s 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 bẢn tin ĐỐi thoẠi chÍnh sÁch...

17
1 & DOANH NGHIP S15 (11/01/2010 - 17/01/2010 ) Chu trách nhim ni dung PHM HOÀNG NGÂN Chu trách nhim sn xut AN THU HNG Đơn vsn xut Trung tâm Thông tin Vin Chính sách và Chiến lược PTNNNT TIN TC & SKIN Doanh nghip kiến nghnhp tôm sú nguyên liu EC htr8 hip hi doanh nghip ca Vit Nam Tng Gii thưởng Cht lượng quc gia năm 2009 cho 108 doanh nghip Nhiu doanh nghip gilđể né thuế Doanh nghip ngoi nm phn ln thphn qung cáo ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH Doanh nghip Vit Nam đầu tư chiến lược vào Campuchia Ba năm VN gia nhp WTO: Nông sn có mt chtrên sân nhà? Doanh nghip bán hàng nông thôn được htrTRIN VNG THTRƯỜNG 8.000 doanh nghip snp hsơ thuế qua mng Nhiu doanh nghip tính chuyn tăng giá bán To điu kin cho doanh nghip tiếp cn thtrường châu Âu TÌM HIU CHÍNH SÁCH Chths03/CT-BCT vTăng cường kim tra, kim soát đảm bo bình n giá c, thtrường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Dn 2010 ĐIM TIN HOT ĐỘNG ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH AGROINFO BN TIN ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH

Upload: others

Post on 28-May-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

1

& DOANH NGHIỆP

SỐ 15 (11/01/2010 - 17/01/2010)

Chịu trách nhiệm nội dung

PHẠM HOÀNG NGÂN

Chịu trách nhiệm sản xuất

AN THU HẰNG

Đơn vị sản xuất Trung tâm Thông tin

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

• TIN TỨC & SỰ KIỆN Doanh nghiệp kiến nghị nhập tôm sú nguyên liệu EC hỗ trợ 8 hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam Tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2009 cho

108 doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp giả lỗ để né thuế Doanh nghiệp ngoại nắm phần lớn thị phần quảng cáo

• ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chiến lược vào

Campuchia Ba năm VN gia nhập WTO: Nông sản có mất chỗ trên

sân nhà? Doanh nghiệp bán hàng ở nông thôn được hỗ trợ

• TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG 8.000 doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thuế qua mạng Nhiều doanh nghiệp tính chuyện tăng giá bán Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường

châu Âu

• TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH Chỉ thị số 03/CT-BCT về Tăng cường kiểm tra, kiểm

soát đảm bảo bình ổn giá cả, thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010

• ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH AGROINFO

BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Page 2: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

2

Doanh nghiệp kiến nghị nhập tôm sú nguyên liệu Ước tính, hơn 60 nhà máy chế biến tôm sú xuất

khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện

chỉ hoạt động cầm chừng.

Theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội

Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tình

trạng thiếu tôm sú nguyên liệu đã xuất hiện từ

tháng 12/2009 đến nay.

Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp đang kiến nghị

nhập tôm sú nguyên liệu từ các nước để duy trì

sản xuất, phục vụ xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hòa, Giám đốc Công ty cổ

phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu Cà Mau

(FFC) thừa nhận, tôm khan hiếm, giá tăng cao,

dù biết lỗ nhưng Công ty cũng phải mua để duy

trì sản xuất nhằm hoàn thành đơn hàng.

Ước tính, hơn 60 nhà máy chế biến tôm sú xuất

khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện

chỉ hoạt động cầm chừng, mặc dù đã chọn giải

pháp nghỉ luân phiên vẫn không đủ nguyên liệu

sản xuất để cung ứng nhu cầu thị trường.

EC hỗ trợ 8 hiệp hội doanh nghiệp của Việt

Nam

Trong khuôn khổdự án “Hỗ trợ thương mại đa

biên EU - Việt Nam” giai đoạn III, Uỷ ban châu

Âu (EC) tài trợ dự án tăng cường năng lực cho

các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam về các

chính sách và qui định thương mại với châu Âu,

do phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam

(EuroCham) thực hiện.

Sự kiện đầu tiên là hội thảo “Tăng cường năng

lực về chính sách thương mại cho các

HHDNVN” tổ chức tại TP.HCM vào ngày 15.1

nhằm giúp các hiệp hội hỗ trợ hiệu quả cho các

thành viên về các vấn đề thương mại liên quan

đến EU và trở thành một đối tác tư vấn hiệu quả

cho chính phủ Việt Nam.

EuroCham đang đánh giá nhu cầu đào tạo cho

các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam để thiết kế

chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực

tế. Tám hiệp hội được lựa chọn là đối tác chính

thức của EuroCham gồm hiệp hội Dệt may Việt

Nam (VITAS); hiệp hội Da giày, hiệp hội chế

biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP);

phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

chi nhánh TP.HCM; hiệp hội các doanh nghiệp

vừa và nhỏ Hà Nội, hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ

TP.HCM; hội doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA);

hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ (CBA).

Tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm

2009 cho 108 doanh nghiệp

Theo TTXVN, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện

Nhân vừa ký quyết định tặng Giải Vàng Chất

TIN TỨC & SỰ KIỆN

Page 3: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

3

lượng quốc gia năm 2009 cho 11 doanh nghiệp

và tặng Giải Bạc Chất lượng quốc gia cho 97

doanh nghiệp.

Giải Vàng Chất lượng quốc gia năm 2009 thuộc

về ba doanh nghiệp sản xuất lớn là Công ty Xi

măng Nghi Sơn, Công ty Cổ phần Thủy sản

Việt Thắng và Công ty Cổ phần Hữu Toàn; ba

doanh nghiệp vừa và nhỏ là Công ty Cổ phần

Thực phẩm Minh Dương, Công ty TNHH Robot

và Công ty Cổ phần Việt Vương. Về doanh

nghiệp dịch vụ: ba doanh nghiệp dịch vụ lớn là

Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận,

Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4

và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên

Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên-Huế; hai

doanh nghiệp dịch vụ nhỏ là Công ty Cổ phần

Xây lắp Điện lực Thanh Hóa và Công ty Cổ

phần Long Hậu. Giải Bạc Chất lượng quốc gia

thuộc về 37 doanh nghiệp sản xuất lớn, 38

doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp giả lỗ để né thuế

Do tình hình lạm phát giảm phát kéo dài, lãi

suất ngân hàng tăng làm nhiều doanh nghiệp

không tiếp cận được vay vốn hỗ trợ sản xuất, đã

dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp không có

khả năng nộp thuế và nợ đọng kéo dài.

Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009 của

Cục Thuế TP.HCM tại hội nghị tổng kết ngành

thuế ngày 15-1 đã thể hiện như trên.

Nhiều tổ chức, cá nhân do thiếu vốn đã chiếm

dụng tiền thuế của ngân sách nhà nước làm vốn

kinh doanh và chấp nhận bị phạt chậm nộp mức

1,5%/tháng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn kê khai

gian. Tổng cộng có 289 đơn vị khai thuế không

đúng, số tiền thuế truy thu lên đến 3,5 tỉ đồng.

Với các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, các

cơ quan thuế đã phát hiện việc khai thuế thấp,

truy thu được 30%-40% doanh thu.

Ngoài ra, theo kết quả kiểm tra 24 chi nhánh

doanh nghiệp có trụ sở đóng ngoài địa bàn quận,

huyện, tất cả các chi nhánh trên đều có sai phạm

trong khai báo doanh thu. Tổng doanh thu được

khai báo chỉ gần 22,3 tỉ đồng nhưng khi kiểm

tra thực ghi sổ sách thì đến hơn 43 tỉ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP,

đã chỉ đạo: Ngành thuế cần kiểm tra đặc biệt đối

với những doanh nghiệp kêu lỗ nhiều năm liền

nhưng vẫn mở rộng sản xuất. Bà Hồng cũng lưu

ý ngành cần phải có giải pháp giải quyết tình

trạng bán hàng không xuất hóa đơn của các

doanh nghiệp mà báo chí đã phản ánh.

Doanh nghiệp ngoại nắm phần lớn thị phần

quảng cáo

Ngày 15-1, ông Đinh Quang Ngữ, Chủ tịch

Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, cho biết doanh

nghiệp quảng cáo nước ngoài chiếm hầu hết

Page 4: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

4

trong số 1 tỉ USD doanh thu quảng cáo tại Việt

Nam.

Theo ông Ngữ, cả nước hiện có trên 5.000

doanh nghiệp quảng cáo hoạt động trên nhiều

lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy khả năng sáng tạo,

tư duy chiến lược, kinh nghiệm tổ chức các

chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp trong

nước còn kém xa doanh nghiệp nước ngoài.

Nguồn cung vật liệu cho ngành quảng cáo đều

phải nhập khẩu. Phần lớn việc thực hiện kỹ

thuật hậu kỳ phim quảng cáo đều làm ở nước

ngoài…

Từ ngày 5 đến 7-8, tại Nhà thi đấu Phú Thọ

(TP.HCM) sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế thiết bị

và công nghệ quảng cáo Việt Nam lần thứ nhất

với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp quảng

cáo lớn trong và ngoài nước. Đây cũng là dịp

gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tiếp cận công

nghệ mới trong lĩnh vực quảng cáo.

Phạt đến 500 triệu đồng doanh nghiệp gây ô

nhiễm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117 về xử lý

vi phạm phát luật trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường, theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh

dịch vụ có hành vi gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng sẽ bị xử phạt với mức tối đa là

500 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với mức

tối đa 70 triệu đồng hiện nay.

Theo nội dung nghị định mới ban hành sẽ có

hiệu lực từ ngày 1-3-2010, ngoài bị xử phạt vi

phạm hành chính, doanh nghiệp gây ô nhiễm

nghiêm trọng còn bị áp dụng một số biện pháp

xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy

chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, tạm

ngưng hoạt động sản xuất, buộc khắc phục hậu

quả, di dời đến vị trí khác xa khu dân cư hoặc bị

công khai thông tin về hành vi gây ô nhiễm trên

phương tiện thông tin đại chúng.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chiến lược vào Campuchia

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Page 5: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

5

Mở rộng đầu tư ra nước ngoài là một chủ trương lớn của Chính phủ trong thời kỳ hội nhập và phải mất

nhiều năm mới có được những bước đi ban đầu. Riêng Campuchia vừa là thị trường nhiều tiềm năng

với doanh nghiệp Việt Nam do có nhiều thuận lợi về điều kiện địa lý, có quá trình quan hệ làm ăn lâu

dài, nhưng đồng thời là thị trường chịu nhiều áp lực cạnh tranh với sự hiện diện của doanh nghiệp

Trung Quốc và Thái Lan.

Trên thị trường này, chúng ta đã có những bước đi

như thế nào?

Cho đến năm 2009 trở về trước, Viettel đã là nhà

đầu tư Việt Nam lớn nhất ở Campuchia với số vốn

đầu tư 200 triệu USD. Không một mạng điện thoại

di động nào vào lúc ấy có thể cạnh tranh với

Viettel về thị phần. Bây giờ Viettel vẫn đứng đầu

thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông ở đất nước

chùa Tháp, nhưng doanh nghiệp này không đơn

độc nữa bởi sau lưng Viettel có cả một hệ thống

hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành Việt Nam.

Chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng qua, Việt Nam

đã thể hiện một chiến lược đầu tư sâu rộng, mang

tính bài bản, liên kết và then chốt ở Campuchia

với sự tham gia của nhiều tập đoàn quốc doanh.

Cơ hội cho một trang mới trong quan hệ hợp tác

đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia đã khởi

động.

Sự ra đời của một hiệp hội

Thủ tướng Campuchia Hun Sen dự lễ khởi công Nhà máy sản xuất

phân bón của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao (tháng 12-2009)

Công ty Việt Nam xuất khẩu hàng tiêu dùng vào

Campuchia ngay từ cuối năm 2008 đã nhận ra sức

tiêu thụ của thị trường nước láng giềng này tăng

mạnh. Người dân Campuchia vốn quen sử dụng

hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, đã chuyển sang

dùng hàng Việt Nam. Dạo quanh một vòng các

cửa hàng, cửa hiệu trên các đường phố chính ở thủ

đô Phnôm Pênh dễ dàng nhìn thấy hàng Việt Nam

bày bán.

Đó cũng là thời điểm đoàn cán bộ tiền trạm của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) bắt đầu

những chuyến đi thăm dò cơ hội đầu tư ở đất nước

chùa Tháp. BIDV được chỉ đạo tìm mua một ngân

hàng Campuchia và tạo dựng cơ sở nhằm hỗ trợ

các doanh nghiệp trong nước sang đây đầu tư.

Page 6: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

6

Một thời gian ngắn sau đó, Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Campuchia, ngân hàng con 100% vốn

của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển

Campuchia (đây là công ty 100% vốn của BIDV)

ra đời với mục đích là kênh kết nối thanh toán

giữa hai nền kinh tế và hỗ trợ tài chính các công ty

Việt Nam làm ăn, đầu tư ở nước sở tại.

Chính phủ tiến thêm một bước khi ban hành công

văn số 29TTg-QHQT ngày 16-7-2009 giao cho

BIDV xây dựng đề án thành lập Hiệp hội các nhà

đầu tư Việt Nam sang Campuchia. Đích thân Bộ

Kế hoạch và Đầu tư tham gia chỉ đạo quá trình ra

đời của hiệp hội.

Trước ngày diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư của

Việt Nam vào Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh

ngày 26-12-2009, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt

Nam sang Campuchia chính thức tổ chức đại hội

nhiệm kỳ 1 với 44 thành viên doanh nghiệp và hai

cá nhân. Trong số các hội viên của Hiệp hội có

những tên tuổi lớn như Tập đoàn Dầu khí, Tập

đoàn Than - Khoáng sản, Tổng công ty Lương

thực miền Nam, Vietnam Airlines, Tổng công ty

Du lịch Sài Gòn, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao,

Hoàng Anh Gia Lai...

Tập trung vào ba mảng hoạt động chính gồm cung

cấp thông tin về các chính sách kinh tế của Nhà

nước Campuchia cũng như sự phát triển của nước

này cho các doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ liên

doanh liên kết; hỗ trợ pháp lý, tư vấn, bảo vệ

quyền lợi của hội viên, sự xuất hiện của hiệp hội

phát đi tín hiệu giai đoạn đầu tư kinh doanh lẻ tẻ,

mạnh ai nấy làm của các công ty Việt Nam vào

Campuchia đang dần kết thúc.

Ở vai trò tập hợp tiếng nói chung của giới doanh

nghiệp quan tâm đến thị trường Campuchia, đề

xuất các kiến nghị với Chính phủ hai nước, Hiệp

hội tham gia các chương trình an sinh xã hội, hỗ

trợ Việt kiều và bắt tay vào làm công trình nghiên

cứu đánh giá môi trường đầu tư nước này. Dự kiến

năm tới, số thành viên của Hiệp hội sẽ tăng lên 70

đơn vị.

Kinh tế tư nhân là đầu tàu tăng trưởng

Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó cục trưởng Cục

Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho

biết: từ năm 1989 đến nay Việt Nam đã cấp phép

đầu tư ra nước ngoài tại 50 vùng lãnh thổ với tổng

số vốn đăng ký 7 tỉ USD, trong đó vào Campuchia

là 883 triệu USD. Riêng năm 2009 Việt Nam đầu

tư vào Campuchia 400 triệu USD, chủ yếu trong

các lĩnh vực khoáng sản, cây công nghiệp, điện,

viễn thông, ngân hàng.

Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên vị trí đối tác

thương mại thứ sáu của Campuchia với kim ngạch

buôn bán hai chiều đạt 1,7 tỉ USD năm 2010. Đặc

biệt trong lĩnh vực đầu tư, năm nay vốn bình quân

một dự án của Việt Nam tại đây đã tăng từ 5,4 lên

14,2 triệu USD.

Vì sao thị trường Campuchia lại thu hút sự chú ý

của Việt Nam đến vậy? Vì Campuchia xác định rõ

kinh tế tư nhân là đầu tàu tăng trưởng. Thủ tướng

Page 7: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

7

Hun Sen khẳng định trong Hội nghị xúc tiến đầu

tư của Việt Nam vào Campuchia mới đây rằng

Chính phủ Hoàng gia là những nhà hoạch định

chiến lược, quản lý sự phát triển, đảm bảo tạo môi

trường kinh doanh tốt và nhất là đạt được sự công

bằng, ổn định, có tính dự báo đối với kinh tế tư

nhân.

Ngay từ năm 1999, Chính phủ Hoàng gia đã tổ

chức diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ và khu

vực tư nhân nhằm thông báo những ý tưởng của

chính phủ với tư nhân, đồng thời tìm hiểu, giải

quyết những tồn tại của khu vực này. Diễn đàn

diễn ra hai lần/năm dưới sự chủ trì của Thủ tướng

và các vấn đề của diễn đàn được coi là cuộc họp

mở rộng của Hội đồng Bộ trưởng. Thủ tướng Hun

Sen kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia

diễn đàn này.

Hiện tại Campuchia đang thực hiện một chính

sách kinh tế mở khá thông thoáng với tất cả các

nhà đầu tư, không phân biệt nước ngoài hay trong

nước. Họ mở cửa cả những lĩnh vực nhạy cảm như

bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng... vốn là những

lĩnh vực mà nhiều quốc gia khác yêu cầu phải có

doanh nghiệp nội địa tham gia góp vốn. Thủ tướng

Hun Sen thậm chí cam kết biến Campuchia thành

nước có môi trường kinh doanh tốt nhất khu vực

và đảm bảo với các nhà đầu tư về một môi trường

có lợi và thúc đẩy đầu tư.

Tầm nhìn không chỉ từ lợi ích kinh tế

Thủy điện, dầu khí, khai khoáng, trồng cao su là

bốn lĩnh vực được các doanh nghiệp Việt Nam

chú trọng khi đầu tư vào Campuchia. Rút kinh

nghiệm việc triển khai các dự án trồng cao su ở

Lào, các công ty Việt Nam vừa kiến nghị Chính

phủ Campuchia cho phép đưa nhân lực Việt sang

làm việc với tỷ lệ khoảng 10% người Việt trong

tổng số lao động của một dự án. Diện tích trồng

cao su, đặc biệt đất rừng dọc theo tuyến biên giới

Việt Nam - Campuchia mà phía Việt Nam đề nghị

được giao nhận thêm khoảng 300.000-500.000ha.

Sự có mặt của lao động người Việt sẽ đẩy tiến độ

trồng cao su nhanh hơn do không chỉ kỹ thuật

trồng, canh tác mà còn do khả năng tài chính của

các đơn vị Việt trả lương công nhân bằng tiền

Việt. Ở Lào việc trồng và canh tác cao su của các

công ty Việt gặp sự cạnh tranh quyết liệt của các

doanh nghiệp Trung Quốc do nước này đã chủ

động đưa nhân công sang làm việc tại chỗ, trong

khi Việt Nam thuê nhân công Lào.

Sự cạnh tranh trong thăm dò và khai thác dầu khí

ở Campuchia cũng không kém phần gay cấn từ khi

nước này phát hiện ra trữ lượng khí và dầu đáng

kể. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có

công thư giới thiệu Petro Vietnam với các bộ,

ngành Campuchia và ngày 13-11-2009 bản hợp

tác khảo sát, thăm dò dầu khí Lô 15 tại Biển Hồ

trên diện tích 6.900km2, thời hạn 30 năm với dầu

và 35 năm với khí, giữa Petro Vietnam và đối tác

nước bạn đã được ký kết.

Page 8: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

8

Trong khai khoáng, Việt Nam và Campuchia đã

liên doanh thành lập Công ty Alumina khảo sát,

thăm dò, đầu tư nhà máy sản xuất alumin trên diện

tích 1.254km2. Việt Nam cũng cam kết đẩy nhanh

tiến độ dự án thủy điện Stung Treng công suất

980MW. Trong hành trang kinh doanh ở

Campuchia, các doanh nghiệp Việt đặt lên đầu

mục tiêu “giúp bạn cũng là giúp mình”; “win-win”

(cùng có lợi, cùng thắng); và “lời hứa đi đôi với

việc làm”.

Campuchia có một vị trí chiến lược sống còn với

Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực, nhất là kinh

tế. Ở giai đoạn mới của đất nước này sau khi gia

nhập WTO, việc đầu tư vào Campuchia đòi hỏi

không chỉ khả năng tài chính, mà đi kèm là một cơ

chế linh hoạt đủ sức hỗ trợ các doanh nghiệp. Một

Hiệp định kết nối hai nền kinh tế Việt - Cam,

tương tự hiệp định Việt Nam đã ký với Singapore,

là điều doanh nhân hai nước đang chờ đợi.

Ngoài ra, nguồn tin từ giới tài chính cho biết,

Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thiết lập

Quỹ Đầu tư hải ngoại. Một sự phê chuẩn sớm để

quỹ ra đời trong quý I-2010 là cần thiết bởi đầu tư

sang các quốc gia láng giềng như Lào và

Campuchia không chỉ mang lại lợi ích thiết thực

về kinh tế, mà còn có ý nghĩa rộng lớn hơn, bảo vệ

lợi ích trong những lĩnh vực khác của Việt Nam.

Ba năm VN gia nhập WTO: Nông sản có mất chỗ trên sân nhà? Ngày 11-1, đánh dấu ba năm VN là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bài học nào đã

được rút ra sau khoảng thời gian này? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Quang Diệu - chuyên gia nông

nghiệp, Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) - cho biết:

- Có thể nói tác động của WTO đối với VN không

quá rõ rệt trong thời gian qua, chính bởi vì nó bị lu

mờ trước tác động của khủng hoảng tài chính. Tuy

vậy, cuộc khủng hoảng vừa qua cũng đem lại

những bài học bổ ích, đòi hỏi chúng ta phải thay

đổi để hội nhập tốt hơn.

Thứ nhất, chính khủng hoảng đã làm lộ rõ nhất

những yếu kém của nền kinh tế và những ngành

hàng VN như sức cạnh tranh của hàng Việt, khả

năng đáp ứng và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật

(SPS) trong xuất nhập khẩu hàng hóa, năng lực

của các cơ quan trong việc kiểm soát hàng nhập

khẩu đảm bảo sức khỏe cho người dân như thịt,

rau quả...

Thứ hai, khủng hoảng như một cảnh báo sớm đối

với quá trình hội nhập. Những khó khăn này

không xảy ra bây giờ cũng sẽ xảy ra trong tương

lai. Sau khi giảm thuế, các nước dựng lên nhiều

hàng rào kỹ thuật ngăn chặn hàng nhập khẩu để

kích thích sản xuất trong nước.

Page 9: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

9

* Do việc cắt giảm thuế đột ngột và thiếu hàng

rào kỹ thuật đã khiến thịt nhập khẩu ồ ạt tràn vào

VN trong năm 2009 làm ảnh hưởng đến sản xuất

trong nước, theo ông đây có phải là một ví dụ cho

thấy việc chuẩn bị quá trình hội nhập của chúng

ta chưa tốt?

- Năm 2007, 2008 VN đã thực hiện cắt giảm thuế

suất thuế nhập khẩu thịt cao hơn cả mức cam kết

và nhanh hơn mức cam kết theo lộ trình, cho dù

trước đó khi đàm phán VN đã nỗ lực để nâng được

mức thuế suất lên cao hơn cho nhóm mặt hàng này

nhằm bảo hộ ngành chăn nuôi trong nước.

Có thể giải thích điều này vì chúng ta phải bảo

đảm nguồn cung thịt và thực phẩm cho nhu cầu

tiêu dùng trong nước, được dự đoán sẽ bị ảnh

hưởng nặng nề bởi đợt rét đậm, rét hại cuối năm

2007 và đầu năm 2008 cũng như kiềm chế lạm

phát.

Tuy nhiên, ngay sau khi thuế nhập khẩu giảm,

lượng nhập khẩu các sản phẩm thịt gia cầm của

VN đã tăng mạnh và gây áp lực mạnh lên ngành

chăn nuôi trong nước, trong đó chủ yếu là các hộ

gia đình, trang trại chăn nuôi gia cầm ở khu vực

nông thôn.

Chỉ đến khi báo chí lên tiếng thì cơ quan chức

năng mới vội vàng điều chỉnh thuế. Hậu quả của

chính sách này là nhiều người nuôi gà phá sản,

trong khi người tiêu dùng phải sử dụng thịt đông

lạnh kém chất lượng. Qua sự việc này cho thấy

các cơ quan nhà nước khá lúng túng trong hội

nhập, cả về chính sách điều chỉnh thuế lẫn xây

dựng các hàng rào kỹ thuật.

* Ở một số lĩnh vực khác mà sản xuất trong nước

cũng có thế mạnh như quần áo, giày dép, thực

phẩm... hàng ngoại được nhập về ồ ạt và chúng ta

chỉ “giật mình” khi có thông tin quần áo nhiễm

chất độc hại?

- Đây là một thực tế cho thấy VN vẫn chưa chuẩn

bị tốt nhất cho quá trình hội nhập. Trong những

năm qua, hàng xuất khẩu của VN luôn bị tác động

bởi các hàng rào phi thuế của các nước, nhưng

ngược lại ở trong nước chúng ta có quá ít tiêu

chuẩn kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu và kiểm soát

chất lượng hàng nhập vào VN.

Tôi nghĩ khi gia nhập WTO, nhiều người tiêu

dùng kỳ vọng sẽ có cơ hội được tiếp cận và sử

dụng nhiều mặt hàng giá rẻ hơn, nhưng điều đó

không có nghĩa là chất lượng hàng không thể kiểm

soát được. Chính vì vậy, việc rà soát và xây dựng

các hàng rào kỹ thuật đối với nhiều ngành hàng

hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm bảo vệ người

tiêu dùng đồng thời bảo vệ nền sản xuất trong

nước.

Page 10: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

10

Lo ngại nhiều mặt hàng nông sản sẽ mất chỗ đứng trên thị

trường khi VN tiếp tục mở cửa hệ thống phân phối

* Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc thị

trường xuất khẩu được rộng mở. Nhìn ở góc độ

các mặt hàng nông sản xuất khẩu, ông nhận xét

như thế nào về việc tận dụng cơ hội này?

- Chưa có bằng chứng cho thấy tăng trưởng xuất

khẩu trong các năm qua là do chúng ta tận dụng

được những ưu đãi mà việc gia nhập WTO đem

lại. Xuất khẩu nông sản tăng trong năm 2008 chủ

yếu do sốt giá. Năm 2009 nhiều doanh nghiệp có

thêm các thị trường mới là do chịu áp lực bán

hàng nhiều hơn là tận dụng cơ hội giảm thuế hay

mở cửa của các thị trường.

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn làm theo quán

tính, chưa tận dụng được cơ hội từ WTO đem lại.

Lý do vì họ thiếu thông tin. Thời gian qua Chính

phủ cũng như báo chí thường đưa thông tin cam

kết của VN với nước ngoài nhưng không đưa các

cam kết của các nước khác với VN.

Chúng tôi đã tiếp xúc với một số doanh nghiệp

xuất khẩu chè sang Trung Đông. Họ nói nếu biết

là theo cam kết WTO, các thị trường này giảm

thuế nhập khẩu hàng từ VN thì họ đã đưa vào

trong việc thương thuyết hợp đồng. Điều đó cho

thấy thông tin đến với doanh nghiệp vẫn còn rất

nhiều hạn chế.

Trong cuộc họp đánh giá ba năm VN gia nhập

WTO mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ

Huy Hoàng cho biết chỉ 20% doanh nghiệp tận

dụng được lợi thế về thuế quan, xuất xứ hàng hóa.

* Theo lộ trình, thời gian tới VN sẽ tiếp tục mở

cửa thị trường bán lẻ, theo ông ngành nông sản

trong nước sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi các

nhà phân phối nước ngoài bước vào lĩnh vực này?

- Khi gia nhập WTO, người ta hi vọng việc giảm

thuế sẽ làm giảm giá một số sản phẩm, đặc biệt là

thực phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng VN vẫn

phải chịu một mức giá cao trong thời gian qua.

Thể hiện rõ nhất là việc giảm thuế ngành sữa và

các sản phẩm từ sữa.

Các thị trường như New Zealand, Hoa Kỳ, Úc, Hà

Lan đã tận dụng được cơ hội cắt giảm thuế quan

của VN theo cam kết để tăng giá trị xuất khẩu của

họ vào thị trường VN, nhưng ngược lại giá bán

trong nước vẫn liên tục bị đẩy lên cao.

Điều đáng lo ngại là khi mở cửa cho các hệ thống

bán lẻ thì họ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh ngành

hàng này do tiềm lực tài chính mạnh mẽ và kỹ

Page 11: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

11

năng quản lý cao. Kết hợp với việc giảm thuế

nhập khẩu, các nhà bán lẻ sẽ đưa nông sản từ bên

ngoài vào thay vì lựa chọn hàng trong nước nếu

thấy lợi hơn.

Còn ngay tại các siêu thị VN hiện tại, nông sản

trong nước cũng quá khó để chen chân vào. Nếu

không nhanh chóng đổi mới phương thức sản xuất,

nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu thì

khi các nhà bán lẻ nước ngoài đã đủ mạnh, nông

sản VN sẽ mất chỗ đứng ngay chính sân nhà mình.

* Xin cảm ơn ông.

Doanh nghiệp bán hàng ở nông thôn được hỗ trợ

Năm 2010, chủ trương của Chính phủ là ngoài việc ngân sách Trung ương chi tiền hỗ trợ doanh nghiệp

(DN) Việt trên phương diện truyền thông, với nhóm các doanh nghiệp: dệt may, da giày... còn được hỗ

trợ về thông tin.

Cụ thể, Chính phủ chi tiền để thực hiện khảo sát

thị trường, cung cấp cho các DN về thói quen tiêu

dùng của người ở nông thôn ra sao, thích mua

hàng ở đâu, chủng loại, chất lượng và giá cả ra

sao... Quan điểm của Chính phủ là chỉ hỗ trợ DN

về thông tin. Đây là vấn đề mà các DN nhỏ và vừa

của ta không có điều kiện làm. Việc hỗ trợ như

vậy cũng không trái với những quy định của

WTO.

Thưa ông, những DN nào được tham gia những

chuyến bán hàng về nông thôn? Khi DN tham gia

thì được hỗ trợ những gì?

Với những chuyến bán hàng về nông thôn, miền

núi do nhà nước tổ chức thì Nhà nước sẽ hỗ trợ

DN toàn bộ chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Còn DN muốn tham gia thì điều kiện cũng rất đơn

giản: phải là DN sản xuất hàng Việt, hàng hóa

phải đảm bảo chất lượng. Nếu là hàng thực phẩm

thì phải có giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh

thực phẩm...

Tuy nhiên, ở đây nhà

nước chỉ tổ chức điểm

một số chuyến bán hàng

có tính định hướng thôi,

còn thực tế phần lớn là

thực hiện xã hội hóa:

Hiệp hội ngành hàng và

DN tự bỏ tiền ra làm.

Ngoài hỗ trợ gián tiếp, Chính phủ có hỗ trợ DN

chi phí xây dựng thương hiệu?

Ông Võ Văn Quyền

Page 12: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

12

Cái này theo tôi được biết thì Bộ Công Thương đã

giao cho Cục Xúc tiến Thương mại để thực hiện

chương trình xây dựng thương hiệu Quốc gia.

Về phía xúc tiến thương mại trong nước, trong

năm nay, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức một số

chương trình, hội chợ về sản phẩm làng nghề và

nông sản, để giúp những DN này giới thiệu, bán

sản phẩm.

8.000 doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thuế qua

mạng

Tổng Cục thuế cho biết việc nộp hồ sơ khai thuế

qua mạng trong năm 2009 đã giúp doanh nghiệp

giảm chi phí, thời gian và nhân lực.

Theo Tổng Cục thuế, trong năm 2010, sẽ có

8.000 doanh nghiệp tham gia nộp hồ sơ thuế qua

mạng.

Các doanh nghiệp tham gia thực hiện chương

trình này ở 10 địa phương là Hà Nội, Thành phố

Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu,

Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Khánh Hòa,

Đồng Nai và Bình Dương.

Trong số đó, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

là hai địa phương có số lượng doanh nghiệp tham

gia nhiều nhất với 3.000 doanh nghiệp tham gia,

tiếp theo là Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu có 400

đơn vị tham gia.

Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, ngành thuế

từng bước hoàn thiện, khắc phục các lỗi ứng dụng

của hệ thống phần mềm nộp hồ sơ khai thuế qua

mạng hiện thời. Đơn vị cũng xây dựng tiêu chuẩn

cho phép kết nối được với đại lý thuế cung cấp

dịch vụ kê khai qua mạng.

Tổng Cục thuế cho biết việc nộp hồ sơ khai thuế

qua mạng trong năm 2009 đã giúp doanh nghiệp

giảm chi phí, thời gian và nhân lực.

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ không phải in tờ

khai và bảng kê bằng giấy, giảm nhân lực, chi phí

lưu trữ và thời gian đi lại. Cơ quan thuế còn giảm

thời gian tiếp nhận tờ khai, việc xử lý hồ sơ cũng

thuận tiện.

Năm 2009, đã có 435 doanh nghiệp được cung

cấp tài khoản sử dụng dịch vụ nộp hồ sơ khai

thuế qua mạng. Trong đó có 39 doanh nghiệp nhà

nước, 118 doanh nghiệp cổ phần, công ty trách

nhiệm hữu hạn, 108 doanh nghiệp liên doanh

nước ngoài, 62 doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác.

Tổng số tờ khai đã nộp qua mạng là 2.108 tờ. Các

loại tờ khai chủ yếu là giá trị gia tăng, thu nhập

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Page 13: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

13

doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên, thu

nhập cá nhân, tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài.

Trong đó, số tờ khai nộp của các doanh nghiệp

thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

chiếm trên 85% tổng số toàn bộ tờ khai.

Nhiều doanh nghiệp tính chuyện tăng giá bán

Thời gian dự kiến tăng giá bán vào khoảng đầu

quý 2 tới với mức tăng từ 5-15%.

Dưới sức ép của việc tăng giá nhiều loại nguyên

liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp sản xuất các

mặt hàng thiết yếu đang tính chuyện tăng giá bán

sản phẩm.

Các doanh nghiệp cho biết việc tăng giá bán là

điều không thể tránh khỏi dù đã chấp nhận giảm

lợi nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Vấn

đề là phải tính toán thời điểm và mức tăng để

không gây khó khăn cho người tiêu dùng.

Sức ép từ điện, nước, nguyên liệu

Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng quản trị

Công ty Giấy Sài Gòn, cho biết biến động tỷ giá

giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam đã làm

tăng khoảng 2% giá nguyên liệu nhập khẩu trong

thời gian vừa qua. Hiện tại, Công ty Giấy Sài

Gòn nhập khẩu khoảng 10% giấy nguyên liệu

phục vụ sản xuất. “Đây là tỷ lệ đã được điều

chỉnh sau khi có những biến động về tỷ giá. Thời

điểm một hai năm trước, tỷ lệ này phải ở mức

khoảng 30%”, ông Vị nói thêm.

Cũng theo ông Vị, bên cạnh sức ép về tỷ giá,

ngành sản xuất giấy với đặc trưng sử dụng nhiều

nước, điện nên cũng sẽ chịu tác động mạnh của

việc tăng giá của hai mặt hàng này. Ông tính

toán: “Giá điện, nước tăng trung bình 7%, giá

thành đơn vị sản phẩm giấy cũng sẽ tăng thêm

gần 1%. Con số này xét trên từng đơn vị sản

phẩm là nhỏ nhưng với chi phí sản xuất của toàn

công ty sẽ rất lớn, phải tính bằng tiền tỉ”.

Theo tính toán của ông Phan Văn Thiện, Phó tổng

giám đốc Công ty cổ phần Bibica, tổng chi phí

sản xuất tại đây đang tăng 5-7% so với trước.

“Giá mua sữa, hương liệu, phụ gia tại thị trường

nước ngoài tăng, cùng với việc tỷ giá biến động

đã làm tăng 20% giá nguyên liệu nhập khẩu.

Trong khi đó, chi phí điện toàn công ty và nhà

máy tăng thêm khoảng 200 triệu đồng mỗi

tháng”, ông Thiện nói.

Ở ngành may mặc, nhiều doanh nghiệp cho biết,

từ đầu tháng 3 giá vải do các công ty trong nước

cung cấp cũng như vải nhập ngoại đều tăng 10-

20%, cộng với các yếu tố khác như điện, nước,

lương nhân viên đều tăng đã khiến giá thành sản

phẩm tăng 15- 25%. “Chưa hết, chính các siêu thị

lấy hàng cũng đang đòi tăng chiết khấu lên 1-

1,5% vì các lý do chi phí điện, nước, lương nhân

viên tăng”, một nhà sản xuất chuyên cung cấp

hàng quần áo công sở cho siêu thị nói.

Giảm lãi, tiết kiệm nhưng vẫn phải tăng giá

Page 14: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

14

Các doanh nghiệp khẳng định, việc tăng giá bán

là điều không thể tránh khỏi dù đã chấp nhận

giảm lợi nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí sản

xuất. Vấn đề là phải tính toán thời điểm và mức

tăng để không gây sốc đối với người tiêu dùng.

Ông Thiện của Bibica cho hay, việc điều chỉnh

quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí điện, nước…

hiện đã được tăng cường tại các nhà máy nhưng

chỉ mới giảm được khoảng 2-3% giá thành,

không đủ bù vào tổng mức tăng. "Biết là sẽ giảm

sức mua, nhất là đang mùa thấp điểm như hiện

nay nhưng chúng tôi phải điều chỉnh giá bán, dự

kiến vào đầu quý 2 với mức tăng 5%”, ông Thiện

nói.

Theo ông Nguyễn Hữu Toàn, phụ trách nhãn

hàng thời trang công sở Sanding, trong tình thế

này doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lãi, đưa ra

mức tăng giá vừa phải để người tiêu dùng chấp

nhận được chứ không thể tăng tương đương như

mức tăng của giá thành. “Chiếc ví của người tiêu

dùng đang bị xẻ nhỏ cho nhiều khoản chi tiêu,

trong đó phần cho điện, nước, lương thực-thực

phẩm đang tăng lên. Điều đó cũng có nghĩa là

nhu cầu mua sắm quần áo sẽ bị xếp sau nhiều thứ

khác. Nếu tăng giá cao, người tiêu dùng hạn chế

mua sắm thì hệ quả tất yếu là doanh số giảm. Lúc

đó lại thêm một áp lực nữa”, ông Toàn phân tích.

Theo dự kiến, mức tăng ở Sanding là 10-15% và

bắt đầu áp dụng từ đầu tháng 4.

Đại diện Công ty Giấy Sài Gòn khẳng định, trong

ngắn hạn chưa có kế hoạch tăng giá nhằm giữ

chân người tiêu dùng giữa lúc họ đang chịu quá

nhiều tác động khác. "Tuy nhiên, việc tăng giá

chắc chắn là không tránh khỏi và dự kiến sẽ vào

khoảng giữa năm nay", ông Vị cho biết.

Theo nhận định của ông Lý Trường Chiến, Chủ

tịch Trí Tri Corp, chuyên gia tư vấn tái cấu trúc

và quản trị chiến lược phát triển doanh nghiệp, xu

hướng tăng giá của các mặt hàng trong năm nay

sẽ không quá tập trung mà dàn trải. Hàng nội hóa

và hàng tiêu dùng nhanh sẽ tăng trong khoảng

quý 1 và 2, trong khi hàng nhập khẩu nhiều khả

năng sẽ tăng tính thích ứng bằng cách điều chỉnh

theo cơ chế linh hoạt theo tỷ giá ngoại tệ. Vào

quý 3 và đặc biệt quý 4, giá có tăng lần 2 hay

không còn phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ và cán

cân cung cầu cho từng nhóm mặt hàng. Tính trọn

năm 2010 mặt bằng giá sẽ tăng xấp xỉ 10%.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị

trường châu Âu

Ngày 17/3, tại diễn đàn “Hỗ trợ thương mại Việt

Nam - Phần Lan” Thứ trưởng Bộ Công thương

Lê Danh Vĩnh khẳng định các cơ chế pháp lý và

công cụ hỗ trợ của chính phủ Phần Lan sẽ ngày

càng tốt hơn để giúp chuyển tiếp nền kinh tế Việt

Nam thành nền kinh tế thị trường đầy đủ. Bộ

Công thương khuyến khích và sẵn sàng hỗ trợ các

doanh nghiệp Phần Lan tham gia đầu tư vào các

dự án công nghiệp tại Việt Nam.

Page 15: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

15

Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, ông Pekka

Hyvone, khẳng định Phần Lan sẽ cung cấp nhiều

biện pháp hỗ trợ thiết thực cho Việt Nam thông

qua các dự án.

Chỉ thị số 03/CT-BCT về Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo bình ổn giá cả, thị trường

trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010

Thực hiện Chỉ thị số 2008/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về

tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết

Nguyên đán Canh Dần 2010, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCT ngày 19 tháng 10 năm 2009

của Bộ Công Thương về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần năm 2010, Bộ trưởng Bộ

Công Thương yêu cầu các Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng các Chi cục Quản lý thị

trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện gấp các công việc sau:

1. Các Sở Công Thương:

- Tiến hành rà soát, kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp được phân công tham gia dự trữ hàng

hóa phục vụ Tết về tiến độ thực hiện, số lượng hàng hoá thiết yếu cần dự trữ, nhất là các mặt hàng

lương thực, thực phẩm, đảm bảo khối lượng, chất lượng để phục vụ nhân dân trên địa bàn với giá

hợp lý, góp phần bình ổn thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

- Nắm rõ tình hình giá cả, diễn biến cung cầu thị trường hàng hoá trên địa bàn, đặc biệt là các

địa bàn trọng điểm, kịp thời có biện pháp điều chuyển hàng hoá đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa,

không để xảy ra tình trạng khan hiếm.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trên địa bàn thực hiện tốt

công tác thông tin, tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp hiểu rõ và ủng hộ các chủ trương,

giải pháp của Đảng và nhà nước, về thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước, bình ổn giá cả, thị

trường; yêu cầu các hộ kinh doanh cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, không tăng giá

nếu không có lý do xác đáng, không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng; kịp

thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi tung

thất thiệt làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh thị trường và tâm lý người tiêu dùng.

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH

Page 16: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

16

2. Lực lượng Quản lý thị trường:

- Tăng cường kiểm tra các đối tượng kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các chợ, nơi tập

trung và phát luồng hàng hoá, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, quầy hàng bán lẻ cũng như

các địa điểm kinh doanh trong việc tuân thủ các quy định về giá, đặc biệt là đối với các mặt hàng

tiêu dùng thiết yếu của nhân dân như thực phẩm tươi sống, gạo, rau củ quả, thịt, cá, thực phẩm chế

biến (rượu, bia, nước giải khát, sữa, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh), xăng dầu, gas…

ngăn chặn việc lợi dụng để nâng giá nhằm mục đích trục lợi, ngăn chặn việc đầu cơ găm hàng, tăng

giá bất hợp pháp.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại địa phương như Công an, Bộ đội biên

phòng, Y tế, Thanh tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn bán hàng cấm,

hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận trong đo lường đo lường, chất lượng; tập trung kiểm tra kiểm soát

công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực

phẩm. Các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra kiểm soát hoá đơn chứng từ theo quy định tại Thông tư liên tịch số

12/2007/TT-BTC-BTM-BCA ngày 28 tháng 02 năm 2007 về việc hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng

từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường, tránh tình trạng lợi dụng để vận chuyển

hàng lậu, hàng giả.

- Tập trung kiểm tra, kiểm soát các hành vi lợi dụng để đưa hàng nhập lậu, hàng giả, hàng

kém chất lượng vào tiêu thụ trong các hội chợ, đợt bán hàng do các tổ chức và doanh nghiệp thực

hiện (tuần hàng Việt Nam, Tháng hàng Việt Nam, các phiên chợ lưu động…), thực hiện tốt cuộc vận

động về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Yêu cầu các Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên báo cáo diễn biến

tình hình, nhất là những vấn đề nổi cộm trên địa bàn về Bộ Công Thương (Cục Quản lý thị trường –

91 Đinh Tiên Hoàng - Điện thoại: 04.38255834 – Fax: 04.39342726 – Email: [email protected]; Vụ

Thị trường trong nước – 54 Hai Bà Trưng – Fax: 04.2205510 – Email: [email protected]) để Bộ

có hướng xử lý kịp thời./.

BỘ TRƯỞNG Vũ Huy Hoàng

(Đã ký)

Page 17: S 15 (11/01/2010 - 17/01/2010 BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ...agro.gov.vn/images/2010/05/BAN TIN DOI THOAI CHINH SACH DN SO 15.pdf · 1 u ki AGROINFO & DOANH NGHIỆP SỐ

17

Danh mục phát hành Bản tin Đối thoại chính sách và DN

I. Nhóm hỗ trợ phát triển quốc tế (ISG) của bộ nông nghiệp 1. TS. Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Chủ tịch Ban điều hành ISG

2. TS. Lê Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN và PTNT; Phó Chủ tịch Ban

điều hành

3. Ông Lã Văn Lý, Cục trưởng Cục Hợp tác xã và PTNT, Bộ NN và PTNT

4. Ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Kế hoạch, Bộ NN và PTNT

5. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT

6. Ông Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT

7. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT

8. Ông Phạm Xuân Sử, Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Bộ NN và PTNT

9. Ông Vũ Trọng Hà , Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN và PTNT

10. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Cán bộ xây dựng chính sách, Văn phòng liên lạc IFAD

11. Ông Nguyễn Văn Thân, Q.Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ NN và PTNT

12. Ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ NN và PTNT

13. Ông Đào Quang Thu, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

14. Bà Nguyễn Hồng Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính

II. Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) 1. TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD

2. TS. Nguyễn Đình Long, Viện phó IPSARD,

3. TS. Dương Ngọc Thí, Viện phó IPSARD

4. Các phòng ban/đơn vị trực thuộc IPSARD

III. Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha 1. Ban quản lý dự án Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs- Tây Ban Nha

IV. Các hiệp hội 1. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (varisme)

2. Hiệp hội DN NVV Việt Nam (vinasme)

3. Hiệp hội ngành hàng (cà phê, hồ tiêu, thủy sản, chăn nuôi, lương thực,…)

4. Hiệp hội làng nghề

V. Doanh nghiệp (đối tác thông tin của AGROINFO và các Doanh nghiệp có quan tâm) VI. Các đối tác khác có liên quan trong nội dung bản tin