phÁt triỂn khu vỰc kinh tẾ tƯ nhÂn Ở viỆt nam: nh ng...

20
PHÁT TRIN KHU VC KINH TTƯ NHÂN Ở VIT NAM: Nhng rào cn và gii pháp khc phc 1 PGS.TS. Nguyn Hồng Sơn Trong hơn ba thập kqua, khu vc kinh tế tư nhân Vit Nam đã có bước phát trin cvlượng và cht. Tchchyếu chcó các hkinh doanh cá th, nhlVit Nam đã có những doanh nghiệp tư nhân theo đúng nghĩa; một sít doanh nghiệp đã trở thành các tập đoàn kinh tế l n. Tchchyếu hoạt động trong khu vc phi chính thc, mt bphn kinh tế tư nhân đã chuyển đổi sang hoạt động trong khu vc chính thc ca nn kinh tế, theo các quy định ca pháp luật. Đến nay, phm vi kinh doanh ca khu vc kinh tế tư nhân đã rộng khp, mi ngành mà pháp lut không cm, trong đó có những ngành công nghcao, năng suất cao cho dù vn còn rất ít. Đặc bit, trong những năm qua một làn sóng khi nghiệp đang diễn ra, đem lại mt sc sng mới, năng động hơn cho nền kinh tế. Khu vc kinh tế tư nhân đang góp phn tích cc gii quyết các vấn đề kinh tế-xã hi cơ bản của đất nước. Tchxa lánh, coi nh, xã hội đã ngày càng tôn vinh những doanh nhân trên thương trường. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản, khiến cho khu vực này chưa phát huy được hết được tiềm năng của mình để thc sđóng vai trò là “động lc quan trng ca nn kinh tếcũng như đang phải đối mt vi nhiu thách thc l n trong bi cnh phát trin mi ctrong nước và quc tế. Bài viết phân tích những đặc điểm phát triển cơ bản ca khu vc kinh tế tư nhân ở Vit Nam, nhng rào cn mà khu vực này đang phải đối mặt và đề xut mt sgii pháp nhằm thúc đẩy sphát trin ca khu vc này trong thi gian ti. 1. Những đặc điểm phát trin ca khu vc kinh tế tư nhân ở Vit Nam 1.1. Slượng doanh nghip ln và đa dạng vloi hình, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bn vng vi tlphá sản và ngưng hoạt động cao 1 Bài viết được thực hiện dựa trên nội dung của Đề án:”Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp tục đổi mới, cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tê tư nhân” do Hội đồng Lý luận Trung ương đặt hàng và Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN thực hiện vào tháng 3 năm 2017.

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM:

Những rào cản và giải pháp khắc phục1

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

Trong hơn ba thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước

phát triển cả về lượng và chất. Từ chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá thể,

nhỏ lẻ Việt Nam đã có những doanh nghiệp tư nhân theo đúng nghĩa; một số ít

doanh nghiệp đã trở thành các tập đoàn kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu hoạt động

trong khu vực phi chính thức, một bộ phận kinh tế tư nhân đã chuyển đổi sang

hoạt động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, theo các quy định của pháp

luật. Đến nay, phạm vi kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân đã rộng khắp, ở

mọi ngành mà pháp luật không cấm, trong đó có những ngành công nghệ cao,

năng suất cao cho dù vẫn còn rất ít. Đặc biệt, trong những năm qua một làn sóng

khởi nghiệp đang diễn ra, đem lại một sức sống mới, năng động hơn cho nền

kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đang góp phần tích cực giải quyết các vấn đề

kinh tế-xã hội cơ bản của đất nước. Từ chỗ xa lánh, coi nhẹ, xã hội đã ngày

càng tôn vinh những doanh nhân trên thương trường.

Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn

đang phải đối mặt với nhiều rào cản, khiến cho khu vực này chưa phát huy được

hết được tiềm năng của mình để thực sự đóng vai trò là “động lực quan trọng

của nền kinh tế” cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối

cảnh phát triển mới cả trong nước và quốc tế.

Bài viết phân tích những đặc điểm phát triển cơ bản của khu vực kinh tế

tư nhân ở Việt Nam, những rào cản mà khu vực này đang phải đối mặt và đề

xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực này trong thời

gian tới.

1. Những đặc điểm phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt

Nam

1.1. Số lượng doanh nghiệp lớn và đa dạng về loại hình, tốc độ tăng

trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững với tỷ lệ phá sản và ngưng hoạt động

cao

1 Bài viết được thực hiện dựa trên nội dung của Đề án:”Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp tục đổi mới, cơ

chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tê tư nhân” do Hội đồng Lý luận Trung ương đặt

hàng và Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN thực hiện vào tháng 3 năm 2017.

Page 2: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

Về loại hình, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam khá đa dạng về loại

hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp tư nhân,

công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần tư

nhân và công ty cổ phần có vốn nhà nước với 50% vốn điều lệ trở xuống), tới

các hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và hộ nông lâm

thủy sản).

Về số lượng, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng trưởng

ngoạn mục trong thời gian qua, từ con số 55.200 doanh nghiệp (bao gồm cả các

hợp tác xã), tăng lên 239.000 (gấp 4 lần) vào năm 2009 và lên 401.026 doanh

nghiệp đang hoạt động vào cuối năm 2014. Số liệu điều tra tính tới tháng

12/2014 cho thấy trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp nhà

nước chỉ chiếm 0,8% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 2,7% và còn lại là các doanh nghiệp ngoài nhà

nước chiếm 96,5% trên tổng số doanh nghiệp (Tổng cục Thống Kê, 2015b).

Số liệu thống kê từ Tổng điều tra các cơ sở kinh doanh cá thể phi nông

nghiệp năm 2015 cho thấy số lượng hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tăng

liên tục từ khoảng 2,26 triệu hộ năm 2002 lên tới 4,67 triệu hộ vào năm 2014 và

4,75 triệu hộ năm 2015 (GSO, 2016).

Theo kết quả tổng hợp nhanh từ Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông

thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 (Tổng Cục Thống Kê, 2016a) đến thời

điểm 01/7/2016, cả nước có 9,32 triệu hộ nông, lâm và thủy sản (NLTS) và

trong đó khu vực nông thôn là 8,61 triệu hộ, chiếm 92,4%. Cũng tại thời điểm

01/7/2016, cả nước có 33.488 trang trại.

Tuy có sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng

lớn nhưng tỷ lệ phá sản và ngưng hoạt động cũng rất cao và điều đó cho thấy sự

tăng trưởng thiếu bền vững của các doanh nghiệp này. Trong số hơn 10.400

doanh nghiệp chính thức phá sản năm 2016, có khoảng 9.700 doanh nghiệp có

quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm hơn 93,3% và tăng 23,3% so với cùng kỳ

năm trước. Đây tiếp tục là dấu hiệu đáng lo đối với khu vực kinh tế tư nhân,

trong đó khó khăn lớn nhất là khu vực sản xuất hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ

(Tuyen, 2016). Thêm vào đó, có một thực tế là các hộ kinh doanh cá thể thiếu

động lực để phát triển trở thành những doanh nghiệp lớn. Khu vực phi chính

thức thiếu động lực chuyển sang hoạt động một cách chính thức.

Page 3: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

1.2. Quy mô doanh nghiệp còn rất nhỏ (xét theo các tiêu chí vốn và lao

động) trong tương quan so sánh với doanh nghiệp Nhà nước và doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số liệu được công bố bởi Bộ Kế

hoạch và Đầu tư năm 2014 cho thấy có tới 97,6% doanh nghiệp đang hoạt động

tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)2. Số liệu cũng cho thấy

tuyệt đại đa số các doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) có quy mô nhỏ và

siêu nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014). Kết quả Điều tra Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 ở Việt Nam cũng cho thấy con số tương tự:

Trong số 8.335 doanh nghiệp dân doanh được lấy mẫu tại 63 tỉnh, thành phố ở

Việt Nam thì có tới 97,3% doanh nghiệp là các DNNVV (VCCI & USAID,

2015).3

So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác, các DNNNN có quy mô

nhỏ hơn rất nhiều về vốn và lao động. Năm 2010, số lao động bình quân của

một doanh nghiệp Nhà nước là 516 lao động, doanh nghiệp FDI là 297 lao động

và DNNNN chỉ là 22 lao động. Số liệu tính tới tháng 12/2014 cho thấy bình

quân DNNNN chỉ sử dụng 18 lao động, doanh nghiệp FDI là 312 lao động và

doanh nghiệp nhà nước là 504 lao động (Tổng cục Thống Kê, 2015b). Đặc biệt,

các doanh nghiệp ngoài nhà nước có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 người) chiếm tới

gần 70%. Xét về quy mô vốn, các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng có quy

mô rất nhỏ. Năm 2014, có tới một nửa số DNNNN có quy vốn bình quân dưới 5

tỷ đồng và chỉ 6% có số vốn bình quân trên 50 tỷ đồng. Trong khi đó con số này

ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước là 5% và 66%, ở khu vực FDI là 2,0% và

41%.

Đối với các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, qui mô lao động của

các hộ kinh doanh này cũng rất thấp. Tính bình quân chung năm 2015 có gần

1,68 lao động làm việc trong 1 cơ sở. Số vốn kinh doanh bình quân là 150,6

triệu đồng/cơ sở trong đó giá trị tài sản cố định là 90,4 triệu đồng/cơ sở và điều

đó thể hiện sự hạn chế trong đầu tư cho sản xuất kinh doanh (SXKD) của các cơ

sở cá thể.

1.3. Lĩnh vực kinh doanh đa dạng, chủ yếu tập trung vào khu vực dịch

vụ, có với xu hướng tháo lui khỏi lĩnh vực công nghiệp và mất thị phần trong

2 Những doanh nghiệp có ít hơn 100 lao động nếu hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ, hoặc ít hơn

300 lao động nếu hoạt động ở ngành khác. 3 Số liệu trên được tính toán dựa vào số lượng doanh nghiệp phản hồi điều tra PCI 2015, với các tiêu chí phân

loại dựa theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Page 4: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

lĩnh vực phân phối, bán lẻ vào tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số liệu từ niên giám thống

kê các năm từ 2002-2015 cho thấy lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là thương

mại, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy và xe cơ giới khác. Trong giai đoạn

từ 2002-2014, lĩnh vực này chiếm tới 39-41% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà

nước. Tiếp theo là lĩnh vực chế tạo và chế biến với tỷ trọng là 23,5% vào năm

2002, giảm xuống còn 16% vào năm 2014. Lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn thứ ba

là xây dựng (13,7%), lĩnh vực giao thông và vận tải chiếm tỷ trọng khoảng 5%

trong thời gian 2002-2014. Mặc dù tổng số lượng doanh nghiệp tăng nhanh

nhưng số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp gần như không đổi.

Do đó, tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm

mạnh từ 5,4% năm 2002 xuống còn khoảng 1% vào năm 2014.

Đối với các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, các hộ này chủ yếu

hoạt động trong khu vực thương mại và dịch vụ (81%) và phần còn lại (19%)

hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

1.4. Hiệu quả hoạt động chưa cao, năng suất lao động thấp nhưng có

tiềm năng đạt được hiệu quả cao hơn nếu đạt được quy mô hợp lý và có được

môi trường hoạt động và kinh doanh phù hợp, thuận lợi.

Tính toán từ số liệu của Tổng cụ Thống kê (Tổng cục Thống Kê, 2016b)

cho thấy năng suất lao động (NSLĐ) của khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm cả

doanh nghiệp và hộ cá thể) đạt mức thấp nhất so với các khu vực kinh tế khác.

Cụ thể, trong các khu vực kinh tế, NSLĐ của các doanh nghiệp FDI luôn dẫn

đầu, năm 2015 đạt 242,5 triệu đồng (theo giá hiện hành), gấp 1,36 lần khu vực

kinh tế Nhà nước (176,9 triệu đồng) và 7,8 lần khu vực kinh tế tư nhân (31,3

triệu đồng). Tuy nhiên, xu hướng tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế trong thời

kỳ 2005-2015 cho thấy, khoảng cách về NSLĐ giữa khu vực Nhà nước và kinh

tế tư nhân với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang dần thu hẹp lại nhưng

chậm hơn đối với khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, năm 2005, NSLĐ của khu

vực Nhà nước theo giá so sánh 2010 mới bằng 52,4% NSLĐ khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài, thì đến năm 2015 tỷ lệ này tăng lên bằng 73%; tương tự,

NSLĐ khu vực ngoài Nhà nước từ 9,8% lên 12,8%.

Có một điểm đáng lưu ý là mặc dù có mức NSLĐ thấp nhất nhưng khu

vực kinh tế tư nhân lại có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động ổn định theo

xu hướng tăng dần trong vòng 10 năm qua. Ngược lại, khu vực kinh tế FDI có

Page 5: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

tốc độ tăng trưởng NSLĐ đạt mức thấp và tương đối thất thường. Bên cạnh đó,

tăng trưởng NSLĐ của khu vực kinh tế nhà nước lại có xu hướng giảm mạnh từ

7% năm 2006 xuống còn 2,1% năm 2014 và tăng lên 10,5% năm 2015. NSLĐ

của khu vực kinh tế nhà nước tăng lên trong năm 2015 là do quá trình sắp xếp

cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh và thực hiện tinh giảm

biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2016b).

Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy NLSĐ của các

DNNNN thấp nhất trong khu vực doanh nghiệp năm 2014, chỉ đạt 168 triệu

đồng, so với 317 triệu đồng của các doanh nghiệp FDI và 732 triệu đồng của

DNNN. Tuy nhiên, trong thời gian từ 2001-2015, NSLĐ của các DNNNN đã

gia tăng đáng kể (5,6 lần), tăng cao hơn so với các doanh nghiệp FDI (3,1 lần)

nhưng thấp hơn so với các Doanh nghiệp Nhà nước (10,4 lần). Do vậy, khoảng

cách về NSLĐ giữa DNNNN được thu hẹp lại với các doanh nghiệp FDI nhưng

gia tăng so với các Doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian nói trên.

Số liệu tính toán mới nhất từ tổng điều tra doanh nghiệp 2014 cho thấy tỷ

suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp tư nhân là 1,7% năm 2014,

thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước (6%); Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn của các doanh nghiệp tư nhân là 1,2% năm 2014, cũng thấp hơn so với

doanh nghiệp nhà nước (2,8%).

1.5. Thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa

các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI; Khả năng hội nhập

quốc tế thấp (tham gia vào chuỗi giá trị ở công đoạn thấp hoặc không tham

gia) và ít gắn kết với đổi mới, sáng tạo (trình độ công nghệ thấp, thiếu đầu tư

cho nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo).

Kết quả điều tra đổi mới kỹ thuật công nghệ của 8.000 doanh nghiệp

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ năm 2009-2013 cho thấy chỉ có 8% số

doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, trong

đó chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn và vừa, DNNNN chủ yếu là quy mô nhỏ,

gần như không có điều kiện nghiên cứu đổi mới kỹ thuật công nghệ. Điều đó

cũng dễ lý giải bởi vốn bình quân 1 doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2014 chỉ

là 26 tỷ đồng, quá thấp, không đủ khả năng đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ

(Tổng cục Thống Kê, 2015a).

1.6. Có đóng góp lớn cho nền kinh tế về tạo việc làm, về ngân sách Nhà

nước, về tăng trưởng kinh tế và góp phần xóa đói, giảm nghèo nhưng chưa

thực sự tương xứng với tiềm năng.

Page 6: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

Về đóng góp về việc làm và xóa đói, giảm nghèo, số liệu thống kê cho

thấy tuyệt đại đa số lao động của Việt Nam trong 15 năm qua làm việc ở khu

vực kinh tế tư nhân (bao gồm các hộ gia đình và doanh nghiệp ngoài nhà nước).

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đóng góp 4% việc làm và khu

vực kinh tế Nhà nước là 10% trong năm 2015.

Sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp ngoài nhà nước trong những

ngành như xây dựng, dịch vụ (Bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe, vận tải hàng hóa và

hành khách, du lịch lữ hành, kinh doanh bất động sản), ngành công nghiệp chế

biến thâm dụng lao động đã đáp ứng yêu cầu cấp bách về giải quyết việc làm cho

một bộ phận đông đảo lao động trẻ nông thôn không có việc làm, vì những ngành

này có tỷ suất đầu tư thấp, nhưng lại thu hút nhiều lao động phổ thông không đòi

hỏi tay nghề cao (Tổng cục Thống Kê, 2015b). Các doanh nghiệp ngoài nhà

nước phát triển khá nhanh ở tất cả các vùng và các địa phương cũng đã đem lại

tác động lan tỏa tích cực về mặt kinh tế cũng như xã hội.

Với số lượng trên 4,7 triệu, hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đang

hoạt động ở khắp các địa bàn xã, phường trên phạm vi toàn quốc, không những

đã huy động được nguồn nội lực khá lớn cho phát triển kinh tế của đất nước mà

còn làm giúp giảm bớt sự chênh lệch về trình độ kinh tế và xã hội giữa các vùng,

miền, các địa bàn trong cả nước, nhất là những nơi mà các doanh nghiệp không

muốn hoặc không thể đầu tư, như miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa (GSO,

2016).

Với trên 7,9 triệu lao động làm việc, hộ sản xuất kinh doanh phi nông

nghiệp không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo trực tiếp

cho chính những người sở hữu, quản lý và làm việc ở khu vực này mà còn gián

tiếp cải thiện cuộc sống cho những người có thu nhập thấp, người nghèo ở cả

khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, số liệu cũng cho thấy

đóng góp tích cực của các trang trại đối với việc làm và xóa đói giảm nghèo ở

khu vực nông thôn trong thời gian qua. Theo Tổng cục Thống kê (2016) tính tới

1/7/2016, các trang trại đã sử dụng 134,7 nghìn lao động làm việc thường xuyên.

Trong đó, lao động của hộ chủ trang trại là 75,8 nghìn người, chiếm 56,3% tổng

số lao động, còn lại là lao động thuê mướn thường xuyên.

Về đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và ngân sách Nhà nước, số liệu

thống kê cho thấy khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp và hộ

kinh doanh cá thể, đóng góp khoảng 40% GDP trong thời gian 15 năm qua. Tuy

nhiên, phần lớn khoản đóng góp này đến từ khu vực kinh tế cá thể (30%) và chỉ

Page 7: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

khoảng 8%-10% GDP được đóng góp bởi các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Điều đó cho thấy khu vực DNNNN còn rất nhỏ bé. Khu vực kinh tế Nhà nước

đóng góp vào GDP đã giảm gần 10 điểm phần trăm trong thời gian kể trên,

trong khi đó khu vực kinh tế FDI có đóng góp vào GDP khoảng 18% năm 2015,

tăng gần 3 điểm phần trăm trong thời gian từ 2005 tới 2015.

Bên cạnh đó, các DNNNN có đóng góp ngày càng tăng cho nguồn thu

ngân sách nhà nước. Tỷ trọng đóng góp của các DNNNN vào thu ngân sách từ

toàn bộ các doanh nghiệp đã tăng từ 10% vào năm 2000 lên 33% vào năm 2014.

Trong khi đó, tỷ trọng này của khối DNNN đã giảm từ 50,6% xuống còn 39%

trong cùng thời gian kể trên (GSO, 2015).

Tuy nhiên, nghiên cứu tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả kinh

doanh và việc làm của các doanh nghiệp ở Việt Nam dựa vào phân tích hồi quy

sử dụng bộ dữ liệu bảng về tổng điều tra doanh nghiệp từ 2007-2014 cho thấy

với quy mô vốn và lao động tương đương với doanh nghiệp nhà nước và doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các DNNNN không hề thua kém hơn về

hiệu quả tài chính, doanh thu và tạo việc làm mà thậm chí doanh nghiệp tư nhân

còn đạt hiệu quả cao hơn cả ở ba chỉ số này. Cụ thể, việc phân tích hồi quy cho

thấy các DNNNN có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao hơn các doanh nghiệp

Nhà nước và doanh nghiệp FDI là 5,4% và 4,5%, và hiệu quả tạo việc làm cao

hơn doanh nghiệp Nhà nước là 1,6% và doanh nghiệp FDI là 6%. Điều đó cho

thấy, nếu khu vực doanh nghiệp này lớn mạnh về quy mô thì rất có thể các

doanh nghiệp này sẽ có hiệu quả vượt trội và đóng góp nhiều hơn nữa cho nền

kinh tế Việt Nam.

Nói tóm lại, mặc dù đã có sự phát triển không ngừng nhưng khu vực

kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn chưa chưa phát huy được hết được tiềm

năng của mình để thực sự đóng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh

tế. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do khu vực này vẫn đang

phải đối mặt với nhiều rào cản cả về tư duy lý luận lẫn khung khổ pháp luật,

điều tiết, cơ chế chính sách và thực thi cơ chế chính sách trên thực tế cũng

như môi trường kinh doanh và năng lực nội tại của chính khu vực này.

2. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ

NHÂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Các rào cản có liên quan đến tư duy lý luận và nhận thức đối với

sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân

Page 8: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

Có thể khẳng định rằng, kể từ khi đổi mới đến nay, đường lối và quan

điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân luôn nhất quán, luôn được hoàn

thiện, đổi mới và những hoàn thiện đổi mới này đã đóng vai trò quyết định trong

việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực này với những đóng góp lớn cho xã hội

và nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu

và hoàn thiện nhằm đạt được sự thống nhất cao về tư tưởng và qua đó là chỉ đạo

thực hiện. Cụ thể là nội hàm của tính xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường,

kinh tế nhà nước là chủ đạo…nói rộng hơn là xác định rõ vai trò của nhà nước

và thị trường trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chưa có được

sự thống nhất cao về nội hàm của những vấn đề kể trên sẽ dẫn đến nguy cơ thực

hiện sai lệch, thậm chí lạm dụng trên thực tế, tạo ra sự bất bình đẳng và lợi ích

nhóm cũng như khó xây dựng được một môi trường và hệ sinh thái khuyến

khích khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.

2.2. Các rào cản có liên quan đến khung khổ pháp luật cho sự phát

triển khu vực kinh tế tư nhân

Việt Nam đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành nhiều đạo luật từ các bộ luật

dân sự, đến các luật Thương mại, Ngân hàng, Đầu tư nước ngoài, Doanh

nghiệp…Nhưng cho đến nay, hệ thống thể chế và pháp luật của Việt Nam theo

yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vẫn còn chưa hoàn

thiện và đầy đủ. Trong những năm qua số lượng văn bản pháp luật tăng nhanh

trong khi chất lượng của nhiều văn bản chưa đảm bảo; việc lấy ý kiến công

chúng tuy có được cải thiện nhưng chưa thực sự thay đổi về chất; bản thân nước

ta vẫn thiếu một cơ quan đầu mối, các công cụ, tiêu chí kiểm soát chất lượng

văn bản pháp luật. Trong khi đó, cơ quan Nhà nước vẫn thường áp dụng biện

pháp ban hành quy định hoặc biện pháp hành chính để xử lý phát sinh mà chưa

chú trọng tới các giải pháp thị trường, đặc biệt là vẫn tồn tại tình trạng luật

khung, luật ống nên khó đi vào cuộc sống.

Theo Báo cáo Việt Nam 2035 (Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, 2016), trở ngại lớn nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn là

môi trường pháp lý vẫn chưa thực sự hoàn thiện theo nguyên tắc pháp quyền.

Còn nhiều quy định chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo, dẫn

tới tình trạng các cơ quan thừa hành và các doanh nghiệp lúng túng trong việc

chấp hành luật.

2.3. Các rào cản liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh

Page 9: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

Một là, rào cản về gia nhập thị trường, quyền tự do kinh doanh chưa

được tôn trọng đầy đủ4; môi trường kinh doanh chưa thực sự bảo đảm cạnh

tranh công bằng, lành mạnh; việc gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường còn

nhiều rào cản. Mặc dù đang có nhiều cải thiện trong những năm gần đây nhưng

môi trường Kinh doanh Việt Nam vẫn chưa đạt trung bình ASEAN 4 về điểm

số và thứ hạng.

Hai là, rào cản đối với tiếp cận thông tin và nguồn lực (vốn, đất đai).

Doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ thường gặp khó khăn hơn trong tiếp cận

thông tin so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước với quy mô lớn.5 Các doanh

nghiệp tư nhân cũng luôn gặp phải vấn đề khó khăn trong tiếp cận đất đai và

mặt bằng cho sản xuất kinh doanh. Một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp chưa nhận

được giấy chứng nhận quyển sử dụng đất.6

2.4. Các rào cản có liên quan đến việc thực thi các quy định đối với

hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân

Mặc dù thời gian qua, một số Bộ, ngành đã có những cải cách tích cực về

các quy định liên quan như thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, thuế, hải

quan, bảo hiểm xã hội,... nhưng thực tế cho thấy vẫn còn khoảng cách lớn giữa

quy định và thực thi các luật này. Ví dụ cụ thể là mặc dù luật Doanh nghiệp và

Luật Đầu tư 2014 đã có nhiều bước cải cách nhưng vẫn còn khá nhiều rào cản

dưới luật gắn với các quy định về điều kiện kinh doanh như các “giấy phép con”.

Trong số 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành, nghề

đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư thì có đến 2.833

điều kiện hiện đang được quy định tại các văn bản được ban hành không đúng

thẩm quyền, bao gồm cả các văn bản được ban hành trước và sau khi Luật Đầu

tư có hiệu lực thi hành. Đáng lưu ý là sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành,

một số Bộ vẫn tiếp tục ban hành, soạn thảo các Thông tư quy định về điều kiện

kinh doanh. Chính vì lý do trên, Trong báo cáo môi trường kinh doanh 2017,

đáng chú ý là chỉ số Khởi sự kinh doanh giảm 10 bậc và ở thứ hạng thấp (từ vị

trí 111 xuống vị trí 121), là chỉ số có mức giảm bậc nhiều nhất trong bảng xếp

hạng môi trường kinh doanh 2017 của Việt Nam.

4 Ví dụ việc quán cà phê “xin chào” đã bị hình sự hóa quan hệ kinh doanh, đi kèm với đó là những biểu hiện

gây khó dễ, ngăn cản quyền đăng ký kinh doanh và tổ chức kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp này của các cơ

quan chính quyền địa phương. 5Trung bình, giai đoạn 2011-2015, chỉ có 40% doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân

hàng; tỷ lệ này ở doanh nghiệp tư nhân nhỏ là 62%, vừa là 74% và lớn là 81%. 6năm 2015,54% doanh nghiệp siêu nhỏ, 56% doanh nghiệp nhỏ và 71% doanh nghiệp quy mô vừa; còn với các

doanh nghiệp quy mô lớn 87% có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Page 10: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

Một trong những vướng mắc, bất cập lớn hiện nay trong thể chế, pháp

luật gắn với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là về quy định quản lý,

kiểm tra chuyên ngành còn rất phiền hà cho doanh nghiệp, thời gian thực hiện

các thủ tục này vẫn còn kéo dài, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp tăng cao.

Điều này đặc biệt đã gây trở ngại cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc đầu

tư, mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm tăng chi phí của doanh

nghiệp7. Chính vì các vấn đề trên, các chỉ số liên quan đến thể chế hỗ trợ hoạt

động hiệu quả của doanh nghiệp trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2017 của

Việt Nam không những không tăng mà còn có xu hướng giảm, cụ thể là các chỉ

số Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, và Tiếp cận tín dụng (mỗi chỉ

số giảm 3 bậc).

Theo kết quả điều tra PCI 2015, có tới 74% doanh nghiệp từng đón tiếp

các đoàn thanh kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực trong năm vừa qua. Điều đó

làm gia tăng lo ngại rằng: Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, gánh nặng về

thanh kiểm tra càng cao. Chi phí thực hiện thủ tục hành chính tăng, rủi ro tăng

lên khi quy mô tăng có thể là một nguyên nhân khiến các DNNNN nhỏ và vừa ở

Việt Nam “ngại lớn” và chuyển sang các hoạt động phi chính thức (Đậu, 2016).

2.5. Các rào cản liên quan đến chi phí không chính thức

Việc phải trả các khoản chi phí không chính thức là một gánh nặng lớn

mà các DNNNN phải đối mặt ở Việt Nam.8 Giá trị của các khoản chi phí không

chính thức so với doanh thu của các DNNNN cũng tương đối lớn. Bên cạnh đó,

một tỉ lệ tương đối lớn doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ (khoảng 65%) và doanh

nghiệp vừa (62%) cho rằng có “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục

hành chính cho doanh nghiệp”.

2.6. Các rào cản có liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế

chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân trong tương quan so sánh với

khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực FDI

Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn được hưởng nhiều những ưu ái từ

Nhà nước. Những ưu ái này tạo ra những méo mó thị trường, hậu quả là nguồn

7 Một ví dụ cụ thể là theo một doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu mặt hàng bột mì, phụ gia thực phẩm để sản xuất

hàng thủy sản XK, tổng chi phí cho kiểm tra chuyên ngành đối với những mặt hàng này khoảng 1 tỷ đồng/năm,

chiếm 2- 3% giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, các chi phí thử nghiệm hiệu suất năng lượng hàng chục triệu

đồng/mặt hàng và hàng trăm triệu đồng/lô hàng có nhiều mặt hàng; chi phí vận chuyển hàng hóa (có mặt hàng

Bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định duy nhất 01 tổ chức kiểm định); chi phí lưu kho, lưu bãi; chi phí thời

gian thử nghiệm (hàng tháng) và thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng và các chi phí cơ hội khác,…

862% doanh nghiệp siêu nhỏ, 68% doanh nghiệp nhỏ thấy chi trả chi phí không chính thức là thường xuyên. Với

các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, con số này lần lượt là 70% và 69%.

Page 11: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

lực chưa được bố trí vào nơi sử dụng hiệu quả nhất. Doanh nghiệp nhà nước,

ngoài ưu thế được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, vẫn được tạo điều kiện thuận

lợi hơn nhiều so với doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp nhận các nguồn vay

từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng; có ưu thế lớn hơn nhiều trong việc tiếp cận

đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực

độc quyền nhà nước như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ công ích thiết yếu, cơ

chế định giá chưa theo cơ chế thị trường, và tính minh bạch trong cơ chế giá còn

thấp, tạo ra sự bất bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân muốn tham gia vào

các thị trường này. Các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng được hưởng

rất nhiều ưu đãi về cả yếu tố đầu ra (ưu đãi thuế quan) và yếu tố đầu vào (ưu đãi

về đất đai, tiếp cận vốn, v.v.); chưa có doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nào

được hưởng mức miễn giảm vượt những ưu đãi này9.

Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại chịu áp lực

cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh hội

nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn vẫn hoạt

động ở thị trường nội địa; năng lực cạnh tranh yếu chưa tham gia được vào

chuỗi giá trị toàn cầu. Năm 2015, chỉ có 3% doanh nghiệp siêu nhỏ, 4% doanh

nghiệp nhỏ và gần 9% doanh nghiệp quy mô vừa có khách hàng nước ngoài.

Một nghiên cứu định lượng của các giảng viên trường Đại học Kinh tế-

ĐHQGHN10 đã chỉ ra rằng áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

đã làm phá sản hoặc buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam phải lui

về các ngành thâm dụng lao động với năng suất thấp.

2.7. Các rào cản có liên quan đến hoạt động của bộ máy quản lý nhà

nước đối với khu vực kinh tế tư nhân

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân

còn nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả và nặng về cơ chế xin-cho. Theo bộ

chỉ số xếp hạng quản trị quốc gia của Ngân hàng thế giới, chỉ số Hiệu quả chính

quyền của Việt Nam dù có sự cải thiện nhưng vẫn luôn nằm dưới điểm trung

9Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) có vốn đầu tư khoảng 670 triệu USD, sản xuất điện

thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10%, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong

4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục giảm 50% thuế thu nhập doanh

nghiệp trong 3 năm sau đó (ưu đãi vượt khung), giải phóng mặt bằng và đảm bảo điện nước. Ưu đãi trên tiếp tục

được áp dụng cho dự án của Samsung tại Thái Nguyên. Trong khi đó, Tập đoàn Viettel của Việt nam cũng đề

xuất được hưởng ưu đãi thuế 10% cho thu nhập từ sản xuất điện thoại nhưng lại bị các cơ quan chức năng từ

chối. 10 Doan, Tinh, Nguyen, Son, Vu, Huong, Tran, Tuyen, & Lim, Steven. (2015). Does rising import competition

harm local firm productivity in less advanced economies? Evidence from the Vietnam's manufacturing sector.

The Journal of International Trade & Economic Development(ahead-of-print), 1-24.

Page 12: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

bình của thế giới. Xét về tổng thể, Việt Nam vẫn xếp hạng dưới mức trung bình

của thế giới về năng lực quản trị quốc gia.

2.8. Các rào cản do năng lực nội tại thấp và trong nhiều trường hợp,

văn hóa kinh doanh còn nhiều bất cập

Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư

nhân trong nước cũng bộc lộ nhiều hạn chế là: các doanh nghiệp chủ yếu có quy

mô nhỏ và vừa, nguồn lực tài chính, trình độ trang bị kỹ thuật và năng lực cạnh

tranh thấp kém; nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ tiểu chủ, cá thể thực

hiện kinh doanh theo kiểu tình huống ngắn hạn, chưa có tầm nhìn, chiến lược

kinh doanh dài hạn; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước còn hạn

chế. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa có được một đội ngũ doanh nhân

lớn mạnh; mới chỉ được phát triển mạnh trong những năm đổi mới vừa qua,

thiếu kinh nghiệm trong thương trường quốc tế và chưa được đào tạo cơ bản về

quản lý sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, một bộ phận doanh nhân còn hạn chế

về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý,

khả năng cạnh tranh và hội nhập. Một số doanh nhân còn thiếu văn hóa kinh

doanh và trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm tăng thêm

các tiêu cực xã hội (Nguyễn & Trần, 2014a).

Ngoài ra, hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự

hiệu quả, chưa thực sự giúp đỡ được các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên,

theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 70%

doanh nghiệp còn chưa tham gia hiệp hội thấy không thật sự cần thiết phải tham

gia do hiệp hội chưa làm tốt vai trò đại diện của mình, chưa bảo vệ được quyền

và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, bảo vệ môi trường kinh doanh, quyền

tự do kinh doanh, bảo vệ cạnh tranh, xúc tiến mậu dịch.

3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XÓA BỎ CÁC RÀO CẢN VÀ THÚC

ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG

THỜI GIAN TỚI

3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện lý luận và thống nhất về nhận thức

Một là, nhận thức rõ hơn về chức năng của Nhà nước và thị trường trong

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng XHCN là điều kiện tiên quyết để tạo lập môi trường thuận lợi cho kinh

tế tư nhân phát triển. Trước hết, cần phân định rõ vai trò của Nhà nước và thị

trường cũng như làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh

tế. Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội không phải là sự tranh

Page 13: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

chấp với thị trường, mà là kiến tạo thị trường qua việc xây dựng hạ tầng kinh tế, kỹ

thuật “cứng” và hạ tầng kinh tế, kỹ thuật “mềm” cho nền kinh tế, làm cho thị

trường hoạt động tốt hơn. Thước đo tốt nhất để đánh giá vai trò của nhà nước là

mức độ lành mạnh của thị trường.

Hai là, phân định rõ hơn chức năng, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước

và khu vực kinh tế tư nhân. Đại hội lần thứ XII đã khẳng kinh tế tư nhân là “một

động lực quan trọng của nền kinh tế”11; nếu xét về số lượng doanh nghiệp, giải

quyết việc làm, giá trị tài sản cố định, doanh thu và nguồn vốn, đến nay kinh tế tư

nhân đã là khu vực lớn nhất của nền kinh tế. Mục tiêu đặt ra là tạo điều kiện, dỡ

bỏ các rào cản, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển, thực sự đóng vai trò là

một động lực quan trọng của nền kinh tế, tiến tới trở thành động lực quan trọng

nhất của nền kinh tế nước ta. Nếu được khẳng định một cách chính thức, luận

điểm này sẽ cổ vũ mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, tạo sức sống và đột phá phát

triển đất nước ta trong giai đoạn tới.

Cần nhấn mạnh và làm rõ rằng, việc xác định: “kinh tế nhà nước giữ vai

trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”12

không hàm ý sự phân biệt đối xử: “vai trò chủ đạo” so với “động lực quan

trọng”, mà với ý nghĩa là tùy thuộc vào chức năng của mỗi khu vực kinh tế để

xác định vị trí, chỗ đứng của chúng. Cần thực hiện nguyên tắc: những gì tư

nhân có thể làm tốt thì để cho khu vực tư nhân làm; Nhà nước cần thoái vốn tối

đa trong lĩnh vực kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Khu vực kinh tế tư nhân cần

trở thành động lực quan trọng nhất trong tất cả lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

trên thị trường – những nơi khu vực kinh tế nhà nước không nên tham gia hoặc

chỉ nên tham gia rất hạn chế (theo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng với khu vực

kinh tế tư nhân) vì không thuộc chức năng chính của mình. Điều này hoàn toàn

phù hợp với chủ trương: “khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô

trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm”.13

Ba là, trong 30 năm đổi mới,việc hình thành và đa dạng hóa các hình thức

sở hữu đã quy định các thành phần kinh tế tương ứng. Tuy nhiên, nhận thức về chế

độ sở hữu và thành phần kinh tế hiện còn chưa thật phù hợp với nền kinh tế thị

11 Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội lần thứ XII, Văn phòng trung ương đảng, Hà nội, Tr.103 12Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội lần thứ XII, Văn phòng trung ương đảng, Hà nội, Tr.103 13Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X),

Phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 149

Page 14: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

trường hiện đại.14 Cách phân chia “thành phần kinh tế” mang nặng tư duy phân

biệt đối xử và suy nghĩ của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung tỏ ra không còn phù hợp

với thực tiễn, trong chính sách quản lý và điều hành nền kinh tế và với tiến trình

hội nhập quốc tế của đất nước ta.

3.2. Nhóm giải pháp thiết lập nền tảng cơ bản cho khu vực kinh tế tư

nhân phát triển

Một là, tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới

mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại

nền kinh tế, dịch chuyển từ phát triển các lĩnh như khai thác tài nguyên, bất

động sản,…sang các lĩnh vực sản xuất công nghệ, nông nghiệp và dịch vụ mà

Việt Nam có thế mạnh, như du lịch… Cần tạo điều kiện cho khu vực tư nhân

tham gia vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, tham gia rộng rãi vào quá trình cổ

phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, hưởng các ưu đãi về lãi suất, vay vốn, đào

tạo, thuế, thuê mặt bằng, thủ tục hành chính…khi tham gia vào những lĩnh vực

sản xuất, kinh doanh mới.

Hai là, hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn lực để các nguồn lực được huy

động và sư dụng có hiệu quả cao, nhất là các nguồn lực của nhà nước. Cần có

những giải pháp đột phá để chấm dứt cơ chế xin–cho trong phân bổ nguồn lực nhà

nước; quản lý ngân sách nhà nước một cách chặt chẽ minh bạch từ trung ương tới

địa phương và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các dự án phát triển của nhà

nước; tăng cường trách nhiệm của người đề xuất, người phê duyệt và người quản

lý, thực hiện dự án, công khai minh bạch trong quá trình đấu thầu, tránh việc lợi

dụng các quan hệ thân hữu để đạt được gói thầu, vay vốn nhà nước; đơn giản hóa

các thủ tục hành chính trong khoa học, thực hiện cải cách hệ thống và nội dung

giáo dục một cách cơ bản theo hướng gắn với thực tiễn; hoàn thiện thị trường các

yếu tố sản xuất.

Ba là, tạo lập môi trường thực sự bình đẳng, dỡ bỏ các rào cản cho khu vực

kinh tế tư nhân phát triển. Đoạn tuyệt hoàn toàn những phân biệt đối xử trên thực

tế với khu vực kinh tế tư nhân; không để tiếp diễn tình trạng “vừa đá bóng, vừa

thổi còi”, một bộ dành những ưu đãi về mặt chính sách cho các doanh nghiệp nhà

nước do mình quản lý. Đẩy mạnh cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp nhà nước

đang thực hiện chức năng “kinh doanh”, để tạo cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân 14Nước ta khẳng định có ba chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trong khi đó về

lý luận, cũng như về thực tiễn thế giới chỉ có hai chế độ sở hữu là công hữu và tư hữu, tồn tại với nhiều hình

thức khác nhau.

Page 15: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

tham gia. Bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu tư nhân về tài sản để các doanh nghiệp tư

nhân yên tâm kinh doanh lâu dài, phát triển một cách lành mạnh. Đặc biệt, cần tập

trung xử lý những vướng mắc trong quyền sử dụng đất đai đang tạo ra tình trạng

tham nhũng, trục lợi trong quản lý đất công, điểm nghẽn trong tích tụ ruộng đất để

phát triển nông nghiệp, giải phóng mặt bằng để phát triển kết cấu hạ tầng, định giá

tài sản trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu và thế chấp vay

vốn ngân hàng.v.v... chấm dứt việc hình sự hóa các vụ tranh chấp kinh doanh trái

pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, dỡ bỏ các bất cập, cản trở đối

với hoạt động kinh doanh, giảm gánh nặng về thuế, phí, gánh nặng chi phí không

chính thức cho doanh nghiệp;cải thiện chất lượng dịch vụ công đáp ứng các tiêu

chí về tính minh bạch, có trách nhiệm, tích hợp liên ngành, có sự đánh giá thường

xuyên của khách hàng. Tháo gỡ rào cản về vốn cho doanh nghiệp, phát triển thị

trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các

doanh nghiệp; đa dạng hoá các sản phẩm và mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư tài

chính nước ngoài trên thị trường.

Bốn là, nâng cao chất lượng thể chế và quản trị của khu vực kinh tế tư nhân.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, hình thành một đội ngũ doanh nhân có

trách nhiệm với xã hội, chấp nhận những chuẩn mực trong sạch, minh bạch, nói

“không” với nạn hối lộ, tham nhũng trong kinh doanh. Ngoài ra, cần thông qua các

chương trình đào tạo doanh nhân về kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp để

có thể thực hành được những mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại.

Năm là, xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia đặt trọng

tâm vào phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích áp dụng công nghệ và nuôi dưỡng

đổi mới sáng tạo. Chính sách công nghiệp cần tạo ra bầu không khí hợp tác giữa

Chính phủ và khu vực tư nhân hơn là chỉ đơn thuần cung cấp các ưu đãi tài chính;

cần phải dựa vào cả ‘cà rốt’ (các ưu đãi) và ‘cây gậy’ (các biện pháp hành chính)

để hướng khu vực tư nhân vào những lĩnh vực được xác định cần ưu tiên phát triển

và cần được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm giải trình, và mở

rộng cho tất cả các bên có liên quan có thể tham gia. Có các chính sách giúp tăng

cường liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và khu vực nước ngoài

sư dụng nhiều công nghệ. Để kết nối được với các tập đoàn đa quốc gia (TNC),

Việt Nam cần thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghệ, tạo điều kiện cho sự

hình thành và phát triển hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo. Cần hướng khu vực

kinh tế tư nhân tập trung phát triển vào: nhóm ngành công nghệ như công nghệ

thông tin và truyền thông, các lĩnh vực ứng dụng số hóa và tự động hóa; nhóm

Page 16: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

ngành dịch vụ như hậu cần, du lịch, đào tạo nghề online, một số lĩnh vực y tế, điều

dưỡng; nhóm ngành nông nghiệp như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế

biến nông sản, các loại hình dịch vụ mới như nông nghiệp kết hợp với du lịch và

nhóm ngành năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, hải lưu, năng lượng gió…).

Sáu là, Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực để nâng cao tính sẵn

sàng về công nghệ cho khu vực tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp. Phát triển các hệ

thống kết cấu hạ tầng xương sống như mạng thông tin, internet, giao thông, v.v...;

xây dựng các trung tâm kiểm định, hệ thống thương hiệu và cấp chứng chỉ sản

phẩm cho khu vực kinh tế tư nhân; xây dựng những “thành phố đáng sống”, những

đặc khu kinh tế có mức độ tự do và tự chủ cao, kết nối với hệ thống đô thị toàn

cầu, là nơi thu hút nhân tài đến sinh sống, khởi nghiệp và làm việc. Đổi mới căn

bản hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó gắn giáo dục-đào tạo với hoạt động

thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, có định hướng

ưu tiên về chính sách và các nguồn lực cho các ngành khoa học, công nghệ, cơ khí,

toán (STEM); đặc biệt chú trọng đào tạo nghề và đào tạo nhân tài. Việt Nam cần

có những trường đại học kỹ thuật và công nghệ có đẳng cấp, kết nối tốt với khu

vực doanh nghiệp, tập trung vào đào tạo các ngành nghề liên quan đến các công

nghệ mũi nhọn như STEM, robotic, kinh tế xanh, internet kết nối vạn vật, thiết kế

trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, năng lượng và vật liệu mới...; cần tạo dựng văn hóa

sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà

trường, hình thành ý chí tự thân lập nghiệp, giúp giới trẻ có năng lực sáng tạo để

sẵn sàng cho tương lai.

Bảy là, thiết lập nền quản trị quốc gia tốt, thực hiện chính phủ liêm chính,

kiến tạo và phục vụ phát triển. Xây dựng hệ thống dịch vụ công hiệu quả; cải cách

mô hình cung ứng dịch vụ công theo hướng tăng cường sự tham gia của khu vực tư

nhân và cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp, xét xư, bảo vệ

quyền sở hữu tài sản, tạo điều kiện cho tiến hành các thủ tục phá sản doanh nghiệp

theo tinh thần thượng tôn pháp luật; đảm bảonguyên tắc toà án độc lập có hiệu

lực trên thực tế, bảo vệ công lý. Tiếp tục đa dạng hoá, mở rộng các dịch vụ như:

luật sư, tư vấn kinh doanh, trọng tài...

Tám là, xây dựng bộ máy hành chính có trách nhiệm giải trình đối với

công chúng, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề lợi ích nhóm đối với

chính sách. Áp dụng mạnh mẽ chính phủ số ở mọi lĩnh vực để giảm thiểu và

hiện đại hóa thủ tục hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng cường tính minh

bạch và tiếp nhận được sự phản hồi của người dân. Thiết lập các cơ chế đối

Page 17: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

thoại liên tục nhằm giám sát nền hành chính công và dỡ bỏ những rào cản, bất

cập xuất hiện trong quá trình thực thi chính sách. Đảm bảo nguyên tắc hoạt

động độc lập của kiểm toán, thanh tra, ngân hàng trung ương, thống kê... Xử lý

nạn tham nhũng, quan liêu một cách quyết liệt.

3.3. Nhóm giải pháp đối với từng nhóm đối tượng của khu vực kinh

tế tư nhân

3.3.1. Đối với nhóm doanh nghiệp lớn. Cần một chính sách công nghiệp phù

hợp với vai trò kiến tạo, định hướng của nhà nước để tạo môi trường cho việc hình

thành các doanh nghiệp tư nhân lớn hoạt động trong những ngành nghề mới, đặc

biệt là các lĩnh vực dựa vào công nghệ. Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư

nhân lớn đã có như FPT, cần đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước

như Viettel và VNPT; các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam cần xây dựng

một lộ trình để phát hành cổ phiếu thành công trên thị trường chứng khoán quốc tế

và cần một chiến lược hướng vào xuất khẩu thay vì tập trung vào một số ngành

then chốt được bảo hộ nội địa, mua lại một số thương hiệu có tiếng ở nước ngoài.

3.3.2. Đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần thiết lập các cụm liên

kết ngành sản xuất linh kiện đòi hỏi quy mô đầu tư vốn vừa phải và độ tinh vi công

nghệ ở mức trung bình. Chính phủ và chính quyền địa phương cần định hướng, tập

trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng cụm liên kết ngành điện tử, công nghệ thông tin,

chế biến lương thực, thực phẩm, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

trong những lĩnh vực này. Mở rộng quy mô, hoàn thiện quy chế của các quỹ hỗ trợ

phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; mở rộng đối tượng, phạm vi của cơ chế bảo

lãnh tín dụng. Chuẩn hoá các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán, các tiêu chí đánh giá

và định mức tín nhiệm doanh nghiệp để giảm mức độ rủi ro của các khoản cho vay

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát huy vai trò tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp

trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong các hoạt động liên

kết doanh nghiệp, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm,...

3.3.3. Đối với nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp: Khuyến khích, động viên, cổ

vũ tinh thần khởi nghiệp; thúc đẩy khởi nghiệp trở thành phong trào sâu, rộng

trong xã hội, coi trọng tính hiệu quả, tránh hình thức, coi trọng chất lượng hơn số

lượng. Thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, giúp các doanh

nhân vượt qua rào cản về vốn, rủi ro, nguồn nhân lực...để hiện thực hóa các ý

tưởng. Nhà nước tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo thuận lợi

cho việc thành lập, hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm; thực hiện nhiều hình thức

đối tác công-tư, kết hợp nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước với nguồn vốn đầu tư của

Page 18: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

tư nhân để cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cần giảm thiểu

thủ tục hành chính, giảm thuế, tạo điều kiện cho các khu vực làm việc chung, vườn

ươm doanh nghiệp và các tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật, kế toán, kiểm

toán, định giá tài sản, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương

mại... cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển mạnh.

3.3.4. Đối với khu vực phi chính thức15.

Các cơ quan nhà nước, một mặt, không thúc ép các cơ sở sản xuất kinh

doanh phi chính thức phải chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân bằng biện

pháp hành chính thay vì tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của bản thân

các cơ sở này; mặt khác, cần cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ khu vực

này phát triển. Phải giảm gánh nặng về thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra,

chi phí không chính thức, thuế cho các hộ sản xuất kinh doanh; tạo thuận lợi

cho các hộ thuê mướn, tuyển dụng, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động, bảo

hiểm thất nghiệp, hỗ trợ thích đáng khu vực phi chính thức trong đào tạo nghề,

nhất là đào tạo ngắn hạn, đào tạo gắn với nhu cầu công việc.

3.3.5. Đối với nhóm doanh nghiệp trong nông nghiệp và ở nông thôn.

Để tạo đột phá phát triển, phải chuyển từ mô hình sản xuất nông nghiệp

khép kín, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang mô hình sản

xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt động theo

cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Để tạo điều kiện cho

tích tụ ruộng đất, cần dỡ bỏ hạn điền, có cơ chế tạo thuận lợi để người nông dân

cho thuê đất nông nghiệp một cách lâu dài; chính quyền địa phương cần hỗ trợ các

doanh nghiệp trong việc thuê đất từ các hộ nông dân nhỏ lẻ. Cần có sự liên kết,

hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp, nhà khoa học và

người nông dân để giúp tháo gỡ, xử lý những khó khăn mà tự người nông dân hoặc

tự doanh nghiệp khó làm được. Tiếp tục đổi mới mô hình kinh tế tập thể trong

nông nghiệp và nông thôn theo hướng quy tụ nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm, phối

hợp trong các khâu dịch vụ, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả và hoạt

động theo cơ chế thị trường. Đẩy mạnh liên kết nông nghiệp – công nghiệp; xây

dựng các cụm nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ ở nông thôn, chú trọng vai trò

của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ xanh và công nghệ sạch,

nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp.

15 gồm tất cả các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch

vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh) và không thuộc ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản; nói một cách khác khu vực này gồm các hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,

phi chính thức

Page 19: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2014). Sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Hà

Nội: NXB Thống Kê.

2. CIEM. (2010). Phát triển kinh tế tư nhân. Hà Nôi, Việt Nam: Viện Nghiên cứu và Quản

lý kinh tế Trung Ương.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung

ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới

(khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đậu, Tuấn Anh. (2016). Doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân Việt Nam kinh doanh trong

chật vật. Paper presented at the Diễn đành Kinh tế Việt Nam 2016, Hà Nội, Việt Nam.

8. Doan, Tinh, Nguyen, Son, Vu, Huong, Tran, Tuyen, & Lim, Steven. (2015). Does rising

import competition harm local firm productivity in less advanced economies? Evidence from

the Vietnam's manufacturing sector. The Journal of International Trade & Economic

Development(ahead-of-print), 1-24.

9. GSO. (2016). RESULTS OF A SURVEY ON NON-FARM INDIVIDUAL BUSINESS

ESTABLISHMENTS 2015. Hanoi, Vietnam: Statistical Publishing House.

10. H Thanh. (2016). Vì sao 70% doanh nghiệp không muốn tham gia hiệp hội?, from

http://cand.com.vn/doanh-nghiep/Vi-sao-70-doanh-nghiep-khong-muon-tham-gia-hiep-hoi-

343998/

11. Nguyễn Xuân Thắng (2016), Một số luận điểm mới về phát triển kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 19 tháng 9

12. Nguyễn, Sơn Hồng, & Trần, Tuyến Quang. (2014a). Báo cáo tổng kết 30 năm công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà

Nội.

13. Nguyễn, Sơn Hồng, & Trần, Tuyến Quang. (2014b). Nâng cao mức sống dân cư trong

tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: thành tựu và những thách thức đặt ra.

Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, 30(1), 10-18.

14. Tổng cục Thống Kê. (2015a). Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005

– 2014. Hà Nội, Việt Nam: NXB Thống Kê.

15. Tổng cục Thống Kê. (2015b). Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

giai đoạn 2010-2014. Hà Nội, Việt Nam: NXB Thống Kê.

16. Tổng Cục Thống Kê. (2016a). Báo cáo kết quả điều tra sơ bộ nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản. Hà Nội, Việt Nam: Tổng Cục Thống Kê.

17. Tổng cục Thống Kê. (2016b). Năng suất lao động Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp. Hà

Nội, Việt Nam: Tổng cục Thống Kê.

18. Tran, Tuyen Quang, Vu, Huong Van, Doan, Tinh Thanh, & Tran, Hiep Duc. (2016).

Corruption, provincial institutions and firm performance: evidence from Vietnam. Estudios

de Economia, 43(2), 1-23.

19. Tuyen, Nguyen. (2016). Hơn 93% doanh nghiệp phá sản có quy mô vốn 10 tỷ đồng. from

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/hon-93-doanh-nghiep-pha-san-co-quy-mo-von-10-ty-dong-

20161128132950874.htm

Page 20: PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: Nh ng …bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh_te_tu... · trong khu vực phi chính thức, một

20. Van, Huong Vu. (2014). Export participation, employee benefits and firm performance:

the evidence from Vietnam's manufacturing SMEs. (PhD), The University of Waikato,

Hamilton, New Zealand.

21. VCCI & USAID. (2015) Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015. Hà Nội: Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

22. Vu, Huong, Tran, Tuyen Quang, Nguyen, Tuan, & Lim, Steven. (2016). Corruption,

Types of Corruption and Firm Financial Performance: New Evidence from a Transitional

Economy. Journal of Business Ethics, 1-12. doi: 10.1007/s10551-016-3016-y

23. WB. (2012). 2012 Vietnam poverty assessment - Well begun, not yet done : Vietnam's

remarkable progress on poverty reduction and the emerging challenges. Washington DC: The

World Bank.