politics of multinational corporations

97
Chương 9 Chính trị của các tập đoàn đa quốc gia Tip O’Neill, một cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ, đã từng nói, “Tất cả chính trị đều mang màu sắc địa phương.” Ông có thể cũng đã nói đến vấn đề này đối với sản xuất kinh tế. Bởi vì dù cho nền kinh tế thế giới có trở nên “toàn cầu hóa” như thế nào đi chăng nữa, việc sản xuất kinh tế sẽ luôn dựa vào các cộng đồng địa phương và sẽ luôn sử dụng các nguồn lực được lấy ra từ các cộng đồng địa phương đó. Các tập đoàn đa quốc gia không thay đổi được hiện thực căn bản này. Tuy nhiên, các tập đoàn đa quốc gia thực sự thay đổi bản chất của việc ra quyết định trong kinh tế. Trong quá khứ, các quyết định về sản xuất đã được chủ các doanh nghiệp địa phương thực hiện tùy theo các điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, khi có sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia, các nhà quả lý nước ngoài đã ra quyết định về sản

Upload: huong-zua

Post on 01-Feb-2016

223 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Phân tích mối quan hệ giữa chủ thể MNCs và nhà nước trên khía cạnh chính trị

TRANSCRIPT

Page 1: Politics of Multinational Corporations

Chương 9

Chính trị của các tập đoàn đa quốc gia

Tip O’Neill, một cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ, đã từng nói, “Tất cả chính trị đều

mang màu sắc địa phương.” Ông có thể cũng đã nói đến vấn đề này đối với

sản xuất kinh tế. Bởi vì dù cho nền kinh tế thế giới có trở nên “toàn cầu hóa”

như thế nào đi chăng nữa, việc sản xuất kinh tế sẽ luôn dựa vào các cộng

đồng địa phương và sẽ luôn sử dụng các nguồn lực được lấy ra từ các cộng

đồng địa phương đó. Các tập đoàn đa quốc gia không thay đổi được hiện

thực căn bản này. Tuy nhiên, các tập đoàn đa quốc gia thực sự thay đổi bản

chất của việc ra quyết định trong kinh tế. Trong quá khứ, các quyết định về

sản xuất đã được chủ các doanh nghiệp địa phương thực hiện tùy theo các

điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, khi có sự tham gia của các tập đoàn đa

quốc gia, các nhà quả lý nước ngoài đã ra quyết định về sản xuất liên quan

đến các điều kiện toàn cầu. Tuy nhiên, trong khi khuôn khổ tham chiếu để ra

quyết định đối với nhiều vấn đề kinh tế đã thay đổi, khuôn khổ tham chiếu

về ra quyết định đối với các vấn đề chính trị vẫn không thay đổi. Chính phủ

các nước vẫn tiếp tục giải quyết các mối quan tâm trong nước nhằm đáp ứng

các nhu cầu của các nhóm lợi ích trong nước. Như một học giả nổi tiếng về

các tập đoàn đa quốc gia đã viết, “chế độ của các nhà nước dân tộc được xây

dựng trên nguyên tắc là nhân dân trong bất cứ quyền hạn xét xử quốc gia

nào đều có quyền cố gắng tối đa hóa phúc lợi của mình, như họ suy nghĩ,

bên trong quyền hạn đó. Mặt khác, các tập đoàn đa quốc gia nghiêng về

hướng tối đa hóa phúc lợi của các bên có liên quan đến các tập đoàn đó

trong các hoạt động trên quy mô toàn cầu, mà không nhận bất cứ trách

Page 2: Politics of Multinational Corporations

nhiệm nào về các hậu quả do hành động của nó tạo ra trong quyền hạn xét

xử của từng quốc gia” (Vernon 1998, 28).

Sự căng thẳng vốn có trong các khuôn khổ ra quyết định chồng lấn nhau này

đã tạo thành chính trị trong nước và quốc tế về các tập đoàn đa quốc gia.

Trên vũ đài chính trị trong nước, phần lớn chính phủ các nước đều không

sẵn lòng từ bỏ các lợi ích tiềm năng do đầu tư nước ngoài đem lại, song hầu

như chẳng có mấy chính phủ sẵn lòng cho phép các công ty nước ngoài hoạt

động mà không có giới hạn. Kết quả là, phần lớn chính phủ các nước đều đã

sử dụng các quy định trên phạm vi quốc gia và đã mặc cả với cá nhân từng

tập đoàn đa quốc gia để đảm bảo là hoạt động của các công ty nước ngoài

phù hợp với các mục tiêu quốc gia. Các nỗ lực của chính phủ nhằm điều tiết

hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia được chuyển sang chính trị quốc tế.

Các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển, theo đuổi

các nguyên tắc quốc tế cho phép họ có quyền kiểm soát các hoạt động của

các công ty nước ngoài đang hoạt động bên trong biên giới lãnh thổ của họ.

Các nước đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia – về cơ bản là các nước

công nghiệp hóa tiên tiến – theo đuổi các nguyên tắc quốc tế bảo vệ các

nguồn vốn đầu tư của họ tại nước ngoài bằng cách hạn chế khả năng của các

nước tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài trong việc kiểm soát hoạt động của

các tập đoàn đa quốc gia.

Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét đến các động lực này. Trước tiên,

chúng ta sẽ nghiên cứu việc chính phủ các nước đã cố gắng như thế nào để

hạn chế các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia đang tham gia sản xuất

kinh doanh tại thị trường trong nước của họ. Như chúng ta sẽ thấy, chính

phủ của cả các nước đang phát triển và phát triển đều đã sử dụng nhiều công

cụ khác nhau để khai thác được càng nhiều lợi ích từ vốn đầu tư trực tiếp

Page 3: Politics of Multinational Corporations

của nước ngoài càng tốt, trong khi cùng lúc đó lại giảm thiểu các chi phí rõ

ràng phát sinh từ việc cho phép các công ty nước ngoài kiểm soát các ngành

sản xuất trong nước. Sau đó, chúng ta tập trung vào các nỗ lực, đến nay vẫn

chưa thành công, trong việc thảo luận các quy định quốc tế xác định các

quyền và trách nhiệm tương ứng của các nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài

và các tập đoàn đa quốc gia.

Quản lý các tập đoàn đa quốc gia

Thay vì việc từ bỏ các lợi ích tiềm năng thu được từ các chi nhánh của các

tập đoàn đa quốc gia đặt tại quốc gia mình, phần lớn chính phủ các nước đều

đã áp dụng các quy định trên phạm vi quốc gia nhằm xác định các điều kiện

mà các tập đoàn đa quốc gia được phép hoạt động bên trong lãnh thổ của họ.

Chính phủ các nước đã sử dụng các quy định đó theo thông lệ và cả không

theo thông lệ - có nghĩa là họ đã cấm các công ty nước ngoài tham gia vào

các hoạt động nhất định, và họ đã yêu cầu các công ty nước ngoài phải tham

gia vào các hoạt động khác. Tất cả các quy định này đều đã được hướng đến

một mục đích chung: thu được càng nhiều lợi ích từ vốn đầu tư trực tiếp của

nước ngoài càng tốt, trong khi đồng thời giảm thiểu chi phí liên quan đến

việc nhượng bộ quyền ra quyết định đối với một bộ phận của nền kinh tế cho

các công ty nước ngoài. Trước tiên, chúng ta nghiên cứu về việc các nước

đang phát triển đã cố gắng như thế nào để kiểm soát hoạt động của các tập

đoàn đa quốc gia và sau đó sẽ hướng sự chú ý sang các biện pháp kiểm soát

phổ biến tại các nước công nghiệp hóa tiên tiến. Như chúng ta sẽ thấy, mặc

dù cả các nước phát triển và đang phát triển đều đã kiểm soát các hoạt động

của các tập đoàn đa quốc gia, các nước đang phát triển đã dựa nhiều hơn

nhiều vào các biện pháp đó. Do đó, chúng ta sẽ kết thúc phần này bằng việc

Page 4: Politics of Multinational Corporations

xem xét xem tại sao nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát

triển lại đã áp dụng các biện pháp khác nhau đến như vậy đối với các tập

đoàn đa quốc gia.

Quản lý các tập đoàn đa quốc gia tại các nước đang phát triển

Trong thời kỳ đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ của phần lớn

các nước đang phát triển đã có quan điểm rất không tán thành với các tập

đoàn đa quốc gia. “Tất cả sự liên hệ của các tập đoàn đa quốc gia với các

cường quốc thuộc địa trước đây, việc họ thuê những người nước ngoài vào

những vị trí cao cấp, lịch sử trong quá khứ của họ (dù là thực hay là hư cấu)

về sự phân biệt đối với công nhân tại các nước đang phát triển, và sự thể

hiện các giá trị văn hóa ngoại lai của họ đều góp phần làm gia tăng sự ngờ

vực trong cách nhìn nhận về các tập đoàn đa quốc gia” tại các nước đang

phát triển (Jones 1996, 291). Chính phủ các nước đang phát triển mới dành

được độc lập đã muốn có sự tự chủ về chính trị và kinh tế thoát khỏi các

cường quốc thuộc địa trước đây, và thường thì điều này dẫn đến việc nắm

giữ quyền kiểm soát đối với các khoản đầu tư nước ngoài hiện có và quản lý

các điều kiện thực hiện các khoản đầu tư mới.

Các mối quan ngại liên quan đến ảnh hưởng chi phối của ngoại bang đã

phản ánh sự tiếp nối của các hoạt động trong quá khứ. Phần lớn các nước

đang phát triển đã bước vào giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai với tư

cách là các nhà sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa sơ cấp. Tuy nhiên, các

tập đoàn đa quốc gia thường kiểm soát các lĩnh vực này và các nguồn thu từ

xuất khẩu mà các lĩnh vực này tạo ra. Lấy ví dụ như, trong ngành công

nghiệp sản xuất nhôm, sáu tập đoàn đa quốc gia đã kiểm soát 77 % sản

lượng bô xít của các nước không thuộc nhóm xã hội chủ nghĩa, 87 % sản

Page 5: Politics of Multinational Corporations

lượng alumin, và 83 % sản lượng nhôm. Về các sản phẩm nông nghiệp, 15

% các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp đã kiểm

soát khoảng 80 % lượng hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển

(UNCTAD 1983). Và mặc dù vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã dịch

chuyển sang hoạt động chế tạo trong những năm 1960, các chi nhánh của

các tập đoàn đa quốc gia đã đóng một vai trò quan trọng trong những lĩnh

vực này. Tại Singapore, chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia hiện chiếm

khoảng 52 % số lượng công ăn việc làm trong các ngành chế tạo, 75 % tổng

doanh thu, và khoảng 61 % tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Tại

Malaysia, các con số này cũng tương đương: 44 % số lượng công ăn việc

làm trong ngành chế tạo, 53 % doanh thu, và 51 % khối lượng hàng hóa xuất

khẩu (UNCTAD 2001). Mặc dù Singapore và Malaysia có vị thế cao so với

các nước đang phát triển khác, các tập đoàn đa quốc gia cũng kiểm soát phần

lớn hoạt động sản xuất chế tạo tại các nước này. Lấy ví dụ như, tại Brazil và

Mê hi cô, các tập đoàn đa quốc gia chiếm lần lượt khoảng 13 % và 18 % số

lượng công ăn việc làm, và tại Mê hi cô, các tập đoàn đa quốc gia chiếm

khoảng 21 % số lượng hàng hóa xuất khẩu.

Việc cho phép các tập đoàn nước ngoài kiểm soát các lĩnh vực quan trọng đã

làm gia tăng các mối quan ngại về chính trị và kinh tế. Mối quan ngại chủ

yếu về chính trị là quyền sở hữu của nước ngoài đối với các ngành sản xuất

dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẽ làm giảm bớt sự tự chủ quốc gia mà các

nước đang phát triển đã phải đấu tranh khó khăn để dành được độc lập.

Dường như việc dành được độc lập chính trị từ tay các cường quốc thuộc địa

và sau đó tiếp tục đấu tranh dưới sự thống trị về kinh tế của các tập đoàn đa

quốc gia thuộc các cường quốc thuộc địa đó là điều không hợp lý. Các mối

quan ngại về kinh tế đã xuất hiện khi chính phủ các nước áp dụng các chiến

Page 6: Politics of Multinational Corporations

lược sử dụng biện pháp công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Nếu các tập

đoàn đa quốc gia được phép kiểm soát các khoản thu nhập từ xuất khẩu,

chính phủ các nước sẽ không thể sử dụng các nguồn lực này để thúc đẩy các

mục tiêu phát triển của họ. Hơn thế nữa, nếu các tập đoàn đa quốc gia được

phép tự do tham gia nền kinh tế trong nước, sẽ không có mối quan hệ cần

thiết giữa các khoản đầu tư do họ thực hiện và các mục đích phát triển của

chính phủ nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Các khoản vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài có thể vẫn nằm trong các ngành công nghiệp khai khoáng,

và các khoản đầu tư vào lĩnh vực chế tạo có thể đi kèm với rất ít chuyển giao

công nghệ hoặc có thể sử dụng nhiều sức lao động hơn là vốn. Kết quả là,

phát triển kinh tế sẽ tiếp tục chịu sự chi phối của các nhân tố nước ngoài

thay vì việc đi theo định hướng từ các mục tiêu phát triển của chính phủ.

Nhìn chung, các nước đang phát triển đã đáp lại các mối quan ngại này bằng

việc điều tiết, và không thông qua việc cấm, vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài. Thay vì việc đóng cửa hoàn toàn đối với các tiềm năng về lợi ích do

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đem lại, chính phủ các nước đang phát

triển đã tìm cách kiểm soát khả năng tiếp cận với nền kinh tế của mình để

đảm bảo là các lợi ích đó được thực hiện thực sự. Chính phủ các nước đang

phát triển đã thực sự đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh

vực của nền kinh tế. Lấy ví dụ như, các tập đoàn đa quốc gia không được

quyền sở hữu các dịch vụ công ích, ngành sản xuất sắt thép, bán lẻ, bảo hiểm

và ngân hàng, và các ngành công nghiệp khai khoáng (Jenkins 1987, 172).

Khi các công ty nước ngoài đã sở hữu các doanh nghiệp trong các lĩnh vực

này trước đó, chính phủ các nước sẽ tiến hành quốc hữu hóa các doanh

nghiệp đó. Thông qua quá trình quốc hữu hóa, chính phủ nước tiếp nhận đầu

Page 7: Politics of Multinational Corporations

tư nước ngoài lấy lại quyền kiểm soát đối với một chi nhánh do một tập

đoàn đa quốc gia lập ra.

Trong phần lớn các trường hợp, quá trình quốc hữu hóa đi kèm với việc bồi

thường cho các tập đoàn đa quốc gia. Như hình 9.1 đã minh họa, số lượng

các vụ quốc hữu hóa đã tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn cuối những

năm 1960 và được duy trì ở mức cao trong suốt nửa đầu của những năm

1970. Các đợt quốc hữu hóa diễn ra thường xuyên nhất tại các ngành công

nghiệp khai khoáng và các ngành dịch vụ công ích ví dụ như sản xuất điện

và viễn thông. Quốc hữu hóa phục vụ cho cả các mục tiêu chính trị và kinh

tế. Về mặt chính trị, chính phủ các nước đang phát triển có thể dành được sự

ủng hộ trong nước và làm dịu đi những chỉ trích trong nước “bằng cách tiếp

quản những biểu tượng rõ rệt nhất của “sự bóc lột của ngoại bang” ” (Shafer

1983, 94). Quốc hữu hóa cũng khiến cho “việc lập kế hoạch kinh tế mạnh

mẽ có thể được thực hiện cho toàn bộ nền kinh tế và tăng cường vị thế tài

chính của chính phủ để tiến hành đa dạng hóa kinh tế và … khiến họ đạt

được sự cân bằng về tăng trưởng kinh tế” (Shafer 1983, 93 - 94).

Page 8: Politics of Multinational Corporations

Các chính sách của chính phủ thường áp dụng cho một thể loại hoạt động kinh tế

nhất định thay vì việc áp dụng cho một công ty cụ thể. Do đó, số lượng các công

ty bị tác động lớn hơn nhiều so với số lượng các đạo luật sung công

Hình 9.1 Các đạo luật sung công tại các nước đang phát triển

Nguồn: Vernon, 1998, 6

Phần lớn chính phủ các nước đang phát triển đã đề ra các chế độ kiểm soát

nhằm tác động đến các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư vào

nước họ. Nhiều nước đang phát triển đã buộc các chi nhánh của các tập đoàn

đa quốc gia phải có cổ đông trong nước sở hữu đa số, thay vì việc cho phép

các tập đoàn đa quốc gia sở hữu 100 % đối với chi nhánh. Chính phủ các

nước tin là sự sở hữu trong nước sẽ đồng nghĩa với quyền kiểm soát trong

nước đối với các quyết định của chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia. Chính

phủ các nước cũng đã hạn chế số lợi nhuận mà các chi nhánh của các tập

Page 9: Politics of Multinational Corporations

đoàn đa quốc gia có thể gửi về nước, cũng như việc các chi nhánh đó được

phép chi trả cho các công ty mẹ của họ bao nhiêu tiền để chuyển giao công

nghệ. Các chính phủ tin rằng, các biện pháp đó sẽ giúp đảm bảo là các

nguồn thu từ hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia tại đất nước họ sẽ ở lại

trong nước, và sẵn có cho việc sử dụng trong nước.

Chính phủ các nước cũng áp dụng các yêu cầu về sản xuất đối với các chi

nhánh của các tập đoàn đa quốc gia tại nước mình nhằm thúc đẩy một mục

tiêu kinh tế cụ thể. Lấy ví dụ như, nếu một chính phủ đang cố gắng thúc đẩy

các mối quan hệ trì trệ, chính phủ đó yêu cầu chi nhánh của tập đoàn đa

quốc gia mua lại một số phần trăm nhất định nguyên liệu đầu vào sản xuất

của chi nhánh đó từ phía các nhà cung cấp trong nước. Nếu chính phủ đang

khuyến khích các ngành xuất khẩu, họ sẽ buộc chi nhánh của tập đoàn đa

quốc gia xuất khẩu một số phần trăm cụ thể các sản phẩm do chi nhánh đó

làm ra. Chính phủ của một số nước cũng yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia

thực hiện nghiên cứu và triển khai ứng dụng tại nước tiếp nhận đầu tư nước

ngoài. Cuối cùng, chính phủ của nhiều nước đã hạn chế việc các tập đoàn đa

quốc gia tiếp cận với thị trường vốn trong nước. Tất cả các hạn chế này đều

được thực hiện nhằm tránh khía cạnh tiêu cực của sự tham gia kinh tế của

các tập đoàn đa quốc gia, trong khi đồng thời cố gắng thu được các lợi ích

mà các tập đoàn đa quốc gia có thể đem lại.

Dĩ nhiên là, không phải tất cả các nước đang phát triển đều áp dụng những

chế độ như nhau. Chính phủ các nước theo đuổi các chiến lược công nghiệp

hóa thay thế nhập khẩu đã áp dụng những chế độ có tính chất hạn chế nhất.

Lấy ví dụ như, Ấn Độ đã tiếp nhận nhiều đầu tư nước ngoài từ khi dành

được độc lập. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ đã quyết định hạn chế vai trò của

các tập đoàn đa quốc gia trong nền kinh tế Ấn Độ (Jones 1996, 299). Để đạt

Page 10: Politics of Multinational Corporations

được mục đích này, chính phủ Ấn Độ đã thực thi các chính sách hạn chế cao

độ đối với các khoản đầu tư nước ngoài mới và bắt đầu “trục xuất” các

khoản đầu tư hiện đang thực hiện (Encarnation 1989). Ấn Độ đã trục xuất

các doanh nghiệp đang hoạt động sở hữu hơn 40 % công ty con tại Ấn Độ

bằng việc buộc họ phải lựa chọn giữa việc bán cổ phần cho các công ty của

Ấn Độ hoặc rời khỏi nước này. Các ngoại lệ chỉ được đưa ra đối với các

công ty hoạt động trong các lĩnh vực được ưu tiên cao hoặc sử dụng các

công nghệ phức tạp. Kết quả của việc áp dụng các chính sách này là Ấn Độ

đã bị chảy nhiều nguồn vốn ra nước ngoài trong những năm 1970 khi một số

tập đoàn đa quốc gia, lấy ví dụ như công ty Coca Cola và IBM, đã rời khỏi

Ấn Độ và hầu như chẳng có thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài.

Các nước đang phát triển khác đã tích cực tìm kiếm vốn đầu tư trực tiếp của

nước ngoài trong khi đang chuyển sang giai đoạn hai áp dụng biện pháp

công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, song đã kiểm soát các điều kiện đầu tư

của các tập đoàn đa quốc gia. Lấy ví dụ như Brazil đã tìm kiếm vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngoài, song lại cố gắng đảm bảo là tất cả các khoản đầu tư

nước ngoài đều góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của chính phủ. Lấy

ví dụ như, trong khi đang phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước,

chính phủ Brazil đã cấm một cách hiệu quả đối với tất cả các hoạt động nhập

khẩu ô tô trong năm 1956. Bằng việc làm như vậy, nước này đã buộc các

nhà sản xuất ô tô nước ngoài phải sản xuất tại Brazil để có được khả năng

tiếp cận với thị trường Brazil.

Bởi vì thị trường Brazil khá rộng lớn, chính phủ Brazil đã có thể khuyến

khích đầu tư nước ngoài với các điều kiện thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước.

Chính phủ Brazil đã làm điều đó một phần bằng việc sử dụng các yêu cầu về

Page 11: Politics of Multinational Corporations

sản xuất. Chính phủ đã đề ra các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa cao đối với các

tập đoàn đa quốc gia; vào năm 1956, 35 đến 50 % cấu kiện của ô tô đã được

sản xuất trong nước, và con số này đã gia tăng lên đến 90 – 95 % trong giai

đoạn giữa những năm 1960. Kết quả là, cho đến giữa những năm 1960, tám

công ty do nước ngoài kiểm soát đang sản xuất xe hơi tại Brazil để bán tại

thị trường trong nước, và cho đến năm 1980, hơn một triệu xe hơi đang được

sản xuất mỗi năm. Do đó, thậm chí các nước đang phát triển chào đón các

tập đoàn đa quốc gia cũng tìm cách đảm bảo là các hoạt động của các tập

đoàn đa quốc gia phải phù hợp với các mục đích phát triển của chính phủ

nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài.

Chính phủ các nước đã áp dụng các chiến lược phát triển theo định hướng

xuất khẩu, ví dụ như các nước mới công nghiệp hóa tại khu vực Đông Á

tương đối cởi mở hơn với vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Singapore và

Hồng Công đã gần như không áp đặt bất cứ hạn chế nào đối với đầu tư nước

ngoài đổ vào nước họ; ngược lại, Singapore dựa toàn bộ chiến lược phát

triển của mình vào việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc và Đài Loan ít

cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài so với Singapore và Hồng Công: Tại hai

nước này, chính phủ đã xây dựng một danh sách các ngành công nghiệp mở

cửa cho các công ty nước ngoài, song các đề xuất đầu tư vào các ngành này

không được phê duyệt tự động. Mỗi dự án đều phải đáp ứng các yêu cầu liên

quan đến tỷ lệ nội địa hóa, việc chuyển giao các công nghệ, việc trả tiền mua

bản quyền liên quan đến chuyển giao công nghệ, và tác động đối với việc

nhập khẩu (Haggard 1990, 199).

Tuy nhiên, Đài Loan và Hàn Quốc đều đã thực hiện thu hút vốn đầu tư nước

ngoài nhiều hơn so với chính phủ của phần lớn các nước tại châu Mỹ La tinh

hay châu Phi. Bắt đầu từ giữa những năm 1960 và đầu những năm 1970,

Page 12: Politics of Multinational Corporations

chính phủ của cả Đài Loan và Hàn Quốc đều đã lập các khu chế xuất để thu

hút đầu tư. Các khu chế xuất là những khu công nghiệp mà tại đó chính phủ

cung cấp đất đai, điện nước, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, và, trong một

số trường hợp, cả các nhà xưởng cho các công ty thực hiện đầu tư, thường là

với mức giá bao cấp (Haggard 1990, 201). Các công ty nước ngoài đặt tại

các khu chế xuất được phép nhập khẩu các cấu kiện hàng hóa miễn thuế,

chừng nào họ xuất khẩu tất cả các sản phẩm của họ. Đài Loan đã lập khu chế

xuất đầu tiên tại Đông Á vào năm 1965, và Hàn Quốc lập khu chế xuất đầu

tiên của mình vào năm 1970. Các khu vực lắp ráp và xuất khẩu này đã thu

hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, châu

Âu và Nhật Bản và giúp thúc đẩy việc xuất khẩu của khu vực Đông Á trong

những năm 1970. Cuối cùng, cả hai nước đều đã tự do hóa hơn nữa việc đầu

tư nước ngoài trong giai đoạn giữa những năm 1970, nhằm thu hút các công

ty công nghệ cao vào trong nền kinh tế trong nước (Haggard và Cheng

1987).

Phần lớn các nước đang phát triển đã tự do hóa nhiều đối với vốn đầu tư trực

tiếp của nước ngoài kể từ những năm 1980. Trong số 1.035 thay đổi chính

sách đầu tư mà chính phủ các nước đã thông báo trong giai đoạn từ năm

1991 đến năm 1999, 94 % các thay đổi đó đã giúp cho thực hiện vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngoài dễ dàng hơn (UNCTAD 2004). Các lĩnh vực trước

đây đóng cửa với vốn đầu tư nước ngoài, lấy ví dụ như viễn thông và khai

thác tài nguyên thiên nhiên, đã được mở cửa. Các hạn chế đối với quyền sở

hữu 100 % của nước ngoài đã được dỡ bỏ ở phần lớn các nước. Các hạn chế

đối với việc chuyển lợi nhuận về nước đã được nới lỏng.

Hai yếu tố đã khuyến khích các nước đang phát triển nới lỏng các hạn chế

do họ đề ra đối với các hoạt động của tập đoàn đa quốc gia. Trước tiên, các

Page 13: Politics of Multinational Corporations

chế độ đầu tư nước ngoài hạn chế đã tạo ra những kết quả đáng thất vọng

(Jones 1996). Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã giảm trong giai đoạn

những năm 1970 khi làn sóng quốc hữu hóa và hạn chế chặt chẽ đã khiến

các tập đoàn đa quốc gia phải tìm cơ hội kinh doanh tại các thị trường ít mạo

hiểm và hạn chế hơn. Các tập đoàn đa quốc gia đã thực sự hoạt động tại các

nước đang phát triển đã miễn cưỡng chuyển giao các công nghệ mới, và các

lĩnh vực mà chính phủ đã quốc hữu hóa hoạt động dưới mức mong đợi

(Shafer 1983). Nói tóm lại, các nỗ lực thúc đẩy công nghiệp hóa bằng cách

quản lý hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia đã tạo ra các kết quả đáng

thất vọng. Thứ hai là, quyết định tự do hóa vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài một phần là do sự thay đổi to lớn về các chiến lược phát triển. Khi

thực hiện các biện pháp công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, chính phủ các

nước đã can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế, và việc can thiệp vào vốn đầu

tư trực tiếp của nước ngoài là một phần trong nỗ lực chung nhằm dẫn dắt

quá trình công nghiệp hóa. Chính phủ các nước đã can thiệp ít hơn vào các

lĩnh vực của nền kinh tế khi họ áp dụng các chiến lược trên cơ sở thị trường.

Chính phủ của các nước đang phát triển đã không từ bỏ các nỗ lực nhằm

kiểm soát hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia. Mặc dù họ đã trở nên cởi

mở hơn đối với vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chính phủ các nước này

“tiếp tục nhìn nhận các tập đoàn đa quốc gia từ lợi thế của những kinh

nghiệm của họ trong quá khứ. Ngang với việc chào đón sự đóng góp của các

công ty thuộc sở hữu của nước ngoài … các nước này thỉnh thoảng sẽ rất

nghi ngờ đối với sự đóng góp về lâu dài của các doanh nghiệp đó, đặc biệt là

khi họ quan sát thấy rằng chiến lược chung của doanh nghiệp đó được xây

dựng dựa trên việc theo đuổi các nguồn lực toàn cầu và tìm kiếm các thị

trường toàn cầu” (Vernon 1998, 108).

Page 14: Politics of Multinational Corporations

Quản lý các tập đoàn đa quốc gia tại các nước công nghiệp hóa tiên tiến

Một nước công nghiệp hóa tiên tiến điển hình có mức độ cởi mở với vốn đầu

tư trực tiếp của nước ngoài hơn và ít có xu hướng quản lý các hoạt động của

các tập đoàn đa quốc gia hơn so với một nước đang phát triển thông thường

vẫn làm. Chỉ có Nhật Bản và Pháp đã thực thi các quy định yêu cầu phải có

sự phê duyệt chính thức của chính phủ đối với một khoản đầu tư của một

công ty nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chế tạo (Safarian 1993). Phần lớn

chính phủ các nước công nghiệp hóa đều đã cấm các công ty nước ngoài sở

hữu các ngành công nghiệp được coi là “trọng yếu”, song họ đã không lập ra

danh sách các lĩnh vực cấm các công ty nước ngoài hoạt động một cách quá

rộng vì như vậy sẽ không khuyến khích được đầu tư của các tập đoàn đa

quốc gia (Safarian 1993). Lấy ví dụ như, tại nước Mỹ, các công ty nước

ngoài không thể sở hữu các đài phát thanh và truyền hình, không thể sở hữu

một hãng hàng không trong nước, và bị cấm tham gia vào các ngành công

nghiệp quốc phòng. Mỹ không phải là nước duy nhất đưa ra các hạn chế

này, vì phần lớn các nước công nghiệp hóa tiên tiến đã cấm việc các công ty

nước ngoài sở hữu nhiều lĩnh vực tương tự.

Nhật Bản là một ngoại lệ rõ ràng so với xu hướng này trong nhiều năm sau

Chiến tranh thế giới thứ hai. Cho đến tận năm 1970, Nhật Bản vẫn kiểm soát

chặt chẽ đối với các khoản vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đầu tư vào

Nhật Bản (xem Safari 1993; Mason 1992). Các bộ ngành trong chính phủ

Nhật Bản đã xem xét từng đề xuất đầu tư nước ngoài và chỉ phê duyệt rất ít

đề xuất trong số đó. Các đề xuất được phê duyệt thường hạn chế quyền sở

hữu của các công ty nước ngoài xuống dưới 50 % đối với chi nhánh của một

tập đoàn đa quốc gia được lập tại Nhật Bản. Các hạn chế đó có động cơ là

các mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ Nhật Bản. Các quan chức

Page 15: Politics of Multinational Corporations

chính phủ đã e ngại là các công ty Nhật Bản sẽ không thể cạnh tranh được

với các tập đoàn đa quốc gia nếu vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được

tự do hóa hoàn toàn. Đặc biệt là chính phủ Nhật Bản đã lo ngại rằng vốn đầu

tư trực tiếp của nước ngoài không có hạn chế sẽ cản trở việc phát triển các

ngành công nghiệp trong nước đủ khả năng sản xuất ra các công nghệ được

coi là trọng yếu đối với thành công kinh tế của đất nước này (Mason 1992,

152 – 153). Nói một cách khác, các quy định về đầu tư nước ngoài vào Nhật

Bản đã tạo thành một bộ phận quan trọng trong chính sách công nghiệp của

Nhật Bản.

Các hạn chế của chính phủ Nhật Bản đối với vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài vào nước này đã được thiết kế nhằm không khuyến khích vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngoài và khuyến khích việc đưa các công nghệ của nước

ngoài vào trong nước (Mason 1992, 151). Trước tiên, các quan chức Nhật

Bản gây áp lực với các công ty nước ngoài buộc họ phải cấp phép các công

nghệ của họ cho các công ty tại Nhật Bản. Nếu chiến lược này không thành

công, chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét một khoản đầu tư trực tiếp, song chính

phủ thường cố gắng buộc công ty nước ngoài đó phải lập liên doanh với một

công ty Nhật Bản để chuyển giao công nghệ cho các công ty Nhật Bản đang

hoạt động trong cùng lĩnh vực đó. Chỉ khi một công ty không muốn cấp

phép về công nghệ của mình hoặc thành lập liên doanh – và chỉ khi công ty

đó kiểm soát những công nghệ không có ở các công ty khác – thì chính phủ

Nhật Bản mới cho phép công ty đó thành lập chi nhánh hoàn toàn do nước

ngoài sở hữu tại Nhật Bản, và thậm chí ngay cả lúc đó chính phủ Nhật Bản

cũng thường kèm theo các điều kiện đối với khoản đầu tư đó. Lấy ví dụ như,

công ty IBM đã bị buộc phải cấp phép các công nghệ trọng yếu cho bảy đối

thủ của Nhật Bản để được phép sản xuất máy tính tại nước này.

Page 16: Politics of Multinational Corporations

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

CÁC QUỸ TÀI SẢN QUỐC GIA

Sở hữu của nước ngoài đối với sản xuất trong nước gần đây đã tạo ra mối

quan tâm và hoạt động chính trị mới tại Mỹ và Liên minh châu Âu. Nguyên

nhân là các hoạt động rõ rệt của các quỹ tài sản quốc gia. Các quỹ tài sản

quốc gia là những quỹ của chính phủ mua các tài sản tư nhân trên các thị

trường nước ngoài. Nhiều quỹ tài sản quốc gia, được gọi là các quỹ tài sản

quốc gia về hàng hóa, được đầu tư bằng các nguồn thu của các công ty dầu

mỏ do nhà nước sở hữu tại các nước Vùng Vịnh và ở Na Uy. Và mặc dù các

quỹ tài sản quốc gia về hàng hóa đã đi vào hoạt động từ 50 năm nay (Kuwait

đã lập quỹ tài sản quốc gia đầu tiên vào năm 1953), việc gia tăng nhanh

chóng của giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh

chóng của các quỹ này. Các quỹ tài sản quốc gia không hoạt động trong lĩnh

vực hàng hóa được cấp vốn thông qua các khoản dự trữ ngoại hối được tạo

ra từ các khoản thặng dư liên tục về cán cân thanh toán. Lấy ví dụ như, Quỹ

tài sản quốc gia của Trung quốc, có tên gọi là Tập đoàn Đầu tư Trung quốc,

được thành lập và sử dụng một số khoản dự trữ ngoại hối mà chính phủ

Trung quốc đã tích lũy được. Do đó, sự tăng trưởng liên tục của các quỹ này

có mối quan hệ trực tiếp với tình hình của các cán cân thanh toán.

Chính phủ của hơn 20 nước hiện đã có các quỹ tài sản quốc gia, và có lẽ

chính phủ của sáu nước khác có thể chuẩn bị lập các quỹ tài sản quốc gia

của mình. Quỹ tài sản quốc gia lớn nhất, Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi của

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), kiểm soát khoảng 875 tỷ đô la

Mỹ. Quỹ tài sản quốc gia của Na Uy, là quỹ lớn thứ hai, kiểm soát gần 400

tỷ đô la Mỹ. Tổng số 20 quỹ tài sản quốc gia đang hoạt động kiểm soát

Page 17: Politics of Multinational Corporations

khoảng 3.000 tỷ đô la Mỹ, và các dự đoán cho thấy các quỹ này có thể tăng

lên đến 10.000 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 (Johnson 2007). Để có thể hiểu

được quy mô của các quỹ tài sản quốc gia, hãy biết rằng Tổng sản phẩm

quốc nội của nước Mỹ là hơn 13.000 tỷ đô la Mỹ, và tổng giá trị các chứng

khoán thương mại trên thế giới vào khoảng 165.000 tỷ đô la Mỹ. Do đó, các

quỹ tài sản quốc gia có quy mô lớn, song vì chỉ chiếm 2 % tổng tài sản toàn

cầu, các quỹ này không phải là những nhân tố chi phối trong nền tài chính

toàn cầu.

Sự gia tăng hoạt động trong thời gian gần đây của các quỹ tài sản quốc gia

đã làm một số nhà hoạch định chính sách tại Mỹ và châu Âu lo ngại. Một số

người sợ rằng các chính phủ có xu hướng sử dụng các quỹ tài sản quốc gia

của mình nhằm đạt được các mục tiêu chính trị hơn là các mục tiêu về kinh

tế. Gal Luft, Giám đốc điều hành của Viện Phân tích An ninh toàn cầu, đã

thể hiện những lo lắng đó trong lần làm chứng trước Ủy ban Đối ngoại của

Hạ viện Mỹ vào tháng 5 năm 2008. Ông cho rằng “Chính phủ các nước có

một lịch trình rộng lớn hơn (so với các nhà đầu tư tư nhân) – nhằm tối đa

hóa ảnh hưởng địa chính trị của mình và đôi khi nhằm phát triển các hệ tư

tưởng mà về cơ bản là chống lại phương Tây” (Luft 2008). Luft đã thấy đặc

biệt đáng lo ngại về việc nhiều quỹ tài sản quốc gia có quy mô lớn do các

nước Vùng Vịnh sở hữu. Ông lập luận rằng, mức giá dầu liên tục cao có thể

nhanh chóng làm gia tăng quy mô của các quỹ tài sản quốc gia và giúp các

quỹ đó có khả năng mua lại những phần lớn của nền kinh tế Mỹ.” Ông cho

rằng “Với mức giá 200 đô la Mỹ một thùng dầu mỏ, khối các nước xuất

khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể mua được Ngân hàng Trung ương Mỹ trong

một tháng sản xuất, mua được Công ty máy tính Apple sau một tuần sản

xuất, và mua được Công ty General Motors chỉ trong ba ngày sản xuất dầu

Page 18: Politics of Multinational Corporations

mỏ. Chỉ cần chưa đầy hai năm sản xuất thì khối OPEC có thể sở hữu 20 %

tiền góp vốn (khoản tiền này về cơ bản đủ để ngăn chặn việc bỏ phiếu ở

phần lớn các doanh nghiệp) tại tất cả các công ty trong số 500 công ty hàng

đầu trên thị trường Mỹ (Luft 2008, 4).

Hầu như không có nhà quan sát nào lại có thái độ lo ngại như Luft về các tác

động đến an ninh quốc gia của các quỹ tài sản quốc gia. Song thậm chí ngay

cả những người có tư tưởng lạc quan hơn về các tác động đối với an ninh

quốc gia của các quỹ tài sản quốc gia cũng thực sự tăng sự lo lắng về tác

động của quỹ tài sản quốc gia đối với các thị trường tài chính (xem, lấy ví dụ

như, Kimmitt 2008). Nhiều lo lắng trong số này phản ánh việc thiếu sự rõ

ràng trong hoạt động của các quỹ tài sản quốc gia và việc không có một

khuôn khổ quy định chung. Hầu như không có quỹ tài sản quốc gia nào công

khai về các chiến lược thúc đẩy các quyết định đầu tư của họ hoặc công khai

về các tài sản mà họ sở hữu. Do các quỹ tài sản quốc gia này đang gia tăng

về quy mô, các quyết định đầu tư của họ sẽ ngày càng ảnh hưởng đến các thị

trường. Vì thiếu các thông tin đầy đủ hơn về các tài sản mà các quỹ này sở

hữu và các động cơ khiến họ đầu tư, các bên khác tham gia vào thị trường sẽ

đi đến chỗ phỏng đoán. Động thái đó có thể làm gia tăng hoạt động thương

mại có tiềm năng gây bất ổn và rạn nứt.

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và châu Âu đã đáp lại hoạt động của

các quỹ tài sản quốc gia bằng ba cách. Một sự thôi thúc mạnh mẽ là chào

đón các khoản đầu tư từ các quỹ tài sản quốc gia này trong khi hệ thống tài

chính của Mỹ đang gặp phải những khó khăn to lớn. Các quỹ tài sản quốc

gia của các nước Vùng Vịnh và Trung quốc đã mua các phần vốn quan trọng

trong các định chế tài chính của Mỹ như Citigroup, Tập đoàn cổ phần tư

nhân Blackstone, và Merrill Lynch kể từ tháng 8 năm 2007. Các khoản đầu

Page 19: Politics of Multinational Corporations

tư này và các khoản đầu tư khác giống như vậy (ước tính lên đến 69 tỷ đô la

Mỹ) đã giúp cấp vốn thêm cho các ngân hàng Mỹ. Trong bối cảnh này, các

quỹ tài sản quốc gia đã đóng một vai trò bình ổn quan trọng trong hệ thống

tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, các nhà hoạch định chính sách đã trở nên có thái độ

bảo hộ hơn một chút đối với đầu tư nước ngoài. Lấy ví dụ như, Chính phủ

Đức hiện đang xem xét một đạo luật cân nhắc về các khoản đầu tư mua hơn

25 % các công ty Đức của các tập đoàn nằm ở bên ngoài Liên minh châu

Âu. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Đức cũng đã cấm một nỗ lực của

Nga đầu tư vào công ty Deutsche Telekom AG và Công ty Vũ trụ và Phòng

không châu Âu (công ty mẹ của hãng Airbus; Braude 2008). Các động thái

đó phản ánh mối quan tâm gia tăng của Đức đối với đầu tư của chính phủ

nước ngoài vào nền kinh tế Đức. Tại nước Mỹ, Quốc hội Mỹ trong thời gian

gần đây đã tăng cường kiểm duyệt đối với các đề xuất đầu tư nước ngoài

liên quan đến quyền kiểm soát trực tiếp của một cơ quan chính phủ.

Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và châu Âu cũng đã tìm

cách thỏa hiệp hai xu hướng mâu thuẫn này – đôi khi chào đón và đôi khi

ngăn chặn các khoản đầu tư nước ngoài của chính phủ các nước khác – bằng

việc cố gắng xây dựng các quy tắc quốc tế, hoặc các quy định về thực tiễn

tối ưu, để kiểm soát hoạt động của các quỹ tài sản quốc gia. Vào tháng 10

năm 2007, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đã tổ chức một bữa tối

quy tụ bộ trưởng tài chính của nhóm G7; các quan chức cao cấp của Quỹ

tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OECD; cũng như các bộ trưởng tài chính và người đứng đầu các quỹ tài sản

quốc gia của tám nước (Trung quốc, Kuwait, Na Uy, Nga, Ả rập Xê út,

Page 20: Politics of Multinational Corporations

Singapore, Hàn Quốc, và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Bữa tối đó

dẫn đến một sáng kiến của Quỹ tiền tệ quốc tế nhằm xây dựng một bộ quy

chuẩn về các thực tiễn tối ưu cho các quỹ tài sản quốc gia (Kimmitt 2008).

Các nỗ lực này chưa tạo ra một khuôn khổ quy định chung, song khi tạo ra

được một khuôn khổ như vậy, khuôn khổ này sẽ có thể lồng ghép các trách

nhiệm đối với cả hai bên (xem Bennhold 2008). Các quỹ tài sản quốc gia có

thể đồng ý tiết lộ thêm thông tin về các chiến lược thương mại của họ và các

tài sản họ đang nắm giữ, trong khi chính phủ các nước Mỹ và Liên minh

châu Âu có thể đồng ý hạn chế việc kiểm tra các khoản đầu tư của các quỹ

tài sản quốc gia trong nền kinh tế của các nước này.

Các hạn chế đầu tư của Nhật Bản đã được tự do hóa nhiều kể từ cuối những

năm 1960. Vào năm 1967, Nhật Bản đã tăng số lượng các ngành công

nghiệp mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài và bắt đầu cho phép các công

ty nước ngoài sở hữu 100 % trong một số lĩnh vực. Các biện pháp khác được

áp dụng trong những năm 1970 và đầu những năm 1980 đã tự do hóa hơn

nữa vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Nhật Bản, do đó hiện nay Nhật

Bản không có rào cản chính thức nào đối với các khoản đầu tư đó. Tuy

nhiên, nhiều học giả lập luận rằng các trở ngại về mặt cơ cấu tiếp tục tạo ra

các khó khăn đối với đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản. Lấy ví dụ như, quyền

sở hữu cổ phần chéo là đặc trưng của các tập đoàn Keiretsu khiến các công

ty nước ngoài khó mua được các công ty hiện có của Nhật Bản. Ngoài ra, hệ

thống phân phối của Nhật Bản, dựa trên một số lượng lớn các nhà bán lẻ quy

mô nhỏ, khiến các công ty nước ngoài gặp khó khăn trong việc tiếp thị các

sản phẩm của họ tại Nhật Bản. Do đó, mặc dù các hạn chế của chính phủ đối

với vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được loại bỏ, Nhật Bản tiếp tục

Page 21: Politics of Multinational Corporations

chỉ thu hút được một phần nhỏ đầu tư nước ngoài của thế giới (Xem Hình

8.2.)

Mặc dù có xu hướng chung là mở cửa hơn nữa, chính phủ các nước công

nghiệp hóa tiên tiến đã nhạy cảm với quyền kiểm soát của nước ngoài đối

với các lĩnh vực trọng yếu. Có hai ví dụ minh họa cho các mối quan ngại đó.

Trong những năm 1960, chính phủ Pháp đã trở nên lo lắng về việc mất đi

quyền tự chủ kinh tế quốc gia do số lượng lớn các khoản đầu tư trực tiếp của

nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ sau khi thành lập Liên minh

châu Âu (EU; xem Servant – Schreiber 1968). Điều khiến chính phủ Pháp lo

lắng nhất là quyền sở hữu của nước ngoài tại các ngành công nghiệp có thay

đổi công nghệ nhanh chóng – đặc biệt là điện tử và máy tính. Chính phủ

Pháp cho rằng các ngành công nghiệp này, cùng với công nghiệp quốc

phòng, vũ trụ, và hạt nhân, là những ngành quá quan trọng không thể để các

công ty nước ngoài kiểm soát được (Jones 1996, 277 – 278). Khi tập đoàn đa

quốc gia General Electric của Mỹ cố gắng mua công ty Machines Bull, công

ty máy tính lớn nhất của Pháp, động thái đó đã tạo ra một phản ứng về chính

sách. Chính phủ Pháp đã đưa ra một chính sách có tính chất hạn chế hơn đối

với tất cả các khoản vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào Pháp. Các

đề xuất đầu tư nước ngoài được kiểm duyệt chặt chẽ, và nhiều đề xuất bị từ

chối. Trong những trường hợp khi một tập đoàn đa quốc gia của nước ngoài

cố gắng mua một công ty đang hoạt động của Pháp, chính phủ sẽ tích cực

tìm kiếm một công ty của Pháp để mua lại công ty đó. Các biện pháp có tính

chất hạn chế hơn này đã được nới lỏng nhiều vào giai đoạn đầu những năm

1980, và ngày nay, nước Pháp tích cực tìm kiếm các khoản đầu tư của các

tập đoàn đa quốc gia.

Page 22: Politics of Multinational Corporations

Một phản ứng tương tự được thấy rõ nét tại nước Mỹ trong giai đoạn cuối

những năm 1980 trước việc ngày càng có nhiều đầu tư nước ngoài đổ vào

nước Mỹ. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã trở thành một nhà đầu tư

trực tiếp lớn tại nước Mỹ, cũng như các tập đoàn đa quốc gia của châu Âu.

Trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1993, số lượng vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài tại nước Mỹ đã tăng nhiều hơn gấp đôi, từ mức 184 tỷ đô la

Mỹ lên đến 445 tỷ đô la Mỹ (Graham 1996, 16). Tốc độ gia tăng nhanh

chóng của vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn đa

quốc gia của Nhật Bản, đã tạo ra những quan ngại về quyền sở hữu của nhà

nước đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là về máy

tính và công nghệ bán dẫn. Các mối quan ngại đó rõ nét nhất trong một đề

xuất bán Công ty bán dẫn Fairchild cho công ty Fujitsu của Nhật Bản. Mặc

dù Fujitsu cuối cùng đã rút lui không tham gia đầu thầu để mua công ty

Fairchild, đề xuất về giao dịch này đã tạo ra mối quan ngại là các công ty

nước ngoài đang dành được quá nhiều quyền kiểm soát đối với ngành công

nghiệp quốc phòng của Mỹ. Quốc hội Mỹ đã phản ứng trước tình hình đó

trong năm 1988 bằng việc thông qua Tu chính án Exon – Florio sửa đổi đạo

luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950) cho phép chính phủ Mỹ chặn các vụ

nước ngoài mua lại các công ty Mỹ vì những lý do an ninh (xem Graham và

Marchick 2006). Mặc dù các mối quan ngại đó đã giảm dần trong những

năm 1990 khi đầu tư của Nhật Bản tại Mỹ đã giảm đi (Graham 1996, 20),

trong thời gian gần đây thì các mối quan ngại này đã xuất hiện trở lại. Tập

đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia của Trung quốc (CNOOC) đã tìm cách

mua hãng Unocal vào mùa hè năm 2005. Vào đầu năm 2006, Công ty Dubai

Ports World của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã tìm cách mua một

công ty của Anh điều hành các cảng biển của Mỹ. Cả hai vụ giao dịch đều

khiến cho Quốc hội Mỹ phản đối căng thẳng, và sự phản đối này đã khiến

Page 23: Politics of Multinational Corporations

cho cả hai công ty phải rút lại những lời đề xuất của mình. Việc công ty

Lenovo mua đơn vị máy tính cá nhân của IBM được kiểm duyệt chặt chẽ

song cuối cùng đã được phê duyệt vào năm 2005. Các trường hợp trong thời

gian gần đây chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn còn rất nhạy

cảm đối với quyền sở hữu các ngành công nghiệp trọng yếu.

Nói tóm lại, mặc dù các nước công nghiệp hóa tiên tiến đã mở cửa hơn đối

với vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài so với các nước đang phát triển,

chính phủ các nước công nghiệp hóa tiên tiến đã cố gắng kiểm soát các điều

kiện đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia tại đất nước họ. Chính phủ các

nước đã sử dụng các chính sách công nghiệp đã cố gắng bảo vệ các công ty

quốc gia tránh khỏi việc phải cạnh tranh thông qua việc hạn chế đầu tư nước

ngoài. Thậm chí chính phủ các nước hạn chế việc thúc đẩy khuyến khích các

chính sách công nghiệp tích cực còn hạn chế cả quyền sở hữu của nước

ngoài đối với các ngành công nghiệp nhạy cảm, ví dụ như những ngành

công nghiệp hàng đầu của các lĩnh vực công nghệ cao cũng như các ngành

có mối quan hệ mật thiết với an ninh quốc gia.

Thỏa thuận với các tập đoàn đa quốc gia

Nhiều nước tiếp nhận đầu tư đã cố gắng hạn chế các hoạt động của các tập

đoàn đa quốc gia, song hầu như không nước nào có thể áp đặt các điều kiện

đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Thay vào đó, các nước tiếp nhận đầu tư

và các tập đoàn đa quốc gia thường thỏa thuận mặc cả về các điều kiện tiến

hành đầu tư. Chúng ta có thể nghĩ đến việc mặc cả này là có định hướng đạt

được thỏa thuận về việc thu nhập do một khoản đầu tư đem lại sẽ được phân

phối như thế nào giữa công ty mẹ của tập đoàn đa quốc gia và nước tiếp

Page 24: Politics of Multinational Corporations

nhận đầu tư. Sự phân chia chính xác của khoản thu nhập đó sẽ do quyền mặc

cả của mỗi bên quyết định.

Quyền mặc cả xuất hiện từ phạm vi mà mỗi bên khẳng định quyền kiểm soát

mang tính độc quyền đối với các thứ mà bên kia coi trọng. Một mặt thì nước

tiếp nhận đầu tư có quyền kiểm soát độc quyền đối với những thứ quan trọng

cốt yếu đối với tập đoàn đa quốc gia đến mức độ nào? Liệu nước tiếp nhận

đầu tư có kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên không có tại các khu

vực khác trên thế giới hay không? Liệu nước tiếp nhận đầu tư có kiểm soát

quyền tiếp cận với một thị trường trong nước rộng lớn hay không? Liệu

nước tiếp nhận đầu tư có kiểm soát quyền tiếp cận với các yếu tố sản xuất

tạo ra các hiệu quả mà không thể đạt được tại các nước khác hay không?

Nước tiếp nhận đầu tư càng có quyền kiểm soát tuyệt đối với những thứ có

giá trị đối với một tập đoàn đa quốc gia bao nhiêu thì nước đó càng có quyền

mặc cả bấy nhiêu. Điều quan trọng tương đương là phạm vi mà tập đoàn đa

quốc gia thể hiện quyền kiểm soát có tính chất độc quyền đối với những thứ

có giá trị đối với nước tiếp nhận đầu tư. Liệu tập đoàn đa quốc gia đó có

kiểm soát một công nghệ mà không thể mua được tại nơi khác hay không?

Trên phạm vi rộng hơn, liệu các tập đoàn đa quốc gia khác có thể và sẵn

sàng thực hiện khoản đầu tư được dự kiến hay không? Tập đoàn đa quốc gia

càng có quyền kiểm soát mang tính độc quyền với những thứ có giá trị đối

với nước tiếp nhận đầu tư bao nhiêu, thì tập đoàn đa quốc gia đó càng có

quyền mặc cả bấy nhiêu. Do đó, quyền mặc cả là một chức năng của quyền

kiểm soát mang tính chất độc quyền.

Các nước tiếp nhận đầu tư có quyền mặc cả lớn hơn khi họ có vị thế độc

quyền và các tập đoàn đa quốc gia không có được vị thế đó. Trong những

trường hợp như vậy, nước tiếp nhận đầu tư có thể thu được phần lớn các lợi

Page 25: Politics of Multinational Corporations

ích từ việc tiếp nhận đầu tư. Ngược lại, một tập đoàn đa quốc gia có lợi thế

lớn nhất khi tập đoàn đó có được vị thế độc quyền và nước tiếp nhận đầu tư

không có được vị thế đó. Trong những trường hợp như vậy, tập đoàn đa

quốc gia có thể thu được nhiều lợi ích nhất từ việc đầu tư. Quyền mặc cả của

hai bên là ngang nhau khi cả hai bên đều có một vị thế độc quyền. Các lợi

ích thu được từ đầu tư cũng sẽ được chia đều khi không bên nào có vị thế

độc quyền đối với những thứ mà phía bên kia coi trọng. Trong những trường

hợp này, không bên nào có nhiều quyền mặc cả, và hai bên cần chia đều các

lợi ích thu được. Do đó, việc phân phối các lợi ích thu được từ một khoản

đầu tư sẽ được xác định bằng quyền mặc cả của nước chủ nhà và tập đoàn đa

quốc gia.

Chúng ta có thể áp dụng lô-gic phân tích mặc cả kiểu này đối với các khoản

đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên và trong các ngành

sản xuất chế tạo sử dụng nhiều sức lao động. Trong các khoản đầu tư vào

khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền mặc cả trước tiên thường nghiêng về

phía tập đoàn đa quốc gia. Hầu như chẳng có nước nào có được vị thế độc

quyền đối với bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào; do đó, các tập đoàn đa quốc

gia có thể lựa chọn việc đầu tư vào quốc gia nào. Ngoài ra, bởi vì một tập

đoàn đa quốc gia thường có vị thế độc quyền về vốn, các kỹ thuật, và công

nghệ cần thiết để khai thác và tinh luyện các tài nguyên thiên nhiên, và bởi

vì lợi nhuận đối với khoản đầu tư đó trong thời gian đầu tiên là không chắc

chắn, tập đoàn đa quốc gia phải chịu tất cả mọi rủi ro. Do đó, tập đoàn đa

quốc gia có thể tận dụng sự mất cân đối về quyền này để thoạt đầu thu được

nhiều lợi ích hơn từ khoản đầu tư đó so với nước tiếp nhận đầu tư.

Tuy nhiên, theo thời gian thì quyền mặc cả bắt đầu chuyển sang phía của

nước tiếp nhận đầu tư trong một động thái được gọi là mặc cả giảm dần

Page 26: Politics of Multinational Corporations

(Moran 1974). Tập đoàn đa quốc gia không thể dễ dàng di chuyển khoản đầu

tư của mình ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư, do đó khoản đầu tư đó trở thành

một vật làm tin. Bên cạnh đó, vị thế độc quyền của tập đoàn đa quốc gia về

công nghệ giảm dần khi công nghệ dần dần được chuyển giao cho nước tiếp

nhận đầu tư và khi các công nhân của nước này được đào tạo. Nếu khoản

đầu tư đó thành công, sự bấp bênh về lãi đối với khoản đầu tư đó giảm dần.

Do không thể đe dọa rời khỏi nước tiếp nhận đầu tư mà không phải trả các

chi phí khổng lồ, và không còn kiểm soát công nghệ mà nước tiếp nhận đầu

tư cần đến, tập đoàn đa quốc gia sẽ có quyền mặc cả ít hơn so với trước đó

trong khi quyền mặc cả của nước tiếp nhận đầu tư sẽ gia tăng. Nước tiếp

nhận đầu tư có thể khai thác sự thay đổi về quyền mặc cả này để thương

lượng lại về thỏa thuận ban đầu và nhận được phần lợi ích lớn hơn từ dự án

đó. Trong thực tế, người ta có thể cho rằng các vụ quốc hữu hóa phổ biến

trong những năm 1960 và 1970 đã phản ánh chính xác sự thay đổi về quyền

mặc cả có lợi cho các nước tiếp nhận đầu tư.

Các tập đoàn đa quốc gia có được quyền mặc cả nhiều hơn so với các nước

chủ nhà trong các khoản đầu tư vào lĩnh vực chế tạo có sử dụng nhiều sức

lao động. Một mặt thì không có nước tiếp nhận đầu tư nào có được vị thế

độc quyền với lao động có kỹ năng thấp; do đó, các tập đoàn đa quốc gia có

thể lựa chọn giữa nhiều nước tiếp nhận đầu tư tiềm năng. Và các khoản đầu

tư đó không thuộc vào lĩnh vực quyền mặc cả giảm dần. Thông thường thì

các khoản đầu tư vào lĩnh vực chế tạo sử dụng lao động có kỹ năng thấp kéo

theo một số lượng tương đối nhỏ vốn cố định mà có thể dễ dàng rút ra khỏi

một đất nước. Bên cạnh đó, công nghệ trong nhiều ngành chế tạo thay đổi

nhanh chóng và do đó không dễ dàng được chuyển giao cho nước tiếp nhận

đầu tư. Kết quả là, không giống như các khoản đầu tư khai thác tài nguyên

Page 27: Politics of Multinational Corporations

thiên nhiên, các khoản đầu tư về lĩnh vực chế tạo không trở thành các vật

làm tin, và các nước tiếp nhận đầu tư không có quyền mặc cả khi khoản đầu

tư đó đã được thực hiện (Kobrin 1987).

Các bằng chứng về việc các tập đoàn đa quốc gia có quyền mặc cả nhiều

hơn so với các nước tiếp nhận đầu tư trong lĩnh vực đầu tư về chế tạo có thể

được thấy trong sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước tiếp nhận

đầu tư nhằm thu hút các khoản đầu tư này. Sự cạnh tranh này đã xuất hiện

dưới hình thức các động cơ khuyến khích về địa điểm – các gói thỏa thuận

mà các nước tiếp nhận đầu tư đưa ra cho các tập đoàn đa quốc gia làm tăng

mức lợi nhuận của một khoản đầu tư cụ thể hoặc là làm giảm chi phí hoặc

rủi ro của khoản đầu tư đó (UNCTAD 1995, 288 - 289). Các nước tiếp nhận

đầu tư đưa ra hai loại biện pháp khuyến khích đối với các tập đoàn đa quốc

gia. Phần lớn các nước tiếp nhận đầu tư đều đưa ra các biện pháp khuyến

khích về thuế. Khi áp dụng một biện pháp khuyến khích như vậy, các tập

đoàn đa quốc gia được trao một mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở mức

thấp hơn. Chính phủ của nhiều nước cũng đưa ra hình thức thường là miễn

thuế năm năm cho tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn đa quốc gia cũng

được miễn các khoản thuế nhập khẩu, được phép khấu hao các khoản đầu tư

của họ một cách nhanh chóng, và được phép thực hiện nhiều giảm trừ từ các

khoản tổng thu nhập của họ. Nhiều nước công nghiệp hóa tiên tiến cũng đưa

ra các biện pháp khuyến khích tài chính trực tiếp với các tập đoàn đa quốc

gia. Trong một số trường hợp, những biện pháp khuyến khích này được đưa

ra dưới hình thức một khoản tiền của chính phủ cấp cho tập đoàn đa quốc

gia, dưới hình thức một khoản vốn vay ưu đãi (Moran 1999, 95).

Việc chính phủ các nước sẵn sàng đưa ra các biện pháp khuyến khích về địa

điểm và quy mô của gói khuyến khích thường thấy đều đã gia tăng nhanh

Page 28: Politics of Multinational Corporations

chóng trong vòng 20 năm qua. Trong toàn bộ các nước thuộc khối Tổ chức

các nước Hợp tác và Phát triển kinh tế (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

tế OECD), 285 chương trình khuyến khích đã cung cấp tổng số 11 tỷ đô la

Mỹ cho các tập đoàn đa quốc gia trong năm 1989. Cho đến năm 1993 – năm

cuối cùng có được các số liệu có tính chất toàn diện – 362 chương trình cung

cấp các biện pháp khuyến khích có trị giá tổng cộng là 18 tỷ đô la Mỹ đã

được thực hiện. Bên trong nước Mỹ, gói khuyến khích đầu tư thường thấy

trung bình đạt từ 50 triệu đô la Mỹ đến 70 triệu đô la Mỹ, song giá trị của

gói này đang tăng lên (Moran 1999). Bang Alabama đã cung cấp cho công ty

Honda hơn 158 triệu đô la Mỹ trong những năm 1990 để thu hút nhà máy

mới của công ty sản xuất ô tô này. Vào năm 2005, bang Bắc Carolina đã

cung cấp biện pháp khuyến khích tổng cộng trị giá 242 triệu đô la Mỹ để thu

hút công ty máy tính Dell, nhà sản xuất máy tính cá nhân, xây dựng một cơ

sở sản xuất tại bang này.

Một số bằng chứng về sự tăng trưởng trên quy mô lớn hơn của các biện pháp

khuyến khích được đưa ra trong Bảng 9.1. Hãy lưu ý về tốc độ gia tăng

nhanh chóng trong chi phí tính theo đầu việc làm của các biện pháp khuyến

khích của chính phủ. Vào đầu những năm 1980, chi phí tính theo đầu việc

làm lớn nhất của các biện pháp khuyến khích ở mức gần bằng 50.000 đô la

Mỹ và bình quân là ở mức 30.000 đô la Mỹ. Cho đến giai đoạn đầu những

năm 1990, chi phí bình quân tính theo đầu việc làm là trên 100.000 đô la Mỹ

đối với các thể loại đầu tư tương đương. Các gói khuyến khích nổi trội trong

thời gian gần đây hơn đã hỗ trợ thậm chí còn nhiều hơn cho công ăn việc

làm. Lấy ví dụ như, bang Bắc Carolina đã cung cấp gói khuyến khích cho

công ty Dell lên đến hơn 161.333 đô la Mỹ cho mỗi đầu công ăn việc làm

(242 triệu đô la Mỹ cho 1.500 công ăn việc làm tại nhà máy mới của công ty

Page 29: Politics of Multinational Corporations

Dell; Kane, Curliss, và Martinez 2004). “Tất cả điều này cho thấy là sự cạnh

tranh về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cùng với các biện pháp khuyến

khích là phổ biến ở khắp nơi, và thậm chí còn phổ biến trong thời gian hiện

tại hơn là so với cách đây 10 năm. Nhiều nước đã gia tăng các biện pháp

khuyến khích đưa ra để dành được vốn đầu tư nước ngoài từ tay của các

nước tiếp nhận đầu tư đang cạnh tranh với mình… Điều này đã phổ biến dù

cho các nước liên quan rộng lớn hay nhỏ bé, giàu hay nghèo, là nước phát

triển hay đang phát triển” (UNCTAD 1995, 298). Việc áp dụng các biện

pháp khuyến khích về địa điểm ngày càng phổ biến cho thấy là các nước tiếp

nhận đầu tư đang bất lợi khi thỏa thuận với các tập đoàn đa quốc gia về csac

khoản đầu tư vào lĩnh vực chế tạo.

Nói tóm lại, hầu như không có mấy chính phủ cho phép các công ty nước

ngoài hoạt động mà không có hạn chế, và nhiều chính phủ đã tích cực quản

lý các điều kiện để các công ty nước ngoài hoạt động, một phần thông qua

việc sử dụng các quy định quốc gia và một phần thông qua việc thỏa thuận

với các tập đoàn đa quốc gia. Như chúng ta đã thấy, nước công nghiệp hóa

tiên tiến thường ít có xu hướng cố gắng hạn chế hoạt động của các công ty

nước ngoài hơn là thường thấy ở các nước đang phát triển. Do đó, chúng ta

kết luận phần này bằng việc xem xét một số yếu tố lý giải cho sự khác biệt

này.

Page 30: Politics of Multinational Corporations

Bảng 9.1 Các gói khuyến khích đầu tư của các nước tiếp nhận đầu tư, giai đoạn 1983 – 1995 Nguồn: UNCTAD 1995, 296

Địa điểm Năm Công ty Các địa điểm khác được cân nhắc

Hỗ trợ của chính phủ (triệu đô la Mỹ)

Đầu tư của công ty (triệu đô la Mỹ)

Số lượng người lao động

Hỗ trợ tính theo mỗi đầu việc làm (đô la Mỹ)

Smyrna, Tennessee 1983 Nissan Georgia 330 45 - 848 1.300 25.384

Flat Rock, Michigan 1984 Mazda Alabama, Iowa, Kansas,

Missouri, Nebraska, Bắc

Carolina, Oklahoma, Nam

Carolina, Tennessee

485 745 – 750 3.500 13.857

Georgetown, Kentucky 1985 Toyota Georgia, Indiana, Kansas,

Missouri, Tennessee

149.7 823,9 3.000 49.900

Lafayette, Indiana 1986 Fuji – Isuzu Illinois, Kentucky 860 480 – 500 1.700 50.588

Setubal, Bồ Đào Nha 1991 Auto Europa

Ford

Volkswagen

Nước Anh, Tây Ban Nha 483,5 260,3 1.900 254.451

Tuscaloosa, Alabama 1993 Mercedes –

Benz

Georgia, Nebraska, Bắc

Carolina, Nam Carolina,

Tennessee

250,0 300 1.500 166.667

Đông bắc xứ England 1994 –

95

Samsung Pháp, Đức, Bồ Đào Nha,

Tây Ban Nha

890 690,3 3.000 29.675

Spartanburg, Nam Carolina 1994 BMW Oklahoma, Nebraska 130,0 450 1.200 108.333

Castle Bromwich,

Birmingham, Whitley,

nước Anh

1995 Jaguar Detroit, Michigan 128,72 767 1.000 128.720

Hambach, Lorraine, Pháp 1995 Mercedes –

Benz

Bỉ, Đức 111,0 370 1.950 56.923

Page 31: Politics of Multinational Corporations

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

THU HÚT CÁC NHÀ SẢN XUẤT XE HƠI HẠNG SANG CỦA ĐỨC

ĐẾN MIỀN NAM NƯỚC MỸ

Vào đầu những năm 1990, hãng sản xuất xe hơi BMW của Đức đã quyết

định thành lập một nhà máy lắp ráp mới bên ngoài nước Đức. Một động thái

như vậy thể hiện một sự thay đổi thực sự đối với công ty BMW, công ty này

trước đây chưa bao giờ thực hiện công việc lắp ráp xe hơi bên ngoài bang

Bavaria. Quyết định của công ty về việc bắt đầu lắp ráp xe hơi bên ngoài

nước Đức có động cơ là quyết tâm giảm các chi phí sản xuất. Công nhân làm

việc cho các công ty sản xuất xe hơi của Đức lúc đó đang kiếm được khoảng

28 đô la Mỹ một giờ, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung là 16 đô la Mỹ

một giờ mà các công nhân trong công đoàn làm việc tại nước Mỹ lúc đó

đang nhận được. Bên cạnh đó, việc đồng Mác Đức liên tục mạnh lên so với

đồng đô la Mỹ trong giai đoạn cuối những năm 1980 đã làm xói mòn hơn

nữa khả năng cạnh tranh của công ty BMW trên thị trường Mỹ. BMW đã

dành ba năm nghiên cứu 250 địa điểm khác nhau tại 10 nước trước khi quyết

định trong năm 1992 là xây dựng nhà máy tại Spartanburg, bang Nam

Carolina (Faith 1993). Vào cuối tháng 9 năm 1992, BMW bắt đầu xây dựng

nhà máy lắp ráp trị giá 400 triệu đô la Mỹ sẽ thuê khoảng 2.000 người lao

động và sản xuất mỗi năm đến 90.000 chiếc xe/ Vào năm 1998, công ty

BMW đã mở rộng cơ sở sản xuất này từ 111.480 mét vuông lên đến 195.090

mét vuông. Cơ sở sản xuất này vẫn là địa điểm sản xuất duy nhất của công

ty BMW tại nước Mỹ (www.BMW.com).

Tại sao công ty BMW lại chọn Spartanburg mà không chọn các địa điểm

tiềm năng khác? Một loạt những cân nhắc, bao gồm cả các động cơ khuyến

Page 32: Politics of Multinational Corporations

khích về mặt tài chính do Bang Nam Carolina đưa ra, đã dẫn đến quyết định

của công ty BMW về việc đặt cơ sở sản xuất của mình tại Spartanburg.

Trước tiên, thành phố này có một số lợi thế bắt nguồn từ địa điểm của mình;

thành phố này gần với Charleston, bang Nam Carolina, một cảng biển nước

sâu, và có đường cao tốc liên bang kết nối với cảng này. Mạng lưới vận tải

này sẽ cho phép BMW vận chuyển xe hơi bán ra các thị trường nước ngoài

một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, lao động tại bang Nam Carolina có mức giá

tương đối rẻ - bình quân khoảng từ 10 đến 15 đô la Mỹ một giờ - và không

tham gia công đoàn. Ngoài ra, chính quyền bang và chính quyền địa phương

tại Nam Carolina đã cung cấp một gói tài chính khuyến khích giảm bớt một

phần lớn khoản đầu tư của công ty BMW. Các quan chức chính quyền đã đặt

40 triệu đô la Mỹ để mua hơn 364 héc ta đất để xây dựng nhà máy, và họ

đồng ý cho công ty BMW thuê lại mảnh đất này chỉ với giá 1 đô la Mỹ một

năm. Hơn thế nữa, khoảng 23 triệu đô la Mỹ đã được dùng để chuẩn bị cho

địa điểm này và cải thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm những yếu tố như cấp

nước, xử lý nước thải và đường xá. Một khoản 71 triệu đô la Mỹ tiền thuế đã

được chính quyền cho công ty vay trong thời gian hơn 20 năm. Cuối cùng,

chính quyền bang, địa phương và liên bang đã cung cấp tiền để nâng cấp sân

bay tại Greenville ở gần đó (Harrison 1992). Tổng cộng thì các khoản

khuyến khích đầu tư của bang Nam Carolina cho công ty BMW lên đến

khoảng 135 tỷ đô la Mỹ, một khoản tiền tương đương với khoảng 67.500 đô

la Mỹ dành cho mỗi công ăn việc làm được hãng BMW tạo ra tại địa

phương.

Việc sử dụng các biện pháp khuyến khích về tài chính để thu hút đầu tư từ

một nhà sản xuất xe hơi của Đức đã đạt đến những đỉnh cao mới trong quá

trình bang Alabama vận động hãng Mercedes Benz vào giai đoạn giữa

Page 33: Politics of Multinational Corporations

những năm 1990. Vì những lý do giống như các lý do đã thúc đẩy công ty

BMW, công ty Mercedes Benz đã quyết định xây dựng một nhà máy lắp ráp

bên ngoài nước Đức (Myerson, 1996). Công ty này cuối cùng đã quyết định

xây dựng một nhà máy trị giá 300 triệu đô la Mỹ tại Vance, Alabama, và

thuê khoảng 1.200 công nhân để sản xuất 65.000 xe hơi thể thao mỗi năm.

Trong quá trình tìm kiếm các địa điểm phù hợp, công ty Mercedes Benz đã

tập trung vào 62 địa điểm tiềm năng, không có địa điểm nào là ở bang

Alabama cả. Như Andreas Renschler, người đứng đầu cuộc tìm kiếm địa

điểm xây dựng nhà máy, đã nhận xét: “Mọi người không hề biết đến bang

Alabama” (trích trong Myerson 1996). Tuy nhiên, các quan chức chính

quyền tại Alabama đã quyết tâm thu hút hãng Mercedes về bang của họ.

Thống đốc bang, James E. Folsom Jr., đã bay đến trụ sở của công ty

Mercedes Benz ở Stuggatt ba lần và làm việc với các nhà chính trị khác của

bang, tạo ra một gói tài chính khuyến khích nhằm thu hút công ty này của

Đức đầu tư vào Alabama. Gói khuyến khích đầu tư bao gồm 92,2 triệu đô la

Mỹ mua và chuẩn bị mặt bằng xây dựng; 75,5 triệu đô la Mỹ cải thiện các cơ

sở hạ tầng như cấp nước, xử lý nước thải, và các dịch vụ tiện ích khác; 5

triệu đô la Mỹ mỗi năm để chi trả cho việc đào tạo người lao động; và các

khoản hoãn thuế. Bên cạnh đó, với mức chi phí khoảng 75 triệu đô la Mỹ,

bang Alabama đồng ý mua 2.500 xe hơi thể thao trong số xe mà công ty

Mercedes Benz dự định sẽ sản xuất ra tại nhà máy này. Tổng trị giá của gói

khuyến khích đầu tư này được ước tính là từ 253 triệu đô la Mỹ đến 300

triệu đô la Mỹ, một khoản tiền tương đương với 200.000 đô la Mỹ cho đến

250.000 đô la Mỹ cho mỗi công ăn việc làm do công ty Mercedes Benz dự

định sẽ tạo ra (Waters 1996).

Mặc dù các quan chức của công ty BMW và công ty Mercedes Benz phủ

Page 34: Politics of Multinational Corporations

nhận rằng các gói khuyến khích đầu tư mà họ nhận được đóng một vai trò

quan trọng trong việc họ ra quyết định đầu tư vào Spartanburg và Vance,

khó mà có thể không đưa ra kết luận là các gói khuyến khích đầu tư này đã

thực sự có vai trò quan trọng. Trong trường hợp của công ty BMW, biện

pháp khuyến khích này có thể quan trọng hơn một chút. Spartanburg là một

trong ít nhất hai địa điểm phù hợp tại nước Mỹ (Omaha, Nebraska, là địa

điểm còn lại mà công ty BMW đã cân nhắc.) Việc bang Nam Carolina sẵn

sàng đưa ra một gói khuyến khích đầu tư hào phóng hơn so với bang

Nebraska có lẽ đã thực sự làm nghiêng cán cân một cách có lợi cho bang

này. Trong trường hợp của công ty Mercedes Benz, dường như rõ ràng là

Vance, Alabama, hầu như không có những lợi thế tự nhiên mà các địa điểm

tại bang Bắc Carolina và Nam Carolina có được, hai bang này là hai bang

khác được chọn trong vòng chung kết. Trong thực tế, địa điểm mà công ty

Mercedes Benz cân nhắc tại bang Bắc Carolina có nhiều đặc điểm giống như

địa điểm đã thu hút công ty BMW tới Spartanburg. Việc bang Abalama sẵn

sàng cung cấp một gói khuyến khích đầu tư nhiều hơn gấp hai lần so với gói

khuyến khích đầu tư do bang Bắc Carolina đưa ra – bang Bắc Carolina đã

đưa ra gói khuyến khích đầu tư trị giá khoảng 109 triệu đô la Mỹ - có thể đã

khiến cho bang Alabama vượt qua được trở ngại ban đầu của mình (Burritt

1994).

Bởi vì các gói khuyến khích đầu tư đã thực sự dẫn đến các quyết định đầu tư

của các công ty, chính phủ các nước không thể dễ dàng bỏ qua trò chơi

khuyến khích này. Như Harlan Boyles, cựu bộ trưởng tài chính bang Bắc

Carolina đã từng nhận xét sau khi công ty Mercedes Benz và bang Alabama

đạt được thỏa thuận: “Tất cả sự cạnh tranh (để có được đầu tư) đã được (các

tập đoàn đa quốc gia) đặt lên vai các bang. Sẽ hầu như không có sự thay đổi

Page 35: Politics of Multinational Corporations

nào trước khi có một cuộc cải cách có ý nghĩa và một thỏa thuận không tham

gia giữa các bang.” (trích trong McEntee 1995). Dĩ nhiên, mặc dù lời nhận

xét của Boyles được hướng đến sự cạnh tranh để thu hút đầu tư của các bang

tại nước Mỹ, lô-gic này hoàn toàn đúng với sự cạnh tranh giữa các chính phủ

trong nền kinh tế quốc tế.

Ba yếu tố đó có thể là quan trọng nhất. Trước tiên, từ trước đến nay, các

nước đang phát triển dễ phải chịu sự chi phối của ngoại bang hơn các nước

công nghiệp hóa tiên tiến. Các nước công nghiệp hóa tiên tiến có nền kinh tế

lớn hơn và đa dạng hơn so với các nước đang phát triển; kết quả là, một chi

nhánh tại nước ngoài có nhiều khả năng đối mặt với sự cạnh tranh của các

công ty tại các nước tiếp nhận đầu tư là các nước công nghiệp hóa tiên tiến

hơn so với tại các nước đang phát triển. Việc thiếu sự đa dạng kết hợp với

việc, trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các khoản

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển đã tập

trung vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên rất nhạy cảm về mặt

chính trị. Ngược lại, phần lớn các khoản vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

đầu tư vào các nước công nghiệp hóa tiên tiến đều đổ vào các ngành công

nghiệp chế tạo. Kết quả là, các công ty nước ngoài có nhiều khả năng chi

phối một quốc gia đang phát triển hơn là một quốc gia công nghiệp hóa tiên

tiến, và các nước công nghiệp hóa tiên tiến đã cảm thấy ít sức ép hơn trong

việc quản lý hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia.

Dường như cũng có một mối quan hệ tương tác mạnh mẽ giữa vai trò của

một nước tiếp nhận đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia và chính sách của

quốc gia đó đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào trong

nước. Hai nước có đầu tư lớn nhất trong vòng 140 năm qua – nước Mỹ và

Page 36: Politics of Multinational Corporations

nước Anh – cũng là hai nước cởi mở nhất với đầu tư nước ngoài. Nhật Bản

đã bắt đầu tự mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào khi các công ty của Nhật

Bản đầu tư nhiều sang các nước khác. Khi các nước vừa là nơi tiếp nhận đầu

tư của các công ty nước ngoài vừa là nơi đặt trụ sở của các công ty mẹ của

các tập đoàn đa quốc gia, họ không thể áp dụng các chính sách phản ánh

những mối quan tâm của các nước chỉ thuần túy tiếp nhận đầu tư nước

ngoài. Các nỗ lực của nước Mỹ và nước Anh trong việc kiểm soát dòng vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào hai nước này sẽ tạo ra sự trả đũa mà

sẽ khiến cho các công ty của họ gặp phải khó khăn hơn trong việc đầu ra ra

nước ngoài. Bởi vì các nước đang phát triển đã có lịch sử là các nước tiếp

nhận đầu tư từ nước ngoài song hiếm khi là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn

đa quốc gia, các mối quan tâm của họ có phạm vi hẹp hơn, chỉ dựa trên các

vấn đề của nước tiếp nhận đầu tư và không ngại bị trả đũa.

Cuối cùng, có những sự khác biệt cơ bản trong việc chính phủ các nước sử

dụng các biện pháp can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế quốc gia. Mặc

dù nhiều nước đang phát triển đã theo đuổi các chiến lược áp dụng biện pháp

công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà

nước, phần lớn các nước công nghiệp hóa tiên tiến đã sẵn sàng cho phép thị

trường dẫn dắt hoạt động kinh tế nhiều hơn. Các thái độ khác nhau về vai trò

của chính phủ trong nền kinh tế quốc gia đã tạo ra các biện pháp khác nhau

đối với việc tiếp cận vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Thậm chí các

trường hợp ngoại lệ đối với xu hướng không can thiệp tại các nước công

nghiệp hóa tiên tiến cũng phù hợp với yếu tố này: Chính phủ của hai nước

hạn chế nhất đối với vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Nhật Bản và Pháp,

cũng là hai chính phủ dựa nhiều nhất vào các chính sách công nghiệp để

thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Do đó, các cố gắng kiểm soát hoạt

Page 37: Politics of Multinational Corporations

động của các tập đoàn đa quốc gia có khả năng xảy ra nhiều nhất tại các

nước mà chính phủ ở đó đóng một vai trò to lớn trong nền kinh tế.

Tất cả các yếu tố này đều cho thấy là chúng ta không thể thấy có sự dịch

chuyển đột ngột khỏi thái độ có tính chất của chủ nghĩa tự do hơn đối với

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thái độ đã thịnh hành tại các nước đang

phát triển kể từ cuối những năm 1990, qua trở lại các hoạt động có tính chất

hạn chế hơn, vốn là đặc điểm của phần lớn thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ

hai. Các nước đang phát triển đã trở nên đa dạng hóa hơn và hiện nay đang

thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo hơn là vào lĩnh vực khai

thác tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là, một số, mặc dù chắc chắn không

phải là tất cả, các nước này đều giảm bớt việc dễ bị nước ngoài chi phối

trong thời đại ngày nay hơn so với trong thế kỷ 20. Bên cạnh đó, một số

nước đang phát triển đang dần dần chuyển đổi từ chỗ chỉ là một nước tiếp

nhận đầu tư nước ngoài sang thành một quốc gia có cả trụ sở công ty mẹ của

các tập đoàn đa quốc gia. Mặc dù chỉ liên quan đến một số ít các nước tại

Đông Á và châu Mỹ La tinh, xu hướng này sẽ dần dần khiến cho chính phủ

các nước này ngày càng miễn cưỡng khi phải hạn chế hoạt động của các

công ty nước ngoài đầu tư vào đất nước họ. Cuối cùng là không có bằng

chứng nào về việc chuyển đổi trong thời gian tới quay trở lại các chiến lược

can thiệp của nhà nước. Chừng nào các nước đang phát triển còn tiếp tục

theo đuổi các chiến lược theo đường lối của chủ nghĩa tự do, họ sẽ tiếp tục

khiến cho các công ty nước ngoài dễ dàng hơn, chứ không phải là khó khăn

hơn, khi tham gia vào nền kinh tế trong nước.

Page 38: Politics of Multinational Corporations

Sự kiểm soát quốc tế đối với các tập đoàn đa quốc gia

Không có những quy định quốc tế có tính chất toàn diện để kiểm soát hoạt

động của các tập đoàn đa quốc gia. Điều này không phải là bởi vì chính phủ

các nước chưa bao giờ cố gắng đưa ra các quy định đa phương. Trong thực

tế, chính phủ các nước đã nhiều lần cố gắng hình thành các quy định đó

trong thời gian 50 năm qua. Song cho đến tận ngày nay, các nỗ lực này vẫn

hầu như không đạt được kết quả. Có những quy định không toàn diện do Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO) đề ra, cũng như các quy định ít có tính

chất ràng buộc hơn trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.

Cũng có một số quy tắc quốc tế đã định hình, như chương quy định về đầu

tư của Thỏa thuận Tự do thương mại Mỹ (NAFTA), các quy định đó chỉ áp

dụng đối với một số nước. Lý do khiến không có các thỏa thuận đầu tư quốc

tế toàn diện là mâu thuẫn giữa các nước công nghiệp hóa tiên tiến xuất khẩu

vốn và các nước đang phát triển nhập khẩu vốn đã cản trở thỏa thuận về các

quy định đó. Các nước đang phát triển đã ủng hộ các nguyên tắc quốc tế luật

hóa quyền của các nước này được kiểm soát các công ty nước ngoài đang

hoạt động bên trong lãnh thổ của họ. Các nước công nghiệp hóa tiên tiến đã

theo đuổi các nguyên tắc bao vệ vốn đầu tư nước ngoài bằng việc hạn chế

khả năng của các nước tiếp nhận đầu tư kiểm soát các tập đoàn đa quốc gia

đang hoạt động trong nền kinh tế của họ. Với các mục đích khác nhau như

vậy, thỏa thuận về các nguyên tắc toàn diện về đầu tư nước ngoài đã không

thể đạt được. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các nỗ lực thỏa

thuận về các nguyên tắc đầu tư quốc tế, tìm hiểu về các nguyên tắc này từ

cuối thế kỷ 19.

Trong lịch sử, các quy tắc quốc tế kiểm soát vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài đã dựa trên bốn nguyên tắc pháp lý. Trước tiên, các khoản đầu tư nước

Page 39: Politics of Multinational Corporations

ngoài là tài sản riêng cần phải được đối xử ít nhất cũng thuận lợi như tài sản

riêng trong nước. Thứ hai là, chính phủ các nước có quyền sung công các

khoản đầu tư nước ngoài, nhưng chỉ để phục vụ một mục đích công. Thứ ba

là, khi một chính phủ sung công một khoản đầu tư nước ngoài, nó phải bồi

thường cho chủ sở hữu đầy đủ giá trị của tài sản đã bị sung công đó, hoặc

theo thuật ngữ pháp lý, việc bồi thường sẽ cần phải “đầy đủ, hiệu quả và kịp

thời” (Akehurst 1984, 91 – 92). Cuối cùng, các nhà đầu tư nước ngoài có

quyền khiếu kiện tại nước họ trong trường hợp có tranh chấp với nước tiếp

nhận đầu tư. Mặc dù các nguyên tắc đó được thiết kế để bảo vệ tài sản của

các nhà đầu tư nước ngoài và do đó phản ánh rõ ràng lợi ích của các nước

xuất khẩu vốn, cả các nước xuất khẩu vốn và các nước nhập khẩu vốn đều

chấp nhận các nguyên tắc đó trong suốt thế kỷ thứ 19 (Lipson 1985). Một

ngoại lệ là sự thách thức của chính phủ các nước ở châu Mỹ La tinh đối với

quyền can thiệp vào các nước khác vào nước tiếp nhận đầu tư để hỗ trợ các

công ty của mình. Vào cuối thế kỷ thứ 19, chính phủ các nước thuộc châu

Mỹ La tinh đã đưa ra học thuyết Calvo (được đặt tên theo tên của học giả

pháp lý người Ác hen ti na là Carlos Calvo, người đầu tiên đưa ra học thuyết

này vào năm 1868), học thuyết này cho rằng không có chính phủ nào được

quyền can thiệp vào một quốc gia khác để thực thi các yêu cầu riêng tư của

các công dân của mình (Lipson 1985, 19).

Các nước nhập khẩu vốn đã bắt đầu thách thức các nguyên tắc pháp lý này

mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Lipson 1985).

Thách thức đầu tiên là tại Liên Xô, nơi mà cuộc cách mạng năm 1917 đã đưa

một chính phủ theo tư tưởng Mác – Lê-nin lên nắm quyền, và chính phủ này

từ chối tư tưởng về tài sản riêng. Việc quốc hữu hóa toàn bộ các ngành sản

xuất sau khi lên nắm quyền của chính phủ này đã tạo thành sự công kích

Page 40: Politics of Multinational Corporations

mạnh mẽ nhất từ trước đến thời điểm đó đối với vốn nước ngoài” và tích cực

xác định lại vai trò của chính phủ trong nền kinh tế (Lipson 1985, 67). Chính

phủ của một số nước châu Mỹ La tinh cũng bắt đầu sung công các khoản

đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này, đặc biệt trong các ngành công nghiệp

khai khoáng và dịch vụ công ích. Các hành động này đã mở rộng khái niệm

“mục đích công” đứng đằng sau quyền được quốc tế thừa nhận về sung công

tài sản, từ sự liên hệ truyền thống của hoạt động này với lĩnh vực nổi bật

sang một sự liên hệ trên phạm vi rộng hơn nhiều với vai trò của nhà nước

trong quốc tế phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các đợt quốc hữu hóa trên quy

mô lớn đó đã đưa ra một thách thức đối với nguyên tắc về bồi thường. Lấy ví

dụ như, Chính phủ Liên Xô đã liên hệ giữa sự bồi thường cho các nhà đầu tư

nước ngoài với các đòi hỏi đối với chính phủ các nước phương Tây về các

thiệt hại do lực lượng quân sự của các nước này gây ra trong cuộc nội chiến

sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga (Lipson 1985, 67).

Nước Mỹ đã cố gắng hình thành lại cơ sở pháp lý truyền thống đối với việc

bảo vệ đầu tư sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Là nước xuất khẩu đầu tư lớn

nhất, và trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là nước duy nhất xuất khẩu vốn,

nước Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc hình thành các quy định đa phương

đảm bảo cho các khoản đầu tư của nước Mỹ tại các nước khác. Song các cố

gắng của Mỹ nhằm đạt được mục đích này thông qua việc lồng ghép các

nguyên tắc pháp lý trong lịch sử vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã

gặp phải sự phản đối của các nước nhập khẩu vốn. Chính phủ các nước ở

châu Mỹ La tinh, Ấn Độ, và Australia đã có thể đưa ra một tập hợp các điều

khoản chính thức tạo ra quyền của các nước tiếp nhận đầu tư nhằm kiểm

soát các khoản đầu tư nước ngoài bên trong lãnh thổ của mình hơn là đem lại

an ninh mà các công ty Mỹ đang tìm kiếm (Brown 1965; Lipson 1985, 87).

Page 41: Politics of Multinational Corporations

Kết quả là, doanh nghiệp Mỹ đã phản đối mạnh mẽ các hợp phần về đầu tư

của Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO). Như Hội đồng Ngoại thương Quốc

gia của Mỹ đã nhận xét: “Điều khoản [về đầu tư] không chỉ không bảo vệ

cho các khoản đầu tư nước ngoài của nước Mỹ mà còn tạo ra ít sự bảo vệ

hơn so với mức độ được bảo vệ trong hiện tại” (Diebold 1952, 18). Sự phản

đối của các doanh nghiệp Mỹ đối với các điều khoản về đầu tư là một lý do

chính khiến Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) không nhận được sự ủng hộ

của Quốc hội Mỹ.

Kinh nghiệm của Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) là điều quan trọng vì

hai lý do. Trước tiên, sự thất bại của Tổ chức Thương mại Quốc tế đồng

nghĩa với việc không có nguyên tắc quốc tế nào chi phối vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài. Thay vào đó, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

(GATT) đã trở thành trung tâm của hệ thống thương mại, và hiệp định đó

hầu như không nói gì về đầu tư nước ngoài. Thứ hai, và khái quát hơn, sự

thất bại của Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã phán ánh một mâu thuẫn

căn bản chi phối các cuộc thảo luận quốc tế về các quy tắc kiểm soát vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho đến tận ngày nay. Với sự dẫn đầu của

nước Mỹ, các nước công nghiệp hóa tiên tiến, với vai trò là các nước xuất

khẩu vốn, đã nhấn mạnh nhiều nhất đối với việc hình thành các quy tắc quốc

tế kiểm soát hành vi của nước tiếp nhận đầu tư nhằm bảo vệ cho các lợi ích

của các tập đoàn đa quốc gia của họ. Ngược lại, các nước đang phát triển,

với vai trò là các nhà nhập khẩu vốn, đã nhấn mạnh nhiều nhất đến việc hình

thành các quy tắc quốc tế chi phối hành vi của các tập đoàn đa quốc gia để

các quốc gia này duy trì được quyền kiểm soát của họ đối với nền kinh tế

quốc gia của mình. Sự mâu thuẫn căn bản này đã phổ biến trong hơn 50 năm

Page 42: Politics of Multinational Corporations

thảo luận về các quy tắc quốc tế và do đó cho đến nay vẫn còn cản trở thỏa

thuận về bất cứ quy tắc có tính chất toàn diện nào.

Trong những năm 1960 và 1970, các nước đang phát triển phần lớn đề ra

chương trình nghị sự gồm các cuộc thảo luận quốc tế về vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài. Thông qua Liên hợp quốc, các nước đang phát triển đã tìm

cách tạo ra các quy tắc đầu tư quốc tế phản ánh các mối quan tâm và lợi ích

của họ với tư cách là các nhà nhập khẩu vốn. Nỗ lực kiểm soát các tập đoàn

đa quốc gia đã trở thành một yếu tố trung tâm của Trật tự Kinh tế Quốc tế

mới (NIEO), trong đó các nước đang phát triển đã tìm kiếm hai mục tiêu lớn

được thiết kế để “tối đa hóa các đóng góp của các tập đoàn đa quốc gia đối

với sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước mà các tập đoàn đa quốc gia

đang hoạt động tại đó” (Sauvant và Aranda 1994, 99).

Các nước đang phát triển đã tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với việc

họ có quyền kiểm soát toàn diện đối với tất cả các hoạt động kinh tế bên

trong lãnh thổ của mình. Để đạt được mục đích này, các nước này đã tìm

được đường đi thông qua Nghị quyết của Liên hợp quốc về Chủ quyền lâu

dài đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, được đưa ra trong năm 1962.

Nghị quyết này đã công nhận quyền của các nước tiếp nhận đầu tư thực hiện

quyền kiểm soát toàn diện đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của

mình và đối với các công ty nước ngoài đang hoạt động bên trong lãnh thổ

của mình nhằm khai thác các nguồn tài nguyên này. Nghị quyết này đã

khẳng định quyền của chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư trong việc sung

công các khoản đầu tư của nước ngoài và quyết định về mức bồi thường phù

hợp trong trường hợp tiến hành sung công (de Rivero 1980, 92 – 93;

Akehurst 1984, 93). Mục đích của nghị quyết này, và các nghị quyết khác

được đưa ra sau đó trong giai đoạn những năm 1960 và 1970, là thay đổi cơ

Page 43: Politics of Multinational Corporations

sở pháp lý đối với việc bồi thường từ chỗ phải chi trả toàn bộ giá trị của tài

sản bị sung công sang chỗ chi trả theo mức mà chính phủ thực hiện sung

công tài sản đó xác định là phù hợp. Như Akehurst (1984, 93) đã chỉ ra, cách

tiếp cận này hàm ý là mức bồi thường có thể là khá thấp.

Các nước đang phát triển cũng đã tìm cách lập một bộ quy tắc kiểm soát

hành vi của các tập đoàn đa quốc gia. Một bộ quy tắc như vậy nhằm kiểm

soát hành vi của các tập đoàn đa quốc gia trong năm lĩnh vực rộng lớn

(Asante 1980, 124; de Rivero, 95 – 96). Trước tiên, bộ quy tắc này sẽ ngăn

cản các tập đoàn đa quốc gia không được can thiệp vào các công việc nội bộ

của các nước tiếp nhận đầu tư của họ. Thứ hai, bộ quy tắc này sẽ kiểm soát

các hoạt động kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia bên trong lãnh thổ của

các nước tiếp nhận đầu tư nhằm đảm bảo là các hoạt động này tuân thủ theo

các mục tiêu phát triển đã được công bố của chính phủ các nước đó. Thứ ba,

bộ quy tắc này sẽ đảm bảo rằng công nghệ và các kỹ năng quản lý được

chuyển giao cho các nước tiếp nhận đầu tư với các điều kiện có lợi. Thứ tư,

bộ quy tắc này sẽ kiểm soát việc chuyển các khoản lợi nhuận của các tập

đoàn đa quốc gia về nước. Cuối cùng, bộ quy tắc này sẽ khuyến khích các

tập đoàn đa quốc gia tái đầu tư các khoản lợi nhuận thu được vào các nước

tiếp nhận đầu tư. Nói tóm lại, các hợp phần khác nhau của bộ quy tắc này

được thiết kế để đảm bảo là các tập đoàn đa quốc gia sẽ đóng góp nhiều nhất

có thể được vào các nước mà họ đang hoạt động tại đó. Các hợp phần này sẽ

đạt được hiệu quả đó bằng cách đảm bảo là các hoạt động của các tập đoàn

đa quốc gia “tương thích với phương tiện và nhu cầu dài hạn mà chính phủ

các nước nhập khẩu vốn đã xác định trong các kế hoạch phát triển của họ”

(de Rivero 1980, 96).

Page 44: Politics of Multinational Corporations

Các nỗ lực của các nước đang phát triển trong việc đưa ra một bộ quy tắc

ứng xử cho các tập đoàn đa quốc gia, cũng giống như Trật tự Kinh tế Quốc

tế mới có phạm vi rộng lớn hơn, mà bộ quy tắc ứng xử đó là một phần, đã

gặp phải sự phản đối của các nước công nghiệp hóa tiên tiến. Mặc dù các

nước đang phát triển muốn bộ quy tắc ứng xử này có tính chất ràng buộc,

các nước công nghiệp hóa tiên tiến đã gây sức ép để bộ quy tắc chỉ có tính

chất tự nguyện thực hiện; Bên cạnh đó, mặc dù các nước đang phát triển

mong muốn chỉ kiểm soát các tập đoàn đa quốc gia, chính phủ các nước xuất

khẩu vốn lại đòi hỏi bất cứ bộ quy tắc nào kiểm soát hành vi của các tập

đoàn đa quốc gia cũng cần phải đi kèm với một bộ quy tắc kiểm soát hành vi

của các nước tiếp nhận đầu tư (Sauvant và Aranda 1994, 99). Chính phủ các

nước đã thảo luận về cả hai bộ quy tắc này trong suốt giai đoạn cuối những

năm 1970 và đầu những năm 1980, hoàn thành bản thảo của cả hai bộ quy

tắc này vào năm 1982. Tuy nhiên, các bộ quy tắc được soạn thảo ra đã

không bao giờ được thực thi, mặc dù chúng cũng chưa bao giờ bị chính thức

bác bỏ. Thay vào đó, các bộ quy tắc này vẫn ở trong tình trạng lấp lửng

trong 10 năm, cho đến tận năm 1992, một ủy ban của Liên hợp quốc đã

khuyến nghị là chính phủ các nước cần tìm một biện pháp thay thế (Graham

1996, 78 – 79).

Cho đến đầu những năm 1980, quyền mặc cả trong các cuộc thương lượng

quốc tế đang quay trở lại với các nước công nghiệp hóa tiên tiến. Các nước

xuất khẩu vốn này đã sử dụng lợi thế này để đưa lịch trình thương lượng

hướng về phía kiểm soát hành vi của các nước tiếp nhận đầu tư. Một số bước

ban đầu đã được tiến hành trong Vòng đàm phán Urugoay. Dưới sức ép của

nước Mỹ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) đã được

đặt lên bàn nghị sự. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là

Page 45: Politics of Multinational Corporations

một chính sách của chính phủ đối với vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

hoặc các tập đoàn đa quốc gia; chính sách đó có tác động đến các hoạt động

nhập khẩu và xuất khẩu của đất nước đó. Lấy ví dụ như, các yêu cầu về tỷ lệ

nội địa hóa hoặc cân bằng cán cân thương mại buộc các công ty phải nhập

khẩu ít nguyên liệu đầu vào hơn hoặc xuất khẩu nhiều sản phẩm mà họ sản

xuất ra hơn so với việc nếu không có các yêu cầu đó của chính phủ. Kết quả

là, các yêu cầu đó làm biến dạng thương mại quốc tế. Bằng việc đặt các biện

pháp đầu tư liên quan đến thương mại lên bàn nghị sự của Hiệp định chung

về Thuế quan và Thương mại (GATT), nước Mỹ đã tìm cách đạt được một

thỏa thuận mở rộng liên quan đến 13 chính sách khác nhau của chính phủ,

bao gồm cả các yêu cầu về doanh thu trong nước, các hạn chế về hối đoái,

các yêu cầu về xuất khẩu, các động cơ khuyến khích đầu tư, các yêu cầu về

giấy phép, các hạn chế về số tiền được chuyển dịch, các yêu cầu về chuyển

giao công nghệ, và các yêu cầu về cân bằng cán cân thanh toán; 13 chính

sách này có tác động đến các khoản đầu tư nước ngoài (Croome 1995). Các

quy định đó sẽ hạn chế hầu hết các khía cạnh của nỗ lực của các nước tiếp

nhận đầu tư nhằm quản lý các công ty nước ngoài. Nhiều nước công nghiệp

hóa tiên tiến khác đã ủng hộ nỗ lực này của nước Mỹ, mặc dù không phải tất

cả các nước đều chia sẻ mong muốn của Mỹ muốn đạt được một thỏa thuận

về lâu dài như vậy. Nhật Bản đã ủng hộ các mục tiêu của Mỹ một cách mạnh

mẽ nhất. Liên minh châu Âu đã đề xuất một danh sách rút gọn về các hạn

chế chính sách, và các nước khu vực Scandinavia muốn hạn chế thỏa thuận

trong phạm vi các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa và hoạt động xuất khẩu.

Các nước đang phát triển đã kịch liệt phản đối các mục tiêu đó của nước Mỹ.

Phần lớn các nước đều miễn cưỡng việc các biện pháp đầu tư liên quan đến

thương mại được đưa vào trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương

Page 46: Politics of Multinational Corporations

mại (GATT). Một nhóm các nước lớn dẫn đầu là Argentina, Brazil, Trung

quốc, Ai Cập, Ấn Độ, và Nigeria có những phản ứng mạnh mẽ nhất. Nhóm

các nước phản đối này đã lập luận rằng “các cân nhắc về phát triển đã quan

trọng hơn bất cứ tác động thương mại bất lợi nào mà các biện pháp đầu tư

liên quan đến thương mại có thể tạo ra, và không cần đến bất cứ điều khoản

mới nào của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) để

kiểm soát chúng” (Croome 1995, 259). Ngược với các mục tiêu rộng lớn mà

các nước công nghiệp hóa tiên tiến tìm cách đạt được, nhóm các nước đang

phát triển muốn hạn chế bất cứ thỏa thuận chính thức nào về các biện pháp

giải quyết “các tác động thương mại bất lợi to lớn và trực tiếp” của các chính

sách đầu tư (Croome 1995, 259). Ngay cả lúc đó, nhóm các nước đang phát

triển muốn hạn chế tác động của các biện pháp đó, và đề ra danh sách 13

mục tiêu phát triển mà các nước trong nhóm này cho rằng sẽ điều chỉnh việc

áp dụng các biện pháp đầu tư. Hạn chế quốc tế duy nhất mà nhóm này đề

xuất là một biện pháp không có tính chất ràng buộc nhằm khuyến khích

chính phủ các nước “tìm cách tránh” áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan

đến thương mại theo cách làm méo mó hoạt động thương mại hoặc làm tổn

thương đến các thành viên khác của Hiệp định chung về Thuế quan và

Thương mại (GATT).

Cuối cùng các nước đã đạt được một thỏa thuận hạn hẹp. Hai thay đổi đã

khiến các nước có thể đạt được thỏa thuận chính thức. Một mặt thì các nước

công nghiệp hóa tiên tiến đã giảm bớt phạm vi các yêu cầu của họ, đồng ý

tập trung vào bốn biện pháp đầu tư: các quy định về tỷ lệ nội địa hóa, các

biện pháp cân bằng cán cân thương mại yêu cầu lượng hàng hóa do một

công ty nhập khẩu cần phải cân bằng với lượng hàng hóa mà công ty đó xuất

khẩu, các thực tiễn hoạt động hối đoái hạn chế, và các giới hạn đối với khả

Page 47: Politics of Multinational Corporations

năng kết nối giữa các biện pháp khuyến khích đầu tư và các yêu cầu về kết

quả xuất khẩu. Mặt khác, thái độ của các nước đang phát triển đối với vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng đã thay đổi kể từ đầu những năm 1980:

Như chúng ta đã thấy trong phần trước, giai đoạn cuối những năm 1980 đã

chứng kiến sự tự do hóa mạnh trong chính sách của các nước này đối với

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cũng như việc giảm các cảm giác dân

tộc, hay tức giận và chống lại các tập đoàn đa quốc gia, những cảm giác vốn

đã phổ biến trong suốt giai đoạn những năm 1970. Việc các nước đang phát

triển giảm bớt nhu cầu kiểm soát các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia

trên phạm vi rộng đã khiến họ có sự tự nguyện lớn hơn trong việc chấp nhận

một số quy định quốc tế hạn chế hành vi của họ với tư cách là các nước tiếp

nhận đầu tư.

Việc không đạt được một thỏa thuận trên phạm vi rộng hơn trong Vòng đàm

phán Urugoay đã khiến các nước công nghiệp hóa tiên tiến bắt đầu thỏa luận

về một Hiệp định đa phương về Đầu tư (MAI) bên trong nội bộ khối Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào tháng 5 năm 1995. Dường

như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã tạo ra ít nhất ba ưu điểm so

với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trên phương diện là diễn đàn thỏa

thuận về đầu tư. Bởi vì chỉ có các nước công nghiệp hóa tiên tiến mới đủ tư

cách là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, và tất cả các

nước thành viên đều chung một cam kết trên nguyên tắc là tuân theo các quy

định có tính chất tự do, các cuộc thương lượng đàm phán bên trong khối Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dường như ít có khả năng gặp phải những

trở ngại do mâu thuẫn giữa các nước thành viên hơn so với các cuộc thương

lượng đàm phán trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn thế nữa,

bởi vì khoảng 65 % tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được thực

Page 48: Politics of Multinational Corporations

hiện bên trong các nước công nghiệp hóa tiên tiến, một thỏa thuận giữa các

thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ chi phối

đến phần lớn các khoản đầu tư quốc tế. Cuối cùng, một thỏa thuận dựa trên

cơ sở của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ không ngăn cản

các nước đang phát triển tham gi. Thỏa thuận này được thiết kế làm một

công cụ mà các nước không phải là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát

triển Kinh tế (OECD) có thể tham gia nếu họ muốn.

Thỏa thuận đa phương về đầu tư (MAI) được thiết kế nhằm thúc đẩy hơn

nữa việc tự do hóa vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và tạo ra sự an toàn

hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tự do hóa sẽ đạt được thông qua việc

dựa trên thỏa thuận về hai nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc đầu tiên là đối xử

quốc gia, nguyên tắc này buộc chính phủ các nước phải đối xử với các công

ty thuộc sở hữu của nước ngoài đang hoạt động trong nền kinh tế trong nước

không khác biệt so với việc đối xử với các công ty trong nước. Nguyên tắc

thứ hai là quy chế tối huệ quốc, nguyên tắc này đòi hỏi chính phủ các nước

phải đối xử với các công ty nước ngoài thuộc mỗi nước là thành viên của

thỏa thuận này theo các điều kiện mà quốc gia đó đối xử với các công ty của

tất cả các quốc gia thành viên khác của thỏa thuận này. Hai nguyên tắc này

có ý nghĩa là chính phủ các nước không được phép phân biệt đối xử với các

công ty từ bất cứ quốc gia nào nhằm có lợi cho các công ty trong nước hay

các công ty nước ngoài đến từ các quốc gia khác. Để tạo ra sự an toàn hơn

cho các nhà đầu tư nước ngoài, thỏa thuận này đã bao gồm cả một tiêu chuẩn

có tính chất lịch sử chi phối việc chính phủ sung công tài sản, thông qua đó

đã luật hóa quyền được bồi thường kịp thời, hiệu quả và phù hợp. Bên cạnh

đó, bản thảo thỏa thuận này đã hạn chế việc chính phủ các nước có khả năng

giới hạn việc các công ty có thể chuyển các khoản lợi nhuận, cổ tức, và bán

Page 49: Politics of Multinational Corporations

các tài sản về nước. Thỏa thuận này cũng cung cấp một cơ chế giải quyết

tranh chấp dựa theo mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định Tự

do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), hiệp định này cho phép hình thức khiếu

nại của một nhà nước đối với một nhà nước và của một công ty đối với một

nhà nước.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không đạt được kết quả do có mâu thuẫn

giữa chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(OECD) và có sự phản đối mạnh mẽ và rõ ràng từ các nhóm bên ngoài tiến

trình này. Mâu thuẫn giữa chính phủ các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế đã làm chậm tiến trình đàm phán một cách đáng kể, vì chính phủ các

nước thành viên trước tiên đề ra các đường lối và sau đó bận soạn thảo các

ngoại lệ bằng văn bản đối với các quy định chung. Lời mở đầu của hiệp ước

này chứa đựng 17 chú thích ở cuối trang đề cập đến những mối quan ngại và

e dè của chính phủ các nước thành viên khác nhau (Kobrin 1998). Cho đến

năm 1997, chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế đã kèm thêm vài trăm trang mô tả các ngoại lệ đối với việc bán đất

nông nghiệp, các ngành công nghiệp văn hóa (đặc biệt là phim và truyền

hình), và các cơ quan xúc tiến đầu tư do chính phủ tài trợ. Nước Mỹ đã gây

sức ép đưa vào thêm các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, bất chấp sự

phản đối của chính phủ các nước thành viên khác của Tổ chức Hợp tác và

Phát triển Kinh tế. Các nước đang phát triển cũng bắt đầu thể hiện sự phản

đối đối với hiệp định đang hình thành này và lập luận rằng hiệp định này

kiểm soát hành vi của các nước tiếp nhận đầu tư, song không có điều khoản

nào kiểm soát hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia. Hơn thế nữa, các

nước đang phát triển có mối quan ngại là Hiệp định đa phương về đầu tư sau

đó có thể được sử dụng để làm tiền đề cho một thỏa thuận trên phạm vi rộng

Page 50: Politics of Multinational Corporations

lớn hơn về đầu tư được đàm phán tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nếu như vậy, đến lúc đó họ sẽ bị buộc phải chấp nhận các quy định đầu tư

mà họ không hề có chút vai trò nào trong việc đàm phán thỏa thuận.

Có lẽ sự phản đối mạnh mẽ nhất đối với Hiệp định đa phương về đầu tư xuất

phát từ một nguồn gốc không ai ngờ đến: Một liên minh rộng lớn và có tiếng

nói quan trọng bao gồm các nhóm lợi ích từ khắp nơi trên thế giới. Sự phản

đối công khai đã được bản thảo về Hiệp định đa phương về đầu tư đăng trên

một trang web của Public Citizen vào tháng 2 năm 1997 châm ngòi. (Public

Citizen là một nhóm lợi ích công chúng phi lợi nhuận do Ralph Nader lập

ra.) Việc cho đăng tải bản thảo hiệp định này dẫn đến sự xuất hiện nhanh

chóng của một liên minh liên quốc gia gồm các nhóm lợi ích phản đối Hiệp

định đa phương về đầu tư. Như Stephen Kobrin đã nhận xét, “Một liên minh

bao gồm các thành viên kỳ lạ đã xuất hiện từ việc phản đối hiệp định này,

bao gồm cả AFL – CIO, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Quỹ Bảo tồn Australia, Tổ

chức Những người bạn của Trái đất, nhóm Public Citizen, Câu lạc bộ Sierra,

Mạng lưới Thế giới thứ ba, Công đoàn Công nhân ngành thép của Mỹ, Hiệp

hội Các thống đốc miền tây, và Phong trào Phát triển Thế giới” (Kobrin

1998, 98). Người ta đã ước tính là tổng cộng có khoảng 600 tổ chức ở gần

70 nước đã lên tiến phản đối hiệp định được đề xuất này (Kobrin 1998, 97).

Sự phản đối của các nhóm lợi ích tập trung vào các hợp phần cụ thể của dự

thảo hiệp định này và đối với những mối quan ngại lớn hơn về quá trình toàn

cầu hóa (Kobrin 1998). Các mối quan ngại cụ thể về hiệp ước này bao gồm

những tuyên bố cho rằng, mặc dù Hiệp định đa phương về đầu tư đem lại

những quyền lợi đáng kể cho các tập đoàn đa quốc gia và áp đặt các trách

nhiệm lên vai các nước tiếp nhận đầu tư, song hiệp định này không quy định

về các quyền của các nước tiếp nhận đầu tư và cũng không áp đặt nghĩa vụ

Page 51: Politics of Multinational Corporations

nào đối với các công nhân, người tiêu dùng, hoặc môi trường có liên quan

tới các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, các ý kiến phản đối lập luận rằng

hiệp định này áp đặt quá nhiều hạn chế đối với khả năng cho phép chính

quyền các quốc gia và địa phương kiểm soát hoạt động kinh tế. Cuối cùng,

các ý kiến phản đối đã cho rằng các cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ được

đưa ra với tư cách là một phần của hiệp định này đã dịch chuyển quyền lực

từ tay của các nhà chính trị quốc gia được bầu cử một cách dân chủ sang tay

các quan chức quốc tế không hề có trách nhiệm giải trình nào đối với người

dân. Nhìn trên bình diện rộng hơn, các ý kiến đối lập đã lập luận là Hiệp

định đa phương về đầu tư là một bước phát triển hơn nữa của hiện tượng lớn

hơn là quá trình toàn cầu hóa, quá trình đã trao quá nhiều quyền lực cho các

công ty lớn với sự trả giá của người lao động và chủ quyền quốc gia.

Sự kết hợp giữa mâu thuẫn của chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp

tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về nội dung cụ thể của hiệp định này, sự

phản đối của các nước đang phát triển đứng ngoài các cuộc đàm phán, và sự

phản đối của công luận đã tạo thành tiếng nói quyết định. Khi sự phản đối

gia tăng, tiến trình của các cuộc đàm phán đã chậm lại. Vào tháng 4 năm

1997, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tuyên bố sẽ tạm

dừng tiến trình này trong sáu tháng. Khi các cuộc đàm phán được nối lại vào

tháng 10, thời hạn chót để hoàn thành đã được lùi lại tháng 5 năm 1998. Khi

thời hạn này qua đi mà không đạt được một hiệp định hoàn chỉnh, thời hạn

này lại được lùi lại một lần nữa sang tháng 5 năm 1999. Trong khi đó, sự

phản đối bắt đầu có tác động đối với chính phủ các nước đang tham gia đàm

phán. Chính phủ New Zealand tuyên bố là nước này sẽ từ chối ký vào hiệp

định, và chính phủ Pháp và Anh rút lui sự ủng hộ của mình hoàn toàn hoặc

bắt đầu cân nhắc lại vị thế của mình (Warkentin và Mingst 2000). Các cuộc

Page 52: Politics of Multinational Corporations

đàm phán chấm dứt vào tháng 12 năm 1998 mà không đạt được một hiệp

định chính thức nào.

Do đó, mặc dù chính phủ các nước đã dành gần ba năm để đàm phán về các

nguyên tắc chi phối các tập đoàn đa quốc gia và các nước tiếp nhận đầu tư –

trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, trong khuôn khổ của Hiệp định chung

về Thuế quan và Thương mại (GATT), và trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác

và Phát triển Kinh tế (OECD), họ đã không đưa ra được kết luận đối với một

bộ quy định mở rộng. Mâu thuẫn giữa các nước xuất khẩu vốn và các nước

nhập khẩu vốn đối với mục đích chính của một chế độ như vậy là lý do hàng

đầu dẫn đến việc không đạt được thành công này. Chính phủ các nước đã

không thể đồng ý về việc liệu các quy định đó có cần kiểm soát các nước

tiếp nhận đầu tư hay các tập đoàn đa quốc gia hay không. Thỏa thuận rõ ràng

– rằng các quy định quốc tế có thể kiểm soát cả hai một cách hữu ích – chưa

được hiện thực hóa theo cách có ý nghĩa. Sự xuất hiện trong thời gian gần

đây của chiến dịch chống lại quá trình toàn cầu hóa đã làm tăng thêm một

trở ngại nữa đối với thành công trong đàm phán thỏa thuận về một tập hợp

các quy định quốc tế nhằm kiểm soát vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH

CUỘC ĐUA TỚI ĐÁY

CÂU HỎI

Chính phủ các nước cần phản ứng như thế nào đối với nguy cơ về một “cuộc

đua tới đáy” làm suy yếu việc kiểm soát về lợi ích của người dân?

TỔNG QUAN

Một số học giả đã lập luận rằng sự gia tăng hoạt động của các tập đoàn đa

Page 53: Politics of Multinational Corporations

quốc gia đã làm xuất hiện một động thái “cuộc đua tới đáy” trong quy định

của chính phủ. Chính phủ các nước trên thế giới đã duy trì các chuẩn mực

kiểm soát khác nhau. Chính phủ một số nước đã thực thi các quy định chặt

chẽ liên quan đến việc các công ty có thể đối xử với người lao động như thế

nào, các công ty phải xử lý các chất thải độc hại và các chất thải khác như

thế nào, và các công ty cần phải thực hiện các hoạt động kinh doanh khác

của họ như thế nào. Chính phủ các nước khác lại duy trì môi trường kiểm

soát ít chặt chẽ hơn cho phép các công ty tham gia vào các hoạt động bất

hợp pháp tại các nước khác.

Nhiều quy định trong số này tác động đến chi phí sản xuất. Lấy ví dụ như,

một công ty sẽ phải chi phí nhiều hơn để xử lý các chất thải hóa chất trước

khi thải ra môi trường so với việc đơn giản là đổ thẳng chất thải chưa qua xử

lý vào một hố lấp đất. Do đó, các quy định cấp quốc gia đòi hỏi các công ty

phải xử lý các chất thải hóa chất của mình làm gia tăng các chi phí sản xuất.

Kết quả là, ngay cả nếu như tất cả các chi phí khác tại hai nước là như nhau,

các chuẩn mực kiểm soát khác nhau khiến cho việc sản xuất tại nước có

chuẩn mực thấp hơn sẽ làm giảm chi phí sản xuất.

Do đó, các tập đoàn đa quốc gia có thể can dự vào việc buôn bán quy định,

có nghĩa là họ có thể dịch chuyển các hoạt động của mình ra khỏi các nước

có các tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ hơn đến các nước có các chuẩn mực

kiểm soát lỏng lẻo hơn. Chính phủ các nước có tiêu chuẩn cao sau đó sẽ cảm

thấy sức ép phải nới lỏng các quy định của mình nhằm khuyến khích các

công ty duy trì sản xuất trong nước. Kết quả là, quy định kiểm soát của quốc

gia sẽ ngày càng hướng về các hoạt động kiểm soát của nước có ít hạn chế

nhất. Chính phủ các nước từ chối tham gia vào cuộc đua này để thu hút đầu

tư sẽ bị bỏ rơi lại phía sau, được hưởng các lợi ích của các quy định kiểm

Page 54: Politics of Multinational Corporations

soát chặt chẽ, song lại phải chịu tác động của việc có ít khoản đầu tư hơn

nhiều. Chính phủ các nước cần làm gì để đáp lại các nguy cơ của cuộc đua

tới đáy này?

CÁC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH

- Đàm phán về các quy định quốc tế làm hài hòa quy định của các nước

trên thế giới. Việc tạo ra các quy định chung sẽ ngăn cản việc buôn

bán chính sách và cuộc đua tới đáy.

- Hạn chế vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và hoạt động của các tập

đoàn đa quốc gia. Những hạn chế đó sẽ hạn chế sự năng động của các

doanh nghiệp, do đó khiến cho chính phủ các nước có thể duy trì được

các quy định kiểm soát quốc gia của mình.

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH

- Liệu việc buôn bán chính sách có nhất thiết là một điều xấu trong

quan điểm về hiệu quả kinh tế hay không? Tại sao? Tại sao lại không?

- Các chính phủ sẽ đạt được thỏa thuận về các chuẩn mực kiểm soát

chung một cách dễ dàng hoặc khó khăn đến mức nào? Chúng ta sẽ xác

định các chi phí này như thế nào?

XÁC ĐỊNH QUAN ĐIỂM

- Bạn thích lựa chọn chính sách nào hơn? Hãy lý giải lựa chọn của bạn?

- Theo bạn thì quan điểm bạn lựa chọn sẽ gặp phải những phê phán

nào? Bạn sẽ bảo vệ ý kiến của mình trước những quan điểm phê phán

đó như thế nào?

NGUỒN:

Trên mạng Internet: Hãy tìm kiếm các tập đoàn đa quốc gia “cuộc đua tới đáy”. Việc

Page 55: Politics of Multinational Corporations

tìm kiếm này sẽ tạo ra thêm thông tin mà bạn có thể tiếp nhận, phần nhiều đều chỉ trích

gay gắt đối với quá trình toàn cầu hóa. Bài của Miles Kahleys “Mô hình hóa các cuộc đua

tới đáy” tìm hiểu về nhiều vấn đề có liên quan.

Sách báo: David Vogel và Robert Kagan, chủ biên, Động lực của Việc thay đổi quy

định: Quá trình toàn cầu hóa tác động như thế nào đến các chính sách kiểm soát của

quốc gia (Berkeley: Nhà in Đại học California, 2004); Daniel Drezner, “Bottom Feeder”,

Chính sách nước ngoài 121 (tháng 11/ 12 năm 2000): 64 – 70; Debora Spar và David

Yoffie, “Các tập đoàn đa quốc gia và Triển vọng về công bằng” Tạp chí Các vấn đề quốc

tế 52 (Mùa xuân 1999) : 557 – 581.

Kết luận

Chính trị của các tập đoàn đa quốc gia xuất hiện từ các lợi ích cạnh tranh

giữa các nước tiếp nhận đầu tư, các nước chủ nhà của các tập đoàn đa quốc

gia, và bản thân các tập đoàn đa quốc gia. Mỗi nhóm đều có những lợi ích

riêng liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Các tập đoàn đa

quốc gia muốn được hoạt động tự do trên phạm vi toàn cầu, và hầu như

không có các hạn chế của chính phủ các nước đối với các hoạt động của họ.

Các nước tiếp nhận đầu tư muốn đảm bảo là hoạt động của các tập đoàn đa

quốc gia bên trong lãnh thổ của họ đem lại lợi ích cho nền kinh tế trong

nước nhằm bù đắp việc mất đi quyền ra quyết định vốn có vào tay sở hữu

nước ngoài. Các nước chủ nhà của các tập đoàn đa quốc gia muốn đảm bảo

là các khoản đầu tư nước ngoài của các công ty của họ được an toàn. Chính

trị về các tập đoàn đa quốc gia xuất hiện khi các lợi ích khác biệt này bị mâu

thuẫn với nhau.

Như chúng ta đã thấy, hầu hết chính phủ các nước đều áp dụng một số hạn

chế nhất định đối với hoạt động của các công ty nước ngoài hoạt động bên

Page 56: Politics of Multinational Corporations

trong lãnh thổ của họ. Chính phủ của nhiều nước, đặc biệt là tại các nước

đang phát triển, đã cố gắng buộc các tập đoàn đa quốc gia đi theo các mục

tiêu kinh tế của mình, song thậm chí các nước công nghiệp hóa tiên tiến

cũng không sẵn lòng cho phép các công ty nước ngoài kiểm soát các lĩnh

vực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những sự tương đồng xuất hiện từ

mối quan ngại chung về tác động trong nước của quyền ra quyết định từ

nước ngoài. Các sự khác biệt xuất hiện từ sự thật là phần lớn các nước đang

phát triển đều chỉ là các nước tiếp nhận đầu tư đối với hoạt động của các tập

đoàn đa quốc gia, trong khi đó các nước công nghiệp hóa tiên tiến vừa là

nước tiếp nhận đầu tư và là nước chủ nhà của các tập đoàn đa quốc gia. Kết

quả là, mối quan ngại của các nước đang phát triển về sự chi phối của nước

ngoài không được làm dịu đi trước nhu cầu đảm bảo rằng chính phủ các

nước tôn trọng các khoản đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia từ chính các

nước đang phát triển.

Mâu thuẫn cơ bản giữa các nước xuất khẩu vốn và các nước nhập khẩu vốn

cũng hiện rõ trong chính trị quốc tế về các tập đoàn đa quốc gia. Trên trường

quốc tế, chính trị đã xoay quanh các nỗ lực đàm phán về các quy định chung

đối với đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa các nước xuất khẩu vốn

và các nước nhập khẩu vốn đã ngăn cản việc đạt được thỏa thuận về các quy

định đầu tư có tính chất toàn diện. Như chúng ta đã thấy, mâu thuẫn này đã

phản ánh một bất đồng căn bản về việc các quy định quốc tế nên kiểm soát

đối tượng nào. Liệu các quy định quốc tế có nên kiểm soát khả năng của các

nước tiếp nhận đầu tư trong việc kiểm soát các tập đoàn đa quốc gia đầu tư

vào nước mình, hay liệu các quy định quốc tế có nên kiểm soát toàn bộ các

hoạt động mà các tập đoàn đa quốc gia được phép tham gia? Việc các nước

công nghiệp hóa tiên tiến và các nước đang phát triển không thể thỏa thuận

Page 57: Politics of Multinational Corporations

về một câu trả lời cho câu hỏi này, cũng như sự không sẵn sàng thỏa thuận

được thể hiện rõ của cả hai nhóm nước này, đã cản trở việc đưa ra các quy

định chung nhằm kiểm soát đầu tư quốc tế.

Các thuật ngữ chính

Học thuyết Calvo Quyền mặc cả giảm dần

Tu chính án Exon – Florio Quy định về hiệu quả sản xuất

Các khu chế xuất Các biện pháp đầu tư liên quan đến

thương mại

Các biện pháp khuyến khích về địa

điểm

Nghị quyết của Liên hợp quốc về

Chủ quyền vĩnh viễn đối với các

nguồn tài nguyên thiên nhiênThỏa thuận đa phương về đầu tư

Các liên kết trang Web

Thông tin về Hiệp ước đa phương về đầu tư (đã bị hủy bỏ) vẫn có thể được

tìm thấy trên một số trang web. Hãy ghé thăm các trang web sau:

http://darwin.bio.uci.edu/~sustain/issueguide/MAI/index.html , nội dung

được các sinh viên một khóa học tại Đại học California, Irvine tập hợp.

www.canadians.org/archive/MAI.html Hội đồng Council of Canadians có

một trang web có những nội dung thông cáo báo chí cũ của chiến dịch chống

lại Hiệp ước đa phương về đầu tư của nhóm này trong giai đoạn những năm

1998 – 1999, cũng như các đường liên kết và một số ấn phẩm.

Page 58: Politics of Multinational Corporations

www.citizen.org/trade/nafta/CH_11/ Tổ chức Public Citizen có trang web

này để bàn đến Chương 11 của Hiệp định Khu vực thương mại tự do Bắc

Mỹ và có thể còn bàn đến cả Hiệp định Khu vực thương mại tự do Liên Mỹ.

Nhiều thông tin về các trường hợp nghiên cứu đối với Chương 11, cũng như

các đường liên kết đến các bài viết gần đây phân tích về bảo vệ đầu tư trong

khuôn khổ Hiệp định Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ, có thể được thấy

tại địa chỉ www.naftaclaims.com

Các gợi ý đọc thêm

Để biết về một nội dung thảo luận chi tiết về mô hình quyền mặc cả giảm

dần và việc ứng dụng mô hình này vào Chile, hãy đọc tác giả Theodore H.

Moran, Các tập đoàn đa quốc gia và Chính trị phụ thuộc: Kim loại đồng ở

Chile (Princeton, NJ: Nhà xuất bản đại học Princeton, 1974).

Để biết về một nội dung mô tả chi tiết về những chính sách mà chính phủ

các nước đã sử dụng để điều tiết các tập đoàn đa quốc gia và vốn đầu tư trực

tiếp của nước ngoài trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy đọc

tác giả A. E. Safarian, Các xí nghiệp đa quốc gia và chính sách công: Một

nghiên cứu về các nước công nghiệp (Brookfield, VT: Edward Elgar, 1993).

Để biết quy định của nước Mỹ về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, hãy

đọc Edward M. Graham và David M. Marchick, An ninh quốc gia Mỹ và

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Washington, DC: Viện Kinh tế Quốc tế,

2006).

Để biết về một giới thiệu tổng quan về các cuộc đàm phán quốc tế đối với

các quy định đầu tư trước khi có Hiệp định đa phương về đầu tư, hãy đọc

Samuel K. B. Asante, “Các nỗ lực của Liên Hợp Quốc hướng đến việc kiểm

Page 59: Politics of Multinational Corporations

soát trên phạm vi quốc tế đối với các tập đoàn đa quốc gia,” trong tác phẩm

Các khía cạnh pháp lý của trật tự kinh tế quốc tế mới, chủ biên Kamal

Hossain, 123 – 136 (London: Frances Pinter, 1980).

Để biết về một câu trả lời tinh tế cho nhiều lời chỉ trích đối với hoạt động

của các tập đoàn đa quốc gia, hãy đọc Edward M. Graham, Chiến đấu với kẻ

thù không có thực: Các hoạt động chống lại toàn cầu và các xí nghiệp đa

quốc gia (Washington DC: Viện Kinh tế quốc tế, 2000).