pvtm 2 - trungtamwto.vn tin dn va tdhtm 8.pdf · nam và trên thế giới. với cách tiếp...

24
www.trungtamwto.vn Quý II/2017 Số 8 Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam TPP 2017 KỊCH BẢN NÀO CHO VIỆT NAM?

Upload: others

Post on 20-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

www.trungtamwto.vn Quý II/2017 Số 8

Trung tâm WTO và Hội nhậpPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

TPP 2017 KỊCH BẢN NÀO CHO VIỆT NAM?

Page 2: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

Lời giới thiệu

Quý Bạn đọc đang cầm trên tay Bản tin “Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại”, ấnphẩm xuất bản hàng quý của Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Bản tin “Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại” cung cấp các thông tin thời sự cậpnhật và các thảo luận chuyên sâu về các sự kiện, câu chuyện hội nhập kinh tế quốc tế,tự do hóa thương mại, đặc biệt là qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ở ViệtNam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìncủa doanh nghiệp, Bản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanhnghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, chuẩn bị kế hoạch và triểnkhai hành động, tận dụng hiệu quả các lợi ích từ quá trình tự do hóa thương mại củaViệt Nam.

Trung Tâm WTO và Hội nHậppHòng THương mại và Công ngHiệp việT namĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn

Trung tâm WTO và Hội nhập hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và các góp ý của độc giả đểngày càng hoàn thiện hơn Bản tin này. Mọi thông tin và góp ý xin gửi về:

Trung tâm WTO và Hội nhậpPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 3: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

01

Mục lục

Điểm tin Chuyên đề

Tin việt nam

Tin Thế giới

Chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp địnhVPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU

02

03

04

Hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳsau TPP

Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO

APEC 2017 – Những kết quả đầu tiên06

07 Đàm phán RCEP và kỳ vọng hoàn tất vàocuối 2017

Tin vắn

Dự định tiến hành khởi động tái đàm phánNAFTA vào tháng 8/2017

08

08 Anh và EU chính thức khởi động tiến trìnhđàm phán Brexit

09 Nguy cơ quá trình phê chuẩn EVFTA sẽ bị kéodài do phán quyết mới của Tòa án châu Âu

Giấy phép xuất bản: Số 32/GP-XBBT, ngày 14/06/2017In ấn tại: Công ty CP In truyền thông Việt Nam

Thiết kế đồ họ[email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnTS. Nguyễn Thị Thu Trang

Kịch bản nào cho Việt Nam?

TPP 2017

Page 4: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

02

Điểm tin i Tin Việt Nam

iệp định VPA/FLEGT (tênđầy đủ là Hiệp định đối

tác tự nguyện về Thực thi lâmluật, Quản trị rừng và Thươngmại lâm sản) giữa Việt Nam vàEU đã được ký tắt vào ngày11/05/2017, chính thức kết thúctiến trình đàm phán Hiệp địnhkéo dài 06 năm. Sau ký tắt, haibên sẽ tiến hành rà soát lại vănkiện Hiệp định, tiến tới ký kếtchính thức và sau đó là thủ tụcphê chuẩn nội bộ của Việt Namvà từng nước thành viên EU.Hiệp định này sẽ có hiệu lực saukhi tất cả các nước hoàn tất thủtục phê chuẩn nội bộ.

Nội dung cốt lõi của Hiệp địnhnày là Việt Nam sẽ phải thiết lậpHệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp(VNTLAS) để xác minh và cấpgiấy phép FLEGT cho các sảnphẩm gỗ từ Việt Nam xuất khẩuvào EU. Sản phẩm được cơquan có thẩm quyền Việt Namcấp giấy phép FLEGT sẽ đượctự động chấp thuận khi đến EUmà không cần phải qua thủ tục

kiểm tra giám sát nguồn gốc gỗcủa EU như hiện nay. Điều kiệnđể được cấp phép FLEGT thựcchất là sản phẩm gỗ phải cónguồn gốc hợp pháp, được khaithác và buôn bán phù hợp vớicác quy định hiện hành tại nướckhai thác (đối với gỗ khai thác ởViệt Nam thì là phải phù hợpvới pháp luật Việt Nam về đấtđai, môi trường, vận chuyển,chế biến…). Sẽ có một ủy banthực thi hỗn hợp (JIC) đượcthành lập để giám sát việc thựcthi Hiệp định.

Phần lời văn của Hiệp địnhVPA/FLEGT tập trung chủ yếuvào vấn đề kiểm soát xuất xứsản phẩm gỗ và thúc đẩythương mại gỗ và sản phẩm gỗcó chất lượng tốt và xuất xứhợp pháp. Đi kèm Hiệp định là09 Phụ lục kỹ thuật bao gồm: (i)Định nghĩa gỗ hợp pháp củaViệt Nam; (ii) Định nghĩa gỗhợp pháp đối với tổ chức; (iii)Điều kiện lưu thông tự do cácsản phẩm gỗ; (iv) Cơ chế cấp

phép FLEGT; (v) Hệ thống VNT-LAS; (vi) Việc giám sát độc lậpVNTLAS; (vii) Các tiêu chí đánhgiá hệ thống VNTLAS; (viii)Công bố thông tin; và (ix) Chứcnăng của JIC. Đây là các quyđịnh chi tiết làm căn cứ cho việcthực thi việc cấp phép FLEGTtrên thực tế.

EU là một trong các thị trườnglớn của ngành đồ gỗ và thủcông mỹ nghệ Việt Nam, vớikim ngạch xuất khẩu của sảnphẩm gỗ từ Việt Nam sang EUlên tới 741,8 triệu USD năm2016. Trong thời gian tới, consố này có thể lên tới 1 tỷUSD/năm. Đây là một thịtrường có tiềm năng rất lớn,với tổng giá trị tiêu thụ đồ gỗhàng năm lên tới 90 USD. Dovậy, doanh nghiệp Việt tronglĩnh vực này cần tìm hiểu về nộidung và theo dõi sát sao tiếntrình thực thi VPA/FLEGT đểkhai thác tối đa lợi ích Hiệpđịnh này đem lại trong quátrình xâm nhập thị trường EU.

Chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định VPA/FLEGTgiữa Việt Nam và EU

H

Page 5: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

03

rước quyết định của Tổngthống Hoa Kỳ Donald

Trump rút nước này ra khỏiHiệp định Đối tác Xuyên TháiBình Dương (TPP), đã có khôngít những thất vọng và lo lắng vềtương lai quan hệ thương mạigiữa Hoa Kỳ với các nước thànhviên TPP còn lại. Việt Namkhông phải là ngoại lệ, nhất làkhi Việt Nam chưa có Hiệp địnhthương mại tự do nào với đốitác thương mại hàng đầu thếgiới này.

Tuy nhiên, những diễn biến sauđó, đặc biệt là chuyến thămHoa Kỳ của Thủ tướng NguyễnXuân Phúc cuối tháng 5 vừa rồi,đã cho thấy những cơ hội khácđang mở ra cho quan hệthương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúclà nhà lãnh đạo cấp cao thứ haiở châu Á và đầu tiên ở ASEANđến thăm chính thức Hoa Kỳsau khi Tổng thống DonaldTrumps nhậm chức. Bản thânđiều này đã cho thấy sự coitrọng của cả Việt Nam và HoaKỳ đối với quan hệ hợp tácsong phương.

Chuyến thăm được giới quansát đánh giá là thành công, vớicác sáng kiến về một loạt cáckênh hợp tác thương mại mớigiữa hai nền kinh tế. Cụ thể,trong cuộc hội đàm giữa Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc vàTổng thống Donald Trump, haiBên đã thống nhất thúc đẩy xâydựng một Hiệp định thươngmại song phương (FTA) giữaViệt Nam và Hoa Kỳ, triển khaicó hiệu quả cơ chế Hiệp địnhkhung về Thương mại và Đầu tư(TIFA) của hai nước. Đây có thểcoi là một động thái nhằm thiết

lập kênh mở cửa thương mạithay thế TPP. Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc cũng khẳngđịnh quyết tâm của Chính phủViệt Nam trong cải thiện môitrường kinh doanh, pháp luậttrong nước để tạo thuận lợi chohoạt động đầu tư và kinh doanhcủa doanh nghiệp hai Bên, đồngthời nhấn mạnh sự liên kết vàtính bổ sung giữa hai nền kinhtế Việt Nam và Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, nhân chuyếnthăm này, các doanh nghiệpcủa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng kýkết nhiều thỏa thuận, hợp đồnghợp tác kinh doanh với tổng trịgiá lên tới gần 15 tỷ USD, thểhiện tiềm năng phát triển và giátrị thương mại của mối quan hệgiữa hai bên.

Hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ sau TPP

T Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, tính đến tháng 4/2017, cácnhà đầu tư Hoa Kỳ đã góp vốn vào834 dự án tại Việt Nam, với tổngvốn đăng ký lên tới 10,2 tỷ USD.

Quan hệ thương mại giữa hainước đã không ngừng tăng trưởngtừ 15 tỷ USD năm 2008 lên tới 52 tỷUSD năm 2016. Về phía Hoa Kỳ,năm 2016 chứng kiến tỷ lệ tăngtrưởng 43% của xuất khẩu Hoa Kỳsang Việt Nam so với năm 2015,đạt trên 10 tỷ USD. Trong khi đó,kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang Hoa Kỳ trong 04 tháng đầunăm 2017 đạt tới 12,4 tỷ USD, chiếmtrên 20% tổng kim ngạch hàngxuất khẩu của Việt Nam. Các mặthàng xuất khẩu chủ lực của ViệtNam vào Hoa Kỳ là dệt may, giàydép, thủy sản, nông sản và linhkiện điện tử.

Page 6: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

04

Điểm tin I Tin Việt Nam

10 năm đã qua kể từ khi ViệtNam chính thức trở thànhthành viên của Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) ngày11/11/2017. 10 năm qua có lẽcũng là quãng thời gian ViệtNam chứng kiến những bướchội nhập mạnh mẽ nhất tronglịch sử. Trong 10 năm này,những thành tựu kinh tế màViệt Nam đã đạt được là rất tolớn, nhưng những tiếc nuốicũng không hề nhỏ.

Có thể nói bối cảnh kinh tế thếgiới trong một thập kỷ quakhông hoàn toàn thuận lợi vớimột thành viên mới của WTOnhư Việt Nam. Ngay năm thứhai sau khi là thành viên WTO,Việt Nam đã phải đối mặt ngayvới cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, sau đó là khủng hoảng

nợ công ở nhiều nước, trong đócó châu Âu, một thị trường xuấtkhẩu trọng điểm của Việt Nam.Hơn thế nữa, gánh nặng thựcthi cam kết của Việt Nam cũngrất lớn, không chỉ vì Việt Namgia nhập muộn mà còn bởi cácđối tác WTO lo ngại sẽ tái diễnbài học “hứa nhiều, làm khôngbao nhiêu” khi Trung Quốc gianhập WTO nên buộc Việt Namphải thực thi ngay rất nhiềunghĩa vụ.

Mặc dù vậy, trong 10 năm nàynền kinh tế Việt Nam vẫn duy trìtốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân 6,29%/năm. Cơ cấu kinhtế Việt Nam dần chuyển dịchtheo hướng tích cực, tăng dầntỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.Bên cạnh đó, theo số liệu của

Tổng cục Hải quan, tốc độ mởcửa và khả năng thu hút vốnđầu tư nước ngoài của ViệtNam đã phát triển nhanhchóng, với hơn 22,000 dự ánFDI đầu tư vào Việt Nam chođến nay. Tốc độ tăng trưởngthương mại của Việt Nam ngàycàng cao, riêng tổng kim ngạchxuất nhập khẩu năm 2016 đãtăng gấp 4 lần, vượt mốc 350 tỷUSD.

Việc tham gia vào WTO đã làmthay đổi diện mạo khuôn khổpháp lý, thể chế chính sách vềkinh tế, thương mại, đầu tư vàphương thức quản lý kinh tếcủa Việt Nam. Với việc dỡ bỏhàng loạt rào cản kinh doanhtheo các cam kết WTO, ViệtNam đã chuyển dần từ phươngthức quản lý nhà nước can

Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO

Page 7: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

thiệp hành chính sang phươngthức quản lý nhà nước kiến tạo– tôn trọng quyền tự do kinhdoanh, theo quy luật thị trường.Đây là lý do vì sao 10 năm quacũng là giai đoạn chứng kiến sựbùng nổ và phát triển mạnh mẽcủa khu vực doanh nghiệp tưnhân ở Việt Nam, với gần60,000 doanh nghiệp thành lậpmới trong riêng năm 2007.

Không chỉ có tác động tích cựcđến việc phát triển kinh tế - xãhội của Việt Nam, việc gia nhậpWTO còn là ‘chìa khóa’ để mởcánh cửa giúp Việt Nam gianhập ‘sân chơi’ toàn cầu. Tínhđến nay đã có 12 Hiệp địnhthương mại tự do (FTA) đaphương và song phương giữaViệt Nam và các đối tác lớn trênthế giới đã được ký kết hoặcđang trong giai đoạn đàm phánnhư FTA Việt Nam - EU(EVFTA), FTA Việt Nam – HànQuốc (VKFTA)… Trong đó cónhững FTA thế hệ mới có phạmvi cam kết rộng và mức độ camkết cao đang giành được sựquan tâm lớn hiện nay nhưHiệp định Đối tác kinh tế xuyênThái Bình Dương (TPP) hayHiệp định Đối tác Kinh tế Toàndiện Khu vực (RCEP). Các FTAđang mở ra nhiều cơ hội pháttriển thương mại tự do cho ViệtNam với nhiều đối tác trên thếgiới, bao gồm các nước G7 và15/20 thành viên nhóm G20.

Tuy nhiên, những thành tựu đódường như còn là rất nhỏ so vớinhững cơ hội tiềm tàng màchúng ta kỳ vọng ở WTO khi gianhập Tổ chức này cách đây 10năm. Tốc độ tăng trưởng GDPtrong 10 năm qua được xem làrất đáng kể so với nhiều nướckhác trên thế giới, nhưng lại làkhiêm tốn so với chính Việt

Nam giai đoạn 2001-2005(7,51%). Cơ cấu sản xuất trongnước có chuyển dịch nhưngcòn rất chậm. Hoạt động xuấtnhập khẩu tăng trưởng mạnhmẽ, chúng ta cũng xuất siêu gầnmột nửa số thời gian (4 năm,2012-2014 và 2016) nhưng mứcxuất siêu rất nhỏ trong so sánhvới mức nhập siêu nặng nề của6 năm còn lại. Riêng đối vớixuất khẩu, từ chỗ kim ngạchxuất khẩu chỉ chiếm 37% (năm2006), các doanh nghiệp FDI đãchiếm tỷ trọng trên 70% kimngạch xuất khẩu năm 2016,giành ưu thế tuyệt đối so với cácdoanh nghiệp Việt. Các thịtrường xuất khẩu lại đang ngàycàng dựng lên nhiều rào cản,ảnh hưởng đáng kể tới năng lựccạnh tranh và tính ổn định thịtrường của các doanh nghiệpViệt. Về nhập khẩu, việc sửdụng các công cụ mà WTO chophép như hàng rào kỹ thuật, vệsinh an toàn thực phẩm để bảovệ người tiêu dùng và các lợi íchcông cộng trong nước … còn rấthạn chế cả về số lượng lẫn mứcđộ hiệu quả trong thực thi.Trong khi đó, các công cụ nhằmbảo vệ ngành sản xuất nội địatrước những hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh từ hàng nướcngoài nhập khẩu như chốngbán phá giá, tự vệ… lại chỉ mớiđược sử dụng trong thời giangần đây và phát huy hiệu quả ởmột vài ngành. Không phảingẫu nhiên khi nhiều chuyêngia đã tỏ ra rất tiếc nuối với cáckết quả của Việt Nam sau 10năm gia nhập WTO. Theo cácchuyên gia này, trong khi vớithế giới, Việt Nam là “hìnhmẫu” của việc thực thi nghiêmtúc, đầy đủ các cam kết WTO,nhưng với chính mình, ViệtNam lại bỏ lỡ quá nhiều cơ hộivà lợi ích từ việc gia nhập Tổ

chức thương mại lớn nhất hànhtinh này.

Có lẽ việc xem xét một cáchnghiêm túc các kết quả của mộtthập kỷ là thành viên WTO, dùlà thành công hay thất bại, là rấtquan trọng không chỉ đối vớiChính phủ mà còn cả với từngdoanh nghiệp. Bài học từ 10năm gia nhập WTO chắc chắnsẽ là di sản rất quý giá để chúngta tự tin tiếp tục hội nhập tronggiai đoạn tới, giai đoạn mà hộinhập không chỉ còn là theochiều rộng của WTO mà làchiều sâu của các FTA.

05

tỷ lệ tăng trưởng GDP bìnhquân hàng năm

Hiệp định FTA Việt Namđã và đang tham gia

tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu 2016

6.29%

12

350

Page 8: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

06

Điểm tin I Tin Thế giới

rong khuôn khổ các hoạtđộng của năm APEC 2017

tại Việt Nam, từ ngày 18/02 –03/03/2017, tại TP. Nha Trang(Khánh Hòa) đã tổ chức Hộinghị lần thứ nhất các quan chứccấp cao ASEAN (SOM 1) và cáccuộc họp liên quan. Bên cạnhđó, Hội nghị SOM 2 cũng vừađược tổ chức thành công tại TP.Hà Nội từ 09/05 – 21/05/2017.Hội nghị SOM 3 sẽ được tổ chứctại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 8tới trước thềm Hội nghịThượng đỉnh APEC vào tháng11/2017 tại TP. Đà Nẵng.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hoạtđộng APEC còn diễn ra các hoạtđộng lớn cấp Bộ trưởng như:Hội nghị các Bộ trưởng APECphụ trách Thương mại (20 –21/5); Đối thoại chính sách caocấp về du lịch bền vững (18-19/6tại Hạ Long); Tuần lễ về An ninhlương thực và Đối thoại chínhsách cao cấp về an ninh lươngthực và phát triển nông nghiệpbền vững thích ứng với biến đổikhí hậu (tháng 8 tại Cần Thơ);Đối thoại chính sách cao cấp vềphụ nữ và nền kinh tế (tháng 9tại Huế).

Hội nghị SOM 2 được tổ chứcvào tháng 5 vừa qua đã kết thúc

tốt đẹp với hơn 50 cuộc họpliên quan đến nhiều vấn đề lớnnhư: Công nghiệp ô tô, Pháttriển nhân lực trong kỷ nguyênsố, Mạng lưới các trung tâmnghiên cứu của APEC, … và cósự góp mặt của hơn 2.300 đạibiểu từ các quốc gia thành viên.Theo Bộ Ngoại giao, SOM 2 đãthu được 06 kết quả đáng chúý, bao gồm: (i) Nhất trí thúc đẩyhoàn tất các Mục tiêu Bogor vềtự do hóa thương mại và đầu tưvào năm 2020; (ii) Thông quaKhuôn khổ phát triển nguồnnhân lực trong kỷ nguyên số;(iii) Công bố Báo cáo tóm tắt vềkết quả Đối thoại nhiều bên vềAPEC hướng tới 2020 và tươnglai; (iv) Đề xuất thúc đẩy pháttriển bao trùm trong các lĩnhvực kinh tế, tài chính và xã hội;(v) Báo cáo tiến triển trong việcxây dựng một số văn bản hợptác quan trọng trong các lĩnhvực hợp tác chuyên ngành; và(vi) Thảo luận công tác chuẩnbị cho các hoạt động lớn cấpBộ trưởng của APEC sắp tớinăm 2017.

Đặc biệt, Hội nghị các Bộtrưởng phụ trách thương mạiAPEC lần thứ 23 (MRT 23) đãđược tổ chức tại Hà Nội trongkhuôn khổ Hội nghị SOM 2, có

sự tham dự của 21 thành viênAPEC cùng đại diện các tổ chứcliên quan. Tại hội nghị, cácthành viên đều nhất trí tiếp tụcxây dựng hệ thống thương mạiđa phương vững mạnh, minhbạch, lấy luật lệ làm cơ sở vànền tảng cho thương mại quốctế. Ngoài ra, các cuộc họp bên lềMRT 23 cũng đưa ra mongmuốn tiếp tục thúc đẩy hiệnthực hóa TPP-11 (không có Mỹtham gia) theo đúng lộ trình,đồng thời ủng hộ nỗ lực hoàntất đàm phán Hiệp định RCEPvào cuối năm 2017.

Trong bối cảnh ảm đạm của nềnkinh tế toàn cầu, cùng với nhiềuthách thức đến từ chủ nghĩa bảohộ mậu dịch và chống toàn cầuhóa, những định hướng đượccác nhà lãnh đạo trong APEC2017 thống nhất thực hiện hứahẹn sẽ tạo động lực thúc đẩy hộinhập và mở cửa thị trường củacác nước thành viên.

T

APEC 2017 – Những kết quả đầu tiên

APEC – Diễn đàn Hợp tác Kinh tếchâu Á – Thái Bình Dương, đượcthành lập từ năm 1989, đến nay đãcó 21 thành viên, chiếm 41% dân sốthế giới, 56% sản lượng GDP vàkhoảng 49% thương mại toàn cầu.Mục tiêu của APEC là giảm thiểurào cản thương mại, nhằm thúcđẩy phát triển kinh tế của cácnước thành viên.

Mỗi năm APEC lại tổ chức một Hộinghị Thượng đỉnh với sự tham giacủa lãnh đạo cao nhất của các nềnkinh tế thành viên, cùng với loạthội nghị chuyên đề khác ở các cấpthấp hơn. Năm 2017, Việt Namvinh dự lần thứ 2 được đảm nhiệmvai trò chủ nhà, tổ chức các hoạtđộng trong khuôn khổ APEC vớichủ đề “Tạo động lực mới, cùngvun đắp tương lai chung”

Page 9: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

rong nửa đầu năm 2017,10 nước ASEAN và 06

nước đối tác thương mại NhậtBản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ẤnĐộ, Australia và New Zealand,các thành viên của Hiệp địnhĐối tác Kinh tế Toàn diện Khuvực (RCEP), một Hiệp địnhthương mại tự do bao trùmASEAN và các đối tác ASEAN, đãliên tiếp tiến hành 02 vòng đàmphán mới (vòng 17 và 18).

Đây được xem là một tín hiệutích cực thể hiện quyết tâm đẩynhanh tiến trình đàm phánRCEP trong nỗ lực hoàn tất đàmphán này vào cuối năm nay.

Trong bài phát biểu khai mạcVòng đàm phán thứ 18 tạiManila, Bộ trưởng Thương mạivà Công nghiệp PhilippinesRamon Lopez hối thúc các bênxúc tiến đẩy nhanh các cuộcthương lượng, đồng thời nhấnmạnh mục tiêu ký kết Hiệp địnhquan trọng này vào cuối năm2017. Trước đó, các nước cũngđã đặt ra mục tiêu kết thúcRCEP năm 2016 nhưng chưathực hiện được.

Trong bối cảnh kinh tế thế giớiảm đạm, với sự gia tăng của chủnghĩa bảo hộ mậu dịch hiện nay(mà điển hình là các chính sách“nước Mỹ trên hết” của Tổngthống Donald Trump), Hiệpđịnh RCEP, với tính chất là hiệpđịnh thương mại tự do có quymô lớn nhất đang được đàmphán, ở một khu vực kinh tếphát triển có thể coi là năngđộng nhất trên thế giới hiệnnay, có thể là minh chứng mạnhmẽ cho quyết tâm toàn cầu hóavà mở cửa kinh tế của thế giới.Khi được hoàn tất, RCEP sẽ mởrộng thị trường ASEAN từ 600triệu người lên 3,5 tỷ ngườibằng việc bao gồm cả 06 đối tácđối thoại của ASEAN, chiếm gần1/2 dân số thế giới, tạo ra nềntảng thị trường hội nhập lớn,mang lại tác động tích cực đếnkinh tế ASEAN nói riêng và nềnkinh tế toàn cầu nói chung.

Mục tiêu là vậy nhưng dườngnhư hiện thực không dễ dàng.

Cho tới nay, quá trình đàmphán RCEP vẫn liên tục gặp khókhăn do sự khác biệt về mức độphát triển kinh tế và quan điểmvề mục tiêu chung giữa 16 nước

thành viên. RCEP không cóthành viên nào đủ khả năng địnhhướng đàm phán, toàn bộ quátrình này vì vậy đặt dưới sự dẫndắt của ASEAN. Mà ASEAN thìhoạt động dựa trên nguyên tắctôn trọng ý kiến của tất cả cácthành viên, một cách thức chophép hài hòa quan điểm nhưngđồng thời cũng tạo ra sự chậmtrễ trong quá trình đàm phán.

Trong khi đàm phán trong lĩnhvực dịch vụ và đầu tư đã cónhững tiến triển khả quan, vớiđề xuất hứa hẹn hơn của cácnước so với những hiệp đinhASEAN hiện tại, đàm phántrong thương mại hàng hóa vẫnđang dậm chân tại chỗ.

Hiện vướng mắc lớn nhất trongRCEP vẫn thuộc về đàm phánmở cửa thị trường hàng hóa(thuế quan), trong khi đây lại làphần nội dung cơ bản nhất củaRCEP. Cùng với đó, các tiếntriển chậm chạp cũng được ghinhận trong đàm phán về quytắc xuất xứ nhằm hài hòa hóacác điều kiện xuất xứ, cho phépcác doanh nghiệp được hưởngthuế suất ưu đãi trong Hiệpđịnh. Đến hiện tại, RCEP mớichỉ xây dựng được khoảng 20%trong hơn 5000 các quy tắcxuất xứ cần thiết.

Vì vậy, có lẽ các nước sẽ còncần rất nhiều nỗ lực nếu muốnhiện thực hóa mục tiêu kết thúcđàm phán RCEP vào cuối năm2017, năm đánh dấu 50 năm tồntại và phát triển của ASEAN.

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

07

Đàm phán RCEP và kỳ vọng hoàn tất vào cuối 2017

Các hoạt động đàm phán rCEp 6tháng đầu năm 2017

Vòng đàm phán thứ 17 từ 27/02đến 03/03/2017 tại Kobe, Nhật Bản

Vòng đàm phán thứ 18 từ 02/05 đến12/05/2017 tại Manila, Philippines

Phiên họp các Bộ trưởng Thươngmại RCEP từ 20-21/05/2017 bên lềHội nghị SOM2 APEC tại Hà Nội,Việt Nam

T

Page 10: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

08

Điểm tin I Tin vắn

iệp định Thương mại Tựdo Bắc Mỹ (NAFTA) giữa

Mỹ, Mexico và Canada, cóhiệu lực từ 1/1/1994, đượcxem là một trong những Hiệpđịnh thương mại tự do (FTA)thế hệ đầu tiên, tạo động lựcphát triển kinh tế mạnh mẽcho khu vực Bắc Mỹ trong hơnba thập kỷ qua. Tuy nhiên,theo quan điểm của Tổngthống Mỹ Donald Trump, Hiệpđịnh này có nhiều cam kếtthương mại không công bằngvới Hoa Kỳ và vì vậy cần đượcđàm phán lại.

Theo đó, vào tháng 5/2017, Đạidiện Thương mại Mỹ RobertLighthizer đã thông báo choQuốc hội nước này về ý địnhđàm phán lại Hiệp địnhThương mại Tự do Bắc Mỹ(NAFTA) của Chính quyền Tổngthống Donald Trump. Tiếntrình tái đàm phán được dựkiến sẽ chính thức khởi độngvào tháng 8/2017 và hoàn tấtvào tháng 1/2018, trước khiMexico tiến hành tổng tuyểncử và Mỹ tiến hành bầu cửQuốc hội giữa nhiệm kỳ vàogiữa và cuối năm 2018.

Trước động thái này của Mỹ,Canada và Mexico ban đầu tỏthái độ phản đối quan điểm“xét lại” này của Mỹ nhưng cuốicùng cũng phải thống nhất thúcđẩy Mỹ đàm phán lại Hiệp địnhnày, tránh nguy cơ NAFTA bịxóa sổ hoàn toàn.

Hiện nay, Mỹ là thị trường xuấtkhẩu lớn nhất của Canada vàMexico, chiếm tới 75% tổng kimngạch xuất khẩu hàng năm củaCanada và 81% tổng kim ngạchxuất khẩu hàng năm của Mex-ico. Nền kinh tế Canada và Mex-ico phụ thuộc rất nhiều vàokinh tế Mỹ, vì thế, hai nước nàycần phải gấp rút chuẩn bị cáckịch bản dự kiến, quan điểm vàmục tiêu của mình cho các cuộcđàm phán căng thẳng sắp tới.

Dự định tiến hành khởi động táiđàm phán NAFTA vào tháng 8/2017

gày 19/06/2017, gần mộtnăm sau cuộc bỏ phiếu

Brexit gây rung động nướcAnh, Eu và thế giới, sau nhiềutrì hoãn, Anh và Liên minhchâu Âu (EU) đã chính thứckhởi động tiến trình đàm phánvề việc đưa Anh rời khỏi EU(Brexit). Kết quả của quá trìnhđàm phán này sẽ định hìnhtương lai của EU và Anh.Trước thềm đàm phán,Trưởng đoàn đàm phán vềBrexit của Liên minh châu Âu(EU), ông Michel Barnier nhấnmạnh EU hướng tới một cuộcđàm phán có tính xây dựng vớiAnh. Bên cạnh đó, Bộ trưởngphụ trách Brexit của Anh, ôngDavid Davis cũng tuyên bố EUchắc chắn vẫn sẽ là đối tácmạnh và đặc biệt quan trọngcủa Anh sau đàm phán Brexit.

Sau cuộc đàm phán đầu tiên,hai bên đã bước đầu thiết lậpđược các nhóm làm việc, baogồm các chuyên gia của cả haiphía, để xử lý các hồ sơ cầnthiết nhất vào thời điểm này, đólà các nội dung liên quan đếnquyền công dân, vấn đề tất toántài chính cùng một số vấn đềkhác liên quan.

Anh và EU đã xác định thốngnhất 03 vấn đề ưu tiên trongđàm phán: về quy chế dành cho3 triệu công dân châu Âu đangsống tại Anh và 1 triệu công dânAnh đang sống tại châu Âu; vềtái lập hay không tái lập biêngiới giữa Anh và Ireland; và cuốicùng là về khoản tiền lẽ ra nướcAnh đã phải đóng góp vào quỹchung của Liên minh châu Âutừ lâu nhưng nay vẫn nợ.

Theo thống nhất, các cuộc đàmphán trước mắt sẽ được tổchức mỗi tháng một lần trongthời gian từ 17/7 đến 9/10 tới.Toàn bộ quá trình đàm phán dựkiến sẽ kết thúc vào tháng10/2018, để các bên phê chuẩnthỏa thuận cuối cùng vào tháng3/2019. Đây được xem là quátrình đàm phán chưa từng có,với nhiều vấn đề phức tạp nhấttrong lịch sử hình thành EU.

Anh và EU chính thức khởi độngtiến trình đàm phán Brexit

H

N

Page 11: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

09

heo phán quyết mới nhấtcủa Tòa án châu Âu ngày

16/5/2017, các Hiệp định thươngmại tự do (FTA) giữa Liên minhchâu Âu (EU) và các quốc giakhác, bao gồm cả EVFTA, sẽ chỉđược phê chuẩn và đi vào hiệulực khi có sự đồng ý của Nghịviện mỗi nước thuộc Liên minhnày. Phán quyết có hiệu lực thihành ngay lập tức nhằm tạonhiều quyền quyết định hơn choNghị viện các nước thuộc Liênminh EU trong quá trình phêduyệt các FTA của EU. Trướcđây, việc phê chuẩn chỉ cầnquyết định của Chính phủ cácnước thuộc EU là đủ.

Phán quyết này được cho có tácđộng lớn tới thời điểm có hiệulực của các FTA mà EU mới kếtthúc đàm phán (như FTA vớiSingapore, với Nhật Bản, với

Việt Nam…) cũng như các FTAmà khối này sẽ hoàn tất đàmphán trong tương lai gần. Bởithông thường thì quá trình phêchuẩn nội bộ ở các nước EU dùchỉ ở cấp cơ quan hành chính(Chính phủ) vốn đã khá dài (dosố lượng thành viên của EU quálớn). Nay với việc cả Nghị viện,cơ quan đại diện, ở các nướcthành viên cũng tham gia vàoviệc quyết định phê chuẩn nộibộ, quá trình này chắc chắn sẽ bịkéo dài thêm đáng kể. Hệ quảnày không chỉ xuất phát từ việccó nhiều hơn các cơ quan thamgia phê chuẩn mà còn bởi ởnhiều nước, Nghị viện và Chínhphủ có thể không thống nhấttrong các vấn đề về chính sáchthương mại. Là điều kiện tiênquyết để các FTA có hiệu lực,quá trình hoàn tất các thủ tụcphê chuẩn nội bộ càng kéo dài

thì thời điểm có hiệu lực của cácFTA cũng bị đẩy lùi tương ứng.

Hiệp định thương mại tự dogiữa Việt Nam và EU (EVFTA) làmột FTA thế hệ mới nằm trongnhóm những FTA có phạm vicam kết rộng và mức độ cam kếtcao nhất của Việt Nam từ trướctới nay. Hiệp định này đã chínhthức kết thúc đàm phán vào01/12/2015 và công bố văn bảnhiệp định vào 01/02/2016. Theokế hoạch ban đầu, hai Bên sẽ ràsoát pháp lý để chính thức kýkết vào cuối 2016, tiếp đó sẽhoàn tất thủ tục phê chuẩn nộibộ để có hiệu lực từ 2018. Tuynhiên cho tới nay, Hiệp định nàyvẫn chưa được ký chính thức,cộng thêm với quy trình phêchuẩn nội bộ mới trong EU, thờiđiểm có hiệu lực của EVFTA cólẽ sẽ còn bị đẩy lùi xa hơn nữa.

Nguy cơ quá trình phê chuẩn EVFTA sẽ bị kéo dài dophán quyết mới của Tòa án châu Âu

T

Page 12: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

10

Chuyên đề | TPP 2017 - Kịch bản nào cho Việt Nam?

Page 13: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

11

Ngày 4/2/2016, khi 12 nước thành viên Hiệp định Đối tácXuyên Thái Bình Dương (TPP) đặt bút ký Hiệp định này, tấtcả đều tự tin vào một tương lai TPP rộng mở, với dự kiếncó hiệu lực từ 2018. Với phạm vi cam kết rộng và mức độtự do hóa cao, TPP được kỳ vọng mang lại lợi ích lớn chonền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đếntừ các nước thành viên, bao gồm cả Việt Nam.

Tương lai này đã thay đổi hoàn toàn, khi Tổng thống Don-ald Trump chính thức ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Hiệpđịnh này vào ngày 23/01/2017. Hoa Kỳ rút khỏi TPP khôngchỉ vô hiệu hóa điều khoản có hiệu lực của TPP mà còn làmthay đổi cả cục diện cân bằng lợi ích trong TPP khi mà HoaKỳ chiếm tới 60% GDP của cả TPP, và cũng là nước cầmtrịch trong đàm phán Hiệp định này.

Các nước TPP còn lại, trong đó có Việt Nam, bị đặt trướctình thế phải đưa ra các lựa chọn về việc tiếp tục hay khôngtiếp tục TPP, nếu có thì phải tiếp tục TPP như thế nào. Bàiviết dưới đây phân tích một số kịch bản có thể có liên quantới TPP của Việt Nam.

Kịch bản nào choViệt Nam?

TPP 2017

Page 14: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

12

Chuyên đề | TPP 2017 - Kịch bản nào cho Việt Nam?

gày 17/2/2017, gần một tháng sau quyết định rút Hoa Kỳkhỏi TPP của Tổng thống Donald Trump, tại Hội nghịthường niên các nhà lãnh đạo Australia và New Zealand,Thủ tướng Australia và Thủ tướng New Zealand đã raTuyên bố chung khẳng định Australia và New Zealand sẽ

làm việc cùng với các nước thành viên khác thúc đẩy TPP thành hiệnthực. Về phía mình, với tư cách nền kinh tế thành viên lớn thứ 2 củaTPP sau Mỹ, Nhật Bản tỏ rõ quan điểm sẵn sàng theo đuổi và triển khaiTPP. Nhật Bản cũng là nước đầu tiên hoàn tất thủ tục thông qua TPPvào ngày 20/01/2017. Sau đó, New Zealand cũng chính thức thông quaHiệp định TPP vào ngày 11/05/2017.

Trong khi các nước lớn trong TPP thể hiện thái độ sẵn sàng với việctheo đuổi TPP dù không có Mỹ (hoặc tạm thời không có Mỹ), một sốquốc gia thành viên khác lại tỏ ra lưỡng lự về một tương lại TPP khôngcó Mỹ khi mà thị trường mà họ trông chờ nhất trong Hiệp định này đãnói lời tạm biệt.

Tình hình đã sáng sủa hơn sau cuộc họp ngày 01 - 03/05/2017 ởToronto, Canada, khi 11 quốc gia thành viên TPP còn lại đã nhất tríquyết định thúc đẩy một Hiệp định TPP “không có Mỹ” và cho rằng đểlàm được điều này cần thiết phải sửa đổi các cam kết, đồng thời thayđổi nội dung và hình thức của TPP.

Quyết tâm này đã được định hình rõ hơn trong cuộc họp giữa Bộtrưởng Thương mại các nước TPP (trừ Hoa Kỳ) diễn ra tại Hà Nội ngày21/05/2017 bên lề Hội nghị các Bộ Trưởng Thương mại APEC. Trongtuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp, các nước thành viên khẳng địnhtiếp tục triển khai TPP để đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp,đồng thời đề xuất khả năng mở rộng Hiệp định cho các nước và nềnkinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao củaHiệp định. Các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các nhóm kỹ thuật làm việc đểđưa ra các kịch bản thích hợp, chuẩn bị cho thảo luận cụ thể về vấn đềnày giữa lãnh đạo cấp cao các quốc gia nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnhAPEC tháng 11 này tại Đà Nẵng.

Về phía Việt Nam, ngay khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Chính phủ đã khẳngđịnh quan điểm của Việt Nam là vẫn tiếp tục quá trình đổi mới, cải cáchtrong nước nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực thi hiệu quả các camkết trong những FTA Việt Nam đã và sẽ tham gia. Vào thời điểm tháng3/2017, khi Chile chủ trì cuộc họp đầu tiên giữa các nước còn lại trongTPP sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định này, cũng giống như

N

Page 15: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

13

đa phần các nước thành viên khác, Việt Nam chưa bày tỏ quan điểmnào rõ ràng về TPP. Tới cuộc họp Bộ trưởng thương mại 11 nước vềTPP bên lề Hội nghị APEC tại Hà Nội tháng 5/2017, với tư cách nướcchủ nhà, Việt Nam đã tỏ rõ quyết tâm tiếp tục TPP.

Chứng kiến các diễn tiến này, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp tỏ ravui mừng và đánh giá cao quyết định của Chính phủ Việt Nam và cácnước TPP còn lại trong việc tiếp tục TPP dù Hoa Kỳ tạm thời không cònlà thành viên.

Câu hỏi tiếp theo đặt ra là TPP có thể được tiếp tục như thế nào? Bởiai và với nội dung gì?

Quan sát động thái của các nước thành viên TPP (bao gồm cả Hoa Kỳ)và một số nền kinh tế lớn khác trên thế giới cùng bối cảnh cụ thể củaViệt Nam, có thể thấy hiện tại Việt Nam đang đứng trước ít nhất 04kịch bản khả thi để “làm sống dậy TPP”.

Page 16: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

14

Chuyên đề | TPP 2017 - Kịch bản nào cho Việt Nam?

TPP như vốn có

Trong kịch bản đầu tiên này TPP sẽ được duy trì nguyên vẹn như trướckhi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi, các nước TPP khác vẫn sẽ tiếp tục quátrình phê chuẩn nội bộ, đồng thời chờ đợi Hoa Kỳ thay đổi quyết địnhcủa mình, quay lại phê chuẩn TPP. Đây là kịch bản được cho là “cầutoàn” nhất, với việc giữ lại tất cả các thành viên, trọn vẹn các nội dungvà tất nhiên là toàn bộ các lơi ích kỳ vọng từ TPP trước đây. Điểm thayđổi duy nhất là thời gian dự kiến phê chuẩn và thời điểm bắt đầu thựcthi của Hiệp định sẽ phải kéo dài để chờ Hoa Kỳ quyết định quay lạivới Hiệp định này.

Điều kiện tiên quyết và duy nhất để kịch bản này trở thành hiện thựclà Hoa Kỳ thay đổi quan điểm, chấp nhận phê chuẩn TPP như nó đãđược chính nước này góp phần nhào nặn lên.

Với không ít người, có lẽ đây là kịch bản khó khả thi nhất trong bốicảnh hiện tại, khi Tổng thống Trump tỏ rõ quyết tâm theo đuổi chiếnlược “nước Mỹ trên hết”, bảo hộ tối đa sản xuất nội địa bằng cách chĩamũi nhọn vào các Hiệp định thương mại mà theo lời ông là “khôngcông bằng cho nước Mỹ”. Dưới sức ép của Mỹ, Hiệp định thương mạitự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico, một trong nhữngHiệp định đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển thương mại tự doở khu vực Bắc Mỹ trong suốt hơn ba thập kỷ qua, sẽ chính thức đàmphán lại từ giữa tháng 8 tới. Đến lượt mình, Hiệp định thương mại tựdo Mỹ - Hàn (KORUS) có thể cũng sẽ phải chịu chung số phận, khi ôngTrump khó chịu phàn nàn về tình trạng nhập siêu “khủng khiếp” từHàn Quốc và yêu cầu xem xét lại KORUS để có một thỏa thuận “côngbằng hơn”.

Nhưng đó là Trumps của năm 2017, khi mà những lời hứa lấy lại việclàm cho dân Mỹ từ các đối tác, bảo hộ sản xuất và đầu tư nội địa trongchiến dịch tranh cử của ông vẫn còn tươi rói, khi mà những động tháibảo hộ và xét lại của ông mới chỉ bắt đầu và chưa chính thức tạo ra hệquả gì đáng kể, ngoại trừ thái độ bất bình của các đồng minh kinh tế.

Kịch bản 1

Page 17: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

15

Không ai có thể dám chắc chiến lược cứng rắn, đơn độc này của ôngsẽ vẫn tiếp tục trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Đặc biệt khicác đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ đang vực lại tinh thần, tranh thủ giaiđoạn ngưng nghỉ của Mỹ để tận dụng các cơ hội từ tự do hóa thươngmại mà nước này tạm thời từ bỏ. Rất có khả năng một thời điểm nàođó, ở nửa sau nhiệm kỳ, ông Trumps sẽ có quan điểm mới về vấn đềnày. Điều này không phải là hão huyền với một người kiên quyết vàthực dụng như ông Trump, một khi ông nhận thấy cán cân lợi ích củaMỹ có thể bị suy yếu vì chủ nghĩa bảo hộ.

Lại nữa, tương lai TPP không phải là một hai năm, càng không phải chỉgiới hạn ở một nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Ông Trump có thể sẽ đối địchvới TPP đến tận cùng nhiệm kỳ, nhưng không có gì chắc chắn là mộtTổng thống tiếp theo cũng sẽ vẫn giữ thái độ tương tự. Ở Mỹ, chuyệnmột Hiệp định thương mại được ký dưới thời Tổng thống này, phêchuẩn ở nhiệm kỳ Tổng thống sau hoặc sau nữa cũng là chuyện bìnhthường. Ba Hiệp định thương mại có hiệu lực gần đây nhất của Hoa Kỳ(với Colombia, Panama và Hàn Quốc) đều chỉ được phê chuẩn sau hơn05 năm kể từ khi các Hiệp định này được ký, với thời điểm ký (2007)và thời điểm có hiệu lực (2012) thuộc hai nhiệm kỳ Tổng thống khácnhau của Hoa Kỳ. Với một Hiệp định lớn như TPP, việc Hoa Kỳ phêchuẩn Hiệp định sau một vài năm, thậm chí lâu hơn nữa, là hoàn toàncó khả năng.

Đứng từ góc độ của Việt Nam, đây là kịch bản mang lại nhiều lợi íchnhất do bảo đảm được những lợi ích kỳ vọng khi TPP được hiện thựchóa, đồng thời tránh lãng phí các kết quả đàm phán đạt được trongTPP sau nhiều năm. Bất lợi duy nhất là việc kéo dài thời gian chờ đợihiện thực hóa của TPP và sự không xác định trong quá trình chờ đợi.Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng thời gian chờ đợi này để chuẩn bịcác nguồn lực cần thiết cho quá trình thay đổi thể chế phù hợp với cáccam kết trong TPP, đặc biệt trong các lĩnh vực lao động, mua sắm công,doanh nghiệp Nhà nước…

Thậm chí, trong một chừng mực nhất định, đối với nhiều doanh nghiệpViệt Nam, thời gian chờ đợi TPP có thể là cần thiết để điều chỉnh sảnxuất, thay đổi phương thức kinh doanh và quảng bá để tận dụng tối đacác lợi ích TPP đem tới, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh để đươngđầu với những thách thức sắp tới khi Việt Nam mở cửa thị trường đốivới các nước thành viên TPP.

Page 18: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

16

Chuyên đề | TPP 2017 - Kịch bản nào cho Việt Nam?

TPP 11 Kịch bản 2

Kịch bản này chấp nhận thực tế là TPP sẽ không có Mỹ, và 11 nướcthành viên còn lại sẽ sửa sang TPP để Hiệp định này tiếp tục được phêchuẩn và có hiệu lực mà không có Mỹ. Đây có thể là một kịch bản màcác nước TPP hướng tới trong cuộc họp giữa các Bộ trưởng Thươngmại TPP bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng tháng 11 tới.

Kịch bản này có thể bao gồm 02 khả năng. Một là TPP 11 vẫn giữ nguyêncác nội dung cam kết đã được thống nhất và hoàn tất thảo luận trongHiệp định TPP, chỉ thay đổi về điều kiện có hiệu lực để Hiệp định nàycó hiệu lực (bởi điều kiện có hiệu lực hiện nay đòi hỏi bắt buộc phải cósự phê chuẩn của Hoa Kỳ và Nhật Bản). Hai là TPP 11 thay đổi các camkết về nội dung (và tất nhiên cả điều kiện có hiệu lực của TPP) mà chủyếu là theo xu hướng thu hẹp các phạm vi cam kết để phù hợp với cácthành viên sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định.

Ở khả năng thứ nhất, TPP 11+ giữ nguyên nội dung cam kết trongTPP, chỉ thay đổi điều kiện có hiệu lực, để Hiệp định này có thể có hiệulực mà không cần Hoa Kỳ phê chuẩn.

So với các kịch bản dự kiến khác, đây là kịch bản dễ dàng nhất trên lýthuyết, vì TPP không thay đổi nội dung cam kết mà chỉ sửa điều kiệncó hiệu lực, Hoa Kỳ vẫn có thể đổi ý quay lại tham gia TPP nếu muốn,tránh đi nhiều rắc rối đàm phán kéo dài phát sinh. Tuy nhiên, nếu đứngtrên góc độ cán cân lợi ích thì đây là kịch bản mang đến nhiều bất lợicho các nước TPP trong quan hệ với Hoa Kỳ sau này.

Thứ nhất, TPP 11 nếu giữ nguyên nội dung cam kết có thể làm mất cânbằng lợi ích – chi phí. Có lẽ chúng ta chưa thể quên rằng TPP bao gồmnhiều cam kết được hoàn tất dưới sức ép của Hoa Kỳ, đặc biệt là cáccam kết về thể chế. Những cam kết ấy được các nước thành viên chấpthuận với hy vọng đánh đổi được những lợi ích khác mà Hoa Kỳ đemlại. Tuy nhiên, dưới tình huống Hoa Kỳ rút khỏi TPP như hiện tại,những kỳ vọng về lợi ích đó đã không còn được bảo đảm, do đó các

Page 19: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

17

nước thành viên sẽ thấy không thoải mái khi vẫn phải thực hiện đủ cáccam kết mà không nhận được lợi ích tương ứng như họ đã kỳ vọng từphía Hoa Kỳ.

Thứ hai, nếu thực hiện đầy đủ TPP hiện tại, các nước có thể mất lợithế đàm phán trong tương lai với Hoa Kỳ. Về mặt kỹ thuật, trong TPPcó một số nhóm cam kết về thể chế quan trọng sẽ áp dụng chung khiHiệp định này có hiệu lực (tức là áp dụng không phân biệt đối xử vớitất cả đối tác thành viên, dù có thuộc TPP hay không). Những cam kếtnày thuộc các nhóm đầu tư, sở hữu trí tuệ, môi trường… Do đó, nếugiữ nguyên các cam kết TPP trong những lĩnh vực này, tất cả các nướcngoài TPP, bao gồm cả Mỹ, sẽ đương nhiên được hưởng mà không phảilàm gì. Đã vậy, sau này khi Việt Nam hay các nước thành viên TPP đàmphán các hiệp định thương mại song phương (theo kịch bản 4 dướiđây), “vốn liếng” để đưa ra trao đổi với Hoa Kỳ sẽ giảm đi rất nhiều.

Ở khả năng thứ hai, nội dung cam kết TPP 11 được giới hạn lại chỉở một số nội dung cam kết có đi có lại trong TPP (tức là cam kết mà chỉcác thành viên TPP có thể được hưởng lợi).

Đây là kịch bản mà việc triển khai là dễ dàng nhất. Về mặt kỹ thuật, cácnước TPP chỉ cần ngồi lại với nhau để thống nhất giới hạn lại phạm vinhững cam kết hiện có trong TPP 12 mà không cần thương lượng lạivề nội dung cam kết. Nói cách khác, ở kịch bản này, TPP sẽ có hiệu lựcmột phần. Đồng thời, kịch bản này cũng làm giảm thiểu những bất lợitrong khả năng đầu tiên, và cho phép đạt được một số lợi ích nhất địnhtùy vào mức độ và cách thức giới hạn lại nội dung những cam kết trongTPP. Trong khi đó, đây lại là kịch bản mang lại nhiều lợi thế như chophép hiện thực hóa trước một phần lợi ích kỳ vọng từ TPP trong khichờ Hoa Kỳ quay lại, thậm chí cả khi Hoa Kỳ không quay trở lại cũngsẽ không sao cả; đồng thời có thể giữ toàn vẹn Hiệp định TPP, đến khiHoa Kỳ quyết định quay trở lại thì TPP sẽ có hiệu lực toàn phần nhưtại thời điểm ký kết 4/2/2016.

Từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, đây cũng là kịch bản khảthi và hợp lý nhất.

Page 20: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

18

Chuyên đề | TPP 2017 - Kịch bản nào cho Việt Nam?

TPP 11+ Kịch bản 3

Trong kịch bản này, TPP cũng chấp nhận việc Hoa Kỳ rời đi, nhưngđồng thời lại thu hút và chấp thuận sự tham gia của một số thành viênmới ngoài 11 thành viên hiện tại của TPP, những nước có hứng thútham gia Hiệp định này.

Ở kịch bản này, cũng có thể có hai khả năng.

Thứ nhất, TPP 11+ sẽ giữ nguyên các cam kết như đang có, các nướcthành viên mới sẽ phải chấp nhận toàn bộ các cam kết đã có này, việcđàm phán sẽ chỉ được thực hiện đối với cam kết về mở cửa thị trườngcủa nước thành viên mới đó cho các thành viên hiện tại của TPP (tươngtự như khi Nhật Bản tham gia TPP năm 2013). Trong bối cảnh hiện tại,khả năng này khá thấp bởi trong bối cảnh hiện nay, khó có thể buộccác nước mới gia nhập chấp nhận tất cả các cam kết TPP, đặc biệt khithành viên mới là các nền kinh tế lớn và có quan điểm khác biệt vớiMỹ, nước cầm trịch trong đàm phán TPP và cũng là khởi nguồn củanhiều cam kết TPP hiện tại.

Ở khả năng thứ hai, với sự tham gia của các thành viên mới, TPP đượcđàm phán lại cho phù hợp với lợi ích của các bên liên quan. Thực chất,trong khả năng này, mặc dù có thể vẫn giữ tên gọi TPP cũ, thỏa thuậnđạt được sau đàm phán phần nhiều sẽ là mới. Bình vẫn thế nhưng rượuđã khác rồi.

Thách thức ở kịch bản này chính là việc tất cả các nước thành viên,trong đó có Việt Nam, phải đàm phán lại gần như toàn bộ các cam kết,cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đàm phán. Dođó, nguồn lực và thời gian bỏ ra cho kịch bản này có lẽ sẽ tương tự nhưđàm phán một hiệp định khu vực mới. Khả năng tận dụng phần nàonền tảng nội dung TPP từng được thống nhất chỉ có tác dụng rút ngắnmột chút thời gian đàm phán và khả thi với các thành viên cũ của TPP.Đứng trên góc độ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc có một Hiệp định thương mại tự

Page 21: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

19

do khu vực mới so với TPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về mở rộngphạm vi thị trường hơn (nếu thành viên mới tham gia là nước mà ViệtNam chưa có FTA), hoặc tăng hàm lượng giá trị nội khối trong hànghóa xuất khẩu (nếu Hiệp định có các cam kết liên quan). Tuy nhiên,cần nhìn nhận một cách chính xác rằng đây sẽ là một FTA mới hoàntoàn (dù có thể vẫn mang tên TPP), và những tác động tiềm tàng,những lợi ích hứa hẹn mang lại sẽ hoàn toàn khác so với TPP (có Mỹ).

Page 22: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 8, Quý II/2017

20

Chuyên đề | TPP 2017 - Kịch bản nào cho Việt Nam?

FTA song phương giữaHoa Kỳ với một số nướcthành viên TPP

Kịch bản 4

Trong kịch bản này, TPP gần như không còn được quan tâm nữa màsẽ được thay thế bởi các Hiệp định song phương giữa Hoa Kỳ và mộtsố nước TPP. Về bản chất thì đây là một kịch bản “ngoài TPP”, có thểthực hiện mà không ảnh hưởng gì đến TPP. Trên thực tế thì khi đàmphán TPP, các nước thành viên TPP đã có trong tay nhiều FTA songphương với nhau, và điều này không hề ảnh hưởng tới cục diện TPPnói chung. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ đàm phán song phương các FTAmới với các thành viên TPP, các cam kết đã có trong TPP có thể là cơsở nền tảng cho các đàm phán song phương này.

Đây là kịch bản được Hoa Kỳ hướng đến, đã được Tổng thống Hoa Kỳđề cập tới trong tuyên bố tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ(CPAC) ngày 24/2/2017 ở Hoa Kỳ về “kỷ nguyên mới mà ở đó Hoa Kỳsẽ chỉ đàm phán các thỏa thuận song phương với từng quốc gia một”.Trong thảo luận với các nước sau đó, Hoa Kỳ cũng từng đề cập tới khảnăng này. Với Việt Nam, trong cuộc gặp giữa Tổng thống DonaldTrump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hoa Kỳ, khả năng này cũngđược ghi nhận.

Trên thực tế, trước khi quyết định chính thức tham gia đàm phán TPPnăm 2010, Việt Nam đã từng cân nhắc tới việc đàm phán một FTA songphương với Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam có lẽ đã từng cân nhắc những cơhội và thách thức từ kịch bản này. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã cónhững bài học kinh nghiệm từ quá trình đàm phán và thực thi Hiệpđịnh thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ 2002 (BTA). Nhữngcân nhắc và kinh nghiệm này đều có thể tận dụng để đánh giá về khảnăng đàm phán một Hiệp định song phương với Hoa Kỳ.

Page 23: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠISố 8, Quý II/2017

21

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi đã có Hiệp định TPP được đàmphán hoàn tất, nếu kịch bản này xảy ra, việc đàm phán Hiệp định mớicó khả năng sẽ dựa trên nền tảng cam kết TPP đã có giữa hai Bên, vớicác điều chỉnh thích hợp. Do đó, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt vớimột số thách thức mới. Mỹ có thể sẽ đòi hỏi nhiều hơn mức cam kếtTPP hiện tại, và khi đó, tùy vào mức độ nhượng bộ mới, các thách thứcđối với Việt Nam có thể cũng sẽ thay đổi tương ứng. Vị thế đàm pháncủa Việt Nam trong một Hiệp định song phương với Hoa Kỳ có thể sẽkhó khăn, phức tạp hơn so với trong TPP (khi mà có thể liên kết, hợptác với các đối tác TPP khác để có tiếng nói trọng lượng hơn trong đàmphán về các đề xuất của phía Hoa Kỳ).

Mặc dù vậy, trong kịch bản này, Việt Nam cũng có thể có những lợi thếnhất định. Việc đàm phán song phương dựa trên các kết quả sẵn cógiữa hai Bên trong TPP có thể giúp cho tiến trình đàm phán nhanh hơn,thuận lợi và dễ thống nhất hơn. Kinh nghiệm đàm phán BTA và TPP cóthể giúp Việt Nam tự tin và có vị thế đàm phán thuận lợi hơn. Trongquan hệ thương mại với một đối tác lớn như Hoa Kỳ, việc có các conđường tiếp cận ưu tiên đa dạng (khu vực, song phương), theo các mứcđộ khác nhau (thương mại, đầu tư, thương mại tự do…) có thể tạo racác lợi thế cạnh tranh rất đáng kể cho Việt Nam.

Có thể thấy dù TPP đi theo kịch bản nào thì Việt Nam cũng đều có thểcó những lợi thế nhất định. Lợi thế này thậm chí có thể được cộnghưởng khi cả 4 kịch bản này được triển khai đồng thời, Trong mọitrường hợp, bằng quyết tâm hội nhập mạnh mẽ, bằng những sáng kiếnhợp tác song phương, đa phương và cùng nỗ lực theo đuổi các cải cáchnội địa, Việt Nam có thể sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Page 24: PVTM 2 - trungtamwto.vn tin DN va TDHTM 8.pdf · Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn Với cách tiếp

Trung Tâm WTO và Hội nHậppHòng THương mại và Công ngHiệp việT namĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn