quÁ trÌnh ĐẤu tranh ĐỂ hỒ chÍ minh sỚm ra khỎi nhÀ … nctd_01.pdf · quan hệ...

6
1. Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, cùng Trung ương Đảng có những quyết sách quan trọng. Từ những phân tích tình hình trong nước và quốc tế cũng như sự thay đổi thái độ của các giai cấp, tầng lớp và nguyện vọng của toàn thể nhân dân, tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (khóa I), quyết định thay đổi chiến lược, xem “nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương” (1) , chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân làm cách mạng. Tuy nhiên, Mặt trận Việt Minh sau hơn một năm ra đời đã có cơ sở ở nhiều vùng trong nước, nhưng vẫn chưa có quan hệ chính thức với một nước nào trong phe Đồng minh chống phát xít và việc hợp tác với Trung Quốc để cùng chống Nhật chưa được chính thức cam kết. Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch đang đẩy mạnh kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại ở vùng Hoa Nam trở nên căng thẳng do bị Việt Quốc phá hoại. Vì thế, việc tranh thủ chính quyền Quốc dân Đảng về một số vấn đề cho cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc và Việt Nam gặp nhiều trở ngại. Để giải quyết vấn đề quan trọng này, cuối tháng 8/1942, Người lên đường đi Trung Quốc với mục đích chủ yếu để gây dựng, phát triển quan hệ và tìm sự ủng hộ của Đồng minh, tạo thêm sức mạnh cho cách mạng nước nhà. Trong hành trang của Người “có tấm danh thiếp, ở giữa in chữ Hồ Chí Minh, một bên in chữ Tân văn ký giả, bên kia in chữ Việt Nam - Hoa kiều” (2) . Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tên gọi Hồ Chí Minh xuất hiện từ thời điểm này. Theo các tài liệu Trung Quốc, ngày 23/8/1942, Hồ Chí Minh được đồng chí Lê Quảng Ba (3) dẫn đường từ vùng Lam Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng lên đường đi Trung Quốc. Sau khi qua vùng Vinh Lao, Long Lâm thì đến thị trấn Ba Mông của huyện Tĩnh Tây vào ngày 25/8/1942 (ngày 14/7 âm lịch), Hồ Chí Minh ở lại nhà nông dân Từ Vĩ Tam ba ngày, ăn tết Trung nguyên (rằm tháng 7) cùng với một số người Trung Quốc, trong số đó có Dương Đào, Vương Tích Cơ, Hoàng Đạt Hán, Hoàng Đức Quyền... Dương Đào còn có tên là Dương Thuần Cương, dân tộc Choang ở thôn Ba Mông, huyện Tĩnh Tây, lúc đó chưa tròn 20 tuổi (4) , đã xung phong dẫn đường cùng Hồ Chí Minh tiếp tục đi đến Bình Mã (nay là huyện lỵ huyện Điền Đông) trong lộ trình đến Trùng Khánh (5) . Sáng ngày 27/8/1942, Hồ Chí Minh được Dương Đào dẫn đường tiếp tục hành trình, còn Lê Quảng Ba ở lại Ba Mông. Khi đến thôn Túc Vinh thuộc huyện Thiên Bảo (từ tháng 8/1951 thì Thiên Bảo nhập với huyện Kính Đức thành huyện Đức Bảo), cả hai người đều bị lính canh trụ sở thôn của Quốc dân Đảng kiểm tra, rồi bị bắt giữ ngày 28/8/1942, sau đó bị giải từ Thiên Bảo đến giam tại trụ sở huyện Tĩnh Tây ngày 29/8 (6) . Vẫn còn nhiều lý giải không giống nhau từ phía Việt Nam và phía Trung Quốc. Có ý kiến cho là vì QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINH SỚM RA KHỎI NHÀ TÙ CỦA CHÍNH QUYỀN TƯỞNG GIỚI THẠCH (8/1942-9/1943) n TS. Lê Đức Hoàng, Th.S Nguyễn Thị Bình Minh Khoa Lịch sử, Đại học Vinh Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2016 [12] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINH SỚM RA KHỎI NHÀ … NCTD_01.pdf · quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại

1. Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài,ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nướctrực tiếp lãnh đạo cách mạng, cùng Trung ươngĐảng có những quyết sách quan trọng. Từ nhữngphân tích tình hình trong nước và quốc tế cũngnhư sự thay đổi thái độ của các giai cấp, tầng lớpvà nguyện vọng của toàn thể nhân dân, tháng5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8(khóa I), quyết định thay đổi chiến lược, xem“nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đấtnước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta vàcủa cách mạng Đông Dương”(1), chủ trươngthành lập Mặt trận Việt Minh tập hợp đông đảocác tầng lớp nhân dân làm cách mạng. Tuy nhiên,Mặt trận Việt Minh sau hơn một năm ra đời đã cócơ sở ở nhiều vùng trong nước, nhưng vẫn chưacó quan hệ chính thức với một nước nào trongphe Đồng minh chống phát xít và việc hợp tác vớiTrung Quốc để cùng chống Nhật chưa được chínhthức cam kết. Trong khi đó, Tưởng Giới Thạchđang đẩy mạnh kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”,quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộphận Việt Minh hải ngoại ở vùng Hoa Nam trởnên căng thẳng do bị Việt Quốc phá hoại. Vì thế,việc tranh thủ chính quyền Quốc dân Đảng vềmột số vấn đề cho cuộc kháng chiến chống Nhậtcủa Trung Quốc và Việt Nam gặp nhiều trở ngại.Để giải quyết vấn đề quan trọng này, cuối tháng8/1942, Người lên đường đi Trung Quốc với mụcđích chủ yếu để gây dựng, phát triển quan hệ vàtìm sự ủng hộ của Đồng minh, tạo thêm sức mạnhcho cách mạng nước nhà. Trong hành trang của

Người “có tấm danh thiếp, ở giữa in chữ Hồ ChíMinh, một bên in chữ Tân văn ký giả, bên kia inchữ Việt Nam - Hoa kiều”(2). Nhiều nhà nghiên cứucho rằng, tên gọi Hồ Chí Minh xuất hiện từ thờiđiểm này.

Theo các tài liệu Trung Quốc, ngày 23/8/1942,Hồ Chí Minh được đồng chí Lê Quảng Ba(3) dẫnđường từ vùng Lam Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng lênđường đi Trung Quốc. Sau khi qua vùng VinhLao, Long Lâm thì đến thị trấn Ba Mông củahuyện Tĩnh Tây vào ngày 25/8/1942 (ngày 14/7âm lịch), Hồ Chí Minh ở lại nhà nông dân Từ VĩTam ba ngày, ăn tết Trung nguyên (rằm tháng 7)cùng với một số người Trung Quốc, trong số đócó Dương Đào, Vương Tích Cơ, Hoàng Đạt Hán,Hoàng Đức Quyền...

Dương Đào còn có tên là Dương Thuần Cương,dân tộc Choang ở thôn Ba Mông, huyện Tĩnh Tây,lúc đó chưa tròn 20 tuổi(4), đã xung phong dẫn đườngcùng Hồ Chí Minh tiếp tục đi đến Bình Mã (nay làhuyện lỵ huyện Điền Đông) trong lộ trình đến TrùngKhánh(5). Sáng ngày 27/8/1942, Hồ Chí Minh đượcDương Đào dẫn đường tiếp tục hành trình, còn LêQuảng Ba ở lại Ba Mông. Khi đến thôn Túc Vinhthuộc huyện Thiên Bảo (từ tháng 8/1951 thì ThiênBảo nhập với huyện Kính Đức thành huyện ĐứcBảo), cả hai người đều bị lính canh trụ sở thôn củaQuốc dân Đảng kiểm tra, rồi bị bắt giữ ngày28/8/1942, sau đó bị giải từ Thiên Bảo đến giam tạitrụ sở huyện Tĩnh Tây ngày 29/8(6).

Vẫn còn nhiều lý giải không giống nhau từ phíaViệt Nam và phía Trung Quốc. Có ý kiến cho là vì

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINHSỚM RA KHỎI NHÀ TÙ CỦA CHÍNH QUYỀN TƯỞNG GIỚI THẠCH (8/1942-9/1943)

n TS. Lê Đức Hoàng, Th.S Nguyễn Thị Bình MinhKhoa Lịch sử, Đại học Vinh

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [12]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 2: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINH SỚM RA KHỎI NHÀ … NCTD_01.pdf · quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [13]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

giấy tờ tùy thân quá hạn, ý kiếnkhác lại cho là Hồ Chí Minh bịvạ lây từ người dẫn đường(Dương Đào) không có giấy tờtùy thân; bản thân Hồ Chí Minhnói vì bị tình nghi là gián điệp;cũng có ý kiến cho là vì “Quốcdân Đảng lo lắng sự liên kết giữaHồ Chí Minh và cách mạng ViệtNam với Đảng Cộng sản TrungQuốc”(7)... Hầu hết tài liệu phíaTrung Quốc viết Hồ Chí Minh bịchính quyền Tưởng Giới Thạchbắt giam vì giấy tờ tùy thân quáhạn(8) còn tài liệu Việt Namkhẳng định Hồ Chí Minh bị bắtvì người dẫn đường không cógiấy tờ tùy thân và chính Ngườicũng nói vì “bị tình nghi là giánđiệp”(9). Chúng tôi cho rằng, cầntiếp tục nghiên cứu thêm để có lýgiải đầy đủ hơn nhưng có lẽnguyên nhân sâu xa là do chínhquyền Tưởng Giới Thạch đã biếtHồ Chí Minh chính là Nguyễn ÁiQuốc; lo lắng sự liên kết giữa HồChí Minh và cách mạng ViệtNam với Đảng Cộng sản TrungQuốc, nhất là khi Người có mốiquan hệ khá mật thiết với Chu ÂnLai. Một lý do nữa là chínhquyền Tưởng Giới Thạch bắtgiam Hồ Chí Minh nhằm kìmhãm bước tiến của cách mạng

Việt Nam, hòng tạo cho các tổchức của phía Tưởng có thêmthời gian phát triển lực lượng đểthực hiện kế hoạch “Hoa quânnhập Việt”; tạo thêm sức ép vớicác bên liên quan, trực tiếp làphía Đảng Cộng sản Trung Quốc.Còn yếu tố trực tiếp có tính chấtnguyên cớ chính là giấy tờ tùythân quá hạn nên Người bị tìnhnghi là gián điệp. Những điều ấythể hiện khá rõ trong quá trìnhđấu tranh để Hồ Chí Minh sớmđược trả lại tự do.

2. Tính từ lúc bị bắt ngày28/8/1942 đến khi được trả tự dongày 10/9/1943, Hồ Chí Minh bịchính quyền Tưởng Giới Thạchgiải qua 30 phòng giam thuộc 18nhà lao của 13 huyện tỉnh QuảngTây, sống trong chế độ nhà tùngột ngạt, ốm đau, bệnh tật.Nhưng Người vẫn không ngừnghoạt động cách mạng. Ngoài viếttập thơ Nhật ký trong tù gồm 135bài (có tài liệu viết là 133 bài)“phản ánh cục diện xã hội TrungQuốc, thể hiện khí phách kiêncường, cao thượng của mộtngười cộng sản kiên trung”(10),Người còn tìm hiểu Chủ nghĩatam dân của Tôn Trung Sơn và“vẫn tìm cách gửi thư vềnước”(11).

Để Hồ Chí Minh sớm đượctrả lại tự do, thoát khỏi nhà tù củachính quyền Tưởng Giới Thạchlà cả một quá trình đấu tranh quanhiều công đoạn, liên quan đếnnhiều phía, nhiều cơ quan và nhàchức trách. Tư liệu Trung Quốccho biết, ngày 29/8/1942, Hồ ChíMinh trên đường bị áp giải từThiên Bảo đi Tĩnh Tây thì rất maycó chị gái của Từ Vĩ Tam từ BaMông đi Đô An nhìn thấy, liềnquay về báo tin và đúng lúc ấy LêQuảng Ba vẫn đang ở nhà Từ VĩTam. Hôm sau, họ cử Vương TíchCơ đến huyện lỵ Tĩnh Tây nắmtình hình, được vào gặp Hồ ChíMinh trong phòng tạm giam, đưacơm nước và trao đổi một sốthông tin rồi được Người đưa bứcthư tiếng Việt gửi về cho LêQuảng Ba. Sau đó, Lê Quảng Batrực tiếp đến thăm Bác, báo tin vềViệt Nam, còn Bác Hồ lại bịchuyển đến nhà giam ở Tĩnh Tâytrong điều kiện cùm cả tay lẫnchân, rồi lại bị chuyển đi nhiềunơi khác(12).

Nhà chức trách huyện TĩnhTây quyết định giao nộp Hồ ChíMinh cho cơ quan quân sự tốicao Quảng Tây là Văn phòng Ủyban quân sự chính quyền Quốcdân Đảng ở Quế Lâm để điều tra

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốcvề Pắc Bó - Cao Bằng

(28/1/1941)

Page 3: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINH SỚM RA KHỎI NHÀ … NCTD_01.pdf · quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [14]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

làm rõ. Còn Hồ Chí Minh thì viết thư yêucầu được gặp Huyện trưởng Tĩnh Tây vìtrước đây khi đang hoạt động ở Quế Lâm,hai người từng quen biết nhau, nhưng ôngHuyện trưởng đã từ chối. Người lại viết thưgửi đến quan chức cao cấp của Quốc dânĐảng, nhưng cũng không nhận được sự trảlời(13). Sau khi được Lê Quảng Ba báo tin dữnày, các đồng chí trong Trung ương ĐảngCộng sản Đông Dương, Tổng bộ Việt Minhlập tức cử đồng chí Cáp tới Quảng Tây thămdò tin tức. Không hiểu vì lý do gì, đồng chínày lại nghe nhầm là Hồ Chí Minh đã mấtnên quay về báo tin là Người đã qua đời. Cácđồng chí lãnh đạo ở trong nước tuy rất hoangmang nhưng vẫn hoài nghi, cho người đi xácminh lại và biết được Người đang bị giamgiữ nên đã khẩn trương triển khai nhiều hoạtđộng để Người sớm được ra khỏi trại giam.

Theo một số học giả Trung Quốc (đặcbiệt là Lý Gia Trung, Tôn Thiết Phúc), saukhi Hồ Chí Minh bị bắt giam, Đảng Cộngsản Đông Dương nhiều lần lấy danh nghĩa làPhân hội Việt Nam của Hiệp hội Chống xâmlược quốc tế điện tới Viện trưởng Viện Lậppháp (tức Thủ tướng Chính phủ) Quốc dânĐảng ở Trùng Khánh là Tôn Khoa đề nghịđiều tra và trả tự do cho Hồ Chí Minh. Đồngthời, thông qua nhiều kênh thông tấn quốc tếnhư AFP của Pháp và AP của Mỹ đưa tin, tạoáp lực với Quốc dân Đảng. Khi đó, một sốlãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốccũng quan tâm giải quyết để Hồ Chí Minhsớm được ra tù. Cơ quan cách mạng TrungQuốc ở Diên An lập cho Chu Ân Lai lúc đóđang ở Trùng Khánh tìm cách cứu Hồ ChíMinh. Thực tế từ những năm 1920-1921, khicòn hoạt động ở Pháp, Chu Ân Lai vàNguyễn Ái Quốc đã kết bạn với nhau, sau đólại cùng hoạt động trên đất Trung Quốc vàtạo được mối quan hệ cá nhân khá thân thiết.Vì vậy, khi nhận được điện từ Diên An, ChuÂn Lai lúc này tuy đang bị bệnh, thân phụmới qua đời nhưng vẫn trực tiếp gặp TưởngGiới Thạch, đồng thời đề nghị tướng PhùngNgọc Tường (một tướng lĩnh cao cấp củaQuốc dân Đảng) liên hệ với Lý Tống Nhân(Chủ tịch Ủy ban Quân sự tối cao chínhquyền Quốc dân Đảng ở Quảng Tây) thuyếtphục Tưởng, chỉ đạo chính quyền Quảng

Tây khẩn trương điều tra sự việc, sớm trả tự do cho HồChí Minh. Chu Ân Lai còn tìm đến Tôn Khoa yêu cầuthả Hồ Chí Minh vô điều kiện. Tôn Khoa điện cho NgôThiết Thành (một lãnh đạo cao cấp của Quốc dân Đảng),rồi Ngô lại điện cho chính quyền Quảng Tây. Nhưng lúcnày, Hồ Chí Minh đã bị chuyển đến Liễu Châu choTrương Phát Khuê giam giữ, nên tướng Ngô lại điện choTrương Phát Khuê.

Tuy vậy, chính quyền Tưởng vẫn không trả tự do choHồ Chí Minh. Trước tình hình đó, Chu Ân Lai một mặtđề nghị phía Việt Nam lấy danh nghĩa là Phân hội ViệtNam thuộc Hội Phản xâm lược quốc tế gửi điện đến cơquan thông tấn Liên Xô thường trú ở Trùng Khánh thôngtin sự việc, nhờ giúp đỡ của dư luận của quốc tế; mặtkhác, ông trực tiếp tới đó nói rõ tình hình. Tin Hồ ChíMinh bị bắt giữ phát đi nhiều nơi. Một quan chức củanước Anh đang ở Trùng Khánh điện cho Tưởng rằng:“Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật chưa kết

Trụ sở xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc - nơichính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ Hồ Chí Minh (tháng 8/1942)

Nguồn ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sơ đồ tuyến đường Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạchgiải đi sau khi bị bắt từ tháng 8/1942-9/1943

(Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc)

Page 4: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINH SỚM RA KHỎI NHÀ … NCTD_01.pdf · quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [15]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

thúc có một nguyên nhân quantrọng là chưa nhận được ủng hộcủa toàn thế giới và giúp đỡ vềnhân tài, vật lực của nhân dân.Ông bỏ tù người liên minh chốngphát xít, rốt cuộc thì ông giúp đỡai? Tưởng bối rối hứa: Tôi nhấtđịnh điều tra sự việc này”(14).

Nhưng vì nghi ngờ Hồ ChíMinh có quan hệ mật thiết vớiChu Ân Lai và Đảng Cộng sảnTrung Quốc nên Tưởng GiớiThạch yêu cầu Lý Tống Nhântạm thời không thả Hồ Chí Minhđể thăm dò phản ứng của Chu ÂnLai. Sau đó, Tưởng phái UôngPhụng Minh (một người cóquyền chức trong chính quyềnTưởng) đến nhà giam thẩm vấnHồ Chí Minh. Nội dung thẩmvấn như sau: - Uông hỏi: “Ôngđến Quảng Tây làm gì?” - HồChí Minh trả lời: “Tôi là mộtthành viên của Hiệp hội quốc tếchống xâm lược, được giao phóđến Trung Quốc để hiểu tình hìnhchiến tranh, tìm kiếm hỗ trợ”. -Uông lên giọng: “Không đúng,đến tìm Đảng Cộng sản TrungQuốc”. - Hồ Chí Minh trả lời:“Vừa qua biên giới đã bị các ôngbắt, tôi chưa tiếp xúc với ai”. -Uông lại hỏi: “Ông dự định kiếnlập với Đảng Cộng sản TrungQuốc cơ sở gì ở biên giới?”. - HồChí Minh thẳng thắn: “Như tôiđã nói, tôi không liên lạc với bấtcứ ai khi quá cảnh, nhưng Đảngchúng tôi sẵn sàng liên minh vớiđảng phái, tổ chức và cá nhân cómục đích phản đối quân xâmlược, đặc biệt là phản đối phát xítNhật. Lẽ nào các ông lại phảnđối việc này?”. - Uông PhụngMinh không nói được câu gì,đứng lên bỏ ra ngoài(15).

Tuy bị tác động từ nhiều phíavà bị dư luận quốc tế lên tiếngmạnh mẽ nhưng chính quyềnTưởng vẫn chưa trả tự do cho Hồ

Chí Minh ngay. Chu Ân Lai lạitrực tiếp đến gặp Trưởng đoàn cốvấn Liên Xô ở Trùng Khánh traođổi về vấn đề này. Trưởng đoàncố vấn Liên Xô đến gặp Tưởnghỏi: “Vì sao lại bắt giam Hồ ChíMinh - người bạn kháng chiếnquốc tế của tôi? Tưởng liền hứasẽ điều tra, giải quyết ngay”(16).

Một tháng sau, sự việc vẫnkhông tiến triển nên Trưởng đoàncố vấn Liên Xô lại điện choTưởng. Chu Ân Lai đến nhàPhùng Ngọc Tường đề nghị sớmgiải quyết. Tướng Phùng sau đóđến gặp Lý Tống Nhân nói:“Chúng ta lập tức đi máy bay đếngặp Tưởng Giới Thạch. Hồ ChíMinh là bạn chiến đấu trong liênminh phản chiến tranh quốc tế, bịbắt giam tại Liễu Châu gần hainăm rồi. Vì sao không thả ra?Đành rằng nói Hồ Chí Minh làcộng sản Đảng nhưng là của ViệtNam. Quản lý cộng sản Đảngcủa nước khác thì có đạo lýkhông? Chúng ta có quyền gì màbắt giam người cộng sản ngoạiquốc? Vì vậy, hôm nay bất luậnra sao, tôi cũng lôi cho được ôngđi gặp Tưởng. Việt Nam từnggiúp đỡ chúng ta kháng chiếnchống Nhật. Nếu như bắt giamngười bạn chiến đấu quốc tế, thìchứng minh được điều gì? Chỉ cóthể giải thích kháng chiến củachúng ta là giả dối”(17). Lý TốngNhân liền gọi điện cho Tưởng,trong đó có câu: “Hồ Chí Minhlà người bạn chiến đấu của ta.Tôi đã điều tra rõ, đề nghị trả tựdo cho ông ấy”(18). Sau đó,Tưởng ra lệnh Đệ tứ chiến khucho Hồ Chí Minh ra tù ngày10/9/1943, nhưng đây khôngphải là hành động vô tư mà làhàm chứa một ý đồ chính trị kháccủa chính quyền Tưởng. Nhưvậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh cómột vai trò rất quan trọng đối với

cả Đảng Cộng sản Trung Quốc,chính quyền Tưởng và Liên Xônên quá trình giải quyết choNgười ra tù không hề đơn giản.

3. Về danh nghĩa, Hồ ChíMinh được trả tự do từ ngày10/9/1943, nhưng còn ở lạiQuảng Tây (chủ yếu là ở LiễuChâu) hơn một năm nữa vì hai lýdo chính: 1) Một số ràng buộctrong mưu đồ chính trị của chínhquyền Tưởng bởi chiến lược“Hoa quân nhập Việt” đã vạch ratừ trước; 2) Bản thân Hồ ChíMinh cũng cho rằng, tình hìnhlúc đó có thể tranh thủ một số tổchức, đoàn thể, nhằm tận dụng cơhội có lợi, tuyên truyền cho cáchmạng Việt Nam. Người viết bàiđăng Báo Đồng Minh tại TrungQuốc, khẳng định: “Việt Namhiện đang chuẩn bị đánh Nhật,đuổi Pháp để giành lấy độc lậptự do. Vậy nên, bất luận gần hayxa và bất cứ dân tộc nào đứnglên chống đế quốc xâm lược đềulà người bạn thân thiết của dântộc Việt Nam”(19).

Lúc đó, tổ chức Việt NamCách mạng đồng minh hội (ViệtCách) tuy được thành lập từngày 01/10/1942 ở Quảng Tây,gồm các thành viên từ lâu đã cóquan hệ mật thiết với Quốc dânĐảng như Trương Bội Công vàNguyễn Hải Thần, nhưng domâu thuẫn nội bộ sâu sắc nênkhông triển khai các hoạt độngcó hiệu quả và ít có ảnh hưởngtại Việt Nam. Thực hiện chỉ thịcủa Tưởng là bằng mọi cách phảitìm được người lãnh đạo có uytín và có khả năng gây ảnhhưởng lớn tham gia vào ViệtCách để thực hiện chiến lược“Hoa quân nhập Việt” nênTrương Phát Khuê đã đề nghịTưởng lệnh cho Hầu Chí Minh(Chủ nhiệm Bộ Chính trị Đệ tứchiến khu) trực tiếp thi hành, trả

Page 5: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINH SỚM RA KHỎI NHÀ … NCTD_01.pdf · quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [16]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

tự do cho Hồ Chí Minh để Người tham gia tổchức Việt Cách. Liên quan đến vấn đề này, mộtnhân viên Bộ Chính trị Đệ tứ chiến khu chohay: “Khoảng cuối hè đầu thu năm 1943, saukhi Hầu Chí Minh họp ở Trùng Khánh về, trongmột bữa cơm trưa, ông dặn làm thêm riêng mấymón rồi cùng đi với một ông già bị tù vào nhàăn, lại mời thêm một vài người cùng ăn cơm.Tuy Chủ nhiệm Hầu không giới thiệu gì nhưngmọi người đều bàn tán rằng: lúc thì giam giữông già ấy, lúc lại đối xử như thượng khách,thật là chuyện kỳ lạ! Sau đó ít lâu, có ngườimới tiết lộ rằng: ông già đó chính là một nhàcách mạng Việt Nam, từ đó ông già không bịgiam nữa. Ngày ngày ông già cùng ăn cơm,chuyện trò, cười nói với một số nhân viên BộChính trị... Mọi người đều gọi là ông Hồ. Cuộcsống ông Hồ rất giản dị, mặc quân phục vảithô, lúc đi ra ngoài luôn đi bộ”(20).

Trương Phát Khuê nhận thấy “Hồ tiên sinhlà người rất đáng kính phục. Cách mạng ViệtNam thật may mắn có Hồ tiên sinh. Tôi đoáncuộc cách mạng này có thể thắng lợi vì có Hồtiên sinh”(21), nên liên tục dùng lời lẽ rất thốngthiết mời Hồ Chí Minh tham gia ban lãnh đạocủa Việt Cách, thực chất là để lôi kéo tổ chức

Việt Minh ở Việt Nam. Trước đó, trong một bức thư,Trương Phát Khuê đã thuyết phục Hồ Chí Minh rằng:“Bất luận như thế nào thì Hồ Chí Minh cũng nên thamgia vào ban lãnh đạo của Việt Cách và đây cũng làtiền đề tốt cho việc khôi phục tự do”(22) nhưng Ngườitừ chối, trả lời rằng: “Trong nước còn có nhiều việctrọng sự đang chờ đợi tôi về, ông nên chọn người khácthay tôi vào Việt Cách”. Sau này nói về kế hoạch Hoaquân nhập Việt, Người vạch rõ: “Trong việc giao dịchvới Quốc dân Đảng, không mong chi nhiều. Điều chủyếu là làm sao cho chúng không cản trở công việc củata. Phải hết sức bí mật. Về chuyện Hoa quân nhập Việtđừng chỉ nhìn mặt thuận lợi. Hiện nay, chỉ có Hồngquân Liên Xô và Hồng quân Trung Hoa mới là nhữngđội quân anh em, mới là đồng minh thực sự của ta.Còn quân đội Tưởng Giới Thạch dù có vào Việt Namđể đánh Nhật cũng chỉ là đồng minh tạm thời, về bảnchất chúng vẫn là kẻ thù. Phải thấy hết tính chất phảnđộng của nó, nếu không thấy thì nguy hiểm. Chúng nókhông vào Việt Nam càng tốt cho ta hơn”(23).

Tuy nhiên, vì tình hình đặc thù lúc bấy giờ vàNgười nhận thấy tổ chức Việt Cách đang muốn lợidụng danh nghĩa là một tổ chức làm cách mạng ViệtNam để thực hiện những mưu đồ của chúng, nêncần phải tham gia vào ban lãnh đạo Việt Cách để“nếu không lái được nó theo hướng của ta thì cũnghạn chế được tác hại của nó”. Vì thế, từ tháng3/1944, Người đã tham gia Đại hội Việt Cách, đượcbầu vào Uỷ viên Ban chấp hành, giữ chức Phó Chủtịch Hội. Song, Hồ Chí Minh cũng nói rõ quanđiểm: “Chúng tôi tham gia đại hội này là việc làmđúng vì chúng tôi phải thông qua Trung Quốc để tìmkiếm con đường liên hệ với các nước đồng minhkhác, tranh thủ giúp đỡ đối với sự nghiệp giảiphóng dân tộc của chúng tôi, nhưng chúng tôikhông thể ảo tưởng vào sự bao biện của Tưởng GiớiThạch”(24). Sau đó, tại một hội nghị của Quốc dânĐảng do Hầu Chí Minh chủ trì, Người đối ứng vớicâu nói của Nguyễn Hải Thần là “Hồ Chí Minh,Hầu Chí Minh, hai vị đồng chí chí đều minh” rằng:“Bạn cách mạng, tôi cách mạng, mọi người cáchmạng mạng tất cách”; khẳng định về tương lai củaViệt Nam: “Bất luận ý kiến nào về quốc sách vàquốc thể Việt Nam sau khi giành được độc lập đềudo nhân dân lựa chọn, đều cần thông qua một cuộcbỏ phiếu của công dân để quyết định”(25).

Mùa xuân năm 1944, tại buổi lễ bế mạc lớp huấnluyện chính trị cho gần 100 thanh niên Việt Nam tạiLiễu Châu, Hồ Chí Minh phát biểu: “Chúng ta cầnphải làm cho nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc

Tác phẩm Ngục Trung nhật ký (Nhật ký trong tù) được Hồ Chí Minh sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch

Page 6: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH ĐỂ HỒ CHÍ MINH SỚM RA KHỎI NHÀ … NCTD_01.pdf · quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [17]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

lập, dân chủ và giàu mạnh...Chính sách thống trị của phát xítNhật ở Việt Nam sắp đến ngàythất bại, còn ngày mà thực dânPháp phải rời khỏi Việt Namcũng không xa nữa. Tất cả chúngta hãy vì mục đích thắng lợi màphấn đấu”(26).

Tháng 6/1944, một số đồng

chí từ Việt Bắc (Việt Nam) sangLiễu Châu (Trung Quốc) báo cáovới Hồ Chí Minh tình hình pháttriển của tổ chức Việt Minh vàcách mạng trong nước đang “sửasoạn khởi nghĩa”. Nhận thấy điềukiện cần thiết, ngày 9/8/1944,Người cùng với khoảng 10 đồngchí Việt Nam rời Liễu Châu đi

Nam Ninh, qua vùng Hạ Đôngcủa huyện Long Châu về nước.Ngày 20/9/1944, Người về đếnPác Bó - Cao Bằng, cách mạngViệt Nam lại được tiếp thêm sứcmạnh mới để rồi đúng một nămsau thì giành được thắng lợi vĩđại, mở ra kỷ nguyên mới chodân tộc Việt Nam./.

Chú thích:(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 118-119.(2) Vũ Anh, Từ Côn Minh về Pắc Bó, trong Bác Hồ hồi ký, Nxb Văn hóa dân tộc, 2000, tr.212.(3) Lê Quảng Ba (1914-1988) tên thật là Đàm Văn Mông, dân tộc Tày, quê xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao

Bằng; là một tướng lĩnh người Tày đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, từng đưa Bác Hồ từ Trung Quốc về nướcđầu năm 1941, sau này tham gia nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, Mặt trận.

(4) Ngày 28/8/1942, Dương Đào bị bắt khi dẫn đường cho Hồ Chí Minh từ Ba Mông đi Bình Mã, bị giam giữ riêng.Tới ngày 10/9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do, sau đó Dương Đào cũng được thả và ra ở trọ tại thành phố Liễu Châu,chưa kịp về nhà thì chết do bị bệnh lao. Nghe tin Dương Đào mất ở Liễu Châu, Hồ Chí Minh rất đau xót, gửi thư báo tinvà chia buồn với gia đình Dương Đào, trong đó có câu: “Dương Đào là người anh em rất tốt với chúng tôi, chúng tôi khôngbao giờ quên anh”. Tháng 9/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư hỏi thăm gia đình Dương Đào, trong đó khẳng định “DươngĐào là người đã hiến thân cho cách mạng Việt Nam”. Tháng 8/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời 7 cán bộ, quần chúng ởcác huyện Tĩnh Tây, Nà Po, Long Châu sang thăm Việt Nam, trong đoàn có Dương Thắng Cường - em trai Dương Đào.Người đã nhắc lại công lao của Dương Dào cho Dương Thắng Cường nghe.

(5), (11), (19) Hoàng Tranh, Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Nxb Giải phóng quân, 1987, tr.82, 83-84, 95-96, Trung văn.(6), (9) Hoàng Tranh, Hoạt động cách mạng của Bác Hồ tại Trung Quốc trước cách mạng tháng Tám 1945, Tạp chí Luận

đàm học thuật, số 10/1985, tr.43-44, Trung văn.(7) Tôn Thiết Phúc, Hồ Chí Minh bị Quốc dân Đảng bắt giam, Tạp chí Văn sử, số tháng 5/2010, tr.63, Trung văn.(8) Các tài liệu gồm Trung Quốc như: sách Hồ Chí Minh ở Liễu Châu (do Bộ Tuyên truyền UBND TP. Liễu Châu và

Cục Văn hóa TP. Liễu Châu chủ biên, xuất bản năm 2005) hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Liễu Châu(tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; “Một đoạn mật sử của Trương Phát Khuê với Hồ Chí Minh” của tác giả Hồ Chí Vỹ (HồngKông); “Những ngày Hồ Chí Minh ngồi tù ở Quảng Tây” của Lý Gia Trung; Báo cáo của Trương Phát Khuê (lúc đó là Tưlệnh Đệ tứ chiến khu quân đội Quốc dân Đảng) gửi Tưởng Giới Thạch ngày 23/01/1944; một số tư liệu lưu trữ ở Cục Côngan huyện Đức Bảo… đều viết các giấy tờ tùy thân của Hồ Chí Minh đều quá hạn sử dụng.

Tài liệu Việt Nam, chủ yếu là các sách xuất bản trong nước giải thích nguyên nhân Hồ Chí Minh bị bắt do người dẫnđường (Dương Đào) không có giấy tờ tùy thân nên Người cũng bị bắt theo. Trong tập thơ Nhật ký trong tù, có ít nhất balần Người nói mình bị tình nghi là gián điệp: 1) Bài Bị bắt giữ ở phố Túc Vinh, Bác viết: Túc Vinh mà để ta mang nhục/ Cốý dằng dai, chậm bước mình/ Bịa chuyện tình nghi là gián điệp/ Cho người vô cớ mất thanh danh. 2) Trong bài Đường đờihiểm trở, Bác viết: Ta người ngay thẳng lòng trong trắng/ Lại bị tình nghi là Hán gian. 3) Ở bài Đi Nam Ninh, Bác lại viết:Hôm nay xiềng sắt thay dây trói/ Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung/ Tuy bị tình nghi là gián điệp/ Mà như khanh tướngvẻ ung dung. Sau này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc (tháng 10/1944, ký tên Hồ Chí Minh), Người nhắc lại: “Tháng8/1942, tôi vâng lệnh đoàn thể đi cầu ngoại viện. Chẳng may gặp sự hiểu lầm ở ngoài, làm cho đồng bào, đồng chí lophiền cho tôi hơn một năm giời. Vậy, một mặt thì tôi phải thừa nhận vì tôi hành động không đủ khôn khéo để đồng bào,đồng chí phải phiền lòng, một mặt thì tôi rất cảm ơn lòng thân ái của đồng bào, đồng chí đối với tôi”.

(10) Vũ Anh, Từ Côn Minh về Pắc Bó, trong Bác Hồ hồi ký, Nxb Văn hóa dân tộc, 2000, tr.213.(12) Lý Gia Trung, Những ngày Hồ Chí Minh ngồi tù ở Quảng Tây, Đảng sử tung hoành, số 11 năm 2005, tr.40, Trung văn.(13) Tôn Thiết Phúc, 68 năm trước Chu Ân Lai cứu giúp Hồ Chí Minh, Tạp chí Người cao tuổi, số tháng 12/2012, tr.42,

Trung văn.(14), (15), (16) Tôn Thiết Phúc, Hồ Chí Minh bị Quốc dân Đảng bắt giam, Tạp chí Văn sử, số tháng 5/2010, tr.62-64, Trung văn.(17), (21), (23), (24) Lý Gia Trung: Cuộc đời Hồ Chí Minh, Nxb Tri thức Thế giới, 2010, tr.101-105, Trung văn.(18) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.444.(20) Hồ Chí Minh với Quảng Tây, Nxb Nhân dân Quảng Tây, 2005, tr.204, Trung văn.(22) Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 31-32.(25) Ôn Kỳ Châu, Mới phát hiện bài diễn thuyết của Hồ Chí Minh ở Liễu Châu, Tạp chí Đông Nam Á tung hoành, số

3/2000, tr. 55, Trung văn.