quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đh giao thông vận tải tp

66
Quy ch T chc v hot đng Trường Đi học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Ban hnh kèm theo Quyt định số 460/QĐ-ĐHGTVT ngy 04/10/2011 của Hiệu Trưởng Trường Đi học Giao thông Vận tải thnh phố Hồ Chí Minh) CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy chế này quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Trường). Tên giao dịch: Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh Tiếng Việt: Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh Tiếng Anh: Ho Chi Minh city University of transport (Viết tắt: UT – HCMC) Địa chỉ: Số 02, đường D3, Văn Thánh Bắc, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Điều 2. Vị trí pháp lý 1. Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 66/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trường là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương nơi Trường trú đóng và các bộ ngành khác về lĩnh vực có liên quan theo quy định của Nhà nước. 2. Trường có chức năng đào tạo nhân lực cho các ngành giao thông vận tải như hàng hải, đường bộ, đường sông, đường sắt và hàng không dân dụng, là cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải, là trung tâm nghiên 1

Upload: vuongthuan

Post on 01-Feb-2017

260 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ban hanh kèm theo Quyêt định số 460/QĐ-ĐHGTVT ngay 04/10/2011

của Hiệu Trưởng Trường Đai học Giao thông Vận tải thanh phố Hồ Chí Minh)

CHƯƠNG INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụngQuy chế này quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Giao thông vận

tải Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Trường).Tên giao dịch: Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí MinhTiếng Việt: Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí MinhTiếng Anh: Ho Chi Minh city University of transport (Viết tắt: UT – HCMC)Địa chỉ: Số 02, đường D3, Văn Thánh Bắc, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành

phố Hồ Chí Minh

Điều 2. Vị trí pháp lý1. Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo

Quyết định số 66/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trường là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương nơi Trường trú đóng và các bộ ngành khác về lĩnh vực có liên quan theo quy định của Nhà nước.

2. Trường có chức năng đào tạo nhân lực cho các ngành giao thông vận tải như hàng hải, đường bộ, đường sông, đường sắt và hàng không dân dụng, là cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Trường có biểu tượng, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo các quy định hiện hành của một trường đại học công lập. Trường được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IINHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường1. Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể phát triển nhà trường

qua từng giai đoạn, theo kế hoạch hoạt động hàng năm.

2. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

3. Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt

1

Page 2: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

4. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ công chức, viên chức và người học của trường.

5. Tuyển sinh và quản lý người học.

6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

7. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

8. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

9. Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

10. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

11. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

12. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường.

13. Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viên chức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà trường, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của trường.

14. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường.

15. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;

16. Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục.

17. Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.

18. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trườngTrường được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội theo quy định của pháp luật và

Quy chế này về quy hoạch, kế hoạch phát triển trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể:

2

Page 3: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng hệ thống chuyển đổi tín chỉ với các cơ sở đào tạo khác.

2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng.

3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm.

4. Lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định; được quyền khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục khi có đủ căn cứ chứng minh là vi phạm.

5. Tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

6. Tổ chức bộ máy của nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ công chức, viên chức của nhà trường; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức và định kỳ thực hiện đánh giá công chức, viên chức.

7. Báo cáo các hoạt động của trường với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

8. Công khai và giải trình với xã hội, các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường và kết quả của các hoạt động đó; có trách nhiệm thực hiện các cam kết với cơ quan quản lý nhà nước, với các bên liên quan và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết ấy.

9. Không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của nhà trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Quy chế này.

CHƯƠNG IIIHOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điều 5. Ngôn ngữ giảng dạyTiếng Việt là ngôn ngữ chính thức giảng dạy trong trường. Các chương trình hợp tác

với nước ngoài, các chương trình đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được giảng dạy bằng tiếng nước ngoài.

Điều 6. Trình độ đào tạo Trường đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

theo quy định của pháp luật.

Trường được mở các ngành đào tạo trình độ đại học, ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (gọi chung là mở ngành đào tạo) đã có trong danh mục mã ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều lệ trường Đại học. Trường được đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở các ngành đào tạo của giáo dục đại học chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3

Page 4: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Điều 7. Chương trình đào tạo, giáo trình1. Trường tổ chức phát triển các chương trình đào tạo.

a) Xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối với các chương trình đào tạo chưa có chương trình khung, chương trình đào tạo thí điểm, trường xây dựng chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

c) Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện để nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển về khoa học công nghệ, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương nói riêng.

d) Dựa trên chương trình đào tạo của hệ chính quy, thiết kế các chương trình đào tạo không chính quy, các chương trình chuyển đổi.

đ) Định kỳ, tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo và các môn học của nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Hiệu trưởng tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình các môn học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập; xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy – học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp dạy – học, phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học.

Điều 8. Tuyển sinhCăn cứ vào năng lực của nhà trường, nhu cầu nhân lực của xã hội, các tiêu chí xác định

chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 9. Tổ chức và quản lý đào tạo 1. Trường tổ chức và quản lý đào tạo theo các quy chế đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo ban hành.

2. Trường chỉ triển khai ngành đào tạo tại cơ sở giáo dục, nơi đã được cấp có thẩm quyền thẩm định đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng.

3. Trường thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng với cơ sở đào tạo khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 10. Đánh giá quá trình và kết quả dạy – học1. Trường tổ chức thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt

động xã hội của người học; đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên.

2. Trường lựa chọn phương pháp, quy trình và xây dựng hệ thống đánh giá bảo đảm khách quan và chính xác, đảm bảo xác định được mức độ tích lũy kiến thức và kỹ năng

4

Page 5: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

của người học, xác định được hiệu quả giảng dạy và mức độ phấn đấu, nâng cao trình độ của giảng viên. Đánh giá quá trình và kết quả dạy – học theo quy định.

Điều 11. Văn bằng, chứng chỉ1. Nhà Trường cấp chứng chỉ, cấp văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm cho người học;

thực hiện in, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhà Trường công bố công khai các thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học trên website của nhà trường và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng chứng chỉ do trường cấp.

CHƯƠNG IVKIÊM ĐỊNH CHÂT LƯƠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 12. Triển khai kiểm định chất lượng giáo dục đại học1. Trường có kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn.

2. Hàng năm, trường triển khai các hoạt động dưới đây:

a. Đánh giá và theo dõi chất lượng đào tạo thông qua hoạt động điều tra về tình trạng việc làm và học tiếp của sinh viên sau khi tốt nghiệp, về mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng đối với khả năng làm việc thực tế của sinh viên;

b. Đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy của giảng viên thông qua việc lấy ý kiến đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy, hoạt động dự giờ của bộ môn và thông qua kết quả học tập của sinh viên, tỷ lệ đạt yêu cầu từng môn học và tỷ lệ tốt nghiệp;

c. Đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường;

d. Đánh giá chất lượng công tác hành chính và các dịch vụ của nhà trường;

đ. Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng như đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá;

e. Định kỳ tiến hành tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của nhà trường hay của từng ngành đào tạo và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

g. Trường xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp;

CHƯƠNG VHOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 13. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ 1. Hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản

phẩm mới, góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Ứng dụng tri thức, công nghệ mới và tạo ra phương thức, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, góp phần tạo cơ sở cho hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

5

Page 6: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

3. Đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại.

Điều 14. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ 1. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ cho từng giai đoạn và kế

hoạch khoa học và công nghệ 5 năm, hằng năm.

2. Đề xuất, tham gia tuyển chọn, triển khai thực hiện và tổ chức quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các lĩnh vực nghiên cứu.

3. Hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành.

4. Ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng các vườn ươm công nghệ, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, gắn phát triển công nghệ với tạo sản phẩm mới có khả năng thương mại cao; thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ.

5. Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm, liên ngành và chuyên ngành.

6. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

7. Tiến hành các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ.

8. Xây dựng hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường.

9. Xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm.

10. Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ khác.

Điều 15. Nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

của trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan về hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ của trường cho từng giai đoạn.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm.

4. Huy động các nguồn tài chính khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ, sử dụng nguồn tài chính theo quy định hiện hành.

5. Khen thưởng, vinh danh và đề xuất khen thưởng, vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ xuất sắc.

6. Định kỳ thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của trường; xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.

6

Page 7: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm, 5 năm và báo cáo đột xuất về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của trường với cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

CHƯƠNG VIHƠP TÁC QUỐC TẾ

Điều 16. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế 1. Nhà trường phát triển hợp tác quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam

và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đảm bảo phát triển bền vững.

2. Khai thác các khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài để phục vụ có hiệu quả sự phát triển của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Hợp tác quốc tế về giáo dục của trường bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; làm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam và hệ thống giáo dục Việt Nam; đáp ứng nhu cầu hợp tác của đối tác nước ngoài theo khả năng của nhà trường trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi.

Điều 17. Nội dung hợp tác quốc tế 1. Liên kết đào tạo;

2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học;

3. Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và các hoạt động giáo dục khác trong trường;

4. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý của trường;

5. Trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, người học;

6. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.

Điều 18. Phương thức hợp tác quốc tế 1. Hợp tác về đào tạo, khoa học và công nghệ với các tổ chức, các trường đại học và cá

nhân nước ngoài;

2. Hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan đến giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

3. Thực hiện các hoạt động quốc tế theo chương trình, kế hoạch của nhà trường;

4. Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Điều 19. Nội dung quản lý hợp tác quốc tế 1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế hàng năm và dài hạn của nhà

trường;

7

Page 8: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

2. Chuẩn bị, ký kết và triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương;

3. Quản lý các dự án sử dụng ngân sách của Chính phủ, kinh phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nguồn vốn ODA theo quy định của Chính phủ;

4. Quản lý hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với các quy định của pháp luật;

5. Phòng Đối ngoại, nghiên cứu và phát triển quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của trường.

CHƯƠNG VIINHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 20. Trách nhiệm và quan hệ của Trường đối với gia đình và xã hội 1. Trường thực hiện công khai về:

a) Chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường;

b) Cam kết về chất lượng đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện phục vụ học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của người học tại trường;

c) Các kết quả đào tạo, khoa học và công nghệ;

d) Chỉ tiêu, điều kiện, kế hoạch và phương thức tuyển sinh hàng năm, tổ chức đào tạo, đánh giá quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, văn bằng, chứng chỉ và các quy định riêng của nhà trường liên quan đến học tập, quyền và nghĩa vụ của người học;

đ) Số liệu thống kê hàng năm về người tốt nghiệp, thông tin về cấp phát văn bằng chứng chỉ, những thông tin về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

2. Trường thực hiện giải trình về các cam kết và các hoạt động của trường với các bên liên quan khi được yêu cầu.

3. Trường thường xuyên cập nhật các thông tin nêu ở khoản 1 Điều này và các thông tin khác về tổ chức và hoạt động trên Website của trường.

4. Trường phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện các quy chế dân chủ trong nhà trường; xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm giáo dục, văn hóa và khoa học.

5. Trường thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, có giải pháp thu hút các tổ chức xã hội, các tổ chức tuyển dụng, các doanh nghiệp, các bên liên quan khác tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho nhà trường về quy hoạch phát triển, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.

6. Nhà Trường có trách nhiệm phổ biến trong cộng đồng các tri thức khoa học, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Điều 21. Quan hệ giữa trường và các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, doanh nghiệp

1. Trường phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và việc tuyển

8

Page 9: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

dụng người học đã tốt nghiệp; ký các hợp đồng đào tạo, các hợp đồng khoa học và công nghệ; triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

2. Trường phối hợp với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các cơ quan thông tin đại chúng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, tạo môi trường giáo dục lành mạnh; phát hiện và bồi dưỡng những người học có năng khiếu về hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao.

3. Trường tạo điều kiện để các đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong trường quan hệ với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp nhằm phối hợp để thực hiện tốt các nội dung:

a) Tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống;

b) Xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực; bảo đảm trật tự, an ninh và an toàn của người học; ngăn chặn việc sử dụng ma túy và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường;

c) Hỗ trợ theo khả năng về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện học tập, công tác của công chức, viên chức và người học trong nhà trường.

CHƯƠNG VIIITỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Điều 22. Cơ cấu tổ chức của Trường Cơ cấu tổ chức của Trường bao gồm:

Đảng ủy trường;

Hội đồng trường;

Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng;

Hội đồng Khoa học và Đào tạo;

Hội đồng Tư vấn;

Các hội đồng khác (được thành lập khi cần thiết);

Các phòng, ban chức năng;

Các khoa, viện, trung tâm, thư viện;

Các bộ môn, phòng thí nghiệm, xưởng ;

Khu nội trú; Cơ sở Quận 12; Cơ sở Vũng Tàu và các cơ sở khác;

Các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, các tổ chức dịch vụ;

Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh và các tổ   chức xã hội khác.

Điều 23. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể9

Page 10: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

1. Đảng bộ Trường là hạt nhân của sự lãnh đạo, chỉ đạo; quyết định trong các hoạt động mang tính chiến lược ảnh hưởng đến sự phát triển của Trường. Đảng bộ Trường lãnh đạo toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường theo đường lối chính sách của đảng và hiến pháp, pháp luật của nhà nước.

2. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong Trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định.

Điều 24. Hội đồng trường1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động

của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tuân theo quy định của pháp luật liên quan.

3. Đối tượng tham gia, nhiệm kỳ, thành phần của Hội đồng trường, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường tuân theo quy định của pháp luật liên quan.

Điều 25. Hiệu trưởng trường1. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực

tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật và của Quy chế này.

2. Hiệu trưởng trường phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và có ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học;

b) Có bằng tiến sĩ và các văn bằng khác theo quy định;

c) Có sức khỏe tốt; độ tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ. Những trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 26. Quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởngCăn cứ vào quy định tại các văn bản pháp lý liên quan, Hiệu trưởng có các quyền và

trách nhiệm sau:

1. Về tổ chức và nhân sựa) Hiệu trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại và giải thể các đơn vị thuộc trường;

b) Ban hành các quy chế, nội quy, quy định trong nội bộ nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của trường;

c) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các đơn vị thuộc trường, các bộ môn thuộc khoa, các tổ chức khoa học công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo và các tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác thuộc trường;

d) Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ban hành các quy định về việc nâng cao trình độ, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội

10

Page 11: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

của giảng viên; ban hành các quy định về thỉnh giảng; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ công chức, viên chức; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công chức, viên chức trong trường; tạo điều kiện cho công chức, viên chức và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã hội;

đ) Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức, quyết định việc tiếp nhận, chuyển ngạch theo thẩm quyền; tổ chức thi nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch cho viên chức theo quy định, phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của trường và tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức ngành giáo dục; quyết định việc tuyển dụng, cho thôi việc, thuyên chuyển công tác công chức, viên chức, ký hợp đồng lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường;

g) Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của Quy chế này;

h) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các hoạt động của trường;

i) Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;

k) Bảo đảm trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường;

l) Tham gia Hội đồng Hiệu trưởng cùng khối ngành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Về hoạt động đào tạoa) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo quy định tại Chương III của Quy

chế này;

b) Xây dựng, phát triển và công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường, công khai việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.

3. Về hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế

được quy định tại Chương V, Chương VI của Quy chế này;

b) Quyết định cử cán bộ dưới quyền đi công tác, học tập, tham quan, khảo sát ở nước ngoài trên cơ sở những quy định hiện hành của Nhà nước, của pháp luật;

c) Quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài và các đoàn nước ngoài đến liên hệ làm việc trong phạm vi hoạt động của trường theo quy định của pháp luật.

4. Về tài chính và tài sản và đầu tưa) Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường đại học, chịu trách nhiệm trước pháp luật về

toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của trường;

b) Quản lý và tổ chức thực hiện các quy định tại Chương XI của Quy chế này về tài chính và tài sản của trường;

c) Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, trên cơ sở quy định của pháp luật và quy định của nhà trường;

11

Page 12: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

d) Thực hiện quyền tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật; công bố công khai và minh bạch về thu chi tài chính hàng năm trong báo cáo và trên website của nhà trường;

đ) Chấp hành các quy định về kiểm toán;

Điều 27. Bổ nhiệm và miễn nhiệm Hiệu trưởng1. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm

và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng.

3. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải.

4. Hàng năm, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của Luật Công chức và các quy định pháp luật có liên quan.

5. Trường hợp cần thiết, Bộ Giao thông vận tải cùng với Hội đồng trường có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm Hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Điều 28. Phó Hiệu trưởng1. Phó Hiệu trưởng có chức năng giúp việc cho Hiệu trưởng.

2. Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và có ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học;

b) Có bằng tiến sĩ và các văn bằng khác theo quy định; trong trường hợp đặc biệt, có thể xem xét bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng đối với người có bằng thạc sĩ nhưng không giao phụ trách hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ;

c) Có sức khỏe tốt; độ tuổi khi bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ. Những trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

3. Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau

a) Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao;

b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao;

c) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình công việc được giao.

4. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, có thể được bổ nhiệm lại.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó hiệu trưởng. Quy trình bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng được thực hiện theo quy định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải.

6. Hàng năm, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các Phó Hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của Luật Công chức và các quy định pháp luật có liên quan.

12

Page 13: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

7. Trường hợp cần thiết, Bộ Giao thông vận tải cùng với Hội đồng trường có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Phó Hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Điều 29. Hội đồng Khoa học và đào tạo1. Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng phù

hợp với quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của Hội đồng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng Khoa học và Đào tạo có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về các vấn đề:

a) Xây dựng và sửa đổi các quy chế, quy định về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, tuyển dụng giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên thư viện, phòng thí nghiệm;

b) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của trường;

c) Trọng tâm đào tạo, đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo, triển khai và hủy bỏ các chương trình đào tạo;

d) Định hướng phát triển khoa học và công nghệ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, phân công thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ;

đ) Báo cáo, giải trình của Hiệu trưởng;

e) Đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của các đơn vị trong trường.

2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo có số thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, gồm: Hiệu trưởng, một số Phó hiệu trưởng; Trưởng của một số khoa, bộ môn, viện; trưởng một số phòng, đơn vị khác; đại diện giảng viên và cán bộ khoa học của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; đại diện viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ, cán bộ khoa học có liên quan ở bên ngoài trường. Số lượng thành viên, tỷ lệ các thành phần và thủ tục lựa chọn các thành viên, việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Đào tạo do Hiệu trưởng quyết định.

3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo bầu Chủ tịch Hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số phiếu. Chủ tịch Hội đồng điều hành Hội đồng Khoa học và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Hội đồng Khoa học và Đào tạo họp ít nhất 1 lần trong một học kỳ do Chủ tịch Hội đồng triệu tập; nội dung cuộc họp phải được thông báo trước cho tất cả các thành viên ít nhất 07 ngày; cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự; kết luận của cuộc họp có hiệu lực khi có trên 50% số thành viên của Hội đồng biểu quyết tán thành; biên bản của cuộc họp phải được trình lên Hội đồng trường chậm nhất là 10 ngày sau khi họp.

Điều 30. Hội đồng Tư vấn1. Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ tư vấn cho Hội đồng trường và Hiệu trưởng về các

vấn đề có liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, gắn nhà trường với doanh nghiệp, nhằm gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nhà trường đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Hội đồng Tư vấn làm việc không hưởng lương.

13

Page 14: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

2. Hội đồng Tư vấn bao gồm từ 7 đến 15 thành viên ở ngoài trường, là những người có đóng góp tích cực cho trường, đặc biệt là những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, xã hội và chính trị có liên quan đến các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà trường.

3. Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Khoa học và Đào tạo.

4. Tùy theo yêu cầu công việc, Hiệu trưởng có thể mời tất cả hoặc một số thành viên của Hội đồng Tư vấn để tư vấn trực tiếp tại các cuộc họp hoặc tư vấn bằng văn bản.

Điều 31. Các hội đồng cấp trườngTheo yêu cầu công tác, Hiệu trưởng quyết định thành lập một số hội đồng:

Hội đồng Tuyển dụng;

Hội đồng Học vụ;

Hội đồng Thẩm định giáo trình, chương trình đào tạo;

Hội đồng Tuyển sinh đại học;

Hội đồng Tuyển sinh sau đại học;

Hội đồng Thi đua - khen thưởng;

Hội đồng Kỷ luật;

Hội đồng Lương;

Hội đồng Xây dựng, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ;

Các hội đồng khác.

Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền.

Điều 32. Khoa, viện và bộ môn trực thuộc trường1. Khoa, viện và bộ môn trực thuộc trường (sau đây gọi chung là Khoa) có các nhiệm

vụ sau đây:

a) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa; đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

b) Xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

c) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

d) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

đ) Quản lý công chức, viên chức và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

14

Page 15: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

e) Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ;

g) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

h) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa;

i) Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu viên trong khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của nhà trường.

2. Lãnh đạo khoa là Trưởng khoa, lãnh đạo viện là Viện trưởng, lãnh đạo bộ môn trực thuộc trường là trưởng bộ môn (sau đây được gọi chung là Trưởng khoa). Giúp việc Trưởng khoa có không quá hai Phó Trưởng khoa. Nhiệm kỳ của Trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại, nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Nhiệm kỳ của Phó Trưởng khoa theo nhiệm kỳ của Trưởng khoa và có thể được bổ nhiệm lại.

3. Trưởng khoa phải có bằng tiến sĩ và các văn bằng khác theo quy định (trừ bộ môn Ngoại ngữ), là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và có năng lực quản lý.

4. Phó Trưởng khoa phải có bằng thạc sĩ trở lên và các văn bằng khác theo quy định, là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và có năng lực quản lý. Riêng Phó Trưởng khoa phụ trách đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ phải có bằng tiến sĩ.

5. Độ tuổi khi bổ nhiệm lần đầu Trưởng khoa, Phó trưởng khoa không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.

6. Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa. Quy trình giới thiệu, bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa thực hiện theo quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải.

7. Hàng năm, Hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa. Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất đối với Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa. Hiệu trưởng quyết định miễn nhiệm Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa khi không hoàn thành nhiệm vụ.

8. Trên cơ sở kế hoạch phát triển của trường, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, giải thể và quy định nhiệm vụ cụ thể của khoa, viện và bộ môn trực thuộc trường. Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh gồm có các khoa và Bộ môn trực thuộc trường sau:

Khoa Cơ bản;

Khoa Cơ khí;

Khoa Công nghệ thông tin;

Khoa Công trình Giao thông;

Khoa Điện - Điện tử viễn thông;15

Page 16: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Khoa Hàng hải;

Khoa Kỹ thuật tàu thủy;

Khoa Kinh tế vận tải;

Khoa Kỹ thuật xây dựng;

Khoa Lý luận chính trị;

Khoa Máy tàu thủy;

Bộ môn Ngoại ngữ.

9. Hội đồng khoa

a) Khoa được tổ chức Hội đồng khoa để tư vấn cho Trưởng khoa thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này, giúp Trưởng khoa ra quyết định hoặc đệ trình lên Hiệu trưởng ra quyết định theo quy định của nhà trường.

b) Hội đồng khoa có số thành viên là số lẻ trong khoảng từ 7-15 thành viên, gồm: Trưởng khoa, một số Phó trưởng khoa, Trưởng bộ môn, một số giảng viên, cán bộ khoa học trong khoa là giáo sư, phó giáo sư, giảng viên có bằng tiến sĩ. Trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa và tư vấn của Hội đồng khoa học và đào tạo, Hiệu trưởng bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng khoa.

c) Hội đồng khoa bầu Chủ tịch Hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số phiếu. Chủ tịch Hội đồng điều hành Hội đồng khoa thực hiện việc tư vấn và thông qua các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

d) Hội đồng khoa họp ít nhất 3 tháng 1 lần do Chủ tịch Hội đồng triệu tập; nội dung cuộc họp phải được thông báo trước ít nhất 07 ngày đến tất cả các thành viên của Hội đồng; cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự; kết luận của cuộc họp được thông qua khi có trên 50% số thành viên của Hội đồng khoa biểu quyết tán thành; biên bản của các cuộc họp phải được trình lên Hiệu trưởng chậm nhất sau 7 ngày.

10. Các khoa được thành lập Hội đồng tư vấn ngành với các thành viên ở ngoài trường để tư vấn cho Trưởng khoa trực tiếp tại các cuộc họp hoặc gián tiếp bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho các hoạt động của khoa liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, xã hội và đạt được mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn ngành.

Điều 33. Bộ môn thuộc khoa, phong thí nghiệm và xưởng 1. Bộ môn thuộc khoa, phòng thí nghiệm và xưởng (sau đây gọi chung là bộ môn) là

đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa. Trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa, ý kiến tư vấn của Hội đồng Khoa học và đào tạo, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách các bộ môn và quyết định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ môn.

2. Bộ môn có các nhiệm vụ sau đây:

16

Page 17: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

b) Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng giao;

c) Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

d) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;

đ) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;

e) Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Trưởng khoa;

g) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.

3. Đứng đầu bộ môn là Trưởng bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa. Trưởng bộ môn phải có bằng thạc sĩ, là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và có năng lực quản lý. Nhiệm kỳ của Trưởng bộ môn là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm Trưởng bộ môn thực hiện theo quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải.

4. Có thể thành lập Hội đồng tư vấn chuyên ngành với các thành viên ở ngoài bộ môn và ngoài trường để tư vấn cho Trưởng bộ môn các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của bộ môn với thực tiễn sản xuất và phục vụ nhu cầu xã hội. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên ngành.

Điều 34. Phong, ban chức năng1. Các phòng, ban, trung tâm chức năng (sau đây gọi chung là phòng) có nhiệm vụ

tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao. Quy chế tổ chức và hoạt động của các phòng ban do Hiệu trưởng quyết định ban hành. Trên cơ sở kế hoạch phát triển của trường, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, giải thể và quy định nhiệm vụ cụ thể của phòng, ban, trung tâm. Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh gồm có các phòng, ban, trung tâm sau:

Phòng Tổ chức - Hành Chính;

Phòng Đào tạo;

Phòng Đào tạo vừa làm - vừa học;

17

Page 18: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Phòng Công tác Chính trị và Quản lý Sinh viên;

Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo sau đại học;

Phòng Đối ngoại nghiên cứu và phát triển;

Phòng Tài vụ;

Phòng Quản trị thiết bị;

Phòng Thanh tra;

Ban Quản lý dự án;

Ban Quản lý khu nội trú;

Ban Quản lý cơ sở Quận 12;

Ban Quản lý Website;

Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh;

Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng

2. Đứng đầu phòng là Trưởng phòng. Trưởng phòng của các phòng phụ trách về đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế và tổ chức cán bộ phải đã từng là giảng viên đại học hoặc đã tham gia giảng dạy đại học ít nhất 5 năm. Giúp việc Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng; Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng. Quy trình bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải.

3. Độ tuổi khi bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

4. Trách nhiệm của trưởng phòng, ban:

a. Lãnh đạo đơn vị mình theo chế độ thủ trưởng, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi mặt công tác của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định;

b. Xây dựng chương trình, kế hoạch và chủ động tổ chức thực hiện sau khi đã được Hiệu trưởng kiểm tra và phê duyệt;

c. Thừa lệnh Hiệu trưởng, chủ trì hoặc phối hợp với Trưởng các đơn vị khác trong trường để thực hiện những nhiệm vụ có liên quan;

d. Thừa lệnh Hiệu trưởng, yêu cầu Trưởng các đơn vị khác và cá nhân trong trường thực hiện những nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao;

đ. Nghiên cứu đề xuất ý kiến, tham mưu cho Hiệu trưởng về các mặt công tác thuộc chức năng của đơn vị mình và của các đơn vị khác có liên quan để giúp Hiệu trưởng hoạch định công tác chung của trường;

e. Quan hệ với các cơ quan bên ngoài để giải quyết các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình;

g. Thừa lệnh Hiệu trưởng, ký các văn bản gửi các đơn vị trong và ngoài trường thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của đơn vị; ký xác nhận những công việc mà đơn vị

18

Page 19: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

phụ trách; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà trường và pháp luật về những nội dung trong các văn bản mà mình đã ký;

h. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hiệu trưởng giao.

5. Quyền hạn của trưởng phòng, ban:

a. Ký và cấp các giấy tờ cho cán bộ và sinh viên được phân cấp theo quy định về ký tên và đóng dấu do Hiệu trưởng ban hành;

b. Thừa lệnh Hiệu trưởng để làm việc với các đơn vị nhằm giải quyết một số công việc thuộc lĩnh vực phụ trách;

c. Đề nghị tuyển chọn, cho thôi việc, thuyên chuyển công tác, nâng bậc lương của cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định để Hiệu trưởng quyết định;

d. Bố trí, điều động, phân công công việc theo chức năng chuyên môn; đánh giá nhận xét, đề nghị nâng bậc, đề nghị khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc đơn vị mình quản lý theo chức năng chuyên môn; có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, phương pháp công tác và lề lối làm việc cho nhân viên của đơn vị mình.

4. Hàng năm, Hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các Trưởng phòng và Phó trưởng phòng. Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng. Hiệu trưởng quyết định thay thế Trưởng phòng, Phó trưởng phòng khi không hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 35. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp

1. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới hình thức viện hoặc trung tâm, được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng.

a) Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển

Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ mũi nhọn hoặc liên ngành, đưa tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo, phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng;

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, gắn hoạt động khoa học và công nghệ với đào tạo và thực tế sản xuất, kinh doanh.

b) Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh gồm có các tổ chức nghiên cứu và phát triển sau:

Trung tâm Huấn luyện thuyền viên;

Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giao thông vận tải;

Trung tâm Vận tải biển và thuyền viên;

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học;

Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên.

19

Page 20: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

c) Bộ máy điều hành của các tổ chức nghiên cứu và phát triển do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải.

d) Các tổ chức nghiên cứu và phát triển hoạt động theo quy định của Nhà nước và theo Quy chế hoạt động của từng tổ chức do Hiệu trưởng quyết định ban hành.

2. Các tổ chức dịch vụ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, triển khai các hoạt động có liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, các dịch vụ sinh viên. Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh gồm có các tổ chức dịch vụ sau:

Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế;

Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ giao thông vận tải.

Bộ máy điều hành của các tổ chức dịch vụ do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải.

Các tổ chức dịch vụ hoạt động theo quy định của Nhà nước và theo Quy chế hoạt động của từng tổ chức do Hiệu trưởng quyết định ban hành.

3. Các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, được tổ chức phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường, phục vụ cho hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ và đáp ứng các nhu cầu của xã hội . Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh có các doanh nghiệp trực thuộc và liên kết sau:

Công ty Cổ phần Tư vấn và Ứng dụng khoa học công nghệ giao thông vận tải;

Công ty TNHH Đào tạo và Nguồn nhân lực hàng hải.

Các doanh nghiệp thuộc trường, thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, điều lệ công ty và quy chế riêng của trường. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

4. Hiệu trưởng quyết định thành lập và giải thể các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp.

Điều 36. Thư viện, xuất bản và các đơn vị phục vụ khác1. Trường có thư viện phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Thư viện có

trách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường; thu thập và bảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận văn, luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường. Thư viện hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành.

2. Trường xuất bản, phát hành tạp chí “Khoa học công nghệ giao thông vận tải”. Quy chế Tổ chức và hoạt động của tạp chí do Hiệu trưởng quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào kế hoạch phát triển của trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập, giải thể các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ.

CHƯƠNG IX

20

Page 21: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊNĐiều 37. Quyền hạn và trách nhiệm của giảng viên, cán bộ, nhân viên

1. Thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức theo quy định của Luật Giáo dục, Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức và pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường.

3. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và các công tác được giao.

4. Tham gia góp ý kiến vào việc phát triển nhà trường, xây dựng các quy định, quy chế và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tham gia đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường và của đơn vị nơi công tác theo quy định của pháp luật và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

5. Được hưởng các quyền của công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; được tạo các điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

6. Được đánh giá hàng năm về việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Được xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật .

Điều 38. Tiêu chuẩn của giảng viên1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng tốt;

2. Lý lịch bản thân rõ ràng;

3. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

4. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;

5. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc.

Điều 39. Nhiệm vụ của giảng viên1. Thực hiện nhiệm vụ của viên chức quy định tại Điều 39 của Quy chế này;

2. Thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

4. Tham gia quản lý trường, tham gia công tác Đảng, đoàn thể khi được tín nhiệm và các công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao.

Điều 40. Quyền của giảng viên1. Thực hiện các quyền của viên chức quy định tại Điều 37 của Quy chế này;

2. Được giảng dạy và tham gia hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với chuyên môn được đào tạo;

21

Page 22: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

3. Được đảm bảo các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giảng dạy, khoa học và công nghệ, học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ; được cung cấp thông tin và sử dụng các dịch vụ đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ công cộng của nhà trường;

4. Được giới thiệu giáo trình, lựa chọn tài liệu tham khảo, phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân để bảo đảm nội dung và chất lượng của hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ;

5. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được tạo điều kiện ra nước ngoài hợp tác giảng dạy, hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình hợp tác hoặc theo giấy mời của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;

6. Được tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong nước và nước ngoài theo quy định;

7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng, tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của trường và được sự đồng ý của Hiệu trưởng;

8. Được đăng ký xét công nhận, được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú theo quy định của pháp luật;

9. Được nghỉ hè, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

10. Giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng quyền quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ; nghiên cứu viên thực hiện nhiệm vụ của giảng viên theo phân công của các cấp quản lý được hưởng quyền như giảng viên.

Điều 41. Tuyển dụng giảng viên1. Trường tuyển chọn giảng viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 38 của Quy chế

này, ưu tiên tuyển chọn những người có bằng tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên, người đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và có nguyện vọng trở thành giảng viên.

2. Quy trình tuyển chọn giảng viên

a. Trên cơ sở đề xuất tuyển dụng của khoa, bộ môn, phòng Tổ chức - Hành chính xem xét trình hiệu trưởng phê duyệt; phối hợp với các đơn vị để đăng tải thông tin tuyển chọn ứng viên, tiếp nhận và xử lý hồ sơ;

b. Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng Tuyển dụng bao gồm: đại diện của khoa, bộ môn, các giảng viên có kinh nghiệm… phòng Đào tạo, phòng Tổ chức - Hành chính; Hội đồng đánh giá kết quả giảng thử và gửi biên bản về phòng Tổ chức - Hành chính trong thời gian 7 ngày kể từ ngày khảo sát;

c. Phòng Tổ chức - Hành chính xử lý kết quả đánh giá và báo cáo Hiệu trưởng;

d. Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt và ký hợp đồng lao động.

3. Ứng viên được tuyển dụng làm giảng viên trong trường đại học thì phải thôi làm công chức trong cơ quan nhà nước theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức.

22

Page 23: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

4. Giảng viên vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Trợ giảng 1. Trợ giảng là người giúp việc cho giảng viên trong việc chuẩn bị bài giảng, phụ đạo,

hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành và chấm bài.

2. Giảng viên đang tập sự, các nghiên cứu sinh, học viên cao học đang học tập, nghiên cứu ở bộ môn và các sinh viên giỏi năm cuối khóa, các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài trường có thể tham gia làm trợ giảng.

3. Nhiệm vụ, quyền và chế độ phụ cấp của trợ giảng được thỏa thuận cụ thể theo Hợp đồng lao động.

Điều 43. Giảng viên thỉnh giảng1. Thỉnh giảng là việc trường mời giảng viên hoặc người có đủ tiêu chuẩn của giảng

viên ở nơi khác đến giảng dạy.

2. Theo đề nghị của các đơn vị, Nhà trường mời giảng viên, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy ở trường theo chế độ thỉnh giảng. Quy trình mời và quản lý cán bộ thỉnh giảng thực hiện theo Quy định của nhà nước và pháp luật.

3. Cán bộ, viên chức được mời thỉnh giảng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

4. Nhiệm vụ và quyền lợi của giảng viên thỉnh giảng được đảm bảo theo hợp đồng giảng dạy đã kí kết.

CHƯƠNG XNHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC

Điều 44. Người họcNgười học trong trường là sinh viên, đang theo học các trình độ đào tạo của trường.

Người học là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đã được nhà trường tuyển chọn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 45. Nhiệm vụ của người học 1. Thực hiện nhiệm vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Người học là người

nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam.

2. Thực hiện các quy chế về đào tạo, về học phí, về công tác sinh viên và các quy định của pháp luật liên quan đến người học; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường.

3. Tôn trọng giảng viên, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.

4. Tham gia hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

6. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.23

Page 24: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Điều 46. Quyền của người học1. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về

việc học tập, rèn luyện của mình.

2. Được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật đối với người học; được nhà trường tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, tham gia các hội nghị khoa học, công bố các công trình khoa học và công nghệ trong các ấn phẩm của trường.

3. Người học thuộc diện cử tuyển, con em các dân tộc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, diện chính sách xã hội và các gia đình nghèo được cấp học bổng, trợ cấp, miễn giảm học phí, được hưởng các chính sách ưu đãi từ tín dụng giáo dục, quỹ khuyến học và quỹ bảo trợ giáo dục theo quy định của pháp luật.

4. Người học đạt thành tích xuất sắc và có đạo đức tốt được hưởng các điều kiện ưu tiên trong học tập và nghiên cứu khoa học theo quy định hiện hành.

5. Được cấp văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp hoặc hoàn thành khóa học.

6. Được tham gia các hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật.

7. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của trường.

8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học.

9. Được tham gia các hoạt động của Hội sinh viên theo quy định tại Điều lệ Hội sinh viên Việt Nam.

CHƯƠNG XITÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH

Điều 47. Quản lý và sử dụng tài sản 1. Tài sản của trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: đất

đai, nhà cửa, công trình xây dựng; tài sản có được từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; các trang thiết bị và những tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng hoặc do trường tự đầu tư mua sắm, xây dựng; các khoản tiền có được từ ngân sách nhà nước, học phí, lệ phí tuyển sinh, hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường, đóng góp của các tổ chức, cá nhân để phát triển giáo dục; các khoản biếu, tặng, cho, tài trợ khác của các tổ chức và cá nhân cho nhà trường theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản của trường thuộc sở hữu nhà nước; việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường được Nhà nước giao đất, cho thuê quyền sử dụng đất; việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Ngoài việc bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản hàng năm, trường có kế hoạch và bố trí kinh phí ưu tiên hợp lý từ nguồn thu của trường để đầu

24

Page 25: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

tư bổ sung, đổi mới trang thiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng mới và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.

4. Hàng năm, trường tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Điều 48. Nguồn tài chính của Trường1. Ngân sách nhà nước cấp bao gồm:

a) Kinh phí cho các hoạt động thường xuyên do Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Chính phủ;

b) Kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao;

c) Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nguồn thu sự nghiệp bao gồm:

a) Thu học phí, lệ phí từ người học;

b) Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ;

c) Kinh phí Nhà nước thanh toán cho nhà trường theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước;

d) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

đ) Các nguồn thu sự nghiệp khác.

3. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Đầu tư của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục theo quy định của pháp luật;

b) Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài;

c)Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, mở rộng và phát triển nhà trường;

d) Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 49. Nội dung chi của Trường1. Chi thường xuyên và chi phục vụ cho hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và

công nghệ của trường;

2. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

3. Chi thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao;

25

Page 26: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

4. Chi đầu tư phát triển, gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Nhà nước;

5. Chi trả vốn vay, vốn góp;

6. Các khoản chi khác.

Điều 50. Quản lý tài chính1. Trường áp dụng chế độ tài chính quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25

tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản liên quan khác.

2. Công tác đầu tư, mua sắm thiết bị, xây dựng cơ bản trong Trường thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan khác.

3. Trường xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ và thực hiện quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Trường thực hiện công khai tài chính và kiểm toán tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG XIITHANH TRA, KIÊM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 51. Thanh tra, kiểm tra1. Trường tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

2. Trường chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 52. Khen thưởngCá nhân và tập thể thực hiện tốt Quy chế này, có nhiều thành tích đóng góp cho sự

nghiệp giáo dục, khoa học và công nghệ được khen thưởng theo quy định của nhà nước.

Điều 53. Xử lý vi phạm Cá nhân, tập thể vi phạm các quy định của Quy chế này tuỳ theo tính chất, mức độ vi

phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG XIIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 54.1. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ

Chí Minh có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tất cả các đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, sinh viên và học viên trong trường nghiêm túc thực hiện quy chế này.

2. Các đơn vị trong trường căn cứ theo những quy định trong quy chế, cụ thể hóa thành công việc cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân phù hợp với tình hình và đặc điểm của đơn vị mình.

26

Page 27: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC PHÒNG, BAN, TRUNG TÂMCăn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Giao thông vận tải thành

phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định số 460/QĐ-ĐHGTVT ngày 04/10/2011 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Quy định

27

Page 28: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban, trung tâm thuộc trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.

PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH1. Chức năng

Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức cán bộ, hành chính, bảo vệ an ninh trật tự và chăm sóc sức khỏe trong Trường.

2. Nhiệm vụa. Công tác tổ chứcCăn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của trường và quy định về nhiệm vụ, cơ cấu tổ

chức quản lý các trường trực thuộc do Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng cơ cấu tổ chức, biên chế của Nhà trường; xây dựng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; xây dựng nội quy, quy định làm việc và quan hệ công tác giữa các đơn vị trong Trường;

Nghiên cứu, nắm vững đường lối, chính sách cán bộ của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong từng thời kỳ, nghiên cứu đề xuất với Hiệu trưởng về công tác cán bộ, có kế hoạch tuyển dụng lao động, kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt đối với công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ; tổ chức thi tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch, quản lý cán bộ thuộc diện Bộ và Trung ương quản lý;

Thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo quy định;

Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giảng viên và người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước;

Quản lý lao động, chính sách tiền lương, phòng hộ lao động hàng năm;

Phối hợp các đơn vị lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường về chuyên môn, nghiệp vụ;

Thực hiện công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, giảng viên công nhân viên theo quy định;

Quản lý, lưu trữ, bảo mật hồ sơ lý lịch của cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường cùng các văn bản liên quan đến công tác tổ chức cán bộ; phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và thẩm tra, xác minh lý lịch của cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường hợp cần thiết;

Quản lý, theo dõi và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, giảng viên và người lao động theo quy định của pháp luật;

b. Công tác hành chínhTập hợp và xử lý các thông tin hành chính, báo cáo Hiệu trưởng và cơ quan nhà nước

có thẩm quyền khi có yêu cầu;

Tổng kết, lập kế hoạch công tác hành chính hàng tháng, hàng quý và năm học của trường; cập nhật lịch công tác hàng tuần của các đơn vị trên website;

Kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện những kế hoạch, những công việc được giao, báo cáo Hiệu trưởng tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị;

28

Page 29: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Soạn thảo và ban hành các loại văn bản theo nghiệp vụ hành chính;

Xử lý và lưu trữ công văn đi, công văn đến nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật; sử dụng, quản lý con dấu theo nguyên tắc, cấp phát giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên; xác nhận sao y các văn bản, giấy tờ theo quy định của Nhà nước;

Phục vụ hàng ngày cho phòng họp và những Hội nghị tại trường; thực hiện việc tiếp dân và trợ lý cho Hiệu trưởng một số mặt công tác được giao;

Phối hợp tổ chức các hoạt động khánh tiết theo yêu cầu của Hiệu Trưởng;

Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện công tác đấu thầu dịch vụ theo quy định của pháp luật;

Quản lý, điều hành đội xe của Nhà trường.

c. Công tác an ninh trật tựTổ Bảo vệ chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Tổ chức – Hành chính có nhiệm vụ

bảo đảm công tác an ninh trật tự, bảo vệ tài sản trong trường, cụ thể: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh trật

tự; phòng cháy chữa cháy và huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Phối hợp với các đơn vị hữu quan, các tổ chức của sinh viên và công an các phường, quận có liên quan triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự và nếp sống lành mạnh trong khu học đường;

Phối hợp với cơ quan công an và các đơn vị có liên quan trong và ngoài trường làm tốt công tác điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh chính trị, bảo mật và trật tự trị an, tính mạng và tài sản của cá nhân và tập thể trong Trường;

Phối hợp với Phòng Đối ngoại, nghiên cứu và phát triển đảm bảo an ninh trật tự trong đón tiếp khách quốc tế;

Tổ chức trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô cho cán bộ, giảng viên và người lao động và khách đến công tác tại trường.

d. Công tác y tếTrạm Y tế chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ

chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên; thực hiện vệ sinh phòng dịch trong Nhà trường, cụ thể:

Lập, phân loại, quản lý hồ sơ sức khoẻ và thực hiện các quy định về bảo hiểm y tế sinh viên;

Lập, phân loại, quản lý hồ sơ sức khoẻ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, giảng viên và nhân viên, đề xuất kiến nghị chế độ chính sách bồi dưởng sức khoẻ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên;

Tổ chức khám chữa bệnh, mua và cấp phát thuốc theo khả năng nghiệp vụ của trạm và theo quy định của ngành y tế;

29

Page 30: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Lập hồ sơ chăm sóc sức khỏe cán bộ để giám định y khoa (nếu cần thiết), xác nhận và cấp giấy nghỉ ốm cho bệnh nhân theo quy định;

Thường trực cấp cứu trong giờ làm việc, kịp thời xử lý theo chuyên môn và quy định của ngành y tế;

Phối hợp với các bộ phận liên quan vận động kế hoạch hóa gia đình, bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống lành mạnh trong cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên;

Quản lý và bảo dưỡng thuốc, thiết bị y tế và các tài sản khác của trạm theo quy định;

Tổ chức và thực hiện công tác phòng dịch, tuyên truyền xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên.

Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống; nghiên cứu đề xuất những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường công tác, học tập của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong trường.

PHÒNG ĐÀO TẠO1. Chức năngPhòng Đào tạo có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổ chức,

triển khai thực hiện công tác đào tạo đại học, cao đẳng bao gồm: xây dựng kế hoạch nội dung, chương trình đào tạo, các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ Phối hợp với các khoa nghiên cứu đề xuất quy mô phát triển các ngành đào tạo;

Phối hợp với các khoa và các bộ môn xây dựng, sửa đổi nội dung, chương trình đào tạo, nội dung các môn học;

Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập cùng và những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập;

Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo đã ban hành;

Quản lý khối lượng giảng dạy của các khoa, bộ môn và các chế độ về công tác giảng dạy; tổ chức hợp đồng giảng dạy và thanh quyết toán khối lượng giảng dạy;

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, các kì thi trong trường;

Quản lý kết quả học tập của sinh viên; tổ chức xét học tiếp, ngưng học và buộc thôi học; tổ chức xét và cấp các giấy chứng nhận theo quy định;

Phối hợp với các đơn vị liên quan để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên viên;

Quản lý thống nhất hệ thống sổ sách công tác giáo vụ trong toàn trường; lưu trữ các tài liệu cần thiết về công tác giáo vụ; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo vụ các khoa và bộ môn;

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác xét tốt nghiệp; tổ chức Hội đồng xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp;

30

Page 31: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Phối hợp với các khoa, Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên và Đoàn Thanh niên, tổ chức các cuộc thi dành cho sinh viên.

PHÒNG ĐÀO TẠO VỪA LÀM - VỪA HỌC1. Chức năngPhòng Đào tạo vừa làm - vừa học có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc

quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo vừa làm vừa học, theo kế hoạch nội dung, chương trình đào tạo, của Trường và theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch cụ thể phục vụ cho công tác đào tạo của Trường, trình

Hiệu trưởng phê duyệt bao gồm: kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng năm học, từng loại hình cụ thể. Đồng thời lên kế hoạch và tổ chức thực hiện việc học và thi học kỳ cho các đơn vị đào tạo vừa làm vừa học trực thuộc;

Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh bao gồm thông báo nội dung, đối tượng, chỉ tiêu, ngành tuyển sinh hằng năm theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Thực hiện công tác quản lý trong quá trình đào tạo bao gồm:

- Căn cứ chương trình, kế hoạch của phòng đối với các khóa và các đơn vị liên kết để thông báo khối lượng giảng dạy cho các Khoa, Bộ môn;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo đã ban hành;

- Quản lý khối lượng giảng dạy của các khoa, bộ môn và các chế độ về công tác giảng dạy; tổ chức hợp đồng giảng dạy và thanh quyết toán khối lượng giảng dạy;

- Phối hợp với các khoa và các bộ môn xây dựng, sửa đổi nội dung, chương trình đào tạo, nội dung các môn học;

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập cùng và những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập;

Quản lý toàn diện sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường và tại các đơn vị liên kết theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Quản lý kết quả học tập của sinh viên; tổ chức xét học tiếp, ngưng học và buộc thôi học; tổ chức xét và cấp các giấy chứng nhận theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên viên;

Chủ trì xem xét tất cả những vi phạm của sinh viên hệ vừa làm vừa học trong thời gian của khoá học, kịp thời gửi văn bản về đơn vị có cán bộ đi học để phối hợp xử lý đúng và có hiệu quả.

Quản lý và có chế độ lưu trữ thống nhất, đầy đủ hệ thống sổ sách công tác giáo vụ trong toàn trường; lưu trữ các tài liệu cần thiết về công tác giáo vụ và các giấy tờ khác liên quan đến công tác đào tạo cũng như tuyển sinh;

31

Page 32: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác xét tốt nghiệp; tổ chức Hội đồng xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cuối khóa.

PHÒNG TÀI VỤ1. Chức năngPhòng Tài vụ có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý, phân

phối và giám sát việc sử dụng toàn bộ kinh phí của Nhà trường theo các quy định của Nhà nước, quản lý về mặt tài chính các hoạt động có thu trong trường.

2. Nhiệm vụ Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động của trường, căn cứ vào các định mức, chỉ tiêu và

chế độ chính sách tài chính liên quan, giúp Hiệu trưởng xây dựng và bảo vệ kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng và các kế hoạch đột xuất về ngân sách cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản;

Giúp Hiệu trưởng quản lý các nguồn kinh phí của trường và xây dựng kế hoạch thu chi trên cơ sở các nguyên tắc thu, chi tài chính do Nhà nước ban hành;

Lập kế hoạch phân phối kinh phí cho mọi hoạt động của các đơn vị, các chương trình mục tiêu của trường và các khoản chi phúc lợi khác;

Tổ chức thực hiện việc thu chi học phí, học bổng và các khoản thu chi khác;

Tổ chức quản lý hệ thống sổ sách kế toán, chỉ đạo công tác kế toán, tổng hợp tài chính của Nhà trường theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và chế độ kế toán của Nhà nước;

Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thanh, quyết toán các khoản thu, chi của các đơn vị trong trường theo chế độ nhà nước ban hành; hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ về kế toán tài chính cho các đơn vị trong trường;

Giám sát việc sử dụng kinh phí, vật tư, tiền vốn phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của các đơn vị và cá nhân trong trường;

Phối hợp với Phòng Quản Trị thiết bị và các đơn vị liên quan, tổ chức các Hội đồng thanh lý tài sản, máy móc, vật tư, thiết bị theo quy định;

Phối hợp với Phòng Quản Trị thiết bị lập, phê duyệt và thực hiện việc mua sắm và tiếp nhận các công trình mới, các thiết bị, máy móc mới để hạch toán vào danh mục tài sản Nhà trường trước khi đưa vào sử dụng;

Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính tổ chức đấu thầu dịch vụ theo quy định của pháp luật;

Phối hợp với Ban Quản lý dự án lập, phê duyệt, triển khai các dự án về xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất;

Lưu trữ các văn bản, chứng từ sau khi thanh, quyết toán theo quy định để phục vụ cho công tác thanh tra và kiểm tra tài chính;

Tổ chức tiếp nhận tiền, phát lương, học bổng, sinh hoạt phí cho cán bộ công chức viên chức và sinh viên theo quy định;

32

Page 33: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Hàng tháng kiểm tra danh sách các đơn vị, cập nhật tăng giảm lao động để điều chỉnh thay đổi về tiền lương.

PHÒNG ĐỐI NGOẠI, NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIÊN1. Chức năngPhòng Đối ngoại, Nghiên cứu và Phát triển có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng

về công tác đối ngoại; nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

2. Nhiệm vụ Đề xuất với Hiệu trưởng những chủ trương và đường lối chiến lược trong quan hệ đối

ngoại; xây dựng các kế hoạch hợp tác ngắn hạn và dài hạn trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt;

Lập và quản lý các dự án, chương trình hỗ trợ về đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ; đề xuất với Hiệu trưởng những biện pháp thích hợp để thiết lập và củng cố các mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế;

Theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, trực tiếp liên hệ với các đối tác để thiết lập quan hệ hợp tác; kết hợp với các bộ phận và đơn vị trong trường chuẩn bị các văn bản và thủ tục cần thiết trong việc đàm phán, ký kết hợp tác với các đối tác;

Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác quan hệ quốc tế của trường;

Lập kế hoạch đoàn vào, đoàn ra theo quý và hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt, báo cáo bộ chủ quản và tổ chức thực hiện kế hoạch khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với bộ phận chức năng và các đơn vị chuyên môn liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và các điều kiện khác đảm bảo cho hoạt động của đoàn vào, đoàn ra;

Làm thủ tục hộ chiếu, visa và các giấy tờ khác cho cán bộ nhân viên và giảng viên thuộc trường đi công tác, cho các đoàn vào, đoàn ra;

Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong trường về nghiệp vụ đối ngoại, về công tác thiết lập và triển khai các quan hệ quốc tế;

Phối hợp với các đơn vị hữu quan trong và ngoài trường để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại trường;

Nghiên cứu tổng hợp nhu cầu của xã hội về các ngành đào tạo để tham mưu cho Hiệu trưởng về cơ cấu, quy mô và phương hướng phát triển của trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.

PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN1. Chức năngPhòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên có chức năng tham mưu cho Hiệu

trưởng trong việc tuyên truyền và giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, giảng viên và

33

Page 34: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

sinh viên toàn trường đảm bảo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; quản lý sinh viên và hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên về học tập, nghiên cứu khoa học và đời sống.

2. Nhiệm vụ a) Về chính trị - tư tưởngTổ chức triển khai các đợt sinh hoạt chính trị, sinh hoạt công dân, học tập nghị quyết,

chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường theo chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu;

Tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về tình hình thời sự trong nước, quốc tế theo định hướng của Nhà nước và quy định của Nhà trường;

Nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, giảng viên và sinh viên, đề xuất với Hiệu trưởng có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp và kịp thời; thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Nhà trường cho cán bộ, giáo viên, sinh viên;

Theo dõi các thông tin có liên quan đến nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời báo cáo cho Hiệu trưởng và đề xuất biện pháp xử lý thông tin;

Tham gia quản lý và khai thác các phương tiện thông tin tuyên truyền trong trường phục vụ công tác tuyên truyền và giáo dục chính trị - tư tưởng;

Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong nước và quốc tế nhằm giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng, truyền thống của ngành, của trường trong cán bộ, giảng viên và sinh viên;

Theo dõi công tác phát triển Đảng trong sinh viên và đề xuất với Đảng uỷ, Hiệu trưởng các chủ trương, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phấn đấu, rèn luyện của sinh viên.

b) Quản lý sinh viênChủ trì và phối hợp với các phòng ban liên quan và các khoa tổ chức tiếp nhận sinh

viên trúng tuyển vào nhập học;

Tổ chức học tập sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa và cuối khóa; phổ biến nội quy và các quy chế về quản lý sinh viên, sinh viên nội trú, sinh viên ngoại trú, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên;

Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện các chế độ chính sách về học bổng, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội và các chế độ khác liên quan của sinh viên; quản lý và giải quyết chế độ chính sách đối với lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại trường;

Chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác sinh viên;

Phối hợp với các khoa quản lý sinh viên chỉ đạo công tác cán bộ lớp và quản lý sinh viên theo các khoa;

Phối hợp với phòng Đào tạo và các khoa quản lý sinh viên quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập theo quy định của Nhà trường;

Phối hợp với Ban quản lý Khu nội trú quản lý sinh viên nội trú theo quy chế sinh viên nội trú;

34

Page 35: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Phối hợp với các khoa, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, chính quyền địa phương nơi sinh viên thường trú hoặc tạm trú tổ chức quản lý các sinh viên ngoại trú, đánh giá kết quả rèn luyện theo nội dung quy chế quản lý sinh viên ngoại trú;

Phối hợp với các ngành, các cấp, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nơi trường đóng; giải quyết các vụ việc, các vấn đề liên quan đến sinh viên; hướng dẫn sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, nội quy và quy chế của nhà trường;

Cấp, xác nhận các giấy tờ có liên quan đến sinh viên theo thẩm quyền;

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác thi đua, khen thưởng trong sinh viên; tham mưu tổ chức các Hội đồng Khen thưởng - kỷ luật để biểu dương, khen thưởng những sinh viên có những thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, công tác Đoàn - Hội, hoạt động phong trào và xử lý những sinh viên vi phạm pháp luật, nội quy và quy chế.

Phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội; các phong trào tình nguyện;

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các Hội thi Olympic, Hội thi tay nghề; tổ chức đội tuyển sinh viên tham gia các cuộc thi các cấp;

Phối hợp với trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, lấy ý kiến của cựu sinh viên về công tác đào tạo của trường;

Thực hiện công tác tư vấn việc làm, tư vấn tâm lý và các vấn đề xã hội cho sinh viên.

PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC1. Chức năngPhòng Khoa học công nghệ và Đào tạo sau đại học có chức năng tham mưu cho Hiệu

trưởng tổ chức và quản lý các hoạt động về nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, công tác thông tin khoa học; quản lý công tác đào tạo sau đại học và trên đại học.

2. Nhiệm vụa) Khoa học công nghệTham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng phát triển khoa

học công nghệ của Trường, xây dựng mối quan hệ về khoa học công nghệ giữa các đơn vị trong và ngoài trường;

Xây dựng kế hoạch phát triển khoa học công nghệ, kế hoạch xây dưng cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu khoa học theo định hướng khoa học công nghệ của Trường;

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác giao dịch ký hợp đồng khoa học công nghệ, Lao động sản xuất;

Quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu và làm thủ tục chuyển lên cấp trên các đề tài của các cá nhân và đơn vị tham gia nghiên cứu khoa học ; tổ chức tập hợp xét duyệt và đề nghị khen thưởng các phát minh, sáng kiến cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống;

35

Page 36: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Tổ chức các hội nghị khoa học công nghệ cấp trường, hỗ trợ các đơn vị tổ chức hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật và chủ trì biên tập Tạp chí khoa học công nghệ Giao thông vận tải;

Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính và phòng Tài vụ tổ chức và quản lý các đơn vị tham gia nghiên cứu khoa học; xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, chế độ cho các đơn vị và các cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học;

Xây dựng, tổ chức quản lý các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ; xuất bản tập san, tạp chí, các ấn phẩm khoa học, sách giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ của Trường theo quy định hiện hành;

b) Đào tạo sau đại họcCăn cứ vào chỉ tiêu đào tạo sau đại học và trên đại học được giao hàng năm, căn cứ vào

nhu cầu thực tế và khả năng của Trường, lập kế hoạch tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Tham mưu, chuẩn bị cho Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các Hội đồng chấm luận án thạc sĩ, tiến sĩ và tổ chức bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ các cấp;

Chuẩn bị hồ sơ thủ tục trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định luận án tiến sĩ.

Thực hiện công tác giáo vụ đối với đào tạo sau đại học và trên đại học;

Quản lý kết quả học tập của học viên, tổ chức tốt việc lưu trữ các kết quả để việc nhận xét đánh giá quá trình học tập của học viên được chính xác;

Phối hợp với các bộ môn tổ chức thường xuyên việc kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học viên cao học và nghiên cứu sinh , chủ động đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo;

Kết hợp với các bộ môn chọn cán bộ dạy cao học, cử cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh, hướng dẫn học viên cao học, duyệt đề tài luận án tiến sĩ;

Chủ động phối hợp với phòng Tài vụ trong hạch toán kinh phí, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng sau đại học đúng mục đích và hiệu quả;

Tổ chức xét cấp chứng chỉ các môn học, chuyên đề, xét và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ;

Quản lý học viên trong những ngày về trường tập trung học tập để trong trường hợp cần thiết thông báo cho cơ quan nơi cử học viên đi học.

PHÒNG QUẢN TRỊ THIẾT BỊ1. Chức năngTham mưu cho Hiệu trưởng về quản lý, sử dụng cơ sở vật chất của Trường; mua sắm,

tiếp nhận, bảo quản, sửa chữa, cấp phát trang thiết bị, vật tư kỹ thuật, nhà xưởng, phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.

3. Nhiệm vụ

36

Page 37: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Lập kế hoạch và triển khai công tác mua sắm sử dụng các trang thiết bị, nguyên liệu vật tư; bảo quản, cấp phát trang thiết bị vật tư kỹ thuật cho các đơn vị theo kế hoạch đã được Hiệu trưởng duyệt;

Lập kế hoạch và triển khai công tác sửa chữa nhà, xe và các trang thiết bị phục vụ làm việc và học tập;

Xây dựng các quy định về phân phối, sử dụng, bảo quản các loại thiết bị, vật tư và tài sản khác;

Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính tổ chức công tác đấu thầu dịch vụ;

Phối hợp với phòng Tài vụ kiểm kê đánh giá chất lượng, giá trị các loại tài sản; tính toán khấu hao và tổ chức thanh lý tài sản;

Phối hợp với Ban Quản lý dự án triển khai các dự án xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất;

Quản lý và đảm bảo việc cung cấp điện nước cho sinh hoạt, học tập và công tác;

Kết hợp với Phòng Đào tạo lập kế hoạch và bố trí các lớp học; thuê phòng học, phòng thí nghiệm và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

Phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống lũ lụt và thiên tai;

Thực hiện việc quản lý phòng học và các trang thiết bị đi kèm;

Thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường;

Tổ chức, quản lý hoạt động hồ bơi theo nội quy của nhà trường.

PHÒNG THANH TRA 1. Chức năng Phòng Thanh tra có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện công

tác thanh tra, kiểm tra (sau đây gọi chung là thanh tra) trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, đơn vị và Nhà trường.

2. Nhiệm vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục trong nhà trường theo quy định

của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân;

Thanh kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục; việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục;

Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;

37

Page 38: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về giáo dục;

Thực hiện các nhiệm vụ khác về thanh tra, kiểm tra do Hiệu trưởng giao.

TRUNG TÂM KHẢO THÍ VÀ KIÊM ĐỊNH CHÂT LƯƠNG1. Chức năngTrung Tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng thực hiện tham mưu cho Hiệu trưởng

trong việc quản lý công tác khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo trong Nhà trường; xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động liên quan đến thi và đánh giá kết quả học tập trong nhà trường; công tác kiểm định chất lượng đào tạo đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đánh giá chất lượng đào tạo.

2. Nhiệm vụ a) Công tác khảo thíTham mưu cho Ban Giám Hiệu trong việc lựa chọn hình thức thi và soạn thảo đề thi

các môn học; tư vấn nghiệp vụ về quy trình tổ chức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giảng dạy, học tập cho các đơn vị trong trường;

Tổ chức và xây dựng, trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn công tác khảo thí; theo dõi việc thực hiện các quy định về khảo thí tại các đơn vị trong toàn trường;

Định kỳ báo cáo Hiệu trưởng về công tác khảo thí; nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo những giải pháp cải tiến phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập phù hợp với yêu cầu đào tạo của từng ngành, từng hệ và bậc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

Phối hợp với các phòng, ban, khoa tổ chức các kỳ kiểm tra, thi đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên đang theo học tại trường theo đúng quy chế hiện hành;

Phối hợp với các khoa, bộ môn, các Ban chuyên môn xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi cho từng môn học; quản lý, in sao, giao đề thi theo quy trình; bố trí nhân lực giám sát, coi thi, phòng thi, văn phòng phẩm cho các kỳ thi theo kế hoạch; phối hợp tổ chức kiểm tra giám sát chấm thi theo quy chế;

Thực hiện công tác lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi của các kỳ thi; tiếp nhận và phối hợp xử lý các hình thức phúc khảo bài thi và các vấn đề liên quan công tác khảo thí; giám sát công tác làm đề, tổ chức coi thi, làm phách và ghép điểm của các kỳ thi tuyển sinh do Trường tổ chức; tổ chức thẩm định việc đánh giá kết quả thi các môn học khi cần thiết;

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn thảo đề thi, chấm thi và đánh giá kết quả thi;

b) Công tác kiểm định chất lượngXây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn; tổ chức thực

hiện và theo dõi, kiểm tra các hoạt động tự đánh giá theo kế hoạch đã được lãnh đạo trường phê chuẩn;

Chủ trì xây dựng, trình Hiệu trưởng ban hành các chủ trương, chính sách, các mục tiêu và giải pháp, các điều kiện nguồn lực nhằm triển khai đánh giá chất lượng và nâng

38

Page 39: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

cao chất lượng đào tạo của nhà trường; triển khai thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản sau khi ban hành;

Tổ chức và duy trì cơ sở dữ liệu, chuẩn bị điều kiện cho việc đánh giá ngoài đối với nhà trường;

Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ vào công tác kiểm định chất lượng giáo dục;

Phối hợp với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động kiểm định chất lượng thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm;

Phối hợp với các đơn vị chuyên môn đánh giá chất lượng đào tạo, thu thập ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên nhà trường;

Tham gia công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc kiểm định chất lượng đào tạo.

TRUNG TÂM QUAN HỆ DOANH NGHIỆP VÀ HỖ TRƠ SINH VIÊN1. Chức năngTrung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên là đơn vị hoạt động dịch vụ

công ích, trực thuộc trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện chức năng phát triển quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên về đời sống, việc làm, học tập, nghiên cứu khoa học.

2. Nhiệm vụa) Hoạt động hỗ trợ công íchTư vấn và giới thiệu chỗ ở, nhà trọ cho sinh viên;

Tư vấn, giới thiệu việc làm và hướng nghiệp cho sinh viên; tổ chức hội chợ việc làm cho sinh viên;

Tư vấn và hỗ trợ sinh viên, liên hệ địa điểm thực hành, thực tập, vay vốn chính sách, mua vé tàu xe, mở tài khoản ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác;

Phối hợp cùng các phòng ban chức năng thực hiện công tác hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh đại học hàng năm;

Vận động các nguồn tài trợ học bổng, quỹ hỗ trợ cho sinh viên.

b) Hoạt động hỗ trợ dịch vụThiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, thực hiện các nhiệm

vụ liên quan tới công tác hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp;

Tổ chức các chương trình giao lưu, hướng nghiệp và tuyển dụng;

Tổ chức các lớp huấn luyện kỹ năng, hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

Tổ chức tư vấn và liên kết với các tổ chức, đoàn thể các trường đại học trong và ngoài nước về du học;

Tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị trong và ngoài Trường theo quy định pháp luật.

39

Page 40: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

TRUNG TÂM VẬN TẢI BIÊN VÀ THUYỀN VIÊN1. Chức năngTrung tâm vận tải biển và thuyền viên chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trường Đại học

giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng quản lý, khai thác tàu thực tập kết hợp sản xuất và thuyền viên.

2. Nhiệm vụQuản lý tàu thực tập kết hợp sản xuất của Trường Đại học Giao thông vận tải thành

phố Hồ Chí Minh;

Thực hiện kế hoạch huấn luyện, đào tạo và kinh doanh do Trường Đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh giao;

Phối hợp với các khoa, phòng ban, trung tâm đưa sinh viên đi thực tập trên tàu do nhà trường quản lý;

Quan hệ với các đối tác mở rộng và phát triển các hoạt động thực tập kết hợp sản xuất phù hợp với pháp luật theo quyết định hoặc sự phân cấp của Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh;

Quan hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các thủ tục cần thiết trong hoạt động đào tạo, huấn luyện và sản xuất, hợp tác kinh tế;

Tuyển chọn và phối hợp với cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài để tổ chức bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại thuyền viên theo tiêu chuẩn của tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và quy định của Pháp luật;

Đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên các tàu biển trong và ngoài nước.

TRUNG TÂM HUÂN LUYỆN THUYỀN VIÊN1. Chức năngTrung tâm huấn luyện thuyền viên thực hiện chức năng huấn luyện thuyền viên theo

Công ước STCW 78 và các văn bản của Bộ Giao thông vận tải liên quan đến công tác huấn luyện thuyền viên; thực hiện chức năng huấn luyện các nghiệp vụ hàng hải khác khi có yêu cầu.

2. Nhiệm vụTổ chức bồi dưỡng, huấn luyện thuyền viên và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ

Giao thông vận tải; huấn luyện nghiệp vụ hàng hải cho các đơn vị sản xuất;

Bồi dưỡng, hoàn thiện thuyền bộ theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trước khi xuất khẩu lao động ra nước ngoài;

Bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo trái ngành để có thể dự thi lấy giấy chứng nhận sỹ quan hoặc cấp trưởng tàu biển các loại theo hướng dẫn và quy định của Bộ Giao thông vận tải;

Tổ chức nghiên cứu khảo sát yêu cầu bồi dưỡng cán bộ hàng hải ở các đơn vị sản xuất kinh doanh ở khu vực, xây dựng chương trình, nội dung, kế hoặch bồi dưỡng phù hợp cho từng loại đối tượng và từng khoá học, trình Bộ Giao thông vận tải xét duyệt;

40

Page 41: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Tổ chức chiêu sinh các khoá huấn luyện, lập và lưu trữ hồ sơ, làm thủ tục để cấp hoặc xin cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ cho các đối tượng dự huấn luyện khi kết thúc khoá học;

Tư vấn cho các khoa Hàng hải, Máy tàu, Điện - Điện tử viễn thông, Bộ môn Ngoại ngữ về việc đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng thực hành phục vụ công tác huấn luyện thuyền viên;

Hàng năm căn cứ vào điều kiện thực tế và kết quả huấn luyện, Giám đốc Trung tâm xem xét, đánh giá hoạt động huấn luyện thuyền viên đề xuất mức học phí, tiền công giảng dạy và các chi phí khác liên quan đến công tác huấn luyện; tư vấn cho Ban Giám hiệu điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp;

xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường và các quy định khác của pháp luật;

Quan hệ với các đối tác, mở rộng và phát triển các hoạt động huấn luyện, tìm kiếm và thương thảo các hợp đồng huấn luyện;

Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thường xuyên có hiệu lực và hiệu quả;

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN1. Chức năngBan Quản lý dự án có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quy hoạch

mặt bằng, xây dựng cơ bản và quản lý các dự án, quản lý chất lượng các công trình xây dựng.

1. Nhiệm vụLập quy hoạch sử dụng đất đai tổng thể phù hợp với yêu cầu trước mắt và kế hoạch

phát triển lâu dài của Nhà trường;

Phối hợp với phòng Quản trị thiết bị quản lý việc sử dụng đất đai theo quy hoạch, phối hợp với các đơn vị phòng, ban chức năng liên quan xử lý những trường hợp vi phạm về quy hoạch sử dụng đất đai của Nhà trường;

Theo sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng, làm việc với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan khác để giải quyết các vấn đề đất đai của Nhà trường;

Quản lý hồ sơ về đất đất đai và các công trình xây dựng của trường;

Lập kế hoạch dự án và quản lý giám sát việc thực hiện các dự án xây dựng các công trình mới và sửa chữa nâng cấp các công trình cũ được giao;

Phối hợp với Phòng Tài vụ quản lý vốn xây dựng cơ bản, thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán các công trình theo quy định của nhà nước;

Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình cho bên sử dụng.

41

Page 42: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

BAN QUẢN LÝ KHU NỘI TRÚ1. Chức năngBan quản lý Khu nội trú có chức năng quản lý toàn diện khu ký túc xá của Nhà

trường về chỗ ở, về các điều kiện học tập và sinh hoạt của sinh viên trong ký túc xá bảo đảm trật tự an toàn, vệ sinh, xây dựng ký túc xá thành môi trường giáo dục lành mạnh.

2. Nhiệm vụPhổ biến và hướng dẫn thi hành quy chế công tác sinh viên nội trú và nội quy ký túc

xá;

Lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng, trang bị mới và bổ sung trang thiết bị để phục vụ cho công tác quản lý và phục vụ cho đơn vị mình;

Tổ chức đón tiếp, sắp xếp, bố trí nơi ở, học tập, sinh hoạt cho sinh viên; lập danh sách sinh viên nội trú báo cáo Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên, Phòng Tổ chức – Hành chính; quản lý sinh viên ở ký túc xá theo chế độ hiện hành;

Bố trí lực lượng thường trực cổng và bảo vệ trật tự trị an 24/24 giờ trong khu vực ký túc xá; quản lý và làm công tác vệ sinh nhà ở của sinh viên và toàn bộ mặt bằng khu vực ký túc xá;

Quản lý đất đai, nhà cửa và các trang thiết bị khác trong khu vực ký túc xá của trường, Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời các trường hợp vi phạm về quản lý và sử dụng tài sản nhà trường trong khu vực ký túc xá.

Ký, gia hạn và đình chỉ hợp đồng nội trú đối với sinh viên theo quy định; tổ chức đăng ký tạm trú cho sinh viên ký túc xá.

Nghiên cứu đề xuất mức thu phí ở nội trú và việc sử dụng nguồn kinh phí này;

Tổ chức phục vụ bữa ăn và các dịch vụ khác phục vụ sinh hoạt hàng ngày của sinh viên nội trú theo quy định của Nhà trường;

Phối hợp với phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong khu vực ký túc xá.

Kết hợp với các phòng ban chức năng quản lý công tác giảng dạy, thực hành tại khu vực ký túc xá.

BAN QUẢN LÝ CƠ SỞ QUẬN 121. Chức năngBan quản lý cơ sở Quận 12 có chức năng quản lý về nhân sự và tài sản của Trường tại

cơ sở quận 12; tổ chức quản lý, điều hành về học tập và sinh hoạt của sinh viên; bảo đảm về an ninh trường học, trật tự an toàn, vệ sinh tại cơ sở Quận 12.

2. Nhiệm vụ Tổ chức quản lý tài sản tại cơ sở, lập kế hoạch theo quy định về nhu cầu sử dụng, sửa

chữa trang thiết bị, đảm bảo cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của cơ sở.

42

Page 43: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Thực hiện công tác giám thị học đường, theo dõi, giám sát việc giảng dạy, học tập theo kế hoạch của Trường và định kỳ báo cáo Ban giám hiệu, Phòng Tổ chức - Hành chính.

Tổ chức đón tiếp, bố trí nơi ở, học tập và sinh hoạt cho sinh viên; lập và quản lý danh sách sinh viên nội trú, đăng ký nhân khẩu ở khu nội trú theo quy định hiện hành với địa phương; phổ biến và hướng dẫn thi hành quy chế công tác sinh viên nội trú, quy định, nội quy của Trường và của cơ sở;

Ký, gia hạn và đình chỉ hợp đồng nội trú đối với sinh viên theo quy định.

Nghiên cứu đề xuất mức thu phí ở nội trú và việc sử dụng nguồn kinh phí này;

Tổ chức họp giao ban định kỳ giữa Ban quản lý và các đơn vị liên quan để đánh giá tình hình giảng dạy, học tập và việc chấp hành các quy định, nội quy của Trường và cơ sở.

Phối hợp với phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động phong trào sinh viên.

Tổ chức lực lượng bảo vệ tại cơ sở; giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, và các tệ nạn xã hội khác, đảm bảo an ninh chính trị tại cơ sở.

Tổ chức lực lượng làm công tác vệ sinh môi trường toàn bộ mặt bằng trong khu vực cơ sở.

Xây dựng nội quy và các phương án phòng cháy, chữa cháy; định kỳ tổ chức huấn luyện, bảo quản các phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở theo đúng quy định.

Tổ chức thực hiện các nội quy, quy định, kiểm tra đánh giá kết quả, bình xét thi đua và xây dựng khu nội trú, cơ sở văn hoá.

Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an công an, cơ quan y tế xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác an ninh và chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH1. Chức năngThư viện trường đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh có chức năng cung cấp, lưu trữ và

bảo quản giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin khoa học, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

2. Nhiệm vụ Nghiên cứu lập kế hoạch bổ sung, khai thác các tài liệu giáo trình, phục vụ cho đào

tạo, nghiên cứu khoa học và các mặt hoạt động khác của trường;

Phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác lập kế hoạch và triển khai biên soạn, biên dịch và in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ cho huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu trong trường;

Tiếp nhận, bổ sung, phân loại, biên soạn thư mục các tài liệu, giáo trình; tổ chức sắp xếp bảo quản các tài liệu; định kỳ kiểm tra các loại kho tài liệu;

43

Page 44: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Giao thông vận tải TP

Quy chê Tô chưc va hoat đông Trường Đai học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh

Xây dựng các phương tiện tra cứu tài liệu, thông tin kịp thời những tài liệu mới được bổ sung, cập nhật;

Tổ chức việc cho mượn và trả tài liệu; quản lý các phòng đọc, phòng mượn phục vụ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường;

Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của thư viện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ;

Quan hệ với thư viện các địa phương của trường trong nước và ngoài nước để trao đổi tài liệu, kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của nhà nước.

BAN QUẢN LÝ WEBSITE1. Chức năngBan Quản lý Website là đơn vị chuyên trách về thông tin của Trường; Quản trị mạng

cục bộ, mạng diện rộng của Trường; là đầu mối kết nối thông tin của Trường, các phòng, ban, khoa, và đơn vị liên quan.

2. Nhiệm vụ Ban Quản lý Website tham mưu cho Hiệu trưởng trong hoạt động ứng dụng công

nghệ thông tin trong Trường, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của hiệu trưởng; tổ chức xây dựng, phát triển, quản lý và vận hành hệ thống thông tin của Trường;

Chủ trì xây dựng, quản lý và cập nhật thông tin cho Website của Trường;

Chủ trì xây dựng các quy định về kết nối mạng, trao đổi dữ liệu trong hệ thống thông tin, tin học của Trường.

44