phần 4 : Đoàn tụ gia Đình - thdlvnhn.netthdlvnhn.net/thanhuu/htphat/ch-17.pdf · cuộc...

6
Cuc Đời Và SNghip - Hi Ký HTn Phát Trang 89 Phn 4 : Đoàn TGia Đình Chương 17 : Sum Hp Gia Đình Ti Beaverton, Oregon, Hoa KQua MNhli năm trước đó, Phương, con gái ln ca chúng tôi, và Thôn, đã quen biết nhau được mt thi gian, có ý định xin làm đám cưới. Phương và Thôn tMcó viết thơ cho vtôi bên Pháp để xin làm lcưới. Vtôi không thy có gì trngi vvic cưới hi ny. Ban đầu vtôi nghĩ nên đợi tôi được qua Pháp, ri hai vchng chúng tôi cùng qua Mlàm đám cưới cho con, có đủ cha mthì vui hơn. Lúc đó, vào gia năm 1978, tôi mi va được ra tri HTCT đã góp đơn xin xut ngoi sum hp đình ti Pháp, tưởng chng như trong vòng 5 hoc 6 tháng scó kết qu. Nhưng chmãi, gn mt năm mà không Thư Nguyn Mnh Linh, ngày 3 th.4, 1980

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 89

Phần 4 : Đoàn Tụ Gia Đình Chương 17 : Sum Họp Gia Đình Tại Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ

Qua Mỹ Nhớ lại năm trước đó, Phương, con gái lớn

của chúng tôi, và Thôn, đã quen biết nhau được một thời gian, có ý định xin làm đám cưới. Phương và Thôn từ Mỹ có viết thơ cho vợ tôi bên Pháp để xin làm lễ cưới. Vợ tôi không thấy có gì trở ngại về việc cưới hỏi nầy. Ban đầu vợ

tôi nghĩ nên đợi tôi được qua Pháp, rồi hai vợ chồng chúng tôi cùng qua Mỹ làm đám cưới cho con, có đủ cha mẹ thì vui hơn. Lúc đó, vào giữa năm 1978, tôi mới vừa được ra trại HTCT và đã góp đơn xin xuất ngoại sum họp đình tại Pháp, tưởng chừng như trong vòng 5 hoặc 6 tháng sẽ có kết quả.

Nhưng chờ mãi, gần một năm mà không

Thư Nguyễn Mạnh Linh, ngày 3 th.4, 1980

Trang 90 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

thấy chánh phủ trả lời và cũng không thấy có dấu hiệu gì cho biết sẽ trả lời cùng không. Trong tình thế khó xử đó, vợ tôi mới cho Phương biết không thể tiên đoán được khi nào Ba mới được rời Việt nam. Bây giờ Má đang làm quán. Mỗi năm quán có đóng cửa tiệm vào tháng bảy (Juillet) để nghỉ hè. Nếu các con có thể sắp xếp được làm đám cưới vào tháng Juillet thì Má có thể qua dự được. Nhưng lối sáu tháng sau đó, thật là bất ngờ, tôi được phép xuất cảnh và được qua bên Pháp sum họp với vợ và 3 con nhỏ vào cuối năm 1979.

Khi vừa đến Pháp, tôi đã có ý định sẽ qua Mỹ để thăm hai đứa con lớn, Phương và Lộc. Vào đầu năm 1980, sau khi xin giấy thông hành tạm "Travel Document" của Pháp để đi du lịch, tôi xin được tourist visa vào Mỹ trong vòng 3 tháng để thăm con. Tòa Lãnh sự Mỹ tại Paris dặn tôi, sau khi thăm con xong rồi trở về Pháp, chớ nên ở lại tại Mỹ. TLS Mỹ cũng nói thêm

với tôi rằng “ông có bằng cấp Sup elec, kiếm việc tại Pháp rất dễ dàng.” Trước kia, hai đứa con Phương và Lộc sang Hawaii đi học vào năm 1973 và 74, sau khi đậu tú tài đôi Pháp tại Sài gòn. Tôi qua Mỹ vào lối tháng 3, 1980. Tôi rất mừng mà gặp lại hai con Phương Lộc, và ông bà DeLuccia ra đón tôi tại phi trường Portland. Trong vài tuần đầu có các cô Mỹ Dung, Minh Hà, và Kim Em, cựu nhân viên CDV đến thăm. Trước kia các cô làm việc tại trụ sở Điện lực, nhưng hiện nay, các cô định cư tại Portland.

Trong tháng đầu khi đến Beaverton, tiểu bang Oregon, tôi rất vui và bất ngờ nhận được thơ của anh NM Linh hỏi thăm sức khỏe. Tôi có khen Linh về sáng kiến dự định lập “Hội Ái hữu Điện lực”, Linh có gởi cho tôi danh sách và địa chỉ 46 anh em Điện lực mà Linh đã liên lạc được trong vài năm qua. Linh dự trù các anh chị em “Ái hữu Điện lực" sẽ gặp nhau mỗi năm một lần. Lúc đó, tôi có ý

dè dặt hơn. Tôi nghĩ việc gặp gỡ mỗi năm một lần rất khó thực hiện vì đa số thân hữu điện lực chúng ta phần lớn đều ở Mỹ hoặc Canada, xa cách nhau cả mấy ngàn miles. Nhưng sau nầy, tôi mới thấy ý nghĩ của Linh rất đúng, và đã thực hiện được. Linh có gởi cho tôi một bản sao Sự vụ lịnh "Đi công tác" để làm kỷ niệm.

Ông bà deLuccia mời tôi về nhà tại Lake Oswego để dùng cơm thân mật vài ngày sau đó. Ông là kỹ sư cố vấn lỗi lạc, trưởng phái đoàn OAAI (Oversea Advisory Associates Inc.), đã giúp rất nhiều trong vấn đề tổ chức và kế hoạch. Ông bà là người rất tốt, đầy đạo đức. Hai ông bà rất thân thiện với vợ chồng chúng tôi. Sau biến cố 4/1975, ông nhận thấy hai con chúng tôi, Phương và Lộc, đang học ở Hawaii,

Bài thơ “Don’t Quit” (Đừng bỏ cuộc)

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 91

mất liên lạc với tôi ở Việt nam, nên khuyên chúng nó dời về Portland, gần ông bà để dễ khuyên bảo và dìu dắt.

Trong buổi tiệc, chúng tôi có dịp duyệt lại những gì xảy ra tại Điện lực bên nhà trong những năm qua. Tôi nghĩ ông thấy tôi có vẻ giao động sau khi rời Việt nam, ông khuyên tôi nên bớt nghĩ đến những chuyện phiền não đã qua, và nghĩ đến hiện tại và tương lai. Ông tặng tôi cái thiệp có bài "Don't quit", có thể dịch "Đừng bỏ cuộc."

Ông khuyên tôi chớ nên ngã lòng, tôi thật cám ơn ông nhiều lắm. Lời lẽ trong thiệp nầy rất sâu sắc, mỗi chữ đầy ý nghĩa, và đã nhiều lần an ủi, động viên tôi. Tôi đã gắn thiệp nầy trên đầu giường tôi trong nhiều năm qua. Tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần. Mỗi lần đọc lại, tôi thấy lòng tự tin hơn và tinh thần vững chắc hơn.

Tìm Việc Làm Tại Mỹ Khi trở lại nước Mỹ kỳ nầy để thăm

Phương và Lộc, tôi cũng muốn dọ xem coi có công việc gì mình làm được tại đây. Tôi có chuẩn bị đem theo vài tài liệu cá nhân để làm đơn xin việc. Tôi gởi đi hai đơn : một đơn cho Bechtel Corporation, một hãng nghiên cứu và xây cất, có trụ sở ở California. Tôi gởi đơn thứ nhì cho Ngân hàng Thế giới, The World Bank (WB), tại Washington DC. Rất may mắn, lối ba tuần sau đó, tôi được Bechtel gọi mời đến interview, vào ngày 7 tháng 5-1980. Vài ngày kế, tôi cũng được điện thoại của WB đề nghị phỏng vấn cũng trong tuần đó, nhưng tôi xin và được chấp nhận dời phỏng vấn tại WB vào tuần kế đó.

Phỏng Vấn Tại Bechtel Cuộc phỏng vấn tại Bechtel ở Los

Angeles, bắt đầu từ 9 giờ sáng và xong vào lúc 4 giờ chiều, ngày 7-5-80, với 1 giờ nghỉ ăn trưa. Có 5 ông lần lượt phỏng vấn. Ngày đó tôi dự trù sẽ lấy máy bay vào 6:30pm để trở về Portland. Nhưng sau khi phỏng vấn, cô thơ ký văn phòng Phó TGĐ cho tôi biết ông Phó muốn gặp tôi trước khi tôi ra về. Ngồi chờ một hồi,

tôi nói với cô thơ ký, tôi sợ trễ máy bay. Cô ta bảo tôi yên tâm, ông Phó đang bận họp. Ông có cho cô biết ông sẽ ra gặp tôi trong thời gian ngắn. Cô nói tiếp, ông chớ nên lo, dù sao nếu có trễ, Bechtel cũng sẽ đài thọ tất cả các chi phí hotel và máy bay.

Nhưng một lúc sau, ông Phó ra gặp tôi, đứng nói chuyện ở ngoài hành lang gần phòng họp. Ông xin lỗi làm tôi phải chờ. Ông vừa có cuộc họp nhưng ông muốn gặp tôi trước khi tôi ra về. Ông nói ông rất hài lòng về việc phỏng vấn ngày hôm nay và ông cũng muốn hỏi tôi có chấp nhận hợp tác với Bechtel cùng không. Tôi không ngần ngại mà trả lời ngay rằng tức nhiên tôi muốn lắm, nhưng hiện giờ tôi chỉ có tourist visa ở tại Mỹ trong vòng 3 tháng mà thôi, và gia đình tôi còn đang ở tại Pháp. Ông nói không thành vấn đề, chúng tôi rất quen thuộc việc tuyển dụng chuyên viên quốc tế. Ông cũng cho biết vào lối hai tuần nữa, tôi sẽ nhận được thơ đề nghị thâu nhận cùng một package, có nhiều giấy tờ chỉ dẫn cách thức dời gia đình (relocation) đến Mỹ. Tất cả chi phí di chuyển gia đình và dọn nhà nầy đều do Bechtel đài thọ. Ông cũng nói thêm hiện giờ có một dự án thủy điện (hydro project) rất hấp dẫn, bên Canada đang chờ chúng ta. Nói chuyện với ông Phó TGĐ nầy trong vòng không đầy nửa giờ, tôi cám ơn ông khi từ giã ra về, trong lòng rất thơ thới.

Tôi ra về còn kịp chuyến máy bay trở về Portland, thật thích thú, không thể tưởng tượng được. Mình mới sống dưới chế độ cộng sản và được đối xử như cặn bã của xã hội. Hôm nay, sau 5 tiếng đồng hồ phỏng vấn, mình được nghe những lời phê bình thật hài lòng của cấp lãnh đạo Bechtel, một công ty từng có danh tiếng tại Mỹ và cả thế giới, làm cho mình như sống trở lại.

Khi trở về Beaverton, vài tuần sau tôi được thơ Bechtel ngày June 4, 1980, xác nhận việc thâu nhận vào Bechtel kèm theo nhiều giấy tờ hướng dẫn để di chuyển gia đình qua California (relocation).

Trang 92 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

Phỏng Vấn Tại The World Bank Nhưng trong thời gian đó, tôi đi phỏng

vấn ở The World Bank.

Sau khi phỏng vấn với Bechtel, tuần lễ kế tiếp, tôi lấy máy bay qua Washington DC để phỏng vấn tại WB, Ngân hàng Thế giới. Ngày đầu, tôi vào tiếp xúc với Phòng tuyển dụng. Theo thể thức tại WB, tôi được 10 phân bộ (departments) phỏng vấn trong 2 ngày 15 và ngày 16-5-1980. Mỗi department phỏng vấn một giờ theo lịch trình sắp xếp trước. Trong cuộc phỏng vấn nầy không có ấn định đề tài trước. Mỗi department chief có thể đặt câu hỏi về đề tài gì tùy họ thích. Trước khi phỏng vấn, tôi rất phập phòng và hồi hộp, vì không biết mình sẽ đối phó ra sao trước những câu hỏi không biết từ đâu đến, và cũng không biết về đề tài gì. Cả một vấn đề bao la.

Chiều ngày thứ nhì, sau khi phỏng vấn xong, tôi trở lại từ giã Ban Tuyển dụng , thì bà Stone, Senior recruitment officer, cho tôi biết hiện nay, WB đang có opening cần staff members ở Middle East, South Africa, West Africa, South America, Spain … bà hỏi, tôi muốn chọn vùng nào làm việc sau này. Tức nhiên, những xứ hay vùng vừa kể trên là những nơi cần viện trợ. Văn phòng chánh làm việc vẫn tại Washington DC. Tôi hỏi tôi chưa được thâu nhận mà sao phải chọn chỗ làm việc thì bà Stone cho biết bà đã thấy kết quả phỏng vấn ngày hôm qua và sáng hôm nay rồi, và bà thấy việc thâu nhận tôi kể như là dĩ nhiên thôi. Tôi hỏi và được biết các xứ ở West Africa sử dụng tiếng Pháp nhiều nhứt như Sénégal, Côte d'Ivoire, Cameroun... cho nên tôi chọn West Africa Projects. Sau cùng, tôi chọn West Africa.

Bà Stone cho biết, để khỏi mất thì giờ trao đổi thơ từ sau nầy, Bà Stone trao cho tôi các mẫu giấy tờ về y tế để về đi khám sức khỏe rồi điền vào. Bà dặn sau khi đi khám sức khỏe, điền giấy tờ rồi gởi lại cho bà. Bà cho biết lối 2 tuần nữa, WB sẽ gởi thơ thông báo chính thức về việc tuyển dụng tôi và những chi tiết cần thiết để nhập cảnh và di chuyển qua Mỹ .

Bịnh Hernia Khi trở về Beaverton, tôi nửa mừng nửa lo.

Mừng vì theo lời của bà Stone thì “kể như” mình sẽ được vào WB. Nhưng lo là vì tôi phải góp hồ sơ y tế. Hiện nay tôi bị bịnh “thoát trường” (hernia) từ lúc đi học tập cải tạo ngoài Bắc. Tôi không hiểu bịnh nầy có ảnh hưởng gì đến việc vào WB thâu nhận mình cùng không. Hơn nữa, mình đến đây với tánh cách du lịch, không có bảo hiểm y tế (insurance), và nghe nói việc chữa bịnh bên Mỹ rất tốn kém.

Tôi nhớ tôi có một đứa cháu, bác sĩ Thành ở Detroit, Michigan. Bác sĩ Thành là con của chị Hai ruột tôi. Tôi điện thoại cháu Thành và trình bày trường hợp của tôi. Cháu Thành liền trả lời “Không có gì khó đâu, cậu bay qua Detroit, cháu sẽ giải quyết vấn đề của cậu trong vòng vài ngày là xong hết.” Ngày kế đó, tôi bay qua Detroit. Cháu Thành bảo lãnh tôi đem tôi vào nhà thương chỗ cháu thường làm việc. Cháu Thành cũng là Bác sĩ giải phẫu (surgeon). Ngày hôm sau, tôi được cháu Thành mổ. Bữa kế, cháu Thành cho tôi ra nhà thương rồi đem tôi về nhà và nói “Ở nhà mình chăm sóc cũng tốt như ở bịnh viện mà rẻ hơn, vì giá ở nhà thương mắc lắm!”

Qui Chế Tị Nạn Sau khi chữa bịnh xong, tôi trở về

Beaverton và gởi tất cả hồ sơ cho bà Stone. Hơn 2 tuần sau khi phỏng vấn, tôi vẫn không nhận được thơ từ gì của WB. Tôi điện thoại hỏi thăm tin tức đôi ba lần, nhưng tôi ngạc nhiên không ai biết hồ sơ tôi hiện giờ đi đến đâu, ở giai đoạn nào… Sau cùng, tôi liên lạc được với Recruitment manager thì được biết theo nguyên tắc, tôi được chấp nhận tuyển dụng vào WB, nhưng có một vấn đề tế nhị mà WB đang thắc mắc vì không biết phải giải quyết cách nào.

Theo thường lệ, qui chế của World Bank đối với chuyên viên quốc tế được tuyển dụng, khi mãn hạn khế ước, WB có bổn phận phải đài thọ tất cả chi phí để chuyên chở chuyên viên và gia đình trở về nguyên xứ... Trường hợp của tôi thật đặc biệt là WB biết nguyên xứ của tôi là

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 93

Việt nam. Nhưng trong đơn xin việc vào WB, tôi có ghi tình trạng hiện tại là "Vietnamese refugee", người tị nạn. WB đang bối rối, không nghĩ phải trả tôi, một người đang tị nạn, trở về nguyên xứ là Việt nam. Khi tôi được biết trở ngại nầy, tôi liền báo cho WB biết là vợ tôi hiện giờ là người quốc tịch Pháp, và gia đình tôi hiện ở bên Pháp, cho nên tôi đề nghị với WB nên kể như tuyển dụng tôi từ bên Pháp, nhờ vậy, vấn đề “qui chế tị nạn” được giải quyết.

Giấy Nhập Cảnh Của Má Tôi

Một chuyện nho nhỏ nữa mới vừa được phát hiện ra. Thông thường, mỗi khi một chuyên viên quốc tế (staff member) được thâu nhận, thì WB làm thủ tục cần thiết để gia đình đương sự được nhập cảnh vào Mỹ, tất cả các chi phí do WB đài thọ. Khi lập giấy tờ nhập cảnh cho gia đình tôi, thì WB chỉ làm giấy cho vợ tôi và 3 đứa con mà thôi, nhưng không làm giấy tờ nhập cảnh cho má tôi. Khi được biết, tôi hỏi thì WB cho biết gia đình ở Mỹ chỉ có vợ chồng và các con mà thôi. Tôi cho biết, có thể ở tại Mỹ có quan niệm như vậy, chớ ở Việt nam chúng tôi, gia đình gồm cả cha mẹ và vợ con. Hơn

nữa, tôi dẫn mẹ tôi từ Việt nam qua Pháp, tôi không thể nào để mẹ tôi ở Pháp một mình được. Sau một ngày dằng co, đôi bên đều thỏa thuận, WB chấp nhận làm giấy cho má tôi qua định cư tại Huê kỳ, và tôi chấp nhận trả tiền vé máy bay cho má tôi.

Khi vấn đề refugee và vấn đề nhập cảnh của Má tôi được giải quyết, WB, trong thơ ngày July 2, 1980, cho biết tôi được thâu nhận vào WB.

Thâu Nhận Vào The World Bank

Letter of appointment to The World Bank, July 2, 1980

Trang 94 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

Mọi việc kết thúc thật may mắn. Trước kia tôi được visa 3 tháng để thăm viếng các con tại Huê kỳ. Khi visa 3 tháng vừa hết hạn thì WB cũng vừa kết thúc hồ sơ chấp nhận tôi vào WB, nhờ đó tôi tiếp tục ở lại tại Mỹ luôn từ đó.

Sum Họp Gia Đình Tại Mỹ Từ tháng 4/75, sau

hơn 5 năm gian nan ly tán, gia đình chúng tôi được sum họp lại vào tháng 7, 1980 tại Beaverton : Má tôi và tôi từ Việt nam đến, vợ tôi và 3 đứa con út từ Pháp qua, hai đứa con Phương và Lộc từ Hawaii tới. Trong thời gian 5 năm qua, gia đình chúng tôi bị tứ tán. Chúng tôi mất hết tài sản, của cải và sự nghiệp đã gầy dựng và dành dụm trên 20 năm tại Việt nam. Nhưng cũng còn may hết sức là trời còn ngó lại, và đặc biệt nhờ sự tận tình giúp đỡ của nhiều bạn bè bốn phương, gia đình chúng tôi còn tồn tại và sum họp nơi xứ tự do nầy, tại thành phố Beaverton. Trước kia, Phương - Thôn dự trù làm đám cưới vào tháng 7/80, chỉ có vợ tôi từ Pháp đến tham dự. Bây giờ, mọi việc rất may mắn, tất cả gia đình rất vui mừng mà có mặt tại Beaverton và Portland để dự đám cưới của Phương - Thôn, vào tháng 7/80.

Thơ Cám Ơn Bechtel Cũng vào tháng 7-1980, tôi bắt đầu làm

việc tại Ngân hàng Thế giới, WB, tại Washington DC. Sau khi tôi chấp nhận làm việc với WB, tôi có viết thơ sau đây, July 19, 1980, cám ơn và xin lỗi Bechtel, rất tiếc không nhận làm việc tại Bechtel.

Thư gửi Bechtel ngày 19 th. 7, 1980