- số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/gp-btttt cấp ngày 19/12/2014; giấy phép sửa...

69
KỲ 2 - SỐ 351 (10/2019) KỲ 2 - Số 351 (10/2019)

Upload: others

Post on 17-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

KỲ 2 - SỐ 351 (10/2019)

KỲ 2 - Số 351 (10/2019)

Page 2: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

[2]

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

[2] Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Quyết nhiều nội dung quan trọng >VŨ HÀ

[6] Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt mức cao nhấttrong 9 năm trở lại đây >TRƯỜNG THỌ

[9] Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểmsáng dẫn dắt tăng trưởng kinh tế >HÀ ANH

[12] Đầu tàu kết nối cung cầu, đưa hàng Việt tới tayngười tiêu dùng >NGUYỄN TÙNG LÂM

[14] Đảm bảo an toàn chống lũ 2019: Tăng cườngxử lý vi phạm pháp luật về đê điều

>TƯỜNG ANH

[16] Đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới:Lời dạy của Bác về công tác dân vận vẫn cònnguyên giá trị >THANH TRÌ

[18] Để nông thôn mới phát triển thực sự hiệu quả,bền vững >CHÍNH BÌNH

[20] Hà Nội sẽ đạt nhiều kết quả hơn nữa trong xâydựng nông thôn mới >THANH THANH

[22] Cần tập trung ưu tiên vốn cho người nghèo>ANH ĐỨC

[24] Sự đổi thay của một vùng quê nghèo>THẠCH THẢO

[26] Quyết tâm thực hiện các mục tiêu giảm nghèobền vững >HƯNG ĐỖ

[28] Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lệnh dânchủ ở cơ sở qua nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương

>TS. VŨ THỊ HOÀI PHƯƠNG

[32] Thông tin xấu độc trên môi trường mạng: Nhậndiện và giải pháp xử lý >TỐNG TUẤN MINH

[47]

NỘ I D U N G10/2019

[20]

Page 3: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Giá: 30.000 đồng

TỔNG BIÊN TẬPVũ Chí Kiên

Liên hệ Phòng Kinh doanhQuảng cáo, phát hành

Tel: (024) 37737136; Fax: 024 37737130Mobile: 0911073220

Email: [email protected]

Địa chỉ: 18 NGUYỄN DU - HÀ NỘI

Tel: (024) 39432157 - 39430308 - 39432158Email: [email protected]: http://ictvietnam.vnLiên hệ bài viết: [email protected]

Chi nhánh tại TP. HCMSố 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm,

Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhTex/Fax: 028. 39105379

Giấy phép báo chí: 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014;

Giấy phép sửa đổi, bổ sung số:233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017

ISSN 1859 - 3550

Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội

KỲ 2 - Số 351 (10/2019) ẢN

H: T

TXVN

[37] Giáo dục đạo đức, lối sống tích cực cho sinh viên

trước tác động của mạng xã hội

>ThS. HỒNG HẠNH

CUỘC SỐNG SỐ

[40] Xu hướng phân phối và thị trường bán lẻ Việt

Nam thời công nghiệp 4.0 >VŨ VINH PHÚ

[44] Thương mại điện tử: Cần có cơ chế quản lý chặt

chẽ để bảo vệ người tiêu dùng >AN NHI

[47] Hướng tới nền hành chính không giấy tờ

>HOÀNG PHƯỢNG

[50] Quảng Ninh: Tập trung triển khai chính quyền

điện tử, hướng tới chính quyền số

>NGÔ ĐĂNG QUÝ

VĂN HÓA

[52] “Tân cổ giao duyên” nơi làng đá vùng biên ải>MẠNH VỸ

QUỐC TẾ

[56] Chung tay vì một ASEAN xanh >QUANG THANH

[59] Hội nghị An sinh xã hội ASEAN 36:

Thúc đẩy phát triển an sinh xã hội trong khu vực

>XUÂN TRƯỜNG

[62] Giải Nobel Hòa bình 2019: Vinh danh Thủ tướng

“kiến tạo hòa bình” >ÁNH DƯƠNG

[64] Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giải mã

trình tự Gen người >DƯƠNG NGUYỄN

10 tháng năm 2019, lượng khách du lịchquốc tế đến Việt Nam đạt gần 14,5 triệu lượt,

tăng 13% so với cùng kỳ 2018.

Page 4: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Thảo luận và thông quamột số dự án luật, nghịquyết quan trọng

Theo Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân, tại Kỳ họplần này Quốc hội sẽ xem xét, thảoluận một số dự án luật, nghị quyếtsau: Dự án Bộ luật Lao động (sửađổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Cán bộ, côngchức và Luật Viên chức; Dự án Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổchức chính quyền địa phương; Dựthảo Nghị quyết về thí điểmkhông tổ chức Hội đồng nhân dântại các phường thuộc quận, thị xãcủa Hà Nội; Dự án Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Xâydựng; Phê chuẩn việc miễn nhiệmchức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế đối vớibà Nguyễn Thị Kim Tiến và Ủy viênBan Thường vụ của Quốc hội đốivới ông Nguyễn Khắc Định (Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốchội được Bộ Chính trị phân cônggiữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa- PV). Đồng thời, bầu và phê chuẩnchức danh Chủ nhiệm Ủy banPháp luật...

Theo Chương trình, cuối Kỳhọp một số dự án luật và nghị

quyết quan trọng liên quan đếncông nhân, viên chức, người laođộng và thủ đô Hà Nội dự kiến sẽđược thông qua gồm: Biểu quyếtthông qua Bộ luật Lao động (sửađổi); Biểu quyết thông qua Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Tổ chức Quốc hội; Biểu quyếtthông qua Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Tổ chứcChính phủ và Luật Tổ chức chínhquyền địa phương; Biểu quyếtthông qua Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Cán bộ, công

chức và Luật Viên chức; Biểu quyếtthông qua Nghị quyết về thí điểmkhông tổ chức Hội đồng nhân dântại các phường thuộc quận, thị xãcủa Hà Nội.

Một số điểm mới củadự thảo Bộ Luật Laođộng (sửa đổi)

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửađổi) là một trong những dự án luậtđược đông đảo người lao độngquan tâm.

Kỳ HọP THứ 8, QUốC HộI KHÓA XIV:

Quyết nhiều nội dung quan trọngVŨ HÀ

Từ ngày 21/10 đến ngày 24/11, tại thủ đô Hà Nội diễn ra Kỳ họp thứ 8,Quốc hội Khóa XIV. Dự kiến trong hơn 1 tháng làm việc, Quốc hội sẽ thảoluận và thông qua một số dự án luật, nghị quyết quan trọng.

Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

ẢN

H: V

GP/

NH

ẬT B

ẮC

Page 5: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

3TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Tại Báo cáo thẩm tra Dự án Bộluật Lao động (sửa đổi), Chủnhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hộicủa Quốc hội Nguyễn Thúy Anhcho biết: Tiếp thu ý kiến đại biểuQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốchội đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướngmở rộng phạm vi điều chỉnh vàđối tượng áp dụng của Bộ luậtnhằm cụ thể hóa quy định củaHiến pháp; bảo đảm tính đồng bộ,thống nhất trong hệ thống phápluật; thích ứng với sự linh hoạt củathị trường lao động và góp phầndịch chuyển lao động từ khu vựckhông có quan hệ lao động sangkhu vực có quan hệ lao động, từkhu vực phi chính thức sang khuvực chính thức, bảo đảm tốt hơnquyền an sinh xã hội của người laođộng. Trên tinh thần đó, Ủy banThường vụ Quốc hội báo cáo đềxuất 2 phương án:

Phương án 1: Quy định theohướng giữ khung thỏa thuận giờlàm thêm tối đa như Bộ luật hiệnhành, nhưng cần ghi rõ nâng thờigiờ làm thêm theo tháng là 40giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng vàbổ sung quy định cụ thể về cáctrường hợp được tổ chức làmthêm giờ từ trên 200 giờ đến 300giờ/năm để người lao động biết,làm cơ sở cho việc giám sát tuânthủ, bảo vệ được quyền lợi, sứckhỏe của người lao động.

Phương án 2: Nâng khungthỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ300 giờ theo quy định hiện hànhlên 400 giờ/năm theo đề xuất củaChính phủ. Quy định theophương án này không khống chế

thời gian làm thêm giờ theotháng, nhưng Chính phủ phải tiếptục nghiên cứu các kiến nghị củađại biểu Quốc hội, chuẩn bị danhmục cụ thể các ngành, nghề đượcmở rộng khung làm thêm từ trên300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tácđộng và bổ sung quy định trảlương lũy tiến làm thêm giờ kể từgiờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301.Liên quan đến vấn đề mở rộngkhung thỏa thuận thời giờ làmthêm tối đa, Bà Nguyễn Thúy Anhcho biết, nhiều ý kiến đại biểuQuốc hội và Đoàn đại biểu Quốchội đề nghị giữ khung thỏa thuậnthời giờ làm thêm tối đa như hiệnhành; có ý kiến tán thành việc mởrộng lên 400 giờ/năm nhưng chỉáp dụng đối với một số ngành,nghề nhất định, trả tiền lương lũytiến cho thời gian làm thêm giờ vàkhống chế số giờ làm thêm tối đatheo tháng.

Liên quan đến chủ trương điều

chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối vớingười lao động theo dự án Bộ luậtLao động (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủyban Về các vấn đề xã hội NguyễnThúy Anh cũng cho biết, do còn cóý kiến khác nhau và đây là vấn đềcó tác động lớn đối với người laođộng và thị trường lao động, Ủyban Thường vụ Quốc hội báo cáotrình Quốc hội 2 phương án quyđịnh về tuổi nghỉ hưu.

Phương án 1 (phương án Chínhphủ trình quy định cụ thể lộ trìnhvà tuổi): Tuổi nghỉ hưu của ngườilao động trong điều kiện lao độngbình thường được điều chỉnh theolộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đốivới nam vào năm 2028 và đủ 60tuổi đối với nữ vào năm 2035. Kểtừ năm 2021, tuổi nghỉ hưu củangười lao động trong điều kiện laođộng bình thường là đủ 60 tuổi 3tháng đối với lao động nam và đủ55 tuổi 4 tháng đối với lao độngnữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp.

ẢN

H: V

GP/

NH

ẬT B

ẮC

Page 6: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

4 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

3 tháng đối với lao động nam và 4tháng đối với lao động nữ.

Phương án 2 (phương án quyđịnh cụ thể tuổi nghỉ hưu của laođộng nam và nữ nhưng giaoChính phủ quy định lộ trình): Tuổinghỉ hưu của người lao độngtrong điều kiện lao động bìnhthường được điều chỉnh theo lộtrình cho đến khi đủ 62 tuổi đốivới nam và đủ 60 tuổi đối với nữ.Kể từ ngày 01/01/2021, căn cứtheo ngành nghề, tính chất côngviệc, môi trường và điều kiện laođộng, địa bàn và cung, cầu của thịtrường lao động, xu hướng giàhóa dân số, Chính phủ quy định cụthể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉhưu của người lao động.

Ủy ban Thường vụ Quốc hộithấy rằng, cả hai phương án đềuđạt mục tiêu cụ thể hóa quanđiểm của Nghị quyết 28-NQ/TWquy định rõ tuổi nghỉ hưu phảihướng tới. Theo phân tích,phương án 1 bảo đảm minh bạch,rõ ràng, tuân thủ quy định củaHiến pháp về quyền của “ngườilàm công ăn lương”, đáp ứng đượcyêu cầu quy định cụ thể về lộ trìnhcho từng năm và xác định đượcthời điểm hoàn thành. Tuy nhiên,việc áp dụng chung cùng một lộtrình với các nhóm đối tượng laođộng rất khác nhau trong thịtrường lao động rất đa dạng làchưa thực sự phù hợp với hoàncảnh, trình độ phát triển củangành và nghề lao động Việt Nam,sẽ có tác động khác nhau và có

thể gây ra sự phức tạp, hệ lụy cầnphải được cơ quan soạn thảo đánhgiá kỹ lưỡng, cẩn trọng, nhất làtrong bối cảnh chưa tạo được sựđồng thuận cao trong dư luậnngười lao động.

Trong khi đó, phương án 2 bảođảm tính linh hoạt, không quyđịnh một lộ trình chung cho tất cảcác nhóm đối tượng lao động cóđặc điểm ngành nghề, điều kiện,môi trường làm việc rất khácnhau... mà phải tùy vào từngnhóm lao động cụ thể để Chínhphủ có thời gian khảo sát, đánhgiá kỹ, có bước đi điều chỉnh nângtuổi nghỉ hưu phù hợp. Tuy nhiên,phương án này chưa xác định thờigian hoàn thành mà sẽ giao Chínhphủ quy định... Góp ý về nội dungnày, một số đại biểu cho rằng, vẫncòn nhiều băn khoăn về cả haiphương án trên. Do đó, đề nghịcân nhắc thận trọng các yếu tố vềlĩnh vực, ngành nghề, vùng miềnđể thiết kế linh hoạt hơn và cũngcần có đánh giá tác động rõ hơnkhi quy định.

Không ký hợp đồngkhông xác định thời hạn

Cũng tại Kỳ họp này, ngoài Bộluật Lao động (sửa đổi), mộttrong những dự án luật cũng

được công nhân, viên chức, ngườilao động đặc biệt quan tâm là Dựán Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Cán bộ, công chứcvà Luật Viên chức. Trình bày báocáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dựthảo Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Cán bộ công chứcvà Luật Viên chức trong Phiênhọp toàn thể ở hội trường, Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết,về thực hiện chế độ hợp đồng cóthời hạn đối với viên chức đượctuyển dụng mới, tại kỳ họp thứ 7,Chính phủ trình Quốc hội haiphương án:

Phương án 1: Tất cả các trườnghợp viên chức được tuyển dụngmới sau khi Luật này có hiệu lực sẽthực hiện ký kết hợp đồng làmviệc xác định thời hạn, không kýhợp đồng không xác định thờihạn (kể cả đối với trường hợp saukhi kết thúc hợp đồng xác địnhthời hạn lần 2), trừ viên chức đượctuyển dụng mới vào đơn vị sựnghiệp công lập ở vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn. Chính phủ ưu tiên lựa chọnphương án này.

Phương án 2: Viên chức đượctuyển dụng mới sau khi ký kết hợpđồng xác định thời hạn (tối đa 2lần) sẽ ký hợp đồng không xácđịnh thời hạn, trừ trường hợp đơnvị sự nghiệp công lập ở vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn thì khi tuyển dụng mớiviên chức được ký ngay hợp đồngkhông xác định thời hạn.

Về cơ chế trả lương cho ngườilao động, dự thảo Bộ luật Laođộng (sửa đổi) quy định, Nhà

nước không quản lý việc trả lương màdo chủ sử dụng lao động và người laođộng tự thương lượng mức lương.“

Page 7: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Ủy ban Thường vụ Quốc hộinhận thấy, đối với viên chức đượctuyển dụng trước ngày Luật cóhiệu lực thi hành, khi Luật có hiệulực đối với cả hai phương án sẽ cơbản không có thay đổi về chế độ,chính sách so với hiện hành. Cụthể: Đối với viên chức đã ký hợpđồng không xác định thời hạn thìtiếp tục thực hiện hợp đồngkhông xác định thời hạn; trườnghợp đã ký hợp đồng xác định thờihạn thì sẽ được ký hợp đồngkhông xác định thời hạn theođúng quy định của Bộ luật Laođộng. Đối với viên chức đượctuyển dụng mới sau ngày Luật cóhiệu lực thì mỗi phương án cónhững ưu điểm, hạn chế riêng.

Tuy nhiên, để tạo động lực làmviệc cho đội ngũ viên chức, “tiếntới bỏ chế độ biên chế suốt đời” vàthực hiện yêu cầu của nghị quyếtTrung ương, kết luận của cơ quancó thẩm quyền, Ủy ban Thường vụQuốc hội xin Quốc hội cho lựachọn Phương án 1 và thể hiện nhưtrong dự thảo Luật. Về việc hưởngtrợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việclàm, Ủy ban Thường vụ Quốc hộichỉ rõ, với quy định về chế độ thôiviệc như trong Điều 45 của LuậtViên chức hiện hành thì trong quátrình thực hiện đã phát sinh bấthợp lý trong việc giải quyết chế độthôi việc trong trường hợp viênchức được điều chuyển từ đơn vịsự nghiệp công lập này sang đơnvị sự nghiệp công lập khác trêncùng một địa bàn hoặc luân

chuyển từ địa phương này sangđịa phương khác theo kế hoạchhoặc từ Trung ương về địa phươngvà ngược lại.

Về chuyển đổi giữa viên chức vàcán bộ, công chức, bảo đảm tínhđồng bộ giữa các quy định trongnội tại của Luật, thể hiện rõ chế độ,chính sách chuyển đổi giữa viênchức và cán bộ, công chức, Ủy banThường vụ Quốc hội tiếp thu ýkiến của đại biểu Quốc hội bổ sungkhoản 8 vào Điều 2 của dự thảoLuật (sửa đổi, bổ sung khoản 1

Điều 58 của Luật Cán bộ, công

chức hiện hành) theo hướng: việc

tuyển dụng viên chức vào làm

công chức phải thực hiện theo quy

định của pháp luật về cán bộ, công

chức; cán bộ, công chức được

chuyển sang làm viên chức tại đơn

vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng

các điều kiện theo quy định của

Luật; quá trình cống hiến, thời gian

công tác của viên chức trước khi

chuyển sang làm cán bộ, công

chức và ngược lại được xem xét khi

thực hiện các nội dung liên quan

đến đào tạo, bồi dưỡng, khen

thưởng và các quyền lợi khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Nguyễn Khắc Định nêu rõ, để làm

rõ việc áp dụng quy định của Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Cán bộ, công chức và Luật

Viên chức đối với cán bộ, công

chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ

hưu nhưng có hành vi vi phạm

trong thời gian công tác trước thời

điểm Luật có hiệu lực, bảo đảm

tính nghiêm minh của pháp luật,

phù hợp với thực tiễn và tương

thích với quy định về xử lý kỷ luật

đảng viên, trong dự thảo Luật đã

bổ sung Điều 3 về điều khoản

chuyển tiếp trong đó quy định:

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ,

công chức, viên chức đã nghỉ việc,

nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong

thời gian công tác thực hiện theo

quy định của Luật này.v

5TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Chính phủ đề xuấttăng lương tốithiểu từ 1/7/2020Chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ Tàichính Đinh Tiến Dũng thừa ủyquyền Chính phủ báo cáoQuốc hội về thực hiện ngânsách năm 2019, kế hoạch năm2020. Đáng chú ý trong báocáo, Bộ trưởng Bộ Tài chínhĐinh Tiến Dũng cho biết, năm2020 sẽ dành 61.500 tỷ đồngđể cải cách tiền lương. Cụ thể,từ 1/7/2020 điều chỉnh lươngcơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng,lương hưu tăng tương ứng.Như vậy, nếu mức tăng lươngnhư trên được Quốc hội chấpthuận thì lương cơ sở 2020 sẽcao hơn mức lương cơ sở hiệntại 110.000 đồng/tháng. Hiệntại là 1,49 triệu đồng/tháng.

Page 8: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

6 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Bức tranh sáng củakinh tế - xã hội quý IIIvà 9 tháng năm 2019

Tổng sản phẩm trong nước(GDP) quý III/2019 ước tính tăng7,31% so với cùng kỳ năm trước,cao hơn mức tăng 6,82% của quý Ivà 6,73% của quý II năm nay, trongđó khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản tăng 1,53%; khu vựccông nghiệp và xây dựng tăng10,05% và khu vực dịch vụ tăng7,11%. Tăng trưởng của quý IIInăm nay tuy thấp hơn mức tăng7,38% của quý III/2017 nhưng caohơn mức tăng của quý III các năm2012 - 2018. Trên góc độ sử dụngGDP quý III/2019, tiêu dùng cuốicùng tăng 7,46% so với cùng kỳnăm trước; tích lũy tài sản tăng8,44%; xuất khẩu hàng hóa và dịchvụ tăng 8,36%; nhập khẩu hànghóa và dịch vụ tăng 10,19%.

Tính chung 9 tháng năm 2019,GDP ước tính tăng 6,98% so vớicùng kỳ năm trước, là mức tăngcao nhất của 9 tháng trong 9 năm

trở lại đây. Kết quả tăng trưởngkhẳng định tính quyết đoán, kịpthời và hiệu quả trong chỉ đạo,điều hành của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ; sự nỗ lực củacác cấp, các ngành, các địaphương trong thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội nhằmđạt được mục tiêu tăng trưởngnăm 2019.

Khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản 9 tháng đạt mức tăng

trưởng thấp do hạn hán, biến đổikhí hậu ảnh hưởng tới năng suấtvà sản lượng cây trồng, ngànhchăn nuôi thiệt hại nặng nề bởidịch tả lợn châu Phi, nông sản gặpkhó khăn về thị trường tiêu thụ vàgiá xuất khẩu. Trong đó, ngànhnông nghiệp tăng 0,74%, chỉ caohơn mức tăng 0,02% của cùng kỳnăm 2016 trong giai đoạn 2012 -2019, đóng góp 0,09 điểm phầntrăm vào tốc độ tăng tổng giá trịtăng thêm của toàn nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt mứccao nhất trong 9 năm trở lại đây

TRƯỜNG THỌ

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm, bứctranh kinh tế - xã hội Việt Nam quý III và 9 tháng năm 2019 tiếp tụcchuyển biến tích cực là nhờ sự điều hành kịp thời, quyết liệt của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các địa phương, cộng đồngdoanh nghiệp và nhân dân cả nước. Nền kinh tế 9 tháng năm nay đạtmức tăng trưởng cao nhất trong 9 năm trở lại đây, kinh tế vĩ mô ổnđịnh, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Tính chung 9 tháng năm 2019, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước.

Page 9: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

7TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Điểm sáng của khu vực này làngành thủy sản đạt kết quả khávới mức tăng 6,12%, đóng góp0,21 điểm phần trăm; ngành lâmnghiệp tăng 3,98% nhưng chiếmtỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp0,03 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp vàxây dựng, ngành công nghiệp 9tháng duy trì mức tăng trưởng khá9,56%, đóng góp 3,16 điểm phầntrăm vào tốc độ tăng tổng giá trịtăng thêm của toàn nền kinh tế.Công nghiệp chế biến, chế tạotiếp tục khẳng định là điểm sángcủa khu vực này, là động lực chínhcủa tăng trưởng toàn nền kinh tếvới mức tăng cao 11,37%, đónggóp 2,42 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ 9 tháng nămnay tăng 6,85%, cao hơn mức tăng6,75% của cùng kỳ năm 2018.Trong khu vực dịch vụ, đóng gópcủa một số ngành dịch vụ thịtrường có tỷ trọng lớn vào mứctăng tổng giá trị tăng thêm 9tháng như sau: Bán buôn và bán lẻtăng 8,31% so với cùng kỳ nămtrước, là ngành có tốc độ tăngtrưởng cao nhất trong khu vựcdịch vụ, cũng là ngành trong khuvực dịch vụ có đóng góp lớn nhấtvào mức tăng tổng giá trị tăngthêm toàn nền kinh tế (0,89 điểmphần trăm); hoạt động tài chính,ngân hàng và bảo hiểm tăng8,19%, đóng góp 0,48 điểm phầntrăm; dịch vụ lưu trú và ăn uốngtăng 6,15%, đóng góp 0,28 điểmphần trăm; ngành vận tải, kho bãităng 7,82%, đóng góp 0,26 điểmphần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng,

khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản chiếm tỷ trọng 13,20% GDP;khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 33,98%; khu vực dịch vụchiếm 42,74%; thuế sản phẩm trừtrợ cấp sản phẩm chiếm 10,08%(cơ cấu tương ứng của cùng kỳnăm 2018 là: 13,94%; 33,50%;42,51%; 10,05%).

Trên góc độ sử dụng GDP 9tháng năm 2019, tiêu dùng cuốicùng tăng 7,20% so với cùng kỳnăm 2018; tích lũy tài sản tăng7,68%; xuất khẩu hàng hóa và dịchvụ tăng 7,41%; nhập khẩu hànghóa và dịch vụ tăng 8,78%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng9/2019 tăng 0,32% so với thángtrước. Tính chung quý III/2019, CPItăng 0,48% so với quý trước vàtăng 2,23% so với quý III/2018. CPIbình quân 9 tháng năm 2019 tăng2,5% so với bình quân cùng kỳnăm 2018; CPI tháng 9/2019 tăng2,2% so với tháng 12/2018 và tăng1,98% so với cùng kỳ năm 2018.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2019tăng 0,16% so với tháng trước vàtăng 1,96% so với cùng kỳ nămtrước. Lạm phát cơ bản bình quân9 tháng năm 2019 tăng 1,91% sovới bình quân cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh những kết quả tíchcực về kinh tế - xã hội thì đời sốngdân cư 9 tháng năm 2019 nhìnchung được cải thiện, đặc biệt là ởkhu vực nông thôn. Chương trìnhxây dựng nông thôn mới trongnhững năm qua có tác động tíchcực, góp phần nâng cao đời sốngnhân dân khu vực nông thôn, đẩymạnh phát triển hệ thống kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội khu vực

nông thôn. Hệ thống cơ sở vậtchất văn hóa, trường học đượcđầu tư xây dựng mới, cải tạo đạtchuẩn, các chương trình hỗ trợgiống cây trồng cho sản xuất nôngnghiệp, chính sách cho vay ưu đãiđối với hộ nghèo, cận nghèo…giúp người nông dân phát triểnsản xuất, cải thiện đời sống. Tínhđến cuối tháng 9/2019, cả nước có4.458 xã (đạt 50%) và 76 huyệnđược công nhận đạt chuẩn nôngthôn mới (hoàn thành mục tiêusớm hơn 1 năm so với Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới đề ra là có50% số xã đạt tiêu chuẩn nôngthôn mới vào năm 2020).

Công tác an sinh xã hội đượcquan tâm thực hiện. Theo báo cáosơ bộ, tổng các suất quà trao tặngcho các đối tượng chính sách,người có công, các đối tượng bảotrợ xã hội trong 9 tháng khoảng5,1 nghìn tỷ đồng, bao gồm 3,1nghìn tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗtrợ các đối tượng chính sách; 1,2nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộnghèo và gần 0,8 nghìn tỷ đồngcứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bêncạnh đó, đã có hơn 20 triệu thẻbảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữabệnh miễn phí được phát tặngcho các đối tượng chính sách trênđịa bàn cả nước.

Các cấp, các ngành vàđịa phương thực hiệnquyết liệt, hiệu quả cácnhiệm vụ, giải pháp đãđề ra

Để hoàn thành các mục tiêu,chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hộinăm 2019, tạo đà thực hiện thắng

Page 10: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

8 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội 5 năm 2016 - 2020, trong thờigian tới, các cấp, các ngành và địaphương cần bám sát tình hìnhthực tiễn, tập trung thực hiệnquyết liệt, đồng bộ, hiệu quả cácnhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điềuhành của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, tăng cường kiểm tra,giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiếnđộ hoàn thành.

Trước hết là tập trung xử lý cácđiểm nghẽn, nút thắt về đất đai,thủ tục hành chính, thể chế để đẩynhanh tiến độ giải ngân vốn đầutư công kế hoạch năm 2019. Đẩymạnh công tác tuyên truyền tạoniềm tin trong cộng đồng doanhnghiệp. Cải thiện mạnh mẽ môitrường đầu tư kinh doanh, khuyếnkhích thành lập doanh nghiệpmới. Tiếp tục có chính sách hỗ trợkịp thời cho doanh nghiệp. Nângcao chất lượng dịch vụ hànhchính, giảm các thủ tục rườm ràđối với doanh nghiệp.

Điều chỉnh phương án sản xuất,chuyển đổi cơ cấu cây trồng phùhợp với các vùng, miền nhằm thíchứng với biến đổi khí hậu và bảođảm an ninh lương thực, tăngcường sản xuất đối với cây trồngngắn ngày, nâng cao chất lượng cácloại cây ăn quả phục vụ xuất khẩu.

Bên cảnh đó là đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu ngành côngnghiệp theo hướng tăng tỷ trọngcác ngành chế biến, chế tạo, nhấtlà công nghiệp chế biến sâu, chếbiến sản phẩm nông nghiệp, côngnghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêudùng, đồng thời giảm tỷ trọng giacông, lắp ráp đối với các sản phẩm

được sản xuất ở Việt Nam, hoànthiện cơ chế, chính sách để hỗ trợsản xuất trong nước, phát triểncông nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nộiđịa hóa.

Nâng cao kết quả hoạt độngmở rộng thương mại quốc tế, tậndụng cơ hội từ các hiệp địnhthương mại thế hệ mới (CPTPP,EVFTA…), đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu, tăng cường xúc tiếnthương mại, tìm kiếm và mở rộngthị trường xuất khẩu hàng hóa,tránh sự phụ thuộc vào một thịtrường nhất định, đặc biệt là xuấtkhẩu hàng nông sản, thủy sản.

Điều hành chính sách tiền tệ,lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thậntrọng, phù hợp với diễn biến thịtrường trong nước và quốc tế,phối hợp hài hòa với chính sách tàikhóa và các chính sách vĩ mô khácnhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợsản xuất kinh doanh và thúc đẩytăng trưởng kinh tế. Các bộ,

ngành, địa phương theo dõi sát

tình hình giá cả, thị trường trong

nước và thế giới, bảo đảm mục

tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019

dưới 4%. Chủ động chuẩn bị

nguồn hàng thiết yếu và hàng hóa

phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia

tăng vào thời điểm cuối năm.

Song song với đó cần theo dõi

chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ

động phương án phòng chống

thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở

nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

Thực hiện có hiệu quả các chính

sách an sinh xã hội, lao động, việc

làm. Thực hiện tốt công tác trợ

giúp đột xuất, bảo đảm người dân

khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ

kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn

định cuộc sống. Tăng cường công

tác bảo đảm trật tự an toàn giao

thông, bảo vệ môi trường và

phòng chống cháy, nổ.v

Ngành công nghiệp 9 tháng duy trì mức tăng trưởng khá 9,56%.

Page 11: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

9TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Về sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp duy trì

được đà tăng trưởng khá. Chỉ sốsản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9tăng 10,2% và 9 tháng tăng 9,6%so với cùng kỳ năm trước (quý Ităng 9,2%; quý II tăng 9,5%; quý IIItăng 10,2%).

Diễn biến qua các tháng từ đầunăm tới nay cũng cho thấy chỉ sốsản xuất công nghiệp duy trì đàtăng tháng sau cao hơn thángtrước, cụ thể: 1T/2019 tăng 7,9%;2T/2019 tăng 9,2%; 3T/2019 tăng9,2%; 4T/2019 tăng 9,1%; 5T/2019tăng 9,5%; 6T/2019 tăng 9,4%;7T/2019 tăng 9,4%; 8T/2019 tăng9,5%, 9T tăng 9,6%). Trong đó Chỉsố sản xuất công nghiệp IIP củanhóm ngành công nghiệp chếbiến chế tạo 9 tháng tăng 10,8% so

với cùng kỳ (quý I tăng 10,1%; quýII tăng 10,7%; quý III tăng 10,8%).

Như vậy, ngành công nghiệp 9tháng năm 2019 tăng trưởng caovới tốc độ tăng giá trị tăng thêm

đạt 9,56% so với cùng kỳ năm

2018, là mức tăng cao nhất trong 4

năm trở lại đây. Trong đó công

nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai

trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng

Công nghiệp chế biến, chế tạotiếp tục là điểm sáng dẫn dắttăng trưởng kinh tế

Tính chung 9 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêudùng đạt 3.634,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

HÀ ANH

Năm 2019 là năm bứt phá, có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thànhmục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -2020. Do vậy, những tháng còn lại của năm 2019, ngành Công thương tiếptục đề cao trách nhiệm, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động;kiên định thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp đã đề ra, nhất là cácnhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số02/NQ-CP của Chính phủ...; duy trì nỗ lực của toàn hệ thống, bảo đảm đạtmục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Page 12: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

10 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

trưởng chung của ngành côngnghiệp và toàn nền kinh tế.

Tình hình xuất nhậpkhẩu

Tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu hàng hóa 9 tháng năm 2019ước tính đạt 382,72 tỷ USD, với kimngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so vớicùng kỳ năm trước, nhập khẩu ướcđạt 188,42 tỷ USD, tăng 8,9% sovới cùng kỳ năm 2018. Tính chung9 tháng đầu năm 2019, kim ngạchxuất khẩu ước đạt 194,3 tỷ USD,tăng 8,2%, bằng 73,9% kế hoạchnăm. (8T tăng 8,1%; 7T tăng 7,8%;6T tăng 7,2%; 5T tăng 7,1%; 4Ttăng 6,5%; 3T tăng 5,3%; 2T tăng4,2%). Mặc dù đây là mức tăngthấp hơn so với cùng kỳ của năm2017 - 2018 (tăng tương ứng20,6% và 15,8%) nhưng cho thấynỗ lực rất lớn và là xu hướng tíchcực trong bối cảnh thương mạitoàn cầu diễn biến phức tạp.

Đáng chú ý, tốc độ tăng kimngạch xuất khẩu 9 tháng của khuvực kinh tế trong nước đạt 16,4%,cao hơn nhiều tốc độ tăng của khuvực có vốn đầu tư nước ngoài(5%), qua đó tỷ trọng của khu vựckinh tế trong nước tiếp tục xuhướng tăng lên, chiếm 30,7% tổngkim ngạch xuất khẩu (cùng kỳnăm trước là 28,5%). Như vậy, saukhi đạt mức tăng trưởng khá caotrong năm 2018, khối doanhnghiệp trong nước tiếp tục làđiểm sáng trong hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa của Việt Nam trong9 tháng đầu năm 2019 với mứctăng 16,4%, cao gấp đôi so với tốcđộ tăng trưởng chung cả nước

(đạt 8,2%) và tăng gấp hơn 3 lầnso với tốc độ tăng trưởng của khốidoanh nghiệp FDI (đạt 5%). Trong9 tháng đầu năm 2019 có 31/45mặt hàng có sự tăng trưởng so vớicùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 28mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷUSD, chiếm 90,96% tổng kimngạch xuất khẩu.

Tổng kim ngạch nhập khẩu(KNNK) hàng hoá 9 tháng đạt 188,42tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳnăm 2018. KNNK của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđạt 109,4 tỷ USD, chiếm 58,08% tổngKNNK cả nước, tăng 5,5% so vớicùng kỳ năm 2018. KNNK của cácdoanh nghiệp 100% vốn trong nướcđạt 78,97 tỷ USD, chiếm 41,92%KNNK cả nước, tăng 14%.

Từ đầu năm 2019 đến nay, mặcdù có sự thâm hụt thương mạitrong một vài tháng đầu nămnhưng tính chung 9 tháng đầunăm 2019, cán cân thương mạicủa Việt Nam vẫn duy trì đà xuấtsiêu, với kim ngạch xuất siêu ởmức 5,9 tỷ USD, trong đó khu vựckinh tế trong nước nhập siêu 19,4tỷ USD; khu vực có vốn đầu tưnước ngoài (kể cả dầu thô) xuấtsiêu 25,3 tỷ USD. Trong bối cảnhxuất khẩu của nhiều quốc giatrong khu vực cũng tiếp tục giảmhoặc tăng trưởng chậm lại thì kếtquả tăng trưởng xuất khẩu ở mức8,2% trong 9 tháng đầu năm củaViệt Nam có thể xem là một kếtquả cho thấy sự nỗ lực rất lớn.

Hoạt động xuất khẩu của ViệtNam trong 9 tháng đầu năm 2019diễn ra trong bối cảnh kinh tế thếgiới có xu hướng tăng trưởng

chậm lại với các yếu tố rủi ro, tháchthức gia tăng, hoạt động thươngmại và đầu tư thế giới suy giảm dobất đồng giữa các nước lớn về địnhhình hệ thống thương mại toàncầu ngày càng sâu sắc, đặc biệt làcuộc chiến thương mại giữa Mỹ vàTrung Quốc tiếp tục diễn biếnphức tạp và vấn đề Anh rời khỏi EUvẫn chưa được giải quyết. Tuynhiên, vượt qua những khó khănvà thách thức, xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam trong 9 tháng đầunăm 2019 vẫn duy trì tốc độ tăngtrưởng khả quan. Sau khi đạt mứctăng trưởng 5,3% và 7,2% trongquý I/2019 và quý II/2019, sangquý III tình hình xuất khẩu đã có sựcải thiện hơn qua đó đưa tổng kimngạch xuất khẩu trong 9 thángđầu năm 2019 tăng 8,2% so vớicùng kỳ năm 2018. Mức tăngtrưởng này tuy có phần chậm lại sovới cùng kỳ năm 2018 và 2017nhưng vẫn đạt chỉ tiêu đặt ra củaQuốc hội là đưa tăng trưởng xuấtkhẩu từ 7 - 8% trong năm 2019.

Tình hình phát triển thịtrường trong nước

Trong 9 tháng đầu năm, cungcầu các hàng hóa thiết yếu cơ bảnổn định, không có hiện tượng tănggiá đột biến. Tổng mức bán lẻ hànghóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng9 tháng đầu năm nay đạt tốc độtăng cao so với cùng kỳ năm trước(11,6%), thể hiện cầu tiêu dùngtrong dân tăng. Lượng cung hànghóa trên thị trường dồi dào, đápứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầusản xuất và tiêu dùng. Thị trườngtiêu thụ được mở rộng, đa dạnghóa các hình thức khuyến mại góp

Page 13: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

11TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

phần làm sôi động thị trường trong9 tháng đầu năm 2019. Cụ thể:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng9 ước tính đạt 420,3 nghìn tỷ đồng,tăng 1,7% so với tháng trước vàtăng 12,7% so với cùng kỳ nămtrước. Tính chung quý III/2019,tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng ướctính đạt 1.246,4 nghìn tỷ đồng,tăng 3,5% so với quý trước và tăng12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2019,tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt3.634,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6%so với cùng kỳ năm trước, nếu loạitrừ yếu tố giá tăng 9,2% (cùng kỳnăm 2018 tăng 9,1%).

Xét theo ngành hoạt động,doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 thángđạt 2.762,3 nghìn tỷ đồng, chiếm76% tổng mức và tăng 12,6% so vớicùng kỳ năm trước. Doanh thu dịchvụ lưu trú, ăn uống 9 tháng nămnay ước tính đạt 434,7 nghìn tỷđồng, chiếm 12% tổng mức vàtăng 9,6% so với cùng kỳ nămtrước. Doanh thu du lịch lữ hành 9tháng ước tính đạt 33,5 nghìn tỷđồng, chiếm 0,9% tổng mức vàtăng 12% so với cùng kỳ năm trước.Doanh thu dịch vụ khác 9 thángước tính đạt 404,3 nghìn tỷ đồng,chiếm 11,1% tổng mức và tăng7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Có thể nói, tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêudùng xã hội tiếp tục duy trì mứctăng trưởng tốt, tạo tiền đề cho việcthực hiện mục tiêu tăng trưởng cảnăm 2019 ở mức 11,5 - 12%. Bộ

Công thương đã phối hợp chặt chẽvới các cơ quan liên quan trongcông tác điều hành giá mặt hàngxăng dầu để hạn chế thấp nhất sựtác động cộng hưởng vào CPIchung khi có sự điều chỉnh tăng giáđiện trong tháng 3.

Giải pháp trọng tâmnhằm đảm bảo mụctiêu tăng trưởng

Quý IV là quý quan trọng nhấtquyết định đến khả năng đạt haykhông đạt mục tiêu kế hoạch năm2019. Do đó, ngành Công thươngtiếp tục đề cao trách nhiệm, bám sáttình hình, chủ động, quyết liệt hànhđộng; kiên định thực hiện đồng bộvà hiệu quả các giải pháp đã đề ra.

Cải thiện môi trường kinhdoanh, tăng cường ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại,khuyến khích khởi nghiệp, đổi mớisáng tạo, xây dựng phát triểnChính phủ điện tử... Tiếp tục tậptrung vào xây dựng, hoàn thiệnthể chế, cải thiện môi trường đầutư kinh doanh, khơi dậy các nguồnlực phục vụ cho phát triển các lĩnhvực công nghiệp thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững.Gắn với đó là việc tiếp tục cắt giảmcác điều kiện đầu tư kinh doanh,đơn giản hóa thủ tục hành chínhvà nâng cao chất lượng dịch vụcông trực tuyến. Đây tiếp tục lànhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt,có ý nghĩa quyết định trong quátrình đổi mới và nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý Nhà nước trongcác lĩnh vực được Chính phủ giao.

Đẩy mạnh việc tái cơ cấungành Công thương, đặc biệt là cơcấu lại một cách thực chất ngành

công nghiệp nhằm tạo chuyểnbiến rõ nét và thực chất trong cơcấu lại nền kinh tế gắn với đổi mớimô hình tăng trưởng, nâng caochất lượng tăng trưởng, năng suấtlao động và sức cạnh tranh củanền kinh tế, hiệu quả của đầu tư,khả năng tham gia của doanhnghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiếp tục bám sát diễn biến củathị trường, tổ chức các đoàn đi làmviệc trực tiếp với các địa phương đểtháo gỡ khó khăn cho các dự ántrọng điểm và hỗ trợ các doanhnghiệp trong triển khai phương ánsản xuất kinh doanh tối ưu nhằmđóng góp tốt hơn cho tăng trưởngGDP đối với các ngành công nghiệp.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ đểtăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.Triển khai thực hiện hiệu quả các đềán hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợtheo Chương trình phát triển côngnghiệp hỗ trợ đã phê duyệt trongmột số ngành trọng điểm như:công nghiệp ô tô, điện tử, dệt mayvà da giày. Tập trung vào khâu tổchức kết nối và hỗ trợ các doanhnghiệp trong nước tham gia đượcvào chuỗi cung ứng cho các doanhnghiệp và các dự án có vốn đầu tưnước ngoài nhằm khai thác hiệuquả quá trình hội nhập.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn,vướng mắc, đẩy nhanh tiến độhoàn thành, đưa vào hoạt độngcác dự án, công trình công nghiệp,năng lượng trọng điểm nhằmtăng cường năng lực sản xuất,kinh doanh của nền kinh tế, đónggóp vào giá trị gia tăng, nâng caotốc độ tăng trưởng kinh tế trongnhững tháng cuối năm.v

Page 14: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

12 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

NGUYỄN TÙNG LÂM

Việc chủ động, tích cựctrong kết nối cung cầusản phẩm nông sản, cũngnhư kết nối vùng sản

xuất để các tỉnh, thành phố cùngHà Nội liên kết chặt chẽ thúc đẩysản xuất, tiêu thụ hàng hóa là mộttrong những giải pháp tốt mà HàNội đóng vai trò “đầu tàu” kéohàng Việt phủ rộng tại thị trườngnội địa.

Kết nối vùng, kết nốicung cầu được đẩy mạnh

Theo thống kê của Sở Côngthương Hà Nội, trong thời gianqua, triển khai Chương trình liênkết vùng, kết nối giao thương TP.Hà Nội và các tỉnh, thành phốnhằm thực hiện chương trình,thỏa thuận hợp tác lĩnh vực Côngthương của Trung ương, TP. Hà Nộivới các tỉnh, thành trong cả nướcđã được ký kết với tinh thần “HàNội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.Qua đó, đã hỗ trợ được doanhnghiệp, hợp tác xã, hộ nông dânHà Nội và các tỉnh, thành nắm bắtđược tình hình cung – cầu thịtrường để chủ động sản xuất, kinhdoanh hướng đến ổn định sảnlượng đồng thời tạo điều kiệnquảng bá sản phẩm, thương hiệuhàng hóa, tìm kiếm đối tác kinhdoanh, cơ hội hợp tác, đầu tư mởrộng hệ phân phối, thị trường tiêu

thụ, từng bước chiếm lĩnh thịtrường nội địa.

Trong giai đoạn từ 2009 - 2019,TP. Hà Nội đã tổ chức duy trì cáchội nghị kết nối cung cầu giữa TP.Hà Nội và các tỉnh, thành phốhàng năm; đưa các doanh nghiệp,siêu thị trực tiếp các vùng sản xuấtđể hướng dẫn bà con sản xuất sảnphẩm chất lượng, quy cách, mẫumã phù hợp với thị hiếu người tiêudùng. Đã có trên 50 hoạt độnggiao thương, tiêu thụ sản phẩmcủa các địa phương; phối hợptriển khai trên 35 tuần lễ trái cây,hàng nông sản các tỉnh tại Hà Nội;

phối hợp với 21 tỉnh, thành phốphát triển 461 chuỗi liên kết thựcphẩm an toàn, phối hợp với trên50 tỉnh, thành đưa ra sản phẩm lợithế của địa phương vào kênhphân phối tại Hà Nội; hỗ trợ 25tỉnh, thành kết nối, đưa sản phẩmtrái cây đến 768 cửa hàng kinhdoanh trái cây; hỗ trợ 105 doanhnghiệp của 24 tỉnh (với 3.000 mãsản phẩm) giới thiệu, kết nối nôngsản tại sàn giao dịch, trung tâmgiới thiệu sản phẩm an toàn, trangthông tin nông sản tại Hà Nội...Qua đó, tạo điều kiện để cácdoanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản

Đầu tàu kết nối cung cầu, đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng

Hàng hóa nông sản Việt Nam tại các siêu thị, cửa hàng.

ẢN

H: N

GU

YỄN

NG

M

Page 15: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

13TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

xuất gặp gỡ, ký kết hợp đồng vềliên kết sản xuất – phân phối – tiêuthụ sản phẩm giữa các đơn vị, địaphương tham gia. Không ít sảnphẩm từ đây đã được hỗ trợ vàokênh phân phối tại nước ngoài.

Kết quả, nhiều thương hiệu sảnphẩm của Hà Nội và các địaphương được người tiêu dùng Thủđô nhận diện, ưu tiên lựa chọnnhư: Nhãn chín muộn Quốc Oai,bước Phúc Thọ, Gà đồi Ba Vì, SócSơn; khoai lang Đồng Thái; nôngsản, rau củ huyện Chương Mỹ,Đông Anh, Gia Lâm... TP. Hà Nộihay các nông sản, trái cây các tỉnhnhư: Vải thiều Lục Ngạn – BắcGiang, nhãn lồng Hưng Yên, na ChiLăng – Lạng Sơn, thanh long BìnhThuận, cam xoàn Đồng Tháp, xoàiYên Châu – Sơn La, nhãn Sông Mã– Sơn La; thủy hải sản Nam Định,Cà Mau, Thái Bình...

Nhà nước - Nhà nông -Nhà doanh nghiệp cầnbắt tay nhau, pháttriển bền vững

Tuy đạt được những kết quảđáng ghi nhận, nhưng hoạt độngliên kết sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm giữa các đơn vị còn cónhững vướng mắc nhất định như:sản xuất còn manh mún, chưa cónhiều doanh nghiệp đầu mối baotiêu sản phẩm thu mua lượng lớn,tập quán truyền thống có nơi cònlạc hậu trong canh tác; công táchỗ trợ tuyên truyền, quảng bá sảnphẩm còn hạn chế...

Từ đó, Sở Công thương Hà Nộirút ra bài học kinh nghiệm từ côngtác lãnh đạo, chỉ đạo phải được cáccấp, ngành, địa phương chỉ đạo sát

sao trên cơ sở bám sát kế hoạch đãđược phê duyệt thì việc triển khaimới có hiệu quả. Công tác thôngtin tuyên truyền phải đầy đủ, kịpthời để doanh nghiệp, đơn vị cónhu cầu tham gia nắm bắt, phốihợp cùng triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, các cấp chínhquyền cần song hành với doanhnghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khănvướng mắc trong sản xuất kinhdoanh; ban hành các cơ chế, chínhsách hỗ trợ doanh nghiệp trongsản xuất, cung cấp thông tin dựbáo cung – cầu thị trường, xúc tiếnthương mại, xây dựng thươnghiệu, đẩy mạnh phát triển sản xuấtkinh doanh hàng Việt, các sảnphẩm đặc thù của các địaphương... Tiếp đó, các doanhnghiệp, địa phương cũng cần chủđộng phát huy vai trò tích cực, chủđộng tham gia hợp tác sản xuấtkinh doanh...

Để tiếp tục hỗ trợ triển khailiên kết sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm giữa các địa phương,doanh nghiệp, Sở Công thươngHà Nội đề xuất: các địa phươngtriển khai hiệu quả Nghị định

98/2018/NĐ-CP của Chính phủ vềchính sách khuyến khích, pháttriển hợp tác, liên kết trong sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp; rà soát các cơ chế, chínhsách được Chính phủ quy địnhchi tiết, nội dung được giao chođịa phương căn cứ tình hình thựctiễn, khả năng nguồn lực của địaphương để ban hành cơ chế,chính sách hỗ trợ thực hiện.

“Các địa phương cần chủ độngxây dựng các chương trình, kếhoạch thực hiện hàng năm; tăngcường phối hợp, thực hiện có hiệuquả các nội dung hoạt động liênkết vùng, kết nối giao thương vớinhiều hình thức phù hợp như: Hộinghị kết nối cung – cầu, kết nốitiêu thụ, xuất khẩu, tuần lễ hàngnông sản... nhằm khai thác hànghóa thế mạnh của địa phương, kếtnối vào thị trường Hà Nội và cáctỉnh, thành phố, đẩy mạnh xuấtkhẩu. Đặc biệt, phối hợp với các cơquan thông tấn báo chí tuyêntruyền, quảng bá sản phẩm,thương hiệu hàng hóa địaphương”, đại diện Sở Công thươngHà Nội nhấn mạnh.v

Hàng hóa nông sản Việt Nam tại các siêu thị, cửa hàng.

ẢN

H: N

GU

YỄN

NG

M

Page 16: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

14 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Ngày 25 tháng 3 năm2011, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Chỉ thịsố 447/CT-TTg về tăng

cường xử lý vi phạm pháp luật vềđê điều và quản lý việc khai thác,vận chuyển, kinh doanh cát, sỏigây ảnh hưởng đến an toàn đêđiều, từ đó công tác quản lý, bảovệ đê điều đã có những chuyểnbiến nhất định.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đấtđai, vật liệu xây dựng cho pháttriển kinh tế - xã hội ngày càng caonên tình trạng vi phạm pháp luậtvề đê điều vẫn xảy ra ở nhiều địaphương, nhất là vi phạm hànhlang bảo vệ đê điều, tập kết vậtliệu với quy mô lớn trên bãi sôngvà trong hành lang bảo vệ đê, xâydựng công trình, nhà xưởng tráiphép trên bãi sông và lấn chiếmlòng sông gây cản trở thoát lũ; sốvụ vi phạm xảy ra giảm dần qua

từng năm nhưng nhiều vụ có mức

độ và quy mô vi phạm tăng. Theo

thống kê của cơ quan chức năng,

việc ngăn chặn, xử lý vi phạm còn

hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng

chưa xử lý hoặc xử lý chưa dứt

điểm còn trên 70% số vụ vi phạm.

Để tăng cường hiệu lực, hiệuquả quản lý Nhà nước, ngăn chặn,xử lý kịp thời các vi phạm phápluật về đê điều, Thủ tướng Chínhphủ yêu cầu các Bộ, ngành vàUBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương triển khai thựchiện nghiêm quy định của pháp

Đảm bảo an toàn chống lũ 2019:Tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

An toàn đê điều là nhiệm vụ cấp bách mà các cơ quan chức năng từ Trung ương tớiđịa phương phải cùng vào cuộc thực hiện.

TƯỜNG ANH

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, ngăn chặn, xử lýkịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều, tại Chỉ thị số 24/CT-TTg vềviệc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, Thủ tướng Chínhphủ yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương triển khai thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đêđiều và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Page 17: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

15TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

luật về đê điều và các quy địnhpháp luật khác có liên quan.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủchỉ thị UBND các tỉnh và thànhphố trực thuộc Trung ương tậptrung tăng cường quản lý đê điều,chỉ đạo cơ quan chức năng và cấpủy đảng, chính quyền các cấp ởđịa phương thực hiện đầy đủ tráchnhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạmtheo đúng quy định của pháp luật;phối hợp chặt chẽ với các đơn vịliên quan thường xuyên kiểm tra,kịp thời phát hiện hành vi vi phạm,ngăn chặn ngay từ khi mới phátsinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứtđiểm từng vụ vi phạm; gắn tráchnhiệm của người đứng đầu, nhấtlà người đứng đầu cấp ủy, chínhquyền địa phương trong việc đểxảy ra các vụ vi phạm và kết quảxử lý vi phạm pháp luật về đê điềutrên địa bàn.

Bên cạnh đó, tổ chức các đoànkiểm tra liên ngành để kiểm tra, xửlý thường xuyên, đột xuất; mở cácđợt cao điểm xử lý vi phạm, nhất làcác vụ vi phạm nổi cộm, trườnghợp xác định đủ điều kiện cấuthành hành vi phạm tội cần xử lýhình sự theo quy định của phápluật hình sự. Tổ chức lập, rà soát nộidung phương án phòng, chống lũcủa tuyến sông có đê, phương ánphát triển hệ thống đê điều thuộcphạm vi quản lý của địa phươngtrong quy hoạch tỉnh theo quyđịnh của pháp luật về quy hoạch,trong đó xác định cụ thể phươngán quản lý, sử dụng đất ở bãi sông,số lượng công trình, nhà ở trongphạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông

phải di dời và xây dựng phươngán, lộ trình di dời đảm bảo khả thiđể tổ chức thực hiện.

Đối với các công trình đê điều,đất trong hành lang bảo vệ đêđiều, bãi sông, UBND tỉnh, thànhphố phải thực hiện quản lý chặtchẽ theo đúng quy định pháp luậtvề đê điều và các quy định phápluật khác có liên quan. Đồng thời,chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn các tổchức, cá nhân có hoạt động liênquan đến đê điều tuân thủnghiêm các quy định liên quanđến việc cấp phép đối với các hoạtđộng phải được cấp phép theoquy định của pháp luật về đê điềuvà giám sát việc thực hiện bảođảm đúng quy định.

Các địa phương cũng cần quantâm đến giải pháp về tăng cườngtuyên truyền, phổ biến pháp luậtvề đê điều và phòng, chống thiêntai đến cộng đồng, nhất là các tổchức, doanh nghiệp và hộ gia đìnhven đê. Chủ động bố trí ngân sáchđịa phương để thực hiện di dờicông trình, nhà ở trong phạm vibảo vệ đê điều, bãi sông phải didời theo quy hoạch phòng, chốnglũ của tuyến sông có đê, quyhoạch đê điều được cấp thẩmquyền phê duyệt theo đúng quyđịnh của pháp luật Luật Đê điều vàLuật Ngân sách Nhà nước.

Về phía các Bộ, ngành Trungương, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn cần tiếp tục ràsoát đề xuất sửa đổi Nghị định quyđịnh xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực phòng, chống thiêntai, khai thác và bảo vệ công trình

thủy lợi, đê điều nhằm tăng cườnghiệu lực, hiệu quả quản lý và xử lývi phạm pháp luật về đê điều.Đồng thời, chủ trì, phối hợp với BộCông an tiếp tục tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra việc chấphành pháp luật về đê điều, pháthiện kịp thời các hành vi vi phạm,kiến nghị chính quyền các cấp xửlý theo quy định của pháp luật.

Đối với các hành vi vi phạmpháp luật về đê điều, đặc biệt làđối với các vụ việc vi phạmnghiêm trọng, nổi cộm, Bộ Côngan có trách nhiệm chỉ đạo công ancác đơn vị, địa phương phối hợpcơ quan chức năng kiểm tra, ngănchặn, xử lý nghiêm.

Trong khi đó, căn cứ khả năngcân đối của ngân sách Trung ương,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính xem xét, ưu tiên bố trí kinhphí để tăng cường đầu tư củng cố,nâng cấp, duy tu hệ thống đêđiều, nhất là các tuyến đê từ cấp IIItrở lên và xử lý các trọng điểm đêđiều xung yếu nhằm đảm bảo antoàn chống lũ cho các tuyến đê.

Như vậy, Chỉ thị của Thủ tướngChính phủ về tăng cường xử lý viphạm pháp luật về đê điều đã kịpthời chỉ đạo các Bộ, ngành liênquan và các địa phương tiếp tụcthực hiện nghiêm các giải phápnhằm tăng cường hiệu lực thực thichính sách, pháp luật về khoángsản và các quy định, chỉ đạo củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủđối với việc quản lý khai thác, vậnchuyển, tập kết, kinh doanh cát sỏilòng sông để bảo đảm không gâyảnh hưởng đến an toàn đê điều.v

Page 18: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

16 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

THANH TRÌ

Theo Phó Trưởng ban Dânvận Trung ương Hà NgọcAnh, việc đổi mới công tácdân vận trong tình hình

mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ làmcông tác dân vận phải thấmnhuần lời dạy của Bác Hồ “Dân vậnkhéo thì việc gì cũng thành công”,góp phần vun đắp và phát huy sứcmạnh khối đại đại kết toàn dântộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”, vững bướcđi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong bối cảnh đất nước tađang đứng trước nhiều cơ hội vàthách thức. Cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đang diễn ra;trình độ dân trí ngày càng cao; vaitrò làm chủ của nhân nhân ngàycàng được mở rộng; các phươngtiện thông tin trực tiếp tác độngngày càng đang dạng, đa chiều…Đảng ta tiếp tục tăng cường và đổimới sự lãnh đạo đối với công tácdân vận.

Theo Phó Trưởng ban Dân vậnTrung ương Hà Ngọc Anh, để tiếptục đẩy mạnh thực hiện Nghịquyết số 25-NQ/TW cần thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó,cần tiếp tục tạo sự chuyển biến

mạnh mẽ trong nhận thức, hànhđộng về công tác dân vận của cáccấp ủy đảng, hệ thống chính trị;phát huy vai trò của nhân dântham gia xây dựng Đảng, Nhànước trong sạch, vững mạnh. Đẩymạnh tuyên truyền về vị trí, vaotrò, tầm quan trọng của công tácdân vận; đổi mới cách thức tuyêntruyền, sử dụng có hiệu quả. Đổimới công tác dân vận theo hướngthiết thực, với cách làm sáng tạo,hướng tới mục tiêu đồng thuận,củng cố niềm tin của nhân dân đốivới Đảng, Nhà nước, phát huy sứcmạnh to lớn của Khối đại đoàn kếttoàn dân trong phát triển kinh tế -xã hội đảm bảo an ninh, quốcphòng.

Tiếp đó, cần tập trung làm tốtcông tác dân vận của cơ quan Nhànước. Trong đó, trọng tâm là nângcao chất lượng, phát huy vai trò, sựtham gia của nhân dân trong xâydựng, ban hành, tổ chức thực hiệncác chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước trêncơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữaNhà nước, doanh nghiệp và nhândân, giữa các vùng miền, quantâm đến các đối tượng yếu thếtrong xã hội. Đồng thời, tiếp tụchoàn thiện, cụ thể hóa cơ chế

“Đảng lãng đạo, Nhà nước quản lý,Nhân dân làm chủ” và phươngchâm “Dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra”. Nâng cao chấtlượng, khắc phục tính hình thứctrong hoạt động tiếp xúc cử tri,hoạt động giám sát, tiếp côngdân, đối thoại, giải quyết khiếunại, tố cáo, kiến nghị của nhândân.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoànthiện và thực thi quy định về đạođức công vụ kết hợp với tăngcường công tác thanh tra, kiểmtra. Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năngcông tác dân vận; phát huy vai trògương mẫu của đội ngũ cán bộ,đảng viên nhất là đối với cán bộcấp chiến lược, người đứng đầu,đội ngũ công chức, viên chức, lựclượng vũ trang trực tiếp giao tiếpvới nhân dân… Kiên quyết phêphán, đấu tranh mạnh mẽ với biểuhiện thờ ơ, vô cảm, quan liêu, háchdịch, cửa quyền, nhũng nhiễungười dân. Đặc biệt, cần thực hiệntốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăngcường đối thoại, tiếp xúc với nhândân, sâu sát cơ sở, lắng nghe tâmtư, kịp thời giải quyết nguyệnvọng chính đáng, hợp pháp củanhân dân; sớm khắc phục tìnhtrạng chậm hoặc không nắm được

ĐổI MớI CÔNG TÁC DÂN VậN TRONG TÌNH HÌNH MớI:

Lời dạy của Bác về công tác dân vậnvẫn còn nguyên giá trị

Page 19: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

17TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

tình hình nhân dân. Tập trung xửlý dứt điểm khẩn trương, kịp thờicác vấn đề bức xúc liên quan trựctiếp tới đời sống nhân dân, các vụviệc khiếu kiện đông người, vượtcấp, kéo dài, tránh để hình thànhvà lan rộng các điểm nóng về anninh, trật tự.

Phó Ban Dân vận Trung ươngHà Ngọc Anh cũng cho rằng, cầnphát huy vai trò, tích cực đổi mớinội dung, phương thức hoạt độngvà tổ chức của Mặt trận Tổ quốc,các tổ chức chính trị xã hội, các hộiquần chúng theo hướng có trọngtâm, thực chất và hiệu quả hơn.Quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồidưỡng và có cơ chế, chính sáchđộng viên đội ngũ làm công tácdân vận, mặt trận, đoàn thể. Tronggiải pháp này, cần thực hiệnnghiêm túc và nhất quán nguyêntắc tự nguyện, tự quản, tự bảmđảm kinh phí hoạt động và tuânthủ pháp luật.

Nhiều ý kiến cũng đồng tình

rằng, giải pháp hiệu quả cần tiếptục triển khai đó là đẩy mạnhphong trào thi đua yêu nước, thựchiện tốt phong trào thi đua “Dânvận khéo”, tích cực tuyên truyền,biểu dương, nhân rộng các môhình, điển hình về công tác dânvận. Song song đó, cần đẩy mạnhcông tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng, công tác phòng chốngtham nhũng; kiên quyết đấu tranhvới những quan điểm, luận điệusai trái.

Chuyên gia về dân vận còn chorằng, cần tăng cường phối hợp,thực hiện Quy chế công tác dânvận của hệ thống chính trị và xâydựng cơ chế phối hợp giữa chínhquyền, các cơ quan, tổ chức với Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị - xã hội. Tích cực đônđốc, kiểm tra, giám sát việc thựchiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kếtluận của Đảng về công tác dân vận.

“Thực hiện chủ trương củaĐảng về công tác dân vận, đặc biệt

là Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày25/2/2010 của Bộ Chính trị về Quychế công tác dân vận của hệ thốngchính trị; Nghị quyết số 25-NQ/TW,ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng về sự tăngcường và đổi mới sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác dân vậntrong tình hình mới. Vai trò, vị trí vàtầm quan trọng của công tác dânvận ngày càng rõ trong công cuộcđẩy mạnh sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và hộinhập quốc tế. Công tác dân vậnđang đứng trước yêu cầu đòi hỏingày càng cao về chất lượng hoạtđộng; đòi hỏi đội ngũ cán bộ làmcông tác dân vận phải thấm nhuầnlời dạy của Bác Hồ “Dân vận khéothì việc gì cũng thành công”, gópphần vun đắp và phát huy sứcmạnh khối đại đại kết toàn dân tộc,thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dângiàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”, vững bước đi lênchủ nghĩa xã hội” - Phó Ban Dânvận Trung ương nhấn mạnh.v

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc phường Khâm Thiên (Hà Nội) giám sát đầu tư cộng đồng đem lại lòng tin yêu của nhân dân.

ẢN

H: T

HA

NH

TRÌ

Page 20: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

18 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

CHÍNH BÌNH

Hướng tới mục tiêu xâydựng nông thôn mới(NTM) thực sự hiệuquả, bền vững và đảm

bảo chất lượng, Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đốivới cuộc vận động: “Toàn dânđoàn kết xây dựng NTM, đô thịvăn minh” để khắc phục tìnhtrạng tồn tại, hạn chế củachương trình. Bên cạnh đó, cácNghị quyết của Quốc hội và Chỉthị 36 của Thủ tướng Chính phủvề việc đẩy mạnh thực hiện hiệuquả, bền vững Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng NTM giaiđoạn 2016 - 2020. Đặc biệt, thờigian gần đây, Phó Thủ tướngChính phủ Vương Đình Huệ trựctiếp chỉ đạo 03 Hội nghị toànquốc để bàn thảo, đưa ra nhữngnội dung giải pháp chỉ đạo quantrọng trong các lĩnh vực, đảmbảo việc xây dựng NTM hiệu quả,bền vững.

Theo Cục trưởng – Chánh Vănphòng NTM Trung ương NguyễnMinh Tiến, có 9 định hướng, chỉđạo đáng chú ý từ Trung ương vềxây dựng và phát triển NTM cầnlưu ý.

Thứ nhất, cần nâng cao hơnnữa vai trò trách nhiệm của cấp ủy,

chính quyền các cấp và cả hệthống chính trị trong xây dựngNTM, nhất là vai trò của ngườiđứng đầu. Phải xem xây dựngNTM là một cuộc cách mạng, mộtnhiệm vụ chính trị trọng tâm cầnthực hiện kiên trì, kiên nhẫn,thường xuyên và liên tục, phải xácđịnh xây dựng NTM “có điểm khởiđầu, nhưng không có điểm kếtthúc”. Các ngành, các cấp phảiquán triệt quan điểm xây dựngNTM với 19 tiêu chí chính là thựchiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn; vừalà mục tiêu, yêu cầu của phát triểnbền vững, vừa là chủ trương cótầm chiến lược đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp cách mạng

và mang tính nhân văn sâu sắc củaĐảng và Nhà nước.

Thứ hai, tiếp tục triển khai sâurộng và thiết thực phong trào “Cảnước chung sức xây dựng NTM từTrung ương tới cơ sở với nội dung,hình thức đa dạng, phù hợp vớithực tiễn. Coi đây là nhiệm vụtrọng tâm trong triển khai phongtrào thi đua giai đoạn 2016 – 2020;chú trọng phát huy sức sáng tạocủa các tầng lớp nhân dân; tạo sựđồng thuần của toàn xã hội, gắnphong trào thi đua với tiếp tục đẩymạnh việc học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh...

Kết quả thực hiện xây dựngNTM của từng cơ quan, cá nhân là

Để nông thôn mới phát triểnthực sự hiệu quả, bền vững

Xây dựng nông thôn mới điều quan trọng là tạo sự đồng thuận, góp sức của chínhnông dân.

ẢN

H: C

HÍN

H B

ÌNH

Page 21: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

19TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

một chỉ tiêu quan trọng trongđánh giá thi đua và khen thưởnghàng năm. Đẩy mạnh công táctuyên truyền từ Trung ương đếnđịa phương về xây dựng NTM...

Với trách nhiệm của mình,Chính phủ, các Bộ, ngành, địaphương cần tập trung rà soát lạitất cả các cơ chế, chính sách đểthực hiện Chương trình hiệu quả.Có cơ chế, chính sách thích hợp,đủ mạnh để thực sự khuyến khíchviệc ứng dụng khoa học côngnghệ, thu hút doanh nghiệp đầutư vào địa bàn nông thôn pháttriển sản xuất, kinh doanh trongnông nghiệp, công nghiệp, dịchvụ; chú trọng công nghiệp chếbiến nông sản và công nghiệp thuhút nhiều lao động nhằm chuyểndịch cơ cấu lao động và kinh tếnông thôn. Đẩy mạnh hỗ trợ xâydựng NTM cấp thôn, bản, ấp vùngcao, vùng núi, vùng sâu, vùng xa,biên giới, hải đảo, vùng bãi ngangven biển theo Quyết định1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp đó, cần tập trung chỉ đạophát triển sản xuất, nâng cao thunhập cho cư dân nông thôn, nhấtlà việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,công nghệ cao vào sản xuất đểnâng cao năng suất, chất lượng vàđảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm đồng thời thích ứng vớibiến đổi khí hậu. Tập trung hỗ trợhình thành liên kết sản xuất theochuỗi giá trị bền vững quy mô sảnxuất hàng hóa lớn đối với các mặthàng nông nghiệp có thế mạnh...

Thứ năm, các địa phương cầnquan tâm chỉ đạo thực hiện

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nôngthôn gắn với xây dựng NTM vàquá trình đô thị hóa một cách hợplý, phù hợp với từng vùng miền.Khắc phục tình trạng ô nhiễm môitrường đang có chiều hướng giatăng, ảnh hưởng nguy hại đến đờisống người dân nông thôn, đặcbiệt là xử lý rác thải sinh hoạt, chấtthải chăn nuôi, thuốc bảo vệ thựcvật, tình trạng ô nhiễm môi trườngtại các làng nghề, vấn đề cung cấpnước sạch nông thôn, nhất lànhững vùng bị ảnh hưởng bởibiến đổi khí hậu.

Chánh Văn phòng NTM Trungương nhấn mạnh, đối với việc thựchiện Bộ tiêu chí NTM, từng địaphương phải xác định rõ tiêu chíbức xúc, trọng tâm để tập trungchỉ đạo, trong đó chú trọng cáctiêu chí về đời sống người dân, anninh, an toàn xã hội, văn hóa, môitrường và sự vững mạnh của hệthống chính trị. Thực hiện nghiêmviệc xem xét, công nhận xã, huyệnđạt chuẩn NTM. Đồng thời, cầntập trung rà soát, xây dựng tiêu chíNTM ở mức cao hơn, nâng caochất lượng các tiêu chí để tiếp tụcxây dựng NTM kiểu mẫu theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ tạiQuyết định số 691/QĐ-TTg. Riêngđối với cấp thôn, các tỉnh, thànhphố chủ động ban hành tiêu chíkhu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫuvà tổ chức triển khai, đánh giá,công nhận, tạo nền tảng cho việcxây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Tiếp đó, các giải pháp cuốicùng cần tập trung như: tiếp tụctăng cường và đa dạng hóa cácnguồn vốn huy động để thực hiệnchương trình; chú trọng kiện toàn

Ban chỉ đạo các Chương trình mụctiêu quốc gia ở các cấp địaphương, trong đó có Trưởng Banchỉ đạo là Bí thư cấp ủy hoặc Chủtịch UBND cùng cấp... Cùng với đó,tăng cường giải pháp về công táckiểm tra, giám sát trong xây dựngNTM, tiếp tục phát huy vai tròphản biện, giám sát của Mặt trậnTổ quốc, các tổ chức chính trị - xãhội và cộng đồng dân cư trong xâydựng NTM.

“Xây dựng NTM là một cuộccách mạng to lớn, lâu dài, thể hiệnsự quan tâm sâu sắc của Đảng,Nhà nước đối với nông nghiệp,nông dân, nông thôn, tạo tiền đềvững chắc cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,đòi hỏi sự ủng hộ, vào cuộc tíchcực của toàn xã hội. Vì vậy, cấp ủy,chính quyền, các tổ chức chính trị,xã hội các cấp cần tiếp tục tuyêntruyền, vận động và tổ chức chonhân dân hăng hái tham gia, nhấtlà phát huy tốt những điểm mạnh,khắc phục triệt để những tồn tại,hạn chế. Với những thành tựu tolớn đã đạt được những năm qua,chúng ta tin tưởng rằng, đến năm2020, Chương trình xây dựng NTMcả nước sẽ đạt được nhiều kết quảto lớn hơn nữa, đóng góp xứngđáng cho sự nghiệp phát triểnnông nghiệp, nông thôn bềnvững, góp phần thực hiện thắnglợi Nghị quyết số 26 của Ban Chấphành Trung ương Đảng (Khóa X)về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn và Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XII”, Chánh Vănphòng NTM Trung ương NguyễnMinh Tiến nhận định.v

Page 22: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Hà Nội là một trong 3địa phương trên cảnước có số xã xây dựngNTM lớn nhất

Hà Nội thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựngNTM trong bối cảnh có nhiềuthuận lợi và khó khăn, thách thứcđan xen. Xác định xây dựng NTMlà nhiệm vụ chính trị trọng tâm,xuyên suốt, liên tục trong 2 nhiệmkỳ, Thành ủy đã ban hành Chươngtrình số 02 về “Phát triển nôngnghiệp, xây dựng NTM, nâng caođời sống nông dân”.

Trên cơ sở đó, các huyện, thị xãcũng xây dựng các chương trình,kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạođể thực hiện nhiệm vụ này. Cùngvới đẩy mạnh tuyên truyền, vậnđộng, nâng cao nhận thức, thànhphố cũng tập trung xây dựng cáccơ chế, chính sách để khuyếnkhích phát triển nông nghiệp vàxây dựng NTM, nâng cao đời sốngnông dân.

Trong 10 năm qua, tổng kinh

phí huy động thực hiện Chươngtrình 2 của Thành ủy đạt trên 76,4nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sáchTrung ương là 58 tỷ đồng; ngânsách thành phố gần 26 nghìn tỷđồng; ngân sách cấp huyện trên32,2 nghìn tỷ đồng; ngân sách cấpxã trên 3,4 nghìn tỷ đồng. Đángchú ý, nguồn vốn huy động ngoàingân sách trong giai đoạn này đạttrên 14,7 nghìn tỷ đồng. Từ nguồn

lực trên, thành phố đã triển khaixây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật,xã hội, phục vụ sản xuất và nângcao đời sống của nhân dân. Trong10 năm qua, toàn thành phố đãlàm mới 368km, nâng cấp cải tạotrên 5,5 nghìn km đường giaothông nông thôn; xây mới trên 1,8nghìn km kênh mương cấp 3; toànthành phố đã xây dựng mới 481trường, nâng cấp cải tạo 987

Hà Nội sẽ đạt nhiều kết quả hơn nữatrong xây dựng nông thôn mới

THANH THANH

Hà Nội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới(NTM) trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức. Xác định xâydựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, liên tục trong 2 nhiệmkỳ, Thành ủy đã ban hành Chương trình số 02 về “Phát triển nông nghiệp, xâydựng NTM, nâng cao đời sống nông dân”. Trong 10 năm qua, tổng kinh phí huyđộng thực hiện Chương trình 2 của Thành ủy đạt trên 76,4 nghìn tỷ đồng. Đờisống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hìnhrau thủy canh tại xã Yên Mỹ, Thanh Trì.

20 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 23: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

trường THCS, tiểu học và mầmnon đạt chuẩn.

Xác định công tác dồn điền, đổithửa là nhiệm vụ, giải pháp đểphát triển nền nông nghiệp sảnxuất hàng hóa, quy mô lớn, Hà Nộiđã quyết liệt chỉ đạo, tập trungthực hiện công tác này. Đến nay,toàn thành phố thực hiện dồnđiền, đổi thửa được79.454,3/75.980,1ha (đạt 104,6%).Song song đó, các huyện, thị xã đãcơ bản cấp xong Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho các hộ dânsau dồn điền đổi thửa, tạo điềukiện cho các hộ nông dân liêndoanh, liên kết, sản xuất theohướng chuyên canh, ứng dụngkhoa học kỹ thuật và ứng dụngcông nghệ cao trong sản xuấtnông nghiệp. Toàn thành phố có133 mô hình ứng dụng nôngnghiệp công nghệ cao, với giá trịsản xuất bình quân đạt từ 0,5 - 1 tỷđồng/ha/năm. Cùng với đó, đãhình thành 134 mô hình liên kết từsản xuất đến chế biến, tiêu thụtrong sản xuất nông nghiệp.

Toàn Thành phố có 325/386 xã(chiếm 84,2%) được công nhậnđạt chuẩn NTM (vượt kế hoạchtrước 2 năm so với mục tiêu). Đờisống nông dân không ngừngđược cải thiện và nâng cao, thunhập bình quân đầu người khuvực nông thôn năm 2018 đạt 46,5triệu đồng/người/năm (tăng 33,5triệu đồng so với năm 2010 là 13triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ hộnghèo của thành phố đã giảm từ3,64% (đầu năm 2016) xuống còn1,16% (cuối năm 2018), trong đótỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôngiảm từ 5,43% (đầu năm 2016)

xuống còn 1,81% (cuối năm 2018).

Trong 10 năm qua, Thành phốđã vận động hàng nghìn tập thể,cá nhân, doanh nghiệp, hộ giađình chung sức xây dựng NTM vớitổng kinh phí 14.741 tỷ đồng. Đặcbiệt là nhiều người dân đã tựnguyện đóng góp bằng các hìnhthức quy ra tiền với tổng kinh phíhơn 7.200 tỷ đồng, trong đó cótrên 1.000 hộ gia đình hỗ trợ bằngtiền và các hình thức quy ra tiền từ100 triệu đồng trở lên. Năm 2020,Hà Nội phấn đấu 85% số xã trở lênđạt chuẩn NTM; thu nhập củanông dân khu vực nông thôn đạt50 triệu đồng/người/năm trở lên.

Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc biểu dương, đánh giácao kết quả Hà Nội đã đạt đượctrong thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng NTM vàChương trình số 02-CTr/TU củaThành ủy. Hà Nội là một trong 3 địaphương trên cả nước có số xã xâydựng NTM lớn nhất, trong khi tínhchất, yêu cầu về xây dựng NTM củaHà Nội rất cao.

Nông thôn Hà Nội phảiđi trước áp dụng thànhtựu cách mạng côngnghiệp 4.0

Thủ tưởng cũng nhấn mạnhmột số nhiệm vụ trong thời giantới Hà Nội cần thực hiện. Hà Nộicần xác định mục tiêu không chỉ làtrung tâm, đầu tàu về chức năngđô thị, mà khu vực nông thôn,ngoại ô cũng phải đi trước, đi đầucả nước. Tiềm năng của vùngnông thôn Hà Nội còn rất lớn,chính vì thế cần tập trung khaithác hiệu quả những tiềm năng,

lợi thế đó. Hà Nội cần xây dựngnền nông nghiệp hiện đại; xâydựng vùng nông thôn xanh, sạch,đẹp, đáng sống, cùng với sản xuấtnông nghiệp sạch, hữu cơ để tạothành các vùng du lịch sinh tháihấp dẫn.

Nông thôn Hà Nội phải đitrước, đứng đầu trong áp dụngthành tựu cách mạng côngnghiệp 4.0. Phát triển mạnh mẽcác trung tâm đô thị vệ tinh, vì vậy,xây dựng NTM gắn với phát triểnđô thị, quy hoạch thống nhất,không để phá vỡ quy hoạch…Nông thôn Hà Nội cần gìn giữ vănhóa truyền thống Thủ đô nghìnnăm văn hiến, thanh lịch, sâu sắcvà bản sắc. Đồng thời, phải đặcbiệt quan tâm đến công tác bảovệ môi trường. Xử lý tốt hơn nữarác thải sinh hoạt bằng công nghệmới cùng với xử lý các loại chấtthải rắn khác, nước thải sinh hoạt.Kiên quyết nói không với túi nilonvà đồ nhựa dùng một lần. Tái sửdụng chất thải nông nghiệp bảođảm đúng quy định về môi trườngvà an toàn thực phẩm, tạo tiền đềphát triển du lịch nông thôn. Hìnhthành các vành đai xanh sinh tháibao bọc vùng trung tâm Thủ đô.

Chính phủ tin tưởng rằngtrong thời gian tới, Hà Nội sẽ đạtnhiều kết quả to lớn hơn nữatrong xây dựng NTM, luôn xứngđáng là ngọn cờ đầu của cả nướcvà tiếp tục vươn mình phát triểntoàn diện mọi mặt, là hình mẫucủa cả nước trên nhiều lĩnh vực,trong đó, nông thôn Hà Nội cũngphải phấn đấu trở thành hìnhmẫu, là niềm tự hào của Thủ đônghìn năm văn hiến.v

21TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 24: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

22 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

VBSP và TDCSXH là trụcột quan trọng củaChương trình mục tiêuquốc gia về giảmnghèo bền vững

Tổng Giám đốc Ngân hàngChính sách xã hội (VBSP) Việt NamDương Quyết Thắng cho biết, tínhđến ngày 31/8/2019, tổng nguồnvốn đạt 207.708 tỷ đồng, tăng63.052 tỷ đồng (tương ứng tăng43,59%) so thời điểm ngày31/12/2015. Trong đó, ngân sáchNhà nước cấp vốn điều lệ và cấpvốn thực hiện các chương trình tíndụng đạt 35.581 tỷ đồng, chiếm16,8% tổng nguồn vốn. VBSP huyđộng trên thị trường, vay Ngânhàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam,nhận tiền gửi 2% của các tổ chứctín dụng Nhà nước và phát hànhtrái phiếu được Chính phủ bảolãnh đạt 147.389 tỷ đồng, chiếm69,5% tổng nguồn vốn. Nguồnvốn địa phương ủy thác cho vayđạt 14.516 tỷ đồng, chiếm 6,8%tổng nguồn vốn và tăng thêm10.709 tỷ đồng so trước khi thực

hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.

Trên cơ sở nguồn vốn đã có,tổng dư nợ các chương trìnhTDCSXH đạt 199.823 tỷ đồng, tăng57.295 tỷ đồng (tăng 40,2%) sothời điểm ngày 31/12/2015, tốc độtăng trưởng dư nợ bình quânhằng năm đạt 9,7%, với gần 6,6triệu khách hàng còn dư nợ. Trongđó, Chương trình tín dụng hộnghèo đạt 35.888 tỷ đồng, chiếm18% tổng dư nợ, với hơn 1,1 triệu

hộ đang còn dư nợ. Chương trìnhTDCSXH dành riêng cho hộ đồngbào dân tộc thiểu số đạt 49.617 tỷđồng, chiếm 24,8% tổng dư nợ,với hơn 1,4 triệu khách hàng...

Mặc dù đạt kết quả khả quan,song theo ông Dương QuyếtThắng, vẫn còn những vướng mắcnhư nguồn lực để thực hiện cácchương trình TDCSXH còn hạn chếso với nhu cầu. Tại một số nơi,công tác phối hợp giữa các hoạt

Cần tập trung ưu tiên vốncho người nghèoANH ĐỨC

Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đápứng một lượng lớn nhu cầu vốn cho người nghèo, tác động trực tiếp và mang lạihiệu quả thiết thực, là điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo. Đây cũng làchính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước - thông qua Ngân hàngChính sách xã hội - với các tổ chức đoàn thể và người nghèo, phát huy được tínhchủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo đối với chính quyền cơ sở.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng cho bà con vay vốn ưu đãi tại Điểmgiao dịch xã.

Page 25: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

23TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

động khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật,chuyển giao công nghệ, tiêu thụsản phẩm… chưa gắn kết, một bộphận người nghèo sử dụng vốnvay chưa hiệu quả, chưa thoátnghèo bền vững.

Theo Phó Thống đốc NHNNÐào Minh Tú, công tác giảmnghèo (CTGN) vẫn đang đối mặtnhiều thách thức như: Ảnh hưởngnặng nề của biến đổi khí hậu đangđe dọa tăng trưởng bền vữngtrong dài hạn của Việt Nam, trongđó sản xuất nông nghiệp là ngànhchịu ảnh hưởng mạnh và rõ nétnhất; tốc độ tăng trưởng kinh tếcó xu hướng chậm lại, thu nhậpcủa một bộ phận người dân ítđược cải thiện hơn và ngườinghèo là nhóm dễ bị tổn thươnghơn cả; CTGN sẽ trở nên ngày mộttốn kém hơn, đòi hỏi phải cónguồn lực dồi dào hơn nữa choCTGN… Những vấn đề này đã,đang và sẽ đặt ra nhiều thách thứccho CTGN nói chung và hoạt độngTDCSXH nói riêng.

Ghi nhận hiệu quả của TDCSXHtrong thực hiện mục tiêu giảmnghèo bền vững, Phó Thủ tướngVương Ðình Huệ, Trưởng Ban Chỉđạo Trung ương các chương trìnhmục tiêu quốc gia đánh giá, bêncạnh việc gia tăng về số lượng,chất lượng TDCSXH cũng đượcnâng lên, đi đúng vào đối tượng.Trong khi nợ xấu của nền kinh tếlớn thì chương trình tín dụng này,nợ quá hạn chỉ 0,4% và nợ khoanhchỉ 0,33%, hầu như không có nợxấu. Có thể nói VBSP và TDCSXH làmột trụ cột quan trọng củaChương trình mục tiêu quốc gia về

giảm nghèo bền vững. Nhờ trụ cộtnày, giai đoạn 2015 - 2018, số hộnghèo giảm rất nhanh, góp phầnđẩy lùi, ngăn chặn tín dụng đen,tạo nguồn lực cho các địa phươngthực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới,giảm nghèo bền vững gắn với cácđề án phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho người dân.

Huy động nguồn lực vàhoàn thiện chính sáchnhằm thực hiện hiệu quảhơn tín dụng chính sách

Điểm ra những nguyên nhâncủa sự thành công, song Phó Thủtướng Vương Đình Huệ cũng chỉ racác mặt còn tồn tại, trong đó cóviệc vốn của địa phương ủy thácqua VBSP còn rất hạn chế, chỉ đạthơn 14.500 tỷ đồng, chiếm 6,8%tổng nguồn vốn; trong khi đó,riêng Hà Nội là gần 2.873 tỷ đồng,TP. Hồ Chí Minh 1.687 tỷ đồng,Bình Dương 1.190 tỷ đồng. Cảnước chỉ có 32/63 tỉnh có mức ủythác qua VBSP trên 100 tỷ đồng.

Từ thực tế trên, Phó Thủ tướngyêu cầu các địa phương tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cáccấp ủy đảng, chính quyền với hoạtđộng tín dụng chính sách xã hội,coi đây là một trong những nhiệmvụ trong chương trình, kế hoạch,hoạt động thường xuyên của cáccấp ủy, các ngành, địa phương; tổchức huy động tốt các nguồn lựccho tín dụng chính sách xã hội,gắn phát triển nông nghiệp, nôngthôn, phát triển giáo dục, dạynghề, tạo việc làm, bảo đảm ansinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Đồng thời, tập trung cácnguồn vốn tín dụng chính sách xãhội có nguồn gốc từ ngân sáchNhà nước vào một đầu mối làVBSP, phân biệt rõ ràng chính sáchtài khóa và chính sách tiền tệ, cáchoạt động cho vay theo chínhsách tài khóa này đều phải đượccấp bù lãi suất, cấp chi phí quản lýcho VBSP. Có cơ chế chính sáchtiếp tục bố trí riêng danh mục vốnđầu tư trung hạn giai đoạn 2021 -2025 cho VBSP và Ngân hàng Pháttriển Việt Nam.

Ưu tiên cân đối nguồn vốnngân sách Nhà nước để thực hiệncác chương trình tín dụng chínhsách xã hội và bảo đảm hoạt độngổn định của VBSP, tính tới việc sắptới thực hiện Chương trình mụctiêu quốc phát triển bền vữngkinh tế - xã hội các xã miền núi vàđồng bào dân tộc thiểu số khiđược Quốc hội thông qua.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tàichính, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, VBSP chủ động tiếp thu các ýkiến đề xuất để hoàn thiện chínhsách như nâng thêm mức cho vay,kéo dài thời gian cho vay đối vớihộ mới thoát nghèo, tăng mứccho vay đối với hộ sản xuất và cácchương trình nước sạch.

Phó Thủ tướng yêu cầu năm2020 và giai đoạn 2021 - 2025, tăngtrưởng tín dụng hàng năm củaVBSP tối thiểu phải đạt 10%, phấnđấu ở mức 12%. MTTQ mở rộngcuộc vận động Vì người nghèo đểhuy động sự đóng góp của các tổchức xã hội, doanh nghiệp, cá nhânbổ sung nguồn vốn cho tín dụngchính sách xã hội.v

Page 26: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

24 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Từ chỗ là một xã nghèo, LaBằng đã trở thành mộttrong 8 xã đầu tiên củahuyện Đại Từ hoàn thành

xây dựng nông thôn mới từ năm2014. Mức thu nhập của ngườidân được nâng lên hơn 40 triệuđồng/người/năm vào năm 2018.Hệ thống đường giao thông nôngthôn, nhà văn hóa tại địa bàn xãđược xây dựng hoàn thiện đã giúpthúc đẩy ngành sản xuất chè,nông sản phát triển.

Nằm ngay dưới chân núi TamĐảo, xã La Bằng cách trung tâmhuyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyênhơn 10km. Vùng đất này tạo ấntượng cho người đến thăm quanvới những đồi chè xuất hiện ởkhắp mọi nơi. Trước đây, cây chè ởLa Bằng không cho hiệu quả kinhtế cao vì giống chè ở thời điểm đónăng xuất, chất lượng thấp, bà conlại sản xuất theo hộ cá nhân nhỏ lẻnên thu nhập chẳng đáng là bao.Còn trồng lúa cũng chỉ đủ ăn vìđất đai chủ yếu là đồi núi khôngphù hợp cho cây lúa.

Với nguồn vốn từ Chương trìnhMục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới, việc phát triển sản xuấtnông nghiệp ở La Bằng đã có sựthay đổi chóng mặt chỉ trong vàinăm. Bà Nguyễn Thị Hải, ngườidân xóm Rừng Vần, xã La Bằng,huyện Đại Từ chia sẻ: Được sự hỗtrợ vốn của Nhà nước, bà và nhiềungười dân trong xóm đã cùngnhau thành lập Hợp tác xã chè LaBằng, chuyên sản xuất trồnggiống chè mới cho chất lượng tốthơn. Quy trình sản xuất chè antoàn theo tiêu chuẩn VietGAPcũng được thực hiện từ đó giúpsản phẩm chè đạt giá trị cao hơnmang lại thu nhập cho các hộ dân.

Đến nay, các xã viên tham gia vớithu nhập bình quân cho mỗi hộ làhơn 100 triệu đồng/năm.

Theo bà Hải: Quy mô hợp tácxã hiện có tổng số 12 xã viên, cóhơn 60 hộ liên kết với tổng diệntích hơn 20ha với 10ha đạt tiêuchuẩn VietGAP, 10ha sản xuất chèhữu cơ…

Không chỉ có Hợp tác xã chè LaBằng, tại xã La Bằng hiện nay còncó 10 làng nghề sản xuất chè vớisự tham gia của hàng ngàn xã viêncùng nhau phát triển kinh tế. Theobáo cáo của UBND xã La Bằng,hiện xã có hơn 300ha chè, với

Sự đổi thaycủa một vùng quê nghèo

THẠCH THẢO

10 năm trước, xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn là một xã đặc biệtkhó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 chỉ đạt 7 triệu đồng/người/năm.Nhưng từ khi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,những năm qua kinh tế - xã hội của La Bằng đã đổi thay chóng mặt.

La Bằng hôm nay.

Page 27: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Nhà văn hóa xóm Rừng Vằn, xã La Bằng.Đường nội đồng được cứng hóa. (Ảnh: HH)

25TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

năng suất bình quân đạt trên 90tạ/ha, sản lượng chè trung bìnhgần 1.900 tấn búp tươi. Với giá bántrung bình từ 150.000 - 300.000đồng/kg, mỗi năm cây chè manglại cho người dân trong xã thunhập hơn 50 tỷ đồng.

Là một xã ở khu vực trung dumiền núi, 10 năm trước đây, LaBằng thậm chí còn nằm trongdiện xã đặc biệt khó khăn. ÔngDương Trung Thái, xóm ĐồngTiến, xã La Bằng cho biết: Trướcđây, đường vào La Bằng chủ yếulà đường đồi núi, nhỏ hẹp. Bà conmuốn đi lại, giao thương mua bánrất khó khăn. Sau khi được chínhquyền đầu tư, giờ đây đời sốngcủa người dân đã có sự thay đổitrong sinh hoạt, phong trào vănhóa thể thao được quan tâm. Đờisống kinh tế ổn định, người dânlại đóng góp cùng chính quyềnxây dựng các tuyến đường làngngõ xóm, đường vào các hộ, trụcđường liên xã, liên thôn đều đãđược bê tông hóa.

Xã La Bằng có 10 xóm, với hơn4.000 nhân khẩu, đến nay toàn bộcác hộ dân đều được sử dụngnước sạch, 100% trẻ em được tới

trường, tỷ lệ hộ dân tham gia bảohiểm y tế tự nguyện đạt hơn 85%.Với sự hỗ trợ từ chính quyền và sựđóng góp từ người dân, La Bằngđã làm được gần 10km đường bêtông trục xóm; 12km đường ngõxóm; xây dựng kiên cố hơn 13kmkênh mương. Ông Nguyễn NgọcThép, Bí thư Đảng ủy xã La Bằngcho biết: Toàn bộ các tuyến đườngđều được nhân dân hiến đất, cónhững hộ hiến 7ha đất trồng câylâu năm, đất trồng lúa, đất thổ cư.Vận động người dân tham gia xâydựng nông thôn mới và phát triểnkinh tế nâng cao đời sống.

Sau 5 năm xây dựng nông thônmới, đến nay xã La Bằng đang phấnđấu trở thành xã nông thôn mớikiểu mẫu của tỉnh Thái Nguyên.Ngoài việc nâng cao hiệu quả sảnxuất của 10 làng nghề chè, chínhquyền và người dân nơi đây đangxây dựng mô hình thăm quan dulịch sinh thái, du lịch làng nghề. Đếnnay toàn bộ các làng nghề trong xãđều đã đăng ký trồng và sản xuấtcác sản phẩm chè an toàn để nângcao giá trị từ đó thúc đẩy phát triểnkinh tế. Mục tiêu của La Bằng làphấn đấu trở thành xã nông thônmới tiên tiến trước năm 2020.v

Đồi chè La Bằng.

Page 28: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

26 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Quyết tâm thực hiệncác mục tiêu giảm nghèo bền vữngHƯNG ĐỖ

1 trong 4 trụ cột để giảm nghèoBan Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu

quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 vừa tổ chức Hội nghịtrực tuyến về vai trò và hiệu quả của tín dụng chínhsách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.Hội thảo thể hiện sự đột phá trong tư duy lãnh đạo, chỉđạo của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xóa đói,giảm nghèo, tạo sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽtrong toàn hệ thống chính trị, đó là chuyển cách làm từ“cho con cá bằng đưa cần câu” cho người nghèo. Theobáo cáo, với nhiều cách làm được triển khai, tính từ giaiđoạn năm 2016 đến 31/8/2019, đã có gần 8 triệu lượthộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốntừ Ngân hàng Chính sách xã hội, với doanh số cho vayđạt 221.693 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã góp phần giúptrên 1,4 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạoviệc làm cho trên 775 nghìn lao động; gần 200 nghìnhọc sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vayvốn học tập; xây dựng gần 4,9 triệu công trình nướcsạch, vệ sinh môi trường nông thôn; trên 108 nghìncăn nhà ở cho hộ nghèo. Trong 5 năm, nguồn vốn tíndụng chính sách được ủy thác qua Hội đã giúp chotrên 3 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đốitượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất;132.472 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khănđược vay vốn đi học, tạo việc làm cho trên 12 nghìnlượt lao động, trên 2 triệu công trình nước sạch và vệsinh môi trường và hơn 115 nghìn căn nhà cho hộnghèo được xây dựng,… góp phần làm giảm tỷ lệ hộnghèo năm 2015 từ 5,97% xuống còn 5,5% vào cuốinăm 2018 và thiết thực đóng góp xây dựng nông thônmới. Chương trình tín dụng của chính sách đã tạo sựthay đổi lớn cho bộ mặt vùng dân tộc thiểu số, vùngnông thôn, là một trong 4 trụ cột quan trọng để giảmnghèo (đất đai, sức lao động, trí lực và điều kiện hạtầng kinh tế, tín dụng)…

Phát huy tinh thần tươngthân, tương ái ủng hộ, giúpnghèo

Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêuquốc gia (BCĐ) và Ủy ban Trung ương MTTQViệt Nam vừa tổ chức gặp mặt, biểu dươngcác doanh nghiệp, doanh nhân, tập thể, cánhân tích cực vận động, ủng hộ Quỹ Vìngười nghèo và an sinh xã hội trong 3 năm2017 - 2020. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và xãhội, cả nước đã sửa chữa, xây mới 1,5 triệunhà đại đoàn kết và giúp hàng triệu ngườithoát nghèo, nâng cao khả năng tiếp cậncác dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin, truyềnthông và các dịch vụ cơ bản khác. Đặc biệttrong 3 năm trở lại đây, đã có 8 huyện thoátkhỏi huyện nghèo, 200 xã thoát khỏi khókhăn, nhiều xã trở thành xã nông thôn mớihay thôn, bản nông thôn mới. Việc tiếp nhậnủng hộ và chi tiêu công đều công khai, minhbạch. Ban vận động Quỹ Vì người nghèoTrung ương xác định mục tiêu nguồn vậnđộng của chương trình sẽ tập trung làm nhàđại đoàn kết và chăm lo Tết cho người nghèongay trong năm 2019. Trong đó đối tượng vàđịa bàn hỗ trợ sẽ ưu tiên làm nhà đại đoànkết cho các hộ nghèo thuộc thôn bản, ấpcủa các xã đặc biệt khó khăn khu vực biêngiới, vùng núi góp phần xây dựng nôngthôn mới và giảm nghèo bền vững; hỗ trợcho các hộ nghèo thuộc diện chính sách.Việt Nam là một trong những quốc gia đầutiên hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ vềxóa đói giảm nghèo của Liên Hợp Quốc vàđang triển khai Chương trình nghị sự pháttriển bền vững tới 2030 của tổ chức này.

Page 29: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

27TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nôngthôn mới, nâng cao đời sống nông dân, Hà Nộitiếp tục đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khókhăn, tìm khâu đột phá để đạt kết quả cao hơntrong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2025các hộ nghèo giảm còn dưới 1%. Tính đến nay,thành phố thực hiện dồn điền, đổi thửa được79.454,3/75.980,1ha (đạt 104,6%), tạo thuận lợicho người dân tổ chức sản xuất, giảm ngàycông, tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong vònggần 10 năm, từ năm 2010 đến 2018, tăngtrưởng bình quân của ngành nông nghiệp HàNội đạt 3,34%/năm; sản xuất nông nghiệp đãcó sự chuyển dịch rõ nét. Năm 2018, cơ cấu sảnxuất ngành trồng trọt của toàn thành phố

chiếm 41,24%, giảm 2,18% so với năm 2010;chăn nuôi chiếm 46,34%, tăng 0,38% so vớinăm 2010; thủy sản chiếm 8,02%, tăng 1,03%so với năm 2010; lâm nghiệp chiếm 0,28%,tăng 0,06% so với năm 2010; dịch vụ chiếm4,12%, tăng 0,7% so với năm 2010. Giá trị sảnxuất nông nghiệp năm 2018 ước đạt 259 triệuđồng/ha, vượt trước 2 năm mục tiêu củaChương trình (250 triệu đồng/ha/năm), tăng126 triệu đồng/ha/năm so với năm 2010 (133triệu đồng/ha/năm). Thu nhập của nông dânkhu vực nông thôn Thủ đô đạt 60 triệuđồng/người/năm trở lên; tỷ lệ lao động có việclàm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ hộ nghèokhu vực nông thôn còn dưới 1%...v

Nằm trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ phụ nữdân tộc thiểu số phát triển kinh tế nhờ áp dụngcông nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp4.0" với sự hỗ trợ của UNDP, tiếp nối nhữngthành công bước đầu tại tỉnh Bắc Kạn, sự kiện"Kết nối đối tác" lần này đã chính thức khởiđộng dự án tại tỉnh Đắk Nông. Dự án sẽ hỗ trợ vàtạo điều kiện cho 450 phụ nữ dân tộc thiểu sốcó thể tự mở rộng phát triển sản xuất kinhdoanh. Dự án thúc đẩy vai trò của phụ nữ dântộc thiểu số như thông qua kết nối các nhómphụ nữ dân tộc thiểu số với các đối tác kinhdoanh, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sáchvà các nhà cung cấp dịch vụ, trong Hành trìnhTăng tốc (Accelerator Lab Journey), dựa trênsáng kiến 3M (Match, Mentoring and Move – Kếtnối, Đồng hành và Phát triển). Việt Nam đã cónhững bước tiến đáng kể trong giảm nghèo đachiều, với 6 triệu người thoát nghèo trong giaiđoạn 4 năm từ 2012 đến 2016. Thách thức đặtra trong thời điểm hiện tại là cần giải quyết tình

trạng nghèo thâm căn cố đế, tập trung chủ yếuở nhóm dân tộc thiểu số sinh sống trong cácvùng địa lý khó khăn.

Nắm bắt cơ hội ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị trực tuyếntoàn quốc về vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách trong thựchiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

ẢN

H V

GP/

THÀ

NH

CH

UN

G

Phấn đấu giảm nghèo dưới 1%

Page 30: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H.1996. T5, tr 444 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương, Hà Nội, 2016, tr.1693. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: Sđd, tr.169

28 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Đảng ta luôn xác địnhdân chủ là bản chất củanhà nước ta và quántriệt tinh thần dân chủ

đó trong các kỳ đại hội. Đại hội XIIcủa Đảng xác định cần thể chếhóa và nâng cao chất lượng cáchình thức thực hiện dân chủ vàkhẳng định: “Tiếp tục phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tấtcả quyền lực Nhà nước thuộc vềnhân dân. Mọi đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước phải xuất phát từnguyện vọng, quyền và lợi ích chínhđáng của nhân dân, được nhân dântham gia ý kiến… Thể chế hóa vànâng cao chất lượng các hình thứcthực hiện dân chủ trực tiếp và dânchủ đại diện”2. Đại hội XII cũng đặt

ra yêu cầu: “Thực hiện quyền con

người, quyền và nghĩa vụ cơ bản

của công dân, theo tinh thần của

Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với

trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo

đức xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt

dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện hệ

thống pháp luật, tôn trọng, bảo

đảm, bảo vệ quyền con người,

quyền và nghĩa vụ công dân”3.

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ

Chủ tịch và quan điểm của Đảng,

vấn đề dân chủ luôn được nghiên

cứu về lý luận và thực hành trong

thực tiễn xây dựng và quản lý xã

hội ở Việt Nam nói chung và mọi

địa phương nói riêng trong đó có

Hải Dương.

Việc thực hiện pháplệnh dân chủ ở cơ sởtại tỉnh Hải Dương thờigian qua

Hải Dương là một tỉnh nằm ởđồng bằng sông Hồng, thuộcVùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,Việt Nam. Là đầu mối giao thông,giao lưu của cả vùng kinh tế trọngđiểm Bắc bộ, Hải Dương là mộttrong những tỉnh có nền kinh tếphát triển, có nhiều điều kiệnthuận lợi thu hút đầu tư trong vàngoài nước. Với các đặc điểm đó,tỉnh Hải Dương là nơi tập trungmột số lượng lớn người lao độngvới nhiều thành phần khác nhau;trong khi đó, hệ thống chính sách,pháp luật của Nhà nước và các vănbản quản lý của địa phương chưa

TS. VŨ THỊ HOÀI PHƯƠNG Khoa Nhà nước - Pháp luật, Học viện Chính trị Khu vực I

Sinh thời Hồ Chủ Tịch thường đề cao vấn đề dân chủ, Người quan niệm “Nướclấy dân làm gốc”; “Trong cuộc kháng chiến kiến quốc lực lượng chính là ở dân”,vì vậy, Người đề ra “cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân,để gây hạnh phúc cho dân”1. Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chủ tịch, từ trướcđến nay, Đảng ta luôn coi thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhândân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.

Nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp lệnh dân chủ ở cơ sở quanghiên cứu tại tỉnh Hải Dương

Page 31: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

29TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

được hoàn thiện; quản lý Nhànước về mọi lĩnh vực xã hội cònbộc lộ nhiều bất cập, hạn chế;Nhiều vấn đề xã hội phát sinhchưa có những biện pháp giảiquyết một cách triệt để. Trongđiều kiện hệ thống chính sách,pháp luật chưa hoàn thiện, bộmáy và cơ chế quản lý ở cơ sở cònnhững hạn chế nhất định, thựchiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sởgóp phần tăng cường sự đoàn kết,củng cố niềm tin và tạo động lựcquan trọng để tăng năng suất laođộng, thúc đẩy sự phát triển củađịa phương. Trong những nămqua, việc triển khai thực hiện Pháplệnh dân chủ ở cơ sở tại Hải Dươngđã có những chuyển biến tích cực;nhân dân đã phát huy quyền vàtrách nhiệm của mình đối với việcxây dựng và triển khai thực hiệncác chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước. Công tác quántriệt các chỉ thị, Nghị quyết, Kếtluận của Trung ương, của tỉnh, củahuyện về thực hiện Pháp lệnh dânchủ ở cơ sở được các đơn vị triểnkhai thực hiện nghiêm túc. Trên cơsở bám sát các văn bản chỉ đạocủa cấp trên, các cấp ủy đảng đãxây dựng và ban hành nhiều vănbản về thực hiện Pháp lệnh dânchủ tại cơ quan, đơn vị. Việc triểnkhai thực hiện Pháp lệnh dân chủở cơ sở luôn gắn với thực hiệnnhiệm vụ chính trị, cải cách thủtục hành chính; công tác tiếp dân,giải quyết đơn thư khiếu nại, tốcáo của công dân; các phong tràothi đua yêu nước và công tác xâydựng Đảng, nhất là đẩy mạnh thựchiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị vềhọc tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyếtTrung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấnđề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay”. Hiện nay là thực hiện Chỉ thịsố 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 củaBộ chính trị về "Đẩy mạnh học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh’’ việc thựchiện Nghị quyết Trung ương 4(khóa XII) về tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùisự suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống, những biểu hiệntự diễn biến, tự chuyển hóa trongnội bộ. Cấp ủy Đảng, chính quyềntừ huyện đến cơ sở chú trọng việcquán triệt, tuyên truyền, phổ biếncác nội dung Nghị quyết Đại hộiĐảng các cấp; các nội dung trongChương trình hành động thựchiện Nghị quyết Đại hội Đảng cáccấp về công tác dân vận; các Chỉthị, các quyết định của Trung ươngcủa tỉnh, của huyện về thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở…

Tuy nhiên, nhìn nhận về việcthực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơsở tại tỉnh Hải Dương vẫn còn bộclộ một số hạn chế nhất định như:Nhận thức về xây dựng dân chủ vàphát huy dân chủ trong một bộphận cán bộ, đảng viên và nhândân còn hạn chế. Nhận thức vànghiên cứu lý luận về bản chất củadân chủ và xây dựng nền dân chủxã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ và hệthống; chưa lý giải và làm sáng tỏnhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra;chưa đạt được kết quả có tính độtphá cho quá trình đổi mới, xâydựng và phát triển dân chủ. Trênthực tế còn có những nhận thứcphiến diện, không đầy đủ, khôngđúng về dân chủ, chưa coi dân chủ

là những giá trị to lớn; chưa nhậnthức rõ và đầy đủ rằng, dân chủ lànhững giá trị và lợi ích cơ bản vềquyền con người, quyền công dânđược thể chế hóa bằng thể chế vàcác thiết chế Nhà nước và xã hội,gắn liền với trình độ phát triển củaxã hội; chưa thấy rõ đó là nhữnggiá trị và lợi ích được tạo lập trênthực tế bởi mối quan hệ bình đẳngvà cộng đồng trách nhiệm giữaNhà nước và công dân trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội. Cónơi, có lúc còn xem nhẹ việc thựchành dân chủ, coi nhẹ vai trò làmchủ của nhân dân, chưa coi trọngđúng mức các hình thức thực hànhdân chủ; còn có tình trạng tách rời,thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷcương pháp luật trong xây dựngvà thực hành dân chủ. Quyền làmchủ của nhân dân ở nhiều nơi,nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm.

Từ thực tiễn thực hiện Pháplệnh dân chủ ở cơ sở tại tỉnh HảiDương, để đảm bảo nghiên cứu,vận dụng và thực hiện Pháp lệnhdân chủ ở cơ sở tại tỉnh Hải Dươngmột cách hiệu quả, phát huy dânchủ ở cơ sở và đảm bảo các quyền,lợi ích hợp pháp của công dân, cầnthiết phải thực hiện một số vấn đềcó tính chất nền tảng cho quản lýxã hội tại cơ sở.

Một số giải pháp nhằmthực hiện hiệu quảpháp lệnh dân chủ ở cơsở trong điều kiện tỉnhHải Dương

Đảng ta luôn khẳng định “lấy dânlàm gốc” và đã đề ra phương châm:“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra”; Ban hành Pháp lệnh dân chủ ở

Page 32: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

30 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương, Hà Nội, 2016, tr.169

cơ sở và triển khai thực hiện trênthực tiễn là hoạt động quan trọngđáp ứng kịp thời tâm tư, nguyệnvọng của nhân dân, góp phần giảiquyết những vấn đề bức xúc củangười dân, vì vậy việc thực hiện Pháplệnh dân chủ ở cơ sở được nhân dânhưởng ứng nhiệt tình và tích cựcthực hiện. Để nâng cao hiệu quảthực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở ởHải Dương, thiết nghĩa cần thực hiệnmột số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, tăng cường phổ biến,tuyên truyền về quan điểm làmchủ của Đảng, về mục tiêu pháthuy quyền làm chủ của nhân dân.Cần nâng cao trình độ dân trí cũngnhư nhận thức của các tầng lớpnhân dân về đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nướcnói chung và về tầm quan trọngcủa việc thực hành dân chủ nóiriêng là việc làm vô cùng quantrọng và cần thiết. Cần tuyêntruyền sâu rộng trong nhân dân vềcác thiết chế dân chủ, nội dungcác quyền làm chủ cũng như cơchế, cách thức để người dân hiểuvà thực hiện được quyền làm chủcủa mình. Đặc biệt trong điều kiệnnhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, các quyền công dân trên cơsở quyền con người ngày càngđược đề cao và bảo vệ, người dâncàng cần hiểu biết hơn về cácquyền dân chủ của mình cũngnhư cách thức để thực hiện cácquyền đó trên thực tế.

Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện hệthống văn bản quy phạm pháp luậtvà văn bản quản lý về quyền dânchủ của công dân. Điều 8 Hiến

pháp năm 2013 của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãquy định nguyên tắc “Quản lý bằngpháp luật”, trong điều kiện nhànước pháp quyền, pháp luật cànggiữ vai trò quan trọng. Để phát huyquyền làm chủ của nhân dân, gópphần xây dựng Nhà nước xã hộichủ nghĩa theo đúng nghĩa “củanhân dân, do nhân dân, vì nhândân” thì công tác xây dựng, hoànthiện hệ thống pháp luật là nhiệmvụ quan trọng của các cơ quan Nhànước có thẩm quyền. Tuy nhiên, hệthống văn bản quy phạm pháp luậtcủa Nhà nước ta nhìn chung cònbộc lộ một số bất cập, hạn chế nhấtđịnh, sự mâu thuẫn, chồng chéo vềnội dung, chưa bảo đảm thực sựđầy đủ cho việc thực hiện cácquyền dân chủ của công dân trênthực tế. Thể chế một cách cụ thểcác quyền dân chủ của người dân,quy định cách thức, hướng dẫn cụthể để người dân có ý thức, có khảnăng, có trách nhiệm phát huy dânchủ và quyền làm chủ của mìnhtrên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội. Cần xây dựng hệ thống phápluật và các văn bản quản lý phảiđảm bảo dân chủ, được thực hiệnđầy đủ, nghiêm túc trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội “Bảođảm để nhân dân tham gia ở tất cảcác khâu của quá trình đưa ra nhữngquyết định liên quan đến lợi ích, cuộcsống của nhân dân, từ nêu sáng kiến,tham gia thảo luận, tranh luận đếngiám sát quá trình thực hiện. Thựchiện xây dựng những văn bản phápluật liên quan trực tiếp đến quyềnlàm chủ của nhân dân” 4.

Thứ ba, đổi mới nội dung,phương thức hoạt động của hệthống chính trị ở cơ sở. Cấp xã làcấp cơ sở, cấp cuối cùng trong hệthống các cấp chính quyền ở ViệtNam, nhưng đó lại là cấp gần dânnhất, sát dân nhất, trực tiếp giảiquyết các vấn đề liên quan đếnngười dân, cũng là cấp có thể bảođảm quyền dân chủ của người dânmột cách trực tiếp nhất. Thực tếcho thấy, hiện nay hệ thống chínhtrị ở cơ sở nhìn từ Hải Dương cũngnhư nhiều địa phương khác cònnhiều mặt yếu kém, bất cập trongcông tác lãnh đạo, quản lý, tổ chứcthực hiện và vận động nhân dân. Ởnhiều địa phương, tình trạng thamnhũng, quan liêu, mất đoàn kết nộibộ, vừa vi phạm quyền làm chủcủa dân, vừa không giữ đúng kỷcương, phép nước xảy ra ở nhiềunơi, thậm chí có những nơi nghiêmtrọng, nhiều vụ việc liên quan đếnquyền lợi của dân không được giảiquyết một cách triệt để, trở thànhđiểm nóng, lại là cơ hội cho lựclượng phản động lợi dụng gây rối,mất đoàn kết... Vì vậy, đối với hệthống chính trị cơ sở, để nâng caohiệu quả hoạt động, bảo đảm thựchiện tốt quyền dân chủ của ngườidân, trước hết cần đổi mới về tổchức và phương thức lãnh đạo củacấp ủy Đảng cơ sở; kiện toàn cơcấu tổ chức bộ máy chính quyềncấp cơ sở theo hướng gọn nhẹ,chất lượng, đảm bảo quản lý hiệuquả các vấn đề kinh tế - xã hội phátsinh ở cơ sở; Đổi mới tổ chức vànâng cao hiệu quả hoạt động củacác đoàn thể chính trị - xã hội.

Page 33: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

31TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: Sđd, tr 170

Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao năng lực của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã. Chủ tịchHồ Chí Minh đã khẳng định: Cánbộ là gốc của mọi vấn đề… Mọiviệc thành công hay thất bại đềulà do cán bộ tốt hay xấu mà ra.Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở muốnthực hiện được một cách hiệu quảphải thông qua con người, trướchết và chủ yếu là đội ngũ cán bộ,công chức ở cơ sở. Bộ máy chínhquyền cơ sở có hoàn thiện, hiệnđại đến đâu, thủ tục hành chínhhợp lý mà đội ngũ cán bộ, côngchức không đủ tầm để thực hiệnnhiệm vụ thì bất kì việc gì ở cơ sởcũng không thực hiện được. Chínhvì vậy, để Pháp lệnh dân chủ ở cơsở đạt được kết quả tốt, đảm bảothực thi dân chủ ở cơ sở, trước tiêncần xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức cơ sở với cơ cấu hợp lý,chuyên nghiệp, có năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ, có phẩmchất đạo đức tốt và đủ năng lực thihành nhiệm vụ công vụ, tận tụyphục vụ sự nghiệp phát triển đấtnước và phục vụ nhân dân. Để cánbộ, công chức ở cấp xã nói riêngthực sự là “công bộc của dân” làmviệc vì lợi ích của nhân dân và Nhànước, góp phần xây dựng niềm tincủa nhân dân vào Đảng, trước hếtcần: Thực hiện nghiêm chế độtuyển dụng cán bộ, công chức ởcơ sở, thực hiện quy chế mới vềđánh giá, khen thưởng, kỷ luật đốivới cán bộ, công chức để nâng caochất lượng hoạt động công vụ.Tuyển dụng cán bộ, công chức cơsở phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí,

cơ cấu và tiêu chuẩn chức danhcán bộ, công chức. Trẻ hóa đội ngũcán bộ, công chức cấp cơ sở, chămlo công tác đào tạo, bồi dưỡng,giải quyết hợp lý và đồng bộ chínhsách đối với cán bộ, công chức cơsở. Coi trọng công tác giáo dụcđạo đức và phẩm chất chính trịcho đội ngũ cán bộ, công chức cơsở để nâng cao lòng yêu nước, yêuchế độ, niềm tự hào dân tộc vàtinh thần trách nhiệm, thái độphục vụ nhân dân của đội ngũ cánbộ, công chức cơ sở. Bên cạnh đócần tăng cường công tác kiểm tra,thực hiện nghiêm túc nguyên tắctập trung dân chủ và quy chế làmviệc; tăng cường công tác giáodục rèn luyện, nâng cao phẩmchất đạo đức cách mạng của cánbộ, đảng viên. Tiếp tục thực hiệntốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư,Ban Chấp hành Trung ương Đảng,khóa XI “Một số vấn đề cấp bách vềcông tác xây dựng Đảng hiện nay”.

Thứ năm, tăng cường công táckiểm tra, giám sát, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân và các tổchức chính trị - xã hội. Đại hộiĐảng lần thứ XII nhấn mạnh: “Đẩymạnh dân chủ hóa xã hội để pháthuy quyền làm chủ của nhân dân,vai trò chủ động, sáng tạo của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhândân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chếgiám sát và phản biện xã hội củaMặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị - xã hội; Quy định về việccủa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội và nhân dân góp ýxây dựng Đảng, xây dựng chínhquyền; Quy định về giám sát đảng

viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư quản lý và các quyđịnh, quy chế khác”5. Để Pháp lệnhdân chủ ở cơ sở được thực hiệntriệt để, cần phát huy dân chủ vàquyền làm chủ của nhân dân, củacông luận trong công tác kiểm tra,giám sát, đấu tranh phát hiện,ngăn chặn những hiện tượng viphạm. Phải làm cho người dânhiểu rõ mục đích của việc thựchiện dân chủ ở cơ sở là phát huyquyền làm chủ trực tiếp của chínhmình và của toàn xã hội. Mặt khác,cần cụ thể hóa Pháp lệnh dân chủở cơ sở bằng những quy định cụthể, những điều dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra để nhân dânphát huy quyền làm chủ của mìnhvới tư cách là chủ thể của xã hội.

Dân chủ là một trong nhữngbiểu hiện quan trọng của bản chấtNhà nước Việt Nam, thực hiện hiệuquả Pháp lệnh dân chủ ở cơ sởchính là một hoạt động quantrọng để thể hiện bản chất dânchủ của nhà nước xã hội chủnghĩa, bảo đảm và bảo vệ cácquyền dân chủ của người dân. Từnhững thành công và những tồntại còn biểu hiện trong thực hiệnPháp lệnh dân chủ ở cơ sở tại tỉnhHải Dương, những khuyến nghịtrên đây sẽ góp phần bảo đảmthực hiện ngày càng tốt hơn cácthiết chế dân chủ trong điều kiệnxây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tếkhông chỉ tại tỉnh Hải Dương màcòn có thể vận dụng vào nhiều địaphương khác có điều kiện, đặcđiểm tương đồng.v

Page 34: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

32 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Thời gian gần đây, trong sựbùng nổ toàn cầu vềInternet, Việt Nam cũngnhư mọi quốc gia trên thế

giới đã có những bước phát triểnmạnh mẽ. Lượng thông tin đượcđăng tải trên mạng liên tục tănghàng ngày, hàng giờ, mang đến chongười đọc số lượng thông tinkhổng lồ, làm phong phú thêm khokiến thức vô tận của nhân loại nóichung và người Việt Nam nói riêng.

Môi trường mạng có khái niệmkhá rộng, tùy theo các chuyênngành nghiên cứu khác nhau cóthể tiếp cận khái niệm này theonhững góc độ khác nhau, tronglĩnh vực thông tin và truyền thông,có thể hiểu thông tin trên mạng làtập hợp những thông tin phảnánh quan điểm, mối quan hệ giữacon người với xã hội trên nền tảngInternet.

Tại Việt Nam, thông tin trênmôi trường mạng có thể chia làm2 luồng chính, luồng thứ nhấtgồm báo điện tử và các mạng xãhội trong nước được cấp phéptheo luật và các quy định khác củapháp luật Việt Nam; luồng thứ hailà thông tin được chia sẻ, đăng tảitrên các dịch vụ của nước ngoàiđược cung cấp xuyên biên giới

vào Việt Nam như: Facebook,YouTube Twitter, Flickr, GooglePlus, WhatsApp, Skype, Qzone,WeChat, Baidu Tieba, Instagram…và các trang thông tin điện tử cómáy chủ ở nước ngoài, có tênmiền quốc tế.

Tính đến thời điểm hiện tại,Cục Phát thanh Truyền hình vàThông tin điện tử, Bộ Thông tin vàTruyền thông đã thực hiện việccấp phép đối với 455 Mạng xã hộitrong nước, 1.575 Giấy phép trangthông tin điện tử tổng hợp (trongđó Cục PTTH&TTĐT cấp 380 giấyphép, số còn lại do các Sở Thôngtin và Truyền thông cấp). Nhìnchung, trong thời gian vừa qua,những tổ chức, doanh nghiệptrong nước được cấp phép thựchiện khá nghiêm chỉnh các quyđịnh về cung cấp, trao đổi thôngtin trên mạng, những vi phạm xảyra mang nhiều tính chất kháchquan, do chưa nắm vững các quyđịnh pháp luật.

Mặc dù số lượng giấy phépđược cấp cho các doanh nghiệptrong nước là khá lớn nhưng thựctế cho thấy người dùng Việt Namlại chủ yếu sử dụng các dịch vụcủa nước ngoài cung cấp qua biêngiới là Facebook, Instagram,

YouTube. Qua các số liệu thống kê,tại Việt Nam tính đến thời điểmhiện tại có khoảng 60 triệu tàikhoản Facebook, 30 triệu tàikhoản YouTube. Dịch vụ Zalo domột công ty trong nước cung cấpcũng thu hút khá nhiều tài khoảntham gia (khoảng 47 triệu tàikhoản), tuy nhiên bản thân côngty cấp dịch vụ này (VNG) cũng chỉcoi đây là 1 dịch vụ OTT. Một sốmạng xã hội trong nước kháccũng có số lượng người tham giakhá đông như Tinhte, Otofun,Webtretho… lại có tính chuyênbiệt khá rõ ràng trong mỗi lĩnhvực. Nội dung thông tin xấu độcchủ yếu xuất hiện trên nền tảngdịch vụ nước ngoài cung cấpxuyên biên giới vào Việt Nam.

Tính hai mặt của thôngtin trên mạng

Những giá trị tích cực:

Ngày nay, thông tin trên mạngđã trở nên phổ biến, mang lạinhiều giá trị tích cực cho côngchúng và xã hội. Thông tin trênmạng là một trong những cách tốtnhất để giới thiệu bản thân đếntất cả mọi người, bày tỏ cảm xúccủa bản thân, chia sẻ quan điểmcá nhân, gắn kết cộng đồng giúp

Thông tin xấu độc trên môi trường mạng:Nhận diện và giải pháp xử lýTỐNG TUẤN MINHTrưởng phòng Báo chí địa phương Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông

Page 35: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

33TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

thích nghi tốt hơn với sự thay đổivà vượt qua những áp lực và stresstrong cuộc sống, tìm kiếm nhữngcơ hội phát triển khả năng củamình, gặp gỡ và giao lưu với tất cảmọi người trên thế giới.

Là kho thông tin phong phúgiúp cho cá nhân dần cải thiện kỹnăng sống và trau dồi kiến thức vàlà kênh giải trí hữu hiệu.

Bên cạnh đó, thông tin trênmạng, mạng xã hội là một môitrường kinh doanh lý tưởng, đầytiềm năng, giúp người sử dụngbán hàng online hay quảng cáonhững sản phẩm của công ty,doanh nghiệp và tìm kiếm kháchhàng tiềm năng.

Đồng thời thông tin trên mạng,mạng xã hội là kênh chuyển tảithông tin nhanh chóng, cập nhậttin tức, kiến thức cho công chúng,là nguồn tin phong phú, đầu tiênvà đa chiều, là nơi chia sẻ thông tinrộng rãi giúp nhà báo có nhiều cơhội để khai thác thông tin thuậnlợi. Nhiều vụ việc xuất phát từmạng xã hội, trở thành nguồn tincủa nhiều tác phẩm báo chí gâytiếng vang, có tác động lớn đếncông chúng.

Mặt trái của thông tin trênmạng:

Thông tin trên mạng được vínhư con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiềuvấn đề bất cập và hiểm họa khólường đối với người sử dụngkhông đúng mục đích. Thực tế,bên cạnh các thông tin bổ ích, cógiá trị đối với xã hội thì còn vô sốthông tin, hình ảnh có nội dung

xấu độc (được quy định cụ thể tạikhoản 1, điều 5 Nghị định72/2013/NĐ-CP).

Thông tin xấu độc tán pháttrên mạng là những thông tin bịađặt, bóp méo sự thật, xuyên tạcvấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làmlẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc cómột phần sự thật nhưng được đưatin với dụng ý xấu, phân tích vàđịnh hướng dư luận bằng luậnđiệu sai trái, thù địch. Một sốthông tin chưa được kiểm chứng,thông tin sai sự thật gây ảnhhưởng đến cá nhân, tổ chức; mộtsố thông tin có những ngôn từ thôtục nội dung phản cảm, thậm chísoi mói, bình phẩm chủ quanchuyện đời tư của người khác, xúcphạm danh dự, nhân phẩm củanhiều cá nhân, gây bức xúc trongdư luận xã hội; vi phạm chuẩnmực đạo đức, văn hóa, thuầnphong mỹ tục; kích động đồi trụy,bạo lực, bôi nhọ đời tư, vukhống…; Nghiêm trọng hơn, cácthế lực thù địch còn đăng tải cácthông tin xuyên tạc sự thật lịch sử,phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, chống pháđường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước, phủ nhậnthành tựu của công cuộc đổi mới,bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồngchí lãnh đạo cấp cao của Đảng,Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nộibộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa” nội bộ tatrên mọi lĩnh vực.

Tình trạng thông tin xấu độcphát tán tràn lan trên mạng trongthời gian gần đây đã trở thành vấn

đề nóng, gây bức xúc trong xã hội,làm ảnh hưởng nghiêm trọng đếntrật tự, an toàn xã hội, làm ảnhhưởng lòng tin của nhân dân đốivới chính quyền, đòi hỏi các cơquan quản lý Nhà nước phải tăngcường công tác kiểm tra, pháthiện và xử lý vi phạm.

Nhận diện thông tinxấu, độc

Những thông tin sai trái, bịađặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật,lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc cómột phần sự thật nhưng được đưatin với dụng ý xấu, thông tin chưađược kiểm chứng gây ảnh hưởngđến cá nhân, tổ chức; thông tin cónhững ngôn từ thô tục, nội dungphản cảm, xúc phạm danh dự,nhân phẩm cá nhân, uy tín của tổchức, vi phạm chuẩn mực đạo đức,văn hóa, thuần phong mỹ tục; kíchđộng đồi trụy, bạo lực... được coi làthông tin xấu, độc.

Mặc dù thông tin xấu độc cónhiều hình thức, nhiều biểu hiệnđa dạng, nhưng tập trung chủ yếudưới 10 dạng sau:

- Thông tin chống phá nềntảng tư tưởng của Đảng và cáchmạng Việt Nam, hòng phủ địnhchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh;

- Xuyên tạc đường lối xây dựngChủ nghĩa xã hội, đường lối bảo vệTổ quốc và đường lối đối ngoạicủa Đảng ta, phủ nhận nhữngthành tựu của sự nghiệp đổi mới;

- Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhấtlà lịch sử các cuộc kháng chiến,

Page 36: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

34 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổquốc của nhân dân ta;

- Xuyên tạc thân thế và sựnghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh,phủ nhận công lao to lớn củaNgười đối với sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc ta; Vucáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chílãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhànước, tướng lĩnh trong quân độigây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ,gieo rắc hoài nghi, thiếu tin tưởngtrong quần chúng nhân dân;

- Lợi dụng điểm nóng kíchđộng, kêu gọi biểu tình, phá hoạisự thống nhất quốc gia, dân tộc,gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, chia rẽtôn giáo, chia rẽ sắc tộc, thúc đẩy“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ;

- Truyền bá lối sống ích kỷ vụlợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thùhận đối với cá nhân và tổ chức;

- Phá hoại bản sắc văn hóa dântộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trịvăn hóa và lối sống phương Tây;

- Lừa đảo trên mạng, đánh cắpthông tin, mật khẩu, phát tánvirus;

- Xúc phạm danh dự, nhânphẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân;

- Thông tin quảng cáo sai sựthật, vi phạm nghiêm trọng cácquy định pháp luật về quảng cáo.

Qua nghiên cứu, nguyên nhânsâu xa của các thông tin xấu độcđều xuất phát từ những yếu tố cơbản sau:

Nguyên nhân về chính trị: Cácthế lực thù địch lợi dụng tínhnhanh nhạy, lan tỏa của mạng xã

hội để thực hiện việc đưa cácthông tin có nội dung chống phátrực tiếp đến sự ổn định của chínhquyền nhân dân, gây mất ổn địnhxã hội, chia rẽ các tầng lớp nhândân, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dântộc, hòng làm suy yếu chínhquyền nhân dân, gây mất an ninh,trật tự xã hội.

Nguyên nhân về kinh tế: Mộtsố cá nhân tổ chức vì lợi nhuận đãthực hiện việc quảng cáo sảnphẩm, dịch vụ trái pháp luật trênFacebook, YouTube, nhiều sảnphẩm, dịch vụ có tác dụng khôngđúng với quảng cáo xuất hiện trànlan trên mạng xã hội Facebook,YouTube. Thậm chí một số cá nhântổ chức cung cấp các dịch vụ viphạm pháp luật trên các ứng dụngđược cung cấp bởi các công tynước ngoài (cờ bạc, ma túy, mạidâm…). Phía các công ty cung cấpdịch vụ nước ngoài cũng tìm mọicách để lôi kéo làm tăng số lượngngười sử dụng dịch vụ, tăng quảngcáo và trốn tránh nghĩa vụ thuế.

Nguyên nhân về xã hội: Mặcdù mới tham gia vào các mạng xãhội được cung cấp qua biên giớinhưng số lượng người dùng ViệtNam đã tăng đáng kể. Ý thức đốivới việc cung cấp và sử dụngthông tin chưa cao, người dùngViệt Nam chưa xây dựng cho bảnthân sự “đề kháng” nhất định đốivới những nội dung thông tin xấuđộc. Một số bộ phận vẫn chủ độngtìm đọc những thông tin giật gân,phản cảm; cùng với thuật toán củanhà cung cấp dịch vụ giới thiệucho người dùng những thông tintương tự những thông tin đã tìmkiếm càng làm cho số lượng thông

tin xấu độc được đưa đến ngườidùng tăng theo cấp số nhân

Một số vi phạm và kếtquả xử lý

Qua theo dõi, trong nhữngnăm gần đây, tình trạng phát tánthông tin xấu độc diễn ra khá phổbiến nhưng chỉ tập trung ở cáctrang thông tin điện tử có tênmiền quốc tế và các mạng xã hộido nước ngoài cung cấp xuyênbiên giới là Facebook và YouTube.

Mặc dù hành vi vi phạm vềđăng tải nội dung xấu độc rất đadạng (10 hình thức vi phạm chủyếu như đã nêu ở trên), nhưngviệc xử phạt vi phạm hành chínhcủa lực lượng thanh tra thông tinvà truyền thông vẫn chỉ chủ yếutập chung trong các hành vi xúcphạm danh dự, nhân phẩm, uy tíncủa tổ chức, cá nhân khi người bịxâm phạm có đơn đề nghị giảiquyết, vụ việc tự phát hiện chiếmtỷ lệ rất nhỏ. Các hành vi vi phạmchủ yếu là: Cung cấp thông tin saisự thật; Giả mạo trang thông tinđiện tử của tổ chức, cá nhân khác;Thu thập, xử lý và sử dụng thôngtin của tổ chức, cá nhân khác màkhông được sự đồng ý. Quảng cáosản phẩm cấm quảng cáo vàquảng cáo có điều kiện khôngđúng quy định; Lưu trữ, truyềnđưa thông tin xúc phạm uy tín,danh dự của tổ chức, cá nhânkhác; Sử dụng tên miền quốc tếkhông thông báo cho cơ quanquản lý có thẩm quyền.

Trong năm 2017 và 2018,Thanh tra Bộ xử lý 15 vụ, trong đócó 04 vụ xử phạt hành chính (hồsơ do cơ quan công an chuyển

Page 37: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

35TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

sang sau khi đã điều tra xác địnhrõ cá nhân, tổ chức vi phạm) cả 04hồ sơ đều xử phạt VPHC về cáchành vi xúc phạm danh dự nhânphẩm của cá nhân, giả mạo trangthông tin điện tử của tổ chức khác.Các vụ việc còn lại (11 vụ việc)chuyển Cục PTTH&TTĐT để thựchiện yêu cầu Facebook gỡ bỏ tàikhoản do không xác định đượcchủ thể vi phạm.

Cục Phát thanh Truyền hình vàThông tin điện tử là đơn vị vừađược giao chức năng thanh travừa là đơn vị được Bộ TT&TT giaolàm đầu mối để liên hệ với cáccông ty cung cấp dịch vụ xuyênbiên giới, công tác xử lý vi phạmcủa những năm gần đây cũng gặpnhiều khó khăn. Công tác chủ yếuvẫn tập trung vào việc ngăn chặn,gỡ bỏ dịch vụ, thông tin sai trái,phản động, vi phạm pháp luật ViệtNam trên các nền tảng xuyên biêngiới vào Việt Nam. Hiện nay, CụcPTTH&TTĐT đã thiết lập được đầumối, cơ chế phối hợp với Google,Facebook trong việc ngăn chặn,gỡ bỏ thông tin, dịch vụ vi phạmpháp luật Việt Nam. Theo yêu cầucủa Cục PTTH&TTĐT Google đãngăn chặn và gỡ bỏ 8.000 video viphạm. Trong đó ngoài các videoriêng lẻ, YouTube đã gỡ bỏ 15kênh YouTube đăng tải nội dung viphạm pháp luật. Facebook đã gỡbỏ 193 tài khoản giả mạo, 201 tàikhoản nói xấu, bôi nhọ, tuyêntruyền chống phá Đảng, Nhà nướcViệt Nam, gỡ 2.444 links phátngôn gây thù hận, bôi nhọ. Mặcdù vậy, số tài khoản, video clipđược YouTube, Google gỡ bỏ sovới yêu cầu của Cục PTTH&TTĐT

còn chiếm tỷ lệ thấp. Việc ngănchặn, xử lý thông tin phản động,xấu độc, vi phạm pháp luật ViệtNam trên mạng Internet trongthời gian qua còn gặp nhiều khókhăn, phức tạp và chưa thật sựhiệu quả.

Những khó khăn vướngmắc trong việc xử lý viphạm của lực lượngThanh tra Thông tin vàTruyền thông

Công tác phát hiện, xử lý viphạm đối với các nội dung xấuđộc trên mạng trong thời gian quacủa lực lượng thanh tra TT&TT mặcdù đã đạt được một số kết quảnhất định nhưng vẫn chưa đápứng yêu cầu công tác quản lý. Kếtquả xử lý vi phạm chưa cao chủyếu xuất phát từ những khó khănthực tế sau:

- Quy định pháp luật về thủ tụcxử phạt vi phạm hành chính hếtsức chặt chẽ, trong khi thực tếnhững vi phạm trên môi trườngmạng lại mang tính chất ẩn danh.Việc thu thập tài liệu, chứng cứ đểxác định cá nhân, tổ chức vi phạmgặp rất nhiều khó khăn, có nhữngthủ tục chưa được pháp luật quyđịnh cụ thể, nhất là việc thu thậpvà đánh giá chứng cứ điện tử. Quátrình xử lý đòi hỏi nhiều thời gian,công sức, trong khi đối tượng viphạm dễ dàng xóa dấu vết, chứngcứ, gây khó khăn trong việc xử lývi phạm. Hệ thống VBQPPL liênquan đến công tác quản lý thôngtin trên mạng còn bất cập, chưatheo kịp sự phát triển của thực tế,bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế;chưa cụ thể hóa, bao quát hết các

đối tượng và hoạt động cần quảnlý, hành vi sai phạm, chế tài xử lýchưa bảo đảm tính răn đe. Quytrình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiệncác VBQPPL trên lĩnh vực này theoquy định hiện hành mất nhiềuthời gian, dẫn đến việc quy địnhvừa sửa đổi, bổ sung xong đã bắtđầu lạc hậu, gây khó khăn chocông tác quản lý. Các mạng xã hộinước ngoài liên tục cập nhật, bổsung các tính năng mới giúp choviệc kết nối, trao đổi, chia sẻthông tin giữa người dùng mạngxã hội trở nên rất tiện lợi, dễ dàngvà có độ chính xác rất cao theotừng nhóm đối tượng về độ tuổi,giới tính, quan điểm chính trị, tôngiáo, sở thích, mối quan tâmchung, công việc, khu vực, địađiểm... Các tính năng này cũngthường xuyên bị các đối tượngxấu và các thế lực thù địch lợidụng để vi phạm pháp luật vàhoạt động chống phá nhà nước.

- Mô hình chỉ đạo, quản lýthông tin trên mạng hiện nay hầunhư dựa theo mô hình quản lý báochí truyền thống nên còn nhiềubất cập. Các giải pháp quản lýchưa đồng bộ, thụ động, xử lý hậuquả khi sự việc, tin đồn đã xảy ra,chứ chưa chủ động định hướng,cung cấp thông tin tích cực, chínhthống trên mạng, nắm bắt và dẫndắt dư luận.

- Lực lượng thanh tra làm côngtác phát hiện, xử lý vi phạm còn rấtmỏng. Phòng Thanh tra Báo chí vàThông tin trên mạng của Thanh traBộ chỉ có 4 người (bao gồm cảlãnh đạo phòng) phải đảm nhiệmtất cả các công tác phát hiện, xử lývi phạm trong lĩnh vực báo in, báo

Page 38: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

36 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

nói, báo hình, báo điện tử vàthông tin trên mạng. Lực lượngthanh tra các Sở TT&TT còn mỏnghơn, lại phải đảm nhiệm tất cả cáclĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở,số cán bộ có kinh nghiệm giảiquyết rất ít ỏi, đa số cán bộ các SởTT&TT đều mới nhận công táchoặc điều động, luân chuyển nêncòn thiếu kinh nghiệm xử lý.

- Về thi hành, cưỡng chế thihành quyết định xử phạt vi phạmhành chính:

Hiện nay, gặp nhiều khó khăn,chưa triệt để, còn một số lượngkhông nhỏ quyết định chưa đượcchấp hành do: đối tượng không tựgiác chấp hành quyết định xửphạt, không có việc làm ổn định,bỏ địa phương đi làm ăn xa, khôngcó tài sản để thực hiện cưỡng chế.Công tác cưỡng chế tài sản cònphức tạp, khó thực hiện nên mộtsố trường hợp đã hết thời hạnchấp hành quyết định. Một sốtrường hợp vi phạm không bị tạmgiữ phương tiện, giấy tờ… nênkhông ít các đối tượng khôngchấp hành quyết định xử phạt.

- Thực tế công tác của Thanhtra Bộ cũng như các Sở đều chưachủ động kiểm tra, phát hiện nộidung xấu độc. Nguồn xử lý chủyếu căn cứ vào đơn tố cáo của cánhân, tổ chức hoặc do cơ quancông an chuyển sang xử phạthành chính, nguyên nhân chủ yếudo chưa có công cụ hỗ trợ việc ràsoát, phát hiện nội dung vi phạm.

- Công tác phối hợp giữa các

đơn vị của Bộ TT&TT và với các cơquan liên quan chưa chặt chẽ, cònxuất hiện tư tưởng đùn đẩy tráchnhiệm giữa các cơ quan với nhaudẫn đến việc xử lý vi phạm cònchậm trễ, chưa kịp thời.

Một số giải pháp trongviệc phát hiện và xử lýthông tin xấu độc trongthời gian tới

Nội dung thông tin xấu độc đadạng, phức tạp làm ảnh hưởngmọi mặt của đời sống xã hội, việcngăn chặn ảnh hưởng của nó phảicó sự phối hợp của các ngành(Chủ lực là lực lượng công an vàthanh tra TT&TT). Đa số các vụ việcvi phạm là nghiêm trọng, đủ cơ sởđể xử lý hình sự về các hành vitương ứng, thuộc phạm vi, thẩmquyền xử lý của lực lượng Công an.Như đã phân tích ở trên, việc pháthiện và xử lý hành chính đối vớihành vi vi phạm là rất cần thiếtnhưng không phải là duy nhất.Mục tiêu cuối cùng là loại bỏ hoặcgiảm thiểu sự ảnh hưởng củathông tin xấu độc đối với xã hội.

Trong thời gian tới, các SởTT&TT cần tiếp tục chú trọng côngtác phát hiện nguồn phát tánthông tin xấu độc, nhất là các đốitượng sản xuất, phát tán nội dungxấu độc cư trú trên địa bàn.Thường xuyên rà soát, phát hiệncác nội dung thông tin sai sự thật,có nội dung xuyên tạc tình hìnhkinh tế, xã hội của địa phương, nóixấu bôi nhọ, xúc phạm uy tín,danh dự lãnh đạo, phối hợp với

các cơ quan chức năng kịp thời cóhình thức xử lý phù hợp.

Áp dụng chặt chẽ các quy địnhpháp luật trong việc xử lý vi phạm.

Quy trình xử lý đối với nội dungthông tin xấu độc có thể thực hiệntheo các bước sau:

- Thu thập thông tin xấu độc(qua rà soát, tin báo, đơn trình báo)

- Thực hiện lập vi bằng trongquá trình thu thập chứng cứ điệntử (kể cả trong các trường hợp giảiquyết đơn khiếu nại, tố cáo)

- Xác minh đối tượng thực hiệnhành vi vi phạm và xử lý theo quyđịnh pháp luật. Việc xử lý khôngnhất thiết áp dụng biện pháp xửphạt hành chính, đối với các đốitượng là công chức, viên chứcđang công tác có thể phối hợp vớicơ quan quản lý đối tượng để giáodục, thuyết phục.

Trong trường hợp không đủcăn cứ xác định đối tượng viphạm, đề nghị chuyển hồ sơ, tàiliệu về Cục PTTH&TTĐT để thựchiện yêu cầu Facebook, YouTubetháo gỡ (đối với vụ việc tự pháthiện) hoặc hướng dẫn người khiếunại tố cáo thực hiện chức năng“báo xấu” để gỡ bỏ.

Tăng cường hơn nữa công tácphối hợp giữa lực lượng thanhtra TT&TT với các cơ quan liênquan, nhất là lực lượng công an,ban hành quy chế phối hợptrong việc phát hiện, xử lý thôngtin xấu độc.v

Page 39: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

37TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

ThS. HỒNG HẠNH

Mạng xã hộiMạng xã hội theo tiếng Anh

được viết là: social network; đượcxây dựng trên cơ sở xây dựng cácthông tin cá nhân và những ngườicùng tham gia. Năm 1995 với sự rađời của trang Classmate.com vớimục đích kết nối bạn học, đây làtrang mạng xã hội có tính chấttiền đề quan trọng cho sự pháttriển các trang mạng xã hội saunày, như các trang web:AsianAvenue.com,BlackPlanet.com, Migente.com,LiveJournal.com và LunarStorm.se,Ryze.com, Friendster.com,MySpace.com, Facebook.com,Twitter.com.

Mạng xã hội bắt đầu phát triểnở Việt Nam từ năm 2006, đến naycó khoảng hơn 300 trang mạng xãhội khác nhau đã đăng ký hoạtđộng. Trong đó, Facebook là mạngxã hội phổ biến nhất vì nhờ cóthiết kế thuận lợi cho người sửdụng khi tạo lập tài khoản cánhân, cũng như những tính năngtrao đổi thông tin, bày tỏ cảm xúc,quan điểm cá nhân cũng nhưnhững người cùng nhóm, cùng sởthích… nên đã thu hút được nhiều

thành viên tham gia. Tiếp sauFacebook là các trang MySpace vàTwitter, các blog (nổi bật ở nộidung đăng tải, như nội dung dàihơn và có độ chuyên sâu về mộtvấn đề cụ thể)…

Với cơ chế hoạt động củamạng xã hội có tính chất tươngtác cao, “cư dân mạng” dễ dàngchia sẻ những thông tin cá nhânvới nhau, nên đã thu hút số ngườitham gia ngày càng đông, trongđó có giới trẻ. Điều này đã tạo ranhững mặt thuận lợi cho mọithành viên khi tham gia mạng xãhội đó là có thể chia sẻ cũng nhưtìm kiếm những thông tin cần

thiết phục vụ nhu cầu hoạt độngriêng của mỗi người. Theo đó, bêncạnh những thông tin chínhthống, bổ ích, có tính giáo dục;còn có các thông tin không chínhthống, sai sự thật, xuyên tạc, cổxúy cho lối sống lệch chuẩn cũngđược đưa lên mạng xã hội với cácmục đích khác nhau. Vì vậy, mạngxã hội đang có ảnh hưởng lớn đếnđời sống xã hội cả mặt tích cực vàcả những mặt tiêu cực của nó, đặcbiệt là giới trẻ.

Mạng xã hội đang là một vấn đề“nóng bỏng” được nhiều người,nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.Do đó, khi nói về vấn đề này, có

Giáo dục đạo đức, lối sống tích cực cho sinh viên trước tác động của mạng xã hội

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 40: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

38 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

nhiều cách quan niệm khác nhauvề nó. Ví dụ theo từ điển Wikipediatiếng Việt thì mạng xã hội, hay gọilà mạng xã hội ảo, là dịch vụ nối kếtcác thành viên cùng sở thích trênInternet lại với nhau với nhiều mụcđích khác nhau không phân biệtkhông gian và thời gian. Nhữngngười tham gia vào mạng xã hộicòn được gọi là cư dân mạng. Vớicách hiểu như vậy, mạng xã hộiđược chú trọng đến là nhữngngười có chung sở thích và cùngtham gia trên Internet. Nhữngngười tham gia mạng xã hội vừa làthành viên (cư dân mạng) vừa lànhững người tạo ra nội dungphong phú của mạng xã hội.

Ở góc độ công tác quản lý Nhànước, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, cungcấp, sử dụng dịch vụ Internet vàthông tin trên mạng xác định:“Mạng xã hội (social network) là hệthống thông tin cung cấp chocộng đồng người sử dụng mạngcác dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sửdụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổithông tin với nhau, bao gồm dịchvụ tạo trang thông tin điện tử cánhân, diễn đàn (forum), tròchuyện (chat) trực tuyến, chia sẻâm thanh, hình ảnh và các hìnhthức dịch vụ tương tự khác”1. Quychế Quản lý, cung cấp và sử dụngdịch vụ Internet trong quân độinhân dân Việt Nam quan niệm:

“Mạng xã hội là hệ thống thôngtin cung cấp cho cộng đồng ngườidùng mạng các dịch vụ lưu trữ,cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chiasẻ và trao đổi thông tin với nhau,bao gồm dịch vụ tạo trang thôngtin điện tử cá nhân, diễn đàn, tròchuyện trực tuyến, chia sẻ âmthanh, hình ảnh và các hình thứcdịch vụ tương tự khác”.

Với các cách tiếp cận khác nhaumà có nhiều cách định nghĩa khácvề mạng xã hội, nhưng các quanniệm này đều có những điểmchung: mạng xã hội là nơi cácthành viên có sự liên kết với nhautrên một không gian “ảo” thôngqua Internet; mạng xã hội tồn tạidựa trên sự liên kết giữa các thànhviên với nhau; sự liên kết giữa cácthành viên trong mạng xã hội đãphá vỡ những ngăn cách về địa lý,ngôn ngữ, giới tính, quốc gia nhờvào sự kết nối Internet toàn cầu;thông tin được các thành viên đưara có thể được người khác tìmkiếm, chia sẻ, truyền tải đến cácthành viên khác tham gia mạng xãhội. Những điều này đã tạo rađược những thế mạnh vượt trộicủa mạng xã hội, cũng như nhữngtác hại của nó.

Theo đó, mạng xã hội (socialnetwork) là không gian “ảo” đượcxây dựng trên cơ sở của sự kết nốigiữa người với người trong chia sẻthông tin và tương tác với nhau

một cách mạnh mẽ, nhờ vào nhữngthành tựu của công nghệ thông tinmà nhà quản lý mạng áp dụng.

Như vậy, mạng xã hội tác độngmạnh mẽ đến đời sống xã hội nóichung; trong đó có cả tác động cảtích cực lẫn tác động tiêu cực.Mạng xã hội cũng có thể giúp mỗingười trong tìm kiếm thông tinhữu ích nâng cao tri thức, nângcao hiệu quả tự học và hoàn thiệnnhân cách của bản thân; góp phầnnâng cao hiểu biết những vấn đềchính trị - xã hội; cập nhật thôngtin, giúp mỗi người bộc lộ suynghĩ, cảm xúc, thái độ trước các sựkiện xã hội... Bên cạnh những ảnhhưởng tích cực, mạng xã hội cũngcó những tác động tiêu cực đến xãhội, đó là có thể dẫn tới nhữngbiểu hiện tiêu cực, lệch chuẩntrong lối sống khi tin hoặc làmtheo những cách sống khôngchuẩn mực trên mạng xã hội. Dođó, vấn đề định hướng, quản lý xãhội cần phải có giải pháp phù hợpđể khai thác tối đa những giá trịmà mạng xã hội đem lại và hạnchế hiệu quả những tác động tiêucực của mạng xã hội hiện nay.

Lối sống của sinh viêntrong tác động mạngxã hội

Trong tiếng Việt "Lối sống" làmột danh từ ghép gồm "lối" và"sống". "Lối" là lề lối, kiểu cách,

1. Chính phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NQ-CP, ngày 15 tháng 7 năm 2013 về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ In-ternet và thông tin trên mạng”,http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=168699

Page 41: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

39TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

phương thức, thể thức; còn "sống"là hoạt động về phương diện sinhhọc và xã hội, là sinh hoạt của cánhân, của xã hội. Như vậy, trongquá trình tồn tại và phát triển, conngười phải lao động, giao tiếp vàứng xử với tự nhiên, với xã hội vàngay cả với chính mình. Điều nàykhẳng định tính chủ thể thể hiệnhoạt động sống của con ngườiđược biểu hiện ở cả đời sống vậtchất, đời sống tinh thần, chính trịvà xã hội, các chuẩn mực và quytắc hành vi của cá nhân, phản ánhđiều kiện tồn tại của xã hội đó.Những chuẩn mực giá trị xã hội làcác giá trị cốt lõi được lựa chọn,đánh giá, xác định và cấu trúc theonhững thang bậc nhất định nhưnhững chuẩn mực chung cho đạiđa số thành viên xã hội, gắn vớitừng thời kỳ, từng điều kiện lịch sửcụ thể. Mục đích sống phù hợphay không phù hợp với chuẩn giátrị xã hội là cơ sở quan trọng đểphân loại lối sống tích cực hay tiêucực. Do vậy, việc đánh giá lối sốngtích cực hay tiêu cực không phảisản phẩm từ nhận thức chủ quancủa một người hay một nhómngười cụ thể, mà là kết quả đánhgiá tổng hợp của cả xã hội, thôngqua dư luận xã hội. Ở đó, lối sốngđược cộng đồng xã hội tán thành,ủng hộ, thừa nhận, tôn vinh là lốisống tích cực và ngược lại, sự phảnđối, thái độ bất bình của dư luậnxã hội là căn cứ để xác định lốisống tiêu cực.

Trên thực tế, có khi dư luận xãhội, đặc biệt một bộ phận đông

đảo các “cộng đồng mạng” theo sốđông lại đánh giá sai bản chất củamột hành vi, lối sống của một cánhân, tổ chức nào đó, hô hào, cổvũ, chia sẻ lối sống lệch chuẩn,thiếu lành mạnh, ảnh hưởng tiêucực tới xã hội. Do vậy, tiêu chí cơbản để đánh giá lối sống là tíchcực hay tiêu cực của sinh viêntrong tác động của mạng xã hội làở sự phù hợp hay không phù hợpcủa lối sống với hệ giá trị, chuẩnmực xã hội được cộng đồng xã hộitán thành, ủng hộ, thừa nhận, tônvinh hay phản đối. Sự đánh giá,điều chỉnh của dư luận xã hội chỉđúng khi bản thân chính dư luậnxã hội phải được định hướng pháttriển đúng đắn.

Để có có cái nhìn rõ hơn quanniệm lối sống của sinh viên trongtác động mạng xã hội, thiết nghĩgiới trẻ nói chung, Sinh viên nóiriêng luôn cần phải luôn xác địnhđúng đắn động cơ học tập, khôngngừng rèn luyện, phấn đấu vươnlên, có trách nhiệm với cộng đồng.Nếu sinh viên dành quá nhiều thờigian cho mạng xã hội sẽ dẫn đến"cô lập với xã hội thực tại", "xaonhãng các quan hệ đời thực", "tinvào đó mà không dành thời giancho các quan sát, trải nghiệm vàtương tác thực tế để đưa ra cácquyết định đúng đắn", thậm chílệch lạc về nhận thức, dẫn đến cáchành vi vi phạm pháp luật, chểnhmảng việc học tập, thiếu kiến thứctích lũy... Việc chia sẻ thông tin,đăng tải những nội dung cá nhân,tập thể luôn cần phải có giới hạn,

và sự kiểm soát. Không coi, sửdụng mạng xã hội như sân chơi tựdo, nó cũng cần phải có khuônphép, giới hạn riêng và những hạnđịnh. Cần bài xích việc chạy theophong trào, tung hô tiêu cực,những nội dung phản cảm trêndiễn đàn mạng xã hội. Mạng xãhội như con dao hai lưỡi, có mặttích cực và tiêu cực. Tham giamạng xã hội tích cực bằng cáchbản thân mình nên có trách nhiệmchính uy tín của bản thân mình,không gây tổn thương cho ngườikhác. Việc đăng tải, chia sẻ thôngtin lên mạng xã hội luôn phải thậntrọng về góc độ đạo đức và luậtpháp, về tính khách quan, sự trungthực cũng như tầm ảnh hưởng vàphải chịu trách nhiệm về vấn đềđược đăng tải… Sức mạnh củamạng xã hội, truyền thông là rấtlớn, khi biết là rất lớn thì phải thậntrọng và khoa học cũng như cótrách nhiệm. Khi chúng ta ý thứcđược hậu quả, thận trọng vớithông tin đăng tải, chính là việcchúng ta đã rèn luyện cho mìnhmột tâm thế cũng như kiến thứcđể không phạm sai lầm.

Sinh viên đang tuổi ngồi trênghế nhà trường, việc học tập phảiđược ưu tiên, đặt lên hàng đầu. Việcsử dụng mạng xã hội, Internetchính là tìm đến công cụ để tra cứu,chia sẻ, kết nối thông tin... việc sửdụng mạng xã hội có trách nhiệmđúng luật và có văn hóa chính làgóp phần cho môi trường mạng xãhội được an toàn và lành mạnh.v

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 42: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

40 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

CUỘC SốNG Số

VŨ VINH PHÚChuyên gia kinh tế, nguyên Phó Giámđốc Sở Thương mại Hà Nội

Bán hàng đa kênh là mộtxu thế bán hàng mớitrong lĩnh vực phân phốivà thị trường bán lẻ Việt

Nam, với 70% dân số đang sửdụng các thiết bị di động, với xuhướng phát triển như vũ bão củacông nghệ số và trí tuệ nhân tạoAI, Big Data,… việc bán hàng quamạng trở nên dễ dàng và phổ biếnđối với các đơn vị bán lẻ và ngườitiêu dùng.

Hệ thống phân phối có vai tròrất quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi mộtquốc gia. Ở Việt Nam, hệ thốngphân phối và ngành bán lẻ nội địađã đóng góp khoảng 15% GDP vàgiải quyết việc làm cho khoảng 6triệu người, với một thị trườngrộng lớn, gần 100 triệu dân, tổngmức tiêu dùng cuối cùng xã hội dovới GDP luôn đạt trên 70%/năm.50% dân số Việt Nam là dân số trẻ,thị trường nông thôn còn trốngvắng, kênh bán hàng hiện đại mớichiếm khoảng 25% thị phần. Quảthực đó là một thị trường đầy tiềmnăng, tạo sự hấp dẫn mạnh mẽ đốivới các nhà đầu tư trong và ngoàinước. Tổng mức bán lẻ hàng hóavà dịch vụ nhiều năm gần đây đềuđạt mức tăng trưởng hai con số,thị trường bán lẻ online tuy mới

chiếm 5% doanh số chung nhưngrất nhiều triển vọng sáng sủatrong những năm tới.

“Bức tranh” cạnh tranhtrong lĩnh vực phânphối và bán lẻ hiện nay

Tình hình chung hiện nay chota thấy, trên thị trường đã có rấtnhiều nhà đầu tư trong và ngoàinước tham gia, các thành phầnkinh tế đều có mặt tại hệ thốngphân phối nội địa. Chính vì vậy, sựcạnh tranh trong giai đoạn nàyngày càng mạnh mẽ và còn tiếptục diễn ra trong những năm tiếptheo. Các nhà bán lẻ, các hệ thốngphân phối xây dựng thương hiệucủa mình, tranh thủ bằng mọicách tìm kiếm sự ủng hộ củakhách hàng thân thiết, cạnh tranhvề giá cả, chất lượng hàng hóa,văn hóa phục vụ, cạnh tranh vềthiết bị hiện đại, trang trí bắt mắt,

hấp dẫn người tiêu dùng, mọi nhàbán lẻ đều hướng tới, tạo nhữngsự trải nghiệm đa dạng, phongphú, tiện ích khi bước chân vàochuỗi phân phối của mình.

Từ thực trạng cạnh tranh trêncho ta thấy có một số nội dungcạnh tranh cơ bản trên thị trườngViệt Nam có sự cạnh tranh giữadoanh nghiệp FDI và doanhnghiệp trong nước, cạnh tranhgiữa kênh bán hàng hiện đại và cáckênh bán hàng truyền thống, cạnhtranh giữa bán lẻ trực tiếp và bánlẻ online. Đó là những cạnh tranhmang tính công khai giữa cácdoanh nghiệp bán lẻ với nhau, tuynhiên do công tác quản lý Nhànước còn có những khiếm khuyếttrong lĩnh vực lưu thông phân phốinhư chế độ hoạch toán, kế toán,thống kê, hóa đơn chứng từ, kiểmsoát tài chính và thuế của cácdoanh nghiệp,… do còn một số

Xu hướng phân phối và thị trường bán lẻ Việt Nam thời công nghiệp 4.0

Trung tâm thương mại nơi có tích hợp các hoạt động mua sắm trực tuyến theo hướngđa kênh phù hợp với xu thế phát triển tại các thành phố lớn.

Page 43: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

41TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

tồn tại chưa khắc phục được, từ đódẫn tới một cuộc cạnh tranh nữakhông kém phần khắc nghiệt, đólà cạnh tranh giữa các doanhnghiệp, tổ chức cá nhân làm ănnghiêm túc, sổ sách đầy đủ, hoànthành nghĩa vụ thuế nhà nướcsòng phẳng với các đơn vị/cá nhânchuyển giá, trốn thuế, kinh doanhhàng gian, hàng giả, hàng mấtphẩm chất. Vi phạm quyền lợingười tiêu dùng, làm thất thu ngânsách Nhà nước và gây khó khănkhông nhỏ cho các cơ quan quảnlý Nhà nước ở các địa phương.

Nhận diện xu hướngphát triển chính của hệthống phân phối - bán lẻ

Trong xu thế muốn phát triểnnhanh, bền vững và tăng quy môphục vụ và cạnh tranh giữa các tậpđoàn, doanh nghiệp bán lẻ trênthị trường, cộng với sự cởi mởchính sách ngày càng tăng củaNhà nước Việt Nam trong việcphát triển hệ thống phân phối,xuất hiện những xu hướng mớitrong lĩnh vực này.

Xu hướng tích tụ trong bán lẻ:trong khoảng 4 - 5 năm gần đây, xuhướng mua bán sát nhập liêndoanh liên kết nở rộ trong lĩnh vựcbán lẻ từ đó đã xuất hiện nhữngtập đoàn bán lẻ mạnh mẽ qua tíchtụ tập trung một thời gian. Họ cósức cạnh tranh cao trên thị trườngvà cả những sức ép đầu vào và đầura của giá cả, chất lượng hàng hóađể phục vụ người tiêu dùng và tìmkiếm lợi nhuận tối đa cho mình.Những vụ mua bán lớn của các tậpđoàn Central Group và TTC của TháiLan đối với Metro. Big C, Nguyễn

Kim; Vingroup đối với Fivimart vàShop & Go, Saigon Coop vớiAuchan,... là những ví dụ điển hìnhcủa hiện tượng này trên thị trườngViệt Nam gần đây. Những doanhnghiệp có thế mạnh chắc chắn sẽhình thành những tập đoàn bán lẻlớn dẫn dắt thị trường bán lẻ ViệtNam và cuộc đua ngày càng quyếtliệt hơn, những doanh nghiệp nhỏbé quản trị doanh nghiệp kém,thiếu tính chuyên nghiệp, làm ănthua lỗ, tất yếu sẽ dẫn tới bị thôntính, sát nhập và phá sản, mấtthương hiệu trên thị trường.

Xu hướng tạo trải nghiệm đadạng, phong phú cho khách hàngđi tới mua hàng: Một vài năm gầnđây, một số doanh nghiệp lớn cóxu hướng phát triển những trungtâm mua sắm giải trí dịch vụ,… sửdụng nền tảng các công nghệ kỹthuật số và thiết bị di động củangười sử dụng để phục vụ. Điểnhình như các trung tâm VincomMega Mall, Aeonmall,… đã xuấthiện ngày càng nhiều trên thịtrường tiêu dùng. Ngược lại,những siêu thị, trung tâm thươngmại hàng hóa đơn điệu, phục vụriêng một số phân khúc kháchhàng, không có các dịch vụ đadạng kèm theo như Parkson,Auchan đã lần lượt phải đóng cửa,đó là một kết cục tất yếu.

Xu hướng xây dựng các trungtâm thu mua hàng hóa nông sảnthực phẩm ở các vùng miền: sảnphẩm nông nghiệp Việt Nam rấtphong phú ở các địa phương trongcả nước và đã hình thành nhữngvùng sản xuất tập trung, chính vìvậy các tập đoàn bán lẻ lớn nhắmtới, phải lo tổ chức hậu cần tại chỗ

cho chuỗi phân phối của mình. Vừaquản lý được chất lượng đầu vàocủa bán lẻ, vừa giảm chi phí sảnxuất vận chuyển, bảo quản và thuhoạch, tạo đầu ra với giá cả cạnhtranh và có uy tín về chất lượng vàtạo đà cho xuất khẩu hàng hóa củacác doanh nghiệp bán lẻ. Khởi đầulà Metro Cash & Carry, và bây giờ làCentral Group của Thái Lan, tiếptheo là các trung tâm thu muakiểm định hàng hóa của Aeon,Vingroup, Saigon Coop tại cácvùng miền có thế mạnh sản xuấtcủa đất nước. Đây là con đường điđúng đắn để gây dựng đầu vào vàđầu ra một cách ổn định cho sựphát triển của họ.

Đặc biệt, một xu hướng nữa đólà bán hàng đa kênh. Khi 70% dânsố Việt Nam đang sử dụng các thiếtbị di động, với xu hướng phát triểnnhư vũ bão của công nghệ số và trítuệ nhân tạo AI, Big Data,… việcbán hàng qua mạng trở nên dễdàng và phổ biến đối với các đơn vịbán lẻ và người tiêu dùng. Tuynhiên, thương mại điện tử cònnhiều vướng mắc về mặt pháp lýtrong quá trình phát triển, việcquản lý chất lượng hàng hóa bánhàng online còn lỏng lẻo, dẫn tớiniềm tin khách hàng chưa thật đầyđủ, chính vì vậy, đã xuất hiện nhữngdoanh nghiêp bán lẻ đa kênh, cảtrực tiếp và online. Có những doanhnghiệp giới thiệu hàng trên mạngnhưng lại giao hàng và thanh toántại quầy của mình. Xu hướng pháttriển bán hàng đa kênh là tất yếu,tuy nhiên còn nhiều vấn đề trongviệc quản lý Nhà nước ở kênh phânphối đầy triển vọng này ở thịtrường Việt Nam.

Page 44: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

42 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

Những tác động củahệ thống phân phối -bán lẻ với sản xuất vàtiêu dùng

Với sản xuất trong nước, nhất làhàng nông sản thực phẩm: Ngoàisức ép về cạnh tranh nhiều mặt đãnêu ở trên thì hệ thống phân phốiphát triển cũng có những cạnhtranh mang lại những hiệu ứng tíchcực cho sản xuất trong nước, chohàng Việt Nam. Mọi người đều biếttiêu chuẩn để đưa hàng hóa vào cácsiêu thị rất cao, bao gồm nhãn hiệu,truy suất nguồn gốc, các tiêu chuẩnchất lượng, nhãn mác. Chính nhữngtác động và yêu cầu của các siêu thịlàm biến đổi những thói quen xấukhông có lợi cho sản xuất bền vững,cho tiêu dùng và cả môi trường xãhội của các tổ chức cá nhân sảnxuất hàng hóa trong nước. Đã xuấthiện hàng nghìn chuỗi sản xuấtphân phối khép kín và đồng bộ đểxây dựng thương hiệu và phục vụngười tiêu dùng xã hội, đồng thờigóp phần thúc đẩy sản xuất lớn,sạch, tăng năng xuất lao độngtrong sản xuất hàng hóa, nông sảnthực phẩm. Ngoài tác động tích cựcvới sản xuất thì sự cạnh tranh củacác nhà bán lẻ chân chính, làm ănnghiêm túc, còn phục vụ đắc lựccho người tiêu dùng, tạo nênnhững khách hàng thân thiết củahệ thống phân phối, mang tính chủđộng, an toàn cao trong mua sắmhàng hóa. Giải quyết kịp thời nhữngkhiếu nại của người tiêu dùng trênnhững cơ sở chắc chắn tin cậy.

Tuy nhiên, ngoài những tácđộng tích cực trên, trong quá trìnhcạnh tranh ở thị trường Việt Namcũng có những mặt trái của nó.

Nghiên cứu thật bài bản, khoahọc và khách quan cho ta thấyhiện nay thường xuyên xuất hiệnnhững hiện tượng một số siêu thịlớn có doanh số cao, có uy thế vềký kết hợp đồng và đàm phán đãép cấp, ép chiết khấu, ép giá bán,giá mua đối với các nhà cung ứng,nhất là nhóm hàng nông sản thựcphẩm. Những chi phí vô lý, đầy rủiro cho nhà sản xuất và cung ứngđó sẽ đẩy giá thành hàng hóa ViệtNam cao lên so với giá trị sử dụng,từ đó hàng hóa Việt Nam dẫn tớikhó cạnh tranh với hàng hóa nướcngoài, tạo điều kiện cho hàng hóanước ngoài xâm nhập ngày càngnhiều vào thị trường Việt Nam vớithuế suất bằng 0 và công nghệ sảnxuất tiên tiến hơn chúng ta. Đồngthời, làm khó khăn thêm trong việcthực hiện “Hàng hóa Việt Nam phảichiếm lĩnh thị trường nội địa”. Từđó hậu quả người tiêu dùng vàosiêu thị mua hàng sẽ phải mua mộtmức giá cao hơn không đáng cócủa những siêu thị làm ăn chưađược tử tế lắm. Hiện nay chúng tađang phát động phong trào “pháttriển nông nghiệp sạch, công nghệcao”, chỉ đạo của Thủ tướng “Chúngta sản xuất nông sản sạch, chấtlượng cao không chỉ để phục vụmột nhóm người có tiền mà phảiphục vụ đại đa số người dân ViệtNam” nhưng thực tế hiện nay theothống kê, 10 mớ rau sạch an toàntheo tiêu chuẩn Vietgap chỉ có 1 - 2mớ vào được siêu thị với những lýdo chủ quan và khách quan nêutrên. Con đường để những ngườinghèo, thu nhập thấp tiếp cận vớinhững nông sản thực phẩm sạchbán ở siêu thị còn rất xa.

Cần đề cập rằng, chuỗi giá trịsản xuất phân phối ở Việt Namhiện nay đang được phân chiamột cách tự nhiên và không hợplý, phần lớn lợi nhuận khoảng 70%sau khi bán ra thì rơi vào khu trunggian xuất khẩu và bán lẻ, khoảng30% còn lại rất nhỏ bé cho nhà sảnxuất - người đã tạo ra nguồn củacải vật chất, góp phần ổn địnhkinh tế -xã hội của đất nước.

Về vấn đề chợ: đề cập đến hệthống phân phối vào hệ thốngbán lẻ cũng không thể đề cập đếnvấn đề của kênh bán hàng truyềnthống, bao gồm chợ, cửa hàng lẻtrên thị trường. Trong đó vai tròcủa chợ rất quan trọng, kênhtruyền thống hiện nay vẫn phục vụ75% doanh số mua bán trên thịtrường, chợ còn là nơi phục vụ đasố người nghèo và thu nhập thấp.Chợ còn là nơi giao lưu văn hóa cácvùng miền, các tầng lớp dân cư,cho đầu tư và du lịch. Và chợ còntồn tại lâu dài với hệ thống phânphối Việt. Vai trò của chợ rất quantrọng, cần phải nhận thức rất đủ vềvai trò đó để quan tâm hơn nữađến chợ. Thậm chí ở một số nướctiên tiến hiện nay còn xác định vaitrò quan trọng của chợ. Họ đã khôiphục các chợ truyền thống, ở làngquê và ở ven các thành phố lớn…Nhiều năm qua, Nhà nước và BộCông thương, các địa phương đãcó nhiều nỗ lực quan tâm đầu tưcải tạo các chợ, xây dựng các chợđầu mối, góp phần tổ chức bánbuôn hàng hóa nông sản thựcphẩm ở các địa phương. Nhưngnghiêm túc mà đánh giá: chúng tachưa quan tâm tới chợ một cáchđúng mức, thậm chí có lúc bán lẻ

CUỘC SốNG Số

Page 45: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

43TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

đã bỏ quên chợ. Ví dụ ở Hà Nội, cómột năm không có đồng nào đểcải tạo các chợ dân sinh, một sốchợ có vị trí đắc địa, buôn bán sầmuất ở trung tâm thủ đô thì được cảitạo thành các trung tâm thươngmại kiểu mới nhưng hiệu quả thấp,thậm chí Hà Nội phải ngừng cải tạocác chợ thành các trung tâmthương mại như đã làm.

Trên toàn quốc thì chỉ có 20%là chợ loại 1 và loại 2 trong tổng số8.000 chợ, còn lại hầu hết là loại 3.Tình trạng hạ tầng cơ sở thấp kém,an toàn phòng chống cháy nổkhông bảo đảm, vệ sinh nhếchnhác, điều kiện kinh doanh của bàcon rất thấp kém. Chính vì vậy làmột kênh bán rất nhiều doanh sốnhưng lại không thu hút đượchàng hóa của Việt Nam, nhất làhàng hóa công nghiệp tiêu dùngcó chất lượng vào chợ. Chợ tuyvẫn còn nhiều nhược điểm về antoàn vệ sinh thực phẩm, thái độkinh doanh nhưng chợ cũng rấtđược đáng quan tâm để đầu tưmột cách thích đáng trong thờigian tới, góp phần thúc đẩy sảnxuất và phục vụ tiêu dùng mộtcách chất lượng hơn.

Một số giải pháp vàkiến nghị về hệ thốngphân phối quốc gia

Muốn phát triển nhanh và bềnvững trong hệ thống phân phốicần phải có quy hoạch phát triểnmạng lưới, điều kiện hạ tầng, Tổchức những vùng sản xuất hànghóa, nhất là sản xuất nông sảnthực phẩm để cung ứng một cáchđều đặn, có chất lượng và hiệuquả cho hệ thống phân phối cả

nước. Giảm bớt trung gian vô lý,chi phí vô lývà những đợt “giải cứuhàng hóa” đã xảy ra thời gian vừaqua, một khi nguồn cung đã dồidào và công nghiệp chế biến hànghóa chưa phát triển. Làm tốt quyhoạch chính là giải quyết tốt bàitoán thị trường đầu ra cho sảnphẩm hàng hóa Việt Nam và nângcao năng lực cạnh tranh, và sứctiêu thụ ở thị trường nội địa vàxuất khẩu.

Những chính sách của Nhànước phục vụ cho phát triển hệthống phân phối phải rất thiếtthực, hiệu quả, phân bổ các nguồnlực phát triển đúng lúc và đúngchỗ, đồng thời phải được sơ kếtrút kinh nghiệm và kiểm tra giámsát thực thi đúng với pháp luậthiện hành.

Chúng ta đã hội nhập kinh tếvới khu vực và thế giới, hỗ trợ hệthống phân phối, không vi phạmcác cam kết là một bài toán cần cónhững lời giải xác đáng nhất vìmục tiêu thúc đảy sản xuất tiêudùng xã hội ngày càng hiệu quảvà lành mạnh hơn.

Kiểm soát thị trường bán lẻ vàquá trình vận động hàng hóa củahệ thống phân phối một cáchcông khai lành mạnh, khôngphiền hà, tiêu cực, biểu dươngnhững chuỗi phân phối làm ăn tửtế, có trách nhiệm với Nhà nước vàngười tiêu dùng. Cần nhắc nhở vàxử lý những cách làm ăn chụp giật,chèn ép vô lý của những doanhnghiệp có “thế mạnh”, vi phạmpháp luật kinh doanh, trốn thuế,chuyển giá, sản xuất và kinhdoanh hàng giả.

Cần đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiếnthương mại, liên doanh liên kết,mở rộng thị trường, xây dựngthương hiệu bán lẻ nhằm nângcao năng lực cạnh tranh của hàngViệt ngay ở thị trường nội địa.

Chúng ta quan tâm đến hệthống phân phối – bán lẻ Việt Namchính là đã góp phần giải quyết đầura của sản xuất và của tiêu dùng xãhội. Nhận thức được tầm quantrọng của hệ thống phân phối vàhành động một cách thiết thựcmạnh mẽ và hiệu quả chính là giúpcho sản xuất trong nước phát triểnvà phát triển tiêu dùng xã hội.v

C U ộ C S ố N G S ố

Trung tâm thương mại nơi có tích hợp các hoạt động mua sắm trực tuyến theo hướngđa kênh phù hợp với xu thế phát triển tại các thành phố lớn.

Page 46: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

44 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

CUỘC SốNG Số

Chỉ cần ngồi tại nhà vớimột vài cú "nhấp chuột"là người tiêu dùng có thểmua được các sản phẩm

theo yêu cầu. Tuy nhiên, hình thứcmua bán trực tuyến này cũng đangtiềm ẩn nhiều rủi ro khi hàng giả,hàng nhái, hàng kém chất lượngxuất hiện tràn lan trên hệ thốngcác trang TMĐT và mạng xã hội.

Bùng nổ thương mạiđiện tử

Trong thời đại công nghệ bùngnổ thì việc tiếp thị và bán hàngthông qua các kênh TMĐT ngàycàng trở nên phổ biến. Từ các mặthàng thời trang, mỹ phẩm, thựcphẩm chức năng, đến thực phẩm,đồ uống, đồ gia dụng, đồ điện tử...cũng đều được bày bán công khai,tràn lan trên các trang kinh doanhđiện tử và mạng xã hội.

Thống kê sơ bộ cho thấy cóhàng triệu người Việt Nam đangkinh doanh trực tuyến trên mạngxã hội. Thủ tục mua bán đơn giản

và nhanh gọn là lợi thế của TMĐT.Người mua chỉ cần một vài cú“nhấp chuột” là có thể dễ dàng tìmvà lựa chọn được các mặt hàngmong muốn. Sản phẩm sẽ đượcđưa đến tận tay người tiêu dùng,rồi mới phải thanh toán, hoặc cóthể thanh toán qua các ví điện tửmà không mất thời gian ra ngoàitìm kiếm, chọn lựa.

Rõ ràng trong thời buổi côngnghệ bùng nổ như hiện nay, TMĐT

đang là lựa chọn tối ưu và mang lạisự tiện lợi cho cả người bán vàngười mua.

TMĐT tại Việt Nam được nhậnđịnh có tốc độ tăng trưởng khánhanh. Năm 2018 đã chứng kiếnsự bùng nổ với những con số ấntượng. Theo thống kê của Công tyNghiên cứu thị trường Statista(Đức), tổng doanh thu của cáccông ty TMĐT tại Việt Nam đạt2,26 tỷ USD năm 2018, tăng gần

THươNG MạI ĐIệN Tử:

Cần có cơ chế quản lý chặt chẽđể bảo vệ người tiêu dùng

AN NHI

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cùng các lợithế mặt hàng phong phú, linh hoạt trong giao dịch, tiết kiệm thờigian, thoải mái so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm… mua hàngqua các trang thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành trào lưumua sắm thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

Ảnh minh họa.

Page 47: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

45TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

30% so với năm 2017. Với kết quảđó, Việt Nam vươn lên top 6 trong10 thị trường TMĐT lớn nhất thếgiới. Trên thị trường này, Việt Namchỉ xếp sau những nền kinh tế lớnnhư Trung Quốc, Mỹ, Anh, NhậtBản và Đức.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tăngtrưởng như vũ bão của TMĐT lànhững thách thức không nhỏ đốivới việc kiểm soát chất lượng hànghóa và chính sách đi kèm thì vẫnchưa theo kịp, tạo ra nhiều lỗ hổngvề quản lý trong lĩnh vực này. Dođó, TMĐT đã xuất hiện những hiệntượng đáng lo ngại như: Giả mạođể lừa đảo, chiếm đoạt tài khoảnFacebook để tranh giành khách,bán hàng giả, hàng nhái, hàngkém chất lượng, hàng không rõnguồn gốc, xuất xứ, hàng xâmphạm sở hữu trí tuệ, thậm chí cảhàng cấm gây hoang mang, mấtniềm tin đối với người tiêu dùng.

Thực trạng gian lậntrong thương mại điện tử

Chính sự dễ dàng của hìnhthức kinh doanh điện tử đã gây ranhiều hệ lụy về nạn hàng nhái,hàng giả, hàng kém chất lượng.Do tính chất đặc thù của TMĐT làngười mua và người bán khônggặp mặt mà chỉ liên lạc quaInternet. Người mua nhìn sảnphẩm qua các hình ảnh mà ngườibán hàng cung cấp và có khi chỉmất chừng vài phút đã nhanhchóng đặt hàng. Khi nhận hàngcũng nhanh chóng hơn vì khôngcó thời gian, không gian để kiểm

tra kỹ lưỡng sản phẩm... Chính sựdễ dãi này nhiều khi đã vô tìnhtiếp tay cho việc mua bán gian dối,hàng giả, hàng kém chất lượnghoành hành.

Cục Quản lý thị trường cho biếtchủ thể tham gia bán, chào bánhàng hóa là hàng giả, hàng nhậplậu, hàng cấm chủ yếu là các cơ sởnhỏ lẻ hoặc cá nhân (thậm chí họcsinh, sinh viên,…); các trangmạng, website TMĐT thường sửdụng các hình ảnh là hàng thật,hàng chính hãng để quảng cáo,chào bán với giá rẻ hơn rất nhiềuso với các cửa hàng, địa chỉ bánhàng chính hãng nhằm lôi kéongười tiêu dùng có nhu cầu muasắm, sử dụng hàng hiệu giá rẻ nhưđồng hồ, kính mắt, quần áo thờitrang, giày dép…

Không khó để tìm được mộtmón đồ hàng nhái, hàng giả củanhững thương hiệu nổi tiếng nhưGucci, Chanel, NIKE, Adidas… trêncác trang kinh doanh điện tử.Khách hàng chỉ cần gõ tên mónhàng cần tìm trên mạng là hàngloạt các trang bán hàng hiện ra vớiđủ thứ thập cẩm hàng hiệu. Giá cảcũng được rao với hàng loạt giá từvài trăm nghìn đến hàng chụctriệu đồng đều có. Ví dụ như mộtchiếc đồng hồ thương hiệu nổitiếng Rolex, Tissot,… được giaovới giá chỉ vài trăm nghìn đồngđến hơn 1 triệu đồng/sản phẩm...Trong khi giá thực tế của nhữngsản phẩm chính hãng này lên tớicả nghìn, vài chục nghìn USD.

Ngoài ra, trên các trang TMĐT

cũng có rất nhiều hàng nhái đặttên sản phẩm gần giống vớinhững thương hiệu nổi tiếng. Vídụ như NIKE thành N.IKE hayAdidas thành Adidos… Nếu ngườitiêu dùng không tinh ý, thì hoàntoàn có thể bị nhầm lẫn với nhữngsản phẩm hàng hiệu thật sự.

Không chỉ những nhãn hiệu đãcó thương hiệu mạnh trên thế giớimới bị nhái mà kể cả nhãn hiệu“Made in Vietnam” cũng bị làm giảtràn lan. Nhiều nhất phải kể đếncác sản phẩm may mặc thời trang.Người tiêu dùng có thể mua đượcnhững sản phẩm may mặc thờitrang trên các trang TMĐT có xuấtxứ “Made in Vietnam” với vô vànmức giá khác nhau. Từ giá mấychục nghìn đồng cho đến 100.000đồng/sản phẩm đều có. Tuy nhiên,sản phẩm thực khi đến tay củangười tiêu dùng thường khác xavới hình ảnh quảng cáo trên mạngvà đã có không ít trường hợpngười tiêu dùng “cười ra nước mắt”khi nhận được món đồ khôngđúng như quảng cáo. Điều này chothấy một thực trạng báo động, sànTMĐT đang bị lợi dụng, đánh lừangười tiêu dùng để trục lợi.

Thống kê của Cục Thương mạiđiện tử và Kinh tế số cho thấy, cácvụ gian lận qua TMĐT ngày càngphức tạp. Tính đến hết năm 2018,tổng số sản phẩm vi phạm vềnhãn mác, xuất xứ, chất lượng,hàng giả, hàng nhái buộc gỡ bỏtrên các sàn TMĐT là 35.943 vàhơn 3.126 tài khoản/gian hàngtrên các sàn đã bị khóa.

Page 48: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

46 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

Đặc biệt, hiện nay rất nhiềuwebsite, mạng xã hội nước ngoàivề mua sắm, bán lẻ, du lịch, kháchsạn, quảng cáo trực tuyến... đangchiếm lĩnh thị trường Việt Nam màchưa được kiểm soát không chỉgây thất thu thuế, mà còn tạo cơhội để thao túng hoạt động TMĐTở Việt Nam, tiềm ẩn nhiều nguy cơmất an ninh an toàn thông tin,thanh toán bất hợp pháp xuyênbiên giới.

Việc lợi dụng TMĐT để kinhdoanh hàng giả, hàng cấm, hàngxâm phạm quyền sở hữu trí tuệkhông chỉ ở Việt Nam mà còn diễnra khắp nơi trên thế giới và cả trênnhững sàn TMĐT lớn..., gây thiệt hạinặng nề cho nền kinh tế và cho cácdoanh nghiệp làm ăn chân chính.

Cần có những cơ chếquản lý chặt chẽ hơn

Hoạt động TMĐT đang phátsinh nhiều hành vi gian lận, rủi rokhiến người tiêu dùng lo ngại, cơquan chức năng chưa kiểm soátđược. Phương thức, thủ đoạn hoạtđộng của đối tượng vi phạm kinhdoanh TMĐT ngày càng tinh vi.Đặc trưng của TMĐT là mua hàngqua mạng Internet nên nhiều đốitượng không có kho hàng hay cửahàng, chỉ có website và chỉ tiếpnhận đặt hàng qua mạng. Hànghóa được phân tán, nhỏ lẻ, cấtgiấu ở nhiều nơi, thậm chí chỉ bánhàng qua trung gian. Đồng thời,các website được tạo ra và đónglại trong thời gian ngắn khiến cáclực lượng chức năng khó kiểmsoát cũng như xác định chứng cứđể xử lý.

Ngoài ra, kiến thức, chuyênmôn, trang thiết bị phục vụ côngtác quản lý trong lĩnh vực TMĐTcủa các lực lượng chức năng cònnhiều hạn chế. Việc phối hợp giữacác đơn vị, lực lượng chức năngcòn chưa kịp thời, thường xuyên,liên tục.

Để xảy ra tình trạng phát sinhngày nhiều hành vi gian lận TMĐTthì một phần nữa là do chế tài hiệnnay đang quá “nhẹ tay”, trong khilợi nhuận thu được lại quá lớn nêncác cơ quan chức năng có “dẹp”cũng không xuể. Điều này chothấy, hệ thống văn bản pháp luậtliên quan chưa theo kịp với sựphát triển của thị trường, chế tàixử lý chưa đủ sức răn đe. Chính vìvậy, cần phải tăng nặng chế tài xửphạt nhằm răn đe các đối tượngkinh doanh bất hợp pháp trên cácsàn TMĐT bằng cách: Dừng cấptên miền; Ràng buộc trách nhiệmcủa các sàn TMĐT với hàng hóabày bán.

Kết hợp với các đơn vị chứcnăng thì về phía các doanh nghiệpcũng cần phải chủ động bảo vệquyền lợi, uy tín của mình, khôngthể thờ ơ với vấn nạn này. Cùngvới đó, cũng cần nâng cao vai trò,trách nhiệm của các doanh nghiệpsở hữu các website TMĐT trongviệc bảo vệ người tiêu dùng; camkết bán hàng hóa bảo đảm chấtlượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràngvà không tiếp tay cho các đốitượng lợi dụng TMĐT để kinhdoanh hàng giả, hàng xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, lực lượng quản lýthị trường cũng cần tổ chức tuyêntruyền mạnh mẽ trên các phươngtiện thông tin đại chúng về các quyđịnh của pháp luật đối với hoạtđộng TMĐT để người mua hiểuđược quyền, lợi ích của mình vànâng cao trách nhiệm của cơ sở kinhdoanh; tăng cường hợp tác quốc tếtrên lĩnh vực an ninh mạng.v

Ảnh minh họa.

CUỘC SốNG Số

Page 49: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

47TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Từ những năm 2000, Đảng,Nhà nước đã quan tâm,coi trọng phát triển ứngdụng công nghệ thông tin

trong hoạt động của cơ quan Nhànước. Năm 2014, Bộ Chính trị banhành Nghị quyết số 36-NQ/TƯ vềđẩy mạnh ứng dụng, phát triểncông nghệ thông tin đáp ứng yêucầu phát triển bền vững và hộinhập quốc tế. Cụ thể hóa chủtrương của Đảng, năm 2015,Chính phủ có nghị quyết đầu tiêntập trung về xây dựng chính phủđiện tử. Trên cơ sở đó, các cơ quanNhà nước đã cung cấp một số dịchvụ công trực tuyến thiết yếu như:Đăng ký thành lập doanh nghiệp,kê khai thuế, nộp thuế, hải quanđiện tử, bảo hiểm xã hội… Tiếp đó,ngày 12/7/2018, Thủ tướng banhành Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tửgiữa các cơ quan trong hệ thốnghành chính Nhà nước.

Việc triển khai xâydựng Chính phủ điệntử đã đạt được một sốkết quả tích cực

Để thúc đẩy xây dựng Chính

phủ điện tử, ngày 7/3/2019, Chính

phủ đã ban hành Nghị quyết 17 về

một số nhiệm vụ, giải pháp trọng

tâm phát triển Chính phủ điện tửgiai đoạn 2019 - 2020, định hướngđến 2025. Và lần đầu tiên vai tròcủa Trục liên thông văn bản quốcgia được định nghĩa, chính thứckhai trương ngày 12/3/2019, cùngvới các nguyên tắc, yêu cầu gửi,nhận văn bản điện tử được quyđịnh đầy đủ.

Hướng tới nền hành chínhkhông giấy tờ

HOÀNG PHƯỢNG

Để hướng tới mục tiêu bộ, ngành, địa phương “không giấy tờ”, Thủtướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuẩn hóa, điện tửhóa quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý văn bản và xử lý côngviệc của cơ quan; thực hiện nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quản lý vănbản và điều hành, tích hợp giải pháp dịch vụ ký số cá nhân, bảo đảm xửlý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Đến nay, 100% các bộ, cơquan ngang bộ và 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thànhlập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vũ ĐứcĐam tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Page 50: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

48 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

CUỘC SốNG Số

Việc triển khai xây dựng Chínhphủ điện tử đã đạt được một sốkết quả tích cực, đặc biệt đã cóchuyển biến trong nhận thức vềChính phủ điện tử và quá trìnhtriển khai hướng tới Chính phủ số,nền kinh tế số và xã hội số, bảođảm lấy người dân, doanh nghiệplàm trung tâm. Đến nay, 100% cácbộ, cơ quan ngang bộ và 62/63tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương đã thành lập Ban Chỉ đạo xâydựng Chính phủ điện tử, chínhquyền điện tử; 100% các bộ,ngành và 32/63 địa phương đãban hành kế hoạch triển khai Nghịquyết 17/NQ-CP.

Cùng với đó, sau thời gian triểnkhai Nghị quyết 17/NQ-CP, công tácxây dựng thể chế đã có những kếtquả nhất định, các hệ thống thôngtin quan trọng được khẩn trươngnghiên cứu, xây dựng. Đến nay, đãvận hành được một số hệ thống cóý nghĩa trong triển khai Chính phủ

điện tử như: Trục liên thông văn bảnquốc gia; Hệ thống thông tin phụcvụ họp và xử lý công việc của Chínhphủ. Đồng thời, công tác bảo đảman toàn, an ninh đã được nhận thứcđầy đủ hơn và đã có những cảithiện tích cực.

Tại hội nghị trực tuyến Ban chỉđạo Chính phủ điện tử, chínhquyền điện tử bộ, ngành, địaphương, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc nhấn mạnhquá trình xây dựng Chính phủđiện tử là công việc mới, nhiềukhó khăn và nhiều vấn đề cần xửlý, giải quyết nên cần thườngxuyên tổng kết, sơ kết để rút kinhnghiệm trong quá trình thực hiện.Đồng thời, đòi hỏi sự tập trungcao độ các nguồn lực của các bộ,ban, ngành, địa phương trongthực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CPnhằm phát triển, từng bước hoànthiện hệ thống Chính phủ điện tửhướng tới Chính phủ số và nền

kinh tế số, trong đó lấy doanhnghiệp, nhân dân làm trung tâm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầucác bộ, ngành, địa phương đẩynhanh chuẩn hóa, điện tử hóa quytrình tiếp nhận, xử lý, phát hành,quản lý văn bản; lựa chọn nhàcung cấp dịch vụ phù hợp đểhoàn thiện hệ thống quản lý vănbản và điều hành, tích hợp giảipháp dịch vụ ký số cá nhân, tổchức của Ban Cơ yếu Chính phủ,Bộ Quốc phòng bảo đảm xử lý hồsơ công việc hoàn toàn trên môitrường mạng hướng tới mục tiêubộ, ngành, địa phương “khônggiấy tờ”; khẩn trương rà soát, đăngký nhu cầu sử dụng chứng thư sốcho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửiBộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chínhphủ) để được cấp phát chứng thưsố phục vụ ký số văn bản điện tử.

Cùng với đó, Thủ tướng yêucầu, từ nay đến hết năm 2019, cácthành phần liên quan cần tập

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị Giao ban Quản lý Nhà nước Quý III/2019.

Page 51: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

49TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

trung kết nối liên thông gửi, nhậnvăn bản điện tử theo Quyết định28 của Thủ tướng Chính phủ; xâydựng các hệ thống thông tin phụcvụ chỉ đạo điều hành, cơ sở dữ liệuquốc gia, cổng dịch vụ công, hệthống thông tin một cửa điện tửcấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp dịch vụcông trực tuyến mức độ 3, 4 theodanh mục Thủ tướng đã ban hành;sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu vớiCổng Dịch vụ công quốc gia.

Bộ TT&TT tập trungnguồn lực triển khaihiệu quả nhiệm vụ xâydựng Chính phủ điện tử

Theo ý kiến kết luận của Thủtướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc tại cuộc họp về phân côngnhiệm vụ xây dựng Chính phủđiện tử giữa Văn phòng Chính phủ(VPCP) và Bộ Thông tin và Truyềnthông (TT&TT), nhiệm vụ thườngtrực Tổ công tác giúp việc Chủ tịchỦy ban quốc gia về Chính phủđiện tử được chuyển từ Văn phòngChính phủ sang Bộ TT&TT đảmnhiệm. Cũng theo kết luận củaThủ tướng, Bộ TT&TT có tráchnhiệm tiếp nhận và triển khainhiệm vụ thường trực hiệu quả,không làm gián đoạn tiến trìnhxây dựng Chính phủ điện tử. Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ và Bộ trưởng Bộ TT&TTkhẩn trương bàn giao nhiệm vụbao gồm cả kinh nghiệm quốc tếvề xây dựng Chính phủ điện tửhướng tới Chính phủ số.

Trên cơ sở Quyết định sửa đổiQuyết định số 1072/QĐ-TTg ngày28/8/2018 của Thủ tướng Chínhphủ, giao Bộ TT&TT trình Chủ tịch Ủy

ban quốc gia về Chính phủ điện tửsửa đổi Quyết định số 336/QĐ-UBQGCPĐT ngày 28/8/2018 banhành quy chế hoạt động của Ủy banquốc gia về Chính phủ điện tử bảođảm tăng cường trách nhiệm củacác bộ, ngành, địa phương trong xâydựng Chính phủ điện tử theo đúngquy định của pháp luật và tráchnhiệm của Bộ trưởng Bộ TT&TT.

Kết luận của Thủ tướng cũngnêu rõ: Chuyển nhiệm vụ trình Thủtướng Chính phủ Đề án giải phápkết nối, chia sẻ dữ liệu và tái cấutrúc hạ tầng công nghệ thông tintại các bộ, ngành, địa phương từVăn phòng Chính phủ sang BộTT&TT. Thời gian trình trong năm2019. Chuyển nhiệm vụ phát triểnTrục liên thông văn bản quốc giatheo công nghệ tiên tiến trên thếgiới làm nền tảng tích hợp, chia sẻdữ liệu giữa các hệ thống thôngtin, cơ sở dữ liệu... và là nền tảngtích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc giatừ Văn phòng Chính phủ sang BộTT&TT thực hiện. Bộ TT&TT cótrách nhiệm bảo đảm nền tảng kếtnối an toàn tuyệt đối cho các hệthống thông tin phục vụ sự chỉđạo, điều hành của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ theo yêu cầu củaVăn phòng Chính phủ, không làmảnh hưởng đến tiến độ triển khaicác nhiệm vụ Chính phủ, Thủtướng Chính phủ giao.

Chuyển nhiệm vụ chỉ đạo thựchiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệumở của Chính phủ, tích hợp với Hệtri thức Việt số hóa từ Văn phòngChính phủ sang Bộ TT&TT đảmnhiệm; Chuyển nhiệm vụ định kỳhàng quý báo cáo Chính phủ vềtình hình thực hiện Nghị quyết số

17/NQ-CP ngày 7/3/2019 củaChính phủ và Nghiên cứu xâydựng bộ chỉ số đo lường, đánh giáhiệu quả, chất lượng (KPI) thực thinhiệm vụ triển khai xây dựngChính phủ điện tử, Chính quyềnđiện tử từ Văn phòng Chính phủsang Bộ TT&TT đảm nhiệm.

Trước những chỉ đạo trên củaThủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc, tại Hội nghị Giao banQuản lý Nhà nước Quý III/2019 củaBộ TT&TT, Bộ trưởng NguyễnMạnh Hùng cho biết, theo tinhthần này, Bộ TT&TT sẽ đề nghị mộtsố tỉnh (hiện còn 6 tỉnh) sẽ bàngiao Tổ xây dựng Chính phủ điệntử từ Văn phòng UBND tỉnh về SởTT&TT để thống nhất trên toànquốc nhằm triển khai có hiệu quả.Tới đây, các Sở TT&TT sẽ nhiều việchơn, có nhiều nhiệm vụ vất vả vớitrách nhiệm nặng nề hơn. Bộtrưởng Bộ TT&TT Nguyễn MạnhHùng yêu cầu khi Tổ công tác giúpỦy ban về Bộ TT&TT là cơ quanthường trực xây dựng Chính phủđiện tử do vậy Bộ TT&TT khôngđược làm kém hơn mà phải thúcđẩy đi nhanh hơn và các đơn vị cóliên quan khi được giao nhiệm vụcần tập trung nguồn lực để triểnkhai có hiệu quả.

“Nhiệm vụ xây dựng Chính phủđiện tử được chuyển giao từ Vănphòng Chính phủ sang Bộ TT&TTlà cơ hội quan trọng để khẳngđịnh vị thế, vai trò, uy tín quantrọng của ngành TT&TT trongphát triển kinh tế - xã hội của địaphương và đất nước. Bộ TT&TT sẽkhông được làm kém hơn mà phảithúc đẩy đi nhanh hơn”, Bộ trưởngNguyễn Mạnh Hùng khẳng định.v

Page 52: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

50 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

CUỘC SốNG Số

Địa phương đi đầutrong xây dựng thànhphố thông minh, chínhquyền số

Đề án mô hình thành phốthông minh được tỉnh QuảngNinh triển khai từ năm 2016 trênquan điểm ứng dụng công nghệtiên tiến, xây dựng phát triển khotích hợp dữ liệu dùng chung trongtất cả các lĩnh vực; hình thànhcông cụ quản lý tất cả trong mộtnền tảng, các tiện ích cho ngườidùng cuối là nhân dân. Qua đó,thể hiện ý chí, quyết tâm chính trịcủa tỉnh trong việc kiến tạo mộtnền hành chính hiện đại, chuyênnghiệp, minh bạch và hiệu quả;phục vụ đắc lực cho phát triểnkinh tế - xã hội, thu hút đầu tư; đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Theo đề án, giai đoạn 2017 -2020, Quảng Ninh tập trung xây

dựng 32 nhiệm vụ, dự án hìnhthành hệ thống trung tâm điềuhành, cơ sở hạ tầng, nguồn lựccho thành phố thông minh.Quảng Ninh phấn đấu đến cuốinăm 2020, xây dựng thành phố HạLong cơ bản trở thành thành phốthông minh; đến năm 2030 QuảngNinh sẽ trở thành thành phốthông minh, hiện đại đứng trongtốp đầu các thành phố thôngminh của Việt Nam và khu vựcASEAN (Quảng Ninh phấn đấuđến năm 2025 trở thành thànhphố trực thuộc Trung ương theođịnh hướng phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh đến năm 2025, tầmnhìn năm 2030 và 2045).

Trên cơ sở đó, tháng 4/2019, từđề nghị của tỉnh Quảng Ninh,Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tếAIC - một trong những đơn vị hàngđầu tại Việt Nam về các ứng dụng,

giải pháp công nghệ, xây dựngthành phố thông minh đã đề xuấtvà giới thiệu demo Trung tâm Điềuhành thông minh tỉnh Quảng Ninhvà thực hiện thi công hoàn thiệnsau hơn 4 tháng, chính thức đưavào vận hành thử nghiệm từ ngày28/8 vừa qua để lấy ý kiến các cơquan chuyên môn, đơn vị sử dụngvà nhân dân nhằm tiếp tục pháttriển hoàn thiện.

Trung tâm điều hành thànhphố thông minh có quy mô tíchhợp đồng bộ nhất hiện nay tại ViệtNam, có thể ví như “bộ não” củatỉnh Quảng Ninh, được tích hợpdữ liệu và các hệ thống sẵn có củatỉnh, giúp có được một cái nhìntoàn cảnh về thông tin liên quanđến các cơ quan, ban, ngành, địaphương, lĩnh vực... trên phạm vitoàn tỉnh. Trung tâm sẽ cho phépsử dụng thông tin và công nghệ

QUảNG NINH:

Tập trung triển khai chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số

NGÔ ĐĂNG QUÝ

Quảng Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về triểnkhai chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Cùng với quyết tâm xâydựng thành phố thông minh, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tạo đượcnhiều đột phá về cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, triểnkhai hiệu quả mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấphuyện. Đặc biệt, việc khai trương vận hành Trung tâm điều hành thành phốthông minh, cũng như việc hoàn thành, đưa trụ sở mới Trung tâm Phục vụhành chính công tỉnh vào hoạt động thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của tỉnhQuảng Ninh trong xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch; xây dựngchính quyền gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ.

Page 53: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

51TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

phân tích để người điều hành ranhững quyết định sáng suốt, kịpthời, giúp quản lý được đa dạngcác vấn đề, bao gồm cả những vấnđề đã được dự liệu trước và nhữngvấn đề xảy ra đột xuất, tình huốngkhẩn cấp… Đồng thời tăng tínhtương tác ngược lại khi người dâncó thể gửi ý kiến góp ý, thông báocho các cơ quan trong tỉnh biết vềcác sự cố, vấn đề liên quan tới hạtầng đô thị, giao thông, an ninh antoàn, môi trường… bằng vài thaotác bấm nút cực kỳ đơn giản trênthiết bị di động.

Đến nay, những kết quả triểnkhai bước đầu của Đề án đã tạonên sự chuyển biến rất khác biệt,rõ nét, tích cực. Trong đó QuảngNinh đang là tỉnh đầu tiên và duynhất trong cả nước đã xây dựng vàban hành kiến trúc thành phốthông minh cấp tỉnh. Các lĩnh vựcnhư y tế, giáo dục, môi trường, dulịch... đã từng bước ứng dụng hạtầng công nghệ trong quản lý vàđiều hành. Cụ thể: Đã xây dựng 66trường học thông minh; hệ thốngquản lý điều hành giao thôngthông minh; công nghệ thông tinđảm bảo an ninh trật tự và an toànxã hội trên địa bàn TP. Hạ Long;triển khai dự án xây dựng 3 bệnhviện thông minh là Bệnh viện Đakhoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy,Bệnh viện Sản Nhi...

Vận hành Trung tâmĐiều hành thông minhphù hợp với cuộc CMCN4.0

Bắt nhịp với cuộc CMCN 4.0,Trung tâm điều hành thành phốthông minh tỉnh Quảng Ninh còn

có nhiều ứng dụng di động (app)cho mọi đối tượng thụ hưởng:Qua app di động, các lãnh đạotỉnh có thể dễ dàng khai thác toànbộ thông tin từ Trung tâm điềuhành, xem và gửi báo cáo, họptrực tuyến, nắm bắt thông tin trênbáo chí và mạng xã hội, thực hiệncác công việc quản lý, chỉ đạo,điều hành một cách dễ dàng,thuận tiện thông qua nhiều tiệních thông minh; App di động giúpcho đội ngũ cán bộ chuyên mônvà chuyên viên văn phòng dễdàng thực hiện công tác báo cáo,kế hoạch, triển khai, thực hiệnnhiệm vụ (Mỗi vị trí công việc đềucó app riêng theo cơ chế phânquyền truy cập với mức độ bảomật cao nhất); App di động dànhcho người dân (Smart QuảngNinh)…

Được biết, hiện Trung tâm điềuhành thành phố thông minh tỉnhQuảng Ninh đã cập nhật số liệu từnăm 2015 đến quý II/2019 cho 11chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu vàcông cụ cập nhật thường xuyên:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Thu, chi

ngân sách; Kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa trên địa bàn; Tổng vốn

đầu tư xã hội trên địa bàn; Tỷ lệ lao

động qua đào tạo; Số bác sỹ/1 vạn

dân; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế;

Giảm tỷ lệ hộ nghèo; Tỷ lệ che phủ

rừng; Tỷ lệ dân số đô thị được cung

cấp nước sạch; Tỷ lệ dân số nông

thôn được cung cấp nước hợp vệ

sinh; Tỷ lệ chất thải rắn đô thị (sinh

hoạt) được thu gom; Tỷ lệ chất thải

y tế được thu gom…

Tại buổi vận hành, ông Nguyễn

Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Ninh đã đánh giá cao tính

ưu việt và hiệu quả của Trung tâm

Điều hành thông minh tỉnh Quảng

Ninh. Đây là mô hình thể hiện sự

tiên tiến, đảm bảo tính khoa học,

phù hợp với thực tiễn yêu cầu

trong đổi mới quản lý, sáng tạo

trong điều hành phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh.v

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải ấn nútkhai trương Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Quảng Ninh ngày 28/8/2019.

Page 54: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

51TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

V � N H Ó A

Page 55: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

52 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

V�N HÓA

Đặc sắc làng đáLàng đá Khuổi Ky là tên của

một ngôi làng khá đặc biệt trongquần thể khu du lịch thác Bản Giốc(xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh,tỉnh Cao Bằng), nằm bên tỉnh lộ206, trên đường vào khám pháđộng Ngườm Ngao. Nổi tiếng vớinhững ngôi nhà sàn làm bằng đá,cái tên “làng đá” và tục thờ thần đáđộc đáo của người dân vùng biêngiới này đã khiến nhiều du kháchtò mò đến và khám phá nơi đây.

Làng đá Khuổi Ky có 14 máinhà sàn nằm nép mình dưới chânnúi, phía trước là dòng suối KhuổiKy ngày đêm róc rách như mộtbản nhạc nước vui tai. Kế bên làcánh đồng quanh năm trù phú.Đến nơi đây, du khách sẽ được tậnmắt chiêm ngưỡng bức họa thiênnhiên giống như người xưa cangợi “sơn thủyhữu tình”.

Những ngôi nhà, từ tường chođến các cột, trụ được làm hoàntoàn bằng đá. Bà con đã tận dụngđá tự nhiên để dựng lên nhữngbức tường đá một cách kiên cố,chắc chắn như một pháo đài.

Tương tự các dân tộc khác ở cácvùng miền trên đất nước ta, nhàsàn đối với người dân tộc Tày ởTrùng Khánh là một miền thiêng,nơi cất giữ những nét đặc trưng

trong đời sống vật chất và tinhthần truyền thống qua bao thế hệ.Đặc biệt, đồng bào Tày ở TrùngKhánh có tín ngưỡng thờ đá. Họ coiđá là khởi nguồn của sự sống và làtrung tâm của vũ trụ. Con ngườisinh ra từ đá và khi chết sẽ hóathành đá. Đá trong tâm tưởng củahọ thiêng liêng như một vị thầngiúp che chở trước sự khắc nghiệtcủa thiên nhiên. Giữa vùng biêncương, những ngôi nhà sàn đá vẫnbền bỉ, kiên trì, bao bọc, chở chenhững con người hiền lành, chấtphác trước những khắc nghiệt củathiên nhiên. Trải qua nhiều thăngtrầm của lịch sử, cho tới ngày naytrong tâm thức người Tày, “thần đá”

vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm.

Trong phong tục của mỗi tộcngười trên vùng đất Cao Bằng đềucó những ngày nhất định để tiếnhành tế lễ cảm tạ thần đá, thầnrừng. Thông qua những buổi tế lễ,họ mong muốn có thể truyền đạt,cầu cho những điều tốt đẹp nhấtsẽ đến với bản làng của mìnhtrong những ngày mùa màng sắptới. Tập tục tế thần đá này còn thểhiện ý thức trách nhiệm của mộtcộng đồng trước mẹ thiên nhiên.Có lẽ bởi vậy, người Tày nơi đây đãsáng tạo ra những ngôi nhà sànbằng đá chắc chắn, mộc mạc, bìnhdị và độc đáo.

“Tân cổ giao duyên”n�i làng đá vùng biên �i

Ngôi nhà đẹp nhất làng Khuổi Ky được xây hoàn toàn bằng đá tự nhiên.

MẠNH VỸ

Page 56: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Từ thác Bản Giốc đi vào làngKhuổi Ky chỉ cách khoảng 2km. Khibước vào làng Khuổi Ky, bạn sẽthấy ngay sự khác biệt của làngbởi thay vì trồng cây gai hay chặtcây về dựng hàng rào như các nơikhác, bà con ở đây đã tận dụng đátự nhiên để dựng lên những bứcrào đá một cách kiên cố. Du kháchsẽ cảm nhận như lạc giữa mộtchiến lũy được bày binh bố trậnbởi những bức tường đá bao bọccác ngôi nhà.

Những bức tường như chiếnlũy, những ngôi nhà sàn cổ kínhvới kiến trúc độc đáo ấy được tạora từ bàn tay khéo léo, từ tấm lòngđầy trân trọng của người Tày nơiđây. Nhưng có lẽ ít người biết đểxây dựng hoàn thiện một ngôi nhàđá là điều không dễ dàng. Từ lúccó ý định dựng nhà, người Tày đãphải chuẩn bị nguyên liệu trướcđó. Nếu tính từ thời gian chuẩn bịnguyên liệu đến khi hoàn thànhngôi nhà phải mất từ 2 - 3 năm.Những viên đá cứng, đẹp lànguyên liệu bắt buộc, quan trọngnhất để dựng nhà. Việc chọn đácũng mang ý nghĩa tâm linh sâuxa bởi họ cho rằng những viên đáđược hình thành từ sâu trong lòngđất, trải qua điều kiện địa chấtphức tạp và lâu dài, hấp thụ tinhhoa của đất trời nên mang trongmình nguồn năng lượng và linhkhí rất cao.

Việc chọn địa điểm dựng nhàcũng được cân nhắc cẩn thận. Nơidựng nhà thường là những nơicao ráo, lấy chân núi làm điểm tựa,hướng mặt về phía có cảnh tríthiên nhiên khoáng đạt, thuậntiện cho việc làm ăn sinh sống. Khi

đã định vị được ngôi nhà, ngườithợ sẽ đo, đếm vị trí xếp từng viênđá. Những bức tường kiên cố đượcxếp từ hàng vạn viên đá lớn nhỏkhác nhau bằng một thứ keo kếtdính trộn từ đá vôi và cát. Để xếpđược những bức tường đã rất khó,nhưng để lên tầng cho ngôi nhàcàng khó hơn. Khi xếp đá đến độcao khoảng 2,5m, người thợ sẽtính đến chuyện đặt những câycột dài, thẳng làm kèo. Sau đóngười ta xếp những tấm ván hoặctre để rải làm nền, đồng thời chiacách tầng 1 và tầng 2. Việc lêntầng cho ngôi nhà đá khó khăn ởchỗ, càng lên cao thì việc điềuchỉnh độ chính xác càng phải tỷmẩn hơn. Nếu không đáp ứngđược những yêu cầu kỹ thuật thìsẽ khiến nhà đá bị siêu vẹo, dễ đổ.Chiều cao của nhà thường từ 7 –8m. Giai đoạn cuối cùng trong việcdựng một ngôi nhà đá chính là lợpngói. Những ngôi nhà bằng đá chỉnên lợp ngói âm dương. Loại ngóinày sẽ giữ cho ngôi nhà đá mang

đậm vẻ cổ kính.

Theo các tài liệu ghi lại, vàonhững năm 1594 - 1677, khi nhàMạc lên vùng đất Cao Bằng để xâydựng thành quách bảo vệ đấtnước, những ngôi nhà sàn bằngđá đã được xây dựng lên dànhriêng cho những bậc quyền quý.

Đến nay, những ngôi nhà sàncổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyênkhôi, mang dáng dấp cổ xưa, tạonên nét cổ kính, nhuốm màuhuyền thoại cho ngôi làng vùngbiên viễn.

Nơi giao thoa của vănhóa và công nghệ

Cả làng Khuổi Ky có 14 căn nhàsàn bằng đá. Để bảo tồn, phụcdựng lại, các cơ quan chức năngCao Bằng phải tiêu tốn ngót 3năm trời xếp đá và giúp người dânsửa chữa lại cho khang trang hơn.Mãi đến năm 2010 “làng đá” nàyđược chỉnh trang hoàn tất vớinhững nét kiến trúc độc đáo.Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa - Thể

53TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

V � N H Ó A

Đường vào Làng đá Khuổi Ky.

Page 57: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

54 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

thao và Du lịch công nhận là Làngvăn hóa truyền thống tiêu biểucủa dân tộc ít người.

Ông Hoàng Văn Duẩn, Phótrưởng Phòng VHTT huyện TrùngKhánh, cho biết: Làng Đá Khuổi Kyhiện tại có 14 hộ, trong đó có 7 hộtham gia thực hiện chương trìnhdu lịch cộng đồng (Homestay).Hàng năm khách du lịch đếntương đối đông, đặc biệt vàonhững kỳ nghỉ lễ, Tết… Khách dulịch tới làng đá thường là đi“phượt” hoặc du khách nước ngoàimuốn được trải nghiệm văn hóabản địa. Họ quan tâm đến ẩmthực, cảnh đẹp, sự an bình trongcuộc sống sinh hoạt của ngườidân nơi đây. Chương trình pháttriển du lịch cộng đồng này nằmtrong dự án bảo tồn làng đá củaUBND tỉnh nhằm gìn giữ nét đặcsắc văn hóa bản địa gắn liền vớiđời sống của bà con nhân dân,đồng thời quảng bá hình ảnh dulịch non nước Cao Bằng.

Đá làm nhà được bà con tự khaithác từ trong núi rồi tự xây nhàsàn. Chất liệu đá ngăn chặn hữuhiệu cái nóng mùa hè và đảm bảođộ ấm áp trong mùa đông lạnhgiá của miền núi. Năm 2018 cókhoảng hơn 300 nghìn lượt kháchtrong nước và quốc tế tới tham

quan làng đá. Chỉ riêng trong 8tháng đầu năm 2019, đã cókhoảng hơn 250.000 lượt kháchđến chiêm ngưỡng cảnh quan vàtìm hiểu văn hóa nơi đây.

Anh Triệu Ích Sỹ, 34 tuổi, dântộc Tày, chủ nhà Homestay YếnNhi, cho biết: Ngôi nhà sàn đá anhđang ở được truyền từ đời cụ, đờiông của anh. Đến thế hệ anh tiếpquản, ngôi nhà đã có tuổi gầntrăm năm rồi. Kiến trúc của ngôinhà vẫn vững chãi và chỉ trải quavài lần sửa chữa nhỏ như thayngói, sửa lại sàn nhà cho vữngvàng hơn.

Trước đây nhà anh làm nươngrẫy. Tình cờ, năm 2016 anh đi chơiở Hoàng Su Phì, thấy mô hìnhHomestay có hiệu quả nên cũngtìm hiểu và học làm theo. Gia đìnhanh triển khai Homestay đầu tiênở huyện.

Anh Sỹ chia sẻ, anh và ngườidân ở đây không biết tiếng Anhnên lúc đầu rất khó khăn trong

giao tiếp với người nước ngoài.Đồng thời, sự hiểu biết về phápluật trong làm dịch vụ Homestaycũng hạn chế. Sau quá trình làmvà tìm hiểu dần, được sự tư vấncủa chính quyền sở tại, hoạt độngkinh doanh Homestay của ngườidân nơi đây bắt đầu ổn định vàgặp nhiều thuận lợi.

Thời gian mấy tháng đầu nhàanh không có khách, một phần vìkhông mấy ai biết. Dần dần, anhsử dụng các công cụ quảng bátrên mạng như tham gia vào hệthống booking.com, làm các clipgiới thiệu và chủ yếu là du kháchtới thấy cảnh quan đặc sắc đã tựlàm clip để quảng bá rộng rãi giúpnhiều người biết đến dịch vụHomestay ở đây.

Hiện nay, hoạt động kinhdoanh của anh Sỹ khá bài bản,ngoài việc trang bị đầy đủ nhữngđồ dùng thường thấy trong cácnhà nghỉ, khách sạn như máy giặt,tủ lạnh, anh còn thực hiện quảng

V�N HÓA

Anh Triệu Ích Sỹ, chủ nhà Homestay Yến Nhi, chia sẻ với phóng viên về kinh nghiệmlàm Homestay.

Ông Hoàng Văn Duẩn, Phó trưởngPhòng VHTT huyện Trùng Khánh.

Page 58: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

55TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

cáo trên mạng nhằm quảng bárộng rãi hơn tới du khách.

Bây giờ chỉ cần vào google tìmkiếm với từ khóa “Khuổi Kyhomestay” sẽ hiện lên hơn 10.000kết quả trong 0,4 giây.

Anh kết hợp với các công ty dulịch đưa khách du lịch theo đoàn,nhưng mỗi tháng chỉ khoảng 2 lầnđưa khách vào. Còn lại chủ yếu làkhách lẻ, tự tìm kiếm và đặt phòngtại nhà anh. Lượng khách này kháđều, hầu hết là người nước ngoài.

Sau 3 năm kinh doanh dịch vụnày, gia đình anh Sỹ đã có thunhập tốt hơn trước, mua đượcthêm nhiều thiết bị, đồ dùng giađình, như xe máy, tivi, tủ lạnh, máygiặt… vừa phục vụ nhu cầu kháchdu lịch, vừa phục vụ cuộc sốnghàng ngày của gia đình.

Thấy gia đình anh Sỹ làm dịchvụ Homestay có thu nhập tốt, bàcon nơi đây cũng học tập làmtheo. Chủ Homestay Quang Thuậncho biết, gia đình ông cũng mớilàm Homestay hơn một năm.Được chính quyền địa phương hỗtrợ, hoạt động dịch vụ Homestayđã đi vào quy củ.

Vợ và con gái ông tâm sự, vìkhông biết tiếng Anh nên lúc đầukhó giao tiếp với người nướcngoài. Sau gia đình dùng tínhnăng dịch của Google Translate vàbây giờ là Google Assistant trênsmartphone để nói chuyện vớikhách nước ngoài. Phương phápnày đơn giản nhưng khá hiệu quảđể hai bên hiểu nhau, biết dukhách yêu cầu cái gì và đáp ứngnhanh chóng.

Trong các Homestay đều dánbảng giá dịch vụ bằng tiếng Anhvà tiếng Việt rất rõ ràng. Đặc biệtcác nhà đều cung cấp WiFi miễnphí cho du khách, dù là chỉ đếntham quan hay nghỉ lại. Nhà nàocũng có sảnh khách chung, vườnvà sân hiên nhìn ra phong cảnhthoáng đãng. Phòng nghỉ đượctrang bị bếp đầy đủ tiện nghi vớitủ lạnh, ấm đun nước và bếp nấu.Phòng vệ sinh hiện đại, sạch sẽ,đầy đủ tiện nghi. Nhìn trên trangbooking.com, nhận xét của ngườidu lịch từng ở các Homestay tạiLàng đá, cả người trong nước vànước ngoài, đều đánh giá rất tíchcực từ thái độ phục vụ tới sự nhiệttình của người dân. Ngay cảnhững món ăn do bà con nơi đâytự nấu cho du khách cũng đượcđánh giá rất cao.

Giữa không gian bao la, nhữngngôi nhà sàn đá vững chãi vươncao, vẫn bền bỉ, kiên định, bao

bọc, chở che những cư dân hiềnlành, chất phác vùng biên ải. Vẻđẹp của thiên nhiên và con người,vẻ đẹp của những sắc màu tựnhiên và cuộc sống sinh hoạt yênbình hòa quyện vào nhau, tạo nênnhững màu sắc, hình khối khắcsâu trong tâm tưởng du khách.

Tâm hồn của đá, tâm hồn củangười Tày chịu thương, chịu khóđã tạo nên hồn cốt của làng KhuổiKy, cất giữ những nét đặc trưngtrong đời sống vật chất và tinhthần truyền thống qua bao thế hệ.Giờ đây, những công nghệ mới,mạng Internet toàn cầu lại đanggiúp dân làng nâng cao chấtlượng cuộc sống, vừa bảo tồn, vừaphát huy truyền thống cả vẻ đẹptự nhiên và con người nơi đây. Sựgiao thoa giữa truyền thống vàhiện đại, giữa văn hóa và côngnghệ đang từng giờ, từng ngàygiúp đời sống của bà con nơi đâyngày một tốt đẹp hơn.�

Đánh giá rất tốt của du khách về Homestay tại làng đá.

V � N H Ó A

Page 59: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

56 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

Tháng 10 vừa qua, Hội nghịBộ trưởng Môi trườngASEAN lần thứ 15 và cáchội nghị liên quan diễn ra

tại Siem Reap, Campuchia. Đây làsự kiện lớn trong khu vực về vấnđề môi trường nhằm tăng cườnghợp tác bảo vệ môi trường chungASEAN bền vững, xanh, sạch đẹp.Với mục tiêu chung tay bảo vệ môitrường, các nước ASEAN và cácnước đối tác tham gia Hội nghị đãtập trung thảo luận và nhất trí hợptác về một loạt vấn đề, bao gồm:Biến đổi khí hậu, phát triển đadạng sinh học, rác thải biển, giáodục môi trường, quản lý tàinguyên nước, xử lý ô nhiễm khóimù xuyên biên giới…

Thực trạng môi trườngcác quốc gia Đông Nam Á

Những năm gần đây, biến đổikhí hậu, ô nhiễm môi trường, anninh lương thực và nguồn nước,khói mù xuyên biên giới… đã trởthành những vấn đề lớn tác độngđến sự phát triển bền vững củamỗi quốc gia và của cả khu vực.

Ô nhiễm không khí là mộttrong nhưng vấn đề môi trườngđang làm các quốc gia Đông Nam

Á đau đầu. Thời gian vừa qua,Kuching, Kuala Lumpur (Malaysia),Hà Nội (Việt Nam), Jakarta(Indonesia) và Singapore đứngđầu trong danh sách các thànhphố có mức độ ô nhiễm không khícao nhất thế giới theo Air Visual,nền tảng đo lường Chỉ số chấtlượng không khí (AQI).

Không khí ô nhiễm ảnh hưởngđến sức khỏe và cuộc sống củangười dân khiến nhiều trường họctại các nước phải đóng cửa. Số camắc các bệnh lý hô hấp tại một sốkhu vực ô nhiễm tăng vọt, khẩutrang và các máy lọc không khí trởthành mặt hàng khan hiếm trênthị trường.

Các đám cháy do đốt rừng lấyđất sản xuất giấy và dầu cọ ởIndonesia đã khiến nước này vàcác quốc gia láng giềngSingapore, Malaysia, Thái Lan baotrùm trong khói bụi. Có thời điểmIndonesia đã phải đóng cửa gần4.000 trường học. Hàng trămnghìn người dân Indonesia cótriệu chứng viêm đường hô hấp vàhàng chục nghìn người phải nhậpviện điều trị.

Trong khi đó, Malaysia phảiđóng cửa hơn 400 trường học,phân phát miễn phí 0,5 triệu chiếckhẩu trang cho người dân và đưara cảnh báo về sức khỏe với cộngđồng khi 11 trong 16 bang của

Chung tay vì m�t ASEAN xanhQUANG THANH

Tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, ô nhiễm không khí đô thị,môi trường biển, biến đổi khí hậu… là những vấn đề "nóng" khiến cácnước Đông Nam Á đau đầu thời gian qua.

QU�C T�

Đại diện các nước ASEAN tham dự phiên khai mạc Hội nghị AMME 15.

Page 60: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Malaysia có chỉ số không khíxuống mức không an toàn, khiếnlãnh đạo đảng cầm quyềnMalaysia, ông Anwar Ibrahim, gọikhói mù là “chiến tranh sinh thái”.

Không chịu tác động trực tiếpcủa cháy rừng tại Indonesia nhưngBangkok, Hà Nội và TP. Hồ ChíMinh cũng đang chứng kiến mứcđộ ô nhiễm không khí báo động,với nguyên nhân chủ yếu do quátrình đô thị hóa nhanh chóng, khíthải từ ô tô, xe máy; xây dựng, phádỡ công trình, khói bụi từ các hoạtđộng sản xuất công - nông nghiệptrên địa bàn thành phố và một sốtỉnh lân cận.

Tình trạng khói mù (bụi mịn)không chỉ ảnh hưởng đến khu vựcĐông Nam Á mà còn có nguy cơlàm biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bên cạnh ô nhiễm không khíthì rác thải nhựa cũng đang là vấnđề nhức nhối mang tính toàn cầu.Mỗi năm lượng rác thải ra đủ đểphủ kín 4 lần diện tích bề mặt Tráiđất, trong đó có 13 triệu tấn rácnhựa trôi nổi trên các đại dương.Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ônhiễm môi trường biển nhất dorác thải nhựa, chiếm 60% lượngrác thải nhựa trên đại dương.Trong đó, có 4 trong số 5 quốc giachâu Á nằm trong danh sách nàythuộc Đông Nam Á.

Thực tế đã cho thấy, biến đổikhí hậu và vấn đề môi trường đãảnh hưởng nghiêm trọng đếnkinh tế - xã hội, an ninh trong khuvực và nhiều quốc gia trên thếgiới. Theo báo cáo của Ủy banKinh tế - Xã hội châu Á - Thái BìnhDương Liên Hợp Quốc (UNESCAP)

năm 2019, hằng năm, biến đổi khíhậu đã gây thiệt hại cho nền kinhtế ở khu vực châu Á - Thái BìnhDương khoảng 675 tỷ USD, tươngđương 2,4% GDP toàn khu vực.

Rõ ràng thực trạng môi trườngở các quốc gia Đông Nam Á đangở tình trạng báo động. Để Cộngđồng ASEAN phát triển bền vữngthì cần có sự chung tay vào cuộccủa các tổ chức, các quốc giathành viên tích cực hơn đối vớimôi trường sống của chúng ta.

Chung tay vì mộtASEAN xanh

Với tình trạng báo động về môitrường, tại Hội nghị cấp Bộ trưởnglần thứ 15 của Hiệp hội Các quốcgia Đông Nam Á về môi trường vàcác hội nghị liên quan, Bộ trưởngcác nước ASEAN cùng 3 quốc giađối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bảnvà Hàn Quốc (ASEAN+3) đã cùngthảo luận về một loạt các vấn đề

môi trường “nóng” của khu vựcđang tác động nghiêm trọng đếnnhiều nước.

Trong quá trình hợp tác về môitrường, các nước ASEAN cần tăngcường chia sẻ kinh nghiệm, thôngtin kịp thời và phối với thực hiệnnhiều hoạt động bảo vệ môitrường. Bên cạnh đó cũng cầntăng cường hợp tác với các nướcđối tác khác, trong đó có Nhật Bản,Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo ông Neth Pheaktra, Quốcvụ khanh, kiêm người phát ngônBộ Môi trường Campuchia, chobiết: Các hoạt động hợp tácASEAN và ASEAN+3 này đã đóngvai trò hết sức quan trọng, gópphần tăng cường năng lực vềquản lý môi trường và xây dựngcác chính sách phát triển bềnvững tại mỗi quốc gia thành viên.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủtướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế

57TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

Q U � C T �

Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới tại các nước ASEAN đang ở tình trạng báo động.

Page 61: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

58 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

QU�C T�

và Tài chính Campuchia, ông AunPorn MoniRoth đã kêu gọi cácquốc gia ASEAN tiếp tục nỗ lựcchống biến đổi khí hậu và bảo vệmôi trường đồng thời nêu ra mộtsố phương hướng chống biến đổikhí hậu và bảo vệ môi trường như:Củng cố việc điều hành, quản lý vàtăng cường nguồn lực trong giảiquyết vấn đề cháy rừng, ô nhiễmdo khói bụi qua biên giới; ASEANcần bảo đảm lên kế hoạch sửdụng đất đai, quản lý rừng bềnvững; đẩy nhanh việc hoàn tấtsoạn thảo Kế hoạch chiến lượcASEAN về môi trường để biến Kếhoạch cộng đồng xã hội - văn hóaASEAN 2025 trở thành kế hoạchhành động ngày càng chi tiết; đẩymạnh nỗ lực chung trong việcnâng cao hiểu biết về bảo vệ môitrường và đa dạng sinh học thôngqua việc công nhận nỗ lực bảo tồnthiên nhiên; tăng cường hợp tácgiữa ASEAN và đối tác trong giảiquyết vấn đề rác thải biển; coitrọng vai trò của người dân trongviệc giải quyết vấn đề biến đổi khíhậu, tăng cường giáo dục nângcao hiểu biết về những vấn đề nàyở mỗi quốc gia và toàn khu vực…

Tại Hội nghị, đại diện của ViệtNam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường Võ Tuấn Nhân chia sẻ:Cộng đồng ASEAN đã có quá trìnhphát triển nhanh chóng với sựtăng cường về vai trò và vị trí trêntrường quốc tế. Tuy nhiên, khu vựcASEAN vẫn đang phải đối mặt vớinhững thách thức môi trường to

lớn về tài nguyên nước, chất lượngkhông khí, sự suy giảm tài nguyênvà đa dạng sinh học, ô nhiễm đạidương và ô nhiễm nhựa đạidương. Trước những thách thứcnày, ASEAN cần đoàn kết, tựcường để tiến bước, hướng tớimột Cộng đồng bền vững.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhânkhẳng định, là một thành viên cótrách nhiệm của Cộng đồngASEAN, Việt Nam cam kết sẽ tiếptục hợp tác chặt chẽ với các quốcgia thành viên để hiện thực hóa Kếhoạch Tổng thể và Tầm nhìn Cộngđồng ASEAN 2025. Là quốc gia sẽđảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEANtrong năm 2020, Việt Nam cam kếtsẽ tiếp tục tinh thần và động lựccủa năm 2019 để tăng cườngthống nhất và gắn kết ASEAN,phát huy hơn nữa vai trò trungtâm của ASEAN trong giải quyếthiệu quả các thách thức về môi

trường, đặc biệt các vấn đề liênquan đến ô nhiễm môi trườngbiển, đảm bảo phát triển bềnvững của toàn khu vực.

Trong thông cáo Hội nghị cũngđã nhấn mạnh về vấn đề rác thảinhựa trên biển. Trước mức độngày càng tăng của rác thải nhựatrên biển, các Bộ trưởng tái khẳngđịnh cam kết của các nước về thựchiện Tuyên bố Bangkok về chốngrác thải biển tại khu vực ASEAN vàKhung hành động ASEAN về rácthải biển. Các Bộ trưởng ghi nhậntiến trình thực hiện các dự án vàsáng kiến về rác thải biển, trongđó bao gồm dự án hợp tácASEAN+3 về tăng cường năng lựcvề giảm thiểu rác thải biển tại khuvực ASEAN thông qua việc xâydựng kế hoạch hành động quốcgia cho các nước ASEAN vàphương pháp tiếp cận chính sáchtừ đất liền ra biển do Nhật Bản hỗtrợ, dự án ASEAN - PROBLUE về rácthải biển do Ngân hàng Thế giớitài trợ, dự án hợp tác ASEAN - NaUy về tăng cường năng lực vềgiảm ô nhiễm rác thải nhựa tại khuvực ASEAN và dự án hợp tácASEAN - EU về kinh tế tuần hoàn.

Với mục tiêu vì một Cộng đồngASEAN xanh, sạch bền vững, cácnước thành viên cần phải cùngnhau chung tay xây dựng các cơchế đảm bảo cho sự phát triểnbền vững, bảo vệ môi trường củakhu vực, tài nguyên thiên nhiên vàchất lượng cuộc sống của mỗingười dân trong Cộng đồng.�

Trong khuôn kh� H�i ngh�AMME 15 t�i thành ph� SiemReap �ã di�n ra l� trao gii

th�ng Sinh thái tr�ng h c ASEAN l�nth� ba và gii th�ng Nhà vô ��ch tr�bo v� sinh thái ASEAN. �ây là m�tph�n trong Sáng ki�n ASEAN Xanhnh�m m�c tiêu khôi ph�c h� sinh tháir�ng, nâng cao hi�u bi�t v� t�m quantr ng c�a �a d�ng sinh h c, khuy�nkhích s� tham gia c�a ng�i dân c�ngnh ngu�n ��u t c�a khu v�c công vàt nhân vào qun lý �a d�ng sinh h c,giúp các chính sách và chi�n l�c c�atoàn khu v�c nh�n ��c s� �ng h� c�agi�i tr� và c�ng ��ng.

Page 62: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

59TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

Q U � C T �

Hiệp hội An sinh xã hộiĐông Nam Á (ASSA)thành lập năm 1998,đến nay gồm 20 tổ chức

thành viên thuộc các quốc giaASEAN nhằm mục tiêu thúc đẩyhợp tác, phát triển an sinh xã hộitrong khu vực phù hợp vớinguyện vọng, luật pháp, quy địnhcủa các nước thành viên. Đây làdiễn đàn khu vực trao đổi thôngtin, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễnthực hiện chính sách an sinh xãhội giữa các quốc gia, góp phầntích cực vào tiến trình xây dựngCộng đồng Văn hóa – Xã hộiASEAN (ASCC) là một trong ba trụcột của Cộng đồng ASEAN.

Thúc đẩy an sinh xã hộitrong khu vực

Trên cương vị Chủ tịch ASSAnhiệm kỳ 2018 - 2019, Thứ trưởngNguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Namphát biểu khai mạc Hội nghị ASSA

36, nhấn mạnh, một năm vừa qua,các tổ chức thành viên ASSA đã thựchiện Tuyên bố chung được ký kết tạiHội nghị ASSA 35 và cụ thể hóabằng Kế hoạch hành động với nhiềuhoạt động phong phú và thiết thực;Nỗ lực hợp tác, hỗ trợ, trao đổi thôngtin, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễnhiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển

an sinh xã hội bền vững trong khu

vực theo tinh thần và mục tiêu

xuyên suốt của ASSA đã đề ra từ

ngày đầu thành lập.

Những kết quả bước đầu đạt

được là minh chứng sinh động

cho hiệu quả hoạt động hợp tác

của 20 tổ chức thành viên ASSA,

H�I NGH� AN SINH XÃ H�I ASEAN 36:

Thúc đ�y phát tri�nan sinh xã h�i trong khu v�c

XUÂN TRƯỜNG

Hội nghị An sinh xã hội ASEAN 36 (ASSA 36) với chủ đề “Công nghệ thông tinvà truyền thông: Trao quyền đổi mới an sinh xã hội” diễn ra tại Brunei với sựtham gia của 20 tổ chức thành viên ASSA, cùng đại diện Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO), Hiệp hội An sinh xã hội thế giới (ISSA). Hội nghị lần này tiếptục tìm kiếm các giải pháp trong bối cảnh phát triển không ngừng của côngnghệ, làm tròn bổn phận bảo vệ và phục vụ người dân của mỗi quốc gia.

Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018 - 2019, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH ViệtNam Nguyễn Thị Minh chủ trì điều hành Hội nghị.

Page 63: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

QU�C T�

60 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

từng bước đi vào chiều sâu và thựcchất tương xứng với tiềm năng vàthế mạnh của mỗi thành viêncũng như cả Hiệp hội.

Cũng theo Chủ tịch ASSANguyễn Thị Minh, chúng ta đangđứng trước ngưỡng cửa phát triểncủa kỷ nguyên số và thời đại Cáchmạng công nghiệp 4.0 với nhiềucơ hội, điều kiện thuận lợi, nhất làtrong lĩnh vực ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông.Việc lựa chọn chủ đề cho Hội nghịnày là “Công nghệ thông tin vàTruyền thông: Trao quyền đổi mớian sinh xã hội” thể hiện mối quantâm chung của chúng ta, phù hợpvới xu thế phát triển chung củakhu vực và thế giới.

Tại Hội nghị, các tổ chức thànhviên ASSA đã cùng nhau thảo luậnvà trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tổchức thực hiện các vấn đề xoayquanh chủ đề chính: “Công nghệthông tin và Truyền thông: Traoquyền đổi mới An sinh xã hội”, vềcác xu thế phát triển của An sinhxã hội hướng đến mục tiêu thúcđẩy sự phát triển của An sinh xãhội phù hợp với nguyện vọng, luậtpháp và quy định của các quốc giathành viên. Bằng tất cả sự cố gắng,ASSA đã trở thành nền tảng chungtrong việc chia sẻ, hợp tác nhằmgiải quyết những thách thức chưabao giờ lớn như hiện nay mà tất cảchúng ta đang phải đối mặt tronglĩnh vực An sinh xã hội.

Đặc biệt, Hội nghị ASSA lần thứ36 tiếp tục tìm kiếm giải pháptrong bối cảnh phát triển khôngngừng của công nghệ, làm tròn

bổn phận bảo vệ và phục vụ ngườidân của mỗi quốc gia. Cùng vớiđó, việc ứng dụng công nghệ, cácnước sẽ cùng tìm ra những giảipháp để quản lý hệ thống an sinhxã hội ngày một hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các tổ chức thànhviên ASSA đã thống nhất trongnhiệm kỳ 2019 – 2020 sẽ triển khaicác biện pháp nhằm tiếp tục tăngcường liên kết và hợp tác chặt chẽ;nỗ lực và quyết tâm chung hướng

tới xây dựng một cộng đồng ansinh xã hội ASEAN đồng thuận vàphát triển vì lợi ích của người dân,ổn định và phát triển thịnh vượngcủa khu vực.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghịASSA 36 tại Brunei, bà HajahChairani Binti Haji Sulaiman - QuyềnTổng Giám đốc điều hành Quỹ Tínthác cho người lao động Brunei(ETF) đã được bầu giữ chức Chủ tịchASSA nhiệm kỳ 2019 - 2020.

Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2019 -2020 nhấn mạnh tầm quan trọngcủa Tuyên bố chung ASSA và Kếhoạch hành động ASSA đã đượcxây dựng theo đề xuất của BHXHViệt Nam. Chủ tịch ASSA nhiệm kỳmới bày tỏ quyết tâm: Sẽ cố gắnglàm tốt vai trò để đem lại lợi ích chocác tổ chức thành viên; Tiếp tụcphát huy, tổ chức nhiều hơn cáchoạt động thiết thực trên tinh thầncùng hợp tác, từng bước cụ thể

Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN đã trao giải thưởng ASSA năm 2019.

Trong khuôn kh� H�i ngh�ASSA 36, Ban Ch!p hành Hi�ph�i An sinh xã h�i ASEAN �ã

trao gii th�ng ASSA n"m 2019; theo�ó, 18 gii th�ng thu�c 6 h�ng m�c��c trao cho ��i di�n 18 t� ch�cthành viên ASSA. V�i nh#ng n$ l�ccùng k�t qu ��t ��c trong ci cáchth� t�c hành chính, g%n li�n v�i �ngd�ng công ngh� thông tin trong cácn"m g�n �ây, BHXH Vi�t Nam �ã ��ctrao t&ng gii th�ng t� Hi�p h�i Ansinh xã h�i ASEAN.

Page 64: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Q U � C T �

61TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

hóa những nội dung đã nêu tronghai văn kiện quan trọng của ASSA.

Đóng góp của Việt NamBHXH Việt Nam đã gia nhập

ASSA từ tháng 9/1998 và hiện làthành viên chính thức và duy nhấtcủa Việt Nam tại diễn đàn an sinhxã hội khu vực này.

Trong quá trình tham gia ASSAtừ khi thành lập đến nay, BHXH ViệtNam luôn đóng vai trò tích cựctrong việc tham gia triển khai cáchoạt động hợp tác giữa các tổ chứcthành viên ASSA. Qua đó, giúpBHXH Việt Nam tiếp cận và bổ sungcập nhật kiến thức, kinh nghiệmquốc tế nhằm hoàn thiện, phát triểnhệ thống tổ chức thực hiện chínhsách BHXH theo hướng chuyênnghiệp, hiện đại, hiệu quả và hộinhập quốc tế theo tinh thần Nghịquyết Hội nghị Trung ương 7 khóaXII về cải cách chính sách BHXH.

Với vai trò là Chủ tịch ASSAnhiệm kỳ 2018 - 2019, BHXH ViệtNam cũng đã có những đóng gópto lớn như chủ động đề xuất nhiềugiải pháp, hành động thể hiện sựgắn kết chặt chẽ, tăng cường hợptác lẫn nhau giữa ASSA và Hiệp hộian sinh xã hội quốc tế (ISSA) cũngnhư chủ động đề xuất thông quaKế hoạch hành động ASSA. Đây làlần đầu tiên kể từ khi thành lậpnăm 1998, ASSA thống nhất xâydựng và triển khai kế hoạch hànhđộng cụ thể nhằm đưa hoạt độnghợp tác của Hiệp hội đi vào chiềusâu và thực chất, tương xứng vớitiềm năng và thế mạnh của các tổchức thành viên ASSA.

Trong thời gian đảm nhiệm

cương vị Chủ tịch ASSA, thực hiệnTuyên bố chung và Kế hoạch hànhđộng ASSA, BHXH Việt Nam đã chủtrì kết nối và điều phối thực hiệnmột số hoạt động cụ thể có ýnghĩa thiết thực như: xây dựngmạng lưới chuyên gia an sinh xãhội trong khu vực (Việt Nam);nghiên cứu mở rộng diện bao phủan sinh xã hội đối với lao động khuvực phi chính thức tại các nướcASEAN (Thái Lan); biên soạn vàphát hành ấn phẩm “ASSA 20 nămđồng hành, phát triển” để cungcấp những thông tin cơ bản vềASSA, từng quốc gia, tổ chức thànhviên cũng như các chính sách chếđộ an sinh xã hội của các nướcthành viên ASSA (Việt Nam)…

Bên cạnh đó, BHXH Việt Namđã chủ trì tổ chức thành công Hộithảo quốc tế với chủ đề “Quản trịtốt nhằm cung cấp dịch vụ an sinhxã hội tốt hơn” nhằm đưa nhữngkiến thức và kinh nghiệm quản trịhệ thống an sinh xã hội hiện đạitheo Hướng dẫn của Hiệp hội An

sinh xã hội quốc tế (ISSA) đến gầnhơn với hệ thống an sinh xã hộikhu vực với những cách tiếp cậnmới và phương thức quản trị phùhợp, thích ứng với bối cảnh vàđiều kiện của Cách mạng côngnghiệp 4.0; từ đó góp phần nângcao chất lượng cung cấp dịch vụan sinh xã hội cho người dân trongkhu vực.

Trong gần 25 năm qua, ViệtNam luôn nỗ lực hết mình cùngvới các quốc gia trong khu vực xâydựng và phát triển một Cộngđồng ASEAN tự cường, sáng tạo vàthịnh vượng. BHXH Việt Nam luônlà thành viên tích cực và có tráchnhiệm của ISSA để hướng tới mộthệ thống an sinh xã hội thế giớihiện đại, toàn diện bền vững, tincậy, minh bạch và hiệu quả.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam,Nguyễn Thị Minh đã khẳng địnhthông điệp: “Chúng tôi luôn sẵnsàng là bạn, là đối tác tin cậy,thành viên có trách nhiệm trongcộng đồng khu vực và quốc tế”.�

Các đại biểu tham dự ASSA 36.

Page 65: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

QU�C T�

62 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

GI�I NOBEL HÒA BÌNH 2019:Vinh danh Thủ tướng “kiến tạo hòa bình”

ÁNH DƯƠNG

Thủ tướng "kiến tạo hòa bình" của Ethiopia, ông Abiy Ahmed, đượcvinh danh giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2019 vì những đóng góptrong chấm dứt xung đột với nước láng giềng Eritrea.

Nobel hòa bình là giảithưởng danh giá đượctrao hằng năm cho cáccá nhân hoặc tập thể có

đóng góp lớn nhất cho nền hòabình thế giới.

"Thủ tướng Ahmed được vinhdanh vì những nỗ lực của ôngtrong việc đạt được hòa bình vàhợp tác quốc tế, và cho sáng kiếnmang tính quyết định của ông đểgiải quyết xung đột biên giới vớiEritrea", Ủy ban Nobel Na Uy nhấnmạnh trong thông cáo.

Ethiopia và Eritrea là hai quốcgia láng giềng nhưng cũng là kẻthù lâu năm đã rơi vào thế bế tắcquân sự sau cuộc chiến tranh biêngiới 1998 - 2000, cướp đi sinhmạng của khoảng 80.000 người.Mặc dù hiệp định hòa bình giữahai nước được ký kết vào tháng12/2000 nhưng khu vực biên giớivẫn thường xuyên xảy ra căngthẳng và tiềm ẩn nguy cơ xungđột vũ trang.

Sau rất nhiều nỗ lực, hai nướcđã khôi phục quan hệ vào tháng7/2018 sau nhiều năm thù địch vàThủ tướng Abiy Ahmed là ngườicó công lớn trong việc thúc đẩyhòa bình giữa hai nước.

Ông Abiy Ahmed Ali, sinh năm1976, được bổ nhiệm làm Thủtướng Ethiopia tháng 4/2018, lànhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất tại châuPhi. Ông là Chủ tịch của cả đảngcầm quyền EPRDF (Mặt trận Dânchủ cách mạng của dân tộcEthiopia) và OPDO (Tổ chức Dânchủ Oromo), một trong bốn đảngliên minh của EPRDF.

Trong quá trình tại nhiệm củamình, ông Abiy Ahmed đã hợp tácchặt chẽ với Tổng thống Eritrea tổchức đàm phán hạ nhiệt căngthẳng, nhanh chóng đưa ra cácnguyên tắc thỏa thuận hòa bìnhnhằm chấm dứt tình trạng bế tắctrong việc tìm kiếm hòa bình từlâu giữa hai nước.

Năm ngoái, các nhà lãnh đạoEthiopia và Eritrea đã ký "Tuyên bốchung về hòa bình và hữu nghị".Trong khuôn khổ chuyến thămEritrea ngày 8/7/2018, Thủ tướngEthiopia Abiy Ahmed cho biết hainước đã bình thường hóa quan hệ,mở cửa trở lại các đại sứ quán vàbiên giới, các hãng hàng không vàcác cảng bắt đầu hoạt động,người dân có thể di chuyển giữahai quốc gia.

"Một tiền đề quan trọng chobước đột phá là ông Ahmed sẵnsàng chấp nhận phán quyết trọngtài của một ủy ban biên giới quốctế vào năm 2002", phát ngôn viêncủa Ủy ban Nobel chia sẻ.

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

ẢN

H: A

FP

Page 66: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Q U � C T �

63TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

Bà Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủyban Nobel Na Uy cho biết ôngAbiy Ahmed đã "khởi động nhiềucải cách quan trọng đem lại chongười dân hy vọng về cuộc sốngtốt đẹp hơn và tương lai tươi sánghơn". Ông cũng đóng góp vào cáctiến trình hòa bình và hòa giải tạikhu vực, bao gồm thúc đẩy bìnhthường hóa quan hệ giữa Eritreavà Djibouti, làm trung gian giữaKenya và Somalia...

Ngoài thành tựu lập lại hòabình với nước láng giềng, chỉ sauvài tháng sau khi lên nắm quyền,Thủ tướng Abiy Ahmed còn dỡ bỏtình trạng khẩn cấp ở nước này, ralệnh thả hàng ngàn tù nhân (trongđó có lãnh đạo đối lậpAndargachew Tsege), cho phépnhững người bất đồng quan điểmquay về nhà và bỏ chặn hàng trămtrang web cùng kênh truyền hình.

Hay như việc ông phát độngchiến dịch "Di sản xanh", với mụctiêu trồng hàng triệu cây xanh ởEthiopia để đối phó với biến đổikhí hậu. Theo công bố củaEthiopia, trong vòng một ngàyphát động chiến dịch trong tháng7 vừa qua, đã có hơn 353 triệu câyxanh được trồng ở Ethiopia, mộtcon số được cho là kỷ lục thế giới.

Bên cạnh đó, ông Ahmed cũngtăng cường vai trò của phụ nữtrong hoạt động chính trị. Phụ nữchiếm một nửa trong số 20 bộtrưởng của chính phủ Ethiopia,bao gồm nữ bộ trưởng quốcphòng đầu tiên của đất nước.

Ông được đánh giá là đã mangtới một làn gió mới, phong cáchlãnh đạo mới tại Ethiopia với việc

đưa ra một loạt các biện pháp cảicách táo bạo, trong đó nổi bật làtự do hóa nền kinh tế.

Tuy nhiên, như rất nhiều lầntrước đó, việc trao giải Nobel hòabình 2019 cho ông Abiy Ahmedcũng đã gây ra không ít tranh cãi vàcũng có không ít người không đồngtình với sự lựa chọn của các thànhviên Ủy ban Nobel. Nhưng quyếtđịnh này của Ủy ban Nobel đượccho là một quyết định đúng đắn.

Trong buổi lễ công bố diễn ratại Oslo, thủ đô Na Uy, hôm 10/10,bà Berit Reiss-Andersen, chia sẻrằng một số người nghĩ giải NobelHòa bình năm nay "được trao quávội vàng" bởi nhiều thách thức ởEthiopia chưa được giải quyết, dùông Abiy với vai trò Thủ tướng đãtìm cách thúc đẩy hòa giải, đoànkết và công bằng xã hội.

Tuy nhiên, bà khẳng định Ủy

ban "tin rằng những nỗ lực hiện

tại của Abiy Ahmed xứng đáng

được công nhận và cần được

khích lệ". Việc trao giải thưởng này

sẽ giúp ông tiếp tục thực hiện sứ

mệnh quan trọng của mình.

"Thành Rome không thể xây

trong một ngày", bà Reiss-Andersen

nói thêm, sự phát triển của hòa

bình và dân chủ sẽ không đạt được

trong một khoảng thời gian ngắn.

Những thách thức đối với ông

Abiy Ahmed vẫn còn phía trước

nhưng trong lúc nhiều nước châu

Phi vẫn còn chìm đắm trong xung

đột và đói nghèo thì Ethiopia

chính là điểm sáng hiếm hoi và

những gì ông Abiy Ahmed làm

được là đáng ghi nhận.�

Page 67: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

�ng d�ng Công ngh� thông tintrong gi�i mã trình t� Gen ng��i

DƯƠNG NGUYỄN

Giải trình tự là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay, không chỉ trêncon người, động vật và vi khuẩn. Nhờ sự hợp nhất của các phương pháptiếp cận tế bào học với trình tự bộ gen người sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hiểubiết của chúng ta về bệnh ở người lên một cấp độ hoàn toàn mới.

Dự án bộ gen người(Human GenomeProject - HGP) là một dựán nghiên cứu khoa

học quốc tế với mục tiêu xác địnhtrình tự các cặp cơ sở nucleotidetạo nên ADN của con người. Nóvẫn là dự án sinh học hợp tác lớnnhất thế giới chính thức ra mắtvào năm 1990 và được tuyên bốhoàn thành vào ngày 14/4/2003.Nhờ sự hợp nhất của các phươngpháp tiếp cận tế bào học với trìnhtự bộ gen người sẽ tiếp tục thúcđẩy sự hiểu biết của chúng ta vềbệnh ở người lên một cấp độ hoàntoàn mới.

Trong đó, kỹ thuật giải trình tựIllumina đã được sử dụng để giảitrình tự nhiều bộ gen và đã chophép so sánh trình tự ADN để cảithiện sự hiểu biết về sức khỏe vàbệnh tật.

Trong mô tả của hệ thống gentoàn cầu Yourgenome, kỹ thuật nàybao gồm 13 bước đơn lẻ liên tiếpnhau. Bước đầu tiên trong kỹ thuậtgiải trình tự này là phá vỡ ADNthành các đoạn có kích thước ngắnkhoảng 200 - 600 bp. Sau đó, cácchuỗi vật chất di truyền này sẽ

được gắn với các bộ điều hợp(adaptor) rồi ủ trong môi trườngnatri hydroxit (NaOH). Các đoạnADN được tinh sạch sẽ được gắnvào các giếng phản ứng gọi làFlowcell, sau đó được sao chép đểtạo thành các cụm gen có cùngtrình tự dựa vào nguyên tắc bổsung. Quá trình tổng hợp mạchmới diễn ra liên tục, sợi ADN képđược phân tách ra sợi đơn và việcluân hồi nhiệt thúc đẩy các quátrình tổng hợp cho đến khi các cụmphân tử ADN sẽ phát ra tín hiệuhuỳnh quang đủ mạnh để đượccamera của đầu dò thu nhận1.

Chu trình được tiếp tục bằngcách gắn các mồi (primer) vàođoạn DNA được tổng hợp.Enzyme ADN polymerase sẽ thựchiện nhiệm vụ thêm các chất kếtthúc có khả năng phát nhãnhuỳnh quang; việc này đảm bảokhi một chuỗi ADN được gắn vớichất kết thúc thì không 1nucleotide nào được thêm vàochuỗi đó. Sự phát huỳnh quangnày được camera phát hiện và ghilại trên máy tính. Mỗi cơ sở củaterminator (A, C, G và T) tạo ra mộtmàu khác nhau2.

Sự ưu việt của phương phápnày là trình tự DNA được phân tíchdựa trên cơ sở trong trình tựIllumina, làm cho nó trở thành mộtphương pháp có độ chính xác cao.Trình tự được tạo sau đó có thểđược căn chỉnh theo trình tự thamchiếu, điều này tìm kiếm sự trùngkhớp hoặc thay đổi trong chuỗitrình tự DNA.

Hiện nay, các máy Illuminathường tạo ra năng suất cao nhất,chúng chịu trách nhiệm cho mộtphần thậm chí lớn hơn trong tổngsố cơ sở thông tin trình tự của ADNtrong dự án thử nghiệm giải trìnhtự gen người trên toàn thế giới.

Theo đánh giá mới nhất củaTạp chí BitesideBio, những cơ sởdữ liệu chứa đựng nền tảng giảitrình tự Illumina tạo ra tới 100gigabyte dữ liệu trình tự chấtlượng cao trên mỗi làn (HiSeq4000) hoặc lên đến 15Gb (MiSeq).Kết quả được đọc sẽ được so sánhvới các thư viện được tạo trong cơsở cốt lõi với trung bình khoảng370 triệu cụm trên mỗi làn. Dựatrên so sánh với những cơ sở dữliệu gốc sẽ cho ra những khác biệtthú vị trong gen người. Một phát

64 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (10/2019)

QU�C T�

Page 68: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

hiện đặc biệt nổi bật trong nghiêncứu Dự án bộ gen người là trình tựnucleotide của con người gần nhưgiống hệt nhau (99,9%) giữa hai cáthể. Tuy nhiên, một thay đổinucleotide trong một gen duynhất có thể là nguyên nhân gâybệnh cho con người. Nỗ lực giảitrình trình tự gen người đượcđánh giá là một trong nhữngthành tựu vĩ đại của khoa học hiệnđại, sự hợp nhất của các phươngpháp tiếp cận tế bào học vớinhững lập trình tin học giúp giảitrình tự bộ gen người sẽ tiếp tụcthúc đẩy sự hiểu biết của chúng tavề bệnh ở người lên một cấp độhoàn toàn mới3.

Tổ chức dịch vụ sức khỏe quốcgia của Anh quốc (NHS) nhận định

giải trình tự là kỹ thuật được ápdụng rộng rãi hiện nay, không chỉtrên con người, động vật và vikhuẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ lỗi khácnhau đã được quan sát và ghinhận. Hàng triệu lượt đọc thuđược sau khi giải trình tự một trìnhtự trên trình sắp xếp. Theo phântích của chúng tôi, chỉ số khuếchđại gen để chuẩn bị mẫu khôngảnh hưởng đến tỷ lệ lỗi quan sátđược, mặc dù nó thường đượcxem là một trong những yếu tốchính làm tăng tỷ lệ lỗi trong kỹthuật giải trình tự này. Khi đó, việcloại bỏ các trình tự rút ngắn đã xóabỏ các hiệu ứng này và cho phépphân tích các đột biến thực tế. Tỷlệ lỗi trung bình được xác định là0,24 ± 0,06% mỗi cơ sở và tỷ lệphần trăm của các chuỗi đột biến

được tìm thấy là 6,4 ± 1,24%. Cácvùng không đổi ở đầu 5 và 3 , vídụ, các vị trí liên kết mồi được sửdụng trong quy trình chọn lọc invitro dường như không ảnhhưởng đến tốc độ đột biến và sắpxếp lại các mẫu thu được kết quảrất có thể lặp lại. Vì các hiệu ứngpha và các vấn đề sắp xếp thứ tựkhác nhau giữa các thiết bị và càiđặt riêng lẻ4.

Các nhà khoa học đã bắt đầugặt hái những lợi ích từ kiến thứcvề bộ gen của con người và nhữngnỗ lực khai thác dữ liệu trongtương lai chắc chắn sẽ phát hiện ranhiều liên kết thú vị và bất ngờhơn đối với việc chẩn đoán và việcphát triển các phương pháp điềutrị bệnh của con người.�

Các đoạn ADN ngắn được tổng hợp liên tục dựa trên nguyên tắc bổ sungA-T và G-C.

Tóm tắt quy trình giải trình tự gen người.

ẢN

H: N

ATU

RE

ẢN

H: W

KIPE

DIA

: ILL

UM

INA

DYE

SEQ

UEN

CIN

G

Nguồn 1. What is the Illumina method of DNA sequencing? | Facts | yourgenome.org. Available at:

https://www.yourgenome.org/facts/what-is-the-illumina-method-of-dna-sequencing. (Accessed: 4th October 2019)2. Sequencing-by-Synthesis: Explaining the Illumina Sequencing Technology - Bitesize Bio. Available at:

https://bitesizebio.com/13546/sequencing-by-synthesis-explaining-the-illumina-sequencing-technology/. (Accessed: 4th October 2019)3. Illumina layoffs: 58 people in September. Available at: https://www.cnbc.com/2019/09/26/illumina-layoffs-58-people-in-

september.html. (Accessed: 4th October 2019)4. Ma, X. et al. Analysis of error profiles in deep next-generation sequencing data. Genome Biol.20, 50 (2019).

Page 69: - Số 351 (10/2019) · 2020-03-19 · 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật:

Chính phủ ban hành Quyết định số 588, phê duyệt Đềán "Vận động xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khókhăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn2019 - 2025". Đây được xem là giải pháp tăng cườngđiều phối các nguồn lực xã hội nhằm nâng cao hiệu quảhỗ trợ đối với trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số,miền núi.

Chính Phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTThỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và đảmbảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giaiđoạn 2019 - 2025”, góp phần thu hẹp khoảng cách pháttriển giữa các vùng DTTS với các địa bàn trong cả nước,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; chủ động phòng chốngcác tình huống gây mất an ninh, trật tự vùng đồng bàoDTTS; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tácdân tộc từ Trung ương đến địa phương.

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định quản lý vàsử dụng kinh phí thực hiện chính sách cấp một số ấnphẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi,vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 – 2021 theoQuyết định 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban Dân tộc tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uytín, trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh LạngSơn. Ủy ban Dân tộc mong muốn đội ngũ người có uy tíntỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát huy vai trò, giúp đồng bào cácdân tộc giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần phát triển kinhtế, xóa đói giảm nghèo.

Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèovùng đồng bào dân tộc thiểu số