quan trỌng lÀ chỌn lỰa cỔ phi · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh...

29
CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 1 Thị trường giảm mạnh trong tháng Ba rõ ràng đã tạo ra sức hút nhất định đối với các nhà đầu tư. Chính dòng tiền mới này đã giúp thị trường hồi phục mạnh trong những tuần đầu tháng Tư trước khi đi ngang do cú sốc của giá dầu thế giới. Sau giai đoạn biến động hình chữ V giai đoạn cuối tháng Ba – đầu tháng Tư, thị trường đã trở lại trạng thái cân bằng hơn. Cho những tháng còn lại của quý 2/2020, chúng tôi nhận thấy thị trường đang đối diện nhiều áp lực điều chỉnh hơn là có yếu tố hỗ trợ. Theo quan sát của chúng tôi trong quá khứ, sau khi thị trường tăng mạnh và dòng tiền bắt đầu lan tỏa sang nhóm VNMid và VNSmall, thị trường có xu hướng điều chỉnh ngay sau đó. Bên cạnh đó, việc gia nhập thị trường trong tuần tạo đáy cuối tháng Ba của một lượng tiền lớn đã giúp tài khoản của nhiều nhà đầu tư tăng hơn 20%. Đối diện với bức tranh triển vọng kinh tế chưa mấy rõ ràng hiện tại, một bộ phận NĐT có thể sẽ hiện thực hóa một phần lợi nhuận đầu tư ngắn hạn. Trong khi khối nội có thể lưỡng lự để tiếp tục đổ tiền vào thị trường, làn sóng bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu dừng lại khi khả năng kéo dài của dịch Covid-19 chưa ngã ngũ khiến các chỉ số rủi ro như CDS 5 năm của Việt Nam và chỉ số VIX còn đang ở mức cao. Chúng tôi chỉ kỳ vọng mức độ bán ròng của khối ngoại có thể giảm bớt khi VFMVN Diamond ETF được niêm yết trên thị trường trong tháng Năm. Tuy nhiên, sức hút của ETF, giải quyết phần nào bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài, đang là một dấu hỏi khi gần đây một vài cổ phiếu kín “room” ngoại bắt đầu bị khối ngoại bán ròng thông qua giao dịch khớp lệnh. Về mặt cơ bản, trong khi đầu năm thị trường kỳ vọng lợi nhuận có thể tăng 22% trong năm 2020, theo thống kê từ Bloomberg Consensus. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã được điều chỉnh xuống ngưỡng âm 1%. Như vậy, có thể nói, việc VNIndex giảm mạnh hơn 20% vào cuối tháng Ba là sự phản ánh rõ nét về sự thay đổi kỳ vọng lợi nhuận năm 2020. Tăng trưởng LNST trong quý I của các doanh nghiệp thuộc VNIndex ước giảm 13% YoY. Như vậy, tăng trưởng LNST của các doanh nghiệp cần phải cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, đủ bù đắp cho mức sụt giảm trong quý 1/2020 để VNIndex có thể duy trì ít nhất ở vùng điểm hiện tại. Chúng tôi không kỳ vọng điều này có thể diễn ra ngay trong quý 2/2020, giai đoạn mà dịch bệnh diễn tiến nghiêm trọng nhất. Yếu tố khả dĩ chúng tôi kỳ vọng có thể mang lại sự hưng phấn là tại những thời điểm có tiến triển khả quan về kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng lệnh phong tỏa của Mỹ và các quốc gia châu Âu, những nền kinh tế gắn liền với triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Dù vậy, chúng tôi cho rằng yếu tố này chỉ có tác dụng hỗ trợ ngắn hạn về mặt tâm lý. Triển vọng hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế sau dịch bệnh vẫn là yếu tố cần được quan sát nhiều hơn. Trong tháng Năm, chúng tôi dự báo VNIndex sẽ dao động trong khoảng 700-800. Nhà đầu tư cá nhân trong nước kéo thị trường trong tháng Tư Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Ban Chiến lược Nguyễn Thị Phương Lam [email protected] Bernard Lapointe [email protected] Vũ Anh Tú [email protected] Nguyễn Tiến Hoàng [email protected] Trần Thị Ngọc Hà [email protected] Trương Thị Thảo Vi [email protected] 500 700 900 1100 50% 60% 70% 80% 90% 02/01 14/01 26/01 07/02 19/02 02/03 14/03 26/03 07/04 19/04 % tổng giao dịch của cá nhân trong nước (trái) VNIndex (phải) 05/05/2020 Chiến lược đầu tư tháng 05/2020 QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHIẾU

Upload: others

Post on 18-Sep-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 1

Thị trường giảm mạnh trong tháng Ba rõ ràng đã tạo ra sức hút nhất định đối với các nhà đầu tư. Chính dòng tiền mới này đã giúp thị trường hồi phục mạnh trong những tuần đầu tháng Tư trước khi đi ngang do cú sốc của giá dầu thế giới. Sau giai đoạn biến động hình chữ V giai đoạn cuối tháng Ba – đầu tháng Tư, thị trường đã trở lại trạng thái cân bằng hơn. Cho những tháng còn lại của quý 2/2020, chúng tôi nhận thấy thị trường đang đối diện nhiều áp lực điều chỉnh hơn là có yếu tố hỗ trợ.

Theo quan sát của chúng tôi trong quá khứ, sau khi thị trường tăng mạnh và dòng tiền bắt đầu lan tỏa sang nhóm VNMid và VNSmall, thị trường có xu hướng điều chỉnh ngay sau đó. Bên cạnh đó, việc gia nhập thị trường trong tuần tạo đáy cuối tháng Ba của một lượng tiền lớn đã giúp tài khoản của nhiều nhà đầu tư tăng hơn 20%. Đối diện với bức tranh triển vọng kinh tế chưa mấy rõ ràng hiện tại, một bộ phận NĐT có thể sẽ hiện thực hóa một phần lợi nhuận đầu tư ngắn hạn.

Trong khi khối nội có thể lưỡng lự để tiếp tục đổ tiền vào thị trường, làn sóng bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu dừng lại khi khả năng kéo dài của dịch Covid-19 chưa ngã ngũ khiến các chỉ số rủi ro như CDS 5 năm của Việt Nam và chỉ số VIX còn đang ở mức cao. Chúng tôi chỉ kỳ vọng mức độ bán ròng của khối ngoại có thể giảm bớt khi VFMVN Diamond ETF được niêm yết trên thị trường trong tháng Năm. Tuy nhiên, sức hút của ETF, giải quyết phần nào bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài, đang là một dấu hỏi khi gần đây một vài cổ phiếu kín “room” ngoại bắt đầu bị khối ngoại bán ròng thông qua giao dịch khớp lệnh.

Về mặt cơ bản, trong khi đầu năm thị trường kỳ vọng lợi nhuận có thể tăng 22% trong năm 2020, theo thống kê từ Bloomberg Consensus. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã được điều chỉnh xuống ngưỡng âm 1%. Như vậy, có thể nói, việc VNIndex giảm mạnh hơn 20% vào cuối tháng Ba là sự phản ánh rõ nét về sự thay đổi kỳ vọng lợi nhuận năm 2020. Tăng trưởng LNST trong quý I của các doanh nghiệp thuộc VNIndex ước giảm 13% YoY. Như vậy, tăng trưởng LNST của các doanh nghiệp cần phải cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, đủ bù đắp cho mức sụt giảm trong quý 1/2020 để VNIndex có thể duy trì ít nhất ở vùng điểm hiện tại. Chúng tôi không kỳ vọng điều này có thể diễn ra ngay trong quý 2/2020, giai đoạn mà dịch bệnh diễn tiến nghiêm trọng nhất.

Yếu tố khả dĩ chúng tôi kỳ vọng có thể mang lại sự hưng phấn là tại những thời điểm có tiến triển khả quan về kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng lệnh phong tỏa của Mỹ và các quốc gia châu Âu, những nền kinh tế gắn liền với triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Dù vậy, chúng tôi cho rằng yếu tố này chỉ có tác dụng hỗ trợ ngắn hạn về mặt tâm lý. Triển vọng hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế sau dịch bệnh vẫn là yếu tố cần được quan sát nhiều hơn.

Trong tháng Năm, chúng tôi dự báo VNIndex sẽ dao động trong khoảng 700-800.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước kéo thị trường trong tháng Tư

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Ban Chiến lược

Nguyễn Thị Phương Lam

[email protected]

Bernard Lapointe

[email protected]

Vũ Anh Tú

[email protected]

Nguyễn Tiến Hoàng

[email protected]

Trần Thị Ngọc Hà

[email protected]

Trương Thị Thảo Vi

[email protected]

500

700

900

1100

50%

60%

70%

80%

90%

02/01 14/01 26/01 07/02 19/02 02/03 14/03 26/03 07/04 19/04

% tổng giao dịch của cá nhân trong nước (trái) VNIndex (phải)

05/05/2020

Chiến lược đầu tư tháng 05/2020

QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHIẾU

Page 2: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 2

NỘI DUNG CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU 3

“Sự tự mãn” dẫn dắt cuộc chơi…cho đến hiện tại ............................................................................................................................................................... 3 KINH TẾ VIỆT NAM 7

Đánh giá vĩ mô Việt Nam: Hoạt động kinh tế sụt giảm mạnh chưa từng có ............................................................................................................. 7 Việt Nam bước đầu thành công làm phẳng đường cong dịch bệnh ............................................................................................................................ 8

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG TƯ: DÒNG TIỀN BẮT ĐÁY 12 TRIỂN VỌNG TTCK THÁNG NĂM: ÁP LỰC SAU ĐỢT HỒI PHỤC MẠNH 17 CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG NĂM 19

Sang tháng Năm hoặc Sáu, sự hưng phấn của NĐT trong nước có thể sẽ tái diễn tại những thời điểm có tiến triển khả quan về kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng lệnh phong tỏa của Mỹ và các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng triển vọng hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế sau dịch bệnh là yếu tố NĐT cần cân nhắc cẩn trọng khi ra quyết định đầu tư hơn là chỉ dựa vào yếu tố đề cập bên trên. Dựa trên đánh giá của các chuyên viên phân tích về KQKD quý 1 cũng như triển vọng quý 2/2020 của các doanh nghiệp niêm yết, chúng tôi cho rằng cơ hội đầu tư ở vùng giá thấp vẫn còn phía trước. Những thời điểm thị trường hưng phấn nên là thời điểm NĐT ngắn hạn giảm tỷ trọng cổ phiếu và đưa tỷ lệ đòn bẩy về mức an toàn.

Thống kê trong phạm vi 54 cổ phiếu phân tích của chúng tôi thì nhóm ngành thép, công nghệ thông tin, và dược phẩm, với các đại diện HPG, FPT, IMP và PME, là những doanh nghiệp ghi nhận đồng thời tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là những nhóm ngành mà chúng tôi cho rằng sẽ ít chịu tác động từ những diễn biến bất lợi của dịch bệnh nhất. Hiện tại, chúng tôi ưa thích HPG, FPT và IMP.

Ở ngành đồ uống, tăng trưởng doanh thu và LNST quý 1/2020 lần lượt là 1,6% và -2,9% YoY do sản lượng tiêu thụ sụt giảm do ảnh hưởng phần lớn từ dịch COVID-19. Chúng tôi tạm thời không khuyến nghị đối với SMB. Đối với VNM và QNS, tác động của dịch COVID-19 lên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của hai doanh nghiệp này có thể sẽ kéo dài sang nửa đầu quý 2/2020 và phục hồi nhẹ trong thời gian còn lại của quý. Như vậy, mặc dù sẽ vẫn tiếp tục trải qua giai đoạn kém khả quan so với cùng kỳ, chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2/2020 của VNM và QNS sẽ khởi sắc hơn so với quý 1/2020. Đây là hai doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống từ sữa và sữa đậu nành, có dòng tiền hoạt động lành mạnh và tỷ lệ trả cổ tức ổn định. Do đó, giai đoạn thấp điểm trong kinh doanh sẽ là cơ hội để NĐT tích lũy VNM và QNS ở mức giá tốt.

Sự sụt giảm mạnh của giá dầu đã tác động tiêu cực đến hoạt động (cũng như diễn biến giá) của nhóm doanh nghiệp dầu khí. Tuy vậy, nhìn ở khía cạnh tích cực, giá dầu giảm đã giúp chi phí đầu vào của các ngành như nhựa, săm lốp, phân bón giảm mạnh qua đó giúp cải thiện đáng kể biên lợi nhuận. Nhờ vậy, doanh nghiệp thuộc các ngành này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khả quan, dù doanh thu chỉ tăng nhẹ hoặc giảm. Các đại diện theo dõi của chúng tôi gồm có BMP, DRC, BFC và DPM. Chúng tôi khuyến nghị giảm tỷ trọng cổ phiếu BFC và DPM do triển vọng kém khả quan của ngành phân bón. Chúng tôi ưa thích BMP với tỷ suất cổ tức cao và DRC với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận (nhờ biên lợi nhuận cải thiện và khả năng mở rộng sản xuất trong dài hạn). Việc giá dầu liên tục giảm và thông tin trả cổ tức tiền (đối với BMP) đã giúp giá hai cổ phiếu này tăng mạnh, tiệm cận với mức giá mục tiêu của chúng tôi.

Sau năm 2017 – 2018 ghi nhận tăng trưởng cao, ngành ngân hàng dự kiến sẽ chứng kiến mức giảm tốc đáng kể về mức độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2020. Dù vậy, thay vì quan tâm khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng NĐT cần chú trọng những ngân hàng ưu tiên kiểm soát chất lượng tài sản nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh khả năng khôi phục hoạt động của các ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm năm 2019, mức PB hiện tại của các ngân hàng đã giảm mạnh (15 – 20% đối với các ngân hàng quốc doanh và trên 20 – 40% đối với nhóm NHTMCP). Và so với định giá hiện tại của chúng tôi, một số cổ phiếu ngân hàng đã giảm về vùng giá phù hợp cho mục tiêu nắm giữ dài hạn. So với các NHQD đang chịu áp lực hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh và áp lực bán mạnh từ NĐT nước ngoài, chúng tôi ưa thích nhóm NHTMCP, gồm ACB và VPB hơn. Mặc dù vậy, trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng NĐT tạm thời đứng ngoài quan sát.

DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM 24

54 mã cổ phiếu được CTCK Rồng Việt nghiên cứu (tìm hiểu, trao đổi thông tin với doanh nghiệp) và có những phân tích, đánh giá cụ thể trong các “Báo cáo phân tích công ty” hoặc “Nhật ký chuyên viên” phát hành từ trước đến nay.

Page 3: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 3

CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU • “Sự tự mãn” dẫn dắt cuộc chơi…cho đến hiện tại

“Sự tự mãn” dẫn dắt cuộc chơi…cho đến hiện tại

“Sự tự mãn” gia tăng trên quy mô toàn cầu đi kèm với khối nợ khổng lồ kể từ năm 2007. Cú sốc kinh tế lớn và bất ngờ từ dịch corona đang lung lay gốc rễ của sự tự mãn này. Đây có thể không phải là một điều xấu. Kể từ năm 2007, nợ nước ngoài ở các nước châu Á đã tăng 190%, qua đó ngày càng thu hẹp khoảng chênh lệch với tăng trưởng GDP danh nghĩa. Quy mô nợ gia tăng nhanh chóng dựa trên nhận định, kỳ vọng rằng sẽ không có cú sốc ngoại sinh đối với tăng trưởng GDP danh nghĩa hay không có sự gián đoạn lớn đối với vấn đề tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, hiện thực rất khác biệt và đây luôn là lúc các chi phí nợ chịu sự tác động mạnh từ chính sách. Các nền kinh tế Châu Á sẽ cần phải nghĩ lại về khối nợ của mình, tương tự như cuộc khủng khoảng nợ trước đây.

Vào tháng 4, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) tuyên bố đã ký thỏa thuận mua lại (repo agreement) với Fed Mỹ trị giá 60 tỷ USD. Tại sao? Bởi trong tháng 3, Indonesia, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, đã mất 10 tỷ USD dự trữ ngoại hối khi dòng vốn rút khỏi thị trường tăng nhanh. Đồng Rupiah giảm 15% so với Đôla Mỹ trong tháng đó. Trong năm tới, nước này sẽ trả nợ, hoặc đảo nợ, gần 47 tỷ USD cho các khoản vay ngắn hạn.

Ấn Độ cũng đã đàm phán một thỏa thuận hoán đổi (swap agreement) với Fed Mỹ cũng giống như nhiều thị trường mới nổi khác trên thế giới. Ấn Độ và Indonesia là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất ở châu Á trước bất kỳ cú sốc bên ngoài nào do cán cân tổng thể bị âm (được định nghĩa là tổng cán cân thương mại và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng).

Trong khi đó, quay trở lại với thị trường chứng khoán, Chỉ số S&P 500 đã hồi phục từ mức thấp gần 2.200 vào ngày 23/3, đóng cửa ở mức 2.900 vào cuối tháng 4. Đó là mức giảm 62% từ mức cao nhất mọi thời đại là 3400 (Hình 1). Từ quan điểm của Fibonacci, điều này đã được kỳ vọng. Những đợt giảm mạnh thường theo sau bởi sự hồi phục hình chữ V. Câu hỏi đặt ra: thị trường sẽ đi đâu sau đó? Liệu tình huống tương đối hiếm gặp là sự kết hợp mạnh mẽ của nỗi sợ hãi thị trường chứng khoán và sự yên ắng ở thị trường trái phiếu sẽ đảm bảo lợi nhuận thị trường chứng khoán trong tương lai?

Hình 1: Chỉ số S&P 500, hàng ngày

Page 4: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 4

Chúng tôi không chắc. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng “nỗi sợ” sẽ tiếp tục áp đảo trong suy nghĩ của các nhà đầu tư. Có một số quan điểm cho rằng thị trường tăng giá trái phiếu trong 40 năm qua đã kết thúc khi các chính phủ trên thế giới bắt đầu tăng chi tiêu tài khóa. Lợi suất trái phiếu Mỹ đã đi ngang trong vài tuần qua (Hình 2 và 3), nhưng dường như những người tham gia thị trường đang nhận ra Fed sẽ không đẩy lãi suất vào mức âm, do đó lãi suất tăng trở lại là có khả năng.

Lợi nhuận của S&P 500 có mối tương quan cao với chỉ số sản xuất ISM. Trong khi “nền kinh tế già” (old economy) cung cấp định hướng cho thị trường vốn, thì “nền kinh tế dịch vụ” (services economy) lại gợi ý về “nhu cầu cuối cùng” và là một thước đo quan trọng hơn cho việc làm. Về mặt này, chỉ số sản xuất ISM tháng Tư gây thất vọng do thời gian giao hàng tăng cao. Lợi nhuận dự phóng cho S&P 500 có khả năng không tốt. Tin tốt là thị trường tín dụng đang hoạt động tốt và dòng tiền vào trái phiếu và thị trường tiền tệ ở Mỹ vẫn mạnh.

Bảng 1: Dòng vốn vào trái phiếu Mỹ/Tài sản tiền tệ YTD

Trái phiếu/ Tài sản tiền tệ ETFs Giá trị (triệu USD) % tài sản được quản lý (AUM)

Trái phiếu lợi tức cao -3.774 -2,3

Trái phiếu chính phủ 20.808 6,4

Trái phiếu DN có độ tin cậy cao 11.842 5,0

Tài sản tiền tệ 13.268 39,8

Nguồn: Bloomberg, EPFR

Hình 2: Trái phiếu Mỹ 10 năm, hàng ngày

Page 5: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 5

Hình 3: Trái phiếu Mỹ 10 năm, hàng tháng

Chúng tôi duy trì mục tiêu 800 cho VNIndex trong ngắn hạn, tương ứng với mức hồi phục tự nhiên sau khi giảm từ 1.000 xuống còn 660 (Hình 4).

Hình 4: Chỉ số VN Index, hàng ngày

Page 6: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 6

CHỈ SỐ VĨ MÔ THẾ GIỚI THÁNG 4

Chênh lệch lợi tức TPCP Mỹ (%/năm) Lợi tức TPCP Đức và Nhật (%/năm)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Giá dầu WTI (USD/thùng) PMI tại ASEAN (Điểm)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Diễn biến giá vàng Diễn biến tỷ giá (%, YTD)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

-1,0

-0,5

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

02/2

016

07/2

016

12/2

016

05/2

017

10/2

017

03/2

018

08/2

018

01/2

019

06/2

019

11/2

019

04/2

020

US10Y-US3M

-1,0-0,8-0,6-0,4-0,20,00,20,40,60,81,0

10/2

015

01/2

016

04/2

016

07/2

016

10/2

016

01/2

017

04/2

017

07/2

017

10/2

017

01/2

018

04/2

018

07/2

018

10/2

018

01/2

019

04/2

019

07/2

019

10/2

019

01/2

020

04/2

020

Đức 10Y Nhật 10Y

-60

-40

-20

0

20

40

60

80

10/2

019

11/2

019

11/2

019

12/2

019

12/2

019

01/2

020

01/2

020

02/2

020

02/2

020

03/2

020

03/2

020

04/2

020

04/2

020

04/2

020

20

25

30

35

40

45

50

55Vi

êt N

am

Thai

Lan

Phili

ppin

es

Mya

nmar

Mal

aysi

a

Indo

nesi

a

02/2020 03/2020 04/2020

1.150

1.250

1.350

1.450

1.550

1.650

1.750

1.850

36373839404142434445

10/2

017

01/2

018

04/2

018

07/2

018

10/2

018

01/2

019

04/2

019

07/2

019

10/2

019

01/2

020

04/2

020

Giá vàng Việt Nam

Giá vàng thế giới RHS

(Triệu VND/lượng) (USD/ounce)

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

USD

VND

USD

CNY

USD

IDR

USD

MYR

USD

PHP

USD

SGD

USD

THB

USD

INR

Page 7: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 7

KINH TẾ VIỆT NAM • Đánh giá vĩ mô Việt Nam: Hoạt động kinh tế sụt giảm mạnh chưa từng có • Việt Nam bước đầu thành công làm phẳng đường cong dịch bệnh

Đánh giá vĩ mô Việt Nam: Hoạt động kinh tế sụt giảm mạnh chưa từng có

Sản lượng công nghiệp thu hẹp; công nhân “nghỉ phép”

Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp đã giảm 10,5% so với cùng kỳ trong tháng 4. Đây là lần đầu tiên chỉ số này ghi nhận mức âm trong 5 năm qua. Các chỉ số thành phần như khai thác và chế biến chế tạo chịu thiệt hại nặng nề nhất. Trong 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng công nghiệp chỉ tăng 1,8% yoy chủ yếu nhờ kết quả tăng trưởng của ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử và các sản phẩm liên quan đến dịch Covid-19.

Đánh giá: Kết quả sụt giảm mạnh kể trên chủ yếu do Chính phủ thực hiện giãn cách xã hội trên toàn quốc. Các dịch vụ không thiết yếu đã buộc phải tạm thời đóng cửa. Các nhà máy đã ngừng hoạt động vì các đơn đặt hàng đã bị gián đoạn do các quy định đóng cửa nền kinh tế trên toàn cầu. Người lao động nghỉ phép bắt buộc ở nhà. Tuy nhiên, Việt Nam đang thành công trong việc ngăn chặn sự bùng phát và sản xuất đang dần hồi phục nhanh ở một số ngành công nghiệp.

Hình 5: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp, % YoY

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

Tiêu dùng trong nước ghi nhận sự sụt giảm lịch sử

Trong tháng 4, tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 26% yoy. Doanh số bán lẻ hàng hóa giảm mạnh 15,3% yoy trong khi doanh thu dịch vụ lưu trú và du lịch giảm một nửa. Doanh số bán lẻ hàng hóa giảm 5% tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhưng hầu hết các thành phố khác đều giảm trung bình gần 30%. Lương thực và thực phẩm là nhóm hàng duy nhất tăng trưởng, +4,8% yoy trong 4T2020. Các sản phẩm liên quan đến giáo dục đã giảm 10% so với cùng kỳ do các trường học đóng cửa, tiếp sau là các thiết bị gia dụng (-1,2% yoy), quần áo (âm 4,4% yoy),…

Đánh giá: Loại trừ doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến du lịch, mức giảm doanh số bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, gần 18% yoy trong tháng 1 và tháng 2 và 16% yoy trong tháng 3. Chúng tôi kỳ vọng rằng sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ hàng hóa sẽ trở lại tích cực trong tháng 5. Nhu cầu chi tiêu mua sắm tồn đọng có thể dẫn đến hiện tượng “nhu cầu dồn nén”. Bên cạnh đó, các kích thích tài khóa như hỗ trợ tiền mặt và bảo lãnh cho vay sẽ bắt đầu được thực hiện.

Hình 6: Tổng doanh số bán lẻ, % YoY

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

-20

-10

0

10

20

30

04/2

018

06/2

018

08/2

018

10/2

018

12/2

018

02/2

019

04/2

019

06/2

019

08/2

019

10/2

019

12/2

019

02/2

020

04/2

020

Toàn ngành công nghiệp

Khai khoáng

Công nghiệp chế biến, chế tạo

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

01/2

012

07/2

012

01/2

013

07/2

013

01/2

014

07/2

014

01/2

015

07/2

015

01/2

016

07/2

016

01/2

017

07/2

017

01/2

018

07/2

018

01/2

019

07/2

019

01/2

020

Page 8: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 8

Xuất khẩu chịu thiệt hại do việc ngừng/hủy các đơn hàng

Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến sẽ giảm lần lượt 3,5% yoy và 2,3% yoy trong tháng 4. Cả hai khu vực doanh nghiệp nội địa và FDI đều bị ảnh hưởng. Số lượng đơn đặt hàng trong các ngành công nghiệp chính như thủy sản, dệt may, quần áo và đồ nội thất đã bị hủy hoặc hoãn lại. Thâm hụt thương mại ước tính 0,7 tỷ USD trong tháng 4. Trong 4T2020, tăng trưởng xuất khẩu ở mức 4,7% yoy và cán cân thương mại thặng dư ở mức 3 tỷ USD. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị 20,3 tỷ USD trong khi thị trườngTrung Quốc ghi nhận tốc độ tăng nhanh nhất, +26,7% yoy.

Đánh giá: Những hạn chế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, có hai điểm nổi bật. Thứ nhất, thặng dư thương mại của Việt Nam đủ lớn để duy trì tỷ giá trong tầm kiểm soát. Việt Nam đồng là đủ xa từ mức trần. Thứ hai, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu sẽ sớm phục hồi nhờ thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn dịch. Sản xuất đang hoạt động trở lại và sẵn sàng đáp ứng khoảng trống của nhu cầu ở các thị trường lớn sau khi dỡ bỏ lệnh đóng cửa.

Hình 7: Tăng trưởng xuất nhập khẩu, % YoY

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

Lạm phát dần thu hẹp

CPI giảm 1,5% mom trong tháng 4 khi 6 trong tổng số 11 nhóm hàng giảm. Nhóm giao thông vận tải ghi nhận mức giảm lớn nhất, -13,9% mom khi giá xăng dầu trong nước giảm mạnh. Giá cho thuê cũng giảm. CPI trung bình trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng 4,9% yoy. Lạm phát chung ghi nhận tháng sụt giảm thứ ba liên tiếp, qua đó đảo ngược kết quả tăng vọt trong Q4 vừa qua. Lạm phát cơ bản đang giảm dần và về mức dưới 3%.

Đánh giá: Hiện tại, chúng tôi nhận thấy lạm phát đi xuống. Tiêu thụ hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, chăm sóc sức khỏe được ưu tiên lựa chọn hơn các nhóm hàng không cần thiết. Chính phủ gặp khó trong việc kéo giá thịt lợn xuống trong khi nhu cầu gạo thế giới gia tăng đang đẩy giá mặt hàng này đi lên. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lạm phát tổng thể năm 2020 sẽ ở mức dưới 4%. Mức xăng giảm hiện tại đóng góp tích cực đối với thu nhập khả dụng của hộ gia đình.

Hình 8: Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

Việt Nam bước đầu thành công làm phẳng đường cong dịch bệnh

Trong năm tuần qua, các chính phủ các nước đã thực hiện đóng cửa trên toàn quốc và người dân được yêu cầu ở nhà. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại các nước phương Tây giảm mạnh đột ngột. Chuỗi sản xuất toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, xuất khẩu sụt giảm và công nhân nghỉ việc. Điều đó được phản ánh rõ trong kết quả xuất khẩu của các nước châu Á giai đoạn tháng 3- 4 năm 2020.

Hiện tại, khả năng các nước phương Tây dở bỏ lệnh đóng cửa đang mang lại hy vọng. Chúng tôi tin rằng các nước định hướng xuất khẩu thành công trong việc làm phẳng đường cong dịch bệnh sẽ nhìn thấy cơ hội ký kết/khởi động lại các đơn hàng xuất khẩu. Đây là điều quan trọng để phục hồi thương mại ngắn hạn và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong dài hạn.

Các quốc gia G7 đang gửi đi thông điệp về kế hoạch nới lỏng giãn cách nhiều giai đoạn. Chính phủ Mỹ công bố hướng dẫn liên bang để mở lại nền kinh tế. Tuy nhiên, các thống đốc bang mới là người có quyền để đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện tại một số khu vực ở Mỹ đã dở bỏ lệnh đóng cửa. Tương tự, các tỉnh miền Đông ở Canada bắt đầu dần quay lại hoạt động kinh tế từ ngày 4/5 miễn là duy trì “khoảng cách vật lý” an toàn. Ngày càng có nhiều chính phủ châu Âu cho phép

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

4T2015 4T2016 4T2017 4T2018 4T2019 4T2020

Xuất khẩu Nhập khẩu

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

04/2

018

06/2

018

08/2

018

10/2

018

12/2

018

02/2

019

04/2

019

06/2

019

08/2

019

10/2

019

12/2

019

02/2

020

04/2

020

Lạm phát chung Lạm phát cơ bản

Page 9: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 9

công dân ra ngoài và gửi trẻ em trở lại trường học. Quá trình đang diễn ra nhưng thực hiện dần dần.

Bảng 2: Các quốc gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa

STT. Quốc gia Chính sách

1 Mỹ Gỡ bỏ lệnh phong tỏa theo khu vực địa lý được áp dụng khi các nhà cung cấp dịch vụ như nhà hàng, trung tâm mua sắm, tiệm cắt tóc, v.v ... bắt đầu hoạt động lại tại nhiều bang. Tại các bang chịu ảnh hưởng nặng nề như Washington, New York, các lệnh hạn chế có thể được nới lỏng vào giữa tháng Năm.

2 Canada Hầu hết các tỉnh miền Đông đưa ra các kế hoạch hoạt động lại theo nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ ngày 4 tháng 5, các hoạt động giải trí có nguy cơ rủi ro thấp được phép mở. Giãn cách vẫn còn hiệu lực và các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc an toàn.

3 Đức Chính phủ đã bắt đầu dỡ bỏ một số hạn chế để khởi động lại các cửa hàng bán lẻ nhỏ, khu vui chơi, bảo tàng, phòng trưng bày và công viên kể từ ngày 27 tháng 4. Các trường học, mầm non và các sự kiện thể thao phải dời đến ngày 6 tháng 5 nhằm đánh giá tác động của giai đoạn đầu tiên.

4 Pháp Kế hoạch gỡ bỏ lệnh phong tỏa trên toàn quốc đã được trình lên quốc hội. Theo dự kiến, các hạn chế hiện tại sẽ dần được nới lỏng từ ngày 11 tháng 5. Các trường học sẽ mở cửa trở lại từ ngày 18 tháng 5. Đeo khẩu trang là điều thiết yếu khi tham gia giao thông công cộng.

5 Tây Ban Nha Người dân tại Tây Ban Nha được phép rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian giới hạn và trong bán kính nửa dặm. Từ ngày 2 tháng 5, công dân có thể ra ngoài với những người thân trong gia đình.

6 Hà lan Trung tâm giữ trẻ và trường tiểu học sẽ mở cửa lại vào ngày 11 tháng 5. Người Hà Lan có thể ra khỏi nhà và giữ khoảng cách xã hội 1,5 mét. Các cửa hàng cà phê chỉ mở bán mang đi.

7 Anh Theo Thủ tướng Boris Johnson, Anh đã vượt qua đỉnh điểm của sự lây nhiễm và tình trạng dịch bệnh đang giảm dần. Một kế hoạch đang được đặt ra và một số hạn chế sẽ được dỡ bỏ vào đầu đến giữa tháng Năm.

Nguồn: CTCK Rồng Việt

Để hiểu rõ hơn quá trình dỡ bỏ lệnh phong tỏa, chúng tôi giới thiệu chỉ số Stringency, được xây dựng bởi Đại học Oxford. Đây là một chỉ số tổng hợp được thực hiện bằng cách kết hợp các chỉ số thành phần khác nhau thành một chỉ số chung. Có 09 chỉ số phụ đo lường việc đóng cửa trường học, đóng cửa nơi làm việc, hủy bỏ các sự kiện công cộng, hạn chế tụ tập, ngừng giao thông công cộng, yêu cầu ở nhà, hạn chế di chuyển nội địa, hạn chế đi lại quốc tế và chiến dịch thông tin công cộng. Chỉ số này cho phép so sánh mức độ can thiệp của Chính phủ các nước.

Có hai điểm nổi bật. Thứ nhất, các nước phương tây đã thay đổi đáng kể suy nghĩ của họ về đại dịch. Do đó, các quy định nới lỏng phong tỏa mang tính thăm dò và rất cẩn trọng. Thứ hai, Trung Quốc phải mất khoảng 05 tuần nhằm giảm các hạn chế mặc dù không có cơ hội để chỉ số này giảm xuống 0 vào năm 2020. Trong khi lệnh phong tỏa không thể kéo dài vô tận, việc mở cửa nền kinh tế trở lại là không thể tránh khỏi và chúng ta cần học cách sống chung với virus. Đối với các nước đang phát triển, đã đến lúc nghĩ về việc khởi động hoạt động sản xuất và tìm kiếm cơ hội khỏa lấp nhu cầu tiêu dùng nước ngoài khi chuỗi cung ứng đang bị xáo trộn.

Hình 9: Chỉ số Stringency, cập nhật ngày 25/4/2020

Nguồn: Đại học Oxford, CTCK Rồng Việt

Page 10: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 10

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, dịch bệnh càng được kiểm soát tốt trong giai đoạn giãn cách xã hội, sức bật của nền kinh tế khi hồi phục càng mạnh. Có bốn giai đoạn trong chu kỳ COVID, dựa trên những thay đổi về số lượng các trường hợp mới và các trường hợp dương tính.

May mắn thay, Việt Nam là một trong những quốc gia bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ hiện tại. Số lượng các trường hợp mới giảm từ ngày này sang ngày khác và cuối cùng giảm về không. Số lượng ca bệnh dương tính giảm và ngày càng nhiều trường hợp khởi bệnh.

Hình 10: Giai đoạn của COVID-19, cập nhật ngày 22/4/2020

Nguồn: AMRO, CTCK Rồng Việt

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc trở lại nhanh chóng sau khi chính phủ dỡ bỏ khoảng cách xã hội. So với các nước khác trong khu vực, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan quyết định gia hạn lệnh phong tỏa trên toàn quốc cho đến giữa tháng Năm. Malaysia và Philippines cũng có kế hoạch tương tự. Thái Lan đã gia hạn lệnh cấm các chuyến bay dân dụng cho đến cuối tháng Năm. Cơ cấu xuất khẩu sang G7 của các quốc gia này khá giống với Việt Nam.

Hình 11: Top 10 xuất khẩu của Việt Nam sang G7 (Tỷ USD)

Hình 12: Top 10 xuất khẩu của Châu Á sang G7 (Tỷ USD)

Hình 13: Top 10 xuất khẩu của Nam Á sang G7 (Tỷ USD)

STT. Nhãn sản phẩm 2019 1 Thiết bị điện, điện tử 37,3 2 Dệt may & quần áo 22,8 3 Giày dép 13,4 4 Nội thất 10,4 5 Máy móc 7,6 6 Đồ da 2,8 7 Nhựa 2,3 8 Thủy sản 2,2 9 Đồ chơi 2,1

10 Sản phẩm quang học 1,8

STT. Nhãn sản phẩm 2019 1 Thiết bị điện, điện tử 116,1 2 Máy móc 47,4 3 Dệt may & quần áo 45,8 4 Giày dép 19,7 5 Sản phẩm quang học 17,9 6 Nhiên liệu khoáng sản 16,3 7 Nội thất 16,1 8 Cao su 15,1 9 Các sản phẩm khác 8,9

10 Nhựa 8,7

STT. Nhãn sản phẩm 2019 1 Dệt may & quần áo 40,1 2 Kim loại quý 12,9 3 Dược phẩm 9,3 4 Máy móc 7,7 5 Nhiên liệu khoáng sản 7,5 6 Hàng dệt may khác 7,3 7 Hóa chất hữu cơ 6,5 8 Phương tiện vận tải 4,5 9 Thiết bị điện, điện tử 4,1

10 Thủy sản 3,7

Nguồn: ITC, CTCK Rồng Việt

Chúng tôi tin rằng Việt Nam có lợi thế tương đối trong thương mại quốc tế trong việc lấp đầy khoảng cách chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ kiểm soát dịch bệnh tốt.

Vào tháng 3, thặng dư thương mại tăng đột biến 2 tỷ USD, qua đó đưa tổng quy mô thặng dư Q1 2020 lên 3,9 tỷ USD – mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lý do chính do thiếu hụt nguồn cung của Trung Quốc khi nước này mới bắt đầu ’khởi động lại nền kinh tế’. Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc cất cánh. Các nhà sản xuất trong nước và FDI đều được hưởng lợi từ việc này.

Tính đến cuối tháng 3, lượng hàng tồn kho tích lũy của Việt Nam đã tăng 24,9% yoy, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2012 vì các chính sách phong tỏa. Theo quan điểm của chúng tôi, điều

Page 11: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 11

này hứa hẹn sẽ chứng kiến sự hồi phục sản xuất và xuất khẩu nhanh chóng của Việt Nam tại một số ngành mũi nhọn như dệt may, đồ gỗ, sắt thép, thực phẩm kể từ đầu tháng 6.

Hình 14: Chỉ số hàng tồn kho chung, % YoY Hình 15: Chỉ số hàng tồn kho theo ngành, % YoY

Nguồn: GSO, CTCK Rồng Việt Nguồn: GSO, CTCK Rồng Việt

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

03/2

012

09/2

012

03/2

013

09/2

013

03/2

014

09/2

014

03/2

015

09/2

015

03/2

016

09/2

016

03/2

017

09/2

017

03/2

018

09/2

018

03/2

019

09/2

019

03/2

020 -60%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

Thực

phẩ

ồ uố

ngTh

uốc

láD

ệtTr

ang

phục G

ỗG

iấy

Lọc

dầu

Hóa

chấ

tD

ược

phẩm

Cao

suKi

m lo

ạiKi

m lo

ại đ

úc s

ẵnĐ

iện

tử, m

áy v

i tín

hTh

iết b

ị điệ

nM

áy m

óc, t

hiết

bị

Xe c

ó độ

ng c

ơN

ội th

ấtKh

ác

Page 12: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 12

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG TƯ: DÒNG TIỀN BẮT ĐÁY

Sau chuỗi giảm đột ngột tháng Ba, thị trường bắt đầu hồi phục mạnh từ những phiên đầu tháng Tư nhờ dòng tiền lớn bắt đáy. Thanh khoản thị trường bắt đầu tăng trở lại từ những ngày đầu tháng Tư. Kết quả là giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình hằng ngày trên sàn HOSE đạt hơn 3,4 nghìn tỷ đồng trong tháng Tư, cao nhất kể từ đầu năm. Theo thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, tài khoản chứng khoán mở mới tăng cao kỷ lục kể từ tháng 3/2018, đặc biệt là từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước.

Tuy nhiên, xu hướng tăng của thị trường bắt đầu chững lại sau 20 ngày đầu tiên của tháng Tư khi giá dầu thô thế giới giảm mạnh, thậm chí giá dầu thô WTI giao ngay lần đầu ghi nhận mức âm.

Hình 16: Diễn biến chỉ số VNIndex kể từ đầu năm Hình 17: Diễn biến chỉ số HNXIndex kể từ đầu năm

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Hình 18: Diễn biến các chỉ số VN30, VNMID và VNSML trong tháng Tư

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Sự hồi phục của thị trường bắt đầu với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi dòng tiền tập trung vào nhóm VN30. Tuy nhiên, ngay sau thời điểm cú sốc giá dầu vào ngày 21/4, dòng tiền bắt đầu tìm đến nhiều hơn vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

600

700

800

900

1000

1100

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

1/2 1/13 1/22 2/7 2/18 2/27 3/9 3/18 3/27 4/8 4/17 4/28

GT khớp lệnh (tỷ đồng) VN-Index (trục phải)

90

95

100

105

110

115

120

0

200

400

600

800

1.000

1.200

1.400

1/2 1/13 1/22 2/7 2/18 2/27 3/9 3/18 3/27 4/8 4/17 4/28

GT khớp lệnh (tỷ đồng) HNX-Index (trục phải)

90

100

110

120

130

31/03 05/04 10/04 15/04 20/04 25/04

VNMid VN30 VNSmall

Page 13: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 13

Hình 19: Giá trị giao dịch khớp lệch hàng tháng theo nhóm cổ phiếu trên HOSE (tỷ đồng)

Hình 20: Số lượng cổ phiếu theo tỷ suất sinh lời/tháng

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Diễn biến giá của các ngành trong tháng Tư phần nào cho thấy ngành nào biến động mạnh khi thị trường giảm sẽ biến động mạnh khi thị trường tăng và ngược lại. Sau khi giảm mạnh nhất trong tất cả các ngành trong tháng Ba, ngành hàng Tiêu dùng không thiết yếu hồi phục mạnh mẽ nhất. Trong khi các ngành không giảm quá mạnh trong tháng Ba như Dược phẩm và Tiêu dùng thiết yếu cũng hồi phục chậm hơn so với diễn biến chung. Tuy nhiên, xu hướng này đã không đúng với ngành Năng lượng do cú sốc giá dầu trong tháng Tư.

Hình 21: Diễn biến chỉ số các nhóm ngành trong tháng Tư

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Giao dịch khối ngoại

Mặc cho thị trường hồi phục mạnh, khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì bán ròng trong suốt tất cả các phiên của tháng Tư với tổng giá trị hơn 5 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE thông qua giao dịch khớp lệnh.

Cùng xu hướng với giao dịch khối ngoại trên sàn, theo thống kê từ Bloomberg, ETFs Việt Nam cũng đã bị rút ròng trong tháng Tư với gần 40 triệu đô.

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

01/19 04/19 07/19 10/19 01/20 04/20

VN30 VNMid VNSml

0

100

200

300

400

500

600

700

800

01/19 04/19 07/19 10/19 01/20 04/20

≤ -20% (-20%,-10%] (-10%,0%) [0%,10%) [10%,20%) ≥20%

90

100

110

120

130

140

31/03 05/04 10/04 15/04 20/04 25/04

VNFIN Index VNREAL Index VNMAT Index VNIND Index VNCONS Index

VNCOND Index VNHEAL Index VNENE Index VNUTI Index VNIT Index

Page 14: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 14

Hình 22: Diễn biến mua/bán ròng (khớp lệnh và thỏa thuận) của nhà đầu tư nước ngoài (tỷ đồng)

Hình 23: Mua ròng của khối ngoại (khớp lệnh) và diễn biến của VN-Index

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Bảng 3: Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài theo nhóm ngành trên hai sàn HOSE và HNX

Ngành

HSX HNX Tổng KL mua bán

ròng (đvt: ngàn cổ phiếu)

Tổng GT mua bán ròng (đvt:

tỷ đồng)

Tổng KL mua bán ròng (đvt: ngàn

cổ phiếu)

Tổng GT mua bán ròng (đvt:

tỷ đồng) Ngân hàng -1.616 -76.915 -7.022 -115 Bất động sản -1.791 -51.849 -1.582 -13

Xây dựng và Vật liệu -417 -22.327 -13.633 -90 Điện, nước & xăng dầu khí

-294 -19.153 -104 -1

Thực phẩm và đồ uống -890 -17.265 54 1 Dịch vụ tài chính -194 -16.577 -1.747 -18 Hóa chất -210 -15.463 -5.183 -33

Hàng & Dịch vụ Công nghiệp -223 -12.681 55 0

Tài nguyên Cơ bản 26 -12.377 -80 -1 Dầu khí -140 -7.474 -7.039 -75 Hàng cá nhân & Gia dụng -156 -4.897 -3.787 -47

Ô tô và phụ tùng -41 -3.230 -50 0

Du lịch và Giải trí -84 -3.222 71 0

Bán lẻ -46 -3.162 5 0 Bảo hiểm -71 -2.270 -16 0

Y tế -78 -1.597 -22 -1

Truyền thông 0 3 -695 -9

Công nghệ Thông tin 87 1.442 -16 0 Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Kết quả kinh doanh quý 1/2020

Tổng hợp kết quả kinh doanh quý I của gần 570 doanh nghiệp từ hai sàn HOSE và HNX, tương đương 90% vốn hóa hai sàn, chúng tôi nhận thấy KQKD quý I khá tiêu cực trên cả hai sàn. Lợi nhuận lần lượt giảm 13% và 7% YoY trên HOSE và HNX. Các nhóm cổ phiếu cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tiêu cực, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Lợi nhuận của VN30 trong quý I giảm tới 11% YoY nếu loại bỏ sự đóng góp từ VHM. Trong số 28 doanh nghiệp có KQKD trong nhóm VN30, có tới 19 doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm.

-18.000-16.000-14.000-12.000-10.000-8.000-6.000-4.000-2.00002.0004.000

-1.500

-1.000

-500

0

500

1.000

1.500

02/01 21/01 09/02 28/02 18/03 06/04 25/04

Mua/bán ròng hằng ngày (trái)

Mua bán ròng tích lũy (phải)

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

-8.000

-6.000

-4.000

-2.000

0

2.000

4.000

01/19 04/19 07/19 10/19 01/20 04/20

Khối ngoại mua bán ròng khớp lệnh trên HOSE (trái, tỷ đồng)

Thay đổi VNIndex theo tháng (phải)

Page 15: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 15

Hình 24: Kết quả kinh doanh và diễn biến của các chỉ số trong quý I 2020

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Trên sàn HOSE, 53% số lượng doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhỏ hơn -10% trong quý I 2020, so với khoảng 20-30% số lượng doanh nghiệp trong cùng kỳ các năm 2018 và 2019. Đặc biệt là ở khía cạnh lợi nhuận, chỉ có 1% số lượng doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trên 10% trong quý I 2020, so với khoảng 40% số lượng doanh nghiệp cùng kỳ các năm trước. Phần lớn tăng trưởng lợi nhuận của sàn HOSE trong khoảng từ -10% đến +10%.

Bức tranh KQKD 1Q2020 trên sàn HNX có vẻ khá khẩm hơn khi mặc dù phần trăm số lượng doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm tăng lên nhưng không quá đột biến. Ngoài ra, phần trăm số lượng doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng trên 20% đạt 28%, tương đương với các năm trước.

Hình 25: % số lượng doanh nghiệp theo kết quả kinh doanh trên sàn HOSE

Hình 26: % số lượng doanh nghiệp theo kết quả kinh doanh trên sàn HNX

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Gần hai phần ba số ngành nghề ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm. KQKD đặc biệt tiêu cực ở một số nhóm ngành như du lịch & giải trí, dịch vụ tài chính, truyền thông và bảo hiểm. Tăng trưởng lợi nhuận của hai nhóm ngành chính ngân hàng và bất động sản lần lượt là 2% và 28%. Tuy nhiên, lợi nhuận của bất động sản chỉ tăng trưởng dựa trên một vài cái tên như VHM, trong khi tăng trưởng lợi nhuận trung vị của ngành bất động sản là -24%. Lợi nhuận của nhóm ngân hàng trong quý I ở mức thấp do chi phí dự phòng nợ xấu tăng mạnh.

Mặt khác, một số ngành có KQKD khả quan như tài nguyên cơ bản, công nghệ thông tin và y tế.

-35%

-30%

-25%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

HOSE HNX VN30 VNMid VNSml

DT qúy I 2020 YoY LN quý I 2020 YoY Diễn biến chỉ số so với cuối 2019

0%

20%

40%

60%

80%

100%<-10% [-10%;- 0%] (0 - 10%] (10% - 20%) >20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%<-10% [-10%;- 0%] (0 - 10%] (10% - 20%) >20%

Page 16: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 16

Hình 27: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế Q1 2020 theo ngành

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

6%

-58%

28% 17%

-31%

-220%

-29%

-352%

-26%-7% -3%

2%24%

41%

-30%

-202%

-7%

17%

-400%

-350%

-300%

-250%

-200%

-150%

-100%

-50%

0%

50%

100%

Bán

lẻ

Bảo

hiểm

Bất đ

ộng

sản

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Dầu

khí

Dịc

h vụ

tài c

hính

Điệ

n, n

ước

& x

ăng

dầu

khí đ

ốt

Du

lịch

và G

iải t

Hàn

g &

Dịc

h vụ

Côn

g ng

hiệp

Hàn

g cá

nhâ

n &

Gia

dụn

g

Hóa

chấ

t

Ngâ

n hà

ng

Ô tô

phụ

tùng

Tài n

guyê

n Cơ

bản

Thực

phẩ

m v

à đồ

uốn

g

Truy

ền th

ông

Xây

dựng

Vật l

iệu

Y tế

DT 1Q20 YoY LN 1Q20 YoY

Page 17: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 17

TRIỂN VỌNG TTCK THÁNG NĂM: ÁP LỰC SAU ĐỢT HỒI PHỤC MẠNH

Thị trường giảm mạnh trong tháng Ba rõ ràng đã tạo ra sức hút nhất định đối với các nhà đầu tư. Chính dòng tiền mới này đã giúp thị trường hồi phục mạnh trong những tuần đầu tháng Tư trước khi đi ngang do cú sốc của giá dầu thế giới. Sau giai đoạn biến động hình chữ V cuối tháng Ba – đầu tháng Tư, thị trường đã trở lại trạng thái cân bằng hơn. Cho những tháng còn lại của quý 2/2020, chúng tôi nhận thấy thị trường đang đối diện nhiều áp lực điều chỉnh hơn là có yếu tố hỗ trợ. Cụ thể:

Theo quan sát của chúng tôi trong quá khứ, sau khi thị trường tăng mạnh và dòng tiền bắt đầu lan tỏa sang nhóm VNMid và VNSmall, thị trường có xu hướng điều chỉnh ngay sau đó. Bên cạnh đó, việc gia nhập thị trường trong tuần tạo đáy cuối tháng Ba của một lượng tiền lớn đã giúp tài khoản của nhiều nhà đầu tư tăng hơn 20%. Đối diện với bức tranh triển vọng kinh tế chưa mấy rõ ràng hiện tại, một bộ phận NĐT có thể sẽ hiện thực hóa một phần lợi nhuận đầu tư ngắn hạn.

Hình 28: Diễn biến VN30 và VNMid trong quá khứ

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Trong khi khối nội có thể lưỡng lự để tiếp tục đổ tiền vào thị trường, làn sóng bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu dừng lại khi khả năng kéo dài của dịch Covid-19 chưa ngã ngũ khiến các chỉ số rủi ro như CDS 5 năm của Việt Nam và chỉ số VIX còn đang ở mức cao. Chúng tôi chỉ kỳ vọng mức độ bán ròng của khối ngoại có thể giảm bớt khi VFMVN Diamond ETF được niêm yết trên thị trường trong tháng Năm. Tuy nhiên, sức hút của ETF, giải quyết phần nào bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài, đang là một dấu hỏi khi gần đây một vài cổ phiếu kín “room” ngoại bắt đầu bị khối ngoại bán ròng thông qua giao dịch khớp lệnh.

Về mặt cơ bản, trong khi đầu năm thị trường kỳ vọng lợi nhuận có thể tăng 22% trong năm 2020, theo thống kê từ Bloomberg Consensus. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã được điều chỉnh xuống ngưỡng âm 1%. Như vậy, có thể nói, việc VNIndex giảm mạnh hơn 20% vào cuối tháng Ba là sự phản ánh rõ nét về sự thay đổi kỳ vọng lợi nhuận năm 2020. Tăng trưởng LNST trong quý I của các doanh nghiệp thuộc VNIndex ước giảm 13% YoY. Như vậy, tăng trưởng LNST của các doanh nghiệp cần phải cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, đủ bù đắp cho mức sụt giảm trong quý 1/2020 để VNIndex có thể duy trì ít nhất ở vùng điểm hiện tại. Chúng tôi không kỳ vọng điều này có thể diễn ra ngay trong quý 2/2020, giai đoạn mà dịch bệnh diễn tiến nghiêm trọng nhất.

Yếu tố khả dĩ chúng tôi kỳ vọng có thể mang lại sự hưng phấn là tại những thời điểm có tiến triển khả quan về kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng lệnh phong tỏa của Mỹ và các quốc gia châu Âu, những nền kinh tế gắn liền với triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Dù vậy, chúng tôi cho rằng yếu

650

750

850

950

1050

1150

1250

450

550

650

750

850

950

1050

1150

1250

01/18 05/18 09/18 01/19 05/19 09/19 01/20 05/20

VN30 Index (trái) VN70 Index (phải)

Page 18: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 18

tố này chỉ có tác dụng hỗ trợ ngắn hạn về mặt tâm lý. Triển vọng hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế sau dịch bệnh vẫn là yếu tố cần được quan sát nhiều hơn.

Tháng Năm, chúng tôi dự báo VNIndex sẽ dự báo trong khoảng 700-800.

Hình 29: Nhà đầu tư cá nhân trong nước kéo thị trường trong tháng Tư

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

500

700

900

1100

50%

60%

70%

80%

90%

02/01 14/01 26/01 07/02 19/02 02/03 14/03 26/03 07/04 19/04

% tổng giao dịch của cá nhân trong nước (trái) VNIndex (phải)

Page 19: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 19

CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG NĂM

QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHIẾU

Hầu hết cổ phiếu đã tăng giá mạnh trở lại từ đầu tháng 4, tiếp nối những diễn biến tích cực về việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam. Ước tính chỉ số VNIndex đã phục hồi hơn 20% từ mức đáy được tạo thành trong tuần cuối tháng Ba, trong khi khá nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình – nhỏ đã tăng ít nhất hơn 30% về giá trong cùng giai đoạn. Cùng với tâm lý lạc quan hơn với tiến triển dịch bệnh, việc VNIndex đã giảm về mức điểm thấp nhất kể từ năm 2016 (tỷ số P/B và P/E của VNIndex thậm chí giảm về vùng thấp nhất kể từ năm 2012) đã kích thích dòng tiền mới gia nhập thị trường. Đây có thể là yếu tố giúp thị trường phục hồi tích cực trong những tuần đầu tháng Tư. Sang tháng Năm hoặc Sáu, sự hưng phấn của NĐT trong nước có thể sẽ tái diễn tại những thời điểm có tiến triển khả quan về kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng lệnh phong tỏa của Mỹ và các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng triển vọng hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế sau dịch bệnh là yếu tố NĐT cần cân nhắc cẩn trọng khi ra quyết định đầu tư hơn là chỉ dựa vào yếu tố đề cập bên trên. Dựa trên đánh giá của các chuyên viên phân tích về KQKD quý 1 cũng như triển vọng quý 2/2020 của các doanh nghiệp niêm yết, chúng tôi cho rằng cơ hội đầu tư ở vùng giá thấp vẫn còn phía trước. Những thời điểm thị trường hưng phấn nên là thời điểm NĐT ngắn hạn giảm tỷ trọng cổ phiếu và đưa tỷ lệ đòn bẩy về mức an toàn.

Hình 30: P/E và P/B của VNIndex giai đoạn 2010 – 20/3/2020

Nguồn: CTCK Rồng Việt, FiinPro

Cụ thể, đánh giá của chúng tôi về kết quả hoạt động quý 1 và triển vọng quý 2 của doanh nghiệp như sau:

Tổng hợp 53/54 doanh nghiệp mà Rồng Việt nghiên cứu (chiếm 35% tổng vốn hóa ba sàn niêm yết) công bố KQKD quý 1/2020 cho thấy tổng doanh thu chỉ tăng 7,7% và LNST giảm 5,7% YoY (loại trừ nhóm ngân hàng thì doanh thu và LNST lần lượt tăng trưởng 5,4% và -10% YoY). Khác với bức tranh sáng màu của cùng kỳ các năm trước, lợi nhuận công bố của các doanh nghiệp năm nay hầu hết là phù hợp với kỳ vọng, hoặc thậm chí tiêu cực hơn dự báo của các chuyên viên phân tích của chúng tôi. Điều này hàm ý rằng, xét về đánh giá cơ bản dựa trên bức tranh hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi không còn nhìn thấy yếu tố hỗ trợ tăng giá trong khi rủi ro điều chỉnh (ở những doanh nghiệp có lợi nhuận suy giảm) đang khá cao.

1,6

11,0

0

5

10

15

20

25

PB PE

Page 20: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 20

Bảng 4: Thống kê KQKQ quý 1/2020 của các ngành trong danh sách theo dõi của Rồng Việt

Ngành

Tăng trưởng doanh thu (YoY, %) Tăng trưởng LNST (YoY, %)

Q12018 Q12019 Q12020 Q12018 Q12019 Q12020

Phân bón 8,7 -24,5 0,0 -23,5 -74,7 106,7

Cao su tự nhiên -35,0 8,8 -24,2 40,3 13,5 96,8

Thép 26,7 15,1 28,5 14,3 -18,6 26,9

Phụ tùng ô tô -8,1 8,3 2,5 -45,1 5,7 25,6

CNTT -49,6 19,3 17,0 23,3 23,0 19,3

Nhựa -17,4 48,7 9,5 -13,5 5,2 12,4

Dược 4,3 3,1 14,6 14,1 -0,2 10,0

Cảng -4,6 1,9 -2,6 552,4 -80,9 7,6

Bảo hiểm N/a N/a N/a 8,1 13,3 6,0

Bán lẻ 43,0 10,8 14,2 37,3 28,7 4,7

Xây lắp 50,9 50,2 6,5 9,3 38,7 4,1

Ngân hàng 34,4 8,3 12,8 45,7 8,9 -1,4

F&B -0,2 11,0 1,6 -7,8 2,3 -2,9

Khu công nghiệp 5,5 11,1 6,6 5,2 -22,1 -8,8

Dệt may 17,5 10,2 -11,2 22,5 6,5 -9,4

Hàng không -1,1 13,2 -18,3 26,3 101,6 -23,5

Công nghiệp -3,5 2,8 9,4 15,3 -7,7 -27,3

Chế biến gỗ 5,5 24,8 -0,2 28,1 14,4 -27,6

BĐS dân dụng 31,5 42,6 -23,1 6,1 40,1 -29,3

Điện 13,8 -1,2 -0,8 22,4 18,0 -41,7

O&G 12,4 10,5 -5,4 -13,0 203,8 -52,6

Thủy sản 13,1 3,1 -9,3 42,3 192,0 -61,5

Đá 26,5 -5,9 -28,2 18,9 -14,4 -95,7

Nông nghiệp -7,6 3,0 -53,3 2,3 -22,9 -168,3

Tổng 17,2 9,9 7,7 31,4 8,1 -5,7

Nguồn: CTCK Rồng Việt, FiinPro

Thống kê trong phạm vi 54 cổ phiếu phân tích của chúng tôi thì nhóm ngành thép, công nghệ thông tin, và dược phẩm, với các đại diện HPG, FPT, IMP và PME, là những doanh nghiệp ghi nhận đồng thời tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là những nhóm ngành mà chúng tôi cho rằng sẽ ít chịu tác động từ những diễn biến bất lợi của dịch bệnh nhất. Hiện tại, chúng tôi ưa thích HPG, FPT và IMP.

Ở ngành đồ uống, tăng trưởng doanh thu và LNST quý 1/2020 lần lượt là 1,6% và -2,9% YoY do sản lượng tiêu thụ sụt giảm do ảnh hưởng phần lớn từ dịch COVID-19 (bên cạnh một số nguyên nhân khác như Thông tư hạn chế sử dụng bia rượu đối với SMB, và thiếu cung mía đường đối với QNS). Chúng tôi tạm thời không khuyến nghị đối với SMB. Đối với VNM và QNS, tác động của dịch COVID-19 lên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của hai doanh nghiệp này có thể sẽ kéo dài sang nửa đầu quý 2/2020 và phục hồi nhẹ trong thời gian còn lại của quý. Như vậy, mặc dù sẽ vẫn tiếp tục trải qua giai đoạn kém khả quan so với cùng kỳ, chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2/2020 của VNM và QNS sẽ khởi sắc hơn so với quý 1/2020. Đây là hai doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống từ sữa và sữa đậu nành, có dòng tiền hoạt động lành mạnh và tỷ lệ trả cổ tức ổn định. Do đó, giai đoạn thấp điểm trong kinh doanh sẽ là cơ hội để NĐT tích lũy VNM và QNS ở mức giá tốt.

Sự sụt giảm mạnh của giá dầu đã tác động tiêu cực đến hoạt động (cũng như diễn biến giá) của nhóm doanh nghiệp dầu khí. Tuy vậy, nhìn ở khía cạnh tích cực, giá dầu giảm đã giúp chi phí đầu vào của các ngành như nhựa, săm lốp, phân bón giảm mạnh qua đó giúp cải thiện đáng kể biên lợi nhuận. Nhờ vậy, doanh nghiệp thuộc các ngành này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khả quan, dù doanh thu chỉ tăng nhẹ hoặc giảm. Các đại diện theo dõi của chúng tôi gồm có BMP, DRC, BFC và DPM. Chúng tôi khuyến nghị giảm tỷ trọng cổ phiếu BFC và DPM do triển vọng kém khả quan của ngành phân bón. Chúng tôi ưa thích BMP với tỷ suất cổ tức cao và DRC với triển

Page 21: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 21

vọng tăng trưởng lợi nhuận (nhờ biên lợi nhuận cải thiện và khả năng mở rộng sản xuất trong dài hạn). Việc giá dầu liên tục giảm và thông tin trả cổ tức tiền (đối với BMP) đã giúp giá hai cổ phiếu này tăng mạnh, tiệm cận với mức giá mục tiêu của chúng tôi. Đối với DRC, triển vọng xuất khẩu lốp radial sang thị trường Mỹ và Brazil dự kiến không thuận lợi trong quý 2/2020. Với giả định sản lượng lốp radial quý 2/2020 sẽ giảm 30% YoY, trong khi chi phí liên quan đến cao su tự nhiên và cao su tổng hợp sẽ giảm 7% QoQ, chúng tôi ước tính biên lợi nhuận gộp trong quý 2 sẽ đạt 17%, tăng 3,1 điểm phần trăm so với Q2/2019. Tuy nhiên, do sự sụt giảm mạnh về sản lượng khiến LNTT trong quý 2/2020 ước tính có thể giảm 19% YoY nhưng tăng 54% QoQ. NĐT ưa thích cổ phiếu DRC tiếp tục quan sát và có thể giải ngân giá cổ phiếu điều chỉnh.

So với nhiều nhóm ngành, mức độ bị ảnh hưởng của ngành ngân hàng trong quý 1/2020 là không quá lớn. Trong số 14 ngân hàng niêm yết mà chúng tôi thống kê KQKD quý 1/2020 thì:

• Tăng trưởng cho vay khách hàng đạt 2,1% YTD và 12,2% YoY. So với mức tăng lũy kế của cùng kỳ năm 2019, hoạt động cho vay chậm lại ở hầu hết các ngân hàng.

• Mặc dù tổng thu nhập hoạt động đạt mức tăng trưởng hơn 15% YoY, LNST chỉ tăng trưởng hơn 3% YoY. LNST Q1/2020 giảm mạnh ở hai ngân hàng quốc doanh lớn là VCB và BID. Ngoài ra, CTG, MBB, STB và KLB cũng ghi nhận tăng trưởng âm.

• LNST đã giảm mạnh so với mức tăng trưởng chung gần 11% của Q1/2019 do (1) Thu nhập lãi và dịch vụ giảm tốc và (2) Chi phí DPRR tín dụng tăng mạnh ở hầu hết ngân hàng và chi phí hoạt động cũng tăng mạnh hơn so với tăng trưởng về thu nhập.

Bảng 5: Kết quả kinh doanh Q1/2020 của các ngân hàng niêm yết (1)

Mã Tăng trưởng Cho vay khách hàng

(YoY, %) Tăng trưởng Cho vay khách hàng

(YTD, %) Tăng trưởng thu nhập lãi

(YoY, %) Tăng trưởng thu nhập dịch vụ

(YoY, %) Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020 Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020 Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020 Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020

TPB 61,4 21,4 18,6 11,2 11,0 6,4 52,3 37,6 34,6 168,3 190,1 -27,6 VIB 32,5 20,9 32,3 6,8 7,0 5,4 51,9 31,6 29,9 125,4 167,3 18,2

HDB 31,5 11,3 18,2 12,1 5,9 5,3 35,1 10,8 42,1 243,7 27,9 11,5 STB 11,2 18,1 13,0 4,2 7,1 4,9 59,0 47,0 15,5 42,2 18,0 12,3 VPB 24,3 22,4 14,0 5,3 6,0 4,2 24,8 12,6 18,2 3,1 136,9 -6,7 VCB 15,6 16,5 12,1 7,9 8,3 4,2 17,5 37,1 6,3 35,6 21,3 5,4 LPB 21,7 14,4 16,8 8,8 5,1 4,1 -5,1 17,2 2,6 101,4 83,2 174,7 ACB 19,3 12,1 15,8 7,6 4,1 3,2 24,4 20,4 19,7 42,4 5,2 -0,2 KLB 21,3 13,2 13,3 7,8 2,2 1,9 -3,1 27,1 9,2 28,1 -3,4 55,7 TCB 19,0 -0,1 41,6 3,1 4,0 1,8 16,6 34,7 22,8 -9,9 1,3 73,1 MBB 28,0 18,3 8,2 6,4 8,4 0,3 36,8 25,6 13,6 35,5 140,6 -1,8 BID 15,8 16,6 7,9 2,7 4,9 0,3 34,7 -6,8 7,1 29,8 17,6 23,9 CTG 18,4 4,3 7,2 5,6 1,1 0,1 17,3 9,9 5,9 15,7 63,6 9,3 EIB 16,5 0,3 7,8 0,4 -1,9 -3,0 -2,9 24,2 3,2 6,1 1,3 -5,0

Tổng 19,0 12,9 12,2 5,5 4,9 2,1 25,2 16,8 13,4 27,4 45,0 12,1

Nguồn: CTCK Rồng Việt, FiinPro

Bảng 6: Kết quả kinh doanh Q1/2020 của các ngân hàng niêm yết (2)

Mã Tăng trưởng tổng TNHĐ (YoY, %) Tăng trưởng LNST (YoY, %) Tăng trưởng CPHĐ (YoY, %)

Tăng trưởng CPDPRR (YoY, %)

Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020 Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020 Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020 Q1 2018 Q1 2019 Q1 2020 VPB 41,7 4,0 24,4 35,9 -31,9 62,7 32,9 24,6 10,3 57,4 20,8 15,8 VIB 48,6 37,0 31,9 229,7 56,3 32,8 18,2 17,3 37,6 -34,5 63,7 -0,3 EIB 61,3 -24,5 3,4 225,8 -36,9 30,5 19,6 6,1 -6,6 13,9 -104,6 404,7 TPB 64,5 60,4 27,5 138,2 33,0 18,6 41,0 47,7 22,0 -11,0 130,6 109,2 LPB -0,4 13,8 9,2 19,0 -1,7 18,4 25,6 14,1 28,2 -73,7 118,2 -128,0 TCB 26,8 -5,8 37,3 93,4 1,6 17,9 17,3 26,9 33,0 -35,1 -79,7 361,4 ACB 23,4 5,7 25,4 139,3 19,3 12,5 13,9 7,1 31,2 -77,9 -111,7 -691,7 HDB 54,9 7,1 27,8 183,5 5,5 11,2 12,9 12,7 41,4 20,4 -8,3 29,0 CTG 14,4 9,0 10,9 19,5 4,1 -4,5 11,0 -6,3 2,5 13,9 37,9 35,5 STB 39,0 51,1 9,6 88,4 112,8 -6,9 27,6 16,6 20,8 -8450,8 430,8 -2,9 MBB 45,9 28,8 16,2 74,1 20,1 -8,0 34,1 27,3 -0,7 19,5 39,3 117,0 VCB 36,2 18,6 4,4 58,8 34,3 -11,2 29,1 7,8 12,0 6,9 0,6 42,9 KLB 18,2 5,1 32,9 1,6 0,5 -23,2 29,3 6,1 21,2 -89,4 244,0 3646,7 BID 43,0 -5,1 5,9 8,5 -0,4 -28,4 -14,8 7,9 16,2 156,1 -13,7 16,5

Tổng 34,2 9,9 15,1 55,8 10,8 3,1 16,5 12,2 15,9 38,3 3,2 33,2

Nguồn: CTCK Rồng Việt, FiinPro

Page 22: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 22

Các gói hỗ trợ của ngành ngân hàng đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 gồm: (1) Giảm lãi suất cho vay, (2) Giãn, gia hạn thời hạn trả nợ. Nhiệm vụ giảm lãi suất cho vay có thể khiến khả năng mở rộng NIM của các ngân hàng bị hạn chế so với giai đoạn trước khi diễn ra dịch bệnh bởi lẽ (1) Mặc dù áp lực huy động giảm khi nhu cầu vay mượn thấp và động thái điều tiết của NHNN (giảm lãi suất điều hành, tác động thị trường OMO) sẽ giúp lãi suất huy động giảm theo sau mức lãi suất cho vay, song tốc độ sẽ chậm hơn và (2) Khả năng tăng tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng có lãi suất cho vay cao bị hạn chế. Ngoài ra, tăng trưởng thu nhập lãi và dịch vụ nhìn chung sẽ chậm lại so với các năm trước khi mà (1) Chính sách giãn, gia hạn thời hạn trả nợ có thể khiến ảnh hưởng đến tiến độ ghi nhận thu nhập lãi của các ngân hàng (chưa được ghi nhập khi chưa đến kỳ thu lãi) và (2) Quy mô cho vay giảm khiến thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, các ngân hàng theo đuổi mục tiêu quản lý tốt chất lượng tài sản có thể sẽ chứng kiến chi phí dự phòng tăng mạnh, ít nhất trong quý 2 hoặc hai quý đầu năm 2020. Như vậy, sau năm 2017 – 2018 ghi nhận tăng trưởng cao, ngành ngân hàng dự kiến sẽ chứng kiến mức giảm tốc đáng kể về mức độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2020. Dù vậy, thay vì quan tâm khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng NĐT cần chú trọng những ngân hàng ưu tiên kiểm soát chất lượng tài sản nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh khả năng khôi phục hoạt động của các ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định.

So với mức định giá tại cùng thời điểm năm 2019, mức PB hiện tại của các ngân hàng đã giảm mạnh (15 – 20% đối với các ngân hàng quốc doanh và trên 20 – 40% đối với nhóm NHTMCP). Và so với định giá hiện tại của chúng tôi, một số cổ phiếu ngân hàng đã giảm về vùng giá phù hợp cho mục tiêu nắm giữ dài hạn. So với các NHQD đang chịu áp lực hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh và áp lực bán mạnh từ NĐT nước ngoài, chúng tôi ưa thích nhóm NHTMCP, gồm ACB và VPB hơn. Mặc dù vậy, trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng NĐT tạm thời đứng ngoài quan sát.

Hình 31: P/B của các ngân hàng niêm yết

Nguồn: CTCK Rồng Việt, FiinPro | (*) 2020F, 2021F: P/B dự kiến cuối năm 2020, 2021 ở mức giá ngày 4/5/2020, theo dự phóng KQKD của Rồng Việt | (**): Dự phóng lợi nhuận 2020, 2021 của VCB chưa bao gồm khoản phí độc quyền banca

với FWD.

0,00,51,01,52,02,53,03,54,04,5

MBB TCB CTG VPB HDB ACB BID VCB(**)

LPB STB KLB VIB TPB EIB

26/4/2019 31/12/2019 29/4/2020 2020F (*) 2021F (*)

Page 23: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 23

Hình 32: Cổ phiếu ưa thích của Rồng Việt

Nguồn: CTCK Rồng Việt; Giá ngày 04/05/2019; kích thước hình vuông: theo phân loại vốn hóa

Page 24: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 24

DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM

Mã Sàn VHTT (tỷ

đồng)

Giá mục tiêu

(đồng)

Giá @05/4/2020

(đồng)

Lợi nhuận kỳ vọng (%)

Khuyến nghị

2019 2020F 2021F PE Trailing

(x)

PE 2020F (x)

PB hiện tại (x)

Tỷ suất cổ tức (%)

+/- Giá 1 năm (%)

GTGDBQ 3 tháng

(tỷ đ.)

Sở hữu Nước

ngoài còn lại (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%)

PC1 HOSE 2.262 26.800 14.200 88,7 Mua 14,9 -23,8 1,8 28,5 3,7 33,8 6,3 3,7 0,6 0,0 -28,1 8 14,5 MWG HOSE 35.954 135.000 79.400 71,9 Mua 18,1 33,2 12,2 3,5 21,7 24,2 9,0 7,5 2,7 1,9 -6,0 117 0,0 QNS HOSE 8.085 36.000 22.650 65,6 Mua -4,4 3,2 -6,2 -18,4 14,8 22,7 6,5 5,4 1,3 6,6 -27,6 7 31,9 NT2 HOSE 5.772 27.100 20.050 47,6 Mua -0,2 -2,9 2,8 3,9 7,9 1,7 7,6 7,5 1,3 12,5 -21,9 7 31,4 REE HOSE 9.178 39.900 29.600 40,9 Mua -4,1 -8,1 1,7 5,2 5,4 0,8 6,0 5,3 0,9 6,1 -2,8 29 0,0 PNJ UPCOM 12.723 77.500 56.500 40,4 Mua 16,7 24,0 -4,5 -5,8 13,9 19,5 10,8 10,4 2,6 3,2 -24,1 60 0,0 VPB HOSE 48.877 28.000 20.050 39,7 Mua 17,0 12,4 14,5 21,2 17,4 23,0 5,3 4,0 1,1 0,0 5,8 173 0,6 MBB HOSE 38.221 21.200 15.850 37,5 Mua 26,2 29,2 20,8 17,5 19,5 29,4 4,8 3,4 0,9 3,8 -22,5 136 -3,0 VNM HOSE 169.958 126.000 97.600 33,7 Mua 7,1 3,5 8,5 5,6 4,5 2,0 16,1 16,6 5,7 4,6 -22,7 207 41,6 FPT HOSE 34.424 64.500 50.500 31,7 Mua 19,4 19,7 17,2 19,7 15,2 18,5 10,5 7,7 2,3 4,0 15,6 112 0,0 IMP HOSE 2.573 66.000 52.100 30,5 Mua 18,4 17,1 20,6 17,0 18,0 17,9 15,4 13,1 1,6 3,8 6,4 6 0,0 PGI UPCOM 1.309 17.900 14.750 30,2 Mua 8,0 17,2 -6,8 -6,6 0,5 41,9 7,6 6,5 0,9 8,8 -5,6 0 28,3 HPG HOSE 57.983 27.300 21.000 30,0 Mua 14,0 -12,4 25,5 47,1 20,4 29,4 7,3 4,3 1,2 0,0 -20,1 172 12,3 LTG HOSE 1.450 21.300 17.990 29,5 Mua -8,0 -19,7 -7,4 32,2 12,1 11,9 6,2 3,5 0,6 11,1 -21,1 3 4,9 PAC HNX 1.041 27.300 22.400 28,6 Mua 3,6 8,7 9,0 -4,1 7,5 -4,8 6,3 7,4 1,5 6,7 -34,1 2 28,2 ACB HOSE 33.754 25.000 20.300 28,1 Mua 14,7 16,7 12,6 14,6 13,1 13,1 5,4 4,4 1,1 4,9 -12,0 128 0,0 VCB HOSE 249.978 85.000 67.400 27,3 Mua 20,1 28,6 15,5 17,4 18,7 20,1 13,9 10,4 2,9 1,2 1,9 103 6,4 POW HOSE 22.997 15.300 9.820 58,9 Mua 138,8 477,4 14,9 23,0 3,5 -14,0 11,2 8,8 0,8 3,1 -32,7 43 37,5 DIG HOSE 3.420 17.700 11.150 58,7 Mua -8,9 32,7 82,9 34,4 20,7 26,9 7,8 4,9 0,9 0,0 -22,7 22 14,5 PVD HOSE 3.887 14.118 9.230 53,0 Mua -22,3 -43,4 42,7 90,5 21,4 39,7 12,9 7,8 0,3 0,0 -47,1 48 35,4 DXG HOSE 4.851 13.500 9.350 44,4 Mua 25,1 3,2 -5,1 -4,8 7,9 14,9 4,5 3,6 0,7 0,0 -42,1 29 8,9 PVS HOSE 5.497 15.700 11.500 42,6 Mua 17,9 -7,6 19,4 32,4 -35,8 -27,7 11,6 7,9 0,4 6,1 -49,5 51 34,7 STK HOSE 1.160 21.400 16.400 39,6 Mua -7,0 20,3 -11,8 -15,2 11,7 22,5 5,4 5,2 1,0 9,1 -19,8 3 44,8 MSH HOSE 1.623 44.500 32.450 37,1 Mua 11,7 21,6 -20,9 -56,9 11,9 42,8 3,8 6,5 1,3 0,0 -42,4 4 44,6 NLG HOSE 5.618 30.500 22.500 35,6 Mua -26,8 25,8 -19,8 5,7 -12,4 30,9 6,1 4,4 1,1 0,0 -15,8 22 1,6 LHG HOSE 815 22.000 16.300 35,0 Mua -30,4 6,1 -9,6 57,8 15,7 19,6 5,7 3,2 0,7 0,0 -6,3 2 40,1 CVT HOSE 600 20.300 16.350 33,3 Mua 1,1 -1,0 -21,3 -20,7 7,1 1,9 4,3 4,5 0,8 9,2 -23,8 4 34,8 KDH HOSE 11.379 27.300 20.900 33,0 Mua -3,5 13,2 14,9 37,1 15,5 15,1 11,7 7,9 1,5 2,4 -10,9 12 4,8 PVT HOSE 2.716 11.890 9.650 28,4 Mua 5,7 2,6 -2,9 -20,1 9,3 20,8 4,5 5,3 0,6 5,2 -37,6 15 23,0 SMB HOSE 888 34.000 29.750 27,7 Mua -2,2 47,9 -10,4 -28,0 2,0 2,7 4,8 6,4 1,9 13,4 -1,8 1 37,3 VGC HOSE 7.398 20.100 16.500 27,6 Mua 14,8 15,4 -11,7 2,3 5,0 21,5 11,3 9,1 1,1 5,8 0,0 9 35,7 HDG HOSE 2.776 28.800 23.400 27,4 Mua 34,3 33,0 13,8 6,6 -3,1 11,5 3,7 2,8 1,1 4,3 -24,3 10 32,1 VRE HNX 53.286 29.800 23.450 27,1 Mua 1,5 18,6 3,8 -2,8 9,6 15,9 19,9 16,6 1,9 0,0 -33,1 70 17,6 SCS HOSE 5.278 125.000 104.800 26,9 Mua 10,8 15,0 3,6 6,6 12,2 14,5 11,6 9,9 4,7 7,6 -32,5 9 24,2 BMP HOSE 3.823 51.100 44.701 25,5 Mua 10,7 -1,1 -2,0 18,1 8,7 5,9 8,8 8,1 1,5 11,2 9,6 8 20,9 HAX HOSE 377 11.400 10.300 25,2 Mua 8,3 -48,2 -29,7 0,0 4,6 0,0 7,5 7,4 0,8 14,6 -21,0 2 41,8 GMD HOSE 5.345 21.500 18.000 22,2 Mua -2,5 -72,1 -21,5 -49,1 17,1 18,6 10,5 18,7 0,9 2,8 -27,2 12 0,0 CTG HOSE 74.654 24.500 20.050 22,2 Mua 41,0 74,8 10,2 14,4 13,6 50,5 8,0 5,4 1,0 0,0 -4,1 167 0,4

Page 25: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 25

Mã Sàn VHTT (tỷ

đồng)

Giá mục tiêu

(đồng)

Giá @05/4/2020

(đồng)

Lợi nhuận kỳ vọng (%)

Khuyến nghị

2019 2020F 2021F PE Trailing

(x)

PE 2020F (x)

PB hiện tại (x)

Tỷ suất cổ tức (%)

+/- Giá 1 năm (%)

GTGDBQ 3 tháng

(tỷ đ.)

Sở hữu Nước

ngoài còn lại (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%)

+/- DT (%) +/- LNST

(%) +/- DT (%)

+/- LNST (%)

PME HOSE 4.493 71.000 59.900 21,9 Mua 10,3 3,9 12,6 14,0 13,9 12,3 13,7 11,0 2,2 3,3 9,6 2 37,9 BID HOSE 141.977 42.000 35.300 21,0 Mua 8,3 15,3 15,1 19,6 16,7 65,5 16,4 10,3 1,9 2,0 6,8 48 12,2 HDB HOSE 20.816 26.000 21.550 20,6 Mua 23,6 26,2 13,6 18,0 13,7 21,1 5,7 4,1 1,1 0,0 -23,0 49 8,6 PTB UPCOM 2.067 52.200 43.700 19,5 Tích lũy 17,6 13,3 -12,3 -13,4 5,8 2,4 5,0 5,4 1,1 0,0 -26,8 8 29,2 TCM HOSE 869 17.300 15.000 18,7 Tích lũy -0,5 -16,6 -20,1 -35,1 6,2 24,3 4,2 5,6 0,6 3,3 -41,2 10 0,4 PHR HOSE 5.867 47.500 43.300 16,6 Tích lũy 4,8 -24,3 27,9 141,7 -12,7 -32,1 10,2 9,2 2,2 6,9 -7,6 29 40,3 KBC HOSE 5.802 14.200 12.350 15,0 Tích lũy 30,4 14,6 -17,2 -2,3 4,9 12,1 7,1 6,2 0,6 0,0 -4,4 37 26,6 ACV HOSE 126.825 65.000 58.257 13,1 Tích lũy 13,7 35,8 -37,5 -58,7 45,5 79,2 16,1 22,8 3,4 1,5 -29,6 21 45,5 DRC HOSE 2.352 21.100 19.800 11,6 Tích lũy 8,6 80,6 -9,2 4,4 15,9 25,7 8,7 7,7 1,4 5,1 -1,8 9 27,7 VSC HOSE 1.406 27.000 25.500 9,8 Tích lũy 5,8 -22,1 -15,7 3,2 -7,1 -4,3 5,6 6,1 0,8 3,9 -19,6 3 13,8 DPM HOSE 5.322 13.600 13.600 7,4 Tích lũy -15,8 -49,6 11,4 75,4 1,9 15,3 12,4 8,8 0,7 7,4 -20,2 17 33,9 ANV HOSE 2.110 16.400 16.600 4,8 Trung Lập 8,8 17,4 -10,4 -48,7 14,7 37,4 3,9 4,3 0,9 6,0 -33,9 4 47,5 PPC HOSE 7.807 22.500 24.350 2,7 Trung Lập 15,0 12,9 11,7 -13,0 0,6 -1,5 6,7 8,8 1,3 10,3 -1,9 6 32,5 VHC HOSE 5.358 30.000 29.450 1,9 Trung Lập -15,1 -18,2 7,2 -32,2 16,1 28,6 5,2 5,3 1,1 0,0 -34,2 13 66,9 AST HOSE 2.363 52.000 52.500 -1,0 Trung Lập 29,2 23,4 -27,7 -61,2 23,2 113,4 15,1 15,4 4,0 0,0 -10,3 3 4,8 BFC HOSE 675 9.100 11.800 -14,4 Giảm -4,4 -56,7 -9,0 -50,0 4,8 26,2 9,1 13,9 0,7 8,5 -43,4 2 39,9

Nguồn: CTCK Rồng Việt; Giá tại ngày 4/5/2020

Page 26: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 26

CHỈ SỐ VĨ MÔ VIỆT NAM THÁNG 4

Cán cân thương mại (Tỷ USD) Diễn biến tỷ giá tiền Đồng

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt

Lãi suất liên ngân hàng (%/năm) Lợi tức trái phiếu Chính phủ (%/năm)

Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

PMI Việt Nam (Điểm) Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn 3 tháng (Điểm)

Nguồn: IHS Markit, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

(3)

(2)

(1)

0

1

2

3

4

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

10/2

015

01/2

016

04/2

016

07/2

016

10/2

016

01/2

017

04/2

017

07/2

017

10/2

017

01/2

018

04/2

018

07/2

018

10/2

018

01/2

019

04/2

019

07/2

019

10/2

019

01/2

020

04/2

020

Cán cân thương mại RHSTăng trưởng xuất khẩuTăng trưởng nhập khẩu

22.800

22.900

23.000

23.100

23.200

23.300

23.000

23.100

23.200

23.300

23.400

23.500

23.600

23.700

23.800

23.900

04/2

019

05/2

019

06/2

019

07/2

019

08/2

019

09/2

019

10/2

019

11/2

019

12/2

019

01/2

020

02/2

020

03/2

020

04/2

020

Tỷ giá tự doTỷ giá giao dịch ngân hàngTỷ giá trung tâm RHS

0

10

20

30

40

50

60

70

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

04/2

015

08/2

015

12/2

015

04/2

016

08/2

016

12/2

016

04/2

017

08/2

017

12/2

017

04/2

018

08/2

018

12/2

018

04/2

019

08/2

019

12/2

019

04/2

020

VND O/NUSD O/NKLGDBQ (RHS)

(%, YoY) (Nghìn tỷ VNĐ)

123456789

08/2

015

12/2

015

04/2

016

08/2

016

12/2

016

04/2

017

08/2

017

12/2

017

04/2

018

08/2

018

12/2

018

04/2

019

08/2

019

12/2

019

04/2

020

VN2Y VN5Y VN10Y VN15Y

30

35

40

45

50

55

60

01/2

016

06/2

016

11/2

016

04/2

017

09/2

017

02/2

018

07/2

018

12/2

018

05/2

019

10/2

019

03/2

020 85

95

105

115

125

04/2

015

08/2

015

12/2

015

04/2

016

08/2

016

12/2

016

04/2

017

08/2

017

12/2

017

04/2

018

08/2

018

12/2

018

04/2

019

08/2

019

12/2

019

04/2

020

Toàn ngành công nghiệp

Khai khoáng

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Sản xuất và phân phối điện

Page 27: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 27

CHỈ SỐ CÁC NHÓM NGÀNH

Biến động nhóm ngành cấp 1 Biến động chỉ số nhóm ngành cấp 2

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

So sánh chỉ số P/E ngành So sánh chỉ số P/B ngành

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

22% 12% 14% 29% 17% 17% 14% 27% 13% 18%0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Công

ngh

iệp

Dầu

khí

Dịc

h vụ

Tiê

u dù

ng

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Ngâ

n hà

ng

Ngu

yên

vật l

iệu

Tài c

hính

Tiện

ích

Cộng

đồn

g

35%19%

12%22%

14%16%

18%27%

8%24%

30%14%

24%24%

17%11%

14%15%17%

0% 10% 20% 30% 40%

Bán lẻBảo hiểm

Bất động sảnCông nghệ Thông tin

Dầu khíDịch vụ tài chính

Điện, nước & xăng dầu khí đốtDu lịch và Giải trí

Hàng & Dịch vụ Công nghiệpHàng cá nhân & Gia dụng

Hóa chấtNgân hàng

Ô tô và phụ tùngTài nguyên Cơ bản

Thực phẩm và đồ uốngTruyền thông

Viễn thôngXây dựng và Vật liệu

Y tế

11,1 11,412,7

18,1

15,614,4

12,9

9,0

10,8

13,9

11,8

9,6

Công

ngh

iệp

Công

ngh

ệ …

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Dầu

khí

Dịc

h vụ

Tiê

u dù

ng

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Ngu

yên

vật l

iệu

Ngâ

n hà

ng

Tiện

ích

Cộng

đồn

g

Tài c

hính

Viễn

thôn

g

VNIN

DEX

HN

X In

dex

1,5

1,8 1,8

0,9

2,42,3

1,0

1,41,6

2,0

2,8

1,7

1,0

Công

ngh

iệp

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Dầu

khí

Dịc

h vụ

Tiê

u dù

ng

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Ngu

yên

vật l

iệu

Ngâ

n hà

ng

Tiện

ích

Cộng

đồn

g

Tài c

hính

Viễn

thôn

g

VNIN

DEX

HN

X In

dex

Page 28: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 28

KHỐI PHÂN TÍCH & TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Nguyễn Thị Phương Lam Head of Research [email protected] + 84 28 6299 2006 (1313)

Lại Đức Dương Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1522) • Bất động sản • Vật liệu xây dựng

Trần Hà Xuân Vũ Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1518) • Dầu khí • Phân bón

Nguyễn Hà Trinh Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1551) • Xây dựng • Thép • Tiện ích công cộng

Vũ Anh Tú Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1511) • Kinh tế vĩ mô

Trần Thái Sơn Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1527) • Bán lẻ • Thực phẩm & Đồ uống • Dược phẩm

Đỗ Thanh Tùng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1521) • Cảng biển • Dịch vụ hàng không

Phạm Thị Tố Tâm Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1530) • Bảo hiểm • Thủy sản

Nguyễn Thị Thúy Anh Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1531) • Ngân hàng

Nguyễn Tiến Hoàng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1538) • Thị trường

Bùi Huy Hoàng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1514) • Cao su tự nhiên • Nông dược

Phạm Minh Tú Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1536) • Thép

Ngô Công Khoa Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1519) • Bán lẻ

Bernard Lapointe Senior Consultant [email protected] + 84 28 6299 2006

Trần Thị Ngọc Hà Assistant [email protected] + 84 28 6299 2006 (1526)

Trương Thị Thảo Vi Assistant [email protected] + 84 28 6299 2006 (1517)

Page 29: QUAN TRỌNG LÀ CHỌN LỰA CỔ PHI · 2020. 5. 8. · ngành/ doanh nghiệp sau dịch bệnh còn khó đoán định. So với mức định giá tại cùng thời điểm

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 05/2020 29

CTCP CHỨNG KHOÁN

RỒNG VIỆT Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon,

141 Nguyễn Du - Quận 1 –TP.HCM

Tel: (84 28) 6299 2006

Fax : (84 28) 6291 7986

Email: [email protected]

Website: www.vdsc.com.vn

Chi nhánh Hà Nội

Tần 10, Tòa nhà Eurowindow, Số 2 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự –

Quận Đống Đa – TP. Hà Nội

Tel: (84 24) 6288 2006

Fax: (84 24) 6288 2008

Chi nhánh Cần Thơ

95-97-99 Võ Văn Tần – Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ

Tel: (84 292) 381 7578

Fax: (84 292) 381 8387

Chi nhánh Nha Trang

50Bis Yersin -TP.Nha Trang

Tel: (84 258) 382 0006

Fax: (84 258) 382 0008

Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. CTCK RỒNG VIỆT tuyệt đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến nào của bản báo cáo này.

Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một phần thu nhập nào của người phân tích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong bản cáo cáo này.

Thông tin sử dụng trong báo cáo này được CTCK RỒNG VIỆT thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước.

Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của CTCK RỒNG VIỆT. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự đồng ý của CTCK RỒNG VIỆT đều trái luật. Bản quyền thuộc CTCK RỒNG VIỆT, 2020.