quy trình hoạt động tiêu chuẩn vì sức khỏe của gia súc ở …»‘n về sức...

58
Quy trình hoạt động tiêu chuẩn vì sức khỏe của gia súc ở các thị trường nước ngoài

Upload: trandang

Post on 08-May-2018

220 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Quy trình hoạt động tiêu chuẩn vì sức khỏe của gia súc ở các thị trường nước ngoài

Liên hệ:

Meat & Livestock AustraliaLevel 1, 165 Walker StreetNorth Sydney NSW 2060Australia ĐT: +61 2 9463 9333 Fax: +61 2 9463 9393www.mla.com.au

Bản dịch:Australian Multi Lingual Services Pty Ltd

Xuất bản bởi Meat & Livestock Australia LtdSố Doanh Nghiệp Úc 39 081 678 364Tháng 1 năm 2012

©Meat & Livestock Australia Ltd, 2012

ISBN 9781741917819

Ấn phẩm này được xuất bản bởi Meat & Livestock Australia (MLA) và LiveCorp. Chúng tôi chú ý để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trong ấn phẩm này; tuy nhiên, MLA, LiveCorp và những người đóng góp cho ấn phẩm này không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về tính chính xác hay đầy đủ của thông tin hay các ý kiến có trong ấn phẩm. Quý vị nên tự tìm thông tin trước khi đưa ra quyết định liên quan đến các lợi ích của quý vị. MLA và LiveCorp không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào phát sinh nếu quý vị chỉ dựa vào ấn phẩm này. Nghiêm cấm sao chép toàn bộ hoặc một phần của ấn phẩm này mà không có sự chấp thuận và xác nhận trước của Meat & Livestock Australia và LiveCorp.

LiveCorp Level 4, 165 Walker StreetNorth Sydney, NSW 2060ĐT: + 61 2 9929 6755www.livecorp.com.au

Quy trình hoạt động tiêu chuẩn vì sức khỏe của gia súc ở các thị

trường nước ngoài

Sổ tay này mô tả cách sử dụng các quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP) để đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe động vật từ lúc rời tàu đến các cơ sở giết mổ tại các thị trường nước ngoài. Tài liệu này cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình giết mổ và liệt kê các kết quả mong muốn về sức khỏe động vật. Các qui định của Tổ Chức Sức Khỏe Động Vật Thế Giới (OIE) được bao gồm trong phần này và trong toàn thể các SOP riêng lẻ..

Hướng dẫn này bao gồm phần giới thiệu và sáu quy trình hoạt động tiêu chuẩn liên quan đến việc quản lý gia súc trước và trong khi giết mổ tại các thị trường nước ngoài.

Mục LụcCác quy trình hoạt động tiêu chuẩn

1. Xử lý động vật

2. Vận chuyển trên đất liền

3. Các hoạt động vỗ béo

4. Nhốt giữ

5. Giết mổ – có làm bất tỉnh

6. Giết mổ – không làm bất tỉnh

© Meat & Livestock Australia, 2012Số Doanh Nghiệp Úc 39 081 678 364Level 1, 165 Walker StreetNorth Sydney NSW 2060ĐT: +61 2 9463 9333Fax: +61 2 9463 9393www.mla.com.au

ISBN: 9781741917819

Chúng tôi đã chú ý để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, LiveCorp và MLA không chịu trách nhiệm về tính chính xác hay đầy đủ của thông tin hoặc các ý kiến có trong ấn phẩm. Quý vị nên tự tìm thông tin trước khi đưa ra quyết định liên quan đến các lợi ích của mình. LiveCorp và MLA không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào phát sinh nếu quý vị chỉ dựa vào ấn phẩm này.

Nghiêm cấm sao chép toàn bộ hoặc một phần của ấn phẩm này mà không có sự chấp thuận và xác nhận trước của LiveCorp và Meat & Livestock Australia.

2 Các Quy trình Hoạt động Tiêu Chuẩn

1. Xử lý động vậtGia súc phải được xử lý kỹ để đạt được sức khỏe động vật và chất lượng thịt tốt. Điều quan trọng là những người chăn giữ gia súc hiểu được hành vi của động vật và các nguyên tắc cơ bản của việc xử lý động vật ít mang lại căng thẳng. Các quy trình bao gồm:

1. Thiết kế và bảo trì các cơ sở xử lý

2. Di chuyển và kéo gia súc

3. Sử dụng gậy lùa gia súc

2. Vận chuyển trên đất liềnSOP này bao gồm quy trình di chuyển gia súc lên/xuống và các hệ thống vận chuyển. Quy trình này bao gồm vận chuyển từ tàu đến các cơ sở vỗ béo và/hoặc giết mổ. Các SOP bao gồm các quy trình sau:

1. Sử dụng và bảo trì các cơ sở và thiết bị di chuyển lên/xuống tàu tại khu vực di chuyển gia súc, cơ sở vỗ béo và giết mổ

2. Xếp gia súc thành các đàn thích hợp để vận chuyển

3. Di chuyển gia súc lên và xuống ít căng thẳng nhất

4. Xác định và quản lý các gia súc bị thương

3. Các hoạt động vỗ béoSOP này bao gồm việc gia súc đến cơ sở vỗ béo và chuẩn bị vận chuyển đến khu vực giết mổ. Các quy trình bao gồm:

1. Chuẩn bị các cơ sở để chờ gia súc đến

2. Xác định và quản lý các gia súc bị thương

3. Quản lý gia súc thành các đàn thích hợp

4. Cung cấp thức ăn, nước và môi trường an toàn

5. Chuẩn bị gia súc để vận chuyển đến cơ sở giết mổ

4. Nhốt giữSOP này bao gồm thiết kế và hoạt động tại khu vực nhốt giữ. Cơ sở được thiết kế và vận hành tốt sẽ cải thiện sức khỏe của động vật và giúp những người chăn giữ gia súc dể dàng xử lý hơn. Các quy trình bao gồm:

1. Thiết kế và bảo trì cơ sở nhốt giữ

2. Quản lý động vật ở cơ sở nhốt giữ

3. Quản lý trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt

Các Quy trình Hoạt động Tiêu Chuẩn 3

5. Giết mổ – có làm bất tỉnhSOP này bao gồm việc sử dụng các thiết bị làm bất tỉnh để làm bất tỉnh gia súc một cách nhân đạo trước khi giết mổ. Các quy trình bao gồm các quá trình sau đây:

1. Kiểm tra và chuẩn bị thiết bị kiềm giữ

2. Đưa gia súc vào vị trí mà ít gây căng thẳng nhất

3. Giảm xử lý gia súc

4. Kiềm giữ gia súc để làm bất tỉnh và giết mổ

5. Vận hành và bảo trì các thiết bị làm bất tỉnh

6. Xác định phương pháp làm bất tỉnh hiệu quả

7. Xác định nguyên nhân làm bất tỉnh không hiệu quả

8. Thực hiện giết mổ hiệu quả sau khi làm bất tỉnh

6. Giết mổ – không làm bất tỉnhSOP này liên quan đến việc sử dụng các hộp kiềm giữ gia súc để giết mổ mà không sử dụng phương pháp làm bất tỉnh. Quy trình giết mổ này có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chất lượng thân gia súc. Những người giết mổ cần có khả năng nhận ra và giải quyết các vấn đề về chảy máu kém. Các quy trình bao gồm các quá trình sau đây:

1. Kiểm tra và chuẩn bị thiết bị kiềm giữ

2. Di chuyển gia súc vào vị trí mà ít gây căng thẳng nhất

3. Giảm xử lý động vật

4. Kiềm giữ động vật để giết mổ

5. Thực hiện việc giết mổ hiệu quả

6. Xác định và khắc phục các vấn đề về chảy máu

7. Xác định chết não

4 Các Quy trình Hoạt động Tiêu Chuẩn

Giới thiệuSản xuất thân và các sản phẩm thịt có chất lượng cao phụ thuộc vào việc điều khiển nhất quán các hệ thống dầy chuyền. Các quy trình cơ bản là:

• Quản lý vỗ béo • Vận chuyển lên đất liền• Tiếp nhận các gia súc tại cơ sở giết mổ • Thiết kế và vận hành cơ sở nhốt giữ • Xử lý gia súc• Kiềm giữ để giết mổ• Làm bất tỉnh• Giết mổ

Việc quản lý mỗi quy trình trong số này bao gồm một số bước riêng lẻ. Ví dụ: việc nhốt giữ bao gồm việc quản lý và duy trì môi trường nhốt giữ, kiểm tra và theo dõi gia súc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của gia súc (như thức ăn và nước uống). Quy trình hoạt động tiêu chuẩn được ghi lại cần kết hợp mỗi bước trong số này và xác định các lĩnh vực công việc cần được hướng dẫn thêm.

Những người tham gia vào việc vận chuyển gia súc xuống, di chuyển, nhốt giữ, chăm sóc, kiềm giữ, làm bất tỉnh và giết mổ gia súc đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe các gia súc này và do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tất cả những người tham gia vào việc xử lý gia súc có trách nhiệm đảm bảo những gia súc này được chăm tốt và không bị căng thẳng. Việc này bao gồm những người lái xe tải, người chăn giữ gia súc, người giết mổ và những người tham gia vào quá trình pha lọc sau này. Xử lý gia súc kém có thể khiến việc di chuyển gia súc khó khăn hơn và dẫn đến việc cả động vật và người chăn giữ gia súc đều bị thương tích.

CÁC ĐIỂM CHÍNHNăng lực của người xử lý và người giết mổ gia súc cũng như khả năng kiềm giữ gia súc hiệu quả được xem là các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe động vật, an toàn cho công nhân và chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Các Quy trình Hoạt động Tiêu Chuẩn (SOP) được thiết kế để việc sử dụng các cơ sở và thiết bị được an toàn và hiệu quả cùng lúc bảo vệ hoặc cải thiện sức khỏe gia súc và chất lượng thân thịt. Các Quy trình Hoạt động Tiêu Chuẩn (SOP) khác với Hướng Dẫn Công Việc (WI) về phạm vi và nội dung. SOP được viết với cái nhìn tổng quát về những gì sẽ được thực hành và các bước khác nhau của quy trình. Hướng dẫn công việc sẽ cung cấp chi tiết cụ thể về người chịu trách nhiệm và cách thực hiện công việc. Ví dụ: hướng dẫn công việc sẽ cung cấp các hướng dẫn từng bước về cách hoàn thành một công việc cá nhân. Các SOP đảm bảo tất cả những công nhân được thông báo về những mong đợi và giúp họ thực hiện tốt công việc của mình.

Mục đích và phạm viCác SOP bao gồm quản lý trước và trong khi giết mổ gia súc của Úc tại các cơ sở vỗ béo và giết mổ. Mục đích là phác thảo quy trình tiếp nhận, xử lý, làm bất tỉnh và giết mổ gia súc và đảm bảo việc đạt được hiệu suất và chất lượng thịt tối ưu mà không tổn hại sức khỏe gia súc. Tài liệu này áp dụng cho tất cả các gia súc của Úc được xử lý và chế biến tại các thị trường nước ngoài.

1. Xử lý gia súcMục tiêu chính

• Sử dụng hành vi tự nhiên của gia súc để di chuyển gia súc

• Xử lý gia súc ít căng thẳng

• Sử dụng hiệu quả gậy lùa gia súc để di chuyển gia súc

• Kiểm tra và cải thiện các cơ sở xử lý

Phần này kết hợp các qui định của Bộ Luật Sức Khỏe Động Vật Trên Cạn của OIE, Điều 7.5.1, 7.5.2 và 7.5.3.

TIÊU CHUẨN CỦA OIE

Không được sử dụng các quy trình gây đau đớn để di chuyển gia súc.

Các quy trình này bao gồm:

• đánh bằng roi• xoắn đuôi• sử dụng kẹp mũi• tạo áp lực lên mắt, tai hoặc cơ quan sinh dục bên ngoài• dùng gậy nhọn hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác để gây đau đớn và

thương tích (bao gồm gậy lớn, gậy có các đầu nhọn, đoạn ống kim loại, dây thép làm hàng rào hoặc dây da dày)

1.1 Thiết kế và bảo trì các cơ sở xử lý1) Kiểm tra xem ánh sáng giữa khu vực nhốt giữ và lồng kiềm giữ

có dịu và đều hay không; ánh sáng đồng nhất ở các khu vực tiếp nhận, nhốt giữ và giết mổ giúp gia súc không bị kích động.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Trong ngày, tương phản ánh sáng mạnh giữa các sân và chuồng nhốt tối có thể ảnh hưởng tới gia súc. Gia súc thích di chuyển từ khu vực tối sang sáng hơn là từ sáng sang tối.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự đi đứng của gia súc:• Phản chiếu của các vũng nước/kim loại• Dây xích và dây thừng lỏng lẻo• Tiếng va đập của kim loại• Tiếng ồn âm vực cao, ví dụ như khí nén• Gió thổi vào mặt động vật • Áo quần treo trên kênh dẫn • Nhiều người trên lối đi của động vật• Những thay đổi về sàn và kết cấu• Cố gắng di chuyển động vật từ sáng sang tối• Ngõ cụt• Sàn nhà không bằng phẳng và mặt đường thay đổi

Nước đọng có thể khiến gia súc trượt và ngã.

1

8) Dọn sạch mọi khu vực có nước đọng hoặc thoát nước kém trước khi di chuyển động vật qua hệ thống.

9) Đặc biệt chú ý đến các góc và khu vực trơn trượt khiến động vật do dự hoặc dừng lại. Việc bố trí một người chăn giữ gia súc ở gần khu vực này có thể giúp gia súc di chuyển.

2) Các lối đi và kênh dẫn cần theo đường thẳng hoặc cong nhất quán.

3) Tất cả các mặt sàn không được trơn trượt, nhất là đoạn dẫn đến nơi giết mổ hoặc thiết bị kiềm giữ. Nếu không, gia súc phải được di chuyển chậm để tránh trơn trượt.

4) Giảm thiểu số lượng công nhân quanh kênh dẫn và thiết bị kiềm giữ để giảm kích thích thị giác.

5) Giảm mức ồn, ví dụ như không đóng mạnh cửa.6) Giữ khu vực giết mổ sạch sẽ để giảm mùi khó chịu vì những mùi

này có thể ảnh hưởng đến việc đi đứng của gia súc.7) Cố gắng giữ mặt sàn giữa kênh dẫn xử lý và thiết bị kiềm giữ sạch

sẽ và khô thoáng nhất có thể.. Những thay đổi trên mặt đường có thể khiến gia súc trượt ngã.

4 Phần 1. Xử lý gia súc

10) Không giữ gia súc lâu trong các chỗ chật hẹp như kênh dẫn. Gia súc có thể bị căng thẳng nếu chúng không thể nhúc nhích khi bị kích động.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Chuẩn bị kế hoạch ứng phó khẩn cấp để dễ dàng thả động vật từ kênh dẫn. Nếu động vật bị kẹt ở kênh dẫn, nó sẽ được giải thoát như thế nào? Kênh dẫn có các cổng mở phụ hay không?

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Dời đi tất cả các vật như áo quần, ống nước, rác, xô và dây thừng. Kênh dẫn phả hoàn toàn thông thoáng để gia súc không do dự khi đi xuống kênh dẫn.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Hiểu biết về hành vi của gia súc là điều quan trọng khi xử lý gia súc. Các đặc điểm hành vi chính về di chuyển gia súc là: • Tầm nhìn và phản ứng với di chuyển• Phản ứng với tiếng ồn• Khu vực bỏ chạy và phản ứng sợ hãi• Kích cỡ và sức mạnh

Khoảng quét hẹp của hai mắt

Ðiểm mù

Nhì

n to

àn c

ảnh

(Mắt

trái

)

Nhìn toàn cảnh(M

ắt phải)

Người xử lý gia súc sử dụng các khu vực thuộc tầm nhìn của gia súc để giao tiếp với chúng.

Gây áp lực cho đàn gia súc bằng cách di chuyển qua phía sau đàn (từ trái sang phải).

2

4) Khi di chuyển gia súc từ chuồng nhốt vào cổng hay kênh dẫn, làm việc theo mô hình 'áp lực-giải tỏa’ tại mép khu vực bỏ chạy để gia súc bỏ đi nhưng không chạy.

1.2 Di chuyển và kéo gia súc1) Làm việc theo nhóm để di chuyển và lùa gia súc—mọi người đều ý

thức trách nhiệm của mình.2) Tìm hiểu về hành vi động vật và sử dụng kiến thức này để di chuyển

gia súc một cách bình tĩnh và hiệu quả.3) Dùng động tác và vị trí để di chuyển gia súc, luôn đi bên cạnh gia

súc. Đừng đứng ngay phía sau động vật tại điểm mù của chúng.

11) Dời đi tất cả các vật treo trên hoặc qua kênh dẫn trước khi di chuyển động vật qua hệ thống. Những vật này có thể gây phản ứng dừng đột ngột hoặc bỏ chạy.

12) Những người xử lý gia súc nên biết các lối thoát hiểm khẩn cấp.

Phần 1. Xử lý gia súc 5

5) Gây áp lực cho đàn bằng cách di chuyển qua phía sau đàn theo kiểu chéo (trái qua phải).

6) Luôn gây áp lực cho đàn theo đúng vị trí và khi gia súc đi đúng hướng thì giải tỏa áp lực bằng cách đi khỏi khu vực bỏ chạy.

7) Đừng cố gắng thúc gia súc di chuyển (bằng cách dồn vào khu vực bỏ chạy) nếu chúng không có chỗ nào để đi.

8) Luôn để ý đến môi trường xung quanh mình và nhớ đóng cổng lại sau khi ra.

9) Tránh khiến động vật trở nên quá kích động. Tất cả việc xử lý cần được thực hiện một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng.

10) Đừng bao giờ đánh hoặc thúc ép gia súc đang di chuyển theo đúng hướng.

11) Giảm thiểu căng thẳng bằng cách hạn chế tương tác giữa người và gia súc. Yêu cầu những người không cần thiết ra khỏi lối đi.

12) Đừng đuổi theo các gia súc đơn độc hoặc khiến gia súc trở nên cách biệt với đàn. Luôn di chuyển hai con cuối cùng vô chuồng cùng nhau; đừng để lại con nào một mình.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Gia súc có bản năng bầy đàn và tự nhiên thích đi theo nhau và ở cùng đàn. Tận dụng hành vi này càng nhiều càng tốt khi xử lý gia súc ở các kênh dẫn và chuồng. Một động vật đơn độc có thể gây nguy hiểm.

‘Áp lực và giải tỏa'. Người xử lý đi vào khu vực bỏ chạy sau điểm cân bằng để lùa động vật di chuyển và sau đó lùi lại khi động vật đi đúng hướng.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Những người quản lý phải biết các trách nhiệm của mình đối với các tiêu chuẩn của OIE. Khi một công nhân bị phát hiện xử lý gia súc sai cách, tất cả các công nhân có trách nhiệm thông báo cho người giám sát hoặc hướng dẫn công nhân đó về các quy trình đúng.

Ðiểm mù

Đ vào đây để bắt đầu di chuyển

45°

Mép khu vực bỏ chạy

60°

Lùi lại ở đây để dừng di chuyển

Điểm cân bằng

Gia súc ở một mình bồn chồn và có thể gây nguy hiểm.

3

13) Giảm thiểu tối đa cử động đột ngột và tiếng ồn lớn. Đừng huýt sáo, la hét hoặc đóng sập cổng.

14) Điểm cân bằng là đường tưởng tượng được vẽ dọc theo vai gia súc. Sau khi gia súc đã ở trong kênh dẫn, sử dụng điểm cân bằng để di chuyển gia súc về phía trước. Tiếp cận gia súc từ phía sau điểm cân bằng để di chuyển gia súc về phía trước. Tiếp cận gia súc từ phía trước điểm cân bằng để di chuyển gia súc về phía sau.

15) Di chuyển xuống bên kênh dẫn theo hướng ngược lại để giữ gia súc di chuyển về phía trước.

16) Đừng để gia súc ở kênh dẫn trong giờ nghỉ hoặc trì hoãn.

6 Phần 1. Xử lý gia súc

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Các dụng cụ thúc điện gia súc làm giảm năng suất và làm gia súc nổi giận. Người chăn giữ gia súc tốt chỉ nên sử dụng dụng cụ thúc điện gia súc khi họ đang gặp nguy hiểm.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Gậy lùa gia súc là công cụ giúp người chăn giữ gia súc có vẻ lớn hơn khi di chuyển gia súc. Âm thanh tạo ra từ miếng dải nhựa trên gậy lùa gia súc có thể làm cho gia súc di chuyển về phía trước. Không được sử dụng gậy lùa gia súc để đánh hoặc chọc vào gia súc.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Vị trí của người xử lý gia súc, có sự hiểu biết tốt về vùng bỏ chạy của gia súc, là công cụ di chuyển gia súc hiệu quả nhất và ít căng thẳng nhất. Cử động cơ thể, như vẫy tay, giúp người xử lý có vẻ lớn hơn với gia súc.

Gậy lùa gia súc giúp di chuyển gia súc mà không phải đánh chúng.

Gậy lùa gia súc được sử dụng như phần kéo dài cơ thể của người chăn giữ gia súc.

4

5) Người chăn giữ gia súc không được mang theo hoặc thường xuyên sử dụng dụng cụ thúc điện gia súc. Chỉ sử dụng chúng khi người chăn giữ gia súc gặp nguy hiểm.

1) Chỉ được chạm vào thân sau của gia súc bằng gậy lùa gia súc.2) Đừng bao giờ dùng gậy lùa gia súc ngay trên mặt gia súc khi cố

gắng làm gia súc dừng lại hoặc đổi hướng.3) Không được liên tục sử dụng gậy lùa gia súc và gậy nhọn khác nếu

gia súc không phản ứng hoặc không di chuyển. Kiểm tra xem có vật gì ngăn cản gia súc di chuyển hay không.

4) Sử dụng gậy lùa gia súc để hỗ trợ điều khiển và giao tiếp với gia súc. Không được sử dụng gậy lùa gia súc để làm gia súc bị thương hoặc đánh gia súc.

1.3 Sử dụng gậy lùa gia súc

2. Vận chuyển trên đất liềnMục tiêu chính• Sử dụng và bảo trì các cơ sở và thiết bị

• Xếp gia súc vào các nhóm thích hợp để vận chuyển

• Di chuyển lên và xuống tàu ít căng thẳng nhất

• Xác định và quản lý các gia súc bị thương

Phần này kết hợp các qui định của Bộ Luật Sức Khỏe Động Vật Trên Cạn của OIE, Điều 7.5.2, 7.5.3 và 7.5.4.

2.1 Thiết bị và cơ sở vận chuyển1) Trước khi di chuyển gia súc lên hoặc xuống, hãy kiểm tra để đảm

bảo các cơ sở vận chuyển sẽ không gây ra thương tích cho gia súc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKiểm tra xem sàn có hư hỏng không, như ổ gà có thể khiến gia súc sẩy chân ngã. Các thanh lan can và các tấm kim loại bị hư hại có thể gây ra thương tích cho gia súc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHHư hỏng đối với xe tải có thể bao gồm: • lỗ thủng trên sàn• kim loại nhọn nhô ra• hư hỏng vách ngăn/đoạn dốc hoặc cửa sau.Việc lập danh sách kiểm tra có thể được sử dụng để thực hiện kiểm tra xe tải là điều hữu ích.

Miếng giằng bằng ống hàn khiến sàn chắc chắn và giảm trượt và thương tích.

Lưới thép để gia cố bê tông quá nhẹ và cần phải thay thế nếu nó vỡ ra.

1

5) Cung cấp hướng dẫn rằng phải sửa chữa mọi chỗ hư hại trên xe tải trước khi sử dụng xe trở lại để vận chuyển gia súc.

6) Tất cả gia súc phải được di chuyển lên/xuống bởi người chăn giữ gia súc, công nhân bốc vác hoặc tài xế xe tải chở gia súc có kinh nghiệm.

7) Chuồng và kênh dẫn phải luôn đầy đủ trước khi bắt đầu di chuyển xuống.

4) Kiểm tra xe tải chở gia súc xem có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng và hư mòn nào có thể làm tổn thương gia súc và báo cáo hư hỏng rõ ràng cho tài xế xe tải hoặc người giám sát.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Các yếu tố gây sao lãng thường gặp bao gồm:

• phản chiếu trên sàn bóng hoặc ướt• lối vào tối• người hoặc thiết bị di chuyển phía trước ngõ cụt• sàn không bằng phẳng hoặc chỗ hẫng trên sàn• thiết bị gây ồn

2) Nếu các cơ sở có khả năng gây ra thương tích, phải sửa chữa hư hỏng ngay lập tức hoặc di chuyển gia súc lên/xuống ở nơi khác.

3) Dời đi mọi yếu tố gây sao lãng ở các cơ sở di chuyển lên/xuống có thể khiến gia súc dừng lại, tránh hoặc quay lại.

Phần 2. Vận chuyển trên đất liền

9) Kiểm tra đảm bảo mặt của đoạn dốc, hoặc cửa sau của xe tải khi phần này tạo thành một đoạn của đoạn dốc không trơn trượt.

CÁC ĐIỂM CHÍNHLớp lót khô trên mặt, ví dụ như vỏ trấu hoặc mùn cưa, sẽ giúp gia súc bám vững hơn trong quá trình di chuyển xuống, đặc biệt khi đoạn dốc ướt. Miếng giằng bằng ống hàn hoặc 'bê tông đúc khuôn' có thể giúp gia súc bám chắc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhi cửa sau xe tải hình thành phần đoạn dốc, lưới hoặc dầm gỗ ngang có thể được thêm vào để đảm bảo gia súc không trượt ở đoạn cửa trong quá trình di chuyển lên và xuống.

CÁC ĐIỂM CHÍNHNếu có thể, nên có ánh sáng đồng nhất ở đoạn dốc, kênh dẫn, bãi rào và chuồng. Ánh sáng này không được gây ra bóng tối hoặc các vệt sáng, điều này có thể khiến gia súc di chuyển khó khăn.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGóc đoạn dốc nhỏ hơn 20 độ giúp di chuyển gia súc xuống dễ dàng hơn.

Sàn xe tải trơn cần được trải lớp lót lên trên.

2

11) Hãy đảm bảo đủ ánh sáng để giúp gia súc di chuyển lên hoặc xuống xe tải, nhưng để ý rằng ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mắt của chúng (ví dụ đèn pha hoặc ánh sáng mặt trời).

10) Cần cung cấp ánh sáng trong quá trình di chuyển lên/xuống khi trời tối.

8) Kiểm tra đảm bảo độ dốc của đoạn dốc không vượt quá 30 độ.

Phần 2. Vận chuyển trên đất liền

2.2 Di chuyển xuống tàu tại cảng dỡ1) Không được bắt đầu di chuyển xuống cho đến khi cầu dỡ/cửa

vững chắc và có sẵn xe tải phù hợp để vận chuyển gia súc đến cơ sở vỗ béo.

2) Cần lên kế hoạch thời gian xe tải đến càng chính xác càng tốt để việc di chuyển gia súc xuống tàu được thông suốt.

3) Di chuyển gia súc xuống tàu và lên xe tải phải được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm, có kỹ năng.

4) Công nhân bốc vác cần sẵn sàng di chuyển gia súc lên các xe tải đang chờ ngay khi bắt đầu di chuyển xuống tàu.

5) Không được giữ gia súc trên đoạn dốc của tàu hoặc ở kênh xử lý trong thời gian dài trước khi di chuyển lên xe tải.

6) Sử dụng SOP 1: Xử Lý Gia súc để hiểu rõ các quy trình chính xác phải được sử dụng trong quá trình di chuyển xuống tàu.

7) Không được sử dụng gậy điện trong quá trình di chuyển xuống tàu.

2.3 Di chuyển gia súc lên xe tải1) Kiểm tra số lượng gia súc cần được vận chuyển trên xe hoặc

trong côngtenơ, và việc phân bổ chúng đến các khoang, đã được xác định trước khi bắt đầu di chuyển.

2) Trước khi di chuyển lên xe, hãy đảm bảo rằng xe tải được sắp thẳng hàng theo mép đoạn dốc mà không ngắt quãng.

3) Việc di chuyển lên xe tải chỉ được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm và kỹ năng.

4) Di chuyển gia súc theo từng nhóm nhỏ dễ quản lý từ chuồng tập trung/đoạn dốc di chuyển xuống lên xe tải.

5) Để gia súc di chuyển lên xe tải theo tốc độ của chúng, nhất là nếu sàn xe tải không được làm bằng vật liệu chống trượt.

6) Đảm bảo rằng quý vị đã đọc và hiểu SOP 1: Xử lý gia súc bao gồm các quy trình xử lý chi tiết hơn.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGia súc có thể cúi đầu để ngửi đoạn dốc và đi lên xe tải. Để gia súc di chuyển lên xe tải theo ý của chúng.

TIÊU CHUẨN OIE

Khu vực tập trung/chăn giữ cần được thiết kế để bảo vệ gia súc khỏi tiếp xúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Kiểm tra gia súc xem có dấu hiệu đi khập khiễng hay bị thương hay không.

3

7) Không được đứng trước gia súc hoặc trong tầm nhìn trực tiếp của chúng vì điều này có thể ngăn cản chúng di chuyển lên xe tải. Đứng sang một bên sẽ giúp gia súc di chuyển.

8) Quan sát từng gia súc đi qua xem có dấu hiệu đi khập khiễng và bị thương hay không.

Phần 2. Vận chuyển trên đất liền

CÁC ĐIỂM CHÍNHNhững gia súc không khỏe không được vận chuyển bao gồm những con không thể đứng trên cả bốn chân và những con bị mù cả hai mắt.

CÁC ĐIỂM CHÍNHHòa lẫn chung các nhóm gia súc khác nhau có thể dẫn đến đánh nhau gây ra thương tích hoặc chất lượng thịt kém.

CÁC ĐIỂM CHÍNHPhần lớn các thương tích và căng thẳng xảy ra trong thời gian di chuyển lên và xuống phương tiện vận chuyển.

CÁC ĐIỂM CHÍNHMật độ dự trữ để vận chuyển bằng xe tải có thể cần phải cao hơn mật độ ở cơ sở vỗ béo.

CÁC TIÊU CHUẨN CỦA OIEKhi gia súc đứng, chúng cần có đủ không gian để có ví trị thăng bằng.

Khi gia súc nằm xuống, chúng cần có tư thế nằm bình thường và thoải mái, mà không nằm trên mình con khác.

Không bao giờ sử dụng gậy, dùi cui hoặc thanh ống để đánh gia súc.

Mật độ xếp phù hợp dành cho gia súc để duy trì chỗ đứng trong thời gian vận chuyển bằng xe tải.

4

16) Cố gắng duy trì gia súc theo nhóm bầy đàn của chúng khi có thể. Chỉ trộn lẫn những gia súc có sừng và không có sừng nếu chúng tương thích (ví dụ: trước đây chúng đã được vận chuyển chung mà không có vấn đề gì).

17) Không được vận chuyển gia súc đang mang thai đi giết mổ.18) Đóng cửa sau xe tải trước khi xe chạy xa đoạn dốc để giảm thiểu cơ

hội gia súc thoát ra.19) Sau khi hoàn tất di chuyển gia súc lên phương tiện, cần nhanh

chóng vận chuyển gia súc và không giữ lâu trên xe tải đang đỗ.

15) Kiểm tra gia súc trên xe tải có đủ không gian để đứng thoải mái không.

10) Để xử lý dễ dàng hơn, hãy cố gắng giữ các nhóm gia súc tập trung từ khâu vận chuyển trên tàu hoặc tại cơ sở vỗ béo trong quá trình di chuyển và trên xe tải.

11) Không được sử dụng gậy, đoạn ống nhựa hoặc kim loại và dây da dày để đánh gia súc.

12) Có thể sử dụng gậy để nối dài cánh tay quý vị để quý vị có vẻ lớn hơn, ví dụ: để lấp đầy khoảng trống ở cửa.

13) Gậy lùa (công cụ di chuyển gia súc) hoặc vòng kim loại có thể được sử dụng để thúc di chuyển, nhưng không phải để đánh gia súc.

14) Không được sử dụng gậy điện trong quá trình di chuyển gia súc lên phương tiện vận chuyển.

9) Kiểm tra xem tất cả gia súc đủ sức khỏe để vận chuyển hay không. Gia súc bị bệnh và bị thương không được di chuyển lên phương tiện vận chuyển.

Phần 2. Vận chuyển trên đất liền

2.4 Di chuyển gia súc xuống xe tải1) Cần di chuyển gia súc vào cơ sở vỗ béo/lò mổ trong vòng một

tiếng sau khi đến. Tại lò mổ, gia súc cần được giết mổ theo thứ tự đến để việc di chuyển qua bãi dễ dàng hơn và hạn chế thời gian nhốt.

2) Nếu gia súc được giữ lại qua đêm, hãy kiểm tra các yêu cầu về thức ăn và nước uống ở ‘SOP 4: Nhốt giữ (tại lò giết mỗ) hoặc 'SOP 3: Cơ sở vỗ béo'.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGia súc có thể cúi đầu xuống để ngửi đoạn dốc và đi xuống xe tải. Để gia súc đi tới theo ý của chúng.

Phải có sẵn nước sạch khi giữ gia súc qua đêm.

5

9) Quan sát từng gia súc khi nó đi qua để xem có dấu hiệu đi khập khiễng và bị thương hay không. Xem ‘SOP 3: Cơ sở vỗ béo’ hoặc ‘SOP 4: Nhốt giữ’ về quản lý các gia súc bị bệnh và bị thương.

10) Để xử lý dễ dàng hơn, cố gắng giữ các nhóm gia súc cùng đi chung với nhau khi di chuyển chúng vào cơ sở vỗ béo hoặc khoang nhốt giữ.

11) Không được sử dụng gậy, đoạn ống nhựa hoặc kim loại dài và dây da dày để đánh gia súc.

12) Gậy có thể được sử dụng để nối dài cánh tay quý vị để khiến quý vị có vẻ lớn hơn, ví dụ như để lấp đầy khoảng trống ở cửa.

13) Gậy lùa gia súc có thể được sử dụng để thúc chúng di chuyển, nhưng không được sử dụng để đánh gia súc.

14) Người chăn giữ không được mang theo hoặc thường xuyên sử dụng gậy lùa gia súc bằng điện. Chúng chỉ có thể được sử dụng khi người chăn giữ gặp nguy hiểm.

3) Xe tải phải được lùi từ từ và dần dần đến đoạn dốc để di chuyển xuống.

4) Đảm bảo rằng xe tải được thẳng hàng với mép đoạn dốc để không có ngắt quãng.

5) Di chuyển xuống chỉ được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm, có kỹ năng.

6) Để gia súc di chuyển xuống xe tải theo ý của chúng, nhất là nếu sàn xe tải không được làm từ vật liệu chống trơn.

7) Đảm bảo rằng quý vị đã đọc và hiểu SOP 1: Xử lý gia súc, bao gồm các quy trình xử lý chi tiết hơn.

8) Đừng đứng trước mặt gia súc hoặc trong tầm nhìn trực tiếp vì điều này có thể ngăn cản gia súc di chuyển xuống xe tải. Đứng sang một bên sẽ giúp gia súc di chuyển.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhi chuẩn bị cơ sở và thiết bị để di chuyển gia súc xuống, hãy nhớ rằng có thể chúng bị mệt mỏi.

Phần 2. Vận chuyển trên đất liền

CÁC ĐIỂM CHÍNHHầu hết các thương tích và căng thẳng xảy ra trong quá trình di chuyển lên và xuống phương tiện.

Di chuyển gia súc tập trung theo nhóm.

6

17) Tại lò giết mổ, trong trường hợp có hư hỏng kéo dài, hãy ngừng mọi chuyến giao hàng tiếp theo để đảm bảo rằng có đủ không gian cho gia súc trong chuồng nhốt.

15) Sau khi di chuyển xuống, hãy di chuyển gia súc vào cơ sở vỗ béo hoặc nhốt giữ và chuồng theo yêu cầu của khách hàng và hướng dẫn của người giám sát của quý vị.

16) Xem xét ảnh hưởng của việc hòa lẫn các nhóm khác nhau khi phân bổ gia súc vào chuồng.

CÁC ĐIỂM CHÍNHHòa lẫn các nhóm gia súc khác nhau lại có thể dẫn đến đánh nhau gây ra thương tích và chất lượng thịt kém.

Phần 2. Vận chuyển trên đất liền

2.5 Kiểm tra gia súc và quản lý gia súc không thể đi đứng1) Gia súc bị ốm (gia súc không thể đi lại hoặc đứng) có yêu cầu

cụ thể về xử lý, vận chuyển và quản lý.2) Quan sát chặt chẽ các gia súc lúc di chuyển lên/xuống để kiểm

tra xem có bị thương hay không. Không được vận chuyển gia súc bị thương; nếu nghi ngờ tính phù hợp để vận chuyển, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

3) Nếu gia súc bị thương trong quá trình vận chuyển và không thể di chuyển xuống mà không làm đau và kiệt sức thêm, hãy di chuyển gia súc khỏe mạnh xuống trước, càng êm thắm càng tốt.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Các gia súc lớn bị ốm rất khó di chuyển mà không gây thêm đau đớn. Do đó tốt hơn hết là giết chúng khi chúng nằm.Thương tích và tình trạng đòi hỏi phải giết mổ gia súc ngay lập tức bao gồm:• gãy chân, hông hoặc cột sống• gầy mòn và suy yếu• bị liệt do chấn thương hoặc bệnh gây ra tình trạng bất động • mù• chảy máu nhiều hoặc bị thương nặng

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhông được giữ gia súc bị thương trong thời gian dài. Gia súc bị thương nghiêm trọng đến vào ban ngày không được giữ lại đến khi sàn giết mổ hoạt động vào ca ban đêm.

CÁC ĐIỂM CHÍNHĐiều kiện vận chuyển như mặt đường gập ghềnh có thể làm tăng nguy cơ bị thương trên chuyến đi. Kiểm tra xem gia súc có bị thương đặc biệt ở chân hoặc đuôi hay không.

Cần giết các gia súc bị thương nặng ngay lập tức.

TIÊU CHUẨN CỦA OIE

Không bao giờ được kéo lê gia súc bị ốm (gia súc không thể đứng hoặc đi lại khi không có sự giúp đỡ).

7

5) Giết mổ gia súc bị ốm bằng dao sắc hoặc bằng súng bắn giữ chốt. Tuân thủ các hướng dẫn công việc phù hợp. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ thú y hoặc người có khả năng hỗ trợ khi cần thiết.

6) Không được nhấc các gia súc đang sống bằng sừng, chân hoặc đuôi, và không được kéo lê chúng. Không bao giờ buộc trói gia súc bị thương vào một điểm cố định rồi lái xe đi.

7) Nếu di chuyển gia súc bị bệnh hoặc bị thương không gây đau hoặc kiệt sức thêm, hãy di chuyển chúng sang chuồng riêng càng sớm càng tốt để giết mổ hoặc điều trị. Xem SOP 4 Cơ Sở Vỗ Béo để biết về điều trị gia súc bị bệnh và bị thương.

4) Cần phải giết mổ gia súc bị thương nặng ngay lập tức. Việc này phải được thực hiện trên xe tải nếu làm vậy là an toàn.

Phần 2. Vận chuyển trên đất liền

2.6 Xử lý gia súc xổng chuồng 1) Làm việc theo nhóm để di chuyển gia súc về chuồng nhưng yêu

cầu người không cần thiết tránh đường.2) Không nhốt riêng gia súc xổng chuồng; cố gắng đưa gia súc nhập

lại đàn.3) Không đột ngột di chuyển hoặc gây ra tiếng ồn lớn.4) Không đứng sau cổng chuồng trại vì quý vị có thể dễ dàng bị gia

súc hoảng sợ đè bẹp

CÁC ĐIỂM CHÍNHĐặc biệt cẩn trọng với những gia súc ít tiếp xúc với con người. Nhiều gia súc nhập từ Úc đã được nuôi ở trang trại lớn và có thể chưa quen xử lý.

8

5) Cố gắng nhẹ nhàng đưa gia súc xổng chuồng nhanh chóng trở về bãi rào.

6) Nếu chỉ có một con xổng chuồng, hãy chờ nó dịu lại trước khi đưa trở về bãi rào.

7) Nếu gia súc trong trạng thái kích thích mạnh và không quản lý được thì tốt hơn là thả toàn bộ gia súc trong chuồng ra và cho gia súc xổng chuồng nhập đàn trước khi đưa về chuồng.

8) Nếu có thể, hãy khóa các cổng để tránh gia súc rời khỏi trại.

3. Các hoạt động vỗ béo

Mục tiêu chính• Chuẩn bị các cơ sở để đón gia súc đến

• Xác định và quản lý các gia súc bị thương

• Quản lý gia súc thành các đàn thích hợp

• Cung cấp thức ăn, nước uống và môi trường an toàn

• Chuẩn bị gia súc để vận chuyển đến cơ sở giết mổ

Phần này kết hợp các qui định của Bộ Luật Sức Khỏe Động Vật Trên Cạn của OIE, Điều 7.5.2, 7.5.6 và 7.5.10

3.1 Trước khi tiếp nhận đàn gia súc1) Vệ sinh và kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ cơ sở vỗ béo và kiểm dịch

trước khi tiếp nhận đàn gia súc.

2) Vệ sinh và tiếp nước sạch vào các máng nước.

3) Đảm bảo đủ số lượng chuồng để tiếp nhận số lượng gia súc dự kiến.

4) Đảm bảo số lượng gia súc mỗi chuồng cho phép tất cả gia súc có thể đứng, nằm, quay và tiếp cận các điểm cho ăn và uống nước.

CÁC ĐIỂM CHÍNHCác chuồng được che kín có thể chứa với mật độ cao (2,5-4m2 trên một đầu gia súc) hơn chuồng được che một phần (5–9m2 trên một đầu gia súc); tuy nhiên, tất cả các gia súc đều phải được tiếp cận đầy đủ với khu vực cho ăn và uống nước.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKiểm tra những hư hỏng trên sàn, như các hố có thể làm gia súc vấp ngã. Hư hỏng trên các thanh lan can và tấm kim loại có thể gây thương tích cho gia súc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHTrải một lớp nền khô trên mặt, ví dụ như vỏ trấu hoặc mùn cưa, sẽ giúp gia súc bám vững hơn trong quá trình di chuyển xuống, đặc biệt khi đoạn dốc ướt. Lưới hàn, 'bê tông đúc khuôn' hoặc thanh ray bằng gỗ có thể giúp gia súc bám chắc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGóc của dốc vận chuyển nhỏ hơn 20 độ sẽ giúp cho việc di chuyển gia súc xuống được dễ dàng hơn.

CÁC ĐIỂM CHÍNH Quản lý tốt cơ sở vỗ béo rất quan trọng cho sự thành công của cơ sở vỗ béo vì việc này quyết định đến: • Cân nặng chăn nuôi• Cân nặng bán• Chất lượng thịt• Giá bán

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Chuẩn bị kế hoạch dự phòng để bảo vệ sức khỏe gia súc trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường như thiên tai, bùng phát bệnh dịch hoặc trì hoãn kéo dài.

Cơ sở di chuyển xuống nên được kiểm tra trước khi phương tiện vận chuyển đến.

1

9) Thời gian xe tải đến địa điểm vận chuyển nên càng đúng giờ càng tốt.

10) Đảm bảo người chăn giữ gia súc phải sẵn sàng tiếp nhận gia súc khi xe tải đến. Việc này sẽ giúp giảm thời gian chờ trên xe trước khi di chuyển xuống.

8) Kiểm tra bề mặt dốc di chuyển xuống không bị trơn trượt.

6) Nếu các cơ sở di chuyển xuống có khả năng gây thương tích cho gia súc thì gia súc phải được vận chuyển xuống địa điểm khác hoặc những hư hỏng đó phải được sửa chữa trước tiên.

7) Kiểm tra đảm bảo độ dốc của dốc di chuyển xuống phải không được quá khoảng 30 độ.

5) Trước khi di chuyển đàn gia súc xuống, kiểm tra cơ sở di chuyển xuống để đảm bảo không gây thương tích cho gia súc.

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

3.2 Thiết kế và bảo trì cơ sở vỗ béo1) Trước khi đưa gia súc đến cơ sở vỗ béo hoặc cơ sở kiểm dịch, phải

kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng mà có thể gây thương tích cho đàn gia súc đang chuyển đến.

CÁC ĐIỂM CHÍNHViệc kiểm tra cơ sở vỗ béo nên bao gồm cả việc kiểm tra các cổng và hàng rào bị hỏng; cổng hoặc nắp thoát nước bị hỏng; sàn nhà hoặc mặt đường trơn trượt; các vật sắc nhọn hặc bén; dụng cụ đựng nước bị vỡ hoặc thủng.

CÁC ĐIỂM CHÍNHMạt cưa cung cấp cho gia súc một lớp nền chống trượt và có thể nằm lên được.

CÁC ĐIỂM CHÍNHCác chuồng vỗ béo nên có mái che và bóng râm để bảo vệ đàn gia súc khỏi tác động có hại của nhiệt độ quá cao, độ ẩm, gió và mưa.

Nước sạch phải có sẵn khi đàn gia súc đến.

Sửa chữa tất cả mọi hư hỏng tại cơ sở vỗ béo.

2

6) Kiểm tra máng nước phải trong điều kiện hoạt động tốt, không bị thủng hoặc tràn nước. Đảm bảo tỷ lệ chảy đủ để cung cấp cho toàn bộ đàn gia súc đủ lượng nước hàng ngày.

7) Đảm bảo ánh sáng đều và đủ cho hoạt động của đàn gia súc.

5) Kiểm tra đảm bảo nước sẵn có trong tất cả các chuồng.

2) Cần phải sửa chữa hoặc ngưng sử dụng bất kỳ cơ sở nào có thể gây thương tích hoặc tác động có hại đối với sức khỏe của gia súc.

3) Nên vệ sinh tất cả các trang thiết bị bẩn (ví dụ: máng nước, phân chất đầy trong chuồng) trước khi đàn gia súc đến cơ sở vỗ béo.

4) Mạt cưa tạo cho gia súc một lớp nền chống trượt có thể hấp thụ nước tiểu và phân.

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

3.3 Di chuyển gia súc xuống1) Đàn gia súc phải được di chuyển xuống bởi một người chăn giữ gia

súc hoặc tài xế chở gia súc có kinh nghiệm.2) Hãy đọc và hiểu rõ ‘SOP 2: Vận chuyển trên đất liền’ để biết quy

trình di chuyển gia súc xuống phù hợp.3) Hãy đọc và hiểu rõ ‘SOP 1: Xử lý gia súc’, phần bao gồm chi tiết việc

xử lý gia súc.4) Khi có thể, hãy duy trì nhóm bầy đàn—cố gắng để đàn gia súc

cùng chuồng trong cùng một đàn tại cơ sở kiểm dịch.5) Nếu gia súc bị ốm hoặc bị thương được xác định trong quá trình di

chuyển xuống, hãy làm theo các bước hướng dẫn trong ‘SOP 2: Vận chuyển trên đất liền’.

6) Nếu việc di chuyển gia súc ốm hoặc bị thương không gây thêm đau đớn hay khó chịu, hãy chuyển gia súc đó đến khu vực chăm sóc riêng để điều trị.

7) Cho phép gia súc bị thương hay bị ốm đang cách ly được nhìn thấy và nghe thấy tiếng của gia súc khác.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGia súc dễ bị tổn thương trong các điều kiện sau: Gia súc nặng – bị thương và căng thẳng do nhiệt độ caoGia súc lớn – tụ máu hôngBò Hereford và Bò Angus – nhiễm trùng mắt Gia súc bị kích động/lo lắng – căng thẳng nhiệtBò đực – bị thươngGia súc ôn hòa – bị căng thẳng nhiệtGia súc bẩn – bị căng thẳng nhiệt

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhông được giữ gia súc bị thương trong khoảng thời gian dài mà không điều trị thú y.

CÁC ĐIỂM CHÍNHTrong quá trình kiểm tra, quan sát khu vực bỏ trốn của đàn gia súc (Xem 'SOP 1: Xử lý gia súc'). Nếu khu vực bỏ trốn dễ tiếp cận, gia súc có thể bị kích động và chạy mất. Việc đi đứng chậm rãi và bình tĩnh trong quá trình kiểm tra là rất cần thiết.

Cho phép gia súc di chuyển theo ý chúng.

Kiểm tra thương tích, đặc biệt là ở chân.

3

3.4 Xử lý gia súc bị xổng chuồng1) Hãy đọc và hiểu rõ ‘SOP 2: Vận chuyển trên đất liền’

8) Khi gia súc đã được di chuyển xuống hết, kiểm tra lại một lần nữa xem có bỏ lỡ gia súc nào bị thương hay bị ốm hay không.

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

3.5 Thực hành chăn nuôi1) Trong ba ngày đầu tiên, cho phép gia súc nghỉ ngơi trong chuồng,

với nền trải sẵn (trong các chuồng có mái che).

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhông tiến hành các hoạt động thú y thông thường, như tiêm vắc-xin, xâu tai và xét nghiệm máu trong ba ngày đầu tiên.

CÁC ĐIỂM CHÍNHHệ thống đánh số chuồng nhốt và bảng đen sẽ giúp cho việc định vị gia súc và hỗ trợ việc di chuyển đàn gia súc qua cơ sở vỗ béo và cho phép lưu trữ hồ sơ hiệu quả.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGia súc có sừng có thể gây thương tích cho các gia súc khác nếu bị nhốt quá chật. Quan sát hành vi cưỡi lên gia súc khác hoặc các dấu hiệu kích động và tách riêng các gia súc hung hăng. Các giống gia súc ôn hòa thường dễ bị căng thẳng do nhiệt, do vậy nên nhốt gia súc Brahman tại các khu vực nóng hơn của cơ sở vỗ béo.

CÁC ĐIỂM CHÍNHViệc kiểm tra nên bao gồm cả việc quan sát hành vi và tình trạng chung của gia súc, môi trường cơ sở vỗ béo và các dấu hiệu khác về sức khỏe như tình trạng phân tươi và việc dùng nước/thức ăn.

CÁC ĐIỂM CHÍNHVệ sinh các chuồng thường xuyên để giảm thiểu lượng phân chứa sẽ giúp cho việc phòng ngừa nhiễm trùng móng, chân và da.

CÁC ĐIỂM CHÍNHViệc phát hiện sớm các vấn đề phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhân viên giám sát có kỹ năng. Tất cả gia súc nên được thấy trong trạng thái đang đứng hoặc đang di chuyển trong các cuộc kiểm tra hàng ngày. Ghi lại bất kỳ quan sát nào giúp việc quản lý cơ sở vỗ béo có hiệu quả và đảm bảo hiệu suất tối ưu.

Cho phép đàn gia súc mới đến nghỉ ngơi trên nền có điều kiện tốt trong ba ngày.

Kiểm tra phát hiện gia súc không chịu ăn.

4

6) Tiến hành kiểm tra bổ sung đối với các gia súc mới, khu chữa bệnh và các chuồng có gia súc bị ốm.

7) Trong quá trình kiểm tra, tìm ra các gia súc không chịu ăn, trông ‘ốm hóp’ hoặc có phân lỏng. Di chuyển những gia súc có triệu chứng như trên vào chuồng riêng để quản lý chặt chẽ hơn.

8) Khi cân và phân loại gia súc hoặc tiến hành điều trị, hãy tuân thủ các bước như đã nêu trong ‘SOP 1: Xử lý gia súc’.

9) Đảm bảo rằng chuồng được vệ sinh thường xuyên.

4) Không tách riêng các cá thể gia súc. 5) Kiểm tra cơ sở/trang thiết bị cơ sở vỗ béo và đàn gia súc hai lần

một ngày.

3) Nếu có thể, giữ nguyên đàn gia súc đã đến cùng nhau trong cùng một chuồng trong suốt thời gian kiểm dịch và khi ở cơ sở vỗ béo.

2) Tách đàn theo giống, tuổi, cân nặng và/hoặc theo yêu cầu của khách hàng

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

Cung cấp thức ăn và nước uống1) Cung cấp thức ăn thô (và nước) cho gia súc mới chuyển đến càng

sớm càng tốt (trước khi cho ăn thức ăn cô đặc).

CÁC ĐIỂM CHÍNHGia súc khỏe mạnh sẽ nằm nhai lại sau khi ăn chất xơ phù hợp; sau đó chúng có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHCho ăn thất thường hoặc không cho ăn và uống nước trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe của gia súc và thậm chí gia súc sẽ chết đói.

Cho ăn thức ăn xơ với độ dài phù hợp trước khi cho ăn thức ăn đặc.

Loại bỏ thức ăn ôi thiu hoặc bị mốc khỏi máng ăn ít nhất một lần một ngày.

5

7) Loại bỏ thức ăn bị mốc khỏi máng ăn ít nhất một lần một ngày.8) Đảm bảo rằng các máng nước không bị nhiễm bẩn bởi phân

hoặc thức ăn và vệ sinh khi máng bẩn.9) Kiểm tra các điểm cấp nước thường xuyên hơn trong khoảng

24–36 giờ đầu tiên sau khi đàn gia súc đến.

2) Kiểm tra đảm bảo tất cả đàn gia súc đều có thể tiếp cận mọi lúc nguồn cấp nước sạch liên tục.

3) Đảm bảo thức ăn đủ số lượng và chất lượng luôn sẵn có cho toàn bộ gia súc.

4) Kiểm tra đảm bảo thức ăn thô được thái với độ dài thích hợp nhất từ 2,5–3cm để gia súc ăn được thật nhiều.

5) Cho ăn thức ăn thô trước khi ăn đặc trong những hệ thống không thể trộn hai loại này với nhau.

6) Nên dần dần thay đổi chế độ ăn trong vòng 1-2 tuần nếu có thể.

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

3.6 Quản lý và điều trị gia súc bị ốm và bị thương1) Kiểm tra các yêu cầu về kế hoạch sức khỏe thú y tại cơ sở vỗ béo

ngoài những bước đã mô tả trong SOP này.

CÁC ĐIỂM CHÍNHXây dựng kế hoạch sức khỏe thú y cho cơ sở vỗ béo. Kế hoạch này nên vạch ra các chiến lược phòng và chữa mọi rối loạn sức khỏe.

CÁC ĐIỂM CHÍNHThiết lập các chuồng khám chữa bệnh để cách ly và điều trị gia súc bị ốm hoặc bị thương.

CÁC ĐIỂM CHÍNHCó thể phòng bệnh trên diện rộng trong cơ sở vỗ béo thông qua hoạt động quản lý tốt chú trọng vào chăn nuôi, dinh dưỡng, an ninh sinh học và các chương trình sức khỏe phòng bệnh.

TIÊU CHUẨN CỦA OIENước và thức ăn nếu thích hợp nên được cung cấp sẵn cho từng gia súc bị ốm hoặc bị thương.

Nhiễm a-xít có thể là một nguyên nhân chính làm gia súc bị ốm và xảy ra do cho ăn không đúng cách – những dấu hiệu của việc nhiễm a-xít là phân loãng và nổi bong bóng khí.

Đuôi bị thương, thường thấy ở những gia súc bị ốm và luôn muốn nằm

6

4) Cần phải điều trị cho gia súc theo đúng kế hoạch sức khỏe thú y của cơ sở vỗ béo.

5) Việc điều trị thú y nên được thực hiện bởi một người giỏi chuyên môn có sử dụng hướng dẫn công việc phù hợp.

6) Chỉ nên tiếp tục điều trị cho gia súc nếu có hy vọng phục hồi sức khỏe hoàn toàn.

7) Hãy đọc và hiểu rõ 'SOP 2: Vận chuyển trên đất liền' để biết phương pháp điều trị thích hợp cho gia súc không đi đứng được.

8) Gia súc không phản ứng với phương thức điều trị nên được giết mổ nhân đạo. 'SOP 5: Giết mổ – có làm bất tỉnh' và 'SOP 6: Giết mổ – không làm bất tỉnh' quy định về việc giết mổ gia súc và cũng phải thực hiện những quy trình này khi giết mổ gia súc không đi đứng được.

9) Bê sinh ra trong cơ sở vỗ béo nên được cách ly khỏi mẹ hoặc được giết mổ nhân đạo.

3) Chuồng khám chữa bệnh nên được kiểm tra thường xuyên bởi nhân viên thú y ít nhất hai lần một ngày.

2) Các chuồng khám chữa bệnh nên cung cấp: – trải nền để gia súc có thể nghỉ ngơi thoải mái – mái che và bảo vệ khỏi những điều kiện khắc nghiệt – thức ăn và nước uống luôn sẵn có – tiếp xúc bằng mắt và âm thanh với gia súc khác.

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

3.7 Quản lý trong điều kiện môi trường khắc nghiệt

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhí hậu có thể là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi quản lý gia súc trong cơ sở vỗ béo. Thời tiết khắc nghiệt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc bằng việc gây ra căng thẳng nhiệt hoặc căng thẳng lạnh. Nhiệt độ thấp với mưa và gió có thể khiến gia súc bị cảm lạnh trong khi một đợt khí nóng có thể gây căng thẳng nhiệt nghiêm trọng. Thời tiết khắc nghiệt có thể gây tác động nghiêm trọng lên các loại gia súc đến từ Úc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGia súc đến từ các khu vực ôn đới thường có dấu hiệu căng thẳng nhiệt trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt hơn gia súc đến từ nơi khác. Cần cung cấp đủ mái che để hạn chế căng thẳng nhiệt.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Nhịp thở bình thường là vào khoảng 25–40 nhịp trên một phút. Những gia súc bị căng thẳng nhiệt có thể có nhịp thở vào khoảng 150 nhịp trên một phút và cũng có thể có dấu hiệu chảy dãi và thè lưỡi ra ngoài.

CÁC ĐIỂM CHÍNHNên xử lý bình tĩnh và nhẹ nhàng với những gia súc bị căng thẳng nhiệt. Chỉ di chuyển chúng khi thực sự cần thiết.

CÁC ĐIỂM CHÍNHNhững gia súc nhạy cảm với thời tiết lạnh bao gồm các loại gia súc lông mỏng, gia súc non và gia súc bị ướt.

CÁC ĐIỂM CHÍNHGia súc bẩn dễ bị căng thẳng nhiệt hơn. Chuồng trại sạch sẽ giúp giữ cho gia súc sạch sẽ.

Dấu hiệu căng thẳng nhiệt – thở gấp và chảy dãi

Cơ sở vỗ béo được thiết kế tốt với mái che mưa nắng và thông gió tốt

7

5) Trong thời tiết lạnh, giữ gia súc trong chuồng để bảo vệ chúng khỏi bị gió thổi và di chuyển những gia súc nhạy cảm đến các khu vực ấm hơn trong cơ sở vỗ béo.

3) Kiểm tra máng nước thường xuyên hơn để đảm bảo gia súc được cung cấp nước sạch không giới hạn.

4) Xem xét việc thả gia súc ra trong cơ sở vỗ béo để làm giảm mật độ trong các chuồng và tăng lưu thông khí.

2) Kiểm tra gia súc để phát hiện dấu hiệu căng thẳng nhiệt bằng cách quan sát việc thở gấp.

1) Cần có đủ mái che cho tất cả gia súc trong điều kiện môi trường khí hậu nóng.

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

3.8 Thiết kế và bảo trì cơ sở di chuyển lên1) Trước khi di chuyển gia súc lên, kiểm tra các cơ sở di chuyển để

đảm bảo không gây thương tích cho gia súc.

CÁC ĐIỂM CHÍNHMột lớp nền khô trải trên mặt dốc, ví dụ như trấu hoặc mạt cưa, sẽ giúp gia súc bám vững hơn trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi dốc di chuyển bị ướt. Lan can bằng lưới hàn, ‘bê tông đúc khuôn’ hoặc thanh lan can gỗ có thể được cố định để giữ gia súc đứng vững hơn.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKiểm tra những hư hỏng trên sàn, như các hố nứt có thể làm gia súc vấp ngã. Hư hỏng trên các thanh lan can và tấm kim loại có thể gây thương tích cho gia súc.

Miếng giằng bằng ống hàn giúp gia súc di chuyển tốt hơn và giảm trơn trượt và thương tích.

Sàn xe tải trơn nên được rải lớp nền chống trượt.

8

2) Nếu các cơ sở di chuyển lên có khả năng sẽ gây thương tích cho gia súc thì gia súc phải được di chuyển lên địa điểm khác hoặc những hư hỏng đó phải được sửa chữa trước tiên.

3) Kiểm tra mặt dốc di chuyển không bị trơn trượt.

Phần 3. Cơ sở vỗ béo

3.9 Chuẩn bị đàn gia súc để di chuyển lên xe1) Kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn gia súc cho việc di chuyển. Tuân

thủ các bước mô tả trong ‘SOP 2: Vận chuyển lên đất liền’.2) Chỉ được vận chuyển những gia súc thích hợp cho giết mổ. Phải

lựa chọn những gia súc này trước khi bắt đầu vận chuyển để giảm thiểu thời gian đưa gia súc lên xe.

3) Không được vận chuyển gia súc mang thai đi giết mổ. 4) Tất cả các gia súc phải được vận chuyển bởi người chăn giữ gia súc

hoặc lái xe có nhiều kinh nghiệm.5) Đọc và hiểu rõ ‘SOP 1: Xử lý gia súc, bao gồm các thông tin chi tiết

về xử lý gia súc và 'SOP 2: Vận chuyển trên đất liền', bao gồm quy trình di chuyển gia súc lên xe.

9

4. Nhốt giữMục tiêu chính• Kiểmtracơsởnuôinhốt

•Mậtđộnuôinhốtthíchhợp

• Cungcấpthứcănvànướcuống

• Quản lý gia súc trong các tình trạng căng thẳngnhiệt

PhầnnàykếthợpcácquiđịnhtrongBộLuậtSứcKhỏeĐộngVậtTrênCạncủaOIE,Điều7.5.2,7.5.6và7.5.10

4.1 Thiết kế và bảo trì cơ sở nhốt giữ1) Chuồng nhốt giữ nên được thiết kế cho gia súc bị ốm hoặc bị

thương có thể di chuyển bất kỳ khi nào với ít xáo động nhất.2) Chuồng nhốt giữ nên đủ thông thoáng để có độ ẩm thấp nhất.3) Máng thức ăn và nước uống nên dễ tiếp cận cho tất cả gia súc. Các

máng không nên gây cản trở việc di chuyển của gia súc.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Cơ sở nhốt giữ bao gồm tất cả chuồng, hàng rào, cổng, mặt sàn, mái và cơ sở cấp nước. Việc kiểm tra này bao gồm việc xem xét các cổng và rào hỏng; cổng hoặc nắp thoát nước bị hỏng; sàn hoặc bề mặt trơn trượt; các vật sắc nhọn; thiết bị cấp nước vỡ hoặc thủng.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Mạt cưa cung cấp cho gia súc thảm nền chống trượt có thể hấp thụ nước tiểu và phân.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Các cơ sở nhốt giữ nên có mái che và bóng râm để bảo vệ gia súc khỏi các tác động có hại từ nhiệt độ khắc nghiệt, độ ẩm, gió và mưa. Nếu có thể, nên bố trí chuồng nhốt giữ xa khu hoạt động của cơ sở giết mổ.

Chuồng nhốt gia súc nên đủ rộng để tất cả gia súc đều có thể đứng, quay và nằm.

Chuồng nhốt giữ được thiết kế tốt giúp quản lý dễ dàng và đẩy nhanh việc dẫn nhốt.

1

9) Kiểm tra chuồng nhốt phải có đủ chỗ cho gia súc sắp đến. Gia súc phải có thể đứng, nằm và quay (tương đương với ít nhất 1,8m2 trên một gia súc).

10) Kiểm tra nước luôn sẵn có trong tất cả các chuồng cho đến khi gia súc được giết mổ.

6) Sửa hoặc ngừng sử dụng bất kỳ cơ sở nào có thể gây thương tích hoặc tác động bất lợi đến sức khỏe gia súc hoặc chất lượng thịt.

7) Vệ sinh tất cả thiết bị bẩn (ví dụ như máng nước, phân chất đầy trong chuồng) trước khi gia súc đến chuồng nhốt giữ.

8) Ở nơi có rải nền, nền rải phải được duy trì ở điều kiện làm giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe và sự an toàn của gia súc.

4) Chuồng nhốt giữ nên có đủ ánh sáng để kiểm tra gia súc thuận tiện.

5) Trước khi đưa gia súc đến cơ sở giết mổ, kiểm tra dấu hiệu hư hỏng của cơ sở nhốt giữ mà có thể gây thương tích cho gia súc đến.

Phần 4. Chuồng nhốt tạm

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Hệ thống đánh số chuồng nhốt và bảng đen sẽ giúp cho việc định vị gia súc và hỗ trợ việc di chuyển gia súc trong khu giết mổ và cho phép lưu trữ hồ sơ hiệu quả.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Gia súc có sừng có thể gây thương tích cho các gia súc khác nếu bị nhốt quá chật. Quan sát hành vi cưỡi lên gia súc khác hoặc các dấu hiệu kích động và tách riêng các gia súc hung hăng. Không nên nhốt chung đàn bò đực không nuôi chung một chuồng ở cơ sở vỗ béo vào cùng chuồng nhốt giữ.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Cho gia súc uống đủ nước bằng việc cung cấp nước sạch liên tục để cải thiện cân nặng xác và sản lượng thịt.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Để đạt được chất lượng thịt tốt nhất, cần phải cung cấp thức ăn cho gia súc từ lúc đến chuồng nhốt cho tới thời điểm giết mổ. Việc cho gia súc ở khu nhốt giữ ăn cũng giúp cho việc xử lý gia súc được dễ dàng hơn.

4.2 Quản lý gia súc trong chuồng nhốt giữ

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Các giống gia súc ôn hòa thường dễ bị căng thẳng nhiệt, do vậy nên nhốt gia súc Brahman tại các khu vực nóng hơn của khu nhốt giữ.

Máng ăn cáu bẩn cần phải được vệ sinh.

Gia súc nhốt giữ trong hơn 12 tiếng phải được cung cấp thức ăn.

2

7) Nhữnggiasúcđượcđưatrởlạikhunhốtgiữtrongthờigianthiếtbịhưcầnphảiđượcuốngnước.

8) Giasúcnhốt tại khunhốtgiữhơn12 tiếngcầnphảiđượckiểmtraítnhấthailầnmộtngàybởinhânviênxửlýgiasúcgiỏichuyênmôn.

9) Nếuxácđịnhđượcgiasúcbịốmhoặcbịthươngtrongquátrìnhkiểmtrakhunhốtgiữthìhãylàmtheonhữngyêucầutrong‘SOP2:Tiếpnhậngiasúc’(Mục2.4).

6) Cầnphảicungcấpthứcănchogiasúcbịnhốtgiữtrongthờigiandài(>12tiếng).

3) Nếucóthể,nêngiữnguyênđàngiasúcđếncùngnhautrongcùngmộtchuồng.

4) Khôngnhốttáchriêngtừngcáthểgiasúc.5) Đảmbảorằngtấtcảgiasúctrongkhunhốtgiữ(kểcảnhững

giasúcsẽđượcgiếtmổcùngngày)cóthểtiếpcậnnướcuốngsạch.Vệsinhmángnướcbịnhiễmbẩnphânhoặcthứcăn.

2) Xem xét những gia súc với yêu cầu đặc biệt trong khu nhốt giữ.

1) Gia súc có thể cần được tách nhốt theo giống, tuổi, cân nặng hoặc yêu cầu của khách hàng.

Phần 4. Chuồng nhốt tạm

4.3 Quản lý trong điều kiện môi trường khắc nghiệt

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Xem xét điều kiện thời tiết khi quản lý gia súc vào lúc di chuyển xuống xe và trong khu nhốt giữ. Điều kiện khắc nghiệt có thể gây tác động đối với sức khỏe gia súc bằng việc tạo ra căng thẳng nhiệt hoặc căng thẳng lạnh. Nhiệt độ thấp với gió và mưa có thể khiến gia súc bị lạnh trong khi luồng khí nóng có thể gây nên căng thẳng nhiệt trầm trọng. Nhiệt độ và độ ẩm quá mức có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên gia súc mới đến từ Úc.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Các gia súc đến từ khu vực ôn đới thường có các dấu hiệu căng thẳng nhiệt hơn trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Cung cấp đủ bóng râm để giảm bớt tình trạng căng thẳng nhiệt.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Nhịp thở bình thường là vào khoảng 25–40 nhịp trên một phút. Những gia súc bị căng thẳng nhiệt có thể có nhịp thở vào khoảng 150 nhịp trên một phút và cũng có thể có dấu hiệu chảy dãi và thè lưỡi ra ngoài.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Nên xử lý bình tĩnh và nhẹ nhàng với những gia súc bị căng thẳng nhiệt. Chỉ di chuyển chúng khi thực sự cần thiết.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Những gia súc nhạy cảm với thời tiết lạnh bao gồm các gia súc có lông mỏng hoặc ướt và gia súc non.

Cần cung cấp bóng râm khi thời tiết rất nóng.

Tách đàn sang các chuồng nhốt giữ sẽ làm tăng hiệu quả lưu thông khí trong điều kiện khí hậu nóng.

3

5) Trong thời tiết lạnh, giữ gia súc trong chuồng để bảo vệ gia súc khỏi bị gió thổi và di chuyển những gia súc nhạy cảm tới các khu vực ấm hơn của khu nhốt giữ.

3) Kiểm tra máng nước thường xuyên hơn để đảm bảo gia súc được cung cấp nước sạch không giới hạn.

4) Xem xét việc tách đàn gia súc trong khu nhốt giữ để giảm mật độ nhốt giữ trong các chuồng và tăng mức lưu thông khí.

2) Kiểm tra gia súc với các dấu hiệu thở gấp hoặc các dấu hiệu căng thẳng nhiệt khác.

1) Nên có sẵn bóng râm cho tất cả gia súc trong điều kiện môi trường nóng.

TIÊU CHUẨN CỦA OIE

Không được thực hiện các phương pháp kiềm giữ làm mất khả năng di chuyển bằng cách gây thương tích – như làm gãy chân, cắt gân chân hay cắt đứt cột sống (sử dụng dao găm – gây đau đớn và căng thẳng.

5. Giết mổ – có làm bất tỉnhMục tiêu chính

• Kiểm tra và chuẩn bị thiết bị kiềm giữ

• Đưa gia súc vào thiết bị ít căng thẳng nhất

• Giảm xử lý gia súc

• Kiềm giữ gia súc để làm bất tỉnh và giết mổ

• Vận hành và bảo trì các thiết bị làm bất tỉnh

• Xác định phương pháp làm bất tỉnh hiệu quả

• Xác định nguyên nhân làm bất tỉnh không hiệu quả

• Thực hiện giết mổ hiệu quả sau khi làm bất tỉnh

TIÊU CHUẨN CỦA OIETừ quan điểm sức khỏe gia súc, gia súc được làm bất tỉnh bằng phương pháp làm bất tỉnh tạm thời nên được giết mổ không trì hoãn.

Nhân viên vận hành cơ sở giết mổ nên thiết lập khoảng thời gian làm bất tỉnh tối đa để đảm bảo không gia súc nào tỉnh lại trong suốt quá trình giết mổ.

Thời gian giữa lúc làm bất tỉnh và chọc tiết khi sử dụng súng bắn điện không xâm lấn tối đa không được hơn 20 giây.

Phần này kết hợp các qui định trong Bộ Luật Sức Khỏe Động Vật Trên Cạn của OIE, Điều 7.5.7 và 7.5.9.

5.1 Chuẩn bị thiết bị kiềm giữ 1) Ngườilaođộngkhôngliênquanđếnquytrìnhkiềmgiữhay

giếtmổkhôngnênđivàokhuvựckiềmgiữ.2) Nênhoàntấtviệckiểmtravàchuẩnbịthiếtbịkiềmgiữtrước

khiđưagiasúctừkhunhốtgiữvàohệthốngxửlý.3) Kiểmtrabênngoàithiếtbịkiềmgiữ.4) Kiểmtrathiếtbịgiữđầu.5) Kiểmtrabêntrongthiếtbịkiềmgiữđềphòngvậtcảnvàcác

cạnhsắc.Loạibỏbấtkỳvậtcảnnàocóthểlàmgiasúclưỡnglựkhiđivàothiếtbị.

CÁC ĐIỂM CHÍNHTránh phun nước lên sàn của thiết bị ngay trước khi kiềm giữ vì có thể làm tăng rủi ro gia súc bị trượt ngã.

Hộp làm bất tỉnh. Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị trước khi chuyển gia súc đến từ chuồng nhốt giữ.

Kiểm tra bánh xe và khung xe đẩy xác trước khi sử dụng.

1

6) Kiểmtratấmmànđặtgiữathiếtbịkiềmgiữvànềngiếtmổđểđảmbảonóđãởđúngvịtríđểgiảmdấuhiệukíchthíchthịgiácmàgiasúccóthểtiếpxúc.

Phần 5. Giết mổ – có làm bất tỉnh

5.2 Di chuyển gia súc vào thiết bị kiềm giữ 1) Trướckhidichuyểngiasúcvàothiếtbịkiềmgiữ,đảmbảo

rằngđộigiếtmổđãsẵnsàngvàtấtcảđềuýthứcđượctráchnhiệmcủamình.

2) Giasúcphảiđượcdichuyểnbình tĩnh từsânchuồnghoặckênhdẫnvớimứcđộcăngthẳngtốithiểu(Xem‘SOP1:Xửlýgiasúc’đểbiếtkỹthuậtxửlýchínhxác).

3) Chỉđượcdichuyểngiasúctừchuồngnhốtgiữkhihoạtđộnggiếtmổsắpbắtđầuvàkhôngđểgiasúctrênkênhdẫntrongthờigiandài.

CÁC ĐIỂM CHÍNHViệc để gia súc trên kênh dẫn trong thời gian dài làm giảm trọng lượng xác và chất lượng thịt.

CÁC ĐIỂM CHÍNHỞ nơi sử dụng thiết bị làm bất tỉnh sạc điện, nên sạc thiết bị làm bất tỉnh trước khi đưa gia súc vào trong thiết bị kiềm giữ.

2

4) Chỉđượcđưagiasúcvàothiếtbịkhinhânviênvậnhànhthiếtbị,làmbấttỉnhvàgiếtmổđãsẵnsàng.

5) Giảmthiểumứcồntrongkhuvựcngaygầnthiếtbịkiềmgiữ.6) Kiểmtrađảmbảocửaracủathiếtbịkiềmgiữđãđượcđóng

trướckhiđưagiasúcvàotrongthiếtbị.7) Nếugiasúcchùnlại,trượthoặcngã,giữchogiasúcbìnhtĩnh

trởlạitrướckhicốgắngkiềmgiữhoặcdẫngiasúcvàothiếtbị.

8) Khithiếtbịkiềmgiữđãsẵnsàng,mởcửavàovàđểgiasúcbướcvàotrongthiếtbị.

9) Khôngđượcthúcépgiasúcvàotrongthiếtbịkiềmgiữ.10)Khôngđượcđểgiasúctrongthiếtbịkiềmgiữtrongthờigian

nghỉhoặcthiếtbịhư.11)Giảmthờigiankiềmgiữsẽlàmgiảmkhảnănggiasúctrởnên

kíchđộngvàđáloạnxạbêntrongthiếtbị.

Phần 5. Giết mổ – có làm bất tỉnh

5.3 Quy trình kiềm giữ1) Kiềmgiữgiasúcvàovịtrícàngnhanhcàngtốt.Khôngđểgia

súcchờtrongthiếtbị.2) Nếugiasúcngãtrongthiếtbị,chogiasúcthờigianđểđứng

dậytrướckhicốgắngkiềmgiữđầugiasúc.3) Giasúcnênđượcđưavàovịtríthuậnlợichoviệckiềmgiữ

đầuđểlàmbấttỉnh.4) Lựckiềmgiữnênvừađủđểgiữgiasúchiệuquảnhưngkhông

quámức.

TIÊU CHUẨN CỦA OIE

Khi áp dụng kiềm giữ, tránh sử dụng lực ấn quá mức mà có thể khiến gia súc vùng vẫy hoặc kêu gào (rống).

TIÊU CHUẨN CỦA OIE

Tránh việc di chuyển đột ngột và gây xóc khi thực hiện kiềm giữ.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhả năng gây ra sự choáng váng hiệu quả của thiết bị làm bất tỉnh nhân đạo phụ thuộc nhiều vào tốc độ của tia điện. Tốc độ tốt nhất đạt được bằng cách đảm bảo thiết bị được duy trì tốt.

CÁC ĐIỂM CHÍNHChỉ nên để những nhân viên đã được huấn luyện và có kỹ năng giỏi trong việc thực hiện quy trình làm bất tỉnh thực hiện quy trình này. Nhân viên làm bất tỉnh nên hiểu rõ những yêu cầu của hướng dẫn công việc liên quan.

Đặt thiết bị làm bất tỉnh tại vị trí này trên đầu gia súc.

Tia điện của súng chỉ làm bất tỉnh chứ không làm chết gia súc.

3

3) Khôngđượcđểthiếtbịlàmbấttỉnhbịướt.4) Đểvậnhànhđúng,thamkhảohướngdẫncôngviệcphùhợp.

5) Khâulàmbấttỉnhphảisẵnsàngđểlàmbấttỉnhgiasúcngaykhivừakiềmgiữđược.

6) Nhânviêngiếtmổnênsẵnsàngvàchờđểchọctiếtgiasúcđãbấttỉnhngaykhigiasúcđượcđưara.

7) Khôngđượcdộinướclêngiasúctrongquátrìnhkiềmgiữ,làmbấttỉnhhaygiếtmổ.

5.4 Vận hành thiết bị làm bất tỉnh 1) Kiểmtrathiếtbịlàmbấttỉnhtrướckhibắtđầuquátrìnhgiết

mổ.2) Tháodỡvàbảotrìthiếtbịlàmbấttỉnh,thamkhảohướngdẫn

côngviệchợplý.

Phần 5. Giết mổ – có làm bất tỉnh

5.5 Quy trình làm bất tỉnh1) ĐưagiasúcvàotrongthiếtbịkiềmgiữnhưđãmôtảởMục

5.2.Giasúcphảiđượclàmbấttỉnhtheochiềuthẳngđứng.2) Nhânviênlàmbấttỉnhphảisẵnsàngđểlàmbấttỉnhgiasúc

ngaykhigiasúcđượcchuyểnvàotrongthiếtbịkiềmgiữ.3) Kiềmgiữđầugiasúc.Giasúcphảiđượclàmbấttỉnhngaykhi

đầuđượckiềmgiữ.4) Đặtthiếtbịlàmbấttỉnhvàovịtríchínhxáctrênđầugiasúcvà

chờđếnkhigiasúcngừngcửđộngđầutrướckhibắn.5) Đặtthiếtbịlàmbấttỉnhcógócvuôngvớiđầugiasúc.6) Khôngđược‘đuổitheo’đầugiasúcvớithiếtbịlàmbấttỉnh.7) Khôngđượcsửdụngsúngbắnđiệnkhôngxâmlấnởvị trí

ngaysauhoặcngaygiữahaitaihaythảthiếtbị lêngiasúcnếugiasúckhôngngẩngđầulên.

8) Sau khi bắn, lập tức kiểm tra đảmbảo gia súc đã bất tỉnhtrướckhiđưagiasúcrakhỏithiếtbị.

9) Nhân viên vận hành đưa gia súc ra khỏi thiết bị kiềm giữ(thường là nhân viên chọc tiết) phải kiểm tra việc gia súckhôngcònthởtheonhịpvàkhôngcóphảnứnggiácmạc(xemdấuhiệucủalàmbấttỉnhhiệuquả).

CÁC ĐIỂM CHÍNH

Dấu hiệu của làm bất tỉnh hiệu quả:• gia súc ngã ngay lập tức • không thở theo nhịp • không phản ứng giác mạc – mắt nhìn cố định một hướngKhông thở theo nhịp là dấu hiệu tốt nhất cho việc làm bất tỉnh hiệu quả.

TIÊU CHUẨN CỦA OIEVề sức khỏe gia súc, gia súc được làm bất tỉnh bằng phương pháp bất tỉnh tạm thời nên được giết mổ không trì hoãn.

Nhân viên vận hành cơ sở giết mổ nên cài đặt thời gian làm bất tỉnh tối đa để đảm bảo không gia súc nào tỉnh lại trong suốt quá trình giết mổ. Với súng bắn điện không xâm lấn, thời gian làm bất tỉnh không quá 20 giây.

Gia súc phải được làm bất tỉnh theo chiều thẳng đứng.

Áp dụng thiết bị làm bất tỉnh có góc vuông so với đầu gia súc.

Thiết bị giữ đầu giúp đặt thiết bị làm bất tỉnh chính xác.

4

11) Thờigiangiữalàmbấttỉnhvàchọctiếtkhôngđượcquá20giây.

12)Kiểmtrađảmbảogiasúcđãbấttỉnhtrướckhichọctiết.

10)Khiđãxácđịnhlàmbấttỉnhhiệuquả,cầnphảitiếnhànhchọctiếtnhanhchóng.

Phần 5. Giết mổ – có làm bất tỉnh

5.6 Quản lý hoạt động làm bất tỉnh không hiệu quả 1) Nếulầnlàmbấttỉnhđầutiênkhônghiệuquả,nhânviênlàm

bấttỉnhcầnphảithựchiệnlạithaotácnàyngaylậptức.

CÁC ĐIỂM CHÍNHNguyên nhân làm bất tỉnh không hiệu quả:

• đặt không đúng vị trí (ví dụ như do gia súc cử động đầu) • thiết bị được bảo trì không tốt hoặc bị bẩn • kiềm giữ không tốt• lông dày ở một số gia súc lai giống châu Âu.

CÁC ĐIỂM CHÍNHDấu hiệu làm bất tỉnh không hiệu quả:• gia súc không ngã ngay lập tức • thở theo nhịp• có phản ứng giác mạc hoặc đảo mắt • có hành vi bỏ trốnMột hoặc nhiều dấu hiệu trên đây cho thấy việc làm bất tỉnh không hiệu quả và gia súc cần phải được làm bất tỉnh lại.

Lớp lông dày của một số gia súc Châu Âu có thể làm giảm hiểu quả làm bất tỉnh.

Ngã sau khi làm bất tỉnh hiệu quả.

Gia súc bị làm bất tỉnh chuẩn bị được đưa đi giết mổ.

5

5) Nếulàmbấttỉnhkhônghiệuquảlàdolỗicủathiếtbịlàmbấttỉnh,phảisửathiếtbị trướckhi làmbất tỉnhgiasúckế tiếphoặcsửdụngthiếtbịlàmbấttỉnhdựphòng.

6) Nếuthiếtbịlàmbấttỉnhkhôngvậnhànhđược,nhữnggiasúccònlạiởkhunhốtgiữcóthểđượcgiếtmổmàkhônglàmbấttỉnhtrướcchođếnkhithiếtbịđượcsửachữa.Cầnphảituânthủ‘SOP6:Giếtmổ–khônglàmbấttỉnh’.

2) Nếulàmbấttỉnhkhônghiệuquảlàdođặtsúngkhôngđúngvịtríhoặcsúngkhônghoạtđộng,phảilàmbấttỉnhlạingaylậptức.Tuynhiên,nếulàmbấttỉnhkhônghiệuquảlàdolỗicủathiếtbịlàmbấttỉnh,khôngđượctiếptụcsửdụngthiếtbịđócholầnbắnthứhai.

3) Khicầnthựchiệnlầnbắnthứhai,cầnphảiđặtsúngởvịtríkhácvớilầnbắnkhôngthànhcôngtrướcđó.Nếulầnbắnthứnhấtđượcđặtđúngvịtrí,lầnbắnthứhainênđặtởvịtríbêntrênvịtrícũmộtchút.Nếulầnbắnthứnhấtđượcđặtkhôngđúngvịtrí,lầnbắnthứhainênđượcđặtởvịtríđúng.

4) Cốgắngxácđịnhnguyênnhânlàmbấttỉnhkhônghiệuquảtrướckhilàmbấttỉnhgiasúckếtiếp.

Phần 5. Giết mổ – có làm bất tỉnh

5.7 Giết mổ sau khi làm bất tỉnh hiệu quả 1) Chỉ sử dụng một con dao có thể cắt đứt cả hai động mạch cảnh.

Chiều dài của lưỡi dao nên gấp đôi chiều rộng của cổ gia súc.

2) Con dao được sử dụng để chọc tiết gia súc nên đủ dài để đầu lưỡi dao vẫn nằm bên ngoài vết chọc trong khi giết mổ.

3) Dao mổ phải được chuẩn bị và mài sắc trước khi tiến hành giết mổ và vẫn phải sắc trước khi giết mổ gia súc tiếp theo (xem hướng dẫn công việc phù hợp).

4) Mài sắc dao giữa mỗi lần giết mổ phải được tiến hành trước khi gia súc bị kiềm giữ để giết mổ.

5) Luôn luôn cầm con dao ở cán dao - chứ không phải lưỡi dao.

6) Không được ném dao và để dao tránh xa công nhân khác.

7) Gia súc bị làm bất tỉnh phải được giết mổ càng nhanh càng tốt ngay sau khi việc làm bất tỉnh hiệu quả được xác nhận. Thời gian giữa thời điểm làm bất tỉnh và giết mổ không được quá 20 giây.

8) Cắt cổ họng gia súc sử dụng một nhát cứa nhanh và dứt khoát.

9) Không sử dụng đầu lưỡi dao để rạch vết mổ.

CÁC ĐIỂM CHÍNHĐộng tác cắt chậm có thể làm tăng khả năng chảy máu ít.

CÁC ĐIỂM CHÍNHMáu chảy ra từ vết cắt ở cổ có thể bị chặn lại nếu động mạch có chứng phình mạch giả (các cục máu đông) ở cuối động mạch.

CÁC ĐIỂM CHÍNHViệc sử dụng con dao thứ hai là quan trọng bởi vì những vấn đề ban đầu (những cục máu đông gây tắc động mạch) có thể do sử dụng một con dao cùn.

Luôn luôn giữ một con dao sắc dự phòng gần điểm giết mổ để sử dụng trong trường hợp con dao thứ nhất bị cùn và cần phải mài lại.

Vết cắt đầu tiên phải cắt đứt cả động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh để máu chảy nhanh hơn. Giữ đầu gia súc ngửa ra để tránh miệng vết cắt chạm nhau.

Mài dao trước khi cố định gia súc.

Gia súc bị làm bất tỉnh được giết mổ.

6

13) Việc cần làm ngay bao gồm cắt tiết gia súc một lần nữa, tốt hơn là sử dụng con dao thứ hai

14) Để gia súc bị giết mổ nằm khoảng hai phút sau khi cắt tiết hay cho tới khi máu ngừng chảy trước khi tiến hành bất kỳ quy trình nào khác.

10) Vết cắt phải cắt đứt cả hai động mạch cảnh.

11) Người giết mổ gia súc phải kiểm tra việc chảy nhiều máu - thể hiện bằng việc máu chảy nhanh và nhiều từ vết cắt.

12) Xử lý ngay nếu như máu chảy ra từ vết cắt ở cổ không nhiều.

Phần 5. Giết mổ – có làm bất tỉnh

CÁC ĐIỂM CHÍNHKiểm tra phản xạ giác mạc bằng cách miết ngón tay dọc theo mi mắt của gia súc và nhẹ nhàng chạm vào mắt bằng đầu ngón tay. Không được dùng ngón tay hay công cụ khác chọc vào mắt. Mắt gia súc phải không cử động hay chớp mắt khi chạm vào. Nếu gia súc đã chết, con mắt sẽ mở và mi mắt không cử động - phản xạ giác mạc âm tính.

CÁC ĐIỂM CHÍNHĐể gia súc tiếp tục chảy máu trước khi tiến hành pha lọc giúp tăng chất lượng thịt với thời hạn sử dụng lâu hơn.

Kiểm tra không có phản xạ giác mạc bằng cách nhẹ nhàng chạm vào đuôi mắt bằng ngón tay.

Chỉ bắt đầu tiến hành pha lọc khi không có phản xạ giác mạc.

7

17) Không được giết mổ gia súc đang mang thai. Tuy nhiên, nếu phát hiện gia súc đó mang thai trong quá trình pha lọc, cần phải ngăn bào thai phập phồng phổi và hít thở không khí (ví dụ bằng cách kẹp khí quản). Nếu nghi ngờ bào thai còn tỉnh, cần phải giết bào thai bằng cách sử dụng dụng cụ cùn thích hợp để đập vào đầu.

16) Chỉ được tiến hành công đoạn pha lọc khi không còn thấy bất kỳ phản xạ giác mạc nào.

15) Sau giai đoạn này, kiểm tra phản xạ của giác mạc trước khi bắt đầu tiến hành pha lọc.

6. Giết mổ – không làm bất tỉnh Mục tiêu chính• Kiểm tra và chuẩn bị thiết bị kiềm giữ

• Di chuyển gia súc vào vị trí ít căng thẳng nhất

• Giảm xử lý gia súc

• Kiềm giữ gia súc để giết mổ

• Thực hiện việc giết mổ hiệu quả

• Xác định và khắc phục những vấn đề về chảy máu

• Xác nhận chết não

TIÊU CHUẨN CỦA OIEKhông được thực hiện các phương pháp kiềm giữ làm mất khả năng di chuyển bằng cách gây thương tích – như làm gãy chân, cắt gân chân hay cắt đứt cột sống (sử dụng dao găm – gây đau đớn và căng thẳng.

Phần này kết hợp các qui định của Bộ Luật Sức Khoẻ Động Vật Trên Cạn của OIE, Điều 7.5.7 và 7.5.9.

6.1 Chuẩn bị thiết bị kiềm giữ 1) Công nhân không liên quan tới quy trình kiềm giữ hay giết mổ

không nên ở trong khu vực này.

2) Cần hoàn tất việc kiểm tra và chuẩn bị thiết bị kiềm giữ trước khi gia súc được chuyển đến chuồng nhốt giữ vào hệ thống xử lý.

3) Kiểm tra bên ngoài thiết bị kiềm giữ.

4) Kiểm tra xem có bất kỳ vật cản trở nào bên trong thiết bị kiềm giữ hay không. Loại bỏ bất kỳ vật cản trở có thể khiến gia súc lưỡng lự khi đi vào thiết bị kiềm giữ.

5) Khi giết mổ gia súc ở vị trí nằm nghiêng, cần chắc chắn có thể sẵn sàng sử dụng cơ chế kiềm giữ đầu. Đối với các loại gia súc nhỏ, cần chắc chắn thanh cố định ức đã ở vị trí sẵn sàng sử dụng.

6) Kiểm tra xe đẩy xác gia súc, cần chắc chắn là bánh xe và khung xe vẫn trong tình trạng tốt. Đặt xe đẩy cạnh thiết bị kiềm giữ sẵn sàng sử dụng.

CÁC ĐIỂM CHÍNHViệc giết mổ không làm bất tỉnh có thể được tiến hành cả trong loại chuồng kiềm giữ thẳng đứng hay loại chuồng kiềm giữ gia súc nằm nghiêng một bên. Các bước được nêu chi tiết trong phần này áp dụng cho cả hai phương pháp trừ khi có hướng dẫn khác.

Thiết bị kiềm giữ Mark 4.

Kiểm tra bánh xe và khung xe đẩy xác gia súc trước khi sử dụng.

1

Phần 6. Giết mổ - không làm bất tỉnh

6.2 Di chuyển gia súc vào thiết bị kiềm giữ1) Trước khi di chuyển gia súc vào trong thiết bị kiềm giữ, cần chắc

chắn nhóm giết mổ đã sẵn sàng và tất cả đều nhận thức được trách nhiệm của mình.

2) Bình tĩnh chuyển gia súc từ bãi giữ hay kênh dẫn mà không làm gia súc căng thẳng.

3) Không di chuyển gia súc vào trong thiết bị trừ khi người vận hành thiết bị và giết mổ đã sẵn sàng.

4) Giảm thiểu mức ồn tại khu vực ngay sát thiết bị.5) Nếu gia súc ngần ngại, trượt hay ngã, để nó bình tĩnh lại trước khi

cố gắng đẩy nó tiến lên hay kiềm giữ. 6) Khi thiết bị đã sẵn sàng, mở cửa trước và để gia súc tiến vào trong

thiết bị. 7) Không thúc ép gia súc vào trong thiết bị kiềm giữ.8) Khi giết mổ gia súc ở vị trí nằm nghiêng, cần bảo đảm đầu gia súc

bị kiềm giữ hoàn toàn. 9) Cần chắc rằng những công nhân không đứng ở vị trí gần phía trên

thiết bị khi gia súc được đưa vào bởi vì việc này sẽ dẫn đến việc tiến lên và lùi lại không cần thiết.

2

Phần 6. Giết mổ - không làm bất tỉnh

6.3 Quá trình kiềm giữ gia súc được giết mổ ở vị trí thẳng đứng 1) Kiềm giữ gia súc ngay khi nó vào vị trí. Không nên để gia súc chờ

trong thiết bị. 2) Tuân thủ theo hướng dẫn công việc riêng cho loại thiết bị kiềm giữ

đang sử dụng. 3) Nếu gia súc ngã trong thiết bị, cho nó thời gian để đứng lên lại

trước khi cố gắng kiềm giữ lại.

TIÊU CHUẨN CỦA OIETránh những di chuyển giật cục, bất ngờ trong khi kiềm giữ.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKéo dài thời gian kiềm giữ trước khi tiến hành giết mổ sẽ không khiến gia súc cảm thấy thoải mái hơn. Nó sẽ làm tăng mức độ kích động và căng thẳng gây khó khăn hơn cho quá trình giết mổ và làm tăng khả năng thịt bị thâm.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKhông được kích thích gia súc một cách không cần thiết bằng việc phun nước hay dội nước ngay trước khi giết mổ.

CÁC ĐIỂM CHÍNHCác cách thức kiềm giữ không được chấp nhận bao gồm việc giữ hốc mắt, xoắn đuôi, và giữ đầu và cổ gia súc ngửa ra sau.

Thực hiện việc ép bên thân khi gia súc đã vào đúng vị trí.

Không được kích thích gia súc một cách không cần thiết bằng nước ngay trước khi giết mổ.

3

9) Không được đổ nước vào gia súc trong bất kỳ bước nào của quá trình.

7) Việc kiềm giữ đầu gia súc không được gây cản trở cho hoạt động hô hấp hay lưu thông máu.

8) Cổ của gia súc không được kéo ra quá dài hay áp dụng cách thức kiềm giữ không được chấp nhận. Việc định vị đầu và cổ gia súc phải thuận tiện để đặt dao tại vị trí C1 (xem hướng dẫn công việc).

4) Khi gia súc đã ổn định, tiến hành kiềm giữ đầu để việc giết mổ có hiệu quả.

5) Cố định gia súc vào đúng vị trí để giết mổ trước khi chọc tiết. Người giết mổ phải sẵn sàng giết gia súc ngay khi nó được kiềm giữ hiệu quả.

6) Đầu của gia súc phải được kiềm giữ trong tối đa 10 giây trước khi giết mổ.

Phần 6. Giết mổ - không làm bất tỉnh

6.4 Quá trình kiềm giữ gia súc được giết mổ ở vị trí nằm nghiêng (kiềm giữ bên thân)1) Quy trình kiềm giữ phải được tiến hành ngay khi gia súc ở

vào vị trí. Không nên để gia súc chờ trong thiết bị kiềm giữ.

2) Tuân thủ theo hướng dẫn công việc riêng cho loại thiết bị kiềm giữ đang sử dụng.

3) Nếu gia súc ngã trong thiết bị, cho nó thời gian để đứng lên lại trước khi cố gắng kiềm giữ chúng.

4) Khi gia súc đã được đưa vào vị trí, tiến hành ép bên thân và kiềm giữ cổ gia súc.

5) Đặt các thanh ép giữa vai và hông của gia súc để nó ở vị trí thích hợp để lật nghiêng và giết mổ.

6) Tiến hành ép với lực vừa đủ, không được quá mạnh để giữ gia súc một cách hiệu quả.

7) Tiến hành cơ chế lật nghiêng gia súc khi nó đã được cố định chắc chắn.

8) Trước khi hạ thấp bàn đỡ, cần chắc chắn không có công nhân nào khác ở trong tầm nhìn trực tiếp của gia súc bởi vì điều này có thể khiến nó giãy giụa.

9) Bảo đảm đầu gia súc đã được kiềm giữ chắc chắn. Sử dụng biện pháp kiềm giữ tối thiểu cần thiết để tiến hành việc giết mổ một cách có hiệu quả.

10) Không được động vào mắt gia súc hay xoắn đuôi nó.

11) Giết mổ gia súc trong vòng 10 giây sau khi đã được lật nghiêng và cổ gia súc đã được kéo ra để giết mổ. Người giết mổ phải sẵn sàng giết gia súc ngay khi nó được kiềm giữ hiệu quả.

CÁC ĐIỂM CHÍNHSử dụng dây thòng lọng theo ý định của người giết mổ gia súc. Các lựa chọn cho việc kiềm giữ đầu gia súc bao gồm:

• Đặt dây thòng lọng xung quanh cổ của gia súc khi nó đi vào thiết bị kiềm giữ.

• Đặt dây thòng lọng xung quanh cổ gia súc khi nó đã được lật nghiêng sang một bên.

• Giữ đầu gia súc bằng tay.

TIÊU CHUẨN CỦA OIETránh những di chuyển giật cục, bất ngờ trong khi kiểm giữ.

Thiết bị kiềm giữ lật nghiêng gia súc để giết mổ.

CÁC ĐIỂM CHÍNHCác cách thức kiềm giữ gia súc không được chấp nhận bao gồm việc giữ hốc mắt, xoắn đuôi, cũng như giữ đầu và cổ gia súc ngửa ra sau.

Gia súc bị kiềm giữ trong quá trình giết mổ.

4

12) Việc kiềm giữ đầu gia súc không được gây cản trở cho hoạt động hô hấp hay lưu thông máu.

13) Cổ của gia súc không được kéo ra quá dài hay áp dụng cách thức kiềm giữ không được chấp nhận.

Phần 6. Giết mổ - không làm bất tỉnh

6.5 Giết mổ 1) Chỉ sử dụng một con dao có thể cắt đứt cả hai động mạch cảnh.

Chiều dài của lưỡi dao nên gấp đôi chiều rộng của cổ gia súc để đầu lưỡi dao vẫn nằm bên ngoài vết chọc trong khi giết mổ.

2) Dao mổ phải được chuẩn bị và mài sắc trước khi tiến hành giết mổ và vẫn phải sắc trước khi giết mổ gia súc tiếp theo (xem hướng dẫn công việc phù hợp).

3) Mài sắc dao giữa mỗi lần giết mổ phải được tiến hành trước khi gia súc bị kiềm giữ để giết mổ.

CÁC ĐIỂM CHÍNHĐộng tác cắt chậm có thể làm tăng khả năng chảy máu chậm.

CÁC ĐIỂM CHÍNHMáu chảy ra từ vết cắt ở cổ có thể bị chặn lại nếu động mạch có chứng phình mạch giả (do các cục máu đông) ở cuối động mạch. Vấn đề này có thể gây ra do việc sử dụng một con dao cùn.

CÁC ĐIỂM CHÍNHLuôn luôn để một con dao sắc dự phòng gần điểm giết mổ để sử dụng nếu con dao thứ nhất bị cùn.

CÁC ĐIỂM CHÍNHĐể gia súc chảy hết máu trước khi bắt đầu pha lọc giúp tăng chất lượng thịt với thời hạn sử dụng lâu hơn.

Mài sắc dao trước khi bắt đầu việc giết mổ và con dao vẫn phải sắc trước khi giết gia súc kế tiếp.

Vết cắt đầu tiên phải cắt đứt cả động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh để máu chảy nhanh hơn. Giữ đầu gia súc ngửa ra để tránh miệng vết cắt chạm nhau.

Cầm dao một cách cẩn thận. Cầm dao ở cán dao chứ không phải lưỡi dao. Không được ném dao mổ và đặt dao cách xa những công nhân khác.

5

8) Nếu máu chảy ra từ vết cắt ở cổ không nhiều, ngay lập tức cắt cổ gia súc một lần nữa, tốt hơn là sử dụng con dao sắc thứ hai.

9) Không được đâm vào ức (ngực) hay lườn của gia súc sau khi đã cắt vết đầu tiên ở cổ của nó.

10) Không nên cố gắng loại bỏ các cục máu đông bằng ngón tay vì điều này có thể làm tăng thêm đau đớn cho gia súc.

5) Không sử dụng đầu lưỡi dao để rạch vết mổ.6) Vết cắt phải cắt đứt cả hai động mạch cảnh.7) Người giết mổ gia súc phải kiểm tra việc chảy máu hiệu quả

- thể hiện bằng việc máu chảy nhanh và nhiều từ vết cắt.

4) Cắt cổ họng gia súc tại vị trí C1 sử dụng một nhát cứa nhanh và dứt khoát.

Phần 6. Giết mổ - không làm bất tỉnh

6.6 Đánh giá chảy máu và chết não 1) Nếu máu không chảy nhanh và nhiều, người giết mổ phải ngay lập

tức cắt vết thứ hai (tốt nhất là bằng một con dao khác).

2) Cũng cần phải kiểm tra vị trí kiềm giữ đầu không gây cản trở cho việc máu chảy nhanh.

3) Để gia súc bị giết mổ nằm khoảng hai phút sau khi cắt tiết hay cho tới khi máu ngừng chảy trước khi tiến hành bất kỳ quy trình nào khác.

4) Vết cắt không được phép quá sát với con dao. Tuy nhiên, không nên cố gắng giữ cho miệng vết cắt mở hay giúp máu chảy nhanh hơn bằng tay.

5) Sau giai đoạn này, kiểm tra phản xạ của giác mạc trước khi bắt đầu tiến hành lột da.

CÁC ĐIỂM CHÍNHKiểm tra phản xạ giác mạc bằng cách miết một ngón tay dọc theo mi mắt của gia súc và nhẹ nhàng chạm vào mắt bằng đầu ngón tay. Không được chọc vào mắt bằng một ngón tay hay sử dụng dụng cụ nào khác. Mắt gia súc phải không có chuyển động hay chớp mắt khi chạm vào. Nếu gia súc đã chết, con mắt sẽ mở và mi mắt không chuyển động - Phản xạ giác mạc âm tính.

Kiểm tra không có phản xạ giác mạc bằng cách nhẹ nhàng chạm vào đuôi mắt bằng một ngón tay.

6

6) Chỉ được tiến hành công đoạn pha lọc khi không còn thấy bất kỳ phản xạ giác mạc nào.

7) Không nên giết mổ gia súc đang mang thai. Tuy nhiên, nếu phát hiện gia súc đó mang thai trong quá trình lột da, cần phải ngăn bào thai phập phồng phổi và hít thở không khí (ví dụ bằng cách kẹp khí quản). Nếu nghi ngờ bào thai còn tỉnh, cần phải giết bào thai bằng cách sử dụng một dụng cụ cùn thích hợp để đập vào đầu.