phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết...

21
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ CHUYÊN ĐỀ TÊN CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2008-2013 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Người thực hiện: Phí Mạnh Dũng Đơn vị: Phòng Thống kê Nông Nghiệp HÀ NỘI, NĂM 2014

Upload: dotu

Post on 06-Feb-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CHUYÊN ĐỀ

TÊN CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ

SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2008-2013

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện: Phí Mạnh Dũng Đơn vị: Phòng Thống kê Nông Nghiệp

HÀ NỘI, NĂM 2014

Page 2: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

2

LỜI MỞ ĐẦU

Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nói chung và giá trị sản xuất ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh

giá thực hiện các chính sách kinh tế của chính quyền các cấp, các địa phương

trong một giai đoạn nhất định. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản

chuyển dịch theo hướng tích cực nghĩa là việc thực hiện các chính sách trong

lĩnh vực này đang đi đúng hướng và ngược lại. Vì vậy, nghiên cứu, phân tích sự

chuyển dịch cơ giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2008-2013

trên địa bàn Hà Nội là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là cơ cấu giá trị sản xuất ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản với phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2008-

2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp; dùng các bảng, biểu so sánh

và hình vẽ, kết hợp với phân tích.

Nội dung nghiên cứu Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất

ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2008-2013 trên địa bàn thành phố

Hà Nội.

Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung bao

gồm các mục:

I. Một số vấn đề chung về cơ cấu và giá trị sản xuất

1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành giá trị sản xuất

2. Các loại giá để tính giá trị sản xuất

3. Khái niệm cơ cấu

II. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm

nghiệp và thủy sản giai đoạn 2008-2013.

1. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai

đoạn 2008-2013.

2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai

đoạn 2008-2013.

2.1. Ngành nông nghiệp

2.1.1. Ngành trồng trọt

2.1.2. Ngành chăn nuôi

2.1.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp

2.2. Ngành lâm nghiệp

2.3. Ngành thủy sản.

Page 3: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

3

NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của

sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định của nền

kinh tế. Xét theo quá trình chuyển hoá sản phẩm trong quy trình sản xuất để tạo

ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cho nền kinh tế, giá trị sản xuất bao gồm giá trị

của hai nhóm sản phẩm sau:

Nhóm thứ nhất biểu thị giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng

hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới trong một thời kỳ nhất định.

Trong hệ thống tài khoản quốc gia, nhóm sản phẩm vật chất và dịch vụ này được

gọi là chi phí trung gian, bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ. Chi phí vật

chất bao gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí

đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng và chi phí sản phẩm vật

chất khác. Chi phí dịch vụ bao gồm: dịch vụ vận tải, bưu điện, bảo hiểm, dịch vụ

ngân hàng, dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác dùng trong

sản xuất

Nhóm thứ hai biểu thị giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất bao

gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố

định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất.

Xét trên góc độ các yếu tố xác định quy mô, giá trị sản xuất bao gồm hai

yếu tố: khối lượng và giá cả. Yếu tố khối lượng phản ánh sản lượng sản phẩm

vật chất và dịch vụ do các đơn vị cơ sở trong nền kinh tế tạo ra. Các đơn vị cơ sở

trong nền kinh tế tạo ra hàng nghìn loại sản phẩm vật chất và dịch vụ có các đặc

trưng khác nhau và không thể cộng khối lượng các loại sản phẩm vật chất và

dịch vụ lại với nhau để có một con số duy nhất phản ánh kết quả sản xuất của

nền kinh tế. Chẳng hạn sẽ không có ý nghĩa khi cộng khối lượng thóc với số lít

nước mắm do các đơn vị cơ sở tạo ra trong năm. Vì vậy, để tính tổng giá trị của

tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra của toàn bộ nền kinh tế trong

một thời kỳ nhất định, các nhà kinh tế phải sử dụng giá cả của sản phẩm để xác

định giá trị của từng loại sản phẩm vật chất và dịch vụ, sau đó cộng giá trị của

chúng lại với nhau. Chính vì thế giá trị sản xuất luôn bao gồm hai yếu tố khối

lượng và giá cả. Quy mô của giá trị sản xuất theo giá thực tế do cả yếu tố khối

lượng sản phẩm sản xuất ra và yếu tố giá cả thực tế của thời kỳ đó quyết định.

Xét trên góc độ cấu thành giá trị, giá trị sản xuất bao gồm giá trị chuyển

dịch của sản phẩm vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong kỳ trước, giá trị

mới sáng tạo ra dành cho người lao động và giá trị mới sáng tạo ra dành cho đơn

vị cơ sở và Nhà nước. Giá trị chuyển dịch của sản phẩm vật chất và dịch vụ bao

gồm: giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, giá trị dịch vụ… đã tiêu hao trong

Page 4: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

4

quá quá trình sản xuất và khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất. Giá trị

mới sáng tạo dành cho người lao động bao gồm tiền lương thực nhận bằng tiền

và hiện vật và phần bảo hiểm xã hội do đơn vị cơ sở nộp thay cho người lao

động. Giá trị mới sáng tạo ra dành cho đơn vị cơ sở và Nhà nước bao gồm thặng

dư sản xuất và thuế sản xuất.

Trên góc độ thu thập thông tin từ chế độ kế toán của đơn vị cơ sở, giá trị

sản xuất bao gồm các yếu tố: doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ; doanh thu tiêu

thụ sản phẩm sản xuất phụ; doanh thu cho thuê máy móc thiết bị có người điều

khiển và các tài sản không kể đất; chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm

dở dang, thành phẩm tồn kho và hàng gửi đi bán chưa thu được tiền.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp dưới dạng sản phẩm vật chất

và dịch vụ trong một thời gian nhất định.

Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp được tính theo phương pháp tổng

mức chu chuyển, nghĩa là được tính trùng sản phẩm giữa ngành trồng trọt và

chăn nuôi.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp được tính bằng cách lấy sản lượng sản

phẩm từng loại nhân với đơn giá từng loại sản phẩm đó rồi cộng chung toàn bộ

giá trị của các loại sản phẩm. Đối với sản phẩm phụ chỉ tính những sản phẩm có

thu hoạch và sử dụng. Chi phí cho quá trình sản xuất dở dang chỉ được tính chi

phí cho những sản phẩm chưa thu hoạch cuối kỳ trừ đi đầu kỳ.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do ngành lâm nghiệp tạo ra trong một

thời gian nhất định.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà ngành thủy sản tạo ra trong một thời gian

nhất định.

2. Các loại giá để tính giá trị sản xuất

Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị hàng

hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ thuế đánh vào sản phẩm cộng với trợ cấp sản

phẩm, giá cơ bản loại trừ phí vận tải không do người sản xuất trả khi bán hàng.

Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị hàng

hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế giá trị gia tăng hay thuế được khấu trừ tương

tự, giá sản xuất loại trừ phí vận tải không do người sản xuất trả khi bán hàng.

Giá sử dụng là số tiền người mua phải trả để nhận được một đơn vị hàng

hóa hay dịch vụ tại thời gian và địa điểm do người mua yêu cầu, giá sử dụng

Page 5: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

5

không bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hay thuế tương tự được khấu

trừ. Giá sử dụng bao gồm cả chi phí vận tải do người mua trả.

Giá so sánh là giá hiện hành của năm được chọn làm gốc dùng để nghiên

cứu biến động về khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ của chỉ tiêu cần tính

toán. Tùy theo mục đích nghiên cứu, năm được chọn làm gốc để tính giá so sánh

có thể là năm trước hoặc năm sau năm báo cáo.Trong thực tế thường chọn năm

trước là năm đầu của thời kỳ kế hoạch.

Giá hiện hành là giá dùng trong mua bán, trao đổi sản phẩm vật chất và

dịch vụ của năm báo cáo. Gái hiện hành phản ánh giá trị trên thị trường của sản

phẩm vật chất và dịch vụ chu chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông phân phối

tới sử dụng cuối cùng đồng thời với với sự vận động của tiền tệ, tài chính và

thanh toán. Giá hiện hành phản ánh thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối

quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ phân phối thu nhập,

mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động được vào ngân sách…

trong từng năm. Như vậy nếu kết hợp cả yếu tố về cơ cấu giá trị và yếu tố thời

gian, giá trị sản xuất theo giá hiện hành hoặc giá so sánh đều có thể tính theo giá

cơ bản hay giá sản xuất.

2. Khái niệm cơ cấu

Cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một

hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận

và tổng thể, cơ cấu biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và

biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có

nhiều mức độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống.

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng

của nền kinh tế. Bản thân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng là một hệ

thống phức tạp với nhiều bộ phận hợp thành. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình

thành, biến đổi gắn liền với sự phát triển của cơ chế thị trường, từ kinh tế tự

nhiên dần chuyển thành kinh tế hàng hóa, quá trình này tác động và thúc đẩy

ngành nông nghiệp phát triển đa dạng và năng động theo hướng tiên tiến.

II. PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2008-2013 TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thành phố Hà Nội với diện tích đất nông nghiệp 187 152 ha. Trong đó,

diện tích đất sản xuất nông nghiệp 150 683 ha; đất lâm nghiệp có rừng 24 338

ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10 618 ha… Dân số trung bình năm 2013 là 7,1 triệu

người, trong đó khu vực nông thôn là 4,1 triệu người.

Giai đoạn 2008-2013, kinh tế Thủ đô có bước chuyển biến tích cực. Tổng

sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) đạt tốc độ bình quân 7,75%/năm.

Page 6: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

6

Trong đó, riêng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt tốc độ bình quân

2,37%. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn

2008-2013 tăng trưởng bình quân 3,47%/năm; giá trị sản xuất theo giá hiện hành

năm 2013 đạt 43 173 tỷ đồng.

1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và

thủy sản giai đoạn 2008-2013

Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn

thành phố Hà Nội năm 2008 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 24 929 tỷ đồng,

đến năm 2013, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 30 594 tỷ

đồng, bằng 103,9% so với năm 2012. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông,

lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn 2008-2013 đạt bình quân 3,47%/năm.

0

10000

20000

30000

40000

50000

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Gia tri san xuat NLTS giai doan 2008-2013

Qua biểu đồ có thể nhận thấy năm các năm 2010 và 2011 giá trị sản xuất

ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tốc độ tăng nhanh nhất. Năm 2010 tăng

107,3% và năm 2011 tăng 108,2%. Đóng góp vào sự tăng trưởng toàn ngành

nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phải kể đến vai trò của ngành nông nghiệp với

mức tăng trưởng năm 2010 đạt 105,8% và năm 2011 là 107,9%.

Tổng

số

Chia ra

Nông

nghiệp

Lâm

Nghiệp

Thủy

sản

Tỷ đồng

2008 24 929 23 826 60 1 043

2009 25 149 23 858 60 1 231

2010 26 978 25 244 55 1 679

2011 29 201 27 247 55 1 899

2012 29 458 27 299 52 2 107

2013 30 594 28 267 61 2 266

Chỉ số phát triển (%)

2008 109,8 110,9 89,6 90,5

2009 100,9 100,1 100,0 118,0

Page 7: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

7

2010 107,3 105,8 91,7 136,4

2011 108,2 107,9 100,0 113,1

2012 100,9 100,2 94,5 111,0

2013 103,9 103,5 117,3 107,5

Biểu số 01: Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo giá so sánh 2010

1.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2013 trên địa bàn Thành phố đạt

28 267 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) bằng 103,5% so với năm 2012. Tính

chung giai đoạn 2008-2013 tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành nông

nghiệp trên đạt 2,89%/năm. Trong đó: Giá trị sản xuất trồng trọt năm 2013 đạt

12 821 tỷ đồng, bằng 103,4% so với năm 2012. Tốc độ tăng bình quân giá trị

sản xuất trồng trọt giai đoạn 2008-2013 đạt 0,07%/năm.

Năm 2013, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 14 445 tỷ đồng, bằng 103,8% so

với năm 2012 và tính chung giai đoạn 2008-2013 tốc độ tăng bình quân giá trị

sản xuất chăn nuôi đạt 5,32%/năm.

Giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp năm 2008 đạt 472 tỷ đồng

(theo giá so sánh 2010), đến năm 2013 đạt 1001 tỷ đồng, bằng 102,0% so với

năm 2012. Tốc độ tăng bình quân giá trị dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2008-

2013 đạt 13,5%/năm.

Tổng

số

Chia ra

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Dịch

vụ

Tỷ đồng

2008 23 826 12 768 10 586 472

2009 23 858 11 557 11 757 544

2010 25 244 11 604 12 686 954

2011 27 247 12 766 13 548 933

2012 27 299 12 403 13 915 981

2013 28267 12821 14445 1001

Chỉ số phát triển (%)

2008 110,9 109,1 113,8 99,8

2009 100,1 90,5 111,1 115,3

2010 105,8 100,4 107,9 175,4

2011 107,9 110,0 106,8 97,8

2012 100,2 97,2 102,7 105,1

2013 103,5 103,4 103,8 102,0

Biểu số 02: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 2010

1.2. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2013 trên địa bàn Thành phố (theo

giá so sánh 2010) đạt 61 tỷ đồng, bằng 117,3% so với năm 2012. Tốc độ tăng

Page 8: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

8

giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2008-2013 đạt

0,28%/năm. Trong đó, giá trị trồng và chăm sóc rừng năm 2013 đạt 3 tỷ đồng,

bình quân giai đoạn 2008-2013 tốc độ giảm -10,91%/năm; giá trị khai thác gỗ và

lâm sản năm 2013 đạt 57 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân đạt 3,64%/năm giai

đoạn 2008-2013; giá trị thu nhặt sản phẩm từ rừng và hoạt động dịch vụ lâm

nghiệp rất nhỏ và không có nhiều biến động.

Tổng

số

Chia ra

Trồng và

chăm sóc

rừng

Khai thác

gỗ và lâm

sản

Thu nhặt

sản phẩm

từ rừng

Dịch vụ

lâm

nghiệp

Tỷ đồng

2008 60 6 46 2 6

2009 60 6 47 1 6

2010 55 4 49 1 1

2011 55 4 50 - 1

2012 52 3 48 - 1

2013 61 3 57 - 1

Chỉ số phát triển (%)

2008 89,6 100,0 86,8 100,0 100,0

2009 100,0 100,0 102,2 50,0 100,0

2010 91,7 66,7 104,3 100,0 16,7

2011 100,0 100,0 102,0 - 100,0

2012 94,5 75,0 96,0 - 100,0

2013 117,3 100,0 118,8 - 100,0

Biểu số 03: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 2010

1.3. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản trên địa bàn Thành phố năm 2008 đạt

1043 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), đến năm 2013, giá trị sản xuất ngành thuỷ

sản đạt 2 266 tỷ đồng, bằng 107,5% so với năm 2012. Tốc độ tăng giá trị sản

xuất ngành thuỷ sản bình quân đạt 13,81% giai đoạn 2008-2013.

Khai thác thuỷ sản năm 2013 đạt giá trị 141 tỷ đồng (theo giá so sánh

2010), tốc độ tăng bình quân giá trị khai thác giai đoạn 2008-2013 đạt

16,99%/năm; giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 đạt 2 125 tỷ đồng,

bằng 107,4% so với năm 2012. Tốc độ tăng bình quân đạt khá với 13,61%/năm

trong giai đoạn 2008-2013.

Tổng

số

Trong đó:

Khai thác Nuôi trồng

Tỷ đồng

2008 1 043 55 988

2009 1 231 53 1 178

Page 9: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

9

2010 1 679 93 1 586

2011 1 899 101 1 798

2012 2 107 128 1 979

2013 2 266 141 2 125

Chỉ số phát triển (%)

2008 90,5 96,5 90,2

2009 118,0 96,4 119,2

2010 136,4 175,5 134,6

2011 113,1 108,6 113,4

2012 111,0 126,7 110,1

2013 107,5 110,2 107,4

Biểu số 04: Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh 2010

2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và

thủy sản giai đoạn 2008-2013

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giai

đoạn 2008-2013 trên địa bàn Hà Nội có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trọng ngành nông nghiệp từ 95,85% năm 2008 giảm xuống 91,94% năm 2013;

giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp từ 0,29% năm 2008 xuống 0,18% năm 2013;

tăng tỷ trọng ngành thủy sản từ 3,86% năm 2008 lên 7,88% năm 2013.

Năm 2008

95.85

3.860.29

Nong nghiep Lam nghiep Thuy san

Năm 2013

91.94

7.880.18

Ho NLTS Ho CN, XD, TM, DV Ho khác

Cụ thể, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 (tính theo giá hiện

hành) đạt 19 304 tỷ đồng, chiếm 95,85% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông,

lâm nghiệp và thủy sản là 20 140 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp

năm 2008 (theo giá hiện hành) đạt 59 tỷ đồng, chiếm 0,29% tổng giá trị. Giá trị

sản xuất ngành thủy sản đạt 777 tỷ đồng, chiếm 3,86% tổng giá trị sản xuất

ngành nông, lâm, thủy sản.

Năm 2013, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tính theo giá thực tế đạt

39 694 tỷ đồng, chiếm 91,94% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp

và thủy sản (giảm 3,91% về tỷ trọng so với năm 2008). Giá trị sản xuất ngành lâm

Page 10: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

10

nghiệp theo giá thực tế đạt 79 tỷ đồng, chiếm 0,18% trong tổng giá trị (giảm

0,11% tỷ trọng so với năm 2008). Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3 400 tỷ

đồng, chiếm 7,88% trong tổng giá trị (tăng 4,02% tỷ trọng so với năm 2008).

Trong giai đoạn 2008-2013 và cả giai đoạn trước đó, nhờ có sự điều chỉnh

hợp lý các nguồn lực nhất là đất đai (chuyển đổi một số vùng trũng sang nuôi

trồng thủy sản) của Thành phố đã tạo điều kiện cho ngành thủy sản tăng trưởng

ở tốc độc cao, bình quân 13,81%/năm, mang lại kết quả về giá trị sản xuất ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản nói chung và làm thay đổi cơ cấu, tỷ trọng của

ngành thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, qua biểu đò cơ cấu có thể thấy rõ giá trị

sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất và không thể thay thế cho

dù lĩnh vực thủy sản đã có bước tiến mạnh mẽ trong giai đoạn 2008-2013.

Tổng

Số

Chia ra

Nông

Nghiệp

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tỷ đồng

2008 20 140 19 304 59 777

2009 21 566 20 582 59 925

2010 26 978 25 244 55 1 679

2011 37 367 34 601 68 2 698

2012 42 158 38 982 64 3 112

2013 43 173 39 694 79 3 400

Cơ cấu (%)

2008 100,00 95,85 0,29 3,86

2009 100,00 95,44 0,27 4,29

2010 100,00 93,57 0,20 6,22

2011 100,00 92,60 0,18 7,22

2012 100,00 92,47 0,15 7,38

2013 100,00 91,94 0,18 7,88

Biểu số 05: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá hiện hành

2.1. Ngành nông nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có sự thay đổi nhanh theo

hướng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi; giảm dần tỷ trọng

giá trị sản xuất ngành trồng trọt

Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp.

Trong nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, trồng trọt thường chiếm tỷ trọng

lớn trong sản xuất nông nghiệp vì sản phẩm trồng trọt đáp ứng nhu cầu thiết yếu

của xã hội. Nhưng khi nền kinh tế phát triển hơn, đời sống xã hội được nâng

cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng làm cho tỷ trọng chăn nuôi

có xu hướng tăng lên.

Page 11: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

11

Ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ

ngành (trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ) giai đoạn 2008-2013 thể hiện rõ xu

hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất

chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt giảm từ 48,46% năm 2008 xuống còn

45,47% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2013; Tỷ trọng giá trị

sản xuất chăn nuôi tăng từ 49,05% năm 2008 lên 50,03% trong tổng giá trị sản

xuất ngành nông nghiệp năm 2013; Tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ nông

nghiệp cũng tăng từ 2,49% lên 4,23% trong thời kỳ này.

Năm 2008

48.46

2.49

49.05

Trong trot Chan nuoi Dich vu

Năm 2013

45.47

4.23

50.03

Trong trot Chan nuoi Dich vu

Giá trị sản xuất trồng trọt năm 2008 (theo giá hiện hành) đạt 9 355 tỷ

đồng, chiếm 48,46% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 19 304 tỷ

đồng. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 18 048 tỷ đồng, chiếm

45,47% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 39 694 tỷ đồng (giảm -

2,99% về mặt tỷ trọng so với năm 2008).

Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2008 (theo giá hiện hành) đạt 9 469 tỷ

đồng, chiếm 49,05% tổng giá trị. Năm 2013, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt

19 967 tỷ đồng, chiếm 50,03% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (tăng

+1,25% về tỷ trọng so với năm 2008).

Nếu như giai đoạn từ năm 2008 trở về trước, cơ cấu giá trị sản xuất ngành

chăn nuôi chưa bao giờ vượt qua được tỷ trọng 50% trong tổng giá trị ngành

nông nghiệp, thì đến năm 2009 lần đầu tiên tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi đã vượt lên trên 50% và liên tục duy trì tỷ trọng này cho đến nay.

Năm 2008, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 480 tỷ đồng (theo giá thực

tế), chiếm 2,49% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2013, giá trị sản

xuất ngành dịch vụ đạt 1 679 tỷ đồng, chiếm 4,23% tổng giá trị ngành nông

nghiệp (tăng +1,74% về tỷ trọng so với năm 2008).

Page 12: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

12

Tổng

số

Chia ra

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Dịch

Vụ

Tỷ đồng

2008 19 304 9 355 9 469 480

2009 20 582 9 275 10 725 582

2010 25 244 11 604 12 686 954

2011 34 601 15 445 18 240 916

2012 38 982 17 693 19 908 1 381

2013 39 694 18 048 19 967 1 679

Cơ cấu (%)

2008 100,00 48,46 49,05 2,49

2009 100,00 45,06 52,11 2,83

2010 100,00 45,97 50,25 3,78

2011 100,00 44,64 52,72 2,65

2012 100,00 45,39 51,07 3,54

2013 100,00 45,47 50,30 4,23

Biểu số 06: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành

Tuy cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội có sự

thay đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi;

giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt nhưng vẫn chưa tương xứng

với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của mình. Thành phố có những vùng chăn

nuôi mang tính sản xuất hàng hoá lớn như Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai.. với

thị trường tiêu thụ lớn đáp ứng đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

Với những lợi thế này thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông

nghiệp giai đoạn 2008-2013 phải nhanh hơn nữa mới thể hiện đúng tiềm năng.

2.1.1. Ngành trồng trọt

Trong nội bộ ngành trồng trọt tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất

giữa các nhóm cây chủ lực đang diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản

xuất nhóm cây lương thực có hạt, tăng tỷ trọng giá trị nhóm cây rau, đậu, hoa

cây cảnh và nhóm cây ăn quả.

Tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm cây lương thực có hạt giảm từ 62,70% năm

2008 xuống còn 50,27% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm

2013; Tỷ trọng nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh tăng từ 16,47% năm 2008 lên

26,03% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2013. Tương tự, tỷ

trọng nhóm cây ăn quả tăng từ 9,27% năm 2008 lên 12,39% năm 2013.

Giá trị sản xuất nhóm cây lương thực có hạt năm 2008 đạt 5 866 tỷ đồng

(theo giá hiện hành), chiếm 62,70% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt

là 9 355 tỷ đồng; Năm 2013, giá trị sản xuất nhóm này đạt 9 072 tỷ đồng, chiếm

Page 13: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

13

50,27% trong tổng số 18 048 tỷ đồng giá trị ngành trồng trọt (giảm -12,43% so

năm 2008).

Giá trị sản xuất nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh năm 2008 đạt 1 541 tỷ đồng,

chiếm 16,47% trong tổng giá trị ngành trồng trọt. Năm 2013, nhóm này vươn

lên đạt 4 698 tỷ đồng, chiếm 26,03% trong tổng giá trị sản xuất trồng trọt (tăng

+9,5% so với năm 2008).

Nhóm cây ăn quả đạt giá trị 867 tỷ đồng năm 2008, chiếm 9,27% trong

tổng giá trị trồng trọt. Giá trị sản xuất nhóm này tăng lên 2 237 tỷ đồng năm

2013 và chiếm 12,39% trong tổng giá trị sản xuất trồng trọt. Tuy tỷ trọng tăng

thấp hơn nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh nhưng tỷ trọng cũng tăng 3,12% so với

năm 2008.

Tổng

số

Trong đó

Tổng

số

Trong đó

Tổng

số

Tr.đó

Lương

thực có

hạt

Rau,

đậu, hoa

cây cảnh

Cây

ăn quả

Tỷ đồng

2008 9 355 8 405 5 866 1 541 950 867

2009 9 275 8 359 6 240 1 499 916 826

2010 11 604 10 331 6 160 2 844 1 273 1 162

2011 15 445 13 498 8 466 3 403 1 947 1 777

2012 17 693 15 239 9 489 4 379 2 454 2 029

2013 18 048 15 404 9 072 4 698 2 644 2 237

Cơ cấu (%)

2008 100,00 89,8 62,7 16,5 10,2 9,3

2009 100,00 90,1 67,3 16,2 9,9 8,9

2010 100,00 89,0 53,1 24,5 11,0 10,0

2011 100,00 87,4 54,8 22,0 12,6 11,5

2012 100,00 86,1 53,6 24,7 13,9 11,5

2013 100,00 85,4 50,3 26,0 14,6 12,4

Biểu số 07: Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá hiện hành

Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu giá trị sản xuất chủ yếu là giữa

nhóm cây lương thực có hạt với nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh và nhóm cây ăn

quả. Mặc dù tỷ trọng có giảm xuống nhưng cây lương thực có hạt vẫn đang giữ

vai trò chủ yếu (năm 2013 vẫn chiếm tỷ trọng trên 50%) vì đây là nguồn thực

phẩm không thể thay thế và là nhóm quan trọng cần được duy trì để nhằm mục

đích đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh cũng

đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng trong một xã hội phát triển với nhu

cầu về các sản phẩm của nhóm này đang tăng lên mạnh mẽ qua các năm. Ngoài

việc tăng mạnh tỷ trọng từ 16,5% năm 2008 lên 26,0% năm 2013 thì tốc độ tăng

Page 14: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

14

giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) của nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh cũng

đạt bình quân ở mức cao 8,57%/năm.

Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành trồng trọt được

thể hiện qua sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Giai đoạn 2008-2013

mặc dù Thành phố phải chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang đất đô thị, khu

công nghiệp… Tuy nhiên, năm 2013 diện tích gieo trồng lúa cả năm vẫn đạt hơn

204 ngàn ha (giảm hơn 2 ngàn ha so với năm 2008). Đồng thời, nhờ áp dụng các

giống chất lượng vào sản xuất và áp dụng các biện pháp thâm canh dẫn đến kết

quả là năng suất lúa giai đoạn 2008-2013 đã giữ được tương đối ổn định.

Đ.vị tính: Tạ/Ha

Tổng

Số

Chia ra

Lúa

Đông xuân

Lúa

Mùa

2008 57,0 59,8 54,3

2009 55,8 58,3 53,3

2010 55,0 58,0 52,0

2011 59,6 52,7 56,5

2012 58,6 61,8 55,3

2013 56,6 61,1 52,0

Biểu số 08: Năng suất lúa cả năm

Năm 2008 diện tích gieo trồng rau, đậu, hoa cây cảnh trên địa bàn đạt

34 832 ha, đến năm 2013 diện tích nhóm cây này đã tăng lên 35 988 ha (tăng

1156 ha). Năng suất rau các loại năm 2008 đạt bình quân 171,59 tạ/ha, đến năm

2013 năng suất rau các loại đã tăng lên 193,78 tạ/ha. Năng suất tăng khá đã góp

phần quan trọng trong việc chuyển dịch mạnh của nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh

trong nội bộ ngành trồng trọt và góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của

nhóm trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

Diện tích

(Ha) Năng suất

(Tạ/ha) Sản lượng

(Tấn)

2008 28 539 171,59 489 712

2009 25 793 188,12 485 206

2010 27 256 192,41 524 416

2011 28 310 188,70 534 210

2012 29 714 193,68 575 511

2013 30 041 193,78 582 146

Biểu số 09: Diện tích, năng suất sản lượng rau

Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2008-2013 trên địa bàn

Thành phố đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

đi đúng hướng, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm cây rau đậu, hoa cây cảnh,

Page 15: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

15

giảm tỷ trọng giá trị nhóm cây lương thực… Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch giữa

các nhóm vẫn diễn ra chậm và không ổn định qua các năm.

2.1.2. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đã cho thấy có sự dịch chuyển mạnh về cơ cấu giá trị

sản xuất giữa các nhóm trong nội bộ ngành chăn nuôi giai đoạn 2008-2013 thể

hiện rõ xu hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi lợn và tăng tỷ trọng

giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi trâu, bò.

Năm 2008, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi lợn từ 80,06% giảm xuống

còn 65,52% trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013; Tỷ trọng giá

trị nhóm gia cầm thì ngược lại, tăng từ 16,69% năm 2008 lên 28,11% trong tổng

giá trị sản xuất năm 2013; Tỷ trọng giá trị nhóm trâu, bò tăng từ 1,24% năm

2008 lên 3,71% năm 2013. Cụ thể:

Giá trị sản xuất chăn nuôi lợn (tính theo giá hiện hành) năm 2008 đạt

7 581 tỷ đồng, chiếm 80,06% tổng giá trị ngành chăn nuôi là 9 469 tỷ đồng.

Năm 2013, giá trị sản xuất chăn nuôi lợn đạt 13 083 tỷ đồng, chiếm 65,52%

trong tổng giá trị ngành sản xuất ngành chăn nuôi là 19 967 tỷ đồng (giảm

14,54% về mặt tỷ trọng so với năm 2008).

Giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm năm 2008 (tính theo giá hiện hành) đạt

1 580 tỷ đồng, chiếm 16,69% tổng giá trị ngành chăn nuôi. Năm 2013, giá trị

nhóm này đạt 5 613 tỷ đồng, chiếm 28,11% trong tổng giá trị sản xuất ngành

chăn nuôi (tăng +11,42% về tỷ trọng so với năm 2008).

Giá trị sản xuất nhóm trâu, bò năm 2008 đạt 117 tỷ đồng, chiếm 1,24%

trong tổng giá trị ngành đã tăng lên 741 tỷ năm 2013, chiếm 3,71% trong tổng

giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

Tổng

số

Trong đó

Trâu,bò Lợn Gia cầm

Tỷ đồng

2008 9 469 117 7 581 1 580

2009 10 725 242 8 371 1 922

2010 12 686 387 8 646 3 369

2011 18 240 662 12 731 4 607

2012 19 908 750 13 577 5 087

2013 19 967 741 13 083 5 613

Cơ cấu (%)

2008 100,00 1,2 80,1 16,7

2009 100,00 2,3 78,1 17,9

2010 100,00 3,1 68,2 26,6

2011 100,00 3,6 69,8 25,3

Page 16: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

16

2012 100,00 3,8 68,2 25,6

2013 100,00 3,7 65,5 28,1

Biểu số 10: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành

Giai đoạn 2008-2013, ngành chăn nuôi Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo

hướng tăng chất lượng, thể hiện qua việc hình thành các vùng chăn nuôi có quy

mô lớn tại đó phát triển các mô hình trang trại với phương thức nuôi công

nghiệp, sử dụng con giống tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Nhờ áp dụng giống

mới và tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi nên năng suất tăng lên, chất lượng sản

phẩm thịt, trứng, sữa tăng cao.

Trâu,bò

(Con) Lợn

(Con) Gia cầm

(Tr.con)

2008 236 265 1 669 733 15 831

2009 227 058 1 681 953 16 509

2010 211 542 1 625 165 17 261

2011 198 383 1 533 078 20 828

2012 165 918 1 377 067 21 926

2013 154 890 1 380 087 24 456

Chỉ số phát triển (%)

2009 96,10 100,73 104,28

2010 93,17 96,62 104,56

2011 93,78 94,33 120,67

2012 83,64 89,82 105,27

2013 93,35 100,22 111,54

Biểu số 11: Số lượng gia súc, gia cầm

Trâu,bò

(Tấn) Lợn

(Tấn) Gia cầm

(Tấn)

2008 8 169 27 6341 36 903

2009 8 762 29 8313 44 147

2010 10 145 30 8217 52 367

2011 10 047 31 1514 63 266

2012 10 321 30 1308 70 689

2013 10 449 29 8962 75 067

Chỉ số phát triển (%)

2009 107,26 107,95 119,63

2010 115,78 103,32 118,62

2011 99,03 101,07 120,81

2012 102,73 96,72 111,73

2013 101,24 99,22 106,19

Biểu số 12: Sản lượng gia súc gia cầm

Page 17: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

17

Cũng như ngành trồng trọt, sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong

nội bộ ngành chăn nuôi trên địa bàn Thành phố đang đi đúng hướng; tăng tỷ

trọng giá trị chăn nuôi gia cầm, và nhóm trâu, bò; giảm bớt tỷ trọng giá trị chăn

nuôi lợn. Tốc độ chuyển dịch của tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm giai

đoạn 2008-2013 đạt mức khá từ 16,7% năm 2008 lên 28,1% trong tổng giá trị

sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá

trị sản xuất của nhóm trâu, bò còn quá chậm so với tiềm năng sẵn có (đến năm

2013 tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm trâu, bò mới đạt mức 3,7% trong tổng giá trị

ngành chăn nuôi).

2.1.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp

Ngành dịch vụ không rõ xu hướng dịch chuyển trong nội bộ ngành. Do

hoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ yếu cung cấp dịch vụ cho hoạt động trồng

trọt nên tỷ trọng giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ trồng trọt luôn chiếm xấp xỉ

90% tổng giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ, tỷ trọng giá trị phần còn lại thuộc

về hoạt động dịch vụ chăn nuôi.

Tổng

Số

Trong đó:

Dịch vụ

trồng trọt

Dịch vụ

chăn nuôi

Tỷ đồng

2008 480 454 26

2009 582 492 90

2010 954 819 135

2011 916 761 155

2012 1 381 1 246 135

2013 1 679 1 567 112

Cơ cấu (%)

2008 100,00 94,58 5,42

2009 100,00 84.54 15,46

2010 100,00 85,85 14,15

2011 100,00 83,08 16,92

2012 100,00 90,22 9,78

2013 100,00 93,33 6,67

Biểu số 13: Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp theo giá hiện hành

2.2. Ngành lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp Hà Nội với quy mô giá trị sản xuất nhỏ nên chiếm tỷ

trọng rất bé trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Tỷ trọng của ngành giảm từ 0,29% năm 2008 xuống 0,18% trong tổng giá trị sản

xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013.

Page 18: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

18

Trong nội bộ ngành ngoài hai nhóm giá trị thu nhặt sản phẩm từ rừng và

hoạt động dịch vụ lâm nghiệp là không rõ xu hướng dịch chuyển. Hai nhóm

trồng, chăm sóc rừng và nhóm khai thác gỗ và lâm sản cũng cho thấy sự chuyển

dịch nhẹ. Cụ thể:

Giá trị sản xuất trồng và chăm sóc rừng chiếm tỷ trọng 8,5% năm 2008,

giảm xuống còn 3,8% trong tổng giá trị sản xuất; Giá trị sản xuất khai thác gỗ và

lâm sản chiếm tỷ trọng 83,0% năm 2008, tăng lên 93,7% trong tổng giá trị sản

xuất ngành lâm nghiệp năm 2013.

Tổng

số

Chia ra

Trồng và

chăm sóc

rừng

Khai thác

gỗ và lâm

sản

Thu nhặt

sản phẩm

từ rừng

Dịch vụ

lâm

nghiệp

Tỷ đồng

2008 59 5 49 2 3

2009 59 5 50 1 3

2010 55 3 50 1 1

2011 68 4 63 - 1

2012 64 3 60 - 1

2013 79 3 74 - 2

Cơ cấu (%)

2008 100,00 8,5 83,0 3,4 5,1

2009 100,00 8,5 84,7 1,7 5,1

2010 100,00 5,5 90,9 1,8 1,8

2011 100,00 5,9 92,6 - 1,5

2012 100,00 4,7 93,7 - 1,6

2013 100,00 3,8 93,7 - 2,5

Biểu số 14: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành

2.3. Ngành thuỷ sản

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn Thành phố tăng từ

3,86% năm 2008 lên 7,88% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp

và thủy sản năm 2013. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm

đạt mức cao 13,81%/năm trong giai đoạn 2008-2013.

Tổng

số

Trong đó:

Khai thác Nuôi trồng

Tỷ đồng

2008 777 47 730

2009 925 46 879

2010 1 679 94 1 585

2011 2 698 66 2 632

2012 3 112 177 2 935

Page 19: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

19

2013 3 400 197 3 203

Cơ cấu (%)

2008 100,00 6,0 94,0

2009 100,00 5,0 95,0

2010 100,00 5,6 94,4

2011 100,00 2,4 97,6

2012 100,00 5,7 94,3

2013 100,00 5,8 94,2

Biểu số 15: Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá hiện hành

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Thành phố liên tục tăng qua các

năm giai đoạn 2008-2013, từ 18 039 ha năm 2008, tăng lên 21 044 ha năm 2013,

tăng 3 005 ha. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2008 đạt 34 746 tấn, đến năm

2013 sản lượng nuôi trồng đạt 72 824 tấn. Mặc dù tỷ trọng giá trị sản xuất ngành

thuỷ sản giai đoạn 2008-2013 đã tăng gấp đôi từ 3,86% năm 2008 lên 7,88%

năm 2013 nhưng tiềm năng của lĩnh vực này vẫn còn rất lớn để có thể tăng

nhanh hơn nữa tỷ trọng ngành thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất ngành nông,

lâm nghiệp và thuỷ sản.

Page 20: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

20

KẾT LUẬN

Qua số liệu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2008-

2013 cho thấy bức tranh về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và

thủy sản trong giai đoạn này. Về cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành cho thấy có

sự dịch chuyển giảm tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp từ 95,85% năm 2008

giảm xuống 91,94% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ

sản năm 2013; giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp từ 0,29% năm

2008 xuống 0,18% năm 2013; tăng tỷ trọng giá trị ngành thủy sản từ 3,86% năm

2008 tăng lên 7,88% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ

sản năm 2013

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có sự thay đổi nhanh theo

hướng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi; giảm dần tỷ trọng

giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm

từ 48,46% năm 2008 xuống còn 45,47% năm 2013; Tỷ trọng giá trị ngành chăn

nuôi tăng từ 49,05% năm 2008 lên 50,03% trong tổng giá trị sản xuất ngành

nông nghiệp năm 2013

Trong nội bộ ngành trồng trọt, tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất

giữa các nhóm cây chủ lực đang diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản

xuất nhóm cây lương thực có hạt, tăng tỷ trọng giá trị nhóm cây rau, đậu, hoa

cây cảnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm cây lương thực có hạt giảm từ 62,70%

năm 2008 xuống còn 50,27% năm 2013; Tỷ trọng nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh

tăng từ 16,47% năm 2008 lên 26,03% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt

năm 2013.

Tương tự như ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng cho thấy có sự dịch

chuyển mạnh về cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm trong nội bộ ngành, thể

hiện rõ xu hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi lợn và tăng tỷ

trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi lợn

từ 80,06% năm 2008 giảm xuống còn 65,52% năm 2013; Tỷ trọng giá trị nhóm

gia cầm tăng từ 16,69% năm 2008 lên 28,11% trong tổng giá trị sản xuất ngành

chăn nuôi năm 2013.

Đối với ngành lâm nghiệp và thuỷ sản, cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ

ngành thủy sản không rõ xu hướng dịch chuyển; Cơ cấu giá trị ngành lâm

nghiệp có sự dịch chuyển giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng và chăm sóc rừng,

tăng tỷ trọng giá trị khai thác gỗ và lâm sản.

Như đã phân tích ở trên, cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy

sản nói chung và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nói riêng đang chuyển dịch

theo hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành, nội bộ ngành chuyển

Page 21: Phân tích cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn qua kết ...thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/chuyen de chien sy thi dua... · và hình vẽ, kết hợp

21

dịch chậm hoặc chưa đúng với tiềm năng. Để sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản

xuất nhanh hơn nữa người viết xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách liên quan đến lĩnh vực sản xuất

nông, lâm nghiệp và thủy sản theo các hướng chủ yếu sau:

- Thành phố cần cân đối để tăng được mức hỗ trợ của ngân sách cho phát

triển nông nghiệp. Giai đoạn 2008-2013, Thành phố đã thực hiện khá nhiều

chương trình hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để có thể tăng mức hỗ

trợ cho phát triển nông nghiệp thì cần tiếp tục xây dựng thêm các chương trình

để khi cần thiết sẽ triển khai áp dụng.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi cho các đơn vị, cá nhân vay vốn đầu tư

trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Đổi mới chính sách đất đai nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập

trung ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản

xuất hàng hóa

- Về trồng trọt

+ Bên cạnh việc quy hoạch ổn định diện tích trồng lúa trên địa bàn, Thành

phố nên tiếp tục mở rộng các mô hình trồng lúa chất lượng cao như ở các huyện:

Thanh Oai, Mỹ Đức, Sóc Sơn… sang các huyện khác để người dân có thể học

tập và áp dụng sản xuất theo mô hình.

+ Tiếp tục quy hoạch và phát triển mạnh các vùng rau, hoa, cây cảnh trên

địa bàn quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và các huyện Mê Linh, Đông Anh, Hoài

Đức, Đan Phượng…

- Về chăn nuôi

+ Thành phố đã có quy hoạch tổng thể các vùng chăn nuôi trên địa bàn.

Do đó cần có các bước đi tiếp theo để hình thành rõ nét các vùng chăn nuôi này

từ đó mới thu hút được các đơn vị, cá nhân đầu tư vốn vào chăn nuôi. Bên cạnh

đó cần có chính sách hỗ trợ về kinh phí thuê mặt bằng chăn nuôi tại các vùng

quy hoạch đối với các cá nhân, tổ chức mới tham gia đầu tư.

+ Thành phố cần mở rộng hơn nữa mô hình hỗ trợ phát triển đàn bò 3B ra

các đơn vị huyện khác có điều kiện chăn nuôi phù hợp. Vì đàn bò 3B với sản

lượng thịt vượt trội so với bò lai thông thường sẽ đem lại bước đột phá trong

chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi nhóm trâu, bò.

- Về thủy sản

Cho phép chuyển đổi những vùng ruộng thấp trồng lúa 2 vụ bấp bênh

sang nuôi trồng thủy sản ở những huyện có điều kiện sinh thái cho phép như các

vùng ở huyện Thanh Trì, Ứng Hòa, Mỹ Đức…