quan niem cua nam gioi tphcm

18
QUAN NIỆM CỦA NAM GIỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH VÀ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI, SINH CON ThS. Mai Thị Quế TÓM TẮT Bất bình đẳng giới trong việc thực hiện các công việc trong gia đình đang tồn tại khá phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tiến tới bình đẳng giới giữa nam và nữ trong gia đình là tính tất yếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề này thực hiện hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, quan điểm cũng như thái độ của nam giới trong gia đình. Bài viết này tác giả sẽ trình bày các quan niệm và sự tham gia thực hiện các công việc trong gia đình như nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, đi dự ma chay, cưới hỏi, họp tổ dân phố, làm các loại giấy tờ, sửa chữa các vật dụng trong gia đình... và việc sử dụng biện pháp tránh thai, sinh con của nam giới thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích thực trạng và sự khác nhau về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn, công việc và tình trạng hôn nhân khác nhau, hy vọng sẽ là những cứ liệu hữu ích để các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho nam giới thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và nam giới cả nước nói chung. 1

Upload: tripmhs

Post on 15-Apr-2017

344 views

Category:

Science


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quan niem cua nam gioi TPHCM

QUAN NIỆM CỦA NAM GIỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VỀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH VÀ SỬ DỤNG

BIỆN PHÁP TRÁNH THAI, SINH CONThS. Mai Thị Quế

TÓM TẮT

Bất bình đẳng giới trong việc thực hiện các công việc trong gia đình đang tồn tại khá phổ

biến ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tiến tới bình đẳng giới giữa nam

và nữ trong gia đình là tính tất yếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề này thực hiện hiệu

quả như thế nào còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, quan điểm cũng như thái độ của nam giới

trong gia đình. Bài viết này tác giả sẽ trình bày các quan niệm và sự tham gia thực hiện các công

việc trong gia đình như nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, đi dự ma chay, cưới

hỏi, họp tổ dân phố, làm các loại giấy tờ, sửa chữa các vật dụng trong gia đình... và việc sử dụng

biện pháp tránh thai, sinh con của nam giới thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích thực

trạng và sự khác nhau về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn, công

việc và tình trạng hôn nhân khác nhau, hy vọng sẽ là những cứ liệu hữu ích để các cơ quan quản

lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về

bình đẳng giới cho nam giới thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và nam giới cả nước nói chung.

NỘI DUNG

Bài viết được dựa trên số liệu từ đề án khảo sát “Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại

Thành phố Hồ Chí Minh” do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vào

tháng 12/2013, tác giả là một trong những thành viên tham gia đề án. Cuộc khảo sát được thực

hiện tại 3 quận/huyện: quận Gò Vấp (nội thành hiện hữu), Quận 2 (nội thành phát triển), huyện

Nhà Bè (ngoại thành) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng số mẫu là 1.300. Mục tiêu

của cuộc khảo sát là đánh giá nhận thức của người dân về bình đẳng giới trên 6 lĩnh vực của đời

sống xã hội như: lao động - việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, chính trị, gia đình, văn hóa. Trong

phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến quan niệm của nam giới về phân công công việc

trong gia đình, trong việc lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai và sinh con.

1

Page 2: Quan niem cua nam gioi TPHCM

1. Quan niệm của nam giới về phân công công việc trong gia đình

Các công việc trong gia đình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong phạm vi bài viết

này sẽ quan tâm đến 2 loại công việc khác nhau, đó là các công việc liên quan đến nội trợ như:

nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và các công việc khác: đi dự ma chay, cưới

hỏi, họp tổ dân phố, làm các loại giấy tờ, sửa chữa các vật dụng trong gia đình.

Bảng 1. Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình

Công việc Nam Nữ Cả nam và nữ

Nấu ăn 7.1% 69.6% 23.3%

Rửa chén 4.5% 69.8% 25.7%

Giặt đồ 5.8% 62.8% 31.3%

Dọn dẹp nhà cửa 9.5% 50.6% 39.9%

Đi chợ 4.8% 75.15 20.0%

Đi dự ma chay, cưới hỏi 36.6% 12.5% 50.9%

Họp tổ dân phố 49.9% 11.2% 38.9%

Làm các loại giấy tờ 54.5% 8.5% 37.1%

Sửa chữa các vật dụng trong gia đình 80.5% 4.1% 15.4%

Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình

đẳng giới tại TPHCM 12/2013

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các công việc nội trợ như: nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn

dẹp nhà cửa, đi chợ đa số nam giới tham gia khảo sát cho rằng phụ nữ làm sẽ tốt hơn nam giới

với tỉ lệ rất cao, tương ứng như sau: 69.6% (nấu ăn); 69.8% (rửa chén); 62,8% (giặt đồ); 50,6%

(dọn dẹp nhà cửa); 77.7% (đi chợ) đối với nữ và 7.1%; 4.5%; 5.8%; 9.5%; 4.8% đối với nam.

Như vậy, đa số nam giới đánh giá cao năng lực của phụ nữ và họ tin tưởng ở phụ nữ trong việc

thực hiện các công việc nội trợ hơn nam giới.

Ngược lại, đối với các công việc khác như đi dự họp tổ dân phố; đi dự ma chay, cưới hỏi,

giỗ chạp; làm các loại giấy tờ, sửa chữa vật dụng trong gia đình đa số nam giới khẳng định họ

làm sẽ tốt hơn phụ nữ, chẳng hạn đối với việc sửa chữa vật dụng trong gia đình có tới 80.5% cho

rằng nam giới thực hiện sẽ tốt hơn, tương tự như vậy đối với việc làm các loại giấy tờ với tỉ lệ

54.5% và họp tổ dân phố là 49.9%...

2

Page 3: Quan niem cua nam gioi TPHCM

Quan niệm, suy nghĩ quyết định hành động của mỗi người, chính từ quan niệm về việc phụ

nữ thực hiện tốt các công việc nội trợ hơn nam giới và ngược lại nam giới làm tốt hơn các công

việc giao tiếp xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng tham gia của chính họ đối với việc thực hiện các

công việc trong gia đình. Với câu hỏi “trong gia đình ai là người thường xuyên nấu ăn, rửa chén,

giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, đi dự họp tổ dân phố; đi dự ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, làm

các loại giấy tờ, sửa chữa vật dụng trong gia đình?” kết quả khảo sát phản ánh, phần lớn các

công việc nội trợ trong gia đình do người phụ nữ thực hiện ở mức độ thường xuyên, ví dụ như

việc nấu ăn phụ nữ làm thường xuyên chiếm tỉ lệ 59.1%, rửa chén là 60.1%, đặc biệt là đi chợ

chiếm tỉ lệ 69.5%, trong khi nam giới thực hiện các công việc này với tỉ lệ tương ứng là 7.3%

(nấu ăn), 7.1% (rửa chén) và 6.1% (đi chợ). Ngược lại, đối với các công việc khác nam giới tham

gia nhiều hơn nữ với tỉ lệ chênh lệch khá cao, cụ thể: đi dự họp tổ dân phố 50.1% (nam), 14.2

(nữ); đi dự ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp 35.7% (nam), 11.1% (nữ), làm các loại giấy tờ 56.5%

(nam), 8.7% (nữ), sửa chữa các vật dụng trong gia đình 81.3% (nam) và 4.7% (nữ).

Bảng 2. Người thường xuyên làm những công việc sau trong gia đình

Công việc Nam Nữ Cả nam và nữ

Nấu ăn 7.3% 59.1% 33.6%

Rửa chén 7.1% 60.1% 22.8%

Giặt đồ 8.9% 54.1% 37%

Dọn dẹp nhà cửa 11.3% 45.1% 43.6%

Đi chợ 6.1% 69.5% 24.4%

Đi dự ma chay, cưới hỏi 35.7% 11.1% 53.2%

Họp tổ dân phố 50.1% 14.2% 35.7%

Làm các loại giấy tờ 56.5% 8.7% 34.7%

Sửa chữa các vật dụng trong gia đình 81.3% 4.7% 14.1%

Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình

đẳng giới tại TPHCM 12/2013

Như vậy, đa số nam giới quan niệm phụ nữ thực hiện công việc nội trợ tốt hơn nam giới và

ngược lại nam giới lại thực hiện tốt hơn các công việc khác ngoài việc nội trợ như sửa chữa vật

dụng gia đình, làm các loại giấy tờ, đi dự ma chay, cưới hỏi... Từ những quan niệm đó, dẫn đến

thực trạng đa số phụ nữ là người đảm nhiệm phần lớn các công việc nội trợ ở mức độ thường

3

Page 4: Quan niem cua nam gioi TPHCM

xuyên, ngược lại nam giới thực hiện các công việc giao tiếp xã hội và một số công việc nặng

khác trong gia đình. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, mặc dù có sự phân chia công việc giữa

nam và nữ nhưng so với các công việc khác thì những công việc liên quan đến nội trợ, bếp núc,

dọn dẹp nhà cửa diễn ra thường xuyên hơn và chiếm rất nhiều công sức, thời gian của người thực

hiện.

Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình có sự khác nhau giữa những

nhóm nam giới thuộc trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân khác nhau.

Xét về trình độ học vấn, có sự khác nhau khá lớn giữa các nhóm nam giới có trình độ học

vấn khác nhau về quan niệm người làm tốt hơn các công việc trong gia đình.

Bảng 3. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình phân theo trình độ học vấn

Công việc gia đình

Trình độ học vấn

TổngTiểu học

Trung học cơ

sở

Trung học phổ thông

Trung cấp/cao

đẳng

Đại học trở lên

Nấu ănNam 18.2% 11.8% 3.6% 7.2% 9.8% 7.2%Nữ 60.6% 61.3% 61.0% 54.6% 52.5% 59.2%Cả nam và nữ 21.2% 26.9% 35.4% 38.1% 37.7% 33.7%

Rửa chénNam 21.2% 12.6% 3.9% 7.2% 1.6% 6.8%Nữ 63.6% 61.3% 63.0% 57.7% 47.5% 60.3%Cả nam và nữ 15.2% 26.1% 33.1% 35.1% 50.8% 32.8%

Giặt đồNam 21.2% 17.6% 6.2% 5.2% 3.3% 8.8%Nữ 66.7% 52.9% 54.1% 54.6% 49.2% 54.1%Cả nam và nữ 12.1% 29.4% 39.7% 40.2% 47.5% 37.1%

Dọn nhà cửa

Nam 24.2% 16.8% 9.8% 6.2% 6.6% 11.1%Nữ 54.5% 52.1% 44.6% 42.3% 34.4% 45.2%Cả nam và nữ 21.2% 31.1% 45.6% 51.5% 59.0% 43.7%

Đi chợNam 18.2% 11.8% 3.3% 3.1% 4.9% 5.9%Nữ 66.7% 68.9% 71.5% 67.0% 67.2% 69.6%Cả nam và nữ 15.2% 19.3% 25.2% 29.9% 27.9% 24.6%

Đi dự ma chay, cưới hỏi

Nam 39.4% 40.3% 37.0% 35.1% 27.9% 36.6%Nữ 36.4% 14.3% 11.8% 7.2% 8.2% 12.5%Cả nam và nữ 24.2% 45.4% 51.1% 57.7% 63.9% 50.9%

Họp tổ dân phố

Nam 54.5% 54.6% 53.4% 38.1% 39.3% 49.9%Nữ 27.3% 10.9% 10.2% 10.3% 9.8% 11.2%Cả nam và nữ 18.2% 34.5% 36.4% 51.5% 50.8% 38.9%

Làm các loại giấy tờ

Nam 51.5% 56.3% 55.4% 50.5% 54.1% 54.5%Nữ 27.3% 10.9% 7.5% 6.2% 1.6% 8.5%Cả nam và nữ 21.2% 32.8% 37.0% 43.3% 44.3% 37.1%

Sửa chữa các vật

Nam 72.7% 76.5% 81.0% 81.4% 88.5% 80.5%Nữ 9.1% 4.2% 3.9% 4.1% 1.6% 4.1%

4

Page 5: Quan niem cua nam gioi TPHCM

dụng trong gia đình

Cả nam và nữ 18.2% 19.3% 15.1% 14.4% 9.8% 15.4%

Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình

đẳng giới tại TPHCM 12/2013

Số liệu bảng trên cho thấy, nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm phụ

nữ thực hiện những công việc nội trợ tốt hơn nam giới chiếm tỉ lệ càng thấp, ví dụ đối với công

việc rửa chén 47.5% nam giới có trình độ đại học và trên đại học cho rằng phụ nữ làm tốt hơn

nam giới nhưng ở trình độ tiểu học thì tỉ lệ này là 63.6%, tương tự như vậy đối với việc giặt đồ

quan niệm nữ làm tốt hơn nam là 66.7% (nam giới trình độ tiểu học) và 49.2% (nam giới trình độ

đại học và trên đại học)… Tuy nhiên, quan niệm cả nam và nữ thực hiện tốt hơn các công việc

nội trợ cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể và cũng có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình

độ học vấn khác nhau. Những nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì lựa chọn cả nam

và nữ thực hiện công việc nội trợ tốt hơn cũng chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại, ví dụ với công

việc giặt đồ trong khi nhóm nam giới có trình độ học vấn tiểu học lựa chọn 12.1% thì nhóm có

trình độ đại học và trên đại học là 47.5%, tương tự như vậy đối với công việc dọn dẹp nhà cửa

nam giới có trình độ học vấn tiểu học 21.2% và nam giới có trình độ đại học và trên đại học là

59% hay với công việc.

Với nhóm công việc khác: Đa số nam giới quan niệm họ thực hiện các công việc họp tổ dân

phố, đi dự ma chay, cưới hỏi… sẽ tốt hơn và có sự khác nhau khá rõ nét về quan niệm này giữa

những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Nhóm nam giới có trình độ học vấn càng

cao thì quan niệm nam giới thực hiện công việc này tốt hơn càng càng giảm và ngược lại, chẳng

hạn đối với công việc đi dự ma chay, cưới hỏi có 39.4% nam giới trình độ tiểu học cho rằng nam

thực hiện công việc này sẽ tốt hơn và tỉ lệ này ở nhóm có trình độ từ đại học trở lên là 27.9%,

tương tự như vậy đối với việc họp tổ dân phố là 54.5% (trình độ tiểu học) và 39.3% (trình độ từ

đại học trở lên)… Quan niệm cả nam và nữ làm sẽ tốt hơn cũng có sự khác nhau giữa những

nhóm có trình độ học vấn khác nhau, trong khi nhóm có trình độ tiểu học cho rằng đối với việc đi

dự ma chay cưới hỏi là 24.2% trình độ tiểu học thì tỉ lệ này ở nhóm có trình độ đại học trở lên là

63.9%, tương tự như vậy đối với công việc họp tổ dân phố 18.2% (trình độ tiểu học) và 50.8%

(trình độ đại học trở lên) (xem thêm bảng 3).

Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng trực tiếp tới quan niệm người làm tốt hơn các công

việc trong gia đình, tùy theo từng công việc mà có tỉ lệ đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung

nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm cả nam và nữ cùng chia sẻ công việc nội trợ

5

Page 6: Quan niem cua nam gioi TPHCM

cũng như các công việc khác trong gia đình càng lớn và ngược lại. Vì vậy, muốn nâng cao nhận

thức của người dân về bình đẳng giới trong gia đình thì thiết nghĩ nâng cao trình độ học vấn cho

người dân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giới nói

chung và bất bình đẳng giới trong gia đình nói riêng.

Xét theo nhóm công việc, những nhóm nam giới có công việc khác nhau thì có quan niệm

về người làm tốt hơn các công việc gia đình cũng khác nhau.

Bảng 4. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn các công việc gia đìnhphân theo công việc

Công việc gia đình

Công việc hiện tại

TổngLao động đơn giản

Công nhân viên (công chức, viên chức, nhân viên văn phòng…)

Nông dân Công nhân

Lãnh đạo/quản

Nấu ănNam 6.7% 6.3% 14.3% .0% .0% 7.3%Nữ 66.3% 56.8% 57.1% 73.5% 50.0% 59.1%Cả nam và nữ 27.0% 37.0% 28.6% 26.5% 50.0% 33.6%

Rửa chén

Nam 9.0% 5.2% 21.4% .0% .0% 7.1%Nữ 62.9% 59.5% 50.0% 82.4% 35.7% 60.1%Cả nam và nữ 28.1% 35.3% 28.6% 17.6% 64.3% 32.8%

Giặt đồNam 15.7% 7.1% 21.4% .0% 7.1% 8.9%Nữ 51.7% 52.4% 57.1% 79.4% 35.7% 54.1%Cả nam và nữ 32.6% 40.5% 21.4% 20.6% 57.1% 37.0%

Dọn nhà cửa

Nam 13.5% 9.2% 14.3% 8.8% 7.1% 11.3%Nữ 48.3% 41.8% 64.3% 67.6% 35.7% 45.1%Cả nam và nữ 38.2% 48.9% 21.4% 23.5% 57.1% 43.6%

Đi chợNam 10.1% 3.8% 14.3% .0% .0% 6.1%Nữ 66.3% 67.7% 78.6% 79.4% 71.4% 69.5%Cả nam và nữ 23.6% 28.5% 7.1% 20.6% 28.6% 24.4%

Đi dự ma chay, cưới hỏi

Nam 23.6% 41.0% 57.1% 20.6% 28.6% 37.0%Nữ 22.5% 7.6% 21.4% 23.5% 14.3% 12.4%Cả nam và nữ 53.9% 51.4% 21.4% 55.9% 57.1% 50.6%

Họp tổ dân phố

Nam 41.6% 52.2% 71.4% 35.3% 28.6% 50.2%Nữ 15.7% 9.0% 7.1% 17.6% 14.3% 11.1%Cả nam và nữ 42.7% 38.9% 21.4% 47.1% 57.1% 38.6%

Làm các loại giấy tờ

Nam 44.9% 55.7% 92.9% 47.1% 57.1% 54.8%Nữ 12.4% 6.3% 7.1% 5.9% 21.4% 8.4%Cả nam và nữ 42.7% 38.0% .0% 47.1% 21.4% 36.8%

Sửa chữa các

Nam 74.2% 82.3% 85.7% 79.4% 85.7% 80.6%Nữ 4.5% 3.5% 14.3% .0% 14.3% 4.0%

6

Page 7: Quan niem cua nam gioi TPHCM

vật dụng trong gia đình

Cả nam và nữ21.3% 14.1% .0% 20.6% .0% 15.3%

Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình

đẳng giới tại TPHCM 12/2013

Quan niệm phụ nữ làm tốt hơn nhóm công việc nấu ăn, rửa chén, đi chợ tập trung cao nhất ở nhóm nam giới làm những công việc đơn giản (nông dân, công nhân, lao động tự do đơn giản) và quan niệm cả nam và nữ làm sẽ tốt hơn những công việc này lại tập trung vào nhóm nam giới lãnh đạo, quản lý (xem thêm bảng 4). Có thể nam giới làm những công việc đơn giản thường có môi trường làm việc tự do, tính chất công việc vất vả và họ không có thời gian hoặc không có điều kiện tiếp cận với những quy định về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức cho bản thân. Trong khi ở những nhóm nam giới làm quản lý, lãnh đạo, họ không chỉ có điều kiện tiếp cận với những quy định về bình đẳng giới, thậm chí có nhiều người còn trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện những quy định này nên phần nào cũng thấu hiểu được những gánh nặng công việc nội trợ mà người phụ nữ trong gia đình phải thực hiện.

Xét theo tình trạng hôn nhân, có sự khác biệt khá lớn về quan niệm người làm tốt hơn các công việc trong gia đình giữa những nhóm nam giới có đời sống hôn nhân khác nhau.

Bảng 6. Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình, phân theo tình trạng hôn nhân

Công việc gia đình

Tình trạng hôn nhânTổngChưa kết

hônĐã kết

hônLy hôn/ly

thân Góa

Nấu ăn

Nam 5.6% 6.8% 40.0% 25.0% 7.1%Nữ 78.6% 66.5% 20.0% 75.0% 69.6%Cả nam và nữ 15.8% 26.7% 40.0% .0% 23.3%

Rửa chénNam 4.1% 3.9% 30.0% 25.0% 4.5%Nữ 73.5% 68.7% 40.0% 75.0% 69.8%Cả nam và nữ 22.4% 27.4% 30.0% .0% 25.7%

Giặt đồNam 3.1% 5.4% 60.0% 50.0% 5.8%Nữ 68.4% 61.6% 10.0% 50.0% 62.8%Cả nam và nữ 28.6% 33.0% 30.0% .0% 31.3%

Dọn nhà cửaNam 9.2% 8.1% 60.0% 50.0% 9.5%Nữ 55.1% 49.4% 10.0% 50.0% 50.6%Cả nam và nữ 35.7% 42.5% 30.0% .0% 39.9%

Đi chợNam 5.1% 3.9% 30.0% 25.0% 4.8%Nữ 79.6% 73.3% 60.0% 75.0% 75.1%Cả nam và nữ 15.3% 22.7% 10.0% .0% 20.0%

Đi dự ma chay, cưới hỏi

Nam 36.7% 36.7% 40.0% 75.0% 37.0%Nữ 14.3% 11.2% 20.0% 25.0% 12.4%Cả nam và nữ 49.0% 52.1% 40.0% .0% 50.6%

Họp tổ dân phốNam 51.0% 49.1% 80.0% 50.0% 50.2%Nữ 12.2% 10.3% 10.0% 50.0% 11.1%Cả nam và nữ 36.7% 40.6% 10.0% .0% 38.6%

Làm các loại giấy tờ

Nam 51.0% 55.7% 80.0% 75.0% 54.8%Nữ 9.2% 7.8% 10.0% 25.0% 8.4%Cả nam và nữ 39.8% 36.4% 10.0% .0% 36.8%

7

Page 8: Quan niem cua nam gioi TPHCM

Sửa chữa các vật dụng trong gia đình

Nam 77.6% 81.7% 100.0% 75.0% 80.6%Nữ 5.1% 3.4% .0% 25.0% 4.0%Cả nam và nữ 17.3% 14.9% .0% .0% 15.3%

Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013

Số liệu bảng trên phản ánh khá rõ sự khác nhau về quan niệm người làm tốt hơn những

công việc nội trợ đối với những nhóm nam giới có đời sống hôn nhân khác nhau. Đối với các

công việc bếp núc như nấu ăn, rửa chén, đi chợ hầu hết nam giới chưa lập gia đình, nam giới đã

lập gia đình và góa thì đều đánh giá cao khả năng phụ nữ làm tốt hơn nam giới. Tuy nhiên, đối

với những người đã ly thân, ly hôn thì cho kết quả khá khác biệt. Nam giới ly thân hoặc ly hôn

đánh giá nữ giới làm tốt công việc này chiếm tỉ lệ khá thấp, ví dụ đối với công việc nấu ăn nữ làm

tốt hơn chỉ chiếm tỉ lệ 20% trong khi những nam giới chưa kết hôn là 78.6% và nam giới đã kết

hôn tỉ lệ này là 66.5%, tương tự như vậy đối với công việc rửa chén và đặc biệt đối với việc giặt

đồ trong khi nam giới chưa kết hôn đánh giá nữ làm tốt hơn chiếm tỉ lệ 68.4%, nam đã kết hôn là

61.6% trong khi đó nam giới ly hôn hoặc ly thân chỉ chiếm tỉ lệ 10%, có thể những nam giới đã

ly hôn, ly thân họ phải tự làm tất cả các công việc liên quan đến nội trợ, bếp núc, có thể lâu dần

thành quen và đối với họ nam giới cũng có thể làm tốt những công việc này, hơn nữa đa số những

nam giới trong hoàn cảnh này họ cũng ý thức được nếu không tự làm thì sẽ không ai làm thay họ,

trong nhiều trường hợp họ còn phải làm cho người khác như con cái, cha mẹ già yếu… Như vậy,

về mặt nào đó tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến quan niệm về người làm tốt hơn các công

việc nội trợ.

2. Quan niệm của nam giới về việc sử dụng các biện pháp tránh thai và sinh con

- Việc sử dụng các biện pháp tránh thai: Trước kia, khi nói đến việc sử dụng các biện

pháp tránh thai, phụ nữ thường là người chủ động tìm biện pháp tránh thai cho mình và họ cũng

là người trực tiếp sử dụng các biện pháp tránh thai chứ không phải là đàn ông. Vậy, hiện nay

quan niệm này có gì thay đổi, nam giới quan niệm về vấn đề này như thế nào?

Với câu hỏi “ai sẽ là người làm tốt hơn trong việc quyết định sử dụng biện pháp tránh

thai?”, kết quả khảo sát phản ánh có sự thay đổi đáng kể trong quan niệm về việc người quyết

định sử dụng các biện pháp tránh thai của nam giới, có tới 80.3% nam giới tham gia khảo sát cho

rằng cả hai vợ chồng cùng quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn. Điều này

chứng tỏ rằng nhận thức của nam giới đối với vấn đề này đã có sự thay đổi tích cực. Việc tìm

kiếm và sử dụng các biện pháp tránh thai không còn là nhiệm vụ của riêng phụ nữ mà đã có sự

bàn bạc, trao đổi, thống nhất giữa hai vợ chồng hay nói cách khác đã có sự tham gia, chia sẻ, chịu

trách nhiệm của nam giới trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Sự tiến bộ trong nhận thức

8

Page 9: Quan niem cua nam gioi TPHCM

của nam giới là dấu hiệu đáng mừng trong việc thực hiện bình đẳng giới đối với vấn đề kế hoạch

hóa gia đình.

Vậy, có sự khác nhau về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn

khác nhau không?

Bảng 7. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn trong việc sử dụng biện pháp tránh thai theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn

TổngTiểu học

Trung học cơ

sở

Trung học phổ

thông

Trung cấp/cao

đẳng

Đại học trở

lên

Quyết định sử dụng biện pháp tránh thai

Nam 3.0% 9.2% 4.6% 5.2% 6.6% 5.7%Nữ 18.2% 16.0% 14.1% 9.3% 14.8% 14.0%Cả nam và nữ 78.8% 74.8% 81.3% 85.6% 78.7% 80.3%

Quyết định sinh con

Nam 6.1% 11.8% 4.6% 4.1% 8.2% 6.3%Nữ 9.1% 7.6% 9.2% 2.1% 6.6% 7.5%Cả nam và nữ 84.8% 80.7% 86.2% 93.8% 85.2% 86.2%

Quyết định số con

Nam 9.1% 7.7% 6.0% 3.1% 6.7% 6.1%Nữ 9.1% 9.4% 9.7% 4.1% 8.3% 8.6%Cả nam và nữ 81.8% 82.9% 84.2% 92.8% 85.0% 85.3%

Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình

đẳng giới tại TPHCM 12/2013

Quan niệm cả nam và nữ quyết định sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn không có sự

khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Tuy nhiên, ở lựa chọn nữ là

người quyết định sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn có sự khác biệt khá rõ nét giữa những

nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì

quan niệm nữ giới quyết định vấn đề này sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ càng thấp và ngược lại, cụ thể

nhóm nam giới có trình độ từ đại học trở lên quan niệm nữ quyết định sử dụng các biện pháp

tránh thai sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ 14.8% trong khi tỉ lệ này ở nhóm trình độ tiểu học là 18.2%. Điều

đó cho thấy rằng, trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm ai sẽ là người quyết

định sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn.

- Về việc quyết định sinh con và số con, đa số nam giới tham gia khảo sát cho rằng, việc

quyết định sinh con và số con do cả hai vợ chồng cùng quyết định sẽ tốt hơn. Khác với xã hội

Việt Nam truyền thống, do sức ép của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên

quyền quyết định số con không phụ thuộc về phụ nữ mà do người chồng, người đàn ông trong gia

9

Page 10: Quan niem cua nam gioi TPHCM

đình quyết định, thậm chí quyền này thuộc về dòng họ. Hiện nay đã có một sự thay đổi đáng kể

trong nhận thức của nam giới về vấn đề này, họ cho rằng việc quyết định sinh con, quyền quyết

định chính về số con phải do cả hai vợ chồng cùng quyết định sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ khá cao

tương ứng là 86.2% và 85.3%. Quan niệm này không có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới

có trình độ học vấn khác nhau. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của sự bình đẳng nam nữ và qua

đây ta cũng thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với việc quyết định số con trong gia

đình đã được nam giới nhìn nhận một cách tích cực.

- Quan niệm về việc sinh con trai hay con gái: Số liệu khảo sát phản ánh khá rõ quan

niệm của nam giới đối với vấn đề sinh con trai hay con con gái, có tới 42.7% nam giới tham gia

khảo sát trả lời “đồng ý” với mệnh đề “không phân biệt con trai và con gái khi sinh” và 57.3%

“không đồng ý” với mệnh đề này. Điều đó có nghĩa rằng, có tới trên một nửa nam giới vẫn còn

phân biệt giới tính khi sinh con. Một điều đáng nói có tới 93% nam giới “đồng ý” với quan niệm

“sinh con trai để nối dõi tông đường”. Điều này cho thấy rằng, thiên kiến về giới vẫn bám rễ lâu

đời trong nhận thức của đa số người dân nói chung và nam giới nói riêng. Dưới góc độ xã hội,

cuộc sống hiện đại đã nhìn nhận được vai trò và sự đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển xã

hội ngang bằng với nam giới nhưng khi đánh giá về góc độ gia đình thì người phụ nữ vẫn còn bị

đối xử bất bình đẳng, tư tưởng cần có ít nhất một người con trai, người đàn ông để duy trì nòi

giống và thờ cúng tổ tiên còn tồn tại khá nặng nề trong suy nghĩ của người dân nói chung và của

nam giới Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với mệnh đề “sinh con gái để chăm sóc cha mẹ khi

về già” có 56% nam giới “đồng ý” với nhận định này và 44% “không đồng ý”, trong khi đó mệnh

đề “sinh con trai để chăm sóc khi về già” có 34.6% đồng ý và 65.4% “không đồng ý”. Điều này

cho thấy rằng, mặc dù có kỳ vọng về một đứa con trai để nối dõi tông đường nhưng họ vẫn muốn

có con gái để nhờ cậy khi về già. Bởi theo quan niệm truyền thống, con gái vẫn là người chăm

sóc sức khỏe cho gia đình, nam giới là người duy trì nòi giống của dòng họ.

Bảng 8. Quan niệm về việc sinh con trai hay gái theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn

TổngTiểu học

Trung học cơ

sở

Trung học phổ thông

Trung cấp/cao

đẳng

Đại học trở lên

Không phân biệt con trai và con gái khi sinh

Đồng ý 66.7% 47.1% 41.4% 36.1% 37.7% 42.7%Không đồng ý 33.3% 52.9% 58.6% 63.9% 62.3% 57.3%

Sinh con trai để nối dõi tông đường

Đồng ý 81.8% 95.0% 93.1% 90.7% 98.4% 93.0%Không đồng ý 18.2% 5.0% 6.9% 9.3% 1.6% 7.0%

Sinh con trai để Đồng ý 48.5% 42.0% 34.7% 27.1% 24.6% 34.6%

10

Page 11: Quan niem cua nam gioi TPHCM

chăm sóc bố mẹ khi về già

Không đồng ý 51.5% 58.0% 65.3% 72.9% 75.4% 65.4%

Sinh con gái để chăm sóc bố mẹ khi về già

Đồng ý 48.5% 53.8% 44.4% 33.3% 37.7% 44.0%Không đồng ý 51.5% 46.2% 55.6% 66.7% 62.3% 56.0%

Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình

đẳng giới tại TPHCM 12/2013

Có sự khác nhau khá rõ nét giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau về

nhận định “không phân biệt con trai và con gái khi sinh”. Nhóm có trình độ học vấn càng cao thì

“không đồng ý” với nhận định này chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại, cụ thể nhóm có trình độ đại

học và trên đại học “không đồng ý” với nhận định này là 62.3% trong khi nhóm có trình độ tiểu

học là 33.3%. Tương tự như vậy với mệnh đề “sinh con gái để chăm sóc bố mẹ khi về già” có

51.5% nam giới trình độ tiểu học “không đồng ý” trong khi đó 62.3% nam giới trình độ đại học

và trên đại học “không đồng ý”. Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quan niệm sinh con

trai, con gái của nam giới. Nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm phân biệt con trai

con gái khi sinh càng lớn và ngược lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.

2. “Khảo sát nhận thức của người dân Thành phố Hồ Chí Minh về bình đẳng giới”, Viện

Nghiên cứu phát triển thực hiện tháng 12/2013.

3. Ngô Thị Hường, “Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới”,

http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi

4. Nguyễn Thanh Thụy, “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở

Bình Định - Thực trạng và giải pháp”, Hội Liên hiệp Phụ nữ Bình Định thực hiện trong năm

2002 - 2003.

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

ThS. Mai Thị Quế theo chuyên ngành Xã hội học. Từ năm 2006 đến nay, ThS. Quế công tác tại Phòng Nghiên cứu Văn hóa Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực nghiên cứu của ThS. Quế là các vấn đề liên quan đến Giới, Gia đình và Trẻ em.

11