quy chẾ ngÀnh Ấu - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và...

68
BAN ĐIỀU HÀNH HƢỚNG ĐẠO VIT NAM NGÀNH ẤU QUY CHNGÀNH ẤU LƢU HÀNH NỘI BNGÀNH ẤU - 2010

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

15 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 1

BAN ĐIỀU HÀNH

HƢỚNG ĐẠO VIỆT NAM

NGÀNH ẤU

QUY CHẾ

NGÀNH ẤU

LƢU HÀNH NỘI BỘ

NGÀNH ẤU - 2010

Page 2: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 4

PHẦN A ĐẠI CƢƠNG .......................................................................................... 8

CHƢƠNG I MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................ 8

1.1 Mục đích ................................................................................................... 8

1.2 Phƣơng pháp ............................................................................................. 8

1.3 Truyện Rừng Xanh ................................................................................... 8

1.4 Sói con: ................................................................................................... 10

CHƢƠNG II LUẬT – LỜI HỨA CHÂM NGÔN – CÁCH NGÔN ................ 11

2.1 Lời Hứa ................................................................................................... 11

2.2 Luật Rừng ............................................................................................... 11

2.3 Châm ngôn .............................................................................................. 11

2.4 Cách ngôn Rừng ..................................................................................... 11

CHƢƠNG III TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH ................................................... 12

3.1 Ấu đoàn ................................................................................................... 12

3.2 Ban Sói già .............................................................................................. 12

3.3 Thành lập Ấu đoàn .................................................................................. 13

3.4 Quản trị của Ấu đoàn .............................................................................. 13

3.5 Hành chánh của Ấu đoàn ........................................................................ 14

3.6 Giao tế của Ấu đoàn ............................................................................... 15

CHƢƠNG IV HUẤN LUYỆN VÀ BỔ NHIỆM TRƢỞNG ........................... 15

4.1 Huấn luyện .............................................................................................. 15

4.2 Bổ nhiệm Trƣởng .................................................................................... 15

PHẦN B CHƢƠNG TRÌNH ĐẲNG THỨ VÀ CHUYÊN HIỆU SÓI CON ...... 16

CHƢƠNG V CHƢƠNG TRÌNH ĐẲNG THỨ SÓI CON............................... 16

5.1 Bặc Giò non ............................................................................................ 16

5.2 Bặc Sói Mở mắt (Sói hai sao) ................................................................. 17

5.3 Bặc Sói Nhảy cao .................................................................................... 18

5.4 Ấu sinh Việt Nam ................................................................................... 19

CHƢƠNG VI CÁC LOẠI CHUYÊN HIỆU .................................................... 21

Page 3: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 3

6.1 Loại thông minh (nền màu xanh da trời) ................................................ 21

6.2 Loại khéo tay (nền màu vàng) ................................................................ 23

6.3 Loại giúp ích (nền màu đỏ) ..................................................................... 25

6.4 Loại sức khỏe (màu xanh lá cây) ............................................................ 28

PHẦN C NGHI THỨC – TẬP TỤC .................................................................... 30

CHƢƠNG VII NGHI THỨC ........................................................................... 30

7.1 Đồng phục Sói con .................................................................................. 30

7.2 Đồng phục sinh hoạt của Trƣởng ngành Ấu ........................................... 31

7.3 Khăn quàng ............................................................................................. 33

7.4 Huy hiệu và Cấp hiệu ............................................................................. 34

7.5 Cờ Bầy và Gậy Biểu tƣợng ..................................................................... 37

7.6 Các lối chào của Sói ............................................................................... 38

CHƢƠNG VIII TẬP HỌP VÀ HIỆU LỆNH .................................................. 40

8.1 Hiệu tay, hiệu còi và các lối tập hợp Ấu sinh ......................................... 40

8.2 Khẩu hiệu ................................................................................................ 42

CHƢƠNG IX NGHI LỄ ................................................................................... 43

9.1 Nghi thức Tiếng Rống lớn ...................................................................... 43

9.2 Nghi thức Tuyên Hứa (Lễ Nhập Bầy) .................................................... 45

9.3 Nghi thức Tiễn Sói Lên Đoàn ................................................................. 50

9.4 Nghi thức Sói Mở Mắt ............................................................................ 51

9.5. Nghi thức gắn Đẳng hiệu Sói Nhảy Cao ............................................... 52

9.6. Nghi thức gắn Đẳng hiệu Ấu Sinh Việt Nam ........................................ 52

9.7. Nghi thức phong nhậm Đầu Đàn ........................................................... 53

9.8. Nghi thức trao khan quàng cho Sói Sơ Sinh .......................................... 54

9.9. Nghi thức chào cờ .................................................................................. 54

9.10. Nghi thức đón Hải Ly Bơi Lên: ........................................................... 55

CHƢƠNG IV TẬP TỤC CỦA BẦY ............................................................... 57

PHẦN D CÁC BÀI CA NGHI THỨC ................................................................. 58

PHẦN G PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................. 65

Page 4: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Anh chị Bầy Trưởng thân mến,

Nghi thức Hƣớng Đạo của Hội Hƣớng Đạo Việt Nam có từ năm

1962 và đƣợc bổ sung năm 1964. Từ đó đến nay đã 45 năm, ngành

Ấu vẫn áp dụng các Nghi thức và chƣơng trình Đẳng thứ Sói con theo

cuốn “Săn nào! Em!”, không thay đổi. Trải qua nhiều biến cố lịch sử

và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình yên

hơn, những tiện nghi vật chất đầy đủ giúp trẻ cao lớn hơn và với sự

phát triển của khoa học kỹ thuật, trẻ ngày càng thông minh hơn. Vì

vậy, việc điều chỉnh các phƣơng pháp trong sinh hoạt Bầy để phù hợp

với tâm sinh lý trẻ là điều rất cần thiết.

Trong hoàn cảnh hiện nay, việc thay đổi một thông lệ đã tồn tại 45

năm chắc chắc sẽ gặp nhiều trở ngại. Nhƣng vì nhu cầu của trẻ, vì sự

phát triển của ngành Ấu, Toán Sinh Hoạt ngành Ấu đã chắt lọc ý kiến

đóng góp của các Trƣởng và các Sói già để thực hiện bản Quy chế

Ngành Ấu này. Bổ sung thêm những điểm chƣa rõ ràng trong phần

Nghi thức và sửa đổi chƣơng trình Đẳng thứ Sói con.

Trong lúc chờ đợi Quy chế chính thức của Phong trào Hƣớng Đạo

Việt Nam, rất mong Quy chế ngành Ấu sẽ đƣợc các Bầy Trƣởng áp

dụng để chúng ta có đƣợc sự thống nhất trong sinh hoạt chung của

ngành Ấu.

TOÁN SINH HOẠT NGÀNH ẤU

Page 5: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 5

- Tháng 02/2008, trong buổi họp mặt đầu năm, Phiếu tham

khảo đƣợc gởi đến các Trƣởng ngành Ấu để lấy ý kiến, đa số đề

nghị sửa đổi lại chƣơng trình Đẳng thứ Sói con.

- Ngày 20/04/2008, Toán Sinh Hoạt ngành Ấu tổ chức buổi

hội thảo gồm có 16 anh chị Bầy Trƣởng và trên 30 Bầy Phó, Tập

sự Trƣởng tham dự, đã đồng thuận một định hƣớng chung trong

việc sửa đổi bổ sung và xây dựng “Quy chế sinh hoạt cho ngành

Ấu”, bao gồm Nghi thức và chƣơng trình Đẳng thứ, phù hợp với

việc giáo dục trẻ trong hoàn cảnh hiện nay. Toán Sinh Hoạt ngành

Ấu có trách nhiệm tổng hợp và biên soạn lại.

- Đến đầu tháng 08/2009, Toán Sinh Hoạt ngành Ấu mới

tạm hoàn tất bản Dự thảo Quy chế ngành Ấu.

- Ngày 23/08/2009, Hội đồng Akela về việc soạn thảo “Quy

chế và Nghi thức ngành Ấu” đƣợc tổ chức.

+ Chủ tọa đoàn danh dự:

- LT. Nguyến Thới Hòa – Trƣởng Toán HL ngành Ấu

- LT. Trần Văn Hiến – Trƣởng Toán SH ngành Ấu

+Chủ tọa đoàn Điều hành:

- ALT. Trần Thị Diệu Quỳnh

- ALT. Nguyễn Thành Nghĩa

+Thƣ ký:

- Tr. Uông Từ Ái

- Tr. Liên Bạch Hoa

+Thành phần tham dự:

Page 6: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 6

- Đại diện khối sinh hoạt: Tr. Trần Minh Thiện, Tr. Nguyễn

Phƣớc Ái Huy

- Các Đạo Trƣởng, Liên Đoàn Trƣởng và Ban Sói Già các

Bầy đang sinh hoạt trong hệ thống BĐH HĐVN.

- Tổng số thành viên tham dự: 35 Trƣởng

Quy chế Ngành Ấu đƣợc thống nhất thông qua và hoàn tất, tạm

thời sử dụng nhằm mục đích thống nhất sinh hoạt và mục tiêu giáo

dục cho đến khi Hội chúng ta đƣợc thuận tiện hơn. Các Trƣởng ngành

Ấu có trách nhiệm cập nhật chƣơng trình cho phù hợp với tuổi Sói

Con ngày nay. Xin đóng góp tiếp các ý kiến để tƣơng lai các em đƣợc

tiếp bƣớc, sánh vai cùng với Phong trào Hƣớng Đạo Thế giới.

Bản Quy chế ngành Ấu đã nhận đƣợc sự ủng hộ và đóng góp ý

kiến của Akela Leader Trần Văn Lƣợc, và Akela Leader Nguyễn Thúc

Tuân.

Trƣởng Toán HL ngành Ấu Trƣởng Toán SH ngành Ấu

LT. NGUYỄN THỚI HÕA LT. TRẦN VĂN HIẾN

Trƣởng Ban Điều Hành HĐVN

LT. TRẦN VĂN LƢỢC

Page 7: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 7

HƢỚNG ĐẠO VIỆT NAM

NGÀNH ẤU

O

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

LƢU HÀNH NỘI BỘ NGÀNH ẤU

2010

Page 8: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 8

PHẦN A

ĐẠI CƢƠNG

CHƢƠNG I

MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP

1.1 Mục đích

Ngành Ấu của phong trào Hƣớng Đạo đƣợc thành lập từ năm

1916, Ấu đoàn đƣợc xem nhƣ vƣờn ƣơm của phong trào, có mục đích

rèn luyện tính khí để các em đạt đƣợc ba phƣơng diện: Trí dục, đức

dục và thể dục.

1.2 Phƣơng pháp

Huân tƣớc Baden Powell (B-P) đã chọn câu chuyện “Truyện Rừng

Xanh” (The jungle Book) của văn hào Rudyard Kipling làm bối cảnh

cho hoạt động của Ấu đoàn. Các em sống trong Bầy đƣợc gọi là Sói

con, đƣợc hƣớng dẫn bởi các Trƣởng ngành Ấu (Akela, Baloo,

Bagheera…), gọi chung là các Sói già.

Phƣơng pháp chính trong sinh hoạt của ngành là phát triển trí

tƣởng tƣợng phong phú của trẻ; giúp các em vui vẻ, biết vâng lời,

chăm chỉ, dạn dĩ, tự tin và khỏe mạnh qua các trò chơi, ca múa, thủ

công, chƣơng trình đẳng thứ và chuyên hiệu Sói con.

1.3 Truyện Rừng Xanh

Trong Rừng Xanh có một con cọp què tên là Shere – Khan. Một

hôm đói lòng cọp đến rình quanh chỗ dân tiều phu cắm trại. Cọp ta

vẫn chắc mẩm sẽ đƣợc mồi ngon, nên vô ý dẫm phải một hòn hồng

vùi dƣới tro. Bị phỏng cọp kêu rống lên. Nghe tiếng cọp gầm, những

ngƣời tiều phu tỉnh giấc, hoảng hốt bỏ chạy, bỏ quên lại một đứa bé

vừa mới chập chững biết đi.

Page 9: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 9

Đứa bé không hề la khóc, tự mình chập chững bƣớc vào Rừng. Nó

đi đến miệng hang trong đó có một gia đình Sói ở. Sói cha định nhảy

lên vồ lấy, nhƣng thấy đứa bé bạo dạn, không chút sợ hãi, nên lại nhẹ

nhàng ngoạm lấy nó đem vào hang cho Sói mẹ.

Thấy nó mạnh bạo, Sói mẹ Raksha đem lòng yêu, nhận làm con và

đặt tiên là Mowgli, theo tiếng Sói là “con nhái”, vì thân hình nó nhẵn

nhụi, không hề có long nhƣ các Sói.

Trong lúc ấy, chó Rừng Tabaqui biết đƣợc chuyện mới chạy đến

ton hót với cọp rằng: “Bẩm ngài, cháu biết chỗ trốn của thằng bé.

Cháu xin đưa đường và chỉ xin ngài chút xương thừa mà thôi”.

Tabaqui là con vật lƣời biếng và hèn nhát, chỉ chuyên theo nịnh hót

những con vật lớn để xin gặm mút chút xƣơng thừa.

Cọp què nghe theo, liền tới hang Sói. Nhƣng cửa hang nhỏ hẹp,

cọp không vào lọt, chỉ thò đƣợc cái đầu vào mà thôi. Nó lớn tiếng đòi

lại thằng bé, nhƣng Sói mẹ nhất định không chịu. Cọp chẳng làm gì

đƣợc, là hét om sòm rồi đành lủi thủi quay về.

Theo luật, nếu muốn giữ Mowgli trong gia đình Sói thì phải đƣợc

Bầy Sói công nhận.

Một đêm trăng sáng, cha mẹ Sói liền dẫn Mowgli đến gặp Hội

đồng Bầy, Sói già Akela chủ tọa trên một tảng đá lớn: Đá Hội đồng.

Hôm đó, Cọp Shere – Khan cũng đến và cố ngăn cản Bầy Sói đừng

nhận thằng bé vào Bầy. Trong bụng cọp què vẫn còn thèm thịt trẻ con

lắm.

Nhƣng Gấu Baloo, tiến sĩ Luật Rừng của các Sói con lên giọng

bênh vực Mowgli. Lại có Báo đen Bagheera, thƣờng dạy các Sói cách

săn mồi, cũng đứng lên xin chuộc Mowgli bằng một con bò mộng vừa

mới săn đƣợc.

Page 10: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 10

Thế là Mowgli đƣợc nhận vào Bầy Sói, và từ đó Mowgli sống

chung với các Sói con, đƣợc Baloo giảng Luật Rừng và chỉ các khẩu

hiệu để làm quen với mọi giống vật trong Rừng.

Baloo lại khuyên răn nên thƣơng yêu bạn, không nên bắt chƣớc

loài Bandarlog, tức bọn khỉ ngu xuẩn sống vô kỷ luật, chỉ đùa giỡn ồn

ào và phá phách kẻ khác trong Rừng.

Mowgli sống yên vui cùng muôn thú trong Rừng Xanh cho đến lúc

em trƣởng thành.

(Phỏng theo “Truyện Rừng Xanh” của Rudyard Kipling)

1.4 Sói con

Các em nhỏ khi đƣợc vào Bầy giống nhƣ chú bé Mowgli, nên đƣợc

gọi là Sói con. Dân da đỏ bên Mỹ Châu tôn trọng những thanh niên

giỏi giang, tháo vát, tài ba của họ và họ gọi những ngƣời đó là “Sói”.

Ngƣời da đen Phi Châu cũng dùng danh hiệu “Sói” tặng cho những

thanh niên có biệt tài trong bộ lạc, ví nhƣ những tráng sĩ anh hùng của

ta vậy.

Ngƣời Hƣớng Đạo lúc nào cũng tỏ ra lịch thiệp, nghĩa khí, hào

hùng, dám hy sinh tất cả cho bổn phận. Dù đêm hay ngày, ở rừng núi

hay ngoài biển cả, họ đều tìm thấy đƣờng mà đi. Họ tháo vát biết nấu

nƣớng mà ăn, dù ở giữa trời, biết nhận xét tìm tòi không chán nản và

tự tin. Họ chuẩn bị sẵn sàng để giúp ích cho tổ quốc và đồng loại. Sói

con chính là những Hƣớng Đạo sinh tƣơng lai.

Page 11: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 11

CHƢƠNG II

LUẬT – LỜI HỨA

CHÂM NGÔN – CÁCH NGÔN

2.1 Lời Hứa

Em xin hứa gắng sức:

- Trung thành với Tín ngƣỡng tâm linh và Tổ quốc của em.

- Hiếu thảo với cha mẹ.

- Tuân theo Luật Sói con, và

- Mỗi ngày làm vui lòng một ngƣời.

2.2 Luật Rừng

Sói con nghe Sói già – Sói con không nghe mình.

2.3 Châm ngôn

Châm ngôn: Gắng sức.

Khẩu hiệu: Sói con – Gắng sức.

2.4 Cách ngôn Rừng

- Sói con nghĩ đến ngƣời khác trƣớc.

- Sói con mở mắt vểnh tai.

- Sói con sạch sẽ.

- Sói con thật thà.

- Sói con vui vẻ.

Page 12: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 12

CHƢƠNG III

TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH

3.1 Ấu đoàn

a. Ấu đoàn còn đƣợc gọi là Bầy. Bầy do một Bầy trƣởng – còn gọi

là Akela, điều khiển và chịu trách nhiệm. Một Bầy nên có tối đa 24

em, chia thành 4 Đàn: Trắng, Xám, Đen, Nâu. Mỗi Đàn có 4 đến 6 Sói

con.

b. Độ tuổi của Sói con từ 7 đến 11 tuổi. Có hai giai đoạn chuyển

tiếp:

- Giai đoạn đầu, từ 6 đến 7 tuổi.

- Giai đoạn cuối, từ 10 đến 11 tuổi.

3.2 Ban Sói già

a. Ban Sói già bao gồm các thành phần sau đây:

- Bầy trƣởng còn gọi là Akela. Bầy trƣởng phải trên 21 tuổi và

đã qua khóa Huy hiệu Rừng. Bầy trƣởng đeo tua vai màu vàng

bên tay trái áo.

- Phụ giúp Bầy trƣởng là hai Phó bầy, còn gọi là Bagheera và

Baloo. Phó bầy phải trên 18 tuổi và đã qua khóa Huấn luyện

Dự bị Ấu và các xƣởng kỹ năng. Phó Bầy đeo tua vai màu

vàng có một gạch nâu bên tay trái áo.

- Các Phụ tá khác đƣợc gọi tên theo nhân vật Rừng nhƣ là Kaa,

Chil, Hathi… Phụ tá phải trên 18 tuổi và đã qua khóa Huấn

luyện Dự bị Ấu.

b. Trƣởng tập sự, Kha sinh, Tráng sinh có thể đến sinh hoạt với

Bầy; để học hỏi, thực tập thêm về ngành Ấu, hoặc hƣớng dẫn các phần

kỹ thuật khác có liên quan.

Page 13: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 13

3.3 Thành lập Ấu đoàn

Tiến trình thành lập một Bầy nên thực hiện nhƣ sau:

- Bầy trƣởng chọn từ 8 đến 12 trẻ nòng cốt để hƣớng dẫn, huấn

luyện. Độ tuổi thích hợp của trẻ là từ 7 đến 9 tuổi.

- Bầy mới thành lập nên bắt đầu từ hai Đàn.

- Mỗi Đàn có một Đầu đàn, một Thứ đàn và khoảng 4 Sói con.

- Bầy có thể có một Sói Đầu bầy, còn gọi là Đầu đàn nhất. Đầu đàn

nhất là một Sói Đầu đàn đã qua chƣơng trình Hai sao; xuất sắc về

tính tình, sức khỏe và chuyên môn.

3.4 Quản trị của Ấu đoàn

3.4.1 Hội Đồng Akela

Hội đồng Akela là cuộc họp của Bầy trƣởng với các Sói già, trƣớc

khi đƣa ra Hội đồng Bầy. Mục đích để bàn về hoạch định mục tiêu

huấn luyện Sói con, về phân công thực hiện chƣơng trình, về tổ chức

của Bầy, về thủ tục hành chánh, bảo hiểm hoặc các công tác bất

thƣờng khác.

3.4.2 Hội đồng Bầy

a. Hội đồng Bầy bao gồm: các Sói già, các Đầu đàn và Thứ đàn.

Bầy trƣởng làm chủ tọa, có thƣ ký lập biên bản.

Hội đồng Bầy không có kỳ hạn. Hội đồng Bầy triệu tập mỗi khi

cần quyết định về một hoạt động, một công việc có liên quan đến Bầy,

có tính cách chung cho cả Bầy.

Hội đồng Bầy còn đƣợc triệu tập khi có khen thƣởng hoặc sửa

chữa, nhắc nhở một Sói chƣa ngoan.

b. Chủ tọa không nên độc tài, cần nhận sự cộng tác từ các Đầu đàn

và Thứ đàn để phát huy sáng kiến và luyện tập năng lực lảnh đạo, tinh

thần trách nhiệm của các em. Hội đồng Bầy nên tạo điều kiện cho các

Đàn đóng góp ý kiến, theo sở thích, nhu cầu của chính mình. Mọi ý

kiến xác đáng đều đƣợc tôn trọng.

Page 14: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 14

c. Hội đồng Bầy thu hẹp thì chỉ có các Sói già và các Đầu đàn

đƣợc mời tham dự.

3.4.3 Họp Đầu đàn

Hàng tháng, Ấu đoàn nên tập họp Đầu đàn để:

- Kiểm soát lại công việc đã thực hiện.

- Huấn luyện thêm cho Đầu đàn.

- Tiếp thu ý kiến và sáng kiến từ các em.

3.5 Hành chánh của Ấu đoàn

Về mặt hành chánh, Ấu đoàn là một đơn vị trực thuộc Liên đoàn.

3.5.1 Biểu mẫu hành chánh

a. Biểu mẫu hành chánh trong Ấu đoàn theo quy định hƣớng dẫn

tại phần phụ lục.

b. Hồ sơ Sói con của một Ấu đoàn gồm có:

- Đơn xin gia nhập

- Phiếu lý lịch Ấu sinh

- Phiếu chuyển sinh hoạt (nếu có)

- Các loại giấy tờ liên quan đến: bảo hiểm, y tế, niên liễm, nguyệt

liễm.

3.5.2 Các loại sổ sách

Ấu đoàn có trách nhiệm quản lý và cập nhật các loại sổ sau:

- Sổ chi thu

- Thƣ đến, thƣ đi

- Bầy phả

- Sổ bảo quản theo dõi dụng cụ sinh hoạt của Bầy

- Sổ ghi danh sách phụ huynh và các ân nhân

- Sổ chuyên cần

- Sổ ghi chƣơng trình sinh hoạt

- Các bảng trắc nghiệm chuyên môn

Page 15: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 15

- Tủ sách của Bầy (nếu có)

3.6 Giao tế của Ấu đoàn

Ấu đoàn là một đơn vị Hƣớng Đạo, nên có quan hệ với:

- Châu, Đạo và các Liên đoàn khác

- Phụ huynh, ân nhân, thầy cô giáo

- Các vị Tuyên úy, Cố vấn giáo hạnh

- Bầy trƣởng và các phụ tá của các Ấu đoàn khác

- Các đoàn thể khác

CHƢƠNG IV

HUẤN LUYỆN VÀ BỔ NHIỆM TRƢỞNG

4.1 Huấn luyện

Ấu đoàn có trách nhiệm hƣớng dẫn các phụ tá và các Tráng sinh

tập sự từ Tráng đoàn gởi đến, để hiểu biết các nghi thức và tập tục của

ngành Ấu.

Ấu đoàn có trách nhiệm trình với Liên đoàn các phụ tá đủ khả

năng và yêu thích ngành Bầy, để đƣợc giới thiệu theo học các khóa

huấn luyện và làm cơ sở bổ nhiệm Trƣởng sau này.

4.2 Bổ nhiệm Trƣởng

Việc bổ nhiệm Trƣởng trong Ấu đoàn theo quy chế chung.

Page 16: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 16

PHẦN B

CHƢƠNG TRÌNH ĐẲNG THỨ

VÀ CHUYÊN HIỆU SÓI CON

CHƢƠNG V

CHƢƠNG TRÌNH ĐẲNG THỨ SÓI CON

5.1 Bặc Giò non

5.1.1 Giai đoạn Sói Sơ sinh

a. Dành cho các Sói mới vào Bầy hoặc ở ngành Nhi lên. Thời gian

từ 1 đến 2 tháng.

b. Chƣơng trình Sói Sơ sinh gồm:

- Đã dự liên tục ít nhất 4 buổi họp

- Hiểu tại sao mình đƣợc gọi là Sói con

- Đã nghe kể “Truyện Rừng xanh” và thuộc tên 3 nhân vật chính:

Akela, Baloo, Bagheera

- Biết ngôn ngữ của Bầy: Bầy trƣởng, Bầy phó, Đầu đàn, Thứ đàn,

Sửa bộ long, Hang bầy, Hoa đỏ, Đi săn, Tiếng rống lớn, Biểu

tƣợng của Bầy…

- Biết xỏ dây giày và cột dây giày bằng nút hoa

- Thuộc và hiểu Châm ngôn, Luật Rừng

- Biết thắt nút khăn quàng.

- Biết 3 cách chào của Sói.

c. Sau khi đã hoàn tất chƣơng trình Sói Sơ sinh, Sói con đƣợc đeo

khăn quàng, đeo màu long của Đàn.

5.1.2 Giai đoạn Sói Giò non

a. Tiếp theo giai đoạn Sói Sơ sinh. Thời gian tối thiểu 2 tháng.

b. Chƣơng trình Sói Giò non gồm:

Page 17: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 17

- Kể vắn tắt “Truyện Rừng xanh”.

- Thuộc và giữ Luật Rừng, Cách ngôn, Châm ngôn.

- Biết làm Tiếng rống lớn và Tiếng reo Sói con.

- Thuộc bài ca chính thức Sói con.

- Biết xem giờ.

- Biết các cách tập họp của Sói con: từng Đàn, vòng tròn, Vòng

hội đồng, Vòng theo diễn.

- Biết ý nghĩa của việc chào cờ và biết hát Quốc ca.

- Biết giữ gìn túi đi họp và sắp xếp thứ tự, ngăn nắp.

- Biết tự mặc quần áo, đi giày.

- Biết giữ vệ sinh chung, không xả rác nơi sinh hoạt.

- Rửa tay trƣớc và sau khi ăn.

- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể.

- Thuộc và hát đƣợc các bài: Luật Rừng, Cách ngôn rừng, Chào

đón Akela, Lúc thú vui này.

c. Sau khi đã hoàn tất chƣơng trình Sói Giò non, Sói con đƣợc

Tuyên hứa.

5.2 Bặc Sói Mở mắt (Sói hai sao)

a. Sói con sau khi đƣợc Tuyên hứa bắt đầu chƣơng trình Sói Mở

mắt, thời gian ít nhất 3 tháng.

b. Chƣơng trình Sói Mở mắt gồm:

- Biết vẽ và làm thủ công lá Quốc kỳ Việt Nam, biết phải chào

Quốc kỳ khi nào.

- Biết kể 4 đoạn lịch sử nƣớc nhà.

- Đồng phục luôn chỉnh tề. Biết giữ vệ sinh giày vớ. Xếp quần áo,

chăn màn gọn gàng.

- Chơi một môn thể thao, thực hiện đƣợc các động tác thể dục cơ

bản.

- Thuộc, có thể truyền tin và nhận tin bằng cơ Semaphore.

Page 18: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 18

- Biết thắt và hiểu công dụng 6 loại nút: nút dẹt, nút nối chỉ câu,

nút thợ dệt, nút hoa, nút ghế đơn, nút thuyền chai, nút một vòng

hai khóa.

- Biết 6 dấu đƣờng, biết Luật giao thông đƣờng bộ cơ bản. Hiểu

một số biển báo hiệu giao thông phổ biến.

- Thuộc 8 bài hát Sói con và 4 điệu múa Rừng.

- Biết ít nhất 2 loại mật thƣ.

- Biết xác định phƣơng hƣớng theo hoa gió.

- Biết các số điện thoại cần thiết và biết cách giao tiếp bằng điện

thoại.

- Làm Sổ việc thiện liên tục mỗi tuần.

- Biết băng bó bằng khăn quàng và sơ cứu các vết thƣơng nhẹ.

- Biết xử lý các tình huống sau:

Khi ở nhà một mình.

Khi bị lạc đƣờng ở phố, ở siêu thị, ở trại...

c. Sau khi đã hoàn tất chƣơng trình Sói Mở mắt, Sói con đƣợc gắn

2 sao trên mũ.

5.3 Bặc Sói Nhảy cao

a. Khi Sói Mở mắt, Sói con tiếp tục thăng tiến bằng chƣơng trình

Sói Nhày cao trong thời gian khoảng 6 tháng.

b. Chƣơng trình Sói Nhảy cao gồm:

- Đạt đƣợc 3 chuyên hiệu, trong đó có chuyên hiệu cứu thƣơng.

- Biết quản lý, chăm sóc Đàn.

- Biết dựng lều lắp ráp.

- Thuộc 15 bài hát Sói con và ít nhất 6 điệu múa Rừng.

- Soạn đƣợc một vở kịch ngắn 5 đến 10 phút cho các bạn diễn ở

đêm Hoa đỏ.

- Điều khiển rõ ràng một trò chơi nhỏ ở Đàn và ở Bầy.

- Biết đƣợc biện pháp đề phỏng cơ bản các tai nạn từ lửa, điện,

nƣớc.

Page 19: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 19

- Sổ liên lạc học đƣờng (hay học bạ) có điểm khá trở lên và đƣợc

xếp trong lớp từ hạng 1 đến 10.

- Biết đọc và viết chữ quốc ngữ điện tín.

- Nhận và thuộc vần Morse, biết sử dụng ít nhất 3 loại mật mã

khác nhau.

- Biết xem bản đồ.

- Biết vẽ một bức tranh với khổ giấy 20cmx30cm, về đề tài Rừng

xanh hoặc tự do. Biết làm một món thủ công riêng cho Bầy.

- Biết dọn bàn ăn cho 6 ngƣời ăn cơm.

- Có năng lực của một Đầu đàn, có tinh thần trách nhiệm qua

nhiều lần đƣợc Akela giao phó công việc và hoàn tất đúng hạn.

- Từng tham gia 2 cuộc trại hai ngày trở lên.

- Đƣợc phụ huynh xác nhận có làm bổn phận tôn giáo trong gia

đình.

c. Khi hoàn tất hết chƣơng trình Sói Nhảy cao, Sói con đƣợc trao

đẳng hiệu Sói Nhảy cao và đeo ở phía trên nắp túi áo bên trái.

5.4 Ấu sinh Việt Nam

a. Sói con đã qua chƣơng trình Sói Nhảy cao và đạt ít nhất 6

chuyên hiệu các loại, có thể thăng tiến để đạt đẳng thứ cao nhất của

ngành Ấu, đó là Ấu sinh Việt Nam.

b. Chƣơng trình Ấu sinh Việt Nam gồm có hai phần:

- Chƣơng trình thăng tiến

- Chƣơng trình tôn vinh Ấu sinh Việt Nam

c. Sau khi đƣợc tôn vinh Ấu sinh Việt Nam, Sói con đƣợc thay huy

hiệu Tuyên hứa Sói con bằng đẳng hiệu Ấu sinh Việt Nam.

5.4.1 Chương trình thăng tiến

- Biết sử dụng máy vi tính để soạn thảo và gõ văn bản. Biết

gửi thƣ điện tử.

Page 20: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 20

- Biết sử dụng các đồ gia dụng nhƣ: bàn ủi, bếp gas, nồi cơm

điện, lò nƣớng, lò viba…

- Biết bảo vệ môi trƣờng bằng những hành động cụ thể (giữ

gìn cây xanh, cổ động và giữ vệ sinh nơi công cộng…).

- Đã tham dự 3 kỳ trại dài ngày của đơn vị.

5.4.2 Chương trình tôn vinh Ấu sinh Việt Nam

- Tham gia thăm viếng bệnh nhân, ngƣời nghèo… do đơn vị hoặc

một đoàn thể khác tổ chức và đƣợc Bầy trƣởng biết.

- Tham gia công tác cứu trợ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn.

- Đạt thành tích học tập là học sinh giỏi trong năm vừa qua và năm

đang theo học; hoặc là vận động viên thể dục thể thao thi đấu cấp

trƣờng trở lên, có giấy khen hoặc huy chƣơng.

- Thực hiện gƣơng tốt nhƣ “Ngƣời tốt việc tốt”… đƣợc xã hội công

nhận qua giấy khen, đăng báo… Hoặc là con ngoan, biết giúp đỡ

gia đình, chu toàn bổn phận đối với tín ngƣỡng tâm linh đƣợc phụ

huynh xác nhận.

- Đƣợc cả Bầy bình bầu tôn vinh là Ấu sinh Việt Nam.

Page 21: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 21

CHƢƠNG VI

CÁC LOẠI CHUYÊN HIỆU

Chuyên hiệu là một hình thức rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống

cho các Ấu sinh. Sau khi Tuyên hứa, Sói con bắt đầu luyện tập chuyên

môn để thi lấy chuyên hiệu. Chuyên hiệu ngành Ấu có hình tam giác

(ngƣợc), đƣờng ngang 3,5cm, đƣờng trung tuyến 2,5cm.

6.1 Loại thông minh (nền màu xanh da trời)

6.1.1 Sưu tầm

Tìm góp cây cỏ, hoa lá, vỏ ốc, tranh ảnh, mẫu kim khí, tem, nhãn

thuốc lá, vỏ diêm…

Xếp đặt cho sạch sẽ, cẩn thận, dán nhãn và trình bày thứ tự.

Hoặc chuyên viết và giữ một tập nhật ký về Đàn và Bầy trong một

thời gian ít nhất là 3 tháng.

6.1.2 Quan sát

Đã quan sát kỹ 5 con vật, hay chim choc, cho biết hình dáng và

thói quen của chúng.

Page 22: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 22

Hoặc nhận biết đƣợc 15 thứ cây lớn, cây nhỏ hay hoa cỏ và 5 thứ

kim khí.

Nhìn trong 1 phút 15 đồ vật khác nhau rồi nhớ ra, viết đƣợc ít nhất

là 10 thứ (trò chơi Kim).

6.1.3 Truyền tin

Biết nhận và truyền tin bằng Semaphore và Morse một cầu dài 30

chữ.

6.1.4 Kịch sĩ

Luôn luôn vui vẻ và có thể đóng một vai trong bất cứ một vở kịch

nào do Bầy chỉ định.

Soạn đƣợc một vở kịch ngắn 5-10 phút cho các bạn diễn ở đêm

Hoa đỏ.

Page 23: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 23

6.1.5 Ca sĩ

Biết sử dụng một nhạc cụ nhƣ Organ, ghita…

Hát đúng nhạc lý những bài hát của Sói con.

6.1.6 Vi tính

Biết đánh máy văn bản và trình bày văn bản đúng cách.

Đánh máy và trình bày đƣợc một thƣ xin phép hoặc một bài tập về

nhà không sai lỗi chính tả và lỗi kỹ thuật.

Biết tạo một địa chỉ e-mail và gửi e-mail cho các Sói trong Đàn.

6.2 Loại khéo tay (nền màu vàng)

6.2.1 Vá may

Khâu nút áo.

Tự may các huy hiệu, chuyên hiệu vào đồng phục của mình.

Page 24: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 24

Biết vá các vết rách trên quần áo, vớ khi đi trại.

Thêu một hình mẫu mà em thích, có thể dung đƣợc nhƣ khăn tay…

Đan, may hoặc thêu một món đồ để làm quà cho mẹ hoặc bà vào

ngày mừng sinh nhật.

6.2.2 Mỹ thuật

Vẽ một bức tranh với khổ giấy 20cm x 30cm (đề tài Rừng xanh

hoặc tự do) hay nặn sáp màu một cảnh vật mà ai cũng nhận ra

đƣợc ngay (ví dụ: vƣờn nhà em, Sói con ở trại hè…).

Dùng đất, bìa cứng hay cát để làm một bản đồ nổi cảnh quan nơi

em sinh hoạt, hay khu phố em đang ở…

Tự làm một món đồ chơi nhƣ: cái thuyền, ô tô, thú bông, cảnh chợ,

cảnh rừng, các thú trong Rừng Xanh… bằng bất cứ chất liệu nào

mà em có (vỏ trái cây, tre, nút, cát, vải vụn…)

6.2.3 Làm vườn

Có thể nhận biết 4 thứ cây cỏ thƣờng.

Đã trồng tỉa, chăm sóc trên một mảnh vƣờn nhỏ ở sân nhà hoặc

ban công nhà em trong khoảng thời gian 3 tháng, em có thể trồng

các thứ cây sau (có thể trong chậu hoặc ngoài đất): rau thơm, hành,

Page 25: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 25

dây bầu, bí hoặc khổ qua, ớt, một cây hoa (hoa hồng, hoa

trang…)…

Biết cách cắt và bó mà không làm hỏng hoa.

6.2.4 Nút dây

Biết làm thuần thục các nút học ở chƣơng trình đẳng thứ.

Nếu thích, em có thể học thêm một số nút căn bản của chƣơng

trình Hƣớng Đạo Hạng Nhì.

Biết thắt nút và tháo nút ra khi cần.

6.3 Loại giúp ích (nền màu đỏ)

6.3.1 Cứu thương

Biết vì sao băng bó không sạch là nguy hiểm và biết chữa một vết

trầy da hay đứt thịt.

Biết cách xử trí khi gặp ngƣời bị trẹo chân hoặc bị chảy máu nhiều.

Biết cách dung khăn quàng để treo một cánh tay đau.

Biết chữa chảy máu cam, bụi vào mắt hay bỏng nhẹ.

Biết chữa say nắng và biết làm thế nào để tránh say nắng.

Biết làm thế nào để dập tắt lửa đang cháy quần áo của một ngƣời.

Page 26: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 26

6.3.2 Dẫn đường

Biết chỉ đƣờng cho một ngƣời lạ một cách rành mạch, nhanh nhẹn

và sốt sắng.

Trong khu phố mình đang cƣ ngụ, em phải biết công an phƣờng,

cứu hỏa, dân phòng, điện thoại công cộng, bƣu điện, bác sĩ, bệnh

viện cấp cứu, nhà thuốc tây, ga xe lửa, bến xe, quán cơm, nhà trọ,

hay những chỗ tƣơng tự… ở đâu.

Biết những danh lam thắng cảnh trong vùng và biết một ít lịch sử

về các chỗ ấy (nếu em ở trong một thành phố lớn, em có thể giới

hạn ở khu vực em đang cƣ ngụ).

6.3.3 Nội trợ

Biết sử dụng bếp gas, lò viba và dọn sạch sẽ sau khi sử dụng.

Biết pha một món đồ uống nóng và nấu chín một món thức ăn.

Biết cách nấu một nồi cơm.

Biết nhặt rau, gọt và nấu chín dƣa, đậu, khoai, sắn và dọn ra đĩa

cho đẹp mắt.

Biết bày một mâm cơm cho cả nhà, rửa chén đĩa sau khi ăn và làm

sạch những đồ dùng nhà bếp.

Biết quét, lau và xếp đặt gọn gang một căn phòng.

Page 27: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 27

Biết đi chợ, mua hang (mua thức ăn gì? ở đâu?), biết cách cân

lƣờng, cách tính toán, cách trả lại tiền…

6.3.4 Chăn nuôi

Để dành tiền để mua và nuôi một con gà, thỏ, chó, chim, mèo… từ

khi còn nhỏ cho đến lớn.

Biết cách chăm sóc và kiếm thức ăn cho con vật đó.

6.3.5 Giúp ích

Giúp một bạn nghèo (có thể là cô nhi, hoặc khuyết tật) mà em

đƣợc biết.

Thƣờng xuyên chăm nom, giúp đỡ, khuyến khích, đến thăm và

tặng bạn ấy những đồ chơi, sách vở, quần áo, đồ dùng, do chính

tiền để dành của em.

Page 28: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 28

6.4 Loại sức khỏe (màu xanh lá cây)

6.4.1 Chơi hay

Tham gia tất cả những cuộc chơi ở Bầy, ở Đàn, thƣờng tỏ ra tính

thẳng thắn, vui vẻ và ham thích.

Hiểu và có thể giải thích rõ ràng luật lệ của 6 trò chơi nhiều ngƣời

(4 trò chơi ngoài trời, 2 trò chơi trong nhà) và điều khiển cho các

Sói trong Đàn và Bầy em chơi những trò chơi ấy.

Tung một quả bóng lên cao 3 thƣớc và bắt bóng bằng cả hai tay.

Biết điều khiển 3 điệu múa chủ đề Rừng xanh.

6.4.2 Thể vận

Biết trồng cây chuối bằng đầu và hai tay.

Biết đứng ngữa về đằng sau, hai tay chạm đất làm cầu vồng.

Biết đứng thăng bằng 1 chân làm tàu bay hoặc con cò ngủ.

Biết nhào lộn về phía trƣớc và phía sau.

Page 29: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 29

6.4.3 Bơi lội

Bơi đƣợc 25 mét.

Biết bơi ngữa hoặc có thể giữ sao cho nổi trên mặt nƣớc.

Khi đang bơi, hay đang đứng nƣớc, có thể lặn hụp xuống mà chỉ để

chân ló trên mặt nƣớc, hoặc lặn hụp hai tay ôm lấy đầu gối.

6.4.4 Đi bộ

Em đi bộ mỗi ngày ít nhất là 1km.

Thích đi bộ và có thể đi bộ hoặc leo núi khi đi trại cùng Đoàn em

đến đích mà không mệt mỏi.

Page 30: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 30

PHẦN C

NGHI THỨC – TẬP TỤC

CHƢƠNG VII

NGHI THỨC

7.1 Đồng phục Sói con

Page 31: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 31

a. Mũ (nón)

Mũ lƣỡi trai màu xanh dƣơng đậm, chia 6 múi hình quả dƣa,

đƣờng chỉ màu vàng.

b. Áo

Áo sơ mi màu xanh da trời, cổ bẻ, có cầu vai, tay ngắn. Hai túi

trƣớc ngực có nắp nhọn, đáy túi nhọn và có sống giữa.

c. Quần

Quần ngắn trên đầu gối 5cm, màu xanh dƣơng đậm, có hai dây

đeo đồng màu, bản rộng 4cm, bắt chéo phía sau lung.

Đối với Sói nữ mặc váy soọc (jupe shorts).

d. Giày và vớ

Giày vải màu đen hoặc xanh dƣơng đậm. Vớ (bít-tất) ngắn màu

xanh dƣơng đậm.

e. Vào màu lạnh, tùy theo khí hậu địa phƣơng, có thể mặc áo len

dài tay màu sậm, quần dài có dây đeo.

7.2 Đồng phục sinh hoạt của Trƣởng ngành Ấu

7.2.1 Đồng phục Trưởng nam

a. Mũ: Mũ bê rê màu đen hoặc xanh đen.

b. Áo: Ngoài đồng phục chung, khi đi với Bầy; Trƣởng nam có

thể dùng áo sơ-mi màu xanh da trời, giống nhƣ áo Sói con.

c. Quần: Quần soọc màu xanh dƣơng đạm, theo nghi thức chung.

d. Giày và vớ: Giày nâu hoặc đen. Vớ ngắn màu sậm

Page 32: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 32

7.2.2 Đồng phục Trưởng nữ

a. Mũ: Mũ bê rê màu đen hoặc xanh đen.

b. Áo: Áo sơ-mi màu xanh da trời, có cầu vai, tay ngắn đến

khuỷu hoặc tay dài, hai túi có nắp nhọn và sống giữa.

c. Váy: Váy soọc màu xanh dƣơng đậm, dài vừa quá đầu gối.

Thắt lƣng màu nâu hay đen, bản rộng 4 đến 6 cm.

Page 33: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 33

Khi đi săn với Bầy hoặc sinh hoạt ngoài trời, có thể dùng quần

ống dài màu xanh dƣơng đậm.

d. Giày và vớ: Giày nâu hoặc đen. Vớ ngắn màu sậm

7.3 Khăn quàng

Khăn quàng màu vàng tƣơi hình tam giác cân, cạnh góc vuông dài

từ 70cm đến 80cm tùy theo vóc ngƣời. Khăn quàng đƣợc cuộn lại theo

cạnh huyền của tam giác và đeo ở cổ. Góc vuông của tam giác ở phía

sau cổ, ngay chính giữa lƣng.

a. Khăn quàng Sói con

Khăn quàng có thêu Đầu sói màu đỏ ở góc vuông dành cho Sói đã

tuyên hứa. Khăn quàng đƣợc thắt nút trƣớc ngực.

Page 34: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 34

b. Khăn quàng Sói già

Khăn quàng có thêu Hoa bách hợp màu đỏ ở góc vuông dành cho

Sói già. Khăn quàng đƣợc đeo bằng khâu hoặc thắt nút.

7.4 Huy hiệu và Cấp hiệu

6.1.7 7.4.1 Đầu sói

Đầu sói là huy hiệu của Sói con.

Page 35: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 35

7.4.2 Huy hiệu Đầu sói

Huy hiệu đầu sói có màu đỏ, trên nền

xanh dƣơng hình chữ nhật.

Các Ấu sinh đã Tuyên hứa mang huy

hiệu Đầu sói ở túi áo bên trái và phía trƣớc

mũ.

7.4.3 Đẳng hiệu Sói con

Đẳng hiệu là những huy hiệu chỉ đẳng

cấp Sói con, tức là trình độ của Sói con đã đƣợc huấn luyện. Kết thúc

giai đoạn Sơ sinh, Sói con bắt đầu mang các đẳng hiệu dƣới đây:

a. Sói Giò non

- Giai đoạn Sơ sinh: Đồng phục Sói con gồm: Khăn quàng chƣa

gắn Đầu sói, băng huy hiệu Hƣớng Đạo Việt Nam may trên túi áo

bên phải, huy hiệu Đạo, tên đơn vị, huy hiệu màu lông Đàn.

- Giai đoạn Giò non: Khăn quàng khi Tuyên hứa gắn huy hiệu Đầu

sói phía sau, huy hiệu Đầu sói gắn ở giữa túi áo bên trái và trên

nón.

b. Sói Mở mắt (Sói hai sao)

Nhƣ giai đoạn Giò non; đồng

phục đƣợc gắn thêm 2 sao sáu

cánh bằng kim khí, đính trên mũ,

hai bên huy hiệu Đầu sói.

Page 36: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 36

c. Sói Nhảy cao

Nhƣ giai đoạn Mở mắt,

đồng phục thêm huy hiệu Sói

Nhày cao, chiều cao 4cm ngang

3cm, trên túi áo bên trái.

d. Ấu sinh Việt Nam

Nhƣ giai đoạn Nhảy cao, đồng

phục thêm huy hiệu Hoa Bách hợp

màu vàng trên nền màu xanh dƣơng,

thay cho Đầu sói Tuyên hứa.

7.4.4 Chuyên hiệu

Chuyên hiệu là những huy hiệu

dệt hoặc thêu bằng vải chỉ những

chuyên môn của Sói con đạt đƣợc.

Chuyên hiệu của Sói con hình

tam giác, đƣợc đeo ở tay áo bên phải, dƣới huy hiệu Đạo, từ trái sang

phải, từ trên xuống dƣới.

Riêng chuyên hiệu Cứu thƣơng đƣợc gắn một mình trên cùng, ở

cả hai bên tay áo, dù chuyên hiệu này đạt sau các chuyên hiệu khác.

7.4.5 Cấp hiệu

Cấp hiệu là băng vải màu vàng tƣơi, rộng 1,5cm đính vòng quanh

tay áo bên trái, phía dƣới huy hiệu Màu lông đàn, theo thể thức dƣới

đây:

- Sói Đầu bầy (Đầu đàn nhất): ba băng, cách nhau 1cm.

- Sói Đầu đàn: hai băng, cách nhau 1cm.

- Sói Thứ đàn: một băng.

Page 37: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 37

7.4.6 Huy hiệu Màu lông đàn

Đầu sói của huy hiệu Màu lông đàn, thêu trên màu vàng nhạt,

may vào vai áo bên trái. Huy hiệu có bốn màu theo thứ tự: Trắng,

xám, đen, nâu.

7.5 Cờ Bầy và Gậy Biểu tƣợng

7.5.1 Cờ Bầy

Cờ Bầy hình tam giác, chiều ngàng 45cm, chiều dọc 25cm, bằng

vải màu xanh lá cây. Mặt bên phải cán cờ, nền thêu Hoa Bách hợp

màu vàng, bên trên thêu chữ HƢỚNG ĐẠO VIỆT NAM và bên dƣới

là tên Đạo (hoặc Liên đoàn) màu đỏ.

Mặt bên trái, nền thêu hình Đầu sói màu đỏ, bên trên thêu chữ

GẮNG SỨC, bên dƣới là tên Ấu đoàn màu vàng.

Tên Ấu đoàn nên lấy theo địa danh, không nên lấy tên danh nhân.

Page 38: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 38

7.5.2 Gậy Biểu tượng

Gậy Biểu tƣợng của Ấu đoàn cào 1m20

và ở trên ngọn có hình Sói bằng gỗ cao 25 đến

30cm.

Gậy là biểu hiện của sự hoạt động Ấu

đoàn có mục đích khuyến khích mỗi Sói cố

gắng chung cho danh dự của Bầy.

Ấu đoàn nào có Sói Mở mắt mới đƣợc

dùng gậy biểu tƣợng. Gậy biểu tƣợng của Ấu

đoàn có thể mang và trƣng bày nơi công cộng.

Tùy theo Ấu trƣởng và các Sói, Gậy biểu

tƣợng có thể đính thêm các dải băng màu của

Đàn mỗi khi có Sói nhận đƣợc đẳng hiệu Ấu

sinh Việt Nam, hoặc thêm một đinh bằng

đồng nếu có Sói trở về với Bầy, hoặc thêm

một vòng kim khí nếu Ấu đoàn thêm một tuổi

v.v…

7.6 Các lối chào của Sói

7.6.1 Thủ hiệu

Đƣa bàn tay phải lên ngang vai, khuỷu sát vào ngƣời, mở rộng hai

ngón trỏ và giữ xa nhau nhƣ tai Sói, ba ngón kia gấp lại vào lòng bàn

tay.

Thủ hiệu đƣợc sử dụng khi mặc thƣờng phục

Page 39: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 39

7.6.2 Chào thường

Chào thƣờng là chào lên vành nón nhƣ Thiếu sinh, với Thủ hiệu

Sói.

7.6.3 Chào long trọng

Chào long trọng chỉ đƣợc dùng khi thực hiện nghi thức Tiếng

rống lớn. Chào hai tay ép sát vào gần hai tai, đồng thời hai ngón trỏ và

giữa khép sát vào nhau, tƣợng trƣng cho hai tai Sói.

Page 40: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 40

CHƢƠNG VIII

TẬP HỌP VÀ HIỆU LỆNH

8.1 Hiệu tay, hiệu còi và các lối tập hợp Ấu sinh

Hiệu tay dùng khi các Sói đứng gần, có thể trông thấy đƣợc

Trƣởng điều khiển.

Muốn tập họp Bầy, Trƣởng điều khiển gọi lớn: “Sói! Sói! Sói!”.

Các Sói đáp lại thật lớn: “Yau… … …” (đọc nối nhƣ chữ DAU

và chạy đến vòng sau Trƣởng, ngƣợc chiều kim đồng hồ, nhìn hiệu tay

của Trƣởng mà tập họp theo một trong những hình thức dƣới đây.

8.1.1 Tập họp một hàng dọc

Trƣởng đƣa một cánh tay dọc thẳng trên đầu. Cả Bầy đứng sắp

hàng một, theo thứ tự liên tiếp các Đàn Trắng, Xám, Đen, Nâu. Đầu

đàn đứng trƣớc, Thứ đàn đứng cuối Đàn mình.

6.1.8 8.1.2 Tập họp vòng tròn

Trƣởng khoanh tay. Bầy chạy vòng tròn quanh Trƣởng. Có hai

cách tập họp vòng tròn:

a. Vòng Hội đồng

Đƣờng kính ƣớc chừng 3m (tức khoảng năm bƣớc chân), các Sói

đứng sát nhau.

Page 41: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 41

Vòng Hội đồng để họp thƣờng hoặc để nghe lời dặn dò của Bầy

trƣởng.

b. Vòng Thao diễn

Vòng Thao diễn còn gọi là Vòng Danh dự. từ Vòng Hội đồng, Sói

nhảy lùi ba bƣớc theo hiệu lệnh, khoảng cách vừa đủ để có thể nắm

tay nhau một cách dễ dàng.

Vòng Thao diễn để họp long trọng, khi có lễ nghi, hoặc để hát

múa, chơi đùa.

8.1.3 Tập họp hàng

ngang

Trƣởng giơ cánh tay

phải ra trƣớc mặt. Các Sói

chạy một vòng quanh

Trƣởng rồi sắp hàng dọc

từng Đàn, các Đầu đàn

đứng trƣớc, các Thứ đàn

đứng sau.

Page 42: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 42

8.1.4 Tập họp hình vòng cung

Theo hiệu lệnh của Trƣởng (tay phải của Trƣởng vòng qua đầu),

các Sói chạy một vòng quanh Trƣởng và tập họp hình vòng cung theo

hình vẽ.

8.2 Khẩu hiệu

8.2.1. Khi Trƣởng hô khẩu hiệu “Sói Con”, các Sói đáp “Gắng

Sức” (1 lần) là muốn các em tập trung chú ý cao độ.

8.2.2. Khi khẩu hiệu đƣợc hô 3 lần thì đƣợc dùng trong các nghi

lễ. Ví dụ: Tiếng Rống Lớn, Tuyên hứa…

8.2.3. Khi nghe Trƣởng hô một tiếng ngắn “Sói!” (hoặc để một

ngón tay lên miệng) thì cả Bầy đứng nghiêm, im lặng.

8.2.4. Muốn tập họp Đầu Đàn, thì Trƣởng gọi một tiếng “Sói!...”

dài (4 nhịp).

* Ghi chú:

Page 43: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 43

Bầy không tập họp hình chữ U.

Khi tập họp Liên Bầy theo hàng dọc, các Bầy không cần chạy

vòng sau lƣng Trƣởng.

Chỉ dùng còi khi các Sói ở xa, hoặc không trông thấy Trƣởng.

Trƣờng hợp này rất ít khi dùng.

CHƢƠNG IX

NGHI LỄ

9.1 Nghi thức Tiếng Rống lớn

Tiếng Rống lớn dùng để chào đón Akela, mừng khách quý đến

thăm Bầy, chúc mừng Sói mới Tuyên hứa và tiễn Sói lên Đoàn.

Bầy phó tập họp: “Sói! Sói! Sói!”.

Các Sói đáp: “Y-A-U” và chạy vòng tròn quanh Bầy phó cho đến

khi Bầy phó hô: “Sói!” thì đứng lại.

Bầy phó nói: “Các Sói sửa lại bộ lông”.

Sau khi các Sói sửa lại bộ lông, Bầy phó hô: “Vòng thao diễn!

Nhảy!”.

Các Sói nhảy lùi ba bƣớc.

Bầy Phó ra lệnh cho các Sói chƣa đƣợc Tuyên Hứa lùi sau 1

bƣớc, đứng nghiêm và không đƣợc reo Tiếng Rừng Lớn.

Bầy Phó ra ngoài vòng tròn hô to: “Sói con!” – Các Sói đáp:

“Gắng sức!” (3 lần).

Khi Bầy Trƣởng bƣớc chân vào vòng, chỗ bên tay phải của Đầu

Đàn Trắng (hay Đàn trực), thì các Sói cùng vung tay nhảy chồm lên

rồi ngồi xuống trên hai gót chân, hai đùi mở ra, hai tay chống ngón trỏ

và ngón giữa xuống đất, đầu ngẩng lên.

Page 44: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 44

Khi Bầy Trƣởng (cùng quý khách) đến giữa vòng (tức trên Đá

Hội Đồng) thì đứng lại, bàn tay trái chạm vào cờ hay gậy biểu tƣợng

(trƣờng hợp không có cờ hay gậy biểu tƣợng thì Bầy Trƣởng khoanh

tay).

Sói Đầu Đàn Trắng (hay Đàn trực) hô lớn: “A… … …” dài (4

nhịp).

Cả Bầy cùng cất tiếng: “Kêla, chúng em hết lòng cùng gắng sức”.

Hai tiếng “Gắng sức” cuối cùng, cả Bầy cùng nhảy vọt lên, hai

tay làm hiệu trên đầu nhƣ hai tai Sói.

Sói Đầu Đàn Trắng (hay Đàn trực) hô: “Sói con! Gắng sức –

Gắng sức! Gắng sức – Gắng sức” (Akela chào đáp lại).

Các Sói buông tay trái xuống, tay phải vẫn để trên đầu theo lối

chào có đồng phục và nón, đáp một cách mạnh mẽ: “Vâng! Gắng sức

– Gắng sức! Gắng sức – Gắng sức”.

Page 45: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 45

Sau đó, tất cả bỏ tay xuống, đứng nghiêm và hát bài ca chính thức

của Sói con Việt Nam.

* Ghi chú:

- Chỉ có Akela mới nhận Tiếng Rống Lớn của các Sói con.

- Akela bƣớc vào vòng trƣớc, sau đó mới mời khách hoặc cầm tay

Sói con dẫn vào.

9.2 Nghi thức Tuyên Hứa (Lễ Nhập Bầy)

Cũng như tất cả các lễ nghi khác của Hướng Đạo, đây chỉ là cách

thức đại cương. Những chi tiết thực hiện về hình thức có thể thay đổi,

cốt nhất là Trưởng điều khiển buổi lễ phải làm sao cho các em phải

hiểu rõ ý nghĩa của lễ ấy.

Cần một khung cảnh thích hợp và một không khí tranh nghiêm để

ghi sâu cảm giác vào tâm hồn trẻ em. Những lời của Trưởng hay

những câu của Sói con đáp không phải là bài học thuộc lòng mà là

những lời nói tự nhiên, thích hợp với hoàn cảnh và nhân vật lúc ấy.

Sói con có thể trả lời câu hỏi theo ý nghĩa của mình, trừ những đoạn

có gạch dưới là phải đúng lời.

Nghi thức Tuyên Hứa của Sói con hơi dài vì phỏng theo sách

Rừng Xanh. Một buổi lễ quá long trọng không thích hợp với Sói. Các

Trưởng nên tổ chức lễ này như một trò chơi có ý nghĩa, cần sự linh

hoạt và tham gia của cả Bầy.

Mở đầu, Bầy Trƣởng (hay một Sói già) kể vắn tắt lại chuyện

Mowgli rồi Bầy Trƣởng có thể giải thích sơ lƣợc cho tất cả những

ngƣời đến dự lễ hiểu chuyện Mowgli đã làm khung cảnh cho phƣơng

pháp giáo dục Sói con.

Sau đó, Bầy Trƣởng cho các Sói tạo thành vòng tròn thao diễn và

ra lệnh cho các em im lặng.

Page 46: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 46

Khi đó, cả Bầy nghe có tiếng: “Hú hù hu…” dài của Sói Giò Non

(muốn Tuyên Hứa) từ một góc gần đó vọng lại.

Bầy Trƣởng đứng cùng vòng tròn với các Sói Con và hỏi: “Các

Sói có nghe thấy tiếng gì không?”

Cả Bầy: “Thƣa có!”

Bầy Trƣởng: “Akela nhờ một Sói chạy ra xem có chuyện gì!”

Một Sói Đầu Đàn (đƣợc Akela chỉ định) chạy ra xem và trở về (ra

và về đều chào Akela), đứng ngoài vòng tròn thƣa: “Thƣa Akela, có

một bạn muốn xin vào Bầy”. (Lúc này Akela quay mặt ra ngoài vòng

tròn nói chuyện với Sói).

Akela: “Cám ơn Sói ______”, Sói Đầu Đàn về chỗ.

Akela quay mặt vào vòng tròn hỏi: “Có ai muốn nhận em ấy và

tập cho em săn với Đàn?”

Đầu Đàn của Đàn sắp nhận Sói Giò Non đó trả lời: “Thƣa Akela,

em xin nhận”.

Akela: “Đƣợc! Vậy em hãy ra dắt em ấy vào”.

Đầu Đàn chạy ra tìm Sói Giò Non, dắt tay dẫn vào, (nhƣng chƣa

đƣợc vào vòng tròn), đem em ấy đến trƣớc mặt Akela (Akela quay

mặt ra ngoài vòng tròn). Đầu Đàn chào Akela rồi về chỗ.

Bầy Trƣởng hỏi em Giò Non: “Em muốn gì?”

Giò Non đáp: “Thƣa, em muốn xin vào Bầy Sói”.

Bầy Trƣởng: “Để làm gì?”

Giò Non: “Thƣa, để trở thành một Sói con ngoan và một Hƣớng

Đạo sinh tốt sau này”.

Bầy Trƣởng: “Vậy em đến hỏi các Đàn xem có nhận em vào Bầy

không?”

Page 47: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 47

Lúc đó Đàn Trắng nắm tay nhau, quay mặt ra và Giò Non đi đến

Đàn Trắng, tìm cách đi vào vòng, nhƣng bị các Sói Đàn Trắng dang

tay cản lại.

Đầu Đàn Trắng hỏi: “Chƣa biết Luật Rừng thì không đƣợc nhập

Bầy Sói”.

Giò Non: “Luật Rừng là : Sói con nghe Sói già, Sói con không

nghe mình”.

Đầu Đàn Trắng: “Đƣợc, đã biết Luật Rừng thì Đàn Trắng vui

lòng nhận. Nhƣng còn phải sang hỏi Đàn Xám đã”.

Cả Đàn Trắng quay mặt vào và Đàn Xám quay mặt ra (tƣơng tự

cho các Đàn Đen và Nâu).

Giò Non đi đến Đàn Xám và cũng bị Đàn này cản lại.

Đầu Đàn Xám: “Chƣa biết châm ngôn thì không đƣợc nhập Bầy”.

Giò Non: “Gắng Sức”.

Đầu Đàn Xám: “Đã biết chăm ngôn thì Đàn Xám vui lòng nhận,

nhƣng còn sang hỏi Đàn Đen đã”.

Giò Non sang Đàn Đen và bị Đàn này cản lại nhƣ trƣớc.

Đầu Đàn Đen: “Sói khi nào cũng lễ phép và biết chào trƣớc khi

vào”.

Giò Non đƣa tay phải lên chào ngang vai (lối chào thƣờng khi

không có nón).

Đầu Đàn Đen: “Chƣa đủ”. Giò Non chào trên nón (lối chào có

đồng phục và nón).

Đầu Đàn Đen: “Hơn thế nữa”. Giò Non đƣa cả hai tay lên đầu

chào long trọng. (Lưu ý: Khi chào long trọng, hai ngón trỏ và giữa

phải khép lại, không mở ra như 2 lối chào kia).

Page 48: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 48

Đầu Đàn Đen: “Biết chào thì Đàn Đen nhận, nhƣng còn phải sang

hỏi Đàn Nâu đã”.

Giò Non sang Đàn Nâu, cũng bị các Sói Đàn Nâu cản lại.

Đầu Đàn Nâu đƣa cho Sói Giò Non một sợi dây đã làm sẵn một

cái nút (thƣờng là nút hoa): “Không khi nào vào hang Sói mà lại bứt

dây. Muốn vào phải mở nút này”.

Giò Non mở nút.

Đầu Đàn Nâu: “Đƣợc, khéo tay nhƣ vậy thì Đàn Nâu xin vui lòng

nhận”.

Vòng tròn đƣợc mở ra một khoảng nhỏ. Giò Non lại trƣớc mặt

Akela (Giò Non đứng ngoài vòng tròn và Akela đứng ngay cửa mở).

Bầy Trƣởng hỏi Bầy: “Các Sói có nhận em này vào Bầy không?”.

Cả Bầy: “Thƣa có!”

Bầy Trƣởng quay lại hỏi Giò Non: “Em có muốn làm Sói con

ngoan không?”

Giò Non đáp: “Thƣa có!”

Bầy Trƣởng: “Muốn đƣợc nhận vào Bầy em hãy đến xin phép cha

mẹ đã” (nên có phụ huynh tham dự).

Giò Non đến xin phép cha mẹ (hoặc ngƣời thân). Cha mẹ dẫn Giò

Non đến giao cho Bầy Trƣởng. Bầy Trƣởng nhận lấy Giò Non và dặn:

“Akela tin rằng, em sẽ trở thành một Sói con ngoan. Akela cho phép

em tuyên Lời Hứa”.

Bầy Phó (đứng ngoài vòng tròn) hô to: “Sói con!”, cả Bầy: “Gắng

sức” (3 lần).

Bầy Phó: “Chào!” – Cả Bầy chào trên nón.

Page 49: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 49

Bầy Trƣởng tay phải chào lên nón, tay trái đƣa ra phía trƣớc, lòng

bàn tay ngửa để Sói Giò Non đặt tay trái lên, còn tay phải của Sói Non

chào trên nón và đọc Lời Hứa: “Em xin hứa gắng sức trung thành với

Tín ngƣỡng tâm linh và Tổ quốc của em, hiếu thảo với Cha Mẹ, tuân

theo Luật Sói con và mỗi ngày làm vui lòng một ngƣời”.

Giò Non tuyên Lời Hứa xong, Bầy Trƣởng đội nón có gắn đầu

Sói, gắn huy hiệu vào túi áo, đeo khan quàng, bắt tay trái em và bảo:

“Akela tin rằng em sẽ giữ Lời Hứa. Từ nay em đƣợc nhập Bầy làm an

hem với tất cả Sói con khác”.

Nghi thức Tiếng Rống Lớn chào mừng Sói Giò Non.

Akela vào vòng tròn đem theo em Sói vừa mới Tuyên Hứa cùng

nhận Tiếng Rống Lớn.

Cả Bầy hát “Bài ca Tuyên Hứa Sói con”.

Sau đó, Akela tuyên bố: “Trong đời Sói, em có hai lần đƣợc nhận

Tiếng Rống Lớn, là khi em Tuyên Hứa và khi em lên Đoàn”.

Tiếp theo, em Sói mới sẽ đi bắt tay các Sói già và các Sói con

khác trong Bầy.

Sau đó, Bầy Trƣởng gọi Đầu Đàn của em tới đƣa em về Đàn, rồi

ra lệnh giải tán.

*Ghi chú:

- Nghi thức Tuyên Hứa không nên tổ chức quá 3 Sói cùng một

lúc, vì các Sói sẽ mất tập trung làm giảm ý nghĩa của buổi lễ.

- Nếu đơn vị có Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh hoặc Cha Tuyên Öy thì

mời các vị tham dự và sau khi xin phép phụ huynh (hoặc ngƣời

thân), nên dẫn em Sói đến trƣớc các vị ấy để nhận chúc lành.

Page 50: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 50

9.3 Nghi thức Tiễn Sói Lên Đoàn

Bầy đứng thành vòng tròn thao diễn. Gần đấy (và nếu có thể, ở

một nơi cao hơn), Thiếu Đoàn đứng sắp thành hình chữ U, mở về phía

Bầy. Giữa Bầy và Đoàn có một đƣờng ranh giới (một cái mƣơng, một

cái cầu, một đƣờng gạch trên đất hoặc một sợi dây thừng chắn nganh

cao một thƣớc).

Bầy Trƣởng bƣớc vào vòng và tuyên bố: “Hôm nay là lễ tiễn Sói

X… lên Thiếu Đoàn. Đây là một vinh dự cho Bầy vì them cho Đoàn

một Thiếu sinh, nhƣng cũng có sự luyến tiếc vì từ đây, một Sói sẽ

vắng mặt ở Bầy”.

Bầy Trƣởng dẫn Sói vào giữa vòng nhận Tiếng Rống Lớn. Sau

đó, Sói chuẩn bị lên Đoàn đến bắt tay từ biệt các Sói già và các Sói

con khác.

Cả Bầy hát bài “Tiễn Sói lên Đoàn”.

Tiếp đó, Bầy Trƣởng dẫn em Sói đến ranh giới – nơi có Thiếu

Trƣởng chờ sẵn, tiếp đón. Gầy Trƣởng giao Sói lên Đoàn cho Thiếu

Trƣởng. Thiếu Trƣởng nhận và hứa tiếp tục giáo dục Sói trở thành

Hƣớng Đạo sinh tốt.

Em Sói chào từ giã Sói già, rồi bƣớc qua bên đƣờng ranh giới, và

chào Thiếu Trƣởng. Thiếu Trƣởng bắt tay em Sói và đem giới thiệu

với tất cả Đoàn.

Xong, anh gọi Đội Trƣởng đến nhận em đó về chỗ trong Đội.

Sau đó, Bầy và Đoàn đều giải tán, vừa đi vừa hát.

*Chú thích:

Có thể sắp đặt một cách thức khác: Đoàn đứng vào một nơi khuất

Bầy, và em Sói sau khi từ giã Bầy phải một mình theo dấu vết mà tìm

đến Đoàn.

Page 51: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 51

Trong thời gian lên Đoàn và chưa Tuyên Hứa Hướng Đạo, các

em Sói có quyền và được phép mang y phục Sói con cũng như sử dụng

lối chào và tay trái để bắt tay với các Hướng Đạo sinh.

Các Thiếu Trưởng cần nhắc nhở các Đội Trưởng quan tâm đến

Sói để Sói không bị bỡ ngỡ vì hai môi trường sinh hoạt của Bầy và

Đoàn khác nhau.

Các Thiếu Trưởng phải đặc biệt lưu tâm đến việc sửa soạn cho

em Sói Tuyên Hứa Hướng Đạo, để khuyến khích em mạnh tiến trên

con đường mà em hằng mong ước.

Nói tóm lại, giữa một Sói mới lên Đoàn và một Đoàn sinh mới

nhập Đoàn, nên dành mọi ưu tiên cho em Sói mới lên Đoàn.

9.4 Nghi thức Sói Mở Mắt

Bầy tập họp thành vòng thao diễn. Các Sói sắp đƣợc gắn sao để

đầu trần, nón đã đƣợc gắn sao do Bầy Trƣởng cầm sẵn.

Bầy Trƣởng gọi tên các em Sói đƣợc danh dự mở mắt ra đứng

trong vòng và nói qua ý nghĩa của Sói mở mắt.

“Sói con sinh ra còn nhắm mắt sờ soạng mà đi trong những ngày

đầu. Song dần dần, chúng cũng nom thấy và hiểu sự việc, chúng phải

biết vâng lời Sói già và học cách trở nên nhanh nhẹn, khỏe mạnh và

vui vẻ.

Sau chúng biết rằng phải tự luyện tập lấy những cái gì chúng có

thể làm đƣợc nhƣ: chạy, ăn, ngủ, tắm rửa và nhất là tinh thần trung

nghĩa với Bầy cũng nhƣ các em đã tự luyện lấy các chuyên môn Sói

và học biết ăn ở cho xứng đáng là Sói con ngoan.

Giờ đây em đã xứng đáng là Sói vững mạnh, nên Akela trao nón

cho em và mong rằng đôi mắt của em sẽ trong sang nhƣ sao, luôn luôn

mở mắt vểnh tai.

Page 52: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 52

Nhìn lên trên, em biết phải làm những gì để xứng đáng là Sói.

Trông xuống dƣới, em thấy cần phải gắng sức luôn để giúp đời.

Ngoảnh lại sau, em sẽ nhớ lại những điều Sói già đã khuyên dạy. Có

nhƣ vậy em mới xứng đáng là SÓI VIỆT NAM.

Giờ đây, em hãy nhắc lại Lời Hứa Sói con và Luật của Bầy để

chứng tỏ lúc nào em cũng sống theo Luật rừng và giữ Lời Hứa của

em”.

Sói con tiến lên, tay trái chạm gậy biểu tƣợng, tay phải chào, đọc

lại Lời Hứa và hai điều Luật Sói.

Sói già: “Em còn gắng sức nữa chăng?”

Sói con: “Thƣa: Gắng sức!”

Sói già đội nón cho Sói và chúc: “Chúc em săn đƣợc mồi ngon”.

Sói con chào và chạy về bắt tay cả Đàn rồi đứng vào hàng ngũ.

*Chú thích:

Bầy Trƣởng chỉ cần nói nội dung chính, không cần nguyên văn.

9.5. Nghi thức gắn Đẳng hiệu Sói Nhảy Cao

Giống nhƣ Nghi thức mở mắt, nhƣng thay vì đội nón, Bầy Trƣởng

gắn Đẳng hiệu Sói Nhảy Cao trên nắp túi áo trái.

9.6. Nghi thức gắn Đẳng hiệu Ấu Sinh Việt Nam

Cả Bầy đứng thành vòng tròn thao diễn xung quanh gậy biểu

tƣợng.

Nghi thức Tiếng Rống Lớn.

Sau đó, Akela gọi tên Sói đƣợc gắn đẳng hiệu Ấu Sinh Việt Nam

vào vòng tròn.

Page 53: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 53

Akela: “Trong buổi lễ nhập Bầy, em đã trả lời thế nào khi Akela

hỏi: Em vào Bầy Sói để làm gì?”.

Sói: “Em nhập Bầy để trở nên một Sói con ngoan và một Hƣớng

Đạo sinh tốt sau này!”

Akela: “Nhờ Bầy, em đã biết tự săn mồi, biết giữ gìn sức khỏe,

biết dung bàn tay khéo léo làm những việc hữu ích. Em hãy tuyên lại

Lời Hứa Sói con”.

Em Sói đến trƣớc mặt Akela, chào và đọc lại Lời Hứa Sói con.

(Trong lúc đó, cả Bầy cùng chào).

Akela gắn đẳng hiệu Ấu Sinh Việt Nam vào túi áo trái thay cho

đầu Sói Tuyên Hứa và nói: “Giờ đây, em đã trỏ thành Ấu Sinh Việt

Nam, là Thiếu Sinh của ngày mai. Em hãy cố gắng đem lại vinh dự

cho Bầy, hy vọng cho Đoàn và hãnh diện cho chính em”.

Akela bắt tay trái Sói.

Sói đƣợc gắn đẳng hiệu đến chào Sói già, gắn vào gậy biểu tƣợng

một bang dài màu của Đàn dài 20cm thêu sẵn tên mình. Đứng trƣớc

gậy biểu tƣợng, chào chung cả Bầy và lui về Đàn. Sau đó, có thể hát

một bài hát vui rồi giải tán.

9.7. Nghi thức phong nhậm Đầu Đàn

Lễ phong nhậm Đầu Đàn chỉ diễn ra khi Bầy đã có gần đủ túc số

Bầy, quy định từ 19 đến 24 em, tức có từ 2 đến 3 Đàn.

Bầy phó tập họp Bầy đứng thành vòng thao diễn.

Akela nói rõ lý do buổi họp hôm nay và xƣớng tên, mời em… …

… đến trƣớc mặt Akela, em chào rồi đứng thế nghiêm.

Akela nêu những thành tích, cũng nhƣ những gƣơng sang mà em

đã thực hiện rồi tuyên bố: “Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ chính thức

Page 54: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 54

đƣợc phong nhậm làm Đầu Đàn của Đàn… … Bây giờ, em hãy đọc

lại Lời Hứa”.

Bầy Phó hô: “Sói con!” – Cả Bầy đáp: “Gắng sức!” (3 lần).

Bầy Phó: “Chào!”. Cả Bầy cùng chào.

Trƣớc mặt cả Bầy, em Sói này đọc lại Lời Hứa Sói con.

Sau đó, Akela gắn hai băng vàng vòng quanh tay áo bên trái của

Sói.

Em nói tiếp: “Em xin quyết tâm làm gƣơng sáng cho Đàn cùng

noi theo và giúp Akela trông nom Đàn cho tốt”.

Akela: “Xin chúc mừng em!”

Cả Bầy cùng hát bài “Anh Đầu Đàn” và tiếp tục chƣơng trình sinh

hoạt thƣờng lệ.

9.8. Nghi thức trao khan quàng cho Sói Sơ Sinh

Bầy tập họp vòng tròn, Bầy Trƣởng gọi Đầu Đàn dẫn Sói Sơ Sinh

đến trƣớc mặt.

Bầy Trƣởng nói với Đầu Đàn: “Em hãy cố gắng dẫn dắt Sói theo

cùng Đàn”.

Đầu Đàn: “Thƣa Akela, em xin cố gắng”.

Đầu Đàn nhận khăn quàng và băng màu long Đàn từ Bầy Trƣởng

và mang cho Sói. Đầu Đàn chào Bầy Trƣởng và dẫn Sói về Đàn.

9.9. Nghi thức chào cờ

Các buổi họp Liên Bầy, Hội Bầy… đều phải thực hiện việc chào

cờ của ngành Ấu:

- Công việc liên quan đến buổi chào cờ do Sói già chuẩn bị theo

đúng nghi thức.

- Các gậy biểu tượng được tập trung làm tâm vòng cung.

Page 55: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 55

- Diễn biến lễ chào cờ:

Trƣởng trực tiếp tập họp các Bầy theo hình vòng cung (nếu số

lƣợng quá đông thì vòng cung đứng theo Bầy). Sau khi cho Sói

sửa lại bộ long, Trƣởng trực hô: “Sói con!” – các Sói đáp: “Gắng

sức!” (1 lần). Trƣởng trực tiếp mời Akela và quan khách vào vị

trí. Trƣởng trực hô: “Chào!” – các Sói chào. Trƣởng trực mời Sói

già và quan khách hƣớng về quốc kỳ chuẩn bị làm lễ chào cờ.

Trƣởng trực: “Sói con” – Sói con đáp: “Gắng sức!” (3 lần).

Trƣởng trực: “Chào cờ! Chào!” – Tất cả cùng chào.

Sau khi Quốc kỳ đƣợc kéo lên đỉnh, Trƣởng trực hô: “Thôi”. Tất

cả bỏ tay xuống trong tƣ thế nghiêm và hát Quốc ca, Hội ca.

Trƣởng trực mời Akela và quan khách lùi lại để đội hình chuyển

sang vòng tròn làm Tiếng Rống Lớn.

9.10. Nghi thức đón Hải Ly Bơi Lên:

Hiện nay ngành Nhi đang phát triển, cho nên việc tiếp nhận một

em Hải Ly tia chớp “Bơi Lên” tiến vào Rừng Xanh để đƣợc cùng săn

với Bầy Sói là việc tất nhiên. Và ngành Ấu tiếp nối vai trò giáo dục

của mình. Nghi thức Bầy tiếp đón Hải Ly Bơi Lên nhƣ sau:

NHI ĐOÀN: Trong khi Nhi Đoàn tổ chức Nghi thức Bơi Lên cho

Hải Ly (Xem Nghi thức ngành Nhi trong cuốn “Sổ Tay Nhi Trưởng”).

ẤU ĐOÀN: Cũng tập họp hình vòng cung, hƣớng mở về phía Nhi

Đoàn đang tập họp một nơi khuất hơn nhƣng không quá xa. Thỉnh

thoảng Bầy hú lên… “Hú… Hú… Hú…” vài ba lần. Đó chính là tín

hiệu báo cho Bầy Hải Ly rõ là Bầy Sói và Rừng Xanh đã sẵn sang.

Sauk hi hoàn tất các thủ tục Bơi Lên ở Nhi Đoàn. Nhi Trƣởng dẫn

Hải Ly Bơi Lên tiến về phía Bầy Sói đang tập họp.

Nhi Trƣởng cùng Hải Ly tiến đến trƣớc Akela (Akela đứng ở nơi

mở của hình vòng cung và chờ sẵn).

Nhi Trƣởng chào Akela và Akela chào đáp lại (có thể bắt tay).

Page 56: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 56

Nhi Trƣởng: “Hôm nay Nhi Đoàn có một Hải Ly trƣởng thành đã

đủ sức bơi lên và muốn tiến vào Rừng Xanh để đƣợc cùng chạy săn

với Bầy Sói. Xin Akela nhận em vào Bầy và hƣớng dẫn cho các em để

trở thành một Sói Con ngoan và giỏi”.

Akela: “Tôi cám ơn Trƣởng. Tôi hứa Bầy sẽ tiếp tục trách nhiệm

giáo dục cho em trở thành một Sói con ngoan và giỏi…”.

Nhi Trƣởng dẫn Hải Ly ra đứng trƣớc mặt Akela và hô: “Chào!”.

Hải Ly chào theo lối chào của Hải Ly, Akela vuốt hai ngòn tay của

Hải Ly thẳng lên trở thành lối chào của Sói Con và nói: “Hôm nay em

đã lớn, đủ sức tiến vào Rừng Xanh. Và nhờ “Ánh sáng kỳ diệu” kể từ

bây giờ em sẽ trở thành Sói con để đƣợc săn chung với Bầy”.

Akela cởi bộ long Hải Ly (đồng phục Hải Ly) ra và xuất hiện một

em Sói Giò non (đồng phục Sói con đã đƣợc mặc trƣớc đó ở bên

trong).

Akela chào và bắt tay Nhi Trƣởng nói lời cám ơn (bắt tay mang ý

nghĩa: cám ơn, nhận trách nhiệm với Nhi Đoàn, đây là một cuộc

chuyển giao).

Nhi Trƣởng trở về Nhi Đoàn. Akela dắt em Sói mới vào giữa

Bầy. Vòng cung kép thành vòng tròn và cả Bầy hát bài ca: Cách ngôn

rừng. Em đƣợc phép chào theo lối chào Sói con, và một Đàn nhận vào

Đàn.

Nghi thức kết thúc khi bài hát vừa hát xong.

Page 57: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 57

CHƢƠNG IV

TẬP TỤC CỦA BẦY

Đây là những truyền thống riêng của mỗi Bầy (hoặc địa phƣơng).

Không bắt buộc tất cả các Bầy thực hiện giống nhau. Tập tục cũng

không nên rƣờm rà nhƣng nói lên đƣợc ý nghĩa giáo dục theo chuyện

Rừng Xanh, tạo đƣợc sự thích thú của Sói con khi sinh hoạt.

1. Tiếng Reo Sói Con: Thƣờng dung để chào đón quan khách (xem

phụ lục).

2. Đêm Hoa Đỏ: Tùy theo tập tục của mỗi Bầy mà diễn tiếng

giống lửa trại của Thiếu sinh, nhƣng hoang sơ hơn, nhƣ trong

chuyện Rừng Xanh vậy.

3. Các điệu múa Rừng: Sauk hi làm Tiếng Rống Lớn.

4. Giấu đuôi: Các Sói núp khi Sói già tập họp.

5. Xây hang: Các Sói dùng các vật dụng đơn giản để làm hang khi

sinh hoạt.

6. Trang trí hang Đàn ở Đoàn quán.

Page 58: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 58

PHẦN D

CÁC BÀI CA NGHI THỨC

Page 59: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 59

Page 60: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 60

Page 61: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 61

Page 62: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 62

Page 63: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 63

Page 64: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 64

Page 65: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 65

PHẦN G

PHẦN PHỤ LỤC

1. Tiếng reo Sói con:

Diễn biến Tiếng Reo:

Các Sói đứng vòng thao diễn, Sói già điều khiển đứng giữa vòng

tròn hô: “Sói con, xuống tấn!”. Các Sói đáp: “Hự…” và các Sói đứng

thế trung bình tấn, khom lung vỗ tay trƣớc mặt, chân trái nhịp và reo

theo nhịp vỗ tay:

“Ríp Ríp Ríp – A la híp, A loup, A la

A ki – A kanh – Ka hanh – Ka ha ! A!”

Sói già hô:

- “Mục kính lão gấu Baloo” – Các Sói đáp “A” và nhảy vung hai

tay lên cao cùng lúc.

- “Da hổ thọt Shere-Khan” – Các Sói đáp “A” và nhảy vung hai

tay lên cao cùng lúc.

- “Lông báo đen Bagheera” – Các Sói đáp “A” và nhảy vung hai

tay lên cao cùng lúc.

- “Răng nanh Sói già Akela” – Các Sói đáp “A” và nhảy vung

hai tay lên cao cùng lúc.

Các Sói lập lại:

“Ríp Ríp Ríp – A la híp, A loup, A la

A ki – A kanh – Ka hanh – Ka ha ! A!”

Đến chữ A cuối cùng cả Bầy nhảy lên đƣa hai tay khỏi đầu.

Page 66: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 66

2. Các giấy tờ hành chánh của Bầy:

HƢỚNG ĐẠO VIỆT

NAM

LIÊN ĐOÀN

__________

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TPHCM, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN XIN VÀO BẦY

Họ và tên: ...............................................................................................

Sinh ngày: …… tháng …… năm …… Nơi sinh: ................................

Hiện là học sinh Trƣờng: ................................... Lớp:………………...

Tôn giáo: ........................ Năng khiếu (nếu có):………………………

Họ và tên Cha: ..............................Nghề nghiệp:...…………………….

Họ và tên Mẹ: ...............................Nghề nghiệp:...…………………….

Địa chỉ: ...... đƣờng:………………..Điện thoại:……………………….

Email: .....................................................................................................

Nay tôi viết đơn này xin anh Đoàn Trƣởng cho con tôi đƣợc tham gia

sinh hoạt phong trào Hƣớng Đạo, thuộc Bầy .......................................

Liên đoàn ......................... Đạo:……………………- Tp. Hồ Chí Minh

Tôi hứa sẽ hợp tác cùng đơn vị trong công cuộc chung giữa gia đình

và phong trào Hƣớng Đạo.

Phụ huynh ký tên

Page 67: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 67

HƢỚNG ĐẠO VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN ____________

ẤU ĐOÀN______________

Ngày …… tháng …… năm ……

LÝ LỊCH ẤU SINH

Họ và tên: ....................................................... Giới tính:………………

Sinh ngày: ....................................................... Tôn giáo:………………

Nguyên quán: .........................................................................................

Địa chỉ: ........................................... Điện thoại liên lạc:……………….

Đang học trƣờng: ...................................................................................

Họ và tên Cha: .............................................. Sinh năm:……………….

Nghề nghiệp: .................................................... ĐTDĐ:……………….

Họ và tên Mẹ: ............................................... Sinh năm:……………….

Nghề nghiệp: .................................................... ĐTDĐ:……………….

Đại chỉ e-mail của Cha Mẹ : ..................................................................

Có .......................... anh, chi em. Là cho thứ………..….trong gia đình.

Sở thích: .................................................................................................

Năng khiếu: ............................................................................................

Gia nhập Ấu đoàn ngày: ............................Đàn:……………………….

Ngày Tuyên Hứa: ....................................... Tại:……………………….

Ngày lên Đoàn: ........................................... Tại:………………………

Có Phụ huynh là HĐS: Không Có

Có anh chị em sinh hoạt cùng Liên đoàn: Không Có

Để Ấu đoàn có thể hổ trợ trong việc giáo dục các em ngày một hoàn

thiện hơn. Xin quý Phụ huynh cho biết những yêu cầu quan tâm: .......

................................................................................................................

TP. HCM, ngày …… tháng …… năm ……

Phụ huynh ký tên

Hình 3x4

Page 68: QUY CHẾ NGÀNH ẤU - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy-che-nganh-au-2010.pdf · và theo đà tiến hóa của xã hội, trẻ em ngày nay đƣợc sống bình

QUY CHẾ NGÀNH ẤU

Trang 68

HƢỚNG ĐẠO VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN ____________

ẤU ĐOÀN______________

………, ngày …… tháng …… năm ……

PHIẾU CHUYỂN SINH HOẠT

Ban Sói Già Ấu Đoàn: ............................................ xin chuyển:

Em: ...........................................................................................................

Sinh ngày: .................................................................................................

Sinh hoạt tại: ............................................................................................

Đến sinh hoạt tại: .....................................................................................

Lý do: .......................................................................................................

Quá trình sinh hoạt tại Ấu Đoàn:

- Nhập bầy: ........................................................................................

- Mở mắt ngày: ..................................................................................

- Tuyên Hứa Ngày: ............................................................................

- Sói Nhảy Cao ngày: ........................................................................

- Ấu Sinh Việt Nam ngày: .................................................................

- Đầu Đàn ngày: ................................................................................

Xác nhân em _____________ Bầy Trƣởng ký tên

Là đoàn sinh đang sinh hoạt

tại Liên Đoàn

_____________