quan hỆ giỮa cha mẸ vÀ con cÁi ĐÌnh nÔng thÔn hiỆn...

21
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN XÃ HỘI HỌC --------*------- NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 603130 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trịnh Duy Luân Hà Nội, 2009

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI &

NHÂN VĂN

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN XÃ HỘI HỌC

--------*-------

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI TRONG GIA

ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 603130

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS Trịnh Duy Luân

Hà Nội, 2009

Page 2: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển của mình, gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa

là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người, duy trì và phát

triển ở họ những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng

với thiết chế giáo dục, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa con

người, từ con người sinh vật thành con người xã hội. Sự hình thành những chuẩn

mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia đình không chỉ củng cố các mối quan

hệ gia đình mà còn kiến tạo môi trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá nhân được

phát triển hài hòa và toàn diện. Về phương diện này, gia đình là cơ sở đầu tiên

cho việc tái sản xuất ra con người và xã hội.

Do những chức năng xã hội đặc thù của mình, gia đình góp phần quan

trọng vào việc duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội, phát triển kinh tế, ổn định

xã hội, xây dựng các chuẩn mực và giá trị đạo đức, phong tục tập quán, lối sống

văn hóa, giáo dục. Gia đình cũng là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ

xã hội giữa con người với con người, con người với làng xóm, cộng đồng, đất

nước. Bởi vậy, việc củng cố gia đình, xây dựng các quan hệ gia đình lành mạnh

là cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp.

Những năm gần đây, đời sống xã hội nước ta đã có nhiều thay đổi. Đời

sống của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có những biến đổi

nhanh chóng. Quá trình giao lưu và hội nhập với các nước đã mở ra nhiều cơ hội

nhưng cũng đem đến cho chúng ta nhiều thách thức. Những biến đổi trong quan

hệ xã hội được phản chiếu trong những biến đổi của các quan hệ gia đình. Gia

đình nông thôn nơi có khoảng 70 - 80% dân số Việt Nam sinh sống cũng không

nằm ngoài dòng chảy lịch sử đó.

Chẳng hạn như mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không chỉ

dựa trên tình yêu thương mà còn trên cơ sở của pháp luật về quyền tự do cá

nhân. Năm 1979, Pháp lệnh bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em được ban hành.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia

Page 3: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

3

phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc (tháng

2/1990). Các quyền cơ bản của trẻ em được Việt Nam tôn trọng và luật hoá trên

cơ sở phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đặc biệt được

thể hiện trong Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) được Quốc hội thông

qua ngày 15/6/2004. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân gia đình, Luật chống bạo lực

gia đình cũng dần được ban hành và thực thi. Các chức năng của gia đình như

chức năng kinh tế, giáo dục, duy trì và phát triển nòi giống, chức năng thỏa mãn

tình cảm cũng được khẳng định, ghi nhận rõ ràng và khoa học hơn. Trách nhiệm

và quyền lợi của các thành viên trong gia đình đang tiến dần tới sự công bằng,

mối quan hệ giới cũng được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, trách nhiệm giữa các

thành viên trong gia đình cũng không quá khắt khe như trước, mỗi người chịu

trách nhiệm về hành vi của mình trước gia đình, pháp luật và xã hội. Sự biến đổi

kinh tế - xã hội đã tác động sâu sắc đến sự biến đổi các quan hệ gia đình, trong

đó có quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Cho đến nay việc tìm hiểu thực chất chất keo kết dính trong mối quan hệ

giữa các thành viên gia đình vẫn luôn là một vấn đề phức tạp. Có thể nói, sự gắn

bó giữa các thành viên trong gia đình luôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nó

không phải chỉ đơn thuần là yếu tố vật chất mà còn là những yếu tố phi vật chất,

những giá trị tinh thần, tình cảm, đạo đức vốn không thể thiếu được trong cuộc

sống hàng ngày của gia đình. Thực tế cho thấy, vượt lên trên tất cả vẫn là những

yếu tố về mặt tình cảm, sự yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia

đình. Chính những yếu tố này đã là cơ sở quan trọng nhất đối với sự tồn tại của

các quan hệ gia đình.

Mặc dù trên thực tế, nhiều mâu thuẫn bất đồng trong gia đình đã được nảy

sinh từ những thay đổi trong quan niệm sống hay từ những lý do kinh tế nhưng

chính tình cảm, sự yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, sự nhường

nhịn, hòa thuận trong mối quan hệ gia đình đã giúp các gia đình vượt qua được

những khó khăn, trở ngại để tiếp tục tồn tại, gắn bó với nhau hơn.

Page 4: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

4

Chính vì vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang trở thành một

trong những mối quan tâm hàng đầu trong việc củng cố các mối quan hệ gia

đình. Do đó, việc đánh giá mối quan hệ này trong gia đình là cần thiết để giúp ta

nhận diện được về thực trạng của gia đình, nhận diện được sự thay đổi của gia

đình nông thôn Việt Nam hiện nay.

2. Vài nét về vấn đề nghiên cứu

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất có vai trò to lớn

đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều

ngành khoa học, trong đó có xã hội học. Những vấn đề gia đình và nhiều khía

cạnh liên quan khác có nội dung hết sức phong phú đã được các nhà nghiên cứu

tìm tòi, phát hiện và công bố trên các ấn phẩm nghiên cứu chuyên ngành khác

nhau.

Khi đề cập đến gia đình, người ta thường nói đến các chức năng của gia

đình như chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội

hóa cá nhân và một số chức năng khác. Hiện nay, người ta còn đề cập đến những

vấn đề xã hội của gia đình như: hôn nhân, ly hôn, bạo lực, giá trị, chuẩn mực, di

cư... Tất cả những vấn đề đó đều có liên quan mật thiết với mối quan hệ cơ bản

nhất trong gia đình: quan hệ giữa các thế hệ, trong đó có quan hệ giữa cha mẹ và

con cái.

Trong “Từ điển xã hội học” do NXB Larousse ấn hành năm 1973, đã định

nghĩa gia đình là “Nhóm người gắn bó với nhau bằng một liên hệ hôn nhân,

huyết thống hay là việc nhận con nuôi. Có sự tác động qua lại giữa chồng và vợ,

giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa hơn.

Tình hình đó tạo ra một loại cộng đồng ít nhiều hạn chế và được miêu tả bằng

những nét riêng biệt. Cộng đồng ấy được xác định và được đóng khung trong

những sự điều chỉnh xã hội chủ yếu mà không nhất thiết có liên hệ với tầm quan

trọng của hành vi sinh đẻ” [Larousse, 1973, tr.131].

Cũng bàn về định nghĩa gia đình, trong “Từ điển tâm lý học” (Penguin

Books xuất bản năm 1985): “Theo một nghĩa chặt chẽ nhất, gia đình nói lên một

Page 5: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

5

đơn vị thân tộc cơ bản. Trong hình thức tối thiểu của nó hay là hình thức hạt

nhân, gia đình gồm mẹ, bố và các con. Rộng ra nó có thể nói lên gia đình mở

rộng, có thể gồm ông, bà, anh chị em họ, con nuôi… tất cả đều hành động như

một đơn vị được công nhận…” [Penguin Books, 1985, tr.269].

Mối quan hệ trong gia đình phản ánh kết cấu nội tại của hệ thống gia đình.

Hình thức, nội dung và cách thức quan hệ gia đình phụ thuộc vào các loại hình

gia đình như truyền thống hay hiện đại, hạt nhân hay mở rộng… Ngoài ra, nó

còn phụ thuộc vào cơ cấu gia đình và khung cảnh văn hóa xã hội.

Trong gia đình truyền thống, một hệ thống các chuẩn giá trị cổ truyền được

hình thành và tồn tại với những biểu tượng như “tam tứ đại đồng đường”, “đông

con, nhiều cháu”, “tam tòng tứ đức”, “trên kính dưới nhường” v.v… Vấn đề

quan hệ giữa các thế hệ vốn được xem như một chuẩn mực, giá trị. Các quan hệ

này có sự phân biệt theo trật tự cha mẹ, con cái và chồng vợ, song quyền lực của

cha mẹ và chồng (nam giới) không có tính tuyệt đối như trong gia đình Nho

giáo. Con cái trong gia đình phải nghe lời và tuân thủ ý kiến của cha mẹ. Con

cái phải biết ơn và tôn trọng cha mẹ.

Ở Việt Nam, những khảo luận và phân tích về gia đình cũng đã được chú

ý từ rất lâu. Trong lịch sử, cha ông ta không chỉ để lại cho con cháu những giá

trị truyền thống về tính cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, sự ham học

hỏi và tôn trọng tri thức mà còn là sự tôn trọng và bảo vệ các giá trị gia đình và

vai trò của nó trong việc tổ chức và điều hành xã hội. Điều này thể hiện rất rõ

trong các câu chuyện lịch sử, trong văn chương bác học và văn học dân gian (Cá

không ăn muối cá ươn. Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư..). Có khi gia

đình là đề tài riêng biệt, cũng có khi nó được đề cập đến trong các đề tài khác và

nó cũng thường được đề cập trong các chính sách, chiến lược xây dựng và phát

triển đất nước.

Khi bàn đến lĩnh vực gia đình không thể không nhắc tới các tác giả như

Vũ Khiêu, Lê Thi, Trần Đình Hượu, Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi, Mai Huy

Bích, Lê Ngọc Văn, Mai Quỳnh Nam... với nhiều công trình nghiên cứu về gia

Page 6: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

6

đình tiêu biểu. Từ góc độ tiếp cận Văn hóa học có công trình nghiên cứu "Nho

giáo và gia đình" của Vũ Khiêu (1995) đã cung cấp một khối lượng tri thức rất

sâu rộng về văn hóa gia đình, những tác động ảnh hưởng của Nho giáo trong

giáo dục gia đình, những ưu điểm và hạn chế của Nho giáo đối với việc củng cố

gia đình, vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người và xã

hội.

Tổng kết những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, có các công

trình nghiên cứu: "Gia đình và giáo dục gia đình" của Trần Đình Hượu, "Tam

giác gia đình" của Hồ Ngọc Đại... Đây là những công trình mang nhiều dấu ấn

của phương pháp liên ngành. Cuốn sách "Trẻ em gia đình và xã hội" (2004) của

Mai Quỳnh Nam (chủ biên) có nhiều bài viết về vai trò của gia đình và xã hội

đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó đề cập đến những trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt, nêu ra những khó khăn và giải pháp. Cùng tác giả Mai

Quỳnh Nam, cuốn sách "Gia đình trong tấm gương xã hội học" (2004) được tập

hợp từ những nghiên cứu của nhiều tác giả về gia đình trong đó có nói tới cấu

trúc gia đình và những vấn đề với giới; các chức năng của gia đình; gia đình và

các ảnh hưởng của văn hóa; sự biến đổi của các quan hệ trong gia đình.

Cuốn sách "Gia đình Việt Nam và chức năng xã hội hóa" của Lê Ngọc

Văn (1996) đề cập đến gia đình Việt Nam truyền thống với chức năng xã hội

hóa, biến đổi chức năng xã hội hóa của gia đình, những khó khăn và giải pháp

cho gia đình Việt Nam trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa. Tác giả dựa

trên quan điểm xã hội học để phân tích đánh giá, dự báo các hiện tượng, các xu

hướng diễn ra trong gia đình nói chung và chức năng xã hội hóa của gia đình

Việt Nam nói riêng.

Cũng bàn về sự biến đổi trong các chức năng của gia đình, Vũ Mạnh Lợi

& Vũ Tuấn Huy đã chỉ ra rằng: Trong những thay đổi quan trọng nhất các chức

năng của gia đình là sự “đổi ngôi” trong giá trị con cái, từ chỗ con cái được xem

như một tài sản (hay lao động) sang việc con cái được coi như nguồn thỏa mãn

Page 7: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

7

nhu cầu tình cảm của cha mẹ (điều này thường đi kèm với sự “đổi ngôi” khó

khăn khác là vị trí của người già trở nên yếu đi)... [Vũ Tuấn Huy, 2004, tr.35].

Trong cuốn "Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” (2002)

của GS. Lê Thi, đã nghiên cứu những chuyển đổi của gia đình Việt Nam khi đất

nước chuyển sang thế kỷ XXI; tiếp cận các vấn đề của gia đình ở góc độ giới.

Trong đó, chương III: tác giả đã đề cập đến vần đề xây dựng mối quan hệ tốt

đẹp giữa cha mẹ và con cái từ góc độ tâm lý và tình cảm. Những yếu tố xã hội

đang ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay như: sự đổi

mới về cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường đã

nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình;

sự phát triển nhanh chóng đa dạng của các phương tiên thông tin đại chúng;

quyền tự do bình đẳng, dân chủ; quỹ thời gian dành cho con cái ít ỏi... Do đó,

các thành viên trong gia đình cần một nghệ thuật ứng xử đúng đắn mới đảm bảo

gia đình trở thành tế bào của xã hội trong gia đoạn chuyển đổi.

Nhiều kết quả điều tra xã hội học cho thấy, quan hệ giữa cha mẹ và con

cái đang là mối quan tâm hàng đầu trong việc củng cố các quan hệ gia đình. Hầu

hết những người được hỏi đều cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc giáo

dục lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà cho thế hệ trẻ. Có tới 94,6% ý kiến

người được hỏi cho rằng họ được hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình qua ông bà,

cha mẹ, 88,5% số người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho

con cháu. Theo tương quan với thu nhập, nhu cầu phải truyền dạy sự hiếu thảo

cho con cái ở các gia đình giàu có cao hơn các gia đình nghèo: 92,6% gia đình

giàu; 88,4% ở gia đình khá giả; 82,1% ở gia đình đủ ăn [Đặng Cảnh Khanh-Lê

Thị Quý, 2007, tr.256]. Quan hệ cha mẹ - con cái quyết định mối quan hệ ông bà

- cháu. Trẻ em thường bắt chước cách mà cha mẹ chúng ứng xử với ông bà để

ứng xử với ông bà và với chính bố mẹ. Do đó trên thực thế, thế hệ cha mẹ rất

quan tâm, chú ý làm gương cho con trong cách ứng xử với cha mẹ họ .

Vũ Khiêu khi “Bàn về văn hiến Việt Nam” cũng cho rằng, các chuẩn mực

mới của chữ hiếu trong gia đoạn hiện nay cần phải được hình thành trên một

Page 8: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

8

nguyên tắc cơ bản nhất - đó là việc xây dựng những tình cảm nhân ái và chân

thành giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là tình cảm giữa cha mẹ và

con cái. Sự trợ giúp về tình cảm và vật chất giữa các thế hệ trong gia đình ông

bà, cha mẹ và con cái được thể hiện vai trò của mỗi thế hệ trong đời sống gia

đình. Tuy nhiên, những vấn đề nảy sinh trong gia đình mở rộng cho thấy những

vấn đề đáng quan tâm. Tác giả cho rằng “Ngày nay trong gia đình, quan hệ giữa

vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau không còn chặt

chẽ và thân thiết như trước. [Vũ Khiêu, 2002].

Về mặt huyết thống, giữa cha mẹ và con cái có quan hệ máu mủ, ruột thịt

rất sâu đậm. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thành

người, từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành. Người mẹ có vai trò rất quan trọng

trong việc giáo dục trẻ. Quan hệ tình cảm mẹ con đặt nền tảng cho sự phát triển

tình cảm với gia đình và cộng đồng xã hội. Người mẹ thường tỷ mỉ, gần gũi con

hàng ngày, khi cho ăn, tắm rửa, ru ngủ v.v... phát hiện và uốn nắn kịp thời

những sai lệch của con. Với thái độ dịu dàng, kiên nhẫn, tế nhị, người mẹ có khả

năng cảm hóa, thuyết phục con, giáo dục tình yêu cho con, kể cả khi con đã

trưởng thành. Nhưng trong thời đại mới, người mẹ chỉ có thể làm tốt trách

nhiệm của mình khi có những kiến thức văn hóa cần thiết và những tri thức về

tâm lý tuổi trẻ. [Lê Thi, 2002].

Tuy nhiên, đã có lúc chúng ta quá đề cao vai trò người mẹ trong việc giáo

dục trẻ, như là người thầy đầu tiên, là linh hồn của gia đình v.v... và có phần

xem nhẹ vai trò của người cha, một trụ cột của gia đình và có ảnh hưởng lớn đến

sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Sự thiếu vắng người cha ở các gia

đình phụ nữ đơn thân, nuôi con một mình đã dẫn đến những hạn chế nhất định

trong việc giáo dục con.

Người cha, đặc trưng cho lý trí, kỷ cương của gia đình, là tấm gương để

các con noi theo, đặc biệt là con trai. Do đó, người cha cần tham gia vào việc

nuôi daỵ con từ nhỏ, dành thời gian chơi với con, chăm sóc hướng dẫn con một

cách tin cậy. Cần khắc phục quan niệm cho rằng nuôi dạy con là việc của phụ

Page 9: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

9

nữ... Thực tế, đây là công việc của cả hai vợ chồng, cùng có trách nhiệm, chung

lưng đấu cật nuôi dạy con cái. Đó cũng chính là quyền lợi thiết thân của cả hai

người, qua đó con cái có tình cảm thương yêu, gắn bó với cả cha và mẹ.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ mật thiết tình cảm. Ngay từ

nhỏ, mối quan hệ này là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của trẻ, làm cho

sự trưởng thành sinh học của nó và những mối liên hệ của nó phù hợp với môi

trường. Sự phụ thuộc về vật chất và mật thiết về tình cảm tạo ra sự kết dính

mạnh mẽ giữa con cái với những người chăm sóc nó là bố mẹ. Vì thế đối với trẻ,

gia đình đại diện cho thế giới rộng lớn xung quanh nó. Do đó, sự cảm nhận về

thế giới, về xã hội, về chính bản thân ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, hành vi,

niềm tin của bố mẹ. Thông qua các thông tin thành văn và bất thành văn, cha mẹ

đã truyền đạt lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức

về thế giới xung quanh.

Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một

cuộc đời, bắt đầu sự nhận biết và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc. Rõ

ràng quá trình xã hội hóa của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc

đời có ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi đã lớn. Những gì

mà cá nhân thu nhận được từ gia đình là rất đáng kể. Một trong những khía cạnh

thể hiện bản chất của mối quan hệ này là chức năng xã hội hóa của bố mẹ đối

với con cái.

Khi phân tích tác động của kinh tế thị trường đến mối quan hệ cha mẹ –

con cái trong gia đình nông thôn khu vực châu thổ sông Hồng, Nguyễn Đức

Truyến đưa ra nhận xét sau: “Đối với nhóm hộ kinh doanh phi nông nghiệp:

Kinh tế thị trường kích thích chủ nghĩa cá nhân, làm suy yếu các chuẩn mực đạo

đức gia đình nhất là quan hệ cha mẹ - con cái. Bố mẹ thường thích ở riêng khi

còn khả năng lao động. Đối với nhóm hộ thuần nông: quan hệ cha mẹ - con cái

được duy trì tốt hơn vì con cái vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt kinh tế (đất ở,

vốn sản xuất); có sự ưu tiên cho mối quan hệ cha mẹ, con cái, đặc biệt đối với

người nuôi dưỡng cha mẹ khi về già, không nhất thiết phải là con trưởng. Đối

Page 10: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

10

với nhóm kinh doanh hỗn hợp: sự tách biệt giữa quan hệ kinh tế và quan hệ gia

đình đòi hỏi sự kết hợp giữa trật tự gia đình, quyền uy của cha mẹ với con cái và

sự mở rộng tính độc lập của con cái trong kinh doanh; quan hệ cha mẹ – con cái

cần có tính nghi lễ để duy trì tình cảm gia đình”. [Nguyễn Đức Truyến, 1997].

Trong các vấn đề liên quan đến mối quan hệ cha mẹ và con cái thì vai trò

của cha mẹ trong việc học tập của con được xem là một trong những yếu tố quan

trọng và gần đây đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Đặng Bích

Thuỷ trong “Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ trong việc học hành của con cái” đã

chỉ ra rằng: trẻ em trong các gia đình dân tộc thiểu số ở Yên Bái chịu nhiều thiệt

thòi về giáo dục do đói nghèo và thực tế là trẻ em sống ở các vùng sâu và ở rất

xa các trường học. Tuy nhiên, các gia đình ở đây vẫn ưu tiên cho con đi học vì

họ hiểu được sự cần thiết phải đầu tư cho tương lai của con em mình bằng cách

cho chúng học tốt hơn. Rất nhiều phụ huynh mơ ước rằng con mình sẽ tìm được

việc làm thoát ra khỏi nghề nông để có một cuộc sống tốt hơn, đỡ vất vả hơn

cuộc sống mà họ đã trải qua. [Trịnh Duy Luân, 2008, tr.23].

Cũng theo hướng phân tích này, bài viết của Nguyễn Thị Minh Phương về

“Ảnh hưởng của địa vị xã hội của cha mẹ lên giáo dục đạt được của con cái” tại

Tiền Giang thì cho thấy: địa vị xã hội của cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến

việc học của con cái. Tuy nhiên, ảnh hưởng này khá phức tạp và có thể bị can

thiệp bởi nhiều yếu tố. Học vấn của cha mẹ là một yếu tố quan trọng giải thích

sự khác biệt về học vấn của con cái thuộc các gia đình có học vấn bố mẹ khác

nhau. Tuy nhiên, nếu mặt bằng học vấn chung của cha mẹ còn thấp dưới cấp

trung học cơ sở thì sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ thuộc cha mẹ có học vấn cấp

tiểu học và trung học cơ sở sẽ không rõ lắm. Sự khác biệt chỉ thực sự rõ khi bố

mẹ có học vấn từ cấp ba trở lên. Vấn đề là những đứa trẻ thuộc gia đình có bố

mẹ học vấn cấp 3 trở lên sẽ có nhiều khả năng để học hết cấp 3 và học lên cao

hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ có cha mẹ học vấn tiểu học hoặc trung học cơ

sở thường kết thúc việc học hành ở trình độ trung học cơ sở và vì vậy chúng khó

có thể có cơ hội có việc làm cao. [Kết quả nghiên cứu khảo sát tại Tiền Giang,

2005].

Page 11: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

11

Thái độ của các gia đình nông thôn với việc học tập của trẻ em cũng được

thể hiện ở nguyện vọng, dự định của họ. Có thể nói dự định “các con đều hết cấp

II” được những người mù chữ tính tới nhiều nhất (100%), rồi đến những người

biết đọc, biết viết (13,3%). Kết quả điều tra cho thấy, các bậc cha mẹ càng có

trình độ học vấn cao thì càng mong muốn con cái học cao (hết cấp III). Con số

này ở những người học hết cấp I là 1,2%, hết cấp II là 12%, hết cấp III là 14,2%

và số người có trình độ đại học là 50%. Xét theo nghề nghiệp, nhóm gia đình

làm nghề “nông nghiệp kết hợp với nghề khác” có nhiều người mong muốn cho

con học lên cao (16,9% tùy con trai, con gái hết phổ thông trung học). Dự định

cho con học hết cấp III ở nhóm gia đình “phi nông nghiệp” cao hơn hẳn (30,4%)

so với nhóm gia đình nông nghiệp (8,3%). [Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em,

2004].

Các nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình bao gồm

cả mô hình sống giữa cha mẹ và con cái. Đặc điểm cấu trúc hộ gia đình có bố

mẹ sống cùng với con cái đã trưởng thành và đã kết hôn: mô hình sống cùng con

trai là chủ yếu. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ bố/mẹ hoặc cả hai bố

mẹ sống cùng với con trai út đã có vợ cao hơn là sống cùng với con trai trưởng

đã có vợ. Kết quả phân tích cho thấy, khoảng 38% người trả lời mong muốn

sống với con cái khi về già. Trong dàn sếp sống chung này, mong muốn sống

với con trai trưởng là chủ yếu, chiếm 29% trong tổng số người trả lời. Điều đặc

biệt khi so sánh giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, tỷ lệ mong muốn sống chung với

con cái của thế hệ trẻ giảm so với thế hệ già. Điều đáng quan tâm là khoảng một

nửa số người trả lời mong muốn sống riêng khi về già. Điều này cho thấy một sự

thay đổi đáng kể trong tâm thế hướng đến gia đình mở rộng [Vũ Tuấn Huy,

2004, tr.139].

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học và các

bài viết phản ánh nhiều chiều cạnh về mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình

nói chung và quan hệ giữa cha mẹ và con cái nói riêng. Tuy nhiên, khi đề cập

đến mối quan hệ này cũng còn một số điểm trống cần được làm rõ hơn, chẳng

hạn sự lúng túng của lớp trẻ nông thôn trước khi bước vào lập nghiệp và vai trò

Page 12: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

12

của cha mẹ như thế nào trong việc định hướng cho con em mình hoặc quan niệm

về ứng xử đạo đức của các bậc cha mẹ và con cái ở nông thôn hiện nay ra sao...

Để tiếp tục có những đóng góp trong lĩnh vực này đề tài luận văn nghiên

cứu về “Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay”

sử dụng số liệu điều tra tại địa bàn xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

thuộc Dự án “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi”, luận văn cố gắng

phân tích thực trạng mối quan hệ cha mẹ và con cái trong một số biểu hiện: mối

quan tâm của cha mẹ trong việc học tập của con cái; cha mẹ trong việc định

hướng nghề nghiệp cho con cái; quan hệ ứng xử đạo đức giữa cha mẹ và con cái.

Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên

cứu của các công trình có liên quan đến chủ đề này, đồng thời phát hiện thêm

những vấn đề mới nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong

gia đình nông thôn hiện nay dưới tác động của sự chuyển đổi kinh tế - xã hội

đang diễn ra hiện nay ở nước ta.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Bằng cách phân tích các tác đông của điều kiện kinh tế – xã hội làm biến

đổi văn hóa gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình, vai trò xã hội của gia

đình, đề tài góp phần bổ sung vào lý thuyết đã có với những luận điểm, lập luận

về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay.

- Phát hiện và khái quát những biểu hiện của những thay đổi chức năng xã

hội hóa của gia đình Việt Nam trong sự chuyển đổi từ truyền thống đến hiện đại.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa cha mẹ và

con cái trong việc xây dựng gia đình nông thôn ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh

phúc.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ một số biểu hiện của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong

đời sống gia đình nông thôn dưới tác động của những biến đổi kinh tế – xã hội ở

nước ta trong gia đoạn hiện nay.

Page 13: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

13

- Nghiên cứu đánh giá vai trò, sự tương tác, chức năng xã hội hóa và xã

hội hóa trở lại giữa cha mẹ và con cái, những vai trò và chức năng này thay đổi

như thế nào trong điều kiện biến đổi kinh tế xã hội như hiện nay.

- Từ những phân tích về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia

đình nông thôn hiện nay để hiểu rõ thực trạng cũng như sự biến đổi để đề xuất

các giải pháp can thiệp.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số biểu hiện của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong

đời sống gia đình nông thôn hiện nay.

- Tìm hiểu về mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn

tại xá Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam bao gồm: việc quan tâm của cha

mẹ đối với việc học của con cái, định hướng nghề nghiệp, ứng xử đạo đức giữa

cha mẹ và con cái... trên cơ sở đó chỉ ra các yếu tố tác động đến mối quan hệ

giữa cha mẹ và con cái.

- Đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm đảm bảo tính liên tục của chức

năng xã hội hóa của gia đình, góp phần xây dựng gia đình nông thôn mới ấm no,

bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống gia đình nông thôn

hiện nay.

5.2. Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi dành cho các bậc cha

mẹ trong các gia đình ở nông thôn. Các đối tượng cung cấp thông tin khác gồm

các cá nhân, các đại diện tổ chức đoàn thể, lãnh đạo địa phương, trường học trên

địa bàn nghiên cứu.

5.3. Phạm vi nghiên cứu.

Địa bàn nghiên cứu là xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Page 14: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

14

5.4. Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn.

Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc thuộc dự án

nghiên cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS-

RDE-05) với sự cho phép của Ban chủ nhiệm Dự án. Dự án “Gia đình nông thôn

Việt Nam trong chuyển đổi” là dự án nghiên cứu liên ngành thuộc chương trình

hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thuỵ Điển do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ

quan chủ quản và SIDA/SAREC tài trợ. Dự án do Viện Xã hội học là cơ quan

điều phối cùng với Viện Gia đình và Giới, Viện Dân tộc học và hai đối tác Thuỵ

điển gồm Đại học Goteborg và Đại học Linkoping phối hợp thực hiện 2004 -

2008. Số liệu được trích dẫn trong đề tài lấy từ nguồn thông tin của dự án.

Thông tin định tính là của tác giả. Ngoài ra, các số liệu khác dùng để so sánh

đều có trích dẫn cụ thể.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận

6.1.1. Hệ thống lý luận, phương pháp luận của xã hội học đại cương trong

việc giải thích các sự kiện, hiện tượng xã hội.

6.1.2. Lý thuyết chức năng của xã hội học.

6.1.3. Các lý thuyết xã hội học về xã hội hóa, về nhân cách và vai trò của

gia đình trong việc hình thành nhân cách con người.

6.1.4. Lý thuyết xã hội học gia đình.

6.1.5. Lý thuyết tương tác biểu trưng.

6.1.6. Phương pháp lịch sử cụ thể (phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu

khái quát).

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Sử dụng và phân tích thứ cấp các số liệu điều tra của dự án nghiên cứu

“Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS-RDE-05) nghiên cứu

trường hợp xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Cuộc điểu tra được tiến

Page 15: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

15

hành năm 2008 do Viện Xã hội học (IOS) cùng hai đối tác Thuỵ điển gồm Đại

học Goteborg và Đại học Linkoping, Viện Gia đình và Giới (IFGS) và Viện Dân

tộc học phối hợp thực hiện năm 2008. Tổng số mẫu được khảo sát là 302 gia

đình thuộc xã Trịnh Xá.

6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành 15 phỏng vấn sâu và 5 thảo luận nhóm với các đối

tượng là các bậc phụ huynh có con đang đi học, các bậc ông bà, các em đang

trong độ tuổi đi học từ cấp Tiểu học đến PTTH.

Thu thập các thông tin thứ cấp: luận văn sử dụng số liệu thông kê, báo cáo

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, báo cáo của trường THPT Trịnh Xá,

báo cáo của trường THCS Trịnh Xá... Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số tài

liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu được công bố trên các sách báo, tạp chí

khoa học từ trước tới nay.

7. Giả thuyết nghiên cứu.

Thứ nhất: Sự chuyển đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong hai thập kỷ

qua đã có những tác động làm cho quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia

đình nông thôn hiện nay trở nên đa dạng và phức tạp hơn.

Thứ hai: Có sự chuyển đổi trong chức năng xã hội hóa gia đình hiện nay.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái thực chất là mối quan hệ tương tác nhiều chiều

mà kết quả của nó là quá trình đan xen giữa những giá trị truyền thống và những

giá trị hiện đại.

8. Kết cấu của luận văn.

Luận văn gồm 3 phần chính:

Phần I: Mở đầu

Giới thiệu khái quát nội dung của đề tài

Phần II: Nội dung chính

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Page 16: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

16

Chương II: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống gia đình nông

thôn hiện nay.

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.2. Đặc điểm cấu trúc hộ gia đình được nghiên cứu

2.3. Cha mẹ với việc học tập của con cái

2.4. Cha mẹ với việc định hướng nghề nghiệp cho con

2.5. Quan hệ ứng xử đạo đức giữa cha mẹ và con cái

Phần 3: Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Page 17: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009, trường THCS Trịnh Xá

[2]. Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009, trường Tiểu học Trịnh Xá.

[3]. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2009, UBND xã Trịnh Xá.

[4]. K.Marx và F.Eghels: Hôn nhân và gia đình, Nxb Sự thật, Hà Nội – 1999.

[5]. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn: Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội – 1996.

[6]. Đặng Bích Thủy: Vai trò của gia đình trong đời sống học tập của trẻ em

nông thôn miền núi qua khảo sát một xã ở Yên Bái (Kết quả nghiên cứu khảo

sát tại Yên Bái năm 2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2007.

[7]. Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý: Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị, Hà

Nội – 2007.

[8]. Đặng Cảnh Khanh: Gia đình trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội – 2003.

[9]. Đặng Phương Kiệt (chủ biên): Gia đình Việt Nam: Các giá trị truyền thống

và những vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội – 2006.

[10]. Đặng Thị Hoa: Thực trạng giáo dục và vai trò của cha mẹ trong giáo dục

con cái ở nông thôn Việt Nam (Tuyển tập các bài viết phân tích kết quả khảo sát

chung), Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội – 2007.

[11]. Đặng Thị Linh: Báo cáo chuyên đề về quan điểm của chủ nghĩa Mác –

Lênin về gia đình, tài liệu của Trung tâm nghiên cứu Giới và phát triển.

[12]. Khổng tử gia giáo, Nxb Thế giới, Hà Nội – 1999.

[13]. Kỷ yếu khoa học: Kết quả nghiên cứu khảo sát tại tiền Giang, Nxb Khoa

Page 18: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

18

học Xã hội, 2005.

[14]. Lê Ngọc Hùng: Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 2008.

[15]. Lê Ngọc Hùng: Trẻ em, người già và tương tác thế hệ trong gia đình

người Việt, Tạp chí Gia đình và trẻ em, kỳ 1, tháng 6/2006.

[16]. Lê Ngọc Văn: Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo

dục, Hà Nội – 1998.

[17]. Lịch sử đảng bộ xã Trịnh Xá, tháng 2, 2008.

[18]. GS. Lê Thi: Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội – 2002.

[19]. GS. Lê Thi: Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con

người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1996.

[20]. Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

1994.

[21]. G. Endrweit và G. Trommsdorff: Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà

Nội, 2001.

[22]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình dân số và phát

triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

[23]. Mai Huy Bích: Xã hội học gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2003.

[24]. Mai Quỳnh Nam (chủ biên): Gia đình trong tấm gương xã hội học, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội – 2004.

[25]. Mai Quỳnh Nam (chủ biên): Những vấn đề xã hội học trong công cuộc

đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

[26]. Maurice porot: Trẻ em và quan hệ gia đình, Nxb Thế giới, Hà Nội – 2004.

[27]. Nguyễn Đức Truyến: Kinh tế hộ gia đình khu vực Đồng bằng sông Hồng ,

Page 19: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

19

HN, 1997.

[28]. Nguyễn Hồng Quang: Tình trạng việc làm và thu nhập, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội 2004.

[29]. Nguyễn Thế Long: Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam,

Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội – 2006.

[30]. Nguyễn Thị Minh Phương: Ảnh hưởng của địa vị xã hội của cha mẹ lên

giáo dục đạt được của con cái (Kết quả nghiên cứu khảo sát tại Tiền Giang

năm 2005), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2007.

[31]. Nguyễn Thị Thu: Thực trạng giáo dục trẻ em trong gia đình tại một xã ở

Thừa Thiên – Huế (Kết quả nghiên cứu khảo sát tại Thừa Thiên – Huế năm

2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2006.

[32]. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên): Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội,

1994.

[34]. Những bài giảng về xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006.

[35]. Phan Đại Doãn: Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội – 1998.

[36]. Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội,

2003.

[37]. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng: Xã hội học, Nxb Đại học quốc gia, Hà

Nội, 2006.

[38]. Rita Liljestrom – Tương Lai (chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về

gia đình Việt Nam (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1991.

[39]. Richard T.schaefer- Dịch: Nguyễn Văn Thanh. Xã hội học. Nxb Thống kê

– 2003.

[40]. Tương Lai (chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam

Page 20: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

20

(tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1996.

[41]. Tô Duy Hợp (Chọn lọc và giới thiệu): Xã hội học nông thôn (tài liệu tham

khảo nước ngoài), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

[42]. Trịnh Duy Luân, Helle Rydstrom, Wil Burghoorn (Đồng chủ biên): Gia

đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội –

2008.

[43]. Trương Xuân Trường: Truyền thông dân số với người nông dân vùng

châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

[44]. Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

đối với Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2004.

[45]. Vũ Khiêu: Nho giáo và đạo đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1995.

[46]. Vũ Khiêu: Bàn về văn hiến Việt Nam; Nxb Tp. Hồ Chí Minh; 2/2002.

[47]. Vũ Mạnh Lợi: Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc

Bộ. Tạp chí xã hội học, số 2, 1999.

[48]. Vũ Tuấn Huy (chủ biên): Xu hướng gia đình ngày nay, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội – 2004.

[49]. Vũ Tuấn Huy: Vai trò của người cha trong gia đình, Tạp chí Xã hội học

số 4, 2002.

[50]. John J.Macionis: Xã hội học. Nxb Thống kê, 2004.

[51]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7,8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

[52] Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Báo cáo tóm tắt, Hà Nội,

2008.

[53] Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2008.

[54] Samuel P. Hăntingtơn: Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động,

Hà Nội, 2003.

Page 21: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAYrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20019/1/V_L2_01535.pdf · xã hội, xây dựng các chuẩn mực và

21

[55]. Trần Đình Hượu: Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho

giáo, Tạp chí Xã hội học số 2, 1989.

[56]. Dictionnaire de Sociologie, Nxb Larousse, 1973.

[57]. Dictionary of Psychology, Nxb Penguin Books, 1985.