phÁt triỂn ĐÔ thỊ thÔng minh Ở viỆt...

21
PGS.TS Hoàng Vĩnh Hưng* Tóm tắt: Thành phố thông minh là thành phố dùng công nghệ thông tin thế hệ mới (1) để quy hoạch và quản lý đô thị, vận hành các dịch vụ đô thị và các nhu cầu khác của cuộc sống người dân, bảo vệ môi trường, an toàn cộng đồng… một cách thông minh, giúp cho nền kinh tế đô thị tăng trưởng, duy trì tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Hiện nay, phát triển đô thị thông minh đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành một xu hướng cạnh tranh giữa các nước. Bài báo giới thiệu về thành phố thông minh dùng công nghệ thông tin thế hệ mới áp dụng tại một số nước, để có thể áp dụng trong quy hoạch và quản lý đô thị tại Việt Nam. Từ khóa: Đô thị hóa, đô thị thông minh, phát triển đô thị, công nghệ thông tin thế hệ mới. Abstract: Smart city is the one that uses new- age informatics technology to plan and manage the city, to conduct urban services and other demands of citizens, to protect the environment and the security of the community… in a smart way in order to help the city economy to grow, to maintain social progresses and sustainable development. Today, smart city development is of the concern of many countries in the world and is becoming a competitive trend among countries. The article introduces smart cities applying new-age informatics technology in some countries, which can be applied in city planning and management in Vietnam Key words: Urbanize, smart city, city development, new-age informatics technology Nhận ngày 14/3/2016, chỉnh sửa ngày 16/3/2016, chấp nhận đăng ngày 20/4/2016 BÀI HỌC NHÌN TỪ KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI Dubuque, Mỹ Ngày 28/01/2009, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp gỡ với ông Sam Palmisano, Giám đốc điều hành của Tập đoàn IBM. Tại buổi gặp gỡ này, IBM đã chính thức đưa ra khái niệm "Hành tinh thông minh" và đề xuất với Chính phủ Mỹ một Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thông tin thông minh thế hệ mới. Tháng 9/2009 IBM và thành phố Dubuque, bang Iowa cùng đưa ra tuyên bố sẽ xây dựng thành phố Dubuque trở thành một thành phố thông minh đầu tiên ở Mỹ. Thành phố Dubuque là một trong những thành phố đáng sống nhất ở Mỹ. Với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, Dubuque đã lập kế hoạch sử dụng công nghệ nối mạng để số hóa và kết nối các nguồn lực của thành phố (bao gồm cấp nước, cấp điện, khí đốt, giao thông, các dịch vụ công cộng...), tiến hành quản lý, phân tích và tích hợp dữ liệu để đưa ra sự đáp ứng một cách thông minh đối với các nhu cầu của cộng đồng và giảm thiểu chi phí và tiêu hao năng lượng của thành phố, khiến cho Dubuque trở thành một thành phố đáng sống và có môi trường kinh doanh thuận lợi. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAM 42 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ VẤN ĐỀ hÔM nAy

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

PGS.TS Hoàng Vĩnh Hưng*

Tóm tắt: Thành phố thông minh là thành phố dùng công nghệ thông tin thế hệ mới (1) để quy hoạch và quản lý đô thị, vận hành các dịch vụ đô thị và các nhu cầu khác của cuộc sống người dân, bảo vệ môi trường, an toàn cộng đồng… một cách thông minh, giúp cho nền kinh tế đô thị tăng trưởng, duy trì tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Hiện nay, phát triển đô thị thông minh đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành một xu hướng cạnh tranh giữa các nước. Bài báo giới thiệu về thành phố thông minh dùng công nghệ thông tin thế hệ mới áp dụng tại một số nước, để có thể áp dụng trong quy hoạch và quản lý đô thị tại Việt Nam.

Từ khóa: Đô thị hóa, đô thị thông minh, phát triển đô thị, công nghệ thông tin thế hệ mới.

Abstract: Smart city is the one that uses new-age informatics technology to plan and manage the city, to conduct urban services and other demands of citizens, to protect the environment and the security of the community… in a smart way in order to help the city economy to grow, to maintain social progresses and sustainable development. Today, smart city development is of the concern of many countries in the world and is becoming a competitive trend among countries. The article introduces smart cities applying new-age informatics technology in some countries, which can be applied in city planning and management in Vietnam

Key words: Urbanize, smart city, city development, new-age informatics technology

Nhận ngày 14/3/2016, chỉnh sửa ngày 16/3/2016, chấp nhận đăng ngày 20/4/2016

BÀI HỌC NHÌN TỪ KINH NGHIỆMMỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI

Dubuque, MỹNgày 28/01/2009, ngay sau khi nhậm chức, Tổng

thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp gỡ với ông Sam Palmisano, Giám đốc điều hành của Tập đoàn IBM. Tại buổi gặp gỡ này, IBM đã chính thức đưa ra khái niệm "Hành tinh thông minh" và đề xuất với Chính phủ Mỹ một Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thông tin thông minh thế hệ mới. Tháng 9/2009 IBM và thành phố Dubuque, bang Iowa cùng đưa ra tuyên bố sẽ xây dựng thành phố Dubuque trở thành một thành phố thông minh đầu tiên ở Mỹ. Thành phố Dubuque là một trong những thành phố đáng sống nhất ở Mỹ. Với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, Dubuque đã lập kế hoạch sử dụng công nghệ nối mạng để số hóa và kết nối các nguồn lực của thành phố (bao gồm cấp nước, cấp điện, khí đốt, giao thông, các dịch vụ công cộng...), tiến hành quản lý, phân tích và tích hợp dữ liệu để đưa ra sự đáp ứng một cách thông minh đối với các nhu cầu của cộng đồng và giảm thiểu chi phí và tiêu hao năng lượng của thành phố, khiến cho Dubuque trở thành một thành phố đáng sống và có môi trường kinh doanh thuận lợi.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINHỞ VIỆT NAM

42 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Page 2: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

Điều này sẽ giúp 97% năng lượng tại Vancouver đến từ các nguồn năng lượng tái chế. Vancouver cũng là thành phố tiên phong cung cấp phát kiến cho các tòa nhà xanh, giúp thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái xanh, từ kiến trúc đến kỹ thuật và các sản phẩm khác của tòa nhà.

Liên minh châu ÂuTừ năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra

và bắt đầu thực hiện một loạt mục tiêu xây dựng thành phố thông minh. Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm 6 phương diện: Kinh tế thông minh, môi trường thông minh, quản lý thông minh, giao thông thông minh, cuộc sống thông minh và con người thông minh. Các kết quả đánh giá cho thấy, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Luxembourg, Bỉ và Áo có những thành phố có mức độ thông minh khá cao. Những kinh nghiệm của các nước EU trong việc cải thiện giao thông, tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là những bài học bổ ích đối với các quốc gia khác.

Stokholm, Thụy ĐiểnThành phố này đã đạt được thành tích to lớn trong

việc xử lý ùn tắc giao thông trong thành phố. Cụ thể, trên con đường dẫn vào trung tâm thành phố được lắp đặt 18 máy giám sát, sử dụng công nghệ RFID với các hệ thống máy camera và máy quét (scanner) để nhận dạng tự động tất cả các phương tiện. Với những thiết bị này, các phương tiện đi vào hoặc đi ra khỏi thành phố trong thời gian từ 06h30 đến 18h30 các ngày trong tuần (trừ thứ Bảy và Chủ nhật) đều phải đóng phí ùn tắc giao thông, nhờ vậy, mức độ ùn tắc giao thông của thành phố đã giảm 25%, đồng thời lượng phát thải khí nhà kính giảm 40%.

Một ví dụ về thành phố thông minh dùng cảm biến để quản lý đèn đường giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng

Bước triển khai đầu tiên của thành phố Dubuque trong quá trình xây dựng thành phố thông minh là lắp đặt đồng hồ nước sử dụng cảm biến lưu lượng cho tất cả các hộ dân và các cửa hàng nhằm giảm thiểu sự sử dụng lãng phí và thất thoát nước. Đồng thời, thành phố xây dựng một trung tâm quản lý tổng hợp, tại đó tiến hành phân tích dữ liệu theo thời gian thực, có thể tổng hợp số liệu và quản lý việc sử dụng nước của toàn thành phố. Thành phố Dubuque xuất bản các tài liệu tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp để họ nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và tăng cường trách nhiệm sử dụng năng lượng hiệu quả.

Để cải thiện năng lực vận tải cũng như chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông công cộng, thành phố Dubuque hết sức chú trọng công tác quản lý và quy hoạch, đồng thời hợp tác với IBM trong việc ứng dụng công nghệ nhận dạng tần số sóng vô tuyến (RFID) để theo dõi hoạt động của các tuyến xe buýt. Các số liệu thu được sẽ phân tích để xây dựng các giải pháp quy hoạch giao thông tốt hơn và nâng cao hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng.

Vancouver, CanadaVancouver đã tham gia vào nhiều chương

trình nhằm phát triển chiến lược dài hạn trở thành thành phố xanh nhất trên thế giới vào năm 2020.

43Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 3: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

Helsinki, Phần LanHelsinki là thành phố rất sáng

tạo, được đánh giá cao nhờ dữ liệu mở và minh bạch. Thành phố có hơn 1.200 kho dữ liệu mở và 108 ứng dụng đã được xây dựng, sử dụng trong chương trình dữ liệu mở của Helsinki. Thành phố cam kết mạnh mẽ với công nghệ số. 100% tòa nhà thương mại và dân cư ở đây có đồng hồ đo điện thông minh, 70% tòa nhà thương mại có hệ thống điều khiển tự động. Helsinki cũng đã thực hiện lưới điện thông minh trên toàn thành phố và đang thử nghiệm dịch vụ xe buýt theo yêu cầu.

Vienna, ÁoVienna có cả một nhóm chuyên

gia dành riêng để phát triển danh mục thành phố thông minh, và hiện đã có hơn 100 dự án như thế. Vienna có các trạm sạc xe điện nhiều nhất trên thế giới và có các chương trình chia sẻ xe rất sáng tạo. Không như các thành phố khác, các du khách đều có thể tiếp cận chương trình chia sẻ xe của Vienna chứ không chỉ có cư dân của họ.

Một trong những dự án được đánh giá cao của Vienna là họ đã phát triển Citizen Solar, cho phép các công dân cùng đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời với công ty năng lượng địa phương Wien Energy. Quan trọng hơn, Vienna có một trong những chiến lược thành phố thông minh tham vọng nhất (Vienna Smart Cities Framework Strategy) dự kiến hoàn thành vào năm 2050.

Hàn QuốcTừ năm 2003, chính phủ Hàn

Quốc đã đề ra chiến lược phát triển “U-Korea”(3), với hi vọng xây dựng Hàn Quốc trở thành một đất nước thông minh. Chiến lược phát triển này sử dụng hệ thống cảm biến không dây để thúc đẩy việc số hóa các tài nguyên, kết nối mạng, dễ sử dụng và thông minh, và đã làm thay đổi đáng kể xã hội và sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc xây dựng chiến lược vĩ mô của quốc gia “U- city”. Trong các thành

Copenhagen, Đan Mạch Thành phố Copenhagen được biết đến như là một "thành phố xe đạp"

đã đạt được những thành công trong việc phát triển giao thông xanh. Để tạo thuận lợi cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng là đường sắt có mức độ phát thải CO2 thấp, thành phố đã thông qua công tác quy hoạch để đảm bảo khoảng cách tiếp cận giao thông đường sắt của người dân từ nơi ở của họ chỉ trong khoảng 1km. Để di chuyển quãng đường 1km đó đến ga đường sắt, phương tiện chủ yếu là xe đạp. Bên cạnh đó, thành phố đã thêm 3 tuyến đường dành cho xe đạp và các trạm dịch vụ sửa xe dọc theo tuyến đường, đồng thời cung cấp các dịch vụ nhận dạng RFID và định vị toàn cầu cho xe đạp để lưu thông của người đi xe đạp không bị cản trở bởi hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

Năm 2014 Copenhagen được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Thành phố Thông minh(2). Đây được xem là thành phố xanh nhất trên thế giới, và đang nhắm đến là thành phố thủ đô đầu tiên không có carbon vào năm 2025. Ngoài việc là một thành phố xanh, Copenhagen còn ghi điểm ở chỉ số “con người thông minh” căn cứ trên các thước đo về xã hội, giáo dục và sáng tạo. Các công dân Copenhagen là những người có tỷ lệ sở hữu smartphone cao nhất (75%) và là những người am hiểu công nghệ nhất, tham gia vào hơn 1.000 sự kiện công nghệ mỗi năm. Copenhagen đang tiếp tục đầu tư các công nghệ thông minh vào hệ thống giao thông. Chẳng hạn, 81% đèn giao thông ở đây được kiểm soát từ trung tâm, 49% đèn có cảm biến để báo hiệu đường cho xe buýt.

Barcelona, Tây Ban NhaBarcelona thường được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng các thành

phố thông minh hàng năm. Barcelona có hẳn một chương trình về thành phố thông minh rất hùng mạnh với 22 dự án bao phủ mọi thứ, từ Wi-Fi công cộng khắp mọi nơi đến hiệu quả sử dụng năng lượng. Thành phố vừa nhận quỹ 5 triệu euro để phát triển chương trình sáng tạo nhằm hỗ trợ lớp dân số già đang ngày càng gia tăng của họ qua mạng lưới kỹ thuật số, nhằm thu hẹp khoảng cách trong việc chăm sóc và chất lượng cuộc sống của đối tượng dân số dễ bị tổn thương này.

Barcelona đã trở thành một trung tâm sáng tạo và thu hút du lịch. Nhưng chính điều đó cũng đang đặt ra gánh nặng cho các di sản và di tích lịch sử của họ. Barcelona đang xây dựng nền du lịch thông minh để bảo vệ và bảo tồn văn hóa địa phương, chất lượng cuộc sống cho các cư dân địa phương.

Thành phố Copenhagen được biết đến như là một "thành phố xe đạp" đã đạt được những thành công trong việc phát triển giao thông xanh

44 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Page 4: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

45Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

phố “U-city”, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các bộ phận cấu thành của thành phố, để người dân có thể bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ chỗ nào và sử dụng bất kỳ thiết bị gì cũng có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đô thị.

Dựa trên Chiến lược xây dựng “U-city”, tháng 6/2011, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch “Seoul thông minh năm 2015” thể hiện tham vọng trở thành một thành phố thông minh tầm cỡ thế giới. Lấy ví dụ, từ năm 2012, người dân thành phố Seoul đã có thể tiếp cận các dịch vụ hành chính cơ bản như cấp chứng nhận, trả tiền thuế, thanh toán hóa đơn... thông qua điện thoại di động. Từ năm 2014, người dân có thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng để tiếp cận 81 dịch vụ hành chính của thành phố Seoul.

SingaporeGần đây, Singapore đã tiết lộ

chiến lược Smart Singapore nhằm biến Singapore thành một quốc gia thông minh thực sự đầu tiên trên thế giới, qua một loạt các phát kiến, để trở thành một thành viên trên sân chơi thế giới. Một phần chiến lược này chính là sự ra mắt của các hộp thông minh chứa các cảm biến và được kết nối qua cáp quang, sẽ đo cảm biến thành phố và cung cấp thông tin theo thời gian thực đến cho các thành phố và công dân.

Hệ thống giao thông công cộng sạch sẽ, tổ chức tốt với những động cơ mạnh mẽ hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, Singapore còn có chương trình quản lý rất thông minh, cam kết cung cấp các dịch vụ trực tuyến (98% các dịch vụ công đều có thể tiếp cận online).

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua hệ thống đô thị quốc gia đã có sự chuyển biến tích cực cả về lượng cũng như về chất. Tỷ lệ đô thị hóa từ 23,7% năm 1999 đã tăng lên 35,7% năm 2015, dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên 50% vào năm 2025. Đô thị hóa tăng nhanh ở khu vực các đô thị lớn, lan tỏa và phân bố đồng đều

hơn trên phạm vi cả nước. Nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp, được phát triển mở rộng về quy mô đất đai, dân số, đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kĩ thuật và xã hội.

Quá trình đô thị hoá thời gian qua, bên cạnh những điểm tích cực, đã bộc lộ các tồn tại và bất cập:

Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng nhu cầu của dân cư: Tăng trưởng kinh tế tập trung ở các đô thị lớn (loại Đặc biệt và loại I) tạo ra khoảng cách rất lớn so với các đô thị vừa và nhỏ (loại II, loại III, IV và V). Xu hướng này tiếp tục gia tăng dòng di cư cơ học từ nông thôn vào các đô thị lớn, làm tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng và nhà ở, môi trường tại chính các đô thị lớn.

Chất lượng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của dân cư đô thị. Tình trạng úng ngập cục bộ trong mùa mưa, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến. Thiếu nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp. Tỷ lệ đất cây xanh đạt thấp so với tiêu chuẩn quy định. Hệ thống khung thiên nhiên như đặc điểm địa hình, diện tích mặt nước (sông, hồ) trong nhiều đô thị bị suy giảm.

Quản lý đô thị chưa hiệu quả: Công tác quản lý đô thị chưa theo kịp thực tiễn phát triển dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng cuộc sống của người dân. Đầu tư phát triển đô thị còn dàn trải gây lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực xã hội. Phát triển các khu đô thị mới chưa xuất phát từ quy hoạch, kế hoạch. Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư xây dựng thấp làm gia tăng nguy cơ phát triển không bền vững.

PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHỐ THÔNG MINH Ở VIỆT NAM Các ví dụ về phát triển đô thị sinh thái cho thấy nhiều thành phố trên

thế giới (nhất là ở các nước phát triển) đang nắm bắt tương lai bằng công nghệ, bằng năng lượng xanh, để quy hoạch và xây dựng thành phố với hệ thống hạ tầng và dich vụ đô thị thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân đô thị.

Việc phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam là cần thiết để giúp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Quản lý điều hành có hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp nước, xử lý nước thải…) và các dịch vụ đô thị để từng bước thỏa mãn nhu cầu của người dân, bảo vệ môi trường, giúp cho nền kinh tế đô thị tăng trưởng, phát triển bền vững và nâng cao tính cạnh tranh giữa các đô thị.

Tuy nhiên thách thức lớn nhất là hoàn thiện cơ sở pháp lý (chiến lược và các văn bản pháp quy về phát triển đô thị), cơ sở hạ tầng đô thị, công nghệ thông tin. Do đó việc phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam cần có chiến lược và lộ trình cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển triển kinh tế đất nước và nguồn lực dành cho đầu tư phát triển đô thị.

Chú thích (1) Công nghệ điện toán đám mây; sử dụng các công cụ của công

nghệ thông tin và truyền thông để thu nhận, phân tích và tích hợp thông tin(2) Chỉ số Thành phố Thông minh 2014 (2014 Smart City Index), xếp

hạng những thành phố thông minh nhất trên thế giới, dựa trên 62 chỉ số khác nhau.

(3) Ubiquitous - Khắp mọi nơiTài liệu tham khảo- http://design.newsccn.com/2013-10-14/237012.html- Tạp chí Fastcoexist

* Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng

Page 5: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

MANG BẢN SẮC DÂN TỘC, ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

NỀN KIẾN TRÚC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI XÂY DỰNG

TS. KTS Hoàng Hải *

46 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN KIẾN TRúC VIỆT NAM VÌ MỤC TIÊU GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐỊA PHƯƠNG, DÂN TỘC - BÀI HỌC TỪ KIẾN TRúC HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN

Trong thời đại toàn cầu hoá, các quốc gia, dân tộc trên thế giới cùng sinh sống và phát triển trong môi trường hoà nhập và liên kết, trong một thế giới chung. Sự giao lưu kinh tế văn hóa, xã hội tạo cơ hội thuận lợi cho các quốc gia, khu vực phát triển. Nhưng cũng chính trong điều kiện và hoàn cảnh như vậy, bản sắc văn hóa nói chung hay bản sắc kiến trúc đô thị, nông thôn nói riêng của mỗi quốc gia ở các mức độ khác nhau đều bị phai mờ và chịu ảnh hưởng bởi một nền kiến trúc “mới” mang tính toàn cầu. Đứng trước nguy cơ bị hòa đồng và mai một bản sắc văn hóa kiến trúc, từ nhiều thập kỷ nay rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có những định hướng

cơ bản cho việc giữ gìn và phát huy giá trị của bản sắc văn hóa kiến trúc nói chung và bản sắc kiến trúc đô thị nói riêng.

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường và mở cửa, nền kinh tế, văn hóa xã hội của Việt Nam trong đó có lĩnh vực kiến trúc, xây dựng đã đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể nền kiến trúc Việt Nam sau 40 năm xây dựng và phát triển trong hòa bình kể từ 1975 cho tới nay chưa có bản sắc, nét đặc thù riêng, chưa hình thành các trào lưu, trường phái hoặc phong cách kiến trúc tiến bộ và có tính nhân văn cao, có giá trị bền vững phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Nền kiến trúc của Việt Nam bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Sản phẩm kiến trúc mang nặng tính hàng hóa sử dụng hơn là tính thẩm mỹ nghệ thuật. Chúng ta ít có các công

(Phần 1)

Page 6: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

47Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

trình kiến trúc đại diện cho các khuynh hướng sáng tạo của nghệ thuật kiến trúc đích thực được thế giới công nhận. Đặc biệt vấn đề nghiên cứu, phát huy bản sắc văn hoá kiến trúc trên mỗi vùng miền cả nước còn rất khó khăn, lúng túng và nhiều địa phương còn làm mất đi những giá trị cơ bản của kiến trúc truyền thống.

Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 được Chính phủ thông qua, trong đó mục tiêu tổng quát đã nêu rõ: Nâng cao chất lượng kiến trúc, phát triển môi trường cư trú bền vững nhằm bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc truyền thống của đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội trong nền nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho sự hình thành một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc trong thế kỷ 21. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”, từ nhiều năm qua, vấn đề này đã được đưa vào bàn bạc, thảo luận, nghiên cứu rất sâu rộng trên mọi lĩnh vực trong sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa xã hội nói chung và phát triển kiến trúc, quy hoạch nói riêng, nhưng thực tế những kết quả đạt được còn rất hạn chế, đôi khi còn đi ngược lại mục đích yêu cầu. Đặc biệt trong kiến trúc quy hoạch, công tác quản lý và chuyên môn về phát huy bản sắc văn hóa còn rất lúng túng và chưa có định hướng đúng đắn, khoa học.

Từ thực tế nêu trên, việc đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn một cách khách quan, làm rõ về các vấn đề trong giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa địa phương, kết hợp với các xu hướng hiện đại nhằm xây dựng nền kiến trúc hiện đại Việt Nam mang đậm bản sắc địa phương, dân tộc là cần thiết.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN SẮC KIẾN TRúC DÂN TỘC, ĐỊA PHƯƠNGBản sắc kiến trúc dân tộc là một thành phần quan trọng tạo lập nên bản sắc

văn hoá dân tộc, bao gồm tập hợp tất cả các đặc tính, đặc điểm nổi trội, riêng biệt trong nền kiến trúc của một dân tộc. Bản sắc kiến trúc của một dân tộc là yếu tố để phân biệt đặc điểm kiến trúc của dân tộc này với dân tộc khác, nó mang cả yếu tố vật chất và tinh thần, hình thức lẫn nội dung. Những gì thuộc về bản sắc kiến trúc dân tộc phải là những gì chung nhất, đặc thù nhất.

Bản sắc kiến trúc địa phương là những đặc điểm nổi trội và đặc sắc của địa phương, có thể giúp chúng ta phân biệt được hình thái kiến trúc của địa phương này với những địa phương khác. Bản sắc kiến trúc địa phương bao gồm các yếu tố mang tính hình thái vật chất, những yếu tố tinh thần như truyền thống, văn hóa, lịch sử, phong cách, lối sống… của cư dân địa phương. Không gian kiến trúc địa phương

Văn miếu Quốc Tử Giám

không chỉ là một không gian vật chất mà còn là một không gian tinh thần, giao tiếp xã hội. Trong không gian này, mối liên hệ giữa con người với con người cũng như con người với quê hương, bản xứ, địa phương được thiết lập.

XU HƯỚNG TẠO LẬP BẢN SẮC KIẾN TRúC DÂN TỘC ĐỊA PHƯƠNG TRONG KIẾN TRúC VIỆT NAM THỜI KỲ MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP TỪ 1986 TỚI NAY

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, kiến trúc Việt Nam đã có sự thay đổi to lớn cả về lượng và chất thể hiện rất rõ tính hội nhập quốc tế, đổi mới mạnh mẽ theo xu thế tiếp thu những thành quả của kiến trúc hiện đại thế giới. Bên cạnh các xu hướng kiến trúc mang phong cách hiện đại của thế giới, nhiều xu hướng tìm tòi, giữ gìn bản sắc kiến trúc dân tộc, địa phương ra đời. Tuy nhiên chất lượng truyền tải và phản ánh bản sắc truyền thống của các xu hướng đó còn hạn chế và cần được xem xét, đánh giá một cách khách quan và khoa học nhằm tạo ra các xu hướng kiến trúc hiện đại mang bản sắc địa phương, dân tộc đích thực.

Xu hướng Hình thái hoá truyền thống

Trong một thời gian dài, kiến trúc Việt Nam rất lúng túng trong việc tìm tòi phát huy bản sắc truyền thống. Một bộ phận lớn các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu vẫn còn tư duy rằng những hình thức hiện hữu của kiến trúc truyền thống như đền, chùa, đình, miếu đại diện cho bản sắc của

Page 7: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

48 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung

kiến trúc truyền thống. Và từ quan điểm đó nhiều xu hướng Hình thái hoá truyền thống hình thành dưới nhiều mức độ và quan điểm khác nhau, trong đó có xu hướng Nhại truyền thống là bắt chước một cách máy móc hình thức bên ngoài của kiến trúc truyền thống từ hệ thống cột, gian, cho đến hệ thống mái cong lợp ngói, hoạ tiết, hoa văn trang trí và các chi tiết hình thức khác cho các công trình mới từ trụ sở, công trình văn hoá cho đến nhà tưởng niệm, nhà ở. Xu hướng này đến nay đã giảm dần do chúng ta đều nhận ra rằng các hình thức của kiến trúc truyền thống chưa thể đại diện cho bản sắc kiến trúc Việt Nam và không phù hợp với xu thế chung của thời kỳ mới - thời kỳ của cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một xu hướng mới của Hình thái hoá truyền thống là Mô phỏng truyền thống. Xu thế này vẫn áp dụng các hình thức truyền thống cơ bản về tạo hình, bố cục không gian, trang trí nhưng đã được cách tân và đổi mới về tầm cỡ, kích thước, hình khối, áp dụng kỹ thuật xây dựng và vật liệu mới đồng thời ứng dụng phương pháp tổ hợp không gian truyền thống hài hoà và phù hợp với điều kiện thiên nhiên từng địa phương. Phong cách tạo hình cũng có nhiều cải tiến mang lại đặc trưng của cả truyền thống và hiện đại.

Xu hướng nhại cổ Phương Tây, nhại kiến trúc Pháp, nhại Tân cổ điển

Trong suốt mấy chục năm qua, xu hướng nhại cổ Phương Tây hay nhại Tân cổ điển thường được áp dụng tương đối phổ biến từ thiết kế trụ sở các cơ quan công quyền cho đến các công trình dịch vụ thương mại, biệt thự đắt tiền và cả nhà dân. Với hình thức đối xứng không phản ánh thực chất công năng sử dụng cùng với hệ thống cột giả, gờ phào, khung cửa, tầng áp mái lợp đá đen… nhái lại kiến trúc Tân cổ điển, kiến trúc Phương Tây cổ không ăn nhập với cảnh quan

thiên nhiên, môi trường và kiến trúc Việt Nam. Xu hướng này sẽ không thể mang lại kết quả trong định hướng xây dựng nền kiến trúc Việt Nam mang bản sắc dân tộc địa phương theo tiến bộ của thời đại.

Xu hướng biểu tượng, tượng trưngTrong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu,

tìm tòi tính biểu trưng, biểu tượng thường hay được áp dụng cho các công trình công cộng quy mô lớn. Bản chất của xu hướng này là gắn cho hình thức công trình một biểu tượng, một sự vật của thiên nhiên hay một hình thái biểu hiện của văn hoá truyền thống.

Nhà Quốc hội mới của Việt Nam được xây dựng ở gần khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử, trên vị trí của Nhà Quốc hội cũ bị phá bỏ được tạo hình dáng có đế vương ở dưới và hình tròn bên trên tượng trưng cho Trời và Đất hay bánh trưng, bánh dày - hai loại bánh trong ẩm thực truyền thống của Việt Nam. Công trình cũng đã phần nào mang tính biểu hiện, tượng trưng tuy nhiên hình tượng bánh trưng, bánh dày chỉ là những món ăn truyền thống Việt Nam mà không phải là những đặc tính đại diện cho bản sắc truyền thống.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia với kinh phí đầu tư gần 5000 tỷ đồng hoàn thành trong năm 2006 là công trình do tư vấn nước ngoài thiết kế đã không đem lại những hiệu quả thẩm mỹ và nhất là tính biểu tượng, tính dân tộc như chúng ta mong muốn. Theo ý kiến đánh giá của các nhà chuyên môn và người dân, công trình có một số thành công nhất định như là tính hiện đại, sử dụng công nghệ cao, đáp ứng các yêu cầu về công năng đặt ra, nhưng yêu cầu quan trọng hơn cả là tính biểu tượng, tính dân tộc, tính nhân văn đã không đạt được. Nét đặc trưng kiến trúc của công trình được đem lại bởi hệ thống mái lượn sóng rất tốn kém - biểu tượng hoá của “Sóng biển Đông”. Nhưng hình tượng “Sóng biển Đông” không phải và không thể là biểu tượng hay tính dân tộc của đất nước Việt Nam, con

Page 8: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

49Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Nhà Quốc hội - công trình phần nào mang tính biểu hiện, tượng trưngnhưng không phải là những đặc tính đại diện cho bản sắc truyền thống

người Việt Nam. Mặt khác khối mái biểu tượng “Sóng biển Đông” được xây dựng rất tốn kém đã không đem lại sự hài hòa, hữu cơ trong không gian đô thị hiện hữu cũng như tính liên tục trong thời gian với các yếu tố kiến trúc quen thuộc trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội nói riêng, người dân Việt Nam nói chung.

Dự án rất lớn xây dựng Bảo tàng Quốc gia Việt Nam với phương án giải nhất mang biểu tượng của bàn tay con người úp xuống - tượng trưng cho bàn tay con người tạo nên lịch sử và phương án giải nhì mang biểu tượng “Bọc trăm trứng” của Bà Âu Cơ hay các phương án khác tìm hình tượng dân tộc thông qua các vật thể như trống đồng, con chim Hạc... cũng không phải xu hướng thiết kế thực sự đem lại tính dân tộc Việt Nam cho kiến trúc.

Qua các phân tích nêu trên, chúng ta thấy rằng xu hướng tìm tòi tính biểu tượng, tính dân tộc bằng cách đưa hình tượng các vật thể, các con vật, các hiện tượng tự nhiên; bên cạnh một số kết quả nhất định về mặt thẩm mỹ, tinh thần chưa thể hiện được bản sắc đặc thù của kiến trúc dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần những nghiên cứu tìm tòi mang tính học thuật cơ bản kết hợp với kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác.

Xu hướng Kiến trúc sinh thái, Kiến trúc xanhKiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái là một xu hướng

phổ biến trên thế giới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Ở Việt Nam, kiến trúc sinh thái của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa với việc sử dụng vật liệu tự nhiên một cách khoa học kết hợp nghệ thuật, phong cách tạo hình hiện đại, mới mẻ, ấn tượng. Mặc dù hình thức các công trình kiến trúc sinh thái không lặp lại những hình thức hiện hữu về mặt vật chất của kiến

trúc truyền thống Việt Nam, nhưng bản thân việc sử dụng vật liệu thân thiện tự nhiên, cấu trúc không gian thông thoáng, hài hoà, đa chức năng đã hình thành nên một cầu nối giữa tính hiện đại và tính truyền thống gắn bó hữu cơ giữa con người - kiến trúc - thiên nhiên.

XU HƯỚNG PHÁT HUY BẢN SẮC KIẾN TRúC

TRUYỀN THỐNG TẠI NHẬT BẢNTrên thế giới, rất nhiều quốc gia phát triển đều mong

muốn tạo lập một nền kiến trúc hiện đại mang bản sắc truyền thống của riêng họ, nhưng trên thực tế kết quả đạt được không nhiều. Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển không những đã đạt được những thành tựu vượt trội về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật mà còn là quốc gia hàng đầu trong sự nghiệp giữ gìn phát huy bản sắc kiến trúc truyền thống đồng thời tạo lập nền kiến trúc hiện đại mang màu sắc đặc trưng Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân làm cho kiến trúc Nhật Bản ngày nay được đánh giá là một trong những nền kiến trúc tiên tiến, hiện đại mang đậm nét tinh hoa văn hoá kiến trúc truyền thống Nhật Bản là do các trào lưu kiến trúc Nhật Bản về cơ bản theo xu hướng Hoà nhập cộng sinh khi bản sắc văn hoá, kiến trúc hiện thân trong kiến trúc hiện đại như một chất xúc tác hay linh hồn mà không hiện hữu dưới dạng hiện hữu vật thể. Nét nổi bật của kiến trúc đương đại Nhật Bản là các giá trị của thời đại, công nghệ hiện thân trong các công trình kiến trúc và không đặt vấn đề một cách chủ quan, áp đặt trong việc tạo lập nên các trào lưu, trường phái hay phong cách. Một số nguyên nhân tạo nên những kết quả được thế giới công nhận trong kiến trúc Nhật Bản được nhìn nhận như sau:

Page 9: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

50 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

- Trong văn hóa Nhật Bản, tinh hoa và truyền thống song song tồn tại, thúc đẩy phát triển cùng với hiện đại hoá. Người Nhật Bản không chỉ muốn gìn giữ truyền thống, mà còn muốn tiếp tục phát triển, phát huy giá trị kết hợp hiện đại tạo nên các truyền thống mới.

- Tính hoà nhập, thích ứng với thời gian và các yếu tố thay đổi của thời đại. Việc gìn giữ truyền thống không phụ thuộc vào tính nguyên bản, tính vĩnh cửu mà ngược lại luôn tự biến đổi để thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh như công trình phải thích ứng với nhu cầu xã hội, điều kiện tự nhiên như gió bão, động đất… Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, cho tới nay nhiều xu hướng kiến trúc hiện đại có sự kết tinh bản sắc văn hoá, kiến trúc Nhật Bản được thế giới đánh giá cao.

Trào lưu Chuyển hóa luận trong kiến trúcChuyển hóa luận là một lý thuyết giải quyết sự vận

động và có thể biến đổi phù hợp của kiến trúc và đô thị. Trào lưu Chuyển hóa luận do kiến trúc sư Kisho Kurokava Nhật Bản kết hợp với một số đồng nghiệp khởi xướng với nguyên lý cơ bản trong sáng tác kiến trúc phù hợp với triết lý đặc trưng của dân tộc Nhật Bản là: Mọi vật thể trong thế giới quanh ta đều biến đổi không ngừng để tự hoàn thiện và quá trình biến đổi tự hoàn thiện được đánh giá cao hơn bản thân sự hoàn hảo cố hữu. Các tác phẩm kiến trúc của KTS Kisho Kurokava thể hiện khả năng thay đổi không ngừng cho phù hợp với nhu cầu của con người và xã hội, của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Những người chủ trương trào lưu Chuyển hóa luận tuyên bố “Kiến trúc đương đại khác với kiến trúc trong quá khứ, phải có khả năng thay đổi, chuyển hóa để theo kịp sự thay đổi của xã hội đương đại. Để làm được điều này, kiến trúc sư cần phải tự tạo ra những công năng có thể biến đổi được, những kết cấu thay đổi dễ dàng, những yếu tố kiến trúc chuyển hóa thay vì những công năng và kết cấu bị áp đặt trước, không linh động. Chúng ta hãy đừng nghĩ về kiến trúc ở nghĩa hẹp là hình khối và công năng mà rộng hơn về không gian và những sự thay đổi của công năng”. Chuyển hóa luận quan niệm trong vật thể kiến trúc tồn tại hai bộ phận, một bộ phận biến đổi và một bộ phận bất biến: Bộ phận Bất biến là các giá trị “tinh thần” của công trình như biểu tượng, sở thích, thẩm mỹ… là những cái mà chúng ta chỉ có thể nhận biết được bằng vốn sống và nhận thức văn hóa của mình; Bộ phận biến đổi là các yếu tố như công năng, công nghệ, vật liệu xây dựng… là những cái mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng bằng trực giác, có thể thay đổi theo nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể. Hai yếu tố biến đổi và bất biến chính là những yếu tố đã tạo cho kiến trúc Chuyển hóa luận một sức sống vừa hấp thu được các giá trị quốc tế và hiện đại, lại vừa lưu giữ được đặc trưng của văn hóa truyền thống.

Toà tháp Nakagin là một khách sạn thiết kế xây dựng theo nguyên lý Chuyển hoá luận tượng trưng cho một cái cây đang phát triển liên tục. Các phòng

khách sạn là những hộp bê tông cốt thép độc lập tượng trưng cho các cành cây mọc ra từ hai tháp bê tông cốt thép ở giữa tượng trưng cho thân cây. Các khối phòng khách sạn có thể tháo lắp, sửa chữa, thay thế hoặc bổ sung thêm tượng trưng cho sự phát triển không ngừng của sự sống.

Bản sắc kiến trúc truyền thống trong kiến trúc hiện đại của Kenzo Tange

Một trong những quan điểm sáng tác kiến trúc, quy hoạch nổi tiếng đem lại thành công trong việc kết hợp giữa tinh hoa văn hoá kiến trúc truyền thống Nhật Bản với kiến trúc hiện đại là nguyên lý Phản truyền thống của KTS Kenzo Tange. Theo nguyên lý Phản truyền thống: Yếu tố truyền thống phải tham gia vào quá trình sáng tạo cũng giống như chất xúc tác trong phản ứng hóa học - nó gợi mở, thúc đẩy sáng tạo nhưng không hiện diện trong tác phẩm ở dạng vật thể nguyên gốc, mà là những hình ảnh của tinh thần văn hóa. Còn tính dân tộc được xác định bởi sự phản ánh chân thật những điều kiện xã hội và bối cảnh văn hóa đương đại. Và “sự tổng hợp biện chứng truyền thống với phản truyền thống là nhân tố cơ bản của sự sáng tạo chân chính”.

Trong công trình nghiên cứu lâu đài Kasura ở Kyoto, Kenzo Tange đã viết: “Bản thân truyền thống không có khả năng biểu hiện sức sáng tạo, nó luôn luôn biểu hiện xu hướng có khả năng tạo lập và sao chép mẫu. Để hướng truyền thống vào con đường sáng tạo, cần có nghị lực đầy sức sống để gạt bỏ những hình thức đã hết sinh khí và không làm cho những hình thức sinh động bị cứng đờ ra. Với ý nghĩa đó, truyền thống cần phải thường xuyên bị phá vỡ để giữ gìn cái bản chất sinh động của nó. Đồng thời với việc phá vỡ đương nhiên tự nó không thể tạo nên những hình thức mới”. Cuối năm 1995, kiến trúc sư Kenzo Tange đến thăm Việt Nam, ông đã nói: “Không ai ấu trĩ đem một mái nhà cổ úp lên một công trình kiến trúc hình hộp rồi bảo đó là dân tộc hiện đại”.

Bản chất của nguyên lý này là sử dụng các loại vật liệu, kết cấu, hình thức kiến trúc hoàn toàn tương phản với các yếu tố mang tính vật thể hay hình thái hiện hữu của kiến trúc truyền thống nhưng lại hình thành các không gian chuyển tiếp, không gian mở đa nghĩa, đa năng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Công trình đã thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn công nghệ, vật liệu, kiến trúc hiện đại với tinh hoa của kiến trúc dân tộc cũng như các xu hướng triết học, thẩm mỹ học truyền thống của Nhật Bản. Đặc điểm sáng tạo của tác phẩm này phản ánh một xu thế rất mới mẻ và tiến bộ trong kiến trúc là: Tinh hoa của truyền thống và bản sắc dân tộc cần hòa nhập vào quá trình sáng tạo kiến trúc để tạo nên những truyền thống và bản sắc mới phù hợp với đặc điểm của thời đại. Sự hiện hữu của truyền thống dưới dạng vật thể không nên có mặt trong các sản phẩm kiến trúc của thời đại mới.

Page 10: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

51Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Nhà truyền thống Nhật Bản với những tấm tường trượt. Không gian đa chức năng thường là “Không gian trống”, khi sử dụng mới sắp xếp đồ đạc, sau sử dụng lại cất đi. Các không gian đều có cung bậc giá trị như nhau. Tòa nhà Chính quyền Tokyo: Là công trình cao tầng bê tông cốt thép biểu hiện sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Bản thân công trình cao tầng và các khối kiến trúc xung quanh, kết hợp sân vườn phản ánh truyền thống trong quan điểm bố cục không gian, quy hoạch truyền thống. Hệ thống cửa kính chạy suốt mặt tiền được chia thành các ô phản ánh nét đặc thù các ô cửa bằng giấy mờ trong nhà ở dân gian Nhật Bản.

Kiến trúc truyền thống Nhật Bản trong kiến trúc hiện đại của Tadao Ando

Kiến trúc sư Tadao Ando được coi là kiến trúc sư thiết kế mang đậm phong cách Nhật Bản rõ nét. Mặc dù những công trình kiến trúc hiện đại của ông về mặt hình thể, cấu trúc không gian cũng như vật liệu sử dụng không phản ánh kiến trúc truyền thống Nhật Bản nhưng chính những nét tinh hoa, quan điểm, tư duy “cái thần”, linh hồn của một công trình hay không gian kiến trúc truyền thống Nhật Bản luôn được tái tạo và thể hiện trong kiến trúc ngày nay.

Kiến trúc của ông là một sự hòa quyện hữu cơ giữa tinh thần truyền thống Nhật Bản, những hình khối và kỹ thuật của thời đại, với những đường nét đơn giản, mạch lạc, những bức tường bê tông trần thô ráp. Trong công trình Nhà thờ Ánh sáng ở Ibaraki ngoại ô Osaka, ánh sáng được đưa vào trong không gian qua khe sáng được sáng tạo hình như Cây Thánh giá trên tường, tạo sự tương phản nhưng hoà quyện giữa không gian vật thể được bao

che bằng các bức tường, trần bê tông phẳng. Trong không gian nhà thờ, ánh sáng được lọc qua những mảng gạch kính lớn tạo nên một thứ ánh sáng “mờ ảo” tương tự cửa trượt bằng giấy mờ của nhà ở truyền thống Nhật Bản. Không gian trong công trình của ông được đóng mở, những tuyến hành lang dài kết nối các không gian một cách gián tiếp, qua những điểm trung gian chuyển tiếp trên tiến trình di chuyển là những tinh hoa ông cô đọng được từ cách tổ chức không gian truyền thống Nhật Bản.

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CÁC XU HƯỚNG KIẾN TRúC CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA THEO QUAN ĐIỂM GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC KIẾN TRúC ĐỊA PHƯƠNG, DÂN TỘC

Trong mấy chục năm qua, nhất là trong thời kỳ hội nhập, mở cửa, phát triển theo nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, nền kiến trúc Việt Nam đã có những bước phát triển mới đáng ghi nhận. Nhiều xu hướng kiến trúc ra đời, đặc biệt xu hướng nghiên cứu, tìm tòi phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, địa phương được các cấp, các ngành các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các kiến trúc sư quan tâm. Tuy nhiên, nền kiến trúc Việt Nam chưa tìm ra những xu thế kiến trúc mang tinh thần dân tộc và thời đại làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Nhiều xu hướng kiến trúc mang yếu tố chủ quan, không đại diện cho xu thế phát triển chung sẽ không thể tồn tại và phát triển như xu hướng “Nhại cổ”, “Nhại truyền thống”, “Phục cổ Phương Tây”, “Kiến trúc Pháp”, “Tân cổ điển”… Xu hướng Biểu tượng, tượng trưng được áp dụng rất phổ biến trong các công trình kiến trúc quan trọng cấp quốc gia mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức kiến trúc bên ngoài được gán ghép bởi một hình thái vật thể tượng trưng nhất định, nhưng chưa phải đại diện cho bản sắc của kiến trúc truyền thống.

Qua các phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra kết luận rằng ở Việt Nam

hiện nay đang song song tồn tại nhiều xu hướng kiến trúc. Bên cạnh các xu hướng lặp lại, bắt trước một cách máy móc hình thức kiến trúc của quá khứ đã trở nên lạc hậu, không phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại đã hình thành một số xu hướng thiên về tính biểu tượng bằng việc sử dụng vật thể tự nhiên hay nhân tạo trong tạo lập hình thức công trình. Về cơ bản các xu hướng nêu trên đều chưa đại diện cho bản sắc đặc thù của kiến trúc địa phương, dân tộc.

(Phần tiếp theo sẽ nghiên cứu, xây dựng một số phương pháp tiếp cận với quan điểm phát huy bản sắc kiến trúc địa phương dân tộc mang tính khách quan, khoa học, phù hợp với xu thế chung trên thế giới.)

* Trưởng Khoa Quản lý đô thị - Học viện AMC

Page 11: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCHTỪ KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

Tóm tắt: Năng lượng sạch gắn với kiến trúc không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức khoẻ cho người dân mà còn đóng góp tích cực trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Bài viết đi sâu nghiên cứu những xu hướng thiết kế kiến trúc công trình từ truyền thống đến hiện đại trong việc sử dụng năng lượng sạch và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng sạch tự nhiên trong thiết kế kiến trúc cũng như giúp việc xây dựng, quản lý và phát triển đô thị được tốt hơn.

Từ khóa: Năng lượng sạch, kiến trúc, truyền thống, hiện đại

Abstract: Clean energy attached to architecture not only brings about the benefits of economics, environment, health to people but also actively contributes to minimizing the impact of climate changes, enhancing the efficiency in using energy. The article deeply researches on trends in designing architectural works, from traditional one to modern one, when using clean energy. Thereby, it suggests solutions to improve the efficiency of using clean and natural energy in designing architecture as well as in helping to better city construction, management and development.

Key words: Clean energy, architecture, tradition, modern

Nhận ngày 10/2/2016, chỉnh sửa ngày 22/3/2016, chấp nhận đăng ngày 20/4/2016.

Trong thời gian qua, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) đã phối hợp với

Chương trình năng lượng sạch USAID Việt Nam tổ chức một số khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực cho các chuyên gia, nhà quản lý, cán bộ giảng viên; đi sâu trao đổi kiến thức chuyên môn cho cán bộ hành nghề trong việc xây dựng kỹ năng mô phỏng năng lượng, thiết kế tích hợp và mô phỏng năng lượng công trình xây dựng... Đây là những hoạt động nằm trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo của Chương trình Năng lượng sạch Việt Nam do USAID tài trợ nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng. Hiểu về năng lượng sạch và ứng dụng nó vào thực tế xây dựng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay đối với các nhà quản lý cũng như các cán bộ chuyên môn.

Mức độ đô thị hóa đang tăng lên nhanh chóng ở Việt Nam, cả nước hiện có trên 780 đô thị, bên cạnh đó rất nhiều khu công nghiệp tập trung, đô thị mới và khu kinh tế đặc thù cũng đang hình thành và phát triển. Quá trình đô thị hoá mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quy hoạch và quản lý đô thị trên các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường. Nhu cầu xây dựng hạ tầng đô thị, đặc biệt là nhà ở tăng cao; kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng đã và sẽ tăng nhiều lần so với giai đoạn trước, ô nhiễm môi trường do các chất phát thải sản sinh ra trong quá trình tiêu dùng năng lượng cũng tăng cao, hiệu ứng nhà kính ngày càng trầm trọng. Trước tình hình trên Nhà

Ths.Đặng Thị Quỳnh Hoa*

52 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hướng đến phát triển xanh và bền vững ngay từ khâu thiết kế kiến trúc

Page 12: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

nước nhận thấy cần có những chính sách phát triển năng lượng bền vững để Việt Nam không rơi vào nguy cơ thiếu hụt năng lượng và không trở thành nước nhập khẩu năng lượng trong tương lai.

Ngành Xây dựng được đánh giá là một trong những Ngành tiêu thụ năng lượng nhiều nhất ở Việt Nam, với khoảng gần 40% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước. Việc nghiên cứu, đưa vào áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ giúp chủ công trình giảm được chi phí vận hành đồng thời góp phần hướng Việt Nam vào tiến trình tăng trưởng kinh tế khí thải ít cacbon - đây chính là xu thế thiết kế kiến trúc hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Để thực hiện được điều này ngay từ khâu thiết kế kiến trúc công trình, người thiết kế đã tính toán việc sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hướng đến phát triển xanh và bền vững, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, xu hướng mới này đạt đến trình độ tích hợp giữa kết cấu kiến trúc với khai thác năng lượng, dựa trên những thành tựu nhanh chóng của hai lĩnh vực riêng lẻ.

Năng lượng sạch là một cụm từ dùng để chỉ những nguồn năng lượng không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí tiêu thụ, mang lại hiệu quả trong khai thác sử dụng. Có rất nhiều tài nguyên có thể cung cấp năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời, khí mêtan hydrate, men sinh học, địa nhiệt … Tuy nhiên đối với công trình kiến trúc để đạt được yêu cầu về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, hiện nay chúng ta chủ yếu quan tâm tới hai nguồn năng lượng tự nhiên tích hợp phổ biến nhất đó là gió và mặt trời. Việc hợp tác giữa các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư nhiệt trong việc thiết kế, tính toán để khai thác sử dụng chiếu sáng, gió tự nhiên tối đa sẽ giúp giảm đi những chi phí cho chiếu sáng nhân tạo, cải thiện vi khí hậu tạo ra một môi trường sống tốt cũng như mang lại những hiệu quả kinh tế cao. Với đặc điểm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có đường bờ biển dài,

điều này thuận lợi cho Việt Nam trong việc sử dụng năng lượng sạch nhưng yếu tố thiên nhiên này cũng gây ra những ảnh hưởng tới môi trường của đô thị nếu chúng ta không biết khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Việc đưa năng lượng sạch vào xây dựng công trình đã được thực hiện từ rất lâu trong quá khứ và hiện nay đang được đặc biệt quan tâm, tại từng giai đoạn phát triển với sự quan tâm, đầu tư khác nhau thì hiệu quả của việc đưa năng lượng sạch vào trong các công trình sẽ mang lại những giá trị khác biệt.

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH TRONG KIẾN TRúC TRUYỀN THỐNGGiai đoạn đầu của phát triển đô thị khi các công trình kiến trúc được tạo

nên từ kinh nghiệm thực tế của cha ông và sự hội nhập kiến thức của các nước thực dân thống trị, việc đưa năng lượng sạch vào thiết kế xây dựng đã bắt đầu hình thành. Trong giai đoạn này đã có sự quan tâm trong việc xử lý kiến trúc truyền thống từ chọn hướng xây dựng công trình, bố cục và tổ chức không gian khuôn viên đến việc lựa chọn hình thức, vật liệu xây dựng, đào ao hồ, trồng cây xanh.... để các công trình dù ở đô thị hay nông thôn đều được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tạo một cuộc sống thích nghi nhất, phù hợp với tâm sinh lý của người Việt trong mọi điều kiện kinh tế. Việc thiết kế này không chỉ giúp cải thiện được điều kiện vi khí hậu mà còn góp phần tích cực cho việc sử dụng tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống. Đây chính là khởi điểm của các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Các ngôi nhà truyền thống được bố trí công trình chính, phụ xen kẽ với khuôn viên trước, sau hay giếng trời trong nhà, tạo sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và tạo nên được một bố cục tương đối hoàn chỉnh, cân bằng và ổn định hỗ trợ nhiệm vụ điều hoà, cải tạo điều kiện vi khí hậu góp phần tích cực phục hồi sức khoẻ cho người dân sau một ngày lao động vất vả, nặng nhọc. Ở đây, dòng khí đối lưu hai chiều được luân chuyển tạo ra sự thông thoáng cũng như giảm thiểu những bức xạ của nhiệt và tăng khả năng chiếu sáng tự nhiên.

53Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Dòng khí đối lưu hai chiều được luân chuyển tạo ra sự thông thoáng cũng như

giảm thiểu những bức xạ của nhiệt vàtăng khả năng chiếu sáng tự nhiên

Các ngôi nhà truyền thống được bố trí công trình chính, phụ xen kẽ với khuôn viên trước,

sau hay giếng trời trong nhà

Bố trí cửa ra vào, cửa sổ với kích thước, hình thức, vật liệu hợp lý sẽ góp phầncải tạo vi khí hậu trong công trình

Page 13: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

Lựa chọn hướng xây dựng ngôi nhà là một việc làm quan trọng, sự lựa chọn ở đây không chỉ đơn thuần là vì những lý do phong thủy mà trên thực tế nó có ảnh hưởng lớn tới việc khai thác sử dụng năng lượng sạch của công trình. Đón được gió mát, tránh được gió rét của từng mùa hay sử dụng hiệu quả chiếu sáng tự nhiên trong công trình, giảm thiểu tác dụng của nhiệt bức xạ đã được nghiên cứu từ kinh nghiệm có tác dụng chống nóng bức, làm mát ngôi nhà, cải thiện điều kiện vi khí hậu, tạo được môi trường cư trú thích hợp, góp phần tiết kiệm sử dụng năng lượng.

Tổ chức không gian xanh mặt nước cũng là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bố cục khuôn viên kiến trúc truyền thống. Đây có thể coi như một nhân tố cơ bản tạo nên môi trường sống của người dân. Sử dụng vật liệu, cấu trúc tường, mái chắn mưa nắng... hay bố trí cửa ra vào, cửa sổ với kích thước, hình thức, vật liệu hợp lý sẽ góp phần cải tạo vi khí hậu trong công trình.

Giai đoạn tiếp theo do những yếu kém trong kiến thức, năng lực quản lý cũng như những khó khăn của nền kinh tế thời kỳ đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, vấn đề về năng lượng sạch, kiến trúc xanh hầu như không được quan tâm đến ở hầu hết các đô thị trên cả nước.

Trong giai đoạn này nhà chia lô, nhà ống là sản phẩm của một quá trình bùng nổ thương mại làm xuất hiện những khu phố thương mại kết hợp giữa việc ở với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ. Sản phẩm này được hình thành từ thói quen sở hữu đất đai, hoạt động tiểu thương sôi động và sức ép dân số ở các đô thị. Đặc trưng của nó là các ngôi nhà có bề ngang hẹp, chiều dài sâu. Về tiện nghi, vi khí hậu gần như bằng không khi hầu hết các công

Chung cư lắp ghép tấm lớn, chiều cao các tầng thấp, độ thông thoáng không cao

Đặc trưng trong thiết kế nhà ống có bề ngang hẹp, chiều dài sâu thiếu ánh sáng và vi khí hậu

trình đều xây hết đất; không có các không gian thông thoáng cũng như lấy sáng tự nhiên trong công trình.

Các chung cư đã bắt đầu hình thành tại các đô thị lớn, hầu hết là các chung cư lắp ghép tấm lớn, chiều cao các tầng thấp, độ thông thoáng không cao, các yếu tố vi khí hậu, chiếu sáng không được chú trọng.

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH TRONG KIẾN TRúC HIỆN ĐẠI

Giai đoạn vừa qua việc khai thác hiệu quả năng lượng sạch trong các công trình xây dựng đã bắt đầu được quan tâm trở lại. Tại các đô thị nhà chia lô, nhà ống vẫn còn tồn tại, tuy nhiên đã có những cải thiện không nhỏ trong thiết kế với việc tạo ra không gian trống trong các ngôi nhà hay giữa các ngôi nhà để lấy thêm ánh sáng cũng như đảm bảo thông gió tự nhiên.

Tại các đô thị, các khu đô thị biệt thự, nhà vườn được thiết kế, xây dựng kết hợp giữa thiết kế kiến trúc truyền thống với kiến trúc hiện đại tạo ra các công trình với hiệu quả năng lượng cao.

Các công trình kiến trúc hiện đại và cao tầng ngày càng xuất hiện nhiều, trong đó các công trình kiến trúc sử dụng vật liệu kính, vật liệu nhẹ đã làm thay đổi bộ mặt các đô thị, mang lại hiệu quả về giảm tải, tiết kiệm chi phí nền móng, kết cấu xây dựng đồng thời mang lại hiệu quả cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng. Nhà nước, chủ đầu tư, các cơ quan quản lý đã có những động thái liên quan tới vấn đề năng lượng sạch cũng như hiệu quả năng lượng trong xây dựng và quản lý nên hiện đã có một số công trình được thiết kế với sự tích hợp và mô phỏng năng lượng, đã được xây dựng và công nhận hiệu quả năng lượng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, việc lạm dụng kính hay không chú ý tới hướng chiếu sáng công trình, hướng gió… cũng là nguyên nhân chính tạo nên một số các hiệu ứng tiêu cực đô thị thời gian qua, nó đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm năng lượng công trình đồng thời gia tăng số

54 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Page 14: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

lượng các công trình hiện đại nhưng kém về tiện nghi sử dụng.

Giai đoạn tới, cùng với xu hướng của các nước trên thế giới, ngành Xây dựng Việt Nam sẽ dần tăng trưởng theo hướng ứng dụng những công nghệ xanh và bền vững. Các kiến trúc sư khi thiết kế phải hướng đến công trình kiến trúc xanh, sử dụng vật liệu và những giải pháp trong thiết kế công trình bền vững và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Một công trình hiệu quả năng lượng được bắt nguồn từ sự thống nhất giữa hoạch định, thiết kế, xây dựng và những sản phẩm được đưa vào sử dụng, trang trí tòa nhà. Việc thiết kế bề mặt công trình với vật liệu xây dựng, kết cấu che nắng hợp lý hay việc bố trí, lựa chọn các cửa sổ có hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời, cách nhiệt đều mang lại tác dụng tiết kiệm năng lượng trong các công trình.

Tại các công trình việc sử dụng các bức tường, tường cách nhiệt với độ dày, mỏng hợp lý sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng truyền tải của nhiệt. Hiệu suất năng lượng trong công trình chịu tác động rất nhiều vào hướng nhà và các lớp cách nhiệt bên ngoài, các lớp kính cùng hệ thống lấy sáng và thông gió tự nhiên. Vật liệu kính được sử dụng làm kết cấu bao che toàn bộ công trình cần được lựa chọn không chỉ bởi yếu tố thẩm mỹ, giá trị kinh tế mà còn phải quan tâm tới sự cân bằng giữa thiết kế và hiệu quả sử dụng. Lựa chọn vật liệu và hình thức kiến trúc mái nhà cũng là một điển hình trong thiết kế năng lượng của lớp bề mặt công trình bởi đây là nơi tiếp xúc hoàn toàn với không gian bầu trời và chịu ảnh hưởng mạnh từ bức xạ nhiệt mặt trời.

Kiểm soát hướng, diện tích, hình thức cửa sổ nhằm tận dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên của công trình. Kết cấu che nắng bên trong, bên ngoài cũng như các loại khung và kính cũng cần được tính toán để có thể kiểm soát năng lượng sử dụng, cũng như độ chói, tầm nhìn thông qua các yếu tố thiết kế kỹ thuật.

Thiết kế tốt hệ thống chiếu sáng, thông gió tự nhiên ở các vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam sẽ giúp tận dụng ánh sáng, gió tự nhiên và giảm thiểu hấp thụ nhiệt mặt trời, ngăn ánh sáng chói, kết hợp với việc sử dụng vật liệu xây dựng từ tự nhiên, đặc

biệt là các vật liệu xây dựng địa phương truyền thống đang là vấn đề mà ngành Xây dựng đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó các Bộ, Ngành cần có sự phối hợp, quan tâm và ưu tiên tối đa cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt...), đưa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên vào quy chuẩn bắt buộc áp dụng thay vì khuyến khích áp dụng.

KẾT LUẬN Năng lượng sạch gắn với kiến trúc sẽ không chỉ

mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức khoẻ cho người dân mà còn đóng góp tích cực trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Đây là một hướng đi đúng đắn, gợi mở trong tương lai của các quốc gia đặc biệt là ở Việt Nam. Để thúc đẩy điều này, ngành Xây dựng cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và tổ chức nhiều khóa đào tạo cho các đơn vị liên quan để từ đó đưa ra các cơ chế, chính sách, kiến thức hợp lý, thiết thực giúp việc xây dựng, phát triển và quản lý phát triển tại các đô thị được tốt hơn trong việc giảm thiểu chất phát thải và khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng sạch.

*Phó Trưởng Khoa Quản lý đô thị-Học viện AMC

Lựa chọn các cửa sổ có hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời, cách nhiệt đều mang lại tác dụng tiết kiệm năng lượng

trong các công trình

55Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 15: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

Tóm tắt: Hiện nay, đứng trước nhu cầu cao về nhà ở trên địa bàn các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông đúc, đối tượng lao động là công nhân viên chức, những người có thu nhập thấp đã và đang gặp nhiều khó khăn để có thể mua được một căn hộ trung hay cao cấp - phân khúc chiếm phần lớn trên thị trường bất động sản hiện nay. Vì vậy, nhu cầu mua nhà ở xã hội là rất lớn mà nguồn cung chưa đủ cầu. Bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội - nhìn từ góc độ chất lượng nhằm thúc đẩy công tác này trong thời gian tới.

Từ khóa: Nhà ở xã hội, phát triển, chất lượng

Abstract: Today, with the big demand of housing in big cities where the population density is high, the employees who are civil servants, low-income workers have been in difficulty to purchase an apartment of average or premium level- that takes up most part of the current real estate market. Therefore, the demand to buy affordable housing is great but the supply is not enough for the demand. The article suggests some solutions to develop affordable housing - from the quality angle- in order to promote this kind of work for the time coming.

Key words: Affordable housing, develop, quality

Nhận ngày 2/3/2016, chỉnh sửa ngày 10/3/2016, chấp nhận ngày 26/3/2016.

MỘT SỐ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHẤT LƯỢNGThs. Đặng Thị Dinh Loan*

Vài con số điển hình cho thực trạng thiếu hụt nhu cầu nhà ởTheo nguồn thông tin của Bộ Xây dựng, tại Thủ đô Hà Nội có rất nhiều

những căn hộ tập thể, chung cư cũ nát, mật độ dân cư đông đúc đặc biệt như khu phố cổ, diện tích khoảng 81ha, nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân hơn 6,6 vạn người (năm 2010), mật độ 823 người/ha. Trong khu phố cổ hiện có 121 di tích, hơn 200 ngôi nhà có giá trị đặc biệt cần bảo tồn. Tuy nhiên, đang có hơn 1.600 hộ dân sống trong các căn hộ xuống cấp nguy hiểm và nhà đông hộ. Việc giãn dân ra khỏi những khu vực đông dân cư và khu phố cổ là vấn đề bức bách cho Thủ đô đòi hỏi phải có nhà ở xã hội (NƠXH) cho các hộ dân sống trong các khu vực này. Có một thực tế hiện nay là sự phân hóa rất rõ về nhà ở. Ở nông thôn, 94% người dân ở nhà sở hữu riêng, còn 6% số hộ đi thuê. Con số này khác biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn, ở thành thị là gần 15% đi thuê. Hiện nay, tổng quỹ nhà ở là 1,6 tỷ, trong đó 1/3 là xây mới từ năm 2000. Số hộ gia đình ở căn hộ rộng từ 60m2 trở lên chiếm trên 50% (trung bình 15m2/người), đây là tín hiệu khả quan vì mục tiêu này được đặt ra cho năm 2015 nhưng đến nay đã đạt được. Tuy nhiên, một nửa số hộ gia đình còn lại vẫn đang phải sống trong cảnh chật hẹp (dưới 15m2/người), cá biệt có tới 2,5% dân đang phải sống dưới 5m2/người. Điều này chứng tỏ có sự phân hóa rất lớn và nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất nhiều. Đến 2015, nhu cầu về NƠXH ước tính cần 700.000 căn, hiện nay tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có gần 40 dự án nhà thương mại xin chuyển sang nhà xã hội với quy mô khoảng 20.000 căn…

Hiện nay, sự phân hóa về nhà ở rất rõ

56 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Page 16: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

Các văn bản pháp lý hiện hành quy định về NƠXH Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014; Nghị định

số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH theo đó: Cán bộ, công chức, viên chức; người có thu nhập thấp,… được cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua NƠXH. Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên và được vay với lãi suất ưu đãi. Để được vay với mức ưu đãi này thì hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ; Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua NƠXH đối với chủ đầu tư; Có giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua NƠXH; Và các điều kiện khác tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/12/2015 và thay thế Nghị định 188/2013/NĐ-CP.

Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách NƠXH. Trong Thông tư này hướng dẫn về việc cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách NƠXH đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định. Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi đã có thay đổi, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ xác định và đề nghị mức lãi suất theo từng thời kỳ. Cụ thể, theo Thông tư số 25/2015/TT-NHNN, lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng NƠXH do NHNN xác định và công báo trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để mua, thuê, thuê mua NƠXH, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ.

Thời gian qua, nhiều thông tin phản ánh có hiện tượng các Ngân hàng thương mại dừng giải ngân gói hỗ trợ mua nhà thu nhập thấp 30 nghìn tỷ đồng, việc này có tác động lớn tới nhiều khách hàng đang dự kiến vay vốn hoặc đã đóng 50% số tiền cho ngân hàng. Thông tin từ Bộ Xây dựng cho thấy, cập nhật số liệu mới nhất đến ngày 31/12/2015, tổng số tiền đã cam kết cho vay thuộc gói tín dụng 30 nghìn tỉ đồng hỗ trợ về nhà ở là 26.999 tỉ đồng (đạt 90%). Trong đó, tổng số tiền đã giải ngân đạt 17.711 tỉ đồng, đạt 59% tổng gói tín dụng hỗ trợ. Gói 30 nghìn tỉ đồng là gói vay hỗ trợ mua nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, được thực hiện từ 1/6/2013 và kéo dài trong 3 năm. Lãi suất gói 30 nghìn tỉ này thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng (hiện tại là 5%). Khoản vay của gói 30 nghìn tỉ lên đến 1,05 tỉ đồng. Thời hạn cho vay gói 30 nghìn tỉ tối đa lên đến 15 năm.

Kể từ ngày 01/6/2016, những người vay tiền mua nhà từ gói 30.000 tỷ sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi đối với phần dư nợ giải ngân mà tính theo

lãi suất thương mại

Tầm quan trọng của đầu tư xây dựng NƠXH

Qua khảo sát của Bộ Xây dựng để phục vụ đề án phát triển NƠXH, đa số các hộ có khó khăn về nhà ở tại đô thị thường có thu nhập thấp hiện đang sống trong những ngôi nhà tự tạo dựng hoặc được thừa kế của các thế hệ trước. Hầu hết những căn nhà đó được xây dựng từ nhiều năm trước đây bằng những vật liệu có chất lượng thấp nhanh hỏng, lại không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên. Mặt khác, nơi sống của các hộ đó thường ở những địa điểm có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kém phát triển. Một bộ phận khác đã được phân phối nhà ở trong những thập niên 70, 80 nhưng không có khả năng về tài chính nên không thể cải tạo, xây dựng lại, phải sống tại các căn hộ đã xuống cấp thiếu các tiện nghi cơ bản.

Thực trạng trên đây gây nhiều sức ép cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhà ở, phát triển xã hội. Việc thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu, điều kiện ăn ở kém có thể làm gia tăng tệ nạn xã hội, khiến cho những nỗ lực của Chính phủ trong việc lành mạnh hóa xã hội thông qua các chính sách xã hội không đạt hiệu quả. Việc phát triển NƠXH sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu nhà ở cho các đối tượng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ ở. Mặt khác, những quy định về tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng NƠXH hợp lý sẽ góp phần cải thiện điều kiện sống của các đối tượng thu nhập thấp, giúp họ có được một điều kiện sinh hoạt tốt hơn trước. Điều này có một ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao điều kiện sống dân cư, ổn định nơi ăn, chốn ở cho các đối tượng khó khăn trong xã hội. Từng bước thực hiện tốt những mục tiêu trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

Những khía cạnh cần được xem xét nhằm đảm bảo chất lượng đối với công trình xây dựng thuộc dự án xây dựng NƠXH

Khảo sát dự án: Khâu khảo sát là khâu quan trọng tạo nền tảng cho khâu thiết kế được thuận lợi hơn từ đó nâng cao chất lượng công trình. Trong công tác khảo sát việc cử các kỹ sư có trình độ chuyên môn cũng

57Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 17: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

như kinh nghiệm khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm tự nhiên, hạ tầng, kỹ thuật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trình dự định xây dựng cần phải được xem trọng.

Khâu thiết kế: Đây là bước quan trọng vì thiết kế là khâu quyết định chất lượng của một công trình, là khâu phức tạp đòi hỏi phải có sự tính toán cũng như tuân theo một quy trình nhất định theo tiêu chuẩn của Ngành.

Quản lý nguyên vật liệu đầu vào: Việc mua sắm vật tư nhiều chủng loại, kích cỡ, chất lượng phù hợp tạo ra những quy định kiểm soát khác nhau. Vật tư sử dụng chủ yếu: Cát đen, cát vàng, đá, xi măng, sắt tròn, sắt hình, dây điện, ống nước, sơn, kính.

Quản lý máy móc: Công nghệ là một phần rất quan trọng trong quá trình thi công, quyết định rất lớn đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Nhận rõ được tầm quan trọng của máy móc thiết bị, công tác quản lý, bảo dưỡng máy móc thiết bị nâng cao chất lượng công trình.

Những tiêu chí, yêu cầu về chất lượng của NƠXH Cấp công trình: NƠXH phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ

tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.Yêu cầu về kiến trúc: Trong bối cảnh hiện tại, yêu cầu về đô thị phát triển

bền vững ngày càng trở nên cấp thiết trên phạm vi toàn cầu. Đây là một xu hướng tất yếu nhưng quá trình thực hiện không hề dễ dàng với bất cứ đô thị nào. Ở nước ta, phát triển đô thị bền vững còn rất nhiều trở ngại khi tỷ lệ dân cư có thu nhập thấp còn cao, phải đối mặt với những vấn đề kinh tế xã hội, văn hoá và môi trường, mối liên hệ giữa phát triển đô thị bền vững và nhà ở bền vững chưa được chú trọng.

Giá thành: Đòn bẩy thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp đối với các dự án NƠXH so với nhà ở thương mại hiện nay hầu như không có gì, ngoại trừ tiền sử dụng đất. Đây cũng chính là lý do mà sau nhiều năm thành phố phát động chương trình phát triển NƠXH, các doanh nghiệp không mấy quan tâm. Bên cạnh đó, những chuyên gia lĩnh vực bất động sản cũng đã nhiều lần kiến nghị với cơ quan chức năng về việc cho doanh nghiệp làm nhà diện tích 30m2 như NƠXH để những người thu nhập thấp có thể mua nhà, nhưng không được chấp thuận. Lý giải về vấn đề này là tại sao những người là công chức, viên chức thì được ở nhà 30m2 mà người lao động ít tiền lại phải ở nhà 45m2. Đây quả là sự khập khiễng với những người có thu nhập thấp.

Chủ đầu tư: Ở đây khi nói đến chất lượng các công trình NƠXH thì vai trò của chủ đầu tư là quan trọng nhất, tất cả các vấn đề đều phải được thông qua chủ đầu tư quyết định. Chủ đầu tư là tổ chức đại diện bên mua sản phẩm xây dựng của các bên tham gia là các nhà thầu, vì vậy chủ đầu tư cần

xem xét kiểm tra kịp thời các nhà thầu thực hiện các văn bản pháp quy, quy định, quy phạm trong lĩnh vực xây dựng.

Nhà thầu thi công: Theo quy định nhà thầu thi công xây lắp phải có chỉ huy trưởng công trường, đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận, có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, khi thi công nhà thầu không thực hiện cam kết như trong hồ sơ dự thầu và trong hợp đồng, liên tục thiếu trách nhiệm cả về bố trí nhân sự, thiết bị thi công, tài chính lẫn chất lượng vật liệu và đặc biệt là chất lượng công tác hoàn thiện công trình.

Nhà cung cấp chế tạo sản xuất, cung ứng vật tư vật liệu: Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến công trình kém chất lượng là nguyên vật liệu đưa vào sử dụng không theo yêu cầu thiết kế, do nhà thầu thi công chạy theo lợi nhuận, do đơn vị tư vấn giám sát cố tình bỏ qua những sai phạm của nhà thầu thi công, do đơn vị thí nghiệm và do Chủ đầu tư không thực hiện hết chức năng của mình. Vì vậy, nhà cung cấp chế tạo sản xuất, cung ứng vật tư vật liệu đưa nguyên vật liệu kém chất lượng vào sản xuất để đẩy nhanh tiến độ và hạ giá thành, đặc biệt là ở khâu ép cọc và phần ngầm của công trình. Hơn nữa, vật liệu có chất lượng tốt và theo yêu cầu thiết kế thì xa, vật liệu kém chất lượng lại ở gần công trình do vậy để tiết kiệm chi phí các đơn vị thường tận dụng vật liệu tại chỗ.

Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong xây dựng NƠXH

Chấp hành nghiêm ngặt các văn bản quy phạm pháp luật như: Các Nghị định về quản lý chất lượng công trình mà gần đây nhất là Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015. Thực hiện đúng phạm vi quyền hạn của mình như lựa chọn các nhà thầu phụ đủ năng lực, lựa chọn các vật tư thiết bị đúng chủng loại, đạt chất lượng và có giá cả tốt để tăng hiệu quả đầu tư. Nghiên cứu các mô hình giám sát của các nước để xây dựng và thực hiện việc giám sát độc lập và lực lượng quản lý dự án chuyên

Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị

58 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Page 18: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

nghiệp có đầy đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tiến độ, chất lượng thi công.

Lựa chọn đúng đắn địa điểm của dự án đầu tư và quy mô công trình, làm tốt công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án xây dựng, làm đúng quy định về giám sát thi công, nghiệm thu bàn giao trong quá trình thi công, quản lý đúng quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Ngoài ra việc quản lý chất lượng: Mua sắm vật tư thiết bị, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, xử lý sự cố thi công, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, điều hành tiến độ, tổ chức thi công an toàn, cần được quan tâm sát sao.

Đề xuất giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng xây dựng các dự án NƠXH

Để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình ở các doanh nghiệp xây lắp nếu chỉ có sự cố gắng từ một phía (doanh nghiệp) sẽ không đạt hiệu quả cao vì Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, điều tiết nền kinh tế. Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nhờ có các chính sách mà Nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Theo đó, thiết nghĩ cần phải chú ý đến một số những giải pháp sau:

Quy hoạch: Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở, công tác quy

Các dự án đầu tư xây dựng NƠXH được tạo điều kiện để thực hiện dự án theo cơ chế đặc biệt ưu đãi đầu tư

hoạch cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu về nhà ở, đặc biệt là phát triển NƠXH. Trong dự thảo Nghị định về quản lý phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã có đề xuất trong đồ án quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết phải làm rõ khu vực và quỹ đất dành xây dựng NƠXH, quỹ đất này không được sử dụng vào các mục đích khác.

Giải pháp công nghệ: Khuyến khích sử dụng, ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ và các loại vật liệu xây dựng mới phù hợp vào thi công xây dựng nhằm giảm thời gian và chi phí xây dựng, tiêu chí hướng tới là áp dụng tối đa điển hình hóa các cấu kiện, tăng cường sản xuất tại nhà máy và giảm nhân công thi công tại công trường, giảm tiến độ, dễ quản lý chất lượng công trình.

Hỗ trợ về thủ tục hành chính: Các dự án đầu tư xây dựng NƠXH được tạo điều kiện để thực hiện dự án theo cơ chế đặc biệt ưu đãi đầu tư. Yêu cầu giảm 40% thời gian xử lý hồ sơ của tất cả các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư NƠXH.

Đưa chỉ tiêu phát triển NƠXH thành pháp lệnh: Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ chủ trì xây dựng chính sách nhà ở, nhưng chính sách có vào cuộc sống hay không phải có các giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể. Việc đưa chỉ tiêu thành pháp lệnh chính là giải pháp quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ riêng Bộ Xây dựng tham gia là chưa đầy đủ nếu không có sự hưởng ứng tích cực của các địa phương, quan trọng nhất là kế hoạch thực hiện từ các địa phương, từ cơ sở.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư: Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến 2020 đặt mục tiêu mỗi năm phát triển thêm khoảng 100 triệu m2 nhà ở, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng về chỗ ở và điều kiện sống của các tầng lớp dân cư. Trong số này phải dành tối thiểu khoảng 20% diện tích sàn tại các dự án phát triển nhà ở đô thị phục vụ đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo đô thị.

Tóm lại, muốn phát triển và đáp ứng tốt nhu cầu NƠXH, trước tiên các công trình phải đảm bảo chất lượng và muốn đạt được mục tiêu đó Nhà nước cần tập trung hơn nữa vào việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về xây dựng nhằm thúc đẩy công tác quản lý hiệu quả hơn. Việc thay đổi cách tư duy trong công tác quản lý chất lượng từ thanh tra kiểm tra sang ngăn ngừa ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình hoạt động xây dựng là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Việc đẩy nhanh các dự án NƠXH mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người dân, những người có nhu cầu thực sự. Khi người dân có chỗ ở ổn định đồng nghĩa với việc góp phần thúc đẩy an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

*Viện Kinh tế Xây dựng- AMC

59Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 19: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

Nhu cầu tiêu thụ điện trong tương lai của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay, do vậy việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế là một trong những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam trở nên rất cấp thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên không tái tạo như than đá, khí đốt, dầu; cùng với đẩy mạnh mua điện của nước ngoài cũng không thể cung cấp đầy đủ và lâu dài cho nhu cầu trong nước. Một trong những biện pháp hiệu quả để cải thiện tình hình căng thẳng về năng lượng lúc này là phải phát triển nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Để có thể triển khai xây dựng NMĐHN, việc lựa chọn địa điểm và cơ sở phụ trợ là hết sức quan trọng và được ưu tiên hàng đầu trong 19 vấn đề về cơ sở hạ tầng điện hạt nhân.

Ths. Trần Quốc Cường *

Các từ viết tắtIAEA: International Atomic Energy Agency (Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế)NMĐHN: Nhà máy điện hạt nhân

60 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy

Page 20: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

YÊU CẦU LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ CƠ SỞ PHỤ TRỢ TẠI VIỆT NAMLựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng điện

hạt nhân là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình đầu tư một NMĐHN, vì quyết định này sau khi xây dựng nhà máy về thực tế không có khả năng thay đổi. Do vậy, quá trình tìm kiếm địa điểm xây dựng NMĐHN cần thực hiện tốt công tác khảo sát bao gồm: Thu thập các thông tin về địa điểm có tiềm năng phục vụ cho việc xây dựng hạ tầng điện hạt nhân, được đánh giá, phân tích dựa trên quá trình lựa chọn địa điểm hợp lý; Thiết lập trình tự các bước lựa chọn địa điểm xây dựng hạ tầng điện hạt nhân: Dựa trên các phương pháp đánh giá, các quy định của Việt Nam, như Thông tư số 13/2009/TT-BKHCN ngày 20/5/2009 và Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế và các tiêu chí của IAEA (gồm 15 tiêu chí) cũng là cơ sở tham khảo quan trọng để đánh giá địa điểm được lựa chọn.

ĐÁNH GIÁ ĐỊA ĐIỂM VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐIỆNHẠT NHÂN Ở NINH THUẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SWOT

Giới thiệu tóm tắt phương pháp SWOTCó nhiều phương pháp giúp lựa chọn địa điểm

và cơ sở phụ trợ nhằm xây dựng NMĐHN thông qua khảo sát, tư vấn. . . vv. Trước tiên, người ta tiến hành chọn lựa sơ bộ. Tại bước này, cơ sở để lựa chọn là các yêu cầu đặt ra đối với các nhân tố ảnh hưởng chính. Một số lớn các địa điểm bị loại bởi chúng không đạt được những yêu cầu tối thiểu. Các địa điểm còn lại cần được đánh giá tiếp tục để tìm ra địa điểm tối ưu nhất.

Phương pháp SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích, nghiên cứu phát triển. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh (Hình 1):

- Strengths (Điểm mạnh), - Weaknesses (Điểm yếu), - Opportunities (Cơ hội) - Threats (Thách thức).Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu

trong nghiên cứu, lựa chọn địa điểm nói chung, trong đó có lựa chọn địa điểm và cơ sở phụ trợ điện hạt nhân; tìm những điểm mạnh (lợi thế địa lý) bên cạnh những điểm còn tồn tại cần được khắc phục, giảm thiểu tác động và tránh những rủi ro, sự cố môi trường. Đồng thời, SWOT có thể giúp chúng ta hiểu về hiện trạng và dự đoán xu hướng liên quan đến vị trí và cơ sở phụ trợ của NMĐHN nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định, lập phương án phát triển và bảo vệ môi trường phù hợp. Một phân tích SWOT có thể được áp dụng để hiểu rõ tình trạng và dự báo xu hướng trong tương lai (Sharma và Bhatia, 1996) của vị trí và cơ sở phụ trợ NMĐHN.

Thông thường, các phân tích SWOT có hai phần: Việc thu thập một tập hợp các thông tin quan trọng liên quan đến vị trí và cơ sở phụ trợ NMĐHN; Việc đánh giá dữ liệu để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hoặc các mối đe dọa liên quan vị trí và cơ sở phụ trợ NMĐHN.

Một phân tích SWOT giúp tìm ra các trận đấu tốt nhất giữa xu hướng môi trường bên ngoài (ví dụ như các cơ hội và các mối đe dọa) và khả năng nội bộ (tức là những điểm mạnh và điểm yếu) (Hình 1) trên địa bàn một tỉnh, vùng, hoặc một khu vực. Với phương pháp này cho phép sự làm việc tập thể và tạo cơ chế phản biện để tìm ra lời giải tốt nhất.

Phương pháp SWOT đánh giá địa điểm Ninh ThuậnĐiểm mạnh (vị trí địa lý, lực lượng lao động, v.v.) là

một nguồn lực hoặc khả năng có thể sử dụng hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra;

Điểm yếu (di cư ở nông thôn, mù chữ, nghèo đói, trình độ dân trí thấp, v.v.) là một giới hạn nhằm đạt được mục tiêu đề ra;

Khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Hình 1. Sơ đồ minh họa phương pháp SWOT

61Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 21: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở VIỆT NAMamc.edu.vn/images/baiviet/2016/08/AMC47-vdhn.pdf · Tiêu chí đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm

Cơ hội (ví dụ như du lịch và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, v.v.) là cơ hội thuận lợi trong địa bàn của tỉnh, vùng. Nó giúp nâng cao vị thế của tỉnh và vùng đó;

Nguy cơ (áp lực dân số và hạn hán, v.v.) là sự không thuận lợi của tỉnh và vùng đó, gây ảnh hưởng đến chiến lược và mục tiêu đặt ra. Các mối đe dọa có thể là một rào cản, hạn chế, hoặc bất cứ điều gì bên ngoài có thể gây ra thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng đó.

Với dự án NMĐHN có thể khái quát một số điểm mạnh, tồn tại, cơ hội và nguy cơ trên cơ sở tổng hợp phân tích như sau:

Điểm mạnh: Khả năng thoát nhiệt, nhân khẩu học, các khía cạnh an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ, rủi ro từ các sự kiện do con người gây ra, sự sẵn có cơ sở hạ tầng địa phương, dễ dàng tiếp cận, các khía cạnh pháp luật, tương tác với công chúng và khả năng bị tấn công do các hành động xấu.

Điểm tồn tại: Địa chất và kiến tạo địa tầng, địa chấn, đặc biệt ở NMĐHN Ninh Thuận 2.

Cơ hội: Phát triển kinh tế, xã hội cho Việt Nam thoát nghèo và đặc biệt nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực điện hạt nhân.

Nguy cơ: Rủi ro sự cố từ các NMĐHN, đặc biệt là động đất (Ninh Thuận 1) và sóng thần (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2).

Các phân tích cụ thể bằng phương pháp SWOT được thể hiện trong phụ lục phân tích theo các tiêu chí của IAEA.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊĐịa điểm và cơ sở phụ trợ của NMĐHN là yếu tố quan trọng hàng đầu trong

quá trình triển khai xây dựng NMĐHN trên thế giới và Việt Nam. Tiêu chí an toàn đối với địa điểm để xây dựng NMĐHN bao gồm: Không có hoặc ít có khả năng chịu tác động từ các mối nguy hiểm tự nhiên như động đất, núi lửa, ngập lụt, sóng thần, bão lốc, địa chất kiến tạo hay các mối nguy hiểm do hoạt động của con người gây nên như cháy nổ, máy bay rơi, có mật độ phân bố dân cư, các điều kiện khí tượng thủy văn, hải văn, nước ngầm, đường giao thông hợp lý,… để tác động phóng xạ của khu vực xây dựng điện hạt nhân ra môi trường xung quanh là thấp nhất, cả trong điều kiện vận hành bình thường và khi có sự cố. Bằng phương pháp SWOT chúng ta sẽ đánh giá toàn diện hơn các tiêu chí yêu cầu.

Kiến nghị về địa điểm xây dựng NMĐHN Ninh ThuậnThời điểm xây dựng cần ấn định và thông báo sớm đến người dân.Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt báo cáo an

toàn và báo cáo đánh giá tác động môi trường của NMĐHN, đặc biệt cần tuân thủ hướng dẫn của IAEA và quy định pháp luật của Việt Nam về lựa chọn địa điểm xây dựng.

Về góc độ pháp luật, cần hoàn thiện Luật Nguyên tử và các Luật khác liên quan theo hướng tạo ra sự độc lập, gắn trách nhiệm rõ ràng của các chủ thể tham ra thực hiện dự án và đặc biệt quan trọng là phải làm thật tốt công việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự cố Fukushima ở Nhật Bản sẽ là bài học về lựa chọn công nghệ điện hạt nhân cần được nghiên cứu kỹ. Từ sự cố này, các kịch bản về biến đổi khí hậu tác động xấu đến NMĐHN cũng cần được biên soạn.

Ngoài ra, vấn đề tài chính để có thể cung cấp cho triển khai dự án đúng tiến độ và chất lượng cũng là một vấn đề cần được quan tâm, nhất là Việt Nam đang còn phải phụ thuộc lớn về công nghệ và tài chính vào nước ngoài.

Nhân lực là yếu tố then chốt thực hiện thành công mọi dự án, thực hiện mục tiêu này, Học viện cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thi (AMC) với sự cộng tác của các chuyên gia đến từ IAEA và Việt Nam, định kỳ có các lớp bồi dưỡng về phát triển chương trình điện hạt nhân cho các cán bộ ngành Xây dựng. Đây là chương trình đào tạo thiết thực cho nguồn nhân lực thực hiện và quản lý các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

* Khoa Quản lý xây dựng - Học viện AMC

Tài liệu tham khảoHai, L.T., Gobin, A., Hens, L.,

2012. “Impact of global climate change and desertification on the environment and society in Southern Centre of Vietnam (a case study in the Binh Thuan province)”. VITO, Mol, Belgium.

Sharma, M., Bhatia, G., 1996. The voluntary community health movement in India: a strengths, weaknesses, opportunities, and threats analysis. Journal of Community Health, 21(6), 453-464.

Tuấn, P.M., 2015. Bài giảng “Địa điểm và cơ sở hạ tầng điện hạt nhân”.

THEO HƯỚNG DẫN NG-G-3.1

CỦA IAEA

Theo Thông tư số 13/2009/TT-

BKHCNĐiểm mạnh Điểm tồn tại Cơ hội Nguy cơ Chính sách và

thích ứng

1 Địa chất và kiến tạo địa tầng

Đứt gãy, động đất, núi lửa

NMĐHN Ninh Thuận 1: Không có đứt gãy, động đất, núi lửa

Đầu tư tài chính và khoa học công nghệ cao, tốn kém tài chính

Xây dựng NMĐHN trên nền đá gốc nguyên khối Granite

Có thể thiếu vốn

Nghiên cứu công nghệ thích hợp để xây dựng NMĐHN

NMĐHN Ninh Thuận 1: Không có động đất, núi lửa

NMĐHN Ninh Thuận 2: Phát hiện dấu hiện có đứt gãy

Đầu từ nghiên cứu sâu, nâng cao trình độ hiểu biết về điều kiện địa chất

Sụt lún, rò rỉ phóng xạ, nước làm mát

Tiếp tục nghiên cứu điều kiện địa chất

2

Các khía cạnh an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ

Công nghệhiện đại

Rò rỉ, sự cố khách quan và chủ quan

Bảo đảm an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội

Mất an toàn phóng xạ, sự cố vỡ lò

Quản lý và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động

3Rủi ro từ các sự kiện do con người gây ra

Ảnh hưởng đối với NMĐHN do hoạt động của con người gây ra

Người dân chấp hành và tuân thủ luật pháp

Kiến thức về NMĐHN còn hạn chế

Ủng hộ của người dân đối với NMĐHN

Tác động gián tiếp đến NMĐHN ăn trộm, mua bán thanh nhiên liệu hạt nhân

Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về NMĐHN, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

4Sự sẵn có cơ sở hạ tầng địa phương

Cơ bản giải phóng xongmặt bằng.

Hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện.

Ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương.

Xây dựng không đúng thời hạn

Chiến lược về nguồn tài chính

62 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤN ĐỀ hÔM nAy