quyỀn trẺ em cÓ hoÀn cẢnh ĐẶc biỆt Ở viỆt nam hiỆn nay · các văn bản pháp...

155
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG THỊ THU TRANG QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016

Upload: hoangcong

Post on 29-Aug-2019

262 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TĂNG THỊ THU TRANG

QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016

Page 2: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TĂNG THỊ THU TRANG

QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Tường Duy Kiên

HÀ NỘI - 2016

Page 3: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội

dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết

luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tăng Thị Thu Trang

Page 4: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................5

1.2. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................18

1.3. Hướng tiếp cận của đề tài ........................................................................................21

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM CÓ

HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................23

2.1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ..................................................................................23

2.2. Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ........................................................................34

2.3. Pháp luật Quốc gia về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ....................................40

2.4. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. ......................................44

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN

CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................55

3.1. Thực trạng tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay ...............55

3.2. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt ở Việt Nam hiện nay. ......................................................................................57

3.3. Đánh giá thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 105

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM

CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........... 113

4.1. Quan điểm bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay .... 113

4.2. Giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay .... 115

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 142

Page 5: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số liệu trẻ em có HCĐB theo từng năm, giai đoạn 2012-2014 .................... 55

Bảng 3.2: Số liệu trẻ em có HCĐB theo vùng, giai đoạn 2012-2014 ........................... 56

Bảng 3.3: Mẫu Báo cáo thống kê số liệu đăng ký khai sinh ......................................... 61

Bảng 3.4: Trẻ em và trẻ em có HCĐB .......................................................................... 62

Bảng 3.5: Trẻ em có HCĐB đã được ............................................................................ 62

Bảng 3.6: Thống kê các tội xâm hại tình dục trẻ em giai đoạn ..................................... 82

Bảng 3.7: Bảng so sánh tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em ........................................ 83

Bảng 3.8: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi phân ....................... 88

Bảng 3.9: Số lượng trường học, lớp học trong phạm vi cả nước ................................ 108

Page 6: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

CRC : Công ước quyền trẻ em

DESP : Cục Phòng Chống tệ nạn xã hội

ĐKKS : Đăng ký khai sinh

HCĐB : Hoàn cảnh đặc biệt

ILO : Tổ chức Lao động quốc tế

NCS : Nghiên cứu sinh

NGOs : Tổ chức phi chính phủ

Plan : Tổ chức Phát triển cộng đồng lấy trẻ em là trung tâm

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá

UNFPA : Quỹ Dân số

UNICEF : Quĩ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

VANH : Tổ chức giúp đỡ người tàn tật/khuyết tật

Page 7: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

1

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu về luận án

Hiện nay có nhiều công trình khoa học nói về vấn đề quyền trẻ em và trẻ

em có HCĐB, nhưng để phân tích một cách sâu sắc, toàn diện các vấn đề lý luận

và đánh giá thực trạng qui định, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB ở

Việt Nam hiện nay lại là một vấn đề khá mới mẻ. Luận án tập hợp hóa và phân

tích, làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về quyền trẻ em, trẻ em có HCĐB như

khái niệm về trẻ em, trẻ em có HCĐB; Phân loại các nhóm quyền trẻ em có

HCĐB theo Công ước Quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam; Phân loại và phân

tích cụ thể về từng nhóm trẻ em có HCĐB; đưa ra hệ thống các điều kiện và yếu

tố tác động đến việc bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay. Trên

cơ sở đó, phân tích và đề xuất cách nhìn mới, quan điểm mới về quyền trẻ em có

HCĐB ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, luận án khái quát, đánh giá, đưa ra bức tranh tổng thể về thực trạng

trẻ em có HCĐB, về các qui định của pháp luật và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật

về quyền trẻ em có HCĐB. Đánh giá các ưu điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Từ đó, xác định các quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB. Trên cơ

sở phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền trẻ em có

HCĐB, Luận án đã đưa ra các giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao nhận

thức, hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB, tăng cường vai trò của cơ quan

nhà nước, các thiết chế xã hội. Đặc biệt, đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang

tính đột phá, như: công tác xã hội hóa bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB cũng như tăng

cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

2. Lý do chọn đề tài

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng chính là việc bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em có HCĐB, vấn đề này được coi là yêu cầu có ý nghĩa trong chiến

lược của Đảng, Nhà nước ta và của mỗi gia đình cũng như của cộng đồng xã hội, nó đã

và đang thu hút được sự quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB ở các nước trên thế

giới cũng như ở Việt Nam được tiến hành bằng nhiều phương tiện, cách thức,

hình thức khác nhau như có thể được sử dụng bằng các qui phạm đạo đức, tập

quán, tín điều tôn giáo, các qui định, nội qui, qui chế trong các tổ chức, trường

học, cộng đồng... đặc biệt có một công cụ được coi là hữu hiệu nhất nhằm ràng

Page 8: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

2

buộc quyền và trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia các mối quan hệ với trẻ

em có HCĐB đó là pháp luật, nghĩa là việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

có HCĐB không chỉ đơn thuần bằng các qui định, qui tắc thông thường mà đã

được trở thành các qui phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung. Vì lẽ đó, Liên

Hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn về Quyền trẻ em năm 1959, tiếp đó Đại Hội

đồng Liên hợp quốc cũng đã thông qua Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20

tháng 11 năm 1989 và Công ước bắt đầu có hiệu lực như Luật quốc tế vào ngày 2

tháng 9 năm 1990. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên

thế giới đã phê chuẩn công ước này vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Điều đó thể

hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về việc bảo đảm

quyền trẻ em có HCĐB trên thực tế.

Ngay sau đó, ngày 12 tháng 8 năm 1991, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX,

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ,

Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8

năm 1991 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004. Bên cạnh Luật Bảo vệ, Chăm sóc và

Giáo dục trẻ em, Nhà nước ta còn ban hành và chỉnh sửa hàng loạt các qui định trong

các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

sự, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Giáo dục, Luật

Quốc tịch, Luật người khuyết tật, luật phòng chống HIV/AIDS, Luật Phòng, Chống

bạo lực gia đình...

Như vậy, việc bảo đảm quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB ở Việt Nam

hiện nay không chỉ bằng những qui định của pháp luật mà còn thông qua vai trò

trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể, các

thiết chế xã hội và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài… Tuy nhiên

trên thực tế, quyền trẻ em có HCĐB vẫn bị xâm hại nghiêm trọng, việc bảo đảm

quyền của các em còn mờ nhạt, chưa đầu tư và quan tâm thích đáng, do vậy, vẫn

còn tình trạng trẻ em bị xâm hại, lạm dụng, tình trạng lao động trẻ em vẫn còn

diễn ra, nhiều trẻ em phải lang thang kiếm sống hoặc phạm pháp, khuyết tật…

Có thể thấy, tình hình trẻ em có HCĐB ngày càng gia tăng theo các nhóm điển

hình và diễn biến phức tạp với phạm vi rộng. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu một cách

toàn diện, sâu sắc vấn đề “Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện

nay” trên cả phương diện lý luận và thực tiễn mang tính cấp thiết và còn là đòi

hỏi thực tiễn hiện nay.

Page 9: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về

quyền trẻ em có HCĐB và thực tiễn pháp luật ghi nhận, bảo đảm thực hiện các

quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp

nhằm bảo đảm quyền của các em.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ 03 nhiệm vụ cơ bản sau:

- Phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý luận về quyền trẻ em có HCĐB ở

Việt Nam.

- Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB ở

Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam trong

điều kiện hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Phạm vi nội dung

Luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp

luật, trên cơ sở đó tập trung nghiên cứu về một số quyền của một số nhóm trẻ em có

HCĐB ở Việt Nam hiện nay.

4.2.2. Phạm vi không gian và thời gian

Luận án nghiên cứu các số liệu trong phạm vi cả nước, thời gian 5 năm gần

đây (2009-2014).

5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Trên cơ sở tham khảo, kế thừa các nguồn tài liệu khoa học, thực tiễn, xác định

mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài. Điểm mới chủ yếu của đề tài là

nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB;

phân tích mối quan hệ biện chứng và sự cần thiết khách quan của việc bảo đảm quyền

trẻ em có HCĐB ở nước ta hiện nay. Đề xuất các giải pháp và biện pháp cụ thể trong

đó nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước, các tổ chức xã hội, thiết chế xã hội (gia đình,

trường học…) trong việc bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB.

Page 10: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp và toàn diện

về quyền trẻ em có HCĐB, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ

quyền trẻ em có HCĐB trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam. Sau khi hoàn thành, luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị

tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập về quyền trẻ em có HCĐB.

Ý nghĩa thực tiễn: luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác

nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB ở nước ta

hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo trong công tác

giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn học tập các môn học về quyền trẻ em, trẻ em có

HCĐB trong các nhà trường và cộng đồng. Đồng thời luận án cũng là nguồn tài liệu

tham khảo đối với công tác kết hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là giữa gia

đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em

có HCĐB ở nước ta hiện nay.

Kết quả luận án có ý nghĩa tham khảo cho việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế

bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết

cấu 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp

nghiên cứu

Chương 2. Những vấn đề lý luận về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở

Việt Nam hiện nay.

Chương 3. Thực trạng bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

hiện nay.

Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt ở Việt Nam hiện nay.

Page 11: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vấn đề quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay đã được nhiều học giả

trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ/khía cạnh hay

ngành khoa học khác nhau như tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội, hành chính

học, luật học… Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn

diện, có hệ thống về quyền trẻ em có HCĐB dưới góc độ chuyên ngành lý luận và

lịch sử nhà nước và pháp luật.

Để đạt được mục tiêu đề ra trong luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc

về quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành lý luận và lịch sử

nhà nước và pháp luật, đề tài được kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của

các công trình khoa học khác nhau và tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và

thực tiễn về quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp của NCS, đã có khá nhiều công trình

nghiên cứu ở cấp độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, các công trình khoa học thuộc nhiều cấp khác

nhau đã được in thành sách, giáo trình cũng như các bài viết khoa học, các bản tin

được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập nội dung có liên quan đến quyền

trẻ em có HCĐB của các học giả trong và ngoài nước (cập nhật

đến tháng 6/2015) NCS tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

theo các nhóm vấn đề tương ứng với các chương trong nội dung luận án.

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam

- Nhóm nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền trẻ em có HCĐB như các

khái niệm trẻ em, trẻ em có HCĐB, quyền trẻ em và các khái niệm liên quan, phân

loại các nhóm quyền trẻ em, phân loại các nhóm trẻ em có HCĐB.

Khái niệm về trẻ em, trẻ em có HCĐB, quyền trẻ em và các nhóm quyền của

trẻ em, các nhóm trẻ em có HCĐB… không phải là một vấn đề mới, được mổ xẻ,

được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như dưới góc độ tâm lý học, triết học,

xã hội học, hành chính học hoặc luật học,… và có thể được đề cập trong các giáo

trình, tài liệu, bản tin, bài báo hay các luận văn, luận án… tuy nhiên, ở góc độ này

hay góc độ khác vấn đề trên còn nhiều tranh cãi, nhiều cách hiểu hay nhiều bình

luận khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu có thể dựa vào đặc điểm tâm lý, độ tuổi hay

dựa vào mối quan hệ của trẻ em để xem xét, đây chính là cơ sở để luận án có thể

Page 12: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

6

tìm hiểu và phân tích các khái niệm được chặt chẽ hơn, từ đó phát triển và bổ sung

thêm theo hướng nghiên cứu và hoàn thiện dưới góc độ luật học.

Theo góc độ luật học khái niệm trẻ em chủ yếu dựa vào độ tuổi để xác định

như các công trình Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, NXB Chính

trị Quốc gia; Trung tâm nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh, (2009), Giáo trình Quyền trẻ em; GS.TS Võ Khánh Vinh, (2011), Quyền

con người, NXB Khoa học Xã hội. Hoặc ở một số tài liệu khác lại phân tích khái niệm

trẻ em dựa vào từng ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam để luận giải, chẳng

hạn dựa vào luật hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, luật hành

chính… Những nghiên cứu trên đã khẳng định độ tuổi nêu trong khái niệm “trẻ em”

hiện nay được qui định trong pháp luật vẫn còn khác nhau, thậm chí chồng chéo nhau,

vì thế, không dễ để mọi người trong xã hội hiểu chính xác về độ tuổi trẻ em mà pháp

luật quy định. Từ đó có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý khó lường.

Ở những nghiên cứu trên, NCS đã kế thừa khái niệm trẻ em theo các góc

độ và các ngành luật để phân tích và đưa vào luận án. Từ đó, NCS có thể xây

dựng một khái niệm theo quan điểm của riêng mình về trẻ em đó là: trẻ em là công

dân Việt Nam dưới 18 tuổi, còn non nớt về khả năng nhận thức và điều khiển hành

vi, có đầy đủ các quyền của con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn

hóa, đồng thời các em cũng có những quyền đặc thù theo lứa tuổi của mình.

Khái niệm trẻ em có HCĐB được đề cập ở một số công trình nghiên cứu có

thể kể đến như Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, NXB Chính

trị Quốc gia; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, (2007), Chính sách và dịch vụ

xã hội đối với các nhóm yếu thế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội; Khoa Phụ nữ học,

Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (2010), Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn tập I, II, Ban Xuất bản Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh… hầu hết dựa vào

hoàn cảnh, môi trường sống của các em. NCS đồng quan điểm với cách định nghĩa

này và kế thừa nó bằng các luận giải cụ thể trong luận án của mình.

Khái niệm quyền trẻ em, vì trẻ em là một thành viên của xã hội, là công dân

đặc biệt của một quốc gia… nên trẻ em cũng được hưởng các quyền giống con

người bao gồm các quyền dân sự, chính trị, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa… tuy

nhiên, do trẻ em còn non nớt về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình

nên trẻ em có những quyền đặc biệt phù hợp với lứa tuổi của mình, điều này được đề

cập rất rõ trong các giáo trình, sách tham khảo như: Trung tâm nghiên cứu Quyền con

người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (2009), Giáo trình Quyền trẻ em;

Nguyễn Anh Đức (2012), Pháp luật bảo đảm quyền tham gia của trẻ em ở Việt Nam,

Page 13: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

7

Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội... Đây được coi là cơ sở lý luận

quan trọng để luận án được kế thừa từ đó sẽ phân tích làm sáng tỏ hơn về quyền trẻ em

có HCĐB. Trẻ em có HCĐB cũng được hưởng các quyền giống như con người và

giống như trẻ em nói chung, chẳng qua các em chỉ là những đứa trẻ có hoàn cảnh thiệt

thòi hơn những trẻ em bình thường khác nên để được hưởng các quyền giống như trẻ

em, các em cũng cần phải có sự hỗ trợ nhất định [82, tr.9].

Phân loại các nhóm quyền trẻ em, “Quyền trẻ em bao gồm quyền sống còn,

quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia hoặc quyền trẻ em bao gồm quyền

bảo vệ, quyền chăm sóc, quyền giáo dục, quyền giải trí, quyền học tập… cách phân

loại về các quyền của trẻ em nói trên được khẳng định và phân tích dựa trên cơ sở

của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam với nghiên cứu của các tác giả ở các

công trình nghiên cứu khác nhau như: Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ

em (1997), NXB Chính trị Quốc gia; Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em,

(2004), NXB Chính trị Quốc gia; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung

tâm nghiên cứu quyền con người (2008), Các văn kiện quốc tế về quyền con người,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;... Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu đi sâu vào

phân tích, đánh giá một quyền nào đó của trẻ em như chỉ nói đến quyền chăm

sóc trẻ em, được đề cập ở tài liệu Unicef Việt Nam, (2004), Phân tích tình hình

chăm sóc trẻ em tại trung tâm và các chương trình chăm sóc thay thế ở Việt

Nam chỉ nói đến quyền bảo vệ trẻ em như luận án tiến sĩ của Lê Thị Phương Nga,

(2007), Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hiện nay... hoặc chỉ nói đến quyền

tham gia của trẻ em, ở luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Anh Đức, (2012), Pháp

luật bảo đảm quyền tham gia của trẻ em ở Việt Nam..., thậm chí có những nghiên

cứu lại chỉ nói đến quyền của trẻ em trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể như pháp

luật quốc tịch, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, luật lao động, luật bảo hiểm y tế,

luật giáo dục, luật dân sự…, Chưa có nghiên cứu nào để chỉ ra một cách toàn diện

về các quyền của trẻ em dưới góc độ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà

nước và pháp luật. Luận án kế thừa hai cách phân loại trên để từ đó phân tích cụ thể

các qui định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có những điểm tương

đồng trong việc phân loại và các cách phân loại trên không mang tính rạch ròi mà

giữa các quyền luôn có sự giao thoa với nhau dựa trên cơ sở các điều luật được qui

định trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em cũng như trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc

và Giáo dục trẻ em. Hay Luận án sẽ kế thừa các cách tiếp cận về quyền trẻ em dựa

trên các lĩnh vực pháp luật hoặc các văn bản pháp luật để từ đó tổng hợp lại các

Page 14: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

8

quyền của trẻ em liên quan đến quyền được lao động, quyền được chăm sóc y tế,

quyền được học tập, quyền được thừa kế tài sản…

Các nhóm trẻ em có HCĐB được phân loại ở nhiều nghiên cứu trong đó có

các tài liệu như Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, NXB Chính

trị Quốc gia; Bộ Lao động; Trung tâm nghiên cứu Quyền con người, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (2009), Giáo trình Quyền trẻ em; Khoa Phụ nữ

học, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (2010), Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn tập I, II, Ban Xuất bản Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh… có đưa ra

cách phân loại dựa vào hoàn cảnh, môi trường sống của các em, “trẻ em

có HCĐB bao gồm 10 nhóm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi;

trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm

HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;

trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ

em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật”. Hoặc các tài liệu cũng phân tích rằng

việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không những chỉ đối với trẻ em nói chung

mà còn bao gồm cả các nhóm trẻ em có HCĐB và nêu lên các nhóm trẻ em

có HCĐB được qui định trong Công ước quốc tế Quyền trẻ em năm 1989 bao

gồm: trẻ em tị nạn; trẻ em tàn tật; trẻ em bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang; trẻ

em bị bỏ mặc, bị bóc lột hay lạm dụng. Như vậy, các nhóm trẻ em có HCĐB được

qui định trong chương IV Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004

cũng phần nào đã có sự phù hợp với Công ước quốc tế Quyền trẻ em năm 1989, đặc

thù hơn về chính trị, văn hóa Việt Nam thì không có nhóm trẻ em tị nạn và trẻ em bị

ảnh hưởng của xung đột vũ trang. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay cũng như

trong quá trình nghiên cứu các tài liệu trên tác giả thấy tên gọi của các nhóm trẻ em

này chưa có sự đồng nhất trong các văn bản luật cũng như việc phân loại còn thiếu

so với thực tế. Vì hiện nay theo nhiều nghiên cứu nói về các nhóm trẻ em

có HCĐB phải là trên 10 nhóm. Luận án sẽ kế thừa sự phân loại trên và sẽ bổ sung

thêm các nhóm trẻ em có HCĐB, hơn nữa sẽ đề xuất tên gọi của các nhóm trẻ em

trên cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các qui định của luật pháp quốc tế.

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra hay đánh giá về các nhóm trẻ em có HCĐB

được xuất hiện theo tiến trình lịch sử xã hội, bởi có nhiều nhóm trẻ em có HCĐB

chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây mà trước kia chưa có. Do đó đòi hỏi cần phải

có sự nghiên cứu một cách tổng quát để thấy sự xuất hiện của nhóm trẻ em có

HCĐB càng ngày càng mở rộng, vì vậy, đòi hỏi các quyền của nhóm trẻ em này

cũng mở rộng theo. Với những nghiên cứu trên, NCS đưa ra quan điểm cá nhân của

Page 15: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

9

mình về các nhóm trẻ em có HCĐB bao gồm: 10 nhóm trẻ em có HCĐB như trong

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và thêm một số nhóm nữa đó là: nhóm

trẻ em bị tai nạn thương tích, nhóm trẻ em bị buôn bán, nhóm trẻ em bị xâm hại/lạm

dụng, nhóm trẻ em lao động sớm…

Tóm lại, các nghiên cứu ở phần này được NCS sưu tầm, nghiên cứu trên các

tài liệu, giáo trình, bản tin, luận văn, luận án… giúp NCS có những hiểu biết sâu sắc

hơn và làm nền tảng lý luận cho luận án, từ đó NCS thấy rõ những yêu cầu trong

luận án của mình cần kế thừa, cần phát triển và cần phân tích sâu hơn, mang tính

thuyết phục hơn đối với các vấn đề lý luận trong chương đầu tiên của luận án làm

cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

- Nhóm nghiên cứu thực trạng về quyền trẻ em có HCĐB

Quyền trẻ em có HCĐB cũng chính là quyền của trẻ em nói chung, chỉ khác

ở chỗ trẻ em có HCĐB có những thiệt thòi hơn so với trẻ em nói chung và việc tiếp

cận với các dịch vụ nhằm hưởng quyền có sự khó khăn hơn. Quyền trẻ em có

HCĐB được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc

gia về quyền của trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐB nói riêng có phạm vi điều

chỉnh rộng, liên quan đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác

nhau như Luật Hiến pháp, Luật Quốc tịch, Luật Hành chính, Luật lao động, Luật

Dân sự và Tố tụng Dân sự, Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia

đình, Luật Giáo dục… mỗi ngành luật trên đều bảo vệ quyền trẻ em theo một đặc

thù riêng. Bất cứ một ngành luật nào cũng coi trẻ em là những chủ thể đặc biệt và có

những qui định riêng. Tất cả các qui định của pháp luật đều hướng tới bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của trẻ em, bảo đảm cho trẻ em phát triển bình thường trong sự

đầy đủ về tình cảm và vật chất, trong một môi trường trong sạch, lành mạnh.

Về nội dung này trong quá trình nghiên cứu NCS thấy chúng được đề cập

khá chi tiết ở nhiều nghiên cứu với các cấp độ và góc độ khác nhau, trên cơ sở đánh

giá thực trạng tình hình trẻ em có HCĐB, thực trạng các qui định của pháp luật và

thực hiện pháp luật đối với các quyền trẻ em có HCĐB. Chẳng hạn, trong các cuốn

sách, bản tin, tài liệu và luận văn, luận án Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm

2013, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân http://thuvienykhoa.vn; Bộ

Lao động, Thương binh và Xã hội, (2013), Phân tích, đánh giá chính sách, pháp

luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có HCĐB, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội; Mai Thị

Kim Oanh, Đề tài thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Trung tâm Tâm

lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,

http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-272_thuc-trang-giao-duc-ky-nang-song-

Page 16: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

10

cho-hoc-sinh-thcs.html; Unicef Việt Nam (2006), Báo cáo rà soát đánh giá chính

sách, pháp luật của Việt Nam về phòng chống lạm dụng, xâm hại trẻ em; Phan Thị

Lan Phương (2015), Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Những đảm bảo pháp lý, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học

Xã hội... đã phân tích rất rõ về tình hình trẻ em có HCĐB hiện nay so với những

năm trước đây theo xu hướng càng ngày càng tăng bởi nhiều nguyên nhân khác

nhau, hoặc đánh giá thực trạng trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐB theo vùng

miền, chẳng hạn cuốn tài liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, (2013),

Phân tích, đánh giá chính sách, pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có HCĐB,

NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, đã đánh giá và đưa ra những số liệu cụ thể về

trẻ em có HCĐB theo các nhóm và số liệu được phân tích theo vùng. Hoặc ở các

nghiên cứu của Cục Bảo trợ Xã hội (2013), Định hướng chính sách và hệ thống văn

bản qui phạm pháp luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, NXB

Thông tin Truyền thông; Unicef Việt Nam (2004), Phân tích tình hình chăm sóc trẻ

em tại trung tâm và các chương trình chăm sóc thay thế ở Việt Nam, đánh giá tình

hình của trẻ em có HCĐB qua từng năm. Hay ở một số tài liệu có phân tích và đưa

ra số liệu về tình hình của từng nhóm trẻ em có HCĐB qua các năm như tài liệu của

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật ở

Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-

Tổ chức Lao động Quốc tế, (2011), Tìm hiểu về lao động trẻ em, NXB Lao động Xã

hội; Trần Đức Châm, (2013), Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật; Võ

Trung Tâm, (2011), Thực trạng trẻ em lang thang đường phố tại thành phố Hồ Chí

Minh nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước, Học

viện Hành chính Quốc gia; ... Như vậy, tất cả các nghiên cứu trên đã cung cấp các

số liệu mang tính tương đối đầy đủ về tình hình trẻ em có HCĐB qua các năm gần

đây và cũng phân tích các số liệu đó dựa trên cơ cấu vùng miền, dựa vào từng nhóm

trẻ em có HCĐB, tuy nhiên, ở các công trình nghiên cứu trên chỉ thống kê đơn

thuần các số liệu theo định lượng mà không phân tích, đưa ra những số liệu mang

tính tổng quát chung và số liệu theo cơ cấu vùng miền, theo giới tính, theo dân

tộc…về tình hình trẻ em có HCĐB. Do vậy, luận án sẽ phải tiếp tục phân tích, đánh

giá các số liệu theo mốc thời gian cụ thể như có thể tính theo mốc thời gian từ khi

Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế Quyền trẻ em hoặc theo hiệu lực ban hành

của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em cho đến nay và đưa ra những con số

chính xác về trẻ em nói chung, trẻ em có HCĐB theo từng nhóm, từ đó phân tích

các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và sẽ đi sâu phân tích nguyên nhân cơ bản

Page 17: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

11

bởi các qui định trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em có HCĐB.

Về thực trạng các qui định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật về

quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB cũng được nêu và phân tích ở các bộ luật hay một

số luận án, luận văn và các tài liệu khác như: Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật

Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Giáo dục;Luật Người khuyết tật; Luật

Phòng, Chống HIV/AIDS... hoặc tài liệu của Cục Bảo trợ Xã hội - Bộ Lao động

Thương binh Xã hội (2009), Định hướng chính sách và hệ thống văn bản pháp luật

bảo vệ quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, NXB Thông tin Truyền thông; Nguyễn

Hải Hữu (2012), Một số văn bản về Chăm sóc, Giáo dục và Bảo vệ trẻ em trong

tình hình mới, Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em; ...

Như vậy, có thể thấy rằng những đánh giá trong các tài liệu trên hoàn toàn

phù hợp với thực tiễn hiện nay về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

có HCĐB, tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đưa ra những đánh giá về tình trạng trẻ

em có HCĐB theo xu hướng càng ngày càng gia tăng đối với một số nhóm và một

số nhóm lại có xu hướng giảm, hơn nữa, chưa đánh giá về thực trạng ban hành, thực

thi những chính sách, pháp luật mới trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em

có HCĐB. Cũng như chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng các quyền

trẻ em có HCĐB bị xâm hại mà chủ yếu được đề cập tản mạn ở các bản tin, bài viết.

Luận án được kế thừa phần nào về những đánh giá trên, từ đó phân tích sâu hơn,

mang tính thuyết phục hơn và làm rõ hơn về những chính sách, pháp luật trong giai

đoạn hiện nay có liên quan đến hoạt động chăm sóc và trợ giúp trẻ em

có HCĐB. Nhất là sẽ đánh giá về thực trạng chính sách hỗ trợ cho từng nhóm trẻ

em có HCĐB đang được chăm sóc tại cộng đồng. Giúp cho chúng ta có những cách

nhìn thấu đáo hơn về sự phù hợp của pháp luật với chủ trương,chính sách của Đảng

về quyền trẻ em có HCĐB, về thể chế bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB, về chủ thể

thực thi pháp luật bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB hay về cơ chế bảo đảm quyền trẻ

em có HCĐB. Đây cũng là nguồn thông tin có giá trị và có thể được sử dụng để

phân tích các yếu tố liên quan đến thực trạng ghi nhận và bảo đảm quyền trẻ em có

HCĐB ở Việt Nam hiện nay.

- Nhóm nghiên cứu về quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về Quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB bao

gồm những nội dung như“cần thay đổi tên Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em thành Luật Quyền trẻ em, cần nâng độ tuổi trẻ em từ 16 lên 18 và cần có sự

thống nhất về độ tuổi ở các ngành luật: luật Lao động, luật Dân sự, luật Hình

Page 18: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

12

sự”… được đề cập trong cuốn sách của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

(2013), Phân tích, đánh giá chính sách, pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có

HCĐB, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội [8, tr.48] hay cuốn Chính sách và dịch vụ xã

hội đối với các nhóm yếu thế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội [6, tr.73]…

Điểm qua các qui định pháp luật liên quan đến trẻ em và trẻ em có HCĐB,

chúng ta thấy rằng, có nhiều quy định về độ tuổi trẻ em và rồi từ đó nhiều người

không hiểu rõ, dẫn đến những hậu quả pháp lý khó lường. Điều này các nhà làm

luật cần cân nhắc, suy nghĩ.

Hoặc một số tài liệu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, (2013), Phân

tích, đánh giá chính sách, pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có HCĐB, NXB

Lao động-Xã hội, Hà Nội; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2007), Chính sách

và dịch vụ xã hội đối với các nhóm yếu thế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội... phân

tích các điểm cần thiết trong việc hoàn thiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em như: tăng độ tuổi của trẻ em nhằm phù hợp với luật pháp quốc tế, phân loại các

nhóm trẻ em có HCĐB cần phải mở rộng và cụ thể hơn, như cần bổ sung thêm

nhóm trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị bạo hành gia đình; trẻ em là nạn nhân

của thảm họa, thiên tai… Riêng đối với nhóm trẻ có HIV/AIDS cần có những qui

định cụ thể về hành vi của những người không tiếp nhận trẻ có HIV/AIDS để chăm

sóc y tế và giáo dục hoặc về phía gia đình, các thành viên trong gia đình có hành vi

hành hạ, sỉ nhục, xúc phạm đến trẻ có HIV/AIDS cần có cơ chế giám sát và chế tài

cụ thể. Cần có văn bản pháp luật qui định rõ về các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử

với trẻ em có HIV/AIDS.

Các tài liệu khác như: cuốn sách của tác giả Nguyễn Đăng Dung, (2011),

Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội; Phạm Thị Hải Hà (2012), Qui định của nhà nước trong khám, chữa bệnh cho

trẻ em lý luận, thực trạng, giải pháp, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công,

Học viện Hành chính Quốc gia; Nguyễn Thị Huyền (2012), Pháp luật quốc tế, pháp

luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia

Hà Nội… cũng đề xuất về vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền trẻ em,

chẳng hạn, kiện toàn hệ thống thực thi quyền trẻ em. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp

luật, cơ chế, chính sách các nghiên cứu trên còn phân tích về sự cần thiết trong việc

tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền trẻ em; kiện toàn hệ thống thực thi quyền

trẻ em trong đó quan tâm đến sự phối hợp liên ngành trong việc bảo đảm các quyền

của trẻ em, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội có trách nhiệm bảo

đảm quyền bảo vệ trẻ em, Bộ Y tế bảo đảm quyền chăm sóc trẻ em và Bộ Giáo dục

Page 19: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

13

và Đào tạo bảo đảm quyền giáo dục trẻ em; Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà

trường và xã hội trong việc giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Nâng cao năng

lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc trong lĩnh vực trẻ

em. Ở luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Trung Tâm [74, tr.98] nói đến các giải pháp

nhằm phòng ngừa và làm giảm thiểu tình trạng trẻ em lang lang tại địa phương với

nhiều giải pháp khác nhau.

Trong báo cáo của tổ chức Word Vision Việt Nam, Báo cáo tổng kết hỗ trợ

trẻ em được hưởng lợi nền giáo dục chất lượng [101, tr.48], và cuốn tài liệu của

Unicef, Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam [90, tr.63]; hoặc bài viết của

tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu, Thấy gì từ hệ thống bảo vệ trẻ em trên thế giới [36, tr.12]

khẳng định về sự cần thiết phải có những qui định“về quyền giáo dục/học tập của

trẻ em có HCĐB và chỉ ra trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc

tiếp nhận trẻ em có HCĐB tham gia giáo dục hòa nhập”. Đây được coi là một

quyền quan trọng của trẻ em có HCĐB, tuy nhiên trong thực tế ở một số địa phương

ngay cả ở Thủ đô Hà Nội cũng đã có những cơ sở giáo dục không tiếp nhận trẻ em

có HCĐB vào môi trường giáo dục hòa nhập nhất là đối với nhóm trẻ em khuyết tật,

trẻ em có HIV/AIDS do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân cơ

bản là từ sự phản ứng của phụ huynh học sinh. Có thể nói rằng sự cản trở trong việc

thực hiện quyền được giáo dục/học tập của trẻ em có HCĐB không phải từ chính

bản thân các em gây ra hoặc cũng không phải từ chính những trẻ em bình thường

khác mà nó là do chính người lớn trong đó có cả những người có chức trách, có

thẩm quyền trong các cơ sở giáo dục. Mặc dù Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có

chế tài xử lý về hành chính đối với những cá nhân và cơ quan chuyên môn trong

việc không tiếp nhận trẻ em có HCĐB tham gia giáo dục hòa nhập, trên cơ sở đó

luận án sẽ kế thừa để có những phân tích và kiến nghị bổ sung thêm về vấn đề này

trên cơ sở chế tài hình sự nhằm phòng ngừa, răn đe và tiến tới xóa bỏ tình trạng cản

trở trẻ em có HCĐB thực hiện quyền học tập của mình.

Như vậy, ở các nghiên cứu trên đã đề ra hàng loạt các giải pháp khác nhau về

việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB, trên cơ sở đó, luận án

sẽ kế thừa và tiếp tục đề xuất các giải pháp mà các nghiên cứu đưa ra trên cơ sở bổ

sung, phân tích và có những luận giải mang tính thuyết phục hơn nữa về các giải

pháp. Ngoài ra, luận án phân tích và đề xuất thêm các giải pháp đối với trẻ em

có HCĐB dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật của nhà nước về việc bảo đảm các

quyền học tập, quyền tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe và các dịch

vụ xã hội khác như tư vấn học nghề, việc làm, hỗ trợ vay vốn… dành cho trẻ em

Page 20: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

14

có HCĐB hoặc các biện pháp liên quan đến hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao

năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc với trẻ em có HCĐB, đặc biệt đề xuất

về cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức xã hội, gia đình… trong

việc bảo đảm các quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Ngoài những công trình được liệt kê ở cả ba nội dung trên thì còn nhiều công

trình nghiên cứu khác ở cả trong nước và quốc tế nghiên cứu trực tiếp hoặc có liên

quan đến vấn đề quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB theo quy định của pháp luật Việt

Nam hiện hành. NCS sẽ cố gắng đọc, tìm tòi, học hỏi, tiếp thu và đưa vào luận án

nhằm làm sâu sắc hơn những vấn đề nghiên cứu, phục vụ mục tiêu nghiên cứu,

NCS cũng sẽ tập trung và đi sâu vào ở góc nhìn của luật học theo chuyên ngành Lý

luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật trong mối quan hệ tổng thể với các ngành

luật khác cũng như trong mối quan hệ với các ngành khoa học khác nhằm phục vụ

mục tiêu nghiên cứu trong tình hình mới.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở một số nước trên thế giới

- Nhóm các công trình nghiên cứu về trẻ em, quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB

Cuốn tài liệu Children’s Rights Under the law, tác giả Samuel Davis, dài 474

trang, 2011, cuốn tài liệu có nội dung nghiên cứu về quyền trẻ em theo luật, xem xét

cách thức qui định của pháp luật về các quyền của trẻ em trong cả hai lĩnh vực luật

Công và luật Tư gồm các quyền của trẻ em ở trường học, quyền về tài sản, lao động

trẻ em, kỷ luật nhà trường, giáo dục pháp luật... Đồng thời cũng nghiên cứu về các

quyết định của Tòa án tối cao liên quan đến mối quan hệ cha-con-nhà nước. Trong

nội dung cuốn sách còn mô tả các chế độ về y tế đối với trẻ em, các quyền tự do cá

nhân của trẻ em, các quyền lợi tài sản của trẻ em và giải quyết các vấn đề xã hội

liên quan đến trẻ em phát sinh trong môi trường giáo dục.

Tuyển tập công trình với tiêu đề “Bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em-giữ gìn

tương lai của chúng ta” được xuất bản dưới sự bảo trợ của Quĩ “Quyền trẻ em”

Chủ biên S.Pronina, 2012. Trong công trình này, tác giả công bố rất nhiều nghiên

cứu liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các quyền trẻ em, các nhóm

quyền trẻ em thường bị vi phạm và các giải pháp phòng ngừa.

Sách chuyên khảo của nhóm tác giả Ziurina A.I và Indeikina T.L “Removing

brutal treatment of children in the family-Loại bỏ đối xử tàn bạo với trẻ em trong

gia đình, 2009”, nhóm tác giả đã chỉ ra các loại bạo lực phổ biến trong gia đình

trong đó có hành vi sao nhãng-không đoái hoài đến trẻ được coi là một loại bạo lực.

The children's rights in the field of education-Các quyền trẻ em trong lĩnh

vực giáo dục, 2007, của tác giả Sinkareva E.Yu. Trong công trình này, tác giả đi sâu

Page 21: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

15

vào phân tích các quyền đặc thù của những trẻ em đặc thù trong hoạt động giáo dục

như: quyền giáo dục của trẻ em hạn chế về năng lực (trẻ em khiếm khuyết) hay

quyền trẻ em ở tuổi mẫu giáo…

- Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng quyền trẻ em có HCĐB

“Street Children and child labor- Trẻ em đường phố và trẻ em lao

động”, sách tham khảo của Judit Ennew, 1996. Cuốn sách này hoạch định chương

trình cho trẻ em đường phố và trẻ em lao động ở đô thị các nước đang phát triển,

đặc biệt cuốn sách này còn nghiên cứu về thực trạng trẻ em đường phố và trẻ em lao

động, từ đó đưa ra khung sườn của chương trình hoạt động, khai thác các nguồn lực

bảo vệ trẻ em đường phố và trẻ em lao động.

Liên quan đến các nghiên cứu về trẻ em và quyền trẻ em có HCĐB, Quĩ Bảo

trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Liên Bang Nga vào năm 2012, xuất bản nghiên

cứu về “Trẻ em trong các hoàn cảnh khó khăn: loại trừ những sự khác biệt xã hội

đối với trẻ em mồ côi”, ở công trình nghiên cứu này, đánh giá thực trạng trẻ em bị

bỏ rơi, bị phân biệt theo số liệu ở các khu vực, bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra

những đánh giá của các nghiên cứu khác về tình trạng trẻ em này của các nhà

nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của Nga, từ đó đưa ra những lập luận về tính

khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của nhóm trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi

nhưng bị phân biệt đối xử.

Công trình nghiên cứu Children’s Rights; Policy and Practice, tác giả Jean

A. Pardeck, 2012, nội dung công trình này nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền

trẻ em, thực trạng việc chăm sóc trẻ em tại gia đình, trường học và các cơ sở tư nhân;

nghiên cứu những nguyên nhân lạm dụng, xao nhãng đối với trẻ em cũng như cung

cấp các yếu tố được coi là gia đình có nguy cơ trẻ em bị xâm hại, lạm dụng.

Child Labor Today-Trẻ em lao động ngày nay: A human Rights Issue, tác giả

Wendy Herumin, 2012, trình bày khái quát về lao động trẻ em, tình hình trẻ em lao

động trên toàn thế giới, mô tả các công việc trẻ em đang bị bắt buộc phải làm và chỉ

ra hậu quả mà trẻ em lao động phải gánh chịu.

- Nhóm nghiên cứu về bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB

“Social work with children” Marian Brandon, Gillian Schofield, Liz Trinder.

Người dịch Nguyễn Thị Nhẫn “Công tác xã hội với trẻ em”. Sách tham khảo, cuốn

sách nêu lên các phương pháp làm việc với trẻ em có HCĐB, trong đó có nói đến

trẻ em trong các vụ kiện về con nuôi và được bảo vệ ở tòa án, chính quyền địa

phương... đặc biệt nói đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc bảo vệ

các nhóm trẻ em này.

Page 22: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

16

Implementing children’s right, 2006, Sandy Ruxton, cuốn sách có nội dung

về vấn đề thi hành, thực hiện quyền trẻ em kinh nghiệm của quốc tế từ khi có Công

ước Quốc tế Quyền trẻ em năm 1989.

Making Reality of the Right of the child, Thomas Hammarberg, cuốn sách đề

cập tới vấn đề các quyền trẻ em được triển khai trên thực tế dựa trên cơ sở có sự tham

gia của các tổ chức xã hội, thiết chế xã hội, đặc biệt sự tham gia của gia đình và nhà

trường trong việc bảo đảm quyền trẻ em đường phố và trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

Đặc biệt trong cuốn Save the Children Sweden [73, tr.82] phân tích về tình

trạng trẻ em làm thuê giúp việc gia đình tại Hà Nội, trong đó đưa ra kiến nghị về

việc hoàn thiện Bộ luật Lao động về những vấn đề có liên quan đến lao động trẻ em,

với những dẫn chứng minh họa cụ thể.

Ngoài các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nêu

trên, NCS cũng tìm hiểu thêm thông tin về quyền trẻ em có HCĐB ở một số quốc

gia khác qua nguồn thông tin của Cục Bảo vệ trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương

binh và Xã hội.

Pháp luật nhiều nước không chỉ quy định quyền của trẻ em, trách nhiệm của

các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện mà còn quy định rất cụ thể về các

biện pháp thúc đẩy thực hiện quyền được bảo vệ, quyền sinh tồn của trẻ em. Điển

hình như Australia quy định rất cụ thể về trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội

trong việc phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo lực hay sao nhãng và được phép áp dụng

các biện pháp can thiệp.

Một nội dung khác cũng được hệ thống luật pháp, chính sách quy định rất cụ

thể đó là tư pháp thân thiện với trẻ em, ví dụ như khi trẻ em vi phạm pháp luật thì

áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử lí tại tòa án như thế nào để không gây tổn

hại cho trẻ em hay trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực,

xâm hại. Một số nước có phòng điều tra xét hỏi riêng, toà án gia hành và trẻ em

riêng để chuyên điều tra, xét hỏi và phán quyết đối với trẻ em phạm tội hoặc trẻ em

là nạn nhân của các hành vi xâm hại, bạo lực.

Các nước như Phần Lan, Thụy Điển, Australia rất chú trọng đến việc phát

triển nguồn nhân lực thực hành công tác xã hội với trẻ em. Hầu hết các nước phát

triển và đang phát triển đã công nhận công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp

giống như các nghề luật sư, bác sỹ, giáo viên. Tại Hồng Kông, Thụy Điển,

Australia… đều đã thành lập Hiệp hội công tác xã hội, Hiệp hội các trường đào tạo

cán bộ xã hội. Đồng thời hình thành mạng lưới các Trung tâm công tác xã hội trẻ

em - một loại hình dịch vụ trong mạng lưới bảo vệ trẻ em. Hầu hết các quốc gia đều

Page 23: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

17

chú trọng phát triển hệ thống Trung tâm công tác xã hội với trẻ em ở cấp huyện

hoặc ở cụm xã để thực hành cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cộng

hòa Liên Bang Nga, Thụy Điển là những quốc gia có nhiều trung tâm công tác xã

hội trẻ em nhất thế giới.

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Như đề cập ở trên, những công trình, bài nghiên cứu trong và ngoài nước về

quyền của trẻ em và quyền trẻ em có HCĐB cũng chỉ mới tập trung nghiên cứu về

mặt lý luận trên phương diện xem xét đó là một quyền cơ bản của con người.

Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính

toàn diện về các qui định của pháp luật và việc thực hiện các qui định của pháp

luật về quyền trẻ em có HCĐB, tiếp cận dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước

và pháp luật. Qua nghiên cứu, các công trình có liên quan đến đề tài “Quyền trẻ

em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay” mà NCS tiếp cận được, xin đưa ra một số đánh

giá bước đầu như sau:

- Các công trình nghiên cứu về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB ở nước

ngoài mà NCS tiếp cận được phần lớn mới chỉ giải quyết được một số nội dung

thiên về cơ sở lý luận của các nhóm quyền được sống còn, được bảo vệ, được phát

triển và được tham gia như sự ra đời, hành trình lịch sử của quyền trẻ em, những nội

hàm và vấn đề cơ bản của quyền trẻ em, sự ghi nhận của Luật quốc tế về quyền

trẻ em, xác định những vi phạm về quyền trẻ em. Việc nghiên cứu vấn đề thực

tiễn thực hiện quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB trên bình diện quốc tế hoặc quốc

gia ít được quan tâm hơn hoặc chỉ được đề cập lác đác ở các bài viết, các công

trình nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu mà NCS

tiếp cận được là sẽ là những tư liệu rất quan trọng, trực tiếp giúp NCS giải quyết

được các nhiệm vụ về lý luận quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB mà luận án cần

phải làm sáng tỏ.

- Những công trình nghiên cứu về quyền trẻ em và quyền trẻ em có HCĐB ở

trong nước đa phần là những nghiên cứu một cách chung chung lồng ghép và là một

nội dung nghiên cứu về quyền trẻ em trong các nhóm quyền sống còn, bảo vệ, phát

triển và tham gia của trẻ em, có rất ít tư liệu nghiên cứu về quyền trẻ em có HCĐB;

phần lớn các tư liệu là công trình, bài viết về thực tiễn tổ chức thực hiện công tác

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đối với trẻ em và trẻ em có HCĐB chứ không phải

nghiên cứu dưới góc độ vấn đề lý luận về quyền, cơ chế bảo đảm quyền, vấn đề thụ

hưởng quyền và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền…

Page 24: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

18

Trong điều kiện nguồn tài liệu khoa học phục vụ nghiên cứu đề tài quyền trẻ

em có HCĐB ở Việt Nam còn quá ít ỏi. Trên cơ sở tham khảo các tư liệu mà luận

án thu thập được, kết hợp với việc giảng dạy, tập huấn, viết giáo trình và tổ chức

khảo sát thực tế tại các tỉnh, thành nơi tập trung đông trẻ em có HCĐB, NCS sẽ có

được những hiểu biết về thực tiễn việc thụ hưởng quyền trẻ em có HCĐB ở Việt

Nam cũng như tác động của những cơ chế pháp lý về ghi nhận và bảo đảm thực

hiện quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp bảo

đảm thực hiện quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

1.1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình đã nghiên cứu, luận án

cần tiếp tục nghiên cứu các nội dung sau:

- Thứ nhất, mở rộng thêm, phân tích và làm rõ các khái niệm về trẻ em, trẻ

em có HCĐB và phân loại quyền trẻ em cũng như phân loại các nhóm trẻ em

có HCĐB. Vì các khái niệm trên về mặt lý luận vẫn chưa thực sự được thừa nhận

một cách rộng rãi, vấn đề này mới chỉ được thảo luận một cách dè dặt, rải rác ở một

số ít bài báo, tài liệu mang tính chất chấm phá.

- Thứ hai, tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng các qui định và việc thực

hiện các qui định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em có HCĐB trên cơ sở các

văn bản qui phạm pháp luật khác nhau. Qua tìm hiểu, các tài liệu, công trình nghiên

cứu thường chỉ tiếp cận vấn đề ở mức độ chung chung, chỉ dừng lại ở mức độ điểm

mặt chỉ tên. Trong khi đó, để có thể luật hóa về vấn đề quyền trẻ em có HCĐB cần

có những nghiên cứu thấu đáo, toàn diện để nêu bật lên được tính nghiêm trọng,

phức tạp của vấn đề và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng một hệ thống pháp luật.

- Thứ ba, tiếp tục đề xuất và luận chứng các quan điểm và giải pháp có tính

khả thi nhằm bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB vì có một số tác giả đề xuất các giải

pháp nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất chung chung, vừa không xuất phát

từ góc độ bảo đảm tính hệ thống vừa chưa đi sâu vào cụ thể từng giải pháp để xem

xét, cân nhắc cần thực hiện giải pháp nào trước, giải pháp nào sau, mục đích cần đạt

được của giải pháp là gì.

1.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm, đường lối của Đảng

Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta; về vấn đề bảo vệ

Page 25: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

19

các quyền trẻ em và quyền trẻ em có HCĐB. Đây là phương pháp luận khoa học

được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá khách quan sự thể hiện

trong các quy định của pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB.

Luận án cũng được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc một số học

thuyết: học thuyết về “quyền tự nhiên của con người” vào thế kỷ thứ XVI, XVII

của các tác giả tiêu biểu như Jonh locke, B. Spinoza, E.kant, S. Montesque,

J.J.Rousseau; học thuyết về “Quyền pháp lý của con người” của Emund Burke

(1729-1797) và Jeremy Bentham (1748-1832); học thuyết về “nhà nước pháo

quyền”. Theo đó quyền trẻ em chính là quyền con người cần được bảo đảm thực

hiện bằng nhiều phương thức khác nhau.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, trên cơ sở tình hình nghiên cứu đề

tài, luận án đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm sau:

Thứ nhất, Ở nước ta hiện nay, quyền trẻ em có HCĐB được pháp luật quy

định đã đầy đủ chưa? mức độ đầy đủ như thế nào?

Thứ hai, Thực tiễn thực hiện quyền trẻ em có HCĐB ra sao? Những yếu tố

nào ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em có HCĐB?

Thứ ba, Những giải pháp nào để bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB được thực

thi hiệu quả trong điều kiện nước ta hiện nay?

Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở nền tảng các nghiên cứu về quyền trẻ em, trẻ em có HCĐB. NCS

bước đầu xác định các giả thuyết nghiên cứu cho luận án như sau:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và trẻ em có

HCĐB được quy định tản mạn trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và

các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, việc qui định chưa có tính hệ thống,

đã, đang bộc lộ những hạn chế và bất cập khi áp dụng với điều kiện kinh tế - xã hội

trong nước, đồng thời cũng không tương thích với các cam kết quốc tế mà Nhà

nước ta đã tham gia và ký kết.

Thứ hai, việc thực thi các quyền trẻ em có HCĐB ở nước ta hiện nay phải

phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa, tập

quán, … nên trẻ em có HCĐB khó có cơ hội thực hiện các quyền của mình hơn so

với những trẻ em bình thường khác.

Thứ ba, để quyền trẻ em có HCĐB được thực thi hiệu quả trong điều kiện

nước ta hiện nay phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, cơ chế, chính sách và pháp

luật, các thiết chế xã hội… đặc biệt, muốn bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở Việt

Page 26: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

20

Nam thì cần phải có giải pháp mang tính toàn diện từ chủ trương, chính sách cho

đến cơ chế pháp lý ghi nhận việc bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam.

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp luận, trong quá trình nghiên cứu, NCS còn sử dụng các

phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhau như:

- Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu: Kế thừa tất cả thông tin, số liệu

về vấn đề quyền trẻ em có HCĐB và việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có

HCĐB trong các vùng miền ở Việt Nam. Dựa vào các văn bản qui phạm pháp luật,

các báo cáo về thực hiện quyền trẻ em có HCĐB, các công trình nghiên cứu khoa

học cấp Nhà nước, các sách chuyên khảo, các tạp chí... đều được chọn lọc, chỉ rõ

nguồn trích dẫn giúp cho việc phân tích và xử lý số liệu. Phương pháp này được sử

dụng hầu hết trong các chương của luận án.

- Phương pháp lôgic – lịch sử: Đề tài sử dụng phương pháp này để làm rõ các

qui định của pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật về một số quyền của một số nhóm

trẻ em có HCĐB qua các giai đoạn, thời kỳ khác nhau ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra các

yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em có HCĐB.

Từ đó đánh giá bản chất và những ưu điểm, hạn chế trong việc bảo đảm các quyền trẻ

em có HCĐB. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 3 của luận án.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đề tài sử dụng phương pháp này để phân

tích và tổng hợp các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo

đảm quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB, phân tích và tổng hợp các số liệu minh chứng

cho tình hình trẻ em có HCĐB, phân tích nguyên nhân của những kết quả đạt được hay

những tồn tại của quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB, từ đó

bước đầu rút ra những kinh nghiệm của quá trình này. Phương pháp này được sử dụng

hầu hết trong các chương của luận án.

- Phương pháp thống kê: Đề tài sử dụng phương pháp này trước hết để chỉ ra

mặt lượng về trẻ em có HCĐB: số lượng, qui mô trẻ em có HCĐB, các văn bản

pháp luật quốc tế và Việt Nam điều chỉnh quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB...;

qua đó khẳng định quyền trẻ em có HCĐB cần được bảo vệ như thế nào và việc

bảo đảm các quyền trẻ em có HCĐB ra sao. Phương pháp này chủ yếu được sử

dụng trong chương 3 của luận án.

- Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp này để làm rõ tác dụng

chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB trong phạm

vi cả nước, tìm ra kết quả thực hiện giống và khác nhau giữa các văn bản qui

phạm pháp luật và việc thực hiện quyền trẻ em ở các vùng, miền, các ban ngành,

Page 27: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

21

tổ chức xã hội; từ đó là cơ sở để phát triển, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với

thực tiễn. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp này còn nhằm so sánh pháp

luật bảo vệ quyền giữa các nhóm trẻ em có HCĐB. Phương pháp này được sử

dụng hầu hết trong các chương của luận án.

- Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: Đề tài dùng phần mềm Exel trong máy

tính để xử lý thông tin và bằng thống kê toán học. Phương pháp này chủ yếu được sử

dụng trong chương 3 của luận án.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp

chuyên gia; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thực

nghiệm. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, NCS sử dụng kết hợp giữa các

phương pháp trong từng phần, từng chương của luận án, trong đó phương pháp

phân tích và tổng hợp được sử dụng nhiều nhất.

1.3. Hướng tiếp cận của đề tài

Luận án kế thừa (có chọn lọc, phân tích và bình luận) các kết quả nghiên cứu

đã được công bố trước đây trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ nhất có thể

đối với các công trình khoa học có liên quan đến quyền trẻ em có HCĐB ở Việt

Nam hiện nay.

Bên cạnh việc nghiên cứu trực tiếp về quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam,

luận án sẽ tập trung hướng nghiên cứu vào thực tiễn qui định và thực hiện pháp luật

về quyền trẻ em có HCĐB ở nước ta trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, đánh

giá những thuận lợi, khó khăn cùng với những ưu điểm, hạn chế trong lĩnh vực này,

từ đó rút ra các kiến nghị khả thi nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm, khắc phục

tối đa những hạn chế đó.

Trên cơ sở rút ra những đặc điểm chung về quyền trẻ em có HCĐB và tập

hợp, tổng hợp kinh nghiệm của các nước, luận án sẽ đưa ra những giải pháp nhằm

tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp của các nước góp phần hoàn thiện

vào việc bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở nước ta.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, NCS đã đề cập những

nét cơ bản của việc nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước dưới góc độ thống kê

một cách tương đối số lượng các công trình nghiên cứu sau đó đánh giá theo nội

dung đề cập trong đề cương nghiên cứu.

Page 28: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

22

Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài, NCS đã đề cập đến các vấn đề cơ sở

lý luận, thực trạng và các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở một số quốc

gia khác nhau như Liên bang Nga, Australia, Thụy Điển vv… Trong số đó, tiêu

biểu là các công trình nghiên cứu khoa học, các giáo trình, bài viết được dịch từ

nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ như Plan, Unicef… Hầu hết các tác giả

đều luận giải vấn đề về quyền trẻ em, trẻ em có HCĐB, bên cạnh đó là trách nhiệm

của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quyền trẻ em có HCĐB,

hơn nữa các công trình nghiên cứu trên còn quy định rất cụ thể về các biện pháp

thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Về tình hình nghiên cứu ở trong nước, NCS nghiên cứu theo ba hướng cơ

bản là phân tích các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng và các

giải pháp ở nhiều công trình chuyên khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành,

bài tạp chí trong nước nghiên cứu về quyền trẻ em, các luận văn, luận án… mỗi tài

liệu tiếp cận quyền trẻ em có HCĐB ở những góc độ khác nhau.

Qua nghiên cứu các công trình trong nước và nước ngoài cho thấy các công

trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về các quyền trẻ em nói chung và một vài

nghiên cứu về quyền của một số nhóm trẻ em có HCĐB, chưa có một công trình

nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về quyền trẻ em có HCĐB ở

Việt Nam hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, NCS sử dụng các phương pháp nghiên

cứu khác nhau như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân

tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh về thực tiễn

tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về quyền trẻ em có HCĐB đã chỉ ra

rằng Việt Nam cần phải tiếp thu có chọn lọc các quan điểm, các kinh nghiệm về bảo

vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có HCĐB của các nước trên thế giới, từ đó vận dụng

một cách phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Page 29: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

23

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN

CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2.1.1. Khái niệm trẻ em

Từ xưa đến nay, trẻ em được coi là một thành phần quan trọng, không thể

thiếu trong mỗi gia đình, là biểu tượng của tương lai, là “mầm non”, là “tiềm năng”

của mọi xã hội.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mà chúng vận động và phát triển

theo những quy luật khác với người lớn, có cách nhìn nhận, cách suy nghĩ và cách

cảm nhận riêng và đặc biệt, trẻ em là những người phát triển chưa đầy đủ về thể

chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội. Hay nói cách khác, trẻ em là những người

còn rất non nớt cả về thể lực lẫn trí lực. Chính vì vậy, trẻ em chưa thể có khả năng

tự chăm sóc, bảo vệ mình nên đòi hỏi có sự quan tâm, chăm sóc một cách đặc biệt

từ phía người lớn.

Nghiên cứu về khái niệm trẻ em có thể nhìn nhận một cách đa chiều, có thể dưới

góc độ triết học, xã hội học, tâm lý học hay luật học..., tuy nhiên, tùy theo sự tiếp cận

khác nhau về trẻ em mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau.

Dưới góc độ triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng

với sự phát triển xã hội. Con người sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ của thời

đại, của xã hội. Trong mọi thời đại, tương lai của một quốc gia, dân tộc đều tùy

thuộc vào việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Dưới góc độ xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội

khác với người lớn. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều

kiện sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn. Trẻ

em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được

coi là người lớn.

Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ giai đoạn đầu

của sự phát triển tâm lý-nhân cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan tâm

nghiên cứu sự phát triển tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng trong

độ tuổi từ lúc lọt lòng đến tuổi dậy thì [5, tr.3].

Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo

“độ tuổi”. Điều đó có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em

phụ thuộc vào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định. Độ tuổi của trẻ em

được xác định tùy theo mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa-xã hội cụ thể, thậm chí mỗi

Page 30: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

24

quốc gia ở phương diện pháp lý thì tùy vào đối tượng và mục đích điều chỉnh mà ở

một số ngành luật, văn bản qui phạm pháp luật có sự qui định độ tuổi của trẻ em là

khác nhau.

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, có thể xem xét khái niệm trẻ em theo hai lĩnh

vực, đó là lĩnh vực pháp luật quốc tế và lĩnh vực pháp luật quốc gia.

2.1.1.1. Khái niệm trẻ em theo Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 và pháp

luật nước ngoài

Theo Tuyên bố về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1959 “Trẻ em, do

chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt,

bao gồm sự bảo vệ về mặt pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh”.

Điều 1, Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 đã ghi nhận“Trẻ em là bất kỳ

người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó

quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Như vậy, khái niệm trẻ em được đề cập trong Công ước chủ yếu dựa vào độ

tuổi của trẻ em để xác định, không như trong triết học, xã hội học, tâm lý

học,…Theo tinh thần Công ước, có thể ngầm hiểu rằng khái niệm trẻ em bao gồm

cả người chưa thành niên hay cũng có thể hiểu rằng người chưa thành niên bao gồm

cả trẻ em và đều là những người ở độ tuổi dưới 18.

Trên cơ sở Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 mà các quốc gia thành viên

tham gia công ước thừa nhận độ tuổi trong khái niệm về trẻ em là dưới 18, mỗi quốc

gia, mỗi nền văn hóa-xã hội, mỗi tổ chức cụ thể có thể xem xét trẻ em ở nhiều độ

tuổi khác nhau, chẳng hạn, các tổ chức của Liên hợp quốc, như Quỹ Dân số

(UNFPA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa (UNESCO) đều xác định khái niệm trẻ em dựa vào độ tuổi và khẳng định rằng

trẻ em là người dưới 18 tuổi hay pháp luật của một số nước trong khu vực và trên

thế giới có qui định như sau:

Theo pháp luật Trung Quốc: Điều 2, Luật bảo vệ người chưa thành niên quy

định, trẻ em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18 tuổi, được

hưởng quyền sống, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia. Nhà

nước phải bảo vệ và chăm sóc đặc biệt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ

chưa thành niên, bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp

của người chưa thành niên.

Theo pháp luật Nhật Bản: Điều 4, luật Phúc lợi trẻ em năm 1947 và pháp luật

hiện hành cũng quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Pháp luật tôn trọng và thực

thi toàn bộ những quy định để bảo đảm mọi phúc lợi cho trẻ em.

Page 31: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

25

Theo điều luật Liên bang Nga số 124 - FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi), thì trẻ

em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18. Tại điều 6 Luật này quy định việc bảo

đảm các quyền của trẻ em ở Liên bang Nga từ khi sinh ra và được Nhà nước bảo

đảm các quyền và tự do của con người và công dân phù hợp với Hiến pháp của Liên

bang Nga, phù hợp với nguyên tắc pháp luật phổ quát được công nhận chung và các

quy phạm pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế của Liên bang Nga và của luật

này, phù hợp với Bộ luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật

khác của Liên bang Nga.

Như vậy, việc bảo vệ các quyền của trẻ em tại Liên bang Nga đã được định

chế trong pháp luật và phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Điều đó đã

được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 của Liên bang Nga. Theo đó Hiến pháp

năm 1992 của Liên bang Nga quy định rằng: các nguyên tắc và các quy phạm được

công nhận chung của luật quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật

Liên bang Nga (khoản 4, điều 15); Liên bang Nga công nhận và bảo đảm các quyền

tự do của con người và công dân phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được

công nhận chung của luật quốc tế và với Hiến pháp (khoản 1, điều 17); Liên bang

Nga bảo đảm các quyền của các dân tộc phù hợp với các nguyên tắc chung và các

quy phạm pháp luật quốc tế với các điều ước quốc tế mà Liên bang Nga đã ký kết

hoặc gia nhập (Điều 69).

Theo pháp luật Liên bang của Hoa Kỳ thì “trẻ em là người dưới 18 tuổi”

[40, tr.14].

Như vậy, hầu hết các nước đều nhìn nhận khái niệm trẻ em dựa trên cơ sở độ

tuổi, tuy nhiên, mỗi nước có qui định khác nhau về độ tuổi để được coi là trẻ em.

Việc qui định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm

sinh lý của trẻ em ở mỗi quốc gia, điều kiện lịch sử, văn hóa và kinh tế của mỗi đất

nước. Do đó, có những quốc gia qui định độ tuổi thành niên sớm hơn hoặc trễ hơn

18 tuổi như được xác định trong Công ước về quyền trẻ em.

Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có sự khác nhau

nhưng nhìn chung trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm sau:

Thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành.

Cần có sự chăm sóc, giáo dục đặc của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt

đạo đức và pháp lý.

2.1.1.2. Khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam

Với tư cách là thành viên của Liên Hợp quốc, Việt Nam là nước đầu tiên ở

châu Á và nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước quyền trẻ em năm 1990.

Page 32: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

26

Trên cơ sở các qui định của Công ước quyền trẻ em, Việt Nam nội luật hóa các qui

định của công ước trong lĩnh vực pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em, trong đó có

đề cập đến khái niệm về trẻ em.

Dưới góc độ khoa học pháp lý Việt Nam, hầu như chưa có một định nghĩa

đầy đủ về trẻ em cũng như sự điều chỉnh pháp luật đối với trẻ em mà chỉ có một số

ngành luật nhắc đến các khái niệm trẻ em, người chưa thành niên và các qui định

này không thống nhất trong từng ngành luật cụ thể. Theo điều 1, Luật Bảo vệ, Chăm

sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2004 quy định “Trẻ em là

công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.

Như vậy, căn cứ để xác định trẻ em Việt Nam phải là người có quốc tịch

Việt Nam và ở trong độ tuổi từ 0 đến dưới 16 tuổi.

Trong khi đó, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, bổ sung năm 2013 xác

định tuổi con nuôi là từ 15 tuổi trở xuống (điều 34).

Bộ luật Dân sự 2005, tại điều 18 qui định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên là

người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên.

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại điều 14 qui định người

chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2001, 2006, 2007, 2013) quy

định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (điều 119), khái

niệm trẻ em được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi (điều 120).

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 quy định tuổi chịu trách nhiệm hành

chính “Là người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam khái niệm trẻ em có sự khác nhau về độ

tuổi song trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền và mọi tự do đã

được nêu ra trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ

một sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo,

chính kiến hoặc quan điểm khác, địa vị, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng

dõi hoặc mối tương quan khác. Nhưng trẻ em lại là người chưa trưởng thành nên có

quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và bày tỏ quan điểm, chính kiến của

mình về mọi vấn đề liên quan đến bản thân mình. Bên cạnh đó, ta có thể ngầm hiểu

rằng khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt Nam hẹp hơn khái niệm người chưa

thành niên, bởi người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ đủ 16

tuổi đến dưới 18 tuổi.

Từ những phân tích ở trên về khái niệm trẻ em, NCS có thể xây dựng một

khái niệm theo quan điểm của riêng mình đó là: trẻ em là công dân Việt Nam dưới

Page 33: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

27

18 tuổi, còn non nớt về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có đầy đủ các

quyền của con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời các

em cũng có những quyền đặc thù theo lứa tuổi của mình.

2.1.2. Khái niệm và phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2.1.2.1. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em có HCĐB

là khái niệm dùng để chỉ những trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất

hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia

đình, cộng đồng [47, tr.3].

Theo tổ chức UNICEF, trẻ em có HCĐB là một khái niệm dùng cho các em

sống trong một hoàn cảnh, vì một lý do nào đó mà việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản

của các em bị hạn chế.

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy trẻ em có HCĐB có những đặc điểm sau:

- Thể chất và tinh thần không bình thường (đó là đối với các trẻ em có

khuyết tật về thể chất, tinh thần)

- Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và

cộng đồng.

2.1.2.2. Phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nhóm trẻ em có HCĐB, nhưng theo

quan điểm chung nhất hiện nay là căn cứ vào hoàn cảnh của trẻ em ở Việt Nam nên

tại điều 40, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 qui định về các

nhóm trẻ em có HCĐB đó là: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi;

trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm

HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;

trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ

em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật. [47, tr.12].

a) Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi

Việc xếp trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì

các nhóm trẻ em này có chung một số đặc điểm như không có bố mẹ hoặc vì lý do

nào đó không được sống cùng bố mẹ như: bố mẹ phải chấp hành hình phạt tù trong

một khoảng thời gian dài, bố mẹ đi nước ngoài không có thông tin liên lạc, bố mẹ

chết trong tai nạn, bệnh tật, chết trong thiên tai, chiến tranh hay mất tích trong các

vụ thiên tai, lũ lụt, hay bố mẹ vì lý do nào đó không nuôi dưỡng chúng, vứt bỏ

chúng, hoặc bị thất lạc….

Page 34: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

28

Vậy, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi là gì? Là trẻ em

mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha

hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại điều 78 của

Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của

pháp luật. Trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành

hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng (Theo Nghị định số

67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007).

Hoặc tại Điều 3, Luật nuôi con nuôi hiện hành có giải thích khái niệm trẻ mồ

côi và khái niệm trẻ em bị bỏ rơi như sau: Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ

đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được. Trẻ em

bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ.

Tại điều 7, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em qui định về các hành

vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi cha mẹ bỏ rơi con; người giám hộ bỏ rơi trẻ

em mình được giám hộ. Nghị định số 71/2011/NĐ-CP đã xác định cụ thể những

hành vi được coi là cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình

giám hộ bao gồm: Sau khi sinh con, cha, mẹ bỏ con, không chăm sóc nuôi dưỡng;

Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình

cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải

cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật; cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ

em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc

trẻ em tự sinh sống, không quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để

trẻ em rơi vào HCĐB.

Như vậy, pháp luật chỉ liệt kê các hành vi được coi là bỏ rơi con. Hành vi

này là của cha mẹ đứa trẻ hoặc hành vi của người giám hộ cho đứa trẻ: Bỏ con,

không chăm sóc, nuôi dưỡng con, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con, cắt đứt

quan hệ tình cảm, vật chất với đứa trẻ, bỏ con ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép

buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan

tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Việc qui định như vậy là quá rộng

và không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, cần xác định một cách cụ thể và khoa học về

khái niệm trẻ em bị bỏ rơi như trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng

trẻ em của cha mẹ, gia đình.

Việc xác định một đứa trẻ được coi là bị bỏ rơi cần phải dựa vào những căn

cứ sau: Mối quan hệ giữa trẻ em đó với người đã rời bỏ trẻ em; Hành vi trực tiếp

của người đã rời bỏ trẻ em.

Page 35: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

29

Theo Điều 7, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Điều 3, Nghị

định 70/2011/NĐ-CP thì chủ thể thực hiện hành vi rời bỏ trẻ em phải là cha mẹ đẻ

của trẻ em đó hoặc người giám hộ của trẻ em đó. Hay nói một cách cụ thể hơn, chủ

thể đó là cha mẹ đẻ của trẻ em đó và người thân thích của trẻ em đó.

Từ những qui định ở các văn bản trên, chúng tôi đưa ra khái niệm trẻ em bị

bỏ rơi như sau: trẻ em bị bỏ rơi là những đứa trẻ bị tước đi quyền biết nguồn gốc,

huyết thống hoặc quyền được sống chung với cha mẹ và gia đình do hành vi trái

pháp luật của cha mẹ và người giám hộ.

Như vậy, giữa Luật nuôi con nuôi với Nghị định 67 và Nghị định 70 thì khái

niệm về trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi chưa có sự đồng nhất

với nhau, bởi khi nói đến trẻ mồ côi thì có hai trường hợp xảy ra, một là mồ côi cả

cha và mẹ hoặc mồ côi cha hay mẹ, nhưng cha mẹ có thể chết hoặc vẫn còn sống do

mất tích, đang chấp hành hình phạt tù… do đó Luật nuôi con nuôi chỉ xác định trẻ

mồ côi là trẻ có cha và mẹ, cha hoặc mẹ đã chết, vì thế mà phạm vi khái niệm trẻ

em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em bị bỏ rơi được đề cập trong Luật nuôi con

nuôi hẹp hơn so với khái niệm được đề cập tại nghị định 67 và Nghị định 70.

b) Trẻ em khuyết tật

Tại khoản 1, Điều 2, Luật Người Khuyết tật khẳng định khái niệm người

khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy

giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập

gặp khó khăn.

Như vậy, trên cơ sở khái niệm về người khuyết tật nói chung thì có thể thấy

trẻ em khuyết tật cũng được coi là người khuyết tật nhưng hẹp hơn khái niệm về

người khuyết tật vì bị giới hạn ở độ tuổi dưới 16 và được coi là đối tượng thiệt thòi

nhất trong số những trẻ em có HCĐB. Nguyên nhân dẫn đến trẻ khuyết tật có thể do

bẩm sinh, do ốm đau bệnh tật, do tai nạn, do mìn/vật gây nổ hoặc nhiễm các chất

hóa học…

Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: trẻ khiếm thính, trẻ

khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn

ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.

c) Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học

Là trẻ em bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh do di chứng di truyền từ bố mẹ bị

nhiễm chất độc hóa học hoặc bị tiếp xúc với chất độc hóa học gây ra những tổn hại

nặng nề về sức khỏe, tinh thần.

Page 36: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

30

d) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết

luận bị nhiễm HIV dương tính.

Trong khuôn khổ của kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng

bởi HIV/AIDS được dựa vào quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em năm 2004 và để hội nhập với quốc tế, do vậy đối tượng của kế hoạch này xác

định là trẻ em dưới 16 tuổi bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm: Trẻ em nhiễm HIV và trẻ em

có nguy cơ cao nhiễm HIV, trong đó, trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV bao gồm:

Trẻ mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS;

Trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV; Trẻ em sử dụng ma

túy; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử

dụng ma túy; Trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người; Trẻ em lang thang: Trẻ em

mồ côi do các nguyên nhân khác; Trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở

giáo dục, trường giáo dưỡng.

Như vậy, trong kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi

HIV/AIDS đã xác định đối tượng trẻ em nhiễm HIV/AIDS rộng hơn so với Luật

Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, đây là một giới hạn phù hợp với thực tiễn

hiện nay trong việc ghi nhận và bảo đảm quyền trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

e) Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại

Theo Công ước 182 của Tổ chức Lao động thế giới ILO, lao động trong điều

kiện môi trường độc hại, nguy hiểm là những công việc mang tính chất gây hại cho

sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em (ví dụ như làm việc trong môi trường

nguy hiểm, tham gia vào những công việc bất hợp pháp như buôn bán chất ma túy,

những công việc quá sức và nặng nhọc đối với độ tuổi của trẻ em chẳng hạn trẻ em

làm việc trong hầm lò, nhà máy, xí nghiệp...).

f) trẻ em phải làm việc xa gia đình

Là trẻ em vì những lý do khác nhau nên phải làm việc xa gia đình (những

công việc này có thể được pháp luật chấp nhận theo Bộ luật Lao động). Các em

không thường xuyên được về gia đình và chịu nhiều nguy cơ rủi ro từ môi trường

làm việc và xã hội.

g) Trẻ em lang thang

Tại khoản 2, điều 3, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004 có giải

thích, trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và

nơi cư trú không ổn định, trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.

Page 37: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

31

Như vậy có thể thấy, trẻ em lang thang kiếm là trẻ em tự rời bỏ gia đình để đi

lang thang kiếm sống bằng nhiều cách khác như bán báo, xin ăn, bới rác… Phần

đông những trẻ này ở độ tuổi từ 8-16 tuổi, đã ý thức được hành vi của mình, song tự

bản thân không có cách lựa chọn khác.

Trẻ em lang thang bao gồm có 4 nhóm:

- Trẻ em bỏ nhà và sống trên đường phố, những khu vực công cộng như công

viên, dưới gầm cầu ở các thành phố lớn mà không có bố mẹ hoặc người giám hộ

(không có mối liên hệ với gia đình).

- Trẻ em do hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải bỏ nhà đi kiếm sống trên đường

phố tuy nhiên vẫn còn giữ mối liên hệ với gia đình.

- Trẻ em từ các gia đình di cư lên thành phố, sống và kiếm sống trên đường

phố, các khu công cộng cùng cha mẹ của các em.

- Trẻ em dành phần lớn thời gian kiếm sống trên đường phố nhưng vẫn sống

tại nhà với cha mẹ hoặc người giám hộ [74, tr.23].

h) Trẻ em bị xâm hại tình dục

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em bị xâm hại tình dục là sự

tham gia của trẻ em vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về

mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình

dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mỹ tục của xã hội.

Trẻ em bị xâm hại tình dục phân thành hai nhóm: Trẻ em bị lạm dụng tình

dục; Trẻ em bị bóc lột tình dục.

Thứ nhất, Trẻ em bị lạm dụng tình dục

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trẻ em bị lạm dụng

tình dục (lạm dụng tình dục trẻ em). Theo quan điểm của tác giả Daniel O’Doanel

trong “Trẻ em cũng là những con người” trẻ em bị lạm dụng tình dục là hình thức

cưỡng bức một đứa trẻ có quan hệ tình dục với mình, hoặc có quan hệ tình dục với một

đứa trẻ mà đối với nó là quá trẻ để có thể chấp nhận mối quan hệ đó, hay đứa trẻ đó

chịu sự tác động hoặc kiểm soát của người lạm dụng nó. Nói tóm lại đó là sự tiếp xúc

(tương tác) giữa đứa trẻ và người lớn về các hoạt động có liên quan đến tình dục.

Theo đó, những hành vi như vuốt ve, mơn trớn quá đáng thậm chí không sử

dụng vũ lực hay cưỡng bức, hoặc xem sách báo, tranh ảnh khiêu dâm, xem trẻ em

khi chúng có quan hệ tình dục với nhau, chụp ảnh khỏa thân hoặc nhìn các bộ phận

sinh dục của trẻ em, hay nói chuyện tình dục với trẻ em mà không có lý do chính

đáng, hoặc người lớn phô bày bộ phận sinh dục của mình, hay vuốt ve bộ phận sinh

Page 38: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

32

dục, tình dục bằng miệng, giao hợp hay bất cứ hình thức tiếp xúc sinh dục nào đều

là những hành vi lạm dụng tình dục trẻ em.

Thứ hai, Bóc lột tình dục trẻ em là việc sử dụng trẻ em trong các hoạt động

mại dâm, sản xuất tranh ảnh, sách báo khiêu dâm, hoặc sử dụng trẻ em trong các bộ

phim khiêu dâm.

Nguyên nhân trẻ em tham gia vào các hoạt động trước tiên là do văn hóa

thấp, bản thân bị ức chế về tâm lý, các em bị chính cha mẹ đưa đi bán trinh, bị

người lớn dụ dỗ, sống trong môi trường có tệ nạn mại dâm. Ngoài ra một phần

do các em bị bạn bè rủ rê, hay đua đòi có tiền ăn xài. Hay các quan niệm lỗi thời

như “trọng nam khinh nữ”, “mại dâm với trẻ em an toàn, tránh bị HIV/AIDS”,

giải quyết sinh lý với trẻ em sẽ gặp may mắn trong làm ăn ... Theo đó hậu quả của

những hành vi này đó là trẻ em bị tổn thất nghiêm trọng về mặt tâm lý có thể suốt

cuộc đời, đặc biệt, đối với người lạm dụng là những người thân thích với chúng vì

chúng còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên khả năng phục hồi thương tổn thể chất,

khả năng thoát khỏi khủng hoảng tinh thần là rất khó nếu không được tư vấn và

điều trị kịp thời. Ngoài ra còn có thể bị nhiễm các căn bệnh truyền nhiễm. Chính vì

điều này mà công ước về quyền trẻ em đã ràng buộc trách nhiệm cho các thành viên

của công ước phải thực hiện các biện pháp để nhằm hạn chế tình trạng trên.

i) Trẻ em nghiện ma túy

Trong quá trình phát triển tâm lý, thể chất và xã hội của trẻ em, do muốn

chứng tỏ bản thân, muốn khẳng định mình, trẻ em thường có xu hướng tìm kiếm

bản sắc riêng cho mình. Tuy nhiên, do nhận thức còn non nớt cùng với đó là sự cám

dỗ của bạn bè, hay để hòa nhập vào một nhóm người nào đó, hoặc muốn thoát khỏi

sự buồn chán, tẻ nhạt, hoặc thỏa mãn trí tò mò, cùng với đó là thiếu sự quan tâm của

gia đình, thầy cô giáo... đã thôi thúc các em sử dụng các chất gây nghiện và lệ thuộc

vào các chất gây nghiện đó, mà điển hình là trẻ em bị lệ thuộc bởi ma túy-nghiện

ma túy.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, Chống ma túy số

16/2008/QHXII: Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây

nghiện, thuốc hướng thần và lệ thuộc vào chất này.

Như vậy, trẻ em nghiện ma túy là những người dưới 16 tuổi sử dụng và lệ

thuộc vào các chất gây nghiện được gọi chung là ma túy (hêrôin, cần sa, thuốc

phiện, moocphin, cocain...) dẫn đến sự suy giảm các chức năng xã hội và ảnh hưởng

tiêu cực tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Page 39: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

33

k) Trẻ em vi phạm pháp luật

Theo pháp luật nước ta, trẻ em đến một độ tuổi do pháp luật qui định, nếu có

những hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi

vi phạm pháp luật mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trẻ em làm trái pháp luật (vi phạm pháp luật) được hiểu là trẻ em đến một độ

tuổi do luật định, đã thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý những hành vi trái pháp luật

mà tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi có thể bị xử lý hành chính

hoặc pháp luật hình sự [15, tr.12].

Hay trẻ em vi phạm pháp luật là những người dưới 18 tuổi bị cáo buộc hoặc bị

kết tội vi phạm pháp luật, bất kể là về phương diện hành chính hay hình sự [20, tr.14].

Theo qui định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, độ tuổi chịu trách nhiệm hình

sự là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội

rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng; Người từ đủ 16 tuổi trở lên

phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội phạm. Còn đối với vi phạm hành

chính thì độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính được qui định trong Luật Xử lý vi

phạm hành chính là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm

hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính có lỗi cố ý; Người từ đủ 16 tuổi trở

lên phải chịu trách nhiệm hành chính đối với mọi hành vi vi phạm hành chính. Như

vậy, có thể thấy, do xác định độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự và hành

chính là 14 tuổi thế nên trẻ em vi phạm pháp luật thường ám chỉ độ tuổi là 14 đến

dưới 18, điều này chưa được phù hợp với thực tiễn bởi hiện nay ở Việt Nam càng

ngày càng có xu hướng trẻ hóa về tội phạm nói riêng và vi phạm pháp luật nói

chung, có những trường hợp 10 tuổi cũng có thể thực hiện hành vi vi phạm bởi

nhiều lý do khác nhau, vậy việc xử lý cũng gặp phải những khó khăn và chưa triệt

để trong việc giáo dục, răn đe, xử lý và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật

ở trẻ em [100, tr.17].

Tóm lại, sự phân loại trẻ em có HCĐB ở trên chỉ mang ý nghĩa tương đối,

bởi cùng một trẻ em cũng có thể thuộc vào vài nhóm đối tượng. Tuy nhiên, từng

loại trẻ em nêu trên đã được nhận dạng khá rõ ràng trong đời sống xã hội hiện nay.

Bên cạnh đó, so với thực tiễn hiện nay sự qui định các nhóm trẻ em có HCĐB trong

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em hiện hành còn đang “bỏ ngỏ” một số nhóm

trẻ em như: trẻ em bị buôn bán, bắt cóc; trẻ em bị bạo lực, ngược đãi; trẻ em bị tai nạn

thương tích; trẻ em sống trong các gia đình nghèo, bởi những nhóm trẻ em này thực tế

đều nhận được sự quan tâm và vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm bảo vệ quyền

của các em, do đó, các em cũng phải được coi là nhóm trẻ em có HCĐB.

Page 40: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

34

2.2. Quyền trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2.2.1. Khái niệm quyền

Đôi khi những nhu cầu cơ bản nhất của con người cũng được nhắc đến với tư

cách là một quyền, chẳng hạn như nhu cầu được sống, nhu cầu được bình đẳng, nhu

cầu được tự do… vậy thế nào là quyền và ai là chủ thể của quyền.

Trước khi có một xã hội dân chủ, các nhu cầu được sống, được tự do chỉ

được xem là quyền của một bộ phận nhỏ trong xã hội là tầng lớp quý tộc, vua

quan phong kiến. Còn người dân chỉ được coi là các thần dân chỉ biết bẩm, biết

xin và biết thưa, không có một thứ quyền nào và phải phụ thuộc hoàn toàn vào

đấng Thiên tử. Người dân không được biết đến khái niệm quyền. Ở giai đoạn

này, nếu có, khái niệm quyền chỉ được nhắc đến trong tôn giáo hoặc một số tác

phẩm triết học, chính trị học.

Khi xã hội dân chủ được thiết lập, người ta bắt đầu nhắc đến khái niệm

quyền một cách rộng rãi hơn và với cuộc Cách mạng dân chủ Tư sản ở châu

Âu, khái niệm quyền bắt đầu được nghiên cứu và trở nên có ý nghĩa hơn trong

mọi lĩnh vực.

Thuật ngữ quyền trong tiếng anh được gọi là “Right” có nguồn gốc từ tiếng

Latin là RECTUS (có nghĩa là Ruled-quy tắc). Và trong ngữ hệ Ấn-Âu có nghĩa là

việc miêu tả sự di chuyển theo một đường thẳng. Điều này cũng có thể hiểu quyền ở

đây có nghĩa là những chuẩn mực không thể thay thế được. Do vậy, có thể rút ra kết

luận: Quyền là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng của một con người đáng được

hưởng hoặc có thể được làm.

2.2.2. Khái niệm quyền trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Từ lâu trẻ em đã được quan tâm bảo vệ, nhưng việc bảo vệ quyền trẻ em trên

phạm vi toàn cầu mới chỉ được thúc đẩy mạnh mẽ trong thế kỷ XX. Vì xã hội trước

đó đều đơn giản coi trẻ em là tài sản riêng của các bậc cha mẹ, cha mẹ có toàn

quyền đối với con cái mình, kể cả hình thức ngược đãi và đối xử tàn nhẫn.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các đề xuất bảo vệ quyền trẻ em trên phạm vi

quốc tế xuất phát từ thực trạng vi phạm quyền trẻ em diễn ra phổ biến khắp mọi nơi

trên thế giới. Cùng với tình trạng trẻ em là nạn nhân của các cuộc xung đột, chiến

tranh và các hoạt động tội phạm có tổ chức, sự phân biệt đối xử với trẻ em, đặc biệt

là trẻ em gái rất phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển; việc bóc lột lao động

trẻ em, bạo hành đối với trẻ em cũng xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây.

Ở châu Âu, phong trào bảo vệ trẻ em phát triển mạnh mẽ, việc xuất hiện nhiều tổ

chức phi chính phủ đứng ra vận động chính sách và tài chính nhằm bảo vệ trẻ em.

Page 41: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

35

Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào này đã thúc đẩy cộng đồng quốc tế thông

qua những biện pháp tập thể trong việc bảo vệ trẻ em.

Vào những năm 1920, Hội Quốc liên đã thành lập một ủy ban đặc biệt để

giải quyết những vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em. Nhờ hoạt động của Ủy ban

này mà Công ước quốc tế về trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em đã được thông

qua vào năm 1921. Năm 1924, tại kỳ họp thứ 4, trên cơ sở bản Hiến chương về

quyền trẻ em của Hiệp hội quốc tế về Cứu trợ trẻ em. Đại Hội đồng Hội Quốc liên

đã thông qua Tuyên ngôn quyền trẻ em (còn gọi là Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ), với sự

ra đời của Tuyên ngôn quyền trẻ em, quyền trẻ em mới thực sự trở thành một khái

niệm được khẳng định và thừa nhận trong một văn kiện chính thức có tầm cỡ quốc

tế. Tuyên ngôn này khẳng định: trẻ em phải được tạo điều kiện cần thiết để phát

triển bình thường về thể chất lẫn tinh thần; trẻ em đói phải được ăn, ốm đau phải

được chăm sóc, chậm tiến phải được giúp đỡ, phạm pháp phải được sửa chữa, mồ

côi hay bị bỏ rơi phải được cưu mang, phải được giáo dục, bảo vệ khỏi bị bóc lột.

Có thể coi, bản Tuyên ngôn này là sự ghi nhận đầu tiên về các quyền của trẻ em

trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn chưa

thực sự nhấn mạnh đến khía cạnh quyền của trẻ em mà mới chỉ dừng lại ở các qui

định về nghĩa vụ mà “nam giới và phụ nữ của tất cả các dân tộc” phải có trách

nhiệm bảo đảm quyền trẻ em.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ý định sửa đổi nội dung Tuyên ngôn Giơ-ne-

vơ sớm được Đại Hội đồng Liên hợp quốc quan tâm, nhưng mãi đến năm 1959,

Tuyên ngôn về Quyền trẻ em mới được thông qua.

Trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em được Liên Hợp quốc thông qua ngày 20

tháng 10 năm 1959, khái niệm “quyền trẻ em” tiếp tục được mở rộng, nội dung đầy

đủ và tiến bộ hơn. Tuyên ngôn này đưa ra lời kêu gọi đầy tính nhân văn và tinh thần

nhân đạo: “Hãy giành những gì tốt nhất cho trẻ em mà người lớn có” theo tinh thần

đó, tuyên ngôn đòi hỏi không được phân biệt đối xử với trẻ em; trẻ em cần được tạo

mọi cơ hội để phát triển tự do trong nhân phẩm, được yêu thương và cảm thông,

được học hành và vui chơi giải trí… Có thể nói, Tuyên ngôn đã đặt ra những

nguyên tắc chung (hay chuẩn mực chung) không chỉ riêng về quyền trẻ em mà còn

về quyền con người nói chung và đáng chú ý hơn là Tuyên ngôn 1959 đã sử dụng

cách tiếp cận quyền và quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu tinh thần của trẻ em.

Tuy nhiên văn kiện này chỉ mang tính khuyến nghị trong việc bảo vệ quyền trẻ em.

Như vậy, có thể thấy rằng đây là hai “luật mềm” về quyền trẻ em. Bên cạnh

những ‘luật mềm” này, trong sinh hoạt quốc tế còn có những “điều ước” bao gồm

Page 42: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

36

các điều khoản quy định việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền trẻ em

nói riêng. Những “điều ước” như vậy khi được các quốc gia kí hay phê chuẩn thì

được gọi là “công ước” là “luật cứng”, công ước quy định những nghĩa vụ thực hiện

cho những quốc gia đã phê chuẩn.

Trong những năm qua, nhất là từ khi Liên hợp quốc được thành lập, đã có tới

hàng trăm văn bản quốc tế ít nhiều đề cập đến các quyền con người của trẻ em, nhưng

việc bảo vệ trẻ em vẫn thiếu tính hệ thống, đặc biệt là chưa ghi nhận quyền của các

nhóm trẻ em khuyết tật, trẻ em tị nạn, trẻ em thuộc các nhóm thiểu số…

Ý tưởng pháp điển hóa nội dung của Tuyên ngôn 1959 thành một văn kiện

pháp lý xuất phát từ đề xuất của Ba Lan. Tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban nhân

quyền Liên Hợp quốc, Ba Lan đã đưa ra dự thảo Nghị quyết về soạn thảo công ước

quốc tế về quyền trẻ em. Trên cơ sở đề xuất này, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc

đã thông qua Nghị quyết số 20 (ngày 08/3/1978) để kêu gọi các cơ quan chuyên

môn của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức phi chính phủ

cùng tham gia đóng góp ý kiến để soạn thảo một công ước về quyền trẻ em. Đến

năm 1979, Ủy ban nhân quyền đã quyết định thành lập Nhóm công tác mở, có trách

nhiệm chính trong việc tiến hành mọi hoạt động liên quan đến quy trình soạn thảo

công ước trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong bản Tuyên ngôn về quyền

trẻ em năm 1959. Sau 10 năm nỗ lực soạn thảo, sửa đổi và tu chỉnh, ngày 20-11-

1989, Công ước đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua. Công

ước có hiệu lực và là luật quốc tế từ ngày 2-9-1990, tức 30 ngày sau khi được 20

quốc gia phê chuẩn. Đây là sự hưởng ứng nhanh và rộng rãi nhất trong lịch sử cộng

đồng quốc tế trong việc phê chuẩn một văn bản luật quốc tế về quyền con người nói

chung và quyền trẻ em nói riêng.

Công ước quyền trẻ em ra đời là một bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi nhận

thức về địa vị của trẻ em. Trước hết, vấn đề trẻ em từ “lĩnh vực tư”- gia đình, đã trở

thành mối quan tâm chung của mọi xã hội và cả nhân loại. Trẻ em được khẳng định

là chủ thể của quyền chứ không phải là đối tượng của các chính sách xã hội. Mục

tiêu cơ bản của Liên hợp quốc là nhằm xác lập một khuôn khổ pháp lý quốc tế, tạo

điều kiện cho việc bảo vệ và phát triển toàn diện trẻ em. Nhưng công ước còn thể

hiện một khát vọng vô bờ là chính những thế hệ người được nuôi dưỡng trong tình

thương và sự tôn trọng nhân phẩm sẽ giúp xua đi mọi hận thù, bất công và đó sẽ là

một bảo đảm cho hòa bình và an ninh thế giới.

Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa về quyền trẻ em hay quyền trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt đó là tất cả những gì cần có để trẻ em được sống và phát triển một

Page 43: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

37

cánh toàn diện, lành mạnh và an toàn. Về mặt bản chất quyền trẻ em là quyền con

người và được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính cách

cuộc sống của trẻ em.

Tóm lại, trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là chủ thể của hiện tại và là

những người xây dựng tương lai. Đó là những đối tượng dễ bị tổn thương và có ảnh

hưởng lâu dài về cả mặt sức khỏe cũng như tâm lí. Việc nghi nhận quyền trẻ em và trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm bảo đảm cho các em không chỉ là đối tượng tiếp thu

thụ động với người lớn mà trở thành chủ thể có quyền, có khả năng tạo dựng cuộc sống

phù hợp bảo đảm lợi ích được phát triển một cách toàn diện của trẻ em. Việc quy định

quyền của trẻ em còn là cơ sở để các nhà làm luật xây dựng các biện pháp bảo đảm

việc trẻ em được hưởng đúng các quyền đó.

2.2.3. Phân loại quyền trẻ em

Xét từ phương diện quyền con người, trẻ em cũng là con người nên trẻ em

cũng có đầy đủ các quyền của con người, các quyền con người được ghi nhận trong

các công ước nhân quyền cơ bản là bước tiến quan trọng trong việc tôn trọng và bảo

vệ quyền con người. Các qui định này tạo ra cơ hội chung cho tất cả mọi người, với

tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại. Nhưng trên thực tế xã hội nào cũng

có những nhóm yếu thế, nhóm “dễ bị tổn thương”. Do yếu thế, các nhóm này dù

được thừa nhận về sự bình đẳng về quyền như mọi người khác, nhưng không đủ

năng lực thực thi các quyền của mình. Vì thế, nhà nước phải có các biện pháp ưu

tiên bảo vệ. Các biện pháp này không bị coi là phân biệt đối xử, mà thực tế là tạo cơ

hội để những nhóm “dễ bị tổn thương” có thể thực thi đầy đủ các quyền của mình.

Do còn non nớt về thể chất và tinh thần, trẻ em chưa thể tự thực hiện và bảo vệ

được các quyền con người của mình. Mặt khác, các em lại dễ trở thành nạn nhân

trực tiếp và gián tiếp của tệ vi phạm, bỏ mặc và lãng quên các quyền con người: như

cha mẹ có hoàn cảnh đói nghèo, bạo hành gia đình, xung đột, chiến tranh… Nếu rơi

vào hoàn cảnh là trẻ em khuyết tật, trẻ em thuộc các nhóm thiểu số hay là trẻ em

gái… thì trẻ em còn có nguy cơ bị tổn thương “kép”.

Trẻ em là tương lai của nhân loại, nên bảo vệ quyền trẻ em thực chất là bảo

vệ quyền con người ở giai đoạn sớm nhất. Khi chúng ta bảo vệ quyền trẻ em có

nghĩa là chúng ta đã bảo vệ quyền con người ở giai đoạn quan trọng nhất của cuộc

đời một con người.

Như vậy, quyền trẻ em chính là các quyền con người của trẻ em, tức là

quyền của một nhóm xã hội “dễ bị tổn thương” và bao gồm các quyền như: quyền

về dân sự, chính trị bao gồm các quyền có họ tên, quốc tịch, quyền tự do phát biểu ý

Page 44: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

38

kiến, đề đạt nguyện vọng, giao tiếp bạn bè, được bảo vệ không bị ngược đãi, đối xử

tàn ác…; quyền về kinh tế xã hội và văn hóa bao gồm các quyền được hưởng an

toàn về xã hội, có mức sống đủ phát triển, quyền được chăm sóc sức khỏe, được bảo

vệ khỏi sự bóc lột trong lao động, quyền được làm con nuôi, quyền được học tập,

quyền thông tin, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ…. Có thể khẳng định

rằng, quyền trẻ em nằm trong hệ thống quyền con người, nhưng quyền trẻ em có

những nét đặc thù so với quyền con người nói chung ở chỗ do trẻ em chưa phát

triển đầy đủ về tâm lý, thể chất và xã hội nên trẻ em được trao cho một số quyền và

chưa được thực hiện một số quyền, chẳng hạn quyền sống của trẻ em được bảo vệ

bằng một qui chế đặc biệt (trẻ em phạm tội, bất luận trong trường hợp nào cũng

không bị áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân; trẻ em không bị buộc lao động

sớm); để phát triển, mọi trẻ em đều được tạo điều kiện đến trường, trẻ em bậc tiểu

học được học tập miễn phí; nhà nước và xã hội có nghĩa vụ ưu tiên, chăm sóc, bảo

vệ và giáo dục trẻ em; trẻ em cũng không được thực hiện một số quyền như quyền

kết hôn, quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quyền tham gia chính quyền… Với tính

cách là nhóm xã hội đặc biệt, trẻ em có những quyền mang tính đặc thù của mình

song các quyền của trẻ em vẫn là một bộ phận hợp thành quyền con người, các

quyền của trẻ em liên quan đến ba phương diện cơ bản-quyền được bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục.

a) Phân loại quyền trẻ em theo công ước quốc tế về quyền trẻ em

CRC năm 1989 là cơ sở cho các quốc gia thành viên luật hóa các quy phạm

pháp luật trong nước nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ thế hệ tương lai của đất

nước. CRC đã đứng từ vị thế đặc biệt của trẻ em, đã chú trọng đến các nhu cầu và

quyền đặc trưng của trẻ em, vị thế công ước đã bao quát được tất cả các khía cạnh

của quyền trẻ em, bao gồm: Quyền sống còn (điều 6); quyền được có họ tên và có

quốc tịch (điều 7); quyền được giữ gìn bản sắc (điều 8); quyền không bị cách ly

khỏi cha mẹ (điều 9); quyền được tự do phát biểu, tự do bày tỏ ý kiến (điều 12 và

13), quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (điều 14); quyền được tự do kết

giao và hội họp hòa bình (điều 15); quyền được tiếp cận thông tin (điều 17); quyền

được bảo vệ và chăm sóc (điều 18); quyền được chăm sóc sức khỏe (điều 24);

quyền được học hành (điều 28); quyền được giải trí (điều 31); quyền được bảo vệ

chống lại sự lạm dụng tình dục (điều 34)… Trên cơ sở của các quyền trên, có thể

gộp lại thành các nhóm quyền cơ bản của trẻ em là: Quyền được sống còn; quyền

được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia và một số biện pháp bảo

vệ dành cho trẻ em có HCĐB.

Page 45: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

39

Là công ước nhân quyền ra đời sau, CRC kế thừa những mặt tích cực và

khắc phục những mặt còn hạn chế của các công ước nhân quyền đã có. Công ước đề

cập vừa toàn diện vừa cụ thể về hàng loạt các quyền con người của trẻ em, đặc biệt

là quyền của trẻ em khuyết tật, trẻ em tị nạn, trẻ em thuộc các nhóm thiểu số… cùng

với việc đề cập các vấn đề chung, công ước đi sâu vào các vấn đề khai sinh, quốc

tịch, vấn đề giáo dục, con nuôi, tư pháp trẻ em… Điều này thấy, nét đặc thù của

CRC là vừa ghi nhận, vừa chỉ ra các biện pháp mà các quốc gia thành viên có nghĩa

vụ thực thi các cam kết.

b) Phân loại quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam

Hiến pháp hiện hành khẳng định về quyền trẻ em bao gồm: quyền được học tập;

chăm sóc và bảo vệ về mặt sức khỏe, thể chất,… nhà nước có chính sách học bổng, học

phí đối với trẻ em năng khiếu, trẻ em khuyết tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Nghĩa vụ

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là của gia đình, nhà nước và xã hội.

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 đã nói rõ quyền cơ bản

và bổn phận của trẻ em. Trong đó có quyền cơ bản, đặc trưng nhất đối với trẻ em và

được cụ thể hóa từ điều 10 đến điều 20 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em năm 2004 bao gồm các quyền như sau: Quyền được khai sinh và có quốc tịch;

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền sống chung với cha mẹ; Quyền được tôn

trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; Quyền được chăm sóc

sức khỏe; Quyền được học tập; Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ

thuật, thể dục, thể thao, du lịch; Quyền được phát triển năng khiếu; Quyền có tài

sản; Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

Bộ luật Dân sự năm 2005 có những quy định riêng nhằm xác định địa vị pháp lý

của trẻ em trong lĩnh vực dân sự, gồm quyền, nghĩa vụ và những bảo đảm pháp lý. Bảo

vệ quyền trẻ em được thể hiện ở các quy định về năng lực chủ thể dân sự của người

chưa thành niên, về giám hộ đối với người chưa thành niên, về trách nhiệm bồi thường

thiệt hại của người chưa thành niên và do người chưa thành niên gây ra và còn được thể

hiện rõ nét trong chế định về thừa kế.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những quy định trẻ em như là một

thành viên đặc biệt của gia đình, cần có sự bảo hộ pháp lý đặc biệt. Bảo vệ quyền trẻ

em được thể hiện trong các quy định về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình như cha mẹ với các con, anh chị em với nhau, ông bà với các cháu về quyền

được khai sinh, quyền được xác định cha mẹ, quyền được cha mẹ yêu thương, trông

nom, dạy dỗ, quyền tài sản, quyền được cấp dưỡng, quyền được cha mẹ thay mặt, bồi

thường thiệt hại cho người khác.

Page 46: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

40

Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 xác định trẻ em với tư cách là một cá

nhân, nên quyền có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất

của trẻ em. Quốc tịch là căn cứ để trẻ em được hưởng sự bảo hộ pháp lý của Nhà

nước, là một trong những điều kiện cơ bản để xác định tình trạng nhân thân của một

con người từ khi sinh ra cho đến khi chết. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ

Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt

Nam. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc

mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công

dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em khi sinh ra có

cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc

tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký

khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ

không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch

Việt Nam. Điều 17 của luật cũng quy định, trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà

khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt

Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có

mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không

rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên

lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Việt Nam quy định phù hợp

với những quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em và được cụ thể hóa trong

điều kiện hoàn cảnh quốc gia, văn hóa đặc trưng của Việt Nam.

2.3. Pháp luật quốc gia về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2.3.1. Khái niệm pháp luật quốc gia về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Pháp luật quốc gia về quyền trẻ em có HCĐB là tổng thể những qui định, qui

tắc do nhà nước ban hành trên cơ sở khách quan của đời sống xã hội, được bảo đảm

thực hiện bằng các biện pháp của nhà nước và xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ

xã hội liên quan đến trẻ em có HCĐB.

Xét một cách phổ quát nhất, pháp luật quốc gia về quyền trẻ em có HCĐB là

một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật nói chung nên nó cũng có những

đặc trưng chung như các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật khác, đồng thời pháp luật

quốc gia về quyền trẻ em có HCĐB ở mỗi một nước lại có những đặc thù riêng phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, lịch sử, vị trí địa lý... của

đất nước đó, đặc thù riêng đó được xuất phát từ chính bản thân đối tượng này và

những yếu tố xã hội khách quan tác động đến.

Page 47: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

41

Bên cạnh khái niệm pháp luật quốc gia về quyền trẻ em có HCĐB, một khái

niệm cần làm rõ thêm đó là địa vị pháp lý của trẻ em có HCĐB. Địa vị pháp lý của

trẻ em có HCĐB là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ-bổn phận pháp lý của các em

cùng với những bảo đảm pháp lý thực hiện. Địa vị pháp lý của trẻ em có HCĐB thể

hiện bản chất nhà nước và xã hội cùng với những điều kiện kinh tế, văn hóa, đạo

đức xã hội và của nhân loại. Trong từng lĩnh vực pháp luật, địa vị pháp lý của trẻ

em có HCĐB lại có những biểu hiện đặc thù. Chẳng hạn, trong lĩnh vực pháp luật

Hôn nhân và Gia đình, địa vị pháp lý của trẻ em có HCĐB được thể hiện ở các

quyền và nghĩa vụ-bổn phận của các em với tư cách là thành viên trong đại gia đình.

Trong lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự-trẻ em có HCĐB với tư cách là bị can, bị

cáo có những quyền tố tụng để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình.

2.3.2. Một số đặc thù cơ bản của pháp luật quốc gia về quyền trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt

Xét về cấu trúc, pháp luật quốc gia về quyền trẻ em có HCĐB có phạm vi rất

rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác nhau.

Mỗi ngành luật có những đặc thù riêng về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

có HCĐB. Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ về trẻ em có HCĐB trên những

vấn đề mang tính nguyên tắc áp dụng như là cơ sở cho tất cả các ngành luật khác.

Mọi quy định pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB đều không được trái với hiến

pháp. Mỗi ngành luật điều chỉnh về quyền trẻ em có HCĐB với các nét đặc thù

riêng nhưng tập hợp lại đã tạo ra một hệ thống pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB

thống nhất như trong pháp luật Việt Nam.

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định địa vị pháp lý bổn phận

của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước và các tổ chức xã hội

thực hiện quyền của trẻ em, nghiêm cấm làm tổn hại đến thân thể, tinh thần, trí tuệ

của trẻ (Điều 5, 7, 21); Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước trong việc chủ trì

phối hợp, điều phối các hoạt động và chương trình dành cho trẻ em của Chính phủ

và giám sát những tiến bộ trong quá trình thực hiện Công ước (Điều 8 khoản 2);

Xác định các quyền cụ thể của trẻ em trên mọi lĩnh vực và những việc TE không

được làm, gắn rất chặt với những nguyên tắc và điều khoản của Công ước (Điều 11

đến 20); Quy định về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

(Điều 40 đến 58).

Ngành luật hình sự, điều chỉnh quyền trẻ em có HCĐB trên hai phương diện:

khi trẻ em có HCĐB cùng với các quyền của các em là các đối tượng bị xâm hại, và

cả khi các em có hành vi phạm tội.

Page 48: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

42

Luật tố tụng hình sự, điều chỉnh các quan hệ xã hội về trẻ em có HCĐB theo

cách riêng của mình. Đó là việc quy định cho các em những quyền tố tụng để họ có

thể tự bảo vệ quyền lợi của mình hoặc họ có quyền được người khác bảo vệ khi

tham gia các hoạt động tố tụng, đồng thời quy định những điều khoản nhằm bảo

đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được khách quan, toàn diện và

đúng pháp luật, không để xảy ra, hạn chế việc xử lý oan sai.

Luật hôn nhân và gia đình, nơi trẻ em có HCĐB là thành viên của gia đình

lại có cách điều chỉnh đặc thù được thể hiện ở địa vị pháp lý-các quyền và nghĩa vụ-

bổn phận của các em cùng với các quyền và nghĩa vụ-bổn phận pháp luật-đạo đức

của các thành viên khác trong đại gia đình... cũng như qui định việc xác định cha

mẹ cho con, nuôi con nuôi, chế độ đỡ đầu trẻ em...

Quy định những điều cấm và thông qua đó để bảo vệ lao động trẻ em, qui

định độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng lao động-đó là nét đặc trưng của Luật lao

động. Ngoài ra, luật lao động dành hẳn một chương để qui định về người chưa

thành niên trong đó có quyết định về việc tuyển chọn, sử dụng lao động là người

chưa thành niên.

Bên cạnh đó là việc qui định bảo vệ trẻ em có HCĐB thông qua một hệ

thống các biện pháp xử phạt những hành vi xâm phạm quyền trẻ em và những

biện pháp xử lý trẻ em vi phạm pháp luật trên nguyên tắc nhân đạo, lấy giáo dục

làm chính... đó là đặc thù của Luật hành chính cũng như Luật hình sự.

Luật Dân sự, xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của

trẻ em trong đó có trẻ em có HCĐB để giúp trẻ em thực hiện các giao dịch dân

sự; xác định trách nhiệm dân sự của cha mẹ, người giám hộ trong trường hợp trẻ

em gây thiệt hại về tài sản; xác định các quyền về tài sản và quyền nhân thân gắn

với tài sản của trẻ em (quyền sở hữu, thừa kế…). Xác định các quyền về nhân

thân phi tài sản của trẻ em (quyền với họ tên, xác định dân tộc, quyền với danh

dự, nhân phẩm…)

Luật Người khuyết tật, quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo

vệ và tạo điều kiện cho những người khuyết tật (trong đó có trẻ em) thực hiện

các quyền chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội trên cơ sở bình đẳng với tất cả các

thành viên trong xã hội. Quy định về các quyền của người khuyết tật trên tất cả

các lĩnh vực. Quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội

trong việc chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật .

Page 49: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

43

Luật Phòng chống HIV/AIDS, qui định quyền của trẻ em nhiễm HIV/AIDS

không bị phân biệt đối xử. Qui định quyền được học tập của trẻ em nhiễm

HIV/AIDS...

Luật Giáo dục, qui định về quyền học tập của trẻ em trong đó có trẻ em có

HCĐB và trách nhiệm của các chủ thể khác nhau trong việc bảo đảm quyền học

tập của các em. Qui định chế tài đối với hành vi cản trở việc học tập của các em

(Điều 10, Nghị định 71/2011)

Bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB thường gắn với việc bảo vệ quyền người phụ

nữ và các quan hệ gia đình [79, tr.45]. Trẻ em trong đó có trẻ em có HCĐB là chủ

thể của sự điều chỉnh pháp luật từ rất sớm. Có thể chỉ ra những biểu hiện cơ bản

như: theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em do còn non nớt về thể chất và

trí tuệ và vì thế cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt kể cả sự bảo vệ thích hợp về

mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời. Hiến pháp đã gắn nhu cầu chăm sóc trẻ

em bên cạnh nhu cầu chăm sóc người mẹ, Điều 58 quy định:“Nhà nước, xã hội và

gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế

hoạch hóa gia đình”. Bên cạnh đó, Điều 36 Hiến pháp còn quy định: “Nhà nước bảo

hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”.

Xuất phát từ thực tế xã hội hiện nay, sự điều chỉnh pháp luật về quyền trẻ

em có HCĐB ngày càng mang tính toàn diện, cụ thể phù hợp với các loại đối

tượng trẻ em. Trong nhóm trẻ em có HCĐB, sự điều chỉnh pháp luật đã cụ thể

hóa theo 10 loại đối tượng chính như: trẻ mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em

khuyết tật; trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng tình dục; trẻ em lao động làm

thuê; trẻ em nghiện ma túy vv...

Tiếp đến là sự tác động to lớn của các yếu tố phong tục, tập quán, đạo đức,

truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng đến pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB ở

nước ta [59, tr.8]. Điều này được thể hiện trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ

của trẻ em đối với các thành viên gia đình và ngược lại. Pháp luật bao giờ cũng giành

một sự lưu ý đặc biệt đến mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán trong việc giải

quyết các quan hệ hôn nhân-gia đình như trong việc đặt tên, họ cho đứa trẻ, trong

việc giải quyết các quan hệ tài sản, thừa kế, quan hệ nhân thân… Đồng thời, một yếu

tố nữa rất quan trọng tác động đến đó là các quy định pháp luật về phụ nữ và việc

thực hiện chúng luôn chịu sự quy định, tác động của các yếu tố như: vị trí, vai trò gia

đình trong xã hội, những quan niệm, tư tưởng chính thống và bất thành văn đối với

con cái-con trai con gái; những cách ứng xử truyền thống, các giá trị đạo đức truyền

thống, các chính sách của nhà nước...

Page 50: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

44

Một đặc trưng nổi bật nữa liên quan mật thiết giữa pháp luật về quyền trẻ em

có HCĐB với đạo đức. Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

không chỉ có trong lĩnh vực quan hệ trẻ em, hôn nhân gia đình, mà còn có ở tất cả các

lĩnh vực điều chỉnh khác của pháp luật. Nhưng ở các lĩnh vực pháp luật về quyền trẻ

em có HCĐB, nhất là trong quan hệ hôn nhân gia đình, mối quan hệ này được thể hiện

sâu sắc và bao quát hơn, bởi ở đó có yếu tố tình cảm là sợi dây gắn kết các thành

viên gia đình. Các quyền, bổn phận-nghĩa vụ của trẻ em và giữa các thành viên khác

trong gia đình trước hết là những quyền và bổn phận đạo đức. Pháp luật đã thể chế hóa

và qua đó mà củng cố các quyền và bổn phận đạo đức đó. Các quy định của Luật hôn

nhân và gia đình đã thể hiện tương đối toàn diện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha

mẹ và các con đối với nhau nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống

tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Trong việc hình thành nhân cách của trẻ em có vai trò

đặc biệt quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật với những

hình thức thích hợp.

2.4. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2.4.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt

Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB luôn được

cộng đồng quốc tế quan tâm và đặc biệt chú trọng, do vậy, những vấn đề liên quan

đến trẻ em và trẻ em có HCĐB cần phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc,

trong một khuôn khổ và giới hạn nhất định chứ không phải thực hiện dựa trên ý chí

chủ quan hoặc một cách tùy tiện, nguyên tắc trong việc bảo đảm các quyền của trẻ

em và trẻ em có HCĐB là những tư tưởng chỉ đạo mang tính định hướng về các vấn

đề liên quan đến các em.

Từ năm 1924 Hội Quốc liên đã thông qua bản Tuyên ngôn về quyền trẻ em,

bản Tuyên ngôn đã xác định 5 điểm cơ bản:

- Trẻ em phải được tạo điều kiện cần thiết để phát triển bình thường về thể

chất và tinh thần.

- Trẻ em đói phải được ăn, ốm đau phải được chăm sóc, chậm tiến phải được

giúp đỡ, phạm pháp phải được sửa chữa, mồ côi hay bị bỏ rơi phải được cưu mang.

- Trẻ em trong hoạn nạn phải được giúp đỡ đầu tiên.

- Trẻ em phải được giáo dục và bảo vệ để khỏi bị bóc lột dưới bất cứ hình

thức nào.

- Trẻ em phải được nuôi dạy với ý thức là đem những tài năng của mình

phục vụ loài người.

Page 51: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

45

Năm 1959, bản Tuyên ngôn thứ hai về Quyền trẻ em được Liên Hợp quốc

thông qua và tiếp tục khẳng định 5 quan điểm trên, năm 1989 Công ước về quyền

trẻ em được thông qua, công ước xác lập các nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em

xuyên suốt các điều khoản, bao gồm:

- Nguyên tắc được sống và phát triển, đây là nguyên tắc đầu tiên chỉ ra rằng

trẻ em trong đó có cả trẻ em có HCĐB luôn có quyền cố hữu được sống và gia

đình, cộng đồng và xã hội phải tạo điều kiện tốt nhất có thể để các em có được sự

chăm sóc, giáo dục giúp cho các em phát triển về thể chất, tinh thần và xã hội.

Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 3, điều 3 CRC năm 1989 “Quốc gia thành

viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm

sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải theo đúng những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có

thẩm quyền qui định…”. Như vậy, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em không phải của riêng ai mà của mọi người, mọi gia đình, toàn xã hội và mỗi

quốc gia trên thế giới này.

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử, đây là nguyên tắc bảo đảm rằng mọi trẻ

em đều được đối xử một cách bình đẳng không phân biệt về hoàn cảnh gia đình,

giới tính, dân tộc, vùng miền, màu da, tôn giáo, quốc tịch, khuyết tật … Nhà nước,

cộng đồng và gia đình phải bảo đảm cho mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận với y tế,

giáo dục và các dịch vụ xã hội nhằm phát huy đầy đủ tiềm năng của bản thân trẻ;

- Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, là nguyên tắc định hướng cho các

hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB. Nguyên tắc này giúp

cho những người làm việc với trẻ em giữ được định hướng rằng trẻ em và trẻ em có

HCĐB chính là chủ thể quan trọng nhất trong mọi hoạt động và lợi ích của các em

phải là mối quan tâm hàng đầu của các hoạt động đó;

- Nguyên tắc về sự tham gia của trẻ em và trẻ em có HCĐB, là nguyên tắc

nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về

những vấn đề liên quan đến bản thân. Được tạo mọi cơ hội để học hỏi, học tập lẫn

nhau trong việc hình thành những ý kiến, quyết định hay lựa chọn đối với những

việc liên quan tới bản thân [82, tr.45].

- Nguyên tắc trẻ em có HCĐB đều được giúp đỡ để hòa nhập với gia đình,

cộng đồng. CRC năm 1989, không chỉ qui định việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em mà còn qui định về từng loại trẻ như trẻ em tị nạn (Điều 22), trẻ em tàn tật

(Điều 23), trẻ em bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang (Điều 38), trẻ em bị bỏ mặc,

bị bóc lột hay lạm dụng (Điều 39) đồng thời xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ

những nguy cơ đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều trẻ em như bị lạm

Page 52: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

46

dụng tình dục, bóc lột sức lao động, ảnh hưởng của chất ma túy và bị bắt buộc phải

tham gia vào các cuộc vũ trang, bị bắt cóc sử dụng vào mục đích tư lợi của bọn

người xấu… đây chính là nguyên tắc thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng

quốc tế đối với những trẻ em có HCĐB cần sự giúp đỡ.

Các nguyên tắc của công ước là những quy định bắt buộc phải tuân thủ

khi thực hiện bất cứ quyền nào của trẻ em và các nguyên tắc này đều phải được

bảo đảm khi thực hiện quyền trẻ em. Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ

với nhau, nguyên tắc này sẽ làm tiền đề hay cơ sở cho nguyên tắc kia. Nội dung

của các nguyên tắc trên đều được thể hiện trong các qui định cụ thể và khá

thống nhất.

2.4.2. Qui định về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Công ước của

Liên Hợp quốc về quyền trẻ em

Với kiến nghị ban đầu của một quốc gia là Ba Lan, Liên Hợp quốc đã chấp

nhận việc soạn thảo một công ước quốc tế riêng về quyền trẻ em nhằm bảo vệ và

thúc đẩy một cách có hiệu quả đời sống của trẻ em trên thế giới. Công ước được

soạn thảo bởi một nhóm công tác, đứng đầu là luật sư Adam Lopatka người Ba Lan,

bao gồm đại diện của 43 nước thành viên Ủy ban Quyền con người và đại diện của

nhiều cơ quan, tổ chức chuyên môn khác của Liên Hợp quốc. Ngoài ra, còn có sự

tham gia tích cực của khoảng 50 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Sau 10 năm

làm việc (1979-1989) với nhiều lần chỉnh sửa, lấy ý kiến đóng góp của các chính

phủ, các tổ chức quốc tế, dự thảo CRC đã hoàn thành và được Đại hội đồng Liên

Hợp quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989. Như vậy có thể thấy, ý chí của

các quốc gia về Quyền trẻ em đã được đưa vào nội dung của Công ước, góp phần to

lớn vào việc xây dựng pháp luật quốc tế về quyền trẻ em.

CRC năm 1989 là một văn kiện trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền

con người, đề cập riêng đến quyền con người của trẻ em. Công ước tạo ra một

bước ngoặt trong việc bảo đảm các quyền trẻ em. Ngoài lời nói đầu, Công ước

gồm 3 phần với 54 điều khoản. Công ước đưa ra tập hợp các nguyên tắc, các

quyền trẻ em và các bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu

quả, được phát triển toàn diện. Công ước đã bao quát được tất cả các khía cạnh

quyền trẻ em. Tuy nhiên, Công ước nhấn mạnh, do đặc điểm của trẻ em về lứa

tuổi, về nhu cầu nên cần phải được chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ đặc biệt. Tính nhân

văn sâu sắc của Công ước còn được thể hiện ở chỗ, Công ước không chỉ đề cập

đến quyền của trẻ em nói chung mà còn đề cập đến quyền của nhóm trẻ em có

Page 53: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

47

HCĐB như trẻ em khuyết tật, trẻ em mất môi trường gia đình, trẻ em mại dâm, trẻ

em làm trái pháp luật, trẻ em bị bóc lột…

Công ước tiếp cận quyền trẻ em từ những đặc thù trong sự phát triển về thể

chất và tinh thần của trẻ em. Không giống như một số điều ước quốc tế về quyền

con người khác, Công ước không chia tách các quyền trẻ em theo các khía cạnh dân

sự, chính trị, kinh tế, văn hóa mà gắn kết các khía cạnh này với nhau, hướng vào

bốn lĩnh vực đó là: bảo đảm sự sống còn của trẻ em; bảo vệ trẻ em trước những

hoàn cảnh, yếu tố bất lợi hoặc có thể bị xâm hại; bảo đảm cho trẻ em có thể phát

triển một cách toàn diện về mọi mặt và bảo đảm cho trẻ em có thể biểu đạt ý kiến,

quan điểm về những vấn đề liên quan đến trẻ em.

Để quyền trẻ em được thực hiện có hiệu quả, một cơ chế pháp lý quốc tế

nhằm theo dõi, giám sát quá trình thực hiện quyền trẻ em của các quốc gia đã

được thành lập theo Điều 43 Công ước, đó là Ủy ban về Quyền trẻ em, Ủy ban này

có chức năng theo dõi sự tiến bộ của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện

Công ước. Ủy ban có ba nhiệm vụ chính: Xem xét các báo cáo định kỳ do các

quốc gia thành viên đệ trình lên về việc thực hiện Công ước; Đưa ra những

khuyến nghị với các quốc gia thành viên trong việc thực hiện Công ước; Chuyển

tới Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc, các cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan có

thẩm quyền khác của Liên Hợp quốc những đề nghị trợ giúp của các quốc gia

thành viên nhằm thực hiện Công ước cùng những nhận xét, khuyến nghị của uỷ

thànhề những đề nghị đó

2.5. Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

hiện nay

2.5.1. Các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2.5.1.1. Bảo đảm bằng pháp lý về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em có HCĐB chính là nói đến hệ thống pháp

luật về trẻ em có HCĐB đầy đủ, hoàn thiện là cơ sở để nhà nước, tổ chức, các cơ

quan nhà nước và công dân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với trẻ em

có HCĐB [68, tr.36]. Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em có HCĐB phải là một tập

hợp các qui định, các cơ chế và biện pháp pháp lý để ghi nhận và thực hiện các

quyền trẻ em có HCĐB trên thực tế.

Hệ thống văn bản pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB và nghĩa vụ, trách

nhiệm của các chủ thể có liên quan, trong đó qui định về tổ chức, hoạt động của bộ

máy nhà nước; qui định về quyền, bổn phận của trẻ em có HCĐB; qui định về trách

Page 54: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

48

nhiệm của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước; các điều ước quốc tế có liên

quan tới quyền trẻ em có HCĐB mà nhà nước đã ký kết hoặc tham gia.

Cơ chế tổ chức thực thi các qui định pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB, đó

là cơ chế hoạt động đồng bộ giữa tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,

nhà trường, gia đình.

Cơ chế giám sát việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt trong thực tế, sự giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân với việc

thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB

Cơ chế phát hiện, xử lý các vi phạm quyền trẻ em có HCĐB, hoạt động kiểm

tra, phát hiện và xử lý đúng, nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền

trẻ em có HCĐB là những biện pháp quan trọng, góp phần phòng, chống, hạn chế

các vi phạm pháp luật đồng thời làm củng cố và tăng cường lòng tin của cá nhân,

công dân, gia đình và xã hội vào nhà nước và pháp luật, góp phần giữ vững trật tự

kỷ cương của đất nước.

Cuối cùng là thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật

nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, gia đình,

nhà trường và cộng đồng đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em có HCĐB.

Là quốc gia có truyền thống yêu thương con người và luôn đấu tranh tích cực

cho việc thực hiện các quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng ở từng

quốc gia và ở phạm vi toàn thế giới, Việt Nam nhận thức sâu sắc giá trị nhân văn to

lớn của CRC. Chính vì vậy mà Việt Nam đã tích cực hưởng ứng trong việc soạn

thảo, ký kết và phê chuẩn Công ước. Trong quá trình soạn thảo Công ước, các quy

định pháp luật tiến bộ của Việt Nam về quyền trẻ em được quy định trong Hiến

pháp cũng như trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và đã được chính

phủ, các cơ quan nhà nước và đặc biệt là Ủy ban năm quốc tế thiếu nhi Việt Nam

chuyển tải đóng góp cho Liên Hợp quốc.

Với tư cách là một nước thành viên thực hiện cam kết của mình, Việt Nam

đã nhanh chóng triển khai hàng loạt hoạt động cụ thể, phong phú và sinh động để

Công ước đi vào đời sống xã hội của đất nước như: Tuyên truyền phổ biến Công

ước trong nhân dân một cách rộng rãi thông qua các tài liệu, sách báo, phương tiện

thông tin đại chúng; xây dựng chương trình hành động để thực hiện Công ước như

Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991-2000, Chiến lược phát

triển giáo dục 2001-2010, Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người

giai đoạn 2003-2015; lồng ghép những nội dung cần thực hiện của Công ước vào

các chương trình, chính sách xã hội của nhà nước. Điều quan trọng nhất là Nhà

Page 55: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

49

nước Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ để thực

hiện Công ước, làm cho nội dung cụ thể của nó có vị trí xứng đáng trên đất nước

ta, để quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB được thực hiện. Ngay sau khi Việt Nam

phê chuẩn Công ước (ngày 20 tháng 2 năm 1990) Nhà nước đã ban hành, sửa đổi

nhiều đạo luật để đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em ở Việt Nam. Cụ thể là:

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004; Luật phổ cập giáo dục tiểu

học năm 1991; Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Bộ luật

Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006 và 2007, 2010..) và

các văn bản dưới luật khác.

Bên cạnh quyền trẻ em có HCĐB, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em còn nói đến bổn phận của trẻ em. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em

quy định về quyền gắn với bổn phận trẻ em có HCĐB là sự phát triển độc đáo

giá trị văn hóa Việt Nam trong việc thực hiện Công ước. Các quyền và bổn phận

này được hình thành trên cơ sở của mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân,

trong đó Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em

có HCĐB, và ngược lại trẻ em có HCĐB có quyền được thụ hưởng các quyền do

Nhà nước trao cho, đồng thời phải thực hiện các bổn phận của mình theo quy

định của pháp luật.

Để thực hiện các quyền trẻ em một cách hiệu quả, theo tinh thần của Công

ước, pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và

xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB. Gia đình có

nghĩa vụ trước tiên trong việc thực hiện các quyền này của trẻ em vì trẻ em được

sinh ra và được nuôi dạy trong môi trường gia đình. Do vậy, các thành viên trong

gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và

trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa,

giáo dục các em biết quan tâm, chăm sóc cuộc sống của những người khác trong

gia đình và cộng đồng.

Song song đó, nhà nước và xã hội có nhiệm vụ làm tất cả những gì có thể để

đảm bảo sự tôn trọng của trẻ em. Việt Nam đã xây dựng một bộ máy các cơ quan

nhà nước để đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em. Quốc hội với tư cách là cơ quan

lập pháp ban hành luật nhằm xây dựng một khung pháp lý, khởi động cho cơ chế

thực hiện quyền trẻ em, đồng thời giám sát toàn bộ quá trình thực hiện chủ trương,

chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ em. Chính phủ và các bộ ngành có trách

nhiệm thực thi các quy định của pháp luật về quyền trẻ em cũng như các chính sách

liên quan đến quyền trẻ em. Trước đây, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là cơ

Page 56: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

50

quan ngang Bộ của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân số, gia

đình và trẻ em. Ủy ban có nhiệm vụ trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các

văn bản quy phạm pháp luật khác, các chiến lược, các chương trình về dân số, gia

đình và trẻ em tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật và các chương trình thuộc lĩnh

vực chuyên môn của Ủy ban, thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và

xử lý vi phạm pháp luật về dân số, gia đình và trẻ em. Bên cạnh đó, còn có Quỹ bảo

trợ trẻ em Việt Nam, đây là một cơ quan trực thuộc ủy ban dân số, gia đình và trẻ

em được thành lập với mục đích đẩy mạnh xã hội hóa về vấn đề bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em. Quỹ đã góp phần tích cực vào việc thực hiện quyền trẻ em ở

Việt Nam đặc biệt hướng đến các trẻ em có HCĐB, trẻ em vùng sâu vùng xa. Các

cơ quan Tư pháp có trách nhiệm bảo vệ khi trẻ em vi phạm pháp luật và xử lý các

hành vi xâm hại đến quyền trẻ em.

Hiện nay, do tinh giản bộ máy nhà nước, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

Việt Nam không còn tồn tại. Tuy vậy, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em vẫn được

sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ

quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác này.

Ngoài các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ

Chí Minh cũng có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em. Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; tham

gia vào quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật liên quan đến trẻ em; đưa ra các

kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và ngăn ngừa các hành vi xâm hại tới quyền và

lợi ích hợp pháp của trẻ em. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một đoàn thể quần

chúng với chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.

Vì vậy, tham gia thực hiện quyền trẻ em là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

Hội. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt

động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, nhiều tổ chức xã hội khác cũng đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện

quyền trẻ em như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Hội

Bảo trợ trẻ em, Hội người tàn tật, Hội Cựu chiến binh, tổ chức Công đoàn…

Chính quyền địa phương có trách nhiệm triển khai thực hiện quyền trẻ em và

các chương trình dành cho trẻ em. Đặc biệt, chính quyền địa phương phải có trách

nhiệm trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em, trách nhiệm với trẻ em không nơi

nương tựa, đảm bảo các điều kiện cho các trẻ em được vui chơi, giải trí, tham gia

các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao.

Page 57: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

51

Như vậy, về mặt pháp lý cũng như trên thực tế, toàn xã hội Việt Nam cùng tham

gia vào việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em. Không những thế, thực hiện quyền trẻ

em ở Việt Nam còn được sự hỗ trợ rất lớn của cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế

liên chính phủ cũng như phi chính phủ. Sự giúp đỡ không chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về

tài chính, kỹ thuật mà quan trọng hơn là nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, của

người dân và chính trẻ em về quyền trẻ em cũng như giá trị của họ.

Kể từ khi phê chuẩn Công ước, trong hơn 20 năm qua (1990-2015), hàng

chục triệu trẻ em Việt Nam đã được lớn lên, hàng trăm tổ chức xã hội đã được phát

triển cùng với Công ước. Sau Công ước này, hệ thống pháp luật, chính sách của

Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ và chăm sóc trẻ em ngày càng được hoàn thiện, tạo ra

những thay đổi về nhận thức, hành động để giải quyết các vấn đề trẻ em. Từ đó,

chất lượng cuộc sống của trẻ em được cải thiện đáng kể, quan hệ của trẻ em với gia

đình, với Nhà nước và xã hội có chiều hướng tích cực hơn, bắt đầu có cơ chế để

lắng nghe tiếng nói của trẻ em.

Tóm lại, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý về bảo vệ quyền trẻ

em. Về cơ bản, các quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong các văn bản pháp luật

Việt Nam đều phù hợp với các quy định của CRC.

2.5.1.2. Bảo đảm bằng chính trị về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Quyền và bổn phận của trẻ em được bảo đảm bằng thể chế chính trị, bằng

sự ổn định chính trị, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của

Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Trong hoạt động bảo đảm các quyền và bổn

phận của trẻ em có HCĐB nhà nước cần có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức

xã hội, đặc biệt là tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt

trận Tổ quốc bởi tổ chức này có vai trò tập hợp quần chúng nhân dân, sự ổn định

của tổ chức này là sự ổn định trong đời sống chính trị của nhân dân . Cơ chế Đảng

lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là bảo đảm về chính trị trong việc

thực hiện các quyền trẻ em có HCĐB. Việt Nam hiện nay được coi là quốc gia có

sự ổn định về chính trị, do vậy, các quyết sách dành cho trẻ em luôn luôn mang

tính ổn định và phát triển bền vững.

2.5.1.3. Bảo đảm bằng tư tưởng về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Chủ nghĩa Mác, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam, đạo đức và truyền thống dân tộc, con người Việt Nam, sự

thống nhất của chính trị, tư tưởng và đạo đức, sự phát triển về trình độ văn hóa, xã

hội là những bảo đảm về mặt tư tưởng cho việc thực hiện các quyền trẻ em có

HCĐB ở Việt Nam hiện nay, bởi chính những tư tưởng đó là bó đuốc soi đường và

Page 58: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

52

là kim chỉ nam cho mọi hành động của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm

quyền của trẻ em có HCĐB.

2.5.1.4. Bảo đảm bằng kinh tế về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước

ngày càng tạo ra những điều kiện cần thiết để quyền trẻ em được thực hiện. Mục đích

chính sách kinh tế của nhà nước là phát triển dân sinh, dân giàu nước mạnh, đáp ứng

ngày càng tốt hơn các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của nhà nước là đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng và

phát huy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể và cả dân tộc, điều này chính là tiền

đề, là điều kiện bảo đảm kinh tế để công dân đều được bảo vệ các quyền của mình

trong đó có quyền trẻ em có HCĐB.

2.5.1.5. Bảo đảm bằng văn hóa về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc, có tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp,

phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ và hướng tới việc xây

dựng con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, có ý thức cộng đồng, có

tấm lòng nhân ái, lối sống có văn hóa và thiết lập được mối quan hệ hài hòa với gia

đình, cộng đồng và xã hội. Xóa bỏ những văn hóa, hủ tục lạc hậu, lỗi thời như phân

biệt đối xử với trẻ em có HCĐB, kỳ thị xa lánh trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS,

trẻ em bị bỏ rơi, bị xâm hại…

2.5.1.6. Bảo đảm xã hội về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Bảo đảm xã hội là thông các mối quan hệ, sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau

giữa các giai cấp, tầng lớp, nhóm dân cư, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện

nhằm bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB trong thực tiễn, đồng thời góp phần loại trừ

những hành vi vi phạm quyền trẻ em có HCĐB.

2.5.2. Các yếu tố tác động đến việc bảo đảm thực hiện trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt

Trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em chịu sự tác động của nhiều yếu tố

khác nhau, trong đó có thể kể đến ba nhóm yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, yếu tố kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế thị trường dẫn đến một bộ

phận dân cư giàu lên nhanh chóng là cơ sở kinh tế tốt bảo đảm các quyền cơ bản

của trẻ em. Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp dẫn đến

sự phân hóa giàu nghèo và mức sống chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các

vùng miền. Khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới trong những năm gần đây đã tác

động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Điều đó đã có tác động lớn đến mọi mặt

Page 59: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

53

của đời sống xã hội mà trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Tình trạng mua

bán, bắt cóc trẻ em; lạm dụng hoặc bóc lột sức lao động của trẻ em; sử dụng trẻ em

vào hoạt động mại dâm, ma túy… trong những năm gần đây gia tăng đã phần nào

chứng minh điều đó. Đồng thời, Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên khắc

nghiệt, nhiều thiên tai nên trẻ em ở vùng có nhiều thiên tai, đặc biệt là vùng biển

thường dễ có nguy cơ rơi vào tình trạng đặc biệt như: mồ côi, phải lao động sớm, bị

lạm dụng, bị mua bán… Bên cạnh đó, nhận thức về quyền trẻ em và ý thức chấp

hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của một bộ phận cha mẹ,

giáo viên, công dân và cán bộ làm công tác về trẻ em chưa tốt. Sự thay đổi quan

niệm về đạo đức, sự buông thả của một bộ phận dân cư về lối sống vị kỷ đã làm tha

hóa các mối quan hệ gia đình và xã hội. Các vấn đề đó có thể trực tiếp hoặc gián

tiếp xâm phạm quyền trẻ em như: tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị bạo lực, bị thất học,

bị tai nạn thương tích, bị xâm phạm tình dục, bị bóc lột sức lao động, bị bắt cóc, bị

mua bán, bị chiếm đoạt, trẻ em vi phạm pháp luật… kể cả trong gia đình và ngoài

xã hội ngày càng gia tăng. Các vấn đề trên đây còn là yếu tố khiến trẻ em rơi vào

HCĐB hoặc có nguy cơ cao rơi vào HCĐB.

Thứ hai, chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà

nước. Các chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có

tác động rất lớn đến trẻ em có HCĐB và việc thực hiện của các em. Đại hội lần thứ

XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định con người là trung tâm của chiến

lược phát triển. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là mục tiêu trọng tâm của

sự phát triển. Nhà nước ta đã xây dựng và thực hiện “Chương trình hành động quốc

gia vì trẻ em giai đoạn 1991-2000”, “Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em

giai đoạn 2010-2015”, “Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn

2015-2020” cũng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Việt Nam tham gia

ký kết các điều ước quốc tế về quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói

riêng, đặc biệt là Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc năm 1989 và

Hai Nghị định thư bổ sung năm 2000. Hệ thống pháp luật quốc gia như Hiến

pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001 và 2013), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo

dục trẻ em, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật nuôi

con nuôi, Luật quốc tịch, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng chống HIV/AIDS…

đã cụ thể hóa các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, những hành vi đối với

trẻ em bị nghiêm cấm, qui định về nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con, giữa

ông bà và cháu, giữa anh, chị, em với nhau… cũng là cơ sở pháp lý quan trọng

Page 60: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

54

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em và trẻ em có HCĐB, góp phần bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Thứ ba, phong tục tập quán. Sự tác động của phong tục tập quán đến quyền

trẻ em có HCĐB là rất lớn. Những phong tục, tập quán tiến bộ góp phần tích cực

vào việc bảo đảm các quyền cơ bản của các em. Những phong tục, tập quán lạc hậu,

lỗi thời chính là yếu tố ảnh hưởng xấu đến trẻ em có HCĐB và việc bảo đảm các

quyền của trẻ em có HCĐB, chẳng hạn, tập quán du canh, du cư của một bộ phận

dân cư đã dẫn đến tình trạng trẻ em không có nơi sinh sống ổn định, khó khăn trong

việc đi học, chăm sóc sức khỏe cũng như thụ hưởng các thành quả phát triển của xã

hội. Vùng dân cư ven biển hoặc ven sông thường sống trên thuyền, bè nên trẻ em

không được đi học cũng chiếm một tỷ lệ cao. Phong tục lấy vợ, lấy chồng ở tuổi

mười ba, mười sáu (phong tục của thời kỳ phong kiến “nữ thập tam, nam thập lục”)

của các dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyền của trẻ em: cơ hội học

tập bị mất, phải lao động sớm, gánh vác gia đình, các em gái mang thai, nuôi con

nhỏ … ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về thể chất của trẻ em hoặc trẻ em

mắc bệnh thì chữa bệnh bằng việc thờ cúng.

Như vậy, các yếu tố tác động đến quyền trẻ em có HCĐB có thể theo hướng

thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện quyền của các em tùy thuộc vào việc xác

định các yếu tố đó như thế nào cho phù hợp với sự phát triển của trẻ em có HCĐB.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, NCS đã phân tích cơ sở lý luận của quyền trẻ em có HCĐB

ở Việt Nam, bao gồm những vấn đề cơ bản như: khái niệm trẻ em, trẻ em có

HCĐB, phân loại quyền trẻ em, những nguyên tắc, phương thức và yếu tố ảnh

hưởng đến việc bảo đảm các quyền trẻ em có HCĐB trong bối cảnh xây dựng nhà

nước pháp quyền, hội nhập ở Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

án, NCS xác định nhiệm vụ cơ bản của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận của việc

bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay; làm rõ những đặc điểm cơ

bản pháp luật về trẻ em. Đặc biệt là phân tích rõ các yếu tố tác động, cùng các điều

kiện bảo đảm quyền cho trẻ em ở nước ta hiện nay.

Trên cơ sở đề cập kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo đảm quyền cho

trẻ em có HCĐB, NCS đã trình bày những gợi ý tham khảo cho công tác bảo đảm

quyền cho trẻ em có HCĐB ở nước ta, những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong

luận án.

Page 61: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

55

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM

CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Thực trạng tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

hiện nay

Số trẻ em có HCĐB trong phạm vi cả nước tính đến cuối năm 2014 là 1,5 triệu

em chiếm khoảng 1,7% dân số và khoảng 5% dân số trong độ tuổi trẻ em, bao gồm 10

nhóm đối tượng theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Trong số 10 nhóm trẻ

em có HCĐB đó thì sự biến động về số lượng trẻ em ở mỗi nhóm trong mỗi năm là

khác nhau, trong đó, trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em

nghiện ma túy có xu hướng gia tăng còn trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em lang thang, trẻ

em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại có xu hướng giảm [7, tr.12].

Bảng 3.1: Số liệu trẻ em có HCĐB theo từng năm, giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Trẻ em

Đối tượng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số: 1.456.200 1.496.447 1.529.100

1.Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi 143.000 147.000 168.000

2. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, CĐHH 1.200.000 1.200.000 1,376.000

3. Trẻ em lang thang 16.000 12.000 13.000

4. Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS 10.000 12.500 14.000

5. Lao động trẻ em 45.000 37.000 27.000

6. Trẻ em nghiện ma túy 3500 3700 3800

7. Trẻ em bị lạm dụng tình dục 313 445 886

8. Trẻ em bị xâm hại

9. Trẻ em vi phạm pháp luật 9.948 16.446 15.589

Phần lớn trẻ em có HCĐB tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế còn khó

khăn, thiên tai bão lụt hay xảy ra và tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, đối với nhóm trẻ em

nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị bỏ rơi chủ yếu tập trung nhiều ở vùng đô thị hoá. Cụ thể:

Trung hóavà miền núi phía Bắc 21,95%, Đồng bằng sông Hồng 12,63%, Đồng bằng

Page 62: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

56

sông Cửu Long 20,74%, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng thấp 5,76%. Nếu so sánh

với dân số thì Bắc Trung Bộ có tỷ lệ cao nhất 4,38%, sau đến Trung du và miền núi

phía Bắc 3,86%, Duyên hải miền Trung 3,29% và Tây Nguyên 3,10%. Đông Nam Bộ

vẫn là vùng có tỷ lệ thấp nhất 1,21%.

Bảng 3.2: Số liệu trẻ em có HCĐB theo vùng, giai đoạn 2012-2014

Stt

Vùng

Ty lệ so với tổng số

trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt (%)

Ty lệ so với

dân số khu

vực (%)

Cả nước 100 3,00

1 Trung du và miền núi phía Bắc 21,90 3,68

2 Đồng bằng sông Hồng 12,63 1,70

3 Bắc Trung Bộ 20,59 4,38

4 Duyên Hải miền Trung 12,48 3,29

5 Tây Nguyên 5,90 3,10

6 Đông Nam Bộ 5,76 1,21

7 Đồng bằng sông Cửu Long 20,74 2,74

Điều kiện sống của trẻ em có HCĐB có nhiều khó khăn. Hầu hết các em sống

trong các gia đình nghèo của xã hội, bỏ học sớm để lao động kiếm sống và trình độ học

vấn rất thấp. Sức khỏe của trẻ em có HCĐB nói chung và trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ

em khuyết tật, tàn tật nhìn chung không được tốt, thường xuyên phải chữa trị bệnh tật.

Đối với trẻ em mồ côi do phải lao động sớm, làm việc quá sức nên các em thường hay bị

đau ốm và phải tự chăm sóc là chính. Việc khám chữa bệnh ở bệnh viện của các em là

hiếm hoi vì không có tiền.

Trong những năm tới, theo Quyết định số 1555/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn

2012 - 2020 sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có HCĐB xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em

vào năm 2015 và xuống 5% vào năm 2020; tăng tỷ lệ trẻ em có HCĐB được trợ giúp,

chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển lên 80% vào năm 2015 và lên

85% vào năm 2020; số trẻ em bị bạo lực giảm 20% vào năm 2015 và giảm 40% vào năm

2020; giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống 550/100.000 trẻ em vào năm

2015 và xuống 450/100.000 trẻ em vào năm 2020.

Page 63: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

57

3.2. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB ở

Việt Nam hiện nay

3.2.1. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền được khai sinh và

có quốc tịch của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

3.2.1.1. Thực trạng qui định của pháp luật về quyền được khai sinh và có quốc

tịch của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Công ước quyền trẻ em, trong phần I, điều 7, mục 1 qui định: "Trẻ em phải được

đăng ký khai sinh ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ

tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể có quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ

chăm sóc” [17, tr.20].

Cụ thể hoá qui định của CRC về quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em,

Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật qui

định về đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB. Bộ luật Dân sự năm 2005 qui

định: “cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh” (Điều 29); “cá nhân có quyền có họ, tên.

Họ tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó” (Khoản 1,

Điều 28); “Cá nhân có quyền có quốc tịch” (Điều 45). Trên cơ sở đó, Điều 11 Luật Bảo

vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em qui định “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc

tịch (Khoản 1). Trẻ em chưa xác định được cha mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có

thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo qui định của pháp luật (Khoản 2)”. Luật

Quốc tịch Việt Nam, tại điều 16, 17, 18, 19 đã qui định một số vấn đề cơ bản về Quốc

tịch và đăng ký khai sinh cho trẻ em. Nghị định 83/1998/NĐ-CP, ngày 10-10-1998 của

Chính phủ về đăng ký hộ tịch và Thông tư số 12/1999/TT-BTP, ngày 25-6-1999 hướng

dẫn thi hành một số qui định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP nhằm cụ thể hóa một

số vấn đề đăng ký hộ tịch, trong đó có đăng ký khai sinh cho trẻ em. Tiếp đó, Nghị

định 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch,

Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02-02-2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số

điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, chứng thực và mới đây nhất là

Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp hợp nhất

Nghị định về đăng ký quản lý hộ tịch (“Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP”) qui

định: Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ

tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi

về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán;

quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh.

Đăng ký khai sinh nhằm xác định rõ mỗi cá nhân là một chủ thể riêng biệt

trong xã hội. Trong giấy khai sinh xác định rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới

Page 64: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

58

tính, dân tộc, quốc tịch của người được khai sinh nhằm làm căn cứ pháp lý phân

biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác. Đồng thời, trong phần khai về cha, mẹ của

người được khai sinh còn là cơ sở pháp lý xác định quan hệ cha-con, mẹ-con. Giấy

khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân. Quyền được khai sinh và có quốc

tịch là quyền cơ bản của trẻ em nhưng quyền này được bảo đảm bằng hành vi của

người khác. Để bảo đảm quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em, khoản 2

Điều 23 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “ôỦyban

nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho

trẻ em”. Cụ thể hóa qui định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm

2004, văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp hợp

nhất Nghị định về đăng ký quản lý hộ tịch qui định như sau: Đăng ký khai sinh

trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh (Điều 14). Nếu quá thời hạn nêu trên thì phải

đăng ký khai sinh theo thủ tục quá hạn; Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách

nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì cha, mẹ,

người giám hộ của trẻ em có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền

phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người

được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người

ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng

minh về mối quan hệ nêu trên; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (“UBND cấp

xã”) có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em, vận động cha, mẹ,

người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng hạn (Điều 13).

Như vậy, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch qui định việc đăng ký khai sinh

cho trẻ em thuộc trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ của trẻ em. UBND cấp xã có

trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em và vận động cha, mẹ, người giám hộ

khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Cán bộ Tư pháp hộ tịch là người trực tiếp thực hiện

đăng ký khai sinh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn người đi khai sinh cho trẻ

em hoàn thiện hồ sơ, xác minh, kiểm tra những giấy tờ đã được cung cấp và đăng ký

khai sinh kịp thời.

Trên cơ sở những quy định của pháp luật về quyền được khai sinh và có

quốc tịch của trẻ em nói chung, việc bảo đảm quyền được khai sinh và có quốc

tịch của trẻ em có HCĐB được thể hiện thông qua việc Nhà nước có chính sách

ưu tiên cho những trẻ em thuộc hộ nghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai

sinh (Khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004).

Bên cạnh đó, pháp luật còn qui định quyền khai sinh cho những trẻ em là con

ngoài giá thú và trẻ em bị bỏ rơi.

Page 65: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

59

Con ngoài giá thú là con của người cha và người mẹ không đăng ký kết hôn với

nhau. Việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú vẫn được thực hiện như đối với khai

sinh cho con trong giá thú.

Nhằm thực hiện nguyên tắc “mọi trẻ em sinh ra đều phải được đăng ký khai sinh

đúng hạn”, đồng thời, xuất phát từ quan điểm đối xử bình đẳng về quyền đăng ký khai

sinh không kể con sinh ra trong giá thú hay ngoài giá thú, theo khoản 1 Điều 15 Nghị

định số 158/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 06/2012/NĐ-CP), Văn bản

hợp nhất số 8013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp hợp nhất Nghị định về

đăng ký quản lý hộ tịch quy định: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chỉ phải xuất trình

Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ khi cha mẹ trẻ có đăng ký kết hôn. Trong

trường hợp trẻ em là con ngoài giá thú thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng

nhận kết hôn của cha mẹ, chỉ cần có Giấy chứng sinh là có thể khai sinh cho trẻ theo diện

con ngoài giá thú. Mặt khác, khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, pháp luật

không cho phép cán bộ Tư pháp hộ tịch được gặng hỏi, tìm hiểu về quan hệ hôn nhân

của người mẹ. Đây là vấn đề thuộc về bí mật đời tư của cá nhân. Do đó, khoản 3 Điều 15

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 06/2012/NĐ-CP) quy

định, trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người

cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.

Khi con sinh ra, việc xác định họ cho con có thể xác định theo họ của người cha hoặc họ

của người mẹ theo tập quán hoặc thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với trẻ là con ngoài giá thú,

không xác định được người cha nên họ của trẻ đương nhiên sẽ được xác định theo họ của

người mẹ. Điều 15, Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP còn qui định “Nếu vào thời

điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc

nhận con và đăng ký khai sinh”.

Trẻ bị bỏ rơi bao gồm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ

sinh. Khoản 3, Điều 13, Nghị định 158/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định

06/2012/NĐ-CP) và Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư

pháp hợp nhất Nghị định về đăng ký quản lý hộ tịch có quy định về việc đăng ký khai

sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như sau: Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực

hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở

của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có

trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn,

nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em

đó. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc

điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người

Page 66: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

60

phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại UBND cấp xã, nơi lập biên

bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ; Ủy ban nhân dân cấp

xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình

địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách

nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ

rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ

đẻ thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai

sinh; Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề

nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì

ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc

tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy

khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai

sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán

bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha,

mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con

nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi

chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu;

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và

thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện như trên. Khi đăng ký khai

sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ

không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày

01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh;

quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để

trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".

Ngoài những qui định của pháp luật về quyền được khai sinh và có quốc tịch của

trẻ em, trẻ em có HCĐB và trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo đảm quyền được

khai sinh và có quốc tịch của các em, pháp luật Việt Nam còn qui định các chế tài xử lý

khi có hành vi vi phạm quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em, trẻ em có

HCĐB. Cụ thể, tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân

và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã qui định các biện pháp

xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh như

sau: Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực

hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định; Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến

500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ

Page 67: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

61

quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh; Phạt tiền từ 1.000.000

đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Làm chứng sai sự thật về

việc sinh; Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh; Sử dụng giấy tờ giả để

làm thủ tục đăng ký khai sinh. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với

hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh; Bên cạnh đó, hành vi vi phạm

quy định về đăng ký khai sinh còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy

tờ giả đối với hành vi làm giả giấy tờ và sử dụng giấy tờ giả.

3.2.1.2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật về quyền được khai sinh và có quốc

tịch của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Có thể khẳng định, tình hình đăng ký khai sinh trẻ em nói chung và trẻ em có

HCĐB nói riêng ở Việt Nam có những cải thiện và thành công rất đáng khích lệ (từ xấp

xỉ 70% trẻ em được đăng ký khai sinh trước năm 2010 lên 94,85% vào năm 2014 tính

trên tổng số trẻ em chưa đăng ký khai sinh thuộc diện rà soát, lập danh sách). Sau khi có

Nghị định 83/1998/NĐ-CP, Thông tư số 12/1999/TT- BTP và Đề án 278/TP-HT của Bộ

Tư pháp, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 06/2012/NĐ-

CP), Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP,Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày

24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư

pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh

nghiệp, hợp tác xã qui định các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi

phạm quy định về đăng ký khai sinh và hàng loạt các văn bản pháp luật khác, Việt Nam

đã tích cực triển khai công tác đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB trong

phạm vi cả nước như: Hầu hết các địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển

khai thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB theo đúng qui định của

pháp luật trên cơ sở các văn bản qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành, chẳng hạn,

việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB được các địa phương thống kê

theo mẫu chi tiết.

Bảng 3.3: Mẫu Báo cáo thống kê số liệu đăng ký khai sinh

SỰ KIỆN HỘ TỊCH Tổng số Nam Nữ

Trong đó

Đăng ký

đúng hạn

Đăng ký

quá hạn

Đăng ký

lại

I. SINH

1. Con trong giá thú

2. Con ngoài giá thú

3. Trẻ bị bỏ rơi

Page 68: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

62

Các địa phương đã tiến hành đăng ký khai sinh được số lượng đáng kể cho

trẻ em và trẻ em có HCĐB còn tồn đọng chưa được đăng ký khai sinh trong nhiều

năm. Trên phạm vi quốc gia, tính đến tháng 12/2012, thông qua việc thực hiện các

qui định về đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB, các tỉnh/thành đã tiến

hành rà soát, lập danh sách số trẻ em chưa được đăng ký khai sinh là 1.634.840 em

trong đó có 748.230 trẻ em có HCĐB và tính đến tháng 12/2013 đã thực hiện đăng

ký khai sinh cho 208.314 trẻ em có HCĐB, tháng 12/2014 có 235.675 trẻ em có

HCĐB. Vậy, cho đến thời điểm tháng 12/2014 số trẻ em có HCĐB chưa đăng ký

khai sinh còn lại là 304.241 em.

Bảng 3.4: Trẻ em và trẻ em có HCĐB

chưa được đăng ký khai sinh tháng 12/2012

Phạm vi

Số trẻ chưa

ĐKKS được

rà soát

Trong đó

Số trẻ em chưa được

ĐKKS

Số trẻ em có HCĐB

chưa được ĐKKS

Toàn quốc 1.634.840 em 886.610 em 748.230 em

Nguồn: Báo cáo của Bộ Tư pháp, 10/12/2012 về Tổng kết công tác đăng ký khai sinh

Bảng 3.5: Trẻ em có HCĐB đã được

đăng ký khai sinh từ năm 2013 đến tháng 12/2014

Phạm vi Số trẻ em có HCĐB chưa được

ĐKKS được rà soát

Số trẻ em có HCĐB đã được

ĐKKS

Năm 2013 Năm 2014

Toàn quốc 748.230 em 208.314 em 235.675 em

Nguồn: Báo cáo của Bộ Tư pháp, 8/12/2014 về Tổng kết công tác đăng ký khai sinh

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, gia đình và cộng đồng có chuyển biến

trong nhận thức, sự quan tâm và hành động trong việc thực hiện đăng ký khai sinh

cho trẻ em và trẻ em có HCĐB. Nhất là cán bộ lãnh đạo của một số ngành như: Tư

pháp, Dân số-Gia đình-Trẻ em, Công an, Y tế, Phụ nữ, Giáo dục, Đoàn thanh niên,

Liên đoàn Lao động, Hội Chữ Thập đỏ, Văn hóa-Thông tin v.v... đã tham gia phối

kết hợp với nhau trong việc triển khai đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có

HCĐB, triển khai một số hoạt động truyền thông về đăng ký khai sinh và một số

vấn đề có liên quan đến quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB với nhiều hình thức như

phát thanh, truyền hình, báo chí, v.v... cùng những nội dung cần thiết về đăng ký

khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Page 69: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

63

Đội ngũ cán bộ tư pháp từng bước được nâng cao trình độ chuyên môn, kiến

thức, thông tin về đăng ký khai sinh, kỹ năng lập kế hoạch và kinh nghiệm chỉ đạo

chiến dịch đăng ký khai sinh miễn phí cho trẻ em có HCĐB thông qua các đợt bồi

dưỡng chuyên môn, tập huấn… Qua tập huấn, cán bộ tư pháp nắm được những qui

định về đăng ký khai sinh, một số thông tin mới và các kỹ năng cơ bản về đăng ký

khai sinh và xử lý một số tình huống trong đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em

có HCĐB.

Các bậc làm cha, mẹ và đối tượng tiền hôn nhân, bản thân trẻ em và cộng

đồng đã thấy được sự cần thiết phải đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có

HCĐB, vì vậy, sau khi đứa trẻ được sinh ra, hầu hết cha mẹ hoặc thân nhân của trẻ

đã đăng ký khai sinh cho trẻ theo đúng hạn định.

Các địa phương đã hỗ trợ việc đăng ký khai sinh bản chính, bản sao, đơn xin

đăng ký khai sinh quá hạn đối với vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng nghèo đồng

thời tổ chức chiến dịch đăng ký khai sinh miễn phí cho trẻ em có HCĐB như trẻ em

nghèo, trẻ em bị bỏ rơi…

Các địa phương đã tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá về tình hình

đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB, mặc dù độ tin cậy của thông

tin ở mức độ nhất định, song đây là mặt được mà nhiều năm trước chưa có điều

kiện triển khai.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ về nguồn lực và kỹ

thuật của một số tổ chức quốc tế như Unicef, Plan tại Việt Nam về thực hiện quyền

khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB. Đóng góp vào sự thành công về đăng ký

khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Song song với những kết quả đạt được, việc thực hiện quyền khai sinh và có

quốc tịch của trẻ em và trẻ em có HCĐB còn bộc lộ một số hạn chế chủ yếu sau:

- Thứ nhất, còn một tỷ lệ đáng kể trẻ em và trẻ em có HCĐB chưa được đăng

ký khai sinh. Chẳng hạn, ở xã Bum Tở (tỉnh Lai Châu) còn tồn đọng rất lớn, gần

như “xã trắng” về đăng ký khai sinh (qua tiếp cận gia đình ông Vàng A Bẹ-xã Bum

Tở, huyện Mường Tè, Lai Châu cho thấy: gia đình ông Vàng Sơ Pu có tổng cộng 40

con cháu, chắt, tất cả đều chưa đăng ký khai sinh).

- Thứ hai, còn tỷ lệ lớn trẻ em và trẻ em có HCĐB đăng ký khai sinh quá

hạn, chẳng hạn trong phạm vi cả nước năm 2013 và 2014, tổng số trẻ có

HCĐBđược đăng ký khai sinh là 748.230 em, trong đó đăng ký khai sinh đúng hạn

có 455.367 em, còn lại là đăng ký quá hạn.

Page 70: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

64

- Thứ ba, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB có sự sai

lệch thông tin, thiếu thông tin, chưa đúng qui định của pháp luật như: đăng ký khai

sinh cho các em ghi sai lệch về họ tên, giới tính của trẻ em; đăng ký khai sinh thiếu

ngày, tháng sinh, chỉ ghi năm sinh; đăng ký khai sinh không đúng với tuổi (giảm

tuổi hoặc tăng tuổi) so với tuổi thực tế của trẻ em; đăng ký khai sinh không đúng họ

tên của cha/mẹ; đăng ký khai sinh xã cấp bản sao trước, nhưng chưa có bản đăng ký

khai sinh gốc; 1 trẻ em có 2, thậm chí 3 giấy khai sinh khác nhau; đăng ký khai sinh

chỉ có bản khai sinh gốc, chưa có bản sao; đăng ký khai sinh sau đăng ký hộ khẩu;

đăng ký khai sinh nhưng không vào sổ đăng ký khai sinh gốc; chưa thực hiện khóa

Sổ đăng ký khai sinh khi hết năm; đăng ký khai sinh không vào sổ kép; không nộp

sổ gốc đăng ký khai sinh lưu Sở Tư pháp theo qui định của ngành Tư pháp. Hoặc

đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi sống tại một số cơ sở bảo trợ xã hội, mặc dù

các em được đăng ký khai sinh tại nơi các em ở nhưng khi đủ 14 tuổi việc làm

chứng minh thư nhân dân cho các em lại gặp những khó khăn vì không có sổ hộ

khẩu chứng minh nơi cư trú của các em.

Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện quyền được khai sinh

và có quốc tịch của trẻ em và trẻ em có HCĐB có thể xuất phát từ những điểm sau:

- Một là, cán bộ cơ sở, gia đình, cộng đồng thiếu hiểu biết về trẻ em,

quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB. Qua tiếp cận, khảo sát có nhiều cán bộ cơ sở,

nhiều gia đình và những người có uy tín trong cộng đồng không biết qui định về độ

tuổi trẻ em, không biết các quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB (Ông Lý Cá Chờ cán bộ

y tế bản Ghà Gì, xã Bum Tở, Mường Tè, Lai Châu cho biết: Tôi 34 tuổi rồi, học đến

lớp 3 thôi... đi học y tế bản 9 tháng. Gia đình có 4 con, chưa đứa nào làm giấy khai

sinh. Trẻ em là những đứa bé dưới 15 tuổi.... trẻ em nó không có quyền gì, nó còn bé,

con nít thôi, nó chỉ ăn chơi, rồi đánh cãi nhau và chịu sự kiểm soát của cha mẹ).

- Hai là, gia đình và cộng đồng thiếu hiểu biết và sự quan tâm đến việc đăng

ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB. Người dân ở một số nơi, hầu hết không

biết trẻ em có quyền được đăng ký khai sinh và có quốc tịch; không thấy hết được ý

nghĩa của việc đăng ký khai sinh, một số ý kiến cho biết việc đăng ký khai sinh để

biết ngày tháng năm sinh, để trẻ được đi học; không biết đăng ký khai sinh cần thủ

tục gì, gặp ai, cơ quan nào để đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB.

- Ba là, các gia đình thiếu một số thủ tục cần thiết để đăng ký khai sinh cho trẻ

em và trẻ em có HCĐB. Chẳng hạn, nhiều gia đình thiếu hoặc không có: giấy chứng

sinh, đăng ký hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, đăng ký kết hôn. Đặc biệt, người dân

thiếu quá nhiều những thủ tục, điều kiện giấy tờ cần thiết cho giao dịch dân sự, pháp lý

Page 71: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

65

nói chung và đăng ký khai sinh nói riêng như: không kết hôn, không đăng ký khai sinh,

không đăng ký hộ khẩu, không có chứng minh thư nhân dân, không giấy tờ sở hữu đất

đai và thậm chí có những người không có tài sản-không có tiền đóng lệ phí khai sinh.

- Bốn là, công tác truyền thông về đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có

HCĐB đến cán bộ cơ sở, gia đình và cộng đồng chưa thường xuyên, thiếu sát thực.

Một số hoạt động truyền thông chưa thật sát thực, chẳng hạn đối với vùng đồng bào

dân tộc họ rất khó khăn, thậm chí không thể tiếp cận thông tin về đăng ký khai sinh

nếu phát trên phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn nhiều hộ gia đình, đồng

bào dân tộc không có ti vi, cassette nên không thể biết được các thông tin về đăng

ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB trên đài phát thanh hay truyền hình.

Một số địa phương có tờ gấp quảng cáo, song nội dung dài, lại sử dụng tiếng phổ

thông. Việc truyền thông lồng ghép vấn đề đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em

có HCĐB vào hoạt động của các ban ngành hạn chế, thậm chí chưa có.

- Năm là, lực lượng cán bộ đăng ký hộ tịch thiếu về số lượng, hạn chế

về chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, hầu hết mỗi xã, phường, thị trấn chỉ có 1 cán

bộ chuyên trách tư pháp, trong khi đó họ phải đảm nhận nhiều việc, mà đăng ký hộ

tịch chỉ là một trong các hoạt động. Cán bộ tư pháp xã hầu hết trình độ học vấn

thấp, chưa qua trường lớp đào tạo về luật, rất ít cán bộ chuyên trách tư pháp xã có

trình độ Trung cấp luật, thậm chí có cán bộ tư pháp xã mới học hết lớp hai, viết

chưa thông, đọc chưa thạo (đối với miền núi). Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ tư pháp

xã có nhiều biến động, nhất là sau các kỳ bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã.

- Sáu là, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp và thiếu

phương tiện đi lại, nhiều gia đình thiếu đói quanh năm, họ phải đối mặt với cái ăn

hàng ngày để tồn tại, nên cũng không quan tâm đến đăng ký khai sinh cho trẻ em và

trẻ em có HCĐB, vì đăng ký khai sinh theo họ cũng chẳng để làm gì. Bên cạnh đó,

địa hình miền núi đi lại phức tạp, phương tiện đi lại thiếu thốn, điều này dẫn đến

nhiều khó khăn, làm cản trở đến việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có

HCĐB kể cả phía cán bộ tư pháp và người dân.

- Bảy là, việc điều tra, giám sát nắm bắt tình hình đăng ký khai sinh và

những sai sót trong đăng ký khai sinh còn rất hạn chế. Chẳng hạn, có những nơi

chưa tiến hành được việc rà soát và lập danh sách số lượng trẻ em và trẻ em có

HCĐB chưa đăng ký khai sinh; hoặc có tiến hành rà soát, lập danh sách, tuy nhiên

cũng chưa xác định đúng số lượng trẻ em chưa đăng ký khai sinh và đã đăng ký

khai sinh là bao nhiêu.

Page 72: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

66

- Tám là, thiếu kinh phí, cơ sở vật chất để triển khai một số hoạt động thúc

đẩy đăng ký khai sinh cho trẻ em và trẻ em có HCĐB. Kinh phí đáp ứng cho

truyền thông, mua sổ sách, thiết bị văn phòng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ

cho cán bộ hộ tịch còn thiếu, thậm chí quá thiếu, điều này ảnh hưởng lớn đến

việc triển khai đăng ký khai sinh, nhất là đối với miền núi.

3.2.2. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền được chăm

sóc, nuôi dương và quyền được sống chung với cha me của trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt

3.2.2.1. Thực trạng qui định pháp luật về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và

quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Được chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần

ở mức cao nhất có thể là quyền của trẻ em và là mục tiêu phấn đấu của gia đình,

Nhà nước và xã hội. Hiến pháp năm 2013 khẳng định chế độ bảo vệ, chăm sóc, giáo

dục trẻ em đồng thời đề cao trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của cha mẹ đối

với con cái: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt”(Điều

64), “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục”(Điều 65). Cụ thể hóa qui định của Hiến pháp, Điều 12 Luật Bảo vệ, Chăm sóc

và Giáo dục trẻ em năm 2004 qui định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi

dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”. Tiếp đó, Luật Hôn nhân

và Gia đình năm 2014 qui định: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu con, tôn

trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về

thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có

ích cho xã hội; Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không

có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Không được phân biệt

đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không

được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng

lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc

con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 69).

Như vậy, trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm đáp ứng nhu

cầu về vật chất và tinh thần với phương châm vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Để bảo

đảm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em, trách nhiệm trước tiên thuộc về

các bậc cha mẹ. Bởi cha mẹ là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên

cạnh trẻ em, việc chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng”

của họ. Cụ thể tại khoản 1, Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình qui định: “Cha, mẹ

Page 73: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

67

có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành

niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao

động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Với khả năng có thể, cha mẹ dành thời

gian, công sức, tiền bạc và tình yêu thương của mình để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

em. Bảo đảm trẻ em được đáp ứng đầy đủ về dinh dưỡng và đời sống tinh thần để

phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tình cảm, với mức sống ngày càng được

nâng cao là quyền của trẻ em và là mục tiêu phấn đấu của gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, đối với những trẻ em không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có

khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con thì những người thân khác của các em (như

anh, chị, ông, bà…) thực hiện nghĩa vụ này. Hoặc đối với những trẻ em mồ côi

không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi thì có thể được nhận vào các trung tâm nuôi

dưỡng trẻ mồ côi hoặc được hưởng trợ cấp của Nhà nước để bảo đảm các em có

nguồn dinh dưỡng và nhận được sự chăm sóc.

Cha mẹ và những người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em cũng có thể bị

hạn chế quyền của mình trong những trường hợp nhất định, cụ thể Luật Hôn nhân

và Gia đình qui định việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

trong các trường hợp: Cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm

trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; cha mẹ có lối sống

đồi trụy; Cha mẹ phá tán tài sản hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái

pháp luật, trái đạo đức xã hội. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự

mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định không cho cha,

mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện

theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét

việc rút ngắn thời hạn này (Điều 85). Có thể thấy, vì lợi ích của trẻ em thì kể cả cha

mẹ những người được coi là yêu thương hết mực các em cũng có thể không được

chăm sóc con của mình trong những trường hợp nhất định, điều này bảo đảm sự an

toàn và tạo điều kiện phát triển một cách tốt nhất cho trẻ em.

Bên cạnh quyền chăm sóc, nuôi dưỡng thì quyền được sống chung với cha

mẹ của trẻ em cũng được pháp luật nước ta qui định một cách rõ ràng, chi tiết. Song

giữa quyền được sống chung với cha mẹ và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của

trẻ em có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi nếu trẻ em không sống chung với cha

mẹ thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ với trẻ em sẽ không được thực hiện

một cách đầy đủ và trọn vẹn.

Page 74: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

68

Tại điều 13 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em có

quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ,

trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em”. Pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ và

quyền sống chung với con. Quyền sống chung với cha mẹ là quyền tự nhiên, tất yếu

và bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, kể cả trường hợp trẻ em là con riêng của vợ

hoặc chồng. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn

của cha mẹ và trẻ em, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền chăm nom, chăm

sóc, giáo dục đối với con chưa thành niên hoặc trường hợp cha mẹ đang thi hành án

phạt tù tại trại giam thì người có thẩm quyền thực hiện pháp luật sẽ quyết định cách

ly trẻ em với cha mẹ để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm qui định: Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc,

nuôi dưỡng con chưa thành niên. Như vậy, để cha mẹ có thể chăm sóc, nuôi dưỡng

con thì họ phải sống chung với con. Nói cách khác, con có quyền sống chung với

cha mẹ để được hưởng quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha, mẹ. Sau khi được

sinh ra, trẻ em được sống chung và nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, chăm

sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân

cách của trẻ em. Theo các nhà tâm lý học thì những đứa trẻ phải sống xa cha mẹ

(đặc biệt vào những năm đầu đời) thường có cảm giác bất an, sợ hãi và thiếu sự gắn

bó… Khi lớn lên những đứa trẻ này thường thiếu tự tin, ngại giao tiếp.Việc pháp

luật ghi nhận quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em thể hiện trách nhiệm

của nhà nước trong việc ràng buộc nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái của họ. Tuy

nhiên, nếu trẻ em sống chung với cha mẹ mà ảnh hưởng xấu đến lợi ích của trẻ em thì

cần phải cách ly trẻ em khỏi cha mẹ. Do đó, pháp luật nước ta qui định trong trường

hợp cha mẹ phải chấp hành án phạt tù thì không được mang theo con nhỏ. Nếu đứa

trẻ quá nhỏ, cần được bú mẹ thì được chăm sóc tại nhà trẻ trại giam để hàng ngày

nhận được sự chăm sóc của mẹ.

Trong trường hợp cha mẹ ly hôn, cha mẹ không phải là vợ chồng (đứa trẻ là

con ngoài giá thú) … thì trẻ em chỉ được sống chung với cha hoặc mẹ mà không thể

sống chung với cả cha và mẹ. Để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em trong những

trường hợp này, pháp luật qui định cha mẹ người không trực tiếp nuôi con có nghĩa

vụ và quyền thăm nom con và cấp dưỡng cho con. Cụ thể tại điều 110, Luật Hôn

nhân và Gia đình năm 2014 qui định: Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa

thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự

nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con

nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Page 75: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

69

Trong trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em

làm con nuôi, đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam phải tuân

theo qui định của pháp luật (Khoản 2, Điều 25 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục

trẻ em). Theo đó, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định việc giao con

chưa thành niên cho cha hoặc mẹ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào

quyền và lợi ích mọi mặt của trẻ. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì

việc giao nhận con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm lợi

ích tốt nhất cho trẻ em.

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 qui định: Việc giao, nhận con nuôi phải tuân

theo qui định của pháp luật và phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận

làm con nuôi. Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự

đồng ý của trẻ em đó.

Như vậy, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và sống chung với cha, mẹ là

quyền tự nhiên và tất yếu của trẻ em và việc bảo đảm thực hiện quyền này đối với

trẻ em trên thực tế đầu tiên là thuộc về trách nhiệm của cha mẹ và trong những

trường hợp nhất định thì có thể là những người thân thích của trẻ em hoặc thậm chí

là các cá nhân, cơ sở chăm sóc thay thế. Tuy nhiên, quyền này không được bảo đảm

trên thực tế ở mọi trẻ em mà nhất là đối với trẻ em có HCĐB vì nhiều lý do khác

nhau. Đối với những trẻ em không được sống chung với cha mẹ, không được chăm

sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ thì có thể sống chung và nhận sự chăm sóc từ những

người thân, cá nhân hoặc tổ chức khác. Cụ thể tại Nghị định 68/2008/NĐ-CP của

Chính phủ và Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy

định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội,

trong đó chỉ ra rằng Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức chính trị xã

hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức trong nước, nước ngoài, cơ sở tôn giáo

được phép thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập để nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ em mà nhất là trẻ em có HCĐB.

3.2.2.2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật về quyền đươc chăm soc, nuôi

dương và quyền đươc sông chung vơi cha me của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Hiện nay vẫn còn tồn tại những con số đáng buồn và đáng báo động về tình

hình trẻ em có HCĐB phải sống trong các môi trường chăm sóc thay thế, rời xa vòng

tay của cha mẹ hoặc phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Cả

nước đang có khoảng gần 200.000 trẻ em có HCĐB được chăm sóc thay thế bởi các

gia đình, các cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Trong đó, có khoảng trên 40.000 trẻ em được

nhận trợ cấp xã hội nuôi dưỡng tại cộng đồng, khoảng 170.000 trẻ em được nhận chăm

Page 76: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

70

sóc bởi các gia đình thay thế, trên 22.000 trẻ em được nuôi dưỡng trong các cơ sở tập

trung. Mỗi năm, có từ 5.000-6.000 trẻ em được nhận nuôi cả trong nước và quốc tế.

Trong thực tế, trẻ em có HCĐB luôn cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ chính

cha mẹ của mình, nhưng có những lý do khác nhau mà trẻ em có HCĐB có thể bị

mất môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng từ chính cha, mẹ hay gia đình của mình, vì

vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế tại các cơ sở tập trung chỉ là biện pháp cuối

cùng, trẻ em có HCĐB sẽ có cơ hội phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần nếu

được chăm sóc thay thế bởi gia đình khác. Tuy nhiên, việc chăm sóc thay thế hiện

nay ở Việt Nam vẫn còn một số khó khăn do pháp luật về chăm sóc thay thế chưa

cụ thể. Các quy định về quy trình nhận nuôi, điều kiện để trẻ tiếp nhận hình thức

chăm sóc thay thế tại gia đình còn thiếu. Đặc biệt, việc giám sát quá trình chăm sóc

thay thế còn “bỏ ngỏ” do còn thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ,

giám sát và đánh giá việc chăm sóc thay thế để kịp thời phát hiện, xử lý những

trường hợp vi phạm quyền trẻ em có HCĐB được nhận nuôi. Chẳng hạn, công an

Hà Nội mới đây bắt Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi) do trong thời gian làm quản

lý nhà mở tại chùa Bồ Đề đã bán một bé trai được nuôi tại đây với giá 40 triệu đồng

cho Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi). Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can với

hai người này về hành vi mua bán trẻ em. Em bé-nạn nhân trong vụ mua bán được

cho là tử vong do bị bệnh khi chưa tròn một tuổi. Sự việc được phanh phui khi

người đàn ông nhận đỡ đầu cháu bé phát hiện sự mất tích của em.

3.2.3. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền được tôn trong,

bảo vệ tính mạng, thân thê, sức khoẻ, nhân phâm khỏedanh dự của trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt

3.2.3.1. Thực trạng qui định của pháp luật về quyền được tôn trọng, bảo vệ

tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dưkhỏea trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt

Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và

danh dự của trẻ em được qui định ở các điều 6, 8, 19, 32, 33, 34, 39 Công ước

quyền trẻ em, trong đó, Công ước chỉ ra trách nhiệm của các quốc gia là phải bảo

đảm cho sự sống còn và phát triển của trẻ em đến mức tối đa có thể được (Điều 6

Công ước về Quyền trẻ em). Bên cạnh đó, Công ước còn nêu ra các biện pháp để

các quốc gia có thể thực hiện trong việc tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức

khoẻ, nhân phẩm và danh dự của trẻ em.

Trên cơ sở các qui định của Công ước Quyền trẻ em về quyền được tôn

trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và khỏe dự của trẻ em, Việt

Page 77: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

71

Nam đã nội luật hóa những qui định này vào lĩnh vực pháp luật Việt Nam và được

thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật khác nhau, trong đó không thể không

nói đến các qui định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về vấn đề này, bởi trong hệ

thống pháp luật Việt Nam, Luật Hình sự là một trong những ngành luật ghi nhận và

bảo vệ rất chặt chẽ quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe,

nhân phẩm và danh dự của trẻ em.

Hành vi xâm phạm tính mạng của trẻ em được hiểu là những hành vi (hành

động hay không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng

và bảo vệ về tính mạng của trẻ em. Hành vi xâm phạm tính mạng của trẻ em dù với

lỗi cố ý hay vô ý, dù đã hoàn thành hay chưa hoàn thành đều là những hành vi có

tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, bị coi là tội phạm và bị xử lý về hình sự. Hành

vi xâm phạm tính mạng của trẻ em đã xâm phạm trực tiếp đến quyền được sống như

một quyền cố hữu của trẻ em.

Hành vi xâm hại sức khỏe của trẻ em là hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm

phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của trẻ em, làm tổn hại đến sức khỏe

của trẻ em. Qua nhiều mức độ như gây thương tích trên cơ thể trẻ em với các mức độ

nguy hiểm khác nhau, hoặc tuy không gây ra thương tích trên cơ thể nhưng làm tổn

hại đến sức khỏe của trẻ em, ví dụ: không cho trẻ em bị bệnh uống thuốc chữa bệnh

theo phác đồ điều trị của bác sĩ; không cho trẻ em ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không

mặc ấm cho trẻ, sao nhãng với trẻ… bên cạnh đó, hành vi xâm phạm đến sức khỏe

của trẻ em còn bao gồm cả những hành vi đối xử tàn ác, ngược đãi, hành hạ trẻ em, ví

dụ: giam hãm trẻ em ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm, không cho hoặc hạn

chế vệ sinh cá nhân của trẻ em, bắt trẻ em nhịn đói hoặc mặc rét… Những hành vi

này gây ra những tổn thương về tinh thần, gây đau đớn về thể chất và tổn hại đến sức

khỏe của trẻ em.

Hành vi xâm phạm về nhân phẩm, danh dự của trẻ em là những hành vi cố

ý xâm phạm quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của trẻ em được thực

hiện với lỗi cố ý, tức người thực hiện hành vi biết rõ việc thực hiện những hành

vi đó là xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của trẻ em nhưng vẫn thực hiện hành

vi nhằm đạt mục đích của mình [80, tr.323].

Theo qui định của Bộ luật hình sự, những hành vi xâm phạm đến nhân phẩm,

danh dự của trẻ em là những hành vi như hiếp dâm, cưỡng dâm trẻ em, dâm ô với

trẻ em, giao cấu với trẻ em, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, làm nhục

trẻ em… những hành vi này đều được thực hiện dưới dạng hành động, xâm phạm

Page 78: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

72

trực tiếp đến quyền được tôn trọng nhân phẩm của trẻ em, bị coi là tội phạm và bị

xử lý theo qui định của Bộ luật hình sự.

Bên cạnh đó, tại Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của chính phủ

qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và

Giáo dục trẻ em, hành vi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của trẻ em còn được

hiểu rộng hơn bao gồm cả những hành vi kích động tình dục trẻ em, hành vi lợi dụng,

dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua bán, sử dụng văn hoá dụcm có nội dung kích động bạo

lực, đồi trụy; dụ dỗ, lừa dối, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; làm ra,

sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất,

kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em; cho trẻ

em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe…

Ngoài ra, hành vi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của trẻ em còn bao gồm cả

những thái độ kỳ thị, hành vi phân biệt đối xử đối với trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Kỳ thị đối với trẻ em là “thái độ khinh thường, hoặc thiếu tôn trọng trẻ em”.

Phân biệt đối xử đối với trẻ em là hành vi “xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ

báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của trẻ em” (Khoản 2, 3 Điều 2, Luật

Người khuyết tật; Khoản 4, 5 Luật Phòng, Chống HIV/AIDS).

Hiến pháp năm 2013 qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về

thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra

tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm

thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” (Khoản 1, Điều 20). Bộ luật Dân

sự năm 2005 qui định: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức

khỏe, thân thể” (Khoản 1 Điều 32); “Danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân được

tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” (Điều 37). Như vậy, quyền được tôn trọng, bảo

vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự là quyền cơ bản của công

dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Vì lẽ đó, trẻ em và trẻ em

có HCĐB nói riêng - với tư cách là công dân cũng có đầy đủ các quyền đó.

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em qui định: “Trẻ em được gia đình,

Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”

(Điều 14). Tiếp đến, Luật Hôn nhân và Gia đình qui định: “Cha mẹ không được

phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm

dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi dục, ép buộc con làm

những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” (Điều 34).

Bộ luật Hình sự qui định biện pháp chế tài nhằm bảo đảm quyền của cá

nhân nói chung và quyền trẻ em hay trẻ em có HCĐB nói riêng. Các qui định

Page 79: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

73

trong các Chương X về người chưa thành niên phạm tội và chương XII các tội

xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đã thể hiện quan điểm nhân

đạo, chính sách bảo vệ trẻ em và qui định khung hình phạt nghiêm khắc đối với

những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh

dự trẻ em.

Bên cạnh các qui định của Luật, Bộ luật về quyền được tôn trọng, bảo vệ

tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ em, tại Nghị định số

71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 qui định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em cũng qui định

hành vi: “Lăng nhục, chửi mắng, bắt làm những việc có tính chất xúc phạm, hạ

thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật” hoặc “tra tấn, gây đau

đớn về thể xác, giam hãm trong điều kiện tồi tệ hoặc dùng các biện pháp làm tổn

thương về tinh thần đối với trẻ em vi phạm pháp luật” là hành vi xâm phạm quyền

được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của

trẻ em. (Điều 11).

Tóm lại, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân

phẩm và danh dự của trẻ em và trẻ em có HCĐB được qui định rõ ràng trong các

văn bản qui phạm pháp luật Việt Nam, điều đó chứng tỏ Nhà nước ta đã đề ra

những qui định mang tính chiến lược về vấn đề này, nhằm tạo ra một cơ chế pháp

lý vững chắc trong việc tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân

phẩm và danh dự của trẻ em và trẻ em có HCĐB.

3.2.3.2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật về quyền được tôn trọng, bảo vệ

tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dưkhỏea trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt

Trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐB nói riêng là một trong đối tượng dễ bị

xâm hại, dễ bị tổn thương nhất bởi các hành vi bạo lực khác nhau do sự yếu ớt về

thể chất, sự non nớt về nhận thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống… Mặc dù pháp

luật Việt Nam qui định một cách đầy đủ quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng,

thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của trkhỏe và đặt ra trách nhiệm pháp lý

đối với các hành vi vi phạm quyền của các em, có thể là trách nhiệm hành chính

hoặc hình sự. Song trong những năm gần đây tình trạng vi phạm quyền được tôn

trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của trẻ em ngày

một phổ biến và phức tạp. Hành vi đó có thể được thực hiện dưới các hình thức,

mức độ và hậu quả pháp lý khác nhau. Chủ thể thực hiện hành vi xâm hại đến

tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ em và trẻ em có

Page 80: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

74

HCĐB có thể là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hoặc những người thân

quen với gia đình trẻ như cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cô giáo,

người thân trong gia đình, người sử dụng lao động trẻ em, người hàng xóm…

thật đau lòng cho các trường hợp bị xâm hại bởi chính các thành viên trong gia

đình của mình, đây là hồi chuông báo động cho các gia đình, các bậc cha mẹ

trong việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con em mình.

Tính mạng, thân thể, sức khỏe là vốn quí nhất của con người. Quyền được

sống, được tôn trọng về tính mạng, thân thể, sức khỏe là một quyền cơ bản, quan

trọng nhất của con người được công nhận trong các văn bản pháp lý về quyền con

người của Liên Hợp quốc và các quốc gia thành viên. Đối với trẻ em, điều này được

ghi nhận trong Công ước Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em cùng hàng loạt các văn bản qui phạm pháp luật khác nhau.

Hành vi xâm hại về tính mạng, thân thể, sức khỏe của trẻ em là những hành vi

bạo lực về thể chất tác động trực tiếp đến thân thể trẻ em, gây ra những tổn hại về sức

khỏe, tính mạng của trẻ em. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu “Đối với nước ta, tình

trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp và theo chiều

hướng gia tăng. Trong hai năm 2013-2014, cả nước đã xảy ra 6.958 vụ (bình quân

trên 3000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát

hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội” [29, tr.23].

Các hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe trẻ em rất đa dạng, từ

hành vi đánh đập, dọa nạt thông thường đến hành vi có tính chất dã man, tàn bạo

như thời trung cổ. Người thực hiện hành vi bạo lực đối với trẻ em là người trực tiếp

nuôi dưỡng trẻ như mẹ đẻ, mẹ nuôi, cô giáo, người thân trong gia đình, người sử

dụng lao động trẻ em… Điển hình về việc hành hạ, bóc lột sức lao động của trẻ em

là vụ xảy ra đối với cháu Hào Anh sinh năm 1996, bị vợ chồng Huỳnh Thanh Giang

và Mã Ngọc Thơm - chủ trại tôm giống Minh Đức ở Cà Mau hành hạ dã man trong

thời gian dài. Vợ chồng Giang-Thơm “đã lấy ổ khóa cửa đập vào mũi làm gãy sống

mũi, dùng đôi đũa sắt chọc vào mắt phải, lấy búa đóng đinh đập thẳng tay vào đầu

gối của em, dùng bàn là nóng ấn vào người cho cháy da, cháy thịt, dùng kìm bẻ

răng, nung sắt nóng ấn vào bộ phận sinh dục… mỗi khi Hào Anh làm việc chậm

hoặc không vừa ý họ”. Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên án phạt vợ chồng

Giang-Thơm hai tội “cố ý gây thương tích” và “hành hạ người khác” mỗi bị cáo

chịu mức án là 23 năm tù giam [1, tr.13].

Hoặc vụ việc xảy ra tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân

(Q.Thủ Đức, TP.HCM) trong thời gian vừa qua (tháng 2 năm 2015) có nhiều trẻ em

Page 81: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

75

nhiễm HIV/AIDS bị các bảo mẫu đánh bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn [85,

tr.7]; vụ việc hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý hành hạ trẻ

em mầm non bằng cách đánh đập, bóp cổ, dọa bỏ các bé lười ăn vào thùng nước… tại

cơ sở giữ trẻ tư thục Phương Anh quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh [126, tr.3].

Hoặc gần đây, một vụ án trấn động tại Hà Nội vì tính chất dã man, mất hết

tính người của Đặng Trần Hoài, sinh năm 1986, phường Dương Nội, quận Hà

Đông, Hà Nội. Ngày 29/7/2012, Hoài đi đến nhà cháu H (8 tuổi).Hoài định giở trò

đồi bại với cháu H, thì bị em gái cháu là Q (4 tuổi) kêu khóc. Hoài rút dao chém

cháu Q ngay trước mặt chị gái làm cháu chết và quay sang giở trò thú tính hiếp dâm

cháu H. Cùng một lúc, Hoài là kẻ gây ra cái chết cho một bé gái 4 tuổi và hiếp dâm,

gây thương tích nặng về thể xác lẫn tinh thần cho chị gái bé mới được 8 tuổi.

Hành vi xâm hại tính mạng, thân thể, sức khỏe của trẻ em không chỉ do

những người không có quan hệ họ hàng ruột thịt gây ra cho trẻ em, mà đau lòng

hơn, xót xa hơn khi những hành vi hành hạ, ngược đãi, bạo lực một cách dã man

còn do chính những người thân thích ruột thịt của trẻ gây ra cho trẻ. Có thể kể đến

một vài trường hợp điển hình, trường hợp của cháu Trần Thanh Lực ở Cai Lậy

(Tiền Giang) mới 20 tháng tuổi, bị chính cô ruột là Trần Thị Thu lấy cây sắt nóng từ

lò nấu rượu ấn nhiều lần vào vùng mặt làm “bé Lực bị bỏng độ 1-2 ở vùng trán, má

trái, thái dương, mỗi vết bỏng có chiều dài 2-4cm” [1, tr.6]. Hoặc vụ việc xảy ra ở

Đồng Tháp đối với bé Nguyễn Thị Như Ý, 9 tháng tuổi bị chính mẹ đẻ hành hạ,

đánh đập dã man “hai má sưng vù, bầm tím, in rõ vết hàm răng cắn. Trên ngực, tay,

chân đầy vết bầm, lở loét…”. Tệ hơn nữa, bé đã bị đánh “hội đồng” bởi ông bà

ngoại, mẹ đẻ và người tình của mẹ đẻ với lý do mê tín là họ sợ để bé sống đến 12

tuổi sẽ đem đến tai họa cho cả nhà.

Tại làng Pleiku Roh (phường Yên Đổ, thành phố Pleiku) người được coi là

“mẹ nuôi” tên là Lê Thị Hương đã dùng cả lưỡi lam rạch lên người bé gái trong một

thời gian dài làm cho thân hình bé đầy thương tích với những vết lằn roi và vết rạch

ngang dọc khắp thân thể; cổ tay chằng chịt vết cắt; chân đầy những vết rạch đang

tấy đỏ và mưng mủ; mặt dưới của các ngón chân đều bị rạch, những lát cắt sâu còn

rớm máu xen lẫn với những lát cắt lâu ngày lở loét. Không những thế bé còn bị mẹ

đẻ và nuôi rao bán 20 triệu đồng [1, tr.4].

Tại Bình Dương vào đêm ngày 10 tháng 9 năm 2012, Lương Văn Trọng 21

tuổi là công nhân khu vực Bến Cát đi làm về và đòi quan hệ với vợ. Chị Hiếu-vợ

Trọng-vừa mới sinh con được vài tuần, sức khỏe còn yếu nên từ chối. Trọng bực

tức chửi bới. Bố mẹ chị Hiếu lên chăm sóc con gái mới đẻ có lời khuyên can đã bị

Page 82: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

76

Trọng đánh, lấy cả nước sôi dội vào người. Chị Hiếu can ngăn thì bị Trọng lấy gậy

đập vào đầu làm chị ngất xỉu. Trong cơn điên loạn, Trọng đã túm lấy đứa con vừa

lọt lòng ném vào tường làm cháu bị vỡ sọ não chết ngay tại chỗ. Ngày 15 tháng 9

năm 2012 phòng Cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi

tố đối với Trọng về hành vi cố ý gây thương tích và giết người [1, tr.8].

Những hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe của trẻ em nói

chung và trẻ em có HCĐB nói riêng có thể dẫn đến việc tước đoạt sinh mạng của

các em, nhưng cũng có thể để lại những thương tích lâu dài, vĩnh viễn trên thân thể

và tâm hồn trẻ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể lực của trẻ, gây ra

những trấn thương tâm lý nặng nề ở các em, làm giảm khả năng lao động, học tập

của các em. Xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em và trẻ em có HCĐB được

coi là một dạng của hành vi bạo lực gia đình nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền cơ

bản của trẻ em, đó là quyền được sống còn theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.

Đối với mỗi trẻ em và trẻ em có HCĐB, quyền được tôn trọng và bảo vệ về

tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự luôn tồn tại song song với

nhau, bởi có rất nhiều chủ thể thực hiện hành vi xâm hại của mình đối với trẻ em và

trẻ em có HCĐB vừa có thể xâm hại đến tính mạng vừa có thể xâm hại tới danh dự,

nhân phẩm của trẻ em như hành vi hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em…

Nhân phẩm là phẩm giá, là bản chất và giá trị của con người. Trẻ em và trẻ

em có HCĐB cũng là một chủ thể mà xã hội cần quan tâm, các em là một con người

nên có quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự. Sự tôn trọng và bảo vệ nhân

phẩm, danh dự của trẻ em có HCĐB là nghĩa vụ của mọi cá nhân, cơ quan nhà

nước, tổ chức xã hội, đoàn thể và gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế việc xâm hại

nhân phẩm, danh dự của trẻ em và trẻ em có HCĐB diễn ra vô cùng nghiêm trọng

và phức tạp. Những hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của trẻ em và trẻ em có

HCĐB không những đã xâm hại đến tinh thần, thể chất của các em mà còn chà đạp

lên những đạo lý làm người cơ bản, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống

xã hội, đến đạo đức và sự phát triển tâm sinh lý, thể chất, nhân cách của các em,

đồng thời ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an xã hội, thuần phong mỹ tục.

Hành vi xâm hại đến nhân phẩm, danh dự của trẻ em có HCĐB rất đa dạng,

thể hiện ở nhiều mặt, nhiều quan hệ trong đời sống xã hội. Có thể kể đến một số

dạng hành vi chủ yếu xâm hại nhân phẩm, danh dự của trẻ em xảy ra trong thực tế

sau đây:

- Thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có HCĐB mà điển hình là nhóm

trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

Page 83: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

77

Theo báo cáo của các địa phương, năm 2011 cả nước có khoảng 1,220 triệu

trẻ em khuyết tật, năm 2014 con số này đã tăng lên 1,316 triệu em. Trong số 1,316

trẻ em khuyết tật có tới 200 nghìn trẻ em khuyết tật nặng chiếm tỷ lệ 15% trong số

trẻ em khuyết tật, có tới 70% trẻ em khuyết tật nặng chưa có cơ hội đến trường và

số đông sống trong các gia đình có thu nhập thấp hoặc gia đình nghèo. Việc xây

dựng một xã hội cho trẻ em khuyết tật ở nước ta còn là một thách thức lớn và cần

phải nhiều năm nữa mới có thể xóa bỏ được các rào cản về phân biệt đối xử, về tiếp

cận, thụ hưởng cơ sở vật chất và các dịch vụ xã hội.

Thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có HCĐB nói chung và trẻ khuyết

tật, nhiễm HIV/AIDS thể hiện qua các biểu hiện sau:

- Thứ nhất, không tiếp nhận trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS vào học hoặc

buộc các em phải học ở những lớp riêng biệt bởi nhiều lý do khác nhau, có thể do

các em không đúng tuyến (không có hộ khẩu thường trú nơi Trường học đóng trụ

sở), do tình trạng khuyết tật hoặc nhiễm HIV của trẻ, do sự phản ứng của phụ huynh

học sinh hoặc thầy, cô giáo trong nhà trường. Chẳng hạn, theo thống kê của Tổ chức

VANH cứ có 100 trẻ nhiễm HIV/AIDS xin học ở các Trường mầm non công lập

trên địa bàn thành phố Hà Nội thì có khoảng 40 em không được tiếp nhận, hay có

100 trẻ tự kỷ xin học thì có khoảng 20 em không được tiếp nhận vì lý do tình trạng

khuyết tật (trẻ tự kỷ tăng động).

- Thứ hai, tách biệt trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS hoặc bị nghi

ngờ nhiễm HIV/AIDS với trẻ em khác trong quá trình học tập, tham gia các hoạt

động của lớp hay của trường hoặc các tổ chức đoàn thể. Điều này ảnh hưởng trực

tiếp đến quyền học tập của các em. Chẳng hạn, có khoảng 20 trẻ khuyết tật và

nhiễm HIV/AIDS học tập tại một Trường Trung học cơ sở ở Hà Nội được hỏi thì

hầu hết các em đều trả lời là không được tham gia vào các hoạt động ở lớp.

- Thứ ba, giao tiếp của trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV với các bạn, thầy

cô giáo và những người xung quanh trong cộng đồng bị hạn chế, bị cô lập, các em

bị bạn bè, thầy cô giáo… xa lánh, đề phòng. Đặc biệt là thái độ phân biệt đối xử, xa

lánh, cô lập của cha mẹ những học sinh khác đối với các em, chi phối rất nhiều đến

thái độ, hành vi xử sự của giáo viên, ban giám hiệu, phụ huynh học sinh… nơi trẻ

khuyết tật và nhiễm HIV đến học. Những thái độ này còn có thể ngăn cản sự hòa

nhập với cộng đồng của các em.

- Thứ tư, yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV

đối với trẻ em khi đến xin học hoặc chữa bệnh... Đây là hành vi nghiêm cấm theo

Page 84: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

78

quy định tại khoản 7 điều 8, điểm d khoản 2, điều 15 Luật Phòng, chống nhiễm vi

rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

- Thứ năm, cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV, người giám hộ

bỏ rơi trẻ em được giám hộ nhiễm HIV. Hành vi này là vi phạm nghiêm trọng đến

quyền của trẻ em được cha mẹ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong

gia đình.

- Thứ sáu, từ chối khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khi biết

hoặc nghi ngờ trẻ em đó nhiễm HIV... Hành vi này đã xâm hại trực tiếp đến quyền

sống còn của trẻ em, quyền “Được hưởng ở mức cao nhất có thể đạt được về sức

khỏe, các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khỏe” theo quy định của công ước

quyền trẻ em.

Như vậy, thái độ kỳ thị hoặc hành vi phân biệt đối xử với trẻ em có HCĐB nói

chung và trẻ khuyết tật, trẻ em bị nhiễm HIV nói riêng là xâm hại đến nhân phẩm,

danh dự của các em bởi vì đã thể hiện sự coi thường, thiếu tôn trọng các em. Mặc dù

bị khuyết tật hoặc nhiễm HIV nhưng các em vẫn có tư cách, phẩm giá của mình và

mọi người khác cần thừa nhận, tôn trọng. Các em là những người có năng lực, có

hiểu biết, có khả năng học tập và làm việc như những người khác, nên các em cũng

có quyền thể hiện khả năng đó của mình. Trẻ em khuyết tật hoặc nhiễm HIV không

do lỗi của các em nhưng các em lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chính

những thiệt thòi đó. Các em ở trong những hoàn cảnh này thường gặp rất nhiều khó

khăn trong cuộc sống như không có người chăm sóc, không có chỗ ở, không có kinh

tế, và thường bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ khác từ các tệ nạn xã hội như ma túy, bị

lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động.

Sự kỳ thị phân biệt đối xử với các em không những ngăn cản mà còn làm mất

các cơ hội học tập, vui chơi, được chăm sóc... của các em, đặc biệt là còn làm sâu sắc

hơn tình trạng vốn đã rất bi đát của các em khiến các em mất đi lòng tự tin của bản

thân, luôn mặc cảm, thấy mình không có ý nghĩa, là người thừa... Vì vậy, hơn ai hết

các em rất cần được quan tâm, thông cảm, chia sẻ giúp đỡ từ cộng đồng, gia đình,

người thân, thầy cô giáo, các cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh các hành vi biểu hiện cụ thể của việc xâm hại đến tính mạng, thân

thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ em, trẻ em có HCĐB đã phân tích ở

trên thì hành vi bóc lột tình dục, xâm hại tình dục trẻ em cũng diễn ra phổ biến,

phức tạp và có chiều hướng gia tăng hiện nay.

Bóc lột tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng được thể hiện qua số liệu

sau: Năm 2014, cả nước có 651 trẻ em là nạn nhân, tăng 31% số nạn nhân so với

Page 85: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

79

cùng kỳ năm 2013, trong đó 80% nạn nhân bị ép buộc bán dâm, bóc lột tình dục.

Bóc lột tình dục trẻ em đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu

của việc lây nhiễm HIV/AIDS [37, tr.7].

Nạn bóc lột tình dục trẻ em là một sự vi phạm cơ bản quyền trẻ em, bao gồm

việc người lớn lạm dụng tình dục và được tính bằng tiền hoặc hiện vật đối với trẻ em.

Trẻ em bị đối xử như một đối tượng tình dục và như là một vật để bán. Bóc lột tình

dục trẻ em bao gồm các yếu tố hợp thành: mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em vì mục

đích bóc lột tình dục, du lịch tình dục trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em.

Nghiên cứu phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại

một số tỉnh, thành phố của Việt Nam do UNICEF Việt Nam và DESP, Bộ Lao

động, Thương binh và Xã hội khởi xướng để điều tra tình hình bóc lột tình dục trẻ

em vì mục đích thương mại ở Việt Nam cho thấy thực trạng đáng báo động về mại

dâm trẻ em, buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục, du lịch tình dục trẻ em, văn hóa

phẩm khiêu dâm trẻ em đang diễn ra ở Việt Nam, bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em

gái, ở cả thành phố lớn lẫn nông thôn.

Mại dâm trẻ em là hình thức của bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương

mại phổ biến nhất so với buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục, du lịch tình dục và

văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em. Chúng ta có thể nhận thấy cả trẻ em gái và trẻ em

trai đều có nguy cơ bị rơi vào hình thức bóc lột này, tuy việc trẻ em gái tham gia

mại dâm có thể thấy rõ hơn. So với 5 năm trước đây trẻ em tham gia mại dâm ở độ

tuổi nhỏ hơn. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ước tính 14% gái mại dâm

dưới 18 tuổi (2008-2013). Thực tế cho thấy độ tuổi thường thấy nhất ở trẻ em mại

dâm là 14-15 tuổi. Hầu hết nạn nhân trẻ em hoạt động mại dâm là do bị ép buộc, dụ

dỗ hoặc tự quyết định và đều liên quan đến hoàn cảnh gia đình riêng. Khách hàng

của mại dâm trẻ em là người Việt Nam và người nước ngoài. Cả phụ nữ và nam

giới đều tham gia hoạt động tình dục với trẻ em và làm môi giới mại dâm trẻ em.

Pháp luật Việt Nam chống lại nạn mại dâm. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật qui định

trẻ em độ tuổi 16-18 sẽ bị xử phạt hành chính vì hoạt động mại dâm.

Buôn bán trẻ em nhằm mục đích tình dục, theo báo cáo của nghiên cứu phân

tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố

của Việt Nam do UNICEF Việt Nam và DESP, Bộ Lao động, Thương binh và Xã

hội khởi xướng để điều tra tình hình bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương

mại ở Việt Nam cho thấy, mặc dù buôn bán người là lĩnh vực được nghiên cứu

nhiều nhất trong 4 vấn đề về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở Việt

Nam nhưng buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục không dễ xác định vì số liệu về

Page 86: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

80

nạn buôn bán người không tách bạch độ tuổi, giới tính hay mục đích bị buôn bán

của nạn nhân. Dù thiếu số liệu định lượng tin cậy, nhưng cùng với các thông tin

định tính hữu ích của nhiều nghiên cứu những năm gần đây, thông tin thực địa tại 5

tỉnh, thành phố là Hà Nội, Lào Cai, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh và Khánh

Hòa đưa ra các chứng cứ cho thấy nạn buôn bán cả trẻ em trai và trẻ em gái qua

biên giới, quốc tế, và trong nước vì mục đích tình dục đang xảy ra ở Việt Nam.

Phần lớn trẻ bị bán sang các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như

Trung Quốc, Camphuchia và Lào. Một số bị bán sang Malaysia, Singapore, Thái

Lan… vì mục đích mại dâm. Điều đáng quan tâm là trẻ em thường quen biết với kẻ

buôn bán và nạn nhân của nạn buôn bán dễ có nguy cơ trở thành kẻ buôn người.

Ngoài ra, nạn bắt cóc, dùng thuốc gây mê hay bạo lực trong các vụ buôn bán trẻ em

cũng đáng lo ngại.

Du lịch tình dục trẻ em, tuy dịch vụ du lịch không phải là nguyên nhân của

bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, nhưng những kẻ phạm tội coi dịch

vụ du lịch là hình thức tiếp cận trẻ em nhằm mục đích tình dục. Thực tế, một số

người nước ngoài đã bị bắt giữ khi tham gia quan hệ tình dục với trẻ em khi đến

Việt Nam. 76% trẻ em được phỏng vấn cho biết các em có tiếp khách mua dâm là

người nước ngoài. Khách hàng là người nước ngoài đến từ mọi nơi trên thế giới,

gồm châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Người nước ngoài phạm tội

tình dục với trẻ em Việt Nam gồm những người hoạt động trong mạng lưới có tổ

chức và những người tham gia hoạt động tình dục trẻ em khi có cơ hội. Du lịch

tình dục trẻ em thường xảy ra ở các thành phố lớn, nhưng có bằng chứng cho

thấy tội phạm này đang nảy sinh ở nhiều khu vực mới, gồm cả vùng núi và vùng

xa. Nhiều báo cáo từ SaPa (Lào Cai) và Châu Đốc (An Giang) cho rằng nhiều trẻ

em vùng này đang tham gia hoạt động mại dâm. Người nước ngoài phạm tội chủ

yếu là nam giới, độ tuổi từ 40-60 và làm nhiều nghề khác nhau.

Văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, theo báo cáo của nghiên cứu phân tích về

bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt

Nam do Unicef Việt Nam và DESP, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khởi

xướng để điều tra tình hình bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở Việt

Nam cho thấy, sản xuất và truyền bá văn hóa phẩm khiêu dâm mang tính thương

mại đang xảy ra ở Việt Nam và trẻ em dễ có nguy cơ rơi vào hình thức bóc lột này.

Sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số được cho là liên quan chặt chẽ đến sự gia

tăng của tình hình bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại khi những kẻ

phạm tội sử dụng internet và điện thoại di động để dụ dỗ trẻ em, truyền bá tranh ảnh

Page 87: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

81

tình dục về trẻ em và gửi thư có nội dung xấu cho trẻ để khai thác. Trẻ em dễ bị dụ

dỗ, ép buộc tham gia “phô bày cơ thể” và “tán ngẫu về tình dục qua mạng” với

những người quen biết hoặc không quen biết trên mạng internet. Một số trẻ em

được trả tiền khi tham gia. Tranh ảnh về lạm dụng tình dục trẻ em được bán cho bên

thứ 3 và nạn nhân không biết được việc bị bóc lột, khai thác tranh ảnh sau này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống mua, bán

người “bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản

xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục”. Hành vi

bóc lột tình dục trẻ em đã xâm phạm một cách nghiêm trọng quyền được tôn trọng

danh dự, nhân phẩm trẻ em. Các hành vi này đã sử dụng trẻ em như một đối tượng

khiêu dâm nhằm mục đích trục lợi. Các chủ thể thực hiện những hành vi này đã

buộc trẻ em phải sống trong môi trường thiếu an toàn, không lành mạnh, thậm chí là

sa đọa và điều đó gây ra những hành vi tiêu cực đến sự phát triển về thể chất, nhân

cách của trẻ em, làm biến thái suy nghĩ, tình cảm của trẻ em.

Xâm hại tình dục trẻ em cũng được coi là một trong những hành vi xâm hại

đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ em. Theo số liệu

của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số lượng trẻ em và trẻ em có HCĐB bị

xâm hại tình dục có xu hướng tăng nhanh, từ 987 em vào năm 2011 tăng lên 1.023

trẻ em vào năm 2014 [72, tr.11]. Đây chỉ là số trẻ em bị xâm hại tình dục được trình

báo, trên thực tế con số này còn cao hơn nhiều, vì nhiều người dân không muốn

trình báo những vấn đề nhạy cảm có thể gây ảnh hưởng đến con cái họ, hoặc họ tự

thỏa thuận đền bù với người xâm hại trẻ em. Việc xâm hại tình dục trẻ em ngày

càng có tính chất phức tạp hơn, độ tuổi xâm hại ngày càng thấp hơn; nhiều vụ xâm

hại tình dục trẻ em có tính chất loạn luân (Bố hiếp dâm con đẻ, bố dượng hiếp dâm

con riêng của vợ, anh hiếp dâm em ruột…), do vậy, đã gây bức xúc trong dư luận xã

hội. Hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em ngày càng phức tạp với tính chất

nghiêm trọng.

Các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em được thực hiện với các hành vi

khác như như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em, mua

dâm người chưa thành niên hoặc các hình thức xâm hại tình dục khác như quấy rối

tình dục, nhòm ngó, sử dụng lời nói để kích động tình dục hoặc hành vi sờ mó các

bộ phận trên cơ thể của trẻ em … thường không được tố cáo và bị bỏ qua. Trong

nhiều vụ việc, hành vi hiếp dâm trẻ em thậm chí kéo dài nhiều năm mà không được

phát hiện, vụ việc chỉ được phát hiện khi trẻ em đã mang thai. Tình hình đó diễn ra

ở nhiều nơi trong phạm vi cả nước.

Page 88: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

82

Hành vi bị xâm hại tình dục trẻ em có tính chất nguy hiểm cao, với tính

chất quyết liệt, gây ra những tổn hại trực tiếp tới sức khỏe thể chất, tinh thần,

tâm lý của trẻ em một cách lâu dài và nặng nề nhất là hành vi hiếp dâm trẻ em.

Số vụ án được đưa ra xét xử tại các Tòa án về tội hiếp dâm trẻ em cũng cao hơn

so với các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác. Theo số liệu thống kê của Tòa án

nhân dân tỉnh Nghệ An trong 6 năm từ năm 2009-2013 có 63 vụ với 65 bị cáo

phạm tội “hiếp dâm trẻ em” trên tổng số 84 vụ với 87 bị cáo phạm các tội xâm

phạm tình dục, chiếm 75% về số vụ án và 75% về số bị cáo, trong khi đó có 11

vụ với 11 bị cáo phạm tội “giao cấu với trẻ em”, có 9 vụ với 10 bị cáo phạm tội

“dâm ô với trẻ em”. Tại Hà Nội, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành

phố Hà Nội, trong tổng số 226 vụ với 309 bị cáo phạm các tội xâm phạm tình

dục trẻ em nói chung thì có 97 vụ với 158 bị cáo bị xử về tội “hiếp dâm trẻ em”,

chiếm tỷ lệ 42,9% về số vụ và 51,13% về số bị cáo.

Trong phạm vi cả nước số vụ hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em đã được

xét xử sơ thẩm cũng cao hơn so với các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác, sau đó là

tội dâm ô với trẻ em. Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.6: Thống kê các tội xâm hại tình dục trẻ em giai đoạn

từ năm 2010 đến năm 2014

Tội danh

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số

vụ

Số bị

cáo

Số

vụ

Số bị

cáo

Số

vụ

Số bị

cáo

Số

vụ

Số bị

cáo

Số

vụ

Số bị

cáo

Hiếp dâm

trẻ em 395 477 458 529 483 563 494 561 558 651

Cưỡng dâm

trẻ em 4 6 3 4 2 2 9 10 5 5

Giao cấu

với trẻ em 287 305 364 378 371 394 424 444 596 613

Dâm ô với

trẻ em 128 131 131 132 137 144 126 127 143 144

Mua dâm

người chưa

thành niên

6 15 15 21 5 11 9 12 12 17

Tổng 820 934 971 1064 998 1114 1066 1154 1314 1430

(Nguồn: Phòng Thông kê-Tổng hơp Tòa án nhân dân tôi cao)

Page 89: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

83

Từ các số liệu trên cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2010-2014

tội “hiếp dâm trẻ em” chiếm số lượng lớn với 2388 vụ với 2778 bị cáo; sau đó đến

tội “giao cấu với trẻ em” với 2042 vụ với 2134 bị cáo; tội “dâm ô với trẻ em” 665

vụ và 678 bị cáo. Các tội cưỡng dâm trẻ em và mua dâm người chưa thành niên bị

đưa ra xét xử không nhiều.Nhìn một cách tổng thể có thể thấy, tình hình tội phạm

xâm hại tình dục trẻ em trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Nếu

năm 2010 có 820 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 934 bị cáo thì đến năm 2014 con

số này đã tăng lên là 1314 vụ với 1430 bị cáo. Điều đó thể hiện tình trạng đáng báo

động về tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Trong các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thì tội “hiếp dâm trẻ em” và tội

“giao cấu với trẻ em” có tính chất nguy hiểm nhất, vì hành vi có tính chất xâm hại

trực tiếp đến thể chất, sức khỏe, tinh thần và tâm lý của trẻ em và hậu quả gây ra

cho trẻ em cũng nặng nề, khó khắc phục nhất. Tình hình tội “hiếp dâm trẻ em” ở các

địa phương trong cả nước cũng có diễn biến phức tạp, đặc biệt ở hai thành phố lớn

nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

So sánh tình hình phạm tội “hiếp dâm trẻ em” đã bị xét xử sơ thẩm (giai

đoạn từ năm 2010-2013) tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và trong

phạm vi cả nước được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7: Bảng so sánh tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em

giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014

Năm Cả nước TP Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

2010 395 478 11 18 21 21

2011 458 529 12 19 32 46

2012 483 563 18 25 30 39

2013 494 587 17 28 38 47

2014 558 621 19 33 41 46

Tổng 2388 2778 77 123 162 199

(Nguồn: Phòng Thống kê-Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao)

Từ số liệu thống kê trên cho thấy tội hiếp dâm trẻ em là khá lớn với 2388 vụ

và 2778 bị cáo trong vòng 5 năm. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là

hai nơi có tỷ lệ phạm tội “hiếp dâm trẻ em” cao nhất trong phạm vi cả nước. Tuy

nhiên, đó chỉ là những vụ việc đã được phát hiện và đưa ra xét xử.Trong thực tế,

tình hình hiếp dâm trẻ em còn phức tạp hơn rất nhiều. Nhiều vụ việc hiếp dâm trẻ

Page 90: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

84

em mặc dù đã được phát hiện nhưng lại không đưa ra xét xử được do sự dàn xếp,

thỏa thuận giữa gia đình nạn nhân với bị cáo, gia đình nạn nhân chấp nhận bồi

thường thiệt hại và không tố cáo kẻ phạm tội. Hành vi hiếp dâm không bị tố cáo còn

vì gia đình nạn nhân lo ngại, mặc cảm và sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em.

Thực tế đó làm cho nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em không được xử lý nghiêm

minh nên không có tính chất răn đe, trừng phạt kẻ phạm tội.

Chủ thể thực hiện hành vi hiếp dâm có thể là bất cứ người nào, từ người lạ,

không quen biết, đến người quen như bạn bè, hàng xóm, thậm chí là người thân

trong gia đình như anh đối với em, chú đối với cháu, ông đối với cháu, bố đối với

con đẻ, bố dượng đối với con riêng của vợ, thanh niên hàng xóm đối với trẻ em…

như vụ Bùi Ngọc Thắng đã bị công an quận Lê Chân, Hải Phòng bắt vì có hành

vi hành hạ và hãm hiếp chính con đẻ của mình; Nguyễn Đình Thế Phong bị Tòa

án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình

phạt và tuyên y án 20 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em mà nạn nhân chính là con

gái của Phong. Hoàng Văn Duyến (sinh năm 1974, ở Đồi Vua, Sơn Đông, Sơn

Tây, Hà Nội) đã bị xử tù chung thân vì từng hiếp dâm nhiều lần con gái ruột của

mình [25, tr.9].

Các vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra cho thấy kẻ thực hiện hành vi phạm

tội thường lợi dụng mối quan hệ quen biết như hàng xóm, gia đình, bạn bè…

hoặc dùng quyền lực của mình để buộc trẻ em là người lệ thuộc mình nhằm thực

hiện hành vi hiếp dâm trẻ em khi có điều kiện. Hành vi hiếp dâm trẻ em thường

được thực hiện ở chỗ vắng vẻ, hoặc ở nhà nạn nhân khi chỉ có trẻ em ở nhà một

mình hoặc ở nhà kẻ phạm tội khi trẻ sang chơi mà không có ai. Do mối quan hệ

quen biết nên bản thân trẻ em không biết được nguy cơ có thể xảy ra với mình,

còn cha mẹ trẻ lại không ngờ những người quen biết đó có thể thực hiện hành vi

đồi bại với con mình nên thường không có sự đề phòng, chỉ bảo trước cho trẻ.

Một vụ việc đau lòng xảy ra ở thôn Thuận Hòa 2 (xã Thuận lợi, huyện Đồng

Phú, tỉnh Bình Phước) hai cha con thay nhau xâm hại một bé gái suốt 8 năm từ năm

2003 khi cháu N.T.G mới 7 tuổi (sinh 1996) đang học lớp 2. Cháu G đã bị hai cha

con ông Minh và Trung biến thành nô lệ tình dục, bắt ép phải phục vụ nhu cầu tình

dục của hai cha con trong một thời gian dài, dẫn tới việc cháu có thai và phải làm

mẹ khi mới 15 tuổi. Ông Minh đã phải nhận mức án 25 tù giam về tội “hiếp dâm trẻ

em” và Trung đã bị xử về tội “giao cấu với trẻ em” với mức án 13 năm tù giam [4,

tr.8]. Điều đau lòng nhất là cháu G. đã bị hai cha con ông Minh và Trung biến thành

nô lệ tình dục trong suốt 8 năm mà gia đình không hề hay biết. Cháu G. đã phải chịu

Page 91: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

85

đựng mọi sự tủi nhục mà không dám nói với ai. Đây chính là sự nơi là, thiếu trách

nhiệm trong việc quan tâm, chăm sóc con của các bậc làm cha, làm mẹ.

3.2.4. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc

sức khỏe của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

3.2.4.1. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc

sức khỏe của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em có HCĐBthuộc nhóm quyền

được sống và phát triển của trẻ em. Điều 15, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em qui định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe” (Khoản 1), Trẻ

em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh

không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập (Khoản 2). Quyết định số 122/QĐ-

TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia

bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn

đến năm 2030, Quyết định số 1555/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020 và Luật Bảo vệ

sức khỏe nhân dân năm 1989 qui định: “Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe,

nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh

dinh dưỡng, vệ sinh môi trường và được phục hồi về chuyên môn y tế” (Khoản 1

Điều 1); “Trẻ em được y tế cơ sở quản lý sức khỏe, được tiêm chủng phòng bệnh,

phòng dịch, được khám bệnh, chữa bệnh” (Khoản 1 Điều 46).

Điểm b, khoản 1, điều 1, Quyết định 1555 chỉ rõ mục tiêu cụ thể của Chương

trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020: Giảm tỷ lệ suy dinh

dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 26% vào năm 2015 và xuống

còn 23% vào năm 2020; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi

xuống dưới 15% vào năm 2015 và xuống 10% vào năm 2020. Duy trì trên 95%

trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đến năm 2020.

Điều 27, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em qui định: Trách nhiệm

bảo vệ sức khỏe: Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định

về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em. Cơ sở y tế

công lập có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe

ban đầu, phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm

tổ chức y tế học đường. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào

tạo trong việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh học đường và

các bệnh khác cho trẻ em. Tiếp đến tại khoản 3, mục I, Quyết định 122 qui định:

“Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân,

Page 92: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

86

mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng,

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề

nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật”.

Như vậy, đối với trẻ em và trẻ em có HCĐB, quyền được chăm sóc sức khỏe

của các em thuộc về cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em và của các cơ quan, ban

ngành như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước hết, cha mẹ, người nuôi dưỡng

trẻ em và trẻ em có HCĐB có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban

đầu như: Bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho trẻ em, giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ em

cũng như vệ sinh nơi trẻ em sinh sống, chăm sóc trẻ em khi ốm đau, thực hiện các

yêu cầu của bác sỹ trong quá trình khám hoặc chữa bệnh cho trẻ em, thực hiện đúng

qui định về kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm chủng cho trẻ em… Về phía cơ quan

Y tế phải có trách nhiệm xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ trung ương đến cơ sở

để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Cơ quan y tế cơ

sở cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập sổ theo dõi sức khỏe cho trẻ em. Đối

với trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa

học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy và

trẻ em bị tai nạn thương tích phải được chăm sóc đặc biệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo

có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc củng cố và phát triển y tế học

đường. Cần xác định cơ sở y tế tại các trường học đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe

cho học sinh là một trong những điều kiện để trường học đạt chuẩn.

Thực hiện qui định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Nhà

nước đã cấp Thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công

lập cho trẻ em dưới sáu tuổi. Đồng thời, Nhà nước có chính sách miễn, giảm viện

phí, chính sách khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền đối với trẻ em thuộc diện

chính sách xã hội, trẻ em của các gia đình nghèo.

3.2.4.2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức

khỏe của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em có HCĐB đã được Đảng và Nhà

nước ta thực sự quan tâm và dành những ưu tiên đặc biệt trong chiến lược phát triển

kinh tế-xã hội. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức

khỏe của trẻ em và trẻ em có HCĐB được xây dựng bảo đảm tính thống nhất pháp

lý theo trình tự hiệu lực pháp lý trên cơ sở của đạo luật gốc là Hiến pháp, Luật Bảo

vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Chăm sóc Sức khỏe nhân dân. Cho đến nay,

các qui định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và trẻ em có HCĐB đã

từng bước được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế, để bảo đảm quyền

Page 93: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

87

được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và trẻ em có HCĐB được qui định trong Luật

Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Chăm sóc Sức khỏe nhân dân… Chính

phủ đã chỉ đạo việc cấp, phát thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi,

trẻ em và trẻ em có HCĐB được tiêm phòng miễn phí một số loại vacxin, được cấp

phát thuốc miễn phí, hệ thống các cơ sở y tế bao phủ rộng khắp để phục vụ dịch vụ

chăm sóc sức khỏe cho các em… đây được coi là một chủ trương lớn mang tính

nhân văn, thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước Việt Nam đối với quyền được

chăm sóc sức khỏe của trẻ em có HCĐB.

Song song với những thành tựu đã đạt được, việc bảo đảm quyền được chăm

sóc sức khỏe của trẻ em có HCĐB còn có những điểm hạn chế sau:

- Tỷ lệ trẻ em và trẻ em có HCĐB tử vong nhìn chung có chiều hướng giảm

nhưng Việt Nam lại chưa có sự tiến bộ rõ rệt trong việc cứu sống trẻ sơ sinh.

Điều này cho thấy sự hạn chế trong việc tiếp cận cũng như chất lượng thấp của

các dịch vụ chăm sóc thai sản và chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở vùng sâu,

vùng xa, miền núi đã dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, chiếm 70% tỉ lệ tử

vong của trẻ dưới 1 tuổi.

- Tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên vẫn không ngừng giảm sút. Theo

Quỹ dân số Liên Hiệp quốc cho biết, việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại

những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, các cơ quan

sinh sản chưa phát triển hoàn thiện, các “bà mẹ nhí” còn tâm lí trẻ con, ham chơi,

chưa có suy nghĩ chín chắn về việc chăm sóc con nhỏ, chưa sẵn sàng cho việc làm

mẹ, điều này sẽ khiến con cái sinh ra dễ bị yếu ớt, trí não và thể chất không được

phát triển tốt, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng trẻ

em có HCĐB mà nhất là sự gia tăng về trẻ em khuyết tật.

- Các dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ em và trẻ em có HCĐB ở Việt Nam phát

triển không đồng bộ giữa các tuyến y tế. Trong khi một số ngành chuyên môn, kỹ

thuật ở các bệnh viện trung ương phát triển ngang tầm quốc tế thì qui mô cũng như

chất lượng chăm sóc nhi khoa ở các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện ngày càng thu

hẹp. Người dân thường vượt tuyến đến thẳng các bệnh viện Trung ương hoặc khu

vực nên bệnh viện tuyến trên luôn bị quá tải. Điều này phần lớn đã làm giảm đi sự

ưu việt của các chính sách y tế của nhà nước, ví dụ chính sách chăm sóc y tế miễn

phí cho trẻ em và trẻ em có HCĐB dưới sáu tuổi nhất là cho trẻ em nghèo và trẻ

khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ em có HCĐB còn cao, hiện tại tỷ lệ

suy dinh dưỡng về chiều cao, còi xương ở các em chiếm gần 20%. Tại các tỉnh Tây

Page 94: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

88

Nguyên và miền núi phía Bắc, tỷ lệ này còn lên tới trên 30%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng

và thiếu vi chất ở trẻ em và trẻ em có HCĐB ở Việt Nam xếp vào loại ở nhóm các

quốc gia cao nhất trên thế giới. Trong khi Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong

hạ thấp suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (giảm được 1/3 trong thập kỷ qua), song suy

dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn chiếm 1/3 tổng số trẻ em Việt Nam, đặc biệt cao ở

nông thôn và các dân tộc thiểu số. Trên toàn quốc, năm 2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng

trẻ em và trẻ em có HCĐB<5 tuổi thể nhẹ cân - 15,3%; tỷ lệ suy dinh dưỡng <5 tuổi

thể thấp còi - 25,9%. 90% trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi trên thế giới tập trung ở 36

nước trong đó có Việt Nam; Thiếu vi chất dinh dưỡng cơ bản: sắt, vitamin A, kẽm

và I ốt… vẫn còn tác động rất lớn đến tình trạng tử vong và sống còn, đến tăng

trưởng và phát triển nhận thức của trẻ em và trẻ em có HCĐB [118, tr.5].

Nếu xem xét tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em và trẻ em có

HCĐBtheo các vùng thì có thể thấy mặc dù có sự giảm nhanh nhưng vẫn còn ở mức

cao. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở các vùng khó khăn và nghèo hơn trong cả nước (Trung

du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung và Tây Nguyên).

Bảng 3.8: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi phân

theo vùng, 1990, 2012, mục tiêu 2015

1990 2012 Mục tiêu 2015 Tình hình

Toàn quốc 41,0% 16,2% 20,5% Đã đạt

Đồng bằng Sông Hồng 44,0% 11,8% 22,0% Đã đạt

Trung du và miền núi phía Bắc 50,5% 20,9% 25,3% Đã đạt

Bắc Trung bộ và duyên hải miền

trung

46,0% 19,5% 23,0% Đã đạt

Tây Nguyên 47,0% 25,0% 23,5% Chưa đạt

Đông Nam Bộ 36,0% 11,3% 18,0% Đã đạt

Đồng bằng Sông Cửu Long 40,0% 14,8% 20,0% Đã đạt

Nguồn: Viện Dinh dưỡng quốc gia

- Công tác y tế trường học còn yếu. Một nghiên cứu đánh giá trên toàn quốc

được thực hiện vào năm 2013-2014 cho thấy chỉ 6% số trường phổ thông cơ sở và

38,3% tổng số trường phổ thông trung học có phòng y tế, 40,5% số trường tiểu học

và 19,4% số trường trung học cơ sở có cán bộ y tế chuyên trách. Trong khi đó vẫn

còn 15,5% số trường tiểu học và 61,5% trường phổ thông cơ sở hoàn toàn chưa có

cán bộ làm công tác y tế trường học. Các cán bộ làm công tác y tế trong các trường

học có chuyên ngành y chỉ chiếm 53% trong đó chỉ có 0,4% là bác sỹ, còn lại là

Page 95: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

89

trình độ điều dưỡng và y tá. Chỉ 50-60% tổng số lớp học đạt các tiêu chuẩn vệ sinh

trường học như chiếu sáng, thông gió và kích thước bàn ghế phù hợp với học sinh.

Trung bình chỉ có 61,1% số trường trung học cơ sở và 75% trường tiểu học có đủ

nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn [2, tr.26].

3.2.5. Thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền được hoc tập

của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

3.2.5.1. Thực trạng qui định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt

Chính sách của Nhà nước ta luôn hướng tới sự bảo đảm bình đẳng về cơ hội

học tập cho trẻ em trên khắp mọi miền đất nước, tại điều 39 Hiến pháp hiện hành

qui định:“Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Học tập không chỉ là quyền mà

còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Mọi công dân không phân biệt điều kiện và hoàn

cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để được học hành.

Với trẻ em, việc học tập còn là một nghĩa vụ thiêng liêng đối với đất nước. Việc ghi

nhận quyền được học tập của trẻ em bằng pháp luật là một nội dung quan trọng

để thực hiện việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em. Từ nguyên tắc hiến

định về quyền học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng, Luật Bảo

vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em tiếp tục ghi nhận quyền học tập của trẻ em,

theo Khoản 1, Điều 16 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định “Trẻ

em có quyền được học tập”. Đây là một quyền đương nhiên mà trẻ em được

hưởng, mọi trẻ em trên mọi vùng miền khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh khác

nhau đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập, nhất là đối với trẻ em trong

các gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Liên quan đến

vấn đề này, tại Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 đã qui định rõ:“Học tập là

quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn

giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế

đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong

giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp

đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu

phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số,

con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng

được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được

hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”.

Nhà nước ta đã rất cố gắng để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo

điều kiện để ai cũng được học hành. Tất cả trẻ em kể cả những nhóm thiệt thòi nhất

Page 96: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

90

đều có thể tiếp cận với giáo dục cả trên phương diện pháp lý và thực tiễn mà không

có bất kỳ sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ yếu tố nào.

Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học xác định giáo dục tiểu học ở Việt Nam là

phổ cập, bắt buộc và miễn phí. Phổ cập giáo dục tiểu học vừa là quyền, vừa là nghĩa

vụ của trẻ em. Điều 1, Luật phổ cập giáo dục tiểu học qui định: “Nhà nước thực

hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả

các trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Như vậy, mọi trẻ em trong độ

tuổi qui định đều có quyền và có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Bên cạnh những qui định về phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em nói chung, Luật

Phổ cập Giáo dục Tiểu học còn qui định điều kiện bảo đảm quyền được phổ cập

giáo dục tiểu học cho các trẻ em có HCĐB. Trẻ em vì lý do sức khỏe vì hoàn cảnh

gia đình khó khăn đặc biệt hoặc ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo

lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn có thể được phổ cập giáo dục tiểu học ở độ

tuổi lớn hơn (điều 6 và điều 8 Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học). Nhà nước và xã hội

có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để trẻ em là con em liệt sĩ,

thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có

HCĐB đạt được trình độ giáo dục tiểu học.

Khoản 2, Điều 16, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định “Trẻ

em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí”.

Qui định trên thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cơ hội và

quyền học tập của mọi trẻ em, không phân biệt trẻ em gái hay trẻ em trai, trẻ em

sinh ra trong gia đình khá giả với trẻ em nghèo, trẻ em bình thường với trẻ em

khuyết tật, trẻ nhiễm HIV, trẻ em lang thang... tất cả các em đều được đến trường

học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Đồng

thời, đây là chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các em để trẻ em nào cũng được

đến trường, được sự dạy dỗ của thầy cô.

Ngoài giáo dục tiểu học còn có các bậc học khác mà trẻ em cũng được

quyền tiếp cận như giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Theo điều 28 Luật

Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em “cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo

dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất,

thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục”. “Nhà nước có chính sách

phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, chính sách miễn, giảm học

phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thể hiện công bằng xã hội trong giáo

dục”. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có quyền được chăm sóc, nuôi

dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và

Page 97: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

91

Đào tạo, được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không

phải trả tiền tại cơ sở y tế công lập, được giảm phí đối với các dịch vụ giải trí,

công cộng (Điều 84, Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Cụ thể hóa các qui định về quyền trẻ em trong lĩnh vực giáo dục nói chung

và quyền học tập của trẻ em có HCĐB nói riêng, tại Thông tư số 39/2009/TT -

BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui

định về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có HCĐB, thì mọi trẻ em có HCĐB đều

được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân,

được giáo dục các kĩ năng sống, học văn hóa, hướng nghiệp, học nghề để hòa

nhập cộng đồng và mọi trẻ em được nhận một nền giáo dục phù hợp với hoàn

cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập trong các giai đoạn phát triển của trẻ .

Các lớp học dành cho trẻ em có HCĐB, bao gồm: lớp học hòa nhập; lớp học

linh hoạt, lớp ghép; lớp tăng cường các kỹ năng cơ bản đáp ứng nhu cầu đặc biệt

của trẻ. Các cơ sở giáo dục tùy theo điều kiện cụ thể để bố trí các em vào lớp học

hòa nhập phù hợp.

Chương trình giáo dục cho trẻ em có HCĐB được điều chỉnh phù hợp với

đặc điểm cá nhân trẻ. Giáo dục trẻ em có HCĐB được tổ chức, thực hiện linh hoạt

trên cơ sở động viên, khuyến khích trẻ em học tập tích cực, hiệu quả. Giáo dục hòa

nhập cho trẻ em có HCĐB được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa cộng

đồng, gia đình, nhà trường và xã hội.

Ngoài những quyền lợi như những trẻ em bình thường khác, trẻ em có

HCĐB được hưởng một số quyền lợi sau: có quyền nhập học tại các cơ sở giáo dục

trong hệ thống giáo dục quốc dân; Tuổi đi học của trẻ em có HCĐB có thể cao hơn

tuổi quy định; Được quan tâm giúp đỡ và cung cấp thông tin; được tôn trọng và đối

xử bình đẳng trong học tập và trong các hoạt động khác; Được học tập phù hợp với

trình độ, năng lực cá nhân; được giúp đỡ đặc biệt để đạt được các kỹ năng cần thiết

trong học tập và sinh hoạt (nếu cần); Trẻ em có HCĐB không thể đáp ứng yêu cầu

của môn học, hoặc hoạt động giáo dục thì người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết

định việc miễn, giảm môn học, hoạt động giáo dục đó; Được xét miễn, giảm học phí

và các khoản đóng góp khác; được cấp sách giáo khoa, học phẩm, hỗ trợ sinh hoạt

khác theo quy định của Nhà nước.

Trên cơ sở những qui định chung về quyền học tập và giáo dục hòa nhập đối

với trẻ em có HCĐB thì những qui định cụ thể về trẻ em khuyết tật và trẻ em nhiễm

HIV/AIDS được thể hiện thông qua Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, chống

HIV/AIDS và hàng loạt các văn bản khác nhau.

Page 98: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

92

Thứ nhất, đối với trẻ em khuyết tật

Tại điều 27, Luật Người khuyết tật hiện hành qui định: Nhà nước tạo điều kiện

để trẻ em khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của các em. Việc

học tập của trẻ em khuyết tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức hòa nhập

trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người khuyết tật, cơ sở nuôi

dưỡng người khuyết tật và tại gia đình, trong đó, giáo dục hòa nhập là phương thức

giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.

Điều 63, Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: Nhà nước thành lập và khuyến

khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật

nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập

với cộng đồng. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân

sách cho các trường, lớp dành cho người khuyết tật do Nhà nước thành lập; có

chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ

chức, cá nhân thành lập.

Quyết định số 23/2006/QĐ - BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui định về giáo dục hòa nhập dành cho

người khuyết tật và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT - BGDĐT - BLĐTBXH -

BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Tài

chính ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định chính sách về giáo dục đối với người

khuyết tật. Theo đó, tất cả trẻ em khuyết tật đều được học chương trình giáo dục

mầm non, giáo dục phổ thông như các trẻ em khác. Tuy nhiên, chương trình học của

các em có thể được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt trên cơ sở động viên, khuyến

khích trẻ em học tập tích cực, hiệu quả.

Luật Người khuyết tật hiện hành cùng với Quyết định số 23/2006/QĐ-

BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

qui định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật và Thông tư liên tịch số

42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động

Thương binh Xã hội và Bộ Tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định chính sách

về giáo dục đối với người khuyết tật nêu một số vấn đề về giáo dục và giáo dục hòa

nhập đối với người khuyết tật như:

Một là, về quyền lợi của người khuyết tật học hòa nhập, người khuyết tật

được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ

thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội

dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được

miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học

Page 99: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

93

bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Người khuyết tật được cung cấp

phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người

khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được

học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia (Điều 27, Luật Người Khuyết tật).

Cụ thể hóa vấn đề trên, tại điều 19, Quyết định số 23 nêu rõ: Tuổi của người

khuyết tật đi học có thể cao hơn tuổi của người học khác theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo và được quan tâm giúp đỡ để có thể học hòa nhập; Được học

tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực; được tôn trọng và bảo

vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động văn hóa, thể thao để phát

triển khả năng cá nhân; được xét miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác;

được cung cấp thông tin; được cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy

định; Được miễn giảm một số môn học không thể đáp ứng do tình trạng khuyết tật

gây nên, tùy từng trường hợp cụ thể Hiệu trưởng và Giám đốc sở giáo dục và đào

tạo quyết định việc miễn giảm một số môn học cho người khuyết tật để tăng

cường học tập các môn mà người học có khả năng đáp ứng tốt và được xét lên lớp

hoặc chuyển học tiếp ở lớp cao hơn dựa trên các môn được học; Người khuyết tật

có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt, được bố trí tiết dạy cá nhân ngoài khác hoạt động

chung trong lớp học hòa nhập dành cho người khuyết tật; Người khuyết tật có

thành tích trong học tập, rèn luyện được tuyên dương, khen thưởng.

Hai là, về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đối với giáo dục hòa nhập

dành cho người khuyết tật, khoản 1, điều 6, Quyết định số 23 qui định về nhiệm vụ

của cơ sở giáo dục đối với giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật: Huy động

và tiếp nhận người khuyết tật đến học; Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều

kiện cho người khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;

Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhân viên hỗ trợ cho

người khuyết tật theo đơn vị lớp hoặc khối lớp; Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các

tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho người khuyết

tật; Tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao

chuyên môn về giáo dục cho người khuyết tật; Các cơ sở đào tạo sư phạm tuyển

dụng người khuyết tật cùng một loại tật để đào tạo thành giảng viên chuyên trách

giáo dục hòa nhập.

Khoản 2, điều 6, Quyết định số 23 qui định về quyền hạn của cơ sở giáo

dục đối với giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật: Được sử dụng nguồn tài

chính cho các hoạt động giáo dục cho người khuyết tật theo quy định; Được đầu tư

trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của giáo dục cho người

Page 100: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

94

khuyết tật; Được tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ từ cá nhân, tổ chức trong

nước và quốc tế theo quy định hiện hành; Những cơ sở giáo dục mầm non, phổ

thông có trên 20 người khuyết tật học hòa nhập được bổ nhiệm thêm một Phó hiệu

trưởng phụ trách công tác giáo dục hòa nhập.

Ba là, về trách nhiệm của giáo viên, giảng viên, nhân viên trong giáo dục hòa

nhập dành cho người khuyết tật, tại điều 16, Quyết định số 23 nêu rõ: Giáo viên,

giảng viên, nhân viên trong giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật phải tôn

trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu

thương người khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa

nhập cho người khuyết tật; Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch

dạy học theo yêu cầu và các quy định của cơ sở giáo dục; Chủ động phối hợp với tổ,

nhóm chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo

dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật;

Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng

cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật; Tư vấn cho nhà trường và gia

đình người khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch

hoạt động giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

Bốn là, về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học (Điều 20, Quyết định

số 23). Cơ sở vật chất, trường, lớp được thiết kế xây dựng phải an toàn, vệ sinh, bảo

đảm tiếp nhận thuận lợi cho người khuyết tật học tập và sinh hoạt; Có thiết bị riêng

cho giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật; Khuyến khích các tập thể, cá

nhân làm đồ chơi, dụng cụ luyện tập, thiết bị giáo dục cho người khuyết tật.

Năm là, về tiếp nhận người khuyết tật học hòa nhập, người khuyết tật được

tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Ở bậc học

mầm non và phổ thông khi có một học sinh khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số

trong lớp được giảm 5 người, dựa trên sĩ số học sinh bình quân của trường đó,

nhưng không được quá 25 học sinh trên lớp; Cơ sở giáo dục phối hợp với cơ quan

y tế, gia đình người khuyết tật và cộng đồng để xác định khả năng, nhu cầu của

người khuyết tật để huy động, duy trì người khuyết tật đi học, tham gia vào chương

trình can thiệp sớm. (Điều 10, Quyết định số 23).

Cuối cùng, về lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật, điều 7, Quyết định số

23 qui định:Các cơ sở giáo dục tùy theo điều kiện cụ thể để bố trí các lớp học hòa

nhập phù hợp với người khuyết tật, các hoạt động trong lớp cần chú ý quan tâm tới

khả năng và nhu cầu của người khuyết tật; Mỗi lớp hòa nhập dành cho người khuyết

tật ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có nhiều nhất không quá ba người

Page 101: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

95

khuyết tật cùng một loại tật. Trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào

điều kiện thực tế của địa phương có thể tiếp nhận thêm người khuyết tật trong một

lớp học; Tùy theo điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục có thể được hợp đồng

lao động người khuyết tật hoặc người có tâm huyết, có hiểu biết về lĩnh vực này để

trợ giúp giảng viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục hòa nhập dành cho người

khuyết tật. Mức chi trả cho lao động hợp đồng không được thấp hơn mức lương tối

thiểu theo quy định.

Thứ hai, đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Bên cạnh trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV là những đối tượng phải chịu

rất nhiều thiệt thòi khi tiếp cận với giáo dục. Luật Phòng, chống HIV/AIDS khẳng

định rõ, những người sống chung với HIV/AIDS có quyền học văn hóa học nghề

(Điều 4 khoản 1 điểm c). Điều 15 khoản 2 Luật này bao gồm một loạt qui định cụ

thể nhằm ngăn chặn sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sống chung với

HIV/AIDS trong giáo dục mà các cơ sở giáo dục không được tiến hành, theo đó, các

cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không được có các hành vi: Từ

chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Kỷ luật,

đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Tách biệt, hạn

chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ

sở vì lý do người đó nhiễm HIV; Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình

kết quả xét nghiệm HIV đối với học viên, sinh viên hoặc người đến xin học.

Chỉ thị số 61/2008/CT - BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành

giáo dục. Theo Chỉ thị này, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo quyền được học tập,

làm việc, sống hòa nhập cộng đồng của người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV.

Cơ sở giáo dục không được yêu cầu xét nghiệm HIV, xuất trình kết quả xét nghiệm

HIV đối với người học, người đến xin học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

Ghi nhận học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân, pháp luật hiện

hành cũng qui định cụ thể nhiệm vụ của người học. Theo qui định tại điều 85 Luật

Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, người học có nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo

dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục

khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều

lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;

Page 102: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

96

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù

hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực;

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ

sở giáo dục khác.

Ngoài nhiệm vụ của người học nói chung được nêu trong điều 85 như trên,

pháp luật hiện hành còn chỉ ra các hành vi cản trở quyền học tập của trẻ em và biện

pháp xử lý, cụ thể:

Theo qui định tại điều 10, Nghị định số 36/2005/NĐ - CP ngày 17/3/2005

qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em năm 2004, các hành vi cản trở quyền học tập của trẻ em bao gồm:

- Lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy

quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học

- Bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu

tình trái pháp luật

- Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục, phá hoại cơ sở vật chất,

trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục.

- Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo

quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em

- Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em

- Từ chôi tiếp nhận hoặc gây áp lực để cản trở việc tiếp nhận trẻ em khuyết

tật co khả năng học tập, trẻ em nhiễm, nghi nhiễm, co nguy cơ hoặc co cha, me

nhiễm HIV đươc vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, các hành vi cản trở quyền học tập của trẻ em tùy từng trường

hợp cụ thể sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Theo qui định tại điều 16, Nghị

định 91/2011/NĐ - CP của Chính Phủ ngày 17/10/2011 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì các hành vi cản trở

quyền học tập của trẻ em có thể áp dụng hình thức phạt tiền như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối

với một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em

phải bỏ học, nghỉ học;

b) Từ chối tiếp nhận, cản trở trẻ em bị nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ bị

nhiễm HIV/AIDS hoặc trẻ em có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS vào học tại các cơ sở

giáo dục theo quy định;

Page 103: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

97

c) Từ chối tiếp nhận trẻ em bị khuyết tật mà vẫn có đủ điều kiện vào học tại

các cơ sở giáo dục theo quy định;

d) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ học, nghỉ học;

đ) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;

e) Có điều kiện mà không bảo đảm điều kiện học tập cho trẻ em làm hạn chế

quyền được học tập của trẻ em;

g) Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em

theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi sau đây:

a) Bắt trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật;

b) Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy trong các cơ sở

giáo dục.

Ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền, khoản 3 điều 16, Nghị định

91/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 17/10/2011 về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn qui định hình thức xử phạt

bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung là: tịch thu tang vật, phương tiện của cá nhân,

tổ chức được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Hình thức xử phạt bổ sung

này được áp dụng đối với hành vi “Từ chối tiếp nhận, cản trở trẻ em bị nhiễm,

nghi nhiễm, có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc trẻ em có cha, mẹ bị nhiễm

HIV/AIDS vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định”. Bên cạnh hình thức phạt

tiền và phạt bổ sung, Nghị định số 16 còn qui định:”Buộc cá nhân, tổ chức khôi

phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi của cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập,

giảng dạy đã bị phá hoại do thực hiện hành vi “Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết

bị học tập, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục”.

Ngoài ra, hành vi vi phạm gây thiệt hại cho trẻ em, thì người gây thiệt hại sẽ

phải bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật, hoặc trong trường hợp hành vi

vi phạm cấu thành tội phạm, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Có thể nói rằng, hành vi cản trở quyền học tập của trẻ em tùy vào tính chất,

mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm có thể phải chịu trách

nhiệm hành chính hoặc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh những qui định về quyền học tập của trẻ em, trẻ em có HCĐB và

những hành vi vi phạm và biện pháp xử lý trong việc bảo đảm quyền học tập của

các em, Nhà nước ta cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ cho việc thực hiện quyền

học tập của trẻ em có HCĐB đó là qui định về miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Page 104: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

98

Thứ nhất, đối tượng được miễn học phí

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không

nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng

người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự

hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ

em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại

trại giam, không còn người nuôi dưỡng. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới

18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo

theo quy định của Thủ tướng chính phủ.

Thứ hai,đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không

nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

Tóm lại, với quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, hệ thống pháp luật

nước ta đã qui định một cách đầy đủ và có hệ thống về việc bảo vệ quyền được học

tập của trẻ em. So với các qui định của Công ước quốc tế vè quyền trẻ em năm 1989

về lĩnh vực này, có thể nói các qui định của pháp luật Việt Nam đã qui định một

cách khá chi tiết và hoàn chỉnh, có tính chế định, phù hợp với những yêu cầu chung

của pháp luật quốc tế.

Từ việc ghi nhận về quyền được học tập của trẻ em, pháp luật hiện hành tiếp

tục cụ thể hóa trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo đảm để trẻ em thực hiện

quyền học tập được pháp luật ghi nhận. Pháp luật ghi nhận việc bảo đảm quyền được

học tập của trẻ em là trách nhiệm của gia đình, của nhà trường và của toàn xã hội.

Trách nhiệm của nhà trường: Điều 93, Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ

sung năm 2009 qui định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia

đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.

Nhà trường là môi trường quan trọng để trẻ em tiếp cận với kiến thức. Vì lẽ

đó, trách nhiệm của nhà trường là phải bảo đảm mục tiêu và nguyên lý giáo dục.Tuy

nhiên, nhà trường phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội thực hiện tốt

các mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Sự phối hợp này là cần thiết và quan trọng bởi

vì gia đình và xã hội sẽ đóng vai trò là người phản biện xã hội đối với chất lượng

giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, quyền lợi của người học luôn được bảo đảm.

Hay nói cách khác, Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm

thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao

Page 105: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

99

động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội

trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trách nhiệm của gia đình: Hiến pháp hiện hành đã đề cao trách nhiệm của

gia đình, cha mẹ trong việc giáo dục con cái: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy

con cái thành những người công dân tốt”. Điều 69, Luật Hôn nhân và Gia đình

năm cũng nêu rõ:“Cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát

triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của

gia đình, công dân có ích cho xã hội”. Trong bậc tiểu học, Điều 18 Luật Phổ cập

giáo dục Tiểu học qui định trách nhiệm của cha mẹ, người đỡ đầu của trẻ em là

ghi tên cho con hoặc trẻ em được đỡ đầu đi học tại trường, lớp tiểu học trên địa

bàn cư trú nơi thuận tiện nhất, tạo điều kiện để con hoặc trẻ em được đỡ đầu

hoàn thành giáo dục tiểu học, kết hợp với nhà trường, tổ chức xã hội trong việc

giáo dục con hoặc trẻ em được đỡ đầu, thực hiện giáo dục gia đình theo những

truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tương tự, ở các bậc học khác, cha mẹ, người

giám hộ cũng có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em

hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của

nhà trường (Khoản 1, Điều 94, Luật Giáo dục năm 2005).

Như vậy, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình, cha mẹ,

nhưng đó đồng thời cũng là trách nhiệm của Nhà nước, nhà trường, các cơ sở giáo

dục và cá nhân. Điều 28, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 qui

định:“Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học

tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở

trình độ cao hơn. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện

giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng

nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.

Từ qui định này có thể nhận thấy, trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo

đảm quyền được học tập của trẻ em là rất quan trọng. Cha mẹ hoặc người giám hộ

là người có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Chính vì vậy, họ cũng là

người có nghĩa vụ phải bảo đảm quyền được học tập của trẻ em theo qui định của

pháp luật. Nếu nhà trường phải có trách nhiệm bảo đảm tốt mục tiêu và nguyên lý

giáo dục, phải sẵn sàng tiếp nhận trẻ thì người có trách nhiệm “đưa trẻ đến

trường” là cha mẹ và người giám hộ của trẻ. Cha mẹ phải tạo mọi điều kiện để trẻ

em được đến trường, có như vậy quyền học tập của trẻ em mới được bảo đảm.

Trên thực tế, ở nhiều nơi, cha mẹ vẫn còn quan niệm nếu đói thì không thể mài

Page 106: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

100

chữ để lấy cái ăn nên buộc con cái nghỉ học để đi kiếm sống hoặc trẻ nhỏ không

cần phải đến trường vì ở nhà trường trong độ tuổi của trẻ dưới 3 tuổi không được

dạy chữ mà chủ yếu chăm cho trẻ ăn nên để trẻ ở nhà cùng người giúp việc hoặc

người thân và khi nào trẻ 5 tuổi mới cho đến trường mầm non học chữ để chuẩn bị

vào lớp 1. Vậy nên, nếu không có sự phối hợp từ gia đình thì quyền được học tập

của trẻ em khó có thể được bảo vệ. Việc pháp luật qui định cụ thể trách nhiệm của

gia đình đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện tốt việc bảo đảm quyền

được học tập của trẻ em.

Trách nhiệm của xã hội, bảo đảm quyền được học tập của trẻ em không

phải chỉ là trách nhiệm riêng của nhà trường, gia đình mà là trách nhiệm của toàn

xã hội. Việc xác định trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em là trách

nhiệm của toàn xã hội thực chất là việc huy động mọi nguồn lực xã hội cùng

chung tay bảo vệ quyền trẻ em nói chung và quyền được học tập của trẻ em nói

riêng. Điều 97, Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 qui định về

việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em được xác định là trách nhiệm của các

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị -

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề

nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi

chức năng quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm

thực hiện việc bảo đảm quyền học tập cho trẻ em, cụ thể tại khoản 1, điều 97 nêu

rõ: “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính

trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức

nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách

nhiệm sau đây: Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu

khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên

cứu khoa học; Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục

lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh

niên, thiếu niên và nhi đồng; Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động

văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp

phát triển giáo dục theo khả năng của mình”.

Bên cạnh đó, tại khoản 2, khoản 3 điều 97 qui định: Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn

dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có

trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

Page 107: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

101

vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia

phát triển sự nghiệp giáo dục.

Bảo đảm quyền được học tập của trẻ em và trẻ em có HCĐB cần có sự phối

hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em

có nghĩa vụ bảo đảm quyền được đến trường của con.Cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ

em không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong việc thực hiện quyền

học tập của trẻ em. Cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em không được lấy lý do kinh tế

khó khăn mà buộc trẻ em phải nghỉ học. Tuy nhiên, việc bảo đảm quyền được học

tập của trẻ em còn phụ thuộc rất lớn vào hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, Bộ

Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng hệ thống trường học các cấp đáp ứng nhu cầu

học tập của trẻ em. Đặc biệt, đối với bậc giáo dục Mầm non và Tiểu học cần có

trường, lớp đạt chuẩn và giáo viên đạt chuẩn. Nhà nước phải cân đối nguồn ngân

sách hợp lý để chi cho giáo dục. Đối với các vùng đặc biệt khó khăn như vùng sâu,

vùng xa cần được ưu tiên trong việc cấp kinh phí xây dựng trường, bồi dưỡng giáo

viên là người tại địa phương, hỗ trợ sách vở cho học sinh. Các cơ quan, ban ngành

cần phối hợp để vận động các gia đình, nhất là gia đình nghèo cho con đi học. Có

như vậy mới tạo cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em thực hiện quyền được học tập.

3.2.5.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền được học tập của trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt

Trong việc bảo đảm các quyền trẻ em nói chung và quyền học tập của trẻ em,

trẻ em có HCĐB nói riêng ở nước ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Về hệ thống chính sách, pháp luật liên quan quyền học tập của trẻ em và trẻ em

có HCĐB. Trong tất cả các văn bản như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo

dục trẻ em, Luật Giáo dục và các văn bản dưới luật khác luôn coi giáo dục là quốc sách

hàng đầu trong chiến lược phát triển của đất nước ta. Hệ thống pháp luật Việt Nam

không chỉ ghi nhận quyền được học tập của trẻ em mà còn xác lập trách nhiệm cho các

chủ thể trong việc thực hiện quyền của trẻ em trong lĩnh vực này như hệ thống các thiết

chế được thành lập để huy động các lực lượng, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,

các doanh nghiệp, cá nhân cho các chương trình hành động vì trẻ em, khuyến khích xã

hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Riêng về quyền học tập đối với trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS nhà

nước ta đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và cam kết thực hiện. Điều

23 của Công ước khẳng định quyền được đi học của trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm

HIV/AIDS, bên cạnh đó, Nhà nước ta đã nội luật hóa quyền học tập của trẻ em bằng

việc ban hành Luật Giáo dục, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, Chống

Page 108: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

102

HIV/AIDS và hàng loạt các văn bản khác để điều chỉnh về vấn đề này và cũng đã

quy định rõ trách nhiệm của xã hội và từng ngành chức năng trong việc tổ chức giáo

dục trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS.

Về số lượng các trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, đội ngũ

cán bộ, giáo viên… Để đáp ứng yêu cầu phát triển qui mô các cấp học, số lượng

trường lớp, phòng học của hệ thống giáo dục từ trung ương tới các địa phương đều

tăng hàng năm. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường càng ngày

càng được quan tâm đầu tư cả về nâng cao trình độ chuyên môn và cơ chế, chính

sách tiền lương, chế độ làm việc… Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo

triển khai nhiều mô hình giáo dục cho trẻ em có HCĐB như: mô hình lớp học linh

hoạt, mô hình lớp học tình thương, mô hình giáo dục trẻ hòa nhập… thực tế thử

nghiệm cho thấy, mô hình giáo dục hòa nhập có nhiều mặt tích cực hơn so với

những hình thức giáo dục chuyên biệt và bán hòa nhập. Hình thức này đã bảo đảm

quyền về cơ hội học tập và phát triển toàn diện cho trẻ em có HCĐB.

Về nhận thức quyền học tập của trẻ em và trẻ em có HCĐB, Nhà nước ta đã

ban hành nhiều qui định và tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến

pháp luật cũng như các qui định về bảo đảm quyền học tập cho các em để bản thân

các em, gia đình, cộng đồng và xã hội nhận biết về vấn đề này nhằm nâng cao

trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm thực hiện quyền học tập, học tập hòa

nhập của trẻ em và trẻ em có HCĐB. Nhiều trẻ khuyết tật và nhiễm HIV/AIDS đã

được nhận vào các lớp hòa nhập, lớp dành riêng, lớp đặc thù cho trẻ khuyết tật ở

hầu hết các cơ sở giáo dục và ở những lớp học này đều có đội ngũ cán bộ, giáo

viên chuyên nghiệp hỗ trợ và dạy trực tiếp cho các em.

Trong quá trình bảo đảm thực hiện quyền học tập của trẻ em và trẻ em có

HCĐB chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, vẫn còn

có những hạn chế, bất cập nhất định, thể hiện ở những vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật liên quan đến các quyền trẻ em và quyền học

tập của trẻ em, trẻ em có HCĐB có khoảng trên 100 văn bản, bao gồm văn bản luật

và văn bản dưới luật, nhưng lại có rất ít văn bản qui định đầy đủ và đồng bộ các vấn

đề liên quan đến quyền học tập của trẻ em. Các qui định của pháp luật nếu có cũng

chỉ mang tính nguyên tắc, định hướng chung thiếu cụ thể. Thực tế này đã gây ra

những khó khăn nhất định cho việc thực thi quyền học tập của trẻ em và trẻ em có

HCĐB, mà biểu hiện là sự thiếu đồng bộ, chưa thống nhất và thậm chí cũng không

tránh khỏi các trường hợp hiểu sai, làm sai qui định của pháp luật một cách vô tình

Page 109: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

103

hay cố ý đã làm cho quyền học tập của các em bị hạn chế ở các mức độ khác nhau

và ở các địa phương khác nhau trong cả nước.

Thứ hai, nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, không có điều kiện

chăm lo, phát triển và thực hiện tốt quyền học tập của trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nhưng phải đối mặt với

thách thức lớn về qui mô và nhu cầu học tập của xã hội. Nhà nước ta còn thực hiện

chế độ thu học phí ở giáo dục mầm non, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học. Bên

cạnh đó, chi phí cho giáo dục vẫn ở mức cao so với thu nhập của người dân, ngoài

học phí người dân còn phải đóng góp một số khoản tiền khác cho nhà trường. Điều

này dẫn đến việc nhiều trẻ em khuyết tật và nhiễm HIV/AIDS trong các gia đình

nghèo sẽ không có điều kiện theo học.

Thứ ba, nhà trường không đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất, trang

thiết bị dạy học thiếu về số lượng, kém chất lượng, đặc biệt là cơ sở vật chất cho

giáo dục trẻ khuyết tật. Khả năng cung cấp cơ hội học tập cho trẻ em còn yếu và

nguồn lực không tương đương, không công bằng và không đủ giữa các cơ sở giáo

dục. Vẫn còn những cơ sở giáo dục có lớp học chật hẹp không bảo đảm số m2 trên

một trẻ, thiếu sân chơi, trang thiết bị lạc hậu, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu,

hầu hết các cơ sở mầm non lại không đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên

biệt dành cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS. Bên

cạnh đó, các cơ sở giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị cần

thiết để dạy học như sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh khiếm thị, sách dạy phát

âm và ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh khiếm thính, thiết bị dạy học đặc thù, các

dụng cụ luyện tập và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Cơ sở vật chất trong

các trường học chưa được bổ sung, nâng cấp để đáp ứng với nhu cầu đặc thù của trẻ

khuyết tật về học tập, vui chơi và vệ sinh. Các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục

hòa nhập đang được hình thành do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cũng chưa có các

thiết bị kỹ thuật cần thiết để tiến hành can thiệp sớm và hỗ trợ cho phụ huynh trẻ

khuyết tật cũng như giáo viên các trường hòa nhập.

Thứ tư,vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với việc thực hiện quyền học

tập của trẻ em có HCĐB. Trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV vẫn còn chịu sự kỳ thị do

hiện tượng phụ huynh học sinh phản đối nhà trường tiếp nhận trẻ em nhiễm HIV tới

lớp vì sợ lây nhiễm sang con em mình hoặc sợ trẻ phá bĩnh trong lớp học. Điều này

gây ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em khuyết tật và

nhiễm HIV. Bên cạnh đó, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV

còn những hạn chế, cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của

Page 110: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

104

xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV về khả năng phát triển

khi được giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các

trường. Trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV được đưa vào các chương trình giáo dục

hòa nhập tại các trường học nhưng các trường này lại chưa chuẩn bị tốt tâm lý để

đón nhận. Có những nơi, hiệu trưởng rất thiện chí và nhiệt tình nhận trẻ khuyết tật

và trẻ nhiễm HIV vào học ở trường mình nhưng giáo viên trong trường lại chưa

được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý cũng như chuyên môn. Cá biệt còn có trường xếp

học sinh là trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV ngồi riêng và có thái độ, hành vi kỳ thị,

phân biệt đối xử khiến trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV chán nản, bức xúc dẫn tới bỏ

học. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ khi có con nhiễm HIV/AIDS nhưng do lo sợ con

mình bị phân biệt đối xử vì thế đã nói dối về tình trạng bệnh tật của con, không

công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của con mình. Do vậy, trẻ nhiễm HIV/AIDS

khi đến trường lại không được hưởng sự chăm sóc đặc biệt, hơn nữa, do không có

sự chuẩn bị đề phòng lây nhiễm, vi rút HIV/AIDS lại có thể lây nhiễm sang các trẻ

khác gây những tác hại không nhỏ tới đời sống gia đình và xã hội.

Thứ năm, nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục trẻ

khuyết tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS chưa cao. Nhiều cấp chính quyền địa phương,

nhà trường, cán bộ và giáo viên chưa thấy trách nhiệm mà còn coi việc chăm sóc

giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS chỉ như việc làm thêm, từ thiện và

các em chỉ có thể học tập tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt, họ chưa nhận thức đầy

đủ quyền và nghĩa vụ của mình nên thiếu tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền và

quyền học tập của các em. Nhiều phụ huynh học sinh chưa nhận thức đầy đủ về khả

năng của con em mình, nên cam chịu, không tạo điều kiện cho trẻ phát triển, học

tập; Chưa chăm lo đến việc giáo dục con cái, vì hoàn cảnh khó khăn mà không cho

con đến trường. Họ chưa nhận thức được mình cần phải dành những điều kiện tốt

nhất cho sự phát triển của trẻ em. Hoặc có những gia đình có điều kiện kinh tế thì

thuê người giúp việc hoặc nhờ người thân chăm sóc trẻ ở nhà, không cho trẻ đến

trường theo học.

Thứ sáu, nhà trường là môi trường mà trẻ em học tập và rèn luyện. Tuy

nhiên, vai trò của nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Nhà trường chỉ lo phần trang

bị kiến thức, còn giáo dục kĩ năng, pháp luật, đạo đức, lẽ phải, cách cư xử trong

cuộc sống chưa được chú trọng đúng mức. Hiện nay vẫn còn những hiện tượng bạo

lực học đường khó tránh khỏi như những vụ bạo hành của giáo viên đối với trẻ ngay

trên lớp, đó là những hành vi phản giáo dục ngay trong môi trường giáo dục.

Page 111: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

105

Thứ bảy, việc phối kết hợp giữa các lực lượng xã hội trong việc bảo đảm

quyền học tập của trẻ em và trẻ em có HCĐB còn kém hiệu quả. Đặc biệt là công

tác giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS, mặc dù công tác giáo dục trẻ

khuyết tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS ở nước ta đã được tiến hành từ nhiều năm, tuy

nhiên, cho tới nay vẫn chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang

Bộ và các đơn vị có liên quan, cụ thể như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,

Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ. Tại các Bộ đều có các

đơn vị chịu trách nhiệm về công tác trên nhưng các đơn vị đó chỉ hoạt động độc lập

trong phạm vi của mình phụ trách cả về hành chính và địa lý mà không có sự phối

hợp hoạt động hoặc chia sẻ thông tin. Đặc biệt, công tác thống kê, theo dõi số

lượng, mức độ khuyết tật của trẻ, số lượng trẻ nhiễm HIV qua các con đường khác

nhau còn chưa thống nhất giữa các bộ, ngành dẫn đến số liệu, dữ liệu về trẻ khuyết

tật và trẻ nhiễm HIV/AIDS còn nhiều bất cập. Hơn nữa, việc giáo dục cho nhóm trẻ

em này chủ yếu là dựa trên hoạt động độc lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ tám, nguồn ngân sách Nhà nước cho giáo dục trẻ em có HCĐB chưa đầy

đủ. Nguồn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục mặc dù được tăng liên tục trong

những năm qua, song vẫn chưa có những hạn mục cụ thể dành cho giáo dục trẻ em

có HCĐB theo hướng hòa nhập. Ngân sách thường xuyên chi cho đào tạo và bồi

dưỡng nguồn nhân lực, cho xây dựng cơ sở vật chất: trường lớp, các thiết bị hỗ trợ;

chi cho việc nghiên cứu và sản xuất thiết bị dạy học cho trẻ em có HCĐB còn rất

hạn chế và mới tập trung vào các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Đặc biệt, chưa có

nguồn ngân sách hỗ trợ trẻ khuyết tật và giáo viên dạy hòa nhập trẻ khuyết tật.

3.3. Đánh giá thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay

3.3.1. Những kết quả đạt được trong việc qui định và thực hiện pháp luật

về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

3.3.1.1. Về hệ thống pháp luật qui định các quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt ở Việt Nam hiện nay

Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, Quốc hội Việt

Nam đã ban hành luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa

đổi và bổ sung năm 2004) luật này đã thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước Việt Nam về các vấn đề liên quan đến trẻ em, đồng thời chuyển hóa các

qui định của Công ước vào lĩnh vực pháp luật Việt Nam. Có thể nói, đạo luật này đã

qui định quyền của trẻ em gắn với bổn phận của trẻ em là sự phát triển độc đáo giá trị

văn hóa tinh thần Việt Nam trong việc thực hiện Công ước về Quyền trẻ em. Đây là

Page 112: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

106

sự sáng tạo trong việc cụ thể hóa các điều ước quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt

Nam. Việc gắn quyền với bổn phận của trẻ em là phù hợp với văn hóa Việt Nam, một

mặt mang tính giáo dục các em biết trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội và

chính bản thân mình. Mặt khác, việc tiếp cận quan hệ giữa quyền và bổn phận khiến

xã hội dễ chấp nhận vì nền văn hóa của Việt Nam vẫn công nhận rằng ngoài việc trẻ

em có quyền thì chúng cũng cần phải giáo dục, rèn luyện và phát huy tinh thần “tuổi

nhỏ làm việc nhỏ”.

Cùng với sự ra đời của luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Việt Nam

đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự, bộ

Luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Giáo dục, Luật

Người khuyết tật, Luật Phòng, Chống HIV/AIDS, Luật Chăm sóc sức khỏe nhân

dân… cùng với đó là các văn bản dưới luật để qui định và điều chỉnh những vấn đề

liên quan đến quyền của trẻ em. Các văn bản này đã tạo nên một hệ thống pháp luật

về trẻ em tương đối đầy đủ, gồm các văn bản chuyên ngành, không chuyên ngành,

các văn bản luật và văn bản dưới luật góp phần quan trọng và thành tựu thực hiện

quyền trẻ em. Hệ thống các văn bản liên quan đến quyền trẻ em tập trung vào các

nguyên tắc bảo đảm quyền và phúc lợi của trẻ em với quan điểm ưu tiên, bình đẳng

và không phân biệt đối xử, đề cao các quyền của trẻ em.

Bên cạnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, Nhà nước ta còn qui định

nhiều chương trình, chiến lược hành động quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em như:

Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê

duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai

đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25

tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ

em có HCĐB dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”; Quyết định số

1555/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành

động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020.

Tóm lại, có thể nói pháp luật Việt Nam ghi nhận khá toàn diện về các quyền trẻ

em và trẻ em có HCĐB, tạo ra một hành lang pháp lý bao phủ tất cả các lĩnh vực liên

quan đến việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB.

3.3.1.2. Việc thực hiện các qui định của pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB

ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, về hệ thống các thiết chế bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và trẻ

em có HCĐB, bên cạnh pháp luật, một hệ thống các thiết chế được hình thành để

huy động các lực lượng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân vào

việc thực hiện và bảo vệ quyền của các em. Việc hình thành hệ thống các thiết chế

Page 113: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

107

đã tạo cơ hội tăng cường sự phối hợp, thúc đẩy công tác liên ngành và giữa các địa

phương trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em có HCĐB.

Thứ hai, về thực hiện các quyền trẻ em có HCĐB

Đối với quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em và trẻ em có

HCĐB, việc đăng ký khai sinh cho các em từ nhiều năm nay đã được Ủy ban nhân

dân cấp cơ sở tiến hành thực hiện một cách đầy đủ và tạo mọi điều kiện thuận lợi

nhất trong việc bảo đảm quyền của các em, các cơ quan, tổ chức có nhiều hoạt động

tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức xã hội về quyền và lợi ích của trẻ

em có HCĐB khi đăng ký khai sinh. Cán bộ phụ trách công tác trẻ em ở các cấp

chính quyền, các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm, mái ấm, nhà mở hay các cơ sở

chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em đã phối hợp chặt chẽ với cán bộ tư pháp hộ tịch

để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ em có HCĐB trước khi các em được cấp phát

thẻ khám chữa bệnh miễn phí như đối với trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV bị bỏ rơi ở

các cơ sở y tế, nhà chùa đã được các cơ sở đó cử người đến chính quyền địa phương

nơi cơ sở có trụ sở làm thủ tục đăng ký khai sinh cho các em và mốc để tính ngày

sinh của các em thường là ngày mà các em bị bỏ rơi ở tại cơ sở hoặc ngày 1/1 của

năm các em bị bỏ rơi.

Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em có HCĐB, trong những

năm gần đây, Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên

Hợp Quốc đề xướng và Việt Nam đang trên đà đạt mục tiêu Thiên niên kỷ 4,

(MDG4) giảm 2/3 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trong thời kỳ 1990-2015.

Việt Nam đã có nhiều điều luật, chính sách, chiến lược và kế hoạch liên quan đến

sức khỏe và sự sống còn của trẻ em.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong việc giảm tỷ lệ tử vong,

giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ em có HCĐB. Theo báo cáo tình hình trẻ

em thế giới năm 2008, tỉ lệ trẻ em tử vong ở trẻ em, trong đó có trẻ em có HCĐB

dưới 5 tuổi giảm từ 53 trẻ xuống còn 17 trẻ trong 1000 trẻ sinh ra và còn sống trong

khoảng thời gian từ năm 2008-2013. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ tử vong của trẻ em

trong đó có trẻ em có HCĐB dưới 1 tuổi giảm từ 38 xuống 15 trẻ trong 1000 trẻ

sinh ra và còn sống.

Nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ em: Việt Nam đã có những nỗ

lực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Tỷ lệ tử vong bà mẹ

đã giảm đáng kể và gần 88% phụ nữ có thai được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ.

Máy móc thiết bị phục vụ trong việc khám và chữa bệnh cho phụ nữ có thai và trẻ

em đã được nhà nước chú trọng đầu tư. Phần lớn trẻ em và trẻ em có HCĐB có triệu

chứng viêm phổi đã được chữa trị, các bệnh viêm màng não mủ, viêm não nhật bản,

Page 114: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

108

lao, viêm gan B, bại liệt, bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị, Rubella, viêm mũi họng,

nhiễm trùng huyết do Hib… đã có vacxin phòng ngừa. Tiêm chủng trẻ em và trẻ em

có HCĐB được duy trì và đạt tỷ lệ cao, đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2002,

loại trừ uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 2005, giảm được 95% các ca bệnh sởi

tính từ năm 2000. Các chiến lược có hiệu quả đáng kể trong việc giảm quáng gà và

chậm phát triển trí tuệ do thiếu vi chất đã được thực hiện trên toàn quốc. Việt Nam

đã đạt được những tiến bộ trong việc tự cung cấp và sản xuất muối bù nước (ORT)

và vacxin chống ho gà, bạch hầu, uốn ván…

Bộ Y tế đã đề ra các bước cơ bản sẽ đưa vào thực hiện, bao gồm: tăng cường sự

hợp tác giữa các bên lên quan, vận động thêm nguồn lực cho công tác y tế, đặc biệt

trong lĩnh vực sức khỏe trẻ em; Đào tạo và tuyển dụng một số lượng thích hợp các cán

bộ y tế có chuyên môn đến làm việc ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi và cao

nguyên; Nâng cao công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em.

Đối với quyền được học tập của trẻ em có HCĐB, với quan điểm giáo dục là

quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Thời gian qua hệ thống giáo dục đã được mở rộng

đến khắp các xã, phường trong cả nước, từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập

của các em và bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em và trẻ em có HCĐB được đi học.

Có khoảng 97% trẻ em và trẻ em có HCĐB hiện đang được theo học ở cấp tiểu học.

Đây là một tỷ lệ cao so với thế giới và các nước trong khu vực. Trong những năm

gần đây số trường và lớp học càng ngày càng tăng, hầu hết các xã, phường đều đã

có trường học. Dưới đây là số liệu về số trường học, lớp học tính đến thời điểm

ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Tổng cục Thống kê [62, tr.63] (đơn vị tính: nghìn)

Bảng 3.9: Số lượng trường học, lớp học trong phạm vi cả nước

Năm 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Trường học

Mầm non 9.992 10.082 11.956

Tiểu học 14.287 14.986 15.407

Trung học cơ sở 9.876 9.964 10.791

Trung học phổ thông 3.865 4.193 4.796

Lớp học

Mầm non 125.687.243 129.745.326 132.286.124

Tiểu học 109.425.152 112.457.863 118.349.167

Trung học cơ sở 897.117 935.768 985.280

Trung học phổ thông 599.689 628.705 688.802

Page 115: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

109

Chính phủ Việt Nam đã cam kết bảo đảm cho tất cả trẻ em và các em ở lứa

tuổi vị thành niên đều có cơ hội học hành và phát triển đầy đủ tiềm năng của mình.

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2010-2020, chính phủ phấn đấu đề ra các chính

sách và biện pháp nhằm duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành mục

tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, điều đó đã khẳng định những định hướng

đúng đắn của chiến lược. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát

triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Công bằng xã hội trong giáo dục

đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc,

con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV. Việc miễn,

giảm học phí, hỗ trợ học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho

đại bộ phận con em các gia đình nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, … được

hưởng, trước hết ở các cấp học phổ cập. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc

thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt trong chương trình giáo dục, chế độ

chính sách đối với giáo viên.

3.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của việc qui định và thực

hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển trên thế giới, những

thay đổi về kinh tế xã hội của Việt Nam không mang lại lợi ích như nhau cho tất

cả trẻ em, nhất là đối với trẻ em có HCĐB. Chính phủ đã hoặc đang xây dựng

các chính sách, chương trình trong tất cả các lĩnh vực. Song nhiều chính sách,

chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu cụ thể của trẻ em hoặc chưa mang lại

những kết quả tốt nhất có thể cho tất cả trẻ em, việc giải quyết các vấn đề liên

quan đến quyền trẻ em vẫn còn hạn chế. Những hạn chế đó do nhiều nguyên

nhân khác nhau, có những nguyên nhân mang tính chủ quan và cũng có những

nguyên nhân mang tính khách quan ảnh hưởng đến việc bảo đảm các quyền trẻ

em và trẻ em có HCĐB. Cụ thể:

- Hệ thống pháp luật qui định về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB khá

toàn diện nhưng còn tản mạn, phân tán, nhiều qui định còn mang tính nguyên tắc

hay định hướng chung, thiếu cụ thể, dẫn đến việc trên thực tế giải quyết các vấn

đề về quyền trẻ em thiếu cơ sở pháp lý, hơn nữa, chính sách, pháp luật về bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB còn thiếu và yếu hoặc chưa

đồng bộ, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và trẻ em có

HCĐB chưa đủ mạnh. Một số nhóm đối tượng trẻ em có HCĐB chưa được đưa

Page 116: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

110

vào Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực;

trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi; trẻ

em di cư, bị buôn bán; trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo…). Đồng thời

các cơ quan chức năng thực hiện pháp luật cũng chưa thật tốt và đầy đủ, chưa có

sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để thực hiện theo pháp luật. Hoặc thậm chí,

có những vi phạm về quyền của trẻ em xảy ra trong cộng đồng, đã có những chỉ

dẫn về mặt pháp lý trong việc giải quyết và xử lý hành vi vi phạm của các em

nhưng cơ chế giám sát, xử lý còn thiếu đồng bộ và yếu.

- Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các nội dung của pháp luật về

quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB tới người dân, gia đình nói riêng và cộng đồng

chưa hiệu quả. Cho nên việc nhận thức của cộng đồng về quyền và ý nghĩa của

việc bảo đảm quyền trẻ em, trẻ em có HCĐB chưa được nâng cao. Coi việc giáo

dục, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong gia đình, vì thế

nạn bạo hành gia đình đối với con trẻ không mấy ai lên tiếng, việc bảo vệ trẻ em

bị coi nhẹ. Còn đối với gia đình, tình trạng buông lỏng giáo dục từ trong đời

sống gia đình, do nhận thức của nhiều bậc cha mẹ còn yếu kém như cha mẹ mải

mê với công việc không quan tâm đến con hoặc do phong tục tập quán hoặc cha

mẹ ly hôn, tù tội… mà xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục con em mình, chẳng

hạn, cha mẹ cho rằng trẻ không cần học mà có thể theo cha, mẹ đi làm kinh tế

hoặc ở nhà phụ giúp gia đình làm kinh tế. Đặc biệt kinh tế gia đình cũng là một

yếu tố ảnh hưởng đến quyền của trẻ em như nhiều trẻ em có khả năng và ham

muốn học nhưng không được đi học do gia đình nghèo không có tiền đóng học

phí hay các khoản tiền khác mà nhà trường yêu cầu. Hay trẻ bị bệnh nhưng gia

đình không có tiền để trả viện phí hoặc tiền thuốc trị bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó,

mặt trái của cơ chế thị trường, đặc biệt là sự lan truyền của văn hóa phẩm độc

hại, … làm tăng những nguy cơ xâm hại trẻ em, ảnh hưởng tới quá trình giáo dục

trẻ em thành những công dân tốt. Nguồn lực đầu tư của nhà nước và tổ chức xã

hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB còn

hạn chế và chưa thích đáng.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em chưa được đào tạo cơ bản, trình độ

chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Bên cạnh đó, chúng ta thiếu sự đồng bộ

trong chỉ đạo, chưa có sự phối hợp kịp thời có hệ thống giữa địa phương và trung

ương, giữa các cơ quan chức năng với nhau, giữa các cơ quan chức năng với các

Page 117: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

111

tổ chức xã hội, vì vậy, việc kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề vi phạm quyền

trẻ em chưa phát huy hiệu quả. Các cấp chính quyền địa phương nào mà quan

tâm đến việc thực hiện quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB thì công tác bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em được đẩy mạnh, nơi nào không quan tâm thì công

tác này không được coi trọng.

- Hệ thống dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB

chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các em, thậm chí, Việt Nam chưa có hệ thống bảo

vệ trẻ em, trẻ em có HCĐB một cách toàn diện cũng như chưa có các dịch vụ bảo

vệ các em chuyên nghiệp. Vấn đề này gây cản trở những nỗ lực tiếp cận và chăm

sóc cho những trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt.

- Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB chưa thực sự

được chú trọng, cơ chế chính sách và các thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thu

hút được sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hay tổ chức phi

chính phủ tham gia mạng lưới bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB.

- Nền giáo dục còn nhiều hạn chế, như cơ sở vật chất của nhà trường còn

thiếu, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chương trình giáo dục nặng về kiến

thức “nặng về dạy chữ hơn là dạy người”, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu chưa

đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục hòa nhập cho trẻ em

có HCĐB. Giáo dục toàn diện vẫn chưa thể đến với tất cả trẻ em, còn nhiều trẻ em

vùng núi, vùng nông thôn, trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV vì những khó khăn do điều

kiện gia đình, bản thân các em mà không thể đi học. Tình trạng xuống cấp trong

giáo dục ở học đường nhất là ý thức đạo đức, bổn phận của trẻ em trong nhà

trường.Vẫn còn lớp học thiếu ánh sáng, những trường học thiếu sân chơi, vẫn còn

những cơ sở tham gia giáo dục hòa nhập chưa bảo đảm chất lượng và cơ sở vật chất

còn thiếu thốn….Trẻ em và trẻ em có HCĐB thiếu cả về thời gian vui chơi và chất

lượng vui chơi.

- Tình trạng xâm hại, bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, cộng đồng và

Nhà trường ngày càng nghiêm trọng. Nhiều vụ cha mẹ hành hạ, đánh đập con

trong thời gian dài và gây thương tích nặng, có trường hợp dẫn đến con tàn tật

vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Nhiều thầy, cô giáo dùng hình phạt với học sinh

không phù hợp trở thành hành vi bạo lực, khiến học sinh bị hoảng loạn tâm thần,

bạo lực học đường giữa các băng nhóm học sinh diễn ra phổ biến và phức tạp

trong các nhà trường. Việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em và trẻ em

có HCĐB còn kém hiệu quả, theo các số liệu thống kê thì số vụ tai nạn thương

Page 118: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

112

tích trong năm 2014 tử vong là hơn 9000 trường hợp. Trong đó, tai nạn thương

tích do đuối nước là chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tai nạn thương tích của trẻ em

và trẻ em có HCĐB.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nội dung chương này, tác giả đã phân tích thực trạng trẻ em có HCĐB ở

Việt Nam hiện nay và những qui định của pháp luật cùng với việc triển khai thực

hiện các qui định về quyền trẻ em có HCĐB trên thực tế trong những năm gần đây.

Từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, nêu ra những nguyên nhân chủ yếu của

thực trạng qui định và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Trong đó đã chỉ rõ sự hạn chế trong nhận thức của những chủ thể chịu trách nhiệm

bảo đảm quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng việc thực hiện quyền trẻ em

dưới góc độ vai trò của gia đình, nhà trường và các chủ thể khác, ưu điểm và

hạn chế, bất cập của nó so với yêu cầu của việc bảo đảm quyền trẻ em có

HCĐB. Đồng thời phân tích thực trạng và chỉ ra những hạn chế của việc kết

hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, hoạt động của các tổ chức xã hội như

tổ chức đoàn, đội và cá tổ chức khác trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em có HCĐB.

Việc đánh giá thực trạng còn đề cập đến sự hạn chế trong tổ chức giảng dạy,

học tập pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống ở nhà trường, thực trạng về giáo dục

quyền con người cho trẻ em. NCS đề cập thực trạng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên…

làm công tác bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB, thực trạng cơ sở vật chất và ý thức

trách nhiệm của nhà trường, gia đình, cộng đồng trong việc nhận thức, thực hiện

pháp luật về quyền trẻ em, giáo dục đạo đức cho các em.

Trong chương này, NCS đã đề cập nhiều tư liệu về công tác khảo sát, thăm

dò về việc bảo đảm các quyền trẻ em có HCĐB ở các lĩnh vực khác nhau. Việc

đánh giá toàn diện thực trạng bảo đảm các quyền trẻ em sẽ là cơ sở thực tiễn để

thực hiện việc đề xuất quan điểm, giải pháp cùng với cơ sở lý luận về quyền trẻ em

nói chung và trẻ em có HCĐB nói riêng.

Page 119: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

113

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM

CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Quan điểm bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

hiện nay

Quyền trẻ em có HCĐB là một bộ phận quan trọng của quyền trẻ em và

quyền con người, bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB là cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ

của nhân dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc thừa nhận các quyền trẻ

em có HCĐB trong các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia là cơ sở pháp lý, là

điều kiện quan trọng để giúp trẻ em được phát triển một cách toàn diện về đức, trí,

thể, mỹ. Điều này được thể hiện nhất quán trong đường lối của Đảng về bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Để bảo vệ quyền trẻ em có HCĐB không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của

các bậc cha, mẹ mà là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội với những quan

điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà

nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nói đến nhà nước pháp quyền là nói

đến cách thức tổ chức quyền lực của nhà nước. Một trong những đặc trưng cơ bản

của nhà nước pháp quyền là nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và bảo đảm

quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội. Trong nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực của nhà nước là thuộc về

nhân dân. Nhân dân ở đây là con người, công dân Việt Nam trong đó có trẻ em và

trẻ em có HCĐB. Vì vậy, quyền con người và quyền trẻ em là không thể tách rời,

tôn trọng, đề cao và bảo đảm quyền con người chính là tôn trọng, đề cao và bảo

đảm quyền của trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐB nói riêng.

Trong nhà nước pháp quyền, Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều

chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động nhà nước và xã hội. Những quan điểm lớn,

những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì

quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chính là nền tảng có tính

chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo

luật, cũng như các quyết sách khác của nhà nước và của các tính chất chính trị, xã

hội. Tuy nhiên, không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể

đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống

pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong

Page 120: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

114

nhà nước và xã hội. Vì vậy, việc bảo đảm quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB mang

tính dân chủ, công bằng góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Thứ hai, bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế-xã hội và bảo đảm cho trẻ em có HCĐB được phát triển toàn diện.

Quyền trẻ em có HCĐB được bảo đảm trong thực tiễn không chỉ là mục đích mà

còn là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và tạo đà cho sự phát triển con

người một cách toàn diện. Chỉ khi nào quyền trẻ em có HCĐB được bảo đảm trong

thực tiễn thì khi đó các em mới có khả năng phát triển toàn diện như các em phải

được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ

thuật, được tiếp cận thông tin, được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, được

tôn trọng không bì kỳ thị, phân biệt đối xử... Do đó, muốn phát triển kinh tế-xã hội

thì điều quan trọng là phải phát triển nguồn lực con người, trong đó có trẻ em có

HCĐB trên cơ sở các chính sách về kinh tế, cách thức quản lý kinh tế được đưa ra

một cách khoa học và có khả thi. Đúng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội

2011-2020 khẳng định muốn phát triển kinh tế-xã hội cần: “Phải bảo đảm quyền

con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn

diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm

chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo

đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế

dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng

nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội”.

Thứ ba, bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB nhằm giáo dục về quyền trẻ em và

phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền trẻ em.

Do nhận thức của xã hội về việc bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB còn nhiều

hạn chế, tình trạng vi phạm các quyền trẻ em có xu hướng càng ngày càng gia tăng

như nhiều trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại ngay chính trong môi trường gia đình, nhà

trường, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, xao nhãng, bị bóc lột sức lao động và tình trạng trẻ

em làm trái pháp luật có chiều hướng gia tăng… vì vậy, bảo đảm quyền trẻ em có

HCĐB phải tuyên truyền, giáo dục quyền trẻ em đến các đối tượng khác nhau trong

xã hội, đặc biệt là đối với gia đình và bản thân các em. Bên cạnh đó, các hành vi

xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của trẻ em chủ yếu bị xử

lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự. Cho nên bên cạnh việc phát hiện, xử lý

Page 121: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

115

kiên quyết các hành vi này, còn cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng

ngừa chúng không xảy ra.

Thứ tư, bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật ở nước ta. Sau gần 30 năm đổi mới, hệ thống pháp luật nước ta nói

chung, pháp luật quyền trẻ em có HCĐB nói riêng đã từng bước hình thành và phát

triển, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, nhưng nhìn

chung vẫn còn không ít bất cập, chưa đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ trong

giai đoạn mới của cách mạng. Bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB góp phần vào việc

hoàn thiện những qui định của pháp luật về quyền trẻ em, bảo vệ danh dự, nhân

phẩm của trẻ em nói riêng và con người nói chung một cách đồng bộ, phù hợp với

tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất nước ta.

Thứ năm, bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB cần phải đạt đến độ tương thích

với bảo đảm quyền con người và quyền trẻ em quốc tế

Trước những yêu cầu của hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia hội nhập

một cách toàn diện, trong đó có hội nhập về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em. Hiện nay quyền trẻ em không chỉ là vấn đề riêng của các quốc gia mà là vấn

đề chung của toàn cầu, vì vậy, tham gia hội nhập cần phải cụ thể hóa các qui định

của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, đồng thời các qui định của pháp luật quốc

gia phải phù hợp với các qui định pháp luật quốc tế về quyền con người và quyền

trẻ em, bên cạnh đó, cần phải khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật quốc

gia về quyền con người và quyền trẻ em. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu và áp dụng

các mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB của một số nước trên

thế giới, chẳng hạn mô hình tham vấn trẻ em tại cộng đồng hoặc tại các trường học,

bệnh viện; mô hình bảo vệ các quyền trẻ em có HCĐB, trong đó có bảo vệ quyền

học tập của trẻ em có HCĐB, trẻ em có HCĐB có khả năng học tập mà không đến

trường học coi như trẻ em đó có hành vi vi phạm pháp luật…

4.2. Giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

hiện nay

4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về quyền trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt

Vấn đề nhận thức luôn đóng vai trò quan trọng và là yếu tố thiết yếu làm nền

tảng cho những hành động trên thực tế. Giải quyết được vấn đề nhận thức của các

chủ thể trong phạm vi của quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB tức là giải quyết được

bước căn bản, tạo tiền đề cho việc bảo đảm quyền của các em, nhất là trong bối

cảnh xã hội Việt Nam vốn chưa cho rằng trẻ em là các chủ thể của quyền mà vẫn

Page 122: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

116

tiếp cận phần lớn dựa theo góc độ đạo đức xã hội-trẻ em phụ thuộc vào người lớn

và chịu sự bao bọc của người lớn. Bên cạnh đó, công tác truyền thông, vận động,

giáo dục, tư vấn bảo vệ quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB chưa được quan tâm, đầu

tư cả về chiều rộng và chiều sâu như chưa đầu tư nguồn lực, trí tuệ và sự sáng tạo

cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nên chưa đủ sức đề kháng trước

sự xâm hại đến quyền của các em. Kiến thức, trách nhiệm của những người chăm

sóc trẻ, của gia đình, cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em

có HCĐB chưa được đề cao.

Vì vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của xã hội và trách nhiệm của cộng đồng

về thực hiện quyền trẻ em có HCĐB là rất quan trọng nhằm giữ gìn và phát huy

truyền thống nhân văn của dân tộc, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có trẻ em có HCĐB, đồng

thời xây dựng những giá trị mới, hội nhập quốc tế về văn hóa quyền trẻ em.

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em có HCĐB chính là nâng

cao nhận thức của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ quyền trẻ em hay các tổ chức,

thiết chế xã hội ở chính môi trường sống của trẻ (gia đình, làng xóm, thôn bản, nhà

trường) và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp… Bởi vì đây là nhóm chủ thể

có nhiều điều kiện gắn bó và dễ dàng thực hiện, bảo đảm các quyền trẻ em có

HCĐB. Giải quyết vấn đề nhận thức đối với nhóm chủ thể này chủ yếu cần tập

trung vào việc thay đổi quan niệm truyền thống cho rằng trẻ em có HCĐB là những

đối tượng phụ thuộc vào người lớn, ăn bám gia đình, không có giá trị, không có ích

gì cho gia đình hay xã hội và thay vào đó là nhận thức về vai trò chủ thể quyền dành

cho trẻ em có HCĐB như: các em có quyền tham gia và quyết định về các vấn đề

liên quan đến bản thân mình, các em có quyền được học tập, quyền không bị phân

biệt đối xử, không bị kỳ thị, không bị bóc lột, lạm dụng sức lao động, các em có

những tài năng mà trẻ em bình thường khác không thể thực hiện được. Việc nâng

cao nhận thức cho bản thân các em còn là cơ sở để các em biết cách phòng ngừa và

tự bảo vệ bản thân trước các mối nguy hiểm trong xã hội. Đối với gia đình (cha mẹ)

giúp họ hình thành ý thức tôn trọng các quyền của con, lắng nghe con, tạo môi

trường bình đẳng cho trẻ trong chính ngôi nhà của mình, giúp trẻ tự tin bày tỏ quan

điểm cá nhân ở các môi trường khác nhau như nhà trường, cộng đồng và xã hội.

Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em có HCĐB có thể

được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau như:

Page 123: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

117

Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, truyền thông trên các phương tiện thông

tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, băng rôn, khẩu hiệu, palô,

áp phích... về Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, về các quyền trẻ em có

HCĐB và trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo đảm quyền của các em.

Tổ chức các hoạt động tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, trường học về các

quyền của trẻ em như: tư vấn cho các Nhà trường có thể đưa nội dung môn học

pháp luật về quyền trẻ em vào giảng dạy trong các Nhà trường; Nhà trường lồng

ghép nội dung các môn học với giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và trẻ em có

HCĐB; tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo về quyền trẻ em…

Chiếu các đoạn phim tư liệu, các chương trình biểu diễn của trẻ em có

HCĐB trong cộng đồng hoặc trong các buổi tập huấn, hội thảo hoặc các bài giảng

của giáo viên trong các nhà trường về quyền trẻ em có HCĐB.

Các hoạt động trên có thể thực hiện ở nhiều cấp độ quy mô khác nhau (quy mô địa

phương, vùng miền hoặc toàn quốc hay trong các nhà trường, cơ sở giáo dục)

nhưng yếu tố bắt buộc phải làm nổi lên vai trò của trẻ em bằng cách thu hút chính

các em tham gia và lấy ý kiến của các em về các chương trình, hoạt động đó. Ngoài

ra, còn có thể có sự tham gia của làng xóm, các thành viên gia đình, giáo viên, cán

bộ quản lý giáo dục, cán bộ làm công tác trẻ em…

4.2.1.2. Nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước ở địa phương về quyền

trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Cơ quan nhà nước ở địa phương phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em có thể kể đến đó là hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở

địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp, sở, phòng, ban). Trong quá trình quản lý của

mình các cơ quan này giao nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực trẻ

em cho cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội. Để bảo đảm các quyền trẻ em

và trẻ em có HCĐB, trước hết các cơ quan này cần phải nắm rõ về chính sách, pháp

luật qui định về quyền của các em. Đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán

bộ, viên chức làm việc trong lĩnh vực trẻ em ở các cơ quan này.

Trong các cơ quan nhà nước ở địa phương, đội ngũ cán bộ, viên chức, công

chức (cán bộ cấp cơ sở) làm việc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ cơ cấu thực thi, bảo vệ các quyền trẻ

em và trẻ em có HCĐB. Cán bộ cấp cơ sở là chủ thể có sự thuận tiện trong việc tiếp

xúc, nắm bắt được tình hình triển khai, thực thi các quyền trẻ em và trẻ em có

HCĐB trên thực tế. Do đó, nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ

sở là cần thiết. Hiện không có cán bộ làm việc chuyên trách về các vấn đề của trẻ

Page 124: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

118

em ở cấp xã mà hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, cộng tác viên hoặc phụ trách chung

trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội hoặc nhân viên công tác xã hội. Chính

vì lẽ đó, việc nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở có thể được

thực hiện bằng các cách thức như sau:

Tuyên truyền hoặc tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ

nguồn/cán bộ cơ sở làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em

có HCĐB, nội dung là các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà

nước liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như các

kỹ năng làm việc với trẻ em và gia đình... Vì cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và

Nhà nước, đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật đó vào trong đời sống của

nhân dân. Đồng thời, cán bộ cơ sở cũng có vai trò kiểm tra, giám sát tính hiệu

quả trong thực thi các chính sách, pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB

bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về quyền của các em bởicác chủ thể khác nhau.

Đồng thời, cán bộ cơ sở còn là người làm việc trực tiếp với trẻ em và gia đình

nên việc phải sử dụng thành thạo các kỹ năng làm việc với các chủ thể đó là yêu

cầu không thể thiếu để bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đạt

hiệu quả cao. Trong vấn đề bảo đảmquyền của trẻ em, trẻ em có HCĐB do các

hoạt động chính hỗ trợ quyền của các em thực chất được tiến hành tại cấp cơ sở,

nếu phối hợp không tốt sẽ gây ra trùng lặp về nội dung hoạt động và sử dụng các

nguồn lực công kém hiệu quả. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu như

chúng ta xây dựng được một hệ thống chuyên biệt đảm nhận vai trò điều phối

các hoạt động liên quan đến bảo đảm các quyền của các em.

Tăng cường công tác tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn

hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ em và trẻ em có HCĐB ở địa phương, trong

các nhà trường hay các cơ sở chăm sóc thay thế. Khi tổ chức các hoạt động này phải

lồng ghép các nội dung về quyền trẻ em có HCĐB nhằm tuyên truyền về quyền của

các em tới các đối tượng khác nhau. Thông qua đó khuyến khích các hoạt động thực

hiện quyền của trẻ em có HCĐB hoạt động của các nhóm trẻ, các diễn đàn trẻ em,

các câu lạc bộ trẻ em hoặc các hoạt động sinh hoạt hè, các hội thi văn hoá, văn nghệ

của trẻ em, các hoạt động trong các ngày tết, lễ của trẻ em. Các hoạt động này được

thực hiện bởi các đơn vị cấp cơ sở bởi đây là bộ phận có sự gắn bó mật thiết đối với

người dân địa phương.

Page 125: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

119

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt

4.2.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em co hoàn cảnh đặc biệt

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB phải nhằm

thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trong đó trẻ em và trẻ em có

HCĐB được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt

chú ý đến vấn đề phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội như:

tạo việc làm, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB cần bảo

đảm phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp là đạo luật

gốc, đặt ra những qui định mang tính nền tảng của chế độ Nhà nước, xã hội cũng

như toàn bộ hệ thống pháp luật nước ta. Các qui định của pháp luật về quyền trẻ em

và trẻ em có HCĐB bắt buộc phải phù hợp với Hiến pháp, nếu không sẽ bị bãi bỏ.

Đồng thời, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB cần được hoàn

thiện một cách đồng bộ và có hệ thống với các ngành luật khác liên quan đến việc

điều chỉnh về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB cần tiếp

thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước tiên tiến trên thế giới và các

chuẩn mực pháp lý quốc tế, nhằm bảo đảm tính kế thừa của việc tiếp tục đổi mới và

hoàn thiện các qui định pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB. Khi tham

khảo để sửa đổi, bổ sung cần tính đến các điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế-xã hội cụ

thể của nước ta và đặc biệt là tính đồng bộ với các văn bản và đạo luật khác liên

quan đến việc điều chỉnh về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB trong hệ thống pháp

luật Việt Nam.

4.2.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt

Pháp luật tuy không phải là tất cả trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em

và trẻ em có HCĐB, song pháp luật là cơ sở pháp lý, là công cụ không thể thiếu

trong sự nghiệp bảo vệ quyền của các em. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải tiếp

tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB. Bảo

đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về trẻ em và cần tổng rà soát, bãi bỏ

những qui định của pháp luật lạc hậu, bất cập, mâu thuẫn, không phù hợp với thực

tiễn xã hội.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB theo định hướng

phù hợp với các công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người và

Page 126: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

120

quyền trẻ em, đây được coi là một trong những điều kiện cơ bản để bảo đảm chất

lượng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sự bất cập, lạc

hậu, không phù hợp với cuộc sống và mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em và

trẻ em có HCĐB còn là yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng, hiệu quả của công

tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Hệ thống pháp luật liên quan đến Quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB ở Việt

Nam không chỉ được quy định trong các văn bản luật như Hiến pháp; Luật Giáo dục

năm 2005; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Người

khuyết tật; Luật Phòng, Chống HIV/AIDS, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật

Lao động, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật dạy nghề, Luật

Phòng, Chống bạo lực gia đình… mà còn được qui định ở nhiều văn bản dưới luật

khác nhau như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn… Do vậy, quyền trẻ em và trẻ

em có HCĐB được qui định tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, đó là

một trong những nguyên nhân làm cho quá trình thực hiện quyền của các em trên

thực tế còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, vấn đề hoàn

thiện pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB là yêu cầu tất yếu, một nhiệm

vụ quan trọng trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước của Liên Hợp

quốc về quyền trẻ em ở Việt Nam. Để làm được điều đó, các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như: Rà soát và hệ thống hóa

các văn bản pháp luật có qui định về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB. Hoạt động

này nhằm phát hiện những nội dung văn bản pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo,

không phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền cần phải có

lộ trình để xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung các qui định của pháp luật cho phù

hợp với thực tiễn hoặc ban hành các văn bản pháp luật mới qui định một cách đầy

đủ và có hệ thống về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Cần tiến hành sửa đổi, bổ sung đối với các văn bản qui phạm pháp luật qui định về

các quyền của trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐB nói riêng cũng như các văn bản

qui phạm pháp luật có liên quan đến việc điều chỉnh và bảo đảm các quyền của trẻ

em, cụ thể:

Thứ nhất, đối với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em hiện hành,

những qui định trong luật này hiện nay chỉ mang tính chất định khung. Việc sửa

đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em theo hướng “thân thiện với

trẻ em và tăng cường tính phòng ngừa, bảo vệ trẻ em và trẻ em có HCĐB một cách

toàn diện”. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội, gia đình, nhà

trường và cá nhân trong việc phối hợp bảo đảm các quyền của trẻ em và trẻ em có

Page 127: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

121

HCĐB; qui định cụ thể về việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những

hành vi xâm hại hoặc bạo lực đối với trẻ em; quy định cụ thể biện pháp chế tài đối

với hành vi xâm phạm các quyền của trẻ em. Trước những yêu cầu đó, chúng tôi

cho rằng cần sửa đổi, bổ sung luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em với một số

vấn đề cụ thể sau:

Một là, tuổi trẻ em cần có sự nhất quán trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Quy định tuổi trẻ em là người dưới 18 tuổi cho phù hợp với Công ước Quyền trẻ

em, qua đó có thể mở rộng đối tượng trẻ em được hưởng chính sách chăm sóc, bảo

vệ của nhà nước. Do đó, sửa Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm

2004 như sau: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 18

tuổi”. Như vậy, việc thống nhất xác định độ tuổi trẻ em trong các qui định của pháp

luật là cần thiết vì Nhà nước ta là một trong những nước sớm nhất công nhận và phê

chuẩn Công ước Quyền trẻ em, theo Công ước qui định, trẻ em là những người dưới

18 tuổi, trong khi đó, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em hiện hành qui định

trẻ em là người dưới 16 tuổi hoặc ở một số ngành luật cũng có những qui định khác

nhau về độ tuổi của trẻ em như Luật Hôn nhân và Gia đình xác định độ tuổi con

nuôi là 15 tuổi trở xuống, Bộ luật Hình sự qui định người chưa thành niên là người

từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, Bộ luật Lao động qui định người lao động chưa

thành niên là người lao động dưới 18 tuổi và khái niệm trẻ em được hiểu là người

chưa đủ 15 tuổi, Luật Xử lý vi phạm hành chính qui định người từ đủ 14 tuổi trở lên

có thể bị xử phạt vi phạm hành chính… Như vậy, chưa có sự thống nhất về độ tuổi

cụ thể của trẻ em trong pháp luật quốc gia, để phù hợp với Công ước quốc tế về

quyền trẻ em và các văn bản pháp lý có liên quan, phù hợp với sự phát triển tâm

sinh lý của trẻ em Việt Nam (độ tuổi 16 đến dưới 18 tuổi đang bị bỏ rơi), phù hợp

với hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở của Hiến pháp, Luật Bảo vệ Chăm sóc

và Giáo dục trẻ em, các ngành luật khác cần thống nhất và qui định độ tuổi trẻ em là

những người dưới 18 tuổi.

Hai là, trong thực tế, rất nhiều cá nhân có hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo

lực, sao nhãng đối với trẻ em nhưng họ không nhận biết được các hành vi của mình

lại xâm hại đến quyền của trẻ em có HCĐB theo qui định của pháp luật. Do đó, cần

bổ sung Điều 3 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 để giải thích

rõ thế nào là hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo lực, sao nhãng đối với trẻ em và trẻ

em có HCĐB.

Page 128: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

122

Ba là, bổ sung một số nhóm trẻ em có HCĐB như trẻ em lao động sớm, trẻ

em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị buôn bán, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị ảnh

hưởng bởi các vụ ly hôn…

Bốn là, cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạnvà vai trò của các cơ quan

nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB, đáp ứng quyền trẻ em như: trách nhiệm,

quyền hạn giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền trẻ em. Cần quy định rõ trách

nhiệm, trình tự, thủ tục tách trẻ em khỏi cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc

thay thế có nguy cơ, thực hiện hành vi xâm hại, bạo lực với trẻ em.

Năm là, cần bổ sung thêm một chương riêng về bảo vệ trẻ em có HCĐB

nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại, bạo lực với trẻ

em, qui định cụ thể các chế tài đối với các vụ việc xâm hại, lạm dụng trẻ em như

các hành vi bạo lực trẻ em, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em, sự thờ ơ,

thiếu trách nhiệm trong việc tôn trọng, bảo đảm và thực thi các quyền cơ bản của

trẻ em, các hành vi xâm hại, gây tổn hại khác cho trẻ em. Ngoài ra, cần qui định rõ

các thủ tục, qui trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị

xâm hại, lạm dụng, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà

trường và các cá nhân nhằm phòng ngừa các hành vi xâm hại, lạm dụng trẻ em,

đồng thời bổ sung các qui định về chăm sóc thay thế (chủ yếu đối với các nhóm

trẻ em có HCĐB), bên cạnh đó, cần có các điều luật qui định riêng về giá trị tiếng

nói của trẻ em, do trong nhiều trường hợp trẻ em bị bạo lực nhưng không có người

chứng kiến và khi giải quyết vụ việc lời nói của chính các em lại không được cho

là có giá trị pháp lý.

Sáu là, bổ sung một số quyền cơ bản, đặc thù về trẻ em và cụ thể hóa các

chính sách Nhà nước dành cho trẻ em có HCĐB như: Trẻ em còn cha mẹ nhưng

không có nguồn nuôi dưỡng, trẻ khuyết tật, trẻ nhiễm chất độc da cam nhưng không

thuộc diện gia đình chính sách…

Thứ hai, đối với Luật Giáo dục, có thể nghiên cứu xây dựng một chương

riêng trong luật Giáo dục dành cho trẻ em và trẻ em có HCĐB, trong đó qui định

một cách đầy đủ và chi tiết về quyền và bổn phận của trẻ em trong lĩnh vực giáo dục

cũng như trách nhiệm của các chủ thể khác trong việc bảo đảm các quyền này của

các em. Hoặc cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phổ cập giáo dục đến cấp

trung học cơ sở vì hiện nay chỉ có Luật phổ cập giáo dục tiểu học và luật này mới

chỉ bao trùm được số trẻ em đến 11 tuổi-tức là ở cấp tiểu học, những lứa tuổi sau đó

còn thả nổi. Nên qui định: trẻ em bắt buộc phải học ở bậc học trung học cơ sở, nếu

Page 129: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

123

trẻ em không học ở bậc học đó là có hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, việc đề ra

những chính sách đúng đắn, hợp lý và công bằng về giáo dục đối với tất cả mọi trẻ

em là những nhân tố quan trọng không những để đạt được công bằng xã hội mà còn

có hiệu lực nhằm hạn chế tận gốc vấn đề trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm, trẻ

em mắc các tệ nạn xã hội... Nội dung chính của chính sách này là giáo dục công

cộng, miễn phí và bắt buộc. Những trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sau khi

thôi học văn hóa bắt buộc, nhà nước cần có chính sách thích hợp để các em tiếp tục

được học nghề. Điều này sẽ khắc phục được những hạn chế đã nêu và tạo cơ sở

pháp lý cho việc thực thi pháp luật bảo đảm quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB trong

lĩnh vực giáo dục. Hơn nữa, đối với nhóm trẻ em có HCĐB như trẻ em khuyết tật và

nhiễm HIV khi tham gia giáo dục hòa nhập các em được nhập học ở độ tuổi cao hơn

trẻ em bình thường là bao nhiêu tuổi, cần phải qui định rõ. Cơ chế giám sát, xử lý

các chủ thể xâm hại đến quyền học tập hòa nhập của trẻ em có HCĐB cũng cần

phải qui định trong luật giáo dục hoặc các văn bản hướng dẫn.

Thứ ba, đối với Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cần quy định cụ thể

nghĩa vụ chăm sóc con, cháu của cha mẹ, ông bà để xác định rõ hành vi của ông

bà, cha mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ hoặc có

những hành vi xâm hại trẻ. Điều này góp phần ngăn chặn tình trạng tai nạn

thương tích hay xâm hại trẻ em. Và Luật Hôn nhân và Gia đình cần bổ sung hành

vi cản trở quyền được học tập của trẻ em, buộc hoặc bỏ mặc trẻ em rời khỏi nhà

đi lang thang là lý do hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên.

Thứ tư, đối với hệ thống pháp luật về lao động trẻ em, cần thống nhất khái

niệm, phân loại trẻ em làm việc với lao động trẻ em/trẻ em lao động sớm phù hợp.

Hiện nay ở Việt Nam, chưa có một khái niệm thống nhất về lao động trẻ em cũng

như chưa có sự phân loại rõ ràng. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) thì

khái niệm lao động trẻ em mang tính bóc lột khi: công việc chọn thời gian, làm việc

ở một tuổi quá sớm; phải làm việc quá nhiều giờ; công việc gây ra những căng

thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội hay tâm lý; lao động và sống ngoài đường

trong những điều kiện xấu; không được trả công đầy đủ; phải chịu trách nhiệm quá

nhiều; công việc làm cản trở việc học hành; công việc làm hạ thấp nhân phẩm và

lòng tự trọng của trẻ em, như làm nô lệ hay lao động cầm cố và bóc lột tình dục;

công việc có hại đến việc phát triển toàn diện về mặt tâm lý và xã hội.

Tại Việt Nam, các công việc của trẻ em thường làm có thể phân thành 3 loại:

trẻ em làm các công việc giúp đỡ cha mẹ hoặc làm việc theo sự phân công của cha

mẹ (thường gọi là trẻ em lao động); trẻ em lang thang tự kiếm sống như đánh giầy,

Page 130: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

124

bán báo, nhặt rác… (không có quan hệ lao động); trẻ em đi làm thuê cho các chủ sử

dụng lao động (có quan hệ lao động).

Như vậy, có thể thấy chỉ có các hoạt động lao động thuộc loại công việc thứ

3 ở trên mới là quan hệ lao động và thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật lao

động. Loại hình công việc này có thể được phân thành các nhóm công việc như sau:

Nhóm 1, điều kiện làm việc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em: Lao

động trong các hầm mỏ đào đãi sa khoáng; phụ thợ nề xây dựng; sản xuất vật liệu

xây dựng…; Nhóm 2, điều kiện đi làm không phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em,

ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của trẻ: Rửa bát, bưng bê, phục vụ bàn

trong các nhà hàng, khách sạn, bán hàng thuê ở các cửa hàng hoặc lao động giúp

việc gia đình…; Nhóm 3, điều kiện làm việc không nguy hiểm, công việc không

nặng nhọc. Tuy nhiên thời gian làm việc thường kéo dài ảnh hưởng tới việc học tập

của trẻ em: làm các nghề như may da, đóng giầy, dệt thảm, dệt chiếu, thủ công mỹ

nghệ…; chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản… Nhóm 4, điều kiện làm việc

nhẹ nhàng, công việc không nguy hiểm, công việc phù hợp với khả năng của trẻ em:

Biểu diễn hát, múa, nhảy, xiếc, đóng phim…

Căn cứ vào khái niệm của Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc và căn cứ vào

các loại công việc cụ thể đã trình bày ở trên, chúng ta thấy những công việc trong

nhóm 1, nhóm 2 cần cương quyết loại bỏ. Đối với các loại công việc ở nhóm 3 có

thể cho phép trẻ em từ 12 tuổi tham gia nhưng cần có sự quản lý chặt chẽ; những

loại công việc ở nhóm 4 là hoàn toàn phù hợp với trẻ em, cần cho trẻ em tham gia

nhằm duy trì và phát triển tài năng của các em. Như vậy, Bộ luật Lao động hiện

hành cần qui định rõ về những quan hệ lao động mà trẻ em có thể tham gia phù hợp

với lứa tuổi, sức khỏe và sự phát triển tâm-sinh lý, thể chất và xã hội của mình.

Thứ năm, đối với bộ luật hình sự cần bổ sung nạn nhân của các hành vi xâm

hại tình dục trẻ em là các em trai; quy định thêm về phạm vi chủ thể của tội loạn

luân là chú ruột, bác ruột khi có hành vi giao cấu với cháu gái. Bộ luật Hình sự cần

quy định thêm nạn nhân của các hành vi xâm hại tình dục trẻ em còn có thể là các

em trai. Vì thực tiễn xét sử ở các tòa án cho thấy, trẻ em có thể bị hiếp dâm, cưỡng

dâm nhưng vì pháp luật không thừa nhận trẻ em trai có thể là nạn nhân của các tội

phạm này nên mặc dù có người có hành vi đã bắt các em trai quan hệ tình dục

nhưng hành vi đó chỉ bị xử là tội dâm ô với trẻ em. Hình phạt đối với tội này nhẹ

hơn nhiều so với tội hiếp dâm, nên việc xử phạt không tương xứng với hành vi,

không có tính chất trừng phạt và răn đe. Qui định thêm về những tội phạm mới liên

quan đến trẻ em như tội du lịch tình dục trẻ em.

Page 131: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

125

Thứ sáu, về trình tự thủ tục áp dụng pháp luật đối với trẻ em theo qui định

của Bộ luật tố tụng hình sự, bảo đảm quyền lợi của trẻ em khi tham gia tố tụng về

việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội vẫn còn qui định

chung chung như: “trong trường hợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan

điều tra phải có mặt đại diện của gia đình bị can…” (Điều 276) nên trong thực tiễn

việc áp dụng xảy ra nhiều vướng mắc, không rõ ràng là khi nào cần thiết và khi

nào không cần thiết, hoặc đại diện gia đình của bị can là trẻ em có quyền tham gia

tố tụng nhưng trong trường hợp trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ lang thang không xác

định được gia đình thì việc tham gia tố tụng của những người chăm sóc thay thế ở

các cơ sở bảo trợ xã hội hay các làng trẻ… có được coi là gia đình không, cần phải

qui định rõ.

Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành cần

có các qui định chi tiết về các thủ tục điều tra và xét xử thân thiện với trẻ em vi

phạm pháp luật, trong thực tiễn, pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam không qui

định thủ tục, trình tự tố tụng đặc biệt để áp dụng riêng đối với những vụ án có nạn

nhân hoặc nhân chứng là trẻ em mà chỉ có một số qui định tố tụng đặc biệt trong

những trường hợp nạn nhân hoặc nhân chứng trong vụ án hình sự là trẻ em trên cơ

sở tính toán và cân nhắc đến những hạn chế trong nhận thức và tính chất dễ bị tổn

hại của đối tượng này như ở Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, những qui

định trên chưa đủ để bảo vệ và hỗ trợ một cách toàn diện trẻ em là nạn nhân hoặc

nhân chứng trong vụ án hình sự. Trong tương lai, những khiếm khuyết trên cần

nhanh chóng được khắc phục để tạo ra một thủ tục tố tụng thân thiện đối với trẻ em

là nạn nhân hoặc nhân chứng trong vụ án hình sự, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích

của các em này trong tố tụng hình sự. Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự cần phải

được sửa đổi theo hướng tòa án cho phép xử kín trong trường hợp có yêu cầu của

nạn nhân là người chưa thành niên, đặc biệt là trong các trường hợp trẻ em bị xâm

hại, lạm dụng. Các qui định về bảo vệ nạn nhân và nhân chứng của Bộ luật Tố tụng

hình sự cũng cần được hướng dẫn cụ thể trong một thông tư liên ngành, trong đó

cần qui định việc tránh để nạn nhân và nhân chứng là trẻ em tiếp xúc với bị can, bị

cáo trong quá trình tố tụng, biện pháp bảo vệ nhận dạng của nạn nhân hoặc nhân

chứng là trẻ em trong trường hợp cần đối chất và khi cung cấp lời khai trước tòa.

Bộ luật tố tụng hình sự đã có một chương qui định thủ tục tố tụng đặc biệt

đối với trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Chương XXXII Bộ

luật Tố tụng hình sự) những qui định tương tự như vậy cũng cần áp dụng đối với

trường hợp nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Việc tiến hành các hoạt động tố tụng

Page 132: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

126

đối với các vụ án có người chưa thành niên là nạn nhân cần được tiến hành theo

một trình tự thủ tục đặc biệt từ cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành

tố tụng phải có kỹ năng và kiến thức tâm lý về người chưa thành niên, việc phỏng

vấn, lấy lời khai đối với đối tượng này cũng phải tiến hành theo cách thức riêng và

thực hiện ở nơi kín, trong một môi trường thoải mái, khả năng cho phép sử dụng

băng video ghi lời khai của trẻ em và xuất trình trước tòa án như bằng chứng, sử

dụng tivi mạch kín, sử dụng màn chắn, hay không cho công chúng tham dự phiên

tòa, không cho phép đối chất trực tiếp giữa bị cáo và nạn nhân là trẻ em, không

cho các phương tiện thông tin đại chúng tham dự phiên tòa.

Cho phép xét xử kín với tất cả các vụ án có nạn nhân là trẻ em theo yêu cầu

của đương sự hoặc của gia đình các em. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng hình sự

cũng phải có qui định về việc ưu tiên xử lý các vụ án có liên quan đến trẻ em là nạn

nhân, để bảo đảm cho các vụ án đó được giải quyết nhanh chóng, tránh trì hoãn

không cần thiết trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Có các qui định

nhằm bảo đảm sự riêng tư và nhận dạng của nạn nhân là trẻ em ở mọi giai đoạn tố

tụng, trong đó có việc cấm công bố tên của trẻ em trên các phương tiện thông tin đại

chúng và những thông tin có thể nhận dạng được nạn nhân.

Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu khả năng thiết lập một Chương trình Hỗ trợ

nạn nhân là người chưa thành niên. Nhân viên của Chương trình này có thể bao

gồm những người làm công tác xã hội và các nhà tâm lý học. Họ sẽ hỗ trợ công tố

viên và cảnh sát trong việc chuẩn bị cho nhân chứng và tiến hành các hoạt động tư

vấn. Vai trò của chương trình này là thông tin cho các nạn nhân biết về tiến trình vụ

án, giúp nhân chứng làm quen với phòng xử án và tiến trình xét xử, thu xếp các

cuộc gặp gỡ tiền xét xử với công tố viên, tham dự phiên tòa với tư cách là người hỗ

trợ cho nạn nhân… Họ cũng cung cấp, chỉ dẫn cho nạn nhân về các dịch vụ tư vấn,

nhà tạm lánh, các dịch vụ hỗ trợ khác trước và sau xét xử, Chương trình này hoạt

động phối hợp với các tổ chức phi chính phủ có kinh nghiệm trong việc hoạt động

trong lĩnh vực trẻ em mà nhất là đối với trẻ em có hành vi làm trái pháp luật.

Thứ bảy, đối với Luật Người khuyết tật, cần bổ sung qui định về phân loại trẻ

khuyết tật theo hướng phân loại người khuyết tật, nhập loại khuyết tật trí tuệ và tâm

thần thành khuyết tật thần kinh và bổ sung thêm khuyết tật phát triển trong đó xác

định tự kỷ là một loại của khuyết tật phát triển.

Bên cạnh việc bổ sung, hoàn hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ thực thi quyền

trẻ em và trẻ em có HCĐB trong các luật cụ thể cần chú trọng đến cơ chế giám sát

và các chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm quyền trẻ em và trẻ em có

Page 133: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

127

HCĐB ở trong các văn bản qui phạm pháp luật khác. Ví dụ hình phạt tiền được áp

dụng cho các hành vi vi phạm theo chúng tôi phải thể hiện được tính răn đe và

phòng ngừa cao, do vậy, mức xử phạt phải phù hợp. Hiện nay, theo quan điểm của

chúng tôi mức phạt tiền được quy định trong một số văn bản pháp luật có liên quan

đến việc xử lý vi phạm quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB ở các lĩnh vực khác nhau

còn quá thấp, như ở lĩnh vực giáo dục theo Nghị định số 91/NĐ-CP của Chính phủ,

lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 167/NĐ-CP…

Tóm lại, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền trẻ em và trẻ em có

HCĐB cần phải đồng bộ và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, việc xây dựng

mục tiêu của các Chương trình hành động vì trẻ em xuất phát từ Luật Bảo vệ,

Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp quốc và

cũng phải tính đến các nhu cầu đặc thù của trẻ em và khả năng nguồn lực của từng

cấp, ngành, địa phương.

4.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực thực thi, giám sát chính sách

về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

4.2.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc bảo đảm quyền trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng

về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục tạo ra những

bước chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức đảng đối với công

tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB;

Thứ hai, chỉ đạo việc hướng dẫn, giúp đỡ và vận động các gia đình, cộng

đồng cam kết trong việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em

có HCĐB. Nêu gương những gia đình nuôi dạy con tốt, những trẻ em chăm

ngoan, tạo dư luận xã hội phê phán những hành vi thiếu trách nhiệm đối với các

em, tích cực giải quyết những vấn đề xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em

và trẻ em có HCĐB;

Thứ ba, tăng cường chỉ đạo các hoạt động của các tổ chức Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các hình thức

sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội của trẻ em. Lồng ghép các mục tiêu bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em vào các cuộc vận động và các phong trào chung, các

nhiệm vụ kinh tế-xã hội ở mỗi địa phương;

Thứ tư, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội

nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của trẻ em như tình trạng tử vong sơ sinh,

Page 134: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

128

suy dinh dưỡng, trẻ em chưa được đi học, trẻ em nghiện các chất kích thích, bị bóc

lột sức lao động, bị lạm dụng tình dục và bị lừa gạt làm nghề mại dâm. Các địa

phương có nhiều trẻ em bỏ nhà ra đi và các địa phương có nhiều trẻ em đến lang

thang kiếm sống phải có trách nhiệm phối hợp với nhau và cùng các bộ, ngành có

biện pháp từng bước giải quyết một cách đồng bộ, ví dụ phối hợp với nhau trong

việc giúp trẻ lang thang được hồi gia hoặc đoàn tụ với gia đình... Hoặc Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần phối hợp hoạt động với Đội Thiếu niên tiền phong

Hồ Chí Minh, bảo đảm cho mọi trẻ em đều được tham gia sinh hoạt, hoạt động

trong tổ chức Đội, Đoàn thông qua hoạt động của Đội, Đoàn để giáo dục đạo đức,

lối sống, hoàn thiện nhân cách cho trẻ em, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các em.

Đồng thời tổ chức Đội, Đoàncũng là nơi để trẻ em thực hiện quyền tham gia của

mình, được bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về những vấn đề liên quan đến

bản thân các em.Bên cạnh đó, cần nhân rộng mô hình Câu lạc bộ “Quyền và bổn

phận của trẻ em” trong các tổ chức cũng như ở các địa phương.

4.2.3.2. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt

Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em và trẻ

em có HCĐB, Nhà nước xác định mục tiêu bảo vệ trẻ em luôn được đặt trong chiến

lược phát triển kinh tế-xã hội, do vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước

với những giải pháp thiết thực sau:

Nhà nước phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức

năng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB. Ngành

Tư pháp cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB. Chỉ đạo hệ thống tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp cơ

sở làm tốt công tác hộ tịch, bảo đảm cho mọi trẻ em sinh ra đều được khai sinh, việc

đăng ký nhận nuôi con nuôi phải đúng qui định của pháp luật. Tăng cường việc

hướng dẫn, giải thích và thường xuyên kiểm tra đối với các hoạt động trợ giúp pháp

lý cho trẻ em có HCĐB nhất là đối với trẻ em vi phạm pháp luật, đồng thời tăng

cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi, tránh tình

trạng nuôi con nuôi với mục đích lạm dụng sức lao động, tình dục… và trong phạm

vi nhiệm vụ quyền hạn, thực hiện tốt vai trò chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện các

dự án có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường kiểm tra, giám sát và

xử lý vi phạm quyền trẻ em có HCĐB như: kiểm tra, giám sát các cơ sở sử dụng lao

động trẻ em nhằm giúp cho trẻ em tránh khỏi sự xâm hại, lạm dụng sức lao động,

Page 135: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

129

bảo đảm chính sách cho trẻ em có HCĐB theo quy định của Nhà nước như chính

sách hỗ trợ trẻ mồ côi được chăm sóc, nuôi dưỡng ở các cơ sở chăm sóc thay thế, hỗ

trợ dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ em lang thang. Tăng cường phối kết hợp với các

cơ quan, tổ chức, bộ, ngành để xây dựng các chương trình, kế hoạch bảo vệ trẻ em

có HCĐB, xử lý các trường hợp vi phạm quyền trẻ em có HCĐB.

Ngành giáo dục cần phải phát triển hệ thống giáo dục đa dạng, đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ. Thỏa mãn mọi nhu cầu giáo

dục đào tạo đa dạng cho trẻ em và trẻ em có HCĐB. Để làm được điều này phải tiến

hành chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng

và hiệu quả của quá trình đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động giáo dục. Phát triển

mạnh các loại hình trường bán công, dân lập, tư thục ở các bậc học, bảo đảm chất

lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các loại hình giáo dục. chú trọng đến việc dạy người

hơn là dạy chữ bằng cách lồng ghép các nội dung dạy với các kĩ năng sống cho trẻ

em có HCĐB như kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng vệ sinh thân thể... Rút ngắn

khoảng cách phân cực trong giáo dục đào tạo giữa thành thị và nông thôn. Đảm bảo

cho mọi trẻ em đều có cơ hội được đến trường như nhau. Mở rộng mô hình trường

học thân thiện, giáo dục hòa nhập, tuyển dụng đội ngũ giáo viên chuyên biệt dạy

học cho học sinh có HCĐB theo chương trình hòa nhập.

Ngành Y tế cần kiện toàn mạng lưới chăm sóc sức khỏe trẻ em, trẻ em có

HCĐB cố gắng đạt chỉ tiêu 100% số trạm y tế có đủ cán bộ theo dõi sức khỏe bà

mẹ, trẻ em được đào tạo theo chuẩn năng lực. Thực hiện tốt 10 nội dung chăm sóc

sức khỏe ban đầu và làm tốt công tác y tế dự phòng. Chú trọng đến trẻ em thuộc các

đối tượng nghèo, có HCĐB được khám, chữa bệnh miễn phí. Nâng cấp về cơ sở hạ

tầng, cung cấp các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác phòng bệnh, khám chữa

bệnh cho các cơ sở y tế cấp cơ sở. Tăng cường việc quản lý và chỉ đạo đối với trẻ

em dưới 6 tuổi, trẻ em có HCĐB, tăng cường phục hồi chức năng cho trẻ em bị

khuyết tật và đặc biệt quan tâm việc hỗ trợ khẩn cấp, việc điều trị thể lực, trị liệu

tâm lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục và các trẻ em là nạn nhân của bạo lực.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) tăng

cường thực hiện lồng ghép việc triển khai nội dung của chương trình mục tiêu quốc

gia, phòng chống tội phạm giai đoạn 2011-2015 và chương trình quốc gia bảo vệ trẻ

em 2011-2015 nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em, góp phần thúc đẩy hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm

hại trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật. Chủ động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử

Page 136: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

130

nhanh chóng, nghiêm khắc những hành vi xâm hại trẻ em; xử lý những trẻ em làm

trái pháp luật bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt đối với cơ quan Quốc hội, tiếp tục đẩy mạnh vai trò của quốc hội là

cơ quan then chốt trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB

nhất là hoạch định khuôn khổ pháp lý và là cơ quan giám sát, thúc đẩy Chính phủ

trong việc thực thi chính sách pháp luật đã ban hành. Đồng thời, Quốc hội còn là

thiết chế đại diện, kết nối với người dân, lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân

về những chính sách được triển khai trong lĩnh vực bảo đảm quyền của trẻ em và trẻ

em có HCĐB. Trong năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật tổ chức tòa

án nhân dân xác định việc thiết lập một thiết chế chuyên trách về tư pháp người

chưa thành niên. Đó là thành lập tòa án gia đình và người chưa thành niên ở tòa án

nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Đây là thiết chế bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ em và

trẻ em có HCĐB. Và quan trọng hơn cả, Quốc hội có vai trò thông qua ngân sách và

pháp luật liên quan đến tài chính, thương mại và các chính sách giúp huy động các

nguồn lực để thực hiện mục tiêu bảo vệ trẻ em và trẻ em có HCĐB nhằm cải thiện

những chính sách hỗ trợ cho các em, chẳng hạn chính sách hỗ trợ dinh dưỡng và sự

phát triển của trẻ em và trẻ em có HCĐB trong đó có các chính sách hỗ trợ nhằm

cải thiện vấn đề thực hành ăn uống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thực

hành nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của Ủy ban Văn

hóa, Giáo dục Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng trong việc thẩm tra các dự án luật,

pháp lệnh có liên quan đến quyền trẻ em có HCĐB đã được ghi nhận trong các điều

ước quốc tế.

Đối với Ủy ban nhân dân các cấp là đầu mối trong việc phối hợp triển khai

thực hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em cũng như các chương trình, mục

tiêu của quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB. Do đó,

vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp phải được đề cao trong việc thực hiện, bảo vệ

quyền trẻ em, đặc biệt là vai trò giám sát, kiểm tra tránh tình trạng kiểm tra chỉ phụ

thuộc vào báo cáo của các cơ quan chức năng hoặc các địa phương. Đồng thời cũng

phải thực hiện tốt các kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương nhằm tạo nguồn lực

mạnh cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB.

Như vậy, bên cạnh việc phân công, phân nhiệm cho từng cơ quan trong bộ

máy nhà nước, cho các cấp, các ngành thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em và trẻ em có HCĐB, Nhà nước cần đầu tư thích đáng nguồn ngân sách cho

công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB nhằm đáp ứng kinh

phí cho những yêu cầu thực tiễn của việc thực hiện quyền của các em, đặc biệt trong

Page 137: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

131

lĩnh vực giáo dục, y tế và vui chơi giải trí như: hàng năm Nhà nước phải lập kế

hoạch trích kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống các trường học cả về số lượng và

chất lượng nhằm hạn chế và xóa bỏ tình trạng thiếu trường, lớp hoặc lớp học dột

nát, tranh, tre, nứa, lá…; đầu tư xây dựng hệ thống các bệnh viện, trạm xá ở các địa

phương bảo đảm mỗi cấp cơ sở đều phải có dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ em và trẻ

em có HCĐB; đầu tư xây dựng hệ thống các khu vui chơi, giải trí như công viên,

rạp chiếu phim, cung văn hóa thiếu nhi… cùng với đó, Nhà nước phải thực hiện

triệt để các quy định của pháp luật về việc không thu phí khai sinh, tiền viện phí đối

với trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám, chữa bệnh; hỗ trợ tiền và các chính sách ưu tiên

cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo. Chú trọng

đầu tư ngân sách cho các địa phương nghèo, nhiều trẻ em không được đến trường,

quần áo không đủ ấm khi mùa đông đến, không đủ ăn khi đói và không được chăm

sóc y tế ở mức có thể.

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng cần củng cố và tiếp tục kiện toàn tổ chức

bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cộng tác viên, tình nguyện viên, có các chính sách

đãi ngộ cho cán bộ cấp cơ sở làm việc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em, trẻ em có HCĐB. Cần hình thành hệ thống tổ chức thống nhất, ổn định thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở các cấp. Nâng

cao năng lực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có HCĐB cho những cán

bộ chuyên trách, phát triển đội ngũ tình nguyện viên. Duy trì phát triển đường dây

nóng, mở rộng các địa chỉ tố giác tội phạm để khuyến khích nhân dân cung cấp thông

tin về trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, bạo lực. Tăng cường năng lực thi hành

pháp luật thông qua các chương trình tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho đội

ngũ các bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở.

4.2.3.3. Tăng cường sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc bảo

đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường đối với trẻ em và trẻ em có HCĐB cần

được duy trì thường xuyên. Bởi hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho trẻ em

và trẻ em có HCĐB chỉ thực sự có hiệu quả thiết thực khi có sự kết hợp giữa gia

đình và nhà trường.

Nhà trường được coi là môi trường thứ hai trong quá trình hình thành nhân

cách của trẻ em, do vậy, trong mỗi Nhà trường, cần thành lập các tổ chức với tên

gọi phù hợp, chẳng hạn như: Ban liên lạc phụ huynh học sinh, Câu lạc bộ về trẻ em,

Phòng tham vấn cho trẻ em, Câu lạc bộ trẻ khuyết tật,... bên cạnh đó, cần tổ chức

các hoạt động mang tính chất bồi dưỡng, trao đổi giữa nhà trường, gia đình về tình

Page 138: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

132

hình học tập, tu dưỡng ý thức đạo đức, việc chấp hành nội quy nhà trường, chấp

hành pháp luật của trẻ em, tuyên dương những trẻ em chăm ngoan, vượt khó học

giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ…Đồng thời tổ chức thường xuyên các lớp bồi

dưỡng, tập huấn cho các gia đình về quyền trẻ em, phương pháp giáo dục đạo đức,

kỹ năng sống cho trẻ em và trẻ em có HCĐB. Hoặc mở các lớp học ngoại khóa,

lồng ghép vào chương trình dạy học trong các Nhà trường về chuyên đề các kỹ năng

cần thiết để trẻ em biết cách tự bảo vệ mình, tôn trọng các chuẩn mực văn hóa, đạo

đức của gia đình, dòng họ và dân tộc. Ý thức được giá trị của bản thân mình, tôn

trọng quyền, lợi ích của những người khác, ý thức về công bằng, về đúng sai, lẽ

phải, về sự tự do và bổn phận, trách nhiệm của mình đối với chính bản thân mình,

đối với gia đình, cộng đồng xã hội.

Nhà trường cũng cần có sự liên hệ chặt chẽ với gia đình trong việc phát hiện

học sinh có những biểu hiện bất thường có khả năng liên quan đến bạo lực hoặc có

những vấn đề xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của trẻ trong nhà trường.

Nhà trường cần bồi dưỡng kiến thức tâm lý trẻ em cho cha mẹ, giáo viên để giúp họ

nắm bắt được tâm lý của con em mình và giáo viên hiểu hơn về tâm lý của học sinh

giúp cha mẹ và giáo viên ứng xử với các em một cách nhân văn, tích cực và hiệu

quả. Việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh phải được chú trọng trong các

nhà trường và coi đó là một trong những nội dung trong chương trình giáo dục ở

mọi cấp học. Bên cạnh đó, cần trang bị cho học sinh kỹ năng xử lý các tình huống

xảy ra trong thực tế đời sống mà bản thân các em gặp phải và bản lĩnh để vượt qua

khó khăn, bế tắc trong quan hệ với bạn bè, trong học tập để các em không có những

suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Đối với giáo viên cũng cần phải được trang bị kỹ năng

sống, đặc biệt là kỹ năng ứng xử với học sinh. Ngoài ra, trong các Nhà trường cần

phải đưa môn học pháp luật quyền trẻ em vào chương trình học hay chương trình

đào tạo các ngành học có đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc với đối tượng

là trẻ em như các trường đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học… hoặc các trường có

đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc với trẻ em.

Gia đình được coi là “cái nôi” đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc

hình thành nhân cách, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật của trẻ em và trẻ em có

HCĐB. Trong mỗi gia đình cha mẹ phải là tấm gương sáng trong các hành vi, cách

xử sự lối sống hàng ngày cho các em. Phải có thái độ thiện cảm và hướng thiện với

những trẻ em phạm tội, có hành vi lệch chuẩn xã hội, không quay lưng lại với các

em. Cha mẹ cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em, nhất là đối với trẻ em có HCĐB. Trên thực tế, nhiều trẻ em

Page 139: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

133

bị bóc lột sức lao động, lang thang, mồ côi, vi phạm pháp luật, nhiễm HIV/AIDS,

khuyết tật… là do cha mẹ, đặc biệt có những trường hợp cha mẹ đẩy con ra khỏi

nhà lang thang kiếm sống, hoặc xâm hại tính mạng, tình dục chính con đẻ của

mình.... Do đó, cha mẹ phải gần gũi con, chăm sóc con, lắng nghe con, tạo điều kiện

cho các em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của Nhà trường, phải

thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi quá trình học tập và sinh

hoạt của con tại trường. Chẳng hạn, khi thấy con có những biểu hiện khác lạ trong

học tập, tình cảm, hành vi thì cần trực tiếp thông báo và trao đổi với giáo viên chủ

nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp giải quyết. Cha mẹ cần có

những biện pháp nhằm khuyến khích con thông báo, chia sẻ với thầy, cô, cha mẹ

khi bản thân hay bạn bè bị bắt nạt, bị hành hung hoặc nhận được các tin nhắn có nội

dung đe dọa qua điện thoại di động hay email…; Cha mẹ mà ép buộc trẻ em phải

lao động để kiếm sống, làm việc quá sức hoặc đẩy con ra ngoài lang thang kiếm

sống thì cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình; Cha mẹ cần quan

tâm quản lý trẻ về thời gian ở nhà trường, gia đình, sinh hoạt nơi công cộng là một

biện pháp đơn giản nhưng hữu hiệu để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ trẻ bị

xâm hại, cha mẹ luôn phải phát huy vai trò là tấm gương sáng cho con noi theo, cha

mẹ phải quan tâm đến đời sống tinh thần của con, kịp thời phát hiện những sai lầm,

lệch lạc của con để từ đó có sự chia sẻ, uốn nắn cho con cái, tránh để con có những

định hướng không đúng đắn trong suy nghĩ và hành động. Cha mẹ không được có

hành vi phân biệt đối xử giữa các con, không xâm hại, lạm dụng con…

4.2.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt

Các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và trẻ em có HCĐB ở Việt

Nam đã có từ nhiều năm nay, nhưng trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào

các hoạt động chủ yếu đó là:

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông vận động chính sách, vận động xã

hội và chuyển đổi hành vi thực hiện quyền trẻ em có HCĐB và các mục tiêu vì trẻ

em có HCĐB.

Hoàn thiện hệ thống pháp lý có liên quan đến việc thực hiện Công ước quốc

tế của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em có HCĐB, nhất là hoàn thiện Luật Bảo vệ,

Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Người khuyết tật…

Hoàn thiện hệ thống chính sách phúc lợi xã hội dành cho trẻ em có HCĐB

như: trẻ em nghèo, trẻ em sống trong các gia đình thu nhập thấp và trẻ em dân tộc

thiểu số cư trú ở các địa bàn khó khăn, chẳng hạn nâng mức trợ cấp cho trẻ em có

Page 140: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

134

HCĐB (trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật…) được chăm sóc tại các

cơ sở chăm sóc thay thế như các mái ấm, nhà mở, các cơ sở bảo trợ xã hội

Xây dựng, thực hiện các chương trình và nhân rộng các mô hình bảo vệ,

chăm sóc trẻ em có HCĐB nhất là mô hình quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp

luật, trẻ em bị tổn thương ở các vùng miền

Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành mà

nhiệm vụ của họ có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện

các quyền của trẻ em có HCĐB nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và các tình

nguyện viên.

4.2.4. Nhóm giải pháp xã hội hóa công tác bảo đảm quyền trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt

Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình

mới, nêu rõ: “Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các

tổ chức chính trị - xã hội. Khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ

chức, cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em”.

Mặc dù còn có ý kiến khác nhau về nội hàm của khái niệm “xã hội hóa”,

song có thể hiểu xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB là vận động

và tổ chức sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, của toàn xã hội vào sự

nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB; mở rộng sự tham gia của các đối tác

(chủ thể) xã hội với nhiều phương thức (phương pháp, hình thức, biện pháp) và mô

hình để vừa phát huy tiềm năng trí tuệ, vật chất của các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, vừa tạo

điều kiện mở rộng đối tượng thụ hưởng dịch vụ về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là

trẻ em nghèo và trẻ em có HCĐB.

Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác bảo vệ trẻ

em có HCĐB. Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em có HCCĐB. Xây dựng và thực hiện qui chế phối hợp bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em có HCĐB trong gia đình, nhà trường và xã hội. Khuyến khích

thiết lập các mạng lưới và hoạt động liên kết, hợp tác giữa cơ quan bảo vệ pháp luật

và cơ quan chuyên trách về trẻ em, trẻ em có HCĐB, cơ quan truyền thông, đoàn

thể nhân dân, tổ chức xã hội, gia đình, đơn vị kinh tế và các cá nhân có lòng hảo

tâm. Việc xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ em có

HCĐB bao gồm hàng loạt các hoạt động như:

Page 141: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

135

Một là, Cải thiện và gia tăng sự hiểu biết của các tổ chức chính trị, tổ chức

xã hội, trẻ em, các bậc cha mẹ và của cộng đồng xã hội về quyền của trẻ em có

HCĐB như: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức

phi chính phủ trong nước và quốc tế, nhà trường, gia đình, các doanh nghiệp... đối

với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB. Vận động toàn dân bảo vệ, chăm

sóc trẻ em có HCĐB, tạo ra môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; phối hợp chặt chẽ

giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên,

Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, các tổ chức phi chính phủ

trong nước và quốc tế tham gia tích cực trong hoạt động tuyên truyền giáo dục Luật

Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.

Đặc biệt, mạng lưới cán bộ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên các cấp cần phải tham gia

tích cực vào việc giáo dục trẻ em cá biệt tại thôn, xóm, tổ dân phố hoặc phục hồi

chức năng cho trẻ em khuyết tật; Thành viên của các tổ chức đoàn thể tham gia làm

tuyên truyền viên xã/phường và cộng tác viên thôn, bản cho các chương trình, dự án

bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trẻ em có HCĐB như chương trình phòng chống suy

dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, vận động nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống tai

nạn thương tích trẻ em, kết nối mạng lưới trường học để trẻ em khuyết tật, nhiễm

HIV/AIDS có quyền được học tập...; tham gia vào tổ hòa giải làm giảm sự tan vỡ

của nhiều gia đình, phòng ngừa sự thiệt thòi có thể xảy ra đối với trẻ em, ngăn chặn

các nguy cơ trẻ em bỏ nhà đi lang thang hoặc sa vào các tệ nạn xã hội khác.

Cần có sự phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức kinh tế, tổ chức xã hội và gia đình, cộng đồng, các chính sách, chương trình

mục tiêu cho trẻ em ở địa phương, nhất là “Tháng hành động vì trẻ em” được duy trì

hàng năm.

Cần duy trì và tăng cường nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

thông qua các chương trình của Chính phủ, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và đặc

biệt là sự hỗ trợ về nguồn lực của hệ thống Quỹ bảo trợ trẻ em từ trung ương đến

địa phương.

Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm

sóc trẻ em; quy định rõ ràng, cụ thể hơn về điều kiện, phương thức xã hội hóa công

tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

hoạt động và đối tượng của cơ sở trợ giúp trẻ em và cơ sở bảo trợ xã hội nói

riêng. Quy định rõ vị trí pháp lý của Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp và cơ quan chịu

Page 142: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

136

trách nhiệm hướng dẫn Quỹ này ở địa phương. Bổ sung những chế tài xử lý nghiêm

khắc trong Bộ luật hình sự đối với việc lợi dụng xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm

sóc trẻ em để trục lợi.

Ba là, tăng cường củng cố loại hình công lập, lấy đó làm nòng cốt, mở ra

nhiều hình thức cơ sở trợ giúp trẻ em có HCĐB, trung tâm công tác xã hội trẻ em,

trung tâm tham vấn trẻ em, trung tâm trợ giúp pháp lý trẻ em, trung tâm chăm sóc sức

khỏe trẻ em… tạo cơ hội cho trẻ em có HCĐB được bảo vệ, chăm sóc.

Bốn là, khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội

cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB. Cùng với việc tăng thêm và sử

dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ

chức trong nước và quốc tế, các kiều bào nước ngoài, các nhà hảo tâm đầu tư nguồn

tài chính, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm việc với trẻ em có HCĐB.

Đồng thời, quy định cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài chính cung

ứng cho dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Năm là, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc ưu

tiên bố trí quỹ đất dành cho việc xây dựng các công trình phúc lợi cho trẻ em; từng

bước bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ

em; xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng

đồng; chú ý ưu tiên kinh phí đầu tư chương trình, kế hoạch về chăm sóc, giáo dục

và bảo vệ trẻ em, các công trình cho trẻ em vùng sâu, vùng khó khăn, trẻ em có

HCĐB, trẻ em trong các gia đình nghèo.

Sáu là, hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành nhằm phát huy các nguồn lực

của Nhà nước và xã hội để chăm lo, bảo vệ trẻ em có HCĐB phù hợp với điều kiện

thực tế của địa phương, đơn vị. Việc huy động nguồn lực chú trọng cả nguồn lực tài

chính và nguồn lực con người; nhất là khi phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em có

HCĐB, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có HCĐB ở cấp cơ sở.

Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB ở

cấp cơ sở sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bảy là, phát triển các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB tại cộng

đồng, xây dựng nguồn lực, khả năng dựa trên tiềm năng sẵn có của gia đình/ họ hàng

và cộng đồng để đảm bảo sự an toàn và an sinh cho trẻ em có HCĐB.

Các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB có thể nói đến như các dịch vụ

pháp lý, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ học tập, dịch vụ việc làm, dịch vụ kết

nối nguồn lực… giành cho trẻ em có HCĐB. Để bảo đảm quyền của trẻ em có HCĐB

cần tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ các quyền trẻ em có

Page 143: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

137

HCĐB, thông qua dịch vụ này các em sẽ được thụ hưởng các quyền của mình trong

thực tiễn một cách tốt nhất. Hoạt động trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ quyền

trẻ em có HCĐB có hiệu quả cần phải trợ giúp pháp lý phù hợp về hình thức, đảm

bảo về chất lượng cho từng trường hợp trẻ em có HCĐB: có vướng mắc pháp luật; trẻ

em bị vi phạm về quyền; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị lạm dụng sức lao động;

trẻ em bị mua bán, bị bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em nhiễm HIV/AIDS,

trẻ em lang thang; trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi; trẻ em là bị can, bị cáo, bị tạm giữ, tạm

giam; trẻ em bị đưa vào các trường giáo dưỡng; trẻ em là đồng bào dân tộc thiếu số…

Ngoài ra, cần phải tăng cường nhận thức, hiểu biết về tâm lý và điều kiện

hoàn cảnh của từng trẻ em trong từng trường hợp cụ thể nhằm nâng cao năng lực,

kỹ năng của đội ngũ làm việc trong các cơ sở cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Chẳng hạn, trẻ em nghèo, nhiễm HIV/AIDS, trẻ em khuyết tật, mồ côi được miễn

hay giảm học phí, lệ phí khi sử dụng các dịch vụ…; tâm-sinh lý của trẻ em làm

trái pháp luật, trẻ em lang thang sẽ khác với trẻ em bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS…

do đó, đòi hỏi đội ngũ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ các nhóm trẻ em này cần

phải có những hiểu biết và kỹ năng đặc thù trong việc trợ giúp từng đối tượng trẻ

em có HCĐB. Hơn nữa, đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em cần tiếp tục đẩy

mạnh các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho mọi trẻ em, để tất cả các em

đều được hưởng quyền như nhau.

Tập trung xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia bảo

vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB ở cấp cơ sở, tại khu dân cư; nâng cao năng lực đội ngũ

cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng các điểm công tác xã hội với

trẻ em ở cộng đồng, trường học, bệnh viện; văn phòng tư vấn công tác xã hội với trẻ

em ở cấp huyện; trung tâm công tác xã hội với trẻ em ở cấp tỉnh.

Đặc biệt cần tiếp tục duy trì Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em miễn phí

trong toàn quốc thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với sự hỗ trợ của Tổ

chức Plan triển khai hoạt động từ năm 2004 nhằm giải đáp, cung cấp thông tin,

chính sách, thực hiện các ca tư vấn về tâm lý xã hội, kỹ năng ứng xử với trẻ

em. Các trường hợp trẻ em bị xâm phạm quyền hoặc bị tổn hại được can thiệp,

giới thiệu kết nối các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc kịp thời, giúp các em thoát khỏi

nguy cơ rơi vào HCĐB hoặc tiếp tục bị tổn hại.

Tám là, quản lý và hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức của Hội Bảo vệ quyền

trẻ em, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức

của trẻ em như Đội thiếu niên tiền phong; các câu lạc bộ quyền trẻ em… Về lâu dài,

Nhà nước cần thay đổi nhận thức và tư duy từ chỗ hỗ trợ cho Hội Bảo vệ quyền trẻ

Page 144: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

138

em các cấp hoạt động sang cơ chế mua các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các

tổ chức hội hoặc các tổ chức phi chính phủ khác hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ,

chăm sóc trẻ em.

4.2.5. Nhóm giải pháp về tiếp tục mở rộng và đây mạnh hợp tác quốc tế

trong công tác bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trong bối cảnh quốc tế và đất nước có nhiều chuyển biến lớn về mọi mặt của

đời sống xã hội, nhiều quốc gia trên thế giới có nhu cầu giải quyết các vấn đề chung

mà một quốc gia không thể giải quyết. Sự tác động của xu hướng quốc tế hóa, toàn

cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn, tăng cường giao lưu và mở rộng

hợp tác quốc tế và khu vực. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực

hiện chính sách đối ngoại, hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, tạo điều kiện quốc tế

thuận lợi cho công tác hợp tác quốc tế bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB. Vì vậy, trong

những năm qua, Việt Nam đã tăng cường hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để huy

động nguồn lực trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án trợ

giúp, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có HCĐB, trong khuôn khổ sáng kiến

phối hợp cấp Bộ trưởng về phòng, chống mua bán người tiểu vùng sông Mê Kông

(COMMIT), Việt Nam đã phê chuẩn Chương trình hành động phòng, chống mua bán

người giai đoạn 2011 - 2015. Đặc biệt, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam rất năng

động trong hoạt động của Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em

ASEAN (ACWC) nhằm góp phần tăng cường thực hiện các văn kiện quốc tế và khu

vực liên quan đến các quyền của phụ nữ và trẻ em, đồng thời tập trung vào việc kết

nối giữa Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và ACWC để thực hiện hiệu quả

hơn những kết luận, khuyến nghị của các Ủy ban này ở cấp quốc gia và khu vực. Do

vậy việc tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong công tác bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB là việc làm cấp thiết cần được duy trì và tăng

cường trong giai đoạn hiện nay.

Mở rộng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em có HCĐB được thể hiện thông qua các quan hệ của nhà nước ta với các

tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương, song phương và các tổ chức phi

chính phủ (NGOs) trên cả ba lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để trợ giúp

trẻ em có HCĐB. Đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc

huy động nguồn lực xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án trợ giúp,

chăm sóc, bảo vệ trẻ em có HCĐB, thực hiện quyền tham gia của trẻ em có HCĐB;

hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm và các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động

của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB; xây dựng các mô hình về bảo vệ,

Page 145: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

139

chăm sóc trẻ em có HCĐB... nhất là cho công tác xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện

chính sách, hướng dẫn thực hiện cũng như xây dựng kế hoạch, giám sát, đánh giá

thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB

Để huy động nguồn lực trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình,

đề án, dự án trợ giúp, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có HCĐB, chúng ta

tiếp tục duy trì và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNICEF, ILO,

WHO, Save the Children, Plan, World Vision, ChildFund, Tổ chức cứu trợ trẻ em

của Thụy Điển, tổ chức Novid-Hà Lan, tổ chức Radda Bamen-SCS Thụy Điển, tổ

chức DIHR-Đan Mạch, tổ chức CIDA-canada...; đồng thời tích cực trong việc thực

hiện các cam kết quốc tế liên quan đến trẻ em và trẻ em có HCĐB.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trong chương này, NCS đã trình bày một cách có hệ thống các giải pháp cơ

bản về đổi mới, nâng cao hiệu quả việc bảo đảm các quyền của trẻ em có HCĐB ở

nước ta hiện nay. NCS đã phân tích, đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu bảo đảm

hiệu quả cho việc bảo đảm các quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB, bao gồm:

các giải pháp liên quan đến vấn đề nhận thức của các chủ thể khác nhau về quyền

trẻ em có HCĐB; các giải pháp mang tính chất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ

thống pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB; các giải pháp về việc phát huy vai trò

của nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và các thiết chế xã

hội trong việc bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB; các giải pháp về mở rộng quan hệ

hợp tác với các nước, cá tổ chức phi chính phủ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em có HCĐB... Trong mỗi giải pháp được nêu ra, NCS nhấn mạnh

đến các biện pháp thực hiện các giải pháp đó, cụ thể là cần hoàn thiện hệ thống

pháp luật về quyền trẻ em có HCĐB bằng cách sửa đổi, bổ sung các luật, bộ luật

và các văn bản qui phạm pháp luật khác nhau có liên quan đến việc điều chỉnh các

quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB mà quan trọng nhất là luật trực tiếp qui định

về quyền trẻ em và trẻ em có HCĐB đó là luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em. Bên cạnh đó, cụ thể hóa vai trò của nhà nước, các thiết chế xã hội có trách

nhiệm trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em, trẻ em có HCĐB như gia đình,

nhà trường và cộng đồng xã hội cũng như các cấp chính quyền cơ sở, các cơ quan

chức năng trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em và bảo vệ,

chăm sóc, giáo dục trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Page 146: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

140

KẾT LUẬN

Quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề thời sự chính trị,

việc bảo đảm các quyền của trẻ em có HCĐB đã được Nhà nước ta triển khai thực

hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức và với sự ràng buộc trách nhiệm của nhiều chủ

thể khác nhau nhằm góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy

các quyền trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐB nói riêng. Qua thực trạng đánh giá

các biện pháp bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB ở nước ta hiện nay, vấn đề cấp thiết

đặt ra là phải đổi mới hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các

thiết chế xã hội cả về nhận thức, về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện,

bảo đảm các quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB.

Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu về đề tài quyền trẻ em có

HCĐB ở Việt Nam hiện nay, NCS xác định nhiệm vụ cơ bản của luận án là

nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc bảo đảm quyền trẻ em có

HCĐB ở Việt Nam hiện nay; làm rõ những đặc điểm cơ bản trong việc bảo vệ

các quyền, lợi ích chính đáng và vì sự phát triển toàn diện của trẻ em, trẻ em có

HCĐB ở nước ta hiện nay.

Luận án đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

có liên quan đến đề tài. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chung và nêu những vấn

đề đặt ra cần nghiên cứu đối với luận án. Luận án đã phân tích một cách có hệ

thống các vấn đề lý luận cơ bản về quyền của trẻ em có HCĐB, làm rõ nội dung

của các quyền và trách nhiệm của các chủ thể khác nhau trong việc bảo đảm

quyền của các em.

Phân tích và làm sang tỏ các khái niệm công cụ và phân loại các nhóm quyền

trẻ em theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó thấy rằng quyền trẻ em ở

Việt Nam đã hầu hết được phủ kín trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngoài

ra, NCS còn chỉ ra các yếu tố tác động đến việc bảo đảm quyền của trẻ em có HCĐB

ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Phân tích, đánh giá thực trạng về những qui định của pháp luật và thực tiễn

triển khai thực hiện các qui định của pháp luật về một số quyền đối với một số

nhóm trẻ em có HCĐB.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các quan điểm, giải pháp về

bảo đảm quyền cho trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất đổi mới về nhận

thức, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể khác nhau trong xã hội và sự phối kết hợp

chặt chẽ giữa các chủ thể trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em có HCĐB.

Page 147: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

141

Điểm mới chủ yếu của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện

về các quyền của trẻ em nói chung và một số quyền đặc thù đối với một số nhóm trẻ

em có HCĐB; phân tích mối quan hệ biện chứng và sự cần thiết khách quan của

việc bảo đảm các quyền của trẻ em có HCĐB bằng những biện pháp cụ thể trong đó

có nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; đổi mới, hoàn thiện pháp luật

về quyền trẻ em có HCĐB; qui định rõ vai trò, trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ

của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, thiết chế xã hội trong việc bảo đảm

quyền của trẻ em có HCĐB, trong đó nhấn mạnh vai trò của gia đình, nhà trường và

thiết lập hay mở rộng hợp tác quốc tế về vấn đề bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB.

Page 148: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. 5 vụ hành hạ trẻ em kinh hoàng nhất năm 2010 theo 24h.com.vn (theo Lao động).

2. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, hướng tới bao phủ chăm sóc sức

khỏe toàn dân http://thuvienykhoa.vn.

3. Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH tại hội thảo góp ý dự thảo chương trình hành động

phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 tại TPHCM ngày 8-9/4/2014.

4. Bé gái 15 tuổi bị hai cha con xâm hại: Con nay đã hơn 1 tuổi - Theo báo An ninh

Thủ đô, ngày 7 tháng 6 năm 2012.

5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Tài liệu hướng dẫn Triển khai Nghị

quyết 65/2005/QĐ-TTG ngày 25/3/2005 về việc phê duyệt đề án chăm sóc

trẻ em có HCĐB dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010, NXB Lao động

Xã hội, Hà Nội.

6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2007), Chính sách và dịch vụ xã hội đối

với các nhóm yếu thế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Tổ chức Lao động Quốc tế, (2011), Tìm

hiểu về lao động trẻ em, NXB Lao động Xã hội.

8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), Phân tích, đánh giá chính sách, pháp

luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có HCĐB, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2014), Phân tích tình hình trẻ em khuyết

tật ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

10. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em

giai đoạn 2011-2015.

11. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em

giai đoạn 2015-2020.

12. Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Bộ luật Hình sự năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Bộ luật Lao động năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Trần Đức Châm, (2013), Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật.

16. Công ước của Liên Hợp quốc về quyền của người khuyết tật, NXB Chính trị

Quốc gia.

17. Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, (1997), NXB Chính trị Quốc gia.

Page 149: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

143

18. Cục Bảo trợ Xã hội - Bộ Lao động, Thương binh Xã hội (2009), Định hướng

chính sách và hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ quyền trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt, NXB Thông tin Truyền thông.

19. Cục Bảo trợ Xã hội (2013), Định hướng chính sách và hệ thống văn bản qui

phạm pháp luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, NXB

Thông tin Truyền thông.

20. Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (2012), Tài liệu tập huấn công tác bảo vệ, chăm

sóc trẻ em, NXB Lao động Xã hội.

21. Nguyễn Anh Đức (2012), Pháp luật bảo đảm quyền tham gia của trẻ em ở Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Tống Văn Đường (2012), Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cấp tỉnh về công tác

gia đình và trẻ em.

23. Nguyễn Đăng Dung, (2011), Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng

hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình lý

luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Ph.Dũng, “Vợ đi làm, chồng hiếp dâm con gái”- Việt báo (theo người lao động).

26. Nguyễn Thu Hà (2013), Một số vấn đề về bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật

Việt Nam, Luận văn cử nhân luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Phạm Thị Hải Hà (2012), Qui định của nhà nước trong khám, chữa bệnh cho

trẻ em lý luận, thực trạng, giải pháp, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính

công, Học viện Hành chính Quốc gia.

28. Đinh Hải, Thúy Hằng (2009), Trách nhiệm công dân trước thế hệ tương lai,

NXB Văn hóa dân tộc.

29. Nguyễn Hải Hữu (2014), Thực trạng bạo lực trẻ em ở nước ta hiện nay-giải

pháp, bài tham luận cho hội thảo quốc tế ngành công tác xã hội tại Học

viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.

30. Phạm Văn Hảo cùng nhóm tác giả (2011), Giáo trình Công tác xã hội trong

lĩnh vực trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu hòa nhập học

đường, NXB Lao động Xã hội.

31. Hiến Pháp năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu quyền con

người (2008), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

Page 150: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

144

33. Chu Mạnh Hùng (2003), "Công ước về Quyền trẻ em năm 1989-cơ sở cho việc

bảo vệ quyền trẻ em", Tạp chí Luật học, số 3.

34. Chu Mạnh Hùng (2004), Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

35. Nguyễn Hải Hữu (2012), Một số văn bản về Chăm sóc, Giáo dục và Bảo vệ trẻ

em trong tình hình mới, Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em.

36. Nguyễn Hải Hữu (2013), Thấy gì từ hệ thống bảo vệ trẻ em trên thế giới, Bài

tham luận cho hội thảo quốc tế ngành công tác xã hội tại Đại học Sư phạm

Hà Nội.

37. Nguyễn Hải Hữu (2013), Trẻ em bị xâm hại vì khoảng trống của pháp luật,

Treem.molisa.gov.vn.

38. Nguyễn Thị Huyền (2012), Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ

quyền trẻ em, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Những hạn chế của pháp luật về quyền của trẻ

em theo góc nhìn của ngành công tác xã hội, Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng

chương trình đào tạo Công tác xã hội với trẻ em tại Trường Cao đẳng Sư

phạm TW.

40. Kênh 14.vn, vụ hành hạ trẻ em HIV: “Thức đêm nhiều, tâm lý các bảo mẫu

không ổn định”.

41. Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (2010), Trẻ em trong

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tập I, II, Ban Xuất bản Đại học Mở thành phố

Hồ Chí Minh.

42. Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (2013), Trẻ em làm trái

pháp luật và việc tái hòa nhập cộng đồng, Ban Xuất bản Đại học Mở thành

phố Hồ Chí Minh.

43. Sông Lam, lại thêm vụ hành hạ trẻ em dã man: cháu bé bị rạch lưỡi lam lên

người trong thời gian dài-Báo sức khỏe và đời sống, ngày 28/10/2008.

44. Đặng Tuyết Lan (2007), Pháp luật lao động với việc bảo vệ lao động trẻ em,

Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

45. Hoàng Thế Liên, (2000), Bảo vệ Quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và

đăng ký hộ tịch ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

46. Luật Tố tụng Hình sự (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

47. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (2004), NXB Chính trị Quốc gia.

48. Luật Bảo hiểm y tế (2008), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

49. Luật Hôn nhân và Gia đình (2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 151: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

145

50. Luật Người khuyết tật (2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

51. Luật Nuôi con nuôi (2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011.

53. Luật Phòng, Chống HIV/AIDS (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

54. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (2012), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

55. Luật Giáo dục (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

56. Đặng Nam (2010), Thực hiện quyền trẻ em dễ hay khó”, Tài liệu truyền thông

của Tổ chức Plan.

57. Đỗ Nam, Nguyễn Văn Ninh (2009), Cẩm nang pháp luật về người chưa thành

niên, NXB Chính trị Quốc gia.

58. Nâng cao nhận thức của gia đình trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-VN/13/407/17817/Default.aspx.

59. Đinh Hạnh Nga (2008), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện

hành, Báo điện tử.

60. Lê Thị Nga (2007), Quyền trẻ em trong pháp luật, Báo điện tử của Tổng Cục

Dân số-Kế hoạch hóa gia đình.

61. Lê Thị Phương Nga (2009), Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hiện nay,

Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

62. Lê Thị Phương Nga (2015), Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện

nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội

63. Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1992.

64. Nguyễn Thị Nhẫn (2012), Công tác xã hội với trẻ em, Ban Xuất bản Đại học

Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh.

65. Nguyễn Thị Nhẫn (2013), An sinh Nhi đồng và Gia đình, NXB Thanh niên.

66. Mai Thị Kim Oanh, Đề tài thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,

Trung tâm Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt

Nam, http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-272_thuc-trang-giao-duc-

ky-nang-song-cho-hoc-sinh-thcs.html.

67. Nguyễn Hoài Phương (2009), Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và

những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

68. Phan Thị Lan Phương (2015), Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước

pháp quyền Việt Nam - Những đảm bảo pháp lý, Luận án tiến sĩ Luật học,

Học viện Khoa học Xã hội.

Page 152: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

146

69. Hoàng Thị Kim Quế (2001), "Một số suy nghĩ xung quanh sự điều chỉnh pháp

luật về trẻ em ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nước 6/2001.

70. Hoàng Thị Kim Quế (2006), "Pháp luật Việt Nam về bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em, một chặng đường hình thành và phát triển", Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp 6/2005.

71. Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 của Thủ tướng chính phủ về “Phê

duyệt chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015”.

72. Quyết định số 647/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt đề án“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020”.

73. Save the Children Sweden (2009), Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà

Nội, NXB Chính trị Quốc gia.

74. Võ Trung Tâm, (2011), Thực trạng trẻ em lang thang đường phố tại thành phố

Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Luận văn thạc sĩ Quản lý

nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia.

75. Nguyễn Thị Thanh (2013), Sách chuyên khảo Quyền con người và người khuyết

tật, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

76. Thanh Tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009), Tài liệu tập huấn một

số vấn đề về lao động trẻ em và qui trình kiểm tra về tình hình trẻ em phải

lao động sớm, Hà Nội.

77. Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16 tháng 8 năm 2010, qui định qui

trình can thiện, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

78. Lê Hoài Trung (2013), Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã

hội ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học,

Học viện Khoa học Xã hội.

79. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (2009), Vì quyền trẻ em và sự bình

đẳng của Phụ nữ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

80. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (2011), Tập tục truyền thống với việc

bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở Việt Nam, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

81. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân (2010), Luật Quốc

tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, NXB Lao động-Xã hội.

82. Trung tâm nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh (2009), Giáo trình Quyền trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh.

Page 153: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

147

83. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội.

84. Lê Ánh Tuyết (2013), Hoàn thiện chính sách huy động nguồn lực tài chính đối

với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc

sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc Gia.

85. Unicef Việt Nam (2004), Phân tích tình hình chăm sóc trẻ em tại trung tâm và

các chương trình chăm sóc thay thế ở Việt Nam.

86. Unicef Việt Nam (2005), Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em làm trái pháp luật.

87. Unicef Việt Nam (2006), Báo cáo rà soát đánh giá chính sách, pháp luật của

Việt Nam về phòng chống lạm dụng, xâm hại trẻ em.

88. Unicef Việt Nam (2008), Tổng quan về Lao động trẻ em, trẻ em đường phố, mại

dâm và buôn bán trẻ em, trẻ em khuyết tật và vấn đề về giáo dục, NXB Lao

động Xã hội, Hà Nội.

89. Unicef Việt Nam (2009), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam.

90. Unicef Việt Nam (2009), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh

giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có HCĐB ở

Việt Nam.

91. Unicef Việt Nam (2012), Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng.

92. Unicef Việt Nam và ILO (2012), Điều đầu tiên và trước hết trong lao động trẻ

em và xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, NXB Lao động

Xã hội, Hà Nội.

93. Unicef Việt Nam (2014), Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị nhiễm và ảnh

hưởng bởi HIV/AIDS.

94. Ủy ban văn hóa - Giáo dục Thanh niên-Thiếu niên- Nhi đồng (2008), Báo cáo

kết quả giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật đối với TE có

HCĐB và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

95. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) (2009), Báo cáo tổng

hợp ý kiến hội thảo “Bảo vệ Quyền trẻ em khuyết tật trong pháp luật quốc

gia và pháp luật quốc tế.

96. Văn phòng Quốc Hội, Quĩ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2003), Quyền phụ nữ và

trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và Việt Nam, NXB Chính trị

Quốc gia.

Page 154: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

148

97. Viện Nghiên cứu quyền con người (2008), Bình luận và khuyến nghị chung của

các ủy ban công ước thuộc Liên Hợp quốc về quyền con người, NXB Công

an nhân dân, Hà Nội.

98. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền con người, NXB Khoa học Xã hội.

99. Vụ Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Chính sách và

dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có HCĐB ở Việt Nam, thực

trạng và giải pháp.

100. Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính (2006), Pháp luật xử lý vi phạm hành chính

và vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em, NXB Tư pháp.

101. World Vision Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết hỗ trợ trẻ em được hưởng

lợi nền giáo dục chất lượng, Tầm nhìn thế giới Việt Nam.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

102. Child Welfare Act of Japan, No. 164 0f December 12, 1947.

103. For children’s right and equality for women 1999.

104. ILO says global number of child labourers down by a third since 2000.

105. Judit Ennew, (2006), Street Children and work children.

106. Juvenile law of Japan 2000.

107. Labor Standards Law of Japan 1995.

108. Marian Brandon, Gillian Schofield, Liz Trinder, (2010), Social work with children.

109. Sandy Ruxton, (2006), Implementing children’s right.

110. The Criminal Code of ThaiLan 2003.

111. The Law banned child labor in China 2002.

112. The Law prevention abuse children of Japan 2004.

113. The People’s Republic of China Crimal law 1997.

114. The People’s Republic of China law on the protection of minors 2006.

115. The United Nations Convention on the Rights of the Child, 1989.

116. Thomas Hammarberg,(2013), Making Reality of the Right of the child.

C. CÁC TRANG WEBSITE

117. childrensrightportal.org.china

118. http://www.skcd.vn/thuc trang dinh duong cua ba me va tre em.

119. httt://www.tinmoi.vn/hai bảo mẫu hành hạ trẻ em sắp phải đứng trước vành

móng ngựa.

Page 155: QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY · các văn bản pháp luật khác về quyền của trẻ em và trẻ em có HCĐB như Luật hình

149

120. Tuấn Trần Đình Tuấn: Cách giáo dục trẻ em chưa ngoan:

http://tieuhoc.info/eng/Tre-o-truong/5-quy-tac-giao-duc-hoc-sinh-chua-

ngoan.html

121. www.gso.gov.vn

122. www.lrc.ctu.edu.vn

123. www.molisa.com.vn

124. www.olo.org/ipec

125. www.unicef.org/vietnam

126. www.worldvision.org.vn