ramana maharshi sri bhagavan - freefreephung.free.fr/.../9)tgthramanamaharshi.pdf · sách xưa...

158
RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN ( 1879 - 1950 ) TÔN-GIÁO THC-HIN Tác-GiDch Thut : NGUYN-ĐĂNG-THC

Upload: others

Post on 29-Jan-2020

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

RAMANA

MAHARSHI

SRI BHAGAVAN

( 1879 - 1950 )

TÔN-GIÁO THỰC-HIỆN

Tác-Giả Dịch Thuật :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Page 2: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận
Page 3: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

MỤC - LỤC

I._ Chúng Ta Có Hạnh-Phúc Không ? ............1

II._ Vô-Minh ( Avidya ) ................................11

III._ Thế-Giới ( Vũ-Trụ-Quan ) .....................27

IV._ Tiêu-Chuẩn Chân-Lý

Hay Thực-Tại .......................................33

V._ Tâm - Thân ( L'Ame ) .............................53

VI._ Trạng-Thái Vô-Ngã Vô-Tâm ................69

VII._ Sưu-Cầu ...............................................99

VIII._ Tịnh-Độ _ Sùng-Bái _ Thờ-Phụng ...133

Page 4: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận
Page 5: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

CHÚNG TA CÓ HẠNH-PHÚC

KHÔNG ?

Chúng ta bước vào cuộc đời với ý-tưởng

người ta có thể tìm thấy hạnh-phúc ở trong đời

và nhờ vào đời. Nhiều người trong chúng ta, cả

đến suốt đời mình, không bao giờ tự hỏi cái ý-

tưởng ấy có đúng hay sai, thực ra họ không

dừng một phút nào để suy-nghĩ vào đấy nữa .

Nếu chúng ta không dừng lại được chút

thì giờ nào để suy-nghĩ là vì chúng ta luôn luôn

tưởng rằng, chúng ta đang hay sắp thu-hoạch

được ở đời điều mà chúng ta mong muốn. Và

cái tin-tưởng ấy chỉ bị giao-động khi nào chúng

ta thực-nghiệm bộ mặt bi-kịch của đời sống.

Một hiền-triết đã tuyên-bố, đấy là việc tự-nhiên

nhất, và ngài đã lấy giấc mộng để so-sánh : khi

chúng ta mộng một giấc mê êm-đềm thì chúng

Page 6: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

2

ta không tỉnh dậy, nhưng khi mộng thấy những

việc ghê-gớm, thì chúng ta liền cố thức dậy

ngay. Một cuộc đời hưởng-thụ tự-nhiên không

hợp cho những suy-nghĩ đứng-đắn. Nguyên-tắc

ấy, đối với tinh-thần tín-ngưỡng tôn-giáo cũng

như đối với người thường đều chính-xác cả .

Hễ chúng ta tìm nhìn bộ mặt thật của sự-

vật, chúng ta thấy ngay rằng chúng ta lao mình

theo đuổi cầu tìm hạnh-phúc mà chẳng thực

biết thực-tính nó cũng như phương-tiện để cầu

tìm .

Nay hãy xét xem hạnh-phúc tự-thân và

tìm xem nó cốt-yếu là gì ? Dĩ nhiên một trong

các tính-chất của nó là phải tồn-tại lâu dài vĩnh-

viễn, nó phải có thể mới-mẻ với ta suốt đời.

Nhưng đời sống chỉ đem lại cho ta cái gì khác

thế, cái gì vô-thường huyễn-ảo, nhất thời, gọi là

thích-thú. Thích-thú thì nhiều vô kể, chợt đến

chợt đi, trôi chảy như giòng nước, mà chúng ta

đã lầm là hạnh-phúc .

Page 7: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

Thích-thú chỉ là sự phản-ứng đối với tri-

giác về vật đối-tượng ở ngoài ta mà chúng ta ít

ảnh-hưởng được chúng. Có vật cho ta thích-

thú, có vật đem lại đau khổ, có khi cùng một

vật vừa làm cho ta vui thú lại cũng tạo cho ta

đau buồn, khiến chúng ta phải suy-nghĩ về lời

nói của Thánh-hiền :

" Hạnh-phúc không tìm thấy được ở

tại vật bên ngoài. Nếu thật có ở đấy thì

chúng ta càng có được nhiều vật bao

nhiêu sẽ càng thấy hạnh-phúc bấy nhiêu,

hay là người giầu-có hẳn là có nhiều

hạnh-phúc, và người nghèo khó tất nhiên

là đau khổ ? Sự thực không hẳn là như

thế, cho nên nhà hiến-triết Việt-Nam mới

có câu :

" Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi không sờn lòng đây ."

_ (Đồ-Chiểu )

Page 8: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

4

Giầu hay nghèo, cả hai đều thấy hạnh-

phúc lớn trong giấc ngủ say, và sẵn-sàng hy-

sinh tất cả để có được nó. Đủ thấy chúng ta đã

có quan-niệm sai lầm về hạnh-phúc và không

biết phương-pháp để cầu tìm .

Sớm muội chúng ta khám-phá ra rằng

hạnh-phúc có liên-hệ đặc-biệt tới bản-tính nội-

tại của chúng ta, và chúng ta có thể kiên-nhẫn

học hỏi thâm sâu giáo-lý hiền-triết cổ-truyền,

theo đấy thì thích-thú không có thực, biệt-lập

với hạnh-phúc tự-nhiên, vốn sẵn có ở người ta,

thường bị vô-minh che lấp. Con chó gặm cục

xương đến chảy cả máu miệng mà nó lại tưởng

là máu ở cục xương. Chúng ta cũng thế, nghĩ

lầm là thích-thú do vật bên ngoài đem lại, kỳ

thực là ở tại nơi ta cả. Chúng ta không tin

nhưng ít ra cũng phải công-nhận rằng thích-thú

và đau buồn lệ-thuộc vào ta nhiều hơn là do sự-

vật bên ngoài .

" Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ."

_ ( Kiều )

Page 9: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

Sự công-nhận ấy tự nó không đưa ta gần

với hạnh-phúc. Bất cứ sự ưa-thích cá-nhân của

chúng ta như thế nào, chúng ta vẫn bị hai kẻ-

thù chi-phối ấy là : tham-dục và sợ-hãi. Chính

sự tham-dục và sợ-hãi tự nó là tai-họa. Tham-

dục và sợ-hãi lớn bao nhiêu thì tại-họa càng

nặng bấy nhiêu. Đáng lẽ chúng ta phải tìm giải-

thoát khỏi chúng, chúng ta lại phục-tòng

chúng, để cho chúng sai khiến .

Mỗi khi dục-vọng bảo ta : " Hãy có cái

kia thì rồi người được sung-sướng ! " Chúng ta

tin vào đấy và nỗ-lực tranh-thủ lấy vật ấy bằng

được. Nếu không được hay chưa được đầy đủ

thì chúng ta đau khổ. Hễ được rồi thì lòng

tham-dục lại bảo hãy có được vật khác, và cứ

như thế lòng tham-dục lừa gạt ta, ru ngủ ta

hoài. Kinh Upanisads có nói : " Sự thật bụng

dục như lửa đốt, nó càng nung đốt mạnh bao

nhiêu khi người ta đổ dầu vào bấy nhiêu ! "

Page 10: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

6

Chừng nào chúng ta còn nô-lệ cho bụng

dục, chúng ta không bao giờ có được hạnh-

phúc :

" Nhân sinh nhi tĩnh Thiên chi tính dã, cảm ư

vật nhi động tính chi dục dã. Vật chí tri tri,

nhiên hậu hiếu ố hình yên. Hiếu ố bất tiết ư nội

trí dụ ư ngoại, bất năng phản cung Thiên lý

diệt hỹ .

" Phù vật chi cảm nhân vô cùng nhi nhân chi

hiếu ố vô tiết tắc thị vật chí nhi nhân hóa vật

dã. Nhân hóa vật diệt Thiên lý nhi cùng nhân

dục giả dã ."

_ ( Lễ Ký )

Page 11: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

( Người ta sinh ra vốn hồn nhiên, ấy là

bẩm tính Trời. Cảm-xúc với vật ngoài mà trở

nên vọng-động ấy là tính dục vậy. Ngoại vật đi

đến cơ-quan tri-giác, liền có tri-giác rồi sau sự

yêu ghét mới hiện lên. Sự yêu ghét không tiết-

chế điều-động tự bên trong, tri-giác bị dẫn ra

bên ngoài mà không có thể quay vào bản-thân

thì Thiên-lý tính Trời sẽ tắt mất .

( Vì ngoại vật cảm-xúc vào người ta thì

nhiều vô kể, mà người ta yêu ghét không biết

tiết-chế tự bên trong bởi Thiên-lý tính Trời thì

khi ngoại-vật đến, mà người ta hóa theo ngoại-

vật. Người đã hóa theo ngoại-vật thì Thiên-lý

trong lòng mờ tắt mà lòng dục của người ta đến

cùng cực vậy .)

Khi hỷ lạc, khi ái dục, lúc sầu bi,

Chứa chi lắm một bầu nhân dục .

Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc

Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn

Page 12: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

8

Cầm kỳ thi tửu với giang san

Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế ?

Ngã kim nhật tại tọa chi địa

Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi .

Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,

Ai hay hát mà ai hay nghe hát ?

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Chúng ta nhận thấy rằng, như vậy là

muốn thực sự và mãi mãi sung-sướng, chúng ta

phải vượt lên trên dục-vọng và sợ-hãi. Chừng

nào chúng ta còn lệ-thuộc vào chúng thì tự

nhiên chúng ta phải từ bỏ hy-vọng hạnh-phúc.

Nhưng làm sao từ bỏ được, vì yêu hạnh-phúc là

thành-phần bất phân của định-phận chúng ta .

Tới đây chúng ta cần phải được dẫn đạo

bởi một ai vừa biết mục-đích lẫn đường lối,

một người đã thắng được căn bệnh nó dầy vò

chúng ta, và đã chinh-phục được cho mình cái

hạnh-phúc mà chúng ta cầu tìm không thấy.

Page 13: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

Điều ấy ai cũng hiểu. Khi người ta thật cảm

thấy thiết-yếu phải chữa bệnh, người ta tìm đến

thày thuốc để được an ủi. Đấy là điều mà kinh

sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh

ấy không phải bằng lý-luận hay là kinh sách .

" Tận tín ư thư bất như vô thư _ ( Mạnh-Tử )

Trong quá-khứ từng có những người đã

chinh-phục được hạnh-phúc và đã giúp người

khác tìm thấy hạnh-phúc. Trong lịch-sử chúng

ta đã thấy có Đức Phật Thích-Ca và Đức Jésus

chẳng hạn. Nhưng Kinh sách của nhiều môn-

phái tự xưng là tông-đồ các Ngài đã ghi-chép

sau khi các Ngài tịch, thì có nhiều khuyết-

điểm. Chúng không có thể có hiệu-lực như là

chính lời từ miệng các Ngài thốt ra khi còn sinh

thời. Tuy nhiên chúng ta còn thấy trong Thánh-

kinh Cơ-Đốc một câu chứng-tỏ giáo-lý của

Jésus dạy : " Hãy biết Chân-lý và Chân-lý sẽ

giải-thoát cho ngươi ! " Lời nói ấy là toát-yếu

chính-xác đạo-lý Thánh-hiền xưa của Ấn-Độ,

Page 14: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

10

và có thể hiểu rõ-ràng với ánh-sáng của đạo-

học Ấn-Độ .

Giáo-lý được luôn luôn ấn-chứng bằng

thực-nghiệm cá-nhân của một dòng dài các

Thánh-nhân hiền-đức. Và một Thánh-nhân của

giáo-lý ấy mới đây là vị Thánh núi Arunachala,

được biết dưới danh hiệu :

RAMANA MAHARSHI

*******

*

Page 15: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

VÔ MINH

( A V I D Y A )

Trước hết Thánh-hiền dạy chúng ta rằng

nguyên-nhân của tất cả đau khổ duy chỉ tại ở

nơi ta, chứ không phải ở bên ngoài. Người ta

kể lại lời nói của Đức Phật Thích-Ca :

" Các con đau khổ duy chỉ vì chính

các con, không gì bắt buộc các con cả !"

Ngài Ramana cũng nói thế. Có người đến

hỏi Ngài, một bữa kia, xem có gì là căn-bản sai

lầm trong cơ-cấu tạo nên thế-giới này ? Ngài

đáp rằng thế-giới như hiện-tại thì rất tốt đẹp,

chính chúng ta mới đáng chê-trách đã có quan-

niệm sai lầm. Tất cả điều chúng ta phải làm là

ngược trở về cho đến cái sai lầm nguyên-thủy

là nguồn phát-sinh ra tư-tưởng của chúng ta và

Page 16: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

12

bỏ hết căn-nguyên sai lầm kia đi. Rồi thì tất cả

sẽ tốt lành .

Phát-hiện và bỏ hết mê lầm cơ-bản của ta,

đấy là liều thuốc căn-bản duy-nhất. Tất cả các

thuốc khác chỉ là tạm thời, và có thể nói hơn

nữa, là chúng tùy từng thứ, đều dọn đường dẫn

chúng ta đến thứ thuốc chính thật. Đấy là giá-

trị duy-nhất của các giáo-lý và nghi-lễ tôn-giáo,

chúng phân chia thế-gian, thông thường làm

phấn-khởi và nhu-nhược tinh-thần và làm chậm

tiến đến giải-thoát. Bởi thế mà đối với tôn-giáo

tâm-linh, kẻ hoài-nghi thành-thật gần chân-lý

hơn là tín-đồ ngu-tín hẹp-hòi, cố-chấp, cho

rằng nhân-loại sống cho tôn-giáo chứ không

phải tôn-giáo có để cho nhân-loại. Khổng-Tử

nói :

( )

" Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân "

( Người hay mở-mang đạo, chẳng phải đạo mở-

mang người )

Page 17: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

Hãy không chấp kiến mà hỏi nhà hiền

xem sự sai lầm của ta ở tại đâu, khiến chúng ta

bị nhân-dục và sợ-hãi sai khiến. Ngài đáp rằng

chúng ta bị sai khiến vì chúng ta không tự biết

cho chính-xác. Chúng ta không phải là cái gì

chúng ta tưởng .

Mới xem lời giải đáp ấy có vẻ sai về hai

mặt. Một là thông-thường chúng ta nghĩ tự biết

mình lắm, và hai là chúng ta cho cái biết ấy là

thừa và chẳng ăn nhập gì với đời sống hàng

ngày và những vấn-đề của nó. Điều chúng ta

muốn biết là làm thế nào khuất-phục thế-giới

theo ý muốn, ngõ hầu khai thác triệt-để một

thế-giới sâu-xa. Ở đấy thì chúng ta không thấy

sự tự biết mình có thể giúp ta được gì .

Điểm này là để đề-cao giá-trị khoa-học

kỹ-thuật. Ở đây chúng ta tìm biết tất cả cái gì

hiện ra cho ta. Trong lịch-sử thế-giới có các

dân-tộc và những nhóm dân-tộc từng tích-chứa

được một lượng trí-thức lớn-lao, nào là sử-học,

địa-lý, thiên-văn, vật-lý-học, hoá-học, sinh-lý,

Page 18: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

14

xã-hội-học và triết-học. Nếu tất cả các môn ấy

thực là hiểu-biết thì càng ngày người ta càng

thu-lượm được chúng, tất nhiên người ta sẽ

càng làm tăng hạnh-phúc cho nhân-loại. Chỉ có

những kẻ vị-kỷ, được số-phận ưu-đãi mới dám

tuyên-bố như thế. Sự thực thì chúng ta càng

chinh-phục quyền-năng mù-quáng của thiên-

nhiên bao nhiêu, chinh-phục dành riêng cho

một thiểu-số, thì sự thất-vọng và sa-đọa càng

sâu rộng cho quần-chúng bấy nhiêu. Sự thất-

vọng và sa-đọa của quần-chúng ấy, có người

trong thiểu-số đó cũng đã để tâm lo-lắng,

nhưng không có thuốc chữa. Thiên-niên kỷ

Long-Hoa-Hội, Thánh Chúa ra đời do các bác-

học thời xưa tiên-đoán thì xã-hội mù mịt. Thực

ra khoa-học kỹ-thuật đã đưa thế-giới đến điểm

mà sinh-mệnh nhân-loại bị đe-dọa nặng-nề.

Bênh-vực cho những trí-thức ấy là họ nhằm

hạnh-phúc cho nhân-loại thì thực là điều mỉa-

mai không chính-đáng cho ai cầu tìm hạnh-

phúc thuần-túy. Và như thế thì những tri-thức

đáng cho ta ngờ là không phải tri-thức chân-

chính vậy .

Page 19: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

Lão-Tử viết :

" Bất xuất hệ tri thiên hạ, bất khuy dũ

kiến thiên đạo. Kỳ xuất di viễn kỳ tri vi

thiểu, thị dĩ Thánh nhân bất hành nhi tri

bất kiến nhi danh bất vi nhi thành ."

( Không ra cổng để biết thế-giới, không

nhòm qua cửa sổ thấy đạo trời. Tinh-thần

càng phóng xa càng biết ít đi. Thế nên

Thánh-nhân không đi ra ngoài mà biết,

không nhìn thấy mà gọi được tên, không

làm mà nên .)

Một hôm, có một thanh-niên mới tốt-

nghiệp Đại-học ra, hỏi ngài Maharshi về cái

tướng vô-minh bất-khả xâm-phạm mà nhà bác-

học hiện-đại vấp phải trên đường khảo-cứu

chân-lý cùng-tột của vũ-trụ. Khoa-học về cực-

vi chưa cho phép ta giả-thiết này nọ về sự có

thực và vận-động của những cá-thể huyền-bí

mà chúng ta đặt tên là điện-tử ( électron ), chất-

Page 20: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

16

tử hay là nguyên-tử ( proton ), dương-tử

( positron ), trung-hòa-tử ( neutron )v.v...

nhưng chúng ta không có thể phát-lộ và biết

chúng trực-tiếp được. Mặt khác, khoa nghiên-

cứu về cực-đại, không đưa chúng ta đi quá

những tinh-văn, ngân-hà hay là đám bụi tinh-

tú, mà người ta giả-thiết là nguyên-chất của

tạo-vật. Và người ta cũng không giải-thích

được những nguyên-tố cơ-bản của thực-tại

khách-quan, nghĩa là thời-gian, không-gian .

Đức Thánh trả lời rằng sự học-hỏi ngoại-

giới đi đến và chỉ dẫn đến tối tăm mê muội.

Ngài nói khi người ta cầu tìm hiểu-biết tất cả

cái gì ngoài bản-thân, mà không lo tìm biết

chân-lý về tự-tính, tự-ngã, thì cái biết người ta

đạt được không có thể là cái biết chân thật .

Đấy có vẻ là một cớ lạ-lùng để miệt-thị

tất cả sự hiểu-biết của nhân-loại. Vậy mà nếu ta

chịu suy-nghĩ một chút, và khách-quan, chúng

ta sẽ thấy Thánh có lý. Chúng ta đã thấy cái

biết ấy đáng nghi-ngờ, chúng ta cũng nhận thấy

Page 21: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

không có sự đồng-tình nhất-trí trong giới bác-

học. Nhiều khi quan-điểm khác nhau giữa họ

không được công-bố cho đại-chúng được biết.

Bởi vì số đông bác-sĩ được coi như biết đều

đồng-tình với nhau, còn những người khác chịu

im-lặng. Nhưng có khi chính số ít người này có

lý, mà đa số thì sai lầm. Thường-thường đa số

có thể là hạng tầm-thường và hạng thật bác-học

thì lại hiếm. Người bình-thường tin rằng có cái

gì gọi là khoa-học thì độc-lập với người bác-

học. Nhưng cũng như trong tôn-giáo và triết-

học ở khu-vực " khoa-học " cũng có khác-biệt

về trí-thức, do tính-tình và văn-hóa khác nhau

tạo nên. Nhà văn người Anh, Bernard Shaw

bảo rằng Thiên-Chúa-giáo rửa-tội cho thằng

mọi, sự thực là, hiến Thiên-Chúa-giáo thành

dã-man, không phải thằng mọi một khi được

rửa-tội và thuộc lòng giáo-lý mà sẽ trở nên hết

là mọi. Sự theo-đuổi chân-lý đòi ở nhà khảo-

cứu những đức-tính trí-não và tâm-tình hiếm

có. Bởi thế nên cùng một dữ-kiện các cá-nhân

khác nhau đi đến kết-luận không giống nhau.

Phẩm-chất của kẻ muốn học hỏi là một yếu-tố

Page 22: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

18

tất nhiên trong sự hiểu-biết y thu-hoạch được.

Sự hiểu-biết ấy chỉ chân thật chừng nào học-sĩ

đủ tư-cách để cầu tìm. Điều ấy cho ta hiểu tại

sao khoa-học đã phạm bao nhiêu lỗi lầm. Với

thời-gian nó có từ bỏ đi nhiều, nhưng dĩ nhiên

nó đã phạm những lỗi khác nữa mà nó không

nhận và sẽ không bao giờ từ bỏ cả .

Nên biết rằng sự thất-bại của khoa-học là

do từ một sai lầm khởi-thủy, do giả-thiết của

nhà bác-học tưởng lầm y tự biết rõ mình hay là

y không cần đến sự tự biết mình trước hết. Cả

hai đàng y đều đi vào những khảo-cứu về thực-

tại khách-quan với một số ý-niệm sai về chân-

tính của mình .

Chúng ta có tự biết chúng ta chăng ?

Tri ngã giả bất tri ngã giả ?

Người có biết ta chăng thì chớ,

Chẳng biết ta ta vẫn là ta !

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Page 23: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

Ta là ai ? hẳn phải nói là không biết. Sự

vô-minh u-mê của chúng ta là một sự thực,

nhưng phải là một tinh-thần đã tiến-bộ lắm, và

tinh-khiết-hóa sâu rộng, mới tự thấy và công-

nhận. Người trung-bình rất tin chắc là biết

mình. Trái lại, các hiền-triết bảo chúng ta rằng

điều chúng ta biết về mình là một mớ nửa thực

nửa hư, hết sức hỗn-tạp mà chúng ta coi là

chân-thật .

Một hôm có mấy tín-đồ của một môn-

phái bài ngẫu-tượng kịch-liệt đến hỏi Thánh

Maharshi. Họ muốn Ngài thừa-nhận việc thờ-

phụng Thưọng-Đế trong một ngẫu-tượng là

xấu. Người đại-diện của họ hỏi :

_ " Thượng-Đế có hình-tướng không ?

Ngài đáp :

_ " Ai bảo Thượng-Đế có một hình-

tướng ? "

Page 24: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

20

Người khách lại hỏi vặn lại :

_ " Nếu Thượng-Đế không có hình-tướng

thì hẳn rằng thờ Ngài trong một ngẫu-

tượng là sai lầm tai hại ! "

Ngài Maharshi đáp lại :

_ " Hãy để Thượng-Đế yên đấy, trước hết

ông hãy nói cho tôi biết ông có hình hay

không ? "

Khách đáp ngay :

_ " Dĩ nhiên là tôi có một hình-thể, như

Ngài thấy đấy ."

_ " Sao, phải chăng ông là cái thân-thể

kia, cao độ hơn một thước, da ngăm ngăm

với râu ria ư ? "

_ " Lẽ tự nhiên ! "

_ " Phải chăng ông vẫn thế khi ông ngủ-

say, không mộng ? "

Page 25: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

21

_ " Hẳn đi. Khi tôi tỉnh dậy tôi nhận thấy

tôi không thay-đổi, vẫn như thế trước khi

ngủ ."

_ " Thế khi thân-thể kia chết đi ? "

_ " Thì vẫn còn như thế này ! "

Thánh Maharshi mới hỏi lại :

_ " Bấy giờ tại sao thi-thể của ông không

bảo cho người sửa-soạn đưa ông lên giàn

thiêu rằng không được khiêng tôi đi, cái

nhà này của tôi, tôi muốn ở lại đây ? "

Bấy giờ người khách mới tỉnh-ngộ mà

nhận mình đã lầm. Y bèn nói lại :

_ " Không tôi không phải là cái thân-thể

này, mà là sự sống ở tại trong thân-thể

này ! "

Thánh Maharshi trả lời :

_ " Hãy nghĩ xem, vừa rồi ông nhận-định

rất nghiêm-chỉnh là thân-thể này chính là

Page 26: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

22

ông, bây giờ ông lại thừa-nhận là không

phải. Nên hiểu rằng đấy là cái vô-minh

nguyên-thủy nó tất-nhiên sinh ra tất cả

vô-minh nô-lệ-hóa loài người. Chừng nào

còn cái vô-minh đầu tiên ấy, thì ông

quan-niệm Thượng-Đế vô-hình hay hữu-

hình không có gì là quan-trọng, một khi

cái vô-minh ấy mất đi thì tất cả đồng thời

sẽ biến mất ."

Xem đấy, nhà hiền-triết đã chẩn-bệnh _

bệnh nô-lệ vào sợ-hãi và nhân-dục _ như là

không biết chân-lý về chính chúng ta với hậu-

quả là sự khẳng-định : chúng ta là thân-thể. Vả

lại, quan-niệm ấy mà chúng ta nhận thấy đã

được xác-chứng là sự sợ-hãi và dục-tính sinh ra

do thân-thể là nguyên-nhân .

" Sủng nhục nhược kinh, quý đại hoạn

nhược thân " Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả

Page 27: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

23

vị ngô hữu thân, cập ngô vô thân ngô hữu

hà hoạn ? _ ( Lão-Tử )

( " Yêu ghét như kinh hãi, quý, lo lớn

như thân-thể ". Ta mà có cái lo lớn là vì ta

có cái thân-thể, đến khi ta không còn

thân-thể thì ta còn gì để lo ? )

Trần-Thái-Tông cũng dẫn :

" Không-Tử viết : _ Triêu văn đạo

tịch tử khả hỹ !

" Lão-Tử viết : _ Ngô sở dĩ hữu đại

hoạn giả vi ngô hữu thân. Thế Tôn cầu

đạo xả thân cứu hổ. Khởi phi tam Thánh

nhân khinh thân nhi trọng đạo giả tai ?"

( Khổng-Tử nói : _ Sớm được thấy

đạo, tối chết được rồi !

( Lão-Tử nói : _ Ta mà có lo-sợ lớn

là vì ta có cái thân-thể. Phật Thế-Tôn bỏ

Page 28: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

24

thân để cứu con hổ đói. Há rằng ba vị

Thánh chẳng trọng đạo hơn thân mình

sao ? ) .

Có triết-gia tưởng đã đạt tới triết-lý như

thế, nhưng không có thực-nghiệm về chân-lý

của Ngã. Cho nên cái vô minh nguyên-thủy của

họ vẫn còn rất nặng, những quan-niệm triết-học

của họ không làm thay đổi chút nào tính-cách

thực-tế của họ. Sự thực như Thánh Maharshi

đã cho biết, người đã nghiên-cứu triết-học

trong sách ở trong tình-trạng tồi hơn những

người khác. Lòng ích-kỷ của y được thổi phồng

lên bởi học-thức, tâm y thì bị vây hãm trong

vòng cố-chấp mới mà người vô-học không có.

Y không còn có thì giờ để cầu tìm chân-lý về

cái Ngã. Nhiều khi y không thấy cần sửa-soạn

tinh-thần cho công việc ấy bằng sự điều-hòa.

Kết-quả là kẻ nào chỉ có biết cái Ngã qua Kinh

sách thì không biết chi hơn những người kém

học-thức. Và Thánh Maharshi bảo rằng người

ấy chẳng khác gì cái máy hát. Chúng ta chớ

nên quên rằng Kinh sách chỉ là những cây cắm

Page 29: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

25

mốc chỉ đường, trên con đường chân-lý giải-

thoát. Chân-lý hiền-triết không chứa trong

Kinh sách, chúng bất quá chỉ dạy cho chúng ta

đủ để chúng ta lên đường .

Thánh bảo chúng ta rằng chính do cái vô

minh kia xuất-hiện sự rối loạn lớn lao trong

triết-học và tôn-giáo. Ai nấy tự tin rằng những

vấn-đề khúc-mắc nhất về thế-giới, linh-hồn và

Thượng-Đế có thể giải-thích xong-xuôi, hoàn-

toàn và thỏa-mãn bằng những lý lẽ rút trong

kinh-nghiệm nhân-loại phổ-thông. Do đấy mà

triết-gia và các nhà giáo-điều luôn luôn cãi cọ

về cái nguyên-nhân đầu tiên, về thực-tại cùng

tột, về tính-chất của thời-gian, sự mâu-thuẫn

giữa tự-do ý-chí và định-mệnh, về giải-thoát

v.v. Nhưng họ không đi tới một kết-luận cuối

cùng và không làm gì có cơ-hội để họ đi tới

được cả. Trái lại nhà hiền-triết không để ý vào

tất cả những tranh-biện ấy. Ngài có cách làm

biến mất những vấn-đề ấy, khiến cho những

cuồng-tín vào hệ-thống trí-thức, chủ-nghĩa

giáo-điều, ngạc nhiên và thất vọng. Đối với đệ-

Page 30: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

26

tử chân-thành, Thánh Maharshi dạy rằng người

ta có thể và phải gạt tất cả những vấn-đề ấy ra

một bên, rằng việc cần-thiết duy-nhất là phải

phát-hiện chân-lý về cái Ngã, và chân-lý ấy,

một khi được phát-hiện thì tất cả các vấn-đề

khác sẽ hết giá-trị .

*********

*

Page 31: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

THẾ - GIỚI

( VŨ - TRỤ - QUAN )

Chúng Ta Cần Phải Phát - Hiện Chân - Lý

Về NGÃ

Tri ngã giả bất tri ngã giả

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Cái chân-lý như chúng ta sẽ biết, tự biểu-

lộ ra khi nào tâm-thức được hợp-nhất và chảy

thành một giòng như nước chảy về cái Ngã, nó

được thúc đẩy bởi một quyết-định mạnh-mẽ để

biết cái Ngã chân thật. Thông thường tâm-thức

chảy theo chiều hướng thế-gian chứ không đi

về cái Ngã. Và cả đến khi tâm-thức hướng về

chiều cái Ngã, nó cũng bị tư-tưởng liên-hệ với

thân-thể và thế-giới bên ngoài làm cho đãng-trí.

Page 32: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

28

Tại sao các tư-tưởng hay đột-nhập vào

tâm-thức ( mental ), cả khi chúng không được

đòi hỏi. Thánh hiền bảo cho biết : đấy là vì

chúng ta tin vào thế-giới là thật. Vả lại, điều ấy

cũng hợp lý, tất cả cái gì chúng ta coi như là

thật đều có quyền, không thể chối cãi, nhập vào

tâm-thức chúng ta, chỉ một mệnh-lệnh đơn-

giản của tâm-thức thì không thể cấm ngăn

những tư-tưởng liên-quan đến thực-tại. Muốn

chống sự du-nhập của những tư-tưởng vào tâm-

thức chúng ta, các Thánh-hiền bảo phải tu-sửa

ở ta cái đức sáng để hiểu rằng thế-giới thực-sự

không phải như chúng ta biết, thế-giới như

chúng ta nhìn thấy thì không thật. Nhà sư Tây-

Tạng Tsong Khapa viết : " Le monde existe

mais n'est pas réel " ( Thế-giới có nhưng

không thật ) .

Nhà hiền núi Arunachala là Maharshi

chú-ý vào điểm ấy. Ngài đã tuyên-bố rằng sự

phát-hiện cái Chân Ngã thực ra sẽ rất giản-dị,

nếu ta không còn tin-tưởng thâm-sâu cho thế-

giới là thật. Theo Ngài không điều gì lạ bằng

Page 33: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

điều này : trong lúc ta đã là Chân-Ngã, ta nỗ-

lực để tìm kiếm nó. Một ngày kia ta sẽ cưòi

mỉa-mai những nỗ-lực đó ; và điều ngày ấy

chúng ta sẽ thực-hiện chính là cái Chân-lý ngay

từ bây giờ. Chúng ta không phải trở nên Chân-

Ngã, chúng ta hiện là Chân-Ngã .

Vì một lý cố khác nữa, chúng ta cần gấp

phải hiểu ngay cho minh-bạch vấn-đề thực-tại

của thế-giới. Thế-giới gồm có thân-thể ta, vậy

nên nếu thân-thể là thật thì khó mà từ-chối

không thừa-nhận nó cũng là cái Ngã. Thực vậy,

cái Chân-Ngã mà thực-tại là đương nhiên, kẻ

nào nghi-ngờ thực-tại của Ngã sẽ tự mình từ bỏ

mình. Chúng ta chỉ có thể đặt vấn-đề bằng bắt

đầu thừa-nhận thực-tại của cái Ngã. Thực-tại

của Ngã vậy là không có thể chối cãi, tự nó

hiển nhiên rồi .

Song nếu phải coi thế-giới cũng đương là

thật, thì cái Ngã phải đứng trong thế-giới, và

như thế thì bắt buộc phải đồng-nhất-hóa cái

Ngã với thân-thể. Hậu-quả là tư-tưởng và sự

Page 34: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

30

sống chỉ là thuộc-tính của thân-thể vật-lý, và

không tài nào có thể tưởng-tượng ra một cái

Ngã thật còn lại sau khi thân-thể chết đi .

Thánh Maharshi không đòi chúng ta thừa-

nhận một tín-ngưõng nào và đặc-biệt là tin thế-

giới này là không thật, ảo-ảnh. Ngài chỉ tìm

giải-phóng chúng ta những tin-tưởng ngoài

bằng-chứng chúng ta có được và do đấy chúng

cản-trở đường tới chân-lý. Các Thánh hiền bảo

chúng ta rằng thế-giới không thật theo nghĩa

của chúng ta tin-tưởng nó thật. Ý-niệm của

chúng ta về thế-giới tất nhiên là sai lầm vì

chân-lý về thế-giới mật-thiết liên-hệ với chân-

lý về Ngã. Chừng nào cái Ngã còn chưa biết thì

tất cả vấn-đề về thế-giới không có thể có giải-

đáp chính-xác cuối cùng .

Một hôm có một người nêu vấn-đề ấy với

nhà hiền núi Arunachala, và tìm cách để cho

Ngài thừa-nhận thực-tại của thế-giới. Nhà hiền

đáp : " Thế-giới mà ông muốn chứng-minh

thực-tại sẽ cười nhạo ông vì ông đi tìm biết

Page 35: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

chân-lý thế-giới mà không tìm biết chính mình

là gì ."

Chính Ngài cũng dạy chúng ta rằng, nếu

để vấn-đề thế-giới một bên và hãy nỗ-lực cầu

tìm biết cái Ngã thì thế-giới có thật hay không

sẽ hết quan-trọng. Tổng chi vấn-đề ấy thực ra

là vô vị. Ngài nói : " Thật là uổng công mà

người ta cãi-cọ về thế-giới, và chủ-trương nó

thật, cụ-thể sung-sướng và trái lại, mục-tiêu mà

tất cả cầu tìm là trạng-thái tinh-thần không có

cái ta, và người ta chỉ đạt tới đấy bằng cách gạt

thế-giới đi và lặn chìm vào nội-giới . "

Muốn đạt tới cái Ngã, chúng ta phải sẵn-

sàng quên thế-giới, từ bỏ những kỳ-vọng vào

đấy. Chừng nào chúng ta còn chấp vào ý-niệm

thế-giới là có thật, thì tư-tưởng chúng ta

chuyên-chú vào đấy đến nỗi chúng ta bị nó

hấp-dẫn mỗi khi thử tìm chân-lý về Ngã .

Ngài Maharshi nói rằng chừng nào còn

vết-tích của ý-niệm thế-giới là thật thì chúng ta

Page 36: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

32

không có thể bắt đầu cầu tìm cái Ngã được.

Người cầu tìm chỉ đòi hỏi hạnh-phúc. Và

chừng nào y chưa hiểu rằng thế-giới là không

thật, thế-giới vẫn còn là cái nguồn độc-nhất về

hạnh-phúc có thể có được đối với y, dù hạnh-

phúc khiếm-khuyết, không chắc-chắn và không

được thỏa-mãn mấy đi nữa .

Trong những trường-hợp ấy, chúng ta

phải ôn lại những ý-tưởng của chúng ta về thế-

giới và hỏi xem quan-niệm về thực-tại của nó

có cơ-sở không. Như thế chúng ta phải định lấy

một tiêu-chuẩn về thực-tại và áp-dụng nghiêm-

chỉnh trong công việc xét hỏi tìm-tòi. Các vị

Thánh hiền mà chúng ta nghiên-cứu bằng-

chứng đã chỉ cho ta một tiêu-chuẩn ấy. Tự

nhiên còn có những tiêu-chuẩn khác của các

giáo-chủ lo bênh-vực những quan-niệm riêng

của họ, nhưng có thể chắc rằng cái tiêu-chuẩn

thực-tại nào kiên-cường nhất sẽ là tốt hơn hết .

*******

*

Page 37: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

TIÊU - CHUẨN CHÂN - LÝ

HAY THỰC - TẠI

Thực-tại phải thỏa-mãn đầy đủ một số

điều-kiện, nó phải bất di bất dịch, thường tồn

và độc-lập, nghĩa là tự biểu-hiện, không nhờ

vào nguyên-nhân khác ở bên ngoài :

1._ Bất dịch ;

2._ Thường tồn ;

3._ Độc-lập .

Thế-Tôn-Ca ( Bhagavad - Gita ) Thánh-

kinh Ấn-độ-giáo nói : " Cái không thật thì

không có ; thật-tại không bao giờ không có ."

Và sư-phụ có uy-tín như Thánh Gaudapada nói

cách khác : " Cái gì không có trước kia và về

sau, thì hiện-tại cũng không có .". Kinh Dịch

viết : ( )" Sinh sinh chi vị dịch "

( Sống không dừng không gián-đoạn ). Và

Page 38: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

34

( )" Thành tính tồn tồn

đạo nghĩa chi môn " ( Nên được cái tính, cái

sinh-mệnh còn mãi vĩnh-cửu là cửa chung của

chân-lý và luân-lý ) .

Vậy là một tính-chất của thực-tại theo

đạo-học Đông-phương xưa nay là phải tồn-tại

siêu thời-gian. Sự tồn-tại đích thực vĩnh-cửu,

mặt khác không lìa với ý-nghĩa không biến-đổi,

bất dịch, vì vật gì thay-đổi, không mãi là nó,

tức là không thật. Một định-lý nữa không cần

phải chứng giải, ai cũng thừa-nhận là thực-tại

phải có độc-lập không do cái gì khác, phải tự-

nhiên, tự-thành, tự-tạo, ( ) " Tự

thành minh vị chi tính " ( Tự thành-thật sáng-

chiếu gọi là tính, thực-tại tối-cao ). Một cái lọ

là cái lọ, do sự công-nhận ước-lệ, sự thực nó là

đất sét. Sự có thật của cái lọ thì ảo-ảnh, tang-

thương ở vị-trí cái lọ, nhưng đất sét làm ra nó

mới thật, vì trước khi người thợ gốm nặn ra nó

thì nó là đất sét, và nó lại là đất sét khi nó vỡ.

Đấy là hình-danh sắc-tướng không có độc-lập

nên không thật .

Page 39: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

Bởi lý lẽ trên, Thánh hiền thực-hiện chân-

lý sống-động bảo thế-giới không thật và giải-

thích bằng ba mỹ-dụ điển-hình :

1._ Cái thừng lầm là con rắn ;

2._ Ảo-cảnh trong sa-mạc ;

3._ Cảnh mộng .

Khi lầm cái thừng là con rắn, thì con rắn

hiện ra cho ta trong sự vô mình của ta về thực-

chất của đối-tượng ; một khi ta biết chân-lý về

cái thừng thì ta hết thấy con rắn. Nhưng không

phải cũng như thế với thế-giới, theo một số

người ; " ảo-ảnh " của thế-giới không chấm-dứt

đối với ta, dù cả đến khi ta biết sự thật. Và để

chứng-minh điều ấy, Thánh-hiền đưa ra một

mỹ-dụ khác, ấy là ảo-cảnh ở sa-mạc. Nó là ảo-

cảnh không có thật và không biến đi, dù khi ta

biết không làm gì có ốc-đảo ( oasis ), thực chỉ

là cảnh ảo. Lại còn một nan-giải : ảo-cảnh hiện

ra trước mắt ta, nhưng không có khả-năng giải-

khát và ở điểm ấy nó phân-biệt với thế-giới vốn

có ích-dụng thực-tế. Thực-phẩm chúng ta ăn,

làm ta hết đói, do đấy có thể kết-luận là thế-

Page 40: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

36

giới có thật. Giải-đáp cho phản-thuyết này là

ích-dụng, không là một bằng-chứng cho thực-

tại, thực-phẩm có trong khi ta nằm mộng, ăn

trong mộng làm ta khỏi cơn đói chúng ta có

trong mộng, vậy mà ta không tin cái thực-phẩm

kia là có thực. Nhà hiền núi Arunachala, Thánh

Maharshi yêu cầu chúng ta giữ lấy trong tinh-

thần ba cái loại-tự ấy, nếu chúng ta không

muốn đi vào đường sai lầm .

Các Thánh hiền không dạy chúng ta rằng

thế-giới là hoàn-toàn hư-không, đối với Thánh

Maharshi thì cả hai khẳng-định có vẻ như mâu-

thuẫn _ thế-giới có thực và thế-giới không thực

_ đều xác-đáng cả hai, với điều-kiện là chúng

ta phải hiểu chúng đều có cùng một ý-nghĩa.

Chúng ta có thể giải-thích bằng mỹ-dụ cái

thừng làm ra con rắn, con rắn không thật ở

phương-diện rắn, nhưng thực ở phương-diện

thừng, cũng như thế-giới là thế-giới thì không

thật, nhưng thật như là nó hiện ra cho chúng ta

ở hình-ảnh thế-giới .

Page 41: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

" Le monde existe mais n'est pas réel "

( Thế giới có nhưng không thật )

_ ( Tsong Khapa )

( )

" Thiên địa dữ ngã tịnh sinh vạn vật dữ

ngã vi nhất " _ ( Trang-Tử )

( Trời Đất hiện ra cùng một lúc với ta,

vạn vật với ta là một thể ) .

Tiêu-chuẩn về sự độc-lập là thỏa-đáng

hơn cả. Khi ta áp-dụng nó thì chúng ta phải tự

hỏi : " Thế-giới hiện ra độc-lập căn cứ vào

chính sự có của nó hay là vào cái gì khác nữa ?

Ngài Maharshi trả lời hết sức đơn-giản : " Thế-

giới và tâm-thức cùng hiện ra và cùng biến đi,

nhưng thế-giới cần có tâm-thức để có thể xuất-

hiện, không cái nào một mình là thật cả ! Cái

Ấy một mình là thật, luôn luôn tự sáng, độc-lập

nhờ vào chính sự có của nó, ở nó mà thế-giới

và tâm-thức hiện ra và biến đi ."

Page 42: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

38

Điều này nhắc cho ta cái thực-nghiệm

đơn-giản mà thường người ta hay nhãng quên :

thế-giới bắt đầu xuất-hiện với hoạt-động của

tâm-thức và biến đi khi tâm-thức ngừng hoạt-

động. Khi chúng ta ngủ-say, đem theo cả hoạt-

động của tâm-thức, thì thế-giới không xuất-

hiện, chợt tỉnh dậy thì thế-giới mới tái-hiện.

Trong giấc ngủ-say thì không có tâm-thức,

nhưng vẫn có ta hiện-diện chưa hẳn chết. Nếu

thế-giới có thật thì không gì cản-trở nó hiện ra

cho ta trong giấc ngủ-say. Người ta có thể vặn

lại rằng, trong giấc ngủ-say ta không có giác-

quan tác-dụng, nhưng cái Ngã tự-sáng có cần

gì đến giác-quan để nhìn cái gì thật có. Sự thực

là thế-giới không có một cách độc-lập, nó chỉ

có trong tâm-thức và vì tâm-thức. Tuy nhiên cả

sự biểu-hiện của thế-giới cũng không có khả-

năng nếu không có cái gì hoàn-toàn thật. Vì lý-

do ấy và cũng vì các Thánh hiền đã chứng-thực

ở bản-thân các Ngài, ta phải thừa-nhận một

thực-tại như thế, trong đó thế-giới và tâm-thức

hiện ra và biến đi .

Page 43: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39

Chúng ta khó lòng tiếp nhận cái quan-

niệm ấy vì chúng ta vô-tình thừa-nhận thế-giới

có ngoài ta .

Lénine viết :

" La matière est la réalité qui existe

en dehors de toute conscience "

( Vật-chất là thực-tại có ở ngoài tất

cả ý-thức ) .

Chúng ta sẽ thấy rằng cái giả-định này

không căn-cứ vào một bằng-chứng rõ-rệt cụ-

thể, nhưng nó cứ lưu-hành, và nó đã ăn sâu

trong tư-tưởng chúng ta những rễ rậm dài làm

cho sự hiểu-biết về thế-giới bị sai lầm. Tất cả

cái gì có ngoài ta được coi như khách-quan, trái

lại chúng ta coi tư-tưởng như chủ-quan .

Các Thánh hiền chứng giải cái khách-

quan tính ấy là một giả-thuyết vu-khống, mà

thực ra thế-giới chỉ có một cách chủ-quan thôi .

Page 44: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

40

" Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức "

_ ( Hoa-Nghiêm )

" Tâm ngoại vô biệt pháp. Tâm Phật cập

chúng sinh. Thị tam vô sai biệt ."

( Ba giới là cõi dục, cõi danh niệm, cõi

siêu hình, đều chỉ là tâm-thức chủ-quan,

tất cả hiện-tượng chỉ là ý-thức ) .

Thánh Maharshi, sau khi thực-nghiệm lại

cái chân-lý điển-hình của đạo-học Đông-

phương, giải-thích như sau :

" Nhân vì chỉ có tâm-thức nó ý-thức

cảm-giác :( Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc )

cấu-tạo nên ảo-ảnh thế-giới qua môi-giới

của năm giác-quan ( Thính, Thị, Khứu,

Vị, Thân ) thì làm thế nào người ta có thể

nói là thế-giới có ở ngoài tâm-thức

được ? "

Page 45: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

41

Maharshi gợi sự chú-ý của chúng ta vào

sự-kiện mà tất cả các học-phái triết-gia đều

thừa-nhận là cái mà chúng ta tri-giác không

phải là thế-giới chúng ta biện-luận thực-tại, mà

là một khối cảm-giác luôn luôn biến-chuyển,

đổi thay ( sắc, thanh, hương, vị, xúc ). Những

cảm-giác ấy không có ở ngoài chúng ta, chúng

ở trong tâm-thức và là biến-thái của tâm-thức.

Những cảm-giác ấy được kể như đã do những

vật đối-tượng ở thế-giới bên ngoài tạo nên,

nhưng phải chứng-minh điều ấy, và chúng ta

thấy không làm gì có bằng-chứng cả .

Chính người nào nhận cho thế-giới có

một thực-tại khách-quan, thì người ấy phải

chứng-minh rằng những cảm-giác để chúng ta

tự đấy xây-dựng thế-giới chủ-quan, thực là do

những đối-tượng ở ngoài ta tạo ra, nghĩa là

phải chứng-minh rằng, những đối-tượng ấy là

những thực-tại khách-quan .

Nếu họ không chứng-minh được điều họ

chủ-trương, nếu họ không đưa được ra một

Page 46: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

42

bằng-chứng cụ-thể rõ ràng tuyệt-đối, thì họ có

quyền gì đòi hỏi chúng ta bằng-chứng về sự

không có thế-giới khách-quan ?

Nói cách khác thì trách-nhiệm về bằng-

chứng rơi vào những ai khẳng-định có thế-giới

khách-quan hay là rơi vào người không tin có

cái thế-giới ấy ?

Nếu quả thế-giới thực có là thực-tại

khách-quan như Lénine đã khẳng-định thì phải

có bằng-chứng không thể nghi-ngờ. Nay hãy

xét xem những bằng-chứng ấy .

Chúng ta phải thừa-nhận rằng, nếu thế-

giới xuất-hiện bất thường, lúc có lúc không,

chứ không liên-tục như tiêu-chuẩn về thực-tại

đòi hỏi, thì có một sự đoán định chống với sự

thực-tại của nó. Nhà duy-vật tin có thực-tại

khách-quan của thế-giới liên-tục vì đối với

người ngủ nó có biến mất, gián-đoạn, thì đã có

người không ngủ làm chứng-nhân cho thế-giới

vẫn có liên-tục. Người ngủ dậy nếu nghi-ngờ

Page 47: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

43

về sự liên-tục ấy thì đã có người còn thức

chứng-nhận sự liên-tục cho y. Tuy nhiên lý ấy

không vững vì người thức làm cho người ngủ

dậy cũng thuộc về thế-giới khách-quan mà

người ta chứng-minh sự thực-tại. Và người ta

không có thể thừa-nhận trước, thực-tại của một

thành-phần của thế-giới kia để mà chứng-minh

thực-tại của thế-giới còn lại .

Tâm-thức tự nó nhờ có năng-khiếu tự dối,

tạo nên một thế-giới giả-thiết tương-ứng với

những cảm-giác của nó, và nó phóng ra bên

ngoài. Sự sáng-tạo ấy và phóng-chiếu ấy là vô-

ý-thức, cho nên tâm-thức không bao giờ nghi-

ngờ về cái ngoại-giới kia. Do chính kinh-

nghiệm bản thân chúng ta biết rằng tâm-thức

có cái khả-năng tự dối mình rất cao. Trong giấc

mộng chính cũng những cảm-giác ấy được đối-

tượng-hóa ra ngoài và tạo nên thế-giới mộng.

Cả đến lúc tỉnh mộng, tâm-thức tự huyễn-hoặc

bằng một loại trừu-tượng-hóa : khi chúng ta

xem diễn kịch, nếu vở kịch hay và khéo diễn,

chúng ta, trong một lúc, tin như thật điều ta

Page 48: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

44

xem. Cũng như thế đối với một tiểu-thuyết hay

của nhà văn có tài. Ở hai trường-hợp, nhân-vật

và sự-kiện đều không có ở ngoài tâm-thức, thế

mà chúng ta hết sức cảm-động, tùy theo tài của

nghệ-sĩ. Những thí-dụ trên đây cho ta thấy khả-

năng huyễn-hoặc và làm cho chúng ta tin vào

thực-tại khách-quan của tất cả cái gì mà tự tâm-

thức đã tạo. Khi huyễn-tưởng ấy nhất thời,

chúng ta phát-hiện ra bản-chất vào lúc nó kết-

thúc. Nhưng khi huyễn-tưởng liên-tục, mộng-

tưởng êm-đẹp chẳng hạn, không có gì đến làm

đứt đoạn, thì chúng ta không có khả-năng

khám-phá ra sự thật .

Chúng ta khó từ bỏ cái tín-ngưỡng vào

thực-tại của ngoại-giới, điều ấy còn do một giả-

thuyết khác nữa nó chi-phối tư-tưởng : chúng

ta tin rằng cái tâm-thức nhỏ bé quá không có

thể bao-hàm cả thế-giới vô cùng lớn, vô cực.

Bài kệ của Thiền-sư Khánh-Hỷ :

Page 49: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

45

" Càn khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung "

( Hết cả vũ trụ thu lại trên đầu ngọn lông

Mặt-trời mặt-trăng chứa trọn trong hạt cải.)

Chúng ta cho đấy là tưởng-tượng của thi-

nhân mà không tin được. Chúng ta tin rằng

tâm-thức chứa trong óc là bộ-phận nhỏ đối với

thân-thể, thân-thể lại là một mảnh múng của

vũ-trụ tràn ngập không-gian vô cùng. Maharshi

bảo cho biết rằng cái giả-thiết ấy không có căn

cứ, không được chứng-thực và là nghịch lại sự

thật. Những mê-tín ấy, theo Ngài, và tất cả

những mê-tín khác nữa, đều dệt nên bởi tâm-

thức hướng ra ngoại-giới. Chúng là con đẻ của

vô-minh nguyên-thủy, theo đấy thì chỉ một

thân-thể làm nên Ngã và tất cả thân-thể khác là

Phi-Ngã. Vì cái vô minh ấy mà chúng ta không

nghi-ngờ sự sai lầm của cái tín-ngưỡng xuất ra

ở đấy. Vậy theo Ngài chân-lý của vấn-đề tâm-

thức thì vô-hạn và ở đấy có tất cả thế-giới, chư

thần và các thiên-đường. Khi chúng ta nhận ra

là chúng ta huyễn-tưởng về Chân-Ngã, để thừa-

Page 50: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

46

nhận thân-thể là Chân-Ngã, bấy giờ chúng ta

mới dễ thừa-nhận ý-tưởng cho thế-giới không

có ở ngoài chúng ta .

Để giúp ta nhìn thấy khả-năng vũ-trụ thế-

giới là do tư-tưởng đối-tượng-hóa ra ngoại-

giới, một ngoại-giới tưởng-tượng, các Thánh-

hiền bảo chúng ta chính thực như vậy xẩy ra

trong giấc mộng. Không có gì khác nhau giữa

trạng-thái mộng với trạng-thái thức. Đối với

người đang mộng thì thế-giới mộng có vẻ ở

ngoài người nằm mộng. Sự huyễn-tưởng còn,

chừng nào giấc mộng còn và người nằm mộng

không có khả-năng nghi-ngờ cái thực tại của

sự-vật nó thấy. Chỉ khi nào tỉnh mộng và thế-

giới mộng tan biến bấy giờ chúng ta mới nhận

ra huyễn-tưởng của chúng ta .

Vậy có thể kết-luận rằng không ai bênh-

vực cho vũ-trụ mộng có một thực-tại, trừ phi

những kẻ cuồng-tín về giáo-điều nào mới bênh-

vực đến cùng. Cái huyễn-tưởng chúng ta bị lệ-

thuộc trong giấc mộng là vì người nằm mộng

Page 51: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47

tự đồng-nhất-hóa với một trong những thân-thể

nó thấy trong mộng, đến nỗi quên cả cái mình

hàng ngày. Đoạn văn sau đây của Trang-Chu

rất điển-hình :

" Xưa kia Trang-Chu mộng làm

bươm-bướm, bay vù vù như bướm, tự lấy

làm thích-chí lắm, không còn biết đến

Chu nữa. Chợt tỉnh dậy thì lù lù là Chu.

Không biết Chu mộng làm bướm hay

bướm mộng làm Chu. Chu với bướm tất

là có phân-biệt vậy. Thế là vật-hóa . "

_ ( Tề Vật Luận )

Chương sau sẽ thấy Ngài Maharshi thực-

nghiệm ba bình-diện sinh-tồn quen-thuộc trong

đời sống hàng ngày của chúng ta : thức, mộng

và ngũ-say, cả ba tự đặt bên trong một giấc ngủ

khác lâu bền hơn, ấy là giấc ngủ vô-minh về

Chân-Ngã, Chân-Nhân .

( )

" Chân nhân tầm nhi bất mộng kỳ giác vô

ưu ." _ ( Trang-Tử )

Page 52: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

48

( Người thật, người ngủ không mộng, tỉnh

giấc hết lo âu ) .

Như vậy thì trạng-thái thức và ngủ đều là

mộng cả, nếu chúng ta đem so-sánh với cách

sinh-tồn riêng của chúng ta, không ngẫu-nhiên,

trong đó chúng ta thực là ta, nghĩa là Chân-

Ngã, Chân-Nhân .

( )

" Tri ngã giả bất tri ngã giả ? "

Người có biết ta chăng hay chớ,

Chẳng biết ta, ta vẫn là ta .

Linh khâm bảo hợp thái hòa,

Sạch không trần lụy ấy là Thần Tiên.

" Ngang tàng lạc ngã Tính Thiên .

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Page 53: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

49

Cái Tính Thiên của nho-sĩ Công-Trứ

cũng như Chân Nhân của Trang-Tử hay là Bản-

lai Diện-mục của Lục-tổ Thiền-tông, là trạng-

thái mà ý-thức không nổi lên hay là ý-thức

thuần-túy nói ở Duy-thức của Thế-Thân

( Vasubandhu ) :

" Ý thức thường hiện khởi,

Trừ sinh vô tưởng thiên,

Cập vô tâm nhị định,

Thụy miên dữ muộn tuyệt ."

(Ý-thức thường nổi lên,

Trừ khi vào cõi không tư-tưởng suy-tư.

Cùng thiền-định thần-hóa an-tĩnh cấp hai

trong bốn cấp,

Và khi ngủ-say hoặc chết-giấc bất-tỉnh

nhân-sự .)

Page 54: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

50

Còn một điểm đối với chúng ta rất ý-

nghĩa là, khi ta mộng chúng ta không ý-thức

được sự bắt đầu đi vào mộng, chúng ta cho

rằng vũ-trụ mộng vẫn có từ bao giờ đến nay và

suốt cả không-gian vô-hạn. Cái tư-tưởng ấy về

thời-gian, không-gian vô-hạn chắc hẳn là nhờ

vào khả-năng sáng-tạo của tâm-thức .

Và điều này nêu lên vấn-đề khác : thời-

gian và không-gian có thực-tại khách-quan

không ? Phải nói là chúng ta không có bằng-

chứng và rất có thể chúng ta đều chủ-quan.

Maharshi bảo chúng ta rằng, những quan-niệm

ấy do vô minh nguyên-thủy xuất ra : " Ta là

thân-thể này " hay là : " Thân-thể này của ta ".

Ngài thêm rằng những quan-niệm ấy không có

đối với nhà Hiền. Bởi vì trong trạng-thái mộng

cũng như thức, chúng ta bị lệ-thuộc vào vô

minh cho nên chúng ta có huyễn-tưởng về thời-

gian và không-gian .

Kết-quả của sự khảo-cứu này là chúng ta

đã có thể thoát dần phần nào sự chi-phối của

Page 55: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

51

huyễn-tưởng về thế-giới. Sự giải-thoát hoàn-

toàn và cuối cùng khỏi tất cả ảo-tưởng chỉ phải

chờ khi nào tiêu-trừ hết hoàn-toàn cái vô minh

nguyên-thủy. Và người ta đạt tới đấy bằng cách

tuân theo con đường của Thánh-Hiền thực-hiện

đã vạch ra, như sẽ trình-bày ở mục " Trạng-

thái vô ngã " sau đây. Sở dĩ duy-thức là vì chấp

vào cá-nhân hay ngã tâm và vật-chất hay

ngoại-vật là có thật .

*****

*

Page 56: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

53

TÂM - THÂN

( L' AME = LINH - HỒN )

Phần nhiều người có suy-nghĩ thấy trong

Tâm-hồn ( Moi = Chân Ngã ) mình là người

tri-giác thế-giới và tư-duy những tư-tưởng chạy

qua trong tâm-thức ( mental ) chúng ta. Cái

quan-niệm ấy chính-xác đến mức nào ?

Nếu cái Ngã Cá-nhân là một cá-thể giả-

thiết có thể nhìn rõ và tri-giác thì đồng-nhất với

tâm-thức. Vậy tâm-thức là gì ?

Chúng ta phải đáp, tâm-thức là một vật

không sờ thấy, ở đấy tư-tưởng diễn ra kế-tiếp

nối đuôi nhau. Song những tư-tưởng ấy biến-ảo

và thường thù-địch với nhau. Vậy có vẻ khó

mà quan-niệm một vật duy-nhất, thuần-nhất và

bền-vững mà gọi là tâm-thức được .

Page 57: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

54

Thánh Maharshi khuyên chúng ta ngược

giòng tư-tưởng cho đến tận nguồn, đến cái tư-

tưởng khởi đầu và từ đấy các tư-tưởng khác

nẩy sinh, và tự hòa-nhập vào đấy. Cái tư-tưởng

đầu tiên ấy là yếu-tố chung cho tất cả tư-tưởng

chúng ta suy-tư. Và Ngài bảo ta tự hỏi : " Tất

cả tư-tưởng kia thuộc về ai ? " Chúng ta dĩ

nhiên đáp : " Chúng thuộc về tôi ". Nó chứa

đựng cái bí-quyết của sự nô-lệ và sự giải-

phóng. Chúng ta mệnh-danh cho cái tư-tưởng

ấy là Ego : Ngã. Và chúng ta sẽ nhận thấy cái

mà chúng ta thường gọi là Tâm-thần ( Âme )

thì chỉ là cái Ngã : Ego ấy thôi, không là cái gì

khác .

Đấy là giải-thích nguyên-lai của sự nô-lệ :

Khi cái tư-tưởng " Ngã " " Tôi " hiện lên thế-

giới bắt đầu có, khi nó dứt hết thì không có thế-

giới nữa. Do đấy mà " Duy-thức " mở đầu :

" Vấn :_ Nhược duy hữu thức, vân hà thế

gian cập chư Thánh giáo,

thuyết hữu Ngã Pháp ?

Page 58: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

55

" Đáp :_ Do giả thuyết Ngã Pháp hữu

chủng chủng tướng chuyền.

Bỉ ỷ sở biến ."

_(Thế Thân : Duy Thức_Tam Thập Luận)

Nghĩa :

( Hỏi : _ Nếu trong vũ-trụ chỉ có Thức

(Vijnana) thì sao thế-gian và Tiểu-thừa-giáo

nói có Ngã (chủ-quan) và Pháp (khách-quan),

Nội-giới và Ngoại-giới ?

( Đáp : _ Nguyên do vì hai giả-thuyết có

Ngã tâm và Ngoại vật, chủ-quan và khách-quan

đối-đãi, lưỡng-nguyên, liền các hình-tướng

hiện-tượng mới biến-chuyển thành thiên-hình

vạn-tượng . )

Chúng đều hết thảy nương vào Thức

( Vijnana ) biến hóa biểu hiện .

Page 59: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

56

Vị Thánh núi Arunachala mới giáng-thế

( 1879-1950 ), Maharshi đã chứng-giải với

thực-nghiệm bản-thân, với thực-kiện sống-

động, cái triết-thuyết Duy-thức rất siêu-hình

trừu-tượng trên đây .

Vậy thì chỉ vì người ta không có cái "Tôi"

cái Ngã Cá-nhân và tất cả thực-tại, và nếu

người ta giải-thoát, rũ sạch hết cái cố-chấp vào

" Tôi có thật " mà phát-hiện thấy cái " Chân

nhân ngủ không mộng " của Trang-Tử, hay là

cái " Linh khâm bảo hợp Thái Hòa " của

Nguyễn-Công-Trứ, cái Ngã Chân-thật, cái

" Thiên Địa chi tâm " _ ( Dịch ), thì người ta

được giải-thoát khỏi toàn-thể thế-giới .

Chính đấy là đời sống dạy chúng ta nếu

chúng ta có thể quan-sát đứng-đắn. Cái Ngã

Cá-nhân có ở trạng-thái thức và mộng, trong đó

chúng ta có tâm-thức và thế-giới. Đến khi cái

Ngã Cá-nhân tạm mất trong giấc ngủ-say

" thụy-miên hay muộn-tuyệt " không mộng thì

tất cả đều mất. Như thế có nghĩa là thế-giới

Page 60: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

57

( Pháp ) không có thật, ngoài cái Tôi Cá-nhân

( Ngã ). Nhà Hiền kết-luận không lưỡng-lự

rằng sự thực thế-giới và Ngã Cá-nhân chỉ là

một, và nếu cái Ngã Cá-nhân tắt đi trong sự cầu

tìm cái Chân Ngã thì thế-giới ( Pháp ) không

biểu-hiện nữa. Như vậy thì cái " Ta " ( Ngã Cá-

nhân ) là nguyên-nhân của sự nô-lệ, hệ-lụy của

chúng ta, và nó tắt thì hết hệ-lụy, giải-thoát .

Làm thế nào mà hệ-lụy lại do cái Ngã Cá-

nhân tạo ra ? Thánh Maharshi giải-đáp câu hỏi

ấy bằng sự nẩy sinh chính cái Ngã ấy như thế

nào :

" Cái Tôi hay Ngã Cá-nhân hiện ra

bằng cách, chấp vào một hình-tướng

chính, vì giữ lấy cái hình-thể ấy mà nó có

được sự liên-tục của đời sống. Rồi nó lại

cướp lấy, chiếm hữu các hình-thể khác,

( những đối-tượng của thích-thú ), nó

thỏa-mãn và phát-triển thành lực-lượng

và diện-tích. Mỗi khi một hình-thể thoát

tay nó, nó liền cướp lấy cái khác. Khi

người ta cầu tìm chân-lý về cái Tôi ấy, cái

Page 61: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

58

Ngã Cá nhân ấy, cái " Chẳng biết Ta, Ta

vẫn là Ta " ấy thì nó lẩn trốn như con ma,

không có hình-thể riêng của nó . "

Hãy suy nghĩ về câu nói đó. Trong giấc

ngủ-say thì không có cái Ta, cái Ngã Cá-nhân,

nó chỉ có trong giấc mộng hay trong khi thức

thôi. Ở hai trạng-thái này, cái Ngã ấy hiện ra

trong tư-tưởng : " Tôi là thân-thể này ". Vậy

trước hết là tri-giác về một thân-thể đặc-thù,

được coi là " Tôi " ( Ngã ), rồi các thân-thể và

vật đối-tượng khác được xem như là " Không

phải Tôi " ( Phi-Ngã ), phân-biệt với Ngã

( Tôi ). Không có cái Ngã ( Tôi ) ở trong giấc

ngủ-say vì lúc ấy không có thân-thể, vậy cũng

không có Phi-Ngã và không có thế-giới. Sự

liên hợp thường xuyên giữa cái Tôi, cái Ngã

cá-nhân với một thân-thể là một thực-kiện rất

ý-nghĩa. Khi chúng ta phân tách thế-giới thành

Ngã và Phi-Ngã, chúng ta có hai ý-niệm " Tôi "

và " của Tôi ". Tôn-giáo cũng như triết-học bắt

đầu dạy chúng ta rằng chính những tư-tưởng ấy

là bản-chất của sự nô-lệ .

Page 62: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

59

Nhưng bấy giờ phải biết ở đâu ra cái ý-

niệm Tôi. Có cái gì biện-minh cho quan-niệm

ấy không ? Nếu có thì phải chăng sự nô-lệ do

đấy mà ra ? Bằng không thì sự nô-lệ ở đâu ra ?

Đây là giải-đáp người ta đưa ra :

" Thân-thể không nói : “ Tôi, Ngã ”.

Cái Chân-Ngã, Chân-Nhân, cái Ta vẫn là

Ta, thì ở ngoài thời-gian, nó không biết

bắt đầu và chung-kết, vô-thủy vô-chung.

Nhưng giữa thân-thể bất-động và cái

Chân Ngã, là thuần-túy ý-thức xuất-hiện

cái Ngã Cá-nhân-giả nó chiếm hình-

tướng và diện-tích của toàn-thể. Cái giả

Ngã ấy chỉ là một ảo-tưởng do sự lẫn lộn

giữa Chân Ngã và thân-thể. Và đấy là nô-

lệ hệ-lụy, Tâm-hồn cá-nhân chính là giả

Ngã kia, nó là thân-thể vi-tế . "

Cái Ngã, vì nó cốt ở trong cái ý-thức

" Tôi là thân-thể ", thì ngụ ý có một cá-thể biết

cảm-xúc. Các Thánh Hiền bảo cái cá-thể ấy

Page 63: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

60

vượt ra ngoài thời-gian. Nó thường còn và tự

sáng .

" Tự minh thành vị chi giáo ;

Tự minh thành vị chi tính

_ ( Trung Dung _ )

" Tri nhân giả trí tự tri giả minh "

_ ( Lão Tử _ )

Trái lại cái giả Ngã thì không còn mãi, nó

hiện ra trong khi thức và mộng, biến mất trong

giấc ngủ-say, nó chia sẻ những khuyết-điểm

của thân-thể, vậy là nó hữu-hạn, giới-hạn trong

thời-gian và không-gian. Vì thế nên giả Ngã

( Ego ) không phải là cái thể linh-cảm như

Chân Ngã, cũng không phải là thân-thể bất-

động, mà là sản-phẩm ảo-tưởng của sự lẫn lộn

giữa thân-thể và Chân Ngã. Bởi thế nên cả khi

người ta biết mình không phải là thân-thể,

Page 64: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

61

người ta cũng vẫn không có khả-năng tự thoát

khỏi những hạn-chế của thân-thể .

Nay ta có được giải-đáp cho câu hỏi " Ai

bị nô-lệ ? " Không làm gì có ai từng đã tự-do

trước kia mà lại bị nô-lệ-hóa. Cái Chân Ngã,

Chân nhân vẫn luôn luôn tự-do, thân-thể vẫn

luôn luôn liên-hệ vào thời-gian, không-gian và

nhân-quả. Phải nói, nếu có một người nào bị

nô-lệ thì phải thừa-nhận đấy là giả Ngã ( Ego ).

Nói cách khác thì giả-Ngã vừa là hệ-lụy vừa là

người đau khổ vì hệ-lụy .

Sự lẫn lộn và trà-trộn những thuộc-tính ấy

của hai vật hoàn-toàn khác nhau : Chân-Ngã

với thân-thể bất-động là bản-thể của vô minh

và người ta phải rũ sạch, bởi vì vô minh là

nguồn của tất cả đau-khổ trong cuộc đời chúng

ta. Vậy chúng ta thấy cái Chân-Ngã không mãi

mãi tự-do mà còn mãi mãi hiền-triết. Nó không

từng bao giờ mất bản-tính của nó là tự minh,

không bao giờ bị sa-đọa cả .

Page 65: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

62

Có người hỏi Thánh Maharshi :

_ " Nếu tôi vĩnh-cữu và hoàn-toàn

thì tại sao tôi lại vô minh ? "

Thánh đáp :

_ " Ai đau phiền về vô minh ấy ?

Chân Ngã không phàn-nàn vì bị vô minh

ấy che lấp. Chính giả Ngã ở ông nó phàn-

nàn. Chân Ngã không đặt vấn-đề và thân-

thể cũng không. Chính cái giả Ngã nó đặt

vấn-đề, và cái giả Ngã thì không phải là

Chân Ngã hay là thân-thể, mà là cái gì

chen vào giữa hai cái này. Trong giấc

ngủ-say không có giả Ngã thì bấy giờ

không làm gì có ý-niệm về sự khuyết-

điểm hay là vô minh. Nếu ông khám-phá

ra cái giả Ngã ấy là cái gì, ông sẽ thấy

không có vô minh . "

( )

" Tự tri giả minh "_ ( Lão-Tử )

( Tự biết thì hết vô minh )

" Connais-toi toi-même " _ ( Socrate )

Page 66: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

63

Tính-chất ảo-tưởng của giả Ngã còn có

hậu-quả mà Thánh Maharshi giải-thích như

sau :

" Khi có cái " Tôi " ( Je ) thì cũng

có cái " Anh ", cái " Nó " đồng thời xuất-

hiện. Nếu sự khảo-sát cầu tìm chân-lý

làm hết cái " Tôi ", thì bấy giờ cái "Anh",

cái " Nó " cũng hết. Cuối cùng sự cứu-xét

còn lại là cái Một không Hai và đấy chính

là Chân Ngã. Những tiếng " Tôi ", "Anh",

" Nó ", không có nghĩa gì đối với Thánh

Maharshi, bậc Chân-Nhân đã thực-hiện

tinh-thần vô ngã, không giả-Ngã nữa. Và

chúng ta có thể tin được lời nói của Ngài,

nếu chúng ta nghĩ rằng những quan-niệm

ấy không có trong giấc ngủ-say, trong đó

không có giả Ngã và thân-thể vật-lý.

Chúng ta có thể hiểu rằng những danh-từ

ấy ứng vào các vật-thể chúng ta nhìn

thấy, vì không nghĩ chút nào đến Chân

Ngã. Chân-nhân là cái tính đại-đồng phổ-

biến ở tại con người ta và ở tại tất cả vật-

thể trong vũ-trụ. Vì lý do ấy mà mỗi

Page 67: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

64

người tự gọi mình, nghĩa là gọi các thân-

thể thấy ở ngoài : Tôi, Anh, Nó, với ý-

nghĩa phân-biệt nhau, kỳ thực chỉ là Một

Thể, hoặc Phật-tính, hoặc Thiên-tính,

Thiên-mệnh, hoặc Tự-tính v.v. Cái " Tôi "

chân thật, vậy là cái Ngã, Chân-Nhân,

duy-nhất ở tại tất cả " :

" Vạn vật giai bỉ ư ngã giả "

( )

" Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn "

gán cho Thích-Ca khi mới ra đời, tay chỉ lên,

tay chỉ xuống đã tuyên-bố .

Thánh Maharshi cũng bảo phải để ý đến

điều là cái Chân Ngã không ở trong thời-gian,

mọi người bất cứ vô minh đến độ nào cũng

không được coi trọng sự chết. Trong tiềm-thức,

càng ngày chúng ta càng tin rằng cái chết

không tới được mình, chỉ khi nào thân-thể bị

đe-dọa thì người ta lo sợ cái chết. Lúc nào cũng

có một người chết trong thế-giới này, nhưng

Page 68: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

65

điều ấy không làm ai bối rối cả. Người ta tự tin

là tồn-tại vĩnh-cửu. Và đấy là chân-lý tự khẳng-

định chính-xác, mặc dù có vô minh trong ấy

làm ta tin rằng Chân-Ngã là thân-thể . "

Nên để ý Kinh Vedas Upanisads không

nói gì về cái vật giả-thiết, gọi là tâm-hồn cá-

nhân mà triết-gia cận-đại rất bận tâm. Giáo-lý

cổ-truyền ấy chỉ biết có Đại-ngã Brahman

đồng-nhất với Atman, là Brahman ở cá-nhân

theo công-thức điển-hình truyền-thống Tat-

tvam-asi : Cái Ấy mi là ( ) " Bỉ

chi sinh đảng ư tồn " , và Maharshi cũng như

Thích-Ca xưa đã thực-nghiệm lại và thực-hiện .

Ngài giải-thích ý-nghĩa thâm-thúy và

thân-mật cái nguyên-tắc cổ-truyền là người ta

phải cầu tìm một sư-phụ Chân-tri để hầu cận,

ngõ hầu sư-phụ khải-ngộ cho cách tiếp-xúc.

Cho nên sư-phụ thử-thách đệ-tử xem cá-tính có

còn chấp không, còn chấp vào giả-ngã, giả-

pháp, chủ-quan và khách-quan thì chưa đủ sức

để khải-ngộ, để cho vào được siêu-thức tam-

Page 69: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

66

muội, thần-hóa tâm-linh, không phải bằng lý-

thuyết mà bằng tiếp-xúc, hay là như trường-

hợp Maharshi, bằng mắt nhìn vào mắt " Tứ

mục tương cố " ( )_ ( Trần-Thái-

Tông ). Vậy hầu-hạ sư-phụ không phải là làm

cho sư-phụ, mà là để quên mình, cái mình giả-

ngã cá-nhân và đồng thời phá cái tin-tưởng vào

giả-pháp, thế-giới khách-quan có thực, cả hai

đều là tuồng ảo-hóa ( Maya ). Lịch-trình phá

chấp kiến ấy là nhờ sống bên cạnh bậc đắc đạo

như Ramakrishna, Maharshi, Aurobindo v.v.

Khi nào sư-phụ thấy sự tòng phục của đệ-tử đã

hoàn-toàn, nghĩa là đệ-tử đã được biến-hóa khí-

chất, sẵn-sàng tiếp-nhận Thực-tại Chân-Ngã để

vượt lên bình-diện Ý-thức Bất-Nhị, tức là Siêu-

thức, trong đó " Vật Ngã câu vong "

( )_(Pháp-Hiền trong núi Tiên-Du),

bấy giờ chỉ một khích-động của sư-phụ là đệ-tử

khải-ngộ .

( )

" Nhất phiến nhàn tâm nhiếp thái hư "

_ ( Nguyễn-Trãi )

Page 70: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

67

Và như Maharshi nói :

" Như là những con sông chảy vào

đại-dương và hòa-nhập vào đấy cả tên lẫn

hình, đồng thời hòa với đại-dương cũng

như bậc đắc đạo, không còn tên tuổi và

hình-thể, đồng-nhất-hóa với Thực-thể

Tối-cao, siêu thời-gian và không-gian ."

Và Ngộ-Ấn Thiền-Sư thời Lý ở Việt-

Nam ( 1088 ) cũng đã thực-hiện cái ý-nghĩa

đại-đồng của Thực-tại siêu thời-gian, không-

gian trên đây ở Maharshi :

" Hữu nhân vấn : Như hà thị Phật như hà thị

Pháp như hà thị Thiền ?

Ngộ-Ấn đáp : Vô thượng pháp vương tại thân

vi Phật, tại khẩu vi Pháp, tại tâm vi

Page 71: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

68

Thiền. Tuy thị tâm ban kỳ quy tắc nhất.

Dụ : như tam giang chi thủy tùy xứ lập

danh, danh tuy bất đồng thủy tính vô dị ."

_ ( Thiền Uyển Truyền-Đăng tập-lục )

Nghĩa là :

( Có người hỏi : Như thế nào là Phật, như thế

nào là Pháp, như thế nào là Thiền ?

( Ngộ-Ấn đáp : Pháp tối-cao ở thân người ta là

Phật, ở miệng là Pháp, ở tâm là

Thiền, tuy là ba hạng cùng về một

thể, thí-dụ như nước ở ba sông, tùy

nơi đặt tên gọi. Tên gọi khác nhau

mà tính nước không khác vậy . )

Thực-nghiệm mới đây của Maharshi-

Ramana đã xác-chứng lời nói của Thiền-sư thời

Lý trên đây, là Thực-tại Tối-cao tuyệt-đối siêu

thời-gian không có thực ở tại bản thân ta mà

thực-nghiệm gọi là Thiền, lý-thuyết gọi là

Pháp, ba phương-diện cùng Một Thể .

********

*

Page 72: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

69

TRẠNG - THÁI

VÔ - NGÃ VÔ - TÂM

Mục-đích của Đạo-học là thực-hiện tinh-

thần Vô-Ngã, Vô-Tâm, vì như các Thánh-Hiền

xưa dạy, hệ-lụy chỉ là đời sống phục-tòng cái

Ngã-giả, vì thế mà sự giải-thoát là sống Vô-

Ngã hay là Vô-Tâm .

Chúng ta tự hỏi : " Có một đời sống Vô-

Vgã không ? Và nếu có thì nó có phải là điều

nên cầu mong không ? "

Không những người thường và cả hạng

thông-minh học-thức cũng rất sợ-hãi mất cái

Page 73: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

70

Ngã, cái Tôi. Và sự sợ-hãi ấy khiến họ tìm các

cách để từ-chối chứng-nghiệm của các Thánh-

Hiền xưa và nay. Thánh Maharshi, núi

Arunachala, tự-thân là giải-đáp cho câu hỏi

trên, chính Ngài là bằng-chứng của cái Chân-

Ngã, Ngài là Chân-Nhân sống, Hoạt-Phật. Và

chúng ta có thể học hỏi được nhiều về Chân-

Ngã ấy, bằng sự quan-sát và thông-hiểu Ngài là

một bằng-chứng cụ-thể. Có cả một truyền-

thống dài những Thánh-Hiền mà Maharshi là

tỉ-dụ mới đây ( 1950 ) đã chứng-minh có một

Chân-Ngã " còn lại ", người ta đều có thể thực-

hiện bằng cách trừ-diệt cái Giả-Ngã đi, và cái

Chân-Ngã ấy thì vô-hạn và cực-lạc, sự thành-

tựu của tất cả dục-vọng .

Để giúp-đỡ người đệ-tử do-dự, Thánh

cũng gọi đến lý-trí. Ngài bảo rằng không làm gì

có ảo-ảnh, nếu không có cái gì khả-dĩ khoác

lấy cái ảo-ảnh ấy. Chúng ta, khả dĩ có được

quan-niệm về Giả-Ngã thì ắt là phải có Chân-

Ngã. Vả lại chính bản-tính của cái Chân-Ngã là

một thực-tại không thể nghi-ngờ, chúng ta có

Page 74: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

71

thể khẳng-định hay phủ-định thế-giới, đồng-

bào hay Thượng-Đế , mà không thể tự phủ-

nhận mình. Không ai có thể nói : " Tôi không

có thật ", vì để có thể khẳng hay phủ nhận thì

phải có người khẳng hay phủ nhận. Vì thế mà

phải có cái Chân-Ngã, thì mới có Giả-Ngã

xuất-hiện được .

Để tạm thời chứng-minh có một Chân-

Ngã không phải là Giả-Ngã, Thánh-Hiền đòi

chúng ta hãy cứu xét ba trạng-thái sinh-tồn

trong đời sống là : Thức, Mộng, và Ngủ-say

không mộng ; các người bảo ta nhận-thức ở

một trong ba trạng-thái, là trong trạng-thái

Ngủ-say không mộng thì không thấy Giả-Ngã.

Vậy mà chúng ta tin chắc rằng trong trạng-thái

ấy còn một Chân-Ngã .

Trạng-thái Thức đặt ta liên-hệ với ngoại-

giới giả-định. Trong Mộng chúng ta sống một

thế-giới khác. Ở cả hai, Thức và Mộng, chúng

ta tự đồng-nhất-hóa với một thân-thể, vì thế mà

ở cả hai trạng-thái đều có một Giả-Ngã. Trong

Page 75: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

72

giấc Ngủ-say thì không có Giả-Ngã, vì thế mà

không có vũ-trụ. Trong ba trạng-thái, chỉ trạng-

thái sau cùng này cho ta biết một hạnh-phúc

thuần-túy. Đặc-chất của trạng-thái này là vô-

tri-giác về thế-giới và hạnh-phúc, chúng

chứng-thực rằng trạng-thái vô-ngã là mục-tiêu

chúng ta phải đi tới .

Người ta có khi hiểu sai về trạng-thái

Ngủ-say không mộng. Có người bạch Thánh

Maharshi rằng Ngủ-say hình như là một trạng-

thái rỗng không và bất-động. Ngài đáp : " Ông

đặt câu hỏi lúc này, đang khi ông Thức, ông đã

không đặt ra trong khi ông Ngủ-say. Chính

tâm-thức ( mental ) nó nói lúc này, nhưng

trạng-thái Chân-Ngã trong giấc Ngủ-say thì ở

ngoài tâm-thức." Không có khả-năng cho tâm-

thức phán-đoán đứng-đắn một trạng-thái mà

mình không ở đấy. Có thể nói rằng không

chính-đáng được phán-đoán một trạng-thái khi

mình ở trong trạng-thái khác. Vậy chúng ta

không thể phán-đoán về các Mộng trong khi

chúng ta đang Thức, và cũng sẽ không chính-

Page 76: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

73

đáng mà phán-đoán giấc Ngủ-say hay là về cái

gì chúng ta nhớ lại như là Ngủ-say, trong khi

chúng ta Mộng hay Thức. Để có thể phán-đoán

công-bằng về ba trạng-thái kia, chúng ta phải

đứng ra ngoài chúng. Các Thánh-hiền đã làm

thế và sống trạng-thái chân-thật hiện-thân

chân-lý, mới có thể chỉ được sai lầm của chúng

ta ở đâu thôi .

Người ta cũng còn nghi-ngờ sự tồn-tại

của Chân-Ngã trong giấc Ngủ-say. Cái nghi-

ngờ ấy là do thực-nghiệm hạn hẹp về Chân-

Ngã. Chúng ta đều ý-thức nó khi nó tri-thức

các đối-tượng trong khi Thức hay Mộng. Khi

không có tri-thức về đối-tượng là vì công-cụ

nhận-thức, nghĩa là tâm-thức ( giả ngã ) vắng

mặt, chúng ta giả-định là Người Biết, tức là

Chân-Ngã cũng vắng mặt. Điều ấy là do sự vô

minh của ta mà ra, và nó giải-thích sự bất-lực

của ta để nhớ lại sự có mặt của Chân-Ngã trong

giấc Ngủ-say không mộng .

Page 77: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

74

Chúng ta, mặt khác, còn có bằng-chứng

tích-cực về Chân-Ngã vẫn còn ở trong giấc

Ngủ-say. Người ngủ tỉnh dậy với kỷ-niệm về

hai vật : Y hết lo sợ và không còn biết chi nữa.

Y tự nói : " Tôi đã ngủ ngon, tôi đã sung-

sướng, tôi không còn ý-thức chi hết." Nhà

hiền-triết nói rằng : Kẻ nào nhớ lại là cái tâm-

thức giả-ngã, và vì rằng không ai có thể nhớ lại

cái gì mà nó không từng thấy, như vậy thì cái

giả-ngã đã phải có mặt ở trong giấc Ngủ-say,

trong hình-thức rất vi-tế và yếu-ớt, ví như cây

đa trong hạt đa, trong cái hạt nhỏ có mầm của

một cây lớn. Bởi thế nên Giả-Ngã nhớ lại đặc-

chất của giấc Ngủ-say .

An-lạc trong giấc Ngủ-say dĩ nhiên khác

với thích-thú, vậy mà hiền-triết bảo với chúng

ta rằng chính thích-thú do cùng những nguyên-

nhân với an-lạc thấy trong giấc Ngủ-say. Các

ngài bảo chúng ta quan-sát sự thích-thú cao-độ

nhất chúng ta biết được là thích-thú giao-cấu,

mà một đoạn Kinh Thánh cổ Ấn-độ-giáo ví với

lạc-thú của Ngủ-say, trong đó hoạt-động tâm-

Page 78: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

75

thức tạm ngừng đến mức người chủ-động mất

ý-thức về mọi vật, về ý-nghĩa cũng như về đối-

tượng. Thích-thú bị giảm đi bởi tất cả ý-thức,

mà người ta có thể quan-sát một đối-tượng hay

một trạng-thái nào. Điều ấy cho ta thừa-nhận

lạc-cảnh Ngủ-say như một thực-kiện. Bấy giờ

thì giải-thích duy-nhất có khả-năng về lạc-cảnh

chính là bản-tính của Chân-Ngã vậy. Do đấy

mà lạc-cảnh không có thể rời Chân-Ngã, mặc

dầu có khi Chân-Ngã bị che phủ, mà chúng ta

thường thấy đau khổ ở trạng-thái Thức và

Mộng .

Ngủ-say thực-tế là Vô-Ngã, chúng ta nay

hiểu rằng trong sự giải-thoát, sự mất hoàn-toàn

và mãi mãi cái Giả-Ngã cá-nhân đúng ra thì

không phải là một sự mất-mát, mà là " sự mất

một cái mất ". Thực ra nếu chúng ta gọi đến

bằng-chứng thực-nghiệm của các vị Thánh

sống, thì lạc-cảnh, hạnh-phúc, hoàn-toàn chính

là bản-tính của Chân-Ngã, vậy mất cái giả-ngã

sẽ được lợi lớn về Chân-Ngã. Và bởi thế nên

Page 79: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

76

kỹ-thuật cứu-xét cầu tìm Chân-Ngã chỉ có

mục-đích tiêu-diệt Giả-Ngã vậy .

Tại sao sự mất Giả-Ngã tâm-thức trong

giấc Ngủ-say không dẫn đến giải-thoát. Thực

thế, khi tỉnh dậy sau giấc Ngủ-say chúng ta lại

thấy tất cả hệ-lụy như trước khi ngủ. Người ta

bảo rằng bậc Thánh đạt đạo tới trạng-thái Vô-

Ngã, thì không còn bị hệ-lụy nô-lệ nữa, các

Ngài vượt quá vật-dục và sợ-hãi. Tại sao người

ngủ-say không giữ được trạng-thái vô-ngã,

cảnh an-lạc ấy, mà đạo-sĩ đắc đạo thì còn mãi

trong trạng-thái hạnh-phúc ấy. Vậy cái gì phân-

biệt trạng-thái vô-ngã của đạo-sĩ với trạng-thái

ngủ-say của người thường ?

Vấn-đề đã được giải-quyết ở trong Kinh

Thánh xưa và được Thánh Ramana Maharshi

mới chứng-thực. Ngài giải-đáp rằng giữa hai

trạng-thái Ngủ-say Vô-Ngã của người thường

và siêu-thức thần-hóa của Thánh thành đạo, có

sự khác-biệt cơ-bản. Muốn nhập vào trạng-thái

Vô-Ngã và giải-thoát khỏi hết dục-vọng và sợ-

Page 80: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

77

hãi thì phải rũ sạch sự vô minh về Chân-Ngã.

Vô-minh ấy là nguồn-gốc của tất cả hệ-lụy .

" Môn tiền nhất phái Tào Khê thủy

Tây tận nhân gian kiếp kiếp trần ."

_ ( Nguyễn-Trãi )

Trong trạng-thái Ngủ-say, người thường

tuy đồng nhất với Chân-Ngã và hưởng-thụ

hạnh-phúc an-lạc, nhưng y chưa hề tẩy sạch

được vô minh, là Giả-Ngã. Trong khi ngủ-say,

Giả-Ngã không hiện ra vì không có thân-thể,

nhưng nó vẫn tiềm-tàng, là chủng-tử mầm-

mống để tái hiện khi tỉnh dậy, vì thân-thể lại

hiện ra. Chúng ta đã thấy chính sự tồn-tại của

giả-ngã ở hình-thức chủng-tử trong giấc Ngủ-

say giải-thích sự người ta còn nhớ đã ngủ một

giấc ngon lành sung-sướng. Trường-hợp của

Thánh thì khác. Ngài nhập vào trạng-thái vô-

ngã thẳng từ trạng-thái Thức, không phải qua

trạng-thái mất ý-thức như trong giấc Ngủ-say.

Page 81: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

78

Ngài trở thành một với Chân-Ngã của trạng-

thái vô Giả-Ngã, vô-tâm cá-nhân, nhờ chính cái

ý-thức về Chân Ngã, đấy là tất cả khác biệt

giữa Thánh và phàm. Ở trường-hợp các Thánh

thì không còn mầm-mống vị-kỷ để cho Giả-

Ngã cá-nhân có thể từ đấy tái-hiện. Ngài đã ra

khỏi vòng luẩn-quẩn của Thức, Mộng, Ngủ-

say, vì thế Ngài không còn trở lại trạng-thái ấy

nữa .

Trạng-thái Vô-Ngã, Vô-Tâm, vậy là một

một trạng-thái rất khác với Ngủ-say, Thụy-

miên, gọi là trạng-thái siêu-nhân của Thực-tại

thuần-túy. Nó còn được gọi là trạng-thái thứ

bốn ( 4 ) : Turya, mà Upanisads tượng-trưng

bằng một tiếng O M : A U M. trong ấy :

_ A : đại-diện cho trạng-thái Thức ( Vicva )

_ U : ..................................... Mộng ( Tayana )

_ M: ........................Ngủ-say (Prajña)(Sunyata)

đọc lên thành âm-thanh vũ-trụ. OM là trạng-

thái thứ bốn (4), bao-hàm cả ba trạng-thái trên,

Page 82: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

79

biểu-hiện của Tự-tính Tối-cao mà nhân-loại

kinh-nghiệm qua ý-thức Thức về thể thô ;

Mộng, thể tinh và thể nguyên-nhân trong trạng-

thái Ngủ-say. Trạng-thái ý-thức thuần-túy là

trạng-thái thứ bốn (4), tức siêu-hình ngoài

ngôn-ngữ :

( )

" Vô danh thiên địa chi thủy "

_ ( Lảo Tử )

Về trạng-thái Vô-Ngã, Vô-Tâm chúng ta

không có chứng-nghiệm nào khác hơn là

chứng-nhân của các Thánh-Nhân Đạo-sĩ.

Chúng ta phải tìm-hiểu chính các Ngài, vì trí-

thức không đạt tới được nên Thánh-nhân chỉ có

thể dùng phép phủ-định ( Neti, Neti ) ( không

cái gì là trạng-thái ấy và khác với các trạng-thái

kia thế nào ). Vì ở trong trạng-thái thứ bốn (4)

( Turya - Samadhi ), trí-thức không tác-dụng,

bởi thế mà ngôn-ngữ không còn thích-dụng

nữa. Thánh-nhân bảo chỉ có yên-lặng, vô-ngôn

là tiếng nói chân-chính của Chân-Ngã, đúng

như truyền-thuyết Thiền-tông nói Phật Thích-

Page 83: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

80

Ca, khi từ trong tam-muội ra, chỉ yên-lặng dơ

cành hoa lên trước quần-chúng tín-đồ .

Thánh-nhân dạy, trạng-thái thứ bốn (4)

mới là trạng-thái Thức thật, còn ba trạng-thái

kia là ngủ vì vô-minh về Chân-Ngã. Cũng như

các Mộng hiện ra trong giấc ngủ, thì trạng-thái

Thức trong đời sống ở thế-gian hiện ra như một

giấc mộng trong giấc ngủ, quên mất chân-thân

trong vô-minh. Do vô-minh cơ-bản ấy mà cái

gọi là trí-thức bác-học về sự-vật của chúng ta ở

trạng-thái Thức, thì không phải là Chân Tri-

thức. Tỉnh dậy hay là giác tỉnh giấc ngủ cơ-bản

này là trở nên giải-thoát, tự-do ; thực thế, nhờ

sự giác tỉnh ấy, chúng ta lấy lại " bản lai diện

mục ", như Đức Phật Thích-Ca đã giác vậy . _

( Buddha : Bodhi : Bồ-Đề : Giác ) .

Thánh-nhân trụ tại trong trạng-thái vô-

ngã, vô-tâm cá-nhân, là giác-ngộ Chân-lý, giác-

ngộ Chân-Ngã, là " Chân-Nhân ngủ trong

mộng ", do đấy mà Ngài ngủ đối với thế-gian

ảo-hóa của vô-minh, của tâm-thức. Đối với bậc

Page 84: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

81

giải-thoát thường-trụ trong trạng-thái siêu-

nhiên thì chỉ có Chân Ngã là có thật, không có

chi khác nữa. Và chúng ta được dạy rằng :

" Chân-Ngã thì vô-tướng, vô-thời-gian, vô-thủy

vô-chung, bất-sinh bất-tử." Đấy là ý-nghĩa

cách-ngôn : " Thánh-nhân thì ngủ đối với tất cả

cái gì đối với người thường là Thức." Trạng-

thái ấy vì thế cũng gọi là Ngủ - Thức, nó giống

như giấc ngủ của chúng ta biết về mặt thế-gian,

và Giả-Ngã không có ở cả hai đàng, nhưng

khác với Ngủ-say về điểm nó đã giải-thoát khỏi

vô-minh về Chân-Ngã tiềm-tại trong giấc Ngủ-

say.

Thánh-nhân tuyên-bố, sự thực trạng-thái

ấy thì vô-thủy, nếu không thế thì nó cũng sẽ

không có chúng. Nó ở ngoài tầm luận-lý

( logique ) và luận-lý tự mâu-thuẫn với chính

nó, nếu nó tìm cách lý-luận. Trí-thức phải

nhượng-bộ cho giáo-lý thực-hiện của Thánh-

nhân vì nó bị huyễn-tưởng bủa vây, nhất là khi

nó tìm-hiểu cái gì ở ngoài tầm tâm-thức, cái gì

Page 85: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

82

quan-hệ đến cái nguồn phát-xuất ra tất cả sự-

vật, gồm cả trí-thức .

Thời-gian, chính nó cũng là một huyễn-

tưởng từ trong tâm-thức phát-sinh, tâm-thức

tưởng-tượng thời-gian vô-hạn, kỳ thực không

có chứng-cớ. Trong giấc Mộng chúng ta cũng

có cảm-tưởng thời-gian vô-hạn. Khi chúng ta

bắt đầu Mộng, chúng ta không ý-thức được

giấc Mộng bắt đầu. Chúng ta tưởng rằng giấc

Mộng thì vô-thủy cô-chung. Và chỉ khi tỉnh

Mộng, bấy giờ chúng ta mới hiểu rằng quan-

niệm ấy là huyễn-tưởng. Trong khi đang Mộng

chúng ta không có thể biết được. Thánh-nhân

bảo rằng trạng-thái Thức là một giấc Mộng ở

trong giấc Ngủ-say mà quên cái Chân-Ngã.

Chúng ta không có thể đòi bằng-chứng cho

tính-chất ảo-tưởng của thời-gian, chừng nào

chúng ta đang Mộng trong sự vô minh về Chân

Ngã. Muốn hiểu sự sai lầm thì phải giác tỉnh về

Chân Ngã trong trạng-thái vô Giả-Ngã, vô-tâm

cá-nhân .

Page 86: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

83

Nhân vì trạng-thái Thức chân-thật là ở tại

trong trạng-thái vô-tâm và không ở đâu hết,

nên chỉ kẻ nào tin vào thiên-đường này nọ,

trong cái đó Giả-Ngã còn mãi, kẻ ấy không tự

giác tỉnh, mà chỉ muốn những giấc Mộng đẹp,

và y chấp nặng vào đời sống Giả-Ngã. Do đấy

mà sự mất Giả-Ngã ấy đối với y là một sự chết

cứng. Song, sự thực Thánh-nhân bảo là sự mất

Giả-Ngã cá-nhân không phải là chết, mà là chết

của cái chết, sinh vào trong đời sống chân-thật

không có chết. Đấy mới thật là sống, còn các

đời sống khác đều dẫn đến chỗ chết. Thánh

Maharshi bảo chúng ta rằng : " Chỉ kẻ nào sinh

trong trạng-thái do ở công-trình Tìm-Cứu

nguốn-gốc của bản-tính, mới là kẻ thực sinh.

Nó sinh ra chỉ có một lần thay vì nhiều lần mà

luôn luôn mới hoài .

Như vậy không có ai thực sinh và không

một ai thật chết. Tìm thấy Chân-Ngã thì trái lại

là vừa sinh ra vừa chết đi, đấy là sự sinh thật vì

không còn chết nữa, và cũng là sự chết thật,

nhân vì tâm-thức Giả-Ngã chết rồi thì không

Page 87: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

84

thể có gì sinh ra nữa. Bởi vậy, Thánh Maharshi

gọi là " chết không chết " .

Tuy nhiên nhiều người không thể tưởng-

tượng được đời sống không cá-tính, họ không

ham trạng-thái vô-ngã vì là cá-tính mất, đó là

điều họ rất lo sợ. Họ chờ mong một trạng-thái

trong ấy cá-tính với những sự khác biệt còn

nguyên mãi. Ở trong cảnh-giới ấy họ tính

hưởng-thụ tất cả thích-thú mà không chút đau

khổ. Chân-lý Thiên-khải bảo rằng họ lầm, sự

sợ-hãi sẽ không hết chừng nào còn tính khác

biệt giữa một Giả-Ngã, một tâm-thức cá-nhân,

với cái Ấy, cái Chân-Ngã là Toàn-thể, " Tat

tvam asi " ( Cái Ấy ngươi là ) " Bỉ chi sinh

đảng ư tồn " ( Sự sống của anh là sự tồn tại ) .

Tất cả Thánh-nhân cho tới nay đều bảo

chúng ta rằng trong sự hoàn-toàn chí-thiện thì

không còn sót lại chi khác ngoài cái Một không

hai. Ngài Maharshi nói : " Thực thấy Thượng-

Đế là bị Ngài xé nát ", nghĩa là hết là cá-nhân,

Page 88: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

85

thị-thực sự thị-hiện cuối cùng về Thượng-Đế ,

vì Thượng-Đế là Chân-Ngã không là gì khác .

Chân-Ngã ở trong trạng-thái Vô-Ngã, Vô-

Tâm, thường được gọi là " Siêu-Ngã " ( Sur-

Moi ) hay Đại-Ngã phân-biệt với cái Tiểu-Ngã

nghèo-nàn mà ta biết qua ba trạng-thái : Thức,

Mộng, Ngủ-say. Nhưng Ngài Maharshi giải-

thích cho chúng ta sự khác nhau thật sự như

sau :

" Cái " Siêu-Ngã " ấy là cái Chân-Ngã

của chúng ta còn tất cả cái Ngã khác đều là

Giả-Ngã do vô minh tạo nên. Chúng ta nói về

hai Ngã, một cái cao và một cái thấp, nhưng sự

thực cái gọi là Ngã thấp thì không có thật, và

cái Ngã cao là thật ; nói cách khác cái Ngã cao

không bao giờ có thể chiếm địa-vị của cái Ngã

thấp được ."

Còn một vấn-đề : " Nếu chúng ta đạt tới

trạng-thái Vô-Ngã, Vô-Tâm, liệu chúng ta có

được hạnh-phúc hoàn-toàn và lâu dài không ? "

Page 89: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

86

Trước hết hạnh-phúc như đã nói phải từ

bên trong bản-tính nội-tại của chúng ta, mà

không ở vật bên ngoài đưa tới. Và kẻ nghèo

cũng như kẻ giầu đều thấy hạnh-phúc trong

giấc Ngủ-say vì ở đấy hết dục-cầu và sợ-hãi.

Nhưng trong giấc Ngủ-say, chúng ta không ý-

thức chi hết, cả đến không ý-thức về chính

mình nữa. Trạng-thái Vô-Ngã hay Vô-Tâm cá-

nhân thì khác, nó là trạng-thái ý-thức hoàn-toàn

thức-tỉnh. Và nhân vì chúng ta thấy sung-sướng

trong giấc Ngủ-say, mặc dầu sự khuyết-điểm

của nó, do đấy trong trạng-thái Vô-Ngã chúng

ta phải được thấy hạnh-phúc hoàn-toàn. Bởi thế

mà Thánh Maharshi nói : " Kẻ biết giá-trị của

giấc Ngủ-say sẽ không bao giờ bảo rằng y sẽ

không thỏa-mãn với trạng-thái Vô-Ngã." Đấy

là điều Nguyễn-Trãi đã khao-khát :

" Nhật trường ẩn kỷ vong ngôn xứ

Nhân dữ bạch vân thùy hữu tâm ? "

( Ngày dài tựa ghế quên cả nói,

Mây trắng với ta ai có tâm ? )

Page 90: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

87

Trong trạng-thái ấy, như bạch vân trên

trời hẳn Nguyễn-Trãi không còn tiếc nhớ đến

cá-tính riêng của mình, cũng như trong giấc

Ngủ-say, người ta đã mất hẳn cái Tôi. Vậy mà

chẳng ai sợ-hãi giấc Ngủ-say. Ngủ-say người ta

không có cái " Tôi " đủ tỏ cá-tính là một trở-

ngại cho lạc-thú chân-chính, hạnh-phúc thật .

Nhưng người ta có thể nghi-ngờ về khả-

năng đạt được trạng-thái vô-ngã, vô-tâm, mà

Thánh Maharshi bảo rằng tất cả chúng ta ai

cũng mong muốn và sốt-ruột đạt đến trạng-thái

ấy, là sinh-tồn toàn-diện, thuần-túy vô-hạn.

Thánh Maharshi hiện-tại là một thực-chứng của

trạng-thái Vô-Ngã. Ai đã sống bên Ngài, thân-

mật với vị Thánh núi Arunachala, đều nhận

thấy ngay Ngài là một nhân-vật hoàn-toàn khác

với người thường phàm-tục và khác cả với tu-sĩ

đã tiến-bộ nhiều rồi. Một sự khác-biệt đặc-

trưng là Ngài hoàn-toàn thản-nhiên đối với lời

khen hay chê, đủ chứng tỏ ở Ngài cái " tôi ",

cái " ngã ", cái tâm cá-nhân đã hết hẳn .

Page 91: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

88

Nay xét về ý-kiến cho rằng Ngài còn cái

tâm-thức tinh-vi và có khả-năng thần-linh. Các

vị Thánh-nhân và Ngài Maharshi đã chứng-

minh điều ấy mà nói rằng : không phải thế,

nghĩa là các Ngài không còn Giả-Ngã nữa.

Vấn-đề đã đặt ra với Thánh Maharshi, và Ngài

luôn luôn trả lời là không còn Giả-Ngã, tâm-

thức nữa. Một hôm có người hỏi : " Thánh

nhìn thế-giới có giống mọi người không ? "

Ngài đáp rằng : " Vấn-đề đó không có đối với

Thánh-nhân, mà chỉ có đối với người ngu-mê

vì vô-minh mới đặt ra vấn-đề ấy, bởi cái Giả-

Ngã, tâm-thức cá-nhân của mình. Giải đáp cho

hạng người này là : Trước hết hãy tìm ra câu

hỏi ấy đặt cho ai ? Vấn-đề ấy không cần kíp,

và nó tự giải khi nào người ta thấy Chân-Ngã,

Tính Nhiên .

" Ngô hà ái ? Ái duy miên !

Ái vi an thư thích tính nhiên ."

Page 92: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

89

( Ta thích gì ? Thích ngủ thôi !

Thích vì an-nhàn, thư-thái, hợp Tính

Tự-nhiên .)

_(Lão-Tiều núi Na_Thánh-Hóa, thời Hồ )

Đạt tới trạng-thái vô-tâm, ví như Ngủ-say

của bậc Chân-nhân sẽ thấy, vấn-đề và người

hỏi cả hai đều biến mất và giải-đáp không còn

cần-thiết nữa. Ngài Maharshi hỏi thế-giới có

không ? Người nhìn thấy thế-giới nói thế-giới

có. Song, để có thể nói thế-giới được nhìn thấy,

thì phải có một người nhìn. Hãy tìm thấy người

ấy. Tại sao phải bận tâm, bấy giờ, với cái gì sẽ

đến khi nào người ta biết thật-biết về Chân-

Ngã. Có gì quan-hệ nhìn thấy hay không nhìn

thấy thế-giới. Ta có mất gì khi nhìn thấy thế-

giới khi ta Thức ; ta được gì khi ta Ngủ không

thấy thế-giới ? Điều ấy không có gì quan-trọng.

Anh đặt câu hỏi vì anh thấy Thánh-nhân hoạt-

động như các người khác, nhưng Thánh nhân

không nhìn thế-giới như họ. Hãy xem chiếu-

bóng, những hình-ảnh hoạt-động trên màn-bạc,

nhưng nếu đi tới màn-bạc để sờ vào các hình-

Page 93: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

90

ảnh thì chỉ thấy có màn-bạc thôi, các hình-ảnh

đều biến mất. Thế-giới cũng tương-tự như thế .

Ở một dịp khác, Ngài Maharshi cởi mở

hơn, tuyên-bố rằng Thánh-nhân Vô-Ngã, Vô-

Tâm-Thức, và không tin-tưởng mình là tác-giả

của hành-vi, tức vô-vi. Theo đấy thì thực ra

Ngài không có thân-thể, cái thân-thể chúng ta

nhìn thấy và gán cho Ngài là một ảo-tưởng,

một thành-phần của tuồng ảo-hóa, là thế-giới

vũ-trụ. Để giảng cho người ta sự có cái tình-

trạng ấy, Ngài bảo chúng ta rằng, bậc người

Vô-Ngã cũng ví như người ngủ trong một cỗ

xe, thân-thể là cái xe và giác-quan là những

con ngựa. Ngựa đóng vào xe là thân-thể ví như

trong trạng-thái tỉnh thức, hay là tháo ra ví như

trong giấc ngủ. Khi nào giác-quan đóng vào xe

( thân-thể ) thì Thánh-nhân có vẻ hoạt-động,

khi nào chúng bị tháo ra thì bảo Ngài ngủ. Có

khi người ta bảo Ngài ở trạng-thái trung-gian

thần-hóa trong ấy giác-quan còn đóng buộc vào

thân-thể, mà thân-thể thì bất-động. Sự thực, ba

trạng-thái ấy trong con mắt Thánh-nhân không

Page 94: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

91

có chi khác nhau, cũng như đối với người ngủ

trong xe, y thản-nhiên dù xe chạy hay ở yên

bất-động hay là ngựa bị tháo ra. Thánh-nhân

ngủ đối với thân-thể và thế-giới vì Ngài thức-

tỉnh về thực-tại, nghĩa là giác về Chân-Ngã. Do

thế đối với Ngài, thế-giới không biểu-hiện nữa,

nó chỉ là ảo-giác của Chân-Ngã .

Một lần khác, Maharshi đã ví Thánh-nhân

với đứa trẻ ngủ, nuốt vô-ý-thức những thực-

phẩm mẹ nó cho. Sáng hôm sau, đứa trẻ tỉnh

dậy phàn-nàn không ai cho nó ăn, dù mẹ nó

giải-thích nhưng nó không tin vì nó đã không

nhớ được là nó đã ăn. Vậy chúng ta phải thừa-

nhân Thánh-nhân sống ở đời như người mộng-

du .

Nhân vì Thánh-nhân không còn tâm-thức

( mental ) trạng-thái Vô-Ngã không chứa trong

thời-gian, nó cũng không phải ở trên mây hay

trong không-gian của các nhà thần-học gọi là

Thiên-đường mà " Trong gang tấc đủ thiên-

đường địa-ngục " của nhà Phật tâm-linh. Để đạt

Page 95: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

92

tới đấy, chẳng phải đi đâu cả mà chỉ là diệt tắt

cái Ngã-giả, là giải-thoát tại đây và ở ngay đời

này, như Thiền-sư Việt là Phù-Vân bảo với vua

Trần-Thái-Tông khi Ngài vào núi cầu tìm Phật,

giải-thoát :

" Sơn bản vô Phật, duy tồn hồ tâm. Tâm

tịch nhi tri thị danh chân Phật. Kim Bệ hạ

thử nhược ngộ thử tâm tắc lập địa thành

Phật, vô khổ ngoại cầu dã ."

_ ( Thiền-tông chỉ nam tự )

( Trong núi không có Phật, chỉ ở tại nơi

tâm. Tâm lặng mà biết ấy là Phật thật.

Nay nhà Vua, nếu giác-ngộ được cái tâm

ấy thì liền thành Phật tại đây, không phải

mệt khổ tìm cầu ở đâu bên ngoài tâm

mình . )

Thánh Maharshi cũng không nói gì khác

hơn với chúng ta ngày nay. Trước hết, có vẻ

ngụ-ý Chân-Ngã tựa như một nguyên-tử chứa

Page 96: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

93

trong một không-gian cực nhỏ, trong lỗ hổng

của tim " không lớn hơn đốt ngón tay " theo

một vài Kinh sách cổ. Nhưng không nên hiểu

theo nghĩa đen câu mỹ-dụ ấy. Người ta nói

trong khoảng không-gian ấy có cái Chân Ngã

duy-nhất vô-hạn " Bé không trong mà lớn

cũng không ngoài ". Tại nó có tất cả các thế-

giới, nên hiểu đấy là ý-thức thuần-túy .

( )

" Linh khâm bảo hợp thái hòa "

(Tâm-linh bảo-hợp hòa-điệu vũ-trụ )

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

cái Tâm Thiên Địa ( ) ở Kinh

Dịch .

Cái ý-thức thuần-túy người ta thực-hiện

như Thánh Ramana Maharshi bằng công-phu

diệt tắt nơi mình cái ngã tâm sau khi nội-hướng

vào cái ý-thức Chân-Ngã trong tim. Cái ý-thức

ấy không ở không-gian và thời-gian .

Page 97: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

94

" Bé không trong mà lớn cũng không

ngoài ."

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Người ta bảo trái tim là sở-tại của Chân-

Ngã để chuyển-hướng tâm-thức hay là tinh-

thần của người tầm-cứu xa rời thế-giới sở-tri

bên ngoài và tư-tưởng bên trong. Sự thực, tâm

không phải vị-trí của Chân-Ngã, chính nó là

Chân-Ngã. Chính tự nó xuất ra Giả-Ngã, tâm-

thức và tất cả thế-giới ; chính ở nó mà chúng tự

lập nên và tự biến đi .

Vì lý do ấy mà Thánh Maharshi không

thấy thực sự thế-giới thiên-hình vạn-tượng

khác đa tính. Đối với Ngài tất cả hình-ảnh trên

màn-bạc đã hết hiện ra, chỉ còn lại có màn-bạc,

nghĩa là Chân-Ngã. Bởi vậy Ngài nói với

chúng ta rằng :

" Tứ đại giả hợp, bốn yếu-tố cấu-tạo

nên thế-giới, nghĩa là ( Mana Rupa ),

Hình, Danh, Sắc, Tướng, là những hình-

Page 98: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

95

ảnh chiếu-bóng, khán-giả màn-bạc và

ánh-sáng của trí-tuệ không là gì khác, là

Chân-Ngã . "

Thế-giới và khán-giả như thế, ví như một

tràng hình-ảnh trên màn-bạc chiếu-bóng, sự

khác nhau độc-nhất là ở Cinéma khán-giả đứng

biệt-lập với cảnh-tượng, còn ở đây, trong Duy-

thức-quan, khán-giả là một thành-phần của

cảnh-tượng. Điều ấy cho ta hiểu rằng thế-giới

chỉ là một ảo-ảnh, cũng như con rắn ở chỗ cái

thừng. Cũng như cái thừng, chỉ có Chân Ngã là

có thật. Và kẻ nào đã nhìn thấy cái thừng thì

không còn thấy rắn nữa. Cũng thế mà Thánh-

nhân đã thực-nghiệm Chân-Ngã ở trong tim thì

không nhìn thấy thế-giới nữa, vậy nên Ngài

vượt ra ngoài dục-cầu và sợ-hãi, hưởng-thụ an-

lạc vĩnh-cửu .

Từ những bài-học thực-nghiệm của

Thánh Maharshi về trạng-thái Vô-Ngã, chúng

ta có kết-luận quan-trọng này, là muốn có thực-

nghiệm về Chân-Ngã chúng ta phải ra khỏi

Page 99: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

96

vòng luẩn-quẩn của ba trạng-thái : Thức ;

Mộng ; Ngủ-say, và chúng ta không thể vượt

chúng một cách kế-tiếp mà phải ra khỏi cả ba

cùng một lúc. Thực-nghiệm Chân-Ngã không

phải thuộc về trí-thức hay vật-lý, nó là thực-

nghiệm siêu-nhiên, hình nhi thượng .

Tất cả ba trạng-thái và tất cả các vũ-trụ

đều thuộc về Giả-Ngã cá-nhân, thuộc phạm-vi

vô-minh. Ở trạng-thái Thức chúng ta bị Giả-

Ngã cá-nhân hay tâm-thức chi-phối, và nguồn

nhận-thức duy-nhất chúng ta có được là trí-

thức ( intellect ), công-cụ do Giả-Ngã tự tạo

nên để sáng-tạo và điều-khiển những vật đối-

tượng sở-tri và những tư-tưởng. Vì thế mà ở

trạng-thái Thức chúng ta có thể hiểu theo cách

phân-định ra năng-tri và sở-tri của trí-thức về

Chân-lý của trạng-thái Vô-Ngã, thế thôi không

hơn. Với trí-thức đối-đãi như thế, chúng ta

không thể có thực-nghiệm trực-tiếp về Chân-

Ngã .

Page 100: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

97

Theo Ngài Maharshi là hiện-thân của

Chân-Ngã, thì trí-thức không thể làm gì khác

hơn là tưởng-tượng Chân-Ngã, Chân-tâm như

là tầm-vóc của thân-thể, dù cả đến khi nó

không phải là thân-thể. Vậy trí-thức không dẫn

ta đến trạng-thái Vô-ngã hay Vô-tâm. Và hai

trạng-thái Mộng, Ngủ-say càng không có khả-

năng đưa chúng ta đến đích ấy. Trạng-thái Vô-

ngã, như Thánh Maharshi núi Arunachala nói,

chỉ có thể chinh-phục bằng công-trình tầm-cứu

Chân-lý về Đại-Ngã, con đường trực-tiếp và

chắc-chắn duy-nhất để đạt tới trạng-thái Vô-

ngã, nó là :

KHOA ĐẠI ĐẠO-DẪN ( MAHAYOGA )

***************

*

Page 101: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

99

SƯU - CẦU

Nay chúng ta biết rằng cái Ngã hay Tôi

chính nó là nô-lệ. Chính cái Ngã cá-nhân ấy đã

làm cho ta rời khỏi hạnh-phúc hoàn-toàn, vốn

là của ta tự-nhiên. Chúng ta cũng biết rằng

trạng-thái Vô-ngã là trạng-thái giải-thoát, và nó

chỉ có thể chinh-phục được bằng sự tiêu-trừ cái

Ngã cá-nhân đi. Tất cả các tôn-giáo đều đồng-

tình thừa-nhận đấy là Đạo, nhưng tự nhiên

chúng khác nhau về cách mà người ta phải rũ

sạch cái Ngã, và về bản-chất của mục-đích mà

người ta đạt tới. Vậy hình như chúng có là để

reo rắc rối-loạn và chia rẽ loài người thành

phe-phái thù-địch, những sự khác-biệt của

chúng là do tính-tình khác nhau giữa các người

mà chúng truyền-giáo. Một hôm có người hỏi

Thánh Maharshi quan-niệm nào trong hai

quan-niệm là chính-xác : " Thượng-Đế và tâm-

hồn nhân-loại là hai cá-thể khác nhau, hay chỉ

là một thể ? " Thánh đáp : " Hãy lo về yếu-tố

Page 102: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

100

mà người ta đồng-tình ". Ở đấy Ngài hiểu rằng

những ý-kiến của ta về mục-đích ( ta sẽ trở nên

đồng-nhất với Thượng-Đế hay là sẽ còn phân-

biệt ) đều không quan-trọng, miễn là chúng ta

đều khẩn-thiết để đạt tới đích ấy. Nhưng tiêu-

trừ cái Ngã không phải là việc dễ. Xảo-trí của

chúng ta không đủ để phát-minh một phép

chắc-chắn duy-nhất và trực-tiếp để thi-hành.

Các tín-đồ theo đuổi các đường rất khác nhau

và không kết-quả. Chỉ có một vị Thánh-nhân

mới có thể chỉ-dẫn chúng ta phương-pháp

chính-xác .

Một hôm Ramana Maharshi nói : " Cái

Ngã cá-nhân, cái Tôi ví như cái bóng, tự nó thì

không có thật, nhưng nó là hiện-diện của cái

hình có thực theo cái bóng ấy. Giả thừ có một

người nhìn thấy một cái bóng cứ theo mình

hoài và nó rất bực mình, nó làm đủ các cách để

rũ đi nhưng không được. Sau cùng nó nghĩ ra

một mẹo. Nó đào một cái hố lớn để chôn lấp

bóng. Đào xong hố, nó dẫn bóng xuống và lấp

hố đi, nhưng bóng lại hiện lên trên mặt hố và

Page 103: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

101

tiếp-tục theo nó. Điều nó phải làm là so-sánh

bóng với mình và thấy rằng bóng thì phi chất

và không thực-thể. Cũng thế cái Ngã thì không

có thực-thể, nhưng chúng ta có thể tỉnh-ngộ

rằng khi nào chúng ta rời mắt khỏi nó để xét

xem cái Chân-Ngã ở tim chúng ta, thì như thế

là tìm về nguồn của cái Ngã, cái Tôi cá-nhân

vậy ."

Tất cả ai cầu tìm giải-thoát, sự hoàn-toàn

hạnh-phúc hay là danh-từ nào khác để chỉ-định

mục-đích của họ, đều như người trong ngụ-

ngôn chôn bóng trên đây. Họ dùng phương-

pháp sai, vì không biết rằng cái Ngã cá-nhân

không có thật. Họ coi nó như họ tưởng. Phần

nhiều vô lý đến nỗi muốn chống đối với sự mất

cái Ngã, họ sợ mất cá-tính. Và sự lo mất cá-

tính ấy cản-trở họ đáp tiếng gọi của Chân-Ngã.

Bởi vậy, phương-pháp của họ áp-dụng thực ra

có hiệu-quả kéo dài Giả-Ngã và làm chậm

mục-tiêu giải-thoát .

Page 104: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

102

Người ta thường ví cái Giả-Ngã như một

bóng mây che lấp mặt-trời, một bóng mây nhỏ

do chính mặt-trời tạo ra mà có thể cho chúng ta

không thấy mặt-trời. Cũng thế mà cái tiểu-ngã

cá-nhân nhỏ bé thực đã do Chân-Ngã sinh ra có

thể che lấp hoàn-toàn cái Chân-Ngã kia. Có

người hỏi nhà sư Cảm-Thành ( 860 ) ( ) :

( )

" Như hà thị Phật tâm .

( : )

" Sư vân : Bất tằng phú tàng "

( Như thế nào là tâm Phật ?

Sư đáp : Không từng có che phủ và

ẩn-náu .)

Tâm Phật là " Bản lai diện mục ", là cái

Chân-Ngã, theo Thánh Maharshi. Vậy chúng ta

phải hiểu cho thấu cái chân-lý, mất cái Ngã cá-

nhân không phải là mất cái gì mà là được cả cái

lợi lớn là Tâm-Phật, bởi vì sự thực không có

Page 105: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

103

Ngã cá-nhân ( giả-ngã ) vì vô minh nên đã chấp

Ngã. Đấy là bước đầu trên đường tìm kiếm .

Bước sau cốt tìm ra trong Giả-Ngã yếu-tố

chân-lý đã trà-trộn vào đấy. Thực là điều vô lý

mà tin rằng cái Ngã cá-nhân là hoàn-toàn giả-

dối hư-ảo, nó giả như là Ngã cá-nhân nhưng nó

chứa đựng một yếu-tố thật, một yếu-tố của cái

Chân-Ngã, khiến cho người ta lầm với Chân

Ngã. Giả-Ngã không thật về mặt tâm-hồn cá-

nhân như nó tự xưng, nhưng nó thực về mặt, là

một hình-thức ánh-sáng của ý-thức, là Chân-

Ngã .

Ngài Maharshi, một hôm, ví ngưòi cầu-

tìm Chân-Ngã như một con chó lạc đi tìm chủ.

Con chó không có gì hướng-dẫn ngoài cái hơi

của chủ. Con chó theo dấu, đánh hơi rút cục

thấy lại được chủ nó. Yếu-tố ý-thức là Ngã-giả

cá-nhân ví như hơi của chủ đối với con chó.

Đấy là chỉ-điểm độc-nhất của người tầm-cứu

để có thể thấy lại Chân-Ngã, là " Bản lai diện

mục " của Phật-tử. Vậy phải nắm chặt lấy,

Page 106: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

104

không buông ra nữa, theo đuổi cái ý-thức ấy

đến tận nguồn là Chân-Ngã, Ý-thức vũ-trụ,

" Thiên địa chi tâm ". Đạt tới đấy thì phải

quan-sát Giả-Ngã, ý-thức cá-nhân trực-tiếp

" Dĩ tâm quán tâm " ( ) để khai-phóng

yếu-tố ý-thức đại-biểu cho cái nguồn kia .

Giả-Ngã cá-nhân, nguyên động-lực chung

cho tất cả tư-tưởng, thì chỉ là tư-tưởng : " Tôi là

thân-thể đặc-thù này ". Vậy thì nó không phải

là một tư-tưởng đơn-giản, mà là hợp-nhất hai

tư-tưởng. Chúng ta thấy có hai phần : " tôi là "

và " thân thể ". Ở một chương trên chúng ta đã

thấy ý-nghĩa của chữ Ngã là kết-quả của sự lẫn

lộn giữa hai vật cực khác nhau : Ý-thức thuần-

túy và bất-dịch, biểu-hiện ra " tôi là " ( Chân-

Ngã ) và thân-thể vô tri-giác. Yếu-tố thứ nhất

chắc-chắn là thật còn mãi, mà thực-tại của

thân-thể thì đáng ngờ. Cái tư-tưởng hợp-thành

kia thì không thật, giả-tạo, bởi vì hai yếu-tố

hợp-thành không bao giờ có thể thành một thể

được, vì thế mà không có Ngã cá-nhân. Nhưng

không vì thế mà phải trừ bỏ toàn-thể cái tư-

Page 107: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

105

tưởng hợp thành kia, chỉ phải tách riêng và giữ

lấy phần chân-thật ở trong và trừ bỏ phần còn

lại là giả-dối hư-huyễn. Chân-lý là phần bất-

dịch, " Tôi tồn-tại " ( Je suis ). Nó tồn-tại bất-

dịch, vì thật ra những biến-đổi ảo-ảnh của nó là

những biến-đổi của thân-thể luôn luôn thay-

đổi, không bao giờ y-nhiên là nó. Chính thực-

tại của nó bất-nhất, bởi vì nó không tự tỏ ra, mà

chỉ tỏ bằng ánh-sáng của " Tôi tồn tại ". Vả lại

nó không tỏ ra liên-tục, nhân vì nó là thành-

phần thế-giới, nó hiện ra lúc thức và biến mất

trong giấc ngủ. Và người ta có thể nói như thế

đối với thể-tính, gọi là thần-thức hay tâm-thức .

Tôi không phải là thân-thể vật-chất, bởi vì

khi tôi Mộng thì thân-thể này nằm bất-động

trên giường và một kẻ khác đã đến thay-thế tôi.

Tôi cũng chẳng phải thần-thức (mental, mind),

tâm-thức, bởi vì trong giấc Ngủ-say tôi vẫn

tồn-tại mà không có thần-thức ( tâm-thức ) và

sau khi tỉnh dậy tôi nhớ lại hai đặc-trưng của

Ngủ-say : một tích-cực ( lạc-thú hoàn-toàn ) và

một tiêu-cực ( không thấy thế-giới ). Thực sự

Page 108: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

106

tâm-thức không bao giờ có mà không có một

phần thân-thể, cho nên người ta gọi là thể-tính

( thể phách đối với thể hồn ). Vậy là tôi không

phải cái kia tích-cực hay cái này tiêu-cực của

thân-thể, hợp thành hai thân phân-biệt, hay là

một thân có tác-dụng khác nhau, hay là

phương-diện khác nhau, tinh và thô. Vậy phải

vứt bỏ các thân ấy đi như là không có Ngã.

Còn lại là thuần-túy " Tôi tồn tại " ( Je suis )

và không thể bỏ đi được, vì chính nó bỏ đi

những thân kia, hay ít ra thì bởi nó và ngoài nó

mà sự bỏ đi mới làm được. Vậy thì tôi chỉ đơn-

giản là cái " Tôi tồn tại " ( Je suis ), tất cả còn

lại là do vô minh đã thêm vào, nó là những

yếu-tố bất-định và luôn luôn thay-đổi. Cái " tôi

tồn tại " là chỉ-điểm độc-nhất chúng ta có được

để tìm thấy cái Chân-Ngã. ( Không nên lầm cái

" Je suis " ở đây với triết-lý " Je pense donc je

suis " " Cogits ergasum " " Tôi tư duy vậy tôi

tồn tại " của Descartes, tổ triết-học Tây-phương

cận-đại ) .

Page 109: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

107

Đến đây, chúng ta đã nắm được cái gì có

vẻ như một trừu-tượng thuần-túy về tâm-thức,

một yếu-tố rất khó giữ, nay phải nắm lấy thực-

tại đầy đủ của nó. Chúng ta đã thấy điều ấy đòi

phải dứt đoạn với cái vòng luẩn-quẩn của ba

trạng-thái Thức, Mộng, Ngủ-say, cái nọ kế-tiếp

cái kia làm cho lấp mất trạng-thái vô-ngã của

cái " tôi tồn tại " một mình sáng-tỏ không mây

mờ. Vậy phải tìm ra một phương-pháp thực-

tiễn, thoát ra khỏi cái vòng luẩn-quẩn để đạt tới

trạng-thái vô-ngã. Vị Thánh núi Arunachala

dạy chúng ta phương-pháp ấy cũng như các

Thánh-hiền xưa. Ví dụ vị Thánh sáng-lập ra

Phật-giáo, cũng đã làm đúng lời dạy của

Maharshi. Với bản-năng thần-linh, các Thánh-

hiền không cần đến Kinh sách, đã tìm ra

phương-pháp kia và đã đồng-nhất-hóa với

Chân-lý .

Phương-pháp truyền-thống trình-bày

trong Kinh-điển xưa gồm ba trình-độ phổ-

thông : học-hỏi Chân-lý ( Chân Ngã không

phải cái này, không phải cái kia v.v. ), rồi suy-

Page 110: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

108

nghĩ vào đấy và sau cùng là tập-trung tinh-thần

Thiền-định vào cách-ngôn " Tôi là cái Ấy ".

Ngài Maharshi công-nhận giá-trị của phương-

pháp ấy để thanh-khiết và củng-cố tâm-thức

thành một công-cụ tốt cho công việc tầm-cứu

chính .

Ngài nói với chúng tôi : " Phương-pháp

trực-tiếp để ý-thức Chân-Ngã cốt ở sự lặn vào

trong tim để tìm cái nguồn xuất-phát ra " Tôi

tồn tại ". Thiền-định vào : " Tôi không phải cái

này, tôi là cái Ấy ", dĩ nhiên là có ích, nhưng

không phải là phương-pháp phát-hiện Chân

Ngã." Ngài còn chế riễu những kẻ chỉ muốn

cậy vào phương-pháp truyền-thống : " Nếu anh

có ý-tưởng anh là thân-thể này, thì nghĩ điều

anh không phải là thân-thể này mà là cái Ấy sẽ

có ích cho anh. Nhưng tại sao định-niệm hoài

về câu : " Tôi là cái Ấy " ? Một người có định-

niệm : " Tôi là một người " không ? Thực-thể

tối-cao luôn luôn chiếu sáng trong tim như là

Chân-Ngã ."

Page 111: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

109

Nói với một người khách, Maharshi bảo :

" Người ta bảo ông rằng Ngã Cá-nhân không

phải Chân-Ngã của ông, nếu ông công-nhận,

thì ông còn đi tìm để thấy cái gì, thực thế, mà

cái Ngã cá-nhân lại chỉ là một ảo-ảnh. Tại sao

ông định-niệm vào " Tôi là cái Ấy " ? Điều ấy

chỉ để đem đến cho cái Ngã cá-nhân một đời

sống mới. Bằng chính sự-kiện cố tránh một tư-

tưởng, người ta đã làm cho nó đến. Cần phải

tím thấy nguồn-gốc và chân-lý về cái Ngã cá-

nhân, không ích lợi gì mà định-niệm về nó, vì

định-niệm thuộc về tâm-thức hay thần-thức

( mental ), còn Chân-Ngã ( Chân tâm ) thì ở

ngoài tầm tâm-thức. Khi người ta cầu tìm xem

thực-tại của nó là gì thì cái Ngã cá-nhân tự biến

đi, đấy là phương-pháp đi thẳng, trực-tiếp

( Đốn ). Trong các cách khác, cái Ngã cá-

nhân được bảo-trì còn lại, cho nên nổi lên biết

bao sự ngờ-vực và vấn-đề chính vẫn không bao

giờ được giải-quyết. Chừng nào người ta không

nhìn thẳng vào vấn-đề thì cái Ngã cá-nhân

không kết-thúc. Vậy tại sao không theo phép

Page 112: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

110

trực-tiếp đi thẳng vào đề mà còn dùng đến các

phương-pháp khác ? "

Theo Kinh Thánh, ngay khi chúng ta có

được thực-thể thuần-túy như thực-tại của

chúng ta, chúng ta sẽ nhận thấy đồng thời

Thực-thể vô lượng chính là ta " Thiên mệnh

chi vị tính " ( ), " Ngang tàng lạc

ngã tính thiên " ( ). Như vậy

chúng ta sẽ tìm thấy lại cá-tính thật, hoàn-toàn

đồng-nhất-hóa với Thực-thể và giải-thoát khỏi

hết dục-cầu và sợ-hãi. Trong Cựu-Ước, Đấng

Vĩnh-Cửu nói với Moise : " Je Suis Ce Que Je

Suis ", " Chẳng biết Ta Ta vẩn là Ta "_

( Nguyễn-Công-Trứ ) và Thánh Maharshi bảo

chúng ta xem, đấy là một câu Kinh độc-nhất

được viết hoa. Đối với sự tầm-cứu của Thanh

Maharshi dạy chúng ta, thì không tất nhiên

phải cần một tín-ngưỡng tích-cực nào để cầu

tìm Chân Ngã .

( )

" Vô vi nhi vô bất vi "

_ ( Lão-Tử )

Page 113: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

111

Nghĩa là con đường tiêu-cực, phủ-định

hết cái gì không phải là Ngã, cái còn lại là Ngã,

vì trong thế-giới chỉ có Bất-nhị-pháp là thực-tại

thôi. Bất-nhị-pháp là Tuyệt-đối, ở trên cả Có,

Không, tức là Siêu-Ngã, Siêu-Thức .

Sự tầm-cứu cái Chân-Ngã cốt tập-trung

tất cả năng-lực sinh-lý và tư-tưởng, bài trừ tất

cả những ý-tưởng ngoại lai và hướng tất cả

năng-lực thành một luồng, quyết chí tìm giải

đáp cho câu hỏi : " Ta là Ai ? " Câu hỏi ấy

cũng có thể đổi là : " Từ đâu ta đến ? " Câu hỏi:

" Ta là Ai ? " có nghĩa " sự thật về cái Ta là

gì ? " Câu hỏi : " Từ đâu ta đến ? " có nghĩa là

" nguồn phát xuất ý-nghĩa cái Ta trong cái Ngã

là gì ? " Trong việc cầu tìm ấy phải hiểu

" nguồn " không phải là con người bản-sơ trong

thời-gian, một tổ-tiên xa-xăm trên lịch-trình

tiến-hóa, hay là một thể có trước khi thân-thể ta

sinh ra, mà là cái nguồn hiện-thực .

Có người muốn hỏi về tiền kiếp của

mình, làm thế nào người ta có thể biết được.

Page 114: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

112

Thánh đáp : " Tại sao ông bận tâm về tiền-

kiếp ? Trước hết hãy phát-hiện xem nếu lần

này có phải ông đã thực sinh ra chưa." Trong

câu hỏi này cũng như các câu hỏi viển-vông

khác, Thánh đã trả lời bằng cách cho cái Ngã

cá-nhân tự lẩn trốn và tìm cách chuyển hướng

vào sự cầu tìm chân-lý .

Sự cầu tìm, xét cứu ấy là phương-tiện

chắc-chắn duy-nhất để dứt đoạn cái vòng luẩn-

quẩn của ba trạng-thái Thức, Mộng, Ngủ-say ;

không những nó làm an-tĩnh tâm-giác tư-duy

mà còn ngăn-cản nó ngủ gật và mất hết ý-thức.

Người ta mô-tả nó như " tỉnh-ngủ " ( sommeil

vigilant ). Không phải ở trạng-thái thức bình

thường trong ấy tâm-thức bay nhẩy từ tư-tưởng

này sang tư-tưởng khác. Cũng chăng phải Ngủ-

say, trong đó ý-thức cơ-bản " tôi tồn tại " tự nó

lặn chìm, mà có thể ra khỏi vòng luẩn-quẩn.

Tuy nhiên có một khoảnh-khắc, khi người ta từ

tinh-thần lông-bông của trạng-thái Thức, tịch-

tĩnh hoàn-toàn của Ngủ-say, trong đó ý-thức

đạt tới sự tinh-khiết của " tôi tồn tại " vô tướng.

Page 115: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

113

Với sức mạnh của sự quyết-định của chúng ta

trong việc cầu tìm cứu-xét ấy, ý-thức được kéo

về trạng-thái vô tướng ấy, và an trụ ở đấy.

Chính như thế mà vòng luẩn-quẩn Thức,

Mộng, Ngủ bị phá vỡ, và trạng-thái Vô-Ngã

được đạt tới .

Thánh Maharshi rút ở kinh-nghiệm bản-

thân, mô-tả phương-pháp cầu tìm tham-cứu

như sau :

" Đúng như một ngưòi lặn trong hồ

nước tìm một vật rơi chìm, người tìm

kiếm phải lặn vào tận tim, nhất quyết tìm

xem từ đâu xuất ra ý-nghĩa của cái Ngã,

nó nhịn thở và ngậm miệng, không nói ."

Điều ấy bộc-lộ phương-diện hiến mình

cho việc cầu tìm. Người lặn xuống nước cũng

hiến mình cho sứ-mệnh của mình _ thấy lại vật

đã rơi _ bằng sự nhịn thở để lặn chìm với tất cả

trọng-lượng của nó. Cũng thế mà người tìm

chân-lý phải hiến thân mình cho sự phát-hiện

cái Chân-Ngã ( nguồn của cái " tôi tồn tại "

Page 116: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

114

trong cái Ngã cá-nhân ) bằng cách thu hết tất cả

năng-lực tinh-thần và sinh-lý hướng cả về tim .

Sự quyết-chí nhất-định tìm thấy Chân-

Ngã là động-lực của việc tầm cứu, và không có

nó người ta không có thể lặn vào trong tim

được. Thánh Maharshi bảo chúng ta rằng,

người nào lặn như thế thì chắc-chắn thành-

công, vì bấy giờ có một sức-mạnh huyền-bí

choán lấy tinh-thần và dẫn thẳng vào tim. Nếu

người cầu tìm có tinh-thần tinh-khiết và không

bị lệ-thuộc vào tình-yêu bản-ngã riêng của

mình, nó tự phó hoàn-toàn cho cái năng-lực ấy,

và nó đạt được phần thưởng cao quý nhất trong

tất cả mọi phần thưởng. Khi nào một người tự

hiến thân hoàn-toàn cho vật gì y sẽ được vật

ấy, và không còn gì cao quý hơn là Chân-Ngã.

Người nào không hiến thân hoàn-toàn sẽ phải

tập-luyện thường-xuyên khoa tầm cứu, cầu tìm

cho đến khi nào thần-thức hay tâm-thức trở nên

tinh-khiết và cường-kiện. Nên để ý là cách

truy-cứu, tra-tầm này của Thánh Maharshi có

hình-thức một câu hỏi chứ không phải là một

Page 117: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

115

khẳng-định theo phương-pháp đinh-niệm

truyền-thống. Nhà Hiền-triết núi Arunachala

không khuyên-nhủ sự khẳng-định cổ-điển

" Tôi là Thượng-Đế ", " Ta là Phật " Ngài nói :

" Người ta đã nhảy múa như điên do vị-ngã

điều-động, nếu người ta bảo nó là Thượng-Đế,

là Phật, thì nó sẽ nhảy điên-cuồng hơn nữa ".

Thực-nghiệm cho thấy tâm-thức nhân-loại dễ

mất thăng-bằng khi người ta dạy nó giáo-lý cổ-

điển mà không biện-biệt, nó có thể không còn

biết phân-biệt điều thiện, điều ác nữa. Lý do là

vì sự khẳng-định " Tôi là Phật " mô-tả ở hình-

thức giáo-điều thực-chất của trạng-thái Vô-

Ngã, và điều ấy không thật, chừng nào còn

Giả-Ngã tâm-thức ngự-trị. Cái Chân-lý ấy thì

không tâm-thức, không suy-tư được, vì ngôn-

ngữ không có thể diễn-tả. Cung-hiến ngụ sự từ

bỏ, như Thánh Hiền dạy chúng ta. Người nào

cung-hiến thâm-sâu cho một vật gì thì tương-

đương lạnh-nhạt đối với tất cả vật còn lại.

Người nào tự hiến mình cho Chân-Ngã ở nội-

tâm thì lãnh-đạm với thế-giới bên ngoài tùy

theo với trình-độ cung-hiến, thành-tâm đến

Page 118: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

116

mức nào. Cung-hiến hay hiến thân và từ bỏ hỷ-

sả là hai mặt của một đồng tiền, chúng đi với

nhau, không rời nhau. Từ bỏ, hy-sinh củng-cố

cho tinh-thần và bảo-đảm sự thành-công cho sự

cầu tìm nghiên-cứu của chúng ta như thực-

nghiệm của đời sống hàng ngày chứng tỏ.

Người nào tự cung hiến cho mục-tiêu gì ở

trong đời thì tự ý từ bỏ tất cả cái gì làm cản-trở

sự nỗ-lực của mình và y đạt tới đích. Sự từ bỏ

dĩ nhiên là tất-yếu để đạt tới đích tối cao là

trạng-thái ý-thức Vô-Ngã, Vô-tâm. Nhưng phải

hiểu rõ ý-nghĩa từ bỏ ; đấy là một sự tinh-khiết-

hóa tinh-thần, một sự tập-trung hài-hòa và

hướng-dẫn tinh-thần vào mục-đích, chứ không

phải tuân theo hình-thức bề ngoài của sự từ bỏ

hy-sinh .

Người ta bảo phải chế-ngự lời nói và

sinh-khí, nhưng Ngài Maharshi giải-thích

không cần phải chế-ngự sinh-khí, miễn là phải

quyết-chí, hoạt-bát và bền-bỉ. Trong trường-

hợp này thì tự nhiên ngừng thở. Những năng-

lực cho tới nay điều-động thân-thể đều bị thu

Page 119: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

117

vào trong và hợp vào tâm-thức, làm cho nó có

khả-năng lặn vào trong tim. Sự thiết-yếu không

có thể được là sự thu thập vào những sinh-khí ;

thực thế, chừng nào chúng ta hợp-nhất với

thân-thể vật-chất, thì tâm-thức không rời khỏi

được thân-thể và ngoại-giới để lặn chìm vào

tim. Khi nào sức mạnh của sự quyết-chí của ta

làm ngừng hơi thở, tâm-thức không còn ý-thức

về thân-thể nữa hay về thế-giới nữa, thì thân-

thể trở nên gần như một xác chết .

Nếu nhà tầm cứu không có sức mạnh

cung hiến cần thiết và hơi thở vì thế mà chưa

ngừng, thì nên làm ngừng hơi thở bằng

phương-pháp giản-dị là quan-sát nó. Nếu sự

quan-sát được liên-tiếp thì hơi thở chậm lại và

sau cùng dừng lại. Bấy giờ tâm-thức trở nên

an-hòa, thoát khỏi tư-tưởng làm cho đãng-trí,

và như thế nó có thể tự hiến thân cho việc tầm

cầu cứu xét .

Trong khoa cứu xét tìm kiếm ấy cũng như

bất cứ khoa định-niệm nào, những tư-tưởng

Page 120: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

118

phức-tạp lạ lùng có thể nổi lên, làm đãng-trí

tâm-thức, và người ta hay cảm thấy chán-nản

và thất-vọng. Thánh Maharshi bảo rằng những

tư-tưởng ấy hiện lên chỉ để cho người ta dẹp đi,

vậy nên không vì lý-do gì mà người tầm cứu

nản lòng và chịu thất-bại. Nếu sự thành-công

có vẻ còn lâu mới đạt được, thì nó phải chống

ý-tưởng ấy và nhớ rằng chính thời-gian không

có thật và Chân-Ngã không ở trong thời-gian .

Trong một kinh sách cổ nhất có nói rằng

kẻ cầu tìm Chân-Ngã phải có sự kiên-nhẫn và

bền-chí nhẫn-nại như kẻ tát khô đại-dương

từng giọt nước một. Trong một kinh sách khác,

người ta thấy ngụ-ngôn : " Một tổ trứng chim

yến bị nước bể lôi đi. Chim nhất-quyết lấy lại

trứng của chúng và chúng liền lặn xuống bể,

rồi lên bờ rũ những hạt nước trên lông chúng.

Thiên-thần cảm-động thấy sự hết lòng của

chúng, và kết-cục trả lại trứng cho đôi chim

yến khốn-nạn kia ."

Page 121: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

119

Ngài Maharshi bảo tất cả tư-tưởng nổi

hiện trong công việc tầm cứu tìm kiếm và bị

diệt tắt, chỉ càng làm cho tâm-thức thêm mạnh

và người cầu tìm mỗi lần càng tiến gần tới

đích .

Trong những tư-tưởng nổi lên và tìm phá-

hoại công việc tầm-cứu cầu-tìm của chúng ta là

tư-tưởng sợ-hãi. Cái tư-tưởng sợ-hãi nổi lên

chính vào lúc mà năng-lực huyền-bí là ân-điển

của Bề trên bắt đầu chiếm lấy tâm-thức để kéo

về nguồn của nó. Nhà sùng-bái còn một chút

dấu-vết yêu cá-tính thì không tránh khỏi được

tư-tưởng sợ-hãi ấy vào lúc mà cá-tính sắp bị

hủy-diệt ; vậy nên cần có sự phấn-đấu chống

với ân-điển và tự giải-thoát khỏi sự chi-phối.

Và như thế, Ngã-Giả là tất cả cá-tính từng có

để phục-hồi một đời sống mới. Điều này có thể

xẩy ra cả khi nhà tầm cứu tìm cầu đã quyết-

định trước sự phó-thác tất cả cho thế-lực thần-

linh ( Fiat _ Cơ-Đốc-giáo ). Cái thế-lực ấy vấp

phải sự kháng-cự, có thể lâu không trở lại, cho

đến chừng nào lòng yêu cá-tính ( chấp ngã ) bị

Page 122: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

120

hoàn-toàn chinh-phục. Liều thuốc chữa bệnh ấy

cốt tự đặt cho mình câu hỏi : " Ai có sự sợ-hãi

này ? " và trở lại với việc cầu tìm chính. Thực-

hành sùng-bái Thượng-Đế không chút vị kỷ

cũng giúp ta nhiều lắm .

Một tư-tưởng khác xuất-hiện là : " Không

có hạnh-phúc " . Có người phàn-nàn với Thánh

Maharshi rằng khi y phân-tích tự-thân như

được chỉ-định, y nhận thấy vượt khỏi giới-hạn

tri-thức và y chẳng thấy hạnh-phúc gì hết.

Thánh Maharshi đáp : " Cái cảm-tưởng sung-

sướng chỉ là một tư-tưởng. Cái Ngã cá-nhân

chỉ là một tư-tưởng. Chân-Ngã là hoan-lạc

thuần-túy và giản-đơn, và ông là cái ẤY.

Nhưng ông nói không có hạnh-phúc. Người

nào nói điều ấy không có thể là Chân-Ngã, phải

là Phi-Ngã, và phải rũ sạch cái Phi-Ngã để

thực-hiện hoan-lạc của Chân-Ngã. Người ta chỉ

có thể đạt tới bằng cách tìm về nguồn cái Giả-

Ngã cá-nhân. Mỗi khi các tư-tưởng hiện lên thì

có cái Giả-Ngã cá-nhân cũng như lưỡng-tính,

Ngã và Phi-Ngã, Tâm và Vật. Khi người ta tìm

Page 123: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

121

nguồn-gốc của Ngã cá-nhân thì lưỡng-tính mất,

chỉ còn lại Chân-Ngã ". Trong trường-hợp này,

Ngài Maharshi cũng nói : " Không có tiến-bộ

trong sự thực-hiện Chân-Ngã, vì Chân-Ngã

luôn luôn như nhiên. Nhưng có tiến-bộ trong

sự cất trở-ngại đi, những tư-tưởng hiện lên và

cản-trở việc cầu tìm ". Ngài cũng giải-thích

rằng : " Nghi-ngờ cũng là tư-tưởng và phải gạt

đi " .

Khi nào người cầu tìm xét cứu đã chuyên-

cần khá lâu trong sự nỗ-lực của nó, khi năng-

lực nội-tâm đã cao và choán lấy tâm-thức, thì

người ta mau đạt tới tim, nghĩa là tâm-thức

được dẫn về trạng-thái thuần-túy và bắt đầu

sáng chiếu, chuyên nhất trong hình-thể thuần-

túy của nó, cái " Tôi " vô tướng. Nhà Hiền núi

Arunachala gọi cái ý-thức vô tướng ấy là " Tôi

là Tôi " để phân-biệt với cái ý-thức của Ngã cá-

nhân có hình-tướng " Tôi là cái thân-thể này ".

Cái ý-thức kia ngụ sự tịch-diệt cái Ngã hữu-

tướng này. Cái Ngã hữu-hạn bị thu vào trong

cái Ngã vô-hạn. Và khi cái Ngã mất rồi thì tất

Page 124: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

122

cả khuyết-điểm và giới-hạn bủa vây đời sống

của chúng ta, dục-vọng và sợ-hãi cáo-chung,

chúng thuộc về cái Ngã cá-nhân và sau nó

không thể còn nữa .

Trong trạng-thái không Ngã cá-nhân, cái

Chân-Ngã trụ tại trong chính hào-quang của

nó. Nhà Hiền đã tìm thấy Chân-Ngã như thế,

đã mất hẳn Ngã cá-nhân, không còn là Ngã cá-

nhân nữa, tuy Ngài có thể tiếp-tục tỏ ra cho các

đệ-tử và thế-gian như một cá-nhân .

Một nhà Hiền như thế mới có khả-năng

chứng-thực cho trạng-thái vô Ngã, vô Tâm, và

con đường đạo dẫn tới đấy. Và kẻ nào đã biết

nhận ra một nhà Hiền như thế, một đạo-sĩ

chân-thật như thế mới có thể hiểu được giáo-lý

của Ngài .

Chúng ta muốn biết Thánh Maharshi

hiện-diện trong thế-giới như thế nào ; nếu ta

biết chắc, ta có thể tránh khỏi lỗi lầm làm lùi

bước tiến của chúng ta. Điều chính thứ nhất

Page 125: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

123

chúng ta phải biết là Thánh không còn Nghiệp-

báo, không bị lệ-thuộc vào định-luật Karma.

Nghiệp ( Karma ) chi-phối thân-thể và tâm-

thức, nhưng Thánh không còn ở đấy nữa.

Thánh đã thành đạo thì ở trong trạng-thái tự-

nhiên riêng, Ngài không phải là chủ-động hay

không chủ-động. Nghiệp ( Karma ) là kết-quả

của hành-động, và hành-động mà ngụ là tác-giả

của chúng thì có cảm-tưởng là chủ-động, điều

này lại ngụ có Ngã cá-nhân. Song người nào

không có Ngã thì không có thể có cảm-tưởng là

tác-giả của hành-động được ; do đấy mà nó

không có thể là chủ-động. Bất cứ nó có vẻ làm

cái gì, sự thực cũng không phải việc làm của

nó, bởi thế nên không đẻ ra phản-ứng theo sau

gọi là Nghiệp .

" Chữ vô cầu là chữ thiên nhiên,

Đem bẩm Trời, Trời cũng phải khuyên ."

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Vì hành-động của thiên-nhiên, như nước

chảy, như mây bay, như mưa nắng thì không

Page 126: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

124

thể có nghiệp-báo được. Nghiệp-báo chỉ có

thân-thể vật-chất và tâm-thức cá-nhân bị lệ-

thuộc thôi. Chân-Ngã siêu-thức vượt lên trên

Nghiệp-báo cá-nhân, thân-thể và tâm-thức .

" Nhất nhật vô thường đáo,

Phương tri mộng lý nhân .

Văn ban tương bất khứ,

Duy hữu nghiệp tùy thân . "

( Vô thường tới một khi,

Mới hay người trong mộng.

Muốn thử đem chẳng đi,

Theo mình chỉ có nghiệp .

Chỉ niệm Phật A Di,

Nhất định sinh Cực lạc .)

_ ( Thiền-sư Chân-Nguyên " Tịnh-

Độ Yếu-Nghĩa " )

Vậy là tâm-thức mang theo Nghiệp-báo

đi, sau khi bỏ lại thể xác lúc tắt thở. Nó mang

Page 127: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

125

đi Khẩu-Nghiệp và Ý-Nghiệp. Ngôn-ngữ và ý-

chí còn ở bình-diện ý-thức Mộng, tuy vượt qua

giác-quan vật-lý nhưng vẫn còn cái Ngã cá-

nhân, nó chỉ mất trong lúc Ngủ-say thôi .

Như thế mà con đường sùng-bái thành-tín

của Tịnh-Độ-Tông ( Bhakti ) dạy chỉ niệm

danh-hiệu A-Di-Đà-Phật mà có thể giải-thoát

hết Nghiệp-báo. Là vì chủ-động chính của tất

cả hành-vi là Phật A-Di-Đà mà tín-đồ sùng-bái

đã hồi-hướng, tự nó đã như là ủy-quyền cho

Phật, tự mình không còn ý muốn riêng. Với sức

mạnh của tình yêu sùng-bái Phật A-Di-Đà, tín-

đồ hoàn-toàn hòa-nhập vào Phật, cái gì mình

làm, nói hay muốn đều là của A-Di-Đà cả, nên

tất cả phản-ứng của hành-động, tức Nghiệp-báo

đã có A-Di-Đà gánh chịu cho. " Que Ta

volonté soit faite ! " ( Ý muốn của Chúa hãy

thi-thố ! )_ ( Thánh Kinh Thiên-Chúa ) .

Sau đây là đề-tài nói về Sùng-bái

( Dévotion ) tiếp theo ở chương sau .

Page 128: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

126

Trở lại phưong-pháp cầu tìm cái Chân

Ngã của Thánh Maharshi độc-đáo ở núi

Arunachala. Ngài nói : " Cái Ngã-Giả cá-nhân

không thể có mà không có Chân-Ngã, nhưng

Chân-Ngã có thể có mà không cần đến Giả-

Ngã cá-nhân ." Giả-Ngã cá-nhân chỉ là Chân-

Ngã thêm cá-tính, nếu cá-tính mất thì còn lại là

Chân-Ngã. Vô-tâm mà Hữu-tâm " Vô cực nhi

Thái cực " ( )_ ( Chu-Liêm-Khê )

đấy là điểm phân-biệt rất tế-nhị nhưng cơ-bản

giữa Thánh-nhân và mọi người khác .

" Vô danh thiên địa chỉ thủy, hữu danh

vạn vật chi mẫu. Cố thường vô dục hữu

quan kỳ diện, thường hữu dục nhi quan kỳ

khiếu ." _ ( Lão-Tử )

( Vũ-trụ bắt đầu không có tên gọi, có tên

gọi là mẹ đẻ ra vạn vật đa-nguyên. Cho

nên thường không nói, muốn xét chỗ

Page 129: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

127

huyền-diệu của nó, thường nói lý luận

muốn để xét giới hạn của mọi vật .)

Sự khải-ngộ cái Chân-Ngã vô danh do sự

cứu xét cầu tìm đưa đến không ở trong thời-

gian. Nhìn ở cá-tính sai lầm bị xóa đi, thì có thể

coi sự xuất-hiện trạng-thái Vô-Ngã như ở vị-trí

trong thời-gian ; nhưng quan-niệm ấy thuộc

phạm-vi của Giả-Ngã cá-nhân-hóa, không phù-

hợp với thực-trạng kia. Nhân vì trạng-thái tự-

nhiên của ta vốn vô-thủy, vô-chung. Do đấy mà

khi người ta hỏi Thánh : " Từ bao giờ Ngài trở

nên tự-do ?" Maharshi không trả lời thẳng, chỉ

có thể nói : " Không có gì đến cho tôi ; tôi vẫn

là tôi ! " Tự-do, tâm nhàn, có nghĩa đúng là ở

trong trạng-thái tự-nhiên, tự-do, hết sai lầm :

" Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên

pháp đạo, đạo pháp tự nhiên ."

_( Lão-Tử )

Page 130: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

128

( Người theo không-gian, không-gian

theo thời-gian, thời-gian theo đường lối,

đường lối theo tự nhiên .)

Cái trạng-thái sống tự-nhiên ấy, tự-do,

nhàn-tản của Nguyễn-Trãi thường ao-ước.

Nguồn cảm-hứng sáng-tạo thi-ca của Nguyễn-

Công-Trứ, được biểu-lộ do phép tầm cứu cái

Chân-Ngã theo Maharshi thì khác với trạng-

thái thích-thú của đạo-sĩ Yoga ( Đạo-Dẫn ) gọi

là Samadhi = Tam-Muội. Trạng-thái Tự-nhiên

của Thánh ở đây gọi là Sahaja - Samadhi

( Tam-muội liên-tục không cần thần-hóa, mà

có đầy đủ năng-khiếu nhân-tính. Trạng-thái

Jnani = Giác ), nghĩa là tại gia trong Chân Ngã

tự-tại. Những trạng-thái Tam-muội của đạo-sĩ

Yoga không ngụ có sự tiêu-diệt vĩnh-viễn cái

Ngã cá-nhân. Đạo-sĩ trụ tại trong hoan-lạc ít

lâu để rồi lại trở về bình-diện ý-thức phổ-thông

của Ngã cá-nhân. Trường-hợp của Thánh

Maharshi thì khác. Đối với Ngài cái Ngã cá-

nhân đã mất hẳn và không còn gì để trở lại

bình-diện thế-gian. Ngài thường-trụ mãi mãi

Page 131: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

129

trong trạng-thái Vô-Ngã, Vô-Tâm, là trạng-thái

an-lạc thật : ( ) " Lạc thiên tri

mệnh " . Sự hoạt-động của Ngài bề ngoài

không hàm ngụ gì cả. Ngài không còn trong

trạng-thái Vô-Ngã. Và bởi thế mà Thánh

Maharshi có khoa Yoga độc-đáo, cao cả nhất

trong các Yoga, gọi là Mahayoga, khiến Ngài

vượt khỏi tương-đối và trụ thật sự trong ý-thức

Chân-Ngã hay là Siêu-thức .

Làm thế nào để điều-hòa sự hiến-thân

hoàn-toàn cho việc tầm cứu Chân-Ngã ấy với

đời sống hàng ngày của chúng ta ? Người ta đã

đặt câu hỏi ấy cho Ngài Maharshi. Người này

từ xa đến bằng xe-lửa. Ngài hỏi : " Tại sao ông

lại nghĩ rằng ông đã hoạt-động ? Hãy lấy việc

hành-trình của ông đến đây làm tỉ-dụ. Ông từ

nhà ra đi bằng một chiếc xe, ông lên ngồi trong

xe-lửa, xuống ga Tiruvannamalai rồi sang xe

đến đây. Khi người ta hỏi, ông đáp là chính ông

đã từ nhà đi đến. Có phải thực thế không ? Sự

thực, trước sau ông vẫn là ông, chỉ có phương-

tiện chuyên-chở đã đổi khác chỗ. Ông đã coi

Page 132: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

130

vận-động của chúng là của ông, các hoạt-động

khác cũng thế. Chúng không phải của ông, đấy

là hoạt-động của Thượng-Đế ". Người khách

vặn lại là, một thái-độ như thế chỉ đưa đến hư-

vô tinh-thần và dừng hết hoạt-động. Thánh

đáp : " Trước hết hãy đi nhìn xem cái hư-vô kia

đã, rồi về đây nói cho tôi hay ông nghĩ gì về

đấy ."

Chúng ta có thể kết-luận : Chừng nào

chúng ta " thực-hiện " rằng Chân-Ngã không

phải người chủ-động, thì người cầu tìm, tầm

cứu Chân-Ngã không cần phải ngừng hoạt-

động trong thế-gian, đi ẩn nơi hẻo-lánh để theo

đuổi việc tầm cứu, cầu tìm kia. Chỉ cần để mặc

cho cái tâm-thức và giác-quan thành-tựu công

việc của nó, đồng thời nhớ rằng không phải

mình là tác-giả chủ-động các hành-động. Và

chúng ta có thể liên-tiếp theo đuổi tích-cực việc

tầm cứu của mình, cũng như người ta có thể

vừa đi vừa suy-nghĩ. Không những, từ bỏ

những hoạt-động nhập-thế hàng ngày và vào

nhà tu-kín, hay nơi tịch-mịch, là vô ích. Theo

Page 133: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

131

như Thánh Maharshi thì tốt hơn hết là tiếp-tục

hoạt-động của mình để sửa-soạn cho việc tầm

cứu. Người ta phải hủy được tâm-thức, không

phải bằng con đường thần-hóa tam-muội của

đạo-sĩ Yoga, mà bằng nuôi dưỡng có phương-

pháp cái ý-tưởng rằng tâm-thức chỉ là ảo-ảnh

của Chân-Ngã. Và điều ấy có thể thực-hành

trong khi theo đuổi hoạt-động đã quen. Khi nào

chúng ta đã tạo-lập vững mạnh nơi mình cái

hiểu-biết là Ngã cá-nhân chỉ là ảo-ảnh của

Chân-Ngã, bấy giờ ta sẽ thấy dễ theo đuổi

công-trình cứu xét tầm cầu kia với nỗ-lực và

tinh-tiến cho đến kết-thúc của nó .

Phải chăng đấy cũng là con đường

Thượng-Thừa Thiền của Nguyễn-Trãi :

" Lâm kỳ ngã diệc Thượng Thừa Thiền "

_ ( Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn )

Page 134: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

132

( Từ biệt nhau rồi Ta cũng sẽ theo đạo

Thiền Thượng-Thừa )

_ ( Tiễn sư Đạo Khiêm về núi )

Đạo Thiền này của Nguyễn-trãi gọi là

Ẩn-Cả, tức ( ) " Đại ẩn, ẩn triều

thị " (Ẩn-cả, ẩn nơi triều-đình và đô-thị với cái

tâm nhàn, tự-do :

" Ta nếu ở đâu vui thú đấy ,

Người xưa Ẩn-cả lọ lâm tuyền ."

_ ( Tự-Thán )

*********

*

Page 135: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

133

TỊNH-ĐỘ SÙNG-BÁI

THỜ-PHỤNG

Chúng ta đã thấy sự hiến thân là điều-

kiện chính của giải-thoát. Các Hiền-triết chỉ

cho chúng ta trạng-thái vô-tâm vô-ngã như là

sự giải-thoát chân thật độc-nhất, đòi chúng ta

tự hiến thân cho Chân Ngã, Chân Tâm ở tại

đấy. Các Thánh-nhân chỉ định một hình-thức

cúng hiến khác, thích-hợp hơn cho hạng người

không có khả-năng tầm cứu cái Chân Ngã. Và

các Hiền-triết đồng tình với các hình thức khác

ấy .

Cung hiến cho Chân Ngã ngụ-ý từ bỏ,

đoạn-tuyệt các liên-hệ tinh-thần với vật đối-

tượng hữu-hạn. Những liên-hệ ấy đã dần dần

xâm-nhập nơi ta suốt cuộc đời sống tự-kỷ.

Chúng đâm rễ sâu trong tinh-thần chúng ta và

Page 136: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

134

chống-đối mạnh những nỗ-lực tiến tới trạng-

thái vô-ngã, vô-tâm. Vì chúng mà tinh-thần tựa

như một ngôi nhà phân chia, trái-nghịch với

chính nó. Chừng nào hòa-điệu chưa được thiết-

lập trong tinh-thần, thì sự trừ bỏ tuần-tự những

khuyết-điểm kia, chừng nào tinh-thần chưa

thống-nhất tập-trung vào khát-vọng chân-lý, thì

không có thể chuyên-chú, thành-công trong

việc tầm cứu chân-lý để cầu tìm Chân Ngã. Bởi

thế nên hầu hết mọi người đều thấy, thực-tế,

con đường tầm cứu rất khó-khăn. Chính điều

ấy Thánh Kinh xưa nói _ về con đường ấy

cũng sắc bén như lưỡi dao cạo._ Trong điều-

kiện người đệ-tử tin-tưởng vào trạng-thái Vô

Ngã là mục-đích thì phải nỗ-lực tinh-tiến thế

nào ?

Nó phải trau-dồi và củng-cổ tinh-thần

bằng các phương-tiện khác .

Người làm sao hành-động làm vậy. Và

trái lại, một người hành-vi thế nào rút cục nó sẽ

trở nên thế ấy. Nhân-cách đạt tới phi-nhân-cách

Page 137: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

135

bằng việc điều-động lấy chính sự biểu-thị của

mình trong cử-chỉ. Bởi vậy nên, người nào

khao-khát điều chí-thiện, phải hoàn-toàn quy-

định cử-chỉ hành-vi. Trong Kinh-điển cổ xưa

chúng ta thấy nói : " Kẻ nào muốn thấy chân-lý

phải đã tiêu-trừ hoàn-toàn tất cả hành-vi xấu,

chinh-phục được đam-mê và thực-hiện được

hòa-điệu tinh-thần ". Điều chân và điều thiện

cốt-yếu là đồng-nhất như nhau. Điều có lý là

các tôn-giáo đều chú-trọng vào điều thiện. Một

người hạnh-kiểm xấu có thể là một nhà toán-

học giỏi và một bác-học lớn, nhưng chỉ có

người tốt và trong sạch tinh-thần mới có thể

hiến thân cho sự vật ở trên thế-gian .

" Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế ! "

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Những hành-vi xấu đều do cảm-tình của

chúng ta với Ngã cá-nhân, và nhân vì Vô Ngã

là mục-tiêu chân thật của tất cả các tôn-giáo,

chúng ta phải giữ giới, không làm điều ác, làm

tất cả mọi hành-vi để tạo nên bản-tính tốt, như

Page 138: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

136

Phật-giáo dạy " Bát-Chánh-đạo " hay Cơ-Đốc-

giáo có " Thuyết-pháp trên núi " ( Sermon sur

la montagne ). Tất cả những đức-tính phản-ảnh

Chân Ngã ngự tại trong tim chúng ta đều để

sửa soạn cho cái Phi Ngã cá-nhân, nhưng cá-

nhân thuộc về đức tính không phải đức tính

thuộc về cá-nhân. Điều thiện không phải là của

sở-hữu mà là sở-hữu chủ. Chính-trực và tốn-

nhượng là hai đức tính chiếm chín phầm mười

tôn-giáo, chúng bảo-đảm sự thành-tựu trạng-

thái Vô-Ngã, Vô-Tâm. Tất cả giới-luật là cung

hiến cho Chân Ngã, nó phải được ý-thức nuôi-

dưỡng. Việc cung hiến sẵn có ở tất cả mọi

người, nó chỉ cần tu sửa và hướng vào một đối-

tượng thích-đáng thôi. Khi nào nó bị hướng

vào đối-tượng không chích-đáng, người ta gọi

là chấp, hệ-lụy. Khi nào người ta đổi chiều-

hướng và hướng nó về các đối-tượng, hay mục-

tiểu Thánh-linh, thì sự cung hiến trở nên sùng-

bái. Người ta tự nhiên cảm thấy sùng-bái đối

với một nhân-vật, nhân-vật càng tốt bao nhiêu

thì sự sùng-bài càng hay bấy nhiêu. Các Thánh-

hiền lợi-dụng khuynh-hướng ấy đem lại cho

Page 139: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

137

chúng ta một kiểu nhân-vật tối hảo, chí-thiện

đặc-biệt, độc-đáo, ấy là Thượng-Đế, Thiên-

Chúa, Phật Quan-Thế-Âm ... Và những kẻ đối

với Ngài có thái-độ quan-hệ đến mức nào thì

trở nên tín-đồ sùng-bái của Ngài vậy .

Sùng-bái không có gì ép-buộc, nó phải tự

nhiên không cố-gắng. Chỉ khi nào nó tự nhiên

thì mới thực là sùng-bái. Thượng-Đế không ra

lệnh cho chúng ta yêu Ngài, chúng ta yêu vì

không thể đừng được. Không những chúng ta

phải sùng bái Thượng-Đế, mà sự sùng-bái

không được quan-niệm như phương-tiện đưa

đến một cái đích. Nó phải hoàn-toàn vô-tư,

trong sạch, không chút mặc-cả bán mua, buôn

Thần bán Thánh. Chỉ bấy giờ nó mới đưa lại

phần thưởng cao-quý phong-phú nhất .

Thực có một Thượng-Đế chăng ? Làm

sao chúng ta có thể sùng-bái Thượng-Đế sau

khi đã qua tất cả công-trình tầm cứu như đã

trình-bày trên kia, sau khi đã nhận-thức rằng

Thượng-Đế, tâm-hồn cá-nhân và thế-giới

Page 140: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

138

khách-quan không có thật mà chỉ là những

biểu-hiện chủ-quan từ trong Ngã tâm-thức và

do đó xuất-hiện ra. Chúng ta đã thấy rằng ba

yếu-tố ấy hợp thành tam tài bất-phân, và chúng

ta phải bỏ đi cả ba như không có thật hay là

công-nhận như có thật cả ba. Nếu Thượng-Đế

phải là đối-tượng sùng-bái của ta thì Ngài phải

có thật, và như thế thì tâm-hồn cá-nhân và thế-

giới cũng phải đồng thời có thật .

Ngài Maharshi chứng-minh cho chúng ta

rằng chừng nào chúng ta chưa tới Nguồn, nghĩa

là chưa đạt tới trạng-thái vô-ngã, vô-tâm cá-

nhân thì lưỡng-nguyên tính vẫn còn ( thế-giới,

cá-nhân, Thượng-Đế ) dù nó có huyền-ảo mấy

đi nữa. Một hôm Ngài nói về sự sùng-bái : _

Chừng nào nó phân chia ( vibhakti ) thì phải có

sùng-bái ( Bhakti ), chừng nào có sự cách-biệt

( viyoga ) thì phải có một phương-tiện hợp-

nhất ( Yoga ), chừng nào còn lưỡng-nguyên,

lưỡng-tính đối-đãi, thì cũng có Thượng-Đế và

người tôn-thờ sùng-bái. Cả đến trong việc tầm

cứu cũng có lưỡng-tính cho đến khi nào đạt tới

Page 141: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

139

Nguồn mới hết. Khi người tín-đồ đạt tới đối-

tượng Thượng-Đế thì không còn lưỡng-tính

nhị-biên nữa, cả đến lúc ấy Thượng-Đế cũng

không khác-biệt, vì Thượng-Đế được Chân

Ngã tư duy bên trong và do Chân Ngã, đủ tỏ

rằng sự thật Ngài đồng-nhất với Chân Ngã.

Nếu người nào được lệnh chứng-minh sự sùng-

bái đối với Thượng-Đế, người ấy làm ngay

không đặt câu hỏi chi hết, thì tất cả đều tốt

lành, y sẽ tự-nhiên là một với Thượng-Đế. Một

người như thế là thành-thực phát-hiện Chân

Ngã. Nhưng có một hạng tín-đồ khác, trả lời

mệnh lệnh : " Thượng-Đế với tôi là hai. Trước

khi tôi biết được Thượng-Đế ở xa tôi, thì trước

hết tôi muốn biết Thượng-Đế gần tôi nhất, tức

là chính tôi đã. Chính đối với hạng người này

mà tôi đòi hỏi tới khoa tầm cứu. Sự thực khoa

tầm cứu ấy và khoa sùng-bái chỉ là một ."

Nhân vì lưỡng-tính còn cho tới khi người

ta đạt tới Nguồn, và cho tới đấy, người ta

không tin mình là một người, một cá-nhân, và

đối với người nào tin mình là một cá-nhân, thì

Page 142: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

140

Thượng-Đế đủ có thực để thực-hành sùng-bái.

Chính cho người ấy mà Thánh Maharshi bảo :

" Thượng-Đế cũng có thực như anh ". Điều ấy

không ảnh-hưởng gì vào chân-lý Thượng-Đế

cả. Thượng-Đế không là gì khác hơn là Chân

Ngã ở trạng-thái Vô ngã. Ngay khi người ta đạt

tới trạng-thái ấy, thì không còn cá-thể gì biệt-

lập có thể gọi là Thượng-Đế. Thượng-Đế trong

trạng-thái tinh-thần ấy không còn là Thượng-

Đế, chẳng khác gì ông quan-tòa không còn là

quan-tòa tại nhà ông nữa. Điều ấy không có gì

thay đổi đối với những ai còn lệ-thuộc vào Ngã

cá-nhân. Cái Ngã tâm-thức hay tinh-thần

( mental ego ) giới-hạn cái Ta vào một thân-thể

độc-nhất, tất cả biểu-hiện khác là Phi Ngã đối

với nó. Và cái lưỡng-tính ấy giữa một cái Ngã

và một Phi Ngã vô-hạn bắt buộc nó phải tưởng-

tượng ra một thể vũ-trụ bao-hàm lấy cả hai, và

cái thể ấy là Thượng-Đế .

Vì lý do ấy, người còn lệ thuộc vào Ngã

cá-nhân không được nói :" Tôi là Thượng-Đế ".

Giáo-lý cổ-điển bảo, người cầu tìm chân-lý là

Page 143: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

141

" Tat tvam asi " " Người là cái Ấy " " Bỉ chi

sinh đẳng ư tồn " không phải là nói cho người

lệ-thuộc vào Ngã cá-nhân. Ý-nghĩa câu Kinh

ấy là cái Chân Ngã ( Chân Nhân ) còn lại sau

khi Ngã cá-nhân đã bị diệt-trừ, Giả Ngã mất đi

thì đồng-nhất với Thượng-Đế, Thực-tại cùng

tột của vũ-trụ. Thế không có nghĩa là tâm-hồn

cá-nhân hư-ảo là Thượng-Đế, trái lại nó phải

biến đi để cho Chân Ngã, Chân Tâm là

Thượng-Đế biểu-hiện .

Vậy không có gì mâu-thuẫn giữa chân-lý

Thượng-Đế như Hiền-nhân biểu-lộ là chân-lý

tuyệt-đối của bản-thể Ngài và nhân-cách của

Thượng-Đế làm đối-tượng mục-tiêu sùng-bái.

Người phụng-thờ thực ra đứng trong vòng

tương-đối .

_ ÂN ĐIỂN .

Tuy nhiên, vì Thượng-Đế sự thực là Chân

Ngã ngự trong nội tâm của người phụng-thờ,

Ngài là nguồn của cái gọi là ân-điển, và điều

Page 144: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

142

ấy, đối với người biết Ngài là Chân Ngã, cũng

như đối với người không biết. Hậu-quả thực-tế

của ân-điển rất là trọng-đại cho nên tất cả các

tôn-giáo đều đề cao. Nếu không có ân-điển ấy

thì không có giải-thoát được. Những nỗ-lực lớn

lao của một cá-thể hữu-hạn không bao giờ tạo

sinh kết-quả vô-hạn. Người sùng-bái phụng-thờ

gọi cái ấy là ân-điển, còn triết-gia được Hiền-

nhân chỉ-dẫn gọi là năng-lực chân-lý thắng mê-

lầm, biến-hóa khí-chất .

Cũng phải chỉ-dẫn rằng, người tầm cứu

không tin vào Thượng-Đế, chuyên tâm vào

triết-học như đã trình-bày ở các Chương trên

đây, và đi đến tin-tưởng vào trạng-thái Vô Ngã

của Thánh-hiền đã vạch rõ, nhưng nó bị những

bệnh nhu-nhược và bất-hòa trong tinh-thần

cản-trở, nên có thể phải công-nhận tín-ngưỡng

vào Thượng-Đế và thực-hành sùng-bái Thượng

Đế, ngõ hầu có thể đạt được trạng-thái Vô Ngã

nhờ ân-điển của Ngài. Những tín-đồ không tin

vào khả-năng tự-lực để phát-hiện Chân Ngã có

thể trông vào tha-lực, tin vào Thưọng-Đế mà

Page 145: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

143

sùng-bái phụng-thờ ngõ hầu cầu được ân-điển

trong tinh-thần phục-tòng, nhẫn-nhục .

Sự cung hiến cốt ở một chuyển hướng

bồng bột của tư-tưởng về Thượng-Đế. Nó chỉ

có thể nẩy sinh khi nào người ta thấy hạnh-

phúc trong tư-tưởng về Thượng-Đế. Và hạnh-

phúc ấy thường khoác hình-thức Thần-hóa mà

trí nhớ làm cho sùng-bái trở nên nhiệt-thành và

tiến-bộ tâm-hồn chặt-chẽ hơn với đối-tượng

phụng-thờ. Người ta thực-nghiệm Thần-hóa

( Extase mystique ) thì trở nên một vị Thánh ;

tinh-thần của y hoàn-toàn rời khỏi các đối-

tượng đem lại thích-thú cho người thường.

Người đã được Thánh-hóa như thế, cầu-nguyện

Thượng-Đế ban cho lòng sùng-bái thâm sâu

hơn. Sự thực các vị Thánh coi sùng-bái như là

cứu-cánh tự-thân. Theo họ thì nó quý giá đến

nỗi Thượng-đế có thể ban phát rộng-rãi sự giải-

thoát, nhưng mà chỉ ban sùng-bái cho ai là đối-

tượng ân-điển của Ngài .

Page 146: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

144

Vì thế mà sùng-bái là một hình-thức xúc-

động, một cách tình cảm. Nó có nhiều trình-độ:

âm-thầm hay bồng-bột. Một vị đại Thánh cũng

là một vị Hiền-triết ; nói rằng tâm-hồn vị

Thánh ví như sông Jamuna nước chảy không

đều, còn tâm-hồn Hiền-nhân thì như sông Hằng

chảy bình-thản và trang-nghiêm. Bởi thế nên

Thánh-nhân thông-thường là các thi-sĩ và thi-ca

của các Thánh-nhân để lại qua các thời-đại rất

nhiều. Cũng như thi-ca thì truyền-nhiễm, nhiều

người trở nên người phụng-thờ sùng-bái chỉ vì

nghiện những thi-ca ấy, và sau đấy trở nên

sùng-bái điên cuồng như chỉ có thi-sĩ mới thế

thôi. Thi-ca kia đối với họ như ăn uống. Có khi

chỉ hát đến danh-hiệu Thần-linh là họ say mê

sùng-bái .

Dĩ nhiên tất cả sùng-bái không có hiệu-

năng. Một khúc ca của một vị đại Thánh-nhân,

Ngài Krishna nói Chaïtanya bảo : " Kẻ nào

khiêm-tốn hơn cả ngọn cỏ hèn, nhẫn-nại hơn cả

cái cây, không bao giờ đòi hỏi sự tôn-kính ở

người khác, mà chứng-tỏ sự tôn-kính đối với

Page 147: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

145

tất cả chúng-sinh, kẻ ấy phải được mang danh

là Thượng-Đế " .

Nhân vì người sùng-bái thờ-phụng cốt-

yếu là một thi-sĩ, nó có tất cả nhược-điểm lẫn

tất cả sức-mạnh của thi-sĩ ; nó thường phạm tội

điên cuồng, nhưng nó cũng có linh-cảm, và

như thế nó cũng có khuynh-hướng thành Hiền-

nhân kỳ lạ. Sự thực người sùng-bái thờ-phụng

vì một lý do huyền nhiệm thì rất gần Chân Ngã

và sẵn-sàng tiếp-thụ giáo-lý của Chân Ngã hơn

là người em của nó là triết-gia. Về vấn-đề này

tự nhiên có sự phân-biệt lớn giữa người bắt đầu

thờ-phụng sùng-bái với người đã tiến-bộ. Nói

chung người sùng-bái đã tiến bộ thì vượt qua

các phương-diện thấp hèn và hẹp-hòi mà người

bắt đầu làm xuyên-tạc ý-nghĩa vì thiếu kinh-

nghiệm. Nhưng thực ra thì tín-đồ có thể tùy ý

chọn lấy biểu-tượng. Kết-quả là các tôn-giáo

căn-cứ vào phụng-thờ chứa đựng những sai

lầm của tín-đồ không kinh-nghiệm. Kẻ cuồng-

tín thường gạt bỏ những trực-giác linh-cảm của

những người sùng-bái thờ-phụng " thuần thục "

Page 148: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

146

hơn, và như thế là các tôn-giáo bị xuyên-tạc,

làm chia rẽ nhân-loại hơn là hợp-nhất chúng .

_ THÁNH-NHÂN VỚI HIỀN-NHÂN .

Điều này dẫn tới sự phân-biệt chính giữa

Thánh-Nhân với Hiền-Nhân. Thánh-nhân còn

có một chút tự-ngã phải vứt đi, Hiền-nhân

không còn nữa. Vậy nên Thánh-nhân còn có

một tâm-thức ( mental ) và cố-chấp vào một

học-thuyết, còn Hiền-nhân thì không còn tâm-

thức nữa và cũng không có giáo-điều. Thánh-

nhân có thể trở nên thiện-tín và đàn-áp, nhân-

danh tôn-giáo của mình, còn Hiền-nhân không

có khả-năng. Tự-nhiên thì Hiền-nhân có thể trở

nên Thánh-nhân. Đã từng có và có thể còn có

Thánh-nhân giống như Hiền-nhân vì tinh-thần

đại-đồng và hết cuồng-tín .

Sự thực, nhà thờ-phụng không có tín-điều

nhất-định và đấy là lợi điểm cho tất cả những

người quan-hệ, nếu người sùng-bái không tự

liên-hệ vào những tín-điều nhất-định. Các tín-

Page 149: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

147

ngưỡng thật ra là phải thay đổi dần dần tùy

theo tinh-thần tinh-tiến. Một tín-điều chun giãn

sẽ vô hại, nhưng người sùng-bái thì bất-lực để

tạo nên một tín-điểu, họ phải nhờ đến sức của

Hiền-nhân, lý do là vì sự sùng-bái tự bản-chất

là thi-ca, và nó sẽ phạm vào sai lầm nguy-hiểm

khi nó đi vào văn xuôi .

Hiền-nhân có thể là một vị Thánh, nhưng

rất khó mà một vị Thánh cũng là vị Hiền.

Trong trạng-thái Vô Ngã, thực ra tiềm-tàng tất

cả mầm thiện, nhưng ai còn giữ lấy cái Ngã thì

tất nhiên còn khuyết-điểm, không hoàn-hảo.

Thánh Ramakrishna là một vị Thánh đồng thời

cũng là một vị Hiền, nhưng không mấy khi

Ngài biểu-lộ hiền-đức của mình ra. Ở nhà Hiền

núi Arunachala, chúng ta thấy trái lại, đức tính

Thánh ở Ngài thì che phủ, nhưng tiềm-tàng đầy

đủ như biểu-thị ở bài : " Ca tụng núi Aruna-

chala " .

Có trường-hợp sự sùng-bái thành-thực đã

trở nên tình-yêu tâm-linh huyền-bí, không khác

Page 150: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

148

mấy với trạng-thái Vô Ngã. Văn-chương của

Thánh Ramakrishna và tất cả thi ca sùng-bái

lưu-truyền có thể dạy chúng ta nhiều về vấn-đề

này. Thánh Maharshi chỉ-dẫn cho chúng ta sự

khác-biệt rất ít giữa vị Thánh thành-thực và

một nhà Hiền. Ngài nói : " Chính cái siêu-ngã

tốn-tại ở tại trong tim của mỗi người và của tất

cả như là ý-thức thuần-túy. Cho nên khi tim tan

vào tình-yêu, khi người ta vào tới cái lỗ hổng

trong đó nó chiếu sáng con mắt ý-thức hay

Thần-nhân mở ra và người ta thực-hiện Nó, cái

Siêu-Ngã như là Chân Ngã ". Khi nào tình-yêu

hoàn-toàn thì Thánh trở nên Hiền .

Cách-thức sùng-bái thay đổi tùy theo

trình-độ tinh-thần ( tâm thức ) của người thờ-

phụng đã đạt tới. Thánh Maharshi và Thánh

Kinh xưa chỉ-dẫn cho chúng ta hai cấp khác

nhau. Người mà tinh-thần trần-tục không thể

hiểu đủ về lý-thuyết cái giáo-lý chủ-trương

Thượng-Đế cuối cùng phải được thực-hiện như

là Chân Ngã ; họ thờ Thưọng-Đế với tinh-thần

tự phân-biệt với Thượng-Đế và thần-phục. Đối

Page 151: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

149

với họ thì Thượng-Đế là Chúa-tể đại-đồng mà

họ phải phụng-sự trung-thành để được ân-điển

của Ngài. Để có đặc-ân của Thượng-Đế, tín-đồ

thờ-phụng thực-hiện tất cả giới-điều đức-hạnh

ghi trong Kinh-Thánh và quan-niệm của y về

Thượng-Đế là nhân-cách-hóa. Y tưởng-tượng

Ngài như một bậc người tối cao-thượng. Y cố

thực-hiện tất cả việc thiện đối với tất cả chúng-

sinh, vì y tin Thượng-Đế, Chủ-tể muôn loài đòi

y điều ấy. Cái loại sùng-bái ấy tất-nhiên là vị-

kỷ, tín-đồ thờ-phụng chờ đợi một phần-thưởng

cá-nhân. Y thừa-nhận như dĩ nhiên là cá-tính

của y tiếp-tục tồn-tại mãi mãi. Cái loại sùng-bái

đem lại cho cái Ngã một đời sống mới .

Tín-đồ thuần-thục cách này cách khác thế

nào cũng đi đến nhận-thức cái tôn-giáo nhân-

cách-hóa ấy không thể là chân-lý được. Y tập

quen quan-niệm Thượng-Đế khác-biệt với

mình không phải là thực-tại mà chỉ là ảo-ảnh

bề ngoài về hình-thức. Và y biết rằng cả sự

khác-biệt ảo-ảnh ấy cũng có thể biến đi nhờ

năng-lực chắc chắn ở ân-điển của Ngài. Y

Page 152: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

150

không chút sợ-hãi, vì y không còn ý muốn bảo-

trì cá-tính mình nữa. Y tiến mau lẹ gần tới

trạng-thái Vô Ngã. Trong trường-hợp ấy, tự

nhiên ân-điển chảy dồi-dào, nhân vì cái Ngã

cá-nhân không còn cản trở dòng ân-điển ban

xuống cho y nữa .

Mục-đích của tín-đồ sùng-bái thờ-phụng

là tạo nên một quan-hệ cá-nhân giữa mình và

Chúa, để thấy Thượng-Đế trong những thị-hiện

ảo-giác, để nói và nghe Ngài nói ... Có khi ý-

muốn của y được thỏa-mãn vì y cảm thấy vui

sướng nồng-nàn. Ngài Maharshi bảo, những

hình-tướng Thượng-Đế được thấy trong những

thị-hiện kia đều thuần-túy là tinh-thần tâm-thức

không có thật, nên chúng không tồn-tại. Vậy

nên chừng nào còn di-tích vị-ngã thì chúng ta

không thấy Thượng-Đế như thực-tại. Thấy

Ngài chân-như, không là gì khác hơn là trụ tại

trong trạng-thái Vô-Ngã, trong đó chỉ cái

Chân- Ngã tồn-tại .

Page 153: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

151

" Ngã bất dĩ sở trụ nhi trụ ; bất y vô trụ

nhi trụ ; _ Vạn-Hạnh "

Tức là trụ ở siêu-ngã trên cả thân-thể vật-

lý lẫn tâm-thức tinh-thần. Vậy nên không có

khác biệt giữa mục-đích cuối cùng của tín-đồ

sùng-bái và của người tầm cứu Chân-Ngã.

Tiếng gọi của Chân-Ngã bằng cách khác nhau

đều được người yêu chân-lý và người sùng-bái

điều thiện nghe thấy cả. Nhà triết-gia nửa vời

không thừa-nhận điều ấy vì họ muốn bảo-tồn

cá-tính của mình mãi mãi. Sự mê-lầm của họ

đã được Thánh Maharshi minh-chứng khi Ngài

nói về sự phục-tòng Thượng-Đế .

Mục-đích đạt được của người tầm cứu

chân-lý theo phương-pháp của Thánh Maharshi

" Ta là Ai ? " thì tín-đồ sùng-bái cũng đạt tới

nhờ sự hàng-phục cái Ngã. Điều này sinh ra

bởi sự thấu hiểu kết-quả của cái gọi là ân-điển,

thế-lực mà Thượng-Đế hấp-dẫn tâm-hồn về

Page 154: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

152

Tự-tại. Nhà sùng-bái càng ngày càng nhận ra

cái Ngã cá-nhân là số không ( Je me réduis à

zéro _ Gandhi ) và chỉ có Thượng-Đế đáng

được cầu tìm, và người ta có thể đạt tới bằng

cách từ bỏ toàn-thể thế-giới. Sự từ bỏ xuất thế

ấy đặt nhà sùng-bái vào tình-thế sẵn sàng từ bỏ

cái Ngã .

Danh-từ ân-điển ( grâce ) dĩ nhiên không

lấy gì làm triết-lý lắm, nhưng nó chỉ-định cho

cái gì có thật và hiệu-nghiệm : chân-lý

Thượng-Đế ngay đây là Chân-Ngã. Cái chân-lý

ấy tự thực-hiện khá huyền-bí, nhưng người thờ-

phụng sùng-bái không có thể cho nó một danh-

hiệu khác hơn là " ân-điển " .

Ân-điển có ba giai-đoạn, ở bước đầu,

chân-lý cùng tột có vẻ như là Thượng-Đế xa

xôi không có khả-năng tới được. Nhờ thờ-

phụng Thượng-Đế, người ta đi tới bước thứ

hai, ở đây Thượng-Đế tự gần lại ở hình-thức

Sư-phụ, nghĩa là một nhà Hiền đắc đạo dạy cho

chúng ta biết Chân-Ngã là gì ; sự sùng-bái sư-

Page 155: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

153

phụ thay-thế cho sự thờ-phụng Thượng-Đế, và

sự thờ-phụng sùng-bái ấy biểu-hiện ân-điển tối

cao, thực-nghiệm Chân Ngã trong trạng-thái

Vô-tâm, Vô-Ngã, đấy là bước thứ ba và cuối

cùng .

Sự hàng-phục của Giả-Ngã cá-nhân là

điều-kiện cho ân-điển có thể hoàn-toàn hành-

động. Sự hàng-phục ấy có thể từng phần hay

toàn-thể, nhưng dù sao nó cũng dẫn đến sự

biến-hóa Giả-Ngã, biến-hóa khí-chất và tiên-

phong đến mức độ là tất cả sự tốt lành của

trạng-thái Vô-Ngã. Kẻ nào hàng-phục thì phải

lo sợ về những hành-động quá-khứ của mình,

xấu hay tốt ; những phản-ứng nghiệp-báo y sẽ

không cảm-thấy bất lợi cho mình, vì ân-điển sẽ

chuyển hướng chúng, khiến chúng trở thành có

lợi .

Ân-điển không phải riêng biệt, nó có tính-

cách đại-đồng, nó là năng-lực lương-thiện độc-

nhất, và tất cả, không phân-biệt riêng ai đều

tham-gia vào thiện-quả của nó. Sự hàng-phục

Page 156: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

154

của Giả-Ngã giảm đi dần hiệu-quả của sự can-

thiệp ấy, và tác-dụng của ân-điển càng thêm

hiệu-nghiệm .

Có người hỏi Thánh Maharshi, chúng tôi

phải làm gì để xứng-đáng được ân-điển ? Ngài

đáp : " Anh sẽ có đặt câu hỏi ấy không, nếu anh

không từng đã có ân-điển ? " Ân-điển có ở

bước đầu, ở giữa và lúc hết, vì ân-điển là Chân-

Ngã ( Bản lai diện mục ). Nhưng vì sự vô-minh

của chúng ta về Nó, chúng ta trông-đợi ân-điển

từ ở một người ngoài đem đến " .

Và đây, Thánh Maharshi giải-thích thế

nào là sự hàng-phục chân thật của Giả-Ngã cá-

nhân : " Tất cả điều thiết-yếu là chúng ta phải

hàng-phục cho nguồn suối tự-tính của chúng ta.

Không cần phải làm lộn-xộn thêm mà gọi cái

nguồn ấy là Thượng-Đế và giả-thiết nó ở tại

đâu bên ngoài bản-thân ta. Nguồn của chúng ta

ở tại nơi ta ( Le royaume des Cieux est en nous

_ Thiên-Chúa-giáo ) ( Gia trung hữu bảo hưu

tầm mịch _ Trần-Nhân-

Page 157: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

155

Tông ) . Và chúng ta phải tòng-phục chính cái

Nguồn ấy. Như thế là chúng ta phải tìm về

Nguồn ấy, và nhờ chính năng-lực của sự cầu

tìm chúng ta lặn vào Nó. Vấn-đề hỏi " Nguồn ở

đâu ? " chỉ có thể đặt ra nếu người ta tin rằng

Chân-Ngã khác với Nguồn. Nếu Ngã cá-nhân

chìm trong Nguồn thì không còn Ngã cá-nhân

nữa, không còn linh-hồn cá-nhân, nghĩa là

người cầu tìm chỉ còn làm một với Nguồn thôi.

Trong trường-hợp ấy còn có thể có sự hàng-

phục nào nữa ? Ai tự hàng-phục, và hàng-phục

ai ? Còn gì để hàng-phục ? Sự mất cá-tính _

nó ngay từ giờ đây không thực có _ Sự mất cá-

tính là sùng-bái, hiền-triết và là tầm cứu cầu

tìm " .

Đối với một thanh-niên đến tìm Ngài

trong trạng-thái tinh-thần hết sức vọng-động.

Maharshi, một bữa kia đã cho ta một chỉ-dẫn

thực-tập về tính-chất của sự hàng-phục của ta.

Người thanh-niên tin đã có đưọc một thị-hiện,

trong đó Thượng-Đế hứa cho y nhiều vật nếu y

tự hàng-phục hoàn-toàn. Y bảo đã hàng-phục

Page 158: RAMANA MAHARSHI SRI BHAGAVAN - Freefreephung.free.fr/.../9)TGTHRAMANAMAHARSHI.pdf · sách xưa nói rằng cái đức hiền-trí nó chữa bệnh ấy không phải bằng lý-luận

ADPH RAMANA MAHARSHI

156

rồi mà Thượng-Đế không giữ lời hứa. Và

người thanh-niên nói với Maharshi rằng :

" Ngài hãy chỉ cho tôi Thượng-Đế, tôi sẽ cắt

đầu ông ấy đi hay là chính ông ta sẽ cắt đầu

tôi ! " Nhà Hiền bảo một người đọc cho y một

lời bình-giải của ông viết bằng tiếng Tamul, và

Ngài nhận-xét như sau : " Nếu sự hàng-phục

chân-thật thì còn ai có thể nghi-ngờ việc làm

của Thượng-Đế nữa ? " Điều này đã mở mắt

cho anh chàng thanh-niên kia, y tự thú-nhận là

mình lầm và từ-biệt Thánh với tinh-thần bình-

an. Sự hàng-phục của cái Ngã cá-nhân phải thật

hoàn-toàn và không điều-kiện, ở đấy không có

sự mặc cả mua bán .

%%%%

*