quẢn lÝ ĐẦu tƯ phÁt triỂn ĐÔ thỊ xanh Ở thÀnh phỐ hÀ … · các tiêu chí...

199
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THOA QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2019

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH THOA

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH THOA

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành : Quản lý kinh tế

Mã số : 9 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Lê Xuân Bá

2. TS. Lê Anh Vũ

Hà Nội – 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính bản thân tôi hoàn

thành. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án phản ánh trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình, tài liệu nào khác. Các số liệu,

tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án này đều nêu rõ xuất

xứ, tác giả và được ghi trong mục tài liệu tham khảo ở cuối luận án.

Tác giả luận án

Lê Minh Thoa

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Xuân Bá và

TS. Lê Anh Vũ là hai thầy giáo đã tận tình hướng dẫn tác giả trên con đường

học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận

án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế học,

Phòng Quản lý đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế

Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học

xã hội Việt Nam, đơn vị công tác của tác giả cùng với gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp, các nhà khoa học, các tác giả của những cuốn sách chuyên khảo, tạp chí

chuyên ngành đã đóng góp những ý kiến xác đáng và giúp đỡ tác giả có được tư

liệu, tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình học tập nâng cao trình độ

chuyên môn và nghiên cứu luận án.

Tác giả luận án

Lê Minh Thoa

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. ix

DANH MỤC HỘP ............................................................................................... ix

DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ x

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH ....................................... 16

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 16

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 21

1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công bố

nghiên cứu giải quyết (khoảng trống tri thức) .................................................... 25

1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết ............. 26

Kết luận chương 1 ............................................................................................... 28

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG

NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH .................... 29

2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan ...................................................... 29

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................. 29

2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ........ 46

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ....................... 52

ĐÔ THỊ XANH ................................................................................................ 52

2.2. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá .......................... 53

2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ..................................... 53

2.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ............................... 53

iv

2.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ................ 54

2.2.4. Nội dung chính quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền

địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ................................ 59

2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh .................. 60

2.3.1. Nhân tố khách quan .............................................................................. 60

2.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 61

2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

và bài học cho Hà Nội ......................................................................................... 62

2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ............. 62

2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ....... 71

2.4.3. Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho Hà Nội .............. 77

Kết luận chương 2 ............................................................................................... 81

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 83

3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh ........................................................................... 83

3.1.1. Các đặc điểm về tự nhiên ...................................................................... 83

3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô

thị xanh của Hà Nội ........................................................................................ 84

3.2. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội ........... 85

3.2.1. Tổng quan về phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội .................... 85

3.2.2. Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội .......................... 89

3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

giai đoạn 2010 - 2017 .......................................................................................... 92

3.3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô

thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh ........................................................ 92

v

3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh ở Hà Nội ............................................................................................ 95

3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh của thành phố Hà Nội ............................................................................ 99

3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh .......................................................................................................... 100

3.3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát

triển đô thị xanh ............................................................................................ 104

3.4. Đánh giá về chính quyền thành phố trong việc quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh trên địa bàn Hà Nội ............................................................................. 112

3.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí .................................................................. 112

3.4.2. Đánh giá chung quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ....................... 119

3.4.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế của quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh ở thành phố Hà Nội ......................................................................... 122

Kết luận chương 3 ............................................................................................. 124

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................... 125

4.1. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi về đổi mới quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh ở Hà Nội đến năm 2030 ................................................................. 125

4.1.1. Bối cảnh mới về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội ....... 125

4.1.2. Cơ hội và thách thức về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

....................................................................................................................... 127

4.2. Định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới

của thành phố Hà Nội ........................................................................................ 132

4.2.1. Căn cứ xây dựng định hướng quản lý đầu tư ...................................... 132

4.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

đến năm 2030 ................................................................................................ 135

vi

4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô

thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đến năm 2030 .............................................. 140

4.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế

hoạch hóa quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong

những năm tới ............................................................................................... 140

4.3.2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách có liên quan đến

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội ........................... 141

4.3.3. Tăng cường huy động triệt để các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị

xanh - hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới ................................................ 144

4.3.4. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong

việc đầu tư phát triển đô thị xanh ................................................................. 145

4.3.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp và cơ chế quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh ..................................................................... 146

4.3.6. Tăng cường chức năng quản lý của chính quyền các cấp quận (huyện)

trong việc quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn ......... 146

4.3.7. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính

quyền thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ...................... 147

4.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp hoàn thiện công tác

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội ................................ 149

Kết luận chương 4 ............................................................................................. 150

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 154

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 164

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Viết tắt tiếng Việt

Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

2 ĐTPT Đầu tư phát triển

3 ĐTTM Đô thị thông minh

4 PTBV Phát triển bền vững

5 PTĐT Phát triển đô thị

6 PTĐTX Phát triển đô thị xanh

7 QHĐT Quy hoạch đô thị

8 QHXDĐT Quy hoạch xây dựng đô thị

9 QLĐT Quản lý đô thị

10 QLNN Quản lý nhà nước

11 UBND Ủy ban nhân dân

12 XD &PTĐT Xây dựng và phát triển đô thị

viii

2. Viết tắt tiếng Anh

Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

1 B/C Benefit/Cost Tỷ số lợi ích/Chi phí (Tỷ

số thu - chi)

2 CPM Critical Oath Method Phương pháp đường găng

3 EFC Environmental Friendly

City

Đô thị thân thiện với môi

trường

4 GB Green Building Công trình xanh

5 GC Green City Đô thị xanh

6 GdC Garden City Đô thị vườn

7 GCF Green Cities Fund Quỹ các thành phố xanh

8 GDSS Green city urban

planning Decision

Support System

Hệ thống hỗ trợ quyết định

lập quy hoạch đô thị xanh

9 GI Green Infrastructure Hạ tầng đô thị xanh.

10 ICOR Incremental Capital –

Output Ratio

Hệ số đầu tư tăng trưởng

11 IRR Internal Rate of Return Suất thu lợi nội tại

12 LC Linear City Đô thị tuyến tính

13 LCC Low Carbon City Đô thị ít khí thải

14 LEED Leadership in Energy and

Environmental Design

Định hướng Thiết kế về

Năng lượng và Môi trường

(Tiêu chuẩn Xanh trong

kiến trúc hiện đại).

15 NPW Net Present Worth Hiện giá của hiệu số thu -

chi

16 PERT Program Evaluatian and

Review Technique

Kỹ thuật ước lượng và

đánh giá chương trình

17 SG Smart Growth Phát triển đô thị thông

minh

18 U – City Ubiquitous City Đô thị mọi nơi

19 UGG Urban Green Gowth Đô thị tăng trưởng xanh

20 VGBC Vietnam Green Building

Council

Hội đồng công trình xanh

Việt Nam

21 ZEC Zero Emission City Đô thị không khí thải

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HỘP

STT Bảng Nội dung Trang

1 Bảng 3.1 Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn

TP Hà Nội

90

2 Bảng 3.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của

Hà Nội

91

3 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm 91

4 Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu phát triển các khu đô thị vệ

tinh Hà Nội

94

5 Bảng 3.5 Kết quả đo lường hiệu lực quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

113

6 Bảng 3.6 Kết quả đo lường hiệu quả quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

116

7 Bảng 3.7 Kết quả đo lường phù hợp quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

117

8 Bảng 3.8 Kết quả đo lường bền vững quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

118

9 Bảng 4.1 Phân tích SWOT đánh giá hiệu quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

128

STT Hộp Nội dung Trang

1 Hộp 2.1 Tầm nhìn kế hoạch xanh của Singapore 68

2 Hộp 2.2 Xây dựng đô thị Đà Nẵng xanh và bền vững 72

3 Hộp 2.3 Tiết kiệm năng lượng, phát triển đô thị xanh 76

x

DANH MỤC HÌNH VẼ

STT Hình Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết

và hướng giải quyết

27

2 Hình 2.1 Xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh 30

3 Hình 2.2 Sơ đồ khái niệm đô thị qua từng thời kỳ 31

4 Hình 2.3 Đô thị xanh 32

5 Hình 2.4 Đô thị xanh theo EU 35

6 Hình 2.5 Đầu tư phát triển đô thị xanh 41

7 Hình 2.6 Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 45

8 Hình 2.7 Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

52

8 Hình 2.8 Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh

58

9 Hình 2.9 Thủ đô Stockholm, Thụy Điển 71

10 Hình 3.1 Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm 90

11 Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống chính quyền thành phố Hà

Nội

99

12 Hình 3.3 Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh

106

13 Hình 3.4 Xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội

trong những năm tới

107

14 Hình 3.5 Quy trình lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư 112

15 Hình 4.1 Định hướng phát triển không gian đô thị của

Hà Nội

138

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, cùng quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tốc độ đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh.

Điều này thấy rõ ở các vùng trọng điểm kinh tế quốc gia, tập trung chủ yếu ở

các thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Quá trình đô

thị hóa diễn ra với tốc độ cao, chúng ta đang đứng trước một thực tiễn đáng lo

ngại về chất lượng cuộc sống các đô thị, xu hướng di dân từ nông thôn vào

thành phố tăng, việc mở rộng quy mô về không gian đô thị, tăng cường hoạt

động xây dựng đô thị, cải tạo và mở rộng hạ tầng đô thị. Sự cạnh tranh đô thị

với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, do đó chúng ta phải có tầm nhìn

chiến lược về quá trình xây dựng, phát triển và quản lý đô thị.

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị

đã khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội: “Là trái tim của cả nước, đầu

não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo

dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [7].

Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 xác định

trách nhiệm của Thủ đô: “Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại,

tiêu biểu cho cả nước” [51].

Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh là xu hướng hiện nay trên toàn

thế giới. Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị xanh ở thế kỷ

XXI đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Xây dựng rất quan tâm.

Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành

chính, kinh tế, văn hóa nên cũng cần phải phát triển theo hướng này.

Như vậy, Hà Nội đã được xác định là Thủ đô đa chức năng, một mô

hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành, phát triển của Thăng Long - Hà

Nội. Điều này được thể hiện rất rõ từ khi đổi mới, Hà Nội đã có những bước

2

phát triển tương đối tốt, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh

vực chính trị, kinh tế, văn hóa…

Theo quyết định số 768/QĐ -TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô

Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: Hà Nội với vị thế Thủ đô,

trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa,

giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong

những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á -

Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên

kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung

hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm

tài chính Bắc Sông Hồng, trung tâm hội chợ, trung tâm hành chính, thương

mại, văn hóa Tây Hồ Tây…), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao

(Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc…); trung

tâm văn hóa - lịch sử lớn (Hoàng thành Thăng Long, vườn Quốc gia Ba Vì);

đến năm 2030, tỉ lệ đô thị hóa của Thủ đô khoảng từ 65% đến 70% [20].

Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình chùm đô thị

gồm khu vực đô thị trung tâm, năm đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối

bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối

liên kết với mạng giao thông Vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân

cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (khu vực nông

nghiệp, làng xóm, di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn thiên nhiên…)

Để Thủ đô Hà Nội đúng nghĩa là trái tim của tổ quốc, là trung tâm văn

hóa, chính trị của cả nước thì cần phải định hướng chiến lược phát triển đô thị

bền vững và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đặt ra yêu cầu

xây dựng, phát triển công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái (eco-city)

nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị nhanh, bền vững và thích ứng với

biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, Hà Nội cũng đã chú trọng đến đầu tư

phát triển đô thị xanh (khu đô thị xanh, sinh thái Vinhome Riverside, khu đô

thị xanh Gamuda Gardens…), cũng đạt được những thành tích bước đầu trong

3

phát triển. Tuy vậy, đô thị xanh của Hà Nội phát triển chưa được như mong

muốn, còn có nhiều yếu kém. Lý do có nhiều, nhưng đầu tư phát triển đô thị

còn nhiều khiếm khuyết là một nguyên nhân quan trọng (Khiếm khuyết trong

các thể chế chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là chưa cụ thể rõ

ràng, nhận thức của các nhà quản lý về đô thị xanh còn chưa sâu sắc, việc

quản lý sau khi đô thị đã được đầu tư phát triển chưa được sát sao…). Thực

trạng việc đầu tư phát triển đô thị ở Hà Nội hiện nay chưa xanh: Ô nhiễm môi

trường đô thị, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chống chọi kém với biến đổi

khí hậu. Nguyên nhân là do quản lý đầu tư phát triển chưa theo hướng xanh,

thiện với môi trường và chống chọi với biến đổi khí hậu. Từ những khiếm

khuyết đó, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh là một tất yếu khách quan.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư phát

triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại của Việt Nam nói chung trong đó Thủ

đô Hà Nội luôn được quan tâm đặc biệt. Vì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm

thay đổi nhiều đến bộ mặt đô thị xanh - thông minh - hiện đại, sự phát triển của

cư dân thông minh, chính quyền đô thị thông minh… Như vậy Hà Nội cần có

chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh trong giai

đoạn hiện nay là rất cần thiết và mang tính cấp bách.

Bên cạnh đó, Dân số của Thủ đô Hà Nội tăng nhanh, đô thị hóa ngày càng

phát triển mạnh chưa từng có làm cho Hà Nội phải đối mặt với các thách thức

nghiêm trọng: Biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, môi trường đô thị

ngày càng ô nhiễm, nguồn nước sạch khan hiếm… làm cho sự phát triển đô thị

trở nên không bền vững. Chính vì vậy cần phát triển đô thị theo hướng xanh,

thông minh và bền vững là xu thế tất yếu.

Từ những lý do trên, bằng kinh nghiệm từ quá trình công tác nhiều năm

trong ngành xây dựng đô thị, với vốn kiến thức được học và qua tìm hiểu,

nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, nhà nước và để có

thêm những kiến thức cần thiết chuyên sâu phục vụ cho công tác chuyên môn,

4

tác giả chọn đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội” làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế.

Đề tài này mang tính thời sự và cấp thiết vì nó sẽ khắc phục được các

tồn tại và khiếm khuyết việc quản lý nêu trên, đồng thời tác giả sẽ đưa ra các

giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội trong thời gian tới.

2. Mục tiêu của đề tài luận án

2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận án là dựa trên cơ sở khoa

học thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đề xuất các giải pháp

hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm

2030.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ thực hiện những

mục tiêu cụ thể (các nhiệm vụ nghiên cứu) sau:

Một là, Hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm: đô thị xanh, phát

triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh.

Hai là, Luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá việc quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh.

Ba là, Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh ở thành phố Hà Nội theo bốn tiêu chí: Hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và

bền vững. Từ đó tổng hợp những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và

nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý của chính quyền thành phố về

đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội thời gian qua.

Bốn là, Từ những hạn chế, tồn tại, dựa trên bối cảnh quốc tế, trong nước

và Hà Nội. tác giả đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn

5

thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội được hiệu quả

nhất, tốt nhất từ nay đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh ở thành phố Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi về nội dung

Đề tài luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu quản lý của chính quyền

thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh điển hình:

- Nghiên cứu định hướng phát triển đô thị xanh thông qua chiến lược, quy

hoạch phát triển đô thị xanh (Có bao nhiêu đô thị xanh sẽ được xây dựng); Kế

hoạch phát triển đô thị xanh (từng giai đoạn). Định hướng quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở Hà Nội từ lý thuyết đến thực tế như thế nào?

- Nghiên cứu việc ban hành các Luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,

các cơ chế, chính sách liên quan để thực hiện các định hướng nêu trên. Ở cấp

chính quyền thành phố Hà Nội gồm:

+ Cụ thể hóa Luật, Nghị định, Thông tư và các chính sách liên quan đến quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh của Trung ương.

+ Ban hành các chính sách cụ thể về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho

thành phố Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền (các văn bản pháp quy).

- Nghiên cứu thực tiễn tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

- Nghiên cứu việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

3.2.2. Phạm vi về thời gian

- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2017;

- Số liệu sơ cấp được thu thập trong hai năm: 2017 và 2018.

6

- Đề xuất một số giải pháp nằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh ở Hà Nội từ nay đến năm 2030.

3.2.3. Phạm vi không gian

Phạm vi không gian là thành phố Hà Nội, trong đó tác giả chú trọng

quản lý đầu tư phát triển của một vài khu đô thị xanh điển hình (Phụ lục 1).

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống

tức là từ nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

một số nước trên thế giới, thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội (Đánh giá ưu, nhược điểm, những kết quả đạt được, nguyên

nhân và hạn chế, những tồn tại) và trên quan điểm lịch sử (Sự phù hợp của

việc quản lý đầu tư phát triển đô thị trong từng giai đoạn, đặc biệt là quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh).

Cụ thể: Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành quản lý

kinh tế từ cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo trình tự

sau: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ban hành khung khổ pháp lý

và thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh; kiểm

tra, giám sát, thanh tra việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của

thành phố Hà Nội.

4.2. Phương pháp lý luận chung trong nghiên cứu luận án

Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương

pháp luận cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử, quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng

và Nhà nước sẽ được sử dụng để phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận

về đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Phân

tích lý luận quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nhằm làm rõ bản chất, nội

dung, hình thức của việc quản lý đô thị xanh theo hướng bền vững, những

nhân tố ảnh hưởng và quan hệ biện chứng giữa các nhân tố và quá trình phát

triển đô thị xanh v.v... Việc giải quyết các vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô

7

thị xanh để tìm ra những mâu thuẫn trong quản lý đầu tư phát triển đô thị,

nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ của các yếu tố.

4.3. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án

Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:

a) Phương pháp nghiên cứu tại bàn:

Phương pháp này thu thập các tài liệu có liên quan đến quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh chủ yếu là các thông tin thứ cấp trên sách báo, tạp chí

kinh tế, tạp chí thương mại… nhằm làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình

thức việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả

nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra những bài học từ các nước

về vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Mặt khác,

để đánh giá quan điểm của các học giả trong nước và ngoài nước về đô thị

xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Từ đó làm rõ những thành công

cũng như khoảng trống cần đề cập nghiên cứu. Phương pháp này được sử

dụng trong chương 1 và chương 2 của luận án.

b) Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần nghiên cứu của

luận án. Mô tả và phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu tổng hợp, số

hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Từ đó có cơ sở để làm rõ

bản chất đô thị về mặt kinh tế - xã hội bằng các con số cụ thể, đánh giá được

thực trạng phát triển đô thị xanh, quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội

về đầu tư phát triển đô thị xanh, dự báo về chiến lược, quy hoạch và nhu cầu

vốn để đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới của thành phố Hà

Nội. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030.

c) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia:

Để tăng tính thực tiễn khi phản ánh thực trạng quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh cũng như tăng tính thuyết phục cho các giải pháp mà luận án đưa

8

ra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và tham khảo ý kiến

chuyên gia như sau:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

+ Sử dụng bảng hỏi để lập phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các nhà chuyên môn. Bao

gồm: - Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý dự án, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn

giám sát (Xem phụ lục 6). Quy mô mẫu là 68 nhà chuyên môn. Thời gian

khảo sát từ ngày 15 tháng 10 năm 2017 đến ngày 08 tháng 8 năm 2018.

Tác giả thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những nhà chuyên

môn, các cán bộ quản lý làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện

công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

+ Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, điều tra nhận thức của cư dân sống tại các

khu đô thị xanh ở Hà Nội (Xem phụ lục 8). Quy mô mẫu là 100 cư dân sống

tại các khu đô thị xanh. Thời gian khảo sát từ ngày 03 tháng 05 năm 2017 đến

ngày 08 tháng 8 năm 2018.

Tác giả thu thập các số liệu thông qua bảng hỏi của một số cư dân

sống tại các khu đô thị xanh điển hình ở Hà Nội. Từ đó tác giả tổng hợp các

số liệu làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia:

Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn một số nhà hoạch định

chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ

thể, tác giả tham khảo các ý kiến của 10 nhà quản lý, nhà khoa học - Đây là

một trong những căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội (Phụ lục 10 và phụ

lục 11).

Phương pháp này được tác giả sử dụng thu thập số liệu để đánh giá thực

trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở chương 3 (Xem các bảng

trong chương 3).

9

d) Phương pháp phân tích SWOT

Sau khi thu thập, phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh, tác giả chỉ ra điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weeknesses),

cơ hội (O - Opportunities) và thách thức (T - Threats) trong việc đánh giá

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Phân tích SWOT

được tác giả thực hiện theo một trật tự logic từ đó hiểu được sâu sắc hơn về

thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới được cụ thể hơn và sát thực hơn.

Sau khi phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT ở phần đầu

chương 4. Từ đó có các căn cứ để đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả và

có tính thực thi cao.

4.4. Nguồn dữ liệu số liệu, tài liệu

Để có căn cứ đáng tin cậy cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng

các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sau:

a) Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu như: Sách, giáo trình, tài liệu

tham khảo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các công trình nghiên cứu

khoa học, tài liệu tại các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, quản

lý xây dựng, quản lý đầu tư, quản lý đất đô thị ở thanh phố Hà Nội, các Bộ

ngành liên quan.

Từ kết quả điều tra, tác giả làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình

thức việc quản lý đầu tư pháp triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả

nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học từ các nước về vấn

đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

b) Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Tác giả tiến hành thu thập thông qua việc điều tra theo mẫu xây dựng

sẵn. Tác giả sử dụng 02 mẫu điều tra:

10

- Mẫu 1: Phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên

địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các cán bộ, chuyên gia có liên quan đến

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Cụ thể:

+ Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn giám sát;

+ Chỉ huy trưởng và các cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu;

+ Các cán bộ giảng dạy liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

+ Cán bộ làm công tác quản lý, quy hoạch đô thị tại các Viện Quy hoạch đô

thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch và xây dựng Hà

Nội.

+ Cán bộ quản lý đầu tư về đô thị thuộc Phòng quản lý đô thị các quận Hoàn

Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ thành phố Hà

Nội.

+ Cán bộ làm công tác quy hoạch đô thị tại Sở Xây dựng Hà Nội.

Nội dung khảo sát điều tra, tham khảo ý kiến chuyên gia được bám sát

mục tiêu đề ra. Số phiếu phát ra: 68 phiếu, số phiếu thu về: 66 phiếu, số phiếu

hợp lệ: 66 phiếu, với các đối tượng được trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi.

Trong đó, nam giới 50/66 =75,8%; nữ giới 16/66 = 24,2%. Trình độ đại học là

45, thạc sĩ là 12, tiến sĩ là 09. Kết quả điều tra đánh tin cậy để nghiên cứu đề

tài luận án (Chi tiết xem phụ lục 7).

- Mẫu 2: Phiếu điều tra nhận thức của cư dân sống trong các khu đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội. Số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về: 93 phiếu, số

phiếu hợp lệ: 93 phiếu, với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi. Trong

đó, nam giới 50/93 = 53,76%; nữ giới 43/93 = 46,24%. Kết quả điều tra các

cư dân sống tại các khu đô thị xanh làm căn cứ cho việc sử dụng nghiên cứu

của luận án (Chi tiết xem phụ lục 9).

Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu phục vụ cho nghiên

cứu về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội là khó khăn,

vì vậy tác giả áp dụng công thức chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên như sau:

11

N = 2

2(1

2

)/ .P.(1 P)Z

d

Trong đó:

N - Cỡ mẫu nghiên cứu;

Z(1-α/2) - Hệ số tin cậy ở mức xác suất:

(Với mức xác suất 95% thì Z(1-α/2) = 1,96);

P - Tỷ lệ ước tính;

d - Độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tổng

thể nghiên cứu với sai số cho phép

Theo công thức trên, cỡ mẫu nghiên cứu được xác định như sau:

* Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên môn:

Chọn d1 = 0,1 và P1 = 0,22

N1 =

2

2

1,96 .0,23.(1 0,23)

0,1

= 68

* Phiếu điều tra nhận thức của người dân (N2):

Chọn d2 = 0,1 và P2 = 0,5 để có quy mô mẫu lớn nhất;

N2 = 2

2

1,96 .0,5(1 0,5)

0,1

= 96

Để tăng tính chính xác và thuận tiện trong việc nghiên cứu luận án, tác

giả xác định mẫu nghiên cứu N2 = 100.

Như vậy chọn được 02 mẫu nghiên cứu, khảo sát:

1. Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên môn: N1 = 68

2. Phiếu điều tra nhận thức của người dân: N2 = 100.

12

4.4. Khung phân tích của luận án

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp.

Khung phân tích về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà nội

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐTPT ĐTX

- THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Kinh nghiệm quốc tế và

trong nước về quản lý

đầu tư phát triển

đô thị xanh

Các số liệu

sơ cấp từ khảo sát

điều tra của tác giả

Các nhân tố tác động đến

quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh

ở thành phố Hà Nội

Cơ sở lý luận

về quản lý đầu

tư phát triển

đô thị xanh

Các số liệu

thứ cấp

Các

giải pháp

hoàn

thiện

quản lý

đầu tư

phát triển

đô thị

xanh

Định hướng hoàn thiện

quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh

Bối cảnh mới

13

4.5. Khung nghiên cứu của luận án

Đề tài “Quản lý chi phí đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

nội” dựa trên khung nghiên cứu của luận án được tóm tắt như sau:

Khung nghiên cứu của luận án

Chương Phương pháp

sử dụng

Nội dung

nghiên cứu chính

Kết quả mục tiên nghiên

cứu chính cần đạt được

1 Phương pháp

nghiên cứu tại bàn.

Tổng quan tình hình

nghiên cứu có liên

quan đến luận án.

Tìm ra “khoảng trống” và

khẳng định sự cần thiết

nghiên cứu vấn đề của

luận án.

2

Phương pháp

nghiên cứu tại bàn.

Một số khái niệm và lý

thuyết liên quan

Nội hàm về quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh.

Phương pháp

nghiên cứu tại bàn.

Quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh và tiêu

chí đánh giá.

Khái niệm, nội dung phân

tích đầu tư phát triển đô

thị xanh.

Phương pháp

nghiên cứu tại bàn.

Các nhân tố ảnh hưởng

đến quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh.

Chỉ ra được các nhân tố

ảnh hưởng đến quản lý

đầu tư phát triển đô thị

xanh.

Phương pháp

nghiên cứu tại bàn.

Kinh nghiệm quốc tế

và trong nước

Bài học cho Hà Nội về

quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh.

3

- Điều tra khảo sát,

tham khảo ý kiến

chuyên gia;

- Phân tích;

- Tổng hợp.

Thực trạng phát triển

đô thị xanh ở thành phố

Hà Nội giai đoạn 2010-

2017

Chỉ ra những điểm hợp lý

hay chưa hợp lý trong

việc quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở thành

phố Hà Nội.

- Khảo sát;

- Phân tích;

- Tổng hợp.

Đánh giá về chính quền

thành phố trong việc

quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh trên

địa bàn Hà Nội.

Chỉ ra những ưu điểm,

những hạn chế, nguyên

nhân hạn chế.

14

Chương Phương pháp

sử dụng

Nội dung

nghiên cứu chính

Kết quả mục tiên nghiên

cứu chính cần đạt được

4

- Phân tích SWOT;

- Tổng hợp.

Bối cảnh và những khó

khăn, thuận lợi về đổi

mới quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở

Hà Nội đến năm 2030.

Phân tích bối cảnh mới;

cơ hội và thách thức về

quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh.

- Phân tích;

- Tổng hợp.

Định hướng về quản lý

đầu tư trong những

năm tới của thành phố

Hà Nội.

Định hướng quản lý đầu

tư hợp lý đến 2030.

- Phân tích;

- Tổng hợp.

Một số giải pháp hoàn

thiện quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội đến

năm 2030.

Các giải pháp và kiến

nghị.

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và xây dựng.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Trên cơ sở tổng quan những công trình đã nghiên cứu trong nước và ngoài

nước liên quan đến phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,

luận án có những đóng góp mới sau:

- Trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh, làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư

phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

- Luận giải rõ khung phân tích, khung nghiên cứu về quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh để có định hướng và mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội. Từ đó cho

thấy những kết quả đạt được, những điểm chưa được trong quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh. Nguyên nhân thành công và hạn chế của công tác quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

15

- Đề xuất đầu tư phát triển đô thị xanh trong cấu trúc tổng thể đô thị thành phố

Hà Nội dựa trên quy hoạch đô thị tới năm 2030.

- Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh ở thành phố Hà Nội.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học

- Luận án góp phần luận giải các cơ sở lý luận về đô thị xanh, phát triển đô thị

xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

- Hệ thống hóa các tiêu chí phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh góp phần vào nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị tổng thể.

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

- Làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính chính quyền đô thị, các kiến trúc sư

quy hoạch đô thị, kỹ sư quản lý đô thị, các kỹ sư có liên quan, các nhà quản lý

kinh tế, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

- Tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án

được kết cấu thành 4 chương chính sau:

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh ở thành phố Hà Nội.

Chương 2. Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh.

Chương 3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành

phố Hà Nội.

16

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Cho đến nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh. Hầu hết các tác giả đều xuất phát từ lý luận về đô

thị hóa, đô thị sinh thái, đô thị phát triển bền vững…

Trong nghiên cứu về “Tình hình thực hiện chính sách đô thị thông minh

tại Hàn Quốc” của nhà nghiên cứu Lee Jae Yong thuộc Viện Nghiên cứu Định

cư quốc gia Hàn Quốc (KRISH) (2013) đã đưa ra tầm nhìn và mục tiêu xây

dựng đô thị sáng tạo tiên phong, an toàn và hạnh phúc: thứ nhất, mở rộng thành

phố thông minh; thứ hai, phát triển công nghiệp đô thị thông minh theo mô hình

kinh tế sáng tạo; thứ ba, tăng cường hỗ trợ tiến ra thị trường nước ngoài [35].

Nghiên cứu về “Quy hoạch U - City” của Park Chan Ho - Giám đốc tập

đoàn JUNGDO UIT Inc (2013) đưa ra việc tiếp cận U – City một cách tổng hợp

trên phương diện dịch vụ kết hợp giữa không gian đô thị với hạ tầng công trình

và công nghệ thông tin. Lập quy hoạch U-City góp phần nâng cao chất lượng

cuộc sống của người dân bằng hạ tầng thông minh [35].

Nghiên cứu về “Chiến lược phát triển thành phố xanh tại Hàn Quốc” của

tiến sĩ Lee Bum-Huyn (2013) đã đưa ra cách tiếp cận nên tập trung phát triển đô

thị chuyển đổi từ “Nền kinh tế Cacbon” sang “Nền kinh tế phi Cacbon” có cấu

trúc đô thị bền vững và thân thiện hơn với môi trường, điều này sẽ tạo nền tảng

cho sự chuyển đổi kiểu mẫu sang “thành phố xanh ít cacbon”, đây là một chiến

lược phát triển đô thị để đạt tăng trưởng trong mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế

và môi trường. Nền tảng và sự thống nhất trong biến đổi khí hậu. Phát triển, ứng

dụng và chuyển giao mô hình thành phố xanh bao gồm cả nền công nghiệp và

công nghệ xanh. Tác giả khái quát lịch sử phát triển đô thị mới và chính sách

thành phố xanh của Hàn Quốc như: Phương tiện giao thông xanh, công nghiệp

17

xanh, năng lượng xanh, cấu trúc không gian và sử dụng đất xanh thông qua việc

nghiên cứu cụ thể về phát triển đô thị mới ở các thành phố Pangyo, thành phố

Sejong và các dự án thành phố xanh như: thành phố xanh ít cacbon Gangneung,

đô thị xanh Geomdan, Sosabeol. Tác giả đưa ra kết luận xây dựng chính sách

khả thi để công nhận thành phố xanh theo miền: Cần thiết lập một loạt chính

sách hỗ trợ công nhận thành phố xanh theo đặc thù của từng vùng, thiết lập cấu

trúc hỗ trợ để phát triển quy hoạch đặc thù xây dựng thành phố xanh ít cacbon

theo vùng, đưa ra những ưu đãi cho quy hoạch thành phố xanh theo đặc điểm

của từng vùng [35].

Nghiên cứu về “Modular - Mô hình xây dựng mới trong xu hướng phát

triển đô thị xanh và bền vững” của Kim Sang Soo Giám đốc văn phòng đại diện

POSCO A&C Hà Nội (2013), Tác giả đã đưa ra lợi ích về phát triển đô thị xanh,

đô thị thân thiện với môi trường với điểm nổi bật có nhiều không gian xanh, chất

lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và

hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi

cho người dân. Với những lợi ích như vậy, đầu tư phát triển đô thị xanh cần đưa

ra các tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và đảm bảo không gian

xanh, xây dựng giao thông xanh, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu

quả cao, thực hiện chu trình tái sử dụng, tái chế chất thải trong ngành sản xuất

công nghiệp để giảm thiểu chất thải ra môi trường xung quanh, sử dụng năng

lượng sạch, năng lượng tái tạo thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Đặc

biệt đối với công trình kiến trúc xanh (GB) phải đảm bảo các thiết kế và xây

dựng theo các tiêu chí: xanh hóa công trình, tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng

lượng, tiết kiệm nguồn nước, chất thải ra môi trường xung quanh ít, môi trường

trong nhà xanh. Tác giả đưa ra phương thức xây dựng mới - Modular. Đây là mô

hình kiến trúc lắp ghép sử dụng các mô đun được tiêu chuẩn hóa chế tạo tại nhà

máy và được lắp ghép tại công trường thông qua phương pháp thi công công

18

nghiệp. Theo nghiên cứu thực tế tại Hàn Quốc, phương pháp này sẽ rút ngắn

thời gian thi công 50%, sau khi tháo dỡ vật liệu được tái chế sử dụng cho công

trình khác là 80%, giảm thiểu 25% chi phí xây lắp so với các phương pháp thông

thường. Mô hình Modular phù hợp để xây dựng các công trình công cộng như

nhà ở cho cán bộ công nhân viên, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên, phòng

khám/mổ di động, trường học… Đặc biệt là các công trình thể thao phục vụ

trong các thế vận hội thể thao như sân vận động thi đấu di động, làng vận động

viên, khi sử dụng mô hình Modular có thể dễ dàng nhanh chóng xây lắp và có

thể tháo dỡ để tái sử dụng cũng như tạo thuận lợi cho việc vận hành, bảo dưỡng.

Có thể thấy khi áp dụng mô hình Modular vào các lĩnh vực xây dựng đáp ứng xu

hướng phát triển đô thị xanh bền vững [35].

Bài viết “Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực tiễn tại Việt Nam trong xây

dựng đô thị xanh (thông minh)” của tiến sĩ Lee Dong Youn - Công ty Jungdo

UIT Hàn Quốc (2016), Hội thảo về quy hoạch phát triển hệ thống đô thị Quảng

Nam trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế . Tác giả đã đưa ra khái niệm

về đô thị trong từng thời kỳ, tiếp đến là xây dựng mô hình đô thị xanh thông

minh dựa trên các hệ thống hỗ trợ quyết định lập quy hoạch đô thị xanh (GDSS),

đưa ra các hệ thống giám sát, hệ thống đánh giá về đô thị xanh, từ đó đưa ra việc

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông minh [37].

Tiêu chuẩn đánh giá LEED (Leadership in Energy and Environmental

Design) cho việc đánh giá xanh và bền vững (2009), của Hội đồng Công trình

xanh Hoa Kỳ công bố chương trình thí điểm đánh giá tính bền vững của khu phố

và cộng đồng đã tích hợp các nguyên tắc của sự phát triển đô thị thông minh,

ứng dụng phát triển công trình xanh vào quy hoạch và thiết kế cộng đồng ở [87].

Theo nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq (2011) nghiên cứu những lợi

ích và thách thức của không gian xanh đô thị dựa trên kết quả nghiên cứu ở các

thành phố khác nhau cho thấy: Đô thị xanh đóng vai trò quan trọng đối với xã

19

hội, kinh tế, văn hóa và môi trường phát triển bền vững. Kiến trúc cảnh quan,

không gian đô thị xanh là một công cụ toàn diện cho tính bền vững của môi

trường qua việc cải thiện chất lượng sống, gia tăng giá trị tài sản bởi sự tiện

nghi, độ thẩm mỹ, chi phí năng lượng làm mát tòa nhà giảm. Đô thị xanh với

không gian xanh sẽ mang lại hệ sinh thái, các dịch vụ vui chơi, giải trí tiện ích

dành cho cư dân đô thị cũng như khách du lịch đến nơi đây. Để quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh hiệu quả, phù hợp và bền vững cần phải lập kế hoạch cụ

thể, kiểm tra, giám sát thường xuyên để khu đô thị xanh luôn được duy trì, môi

trường sống luôn được cải thiện. Nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq đã xét

tới các biến số như: Khu vực xanh tự nhiên (Natural green), Khu đô thị xanh

(Urban green). Từ đó cho thấy các đô thị và các thành phố lớn đều có một số

điểm cao trên các yếu tố đô thị xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này gợi ý nên quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở các thành phố lớn nhiều hơn các thành phố

trung bình và nhỏ [91].

Nghiên cứu của M. Deakin, G. Mitchell, P. Nijkamp, R. Vreeker (2007),

“Sustainable urban development” (Phát triển đô thị bền vững), các tác giả đã đề

cập rất kỹ về điều kiện cần của một đô thị bền vững trên bốn lĩnh vực: thể chế,

kinh tế, xã hội và môi trường. Thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết

để đầu tư phát triển đô thị bền vững [88].

Nghiên cứu về “Loại bỏ ô nhiễm không khí bởi cây xanh trong không

gian xanh công cộng ở thành phố Strasbourg, Pháp” của các tác giả Wissal

Selmi, Christiane Weber, Emmanuel Rivière, Nadège Blond, Lotfi Mehdi,

David Nowak (2016), nhóm tác giả đã nghiên cứu tích hợp mô hình i-Tree Eco

để ước tính loại bỏ không khí bằng cây xanh đô thị ở thành phố Strasbourg của

Pháp. Áp dụng mô hình này đạt được kết quả là loại bỏ khoảng 88 tấn chất ô

nhiễm trong thời gian một năm (tháng 7 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013).

Nghiên cứu trên cho thấy rằng, cây xanh đô thị là một yếu tố quan trọng để giảm

20

ô nhiễm không khí và kết hợp các đặc điểm khác có đến đặc điểm môi trường đô

thị: Cấu trúc không gian đô thị, đường giao thông đô thị… [101].

Trong cuốn “Tomorrow: a Peaceful Path to Real Reform” của tác giả

Ebennezer Howard (1898) đưa ra mô hình “thành phố vườn” để giải pháp cho

vấn nạn ô nhiễm môi trường, bệnh dịch tràn lan đe dọa các thành phố công

nghiệp ở Anh. Với ý tưởng thiết kế “thành phố vườn” tạo nên các khu đô thị có

mật độ dân cư thấp và trung bình, người dân sống trong một môi trường sinh

thái, ít ô nhiễm…Hệ thống “thành phố vườn” của Ebennezer Howard được quy

hoạch xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh, với các khu chức

năng khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp đều được xây dựng tách biệt. Hệ

thống “thành phố vườn” của Ebennezer Howard bao gồm 6 “thành phố vườn”,

mỗi thành phố có 32,000 dân; bao quanh một thành phố mẹ 58,000 dân. Diện

tích mỗi “thành phố vườn” là 400 hecta, với 2000 hecta vòng ngoài là khu cây

xanh và đất dùng vào mục đích nông nghiệp. Mỗi “thành phố vườn” như thế

được hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia đều bởi các

đại lộ lớn. Thường có 6 đại lộ, mỗi đại lộ rộng 36m, xuyên qua tâm thành phố,

chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở. Ở trung tâm, một không gian

hình tròn khoảng 2,2 hecta dùng làm khuôn viên trồng hoa.Các công trình công

cộng được đặt quanh vườn hoa này: tòa thị chính, phòng hòa nhạc, hội trường,

thư viện, bảo tàng... Hình thức kiểu vòng tròn này sẽ phục vụ tiện lợi cho toàn

thể cư dân đô thị, bán kính phục vụ là 550m. Giữa bán kính 550m này có một

đại lộ cây xanh vòng tròn rộng 128m, là nơi đặt trường họa, chỗ vui chơi cho trẻ

em, nhà thờ... Một tuyến xe lửa được bố trí chạy vòng ngoài để chở hàng đến

các nhà máy, tránh được hiện tượng xe tải chạy xuyên thành phố.Các chất thải

hữu cơ được dùng vào nông nghiệp, không khí trong lành. Vòng ngoài của thành

phố đặt những nhà máy, xí nghiệp không độc hại. Mỗi thành phố vườn là một

đơn vị tự trị, nối liền với thành phố mẹ bằng 6 đường xe lửa. Bản thân các

21

“thành phố vườn” cũng được nối liền với nhau bởi một tuyến xe lửa chạy vòng

tròn. Khi thành phố vườn đủ lớn như quy mô quy định ở trên, một “thành phố

vườn” mới sẽ ra đời và cứ tiếp nối như vậy [103].

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến việc nghiên cứu

luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” như:

Trương Văn Quảng (2013), Một số yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô

thị xanh ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra tổng quan về

đô thị và nhận thức về đô thị xanh, từ đó xác định các yêu cầu trong quy hoạch

phát triển đô thị xanh tại Việt Nam: Thứ nhất, Sự đồng thuận trong nhận thức

thức, khái niệm, tiêu chí phát triển đô thị xanh. Tuy nhiên để có sự đồng thuận

về một xu hướng phù hợp với điều kiện Việt Nam thì chắc cũng không khó bởi

lối sống, văn hóa Việt Nam luôn hòa quyện với thiên nhiên. Bởi vậy cần hoạch

định chính sách, quy hoạch, thiết kế công trình đảm bảo mục đích nâng cao chất

lượng sống đô thị và phát triển bền vững. Để phát triển đô thị xanh gồm 7 tiêu

chí: Không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, chất

lượng môi trường đô thị xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng

cảnh, công trình lịch sử, văn hóa, cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi

trường và thiên nhiên. Thứ hai, Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật để định hướng và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đô thị xanh. Thứ ba,

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% như hiện nay. Thứ tư, Cần quy

hoạch chủ động bảo toàn hệ thống cấu trúc xanh đô thị, hệ thống sinh thái tự

nhiên có giá trị. Thứ năm, Sử dụng đất đô thị hợp lý, phân bố những khu vực

chức năng chuyên biệt không để lẫn vào nhau, bảo đảm không gian xanh là tiêu

chí đầu tiên của đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh - hiện đại. Hệ

thống mặt nước, cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ làm tăng giá trị nghệ thuật, thẩm

mỹ cảnh quan, tôn cao giá trị thẩm mỹ của công trình xanh, đô thị xanh - Đây là

22

một trong những thành tố không thể thiếu trong cấu trúc đô thị xanh hiện nay.

Thứ sáu, Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng đô thị xanh: bền vững về môi

trường, hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng thân thiện với môi

trường. Thứ bảy, Thiết kế xây dựng công trình kiến trúc đô thị xanh theo các

tiêu chí: xanh hóa công trình, tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, tiết kiệm

nguồn nước, thải chất thải ra môi trường xung quanh ít nhất; môi trường trong

nhà xanh. Thứ tám, Xây dựng và phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp phát

thải các bon thấp, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu quả cao, sử dụng

công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn; tái sử dụng, tái chế chất thải

trong ngành sản xuất công nghiệp để giảm thiểu chất thải ra môi trường, sử dụng

năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… Thứ chín, chất lượng môi trường đô thị

xanh: Các đô thị xanh phải đạt được chất lượng môi trường không khí, nguồn

nước sạch; quản lý chất thải rắn tốt; vệ sinh đường phố luôn sạc, đảm bảo các

quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Thứ mười, chất lượng, lối sống đô thị xanh thân

thiện với môi trường: cộng đồng dân cư của đô thị xanh có nhận thức cao và có

ý thức tự giác sống hòa hợp với nhau, đặc biệt là ứng xử có văn hóa trong các

hoạt động của đô thị, có trách nhiệm bảo vệ và thân thiện với môi trường tự

nhiên[35].

Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đô thị xanh, thông minh - mô hình phát triển

của Thủ đô Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra bối cảnh đô thị

hóa của một số nước và Việt Nam và phát triển bền vững là một xu thế tất yếu

của toàn cầu, tác động đến từng lĩnh vực với những nghiên cứu cụ thể, chuyên

ngành hơn, trong đó có đô thị hóa, đó là đô thị bền vững - đô thị sinh thái - đô

thị xanh - kiến trúc xanh. Phát triển bền vững là quá trình liên tục cân bằng và

hài hòa các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái. Từ đó

tác giả xác định mô hình phát triển đô thị xanh ở Hà Nội “Xanh - văn hiến - văn

23

minh - hiện đại”, đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước,

khu vực và quốc tế, có môi trường sống tốt… [35]

Nguyễn Hồng Thục (2013), Các yếu tố của phát triển đô thị xanh thông

minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra hiện trạng đô

thị hóa diễn ra ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy ở Việt Nam – đây là vấn đề

nóng nhất hiện nay. Đô thị hóa nhanh góp phần không nhỏ để thay đổi bộ mặt

kinh tế xã hội của đất nước. Tác giả cũng chỉ ra các bệnh đô thị: kiến trúc lộn

xộn, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, dự án đô thị theo kiểu phòng

ngủ độc canh mà thiếu vắng các dịch vụ công cộng thiết yếu, bất động sản

không có lối ra… Từ đó tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về các đô thị là tăng

trưởng kinh tế, tài nguyên đô thị, môi trường sinh thái, tăng trưởng xanh, quy

hoạch lãnh thổ bền vững dựa trên các cơ sở pháp lý [35].

Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền

vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế,

Đại học Kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về

đô thị hóa, đô thị phát triển bền vững. Qua việc nghiên cứu tác giả đã tiến hành

khảo sát việc phát triển các khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả đã khẳng định về

phát triển các khu đô thị cần mang tính bền vững [29].

Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố Hồ

Chí Minh theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quy hoạch vùng

và đô thị, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ một số

vấn đề lý luận về phát triển các khu đô thị mới, các tiêu chí phát triển khu đô thị

mới theo hướng bền vững. Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về quy hoạch đô thị

vùng theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [59].

Trong cuốn sách “Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và

kinh nghiệm của thế giới”, của Đào Hoàng Tuấn (2008) đã nêu một cách tổng

quát các kinh nghiệm phát triển bền vững đô thị và đối chiếu với Việt Nam cho

24

thấy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng việc xây dựng và phát triển cơ

sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng, do vậy dân cư nông thôn mất tư liệu sản xuất

không kịp chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp. Sự phát triển đô thị ở nhiều

nơi gặp khó khăn, nguyên nhân là do quy hoạch đô thị chưa tốt, quản lý đầu tư

phát triển đô thị còn yếu kém, chưa có thể chế cụ thể trong việc quản lý đầu tư

phát triển đô thị nói chung, thể chế quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nói

riêng, đầu tư phát triển các khu đô thị còn manh mún và tự phát, thiếu nguồn

vốn đầu tư trầm trọng, di dân từ nông thôn vào thành thị quá nhiều. Quá trình đô

thị hóa đang diễn ra theo chiều hướng “Đô thị hóa giả tạo” thể hiện qua việc đô

thị phát triển lấn sang khu vực nông thôn rất nhiều, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng đô

thị và cơ sở hạ tầng sản xuất phát triển chưa tương xứng. Do vậy công tác quản

lý đầu tư phát triển đô thị cần phải theo chiều sâu: Nâng cao chất lượng đô thị,

phân bố hợp lý mạng lưới quần cư đô thị theo lãnh thổ của đô thị để tương ứng

với các chức năng đô thị, xây dựng phương án mô hình phát triển, dự báo hiệu

quả đầu tư, các tác động tích cực cũng như tiêu cực trong quản lý đầu tư phát

triển đô thị từ đó đưa ra các giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp [58].

Đồ án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm

nhìn đến năm 2050” do Tư vấn liên danh quốc tế PPJ, Viện Kiến trúc, Quy

hoạch đô thị và nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập [42] và được

phê duyệt theo quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ

tướng Chính phủ [15]. Nội dung quan trọng của đồ án là: “Tạo môi trường sống

theo hướng bền vững: môi trường sống, làm việc, sản xuất và nghỉ ngơi giải trí

phải đảm bảo tiện nghi, an toàn và bền vững. Đồ án Quy hoạch trên đề cập đến

09 vấn đề sau:

Một là, Tạo hình ảnh riêng về Thủ đô Hà Nội: mặt nước, cây xanh và văn

hóa;

Hai là, Xây dựng đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái;

25

Ba là, Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ trong đó giao thông công chính là

quan trọng nhất, vừa kết nối đô thị vừa đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi

trường;

Bốn là, Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, mang tính cạnh

tranh, tạo động lực phát triển đô thị;

Năm là, Cải tạo nâng cấp đô thị, kiểm soát phát triển;

Sáu là, Ngăn ngừa các hiểm họa thiên nhiên;

Bảy là, Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống;

Tám là, Tăng cường thể chế, quản lý đô thị hiệu quả;

Chín là, Tạo dựng và tăng cường phát triển nguồn lực.

Qua các công trình nghiên cứu đã trình bày, cho thấy các nghiên cứu này

chủ yếu xem xét, đánh giá việc đầu tư phát triển bền vững các đô thị, các tiêu

chí đánh giá đô thị hóa. Chưa có công trình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng.

1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã

công bố nghiên cứu giải quyết (khoảng trống tri thức)

Mặc dù đã có một số công trình đã được công bố ở trong và ngoài nước

nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, nhưng

đến nay vẫn còn một số vấn đề quan trọng thuộc đề tài luận án chưa được giải

quyết một cách trực diện, tổng thể và chuyên sâu như:

- Cơ sở lý luận, khung lý thuyết phân tích, đánh giá vai trò của quản lý của các

cấp chính quyền đối với đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn cấp tỉnh, thành

phố nói riêng, cấp quốc gia nói chung.

- Nội dung các phương thức quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn

cấp tỉnh, thành phố và kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của một

số nước, một số thành phố lớn trong khu vực, bài học rút ra cho thành phố Hà

26

Nội về những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cũng như các vấn đề thực tiễn

đang được đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.

- Chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện vai trò quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh trên bốn phương diện nghiên cứu chủ yếu là: (1) Vai trò quản lý nhà

nước; (2) Nhà đầu tư; (3) Nhà cung cấp dịch vụ công; (4) Nhà kiểm tra, giám sát

việc thực hiện.

- Xác định những quan điểm chỉ đạo, phương hướng chiến lược và giải pháp để

thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, các phương thức cần được áp dụng để

thúc đẩy việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà

Nội trong những năm tới.

1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết

Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu và “khoảng trống tri

thức” trong các nghiên cứu trước đây, đề tài luận án tập trung nghiên cứu giải

quyết những vấn đề để trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị

xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là gì?

Câu hỏi 2: Khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh?

Câu hỏi 3: Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và

nguyên nhân là gì?

Câu hỏi 4: Đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

sử dụng các tiêu chí nào?

Câu hỏi 5: Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội theo đồ án quy hoạch đến năm 2030

được hiệu quả nhất, tốt nhất?

27

Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết sẽ được

thể hiện ở hình vẽ sau:

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

Hình 1.1. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÁI NIỆM

ĐÔ THỊ XANH

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI XANH

KHUNG LÝ THUYẾT

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

THỰC TRẠNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

28

Kết luận chương 1

Trong chương này, hệ thống hóa được vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh thông qua việc nghiên cứu các công trình ngoài nước và trong nước với

02 nhóm vấn đề: Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

“Khoảng trống tri thức” mà luận án hướng tới cần nghiên cứu nhằm hoàn thiện

công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ

thể như sau:

- Kế thừa được các công trình nghiên cứu;

- Tiếp cận được cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành

phố Hà Nội.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển đô thị xanh nhưng

chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện sâu sắc, làm rõ các

nội hàm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Tác giả

thấy rằng đây là “những khoảng trống tri thức” để luận án tập trung nghiên cứu

làm rõ vai trò của chính quyền thành phố trong công tác quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh. Do vậy nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” mang tính thời sự và cấp thiết.

Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu là:

(1) Làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị xanh,

đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

(2) Khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh?

(3) Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội?

Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân là gì?

(4) Làm thế nào để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội được hiệu quả nhất, tốt nhất?

29

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG

NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan

2.1.1.1. Khái niệm về đô thị xanh

Có rất nhiều khái niệm về đô thị, ở Việt Nam vấn đề này được hiểu như

sau: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu

hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành

chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển

kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm

thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn được cơ quan có thẩm quyền công

nhận là đơn vị hành chính đô thị và đô thị mới. Đô thị có nội thành, ngoại thành

của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã”[54].

Với khái niệm đô thị đã được biết đến từ lâu và có sự thống nhất tương

đối cao thì “đô thị xanh” còn khá mới ở Việt Nam, nhiều người vẫn hiểu đô thị

xanh là đô thị có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước, khá hơn thì có thêm việc

sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà và trồng cây xanh trên

mái. Một số khu đô thị ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh được gọi là đô thị

sinh thái hay đô thị xanh cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ có nhiều cây xanh, tổ

chức không gian công cộng tốt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ để đô thị có thể

được gọi là đô thị xanh. Các nước phát triển khi xây dựng đô thị xanh là trong

quy hoạch đều tích hợp Quy hoạch xây dựng với sử dụng tài nguyên hiệu quả.

Phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn

văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo

không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và mức độ phổ biến của giao

30

thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử

dụng đất có hiệu quả.

Nghiên cứu của ngài Lee Dong Youn - Công ty Jungdo UIT Hàn Quốc

(2016) tại Hội thảo khoa học quốc tế [36], Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực

tiễn của Việt Nam trong xây dựng đô thị xanh, ông đã đưa ra khái niệm về đô thị

xanh như sau: “Đô thị xanh là đô thị được hệ thống hóa dựa trên các dữ liệu

thông tin không gian xanh, kết hợp công nghệ xây dựng xanh và công nghệ

thông tin thông minh cung cấp cho người dân các loại hình dịch vụ đô thị mọi

lúc, mọi nơi được tốt nhất, hợp lý nhất”. Theo Lee Dong Youn xây dựng mô

hình đô thị xanh thông minh như hình sau:

Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh, ít khí thải của Hàn Quốc,

KRIHS (2010) [37]

Hình 2.1. Xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh

XÂY DỰNG

MÔ HÌNH

ĐÔ THỊ XANH

Sử dụng đất, không gian: Sử dụng đất nhằm xây dựng

không gian đô thị ít khí thải

Sinh thái, cây xanh:

Mở rộng diện tích

cây xanh, tòa nhà tiết

kiệm năng lượng

Năng lượng, nhà ở ít khí thải:

Áp dụng năng lượng mới tái tạo,

mô hình nhà xanh

Tuần hoàn nước, thiên nhiên:

Giảm thiểu nước thải trên toàn bộ

khu vực

Hệ thống

giao thông xanh:

(mở rộng phố đi

bộ, Ubike, green

car...

Sinh hoạt xanh: Vận động

toàn dân tiêu thụ xanh, có

lối sống xanh…

31

Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh ít khí thải của Hàn Quốc, KRIHS (2010)[37]

Hình 2.2. Sơ đồ khái niệm đô thị qua từng thời kỳ

Đô thị vườn

Đô thị

tuyến tính

Phát triển bền vững: Môi trường, kinh tế, xã hội

Đô thị sinh

thái

Đô thị xanh

Đô thị thân

thiện với

môi trường

Vấn đề biến đổi khí hậu và các Hiệp ước Quốc tế

Đô thị

không khí

thải

Đô thị giảm

thiểu khí

thải

Đô thị xanh

thông minh

Đô thị ít

khí thải

Đô thị

thông

minh

32

Theo ông Phạm Ngọc Đăng [31] thì đô thị xanh là đô thị đạt bảy tiêu chí

sau: (1) Không gian xanh;

(2) công trình xanh;

(3) giao thông xanh;

(4) công nghiệp xanh;

(5) chất lượng môi trường đô thị xanh;

(6) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,

công trình lịch sử văn hóa;

(7) công đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và

thiên nhiên”.

Theo Broekbakema Architects Rotterdam [73] thì đô thị xanh (Green

City) được phát triển từ ba ý niệm: đô thị sinh thái, bền vững và thông minh.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Green City của tác giả Rotterdam” [73].

Hình 2.3. Đô thị xanh

Trước hết, nó phải bắt đầu từ một đô thị sinh thái (Eco-City), nơi một tỷ lệ

đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn

quần cư đông đúc. Tiếp đến nó phải thể hiện yếu tố phát triển bền vững

(Sustainable City) với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, việc khai thác hợp lý các

nguồn tài nguyên và ứng phó hữu hiệu với tình trạng biến đổi khí hậu. Cuối

Đô thị xanh

(Green City)

Đô thị bền vững

(Sustainable City)

Đô thị thông minh

(Smart City)

Đô thị sinh thái

(Eco City)

33

cùng, đô thị này đạt đến cấp độ một thành phố thông minh (Smart City) nhờ

tích hợp công nghệ thông tin vào việc quản lý, điều hành và phục

vụ dân sinh. Như vậy thành phố xanh theo quan điểm của Broekbakema

Architects Rotterdam là khá toàn diện [73].

Đô thị bền vững là đô thị có sự khăng khít giữa môi trường - kinh tế và

được bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo chất lượng sống tối thiểu của

người dân, hạn chế sự ô nhiễm về môi trường nước và môi trường khí, phát huy

các mặt tích cực và có sự liên kết các khu vực khác của thành phố, đáp ứng các

nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ

tương lai. Trong đó cơ cấu chính quyền cần phải tổ chức rộng rãi để thực hiện sự

quản lý tự nhiên trong quá trình phát triển bền vững.

Đô thị sinh thái là đô thị cân bằng với thiên nhiên, cho phép các dân cư

sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Như vậy đô thị sinh thái là đô thị có mật độ xây dựng ít, dàn

trải, có không gian cây xanh. Để đạt được mục tiêu sinh thái cần có biện pháp

phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin,

nâng cao nhận thức cộng đồng.

Đô thị thông minh là đô thị có không gian bền vững, ứng dụng công nghệ

hiện đại để mang lại cho người dân môi trường sống an toàn và tiết kiệm.

Như vậy, đô thị xanh là đô thị tổng hợp và kế thừa các yếu tố của đô thị

sinh thái, đô thị bền vững và đô thị thông minh.

Theo Timothy Beatley (2012) đưa ra khái niệm đô thị xanh là đô thị có

thể thúc đẩy sự phát triển bền vững về xã hội và môi trường với tầm nhìn phát

triển đô thị xanh bao gồm: Các chương trình, chính sách, ý tưởng thiết kế sáng

tạo, để đổi mới môi trường và phát triển bền vững. Timothy Beatley [92] đưa ra

đặc điểm của đô thị xanh như sau:

34

(1) Tồn tại trong giới hạn sinh thái của thành phố và thừa nhận các kết nối của

đô thị với các đô thị khác, dân cư ở các khu vực khác;

(2) Được thiết kế gần gũi với thiên nhiên;

(3) Đạt được sự trao đổi theo chuỗi khép kín hơn là sự trao đổi theo một chiều;

(4) Hướng tới sản xuất tự túc ở từng vùng và khu vực, tận dụng tối đa việc sản

xuất thực phẩm trong vùng, phát triển kinh tế, năng lực sản xuất và nhiều hoạt

động khác nhằm duy trì và hỗ trợ dân cư của vùng;

(5) Khuyến khích và tạo điều kiện theo lối sống bền vững và lành mạnh hơn.

(6) Nhấn mạnh tới cuộc sống chất lượng cao và tạo ra các khu vực lân cận có

mức sống tốt nhất.

* Theo Liên minh châu Âu (EU) [94] thì đô thị xanh bao gồm:

- Không gian xanh: Đô thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/người cao,

không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được quan tâm.

- Công trình xanh: Xanh hóa công trình, vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu

tiên tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và vật liệu

thân thiện môi trường.

- Giao thông xanh: Nâng cao tỷ lệ giao thông công cộng, giảm sử dụng các

phương tiện cá nhân, giảm khí thải CO2, sử dụng khí tái chế cho giao thông

công cộng.

- Công nghiệp xanh: Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế ô

nhiễm.

- Chất lượng môi trường đô thị xanh: Môi trường không khí sạch, giảm rác thải,

khói, bụi, độ ồn trong đô thị.

- Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên

nhiên.

- Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.

35

Nguồn: United Nations Urban Environmental Accords[94].

Hình 2.4. Đô thị xanh theo EU

* Tại Caribbrean diễn đàn về phát triển đô thị xanh và kinh tế xanh, thì đô thị

xanh bao gồm:

- Kiến trúc xanh: thiết kế các tòa nhà mới và cải tạo những tòa nhà cũ để có

năng lượng hiệu quả hơn và sử dụng ít nước hơn trong cả quá trình xây dựng và

bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

- Chính sách mua sắm của chính phủ: liên kết việc mua hàng hóa và dịch vụ,

như một sự cam kết một phần của nhà thầu cũng như các nhà cung cấp về vấn đề

môi trường.

- Năng lượng: hệ thống phân phối năng lượng hiệu quả là rất cần thiết, giảm

thiểu tiêu thụ năng lượng, áp dụng hệ thống năng lượng tái tạo ở cả tầm vĩ mô

và vi mô rất quan trọng trong cảnh quan xanh đô thị.

TIÊU CHÍ

ĐÔ THỊ XANH

Công nghiệp

xanh

Giao thông xanh

Công trình xanh

Không gian xanh

Chất lượng

môi trường xanh

Bảo tồn cảnh quan

văn hóa lịch sử

danh lam thắng

cảnh cảnh quan

thiên nhiên Cộng đồng dân cư

sống thân thiện

với môi trường

36

- Quản lý nước: giảm thiểu sự mất nước, trong quá trình thu hoạch và phân phối,

hệ thống lưu trữ giảm áp lực lên nguồn cung cấp nước uống.

- Vận tải: giảm số lượng xe và tăng hiệu quả của giao thông công cộng có thể

làm giảm ô nhiễm, giảm phát khí thải nhà kính.

- Quản lý chất thải: tái chế chuyển đổi chất thải thành năng lượng.

- Hệ thống kiến trúc cảnh quan: không gian xanh cung cấp một loạt các dịch vụ

hệ sinh thái cũng như lợi ích giải trí. Kết hợp không gian xanh vào thiết kế đô thị

cần phải xem xét các hình thức toàn bộ đô thị và bố trí cũng như các chính sách

sử dụng đất phù hợp.

Qua nghiên cứu trên, tác giả luận án cho rằng: “Đô thị xanh là đô thị được

đầu tư xây dựng có quan tâm đến điều kiện sống tốt nhất cho mọi dân cư đô thị,

đa dạng về sinh học, đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị có không gian xanh,

công trình xanh, có hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công

nghiệp xanh và môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các

điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị”.

Như vậy đô thị xanh được hiểu là đô thị nhằm giảm những tác động bất

lợi, có mật độ xây dựng thấp nhưng hệ số sử dụng đất cao, tạo không gian đô thị

mở, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng

sống cho người dân, kết nối hệ thống giao thông xanh, môi trường đô thị ít ô

nhiễm nhưng vẫn bảo tồn được di sản văn hóa.

Đô thị thông minh được hiểu là đô thị áp dụng các thành tự khoa học

công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu điện tử để nâng cao chất lượng nhà ở đô thị,

hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và các tiện ích công cộng, chất lượng

cuộc sống của người dân đô thị, khả năng thích ứng của đô thị và sử dụng các

nguồn lực phát triển đô thị một cách hiệu quả.

37

2.1.1.2. Phát triển đô thị xanh

Phát triển đô thị chính là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và

xã hội với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân đô thị phải khá giả hơn, sống

tiện nghi và hạnh phúc hơn.

Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đô thị rất phù hợp với các đô

thị có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Các đô thị

trung bình và nhỏ có lợi thế về không gian cảnh quan đô thị đa dạng, phong phú,

cảnh quan thiên nhiên sông, núi, biển, rừng đẹp, trên cơ sở đó dễ dàng phát triển

thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề cho phép khai thác tài

nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực

phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu tăng cường các quỹ

đất dành cho xây dựng, bê tông hóa bề mặt đô thị.

Sự phát triển của các đô thị xanh cho phép khai thác tài nguyên thiên

nhiên một cách bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng bê tông hóa trong tương

lai.

Nghiên cứu về “Phát triển đô thị xanh ở Việt Nam”của Lê Thị Bích

Thuận cho rằng giải pháp đô thị nên là một lựa chọn quan trọng của đô thị xanh

hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cùng với đó là giải

pháp hạ tầng kĩ thuật và giao thông theo hướng hạ tầng xanh, phát triển giao

thông công cộng hạn chế cacbonic (CO2). Với mạng lưới giao thông hợp lý, đô

thị phát triển tập trung hơn sẽ tạo cho các dịch vụ cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho

đô thị hoạt động hiệu quả và giảm được chi phí năng lượng để vận hành. Cấu

trúc của hệ thống giao thông đô thị sẽ quyết định tới khả năng khai thác và sử

dụng đất, đồng thời cơ cấu sử dụng đất sẽ quyết định tới nhu cầu đi lại [57].

Để đạt được tiêu chí phát triển đô thị xanh thì cần đạt được các công trình

xanh, sản phẩm xây dựng xanh. “Công trình xanh, sản phẩm xanh”: Là công

trình xây dựng đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu,

38

giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, đồng thời được thiết kế để có thể

hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe

con người và môi trường tự nhiên.

Sản phẩm xanh được hiểu là sản phẩm không độc hại, sử dụng hiệu quả

năng lượng, nước và vô hại đối với môi trường.

Qua nghiên cứu, theo quan điểm của tác giả: “Phát triển đô thị xanh là sự

gia tăng thêm số lượng và chất lượng đô thị xanh phù hợp với chiến lược phát

triển chung của đô thị”.

2.1.1.3. Đầu tư phát triển đô thị xanh

a) Khái niệm về đầu tư

Theo nhóm tác giả David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dor đưa ra khái

niệm như sau: “Đầu tư là việc mua sắm hàng hóa tư bản mới”. Với khía cạnh

tiêu dùng thì “Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng tương

lai”; dưới góc độ kỳ vọng thì “Đầu tư là một canh bạc tương lai, với sự đánh

cược rằng thu nhập đầu tư đem lại sẽ cao hơn chi phí đầu tư”, “Đầu tư bao gồm

hữu hình và vô hình” [32].

Theo từ điển kinh tế học hiện đại: “Đầu tư là một lượng chi tiêu dành cho

các dự án sản xuất hàng hóa không phải để tiêu dùng trung gian. Các dự án đầu

tư này có thể bổ sung vào cả vốn vật chất, vốn nhân lực lẫn hàng tồn kho”.

Như vậy, theo quan điểm nhà quản lý: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh

doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận trong

tương lai. Còn theo quan điểm của xã hội, đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển,

để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.

Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 thì đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu

tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ

chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư [52].

39

Từ các nghiên cứu trên, theo tác giả khái niệm đầu tư được hiểu như sau:

“Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên

thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản

xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh

tế nói chung, của ngành xây dựng nói riêng”.

Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có

những cách hiểu khác nhau về đầu tư:

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành

các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong

tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực

có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả

đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí

tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn

lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương

lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn

lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh

doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế

xã hội.

Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:

- Trước hết phải có vốn: Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như

máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu

công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị

quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể

là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn,

trung hạn, ngắn hạn.

40

- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở

lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động

ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu

tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là

đời sống của dự án.

- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu

hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã

hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài

chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế

ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.

b) Đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư này

nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh

hoạt đời sống của xã hội, là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền

kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng hàng

đầu, là phương thức căn bản để tái tạo sản xuất mở rộng, tăng thu nhập quốc

dân, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.

Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển, vì lợi ích quốc gia, cộng

đồng và nhà đầu tư. Theo nghĩa hẹp, đầu tư phát triển là đầu tư tài sản vật chất

và sức lao động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại những kết quả

kinh tế - xã hội lớn hơn trong tương lai.

Theo tác giả luận án cho rằng: “Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó

người ta bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra năng lực

mới lớn hơn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội”.

c) Đầu tư phát triển đô thị xanh

Đầu tư phát triển đô thị xanh là việc đầu tư phát triển không gian, kiến

trúc, cảnh quan, để đô thị phát triển nhanh, bền vững, cần tập trung giải quyết

41

các vấn đề về kinh tế đô thị, tạo việc làm ổn định cho người dân đô thị, bảo đảm

đời sống vật chất và tinh thần cho người dân tốt nhất.

Với ý nghĩa kinh tế học, phạm vi một thành phố có thể hiểu đầu tư phát

triển đô thị xanh là có sự gia tăng về số lượng đô thị xanh, có sự nâng cao về

chất lượng của các đô thị xanh và cần có cơ cấu hợp lý trong việc quy hoạch và

phát triển chung của thành phố.

Trong luận án này:“Đầu tư phát triển đô thị xanh là việc bỏ vốn đầu tư để

gia tăng về số lượng đô thị xanh nhằm nâng cao chất lượng và cơ cấu các đô thị

xanh hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị nói riêng, phát triển kinh

tế - xã hội nói chung”.

Như vậy, đầu tư phát triển đô thị xanh được thể hiện theo đồ sau:

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

Hình 2.5. Đầu tư phát triển đô thị xanh

Đầu tư phát triển

đô thị xanh

Gia tăng về số lượng đô thị xanh

(Số lượng đô thị xanh tăng lên so

với số lượng đô thị xanh hiện có)

Nâng cao về chất lượng đô thị xanh

- Diện tích cây xanh tăng;

- Hệ thống giao thông xanh

- Tỷ lệ đất xây dựng nhà ở phù hợp

với tiêu chí đô thị xanh;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh sử

dụng công nghệ cao;

- Môi trường đô thị tốt: ít ô nhiễm

nguồn nước, khí thải…

Cơ cấu các đô thị xanh hợp lý

- Số lượng đô thị lớn;

- Số lượng đô thị vừa;

- Số lượng đô thị nhỏ

42

2.1.1.4. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

* Khái niệm về quản lý

Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa

quản lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh). Ngoài ra

trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là Management vừa có nghĩa quản

lý, vừa có nghĩa quản trị.

Robert Albanese [30] cho rằng : "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã

hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều

kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức”.

Còn Harolk Kootz & Cyryl O'Donell [30] định nghĩa như sau: "Quản lý

là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong

từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu

của nhóm”

Theo Robert Kreitner [30]: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông

qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi.

Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng

các nguồn lực giới hạn”.

Nguyễn Minh Đạo [30]: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,

hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt

tới mục tiêu đã đề ra".

Quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với

nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của

các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.

Như vậy: “Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của

chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm

sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu

đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.

43

Quản lý chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của mọi người trong

tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu chung

của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả

nhất. Muốn quản lý thành công trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối

tượng và khách thể quản lý. Quản lý phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu

nào?” Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào?”.

Như vậy, ý nghĩa của quản lý là chúng ta so sánh giữa kết quả đạt được

với chi phí để thực hiện sẽ có hiệu quả:

* Quản lý đầu tư

Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng

quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận

hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ

thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong

những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật

kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.

* Quản lý đô thị

Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công

tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt dộng

đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.

Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của

nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thông chính sách, cơ chế. biện pháp

và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện

quàn lý và kiểm soát quá trình tăng trường đô thị.

Vậy thực chất của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở đô thị là sự can

thiệp bằng quyền lực của chính quyền vào các quá trình phát triển kinh tế - xã

Hiệu quả = Kết quả - Chi phí

44

hội ở đô thị, với mục đích làm cho các đô thị trở thành những trung tâm hoạt

động kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế của mỗi

vùng lãnh thổ.

Như vậy, Quản lý đô thị là sự can thiệp của chính quyền các cấp vào quá

trình phát triển đô thị để đi đến mục tiêu, đảm bảo cho các đô thị phát triển ổn

định, trật tự và bền vững nhằm tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho dân cư

đô thị, phù hợp với lợi ích quốc gia, cộng đồng dân cư đô thị [45].

* Quản lý đầu tư phát triển

Theo tác giả: “Quản lý đầu tư phát triển là sự tác động của chủ thể tới

hoạt động đầu tư phát triển cũng như các giai đoạn của quá trình đầu tư bằng

quyền lực của chủ thể thông qua các cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý

thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn cũng như

từng thời kỳ”.

Chủ thể có thể là nhà nước, có thể là tư nhân, có thể là các nhà đầu tư

nước ngoài hoặc liên danh liên kết…

* Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là quản lý của chính quyền thành

phố, đô thị tác động tới hoạt động đầu tư phát triển đô thị để đạt được hiệu quả

cao và thỏa mãn các tiêu chí đô thị xanh như sau: Kiến trúc xanh, công trình

xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, chất lượng môi trường xanh, bảo tồn

cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và cộng đồng dân cư sống thân

thiện với môi trường.

Theo tác giả: “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là sự tác động có chủ đích,

liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu gây ảnh hưởng của các cơ quan quản

lý nhà nước, chính quyền thành phố thông qua các thể chế chính sách tác động

đến việc phát triển đô thị xanh một cách phù hợp quy luật khách quan và quy

luật đặc thù các tiêu chí để đạt được mục tiêu chung là đảm bảo quy hoạch xây

45

dựng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực,

bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra môi trường sống tốt cho

cư dân đô thị, giữ gìn bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử nhằm thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội”.

Như vậy, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được mô tả như sau:

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

Hình 2.6. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

CHỦ THỂ QUẢN LÝ

(CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP) Thông qua quản lý các chính sách thực hiện

chiến lược phát triển đô thị xanh:

- Chiến lược, kế hoạch phát triển đô thị

xanh;

- Chính sách đất đai đô thị;

- Chính sách quy hoạch đô thị xanh, quy

hoạch vùng, cảnh quan và không gian đô thị;

- Chính sách nhà ở đô thị, các công trình văn

hóa, thể thao, các điểm vui chơi giải trí…

- Quản lý chính sách bảo vệ môi trường đô

thị

KHÁCH THỂ QUẢN LÝ (DOANH NGHIỆP, NGƯỜI

DÂN, CỘNG ĐỒNG)

Thông qua các cơ chế, chính

sách đặc thù về đầu tư phát triển

đô thị xanh:

- Chính sách phát triển các khu

đô thị xanh;

- Chính sách phát triển mạng

lưới giao thông xanh;

- Chính sách phát triển hạ tầng

kỹ thuật đồng bộ, hợp lý;

- Chính sách đất đai đô thị;

- Chính sách lao động;

- Chính sách bảo vệ môi trường

ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ (HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ

THỊ XANH)

Thông qua các công cụ quản lý:

- Quản lý chiến lược, kế hoạch phát triển đô

thị xanh;

- Quản lý chính sách đất đai đô thị;

- Quản lý chính sách quy hoạch phát triển

đô thị xanh, quy hoạch vùng, cảnh quan

không gian đô thị;

- Quản lý chính sách nhà ở đô thị, các

công trình văn hóa, thể thao, các điểm vui

chơi giải trí…

MỤC TIÊU QUẢN LÝ (QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

ĐÔ THỊ XANH)

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

theo các mục tiêu sau:

- Quản lý quy hoạch các khu đô thị

xanh;

- Xây dựng và hoàn thiện các hệ

thống chính sách, pháp luật về quản

lý đầu tư PTĐTX;

- Hoàn thiện bộ máy chính quyền các

cấp, nâng cao năng lực trình độ các

cán bộ làm quản lý đầu tư PTĐTX;

- Quản lý các nguồn vốn về đầu tư

phát triển đô thị xanh;

- Kiểm tra, giám sát công tác quản lý

đầu tư PTĐTX.

46

2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

2.1.2.1. Lý thuyết quản lý hệ thống của L.P. Bertalafly

Theo L.P.Bertalafly áp dụng năm 1940, được áp dụng phổ biến năm

1960-1970. Thuyết này cho rằng: Hệ thống tập hợp các phần tử, các bộ phận có

quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại một cách có quy luật để tạo thành

một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi, đảm

bảo việc thực hiện chức năng hay một số mục tiêu nhất định. Một hệ thống bao

giờ cũng nằm trong một môi trường nhất định với các yếu tố cấu thành cơ bản:

đầu vào, quá trình hoạt động và đầu ra. Trên thực tế mọi hệ thống đều là hệ mở

với những mức độ khác nhau. Mọi hệ thống đều có cơ chế phản hồi thông tin để

điều chỉnh khi cần thiết.

Để vận dụng lý thuyết này trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh, cần tập hợp việc đầu tư phát triển các bộ phận riêng lẻ: quy hoạch đô thị

xanh, kiến trúc cảnh quan không gian xanh, vật liệu xây dựng thân thiện với môi

trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kinh tế xanh và môi trường sống của

người dân hài hòa… tạo nên sự vượt trội, mang tính chất ưu việt và tính bền

vững cao. Để đạt được điều này, cần có chiến lược phát triển đô thị một cách

tổng quát, hài hòa, việc thực hiện đầu tư cần đảm bảo các tiêu chí đề ra, cần

kiểm tra sát sao, định kỳ và đánh giá những vấn đề quản lý tốt và chưa tốt để

khắc phục kịp thời.

Thuyết quản lý hệ thống của L.P.Bertalafly dựa trên trường phái định

lượng với nội dung: Quản lý là ra quyết định và muốn quản lý hiệu quả thì các

quyết định phải đúng đắn, chính xác. Để làm được điều này, các nhà quản lý

phải có quan điểm hệ thống khi xem xét sự việc của các dự án đô thị, thu thập và

xử lý thông tin, sử dụng các mô hình toán học trong việc ra quyết định quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh, cần kiểm tra và công thức hóa các giải pháp quản

lý sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất.

47

Thuyết này cho rằng hệ thống là tập hợp các bộ phận, các phần tử có môi

quan hệ qua lại tác động bên trong, tạo nên tính ưu việt hơn hẳn mà các phần tử

riêng lẻ không có. Một hệ thống bao giờ cũng nằm trong một môi trường nhất

định với các yếu tố cấu thành cơ bản: đầu vào, quá trình hoạt động, đầu ra. Các

yếu tố đầu vào bao gồm: các nguồn tài chính (nguồn vốn, ngoại tệ, kim loại

quý), nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai đô thị, công

nghệ, thông tin thị trường, quan hệ đối ngoại, các chính sách thể chế tác động

của Nhà nước, sự biến động chính trị - kinh tế - xã hội của Quốc tế và khu vực

tác động đến việc đầu tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố đầu ra bao gồm: Sản

phẩm xây dựng các khu đô thị xanh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân

đô thị, đóng góp nguồn tài chính đáng kể cho xã hội, tạo nên hệ thống môi

trường sinh thái cho thành phố, cải thiện đáng kể môi trường sống cho dân cư đô

thị, mang lại sức khỏe cho cộng đồng.

Theo L.P.Bertalafly cho rằng mọi hệ thống trên thực tế là hệ thống mở,

với các mức độ mở khác nhau, hệ thống càng mở thì đường biên của hệ thống

với môi trường càng linh hoạt. Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu

quả thì cần tổ chức và đảm bảo tốt thông tin phản hồi từ người dân sinh sống tại

các khu đô thị xanh và các tổ chức hoạt động có liên quan. Cần xây dựng cơ chế

bảo đảm thông tin phản hồi là một trong những điều kiện thành công của chính

quyền thành phố Hà Nội trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

Thông qua đó cần điều chỉnh công tác quản lý cho phù hợp với điều kiện cụ thể.

2.1.2.2. Lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi (thuyết tích hợp trong quản

lý)

Sự bùng nổ của thông tin và cuộc cách mạng thông tin đã làm cho xã hội

loài người có những bước chuyển biến mang tính cách mạng mạnh mẽ trên bình

diện của từng nước và toàn cầu và kéo theo là những thay đổi có tính cách mạng

48

trong việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao vào quá trình lao động từ đó

xuất hiện những lý thuyết quản lý đầu tư phát triển mới.

Thực chất của lý thuyết này là sự tổng hợp và sử dụng những tư tưởng tốt

nhất của các lý thuyết cổ điển, lý thuyết tâm lý xã hội, lý thuyết định lượng tạo

thành lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi hay còn gọi là lý thuyết tích hợp -

hội nhập. Trong hệ thống lý thuyết tích hợp có một số quan điểm sau:

Quan điểm quản lý quá trình của Harold Koontz, quan điểm này được đề

cập từ đầu thế kỷ thứ XX qua hệ tư tưởng Henri Fayol, nhưng chỉ thực sự phát

triển mạnh từ những năm 1960 do công của Harold Koontz và các đồng sự. Tư

tưởng này cho rằng quản lý đầu tư là một quá trình liên tục của các chức năng

quản lý, đó là hoạch định chiến lược đầu tư phát triển, tổ chức, nhân sự, lãnh

đạo, kiểm tra và phản hồi. Đây là các chức năng chung của quản lý đầu tư phát

triển đô thị nói riêng và của bất cứ lĩnh vực nào từ đơn giản đến phức tạp cũng

phải thực hiện đầy đủ các chức năng đó. Vận dụng để quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh là một quá trình quản lý liên tục từ khâu quy hoạch, chiến lược phát

triển, tổ chức thực hiện, lãnh đạo quản lý, cần kiểm tra giám sát quá trình quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh sao cho hợp lý, hiệu quả.

Quan điểm tình huống ngẫu nhiên của Fiedler, quan điểm này thì chủ

trương rằng muốn quản lý hữu hiệu thì phải căn cứ vào tình huống cụ thể để vận

dụng phối hợp các lý thuyết đã có từ trước. Nếu lý thuyết cổ điển và tâm lý xã

hội cho rằng năng suất lao động là chìa khóa để đạt hiệu quả quản lý, còn lý

thuyết định lượng cho rằng việc ra quyết định đúng đắn là chìa khóa của quản

lý, thì Fiedler là tác giả đại diện cho quan điểm tình huống ngẫu nhiên (còn gọi

là phương pháp quản lý theo điều kiện ngẫu nhiên) cho rằng cần phải kết hợp

các lý thuyết quản lý ở trên lại với nhau để vận dụng vào việc xử lý các tình

huống quản lý trong thực tiễn. Ông cho rằng việc quản lý đầu tư phát triển như

một cuộc đời không thể dựa vào các nguyên tắc đơn giản. Quan điểm tình huống

49

ngẫu nhiên đòi hỏi trực giác của các nhà quản lý phải linh hoạt bởi vì các tổ

chức khác biệt nhau về kích thước, mục tiêu, nhiệm vụ nên khó có thể có những

nguyên lý chung áp dụng một cách khái quát. Để quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh hiệu lực, hiệu quả và hợp lý cần vận dụng lý thuyết này là tính linh hoạt về

mục tiêu, nhiệm vụ phát triển cũng như việc thực thi nhiệm vụ.

2.1.2.3. Thuyết sinh thái

Quản lý đầu tư phát triển đô thị theo thuyết sinh thái được ủng hộ bởi

trường phái Chicago đặc biệt là Robert Park - ông cho rằng đô thị là một thực

thể sống. Mô hình tăng trưởng đô thị và tiểu văn hóa được Park triển khai nhiều

nơi khác nhau bên trong đô thị. Ông đã tập trung vào lý luận đa nguyên về sự

tiến hóa mang tính cạnh tranh đầu tư phát triển đô thị xanh. Park cho rằng sự di

chuyển dân cư làm một nhân tố quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển đô

thị. Mặt khác, tính quan trọng về thị trường đất đai là một trong những nhân tố

để quản lý đầu tư phát triển đô thị. Thị trường bị tác động bởi “Bàn tay vô hình”

theo giải thích của Adam Smith. Cũng như lý luận đa nguyên về cạnh tranh, ông

nhận thức được “Bàn tay vô hình” không những tạo ra bởi những hoạt động xã

hội, người kinh doanh bất động sản, người cho thuê, kinh doanh khai thác mà

còn được tạo ra do tiến trình phi xã hội (asocial process). Từ đó cảnh quan đô thị

dần tiến đến gần với cơ giới, hình thức sử dụng đất đai không màng đến giá trị

văn hóa - xã hội.

Cùng với tiến trình mang tính cạnh tranh và thị trường đất đô thị, Park đã

nhận thức được tính quan trọng của sự thông hiểu ngôn ngữ. Con người là một

thực thể tồn tại mang tính xã hội và có năng lực tập thể hóa bằng cách tự tổ chức

thông qua những ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa các cá nhân. Kế thừa thuyết

sinh thái của Park là các học trò của ông như: Burgess. Mc Kenzie đưa ra mô

hình đường tròn đồng tâm (còn gọi là mô hình đôi mắt con bò vàng - Bulls eye)

nổi tiếng về cơ cấu đô thị được quản lý đầu tư và phát triển theo kiểu sinh thái.

50

Mô hình này, nguồn động lực chính của phát triển đô thị xanh là điểm cuối của

hệ giao thông xanh và khu vực đô thị trung tâm hành chính và thương mại nơi

tập trung dân cư nhộn nhịp, tấp nập vào ban ngày và vắng vẻ vào ban đêm. Do

vậy, quản lý đầu tư các hệ thống giao thông xanh, trung tâm hành chính và

thương mại, tạo được cảnh quan đô thị xanh -hài hòa - thông minh và hiện đại.

Để phân tích và sửa đổi lý luận đường tròn đồng tâm, Hawley đã định

nghĩa lại cơ cấu cấp thấp của không gian đô thị xanh bằng sơ đồ hình quạt

(sector) và cho thấy rằng đô thị xanh tăng trưởng như thế nào khi thông qua

mạng lưới giao thông xanh. Bởi vậy khi quy hoạch đường bộ,đường sắt đô thị

thành các vòng tròn đồng tâm và phát triển rộng ra đường viền bên ngoài thì sẽ

phản chiếu được mức độ sử dụng đất đô thị theo biểu đồ hình quạt. Trong mô

hình này, Hawley lấy khu vực đô thị trung tâm hành chính và thương mại làm

cốt lõi của đô thị xanh để thực hiện vai trò chủ đạo cho sự tăng trưởng đô thị

xanh.

Tiếp đó, Hoyt đưa ra mô hình đa lõi (multiple nuclei) thì khu vực hành

chính và thương mại là cơ cấu không gian đô thị xanh quan trọng, ngoài ra ông

còn giải thích về quá trình xuất hiện các đô thị vệ tinh do mở rộng và phát triển

khu vực đô thị.

Các nhà lý luận học về đô thị sinh thái rất quan tâm đến đặc điểm nội bộ

của không gian đô thị và quá trình tách biệt cư trú. Sự biến hóa bắt nguồn từ

quan điểm xác định về thay đổi xã hội, hình dạng của các đô thị xanh theo sự

tăng trưởng đô thị và quá trình phát triển bền vững vùng ngoại ô, xem xét đến

mạng lưới giao thông xanh và công nghệ kỹ thuật.

Qua thuyết này, cần vận dụng vào quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

dựa trên mô hình “Đường tròn đồng tâm” của Burgess. Mc Kenzie để phát triển

đô thị theo hướng sinh thái, kết hợp hài hòa hệ thống giao thông, hành chính và

51

thương mại nhưng vẫn tạo nên kiến trúc cảnh quan hài hòa nhất cho các khu đô

thị.

2.1.2.4. Thuyết nhị nguyên về “Đô thị - Nông thôn”

Thuyết này cho rằng những đô thị tăng trưởng nhanh chóng nhờ công

nghiệp hóa, là biểu tượng cạnh tranh, mâu thuẫn, mối quan hệ cam kết và tính

hiệu quả của quản lý đầu tư, được so sánh với quan hệ hợp tác, quan hệ hội

nhập, quan hệ tương thích trong xã hội địa phương. Những người tiêu biểu theo

thuyết này là Comte, Durkheim, Toennies và Weber.

Theo Comte quan điểm nếu quản lý đầu tư phát triển đô thị theo trật tự cũ

bị lật đổ thì có nguy cơ trạng thái vô chính quyền sẽ lan tỏa, chủ nghĩa tự do cá

nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị cũng sẽ phổ biến rộng rãi. Do đó,

việc cấp bách nhất trong công tác quản lý đầu tư phát triển là phục hồi lại trật tự.

Cơ chế cộng đồng được hình thành thì trật tự được xây dựng và có thể lãnh đạo,

quản lý được công cuộc công nghiệp hóa và phát triển đô thị.

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo thuyết nhị nguyên của Comte là

phải phục hồi lại trật tự đô thị, tự do cá nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh cũng là một nhân tố quan trọng để đem lại hiệu quả cao. Ta thấy đó là

sự gia tăng đô thị cũng như tăng trưởng đô thị nhờ công nghiệp hóa, mặt khác

dựa trên quan hệ hợp tác, quan hệ hội nhập quan hệ tương thích trong xã hội của

chính quyền địa phương các cấp để đạt được tính hiệu lực và hợp lý dựa trên sự

phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững.

Nhận xét chung:

Lý thuyết quản lý hệ thống L.P. Bertalafly đưa ra các lý luận về quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh, cần tập hợp việc đầu tư phát triển các bộ phận

riêng lẻ: quy hoạch đô thị xanh, kiến trúc cảnh quan không gian xanh, vật liệu

xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kinh tế xanh

và môi trường sống của người dân hài hòa…

52

Lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi nhấn mạnh việc vận dụng một

cách tính linh hoạt về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển cũng như việc thực thi

nhiệm vụ.

Thuyết sinh thái đã phân tích và sửa đổi lý luận đường tròn đồng tâm,

Hawley đã định nghĩa lại cơ cấu cấp thấp của không gian đô thị xanh bằng sơ đồ

hình quạt (sector) và cho thấy rằng đô thị xanh tăng trưởng như thế nào khi

thông qua mạng lưới giao thông xanh. Khi quy hoạch đường bộ,đường sắt đô thị

thành các vòng tròn đồng tâm và phát triển rộng ra đường viền bên ngoài thì sẽ

phản chiếu được mức độ sử dụng đất đô thị theo biểu đồ hình quạt.

Thuyết nhị nguyên về “Đô thị - Nông thôn” nhấn mạnh phải phục hồi lại

trật tự đô thị, tự do cá nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cũng là

một nhân tố quan trọng để đem lại hiệu quả cao.

Các lý thuyết tác giả lựa chọn để vận dụng trong quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh là lý thuyết nghiên cứu của các nước trên thế giới hiện nay. Tuy

nhiên, tác giả vận dụng cho thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh sao cho phù hợp, hiệu quả và hợp lý. Thể hiện ở hình 2.8 như sau:

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

Hình 2.7. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

LÝ THUYẾT CƠ BẢN

VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN

ĐÔ THỊ XANH

Lý thuyết quản lý hệ thống

của L.P. Bertalafly

Lý thuyết quản lý tổng hợp và

thích nghi (thuyết tích hợp trong

quản lý)

Thuyết sinh thái

Thuyết nhị nguyên

về “Đô thị - Nông thôn”

53

2.2. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá

2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh muốn thành công phải có mục tiêu

động lực để thúc đẩy các hoạt động đầu tư. Cụ thể hóa mục tiêu đầu tư phát triển

đô thị xanh là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp các

ngành… điều này được thể hiện ở các điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược đầu tư phát

triển đô thị xanh.

Thứ hai, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư phát

triển đô thị xanh. Quản lý đầu tư là nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai thác

có hiệu quả từng loại nguồn vốn đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, đất đai đô thị,

lao động và các tiềm năng khác. Đồng thời quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống hành vi tham ô, lãng phí trong

sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả đầu tư.

Thứ ba, thực hiện đúng những quy định của pháp luật và yêu cầu kinh tế

kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, đảm bảo cho việc phát triển đô thị xanh bền

vững, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị, chi phí đầu tư phát triển hợp lý.

Thứ tư, với chính quyền thành phố cần thực hiện mục tiêu phát triển đô

thị xanh theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra.

Như vậy, mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh vừa có tính thống

nhất, vừa có tính chất đặc thù với các tỉnh, thành phố.

2.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được thể hiện quyết định

trước những nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược phát triển đô thị xanh theo hướng

bền vững. Điều này thể hiện qua việc quản lý quy hoạch phát triển đô thị xanh

(cần quy hoạch bao nhiêu đô thị xanh cho mỗi tỉnh, thành phố…). Từ đó, cần có

54

kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cụ thể trong từng giai đoạn để

thực hiện, kiểm tra, giám sát để đạt được mục tiêu.

Chiến lược thực hiện việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua

quản lý các cơ chế chính sách, định hướng, tổ chức ,điều tiết để thực hiện kế

hoạch: Chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật, chính sách đấy đai đô thị, chính

sách nhà ở cùng với các công trình văn hóa, thể dục, thể thao; chính sách lao

động, chính sách bảo vệ môi trường, hệ thống cấp thoát nước và xử lý, tái tạo

nước thải đô thị. Qua đó cần kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập kỷ cương trong

hoạt động đầu tư phát triển đô thị xanh, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng

vi phạm pháp luật về đầu tư phát triển, vi phạm thể chế chính sách.

2.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đô thị xanh là một trong

những nội dung quan trọng. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên

cứu các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội

cần xác định được mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải hiệu quả,

an toàn, bền vững, đúng định hướng, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, minh

bạch, hài hòa các lợi ích phải gắn liền với thực hiện các chức năng Các tiêu chí

đánh giá kết quả quản lý nhà nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao

gồm: Tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp, tiêu chí công bằng và

tiêu chí bền vững.

2.2.3.1. Tiêu chí hiệu lực (Effective criteria)

“Hiệu lực quản lý nhà nước là một phạm trù xã hội chỉ mức độ pháp luật

được tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối

quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý trong những điều kiện lịch

sử nhất định”. Do vậy, Hiệu lực của các chính sách và biện pháp quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh phản ánh tác động ảnh hưởng của chính sách quản lý trong

quá trình thực hiện đầu tư phát triển đô thị xanh, phản ánh mức độ tuân thủ pháp

55

luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan quản lý nhà nước của các cấp chính

quyền; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ

quan quản lý nhà nước và uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đầu

tư phát triển đô thị xanh.

Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ tuân thủ các quy định

pháp luật: Xem xét mức độ tuân thủ về đầu tư phát triển đô thị, nguyên tắc, quy

mô, tính chất, sự phù hợp đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời đánh giá việc tuân

thủ các mức quy định theo các tiêu chí, chỉ tiêu chính yếu đối với quá trình điều

tiết, kiểm tra, giám sát quá trình phát triển đô thị.

Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ quyền lực Nhà nước:

Đánh giá mức độ thực hiện việc tổ chức xây dựng và triển khai định hướng phát

triển đô thị xanh; mức độ ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo

điều kiện pháp lý cho đầu tư phát triển đô thị xanh; mức độ điều tiết, can thiệp

của Nhà nước, hay sự điều tiết chưa phù hợp trong quá trình phát triển đô thị

xanh; mức độ thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát có thường xuyên hay buông

lỏng trong quá trình đầu tư phát triển đô thị xanh. Hiệu lực còn thể hiện ở việc

tuân thủ các quy hoạch đô thị, chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh được

triển khai theo đúng kế hoạch đề ra.

Hiệu lực của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao hàm cả hiệu lực lý

thuyết và hiệu lực thực tế. Đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải từ

quan điểm khách quan trong khi phân tích các yếu tố thực thi chính sách.

2.2.3.2. Tiêu chí hiệu quả (Efficiency criteria)

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn

lực để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất, được lượng

hóa bằng cách so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. Thực tế, hiệu quả

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh khó đo lường trực tiếp và lượng hóa được

nên chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua việc sử dụng vốn đầu tư và việc thực

56

hiện đầu tư phát triển đô thị xanh, nhưng hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đơn

thuần hướng tới mục tiêu sinh lời mà còn hướng tới mục tiêu phi kinh tế khác.

Hiệu quả của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được xác định từ hiệu

quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, tương quan giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả

mang lại. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô

thị xanh phản ánh kết quả hoạt động của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

Hiệu quả quản lý nhà nước được đánh giá bằng mức độ đạt được nội dung quản

lý nhà nước so với các mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị

xanh đã đặt ra.

Kết quả của hoạt động định hướng, ban hành pháp luật, điều tiết và kiểm

tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước so với các mục tiêu quản lý nhà nước về

đầu tư phát triển đô thị xanh. Hoạt động định hướng có hiệu quả khi đề ra các

giải pháp đầu tư phát triển đô thị xanh. Trong công tác xây dựng, ban hành các

quy định pháp luật, tạo khung pháp lý ổn định lâu dài, ít điều chỉnh, bổ sung,

đảm bảo công khai, minh bạch thông tin pháp luật, kế hoạch thực hiện tốt các

quy định trong quá trình triển khai, góp phần gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước

về đầu tư phát triển đô thị xanh. Hoạt động điều hành của Nhà nước tạo thuận

lợi cho quản lý các đô thị xanh phát triển bền vững. Việc điều tiết, can thiệp phù

hợp với tình hình thực tế, tìm ra những hạn chế trong công tác định hướng, ban

hành pháp luật và điều hành của Nhà nước để hiệu chỉnh kịp thời, tạo điều kiện

cho quá trình đầu tư phát triển đô thị xanh phù hợp với đầu tư phát triển chung

của thành phố, của đất nước.

Độ thỏa dụng của tiêu chí hiệu quả được đánh giá thông qua mức độ tiện

ích, sử dụng dịch vụ, sự hài lòng của chủ đầu tư cũng như chủ sở hữu, sử dụng

sau này. Tiêu chí hiệu quả của việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh vừa

mang tính chất định tính, vừa mang tính chất định lượng. Hiệu quả mang tính

57

định lượng được đánh giá cao khi phù hợp với hiệu quả của các chính sách khác,

đồng thời bổ sung cho nhau để tăng lợi ích xã hội.

2.2.3.3. Tiêu chí phù hợp (Suitable criteria)

Với tiêu chí này thể hiện tính phù hợp với chiến lược, quy hoạch và các

chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Điều này được thể hiện sự phù

hợp của các mục tiêu định hướng đầu tư phát triển đô thị xanh; các quy định của

pháp luật có nội dung bên trong phù hợp nhau, phù hợp trong quy định pháp

luật, sự phù hợp giữa luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp

chính quyền về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

Sự phù hợp giữa các mục tiêu định hướng đầu tư phát triển đô thị xanh so

với kết quả đầu tư phát triển đô thị xanh. Sự phù hợp giữa các mục tiêu định

hướng đầu tư phát triển đô thị xanh so với việc ban hành pháp luật, điều tiết của

Nhà nước và quản lý hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát. Sự phù hợp trong

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua các chính sách, quy hoạch từ đó

đánh giá được thực thi có phù hợp không?

Việc đánh giá tổng hợp tiêu chí quản lý nhà nước với đầu tư phát triển đô

thị xanh được thể hiện ở các vấn đề thực hiện đến đâu, vướng mắc trong quá

trình thực hiện. Tiêu chí phù hợp còn được thể hiện ở công tác quản lý Nhà nước

đối với đầu tư phát triển đô thị xanh với mục đích gì, thu hút các nhà đầu tư như

thế nào, căn cứ vào tình hình thực tế, đặc thù của từng khu vực để quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh.

Tổng hợp đánh giá tính phù hợp quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải

trên cơ sở tổng hợp nội dung của chính sách, quy định gắn với từng chuỗi kết

quả của quá trình thực thi, điều then chốt phải dựa vào khâu hoạch định chính

sách, và thực thi chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị cụ thể của từng địa

phương, từng khu vực.

58

Thước đo quan trọng đánh giá tính phù hợp quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển

cho thấy tính đồng bộ, khoa học và hiệu quả của quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh. Thể hiện qua các tiêu chí kiến trúc cảnh quan đô thị phù hợp, nguồn đất

đai đô thị, kết nối giao thông đô thị nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, bảo vệ môi

trường và của người dân sống trong đô thị xanh. Bên cạnh đó cần xem xét yếu tố

kinh tế - xã hội, môi trường tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,

cần xem xét hiện tại và khả năng duy trì trong tương lai đem lại các lợi ích từ

việc đầu tư phát triển đô thị xanh.

2.2.3.4. Tiêu chí bền vững (Sustainable criteria)

Tiêu chí bền vững trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cần có các

yếu tố chính: Thứ nhất, bền vững về tài chính tức là cần có nguồn vốn đầu tư dài

hạn, có nhiều đối tượng tham gia đầu tư, nguồn vốn dồi dào cho đầu tư phát

triển đô thị xanh trong hiện tại và tương lai. Thứ hai, bền vững về mức độ tham

gia hoạt động của các nhà quản lý đầu tư phát triển, các tổ chức chính trị xã hội.

Điều này được thể hiện qua sự ổn định về định hướng, ổn định về pháp lý và

đảm bảo hài hòa lợi ích chung cho phát triển kinh tế-xã hội.

Như vậy, tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được mô tả như

sau:

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

Hình 2.8. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

TIÊU

CHÍ

BỀN

VỮNG

TIÊU

CHÍ

HIỆU

QUẢ

TIÊU

CHÍ

PHÙ

HỢP

TIÊU

CHÍ

HIỆU

LỰC

59

2.2.4. Nội dung chính quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền

địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện

chức năng quản lý kinh tế của mình thông qua hoạt động đầu tư.

Một là, xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chương trình và mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Việc xây dựng

chiến lược, quy hoạch và kế hoạch hóa đầu tư dựa trên tổng thể quy hoạch tổng

thể kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố và quốc gia, tuân thủ quy hoạch xây

dựng và quy hoạch đô thị, kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị, pháp

luật về đầu tư xây dựng đô thị xanh và pháp luật có liên quan. Quan trọng nhất

là xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn từ đó xác

định được mức độ ưu tiên cho các khu đô thị xanh phù hợp về thời gian, không

gian để phát triển kinh tế -xã hội hiệu quả cao nhất.

Hai là, ban hành và tổ chức thực thi chính sách pháp luật thông qua hệ

thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Bảo

đảm tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan trong

đô thị, gắn với an ninh quốc phòng.

Ba là, bảo đảm khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực,

bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai nhằm

mục tiêu phát triển bền vững. Tạo ra môi trường sống tốt cho cư dân đô thị, đảm

bảo lợi ích của cộng đồng, hài hòa với lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư. Giữ

gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử

hiện có.

Bốn là, tổ chức bộ máy quản lý để thực thi việc quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh, cụ thể là xây dựng chính sách cán bộ quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh có năng lực quản lý tốt, có trình độ chuyên môn, chuyên sâu và am hiểu về

đầu tư phát triển đô thị xanh.

60

Năm là, Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh, thể hiện thông qua việc các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện chức

năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong thực hiện đầu tư phát triển

đô thị xanh. Đồng thời xử lý những vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước.

Bên cạnh đó đề ra các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả

cao nhất, đúng các quy định pháp luật thông qua việc điều phối, kiểm tra, giám

sát và đánh giá thực hiện đầu tư phát triển từng khu đô thị xanh.

2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Để đảm bảo quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu quả kinh tế cao,

cần tăng cường nhiều đến đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả, phù hợp theo

hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp, công bằng và bền vững hay không còn phụ thuộc

vào nhiều nhân tố. Các nhân tố này có thể tạo điều kiện cho công tác quản lý

đầu tư cũng có thể cản trở, kìm hãm đầu tư, quản lý đầu tư. Từ những lý do nêu

trên, có thể đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh như sau:

2.3.1. Nhân tố khách quan

Một là, Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh chưa đầy đủ. Các nghị định, thông tư còn chậm trễ nên chưa có công cụ

quản lý cụ thể về đầu tư phát triển đô thị xanh. Cơ chế, chính sách còn thiếu

minh bạch và chưa nhất quán, các chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm nên công

tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh còn nhiều bất cập và hạn chế.

Hai là, Hội nhập quốc tế là tất yếu nên việc đầu tư phát triển đô thị xanh

phải phù hợp với các quy định chung và việc biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm

môi trường đô thị do đó quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là cấp bách và

mang tính thời sự.

61

Ba là, Cùng với tiến bộ khoa học của thế giới và cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 phải hướng đến để theo kịp các nước trên thế giới. Tác động của cách

mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi đến đô thị thông minh, cư dân thông minh,

chính quyền đô thị thông minh. Do đó cần phải có chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phát triển đô thị xanh.

Bốn là, Sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đặc biệt là phát triển nền

kinh tế tri thức. Do vậy, nhu cầu về đời sống xã hội của người dân được cải

thiện và tăng lên đáng kể. Đặc biệt là nhu cầu về phát triển đô thị theo hướng

xanh - thông minh - hiện đại để đáp ứng dân cư đô thị trong giai đoạn hiện nay.

Năm là, Các doanh nghiệp hiện nay có tiềm lực, nguồn lực để đầu tư phát

triển các khu đô thị xanh đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng về nhà ở đô thị cho

người dân ngày càng cao.

2.3.2. Nhân tố chủ quan

Một là, Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của tỉnh, thành

phố trong chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của địa

phương mình là rất cấp bách và cần thiết phù hợp với phát triển đô thị các địa

phương. Quản lý chiến lược đầu tư phát triển đô thị xanh thì tỉnh, thành phố phải

xây dựng những mục tiêu cụ thể về kinh tế -xã hội như: tốc độ tăng trưởng GDP,

tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho

người dân đô thị… Nhận thức của các Nhà quản lý đã nâng một tầm cao thông

qua các chiến lược, kế hoạch cụ thể về đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị sinh

thái, đô thị thông minh…

Hai là, Hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh. Chính sách đầu tư bao gồm: chính sách huy động vốn, phân bổ

và quản lý vốn đầu tư, các văn bản về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh.

Ba là, Năng lực của lãnh đạo quản lý, công chức về quản lý đầu tư phát

62

triển đô thị xanh còn bất cập về chất lượng, số lượng, tổ chức bộ máy cồng kềnh

dẫn đến sai phạm trong quá trình thực hiện. Một số cán bộ thiếu phẩm chất đạo

đức, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tham ô, tham nhũng làm thất thoát

tài sản nhà nước dẫn đến tình trạng quản lý kém hiệu quả.

Bốn là, Dựa trên nguồn lực sẵn có của từng địa phương, khai thác triệt để

các yếu tố tiềm năng sẵn có của tỉnh, thành phố để quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh có tính hiệu lực, hiệu quả cao.

Năm là, Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành

chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao

dịch quốc tế do vậy cần phải đầu tư phát triển Hà Nội theo hướng đô thị xanh -

thông minh - hiện đại - bền vững là hết sức cần thiết.

2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh và bài học cho Hà Nội

2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

2.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô London,

nước Anh

Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị ở Thủ đô London của nước Anh dựa

trên sự tham gia toàn diện của cộng đồng được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, Chính quyền cấp thành phố đã xây dựng và tổ chức thực hiện

chiến lược, quy hoạch kế hoạch một cách chi tiết cụ thể: từ khâu lập quy hoạch

đô thị trong từng giai đoạn đến việc thực hiện do vậy có tính hiệu lực, tính hiệu

quả, tính phù hợp rất cao. Tiềm năng sáng tạo trong quy hoạch đô thị xanh đóng

vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nhà lãnh đạo thành phố, trong việc chia sẻ

tầm nhìn và xây dựng để London là một thành phố gây ấn tượng nhất, sâu sắc

nhất với các tiêu chí quan trọng: Tính cạnh tranh là một nhân tố tạo ra cảnh quan

vừa tự nhiên, vừa nhân tạo do vậy phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn nhất, hài

63

hòa nhất. Tiếp đó là sự liên kết giữa các vùng, các quận với nhau tạo nên sự hợp

lý trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phát triển bền vững và ổn định.

Thứ hai, Chính sách được Chính phủ và Thủ đô London ban hành là việc

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải bảo đảm môi trường sống, chất lượng

sống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nâng cao các yếu tố văn hóa và các hoạt

động công cộng, hoạt động xã hội. Chính vì điều này nên khuyến khích sự tham

gia của cộng đồng trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị rất cao, đặc biệt là

sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở London đạt hiệu quả cao, nước

Anh đã xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, các thể chế chính sách đồng bộ,

minh bạch và hoạt động rất hiệu quả. Các nhà đầu tư và cộng đồng cũng như

chính quyền của London rất tôn trọng và thực hiện tốt các Luật về đầu tư, Luật

phát triển đô thị, Luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị đã tạo ra đặc trưng cơ

bản trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị nói chung, quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh nói riêng tại Thủ đô nước này.

Thứ ba, Thông qua thể chế chính sách trên thì chính quyền thành phố đã

quy tụ các cán bộ có kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn trong việc

kiểm tra, giám sát một cách nghiêm túc. Điều này được thể hiện thông qua kiểm

tra giám sát từng quý, từng tháng, và thường xuyên kiểm tra khi có nghi ngờ về

các vấn đề liên quan đến việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô Bắc

Kinh, Trung Quốc

Bắc Kinh - Thủ đô của nước láng giềng Trung Quốc, có hệ thống chính

trị, văn hóa gần như tương đồng với Việt Nam. Do vậy, Trung Quốc coi trọng

việc đầu tư phát triển đô thị lớn và đô thị cực lớn làm động lực cho phát triển

kinh tế quốc gia. Đầu tư phát triển Thủ đô Bắc Kinh theo hướng văn minh, xanh,

sạch đẹp và phát triển bền vững phải phù hợp với phát triển chung của Vùng

64

Thủ đô Trung Quốc trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Chính quyền Thủ đô Bắc Kinh lên kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể,

đầu tư có trọng tâm trọng điểm từng giai đoạn. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển

đô thị xanh tại Bắc Kinh được lập rất chi tiết, cụ thể. Hàng năm có kiểm tra,

giám sát hiệu quả sử dụng vốn, việc thực hiện kế hoạch đề ra.

Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Bắc Kinh do Hội đồng nhân

dân và chính quyền Thủ đô thực hiện. Sự tham gia cộng đồng và các bên liên

quan tham gia còn nhiều hạn chế, yếu kém và chỉ mang tính hình thức. Do vậy

trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã làm có trộng tâm trọng điểm, khắc phục

các nguyên nhân và hạn chế để đạt được hiệu quả của quản lý đầu tư, tính phù

hợp với phát triển chung của đất nước là tất yếu khách quan, nhiệm vụ chính trị

trọng tâm của chính phủ Trung Quốc cũng như chính quyền thành phố.

Đầu tư phát triển đô thị xanh ở Bắc Kinh cũng có những yếu tố thường

thấy như ở bất cứ thành phố nào đang trong quá trình đô thị hoá, đó là như dân

số tăng cao. Với tốc độ tăng trưởng dân số được kìm hãm, quá trình đầu tư phát

triển đô thị xanh được kiểm soát và được diễn ra một cách bền vững hơn.

Việc phân bổ tài nguyên không đồng đều và công bằng cho cư dân thành

phố. Các tài nguyên bao gồm tài nguyên tự nhiên như nước sạch, đất đai, không

khí, và các tài nguyên nhân tạo như đường xá, thư viện, bệnh viện, việc làm, nhà

cửa, trường lớp,v.v... Tuy tốc độ gia tăng dân số đã được kìm hãm, hệ quả của

việc tỉ lệ sinh nở cao của những năm giữa thế kỷ 20 đang tạo ra một thế hệ cao

tuổi, không đóng góp được cho nền kinh tế và là gánh nặng về phúc lợi cho ngân

quỹ nhà nước. Cũng như Singapore, diện tích chật hẹp đang khiến cho Bắc Kinh

hứng chịu mật độ dân số cao, chật hẹp.

Với trình độ học vấn và dân trí ngày càng tăng cao, nhu cầu về thu nhập

và tài sản của người dân sống tại thành phố sẽ ngày càng lớn. Những hạn hẹp về

tài nguyên và môi trường sẽ ngày càng trở thành thách thức lớn hơn cho chính

65

phủ khi thế hệ trẻ mới ra trường sẽ đưa ra những đòi hỏi về quyền lợi cần được

đáp ứng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, những chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của

Bắc Kinh đã có những tác động rõ rệt đến môi trường sống của cư dân đô thị,

giảm thiểu các khí thải, nước thải và được tái tạo trở lại phục vụ các hoạt động

của khu đô thị xanh cũng như không gây ô nhiễm môi trường.

Đầu tư phát triển đô thị xanh ở Bắc Kinh cũng liên quan mật thiết đến tốc

độ thoái hóa chất lượng cao của nước ở Thủ đô này. Những lượng khí và nước

thải gây ô nhiễm này sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức

khỏe của người dân, đặc biệt với những cư dân với các vấn đề sức khỏe như hen

suyễn, các bệnh về tim và phổi.

2.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Singapore

Singapore - Là một quốc đảo nhỏ bé, với diện tích 719 km2, dân số 5,6

triệu người, GDP khoảng 296 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người 56.700

USD là quốc gia giàu thứ 3 trên thế giới (sau Qatar và Luxembourg), là quốc gia

đa chủng tộc, với mật độ dân số tương đối cao, do vậy từng mét vuông đất tại

Singapore được sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Để phát triển thành phố trở

thành một nơi đáng sống và có tính bền vững, truyền cảm hứng cho người dân là

mục tiêu mà chính quyền đô thị Singapore hướng tới. Do vậy quan điểm chỉ đạo

quy hoạch đô thị của thành phố dựa trên ba từ khóa cơ bản: Tổng thể

(Comprehensive), Tích hợp (Integrated) và Hướng tới tương lai (Forward-

looking) với mục tiêu biến Singapore từ “Thành phố vườn” (Garden City) thành

“Thành phố trong vườn” (City in a Garden). Singapore đã áp dụng chính sách

vườn ở bất kì nơi đâu, từ tường nhà tới mái. Đi đến đâu cũng có thể nhìn thấy

một màu xanh của thiên nhiên. Với chiến lược quy hoạch và phát triển đô thị

xanh nên diện tích cây xanh đã chiếm 50% diện tích toàn thành phố, con số đáng

mơ ước với nhiều thành phố khác trên thế giới. Tầm nhìn về xây dựng thành phố

66

vườn đã được cố Thủ tướng Lý Quang Diệu khởi xướng từ năm 1967 nhằm đưa

Singapore trở thành một thành phố nhiều cây xanh và môi trường trong sạch để

cuộc sống người dân thư giãn hơn.

Trong chiến lược xanh hóa đô thị đặc biệt là Thủ đô Singapore - một

trong những mô hình đáng chú ý nhất. Với kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm:

công viên và trung tâm thương mại. Công viên với những cảnh quan sinh thái

phục vụ mục đích giải trí cho người dân; còn trung tâm thương mại được thiết

kế theo kiểu các nhóm văn phòng làm việc và sản xuất hiện đại.

Đô thị xanh đóng vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững kinh tế,

xã hội, môi trường, kiến trúc cảnh quan và văn hóa của mỗi quốc gia. Quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh trên nguyên tắc giữ lại được những công trình tự

nhiên có giá trị kết hợp hài hòa các khu đô thị sinh thái hợp lý nhất do đó vẫn

đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho người dân, giữ gìn môi trường sống xanh sạch

và bảo vệ được những kiến trúc lâu năm cần thiết. Mục đích tối ưu hóa diện tích

đất sử dụng luôn được chú ý và thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Để đầu tư phát triển đô thị xanh với hệ thống tập trung cao độ, cả nước

chỉ có một tổ chức chịu trách nhiệm về xét duyệt Quy hoạch và đầu tư - Cơ quan

tái phát triển đô thị. Tính tập trung, công khai và mục đích quy hoạch cùng với

công tác quy hoạch kiểm soát và quản lý theo quy hoạch rõ ràng nên quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô Singapore đặt biệt quan tâm và hoạt động rất

có hiệu quả.

Quá trình đô thị hóa ở Singapore được phát triển với tốc độ cao, đặc biệt

là quan tâm đến việc đầu tư phát triển đô thị xanh tại Thủ đô Singapore chủ yếu

là đầu phát triển đô thị theo hướng tập trung cho phát triển cây xanh, cho không

gian sống xanh và bền vững, đảm bảo mô trường sống cho người dân, với giải

pháp là “đưa công viên vào thành phố” và “đưa nhà ở về với thiên nhiên” để

hướng đến một không gian xanh và môi trường sống tốt hơn. Việc đầu tư phát

67

triển đô thị được chính quyền Thủ đô Singapore rất quan tâm và thực hiện

nghiêm túc, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, không dàn trải.

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh một cách khoa học, phù hợp với các

điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng đô thị, theo từng thời kỳ

phát triển của đất nước trên nền tảng của trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật

tương ứng thì chắc chắn đô thị sẽ phát triển xanh, thông minh, hiện đại theo

hướng bền vững.

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh vì mới được quan tâm nhiều đến tại

Việt Nam trong những năm vừa qua nên chúng ta phải học hỏi và biết cách tiếp

thu cả những kinh nghiệm thành công lẫn thất bại của quá trình quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh của các nước trên thế giới.

Tầm nhìn của Singapore là đạt tiêu chuẩn đô thị xanh, đạt tiêu chuẩn cao

về y tế công cộng và môi trường có chất lượng cao, đặc biệt là môi trường sống

trong đô thị được nâng cao với không khí trong lành, sạch sẽ, nước sạch và yên

tĩnh- Thành phố sẽ là trung tâm của khu vực công nghệ và môi trường. Vai trò

của người dân sống trong đô thị rất quan trọng, chính họ góp phần để đạt được

mục tiêu trên, Singapore giáo dục đến toàn thể người dân thấm nhuần các cam

kết bảo vệ và gìn giữ môi trường.

Các nguyên tắc và chiến lược lập kế hoạch phát triển đô thị xanh của

Singapore dựa trên 5 nguyên tắc sau:

(1) Tư duy dài hạn (Think long term);

(2) Lập kế hoạch có tính liên kết xuyên ngành (Integrated planning

across agencies);

(3) Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình lập kế hoạch và phát

triển (Transparency in planning and development processes);

(4) Thi hành có hiệu quả (Effective in implementation);

(5) Linh hoạt (Flexibility).

68

Hộp 2.1. Tầm nhìn kế hoạch xanh của Singapore

Tầm nhìn của Singapore là đạt thành phố xanh (Green City) ngay từ những

năm 2000, một thành phố xanh với các tiêu chuẩn cao về y tế công cộng, môi

trường đô thị sinh thái và đạt chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng đến môi

trường sống: không khi trong lành, sạch sẽ, với nguồn nước sạch đầy đủ và có

không gian sống sinh thái, yên tĩnh. Đô thị xanh sẽ là một trong những khu

vực về công nghệ môi trường bậc nhất.

Vai trò của công chúng trong việc đạt được mục tiêu trên là rất quan trọng.

Chúng tôi sẽ giáo dục người dân thấm nhuần các cam kết bảo vệ và gìn giữ

môi trường của chính nhà mình cũng như trên thế giới. Để thành công, chúng

tôi cần sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng. Chúng tôi sẽ tìm kiếm sự ủng hộ

mạnh mẽ, cam kết và sự tham gia của khu vực doanh nghiệp, các phương tiện

truyền thông và các nhóm phi chính phủ để phát triển một nền văn hóa có

nhận thức cao về môi trường.

Nguồn: Ministry of Environment of Singapore, 1992.

Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, Singapore đã sử dụng các bộ

công cụ sau:

Thứ nhất, các công cụ pháp lý được thể hiện với hơn 40 luật về đầu tư

phát triển đô thị. Đặc biệt điều tiết đến đô thị có các chính sách quy hoạch đô thị

theo hướng xanh hóa kết hợp việc nghiêm khắc xử phạt đối với việc vi phạm các

quy định về đất đai đô thị, môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị… Ví dụ

như làm ô nhiễm không khí sẽ bị phạt 10.000 đô la Singapore, xả khói và hơi

nước vào môi trường sẽ bị phạt 500 đô la Singapore.

Thứ hai, quy hoạch dài hạn để mang đến không gian sống lý tưởng cho

người dân và giúp cho việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bền vững được

69

thông qua bản “Kế hoạch Concept” biểu hiện qua cách làm sau: Nhận diện sự

phát triển đô thị xanh về sử dụng đất đô thị có ảnh hưởng đến môi trường sống

của dân cư. Đô thị xanh phải được phát triển đồng bộ với cơ sở hạ tầng, các dịch

vụ cung ứng, y tế, các khu vực bảo tồn thiên nhiên của thành phố, bảo vệ các

khu vực mặt nước và cây xanh.

Thứ ba, để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được tốt cần phải có

chính sách ưu đãi kinh tế. Các công cụ quản lý kinh tế góp phần quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh thông qua việc cấp phép xây dựng, phí sử dụng cũng như

các biện pháp tài chính để hiệu quả nhất. Cần có biện pháp để thu hút đầu tư

trong nước cũng như ngoài nước. Bên cạnh đó cần có giải pháp chống ùn tắc

giao thông đô thị để đảm bảo giao thông xanh, quản lý nhu cầu đi lại trong đô

thị, cải thiện việc quản lý giao thông, quản lý giá dịch vụ giao thông công cộng.

Thứ tư, Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về vấn đề đầu

tư phát triển đô thị xanh thông qua việc giáo dục người dân nhận thức sâu sắc và

thực hiện nghiêm túc các luật định. Trường học là nơi tuyên truyền tốt nhất về

việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua việc đưa các chương trình

giảng dạy cho học sinh, sinh viên.

2.4.1.4. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô

Stockholm, Thụy điển

Thành phố Stockholm là Thủ đô của Thụy Điển, ở Bắc Âu. Tổng diện

tích tự nhiên khoảng 188 km2, dân số khoảng trên 800.000 người. Stockholm

nằm trải dài trên mười bốn hòn đảo nơi hồ Mälaren chảy vào Biển Baltic, là

trung tâm văn hóa, truyền thông, chính trị và kinh tế của Thụy Điển, với GDP

chiếm một phần ba của tổng quốc gia. Stockholm là một thành phố toàn cầu

quan trọng, là trung tâm chính của cơ quan đầu não đoàn thể của vùng Bắc Âu,

là một trong những Thủ đô sạch nhất thế giới, được trao giải “Thủ đô xanh Châu

Âu” năm 2010 và là Thủ đô xanh đầu tiên của Châu Âu. Để đạt được giải

70

thưởng cao quý này, chính quyền thành phố Stockkholm đã xây dựng một hệ

thống quản lý tổng hợp bảo đảm các khía cạnh môi trường, kế hoạch xây dựng

đô thị phù hợp với ngân sách, kế hoạch hoạt động, báo cáo giám sát…Chính

quyền thành phố đã theo đuổi các chính sách phát triển toàn diện: Tái sử dụng

các loại đất đã sử dụng, các khu đô thị xanh được xây dựng mới kết nối với giao

thông công cộng thuận tiện. Tôn trọng, khai thác tối đa, bảo tồn cảnh quan môi

trường, các hệ sinh thái. Tăng cường xây dựng hạ tầng xanh, chuyển đổi các khu

công nghiệp thành các khu có nhiều công năng, phát triển không gian công cộng

mang tính cộng đồng, xây dựng các đầu mối giao thông xanh được kết nối với

các khu đô thị thuận tiện, hợp lý, hài hòa. Điển hình của Thủ đô Stockholm là

khu đô thị xanh Hammarby Sjöstad được xây dựng theo hướng mở, hiện đại,

gắn kết pha trộn giữa khối truyền thống bên trong thành phố và khu đô thị xanh

theo hướng mở và hiện đại này. Với kích thước đường nội đô, chiều dài khối

công trình, chiều cao xây dựng, mật độ xây dựng rất hài hòa và rộng mở với tràn

đầy ánh sáng, công viên và kiến trúc cảnh quan cây xanh, mặt nước … đã tạo

nên sự đa dạng, sống động và chất lượng môi trường đô thị cao.

Stockholm đã là một đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bền vững nhưng

chính quyền thành phố vẫn hy vọng khu đô thị xanh Hammarby Sjöstad là minh

chứng sự đổi mới phát triển xanh - bền vững của Thủ đô Thụy Điển. Chính

quyền thành phố luôn coi trọng vấn đề năng lượng, phấn đấu đến năm 2050 sử

dụng toàn bộ năng lượng tái tạo, cùng với ý thức của người dân nơi đây đã tạo

nên một thành phố đáng sống bậc nhất Châu Âu. Hiện nay 80% các hộ gia đình

được sử dụng năng lượng chung của thành phố, 83% năng lượng sưởi ấm sử

dụng là năng lượng sạch. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố luôn luôn chú

trọng việc cải taọ và bảo vệ môi trường sống, xây dựng thành công Thủ đô

Stockholm xanh, sạch, đẹp trở thành biểu tượng của sự phát triển bền vững, là

hình mẫu cho nhiều thành phố khác trên thế giới đến tham quan và học tập.

71

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 2.9. Thủ đô Stockholm, Thụy Điển

2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

2.4.2.1. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Đà

Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố lớn thứ tư của Việt Nam, phát triển nhanh

chóng với dân số tăng gần gấp đôi trong vòng 15 năm qua. Thành phố Đà Nẵng

là một trung tâm kinh tế, đô thị chính của miền Trung nước ta. Trong những

năm qua, chính quyền thành phố đã chú trọng đến việc quản lý đầu tư phát triển

đô thị thành phố Đà Nẵng hướng tới đô thị sinh thái, hiện đại, thân thiện với môi

trường - lấy dân cư đô thị làm trung tâm cho sự phát triển. Đến nay, Đà Nẵng là

một đô thị đáng sống vào bậc nhất của nước ta. Có được sự thành công là do

72

chính quyền thành phố chú trọng đến công tác phát triển đô thị xanh - văn minh

- hiện đại theo hướng bền vững, điều này thể hiện trong việc chính quyền thành

phố luôn đặt công tác quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển đô thị, quy

hoạch và đầu tư phát triển đô thị xanh có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư

dàn trải. Các quy hoạch đều đảm bảo chất lượng, có tầm nhìn vĩ mô, tiếp cận

theo hướng phát triển đô thị xanh - thông minh - bền vững. Do vậy, diện mạo đô

thị được đổi thay, xứng đáng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm của miền

Trung và Tây nguyên.

Thành phố Đà Nẵng từ một đô thị nhỏ bé, không gian đô thị chỉ gói gọn

trong các quận Hải Châu, Thanh Khê và một phần của quận Sơn Trà, Ngũ Hành

Sơn tương ứng với diện tích 5.600 héc ta. Đến nay đô thị đã gấp 3 lần đô thị cũ

trong vòng 15 năm. Có được như vậy là do UBND thành phố Đà Nẵng có chính

sách thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư như các tập đoàn kinh tế, các doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nước ngoài, các tổ chức phát

triển từ chính phủ các nước cũng như các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư

tham gia đầu tư phát triển các khu đô thị xanh, đô thị thông minh, cùng với phát

triển đồng bộ giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, môi trường đô thị xanh.

Hộp 2.2. Xây dựng đô thị Đà Nẵng xanh và bền vững

Những năm gần đây, mật độ cây xanh đô thị của Đà Nẵng ngày một tăng với

sự đa dạng và phong phú các chủng loại cây, góp phần tạo nên một “Thành phố

xanh” bên màu xanh của biển, của rừng. Có được thành công này là nhờ chủ

trương đúng đắn của chính quyền và sự vào cuộc tích cực của cộng đồng, doanh

nghiệp.

Phủ xanh nhiều hạng mục cây xanh:

Để cây xanh đô thị phát triển ổn định và bền vững, từ năm 2011, UBND thành

phố Đà Nẵng ban hành Đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai

73

đoạn 2011-2015. Đến nay, Đà Nẵng đã hoàn thiện danh mục cây xanh khuyến

khích trồng, hạn chế trồng và cây xanh cấm trồng trên đường phố, ven biển thuộc

địa bàn thành phố. Trong đó, yếu tố được quan tâm hàng đầu là đặc điểm, khả

năng chống chịu của cây xanh đối với tác động của mưa bão nhằm hạn chế thiệt

hại do thiên tai gây ra, ứng phó hiệu quả với tác động biến đổi khí hậu ngày càng

phức tạp, khó lường. Một số loài cây xanh được triển khai trồng bằng trên vỉa hè

các tuyến đường ven biển như Dừa, Bàng biển, Phi lao, Tra, Mù u… bước đầu

cho thấy sự phù hợp, thích nghi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ven biển.

Hệ thống công viên, vườn hoa, vườn dạo, thiết chế văn hóa trong khu dân cư

tại các quận, huyện theo quy hoạch đã được triển khai đầu tư, thi công hình thành

các mảng xanh lớn, thực hiện tốt chức năng cải thiện môi trường và bộ mặt đô thị.

Sau 5 năm triển khai, đến nay, thành phố đã quy hoạch vành đai xanh phòng

hộ ven biển từ khu vực Kim Liên - Nam Ô kéo dài dọc tuyến đường Nguyễn Tất

Thành đến cầu Thuận Phước và khu vực bãi biển Thọ Quang - Mân Thái. Vệt cây

xanh đã được trồng có tác dụng tích cực trong việc hạn chế ảnh hưởng của gió, cát

biển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của hệ thống cây xanh công cộng

tại các tuyến đường ven biển.

Để đảm bảo mảng xanh đô thị, năm 2013 UBND thành phố Đà Nẵng đã ban

hành Đề án Xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị giai đoạn 2013- 2015 theo tiêu

chí thành phố môi trường, tạo kiến trúc cảnh quan, tạo những không gian xanh

riêng và hỗ trợ chương trình thích ứng biến đổi khí hậu. Theo đó, mỗi quận đã

triển khai thí điểm 01 tuyến đường, trong đó việc tổ chức xây bồn hoa, trồng thảm

hoa, thảm cỏ trên vỉa hè… bằng nguồn vốn huy động ngoài nhà nước. Đề án đã

huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng và doanh nghiệp trên địa bàn

thành phố.

Lồng ghép biến đổi khí hậu trong chiến lược phát triển cây xanh:

74

Mặc dù thành phố đã chú trọng quy hoạch, trồng và chăm sóc cây xanh tuy

nhiên, cây xanh ở Đà Nẵng vẫn phát triển còn thiếu đồng bộ, nói đúng hơn là

thiếu quy hoạch mang tầm chiến lược.

Ông Vũ Quang Hùng- Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết:

Trên cơ sở quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2050 theo quy hoạch chung thành phố, thời gian tới, tiếp tục chú trọng lồng ghép

nội dung ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai vào công tác quản lý,

phát triển cây xanh đô thị.

Thành phố đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin

trong công tác quản lý cây xanh đô thị (sử dụng công nghệ GIS, ảnh viễn thám để

thống kê…). Tăng cường và thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi

phạm về chất lượng, an toàn đối với cây xanh. Đồng thời, tiếp tục triển khai công

tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị (thông qua các hoạt động của Quỹ Đà

Nẵng Xanh, công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát triển cây xanh); thi phương

án trang trí hoa, cây xanh tại các điểm nhấn cảnh quan nhân dịp tổ chức các sự

kiện Lễ hội; đề xuất giới thiệu các mô hình trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh có

hiệu quả. Tất cả các giải pháp này sẽ được thực hiện đồng bộ để Đà Nẵng sớm trở

thành “Đô thị xanh và đáng sống”.

Nguồn: Theo báo điện tử Tài nguyên môi trường, ra ngày 15/01/2016.

2.4.2.2. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hồ

Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh - đô thị loại đặc biệt, là trung tâm tài chính, ngân

hàng lớn nhất cả nước, dẫn đầu về số lượng ngân hàng và doanh số tài chính -

tín dụng, là trung tâm xuất nhập khẩu, giáo dục - đào tạo. Thành phố Hồ Chí

Minh trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp khoảng 22% GDP và 30%

tổng thu ngân sách cả nước. Trong những năm gần đây, thành phố chú trọng và

75

định hướng xây dựng các khu đô thị xanh - thông minh, các khu đô thị của thành

phố trở thành các địa chỉ “đô thị đáng sống”, điều này được thể hiện như sau:

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh - thông minh với tiêu chí hiệu quả về kinh

tế và an toàn được thể hiện thông qua thiết bị thông minh như cải thiện đời sống

người dân, quản lý đô thị thông qua mạng IT, quản lý giao thông xanh tự động,

quản lý cơ sở hạ tầng xanh, UBND thành phố cũng đề ra các chủ trương, chính

sách để thực hiện tiết kiệm năng lượng góp phần phát triển đô thị xanh của thành

phố (xem hộp 2.3). Tại quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm

2010 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung của thành

phố đến năm 2025 quy định: Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp

với du lịch giải trí dọc theo hai bờ bên bờ sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè có

diện tích vào 7.000 hec ta. Tương lai các khu này là xương sống môi trường

xanh kết hợp mặt nước xanh giữa thành phố. Chủ trương của chính quyền thành

phố là tận dụng tối đa diện tích, không gian đô thị để phát triển thêm diện tích

mảng xanh công cộng theo phương châm: có cây xanh đường phố, có công viên,

công trình giao thông xanh, các hành lang giao thông được cải tạo, mở rộng và

các tuyến đường khu trung tâm thành phố theo kiểu Singapore làm cho môi

trường giao thông thân thiện với cư dân đô thị hơn. Thành phố Hồ Chí Minh

được xây dựng theo kiểu đô thị Phương Tây: Phát triển đô thị dọc theo hai bờ

sông Sài Gòn. Để xây dựng thành phố xanh - thông minh - hiện đại, chính quyền

thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch và chiến lược sau: Quy hoạch mảng

xanh đô thị, giải quyết vấn đề thoát nước, chống ngập đô thị, công tác quy

hoạch, thiết kế và quản lý đô thị, thị trường bất động sản, nhằm giải quyết các

vấn đề bức xúc nhất của thành phố trong quá trình phát triển đô thị nói chung và

các khu đô thị xanh nói riêng.

76

Hộp 2.3. Tiết kiệm năng lượng, phát triển đô thị xanh

Vừa qua, nhờ việc vừa đưa vào sử dụng những máy điều hòa thế hệ mới, tủ

hệ thống quản lý năng lượng, bộ thông gió nhiệt thải và bộ quạt đảo gió đã giúp

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội) tiết kiệm đến 830.261 kWh, tương

đương 1,2 tỉ đồng/năm và giảm phát thải 518 tấn CO2 /năm (theo đánh giá của

Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm Tiết kiệm

năng lượng thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết thực hiện tiết kiệm năng

lượng cho các bệnh viện không chỉ góp phần tiết kiệm năng lượng cho quốc gia,

mà còn cải tạo thiết thực giúp môi trường trong lành hơn, nâng cao hơn chất

lượng dịch vụ cho các bệnh viện… Bước đầu dự án bệnh viện xanh sẽ thực hiện

mô hình thí điểm tại Bệnh viện Nhân dân 115 (thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh

viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

Nguồn: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tp. Hồ Chí Minh, 2015.

Do vậy, thành phố cần đổi mới mới công tác quy hoạch: chùm đô thị, đô thị cực

lớn, phát triển đô thị xanh gắn kết với phát triển đô thị vùng, đô thị khu vực,

phát triển và gắn kết các mạng lưới giao thông xanh. Nâng cao năng lực quản lý

hệ thống cung cấp nước sạch, cần phát triển hệ thống thoát nước và chống ngập

đô thị hiệu quả. Đặc biệt cần ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại

trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Để làm tốt các việc nêu trên,

chính quyền thành phố cần hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đô thị xanh

trên tinh thần cải cách hành chính, thể chế hóa chính sách và cải thiện cơ chế

đầu tư phát triển, tổ chức bộ máy quản lý đô thị có hệ thống, đào tạo và nâng cao

năng lực cán bộ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất

nền hành chính. Tích cực triển khai giám sát cộng đồng cư dân đô thị để đảm

bảo việc đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả, chống lãng phí thất thoát xảy ra.

Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phù hợp với thông lệ quốc tế và khu

77

vực. Hạn chế trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hồ

Chí Minh: Thứ nhất, Chưa giải quyết triệt để vấn đề ngập úng sau mỗi trận mưa

cũng như thủy triều dâng. Thứ hai, Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ngày

càng trở nên trầm trọng. Thứ ba, Công tác quản lý chất thải rắn chưa được tốt.

2.4.3. Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho Hà Nội

Thành phố Hà Nội - Thủ đô của nước cộng hòa XHCN Việt Nam là đô

thị đặc biệt có tính chất đặc thù khác với đô thị của các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương. Do vậy cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây

dựng chiến lược, công tác quy hoạch, chính sách quản lý đầu tư cũng như quản

lý kế hoạch hóa đầu tư trong việc phát huy thế mạnh của Thủ đô, hiệu quả của

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được thể hiện qua việc quy hoạch tổng thể

thành phố Hà Nội nói chung, quy hoạch và đầu tư phát triển đô thị xanh cho phù

hợp với đầu tư phát triển của thành phố, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế

- xã hội của Hà Nội trong từng giai đoạn cụ thể, từng thời kỳ và phù hợp với

chiến lược phát triển Vùng Thủ đô.

Qua việc nghiên cứu về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở trong

nước và nước ngoài, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội:

a) Những bài học thành công

Hà Nội cần học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh để đạt được hiệu quả cao. Cụ thể:

Thứ nhất, Kinh nghiệm của Singapore, London cho thấy, cần xây dựng

các công cụ pháp lý và thể chế chính sách phù hợp với quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh được can thiệp chủ động của Chính phủ: ban hành các nghị định

thông tư, kế hoạch điều tiết hợp lý, thống nhất sao cho phù hợp với điều kiện và

tình hình thực tế của Hà Nội.

Thứ hai, theo kinh nghiệm của Singapore để phát triển đô thị xanh theo

78

hướng bền vững thì cần phải có quy hoạch dài hạn thông qua bản “Concept

plan” về nhận diện đô thị xanh. Hiện tại thành phố Hà Nội chưa có quy hoạch

tổng thể, thời gian cụ thể để phát triển khu đô thị xanh, mặt khác chưa nhận thức

được tầm quan trọng và lợi ích của đầu tư phát triển đô thị xanh, do vậy cần có

lộ trình và kế hoạch cụ thể. Các nhà quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng để sử

dụng đất cho hợp lý và hiệu quả. Đó là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính

sách đất đai phù hợp có sự kiểm soát trong phát triển và thiết kế thông minh đã

phát huy tối ưu việc đầu tư phát triển đô thị xanh đảm bảo kiến trúc cảnh quan,

môi trường sinh thái và thân thiện. Tuy nhiên, chúng ta lại đang lãng phí trong

quy hoạch khi vẫn còn nhiều dự án xây dựng bị bỏ hoang, không sử dụng hiệu

quả và kinh tế. Theo kinh nghiệm Bắc Kinh thì cần lên kế hoạch, chiến lược

phát triển cụ thể, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từng giai đoạn góp phần quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh được hợp lý nhất, hiệu quả nhất.

Thứ ba, kinh nghiệm của Singapore thì với diện tích đất hạn chế, chính

phủ đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”,

“vườn ở bất cứ đâu”. Mật độ cây xanh che phủ cao đã khiến không gian đô thị

được “mềm hóa” và cải thiện chất lượng môi trường nói chung. Trong khi đó

Thủ đô Hà Nội thì thống cây xanh lâu năm theo tốc độ đô thị lại đang dần bị

chặt phá một cách nhanh chóng để làm cầu vượt, mở rộng đường, làm đường sắt

trên cao. Mới đây, hệ thống cây xanh tại một số khu vực ở Thủ đô Hà Nội đã

chặt đi để phục vụ xây đường sắt trên cao, mở rộng đường: Đường Nguyễn Trãi,

đường Phạm Văn Đồng... Tuy mục đích là tránh những nguy cơ tai nạn do bão

lụt và nhường diện tích cho quy hoạch phát triển hạ tầng, nhưng nếu xét sang

chiến lược quy hoạch như của Singapore thì chính quyền thành phố Hà Nội cần

xem lại để chọn lọc và giữ gìn hệ sinh thái đô thị đảm bảo môi trường Thủ đô

xanh, sạch, đẹp.

Thứ tư, theo kinh nghiệm của Bắc Kinh thì việc phân bổ tài nguyên không

79

đều và công bằng cho dân cư các thành phố, cùng với sự gia tăng dân số, hạn

hẹp về tài nguyên và môi trường thì việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đã

có những tác động đến môi trường sống của dân cư trong đô thị. Do vậy, để

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tốt nhất, hiệu quả nhất thì cần phải phân bổ

tài nguyên và môi trường hợp lý nhất, với hiệu dụng tối ưu nhất.

Thứ năm, Học tập kinh nghiệm của chính quyền Stockholm - Thụy Điển

về xây dựng một hệ thống quản lý tổng hợp bảo đảm mọi khía cạnh, phù hợp

với kế hoạch hoạt động, báo cáo giám sát. Đặc biệt là chính sách tái sử dụng các

loại đất, kết nối các khu đô thị xanh với giao thông xanh một cách thuận tiện

nhất. Tôn trọng, khai thác tối đa, bảo tồn cảnh quan, bảo tồn hệ sinh thái. Hà Nội

học tập được xây theo hướng mở, hiện đại, gắn kết pha trộn khối truyền thống

và khu đô thị xanh hợp lý.

Thứ sáu, Hà Nội học tập kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng về công tác

quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Cần phải có tầm

nhìn vĩ mô để quy hoạch các khu đô thị xanh đảm bảo chất lượng, kết nối giao

thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, phát triển theo hướng bền vững của hệ sinh

thái đô thị… thu hút các nhà đầu tư phát triển lồng ghép các khu đô thị, khu

công nghiệp với chính sách bảo vệ môi trường cho cư dân sống trong khu đô thị.

Thứ bảy, Hà Nội cần học tập thành phố Hồ Chí Minh về quản lý cải cách

hành chính, thể chế hóa chính sách và cải thiện cơ chế đầu tư phát triển, tổ chức

bộ máy quản lý đô thị có hệ thống, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất nền hành chính. Tích

cực triển khai giám sát cộng đồng cư dân đô thị để đảm bảo việc đầu tư phát

triển đô thị xanh hiệu quả, chống lãng phí thất thoát xảy ra, phù hợp thông lệ

quốc tế và khu vực.

80

b) Những bài học không thành công (bài học thất bại)

Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh không thành công như

sau:

Thứ nhất, Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đầu tư phát triển đô thị xanh

với những thành công nhưng vẫn còn thất bại là bị ô nhiễm môi trường trầm

trọng xếp vào nhóm báo động vàng - đây là mức báo động cao thứ hai trong hệ

thống cảnh báo ô nhiễm, như vậy ô nhiễm môi trường ở Bắc Kinh đứng nhất nhì

thế giới. Nhà chức trách từng ban hành nhiều quy định, chính sách, đầu tư nhiều

khu đô thị xanh tại Bắc Kinh đồng thời đưa ra các hình phạt nghiêm khắc nhằm

hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị. Tuy nhiên việc thực thi các biện pháp này

chỉ mang tính chất đối phó chưa được giải quyết một cách khoa học và quyết

liệt. Từ bài học này, thành phố Hà Nội phải có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

cụ thể trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hài hòa với kiến trúc

cảnh quan và môi trường đô thị.

Thứ hai, Bài học thất bại của thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề ngập úng

nhưng chưa giải quyết triệt để, ô nhiễm môi trường không khí nặng, công tác

quản lý chất thải rắn không tốt… Cụ thể: Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần

lớn thấp, trên 70% diện tích đất tự nhiên nằm trong vùng ngập triều, bán ngập

triều. Thành phố Hồ Chí Minh đã chi ra 100.000 tỷ đồng (giai đoạn I) để giải

quyết vấn đề ngập úng và biến đổi khí hậu. Các bãi rác gần thành phố gây ô

nhiễm môi trường đô thị ngày càng tăng, hiện nay toàn thành phố mỗi ngày phát

sinh 8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt, khoảng 350 - 400 tấn/ngày rác thải nguy

hại, khoảng 21,4 tấn /ngày chất thải y tế nguy hại. Từ bài học không thành công

của thành phố Hồ Chí Minh làm tiền đề cho công tác quản lý của thành phố Hà

Nội để có biện pháp phòng tránh và có chiến lược đúng trong quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh.

81

Kết luận chương 2

Nghiên cứu về cơ sở lý luận, kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh tại Thủ đô của một số nước trên thế giới và một số đô thị trong nước,

tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:

(1) Làm rõ nội hàm một số khái niệm: đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu

tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Từ đó thấy

sự khác biệt khi so sánh giữa đô thị và đô thị xanh, phát triển đô thị và

phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị với đầu tư phát triển đô thị

xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị với quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh. Qua đó thấy được tính ưu việt của công tác quản lý và “xanh hóa đô

thị”. Tác giả đưa ra một số lý thuyết liên quan đến quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh: Lý thuyết quản lý hệ thống của Bertalafly, lý thuyết

quản lý tổng hợp và thích nghi, thuyết sinh thái, thuyết nhị nguyên về “đô

thị - nông thôn” làm căn cứ để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong

thời gian tới.

(2) Tác giả phân tích được nội dung và các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh

hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Trong khuôn khổ luận án

này tác giả đưa ra 04 tiêu chí đánh giá: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả,

tiêu chí phù hợp và tiêu chí bền vững. Các tiêu chí này sẽ được đánh giá

cụ thể ở phần thực trạng.

(3) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh: London (Anh), Bắc Kinh (Trung Quốc), Singapore,

Stockholm (Thụy Điển), thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Bài

học thành công và bài học thất bại cho thành phố Hà Nội. Đây là các căn

cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp sau này.

82

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trong nước,

tác giả thấy rất cần thiết và rút ra các bài học kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế

hiện nay cho công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

Để việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bền

vững trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ hiện nay, những bài học kinh nghiệm

quý báu từ các nước trên thế giới là hết sức cần thiết cho Thủ đô Hà Nội. Tuy

nhiên, việc ứng dụng các kinh nghiệm một cách hiệu quả phù hợp với những đặc

thù của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội, chính trị, văn hóa và bản

sắc văn hiến lâu đời của Thủ đô Hà Nội thực sự quan trọng, chính quyền thành

phố cần có cơ chế chính sách quản lý hợp lý, kế hoạch phân bổ vốn hiệu quả và

môi trường thu hút đầu tư phát triển.

Thể chế chính sách, luật pháp của Nhà nước là một trong những yếu tố

ràng buộc cho đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội sao cho phù

hợp với từng giai đoạn lịch sử, chính trị và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Hy vọng rằng trong một tương lai gần, quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh và các hoạt động đầu tư phát triển đô thị ở Hà Nội theo hướng “xanh - văn

minh - hiện đại và bền vững”, để Thủ đô phát triển ngang tầm khu vực và thế

giới.

83

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

3.1.1. Các đặc điểm về tự nhiên

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh:

Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Giang - phía Đông Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên -

phía Đông; Hà Nam ở phía Nam, Hòa Bình - Tây Nam, Phú Thọ - phía Tây;

Vĩnh Phúc - phía Tây Bắc. Với diện tích là 3.328,9 km2 trong đó đất đô thị là

423 km2; dân số 3.443.500 người, mật độ dân số trung bình 2.136 người /km2

(trong đó mật độ dân số đô thị trung bình là 8.141,5 người /km2), Hà Nội là một

trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới (Hà Nội đứng thứ 13), là đầu mối

giao thông quan trọng không chỉ vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn của cả nước,

khu vực và thế giới.

Thủ đô Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ

nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển trung tâm văn hóa - kinh tế -

chính trị của cả nước. Hà Nội có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, các mạch núi Tây

Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, các cánh cung

Đông Bắc), và các dòng sông cũng tụ thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía

biển Đông (sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu, sông Hồng,

sông Thái Bình). Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho

phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội là đầu mối giao thông bằng đường

bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả

nước và đi quốc tế.

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa

phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15

84

tháng 12 năm 2000 [7] đã xác định: Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não

chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục,

kinh tế và giao dịch quốc tế”.

Địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Điều này

ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của

thành phố. Một trong những nét đặc trưng của Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự

nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa cũng như do thiếu quy hoạch, quản lý

kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Hồ, đầm của Hà Nội đã

tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hòa khí hậu cho khu

vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.

Khí hậu Hà Nội mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác biệt

giữa mùa nóng và mùa lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông là 16,50C, trung bình

mùa hạ là 29,50C. Lượng mưa trung bình hàng năm vào 1.800 mm.

3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô

thị xanh của Hà Nội

Trong giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12 -

13%/năm. Trong đó, dịch vụ: 12,2 - 13,5%; công nghiệp -xây dựng: 13 - 13,7%;

nông nghiệp: 1,5-2,0%. GDP bình quân/người năm 2017: từ 85 triệu đồng đến

90 triệu đồng, năm 2018 GDP bình quân đầu người tăng 6,81% so với năm 2017

(Ước tính từ 90 triệu đồng đến 96 triệu đồng).

Do mở rộng địa giới hành chính Hà Nội (từ năm 2008) nên dân số là 6,45

triệu người, mật độ trung bình là 1.926 người/km2, Hà Nội được tổ chức thành

29 quận, huyện với 577 phường, xã và thị trấn (tính đến 31/12/2008). Đến năm

2017, dân số toàn thành phố là 7.742.200 người, mật độ trung bình là 1.979

người/km2. Hà nội có 4 điểm cực: Cực bắc là xã Bắc Sơn huyện Sóc Sơn, cực

Tây là xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì, cực Nam là xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức,

cực Đông là xã Lệ Chi huyện Gia Lâm.

85

Quá trình đô thị hóa mạnh nên hầu hết các sông ở Hà Nội bị ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng, vì hàng ngày lượng nước thải chưa được xử lý xả thẳng

vào các sông là rất lớn.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước tăng cường, thay đổi diện mạo

của thủ đô. Quy hoạch các khu công nghiệp và chú trọng đầu tư hạ tầng vào các

khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự

án trọng điểm, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và

nước ngoài.

Ngành dịch vụ được chú trọng phát triển cả về quy mô, ngành nghề, xây

dựng và hoàn thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở xã hội…

Công tác quy hoạch xây dựng tổng thể của thành phố Hà Nội được triển

khai quyết liệt nên bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể.

3.2. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội

3.2.1. Tổng quan về phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

a) Tổng quan về phát triển đô thị xanh

Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại; để Hà Nội

xứng tầm là trái tim của tổ quốc, là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính,

văn hóa, kinh tế, xã hội của cả nước. Năm 2008 mở rộng địa giới hành chính -

Hà Nội trở thành thành phố đứng đầu cả nước về diện tích là 3.348,5 km2, là

Thủ đô lớn đứng thứ 13 trên thế giới. Theo Đồ án Quy hoạch chung của xây

dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do liên danh PPJ

và Bộ Xây dựng [42] và Quyết định số 222/QĐ-TTg của Chính phủ [16] thì Hà

Nội gồm trung tâm hạt nhân, 05 đô thị vệ tinh và một số đô thị sinh thái, thị trấn

hiện hữu khác. Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ đô thị lõi cũ kéo về

phía Tây đến tuyến đường vành đai 4, kéo về phía Bắc và Đông Bắc sông Hồng

gồm khu vực Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm. Năm đô thị vệ tinh

được xác định gồm có Hòa Lạc, Sơn Tây, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sóc Sơn.

86

Theo Đồ án Quy hoạch thì phía Tây thành phố sẽ có những bước phát triển

mạnh mẽ. Để đạt được điều này thì Chính phủ và chính quyền thành phố đã có

chủ trương xây dựng các đô thị hiện đại hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn theo

hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại và bền vững. Trong những năm gần đây

đã xây dựng và phát triển một số khu đô thị sinh thái, khu đô thị xanh như:

Vinhome Riverside, Gamuda… để nâng cao chất lượng cuộc sống của người

dân.

Đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên các khía cạnh:

kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế ta thấy hài hòa và

tương quan với cấu trúc của toàn đô thị là chưa hợp lý. Điều này được thể hiện

là các khu đô thị xanh có vị trí độc lập, nằm trên vị trí xa trung tâm thành phố

hoặc nằm ở các vùng ven đô. Các khu đô thị xanh được xây dựng xen kẽ với các

khu đô thị cũ nên việc quản lý đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, không đồng

bộ về quy hoạch xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng, giao thông…. Mặt khác, Đầu

tư phát triển đô thị xanh chính là tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội

ngày càng tăng. Hà Nội đã đầu tư phát triển một vài khu đô thị xanh: Khu đô thị

xanh Vinhomes Riverside, Khu đô thị xanh Gamuda Gardens, Khu đô thị sinh

thái Vincom Riverside, Khu đô thị xanh The Manor Park Đại Kim, Khu đô thị

xanh Hà Nội Gardens City, Khu đô thị xanh EcoHome Phúc Lợi, Khu đô thị

xanh Vinhomes Gardenia Cầu Diễn, Khu đô thị xanh Vinhomes Gadenia Mỹ

Đình, Khu đô thị xanh Pentstudio Tây Hồ…

Do quy hoạch chi tiết chưa hợp lý, các khu đô thị ở Hà Nội xây dựng cách

xa trục giao thông, một số khu đô thị bám sát mặt đường thì bị ô nhiễm môi

trường, mất an toàn giao thông do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của

người dân và các phí tổn kinh tế khác.

87

Mặt khác, tiếp cận các khu đô thị xanh với các khu chức năng chưa hợp lý

đặc biệt là khu trung tâm với nơi làm việc, trường học, bệnh viện… Như vậy,

vấn đề đặt ra trong việc đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội là:

Hà Nội cần quy hoạch các khu đô thị xanh - thông minh - hiện đại, có

định hướng sử dụng quỹ đất đô thị sao cho hợp lý. Từ đó chuyển thành các kế

hoạch chi tiết để định hướng đầu tư phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn,

từng thời kỳ phát triển kinh tế -xã hội của thành phố.

Thành phố cần có chiến lược sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực

kinh tế trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị xanh đưa Thủ đô

trở thành một thành phố xanh - thông minh - hiện đại nhất cả nước, xứng đáng là

“trái tim” của cả nước; trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa… của cả nước.

Mục tiêu của chiến lược này là phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,

truyền thông tốc độ cao mang tính cạnh tranh toàn cầu với mục tiêu hỗ trợ cho

đầu tư phát triển đô thị xanh là trọng tâm.

Cần ban hành chính sách tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đô

thị, đa dạng hóa các nguồn năng lượng, giao thông đô thị xanh, thông minh, hệ

thống chiếu sáng đô thị thông minh. Bên cạnh đó phải sử dụng hệ thống năng

lượng tái tạo. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đưa ra các quy định về các

công trình xây mới khách sạn, bệnh viện, trường học… cần xây dựng vật liệu

thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải CO2.

b) Giới thiệu một số khu đô thị xanh đáng sống nhất của Thủ đô Hà Nội:

* Khu đô thị Gamuda Gardens:

Gamuda - khu đô thị với quy mô đẳng cấp quốc tế được chủ đầu tư Tập

đoàn Gamuda Berhad - Malaysia trải rộng trên khuôn viên 500 hecta tại quận

Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Dự án được ôm trọn trong vòng tay xanh mát và

thanh bình của hồ nước tự nhiên cùng với cảnh quan tuyệt đẹp của công viên

Yên Sở và các công viên vệ tinh. Quy hoạch toàn diện về xây dựng cơ sở hạ

88

tầng và phát triển khu đô thị Gamuda Gardens mang đến một cộng đồng bền

vững và một môi trường sống lành mạnh cho cư dân với những tiện ích đồng bộ,

đầy đủ và hoàn thiện.

Lấy cảm hứng từ những yếu tố lịch sử của thủ đô và mang đến một trải

nghiệm mới với những giá trị truyền thống và đương đại, Gamuda Gardens sẽ

mang lại những lợi ích lớn lao trong việc thúc đẩy những giá trị văn hóa và cộng

đồng, cơ hội kinh doanh và đầu tư cũng như phát triển du lịch tại vùng đất phía

Nam Hà Nội. Đây thực sự là một thay đổi lớn mang đến cho cư dân thành phố

một lựa chọn sống mới, xanh và an toàn hơn (Xem hình ảnh ở phụ lục 02).

* Khu đô thị xanh Times City

Được đúc kết dựa trên ý tưởng về một khu đô thị hiện đại mang phong

cách kiến trúc sinh thái thân thiện của Đảo quốc Singapore. Tọa lạc trên khu đất

thuộc phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Tổ hợp căn hộ

đẳng cấp Times City đã mang đến một không gian sống sang trọng, đẳng cấp

với đầy đủ các công trình tiện ích hiện đại và tiện nghi trong diện tích 364.500

m2, là nơi cư dân yên tâm tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hoàn hảo.

Park Hill Premium là một dự án chung cư cao cấp thuộc lô đất của quần

thể khu đô thị Times City. Thừa hưởng toàn bộ cảnh quan xanh như chuỗi công

viên cây xanh và hồ nước rộng trên 100.000 m2, vườn dưỡng sinh trên cao hiện

đại, quảng trường nhạc nước và hệ thống cảnh quan 10 héc ta cùng các tiện ích

cảnh quan hài hòa, tinh tế. Các căn hộ Park Hill Premium hướng tới sự năng

động, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, mỗi căn hộ đều được bố trí các khe

sáng và mặt thoáng tự nhiên (Xem hình ảnh ở phụ lục 02).

* Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside

Vinhomes Riverside thuộc quận Long Biên thành phố Hà Nội, được thiết

kế và thi công xây dựng theo mô hình của thành phố Venice - Italy. Khu đô thị

xanh Vinhomes Riverside tọa lạc tại cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Nội, cách

89

trung tâm thành phố Hà Nội 6,5 km; có hệ thống giao thông thuận tiện với các

tuyến đường hiện đại, có hệ thống sông bao quanh các biệt thự kết hợp với cây

xanh tạo nên môi trường sinh thái hài hòa, một nơi đáng sống, lý tưởng nhất,

hiện đại bậc nhất của Thủ đô (Xem hình ảnh ở phụ lục 02).

3.2.2. Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm

nhìn đến năm 2050 được lập với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành

phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 [15]. Cấu trúc đô thị

được thiết lập trên cơ sở của các yếu tố phát triển bền vững, là một cấu trúc đa

cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Đầu tư phát triển đô thị thực thi được phải có

nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị. Nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị nói

chung, đô thị xanh nói riêng bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài

nước. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tín dụng

đầu tư phát triển của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà

nước, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm

nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI.

Để có được nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị cao nhất, hiệu quả nhất nhà nước

cần có chính sách ưu thu hút đầu tư, huy động vốn tối đa tư các nguồn khác

nhau, ở trong nước cũng như nước ngoài.

Huy động vốn đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố

Hà Nội luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Cụ thể: Các nguồn lực xã hội

cho đầu tư phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng

ngày càng được nâng cao. Các nguồn vốn huy động góp phần quan trọng tạo nên

tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội rất cao và ổn định.

Theo cục thống kê Hà Nội thì vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành

phố Hà Nội hàng năm rất cao. Từ năm 2012 đến năm 2017 huy động được

90

1.763.926 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, tình hình huy động vốn hàng năm tăng

đều riêng năm 2016 bị giảm do nền kinh tế bị suy thoái, đến năm 2017 lại có

chiều hướng tăng lên, điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn TP Hà Nội

Năm Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)

2012 232.658

2013 279.200

2014 313.214

2015 352.685

2016 277.950

2017 308.219

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội,

Cục Thống kê Hà Nội hàng năm từ 2012 - 2017 [21÷28].

Từ bảng 3.1 ta lập được biểu đồ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà

Nội hàng năm như sau:

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp

Hình 3.1. Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2017, tổng số

vốn đăng ký 8.021 triệu đô la Mỹ; tổng số vốn thực hiện là 11.490 triệu đô la

91

Mỹ, như vậy vốn thực hiện so với vốn kế hoạch là 1,43 %, năm 2010 vốn thực

hiện là 4.270 triệu USD nhưng đến năm 2017 vốn thực hiện là 1.012 triệu USD

tăng 23,7% (so với năm 2010) điều này được thể hiện chi tiết ở bảng sau:

Bảng 3.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hà Nội

Năm Số dự án

được cấp mới

Tổng vốn đăng ký

(triệu USD)

Vốn thực hiện

(triệu USD)

2010 288 470 4.270

2011 285 1.322 1.129

2012 211 899 900

2013 257 487 871

2014 313 651 1.017

2015 304 845 1.091

2016 459 1.913 1.200

2017 556 1.434 1.012

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2017 [27].

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành phân theo loại công

trình được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Phân loại công trình

2010 2011 2015 2016 2017

Công trình nhà để ở 49.893 62.453 63.509 69.283 92.576

Công trình nhà không để ở 33.100 32.982 37.859 44.357 49.744

Công trình kỹ thuật dân dụng 38.241 50.875 75.917 85.361 84.533

Công trình xây dựng chuyên dụng 26.547 24.400 37.896 51.866 51.368

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2017 [27].

92

Từ bảng trên ta thấy, với công trình nhà để ở thì giá trị xây dựng năm

2017 là 92.576 tỷ đồng tăng 185,55% so với năm 2010 là 49.893 tỷ đồng.

Đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm gần đây được chính quyền

thành phố quan tâm đặc biệt. Tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố hàng

năm luôn được đưa ra thảo luận về đầu tư phát triển đô thị, nhu cầu về vốn, quản

lý đầu tư phát triển đô thị, quản lý về vốn đầu tư sao cho hiệu quả, công tác quy

hoạch luôn được chú trọng, xây dựng đô thị xanh có trọng tâm, trọng điểm

nhưng phải phù hợp với phát triển đô thị chung của thành phố, đảm bảo kiến

trúc cảnh quan, bảo tồn văn hóa di sản, môi trường đô thị tốt, giao thông và hạ

tầng đô thị hài hòa, hợp lý, luôn đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị.

3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố

Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017

3.3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô

thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được Chính phủ ban hành

Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ [17] đã

chỉ rõ: “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính

quyền, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội…”.

Tiếp đó là kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 -

2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ

[19]. Hiện tại đã rà soát, kiến nghị phát triển quy hoạch ngành xây dựng từ quan

điểm phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách, kế hoạch tăng trưởng

xanh ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020. Bộ Xây dựng đã rà soát các kiến

nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể của ngành để đảm bảo phát triển bền vững,

tiết kiệm tài nguyên nhiên liệu, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách

hiệu quả, xây dựng khung chính sách đô thị hóa xanh và kế hoạch tăng trưởng

xanh của ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020.

93

Đô thị Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa của cả nước,

phát triển theo dạng lan tỏa. Cấu trúc đô thị Hà Nội được xây dựng dựa trên các

yếu tố phát triển bền vững là sự kết nối đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Mô

hình không gian Thủ đô Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Đô thị

hạt nhân có dân số khoảng 0,45 triệu người, được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử

về phía tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng - Khu vực Mê

Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng quy hoạch. Chuỗi đô thị nằm dọc

vành đai IV Đan Phượng - Hoài Đức - Hà Đông - Thường Tín sẽ xây dựng các

công trình có mật độ cao, đặc biệt là kiến trúc cảnh quan cây xanh và mặt nước,

có hành lang xanh dọc sông Nhuệ. Khu vực Long Biên, Gia Lâm phát triển khu

đô thị xanh, sinh thái (Vinhomes Riverside, Ecohome Phúc Lợi…) dịch vụ chất

lượng cao và hỗ trợ các ngành công nghiệp. Đông Anh phát triển thương mại

giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, trường quay gắn

liền với bảo tồn khu di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, trung tâm thể thao thành

phố Hà Nội. Mê Linh là dịch vụ công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao.

Hình thành năm đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên

- Phú Minh và Sóc Sơn với dân số từ 0,21 triệu người đến 0,75 triệu người trên

một đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh có chức năng riêng biệt hỗ trợ cho các đô thị vệ

tinh khác và đô thị trung tâm Hà Nội. Các đô thị vệ tinh này đóng góp không

nhỏ vào sự phát triển của không gian xung quanh - Vùng Thủ đô Hà Nội, các đô

thị vệ tinh có một hoặc nhiều nhân tố chính, đặc thù riêng, nhà ở, đào tạo chất

lượng cao, công nghiệp, dịch vụ… Năm đô thị vệ tinh của Hà Nội có những

chức năng chính sau đối với thành phố: Đô thị vệ tinh Sơn Tây là đô thị văn hóa,

lịch sử, di tích, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển tiểu thủ công nghiệp,

nông nghiệp sinh thái. Ở đây còn có khu đại học tập trung quy mô lớn khoảng

400 - 500 hecta nhằm ưu tiên các ngành nghề đào tạo về khoa học xã hội, văn

hóa, nghệ thuật, du lịch và kinh tế. Đô thị vệ tinh Hòa Lạc là đô thị khoa học

94

công nghệ, nghiên cứu và phát triển, khu công nghiệp công nghệ cao, nghỉ

dưỡng và là khu trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đô thị vệ tinh

Xuân mai là đô thị dịch vụ, công nghiệp, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp,

hệ thống làng nghề, là đô thị đại học hỗ trợ cho Hòa Lạc và dịch vụ cửa ngõ phía

Tây Nam Hà Nội. Đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, kho tàng, đầu

mối giao thông, các dịch vụ trung chuyển, tiếp nhận hàng hóa logistics, đầu mố

chế biến và phân phối nông sản, đô thị sinh thái gắn với hệ thống mặt nước, tạo

cảnh quan đặc trưng, là trung tâm y tế khu vực phía nam thành phố.

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu phát triển của các đô thị vệ tinh Hà Nội

Đô thị

vệ tinh

Các chỉ tiêu

Đơn vị tính Sóc

sơn

Sơn

tây

Hòa

Lạc

Xuân

Mai

Phú

Xuyên

Quy mô dân số năm 2030 Triệu người 0,25 0,18 0,6 0,22 0,127

Quy mô dân số khống chế tối đa Triệu người 0,365 0,217 0,750 0,330 0,155

Diện tích tự nhiên Hecta 6.013 6.111 20.113 6.641 5.016

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị m2/người 150 170 190 145 155

Chỉ tiêu đất dân dụng m2/người 80 95 90 85 70

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị tối đa m2 55 38 145 45 25

Nguồn: Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP) [43]

Về chiến lược quy hoạch và phát triển nhà ở đô thị đạt 18 m2 sàn trên

một người, phát triển nhà ở theo hướng xanh - văn minh - hiện đại nhưng vẫn

bảo tồn được kiến trúc cảnh quan đô thị, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

giao thông, cải thiện chất lượng môi trường đô thị.

Quy hoạch mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thiết lập mạng

lưới bệnh viện đa khoa tại các quận huyện, đô thị vệ tinh, đô thị xanh – thông

minh - sinh thái… trên cơ sở quy mô dân số từng khu vực.

Xây dựng trung tâm văn hóa của thành phố Hà Nội tại quận Tây Hồ,

trung tâm văn hóa quốc gia tại khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức. Tiếp tục hoàn

95

thiện làng văn hóa các dân tộc Việt Nam - đây là trung tâm giao lưu, giải trí,

sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Xây dựng tượng đài Nguyễn Trãi tại Hà Đông,

tượng đài chiến thắng Cầu Giẽ tại Phú Xuyên.

Đặc biệt là thành phố rất quan tâm chỉ tiêu đất xanh đạt khoảng 15 m2

trên người, bảo vệ hệ thống kiến trúc cảnh quan các hệ thống cây xanh tại Sóc

Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sông hồ, kết nối công viên đô thị, công

viên vui chơi giải trí.

Trên cơ sở chiến lược phát triển, quy hoạch chung của thành phố thì

chiến lược quy hoạch phát triển các khu đô thị xanh luôn được chính quyền quan

tâm, chú trọng. Cụ thể, đầu tư phát triển đô thị xanh – thông minh – hiện đại đáp

ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điển hình là khu đô thị xanh Vinhomes

Riverside Long Biên, Khu đô thị xanh Gamuda Gardens, Khu đô thị xanh The

Manor Park Đại Kim, Khu đô thị xanh The Manor Park Đại Kim, Khu đô thị

xanh Hà Nội Gardens City, EcoHome Phúc Lợi, Khu đô thị xanh Vinhomes

Gardenia Cầu Diễn, Khu đô thị xanh Vinhomes Gadenia Mỹ Đình, Khu đô thị

xanh Pentstudio Tây Hồ… từ đó lên kế hoạch cụ thể để thực hiện quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh theo chủ trương của chính quyền thành phố.

Chiến lược thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua các

việc quản lý cơ chế chính sách để thực hiện kế hoạch bao gồm: quản lý chính

sách phát triển hạ tầng đô thị, quản lý chính sách đất đai đô thị, quản lý chính

sách nhà ở đô thị, các công trình văn hóa, thể dục thể thao, các khu công viên

vui chơi giải trí, quản lý chính sách nguồn lực lao động đô thị, quản lý chính

sách môi trường đô thị, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải đô thị… để đạt

được hiệu quả cao nhất.

3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh ở Hà Nội

Chính quyền thành phố chưa nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của

96

chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh góp phần tích cực vào việc xây dựng

Thủ đô văn minh, hiện đại và bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đô thị trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XII

của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong Nghị quyết: “Đổi mới cơ chế,

chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế

hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện

đại và thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ

liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và

năng lực cạnh tranh của các đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng

của các đô thị tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước, của các vùng.

Để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành chương

trình hành đông thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của

Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó đề ra nhiệm vụ: “…Đổi mới cơ chế chính

sách, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với

môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…”. Từ chương trình hành động này

nên những năm gần đây các Bộ ngành đã tham mưu xây dựng để Chính phủ

trình Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến công

tác đầu tư xây dựng và phát triển đô thị gồm: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công,

Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai.... Các

quy định này đã hình thành một khung pháp lý quy định thống nhất, đơn giản

hóa cho toàn bộ công tác đầu tư phát triển đô thị. Tuy nhiên, quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh là cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành, nhiều

lĩnh vực khác nhau như quy hoạch đô thị, đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng, hạ

tầng kỹ thuật, môi trường và quản lý hành chính, dân cư…

Nhưng thực tế thì chưa có văn bản cụ thể về đầu tư phát triển đô thị xanh

nên dẫn đến việc chồng chéo trong quản lý, hoạch định chính sách. Hà Nội có

97

nhiều đơn vị tham gia quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô

thị xanh nói riêng: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, sở Xây dựng, sở Tài nguyên và

môi trường, sở Tài Chính, sở Giao thông công chính… nhưng giữa các đơn vị

này lại không có phân định trách nhiệm rõ ràng, và chưa có cơ chế phối hợp dẫn

đến sự chồng chéo trong quản lý của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên

môn.

Năng lực các nhà quản lý đầu tư khu đô thị xanh chưa được đào tạo bài

bản, các nhà quản lý chưa thống nhất được quan điểm chung mà đại đa số mang

tính cục bộ, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của các khu đô thị lân cận, còn

rào kín, không thống nhất được việc quản lý khu đô thị xanh với chính quyền địa

phương (UBND các phường) chưa chuyên nghiệp, lực lượng chuyên môn còn

thiếu và yếu lại phải giải quyết khối lượng công việc lớn do đó không đáp ứng

được yêu cầu công việc hiện tại. Mô hình quản lý các khu đô thị chưa mang lại

hiệu quả cao, chưa tập trung vào một mối, thiếu tính đồng nhất trong quản lý: Sở

Xây dựng thì quản lý cấp phép xây dựng, sở Quy hoạch - Kiến trúc thì quản lý

việc quy hoạch và quyết định đầu tư, phường sở tại thì quản lý về hành chính và

xây dựng trên địa bàn… như vậy rất chồng chéo không tập trung nên chưa mang

lại hiệu quả cao.

Cùng với việc quản lý của chính quyền thì cộng đồng dân cư chưa tích

cực tham gia nên công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị chưa mang lại hiệu

quả cao.

Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định và điều chỉnh đầy đủ quá

trình hình thành, đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị; quyền, nghĩa vụ

và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, pháp nhân, cá nhân trong quản lý đầu

tư phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng.

Chính quyền thành phố Hà Nội chưa thực hiện tốt quản lý đầu tư phát

triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng, do thiếu một số văn bản quy định,

98

việc phân cấp quản lý chưa được rõ ràng, cụ thể nên chưa tạo ra một thể thống

nhất từ trung ương đến địa phương, từ chính quyền thành phố đến chính quyền

các quận (huyện).

Hiện tại thành phố cũng chưa có cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát

triển đô thị xanh được cụ thể rõ ràng, bên cạnh đó chưa tạo điều kiện cho môi

trường đầu tư, chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các doanh

nghiệp tư nhân…

Hiện tại thành phố chưa có định hướng, quy hoạch tổng thể, chiến lược,

chương trình phát triển đô thị xanh và kế hoạch; tạo lập các khu đô thị phát triển

theo hướng xanh, văn minh, có hệ thống hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ, hiện

đại, thân thiện với môi trường; bổ sung hành lang pháp lý cho việc quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh đáp ứng yêu cầu chủ động ứng phó biến đổi khí hậu,

tiết kiệm năng lượng, xây dựng đô thị xanh - văn minh - hiện đại, đô thị sinh

thái; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển đô thị. Cần đưa ra chính sách hướng

tới mục tiêu giải quyết những vấn đề bất cập nổi bật hiện nay trong công tác

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ thể: Thứ nhất là chính sách phát triển

đô thị phải theo định hướng, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của Chính phủ

và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Thứ hai là chính sách phát triển hạ tầng

đô thị đồng bộ. Thứ ba là chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Thứ

tư là chính sách phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững thông qua việc chủ

động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xanh, sinh thái. Thứ năm

là chính sách đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển đô thị

xanh. Thứ sáu là chính sách tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển

đô thị xanh theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững. Với các chính sách nêu

trên kỳ vọng sẽ giúp cho Thủ đô hạn chế mặt trái và phát huy những lợi thế của

việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bền vững cũng như trong việc hội

nhập quốc tế (Xem phụ lục 7 và phụ lục 9 về kết quả khảo sát điều tra).

99

3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh của thành phố Hà Nội

Hệ thống điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội [102] bao gồm:

Đứng đầu là UBND thành phố Hà Nội, tiếp đó là các cơ quan chuyên môn như

Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài chính…,

UBND các quận, huyện, thị xã và các ban ngành, đơn vị trực thuộc được thể

hiện (hình 3.2) như sau:

Nguồn: Cổng thông tin điều hành UBND thành phố Hà Nội [102]

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội

Cán bộ công chức trong bộ máy quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao

gồm cán bộ chuyên trách của UBND thành phố Hà Nội, cán bộ các sở ban

ngành có liên quan: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu

tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính… ngoài ra còn có các cán bộ thanh tra,

100

kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu

quả không? Có hợp lý không?

3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh

Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

phải dựa vào các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà

Nội. Việc kiểm tra giám sát của các sở ban ngành, UBND thành phố đôi khi vẫn

chưa được chú trọng, mang tính hình thức, chưa quyết liệt.

Công tác kiểm tra giúp nhà quản lý phát hiện các sai sót, các ách tắc của

tổ chức trong quá trình quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để có các giải pháp,

xử lý, điều chỉnh, tận dụng các nguồn lực để sớm đưa ra hệ thống đến mục tiêu.

Công tác kiểm tra nhằm chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm xảy ra

trong quá trình quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Công tác kiểm tra ở nhiều

khâu, nhiều yếu tố, nhiều người mà nhà quản lý ngăn chặn được khả năng hoạt

động sai sót của hệ thống quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Thực tế hiện nay

công tác kiểm tra giám sát không thường xuyên, còn tình trạng buông lỏng. Bên

cạnh đó chưa ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ thông tin vào việc kiểm tra,

giám sát đầu tư phát triển đô thị xanh.

Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và giám sát

cộng đồng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hết sức quan trọng cụ thể là

việc thực hiện quy chế giám sát cộng đồng theo quyết định số 80/2005/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng.

Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố

Hà Nội được đổi mới và hoàn thiện, đề cao vai trò quản lý của các chủ thể, tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn, phòng ngừa chấn

chỉnh và xử lý các sai phạm để việc quản lý đúng theo quy định. Cơ chế, chính

sách về kiểm tra, giám sát việc đầu tư phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát

101

triển đô thị xanh nói riêng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, nâng cao vai

trò và trách nhiệm chính quyền thành phố, cụ thể là các sở: Quy hoạch - Kiến

trúc, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính. Chính quyền thành phố Hà Nội

ngày càng tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm có

biện pháp phòng ngừa những sai phạm, phát hiện và xử lý kịp thời để không xảy

ra hậu quả nghiêm trọng

Nhiệm vụ cụ thể của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư như

sau:

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về

lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc và phê duyệt quy hoạch xây dựng, kiến

trúc theo đúng các tiêu chí đảm bảo hoạt động đầu tư và phát triển thành phố. Có

trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn

về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các

loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị của toàn thành phố. Tổ chức

lập, thẩm định quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền

phê duyệt và ban hành của UBND thành phố Hà Nội; hướng dẫn, kiểm tra, giám

sát việc thực hiện quy hoạch, kiến truchs đô thị sau khi cấp có thẩm quyền phê

duyệt và ban hành. Có trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc tổ chức

lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành

phố Hà Nội. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê

duyệt trên địa bàn Thành phố theo phân cấp, bao gồm: Tổ chức công bố, công

khai các quy hoạch xây dựng; quản lý hồ sơ các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt

xây dựng; cấp giấy phép, chứng chỉ quy hoạch xây dựng; giới thiệu địa điểm

xây dựng và hướng tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật; cung cấp thông tin về quy

hoạch, kiến trúc. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng,

kiến trúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

102

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao

gồm việc tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tổ chức thực hiện và đề

xuất quy chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội,

đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các

nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi chính phủ… thực hiện về giám sát, đánh giá đầu

tư hàng năm, có trách nhiệm tổng hợp về việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra,

giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư, báo cáo định kỳ theo quy định cho UBND

thành phố Hà Nội về tiến độ, kế hoạch đầu tư.

- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, thực

hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về

tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà

nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính

doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ

tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật. Tham mưu với UBND

thành phố về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài

hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng

cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa

bàn. Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương

trình, dự án ODA trên địa bàn. Xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán

chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với cơ quan có liên quan bố trí

các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư trình UBND thành phố quyết định. Phối

hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UNBD thành phố quyết định phân bổ vốn

đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch điều chỉnh

phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh,

điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách của thành phố.

Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm

quyền đối với các dự án đầu tư do thành phố quản lý. Kiểm tra tình hình thực

103

hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn

đầu tư thuộc ngân sách của chủ đầu tư, tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu

tư của KBNN. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình

Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền. Thẩm

tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính

chất đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố theo quy định. Tổng hợp, phân tích

tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng

vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của thành phố, báo cáo UBND thành phố và

Bộ Tài chính theo quy định. Tham mưu cho UBND thành phố về kế hoạch vốn

hàng năm, hướng dẫn việc quản lý vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư

phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng.

Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về

các lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị

và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghệ cao, chiếu

sáng, công viên, cây xanh đô thị… chịu sự hướng dẫn kiểm tra chuyên môn

nghiệp vụ của Bộ Xây dựng. Lập và thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư xây

dựng, theo dõi và giám sát hoạt động tổng thể đầu tư xây dựng trên toàn địa bàn

thành phố Hà Nội. Sở Xây dựng còn tổ chức lập các chương trình phát triển đô

thị toàn thành phố và cho từng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, đảm bảo

phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia.

Xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút và huy động các nguồn

lực để đầu tư xây dựng và phát triển đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới, các

chính sách, giải pháp quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý đô thị, khuyến

khích phát triển các dịch vụ công trong phát triển đô thị, phát triển đô thị ứng

phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, cải

thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị, các dự án đầu tư phát

triển đô thị đặc biệt là đầu tư phát triển đô thị xanh…

104

Công tác kiểm tra giám sát cần phải mang tính khách quan, chính xác,

cần có độ da dạng, hợp lý, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Kiểm tra một cách

khách quan là phải dựa vào các chuẩn mực quy định của nhà nước cũng như các

quy định của thành phố Hà Nội. Kiểm tra chính xác là hiệu quả của việc điều

chỉnh. Để công tác kiểm tra đạt hiệu quả cần kiểm tra theo mẫu, kiểm tra toàn

bộ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chiều dọc và theo chiều ngang, kiểm tra từng

mặt và kiểm tra toàn diện. Cần tránh hiện tượng kiểm tra chồng chéo. Mặt khác,

công tác kiểm tra có trọng tâm trọng điểm sẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra và vừa

tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát của các sở, ban ngành chuyên môn của

thành phố thì cần tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội, giám sát cộng

đồng, mặt trận tổ quốc của thành phố cũng như cơ quan thông tin truyền thông

để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội.

3.3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát

triển đô thị xanh

3.3.5.1. Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm

qua

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên khía cạnh kinh

tế, xã hội, môi trường thì thực trạng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến phát triển

chung của Thủ đô. Cụ thể:

Thứ nhất, chưa bố trí hợp lý các khu đô thị xanh với cấu trúc chung đầu

tư phát triển đô thị của toàn thành phố, chất lượng sống của người dân trong các

khu đô thị giảm, gây sức ép ảnh hưởng tới cấu trúc chung đô thị, cảnh quan môi

trường cũng như công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị. Sự phát triển kinh tế

cũng như tăng trưởng dân số làm gia tăng mật độ xây dựng tại các vùng của

trung tâm dẫn đến mật độ xây dựng cao, giảm sự cân bằng hài hòa giữa không

gian trống và các khối nhà cao tầng chưa được tính toán khoa học, hợp lý (điển

105

hình là các chung cư cao tầng Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công...)

Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh chưa hợp lý ở các đô thị cũ là

bởi vì nhà ở đô thị đa dạng về loại hình: Nhà Biệt thự kiểu pháp, nhà biệt thự

song lập, đơn lập, nhà ở liền kề... Bên cạnh đó thì một số chung cư xuống cấp rất

nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường rất nặng, điển hình là khu Tân Mai,

Tương Mai, Quỳnh Mai, Văn Chương.

Thứ hai, thành phố cho đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh, nhưng

vẫn chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính kết nối các đô thị cũng như giao thông đô

thị, môi trường đô thị, khả năng tiếp cận nội bộ, hệ thống hạ tầng xã hội chưa

được chú trọng, chưa tính toán được nhu cầu sử dụng sao cho hiệu quả nhất,

không hợp lý, tỷ lệ lấp đầy diện tích dịch vụ và phúc lợi xã hội như: trường học,

bệnh viện, trung tâm thương mại, kiến trúc cảnh quan không gian xanh, giao

thông xanh, môi trường sinh thái...

Thứ ba, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh còn nhiều bất cập trong

bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử, chưa đáp ứng được đời sống tinh thần của

người dân và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong khu đô thị.

Thứ tư, kiến trúc cảnh quan, môi trường đô thị chưa đảm bảo, hệ sinh

thái tự nhiên trong các khu đô thị vẫn chưa được chú trọng và chưa hài hòa với

tổng quna chung của đô thị, môi trường sống trong các khu đô thị vẫn chưa được

tốt, một vài nơi còn ô nhiễm nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện

nay nhiều khu cảnh quan bị biến dạng, đầu tư phát triển đô thị tăng dẫn đến việc

giảm diện tích mặt nước, mặt đất... Mặt khác các khu vực hồ trong đô thị cũng

bị lấm chiếm và thu nhỏ: Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch...

Thứ năm, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của các cấp, các

ngành liên quan không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, các con sông

trên địa bàn Hà Nội bị thu hẹp và ngày một ô nhiễm nặng. Các khu vực phát

triển đô thị Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên... bị ô nhiễm môi trường trong

106

quá trình xây dựng, hệ thống thoát nước quá tải và xuống cấp gây ô nhiễm môi

trường.

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp.

Hình 3.3. Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

3.3.5.2. Công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát

triển đô thị xanh trong những năm qua

a) Về quản lý quy hoạch, kế hoạch

Công tác quy hoạch về phát triển đô thị xanh được sắp xếp, bố trí rất hợp

lý từ tổng thể đến chi tiết được UBND thành phố quan tâm đặc biệt. Mục tiêu

quy hoạch của thành phố Hà Nội đến năm 2030 là xây dựng và phát triển thủ đô

Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại trên nền tảng

phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả,

là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính - chính trị Quốc

gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học - giáo dục - kinh tế, một

trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình

Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh ở Hà Nội

Chưa bố trí, quy

hoạch các khu đô

thị xanh cho hợp lý

Chưa đảm bảo tính kết

nối các khu đô thị xanh

với giao thông xanh, môi

trường đô thị xanh.

Chưa khắc phục được

triệt để tình trạng ô

nhiễm môi trường

nước, môi trường khí

Còn nhiều bất cập trong việc bảo tồn

các giá trị Văn hóa - Lịch sử, chưa

đáp ứng đời sống tinh thần của người

dân cũng như sự tham gia giám sát

của cư dân sống trong khu đô thị xanh

Chưa đảm bảo hệ

sinh thái, kiến

trúc cảnh quan,

môi trường đô thị

đạt

tiêu chuẩn xanh

107

Dương. Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt giải trí

với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi.

Tương lai mong muốn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành thành phố xanh,

văn hiến, văn minh - hiện đại và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp.

Hình 3.4. Xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội trong những năm tới

Mục tiêu chính của công tác quy hoạch được UBND thành phố Hà Nội

đề ra, cụ thể:

Một là, Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là

Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với

nền kinh tế thế giới.

Hai là, Xây dựng hình ảnh của Hà Nội, một đô thị lịch sử, văn hoá truyền

thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng

của Hà Nội.

Ba là, Định hướng, thực hiện triển khai các chủ trương chính sách, chiến

lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia và

Thủ đô.

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THÀNH PHỐ XANH

Phát triển bền vững về môi trường

THÀNH PHỐ VĂN HIẾN

Cân bằng giữa bảo tồn và phát triển

THÀNH PHỐ VĂN MINH - HIỆN ĐẠI

Phát triển bền vững trên nền tảng

kinh tế tri thức

108

Bốn là, Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp

lý cho các đô thị trực thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và

thu hút đầu tư.

Lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội gắn liền với quá trình

đô thị hoá. Khu thành cổ, khu 36 phố phường, khu phố Pháp qua các thời kỳ đều

được xác định là trung tâm Hà Nội cổ hay đô thị lõi lịch sử, là trung tâm văn hoá

- chính trị - kinh tế, nơi tập trung các cơ quan đầu não của nhà nước Việt Nam,

nơi diễn ra những hoạt động văn hoá mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Giai đoạn từ Hòa bình lập lại đến nay, Hà Nội đã nhiều lần quy hoạch lại thành

phố với những nguyên tắc là văn minh, hiện đại và môi trường trong sạch. Trong

đó Quy hoạch Hà Nội với ý tưởng phát triển hai bờ sông Hồng và hành lang

xanh dọc sông Nhuệ là thành phố trung tâm trong chùm đô thị Hà Nội. Sau khi

thực hiện quy hoạch, có thể nhận thấy:

- Nhiều khu đô thị mới, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối

quan trọng như: cầu, cống, đường vành đai đô thị, hệ thống cấp nước, thoát

nước, xử lý rác, nước thải… từng bước đã được triển khai xây dựng theo quy

hoạch.

- Là cơ sở quan trọng để lập quy hoạch các Quận, Huyện, các quy hoạch chi tiết,

lập kế hoạch kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng của nhiều lĩnh vực trên địa bàn

thành phố.

Kết quả đạt được đang làm thay đổi diện mạo bộ mặt của thành phố. Tuy nhiên,

sự phát triển và quá trình hoàn thiện bộ mặt đô thị không chỉ do quy hoạch mà

nó còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện như năng lực quản lý và nguồn lực đầu tư.

Kế hoạch đầu tư phát triển đô thị xanh là công cụ kinh tế chủ yếu của

UBND thành phố Hà Nội nhằm đạt được ý đồ, mục tiêu mong muốn. Xây dựng

kế hoạch tốt là điều kiện tiên quyết để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đạt

được hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, kế hoạch vốn đầu tư phát triển đô

109

thị xanh được đặc biệt quan tâm. Xây dựng và phát triển đô thị xanh phải phù

hợp với quy hoạch được duyệt

Để xây dựng các chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các

vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng & phát triển đô thị hướng tới phát triển

bền vững đạt hiệu quả cao trên cả 3 lĩnh vực Kinh tế - văn hóa - môi trường, cần

thiết lập Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên khía

cạnh kinh tế, xã hội, môi trường thì thực trạng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến

phát triển chung của Thủ đô. Cụ thể:

Thứ nhất, Chưa hợp lý quy hoạch khu đô thị xanh với quy hoạch đô thị

chung của thành phố. Chưa tạo nên các khu đô thị đáng sống cho người dân, ô

nhiễm môi trường nước, môi trường không khí trầm trọng, gánh nặng hạ tầng,

giao thông chưa đồng bộ, còn lãng phí trong chi phí kinh tế. Bên cạnh đó thì quy

hoạch khu đô thị xanh chưa được chi tiết, hợp lý để đồng bộ hài hòa với quy

hoạch chung của Hà Nội, chưa gắn kết được với các khu đô thị xanh quanh.

Thứ hai, quy mô các khu đô thị xanh chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính kết

nối cũng như khả năng tiếp cận trong nội bộ, hệ thống hạ tầng xã hội chưa được

chú trọng, chưa tính toán được nhu cầu sử dụng sao cho hiệu quả nhất, không

hợp lý và tỷ lệ lấp đầy diện tích dịch vụ và phúc lợi xã hội như: trường học,

bệnh viện, siêu thị cũng như không gian xanh.

Thứ ba, Chưa đáp ứng được bảo tồn hài hòa các giá trị văn hóa – lịch sử,

chưa đáp ứng được đời sống tinh thần của người dân và sự tham gia tích cực của

người dân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Thứ tư, Kiến trúc cảnh quan môi trường chưa đảm bảo, hệ sinh thái tự

nhiên trong các khu đô thị xanh vẫn chưa hài hòa với đô thị Hà Nội, môi trường

chung chưa tốt nên ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

110

Hiện nay, Thủ đô Hà Nội đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại trong quá

trình đô thị hóa như: Sự phát triển quá tải về các mặt dịch vụ y tế, cơ sở giáo

dục, ô nhiễm môi trường, hệ thống giao thông ùn tắc … do không kiểm soát

được việc gia tăng dân số, nhất là di dân từ các khu phụ cận vào thành phố để

tìm kiếm việc làm; Thiếu các chiến lược và chính sách kiểm soát, quản lý đô thị

gây lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư. Quá trình triển khai và thực

hiện quy hoạch Hà Nội đến nay có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để giải

quyết, bao gồm: Chưa hình thành được các trung tâm đô thị có tầm cỡ để tổ

chức các sự kiện lớn của đất nước và Thủ đô như các không gian văn hóa, vui

chơi giải trí phục vụ nhân dân Thủ đô và trong vùng. Dự báo quy mô dân số và

phân bố dân cư hợp lý cho Hà Nội vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Kế

hoạch bảo tồn và cải tạo Đô thị lõi lịch sử gồm Khu phố cổ, phố cũ và các di

sản, di tích khác. Giải quyết các áp lực đô thị hóa đang ngày một gia tăng làm

ảnh hưởng đến hệ thống di sản văn hóa và cảnh quan của Hà Nội, quỹ đất nông

nghiệp. Định hướng giải quyết các dự án đầu tư xây dựng đang rà soát và cập

nhật. Khai thác nguồn tài nguyên sông, hồ của Hà Nội cho phát triển đô thị và

kiểm soát việc thoát nước và lũ lụt của thành phố chủ yếu tập trung ở địa bàn

các huyện ngoại thành có địa hình thấp. Phát triển hành lang sông Hồng, tạo

dựng hình ảnh cảnh quan chính của thành phố. Hệ thống giao thông đô thị cần

được tiếp tục nâng cấp và mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật & hạ tầng xã hội đô thị tiếp

tục nâng cấp và mở rộng. Lựa chọn địa điểm xây dựng các trụ sở hành chính các

bộ ngành nhằm giảm tải mật độ xây dựng trong nội đô và định hướng lựa chọn

địa điểm Trung tâm hành chính quốc gia mới theo tầm nhìn sau năm 2050. Xác

định vị trí xây dựng các khu công nghiệp chủ lực và phát triển kinh tế vùng. Giải

quyết các vấn đề quá tải cho các dịch vụ y tế, giáo dục ở khu vực nội đô. Đề

xuất các chương trình nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội. Tìm nguồn kinh phí

đầu tư xây dựng. Thiết lập công cụ quản lý đô thị.

111

b) Quản lý phát triển nhà ở đô thị

Đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu tăng từ 7,5 m2/người (năm 2007),

lên 18m2 sàn/người (chỉ tiêu chung của quốc gia là 15 – 20 m2/người) và nhà ở

nông thôn đạt 15m2 sàn/người. Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị

mới hoặc đô thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa

dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội.

Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng

ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống. Đối với các khu

phố cũ, hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có, bảo

tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (các biệt thự cũ). Đối với các khu tập thể cũ, quy

hoạch cải tạo không làm tăng thêm quy mô dân số, bổ sung, hoàn thiện các chức

năng công cộng và hạ tầng kỹ thuật. Đối với nhà ở nông thôn truyền thống, phát

triển nhà ở hài hòa với bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, cải thiện chất lượng

môi trường ở.

3.3.5.3. Công tác lập kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

Công tác lập kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

trọng tâm là quản lý vốn đầu tư. Việc quản lý vốn đầu tư được xây dựng trên cơ

sở các tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn trong từng giai đoạn, mục tiêu

nhiệm vụ hàng năm của thành phố.

Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm tập hợp các danh mục dự án đầu tư trình

UBND thành phố Hà Nội xem xét quyết định đầu tư hàng năm. Trên cơ sở đó

cần sắp xếp việc đầu tư phát triển theo thứ tự ưu tiên, sao cho việc đầu tư phát

triển hợp lý nhất và đạt được hiệu quả cao nhất.

Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí và phân bổ nguồn vốn đầu tư phát

triển của thành phố sao cho phù hợp nhưng phải đảm bảo các danh mục dự án

đầu tư phát triển do sở Kế hoạch và đầu tư yêu cầu. Như vậy vốn đầu tư phát

triển đô thị xanh bao gồm: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước.

112

Sau khi Sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính thống nhất về danh mục đầu

tư và kinh phí đầu tư trình UBND thành phố xem xét và quyết định.

Quy trình lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư phải tuân thủ theo các bước sau:

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp.

Hình 3.5. Quy trình lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư

Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển đô thị xanh phải đảm bảo phù

hợp với Luật Đầu tư, bảo đảm tương quan hợp lý về đầu tư phát triển các khu đô

thị theo mức độ ưu tiên. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo mọi điều kiện để thu

hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển đô thị xanh. Bên cạnh đó cần

bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư

phát triển hàng năm cho hợp lý, hiệu lực, hiệu quả.

3.4. Đánh giá về chính quyền thành phố trong việc quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh trên địa bàn Hà Nội

3.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí

Để đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành

phố Hà Nội, tác giả đánh giá dựa trên bốn tiêu chí bản sau: tiêu chí hiệu lực, tiêu

chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp và tiêu chí bền vững. Tác giả sử dụng phiếu khảo

sát, phỏng vấn các Nhà quản lý, Nhà khoa học để đánh giá theo các tiêu chí về

QUY TRÌNH

LẬP KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

BƯỚC 1

Sở Kế hoạch và đầu tư tập hợp các

danh mục dự án đầu tư cần ưu tiên

BƯỚC 2

Sở Tài chính phối hợp với sở Kế

hoạch và đầu tư bố trí và phân bổ

nguồn vốn cho hợp lý

BƯỚC 3

Sở Kế hoạch và đầu tư trình UBND

thành phố xem xét và phê duyệt

113

chính quyền thành phố trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà

Nội (Phụ lục 10) với 10 mười Nhà quản lý, nhà khoa học được khảo sát, phỏng

vấn tác giả đã thu được (theo các tiêu chí) các kết quả như sau:

Tiêu chí hiệu lực được đánh giá qua mức độ tuân thủ các văn bản pháp

luật quy định của Chính phủ, của thành phố về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh theo từng quận, huyện sao cho phù hợp cũng như việc kiểm tra, giám sát

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

Bảng 3.5. Kết quả đo lường hiệu lực quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

hiệu

Các yếu tố được

xem xét

Ý kiến của Quý vị

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

1 2 3 4 5

HL Tiêu chí hiệu lực

HL1 Mức độ tuân thủ pháp

luật về quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội

20% 70% 10%

HL2 Hiệu lực về kiểm tra giám

sát quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở Hà

Nội

50% 30% 20%

HL3 Chính sách thu hút vốn

đầu tư phát triển đô thị

xanh ở thành phố Hà Nội

40% 50% 10%

HL4 Chính sách thu hút tuyển

dụng cán bộ, công chức,

viên chức trong công tác

quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh ở Hà Nội

20% 60% 20%

Nguồn: Tác giả tính toán theo kết quả khảo sát, phỏng vấn các nhà quản lý

114

Từ bảng 3.5 cho thấy:

Kết quả của HL1 đạt mức độ bình thường là 20%, đồng ý 70%, hoàn toàn

đồng ý 10%. Như vậy các nhà quản lý, nhà khoa học đều cho rằng mức độ tuân

thủ pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là rất cao, góp phần đáng

kể trong việc thực hiện đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong giai đoạn

hiện nay.

Với HL2 thì hiệu lực về kiểm tra giám sát chưa được đánh giá cao: Bình

thường 50%, đồng ý 30%, hoàn toàn đồng ý 20%. Do đó cần tăng cường kiểm

tra giám sát cả về số lượng và chất lượng

Nhưng chính sách thu hút vốn đầu tư (HL3) thì đồng ý 50%, bình thường

40%, hoàn toàn đồng ý 10%. Do vậy cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư

mọi nguồn lực trong đầu tư phát triển đô thị xanh.

Với Hl4 thì việc tuyển dụng cán bộ, công chức trong quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh là cần thiết. Điều này thông qua việc khảo sát, phỏng vấn các

nhà quản lý nhà khoa học và thu được kết quả:Bình thường 20%, đồng ý 60%,

hoàn toàn đồng ý 20%.

Tiêu chí hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của

chính quyền thành phố được đánh giá thông qua lợi ích mang lại cho thành phố

lớn hơn, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tiêu chí hiệu quả được đánh giá như sau:

Thứ nhất, hiệu quả thực thi các quyết định, quy định hiện hành của nhà nước.

Các quyết định của nhà nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thực sự có

ý nghĩa chỉ khi chính quyền thành phố thực hiện có hiệu quả - Đây là yếu tố rất

quan trọng để thực hiện hóa chủ trương, chính sách của nhà nước thành hoạt

động thực tiễn quản lý đầu tư phát triển các đô thị xanh của thành phố Hà Nội.

Tác giả cho rằng chính quyền thành phố Hà Nội đã thực hiện một cách khoa

học, hợp lý, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao trong quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh, góp phần phát triển các khu đô thị xanh đáp ứng nhu cầu xã

115

hội, nhu cầu của dân cư đô thị cũng như giải quyết được công ăn việc làm cho

người dân. Bên cạnh đó, do năng lực quản lý và thực thi của một số cán bộ chưa

đáp ứng được tình hình quản lý trong giai đoạn hiện nay nên tổ chức thực hiện

chưa hợp lý, chưa kịp thời nên không mang lại kết quả như mong muốn trong

công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, điều này đã làm giảm sút uy

quyền của cơ quan quản lý các cấp của thành phố Hà Nội. Thứ hai, để đánh giá

tiêu chí hiệu quả quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của các cấp chính quyền

thành phố không thể không xem xét những chỉ số về tính kinh tế trong hoạt động

quản lý đầu tư phát triển. Đó là những chi phí tối thiểu có thể chấp nhận được về

nguồn vốn đầu tư, thời gian đầu tư, nguồn lực đầu tư và các chi phí khác liên

quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Hiệu quả quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh của chính quyền các cấp có vai trò quan trọng trong việc phát

triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, tính kinh tế trong quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở Hà Nội được thể hiện sự tính toán được trước những chi

phí cho việc quản lý và lựa chọn phương án tối ưu để việc đầu tư phát triển đô

thị xanh mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Thứ ba, hiệu quả về

mặt xã hội, môi trường sống cũng là một trong những chỉ số đánh giá việc quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Điều này được thể hiện là các khu đô thị xanh

đáp ứng nhu cầu xã hội cho người dân trong giai đoạn hiện nay, tạo nên ổn định

chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng về điều kiện nhà ở,

trường học, bệnh viện… những nhu cầu xã hội cần thiết khác. Quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh hiệu quả sẽ mang lại môi trường sống ít bị ô nhiễm.

Kết quả đánh giá tiêu chí hiệu quả của công tác quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh (được thể hiện ở bảng 3.6) với kết quả như sau:

HQ1 - Hiệu quả của việc thực thi chưa cao, cụ thể: bình thường 50%,

đồng ý 40%, hoàn toàn đồng ý 10%. Qua kết quả điều tra thấy được hiệu quả

của việc thực thi cần phải tăng cường hơn nữa.

116

HQ2 thì 70% đồng ý là hiệu quả thông qua lợi ích đầu tư phát triển đô thị

xanh đem lại cho thành phố là rất cao.

Với HQ3 thì 75% đồng ý, 15% bình thường, 10% hoàn toàn đồng ý hiệu

quả về kiến trúc cảnh quan, sinh thái, môi trường đô thị mang lại cho người dân.

Bảng 3.6. Kết quả đo lường hiệu quả quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

hiệu

Các yếu tố được

xem xét

Ý kiến của Quý vị

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

1 2 3 4 5

HQ Tiêu chí hiệu quả

HQ1 Hiệu quả thực thi các

quyết định, quy định 50% 40% 10%

HQ2 Hiệu quả thông qua lợi

ích đầu tư phát triển đô

thị xanh mang lại cho

thành phố

20% 70% 10%

HQ3 Hiệu quả về kiến trúc

cảnh quan, sinh thái và

môi trường đô thị đem lại

cho người dân

15% 75% 10%

Nguồn: Tác giả tính toán theo kết quả khảo sát, phỏng vấn các nhà quản lý

Từ kết quả khảo sát, phỏng vấn ở trên cho thấy:

Tiêu chí phù hợp của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được đánh giá

hệ thống quản lý cần tuân thủ tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật tương ứng. Sự phù

hợp của hệ thống quản lý được thông qua đánh giá giám sát. Kết quả giám sát là

căn cứ để quyết định duy trì sự phù hợp của hệ thống quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh ở Hà Nội. Cụ thể là đánh giá giám sát việc quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh của chính quyền thành phố có tuân thủ các quy định kỹ thuật các

tiêu chuẩn về quản lý đầu tư: PH1 được các nhà khoa học, nhà quản lý đưa ra

quan điểm 80% đồng ý, 20% hoàn toàn đồng ý về sự phù hợp chủ trương đường

lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư phát triển đô thị

117

xanh, chiến lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn hiện nay. PH2, PH4, PH5 thì

100% hoàn toàn đồng ý là phù hợp xu thế thời đại, phù hợp với phát triển kinh

tế, phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học công nghệ, phù hợp với đối phó biến

đổi khí hậu. PH3 - xu thế phát triển, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là phù hợp

với 30% ý kiến đồng ý, 70% hoàn toàn đồng ý.

Bảng 3.7. Kết quả đo lường tính phù hợp trong công tác

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

hiệu

Các yếu tố được

xem xét

Ý kiến của Quý vị

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

1 2 3 4 5

PH Tiêu chí phù hợp

PH1 Phù hợp chủ trương chính

sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước về quản lý

đầu tư phát triển đô thị

xanh

80% 20%

PH2 Đầu tư phát triển đô thị

xanh phù hợp với xu thế

của thời đại, phù hợp với

điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội của thành phố

Hà Nội

100%

PH3 Phù hợp với xu thế phát

triển chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch quản lý

đầu tư phát triển đô thị

xanh

30% 70%

PH4 Phù hợp với trình độ tiến

bộ khoa học công nghệ

100%

PH5 Đầu tư phát triển đô thị

xanh là phù hợp với đối

phó sự biến đổi khí hậu

toàn cầu

100%

Nguồn: Tác giả tính toán theo kết quả khảo sát, phỏng vấn các nhà quản lý

118

Tiêu chí bền vững về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được đánh giá thông

qua việc tăng trưởng đô thị xanh, phát triển năng lượng sạch đô thị, năng lượng

tái tạo, ổn định được quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sông của cư

dân đô thị. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ dân trí,

trình độ nghề nghiệp thích hợp để góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị,

phát triển kinh tế. Sử dụng quỹ đất đô thị hiệu quả và phát triển bền vững.

Bảng 3.8. Kết quả đo lường tính bền vững quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

hiệu

Các yếu tố được

xem xét

Ý kiến của Quý vị

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

1 2 3 4 5

BV Tiêu chí bền vững

BV1 Chính sách quản lý đầu tư

bổ sung cho chiến lược

phát triển tăng trưởng

xanh của Chính phủ ban

hành

100%

BV2 Số lượng, cơ cấu bộ máy

công chức trong công tác

quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh

20% 60% 20%

BV3 Tạo ra các khu đô thị

xanh bền vững, quản lý

trường tồn, ít thay đổi,

không xáo trộn

70% 30%

BV4 Chiến lược, quy hoạch kế

hoạch phát triển đô thị

xanh cần hướng tới phát

triển bền vững quy hoạch

chung của thành phố Hà

Nội

20% 80%

Nguồn: Tác giả tính toán theo kết quả khảo sát, phỏng vấn các nhà quản lý

119

BV1 với 100% hoàn toàn đồng ý, BV2 thì 20% bình thường, 60% đồng ý

và 20% hoàn toàn đồng ý. BV3 thì đồng ý là 70%, hoàn toàn đồng ý 30%, còn

BV4 cho thấy 20% đồng ý và 80% hoàn toàn đồng ý (như bảng 3.7)

3.4.2. Đánh giá chung quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

3.4.2.1. Những kết quả đạt được

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong những năm gần đây

đã tạo nên được một số khu đô thị đạt tiêu chí xanh, có thêm sự lựa chọn về nơi

cư trú của người dân và được xã hội đánh giá rất cao, người dân được hưửng lợi

ích cuộc sống như không gian xanh, môi trường xanh, tiết kiệm năng lượng và

giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Do vậy, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đã đạt được

một số thành công nhất định sau:

Thứ nhất, Việc phân bổ vốn và kế hoạch vốn về đầu tư phát triển đô thị

xanh phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị chung của

thành phố Hà Nội, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư của

thành phố. Công tác lập kế hoạch vốn đã được thực hiện theo đúng trình tự và

quy trình của Luật Ngân sách và các quy định liên quan, kế hoạch vốn về đầu tư

phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng phù hợp với

tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.

Thứ hai, Việc đầu tư phát triển đô thị xanh có trọng tâm, trọng điểm,

không đầu tư dàn trải, công tác kiểm tra, giám sát việc đầu tư phát triển đô thị

xanh ngày càng được sát sao hơn, tăng cường hơn và dần hoàn thiện hơn, do vậy

vai trò quản lý của chính quyền thành phố ngày càng được nâng cao; việc này

thông qua hệ thống văn bản pháp luật, các quy định và hướng dẫn cho công tác

kiểm tra.

Thứ ba, Thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện trồng mới một triệu cây

xanh đô thị, đồng thời tiến hành hạ ngầm đường dây điện, kết hợp chỉnh trang

120

toàn bộ tuyến phố.

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu lực, hiệu quả sẽ mang lại cho

người dân sống trong khu đô thị xanh có môi trường sống thuận lợi, tiện nghi và

hiện đại, thân thiện với môi trường.

Các nhà đầu tư phát triển đô thị xanh tạo nên một phương thức quản lý

khoa học, văn minh, hiện đại. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển đô thị xanh về cơ

bản là phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phù hợp với nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh hàng năm chú trọng vào phát triển các khu đô thị xanh và có cơ chế rõ

ràng, đầu tư có trọng tâm trọng điểm không đầu tư dàn trải nên công tác quản lý

đầu tư phát triển xanh có những tiến bộ rõ rệt.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

của thành phố Hà Nội đã từng bước hoàn thiện, vai trò quản lý của chính quyền

thành phố được nâng cao.

Từ kết quả đạt được ta thấy đô thị xanh của Hà Nội tăng lên rất nhanh cả

về số lượng và chất lượng, cả về chiều sâu và chiều rộng.

3.4.2.2. Những điểm chưa được trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

Hà Nội

Thứ nhất, Công tác lập quy hoạch đô thị nói chung, lập quy hoạch đô thị

xanh nói riêng đã tập trung thực hiện, song nhiều khu vực phát triển nhanh,

trong khi việc lập quy hoạch xây dựng chậm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng

phát triển đô thị xanh. Hệ thống quy hoạch đô thị xanh còn thiếu đồng bộ. Chất

lượng không ít quy hoạch còn thấp, phải điều chỉnh nhiều lần. Tình trạng điều

chỉnh quy hoạch ở một số nơi còn tùy tiện, ảnh hưởng đến chất lượng đô thị,

thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả, gây thất thoát tài nguyên.

Thứ hai, Công tác triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, còn

thiếu quy định về quy hoạch dẫn đến tình trạng “có quy hoạch là có đầu tư”,

121

dẫn đến đầu tư theo phong trào, gây dư thừa bất động sản trong một thời kỳ.

Công tác quản lý đầu tư, phát triển đô thị ở nhiều nơi còn buông lỏng, dẫn đến vi

phạm pháp luật. Tổ chức đầu tư hạ tầng theo quy hoạch còn chậm, thiếu đồng bộ

do thiếu vốn đầu tư và chưa chú trọng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

theo hướng bền vững.

Thứ ba, Bộ máy quản lý đô thị nói chung đô thị xanh nói riêng còn yếu và

còn thiếu, nhưng chậm hoàn thiện và đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp. Do

vậy để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đạt hiệu quả cao thì cần có một

“nhạc trưởng” để điều hành sự đầu tư khác nhau của các nhà đầu tư, tạo sự đồng

bộ hài hòa giữa đô thị và hạ tầng đô thị.

Thứ tư, Nhu cầu xã hội cho xây dựng đô thị rất lớn, nhưng đáp ứng từ

nguồn lực Nhà nước hạn chế, đặc biệt nhu cầu của người dân về đô thị xanh

ngày càng tăng, mặt khác do người dân di cư từ các tỉnh về Hà Nội để tìm kiếm

cơ hội việc làm mới, sinh sống, gây áp lực lớn cho nhà ở và hạ tầng đô thị.

Thứ năm, Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường,

nhưng hiệu quả còn thấp. Thực hiện việc giám sát chưa được thường xuyên, việc

kết luận sau thanh tra còn chậm, thậm chí chưa nghiêm, mà việc xử lý sai phạm

về thực hiện văn minh, trật tự đô thị còn thiếu kiên quyết. Mặt khác, công tác

kiểm tra giám sát còn chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai và chưa phản ánh

đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung trong kiểm tra giám sát

đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, điều này thể hiện năng lực một

số cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát còn chiếu lệ, hoặc móc ngoặc với các

đơn vị được kiểm tra…

Thứ sáu, Pháp luật về quản lý đô thị còn thiếu đặc biệt là chưa có nghị

định, thông tư hướng dẫn cụ thể về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, khi

hiện mới có Nghị định về quản lý phát triển đô thị, hiệu lực chưa cao, chính

quyền Hà Nội chưa thật sự sát sao, thực hiện chưa quyết liệt. Như vậy hệ thống

122

pháp luật chưa đủ mạnh, các chế tài chưa cụ thể, chưa đề cao đúng mức vai trò

giám sát, kiểm tra. Chế độ báo cáo giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển

đô thị xanh chưa được thường xuyên, có nơi còn tiêu cực…

3.4.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế của quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh ở thành phố Hà Nội

3.4.3.1. Nguyên nhân thành công

Để đạt được thành công nhất định trong công tác quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh do các nguyên nhân sau:

Một là, Thành phố Hà Nội ưu tiên phát triển đô thị xanh, tạo điều kiện để

phát huy mọi nguồn lực phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng. Cụ

thể, với những cơ chế, chính sách đặc thù trong việc huy động mọi nguồn lực

cho phát triển đô thị xanh được quan tâm số một với đầu tư nguồn lực dồi dào

tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện các dự án một cách thuận

lợi nhất.

Hai là, Thành phố Hà Nội xây dựng hệ thống chiến lược, quy hoạch và

kế hoạch hóa việc đầu tư phát triển đô thị xanh, quy hoạch chung xây dựng Thủ

đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng quyết

định. Đây là căn cứ để quy hoạch phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói

riêng, điều này đảm bảo tính phù hợp cho công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển

hàng năm của thành phố. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng giúp cho việc quản lý

thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

3.4.3.2. Nguyên nhân gây ra hạn chế

Mặc dù thành phố Hà Nội đã có quy hoạch, đầu tư phát triển khu đô thị

xanh, tuy nhiên việc triển khai thực thi chưa được chính quyền thành phố triển

khai một cách triệt để, đồng bộ là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Chính quyền thành phố thiếu sự thống nhất giữa các nhà quản

123

lý, phân công phân cấp quản lý còn chồng chéo, năng lực quản lý còn yếu và

chưa tốt: Sở Quy hoạch và kiến trúc thì quản lý quy hoạch và báo cáo đầu tư, sở

Xây dựng cấp phép xây dựng, sở Kế hoạch đầu tư cho phép đầu tư, sở Tài

nguyên và môi trường thì triển khai các vấn đề liên quan đến môi trường xây

dựng… Tồn tại những vấn đề quản lý đất đai khu đô thị thì chưa được giải

quyết ngay và triệt để, kéo dài nhiều năm, các thủ tục thì chưa cải tiến triệt để,

kéo dài thời gian cho các dự án đầu tư nên gây ra những lãng phí không đáng có.

Thứ hai, Tầm nhìn chiến lược và các cơ chế chính sách kiểm soát cho

việc đầu tư phát triển đô thị xanh còn hạn chế, chưa xác định đúng đối tượng

người dân có nhu cầu sống trong các khu đô thị xanh nên chưa đáp ứng việc

cung cầu. Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phù hợp cần phải điều tra xã

hội học, tìm hiểu các khách hàng tiềm năng cũng như nhận thức của cán bộ và

người dân có khoa học, bài bản… Công tác quản lý và sử dụng đất đô thị là rất

yếu kém.

Thứ ba, Công tác quy hoạch còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Cụ thể: Chưa hình thành các khu đô thị xanh tầm cỡ cũng như các trung tâm văn

hóa, vui chơi giải trí, môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp. Cần phát huy quy

hoạch đô thị xanh với không gian kiến trúc cảnh quan, giao thông đô thị tiếp tục

nâng cấp và mở rộng theo hướng xanh - thông minh, kết nối hạ tầng đô thị xanh

và môi trường đô thị ít ô nhiễm. Chính quyền thành phố cần tìm nguồn lực cho

đầu tư phát triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại - bền vững cũng như thiết

lập công cụ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu lực, hiệu quả, hợp lý nhất.

Thứ tư, Sự tham gia giám sát cộng đồng còn yếu, một số còn thờ ơ,

không quan tâm hoặc không có chính kiến, một số bộ phận quan tâm đến lợi ích

trước mắt, lợi ích nhóm chưa thấy được tầm quan trọng của đầu tư phát triển đô

thị xanh sẽ đem lại lợi ích về điều kiện sống, môi trường sống gần gũi với thiên

nhiên, thân thiện với môi trường…

124

Kết luận chương 3

Từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh được nghiên cứu trong chương 2. Tác giả tiếp tục phân

tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội trong

chương 3. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư bao gồm:

(1) Tổng quan về tình hình đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh điển

hình trên địa bàn thành phố Hà Nội.

(2) Khái quát chung về tình hình đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội. Qua

đó đánh giá thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu

tư phát triển đô thị xanh. Nguyên nhân và hạn chế trong đầu tư phát triển

đô thị xanh trong thời gian qua.

(3) Phân tích chiến lược quy hoạch, kế hoạch quản lý đầu tư, các chính sách

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội từ đó nhận thức được tầm

quan trọng trong việc thanh tra, kiểm tra giám sát, rút kinh nghiệm về

những mặt chưa được. Cần tăng cường kiểm tra việc thanh tra, giám sát

để thực hiện có hiệu quả.

(4) Đánh giá việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo các tiêu chí: hiệu

lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Tác giả phỏng vấn chuyên sâu các

nhà quản lý, nhà khoa học từ đó đưa ra được kết quả đo lường về hiệu lực,

hiệu quả, phù hợp và bền vững của thành phố Hà Nội để có căn cứ cho

việc đề xuất các giải pháp hợp lý và có tính thực thi cao công tác quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới.

(5) Đánh giá nguyên nhân thành công và hạn chế của công tác quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

125

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi về đổi mới quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở Hà Nội đến năm 2030

4.1.1. Bối cảnh mới về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

a) Bối cảnh Quốc tế

Trong một thế giới phẳng hiện nay đòi hỏi mọi nguồn lực đều phải hội

nhập, tất cả các ngành đều có tính cạnh tranh cao. Việt Nam là một quốc gia

luôn chủ động hội nhập, tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế đa phương

như: Diễn đàn nghị viện Châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Hiệp định đối tác

toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

(EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP)… Đối với ngành xây dựng thì đầu tư phát triển đô thị diễn ra với tốc

độ nhanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong thời gian gần đây được quan tâm

đặc biệt, có trọng tâm, trọng điểm đến đầu tư phát triển đô thị xanh. Công tác

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là quá trình tất yếu, tạo động lực mạnh để

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác quỹ đất đô thị ngày càng trở nên

hạn hẹp, đất nông nghiệp bị thu nhỏ lại, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn

kiệt, ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí ngày càng trở nên trầm

trọng, là tổn hại đa dạng đến hệ sinh học. Trong bối cảnh như vậy, toàn cầu

đứng trước thách thức là phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm

tổn hại đến đáp ứng nhu cầu tương lai. Tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi

trường và phát triển bền vững với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế phải hài hòa chất

lượng sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ cộng đồng toàn cầu, quản lý

định cư, phân bố hợp lý con người và bảo vệ môi trường an toàn. Từ đó phát

triển bền vững là xu thế toàn cầu tác động đến từng lĩnh vực với nghiên cứu cụ

126

thể hơn, chuyên ngành hơn, trong đó có lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị theo

hướng xanh - văn minh - hiện đại - bền vững. Ý tưởng về đầu tư phát triển đô thị

xanh là xu thế chung của nhiều nước trên cơ sở bảo vệ môi trường, lấy con

người làm trọng tâm, tạo lập lành mạnh, an toàn và công bằng trong đô thị, do

đó đã hình thành trào lưu xây dựng đô thị xanh với các yếu tố sau: Thứ nhất,

Duy trì tôn tạo hệ sinh thái tự nhiên cũng như cảnh quan đặc trưng từ điều kiện

tự nhiên của đô thị. Thứ hai, Phát triển không gian đô thị xanh bền vững thông

qua việc chú trọng phát triển mới, cải tạo nâng cấp khu hiện hữu, gắn kết giữa

hạ tầng và cảnh quan cho hài hòa và hợp lý; các khu phát triển mới phải là khu

đô thị hoàn chỉnh với trung tâm đa chức năng. Thứ ba, Ứng dụng hạ tầng thông

minh để kết nối đô thị với thiết bị thông minh, công nghệ thông tin hiện đại,

quản lý điều hành tổng hợp. Đây là các công cụ để quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất.

b) Bối cảnh trong nước

Quá trình phát triển đô thị ở nước ta tác động rõ rệt đến phát triển kinh tế -

xã hội, tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2030,

cả nước có khoảng 1.000 đô thị với dân số khoảng 55 triệu người (chiếm khoảng

50% tổng dân số), với nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 hecta (chiếm

khoảng 1,4 % diện tích tự nhiên của cả nước), với 100% chính quyền đô thị từ

loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị thông minh, công dân đô thị thông

minh. Trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quản lý đầu tư phát triển đô thị

còn một số tồn tại cần quan tâm, đó là: Phát triển đô thị còn mất cân đối giữa các

vùng, giữa đô thị và nông thôn, giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường đô

thị. Phát triển đô thị xanh chưa gắn kết phát triển hạ tầng đồng bộ, giao thông

xanh… Bên cạnh đó nguồn nhân lực trong công tác lãnh đạo, điều hành quản lý

và thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thiếu về số lượng, yếu về trình

độ chuyên môn nghiệp vụ do vậy tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Còn

127

nhiều bất cập trong quy hoạch và sử dụng đất đô thị, quy hoạch đô thị xanh còn

mang tính phiếm diện, chưa quy hoạch ở tầm vĩ mô để đáp ứng phát triển trong

tương lai. Chưa có giải pháp hiệu quả với tác động biến đổi khí hậu nhất là ở các

đô thị lớn.

c) Bối cảnh đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và tác động hiệu ứng

đô thị, thành phố Hà Nội đã và đang có bước đi đúng đắn trong việc đầu tư phát

triển, gìn giữ một đô thị xanh. Đầu tư phát triển đô thị xanh trong giai đoạn hiện

nay đang nảy sinh hàng loạt các bất cập: hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ

thống giao thông chưa đáp ứng, cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải bị quá

tải, quy hoạch thiếu đồng bộ, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, mật độ cư

dân ngày càng gia tăng, nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất ở đô thị đang khai

thác một cách triệt để. Từ tình hình thực tế, UBND thành phố Hà Nội đặt ra mục

tiêu xây dựng khu đô thị xanh - thông minh - hiện đại theo hướng bền vững cần

chú trọng một số vấn đề sau: Một là, Đảm bảo hài hòa, bền vững giữa đô thị

xanh và đô thị truyền thống, với những đặc trưng của Thủ đô Hà Nội, gìn giữ

bản sắc và di sản… Hai là, Hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển đô thị xanh

- thông minh - hiện đại theo hướng bền vững, môi trường đô thị ít ô nhiễm, xây

dựng và nâng cao chất lượng các công trình xã hội, công ích và kiến trúc cảnh

quan không gian xanh. Ba là, Gắn việc phát triển đô thị xanh - thông minh - hiện

đại theo hướng bền vững, khai thác mạnh mẽ không gian ngầm, với tầm nhìn xa

trong quy hoạch - kiến trúc tổng thể của thành phố.

4.1.2. Cơ hội và thách thức về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội

nói riêng vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là thách thức lớn cho quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh giai đoạn hiện nay. Mô hình phân tích SWOT là một công

cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu

128

(Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) để đánh giá hiệu

quả quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội. Mô hình SWOT tác giả lập

tạo ra một bức tranh tổng thể về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh với những

đường nét nổi bật nhất, chi tiết nhất. Phân tích ở đây chỉ tập trung vào một số

điểm nhấn của thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, chủ yếu mặt tồn

tại, điểm yếu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh trong thời gian tới. Cụ thể phân tích SWOT như sau:

Bảng 4.1. Phân tích SWOT đánh giá

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

Strengths (Điểm mạnh)

S1. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, là

trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,

văn hóa của cả nước; giao thông huyết

mạch, thuận lợi cho phát triển kinh tế

của Vùng Thủ đô nói riêng và của cả

nước nói chung.

S2. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành

phố (GRDP) đứng thứ hai trong cả

nước (sau thành phố Hồ Chí Minh).

S3. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển

đổi sang hướng công nghiệp - dịch vụ.

S4. Tốc độ đô thị hóa nhanh. Đặc biệt

là đầu tư đô thị sinh thái, đô thị thông

minh, đô thị xanh.

S5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông

xanh; hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, môi

trường đô thị ngày càng tốt.

S6. Ứng dụng công nghệ thông tin phát

triển mạnh và đều. Tác động của cuộc

cách mạng công nghệ 4.0 vào phát triển

đô thị xanh, thông minh ngày càng cải

thiện rõ rệt.

Weaknesses (Điểm yếu)

W1. Phát sinh các vấn đề đô thị: Phát

triển các khu đô thị sinh thái, đô thị

xanh - thông minh tăng nhanh nên cơ

sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và

theo kịp với sự phát triển đô thị.

W2. Hiện tượng phân hóa giầu nghèo

nhanh, mất cân bằng thu nhập giữa

nông thôn và thành thị.

W3. Ô nhiễm môi trường đô thị do thải

nước từ các sông, từ không khí, do

ngập úng, chất thải rắn.

W4. Cơ cấu công nghiệp giá trị gia tăng

thấp, chủ yếu là các ngành công nghiệp

cơ bản và các ngành công nghiệp tập

trung sức lao động.

W5. Thiếu cơ sở vui chơi, giải trí, các

công viên, mặt nước, cây xanh.

W6. Công tác quản lý đô thị xanh còn

mới mẻ nên chưa hiệu quả, chưa có

công cụ hiện đại hóa. Thu hút công

nghệ cao không dễ, năng lực quản lý

chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra.

129

Opportunities (Cơ hội)

O1. Phát triển các khu công nghiệp ở

khu vực gần trung tâm thành phố, thu

hút đầu tư nước ngoài.

O2. Nhận thức về môi trường đô thị

ngày càng cao tạo ra nhu cầu đảm bảo

môi trường, đảm bảo phát triển đô thị

xanh, bền vững trở nên cấp thiết.

O3. Hà nội đang phát triển đô thị xanh

ngày càng tăng nên làm cho nhu cầu

đầu tư phát triển đô thị xanh ngày càng

nhiều.

O4. Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng

lớn, chủ động hội nhập, liên kết quốc tế

đa phương: APPF, RCEP, EVFTA,

CPTPP… sẽ tạo ra một cơ hội để đẩy

mạnh phát triển công nghiệp tham gia

chuỗi giá trị toàn cầu

O5. Sự phát triển khoa học công nghệ

tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế,

thay đổi công tác quản lý đầu tư một

cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

O6. Chính sách quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh bình đẳng với mọi

thành phần kinh tế đã khuyến khích đầu

tư phát triển đô thị xanh.

Threats(Thách thức)

T1. Phát triển công nghiệp nếu không

cẩn thận sẽ trở thành tiếp nhận rác thải

công nghệ, công nghệ bẩn mà hậu quả

của nó sẽ là khôn lường.

T2. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ

lớn, Chính phủ phải giảm bội chi, ngân

sách chi cho đầu tư phát triển đô thị

xanh chưa được chú trọng.

T3. Biến đổi khí hậu tác động mạnh

đến đầu tư phát triển đô thị xanh, cũng

như môi trường sống của cư dân đô

thị.

T4. Hội nhập quốc tế kéo theo mức độ

cạnh tranh trong đầu tư phát triển đô thị

xanh ngày càng cao.

T5. Nguồn lực tự nhiên và xã hội khan

hiếm cho nên việc thu hút nguồn lực

trong công tác quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh là rất khó.

T6. Các vấn đề về xã hội, môi trường

ngày gay gắt do sự phát triển đô thị

tăng nhanh nên thiếu hệ thống phát

triển đô thị xanh theo hướng bền vững.

Cùng với sự gia tăng dân số, thói quen

tiêu dùng của dân cư đô thị.

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp

Từ các phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro ở trên,

có thể thấy thách thức đặt ra cho thành phố Hà Nội là rất lớn nhưng trong thời

gian tới có thể đạt được mục tiêu phát triển đột phá cho mình và lộ trình cần

được thực hiện từng bước một cách đúng đắn, phù hợp với tiềm năng và thực tế

của thành phố. Phân tích SWOT tĩnh (bảng 4.1) trên cho ta xác định cần có

130

chiến lược ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (đặc biệt là công nghệ

thông tin) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội thông qua

xây dựng các khu đô thị xanh. Phân tích SWOT động (thực hiện kết hợp điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội với thách thức) cho thấy việc gợi mở các vấn đề chiến

lược, chính sách, quy hoạch và kế hoạch về quản lý đầu tư phát tiển đô thị xanh

ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 như sau:

* Chiến lược SO: Sử dụng điểm mạnh khai thác cơ hội

[SO1] Cần đẩy mạnh phát triển một số khu công nghiệp sinh thái, thông

minh sử dụng công nghệ thông minh và các ứng dụng thông minh trong xây

dựng và quản lý đô thị xanh:

- Cải cách ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng các ứng dụng

thông minh để phát triển đô thị xanh.

- Cung cấp các dịch vụ thông minh trong các lĩnh vực quản lý đô thị xanh như

giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, môi trường đô thị xanh, an toàn, y tế

xanh, giáo dục xanh…

[SO2] Đẩy mạnh ứng dụng thông minh để giải quyết các như cầu bức

xúc của xã hội:

- Có chiến lược phát triển công nghiệp xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

nước, môi trường khí và chất thải rắn để xây dựng đô thị xanh - thông minh -

hiện đại - bền vững.

- Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết quốc tế để thúc đẩy cung cấp sản phẩm, dịch

vụ công cộng, các khu vui chơi giải trí, các khu công viên sinh thái.

* Chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh, hạn chế rủi ro

[ST1] Xây dựng và quản lý đô thị xanh bằng công nghệ thông minh:

- Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các ứng dụng thông minh tăng

hiệu quả, giảm chi phí trong công tác quản lý đô thị xanh.

- Đưa các giải pháp thông minh để giải quyết các vấn đề môi trường xanh, chất

131

thải khí, chất thải rắn, giao thông xanh - thông minh, y tế xanh, giáo dục xanh.

[ST2] Hoàn thiện mô hình đô thị xanh cho thành phố Hà Nội:

- Lựa chọn thông minh các lĩnh vực ứng dụng thông minh cho phù hợp.

- Chú trọng vận dụng các thế mạnh để lựa chọn các ứng dụng thông minh như

giáo dục, y tế, an toàn...

* Chiến lược WO: Sử dụng điểm yếu, khai thác cơ hội

[WO1] Quản lý đô thị xanh, đô thị thông minh có chi phí thấp và mang

lại hiệu quả cao:

- Ứng dụng đô thị xanh - thông minh - hiện đại ngay từ đầu cho hệ thống điều

hành quản lý đô thị xanh một cách hiệu quả và chi phí thấp.

- Cung cấp các dịch vụ thông minh cho người dân, tạo ra cơ hội bình đẳng cho

mọi người.

[WO2] Đô thị xanh, đô thị thông minh ứng phó với biến đổi môi trường,

khí hậu:

- Ứng dụng hệ thống giám sát ô nhiễm môi trường.

- Chuẩn bị đối sách theo sự phát sinh thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh không phải là chỉ của áp

dụng công nghệ thông tin thuần túy. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị

thông minh áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh

vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội để cung cấp các dịch vụ xanh, thông

minh cho cư dân sống tại các khu đô thị xanh, cung cấp thông tin có chiều sâu,

chiều rộng cho lãnh đạo ra quyết định thông minh hơn. Đằng sau đó là sự hỗ trợ

tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Đầu tư phát triển

đô thị xanh, đô thị thông minh là một quá trình lâu dài và cần có sự lựa chọn mô

hình và bước đi thích hợp. Do vậy, thành phố Hà Nội cần có một lộ trình cụ thể

để trở thành một thành phố xanh, thành phố thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế,

hiện đại và văn minh. Do vậy cần phải xác định được trọng tâm, trọng điểm một

132

cách khả thi và đạt được từng mục tiêu cụ thể, để xây dựng thành phố Hà Nội

dần từng bước thông minh hơn, xanh hơn.

4.2. Định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm

tới của thành phố Hà Nội

4.2.1. Căn cứ xây dựng định hướng quản lý đầu tư

4.2.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển đô thị xanh của Hà Nội

Việt nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, phấn đấu trở

thành nước công nghiệp trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển kinh tế thì tốc

đô phát triển đô thị rất nhanh tăng lên cả chiều rộng và chiều sâu. Hà Nội là trái

tim của cả nước nên Chính phủ đã có những chính sách đầu tư phát triển đô thị

xanh - văn minh - hiện đại - thông minh theo hướng bền vững. Để đạt được thì

đầu tư phát triển đô thị xanh là chính trị nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm xuyên

suốt cả quá trình phát triển của Thủ đô.

Mục tiêu phát triển đô thị ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn

2050 đã được Chính phủ đề ra là xây dựng Hà Nội phát triển đô thị theo hướng

xanh - văn minh - hiện đại - thông minh theo hướng bền vững. Xây dựng một

Hà Nội năng động, hiệu quả, có sức lan tỏa và cạnh tranh cao trong nước, khu

vực và quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có môi trường sống lý

tưởng nhất.

Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có bước chuyển biến mạnh mẽ ở

tất cả các khâu từ hoàn thiện thể chế chính sách, tạo mọi điều kiện tốt nhất về

môi trường pháp lý để thực hiện, huy động mọi nguồn lực, tổ chức thực hiện

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền

đề phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, bảo đảm quốc phòng – an

ninh, sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Phát triển đô thị xanh cần phù hợp với quy hoạch chung của thành phố,

133

đầu tư phát triển đô thị xanh nhưng phải đàm bảo về nhu cầu của người dân,

đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, kiến trúc cảnh quan đô thị và

môi trường đô thị; như vậy việc đầu tư phát triển đô thị xanh không chỉ phục vụ

cho phát triển đô thị hiện tại mà cho cả tương lai. Cần phải có chiến lược phát

triển các khu đô thị xanh: Tập trung rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch đô thị nói

chung, quy hoạch phát triển đô thị xanh nói riêng, đảm bảo phát triển đô thị

xanh phù hợp với kiến trúc cảnh quan, đảm bảo sử dụng hiệu quả vật liệu xây

dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế.

Chiến lược phát triển đô thị xanh phải phù hợp với thực tiễn và hiệu quả cho

việc quản lý quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội: Tăng cường bản sắc, hình ảnh

riêng về đầu tư phát triển đô thị xanh, thiết lập các trục không gian “mặt nước”,

“cây xanh”, “văn hóa”. Phát triển hệ thống các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái có

giới hạn rõ ràng, đáp ứng sự tăng trưởng về dân số và việc làm trong thời gian

tới, hạn chế sự phát triển ồ ạt, bất cập với quy hoạch chung và thiếu kiểm soát

của các cấp chính quyền thành phố. Để phát triển đô thị xanh hiệu quả, phù hợp

và bền vững thì phải phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, giao thông xanh kết nối

các khu đô thị xanh nhằm đảm bảo phát triển chung của thành phố, đảm bảo tính

cạnh tranh cũng như bảo vệ môi trường. Thành phố cần phát triển các khu đô thị

xanh vùng trung tâm thành phố để thu hút đầu tư đa dạng, chất lượng, tạo cơ hội

việc làm, hạn chế tốc độ di dân đô thị trung tâm. Chính quyền các cấp của thành

phố cần tăng cường kiểm soát phát triển dân số, xây dựng các khu đô thị nhưng

giữ gìn bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống. Mặt khác cần tăng cường thể

chế quản lý đầu tư phát triển đô thị, tạo dựng và tăng cường nguồn lực phát triển

đô thị nói chung và đô thị xanh nói riêng của thành phố Hà Nội.

4.2.1.2. Quy hoạch phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung Thủ

đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tương lai của Hà Nội được kỳ vọng là

134

một Thủ đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Đây là cơ sở rất quan trọng có

tính pháp lý cao để Hà Nội định hướng quy hoạch đô thị một cách khoa học,

đúng đắn và hợp lý. Trong chiến lược phát triển đô thị ở Việt Nam thì phát triển

đô thị vùng Hà Nội rất quan trọng được đầu tư phát triển là một đô thị đa chức

năng: Trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội, trung tâm giao dịch

thương mại, dịch vụ, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật đảm bảo cho việc hội

nhập quốc tế.

Phát triển các khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội trước hết phải bắt đầu

từ các khâu lập quy hoạch, lập kế hoạch. Các quy hoạch về đô thị xanh phải đảm

bảo về chất lượng, tầm nhìn và cách tiếp cận đô thị xanh - thông minh - hiện đại

theo hướng phát triển bền vững. Việc quy hoạch các đô thị xanh phải đảm bảo

hài hòa với việc phát triển chung đô thị Hà Nội, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã

hội, đảm bảo kiến trúc cảnh quan, hệ sinh thái, đảm bảo đô thị thân thiện với

môi trường cũng như thuận lợi việc phát triển giao thông xanh, đảm bảo hài hòa

giữa không gian và mặt nước, đảm bảo các khu chức năng phải thỏa mãn tiêu

chí về môi trường sinh thái hòa quyện cùng tổng thể phát triển chung của đô thị

Thủ đô.

Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả và kinh tế cần quy

hoạch sử dụng đất cho các đô thị xanh hợp lý, phân bố các khu công nghiệp, khu

chế xuất không lẫn vào nhau, đảm bảo không gian xanh – đây là một trong các

tiêu chí phát triển đô thị xanh. Bên cạnh đó, cần ưu tiên phát triển hệ thống giao

thông xanh, hạ tầng đô thị xanh, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết

kiệm năng lượng cho khu đô thị, phát triển mạnh mạng lưới giáo dục, viễn

thông, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, nhưng vẫn giữ được bảo tồn hệ sinh thái

và kiến trúc cảnh quan xanh, áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ. Trong quy

hoạch cần sử dụng phương pháp chiến lược tăng trưởng giảm thiểu tác động vì

phương pháp này có sự kết hợp hài hòa trong quy hoạch phát triển đô thị chung,

135

tránh được phát triển đơn lẻ và hướng tới tính nguyên vẹn của sinh thái học,

phòng ngừa những bất lợi do sự phát triển gây ra như con người, đa dạng sinh

học, kinh tế - xã hộ, hạ tầng đô thị trong quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị

mà trọng điểm là đô thị xanh.

4.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

đến năm 2030

4.2.2.1. Định hướng phát triển về không gian đô thị

Phát triển không gian đô thị là sự kết nối đa cực, đa trung tâm, đa tầng

bậc. Cụ thể, đầu tư phát triển đô thị Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và 05 đô thị vệ

tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn).

Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, lịch sử, y tế,

đào tạo chất lượng cao của cả nước. Đô thị hạt nhân được mở rộng ra các quận

huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông và

Thường Tín. Khu vực hai bên bờ sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung

tâm của Thủ đô, trục không gian cảnh quan văn hóa - đô thị Hồ Tây - Cổ Loa

Năm đô thị vệ tinh bao gồm: Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên

và Sóc Sơn có dân số khoảng 75 vạn người trên một đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh có

một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù

riêng hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về

nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ… Trong đó đô thị Hòa Lạc là đô thị khoa

học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. Đô thị Sơn Tây là hạt nhân

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là đô

thị văn hóa lịch sử du lịch sinh thái, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp

sinh thái. Đô thị Xuân Mai là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía Tây Nam

của Thủ đô Hà Nội, còn đô thị Phú Xuyên - Phú Minh là đô thị vệ tinh phía Nam

136

của Thủ đô, phát triển công nghiệp, kho hàng hóa và Logistics phân phối nông

sản vùng. Đô thị Sóc Sơn cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, là đô thị công nghiệp,

dịch vụ cảng hàng không Nội Bài gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc.

Hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách

khu đô thị hạt nhân và đô thị vệ tinh. Hành lang xanh chiếm 68% tổng diện tích

tự nhiên, có chức năng bảo vệ các khu vực tự nhiên quan trọng như vùng núi Ba

Vì, Hương Tích, Sóc Sơn. Trong hành lang xanh xây dựng ba khu đô thị sinh

thái mật độ thấp: Đô thị sinh thái Phúc Thọ, đô thị sinh thái Quốc Oai, đô thị

sinh thái Chúc Sơn với quy mô dân số tối đa là năm vạn dân trên một đô thị, bên

cạnh đó duy trì các thị trấn, thị tứ hiện hữu: thị trấn Phùng, Tây Đằng, Phúc Thọ,

Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín… tất cả các đô thị này

và thị trấn, thị tứ tạo thành vùng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗn

hợp.

Bên cạnh đó, định hướng thiết lập vành đai xanh dọc sông Nhuệ kết nối

các không gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo nên vùng đệm và là không

gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân

trên tuyến vành đai IV.

Song song với định hướng phát triển đô thị xanh, cần định hướng quy

hoạch hệ thống hạ tầng xã hội: Phát triển nhà ở, quy hoạch mạng lưới giáo dục

đào tạo, mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công trình văn hóa,

mạng lưới du lịch, mạng lưới không gian xanh. Cụ thể: Đến năm 2030, nhà ở đô

thị khoảng 18 m2 sàn/ người, giãn dân ra các vùng khu đô thị sinh thái, khu đô

thị xanh và các khu đô thị mới… mạng lưới các trường đại học ở Hà Nội được

xây dựng và phát triển theo hướng nghiên cứu, đào tạo chất lượng ở các hệ đại

học, sau đại học, hướng nghiệp nghề ở hệ cao đẳng. Xây dựng mới các tổ hợp

công trình y tế đa chức năng: Nghiên cứu đào tạo - khám chữa bệnh, phục hồi

137

chức năng - sản xuất dược và trang thiết bị y tế. Xây dựng thành các cơ sở 2 của

bệnh viện Trung ương chuyên sâu và thành phố hiện đang tập trung chủ yếu

trong nội đô. Xây dựng trung tâm văn hóa mới của thành phố Hà Nội tại khu

vực Tây Hồ Tây và trung tâm văn hóa cấp quốc gia trên trục đại lộ Thăng Long

(khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức), xây tượng đài độc lập trên trục đại lộ Thăng

Long, Tượng Đài Thành phố vì Hòa Bình tại Nam Từ Liêm… Phát triển các

không gian du lịch nghỉ ngơi cuối ngày và cuối tuần: Di tích Cổ Loa, di tích đền

Sóc, các điểm du lịch sinh thái tâm linh như chùa Thầy, chùa Tây Phương,

Khoang Xanh, Suối Hai, vườn quốc gia Ba Vì, CK9…

Định hướng quy hoạch mạng lưới không gian xanh, bảo vệ kiến trúc cảnh quan

các hệ thống cây xanh tự nhiên tại Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích, kết hợp công

viên đô thị: Công viên lịch sử Cổ Loa, công viên vui chơi giải trí Hồ Tây, Công

viên Yên Sở…

Không chỉ định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội mà còn phải

quy hoạch hạ tầng xã hội: Giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát

nước, thông tin liên lạc… Hiện nay, mạng lưới giao thông chưa đáp ứng nhu cầu

phát triển đô thị, phát triển của xã hội; do vậy cần cải tạo nâng cấp hệ thống giao

thông đường bộ hiện hữu, hoàn thiện tuyến đường vành đai IV, vành đai V. Xây

dựng bảy cầu mới và một hầm qu sông Hồng, cải tạo và xây mới các hệ thống

bến xe, xây dựng tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh. Về Hàng không,

nâng cấp sân bay Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu hành khách một năm

(tính đến năm 2030); sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn. Định hướng

tiêu thoát nước cho Hà Nội đảm bảo tính nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất, các

lưu vực thoát nước sẽ phân theo địa hình tự nhiê, chảy ra các sông qua đô thị:

Sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ…[42].

138

Nguồn: Thuyết minh tóm tắt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến

năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Liên danh PPJ, Bộ Xây dựng (2010) [42].

Hình 4.1. Định hướng phát triển không gian đô thị của Hà Nội

139

4.2.2.2. Định hướng về quản lý các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đạt được kết quả tốt thì công tác

quản lý các nguồn vốn đầu tư phải hiệu quả, cần phải có biện pháp huy động

vốn một cách triệt để, phân bổ nguồn vốn đầu tư cần có cơ chế rõ ràng, việc đầu

tư phát triển đô thị xanh phải mang tính thời sự và cấp bách thì được ưu tiên, cần

có cơ chế quản lý và phân cấp rõ ràng đối với các nguồn vốn đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị xanh cần phải được ưu tiên đặc biệt,

có như vậy hà nội mới đạt mục tiêu phát triển thành đô thị xanh - văn hiến - văn

minh - thông minh - hiện đại, xứng danh là trái tim của cả nước, sánh cùng Thủ

đô các nước trong khu vực.

Các nguồn vốn về đầu tư phát triển đô thị xanh thì cần đẩy mạnh thu hút

các thành phần kinh tế tham gia gồm vốn nhà nước, vốn tư nhân, vốn liên danh

liên kết, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp, chính phủ, cá nhân)

khuyến khích các hình thức đầu tư PPP, BT, BOT… Ngoài ra chính quyền thành

phố cần đổi mới cơ chế chính sách thu hút đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất.

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh sao cho phù hợp với điều kiện kinh

tế - xã hội của thành phố, để đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả thì công tác

quản lý, năng lực lãnh đạo quản lý đầu tư là then chốt, là quan trọng nhất, thu

được kết quả mà mục tiêu đề ra, lợi ích thu được phải cao hơn chi phí bỏ ra

nghĩa là tỷ số thu chi B/C>1.

Hiệu quả về mặt kinh tế của đầu tư phát triển đô thị xanh cần đạt tiêu chí

về kiến trúc xanh, công trình xanh, đô thị thân thiện với môi trường, tiết kiệm

năng lượng… đảm bảo tính phát triển bền vững lâu dài thì công tác quản lý đầu

tư cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên liên tục, có hệ thống và đảm bảo

tính khách quan, trung thực, chặt chẽ trong các khâu kiểm tra, giám sát. Tính

hiệu quả còn thể hiện thông qua tính hữu ích của đô thị xanh mang lại cho cuộc

sống của người dân: kiến trúc cảnh quan không gian xanh, chất lượng công trình

140

xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh tự thiên tạo và hệ sinh

thái nhân tạo để tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho người dân, đảm bảo

sức khỏe và các tiện nghị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đô thị xanh đến năm 2030 ước tính

180.000 tỷ đồng (ước tính khoảng 15.000 tỷ đồng trên một năm, được huy động

từ nguồn vốn ngân sách, doanh nghiệp, tư nhân, ODA. BT, BOT, PPP…)

4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát

triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đến năm 2030

4.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế

hoạch hóa quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong

những năm tới

Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội, trước hết cần phải từ công tác quy hoạch đô thị xanh. Việc quy hoạch đô thị

xanh phù hợp với quy hoạch đô thị chung của Thủ đô đã được Thủ tướng phê

duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 [15], công tác

dự báo trong lập quy hoạch chung của đô thị hiện nay song song với quy hoạch

riêng cho các khu đô thị xanh, thông minh, hiện đại có tính chất khoa học, đảm

bảo nguyên tắc quy hoạch đô thị xanh đồng bộ với quy hoạch đô thị chung của

Thủ đô.

Quản lý quy hoạch đô thị xanh đúng theo nguyên tắc đảm bảo kiến trúc

cảnh quan xanh, công trình xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, môi trường

xanh kết hợp sự phát triển bền vững của hệ sinh thái trong đô thị, đảm bảo môi

trường sống cho người dân, tạo thêm nhiều không gian cây xanh mặt nước, các

tiêu chí về chất lượng môi trường sống. Quản lý quỹ đất cho đầu tư phát triển đô

thị xanh cần phải phân bổ hợp lý nhất, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị

xanh chuyên biệt, có không gian xanh, hạ tầng xanh, giao thông xanh, môi

trường xanh và bảo tồn kiến trúc cảnh quan chung của thành phố Hà Nội và đảm

141

bảo môi trường sống thân thiện, ít ô nhiễm về khí thải, nước thải.

4.3.2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách có liên quan đến

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

Chính quyền thành phố Hà Nội cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của

chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh là góp phần tích cực vào việc xây dựng

Thủ đô văn minh, hiện đại và bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đô thị trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XII

của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong Nghị quyết: “Đổi mới cơ chế,

chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế

hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện

đại và thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ

liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và

năng lực cạnh tranh của các đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng

của các đô thị tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước, của các vùng.

Để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành chương

trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của

Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó đề ra nhiệm vụ: “…Đổi mới cơ chế chính

sách, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với

môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…”. Tại quyết định số 403/QĐ-TTg

ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch hành động

Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 -2020” [19]. Từ chương trình hành

động này nên những năm gần đây các Bộ ngành đã tham mưu xây dựng để

Chính phủ trình Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan

đến công tác đầu tư xây dựng và phát triển đô thị gồm: Luật Quy hoạch đô thị,

Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh

bất động sản, Luật Đất đai.... Các quy định này đã hình thành một khung pháp lý

142

quy định thống nhất, đơn giản hóa cho toàn bộ công tác đầu tư phát triển đô thị.

Tuy nhiên, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là cần có sự liên kết, phối hợp

chặt chẽ giữa nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch đô thị, đất

đai, tài chính, đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và quản lý hành

chính, dân cư… Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định và điều chỉnh

đầy đủ quá trình hình thành, đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị;

quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, pháp nhân, cá nhân

trong quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Để đảm bảo điều tiết quá trình quản lý phát triển đô thị, Chính phủ đã

trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý

đầu tư phát triển đô thị, với mục tiêu chung là: Hoàn thiện hệ thống công cụ

pháp luật điều chỉnh các hoạt động về quản lý đầu tư phát triển đô thị hiệu quả

phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm kiến tạo môi

trường sống đô thị có chất lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng phó với biến

đổi khí hậu, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế các vùng và cả nước.

Để thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị xanh cũng như việc quản lý đầu tư

phát triển đô thị theo hướng xanh, văn minh và bền vững thì cần phải định

hướng, quy hoạch tổng thể, chiến lược, chương trình phát triển đô thị xanh và có

kế hoạch; tạo lập các đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án phát triển đô thị có

hệ thống hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường;

bổ sung hành lang pháp lý cho việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đáp

ứng yêu cầu chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xây dựng

đô thị xanh - văn minh - hiện đại, đô thị sinh thái; đa dạng hóa các nguồn lực

phát triển đô thị. Chính sách hướng tới mục tiêu giải quyết những vấn đề bất cập

nổi bật hiện nay trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ thể:

Thứ nhất, Cần có chính sách phát triển đô thị xanh phải theo định hướng, chiến

143

lược, quy hoạch và kế hoạch của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà

Nội. Thứ hai, Các chính sách phát triển hạ tầng đô thị xanh đồng bộ. Thứ ba,

Chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Thứ tư, Chính sách phát triển

đô thị xanh - thông minh - hiện đại theo hướng bền vững thông qua việc chủ

động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xanh, sinh thái, giảm thiểu

ô nhiễm môi trường đô thị. Thứ năm, Cần ban hành chính sách đa dạng hóa và

sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đô thị xanh. Thứ sáu, Chính sách

tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đô thị xanh theo hướng văn

minh, hiện đại và bền vững. Thứ bảy, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

giám sát hàng tháng, hàng quý và hàng năm sát sao hơn, khách quan hơn và

trung thực trong thanh tra kiểm tra giám sát để công tác quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.

Với các chính sách nêu trên với hiệu lực pháp lý của văn bản Luật được

kỳ vọng sẽ giúp cho thành phố Hà Nội sẽ hạn chế được các mặt trái và phát huy

những lợi thế của quá trình đô thị phát triển đô thị xanh cũng như hội nhập quốc

tế sâu rộng và toàn diện.

Chính quyền các quận huyện cần quyết liệt hơn nữa trong việc tham mưu

cho chính quyền thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, cần

chủ động xây dựng kế hoạch việc hoàn thiện bộ công cụ về quy hoạch để quản

lý trật tự xây dựng, phát triển đô thị xanh quyết liệt hơn. Cụ thể, cần hoàn thành

việc lập quy quy hoạch Vùng Thủ đô, quy hoạch chung các đô thị vệ tinh; cơ

bản hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy

hoạch, kiến trúc đô thị đối với những khu vực cần phải có quy hoạch, quy chế;

đặc biệt là quy hoạch và đầu tư phát triển đô thị xanh tăng cả về số lượng và

chất lượng. Cùng với các Luật trên, chính quyền thành phố từng bước hoàn

thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định về quản lý đầu tư phát

144

triển đô thị xanh - văn minh - hiện đại và theo hướng bền vững phù hợp với thực

tế và đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

4.3.3. Tăng cường huy động triệt để các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị

xanh - hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới

Trong điều kiện nguồn vốn tư ngân sách Nhà nước có hạn, để huy động

cao nguồn vốn cho đầu tư phát triển cần tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách

khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn tham gia đầu tư phát triển đô thị

xanh một cách hiệu quả nhất. Vốn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các

dự án phát triển đô thị xanh quan trọng và không có khả năng hoàn vốn trực

tiếp, hoặc không xã hội hóa được. Vấn đề mấu chốt là phải tạo hành lang pháp

lý với các cơ chế, chính sách đồng bộ, công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa

lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và lợi ích toàn xã hội. Muốn vậy, trước tiên

phải coi trọng công tác lập quy hoạch đô thị xanh và phải đi trước một bước làm

cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội. Làm

tốt công tác quy hoạch mới khuyến khích và thu hút tốt các nguồn vốn đầu tư từ

các tổ chức và doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư cũng như

phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Mặt khác phải coi trọng công tác xúc

tiến đầu tư, đa dạng hóa các kênh vận động, xúc tiến đầu tư. Trong đó coi trọng

công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, thông qua việc giữ ổn định môi trường đầu tư,

kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư. Qua

đó, các nhà đầu tư duy trì và mở rộng đầu tư cũng như hấp dẫn, lôi kéo, mời gọi

các nhà đầu tư mới. Việc xây dựng được danh mục dự án đầu tư, quảng bá, mời

chào, tiếp cận các nhà đầu tư, có ưu đãi đặc biệt với các tập đoàn kinh tế lớn, các

nhà đầu tư các dự án công nghệ cao ... chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.

Đặc biệt cần xây dựng một chiến lược và có cơ chế phù hợp để xã hội

hóa, huy động tối đa nguồn vốn của doanh nghiệp và tư nhân vào tham gia đầu

tư phát triển một số khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Để khuyến khích các

145

dự án đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP) cần có hành lang pháp lý và

cơ chế ưu đãi cụ thể, công khai, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu

tư cũng như trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện dự

án.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính

không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành

chính liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Thực hiện mô hình “một cửa”

giải quyết các thủ tục đầu tư, xây dựng “chính quyền điện tử”, Trung tâm dịch

vụ hành chính công để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng,

minh bạch chính là lực hấp dẫn các nhà đầu tư lớn

4.3.4. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong

việc đầu tư phát triển đô thị xanh

Để công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thuận lợi, có hiệu lực,

hiệu quả cao thì chính quyền thành phố Hà Nội cần xây dựng và áp dụng đầy đủ

chế tài xử lý triệt để các vi phạm là rất cần thiết. Phải có chế tài để chống các

hành vi tham nhũng, thất thoát vốn đầu tư, gây lãng phí và hậu quả nghiêm trọng

để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu lực, có hiệu quả, đồng bộ, và

phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Thông qua việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, quản lý chặt chẽ quá

trình thực hiện đầu tư, thực hiện chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát định kỳ theo

tháng, theo quý. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư gắn trách nhiệm của người có

thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện báo cáo, kiểm tra, giám sát làm cơ sở để

có phương án quản lý và điều hành cho phù hợp, kịp thời sửa đổi bổ sung các

cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện của thành

phố.

Bên cạnh đó, tăng cường giám sát của hội đồng nhân dân thành phố.

146

Nâng cao chất lượng thanh tra cần trung thực, thẳng thắn, tránh nể nang, thiếu

khách quan, trung thực. Cần có chế tài xử lý thật nghiêm trưởng đoàn thanh tra

cũng như các thanh tra viên khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thì giám sát cộng đồng có vai trò

quan trọng. Cần tuyên truyền cho người dân hiểu được việc giám sát cộng đồng

là rất cần thiết.

4.3.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp và cơ chế quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Để hoàn thiện bộ máy quản lý cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của

các cơ quan quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh, tránh chồng chéo. Việc

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội do UBND thành phố,

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính,

Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên môi trường và các Ban Quản lý chuyên

trách … do vậy cần rà soát phân cấp quản lý cho hợp lý. Cần nâng cao vai trò và

trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, phường trong việc quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh. Điều hành hoạt động của lực lượng thanh tra cấp mình quản lý

để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm được sớm nhất.

Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ thanh tra, giám sát, kiểm tra có

chuyên môn cao, nghiệp vụ thuần thục, việc kiểm tra giám sát việc thực hiện

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong thời gian tới cần phải thường xuyên,

liên tục, có hệ thống. Bên cạnh đó cần có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi

phạm thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cán bộ quan liêu, thiếu tinh thần trách

nhiệm trong thực thi nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

4.3.6. Tăng cường chức năng quản lý của chính quyền các cấp quận (huyện)

trong việc quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn

Chính quyền thành phố cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các

quận (huyện), tạo vai trò chủ đạo trong việc chấp hành các quyết định, các chính

147

sách về quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn quản lý của

mình, thông qua đó nhằm nâng cao chức năng hành chính - kinh tế địa phương.

Để làm được điều này, trước hết phải phải cải thiện, tổ chức lại bộ máy của các

quận (huyện). điều cốt lõi là phải bố trí hài hòa, khoa học, có hệ thống. Mặt

khác, phải đảm bảo nguồn nhân lực có đủ năng lực và chuyên môn thực tế về

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở các quận (huyện) của thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, cần thiết lập hệ thống hợp tác với các khu vực tư nhân, tăng cường

chức năng hỗ trợ kinh tế về đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua biện pháp

mở rộng nền tảng kinh tế, cần xóa bỏ các quy chế phức tạp về đầu tư, giảm bớt

bức tường ngăn cách đầu tư thông qua các thủ tục xin cấp phép, đơn giản hóa

các thủ tục xử lý nghiệp vụ, đồng thời cung cấp nhanh chóng các dịch vụ hành

chính liên quan, rút ngắn và loại bỏ nhiều nghiệp vụ khống chế, các chỉ đạo

không cần thiết.

4.3.7. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính

quyền thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Chính quyền thành phố Hà Nội cần tăng cường quản lý công tác kiểm tra,

kiểm soát và giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị xanh. Công tác kiểm tra

giám sát phải có kế hoạch cụ thể, phải có hệ thống và kiểm tra thường xuyên,

cần hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư một cách toàn diện, rõ ràng không qua loa

đại khái. Hiện nay, tình trạng kiểm tra, giám sát còn nặng về hình thức và chồng

chéo trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra, giám sát.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quản quản lý nhà nước về đầu tư phát

triển đô thị xanh. Các quy trình kiểm tra, giám sát và kiểm soát chưa được xây

dựng và ban hành một cách khoa học, chưa đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm của

người thực hiện công tác kiểm tra giám sát chưa được cao.

Để việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh một cách hiệu quả nhất, theo tác giả cần thực hiện tốt các nội dung sau:

148

Một là, Công khai minh bạch tình hình đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho việc

phát triển các khu đô thị xanh cần minh bạch, rõ ràng, đầy đủ thông tin, chính

xác và kịp thời. Xây dựng hệ thống báo cáo thực hiện các kế hoạch đầu tư một

cách khoa học, đúng thời gian quy định và hợp lý nhất. Bên cạnh đó cần phân

công, phân cấp người theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển đô thị

xanh đúng với kế hoạch đề ra.

Hai là, Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát, giám sát trước, trong và

sau khi thực hiện đầu tư. Việc kiểm soát trước khi đầu tư mạng lại hiệu quả có

nên đầu tư phát triển hay không, việc đầu tư có khả thi không, có phù hợp với

phát triển chung của Thủ đô hay không? Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện

đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua việc bảo đảm đầu tư, tạo điều kiện hành

lang pháp lý cho việc thực hiện đầu tư được thuận tiện và hiệu quả, đảm bảo cho

việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả nhất. Kiểm tra, kiểm soát việc

kết thúc đầu tư có hiệu quả không? Các tiêu chí về đầu tư phát triển đô thị xanh

có đạt được không?

Ba là, Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc đầu tư

phát triển đô thị xanh, hiện nay rất nhiều cơ quan quản lý kiểm tra giám sát:

UBND phường có khu đô thị xanh cần xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng Hà

Nội, Thanh tra Quận (huyện) khu đất đô thị, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở

Tài Chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải… do vậy cần xác

định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị quản lý, tránh chồng chéo, trùng

lắp, cản trở quá trình đầu tư phát triển đô thị xanh.

Khi đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ thì cần phải kiểm tra, giám sát

thường xuyên, theo định kỳ, đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc thanh tra,

kiểm tra, giám sát cần phải có kế hoạch cụ thể, thời gian rõ ràng, tinh thần trách

nhiệm cao để đạt được hiệu quả cao nhất.

149

4.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp hoàn thiện

công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

Chính phủ cần ban hành các Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc phát triển kinh tế -

xã hội để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần có những chính

sách đặc thù riêng cho Thủ đô Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

Để làm tốt việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh, Nhà nước cần rà soát, đánh giá những điểm chưa phù hợp của nghị định

quản lý phát triển đô thị, những bất cập, phát sinh trong quá trình quản lý đầu tư

phát triển đô thị để xây dựng hệ thống pháp luật không chồng chéo, hạn chế kẽ

hở, chống xung đột giữa các luật liên quan.

Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trực tiếp, đầu tư

gián tiếp từ nước ngoài, huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, của các

doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn của kiều bào ở nước

ngoài. Bên cạnh đó cần có biện pháp quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có

hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững để Thủ đô Hà Nội có các khu đô thị

xanh - thông minh - hiện đại, thực sự đáng sống cho người dân cũng như kết nối

giao thông thuận tiện chú trọng giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh và đồng

bộ, môi trường đô thị xanh, sinh thái, hài hòa nhất và tốt nhất.

Chính phủ cần ban hành các văn bản về kiểm tra, giám sát quá trình quản

lý thực hiện đầu tư phát triển đô thị xanh với tính chất đặc thù cho Thủ đô Hà

Nội trong thời gian tới, hàng năm tổng kết, rút kinh nghiệm việc thanh tra, kiểm

tra, giám sát về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để hoàn thiện các văn bản

cho phù hợp và hiệu quả.

Cần có chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh hợp lý, xây dựng các

chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám

sát và có chế tài xử lý vi phạm về đầu tư phát triển đô thị xanh kém hiệu quả.

150

Kết luận chương 4

Trong chương 4, tác giả đã đề xuất định hướng về quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh trong những năm tới của thành phố Hà Nội. Đây là những căn

cứ quan trọng để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2030, bao

gồm:

(1) Rà soát, hoàn thiện công tác quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế

hoạch hóa đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong

những năm tới.

(2) Hoàn thiện hệ thống chính sách có liên quan đến quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

(3) Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển việc xây dựng

đô thị xanh - hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới.

(4) Tăng cường công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong

việc đầu tư phát triển đô thị xanh.

(5) Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để hoàn thiện bộ

máy quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

(6) Tăng cường quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát của

chính quyền quận huyện cũng như chính quyền thành phố trong quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh với tần suất lớn, tích cực hơn và quyết

liệt hơn, trung thực hơn. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm

trong công tác quản lý kịp thời, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí

trong đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố.

Để các giải pháp trên có tính khả thi, trong chương này tác giả đề xuất

một số kiến nghị với chính phủ để trong thời gian tới công tác quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao nhất.

151

KẾT LUẬN

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có vai trò quan trọng đối với Thủ đô

Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, đây là vấn đề rất lớn và phức tạp bởi vì

liên quan đến nhiều chủ thể. Để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh được hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững thì cần phải giải quyết

đồng bộ và bài bản nhiều vấn đề liên quan, mỗi vấn đề đều có những tác động

nhất định ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Nghiên

cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những

giải pháp cho vấn đề này là rất khó khăn.

Qua đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà

Nội” luận án đã thực hiện tốt và tập trung nghiên cứu đề ra hướng giải quyết

một số nội dung chính so với mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu

hỏi nghiên cứu. Các kết quả cụ thể của luận án như sau:

(1) Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm: đô thị xanh,

phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành

của nhà nước Việt Nam về quản lý đầu tư phát triển nói chung và quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng, để phân tích nhiệm vụ, vai trò,

trách nhiệm của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội cũng như việc

giám sát cộng đồng, ý thức trách nhiệm của cư dân đô thị.

(2) Luận án đã luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá việc quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh để tác giả có định hướng và mục tiêu nghiên

cứu cụ thể.

152

(3) Trên cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, tác giả phân

tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội. Từ đó cho thấy

những kết quả đạt được, những điểm chưa được, nguyên nhân thành công

và nguyên nhân hạn chế về môi trường pháp lý, hệ thống tổ chức của

chính quyền thành phố, trình độ năng lực chuyên môn cũng như năng lực

điều hành công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà

Nội. Tổng hợp những lý luận, nguyên tắc quản lý đầu tư phát triển đô thị

theo hướng xanh - thông minh - hiện đại - bền vững.

(4) Từ định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm

tới, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 đạt được hiệu hiệu

lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững cũng như khẳng định vai trò, vị thể

của Thủ đô Hà Nội - Là trái tim của tổ quốc, là trung tâm đầu não chính

trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục,

kinh tế và giao dịch quốc tế.

Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận án tập trung

nghiên cứu quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển

đô thị xanh, chưa nghiên cứu quản lý đô thị xanh của các doanh nghiệp, các

tổ chức xã hội cũng như ý thức của người dân sống tại các khu đô thị xanh…

Đây là vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và

phức tạp, sự hiểu biết của tác giả còn hạn chế nên không tránh khỏi những

thiếu sót, rất mong được sự góp ý chia sẻ của các nhà khoa học, các đọc giả

quan tâm đến lĩnh vực quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để tác giả tiếp tục

hoàn thiện nghiên cứu.

153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Le Minh Thoa (2018), “Application of Information Technology to the

Building of Smart Cities in Countries around the world lessons for Vietnam”,

International Seminar Proceeding, 24th August 2018, Ho Chi Minh City,

Vietnam, Session 5, pp.234-239.

2. Lê Minh Thoa (2018), “Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình

Dương (Số 518 tháng 6 năm 2018), tr.77-79.

3. Lê Minh Thoa (2018), “Đánh giá công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình

Dương (Số Cuối tháng 5 năm 2018), tr.82-83, 88.

4. Lê Minh Thoa (2018), “Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển đô thị xanh”, Tạp

chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 515 tháng 4 năm 2018), tr.106-

108.

5. Lê Minh Thoa (2017), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị xanh cho

TP Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 12/2017), tr.47-49.

6. Lê Minh Thoa (2017), Giáo trình “Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng”,

Nxb Xây dựng, Hà Nội.

7. Lê Minh Thoa (2015), “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại các dự án xây

dựng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 03/2015 - Số chuyên đề),

tr.63-65.

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Xuân Bá (2010), Nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa tăng trưởng kinh tế

và phát triển bền vững ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ - Bộ Kế hoạch và đầu tư,

Hà Nội.

2. Lê Xuân Bá (2007), Cơ chế chính sách thu hút đầu tư của các thành phần

kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp,

khu chế xuất, đề tài cấp Bộ - Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.

3. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nxb Xây

dựng, Hà Nội.

4. Ban Đặc trách của ESCAP về Đô thị hóa (2014), Kế hoạch hành động cấp

khu vực về đô thị hóa ở Châu Á và Thái Bình Dương.

5. Ban Quản lý và đầu tư xây dựng khu đô thị mới Hà Nội (2013), Báo cáo tình

hình phát triển khu đô thị mới Hà Nội năm 2013, Hà Nội.

6. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2013), Thủ đô Hà Nội - 5 năm mở rộng

địa giới hành chính.

7. Bộ Chính trị (2000), Nghị quyết số 15NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010.

8. Bộ Nội chính Đài Loan (2005), Sổ tay kỹ thuật thiết kế kiến trúc xanh ở Đài

Loan, Sở nghiên cứu kiến trúc, Đài Bắc.

9. Bộ Xây dựng (2008), Phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo

khoa học, Hà Nội.

10. Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị

Việt Nam và Hiệp Hội các Đô thị Việt Nam (2009), Đô thị Việt Nam, Quy

hoạch và Quản lý phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội

ngày 07 tháng 11 năm 2009.

155

11. Bộ Xây dựng, Tổ chức hợp tác quốc tế Cộng hòa liên bang Đức (GIZ)

(2013), Phát triển đô thị hợp nhất - Hướng tới các đô thị xanh và thích ứng

với biến đối khí hậu ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế ngày 24 và 25

tháng 10 năm 2013.

12. Bộ Xây dựng (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05 tháng 01 năm

2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng

trưởng xanh.

13. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng

Thủ đô Hà Nội (2014), Kỷ yếu hội thảo về Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu

quả của hệ thống quy hoạch xây dựng Việt Nam.

14. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2011), Quyết định số

1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 về quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

15. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2011), Quyết định số

1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 phê duyệt quy hoạch chung xây

dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

16. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 222/QĐ-

TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà nội đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050.

17. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Quyết định số

1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê

duyệt “Chiến lược phát triển Quốc gia về tăng trưởng xanh.

18. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Nghị định số

11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 về quản lý đầu tư phát triển đô

thị.

156

19. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Quyết định số 403/QĐ-

TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch

hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

20. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2016), Quyết định số 768/QĐ-

TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn

đến năm 2050.

21. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

thành phố Hà Nội, tháng 12 năm 2012, Hà Nội.

22. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

thành phố Hà Nội, tháng 12 năm 2013, Hà Nội.

23. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

thành phố Hà Nội, tháng 12 năm 2014, Hà Nội.

24. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

thành phố Hà Nội, tháng 12 năm 2015, Hà Nội.

25. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

thành phố Hà Nội, tháng 12 năm 2016, Hà Nội.

26. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

thành phố Hà Nội, tháng 12 năm 2017, Hà Nội.

27. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2017), Niên giám thống kê thành phố Hà

Nội 2017, Hà Nội.

28. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

thành phố Hà Nội, tháng 01 năm 2018, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền

vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh

tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

157

30. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

31. Phạm Ngọc Đăng (2014), Các giải pháp thiết kế công trình xanh ở Việt

Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

32. David Begg & Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (Giảng viên Đại học

Kinh tế quốc dân dịch - 2008), Kinh tế học, NXB Thống kê, Hà Nội.

33. Hoàng Thu Hà (2015), Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

34. Trần Nghĩa Hòa (2015), Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập

nghiên cứu tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

35. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2013), Quy hoạch và phát triển

Đô thị xanh, thông minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học Quốc tế.

36. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016), Xanh hóa Việt Nam, Tạp

chí Quy hoạch đô thị số 24/2016.

37. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - UBND tỉnh Quảng Nam (2016),

Quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam trong quá trình đô thị hóa

và hội nhập quốc tế, Hội thảo khoa học Quốc tế.

38. Bùi Minh Huấn (1996), Phương hướng, biện pháp hoàn thiện Quản lý nhà

nước đối với xây dựng giao thông, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

39. Phan Văn Hùng (2015), Phát triển hỗ trợ công nghiệp ngành xây dựng dân

dụng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

158

40. Hồ Thị Mai Hương (2015), Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển

kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản

lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

41. JICA (2008), Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội

(HAIDEP), Hà Nội.

42. Liên danh PPJ, Bộ Xây dựng (2010), Thuyết minh tóm tắt Quy hoạch chung

xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.

43. Liên danh PPJ, VIAP và HUPI (2011), Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch

chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà

Nội.

44. Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ

ngân sách nhà nước ở Việt nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh

tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

45. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Nxb

Xây dựng, Hà Nội.

46. Vũ Quang Lãm (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ và vượt

dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tài

chính – ngân hàng, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

47. Võ Văn Lợi (2015), Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà

Nẵng, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh.

48. Nguyễn Hoàng Minh (2015), Quản lý xây dựng theo quy hoạch mở rộng

quận Hà Đông thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô

thị và công trình, Đại học Kiến trúc Hà Nội.

49. Nguyễn Quang Minh, Vũ Linh Quang (2016), Xanh hóa châu Á – Các

nguyên tắc mới nổi cho kiến trúc bền vững, Dịch giả từ tiếng Anh của tác giả

Nirmal Kishnani, Nxb Trí thức.

159

50. Phạm Đức Nguyên (2012), Phát triển kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh ở

Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.

51. Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2012), Luật Thủ đô số

25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012.

52. Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư số

67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.

53. Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công số

49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.

54. Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị

số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009.

55. Lương Tú Quyên, Đỗ Thị Kim Thành (2009), Mô hình hợp lý cho các khu

đô thị mới ở Hà Nội, tạp chí Ashui, Hà Nội.

56. Lê Minh Thoa (2017), Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng, Nxb Xây

dựng, Hà Nội.

57. Lê Thị Bích Thuận (2015), Quy hoạch phát triển đô thị xanh ở Việt Nam,

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 15/2015.

58. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị những vấn đề lý luận và

kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội.

59. Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí

Minh theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quy hoạch vùng

và đô thị, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

60. Đào Thế Tuấn (2010), Đô thị hóa và đô thị hóa ven đô ở Hà Nội, Hội thảo

khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

61. Nguyễn Đình Trung (2012), Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở

Hà Nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

160

62. UBND tỉnh Bắc Ninh (2017), Đề án xây dựng thành phố thông minh tỉnh

Bắc Ninh giai đoạn 2017 -2022 tầm nhìn đến 2030.

63. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày

21 tháng 5 năm 2012 về việc Ban hành quy định một số nội dung về quản lý

đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

64. UBND Thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày

21 tháng 5 năm 2012 về việc Ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt

chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch vốn dự án cải tạo, sửa chữa, sử dụng

nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Thành phố Hà Nội.

65. Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (2011), “Tính năng

đặc biệt của quản lý nhà nước đối với chính quyền đô thị/thành phố và nông

thôn”.

66. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) và liên danh (2015),

Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội

đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài

67. Adedeji Darmola & Ezijy O.Ibem (2010), Urban Environmental Problem in

Nigeria: implication for Sustainable Development, Journal of Sustainable

Development in Africa.

68. Aimin Chen (1996), China’s Urban Housing Reform: Price - Rent Ratio and

Market Equylibrium, Urban Studies, Vol.33.

69. Alireza Pakfetrat (2015), Assessment of Urban green space fevelopment; A

multi - criteria approach using fuzzy sets theory, The Annual international

Civil, Architecture and Urbanism conference, 22 september 2015, Kharazmi

Higher Intitute of Science & Technology, Shiraz, Iran.

70. Architecture & Building Research, Institute Ministry of Interior of Taiwan

(2006), Good to be Green. Green Building Promotion Polyci in Taiwan.

161

71. Asteya M. Santiago (1997), Decentralization of Urban Manegement in the

Philippines, University of the Philippines.

72. Bonifacio B. Magtibay (2006), Philippines Regulations on Sanitation and

Wastewater Systems.

73. Broekbakema Architects Rotterdam (2014) - Green City.

74. California Building Standards Commission (CBSC) (2010), California

Green Building Standards, California Code of Regulations Title 24, Part 11.

75. David Albrecht, Herve’ Hocquard và Philippe Papin (2010), “Urban

development in Vietnam: the development of local government, resources,

limits and development processes of local governance”.

76. Daniel R. Richards, Paul Passy, Rachel R.Y. Oh (2017), Impacts of

population density and wealth on the quantity and structure of urban green

space in tropical Southeast Asia, Landscape and Urban Planning, Volume

157, January 2017, Pages 553-560.

77. Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies: Vision VS

Implementation, World Scienctific Book.

78. Dhanapal Govindarajulu (2014), Urban Green space planing for climate

adaptation in Indian cities, Urban Climate, Volume 10, Part 1, Pages 35-41.

79. E-book (2012), LANL Sustainable Design Guide, Los Alamos National

Laboratory. December 2012.

80. Eddy Santana Putra, F.X. Suriady, Kira Tarigan, Akhmadbastari (2013),

Palembang City, Thai National Committee on Irrigation and Drainage.

81. Green Building Council Australia (2008), Technical manual Green Star

office design & Office as Built, Version 3.

82. Hammer, S. et al. (2011), Cities and Green Growth: A Conceptual

Framework, OECD Regional Development Working Papers, 2011/08, OECD

Publishing.

162

83. Hosam K. El Ghorab , Heidi A. Shala (2015), Eco and Green cities as new

approaches for planning and developing cities in Egypt, Alexandria

Engineering Journal, Volume 55, Issue 1, March 2016, Pages 495-503.

84. Johannes F.Linn (1998), Cost of Urbanization Process in Developing

Countries, World Bank.

85. Jon Kristinsso (Author) (2012), Intergrated Sustainable Design, Edited by

Andy Van Dobbelsteen. Published and distributed by Delftdigitalpress.

Delft/Deventer.

86. Laria Bramezza, H. Arjeien van Klinhk (1994), Urban Management –

Backgrounds and Concepts, European Institure for Coperative Urban

Reseach Tibergen Institure, Eramus University Rotterdam.

87. Lee, Goh Ban (2002), Urban Land Managenment in Malaysia, Centre for

Policy Research University Sain Malaysia.

88. M. Deakin, G. Mitchell, P. Nijkamp, R. Vreeker (2007), Sustainable urban

development, Europe.

89. Michael Bauer, Peter Mosle (2010), Green Building – Guidebook for

Sustainable Architecture, Drees & Sommer Advanced building technologies

GmbH.

90. San Kubba. Ph.D, LEED AP (2012), Handbook of Green Building Design

and Construction, USA.

91. Sha Md.Atiqul Haq (2011), Urban green spaces and intergrative Approach

to Subtainable Environment, Journal of Environmental Protection.

92. The World Bank (2013), Demographia World Urban Areas.

93. The World Bank (2015), World Development Indicators.

94. The United Nations Urban Environmental Accords (2005).

(www.sustainablepg.org/accord/accords.php)

163

95. Timothy Beatley (2012), Green Cities of Europe: Global Lessons on Green

Urbanism, Washington, DC: Island Press.

96. Divya Leducq& Helga-Jane Scarwell (2017), The new Hanoi: Opportunities

and challenges for future urban development, Cities: Vol 72, pp. 70-81.

97. US GBC (2015), Green Building Rating System for New Construction &

Major Renovation, Version 2.2, Leedership in Energy and Environmental

Design (LEED), October 2015.

98. US Green Building Council (2005), Green Building Rating System for New

Construction & Major renovation, Version 2.2.

99. US Green Building Council (2005), LEED ND Rating System for New

Construction & Major renovation, Version 2.2.

100. WHO and UNICEF (2008), Joint Monitoring Programme for Water

Supply and Sanitation.

101. Wissal Selmi, Christiane Weber, Emmanuel Rivière, Nadège Blond, Lotfi

Mehdi, David Nowak (2016), Air pollution removal by trees in public green

spaces in Strasbourg city, France, Urban Forestry & Urban Greening,

Volume 17, 1 June 2016, Pages 192-201.

Tài liệu trực tuyến

102. http://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/12139-kien-tao-

khong-gian-do-thi-trong-qua-trinh-chuyen-doi-cac-khu-do-thi-moi-o-ha-

noi.html.

103. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thành phố vườn.

104. http://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/12044-phat-trien-do-

thi-xanh-tai-viet-nam.html.

105. https://www.thudo.gov.vn/organization_ubnd.aspx.

106. http://thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/2018/Nien%20giam%20

Ha%20Noi%202017.pdf.

164

PHỤ LỤC

Phụ lục Nội dung Ghi chú

1 Giới thiệu một số khu đô thị xanh điển hình của thành

phố Hà Nội (tính đến năm 2018)

2 Hình ảnh một số khu đô thị xanh ở Hà Nội

3 Danh mục chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh

4 Bộ tiêu chí đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố

Hà Nội trong thời gian tới

5 Bộ tiêu chí quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội trong thời gian tới

6 Phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các

nhà chuyên môn

7 Tổng hợp thông tin từ bảng hỏi khảo sát ý kiến các

nhà chuyên môn (Từ phụ lục 6)

8 Phiếu điều tra nhận thức của các cư dân sống trong các

khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

9 Tổng hợp thông tin từ bảng hỏi khảo sát ý kiến cư dân

sống tại các khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội (Từ

phụ lục 8)

10 Danh sách phỏng vấn chuyên sâu các Nhà khoa học,

Nhà quy hoạch đô thị, các Viện Quản lý và Quy hoạch

11 Phiếu khảo sát, phỏng vấn các Nhà quản lý, nhà khoa

học đánh giá theo các tiêu chí về chính quyền thành

phố trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh ở thành phố Hà Nội

PHỤ LỤC 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHU ĐÔ THỊ XANH ĐIỂN HÌNH

CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Tính đến năm 2018)

STT Tên khu đô thị Phường (xã), Quận (huyện) Ghi chú

1 Khu đô thị xanh Gamuda

Gardens

Yên Sở, Hoàng Mai

2 Khu đô thị xanh

Vinhomes Riverside

Việt Hưng, Long Biên

3. Khu đô thị xanh The

Manor Park Đại Kim

Định Công, Hoàng Mai

4 Khu đô thị xanh Hà Nội

Gardens City

Thạch Bàn, Long Biên

5 EcoHome Phúc Lợi Phúc Lợi, Long Biên

6 Khu đô thị xanh Vinhomes

Gardenia Cầu Diễn

Bắc Từ Liêm, Hà Nội

7 Khu đô thị xanh Vinhomes

Gadenia Mỹ Đình

Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm

8 Khu đô thị xanh

Pentstudio Tây Hồ

Xuân La, Tây Hồ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát thực tế.

PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH MỘT SỐ KHU ĐÔ THỊ XANH Ở HÀ NỘI

1. Khu đô thị xanh Gamuda Gardens

2. Khu đô thị xanh Times City

3. Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside

PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CHỈ TIÊU XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

TĂNG TRƯỞNG XANH

STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu

01. Kinh tế

1 0101 Tỷ lệ chi sử dụng điện so với tổng chi tiêu của hộ

2 0102 Tỷ lệ thất thoát nước sạch

3 0103 Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước từ sử dụng tài nguyên tự

nhiên

4 0104 Tỷ lệ đầu tư dự án mới thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng

xanh

5 0105 Tỷ lệ công trình xây dựng nghiệm thu được cấp chứng chỉ

công trình xanh

02. Môi trường

6 0201 Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu

vực nội thành, nội thị

7 0202 Diện tích mặt nước tự nhiên đô thị suy giảm

8 0203

Tỷ lệ đường đô thị sử dụng các thiết bị và công nghệ tiết

kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo để chiếu

sáng

9 0204 Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng

10 0205 Tỷ lệ phương tiện giao thông cá nhân hạn chế phát thải

11 0206 Tỷ lệ đường giao thông dành riêng cho xe đạp

12 0207 Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

13 0208 Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật

14 0209 Số đơn vị hành chính cấp phường, xã chịu thiệt hại trực tiếp

do biến đổi khí hậu

15 0210 Số khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng cần xử lý

STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu

03. Xã hội

16 0301 Tỷ lệ tăng dân số toàn đô thị so với tỷ lệ tăng diện tích đất

phi nông nghiệp

17 0302 Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố

18 0303 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch

19 0304 Số lượng không gian công cộng

04. Thể chế

20 0401 Quy hoạch chung đô thị được lồng ghép các mục tiêu tăng

trưởng xanh và biến đổi khí hậu

21 0402

Chiến lược, kế hoạch hành động, chính sách cụ thể được

ban hành hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và ứng phó

biến đổi khí hậu

22 0403 Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến

23 0404 Tỷ lệ cán bộ quản lý đô thị các cấp đã được đào tạo bồi

dưỡng về tăng trưởng xanh

24 0405 Các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về tăng

trưởng xanh và biến đổi khí hậu

Nguồn: Phụ lục 1 Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2018 của

Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng

xanh[12]

PHỤ LỤC 4. BỘ TIÊU CHÍ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

STT Tiêu chí Tiêu chuẩn Mục đích

1 Không gian xanh - Mật độ cây xanh cao;

- Tỷ lệ cây xanh/ người

cao;

- Không gian công cộng;

- Không gian công viên;

- Không gian mặt nước.

Xây dựng đô thị sinh

thái, các khu công

cộng và dịch vụ tốt

cho cư dân sống

trong khu đô thị.

2 Công trình xanh - Xanh hóa các công trình

xây dựng;

- Vật liệu xanh, vật liệu

thân thiện với môi trường;

- Tiết kiệm năng lượng và

tài nguyên;

- Sử dụng năng lượng hiệu

quả.

- Xây dựng công

trình sử dụng vật liệu

thân thiện với môi

trường, đảm bảo điều

kiện sống tốt nhất

cho cư dân đô thị.

- Kiến trúc công trình

hợp lý, hài hòa với

phát triển chung của

đô thị.

3 Giao thông xanh - Nâng cao tỷ lệ giao

thông công cộng;

- Giảm thiểu các phương

tiện cá nhân;

- Giảm khí thải CO2;

- Sử dụng khí thải tái chế

cho giao thông công cộng;

- Hạ tầng giao thông xanh.

- Giảm ùn tắc giao

thông đô thị;

- Giảm các khí thải

từ các phương tiện

giao thông, hiệu ứng

nhà kính;

- Xây dựng cơ sở hạ

tầng, kết nối giao

thông hợp lý, xanh,

thông minh.

4 Công nghiệp xanh - Công nghiệp công nghệ

cao;

- Công nghiệp công nghệ

sạch;

- Hạn chế ô nhiễm;

- Sản phẩm công nghiệp

thân thiện với môi trường;

- Cộng sinh công nghiệp.

- Khu công nghiệp

sinh thái, xanh;

- Giảm các chất thải

công nghiệp vào môi

trường đô thị;

- Bảo vệ sức khỏe

dân cư đô thị.

STT Tiêu chí Tiêu chuẩn Mục đích

5 Chất lượng môi

trường xanh

- Môi trường không khí

sạch;

- Giảm rác thải;

- Giảm nước thải;

- Giảm khí thải, khói, bụi;

- Giảm độ ồn đô thị.

- Cải thiện môi

trường sống cư dân

đô thị được tốt nhất;

- Giảm thiểu rác thải,

khí thải, nước thải và

tiếng ồn vào môi

trường sống.

6 Bảo tồn cảnh quan

văn hóa lịch sử

danh lam thắng

cảnh, cảnh quan

thiên nhiên

- Bảo tồn giá trị văn hóa,

lịch sử;

- Bảo tồn các giá trị cảnh

quan thiên nhiên.

- Bảo tồn các danh lam

thắng cảnh.

- Giữ gìn bản sắc dân

tộc, giữ gìn các danh

lam thắng cảnh văn

hóa, lịch sử;

- Nâng cao sự hiểu

biết về văn hóa, lịch

sử, danh lam thắng

cảnh và sự hưởng thụ

của cư dân đô thị.

7 Cộng đồng dân cư

sống thân thiện với

môi trường

- An ninh trật tự đô thị;

- Nề nếp, lối sống xanh;

- Xây dựng gia đình văn

hóa, khối phố xanh, đô thị

xanh - văn minh - hiện đại

- Các dịch vụ phục vụ cư

dân đô thị tốt nhất: Y tế,

giáo dục, điện nước.

- Đảm bảo sự an toàn

và an tâm sinh sống

của cư dân đô thị;

- Xây dựng được đời

sống văn hóa, văn

minh đô thị.

- Cung cấp đầy đủ

các dịch vụ tốt nhất

cho cư dân đô thị.

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

PHỤ LỤC 5. BỘ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

STT Tiêu chí Mục đích

I Nhóm tiêu chí về quản lý của chính quyền thành phố

1 Tăng cường sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt

của Thành ủy trong công tác quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

Tạo nên sự quyết liệt

trong quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

của bộ máy chính quyền

các cấp, trình độ quản lý

và năng lực quản lý

chuyên sâu về đầu tư

phát triển đô thị xanh

2 UBND xây dựng các quy định quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh

3 Bộ máy quản lý đầu tư phát triển xanh có

năng lực, trình độ chuyên môn cao

4 Độ hài lòng của người dân sống trong khu

đô thị xanh

5 Trình độ quy hoạch và quản lý quy hoạch đô

thị xanh

6 Trình độ quản lý và năng lực quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh

II Nhóm tiêu chí quản lý môi trường sống đô thị

1 Quản lý kiến trúc cảnh quan xanh, không

gian đô thị xanh

Quản lý từ khâu quy

hoạch, kiến trúc cảnh

quan đô thị được hợp lý,

hài hòa, các dịch vụ

không gian tiện ích.

2 Công tác quản lý tạo mảng xanh đô thị

3 Quản lý việc tạo điều kiện sống tốt nhất cho

người dân

4 Quản lý về xây dựng không gian công cộng,

không gian văn hóa

5 Quản lý về tỉ lệ diện tích cây xanh đô thị

STT Tiêu chí Mục đích

III Nhóm chỉ tiêu quản lý tăng trưởng kinh tế

1 GDP bình quân đầu người tăng cao

Quản lý việc tăng

trưởng kinh tế thông

qua tính hiệu quả, môi

trường kinh doanh, thu

hút đầu tư cũng như

GDP bình quân đầu

người ngày càng tăng

lên.

2 Cải thiện môi trường kinh doanh

3 Quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị

xanh trong thành phố hợp lý và hiệu quả

4 Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có lợi

nhuận, thu hồi vốn nhanh

5 Quản lý việc thu hút đầu tư từ phía tư nhân,

liên doanh, vốn đầu tư nước ngoài

6 Quản lý việc đáp ứng lợi ích của cư dân

sống trong khu đô thị xanh

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

PHỤ LỤC 6. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

DÀNH CHO CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN

Xin chào Quý vị!

Tôi là Lê Minh Thoa - Nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội,

đang thực hiện đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội”. Phiếu hỏi này nhằm đánh giá của các nhà chuyên môn về quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Rất mong

được sự quan tâm giúp đỡ của Quý vị trả lời phiếu điều tra này. Xin cảm ơn Quý

vị đã tham gia đóng góp cho nghiên cứu. Mọi thông tin do Quý vị cung cấp chỉ

sử dụng cho mục đích khoa học trong phạm vi nghiên cứu của luận án.

(Lưu ý: Quý vị vui lòng đánh dấu (x) vào mỗi lựa chọn)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên: …………………………………….

- Giới tính: Nam Nữ

- Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình Chưa có gia đình

- Độ tuổi: 18 ÷ 30 tuổi 31 ÷ 40 tuổi

41 ÷ 50 tuổi 51 ÷ 60 tuổi ≥ 61 tuổi

- Trình độ: Đại học Thạc sĩ, Tiến sĩ

Dưới đại học Khác

2. Công việc chính hiện nay:

Trực tiếp làm chuyên môn Quản lý, lãnh đạo

Khác

3. Số năm công tác trong lĩnh vực này: …….năm.

II. THÔNG TIN ĐIỀU TRA

1. Quý vị có quan tâm đến đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh?

Chưa bao giờ Có quan tâm

Quan tâm Rất quan tâm

2. Tính đến năm 2017, Quý vị cho biết ở Hà Nội có bao nhiêu khu đô thị xanh?

Chưa có Năm khu đô thị xanh

Sáu khu đô thị xanh Nhiều hơn

3. Để quản lý quy hoạch các khu đô thị xanh được hợp lý và hiệu quả, theo Quý

vị thì cần phải làm gì?

STT Các yếu tố được xem xét Ý kiến của Quý vị

Đồng ý Không đồng ý

1 Ban hành các văn bản pháp luật

về quy hoạch đô thị xanh

2 Rà soát quy hoạch đô thị xanh

phải phù hợp với quy hoạch đô

thị chung của thành phố

3 Nâng cao chất lượng thẩm định

các quy hoạch đô thị xanh phù

hợp và hiệu quả nhất

4 Nâng cao năng lực quản lý và

trình độ cán bộ làm công tác quy

hoạch đô thị xanh

5 Tăng cường công tác dự báo và

thông tin kịp thời nhất

4. Quý vị hãy đánh giá công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiện nay ở

Hà Nội?

Không tốt Tốt

Bình thường Rất tốt

5. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện như thế nào?

Không tốt Tốt

Bình thường Rất tốt

6. Theo Quý vị, việc quản lý quy hoạch đô thị xanh có phù hợp với quy hoạch

tổng thể của thành phố Hà Nội không?

Không phù hợp Phù hợp Rất phù hợp

7. Quý vị cho biết các khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội bố trí có hợp lý

không ?

Chưa hợp lý Hợp lý Rất hợp lý

8. Những nguyên nhân của việc bố trí các khu đô thị xanh ở Hà Nội chưa hợp lý

STT Các yếu tố được xem xét Ý kiến của Quý vị

Đồng ý Không đồng ý

1 Quy hoạch các khu đô thị xanh

chưa hợp lý

2 Các khu đô thị xanh chưa kết nối

thuận tiện với giao thông cũng như

các khu đô thị khác của thành phố

3 Các khu đô thị xanh nằm biệt lập

không kết nối với các hệ thống hạ

tầng kỹ thuật của thành phố

4 Các khu đô thị xanh chưa có được

không gian xanh đô thị

5 Các khu đô thị xanh chưa đảm bảo

về môi trường sống của cư dân

9. Quý vị cho biết quản lý của chính quyền thành phố về đầu tư phát triển đô thị

xanh ?

Chưa hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả

10. Quý vị cho biết năng lực và trình độ quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh

trong những năm gần đây?

Không tốt Tốt

Bình thường Rất tốt

PHỤ LỤC 7. TỔNG HỢP THÔNG TIN TỪ BẢNG HỎI KHẢO SÁT

Ý KIẾN TỪ CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN

I. PHIẾU ĐIỀU TRA

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra và phỏng vấn

các cán bộ, chuyên gia có liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

Hà Nội với các nhóm đối tượng sau:

- Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn giám sát;

- Chỉ huy trưởng và cán bộ kỹ thuật của nhà thầu;

- Các cán bộ giảng dạy liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh;

- Các cán bộ của các cơ quản quản lý nhà nước liên quan.

Nội dung điều tra, khảo sát được bám sát vào mục tiêu đề ra ở chương 2.

Tác giả đã phát ra là 68 phiếu, thu về được 66 phiếu với đối tượng trả lời có độ

tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi. Trong đó, nam giới 50/66 = 75,8% ; nữ giới 16/66=24,2%.

Trình độ đại học là 45, thạc sĩ 12, tiến sĩ 9. Kết quả điều tra đáng tin cậy, làm

căn cứ cho việc sử dụng số liệu trong luận án.

II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

1. Quý vị có quan tâm đến đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh?

- Chưa bao giờ: 0 % Không quan tâm: 0 %

- Quan tâm: 35 (54,55%) Rất quan tâm: 30 (45,45 %)

2. Tính đến năm 2017, Quý vị cho biết ở Hà Nội có bao nhiêu khu đô thị xanh?

Chưa có: 0% Năm khu đô thị xanh: 0 %

Sáu khu đô thị xanh: 0% Nhiều hơn: 66 (100 %)

3. Để quản lý quy hoạch các khu đô thị xanh được hợp lý và hiệu quả, theo Quý

vị thì cần phải làm gì?

ST

T

Các yếu tố được xem xét Ý kiến của Quý vị

Đồng ý Không đồng ý

1 Ban hành các văn bản pháp

luật về quy hoạch đô thị xanh

63 95,45% 3 4,55%

2 Rà soát quy hoạch đô thị

xanh phải phù hợp với quy

hoạch đô thị chung của thành

phố

60 90,91% 6 9,09%

3 Nâng cao chất lượng thẩm

định các quy hoạch đô thị

xanh phù hợp và hiệu quả

nhất

55 84,62% 11 16,67%

4 Nâng cao năng lực quản lý và

trình độ cán bộ làm công tác

quy hoạch đô thị xanh

62 93,94% 4 6,06%

5 Tăng cường công tác dự báo

và thông tin kịp thời nhất

59 89,39% 7 10,61%

4. Quý vị hãy đánh giá công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiện nay ở

Hà Nội?

Không tốt: 38 (57,58%) Tốt: 10 (15,15%)

Bình thường: 12 (18,18% ) Rất tốt: 6 (9,09%)

5. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện như thế nào?

Không tốt: 42 (63,64%) Tốt: 5 (7,58%)

Bình thường: 16 (24,24% ) Rất tốt: 3 (4,54%)

6. Theo Quý vị, việc quản lý quy hoạch đô thị xanh có phù hợp với quy hoạch

tổng thể của thành phố Hà Nội không?

Không phù hợp: 36 (54,55%) Phù hợp: 28 (42,42%)

Rất phù hợp: 2 (3,03 %)

7. Quý vị cho biết các khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội bố trí có hợp lý

không?

Chưa hợp lý: 35 (53,03%) Hợp lý: 28 (42,42%) Rất hợp lý: 3 (4,55%)

8. Những nguyên nhân của việc bố trí các khu đô thị xanh ở Hà Nội chưa hợp lý

STT Các yếu tố được xem

xét

Ý kiến của Quý vị

Đồng ý Không đồng ý

1 Quy hoạch các khu đô

thị xanh chưa hợp lý

52 78,79% 14 21,22%

2 Các khu đô thị xanh

chưa kết nối thuận tiện

với giao thông cũng

như các khu đô thị

khác của thành phố

48 72,73% 18 27,27%

3 Các khu đô thị xanh

nằm biệt lập không kết

nối với các hệ thống hạ

tầng kỹ thuật của thành

phố

36 54,55% 30 45,45%

4 Các khu đô thị xanh

chưa có được không

gian xanh đô thị

5 7,58% 61 92,42%

5 Các khu đô thị xanh

chưa đảm bảo về môi

trường sống của cư

dân

5 7,58% 61 92,42%

9. Quý vị cho biết quản lý của chính quyền thành phố về đầu tư phát triển đô thị

xanh ?

Chưa hiệu quả: 50 (75,76%) Hiệu quả: 16 (24,24%) Rất hiệu quả: 0%

10. Quý vị cho biết năng lực và trình độ quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh

trong những năm gần đây?

Không tốt: 0 % Tốt: 17 (25,76%)

Bình thường: 72,73% Rất tốt: 1 (1,51%)

PHỤ LỤC 8. PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA CƯ DÂN SỐNG

TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Xin chào Quý vị!

Tôi là Lê Minh Thoa - Nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội,

đang thực hiện đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội”. Phiếu hỏi này nhằm đánh giá của cư dân sống trong các khu đô thị xanh

của thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền

thành phố trong thời gian gần đây. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Quý

vị trả lời phiếu điều tra này. Xin cảm ơn Quý vị đã tham gia đóng góp cho

nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn các cư dân trên sẽ được sử dụng cho mục đích

khoa học trong phạm vi nghiên cứu của luận án, từ đó tác giả có căn cứ để đề

xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh của Hà Nội trong thời gian tới.

Xin trân trọng cám ơn Quý vị đã dành thời gian tham gia!

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên: …………………………………….

- Giới tính: Nam Nữ

- Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình Chưa có gia đình

- Độ tuổi: 18 ÷ 30 tuổi 31 ÷ 40 tuổi

41 ÷ 50 tuổi 51 ÷ 60 tuổi ≥ 61 tuổi

- Trình độ: Đại học Thạc sĩ, Tiến sĩ

Dưới đại học Khác

- Công việc chính hiện nay:

Trực tiếp làm chuyên môn Quản lý, lãnh đạo

Khác

II. THÔNG TIN ĐIỀU TRA

1. Quý vị cho biết chất lượng cuộc sống trong khu đô thị xanh?

Tạm được Tốt

Chưa được tốt Rất tốt

2. Quý vị cho biết mức thu phí dịch vụ tại các khu đô thị xanh ở Hà Nội hiện

nay?

Chấp nhận được Cao Rất cao

3. Theo Quý vị, Hà Nội xây dựng các khu đô thị xanh là cơ hội phát triển kinh tế

của thành phố tới các khu đô thị hiện có?

Không đáng kể Tốt

Rất tốt Tác dụng ngược lại

4. Quý vị đánh giá lợi ích mang lại từ khu đô thị xanh đến đời sống dân cư ?

STT Các yếu tố được xem xét Ý kiến của Quý vị

Đồng ý Không đồng ý

1 Kiến trúc cảnh quan, không gian

xanh rất tốt, nhiều cây xanh

2 Môi trường sống rất trong lành, ít

bị ô nhiễm

3 Hạ tầng kỹ thuật hợp lý, kết nối

giao thông xanh, thông minh

4 Các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe

rất thuận tiện, dịch vụ rất tốt

5 Các khu vui chơi giải trí rất phù

hợp với mọi lứa tuổi : Công viên

xanh, khu thể thao như tenis, bể

bơi…

6 Quản lý hành chính, an ninh trật tự

rất tốt

7 Vai trò quản lý của các cấp chính

quyền tại khu đô thị xanh rất tốt

PHỤ LỤC 9. TỔNG HỢP THÔNG TIN TỪ BẢNG HỎI KHẢO SÁT

Ý KIẾN CƯ DÂN SỐNG TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ XANH

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. PHIẾU ĐIỀU TRA

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra và phỏng vấn

các cư dân sống tại các khu đô thị xanh ở Hà Nội như :

Nội dung điều tra, khảo sát được bám sát vào mục tiêu đề ra ở chương 2.

Tác giả đã phát ra là 100 phiếu, thu về được 93 phiếu với đối tượng trả lời có độ

tuổi từ 31÷60 tuổi. Trong đó, nam giới 50/93 = 53,76%; nữ giới 43/93=46,24%.

Kết quả điều tra các cư dân sống trong các khu đô thị xanh làm căn cứ cho

việc sử dụng nghiên cứu của luận án. Từ đó tác giả có căn cứ để đề xuất các

định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh của Hà Nội trong thời gian tới.

II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

1. Quý vị cho biết chất lượng cuộc sống trong khu đô thị xanh?

Tạm được: 15 (16,13%) Tốt: 55 (59,14%)

Chưa được tốt : 5 (5,38%) Rất tốt : 18 (19,35%)

2. Quý vị cho biết mức thu phí dịch vụ tại các khu đô thị xanh ở Hà Nội hiện

nay?

Chấp nhận được: 63 (67,74%)

Cao: 20 (21,51 %) Rất cao : 10 (10,75%)

3. Theo Quý vị, Hà Nội xây dựng các khu đô thị xanh là cơ hội phát triển kinh tế

của thành phố tới các khu đô thị hiện có?

Không đáng kể: 6 (6,45%) Tốt: 73 (78,50%)

Rất tốt : 12 (12,90%) Tác dụng ngược lại: 2 (2,15%)

4. Quý vị đánh giá lợi ích mang lại từ khu đô thị xanh đến đời sống dân cư ?

STT Các yếu tố được xem xét Ý kiến của Quý vị

Đồng ý Không đồng ý

1 Kiến trúc cảnh quan,

không gian xanh rất tốt,

nhiều cây xanh

85 91,40% 8 8,60%

2 Môi trường sống rất

trong lành, ít bị ô nhiễm

92 98,92% 1 1,08%

3 Hạ tầng kỹ thuật hợp lý,

kết nối giao thông xanh,

thông minh

55 59,14% 38 40,86%

4 Các cơ sở y tế chăm sóc

sức khỏe rất thuận tiện,

dịch vụ rất tốt

65 69,89% 28 30,11%

5 Các khu vui chơi giải trí

rất phù hợp với mọi lứa

tuổi : Công viên xanh,

khu thể thao như tenis,

bể bơi…

82 88,17% 11 11,83%

6 Quản lý hành chính, an

ninh trật tự rất tốt

78 83,87% 15 16,13%

7 Vai trò quản lý của các

cấp chính quyền tại khu

đô thị xanh rất tốt

66 70,97% 27 29,03%

PHỤ LỤC 10. DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU CÁC NHÀ KHOA

HỌC, NHÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, CÁC VIỆN QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH

(1) GS.TS. Phan Huy Đường, Nguyên Trưởng Bộ Quản lý kinh tế, Khoa

Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

(2) PGS.TS. Phạm Văn Dũng, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Kinh tế chính trị,

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

(3) TS. Khu Thị Tuyết Mai, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Kinh tế quốc tế, Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

(4) PGS.TS. Nguyễn Minh Khải, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ

Quốc Phòng.

(5) PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế -

Đại học Quốc gia Hà Nội.

(6) GS.TS. Nguyễn Tố Lăng, Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến

trúc Hà Nội, Vụ trưởng, Trưởng Văn phòng thường thực Ban chỉ đạo Quy

hoạch và Đầu tư xây dựng vùng Thủ đô.

(7) GS.TS. Đỗ Hậu, Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà

Nội, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt

Nam.

(8) ThS.KTS. Phùng Anh Tiến, Nguyên Chủ nhiệm khoa Quản lý đô thị, đại

học Kiến trúc Hà Nội, Ủy viên Ban chấp hành Hội Quy hoạch Phát triển Đô

thị Việt Nam.

(9) TS. Vũ Thị Dậu, Nguyên Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế Chính trị, Đại học

Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

(10) TS. Trần Đức Vui, Nguyên Phó chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh,

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

(11) Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia – Bộ Xây dựng.

(12) Viện Quy hoạch và xây dựng Hà Nội.

(13) Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

(14) Sở Xây dựng Hà Nội

PHỤ LỤC 11. PHIẾU KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN CÁC NHÀ QUẢN LÝ, NHÀ

KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHÍ VỀ CHÍNH QUYỀN

THÀNH PHỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

ĐÔ THỊ XANH Ở HÀ NỘI

Xin chào Quý vị!

Tôi là Lê Minh Thoa - Nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội,

đang thực hiện đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà

Nội”. Phiếu khảo sát, phỏng vấn này nhằm thu thập thêm thông tin về quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội trong thời gian

gần đây theo các tiêu chí : Hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Rất mong

được sự quan tâm giúp đỡ của Quý vị trả lời phiếu điều tra này. Xin cảm ơn Quý

vị đã tham gia đóng góp cho nghiên cứu. Kết quả khảo sát trên sẽ được sử dụng

cho mục đích khoa học trong phạm vi nghiên cứu của luận án, từ đó tác giả có

căn cứ để đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh của Hà Nội trong thời gian tới.

Xin trân trọng cám ơn Quý vị đã dành thời gian tham gia!

THÔNG TIN KHẢO SÁT ĐIỀU TRA

Đánh giá chính quyền thành phố Hà Nội trong việc quản lý đầu tư các khu

đô thị xanh theo các tiêu chí: Hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Quý vị

lựa chọn đáp án phù hợp nhất đối với các câu hỏi theo mức độ sau:

Mức độ

đồng ý

Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý

Điểm 1 2 3 4 5

Tiêu chí hiệu lực (ký hiệu HL) của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi từ HL1đến số HL4.

Tiêu chí hiệu quả (ký hiệu HQ) của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

ở thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi từ số HQ1 đến số

HQ3.

Tiêu chí phù hợp (ký hiệu PH) của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

ở thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi từ số PH1 đến số PH5.

Tiêu chí bền vững (ký hiệu BV) của quản lý đầu tư phát triển đô thị

xanh ở thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi từ số BV1 đến

số BV4.

hiệu

Các yếu tố được

xem xét

Ý kiến của Quý vị

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

1 2 3 4 5

HL Tiêu chí hiệu lực

HL1 Mức độ tuân thủ pháp

luật về quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội

HL2 Hiệu lực về kiểm tra giám

sát quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh ở Hà

Nội

HL3 Chính sách thu hút vốn

đầu tư phát triển đô thị

xanh ở thành phố Hà Nội

HL4 Chính sách thu hút tuyển

dụng cán bộ, công chức,

viên chức trong công tác

quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh ở Hà Nội

hiệu

Các yếu tố được

xem xét

Ý kiến của Quý vị

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

1 2 3 4 5

HQ Tiêu chí hiệu quả

HQ1 Hiệu quả thực thi các

quyết định, quy định

HQ2 Hiệu quả thông qua lợi

ích đầu tư phát triển đô

thị xanh mang lại cho

thành phố

HQ3 Hiệu quả về kiến trúc

cảnh quan, sinh thái và

môi trường đô thị đem lại

cho người dân

PH Tiêu chí phù hợp

PH1 Phù hợp chủ trương chính

sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước về quản lý

đầu tư phát triển đô thị

xanh

PH2 Đầu tư phát triển đô thị

xanh phù hợp với xu thế

của thời đại, phù hợp với

điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội của thành phố

Hà Nội

PH3 Phù hợp với xu thế phát

triển chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch quản lý

đầu tư phát triển đô thị

xanh

hiệu

Các yếu tố được

xem xét

Ý kiến của Quý vị

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

1 2 3 4 5

PH4 Phù hợp với trình độ tiến

bộ khoa học công nghệ

PH5 Đầu tư phát triển đô thị

xanh là phù hợp với đối

phó sự biến đổi khí hậu

toàn cầu

BV Tiêu chí bền vững

BV1 Chính sách quản lý đầu tư

bổ sung cho chiến lược

phát triển tăng trưởng

xanh của Chính phủ ban

hành

BV2 Số lượng, cơ cấu bộ máy

công chức trong công tác

quản lý đầu tư phát triển

đô thị xanh

BV3 Tạo ra các khu đô thị

xanh bền vững, quản lý

trường tồn, ít thay đổi,

không xáo trộn

BV4 Chiến lược, quy hoạch kế

hoạch phát triển đô thị

xanh cần hướng tới phát

triển bền vững quy hoạch

chung của thành phố Hà

Nội