[363] Niệm giác ý 念覺意, hay niệm giác chi (Pāli: satisambojjhaṅga). Tham chiếu Pāli: puna caparaṃ,

bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṇgesu, “Lại nữa, Tỳ-kheo sống

quán pháp trong các pháp trong bảy giác chi.”

[364] Xem Trung, kinh 10: Lậu tận: y ly, y vô dục, y ư

diệt tận, thú chí xuất yếu 依離依無欲依於滅盡趣至出要. Pl. thành cú: vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ

vossaggapariṇāmiṃ, y viễn ly, y ly dục, y diệt tận, hướng đến xả ly

[365] Pháp giác ý 法覺意, hay trạch pháp giác chi. Pāli: dhammavicayasambojjhaṅga.

[366] Nguyên trong bản: niệm giác ý 念覺意; đây phải kể là hỷ giác chi, không đồng nhất với niệm đã kể trên.

Pāli: pītisambojjhaṅga.

[367] Ỷ giác ý 猗覺意, hay khinh an giác chi. Pāli: passaddhisambojjhaṇga.

[368] Tam-muội giác ý 三昧覺意.

[369] Hộ giác ý 護覺意, tức xả giác chi. Pāli: upekkhāsambojjhaṅga.

[370] Hán: ư ái dục giải thoát 於愛欲解脫, chỉ trạng thái ly dục, không còn ham muốn nơi ngũ dục, của người

nhập sơ thiền.

[371] Hữu giác hữu quán 有覺有觀, tức có tâm, có tứ.

Page 34: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Pāli: savitakkaṃ savicāraṃ.

[372] Hữu ỷ niệm lạc 有猗念樂, tức có hỷ và lạc phát sinh do sự viễn ly (Pāli: vivekajaṃ pīttisukhaṃ).

[373] Xem Huyền Trang, Pháp uẩn 5 (tr. 482b3, 484a18): nội đẳng tịnh 內等淨 trạng thái trừng tịnh và quân bình nội tâm. (Pāli: ajjhattaṃ sampasādanaṃ).

[374] Huyền Trang, ibid. (tr. 482b03, 484a20): tâm nhất thú tính 心一趣性, tâm tập trung trên một điểm. (Pāli:

cetaso ekodibhāvaṃ).

[375] Hán: niệm ỷ hỷ an 念猗喜安. Cf. Huyền Trang, ibid. (tr. 482b03): định sinh hỷ lạc 定生喜樂, có hỷ lạc phát

sinh do định. Pāli: samādhijaṃ pītisukhaṃ.

[376] Hán: xả ư niệm, tu ư hộ 捨於念。修於護. Cf. Huyền Trang, ibid. (tr. 482b04): ly hỷ, trụ xả 離喜住捨. Pāli:

pītiyā ca vỉāgā upekkako ca viharati.

[377] Cf. Huyền Trang, ibid. (tr. 482b05): chánh niệm chánh tri 正念正知. Pāli: upekkhako satimā sukhavihārī,

(vị ấy) an trụ lạc với chánh niệm và xả.

[378] Hán: hộ niệm thanh tinh 護念清淨, hai chữ thanh tịnh 清淨, nghi dư. Vì nó chỉ trạng thái thiền thứ tư, được nói sau đó.Cf. Pāli: yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti upekkhako satimā sukhavihārī, điều mà các Thánh nói là vị ấy an

trú lạc cùng với xả, niệm.

[379] Hán: hộ niệm thanh tịnh 護念清淨. Pāli: upekkhā sati parisuddhaṃ catutthajjhānaṃ, thiền thứ tư thanh

tịnh với xả và niệm.

[380] Xem cht. 32 trên.

Page 35: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[381] Để bản: phục hỷ 復喜. TNM: ưu hỷ 憂喜.

[382] Hán: Niết-bàn chứng. Pāli: nibbānassa sacchikiriyā.

[383] A-luyện-nhã 阿練若; Pāli: arañña, núi rừng nhàn tĩnh. Đay chỉ Tỳ kheo a-lan-nhã (Pāli: āraññaka: lâm trụ giả), một trong 12 hạnh đầu-đà (Pāli: 13), suốt đời chỉ

sống trong rừng.

[384] Khất thực 乞食, đây chỉ tỳ kheo đàu-đà, sốt đời chỉ khất thực, không ăn tại nhà tín thí mời. Pāli:

piṇḍapātika.

[385] Độc tọa 獨坐. Chưa rõ hành thế nào. Có lẽ Pāli: ekāsanika: nhất tọa, một lần ngồi, nghĩa là chỉ ăn trong

một lần ngồi (Visuddhimagga: ekāsane bhojanaṃ ekāsnaṃ).

[386] Nhất tọa nhất thực 一坐一食. Có thể Hán nhầm lẫn. Đây chỉ tỳ kheo khất thực theo thứ tự từng nhà, nghĩa là chỉ nhận thức ăn khất thực từ một nhà duy nhất cho

một ngày. Pāli: sapadānacārika.

[387] Tọa thọ hạ 坐樹下, suốt đời sống dưới gốc cây. . Pāli: rukkhamūlika

[388] Lộ tọa 露坐, suốt đời sồng giữ trời trống. Pāli: abbhokāsika.

[389] Không nhàn xứ 空閑處, từ Hán thường dùng dịch từ a-lan-nhã (Pāli: āraññaka), đã nói trên kia.

[390] Ngũ nạp y 五納衣, đây chỉ tỳ kheo trì y phấn tảo, suốt đời chỉ lượm vải từ đống rác làm y. Pāli:

paṃsukūlika.

Page 36: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[391] Trì tam ý 持三衣. Pāli: tecīvarika.

[392] Trũng gian tọa. tỳ kheo suốt đời chỉ sộng tại các bãi tha ma. Pāli: sosānika.

[393] Nhất thực 一食, trùng với nhất tọa nhất thực nói trên. Có sự nhầm lẫn trong bản Hán. Có lẽ tương đương

Pāli: (eka)pattapiṇḍika, ăn chỉ lượng một bát, tức tiết chế sự ăn (tiết lượng thực). Bản Hán dọc là ekabhatta

(nhất thực) thay vì ekapatta (nhất bát).

[394] Chánh trung thực; điều này có thể trùng với ăn ngày một bữa duy nhất. Có lẽ Pāli:

khalupacchābhattika, không ăn thêm cái gì sau khi ăn xong. Được hiểu là tỳ kheo khi có dấu hiệu ăn xong, dù chưa no, vẫn không ăn thêm nếu ai mang thêm đồ ăn. Tỳ kheo nào cần ăn thêm, phải làm páp dư thựchay tàn

thực; Tứ phần, ba-dật-đề 33; Ngũ phần, 35; Tăng-kỳ, 33; Thập tụng, 34; Pāli, pācittityā 35.

[395] Đàu-đà hành 頭陀行. Pāli: dhutaṅga.

[396] Đoạn trên, 12 đầu-đà hành, theo các kinh luận Đại thừa. Hữu bộ tỳ-nại-da, Giải thoát đạo luận, và Luật tạng Pāli, liệt kê 13 hành. Liệt kê theo Pāli, Vin. v. 131, 193:

1. āraññika, lâm trụ, chỉ sống trong rừng. 2. piṇḍapātika, thường hành khất thực. 3. paṃsukūlika, phấn tảo y. 4. rukkhamūlika, chỉ ngồi dưới gốc cây. 5. sosānika, chỉ nghỉ tại các bài tha ma. 6. abbhokāsika, chỉ ngồi giữa

trời trống. 7. tecīvarika, chỉ thọ trì ba y. 8. sapadānacārika, khất thực tuần tự. 9. nesajjika, thường

ngồi không nằm. 10. yathāsanthatika, tùy ngọa cụ, không chọn lựa. 11. ekāsanika, nhất tọa thực, ăn một

bữa, nếu đứng dây, không ngồi ăn trở lại. 12. khalupacchābhattika, sau khi đã ăn, không ăn thêm (dù

chưa quá trưa). 13. pattapiṇḍika, nhất bát thực.

[397] Xem Tạp (Việt), 41. Tương ưng Đại Ca-diếp.

Page 37: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

[398] Nhất xứ nhất tọa一處一坐…, có lẽ nhất tọa (thực), nhưng Hán dịch diễn giải thêm dễ lạc mất nghĩa chính.

Xem kinh số 5 trên.

[399] Bà-la-lưu-chi 婆羅留支, Skt. Vāraluci (?), Hán dịch: Chiết Chỉ 折指, Vô Chỉ 無指; tên hiệu của A-xà-thế (Pāli: Ajātasattu), theo truyền thuyết phương Bắc. Xem Pháp hoa Văn cú 4 (T34n1718, tr. 25c21). Pāli không thấy nói

đến tên hiệu này. Xem Tạp (Việt), kinh 968: A-xà-thế con bà Tì-đề-hi, vua nước Ma-kiệt-đà. hằng ngày cùng

đoàn thị tùng với năm trăm cổ xe đến chỗ Đề-bà-đạt-đa; hằng ngày đem năm trăm chõ đồ ăn cúng dường Đề-

bà-đạt-đa.

[400] Để bản: Sư-lợi-la 師利羅. NTM: Lợi-sư-la. Không biết đọc thế nào là đúng.

[401] Bản Hán, hết quyển 5.

[402] Tu-la-đà 修羅陀. Pāli: Surādha (?); nhưng chắc khong phải Trưởng lão A-la-hán Surādha được nói trong

S. iii. 80.

[403] Đáo thời khất thực, chỉ thường hành khất thực. Pāli: piṇḍapātika. kinh 5 phẩm 12.

[404] Hán: Nhất xứ nhất tọa 一處一坐, tức nhất tọa thực, ngày chỉ ăn một lần ngồi; một trong các hạnh đầu đà.

Pāli: ekāsanika. Xem kinh 5 phẩm 12.

[405] Bồ-hô 蒲呼.

[406] Nội dung liên hệ, xem Trung kinh 216: Ái sinh. Cf. M. ii. 106.

[407] Cf. Trung kinh 216: Khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não. M

87 (R. ii. 106): piyajātikā

Page 38: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, sầu bi khổ ưu não phát sanh từ luyến ái.

[408] Nguyên Hán: ân ái phân biệt tiện thị khoái lạc 恩愛分別。便有快樂, có thể có sự nhầm lẫn trong bản dịch

Hán, khiến lời Phật thành ngây ngô, nếu không phải do thuật lại bởi một người mất trí. Đây dựa theo bản Pāli

thêm vào cho rõ nghĩa. Xem cht. 6 trên.

[409] Xem Trung kinh 216: : Phật nói ái sinh là khổ. Những con bạc này nói: ái sinh thì sung sướng. Pāli:

piyajātikā hi ānandasomanassā: ân ái sinh thì có hỷ lạc (M.ii. 107).

[410] Cả Trung và Pāli đều không có chi tiết xua đuổi này. Có thể bản Hán này diễn dịch thêm tình tiết.

[411] Trúc Bác 竹膊; T26: Na-lợi-ương-già 那利鴦伽; Pāli: Nāḷijaṅgha.

[412] Nguyên trong bản: phạm chí 梵志. Thông thường, từ bà-la-môn, phiên âm từ brahmāṇa, chỉ giai cấp; từ phạm chí, phiên âm từ paribbajika, chỉ ngoại đạo xuất

gia. Bản Hán này không phân biệt hai từ khác nhau, mà dùng lẫn nộn.

[413] Lưu-ly Vương tử 琉璃王子. T26: Tỳ-lưu-la Đại tướng 鞞留羅羅大將. Pāli: Viḍūḍabha-senapati.

[414] Theo sử liệu Pāli, Pasenadi có hai con trai, một là Viḍūḍabha sau này cướp ngôi, và một nữa là

Brahmadatta, xuất gia, thành A-la-hán. Hình như còn một người nữa là vương tử Kỳ-đà (Jetakumāra), chủ của khu vườn Kỳ-hoàn, sau bị Viḍūdabha giết. Không rõ Y-la 伊羅 đồng nhất với ai. Hoặc giả đây là con gái vua, tên là Vajirā, tức vương nữ mà bản Hán đọc thành vương tử?

[415] Tát-la-đà sát-lợi chủng 薩羅陀剎利種. T26: Vũ Nhật

Page 39: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Cái 雨日蓋. Pāli: Vāsabhā-khattiā, một phu nhân khác của Panesadi, gốc họ Thích.

[416] Tham chiếu, Pāli, S. 22. 1. Nakula (R iii. 1); Hán, Tạp 5 T99 (107, tr. 33a6).

[417] Quỷ lâm Lộc viên 鬼林鹿園. T99: Lộc dã thâm lâm 鹿野深林. Pāli: Bhesakaḷāvane migadāya.

[418] Thi-mục-ma-la 尸牧摩羅. T99: Thiết-thủ-bà-la 設首婆羅. Pāli: Susumāragira

[419] Bạt-kỳ 拔祇; T99: Bà-kỳ 婆祇. Pāli: Bhagga.

[420] Na-ưu-la Công 那憂羅公. T99: Na-câu-la 那拘羅. Pāli: Nakulapitā.

[421] Để bản: tâm 心. Nên sửa lại là thân.

[422] Thâm chiếu, Pāli: M. 7 Vatthūpama (R. i. 36); Hán: Trung kinh 93; T99(1185), T100(99).

[423] Giang Trắc 江側. Có lẽ từ mô tả chứ không phải tên riêng. Cuối kinh, tên ông được gọi là Tôn-đà-la-đế-

lợi. T26: Thủy Tịnh 水淨.

[424] Điệu hý.

[425] Trung kinh 93: 21 tâm uế. So sanh Pāli, M. 7: abhijjhavisamalobho (tham lam và bất chánh tham), vyāpādo (sân), kodho (phẫn nộ), upanāho (oán hận),

makkho (phú tàng hay ngụy thiện), palāso (não hay ác ý, ác cảm), issā (tật đố), macchariyam (xan hay bỏn

sẻn), māyā (cuống hay huyễn hoặc), sāṭheyyam (siểm hay gian trá), thambho (ngoan cố hay ngạo mạn),

sārambho (cấp tháo hay dễ kích động), māno (mạn), atimāno (quá mạn), mado (kiêu hay say sưa), pamādo

Page 40: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

(phóng túng hay buông lung). Bản danh sách đầy đủ và giải thích chi tiết, xem Pháp uẩn 9 (tr.494c).

[426] Đây nói về Phật bất hoại tịnh, tức tín tâm bất động đối với Phật (Pāli: buddhe aveccappasādena

samannāgato).

[427] Thành tựu pháp bất hoại tịnh, tín tâm bất động đối với Pháp của Phật. (Pāli: dhamme aveccappasādena

samannāgato).

[428] Pháp pháp thành tựu 法法成就; tức pháp tùy pháp hành, hành pháp theo thuận tự của pháp. Pāli:

dhammānudhammapaṭipanna.

[429] Với tâm định tĩnh.

[430] Tôn-đà-la giang 孫陀羅江. Trung kinh 93: sông Đa thủy 多水河. Pāli: bāhukā nadī, có lẽ từ chung, chỉ nhiều

sông chứ khong phải một sông.

[431] Tôn-đà-la-đế-lợi 孫陀羅諦利. Pāli: Sundarikabhāradvāja.

[432] Pāli, S.11.2.6 Yajamāna (R i.233).

[433] Hán: phước hựu nghiệp. Cf. Pāli: yajamānānaṃ manussānaṃ, puññapekkhāna pāṇinaṃ, loài người ưa

tế đàn, chúng sinh mong phước đức.

[434] Bốn đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và a-tu-la. Nhưng S. 11. 2. 6: cattāro ca paṭipannā, cattāro ca

phale ṭhitā, những vị đang hướng bốn đạo, và những vị an trú trong bốn quả.

[435] Nhập 入, hay xứ. Pāli: āyatana.

[436] Ba-giá-tuần 波遮旬; Pāli: Pañcasikha, Ngũ Kế Càn-

Page 41: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

thát-bà, vị thần âm nhạc của Thiên đế Thích.

[437] Thiện Nghiệp 善業, chỉ ngài Tu-bồ-đề.

[438] Tứ lưu, chỉ bốn bộc lưu: dục, hữu, kiến và vô minh. Pāli, cattāro oghā: kāmogho, bhavogho,

diṭṭhogho, avijjogho.

[439] Bản Hán, hết quyển 6.

Lịch Sử Phật Giáo

Phật học phổ thông - Khóa I

Bài Thứ 5: Ngũ Giới

Hòa th ượ ng Thích Thi ệ n Hoa

Nguồn: Hòa thượng Thích Thiện Hoa

A.-Mở Ðề

Sau khi quy y Tam bảo phải sống đúng theo quy luật mà Ðức Phật đã chế ra, để tiến bước trên đường Ðạo. Quy luật ấy là Ngũ Giới. Người theo đạo Nho phải sống đúng theo Tam cương, Ngũ thường, thì người theo Ðạo Phật cũng không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới.Người đã phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ năm giới là chỉ mới bước một nấc đầu rồi dừng lại, không thể tiến

đến giải thoát thật sự được. Nam Giới này không những đưa người mạnh tiến trên

đường giài thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, Quốc gia, xã hội nữa. Ngũ giới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể, chính la ông thầy ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy trong thời mạc pháp. Vì thế, Ðức Phật

Thích Ca đã có lời di chúc khẩn thiết sau đây trước khi Ngài nhập Niết bàn:

- "Sau khi ta diệt độ, các người tu hành phải tôn kính

Page 42: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

giới luật làm thầy; dầu cho ta còn tại thế để dạy dỗ cho các người mấy ngàn đời đi nữa, ta cũng thêm điều nào ngoài giới luật." giới luật Phật chế ra rất nhiều, vì cần

phải áp dụng cho nhiều hạng người tu hành: - Tỳ kheo,- Tỳ kheo ni,- Sa di, -Sa di ni. Riêng đối với hàng Phật tử tại gia, thì chỉ có 5 giới mà thôi. Nhưng nếu giữ được 5 giới ấy thì lợi ích cho mình, cho người không xiết kể.

B.- Chánh Ðề:

I.- Ðịnh Nghĩa : Ngũ giới là năm điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra, để ngăn những tưởng niệm ác, nói năng

chẳng lành, hành động bất chính. Năm điều răn ấy là: - Không được giết hại, - Không được trộm cướp, - Không được tà dâm, - Không được nói dối, - Không được uống ruợu. Năm điều này y cứ trên tâm từ bi, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội mà thành lập. Ðức Phật không bắt buộc chúng ta phải triệt để tuân theo và cũng không hăm

dọa nếu chúng ta không tuân theo thì phải bị Ngài trừng phạt. Sự giữ hay không giữ giới là do chúng ta hoàn toàn tự liệu lấy. Ðạo Phật khác với các Tôn giáo khác

chính là ở điểm Ðức Phật không phải là một quan tòa tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ, một lời nói, một hành động tốt hay xấu chính đã mang theo nó một mầm thưởng phạt rồi. Ðức Phật chỉ là một vị dẫn đường rất từ bi, và rất sáng suốt. Ngài chỉ cho chúng ta con đường

nào là con đường sáng và con đường nào là con đường nguy hiểm không nên đi. Nhưng nếu chúng ta không theo con đường sáng mà lại muốn đi vào con đường nguy hiểm, thì tất nhiên chúng ta sẽ gặp tai họa tự nhiên, chứ Phật không tạo ra tai họa để trừng phạt

chúng ta. Tòa án chính là luật nhân quả. Ta làm ác thì ta chịu quả xấu; ta làm thiện thì ta được qủa tốt. Năm

giới chính là năm thành trì ngăn chận cho ta đừng di lạc vào đường ác, là năm hàng rào ngăn chận cho ta khỏi rơi xuống vực sâu, trong khi ta đi trên con đường giải

thoát.II.- Năm Giới

1.- Không được giết hại. Ðiều ngăn cấm thứ nhứt mà

Page 43: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Phật khuyên chúng ta, là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một gía trị qúy báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi cho sanh mạng này là một điều ác, không

hợp lý đạo.Phật giáo cấm sát sanh bỡi nhiều lý do:

a) Tôn trọng sự công bằng. - Chúng ta coi sanh mạng mình là quý, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ sanh mạng. Mình đã biết quý trong thân mạng mình, tại sao lại muốn chà

đạp sanh mạng người? Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng. Như một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái dãy

dụa thoát chết! Theo lẽ công bình, đìều ta không muốn ai làm cho ta, thì ta cũng đừng làm cho người khác, hay loài khác. Phật dạy: "Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ

giết! Chớ bảo giết!".b) Tôn trọng Phật tánh bình đẳng. - Chúng ta mỗi loài tuy thân hình khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh đã bình đẳng thì không thể viện lý do gì để

nói rằng Phật tánh ở người giá trị hơn ở vật, ở giai cấp này màu da này gía trị hơn giai cấp kia màu da kia. Sát

hại một sanh vật là sát hại Phật tánh.c) Nuôi dưỡng lòng từ bi. - Lòng từ bi của Ðức Phật xem mọi loài như con, nên Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài

sát hại sanh vật, bất cứ trong trường hợp nào. Bỡi vì đêm tâm giết hại sanh mạng là lòng độc ác đã cực

thịnh, tâm từ bi bị bóp chết. Nhẫn tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải dãy dụa, rên siết, quằng quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng

từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quýbáu trong tâm hồn chúng ta. Như thế, khó mà tu

hành để thành chánh quả được. Ðức Khổng Tử có dạy: "Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến kỳ sanh bất

Page 44: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

nhẫn kiến kỳ tử". (Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thĩt nó; thấy nó sống không đành thấy nó chết). Như vậy người có tâm từ bi hay lòng nhân đều không

nỡ giết hại người hay loài vật.d) Tránh nhân qủa báo ứng oán thù. - Khi ta giết một người hay một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề

khó dập tắt được. Họ vì cô thế, vì yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ gặp dịp báo

thù, hay con cái thân nhân họ sẽ báo thù lại. Cứ thế mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to

hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ. Phật dạy:

"Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ,, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày

ra khỏi" (Kinh Lăng Già).Lợi ích của sự không sát hại. - Vì những lý do trên, Ðức Phật cấm Phật tử không giết haị. Không giết hại, sẽ có

những điểm lợi sau đây:a) Về phương diện cá nhân. - Một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật, không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ, thì trong lòng không bức rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòa, trong sáng.

b) Về phương diện xã hội. - Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhật của Phật dạy đây,

thì chiến tranh sẽ không có, mà các nghiệp sanh tử luân hồi cũng đươc giải thoát. Cho nên Tổ xưa có dạy:

''Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết, Mười phương nào có nổi đao binh. Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu Thiện. Lo gì thiên hạ chẳng thái bình. ''

Hạn chế: Vẫn biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại gia còn ăn mặn, còn làm công việc kia nọ, thì khó

tránh khỏi phạm giới sát. Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng

là không giết người, và những con vật lớn như: Trâu, bò, ngựa, chó, heo, gà v.v... Còn những con nhỏ nếu

tránh được bao nhiêu quý bấy nhiêu. chúng ta nên đi từ

Page 45: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

từ thì chắc ăn hơn. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để thỏa lòng thích giết. Trong khi

giữ giới sát, ta nên đề phòng hai đều sau đây:a) Không nên để cho ác ý sanh khởi. Giết một con vật

lớn mà vì vô ý hay tự vệ, thì cái qủa của nó còn nhẹ hơn là giết một con chuồn chuồn với cái ác ý muốn giết cho

vui tay.b) Nên tránh sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại: Những đứa bé lên 3, lên 5 ra sân gặp chuồn chuồn,

bươm bướm chụp bắt rồi ngắt cánh, rứt đầu nếu cha mẹ thấy mà không rầy la; đến 12,13 tuởi, chúng sắm ná,

giàng thun bắn chim, đến 20,25 tuởi, chúng đâm họng heo, giết chó, vẫn không bị ngăn cấm thì sau này, quen với tánh hung bạo, trong cơn giận dữ, chúng có thể giết người không gớm tay. Vậy chúng ta không nên để tự do

cho con cái quen cái sự giết hại sinh vật, mà cũng không cho chúng mục kích những cảnh chém giết ở các

rạp chiếu bóng hay ở giữa đời.2. - Không được trộn cướp. Ai cũng biết trộn cướp là lấy những tài vật thuộc quyền sở hữu của người, mà không

có sự ưng thuận , hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như

nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà... cho đến vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt... người ta không cho mà

mình tự lấy đều là trộm cướp. Trộm cướp có nhiều hình thức: Ỷ mạnh bè đảng giựt ngang của người là ăn

cướp,; cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu là ăn cướp; bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lời, cầm bán gía rẻ mạt là ăn cướp; tích trử đầu cơ để bán

giá chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người là ăn trộm; cân non, đong thiếu, trốn xâu, lậu thuế, được của người ta mà không tìm cách trả lại là

ăn trộm. Có thể nói tóm một câu là; Bất cứ hình thức nào, do lòng tham lam lấy của ngườibất chính đều là

trộm cướp cả. Nếu vì nghèo nàn thiếu thốn, vợ ốm con đau, thiếu gạo thiếu thuốc, nên phải buộc lòng gian xảo, thì tội còn được châm chế; chứ đã giàu có, ăn sung mặc sướng, lên xe xuống ngựa mà còn lường gạt người lấy của, cướp công, để sống một cách vương gỉa trên mồ

Page 46: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

hôi nước mắt của kẻ nghèo đói, thì tội ác thật nặng nề!Vì lý do gì Phật cấm trộm cướp? Phật cấm trộm cướp vì

những lý do sau đây:a) Tôn trọng sự công bằng: Chúng ta không muốn ai lấy của mình, tại sao mình lại chăm chăm muốn đoạt của

người? Quyền sở hữu cá nhạn của ta, ta biết t6o trọng, thì tại sao ta lại chà đạp lên quyền sở hữu của người?

Làm nhu thế là trái lẽ công bằng. Một xã hội mà thiếu công bằng thì không thể tồn

tại lâu dài được.b) Tôn trọng sự bình đẳng. - Mỗi người đều có Phật tánh như nhau, tại sao ta lại muốn làm khổ người khác để ta được sung sướng? Tại sao ta lại muốn hưởng nhữnh đặc ăn bất chính trong khi ta cũng chỉ là một con người như

bao nhiêu con người khác?

c) Nuôi dưỡng lòng từ bi. - Một khi vô ý đánh mất một vật gì hay một số tiền, ta dàu dàu buồn khổ, ăn không

ngon, ngủ không yên, tại sao ta lại nỡ tâm lấy của người để cho người phải khóc than, đau khổ vì ta? Người ta

thường nói: "Tiền tài là huyết mạch". Như vậy, kẻ cướp đoạt của người tức là cướp đoạt xương máu người, sát hại sinh mạng người vậy. Chỉ những người không có lòng thương người, tán tận

lương tâm mới làm những việc đen tối như vậy. Còn ta, đã là Phật tử, đang cố gắng nuôi

dưỡng lòng từ bi, ta không thể trộm cướp của ai được.d) Tránh nghiệp báo oán thù. - Trong xã hội có tổ chức, tôn trọng lẽ công bằng, thì tội trộm cướp bao giờ cũng bị trừng trị. Ăn trộm là bị đưa ra tòa án tiểu hình, ăn cướp thì ra tòa án đại hình. Khi chưa bị bắt, kẻ trộm

cướp phải tìm trăm phương ngàn kế để trốn tránh. sống chui rúc trong bóng tối. Khi bị bắt, người trộm cướp phải bi trói buộc, tra khảo, ngồi tù,

nhốt khám. Phận mình đã đành cực thân khổ trí, lại làm cho gia đình mình, cha mẹ, vợ con cũng buồn rầu xấu

hổ, và mất hết cả hy vọng ở tương lai.Nhưng nếu luật pháp thế gian không trừng trị, thì người trộm cướp cũng không thoát khỏi luật nhân quả nghiệp

Page 47: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

báo. Trộm cướp của người thì sẽ bị người trộm cướp lại, gây bao thù oán khổ đau. Phật dạy: "Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa bé luyến tiếc

một chút mật trên lưỡi dao, thè lưỡi liếm, phải bị cái họa đứt lưỡi" (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Chính thế, vì tham tiền của, lắm người đã tự gieo mình vào khám đường, vào địa ngục. Chúng ta hãy lắng nghe bài kệ cảnh tỉnh

của vua Trần Thái Tông:Khoét vách xoi tường chí những đâu, Ngàn mưu trăm kế luống tham cầu;

Của người dầu có đời nay được, Ðời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu.

Vì những lý do trên nên Ðức Phật cấm các để tử trộm cướp.

Lợi ích của sự không trộm cướp.a) Về phương diện cá nhân. - Người không gian tham

thì đời sống hiện tại được an ổn, không bị đòi hỏi, giam cầm, tù tội, đi đâu cũng được người khác tin cậy, giao phó cho mình những địa vị quan trọng. Người không

gian tham thì đời sau được hưởng phước báu giàu sang, an vui, và con cháu nhiều đời

cũng nhờ thừa hưởng âm chất của ông bà, cha mẹ để lại mà được vinh hiển.

b) Về phương diện đoàn thể. - Nếu một ngày nào trong xã hội không ai có tâm gian tham, trộm cướp thì nhà không cần đóng cửa, của khỏi lo gìn giữ, vật đánh rơi

không mất, thật không còn gì sung sường hơn! Người ta khổ bỡi không có của, nhưng kẻ

có của nhiều cũng vẫn khổ, vì phải lo gìn giữ. Người không trộm cướp tức là đã âm thầm ban cho người

khác sự an ổn rồi. Nhà Nho có câu: "Nhơn phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ", Huống chúng ta là Phật tử

lại đi trộm cướp hay sao?3. - Không được tà dâm. Tà dâm tức là muốn nói về sự dâm dục phi lễ, phi pháp. Luật dạy người xuất gia ly tục phải dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia thì không được

tà dục. Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chánh; ngoài ra, lén lút lang chạ

làm việc phi pháp với người khác phái gọi là tà. Nhưng

Page 48: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

nếu vợ chồng chính thức đi nữa, mà nằm không phải chỗ, gần giũ nhau không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm cả. Ðó là nói về mặt thô thiển. Nói một cách vi

tế hơn, thì phàm những sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chánh, chơi bời lả lơi, cũng

đều thuộc về loại tà dâm cả.Phật cấm tà dâm vì những lý do sau đây:

a) Tôn trọng sự công bình. - Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, yên vui, vợ con mình đoan chánh, thì

sao lại đi phá hại gia cang, làm nhục nhã tông môn người, đưa vợ con người vào con đường dâm loạn.

b) Bảo vệ hạnh phúc gia đình. - không gì đau khổ, đen tối hơn, khi một gia đình mà chồng hoặc vợ có dạ riêng tư, tà vạy. Hạnh phúc đâu còn, khi chồng vợ không tin nhau! Một khi gia đình lâm vào cảnh ấy, thì con cái sẽ

xấu hổ, bê tha, côi cút, bà con không đoái hoài đến, sự nghiệp tan tành, làng xóm chê bai, danh giá hoen ố. Ðiều kiện thiết yếu để giũ gìn hạnh phúc gia đình chính là lòng chung thuỷ của hai vợ

chồng. Người ta bảo: "Thuận vợ thuận chồng, tác bể Ðông cũng cạn". Vì sự tà dâm

của một trong hai người bạn đường mà trong gia đình thường xảy ra những vụ ghen tương, cãi vã, đánh đập có khi đến gây án mạng. Có khi, để trả thù, người ta

thường thấy xảy ra cái cảnh "Ông ăn chả, bà ăn nem". Một người chồng để tâm dòm ngó vợ

người, thì chính vợ con họ cũng lăm le vạch rào sang nhà kẻ khác rồi. Họ phá hạnh phúc gia đình ngưởi, thì

chính hạnh phúc gia đình họ cũng đã tan rã trước.Cho nên cấm tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người.

c) Tránh oán thù và quả báo xấu xa. - Phật dạy: "Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốt đi ngược gió,

quyết bị nạn cháy tay" (Kinh Tứ Thập Nhị chương). Thật vậy, người ta có tâm xấu xa đắm mê sắc dục, không

sớm thì chầy quyết bị hại: nếu không tan nhà mất nước, thì cũng gãy chân mất mạng

bỡi mũi súng, ngọn gươm. Xưa nay những kết qủa thảm khốc đen tối do sự đắm mê sắc dục gây ra không thiếu

Page 49: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

gì; chúng ta chỉ cần dở những chồng sách lịch sử hay chồng bao hằng ngày, sẽ thấy

nhan nhản trong mỗi trang, mỗi đoạn. Trong các sự oán thù, không có sự oán thù nào mãnh liệt bằng sự oán thù

do sự lừa dối phụ rẫy về tình ái gây ra. các cuộc án mạng xảy ra hằng ngày, phần lớn là kết qủa của tà dâm.Lợi ích của sự không tà dâm.Vì thế nên sự giữ giới cấm

tà dâm sẽ có những lợi ích sau đây:a) Về phương diện cá nhân.

- Kinh ThậpThiện nói:"Người thế gian không tà hạnh thì được hưởng bốn điều lợi sau:

- Sáu căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn.

- Trọn đời được người kính trọng. - Ðoạn trừ được hết cả phiền luĩ khuấy nhiễu.

- Cuộc tình duyên trọn đời không ai dám xâm phạm."b) Về phương diện đoàn thể.

- Trong một xã hội mà ai cũng không tà hạnh, thì gia đình được yên vui hạnh phúc, những sự thương lus6n bại lý sẽ tiêu tan, những cảnh thù hiềm, ché giết sẽ

không xảy ra nữa; con cái được mạnh khẻo, nâng niu, xã hội

sẽ cường thịnh. Nói tóm lại, cõi Ta bà ô trọc, đau khổ này sẽ biến thành thế giới thanh tịnh, an vui.

4. - Không được nói sai sự thật. Nói sai sự thật có bốn cách: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời

hung ác.a) Nói dối hay nói láo, là không nói thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc gỉa trước mặt khen dồi, sau lưng chê

mạc; hay là khi ưa thì nói dịu ngọt thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chát. Tóm lại, ý nghĩ lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới

khác nhau, trong ngoài bất nhứt, đều thuộc về nói dối cả.

b) Nói thêu dệt, là việc ít xít cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng cho êm tai mát dạ để cám dỗ

Page 50: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

người nghe, làm cho người say mê đắm nhiễm; cũng có khi là nói biếm, nói bâm, nói châm, nói chích làm cho

người nghe phải khổ sở. Tóm lại, bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật, thêm bớt cho đến văn

chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn tâm, sanh phiền não, đều gọi là nói thêu dệt cả.

c) nói lưỡi hai chiều, hay nôm na hơn, là nói "đòn xóc nhọn hai đầu", nghĩa là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì nói hùa bên ấy

để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân, người nghĩa chống đối, oán thù

nhau.d) nói lời hung ác, là nói những tiếng thô tục cộc cằn

chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi.

Vì sao Phật cấm nói sai sự thật? Phật cấm nói sai sự thật vì những lý do sau đây:

a) Tôn trọng sự thật. - Ðạo Phật là Ðạo như thật; người tu theo Ðạo Phật phải tôn trọng sự thật. Người quen với dối trá, không thiết tìm sự thật thì khó có thể chứng qủa được. Chúng ta đang sống trong vọng tưởng, công việc chính của người tu hành là cố gắng phá tan vọng tưởng ấy để thấy được bản nguyện; nếu không làm được như thế mà trái lại còn chồng chất thêm cái vọng tưởng ấy với những sự dối trá lừa phỉnh nữa, thì thật là trái đạo.

b) Nuôi dưỡng lòng từ bi. - Cái động lực chính của sự dối trá là lòng ích kỷ, ác độc, muốn hại người để thỏa lòng dục vọng đen tối của mình. Người bị lừa dối, phỉnh gạc phải đau khổ vì mình, có khi phải mắt thù vươn oán, có

khi phải tan gia bại sản. Người tu hành mà làm như thế là đã tán tận lương tâm, đã bóp chết tình thương trong lòng họ rồi. Một khi lòng từ bi không có nữa, nghĩa là cái động lực chính đã mất,

thì sự tu hành chỉ còn là giả dối, lừa bịp người, và tất nhiên không bao giờ có kết qủa

tốt.c) Bảo tồn sự trung tín trong xã hội. - Trong một gia

đình, một đoàn thể, một xã hội mà không ai tin ai, thì mọi công cuộc từ nhỏ đến lớn đều thất bại. Trong đạo

Page 51: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Nho, một trong 5 đức tính căn bản là lòng tin. "Nhơn vô tín bất lập", đó là lời dạy của

Khổng Tử, Hạnh phúc gia đình và xã hội không thể có được trong sự dối trá. nghi ngờ, đố kĩ.

d) Tránh nghiệp báo khổ đau. - lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm, nhưng nó nguy hiểm hơn lưỡi kiếm, vì nó có hai mũi ngọn, một mũi đâm vào người khác, một mũi

đâm vào chính người xử dụng nó. Ai ai cũng chắc chưa quên câu chuyện thằng bé

chăn cừu muốn đánh lừa hàng xóm, bằng cách la "Lửa! Lửa!", nhưng nó chỉ phỉnh người được một lần, lần sau nhà nó cháy thật, mặc dù nó kêu la thảm thiết cũng

không ai thèm đến chữa nữa. Ðấy, người dối trá chỉ gây họa cho mình. Do đó, Phật

dạy: "Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác". Ðã đành nói ly gián,

nói xuyên tạc là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì thế nào người cũng hại lại mình. "Ác lai ác báo" là thế. Ðể tránh sự thù hằn, tránh nghiệp dữ,

chúng ta không nên dối trá, điêu ngoa.Lợi ích của sự không dối trá:

a) Về phương diện cá nhân. - Ðược người trọng nể, tin cậy, không ai oán hận thù hiềm; đi đâu cũng được

người chung quanh dành cho một địa vị thân tín, niềm nỡ tiếp đón> Trong nghề nghiệp làm ăn, người chân

thật được nhiều thân chủ, và được giao phó cho nhiều trọng trách quý báu.

b) Về phương diện đoàn thể. - Gia đình và xã hội được đoàn kết trong sự tin cậy. Mọi công cuộc chung, được xúc tiến có kết qủa tốt.Ðồng bào thương yêu, thông

cảm nhau hơn.Hạn chế: Nói dối là một tai họa lớn lao, cho mình và xã hội. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp nên nói dối. Ðó

là khi nào vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu người hay vật. Nói dối phạm tội là trong trường hợp do lòng tham,

sân làm động cơ thúc đẩy . Ngược lại, nếu do lòng từ bi thúc đẩy mà phải nói dối,

thì không phạm tội.5. - Không được uống rượu. Tất cả những thứ có chất

Page 52: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

men làm say người, hay chấc độc hại người đều không được uống. Chính mình không uống đã đành, mà cũng không được ép nài người khác uống. Ép nài, khuyến

khích người khác uống, tội lại nặng hơn cả chính mình uống nữa. Lúc lâm bịnh nặng, uống các thứ thuốc không lành, lương y bảo phải dùng rượu hòa vào thuốc, thì tạm được dùng. Nhưng trước khi dùng phải bạch cho chúng Tăng biết. Khi hết bịnh,

không được tiếp tục uống thuốc có hòa rượu ấy nữa.

Vì những lý do gì Phật cấm uống rượu? - Phật cấm uống rượu vì những lý do sau đây:

a) Bảo toàn hạt giống trí tuệ. - Rượu còn nguy hiểm hơn thuốc độc. Một ché thuốc độc ta uống vào chết ngay, nhưng chỉ chết một thân hiện tại, chứ rượu uống vào,

làm mất giống trí tuệ, phải chết đi sống lại vô số kiếp. Vì thế để bảo toàn hạt giống trí tuệ quý báu, Phật cấm

uống rượu.b) Ngăn ngừa những nguyên nhân sanh ra tội lỗi. -

Rượu chính nó không phải là một tội lỗi như sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nhưng nó có thể làm nhân cho

những tội lỗi kia sanh ra. Khi đã uống rượu vào say sưa, thì tội nào cũng có thể phạm được. Dưới đây là một câu chuyện để chứng minh đìều đó: - Một anh nông phu kia đang cày ruộng giữa đồng, bỗng thấy hiện ra sừng sững

trước mặt mình một hung thần to lớn, kỳ dị, hăm giết anh. Anh kinh sợ, khóc lóc xin tha mạng. Vị hung thần

bảo:- Nếu ngươi làm một trong ba việc này thì ta tha chết

cho: hoặc là giết cha ngươi, hoặc là đánh mẹ ngươi hay uống hết lít rượu để trên bàn nhà ngươi.Anh nông dân suy nghĩ mộ hồi rồi trả lời:

- Xin Ngài cho con được uống lít rượu.Hung thần nghe xong có vẻ hài lòng rồi biến mất. Trưa

hôm ấy, anh nông dân về nhà, thấy lít rượu mà ông thân mua để đãi khách, vì nhà sắp có giỗ, anh ta vội

vàng chụp lấy, nốc cạn một hơi. Cha anh thấy đứa con hỗn láo, nắm gậy xông lại đánh mắng con. Ma men đã

thấm, anh ta không còn biết phải trái, giựt gậy của cha,

Page 53: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

đánh ông một cây chêùt tốt! Bà mẹ chạy đến ôm con la làng. Anh ta chưa hả giận, đánh mẹ túi bụi. Xóm làng chạy lại bắt anh dẫn lên quan vì tội giết cha đánh mẹ. Tỉnh lại anh mới biết uống rượu là tội nặng nhứt trong

ba diều mà hung thần bắt anh làm.Tóm lại rượu gây ra nhiều tội lỗi. Sau đây là 10 tai hại

của rượu mà trong Kinh đã nói đến: 1 - Của cải rơi mất; 2 - Tăng trưởng lòng giết hại; 3 - Trí tuệ kém dần; 4 - Sự nghiệp chẳng thành; 5 - Thân tâm nhiều khổ; 6 - Thân

hay tật bịnh; 7 - Tâm sân hận bồng bột, ưa cãi lẫy; 8 - Phước đức tiêu mòn; 9 - Tuổi

thọ giảm bớt; 10 - Mạng chung đọa vào địa ngục.Lợi Ích Của Sự Cấm Uống rượu

a) Về phương diện cá nhân. - Người không uống rượu thì tránh được 10 điều hại vừa kể trên.

b) Về phương diện đoàn thể. - Gia đình được yên vui, con cái ít tật bịnh, xã hội được hòa mục, nòi giống được

hùng cường.

C. - Kết Luận

1. - Phật tử không giữ giới không phải là Phật tử. - Chúng ta đã thấy công dụng thiết thực và lợi ích của 5

giới về phương diện cá nhân và đoàn thể. Nếu Tam Quy là nền tảng, thì ngũ giới là 5 nấc thang của người Phật tử tại gia để bước dần lên Thánh qủa. Trong bước đầu, người Phật tử nếu có thể phát nguyện giữ cả năm giới thì càng tốt; nếu vì nhiều sự ràng buộc chưa thể giữ được cả năm giới thì có giữ vài giới mà mình thấy có

thể thực hành được, như: Không uống rượu, không nói dối. Rồi với sự tinh tấn và Bồ đề tâm dũng mãnh , ta tiếp tục phát nguyện giữ thêm những giới khác như

không trộm cắp, không tà dâm... Nhưng đã phát nguyện giữ giới nào thì giữ cho trung kiên, đừng có một bước tiến tới, hai bước thoái lui, dùng dằng như thế mãi thì không bao giờ đi đến đâu cả. Nếu người Phật tử mà

không giữ giới nào thì sao gọi là Phật tử? Người thường, không theo Phật mà còn giữ đúng tư cách như không uống rượu, không nói dối, không trộm cắp thay, huống hồ là Phật tử? Ta đến với Ðạo Phật là muốn vượt lên

Page 54: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

trên đời tầm thường của thế nhân. Nếu chúng ta vào Ðạo rồi mà vẫn tiếp tục cuộc đời trôi nổi cũ, hay còn tệ hơn cuộc đời thường của thếnhân, thì đó là chúng ta

muốn làm hoen ố Ðạo,Cho nên người Phật tử phải cố gắng giữ giới để cho

xứng đáng với danh nghĩa của mình, để đem hạnh phúc đến cho mình và chúng sanh.

2 Người không theo Ðạo Phật cũng nên giữ giới. - Năm giới nói trên không có gì là cao siêu, huyền bí. Ðó là

một bài học công dân thông thường mà bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào muốn phồn thịnh, hùng

cường cũng không thể bỏ sót được. Cho nên năm điều luật ấy không phải chỉ để áp dụng riêng cho giới Phật tử, mà còn chung cho tất cả những ai muốn sống một cuộc

sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa và tiến bộ.Một xã hội mà mọi phần tử đều thực hiện được năm giới cấm ấy, thì đó là một xã hội gương mẫu, văn minh nhứt

thế giới.

Giới Học

Thích Chơn Thiện

--- o0o ---

Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát mà không phải đưa đến các phước báo sanh

thiên.

Ý Nghĩa của Giới

Thông thường Giới được hiểu là ngăn ngừa điều quấy, dứt dừng điều ác ("phòng phi chỉ ác"), hoặc ngưng điều

ác và làm điều thiện ("chỉ ác, tác thiện").

Trong Bát Chánh đạo, Giới là giới uẩn gồm có chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. Ở đây chỉ sự ngăn ngừa các hành động lỗi lầm của thân và khẩu. Khi các

hành động lỗi lầm không được làm thì tránh được nhiều sự tổn hại cho những người khác. Đây đã nói lên ý

nghĩa "tác thiện" của giới.

Page 55: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Chữ Giới trong Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Sk: Pràtimoksa, Pàli: Patimokkha) có nghĩa là Biệt giải thoát hay Xứ xứ giải thoát, Tùy thân giải thoát. Biệt giải thoát

là giải thoát từng phần: giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát ít. Tùy thuận giải thoát là giải thoát tùy thuộc vào quả hữu vi hay vô vi của người

hành.

Từ điển của Rhys Davids cắt nghĩa Giới (Silà) có gốc từ ngữ căn Sìl. Ngữ căn Sìl có hai nghĩa: Upadhàranà

(luân lý, đạo đức của Phật giáo, cách cư xử, tư cách đạo đức) và Samàdhi (Định, Thiền).

Từ Patimokkha thì có nghĩa là, theo cách phân tích từ ngữ, trói buộc các hành động, giữ gìn, thúc liễm các hành động của thân và khẩu không để cho rơi vào

đường ác, sai lầm, tổn hại mình và người. Ví như buộc mồm trâu để ngăn nó ăn lúa mạ.

Giới trong nghĩa của ngày trai giới (Pàli: Uposatha, Sk: Upavasatha), Hán dịch là Bố-sa-tha, có nghĩa là tịnh

trú, trưởng dưỡng, trưởng tịnh và thiện túc.

Tăng Chi (III-A) định nghĩa ngày trai giới là ngày thực hành hạnh sống của vị A-la-hán (chỉ giữ tám giới).

Trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Thế Tôn dạy: "Giới là nền tảng của bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm Cần, năm Lực, bảy Bồ-đề phần và tám Thánh

đạo phần. Ví như là đất là nền tảng, không có nó thì các loại động vật không thể di chuyển, cũng thế, không có Giới thì ba mươi bảy phẩm trợ đạo không thể được tu

tập viên mãn."

Qua các định nghĩa trên, Giới giúp cho hành giả đạt được hai mục tiêu: không làm các điều ác (chư ác mạc tác), làm các việc lành (chúng thiện phụng hành). Mục

tiêu thứ ba của Phật giáo là giữ tâm ý thanh tịnh, loại bỏ hết các lậu hoặc (tự tịnh kỳ ý) và cũng là mục tiêu cứu

cánh, cần phải nhờ đến định uẩn và tuệ uẩn.

Thời Gian Và Lý Do Thiết Lập Giới

Page 56: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Theo tài liệu sử của Edward J. Thomas trong cuốn "Đời sống của đức Phật" (The Life of Buddha), Giáo hội Ni được thành lập từ năm thứ năm sau ngày Thế Tôn

thành Đạo. Do đó, qua năm thứ sáu một số giới luật đã bắt đầu hình thành, và hình thành tương đối rõ là vào năm thứ mười sau ngày Thành Đạo. Luật tạng thì ghi mãi đến năm thứ mười ba sau ngày Thành Đạo, giới

luật mới hẵn nhiên được hình thành, do Tôn giả Ưu-ba-ly (Upàli) đặc trách. Bấy giờ Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa

(Patimokkha) ra đời.

Vì sao Giới bổn không được thiết lập ngay từ năm đầu của Giáo hội? Theo truyền thống, chư Thế Tôn chỉ thiết lập các giới điều, khi nào thấy cần thiết, khi nào đầy đủ

nhân duyên. Khi có một hiện tượng vi phạm gây nên một ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt của Tăng chúng thì Thế Tôn mới kiết giới, thành lập thêm một giới điều để ngăn ngừa hiện tượng xấu ấy xảy ra về sau. Giới bổn cũng thế, trong những năm đầu, chư Tỷ-kheo sinh hoạt thanh tịnh trong khuôn khổ của Chánh pháp nên Thế Tôn không đề cập đến Giới bổn, mà chỉ trình bày Giới dưới những hình thức đơn giản, và tổng quát nhất là hình thức hộ trì các căn, hoặc dưới hình thức chánh

ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng của Bát Chánh đạo. Mãi đến năm thứ mười ba sau ngày thành Đạo, bấy giờ

có nhiều hiện tượng sinh hoạt đi ra ngoài đời sống phạm hạnh, Thế Tôn mới thành lập giới bổn Ba-la-đề-

mộc-xoa.

Một hôm, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, do những mục đích nào các học pháp được thiết lập cho

các đệ tử của Như Lai và Giới bổn Patimokkha được tuyên đọc?"

Thế Tôn dạy, do mười mục đích mà các học pháp được thiết lập và Giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc:

- Để Tăng chúng được cực thịnh,- Để Tăng chúng được an ổn,

- Để chặn đứng các người cứng đầu,- Để các thiện Tỷ-kheo được sống an ổn,

- Để chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại,

Page 57: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

- Để chặn đứng các lậu hoặc trong tương lai,- Để đem lại tịnh tín cho những người không tin,

- Để làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin,

- Để diệu pháp được tồn tại,- Để luật được chấp nhận. (Tăng Chi Bộ Kinh 3B, tr. 73)

Qua mười mục đích trên, Giới bổn chỉ giới hạn ở hai phần "chỉ ác" và "tác thiện" trong ba phần (chỉ ác, tác

thiện và tự tịnh kỳ ý) mà Phật giáo nhắm đến.

Như thế, Giới qua Nikàya, chỉ gồm vào các giới của tại gia và xuất gia. Đây là nội dung của Nhiếp luật nghi giới

hay gọi là Biệt giải thoát giới.

Nội Dung Các Loại Giới

Có nhiều hình thức phân loại giới. Cách phân loại thứ nhất, giới mang ý nghĩa rộng rãi của "Đại-thừa". Ở đây

có ba loại:

- Loại một gọi là Nhiếp luật nghi giới, gồm có các giới của tại gia và xuất gia: ngũ giới, bát quan trai giới, thập

thiện giới và cụ túc giới.- Loại hai gọi là Nhiếp thiện pháp giới, lấy việc thực

hành tất cả việc thiện làm giới.- Loại ba gọi là Nhiêu ích hữu tình giới, lấy việc làm lợi

ích cho tất cả chúng sanh làm giới.

Cách phân loại thứ hai cũng mang ý nghĩa rất rộng rãi của Đại thừa, gồm có:

- Biệt giải thoát giới, đấy là nội dung của Nhiếp luật nghi giới.

- Định cộng giới, là giải thoát do định sinh, lấy định làm giới. Do tu Thiền định mà thân tâm thanh tịnh, giới thể

được cụ túc.- Đạo cộng giới, là giải thoát do tuệ sinh, lấy tuệ làm giới. Do tu vô lậu nghiệp mà được trí vô lậu, giới thể

được viên mãn.

Qua sự phân loại giới trên, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới là thuộc Đại thừa giới; biệt giải

Page 58: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

thoát giới và định cộng giới thì được gọi là hữu lậu giới; đạo cộng giới được gọi là vô lậu giới.

Luận Câu Xá thì gọi biệt giải thoát luật nghi (hay biệt giải thoát giới) là Dục giới triền giới; gọi định sanh luật nghi (hay định cộng giới) là Sắc giới triền giới; và gọi đạo sanh luật nghi (hay đạo cộng giới) là vô lậu giới.

Trong giới hạn của phần giới được trình bày ở đây, chúng ta không đi vào các chi tiết của giới, cũng không đi vào các giới luật xuất gia, mà chỉ trình bày những nét

cơ bản của Giới học.

Tính Chất Và Nền Tảng Của Giới

Cứ theo từng giới cấm một, cũng như toàn thể Giới bổn, đặc biệt là mười giới căn bản chung cho cả tại gia và xuất gia liên hệ đến thân, khẩu và ý, chúng ta có thể tìm ra tính chất của giới và nền tảng trên đó Giới được

thiết lập.

Ở đây, đơn cử giới "bất sát" (không được sát sanh). Căn bản của giới này là không giết người, thứ đến là

không giết hại các loài chúng sinh khác. Về phần người giữ giới, khi giữ giới này thì ngăn trừ được sân tâm,

nuôi dưỡng được từ tâm, khiến cho tâm được an tịnh, an lạc ngay trong hiện tại, từ đây, người giữ giới không tạo các nghiệp ác để phải chịu thọ quả khổ đau trong tương lai. Về phần các người khác và các chúng sanh khác, khi giới bất sát được giữ gìn thì đời sống của họ

được thêm phần bảo đảm an toàn, an ổn, khỏi phải gánh chịu các hậu quả do lòng sân hận, ác hại của

người khác gây ra trong hiện tại.

Đối với giới "bất dâm", "bất đạo", người giữ giới ngăn được lòng tham và không tạo thêm ác nghiệp gây ra

khổ đau trong hiện tại và tương lai, tha nhân và các loài chúng sanh khác thì tránh được các tổn hại và sống an

ổn.

Kết quả việc giữ giới như thế tựu trung tính chất của nó là đem lại an vui cho mình và cho người, điều hòa được sinh hoạt của tập thể, tạo nên lòng tin cho kẻ

Page 59: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

khác. Đem lại lợi ích an lạc và giải thoát cho tự thân người giữ giới, đấy là trí tuệ; đem lại lợi ích an lạc cho tha nhân và các loài khác, đấy là từ bi. Trí tuệ và từ bi

là nền tảng trên đó Giới được thiết lập.

Hướng đi của giới là đem lại lợi ích, an lạc cho mình và người, nên giới giúp đỡ người tu tập thấy nhẹ nhàng thân và tâm, an lạc trong từng bước đi. Giới đúng nghĩa của nó, không có ý nghĩa nào trói buộc hay tù túng cả. Ngoài một số hành động, nếu làm, hẳn nhiên phá đổ

hạnh thanh tịnh nên tuyệt đối bị cấm chỉ, các sinh hoạt còn lại của người tu tập giải thoát đều được tùy duyên mà châm chước, khai mở. Ngay cả trong các trường hợp bị cấm chỉ, nếu vì "nghịch duyên" mà bị rơi vào

(như là "các tai nạn" liên hệ giới xảy đến), ngoài sự tác ý của hành giả, thì sẽ không phạm, nếu người bị nạn

không khởi lên tham tâm hay sân tâm tùy thuận theo sự kiện đang xảy ra (ví dụ bị cưỡng hiếp, nếu không

khởi lên lạc tâm thì không phạm).

Về các giới trọng thì tính chất khai mở của chúng còn có phần hạn chế, nhưng với các giới nhẹ thì tánh chất

của chúng rất là cởi mở, linh động, phóng khoáng.

Luật tạng ghi rằng một lần các Phật tử và ngoại đạo chê trách các vị Tỳ-kheo đứng mà tiểu tiện, cho rằng

cung cách đó là thô tháo, thiếu lịch nhã. Khi sự việc này được trình lên Thế Tôn, Thế Tôn bèn dạy: "Vậy thì từ

nay các Tỷ-kheo, ngồi mà tiểu tiện". Nhưng ở một quốc độ khác, khi chư Tỷ-kheo ngồi tiểu tiện thì lại bị chê rằng

các đệ tử của Thế Tôn toàn là nữ giới. Khi sự việc này trình lên Thế Tôn, Thế Tôn lại dạy: "Nếu vậy, thì đứng

mà tiểu vậy." Thế có nghĩa là tùy theo quốc độ, tùy theo văn hóa mà thích ứng. Đấy là một trường hợp điển hình

nói lên tính chất linh động và cởi mở của Giới.

Như vậy giới trong giáo lý Phật giáo, không mang tính cố chấp, cứng nhắc như là giới điều (dogma) của các Tôn giáo khác, mà mang nghĩa tự nguyện, thiết thực

đem lại lợi ích cho mình và người, nhằm nuôi dưỡng và phát triển tín tâm của mình và người.

Page 60: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Vị Trí Của Giới Trong Hệ Thống Giáo Lý Phật Giáo

Trường Bộ Kinh và Trường A-hàm đề cập đến Giới nhiều hơn là các bộ Kinh còn lại. Điển hình là Kinh Phạm Võng (của Nikàya) và Kinh Phạm Động (của Trường A-hàm) xác định rõ vị trí của Giới trong hệ thống giáo lý

Phật giáo. Trong hai kinh này, Thế Tôn xác nhận chỉ có các kẻ phàm phu mới ca ngợi, tán thán Như Lai về Giới đức. Lời ca ngợi, tán thán Như Lai như thật chân chánh là ca ngợi, tán thán về Tuệ đức: -- "Như Lai đã chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết các pháp sâu kín, khó

thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt khỏi tầm luận lý suông, rất tế nhị, chỉ có các bậc trí tuệ mới nhận

hiểu."

Qua lời xác nhận ấy của Thế Tôn, ta thấy Giới chỉ mới là bước đi căn bản (Giới, Định, Tuệ) của Phật giáo. Thực

sự nói rõ hơn, Giới chỉ là bước đầu của năm bước đi: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến (tri kiến

biết rằng đã giải thoát).

Giới là bước đi đầu, nhưng là bước đi nền tảng. Nếu hành giả rơi vào giới cấm thủ (giữ giới sai lạc của ngoại đạo), hỏng từ bước đi đầu này, thì không thể nào thực

hiện được bốn bước đi kế tiếp.

Đấy là ý nghĩa của từ ngữ Giới trong Nikàya và A-hàm.

Qua đến Bắc tạng (Đại thừa) thì từ Giới mang ý nghĩa rộng rãi bao la hơn: Giới bao gồm cả Định và Tuệ. Biệt giải thoát giới (hay Nhiếp luật nghi giới) và Định cộng giới là thuộc hữu lậu giới, Đạo cộng giới thuộc về Tuệ

giải thoát hay vô lậu giới.

Đại Tạng Bát-nhã thì xếp Giới vào một trong sáu chi phần tu tập của Bồ-tát gọi là "Lục Ba-la-mật". Giới Ba-la-mật thì đã đồng nghĩa với đoạn trừ hết chấp thủ tướng, hay đồng nghĩa với đoạn trừ hết lậu hoặc, đây là Tuệ

giải thoát.

Tuy có cái nhìn khác nhau trong sự phân loại và trình bày về Giới học của Nam tạng và Bắc tạng, nhưng nếu

Page 61: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

chúng ta nhình kỹ vào nội dung thì thấy rõ không có sự mâu thuẩn thực sự nào cả. Nam tạng thì trình bày giới hạn Giới ở mức độ như đã trình bày, qua giới hạn đó thì Nam tạng bàn đến phần Định và Tuệ. Sự phân ranh giới hạn này có tính cách hình thức và quy ước hơn là nội dung tâm thức của người hành trì giới. Ở Bắc tạng, thì

Định và Tuệ có thể cùng được tu chung với Giới; ở người hành trì Giới, đạt đến giới Ba-la-mật hẳn là đòi hỏi

người hành trì Giới phải có đầy đủ Định và Tuệ. Thiếu Định và Tuệ thì hành giả không thể nào đạt được kết

quả hành giới mà ly hết thảy các tướng chấp thủ.

Thực sự, cả Nam tạng lẫn Bắc tạng đều xác nhận không thể tách rời riêng rẽ Giới, Định, Tuệ. Nhìn vào

tám chi phần trong Bát Chánh đạo thì thấy hiển nhiên điều đó. Giới (hay chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh

mạng) không thể gọi là Chánh giới, nếu không có mặt của Tuệ (chánh kiến và chánh tư duy). Thực hiện Giới cũng chính là thực hiện Tuệ, thực hiện Tuệ cũng chính

là thực hiện viên mãn Giới.

Hiểu Ý Nghĩa Đúng Đắn Của Giới Và Phạm Giới

Vấn đề phạm giới đưa đến kết quả nặng, nhẹ khác nhau giữa những người tu tập có tâm lý giải thoát khác nhau, dù họ phạm cùng một lỗi. Hậu quả họ đón nhận

cũng khác nhau trong hiện tại và tương lai.

Phẩm Hạt Muối (Tăng Chi Bộ Kinh I) ghi sự cắt nghĩa rõ ràng của Thế Tôn về trường hợp này. Một người dân đen đánh trộm một con dê của một nhà giàu, có thế lực

có thể bị đánh đập đổ máu ngay tại chỗ và bị tù tội. Nhưng một đại quan của triều đình bắt trộm một con dê của nhà giàu, có thế lực ấy thì không bị đánh đập, cũng

không bị tù tội. Ví như một nắm muối thả vào một hồ nước lớn hay con sông lớn thì độ mặn không đáng kể, nhưng nếu để nắm muối ấy vào một ghè nước thì độ mặn lại đáng kể. Cũng thế, cùng phạm một tội, với

người tâm tư bủn xỉn, không tu tập Giới, Định, Tuệ thì kết quả có thể đi vào địa ngục; nhưng với người có tu

Page 62: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

tập Giới, Định, Tuệ, có từ tâm rộng rãi thì xem qua như kết quả không có (triệt tiêu).

Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt (Trung Bộ Kinh III) trình bày, một người có chánh kiến và chánh tín trước lúc chết có thể sang Thiên giới dù trong đời sống đã tạo

nên mười ác nghiệp; trái lại một người có tà kiến và đầy nghi tâm trước khi chết có thể đi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, dù sanh tiền thường tạo mười thiện nghiệp.

Sự có mặt của chánh kiến của phàm phu đã có ảnh hưởng lớn như thế trong việc thác sinh, huống nữa là sự

có mặt của Tuệ giác.

Thường về mặt giới tướng, sự phạm tội được buộc tội nếu hội đủ ba điều kiện:

- Sửa soạn để phạm.- Hành động cụ thể về sự vi phạm.

- Cố ý.

Trong ba điều kiện để buộc tội ấy, hai điều kiện là thuộc phần tác ý của tâm. Thành thử vấn đề của giới

đặt ra một cách rõ ràng là để giúp cho con người giữ gìn tâm thức được trong sạch, thanh tịnh, lương thiện.

Phạm giới có nghĩa là xác định tâm thức bị hoen ố. Như thế, vấn đề giữ giới thực ra là vấn đề giữ cho ý thức thanh tịnh, căn bản là theo dõi ý và chế ngự ý. Với ai mà tu giữ ý thức được thanh tịnh, giác tĩnh thì hẳn

nhiên người ấy có giới thể được tròn đầy.

Giới dù cho có thiết lập nên nhiều giới điều, căn bản vẫn là có gốc ý thức. Giữ niệm được thanh tịnh thì giới thanh tịnh. Có thể phát biểu rằng chỉ có một giới căn

bản là ý giới: rời xa các ác pháp, bất thiện pháp, rời xa tham ái, sân hận và chấp thủ.

Giới có công năng rõ ràng, qua phần trình bày ở trên, là đem lại an lạc và hạnh phúc lâu dài cho mình và cho

người trong hiện tại và tương lai. Giữ giới là giữ gìn nguồn an lạc hạnh phúc ấy; phạm giới là gây tổn hại

đến nguồn an lạc, hạnh phúc ấy.

Page 63: PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI

Giới, như thế không phải dành riêng cho hàng xuất gia hay chỉ dành riêng cho hàng Phật tử tại gia, cũng

không phải chỉ dành riêng cho những người lớn tuổi mà là chung cho tất cả mọi người trong mọi lứa tuổi, cho những ai muốn sống đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và người trong hiện tại và trong cả tương lai.

Nếu hạnh phúc là đối tượng mà nhân loại mãi đi tìm, thì hẳn đúng Giới là những gì mà nhân loại cần nắm giữ trên đường đi đến hạnh phúc ấy. Đã đến lúc con người cần loại bỏ hết thảy ngộ nhận về Giới của giáo lý Phật

giáo để tiến lại gần hơn với Giới và nắm giữ Giới thân ái như nắm giữ hạnh phúc của mình.

Thích Chơn Thiện(trích "Phật Học Khái Luận", Sài Gòn, 1993)