quan hệ thương mại song phương việt nam-trung quốc và một số giải pháp phát...

22
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Hữu Hưng Trung Quốc hiện nay đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt trên 27 tỷ USD. Thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương không ngừng tăng trưởng qua nhiều năm. Tuy nhiên khi giao lưu buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trang nhập siêu lớn với tỉ lệ nhập siêu năm 2010 là 173.9% trong khi tỉ lệ nhập siêu của cả nước năm 2010 là 17.4%. Vấn đề đặt ra là cần phải có một cái nhìn toàn diện và khách quan thực trạng thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc và nguyên nhân sâu xa của thực trạng đó là gì, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ thương mại song phương theo hướng tích cực hơn. Bài viết này đi sâu phân tích ba vấn đề trên. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có địa lý gần gũi, có truyền thống văn hoá tương đồng. Nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống. Việt Nam và Trung Quốc có thể chế chính trị giống nhau, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính những yếu tố trên tạo tiền đề cho phát triển thương mại giữa hai nước. Đối với Trung Quốc, Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Trung Quốc muốn khai thác thị trường Việt Nam để bổ sung cho hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, và thông qua thị trường Việt Nam để thâm nhập vào các thị trường khác trong ASEAN. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống của khẩu biên giới hoàn thiện hiện đại với 21 cửa khẩu với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Trung quốc tăng cường mở rộng đầu tư vào Việt Nam. 90% các gói thầu EPC của Việt Nam đều do Trung Quốc thắng thầu điển hình là các nhà máy điện (của EVN và TKV), mỏ (như bôxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây, cải tạo đường ở TPHCM, đường sắt trên cao ở Hà Nội) 1 1 Hoàng Yến (8/6/2011) Trung Quốc thầu 90% dự án lớn của Việt Nam http://www.tinmoi.vn/Trung-Quoc- thau-90-du-an-lon-cua-Viet-Nam-06534118.html

Upload: hung-nguyen

Post on 29-Jul-2015

198 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Hữu Hưng Trung Quốc hiện nay đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt trên 27 tỷ USD. Thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương không ngừng tăng trưởng qua nhiều năm. Tuy nhiên khi giao lưu buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trang nhập siêu lớn với tỉ lệ nh

TRANSCRIPT

Page 1: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Hữu Hưng Trung Quốc hiện nay đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt trên 27 tỷ USD. Thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương không ngừng tăng trưởng qua nhiều năm. Tuy nhiên khi giao lưu buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trang nhập siêu lớn với tỉ lệ nhập siêu năm 2010 là 173.9% trong khi tỉ lệ nhập siêu của cả nước năm 2010 là 17.4%. Vấn đề đặt ra là cần phải có một cái nhìn toàn diện và khách quan thực trạng thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và nguyên nhân sâu xa của thực trạng đó là gì, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ thương mại song phương theo hướng tích cực hơn. Bài viết này đi sâu phân tích ba vấn đề trên. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có địa lý gần gũi, có truyền thống văn hoá tương đồng. Nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống. Việt Nam và Trung Quốc có thể chế chính trị giống nhau, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính những yếu tố trên tạo tiền đề cho phát triển thương mại giữa hai nước. Đối với Trung Quốc, Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Trung Quốc muốn khai thác thị trường Việt Nam để bổ sung cho hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, và thông qua thị trường Việt Nam để thâm nhập vào các thị trường khác trong ASEAN. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống của khẩu biên giới hoàn thiện hiện đại với 21 cửa khẩu với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Trung quốc tăng cường mở rộng đầu tư vào Việt Nam. 90% các gói thầu EPC của Việt Nam đều do Trung Quốc thắng thầu điển hình là các nhà máy điện (của EVN và TKV), mỏ (như bôxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây, cải tạo đường ở TPHCM, đường sắt trên cao ở Hà Nội) 1

Trong quan hệ buôn bán với Việt Nam, Trung Quốc đồng thời tiến hành hai hình thức buôn bán chính ngạch và tiểu ngạch, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế để phát triển kinh tế vùng biên giới. Trung Quốc chủ trương sử dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu là hàng tiêu dùng chưa qua kiểm định chất lượng) sang Việt Nam. Mặt khác, lại sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Về phía Việt Nam, chúng ta đã sớm nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Việt Nam khẳng định phát triển quan hệ với Trung Quốc theo nguyên tắc 16 chữ  “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và phương châm bốn tốt  “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. 

Đối với Việt Nam, Trung Quốc là một thị trường lớn cùng chung biên giới, có quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc bằng việc lựa chọn những mặt hàng phù hợp và có tiềm năng, xây dựng cho được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc phục vụ sản xuất. Do nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa từ Trung Quốc còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng. Chiến lược của Việt Nam là tăng tốc độ xuất khẩu để giảm tỷ trọng nhập siêu.

Các chính sách xuất nhập khẩu của hai nước

1Hoàng Yến (8/6/2011) Trung Quốc thầu 90% dự án lớn của Việt Nam http://www.tinmoi.vn/Trung-Quoc-thau-90-du-an-lon-cua-Viet-Nam-

06534118.html

Page 2: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

Chính sách của Trung Quốc Chính sách của Việt Nam

-Triệt để áp dụng hình thức buôn bán biên mậu, chính phủ Trung Quốc dành nhiều ưu đãi về thuế quan cho các Tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Hàng hoá của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới được miễn 50 % thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, cư dân biên giới nếu buôn bán dưới 3000 nhân dân tệ thì miễn thuế. -Xây dựng hoàn chỉnh chiến lược khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây dựng 2 hành lang một vành đai kinh tế. Xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt đường bộ nối Trung Quốc với toàn khu vực ASEAN. -Trung Quốc chủ trương sử dụng thị trường Việt Nam để bổ sung cho có 2 tỉnh biên giới Quảng Tây và Vân Nam bằng cách sử dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu là hàng tiêu dùng chưa qua kiểm định chất lượng) sang Việt Nam. Mặt khác, lại sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

-Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu đẩy mạnh xuất khẩu nhiều loại mặt hàng với số lượng lớn sang Trung Quốc. Đầu tư nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Tăng cường công tác thông tin xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp buôn bán với các công ty có thực lực, xây dựng mạng lưới thương nhân, tiêu thụ hàng xuất khẩu ổn định, lâu dài.

- Đẩy mạnh và tổ chức có hiệu quả thiết thực các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy thương mại, thu hút các công ty lớn, có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng để xuất khẩu trở lại Trung Quốc và xuất khẩu sang các nước thứ 3.

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động biên mậu tại các cửa khẩu biên giới, trong đó có hệ thống kho hàng để cất trữ, bảo quản hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu với Trung Quốc nhằm chủ động đối phó với sự biến động tại thị trường Trung Quốc.

Tham gia vào trao đổi thương mại, Việt Nam và Trung Quốc đều có chiến lược tiếp cận của riêng mình nhưng trên thực tế chính sách của Việt Nam tỏ ra kém hiệu qủa so với các chính sách của Trung Quốc. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt nam Trung Quốc sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam –Trung Quốc. Thương mại song phương tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu tăng truởng không ổn định. Thương mại song phương ngày càng thể hiện tính mất cân đối khi Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu với kim ngạch nhập khẩu cao gần gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010.

1. Thương mại song phương tăng liên tục nhưng không đồng đều.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng thương mại Việt Nam Trung Quốc giai đoạn 1996-2010(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Page 3: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

-3%

31%

9%

49%

107%

3%

22%

37%49%

22%17%

54%

27%

3%

28%

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc

Tăng trưởng thương mại giữa hai nước luôn tăng trưởng theo biểu đồ đi lên, chỉ riêng năm 1996 tổng kim ngạch thương mại hai nước bị giảm xuống. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã 3 lần vượt chỉ tiêu mà lãnh đạo hai nước đề ra vào các năm 2000, 2004, 2010. Trong thương mại song phương, Trung Quốc dần trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Từ vị trí là bạn hàng lớn thứ 6 năm 1996, Trung Quốc đã vươn lên trở thành bạn hàng lớn thứ 5 vào năm 1998. Năm 2001, Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ ba và đến năm 2004 Trung Quốc đã trở thành bạn hàng số một của Việt Nam. Tuy nhiên trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 8,59% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa đầy 0,48% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.2

Trong hoạt động thương mại song phương giữa hai nước tuy kim ngạch buôn bán có tăng về giá trị từng thời kì song tốc độ tăng lại giảm dần. Trong giai đoạn đầu của hoạt động thương mại song phương, tăng trưởng thường đạt từ hai đến ba con số, trong đó năm 2000 tăng trưởng đạt 107%, song đến giai đoạn hiện nay tăng trưởng chỉ đạt từ một đến hai con số. Trong giai đoạn từ 2000-2010 tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng năm không ổn định, đạt cao nhất vào các năm 2004 với tốc độ 49% và năm 2007 với tốc độ 54%, tuy nhiên trong năm 2001 và 2009 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3% so với năm trước. Các năm còn lại tốc độ tăng trưởng đạt trong khoảng từ 20-35%. Nhìn chung trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kim ngạch hai nước đạt trung bình 22 % một năm.

2. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định.

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trong thương mại Việt Nam Trung Quốc từ năm 2000-2010

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

2 Phạm Huyền (4/5/2011) Nghịch lý từ cái bóng nhập siêu Trung Quốc http://www.ecvn.com/viewDetailNews/newsId/lang/8702/1

Page 4: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

20002001200220032004200520062007200820092010-20.0%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc

Năm 2000 xuất khẩu đạt tốc độ tăng 105.8% thì đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng âm 7.7%. Năm 2002, 2003 tốc độ xuất khẩu tăng dần đạt mức cao nhất năm 2004 đạt 54%,sau đó tốc độ xuất khẩu giảm dần đến mức thấp nhất năm 2006 khi xuất khẩu chỉ tăng 0.3% so với năm trước. Năm 2009 xuất khẩu giảm một lần nữa xuống xấp xỉ 0% thì đến năm 2010 tốc độ xuất khẩu tăng vọt lên mức 48.9% so với năm 2009.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu có xu hướng giống với xuất khẩu. Năm 2000 nhập khẩu đạt tốc độ tăng 108% thì đến năm 2001 nhập khẩu chỉ tăng 14% so với năm 2000. Năm 2002, 2003 tốc độ xuất khẩu tăng dần đạt mức cao nhất năm 2004 thì tốc độ nhập khẩu cũng diễn biến theo chiều hướng tương tự đạt 46% năm 2004, sau đó tốc độ nhập khẩu giảm dần đến mức thấp nhất vào năm 2006 khi nhập khẩu chỉ tăng 25% so với năm trước. Năm 2009 nhập khẩu giảm xuống xấp xỉ 0% thì đến năm 2010 tốc độ nhập khẩu tăng lên mức 21%.

Nhìn chung tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc không đồng đều,có năm tăng trưởng nhiều,có năm tăng trưởng ít. Trong giai đoạn 2000 đến 2010 tốc độ xuất khẩu tăng trung bình 15%/năm, xấp xỉ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn này là 16%/năm. Trong khi đó giai đoạn 2000 đến 2010 tốc độ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng trung bình 27%/năm, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn này là 17%/năm.

3. Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm giá trị lớn trong tổng hàng hóa nhập siêu của Việt Nam.

Bảng 1: Kim ngạch nhập siêu từ Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Đơn vị triệu USD

NămXuất khẩu sang

Trung Quốc

Tổng giá trị xuất

khẩu

Nhập khẩu từ

Trung Quốc

Tổng giá trị

nhập khẩu

Nhập siêu từ Trung Quốc so

với tổng nhập siêu

2001 1417.4 15029.2 1606.2 16218 15.88%

2002 1518.3 16706.1 2158.8 19745.6 21.07%

Page 5: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

2003 1883.1 20149.3 3138.6 25255.8 24.59%

2004 2899.1 26485 4595.1 31968.8 30.93%

2005 3228.1 32447.1 5899.7 36761.1 61.93%

2006 3242.8 39826.2 7391.3 44891.1 81.91%

2007 3646.1 48561.4 12710 62764.7 63.82%

2008 4850.1 62685.1 15973.6 80713.8 61.70%

2009 4909 57096.3 16441 69948.8 89.73%

2010 7308 72190 20018 84800 100.79%

Nhìn từ số liệu ta thấy trong năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc chiếm 15.88% tổng giá trị hàng hóa nhập siêu của Việt Nam thì từ năm 2002 tỉ lệ nhập siêu này tăng dần, đến năm 2004 tỉ trọng nhập siêu từ Trung Quốc trong rổ hàng hóa nhập siêu của Việt Nam đã tăng gấp đôi so với năm 2001 đạt 30.93%. Năm 2005 tỉ trọng nhập siêu từ Trung Quốc tăng vọt lên mức 61.93%, gấp đôi so với năm trước. Tỉ trọng nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh lên mức 81.91% trong năm 2006. Đến năm 2007 và 2008 tỉ trọng này tuy có giảm song vẫn ở mức cao khoảng 60%. Năm 2009 tỉ trọng nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam là gần 90%, thì năm 2010 đánh dấu một kỉ lục tỉ trọng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm hơn 100% nhập siêu của Việt Nam.

4. Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn cả về giá trị và tỷ lệ tương đối.

Biểu đồ 3: Tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc và tỉ lệ nhập siêu của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20100.00%

50.00%

100.00%

150.00%

200.00%

250.00%

300.00%

13.32%

42.19%

66.67%58.50%

82.76%

127.93%

248.59%229.35%234.92%

173.92%

Tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc

Tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam

Năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc là 188 triệu USD, năm 2010 đã lên tới 12,7 tỷ USD, gấp 67.6 lần, đó là hệ quả tất yếu do xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng trong thời gian

Page 6: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

đó chỉ bằng 5.1 lần, còn nhập khẩu bằng tới 12.4 lần. Trong giai đoạn này nhập siêu tăng trưởng trung bình 52%/năm. Tỷ lệ nhập siêu năm 2001 là 13.32% tăng dần từng năm đến năm 2006, tỷ lệ đó là vọt lên 127.93%, từ năm 2007 đến năm 2009 đều trên 220%. Năm 2010 tỉ lệ nhập siêu giảm xuống 173%. Tuy nhiên so với tỉ lệ nhập siêu của cả nền kinh tế thì nhập siêu từ Trung Quốc ở mức cao vượt trội.

5. Tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn hơn nhiều lần tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam.

Biểu đồ 4: Tỉ lệ nhập siêu của Trung Quốc/Tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010.

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 -

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

1.68 2.32 2.63 2.83

6.22

10.06

8.50 7.97

10.44 9.96

Tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc/Tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam

Trong năm 2001, năm đầu tiên Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc xấp xỉ bằng 1.7 lần tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam. Tỉ lệ này tăng dần qua từng năm, năm 2002 là 2.3 lần thì đến năm 2004 là 2,8 lần. Trong năm 2005, tỉ lệ này nhảy vọt lên mức 6.2 lần và tiếp tục đạt kỉ lục 10 lần trong năm 2006. Đến năm 2007, 2008 tỉ lệ này giảm dần nhưng vẫn ở mức cao, xấp xỉ 8.5 lần vào năm 2007 và 8 lần năm 2008. Năm 2009, tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam lại tăng trở lại mức 10 lần và gần như giữ nguyên trong năm 2010. Qua đây ta rút ra kết luận là tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc luôn tăng trưởng so với tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam, tuy nhiên sự tăng trưởng này không ổn định. Xu hướng chung là tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc lớn gấp nhiều lần tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam. Để giải thích cho tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc ta dựa vào chỉ số lợi thế thương mại đối tác PCA (Partner competitive advantage)3. Thông qua số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001-2010 ta tính được chỉ số PCA của Việt Nam với Trung Quốc.

Biểu đồ 5: Chỉ số PCA của Việt Nam với Trung Quốc (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

3 PCAij= (Ep/Ip)/(ER/IR) trong đó : Ep = kim ngạch xuất khẩu của quốc gia sang nước đối tác; Ip = kim ngạch nhập khẩu của quốc gia

từ nước đối tác; ER = tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia trong thời kì tương ứng; IR = tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia trong thời kì tương ứng

Page 7: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20100

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

10.95

0.83

0.75 0.76

0.62

0.49

0.37 0.39 0.36

0.42 PCA

Nhìn vào biểu đồ lợi thế thương mại đối tác của Việt Nam với Trung Quốc chỉ số PCA từ năm 2001 đến năm 2010 đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ Việt Nam không có lợi thế thương mại đối tác đối với Trung Quốc, do đó Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là phù hợp so với việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có 3 nhóm sản phẩm chủ yếu đó là: Nhóm hàng nông lâm thủy sản: cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, thuỷ hải sản, rau quả tươi, chè, cà phê... Nhóm hàng công nghiệp nhẹ: máy vi tính, linh kiện máy tính, hàng điện tử, và giầy dép các loại. Nhóm hàng năng lượng khoáng sản: dầu thô, cao su, than đá...

Biểu đồ 6: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Năm 2010 Năm 20090%

10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

40% 40%

26% 17%

20% 31%

15% 12%

Nhóm hàng khác

Năng lượng khoáng sản

Công nghiệp

Nông lâm thủy sản

Page 8: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

Theo số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản sang Trung Quốc năm 2010 đạt 2.9 tỷ USD chiếm 39.7% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. So với năm 2009, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản tăng 47.3%, trong đó mức tăng cao nhất gồm các mặt hàng chè tăng 138%, gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 104.6%, cao su tăng 65.8%, cà phê tăng 58.5%, rau quả thủy sản cũng tăng trên 30%.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp đạt 1.87 tỷ USD, tăng 131.2% so với năm 2009 và chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai. Chúng ta xuất khẩu nhiều nhất là mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử linh kiện với 659.4 triệu USD, chiếm 35.1 % tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng cao 129.7%, đứng thứ hai là xăng dầu đạt 391.3 triệu USD, chiếm 20.8%, đạt tốc độ tăng trưởng rất cao 231.3%. Xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đứng thứ ba đạt 250.3 triệu USD, tăng 87.5% so với năm 2009.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năng lượng khoáng sản năm 2010 đạt 1.4 tỷ USD, chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu năm 2010. Đây là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu thấp nhất trong, giảm 4.7% so với năm 2009. Trong đó kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2010 so với năm 2009 giảm 20.5%. Kim ngạch xuất khẩu than đá chỉ tăng 2.8%, quặng và các khoáng sản khác có kim ngạch giảm 1.6%.

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gồm các nhóm hàng thiết yếu như:Nhóm hàng công nghiệp: máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép – kim loại nguyên liệu,

phân bón hoá chất, linh kiện ô tô – xe máy, máy tính và linh kiện hàng điện tử... có thể nói đây là nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc, nhưng là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước và là tài sản cố định cho nhiều ngành sản xuất quan trọng trong nước.

Nhóm hàng phục vụ hàng may mặc: vải - sợi – nguyên phụ liệu dệt may cho cả sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Nhóm hàng xăng dầu

Biểu đồ 7: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Năm 2010 Năm 20090%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

58% 59%

7% 9%16% 13%

19% 19%

Nhóm hàng khác

Vải,nguyên liệu dệt may da giày

Xăng dầu khí đốt

Công nghiệp

Page 9: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc. Năm 2010 chúng ta đã nhập 4.4 tỉ USD trong tổng số hơn 20 tỉ USD nhập từ Trung Quốc năm này(chiếm 22 %), tăng 7.8% so với năm 2009. Tiếp theo phải kể đến vải và các nguyên liệu cho ngành dệt may da giày với kim ngạch nhập khẩu 3.1 tỉ USD, chiếm 15.5 % tổng kim ngạch nhập khẩu. So với năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2010 tăng 49.7%. Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép xếp thứ ba với kim ngạch nhập khẩu hơn 2 tỉ USD, chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu từ trung Quốc năm 2010. Tuy nhiên đây là ngành nhập khẩu có mức tăng nhiều nhất so với năm 2009, tăng tới 70.6%. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng xăng dầu đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 17.8 % so với năm 2009. Những nhận định đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. a. Những kết quả đạt được: Kim ngạch thương mại song phương đã ba lần vượt chỉ tiêu vào các năm 2000, 2004, 2010. Trong năm 2008 trong khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn đạt 20 tỷ đô la, tăng 27.3% so với năm 2007. Thông qua trao đổi thương mại với Trung Quốc Việt Nam đã có một thị trường lớn và hứa hẹn sẽ vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước ngày càng thể hiện rõ tiềm năng và sự phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế. Trung Quốc nhập khẩu các nguyên liệu thô của Việt Nam để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng cao của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da giày để phát triển sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khác. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam đang có những sự chuyển biến tích cực: Về hàng xuất, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hàng nông lâm, hải sản rau quả thuộc dạng thô chưa qua sơ chế nhưng giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Việt Nam tăng cường xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp, giảm xuất khẩu các nguyên, nhiên liệu thô và khoáng sản nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu, từ đó giảm mức thâm hụt thương mại đang rất lớn đối với thị trường Trung Quốc. Về hàng nhập, về nông nghiệp ta đã nhập được nhiều thiết bị vật tư giống cây trồng vật nuôi cần thiết cho nông nghiệp như công nghệ sản xuất mía đường, máy kéo công suất vừa và nhỏ, máy bơm nước, thủy điện nhỏ, máy cày đa chức năng, vật tư, thú y, phân bón thuốc trừ sâu, giống lúa lai cao sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm… Một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.Về công nghiệp, ta đã nhập những nhóm hàng lớn trong thời gian qua là máy móc nông nghiệp và chế biến lâm sản, thủy sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt, thiết bị sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ. Nhìn chung những máy móc này có trình độ công nghệ chưa phải là tiên tiến và không có ý nghĩa lâu dài, việc sử dụng chỉ mang tính chất tình thế. Tuy nhiên trong trình độ và hoàn cảnh phát triển của nền công nghiệp Việt Nam hiện tại, những thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc đã góp phần đáng kể thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển trong 5-10 năm qua. Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, hàng hóa từ Trung Quốc đa dạng về mẫu mã chủng loại đã góp phần bổ sung, làm phong phú hàng hóa tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nhìn chung hàng tiêu dùng xuất xứ Trung Quốc có chất lượng không cao nhưng vì giá thành rẻ,

Page 10: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

vừa túi tiền với đại bộ phận người dân nên mọi người vẫn chấp nhận sử dụng chúng đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn. Ví dụ dễ nhận thấy nhất là mặt hàng xe máy, xe máy xuất xứ từ Trung Quốc rất đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, màu sắc và đặc biệt giá rất rẻ so với của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Đó là những chiếc xe máy với đầy đủ các tính năng đáp ứng được thị hiếu người dùng trong đó có một bộ phận giới trẻ và người lao động có thu nhập thấp. Một chiếc xe máy kiểu Dream thông dụng, hàng "xịn" có giá từ 15 đến vài mươi triệu đồng thì xe Trung Quốc chỉ từ 5-7 triệu đồng; chiếc "A còng" Nhật có giá lên vài ngàn USD thì xe Trung Quốc chỉ khoảng hơn ngàn USD.4

b. Những hạn chế: Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc. Trong nhiều năm qua Việt Nam nhập khẩu máy móc phụ tùng từ Trung Quốc phục vụ cho các dự án điện, thép… nhưng chỉ là công nghệ sao chép, lạc hậu, tốn nhiên liệu.Tình trạng này nếu xét về lâu dài khi công nghệ không còn phù hợp với tình trạng phát triển của đất nước ta sẽ dẫn tới phải thay thế bằng công nghệ tiên tiến hơn, gây ra lãng phí. Việt Nam nhập khẩu cả những mặt hàng trong nước sản xuất được. Tăm tre là một ví dụ điển hình về sự lãng phí trong nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, tăm tre đã và đang trở thành mặt hàng nhập khẩu theo đường chính ngạch với số lượng ngày càng tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, tăm tre nhập khẩu từ Trung Quốc về TPHCM khoảng 286 tấn, trị giá gần 40.000 USD. Hàng tăm tre có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với tăm tre sản xuất trong nước, với giá 2,6 triệu đồng/tấn, bằng nửa so với giá tăm trong nước.5

Hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng không cao. Tại thị trường vải Việt Nam, vải Trung Quốc chiếm tới 90%. Tháng 2/2010, Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng Việt Nam đã phát hiện tới 3 lô vải xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng formaldehyde cao, là chất gây ung thư, vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong tháng 3, chi cục quản lý thị trường TP.HCM cũng đã phát hiện trong 7.608 sợi dây chuyền, lắc tay, nhẫn xi mạ từ Trung Quốc, có đến 7.500 món chứa chất chì và cadimi.6

Hàng Việt Nam đang phải gánh chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi ACFTA hình thành và đi vào hiệu lực càng khiến cho nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh. Đến năm 2015 khi thuế xuất đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống 0%, hàng hoá và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất vất vả để có thể đứng vững trên thị trường nội địa. Trong xuất khẩu, hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của chúng ta là nông lâm thủy sản và nguyên liệu thô chưa qua chế biến. Việc xuất khẩu những mặt hàng này không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho Việt Nam vì: Thứ nhất là do tính co giãn của cầu với hàng nông lâm thủy sản còn thấp so với hàng công nghiệp, hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao. Thứ hai là giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu và nguyên liệu thô do được khai thác từ tài nguyên sẵn có đạt giá trị thấp, đang đứng ở đáy của chuỗi giá trị gia tăng .

4 Xuân Thái (4/6/2007) Hàng Trung Quốc: Người tiêu dùng Việt Nam đã e dè hơn http://laodong.com.vn/Home/Hang-Trung-Quoc-Nguoi-tieu-dung-Viet-Nam-da-e-de-hon/20076/39279.laodong5 Doanh nhân (31/7/2010) Nhập siêu từ Trung Quốc: Đến cây tăm cũng phải nhập http://www.tinkinhte.com/thuong-mai/phan-tich du-bao/sieu-

trung-cay-tam.nd5-dt.112973.005135.html6Elena Thuy (30/12/2010) Nghịch lý từ cái bóng nhập siêu Trung Quốc http://www.taichinhthegioi.net/thong-tin/chi-tiet/9600/Nghich-ly-tu-cai-

bong-nhap-sieu-Trung-Quoc/

Page 11: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

Nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu cũng mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất hoặc gia công, khâu thấp nhất của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Bởi vậy, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam không có khả năng kiểm soát nguồn cung, chúng ta phải nhập khẩu nguyên liệu về để gia công, lắp ráp và chỉ thu được về phần nhỏ và rẻ mạt nhất trong toàn bộ giá trị gia tăng. Ngành dệt may tốc độ tăng trưởng đạt hơn 30%/năm, trở thành một hiện tượng của xuất khẩu VN trong năm 2010, nhưng lợi nhuận mang lại còn rất khiêm tốn từ 6%-8%. Nguyên nhân chính là chúng ta chưa tự chủ được đầu vào cho sản xuất, phải nhập khẩu nguyên phụ liệu khoảng 70%-80%.7 Nguyên nhân kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng liên tục Nguyên nhân là quan hệ chính trị hữu nghị đã thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương. Ngay từ những năm 1991 mở đầu bằng sự kiện hai nước bình thường hóa quan hệ, là mốc dấu quan trọng mở ra tiến triển trong quan hệ hai nước láng giềng, tiếp đó năm 1992 lãnh đạo cấp cao hai nước ký “Tuyên bố chung”, năm 1999 xác định phát triển quan hệ hai nước hướng tới thế kỷ 21 theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, từ năm 2000, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển đột phá. Sau đó, hai nước xác định quan hệ song phương là quan hệ “4 tốt” “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Năm 2008 lãnh đạo hai nước đã nhất trí xây dựng quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, đưa quan hệ chính trị lên tầm cao mới, vì vậy, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong hai năm gần đây xuất hiện đợt tăng trưởng nhảy vọt. Hai nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, nhu cầu nguyên liệu, máy móc của hai bên rất lớn. Trung Quốc là 1 thị trường rộng lớn với 1.3 tỷ dân, Việt Nam là thị trường với 86 triệu dân. Mặt khác vị trí địa lí thuận lợi là điều kiện khách quan giúp cho quan hệ thương mại song phương ngày càng phát triển. Việc hai nước đã cùng đẩy mạnh mở cửa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế cũng góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương. Điển hình như việc hai nước gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO, Trung Quốc – ASEAN ký hiệp định xây dựng khu vực mậu dịch tự do, những sự kiện trên được các chuyên gia đánh giá là mở ra hành lang mới, tạo động lực cũng như tiềm năng cho mối quan hệ thương mại song phương. Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu của Việt Nam Nhờ tận dụng triệt để nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và vùng nguyên liệu sản xuất lớn, Trung quốc đã đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô dẫn tới giảm giá thành sản phẩm. Về yếu tố nhân công giá rẻ, Trung Quốc sở hữu lực lượng lao động dồi dào, đầy nhiệt huyết có tính sáng tạo kỉ luật cao và nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn sàng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ của khoa hoc công nghệ vào sản xuất. Về yếu tố nguyên liệu, Trung Quốc là quốc gia có các vùng nguyên liệu cho sản xuất cực kỳ lớn, giúp họ có khả năng sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn hạ giá thành sản phẩm. Nhu cầu nhập khẩu máy móc, nguyên liệu sản xuất trong nước tăng mạnh. Sự phát triển rất nhanh của kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã kéo theo nhu cầu nhập khẩu lớn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống. Cùng với đó, xu hướng đẩy mạnh đầu tư để phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Nhiều dự án lớn về thủy điện, sản xuất máy tính, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... được triển khai nên nhu cầu về máy móc thiết bị, công nghệ là rất lớn. Trong khi nhiều nhóm nguyên vật liệu và máy móc chúng ta chưa thể đáp ứng được thì Trung Quốc lại có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp với mức giá rất cạnh tranh. Nhiều 7Thúy Hải (06/05/2011), Hàng xuất khẩu Việt Nam – Tiềm năng và hiện thực. Bài 3: Tỷ lệ nghịch giữa kim ngạch và thu nhập

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2011/5/256865/

Page 12: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

thiết bị, máy móc của Trung Quốc có chất lượng đáp ứng yêu cầu và giá cả cạnh tranh đã trở thành là sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra do nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam khó có đủ điều kiện để nhập những thiết bị hiện đại của các nước phương tây nên đã chuyển hướng sang nhập hàng của Trung Quốc.

Nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển. Tình trạng chung của nền công nghiệp phụ trợ là chưa có sự đầu tư bài bản về vốn và công nghệ nên chủ yếu mới chỉ phát triển ở lĩnh vực hạ nguồn là gia công công đoạn cuối của sản phẩm. Khu vực thượng nguồn bao gồm sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng còn kém phát triển. Vì vậy chúng ta chưa làm chủ được nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, phải đi nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là nhập khẩu từ Trung Quốc. Hàng năm, ngành may là ngành hàng xuất khẩu lớn của nước ta nhưng do không có công nghiệp phụ trợ thích đáng nên phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu vải cung cấp cho ngành may từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc. Ngành giày da nhập khẩu khoảng 85% hóa chất, các phụ liệu đế giày, mũi giày cùng các phụ liệu khác. Ngành thép cũng không ngoại lệ khi tỉ lệ nhập nguyên liệu của Trung Quốc lên đến 60 – 70%. Vì vậy mặc dù Việt Nam xuất khẩu nhiều dệt may ,da giày tuy nhiên điều đó cũng kéo theo nhập khẩu tăng lên với tốc độ tương ứng.8

Doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh. Vấn đề chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam là công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.9

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa quan tâm chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp các bộ ngành của Việt Nam còn yếu trong việc nắm bắt thông tin từ thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc rất hiểu biết về thị trường Việt Nam, họ nắm bắt được những nhu cầu và thay đổi của thị trường Việt Nam. Ngoài ra do không nắm vững các quy định các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu của chính quyền trung ương và các địa phương Trung Quốc nên trong quá trình làm thủ tục, hàng hóa Việt Nam thường không đủ giấy tờ, không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc. Tại thị trường rộng lớn ấy doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh trước hết với doanh nghiệp Trung Quốc, sau đó là rất nhiều doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và quan hệ bạn hàng với Trung Quốc từ lâu như Thái Lan, Malaysia, Indonesia...

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là các mặt hàng thô, chưa qua chế biến như gạo, cao su, chè, cà phê, thủy hải sản, tuy nhiên đây cũng chính là mặt hàng các nước ASEAN có lợi thế. Với nhóm hàng công nghiệp, các nước ASEAN có khả năng cạnh tranh hơn hàng công nghiệp của Việt Nam khi họ có cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp công nghệ cao cao vượt trội so với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Các nước Thái Lan, Maylaysia, Indonesia có tiềm lực cơ cấu xuất khẩu ngang hàng với Trung Quốc (hai bên đều xuất nhập khẩu máy móc) trong khi Việt Nam có cơ cấu xuất nhập khẩu theo quan hệ hàng dọc

8Xuân Cường-Tổng hợp (17/3/2009) Toàn cảnh ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay

http://www.saga.vn/Nghiencuutinhhuong/15481.saga9 Hà Phạm (18/11/2008) Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Chien-luoc-360/Xay_dung_nang_luc_canh_tranh_cho_doanh_nghiep_Viet/

Page 13: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

với Trung Quốc (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô,nông sản chưa qua chế biến và nhập khẩu máy móc thiết bị công nghiệp từ Trung Quốc).

Nhà nước chưa có chính sách hữu hiệu quản lí hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Chúng ta chưa xây dựng hàng rào thuế và hàng rào kĩ thuật đủ mạnh để ngăn hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng tràn vào nước ta. Trong khi đó, phía Trung Quốc luôn đề ra các quy định về mẫu mã, xuất xứ, chất lượng sản phẩm khiến cho hàng hóa Việt Nam khó khăn khi tìm chỗ đứng trên thị trường này. Trung Quốc còn đề ra quy định chỉ cho một số cửa khẩu được nhập hàng hóa nhất định. Chính tính thiếu ổn định trong chính sách nhập khẩu của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Việt Nam lúng túng, khó khăn trong việc xây dựng và phát triển thị trường xuất khẩu.

Tâm lí tiêu dùng của người dân Việt Nam đã giúp cho hàng Trung Quốc đứng chân trên thị trường nội địa. Người dân Việt Nam với thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên ưa chuộng hàng hóa rẻ, vừa túi tiền. Đặc điểm khác là tâm lí sính ngoại chỉ thích mua hàng ngoại nhập. Trong khi đó, hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc vừa rẻ tiền lại đa dạng về mẫu mã chủng loại đã tràn ngập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam như quần áo, giày dép, đồ dùng sinh hoạt. Mặc dù những hàng hóa này có chất lượng kém, chỉ sử dụng một thời gian là đã hỏng tuy nhiên người tiêu dùng trong nước không mấy quan tâm đến chất lượng vẫn sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Những biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Về xuất khẩu

Biện pháp chính là phải tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Có thể nói tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước là biện pháp cơ bản, là động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa là giải pháp hữu hiệu hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thứ nhất, nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư, kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Tận dụng cơ hội của mở cửa thương mại và đầu tư để thu hút FDI đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa của khu vực . Đây là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc. Chú trọng ưu tiên thu hút vốn vào các lĩnh vực công nghệ cao, kết cấu hạ tầng và công nghiệp chế biến.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu để tận dụng lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô theo hướng:

Chuyển dần xuất khẩu nông lâm thủy sản dạng thô sang nông lâm thủy sản đã qua chế biến.

Tăng dần tỉ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc. Giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô như quặng,than đá…

Thứ ba, phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường Trung Quốc. Chú trọng việc xây dựng thương hiệu và mạng lưới phân phối hiệu quả trên thị trường Trung Quốc. Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Phấn đấu tăng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thứ tư, tận dụng triệt để ưu thế nguồn lao động dồi dào, giá thành rẻ trong nước, biến đó là một lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa các nước khác.Mặt khác cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,để có thể hấp thu bắt kịp các công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Thứ năm, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thông qua các biện pháp:

Thứ nhất, tạo môi trường đầu tư khuyến khích các thành phần trong và ngoài nước phát triển công nghiệp phụ trợ. Hình thành các khu cụm công nghiêp sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ

Page 14: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

cho các ngành công nghiệp. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất các loại sản phẩm phụ trợ thì khuyến khích hỗ trợ vốn và công nghệ. Thứ hai, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật đánh giá chất lượng các sản phẩm phụ trợ làm căn cứ cho định hướng phát triển. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ tiên tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển công nghiệp phụ trợ bằng cách hỗ trợ kinh phí mua bản quyền công nghệ. Thứ ba, chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực vì đây là khâu có ý nghĩa quyết định đối với nền công nghiệp phụ trợ còn đang ở giai đoạn sơ khai. Đào tạo cán bộ kĩ thuật thiết kế chế tạo máy điện tử tin học có khả năng làm chủ các công nghệ được chuyển giao và phát triển sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ nguồn do Việt Nam chế tạo. Thứ tư, để phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp phụ trợ nói riêng cần xây dựng chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược các công ty tập đoàn đa quốc gia. Kết nối các doanh nghiệp FDI có nhu cầu với các doanh nghiệp nội địa sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ. Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới nhận thức và phương pháp kinh doanh theo hướng tiếp cận thị trường, nâng cao tỷ lệ chế biến, giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh công tác quảng cáo thương hiệu, tiến tới xây dựng hệ thống bán buôn bán lẻ tại thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp cần đổi mới nâng cấp đồng bộ mạng lưới sản xuất, tiếp thị sản phẩm, mạng lưới phân phối và đáp ứng các điều kiện về giao hàng và tài chính. Hơn nữa, quá trình nâng cấp này không chỉ diễn ra ở từng doanh nghiệp riêng lẻ, mà còn phải được tiến hành ở cấp độ ngành, mạng lưới giữa những doanh nghiệp cung ứng và khách hàng, cũng như trong toàn nền kinh tế. Về nhập khẩu Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu hàng hóa theo hướng chỉ nhập khẩu các thiết bị có kĩ thuật tiên tiến và công nghệ nguồn, không nhập khẩu thiết bị có chất lượng thấp, giảm dần nhập khẩu máy móc công nghệ trung bình từ Trung Quốc. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ chuyển hướng nhập khẩu công nghệ nguồn tiên tiến hơn từ các nước châu Âu và Mỹ. Với công nghệ nguồn như vậy, Việt Nam mới có thể có một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh trong nước và hướng ra xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc hạn chế nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc bằng mọi giá mà thay vào đó chúng ta cần ưu tiên nhập khẩu máy móc nguyên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất. Do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất của Việt Nam từ Trung Quốc là rất lớn trong bối cảnh công nghiệp trong nước chưa phát triển thì trước mắt chúng ta vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu như nhóm vải vóc,nguyên liệu dệt may,nhóm sắt thép máy móc thiết bị. Xu hướng của chúng ta là giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường này chứ không phải là bằng mọi cách phải cắt giảm nhập khẩu máy móc nguyên liệu từ Trung Quốc. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng có chất lượng thấp, và hàng hóa xa xỉ từ Trung Quốc. Khi hàng rào thuế quan ngày càng bị hạ thấp do ACFTA, chúng ta cần xây dựng hàng rào kĩ thuật đủ mạnh để hạn chế hàng tiêu dùng kém chất lượng từ Trung Quốc. Đối với hàng hóa xa xỉ, cần hạn chế nhập khẩu một cách tối đa.  Không nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng hoặc máy móc mà trong nước đã sản xuất được. Về xúc tiến thương mại song phương. Hai bên cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp hai nước. Tổ chức các hội chợ tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường mỗi bên, góp phần là kênh thông tin quan trọng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc.Những vướng mắc về thủ tục hành chính, về thuế, những yêu cầu chất lượng, xuất

Page 15: Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc và một số giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay

xứ sản phẩm được các cơ quan chức năng của hai nước thông báo cho các doanh nghiệp mỗi bên, góp phần đẩy mạnh hiệu quả thương mại song phương. Đối với người tiêu dùng trong nước Giáo dục người tiêu dùng thận trọng hơn trong việc quan tâm đến chất lượng hàng hóa bởi vì nếu người tiêu dùng càng đòi hỏi cao và hiểu biết hơn thì sẽ buộc các công ty phải đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Chính hành động này sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Giảm dần việc sử dụng sản phẩm tiêu dùng có xuất xứ từ Trung Quốc, đặc biệt là những thực phẩm rau quả có chứa thuốc bảo vệ thực vật, trứng gia cầm, đồ may mặc có chất lượng kém, chứa chất gây ung thư. Ưu tiên sử dụng hàng Việt theo nghị quyết của bộ chính trị “Người Việt dùng hàng Việt”. Người dân cần nhận thức rõ việc sử dụng hàng sản xuất trong nước là có lợi cho nền kinh tế nước nhà, trong bối cảnh nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới mức đáng báo động. Mỗi hành động của người dân cũng góp phần giảm nhập siêu, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Nếu người dân đồng tâm nhất trí hạn chế sử dụng hàng Trung Quốc thì hàng Trung Quốc khó có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1. Đông Hải (12/8/2010) Ngành công nghiệp phụ trợ: Trông người lại ngẫm đến ta http://www.baomoi.com/Nganh-cong-nghiep-phu-tro-Trong-nguoi-lai-ngam-den-ta/45/4700289.epi2. Hà Văn Sự-Báo Kinh tế và Dự báo (15/11/2009) Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng? http://www.tinkinhte.com/thuong-mai/phan-tich-du-bao/hang-viet-nam-xuat-khau-lam-gi-de-nang-cao-gia-tri-gia-tang.nd5-dt.66827.005135.html

3. Lan Nhi-Thời báo kinh tế Sài Gòn (12/5/2010) Nhập siêu từ Trung Quốc chưa thể thu hẹp http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/33956/4. Thúy Hải (6/5/2011) Hàng xuất khẩu Việt Nam – Tiềm năng và hiện thực. Bài 3: Tỷ lệ nghịch giữa kim ngạch và thu nhập http://www.sggp.org.vn/kinhte/2011/5/256865/5. Tinthuongmai.vn (18/4/2011) Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đang có sự chuyển biến tích cựchttp://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/2/ContentID/69649/Default.aspx6. TS. Phan Minh Ngọc (25/8/2010) Giảm nhập siêu: Vấn đề hóc búa và dài hạn http://www.fir.vn/Giam-nhap-sieu-Van-de-hoc-bua-va-dai-han_tc_295_0_596.html