phát triển chương trình giảng dạy

5
Tiểu luận Môn học: Phát triển chương trình đào tạo Học sinh: CAO THÙY LINH Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ dạy học đại học (tháng 8-9/2015) Để bài: Trong quy trình xây dựng, phát triển chương trình, tại sao lại coi trọng khâu khảo sát thị trường lao động? Bài làm Thời gian qua, xã hội phản ánh việc các trường Đại học đào tạo sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn đến các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Những bất cập này chính là do công tác phát triển chương trình đào tạo chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên. Do đó, công tác phát triển chương trình đào tạo phải là công việc được các trường đại học quan tâm đầu tư hơn nữa, phải thường xuyên được cập nhật, thay đổi nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Qua nghiên cứu các tài liệu, tôi nhận thấy có nhiều mô hình về phát triển chương trình đào tạo được đưa ra, tuy nhiên, tựu chung lại có một số bước cơ bản như sau: Phân tích nhu cầu hoặc bối cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế chương trình, thực hiện chương trình, đánh giá chương trình, cụ thể như sau: - Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: Chương trình đào tạo phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát

Upload: linh-truong

Post on 07-Dec-2015

233 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

tính tất yếu của việc phát triển chương trình giảng dạy

TRANSCRIPT

Page 1: phát triển chương trình giảng dạy

Tiểu luận

Môn học: Phát triển chương trình đào tạo

Học sinh: CAO THÙY LINH

Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ dạy học đại học (tháng 8-9/2015)

Để bài: Trong quy trình xây dựng, phát triển chương trình, tại sao lại coi trọng khâu khảo sát

thị trường lao động?

Bài làm

Thời gian qua, xã hội phản ánh việc các trường Đại học đào tạo sinh viên chưa đáp ứng

yêu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn đến các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Những bất cập này

chính là do công tác phát triển chương trình đào tạo chưa được quan tâm thực hiện thường

xuyên. Do đó, công tác phát triển chương trình đào tạo phải là công việc được các trường đại

học quan tâm đầu tư hơn nữa, phải thường xuyên được cập nhật, thay đổi nhằm đáp ứng được

những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Qua nghiên cứu các tài liệu, tôi nhận thấy có nhiều mô hình về phát triển chương trình đào

tạo được đưa ra, tuy nhiên, tựu chung lại có một số bước cơ bản như sau: Phân tích nhu cầu

hoặc bối cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế chương trình, thực hiện chương trình, đánh giá

chương trình, cụ thể như sau:

- Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: Chương trình đào tạo phải phù hợp với

thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, truyền

thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm

cơ sở thiết kế.

- Bước 2. Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể: Tức là xác định“cái đích hướng

tới” của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con

người, những đức tính nghề nghiệp.

- Bước 3. Thiết kế Chương trình đào tạo: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch

đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện Chương trình đào tạo.

- Bước 4. Thực thi Chương trình đào tạo: Đưa chương trình đào tạo vào thử nghiệm và

thực hiện.

Page 2: phát triển chương trình giảng dạy

- Bước 5. Đánh giá Chương trình: Việc đánh giá chương trình cần được thực hiện trên cơ

sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội

ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinh viên và người sử dụng lao động.

Về mặt lý luận có thể thấy, phân tích nhu cầu của thị trường lao động nằm ở bước đầu tiên

trong việc thiết kế chương trình đào tạo, đóng vai trò tiên quyết để xây dựng được mục đích

chung và các mục tiêu cụ thể cho việc đào tạo sinh viên. Nếu như bỏ qua bước này, không thể

có được mục tiêu rõ ràng và chính xác cho các công việc được tiến hành tiếp theo. Mà thực tế,

nếu như làm việc mà không có mục tiêu đúng chỉ đường thì dù các công việc có làm tốt đến

đâu, nhưng kết quả không đáp ứng đúng mục tiêu thì công sức đã bỏ ra coi như bằng không.

Tựu chung lại, công tác khảo sát thị trường lao động đóng vai trò tiên quyết trong việc phát

triển chương trình đào tạo đúng hướng.

Thực tế hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đặt ra yêu cầu với các cơ sở đào tạo

trong việc xây dựng “chuẩn đầu ra” cho các chương trình đào tạo của mình. Điều này hướng

tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đây là cách tiếp cận hiện đại

– đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động. Khi đó, chuẩn đầu ra sẽ là mục tiêu chính

để đào tạo và chương trình được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu đó. Khung chương trình,

nội dung các học phần, lộ trình đào tạo, các hoạt động bổ sung trong và ngoài nhà trường đều

phải hướng tới “chuẩn đầu ra” này. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này trong xây dựng chương

trình đào tạo, nếu không cẩn thận có thể sẽ tạo ra các sản phẩm đào tạo đồng nhất ở đầu ra

trong khi nguyên liệu đầu vào là những con người lại rất khác nhau về năng lực và hoàn cảnh,

nguồn gốc, văn hóa,… Đồng thời, việc rèn đúc mọi người học theo một khuôn mẫu nhất định

sẽ làm người học vẫn ở trạng thái bị động, máy móc, thiếu tính sáng tạo. Các khả năng tiềm

ẩn của mỗi người học không được quan tâm phát huy.

Vì vậy, công tác khảo sát thị trường lao động cần phải tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng việc

điều tra nhu cầu của thị trường về ngành nghề mà nhà trường đang tiến hành đào tạo để đưa ra

được những kết quả cụ thể làm mục tiêu cho quá trình đào tạo. Bởi vì, mỗi ngành nghề có

những yêu cầu năng lực khác nhau đối với người làm, thậm chí có các tiêu chí đánh giá năng

lực ở các cấp độ thành thạo và chuyên sâu trong nghề khác nhau. Các nhà phát triển chương

trình phải hiểu được các yêu cầu rất cụ thể chi tiết của ngành đào tạo, từ đó đưa ra các thang

năng lực khác nhau để đáp ứng các yêu cầu từ thấp đến cao của thị trường lao động. Bên cạnh

đó, công tác khảo sát sinh viên – những người sẽ tham gia vào thị trường lao động trong

tương lai cũng phải được quan tâm. Nhờ vậy, khung chương trình đào tạo sẽ phù hợp với xuất

Page 3: phát triển chương trình giảng dạy

phát điểm của các nhóm sinh viên khác nhau, điều kiện khác nhau, sở trường khác nhau. Điều

này giúp nhà trường có thể định hướng sinh viên vào những chuyên ngành rất cụ thể mà phù

hợp với sở trường, tính cách, năng lực của sinh viên đó mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị

trường lao động.

Bên cạnh đó, thị trường lao động luôn luôn biến đổi theo sự vận động không ngừng của

các quy luật phát triển kinh tế xã hội. Các chương trình đào tạo cũng phải được phát triển liên

tục để bắt kịp, hay tốt hơn là đón trước các xu thế của thị trường lao động để đưa người học

vào tư thể chủ động khi bước vào hoạt động nghề nghiệp một cách chính thức sau khi tốt

nghiệp.

Cuối cùng, thực hiện đầy đủ và chính xác công tác khảo sát thị trường đem lại những lợi

ích to lớn về mặt giáo dục, kinh tế và tâm lý. Công tác giáo dục của các nhà trường theo

chương trình định hướng nhu cầu xã hội sẽ được phát triển sát với thực tiễn hơn. Sinh viên ra

trường được tuyển dụng vào các đơn vị đúng với ngành nghề đã học, đảm bảo được cuộc sống

cho bản thân và gia đình. Nhà trường và sinh viên đều cảm thấy vui vẻ tự hào khi mà chương

trình đào tạo đã giúp sinh viên tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển nghề

nghiệp.

Tổng kết lại, công tác khảo sát thị trường lao động cần phải được coi trọng trong quá trình

xây dựng, phát triển chương trình bởi tính tiên quyết, bức thiết, bám sát thực tế, định hướng

nghề nghiệp của nó.