quy ĐỊnh vỀ quẢn lÝ hoẠt ĐỘng hỢp tÁc quỐc tẾ tẠi...

21
1/21 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH (Ban hành kèm theo Quyết định số ...... / QĐ-ĐHKT&QTKD-QHQT ngày .... tháng ... năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục tiêu của Quy định quản lý các hoạt động Hợp tác Quốc tế (HTQT) 1. Quy định về Quản lý các hoạt động HTQT của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH KT&QTKD) là nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác HTQT trong toàn trường, động viên các đơn vị, cá nhân trong trường tích cực tham gia vào công tác HTQT; tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài nhằm góp phần xây dựng Trường thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, nâng cao vị thế của Trường trên trường quốc tế; đồng thời đảm bảo mọi hoạt động HTQT theo đúng quy định pháp luật, tăng cường, giữ gìn an ninh quốc gia trong thời kỳ hội nhập. 2. Xây dựng căn cứ phân định trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong trường về quản lý các hoạt động HTQT của Trường ĐH KT&QTKD. Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định cụ thể việc quản lý các hoạt động HTQT tại Trường ĐH KT&QTKD. 2. Đối tượng áp dụng bao gồm các Khoa, các Phòng, Trung tâm trong trường và các đơn vị khác trực thuộc trường. 3. Quy định này áp dụng đối với tất cả các chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, các dự án tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các tổ chức quốc tế, các Đại Sứ quán, Tổng lãnh Sự quán các nước trên lãnh thổ Việt Nam, sau đây gọi chung là "đối tác nước ngoài"; các chương trình nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài mà có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức của các đơn vị trực thuộc trong toàn trường; các dự án, chương trình ký kết giữa đại diện cơ quan quản lý cấp trên với đối tác nước ngoài nhưng được thực hiện một phần hoặc toàn bộ tại Trường ĐH KT&QTKD và có sự tham gia của cá nhân, cán bộ, giảng viên của Trường.

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1/21

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

(Ban hành kèm theo Quyết định số ...... / QĐ-ĐHKT&QTKD-QHQT ngày .... tháng ... năm

2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu của Quy định quản lý các hoạt động Hợp tác Quốc tế (HTQT)

1. Quy định về Quản lý các hoạt động HTQT của Trường Đại học Kinh tế và Quản

trị Kinh doanh (ĐH KT&QTKD) là nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác HTQT trong toàn

trường, động viên các đơn vị, cá nhân trong trường tích cực tham gia vào công tác HTQT;

tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài nhằm góp phần xây dựng Trường

thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có chất

lượng cao, nâng cao vị thế của Trường trên trường quốc tế; đồng thời đảm bảo mọi hoạt

động HTQT theo đúng quy định pháp luật, tăng cường, giữ gìn an ninh quốc gia trong thời

kỳ hội nhập.

2. Xây dựng căn cứ phân định trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các

đơn vị trong trường về quản lý các hoạt động HTQT của Trường ĐH KT&QTKD.

Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định cụ thể việc quản lý các hoạt động HTQT tại Trường ĐH

KT&QTKD.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm các Khoa, các Phòng, Trung tâm trong trường và các

đơn vị khác trực thuộc trường.

3. Quy định này áp dụng đối với tất cả các chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục

và đào tạo, các dự án tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người

Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các tổ chức

quốc tế, các Đại Sứ quán, Tổng lãnh Sự quán các nước trên lãnh thổ Việt Nam, sau đây gọi

chung là "đối tác nước ngoài"; các chương trình nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ,

tiếp nhận và chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài mà có sự tham gia của các

cá nhân, tổ chức của các đơn vị trực thuộc trong toàn trường; các dự án, chương trình ký kết

giữa đại diện cơ quan quản lý cấp trên với đối tác nước ngoài nhưng được thực hiện một phần

hoặc toàn bộ tại Trường ĐH KT&QTKD và có sự tham gia của cá nhân, cán bộ, giảng viên

của Trường.

2/21

Điều 3. Các căn cứ pháp lý xây dựng Quy định

1. Quyết định số 136/2004/QĐ-TTg ngày 02/8/2004 của Chính phủ về việc thành

lập Trường ĐH KT&QTKD;

2. Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy

định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

3. Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại

học thành viên;

4. Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc ban hành Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức;

5. Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;

6. Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ tài chính quy

định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước

ngoài do Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí ;

7. Quyết định số 688/QĐ-ĐHTN ngày 28/5/2014 của Giám đốc Đại học Thái

Nguyên về việc Quy định Quản lý hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài tại Đại học

Thái Nguyên;

8. Quyết định số 1448/QĐ-ĐHTN ngày 3/9/2014 của Giám đốc Đại học Thái

Nguyên về việc ban hành Quy định quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế của Đại học

Thái Nguyên.

9. Quyết định số 1050/QĐ-ĐHTN ngày 01/6/2015 của Đại học Thái Nguyên về

việc ban hành Quy định về quản lý người nước ngoài học tập, công tác tại Đại học Thái

Nguyên.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức thực hiện hoạt động HTQT

1. Hoạt động HTQT của Trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Hiệu

trưởng đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo từ Ban giám hiệu (BGH) tới từng đơn vị trong

trường, đồng thời thực hiện theo nguyên tắc quản lý tập trung và phân cấp về tổ chức triển

khai thực hiện.

3/21

2. Mọi hoạt động HTQT trong Trường phải được thực hiện theo nguyên tắc tôn

trọng và tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng

phong tục tập quán và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi nước.

3. Công tác HTQT bảo đảm tính hiệu quả và hướng tới mục tiêu phát triển của

Trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng, phù hợp với các chính sách

đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam.

4. Việc thực hiện các hoạt động HTQT và ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoài

phải căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển của Trường.

5. Mọi hoạt động HTQT phải được tiến hành trên cơ sở ký kết bằng văn bản giữa

Giám đốc Đại học Thái Nguyên hoặc Hiệu trưởng Trường với đối tác nước ngoài theo

đúng quy định phân cấp hiện hành.

Điều 5. Đối tượng tham gia hoạt động HTQT tại Trường

1. Phòng Khoa học – Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Phòng KH-CN&HTQT) là bộ

phận tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác HTQT; là đầu mối quản lý nhà

nước về công tác HTQT trong phạm vi Trường.

2. Đơn vị, cá nhân chủ trì thực hiện hoạt động HTQT là các khoa, các phòng, các

trung tâm, và các đơn vị khác trực thuộc trường hoặc các cá nhân được Hiệu trưởng giao

nhiệm vụ thực hiện tổ chức triển khai các hoạt động HTQT cụ thể.

3. Đơn vị phối hợp là các đơn vị trong Trường phối hợp với Phòng KH-CN&HTQT

và Đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động HTQT tổ chức các hoạt động HTQT theo chức năng,

nhiệm vụ của đơn vị mình.

4. Các cá nhân tham gia hoạt động HTQT là những người được Hiệu trưởng giao

nhiệm vụ tham gia các hoạt động HTQT cụ thể. Các cá nhân tham gia hoạt động HTQT có

thể do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ định hoặc do các đầu mối thực hiện hoạt động HTQT đề

xuất và Hiệu trưởng thông qua.

4/21

Chương II

MỤC TIÊU, LĨNH VỰC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HTQT

Điều 6. Mục tiêu hoạt động HTQT

1. Mục tiêu chung của hoạt động HTQT của Trường ĐH KT& QTKD là mở rộng

mạng lưới HTQT của Trường; mở rộng vai trò của HTQT trong việc xây dựng các nguồn

lực về đào tạo, nghiên cứu, tài chính; tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu

khoa học và chuyển giao công nghệ quốc tế, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của đối tác

nước ngoài.

2. Mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Góp phần đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc

chuyển giao công nghệ giáo dục từ các nước tiên tiến vào Trường để giúp cải tiến phương

pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung và

cập nhật thường xuyên chương trình và nội dung các môn học, phát triển các ngành và

chuyên ngành đào tạo và môn học mới;

- Trao đổi cán bộ chuyên gia, các nhà khoa học, giảng viên và cán bộ quản lý, tăng

cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự hòa nhập với đội ngũ các nhà khoa học trên thế

giới, cùng hợp tác nghiên cứu các đề tài khoa học và phát triển công nghệ;

- Thông qua nguồn vốn nước ngoài, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy

và học, tăng thêm nguồn chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần giải quyết

khó khăn về ngân sách hàng năm của Trường;

- Trao đổi thông tin, tăng thêm nguồn tư liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo cho cán

bộ, giảng viên và sinh viên của Trường.

Điều 7. Lĩnh vực HTQT

Các lĩnh vực HTQT trong Trường ĐH KT&QTKD bao gồm:

1. Hợp tác về lĩnh vực đào tạo như Liên kết đào tạo với nước ngoài, đưa giảng viên

nước ngoài vào giảng dạy cho các chương trình đạo tạo tại Trường.

2. Hợp tác về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cùng thực hiện các đề tài nghiên cứu

khoa học quốc tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài; chuyển giao và tiếp nhận kết quả nghiên

cứu khoa học, công nghệ mới phục vụ đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh

vực mà các bên cùng quan tâm; tiếp nhận và thực hiện các dự án tài trợ nước ngoài và các

tổ chức phi chính phủ.

3. Đoàn ra, đoàn vào tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm, giảng dạy, quản lý;

tham gia, tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

5/21

4. Tạp chí và in ấn tài liệu đăng tin các bài báo khoa học trên tạp chí nước ngoài,

xuất bản giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ dạy và học.

5. Tìm kiếm học bổng cho giảng viên và sinh viên.

6. Trao đổi sinh viên và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Trao đổi giảng

viên, chuyên gia nước ngoài.

7. Các chương trình hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ.

Điều 8. Nội dung hoạt động HTQT

1. Cử cán bộ, giảng viên của Trường ra nước ngoài làm việc, học tập ngắn hạn dưới

90 ngày theo phân cấp hiện hành của Đại học Thái Nguyên;

2. Cử cán bộ, giảng viên của Trường ra nước ngoài tham dự hội nghị, hội thảo quốc

tế, trao đổi học thuật, tham quan học tập kinh nghiệm quản lý, khảo sát tìm kiếm đối tác.

3. Cử sinh viên ra nước ngoài học tập, thực tập nghề nghiệp, trao đổi kinh nghiệm,

tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, trao đổi học thuật và giao lưu văn hóa (dưới 90 ngày);

4. Quảng cáo tuyển sinh, đào tạo, tiếp nhận sinh viên quốc tế đến học tập, thực tập

nghề nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, trao đổi học thuật

và giao lưu văn hóa.

5. Tiếp nhận giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, làm việc, tham dự

hội nghị, hội thảo quốc tế, trao đổi học thuật, trao đổi kinh nghiệm quản lý, giao lưu văn

hóa.

6. Nhập khẩu các chương trình tiên tiến ở các bậc học, ngành học.

7. Trao đổi ấn phẩm, tài liệu giảng dạy và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ.

Hợp tác với đối tác nước ngoài đăng, xuất bản công bố các kết quả nghiên cứu khoa học

trong và ngoài nước.

8. Tiếp nhận, thực hiện dự án tài trợ quốc tế, thực hiện các chương trình chuyển

giao khoa học công nghệ từ nước ngoài.

9. Độc lập tổ chức hoặc phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức hội nghị, hội

thảo quốc tế, hội thảo chuyên đề.

6/21

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 9. Trách nhiệm của Phòng KH-CN& HTQT

1. Xây dựng kế hoạch HTQT dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm của đơn vị

cho phù hợp với định hướng chiến lược chung trong toàn Đại học và phù hợp với khả năng

của Trường.

2. Tìm kiếm, mở rộng đối tác nước ngoài, trực tiếp đàn phán hợp tác, thực hiện các

dự án quốc tế tài trợ cho Trường.

3. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài đưa vào phục vụ phát triển

kinh tế xã hội cho khu vực.

4. Trực tiếp hoặc hỗ trợ Trung tâm HTQT về Đào tạo và Du học dạy tiếng nước

ngoài, dịch vụ tư vấn du học nước ngoài, tổ chức đào tạo cho sinh viên du học tại chỗ và

sinh viên nước ngoài vào học tại Trường; khai thác học bổng du học nước ngoài và du học

tại chỗ đúng với quy định về quản lý liên kết đào tạo nước ngoài.

5. Trực tiếp triển khai chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu văn hóa và chương

trình thực tập nghề nghiệp.

6. Đôn đốc, hỗ trợ tập thể, cá nhân tổ chức các buổi seminar chuyên đề, trao đổi

chuyên môn sau khi đi công tác học tập ở nước ngoài

Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị phối hợp

Các đơn vị phối hợp có trách nhiệm phối hợp với Phòng KH-CN&HTQT và các

đơn vị có liên quan trong và ngoài Trường trong các hoạt động HTQT trên cơ sở chức

năng, nhiệm vụ được quy định hoặc được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ.

Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động HTQT

1. Liên hệ và phát triển các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài nhằm phát triển

các chương trình, dự án, hoạt động HTQT theo các quy định của Nhà nước và Trường ĐH

KT&QTKD.

2. Đề xuất với Hiệu trưởng về việc phát triển các mối quan hệ với các đối tác nước

ngoài, các chương trình, dự án, hoạt động HTQT.

3. Tiếp các đối tác nước ngoài đến thăm và làm việc tại Trường.

7/21

4. Phối hợp với Phòng KH-CN&HTQT và các phòng chức năng liên quan quản lý

đoàn vào, đoàn ra trực thuộc đơn vị mình phụ trách.

5. Chủ trì lập kế hoạch và đề xuất với Hiệu trưởng (thông qua Phòng KH-

CN&HTQT) đề án, kế hoạch phát triển các chương trình, dự án, hoạt động HTQT.

6. Quản lý và thực hiện các chương trình, dự án và hoạt động HTQT phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ đã được Trường phân cấp hoặc được Hiệu trưởng giao.

7. Báo cáo Hiệu trưởng (thông qua Phòng KH-CN&HTQT) về tình hình và kết quả

hoạt động HTQT của đơn vị cũng như các chương trình, dự án đã được giao.

Điều 12. Trách nhiệm của các cá nhân tham gia hoạt động HTQT

1. Liên hệ và phát triển các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài nhằm phát triển

các chương trình, dự án, hoạt động HTQT theo các quy định của Nhà nước và Trường ĐH

KT&QTKD.

2. Đề xuất với Hiệu trưởng và các đơn vị chức năng về việc phát triển các mối quan

hệ với các đối tác nước ngoài, các chương trình, dự án, hoạt động HTQT.

3. Theo yêu cầu của Hiệu trưởng tham gia tiếp các đối tác nước ngoài đến thăm và

làm việc tại Trường.

4. Tham gia công tác quản lý và thực hiện các chương trình, dự án và hoạt động

HTQT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.

Điều 13. Trách nhiệm của trưởng ban điều hành các chương trình, dự án HTQT

1. Thừa lệnh Hiệu trưởng hoặc trưởng đơn vị trực thuộc được ủy quyền quản lý,

điều hành chương trình, dự án theo đúng các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Quy

định này và chương trình, kế hoạch được ghi trong các hợp đồng, bản ghi nhớ hoặc thỏa

thuận đã ký.

2. Điều hành và thực hiện việc quản lý tài chính, thanh quyết toán, kiểm tra, báo cáo

trong chương trình, dự án do mình phụ trách.

3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc chuyển giao cho Trường các

công nghệ đào tạo và quản lý đào tạo tích lũy được từ các chương trình liên doanh, liên kết

(nếu được đối tác nước ngoài chấp thuận).

Điều 14. Trách nhiệm của đoàn ra và các cá nhân được cử ra nước ngoài công tác và

học tập

1. Các đoàn ra và cá nhân của Trường được cử ra nước ngoài công tác và học tập

phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của

8/21

Trường cũng như luật pháp nước sở tại; phải thể hiện vai trò là sứ giả của Trường trong

việc tuyên truyền, quảng bá về Trường với các đối tác nước ngoài.

2. Sau mỗi chuyến công tác phải có báo cáo kết quả công việc được phân công

trong quyết định cử đi công tác bằng văn bản gửi Hiệu trưởng (thông qua Phòng KH-

CN&HTQT) chậm nhất là sau 7 ngày làm việc kể từ ngày về nước, trên cơ sở đó Phòng

KH-CN&HTQT gửi báo cáo Đại học Thái Nguyên (thông qua Ban HTQT) và các cơ quan

hữu quan.

9/21

Chương IV

QUY ĐỊNH CỤ THỂ TỪNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 15. Quản lý đoàn vào

1. Đoàn vào bao gồm:

1.1. Các đoàn khách, chuyên gia nước ngoài đến làm việc, tham dự hội nghị, hội

thảo quốc tế theo các chương trình, dự án, thỏa thuận được đã được ký kết giữa Trường và

các đối tác nước ngoài.

1.2. Các đoàn khách đến để ký kết thỏa thuận hoặc hợp đồng thực hiện các dự án

liên doanh, liên kết về đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các đơn vị trực thuộc trường.

1.3. Các đoàn khách nước ngoài thăm Trường, trao đổi tìm hiểu khả năng hợp tác

với Trường.

1.4. Các đoàn khách nước ngoài đến làm việc với Trường theo sự giới thiệu của các

cơ quan cấp trên và các cơ quan tổ chức khác.

1.5. Các giảng viên, chuyên gia Việt kiều hoặc người nước ngoài đến làm việc,

giảng dạy ngắn hạn hoặc dài hạn trong các chương trình liên doanh, liên kết giữa Trường

với các đối nước nước ngoài.

1.6. Sinh viên nước ngoài đến tham quan, học tập, thực tập trong các chương trình

trao đổi sinh viên đã ký giữa Trường và các đối tác nước ngoài.

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài (kể cả các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam) đến

làm việc với Trường dưới mọi hình thức phải được sự đồng ý của BGH. Mọi trường hợp

tiếp khách nước ngoài mà không báo cáo và không được sự cho phép của BGH đều không

được chấp nhận. Các đơn vị, cá nhân tự ý tiếp khách sẽ chịu trách nhiệm trước Hiệu

trưởng và các cơ quan có liên quan khi có các vấn đề liên quan đến an ninh cũng như các

vấn đề khác phát sinh.

Khách tới làm việc với Trường được chia thành hai nhóm là khách ủy quyền cho

đơn vị hoặc cá nhân tiếp và khách do BGH tiếp, tùy theo nội dung và đối tác làm việc.

2.1. Khách ủy quyền cho đơn vị hoặc cá nhân tiếp là khách do BGH ủy quyền cho

đơn vị, cá nhân tiếp hoặc do đơn vị, cá nhân đề nghị với BGH qua Phòng KH-CN&HTQT

tổ chức tiếp. Đối với khách do BGH ủy quyền cho đơn vị, cá nhân tiếp, Phòng KH-

CN&HTQT có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị, cá nhân về mục đích, nội dung, thời

gian, địa điểm, thành phần và các yếu cầu cụ thể khác (nếu có). Đồng thời, Phòng KH-

CN&HTQT có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ tiếp đoàn.

10/21

2.2. Đối với khách do đơn vị, cá nhân đề nghị đón tiếp, đơn vị, cá nhân đề nghị phải

làm Tờ trình trình BGH qua Phòng KH-CN&HTQT (Mẫu 01, 02, Phụ lục) trước 07 ngày

làm việc (trừ những trường hợp đặc biệt, đột xuất cần thống nhất với Phòng KH-

CN&HTQT để báo cáo BGH). Sau khi Phòng KH-CN&HTQT có ý kiến và BGH phê

duyệt, việc tổ chức đón tiếp và làm việc được thực hiện như nội dung phê duyệt.

3. Đối với các giảng viên nước ngoài giảng dạy cho các chương trình của Trường,

các trưởng đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động HTQT trình BGH (qua Phòng KH-

CN&HTQT) kế hoạch công tác của giảng viên trong kỳ; khi giảng viên sang Việt Nam

giảng dạy theo kế hoạch, đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động HTQT có trách nhiệm báo

Phòng KH-CN&HTQT trước 03 ngày làm việc để theo dõi.

4. Việc đón tiếp khách đến làm việc được tiến hành theo thủ tục sau:

4.1. Các đơn vị trong Trường làm Tờ trình trình BGH (Mẫu 01, 02) qua Phòng KH-

CN&HTQT trước 07 ngày làm việc (trừ những trường hợp đặc biệt, đột xuất cần thống

nhất với Phòng KH-CN&HTQT để báo cáo BGH).

4.2. Sau khi nhận được Tờ trình, Phòng KH-CN&HTQT đề xuất BGH về việc tổ

chức đón tiếp đoàn.

4.3. Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của BGH, Phòng KH-CN&HTQT phối hợp

với đơn vị có đoàn khách vào chuẩn bị các nội dung đón tiếp đoàn.

4.4. Sau buổi làm việc, đơn vị có đoàn khách vào gửi biên bản buổi làm việc báo

cáo BGH thông qua Phòng KH-CN&HTQT. Phòng Công tác Học sinh Sinh viên có trách

nhiệm đưa thông tin về buổi làm việc lên trang Web của Trường khi cần thiết.

4.5. Phòng KH-CN&HTQT có trách nhiệm xin gia hạn visa, liên hệ với công an

xã/phường xin đăng ký tạm trú, tạm vắng hoặc đăng ký thường trú cho khách; xin cấp giấy

phép lao động (trường hợp khách làm việc từ 3 tháng trở lên); thực hiện các thủ tục khai

báo khách đến và thực hiện chế độ báo cáo Đại học Thái Nguyên và các cơ quan chức

năng theo quy định hiện hành.

Điều 16. Thủ tục xin cấp visa vào Việt Nam cho các đoàn khách nước ngoài

1. Việc làm thủ tục xin cấp mới visa vào Việt Nam cho các đoàn khách được thực

hiện như sau:

a. Khi khách vào làm việc với Trường với các mục đích khác nhau như hợp tác,

giảng dạy, học tập… cần làm thủ tục xin cấp visa, đơn vị đầu mối đón tiếp khách làm Tờ

trình trình BGH, thông qua Phòng KH-CN&HTQT (Mẫu 03, Phụ lục) trước thời gian

khách nhập cảnh 14 ngày làm việc.

11/21

b. Phòng KH-CN&HTQT có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đề xuất với BGH giải

quyết.

c. Sau khi được sự đồng ý của BGH, Phòng KH-CN&HTQT có trách nhiệm phối

hợp với đơn vị có yêu cầu làm thủ tục xin cấp visa.

2. Việc gia hạn visa cho khách nước ngoài đến nghiên cứu, công tác, giảng dạy và

học tập tại Trường được thực hiện như sau:

a. Đơn vị có khách nước ngoài muốn làm thủ tục gia hạn visa phải làm hồ sơ đề

nghị gia hạn visa gửi Phòng KH-CN&HTQT trước khi visa hết hạn 15 ngày làm việc. Hồ

sơ gồm có:

- Tờ trình BGH đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú (Mẫu 03, Phụ

lục)

- NA5 của Cơ quan Công an về việc đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn

tạm trú

- Hộ chiếu của khách

- Báo cáo về hoạt động của khách trong thời gian vừa qua và kế hoạch làm việc

trong thời gian tiếp theo

b. Phòng KH-CN&HTQT có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đề xuất với BGH giải

quyết.

c. Sau khi được sự đồng ý của BGH, Phòng KH-CN&HTQT có trách nhiệm phối

hợp với đơn vị có yêu cầu làm thủ tục xin gia hạn visa.

Điều 17. Quản lý đoàn ra

1. Đoàn ra bao gồm:

1.1. Cán bộ, giảng viên đi tham quan, khảo sát, giảng dạy ngắn hạn, tham dự hội

thảo khoa học hoặc đi công tác nước ngoài để tìm kiếm khả năng ký kết hợp đồng, bản ghi

nhớ thực hiện liên doanh, liên kết giữa Trường với đối tác nước ngoài.

1.2. Cán bộ, giảng viên được cử đi làm việc ở nước ngoài trong khuôn khổ các

chương trình, dự án đã được ký kết giữa Trường hoặc cơ quan cấp trên với đối tác nước

ngoài.

1.3. Cán bộ, công chức được cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập bồi dưỡng nâng cao

trình độ ở nước ngoài.

1.4. Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đi học tập ngắn hạn, dài hạn, thực

tập nghề nghiệp, trao đổi học thuật và giao lưu văn hóa.

12/21

2. Tất cả các đoàn ra của cá nhân hay đơn vị trong Trường phải có quyết định của

Hiệu trưởng hoặc Giám đốc Đại học Thái Nguyên theo quy định phân cấp hiện hành.

3. Đối với trường hợp cán bộ, giảng viên đi tham quan, khảo sát, giảng dạy ngắn

hạn, tham dự hội thảo khoa học hoặc đi công tác nước ngoài để tìm kiếm khả năng ký kết

hợp đồng, bản ghi nhớ thực hiện liên doanh, liên kết giữa Trường với đối tác nước ngoài

và cán bộ, giảng viên đi làm việc ở nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình, dự án

đã được ký kết giữa Trường hoặc cơ quan cấp trên với đối tác nước ngoài, cá nhân đi công

tác (hoặc Trưởng đơn vị trong trường hợp đoàn ra của đơn vị) có trách nhiệm làm giấy đề

nghị ra quyết định đi nước ngoài cho cá nhân (hoặc đoàn công tác) trong đó ghi rõ mục

đích, nội dung, nhân sự, thời gian, địa điểm, đối tác và tài chính của chuyến đi nước ngoài

gửi Phòng KH-CN&HTQT; Phòng KH-CN&HTQT làm Tờ trình trình Hiệu trưởng qua

Phòng Hành chính – Tổ chức đề nghị ra quyết định cử cán bộ, giảng viên đi công tác nước

ngoài .

4. Đối với trường hợp cán bộ, giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ, cán bộ, giảng viên

phải làm Tờ trình trình Hiệu trưởng qua Phòng Hành chính – Tổ chức đề nghị ra quyết

định cử cán bộ, giảng viên đi học tập nước ngoài.

5. Đối với trường hợp sinh viên đi học tập ngắn hạn, dài hạn hoặc tham gia chương

trình giao lưu văn hóa, thể thao tại nước ngoài, sinh viên có trách nhiệm làm đơn đề nghị

(có chữ ký của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, trưởng khoa) trong đó ghi rõ mục đích,

nội dung, nhân sự, thời gian, địa điểm, đối tác và tài chính của chuyến đi nước ngoài gửi

Phòng KH-CN&HTQT; Phòng KH-CN&HTQT làm Tờ trình trình Hiệu trưởng qua Phòng

Công tác Học sinh Sinh viên, đề nghị ra quyết định đi nước ngoài cho sinh viên.

6. Phòng Hành chính – Tổ chức (trường hợp đối với cán bộ giảng viên) và Phòng

Công tác Học sinh Sinh viên (trường hợp đối với sinh viên) có trách nhiệm tham mưu cho

Hiệu trưởng về nội dung và nhân sự đoàn ra, làm thủ tục để Hiệu trưởng ra quyết định

hoặc làm công văn gửi Đại học Thái Nguyên ra quyết định theo quy định phân cấp hiện

hành. Phòng KH-CN&HTQT có trách nhiệm hỗ trợ cá nhân và đơn vị có quyết định làm

thủ tục xin cấp hộ chiếu và visa. Sau khi có quyết định đoàn ra, Phòng Hành chính – Tổ

chức (trường hợp đối với cán bộ giảng viên) và Phòng Công tác Học sinh Sinh viên

(trường hợp đối với sinh viên) phải chuyển 01 bản cho Phòng KH-CN và HTQT để quản

lý.

7. Trường hợp đoàn có sử dụng kinh phí của trường, sau khi có quyết định của Hiệu

trưởng hoặc Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Phòng KH-CN&HTQT có trách nhiệm dự

toán kinh phí, chuẩn bị kinh phí cho đoàn. Phòng Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm

hướng dẫn thủ tục chi, thanh toán cho đoàn ra theo quy định.

13/21

8. Cá nhân hay Trưởng đoàn phải báo cáo bằng văn bản (Mẫu 04, Phụ lục) cho

Hiệu trưởng (qua Phòng KH-CN&HTQT) chậm nhất là sau 07 ngày làm việc tính từ ngày

về nước theo quyết định.

9. Cá nhân sử dụng hộ chiếu công vụ phải chấp hành đúng những quy định hiện

hành của Nhà nước.

Điều 18. Quản lý các dự án tài trợ từ các tổ chức quốc tế

1. Trường ĐH KT&QTKD khuyến khích các đơn vị, cá nhân chủ động xây dựng

các dự án tài trợ từ các tổ chức quốc tế.

2. Sau khi dự án được tổ chức quốc tế phê duyệt, cá nhân hoặc đơn vị chủ trì xây

dựng dự án làm Tờ trình trình Hiệu trưởng (qua Phòng KH-CN&HTQT) đề nghị ra quyết

định thành lập Ban điều hành dự án.

3. Trưởng Ban điều hành dự án có trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện, quản lý dự án theo đúng phê duyệt.

- Định kỳ 6 tháng và khi dự án kết thúc phải gửi báo cáo bằng văn bản cho Hiệu

trưởng (qua Phòng KH-CN&HTQT) về tình hình, kết quả thực hiện dự án.

- Báo cáo đột xuất Hiệu trưởng (qua Phòng KH-CN&HTQT) về những rủi ro phát

sinh hoặc điều chỉnh nội dung, tiến độ, nhân sự nếu có sự thay đổi.

Điều 19. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

1. Trường ĐH KT&QTKD khuyến khích các khoa, viện, trung tâm phối hợp với

các đối tác nước ngoài tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, hội thảo chuyên đề nhằm

trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kêt quả nghiên cứu khoa học giữa cán bộ, giảng viên

Trường, các nhà khoa học trong nước với các nhà nghiên cứu, chuyên gia nước ngoài.

2. Quy trình làm thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế do các đơn vị

trực thuộc trường tổ chức hoặc đăng cai tổ chức được thực hiện như sau:

a. Đơn vị trực thuộc trường tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế làm Tờ trình trình

Ban giám hiệu (qua Phòng KHCN&HTQT) đề nghị cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo

quốc tế trước khi hội nghị, hội thảo diễn ra 30 ngày.

b. Phòng KHCN&HTQT có trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng về nội dung

chuyên môn, làm thủ tục để Hiệu trưởng ra quyết định (trường hợp hội nghị chuyên môn

cấp khoa, cấp bộ môn có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài) hoặc phối hợp với đơn vị

chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế lập hồ sơ kèm theo công văn đề nghị Đại học Thái Nguyên

cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức hội thảo

14/21

quốc tế tiến hành công tác tổ chức, làm thủ tục xin phép các cơ quan chức năng và các thủ

tục xin cấp hộ chiếu và visa.

c. Đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo phải báo cáo bằng văn bản cho Hiệu trưởng

(qua Phòng KHCN&HTQT) chậm nhất 7 ngày sau khi hội nghị, hội thảo kết thúc (Mẫu 05,

Phụ lục).

Điều 20. Quản lý chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài (LKĐTNN)

1. Trường ĐH KT&QTKD khuyến khích các khoa, viện, trung tâm tìm kiếm các

đối tác nước ngoài để Trường đàm phán, ký kết hợp tác ở tất cả các bậc học, ngành học mà

Trường đang được phép đào tạo để mở rộng LKĐTNN theo quy định hiện hành.

2. Trung tâm Hợp tác quốc tế về Đào tạo và Du học có trách nhiệm viết đề án xin

mở ngành LKĐTNN theo quy định và trình Đại học Thái Nguyên thẩm định và phê duyệt.

3. Trung tâm Hợp tác quốc tế về Đào tạo và Du học có trách nhiệm tổ chức đào tạo

theo kế hoạch và nội dung đã được phê duyệt và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo và Đại học Thái Nguyên.

Điều 21. Khai thác học bổng quốc tế cho giảng viên và sinh viên, tổ chức giao lưu văn

hóa, thể thao cho giảng viên và sinh viên

1. Trường ĐH KT&QTKD khuyến khích các khoa, viện, trung tâm và các cá nhân

tìm kiếm, khai thác học bổng quốc tế tài trợ cho giảng viên, sinh viên để khuyến khích học

tập và nghiên cứu khoa học; tìm kiếm, khai thác nguồn tài trợ của nước ngoài cho các

chương trình giao lưu văn hóa, thể thao giữa giảng viên, sinh viên Trường với giảng viên,

sinh viên nước ngoài.

2. Các đơn vị trực thuộc trường và các cá nhân tìm kiếm học bổng, nguồn tài trợ

làm Tờ trình trình Ban giám hiệu (qua Phòng KHCN&HTQT) về các chương trình học

bổng, giao lưu văn hóa, thể thao. Phòng KHCN&HTQT có trách nhiệm tham mưu cho

Hiệu trưởng về việc thực hiện các chương trình học bổng, tài trợ của nước ngoài, các

chương trình giao lưu văn hóa, thể thao và báo cáo Đại học Thái Nguyên, Sở ngoại vụ,

Công an tỉnh kế hoạch giao lưu văn hóa, thể thao.

3. Các thủ tục liên quan đến đoàn vào, đoàn ra được thực hiện theo Điều 15, Điều

16 và Điều 17 của quy định này.

Điều 22. Trao đổi thông tin, tài liệu, phối hợp xuất bản kết quả nghiên cứu khoa học

và tài liệu phục vụ giảng dạy

1. Trường ĐH KT&QTKD khuyến khích các đơn vị trực thuộc trường và các cá nhân

trong Trường thực hiện việc trao đổi thông tin, tài liệu; biên soạn và in ấn giáo trình giảng

15/21

dạy, tài liệu tham khảo; phối hợp công bố kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học trên các tạp

chí trong và ngoài nước theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Đối với những thông tin chưa được phép công bố trên các phương tiện thông tin đại

chúng hoặc có liên quan đến vấn đề văn hóa, chính trị, tôn giáo, an ninh quốc gia, các đơn

vị trực thuộc trường và các cá nhân trong Trường phải báo cáo Ban giám hiệu (qua Phòng

KHCN&HTQT), để Trường báo cáo Giám đốc Đại học Thái Nguyên và các cơ quan an

ninh, văn hóa (kèm theo bản thảo) trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin với các đối

tác nước ngoài và chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý của các cơ quan quản lý nhà

nước. Trong quá trình triển khai, các đơn vị trực thuộc trường và các cá nhân trong Trường

phải báo cáo Ban giám hiệu (qua Phòng KHCN&HTQT) những vướng mắc để phối hợp

với các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết kịp thời.

3. Các sản phẩm của sự hợp tác, trao đổi thông tin sau khi được đăng tải, in ấn và xuất

bản đều phải nộp lưu chiểu cho Trung tâm học liệu, Thư viện trường để phục vụ giảng dạy,

học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

16/21

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 23. Khen thưởng

Các đơn vị trực thuộc và cá nhân trong Trường có thành tích xuất sắc đóng góp vào

sự phát triển các hoạt động HTQT của Trường sẽ được xét thi đua, khen thưởng theo chế

độ hiện hành.

Điều 24. Xử lý vi phạm

Các đơn vị trực thuộc và cá nhân trong Trường nếu vi phạm các điều khoản trong

Quy định này sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Quy định này là văn bản pháp lý về quản lý công tác HTQT trong Trường ĐH

KT&QTKD, những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 26. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn

đề phát sinh hoặc vướng mắc, khó khăn, các đơn vị phản ảnh về Trường (qua Phòng

KHCN&HTQT) để báo cáo Hiệu trưởng Trường ĐH KT&QTKD xem xét điều chỉnh, bổ

sung cho hợp lý.

HIỆU TRƯỞNG

GS.TS. Đặng Văn Minh

17/21

MẪU 01 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

Số:…../TTr-ĐH KT&QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 20

TỜ TRÌNH

V/v <Đón tiếp/cho phép đón tiếp Đoàn…..>

Kính gửi: Ban Giám hiệu

<Nguồn gốc đoàn vào/cơ sở của đề xuất>

<Ý nghĩa của việc tổ chức đón đoàn vào với công tác chung của Trường và của đơn vị>

Kính đề nghị Ban Giám hiệu:

- <Đón tiếp/Cho phép đơn vị được tổ chức đón tiếp đoàn vào>

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng trong trường phối hợp đón tiếp đoàn khách theo tờ

trình

- <Các nội dung cụ thể khác, nếu có>

Nội dung cụ thể về việc đón đoàn có trong tài liệu chuẩn bị đón tiếp đoàn gửi kèm.

Kính trình Ban Giám hiệu xem xét và cho ý kiến chỉ đạo.

Xin trân trọng cảm ơn.

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

18/21

MẪU 02

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 20

TÀI LIỆU CHUẨN BỊ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN KHÁCH QUỐC TẾ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Đơn vị/cá nhân đề xuất: ...............................................................................................................

2. Tên tổ chức/cá nhân nước ngoài tới làm việc: ............................................................................

3. Tên nước của đoàn khách quốc tế: ..............................................................................................

4. Mục đích: .....................................................................................................................................

5. Thời gian đoàn làm việc tại Trường: từ…………………..đến ..................................................

6. Thời gian tiếp đoàn: …….giờ…..phút, ngày……..tháng……..năm……..

7. Địa điểm: .....................................................................................................................................

II. THÀNH PHẦN ĐOÀN KHÁCH

(Tên, chức danh, cơ quan, nhiệm vụ trong Đoàn)

1. …………………..……………Trưởng đoàn

2. .......................................................................

3. .......................................................................

4. .......................................................................

5 ........................................................................

6. .......................................................................

7. .......................................................................

III. THÀNH PHẦN ĐOÀN TRƯỜNG

(Tên, chức danh, đơn vị, nhiệm vụ trong Đoàn)

1. …………………..……………Trưởng đoàn

2. .......................................................................

3. .......................................................................

4. .......................................................................

5 ........................................................................

6. .......................................................................

7. .......................................................................

IV. NỘI DUNG LÀM VIỆC

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

V. ĐƠN VỊ TRONG TRƯỜNG PHỐI HỢP

(Ghi rõ nhiệm vụ) (Nếu có)

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

VI. ĐỀ XUẤT KHÁC

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

VII. TRƯỞNG ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT

(Ký, ghi rõ họ tên)

19/21

MẪU 03

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QTKD

Số: /TTr-ĐHKT&QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 20

TỜ TRÌNH V/v: Xin phép làm thủ tục nhập cảnh cho khách quốc tế tới làm việc tại đơn vị

Kính gửi: Ban Giám hiệu

(Qua Phòng QLKH&HTQT)

<Tên đơn vị> kính đề nghị Ban Giám hiệu cho phép và hỗ trợ làm thủ tục xuất nhập cảnh

đối với <số lượng khách> khách quốc tế tới làm việc tại đơn vị như sau:

STT Họ và tên

(chữ in hoa)

Giới tính Ngày,

tháng,

năm sinh

Quốc tịch Số, loại hộ

chiếu

Nghề nghiệp,

nơi làm việc

1

2

Được nhập cảnh vào Việt Nam □ Một lần □ Nhiều lần

Từ ngày: đến ngày

Qua cửa khẩu:

Mục đích: □Giảng dạy □Công tác □ Làm việc □ Khác (ghi rõ)

Theo chương trình:

Tại: <tên đơn vị>

Chương trình hoạt động tại địa phương:

Cơ quan, tổ chức đón tiếp: <Tên đơn vị>

Nhận thi thực tại:

Xin trân trọng cảm ơn!

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

20/21

MẪU 04

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

BÁO CÁO

Kết quả chuyến công tác <tên nước> từ ngày <<ngày đi>> đến ngày <<ngày về>>

Kính gửi: Ban Giám hiệu

(Qua phòng TCCB, Phòng QLKH&HTQT)

Theo quyết định của Hiệu trưởng, đoàn công tác đi nước ngoài đã thực hiện và hoàn

thành chuyến công tác. Đoàn công tác xin được báo cáo Hiệu trưởng kết quả của chuyến

công tác này.

1. Nước tới công tác:

2. Thời gian chuyến công tác:

3. Trưởng đoàn:

4. Thành phần tham gia chuyến công tác:

1)

2)

5. Mục đích chuyến công tác:

6. Quyết định của đoàn công tác của Hiệu trưởng số:

7. Tên, địa chỉ các tổ chức đã gặp và làm việc:

1)

2)

3)

8. Kết quả làm việc:

1)

2)

3)

9. Các đề xuất và kiến nghị với nhà trường về hợp tác với các đối tác nói chung và các

đề xuất cụ thể khác.

TRƯỞNG ĐOÀN CÔNG TÁC

(Ký và ghi rõ họ tên)

21/21

MẪU 05

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 20

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ

Kính gửi: Ban Giám hiệu

(Qua Phòng QLKH&HTQT)

<Tên đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế> xin được báo cáo Hiệu trưởng kết

quả hội nghị, hội thảo quốc tế như sau:

1. Tên hội nghị, hội thảo: .........................................................................................

2. Mục đích của hội nghị, hội thảo:..........................................................................

3. Nội dung, chương trình hội nghị, hội thảo: ..........................................................

4. Thời gian tổ chức: ...............................................................................................

5. Địa điểm tổ chức: ................................................................................................

6. Đơn vị chủ trì/đồng chủ trì: .................................................................................

7. Thông tin trích ngang về báo cáo viên người nước ngoài (Họ tên, nội dung trình

bày, lĩnh vực tham gia):......................................................................................................

8. Thành phần, cơ cấu, số lượng đại biểu: ................................................................

9. Tổng kinh phí thực hiện:............................Nguồn kinh phí: .................................

10. Đánh giá kết quả hội nghị, hội thảo: ..................................................................

11. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội nghị, hội thảo: ...........................

12. Các minh chứng kèm theo báo cáo (kỷ yếu, ảnh...): ...........................................

TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

(Ký và ghi rõ họ tên)