sỐ 15 thÁng 01/2013 - gemadept.com.vn estate... · một điểm đáng lưu ý là không...

14
SỐ 16 THÁNG 02/2013

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 15 –THÁNG 01/2013

SỐ 16 –THÁNG 02/2013

14

2

Văn phòng cho thuê

Khách sạn

Mặt bằng Bán lẻ

Căn hộ dịch vụ

Tác động đến các Dự

án

BĐS của GMD

CHUYÊN SAN BẤT ĐỘNG SẢN

14

3

Thị trƣờng văn phòng 2013: Tỷ lệ trống tăng, giá thuê giảm

(05/01/2013)

Nguồn cung mới tiếp tục tăng mạnh, tỷ lệ trống tăng và giá thuê giảm là xu

hƣớng đƣợc dự báo cho thị trƣờng văn phòng năm 2013.

Thị trường văn phòng cho thuê được ghi nhận là cung vượt cầu nên dẫn đến tỷ lệ

trống ở một số tòa nhà văn phòng mới đi vào hoạt động có tỷ lệ trống khá cao

trong năm vừa qua. Tuy nhiên, sau hơn một năm tỷ lệ lập đầy của một số tòa nhà

lớn tại Tp.HCM và Hà Nội cũng đang dần được cải thiện, với tỷ lệ lấp đầy tăng

thêm khoảng 20-30%.

Nguồn cung lớn

Theo số liệu từ một số đơn vị tư vấn, tổng nguồn cung văn phòng tại Tp.HCM

hiện nay vào khoảng trên 1 triệu m2 sàn, với tỷ lệ trống trung bình của toàn thị

trường khoảng 13% tương đương với tổng diện tích trống vào khoảng

150.000m2 sàn. Dự báo đến năm 2015, tổng diện tích sàn văn phòng cho thuê có

thể tăng thêm gần 1 triệu m2 sàn nữa.

Theo số liệu thống kê của công ty Knight Frank, tổng nguồn cung tại Tp.HCM

hiện tại đạt mức khoảng 1,3 triệu m2, trong đó Hạng B chiếm 48%, Hạng A

chiếm 10% và Hạng C chiếm 42% tổng nguồn cung. Nguồn cung hiện tại đã tăng

khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo nguồn cung văn phòng tại Tp.HCM đến năm 2015 (CBRE)

VĂN PHÒNG CHO THUÊ

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG

14

4

Khách sạn cao cấp: Nội thách thức ngoại!

(22/01/2013)

Trong khi nhiều ông chủ ngoại rao bán

khách sạn, thì không ít đại gia Việt vẫn đổ

tiền vào lĩnh vực này và đang có những

chiêu thức kinh doanh khiến các đối thủ

nƣớc ngoài kiêng nể.

Trong khi nhà đầu tư nội đang gặt hái được

những thành công trong lĩnh vực kinh doanh

khách sạn cao cấp, thì thời gian gần đây, phân

khúc này lại chứng kiến sự thoái lui của nhiều

nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như việc Tập

đoàn Daewoo bán lại 70% cổ phần tại Khách

sạn Daewoo Hà Nội cho đối tác nội trong liên

doanh là Hanel, VinaCapital rao bán 50% cổ

phần tại Khách sạn Metropole (Hà Nội), cũng chính tập đoàn này bán toàn bộ phần vốn góp tại Khách sạn

Hilton (Hà Nội)… Trong đó, đa số các giao dịch mua khách sạn trên được thực hiện bởi nhà đầu tư trong

nước, như Sovico mua lại cổ phần tại hệ thống Khách sạn Furama, BRG mua cổ phần tại Khách sạn Hilton,

Hanel mua cổ phần tại Daewoo…

Việc thiếu bóng nhà đầu tư ngoại trong các giao dịch mua khách sạn cao cấp thời gian qua không hẳn do

khối này hạn chế về năng lực tài chính, mà lý do chính theo ông Gregory Crovo, Luật sư Công ty Kelvin

Chia Partnership, là quá trình xét duyệt hồ sơ cấp phép cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường

phức tạp hơn nhà đầu tư trong nước, nhất là những giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như lĩnh vực

khách sạn.

Một điểm đáng lưu ý là không phải đại gia nào mua cổ phần trong các thương vụ chào bán liên quan đến

khách sạn cũng nhằm mục đích kinh doanh và trụ lại trong lĩnh vực này. Rất nhiều thương vụ mà bên mua

chỉ nhằm mục đích trung gian kiếm lời, bởi những lô đất xây dựng khách sạn đều ở các vị trí đắc địa và rất

có thể được chuyển đổi công năng sau thời gian khai thác khác dài.

Cũng có nhiều thương vụ, do một lý do nào đó, bên mua chưa thể chuyển nhượng được cho khách khác đã

phải tạm thời tham gia điều hành, vận hành khách sạn. Tuy nhiên, sự không chuyên nghiệp hoặc không tâm

huyết đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và chất lượng dịch vụ của loại hình kinh doanh đặc biệt này. Đã

xuất hiện những lời phàn nàn về chất lượng của một khách sạn 5 sao tại Hà Nội khi ông chủ mới tiếp quản và

tham gia điều hành.

Dù do yếu tố khách quan hay chủ quan, sự thoái lui của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh

khách sạn cao cấp thời gian qua cho thấy những khó khăn thực sự của phân khúc này.

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG

BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH

14

5

Được ưu tiên ở những vị trí đất vàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, vào Việt Nam dưới hình

thức chủ yếu là liên doanh (phía Việt Nam góp đất, phía nước ngoài góp vốn xây dựng), nhưng đóng góp cho

ngân sách của các khách sạn này rất khiêm tốn, vì chủ yếu kết quả kinh doanh lỗ.

Nếu như trước kia, nói đến khách sạn hạng sang, phần lớn phải đề cập đến những tên tuổi nước ngoài, thì nay

nhiều thương hiệu khách sạn 5 sao do các ông chủ Việt Nam sở hữu đã cạnh tranh ngang ngửa, thậm chí có

phần vượt trội so với các nhà đầu tư ngoại. Tới đây, thị trường sẽ còn được chứng kiến nhiều chiêu thức kinh

doanh thú vị khác khi một loạt dự án của các nhà đầu tư Việt Nam nhập cuộc như Công ty Tư nhân Xây

dựng Lai Châu, Tập đoàn Bim Group…

Thống kê thị trường khách sạn Q.4/ 2013 (CBRE)

14

6

'Đại gia' ngoại lấn át trên thị trƣờng bán lẻ

(25/02/2013)

Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nƣớc ngoài đang nhắm đến Việt Nam nhƣ một thị trƣờng

tiềm năng.

Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả

nước đạt trên 2.342 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011. Tháng 1/2012, chỉ số này đã tăng 8,1% so với

cùng kỳ, đạt 209,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn còn sức hấp dẫn rất lớn. Tuy

nhiên, thị trường vẫn chủ yếu nằm trong tay các đại gia ngoại.

Thị trường Việt Nam hiện có khoảng 130 trung tâm thương mại, 700 siêu thị, hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi. Có

tên tuổi lớn trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang có đến 21 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,

trong khi các doanh nghiệp Việt Nam tuy có số lượng đông đảo nhưng để lại dấu ấn không nhiều.

Trước sự co hẹp của một số doanh nghiệp trong nước, nhiều đại gia nước ngoài đã nhanh chóng mở rộng để

chiếm lĩnh thị phần. Có thể điểm qua một số tên tuổi nước ngoài đã rất thành công ở thị trường Việt Nam

như Metro Cash & Carry (Đức), nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh

bán lẻ ở Việt Nam từ năm 2001, Casino Group (Pháp), nhà bán lẻ hàng đầu thế giới với thương hiệu Big C,

Lion Group (Malaysia) được biết đến với thương hiệu trung tâm thương mại cao cấp Parkson với 7 chi nhánh

và đang tiếp tục mở rộng, Tập đoàn Circle K (mỸ) chỉ mới hoạt động hơn 2 năm trên thị trường bán lẻ Việt

Nam nhưng đã phát triển hệ thống phân phối với hơn 20 cửa hàng tiện dụng.

Ngoài ra còn nhiều tên tuổi nổi tiếng khác như Zen Plaza, Family Mart, Ministop (Nhật), Diamond Plaza,

Lotte Mart (Hàn Quốc), Dairy Farm (Hồng Công), Gouco Group (Hà Lan)… đang không ngừng phát triển

dịch vụ, mạng lưới tại thị trường Việt Nam.

MẶT BẰNG BÁN LẺ

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG

14

7

Trong quý 4/2012, diện tích thực thuê trên thị trường bán lẻ tại TP.HCM là 57.719 m2, tăng gần 4 lần so

với quý trước. Thị trường sôi động hơn nhờ có thêm hai trung tâm thương mại (TTTM) lớn đi vào hoạt động

là dư án Vincom Center A (quận 1) và Pandora City (quận Tân Phú) với 78.000 m2 tổng diện tích sàn. Dù

nhiều mặt kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Vincom Center A chào thuê tầng trệt và tầng một với giá 135

USD/m2/tháng, cao hơn mức giá trung bình của các TTTM tại khu trung tâm(122,7 USD/m2/tháng), dẫn tới

giá thuê trung bình của TTTM tại khu trung tâm tăng 2,6% so với quý trước. Còn giá thuê mặt bằng ngoài

khu trung tâm cũng tăng nhẹ 0,8% so với quý trước.

Tại các TTTM tổng hợp, ngoài khu trung

tâm có giá thuê tăng 2,9% so với quý

trước nhờ Parkson Hùng Vương thay đổi

mặt bằng sàn (layout) đã đón nhận thêm

những khách thuê mới tên tuổi như

Mango, Mo&Co, DFML…cùng khu ăn

uống tự phục vụ mới. Và mặc dù tổng

nguồn cung tăng, tỷ lệ trống của TTTM

vẫn không đổi so với quý trước là một

minh chứng cho thấy nhu cầu bán lẻ ở các

vị trí tốt và tại các dự án được định vị tốt.

Cùng với sự ra đời của các đại siêu thị,

hàng loạt thương hiệu nổi tiếng thế giới

gần đây đã có mặt tại TP.HCM và Việt

Nam như Hugo Boss, Banma Republic,

Hermes, Sisley, Payless…Ngoài các nhãn

hàng nổi tiếng, các chuỗi cửa hàng thức

ăn nhanh cũng đang tìm cách mở rộng thị

trường Việt Nam. Cụ thể trong năm 2013,

Subway công bố mở thêm 10 cửa hàng,

Burger King mở 5 cửa hàng, Lotteria và KFC mở thêm 200 cửa hàng, Starbucks, McDonald và 7-Eleven sẽ

vào Việt Nam năm 2013. Các thương hiệu bán lẻ nước ngoài lớn như Takashimaya và AEON (Nhật Bản),

VivoCity (Mappletree của Singapore) cũng đã lên kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam, một thị trường

bán lẻ tiền năng chưa được khai thác hết.

Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam vừa cho biết, TP.HCM sẽ có thêm 200.000m2 mặt

bằng bán lẻ trước năm 2015 bao gồm Saigon Center 2, SC Vivo City, Cantavil Premier, Thao Dien Pearl,

Airport Plaza và Aeon Celadon City.

Cùng lúc ở Hà Nội, nguồn cung sẽ tăng lên qua 2 dự án của Vincom (Royal City và Times City), Trung tâm

Lotte, Trang Tien Plaza, Ciputra và Golden Palace. Còn tại Bình Dương thị trường bán lẻ sẽ được mở rộng

trong khu vực Thành phố mới qua các dự án phát triển của Tokyu-Becamex, Lottemart và một dự án đại siêu

thị Aeon.

Các hoạt động ở những thành phố loại hai và loại ba vẫn chậm, nhiều dự án đang xây dựng bị tạm ngưng

hoặc hủy ngang. Tuy nhiên, so với các thị trường chủ chốt khác ở Châu Á, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn

còn chưa được khai thác dù được ghi nhận có tiềm năng phát triển đáng kể.

14

8

Thị trƣờng tiếp nhận thêm 2 dự án vừa đƣợc đƣa vào khai thác:

An Phú Plaza - Quận 3

Hạng B, 54 căn hộ

Quản lý và cho thuê bởi CBRE Việt Nam

Q Residence - Quận 3

Hạng C, 60 căn hộ

Cho thuê bởi Cushman & Wakefield

Nhằm tăng tính cạnh tranh, các tòa nhà đã hoạt động lâu năm ngày càng linh hoạt hơn: Giảm 10%-15% trên

giá chào; miễn phí đậu xe, ăn sáng và mức trợ cấp điện, nước cao hơn.

Mặc dù giá chào thuê hạng B tăng được 1,0% trong quý 4/2012 sau 3 quý giảm giá liên tiếp, khó có thể nhận

định thị trường đã chạm đáy khi giá chào hạng A ghi nhận mức giảm mạnh 9,3% so với quý 3.

Trước nhận định “căn hộ dịch vụ tại TP.HCM quá đắt đỏ” giá chào hạng A đã liên tục được điều chỉnh giảm

trong 5 quý vừa qua.

Các dự án tiếp tục trì hoãn ngày khánh thành chính thức và năm 2013 sẽ chào đón những dự án đƣợc mong đợi nhất,

bao gồm:

Năm 2012 chứng kiến các dự án lớn khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành sau năm 2014:

CĂN HỘ DỊCH VỤ

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG

14

9

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BẤT ĐỘNG SẢN

Những đổi mới về giá đất (21/02/2013)

Giá đất là chủ đề nóng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nên dự

thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đƣợc xây dựng theo hƣớng khắc

phục những bất cập, tồn tại trong chính sách, pháp luật hiện

hành về giá đất hiện nay.

Đảm bảo khi luật mới ban hành sẽ giảm mạnh những khiếu kiện

đất đai, nhờ các vấn đề về giá đất và các điều kiện được bồi

thường tốt hơn so với Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, dự thảo

Luật Đất đai (sửa đổi), về nguyên tắc giá đất do Nhà nước quy

định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước.

Đồng thời, quy định bổ sung 4 phương pháp xác định giá đất phổ biến trên thế giới và đã được áp dụng tại

Việt Nam. Đó là phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập; phương pháp chiết trừ và phương

pháp thặng dư. Quy định việc áp dụng phương pháp xác định giá đất để định giá đất nông nghiệp và định giá

các loại đất khác.

Chính phủ quy định khung giá các loại đất theo hướng tăng dày số vùng giá đất để định hướng cho UBND

cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất tại địa phương.

Mặt khác bổ sung quy định về định giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố (quy định vùng giá

trị, giá đất chuẩn tại khu vực giáp ranh) để xử lý chênh lệch về giá đất giáp ranh. Khi giá đất thị trường tăng

hoặc giảm trên 20%, Chính phủ điều chỉnh khung giá đất, giá đất chuẩn cho phù hợp.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ quy định bảng giá đất ban hành và công bố vào ngày 1-1 hàng năm. Bảng

giá đất được thường xuyên cập nhật, điều chỉnh khi giá đất thị trường có biến động tăng hoặc giảm 20% so

với bảng giá đất.

Trường hợp chưa điều chỉnh kịp bảng giá đất, định giá đất cụ thể để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi

đất. Tiến tới xây dựng bảng giá đất theo các vùng giá trị, giá đất chuẩn và áp dụng công nghệ tin học trong

việc xây dựng, cập nhật, quản lý giá đất do Nhà nước quy định và giá đất thị trường.

Dự thảo cũng quy định cụ thể cơ chế xây dựng giá đất và thẩm định giá đất theo nguyên tắc cơ quan xây

dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là 2 cơ quan độc lập; quy định cơ chế giám sát việc xây dựng bảng

giá đất, cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất. Kiện toàn cơ quan định giá đất,

nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giá đất của cơ quan chuyên môn, các tổ chức định giá đất độc

lập nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong công tác định giá đất.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn quy định cụ thể điều kiện, nội dung, vai trò của tư vấn giá

đất theo hướng đơn vị sự nghiệp công của Nhà nước, hoặc các doanh nghiệp có đủ điều kiện, năng lực theo

quy định của pháp luật thì được tham gia hoạt động dịch vụ về tư vấn giá đất. Kết quả tư vấn giá đất sẽ là cơ

sở quan trọng để UBND cấp tỉnh quyết định giá đất.

Khi người dân hay cơ quan Nhà nước không thỏa mãn với giá đất đưa ra, có thể thuê tổ chức tư vấn giá đất

độc lập. Với tư cách độc lập trong việc định giá đất, tổ chức này sẽ tham vấn cho người dân và cơ quan Nhà

nước về giá đất phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, nhu cầu của người dân và sử dụng chính sách

thuế hợp lý để điều tiết thị trường BĐS phát triển ổn định.

14

10

Xu hƣớng tiếp thị trực tuyến cho khách sạn năm 2013

(10/01/2013)

Chiến lược marketing số năm 2013 của khách sạn bao gồm tìm kiếm, di động, xã hội, nhận xét người dùng,

email marketing… Tìm kiếm đang trở nên ngày càng địa phương, xã hội, cá nhân hóa. Các khách sạn cần

phải lưu ý điều gì trong năm 2013?

1. Công thức tìm kiếm đã thay đổi

i. Google đưa ra nhiều thay đổi quan trọng trong năm 2012 thông qua các cập nhật Panda và Penguin. Hầu

hết các thay đổi đó đều tập trung vào việc khuyến khích nội dung chất lượng cao và duy nhất, cũng như sự

mới mẻ và gắn kết của thông tin website.

ii. Tháng 4 vừa qua, Google đưa ra Knowledge Graph, một cập nhật lớn cho công thức tìm kiếm của họ.

Knowledge Graph nhấn mạnh vào web ngữ nghĩa (semantic web) và cung cấp thông tin thêm theo ngữ cảnh

cho những từ khóa được tìm kiếm dựa trên thông tin từ Wikipedia, Freebase, và websites.

iii. Công cụ tìm kiếm cũng đưa vào sử dụng schemas (một loại từ vựng dữ liệu vi mô – microdata

vocabulary) để đánh dấu website, giúp các công cụ tìm kiếm sắp xếp website dễ dàng và hiệu quả hơn

Năm 2013, chúng tôi khuyến nghị bạn nâng cấp website và ứng dụng schemas, thêm các đặc tính giúp tăng

sự gắn kết, tập trung vào nội dung độc đáo và chất lượng cao, và thường xuyên cập nhật chúng. Các yếu tố

gắn kết và tươi mới có thể được tạo ra thông qua các ứng dụng điều tra (polls), cuộc thi, lịch sự kiện, blogs,

và nội dung do người dùng tạo ra như nhận xét (reviews) trên website.

2. Di động

LĨNH VỰC KHÁCH SẠN

14

11

Với 97.3 triệu người sử dụng mobile để truy cập internet hàng tháng, và nhiều chuyên gia đã dự đoán là đến

năm 2015 sẽ có khoảng ½ dân số Mỹ sẽ sử dụng internet di động, vì vậy các khách sạn cần có website dành

cho di động cũng như có sự hiện diện trên các kênh mà người dùng thường xuyên truy cập qua mobile. Nó

bao gồm các website như Yelp và các kênh truyền thông xã hội.

3. Tối ƣu hóa địa phƣơng

Kết quả tìm kiếm đang trở nên ngày càng địa phương hóa và cá nhân hóa. Yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng kết

quả tìm kiếm địa phương bao gồm vị trí của khách sạn trong tương quan với từ khóa tìm kiếm, tối ưu hóa hồ

sơ địa phương cho doanh nghiệp, nhận xét trực tuyến của người dùng, sự nhất quán của tên gọi, địa chỉ, số

điện thoại và thông tin tên miền. Khách sạn nên đảm bảo rằng họ có một quy định rõ ràng cho việc sử dụng

các thông tin nói trên tại các kênh cũng như một hố sơ thông tin được tối ưu hóa.

4. Nhận xét ngƣời dùng/du khách

Nhận xét của du khách đang đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm du lịch của người

dùng cũng như thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Khách sạn nên áp dụng một quy trình để khuyến khích

khách hàng viết nhận xét trên TripAdvisor, Google+ và Yelp, và thậm chí trên chính website khách sạn.

Quản lý khách sạn nên kiểm tra, sử dụng những nhận xét để theo dõi chất lượng khách sạn cũng như đặt các

mục tiêu cụ thể cho nhân viên để có được nhiều nhận xét tốt.

5. Marketing tìm kiếm

Khách sạn nên tiếp tục tối ưu hóa nội dung website để có thứ hạng tìm kiếm tự nhiên cao hơn. Ngoài ra, cũng

rất cần thiết phải có các chiến dịch trả tiền song song với việc tối ưu hóa. Chúng tôi khuyến nghị khách sạn

nên dành ngân sách cho cả hai hoạt động trên trong năm tới.

Công cụ tìm kiếm cũng đã tích hợp các “dấu hiệu” trên truyền thông xã hội vào kết quả tìm kiếm. Khách sạn

nên chuẩn bị một chiến lược tiếp thị chủ động trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Google+,

Youtube và Flickr. Có sự hiện diện trên các kênh thông tin địa phương như Foursquare và Yelp là điều tiên

quyết cho chiến lược tìm kiếm trên di động, đặc biệt quan trọng nếu khách sạn lại có một nhà hàng đặc sắc.

6. Quản lý kênh xã hội

Chúng tôi khuyến khích khách sạn giao tiếp với du khách trên truyền thông xã hội thông qua các nội dung

gắn kết và phù hợp. Nội dung bao gồm hình ảnh, video, bài viết, cuộc thi… Một trong các thách thức rất

nhiều khách sạn phải đối mặt là họ đã có sự hiện diện tốt trên các kênh truyền thông xã hội, nhưng lại thiếu

những ý tưởng sáng tạo để tạo ra sự gắn kết và, từ đó là, sự quan tâm đến dịch vụ.

7. Email Marketing

Tiếp thị email tiếp tục là một công cụ hiệu quả để giữ liên lạc với khách hàng, và

sẽ dẫn khách hàng quay lại với khách sạn. Email marketing nhanh, trực tiếp, rẻ và

tạo ra sự trung thành.

8. Tối ƣu hóa đa kênh

Khi tìm kiếm đang trở nên ngày càng địa phương, xã hội và cá nhân hóa, một trong những điều quan trọng

nhất của tiếp thị trực tuyến là có một phương pháp tiếp cận toàn diện, nó đòi hỏi sự nhất quán của thông điệp

trên các kênh tìm kiếm tự nhiên, trả tiền, xã hội và các kênh truyền thông khác.

14

12

Năm 2013, thị trƣờng bán lẻ vẫn là thỏi

nam châm hút nhà đầu tƣ

(31/01/2013)

Thị trường bán lẻ Việt Nam vừa rớt khỏi top 30 thế

giới nhưng theo kết quả nghiên cứu mới đây của

Savills, thị trường này vẫn đầy tiềm năng trong

những năm tới.

Năm 2008, Việt Nam được đánh giá là quốc gia

mới nổi có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới,

nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, nhiều chính sách

thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là người tiêu

dùng thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng

mạnh tay chi tiêu.

Đến 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ đứng thứ 6 về mức độ hấp dẫn và rơi xuống thứ 23 năm 2011. Đến

12/6/2012, hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ A.T.Keraney công bố Chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn

cầu (GRDI) năm 2012, Việt Nam đã chính thức rơi khỏi danh sách 30 quốc gia đang phát triển có thị trường

bán lẻ sôi động nhất thế giới. Đây đã là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam tụt hạng trong danh sách này.

Từ xếp hạng nêu trên, một số ý kiến cho rằng: Thị trường bán lẻ Việt Nam đã xấu đi từ vài năm nay. Khủng

hoảng kinh tế khiến sức mua của người dân giảm sút, hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ phải đóng cửa.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của Savills Việt Nam, thị trường bán lẻ tại VN vẫn đầy tiềm

năng khi có hàng loạt các trung tâm thương mại mới mọc lên và không ít các nhà bán lẻ vẫn tiếp tục gia nhập

thị trường.

Điển hình như việc Media Mart khai trương thêm siêu thị điện máy thứ 6 tại Mỹ Đình, Hà Nội bất chấp mức

độ tiêu thụ hàng điện máy của người dân đang có phần suy giảm.

Mặc dù, doanh thu trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm nay bị sụt xuống gần 20%, Pico vẫn quyết định đầu

tư, xây dựng Khu phức hợp thương mại Pico Plaza tại đất Sài thành.

“Trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hứa hẹn tiềm năng lớn cho phát

triển và đầu tư. Thị trường hàng hóa tiêu dùng nhanh của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt bậc với 25%

theo năm”, ông Trần Như Trung, PGĐ Savills Hà Nội chia sẻ.

TP.HCM: Khoảng 1,4 triệu m2 diện tích bán lẻ mới gia nhập thị trƣờng

LĨNH VỰC TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI

14

13

Trong quý IV/2012, theo ghi nhận của Savills Việt Nam, nguồn cung bán lẻ tại TP.HCM tăng mạnh khoảng

13% so với quý trước và 11% so với năm 2011 do sự gia nhập của năm trung tâm bán lẻ mới bao gồm hai

trung tâm mua sắm và ba siêu thị. Nguồn cung bán lẻ khu vực trung tâm tăng mạnh 26% so với quý trước

trong khi nguồn cung tại khu vực ngoại thành tăng đáng kể 19% so với quý trước.

Công suất thuê trung bình tăng nhẹ 2 điểm phần trăm trong khi giá thuê trung bình tăng mạnh 8% so với quý

trước. “Doanh thu bán lẻ của thành phố trong năm 2012 vào khoảng 540 nghìn tỷ đồng. Loại trừ yếu tố lạm

phát, doanh thu bán lẻ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự tăng trưởng khá tốt về sức mua của

người dân. Mức tăng này cao hơn mức tăng 7,2% của năm 2011” – lãnh đạo Savills tại TP.HCM nhận định.

Cũng theo đánh giá của Savills, mặc dù thị trường bán lẻ vẫn đang trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng

của tình hình kinh tế đi xuống, TP.HCM vẫn là thị trường đầy sức hút với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài.

Mặt khác, trong tình hình khó khăn hiện tại, khách thuê tại các cửa hàng mặt tiền đường và các chợ truyền

thống bị ảnh hưởng nhiều hơn so với khách thuê tại các trung tâm bán lẻ hiện đại.

Chính vì vậy, dự đoán về triển vọng thị trường bán lẻ, Savills cho rằng: Từ năm 2013 trở đi, khoảng 1,4 triệu

m2 diện tích bán lẻ mới sẽ gia nhập thị trường. Khoảng 50% số dự án hiện đang trong giai đoạn thi công

hoặc đang hoàn thiện trong khi số còn lại vẫn đang trong giai đoạn lên kế hoạch, đất trống hoặc trì hoãn.

Khu vực nội thành có nguồn cung tương lai cao nhất trong thành phố, chiếm khoảng 60% tổng nguồn cung

tương lai.

14

14

GEMADEPT CORPORATION