qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... ·...

162

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR
Page 2: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Quản lý lâm sinh tối ưuvà năng suất rừng trồng keocho gỗ xẻ có chất lượng cao

Số hiệu dự án: FST/2006/087

DỰ ÁN

Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 2014

Page 3: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo Cáo Tổng KếtDự án Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng

trồng keo cho gỗ xẻ có chất lượng cao

Số hiệu dự án FST/2006/087

Ngày công bố 31/05/2013

Chủ biên - Chris Beadle (Giám đốc dự án)- Maria Ottenschlaeger (CSIRO)- Phạm Thế Dũng (FSIS) & Điều phối viên dự án trong nước- Caroline Mohammed (Đại học tổng hợp Tasmania)

- Vũ Đình Hưởng (FSIS)- Kiều Tuấn Đạt (FSIS)- Daniel Mendham- Chris Harwood (CSIRO)- Morag Glen (Đại học tổng hợpTasmania)

Đồng tác giả/ Người tham gia/ các cộng tác

Tony Bartlett Quản lý chương trình nghiên cứu Lâm nghiệpĐược chấp thuận bởi

ACIAR GPO Box 1571 Canberra ACT 2601 Australia Công bố bởi

Phạm Thế Dũng - mục 1-7Đặng Phước Đại - mục 8 - 11 & 11.4Vũ Đình Hưởng - mục 11.1Trần Thanh Cao - mục 11.2Kiều Tuấn Đạt - mục 11.3

Báo cáo được công bố bởi ACIAR ABN 34 864 955 427. Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR không chịu trách nhiệm về tính chính xác hoặc hoàn thiện của các thông tin hoặc những ý kiến trong báo cáo. Bạn nên hỏi thông tin trước khi quyết định liên quan đến sự quan tâm của bạn.

© Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Ôxtrâylia (ACIAR)2013 - Đây là đơn vị bản quyền. Ngoại trừ bất cứ sự sử dụng được phép bới hoạt động bản quyền 1968, còn lại không thể sao chép trước khi được phép bằng văn bản của ACIAR, GPO Box 1571, Canberra ACT 2601, Australia, [email protected].

Người dịch(từ bản tiếng Anh):

Page 4: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

College Road, Sandy Bay, Tasmania 7005 Private Bag 12 Hobart Tasmania 7001 Telephone: (03) 62375600 • Facsimile: (03) 62375601 • ABN 41 687 119 230

ECOSYSTEM SCIENCES

Trung taâm Nghieân cöùu Noâng nghieäp quoác teá AustraliaFST/2006/087. Quaûn lyù laâm sinh toái öu vaø naêng suaát röøng troàng keo

cho goã xeû coù chaát löôïng cao.

Toâi raát vui möøng giôùi thieäu ñeán baïn ñoïc baûn baùo caùo baèng tieáng Vieät toùm taét caùc hoaït ñoäng cuûa döï aùn noùi treân. Döï aùn naøy ñöôïc taøi trôï bôûi Trung taâm nghieân cöùu Noâng nghieäp quoác teá Australia.

Ñaây laø döï aùn hôïp taùc giöõa Vieän Khoa hoïc Laâm nghieäp Vieät Nam, tröôøng Ñaïi hoïc Tasmania vaø CSIRO cuûa Australia. Noù cuøng mang ñeán nhöõng thoâng tin coù theå giuùp caùc nhaø khoa hoïc, khuyeán laâm vieân vaø ngöôøi troàng röøng nhaèm quaûn lyù röøng troàng keo toát hôn vaø taêng giaù trò cuûa röøng khi khai thaùc. Ñaëc bieät noù taäp trung vaøo vieäc quaûn lyù röøng cho saûn phaåm goã chaát löôïng cao. Naêng löïc cuûa Vieät Nam ñoái vôùi saûn xuaát goã xeû, nhaát laø cho söï phaùt trieån cuûa ngaønh coâng nghieäp goã gia duïng, seõ coù lôïi ích töø vieäc aùp duïng nhöõng kieán thöùc coù trong baùo caùo naøy.

Caùc taùc giaû ñeàu hy voïng baïn seõ tìm ñöôïc noäi dung höõu ích trong baùo caùo naøy.

Traân troïng(ñaõ kyù)

CHRIS BEADLEGiaùm ñoác döï aùn phía AustraliaThaùng 5.2014

Australian Centre forInternational Agricultural Research

FST/2006/087. Optimising silvicultural management and productivity of high-quality acacia plantations, especially for sawlogs

I am very pleased to introduce readers to this publication in Vietnamese which summarises the activities of the above project. The project was funded by the Australian Centre for International Agricultural Research.The work was a cooperative venture between the Vietnamese Academy of Forest Sciences, the University of Tasmania and CSIRO Australia. It brings together information which should help scientists, extension officers and growers to better manage acacia plantations, and to increase their value at harvest. It has a particular focus on plantation management for high-value wood products. The capacity of Vietnam to produce sawn timber, in particular for its growing furniture-based industries, should benefit from the application of knowledge contained in this report.Its many authors hope you will find this a useful publication.

Yours sincerely

CHRIS BEADLEAustralian Project LeaderMay 2014

Page 5: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR
Page 6: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 5

Nội dung

1. Lời cám ơn ................................................................................72. Tóm tắt hoạt động ............................................................................ 8

3. Tổng quan ...............................................................................103.1 Những vấn đề chủ yếu ................................................................................103.2 Biện minh của dự án ....................................................................................11

4. Mục tiêu ...................................................................................14

5. Phương pháp luận .................................................................165.1 Vị trí lập địa và các hoạt động khác .............................................................165.2 Đề cương thí nghiệm ...................................................................................175.3 Sự tham gia .................................................................................................33

6. Thành công của các hoạt động và kết quả/ điểm mốc quan trọng của dự án ...........................................................................................396.1 Mục tiêu 1: Lượng hóa vai trò của phân bón, tỉa cành và tỉa thưa đến tối ưu

hóa kích cỡ cây, phân bố gỗ và hiệu quả kinh tế từ quản lý rừng trồng chogỗ xẻ. ...........................................................................................................39

6.2 Mục tiêu 2: Thí nghiệm vai trò của quản lý đất và lập địa trong sản xuất bền vững của cộng đồng lâm nghiệp sản phẩm gỗ xẻ. ......................................43

6.3 Mục tiêu 3: Tương quan sản lượng tiềm năng của keo lai với các thông số lập địa trong các môi trường tài nguyên giới hạn ở Việt Nam ...........................46

6.4 Mục tiêu 4: Thiết lập công cụ trợ giúp quản lý, đào tạo khuyến lâm viên để phổ biến thông tin cần thiết cho người trồng rừng, và đào tạo có định hướng cho nghiên cứu viên Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. .........................47

7. Kết quả chủ yếu và thảo luận ........................................................ 487.1 Đất ...............................................................................................................487.2 Sinh trưởng và môi trường ..........................................................................507.3 Thí nghiệm chính A ở Phân trường Hai – Phản ứng với tỉa thưa ................527.4 Chỉ số diện tích lá ........................................................................................557.5 Các lập địa phía Bắc – phản ứng đối với bón phân khi tỉa thưa ..................567.6 Đo sinh lý cây ..............................................................................................587.7 Ảnh hưởng của (tuổi cắt hom x bón phân P) khi trồng. ...............................607.8 Rỗng ruột .....................................................................................................61

Page 7: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

7.9 Những thách thức khác ...............................................................................647.10 Hệ thống trợ giúp quyết định. ......................................................................657.11 Phân tích kinh tế ..........................................................................................66

8. Các tác động của dự án ................................................................. 68 8.1 Tác động về khoa học - hiện tại và sau 5 năm ............................................688.2 Tác động về năng lực – hiện tại và sau 5 năm ............................................718.3 Tác động với cộng đồng – hiện tại và sau 5 năm ........................................738.4 Các hoạt động truyền thông và tuyên truyền ..............................................76

9. Kết luận và khuyến nghị ............................................................... 799.1 Kết luận ........................................................................................................799.2 Khuyến nghị .................................................................................................81

10. Tài liệu tham khảo .......................................................................... 8310.1 Tài liệu trích dẫn trong báo cáo ...................................................................8310.2 Danh mục các xuất bản đã công bố của dự án ...........................................84

11. Phụ lục ............................................................................................. 8611.1 Phụ lục 1: Hệ thống trợ giúp quyết định ......................................................8611.2 Phụ lục 2: Phân tích kinh tế .........................................................................9811.3 Phụ lục 3: Các trang thông tin kỹ thuật .....................................................11511.4 Phụ lục 4: Sự kiểm tra của chuyên gia về phòng thí nghiệm Viện KHLN

Nam Bộ.....................................................................................................13311.5 Phụ lục 5. Các hội thảo khuyến lâm và tham quan hiện trường ................144

Page 8: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 7

1. Lời cảm ơn Chúng tôi xin cám ơn ông Trần Thanh Cao, Lê Thanh Quang, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Văn Bốn, Võ Trung Kiên và Triệu Thái Hưng, Trần Thanh Trăng, Phạm Xuân Đỉnh, Vũ Tiến Lâm (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã góp phần trực tiếp đối với dự án. Đặc biệt xin cảm ơn TS. Hà Huy Thịnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các thí nghiệm ở Ba Vì, Tuyên Quang, cám ơn ông Lê Xuân Tiến, giám đốc Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung bộ đã dành đất để trồng rừng thí nghiệm ở Đông Hà, cám ơn ông Thành và ông Hải ở trạm thực nghiệm lâm nghiệp Nghĩa Trung, Phú Bình đã quản lý các thí nghiệm, cám ơn các nhân viên của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, đã không ngừng trợ giúp cho các hoạt động của dự án, cám ơn người dân ở Ba Vì đã cộng tác thực hiện các thí nghiệm. Chúng tôi cũng xin cảm ơn bà Alieta Eyles trường đại học tổng hợp Tasmania và ông Keith Churchill của CSIRO về nghiên cứu sinh lý cây. Ngoài ra, chúng tôi xin cám ơn Công ty cổ phần Hải Vương, đã dành 4,5 ha đất để trồng rừng ở Phân trường Hai và thí nghiệm vệ tinh ở Phú Thành; cám ơn Công ty cổ phần giấy An Hòa đã cấp 3,0 ha đất để trồng rừng cho hai thí nghiệm vệ tinh ở Tuyên Quang, Công ty lâm nghiệp Xuân Lộc đã cấp 1,5 ha đất trồng rừng thí nghiệm vệ tinh ở Đồng Nai. Xin được cảm ơn sự trợ giúp đặc biệt của những người đồng bào thiểu số trong việc thiết lập thí nghiệm ở Phân trường Hai.

Chúng tôi lấy làm biết ơn sự trợ giúp của ngài Geoff Morris, quản lý của tổ chức ACIAR tại Việt Nam.

Chữ viết tắt:

CSIRO Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Ôxtrâylia

VAFS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

FSIS Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

JAF Học bổng John Allwright (nghiên cứu sinh)

IFTIB Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

DSS Hệ thống trợ giúp quyết định

Page 9: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

2. Tóm tắt hoạt động Việt Nam đang nhập khẩu 80% gỗ để phục vụ ngành công nghiệp gia dụng xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhỏ quản lý xấp xỉ một nửa diện tích rừng trồng. Phân tích kinh tế trước khi dự án thực hiện cho thấy có nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp nhỏ ở vùng nhiệt đới đối với gỗ xẻ hơn là sản xuất gỗ bột. Chúng tôi đã khảo sát về sự phù hợp của hệ thống lâm sinh làm tối ưu sản lượng gỗ xẻ từ các loài trồng phổ biến nhất như keo lai, bằng việc tận dụng mức sinh trưởng sớm rất nhanh của nó và giảm độ dài luân kỳ để có được kích cỡ gỗ thương phẩm. Chu kỳ trồng rừng ngắn là mong muốn kinh tế của người dân với chi phí thấp và thu nhập sớm hơn là thu nhập muộn. Mục tiêu chủ yếu là phát triển công cụ trợ giúp quản lý tốt rừng trồng trong bối cảnh mà đầu vào là: lâm sinh, lập địa và quản lý bền vững.

Hàng loạt các thí nghiệm đã gắn kết kỹ thuật lâm sinh phổ biến như chuẩn bị đất, trồng rừng, kiểm soát cỏ dại, tỉa cành và bón phân khi trồng đã chỉ ra mức sinh trưởng cao hơn rõ rệt ở phía Nam so với miền Trung và miền Bắc nơi có mùa khô dài hơn và mùa đông lạnh. Những mô hình thể hiện rõ giữa phía Nam và nơi khác của Việt Nam như chu kỳ khai thác là ngắn nhất ở phía Nam nơi mức sinh trưởng đường kính từ 7,6 - 10,4 cm ở tuổi 2, còn ở miền Trung Việt Nam là 7,3 cm và ở miền Bắc từ 6,3 - 6,5 cm.

Đã có sự khác biệt rất lớn về thống kê của đường kính cây ở tuổi 2 hoặc 3 giữa mật độ 600 hoặc 450 cây/ha, sau khi tỉa thưa sáu tháng. Kết quả này tăng lên cùng với cường độ tỉa thưa và đã chỉ ra rằng sự cạnh tranh nội bộ giữa các cây đối với dinh dưỡng là rất cao ở các rừng keo lai sinh trưởng nhanh được trồng với số cây phổ biến giữa 1111 cây và 1667 cây/ha. Do đó mức sinh trưởng của cây đơn lẻ và giá trị gỗ xẻ có thể có liện hệ sớm ngay từ năm thứ hai; tỉa thưa muộn và cường độ tỉa thưa thấp cũng có thể cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng cây đơn lẻ. Phản ứng rất nhanh đối với tỉa thưa đã không liên quan gì đến bón phân khi tỉa thưa ở các lập địa tại phía Nam, nhưng lại thể hiện ở các lập địa phía Bắc. Tuy nhiên, đã không có tương quan đơn thuần giữa định lượng việc bón bón lân tiềm năng và sinh trưởng đường kính ở tuổi 2 tại hầu hết các lập địa; những nơi năng suất cao nhất là đất có tổ hợp cao của hàm lượng đạm tổng số và chất hữu cơ. Ngoại trừ các yếu tố dẫn đến giảm chất lượng gỗ thì nghiên cứu cho thấy quản lý lâm sinh tốt gồm cả tỉa thưa thì việc quản lý “lóng” gỗ xẻ cũng cuốn hút về tài chính hơn so với gỗ bột giấy chu kỳ hơn 6 năm - một chu kỳ phổ biến cho sản xuất bột gỗ.

Page 10: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 9

Vật liệu trồng kém và sử dụng tỷ lệ phân cao có thể dẫn đến tạo ra cây có dạng thân xấu, thân không thẳng và cành lớn. Tỉa những cành lớn dẫn đến phát sinh sự rỗng ruột thân cây ở các lập địa phía Nam tạo ra các “lóng” gỗ không phù hợp cho gỗ xẻ. Mức độ sinh trưởng cao dẫn đến tạo ra tán và cành cây lớn, đôi khi gãy thân cây khi dông bão. Do đó, lựa chọn tốt hơn về vật liệu cây trồng, thời gian và kỹ thuật tỉa cành đúng, quản lý kích cỡ tán cây là rất cần thiết, khi đó những vấn đề này sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, tài liệu khảo sát và thí nghiệm gợi ý rằng đối với nấm gây rỗng ruột, có chất sinh học rõ rệt có thể tác động đến chất lượng gỗ.

Bộ công cụ khuyến lâm đã được phân phát đến Trung tâm Khuyến Nông/Lâm quốc gia: (i) Hệ thống trợ giúp quyết định (DSS) với bảng tra có thể được sử dụng để đánh giá năng suất lập địa; (ii) mẫu phân tích kinh tế cho phép đánh giá so sánh giá trị tài chính thu về từ các hệ thống lâm sinh tương phản nhau, gồm cả cho gỗ xẻ; và (iii) 7 trang thông tin kỹ thuật cung cấp những khuyến cáo về đất và quản lý các yếu tố đầu vào lâm sinh cho gỗ xẻ. Người dùng tài liệu này chủ yếu là những nhân viên khuyến nông, họ giúp các doanh nghiệp nhỏ cấp tỉnh và huyện.

Việc đưa những kết quả đạt được từ dự án này qua các dịch vụ khuyến nông, có thể sẽ chuyển đổi từ loại rừng trồng mà ban đầu chỉ tập trung vào bột gỗ giá trị thấp sang loại hình giá trị cao và có thể giảm rõ rệt sự phụ thuộc vào nhập khẩu gỗ của Việt Nam. Nhân viên khuyến nông cho rằng sự thay đổi các phương thức lâm sinh đối với người trồng là một thách thức lớn, nhất là việc cho kết quả tốt hơn phụ thuộc vào sự can thiệp đúng thời điểm của các yếu tố đầu vào như bón phân, tỉa cành, tỉa thưa. Sản xuất cây có hình thân tốt, yêu cầu cần thiết cho gỗ xẻ cũng đòi hỏi cây con và giống cây có chất lượng cao.Việc thiết lập các mô hình rừng trồng trình diễn có kết hợp các kỹ thuật tốt nhất ở cấp huyện nên được thử nghiệm như là phương tiện để khuyến khích sự chấp thuận tiếp cận kỹ thuật lâm sinh đã được dự án phát triển cho sản xuất gỗ xẻ đối với doanh nghiệp nhỏ.

Page 11: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

3. Tổng quan3.1 NhữNg vấN đề chủ yếu

Khi khởi đầu dự án, Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến chương trình trồng 5 triệu hécta rừng đầy tham vọng, trong đó yêu cầu thiết lập khoảng 3 triệu hecta rừng trồng đến năm 2010. Rừng thương mại của diện tích này khi đó gồm 300 - 400 nghàn ha rừng trồng keo và là tiêu điểm của dự án này, keo lai tự nhiên giữa A. auriculiformis và A. mangium là loài được trồng nhiều nhất trong các loài keo. Phát triển lớn khác là Việt Nam đang xây dựng ngành công nghiệp xuất khẩu các sản phẩm gỗ mà tập trung vào đồ gia dụng gỗ, tiêu thụ xấp xỉ 6 triệu m3 gỗ tròn mỗi năm trị giá 2,2 tỷ USD năm 2006 và đã trở thành nước lớn thứ tư trên thế giới về mặt này. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đã dựa vào gỗ “lóng” và gỗ xẻ nhập khẩu tới 80% của nguồn này (giá trị 600 triệu USD); còn lại 20% từ nguồn nội tại gồm cả gỗ các loài keo. Cung cấp nội địa khởi đầu từ các rừng trồng qui mô nhỏ đã tạo ra phần kinh tế đáng kể ở nông thôn và thực sự phù hợp đối với quản lý thâm canh cần sản phẩm gỗ chất lượng cao. Việc tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu thô cung cấp để làm đồ gia dụng là vấn đề quan tâm chủ yếu đối với ngành công nghiệp.

Mối quan tâm của dự án này là nghiên cứu sự phù hợp của hệ thống kỹ thuật lâm sinh làm tối ưu sản lượng gỗ xẻ trong chu kỳ ngắn mà nó được quản lý như là cách làm tối đa quá trình tạo gỗ. Mấu chốt chủ yếu là lợi dụng sức sinh trưởng nhanh của keo lai làm cho chu kỳ cho sản phẩm có kích cỡ gỗ thương phẩm đạt được là ngắn nhất. Đây là đòi hỏi chủ yếu ở Việt Nam nơi người trồng rừng cần tạo ra thu nhập qua đầu tư của họ trong ít năm và cũng là nơi sản xuất gỗ bột giấy có thể xuất hiện lợi thế cạnh tranh so với sản xuất gỗ xẻ. Giả thuyết chủ yếu cho nghiên cứu là phải chăng thời gian tỉa thưa có ảnh hưởng đến sự phản ứng của tỉa thưa. Cách tiếp cận phối hợp đã thừa nhận là phải bao gồm cả hiểu biết về lâm sinh, đất, sức khỏe rừng, cải thiện di truyền và mô hình hóa.

Mặc dù các loài keo nhiệt đới có tiềm năng sinh trưởng trên nhiều loại đất, kể cả đất thoái hóa ở Việt Nam, khai thác năng suất tiềm năng của chúng còn phụ thuộc vào chọn lập địa, sau đó là giống và quản lý rừng. Từ lâu, Việt Nam đã ghi nhận các giống của các loài keo nhiệt đới đã được cải thiện từ các dự án tài trợ bởi ACIAR và nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho loài keo lai. Cây keo lai chiếm khoảng 230.000 ha ở Việt Nam, sản phẩm chủ yếu là bột giấy trong một luân kỳ khai thác 5 năm (Griffin et al, 2011). Dẫu rằng một số giống cây tốt đã được phát triển, nhưng lợi ích của nó đã không thấy rõ vì

Page 12: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 11

thiếu hiểu biết về làm thế nào để có được giá trị thông qua đưa kỹ thuật lâm sinh tốt nhất để duy trì sức sống và sức khỏe của cây. Chu kỳ có thể ngắn như là 6 năm và như thế người trồng đã sẵn sàng thiết lập chu kỳ hai, đã có nhu cầu cần thiết để cải thiện các hoạt động quản lý rừng.

Ý tưởng của dự án này được tạo ra qua mạng lưới đã được thiết lập giữa CSIRO và Viện Khoa học học lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) trong dự án CARD (2006-2008) tài trợ bởi AusAID và những dự án hiện tại cũng như trước đó tài trợ bởi ACIAR ở Việt Nam và Indonesia. Dự án CARD (VIE032) đã dùng các thí nghiệm mô hình ở miền Trung Việt Nam để dạy những người trồng rừng trong các tổ chức công cộng, doanh nghiệp nhỏ là làm thế nào để tỉa cành và tỉa thưa rừng keo gỗ nhỏ để tự cung cấp cho gỗ xẻ phục vụ công nghiệp gia dụng địa phương. Dự án này sẽ đặt những hoạt động thực đó trên nền tảng đầy đủ hơn. Công cụ quyết định và các tài liệu có liên quan sẽ giúp các nhân viên khuyến lâm tư vấn cho người trồng rừng làm thế nào để tối đa lợi nhuận tích lũy được từ trồng rừng keo. Sự chắc chắn hơn về dự đoán sản lượng rừng trồng trên các lập địa khác nhau sẽ cung cấp cho người trồng với mục tiêu so sánh nguồn thu tiềm năng từ rừng trồng với các sử dụng đất khác.

Tóm lại, chiến lược nghiên cứu phát triển sẽ là:

• Phát triển kỹ thuật tỉa cành, tỉa thưa và bổ sung dinh dưỡng làm tối đa sự hồi phục giá trị từ các vật liệu di tuyền đã được xác định và cải thiện của loài keo lai/ hoặc là keo lá tràm.

• Quảng bá và tăng cường kiến thức về quản lý bền vững tài nguyên đất và những yếu tố nguy cơ về sinh học để đảm bảo duy trì năng suất.

• Kết hợp các yếu tố này vào quá trình khung cơ sở để hiểu biết tác động sinh học của việc chọn lập địa và quản lý rừng.

• Làm phù hợp hệ thống trợ giúp quyết định đã làm với A.magium ở Indonesia cho loài keo lai và/ hoặc cho cây keo lá tràm ở Việt Nam.

3.2 BiệN MiNh của dự áN

Ngay trước khi bắt đầu dự án này, ACIAR đã giao một nghiên cứu tổng quát (Blyth và Hòang 2013) để xác định toàn cảnh kinh tế của sản xuất gỗ xẻ ở Việt Nam, và nhận dạng những cộng đồng tham gia vào trồng keo và thúc đẩy sự chuyển hướng từ bột gỗ sang sản xuất gỗ xẻ.

Page 13: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Những kết luận chủ yếu là:

• Có lợi thế đáng kể về kinh tế của sản xuất gỗ xẻ dựa trên phân tích tài chính thực hiện cho các doanh nghiệp nhỏ tiêu biểu trên toàn quốc.

• Cây keo được trồng bởi nhiều doanh nghiệp nhỏ như là phần của các doanh nghiệp trang trại: những người trồng này đã bị cuốn hút bởi nguồn thu lớn hơn từ gỗ xẻ.

• Tiếp cận những khuyến cáo kỹ thuật thích hợp và trợ giúp là sự cần thiết nhất để củng cố sự hiểu biết có tính cơ hội này bằng nghiên cứu chọn lập địa, loài cây, thiết lập rừng và những ưu tiên chính về lâm sinh.

• Các dự án nghiên cứu nên được khởi đầu ở những vùng có tiềm năng tốt cho sản xuất gỗ xẻ, lợi ích bền vững, ví dụ về tiếp cận thị trường.

Dựa trên nhiều giả định rằng diện tích trồng keo sẽ tiếp tục tăng 5 % mỗi năm, rằng sự tăng đó chủ yếu gồm có 10% tổng số và cho bột gỗ 90%, rằng gỗ xẻ gồm 30% của khai thác rừng keo, và rằng giá nhận được bởi người trồng khoảng 23 AUD / m3 cho gỗ bột giấy và 67 AUD/ m3 gỗ xẻ, thì lợi ích của dự án được đánh giá là: cải thiện việc chọn và quản lý lập địa, kỹ thuật lâm sinh tốt hơn đã làm tăng tỷ lệ rừng trồng cho gỗ xẻ và giảm sự trông nhờ vào gỗ nhập khẩu. Ở 3 tỉnh khảo sát, hệ thống sản xuất gỗ xẻ đã cho NPV và giá trị tương ứng hàng năm cao hơn hệ thống sản xuất bột gỗ hiện tại bởi hàng loạt các vấn đề như tỷ lệ chiết khấu, giá gỗ xẻ và năng suất hàng năm. Lợi ích thu được khi NPV dự kiến tỷ lệ chiết khấu 7,5% là 16,6 triệu AUD với tỷ lệ lợi ích/ chi phí là 18 lần.

Thiết lập rừng trồng keo đã và đang còn là hoạt động mới ở Việt Nam.Tuy nhiên, nó đã cuốn hút nhiều doanh nghiệp nhỏ và đây là điều mới cho lâm nghiệp cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp công cộng và tư nhân vào trồng rừng Acacia. Vào năm 2010, doanh nghiệp nhỏ đã chịu trách nhiệm quản lý 46% tổng diện tích rừng trồng ở Việt Nam (Blyth và Hoàng, 2013). Trong khi ở mạng lưới phức tạp của các khuyến nông để giúp các doanh nghiệp nhỏ, lại còn có những khuyến nông viên chưa thông thạo các kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa mà đó là hoạt động quyết định của sản xuất gỗ xẻ, hoặc là yêu cầu quản lý bền vững của các loài sinh trưởng nhanh, chu kỳ ngắn như các loài keo. Điều này đã không là ngạc nhiên như một báo cáo của Đặng Thịnh Triều (2007) là có thể xác định từ một thí nghiệm tỉa thưa cho loài keo ở Việt Nam; kết quả đã không đưa ra kết luận bởi vì một số nguyên tắc của tỉa thưa và đã không được tán đồng khi các thí nghiệm là áp đặt. Tỉa cành thường được làm không có cảnh báo của kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt về thời gian tỉa, vai trò cốt yếu của chỗ cổ cành trong quá trình bít lại vết cắt

Page 14: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 13

và quản lý kích cỡ cành. Nếu không được quản lý, việc tỉa cành đơn giản trở thành việc tạo ra “cửa ngõ” cho bệnh hại xâm nhập và làm mục gỗ. Chuẩn bị đất thường được làm không có kiến thức về sự cần thiết bảo vệ lượng dinh dưỡng của đất. Ở Việt Nam, việc thu dọn cây gỗ chết làm củi đun là rất phổ biến, hoặc là cày đất để chống cháy và kiểm soát cỏ, thực tế là có thể cùng làm hư hại nhiều lần đối với hệ thống rễ nhỏ và giảm khả năng quay vòng dinh dưỡng. Khuynh hướng tiếp cận hóa học để kiểm soát cỏ cũng là một phần của giải pháp. Như vậy, sự tăng số lượng người trồng cây và số ít các thông tin đảm bảo sự thành công của họ đã gợi ý rằng dự án này là phù hợp và có thể chuyển giao ở phạm vi rộng về lợi ích.

Ôxtrâylia trợ giúp rất lớn cho các hoạt động để tối đa các lợi ích từ quản lý rừng trồng bền vững như một phần chính sách của họ để giảm áp lực khai thác rừng cây bản địa nhằm sản xuất gỗ ở các nước đang phát triển – Việt Nam hiện tại dựa vào gỗ, đặc biệt gỗ nhập khẩu, khai thác từ nguồn này. Theo đuổi chính sách đó cũng là để góp phần đối với kinh tế Carbon có cơ sở vì các rừng bản địa ít bị tác động, lại tích trữ Carbon trung bình nhiều hơn và có sự đa dạng sinh học lớn hơn các rừng trồng được khai thác thường xuyên. Ôxtrâylia cũng trợ giúp việc chuyển giao kiến thức để phát triển các loài cây nhiệt đới ở các nước đang phát triển. Lợi ích gia tăng được thừa nhận của các mô hình đang được phát triển cho loài keo nhiệt đới và các loài khác đang được trồng ở Bắc Ôxtrâylia.

Page 15: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

4. Mục tiêu Mục đích: Phát triển các hoạt động lâm sinh ở vùng nông thôn Việt Nam để có năng suất gỗ xẻ bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng

Mục tiêu 1: Lượng hóa vai trò của bón phân, tỉa cành và tỉa thưa để tối ưu kích cỡ cây, phân loại gỗ và hoàn vốn từ quản lý rừng trồng cho gỗ xẻ

Các lập địa trồng mới tại các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng sẽ được xác định bởi các nhân viên của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (VAFS). Những thí nghiệm về di truyền và lâm sinh hiện tại cũng sẽ được xác định. Thiết kế các thí nghiệm thô sẽ được đặt trên những lập địa để trợ giúp các hoạt động của mục tiêu 1 và 2.

• hoạt động 1.1 Thiết lập thí nghiệm để kiểm chứng phản ứng sinh trưởng và sản xuất gỗ của các dòng keo lá tràm và /hoặc keo lai đối với bón phân, tỉa cành, tỉa thưa trên các lập địa.

• hoạt động 1.2 Xác định tính nhạy cảm của mức cải thiện di truyền đối với sâu bệnh đặc biệt chúng có thể gây lên hư hại thân cây.

• hoạt động 1.3 Thiết lập ảnh hưởng của lập địa đến tỉa cành, tỉa thưa và của tỉa cành, tỉa thưa đến tỷ lệ và mức độ rỗng ruột. Xác định sản lượng rừng thông qua kích thước gỗ, giá trị gỗ và lợi ích tài chính.

Mục tiêu 2: Thí nghiệm vai trò của lập địa và quản lý đất trong sản xuất bền vững rừng trồng cho gỗ xẻ (và bột gỗ)

Một (hoặc hai) thí nghiệm có vật liệu trồng là các dòng được cải thiện và xác định của keo lai và/hoặc keo lá tràm sẽ được dùng để thử nghiệm các yếu tố mà chúng có thể góp phần cho sản xuất gỗ bền vững. Những thí nghiệm vệ tinh nhỏ, ban đầu chúng thiết lập cho mục tiêu 1 nơi mà khả năng sẽ được dùng để công nhận những phát hiện từ các thí nghiệm có phạm vi rộng hơn của các kiểu lập địa (kết hợp với mục tiêu 3)

• hoạt động 2.1 Thiết lập các thí nghiệm để xác định khả năng của lập địa, đất đến đáp ứng nhu cầu và cung cấp dinh dưỡng trong quá trình tỉa thưa cho sản xuất gỗ xẻ. Mô tả tính chất vật lý, hóa học đất và lượng hóa phản ứng của phân lân.

• hoạt động 2.2 Nâng cấp phòng phân tích hiện có bằng việc hoàn thiện đề cương gồm các mẫu tham khảo, do đó tính an tòan và các qui định lặp lại có thể trợ giúp cho dự án. Thử nghiệm hệ thống phân tích dinh dưỡng cầm tay nhằm tiện lợi cho đánh giá đất và thực vật ở môi trường nông thôn.

Page 16: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 15

• hoạt động 2.3 Phát triển chỉ số đơn giản để mô tả nhu cầu dinh dưỡng dựa trên loại đất, lịch sử sử dụng đất, thử chẩn đoán trong hoạt động 2.2.

Mục tiêu 3: Liên hệ năng suất tiềm năng của keo lai và keo lá tràm với các thông số lập địa trong môi trường tài nguyên giới hạn ở việt Nam

Mô hình CABALA TM sẽ được phát triển cho sử dụng với các loài Acacia nhiệt đới trong bối cảnh sản xuất gỗ xẻ.

• hoạt động 3.1 Tham số mô hình của CABALA TM dựa trên kết quả thí nghiệm thu được trong dự án và những thông tin sinh lý hiện tại có liên quan và thông qua các thông số CABALA TM mới để dùng cho doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng đã xác định như trong hoạt động 1.1.

• hoạt động 3.2 Phát triển hệ thống trợ giúp quyết định cho doanh nghiệp nhỏ và người trồng dựa trên bảng lượng hóa sản lượng tương ứng với các thông tin khí hậu và đất, tiềm năng đối với bón thêm phân và lựa chọn tỉa cành, tỉa thưa.

Mục tiêu 4. Phát triển công cụ để hỗ trợ quản lý, đào tạo khuyến nông, tuyên truyền hiệu quả các thông tin cho các nhà lâm nghiệp và cung cấp đào tạo có định hướng cho cán bộ nghiên cứu của viện Khoa học lâm nghiệp việt Nam.

Phần này phát triển các hoạt động phát tán thông tin từ dự án đến với người dùng và người làm chính sách.

• hoạt động 4.1 Kết hợp mô hình hóa và những kết quả thí nghiệm vào trang thông tin kỹ thuật (TIS) “nhà lâm nghiệp thân thiện” viết bằng tiếng Việt và phần mềm sử dụng cho các khuyến nông viên cấp tỉnh làm việc với các nhà lâm nghiệp cộng đồng và người trồng nhỏ lẻ.

• hoạt động 4.2 Thực hiện 4 hội thảo cung cấp cho khuyến nông viên mẫu, chuyển giao kỹ thuật các công cụ đã được phát triển bởi dự án (tỉa cành/ chiến lược tỉa thưa, quản lý dinh dưỡng, phần mềm); những ngày ở hiện trường cho phép phổ biến các kết quả dự án cho doanh nghiệp nhỏ, lâm nghiệp cộng đồng và có ba đợt đào tạo cho cá nhân ở Ôxtrâylia đối với cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ (FSIS).

• hoạt động 4.3 Thực hiện Hội thảo khởi động cho các nhà cung cấp nghiên cứu (CSIRO, VAFS và Đại học Tasmania) và Hội thảo tổng kết cho các cộng tác viên dự án, cộng đồng khoa học và những người chủ chốt tham gia vào trồng keo nhiệt đới cho gỗ xẻ ở Việt Nam.

Page 17: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

5. Phương pháp luận 5.1 vị Trí LậP địa và các hoạT độNg Khác

Mười ba thí nghiệm được thiết lập tại bảy địa điểm trong thời gian của dự án. Bốn địa điểm ở phía Nam, một ở miền Trung và hai ở miền Bắc (hình 5.1)

Kí tự lập địa, năm thiết lập các thí nghiệm, kinh độ, vĩ độ và tên tỉnh được qui định như sau: BP, BD, DN, QT, HN và TQ là tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Trị, Hà Nội và Tuyên Quang. Có hai loại thí nghiệm chủ yếu, thí nghiệm chính (Core) và thí nghiệm vệ tinh (Satellite) (xem phần 5.2). Thí nghiệm cuối cùng được thiết lập tại Nghĩa Trung vào năm 2011 nghiên cứu vấn đề nảy sinh trong dự án liên quan đến ảnh hưởng của loại cây con và phân bón đến hình thân và kích cỡ cành.

Miền Nam

Chính A(2008) 11034’25.7’’N 109000’51.9’’E Phân Trường 2 BP

Vệ tinh 1 (2009) Nghĩa Trung BP

Vệ tinh 2 (2009) Phú Thành BP

Vệ tinh 3 (2010) 11018’87’’N 106052’68’’E Phú Bình BD

Vệ tinh 4 (2010) Xuân Lộc DN

Loại cây (2011) Nghĩa Trung BP

Miền trung

Vệ tinh 5 (2009) Đông Hà QT

Miền Bắc

Chính B, C (2009) 21009’00.6’’ 105020’33.7’’E Ba Vì HN

Vệ tinh 6, 7 (2009) 21008’49.5’’ 1050 20’03.0’’E Ba Vì HN

Vệ tinh 8, 9 (2009) 1050 20’03.0’’ 1050 16’58.0’’E Sơn Dương TQ

Page 18: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 17

Các lập địa ở Nghĩa Trung, Phú Bình, Đông Hà và Ba Vì là các trạm thí nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS). Lập địa ở Phân trường Hai và Phú Thành, Xuân Lộc và Tuyên Quang là đất thuộc sở hữu của các công ty trồng rừng tư nhân như Hải Vương, Ban Quản lý rừng Xuân Lộc và công ty An Hòa.

Tất cả các lập địa được trồng bằng keo lai, ngoại trừ thí nghiệm vệ tinh 7 và 9 trồng bằng keo lá tràm và keo tai tượng. Thí nghiệm 7 đã bị bỏ do nhiệt độ thấp làm tổn hại cây con. Thí nghiệm này được thiết lập trên lập địa đã được trợ giúp thí nghiệm các dòng keo lá tràm trước đó. Tất cả các dòng, ngoại trừ BV84 đã bị chết bởi nhiệt độ thấp vào mùa đông tháng 8/2008. Việc chết cây con trong thí nghiệm mới này chứng tỏ rằng môi trường có thể không thích hợp cho sinh trưởng của keo lá tràm.

Ý định của dự án lúc khởi đầu là sử dụng rừng trồng hiện có. Tuy nhiên, không có khả năng để tìm rừng 1 hoặc 2 năm tuổi ở miền Nam và miền Trung để đáp ứng nhu cầu của dự án. Ở phía Nam, lý do chủ yếu là tỉa cành bằng dao rựa ở 1 tuổi và cày đất phòng cháy và kiểm soát cỏ trong suốt hai năm đầu của chu kỳ đã được thực hiện như thông lệ. Các rừng tiềm năng khác lại không thuần loài. Những thực tế này đã giảm đi tiềm năng sinh trưởng của cây và sự tạo gỗ cho gỗ xẻ. Thí nghiệm chính B và C ở Ba Vì có lợi thế của cả hai là quản lý tốt, mặc dù rừng sinh trưởng chậm được Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp trồng tháng 9 năm 2006. Mặt khác, thời gian trên cũng là thời gian khi rừng được trồng.

Vị trí được chọn để phản ánh phạm vi về mặt môi trường là cho hầu khắp các rừng trồng cơ bản ở Việt Nam. Những lập địa ở thí nghiệm phía Nam khí hậu nhiệt đới với mùa khô; ở miền Trung khí hậu gió mùa và mùa khô kéo dài; ở phía Bắc, ảnh hưởng của lục địa dẫn đến mùa đông lạnh cho những vĩ độ này và mùa hè rất nóng.

5.2 đề cươNg Thí NghiệM

Các loài keo dùng trong trồng rừng nhiệt đới gồm Acacia mangium, Acacia auriculiformis, Keo lai, lai tự nhiên giữa hai loài Acacia mangium x Acacia auriculiformis, và Acacia crassicapa . Sau một số lần thảo luận, cuối cùng keo lai được chọn cho nghiên cứu này vì nó thể hiện sự thích ứng tốt nhất với phạm vi môi trường cho lâm nghiệp Việt Nam. Nó cũng là loài được trồng rộng rãi nhất trong số các loài keo nói trên ở Việt Nam.

Page 19: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Những loài keo này có tiềm năng cho mức sinh trưởng cao và đây là một trong các lý do là chúng được khai thác trong lâm nghiệp nhiệt đới, luân kỳ ngắn. Tất cả các loài keo thuộc họ đậu Fabaceae được xem như có thể giảm nhu cầu đạm N và tăng đòi hỏi với lân P so với các loài không phải họ đậu (Ingestad, 1980). Điều này xuất hiện ở trường hợp cây keo nhiệt đới (Waki,1984), mặc dù còn chưa rõ ràng là phải chăng điều này liên quan đến đòi hỏi trực tiếp cố định đạm hoặc đến quá trình xác định nhu cầu thực vật và cung cấp dinh dưỡng nói chung (Binkley và Giardina 1997). Keo tai tượng phản ứng mạnh với mức tăng của bón lân ở rừng trồng được thiết lập trong thí nghiệm thực hiện ở Nam Sumatra thuộc dự án FST/2004/058 (Hình 5.2) nó đã chỉ ra là phản ứng sinh trưởng đáng kể có thể ngay 1 năm trên lập địa vốn đã qua sản xuất.

Kết quả từ những thí nghiệm này dẫn đến quyết định dùng 50 kg P/ha thông dụng cho tất cả các thí nghiệm ngoại trừ thí nghiệm chính B tại Ba Vì và thí nghiệm Loại cây x Phân bón ở Nghĩa Trung. Quyết định để dùng lân trong trồng rừng là đảm bảo mức sinh trưởng không bị tổn thương trước khi tỉa thưa và rằng phản ứng sinh trưởng đối với tỉa thưa là tối đa; không áp dụng tỉa thưa muộn và tỉa thưa mang lại kết quả thấp hơn mức tối đa do nó thấp hơn mức sinh trưởng tiềm năng khi tỉa. Trong bối cảnh 4 năm của dự án việc áp dụng phân lân P khi trồng cũng là cần thiết nếu những thông tin hữu ích về phản ứng đối với mức tỉa thưa và thời gian tỉa thưa có được đến cuối dự án. Điều này trở lên cần thiết ngay cả khi thiết lập thí nghiệm chính Core A, thí nghiệm ở Phân trường 2 nơi thí nghiệm đứng đầu của dự án, rừng trồng 3 tháng tốt hơn ở rừng lớn tuổi phù hợp khác nơi các thí nghiệm tỉa thưa có thể áp dụng tỉa sớm hơn và phản ứng với tỉa thưa được theo dõi dài hơn trong suốt thời gian dự án. Bón phân lân khi tỉa thưa với phân cơ bản (basal fetliliser) hoặc không đã được dùng để thiết lập, phải chăng phản ứng phụ đối với Lân có thể xuất hiện, hầu hết có khả năng đi kèm với sự phủ nhanh của tán cây ở trường hợp bón phân cơ bản. Bón phân cơ bản khi tỉa thưa để biết chắc chắn rằng phản ứng của P có thể không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào khác, triển vọng này cũng đã được thiết lập trong dự án ACIAR FST/2004/058.

Page 20: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 19

hình 5. 2: Phản ứng với 4 mức bón Lân (P level) khi trồng (0; 10; 50 và 150kg/ha) của thể tích cây (stem volume, m3/ha) của 6 gia đình A.mangium 1 năm tuổi

Thí nghiệm chính và vệ tinh được thiết lập để trả lời câu hỏi sau:

• Thời gian tỉa thưa có ảnh hưởng đến phản ứng của tỉa thưa?

• Thời gian tỉa thưa có ảnh hưởng đến sự tạo gỗ xẻ ?

• Bón thêm phân Lân khi tỉa thưa có làm tăng sinh trưởng đối với tỉa thưa?

hình 5.3 Mô tả mối tương quan giữa phục hồi gỗ xẻ (sawlog recovery,%) và cường độ tỉa thưa (từ 400- 1100 cây/ha) đối với 2 lần tỉa thưa dùng trong thí nghiệm chính core a. đường kính ngang ngực (dBh) lúc tỉa thưa sớm (early)và tỉa thưa muộn (late) khi xấp xỉ 2 và 3 tuổi tương ứng. giả thiết rằng phản ứng sinh trưởng và % tạo gỗ xẻ ở tỉa thưa sớm sẽ là lớn hơn tỉa muộn. Phần trăm gổ xẻ cũng sẽ tăng theo cường độ tỉa thưa.

Page 21: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Thiết kế thí nghiệm

Ở thí nghiệm chính Core A, ma trận thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tỉa thưa, 2 nghiệm thức về thời gian tỉa và 3 nghiệm thức bón phân (Bảng 5.1). Thời gian tỉa sớm và muộn được tính toán để trùng khớp với đường kính thân cây ngang ngực trung bình xấp xỉ 8 -9 cm và 12-13 cm (DBH) tương ứng. Tại những lập địa bón 50 kg/ha khi trồng, thời gian tỉa lần đầu được tính toán để trùng với sự khép tán ở khoảng 2 tuổi và 1 năm sau khi khép tán ở tuổi 3 với mật độ trồng dùng trong các thí nghiệm được lập trong suốt dự án như 1111 cây/ha (3 x 3m khoảng cách) hoặc là 1143 (3,5 x 2,5 m) /ha. Ở thí nghiệm chính Core A và C việc trồng đã diễn ra trước khi dự án bắt đầu, khoảng cách là 3 x 2 m (1667 cây/ha).

Bảng 5.1: Ma trận thí nghiệm ở Phân trường 2, thí nghiệm chính core a ( P phosphorus, kg/ha; T là thí nghiệm tỉa thưa, cây/ha). Nghiệm thức tỉa thưa là đối chứng (thường 1143 cây/ha), 600 và 450 cây/ha. Thí nghiệm phân bón được áp dụng khi tỉa thưa; mức áp dụng P là 50 kg/ha. Bón phân khi trồng mức 50 kg P/ha thực hiện sau khi trồng 3 tháng.

Nghiệm thức Không bón P50 và bón phân cơ bản

P50 và không bón phân cơ bản

Đối chứng T1143 T1143 T1143Tỉa thưa #1 T600 T600 T600Tỉa thưa #2 T450 T450 T450

Thí nghiệm chính Core A dùng thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) và có cấu trúc như sau:• Ba lần lặp (khối)

• Ba nghiệm thức tỉa thưa

• Hai nghiệm thức thời gian tỉa thưa

• Ba nghiệm thức về bón phân

Page 22: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 21

Dẫn đến mô hình thống kê như sau:

độ tự doKhối 2Tỉa thưa 2

Thời gian tỉa 1

Bón phân 2

Tỉa thưa x Thời gian tỉa 2

Tỉa thưa x Bón phân 4

Thời gian x Bón phân 2

Bón phân x Tỉa thưa x Thời gian tỉa 4

Số dư 34(53-19)

Thiết kế của thí nghiệm chính Core A có khả năng nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tỉa thưa và thời gian tỉa thưa đến đường kính, chiều cao và sinh trưởng thể tích cây và khi đó, những cây đạt kích cỡ có thể bán được - gỗ xẻ. Việc đo đồng thời về sự thay đổi chỉ số diện tích lá sau tỉa thưa cũng đã được thực hiện; chỉ số diện tích lá là dấu hiệu về mức sinh trưởng tiềm năng.

Năm thí nghiệm vệ tinh (Phú Thành, Nghĩa Trung, Ba Vì, Sơn Duơng (2 thí nghiệm) cũng sẽ được dùng RCDB nhưng có tập hợp nhỏ của thí nghiệm chính Core A (Bảng 5.2)

Bảng 5.2 Ma trận thí nghiệm của 5 thí nghiệm vệ tinh (P phosphorus, kg/ha; T là nghiệm thức tỉa thưa, cây/ha). Nghiệm thức tỉa thưa: đối chứng là 1111 cây/ha và 600 cây/ha. Nghiệm thức bón phân áp dụng khi tỉa thưa; mức lân áp dụng là 50 kg P/ha. Bón phân khi trồng là 50 kg/ha.

Thí nghiệm Không bón P50 và phân cơ bản P50 không có phân cơ bản

Đối chứng T1111 T1111 T1111Tỉa thưa #1 T600 T600 T600

Các nghiệm thức đã không thay đổi khi duy trì các thí nghiệm vệ tinh. Tại Đông Hà (Bảng 5.3), thiết kế thí nghiệm khác cho phép mức tỉa thưa tăng từ 2 đến 3 và thời gian tỉa từ 1 đến 2 (như trong thí nghiệm CORE A) trong khi còn 1 thí nghiệm về phản ứng đối với bón lân xuất hiện khi tỉa thưa.

Bảng 5.3 Ma trận thí nghiệm ở đông hà (vaFS) thí nghiệm vệ tinh (P phosphorus, kg/ha; T là nghiệm thức tỉa thưa ,cây/ha). các nghiệm thức tỉa thưa là: đối chứng (1111 cây/ha) và tỉa còn 600 / 450 cây /ha. Thí nghiệm bón phân (số 6) đã áp dụng khi tỉa thưa; mức bón lân là 50 kg/ha. ghi nhớ “Năm” nghĩa là thời gian thí nghiệm tỉa thưa. Bón phân khi trồng là 50 kg P/ha.

Page 23: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

các nghiệm thức Năm Tỉa thưa Bón phân

1. Đối chứng 2 T1111 Không bón

2. Tỉa thưa #1 2 T600 Không bón

3. Tỉa thưa #2 2/3 T600/450 Không bón 4. Tỉa thưa #3 3 T600 Không bón

5. Tỉa thưa #4 3 T450 Không bón

6. Tỉa thưa #5 2 T600 P50+basal

Thí nghiệm vệ tinh ở Phú Bình và Xuân Lộc được quản lý như mong đợi đến tuổi 2, nhưng đã không dùng cho mục tiêu dự định. Những thí nghiệm này bây giờ tạo lên phần nghiên cứu khác bởi Ông Vũ Đình Hưởng, một trong 4 nghiên cứu sinh của học bổng John Alright của dự án, người bắt đầu cho nghiên cứu tiến sĩ của mình vào tháng 2 năm 2012.

Thí nghiệm chính Core B đã dùng để nghiên cứu phản ứng của sinh trưởng chậm tại rừng 4 tuổi ở Ba Vì đối với tỉa thưa và bón phân. Khi trồng, hố trồng được bón 2 kg phân hữu cơ và 100g NPK (5:10:3). Do mật độ trồng là 1667 cây/ha (3 x 2 m), nên tương ứng là 8,3 kg N, 16,7 Kg P và 5,0 kg Kali /ha. Như vậy, cây chỉ nhận được khoảng 1/3 mức bón phân áp dụng trong thí nghiệm chính Core A và thí nghiệm vệ tinh; đã không có tác động lâm sinh nào kể từ khi trồng cho đến khi dự án ACIAR được thực hiện. Các dòng cây trồng là BV33. Ma trận thí nghiệm như sau (Bảng 5.4).

Bảng 5.4 Ma trận thí nghiệm ở Ba vì core B thí nghiệm bón phân ( P phosphorus, kg/ha; T là nghiệm thức tỉa thưa, cây/ha). Thí nghiệm tỉa thưa gồm: đối chứng (thông thường 1667 cây/ha) và 600 cây/ha. Thí nghiệm bón phân được áp dụng khi tỉa thưa; mức bón Lân P là 50 kg P/ha. Bón phân khi trồng gồm 16,7 kg P/ha.

các nghiệm thức Không bón P50 và bón phân

cơ bản P50 và không bón

phân cơ bản

Đối chứng T1667 T1667 T1667

Tỉa thưa T600 T600 T600

Thí nghiệm chính Core C đã dùng để nghiên cứu phản ứng của sinh trưởng gỗ xẻ, rừng 4 năm với mức độ tỉa thưa và thời gian tỉa thưa. Khi trồng, mỗi hố được bón 2 kg phân hữu cơ và 200 g NPK (5:10:3). Do mật độ trồng 1667 cây/ha (3 x 2 m), do đó tương ứng 16,7 kg N; 33,3 kg P và 10 kg Kali /ha. Đến tuổi 3 không có tác động lâm sinh nào. Giống cây trồng là hỗn hợp các dòng BV10,16,32,71,73 và 75.

Page 24: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 23

Tại tuổi 3, tháng 7/2009, diện tích thí nghiệm tạo ra 60 ô với 72 cây/ô. Hai nghiệm thức là:

• Kiểm soát cỏ toàn diện với 4,0 lít glyphosate/ha.

• Áp dụng phân bón khi trồng như tiêu chuẩn của dự án ACIAR. Đối với rừng này:

ο 100 g/cây NPK (16:16:8). Nó tương ứng 26,7 kg N, 26,7 kg P và 13,3 kg Kali

ο 195g superphosphate/ cây tương đương 23,4kgP/ha (superphosphate chứa 7,2% P) để có tổng số là 50 kg P/ha.

Phân được bón ở độ sâu 5-10 cm theo rãnh xung quang gốc cách cây 30-40cm.Mục đích của bón phân này là tăng sức sinh trưởng về kích cỡ tán cây lúc tỉa thưa lần đầu vào tuổi 4.

Có bốn mức tỉa thưa: ba thời gian tỉa đã được tính trước (Bảng 5.5)

• Đường kính cây 8 - 9 cm (vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 /2010).

• Đường kính cây 10 - 11 cm (vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 /2011).

• Đường kính cây 12 - 13 cm (vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 /2012).

Mức sinh trưởng nhận thấy là 2 cm mỗi năm

Bảng 5.5 Ma trận thí nghiệm tại Ba vì tỉa thưa chính core c (T là mức tỉa thưa). Mức tỉa thưa là: đối chứng (thông thường 1667 cây/ha), 900, 600 và 450 cây /ha. Thời gian tỉa là tuổi 3,6 (#1), 4,6 (#2), và 5,6 (#3).

Tỉa thưa Thời gian #1 Thời gian #2 Thời gian #3

đối chứng T1667 T1667 T1667

Mức #1 T900 T900 T900

Mức #2 T600 T600 T600

Mức #3 T450 T450 T450

Thí nghiệm Loại cây con x Bón phân tại Nghĩa Trung là khác các thí nghiệm khác. Thí nghiệm được thiết kế để trả lời câu hỏi sau:

• Loại vật liệu cây trồng xác định bằng “tuổi hom giâm” có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của hình thân?

• Mức cao của áp dụng phân bón lân P khi trồng có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của hình thân?

• Loại vật liệu và phân bón có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của hình thân?

Page 25: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Ma trận thí nghiệm gồm hai nghiệm thức về loại hom và 2 nghiệm thức bón phân khi trồng theo thiết kế nhân tố ô hình xiên (Bảng 5.6). Loại vật liệu là ba dòng phổ biến đã trồng (BV 10, 32 và 33) cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam bộ (thuộc FSIS) tại Trảng Bom gồm chồi già (4 năm) và chồi mới (1 năm). Nghiệm thức bón phân khi trồng: không phân hoặc 100 g NPK (16:16:8) bổ sung 403 superhotsphate (= 50 kg P/ha). Tất cả các ô thể hiện nghiệm thức bón phân và ô phụ về loại hom.

Bảng 5.6 Ma trận thí nghiệm tại Nghĩa Trung, Loại hom X Phân bón (P phosphorus ,kg/ha; S là nghiệm thức về loại hom). Nghiệm thức bón phân khi trồng; mức lân P là 0 kg/ha hoặc tương đương 50 kg P/ha.

Nghiệm thức P1 (0 kgP/ha) P2 (50 kgP/ha)S1 (hom mới) S2P1 S1P2S1 (hom mới) S2P1 S1P2

Ô thí nghiệm

Tất cả ô thí nghiệm gồm ô thực bao quanh bằng 1 hàng cây như là hàng đệm, cùng hàng khác tạo ra ô tổng thể. Các nghiệm thức được áp dụng đồng nhất với cây trồng ở cả hai ô thực và ô tổng thể. Ba khoảng cách cây trồng dùng trong thí nghiệm, do đó có sự khác một ít giữa kích thước ô thực và ô tổng thể. Tuy nhiên, trong tất cả các thí nghiệm các ô thực càng vuông là càng có thể được ưa dùng.

Ví dụ, trong thí nghiệm vệ tinh khoảng cách cây trồng (3,0 x 3,0 m) nghĩa là ô thực là 6 hàng theo chiều rộng (18,0m) với 6 cây/mỗi hàng (18 m); kích thước ô tổng thể là 24,0 m x 24,0 m (Bảng 5.7 và hình 5.4). Như vậy diện tích ô tổng thể là 0,058 ha và diện tích toàn bộ của ba thí nghiệm là 18 x 0,058 = 1,04 ha.

Page 26: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 25

hình 5.4. Thiết kế ô trong thí nghiệm vệ tinh ở Nghĩa Trung trước tỉa thưa (a) và sau tỉa thưa (b) đến 600 cây/ha. Lưu ý ô thực là màu vàng và diện tích đệm là màu xanh. các cây trong các ô tỉa thưa được chuyển đi như thông thường. Biểu đồ minh họa tầm quan trọng của sự phân bố cây có thể thu hoạch cuối cùng của tòan ô.

Bảng 5.7 Nghiệm thức tỉa thưa và kích thước ô thí nghiệm

Nghiệm thức mật độ (cây/ ha)

# Số cây /ôTổng thể Thực

1111 (không tỉa thưa) 64 36600 35 19Diện tích ô (ha) 0.058 0.032Kích thước (m x m) 24.0 x 24.0 18.0 x 18.0

# Số cây /ô là số cây tại mỗi ô sau tỉa thưa

Kiểm soát cỏ dại

Dùng là 4,0 lít/ha (Round – up (glyphosphate), tương đương 1,92 kg /ha (thành phần hoạt tính) phun khi tán lá cỏ còn màu xanh (trước mùa khô). Cây con được bảo vệ khi phun thuốc bằng cách dùng vật liệu để che, chỉ phun khi điều kiện yên gió. Kiểm soát cỏ là cần thiết cho đến khi khép tán, hoặc kéo dài thêm nếu cần trước khi tỉa thưa, bón phân. Một dạng thay đổi của kiểm soát cỏ dành cho loài tre không rụng lá ở lập địa Phân trường 2 và Phú Thành (Trang thông tin kỹ thuật số 1, phụ lục 11.3).

Tỉa đơn thân và tỉa tạo dáng cây

Tỉa đơn thân lần đầu khoảng 4-6 tháng tuổi, dùng kỹ thuật cắt đầu cành (Trang Thông tin Kỹ thuật số 3, phụ lục 11.3). Tỉa đầu cành loại bỏ đi khoảng ½ chiều

Page 27: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

dài của những cành cạnh tranh với những cành khác. Kỹ thuật này tạo ưu thế vượt trội cho những cành để lại, mà không làm tổn hại sinh lực của cành bị tỉa đầu cành đối với quá trình sinh trưởng và tạo gỗ. Nó cũng cho phép tỉa tạo dáng cây trong cả năm mà không làm tăng khả năng xâm nhập của bệnh rỗng ruột. Tỉa nâng độ cao (lift pruning) chỉ được làm trong mùa khô để giảm thiểu rủi ro của xâm nhập bệnh hại, vì tỉa cành làm tổn thương nơi gần kề với thân cây (Trang Thông tin Kỹ thuật số 4, phụ lục 11.3).

chiến lược tỉa thưa (ví dụ như thí nghiệm vệ tinh; Trang Thông tin Kỹ thuật số 5. Phụ lục 11.3)

Tiêu chuẩn quan trọng là đường kính trung bình của cây sau tỉa thưa sẽ giống nhau trong tất cả các thí nghiệm tỉa thưa, do đó đo tất cả các cây trước và sau khi tỉa thưa là cần thiết để kiểm tra được việc loại bỏ cây được tỉa..

Tiêu chuẩn sau đây đã dùng khi tỉa thưa là 600 cây/ha. Cây thu hoạch cuối cùng trong ô thực là 19 cây/ô (Bảng 5.7). Nếu như ô có đủ 36 cây thì 17 cây phải chặt bỏ. Để đáp ứng điều này, 5 hàng trong số 6 hàng cây có 3 cây phải chặt/hàng và còn 1 hàng chặt 2 cây. Nếu ô ít hơn 36 cây khi đó cây chặt cũng ít hơn.

Ô thực được tỉa lần đầu và việc tỉa dựa trên từng hàng một. Điều này được làm lần lượt bằng cách đi từ đầu hàng, từ cây 1-6 và chọn 2 cây để tỉa thưa. Sau đó lặp lại cho cây từ số 7- 12, 13-18, 19-24, 25-30 và 31-36. Sau đó 1 cây nữa được chọn để tỉa cho mổi hàng trong số 5 của 6 hàng trong ô (Hình 5.4). Cây được chọn để tỉa thưa dựa trên các tiêu chuẩn sau đây:

Hinh thân xâu

• Cây có hình thân xấu trong độ cao 4,5 m của thân. Lí do là sự phân cành lớn ở vị trí mà thân cây phân thành ít nhất là 2 thân. Cây có hình thân xấu luôn luôn là cây chặt.

• Đối với cây còn nhiều thân từ mặt đất mặc dầu đơn thân, nếu cần đôi khi cũng có thể để lại 1 thân tốt trước hết ở độ cao 4,5 m, đặc biệt nếu nó có đường kính lớn.

Đương kính nho

• Cây có đường kính nhỏ nhất được chặt bỏ, đặc biệt nếu chúng có thể bị chèn ép. Do vật liệu các dòng cây đã được chọn, nên điều này đã không quan trọng lắm.

Khoảng cách tối đa xung quanh cho mỗi cây còn lại là rất quan trọng, tránh chặt 3 cây kề nhau trên một hàng, ngay cả những cây này là cây nhỏ. Mục đích là các cây còn lại có khoảng cách có thể bằng nhau trong ô.

Page 28: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 27

Tiêu chuẩn tương tự sử dụng để chọn cây tỉa thưa ở hàng đệm. Ví dụ, trong nghiệm thức 600 cây/ha, có 64 - 36 = 28 cây trong khu vực đệm nếu nó là đầy đủ (Bảng 5.7). Sau khi tỉa thưa, có 35 -19 = 16 cây trong diện tích đệm. Như vậy 28-16 = 12 cây phải chặt trong nghiệm thức này từ diện tích đệm. Nguyên tắc tương tự áp dụng cho ô tỉa thưa còn 450 cây /ha.

chiến lược bón phân

Bon phân khi trông

Đã có lịch sử bón phân Lân P khi trồng cho các loài keo ở Việt Nam và phản ứng rõ rệt đối với bón Lân P trong 2 năm đầu đã được tóm lược từ các thí nghiệm bón phân thực hiện bởi VAFS (Đặng Thịnh Triều, 2007). Quyết định đã được đưa ra để áp dụng tương đương 50 kg P/ha trong dự án này ngoài trừ các thí nghiệm như đã nêu trên (Trang Thông tin Kỹ thuật số 2. Phụ lục 11.3).

Bón phân theo tiêu chuẩn áp dụng lần đầu là NPK (16:16:8). Nó tương đương với 17,8 kg P/ha. Đối với các thí nghiệm vệ tinh có 1111 cây/ha, để áp dụng 50 kg P/ha, thì cần bón thêm 403 g superphosphate /cây (= 32,2 kg P/ha) nữa. Cách bón như sau:

• Làm hố với kích thước 40 x 40 x 40 cm.

• Áp dụng phân bón (NPK và superphosphate riêng biệt) lúc đầu ở đáy hố.

• Lấp đất lại.

Điều quan trọng không trộn phân trước khi dùng, vì nó rất khó để kiểm sóat chính xác tỷ lệ phân.

Với các mật độ trồng rừng khác, cần điều chỉnh để có tổng số P dùng cho mỗi cây, và tổng áp dụng duy trì cho mỗi ha là 50 kg.

Vì những cây đã trồng trước như trong thí nghiệm chính Core A cũng như thí nghiệm chính Core B, cần thiết phải áp dụng 100g NPK (16:16:8)/ cây, bổ sung 385g superphosphate (= 31,7 kg P/ha) ở độ sâu 5-10 cm vòng quanh cách cây 40 cm

Bon phân khi tỉa thưa (như thí nghiệm Vệ tinh)

Lân (Phosphorus)

Tỷ lệ: Tương đương 50 kg P/ha đã áp dụng cho các thí nghiệm (P50 + phân cơ bản và P50 không kèm phân cơ bản) dùng trong các thí nghiệm bón phân. Ở thí nghiệm Vệ tinh, 12 trong số 18 ô là như nhau.

Page 29: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Phương pháp bón: Phân lân P được bón ở dải 50 cm nằm giữa hai hàng cây. Phương pháp hỗn tạp nồng độ phân Lân trên diện tích nhỏ để tối đa hiệu quả sử dụng là cần thiết và dễ áp dụng. Ý tưởng của cách bón phân khi tỉa thưa này được đề xuất bởi Triệu Thái Hưng.

Tổng số yêu cầu

Do diện tích toàn diện của ô là 0,058 ha:

• Tương đương 2,90 kg P/ ô được yêu cầu

• Vì Superphosphate là 7,2% P, nên yêu cầu 40,28 kg Superphosphate/ô. Do bốn thí nghiệm phối hợp trên mỗi ô bón phân Lân P khi tỉa thưa, 12 ô (4 x 3 lần lặp) có bón phân (12 ô yêu cầu khoảng 500 kg (483,35 kg) Superphosphate.

Superphosphate bón dọc theo 7 hàng dài 24,0 m (tổng là 168 m) (xem ghi chú chi tiết ở “hướng dẫn áp dụng phía dưới”). Không bón phân ở diện tích giữa hàng nơi vùng đệm của hai ô liền kề. Điều này có nghĩa là mức độ bón cho 1 m dài dọc theo bề rộng 50 cm là 0,240 kg Superphosphate (40,28/168).

Bón dọc theo đường chỉ dẫn đã đánh dấu ở khoảng cách 1 m. Có thể dùng các cốc (chén) làm bằng nhựa chứa được 0,240 kg superphosphate để dùng khi bón phân (Ảnh 5.1 ).

Bon phân cơ bản

Làm thí nghiệm phân cơ bản (Bảng 5.8) được dựa trên việc sử dụng ở Indonesia trong dự án FST/2004/058 trong thí nghiệm với Acacia magium.

Đối với thí nghiệm này, không dùng phân đạm trong hỗn hợp phân cơ bản; ở Indonesia, phân cơ bản được bón khi trồng, rừng trồng ở Việt Nam được thiết lập tốt và sẵn có được số lượng lớn đạm được cố định từ khí quyển. Cũng không dùng Vôi hydrát vì superphosphate đã gồm có Ca rồi. Phân cơ bản được bón cùng với lân chỉ trong nghiệm thức: P + phân cơ bản.

Phân cơ bản đầu tiên được trộn lẫn với 8 thành phần.

Tỷ lệ: Tương ứng 168,06 kg phân cơ bản /ha (Bảng 5.7, cột 2) chỉ được bón cho nghiệm thức P50 + Phân cơ bản (2 ô cho 1 blốc hoặc 6 ô / cho mỗi thí nghiệm vệ tinh).

Phương pháp bón: Phân cơ bản được bón ở dải rộng 50 cm ở giữa diện tích hai hàng cây. Phương pháp này áp dụng giống như với nghiệm thức sử dụng bón Lân P.

Page 30: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 29

Lượng phân yêu cầu: Do kích thước ô toàn diện là 0,058 ha.

• Tương ứng 9,75 kg phân cơ bản cho mỗi ô được yêu cầu (Bảng 5.8, cột 3). Do có hai nghiệm thức chứa phân cơ bản, 6 ô ( 2 x 3 lặp) là được nhận phân cơ bản (6 ô cần 58, 5 kg phân cơ bản).

Bảng 5.8 hỗn hợp phân cơ bản cho thí nghiệm vệ tinh. Tính toán ở cột 2 và 3 là dựa trên kích thước ô toàn diện của 0,058 ha và độ dài là 24 m.

Tỷ lệ (kg phân/ha)

Tỷ lệ (kg phân/ ô)

Tỷ lệ (kg Phân /m dài)

Tỷ lệ tương đương với

100 kg phân cơ bản

KCl 80 4.640 0.0276 47.60

MnSO4.H2O 6.00 0.348 0.0221 3.57

FeSO4.7H2O 64.00 3.712 0.0221 38.08

ZnSO4.7H2O 3.50 0.203 0.0012 2.083

CuSO4.xH2O, FW=159.6 2.00 0.116 0.0007 1.190

Boric acid (H3BO3)

0.45 0.0261 0.0002 0.268

Na2MoO4.2H2O 0.11 0.0064 0.00004 0.066

MgSO4 12.00 0.696 0.0041 7.14

Totals 168.06 0.975 0.0584 100.00

Phân cơ bản được bón theo 7 hàng dài, mỗi hàng 24 m (tổng số 168m). Tỷ lệ bón cho mỗi mét dài dọc theo dải rộng 50 cm là 0,584 kg phân cơ bản (Bảng 5.8, cột 4).

Phân được bón dọc theo hàng đánh dấu 8,0 m ở giữa. Phân sau khi trộn được cân là 0,467 kg/ ô (8,0 x 0,0584 kg) và trải đều trên băng rộng 50 cm. Ba ô yêu cầu cho mỗi 24 m dài.

Trộn phân cơ bản. Phân cơ bản được trộn dựa trên cơ sở ô (Bảng 5.8, cột 3).Điều này rất thuận lợi cho việc cân chính xác với số lượng nhỏ và dễ trộn phân. Cách làm như sau (ảnh 5.2):

• Rải KCl (4,64 kg) trên bạt nhựa lớn (khoảng 1,5 x 1,5 m) và cách hai bên diện tích (0,8 x 0,8 m);

Page 31: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

• Rải 7 loại phân còn lại theo thứ tự giảm dần về trọng lượng (tiếp sau là FeSO4.7H2O; sau cùng là Na2MoO4.2H2O). Những phân này cần số lượng ít nên cần rắc cẩn thận đều trên diện tích);

• Trộn phân bằng cách cuốn bạt vào, mở bạt ra theo hai chiều, ba hoặc bốn lần. Việc làm này để tránh hạt nhỏ bị loại.

• Chia phân đã trộn thành 21 túi x 0,467 kg/phần cho mỗi ô thí nghiệm và đặt trong kho đến khi sử dụng.

• Việc làm trên có thể thay đổi để phù hợp với thiết kế và kích thước ô thí nghiệm khác nhau.

Bon phân

Để bón phân hiệu quả, nên thực hiện mục 2 dưới đây sau khi có những trận mưa lớn. Khuyến cáo là: để tận dụng cơ hội này, thì việc tỉa thưa cần được thực hiện trước và chỉ bón phân sau mùa mưa.

• Cào lớp thảm thực vật rộng ra 50cm giữa hàng cây, sau đó xới lật đất bằng cuốc chim đến xấp xỉ độ sâu 5cm.

• Trước khi bón phân, dùng cào hoặc cuốc chim (công cụ phổ biến được chọn) để làm tơi lớp đất mặt (điều này là dễ với đất ướt và đất bở vụn).

• Bố trí đường 24m (toàn bộ chiều dài hàng của ô thí nghiệm) đánh dấu 1 m và 8 m cách nhau dọc theo chiều dài của toàn ô).

• Ở các ô bón phân cơ bản và lân, lượng giá trị mỗi túi được rải ở băng 8m x 50cm; Super lân được rải sau đó ở 1m x 50cm từ các chén được định lượng chứa chừng 0,240kg super lân.

• Dùng cào hoặc búa chim để lấp đất trở lại phủ lên phân, sau đó là đến lớp thảm thực vật.

Chuẩn bị các hàng để bón phân, lấp đất & thảm thực vật sau khi bón phân được thực hiện bởi người làm ở địa phương (Ba Vì) và lao động vãng lai (ở Phân Trường 2).

Lấy mẫu đất và phân tích

• Dùng khoan, lấy chín mũi khoan từ điểm ngẫu nhiên ở diện tích giữa hàng của ô đầu tiên. Chọn các mẫu tách biệt theo tầng 0-10 và 10-20 cm. Mẫu dung trọng từ mỗi tầng.

• Lặp lại cho mỗi ô;

• Phơi khô ở điều kiện phòng thí nghiệm. Xem chi tiết thông tin ở trang thông tin kỹ thuật số 6 “Cách lấy mẫu phân tích” trong phụ lục 11.3.

Page 32: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 31

Tất cả các mẫu đất được phân tích pH, chất hữu cơ, đạm tổng số, lân dễ tiêu, cation trao đổi (K, Mg và Ca). Kỹ thuật dùng trong phân tích này đã thay đổi như là một phần việc của dự án, điều này được báo cáo như là kết quả của dự án.

Phẫu diện đất được đào lặp lại ở mỗi lập địa và phẫu diện đất được mô tả (Trang thông tin kỹ thuật số 7 “Cách mô tả phẫu diện đất” trong phụ lục 11.3).

đo sinh lý học

Hai lần đo sinh lý ngoài rừng được thực hiện ở Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Phú Bình. Lần thứ nhất được thực hiện vào mùa mưa (tháng 5/2010) và thứ hai vào cuối mùa khô tháng 3/2012. Đối với keo lai, việc đo vào mùa mưa thực hiện ở thí nghiệm vệ tinh có tuổi rừng là 10 tháng; đo vào mùa khô thực hiện tại rừng trồng kề sát có tuổi 7 tháng. Điều này cần thiết bởi vì chúng không có khả năng chấp nhận tàn che của thí nghiệm vệ tinh trên mặt đất. Cây tái sinh của keo lá tràm, loài đã trồng trước đây trên lập địa của thí nghiệm vệ tinh cũng được dùng trong nghiên cứu này. So sánh có thể sẽ được thực hiện không chỉ giữa các mùa, mà còn giữa các loài. Điều này là cần thiết để chuyển giao công cụ đo trao đổi khi gar, nước tiềm năng và chỉ số diện tích lá từ Ôxtrâylia.

Ba kiểu đo sinh lý và phân tích lá được thực hiện:

Trao đổi khí gar: khí CO2 bão hòa ánh sáng lấy được và độ mở khí khổng tại lúc bức xạ hoạt động quang hợp được đo bằng chu kỳ sáng tự nhiên, sử dụng hệ thống quang hợp cầm tay Cor LI-6400. Điều chỉnh CO2 và ánh sáng cũng có khả năng tạo ra và thông số hóa phản ứng ánh sáng và khí CO2 đổi qua sự quang hợp mà chúng có thể làm sáng tỏ chi tiết hơn của phương pháp đo.

Nước tiềm năng: nước tiềm năng của lá được đo trên những lá riêng biệt thu được cùng thời điểm với đo trao đổi khí gar. Các lá sau khi cắt, được đặt ngay vào túi nylon và giữ trong thùng xốp giữ lạnh tối cho đến khi dùng thiết bị đo áp suất (PMS Instruments Co., Corvallis, Oregon, USA). Việc đo này có thể xen lẫn với đo trao đổi khí gar trong bối cảnh lá bị “sốc” nước.

Dinh dưỡng lá: khâu hoàn thiện sau đây của đo sinh lý cây là các lá được thu và tính diện tích lá, nồng độ N và P của lá. Công phá N và P của lá bởi phương pháp oxy hóa hydro và axit sulphuric. Mẫu sau khi công phá (0,5 g) được phân tích bằng phương pháp so màu đối với P (bằng máy quang phổ (Tokyo Photo-electric Company Limited, Japan) và bằng phương pháp MicroKjeldahl cho N.Các lá được scan và chụp hình phân tích diện tích lá sử dụng ImageJ v1.37 (Abramoff et al. 2004). N và P của lá được xác định cho thí nghiệm 1.

Page 33: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Cả hai nồng độ N và P của lá được tính trên diện tích tổng thể và diện tích cơ sở (g/cm2).

Chỉ số diện tích lá: tháng 5/2011, chỉ số diện tích lá đã được đo bằng máy phân tích tán cây Li-Cor LAI-2000. Việc này thực hiện trên 27 ô trong thí nghiệm tỉa thưa #1 ở Phân trường 2. Để thuận lợi cho việc đo, 10 chiếc cọc được cắm trên hai đường song song giữa mỗi ô. Việc xắp xếp này được thiết kế để có được bất kỳ sự không đồng nhất nào về phân bố của tán cây trong không gian, đặc biệt ở các ô được tỉa thưa (Hình 5.5). Ước lượng song song ở 10 điểm này được thực hiện bằng mắt và ảnh số. Sau đó, máy ảnh xắp xếp để bắt hình ảnh thẳng đứng và trực tiếp phía trên các cọc. Đường cong định sẵn được dùng để chuyển đổi tài liệu thu được từ LAI-2000 và ảnh số cho diện tích lá.

Việc đo sinh lý cây lần đầu được dạy cho cán bộ Việt Nam trong dự án về cách sử dụng công cụ và cách tùy chọn của đo diện tích lá. Ông Kiều Tuấn Đạt cũng đã dùng hướng dẫn bằng mắt và ảnh số cho việc đo diện tích lá LAI rừng 6 tháng tuổi sau này tại Phân trường 2. Mô hình sử dụng công cụ này cũng đã trình diễn cho các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học lâm nghiệp Nam bộ (thuộc VAFS) trong lần giới thiệu đo sinh lý cây lần đầu tiên. Công cụ cũng được dùng trở lại trong lần đo thứ hai và hiện nay đang được 3 nghiên cứu sinh nhận học bổng John Allwright Fellows áp dụng (xem 5.3).

Thí nghiệm tỉa thưa ở Phân trường 2 (1143 cây/ha)

Page 34: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 33

Thí nghiệm tỉa thưa ở Phân trường 2 (600 cây/ha)

hình 5.5. chấm nhỏ (hai hàng nằm chéo) chỉ ra điểm của 10 chiếc cọc được xắp xếp dọc theo hai đường chéo của cây ở giữa mỗi ô tại Phân trường 2. Những điểm này dùng để ước tính chỉ số diện tích lá của mỗi ô với ba kỹ thuật khác nhau (xem bài viết).

5.3 Sự ThaM gia

Mười nhân viên người Ôxtrâylia trong dự án, tám người từ tổ chức CSIRO và hai từ đại học tổng hợp Tasmania. Mười hai người từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã góp phần trong dự án. Tổng số nhân viên và luân phiên là cần thiết do mỗi lần thay đổi người làm, học bổng John Allwright cho 4 người học nghiên cứu sinh và hai người đào tạo khác. Tiến sĩ Hà Huy Thịnh, Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp đã trợ giúp dự án lập thí nghiệm chính (Core) B và C vào năm 2009. Điều này là không thể làm được bởi vào năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã suy giảm tài chính, khó về các khoản chi thực tế đối với phía Việt Nam. Ba công ty tư nhân, Hải Vương, An Hòa, và Ban quản lý rừng Xuân Lộc cùng cá nhân khác cũng đã trợ giúp rất tốt cho dự án.

Nhân sự từ phía Ôxtrâylia

Chris Beadle (cSiro): Sinh lý học thực vật với hơn 30 năm kinh nghiệm trồng rừng. Trách nhiệm là:

• Lãnh đạo dự án cùng với điều phối viên các hoạt động là TS. Dũng.

Page 35: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

• Thiết kế, quản lý thu số liệu, thí nghiệm và thực hiện các nghiệm thức.

• Xắp xếp các ưu tiên thông qua các hoạt động họp kế hoạch tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh.

• Giám sát tất cả các giao dịch văn bản của dự án.

• Quản lý tài chính và tiêu dùng của nhân viên phía Ôxtrâylia.

• Tuyển mộ cho học bổng John Allwright Fellows và hướng dẫn cho nghiên cứu sinh khác ở trường Đại học Tasmania;

• Hướng dẫn cho nghiên cứu sinh Trần Lâm Đồng.

Daniel Mendham (cSiro): Nhà khoa học về đất với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu bền vững sản phẩm rừng. Trách nhiệm là:

• Vấn đề dinh dưỡng và mô hình hóa của dự án, dẫn dắt phát triển công cụ trợ giúp quyết định (DSS);

• Nâng cấp phòng thí nghiệm phân tích ở Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ tại TP. Hồ Chi Minh.

• Hướng dẫn nghiên cứu sinh cho ông Vũ Đình Hưởng.

Chris Harwood (cSiro): Nhà khoa học với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân giống và quản lý nguồn gen cây rừng. Ông đã làm việc cho các dự án ở việt Nam tới 19 năm. Trách nhiệm là:

• Vật liệu di truyền sử dụng trong dự án và sự phối hợp loài/dòng lập địa cho thí nghiệm nghiên cứu mới được thiết lập.

• Phân tích số liệu và dạy cho nhân viên Việt Nam về quản lý phần mền EXCEL và sử dụng GENSTAT;

• Trợ giúp Mr. Cao về phân tích kinh tế.

Philip Smethurst (cSiro): Nhà khoa học về đất với hơn 25 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng và chu trình dinh dưỡng của đất. Trách nhiệm là:

• Phát triển hệ thống phân tích dinh dưỡng cầm tay.

Maria Ottenschlaeger (cSiro): Kỹ thuật viên cao cấp làm việc kỹ thuật liên quan đến đo chỉ số diện tích lá và sinh khối, và cung cấp các kỹ thuật khác. Trách nhiệm là:

• Cộng tác với giám đốc dự án trong tất cả các hoạt động truyền thông.

Page 36: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 35

• Đào tạo cho nhân viên dự án và nghiên cứu sinh về đo diện tích lá và mẫu sinh khối.

Dale Worledge (cSiro): Kỹ thuật viên cao cấp với hơn 20 năm kinh nghiệm về kỹ thuật liên quan đến đo ánh sáng xuyên qua và bên dưới tán cây. Trách nhiệm là:

• Đào tạo cho nghiên cứu sinh Trần Lâm Đồng trong việc đo ánh sáng tới và ánh sáng lan truyền trong ba thí nghiệm của chương trình Tiến sĩ.

Keith Churchill (cSiro): Kỹ thuật viên với 2 năm kinh nghiệm về đo trao đổi khí gar & nước tiềm năng và hơn 20 năm cung cấp các trợ giúp về thí nghiệm liên quan đến sản lượng rừng. Trách nhiệm là:

• Trợ giúp đo trao đổi khí gar và nước tiềm năng khi đo sinh lý lần thứ hai ngoài hiện trường.

• Đào tạo cho nghiên cứu sinh Trần Lầm Đồng và Vũ Đình Hưởng về đo quang hợp và độ mở khí khổng.

Caroline Mohammed (uTas): Nhà khoa học về bệnh cây với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với mầm bệnh cây, đặc điểm của chúng và gây nhiễm trên cây chủ thực vật cây gỗ. Trách nhiệm là:

• Hoạt động liên quan đến sức khỏe rừng và thiết kế thí nghiệm.

• Hướng dẫn học thuật cho nghiên cứu sinh Triệu Thái Hưng và Trần Thanh Trăng.

Morag Glen (uTas): Nhà phân loại phân tử bệnh hại với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tài nguyên rừng. Trách nhiệm là:

• Trợ giúp nghiên cứu sinh Trần Thanh Trăng trong việc thu và xác định mẫu ngoài hiện trường mà chúng có thể nghi là rỗng ruột và triệu chứng thối rữa cây.

Sadanandan Nambiar (cSiro, retd): Nhà khoa học về đất với hơn 40 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Giám sát và điều phối khoa học, nhất là liên quan đến đề tài NC trong nước mà nó kết nối với dự án ACIAR.

Page 37: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Nhân sự từ phía việt Nam

Phạm Thế Dũng: Q.viện trưởng-viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, là nhà nghiên cứu lâm sinh với hơn 30 năm kinh nghiệm về trồng rừng. Trách nhiệm là:

• Điều phối viên của nước đối tác, giữ liên hệ với các nhà khoa học Ôxtrâylia và điều phối các hoạt động đã được thỏa thuận ở Việt Nam;

• Quản lý tài chính của Ôxtrâylia và tiêu dùng cho nhân viên phía Việt Nam;

• Dịch các tài liệu và phổ biến kết quả cho người dùng ở Việt Nam.

Vũ Đinh Hưởng: Nhà khoa học với hơn 10 năm kinh nghiệm về đất và dinh dưỡng; là người chủ yếu làm việc trong thí nghiệm dự án với ciFor ở phía Nam việt Nam. Trách nhiệm là:

• Giám sát việc thiết lập, duy trì, thiết kế các nghiệm thức và quản lý tất cả thí nghiệm của ACIAR (đến 31/12/2009).

• Cung cấp các tư vấn và giúp cho các người có trách nhiệm với thí nghiệm chính (Core) và vệ tinh ở phía Nam, miền Trung, và phía Bắc (đến 31/12/2009).

• Ông Hưởng được học bổng JAF vào tháng 9/2009. Nhu cầu học tiếng Anh của ông Hưởng đã dẫn đến việc thay vị trí và vai trò của ông bởi ông Kiều Tuấn Đạt.

Trần Thanh Cao: Phó viện trưởng – viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ và Nc kinh tế lâm nghiệp. Trách nhiệm là:

• Phát triển mô hình kinh tế đơn giản dựa trên phân tích tài chính của sản phẩm gỗ cứng mà chúng có thể áp dụng được ở miền Nam,Trung và Bắc Việt Nam.

Lê Thanh Quang: Nghiên cứu viên phân tích đất của viện KhLN Nam Bộ với hơn 10 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Làm việc với cán bộ phân tích hóa học Ôxtrâylia để cải thiện qui trình ở phòng thí nghiệm của Viện.

• Thu, xử lý, phân tích mẫu đất từ tất cả các thí nghiệm chính và thí nghiệm vệ tinh;

• Được đào tạo tại phòng thí nghiệm của CSIRO tại Perth về kỹ thuật mới, gồm cả phân tích dinh dưỡng cầm tay do Philip Smethurst xây dựng.

Page 38: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 37

Kiều Tuân Đạt: Nghiên cứu lâm sinh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Tất cả các hoạt động chủ yếu ở thí nghiệm chính Core A ở Phân trường 2.

• Từ 1/1/2010, giám sát việc thiết lập, duy trì, xắp đặt các nghiệm thức và đo tất cả các thí nghiệm của dự án ACIAR (trừ thời gian 10/5/2012 đến 10/8/2012);

• Từ 1/1/2010 tư vấn và giúp cho các cộng tác viên khác đang có trách nhiệm cho thí nghiệm chính và vệ tinh ở miền Nam, Trung và Bắc Việt Nam (trừ thời gian 10/5/2012 đến 10/8/2012);

Nguyễn Thanh Binh: Nghiên cứu lâm sinh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Thiết lập, duy trì và đo đếm tất cả các thí nghiệm vệ tinh ở phía Nam của dự án (đến khi 31/1/2011 khi ông Bình chuyển công tác khỏi Viện)

Phạm Văn Bốn: Nghiên cứu lâm sinh với hơn 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Thiết lập, duy trì và đo đếm tất cả các thí nghiệm vệ tinh ở phía Nam của dự án (1/2/2012 khi Ông Bình chuyển khỏi Viện);

• Thiết lập, duy trì và đo đếm thí nghiệm phối hợp phân bón và loại các dòng;

• Từ 10/5/2012 -10/8/2012, giám sát việc thiết lập, duy trì, sắp đặt các nghiệm thức và đo tất cả các thí nghiệm của ACIAR .

• Từ 10/5/12 -10/8/12 cung cấp tư vấn và giúp những người đang chịu trách nhiệm với thí nghiệm chính, thí nghiệm vệ tinh ở phía Nam,Trung và Bắc Việt Nam.

Võ Trung Kiên: Nghiên cứu lâm sinh. Trách nhiệm là:

• Trợ giúp phạm vi dự án ở phía Nam năm 2012 khi Ông Quang và Đạt vắng mặt.

Triệu Thái Hưng: Nghiên cứu lâm sinh với hơn 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Thiết lập, duy trì và đo đếm thí nghiệm chính B và C (Core) và thí nghiệm vệ tinh ở phía Bắc phần của dự án (đến 31/12/2010).

Page 39: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Ông hưng được học bổng JaF vào tháng 9/2010. Nhu cầu học tiếng anh của ông hưng dẫn đến việc thay thế vai trò này bởi ông vũ Tiến Lâm.

Vũ Tiến Lâm: Nghiên cứu lâm sinh với hơn 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Thiết lập, duy trì và đo đếm thí nghiệm chính B và C và vệ tinh ở phía Bắc phần của dự án (từ 01/01/2011)

Phạm Xuân Đỉnh: Nhà nghiên cứu lâm sinh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Thiết lập, duy trì, đo đếm thí nghiệm vệ tinh ở miền Trung Việt Nam.

Trần Thanh Trăng: Nghiên cứu bệnh học với hơn 10 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm là:

• Đánh giá tình trạng sức khỏe của rừng trồng thí nghiệm, và giám sát phát triển các triệu chứng đặc biệt liên quan đến bệnh rỗng ruột và thối cây.

Ông Trăng được học bổng JAF vào tháng 9/2011.

Page 40: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 39

6. Thành công của các hoạt động và kết quả/ điểm mốc quan trọng của dự án6.1 Mục Tiêu 1: LượNg hóa vai Trò của PhâN BóN, Tỉa càNh và Tỉa Thưa đếN Tối ưu hóa Kích cỡ cây, PhâN Bố gỗ và hiệu Quả KiNh Tế Từ QuảN Lý rừNg TrồNg cho gỗ Xẻ.

STT hoạt động Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hòan thành

Bình luận

1.1 Xây dựng các thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng của tỉa cành, tỉa thưa

9 lập địa, 3 lập địa ở mỗi vùng Bắc, Trung và Nam được chọn (A,PC)

10/2009 Khi dự án lập dự toán, tỷ giá thị trường là 14,900 VND/$AU. Ở lần nhận tiền Việt đầu tiên đã thấp hơn 20% dự toán do sụt giá của $AU. Do vậy, đã quyết định giảm tổng số lập địa từ 9 xuống còn 7. Tuy nhiên, tại mỗi vùng đều có hai lập địa Ba Vì và Tuyên Quang, hai lập địa vệ tinh được xác định.

Thiết lập 9 lập địa từ việc chuẩn bị lập địa tốt nhất.

Tháng 6/2010

Hai lập địa được trồng là ở phía Bắc Việt Nam ( Ba Vì và Tuyên Quang) vào tháng 6, 7 năm 2009 và ở phía Nam tại Phú Thành và Nghĩa Trung (tháng 8/2009). Tại Ba Vì trồng keo lá tràm và tại Tuyên Quang là keo tai tượng, keo lai được trồng ở Đông Hà vào tháng 11/2009 và Xuân Lộc và Phú Bình tháng 7/2010. Việc chuẩn bị lập địa được chuẩn hóa và thiết lập như nhau tại tất cả các lập địa. Cây keo lá tràm ở Ba Vì hư vào năm 2010 do nhiệt độ thấp.

Page 41: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

STT hoạt động Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hoàn thành

Bình luận

Tỉa hình thân và/hoặc tỉa cành lần 1 bắt buộc ở tất cả các lập địa (PC)

Tháng 6/2011

Hoàn thiện tất cả tỉa hình thân, và tỉa cành đã được lập kế hoạch (để ít nhất tỉa lần 1 của 2,5 m chiều cao được hoàn tất)

Tỉa thưa sớm và tỉa muộn bắt buộc ở tất cả các lập địa (PC)

Tháng 6/2012

Tất cả các thí nghiệm đã tiếp đã tỉa thưa như đã định. Tại Phú Bình và Xuân Lộc những thí nghiệm này đã thay đổi để giúp đề tài Tiến sĩ của ông Hưởng.

Lịch trình tỉa cành và tỉa thưa choSản phẩm gỗ keo.

Tháng 6/2012

Lịch tỉa thưa 1 lần và 2 lần tỉa cành (tỉa hình thân và tỉa độ cao) như là một phần của chuỗi kỹ thuật trong trang thông tin kỹ thuật.

1.2 Xác định tính mẫn cảm với rỗng ruột

Xác định vật liệu di truyền có sẵn trong các thí nghiệm cải thiện giống và lập địa dự án mới (PC)

Tháng 10/2009

Trộn lẫn các dòng để trồng là không có thể xác định các dòng cá thể ở như ở Phân trường Hai, Nghĩa Trung hoặc Ba Vì.

Tất cả các thí nghiệm đánh giá là có vấn đề về sức khỏe của rừng (A,PC)

Tháng 10/2009

Bốn thí nghiệm, chính A tại Phân trường 2 và vệ tinh ở Nghĩa Trung, Ba Vì vàTuyên Quang đã được đánh giá vào tháng 10/2010. Vấn đề sinh học chủ yếu mới là sự rỗng ruột kết hợp với vết thương khi tỉa cành. Thí nghiệm tỉa cành đã được thiết lập ở Nghĩa trung. Một vấn đề được biết rõ ràng nữa là bệnh phấn hồng, mục nát, dẫn đến thối thân, điều này còn được thấy ngay cả tính chống chịu lớn ở loài keo lai.

Page 42: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 41

STT hoạt động Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hòan thành

Bình luận

Tập hợp nhỏ các dòng ở 2-3 lập địa đối lập được tiêm chủng

Tháng 7/2010

Nuôi cấy nấm đã được xác định (nhưng không được tiêm chủng)

Đánh giá phát triển sâu bệnh của những cây đã khai thác (A, PC)

Tháng 4/2012

Các cây được khai thác một cách hệ thống dọc theo thí nghiệm tỉa thưa ở Phân trường Hai và ở thí nghiệm tỉa cành tại Nghĩa Trung và việc phát triển rỗng ruột, bệnh khác và triệu chứng thối rữa đã được đánh giá.

1.3 Đo phản ứng của tỉa cành, tỉa thưa và sản lượng gỗ “lóng” / phân bố kích cỡ gỗ và hoàn vốn.

Đo 6 tháng chiều cao, đường kính hình thân đã hoàn tất (PC)

Tháng 8/2012

Việc đo đã thực hiện từ khi trồng vào 2009 đến tháng 7/2012. Có phản ứng rõ của tỉa thưa tại tất cả các lập địa, nhưng không thấy phản ứng của phân bón tại tỉa thưa, ngoại trừ ở Ba Vì và Tuyên Quang. Việc tiếp tục đo sẽ được duy trì ở 3 thí nghiệm vệ tinh sử dụng bởi các nghiên cứu sinh JAF.

Mối tương quan giữa diện tích lá và tiết diện ngang, cấu trúc tán đã được thiết lập (A,PC)

Tháng 5/2010

Việc bao gồm cả khai thác cây là không thể trong dự án này, do vậy xây dựng mối tương quan sẽ được xác định. Và bây giờ bao gồm cả khai thác sinh khối sẽ được thực hiện trong các đề tài tiến sĩ của nghiên cứu sinh JAF.

Page 43: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

STT hoạt động Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hòan thành

Bình luận

Đo các thông số sinh lý cây đã được hoàn tất.

Tháng 5/2011đến tháng 11/2011

Đo sinh lý cây lần đầu được thực hiện vào mùa mưa tháng 5/2011 ( trao đổi khí gar, nước tiềm năng, diện tích lá, lấy lõi gỗ để đo chất đồng vị C). Đo sinh lý lần 2 được làm vào cao điểm của mùa khô tại Phú Bình. Do có phản ứng rõ đối với P ở thí nghiệm mới tại Nghĩa Trung, việc đo sinh lý cũng được thực hiện tại lập địa này. Đo diện tích lá định kỳ 6 tháng tại Phân trường 2.

Phục hồi và thí nghiệm về gỗ xẻ từ rừng tỉa thưa lần đầu.

Tháng 4/2012

Trung bình đường kính ngang ngực DBH của cây dọc theo thí nghiệm tỉa thưa #1 ở Phân trường 2 tại tuổi 4 (7/2012) biến động từ 13-16 cm. Điều này được coi là quá nhỏ so với nghiên cứu

Lượng hóa năng suất theo kích cỡ mẫu gỗ, giá trị gỗ và lợi ích tài chính.

Tháng 7/2012

Do hư hại bởi bão, cây đã được khai thác ở thí nghiệm tỉa thưa Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trước theo lịch trình. Việc so sánh dựa trên thí nghiệm xẻ gỗ đã được thực hiện giữa những “lóng” gỗ từ những cây được tỉa cành và không tỉa cành. Những cây từ dự án này đã được cung cấp cho dự án ACIAR (FST/2008/039 – đứng đầu bởi Henri Bailleres mặc dù ông ấy cho là chúng quá nhỏ khi đó).

Phân tích kinh tế được thực hiện

Tháng 12/2012

Những phân tích này đã được làm bởi Ông Cao và đang xử lí tiếp.

PC = Phía đối tác , A = Ôxtrâylia

Page 44: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 43

6.2 Mục Tiêu 2: Thí NghiệM vai Trò của QuảN Lý đấT và LậP địa TroNg SảN XuấT BềN vữNg của cộNg đồNg LâM NghiệP SảN PhẩM gỗ Xẻ.

STT hoạt động

Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hoàn thành

Bình luận

2.1 Thiết lập thí nghiệm chính

Chọn lập địa ít nhất 1 ở phía Bắc, miền Trung và Nam Việt Nam cho thí nghiệm bền vững (tập trung phía Nam)(A, PC)

10/2010 Đã không có rừng thí nghiệm 2 tuổi phù hợp có sẵn ở phía Nam vì đã tỉa cành và cày đất để chăm sóc, phòng cháy. Ở phía Nam, lập địa Phân trường 2, rừng 3 tháng tuổi được dùng. Ở phía Bắc, hai lập địa kề nhau, trồng 2006 được chọn ở Ba Vì ( gọi là thí nghiệm chính B và C). Đã bón phân khi trồng 3 tháng tại Phân trường 2 và 3 năm tại tại thí nghiệm chính C.

Đo 6 tháng đường kính, chiều cao và hình thân (PC)

10/2011 Các nghiệm thức tỉa thưa và bón phân khi tỉa đã làm tháng 7/2010 (tỉa thưa #1) và tháng 11 (tỉa thưa #2) tại thí nghiệm chính A và tháng 5/2010 tại thí nghiệm chính B. Các nghiệm thức tỉa thưa ( #1,#2,#3) được làm cho thí nghiệm chính C vào tháng 10,11 và 12.

Đo 6 tháng đường kính, chiều cao và hình thân (PC)

8/2012 Đo lần đầu tại Phân trường 2 thực hiện khi tuổi rừng 6 tháng vào tháng 2/2009. Dễ nhận thấy độ dốc sản lượng (1,8:1) dọc theo ba khối thí nghiệm trên không được liên kết với độ phì đất ở độ sâu 30 cm. Tại Ba Vì, lịch đo tháng 3/2010, việc đó chỉ là trên lịch trình. Có sự phản ứng rõ đối với tỉa thưa ở tất cả các thí nghiệm, nhưng không rõ với bón phân ở Phân trường 2.

Page 45: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

STT hoạt động

Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hoàn thành

Bình luận

Duy trì tất cả các ô không có cỏ (PC)

Đang làm

Việc kiểm soát cỏ đã được làm ở tất cả các thí nghiệm. Lập địa cũng được phun thuốc diệt cỏ trước khi tỉa thưa và bón phân khi tỉa thưa. Chiến lược kiểm soát cỏ đã thành công, hiệu quả đối với hầu hết cỏ, le cạnh tranh đã được thể hiện.

2.2 Cải tiến phòng phân tích

Đề cương chuẩn bị mẫu, nghiền và phân tích ở Tp.HCM đã được thiết lập (A, PC)

10/2009 Kỹ thuật viên phân tích của CSIRO bà Phạm Tuyên đã hoàn thiện 2 tuần kiểm tra phòng thí nghiệm phân tích ở Tp.HCM vào tháng 2/2009, nêu kiến nghị về đề cương phân tích và các thủ tục an tòan. Báo cáo của bà Tuyên trong phụ lục 11.4.

Thử nghiệm hệ thống phân tích đất cầm tay (A, PC)

10/2010 Ông Quang được dạy sử dụng hệ thống này bởi Philip Smetthurst trong hai tuần tại Perth. Hệ thống chưa được dùng trong dự án ở Việt Nam.

2.3 Trình bày các chỉ thị đơn giản mô tả về yêu cầu P

Các mẫu được thu từ tất cả các lập địa thí nghiệm dùng chuẩn độ (PC).

4/2010 Đất thu từ tất cả các lập địa thí nghiệm dùng thủ tục chuẩn độ (PC).

Page 46: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 45

Đường cơ sở phân tích đất dùng phương pháp chuẩn(PC).

1/2011 Thủ tục phân tích đất lập vào tháng 2/2009 bởi bà Tuyên và phân tích đường cơ sở hoàn thiện vào tháng 4/2011. Đã có sự khác nhau về mức độ đạm tổng số, lân trao đổi và chất hữu cơ giữa các lập địa. Hai lập địa có độ phì tốt nhất với đạm tổng số và chất hữu cơ cao, đã cho cây sinh trưởng tốt nhất.

STT hoạt động

Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hoàn thành

Bình luận

Chỉ số tiềm năng đã thể hiện (A, PC)

6/2012 Không thể phát triển chỉ số này. Lân phân tích đã liên quan đến khả năng cố định lân của đất basal ở Nghĩa Trung & Phú Thành. Tuy nhiên, những lập địa này gắn liền với sinh trưởng và phản ứng với phân Lân cao.

Thử các chỉ số đối với phản ứng sinh trưởng (A,PC)

6/2012

PC = Nước đối tác, A = Ôxtrâylia

Page 47: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

6.3 Mục Tiêu 3: TươNg QuaN SảN LượNg TiềM NăNg của Keo Lai với các ThÔNg Số LậP địa TroNg các MÔi TrườNg Tài NguyêN giới hạN ở việT NaM

STT hoạt động Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hòan thành

Bình luận

3.1 Tham số CABALATM

đối với keo lai và keo lá tràm

Làm quen kiến thức mới với thiết lập các thông số CABALATM

(A)

12/2011 Các tham số CABALA đã hoàn thiện

Phê chuẩn CABALATM

(A)

6/2012 Đã phê chuẩn với các lập địa đại diện ở Bắc, Trung, Nam của dự án.

3.2 Phát triển hệ thống trợ giúp quyết định (DSS)

Mô tả các thông tin về khí hậu, đất của các lập địa được làm (PC)

6/2011 Đã được hoàn thiện cho các lập địa đại diện ở phía Nam, Trung và Bắc của dự án.

Tra cứu bảng được làm (A)

12/2012 Đã được hoàn thiện cho các lập địa đại diện ở phía Nam, Trung và Bắc của dự án (xem Phụ lục 11.1).

Page 48: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 47

6.4 Mục Tiêu 4: ThiếT LậP cÔNg cụ Trợ giúP QuảN Lý, đào Tạo KhuyếN LâM viêN để Phổ BiếN ThÔNg TiN cầN ThiếT cho Người TrồNg rừNg, và đào Tạo có địNh hướNg cho NghiêN cứu viêN việN Khoa học LâM NghiệP việT NaM.

STT hoạt động Kết quả/Mốc quan

trọng

Ngày hòan thành

Bình luận

4.1 Viết thông tin kỹ thuật (TIS)

Sáu bản thông tin đã được chuẩn bị (A,PC)

Sáu tháng từ tháng 10/2009

Bảy bản đã được hoàn thành và dịch ra tiếng Việt.

4.2 Thu thập phần mềm trọn gói.

Bản CD và copy của DDS đã đệ trình ACIAR (A)

tháng 9/2012

DSS đã hòan thiện; bản thảo phân tích kinh tế đã làm; 5 phiên bản sẽ được dựa trên đo rừng 5 năm tuổi ở Phân trường 2 vào tháng 7/2013.

4.3 Thực hiện các hội thảo đào tạo khuyến lâm.

15 cán bộ lâm nghiệp được đào tạo tạo mỗi hội thảo (A, PC).

Từ tháng 7/2012 đến 8/2012

Ba hội thảo đã tổ chức cho cán bộ lâm nghiệp, doanh nghiệp nhỏ, quản lý các công ty và nhân viên kỹ thuật và nghiên cứu viên. Trung bình có 25 người tham dự (không gồm báo cáo viên).

4.4 Những ngày đi hiện trường để phổ biến kết quả dự án.

Mỗi lần hội thảo, thu hút 20 người trồng rừng (PC).

Tháng 6/2010; 2011; 2012

Xem ở trên. Tuy nhiên, không thể thu hút 20 người mỗi lần.

Page 49: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

7. Kết quả chủ yếu và thảo luận 7.1 đấT

Phòng phân tích đấtTháng 2 /2009, bà Phạm Tuyên của CSIRO làm việc với người phân tích hóa học chủ chốt của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ tại TP. Hồ Chí Minh, Ông Lê Thanh Quang và các đồng sự bà Trần Thị Thu và Bùi Thị Minh Tỵ. Tập trung của học phần đào tạo là tăng cường phương pháp luận độc lập. Bà Tuyên dành 2 tuần kiểm tra phòng thí nghiệm và khuyến cáo cho việc cập nhật đề cương phân tích và các thủ tục đảm bảo an tòan phòng thí nghiệm (Phụ lục 11.4). Kế tiếp, là dụng cụ cũ cần bỏ đi và dụng cụ mới cần có để có bổ sung trong vòng vài tháng.

Kết quảĐất hoạt tính nhiều nhất là đất Basal ở Phú Thành và Nghĩa Trung. Những đất này cố định lân P cao, nó được tạo nên bởi hàm lượng sắt. Tuy nhiên, đất Basal cũng chứa hàm lượng cao của phốt phát canxi mà chúng có thể tác động giữ dinh dưỡng. Đất ở Phân trường 2 (ferralic), Phú Bình (chomic) và Xuân Lộc (gleyic) là acrisol, chúng giàu hàm lượng sét nhưng độ phì thấp với độc tố nhôm một yếu tố không được dùng trong trồng trọt nông lâm nghiệp. Tại Đông Hà, đất là rhodic ferralsol nó có khuynh hướng xốp nhẹ và dẫn nước. Đất ở Ba Vì và Tuyên Quang là đất feralit đỏ - vàng, màu này là nguyên nhân trạng thái ôxít hóa của sắt và Magiê.

hình 7.2 : đạm (Nitrogen) rút trích (ext-P) (Bary 1 P, mg/kg) ở tầng 0-10 và 10-20 cm tại 12 địa điểm thí nghiệm của dự án

Page 50: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 49

hình 7.3: chất hữu cơ (organic carbon,%) ở tầng 0-10 và 10-20 cm tại 12 địa điểm thí nghiệm của dự án này.

Thảo luận

• Đạm tổng số và chất hữu cơ ở Nghĩa Trung và Phú Thành chỉ ra độ phì vốn có của những lập địa này so với những lập địa khác và dẫn đến tỷ lệ sinh trưởng cây cao nhất đã thấy. Tuy nhiên, những lập địa này có mức độ thấp của Lân vì khả năng cố định lân cao của các loại đất hình thành từ Basal. Tuy vậy, lân trong dung dịch đất có thể luôn được bổ sung từ khả năng trữ lân lớn của chúng, do đó chúng vẫn còn được tạo ra. Thí nghiệm (Phân bón X Loại hom) ở Nghĩa Trung cũng chỉ ra rằng đất Basal này vẫn còn phản ứng cao đối với bón lân khi trồng.

• Những kết quả này minh họa sự hòan thiện một cách tự nhiên giữa nồng độ lân đo được và lân cung cấp và khó khăn gặp phải khi thí nghiệm để chứng tỏ các chỉ số đơn giản về yêu cầu lân.

• Đông Hà có mức trung bình về đạm tổng số, lân dễ tiêu và chất hữu cơ, Ba Vì cũng mức trung bình của đạm tổng số và chất hữu cơ, nhưng lân dễ tiêu thấp.

• Chỉ số C:N là 10:1 là đất có độ phì thể hiện bình thường. Ở Nghĩa Trung chỉ số C:N là 17,9; ở Phú Thành là 17,8. Điều này gợi ý là keo có thể mọc tốt mặc dù chỉ số C:N cao, có lẽ vì khả năng cố định đạm của chúng.

Page 51: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

7.2 SiNh TrưởNg và MÔi TrườNg

Kết quả

Các thí nghiệm vệ tinh đã kiểm tra phản ứng của sinh trưởng và sản xuất gỗ keo lai đối với việc áp dụng 1 cách phù hợp, hệ thống về kỹ thuật tỉa thưa, tỉa cành, bón phân qua các lập địa rất khác nhau về tiềm năng sinh trưởng. Điều này liên quan đến sự khác nhau về khí hậu giữa các lập địa ở phía Nam,Trung và Bắc cũng như đối với các loại đất (xem phần trước). Những lập địa này được thiết lập để cho phép phê chuẩn hệ thống trợ giúp quyết định (DSS) với các lập địa được sử dụng cho trồng keo ở Việt Nam. Vào tháng 7/2012, hiện thời và cuối dự án, tài liệu sinh trưởng 2 năm đã được thu thập ở tất cả các lập địa.

DBH ở tuổi 2 lớn nhất ở các lập địa phía Nam (7,6 -10,4 cm), trung bình ở miền Trung Việt Nam (7,3 cm) và thấp nhất ở các lập địa phía Bắc (6,3 - 6,5 cm) (Bảng 7.1). Mô hình sinh trưởng là giống nhau ở tất cả các lập địa. Xuân Lộc là nơi thấp và sinh trưởng cây ảnh hưởng bởi ngập nước.Tỷ lệ sinh trưởng chậm đáng quan tâm vào mùa đông ở ba Vì và Tuyên Quang.

Phản ứng với tỉa thưa ở Ba Vì và Đông Hà thấp hơn ở Nghĩa Trung. Có một số bằng chứng rằng sinh trưởng có thể đang chậm lại ở Nghĩa Trung. Phản ứng đối với phân bón khi tỉa thưa chỉ thấy ở Ba Vì (Hình 7.4).

Không có mối liên quan rõ ràng giữa DBH ở tuổi 2 và mức lân dễ tiêu ở tầng 0-10 cm mà chúng được đo khi thiết lập rừng. Tỷ lệ cao của sinh trưởng được gắn kết với cả hai mức cao và thấp của lân dễ tiêu (Hình 7.5).

Bảng 7.1: chỉ số sinh trưởng đường kính ngang ngực (dBh, cm) của keo lai ở 7 thí nghiệm vệ tinh thiết lập bởi dự án. Số màu đỏ ám chỉ dBh xấp xỉ tuổi 2.

Nghĩa Trung đông hà Phú Bình Tuyên QuangTuổi DBH Tuổi DBH Tuổi DBH Tuổi DBH 1.1 5.6 1.1 3.3 1.0 4.9 1.8 6.51.4 7.6 1.8 6.4 2.0 9.9 2.4 8.51.7 8.7 2.0 7.3 2.9 9.21.9 9.7 2.4 8.42.4 11.32.9 12.1

Page 52: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 51

Phú Thành Ba vì Xuân Lộc Tuổi DBH Tuổi DBH Tuổi DBH 1.0 6.0 1.1 v4.8 1.1 3.61.7 8.1 1.8 6.3 2.0 7.62.2 10.4 2.4 7.82.4 11.0 2.9 8.82.8 12.0

hình 7.4: Thí nghiệm phản ứng của tỉa thưa tại phía Nam (Nghĩa Trung, NT), miền Trung (đông hà, dh) và phía Bắc (Ba vì, Bv). dBh (cm): đường kính cây ngang ngực; Thời gian từ khi trồng (1,0; 2,0 và 3,0 năm).

hình 7.5: Tương quan giữa dBh (đường kính cây ngang ngực) ở tuổi 2 và lân dễ tiêu (avaiable P - Bray1,mg/kg) ở 7 lập địa vệ tinh.

12.0

10.0

8.0

6.0

4.0

2.0

0.0NghiaTrung

PhuThanh

PhuBinh

XuanLoc

DongHa

BaVi

TuyenQuang

DBH

Avaiable P

Page 53: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Thảo luận

• Thí nghiệm thể hiện mức sinh trưởng giữa các lập địa Nam,Trung và Bắc sau khi bón 50kgP/ha khi trồng và áp dụng lâm sinh phù hợp đối với chuẩn bị đất, trồng, kiểm soát cỏ và tỉa cành. Yếu tố góp phần lớn nhất cho sự khác nhau này có lẽ là khí hậu. Tuy nhiên, đặc điểm lập địa cá biệt, như lũ ở Xuân Lộc (Ảnh 7.1) sẽ làm tổn thương đến mức sinh trưởng tiềm năng.

Thông số sinh trưởng thể hiện rõ rệt giữa các phần phía Nam và nơi khác của Việt Nam;

• Phản ứng rõ rệt của sinh trưởng đường kính đối với tỉa thưa là phổ biến ở khắp các lập địa.

• Vai trò của bón phân khi tỉa thưa xuất hiện ở lập địa độc lập và chỉ thấy ở phía Bắc; tuy nhiên, suốt các lập địa, sinh trưởng không có liên kết rõ với số đo của lân dễ tiêu.

7.3 Thí NghiệM chíNh a ở PhâN TrườNg hai –

PhảN ứNg với Tỉa Thưa

Đây là thí nghiệm lớn nhất trong dự án về thí nghiệm thời gian và cường độ của tỉa keo lai. Sự kết hợp với thí nghiệm phân bón trong thí nghiệm chính B và tỉa thưa trong thí nghiệm chính C ở Ba Vì, vai trò của chúng là đưa ra tài liệu có thể sử dụng để phát triển hệ thống trợ giúp quyết định nhằm lượng hóa sản lượng đối với các thông tin về đất, tác động của lâm sinh và khí hậu, và có thể được sử dụng cho doanh nghiệp nhỏ.

các phát sinh

• Những cây có hình thân xấu mặc dù trồng các dòng (TB01, TB06, TB11 và TB12). Điều này có thể bởi giâm hom từ nguồn vật liệu già. Vì tuổi vật liệu giâm hom từ chúng mất chồi đỉnh và có thể không phù hợp với trồng rừng lấy gỗ xẻ. Tỉa tạo hình thân một cách quyết liệt là cần thiết để có được các chồi đỉnh. Tuy nhiên, điều này thường muộn và những cành lớn không mong muốn lại phát triển.

• Những loài cây và cỏ cạnh tranh quyết liệt trong dự án như là các loài le. Chiến lược kiểm soát cỏ hiệu quả đã được thực hiện, hầu như loại cỏ được loại trừ (Trang Thông tin Kỹ thuật số 1. Cách kiểm soát le. Phụ lục 11.3).

Page 54: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 53

• Vụ cháy vào 02 tháng Giêng/2010 làm ảnh hưởng 179 cây ở ô số 1 và 10 cây ở cuối thí nghiệm bị chết. Việc này đã xử lý bằng cách chuyển tất cả thí nghiệm dọc theo 1 phần ô số 2 và ô 11 trở thành ô mới 1 và 10; ô 45 và 54 được lập ở hai ô đầu tiên của 6 ô kề cận để vị trí nguyên thủy của những ô này.

• Sự kiện gió lớn dẫn đến hư hại rừng trồng trước và sau khi tỉa thưa. Thân cây gãy kết hợp với tỉa cành lớn và/hoặc phát triển 2 đỉnh thân trên một đoạn dài gỗ xẻ. Cả hai xuất hiện kết hợp với sự biến màu, mục nát và chớm nở sự rỗng ruột. Trường hợp cả hai thân đỉnh lớn, chỗ nứt có thể phát triển phía sườn bên kia nơi đỉnh thân gặp nhau, và có thể nứt gãy. Điều này chắc chắn là nơi xâm nhập cho sự ẩm mốc và các sinh vật gây thối cây.

Kết quả

Ba ô được lập ở rừng trồng sản xuất kế bên, chiều dọc theo 3 lần lặp của thí nghiệm ACIAR. Rừng này là một phần của rừng giống như thí nghiệm ACIAR. Khác nhau chủ yếu là kiểm soát cỏ bằng việc cày đất và chỉ có 1 lần tỉa đơn thân, không bón phân khi trồng. Có phản ứng rõ của DBH đối với cường độ và thời gian tỉa thưa (Hình 7.6), nhưng không rõ đối với chiều cao (H) đối với cường độ tỉa. Cũng không có phản ứng của DBH với bón phân khi tỉa thưa.

hình 7.6: Tương quan giữa dBh (cm) (đường kính cây ngang ngực) và thời gian từ khi trồng (năm). Mã màu biểu lộ cường độ tỉa thưa (450; 600; 1143 cây/ha), thời gian tỉa của dự án aciar (2y: 2 năm; 3/y: 3 năm) với rừng sản xuất (commercial).

DBH trong nghiệm thức không tỉa tại tuổi 4 là 13,3 cm; trong rừng sản xuất kề bên là 12,1 cm. Hai năm sau tỉa thưa, DBH tại tuổi 4 là tại nghiệm thức 450 cây/ha là 15,8 cm. Mặc dù chưa có sự khác biệt đáng kể, DBH ở nghiệm thức tỉa 450 cây/ha ở tuổi 3 đã lớn hơn DBH.

DBH

(cm

)

Comercial

1143

450/2y

600/2y

450/3y

600/3y

17

16

15

14

13

12

11

10

9

81.5 2.0 2.5

Time from planting (years)

3.0 3.5 4.0 4.5

Page 55: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

hình 7.7: Mối tương quan giữa tiết diện ngang thân cây (Basal area, m2/ha) và thời gian từ khi trồng. Mã màu biểu thị cường độ tỉa (450; 600; 1143 cây/ha), thời gian tỉa của dự án aciar (2y: 2 năm; 3y: 3 năm) và rừng sản xuất (commercial).

Tiết diện ngang thân cây tăng theo chiều dọc song song của tất cả thí nghiệm. Đã không có chỉ số về bất kỳ sự chậm chạp nào của sự tích hợp tiết diện ngang trong nghiệm thức tỉa thưa ở tuổi 4. Ở tuổi 4, tiết diện ngang thân cây của nghiệm thức không tỉa tại thí nghiệm ACIAR và rừng Sản xuất là 15,1 m2/ha và 11,7 m2/ha, tương ứng. Tiết diện ngang tăng ở tuổi 4 và và nghiệm thức 2 năm tỉa thưa là 3,1; 2,7 và 2,3 m2/ha ở các nghiệm thức tương ứng là 1143; 600 và 450 cây/ha.

Thảo luận

• Có phản ứng mạnh về DBH đối với tỉa thưa và bắt đầu rõ ở sáu tháng đầu sau tỉa. Phản ứng tỉa thưa tăng với mức độ tỉa chủ yếu ngay năm đầu sau tỉa, cây tỉa thưa đến 450 cây/ha (Ảnh 7.2) có độ vượt đường kính so với cây tỉa 600 cây/ha sau 2 năm tỉa. Điều này chứng tỏ sự cạnh tranh các cây rừng với nhau rất cao, ngay cả ở nghiệm thức tỉa thưa 600 cây/ha, 2 năm sau tỉa thưa.

• Tại tuổi 4, tiết diện ngang của rừng thí nghiệm không tỉa thưa là lớn hơn 29% so với rừng sản xuất. Không thể khẳng định tại sao có sự khác nhau này; yếu tố góp phần lớn có thể là sử dụng 50 kg phân lân /ha. Sự khác nhau về tỷ lệ cây của nghiệm thức không tỉa và 600 và 450 cây ha là tỷ lệ 100:53:39 tương ứng; hai năm sau tỉa thưa, tỷ lệ của sự khác nhau về tăng sinh trưởng tiết diện ngang đã là 100:87:74. Lý do cho sự phục hồi nhanh sinh trưởng tiết diện ngang sau tỉa thưa có lẽ là hầu hết liên quan đến sự phục hồi đồng thời của chỉ số diện tích lá (xem bên dưới).

Page 56: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 55

• Phản ứng nhanh đối với tỉa thưa không liên quan đến bón phân khi tỉa; kết quả tương tự cũng đã tìm thấy ở Phú Thành và Nghĩa Trung, các lập địa thí nghiệm vệ tinh trồng năm 2009. Điều này gợi ý rằng khả năng cung cấp lân 50 kg/ha là thỏa mãn với những lập địa này khi rừng trồng 3 tháng tuổi (ở Phân trường Hai) hoặc khi trồng (Thí nghiệm vệ tinh).

7.4 chỉ Số diệN Tích Lá

Chỉ số diện tích lá (LAI) đo là tổng diện tích lá theo chiều thẳng đứng so diện tích mặt đất tương ứng (m2/m2). Tổng ánh sáng chặn bởi lá cây xác định sinh trưởng tiềm năng của sản lượng thu hoạch; rừng cây là rộng như keo nhiệt đới có chỉ số diện tích là từ 5-6. Đo LAI cho phép hiểu được khả năng hiện tại đối với sinh trưởng của cây và rừng.

Kết quả:

Trước hết, việc xác định phương pháp dựa trên ảnh số (Ảnh 7.3) là rất cần thiết đối với hầu hết cách tính chính xác hiện nay để xác định LAI ngoài hiện trường, máy phân tích tán LI-COR LAI-2000 Canopy Analyser. Ảnh 7.8 chỉ ra mối tương quan tốt nhất có được.

hình 7.8. Tương quan giữa đo diện tích lá (Lai) bởi Li-cor Lai-2000 và đo Lai bằng máy ảnh số. Mỗi điểm thể hiện trung bình của 10 điểm đo trong các ô tại Phân trường 2 (PT2).

Page 57: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

hình 7.9: Tương quan giữa đo diện tích là (Lai) bằng dự đoán bởi hướng dẫn bằng mắt và đo Lai bằng tấm ảnh số

Hướng dẫn bằng mắt có thể đưa ra dự đoán tốt (đến 1,0 đơn vị) nếu áp dụng một cách chính xác bởi người hướng dẫn (Hình 7.9) nhưng yêu cầu phải được đào tạo để phù hợp với những gì được nhìn thấy bằng tấm ảnh thể hiện sự khác nhau về kích thước tán cây. Ảnh chụp có thể dự đoán LAI đến 0,5 đơn vị và LAI- 2000 đến 1,0 đơn vị.

Thảo luận

• Khả năng dùng việc đo chỉ số diện tích lá để theo dõi sự phục hồi của tán cây sau tỉa thưa vẫn đang được tiếp tục phát triển.

• Kết quả ban đầu gợi ý rằng cả hai hướng dẫn bằng mắt và ảnh số có thể được dùng để phát hiện sự phục hồi tán cây sau tỉa thưa.

• Ông Đạt đã được đào tạo để dùng hướng dẫn bằng mắt và ảnh chụp; ông Hưng thì dùng LAI-2000. Cả hai đều áp dụng ở Phân trường 2 và Ba Vì. Bà Maria Ottenschlaeger là người đào tạo cho cả hai người này.

7.5 các LậP địa Phía Bắc – PhảN ứNg đối với BóN PhâN Khi Tỉa Thưa

Kết quả thí nghiệm chính B – phản ứng đối với bón phân và tỉa thưa

Mười chín tháng sau thí nghiệm tỉa thưa và bón phân, đã có sự khác nhau rõ rệt của tăng trưởng đường kính đối với tỉa thưa; cũng đã có sự khác nhau rõ đối với bón phân chỉ ở nghiệm thức không tỉa thưa nếu như gồm cả dinh dưỡng cơ bản (Hình 7.10)

Page 58: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 57

DBH increment March 2010 to December 2011,Ba Vi Core B Fertilizer Trial

DBH

incr

emen

t (cm

)Critical di�erence (p=0.05)

P00

1

2

3

4

5

P50 P50+B

thinned

unthinned

Treatment

Thí nghiệm Loại cây x Bón phân

hình 7.10: Tương quan giữa tăng đường kính trung bình dBh (cm) với các nghiệm thức tỉa thưa (tỉa: thinned, không tỉa: unthined) và bón phân (một trong hai 50kgP/ha( P50) hoặc 50kgP+ phân cơ bản(P50+B), không bón (P0). 19 tháng sau áp dụng vào tháng 5/ 2010.

Kết quả thí nghiệm chính c- phản ứng đối với cường độ tỉa thưa

Mười chín tháng sau áp dụng các nghiệm thức tại tuổi 3 năm 9 tháng đã có sự khác nhau rõ đối với mức độ tỉa thưa, mặc dù giữa 600 và 450 cây/ha không có khác biệt; sự tăng DBH theo cường độ tỉa thưa (Hình 7.11). Ở tỉa thưa sau này tại 4 năm 9 tháng tuổi; cũng đã có phản ứng rõ đối với tỉa thưa, nhưng chỉ giữa nghiệm thức tỉa và không tỉa thưa (Hình 7.11).

hình 7.11: Tương quan giữa tăng dBh (cm) và cường độ tỉa thưa tại hai thời điểm tỉa 3 năm 9 tháng (3y 9m) và 4 năm 9 tháng ( 4y 9m) tuổi, tương ứng tháng 5/2010 và tháng 5 /2011.

3y 9m

4y 9m

Critical di�erence (P=0.05)

Thinning treatment (stems/ha)

Dbh increment Mar 2010 to Dec 2011Ba Vi core thinning trial, for two times of thinning

Dbh

incr

emen

t (cm

)

0450 600 900 1667

1

2

3

4

5

6

Page 59: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Thảo luận

• Phản ứng rõ đối với tỉa thưa có thể thấy trong 7 tháng của thí nghiệm, ngay cả ở lập địa cho sinh trưởng chậm hơn như ở phía Bắc Việt Nam và các rừng trồng tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, lợi ích từ mức độ tỉa cao 450 cây/ha đã không có kết quả, thay vì nó lại có kết quả ở Phân trường 2 của phía Nam sau tỉa thưa 6 tháng, 17 tháng.

• Phản ứng rõ của tăng đường kính với việc bón thêm phân khi tỉa thưa cũng có được tại các lập địa phía Bắc cho sinh trưởng chậm, dẫu rằng ở thí nghiệm chính B Ba Vì chỉ thấy ở thí nghiệm không tỉa thưa, và cũng chỉ áp dụng phân cơ bản. Điều này gợi ý rằng cung cấp dinh dưỡng khác hơn Lân là hạn chế sinh trưởng ở lập địa này. Kết quả tương tự thu được tại thí nghiệm vệ tinh ở Ba Vì. Tại thí nghiệm vệ tinh ở Tuyên Quang, phản ứng rõ của tăng đường kính đối với bón phân ở 12 tháng thí nghiệm cũng được ghi nhận, nhưng thấy ở cả hai nghiệm thức tỉa thưa và không tỉa thưa.

7.6 đo SiNh Lý cây

Kết quả

Áp dụng 50 kg P/ha khi trồng ở Nghĩa Trung tại thí nghiệm (Loại cây X Bón phân) cho thấy tăng rõ rệt (p<0.05) về lá cây (P50= 0,115; P0 = 0,096 g/m2) và N ( P50 =2,84; P0 =2,43 g/m2). Điều này dẫn đến sự tăng rõ rệt (P<0,05) về mức độ bão hòa của quang hợp (Hình 7.12). Đã có sự tương tác rõ giữa bón phân và thời gian bón vào lúc lúc 9 giờ sáng, tại thời điểm này, cây trong thí nghiệm P0 trải qua “sốc” nước sớm hơn và phục hồi cũng sớm hơn những cây trong thí nghiệm bón P50.

hình 7.12: Tương quan giữa quang hợp thu được (net co2) và bức xạ quang hợp (Par ,

Page 60: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 59

umol m-2 s-1) ở hai nghiệm thức, không bón phân (P0) và bón 50kgP/ha (P50) khi trồng.

hình 7.13: Thông số hàng ngày của quang hợp (net co2) trong mùa mưa (wet season) và khô (dry season) tại Phú Bình.

Tại Phú Bình (Ảnh 7.4) các thông số mức độ bão hòa ánh sáng của quang hợp (A1500) là rất khác giữa các mùa mưa và mùa khô (Hình 7.13). Vào mùa mưa tháng 5/2011, quang hợp tăng vào buổi sáng và duy trì khá ổn định trong suốt ngày trước khi suy giảm vào bóng tối. Nó là cao vào mùa khô tháng 3/2012, tiềm năng nước trước bình minh ψ = -1.1 MPa với suy giảm nhanh đến ψ = -2.3 MPa sớm sau bình minh dẫn đến sự tái hoạt động rõ rệt ở A1500 đến 9 giờ; khác ở A1500 vẫn còn rõ rệt đến 17 giờ.

Thảo luận

• Phản ứng rõ rệt của quang hợp đối với áp dụng 50kgP/ha khi trồng đã gắn liền với sự khác biệt rõ rệt về cả Đạm và Lân trong lá và mức độ sinh trưởng cây tại 7 tháng tuổi khi việc đo trao đổi khí gar được thực hiện. Như vậy, ngay cả ở lập địa với đất Bazal như Nghĩa Trung thì năng suất tiềm năng rất cao, Lân có thể còn giới hạn sinh trưởng trong suốt pha thiết lập của vòng sinh trưởng.

• Vào mùa mưa ở Phú Bình, cung cấp nước đã không xảy ra để giới hạn quang hợp; trái lại vào cuối mùa khô, đã có hoạt động trao đổi khí gar nhỏ ngoại trừ từ suốt buổi sáng sớm. Như vậy, điều kiện có khả năng dẫn đến giảm sinh trưởng và vật rụng tăng lên. Tuy nhiên, tiềm năng nước thấp nhất ghi được (-2,3 MPa) trong thời gian khô nhất của năm đã không có liên hệ với sự chết của cây.

Page 61: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

7.7 ảNh hưởNg của (Tuổi cắT hoM X BóN PhâN P) Khi TrồNg.

Tổng quan

Vấn đề không lường trước được của dự án là cách sinh trưởng và hình thân của cây con trồng không đồng nhất trong rừng và giữa các rừng trồng. Điều này có thể có liên quan đến tuổi cây lấy hom, cũng như giữa các dòng đơn lẻ được dùng trong thí nghiệm cùng với tuổi của hom, vị trí cắt cây lấy hom (đầu đỉnh hay mắt), lập địa, bón phân và thời gian tỉa cành.

Một thí nghiệm nhỏ tại Nghĩa Trung đã được thiết lập vào tháng 8 /2011 để thử nghiệm một số vấn đề. Về lí thuyết là tuổi của cây lấy hom của keo lai có thể ảnh hưởng đến mức sinh trưởng, đặc điểm phân cành và độ thẳng của cây. Ảnh hưởng này có thể phối hợp cùng với tuổi và phân bón áp dụng khi trồng và các dòng khác nhau có thể phản ứng khác nhau. Các nghiệm thức như sau:

- Hom đầu cành lấy từ cây non (< 1 tuổi) và cây già (4 tuổi);

- Hai mức của bón phân khi trồng 0 (P0) và 50 (P50) kgP/ha;

- Ba dòng BV10, BV32 và BV33;

Thiết kế ô phân cách được sử dụng: bón phân (ô chính); tuổi hom (ô phụ); dòng (ô dọc theo đường). Chỉ áp dụng tỉa cành hình thân 1 lần. Sinh trưởng nhanh hơn của cây được bón phân trong nghiệm thức này so với nghiệm thức không bón phân.

Kết quả

Bón phân 50 kg P/ha khi trồng làm tăng sinh trưởng cây 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, tuổi của cây đã không ảnh hưởng đến sinh trưởng và đã không có ảnh hưởng rõ ràng đến sự phân cành và hình thân. Không có sự khác nhau giữa các dòng.

Page 62: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 61

hình 7.14: Trung bình chiều cao cây (mean height, cm) từ cắt đầu cành lấy từ cây mẹ non (new hedge plants) và già (old hedge plants) giữa bón 50kg P/ha (P50) và không bón (P0) khi trồng sau 9 tháng.

Thảo luận:

• Thí nghiệm này cho thấy mô hình rõ ràng về phản ứng của sinh trưởng đối với bón lân P khi trồng, ngay cả trên đất vốn là Bazal (Ảnh 7.5).

• Vai trò của tuổi cây lấy hom và dòng đối với sinh trưởng và hình thân vẫn còn chưa rõ ràng khi cắt đầu cành được áp dụng. Ngay cả với chỉ 1 lần tỉa đơn thân, cả hai bón phân và không bón phân đều có hình thân tốt và kích cỡ cành có thể chấp nhận được. Điều này có thể có mối liên quan đến sử dụng hom đầu cành mà hom đó dẫn đến sự vượt trội đỉnh ngọn hơn hom mắt.

• Sự liên kết giữa tuổi hom, hoạt động cắt hom và những đảm bảo về lâm sinh cho thấy cần những quan tâm chi tiết hơn.

7.8 rỗNg ruộT

Tổng quan

Các loài keo được tỉa cành và tỉa thưa để tối ưu hóa cho sản phẩm gỗ xẻ. Những hoạt động này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng gỗ vì rằng tạo cửa vào của nấm gây lên khuyết tật thân, ví như bệnh rỗng ruột và các bệnh viêm loét khác (gồm cả bệnh phấn hồng) và nấm xanh. Nơi có rừng keo tai tượng sinh trưởng ở vùng nhiệt đới, chất lượng thân thường giảm bởi bệnh rỗng ruột của cây ở độ tuổi 5-8. Dự án ACIAR FST/2000/123 trong nghiên cứu bệnh rỗng ruột ở Indoneshia đã cho thấy tầm quan trọng của chế độ tỉa cành

Mean tree height at 9 months

new hedge plants old hedge plants

0

P50

Mea

n he

ight

(cm

) 350

300

250

200

150

100

50

0

Page 63: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

và tỉa tạo thân đang lớn mà nó làm giảm thiểu được phạm vi và mức độ rỗng ruột. Các loài khác loài keo lá lớn đã được nhận thấy là tính chống chịu với bệnh rỗng ruột hơn là ảnh hưởng của phản ứng sinh hóa khi gây nhiễm. Ở dự án này, việc khảo sát phạm vi & mức độ bệnh rỗng ruột và các thí nghiệm khảo sát được thực hiện ở rừng trồng keo lai.

Khảo sát đã thực hiện tại Phân trường 2 (PT2). Vào tháng 7/2011, 81 cây đã tỉa cành ở tuổi 4 (3 hàng) đã được chặt ở PT2. Sau khi hạ cây, mỗi cây được cắt thành đoạn 0,5-1m. Đầu của mỗi đoạn được đánh giá tình trạng cây bằng chụp ảnh của mỗi mặt cắt từng phần bằng lưới kẻ ô rõ ràng để cho phép tính được diện tích. 27 cây được khảo sát ở ô không tỉa thưa và 54 cây ở ô tỉa thưa. Mẫu gỗ được lấy từ mỗi cây và hơn 500 mẫu nấm biệt lập cũng được lấy.

Thí nghiệm được thực hiện tại Nghĩa Trung vào tháng 12/2010. Nó tập trung vào thí nghiệm ảnh hưởng của kích cỡ cành và tỉa hình thân đến phạm vi và mức độ của rỗng ruột. Quan sát sau đây đã được làm trước khi thiết lập thí nghiệm:

• Một số lớn vết thương với sự bít lại kém và phát triển nấm thấy được đã hiện diện trên bề mặt của gốc nơi tỉa hình thân (Ảnh 7.6a,b);

• Sự gây hại bởi gió rõ ràng đã gây lên cành ở phía trên tán bị gãy và vỏ bị tước khỏi cây, kết quả là vết thương lớn (Ảnh 7.6c);

• Thối cây đã quan sát được ở gốc lớn từ các cành tỉa trong quá trình quan sát (ảnh 7.6d).

• Vết nấm thối cây được quan sát thấy trên những đám nhỏ ở rừng trồng.

Từ mỗi khối 18 nghiệm thức, 10 cây vùng đệm có hình thân đẹp nhất đã được chọn, 5 cây được tỉa cành cao đến 1,5 m và 5 cây không tỉa. Những số đo sau đây đã được làm:

• Đường kính cây và tổng số cành hoặc gốc tỉa trên đoạn cắt của thân cao đến 1,5m.

• Số cành tỉa đầu cành ở đoạn cắt thân cao đến 1,5 m ở cây không tỉa cành; và số cành đường kính lớn (>2 cm) ở cây không tỉa cành hoặc vết thương mới tỉa cành ở các cây được tỉa cành ở đọan cắt cao đến 1,5 m;

• Số vết thương không được bít lại cũ ở đoạn cắt cao đến 1,5 m. Những vết thương này đã được tạo thành trước khi xem xét và đã tính ở các cây tỉa và không tỉa cành.

• Ở đoạn cao đến 1.5 m, số cành có đường nứt từ thân chính và số lượng của các vết thương lớn trên thân cây.

Page 64: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 63

Vào tháng 7 năm 2012, 180 cây đã được chặt, chẻ ra để xem xét.

• Mỗi cây tỉa cành và không tỉa thì đoạn 1,5 m được phân ra 3 đoạn 0,5 m. Phần khác nhau của thối cây mới bắt đầu hình thành hoặc rỗng ruột được ghi chép bằng chụp ảnh đầu cuối của mỗi đoạn có và không có lưới trên bề mặt cắt.

• Ở mỗi 18 nghiệm thức, ô có 4 cây, 2 cây tỉa và 2 cây không tỉa được cắt thành 10 đoạn, cũng ghi nhận sự hiện diện của thối cây bằng chụp ảnh.

Những khối gỗ nhỏ bị nhiễm bệnh được lấy mẫu để phân lập nấm từ mỗi đoạn gỗ bị bệnh. Nấm được xác định bằng dùng công cụ phân tử từ việc nuôi cấy nấm hiện có hoặc trực tiếp từ khối gỗ.

Kết quả – Khảo sát

Trong khảo sát ở PT2, gần như tất cả các cây làm mẫu đã có dấu hiệu của rỗng ruột và hệ thống cấp phân loại được thể hiện (0 đến 3; Ảnh 7.7).

Ở các ô tỉa thưa, 10 trong số 54 cây (18,5%) được quan sát với các mặt cắt phân loại cấp 0 hoặc 1 nhưng không như trên. Hầu hết cây (36 hoặc 66,5%) đã có ít nhất một đọan với cấp 2. Chỉ có 8 cây hoặc 14,8% của 54 cây có đoạn với cấp lớn hơn (cấp 3). Phạm vi và mức độ của rỗng ruột tương tự như ở các ô không tỉa thưa. Chỉ có 5 cây là có đọan cấp 1 như trên (=18,5%). Hầu hết các cây (17 hoặc 63%) có đoạn với cấp 2. Chỉ có 5 cây hoặc 18,5% của 27 cây có đọan với sự thối cây lớn hơn (cấp 3).

Thể tích của chỗ hư hại ban đầu và độ rỗng đang được tính toán. Hơn phân nửa của nấm phân lập là nấm đảm và được xác định bởi ông Trăng tại Hobat qua chiết suất DNA tại Việt Nam.

Kết quả - thí nghiệm khảo sát

Vào tháng 12/2010, 180 cây:

• 92 cây có vết thuơng mới tỉa hoặc các cành ở đoạn thân cao đến 1,5 m chúng có đường kính lớn hơn 2 cm. Tổng số vết thương hoặc cành > 2cm là 148 cây, với từ 1- 4 cành lớn hoặc vết thương trên mỗi cây;

• 147 cây có vết thương không thể bít lấp lại với đoạn thân cao 1,5m. Tổng số vết thương là 337, và trung bình là hơn 2 vết cho mỗi cây;

• 21 cây không bị hư hại bởi gió và cành có đường nứt từ thân chính.

Page 65: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Vào tháng 7 năm 2012:

• Phạm vi và mức độ hư hại thân là lớn hơn ở phía trên 1,5 m cùng với những vết thương lớn, viêm loét và hư hại bởi gió. Việc chẻ gổ chỉ ra rằng nó không có khả năng phục hồi được 10 đoạn;

• Hơn 20 cây có bệnh phấn hồng. Các cành và thân cây bị gãy đổ, một triệu chứng đặc thù;

• Hư hại bởi mối đã xuất hiện và nhiều gốc đã sâu lõm;

• Ceratocystis tàn rủ đã được quan sát thấy ở các đoạn cao hơn;

• Bào tử của nấm đàm “thủ phạm làm rỗng ruột” đã hiện diện (ví như Ganoderma, Trametes)

• Cao đến 1,5 m, phạm vi rỗng ruột nhìn chung là giống nhau giữa các đoạn gỗ tỉa và không tỉa. Tỉa những cành có đường kính lớn xuất hiện cùng với sự gia tăng của rỗng ruột so với những cành cắt từ đoạn không tỉa (ảnh 7.8).

Thảo luận

• Tại Phân trường 2, phạm vi của rỗng ruột là cao nhưng mức độ là thấp. Cần phải biết sự thối cây sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian 4 năm, khai thác và ghi nhận mức độ rỗng ruột ở lần khai thác cuối cùng.

• Tài liệu từ Nghĩa Trung được phân tích (phần vịệc của Ông Trăng, nghiên cứu sinh chương trình JAF) gồm xác định nấm kết hợp với rỗng ruột và hư hại thân cây. Tuy nhiên, rõ ràng là tỉa cành to nếu không cùng với tăng phạm vi rỗng ruột, thì cũng thuận lợi để xâm nhập của nấm và dẫn đến phát triển nhanh rỗng ruột. Rõ ràng nhất là hư hại bởi gió hoặc bệnh Phấn hồng ở phần cao của thân dẫn đến cả hai là rỗng ruột và rỗng thân cây.

7.9 NhữNg Thách Thức Khác

Kích cỡ cành

Keo lai là loài cây sinh trưởng nhanh. Độ vượt trội của ngọn cây khác nhau và không chỉ có 1 thân, nhiều thân có thể phát triển (Ảnh 7.9). Kích cỡ cành trên cây cá lẻ cũng rất khác nhau. Một thách thức của Dự án là một số rừng như ở Phân trường 2, Phú Thành, Nghĩa Trung, những cành lớn là đặc trưng chủ yếu; những nơi khác như Phú Bình, thì lại không thấy (Ảnh 7.9). Những kết quả này có thể liên quan đến nguồn gốc giống trồng rừng, bón phân và thời gian và định kỳ tỉa cành cần khảo sát nghiên cứu thêm

Page 66: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 65

Nứt cành và thân

Mức sinh trưởng rất cao của keo lai luôn đi cùng với tạo ra tán cây lớn. Những vụ dông bão là không bất thường ở Việt Nam, và hầu hết các thí nghiệm của ACIAR đều bị ảnh hưởng ít nhiều; Nghĩa Trung là bị ảnh hưởng xấu nhất, mặc dầu cũng có một số hư hại nghiêm trọng ở thí nghiệm vệ tinh tại Ba Vì, còn thí nghiệm chính B và C ở Ba Vì thì không bị ảnh hưởng (Ảnh 7.10). Do vậy, tiềm năng gây hại bởi gío là rất cao ở Việt Nam; một lựa chọn để hạn chế vấn đề này là kỹ thuật tỉa chính xác theo thời gian và quản lý kích cỡ tán cây. Tránh các cành lớn và cần tỉa cành lớn sẽ giảm cành và nứt thân kèm theo rỗng ruột.

Sâu hại

Mối là thách thức với cây con mới trồng ở một số lập địa. Thuốc chống mối đã dùng xung quanh cây, nhưng vẫn phải trồng dặm thêm 20% sau 3 tháng trồng ban đầu. Tại Xuân Lộc, ấu trùng của bọ cánh cứng (Holotrichia morosa Waterhouse) cũng làm tổn thương cây, bất chấp đã dùng thuốc chống sâu (Ảnh 7.11). Người quản lý rừng ở địa phương khuyến cáo loại sâu này là không vấn đề gì ở những nơi mà vật rụng để lại được đốt hết - đó là việc làm thông lệ của Công ty. Việc dùng thuốc sâu là cần thiết trong trường hợp đảm bảo chắc chắn cho thành công của trồng rừng, nói cách khác, ngoại trừ bệnh rỗng ruột, những thí nghiệm còn lại là không bị sâu và mầm bệnh mà chúng làm tổn thương sinh trưởng của cây.

7.10 hệ ThốNg Trợ giúP QuyếT địNh.

Hệ thống trợ giúp quyết định (DSS) thân thiện với người dùng đã được làm để giúp thể hiện những phát hiện của dự án. Đây là việc làm tiếp diễn và là hệ thống trợ giúp quyết định đầu tiên mà nó có thể hữu dụng như một công cụ nghiên cứu. Do đó, các khuyến nông viên có thể sử dụng cẩn trọng khi đưa ra những khuyến cáo cho người trồng cây.

DSS dùng mô hình dựa trên sinh trưởng rừng CABALA (Battaglia và cộng sự., 2004). Các hoạt động tài trợ của ACIAR với rừng trồng A. Mangium ở Indoneshia và Bắc Ôxtrâylia đã đảm nhiệm khởi đầu nhằm tương thích mô hình rừng trồng keo. Hệ thống chủ yếu được cho là cần phát triển thêm nữa là vần đề cố định đạm, mô hình tương quan sinh trưởng và thể tích, và phối hợp những hiểu biết riêng biệt về keo lai qua dự án hoặc kinh nghiệm khác.

Trong khi CABALA có thể dự đoán sản lượng tốt và hữu dụng với khả năng hiện tại một cách tốt nhất ở những lập địa đã được đánh giá, có thể cải tiến tốt

Page 67: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

trong tương lai bởi khả năng hợp tác thông tin trong chu kỳ dài và đầy đủ trên phạm vi hiện có của các lập địa và nghiệm thức của ACIAR.

Yếu tố chủ yếu trong phiên bản này của DSS là khí hậu, loại đất, mật độ trồng và chế độ tỉa thưa. CABALA đã được dùng để mô hình hóa sự kết hợp của 216 yếu tố trên và dự đoán thế tích, chiều cao, và đường kính được dùng trong DSS.

Thông tin về thời gian trồng, phân bón lân, tỉa đơn thân/tỉa cành, và kiểm soát cỏ với năng suất rừng và tỉ lệ sống đã được kết hợp trong DSS ở mức độ kinh nghiệm. Mỗi một thông số có thể thay đổi sản lượng, tỷ lệ sống và dự đoán năng suất gỗ xẻ một cách độc lập, bằng cách sự thay đổi cho ra các giá trị tương ứng (thường phạm vi từ 0-1) mà nó là kết quả dựa trên xử li đa nhân tố. Những giá trị này là phức hợp trong DSS. Ảnh hưởng của tự tỉa thưa và tuổi tỉa thưa cũng là hoàn toàn kinh nghiệm.

DSS được làm trên dạng bảng tính Excel đang được dùng với hầu hết các máy tính. Dạng bảng tính cho phép tiếp cận đơn giản dễ hiểu do đó người dùng có thể nhìn thấy thông tin nguồn và thao tác thế nào để hòan thành tác vụ cho có kết quả cuối cùng. Ngôn ngữ máy tính không sử dụng, nên người dùng không có liên đới gì đến tính an tòan của bài tính. DSS được cấu trúc để thông tin được cung cấp trên bảng tính.

Đây là sự cố gắng cho phép người trồng lượng hóa được sản lượng và năng suất gỗ “lóng” từ các lựa chọn lâm sinh và loại lập địa ở Việt Nam. Hệ thống là mở cho sự thay đổi sau này và có thể mang lợi ích từ sự cải tiến thêm. Sự giả định là : (1) vật liệu di truyền gần nhất được dùng cho cây con, vật liệu dòng là nguồn từ cây non, và (2) lập địa là phù hợp với sinh trưởng của keo.

Mô tả đầy đủ của DSS trong phần 11.1, phụ lục 1. Phiên bản hiện tại của bảng tính Excel được kèm theo như là tài liệu riêng.

7.11 PhâN Tích KiNh Tế

Phân tích kinh tế được thực hiện cho khuyến lâm viên để tư vấn cho người trồng về chế độ thu hút nhất đối với gỗ xẻ từ rừng trồng keo lai. Nó được dựa trên rừng thí nghiệm trồng ở Công ty cổ phần Hải Vương, phân trường Hai, tỉnh Bình Phước. Rừng trồng được thiết lập với khoảng cách trồng thông thường là 3,5 x 2,5 m hoặc 1143 cây/ha (1100 cây/ha). Rừng được tỉa thưa 1 lần ( tuổi 2 [sớm] hoặc tuổi 3 [muộn] cho 3 loại) [không tỉa thưa-đối chứng], 600 và 450 cây/ha. Đường kính và chiều cao cây được đo lúc 8 và 6 tháng

Page 68: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 67

giữa kỳ đối với 5 tuổi, 3 tuổi và 2 tuổi sau hai lần tỉa thưa. Thực hiện kinh tế của rừng thương mại gần kề không tỉa thưa là để so sánh. Bảng tính cho phép người dùng thử tính đủ chi phí khi thực hiện các hoạt động lâm sinh ở Việt Nam, gồm vật tư và lao động. Người dùng có thể thay đổi giá để phù hợp với thị trường của họ.

Nghiên cứu đã dựa trên những giả định sau đây: (1) lợi nhuận của rừng trồng keo dựa trên thể tích gỗ; (2) tất cả gổ được khai thác vào cuối chu kỳ; (3) giá của bột gỗ, gỗ nhỏ và gỗ xẻ là 29,52, 38,57 và 79,05 USD cho 1 mét khối và không đổi trong suốt thời gian; (4) không có mất mát bởi sâu bệnh và hoặc cháy rừng; và (5) lãi suất của ngân hàng thương mại năm 2012 (15%) được áp dụng. Tiền công và giá là quí 4 của năm 2012. Giá gỗ là giá hiện thời của năm 2012 tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nơi có thị trường lớn nhất về gỗ xẻ ở Việt Nam.

Tại tuổi 6, NPV cao nhất (1601 USD/ha) đã được ghi nhận đối với thí nghiệm 450 cây/ha, tỉa thưa ơ tuổi 3. NPV thấp nhất (1427 USD/ha) là ở rừng thương mại cung cấp bột giấy. Các chỉ số NPV cho các chế độ khác là trung bình. Thú vị là ở tuổi này, là sự khác nhau rõ nhất giữa chế độ tỉa, tốt nhất và xấu nhất là < 200 USD. Đến 3 năm sau tỉa thưa, trữ lượng rừng còn lại là cao nhất ở nghiệm thực không tỉa thưa. Tuy nhiên, giá trị gỗ xẻ là ở tất cả các nghiệm thức tỉa thưa; và không có giá trị gỗ xẻ ở các nghiệm thực không tỉa thưa. Giá gỗ đã tác động rất lớn đến hòan vốn cho người trồng, sau đó là tỷ lệ giảm giá và sau cùng là các hoạt động tỉa thưa.

Những kết quả này chỉ ra rằng không có các yếu tố có thể làm giảm năng suất gỗ (thân cây xấu, hư hại bởi gió và rỗng ruột) thì kinh doanh gỗ xẻ có thể là lựa chọn thu hút ở phía Nam Việt Nam nếu như quản lý ít nhất chu kỳ 6 năm bằng các can thiệp lâm sinh phù hợp (kiểm soát cỏ, bón phân, tỉa cành, tỉa thưa) đảm bảo giá trị cho gỗ xẻ là cao nhất. Tuy nhiên, để hiểu rõ ràng về lợi ích từ tỉa thưa, chu kỳ dài hơn 6 năm là cần thiết để tối đa giá trị gỗ xẻ. Giá trị gỗ xẻ là không có ở các rừng không tỉa thưa.

Kết quả này không chắc chắn với mức độ cao do mức sinh trưởng được dự đoán từ số liệu thu thập chỉ 5 năm. Việc phân tích cũng đã loại trừ bất kỳ sự xem xét về ảnh hưởng tiềm năng của sâu bệnh và hư hại bởi cháy rừng đến năng suất thực tế.

Mô tả đầy đủ về Phân tích Kinh tế trong phần 11.2, phụ lục 2. Phiên bản hiện tại của bảng tính Excel được kèm theo như là tài liệu riêng.

Page 69: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

8. các tác động của dự án 8.1 Tác độNg về Khoa học – hiệN Tại và Sau 5 NăM

hệ thống công việc tỉa thưa cây Keo lai

Keo lai là loài cây mọc nhanh với triển vọng về năng suất cao. Việc khai thác sử dụng đầy đủ triển vọng này đòi hỏi có sự hiểu biết sâu sắc về sự thay đổi sinh trưởng theo thời gian cho việc sản xuất gỗ, do đó các tỉ suất tăng trưởng của cây cá thể không thể đánh giá đầy đủ được vấn đề này. Các phương thức tỉa thưa sớm mà dự án đã thực hiện là sự phát triển mới ở Việt Nam và đã chứng minh rằng khai thác rừng trồng thương mại với sản phẩm là gỗ xẻ có ý nghĩa và có thể mang lại lợi ích lớn với chu kỳ 6 năm (đối với miền Nam, đối với miền Trung và miền Bắc cần thời gian dài hơn). Điều này tạo ra cơ hội cho chúng ta phát triển sâu hơn về làm thế nào để quản lý tốt nhất các giống cây trồng tiên phong như các loài Keo nhiệt đới để sự sinh trưởng tự nhiên của chúng được khai thác tốt nhất trong chuỗi áp dụng các hệ thống lâm sinh. Đây là cơ sở hình thành của học bổng JAF tài trợ cho các nghiên cứu như Vũ Đình Hưởng đang thực hiện.

Bón Lân và sự thích hợp của Lân cho đất

Bón lân cho đất đã được chứng minh là một một lĩnh vực phức tạp và không thể phát triển mối quan hệ chắc chắn giữa các mức độ Lân chiết xuất đối với sinh trưởng của cây. Các nghiên cứu ở Indonesia đã cho thấy có phản hồi đáng kể đối với rừng trồng Keo tai tượng (A.mangium) ở giai đoạn đầu khi bón 150 kg P/ha,ngay cả đối với đất vốn đã là đất sản xuất, nhưng đó là các các nghiên cứu về rừng trồng cho cây nguyên liệu giấy, các khác biệt giữa các nghiệm thức (bón P) giảm đi và lượng Lân mất đi rất nhiều khi khai thác rừng. Điều này có lẽ có liên quan đến sự cạnh tranh cao trong loài, sự cạnh tranh này được phát triển rất sớm trong vòng sinh trưởng của rừng trồng keo. Bón phân lân với số lượng lớn lúc trồng cây đã được áp dụng trong dự án, cả hai nhằm sớm làm tối đa suất tăng trưởng rừng trồng nhưng cũng để quá trình tỉa thưa diễn ra sớm và để cây rừng tăng tối đa sự phản hồi sinh trưởng đối với tỉa thưa sớm. Sự phản hồi có ý nghĩa đối với việc tỉa thưa được quan sát ít nhất 6 tháng sau khi tiến hành bón phân lân.Những kết quả này có thể mở ra các nghiên cứu mới và có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về làm thế nào cân đối lượng bón phân Lân thích hợp đối với từng dạng đất và làm thế nào để sử dụng lượng phân lân bón có hiệu quả nhất trong các hệ thống lâm sinh khác nhau.

Page 70: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 69

vấn đề khó về cây giống trồng rừng

Đối với sản phẩm gỗ tròn, lý tưởng là cây có thân thẳng và cành nhánh nhỏ. Tạo ra cây đơn thân vẫn là việc làm cần thiết cho các rừng trồng Keo. Do các loài Keo có xu hướng trung bình về ưu thế ngọn, sự cắt bỏ các cành và nhánh cạnh tranh sẽ chuyển đổi từ ngọn ưu thế (tự nhiên) sang ngọn được lựa chọn.Tỉa cành nâng độ cao tán trên thân cây cũng được áp dụng trong dự án này, trước tiên là tránh được cây 2 thân trong phần được tỉa trên thân cây, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của những cành lớn. Trong khi việc tỉa cành là đảm bảo được nếu sự can thiệp của tỉa cành là đúng lúc, thì nguồn nguyên liệu trồng rừng là sự biến động lớn. Thông thường các dòng keo lai BV hoặc TB (có khả năng A.mangium là mẹ) được sử dụng cho thấy rất xấu về ưu thế ngọn và/hoặc nhiều cành nhánh lớn không mong muốn và tình trạng hai thân, chỉ có dòng AH7 (có khả năng cây mẹ là A.auriculiformis, vẫn chưa xác định) được sử dụng ở Phú Bình và Xuân lộc đã chứng minh một cách chắc chắn hơn về ngọn ưu thế và cành nhánh nhỏ.Vấn đề của nguồn giống kém chất lượng được tìm thấy có liên quan đến những vườn cây mẹ già và độ dài của cành giâm hơn là kỹ thuật giâm hom; tuy nhiên không có sự khác biệt giữa cách thức giâm hom từ cây lấy hom già và cây non trong một thí nghiệm tại Nghĩa Trung.Tác động khoa học của dự án về lĩnh vực này là sự cảnh báo về các vấn đề giâm hom; và đang được yêu cầu thành nghiên cứu có hệ thống để tìm ra những nhân tố đóng góp chính của các dòng cây giống và kỹ thuật giâm hom.

dạng thân và tỉa cành nâng cao tán

Tỉa cành nâng độ cao tán là cần thiết cho việc tạo ra gỗ suông hoặc gỗ không mấu mắc. Do khi tỉa cành sẽ biểu lộ vết cắt trên thân cây, do đó tốt nhất là nên thực hiện vào mùa khô để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Việc tỉa cành nâng cao tán này có thể thực hiện cùng lúc với tỉa cành tạo dáng thân. Sự sinh trưởng của cây diễn ra trong mùa mưa rất cao, có nghĩa rằng cành nhánh không mong muốn có thể phát triển nhanh ngay sau đó và không được kiểm soát. Tỉa đầu cành là cắt bỏ khoảng 50% những ngọn cạnh tranh hoặc độ dài của cành được tỉa để tạo thân sử dụng trong dự án. Điều này là đủ để kiểm soát độ lớn cành và thiết lập hoặc duy trì sự vượt trội của những cành ưu thế đã được lựa chọn và tránh tạo ra các vết cắt phơi bày trên thân trong mùa mưa. Các cành được tỉa tạo thân có thể sau đó được cắt bỏ thông qua tỉa nâng cao tán vào mùa khô. Từ những quan sát cho thấy rằng không có xâm nhập gây mục rỗng đến chiều dài của cành cắt giữa thời gian của tỉa đầu cành và tỉa cành nâng cao tán. Kỹ thuật này đã mang lại nhiều lợi ích từ những khảo sát có định lượng và hệ thống.

Page 71: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Bảo vệ chất lượng gỗ

Đã có những cảnh báo về nguy cơ rỗng ruột có thể phát triển ở rừng trồng keo. Tại Indonesia đối với các rừng trồng Keo tai tượng, sự rỗng ruột có qui mô lớn có liên quan đến sự hiện hữu (nguy cơ thấp) hoặc không hiện hữu (nguy cơ cao) của mùa khô kéo dài. Thời gian biến động của mùa khô đã được xác định ở Việt Nam, nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng rỗng ruột có thể vẫn phát triển và ảnh hưởng xấu đến chất lượng gỗ. Tuy nhiên, hai nhân tố được xem là tác nhân chính (i) cành nhánh lớn và (ii) cành nhánh bị gãy do gió đã làm gia tăng vấn đề này. Hai hiện trường bị ảnh hưởng nặng nhất là Nghĩa Trung với tình trạng nguy cơ cao do sự gây hại của gió và ở PT 2 với mức độ trung bình. Cả hai nơi có hiện tượng rỗng ruột này là những hiện trường đã sử dụng giống trồng rừng có dạng thân kém, cây có nhiều cành lớn phát triển và tần suất hai thân cao. Kỹ thuật tỉa đầu cành không được áp dụng cho cả hai hiện trường này. Các câu hỏi khoa học cần được trả lời đang được dự án giải đáp và một phần trong đề tài NCS của Trần Thanh Trăng dưới sự tài trợ của học bổng John Allwright.

hiểu rõ về mối quan hệ giữa sinh trưởng và các bộ phận chức năng của cây.

Hai nghiên cứu về sinh lý cây rừng đã được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của sự ức chế nước và phân lân trong các hoạt động sinh lý được đo đếm bằng kỹ thuật trao đổi khí gas và triển vọng nước. Ba cách tiếp cận cho chỉ số diện tích lá (LAI) hoặc độ lớn tán lá được tóm tắt trong nghiên cứu thứ nhất và được sử dụng cho công tác thu thập số liệu kéo dài 6 tháng về LAI tại thí nghiệm ở PhânTrường hai. Bên cạnh việc cho ra rất nhiều những thông tin hữu ích, vài trong số chúng không đồng nhất với hệ thống hỗ trợ quản lý (DSS), sự sử dụng của những thiết bị đã được thống nhất và sử dụng cho 3 trong 4 học bổng JAF của dự án.

dự đoán sản lượng và tỉ lệ gỗ tròn

Hệ thống hỗ trợ quản lý là công trình đầu tiên giới thiệu một hệ thống cho phép dự đoán được sản lượng của rừng trồng Keo lai và khả năng về sản xuất gỗ tròn ở nhiều cấp cỡ khác nhau. Mặc dù có những hạn chế không thể tránh khỏi nhưng hệ thống đã cung cấp cho người dùng hiểu được về các loại đất, môi trường canh tác và các đầu vào của lâm sinh như phân bón và tỉa thưa hoặc sự hạn chế của đầu vào như việc kiểm soát cỏ dại chưa đầy đủ, ảnh hưởng của sản lượng và tỉ lệ gỗ giấy và gỗ xẻ thu được khi khai thác.Tính khoa học đằng sau sự phát triển của DSS được dựa trên những công việc đã thực hiện trong cả dự án này và các dự án khác bao gồm nhân viên của Viện

Page 72: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 71

khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Hệ thống cung cấp nền tảng cho sự phát triển khoa học mới để làm vững chắc những điều chưa chắn chắn vẫn còn tồn tại trong DSS, đó cũng là cách để mở rộng sự ứng dụng của nó.

8.2 Tác độNg về NăNg Lực – hiệN Tại và Sau 5 NăM

học bổng John allwright (JaF)

Bốn học bổng JAF được tài trợ của dự án như sau:

Năm 2008: Trần Lâm Đồng (đã bắt đầu chương trình tại Đại học Tasmania vào tháng 2 năm 2010). Đề tài “Nuôi dưỡng rừng trồng Keo cho thiết lập rừng trồng hỗn giao các loài cây tự nhiên”

Năm 2009: Vũ Đình Hưởng (bắt đầu chương trình tại Đại học Tasmania vào tháng 2 năm 2012). Đề tài “Cơ sở sinh lý cho sự phản hồi đối với tỉa thưa và phân bón cho rừng trồng Keo nhiệt đới luân kỳ ngắn”.

Năm 2010: Triệu Thái Hưng (bắt đầu chương trình tại Đại học Tasmania vào tháng 2 năm 2012). Đề tài “Tối ưu hóa các giá trị kinh tế và Cacbon của các rừng trồng Keo ở Việt Nam thông qua các biện pháp Lâm sinh”.

Năm 2011: Trần Thành Trăng (bắt đầu chương trình tại Đại học Tasmania vào tháng 2 năm 2013). Đề tài “Cải thiện chất lượng gỗ xẻ rừng trồng Keo thông qua việc hạn chế sự gây hại của nấm”.

Các NCS Hưởng, Hưng và Trăng là thành viên của dự án khi họ được cấp học bổng. Ảnh hưởng tức thì khi họ rời dự án (đầu tiên là đạt kỳ kiểm tra tiếng anh IELTS và đến nước Úc) là giảm đi khả năng trong thời gian ngắn trong việc chuyển giao các mục tiêu dự án bởi vì những nhân viên Việt Nam mới cần chọn lựa, huấn luyện và sau đó là học hỏi kinh nghiệm. Điều thuận lợi của những nghiên cứu sinh này là họ có thể bắt đầu các nghiên cứu của họ dưới sự bảo trợ của dự án đang tồn tại và nhận được sự hỗ trợ từ các cán bộ dự án Ôtxtrâylia khi họ bắt đầu thiết lập chương trình nghiên cứu đầu tiên của mình. Điều này giúp cho họ xây dựng khả năng về các công việc được yêu cầu cho chương trình nghiên cứu sinh được thực hiện ở Ôxtrâylia một cách nhanh hơn so với những sinh viên chưa từng được tiếp cận về yêu cầu của cấp độ này từ các nước đang phát triển . Một vấn đề cho nhân viên CSIRO, những người hỗ trợ hướng dẫn cho sinh viên thì khi dự án kết thúc những nhân viên này không còn chính thức là người của tổ chức đang tiếp tục hỗ trợ những sinh viên này.

Page 73: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Sau 5 năm những sinh viên này sẽ tốt nghiệp và trở về Việt Nam. Lâu dài, về mặt liên kết phát triển giữa Việt Nam và Ôxtrâylia, sự đào tạo trong môi trường nghiên cứu nghiêm ngặt hơn ở Việt Nam và sự thể hiện của họ đối với công nghệ và kỹ thuật, mà thường không sử dụng được ở Việt Nam đang làm tăng sự cạnh tranh đối với vị trí chủ chốt trong tổ chức họ đã làm việc, họ có thể muốn tăng cường phẩm chất khoa học của các tổ chức đó.

đào tạo Tiếng anh

Từ khi dự án bắt đầu, một nội dung đã được thông qua đó là sẽ đào tạo ngoại ngữ cho tất cả nhân viên Việt Nam làm việc cho dự án chưa sử dụng thông thạo tiếng Anh.Việc dạy tiếng Anh được thực hiện với Quang, Bình, Đỉnh, Bốn và Kiên. Từ sự đào tạo này các nhân viên Bốn, Quang và Đỉnh đã có thể trình bày công việc dự án của mình bằng tiếng Anh trong kỳ báo cáo tổng kết. Sự đào tạo cũng là phương thức tốt cho giao tiếp giữa các nhân viên Việt Nam và Ốtxtrâylia của dự án. Một nguyên tắc phải chấp nhận rằng khi đến với ngoại ngữ thì “ sử dụng hoặc là mất ”, nếu tiếp tục sử dụng nó thì lợi ích của việc đào tạo này sẽ còn tiếp tục.

hóa phân tích

Sự kiểm tra của chuyên gia về (mục 11.4) phòng thí nghiệm phân tích tại Viện Khoa học lâm nghiệp Nam bộ ở TP Hồ Chí Minh đã mở ra sự nâng cấp nhanh chóng về thiết bị. Bà Tuyên là người thực hiện kiểm tra cũng đã tập huấn cập nhật cho ông Quang ở cả hai phòng thí nghiệm của Quang và của bà ở Perth, (Ốtxtrâylia) trong thời gian 2 tuần tập huấn trong chuyến thăm vào tháng 9 năm 2009. Công tác này có tác dụng ngay cho dự án và các lợi ích của nó vẫn còn tiếp tục, mặc dù có những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực này.

Sử dụng phần mềm máy tính để phân tích số liệu

Tiến sĩ Chris Harwood đã tập huấn nâng cao về việc sử dụng phần mềm EXCEL cho tất cả nhân viên dự án trong các chuyến thăm Việt Nam khi dự án hoạt động. Nhìn chung nhân viên đã có kỹ năng cao trong việc sử dụng các phần mềm thông thường trước khi được tập huấn. Tuy nhiên, sau khi được tập huấn các nhân viên đã có thể sử dụng EXCEL trong nhiều lĩnh vực để thu thập và phân tich dữ liệu, một công việc thông thường trong tất cả các nội dung của dự án. Kỹ năng này đang tiếp tục sử dụng.

Sử dụng thiết bị phân tích sinh lý

Các nghiên cứu về sinh lý nhằm huấn luyện cho các nhân viên sử dụng máy LICOR Ll-6400 (trao đổi khí); LICOR Ll-2000 (chỉ số diện tích lá) và PMS600

Page 74: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 73

(triển vọng nước). Bản hướng dẫn bằng hình và các ảnh chụp minh họa về tán lá được sử dụng để đo chỉ số diện tích lá. Tiến sĩ Alieta Eyles, TS Daniel Mendham và Bà Maria Ottenschlaeger đã tập huấn về sử dụng các thiết bị này tại hiện trường ở Việt Nam. Ở Ốtxtrâylia, TS.Eyles và bà Ottenschlaeger đã hướng dẫn sử dụng phần mềm cho phân tích dữ liệu. Khả năng sử dụng các thiết bị này ở Việt nam đang được tiếp tục và đang được phát triển thông qua học bổng John Allwright của Đồng, Hưởng và Hưng.

Kỹ năng trình bày và sử dụng tiếng anh

Tiến sĩ Chris Beadle đã làm việc với các nhân viên Việt Nam để nâng cao kỹ năng trình bày và sử dụng PowerPoint cho các trình bày của họ trong báo cáo giữa kỳ, báo cáo tổng kết và tại các hội thảo khuyến lâm và tham quan hiện trường. Chris cũng đã trợ giúp Hưởng trong đào tạo tiếng Anh cũng như giúp Hưởng vượt qua được những khó khăn để đạt yêu cầu của các kỳ kiểm tra IELTS. Các lợi ích từ sự đào tạo này vẫn còn tiếp tục.

Lợi ích khác

Nhân viên dự án người Ốtxtrâylia của ACIAR, TS Chris Beadle (Đồng, Trăng), TS Daniel Mendham (Hưởng), TS Auro Almeida và TS Caroline Mohammed (Hưng), và TS Caroline Mohammed và TS Chris Beadle (Trăng) hiện tại là các giáo sư hướng dẫn cho các sinh viên trên đại học dưới sự tài trợ của học bổng John Allright trong khuôn khổ của dự án này. Ông Đồng đang trong năm cuối và đang viết luận án dưới sự hướng dẫn của TS Chris Beadle và Richard Doyle (Giáo sư hướng dẫn chính). Nâng cao khả năng viết bằng tiếng Anh cho các nhân viên Việt Nam là một hoạt động quan trọng của dự án và hiện tại được mở rộng cho viết các bài báo khoa học.

8.3 Tác độNg cộNg đồNg – hiệN Tại và Sau 5 NăM

Dự án đã chứng minh được rằng các rừng rồng Keo lai có thể quản lý với luân kỳ ngắn cho các giá trị gỗ có thể khai thác. Dự án đã tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho phép phổ biến những thông tin cần thiết cho việc chuyển đổi khả năng có thể thực hiện được đến thực tiễn về vấn đề sinh trưởng cây trồng. Sự mong muốn là các lợi ích hoặc ảnh hưởng của dự án sẽ đến được các cấp độ kinh tế, xã hội và môi trường.

Page 75: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

8.3.1 TÁC ĐộNG Về KINH Tế

Gỗ keo được khai thác chủ yếu cho nguyên liệu giấy ở Việt Nam và xuất khẩu dưới dạng gỗ dăm cho thị trường trong vùng. Sự gia tăng về công nghiệp đồ mộc xuất khẩu cũng dựa vào nguồn gỗ Keo, đây cũng là nơi mà phần lớn nhu cầu về gỗ từ nhập khẩu, chính là một trong những lý do dự án này được tài trợ.Trong thời gian thực hiện dự án, nhận thấy rằng tỉ lệ của gỗ keo có nguồn gốc nội địa cho ngành công nghiệp đồ mộc vẫn còn thấp, hầu hết cung cấp cho thị trường gỗ giấy. Có rất nhiều lý do mà đây là một trường hợp trong số đó (Putzel et al, 2012). Một nguyên nhân chính là người trồng rừng miễn cưỡng để quản lý rừng của họ cho luân kỳ dài hơn để các giá trị về gỗ xẻ có thể thu được tối đa; người trồng rừng muốn thu được sự đầu tư của họ càng sớm càng tốt. Tại hội thảo khuyến nông, cán bộ khuyến nông cũng chỉ ra rằng thật khó để thuyết phục người trồng rừng áp dụng các kỹ thuật lâm sinh mới (tỉa cành và tỉa thưa), đó là những yêu cầu cho lâm sinh trong kinh doanh gỗ xẻ.Vì vậy trong giai đoạn ngắn, tác động kinh tế của dự án có lẽ thấp hơn so với những hy vọng đã đặt ra, ít nhất trong bộ phận các hộ gia đình nhỏ. Thành công lớn hơn là có thể đối với khu vực công nghiệp tư nhân và các bộ phận công lập.

Các phân tích về kinh tế được thực hiện trên rừng trồng luân kỳ 6 năm sử dụng dữ liệu sinh trưởng được thu thập ở tuổi 5.5 (mục 11.2). Cho lĩnh vực gỗ xẻ có tỉa thưa sớm (2 tuổi) hoặc tỉa muộn (3 tuổi) được so sánh trên hai mô hình kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy, một là sử dụng mô hình lâm sinh của dự án ACIAR, hai là sử dụng mô hình kinh doanh thương mại đang áp dụng tại địa phương. Giá trị lợi nhuận thuần hiện tại cao nhất cho các lâm phần tỉa thưa để lại hoặc 600 (2364 đô-la Mỹ) hoặc 450 (2631 đô-la Mỹ) cây/ha ở tuổi 3. Giá trị lợi nhuận thuần hiện tại cho gỗ giấy thu được khoảng phân nửa các giá trị trên. Các phân tích này cho thấy không kể các nhân tố làm giảm chất lượng gỗ, với sự quản lý của lâm sinh được cải thiện, quản lý rừng cho gỗ xẻ đã tạo được sự thu hút hơn so với gỗ giấy ngay cả khi luân kỳ kinh doanh thông thường cần thời gian dài hơn so với nuôi dưỡng cho gỗ giấy.

Chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để làm giảm những yếu tố rủi ro có liên quan với việc áp dụng nhiều hơn các kỹ thuật lâm sinh (chủ yếu là sự nuôi dưỡng với nguyên liệu trồng rừng tốt) và cung cấp các tập huấn cho người trồng rừng thông qua các cán bộ khuyến nông để tạo rừng trồng có ứng dụng kỹ thuật lâm sinh. Nhu cầu gỗ từ các rừng trồng Keo địa phương cung cấp cho công nghiệp đồ mộc cũng sẽ là một sự thuận lợi của thị trường. Sự thành lập Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ do ông Kiều Tuấn Đạt quản lý, người đã từng quản lý công việc dự án tại Phân Trường Hai sẽ là

Page 76: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 75

có triển vọng về việc cung cấp kiến thức và những kỹ năng lâm nghiệp để vấn đề này được thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

8.3.2 CÁC TÁC ĐộNG Xã HộI

Dự án đã thuê mướn lao động thời vụ để hỗ trợ thực hiện các công việc thí nghiệm. Việc làm sạch lá cây và đất ở giữa hàng cây và sự trở lại của họ để thực hiện các bón phân theo các nghiệm thức khác nhau được thực hiện bởi phần lớn là các lao động nữ của dân tộc thiểu số tại PT2 vào tháng 7 năm 2010 và 2011. Tại Ba vì, công việc này được thực hiện bởi cả lao động nam và nữ là cư dân địa phương vào tháng 5 năm 2010. (Thành viên lao động nữ địa phương tại Ba Vì cũng được thuê mướn để trợ giúp cho thu hoạch sinh khối rễ cây có liên quan đến đề tài của NCS Triệu Thái Hưng thuộc học bổng JAF).

Các tác động xã hội của lâm sinh rừng trồng ở Việt Nam đang tiến xa và còn ảnh hưởng về sau (Pinyopusarerk et al., báo cáo được đệ trình). Các rừng trồng Keo đang tiếp tục mở rộng. Vì vậy tác động xã hội của dự án được xem là tích cực trong giới hạn khung thời gian 5 năm nếu những kết quả được áp dụng rộng hơn để tỉ lệ lớn hơn đáng kể của các diện tích đất dạng này được quản lý cho sản phẩm gỗ xẻ trước năm 2017. Điều này dẫn đến nhiều cơ hội cho việc thuê mướn lao động để thực hiện các hoạt động lâm sinh và thu nhập của người trồng rừng.

8.3.3 CÁC TÁC ĐộNG Về MÔI TRƯờNG

Cây Keo lai, đối tượng của nghiên cứu này, là cây lai tự nhiên giữa A.mangium x A. Auriculiformis. Loài cây này được lựa chọn cho dự án bởi vì đó là loài trồng rừng ưa chuộng cho trồng rừng thương mại từ những năm 1990 ở Việt Nam do khả năng sinh trưởng nhanh, thích nghi rộng với các loại đất bạc màu và thị trường sản phẩm có sẵn, đặc biệt là cho nguyên liệu giấy.Trong sự thịnh hành của 1 luân kỳ khai thác 5-6 năm, dẫn đến tăng trưởng bình quân năm là từ 20-30 m3/ha/năm trên các lập địa quản lý tốt.

Ông Trần Lâm Đồng, NCS thuộc học bổng JAF, người là thành viên của dự án, trong nghiên cứu của mình, trước tiên điều tra triển vọng của các rừng trồng keo này, rừng đã được quản lý cho nguyên liệu giấy để cải thiện đất bạc màu ở miền Trung Việt Nam, một phần tư diện tích đất của Việt Nam có nguy cơ bạc màu vì “chất độc màu da cam” và khai thác gỗ không bền vững giữa những năm 1960 và 1980. Dưới đây là trích dẫn từ tóm tắt của bài báo khoa học đã được đệ trình đến tạp chí Nghiên cứu đất.

Page 77: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

“Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các rừng trồng đến tính chất hóa lý của đất đối với đất bạc màu đã được thực hiện. Các mẫu đất được thu thập từ rừng trồng luân kỳ 2 hoặc 3 đại diện cho 5 cấp tuổi (từ 0.5 đến 5 tuổi), và các dải đất trống liền kề làm đối chứng. So sánh với đối chứng, sự tích tụ các-bon tổng số chỉ có ý nghĩa cao hơn ở các rừng trồng 5 tuổi; không có sự khác biệt về lượng đạm tổng số. Đất dưới rừng trồng có sự tích tụ cao hơn có ý nghĩa về Canxi, Ma-giê và Natri trao đổi, độ dẫn điện và dung trọng thấp hơn; lượng phospho chiết xuất và Kali trao đổi thì không cao hơn ở mức có ý nghĩa; độ pH thì thấp hơn có ý nghĩa dưới rừng trồng ở vài cấp tuổi. Sau khi hiệu chỉnh về sỏi và dung trọng, lượng Nitơ tổng số và các-bon gốc trở nên có ý nghĩa ở vài cấp tuổi rừng trồng. Hầu hết các tính chất đất đều không thay đổi đối với các cấp tuổi rừng mặc dù chúng có giảm trong ba năm đầu, lượng Cácbon tổng số sau đó phục hồi trở lại các mức độ ban đầu nhưng ion dương có khả trao đổi vẫn còn thấp. Một số tính chất đất có quan hệ chặt chẽ với tỉ lệ sỏi lẫn và cao độ nhưng không tỉ lệ với tỉ suất sinh trưởng. Chúng tôi kết luận rằng trồng rừng keo lai tự nhiên luân kỳ ngắn liên tục trên đất bạc màu và đất trống có thể dẫn đến thay đổi vài tính chất đất. Đối với đất lẫn sỏi, cần cẩn thận trong việc tính toán dinh dưỡng đất, bởi vì sự thay đổi dinh dưỡng dưỡng đất của cấp hạt <2 mm có thể không được qui cho mỗi ha sau khi hiệu chỉnh hàm lượng sỏi.”

Các kết quả này khuyến cáo rằng các rừng trồng keo có thể đưa đến các lợi ích tích cực về môi trường, bởi vì các rừng trồng được quản lý cho gỗ xẻ sẽ được quản lý cho các luân kỳ dài hơn (7-8 năm ở miền Nam, thời gian này lâu hơn khi trồng ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam), nên các lợi ích này tích lũy với một tỷ lệ nhanh hơn. Bằng chứng từ các công việc được thực hiện trong các môi trường khác với các rừng trồng Keo đã kiểm chứng nội dung này.

8.4 các hoạT độNg về TruyềN ThÔNg và Phổ BiếN

Ba hội thảo khuyến nông đã được tổ chức đến khi dự án kết thúc:

• Tại Đồng Xoài (ngày 14 và 15 tháng 12 năm 2012)

• Tại Đông Hà (ngày 18 tháng 5 năm 2012)

• Tại Ba Vì (ngày 21 và 22 tháng 5 năm 2012)

Page 78: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 77

Danh sách những người tham dự:

Địađiểm

Người trồngrừng

khuyến nông viên

Kỹ thuật – tư nhân

Kỹ thuật công lập

Quản lýSinhviên

nghiên cứu

Khác

Đồng Xoài 8 9 4 1 5 8 3Đông Hà 1 7 13 9

Ba Vì 2 4 7 12 1

Các báo cáo được các nhân viên Việt Nam thuộc dự án trình bày. Tiến sỹ Chris Beadle giới thiệu về dự án tại phần khai mạc của mỗi hội thảo. Vì ông Quang đang bận tập huấn ở Hàn Quốc, Tiến sỹ Chris Beadle trình bày các thông tin về nghiên cứu đất thay mặt cho Quang; các bài nói được dịch cùng lúc sang tiếng Việt. Tại hội thảo Ba Vì, nội dung công việc do Viện nghiên cứu giống và CNSH thực hiện thông qua dự án ACIAR FST/2008/007 cũng được trình bày. Danh sách đầy đủ những người tham dự, tóm tắt tất cả các báo cáo tại các hội thảo và tham quan các hiện trường được trình bày trong mục 11.4, phụ lục 4.

Một đặc điểm ở tất cả các hội thảo là sự nhiệt tình của những người tham gia trong hỏi đáp và bình luận về những thông tin đã được trình bày. Phần thảo luận dài nhất (1.5 giờ) là hội thảo tại Ba Vì. Nhiều ý kiến tham gia tại các hiện trường được quan tâm nhất là vấn đề các thực hành về áp dụng công nghệ và kỹ thuật lâm sinh được khuyến cáo, và đã có sự đồng ý chung là cần có những cố gắng hơn nữa để giới thiệu những ứng dụng mới này. Các tóm tắt dưới đây là những điểm quan trọng đã được đúc kết:

• Chất lượng cây giống từ hạt hoặc cây giâm hom có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và dạng thân của cây;

• Giữ lại cành nhánh vật rụng sau khai thác làm gia tăng nguy cơ cháy rừng và mối phá hoại;

• Keo lai là loài cây dễ bị tổn thương đối với sự gây hại của gió và cần thiết xem xét lại nơi trồng thích hợp cho loài cây này;

• Phân tích kinh tế là yếu tố then chốt để tạo ra sự tự tin trong việc quản lý rừng trồng gỗ xẻ cho những luân kỳ dài hơn sẽ làm gia tăng thu nhập cho người trồng rừng;

• Các luật cần thiết phải tuân thủ để có được chứng chỉ FSC hiện cần được làm cho sáng tỏ, đặc biệt trong mối quan hệ với việc sử dụng hóa chất.

Page 79: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

• Cán bộ khuyến nông cho rằng thật khó để thuyết phục những người trồng rừng thuộc dạng nông hộ nhỏ áp dụng các kỹ thuật lâm sinh với sự can thiệp đúng thời điểm và cả việc giữ lại cành nhánh vật rụng sau khai thác.

• Nhận xét về “ hợp phần tăng cường năng lực cho nông dân” của dự án

• Nông hộ/nông dân tham dự tại 3 hội thảo khuyến nông đồng ruộng ít hơn so với mong muốn. Một phần thuộc về vấn đề tài chính để chi trả cho họ trong quá trình tham gia.

• Theo các thống kê cho thấy rằng nông hộ nhỏ chịu trách nhiệm cho khoảng một nửa sản phẩm gỗ của Việt Nam.Tuy nhiên, điều cốt yếu đáng trân trọng là người dân được chính phủ tạo ưu tiên thuận lợi về cho phép sử dụng đất để trồng rừng và sau đó là liên kết đến các lâm trường hoặc đến nhóm sở hữu công hoặc tư nhân. Các xí nghiệp trồng rừng sau đó sẽ làm việc trên cơ sở thỏa thuận chia lợi nhuận với hộ nông dân và có thể cung cấp nguồn giống trồng rừng. Sự hỗ trợ kỹ thuật thông qua cán bộ khuyến nông là những người ăn lương từ cấp tỉnh hoặc huyện.

• Việt Nam có Trung tâm khuyến nông quốc gia tại Hà Nội. Trung tâm này có thể đóng góp về nguồn cán bộ khuyến nông. Dự án dự định là đóng góp Hệ thống hỗ trợ quyết định, Mô hình kinh tế và các bản thông tin kỹ thuật của dự án cho Trung tâm này. Một mô hình tốt hơn cho các dự án ACIAR trong tương lai với các hợp phần tăng cường năng lực cho nông dân nên bao gồm Trung tâm khuyến nông quốc gia hoặc các Văn phòng cấp tỉnh có chọn lọc để cung cấp các dich vụ khuyến nông như là những thành phần tham gia dự án. Trung tâm hoặc Văn phòng tỉnh sẽ tổ chức các hội thảo “ đào tạo những người huấn luyện” ở đó cam kết với cá nhân khuyến nông (người huấn luyện) và tập thuấn cho họ về sử dụng các kết quả được phát triển từ dự án. Sau đó, các cán bộ khuyến nông sẽ chuyển các kết quả này đến nông dân trồng rừng.

• Phần thảo luận trên phát sinh một vấn đề quan trọng. Các cán bộ khuyến nông cho rằng rất khó để thuyết phục những nông hộ trồng rừng qui mô nhỏ ứng dụng các kỹ thuật lâm sinh vì đòi hỏi có tác động kịp thời bao gồm việc tỉa thưa/tỉa cành và việc khai thác để lại cành nhánh vật rụng. Một giải pháp được đề nghị để giải quyết vần đề này là xây dựng một mạng lưới các rừng trồng mô hình để các cán bộ khuyến nông có thể sử dụng để minh họa các kỹ thuật ứng dụng tốt nhất.

Mô hình này cho phép ACIAR đạt được các yêu cầu báo cáo dưới Khung chính sách có trợ giúp của chính phủ nhưng cũng có yêu cầu về một tỉ lệ lớn hơn về tổng đẩu tư đang thực hiện cho nội dung này do dự án mang lại tốt hơn trường hợp hiện tại.

Page 80: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 79

9. Kết luận và khuyến nghị 9.1 KếT LuậN

Dự án đã phát triển các kiến thức mới hoặc nâng cao kiến thức hiện có thông qua nhiều lĩnh vực có liên quan đến sản xuất gỗ xẻ giá trị cao từ rừng trồng Keo lai ở Việt Nam. Điều này được thực hiện khả thi thông qua việc thiết lập 11 thí nghiệm trải dài trên miền Nam, miền Trung và miền Bắc Việt Nam, tất cả bao gồm khai thác để lại cành nhánh, kiểm soát cỏ dại bằng hóa chất ít nhất hai năm, và ngoại trừ 1 hiện trường áp dụng bón lót 50kg/ha P lúc trồng hoặc gần thời gian lúc trồng rừng:

• Các lập địa sản xuất cao nhất là nơi có chứa N và C tổng số cao nhất. Không có tương quan nào giữa sức sản xuất và lượng P chiết xuất, P chiết xuất có liên quan đến khả năng cố định P của đất. Có sự phản hồi mạnh khi bón lót P (ảnh 9.1)

• Về vấn đề sinh trưởng cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các lập địa miền Nam và các vùng khác của Việt Nam như độ dài của luân kỳ rừng trồng có thời gian ngắn nhất ở miền Nam nơi mà mức sinh trưởng đường kính từ 7.6 – 10.4 cm đến tuổi 2, ở miền Trung Việt Nam là 7.3 cm và ở miền Bắc là 6.3 – 6.5 cm ở tuổi 2

• Có sự phản hồi có ý nghĩa đối với tỉa thưa từ 1100 đến hoặc 600 hoặc 450 cây/ha là mật độ thông thường của các lập địa khi cây được tỉa thưa ở tuổi 2 hoặc tuổi 3. Điều này cho phép sản phẩm khai thác bao gồm một tỉ lệ có ý nghĩa về gỗ xẻ thu được trong một luân kỳ khoảng 6 năm ở miền Nam, ở miền Bắc chu kỳ sẽ kéo dài hơn, có thể khoảng 9 năm.

• Vai trò của việc bón phân P và bón phân cơ bản lúc tỉa thưa thì tùy thuộc vào lập địa. Đôi khi có sự phản hồi có ý nghĩa được quan sát ở miền Bắc nhưng không có lập địa nào ở miền Nam, nơi có bón P lúc trồng rừng, dường như bão hòa về các lập địa cho thời gian của luân kỳ.

• Tỉ lệ quang hợp bão hòa ánh sáng, giảm qua buổi sáng và đầu giờ chiều trong mùa khô, vào mùa mưa các mức độ vẫn còn cao và cố định trong suốt ngày. Cây trồng có thể tiếp tục hút nước trong đất trước bình minh khi ψ vẫn còn >-1.5 Mpa, thậm chí vào cuối mùa khô. Kết quả đề nghị rằng trong khi keo lai có thích nghi sinh lý tốt với hạn hán, sinh trưởng của chúng dường như có sự thích nghi với môi trường gắn liền với mùa khô kéo dài.

Page 81: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

• Các mức sinh trưởng rất cao gắn liền với sự phát triển của cây đa thân (ảnh 9.2) và các cành lớn. Giống trồng rừng cũng cho thấy có ảnh hưởng đến dạng thân và cành lớn. Tỉa cành tạo thân đúng thời điểm là cần thiết để cho phép những cành còn lại nhanh chóng tạo đỉnh ngọn.

• Tỉa cành nâng độ cao tán và và tỉa đầu cành được kết hợp thành công để phát triển cây nhằm có thể làm tối đa sản phẩm gỗ xẻ. Giống có liên quan đến sự phát triển của dạng thân xấu và cành lớn, yêu cầu đa tác động để sản xuất gỗ có tỉa cành suông thẳng. Tuy nhiên, giống sẽ vẫn tạo ra cành lớn và cây 2 ngọn phía trên đoạn đã tỉa cành, các đặc điểm này dường như có liên quan đến sự gãy cành nhánh;

• Cành nhánh và sự gãy thân tại Phân trường 2 và Nghĩa Trung có liên quan đến sự phát triển của các khuyết tật thân cây và rỗng ruột. Vấn đề về khuyết tật thân cây có thể có liên quan một phần đến chất lượng cây giống, ít hơn là tỉa cành tối ưu và các sự kiện gió lớn. Bên cạnh cần có sự hiểu biết và ứng phó hơn với những sự thiếu sót này, việc sử dụng giống gốc có sức đề kháng mang tính di truyền đối với các tổ chức nấm gây lên rỗng ruột sẽ là một chiến lược quản lý bổ sung để bảo đảm mức thấp nhất của suy giảm thân cây.

• Keo lai dễ bị tác động của gió mạnh và tất cả các lập địa dùng làm thí nghiệm của dự án ACIAR đều bị tổn hại ở mức độ nhiều,ít khác nhau.Sự hiểu biết về hư hại do gió cũng như nguồn giống gốc có triển vọng và biện pháp lâm sinh là cần thiết nếu cây Keo lai được trồng thương mại và thành công trên những lập địa như vậy. Nếu gây hại do gió ở mức nguy cơ cao, sự sinh trưởng chậm nhưng vững chắc với gió của Keo lá tràm có thể là sự lựa chọn tốt hơn.

• Các thông tin thí nghiệm được tập hợp trong quá trình thực hiện dự án được dùng để phát triển các bản hướng dẫn thông tin kỹ thuật, hệ thống hỗ trợ quyết định và phân tích kinh tế của các ứng dụng lâm sinh khác nhau. Các “công cụ” này được thiết kế cho phép tạo ra sự hiểu biết sâu hơn về những áp dụng tốt nhất trên hiện trường và của lập địa và các nhân tố lâm sinh ảnh hưởng đến sản lượng rừng, cũng như mối quan hệ giữa các quyết định quản lý và nguồn tài chính thu được trong sự cạnh tranh gỗ giấy và gỗ xẻ. Bộ tài liệu này được thiết kế để sử dụng cho các cán bộ khuyến nông như vậy họ có thể được thông tin tốt nhất khi cung cấp tư vấn đến với người trồng rừng Keo lai.

• Ngoại trừ những nhân tố làm giảm cấp chất lượng gỗ, với sự quản lý lâm sinh cải tiến, quản lý rừng cho gỗ xẻ thu hút hơn về tài chính so với gỗ giấy luân kỳ 6 năm, một thời gian thông thường cho trồng rừng gỗ bột.

Page 82: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 81

9.2 KhuyếN Nghị

Sản phẩm lâm nghiệp có lẽ vẫn còn là một nguồn có giá trị đối với thu nhập của cộng đồng nông thôn và đóng góp quan trọng đến giảm nghèo ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy cần thiết phải giảm sự dựa vào nguồn gỗ keo nhập khẩu cho công nghiệp chế biến gỗ và đặc biệt cho công nghiệp đồ mộc. Dự án đã cung cấp kiến thức và tài liệu để làm điều đó là khả thi. Để làm được điều đó các hoạt động thực tế sau được đề nghị:

1. VAFS nên tổ chức “các hội thảo tập huấn cho cán bộ tập huấn” cho các cán bộ khuyến nông trong việc áp dụng các kỹ thuật lâm sinh trong việc sản xuất gỗ xẻ rừng keo. Các sự hỗ trợ trong tập huấn cơ bản là các các bản thông tin kỹ thuật, hệ thống hỗ trợ quyết định và phân tích kinh tế.

2. Thiết lập các rừng trồng mô hình có minh họa các kỹ thuật tốt nhất nên được thực hiện ở các tỉnh để có thể tạo ra sự đóng góp có ý nghĩa cho việc cung cấp gỗ xẻ của keo thông qua các bộ phận sản xuất nông hộ qui mô nhỏ. Cán bộ khuyến nông nên sử dụng những rừng trồng này minh họa cho việc áp dụng các kỹ thuật cho hộ gia đình trồng rừng nhỏ.

Keo lai được là loài được trồng nhiều nhất ở Việt Nam. Trong khi các ứng dụng lâm sinh đã được dự án phát triển có thể dẫn đến sản xuất gỗ xẻ chất lượng cao, các nhân tố dưới đây có liên quan đến lập địa và lâm sinh nên được lưu ý:

• Keo lai dễ bị tổn hại bởi gió lớn

• Keo lai đang được trồng với giống chưa thích hợp

Hai vấn đề cảnh báo trên dẫn đến cây rừng có dạng thân xấu nên khó để quản lý và vừa làm gia tăng nguy cơ khuyết tật trên thân cây cũng như sự rỗng ruột, điều mà không được chấp nhận cho gỗ xẻ. Dưới đây là các khuyến nghị:

3. Các rừng trồng Keo lai cho gỗ xẻ chỉ nên sử dụng cây hom từ chồi vượt được cắt từ các vườn cung cấp hom trẻ;

4. Các lập địa thường có gió bão mạnh không nên trồng rừng keo lai cho gỗ xẻ.

5. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nên phát triển các chương trình nghiên cứu mà tiêu điểm là (i) mối quan hệ giữa tuổi cây mẹ cho hom, kiểu lấy hom (chồi đỉnh hay chồi nách và tần suất cắt hom đối với việc hình thành dạng thân và độ lớn của cành; và (ii) các nhân tố đóng góp cho khả năng chống chịu với gió và gãy cành.

Page 83: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) có thể là loài thích hợp hơn đối với các lập địa thường có gió lớn bởi vì có tán lá nhẹ hơn nên ít bị tác động làm gãy cành. Tuy nhiên mức sinh trưởng của loài này thì thấp hơn Keo lai.

Do sự cạnh tranh về đất đai và thay đổi khí hậu, ngành lâm nghiệp cần phải được thích ứng để mà không bị ảnh hưởng của mức sản lượng thấp do gắn liền với sự thay đổi đối với môi trường sinh trưởng nhiều thách thức. Để phản hồi cho khả năng này, dưới đây là đề nghị:

6. Cơ hội nghiên cứu cho các loài bạch đàn, keo và giống trồng rừng phù hợp nên được phát triển cho cả những lập địa khô hơn và vấn đề khí hậu trong tương lai trong bối cảnh của giá trị và sản xuất gỗ, về Cac-bon và sử dụng nước hiệu quả. Một điều quan trọng là kết quả thiết thực và nguồn thu nhập bền vững từ sản phẩm rừng cho các cộng đồng nông thôn. Kế hoạch này được đặt ra với sự ưu tiên hiện tại của FSIS/VAFS trong”phát triển công nghệ cho trồng lại rừng trên đất cát để giảm sa mạc hóa của các vùng Trung bộ Việt Nam”. Dự án này có liên quan đến các nước láng giềng là Campuchia và Lào.

Page 84: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 83

10. Tài liệu tham khảo 10.1 Tài Liệu ThaM KhảM TroNg Báo cáo

Abramoff, M.D., Magalhaes, P.J. and Ram, S.J. (2004). Image Processing with ImageJ. Biophotonics International 11, 36–42.

Binkley, D. and Giardina, C. (1997). Nitrogen fixation in tropical forest plantations. In: Nambiar, E.K.S. and Brown, A.G. (eds). Management of soil nutrients and water in tropical plantation forests. ACIAR Monograph No 43. ACIAR, Canberra, pp 297-238.

Blyth, M.J., Hoàng Liên Sơn (2013). Socio-economic factors influencing smallholder production of acacia sawlogs in Vietnam. ACIAR Project FST/2007/025, ACIAR, Canberra.

Bueren, M.V. (2004) Acacia hybrid in Vietnam. Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR). Proceedings No. 27, Canberra.

Cherry, M.L., Macfarlane, C., Smethurst, P., Beadle, C.L. (2002). Visual Guide to Leaf Area Index of Eucalypt Plantations. Cooperative Research Centre for Sustainable Production Forestry, 22 pp.

Dang Thinh Trieu (2007). Effects of site management practices and silviculture on productivity of short rotation Acacia plantations in Vietnam - a review. CARD Project VIE032 Sustainable and profitable development of acacia plantations for sawlog production in Vietnam, 22 pp.

Griffin, A.R., Midgley, S.J., Bush, D., Cunningham, P.J., Rinaudo, A.T. (2011). Global uses of Australian acacias - recent trends and future prospects. Diversity and Distributions 17, 837-847.

Ingestad, T. (1980). Growth, nutrition and nitrogen fixation. Physiol. Plant. 50, 353-364.

Kha, L.D., Nghia, N.H., Lieu, N.X. (2006). Forestry genetics and forest seed handling. In: NV Tu, VV Me, NH Nghia, NB Ngai, TV Hung and DQ Tung (eds.). Vietnam Forestry Sector Manual. (MARD: Hanoi).

Pinyopusarerk, K., Tran, T.T.H., Tran, V.D. (submitted). Making community forest management work in Northern Vietnam by pioneering participatory action. Land Use Policy (in review)

Page 85: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Putzel, L., Dermawan, A., Moeliono, M., Trung, L.Q. (2012). Improving opportunities for smallholder timber planters in Vietnam to benefit from dimestic wood processing. International Forestry Review 14, 227-237.

Waki, K. (1984). The growth and nutrient status of Acacia species in Japan. In: Proceedings of IUFRO symposium on site productivity of fast growing plantations. Pretoria and Pietermaritzburg, South Africa.

10.2 daNh Mục các Bài viếT Từ dự áN

Beadle, C.L., Trieu, D.T., Harwood, C.E. (2013). Thinning increase the capture of sawlog values in fast-growing plantations of Acacia hybrid in Vietnam. Journal of Tropical Forest Science 25, 42-51.

Dong, T.L., Doyle, R., Beadle, C.L., Corkrey, R., Quat, N.X. (submitted). Impact of short-rotation Acacia hybrid plantations on soil properties of degraded lands in Central Vietnam. Soil Research (in review).

Dung, P.T., Dat, K.T., Huong, V.D., Quang, L.T., Beadle, C. (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai cung cấp gỗ xẻ ở vùng Đông Nam Bộ. Vietnam Journal of Forest Science 3.

Eyles, A., Drake, P., Quang, L.T., Bon, P.V., Mendham, D., White, D., Dat, K.T., Dung, P.T., Beadle, C. (submitted). Ecophysiology of three Acacia spp. in wet-dry tropical plantations. Annals of Forest Science (in review).

Tại cuộc họp sau cùng về công việc và kế hoạch của dự án vào 9/2012, các bài báo sau đây được đồng ý để chuẩn bị bài viết, các tiêu đề với dấu hoa thị vẫn còn tiếp tục thu thập bổ sung số liệu.

1. Tác giả: Chris BeadleTiêu đề: Ảnh hưởng của việc bón phân Lân đến sinh lý cây trồng đối với rừng trồng Keo nhiệt đới.Tóm tắt: sử dụng các kết quả từ Nghĩa Trung được thu thập trong nghiên cứu sinh lý lần thứ 2.

2. * Tác giả: Phạm Văn Bốn và Chris Harwood Tiêu đề: Ảnh hưởng của dòng vô tính, tuổi hom và phân lân đối với sinh trưởng và dạng thânở tuổi 1 rừng trồng keo lai

Page 86: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 85

Tóm tắt: dựa trên kết quả của thí nghiệm mới ở Nghĩa Trung3. Tác giả: Phạm Xuân ĐỉnhTiêu đề: Sinh trưởng của Keo lai với quản lý thâm canh cao đến tuổi 2 tại bảy hiện trường của Việt namTóm tắt: Dựa trên các kết quả từ các thí nghiệm vệ tinh

4. * Tác giả: Kiều Tuấn Đạt và Vũ Đình HưởngTiêu đề: Ảnh hưởng của thời gian và cường độ tỉa thưa đến sinh trưởng và diện tích lá đối với Keo lai ở miền Nam Việt Nam.Tóm tắt: dựa trên kết quả đến tuổi 5 tại PT2

5. * Tác giả: Triệu Thái Hưng và /hoặc Vũ Tiến LâmTiêu đề: Ảnh hưởng của tỉa thưa và bón phân đến sinh trưởng Keo lai ở miền Bắc Việt Nam.Tóm tắt: Dựa trên thí thiệm bón phân Core tại Ba vì

6. * Tác giả: Triệu Thái Hưng và /hoặc Vũ Tiến LâmTiêu đề: Ảnh hưởng của thời gian và cường độ tỉa thưa đền sinh trưởng Keo lai ở miền Bắc Việt Nam.Tóm tắt: dựa trên thí nghiệm tỉa thưa Core tại Ba Vì

7. Tác giả: Daniel MendhamTiêu đề: CABALA - hệ thống trợ giúp quyết định cho trồng rừng Keo lai cung cấp gỗ xẻ ở Việt namTóm tắt: Dựa trên các kết quả hiện có từ tất cả các thí nghiệm

8. Tác giả: Trần Thanh CaoTiêu đề: Trồng rừng keo lai cho sản xuất gỗ xẻ.Tóm tắt: Dựa trên kết quả từ khảo nghiệm ở Nghĩa Trung và PT2

9. Tác giả: Trần Thành Trăng và Caroline Mohammed (đang trong giai đoạn chuẩn bị)Tiêu đề: Phạm vi ảnh hưởng và sự tác hại của rỗng ruột đến rừng trồng keo lai cho gỗ xẻ ở Việt Nam.Tóm tắt: Dựa trên kết quả từ thí nghiệm ở Nghĩa Trung và PT2

Page 87: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

11. Phụ Lục 11.1 PHụ LụC 1: Hệ THỐNG TRợ GIÚP QUYếT ĐịNH

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế úc (aciar) FST/2006/087. Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng keo chất lượng cao, đặc biệt cho gỗ xẻ.

hệ thống hỗ trợ quyết định cho sản xuất gỗ xẻ từ rừng trồng Keo lai

Thiết kế và phát triển

Phần mềm hệ thống trợ giúp quyết định (DSS) có phiên bản thân thiện cho người sử dụng là tài liệu kết quả của dự án Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng keo cho gỗ xẻ có chất lượng cao (FST/2006/087). Phần mềm này được phát triển dựa vào sự hiểu biết cho tới thời điểm hiện tại của chúng ta. Do vẫn còn những tồn tại và hạn chế chưa biết tới nên những bất cập cần được nêu ra và hoàn thiện ngày càng tốt hơn. Phiên bản DSS lần này như là một công cụ nghiên cứu và sẽ có hữu ích hơn cho đến khi chúng ta biết rõ được những yếu tố nào ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng rừng trồng keo lai cung cấp gỗ xẻ. Vì vậy, cán bộ khuyến lâm cần cẩn trọng trong việc khuyến cáo hay tư vấn cho người trồng rừng. Hệ thống trợ giúp quyết định được thiết lập theo các bước chính được trình bày ở hình 1.

hình. 1 – các bước thiết lập dSS. caBaLa là phần mềm mô hình hóa cân bằng carbon dựa vào sinh trưởng rừng (Battaglia et al., 2004).

1. Thu thập thông tin có sẵn về hệ thống trồng rừng keo như: nước, dinh dưỡng, sử dụng ánh sáng và biện pháp quản lý

2. Bổ sung khoảng trống kiến thức bằng việc thiếp lập các thí nghiệm thực tế

3. Kết hợp các thông tin có sẵn và kết quả thu được từ thí nghiệm làm dữ liệu đầu vào để chạy mô hình CABALA

4. Tạo cơ sở dữ liệu đầu ra được xuất từ phần mềm CABALA với các kịch bản khác nhau như về địa điểm trồng rừng, khí hậu, dạng đất, mật độ trồng và cường độ tỉa thưa

6. Kết hợp kết quả có được từ chạy mô hình CABALA và các kết quả nghiên cứu từ thực tế tạo ra phần mềm thân thiện với người sử dụng cho phép kiểm tra cơ sở số liệu và các thông tin thực tế

5. Thu thập thêm thông tin có sẵn từ các thí nghiệm khác về các biện pháp quản lý rừng (ngoài các thông tin trên)

Dựa vào mô hình chuẩn sẽ kiểm

chứng lại năng suất rừng đã biết ở các

hiện trường khác

Page 88: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 87

Công việc thực hiện theo các bước này được diễn giải chi tiết dưới đây:

i. Thu ThậP ThÔNg TiN có SẵN về hệ ThốNg TrồNg rừNg Keo

Bạch đàn vùng ôn đới là đối tượng đầu tiên sử dụng CABALA. Rừng trồng Keo tai tượng tại Indonesia và miền Bắc nước Úc do ACIAR tài trợ đã được thử nghiệm phần mềm này để làm cơ sở áp dụng rừng trồng các loài keo. Các yếu tố chính cần thiết để chạy mô hình này:

1. Chỉ số cố định đạm. Mô hình cố định đạm (N) của rừng trồng Keo tai tượng được sử dụng mô hình hóa cho rừng trồng Keo lai. Việc cho rằng cố định N có thể xảy ra nếu như N là chỉ tiêu quan trọng hạn chế sinh trưởng cây, nhưng quá trình cố định lại tiêu tốn một lượng carbon và số lượng này thay đổi tùy theo nhiệt độ của đất. Lượng carbon cần thiết để cố định 1g N là từ 7 đến 12g C.

2. Các phương trình tương quan và mô hình trữ lượng. Áp dụng mô hình trữ lượng đòi hỏi nhiều nguồn số liệu từ rừng trồng thí nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau tại Việt Nam.

3. Thông tin thí nghiệm. Số liệu thu thập từ các thí nghiệm rừng rồng Keo lai bao gồm các thí nghiệm về kiểm soát cỏ dại, thời điểm trồng rừng, mật độ trồng và thí nghiệm tỉa cành ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và năng suất rừng.

ii. Bổ SuNg KhoảNg TrốNg KiếN Thức

Xác định những kiến thức chính còn thiếu liên quan như các phản ứng sinh l‎‎ý của Keo lai với các điều kiện môi trường khác nhau. Chúng tôi tập trung nâng cao sự hiểu biết về các kiến thức sau:

1. Về mức độ trao đổi khí gas (quang hợp và sự đóng mở khí khổng) và phản ánh quá trình ức chế do thiếu hụt nước dưới các điều kiện về cường độ tỉa thưa và bón phân khác nhau; và so sánh những kết quả này với các loài keo đã được nghiên cứu trước đó.

2. Về quá trình thay đổi chỉ tiêu diện tích lá (được đo đếm diện tích lá trên một đơn vị diện tích bề mặt đất) của các nghiệm thức tỉa thưa khác nhau theo thời gian.

3. Phản ứng sinh trưởng từ các nghiệm thức tỉa thưa khác nhau.

Những kết quả thu được từ các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu sinh lý của dự án đã được gửi đi để đăng trên tạp chí khoa học (Eyles et al., đã gửi đăng báo).

Page 89: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

iii. Quá TrìNh ứNg dụNg PhầN MềM caBaLa cho rừNg Keo Lai

Sự thay đổi cơ bản đối với các thông số áp dụng cho Keo lai được dùng trong phần mềm CABALA như sau:

1. Mức độ quang hợp và các thông số về chuyển dịch điện tích đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với kết quả đo đếm.

2. Khi các cây chịu được điều kiện giá lạnh đòi hỏi chúng cần có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sinh trưởng của cây Keo lai ở các vùng phía Bắc Việt Nam cho thấy có sự thay đổi chậm trong những tháng lạnh.

3. Thông số về hô hấp cần được điều chỉnh để cho phù hợp với rừng trồng Keo lai.

4. Các thông số ức chế do thiếu nước đã được điều chỉnh, cụ thể Keo lai ít chịu tác hại do việc thiếu nước khi so sánh với Keo tai tượng nhưng sẽ bị tác hại lớn hơn khi so sánh với các loài Bạch đàn.

5. Thông số nồng độ N trong mô thực vật của Keo lai được đưa vào phần mềm có chỉ số giống như Keo tai tượng.

6. Tổng lượng lá và rễ tơ của rừng Keo lai bị giảm theo thời gian nhưng có khả năng tái tạo và khép tán nhanh khi so sánh với rừng Bạch đàn.

7. Các phương trình tương quan và các biến về cấu trúc rừng được điều chỉnh cho phù hợp với kết quả đo đếm thực tế bao gồm các mô hình trữ lượng, mối tương quan giữa diện tích bề mặt gỗ dác và diện tích lá và tổng lượng vỏ.

Những thay đổi nhỏ khác cũng được tiến hành để phù hợp với loài Keo lai.

hình. 2 – dùng phần mềm caBaLa ước tính năng suất rừng trồng keo lai trồng ở các vùng sinh thái khác nhau thuộc dự án

Page 90: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 89

Các mô hình toán học ước tính về trữ lượng, đường kính và chiều cao được lập trình sẵn trong phần mềm CABALA sẽ là các hàm tiêu chuẩn để đánh giá các số liệu thu thập được từ các hiện trường thí nghiệm của dự án ACIAR được trải dài theo các vùng sinh thái khác nhau tại Việt Nam. Tất cả các hiện trường này đều được bón phân lân ở mức tối ưu, cùng biện pháp quản lý rừng trồng và cùng áp dụng các công thức tỉa thưa giống nhau. Những mô hình này đã phản ánh năng suất rừng ở các lập địa khác nhau (Hình 2), tuy nhiên cơ sở số liệu hiện tại còn nhiều hạn chế bởi vì chúng được thu thập rừng trồng có độ tuổi non tại thời điểm dự án kết thúc năm 2012 (số liệu đo đếm sinh trưởng được thu thập khi rừng 3 tuổi và nhỏ tuổi hơn). Nhằm nâng cao tính ứng dụng của mô hình áp dụng cho một chu kỳ trồng rừng, số liệu từ cuốn sách đã xuất bản (Ngô Đình Quế, 2010) về năng suất rừng Keo lai ở các lập địa tương tự như các hiện trường của dự án ACIAR đã được đưa vào mô hình để kiểm định số liệu thực tế từ đó cho phép ước tính được năng suất rừng. Cách tiếp cận này còn có hạn chế là vì các hiện trường sử dụng số liệu theo báo cáo của Ngô Đình Quế (2010) chưa mô tả rõ độ phì đất, các đặc điểm giữ nước trong đất và các biện pháp quản l‎y rừng trồng chưa được đề cập chi tiết. Sự hạn chế này đã làm cho mô hình khi sử dụng luôn đưa ra kết quả năng suất rừng tới mức giới hạn cao.

Trong khi phần mềm CABALA có khả năng dự đoán năng suất rừng tốt và đây là chương trình phù hợp nhất cho tới thời điểm hiện tại, việc cải tiến phần mềm này có nghĩa có thể thực hiện trong tương lai khi mà số liệu của các công thức thí nghiệm được thu thập đủ một chu kỳ rừngtrồng ở các hiện trường dự án ACIAR.

iv. Tạo cơ Sở dữ Liệu đầu ra được XuấT Từ PhầN MềM caBaLa

Kết hợp số liệu đầu vào cho mô hình (khí hậu, loại đất, mật độ trồng và các biện pháp quản lý rừng) tạo ra cơ sở dữ liệu được dựa trên các kết quả thí nghiệm thu được từ dự án và các thông tin từ các thí nghiệm khác. Những yếu tố chính trong chương trình DSS lần này bao gồm:

1. Khí hậu

Theo tiêu chuẩn hiện tại của phần mềm CABALA, phiên bản đầu tiên của DSS đã được phát triển dựa vào 3 vùng sinh thái khác nhau, những nơi này có khả năng thẩm định tính phù hợp của phần mềm. Số liệu hậu được thu tại các trạm khí tượng đặt tại 3 tỉnh như Tuyên Quang (miền Bắc), Quảng Trị (miền Trung) và Đồng Xoài (miền Nam). Số liệu trung bình hàng tháng được sử dụng từ các trạm khí tượng này.

Page 91: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

2. Loại đất

Mặc dù hiện trường thí nghiệm của dự án đã được triển khai trên một số dạng đất, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia để tăng số lượng các loại đất được trình bày trong bảng số liệu đầu vào của DSS, chúng bao gồm 4 loại đất chính ở miền Nam (Đất xám, Đất Bazan, Đất dốc tụ và Đất feralit) và hai dạng đất chính ở miền Bắc (Đất feralit và Đất dốc tụ).

3. Mật độ trồng rừng

Bốn mật độ trồng rừng Keo lai được trồng phổ biến tại Việt Nam dưới đây được làm số liệu đầu vào cho mô hình:

• Khoảng cách trồng 3 x 3 m (1111 cây/ha)

• Khoảng cách trồng 4 x 2 m (1250 cây/ha)

• Khoảng cách trồng 3 x 2 m (1667 cây/ha)

• Khoảng cách trồng 2 x 2.5 m (2000 cây/ha)

4. Phương thức tỉa thưa

Có 5 phương thức tỉa thưa được thực hiện trong dự án với kỳ vọng mang lại lợi ích cho người trồng keo được đưa vào DSS như sau:

• Không tỉa thưa

• Tỉa thưa với cường độ nhẹ khi rừng được 2 tuổi (830 cây/ha)

• Tỉa thưa với cường độ trung bình khi rừng được 2 tuổi (600 cây/ha)

• Tỉa thưa với cường độ cao khi rừng được 2 tuổi (450 cây/ha)

• Tỉa thưa với cường độ nhẹ khi rừng được 3 tuổi (830 cây/ha)

• Tỉa thưa với cường độ trung bình khi rừng được 3 tuổi (600 cây/ha)

• Tỉa thưa với cường độ cao khi rừng được 3 tuổi (450 cây/ha)

5. Thiết lập cơ sở dữ liệu

CABALA được sử dụng để kết hợp các nhân tố ở trên bao gồm điều kiện khí hậu, loại đất, mật độ trồng rừng và phương thức tỉa thưa (tổng số gồm 216 kịch bản “tình huống”) và mô hình toán học ước tính trữ lượng, đường kính, chiều cao được dùng trong hệ thống trợ giúp quyết định này (DSS).

v. Thu ThậP các ThÔNg TiN SẵN có Khác

Các nguồn thông tin thực tế khác được kết hợp với DSS ở dạng mặc định. Điều này rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng tới cách tiếp cận thông tin xuất

Page 92: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 91

ra từ DSS. Những thông tin chính bao gồm thời điểm trồng rừng, bón phân lân, tỉa đơn thân/tỉa cành và kiểm soát cỏ dại ảnh hưởng tới năng suất rừng, tỷ lệ sống và ước tính sản lượng gỗ xẻ; và hiệu chỉnh các thông tin này bằng các hệ số (thông thường hệ số có biên độ từ 0 -1) điều này cho phép số liệu đầu ra được tăng lên. Những giá trị này được tăng lên trong DSS.

1. Thời điểm trồng rừngBảng 1 –ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng tới việc ước tính sản lượng rừng, sản lượng gỗ xẻ và tỷ lệ sống khi sử dụng trong phần mềm dSS.

Thời điểm trồng rừng

Hệ số tác động tới trữ lượng

Hệ số tác động tới sản lượng gỗ xẻ

Hệ số tác động tới tỷ lệ sống

Đầu mùa mưa 1 1 0.97Giữa mùa mưa 0.95 1 0.97Cuối mùa mưa 0.9 1 0.92

Điều đó cho thấy rằng trồng rừng vào thời điềm đầu mùa mưa đã làm tăng tỷ lệ sống và trữ lượng rừng vì khi trồng vào thời gian này cây non sẽ có cơ hội tốt (dinh dưỡng khoáng và nước trong đất) để sinh trưởng và phát triển trước khi mùa khô xuất hiện. Một số thí nghiệm được triển khai bởi VAFS (Duyên, 2008) có đưa ra khuyến cáo: khi so sánh thời điểm trồng rừng cuối mùa mưa với thời điểm trồng rừng đầu mùa và giữ mùa mưa cho thấy tỷ lệ sống giảm khoảng 5% và năng xuất giảm khoảng chừng 30%. Việc giảm năng suất thực sự rất nghiêm trọng và vấn đề này được sử dụng trong DSS để mô phỏng mối tương quan giữa việc giảm năng suất với tỷ lệ sống. Vấn đề này cần được kiểm tra nhiều hơn nhằm tăng độ chính xác đầu ra khi dùng yếu tố thời điểm trồng rừng làm số liệu đầu vào. Bảng 1 trình bày các hệ số điều chỉnh sử dụng trong DSS.

2. Bón phân lân

Ảnh hưởng trực tiếp từ việc bón phân lân tới sản lượng rừng chưa được kiểm chứng trên diện rộng, tuy nhiên qua số liệu từ dự án cho thấy bón phân lân đã tác động lớn trực tiếp tới trữ lượng rừng và không ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng gỗ xẻ mặc dù bón phân đã làm tăng số lượng cành nhánh. Những vấn đề này được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2 - ảnh hưởng của bón phân lân tới ước tính sản lượng rừng, sản lượng gỗ xẻ, và tỷ lệ sống được dùng trong phần mềm dSS.

Công thức bón lót Hệ số tác động tới trữ lượng

Hệ số tác động tới sản lượng gỗ xẻ

Hệ số tác động tới tỷ lệ sống

Bón phân lân 1 0.9 0.95Không bón phân 0.9 1 0.95

Page 93: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

3. Tỉa đơn thân/tỉa cành

Giai đoạn tỉa đơn thân và tỉa cành có lẽ rất quan trọng để xác định chất lượng khúc gỗ xẻ, nếu việc này triển khai chậm sẽ dẫn tới phải tỉa cành có kích thước lớn từ đó làm giảm chất lượng gỗ do gỗ có nhiều mắt lớn và cây dễ bị nấm bệnh tấn công. Sự hiệu chỉnh các yếu tố này được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3 – ảnh hưởng của từng giai đoạn tỉa đơn thân/tỉa cành tới trữ lượng, sản lượng gỗ xẻ và tỷ lệ sống khi dùng trong phần mềm dSS.

Giai đoạn tỉa đơn thân/tỉa thưa

Hệ số tác động tới trữ lượng

Hệ số tác động tới sản lượng gỗ xẻ

Hệ số tác động tới tỷ lệ sống

Đường kính cành < 2 cm

1 1 1

Đường kính cánh > 2 cm

1 0.7 1

4. Kiểm soát cỏ dại

Kiểm soát cỏ dại có tác động tới tỷ lệ sống và sản lượng rừng, các thông tin chính được sử dụng trong DSS được dựa trên nghiên cứu của Vũ Đình Hưởng và Cộng sự (2008), kết quả thí nghiệm cho thấy các mức độ kiểm soát cỏ dại đã ảnh hưởng tới năng suất và tỷ lệ sống của loài Keo lá tràm trồng tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Những yếu tố chính được sử dụng trong DSS được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4– ảnh hưởng các biện pháp cỏ dại tới trữ lượng, sản lượng gỗ xẻ và tỷ lệ sống khi dùng trong phần mềm dSS.

Các công thứcHệ số tác động tới

trữ lượng

Hệ số tác động tới sản lượng gỗ xẻ

Hệ số tác động tới tỷ

lệ sốngPhun thuốc diệt cỏ 1 lần trước khi trồng 0.61 1 0.88

Phun thuốc diệt cỏ theo hàng cây 2 lần/năm 0.94 1 0.99Phun thuốc diệt cỏ toàn diện 1 lần/năm 0.89 1 1Phun thuốc diệt cỏ toàn diện 2 lần/năm 1 1 1

5. Tự tỉa thưa tự nhiên

Tự tỉa thưa là một đặc trưng được thấy rõ xuất hiện trong rừng trồng keo. Tỷ lệ cây chết do tự tỉa thưa có sự khác biệt giữa các dạng rừng trồng các loài keo. Bảng 5 đưa ra các hệ số dùng trong phần mềm DSS với các mật độ rừng trồng khác nhau. Các giá trị này được đưa ra được căn cứ từ rừng trồng có tính chất đại diện ở tuổi 8.

Page 94: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 93

Bảng 5 – ảnh hưởng của các nghiệm thức tới sự tự tỉa thưa được dùng trong phần mềm dSS.

Mật độ trồng rừng/phương thức tỉa thưaTỷ lệ cây chết/năm được đánh

giá sau tuổi 3 (%)Không tỉa thưa, mật trồng ban đầu 2000 cây/ha 6Không tỉa thưa, mật trồng ban đầu 1667 cây/ha 5Không tỉa thưa, mật trồng ban đầu 1250 cây/ha 3Không tỉa thưa, mật trồng ban đầu 1111 cây/ha 2.4

Tỉa thưa, số cây giữ lại 830 cây/ha 3Tỉa thưa, số cây giữ lại600 cây/ha 2Tỉa thưa, số cây giữ lại 450 cây/ha 1

6. ảnh hưởng của tuổi tỉa thưa

Các thí nghiệm của dự án đã cho thấy việc tỉa thưa sớm ở tuổi rừng còn non có lẽ cho kết quả tốt hơn so với việc tỉa thưa khi rừng có tuổi cao bởi vì khi tỉa thưa sớm sẽ cho phép tốc độ sinh trưởng cao của rừng trồng được kéo dài hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng này hiện nay vẫn chưa được hiểu cặn kẽ cho nên chúng ta không thể đưa vào mô hình cho đến khi cơ chế được biết rõ ràng hơn. Trong giai đoạn thử nghiệm tạm thời, chúng tôi đã đưa số liệu đầu vào bằng các hệ số biểu thị ảnh hưởng của thời điểm tỉa thưa trong DSS và được trình bày ở bảng 6.

Bảng 6 – ảnh hưởng của tuổi tỉa thưa (thời điểm tỉa thưa) tới sản lượng rừng khi dùng trong phần mềm dSS

Tuổi tỉa thưa Hệ số2 13 0.9

vi. PháT TriểN MạNg Lưới Sử dụNg PhầN MềM dSS

DSS được phát triền từ phần mềm Excel, dạng bảng tính này rất quen thuộc với mọi người sử dụng máy tính. Các trang bảng tính cho phép việc tiếp cận một cách đơn giản và dễ hiểu, người sử dụng có thể biết được từ số liệu đầu vào cho tới tính toán kết quả đầu ra cuối cùng. Các chức năng mã hóa (Macros) không sử dụng trong DSS, do đó người dùng không cần e ngại tính an toàn của bảng tính này. Phần mềm DSS được trình bày theo theo dạng cấu trúc trang bảng tính như sau:

1. Lời giới thiệu

Khi mở ra xuất hiện danh sách các tác giả và lời cảm ơn (bao gồm ACIAR).

Page 95: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

2. đọc hướng dẫn trước khi sử dụng

Cung cấp một số thông tin cơ bản mô tả về phần mềm DSS và danh sách các qui định và thuật ngữ khi sử dụng phiên bản này.

3. Ngoài phạm vi trách nhiệm

Các tác giả phát triển phần mềm này không có trách nhiệm với các rủi ro do người dùng gặp phải.

4. dự đoán năng suất rừng

Đây là trang chính mà người dùng phần mềm DSS có thể lựa chọn các dạng lập địa và các biện pháp quản lý. Hình 3 sẽ đưa ra kết quả rừng và từ đó phần mềm sẽ chỉ những giao diện chính, trong đó người dùng có thể chọn (từ trên xuống dưới theo danh mục) theo tỉnh để áp dụng mô hình, dạng đất (tùy thuộc vào từng tỉnh), mật độ trồng rừng, thời gian trồng rừng, sử dụng phân lân, giai đoạn tỉa đơn thân/tỉa cành, phương thức tỉa thưa (tuổi tỉa thưa và cường độ tỉa thưa), các biện pháp kiểm soát cỏ dại và luân kỳ trồng rừng. Giao diện này cho phép người sử dụng so sánh 2 kịch bản khác nhau.

hình. 3 – các thông tin đầu vào cơ bản của trang bảng tính ‘ước tính năng suất rừng keo lai’được môt tả về lập địa và các biện pháp quản lý rừng khác nhau giữa 2 kịch bản. Lựa chọn thời điểm trồng rừngđược trình bày như ở kịch bản số 2.

DSS xuất kết quả đầu ra sau mỗi lần thay đổi biến giá trị từ trên xuống dưới theo danh sách cột, kết quả được trình bày dạng đồ thị (hình 4) hoặc theo bảng. Thời điểm này kết quả được trình bày về trữ lượng cây đứng.

Page 96: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 95

hình. 4 – ví dụ số liệu đầu ra khi ước tính trữ lượng, đường kính theo các kịch bản khác nhau

Sau đó phần mềm cho phép người dùng xác định khúc gỗ xẻ với 4 kích cỡ khác nhau và chiều dài khúc gỗ được thị trường chấp nhận. Hình 5 trình bày thông tin về kích thước gỗ được dùng trong DSS.

hình 5.– Ô mặc định về kích thước gỗ. Ô tô màu vàng người dùng cần đưa thông tin.

Phần mềm sử dụng thể tích hình chóp nón để ước tính tổng chiều dài và thể tích của mỗi cấp kính đoạn gỗ. Kết quả đầu ra chỉ ước tính đường kính và chiều cao trung bình, vì vậy cần thiết phải đưa ra ước lượng tạm thời về thể tích các đoạn gỗ theo kích thước mà rừng đạt được.

hình. 6 – ví dụ kết quả xuất ra từ dSS ước tính về thể tích các đoạn gỗ theo mỗi cấp kính định sẵn

Page 97: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

DSS chưa đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc lựa chọn các mô hình quản ly‎ rừng khác nhau, nhưng kết quả đưa ra từ phần mềm trợ giúp cho người trồng Keo ước tính được khả năng đạt được thể tích gỗ theo kích cỡ của các đoạn gỗ của từng phương án kinh doanh.

5. Tính toán gỗ xẻ

Trang bảng tính (cửa sổ) này chỉ dùng để tính toán nên người sử dụng không cần đưa thêm thông tin. Kết quả của từ cửa sổ này đã được trình bày ở trang bảng tính ‘dự đoán năng suất rừng’. Tuy nhiên, người sử dụng có thể thực hiện theo các bước được lập trình cho DSS trong việc tính toán trữ lượng theo từng loại kích thước khúc gỗ để ước tính khả năng rừng đạt được các giá trị như mong muốn theo từng phương án kinh doanh rừng.

6. cơ sở dữ liệu đầu ra

Đây là trang bảng tính trình bày các bảng số liệu về thể tích, đường kính và chiều cao được xuất ra từ phần mềm CABALA.

7. Bảng thông tin

Trang này là nơi lưu giữ các thông tin liên quan với nhau (xem phần 5 ở trên) và việc tính toán theo các danh mục từ trên xuống dưới. Đây là trang bảng tính có thể xem bởi người dùng, nhưng không nên thay đổi các số liệu này, trừ khi người dùng cần tìm hiểu quá trình xây dựng phần mềm DSS.

vii. TóM TắT

Phần mềm DSS là kết quả của dự án ACIAR FST/2006/087, đây là phiên bản đầu tiên cho phép người trồng Keo xác định được năng suất rừng và sản lượng gỗ xẻ theo từng phương án áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trên các dạng lập địa và sinh thái khác nhau tại Viêt Nam. Đây là phần mềm mở cho phép cải tiến và chắc sẽ mang lại nhiều tiện ích trong tương lai. Các qui định về sử dụng đã được trình bày rõ ràng (xem phần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng DSS) bao gồm (1) Cây con cho trồng rừng có nguồn gen tốt nhất và các dòng được lấy từ các hom thân cấp 1; (2) Lập địa phải phù hợp cho trồng Keo, ví dụ đất không úng trũng khó thoát nước.

Những hạn chế khác được biết khi dùng dSS bao gồm:

1. Độ tin cậy sẽ cao hơn khi dùng các mô hình dự đoán sinh trưởng được cải tiến khi số liệu được thu thập trên nhiều dạng lập địa và các điều kiện khác nhau.

Page 98: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 97

2. Mô hình dự đoán trữ lượng và sản lượng gỗ xẻ được tính toán thể tích cây theo hình chóp nón (hình tháp) nên cần phải nghiên cứu tiếp. Tỷ lệ gỗ xẻ không những phụ thuộc rất nhiều vào cách áp dụng mô hình này mà còn phụ thuộc vào thời điểm tỉa thưa và các biện pháp quản l‎y rừng.

3. Số liệu thu thập từ các thí nghiệm phụ thuộc vào (1) phân bón lót, (2) các biện pháp quản lý cỏ dại, (3) trồng rừng tại các thời điểm khác nhau trong năm, (4) tỉa đơn thân/tỉa cành chỉ dựa vào số liệu một số hiện trường hoặc dựa vào kinh nghiệm chuyên gia từ đó dẫn tới kết quả sẽ không đúng với các tình huống khác.

4. Số liệu khí hậu được sử dụng giá trị trung bình theo tháng và không phân biệt theo các tháng khô hạn và mùa mưa.

Tài Liệu ThaM Khảo

Battaglia, M., Sands, P., White, D., Mummery, D., 2004. CABALA: a linked carbon, water and nitrogen model of forest growth for silvicultural decision support. Forest Ecology and Management 193, 251-282.

Duyen, N.T., 2008. Research on effects of optimum silvicultural practices to productivity and wood quality of Acacia plantation in Dong Hy District, Thai Nguyen Province In, Faculty of Forestry. Thai Nguyen Agro-Forestry University, Thai Nguyen, p. 111 (in Vietnamese).

Eyles, A., Drake, P., Quang, L. T., Bon, P.V., Mendham, D., White, D., Dat, K.T., Dung, P.T., Beadle, C. (submitted). Ecophysiology of three Acacia spp. in wet-dry tropical plantations. Annals of Forest Science (in review).

Huong, V.D., Quang, L.T., Binh, N.T., Dung, P.T., 2008. Site management and productivity of Acacia auriculiformis plantations in South Vietnam. In: Nambiar, E.K.S. (Ed.), Site management and productivity in tropical plantation forests. Center for International Forest Research (CIFOR), Proceedings of Workshops in Piracicaba (Bazil) 22-26 November 2004 and Bogor (Indonesia) 6 - 9 November 2006, pp. 123-137.

Que, N.D., Giang, D.T., Thang, N.V., 2010. Site classification for establishing commercial plantations of some major tree species in different ecological regions in Vietnam. Agricultural Publishing House, Ha Noi, Vietnam (in Vietnamese).

Page 99: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

11.2 Phụ Lục 2:

PhâN Tích KiNh Tế TrồNg rừNg Keo Lai cho SảN XuấT gỗ Xẻ.

Trần Thanh Cao, Phạm Văn Bốn, Kiều Tuân Đạt

1. TóM TắT

Báo cáo phân tích này được dựa trên các thí nghiệm chính (core) tại Phân trường 2 thuộc Công ty Cổ phần Hải Vương tỉnh Bình Phước. Có ba mật độ cây còn lại sau khi tỉa thưa (1.143, 600 và 450 cây/ha) và hai thời điểm tỉa thưa (tuổi 2 và tuổi 3) . Một mô hình trồng rừng thương mại ở bên cạnh thí nghiệm cũng được sử dụng làm đối chứng. Dữ liệu tăng trưởng đã được thu thập tám lần từ năm 2009 đến 2013 . Giá cả và chi phí là những dữ liệu của năm 2012. Ở độ tuổi 6 năm, khối lượng cây đứng của công thức không tỉa là cao nhất trong các nghiệm thức. Tuy nhiên, giá trị gỗ xẻ đã tăng trong các công thức tỉa thưa, gỗ xẻ chưa hình thành trong công thức không tỉa. Đối với chu kỳ kinh doanh 7 năm tài chính, NPV cao nhất (1,601 USD /ha) là của công thức tỉa muộn (tuổi 3) và mật độ 450 cây/ha còn lại sau tỉa. NPV thấp nhất (1427 USD /ha) là rừng trồng thương mại đối chứng. NPV của các công thức khác còn lại nằm trong khoảng giữa. Giá gỗ có ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận tài chính cho người trồng rừng, tỷ lệ chiết khấu là yếu tố quan trọng tiếp theo và sau đó là các công thức tỉa. Kết quả phân tích kinh tế này có thể được sử dụng cho cán bộ khuyến nông để tư vấn cho nông dân về các công thức có lợi nhất đối với trồng rừng keo lai cho gỗ xẻ.

chữ viết tắt

Dbh Đường kính cây ngang ngực có cả vỏ

IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

NPV Giá trị hiện tại thuần

BCR Tỷ lệ lợi ích-chi phí

PT2 Phân Trường 2 của Công ty Cổ phần Hải Vương

P Giá

Lbrs Lao động

450/2-year Tỉa thưa ở tuổi 2 mật độ còn lại 450 cây/ha.

Page 100: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 99

450/3-year Tỉa thưa ở tuổi 3 mật độ còn lại 450 cây/ha.

600/2-year Tỉa thưa ở tuổi 2 mật độ còn lại 600 cây/ha.

600/3-year Tỉa thưa ở tuổi 3 mật độ còn lại 600 cây/ha.

Control Công thức đối chứng, 1143 cây/ha.

Commer Rừng sản xuất của Công ty Hải Vương.

2. Lời giới Thiệu

Những năm trước đây, trồng rừng sản xuất ở Việt Nam chỉ tập trung cho mục tiêu tốc độ tăng trưởng nhanh để làm nguyên liệu giấy. Chu kỳ kinh doanh trồng keo ngắn hạn (5-7 năm) và lợi nhuận cho người trồng rừng nguyên liệu giấy tương đối thấp. Để cải thiện lợi ích tài chính nhằm thu hút người trồng rừng keo, dự án “Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng keo cho gỗ xẻ có chất lượng cao”, đặc biệt là gỗ xẻ đã được thực hiện. Mục tiêu Dự án phát triển của kỹ thuật lâm sinh với biện pháp tỉa thưa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ xẻ. Đầu tư trồng rừng thâm canh cao hơn không chắc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn. Do vậy, dự án cần xác định các mô hình lâm sinh tốt nhất nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế của trồng rừng sản xuất gỗ xẻ. Điều này đòi hỏi liên kết các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế kể cả việc chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu. Báo cáo phân tích kinh tế này bao gồm: (1) dự báo sản lượng, (2) phân tích kinh tế để xác định công thức lâm sinh có lợi ích tối ưu, (3) phân tích độ nhạy với giá gỗ, sản lượng và tỷ lệ chiết khấu, (4) xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu.

3. PhươNg PháP NghiêN cứu

3.1 Thiết lập thí nghiệm

Thí nghiệm core được thiết lập trên rừng trồng 02 tháng tuổi, chu kỳ 2 tại Phân trường 2 của Công ty Cổ phần Hải Vương. Địa điểm thí nghiệm thuộc địa bàn huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước thuộc khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam, là vùng có tiềm năng sản xuất gỗ xẻ.

3.1.1 Thiết kế thí nghiệm

Có ba công thức tỉa thưa (1.143, 600 và 450 cây/ha; rừng trồng thương mại của Công ty Hải Vương ở liền kề cũng được sử dụng làm đối chứng) và hai thời điểm tỉa thưa (2 tuổi và 3 tuổi). Những lô rừng tốt nhất có thể (gọi là lô lõi) đã được sử dụng làm ô thu thập số liệu. Cự ly trồng thiết kế 3,5 x 2,5m. Các lô lõi rộng 21,0m, có 6 hàng cây. Bảy cây trên 01 hàng theo thiết kế chiếm chiều dài 17,5m. Tuy nhiên, khoảng cách không đồng đều trong hàng có nghĩa là độ

Page 101: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

dài thực tế ít hơn 2m ở hai đầu của lô (tức là 22,5m - 4m = 18,5m); kích thước lô gộp là 28,0 x 22,5m.

3.1.2 Trông rừng

Các kỹ thuật làm đất và trồng rừng đã được chuẩn hóa theo các thí nghiệm của ACIAR (Bảng 1). Tỉa tạo hình thân, tỉa nâng độ cao tán và tỉa thưa không thực hiện cho rừng thương mại để làm đối chứng.

3.2 Thu thập số liệu

Số liệu tăng trưởng đã được thu thập 08 lần (Bảng 1). Dữ liệu kinh tế được thu thập từ các công ty An Hòa và Như Ý Ngọc trong năm 2012 ở khu vực Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Các công ty này có một lịch sử lâu dài về cưa xẻ gỗ,với qui mô tương đối lớn, thuộc trung tâm cưa xẻ lớn nhất ở Đông Nam Bộ và cả Việt Nam. Các dữ liệu điều tra bao gồm giá cây đứng, tiền công chế biến gỗ, chi phí khai thác, vận chuyển, giá gỗ tại xưởng và những biến động giá gỗ. Thông tin này được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp.

Bảng 1. Ngày đo (X) các thí nghiệm của 02 thời điểm tỉa thưa

Ngày đo Tuổi (năm) Tỉa thưa tuổi 2 Tỉa thưa tuổi 3

21/10/2010 2.2 X14/02/2011 2.5 X19/07/2011 2.9 X X16/10/2011 3.2 X X23/02/2012 3.5 X X10/07/2012 3.9 X X20/03/2013 4.6 X X30/06/2013 4.9 X X

Page 102: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 101

Bảng 2. Kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc và tỉa thưa ở Phân Trường 2

Công thức Làm đất Trồng rừng Bón phân

Chăm sóc Tỉa cành và tỉa thưa

Rừng của Hải Vương (đối chứng)

Phát dọn và gom hết thực bì ra khỏi rừng

Cây giống: Keo lai giâm hom.Cự ly trồng: 3 x 3mHố đào: 30 x 30 x 30cm

Bón lót: KhôngBón thúc: 80 kg NPK/ha trong năm thứ nhất.

Năm thứ nhất: Thực hiện 2 lần kết hợp cày với thủ côngNăm thứ hai: Phun 4 lit lyphosate/ha và cày 02 lần.Năm thứ ba: Phun 4 lit glyphosate/ha và cày 02 lần.

Năm thứ nhất: Tỉa đơn thânNăm thứ hai: Không.Năm thứ ba: Không.

Rừng đối chứng không tỉa thưa1.143 cây/ha

Phát dọn và gom hết thực bì ra khỏi rừng

Cây giống: Keo lai giâm hom.Cự ly trồng: 3 x 3mHố đào: 30 x 30 x 30cm

Bón phân lúc 2 tháng tuổi: 440 kg P20516.5% + 114 kg 16-16-8 NPK/ha.

Kết hợp thuốc diệt cỏ và phát dọn thủ côngNăm thứ nhất: Phun 4 lit glyphosate/ha x 02 lần. Năm thứ hai: Phun 4 lit glyphosate/ha x 02 lần.Năm thứ ba: Phun 4 lit glyphosate/ha.

Năm thứ nhất: Tỉa đơn thânNăm thứ hai: Tỉa tạo hình thân, và tỉa cành.Năm thứ ba: Tỉa cành.

Mật độ còn lại 600 cây/ha;tỉa tuổi 2

Năm thứ nhất: Tỉa đơn thânNăm thứ hai: Tỉa tạo hình thân, và tỉa cành.Năm thứ ba: Tỉa cành và tỉa thưa.

Mật độ còn lại 600 cây/ha;tỉa tuổi 3

Năm thứ nhất: Tỉa đơn thânNăm thứ hai: Tỉa tạo hình thân, và tỉa cành.Năm thứ ba: Tỉa cành Năm thứ tư: Tỉa thưa.

Mật độ còn lại 450 cây/ha;tỉa tuổi 2

Năm thứ nhất: Tỉa đơn thânNăm thứ hai: Tỉa tạo hình thân, và tỉa cành.Năm thứ ba: Tỉa cành và tỉa thưa.

Mật độ còn lại 450 cây/ha;tỉa tuổi 3

Năm thứ nhất: Tỉa đơn thânNăm thứ hai: Tỉa tạo hình thân, và tỉa cành.Năm thứ ba: Tỉa cành Năm thứ tư: Tỉa thưa.

Page 103: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

3.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.3.1 Phương pháp dự đoán năng suât

Dữ liệu tăng trưởng đã được sử dụng để xây dựng các hàm số dự đoán tương quan giữa đường kính ngang ngực (y) và tuổi (x) có dạng y = a.xb sử dụng hồi quy trong EXCEL.

Tỷ lệ % gỗ xẻ được tính toán theo dạng hàm số tuyến tính (y = ax +b) mà Tiến sỹ Beadle và cộng sự đã sử dụng để phân tích cho dự án CARD ở Quảng Trị năm 2012.

Thể tích cây cá thể sử dụng hàm số của Tiến sỹ Harwood và cộng sự đã phân tích số liệu từ dự án CARD ở Quảng trị năm 2007.

Vindividual = 247,84 * Dbh – 2188

Có ba loại sản phẩm: D ≤ 10 cm (làm bột giấy), 10 < D ≤ 18 cm (gỗ xẻ nhỏ); D > 18 cm (gỗ xẻ)

3.3.2 Phương pháp phân tích kinh tế

Chu kỳ kinh doanh là 7 năm tài chính (tương tự như chu kỳ kinh doanh phổ biến hiện nay) và tỷ lệ chiết khấu 10% (tương tự dự án đầu tư quốc tế phổ biến khác). Các chỉ số kinh tế được phân tích gồm NPV, IRR và BCR. Mô hình phân tích thực hiện cho rừng thương mại của Công ty Hải Vương, rừng đối chứng không tỉa thưa, rừng tỉa thưa sớm và muộn còn 600cây/ha, rừng tỉa thưa sớm và muộn còn 450cây/ha. Tiền lương và chi phí là thông tin của quý 4 năm 2012. Giá gỗ là giá phổ biến của cả năm 2012 tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tất cả các phân tích sử dụng EXCEL.

3.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy được thực hiện với 03 yếu tố gồm: 1) năng suất rừng trồng tương ứng với công thức tỉa thưa khác nhau, giá cây đứng và tỷ lệ chiết khấu. Các kịch bản bao gồm: 03 công thức tỉa thưa, 03 mức giá gỗ và 2 tỷ lệ chiết khấu (18 kịch bản). Các mức năng suất tương ứng với 03 công thức tỉa muộn là 450cây/ha, 600 cây/ha và 1.143 cây/ha. Các giá cây đứng gồm: giá phổ biến trong năm (P2), giá tăng 10% (P1) và giá giảm 10% (P3). Các tỉ lệ chiết khấu là 10% và 15%.

3.3.4 Chu kỳ kinh doanh tối ưu

Một vấn đề có tính quyết định là so sánh tốc độ tăng trưởng hàng năm về giá trị gỗ với chi phí để duy trì lô rừng thêm một năm. Nếu duy trì rừng thêm một năm sẽ dẫn đến tiêu tốn chi phí, chúng ta nên thu hoạch tại thời điểm thích hợp (Biểu đồ 1; Pearse, 1967). Giá trị rừng ở 01 tuổi nào đó S(A) là giá tối đa

Page 104: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 103

mà khách hàng có thể mua rừng trừ chi phí tạo rừng đến năm đó.

Trong đó: S(A) = Doanh thu – Chi phí

Người trồng rừng muốn chọn tuổi thu hoạch nhằm tối đa hóa lợi nhuận phải xem xét lợi ích cận biên và chi phí biên (MC) của quá trình phát triển rừng trong nhiều năm. MC là lợi nhuận có thể thu được trên các khoản tiền của việc khai thác gỗ, tức là chi phí cơ hội của vốn (tỷ lệ chiết khấu), r.

Lợi ích cận biên của tăng trưởng cây rừng thêm một năm là:

ΔS= S(A+1) - S(A)

Trong đó ΔS là số tiền tăng thêm do giá trị gỗ sẽ tăng lên nếu cây đứng được phát triển thêm một năm nữa. Tốc độ gia tăng giá trị gỗ ΔS/S(A), đại diện cho tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ rừng. Vì mối quan hệ xích-ma giữa S(A) và A, ΔS/S(A) giảm theo độ tuổi của rừng. Chủ rừng có thể thu hoạch gỗ và đầu tư số tiền thu được tại thời điểm mà một lãi suất tiền gửi (r). Vì vậy, chu kỳ kinh doanh tối ưu về kinh tế cho rừng trồng là thời điểm mà ΔS/S(A) = r (Seang và Them, 2009).

Nghiên cứu này được dựa trên các giả định sau: (1) lợi ích của rừng keo chỉ tính toán dựa trên khối lượng gỗ, (2) tất cả gỗ được thu hoạch vào cuối chu kỳ, (3) đơn giá mỗi mét khối nguyên liệu giấy, gỗ xẻ nhỏ và gỗ xẻ là 29.52 USD, 38.57 USD và 79.05 USD và không thay đổi qua thời gian, (4) không có thiệt hại sâu bệnh, dịch bệnh, hoả hoạn, và (5) lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại trong năm 2012 (15%) được sử dụng làm cơ sở tính toán.

Nguồn: (Pearse, 1967)

Biểu đồ 1. Phần trăm gia tăng giá trị lợi ích của gỗ và lãi suất ngân hàng (%)

Page 105: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

4. Kết quả và thảo luận

4.1 dự đoán sản lượng

4.1.1 Tăng trưởng đương kính và sản lượngBảng 3. Trị số trung bình dbh (cm) của các công thức tỉa thưa khác nhau ở PT2

Thời gian đo cây

(tuổi cây)

Nghiệm thức

450/2y 600/2y 450/3y 600/3yControl 1143

Commer

2.2 10.5 10.2 9.72.5 11.6 11.4 10.72.9 12.8 12.4 11.4 11.3 11.4 10.23.2 14.0 13.3 13.1 12.7 12.1 11.03.5 15.0 14.1 14.1 13.6 12.8 11.63.9 15.8 14.8 15.0 14.2 13.3 12.14.6 16.6 15.4 16.0 15.2 13.84.9 17.1 15.9 16.7 15.7 14.2 13.2

Biểu đồ 2. Tăng trưởng dbh của các công thức tỉa thưa khác nhau ở PT2

Đã có khác biệt về đường kính ngang ngực ở hai thời điểm tỉa thưa, đường kính của tất cả các công thức tỉa thưa cao hơn các đối chứng. Đường kính lớn nhất là của công thức tỉa sớm còn lại 450cây/ha. Hai năm sau khi tỉa thưa (5 năm sau khi trồng), đường kính ngang ngực của cả hai trường hợp tỉa sớm (ở tuổi 2) và tỉa muộn (ở tại tuổi 3) cho mỗi mật độ 450 và 600cây/ha không khác nhau đáng kể.

Page 106: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 105

Bảng 4. Trữ lượng gỗ cây đứng ở tuổi 5

Nghiệm thức Trữ lượng gỗ tỉa thưa (m3)

Trữ lượng gỗ cây đứng sau tỉa thưa (m3)

Tổng trữ lượng(m3)

450/2-y 9.3 92.2 101.5600/2-y 7.8 105.2 112.9450/3-y 22.7 87.8 110.5600/3-y 19.4 102.2 121.6

1.143-control 121.7 121.7Commer 99.0 99.0

Một kết quả tương tự cũng chỉ rõ rằng trữ lượng cây đứng còn lại của các nghiệm thức tỉa thưa thấp hơn đối chứng không tỉa. Với cùng một mật độ, tổng trữ lượng kể cả cây tỉa thưa của nghiệm thức tỉa muộn nhiều hơn tỉa sơm, vì có trữ lượng gỗ tỉa thưa nhiều hơn.

4.1.2 Dự đoán sản lượng

Tương quan giữa Dbh và tuổi cây như sau:

Biểu đồ 3. Tương quan giữa dbh và tuổi cây của các công thức tỉa thưa khác nhau

Ghi chú: Time after planting (years) là thơi gian sau khi trông tinh bằng năm

Page 107: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Trong khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam, Gỗ rừng trồng Keo được phân loại trên thị trường bằng đường kính cuối, có ba loại sản phẩm gỗ: gỗ nguyên liệu giấy (đường kính đầu nhỏ 4-10cm, chiều dài 2,2m); gỗ xẻ nhỏ hay còn gọi gỗ bao bì (đường kính đầu nhỏ 10-18cm, chiều dài 1,2m); gỗ xẻ hay còn gọi là gỗ lóng (đường kính đầu nhỏ > 18cm, chiều dài 2,2m). Căn cứ vào đường kính đầu nhỏ, tương quan giữa đường kính Dnh và tỷ lệ sản phẩm như sau:

Biểu đồ 4. tương quan giữa dbh và tỷ lệ % gỗ xẻ (d > 18cm)

Biểu đồ 5. tương quan giữa dbh và tỷ lệ % gỗ nguyên liệu giấy (d ≤ 10cm)

Trên cơ sở các hàm số dự báo ở biểu đồ 4 và biểu đồ 5 để dự đoán sản lượng cây đứng của rừng thí nghiệm ở tuổi 6 (xem bảng 5)

Page 108: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 107

Bảng 5. dự đoán trữ lượng của các công thức tỉa thưa ở tuổi 6 (7 năm tài chính)

Nghiệm thức Dbh (cm) Trữ lượng (m3/ha)

% Gỗ xẻ % Gỗ xẻ nhỏ

% Nguyên liệu giấy

450/2-year 19.9 124.0 18.4 72.7 8.9600/2-year 18.2 139.5 9.4 74.5 16.1450/3-year 19.4 118.3 15.7 73.2 11.0600/3-year 17.9 134.4 - 82.5 17.5

1.143(control)

15.9 160.6 - 74.5 25.5

Commer 15.2 143.2 - 71.4 28.6

Ở rừng 6 tuổi, trữ lượng cây đứng còn lại của rừng đối chứng và rừng thương mại của Hải Vương vẫn cao hơn so với các nghiệm thức tỉa thưa. Tuy nhiên, tỷ lệ nguyên liệu giấy của các công thức không tỉa cũng cao hơn và không có gỗ xẻ.

4.2 Phân tích kinh tế

4.2.1 Chi phí (xem bảng 6)

- Chi phí làm đất là như nhau cho tất cả các công thức: 71,43USD cho 10 công phát dọn thực bì.

- Chi phí trồng giống nhau cho tất cả các công thức: 57,14USD cho 1.200 cây giống/ha; 35,71USD cho 5 công thiết kế; 107,14USD cho 15 công hố đào; 37,71 USD cho 5 công vận chuyển và rãi cây; 71,43USD cho 10 công trồng/lấp hố; 14,29USD cho 2 công trồng dặm.

- Bón phân

ο Hải Vương: 45,71USD cho 80 kg NPK; 14,29USD cho 2 công bón phân. Năm thứ hai tương tự.

ο ACIAR: 73,34USD cho 440 kg P; 65,31USD cho 114 kg NPK; và 85,71USD cho 12 công bón phân. Chỉ bón phân năm đầu tiên.

- Kiểm soát cỏ dại

ο Hải Vương: Năm 1 chi 52,38USD cho cày 2 lần; 42,86 USD cho 6 công cho làm cỏ trong hàng. Năm 2 chi 22,86USD cho 4L glyphosate; 7,14USD cho 1 công phun thuốc; 52,38 USD cho cày 2 lần. Năm 3 như năm thứ 2

ο ACIAR: Năm 1 chi 45,71USD cho 8L glyphosate với 2 lần phun thuốc diệt cỏ; 14,29USD cho 2 công phun thuốc; 42,85USD cho phát dọn trong hàng. Năm 2 giống năm 1. Năm 3 bằng ½ năm 1.

Page 109: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

- Tỉa cành và tỉa thưa

ο Hải Vương chi 35,71USD cho 5 công tỉa đơn thân.

ο ACIAR: năm 1 chi 35,71 USD cho 5 công cho tỉa đơn thân và tạo hình thân; Năm 2 chi 85,71 USD cho 12 công tỉa tạo hình thân và tỉa cành; Năm 3 chi 57,14 USD cho 5 công cho tỉa cành; 107,14 USD cho 15 công cho tỉa thưa nghiệm thức tỉa sớm 600 cây/ha; 158,27 USD cho 18 công cho tỉa thưa nghiệm thức tỉa sớm 450 cây/ha; Năm thứ 4 chi 107,14 USD cho 15 công cho tỉa thưa nghiệm thức tỉa muộn 600 cây/ha, 158,27 USD cho 18 công cho tỉa thưa nghiệm thức tỉa muộn 450 cây/ha;

- Bảo vệ rừng: 35,71 USD cho 5 công cho mỗi năm.

- Phòng cháy chữa cháy

ο Hải Vương: 21,43 USD cho 3 công/ha/năm phát dọn.

ο ACIAR: 42,86 USD cho 6 công/ha/năm phát dọn.

- Chi thuê đất: 11,9 USD/ha/năm; thuế suất là 4% giá trị tổng sản phẩm thu hoạch nhưng giảm 50%. Hầu như tất cả rừng trồng ở tỉnh Bình Phước đều nộp thuế theo cách này.

- Ban quản lý: 10% chi phí lao động.

4.2.2 Giá gỗ (xem bảng 7)

Ở Đông Nam Bộ của Việt Nam, thị trường cưa xẻ gỗ lớn nhất là ở Hố Nai, thành phố Biên Hòa. Khoảng cách từ Phân Trường 2 đến Hố Nai khoảng 200km. Các công ty chế biến gỗ tham gia dự thầu cạnh tranh để mua gỗ cây đứng. Những người trúng thầu có thể chia sẻ với những người mua rừng khác. Đây là một cách phổ biến của việc mua và bán gỗ cây đứng. Giá gỗ tại cổng các nhà máy cũng là giá chung cho khu vực. Giá gỗ cây đứng bằng giá gỗ tại cổng nhà máy trừ chi phí khai thác, vận chuyển và các chi phí liên quan khác. Giá gỗ thay đổi theo mùa: thông thương giá cao nhất trong quý 3 vì điều kiện thời tiết xấu dẫn đến chi phí khai thác cao hơn và giảm nguồn cung gỗ. Giá thấp nhất là trong quý 1 vì có nhiều ngày nghỉ, có nghĩa là một nguồn cung cấp lao động giảm trong các cơ sở chế biến và nhà máy cũng đã dự trữ gỗ trong kho. Tuy nhiên, gỗ giá biến động trong biên độ hẹp khoảng 10% so với giá trung bình.

Page 110: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 109

Bảng 6. các chỉ tiêu phân tích kinh tế của các nghiệm thức (đơn vị: uSd)

Nội dungcông thức

1.143 600-2y 600-3y 450-2y 450-3y commer

a chi Phí 1,860.09 1,957.23 1,967.23 1,981.51 2,005.80 1,509.05

1 Năm 1 930.09 930.09 930.09 930.09 930.09 717.62

Thuê đất (hàng năm) 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90

Làm đất 71.43 71.43 71.43 71.43 71.43 71.43

Cây giống 57.14 57.14 57.14 57.14 57.14 57.14

Công trồng 264.29 264.29 264.29 264.29 264.29 264.29

Phân bón 224.37 224.37 224.37 224.37 224.37 60.00

Diệt cỏ 107.62 107.62 107.62 107.62 107.62 95.24

Tỉa cành, tỉa thưa 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71

Phòng chống cháy rừng 42.86 42.86 42.86 42.86 42.86 21.43

Bảo vệ rừng 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71

Chi khác (Ban quản lý) 79.05 79.05 79.05 79.05 79.05 64.76

2 Năm 2 313.33 313.33 313.33 313.33 313.33 286.67

Thuê đất (hàng năm) 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90

Phân bón - - - - - 60.00

Diệt cỏ 107.62 107.62 107.62 107.62 107.62 82.38

Tỉa cành, tỉa thưa 85.71 85.71 85.71 85.71 85.71 57.14

Phòng chống cháy rừng 42.86 42.86 42.86 42.86 42.86 21.43

Bảo vệ rừng 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71

Chi khác (Ban quản lý) 29.52 29.52 29.52 29.52 29.52 18.10

3 Năm 3 223.33 320.48 223.33 344.76 223.33 184.29

Thuê đất (hàng năm) 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90

Diệt cỏ 53.81 53.81 53.81 53.81 53.81 82.38

Tỉa cành, tỉa thưa 57.14 142.86 57.14 164.29 57.14 21.43

Phòng chống cháy rừng 42.86 42.86 42.86 42.86 42.86 21.43

Bảo vệ rừng 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71

Chi khác (Ban quản lý) 21.90 33.33 21.90 36.19 21.90 11.43

Page 111: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Nội dungcông thức

1.143 600-2y 600-3y 450-2y 450-3y commer

a chi Phí 1,860.09 1,957.23 1,967.23 1,981.51 2,005.80 1,509.05

4 Năm 4 100.95 100.95 208.10 100.95 246.67 76.67

Thuê đất (hàng năm) 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90 11.90

Tỉa cành, tỉa thưa - - 107.14 - 128.57 -

Phòng chống cháy rừng 42.86 2.86 42.86 42.86 42.86 21.43

Bảo vệ rừng 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71 35.71

Chi khác (Ban quản lý) 10.48 10.48 10.48 10.48 27.62 7.62

5Năm 5 đến 6 (Thuê đất, Pccr, bảo vệ, quản lý)

201.90 201.90 201.90 201.90 201.90 153.33

Năm 7 90.48 90.48 90.48 90.48 90.48 90.48

B doaNh Thu 5,824.92 5,973.27 5,646.44 5,919.95 5,989.64 5,152.54

1 Từ tỉa thưa - 263.98 674.73 316.96 791.96 -

Nguyên liệu giấy - 112.86 237.55 133.74 271.00 -

Gỗ xẻ nhỏ - 151.13 437.18 183.21 520.96 -

Gỗ xẻ - - - - - -

2 Từ khai thác chính 5,824.92 5,709.29 4,971.71 5,602.99 5,197.68 5,152.54

Nguyên liệu giấy 1,207.46 661.05 692.63 326.32 384.59 1,210.17

Gỗ xẻ nhỏ 4,617.46 4,008.41 4,279.08 3,476.89 3,341.40 3,942.37

Gỗ xẻ - 1,039.83 - 1,799.78 1,471.70 -

Nội dungcông thức

1.143 600-2y 600-3y 450-2y 450-3y commer

1 Thu nhập hiện tại thuần (NPV) 1,481.78 1,547.79 1,431.61 1,514.80 1,601.30 1,426.64

2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 0.26 0.27 0.27 0.27 0.29 0.28

3 Tỷ suất lợi ích chi phí (BCR) 1.98 1.98 1.91 1.95 2.00 2.17

Page 112: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 111

Bảng 7. giá gỗ và chi phí sau khai thác gỗ năm 2012 (đơn vị: uSd)

Sản phẩm(loại giá)

giá ở cổng

nhà máy (uSd/m3)

chi phí khai thác

chi phí thu

gom

chi phí bóc vỏ

chi phí vận

chuyển

giá cây đứng

Kích thước gỗ (đường kính/

chiều dài); cm/m

Nguyên liệu giấy (P1) 55.00 3.33 3.33 4.29 9.52 34.52

04 - 10/2.2Nguyên liệu giấy (P2) 50.00 3.33 3.33 4.29 9.52 29.52

Nguyên liệu giấy (P3) 45.00 3.33 3.33 4.29 9.52 24.52

Gỗ xẻ nhỏ (P1) 56.05 3.33 2.86 6.19 43.67

10 - 18/1.2Gỗ xẻ nhỏ (P2) 50.95 3.33 2.86 6.19 38.57

Gỗ xẻ nhỏ (P3) 45.86 3.33 2.86 6.19 33.48

Gỗ xẻ (P1) 99.52 2.86 2.38 6.19 88.10> 18/ 2.2Gỗ xẻ (P2) 90.48 2.86 2.38 6.19 79.05

Gỗ xẻ (P3) 81.43 2.86 2.38 6.19 70.00

4.2.3 Hiệu quả

Ở độ tuổi 6 năm, NPV cao nhất (1.601USD/ha) thuộc mô hình tỉa thưa ở tuổi 3, số cây còn lại 450 cây/ha. NPV thấp nhất (1.427USD/ha) thuộc mô hình trồng thương mại nguyên liệu giấy. NPV cho các công thức khác là trung gian. Thật thú vị khi lưu ý rằng ở độ tuổi này, sự khác biệt lớn nhất giữa các công thức tốt nhất và xấu nhất là không nhiều <200 USD (xem bên dưới).

Biểu đồ 6. So sánh NPv giữa các công thức khác nhau với chu kỳ 7 năm tài chính

Page 113: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

4.3 Phân tích độ nhạy với công thức tỉa thưa, tỷ lệ chiết khấu và giá gỗ

Biểu đồ 7. Phân tích độ nhạy trên 03 công thức tỉa thưa, 02 hệ số chiết khấu 10% và 15% và 03 mức giá (giá phổ biến và giá phổ biến ± 10%; xem bảng 7)

Bảng 8. NPv/ha giữa các công thức tỉa khác nhau và hệ số chiết khấu với giá phổ biến

02 mật độ so sánh (cây/ha)

Hệ số chiết khấu 15% Hệ số chiết khấu 10%NPV (USD) % tăng NPV (USD) % tăng

450 > 600 130 15.9 170 11.9600 > 1100 4 0 -50 -3.4450 > 1100 134 16.5 120 8.1

Ba năm sau khi tỉa thưa, sản lượng và chủng loại sản phẩm gỗ giữa các nghiệm thức đã thay đổi nhưng sự khác biệt không lớn, NPV giữa các công thức đã không tăng nhiều. Sự khác biệt lớn nhất chỉ là 170 USD giữa mô hình 450cây/ha tỉa tuổi 3 và 600cây/ha tỉa tuổi 3 khi tỷ lệ chiết khấu 10%. Để tối đa hóa lợi ích từ tỉa thưa thì chu kỳ kinh doanh dài hơn 6 năm là cần thiết để công thức tỉa thưa phát huy tác dụng. Giá trị gỗ xẻ không có khả năng phát triển trong công thức đối chứng không tỉa.

Page 114: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 113

Bảng 9. NPv/ha giữa các giá khác nhau và hệ số chiết khấu với mật độ 450cây/ha

Yếu tố giáHệ số chiết khấu 15% Hệ số chiết khấu 10%

NPV (USD) % tăng NPV (USD) % tăngP1 > P2 319 33.8 425 26.5P2 > P3 319 51.0 425 36.1P1 > P3 639 102.0 849 72.2

Giá gỗ làm thay đổi NPV lớn nhất. Với tỷ lệ chiết khấu 10%, khi gia tăng 10% giá gỗ làm tăng NPV thêm 425 USD/ha. Vì vậy, người trồng nên liên kết bán gỗ cây đứng khi có giá cao trên thị trường gỗ để tối đa hóa lợi nhuận.

Ở mức giá phổ biến (P2), khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi từ 15% xuống 10%, NPV/ha của các công thức tỉa 450, 600 và 1.143 cây/ha (đối chứng) tăng lên tương ứng 656USD, 616 USD và 670 USD. Tuy nhiên, khi kinh tế ổn định, tỷ lệ chiết khấu dao động nhẹ trong năm, ít khi biến động đến 5%. Vì vậy, tỷ lệ chiết khấu có tác động mạnh trên lợi nhuận kinh tế nhưng người trồng rừng không thể kiểm soát được.

4.4 chu kỳ tối ưuBảng 10. Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu về kinh tế

NămChi phí (USD)

Doanh thu (USD)

Lợi nhuận (USD)

TỶ lệ % giá trị tăng thêm

Tỷ lệ chiết khấu %

1 930 - -9302 313 - -313 153 223 - -223 154 247 792 545 155 101 2.409 2.308 156 101 3.439 3.338 44.6 157 101 5.198 5.097 52.7 158 101 6.981 6.880 35.0 159 101 8.758 8.657 25.8 1510 101 10.634 10.533 21.7 1511 101 12.602 12.501 18.7 1512 101 14.654 14.554 16.4 1513 76 16.785 16.709 14.8 15

Phân tích này (Bảng 10) cho thấy chu kỳ tối ưu về kinh tế để trồng keo lai tại tỉnh Bình Phước sẽ là 13 năm với lãi suất là 15% và cùng với các điều kiện của thí nghiệm. Kết quả tính toán này không chắc chắn vì tốc độ tăng trưởng

Page 115: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

được dự đoán từ các dữ liệu thu thập được của rừng chỉ 5 tuổi và không bao gồm bất kỳ xem xét nào của các tác động tiềm năng như sâu bệnh và thiệt hại do cháy rừng.

5. KếT LuậN

• Ở tuổi 6, trong các công thức tỉa thưa từ 1.143, 600 và 450 cây/ha ở tuổi 2 hoặc tuổi 3 thì đối chứng không tỉa có trữ lượng cây đứng còn lại cao nhất. Tuy nhiên, giá trị gỗ xẻ đã hình thành và tăng lên trong các nghiệm thức tỉa thưa, không có gỗ xẻ trong nghiệm thức đối chứng không tỉa.

• Đối với chu kỳ kinh doanh 06 năm (07 năm tài chính), công thức tỉa thưa ở tuổi 3 để 450cây/ha cho lợi ích kinh tế cao nhất (NPV = 1601USD /ha). Tuy nhiên, sự khác biệt NPV giữa các công thức là nhỏ (<200 USD/ha).

• Ở tuổi 6, giá gỗ có ảnh hưởng lớn nhất trên lợi nhuận tài chính của người trồng rừng; tỷ lệ chiết khấu là yếu tố quan trọng tiếp theo và sau đó là công thức tỉa thưa.

Tài Liệu ThaM Khảo

1. Beadle C.L., Trieu D.T. and Harwood C.E. (2012). Thinning increases the capture of sawlog values in fast-growing plantations of Acacia hybrid in Vietnam. Journal of Tropical Forest Science 25(1): 42-51.

2. Harwood C.E., Beadle C. L., Hai P. H. and Kien N. D. (2007). Sustainable and profitable development of acacia plantations for sawlog production in Vietnam.

3. P.H. Pearse – 1967. Optimal Economic rotation. The Forestry Chronicle, 1967, 43(2): 178-195.

4. Seang L. M., Thêm N. V. (2009) Xác định chu kỳ khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng Tếch ở tỉnh Kampong Cham – Campuchia. Website http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/nvthem/file/.../Chu ky khai thac rung tech.pdf”

Page 116: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 115

11.3 Phụ Lục 3: các BảN ThÔNg TiN Kỹ ThuậT

Bảy bảng hướng dẫn kỹ thuật được chấp thuận và có sẵn với cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các bản hướng dẫn này được thiết lập từ gói vật liệu được giới thiệu cho người dùng thông qua Trung tâm khuyến nông quốc gia. Bảy bản hướng dẫn nêu trên bao gồm:

1. Cách kiểm soát le (do Kiều Tuấn Đạt thực hiện)

2. Kỹ thuật bón phân cây trồng (do Kiều Tuấn Đạt thực hiện)

3. Kỹ thuật tỉa cành nâng cao tán lá ( do Vũ Đình Hưởng thực hiện)

4. Kỹ thuật tỉa đầu cành (do Phạm Văn Bốn thực hiện)

5. Kỹ thuật tỉa thưa cho rừng gỗ xẻ (do Kiều Tuấn Đạt thực hiện)

6. Kỹ thuật lấy mẫu đất (do Lê Thanh Quang thực hiện)

7. Kỹ thuật mô tả đất (do Lê Thanh Quang chuẩn bị)

Các bản hướng dẫn kỹ thuật được đính kèm dưới đây.

Page 117: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Ảnh 1. Le trước khi xử lý

Ảnh 2. Le sau khi phát dọn Ảnh 3. Le tái sinh sau phát dọn

Phương pháp xử lý LeTRANG THÔNG TIN KỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ KEO LAI

Le thuộc họ cỏ, phân bố rộng rãi ở Việt Nam.Le (Pseudoxytenanthera nigro-ciliata (Buese)), có các tên khác như : Le đen; Le lông đen; Tre rìa đen, chúng thường phân bố ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên. Đây là loài cây rất khó tiêu diệt dưới tán rừng trồng Keo.Le sinh trưởng nhanh, chúng có khả năng tái sinh mạnh sau khai thác rừng và tạo ra nhiều cành nhánh sau khi cắt.Nếu như không được xử lý, Le có khả năng lấn át rừng Keo trong năm đầu.

LE NHƯ MỘT LOÀI CỎ DẠI

LE NHƯ MỘT LOÀI CỎ DẠI

1. Phát dọn và tái sinh - Phát dọn Le trước khi chúng bắt đầu cạnh tranh tới rừng Keo mới trồng (Ảnh 1). - Cần cắt Le sát gốc (Ảnh 2). - Để Le mọc cao khoảng 30 cm (Ảnh 3).

2. Pha thuốc diệt cỏPha Glyphosate (200ml Roundup 480SC) với Pulse penetrant (20ml) trong 16 lít nước (Ảnh 4).

3. Phương pháp tiến hành- Phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi lặng gió.- Phun đều thuốc trên toàn bộ bụi Le.- Chỉ sử dụng bình bơm tay. Ảnh 4. Pulse và Roundup

Page 118: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 117

Phương pháp xử lý Le4. Kiểm tra - Dấu hiệu Le sẽ chết khi cành và lá ngả màu vàng úa sau một tuần phun thuốc. - Le chết dần sau ba tuần phun thuốc. (Ảnh 5).

5. Số lần xử lý - Lần 1: Trước khi trồng rừng - Lần 2: Khi rừng trồng được 6 tháng (Ảnh 6) - Lần 3: Áp dụng tùy tình hình tái sinh của Le (Ảnh 7)

VẤN ĐỀ SỨC KHỎE, AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG- Luôn luôn mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay cao su, khẩu trang và giặt chúng sau mỗi lần sử dụng.- Không được làm ô nhiễm nguồn nước.- Tránh xa trẻ em.- Sau khi phun thuốc, rửa tay và mặt bằng nước xà phòng trước khi ăn, uống hay hút thuốc.- Nếu xảy ra ngộ độc cần liên hệ với Bác sĩ hoặc Trung tâm phòng chống độc.

THÔNG TIN VỀ THUỐC DIỆT CỎRoundup 480SC là chất diệt cỏ được phân phối tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần HAI, số 28 đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.Pulse là dung dịch chất kết dính làm tăng khả năng thẩm thấu của chất diệt cỏ, đây là sản phẩm của công ty Technologies USA Pty Ltd.

THÔNG TIN KHÁCCó thể phun thuốc diệt cỏ 2 lần trên toàn bộ diện tích rừng trồng để trừ các loài cỏ dại. Một hécta cần pha 4.0 lít Roundup + 200 ml Pulse trong 100 lít nước.

Lời cảm ơn: Cảm ơn TS. Chris Beadle đã hiệu đính bản tiếng anh.

Ảnh 5. Bụi Le sau 3 tuần xử lý thuốc Ảnh 6. Xử lý bụi Le lần 2 Ảnh 7. Hoàn thành 3 lần xử lý bụi Le

Địa chỉ liên hệ:

Kiều Tuấn ĐạtViện Khoa học Lâm nghiệp

Nam Bộ01 Phạm Văn Hai, Tân Bình,

TP.Hồ Chí MinhE-mail:

[email protected]

Trình bày bởi Ottenschlaeger, CSIRO

Xuất bản: 31/03/2011

Page 119: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Phương pháp bón lót phântrong trồng rừngTRANG THÔNG TIN KỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ KEO LAI

Phân bón có tác động tích cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng, nó ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng Keo laiCác loại đất đất trồng rừng hiện nay ở Việt Nam đều thiếu lân dễ tiêu trong đất, do vậy làm ảnh hưởng đến năng suất của rừng trồngKeo lai là loài cây có khả năng cố định đạm nên nhu cầu chủ yếu của cây là phân lân. Do vậy, việc bón lót phân lân rất cần thiết khi trồng rừng Keo laiQui trình bón, liều lượng bón và kỹ thuật bón không đúng sẽ làm giảm tác dụng của phân bón đối với cây trồng

GIỚI THIỆU

KỸ THUẬT BÓN LÓT1. Loại phân bón và liều lượng bón- Loại phân bón sử dụng phân lân P205, hàm lượng 16,5% P, tương đương 7,1% lân nguyên tố (Ảnh 1)- Lân (P) cũng có thể được sử dụng từ phân N:P:K giống như việc bón phân super lân.- Lượng phân bón (P) có liên quan đến (i) loại đất và (ii) hệ thống kỹ thuật lâm sinh áp dụng. - Bón từ 10 - 20 kgP/ha.

2. Liều lượng bón 10 kg P/ha cho 3 loại mật độ trồng khác nhau- Với mật độ trồng 1667 cây/ha (3m x 2m) tương đương 83 g P205 /cây (gấp đôi khi bón 20kgP/ha)- Với mật độ trồng 1333 cây/ha (3 m x 2,5m), tương đương 103 g P205 /cây (gấp đôi khi bón 20kgP/ha)- Với mật độ trồng 1100 cây/ha (3m x 3m), tương đương 125 g P205 /cây (gấp đôi khi bón 20kgP/ha)- Sử dụng ca đong với liều lượng phù hợp (Ảnh 2).

3. Kỹ thuật bón- Cuốc hố trồng rừng kích thước 40 x 40 x 40cm- Bón phân và trộn đều với đất dày 10 cm dưới đáy hố- Lấp đất đầy hố và trồng cây sau từ 7 – 10ngày. (Ảnh 3) Ảnh 4. Pulse và Roundup

Ảnh 2. Chuẩn bị phân bón

Ảnh 1. Loại phân bón

Page 120: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 119

Phương pháp bón lót phântrong trồng rừng4. Chất lượng rừng sau bón phân- Bón phân lân (P) có thể làm tăng sức khỏe và sinh trưởng của cây Keo lai ở giai đoạn mới trồng(Ảnh 6)- Bón phân lân với liều lượng cao có thể làm tăng số cành nhánh lớn, do vậy cần tăng số lần tỉa form thân cây “xem hướng dẫn kỹ thuật tỉa đầu cành”- Rừng trồng Keo lai tại Bình Phước có bón lót 50 kg P/ha và kiểm soát thực bì bằng thuốc diệt cỏ, sau 2,5 có đường kính trung bình 10,7cm; rừng khi bón lót 18 kg P/ha và kiểm soát thực bì bằng cày giữa hàng cho đường kính trung bình 9,4cm (Ảnh 6).

AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG- Luôn luôn mặc quần áo bảo hộ, đi găng tay cao su và đeo khẩu trang trong khi bón.- Sau khi bón phân phải tắm rửa vệ sinh trước khi ăn uống.- Không được làm ô nhiễm ao hồ, sông suối.

THÔNG TIN VỀ SẢN PHÂN BÓNPhân Super lân Lâm Thao 16 – 16,5% P, sản xuất tại công ty SUPE phốt phát và hóa chất Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - Việt Nam.Phân lân Văn Điển 15 – 17% P, sản xuất tại công ty CP phân lân nung chảy Văn Điển – Hà Nội.

THÔNG TIN KHÁCCó thể bón 265g P205/cây + 100g NPK (16:16:8)/cây vẫn đảm bảo lượng tổng lượng phân lân là 50kg P/ha (ở mật độ trồng 1666 cây/ha).Tác dụng của phân lân (P) có hiệu quả nhất làn bón lót khi trồng rừng, nhưng cũng có thể bón thúc trong vài năm đầu nếu rừng trồng không có bón lót.

Lời cảm ơn: Cảm ơn TS. Chris Beadle đã hiệu đính bản tiếng anh.

Địa chỉ liên hệ:

Kiều Tuấn ĐạtViện Khoa học Lâm nghiệp

Nam Bộ01 Phạm Văn Hai, Tân Bình,

TP. Hồ Chí MinhE-mail:

[email protected]

Trình bày bởi Ottenschlaeger, CSIRO

Xuất bản: 15/4/2011

Ảnh 4,5. Keo lai có bón phân lân và không bón Ảnh 6. Trái (bón 50 kg P/ha); Phải (bón 18 kg P/ha)

Page 121: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Cách tỉa nâng độ cao tán TRANG THÔNG TIN KỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ KEO LAI

Keo lai thường tạo ra nhiều cành, chúng tạo thành các mắt (Hình 1); những mắt này làm giảm giá trị của gỗ xẻ và gỗ ván lạng (vernia)Tỉa nâng cành để nâng cao độ cao tán (lift pruning) là quá trình loại bỏ những cành từ gốc cây lên trên; gỗ phát triển sau khi tỉa cành sẽ không có mắt và được coi là gỗ sạch.Tỉa đi những cành lớn, cành đã chết và tỉa vào mùa mưa sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm bệnh có thể dẫn đến những khuyết tật gỗ sau này.Tỉa đầu cành (tip pruning) được thực hiện trước khi tỉa nâng độ cao tán sẽ tránh được sự phát triển của những cành lớn (xem phương pháp tỉa đầu cành).Cành phải được tỉa vào mùa khô và khi cành còn đang sống.

GIỚI THIỆU

SỰ CAN THIỆP

KỸ THUẬT

Tỉa lần 1 khi cây có đường kính ngang ngực (D1.3) đạt từ 7 - 8 cm, chiều cao 7 - 8 m và trước khi rừng khép tán. Chiều cao được tỉa từ 2 – 2,5m (Hình 2) hoặc 25 – 30 % chiều cao tán.Tỉa lần 2 tới độ cao 4,5 m từ mặt đất, nên thực hiện khi độ cao cây đạt từ 10 -11 m (Hình 3); tỉa lần 3 đến độ cao 6.5 m trên mặt đất (để cho 6 m gỗ xẻ) cũng nên được thực hiện khi cây đạt chiều cao từ 12 -14 m

- Loại bỏ tất cả các cành đang sống lên tới độ cao phù hợp cho mỗi lần tỉa.- Những cành có đường kính < 3 cm được cắt bằng kéo (Hình 4); và những cành >3cm được cắt bằng cưa tay (Hình 5), trước khi cắt cần cắt ở phía dưới trước để tránh làm xước vỏ cây.- Bề mặt vết cắt nên song song và sát thân.- Dụng cụ phải sắc đảm bảo vết cắt nhẵn và tránh xước vỏ thân cây (Hình 6, 7); những chỗ vỏ và gỗ cây bị tổn thương có thể là nơi xâm nhập của nấm bệnh.

Hình 1. Trước tỉa cành lần 1 Hình 2. Sau tỉa cành lần 1 tới độ cao 2m

Hình 3. Sau tỉa cành lần 2 tới độ cao 4,5m

Page 122: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 121

THỰC HÀNH TỐT

Cách tỉa nâng độ cao tán

Hình 4. Tỉa cành bằng kéo Hình 5. Tỉa cành bằng cưa Hình 6. Vết cắt nhẵn (tốt) Hình 7. Vỏ bị tước (không tốt)

Việc tỉa đầu cành luôn được thực hiện trước khi tỉa nâng độ cao tán; nếu cần thiết có thể tiến hành ở cùng một thời điểm (Hình 8)Việc bỏ qua tỉa đầu cành sẽ dẫn đến sự phát triển của những cành lớn và những vết nứt giữa thân cây và cành. Cành và thân cây có thể bị gẫy khi có gió mạnh (Hình 9)

Hình 9. Cây sau khi được tỉa cành không tốt

Hình 8. Cây được tỉa đầu cànhvà tỉa nâng độ cao tán

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Các kết quả nghiên cứu và quan sát ngoài thực địa đã cho thấy rằng: - Những mắt chết được tạo ra bởi những cành chết và những vết cắt cành lớn là nguyên nhân chính của khuyết tật ở ván gỗ.- Những cây nhiều thân chính và các cành lớn ở trên độ cao tỉa dễ bị gẫy bởi gió mạnh (Hình 9)

Lời cảm ơn: Cảm ơn TS. Chris Beadle đã hiệu đính bản tiếng anh.

Địa chỉ liên hệ:

Phạm Văn BốnViện Khoa học Lâm nghiệp

Nam Bộ01 Phạm Văn Hai, Tân Bình,

Tp. Hồ Chí Minh.E-mail:

[email protected]

Trình bày bởi Maria Otten-schlaeger, CSIRO

Xuất bản: tháng 5/2012

Page 123: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Phương pháp cắt đầu cànhTRANG THÔNG TIN KỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ KEO LAI

Các loài keo nhiệt đới thường có hiện tượng đa thân nhiều cành nhánh, thường được tỉa giữ lại một thân chính khi cây được 4 – 6 tháng tuổi . Khi cắt các thân phụ và tỉa cành sát thân chính sẽ tạo ra các vết thương lớn.Keo lai mới trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh, nếu không tác động thì rất nhiều dòng sẽ bị đa thân và nhiều cành lớn (Ảnh 1).Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho việc tạo dáng nhằm loại bỏ các thân phụ và cành lớn là yêu cầu cần thiết trong trồng rừng gỗ xẻ. Cắt đầu cành là loại bỏ một phần độ dài của thân phụ và cành lớn. Lợi ích của việc cắt đầu cành đó là:- Loại bỏ một phần thân phụ và cành lớn nhưng vẫn giữ lại diện tích lá cần thiết cho cây sinh trưởng;- Tránh việc cắt thân phụ và cành lớn sát với thân chính khi cây còn nhỏ để giảm xâm nhập của nấm bệnh.

GIỚI THIỆU

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1,0 – 1,5 m

Yêu cầu áp dụng 3 lần cắt đều cành để tạo ra cây đơn thân và thẳng đền độ cao 4,5 m. Nên tỉa những cây khi chiều cao vút ngọn của chúng là:

- Chọn lựa và giữ lại thân chính. Thân chính phải có chiều cao và đường kính lớn nhất và sinh trưởng theo chiều thẳng đứng.- Cắt đi ½ chiều dài thân phụ hay cành lớn có khả năng cạnh tranh với thân chính (Ảnh 2, 3)

2,5 – 3,0 m và 4,5 – 5,0 m

- Chọn và giữ lại thân chính theo nguyên tắc trên (Hình 4).- Chọn các cành lớn (có đường kính >3 cm) để cắt.- Cắt bỏ 50% chiều dài các thân phụ và cành lớn (Ảnh 5).- Ở lần cắt thứ 3 cần dùng thang gấp, không dựa thang vào thân và làm tổn thương dẫn tới đổ gãy cây!

Ảnh 1. Cây trước khi tỉa Ảnh 2. Cắt bỏ các thân phụ và cành lớn Ảnh 3. Cây sau khi tỉa

Ảnh 5. Cắt bỏ thân phụ và các cành cạnh tranh

Ảnh 4. Sự phân cành ở độ cao 2,5 – 3,0 m

Page 124: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 123

Phương pháp cắt đầu cành

Cắt bỏ một phần thân phụ hay cành lớn nhằm làm giảm sự sinh trưởng của chúng đồng thời thúc đẩy sinh trưởng thân cây chính. Điều này cho phép:

Tạo ra được một thân cây chính (Ảnh 6a, c).Những cành bị cắt ngọn góp phần thúc đẩy sinh trưởng cho thân chính và được cắt sát thân ở lần kế tiếp (Ảnh 6b). (Xem thêm phần kỹ thuật tỉa sát thân).

KIỂM SOÁT XỰ XÂM NHẬP NẤM BỆNHCắt đầu cành sẽ: - Giảm tiết diện vết thương do vị trí cắt cành xa thân chính;- Sẽ để lại một đoạn cành từ chỗ cắt tới thân chính.Các dụng cụ để cắt đầu cành phải sắc bén, tốt nhất là dùng kéo cắt cành chuyên dụng. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho lành vết thương và không bị nấm mục phá hại cho tới thời điểm cắt cành sát thân. (Ảnh 7, 8).

THÔNG TIN HỮU ÍCHTạo dáng thân keo lai còn hạn chế vì có thể ảnh hưởng bởi:

Địa chỉ liên hệ:

Vũ Đình HưởngViện Khoa học Lâm Nghiệp

Nam Bộ01 Phạm Văn Hai, Tân Bình,

TP. Hồ Chí MinhE-mail:

[email protected]

Trình bày bởi Ottenschlaeger, CSIRO

Xuất bản: 2011

T

TẠO DÁNG THÂN ĐẸP

Ảnh 6. Cành lớn được cắt ở độ cao từ 1.0 đến 1.5 m sau 5 tháng xử lý (a) trước khi cắt (b) sau khi tỉa sát thân bằng cưa (c) 7 tháng sau khi cắt đầu cành ở độ cao từ 2.5 đến 3.0 m. Thân cây giữ lại có hình dáng thẳng và đẹp

Ảnh 7. Hiện trạng vết cắt cành sau 7 tháng (a) phần dưới vết cắt (b) bề mặt vết cắt sát thân chính. Vết cắt này sẽ không bị nấm mục phá hại.

Lời cảm ơn: Cảm ơn TS. Chris Beadle đã hiệu đính bản tiếng anh.

Nguồn giống: một số dòng keo lai có dáng thân đẹp so với các dòng khác do đó ít cần áp dụng biện pháp cắt đầu cành;Tuổi vườn vật liệu lấy hom: Cắt hom giống từ vườn vật liệu già sẽ tạo ra độ vượt kém và có dáng thân xấu so với việc lấy hom ở tuổi trẻ;Lập địa và cung cấp dinh dưỡng: Tốc độ sinh trưởng nhanh đồng nghĩa với việc tác động xấu tới hình thân cây và yêu cầu tăng số lần cắt đầu cành.

Page 125: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Kỹ thuật tỉa thưa rừng keo cho gỗ xẻTRANG THÔNG TIN KỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ KEO LAI

THỰC HÀNH

Tỉa thưa rừng là làm giảm mật độ lâm phần, tạo điều kiện cho những cây giữ lại tiếp cận với ánh sáng, dinh dưỡng và đất nhằm thúc đẩy sinh trưởng đường kính cây rừng.Keo lai có tốc độ sinh trưởng rất nhanh trong thời gian đầu; sự cạnh tranh giữa các cây ở lâm phần không tỉa thưa sẽ tác động đến sinh trưởng của từng cá thể.

GIỚI THIỆU

1. Thời điểm tỉa thưa.- Tỉa thưa được tiến hành vào đầu mùa mưa để giảm tối đa ảnh hưởng đến sinh trưởng của lâm phần- Tỉa thưa lần đầu tiên khi rừng đạt đường kính trung bình từ 8 – 9 cm hoặc từ 11 – 12 cm (Ảnh 1).- Ở lập địa đã có sự hỗ trợ để tăng nhanh tốc độ sinh trưởng (xem kỹ thuật bón lót trong trồng rừng) thì lần tỉa thưa đầu tiênsẽ được thực hiện từ tuổi 2 đến tuổi 3.

2. Cường độ tỉa thưa.- Cho lâm phần có mật độ trồng 1100 cây/ha hoặc 1667 cây/ha, tỉa thưa lâm phần tương ứng với mật độ để lại từ 600 – 900 cây/ha. Khi thu hoạch cây sẽ có đường kính trung bình từ 20 - 25cm (ở mật độ 600 cây/ha) và từ 15 - 20cm (ở mật độ 900 cây/ha)- Nếu kinh doanh gỗ có đường kính lớn hơn thì cần thiết phải có tỉa thưa lần 2 (Ảnh 3).

Rừng sau tỉa thưa không ổn định dễ bị nghiêng hoặc đổ gãy khi gió mạnh. Rừng trồng ở những nơi dốc và những khu vực dễ bị thiệt hại do bão nên tỉa thưa cần sự can thiệp nhiều hơn để đảm bảo sự ổn định của lâm phần (Ảnh 4).

Để duy trì tốc độ sinh trưởng cao, tỉa thưa phải được tiến hành khi lâm phần đã khép tán.Trong một số môi trường, tỉa thưa rừng giúp giảm được tỷ lệ nấm bệnh, ví dụ bệnh phấn hồng.Tỉa thưa là một công cụ lâm sinh có hiệu quả để quản lý rừng trồng keo cho gỗ xẻ được trồng ở mật độ 1100 cây/ha và 1667 cây/ha.

3. Thách thức trong tỉa thưa.

Page 126: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 125

Kỹ thuật tỉa thưa rừng keo cho gỗ xẻ4. Kỹ thuật bài cây.- Giữ lại cây có hình dáng tốt, một thân, đường kính lớn, cành nhỏ (Ảnh 5).- Cây tỉa là những cây có hình thân xấu, đường kính nhỏ, cành lớn, đa ngọn và bị sâu bệnh hại. - Để đảm bảo khoảng cách , không chặt tỉa quá 2 cây liên tiếp trên cùng một hàng ở bất kỳ hàng nào.

5. Kỹ thuật chặt hạ và vận chuyển- Tuân thủ đúng qui trình khai thác, làm đổ cây vào giữa hàng và không làm ảnh hưởng đến thân và tán cây chừa lại (Ảnh 6).- Chỉ lấy ra những sản phẩm gỗ, phần cành nhánh để lại rừng để tăng lượng dinh dưỡng trả lại cho rừng.- Chỉ sử dụng xe vận xuất chạy trong khu vực đã thiết kế để tránh nèn chặt đất và gây tổn thương đến cây chừa lại.

6. Tác động của tỉa thưa- Rừng sau khi tỉa thưa chiều cao tăng chậm. Tuy nhiên chỉ số lá (LAI) của từng cây tăng nhanh, làm khả năng sinh trưởng của cây góp phần nâng tác động của tỉa thưa rừng.- Rừng sau tỉa thưa 1 năm có thể tăng đường kính trung bình từ 3 – 4 cm/năm (Ảnh 7).- Ở Đồng Hới miền trung Việt Nam, tỷ lệ phần trăm gỗ xẻ tăng từ 6,7% ở lâm phần không tỉa (mật độ 1000 cây/ha) tới 18,8% (ở mật độ 600 cây/ha) sau 2 năm tỉa thưa.THÔNG TIN BỔ ÍCH KHÁC- Tỉa thưa phải cần thêm tác động tỉa hình thân (xem kỹ thuật tỉa đầu cành) và tỉa nâng độ cao tán (xem kỹ thuật tỉa nâng độ cao tán) để nâng chiều cao chất lượng cây cho gỗ xẻ.- Việc bón bổ sung phân lân sau khi tỉa thưa có thể làm tăng sinh trưởng của cây ở những nơi có điều kiện lập địa nghèo dinh dưỡng.- Tỉa thưa và thu hoạch rừng keo lai hom nên được quản lý trong chu kỳ kinh doanh tối đa từ 8 - 10 năm sẽ hạn chế bệnh rỗng ruột làm giảm giá trị của gỗ.

Địa chỉ liên hệ:

Kiều Tuấn ĐạtViện Khoa học Lâm nghiệp

Nam Bộ01 Phạm Văn Hai, Tân Bình,

TP.Hồ Chí MinhE-mail:

[email protected]

Trình bày bởi Ottenschlaeger, CSIRO

Xuất bản: 15/5/2012Lời cảm ơn: Cảm ơn TS. Chris Beadle đã hiệu đính bản tiếng anh.

Ảnh 6. Kỹ thuật chặt hạ và để lại cành nhánh

Ảnh 7. Rừng tỉa thưa sớm sau 12 tháng

Page 127: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Làm thế nào để thu mẫu đất TRANG THÔNG TIN KỸ THUẬT CHO KEO LAI

Các thành phần hóa học trong đất là yếu tố quan trọng cho việc quyết định có nên hay không sử dụng phân bón nhằm nâng cao năng suất tối đa của rừng trồng.Thu mẫu và tiến hành quá trình phân tích mẫu đát cần phải thực hiện chi tiết và hết sức cẩn thận nhằm đảm bảo tính đại diện cho khu vực và khả năng lặp lại của thí nghiệm.

CÁC YẾU TỐ

NGOÀI HIỆN TRƯỜNG1. Yêu cầu khi lấy mẫuLớp đất tầng mặt bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, do đó mẫu đất có thể được xem là đại diện của khu vực nghiên cứu đó khi nó bao gồm nhiều mẫu nhỏ khác nhau. Vì thế, chúng tôi khuyên là 1 mẫu sẽ bao gồm 9 mẫu nhỏ hoặc vị trí khác nhau trong cùng 1 ô mẫu và có thể phân chia dựa trên độ sâu của phẫu diên: 0-10 cm và 10-20 cm

2. Phương pháp tiến hànhKhoan dài có thể được sử dụng nhằm thu cả mẫu có độ sâu khác nhau 0-10 cm và 10-20 cm. Phương pháp tiến hành theo các bước sau: - Làm sạch lớp mùn cho tới khi chạm lớp đất khoáng, lớp đất mặt này không được xáo trộn. - Nhấn khoang đến 0-10 cm hay 10-20 cm, có thể xoay và nhấn nếu cần thiết (Hình 1). - Xoay khoan nhằm làm tách cột đất - Nếu cần thiết, có thể sử dụng gậy thép nhằm nén đất trong lõi của khoan trước khi rút khoan lên. Bước này sẽ giúp giữ đất trong khoan. - Lắc mạnh khoan từ các phía nhằm tạo lỗ lớn - Rút khoan lên. - Lấy mẫu đất từ khoan ra và cho vào vật thùng chứa hoặc túi đựng đã được đánh dấu. Nếu mẫu thu dài 20 cm, cẩn thận phân chia các phần có độ sâu khác nhau 0-10 cm và 10-20 cm vào trong vật chứa (Hình 2).

Hình 1. Cắm khoan vào đất

Hình 2. Phân chia các tầng đất

Page 128: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 127

Làm thế nào để thu mẫu đất 2. Phương pháp tiến hành (tiếp theo) - Lặp lại bước 1 đến bước 9 cho tổng 9 lần thu mẫu trong mỗi ô mẫu, sau đó đặt tất cả các mẫu đất với cùng độ sâu và cùng ô mẫu vào trong một túi. Chín mẫu nhỏ này nên được lấy từ các địa điểm đại diện cho các khu vực khác nhau của ô mẫu.

TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

3. Xử lý mẫuCác mẫu đất mới thu nên được đem về phòng thí nghiệm và tiến hành theo các bước sau:

Thông tin liên hệ:Lê Thanh Quang

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

01 Phạm Văn Hai, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

E-mail:[email protected]

Trình bày bởi Maria Otten-schlaeger, CSIRO

Hoàn thành : 06/07/2012

Hình 3. Trộn mẫu nhỏ thu ngoài đồng

Các mẫu đất có thể được chia nhỏ tại đồng nhằm làm giảm lượng mẫu nếu cần thiết.Trộn mẫu đất bằng cách cuộn tròn tấm ni long, sau đó trải chúng ra và loại bỏ 1 góc tư của mẫu. (Hình 3). Qúa trình này có thể được lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được lượng mẫu có thể sử dụng. Thông thường thì ít nhất 200 gram của các mẫu đất có kich cỡ <5 mm nên được giữ lại.

Sử dụng rây 5mm để phân loại các phần có kich cỡ nhỏ hơn 5 mm. Loại bỏ phần có kích cỡ lớn hơn 5mm. Hong khô phần có kich cỡ nhỏ hơn 5 mm 40-60°C, sau đó cân.Sử dụng màng rây 2 mm để phân loại và cân 50-100 g. Bước này sẽ cho lượng mẫu đất cần thiết cho các bước phân tích tiếp theo. Sấy khô phần có kich cỡ nhỏ hơn 5 mm ở 105°C trong 24 giờ, sau đó cân lại lượng mẫu nhằm thu đươc độ ẩm trong mẫu. Tùy vào phương pháp phân tích mà đất sấy khô hay hong khô có thể được sử dụng.Nếu cần thiết, đất sấy khô có thể được bảo quản trong túi nylon cho đến khi phân tích.

Lời cảm ơn: Cám ơn tiến sỹ Daniel Mendham đã giúp đỡ chỉnh sửa tiếng anh.

Page 129: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Làm thế nào để lựa chọn lập địaTHÔNG TIN KỸ THUẬT CHO KEO LAI

Lựa chọn lập địa là một bước quan trọng hướng tới để đảm bảo rằng trồng rừng có khả năng phát triển hiệu quả và lợi nhuậnĐộ dày của tầng đất và độ phì là những yếu tố quan trọng cần được lựa chọn cho một lập địa thích hợpMô tả phẫu diện đất là một cách để để đánh giá tốt các yếu tố và xác định lập địa phù hợp cho trồng rừng keo lai

CÁC YẾU TỐ

ĐÀO PHẪU DIỆN ĐẤT

Phẫu diện phổ biến được đào có độ sâu khoảng 1m. Phần chính có thể dùng khoan để đào sâu hơn. Phẫu diện đào phải để lộ bề mặt chiều rông một bên khoảng 1m và có bậc thang để di chuyển và tiếp cận với phần phía trước ( Hình 1 và 2).

MÔ TẢ ĐẤT

1. Độ sâu tầng đấtGhi lại những chiều sâu theo tầng đất của những tầng mô tả với một thước đo được đặt xuống phía bên của hố. Lưu ý rằng không phải tất cả các loại đất đều có tất cả các chiều sâu như nhau. Do đó, chỉ có những độ sâu hiện tại cần phải được mô tả ngoài trời có thể như (Ảnh 2).Tầng O chiếm ưu thế bởi các vật liệu hữu cơ và có thể hoặc không có sự hiện diện của tầng O1 hoặc O2- O1 chủ yếu là mảnh vụn, khó phân hủy- O2 chủ yếu thành phần phân hủy

Page 130: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 129

Mô tả đất tiếp theo…

2. Màu sắc đất

Thành phần khoáng- Tầng mặt A cùng với một số thành phần khoáng sản tích tụ của các chất hữu cơ * Tầng A1 là tầng gần bề mặt nhất, là tầng có màu tối và là tầng hoạt động hầu hết của sinh vật. * A2 thường có một số chất hữu cơ, nhưng không nhiều như A1 * A3 là một tầng chuyển tiếp giữa tầng A và tầng B- Tầng B thường có các chất hữu cơ ít hơn tầng A và đươc định nghĩa như sau. * Tầng B1 là tầng chuyển tiếp giữa tầng A và tầng B * Tầng B2 (B3, B4…) có một hoặc nhiều điều sau đây: + Khác nhau về cấu trúc hoặc tính nhất quán hoặc sự đậm về màu sắc + Sự bồi lắng, tích tụ hoặc các nông độ đất sét silicate, sắt, nhôm hoặc mùn, một mình hoặc kết hợp lại với nhau * Tầng C thường chỉ có một phần thời tiết và được đặc trưng bởi thiếu sự phát triển của thổ nhưỡng * Độ sâu của đá trầm tích sẽ ghi chép lại, nếu biết

Làm thế nào để lựa chọn lập địa

Màu sắc của các lớp được đinh nghĩa ở trên được ghi lại bằng cách kết hợp nó với màu sắc gần nhất trên bảng hệ thống màu MunsellGhi lại giá trị màu (Hue) và cường độ màu của đất (chroma), ví dụ 10YR4/2Màu sắc của đất đươọc ghi lại hoặc miêu tả cho đất ẩm, vì vậy nước có thể được thêm vào cho loại đất khôLưu ý những vết lốm đốm dựa trên sự phong phú về kích thước, độ tương phản và màu sắc

Page 131: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Mô tả đất tiếp theo…

Làm thế nào để lựa chọn lập địa

Kết cấu đất Đặc điểm dạng viên của đất Kích cỡ

Không gắn kết, các viên không thể dính nhau

Có sự gắn kết nhẹ

Có sự gắn kết nhẹ, nhiều hạt cát dính vào đầu ngón tay

Có sự kết dính nhưng hạt cát thì rời rạc

Có sự kết dính, xốp, không rỏ ràng giữa các hạt cátoherent

Các hạt mạch lạc với nhau, rất mịn, mượt khi thao tác

Kết dính mạnh, cát hơi rời rạc

Dính như hạt nhựa, mịn dễ thao tác

Dính như hạt nhựa, mịn dễ thao tác

Giống như hạt nhựa, mịn, dễ thao tác, dể tạo ra như dây băng

Giống như hạt nhựa, mịn, dễ thao tác, dể tạo ra như dây băng

Giống như hạt nhựa, mịn, dễ thao tác,tạo thành các thanh không gãy dể tạo ra như dây băng

Giống như hạt nhựa, mịn, dễ thao tác,tạo thành các thanh không gãy dể tạo ra như dây băng

Giống như hạt nhựa, mịn, dễ thao tác, tạo thành các thanh không gãy dễ tạo ra như dây băng

Không phân cở hạt

~5 mm

5-15 mm

15-25 mm

~25 mm

~25 mm

25-40 mm

40-50 mm

40-50 mm

50-75 mm

~75 mm

~75 mm

>75 mm

>75 mm

Cát

Cát pha thịt

Thịt pha cát

Thịt

Thịt

Sét pha thịt

Sét pha thịt

Sét pha thịt

Sét pha thịt

Sét nhẹ

Sét nhẹ đến trung bình

Sét trung bình

Sét trung bình đến nặng

Sét nặng

Page 132: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 131

Lấy một mẫu đất vừa đủ để vào lòng bàn tayCho nước vào làm ẩm, nhưng chỉ sử dụng một lượng ít và đúng thời điểmNhào cho đến khi tròn và không còn dính vào ngón tay, điều này được gọi là điểm dínhTiếp tục nhào và làm ẩm, thường từ 1-2 phút cho đến khi không có sự thay đổi vòng tròn của đất Nhấn ra một dãy giữa ngon tay trỏ và ngón tay cáiDạng kết cấu đất thường gắp được thể hiện bên bảng đối diện

Mô tả đất tiếp theo…

Làm thế nào để lựa chọn lập địa

Kết cấu đất thường được thực hiện tốt trên phần đất (<2 mm) cho mỗi phần xác định ở trên. Đối với đất có những mảnh thô cần phải sàng trước, kết cấu đất được đánh giá trên các dạng viên, cần chuẩn bị như sau:

3. Kết cấu

4. Cấu trúc đấtCấu trúc đất là tính khác biệt về cấu trúc, hình dạng, thổ nhưỡng hoặc tổng hợp của các loại đất và có các loại được thề hiện ở bảng bên cạnh

Cấu trúc đất Miêu tả

Dạng hạt đơn

Dạng khối

Dạng cấu trúc yếu

Cấu trúc trung bình

Cấu trúc mạnh

Lỏng lẻo, rời rạc, khối lượng của các hạt đơnkhông có cấu trúc

Có sự kết dính nhưng không có cấu trúc rõ ràng

Cấu trúc không rõ ràng và hầu như không thểquan sát được

Cấu trúc hình thành tốt, rõ ràng về chân

Khác biệt về các chân của cấu trúc đất

Page 133: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Thông tin liên hệ:Lê Thanh Quang

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

01 Phạm Văn Hai, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

E-mail:[email protected]

Trình bày bởi Maria Ottenschlaeger, CSIROHoàn thành : 06/07/2012

Mô tả đất tiếp theo…

Làm thế nào để lựa chọn lập địa

Sức nén của đất là khả năng chống phá vỡ hoặc biến dạng. Sức nén của đất đươọc thử nghiệm trên một mảnh có đường kính 20mm

AN TOÀN VÀ SỨC KHỎEPhẫu diện sâu hơn 1m là khá nguy hiểm và là bất hợp pháp ở một số khu vực pháp lý. Hố sâu hơn phải được chống đỡ để ngăng chặn bất kỳ khả năng sụp đổ.

5. Sức nén của đất

6. Đặc tính khác của đấtMc Donald and Isbell (2009) mô tả chi tiết hơn về các đặc tính khác cuả đất, cần được ghi nhận và mô tả ở nhưng nơi hiện tại. Bao gồm những điều sau:

Các loại rể câySự thoát nước

Mô tả cho đất hữu cơĐáKết cấu đấtGóc cạnh

Lổ trống Tính đồng nhấtNước thấmLồng chảo

TÀI LIỆU THAM KHẢOTờ thônng tin này tham khảo rất nhiều tài liệu “Sổ tay khảo sát đất và đất đai nước Úc, tái bản lầtn thứ 3” do ủy ban quốc Quốc gia về đất đai và địa hình CSIRO suất bản 2009,và đặc biệt là chương về phẫu diện đất của R. C. McDonald and R.F. Isbell. Cuốn sách này nên được sử dụng như một tài liệu tham khảo cuối cùng và chi tiết nhiều hơn nữa về mô tả phẫu diện đất và các tính năng khácLời cảm ơn: Cám ơn tiến sỹ Daniel Mendham đã giúp đỡ chỉnh sửa tiếng anh.

Sức nén Lực cần thiết để phá vỡ/ biến dạng các hạt đất

Lỏng lẻo

Rất yếu

Yếu

Rắn chắc

Rất chắc

Mạnh

Rất mạnh

Rất cứng

Không có lực

Lực rất nhỏ, gần như con số không

Nhỏ nhưng có sự khác biệt đáng kể

Lực vừa phải hoặc vừa

Lực mạnh nhưng trong sức mạnh của ngón tay cái và ngón tay trỏ

Ngoài sức mạnh của ngón tay cái và ngón trỏ, nghiền nát dưới chântrên bề mặt cứng phẳng với một lực nhỏ

Nghiền nát dưới chân trên bề mặt cứng, phẳng, với trọng lượng cơ thể

Không thể bị nghiền nát dưới chân với trọng lượng cơ thể

Page 134: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 133

11.4 Phụ Lục 4. Sự KiểM Tra của chuyêN gia về PhòNg PhâN Tích của việN Khoa học LâM NghiệP NaM Bộ

Tháng 02 năm 2009

Thông tin chung

Phòng thí nghiệm hóa học là một thành phần cần thiết trong kế hoạch của dự án ACIAR và chúng tôi cần đủ tin cậy về các kết quả cung cấp cho việc hỗ trợ kết quả khoa học và các khuyến nghị về về quản lý rừng trồng. Chuyến viếng thăm 2 tuần trong thời gian sáu tháng đầu tiên của dự án được lên kế hoạch để tìm ra các cách nâng cấp các đề cương công việc của họ cho việc chuẩn bị mẫu, sự công phá mẫu và phân tích. Đặc biệt sự xem xét về khả năng của FSIS để thực hiện các phân tích theo yêu cầu dưới đây:

đất

Cac-bon hữu cơ

P tổng số

P sẵn có

N tổng số

Đạm sẵn có

pH

Tính dẫn

Ion dương trao đổi (Ca, Mg, K)

Thực vật

N tổng số

P tổng số

Ca tổng số

Mg tổng số

Kali tổng số

Việc đánh giá khả năng bao gồm sự sử dụng các thiết bị cơ bản khả dụng (thiết bị và dụng cụ) và sự huấn luyện về kỹ năng cho các nhân viên phòng thí nghiệm. Nếu có thể, cả hai kỳ vọng năng lực này được cải thiện để bảo đảm các kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm là thích hợp.

Page 135: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

các nhân viên FSSiv được tập huấn bao gồm:

Ông Lê Thanh Quang

Bà Trần Thị Thu

Bà Bùi Thị Minh Tỵ

các phương pháp đơn lẻ

Các tiêu chuẩn được chứng nhận về thực vật và đất được mua từ Hội đồng bảo đảm đất và thực vật Ốtxtrâylia (ASPAC). Nhân viên phòng thí nghiệm được huấn luyện, thực hành và sử dụng các mẫu tiêu chuẩn này.

i. cacBoN hữu cơ của đấT

Phương pháp hiện tại cho cacbon hữu cơ của đất (SOC) dựa trên sự hấp thụ và chuẩn độ Walkley Black. Phương pháp để thực hiện của nội dung này là thích hợp.

Tuy nhiên hai vấn đề an toàn đáng quan tâm đã được xác định trong phần đầu của phân tích:

Một bước quan trọng trong quy trình cho thêm 20 ml H2SO4 đậm đặc để hòa lẫn với thuốc thử. Thết bị đang dùng (đầu hút cao su và ồng pipet) là không thích hợp. Điều đó dẫn đến rơi vãi ra ngoài và có thể gây bỏng cho nhân viên phòng thí nghiệm.

Việc thêm axít dẫn đưa đến sự rò rỉ khói hơi của axít (chỉ hai màu), đó là chất độc và theo MSDS là:

... “phá hủy cực kỳ mạnh mô màng nhầy và ống hô hấp trên. Có thể là nguyên nhân của loét và làm thủng vách ngăn mũi. Triệu chứng có thể bao gồm đau họng, thở gấp và thở dốc. Có thể tạo ra nhạy cảm của phổi hoặc hoen suyễn dị ứng. Ở tình trạng cao hơn có thể gây ra phù nề phổi”.

KếT Quả: việc cho thêm axit không nên thực hiện trên bàn mở như đã làm hiện tại

các hoạT độNg:

1. Tìm mua h2So4 đậm đặc (optifix hoặc tương tự). giá khoảng 750 uSd (được thu trong thời gian tập huấn)

2. Mua thêm hai pipet tự động (2ml, 10ml). giá khoảng 600 uSd

3. axit cần được cho thêm trong môi trường thông gió tốt nơi khói được chiết ra xa người thực hiện

Page 136: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 135

4. Quạt hút khí thải phải được mở trong suốt thời gian làm việc khi vận hành hệ thống hấp thu

Phương pháp hiện tại về đo lường SOC được dựa trên chuẩn độ dicromat. Xác định nhuộm màu cho hiệu quả hơn (nhiều mẫu hơn trên giờ) và ít hơn lượng khói cho lỗi của người thực hiện, và dẫn đến kết quả chắc chắn hơn.

KếT Quả: Nhân viên phòng thí nghiệm được tập huấn phương pháp xác định màu cho Soc, thiết bị đã có sẵn.

Kiểm tra lại mẫu ASPAC

Mẫu giá trị mong đợi giá trị thu được Thuộc khoảng chấp nhận? A 3.3% 3.4% CóB 0.99% 1.00% Có

Kết luận: xác định SOC bằng thiết bị đo màu dùng quang phổ học UV thì rất tốt

ii. Trao đổi của đấT về K,

Các quy trình hiện tại của việc chiết xuất ion dương trong đất nhìn chung là chấp nhận được. Kiểu lắc xoáy tốt hơn kiểu lắc tròn, nhưng điều này không tạo ra ảnh hưởng lớn cho việc chiết xuất ion dương bởi vì cả hai phương pháp có những hoạt động gần giống nhau (việc mua thêm máy lắc tròn hiện được đề nghị). Ngược lại có thể có thể sử dụng thiết bị đã có sẵn.

Kali (K) có thể được phân tích trên quang kế ngọn lửa. Thiết bị này có độ nhạy thấp nhưng các mẫu thuộc dự án đang được kiểm tra có đủ các mức độ cho độ nhạy thấp này nên không phải là một vấn đề quan tâm.

Canxi (Ca) và Magie (Mg) phải được phân tích bằng quang phổ hấp thu nguyên tử (ASS). Chúng tôi đã thu được các mẫu chuẩn cho cả hai khoáng chất này. Tuy nhiên sự chuẩn mẫu cho Mg là dạng đường cong và có độ nhạy thấp trên 5ppm

KếT Quả: Một bảng tính sẵn được tạo ra cho phép làm chính xác đường cong và các phép tính mẫu cho chiết xuất Mg.

Việc xác định mức thấp của Ca sẽ có vấn đề do thiếu đèn sử dụng khí N2O, nếu có đèn khí N2O thì đạt yêu cầu. Một cách khác, việc cài đặt thiết bị này làm phát sinh ngọn lửa lớn, sẽ nguy hiểm cho phòng thí nghiệm, cần điều chỉnh ngọn lửa đến mức ổn định để sử dụng thiết bị này an toàn.

Page 137: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

các hoạT độNg:

1. Tiếp tục phân tích ca sử dụng đèn cồn (không phải khí gây tê)

2. Sử dụng chức năng đường cong (bảng tính được cung cấp) cho phân tích Mg, và bảo đảm rằng các mẫu thì thấp hơn 5ppm. Pha loãng để có được khoảng nồng độ này nếu cần thiết.

3. Tiêu hủy xy-lanh N2o từ phòng thí nghiệm và bảo đảm xy-lanh etilen hướng vào tường để ngăn ngừa sự va chạm có thể gây tai nạn.

Kiểm tra đối với các mẫu ASPAC

Thành phần Mẫu giá trị kỳ vọng giá trị thu được Thuộc khoảng chấp nhận?K A 1.59% 1.33% Có

B 0.325 0.341% CóCa A 21.6% - 23% 29% - 32% Không – quá cao

B 1.7% -1.9% 1.7% - 2.2% CóMg A 8.6% - 9.2% 9.8% - 8.15% Có

B 0.65% - 0.73% 0.83% - 0.62% Có

Kết luận

Sự thực hiện AAS được chấp nhận

Sự biến động của phân tích Ca khá cao khi so sánh với kết quả mẫu đã được chứng nhận, phần lớn có thể do sự khác nhau của tốc độ và chuyển động của việc lắc mẫu. Kết quả có thể cải thiện nếu sự chiết xuất sử dụng máy lắc tròn ở vận tốc thấp.

hoạT độNg:

1. Mua máy lắc tròn để tiêu chuẩn phương pháp chiết xuất ion dương trao đổi.

iii. đạM TổNg Số TroNg đấT

Phương pháp hiện tại cho phân tích đạm trong đất đòi hỏi một sự công phá bằng axit perchloric, theo sự chuẩn độ. Phương pháp này là có khả năng không an toàn bởi vì axit perchloric là chất khá không vững bền và có thể nổ nếu không được quản lý tốt. Một phương pháp chuyển đổi là công phá Kjeldahl H2SO4/H2O2; thiết bị hiện tại có khả năng đạt đến nhiệt độ yêu cầu cho phương pháp này.

KếT Quả: nhân viên phòng thí nghiệm được huấn luyện để hiểu được phương pháp công phá mẫu Kjeldahl h2So4/h2o2

Page 138: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 137

các hoạT độNg

1. chỉ sử dụng phương pháp axit sulphuric

2. Bảo đảm rằng bất kỳ axit Percholic còn lại được hủy đúng cách

Kiểm tra lại đối với mẫu ASPAC

Mẫu giá trị mong đợi giá trị thu được Thuộc khoảng chấp nhận?A 0.29% 0.3% CóB 0.078% 0.052% Có – xem lưu ý bên dưới

Phương pháp công phá mẫu và xác định chuẩn độ làm việc tốt đối với các mẫu có độ đạm chiết xuất cao (mẫu A)

Độ biến động đối với mức độ đạm thấp là cao bởi vì giới hạn xác định/ lỗi của phương pháp chuẩn độ.

hoạT độNg

1. Nếu giá trị mong đợi về đạm tổng số thấp, tăng thêm khối lượng mẫu

iv. đạM SẵN có TroNg đấT

Đạm sẵn có trong đất yêu cầu đo lường theo dạng khoáng kết hợp (dạng ammonium hoặc Nitrate). Hiện tại, các phân tích này đã không được thực hiện tại phòng thí nghiệm. Vì nhiệm vụ của phòng thí nghiệm cho phân tích ammonium và nitrate không phải là nhiệm vụ chuẩn độ bởi vì có cách xử lý kiểu mẫu trong một máy phân tích tự động. Phân tích thủ công dựa trên sắc ký là một phương pháp có triển vọng, nhưng không cho ra nhiều chi tiết trong lần kiểm tra này, để mà tập trung vào các phân tích có ưu tiên cao hơn.

v. LâN TổNg Số TroNg đấT

Lân tổng số trong đất được xử lý cùng một kiểu phân tích của Đạm nhưng với phương pháp nhuộm màu. Do đó phương pháp được đề nghị ứng dụng cùng trong giai đoạn công phá của phân tích. Phần còn lại của phân tích là thích hợp.

Các kết quả của kiểm tra đối với mẫu ASPAC

Mẫu giá trị mong đợi giá trị thu được Thuộc khoảng chấp nhận?AB 0.013% 0.012% Có

Kết luận: Mẫu A sẽ được lặp lại bởi vì các kết quả cho thấy sự nhiễm bẩn.

Page 139: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

vi. LâN SẵN có TroNg đấT

Hai phương pháp để xử lý Lân có sẵn là Olsen và Bray. Phương pháp Olsen có môi trường chiết xuất cơ bản, trong khi phương pháp Bray có môi trường chiết xuất axít. Nhân viên phòng thí nghiệm được tập huấn về sử dụng phương pháp Bray hiệu chỉnh, phương pháp này được thực hiện thông thường tại phòng thí nghiệm ở Perth. Phương pháp này bao gồm thời gian lắc lâu hơn (5 phút so với 1 phút), điều này mang lại lợi ích của việc có thể lặp lại nghiều lần và cũng chiết xuất Lân nhiều hơn từ các loại đất lâm nghiệp. Cả hai phương pháp Olsen và Bray cải biến là các phương pháp kiểm tra thích hợp.

KếT Quả: Phương pháp Bray cải biến được dạy cho nhân viên phòng thí nghiệm.

Kết quả của kiểm tra mẫu ASPAC

Thành phần Mẫu giá trị mong đợi giá trị thu được Thuộc khoảng chấp nhận?

Olsen A 27.8 27.6 CóB 15.8 15.4 Có

Bray (lắc 1 phút) A 20.7 22.3 Có

B 29.6 31.6 Có

Kết luận: Phương pháp Olsen và Bray cải biến hoạt động tốt

vii. ph và TíNh dẪN của đấT

Thiết bị cho đo lường độ pH của đất có chất lượng tốt và hoạt điộng tốt. Phòng thí nghiệm không sở hữu máy đo tính dẫn điện vì vậy Ec không được xử lý.

KếT Quả: việc mua máy đo tính dẫn điện có thể được quan tâm nhưng điều này không thực sự cần thiết bởi vì chúng tôi dường như không làm việc với đất mặn.

viii. PhâN Tích Thực vậT

Rất nhiều kỹ thuật và thiết bị cho phân tích thực vật giống như phân tích đất, vì vậy các thiết bị đó được phân nhóm lại ở đây. Bởi vì vật liệu trước tiên được công phá và nhân viên phòng thí nghiệm đang sử dụng phương pháp công phá mẫu dựa trên H2SO4/H2O2 như đề nghị cho phân tích đất.

Page 140: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 139

Các kết quả của kiểm tra đối với mẫu ASPAC

Thành phần Mẫu giá trị mong đợi giá trị thu được Thuộc khoảng chấp nhận?N A 2.47% 2.40% có

B 2.81% 2.85% cóP A 0.147% 0.140% Yes

B 0.241% 0.237% cóK A 0.68% 0.71% có

B 2.51% 2.6% cóCa A 0.83% 0.70% có

B 1.35% 0.96% Không – quá thấpMg A 0.14% 0.17% có

B 0.23% 0.23% có

Kết luận: Với một kết quả xác định bị loại trừ (Mẫu B được kiểm tra lại), tất cả phân tích được thực hiện tốt.

các đề nghị chung về chương trình cho đảm bảo chất lượng (QaP)

Nói chung việc vệ sinh phòng thí nghiệm và các thực hành được bảo đảm chất lượng được thực thi và những hoạt động sau đây được đề nghị:

- Mua hai pipet tự động 2 ml và 10ml (dụng cụ pha chế 50ml đã được Tiến sỹ Chris B cung cấp)

- Mua bu-ret chuẩn độ cỡ nhỏ hơn (20ml) (để thuận tiện và đo lường chính xác hơn với các thể tích nhỏ) và bình định mức dung tích 30x100 ml.

- Mua khoảng 30 bình tam giác loại 250ml để công phá mẫu phù hợp với hệ thống xả khí của quá trình công phá Cacbon hữu cơ trong đất

- Mua máy lắc vòng (ông Quang yêu cầu)

- Bao gồm cả mẫu đất và / hoặc thực vật tiêu chuẩn trong mỗi đợtt thu mẫu phân tích, và kiểm tra các giá trị nằm trong khoảng dung sai mong đợi.

- Bao gồm cả mẫu trống (xử lý giống như mẫu phân tích) trong mỗi đợt để kiểm tra cho bất kỳ sự nhiễm bẩn

- Duy trì thu thập số liệu nliên tục về các giá trị của vật liệu tiêu chuẩn

- Loại bỏ tất cả vật dụng thủy tinh từ tủ hóa chất để tránh nhiệm bẩn

- Chỉ giữ những vậtt dụng thủy tinh sạch trong tủ chứa riêng biệt

Page 141: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

• các đề nghị chính về an toàn

- Mua vật dụng thủy tinh an toàn. Nhân viên phòng thí nghiệm cần mang đồ bảo hộ khi làm việc với các hóa chất nguy hiểm

- Bổ sung các hệ thống công phá mẫu và chưng cất như đã thảo luận trong cuộc họp “công việc và kế hoạch” ngày 20/02. Yêu cầu:

- Di chuyển hệ thống công phá mẫu lên độ cao mặt ghế

- Di chuyển hệ thống chưng cất thấp xuống độ cao mặt ghế

- Thiết lập lại hệ thống xả khí

- Mua bình thóp cổ khoảng 30x250 ml để thích hợp hệ thống xả khí đã điều chỉnh lại

Ghế dài cũng được trang bị cho sự chuyển đổi hóa chất từ nền nhà (hệ thống hiện tại) lên độ cao mặt ghế.

Phạm Tuyên, CSIRO

đồng Xoài

TT họ và tên chức vụ Thuộc tổ chức1 Chris Beadle Nhà khoa học CSIRO, Australia2 Phạm Thế Dũng Q. Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

3 Vương Đình Tuấn Nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

4 Kiếu Tuấn Đạt Nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ5 Phạm Văn Bốn Nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ6 Võ Trung Kiên Nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ7 Nguyễn Ngọc Hưng Kế toán Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

8 Nguyễn Thùy Dương Ái Quyên Thủ quỹ Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

9 Trần Bá Phú Nhân viên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ10 Tạ Tấn Lợi Nhân viên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

11 Bùi Văn Nhự Cán bộ kỹ thuật Phân trường 2, Công ty cổ phần hải Vương, Tỉnh Bình Phước

12 Phạm Văn Tám Công nhân trồng rừng

Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

13 Trần Thị Sáu Công nhân trồng rừng

Xã Minh Dức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

14 Võ Thị Thanh Công nhân trồng rừng

Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

15 Hồ Thị Mai Công nhân trồng rừng

Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

Page 142: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 141

TT họ và tên chức vụ Thuộc tổ chức

16 Phạm Thị Minh Công nhân trồng rừng

Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

17 Phạm Văn Sinh Công nhân trồng rừng

Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

18 Nguyễn Văn Sơn Công nhân trồng rừng

Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Phuoc.

19 Hoàng Văn Hùng Công nhân trồng rừng

Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

20 Hoàng Văn Tấn Cán bộ kỹ thuật Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

21 Đỗ Bình Cán bộ kỹ thuật Xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

22 Cao Xuân Hưng Cán bộ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bình Phước.

23 Trần Trung Dũng Cán bộ kỹ thuật Phân trường 2, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

24 Trần Công Năm Quản lý Phân trường 2, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

25 Phan Văn Toại Cán bộ kỹ thuật Phân trường 3, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

26 Trần Đạo Trung Cán bộ kỹ thuật Phân trường 2, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

27 Trần Văn Tuất Cán bộ kỹ thuật Phân trường Tà Thiết, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

28 Nguyễn Quang Thành Cán bộ kỹ thuật Phân trường 4, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

29 Nguyễn Thanh Trí Cán bộ kỹ thuật Phân trường Phú Thành, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

30 Bùi Văn Trương Cán bộ kỹ thuậtPhân trường Bù Gia Phúc, Phú Thành, Công ty cổ phần hải Vương, tỉnh Bình Phước

31 Bùi Tấn Lộc Cán bộ Công ty lâm nghiệp Bình Dương

32 Trần Văn Đăng Nghiên cứu viên Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Phú

33 Nguyễn Thanh Minh Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam bộ

34 Nguyễn Hữu Thế Sinh Viên Đại học Nông Lâm TP HCM35 Doãn Thi Thu Hằng Sinh viên Đại học Nông Lâm TP HCM36 Cao Thị Trang Sinh viên Đại học Nông Lâm TP HCM37 Nguyễn Ngọc Trí Sinh viên Đại học Nông Lâm TP HCM38 Phùng Đức Dũng Sinh viên Đại học Nông Lâm TP HCM

Page 143: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

đông hà

TT họ và tên chức vụ Thuộc tổ chức

1 Lê Xuân Tiến Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ

2 Nguyễn Xuân Hoàng Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ

3 Phạm Thế Dũng Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, TP HCM

4 Kiều Tuấn Đạt Nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

5 Chris Beadle Nhà khoa học CSIRO, Australia

6 Phạm Xuân Đỉnh Nhiên cứu viên Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung bộ

7 Đặng Minh Khanh Quản lý Khuyến nông tỉnh Quảng Bình8 Nguyễn Minh Châu Quản lý Khuến nông tỉnh Thừa thiên Huế9 Cao Duy Hồng Quản lý Phòng bảo vệ rừng tỉnh Quảng Trị

10 Hồ Đình Phúc Phó giám đốc Chi cục phát triển Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị

11 Nguyễn Xuân Thanh Quản lý Công ty TNHH Lâm nghiệp Triệu Hải

12 Lê Lữ Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Đường 913 Nguyễn Cửu Tuấn Quản lý Khuyến nông huyện Đăkrong

14 Lê Văn Hòa Phó giám đốc Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

15 Nguyễn Hữu Huy Quản lý Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

15 Nguyen Huu Huy Quản lý Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

16 Đặng Thị Bảy Quản lý Khuyến nông huyên Cam Lộ17 Đặng Thị Mến Quản lý Khuyến nông huyện Triệu Phong

18 Nguyễn Thị Liễu Quản lý Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung bộ

19 Nguyễn Thị Ngân Quản lý Khuyến nông huyện Gio Linh20 Nguyễn Xuân Minh Phó giám đốc Công ty TNHH lâm nghiệp Bến hải21 Nguyễn Văn Thiện Quản lý Công ty TNHH lâm nghiệp Bến hải22 Phạm Ngọc Đông Quản lý Khuyến nông tỉnh Quảng Trị

23 Phạm Xuân Thành Quản lý Chi cục phát triển Lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình

24 Lê Văn Diễm Nông dân Triệu Đô – Triệu Phong – Quảng Tri

25 Nguyễn Văn Hân Quản lý Chi cục bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình

26 Phạm Tiến Hùng Nghiên cứu viên Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung bộ

Page 144: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 143

TT họ và tên chức vụ Thuộc tổ chức

27 Nguyễn Hải Thành Nghiên cứu viên Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung bộ

28 Nguyễn Hoà Nghiên cứu viên Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung bộ

29 Nguyễn Tùng Lâm Nghiên cứu viên Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung bộ

30 Lê Công Định Nghiên cứu viên Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung bộ

Ba vì

TT họ và tên chức vụ Thuộc tổ chức1 Hà Huy Thịnh Quyền Viện

trưởngViện nghiên cứu giống và CNSH Lâm nghiệp

2 Phí Hồng Hải Nhà khoa học Viện nghiên cứu giống và CNSH Lâm nghiệp

3 Phạm Thế Dũng Q. Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ4 Kiều Tuấn Đạt Nghiên cứu khoa

họcViện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

5 Chris Beadle Nhà khoa học CSIRO, Australia6 John Kellas Người tham gia Tình nguyện viên quốc tế người

Australia, Viện KHLN Việt nam7 Đỗ Thanh Tân Cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần giấy An Hòa, Tuyên

Quang8 Dương Minh Tuấn Giám đốc Chi cục lâm nghiệp Quảng Ninh9 Nguyễn Thị Thanh Hà Phó giám đốc Chi cục lâm nghiệp Quảng Ninh10 Hoàng Văn Chúc Giám đốc/quản lý Công ty TNHH lâm nghiệp Bắc Giang11 Nguyễn Văn Nam Cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH lâm nghiệp Bắc Giang12 Trần Văn Đăng Quản lý Chi cục Lâm nghiệp Lào Cai13 Trần Quang Đại Quản lý Chi cục Lâm nghiệp Lào Cai14 Nguyễn Đức Hải Quản lý Trung tâm khuyến nông quốc gia, Hà nội15 Nguyễn Kế Tiếp Quản lý Trung tâm khuyến nông quốc gia, Hà nội16 Nguyễn Anh Dũng Phó giám đốc Trung tâm lâm sinh và nghiên cứu thực

nghiệm Cầu Hai, Phú Thọ17 Đỗ Văn Nội CB kỹ thuật Công ty cổ phần phát triển bền vững,

Quảng Ninh18 Nguyễn Huy Viên Quản lý Công ty cổ phần Yên Hung, Quảng Ninh19 Đỗ Thanh Vân CB kỹ thuật Công ty cổ phần Yên Hưng, Quảng Ninh20 Vũ Tiến Lâm Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Lâm sinh, Viện KH LN

VN21 Dương Thanh Hoa Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu giống và CNSH lâm

nghiệp

Page 145: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

TT họ và tên chức vụ Thuộc tổ chức22 Cấn Thị Lan Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu giống và CNSH lâm

nghiệp23 Mai Trung Kiên Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu giống và CNSH lâm

nghiệp24 Đồng Thị Ưng Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu giống và CNSH lâm

nghiệp25 Nguyễn Văn Tân Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu giống và CNSH lâm

nghiệp26 Đỗ Hoàng Anh Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu giống và CNSH lâm

nghiệp26 Đỗ Hoàng Anh Nghiên cứu viên nt

11.5 Phụ Lục 5. các hội Thảo KhuyếN LâM và ThaM QuaN hiệN TrườNg

giới thiệu và khai mạc hội thảo

Ông Đạt (Đồng Xoài), Ông Đỉnh (Đông Hà) và Tiến sĩ Hải (Ba Vì) chào đón các đại biểu khách mời. Tiến sĩ Dũng - Q. Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ (tại Đồng Xoài), Ông Tiến - giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ (tại Đông Hà) và Tiến sĩ Thịnh – Viện trưởng Viện nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp (tại Ba Vì) khai mạc các hội nghị

Báo cáo tại các hội thảo

Tiến sĩ Chris Beadle giới thiệu dự án và tiến trình được triển khai cho việc thực hiện các công việc dự án.Phân tích tài chính đã chỉ ra rằng lợi ích thu được có thể làm ra từ những hộ kinh doanh nhỏ thông qua quản lý rừng trồng Keo cho gỗ xẻ hơn là kinh doanh cho gỗ giấy. Việt nam đã nhập khẩu 80% gỗ tròn các loài keo.Ông cũng nói về sự quan trọng của sự đồng nhất về cách tiếp cận đối với các thí nghiệm khi có sự so sánh được thực hiện để tạo ra sự phản hồi về sinh trưởng của cây thông qua các môi trường khác nhau. Các tác nghiệp được thiết lập đồng nhất xuyên suốt dự án và phân lân (P) đã được bón để bảo đảm rằng cây trồng không bị thiếu hụt bởi lượng P cung cấp.Tỉ lệ được chọn đã được dựa trên một thí nghiệm ở Indonesia. Một trong những vấn đề lớn nhất đối với Keo lai là sức sống của nó có liên quan đến dạng thân xấu. Tỉa cành để tạo ra cây một thân thẳng là một phần lớn của dự án. Chất lượng lập địa cũng là phần chính cần xác định về sản lượng và cần thiết để hiểu về tiết diện ngang có triển vọng vào thời điểm khai thác và sử dụng nó để tìm ra mật độ và kích cỡ cây lúc khai thác. Một thí nghiệm định hướng trên rừng trồng keo lai 2.5 tuổi gần Đồng Hới giữa 2006-2008 đã được thiết lập, sự phản hồi

Page 146: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 145

về đường kính là có ý nghĩa đối với tỉa thưa được quan sát vào giai đoạn non lúc 6 tháng và được duy trì cho đến ít nhất 2 năm sau xử lý, và kết quả cho thấy có mối liên hệ với sự khác biệt có ý nghĩa về tổng tiết diện ngang giữa các nghiệm thức trong cùng một giai đoạn. Tỉa thưa cũng đưa đến sự gia tăng đáng kể về thể tích gỗ xẻ ở rừng 4.5 tuổi. Dự án ACIAR dự định phát triển chi tiết về các cách tiếp cận đã được tham khảo đối với tỉa thưa và đặc biệt trong bối cảnh của tỉa cành và các phương thức bón phân được quản lý tốt.

Tiến sĩ Dũng trình bày các vấn đề có liên quan đến sản xuất bền vững. Xói mòn, đốt sau khai thác có thể có những ảnh hưởng nguy hại đến đất trồng. Đốt sau khai thác có thể dẫn đến 70 kgN/ha bị mất đi trên các hiện trường ở Ôxtrâylia.Khai thác cường độ cao và quản lý lập địa cũng có thể có kết quả cho sự mất đạm từ hệ thống canh tác này. Phần trăm N bị mất đi có thể ít từ 5-10% nếu chỉ có phần gỗ được lấy ra khỏi rừng nhưng sẽ là 40-80% nếu vật sau khai thác dọn đi hoặc đốt. Ở từng địa phương cụ thể, Ông đã minh họa ảnh hưởng của việc dọn cành nhánh vật rụng và chuẩn bị hiện trường không tốt tại Đông Hà đã dẫn đến xói mòn đất. Tuy nhiên, việc để lại cành nhánh trên đất rừng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng. Sự hòa hợp các yếu tố vẫn chưa được rõ ràng đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên sự giữ lại cành nhánh vật rụng có liên quan đến đến sự cải thiện cân bằng dưỡng chất trong đất. Điều này đã được chứng minh trong hàng loạt các thí nghiệm mà phần vật rụng của cây hoặc lấy ra, giữ lại hoặc bổ sung thêm gấp đôi. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng sau khi trồng, đặc biệt trong việc cung cấp thêm N và P.

Ông Đạt (trình bày đầu tiên) đã nói về bốn tài liệu thông tin kỹ thuật (TIS) về kiểm soát cây Le, bón phân khi trồng rừng (bón lót), tỉa đầu cành và tỉa cành nâng độ cao tán; tại hội thảo ở Đồng Xoài, Ông Bốn với sự hỗ trợ của Ông Đạt cũng đã trình bày các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về tỉa đầu cành và tỉa cành nâng cao tán (Phụ lục 11.3).

Ông Đạt (trình bày thứ 2) trước tiên trình bày về 5 tài liệu thông tin kỹ thuật về tỉa thưa (xem tài liệu đính kèm). Sau đó tập trung về thiết kế và quản lý thí nghiệm có thời gian dài nhất của dự án tại Phân Trường 2. Sự phản hồi có ý nghĩa về đường kính cây đối với tỉa thưa cho cả hai lần tỉa. Không có sự phản hồi đối với phân bón vào thời điểm tỉa thưa tại hiên trường này. Do tỉa thưa muộn, sinh trưởng đường kính thì ít hơn trong cùng các nghiệm thức của công thức tỉa thưa số 3 (lúc 3 tuổi) so với công thức tỉa thưa số 2 (lúc 2 tuổi), ngoại trừ các nghiệm thức không tỉa. Một nghiệm thức đối chứng không tỉa thứ 2 được giám sát tại rừng trồng thương mại không tỉa thưa liền kề. Rừng trồng này được bón 18.3 KgP/ha và kiểm soát cỏ dại bằng cách cày giữa hai hàng cây. Cây rừng dạng 1 thân. Tăng trưởng chiều cao cây hiện tại thấp hơn

Page 147: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

khoảng 1 m và về đường kính thấp hơn 1.3cm so với nghiệm thức không tỉa thưa thuộc rừng trồng của ACIAR. Rỗng ruột có liên quan đến cắt tỉa các cành nhánh lớn làm trầm trọng thêm tác động gãy thân và cành.

Ông Quang (báo cáo do TS. Chris B trình bày vì Ông Quang vắng mặt do tâp huấn tại Hàn Quốc) đã kiểm định các tính chất hóa học và vật lý của đất thuộc các lập địa mà dự án ACIAR đặt thí nghiệm và sử dụng thông tin về nitơ tổng số, phot-pho chiết suất và cac-bon hữu cơ, biên dịch mối quan hệ của chúng đối với tỉ suất sinh trưởng được quan sát. Tất cả đất có lượng lân cố định và đất bazan thì có hàm lượng lân cố định cao nhất. Tuy nhiên, các dạng đất bazan cũng có các mức độ cao nhất về Cac-bon hữu cơ và Đạm tổng số. Kết quả này có liên quan đến các mức sinh trưởng cao nhất. Mặc dù đất có khả năng cố định lân cao, dung dịch đất được bổ sung thêm một cách dễ dàng hơn từ nguồn P lưu trữ rất cao. Tỉ lệ của Cacbon hữu cơ đối với N tổng số (C:N) là 10:1 cho thấy tỷ lệ này là thông thường trong bón phân cho đất, C:N tại Nghĩa trung là 17.9, tại Phú Thành là 17.8. Kết quả này cho thấy rằng Keo có thể sinh trưởng tốt bất kể một lượng cao C:N. Điều này có thể có liên quan đến khả năng cố định đạm của chúng.

Báo cáo tại đông hà

Ông Đỉnh trình bày về các thí nghiệm vệ tinh và chi tiết hóa các nghiệm thức tỉa thưa và bón phân.Rừng trồng được thiết lập vào tháng 11 năm 2009. Tỉa thứ và bón phân được tiến hành tháng 12 năm 2011. Đường kính ở tuổi 2 là 7.3cm.Từ các thí nghiệm ở tuổi 2, đường kính ngang ngực thu được từ 6.7 đến 9.7cm. Lập địa cho sinh trưởng cao nhất ở phía nam, các lập địa cho sinh trưởng thấp hơn thuộc miền trung và miền bắc Việt nam. Bởi vì các nghiệm thức tại Đông Hà chỉ mới tiến hành xử lý được 4 tháng, sự khác biệt giũa các nghiệm thức là tức thời nhưng chưa có sai khác có ý nghĩa.

Báo cáo tại Ba vì

Ông Lâm mô tả việc thiết lập và quản lý thí nghiệm chính tại Ba Vì. Một thí nghiệm kiểm tra về sự phản hồi sinh trưởng đến bốn nghiệm thức tỉa thưa và ba lần tỉa thưa, sự phản hồi thứ 2 đối với hai nghiệm thức tỉa thưa và ba nghiệm thức bón phân. Báo cáo đã chi tiết các công thức của các nghiệm thức bón phân cơ bản và sự chuẩn bị cũng như kỹ thuật bón phân. Hai năm sau tỉa thưa công thức 1 vào tuổi 3.8, đã có sự phản hồi có ý nghĩa đối với tỉa thưa sau 2 năm tỉa. Ở một thí nghiệm khác, đã có sự phản hồi có ý nghĩa đối với tỉa thưa và bón phân khi tỉa thưa. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đối với bón riêng lẻ P50 trong nghiệm thức không tỉa, và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bón phân trong các nghiệm thức tỉa thưa. Sau đó ông Lâm trình

Page 148: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 147

bày về các thí nghiệm vệ tinh tại Ba Vì và Tuyên Quang. Cả hai thí nghiệm đều cho tỉ suất sinh trưởng tương tự nhau, khoảng 8,5 cm về đường kính ở tuổi 2.5. Lâm đã đặt kết quả này trong bối cảnh của các tỉ suất sinh trưởng tại tất cả các nghiệm thức vệ tinh. Kết quả này giống với kết quả ở miền Trung Việt Nam nhưng thấp hơn so với kết quả ở miền Nam.

Tiến sĩ Hải đã cung cấp thông tin về các hoạt động của Viện nghiên cứu giống và CNSH có liên quan đến cải thiện giống cho cả các loài Keo và Bạch đàn. Cho cả hai nhóm này, mục tiêu không chỉ tập trung vào tăng trưởng mà còn về biến động di truyền cho các tính chất gỗ cho mục đích gỗ xẻ và gỗ giấy. Đến nay, có đến 130 giống đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận . Bao gồm các dòng vô tính Keo lai, Keo lá tràm và Bạch đàn lai với các đặc tính phù hợp cho rừng trồng lấy gỗ xẻ. Tăng trưởng của các dòng này có thể đạt đến 20-40m3/ha/năm. IFTIB có thể chuyển giao tất cả các vật liệu được cải thiện này cho các tổ chức sản xuất để triển khai mở rộng hơn.

Các tên của các dòng cây thích hợp và địa chỉ các vườn ươm có thể mua vật liệu duy truyền được chuyển cho các thành viên tham gia.

* Thảo luận

đồng Xoài

Không xác định người nêu của hỏi: Chất lượng của cây giống trồng rừng là quan trọng đối với sự thành công của trồng rừng

Trả lơi: không có các khảo nghiệm một cách hệ thống về vật liệu trồng rừng trong dự án này, nhưng chúng tôi đồng ý với người đưa ra câu hỏi. Cho thấy rằng cây giâm hom từ những vườn giống vô tính già cỗi dẫn đến cây trồng có dạng thân xấu. Tuy nhiên các hiểu biết của chúng ta về giâm hom là làm thế nào cây hom được lấy từ vườn giống vô tính cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành dạng thân. Một thí nghiệm được trồng vào tháng 8/2011 đang kiểm tra ảnh hưởng của tuổi cây mẹ (non hoặc già) và có sự bón phân kết hợp đến sinh trưởng và dạng thân của ba dòng keo lai. Kết quả của thí nghiệm này sẽ có được vào cuối năm 2012.

Không xác định người nêu câu hỏi: Khai thác để lại vật liệu làm gia tăng nguy cơ cháy rừng và mối hại

Trả lơi: việc khai thác để lại cành nhánh có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng lúc đầu của cây trong luân kỳ tiếp theo vì giữ lại dinh dưỡng đất và cũng bảo vệ đất chống xói mòn trong giữa các luân kỳ. Những giá trị này

Page 149: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

phải được xem xét như là yếu tố gia tăng nguy cơ cháy rừng. Tại hiện trường rừng thuộc ACIAR tại Xuân Lộc, sự phá hoại đến cây giống của bọ da đen (Holotrichia monosa) có thể có liên quan đến việc để lại cành nhánh vật rụng. Vì vậy sự gây hại của côn trùng cũng là nguy cơ cần phải được quan tâm nếu cành nhánh vật rụng còn để lại.

Hoi: Ông Năm, quản lý Phân trường 2: Công ty đã không áp dụng tỉa thưa như là một phần của kỹ thuật lâm sinh bởi vì sự không chắc chắn về bao lâu rừng sẽ mang đến lợi nhuận tài chính.Thị trường gỗ giấy cho cây tỉa thưa cũng phải vận chuyển với cự ly xa.

Trả lơi: Một nghiên cứu chính tại rừng trồng Keo lai ở Quảng Bình đã cho thấy rằng tỉa thưa từ 1000 đến 600 cây/ ha ở tuổi 2.5 có thể đưa đến gia tăng bền vững và có ý nghĩa về tăng trưởng đường kính cho it nhất 2 năm sau tỉa thưa. Điều này có liên quan đến gia tăng đáng kể về tỉ lệ số lượng thân cho gỗ xẻ có thể thu hoạch vào tuổi 4.5. Giá cả hiện tại cho gỗ giấy và gỗ xẻ tại nhà máy, chỉ có sự khác biệt ít vể giá trị tổng cộng giữa các lâm phần không tỉa thưa (7% gỗ xẻ) và lâm phần có tỉa thưa (19% gỗ xẻ). Điều này cho thấy rằng lợi nhuận tài chính có thể thu được đối với rừng 5 năm tuổi nếu các lâm phần được tỉa thưa sớm, không bao gồm giá trị thu được từ tỉa thưa, nếu lâm phần được tỉa thưa vào tuổi 2. Dự án ACIAR đang thực hiện phân tích tài chính dựa trên chế độ và đầu ra sản phẩm của rừng trồng như tại Phân trường 2 và sẽ cung cấp cho những người tham gia dự án.

đông hà

Hoi: Ông Hòa. Phó giám đốc chi cục lâm nghiệp Thừa Thiên Huế quan tâm đến hội thảo bởi vì hội thảo cung cấp những thông tin hữu ích cho việc áp dụng các biện pháp lâm sinh cho rừng gỗ xẻ. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Keo lai rất mẫn cảm với sự tác động của gió. Ông quan tâm đến sự cần thiết cho các chương trình cải thiện giống để phát triển nguồn giống tốt hơn. Cây trồng cũng dễ bị tác động của nấm bệnh tấn công. Hiện tại phần lớn trồng rừng cho gỗ nguyên liệu giấy. Giá cho gỗ giấy là 50 USD/m3, cho gỗ xẻ là 125 USD/m3.

Trả lơi: Có sự công nhận rộng rãi rằng Keo lai dễ bị tác hại bởi gió, trong khi đó Keo lá tràm thì không bị nhưng lại cho sinh trưởng chậm hơn. Các chương trình nhân giống Keo lai cần thiết bao gồm cả tính vững chắc với gió và chỉ có sự phát triển của cành nhánh nhỏ như là một điều kiện để chọn lọc.

Hoi: Ông Huy, Phòng lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, lưu ý rằng vết sẹo trên thân cây là một nhân tố làm giới hạn sản phẩm của gỗ xẻ. Phân tích kinh tế của sản xuất gỗ xẻ cũng cần thiết là một phần mà dự án cần đưa đến.

Page 150: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 149

Trả lơi: Ông Đạt sẽ bao gồm tài liệu tham khảo đến khả năng rỗng ruột có liên quan đến sinh trưởng gỗ xẻ trong bài báo cáo vào buổi chiều. Dự án đang thực hiện phân tích kinh tế và điều này sẽ gởi đến đến những người tham gia hội thảo, có lẽ trong khoảng 6 tháng tới, ngay sau khi dự án kết thúc.

Hoi: Ông Lu, Giám đốc Công Ty lâm nghiệp số 9, Quảng trị hỏi về thời gian của luân kỳ trồng keo lai và giá trị của gỗ xẻ so với gỗ giấy.

Trả lơi: Trường hợp được minh họa tại Đồng Hới cho thấy rằng gỗ xẻ có thể đạt đến 30% trong vòng hai năm sau khi tỉa thưa sớm và tỉa mạnh.Thời gian của luân kỳ sẽ dài hơn so với kinh doanh gỗ giấy và phụ thuộc vào kích cỡ của cây khi đến khai thác. Trung bình có thể tiên đoán từ 7-10 năm đến lúc thu hoạch sau cùng, với ít nhất 1 hoặc 2 lần tỉa thưa.

Hoi: Ông Đồng, Cán bộ khuyến nông Đông Hà cho rằng hội thảo rất thực tế và nhiều thông tin hữu ích cho công việc của ông. Ông làm việc với người trồng rừng, họ thích trồng với mật độ cao và cũng quan tâm về thời gian trước khi sản phẩm có thể khai thác.Thậm chí 600 cây/ha được cho là quá thấp cho mật độ cuối cùng.

Trả lơi: cùng với những trả lời cho câu hỏi trước đó, ông được giới thiệu bài nói của TS. Chris và các quan hệ giữa chất lượng lập địa, mật độ trồng và kích cỡ cây. Gỗ xẻ có giá trị thương mại cao không thể trồng với mật độ cao và vài lần tỉa thưa là cần thiết. Tỉa thưa và đặc biệt là tỉa thưa sớm cũng đưa đến gia tăng tỉ suất sinh trưởng là làm ngắn lại luân kỳ kinh doanh.

Hoi: Ông Phúc, Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị, cho rằng các báo cáo rất cuốn hút và hữu ích.Tuy nhiên,cho mục đích mở rộng, cần thiết làm thích hợp các chi tiết kỹ thuật đến lập địa của người trồng rừng, ví dụ như làm thich hợp giữa lập địa đối với các nghiệm thức bón phân. Làm thế nào để thu thập tăng trưởng chiều cao triển vọng? Bởi vì thời gian của luân kỳ dài hơn so với kinh doanh gỗ giấy, làm thế nào để thu thập được lợi nhuận kinh tế? Việc khai thác để lại cành nhánh và và tỉa đầu cành là kỹ thuật mới ở Quảng Trị và rất quan tâm đến việc ứng dụng nó một cách có triển vọng.

Trả lơi: Hội thảo cung cấp các bản hướng dẫn chung. Hầu hết các lập địa ở Việt nam sẽ phản hồi với vài bón phân P lúc trồng nhưng rất ít lập địa sẽ phản hồi cho việc bón P lúc tỉa thưa. Tỉ suất sinh trưởng ở miền nam cao hơn miền trung và miền bắc. Như đã đề cập phần trên, phân tích kinh tế đang được thực hiện. Tỉa đầu cành là cần thiết để kiểm soát độ lớn cành và có thể thực hiện suốt thời gian của năm. Bản hướng dẫn kỹ thuật được thiết kế để cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho cán bộ khuyến nông.

Page 151: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Ba vì

Hoi: Bà Hà, Phó giám đốc chi cục lâm nghiệp Quảng Ninh, hỏi ba câu hỏi. Bà quan tâm đến thuốc trừ cỏ Round-up không có tác dụng đối với cây Le, hầu hết người trồng rừng có bón lót phân NPK (5:10:3) và bà muốn biết cách tốt nhất để tính được bao nhiêu phân bón là đáp ứng được nhu cầu, và làm thế nào để kiểm soát được độ lớn cành đối với rừng trồng. Sau đó bà cũng có ý kiến rằng: trồng rừng cho gỗ xẻ trên đất dốc là rất khó, sự cho phép sử dụng Round-up có lẽ nên được yêu cầu nếu có yêu cầu chứng chỉ rừng, khai thác để lại cành nhánh là nguy cơ cháy rừng, đâu là các chi phí kinh tế của vấn đề tỉa cành và tỉa thưa.

Trả lơi:

- Dự án đã phát triển các bước thành công cho vấn đề cây le ở rừng trồng bằng cách sử dụng Round-up; ông Đạt sẽ mô tả cách thức xử lý này vào cuối buối sáng nay, một bản hướng dẫn kỹ thuật đã được đính kèm theo trong tập tài liệu của người tham dự;

- Một bản hướng dẫn kỹ thuật cũng được bao gồm trong tập tài liệu về cách bón lót phân bao gồm các cách tính về lượng phân cần bón, ông Đạt sẽ trình bày về bản hướng dẫn này.

- Một điều then chốt để kiểm soát độ lớn cành là trồng rừng với các mật độ cao. Tuy nhiên Keo lai sinh trưởng nhanh có thể phát triển cành lớn và ông Đạt sẽ mô tả kỹ thuật tỉa đầu cành để ngăn chặn vấn đề này xảy ra. Sự biến động về độ lớn cành giữa các cây là có xảy ra nhưng chưa rõ điều này có liên quan đến dòng vô tính hay không. Không may là tính di truyền về kích cỡ cành là thấp nhưng các chương trình chọn giống được yêu cầu bao gồm cả điều kiện độ lớn cành như là một điều kiện chọn lọc.

Hoi: Ông Đại, Quản lý phòng lâm nghiệp Lào cai hỏi rằng dự án có điều tra về sự kiểm soát mối gây hại

Trả lơi: không, chỉ có hoạt động sâu bệnh hại có liên quan đến hiện tượng rỗng ruột và thực hiện ở một địa điểm ở miền Nam được tìm thấy có liên quan đến tỉa những cành lớn. Mối và những sâu hại khác có thể có liên quan đến việc để lại cành nhánh sau khai thác nhưng điều này không được khảo sát một cách hệ thống

Hoi: Ông Hải, Quản lý Khuyến nông quốc gia, Hà nội.Tại sao, liều lượng và khi nào việc bón phân được thực hiện, việc phản hồi với phân bón là như thế nào, có thể bón phân được áp dụng khi chứng chỉ rừng đang được tiến hành?

Page 152: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 151

Trả lơi: Việc bón lót cho cây làm thúc đẩy sự hình thành và tăng trưởng sớm của cây trồng. Ông Đạt sẽ trình bày lượng phân nên bón. Bởi vì Keo là loài cố định đạm, lợi ích lớn nhất được nhận của việc cung cấp thêm P, điều này được yêu cầu cho tiến trình cố định đạm.Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích từ việc bón P được tối ưu thông qua bón P chiết xuất vào lúc hoặc gần lúc trồng. Tuy nhiên điều này không loại trừ khả năng các phản hồi sinh trưởng đối với P có thể diễn ra sau đó trong luân kỳ và chúng ta sẽ nhìn thấy điều này vào ngày mai khi thăm rừng trồng. Tôi không thể có ý kiến về các qui định của chứng chỉ rừng trong việc sử dụng phân bón.

Hoi: Ông Tân, Kỹ thuật, Công ty cổ phần giấy An Hoa hỏi về các mối liên hệ giữa tỉa thưa, tỉ lệ sống và gây hại của gió

Trả lơi: Tỉa thưa không làm tăng nguy cơ gây hại của gió và cây keo lai sinh trưởng nhanh đăc biệt dễ bị ảnh hưởng đến gãy thân và cành. Điều này có thể ảnh hưởng đến các lâm phần không tỉa thưa và chúng ta sẽ nhìn thấy điều này vào ngày mai ở thí nghiệm vệ tinh. Làm thế nào để quản lý cho sự hư hại do gió vẫn là một câu hỏi lớn cần có giải pháp cho các rừng trồng keo ở Việt Nam.

Hoi: Ông Nơi, Công ty cổ phần phát triển bền vững, Quảng Ninh đã hỏi làm thế nào để quản lý tỉa thưa?

Trả lơi: Như đã được đề cập, mật độ cuối cùng là xác định kích cỡ cây yêu cầu vào lúc khai thác. Tỉa thưa nhiều lần dường như là cách tiếp cận tốt nhất để giảm thiểu khả năng của hư hại do gió nhưng điều này cũng có nghĩa rằngcần phải có thị trường cho gỗ từ tỉa thưa. Lần tỉa thưa sớm đầu tiên khi kích cỡ đường kính cây từ 8-9 cm dẫn đến sinh trưởng tốt nhất. các cây tỉa thưa đã đủ kích cỡ cho nguyên liệu giấy.

Hoi: Ông Dũng, Trung tâm NC thực nghiệm và Lâm sinh Cầu Hai, Phú Thọ hỏi có khả năng làm thích hợp lượng P đối với lập địa riêng biệt

Trả lơi: Như sẽ có lưu ý từ báo cáo, mối liên kết về nhu cầu bón P để định lượngl ượng P có sẵn là rất khó. Điều này tại sao chúng tôi khuyến nghị tất cả các lập địa sẽ có thể thu được lợi ích từ việc bón P từ 10-20 kg/ha

Page 153: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

* Tham quan hiện trườngđồng Xoài

Hai thí nghiệm được thăm quan là thí nghiệm vệ tinh ACIAR tại Phú Bình vào buổi chiều ngày 14 và Thí nghiệm chính ACIAR tại Phân trường 2 vào sáng ngày 15. Ông Bốn mô tả cơ bản về thiết lập thí nghiệm vệ tinh. Một cảnh báo đã nảy sinh trong dự án về việc sử dụng giống trồng rừng từ vườn cây mẹ già dẫn đến cây có dạng thân xấu, nhiều cành nhánh nên cần nhiều lần tỉa cành để tạo ra cây thích hợp cho sản phẩm gỗ xẻ. Tại Phú Bình, giống cây được lấy từ cây nuôi cấy mô và những người tham dự đã nhìn thấy rừng trồng keo lai với dạng thân rất đẹp và cần rất ít việc tỉa cành. Vào tuổi 1.4 cây đã đạt được gần 7 cm đường kính và gần khép tán nhưng vẫn còn tán lá xanh thấp xuống mặt đất. Đã có so sánh với cây khác từ giâm hom được trồng cùng thời điểm nhưng không có bón lót P. Các cây này có dạng thân xấu, tỉ suất sinh trưởng thấp hơn và tán nhỏ hơn.

Tại Phân trường 2, ông Năm là quản lý thuộc công ty Hải Vương, trước tiên mô tả các phương thức lâm sinh đã áp dụng tại công ty. Sau đó ông Đạt sử dụng thí nghiệm của ACIAR trình bày cho nghững người tham dự thấy ảnh hưởng của việc tỉa thưa sớm vào lúc cây được 2 tuổi có thể duy trì tỉ suất sinh trưởng của cây cá thể. Cây lớn nhất đã đạt được 17 cm đường kính sau 3.5 năm trồng ở hầu hết các nghiệm thức tỉa thưa mạnh (450 cây/ha). Rừng trồng thương mại liền kề cung cấp sự minh chứng rõ ràng về những gì thu được với thâm canh, kiểm soát cỏ dại, đăc biệt là cây le và sự tỉ suất gia tăng của việc bón lót P. Hiện trường này sử dụng cây giống từ vườn cây mẹ già và không tỉa cành, rất nhiều cây phát triển cành to trước khi bị cắt bỏ đi; hơn nữa cây hai ngọn trên chiều cao tỉa cành dẫn đến sự gãy cành tại nơi chẻ ngọn. Cả hai là nguyên nhân chính của rỗng ruột và điều này đang làm ảnh hưởng đến số lượng lớn cây trong rừng trồng này. Ông Đạt cũng sử dụng sự phát triển của tán lá của các nghiệm thức khác nhau để minh họa cho kích cỡ tán lá của cây cá thể xác định được sinh trưởng của cây trong khi diện tích lá của lâm phần xác định sinh trưởng của lâm phần. Một rừng trồng liền kề được sử dụng để minh họa cho ứng dụng kỹ thuật tỉa cành nâng cao tán lá.

đông hà

Những người tham dự được tham quan hai thí nghiệm, đó là thí nghiệm vệ tinh Đông Hà và thí nghiệm sản xuất bền vững thuộc dự án CARD. Trước tiên, khách tham quan được nhìn thấy việc đầu tư lâm sinh bằng cách bón lót 50 kg P/ha, diệt cỏ bằng hóa chất và tỉa đầu cành và tỉa cành nâng cao tán lá đã mang lại rừng trồng có sinh trưởng nhanh với thân cây thẳng. Họ cũng được

Page 154: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 153

nhìn thấy các ô thí nghiệm tỉa thưa để lại 600 cây/ha bốn tháng trước và sự dễ gãy đổ của keo lai. Cây rừng ở hai dạng khác biệt nhau, một loại với nhiều cành nhỏ và loại kia với ít cành hơn nhưng thường là những cành to hơn. Các cán bộ khuyến lâm cho biết rằng thật khó để thuyết phục những người trồng rừng qui mô nhỏ áp dụng các kỹ thuật lâm sinh này, hầu hết là muốn trồng cây rồi để tự chúng sinh trưởng mà không có sự can thiệp nào. Một đề nghị được đưa ra là chỉ có cách duy nhất để thuyết phục người trồng rừng để làm nếu không cần có mạng thông tin của những rừng trồng mô hình từ những người đã áp dụng có xác định địa điểm cụ thể và sử dụng chúng làm công cụ khuyến khich sự chấp nhận của họ trong việc áp dụng các biện pháp lâm sinh tốt hơn. Thí nghiệm sản xuất bền vững được thiết lập năm 2007 được sử dụng để minh họa cho sự phản hồi của việc bón lót phân P sau khi rừng khép tán.

Ba vì

Những người tham dự đã thăm hiện trường thí nghiệm của ACIAR và hai khảo nghiẹm khác của Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Thí nghiệm vệ tinh của ACIAR được sử dụng để minh họa cho cùng vấn đề tại Đông Hà. Một lâm phần rừng non tuổi gần kề được ông Lâm áp dụng hai kỹ thuật tỉa đầu cành và tỉa nâng cao độ cao tán. Tại thí nghiệm tỉa thưa chính, ông Lâm đã chọn ra các ô từ mỗi nghiệm thức để chỉ cho người tham dự thấy sự phản hồi của cây đối với công thức tỉa thưa 1 được tỉa thưa từ hai năm trước và sự phản hồi của tán lá và sau đó là sự phục hồi từ một đợt gió lớn chỉ sau 3 tháng sau tỉa thưa. Ô thí nghiệm cho công thúc tỉa thưa số 3 vào tuổi 5.8 (5/2012) được sử dụng để minh họa cho sự chọn lọc cây dựa trên chặt bỏ những cây có dạng thân xuất trước và sau đó đến cây nhỏ vào cùng một thời điểm làm tối đa sự đồng đều về khoảng cách. Thí nghiệm bón phân Core của ACIAR thiết lập vào 5/2010 cho thấy có sự tác dụng có ý nghĩa cho cả tỉa thưa và bón P, và có thể diễn ra ở các lập địa chỉ nhận được lượng bón lót rất ít và trong lâm phần thực hiện tỉa thưa trễ khi cây rừng đã 3.8 tuổi. Trong lâm phần tỉa thưa đến 600 cây/ha có hoặc không có 50 kg P hoặc 50 kg P + phân bón cơ bản, các tác dụng có ý nghĩa của nghiệm thức xử lý thì rất rõ ràng, cũng như sự phát triển của tán lá cây cá thể.

Những người tham dự cũng tham quan vườn giống cây ghép keo tai tượng (A. Mangium), vườn giống thế hệ thứ hai của Keo tai tượng và khảo nghiệm dòng vô tính cây Bạch đàn lai .Mục đich là giới thiệu với khách tham quan các chương trình chọn giống được thiết kế và để cung cấp vật liệu di truyền tốt cho trồng rừng cung cấp gỗ xẻ và minh họa về sự khác nhau giữa vườn giống, vườn giống vô tính và dòng cây ưu việt.

Page 155: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

hội thảo quốc tế

Huong, V.D., Quang, L.T., Binh, L.T., Dung, P.T., Trieu, D.T., Nambiar, E.K.S., Harwood, C.E., Beadle, C.L. (2010). Innovative practices for growing an Acacia-based plantation resource in Vietnam. Paper presented to IUFRO World Congress in South Korea. August 2010.

Dong, T.L., Doyle, R., Beadle, C., Corkrey, R. (2011). Soil amelioration by Acacia hybrid: an assessment of soil condition for re-establishing native trees in the tropics. Paper presented at International Conference on Soil Science, Hobart, Australia, December 2011.

Trang, T.T., Beadle, C., Mohammed, C. (2012). Heart rot in plantation acacia hybrid in Vietnam. Proceedings of the International Conference on the Impacts of Climate Change to Forest Pests and Diseases in The Tropics October 8th – 10th, 2012 Yogyakarta, Indonesia 2012, Faculty of Forestry, Universitas Gadjah Mada, Yogyakarta.

Tài Liệu KèM Theo

Hệ thống hỗ trợ quyết định (phần 11.1), Phân tich kinh tế (mục 11.2) và bảy bản thông tin kỹ thuật (mục 11.3) hình thành gói kết quả đầu ra của dự án. Có thể chuyển đến Trung tâm khuyến nông quốc gia (ghi trên đĩa CD)

Page 156: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 155

Hình 5.1. Bản đồ Việt Nam chỉ ra 7 địa điểm nơi các lập địa thí nghiệm được thiết lập cho dự án ACIAR FST/2006/087

Ảnh 7.2: Ông Đạt tháng 5/2011 với cây rừng tỉa thưa 450 cây/ha vào tháng 7 /2010.

Ảnh 5.1 Bón phân superphosphate từ các cốc nhựa đã định cỡ là 50 cm đến đường vạch ở giữa hàng thí nghiệm phân bón chính Core B vào tháng 5/ 2010 tại Ba Vì. Mr. Hung người đã phát triển ý tưởng đang ở giữa tấm ảnh

Ảnh 5.2 . Ông Hưng đang rải thêm lớp sulphat đồng đều các lớp của các thành phần hóa học khác dung tong bón phân cơ bản trước khi trộn.

Ảnh 7.1: Ảnh hưởng của dòng chảy nước tại Xuân Lộc. Chú ý sinh trưởng và màu vàng của cây bị ảnh hưởng

Ảnh 7.4: Ông Bốn đang được TS. Alieta giới thiệu sử dụng hệ thống trao đổi khí ga xách tay LI-COR 6400 tại Phú Bình.

Quần đảo Hoàng Sa

Tuyên Quang

Ba Vì

Hà Nội

Đông Hà

Quần đảo Trường Sa

TP. Hồ Chí Minh

Phú ThạnhNghia Trung

Côn đảo

Đảo Phú Quốc

Page 157: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Ảnh 7.3: Hai ảnh của tán cây tương phản (tỉa thưa và không tỉa thưa) chụp bằng máy ảnh số chỉ theo chiều đứng từ dưới lên.

Ảnh 7.6a: Vết thương và sự bít lại kém, quan sát được phát triển nấm trên bề mặt.

Ảnh 7.6c: Gãy cành (hư hại bởi gió), vỏ tước khỏi thân tạo cửa dẫn dụ nấm

Ảnh 7.6d: Thối cây nhìn được ở cành tỉa lớn khi quan sát (mũi tên)

Ảnh 7.6b: Vết thương và sự bít lại kém quan sát được phát triển nấm trên bề mặt.

Ảnh 7.5: Ảnh trái: Cây hom không bón phân (trái) & có bón 50 kgP/ha (phải) khi 4 tháng tuổi.Ảnh phải: Cây hom không bón (trái) & có bón 50 kgP/ha (phải) ở 7 tháng tuổi.

Ảnh 7.6: Quan sát triệu chứng ở thí nghiệm tại Nghĩa Trung vào tháng 12/ 2010.

Page 158: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

trang 157

Ảnh 7.8: Các mẫu phát triển rỗng ruột sau tỉa cành lớn (trái) và cành tỉa tự nhiên (phải)

Ảnh 7.9: Cây 10 tháng tuổi ở Nghĩa Trung không đơn thân (trái) và đơn thân nhưng nhiều cành lớn vượt trội (giữa); tại Phú Bình các cành là nhỏ (phải).

Ảnh 7.7: Các mức phát triển để cho điểm về rỗng ruột

Page 159: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

Báo cáo tổng kết

Ảnh 7.11: Ấu trùng của Bọ cánh cứng (Holotrichia morosa; trái) mà chúng góp phần đối với sự không đồng nhất cở thí nghiệm vệ tinh Xuân Lộc. Thí nghiệm này còn bị ảnh hưởng bởi nước ngập

Ảnh 7.9: Mr Đạt (Phân viện khoa học Lâm nghiệp nam bộ) thực hiện thao tác đúng cho quá trình tỉa cành nâng cao tán tại hội thảo Đồng Xoài (trái); TS. Dũng đang trả lời các câu hỏi tại hội thảo Đông Hà (phải)

Ảnh 7.10: Nứt gãy thân ở Nghĩa Trung (trái), nứt gãy cành ở Phân trường 2 (phải) sau dông bão. Tại Phân trường 2 còn kết hợp với phát triển của rỗng ruột.

Ảnh 9.1: Một minh họa về sinh trưởng của cây khi bón lót 50 kg/ha P trên đất bazan tại Nghĩa Trung sau 7 tháng trồng (bên phải), và không

bón phân (bên trái)

Ảnh 9.2 Đối với keo lai, dạng thân xấu và nhiều cành lớn là kết quả của việc

không tác động để có cây đơn thân.

Page 160: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR
Page 161: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR

DỰ ÁNQuản lý lâm sinh tối ưu

và năng suất rừng trồng keocho gỗ xẻ có chất lượng cao

Chịu trách nhiệm xuất bản

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

167/6 - Phương Mai - Đống Đa - Hà NộiĐT: (04) 3852 3887 - 3852 1940 * Fax: (04) 3576 0748

E-mail: [email protected]: nxbnongnghiep.com

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chính MinhĐT: (08) 3911 1603 - 3829 9521 - 3829 7157

Fax: (08) 3910 1036 * E-mail: [email protected]

In 300 bản khổ 17,5 x 25 cm tại Cty TNHH In bao bì Hiệp Thành298/1 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TP.HCMĐăng ký KHXB số 78-2014/CXB/226-05/NN ngày 13/1/2014Quyết định xuất bản số 021/QĐ-CN NXBNN ngày 20/5/2014

In xong và nộp lưu chiểu quý II/2014

Giám đốc - Tổng biên tập : Lê Quang KhôiPhụ trách bản thảo và biên tập : Nguyễn Thành VinhTrình bày - Bìa : Cty TNHH Minh Châu 142

Page 162: Qu˛n lý lâm sinh t i ưu - vafs.gov.vnvafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2014/07/... · Đảm bảo sự chính xác về các thông tin trong báo cáo. Tuy nhiên, ACIAR