phần i:tìm lại lịch sử 310 năm chùa sấm (kha lý) · web view2/tháp thứ 2: tổ có...

39
Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) (Viết vào tháng 03 năm 2011) Năm 2004, mặc dù với trình độ của một sinh viên năm thứ 3 ngành Hán hiện đại, nhưng tôi đã mạo muội dịch lại những bia đá của chùa Sấm quê mình. Từ đó đến nay đã 7 năm, tôi vẫn mong có vị sư nào đó đến trụ trì tại chùa, am hiểu chữ nghĩa hơn tôi, cẩn thẩn dịch lại lịch sử của chùa. Nhưng, tết này, khi tôi xuống chùa, nhận ra mọi thứ đang dần bị phai mờ. Tôi thấy, hơn lúc nào hết, bản thân mình cũng cần phải lên tiếng kêu gọi tất cả người dân quê tôi, hãy nhận ra giá trị cổ kính của chùa Sấm và trân trọng giữ gìn nó. Phần I: Cổ Lẫm tự-một ngôi chùa cổ oai nghiêm Cổ Lẫm tự (古古古) còn có một tên khác là chùa Sấm. Tương truyền, khi chùa vừa xây dựng xong thì trời bỗng nổi lên một tiếng sấm, từ đó người dân gọi chùa là chùa Sấm. Theo người dân kể lại rằng, chùa Sấm là một ngôi chùa do ba chùa dồn lại, vì thế số tượng Phật trong chùa cũng đông nhất so những chùa trong vùng. Thời chiến tranh chống thực dân Pháp, từ Kha Lý bị phá hoại, chùa còn là nơi để các vị thần chuyển qua tá túc, mãi đến năm 2004, khi Từ Kha Lý xây dựng lại mới được nhân dân rước ra thờ riêng. Làng Kha Lý ngày xưa chắc hẳn cũng là một nơi địa linh nhân kiệt. Đình Kha Lý nổi tiếng to nhất

Upload: others

Post on 09-Jun-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý)(Viết vào tháng 03 năm 2011)

Năm 2004, mặc dù với trình độ của một sinh viên năm thứ 3 ngành Hán hiện đại, nhưng tôi đã mạo muội dịch lại những bia đá của chùa Sấm quê mình. Từ đó đến nay đã 7 năm, tôi vẫn mong có vị sư nào đó đến trụ trì tại chùa, am hiểu chữ nghĩa hơn tôi, cẩn thẩn dịch lại lịch sử của chùa. Nhưng, tết này, khi tôi xuống chùa, nhận ra mọi thứ đang dần bị phai mờ. Tôi thấy, hơn lúc nào hết, bản thân mình cũng cần phải lên tiếng kêu gọi tất cả người dân quê tôi, hãy nhận ra giá trị cổ kính của chùa Sấm và trân trọng giữ gìn nó.

Phần I: Cổ Lẫm tự-một ngôi chùa cổ oai nghiêm

Cổ Lẫm tự (古凜寺) còn có một tên khác là chùa Sấm. Tương truyền, khi chùa vừa xây dựng xong thì  trời bỗng nổi lên một tiếng sấm, từ đó người dân gọi chùa là chùa Sấm.

Theo người dân kể lại rằng, chùa Sấm là một ngôi chùa do ba chùa dồn lại, vì thế số tượng Phật trong chùa cũng đông nhất so những chùa trong vùng. Thời chiến tranh chống thực dân Pháp, từ Kha Lý bị phá hoại, chùa còn là nơi để các vị thần chuyển qua tá túc, mãi đến năm 2004, khi Từ Kha Lý xây dựng lại mới được nhân dân rước ra thờ riêng.

Làng Kha Lý ngày xưa chắc hẳn cũng là một nơi địa linh nhân kiệt. Đình Kha Lý nổi tiếng to nhất huyện, bây giờ chỉ còn lại hình ảnh trong những thước phim tài liệu “Giữ làng giữ nước” của đạo diễn Mai Lộc quay năm 1953.

Theo những gì ghi chép trên các bài vị của những vị tổ sư tại các tháp, thì Hiếu Bảo tự (孝寳寺) có lẽ cũng là một ngôi chùa lớn. Bằng chứng là  các vị Tổ sư có tự là Hải Thịnh (1675-1757) và Tổ có tự là Thuyết (1763-1828)  đã từng trụ trì tại chùa này trước khi qua chuyển sang Cổ Lẫm tự, sau cùng viên tịch và được xây tháp thờ tại Cổ Lẫm tự.

Một điều chắc chắn, Hiếu Bảo tự không phải là tiền thân của Cổ Lẫm tự. Tổ có tự là  Thông Tâm (1726-1761) đã trụ trì tại Cổ Lẫm tự, trong khi đó, một vị Tổ sư đời sau của |Tổ Thông Tâm là Tổ Thuyết (1763-1828) lại là sư trụ trì Hiếu Bảo tự chuyển sang. Điều đó chứng minh rằng, Hiếu Bảo tự

Page 2: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

và Cổ Lẫm tự là hai ngôi chùa. Duy có một điều có thể luận đoán rằng, Cỗ Lẫm tự (xây dựng vào năm 1702) có lẽ là một ngôi chùa được xây dựng sau và to lớn hơn so với Hiếu Bảo tự.

Người dân cũng kể lại rằng, cổng chùa trước đây cũng rất rộng lớn, phía trên cùng là ba chữ “Cổ Lẫm Tự” phía dưới là chữ “Phương Tiện Môn” (方便門), hai bên là câu đối

往來借問慈悲路出入應從廣大門

“Vãng lai tá vấn từ bi lộ

Xuất nhập ứng tòng quảng đại môn”

Theo quan điểm của nhà Phật, xã hội thế gian gồm đủ các loại người, trước khi người tu hành vượt qua cánh cửa duy nhất “cùng cảnh môn” để đến với đất Phật.thì những người tu hành đó, tùy vào hoàn cảnh của mình đều phải trải qua những cách tu hành khác nhau gọi là “pháp môn”, những “pháp môn” khác nhau đó gọi chung là “phương tiện môn”. Hay đơn giản hơn, “phương tiện môn” thực chất là cánh cửa cho bất cứ ai, dù giàu hay

Page 3: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

nghèo, dù sang hay hèn, dù quan to chức lớn hay bần cũng cố nông, dù có học hay vô học,…tất cả đều bình đẳng giống như Phật đã nói “Phật và chúng sinh là bình đẳng”.

Còn nữa…

Xin xem tiếp

Phần 2: “Lập thiên đài: bia đá công đức đầu tiên”

Phần 3: 7 ngôi tháp và lai lịch 9 vị Tổ sư

Phần 4: Hai đời sư và một thời hoàng kim chùa Sấm

Phần 5: Chiếc chuông đồng 130 năm lịch sự, ngày ấy bây giờ

Phần 6: Chùa Sấm và  những mốc thời gian tu tạo

Phần 7: Hoành phi câu đối trong chùa

Phần 8: Cửu long chì bao giờ thôi tranh chấp

Phần 9: Ngôi chùa cổ và những chuyện linh thiêng

Phần 10: Liệu chùa Sấm có được công nhận là Di sản văn hóa lịch sử?

Page 4: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Phần II: Thiên Đài: cây hương bia đá công đức đầu tiên

Trong những di vật mà chùa Sấm còn bảo tồn lại cho đến ngày nay thì cây hương ngoài trời (thiên đài) đặt trước cửa Tam Bảo được xem là di vật quan trọng bậc nhất để có thể làm sáng tỏ lịch sử khởi dựng của chùa.

Thiên đài được làm bằng một trụ đá vuông, bốn mặt phía đều khắc chữ, cao khoảng một mét rưỡi, đây cũng là Cổ Lẫm tự bi ký. Theo như ghi chép trên trụ đá này, thì đây chắc chắn là bia ghi công đức sớm nhât của chùa Sấm. Trên mặt trước của thiên đài có ghi như sau:

“Đại Việt Quốc, Sơn Nam đạo, Thái Bình phủ, Thụy Anh huyện, Kha Lý xã. Thiền môn Nguyễn Giao Quyên tự Huệ Đạo, thê Nguyễn Thị Tòng tự Diệu Đăng, nam tử Nguyễn Giao Thuần, thê Nguyễn Thị Quả đồng gia đẳng phát tâm thiện đề gia tài hương công tạo tác tiền đường tam gian”.

Như vậy 3 gian tiền đường của chùa được gia đình ông Nguyễn Giao Quyên đem tài sản của gia đình và phát động nhân dân cùng khách thập phương tham gia công đức xây dựng. Cũng theo ghi chép trên trụ đá này, thì ba gian tiền đường được phát động xây dựng vào năm Nhâm Ngọ năm Chính Hòa thứ 21 đời Lê Hy Tông (tức năm 1702). Đến tháng 7 năm Đinh Hợi năm Vĩnh Thịnh thứ 3 đời Lê Hy Tông (năm 1707) thì tạo lập thiên đài

Page 5: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

để ghi chép công đức to lớn của nhân dân, các cá nhân và khách thập phương đã tùy duyên đóng góp xây dựng 3 gian tiền đường.

Ba mặt còn lại của thiên đài ghi danh gần 100  hộ gia đình, các cá nhân và khác thập phương đã công đức cho chùa. Có người đến từ An Bái, Thọ Cách, có người đến từ Đông An-Hải Phòng, rồi các thiền môn, tín vãi từ các chùa. Hộ đóng nhiều lên tới 300 đồng (tiền thời đó), hộ ít hoặc cá nhân cũng từ 30 đồng trở lên.

Chùa Cổ Lẫm kể từ khi xây dựng ba gian tiền đường cho đến nay đã có niên đại trên 300 năm. Ngoài thiên đài ra, tại nhà thờ Tổ còn có hai bia đá được khắc vào năm 1946 ghi chép công đức của nhân dân, hội các già đi chùa và đặc biệt là công đức to lớn của hai tổ sư sau cùng Quang Hoãn (1846-1933) và Đàm Tắc (1860-1956). Nội dung hai tấm bia này sẽ viết ở phần sau.

Năm 2004, khi tôi in lại những chữ trên thiên đài để dịch thì đã có rất nhiều chữ bị thời gian làm cho không rõ ràng nữa. Lúc đó với khả năng có hạn cùng với thời gian hạn hẹp nên dịch thiếu sót rất nhiều. Đến nay thiên đài vẫn còn đó để tuần nhật mọi người thắp hương, nhưng xung quanh, những lớp bụi, những lớp rêu xanh đã bao phủ. Tôi nghĩ nếu ai đó  không sớm tiến hành sao chép dịch lại một cách trọn vẹn hơn thì chẳng bao lâu nữa, cây hương này sẽ bị mưa gió bào mòn, bốn mặt sẽ nhẵn trơn, không để lại dấu tích lịch sử nào nữa. Có lẽ đấy cũng là quy luật của nhà Phật, có sinh có diệt.

Còn nữa…

Phần III: 7 ngôi tháp, 9 đời sư

Trải qua 309 năm lịch sử, chùa Sấm ghi danh 9 đời sư tu hành, tuy nhiên, thực tế tại khu vườn phía bên tay trái tiền đường chỉ xây có 7 ngôi tháp. Các tháp được xây từ Bắc sang Nam, theo trật tự trước sau.

Trong mỗi tháp, phía sau bát hương có gắn một tấm bia đá nhỏ (gọi là bài vị) ghi vắn tắt tiểu sử quê quán, ngày tháng năm sinh, mất và sự nghiệp tu hành của mỗi vị sư. Ngôi tháp sau cùng thờ sư cụ Đàm Tắc, nét chữ và hình ảnh khắc trên bài vị còn rất rõ ràng nên đây cũng là tháp dễ dịch nhất

Page 6: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

và cũng là căn cứ để truy lại thứ tự chính xác ngày tháng năm sinh và mất của các đời sư còn lại.

Sự thực là, sau khi sư cụ Đàm Tắc tạ thế, chùa Sấm mặc dù trải qua mấy đời sư nữa trông nom, nhưng cuối cùng, những đời sư này không những không xây dựng chùa cho chùa to đẹp hơn mà ngươc lại khiến cho chùa càng trở lên tan hoang hơn. Cũng chính vì thế mà trước năm 2004, tất cả những bài vị của các tháp đều bị một nhà sư cho làm đảo lộn không còn theo thứ tự cũ nữa. Có nghĩa là, tháp của sư này thì đặt bài vị của sư khác. Những ngày giỗ tổ, cũng bị sao chép một cách tùy tiện không còn biết tổ nào giỗ vào ngày nào.

Sau khi sao chép và dịch ra quốc ngữ tất cả các bài vị, lấy căn cứ là bài vị của sư cụ Đàm Tắc, bằng cách đối chiếu ra công lịch, tôi đã hệ thống lại một cách chính xác trật tự của các tổ sư như sau:

1/Tháp thứ nhất: Tổ có tự Hải Thịnh, nguyên quán tại huyện Thần Khê. Tổ sinh năm Ất Mão (1675), xuất gia đồng nữ trụ trì tại chùa Hiếu Bảo

Page 7: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

(Hiếu Bảo tự), viên tịch và xây tháp tại Cổ Lẫm tự ngày 16/12 năm Đinh Sửu (1757), thọ hưởng 83 tuổi. Tổ phó chúc cho đệ tử tự Tịch Giao phụng tự.

2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh năm Bính Ngọ (1726) viên tịch và xây tháp tại chùa Cổ Lẫm ngày 14/09 năm Tân Tị (1761), thọ hưởng 35 tuổi. Tổ phó chúc cho cho pháp tử tự Quang Trắc phụng tự.

3/Tháp thứ 3: Tổ có tự Thuyết, nguyên quán tại huyện Thần Khê, xã Xuân Mỹ. Tổ sinh năm Quý Mùi (1763), xuất gia thừa tổ trụ trì tại chùa Hiểu Bảo, sau viên tịch và xây tháp tại chùa Cổ Lẫm ngày 24/12 năm Mậu Tí (1828), thọ hưởng 63 tuổi, tổ phó chúc cho đệ tự là Chiêu Hảo kế phụng.

4/Tháp thứ 4: Tổ có tự là Chiêu Hảo, nguyên quán tại xã Lan Chỉ, xuất gia tại chùa Cổ Lẫm Kha Lý. Tổ sinh năm Tân Hợi (1791), viên tịch tại chùa Cổ Lẫm ngày 21/06 năm Mậu Thìn (1868), thọ hưởng 77 tuổi. Tổ phó chúc cho đệ tử tự là Phổ Cần phụng tự.

5/Tháp thứ 5: Tổ có tự là Phổ Cần, nguyên quán tại xã Hàn Giang tỉnh Hải Dương, tổ sinh năm Bính Tí (1816), xuất gia trụ trì tại chùa Cổ Lẫm, viên tịch và xây tháp tại chùa ngày 25/12 năm Ất Hợi (1875) thọ hưởng 59 tuổi. Tổ phó chúc cho pháp tử tự Quang Hoãn phụng tự.

6/Tháp thứ 6: Tổ có tự Quang Hoãn, nguyên quán tại huyện Hữu Định, phủ Kiến Xương, Thái Bình, đồng nữ xuất gia trụ trì tại chùa Cổ Lẫm. Tổ sinh năm Bính Ngọ (1846), viên tịch và xây tháp tại chùa ngày 06/12 năm Quý Dậu (1933) thọ hưởng 88 tuổi. Tổ phó chúc cho pháp tử tự Tâm Tắc phụng tự.

7/Tháp số 7: (tháp mới): Tổ có tự là Đàm Tắc, nguyên quán tại thôn Võ Lăng, tổng Thịnh Quang, huyện Hữu Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (nay là Võ Lăng-Tiền Hải). Tổ sinh năm Canh Thân (1860), viên tịch ngày 28/12 năm Bính Thân (1956), thọ hưởng 97 tuổi.

Page 8: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Bài vị của sư cụ Đàm Tắc

Như vậy trong 9 vị Tổ sư trên được ghi trên bài vị, ta thấy còn hai Tổ nữa là Tịnh Giao và Quang Trắc không rõ lai lịch ra sao?! Trong số 7 tổ sư được xây tháp thờ tại chùa, có 2 tổ là sư đã từng trụ trì tại chùa Hiếu Bảo. Tổ Hải Thịnh (1675-1757) xuất gia đồng nữ tại chùa Hiếu Bảo, sau đó mới chuyển sang trụ trì chùa Cổ Lẫm. Khi chùa Cổ Lẫm được xây dựng năm 1702, lúc đó Tổ mới 27 tuổi. Đặt giả thuyết như vào năm đó sau khi có chùa Cổ Lẫm, tổ chuyển sang trụ trì thì điều này càng chứng tỏ Hiếu Bảo tự chắc chắn đã có trước khi Cổ Lẫm Tự được xây dựng. Một điều khác, xứ Hiếu ngày đó là một nơi phát triển và nhộn nhịp, trong khi đó mảnh đất mà bây giờ chùa Cổ Lẫm tọa lạc ngày đó chỉ là cánh đồng dược mạ rộng mênh mông, xa khu dân cư.

Trong số các tổ, cũng chỉ có hai tổ đời sau cùng là Quang Hoãn và Đàm Tắc xuất thân từ huyện Hữu Định, phủ Kiến Xương (nay là Tiền Hải) lả những tổ đã được lập bia đá ghi chép lại công đức. Chùa Cổ Lẫm cũng từ hai đời tổ sư này mà có nhiều lần được trùng tu tôn tạo, mở rộng đẹp đẽ khang trang hơn.

Page 9: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Phần IV: Hai đời sư và một thời hoàng kim chùa Sấm

Trong khoảng hơn 80 năm trụ trì tại Cổ Lẫm tự, thầy trò hai vị tổ sư đến từ đến đất Tiền Hải có tự là Quang Hoãn và Tâm Tắc, đã có những đóng góp công đức vô cùng to lớn, khiến cho chùa Sấm giai đoạn từ năm 1875 đến năm 1956 phát triển rực rỡ và trở thành thời kỳ hoàng kim trong suốt thời gian từ khi khởi dựng năm 1702 đến nay.

Sau khi sư phụ Phổ Cần viên tịch và truyền lại việc trụ trì chùa cho đệ tử Quang Hõan, được thừa hưởng ơn đức của tiên tổ, vào năm Tự Đức thứ 31 tức 1878 chùa đã tiếp nhận sự kiện công đức đầu tiên đó là chiếc chuông đồng do ông Lê Đình Dụ tiến cúng.

Đến ngày 16/9 năm Kỷ Mão (1879) thì làm gian trong cùng của điện Tam Bảo, đến tháng 8 năm Bính Thân năm Thành Thái thứ 8 (1896) mở rộng điện Tam Bảo đến giáp tiền đường. Ngày 10 tháng 8 năm Kỷ Mùi năm Khải Định thứ 4 (1920) thì trùng tu gian giữa điện Tam Bảo.

Hai tấm bia đá trước đây đặt ở nhà thờ tổ

Trong những di vật mà chùa còn bảo tồn được đến ngày nay, may thay vẫn còn hai tấm bia đá làm năm 1946 khắc ghi công đức của hai vị tổ sư này. Một trong hai tấm bia đó viết như sau:

Page 10: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

“Thái Bình tỉnh, Thụy Anh phủ, An Bái tổng, Kha Lý xã, Cổ Lẫm tự bia ký. Từ xưa truyền lại chùa ta am thanh cảnh tĩnh, thiền ni tự Quang Hoãn, kế đăng tự Tâm Tắc đồng nữ xuất gia nhập tự trụ trì Cổ Lẫm tự, đồng tâm nhất niệm quy y cửa Phật.

Ngày 15/9 năm Duy Tân thứ 6 (năm 1913) thiền ni tự Quang Hoãn, kế đăng tự Tâm Tắc phát huệ đức huệ tâm tiến cúng tân tạo một tòa tây miếu, một gian nội cung và năm gian tiền đường.

Ngày 15/9 năm Duy Tân thứ 8 (năm 1915), thiền ni tự Quang Hoãn, kế đăng tự tự Tâm Tắc phát tâm tiến cúng việc trang hoàng tu sửa chùa. Các tượng trong chùa toàn thân được dát vàng mười với màu sắc như lúc ban đầu. Việc làm này một mặt là sự thành tâm đối với cảnh chùa, một mặt phục vụ tín ngưỡng của nhân dân.

Ngày 12/6 năm Khải Định thứ nhất (năm 1916), vụ hè thu thuế đến lúc gấp, dân cùng đinh lương thực đến lúc gấp, khó nộp tô thuế, thiền ni tự Quang Hoãn, kế đăng tự Tâm Tắc, thừa ân đức tiên tổ thanh toán tô thuế cho dân nghèo thôn trên xóm dưới là 280 đồng 8 hào.

Ngày 2/7 năm Khải Định thứ nhất (1916) thiền ni tự Tâm Tắc phát tâm tân tạo một mẫu 2 sào điền tại Thụ Văn để canh tác phục vụ cho việc chùa.

Ngày 18/12 năm Khải Định thứ 5 (tức năm 1920), thôn ta cùng với An Bái, Tu Trình tu tạo kênh mương dẫn thủy nhập điền, chùa ta thiền ni tự Tâm Tắc đã phát tâm đóng góp 200 thùng (thóc) cho thôn để lấy tiền tu sửa.

Ngày 1/8 năm Bảo Đại thứ 13 (1938) thiền ni tự Tâm Tắc cùng nhân dân tổ chức các buổi lao động công ích, trang hoàng lại chùa chiền, đồng thời tiến cúng hai cây gỗ để làm cột tứ trụ.”

Page 11: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Nhà thờ tổ (cung cấm), phòng khách bên gian ngoài

Vào thời gian hai vị tổ này trụ trì chùa, Cổ Lẫm tự phát triển mạnh, trùng tu, tân tạo nhiều như vậy có lẽ cũng là do sư cụ Tâm Tắc là người ham mê lao động, chịu khó trồng trọt cấy hái. Kể từ khi xuất gia nhập định tại chùa, ngoài tu tạo công duyên trên từ Tam Bảo dưới đến Tổ đường lại còn trông nom hàng mẫu điền ở khắp các xứ. Một mẫu 3 sào tại Đông làng xứ, 1 sào tại Nam làng xứ, 3 sào 11 thước tại Hiếu xứ. Cha mẹ của sư cụ lúc còn sống cũng đã khuyên góp tiền bạc cho chùa để chùa mua ruộng đất tổng cộng là 3 mẫu 5 sào.

Cũng vào thời gian này, nhân dân, các cá nhân cũng đóng góp công đức vô kể. Bia đá còn lại có ghi công đức của nhân dân, cá nhân. Theo đó:

Ngày 8/8 năm Thành Thái thứ 12 (năm 1900) bản xã Lê Đình Ích tiến cúng 7 sào tư điền, nhờ xã giao cho chùa canh tác phục vụ việc chùa, ngoài ra còn cúng tiến tiền bạc của cải của bản thân.

Ngày 24/5 năm Thành Thái thứ 14 (1902) hội già làng đi chùa cũng tiến cúng 2 sao điền tại Bắc làng xứ.

Ngày 1/3 năm Bảo Đại thứ 8 (1903) hội người già của thôn cũng tiến cũng cho chùa 2 sào điền tại Tây làng xứ.

Page 12: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Ngày 8/2 năm Bảo Đại thứ 11 (năm 1936) gia đình ông Đào Ngọc Đương cùng vợ là Trần Thị Tuyết, con trai Đào Ngọc Trụ cùng bố mẹ vợ là ông bà Trần Văn Trình, em vợ Trâm Văn Phước,vợ Lê Thị Ngân và toàn gia đình tiến cúng cho chùa 5 sào tư điền tại Hiếu xứ.

Khi sư cụ Đàm Tắc viên tịch vào năm 1956, tôi nhớ vào những năm 80, khi tôi được gia đình đem xuống chùa làm lễ bán vào cửa thánh ông, lúc đó có một ông coi chùa tên là Hà làm sớ và khấn giúp. Sau đó vài năm ông cũng mất thì chùa mới có thêm những đời sư khác. Trải qua hơn 300 năm xây dựng và phát triển, 7 đời sư đã trụ trì và viên tịch tại chùa, chỉ đáng tiếc, những công đức và những thăng trầm trước những năm 1873 của các bậc tiền tổ không được một bia đá nào, một sách vở nào ghi chép.

Năm 2003, khi chùa Sấm trục xuất một nhà sư, sau đó nhân dân trong thôn và con em từ khắp nơi đã công đức tu sửa lại chùa. Cảnh chùa đã mởi mẻ hơn, đẹp hơn, nhưng cũng thật đáng tiếc là từ đó đến nay, hai tấm bia đá ghi công đức của hai vị tổ sư trên vẫn chưa được xem là bảo vật. Mặc cho gió mưa, bia đá vẫn cứ nghiêng đầu dựa thân vào tường trái gian tiền đường.

Còn nữa…

Page 13: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Phần V:Chiếc chuông đồng 130 năm: ngày ấy bây giờ

Năm 1878, một người họ Lê trong xã đã phát tâm tiến cúng cho chùa Sấm một quả chuông được đúc bằng đồng. Tính đến năm 2003, khi quả chuông này chấm dứt sứ mệnh ngân nga, nó mới bước sang tuổi thứ 125.

Hai chiếc chuô treo tại mái điện Tam Bảo chùa Sấm

Hai bên thân chiếc chuông này khắc hai dòng chữ như sau:

“Tự Đức tam thập nhất niên tuế thứ mậu dần nhị nguyệt cát nhật tân chế”

“Bản xã hương mục Lê Đình Dụ (?) tiến cũng đồng chuông nhất quả”

Có thể dịch như sau:

“Chuông được làm mới vào ngày đẹp tháng hai năm Mậu Dần, năm Tự Đức thứ 31 (tức năm 1878)”

“Hương mục của xã là Lê Đình Dụ (?) tiến cúng chuông đồng một quả”.

Trong khoảng thời gian trước năm 2003, chùa Sấm dưới thời trụ trì của sư Nụ, quả thực là một thời kinh hoàng. Mọi trật tự trong chùa đều do một tay nhà sư này đảo lộn. Từ tượng Phật cho đến cốt hôi của các Tổ đều bị nhấc lên để xuống, đào xới và di chuyển, lắp ráp vô tội vạ.

Page 14: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Treo trên gác mái điện Tam Bảo, chiếc chuông đồng cổ có lịch sử gần 130 năm, đã không biết bao nhiêu lần ngân lên mỗi khi nhà chùa làm lễ, bỗng chốc đã vội kết thúc sứ mệnh đời mình và chỉ còn là vật kỷ niệm, ngậm ngùi im tiếng trước nỗi oan không thể dãi bày.

Những người đi chùa kể lại rằngm chính sư Nụ thời đó đã nhẫn tâm đánh vỡ chuông đồng. Chưa một vị sư trụ trì nào tại chùa đánh chuông bằng hết sức mình như vậy. Một quả chuông treo nhỏ chỉ có đường kính 30 cm, đã phải gồng mình lên chịu những cái dáng như bua bổ, liệu có còn nguyên vẹn được chăng?! Nhà chùa làm lễ, sư Nụ đánh chuông khiến cho người đi chùa cảm thấy oang tai nhức óc, giống như đang bị tra tấn.Tiếng chuông không còn là tiếng ngân nga triệu tập các vong linh trước cửa Phật, mà tiếng chuông giống như tiếng gào thét của các vong linh trước Phật, khiến cho người khác thấy nhức nhối.

Sau khi chuông bị nứt xé, không còn ai thỉnh chuông trước khi làm lễ. Trước cảnh tượng như vậy, ông Đào Ngọc Lới (người Kha Lý) đã vận động lãnh đạo cơ quan mình là một người sùng bái đạo Phật công đức đúc mới một quả chuông khác có kiểu dáng như quả chuông cũ nhưng lớn hơn. Quả chuông mới này có đường kính 40 cm, được đúc ngay tại từ Kha Lý và rước xuống chùa vào ngày 15 tháng giếng năm Quý Mùi (năm 2003). Trên chuông được ghi bằng chữ quốc ngữ như sau “Trần Ngọc Triều, sinh quán tại Hưng Hà, Thái Bình, trú tại thành phố Vũng Tàu tiến cúng. Chuông đúc tại từ Kha Lý ngày 15 tháng giêng năm Quý Mùi”.

Giờ đây, bên gác mái điện Tam Bảo treo hai chiếc chuông cũ và mới.Nhưng cái mới sinh ra, cái cũ vẫn còn đó, giống như một chứng tích của thời gian, một sự nhắc nhở cho những đời sư trụ trì sau này cần phải trân trọng và giữ gìn những bảo vật  của chùa.

(?): Chữ Dụ có thể dịch chưa chính xác.

Còn nữa…

Page 15: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Phần VII: Hoành phi câu đối chùa Sấm

Cảnh chùa bên ngoài yên tĩnh khiến cho lòng người đi chùa cảm thấy thanh thản, và khi đã bước chân vào trong chùa, nhìn những cột lim san sát, những pho tượng Phật nghiêm trang và nét cổ kính thâm thúy của những bức đại tự, câu đối quả thực khiến cho ta như bước vào một thế giới khác, thế giới của lương tâm thánh thiện.

Trước đây trên cổng chùa có 3 chữ lớn “Cổ Lẫm Tự” 古澟寺 , bên dưới viết 3 chữ “Phương Tiện Môn” 方便門, hai bên cổng từ phải qua trái là cặp câu đối

往來借問慈悲路出入應從廣大門

“Vãng lai tá vấn từ bi lộ,

Xuất nhập ứng tòng quảng đại môn”.

Tháng 11 năm 2004, gia đình ông Đào Ngọc Long là Việt kiều tại Anh tiến cúng 33.800.000 đồng để xây lại cổng chùa và làm con đường bê

Page 16: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

tông ra tận đường cái phía ngoài, trên nóc cổng chỉ còn viết 3 chữ lớn là “Phương Tiện Môn”.(Thực tế trên cổng đọc từ phải qua trái là “Phương Môn Tiện” chứ không phải là “Phương Tiện Môn”).

Trước mặt gian tiền đường, bên trên mái hiên là 3 chữ lớn “Cổ Lẫm Tự” các cột hiên là những cặp câu đối. Cặp câu đối ngoài cùng là

人而識佛有誠有信福由人,

佛不求人非遠非高心即佛“Nhân nhi thức Phật hữu thành hữu tín phúc do dân,

Phật bất cầu nhân phi viễn phi cao tâm tức Phật”.

Cặp câu đối thứ 2 (từ ngoài vào):

三寳証明開壽域十方仰望樂春臺

“Tam Bảo chứng minh khai thọ vực,

Thập phương ngưỡng vọng lạc xuân đài”

Cặp câu đối thứ 3 kể từ ngoài vào (trên hai cột hiên giữa):

座上金容鋪色相堂前玊沼洗尘心

“Tọa thượng kim dong phô sắc tướng,

Đường tiền ngọc chiểu tẩy trần tâm”.

Bên trong gian tiền đường, phía tay trái thờ tam tòa thánh mẫu,( ngũ vị tôn ông,) bên tay phải thờ tam vị thánh ông (trước đây chùa Sấm là do 3 chùa dồn lại). Gian giữa trước cửa điện tam bảo là hai ông Thiện và Ác.

Trên trần nhà của gian tiền đường có mấy bức đại tự. Bức đại tự chính giữa là “Lâm Tam Bảo Đàn” 臨三寶壇, phía bên tay phải (thờ thánh ông) là

Page 17: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

“Cảm Giai Thông” 感皆通 phía bên tay trái là “Hội Thượng Giáng Thần” 會上降神. Trước cửa điện Tam Bảo là bức đại tự đắp bằng xi măng (mới) “Từ Vân Biến Phú”慈雲遍覆.

Câu đối tại gian tiền đường và trước cửa điện tam bảo có các câu:

千古澟英聲玊藉兔毫不爽,

三朋颙瑞氣慈風法雨無垠“Thiên cổ lẫm anh thanh ngọc tịch thố hào bất sảng

Tam bằng ngung thụy khí từ phong pháp vũ vô ngân”

Trước bệ thợ tượng cửu long có vế đối:

慧日長明闔境黎元生色禅風永扶三同宇宙增隆

“Tuệ nhật trường minh hạp cảnh lê nguyên sinh sắc,

Thiền phong vĩnh phù(?) tam đồng vũ trụ tăng long”

Phía bên trong điện thờ chư tượng, bên trên là bức đại tự 3 chữ “Giới Tam Sư” 界三師, hai bên là câu đối:

竼相裝嚴蓮座上,

祥雲繚繞寳光中竼“Phàm(?) tướng trang nghiêm liên tọa thượng,

Tường vân liễu nhiễu bảo quang trung”

Ghi chú: Một số chữ có thể dịch chưa chính xác.

Nghĩa của những bức đại tự và câu đối chưa được diễn giải.

Page 18: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Một số hình ảnh trong chùa

Trước cửa gian tiền đường

Bức đại tự Lâm Tam Bảo Đàn

Page 21: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Bàn thờ các tổ (nội cung nhà thờ tổ)

Ban thờ Thánh Ông

Page 23: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Tượng ông Thiện

Tượng ông Ác

Page 24: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Phần VIII:Cửu long trì bao giờ thôi tranh chấp

Trong một lần xuống chùa, sư thầy Thích Đàm Đào khi tiễn tôi ra cổng đã chỉ vào một cái ao phía bên tay phải  (đứng từ cổng chùa chỉ ra) và nói rằng trước đây ao này đã từng có 9 cô tiên tắm. Đây cũng là lần đâu tiên tôi nghe thấy một sự tích như vậy.

Thực tế là mấy năm gần đây, cái ao này cứ bị người ta lấp đất lấn dần, càng ngày càng bé lại. Những người dân thôn Kha Lý, vì muốn giữ cảnh quan đẹp đẽ cho chùa nên đã làm đơn gửi cho xã đòi lại đất bị chiếm. Nhưng kết quả vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Khách quan mà nói, nếu như trước cổng chùa Sấm có ai chiếc ao đẹp, rộng rãi đối xứng qua con đường bê tông vào cổng chùa thì cảnh sẽ rất tuyệt vời. Thế nên bất cứ ai, chỉ cần có chút công tâm sẽ cảm thấy rất bức xúc khi một cảnh quan đẹp đẽ, một ngôi chùa linh thiêng, có bề dày lịch sử và văn hóa như vậy bị người khác xâm phạm.

Trong khi, nhiều nơi, có rất nhiều người còn hy sinh tài sản của mình để cống hiến cho một công trình văn hóa công cộng, mà không mảy may mưu cầu một lợi ích gì, thì vẫn có những người vẫn chấp mê không tỉnh để nhận ra việc sai trái  mình làm.

Page 25: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Có lẽ, sư thầy Thích Đàm Đào kể một câu chuyện linh thiêng về cái ao với 9 cô tiên  đã từng tắm để lấy được nhiều hơn sự ủng hộ của người khác, chứ sự thực, tôi ngờ  ngợ đây không phải là một truyền thuyết. Tôi nghĩ, 9 cô tiên sẽ chẳng thể tắm ở cái ao đã từng là cái dược mạ bị bom Pháp đào xới này.

Page 26: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Sư thầy cũng nói thêm, chủ tịch xã đã nói là sẽ giải quyết vụ tranh chấp này trong khóa ông đương nhiệm, đến lúc đó nhà chùa sẽ cho kè lại bờ ao.

Chùa Sấm những năm 1954 chưa có chiếc ao này, xung quanh chùa chỉ là dược mạ hoặc là ruộng. Những năm chiến tranh, máy bay ném bom vào chùa nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, nhưng do ném chệch nên cái dược mạ phía bên phải trước cổng chùa này mới trũng xuống và lâu dần biến thành cái ao như ngày nay. Tuy nhiên dù do nhân tạo hay do bom giặc Pháp tạo ra chăng nữa thì với hai chiếc ao này, con đường bê tông sạch đẹp kia cùng với hai hàng cau cao vút  đã là một cảnh quang đẹp đẽ dẫn du khách thập phương bước qua phương tiện môn để chính thức bước vào đất Phật.

Page 27: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Phần IX: Chùa Sấm và những câu chuyện linh thiêng

Tương truyền khi vừa xây dựng xong chùa thì trời bỗng nhiên có một tiếng sấm, người dân mới gọi chùa là chùa Sấm. Cũng không biết từ khi nào, từ khi chùa Chợ, chùa Bến cùng sát nhập với chùa Sấm làm một thì chùa càng linh  thiêng hơn.

Ngày còn nhỏ, khi xuống chùa tôi thực sự không dám nhìn những ông tượng, vì ông tượng nào, dù ngồi ở đâu, góc cạnh nào cũng như đang nhìn mình.

Tượng Phật thờ tại điện Tam Bảo

Có một chuyện đến bây giờ tôi vẫn không tin, đó là chuyện người quê tôi kể rằng nếu ai vào vuờn chùa vặt trộm hoa quả thì sẽ bị dính chặt vào gốc cây nhãn ở vườn, phải đợi sư trong chùa làm lễ mới về được. Có thể đây chỉ là câu chuyện kể ra để giáo dục bọn trẻ con chúng tôi hồi đó không được vào chùa nghịch ngợm hoặc vặt trộm quả.

Sự thực là, chùa Sấm vẫn có những lần bị mất trộm. Nghe nói trước đây, chùa Sấm có một vị tượng Phật tổ nhỏ được đúc bằng đồng đen, sau đó bị kẻ trộm ban đêm vào lấy trộm mất. Rồi cũng có lần, kẻ trộm vào lấy trộm

Page 28: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

tượng, sau khi ra khỏi chùa, chúng bẻ tay chân của tượng và phát hiện tượng không phải bằng đồng nên đã vứt lại ở cổng chùa.

Tuy nhiên, sự linh thiêng của chùa vẫn được người dân quê tôi phải kinh sợ. Năm tôi còn rất nhỏ, có một lần nhà chùa làm lễ, dân xuống xem rất đông, bọn trẻ con chúng tôi cũng xuống xem. Tôi lúc đó, có lẽ vì thấy cái dùi gõ mõ hay hay nên mang về nhà chơi. Hôm sau, bà tôi phát hiện và bắt tôi phải đem trả lại chùa, vì “của tam bảo không thể động vào được”.

Ngày còn nhỏ tôi cũng là đứa trẻ ngịch ngợm, khó nuối nên gia đình đã xuống chùa bán tôi vào cửa Thánh ông. Đến năm tôi mười mấy tuổi mới làm lễ chuộc về.

Quê tôi ngày xưa ngoài chùa ra còn có từ thờ bà Hiển Phi, rồi có miếu thờ Đông Hải đại vương ở trên chợ. Năm 1950, khi thực dân Pháp vào, từ Bà bị phá hoại, bà Hiển Phi được dân rước xuống chùa thờ. Rồi đến năm 1952, trong trận đánh ở chợ Hiếu, miếu Đông Hải cũng bị phá hoại bởi một quả ô bi, rồi Đông Hải đại vương cũng được  dân rước xuống chùa thờ.

Đến thời ông Cược coi chùa kể lại rằng, đêm ở chùa ở trong gian thờ Tổ cứ inh ỏi quân quyền cả lên. Thì ra là các vị Hiển Phi, Đông Hải đại vương được dân thờ chung với các Tổ, nên ba bên mới sinh inh ỏi như vậy. Sau đó dân phải rước bà Hiển Phi ra thờ riêng ở gian phía trong điện Tam Bảo, từ đó mọi sự mới yên.

Trong những năm chiến tranh, chùa còn là nơi họi họp bí mật của cán bộ. Hầm bí mật được đào bên dưới nền 3 gian nhà khách. Không biết bao nhiêu lần giặc cho bỏ bom phá chùa, giết cán bộ vậy mà lạ thay tất cả bom khi bỏ xuống chùa thì đều bị chệch ra ngoài, chỉ rơi và phía  sau hoặc phía trước. Chùa ngày đó gần như giữa cánh đồng, phía trước cổng chùa là cái dược mạ, ngày nay có cái ao bên tay trái cũng là do bị bom bỏ nhiều thành hố xuống mà nên.

Những năm 1952, 1953 khi thực dân Pháp tăng cường máy bay từ Hải Phòng và Thái Bình về ném bom nặng xuống làng quê, trong khi bên cạnh, nhà thờ Thọ Cách bị trúng bom san phẳng, thì chùa Sấm Kha Lý bên này cả một thời chiến tranh mới bị dính đạn vỡ có 6 viên ngói ở  mái nhà tiền đường.

Page 29: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Bát hương lục đạo thờ vong linh quy Phật đã bỏ đi, chỉ còn lại cái bàn không.

Chùa Sấm là do 3 chùa dồn lại, nên số tượng Phật trong chùa cũng nhiều lên gấp 3 bình thường. Cũng vì thế nên hiện tại ở gian tiền đường, phía bên tay trái là Tam tòa Thánh mẫu, phía bên tay phải là ba vị Thánh ông. Có một sự lạ, đó là trước đây phía bên tay trái chỉ có duy thờ thánh mẫu, thì mấy năm gần đây lại thờ thêm ngũ vị tôn ông nữa. Sự phi lý này, cũng giống như trước đây, người dân không biết nên đã thờ chung thần và tổ với nhau. Gần đây, chùa Sấm còn tiếp nhận những vị tượng mới do người khác tiến cúng có màu sắc dị biệt, khác hẳn cái màu sắc của tượng Phật trong chùa từ trước vẫn là sơn son thiếp vàng mang dáng vẻ uy nghiêm cổ kính.

Page 30: Phần I:Tìm lại lịch sử 310 năm chùa Sấm (Kha Lý) · Web view2/Tháp thứ 2: Tổ có tự là Thông Tâm, nguyên quán huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am. Tổ sinh

Tiên  ông được thờ trước Tam vị Thánh mẫu?

Không hiểu vì một lẽ gì, mà từ sau khi sư cụ Tắc không trụ trì ở chùa, thì không biết bao nhiêu đời sư cũng không sư nào trụ được. Người quê tôi đồn thổi rằng, kể từ khi chùa bị xáo trộn thì chùa không còn thiêng như xưa nữa, dân làng cũng vì thế mà chịu biết bao tai bay vạ gió.

Còn nữa…

(Chưa viết phần VI và phần X)