quản trị công nghệ

15
BÀI THẢO LUẬN SỐ 1 Đề bài: Phân tích các bước cơ bản xác định năng lực công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may. Bài làm Bước 1: Giới thiệu và đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp Dệt May. Giới thiệu vị trí của ngành so với các ngành kinh tế khác trong nước: Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nề kinh tế đất nước ta. Việt Nam vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người rất thấp. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chúng ta cần phải thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế trong giai đoạn đầu lấy công nghiệp hóa làm trọng tâm, Việt nam cấn phát triển mạnh các ngành có khả năng tận dụng những lợi thế sẵn có bởi lẽ chính các ngành này sẽ nhanh chóng tạo ra một tiềm lực công nghiệp mới, nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm góp phần đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, nhanh chóng có thêm nguồn thu nhập và tích luỹ lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các tiềm lực lớn hơn. Điều này được thể hiện rõ nét ở ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may của Việt Nam đã

Upload: buong-binh-bee

Post on 29-Jun-2015

53 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quản trị công nghệ

BÀI THẢO LUẬN SỐ 1

Đề bài: Phân tích các bước cơ bản xác định năng lực công nghệ

trong ngành công nghiệp dệt may.

Bài làm

Bước 1: Giới thiệu và đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp Dệt May.

Giới thiệu vị trí của ngành so với các ngành kinh tế khác trong nước: Sự phát

triển của ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong công cuộc công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nề kinh tế đất nước ta.

Việt Nam vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập quốc

dân tính theo đầu người rất thấp. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chúng ta

cần phải thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế trong giai

đoạn đầu lấy công nghiệp hóa làm trọng tâm, Việt nam cấn phát triển mạnh các

ngành có khả năng tận dụng những lợi thế sẵn có bởi lẽ chính các ngành này sẽ

nhanh chóng tạo ra một tiềm lực công nghiệp mới, nhanh chóng tạo ra nhiều

việc làm góp phần đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, nhanh chóng có

thêm nguồn thu nhập và tích luỹ lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các

tiềm lực lớn hơn. Điều này được thể hiện rõ nét ở ngành dệt may Việt Nam.

Ngành dệt may của Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kẻ và ngành

dệt may Việt Nam đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Việt

Nam đã vươn lên đứng trong top 7 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

Giới thiệu khả năng và thành tựu của ngành:

Ngành dệt may Việt Nam đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất

nước và đã giải quyết việc làm cho trên 2,5 triệu lao động . Năm 2013 là một

năm lĩnh vực xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến thắng lợi

của ngành dệt may. Cho dù đây là năm nền kinh tế chứng kiến khó khăn đến với

nhiều ngành sản xuất, song riêng đối với dệt may, không những có sự cán đích

ngoạn mục (kim ngạch xuất khẩu đạt 20,4 tỷ USD, tăng 18,1% so với 2012) mà

Page 2: Quản trị công nghệ

còn xuất siêu rất ấn tượng: 6,5 tỷ USD. Đây là kết quả hết sức đáng khích lệ

trong điều kiện khó khăn của cả nước. Điều này đã chứng tỏ những nỗ lực của

các doanh nghiệp dệt may cũng như những người lao động trong ngành. Có thể

thấy, ngành dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng

trưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng

đầu của cả nước, và là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 5 trên thế giới.

Ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu 20,4 tỷ USD, tăng

trưởng 18,1% so với cùng kỳ 2012. Kết quả trên cho thấy dệt may Việt Nam đã

cải thiện thị phần tại một số thị trường. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt

Nam vào các thị trường này lớn hơn so với tốc độ tăng nhập kaasu của các nước.

Cụ thể, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Châu Âu tăng 8,8%; thị

trường Nhật Bản tăng 20,5% và thị trường Hàn Quốc tăng 43%. Đáng chú ý,

xuất khẩu vào thì trường Mỹ tăng gấp 4 lần tốc độ tăng nhập khẩu.

Bước 2: Đánh giá định tính năng lực công nghệ.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng

về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp

dệt – may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Sản phẩm của các ngành chủ yếu

phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.

So với các ngành công nghiệp nặng, ngành này sử dụng nhiên liệu, động lực và

chi phí vận tải ít hơn song lại chịu ảnh hưởng lớn hơn của nhân tố lao động, thị

trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu

dung đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản

xuất tương đối đơn giản, thờigian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối

dễ dàng, có khả năng xuất khẩu.

Công nghiệp dệt – may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của

công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh

hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành

công nghiệp nặng. Phát triện công gnhiệp dệt – may góp phần thúc đẩy phát

triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp

Page 3: Quản trị công nghệ

hoá chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao

động, nhất là lao động nữ.

Sự ra đời máy dệt ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp thế

giới. Ngành dệt – may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các

nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong

phú (như bong, lanh, long cừu, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len nhân tạo…), nguồn

lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Bước 3: Đánh giá nguồn tài nguyên:

Nguồn lực tự nhiên của dệt may nước ta thấp: nguyên phụ liệu chủ yếu nhập

khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu

vực và trên thế giới.Nguyên liệu chủ yếu của chúng ta là Trung Quốc

Diện tích trồng bông tăng chỉ tập trung tại một số vùng chính như vùng Tây

Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

 

Bảng 1: Sản lượng bông Việt Nam (từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14)

  2011/12 2012/13 % thay đổi mùa

vụ 2012/13 so

với mùa vụ

2011/12

2013/14

Dự báo

Page 4: Quản trị công nghệ

Diện tích trồng bông (nghìn ha) 10,6 9,84 -7,0 9,84

Năng suất (tấn/ha) 1,34 1,28 -4,5 1,28

Sản lượng hạt bông (nghìn tấn) 14,2 12,58 -11,.4 12,58

Tốc độ tăng trưởng (%) 36,5 36,5   36,5

Sản lượng bông sợi (TMT) 5,18 4,59 -11,4 4,59

Sản lượng (nghìn kiện,

218kg/kiện)

24 21 -11,4 21

Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê Việt Nam,

Dự báo của USDA

Ngành công nghiệp dệt may tiếp tục mở rộng và nhu cầu về sợi trong và ngoài

nước cũng tăng mạnh đã khiến sức tiêu thụ về bông tại Việt Nam tăng mạnh. Cả

nước hiện có 100 nhà máy kéo sợi với tổng công suất 680.000 tấn sợi bông nhân

tạo (tương đương 5,1 triệu cọc). Tiêu thụ bông tại Việt Nam cũng tăng dần trong

vòng 5 năm trở lại đây với tốc độ trung bình từ 7-8%/năm. Ước tính tiêu thụ

bông mùa vụ 2012/13 khoảng 392.400 tấn (tương đương 1,8 triệu kiện).

 Giá bông nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010/2012 (đơn vị USD/kg)

  2010 2011 2012

Tháng 1 1,58 2,81 2,58

Tháng 2 1,64 2,93 2,31

Tháng 3 1,67 3,42 2,24

Tháng 4 1,55 3,69 2,27

Tháng 5 1,78 4,17 2,19

Tháng 6 1,88 3,98 2,14

Tháng 7 1,97 3,89 2,00

Tháng 8 2,00 2,76 1,91

Tháng 9 1,90 3,67 1,94

Tháng 10 2,08 2,67 1,93

Tháng 11 2,13 2,84 1,93

Page 5: Quản trị công nghệ

Tháng 12 2,53 2,52 1,89

Mức giá trung

bình

1,88 3,24 2,09

Tỷ giá: 1USD = 20.900 VND

Mức giá bông nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 tính theo tháng

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương Việt Nam

Giá bông trong nước:

Giá bông trong nước hiện đang được thu mua với mức giá trung bình là 12.000

VND/kg (tương đương 0,574USD/kg), giảm 29,4% so với mùa vù trước (với

mức giá trung bình từ 17.000-18.000 VND/kg).

Bước 4: Đánh giá nguồn nhân lực của ngành dệt may

Dệt May hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của

ngành Dệt May chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5%

trong tổng lực lượng lao động toàn quốc.

Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có những đặc thù sau:

- Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao động tương đối cao

chủ yếu là đã tốt nghiệp PTTH, PTCS. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi

đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng

cao năng suất lao động

- Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của

toàn ngành Dệt May. Thường các doanh nghiệp này hiện nay lại có khuynh

Page 6: Quản trị công nghệ

hướng đầu tư cho việc thu hút lao động, chứ không có khuynh hướng đầu tư

mạnh cho hoạt động đào tạo.

- Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang phân bổ theo các cụm

công nghiệp dệt may. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành dệt may và có sự

tăng trưởng nhanh trong những năm qua là Vùng Đông Nam Bộ (chiếm gần

62% lao động của toàn ngành) và Đồng bằng sông Hồng (hơn 22%). Các tỉnh

thành tập trung nhiều lao động dệt may là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình

Dương, Tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định.

- Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung

ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai vùng này cũng tập

trung hầu hết các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấp độ đại học, cao đẳng của

ngành.

Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động toàn ngành

thì đó là một con số quá khiêm tốn – hơn 4%. Tuy là ngành sử dụng nhiều công

nhân, nhưng một tỷ lệ như vậy đã được các chuyên gia trong ngành đánh giá là

quá thấp.

- Nhận định chung về lực lượng cán bộ hiện nay của ngành Dệt may đang có xu

hướng già đi, và chưa có lớp kế cận. Lý do là thu nhập bình quân của ngành Dệt

May thấp so với các ngành khác và điều kiện làm việc cũng như đãi ngộ cũng

không tốt, nên thiếu hấp dẫn trong việc thu hút lao động.

Cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệp dệt may

đang rất thiếu và yếu, đặc biệt trang lĩnh vực sử dụng internet để tạo lợi thế

trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và sản phẩm.

Về năng suất lao động, cả kéo sợi, dệt thoi và may mặc của ta đều có năng suất

lao động còn thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc - năng suất lao

động bình quân của một lao động ngành may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn

tay hoặc 10 quần thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo hoặc

15 - 20 quần.

Page 7: Quản trị công nghệ

Theo tính toán của Hiệp hội dệt may và Tổng công ty Dệt May, để đáp ứng nhu

cầu đầu tư cho ngành dệt may đảm bảo đáp ứng mục tiêu của toàn ngành đặt ra

đến 2010 đòi hỏi một lượng lao động đáng kể bổ sung cho ngành Dệt May,

trong đó: nhu cầu cho lao động may là lớn nhất 157.500 người, tiếp đến là dệt,

nhuộm cần mới 108.355 người, nguyên liệu cần 3.390 người.

Do yêu cầu về lao động của ngành Dệt May tăng rất nhanh nên khả năng đáp

ứng của cơ sở đào tạo không theo kịp. Dẫn đến tính trạng tranh giành lao động

giữa các doanh nghiệp trong ngành tăng lên đã đến mức báo động. Tăng giảm

lao động theo loại hình doanh nghiệp dệt may 2004

Khi tình trạng mất người xảy ra với xác xuất cao, các doanh nghiệp ngại đào tạo

người lao động vì khả năng họ rời bỏ công ty sau khi được đào tạo là quá lớn.

Doanh nghiệp không đào tạo, nhân viên cảm thấy không thỏa mãn nhu cầu được

học tập của mình lại muốn ra đi tìm nơi khác nhiều hơn.

Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực đã

làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Mục tiêu hiện nay mà

ngành dệt may đặt ra cho mình là phấn đấu đứng trong top 10 nước và tiến tới là

top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới, và định hướng phát triển của

ngành là theo hướng thời trang – công nghệ - thương hiệu. Với hướng đi như

vậy nguồn nhân lực của toàn ngành dệt may phải hướng đến chất lượng cao,

nguồn nhân lực cần là yếu tố quan tâm số một trong việc tạo ra lợi thế cạnh

tranh, đào tạo cần được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để nguồn

nhân lực đạt đến chất lượng mong muốn.

Bước 5: Đánh giá cơ sở hạ tầng:

Trong nền kinh tế không ngành nào có thể phát triển một cách độc lập mà phải

đặt trong những mối quan hệ với nhiều tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát

triển của ngành và các pha của chuỗi phát triển. Ngành công nghệ dệt may cũng

chịu tác động của nhiều tác nhân. Ví dụ như: Nguồn nhân lực dồi dào được đào

tạo bài bản; những chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước; thị trường cung

ứng ngày càng được ở rộng… các tác nhân này tác động qua lại lẫn nhau không

ngừng thúc đẩy ngành dệt may có những bước phát triển nhanh chóng.

Page 8: Quản trị công nghệ

Các tác nhân tương tác qua lại lẫn nhau đã đem lại những bước phát triển

nhanh chóng và bền vững cho ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Mỗi ngành kinh tế thì lại có cơ sở hạ tầng đặc thù riêng của ngành, mức độ

liên kết giữa cơ sở hạ tầng và các đơn vị sản xuất của ngành thì phản ánh mức

độ hợp lí của việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành đó. Trong ngành dệt

may, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư có đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được

nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển. Mỗi doanh nghiệp thì đều có các

phương án xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện phát triển của đơn vị

mình. Cơ sở hạ tầng của ngành dệt may thì đã và đang được đầu tư xây dựng

ngày càng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của các đơn vị sản xuất kinh

doanh.

Bước 6: Đánh giá cơ cấu công nghệ:

Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chú ý hơn tái đầu tư cho

đổi mới công nghệ. Tuy nhiên điều đáng nói qua kết quả kiểm tra, đầu tư của

các doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ tập trung chủ yếu để mua sắm, cải tiến

máy móc thiết bị phần cứng (thông qua nhập khẩu thiết bị hoặc mua thiết bị

trong nước) hơn là đầu tư cho phần mềm công nghệ (đầu tư cho nghiên cứu cải

tiến quy trình sản xuất hay sản phẩm hiện có hoặc thiết kế các sản phẩm mới).

Thông thường, đầu tư cho công nghệ phần cứng tốn kém hơn nhiều so với đầu

tư cho phần mềm công nghệ do vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm làm ra do

giá trị khấu hao lớn. Nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không sớm nhận

thức được điều này và có chiến lược lâu dài đầu tư cho phần mềm công nghệ thì

rồi đây các sản phẩm của chúng ta sẽ khó xâm nhập vào thị trường quốc tế khi

Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Dự án khảo sát được thực hiện với 100 doanh nghiệp thuộc ba loại hình sở hữu:

doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài hoạt động sản xuất trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn TP. HCM và

Hà Nội cho thấy có 57% doanh nghiệp được hỏi đang sử dụng những máy móc

thiết bị từ những năm 1990, 39% sử dụng những thiết bị công nghệ những năm

1980 và vẫn còn 10% sử dụng máy móc của những năm 70. Làn súng đầu tư của

nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hơn một thập kỷ qua chưa tạo ra một sự chuyển

Page 9: Quản trị công nghệ

biến mạnh về chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài cho doanh

nghiệp trong nước. Điều này có thể giải thích bởi những lý do. Trước hết, hệ

thống pháp luật và việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của

Việt Nam đang còn sử dụng các tiềm lực đó để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất,

lĩnh vực hoạt động và đầu tư thâm nhập, thôn tính các doanh nghiệp khác để

phát triển thành tập đoàn kinh tế. Tạo khuôn khổ thể chế để các doanh nghiệp

dệt may Việt Nam đang có vốn góp ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc các doanh

nghiệp dệt may đã có sẵn mối quan hệ nội bộ theo kiểu tập đoàn kinh tế. Tuy

nhiên, việc chuyển đổi phải qua một số khâu và các bước nhằm tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp đầu tư, chi phối lẫn nhau, hình thành liên kết chặt chẽ

kinh tế với sự hỗ trợ của các quy định pháp lý, cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Bước 7: Đánh giá năng lực tổng thể công nghệ ngành công nghiệp dệt may

của Việt Nam:

- Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong

nền kinh tế quốc dân nước ta, là ngành giải quyết nhiều việc làm cho người lao

động. Thực tế cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới

(WTO), ngành Dệt May Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin,

các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế

quan giữa các nước thành viên. Với những lợi thế riêng như ổn định chính trị,

năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại

hàng may mặc..., Dệt May Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín

trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao. Chi phí nhân

công vẫn thấp hơn so với các nước có cạnh tranh như Trung Quốc, Indonesia,

Ấn Độ. Việt Nam là đối tác có thể đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại

hàng may mặc và thực hiện công tác trách nhiệm xã hội với người lao động đảm

bảo. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà nhập khẩu vì họ có thể tìm

mua, đặt hàng được nhiều chủng loại sản phẩm. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt

Nam luôn thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng quốc tế đặt ra như về lao

động, môi trường sản xuất, trách nhiệm xã hội…. Các tổ chức phi chính phủ và

khách hàng lớn của dệt may Việt Nam đều đánh giá Việt Nam là một hình mẫu

của ngành công nghiệp dệt may lành mạnh, đi liền với luật lao động rõ ràng và

mức lương công bằng.

Page 10: Quản trị công nghệ

Tuy nhiên, một cách tổng quát có thể thấy cơ sở hạ tầng của ngành còn yếu

kém, thiếu công nghệ sản xuất. Việc sử dụng nguồn nhân lực chưa có hiệu quả

làm năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa được tốt do thiếu công

nghệ sản xuất.