sỰ cỨu rỖi qua thẬp tỰ giÁ - songdaoonline.com su cuu roi qua thap tu … · thập tự...

36
SCU RI QUA THP TGIÁ PHILIP GRAHAM RYKEN

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ

PHILIP GRAHAM RYKEN

Page 2: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

MỤC LỤC

Lời tựa .........................................................................................................................

Giới thiệu .....................................................................................................................

1 Sự Cần Thiết của Thập Tự Giá .....................................................................

2 Sự Hổ Thẹn của Thập Tự Giá .......................................................................

3 Sự Bình An của Thập Tự Giá ......................................................................

4 Quyền Năng của Thập Tự Giá ................................................................

5 Sự Chiến Thắng của Thập Tự Giá .....................................................................

6 Sự Hạ Mình của Thập Tự Giá ......................................................................

7 Niềm Kiêu Hãnh về Thập Tự Giá ..................................................................

Page 3: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

1. Sự Cần Thiết của Thập Tự Giá

“Ngài đã bị phản nộp theo kế hoạch đã định

và sự biết trước của Đức Chúa Trời.”

Công Vụ 2:23

Toàn bộ niềm tin Cơ Đốc đều quy hướng về thập tự giá. Thập tự giá là cây gỗ mà trên đó Chúa Giê-su người Na-za-rét đã chịu đóng đinh. Đây là một hình thức hành hình quy chuẩn vào thời La Mã. Hai thanh gỗ được đóng vào nhau theo hình chữ thập hoặc chữ T. Sau khi đóng đinh cổ tay và cổ chân của nạn nhân vào cây gỗ ấy, người ta sẽ cắm nó xuống đất. Tại đó, nạn nhân sẽ bị treo cho đến chết.

Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các nhà khảo cổ học khai quật các đống di tích cổ đổ nát, họ có một cách riêng để nhận dạng nơi thờ phượng của Cơ Đốc nhân. Đó là tìm một thập tự giá. Khi họ tìm thấy hình thập tự giá được vẽ trên tường, khắc trên bia đá, hay thậm chí trên một bản vẽ thiết kế, thì họ biết rằng họ đã tìm thấy một hội thánh.

Từ ban đầu, người Cơ Đốc đã nhận mình thuộc về cây thập tự mà tại đó Chúa Giê-su đã chết. Thập tự giá là biểu tượng chính và định nghĩa niềm tin Cơ Đốc chân thật.

KHÔNG CÒN CẦN THIẾT NỮA?

Thật không may, thập tự giá ngày nay không còn quan trọng như trước đây. Đây là điều mà các nhà tư tưởng dẫn dắt ít nữa đã nói về hội thánh đương thời. George Lindbeck, một giáo viên dạy thần học tại Yale, cho rằng thập tự giá đã trở thành một biểu tượng chết: “Một chỗ trống đã mở ra ngay trung tâm của Niềm tin Cơ Đốc Tây phương. Nơi thập tự đã từng đứng trước đây bây giờ chỉ còn là một khoảng trống.”

Đương nhiên không phải thập tự giá đã biến mất hoàn toàn. Dù sao thì vẫn chưa. Thập tự giá vẫn được treo trên các đỉnh tháp chuông nhà thờ. Vẫn xuất hiện trên các bì thư của các hội thánh. Vẫn được in lên bìa Kinh Thánh và thậm chí trên các hộp kẹo bạc hà trong một nhà sách Cơ Đốc địa phương. Thời kỳ hậu hiện đại, người ta thi thoảng vẫn nhắc đến thập tự giá. Tuy nhiên, thập tự giá của Đấng Christ đã không còn là một hiện thực sống động trong lòng dân sự Chúa.

Tại một buổi hội nghị thần học tai tiếng diễn ra vào đầu thập niên 90, một diễn giả đã phản đối việc Niềm tin Cơ Đốc dường như đang đắm chìm trong thập tự giá. Ông này phát biểu

Page 4: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

rằng: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần ai đó treo trên thập tự giá và máu tuôn ra và những thứ kì quặc như vậy.” Hay nói cách khác, ai cần thập tự giá?

Đúng là việc bị đóng đinh vào thập tự giá có gì đó khó coi, thậm chí kì cục. Kinh Thánh không bỏ qua chi tiết kinh khủng này. Khi nói về Chúa Giê-su, tiên tri Ê-sai mô tả rằng: “Ngài bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem.” (Ê-sai 53:3) Thập tự giá là một thứ khó coi và bị khinh rẻ. Nhưng vẫn rất cần thiết. Khi thập tự giá biến mất thì đạo thật cũng biến mất, bởi vì sẽ không có niềm tin Cơ Đốc nếu không có thập tự giá.

CẦN THIẾT ĐỂ HOÀN TẤT KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Tại sao thập tự giá của Đấng Christ là cần thiết cho niềm tin Cơ Đốc? Vì một vài nguyên do. Thứ nhất, thập tự giá là cần thiết để hoàn tất kế hoạch đời đời của Chúa.

Có một lần chính Chúa Giê-su cũng đã tự hỏi liệu thập tự giá có thật sự cần thiết. Đó là vào cái đêm mà Ngài đi cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Ngài đã biết rằng kẻ thù của mình đang đến rất gần. Đúng là sau đó, chính trong đêm này, Ngài đã bị bán, bị bắt và xử tội chết.

Lúc đó Chúa Giê-su biết rằng chung kết đã rất gần. Giống như bất cứ con người nào, Ngài cũng cảm thấy kinh khủng khi nghĩ đến cái chết. Mặc dù Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, Ngài cũng là một con người. Là một con người, Ngài đã tự hỏi liệu Ngài có cần phải chết một cách đau đớn như thế không. Khi nghĩ đến việc bị đóng đinh sẽ như thế nào, Ngài nói rằng: “Linh hồn ta đau buồn cho đến chết.’ Đi thêm một quãng nữa, Ngài sấp mình xuống đất và cầu nguyện: “Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén này lìa khỏi con’” (Ma-thi-ơ 26: 38-39). Chúa Giê-su đã hỏi Cha Ngài xem có cách nào khác để cứu chuộc dân của Ngài mà không phải chịu đóng đinh.

Nhưng bởi vì thập tự giá là phần cần thiết trong kế hoạch của Ngài nên Đức Chúa Cha đã không miễn cho Chúa Con khỏi thập tự giá. Chúa Giê-su giải thích điều này sau khi Ngài đã chịu đóng đinh và phục sinh. Khi hai môn đồ của Ngài đang bối rối về những việc đã xảy ra với Ngài. Ngài trả lời họ rằng: “Chẳng phải Đấng Christ cần phải chịu thương khó như thế?” (Lu-ca 24:26). Theo kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời, thập tự giá của Đấng Christ là điều không thể tránh khỏi.

Vì thế, Cơ Đốc nhân luôn luôn tin và dạy về sự cần thiết của thập tự giá. Không lâu sau khi Ngài về trời, bạn Ngài là Phi-e-rơ đã rao giảng cho dân thành Giê-ru-sa-lem. Ông nói rằng: “Ngài [Chúa Giê-su] đã bị phản nộp theo kế hoạch đã định và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ông đã mượn tay những kẻ gian ác đóng đinh Ngài trên thập giá và giết đi” (Công vụ 2:23). Đức Chúa Trời đã biết về việc Con Ngài phải chịu đóng đinh trước khi điều đó xảy ra. Ngài đã không chỉ biết về việc ấy, Ngài còn đã cho phép điều đó xảy ra. Ngài đã không chỉ cho phép điều ấy xảy ra mà Ngài còn có mục đích cho điều ấy. Thập tự giá là cần thiết cho kế hoạch của Ngài dành cho nhân loại.

Page 5: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Điều này rất đáng để ghi nhớ mỗi khi ta cảm thấy dường như Chúa không biết điều Ngài đang làm. Những nan đề và thử thách trong cuộc sống thường làm chúng ta rối trí. Đức Chúa Trời có biết điều đang diễn ra trong đời sống tôi không? Ngài có quan tâm chăng? Ngài có thể làm gì để giải quyết nó? Câu trả lời là Đức Chúa Trời biết và Ngài quan tâm. Và nếu bạn tin cậy Ngài, Ngài sẽ hành động.

Thập tự giá của Đấng Christ chứng tỏ kế hoạch của Đức Chúa Trời là tốt lành. Việc đóng đinh Chúa Giê-su là một hành động gian ác nhất từng thấy trên hành tinh này. Con Một hoàn hảo của Đức Chúa Trời đã bị giết dưới tay những kẻ ác. Điều gì có thể dã man hơn thế? Tuy nhiên, việc Chúa Giê-su chịu đóng đinh đồng thời cũng là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra trên hành tinh này. Như chúng ta đã thấy, thập tự giá đã đem sự cứu chuộc đến cho thế gian. Nếu Chúa đã tạo ra điều tốt đẹp nhất từ điều xấu xa nhất, thì Ngài cũng có thể tạo nên những điều tốt đẹp từ những thứ dường như là xấu trong đời sống của chính chúng ta. Tất cả đều là các phần trong kế hoạch của Ngài.

CẨN THIẾT ĐỂ TRẢ GIÁ CHO TỘI LỖI

Điều gì làm cho việc đóng đinh trở thành một phần trong kế hoạch của Chúa? Tại sao thập tự giá lại cần thiết? Thập tự giá cần thiết cho điều gì?

Thập tự giá là một phần trong kế hoạch của Đức Chúa Trời vì đó là cách duy nhất để cứu loài người khỏi tội lỗi. John Owen, một tín hữu Thanh Giáo và là một giáo sư thần học nổi tiếng tại đại học Oxford, từng phát biểu rằng: “Tội lỗi sẽ không chết nếu không có sự chết của Đấng Christ.” Vì thế, hiểu về tội lỗi là một phần trong việc hiểu thập tự giá.

Tội lỗi là gì? Có hai cách trả lời câu hỏi này. Tội lỗi là: (1) làm những điều Chúa cấm, hoặc (2) không thể làm điều Chúa muốn.

Thứ nhất, tội lỗi là làm điều Chúa cấm, như Kinh Thánh đã quy định. Bất cứ khi nào chúng ta báng bổ Chúa, nói một chút điều dối trá, ăn cắp vật dụng văn phòng, hoặc ra tay đánh ai trong cơn giận dữ, chúng ta đã phạm tội. Chúng ta đã phá vỡ mạng lệnh của Chúa về việc cấm báng bổ, nói dối, trộm cắp hoặc giết người.

Thứ hai, tội lỗi cũng bao gồm việc không thực hiện những điều Kinh Thánh yêu cầu. Chúa muốn con người thờ phượng Ngài, tôn trọng người khác hơn mình, quan tâm người đau ốm và ban cho người nghèo khó. Với những yêu cầu ấy, chúng ta nên tự hỏi, “Gần đây tôi đã làm được gì cho Chúa?” Nếu câu trả lời là “Không có gì nhiều,” thì chúng ta đã đang phạm tội vì không làm những điều Chúa yêu cầu.

Vì Đức Chúa Trời là thánh khiết nên tội lỗi là một vấn nạn. Chúa thánh khiết một cách hết sức hoàn hảo đến nỗi không một con người tội lỗi nào có thể đứng trước mặt Ngài. Tội lỗi đặt chúng ta dưới sự xét đoán thiên thượng. Chúng ta đáng bị rủa sả và chịu đọa đày vì tội lỗi mình.

Page 6: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Đó là lý do vì sao việc Đấng Christ phải chết trên thập tự giá lại cần thiết như vậy trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Chúa muốn cứu dân Ngài khỏi tội. Nhưng làm sao Ngài có thể giải quyết tội lỗi nếu không hy sinh một trong hai điều là tình yêu của Ngài hoặc sự thánh khiết của Ngài? Đó chính là vấn đề.

Đức Chúa Trời không thể chỉ đơn thuần bỏ qua tội lỗi của chúng ta. Vì như thế có thể gọi là yêu thương, nhưng không thể là thánh khiết được. Sự công bình sẽ không được đáp ứng và tội lỗi của chúng ta không được đền nếu Ngài làm như thế. Chúa cũng đã không đơn thuần xử chúng ta phải chết vì tội lỗi của chính chúng ta. Vì làm vậy có thể gọi là thánh khiết, nhưng không thể bày tỏ đầy trọn tình yêu thương của Ngài.

Nơi tình yêu và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời quyện vào nhau chính là tại thập tự giá. Chúa Cha đã sai Con của Ngài, Con độc sanh của Ngài đến để chịu khổ và chết cho tội lỗi chúng ta. Sự sống Ngài hi sinh cho chúng ta được sống, đau đớn Ngài chịu là để cho chúng ta được ích lợi: đây chính là tình yêu của Đức Chúa Trời. Và đây, tại thập tự giá này, cũng chính là sự thánh khiết của Ngài. Hình phạt cái chết được thực hiện để chống lại tội lỗi. Tội lỗi của dân Ngài đã được trả hoàn toàn.

Thập tự giá của Đấng Christ là cần thiết để giữ trọn vẹn cả tình yêu và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong việc cứu chuộc dân Ngài. Nhà thần học người Đức Emil Brunner (1889-1966) giải thích rằng thập tự giá của Đấng Christ “là một sự kiện mà qua đó Chúa khiến cho sự thánh khiết và tình yêu của Ngài được biết đến đồng thời trong một sự kiện và trong một phương thức tuyệt đối... Thập tự giá là nơi duy nhất bày tỏ Đức Chúa Trời của tình yêu thương, sự tha thứ và thương xót theo cách để chúng ta hiểu rằng sự thánh khiết và tình yêu của Ngài đều vô hạn như nhau.”

CẦN THIẾT ĐỂ CỨU CHUỘC

Một điều khác nữa cho thấy thập tự giá là cần thiết. Thập tự giá là cần thiết để cứu chuộc chúng ta. Bất cứ ai muốn lên thiên đàng thì trước tiên phải đi đến chỗ thập tự giá. Sự sống đời đời là món quà dành cho bất cứ ai tin rằng Chúa Giê-su đã chết cho tội lỗi của người ấy trên thập tự giá.

Nghĩa là để được cứu, trước tiên phải tin rằng Chúa Giê-su đã thực sự chịu đóng đinh trên cây thập tự. Lịch sử ghi nhận rằng Chúa Giê-su, người Na-za-rét đã bị lính La Mã đóng đinh trên một ngọn đồi ngay bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem vào năm 30 sau Công nguyên. Tin vào cái chết của Chúa Giê-su trên thập tự giá tức là tin rằng nếu bạn có mặt ở đó vào ngày hôm ấy, bạn đã có thể sờ vào thánh giá Ngài và cảm nhận một cái giằm trong ngón tay mình - việc đó phải thật đến thể ấy. Đấng Christ trên thập tự giá hôm ấy đã đang sống, đổ máu và sắp chết. Để trở thành một tín hữu, bạn phải công nhận rằng Chúa Giê-su Christ đã thực sự sống và thực sự chết.

Tuy nhiên, tin vào việc Chúa Giê-su đã chết trên thập tự giá còn có ý nghĩa khác nữa. Điều đó nghĩa là tin vào điều Ngài đã làm để bạn được cứu rỗi. Bạn nhận thức được cá nhân

Page 7: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

mình là một tội nhân. Bạn xưng nhận bạn cần Chúa Giê-su Christ cứu bạn khỏi cơn giận và sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Bạn tin Chúa Giê-su đã chết trên cây thập tự xưa cũ ấy vì tội lỗi của chính bạn. Để trở thành một tín hữu, bạn phải tin rằng Chúa Giê-su Christ không phải chỉ là một huyền thoại; mà Ngài đã thực sự sống và thực sự chết.

Việc hiểu rằng Chúa Giê-su đã chết, hay thậm chí rằng Ngài đã chết cho tội nhân mới chỉ là một phần của niềm tin mà Chúa đòi hỏi nơi chúng ta. Như việc một người nữ kia quyết định trở thành thành viên của một hội thánh bà đang tham dự. Bà được các trưởng lão trong hội thánh hỏi chuyện. Họ hỏi bà nghĩ việc trở thành một Cơ Đốc nhân có nghĩa là gì. Trong số những điều bà đã nói, bà giải thích về Chúa Giê-su đã chết trên thập tự giá để trả giá cho tội lỗi.

Sự hiểu biết thần học của người phụ nữ kia là đúng đắn, nhưng các trưởng lão vẫn cảm thấy hơi băn khoăn về lời chứng của bà. Họ không chắc chắn lắm liệu bà có phải là một Cơ Đốc nhân thật hay không. Điều này là vì bà đã trả lời câu hỏi của họ một cách bình thường, có vẻ như thập tự giá có liên hệ rất ít đến đời sống cá nhân bà. Trong hội thánh, có rất nhiều người giống như người phụ nữ này. Họ nhận mình là Cơ Đốc nhân, nhưng họ vẫn chưa kết ước sống và chết cho Chúa Giê-su Christ.

Vì thế các trưởng lão đã hỏi bà một câu hỏi tiếp theo: “Bà có tin rằng Chúa Giê-su đã chết trên thập tự giá, không chỉ cho tội lỗi của người khác, mà còn cho tội lỗi của bà?” Có một sự yên lặng thật lâu, và cuối cùng người phụ nữ trả lời rằng, “Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này theo cách ấy.”

Các trưởng lão giải thích cho bà rằng bà cần xưng nhận rằng bản thân bà là một tội nhân mà Đấng Christ đã chết thế cho. Buổi tối hôm ấy, bà đã tin Chúa Giê-su chết trên thập tự giá cho tội lỗi của bà và đón nhận Ngài làm cứu Chúa cho cá nhân mình.

Người phụ nữ này đã hiểu được điều mà mọi người cần phải hiểu để được cứu: sự cần thiết của thập tự giá. Thập tự giá là cần thiết, không chỉ trên phương diện chung như là một phần của kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời, mà còn cần thiết để cứu chính cá nhân bạn khỏi tội lỗi và sự chết.

Page 8: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

2. Sự Sỉ Nhục của Thập Tự Giá “... Đấng vì niềm vui đặt trước mặt mình, vui chịu thập tự giá, khinh điều sỉ nhục.”

HÊ-BƠ-RƠ 12:2

Thập tự giá đã trở nên quá quen thuộc đến nỗi không còn là sự hổ thẹn nữa. Nó không còn là nỗi sỉ nhục cho Cơ Đốc nhân nữa vì họ đã quen với hình ảnh của nó, nói về nó, nghe về nó và hát về nó liên tục. Thập tự giá cũng không phải sự xúc phạm cho người ngoại. Đối với họ, nó là một biểu tượng của sự kết ước tôn giáo, hoặc có lẽ là một món đồ trang sức thời trang. Đối với nhiều người, thập tự giá của Đấng Christ đã trở nên vô vị.

Việc thập tự giá trở nên vô vị là một dấu hiệu cho thấy ý nghĩa của nó đang mất dần. Vì ngay khi người ta hiểu được việc đóng đinh nghĩa là gì, thì thập tự giá sẽ hoàn toàn trở nên sự sỉ nhục đối với họ. Origen (185 - 254 SCN) - một nhà thần học Cơ Đốc thời kỳ đầu đã rất có lý khi gọi việc bị đóng đinh trên thập tự giá là một “cái chết đê hèn nhất.”

MỘT ĐIỀU GHÊ TỞM ĐỐI VỚI NGƯỜI LA MÃ

Thập tự giá là một điều ghê tởm đối với người La Mã: một phương pháp hành hình tàn bạo. Đóng đinh cũng như một hình thức tử hình bằng ghế điện hoặc tiêm thuốc độc của thế giới cổ đại, tại nơi án tử được thi hành không có chỗ cho lòng thương xót. Việc hành hình không có gì là đẹp đẽ.

Việc đóng đinh không chỉ là một hình thức hành hình, mà nó còn là một hình thức hành hình khủng khiếp nhất có thể tưởng tượng ra. Marcus Tullius Cicero (106 - 43 TCN) mô tả đó là “một hình phạt hung ác và ghê tởm nhất.” Thập tự giá liên đới đến sự tra tấn, đổ máu, trần truồng và đau đớn. Nó được thiết kế để giết chết nạn nhân chỉ sau khi nạn nhân đã chịu đau đớn hết cỡ.

Không ngạc nhiên khi án đóng đinh vào thập tự là dành cho những tên tội phạm, và chỉ những tên tội phạm chai lì nhất. F.F Bruce - một học giả Tân Ước vĩ đại đã từng viết, “Chết trên cây thập tự là một sự sỉ nhục cùng tận nhất; một hình phạt dành cho những ai bị xét thấy không đáng được sống nhất, những ai không giống người.” Thập tự giá dành cho những kẻ giết người và nổi loạn, với điều kiện họ là những nô lệ hoặc người ngoại quốc.

Page 9: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Tất cả những lý do trên giài thích tại sao thập tự giá là một sự xúc phạm đối với người La Mã, xúc phạm đến nỗi họ từ chối để công dân của nước họ chịu hình phạt này, cho dù người ấy phạm tội gì đi nữa. Cicero từng công bố rằng, “Bỏ tù một công dân La Mã là phạm tội, đánh một công dân La Mã là phạm tội nặng, giết một công dân La Mã thì đích thực là kẻ giết người, còn đối với hành động đóng đinh một công dân La Mã thì tôi phải nói thế nào? Không thể tìm thấy từ ngữ nào cho hành động ghê tởm ấy.” Thực sự không tìm thấy từ ngữ nào cho hành động đó. Không có một từ ngữ nhã nhặn nào có thể dùng được cho việc đóng đinh, vì từ thập tự giá là một từ cấm kị trong xã hội La Mã. Xin trích thêm một câu nói của Cicero, “Chúng ta hãy quăng xa mọi lời đề cập về thập tự giá ra khỏi không chỉ thân thể một công dân La Mã mà còn khỏi tâm trí, mắt và tai của người ấy.” Chữ Crux (viết gọn của từ đóng đinh) là một lời chửi thề trong tiếng La-tinh.

Vì dân La Mã xem việc đóng đinh là một điều ghê tởm, nên không có gì là ngạc nhiên khi nhiều người La Mã thường chế nhạo niềm tin Cơ Đốc. Một minh họa thu hút về điều này được tìm thấy trên đỉnh đồi Palatine ở Rô-ma. Tại đó, trên bức tường một ngôi nhà, người ta thấy sót lại một bức vẽ từ rất xa xưa vẽ theo phong cách tranh tường. Bức họa thô thiển này phác họa một người đàn ông đầu lừa bị treo trên thập tự. Một người đàn ông khác đứng tại chân thập tự với một cánh tay giơ lên trong tư thế thờ phượng. Bên dưới viết nguệch ngoạc một lời châm chọc: “Alexamenos thờ phượng Chúa.” Vậy, người La Mã đổ sự nhạo báng lên những ai thờ phượng một người bị đóng đinh.

MỘT SỰ RỦA SẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI DO THÁI Việc đóng đinh xúc phạm người La Mã thế nào thì đối với người Do Thái còn hơn như vậy. Theo luật Do Thái, người nào bị đóng đinh là ở dưới sự nguyền rủa thiêng liêng. Ngũ kinh Môi-se chép rằng: “Nếu có một người phạm tội tử hình và bị xử tử, thì hãy treo lên cây, nhưng không được để xác nó trên cây qua đêm mà phải chôn ngay trong ngày đó, vì ai bị treo trên cây là kẻ bị Đức Chúa Trời nguyền rủa.” (Phục truyền 21:22-23).

Sự nguyền rủa của thập tự giá giải thích tại sao Chúa Giê-su đã chịu đóng đinh bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Việc bị đóng đinh là một điều hết sức ghê tởm đến nỗi người Do Thái không bao giờ cho phép điều này diễn ra trong khu vực thành thánh linh thiêng của họ. Cái chết bị nguyền rủa của người bị nguyền rủa phải diễn ra bên ngoài tường thành.

Sự rủa sả trong Kinh Thánh cũng giải thích một điều gây tò mò về cách mà những Cơ Đốc nhân đầu tiên đã mô tả về thập giá. Họ thường gọi thập tự giá là một “cây gỗ.” Ví dụ như khi sứ đồ Phi-e-rơ rao giảng cho những lãnh đạo thành Giê-ru-sa-lem, ông nói rằng, “Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã khiến Đức Chúa Jêsus sống lại, là Đấng mà các ông đã treo trên cây gỗ và giết đi.” (Công vụ 5:30). Ông nói cùng điều này cho một người lính La Mã tên là Cọt-nây khi ông đi đến Sê-sa-rê: “Chúng tôi là những nhân chứng về mọi điều Ngài đã làm ở Giu-đê và Giê-ru-sa-lem. Người ta đã treo Ngài trên cây gỗ mà giết đi.” (Công vụ 10:39).

Sứ đồ Phao-lô mô tả về việc Chúa Giê-su chịu đóng đinh cũng tương tự như vậy. Ông đã đi đến nhà hội ở thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi và làm chứng rằng, “Vì đồng bào chúng ta ở Giê-

Page 10: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

ru-sa-lem và những người lãnh đạo của họ không nhận ra Ngài và không hiểu những lời các vị tiên tri đã nói mà chúng ta thường nghe đọc trong mỗi ngày Sa-bát, nên khi lên án Ngài họ đã làm ứng nghiệm mọi lời đã chép về Ngài. Mặc dù họ không tìm thấy Ngài có tội gì đáng chết, họ vẫn đòi hỏi Phi-lát để được giết Ngài. Khi họ đã làm ứng nghiệm mọi điều đã viết về Ngài, họ đem Ngài xuống khỏi cây gỗ và đặt Ngài trong một ngôi mộ.”(Công vụ 13:27-29 _ BD 2011).

Điều đáng tò mò về những câu nói trên là việc họ dùng từ “cây gỗ” thay vì “thập tự giá.” Cả hai từ đều phù hợp, nhưng khi gọi thập tự giá là “cây gỗ” là để nhắc lại sự rủa sả thời Cựu Ước.

Vì sự rủa sả ấy mà ai đó thậm chí có thể cho rằng thập tự giá là một sự sỉ nhục đối với Đức Chúa Cha, vì lúc đầu, Ngài là Đấng đã rủa sả thập tự giá. Chính Ngài phán rằng ai bị treo lên cây là bị nguyền rủa. Con của Đức Chúa Trời - Chúa Giê-su Christ đã nếm mùi rủa sả ấy khi Ngài chịu đóng đinh. Ngay trước khi Ngài chết, bầu trời trở nên tối tăm, và “Đức Chúa Jêsus kêu lớn tiếng: “Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni?” nghĩa là: “Đức Chúa Trời của con! Đức Chúa Trời của con! Sao Ngài lìa bỏ con?” (Ma-thi-ơ 27:46). Chúa Giê-su đã chết trong sự quay lưng của Đức Chúa Trời trên cây thập tự mà Đức Chúa Trời lìa bỏ.

Tại sao những Cơ Đốc nhân đầu tiên đã thu hút sự chú ý vào thực tế Chúa Giê-su chết trên cây gỗ? Chính là để gây vấp phạm những người Do Thái. Thực tế, trong một đoạn hội thoại thời cổ đại giữa một Cơ Đốc nhân tên là Justin và một người Do Thái tên là Trypho, Trypho đã không chịu tin rằng Đấng Mê-si của Đức Chúa Trời lại có thể chết trên một cây gỗ: “Nhưng chúng tôi nghi ngờ liệu Đấng Christ có từng bị đóng đinh một cách nhục nhã hay không. Vì luật pháp nói rằng bất cứ ai bị đóng đinh là bị nguyền rủa, cho nên tôi vô cùng hoài nghi điểm này.”7

Tuy nhiên, những Cơ Đốc nhân đầu tiên đã không xấu hổ rao giảng cho mọi người biết rằng Chúa Giê-su đã chết trên cây thập tự bị rủa. Họ hiểu rằng qua việc chịu đóng đinh vào thập tự, Ngài đã mang lấy trên thân Ngài sự rủa sả của Đức Chúa Trời chống lại tội của họ. Sứ đồ Phi-e-rơ đã nói về điều ấy như thế này: “Ngài mang tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ” (1Phi-e-rơ 2:24). Nguyên nhân Chúa Giê-su đã chết một cái chết bị rủa sả trên cây thập tự là để gánh lấy sự rủa sả mà chúng ta đáng nhận vì tội lỗi chúng ta.

Sự sỉ nhục của thập tự giá dẫn trở lại sự rủa sả trên cây gỗ trong Cựu Ước. Sứ đồ Phao-lô làm cho mối liên hệ này rõ ràng khi ông viết: “Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp khi Ngài chịu rủa sả thế cho chúng ta — vì có lời chép: “Đáng rủa thay cho kẻ bị treo trên cây gỗ” (Ga-la-ti 3:13).

MỘT SỰ XẤU HỔ ĐỐI VỚI MỌI CÁ NHÂN

Thập tự giá là một sự ghê tởm đối với người La Mã và một sự rủa sả đối với người Do Thái. Và đến tận ngày nay, nó vẫn còn là sự sỉ nhục đối với những ai nghĩ mình là một người tốt lành.

Page 11: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Hầu hết mọi người đều đánh giá khá cao về chính mình. Họ ấn tượng với thành tích đạo đức của chính mình. Hầu như họ luôn nói sự thật. Họ thường trung thực trong công việc. Họ luôn luôn đối xử tốt với các loài vật. Đúng, họ có thể có một vài lỗi nhỏ, nhưng nhìn chung họ là người tốt. Đức hạnh của họ vượt trội hơn những dục vọng. Chắc chắn họ đủ tốt để lên thiên đàng. Có thể họ không phải là thánh nhân, nhưng bằng cách này hay cách khác, họ sẽ len lỏi được qua chiếc cổng ngọc để vào thiên đàng.

Thập tự giá xúc phạm những người có đạo đức khi hoàn toàn phủ nhận lý luận trên. Hãy xem điều thập tự giá nói. Thập tự giá nói rằng chúng ta là những người không công bình, rằng chúng ta không đáp ứng được tiêu chuần hoàn hảo của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su cần phải chịu đóng đinh trên cây thập tự là bởi vì tội lỗi của loài người, trong đó bao gồm cả tội lỗi của chúng ta.

Thập tự giá cũng nói rằng chúng ta vô vọng. Rằng chúng ta không thể vào thiên đàng bằng sức riêng của mình. Chúng ta cần một ai đó thay chúng ta dâng hiến một đời sống hoàn hảo. Đây là một điều khác biệt giữa niềm tin Cơ Đốc và mọi tôn giáo khác. Mọi tôn giáo khác đều dạy chúng ta hãy dâng cho thần của họ điều tốt nhất có thể. Nhưng niềm tin Cơ Đốc dạy rằng Chúa ban đời sống trọn vẹn của Ngài cho chúng ta. Điều này có nghĩa là nếu không nhờ sự giúp đỡ hoàn toàn đến từ Chúa, chúng ta sẽ không thể có được sự sống đời đời. Sự chết của Đấng Christ tại thập tự giá chứng minh sự vô vọng của loài người.

Vì thế thập tự giá nói rằng chúng ta vô vọng. Thập tự giá của Đấng Christ chỉ ra rằng tội lỗi đáng nhận sự giận dữ và rủa sả của Đức Chúa Trời. Thập tự giá chứng minh rằng nếu không có Đấng Christ tội nhân sẽ chết trong tội lỗi mình. Nếu Chúa có cách nào khác để cứu chúng ta, chắc chắn Ngài đã làm rồi. Nhưng không có cách nào khác, vì mọi tội lỗi đều đáng bị hình phạt trong địa ngục.

Có ai muốn nghe người khác nói rằng mình vô vọng, bất lực và không công bình? Chẳng ai cả! Chỉ vì điều ấy nghe xúc phạm. Hầu hết mọi người tin rằng bản thân họ cơ bản là tốt. Họ sống cuộc đời tự lực và hy vọng vào điều tốt đẹp nhất. Những thái độ ấy làm cho thập tự giá trở nên một sự xúc phạm đối với những cá nhân đạo đức. Thập tự giá cảnh báo chúng ta về sự chết trong tội lỗi. Nó cho biết rằng chúng ta không thể tự cứu mình được, thực sự nếu không có Đấng Christ, chúng ta không có hy vọng.

CHÚA GIÊ-SU KHINH THƯỜNG THẬP TỰ GIÁ

Chúng ta vô vọng, bất lực và bất chính – trừ khi chúng ta đến với thập tự giá để cầu xin hy vọng, sự giúp đỡ và sự công chính của Chúa Giê-su. Để rồi chúng ta nhận thấy thập tự giá chứa đầy hy vọng và sự cứu giúp mà chúng ta cần.

Chúa Giê-su là một người không cảm thấy bị xúc phạm vì thập tự giá. Ngài không bị sỉ nhục bởi sự sỉ nhục của nó. Vì thế Kinh Thánh khích lệ chúng ta “hãy nhìn xem Đức Chúa Giê-su ...Đấng ...vui chịu thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện đang ngồi bên phải ngai Đức Chúa Trời.” (Hê-bơ-rơ 12:2).

Page 12: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Chúa Giê-su coi thường sự ô nhục của thập tự giá. Ngài biết rằng nó là một sự ghê tởm đối với người La Mã, một sự rủa sả đối với người Do Thái và thậm chí đối với Đức Chúa Cha. Ngài nhận ra rằng thập tự giá là một sự sỉ nhục cho bất cứ ai muốn bước vào thiên đàng bằng sức riêng của mình. Tuy nhiên, người khác có thể bị vấp phạm vì thập tự giá, còn Chúa Giê-su Christ Ngài khinh sự sỉ nhục của nó và cho phép nó đến trên Ngài vì cớ lợi ích đời đời cho chúng ta, không để cho sự sỉ nhục ấy khiến Ngài quay lưng lại với kế hoạch cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi.

Việc Đấng Christ coi thường sự sỉ nhục của thập tự giá giải thích một thực tế đáng chú ý: thập tự giá vẫn tồn tại sau tất cả. Làm thế nào một biểu tượng xúc phạm như thế có thể bền bỉ tồn tại qua nhiều thế kỷ? Làm thế nào một hình ảnh mà người La Mã coi khinh, người Do Thái nguyền rủa, và mọi cá nhân đức hạnh đều cự tuyệt lại có thể tồn tại từ thiên niên kỷ này qua tới thiên niên kỷ khác?

Chỉ vì đối với Chúa Giê-su Christ, thập tự giá không phải là một sự xúc phạm. Đối với Ngài, nó là một cái giá mà Ngài vui lòng trả để cứu dân Ngài. Và đối với mọi người yêu Ngài, thập tự giá không còn là một sự sỉ nhục nữa. Thay vào đó, nó trở thành một minh chứng về tình yêu bất diệt của Cứu Chúa, Đấng trao chính đời sống mình cho chúng ta.

Page 13: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

3. Sự Bình An của Thập Tự Giá “... bởi huyết Ngài trên thập tự giá đem bình an.”

CÔ-LÔ-SE 1:20

Việc đem bình an đến trên đất thật không dễ dàng, và kể cả khi sự bình an đã được thiết lập cũng khó để giữ được. Neville Chamberlain (1869-1940) đã học bài học đắt giá này ngay đầu thế chiến thứ II. Vào tháng chín năm 1938, khi còn giữ chức Thủ tướng Anh, Chamberlain đã kí Hiệp ước Munich với Adolf Hitler. Trong chuyến quay về Anh, ông tự hào tuyên bố rằng ông đã giành được “hòa bình trong thời đại của chúng ta.”

Mười hai tháng sau, Hitler xâm chiếm Ba Lan, và thế giới bị nhấn chìm trong vực thẳm chiến tranh. Neville Chamberlain là kiểu nhà tiên tri giống như những tiên tri mà Giê-rê-mi đã cảnh báo trong Cựu Ước: “Chúng bảo ‘bình an, bình an’, mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 8:11).

Thời nay, người ta vẫn tiếp tục truyền tai nhau những tin đồn về hòa bình. Cứ thỉnh thoảng người ta lại công bố hoà bình ở vùng Balkan, Bắc Ai Len, Trung Đông hay nơi nào khác. Các lãnh đạo thế giới kí kết các hiệp ước. Họp truyền thông. Nhiều người ăn mừng. Nhưng chẳng hề có hòa bình thực sự. Trên thực tế, các chính trị gia không còn dùng từ “hòa bình” nữa, mà chỉ dùng từ “diễn tiến hòa bình.” Dù ai có nói gì đi nữa, tất cả vẫn chỉ là diễn tiến và rất ít hòa bình đã đạt được.

THÙ ĐỊCH VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

Có một lý do giải thích tại sao thế giới dường như luôn trong tình trạng chiến tranh. Đó là bởi vì loài người nổi loạn chống lại Chúa. Từ ngày A-đam và Ê-va ăn trái cấm, giữa Đức Chúa Trời và loài người mà Ngài đã tạo dựng luôn xảy ra tranh chiến không ngừng. Sự thù địch bắt đầu từ tội lỗi của hai tổ phụ và nhanh chóng gia tăng:

Bấy giờ mắt cả hai người đều mở ra và nhận biết mình trần truồng. Họ kết lá cây vả làm khố che thân. Khi nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi trong vườn lúc chiều mát, A-đam và vợ ẩn mình giữa các lùm cây trong vườn để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam và hỏi: “Con ở đâu?” A-đam thưa: “Nghe tiếng Chúa trong vườn, con sợ nên đi trốn, vì con trần truồng.” (Sáng thế ký 3:7-10).

Ngụy trang và lẩn trốn - là những mưu kế chiến tranh! A-đam và E-va biết rằng giữa họ và Chúa đã xảy ra sự gãy đổ. Âm thanh tiếng bước chân của Chúa, là điều mà trước kia từng mang

Page 14: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

đến niềm vui lớn cho họ, nay nhấn chìm họ trong sợ hãi. Qua việc che đậy và lẩn trốn, tổ phụ của chúng ta đã đang vẽ nên những chiến tuyến.

Mỗi một người đều là con trai của A-đam hoặc con gái của Ê-va. Vì thế, mọi người khi có mặt trên thế gian này là đã ở trong tình trạng thù địch với Đức Chúa Trời. Điều này đúng với mọi đứa trẻ được sinh ra trong thời chiến. Ngay từ khi ra đời, liên minh của đứa trẻ này đã được xác định. Nó đã chọn hay đúng hơn là đã được chọn sẽ thuộc về phe nào. Tương tự như thế, mọi con người sinh ra trong thế gian này đều sẵn sàng để cầm vũ khí chống lại Chúa.

Làm thế nào mà chúng ta nói rằng chúng ta tranh chiến với Chúa? Thứ nhất, Lời Chúa làm chứng về điều này, lời Chúa nói rằng chúng ta ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, trở nên thù nghịch với Ngài bởi những ý tưởng và hành động xấu xa [của chúng ta] (Cô-lô-se 1:21). Chúng ta yêu mến mọi thứ mà thế gian này dâng tặng, nhưng “kết bạn với thế gian là thù nghịch với Đức Chúa Trời” (Gia-cơ 4:4). Chúng ta biết chúng ta là “kẻ thù của Chúa” bởi vì Kinh Thánh nói vậy (Rô-ma 5:10).

Và chính lương tâm bất an của chúng ta cũng là một bằng chứng. Bạn đã bao giờ cảm thấy tội lỗi về một điều bạn nghĩ, nói, hoặc làm chưa? Bạn đã bao giờ giận dữ một cách vô lý? Bạn đã từng nói dối chưa? Bạn đã từng lấy thứ gì đó không thuộc về mình? Hầu hết mọi người đều mang mặc cảm tội lỗi. Có những lúc họ muốn thà rằng Chúa không biết họ đã ở đâu, làm gì hoặc đang suy nghĩ gì. Mặc cảm tội lỗi là một tiếng còi báo hiệu chiến tranh. Nó làm chứng rằng tội lỗi chúng ta đã khiến chúng ta trở nên thù địch với Chúa.

Một dấu hiệu khác nữa chứng tỏ chúng ta không có hòa bình với Chúa đó là việc chúng ta không hòa thuận với người khác. Ly dị đang trên đà gia tăng. Lạm dụng trẻ em thì lan tràn. Hệ thống pháp luật quá tải bởi các vụ kiện tụng và phản tố. Chưa kể đến các mối hận thù dai dẳng giữa hàng xóm với nhau hay chuyện ngồi lê đôi mách trong công sở. Nếu chúng ta hòa thuận với Chúa, thì thời kỳ chúng ta sống sẽ có hòa bình. Nhưng trên thực tế, thế giới đang trong tình trạng chiến tranh.

CỦA LỄ BÌNH AN

Điều mà thế giới cần chính là sự bình an của thập tự giá. Thập tự giá của Đấng Christ chính là nơi kết thúc cuộc chiến của chúng ta chống lại thiên đàng: “Đức Chúa Trời đã vui lòng ... nhờ Ngài [Chúa Giê-su] mà hòa giải muôn vật với chính mình, bởi huyết Ngài trên thập tự giá đem bình an đến cho cả những vật dưới đất và những vật trên trời.” (Cô-lô-sa 1:19-20).

Một trong những thuật ngữ Kinh Thánh dùng để mô tả sự hòa bình giữa Đức Chúa Trời và loài người là sự hòa giải. Hòa giải mang nghĩa cơ bản là trao đổi.1 Từ này đã được sử dụng ở giai đoạn trong Kinh Thánh để nói về việc trao đổi mua bán ở chợ. Giả sử bạn đưa cho tôi tờ một đô la. Nếu tôi trả lại cho bạn hai đồng 25 xen, hai đồng 10 xen, năm đồng 5 xen và năm dồng 1 xen thì nghĩa là chúng ta huề. Chúng ta đã thực hiện một giao dịch công bằng (tin tôi đi!).

Page 15: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Khi Kinh Thánh nói về sự hòa giải với Đức Chúa Trời, có nghĩa là một sự trao đổi đã diễn ra. Có một sự thay đổi trong mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Lòng hận thù đã đổi lấy tình yêu thương. Chúng ta không còn là kẻ thù của Chúa nữa; mà bây giờ chúng ta là bạn của Ngài.

Sự hòa giải không có nghĩa là chúng ta chỉ đơn giản thay đổi suy nghĩ của chúng ta về Chúa. Ngay chính chúng ta cũng chẳng bao giờ thay đổi suy nghĩ của mình về Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ tiếp tục trong sự nổi loạn mãi. Sự hòa giải sẽ chẳng bao giờ có thể diễn ra. Để con người có thể hòa giải với Chúa, Chúa phải thực hiện bước đầu tiên. Ngài phải chủ động trước, và Ngài đã làm thế.

Leon Morris giải thích rằng không hề có nhiều từ ngữ nói về việc con người hòa giải với Chúa. Mà Ngài hầu như luôn luôn là chủ thể thực hiện hành động hòa giải loài người với Ngài. Cách nói này nhấn mạnh lẽ thật rằng tiến trình hòa giải bắt đầu từ Đức Chúa Trời. Chỉ bởi kết quả công việc của tình yêu Ngài mà con người có thể được đem vào trong mối quan hệ với Đấng tạo dựng nên họ.” Vì thế, bất cứ khi nào Kinh thánh nói về sự hòa giải, thì Chúa luôn luôn là Đấng thực hiện việc hòa giải. Cô-lô-se chương một là một minh họa rõ ràng: “Đức Chúa Trời đã vui lòng ... hòa giải muôn vật với chính mình” (câu 19-20).

Sự hòa giải dạy một điều thật tuyệt với về bản tính của Chúa, đó là, Ngài làm bạn với kẻ thù của Ngài. Chúa yêu những người ghét Ngài. Ngài trao hòa bình cho những người gây chiến chống lại Ngài. Tuy Chúa là Đấng đã bị vu cáo, nhưng Ngài đã luôn thực hiện hành động đẹp. Và Ngài làm mọi điều này khi trận chiến vẫn đang nổ ra: “Vì nếu khi chúng ta là kẻ thù nghịch mà nhờ sự chết của Con Ngài, chúng ta còn được hòa giải với Đức Chúa Trời” (Rô-ma 5:10).

Cách mà Chúa hòa giải chúng ta với chính Ngài là qua thập tự giá của Đấng Christ, cụ thể là qua huyết của Đấng Christ. Chúa dùng “huyết Ngài trên thập tự giá đem bình an đến cho cả những vật dưới đất và những vật trên trời” (Cô-lô-se 1:20). Việc Chúa Giê-su Christ chịu đóng đinh là một của lễ bình an. Tội lỗi gây ra sự bất hòa giữa loài người và Đức Chúa Trời. Tội lỗi của chúng ta đã được trả và được xóa bỏ để cho sự hòa giải được diễn ra.

Hòa bình không bao giờ chỉ đơn giản diễn ra bằng cách làm ngơ điều đã khơi mào cuộc chiến lúc ban đầu. Một sự hòa giải thực sự phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề thực sự. H. Maldwyn Hughes giải thích rằng “sẽ không có hòa giải giữa người với người bằng cách làm ngơ căn nguyên sâu sa gây ra thù hận. Nếu muốn hòa giải diễn ra hoàn toàn và lâu bền, căn nguyên này cần phải được tiêu trừ tận gốc. Nếu Đức Chúa Trời và loài người được hòa giải, sự hòa giải này không phải do đơn thuần làm ngơ tội lỗi, nhưng chỉ bởi chiến thắng nó.”

Đây là một trong những điều mà Chúa Giê-su đã làm trên thập giá. Ngài đã chuộc tội, đánh bại nó, và chiến thắng nó để chúng ta được hòa giải với Đức Chúa Trời. Tiên tri Ê-sai trình bày điều này rất đẹp đẽ: “bởi sự trừng phạt Ngài chịu chúng ta được bình an” (Ê-sai 53:5).

Một điều ấn tượng ở đây là khi Kinh Thánh nói về sự bình an của thập tự giá, Kinh Thánh dùng thì quá khứ. Theo cách này hay cách khác, Kinh Thánh muốn nói rằng Chúa Giê-su đã giải hòa con người với Đức Chúa Trời trên thập tự giá rồi. Đây là vì sự việc đóng đinh

Page 16: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Chúa là một sự kiện thuộc lịch sử. Nên, việc hòa giải giữa Chúa và loài người đã hoàn tất. Theo nhà thần học người Xcốt-len, “Sự hòa giải đã hoàn tất trong sự chết của Đấng Christ. Phao-lô đã không giảng một sự hòa giải diễn ra dần dần. Ông giảng điều mà lời thiêng liêng đã từng gọi là công việc hoàn tất... Ông giảng điều đã được làm một lần đủ cả.”

Sự hòa giải đã được hoàn tất! Nhưng sự bình an của thập tự giá vẫn cần phải được đón nhận. Một tội nhân sẽ không được hòa giải với Chúa nếu người ấy không thực sự đến với thập tự giá để được giải hòa. Chỉ bởi tin vào công tác hoàn tất của Đấng Christ mà một người tìm được hòa bình với Đức Chúa Trời.

PHƯỚC CHO NHỮNG NGƯỜI HÒA GIẢI

Tuy nhiên, hòa thuận với Đức Chúa Trời thôi vẫn chưa đủ. Những ai hòa giải với Chúa rồi, còn phải sống hòa thuận với người khác nữa. “Đức Chúa Trời ... đã cho chúng ta được hòa giải với Ngài qua Đấng Christ, và giao cho chúng tôi chức vụ hòa giải. Ấy là, trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã cho thế gian được hòa giải với Ngài, không kể tội lỗi cho loài người, và ủy thác cho chúng tôi sứ điệp hòa giải” (2Cô-rinh-tô 5:18-19).

Nói cách khác, có hòa bình với Chúa nghĩa là sống hòa thuận với mọi người. Cơ Đốc nhân phải có mối quan hệ thuận hòa với gia đình, bạn bè, láng giềng và đồng nghiệp. Ai có kẻ thù thì phải đối xử với họ như Chúa đã đối xử với kẻ thù của Ngài, tức là chủ động giải hòa với họ. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng Kinh Thánh dạy rằng “Hãy tìm cách sống hòa thuận với mọi người” (Hê-bơ-rơ 12:14). Một dấu hiệu cho thấy chúng ta ở hòa thuận với Chúa là chúng ta tìm cách ở hòa thuận với nhau.

Một lần kia, có hai người phụ nữ bất bình nhau, mặc dù đã đi nhóm chung trong một hội thánh với nhau trong nhiều năm và còn là bạn thân của nhau. Nhưng người này đã gây cho người kia vấp phạm nghiêm trọng. Và người kia cay đắng rời khỏi hội thánh. Tình bằng hữu thân thiết đã biến ra thù địch. Họ không thèm nhìn mặt nhau hay nói chuyện với nhau trong nhiều năm.

Rồi một ngày kia, họ hòa giải với nhau. Chuyện xảy ra trong một gian hàng sữa tại siêu thị. Người phụ nữ bị xử tệ cúi xuống nhặt một hộp sữa. Khi bà đứng lên thì kẻ thù của bà đang ở đó mở rộng vòng tay. Họ ôm lấy nhau, và người phụ nữ kia đã xin lỗi vì những điều bà đã làm, rồi họ hòa giải với nhau.

Sự bình an giữa hai người phụ nữ đó tuôn chảy từ sự bình an của thập tự giá. Sự hòa giải mà họ có là một phần nhỏ của điều mà Kinh Thánh muốn nói đến trong câu: “Vì Đức Chúa Trời đã vui lòng đặt để mọi sự viên mãn của mình ở trong Ngài, và nhờ Ngài mà hòa giải muôn vật với chính mình, bởi huyết Ngài trên thập tự giá đem bình an đến cho cả những vật dưới đất và những vật trên trời” (Cô-lô-se 1:19-20). Nếu chúng ta đã kinh nghiệm sự bình an này qua công tác hòa giải của Chúa Giê-su Christ, thì chúng ta sẽ tìm cách sống hòa thuận với nhau.

Page 17: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

4. Quyền Năng của Thập Tự Giá “Vì sứ điệp của thập tự giá đối với những người hư mất là điên rồ; nhưng với chúng ta,

những người được cứu chuộc, thì đó là quyền năng của Đức Chúa Trời.”

I CÔ-RINH-TÔ 1:18

Thật khó mà hình dung ra một điều gì đó yếu ớt hơn hình ảnh một người bị treo cây cây thập tự. Bởi vì người ấy lõa lồ và hoàn toàn bị xỉ nhục. Không chỉ hoàn cảnh mà cả sự nhục nhã vì lõa lồ của anh ta cũng bị phơi bày ra hết. Thân thể anh ta bị treo lên đó để ai cũng đều xem thấy tất cả sự yếu đuối của anh.

Thập tự cũng nói đến sự yếu đuối về mặt thể chất. Người bị treo trên thập tự càng lâu thì càng trở nên yếu ớt. Nhịp tim và hơi thở của người ấy càng lúc càng yếu cho đến khi cạn kiệt. Anh ta chẳng thể làm gì để thoát khỏi cái chết không tránh khỏi. Một người bị đóng đinh là một người yếu đuối. Anh ta là một nạn nhân, chứ không phải một người chiến thắng.

Sự yếu đuối của một người đàn ông bị đóng đinh có thể giúp giải thích lý do tại sao nhiều người khước từ Chúa Giê-su Christ. Có thể họ đã nghe Ngài giảng. Họ biết rằng chỗ nào đó trong Kinh Thánh có viết về tiểu sử của Ngài. Nhưng điều đó dường như không quan trọng. Có gì hay ho về một người đàn ông bị treo trên cây thập giá?

CÂY THẬP TỰ CŨ KỸ, RỒ DẠI

Cơ Đốc nhân tin rằng việc Chúa Giê-su chịu đóng đinh cùng với sự phục sinh của Ngài là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Đối với họ, thập tự giá của Đấng Christ là nguồn hy vọng và an ủi. Tuy nhiên, chính cây thập tự rất thu hút những người theo Đấng Christ ấy lại ngăn trở những người khác đến với Ngài.

Điều này đúng từ thời Đấng Christ còn trên đất. Những người Do Thái tìm kiếm điều siêu nhiên. Dưới thời La Mã chiếm đóng, chính quyền La Mã kiểm soát cả kinh tế cũng như định đoạt số phận người Do Thái. Vì thế người Do Thái “đòi hỏi dấu lạ” (1Cô-rinh-tô 1:22). Họ trông mong Chúa cử một vua đến để giải phóng họ khỏi sự đàn áp của người La Mã. Họ tìm kiếm một sự giải phóng siêu nhiên bởi một chiến binh mạnh mẽ. Họ sẽ không tin Chúa Giê-su trừ khi Ngài tỏ cho họ một dấu lạ.

Người Hy Lạp thì tìm kiếm bằng chứng kiểu khác. Họ là những người trí thức trong thế giới cổ đại. Họ chỉ dành thì giờ để nói về “điều mới lạ” mà thôi (Công vụ 17:21). Khi nói đến tôn giáo, họ là những người duy lý. Họ sẽ không tin rằng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế nếu không có ai chứng minh điều đó cho họ trên cơ sở bằng chứng hợp lý. “Người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan” (1Cô-rinh-tô 1:22).

Page 18: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Những quan điểm này giải thích tại sao người Do Thái và người Hy Lạp đều không mấy hứng thú về Chúa Giê-su Christ. Ngài chỉ là một người bị treo trên thập tự giá. Đấng Christ chịu đóng đinh là một sự ngăn trở đối với người Do Thái. Kinh Thánh gọi sự đóng đinh là một “cớ vấp phạm” (câu 23) ngăn cản nhiều người Do Thái đến với sự cứu rỗi. Có gì diệu kì về một người bị hành hình như một tội phạm thông thường? Thập tự giá là một chướng ngại đối với người Do Thái vì nó yếu đuối.

Đối với người Hy Lạp, thập tự giá thậm chí còn không được xem là một vật cản trở bởi vì họ cho nó là một sự rồ dại. Sự khôn ngoan ở đâu khi chết một cái chết bị Đức Chúa Trời ruồng bỏ? Làm thế nào huyết của một người có thể chuộc tất cả tội lỗi của toàn nhân loại? Thập tự giá đã không gây được ấn tượng cho người Hy Lạp vì nó không hấp dẫn được trí tuệ siêu việt của họ. Vì thế, Đấng Christ chịu đóng đinh là một “sự điên rồ đối với dân ngoại” (câu 23) và là một “chướng ngại” cho người Do Thái.

Thập tự giá của Đấng Christ vẫn còn là một trở ngại đối với con người thời nay. Nhiều người có đạo ngày nay vẫn đang trông đợi đúng những gì mà những người sống trong thời Chúa Giê-su đã trông đợi. Nếu Đức Chúa Trời chưa bày tỏ cho họ thêm phép lạ hay đưa ra thêm bằng chứng thì họ sẽ không tin vào Chúa Giê-su.

Giống như những người Do Thái thời cổ đại, nhiều người đang chờ một điềm siêu nhiên. Điều này giải thích tại sao những thầy bói được người ta ưa chuộng. Chỉ cần trả họ một ít tiền, họ sẽ tiết lộ những điều tương lai hoặc biểu diễn một phép lạ nào đó. Khi nghe đến đạo Cơ Đốc, một số người đòi hỏi phải thấy phép lạ rồi mới tin vào Chúa Giê-su Christ. Họ nói: “Chỉ khi nào Chúa từ trên thiên đàng xuống đây và tỏ cho tôi thấy thì tôi mới tin.”

Những người tìm kiếm phép lạ cũng giống như cậu bé trong một truyện ngắn của John Updike tựa là Pigeon Feathers (Những chiếc lông bồ câu): “Mặc dù thử nghiệm đó làm cho cậu sợ hãi, nhưng cậu vẫn giơ hai tay mình lên trong bóng đêm phía trên mặt mình và nài xin Chúa chạm đến chúng. Với hy vọng: chỉ cần một lần được cảm thấy Chúa trong đời.” Cuối cùng Chúa cũng đụng chạm cậu bé nhưng không phải bằng đôi tay thể xác.

Những người khác tìm kiếm sự khôn ngoan. Không nhiều, nhưng chí ít cũng có một số người như vậy. Họ học đại học. Họ học triết học. Họ đọc về những tiến bộ khoa học mới nhất của loài người. Còn đối với vấn đề tôn giáo, họ muốn Chúa trả lời tất cả những câu hỏi của họ. Họ khước từ tin vào Chúa Giê-su Christ trừ khi ai đó có thể giải gỡ những bí ẩn về tự nhiên, hoặc giải quyết thắc mắc về ý chí tự do của con người, hoặc đưa ra chứng cớ vật lý về sự tồn tại của linh hồn cho họ thấy. Họ cũng giống như triết gia Bertrand Russell (1872-1970), người đã từng chia sẻ với phóng viên về điều mà ông ta sẽ nói với Chúa nếu đột nhiên một ngày ông ta thấy mình trên thiên đàng và tận mắt gặp Chúa: “Thưa ngài, tại sao ngài đã không trao cho tôi bằng chứng tốt hơn?”

Thế gian vẫn đang tìm kiếm bằng chứng lý trí hoặc phép lạ. Nhưng tất cả những gì Niềm tin Cơ Đốc cung cấp là một con người - Đức Chúa Trời chết trên cây thập tự. Sự đóng đinh thậm chí còn không phải là mục tiêu mong đợi của những người hậu hiện đại. Nếu Chúa muốn thực hiện phép lạ nào khác hay cung cấp bằng chứng nào khác thì chắc hẳn thế gian sẽ chú ý. Nhưng cho đến khi đó, cây thập tự cũ kỹ rồ dại vẫn là một sự ngăn trở đức tin.

Page 19: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

NĂNG QUYỀN TÌNH YÊU

Thập tự giá Đấng Christ từ chối đáp ứng mong đợi của con người. Ở một mức độ, việc đóng đinh Chúa Giê-su chỉ là một vụ hành hình khác của người La Mã. Điều đó dường như yếu đuối đối với những ai tìm kiếm sức mạnh. Nó có vẻ rồ dại đối với những người tìm kiếm sự khôn ngoan. Nhưng đó chỉ là quan điểm của loài người.

Theo cái nhìn của Đức Chúa Trời, thập tự giá không bất lực cũng không ngu dại, nhưng đầy quyền năng và sự khôn ngoan: “Vì sứ điệp của thập tự giá đối với những người hư mất là điên rồ; nhưng với chúng ta, những người được cứu chuộc, thì đó là quyền năng của Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 1:18). Để hiểu điều này, tốt nhất hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời thì khôn ngoan và mạnh hơn loài người rất nhiều. Chúa có sự khôn sáng hơn tất cả các thiên tài trên thế gian này cộng lại. Ngón út bàn tay trái của Ngài còn quyền năng hơn bắp tay của người mạnh nhất thế gian này. Xin trích dẫn một lần nữa từ Kinh Thánh, “Vì điều xem như điên rồ của Đức Chúa Trời còn khôn ngoan hơn loài người; điều xem như yếu đuối của Đức Chúa Trời còn mạnh hơn loài người” (câu 25).

Cho dù thập tự giá trông có vẻ yếu đuối hay ngu dại thế nào đối với loài người hay chết, thì nó vẫn bày tỏ quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Thập tự giá thực hiện điều đó theo một vài cách. Thứ nhất, đó là một minh chứng mạnh mẽ về tình yêu của Đức Chúa Trời.

Khi nói đến tình yêu thì hành động có sức mạnh hơn lời nói. Một chàng trai nói yêu một cô gái nhưng làm thế nào cô ấy biết thật hay không? Cô ấy sẽ biết anh ta có yêu cô thật hay không khi anh bày tỏ tình yêu của anh. Một món quà sẽ hay đấy, đặc biệt nếu món quà này quý hay hiếm. Hoặc nếu món quà ấy mắc tiền. Hoặc hay nhất là nếu món quà ấy là thứ mà cô đã đã luôn cần hoặc muốn có.

Đây chính là loại quà tặng mà Đức Chúa Trời đã ban khi Ngài sai Chúa Giê-su xuống thế gian chết trên cây thập tự. Món quà ấy quý giá bởi vì đó chính là con của Đức Chúa Trời. Món quà ấy quý hiếm vì Chúa Giê-su là con độc sanh của Đức Chúa Trời. Món quà ấy đắt giá, thậm chí đắt nhất, vì nó được trả bằng huyết của Chúa Giê-su. Và tuyệt vời hơn cả là thập tự giá của Đấng Christ chính là món quà mà loài người mong đợi. Chúa Giê-su chết trên thập tự giá để thiết lập tình bằng hữu đời đời giữa con người với Đức Chúa Trời, đây là điều mà lòng người vẫn luôn khao khát: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).

Quyền năng của thập tự giá là quyền năng tình yêu. Khi Chúa Giê-su chịu đóng đinh, Ngài bày tỏ mức độ đầy trọn của tình yêu Đức Chúa Trời. Đối với những người đang tìm kiếm bằng chứng, thập tự giá là một bằng chứng đầy đủ. Việc Chúa Giê-su chịu đóng đinh là bằng chứng duy nhất cần có để chứng minh tình yêu bất diệt của Đức Chúa Trời đối với tội nhân.

SỰ KHÔN NGOAN CỦA SỰ THA THỨ

Page 20: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Thập tự giá cũng là một minh chứng mạnh mẽ về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời - sự khôn ngoan của sự tha thứ của Ngài. Con người không đến với Chúa trong một vị thế cân bằng. Khi chúng ta đến với Ngài, một món nợ khổng lồ chồng chất trên chúng ta, vì tội lỗi của mình mà chúng ta nợ Chúa. Tất cả những lời nói dối, những lời chửi rủa mà chúng ta từng nói, tất cả những tổn thương chúng ta từng gây ra, và tất cả những sự thờ phượng mà chúng ta giữ lại cộng lại thành một món nợ tội lỗi khổng lồ. Làm thế nào món nợ ấy có thể được giải quyết?

Đây là lúc sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vào cuộc. Chúa đã không lập một kế hoạch trả nợ phức tạp đến nỗi mãi mãi đời đời tội nhân không thể trả nổi. Thay vào đó, toàn bộ món nợ đã được giải quyết tại thập tự giá. Đức Chúa Trời chấp nhận sự chết hy sinh của Con Ngài làm giá chuộc tội lỗi. Chúa Giê-su đã trả giá cho mọi tội lỗi khi Ngài chịu đóng đinh. Ngài đã chết trên thập tự để Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho tất cả mọi tội lỗi của tất cả dân Ngài một lần đủ cả.

Vì thế, tại thập tự giá có một sự khôn ngoan khôn lường cũng như quyền năng vô hạn. Sự khôn ngoan và quyền năng của thập tự giá là sự khôn ngoan và quyền năng của việc tha thứ tội lỗi. Đối với những ai đang tìm kiếm phép lạ, thập tự giá là đủ phép lạ cho họ. Việc Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập tự cung cấp sự tha thứ đầy trọn và nhưng không.

QUYỀN NĂNG CỨU RỖI

Bạn nghĩ gì về thập tự giá Đấng Christ? Thập tự giá Đấng Christ là khôn ngoan hay ngu dại? Là mạnh mẽ hay yếu đuối? Những câu hỏi trên cần câu trả lời. Thập tự giá hoặc như thế này hoặc như thế kia, không thể vừa thế này vừa thế kia được. Nếu thập tự giá Đấng Christ là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu chuộc, thì nó chắc chắn phải là thứ mạnh mẽ nhất, khôn ngoan nhất mà Đức Chúa Trời từng thực hiện. Nhưng nếu thập tự giá không có quyền năng để cứu rỗi, thì nó chẳng có liên quan gì đến đời sống ngày nay. Vì thế câu hỏi trên cần được nhắc lại: Bạn nghĩ gì về thập tự giá của Đấng Christ?

Đáng buồn thay, một số người không hiểu thập tự giá, và một số họ sẽ không bao giờ hiểu được. Họ vẫn coi việc Chúa Giê-su chịu đóng đinh là ngu dại cho tới ngày phán xét. Điều này là bởi vì chỉ những người được thập giá cứu mới hiểu được nó: “Vì sứ điệp của thập tự giá đối với những người hư mất là điên rồ; nhưng với chúng ta, những người được cứu chuộc, thì đó là quyền năng của Đức Chúa Trời” (1Cô-rinh-tô 1:18). Nói theo cách khác, thập tự giá chỉ có ý nghĩa đối với những người tin vào Chúa Giê-su Christ để được cứu rỗi. Đối với họ, thập tự giá là bằng chứng tình yêu Đức Chúa Trời và là phép lạ về sự tha thứ của Ngài. Nó không yếu đuối và cũng không ngu dại, nhưng mạnh mẽ và khôn ngoan.

Một người nên làm gì nếu vẫn cảm thấy thập tự giá là ngu dại? Chắc chắn người ấy nên tiếp tục cố gắng để hiểu thập tự giá và cầu hỏi Chúa ý nghĩa của nó. Đối với những ai cầu xin sự giúp đỡ thay vì xin phép lạ hay bằng chứng, Chúa Giê-su Christ luôn ban cho họ tình yêu và sự tha thứ của thập tự giá, tức quyền năng của Đức Chúa Trời.

Page 21: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

5. Sự Đắc Thắng của Thập Tự Giá “Ngài đã phế bỏ các quyền thống trị, các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng,

và bêu chúng ra giữa thiên hạ.”

CÔ-LÔ-SE 2:15

Khi Chúa Giê-su Christ chịu đóng đinh bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem, ít nhất ba thứ đã treo trên thập giá Ngài. Thứ nhất là chính thân thể Ngài. Như Kinh Thánh đã chép, “Họ đã đóng đinh Ngài” (Mác 15:24).

Phong tục của người La Mã là đóng những đinh thép nặng vào cổ tay và cổ chân nạn nhân. Lính La Mã cũng đã làm vậy với Chúa Giê-su: họ “đã...đóng đinh Ngài trên thập tự giá và giết đi” (Công vụ 2:23). Sau khi sống lại từ kẻ chết, Chúa Giê-su đã cho cho các môn đồ xem các dấu đinh trong bàn tay Ngài (Giăng 20:25-27), bởi vì Ngài đã bị đóng đinh vào cây thập tự.

Có thứ khác cũng được đóng vào thập tự nơi Chúa Giê-su chịu chết. Đó là tấm bảng thông báo của quan tổng trấn “được viết và treo trên thập tự giá. Trên tấm bảng có ghi rằng: ‘JESUS NGƯỜI NA-ZA-RÉT, VUA DÂN DO THÁI’” (Giăng 19:19). Chính Đức Chúa Trời đã làm ra sự công khai này. Ngài muốn mọi người chứng kiến Chúa Giê-su chịu đóng đinh đều biết rằng Con trai Ngài đây chính là vua thật của Y-sơ-ra-ên. Và rất có thể tấm bảng thông báo ấy cũng được treo vào thập tự giá Đấng Christ bằng búa và đinh.

GIẤY NỢ

Một thứ nữa đã được đóng đinh trên thập tự giá với Đấng Christ. Đáng ngạc nhiên khi chính Đức Chúa Trời đã làm điều đó, mặc dù mắt thường con người không thấy được. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời “đã tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta. Ngài đã hủy bỏ giấy nợ chống lại chúng ta với những luật lệ ràng buộc chúng ta. Ngài loại bỏ bằng cách đóng đinh nó vào thập tự giá” (Cô-lô-se 2:13-14). “Giấy nợ” là điều thứ ba bị đóng vào thập tự giá.

Đó là “giấy nợ” gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết một chút về cách giao dịch kinh doanh trong xã hội La Mã. Trong tiếng Hy Lạp, “giấy nợ” là cheirographon có nghĩa là “được viết tay” hay “được ký tay.” Nó được sử dụng để chỉ bất cứ loại bút tích nào.

Tuy nhiên, từ này cũng mang một ý nghĩa chuyên môn. Trong lĩnh vực tài chính, nó là tờ giấy công nhận nợ có chữ ký của chính người vay nợ. J. B. Lightfoot (1828-1889), một học giả Kinh Thánh nổi tiếng gọi đó là “một tờ giấy viết tay, một trái phiếu hay một phiếu nợ.” Ngày nay nó có thể được gọi là một I.O.U (giấy nợ). Một người đi vay tiền sẽ phải cẩn thận

Page 22: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

viết ra khoản tiền anh ta có nghĩa vụ phải trả lại cho người cho vay. Sau đó anh ta phải xác nhận tổng số tiền nợ bằng chữ ký của mình.

Điều này chí ít đã trả lời phần nào câu hỏi của chúng ta. Tờ “giấy nợ” mà Chúa đóng đinh vào cây thập tự là một phiếu ghi nợ. Nhưng vẫn còn những thắc mắc khác được nêu ra. Món nợ ấy lớn thế nào? Nợ ai? Điều quan trọng nhất là, bút tích của ai ở cuối tờ giấy nợ ấy?

Kinh Thánh đưa ra đủ manh mối để giúp chúng ta trả lời những câu hỏi đó. Thứ được đóng đinh trên thập tự là “giấy nợ chống lại chúng ta với những luật lệ ràng buộc chúng ta. Ngài loại bỏ bằng cách đóng đinh nó vào thập tự giá” (Cô-lô-se 2:14). “Những luật lệ” chắc chắn phải là điều liên quan tới luật pháp. Nó gợi lên trong tâm trí chúng ta những luật lệ cuộc sống mà Chúa đã trao cho Môi-se và được tóm tắt trong Mười điều răn: “Trước mặt Ta con không được có các thần nào khác ...Con không được giết người. Con không được phạm tội tà dâm. Con không được trộm cắp,” và v.v.. (Xuất Ai Cập Ký 20:1-17).

Những luật lệ tuyệt đối công bình này không có gì sai cả. Đức Chúa Trời hoàn toàn có quyền kỳ vọng con người sống đời sống tốt và thánh thiện. Ngài đã ban cho chúng ta luật lệ của Ngài vì Ngài muốn tốt cho chúng ta. Bất cứ cộng đồng nào thờ phượng một mình Đức Chúa Trời, tôn trọng mạng sống con người, giữ mình cho hôn nhân, và tôn trọng tài sản cá nhân đều là những cộng đồng tốt. Vì vậy, luật pháp Chúa không có vấn đề gì.

Vấn đề là con người là những kẻ phạm pháp. Theo Giáo lý vấn đáp tóm tắt Westminste: “Không một ai trên đời này có thể giữ toàn bộ luật của Đức Chúa Trời, kể từ khi con người sa ngã, nhưng con người vi phạm luật pháp mỗi ngày bởi suy tưởng, lời nói và việc làm của họ” (Câu trả lời 82). Chúng ta đã thờ phượng bất cứ thứ gì và mọi thứ ngoại trừ Chúa. Chúng ta trách Chúa khi chúng ta gặp vấn đề nơi công sở. Chúng ta không dành cho cha mẹ chúng ta sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Chúng ta nói dối, lừa gạt và trộm cắp. Chúng ta không hài lòng với những gì chúng ta có bởi vì chúng ta muốn có thứ khác. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta đã không giữ luật lệ của Chúa.

Vì chúng ta là những kẻ phạm luật, nên luật pháp Chúa chống lại chúng ta. Nó là kẻ thù của chúng ta; nó chống đối chúng ta. Danh sách luật pháp Chúa cũng là danh sách tội lỗi của chúng ta. Mỗi một luật lệ của Chúa là một lời nhắc nhở rằng chúng ta đã phạm tội với Đức Chúa Trời thánh khiết. Cho nên, khi nói đến “giấy nợ” là Kinh Thánh muốn nói đến tờ phiếu ký tay. Nó là một quyển sổ nợ dài vô tận mà chúng ta nợ Chúa vì chúng ta đã không giữ luật pháp Ngài.

Đến giờ chúng ta có thể thấy rõ điều đã được đóng đinh vào thập tự giá cùng với chính Chúa Giê-su và bảng công khai về vương quyền của Ngài. Đó chính là tờ phiếu thể hiện món nợ mà chúng ta phải trả vì phá luật của Chúa. Đó là một tờ giấy nợ hợp lệ về món nợ nhiều vô tận chúng ta nợ Chúa vì tội lỗi của chúng ta. Tờ giấy chứng nợ này có chữ ký của chính chúng ta dưới cuối. Và vì “tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23), nên nghĩa là chúng ta đã ký nhận án tử cho chính mình.

Page 23: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

MÓN NỢ ĐÃ ĐƯỢC HỦY BỎ Sự đắc thắng của thập tự giá chính là ở chỗ Đức Chúa Trời đã đóng đinh giấy nợ luật pháp Ngài của chúng ta vào thập tự giá. Ngài đã hủy bỏ “giấy nợ chống lại chúng ta với những luật lệ ràng buộc chúng ta. Ngài loại bỏ bằng cách đóng đinh nó vào thập tự giá” (Cô-lô-se 2:14).

Khi Đức Chúa Trời đóng đinh giấy nợ của chúng ta vào thập tự giá với Đấng Christ, tất cả tội lỗi chúng ta đã được tha. Tất cả nợ nần của chúng ta đã được xóa. Như Kinh Thánh đã viết, Đức Chúa Trời “đã hủy bỏ giấy nợ.” Trong tiếng Hy Lạp gốc, từ “hủy” có nghĩa là “xóa xạch” hay “gột rửa.” Ý là món nợ mà chúng ta đã từng nợ Chúa vì tội lỗi chúng ta giờ đây đã được xóa bỏ hoàn toàn.

Sự đắc thắng của thập tự giá là khi Đức Chúa Trời hủy bỏ toàn bộ món nợ tội lỗi của chúng ta bằng cách đóng đinh nó vào thập tự giá với Đấng Christ. Ngài đã tha thứ tất cả tội lỗi của chúng ta khi Chúa Giê-su chịu đóng đinh. Vì mọi tội của chúng ta đã bị đóng đinh vào cây thập tự với Đấng Christ, toàn bộ số nợ của chúng ta đã được trả hết. Không có bất cứ chi phí vượt trội nào.

Sự đắc thắng tội lỗi của thập tự giá đã được bày tỏ một cách rất đẹp đẽ trong một lời bài thánh ca nổi tiếng của Horatio G. Spafford. Cuộc đời Spafford chứa những sự kiện bi thảm. Vào tháng một năm 1873, ông gửi vợ và bốn cô con gái lên tàu viễn dương của Pháp tên là Ville du Havre để đi Châu Âu. Đang khi vượt Đại Tây Dương, chiếc tàu va chạm với một tàu khác và hầu hết hành khách trên tàu đã mất tích trên biển. Trong số những người mất tích có các con gái của Spafford, mặc dù vợ của ông đã được thoát nạn.

Spafford đã mua vé đi chuyến tàu kế tiếp. Khi tàu đi đến chỗ gần nơi các con gái ông bị nạn, ông đã viết bài thánh ca mang tên “Tâm linh tôi yên ninh thay.” Dù trong đau thương, Stafford vẫn tìm thấy niềm an ủi nơi sự đắc thắng của thập tự giá:

Vinh thay tư niệm này, thật tôi thỏa vui mực nào,

Ngài xóa hết, không lưu một tội nao;

Nhờ Chúa đóng đinh xưa, nay tôi thoát khỏi ách ma,

Linh hồn hỡi, chúc tán Chúa chuộc mua ta!

Khi viết những lời này, Spafford đã nhớ đến chương hai của thư tín Cô-lô-se, chỗ viết rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ toàn bộ món nợ tội lỗi chúng ta bằng cách đóng đinh nó vào thập tự giá.

Page 24: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

MỘT CẢNH TƯỢNG PHƠI BÀY

Tại thập tự giá Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã không chỉ chiến thắng tội lỗi, mà Ngài còn chiến thắng Sa-tan. Sa-tan là một kẻ thù thật xưa cũ, và thập tự giá là một chiến thắng thật lẫy lừng, đến nỗi Chúa không thể chỉ giữ chiến thắng này cho riêng Ngài. Sau khi giải thích việc Đức Chúa Trời đã đóng đinh tội lỗi chúng ta trên cây thập tự như thế nào, Kinh Thánh tiếp tục bằng việc nói rằng “Ngài đã phế bỏ các quyền thống trị, các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng, và bêu chúng ra giữa thiên hạ” (câu 15).

Tại đây một lần nữa chúng ta cần biết một chút về văn hóa La Mã cổ đại. Khi một vị tướng trở về nhà sau chiến thắng lớn, ông sẽ dẫn đầu một cuộc diễu hành đi qua các đường phố thành Rô-ma. Theo sau đoàn diễu hành của ông là các tù binh ông bắt được trong cuộc chiến. Vị tướng này đã phơi bày cảnh tượng các tù binh ông bắt được bởi vì tù binh chiến tranh chính là bằng chứng của sự toàn thắng.

Tại thập tự giá, Đức Chúa Trời đã thực hiện điều tương tự đối với Sa-tan. Sa-tan đã gây chiến chống lại Chúa hàng thiên niên kỷ nay. Cuộc chiến trên đất giữa thiên đàng và hỏa ngục đã bắt đầu nổ ra tại vườn Ê-đen, nơi Sa-tan cám dỗ Ê-va phạm tội đầu tiên. Bắt đầu từ đó, Sa-tan đã ra sức phá hoại dân Chúa bằng cách dẫn họ dấn sâu vào tội lỗi. Vô cùng hoan lạc, nó nhìn xem loài người ngày càng lún sâu vào món nợ tội lỗi một cách vô vọng. Nó biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể trả những gì chúng ta đã nợ Chúa vì không giữ luật Ngài.

Nhưng có một điều mà Sa-tan quên tính đến. Nó đã không nghĩ đến chiến thắng của thập tự giá. Nó đã không biết rằng Chúa Giê-su Christ sẽ trả toàn bộ món nợ tội lỗi bằng cách chết trên thập giá. Nó đã không thể hiểu rằng khi Chúa Giê-su chịu đóng đinh thì món nợ vô tận mà chúng ta nợ Chúa cũng sẽ bị treo lên thập tự cùng với Ngài. Khi Sa-tan nhận ra rằng thập tự thật ra là chiến thắng của Đức Chúa Trời, chứ không phải là cái chết của Ngài thì đã quá trễ.

Kinh Thánh nói rằng khi Đức Chúa Trời đóng đinh tội lỗi của chúng ta vào thập tự, Ngài “đã phế bỏ các quyền thống trị và các thế lực” (câu 15). “Các quyền thống trị và các thế lực” ám chỉ Sa-tan và các quỷ của nó. Chúa đã cho phép chúng nắm giữ sức mạnh của tội lỗi và uy quyền của sự chết trên dân Ngài trong một thời gian. Nhưng sức mạnh và quyền lực của chúng đã bị vô hiệu hóa tại thập tự giá. Matthew Henry (1662-1714) - một tín hữu Thanh giáo đã giải thích điều ấy như thế này: “Cái chết của Đấng Cứu Chuộc đã đánh bại ma quỷ và phế bỏ tất cả uy quyền của địa ngục.” Khi Đấng Christ chết trên thập tự, quyền lực tội lỗi và uy quyền sự chết của các kẻ thù của Đức Chúa Trời không còn nữa.

Vì thế, sự đóng đinh của Chúa Giê-su Christ phô bày chiến thắng của Đức Chúa Trời trước Sa-tan: “Ngài đã phế bỏ các quyền thống trị, các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng, và bêu chúng ra giữa thiên hạ” (câu 15). Như một vị tướng lĩnh dũng mãnh, Đức Chúa Trời đánh bại Sa-tan và các quỷ của nó bằng thập tự giá. Rồi Ngài phô bày chiến thắng ấy một cách tỏ tường giữa thiên hạ. Thập tự giá phô bày chiến thắng của Đức Chúa Trời. Nó bày tỏ rằng Chúa đã đánh bại tội lỗi và Sa-tan bằng cách đóng đinh món nợ của chúng ta vào thập tự giá.

Page 25: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Thập tự giá là chiến thắng của Đức Chúa Trời. Nó cũng là một chiến thắng cho chúng ta nếu chúng ta tin vào Chúa Giê-su Christ để được cứu rỗi. Rev. Ed King đã giải thích về chiến thắng của thập tự giá khi ông giảng tại tang lễ của James Chaney, một nhà hoạt động vì hòa bình Mỹ-Châu Phi, người đã bị đảng 3K ám sát vào tháng tám năm 1964. King biết rằng đảng 3K đã dùng biểu tượng chữ thập cho các mục đích gian ác, nhưng ông vẫn muốn giành lại chiến thắng cho thập tự giá của Đấng Christ. Ông đã giảng rằng “Thập tự giá không phải là một cây gỗ bị thiêu cháy mà là cây thập tự trên đồi Can-vê nhuộm máu của Chúa Giê-su, Con Trai của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã ban chính Con của Ngài cho tất cả chúng ta và đây là cây thập tự mà chúng ta đi theo - cây thập tự mang nghĩa chiến thắng.”

Page 26: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

6. Sự Khiêm Nhường của Thập Tự Giá

“Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết

- Thậm chí chết trên cây thập tự!”

PHI-LÍP 2:8

Địa vị ban đầu của Chúa Giê-su Christ là ngay đỉnh của đường cong pa-ra-pôn. Ngài vốn có bản thể của Đức Chúa Trời và hưởng những vinh quang của thần tánh Ngài, Ngài đã ở địa vị cao như Ngài có thể. Rồi Ngài hạ mình xuống, hướng xuống nơi con loài người. Ngài đã buông vinh quang của thần tánh Ngài, từ bỏ chính mình, mặc lấy thân phận của một tôi tớ, chịu tạo dựng trong hình hài con người, và khiêm nhường nằm trong máng cỏ.

SỰ HÈN MỌN CỦA MÁNG CỎ

Đường cong đi xuống của chiếc parabol tượng trưng hình ảnh Con Đức Chúa Trời từ thiên đàng xuống thế gian. Từ muôn đời về trước, Ngài vẫn luôn vui thích với đặc quyền về thần tánh của Ngài. Tuy nhiên Ngài đã chịu hạ mình để trở nên một con người. Ngài đã không dùng sự bình đẳng với Đức Chúa Trời để tránh né việc trở nên người phàm, nhưng làm điều ngược lại.

Chúa Giê-su Christ đã là một con người về mọi phương diện. Ngài đã được cấu tạo và dựng nên như một người bình thường. Bên dưới lớp da của Ngài là các xương và các bộ phận, cũng có máu bơm qua các mạch máu. Nếu bạn đã ở trong cái hang đá nơi Chúa Giê-su được sinh ra, bạn đã có thể đặt bàn tay mình trên thân thể Chúa hài đồng Giê-su và cảm nhận ngực Ngài phồng lên xẹp xuống đều đều theo nhịp thở trong không khí ban đêm tại Bết-lê-hem. Ma-ri và Giô-sép đã phải cho Ngài ăn và ợ, thậm chí thay tã cho Ngài. Trong vòng tay của họ, Ngài là một hài nhi đang sống, thở và ngọ nguậy.

Tất cả những điều đó là cần thiết để Chúa Giê-su trở thành Cứu Chúa của thế giới. Ngài đã phải trở thành một người như chúng ta để cứu chúng ta. Nhà cải chánh Zacharias Ursinus từng viết rằng: “Vì con người phạm tội, nên con người cần phải trả nợ tội lỗi.”1 Hay theo lời của Augustine, một nhà thần học có thể gọi là vĩ đại nhất của hội thánh sơ khai, “Chính bản chất được nhận lấy là bản chất được bày tỏ ra.”

Sự hạ mình của Chúa Giê-su Christ là điều xưa nay chưa từng thấy bao giờ. Đó là một điều trái ngược hoàn toàn với những giá trị của thế gian này - một đường lối khác với luân lý thế gian. Câu Kinh Thánh: “Ngài tự hạ mình xuống,” biểu lộ sự tự nguyện hạ mình. Cũng như

Page 27: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

việc tự từ bỏ chính mình (Phi-líp 2:7), Ngài cũng tự hạ mình xuống. Sự tự hạ mình của Chúa Giê-su Christ là một hành động sẵn lòng hạ cố và tình nguyện hy sinh bản thân.

Chúng ta dễ dàng quên tấm gương khiêm nhường của Đấng Christ cấp tiến thế nào. Các triết gia cổ đại coi thường sự hạ mình. Họ không cho rằng đó là một phẩm cách, nhưng cho đó là một thói xấu. Họ khen ngợi sự kiêu ngạo, và chê sự khiêm nhường là một biểu hiện của sự yếu đuối và hèn nhát. Đối với những người ngoại đạo sống vào thời Đấng Christ thì sự hạ mình là khuynh hướng yếu đuối của một kẻ hèn nhát. Vậy nên Chúa Giê-su đã làm đảo ngược các giá trị của văn hóa cổ đại và cung cấp cho loài người một lối sống hoàn toàn khác: lối sống hạ mình.

HẠ MÌNH ĐẾN CHẾT

Nếu chúng ta lật mở các trang sách Phúc Âm, chúng ta có thể nhận ra nhiều hình ảnh khiêm nhường của Chúa Giê-su Christ. Tuy nhiên hình ảnh rõ nét nhất về sự hạ mình của Đấng Christ mà Phao-lô tâm đắc khi ông tô lại hình parabol về sự cứu chuộc đến chỗ đường cong vòng xuống là hình ảnh: Ngài “vâng phục cho đến chết.”

Tại đây, Phao-lô đã trả lời một thắc mắc canh cánh về khả năng hóa thân làm người của Chúa Giê-su trong lời một bài hát nổi tiếng năm 1995 của Joan Osborne. Osborne đã ngâm nga rằng: “Nếu Đức Chúa Trời là một người trong loài người chúng ta thì sao? Một người giống như chúng ta. Cũng từ bùn đất như chúng ta. Cũng là một người lạ trên xe buýt, đang trên đường về nhà, một mình quay về thiên đàng.”

Nếu Đức Chúa Trời là một người trong loài người chúng ta thì sao? Ngài sẽ cảm thấy như thế nào khi dự phần vào sự tồn tại tẻ nhạt và vô vị của con người? Thực ra, không cần phải suy đoán. Không cần đặt ra những cái “nếu” về điều ấy: vì Đức Chúa Trời đã thực sự trở thành một người như chúng ta. Chúng ta có thể đọc về tất cả những điều này trong các tài liệu lịch sử rõ ràng nhất đã được xác chứng từ thời cổ đại: các sách Phúc Âm trong Tân Ước. Chúa Giê-su cũng đã không cố gắng trở về thiên đàng một mình. Trên mọi bước đường của Ngài, Ngài luôn được thêm sức bởi Đức Thánh Linh và được giúp đỡ nhờ mối thông công thân mật với Đức Chúa Cha.

Tuy nhiên, từ cái nhìn Kinh Thánh, ta thấy một vấn đề trầm trọng hơn trong tác phẩm của Osborne là Chúa Giê-su mà bài hát này trình bày đã không đủ khiêm nhường. Chúa Giê-su trong tác phẩm của Osborne là một nhân vật đáng thương. Chúng ta thấy Ngài một mình trên xe buýt, không bạn bè và tuyệt vọng trong một thế giới sa đọa. Người đàn ông u sầu ấy dường như bị Đức Chúa Trời bỏ rơi, không chắc chắn về số phận đời đời của mình, và bị bỏ mặc để tự thực hiện sự cứu rỗi mình. Tuy nhiên, sự nhục nhã mà Chúa Giê-su phải chịu khi Ngài thực sự hóa thân làm người còn tệ hơn như vậy! Ngài đã phải hạ mình xuống thấp hơn nhiều so với việc chịu cô đơn trên chuyến xe buýt đang chạy trên đường phố. Sự vâng phục của Đấng Christ là sự vâng phục hoàn toàn cho đến chết.

Page 28: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Câu khẳng định trên không phải chủ yếu nói đến khoảng thời gian Đấng Christ chịu vâng lời. Mặc dù thật sự Chúa Giê-su đã vâng theo luật pháp Đức Chúa Trời suốt cuộc đời Ngài, và Ngài đã vâng phục Cha Ngài đến tận giây phút Ngài chịu chết. Nhưng sự “vâng phục cho đến chết” ở đây chủ yếu bày tỏ mức độ vâng phục của Đấng Christ. Việc chết trên thập tự giá là một sự vâng phục đạt đến cấp độ thứ n, đến mức độ tột cùng của sự chết.

Sự vâng phục tuyệt đối này đã thể hiện cả thần tánh và nhân tánh của Chúa Giê-su Christ. Một mặt, việc phó dâng thân thể mình đến chết bày tỏ thần tánh của Ngài. Loài người tầm thường không thể vâng phục đến nỗi nhận cái chết. Điều này là tất yếu vì chúng ta chỉ là con người hay chết. Dù cho chúng ta có sẵn lòng đầu phục đến chết hay không thì tất cả chúng ta đều phải chết. Chỉ có Chúa Con, là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật mới có thể phó chính mình Ngài cho đến chết trong hành động vâng phục tự nguyện như thế.

Sự vâng phục của Đấng Christ cho đến chết cũng đồng thời bày tỏ nhân tánh của Ngài. Chỗ khác trong Thánh Kinh có nói rằng “Khi còn sống trong thân xác, Đấng Christ đã lớn tiếng dâng những lời cầu nguyện và nài xin đầy nước mắt lên Đấng có quyền cứu mình khỏi chết; và bởi lòng thành kính, Ngài được nhậm lời. Mặc dù là Con, Ngài cũng đã học tập vâng lời qua những khổ đau mình đã chịu” (Hê-bơ-rơ 5:7-8). Những câu Kinh Thánh này trao cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua hiếm hoi về đời sống cảm xúc của Chúa Giê-su Christ, Ngài thậm chí đã kêu khóc lớn tiếng với Cha Ngài trên thiên đàng để xin được cứu khỏi cái chết. Chúa Giê-su Christ đã học tập sự vâng lời qua việc chịu khổ.

Chúa Giê-su Christ đã có thể từ chối con đường thập tự giá. Một khi Ngài đã có cơ hội quan sát những điều xung quanh, chứng kiến mọi thứ và chịu đau đớn trên da thịt mình, Ngài đã có thể chọn đổi sự khiêm nhường lấy vinh quang trở lại. Thực ra đó chính là sự cám dỗ mà Sa-tan mang đến cho Chúa Giê-su: “Ma quỷ lại đem Ngài lên đỉnh núi cao, chỉ cho Ngài thấy tất cả các vương quốc trên thế gian với sự huy hoàng của chúng, và nói: “Nếu ngươi sấp mình thờ lạy ta, ta sẽ cho ngươi tất cả những thứ nầy” (Ma-thi-ơ 4:8-9). Sa-tan gợi ý trao cho Chúa Giê-su một con đường đến vinh quang mà không phải qua thập giá.

Chúa Giê-su đã từ chối con đường dễ dàng đó. Ngài từ chối nó bởi vì nếu không có sự chuộc tội thì sẽ không thể có sự cứu rỗi khỏi tội. Sẽ không có sự cứu chuộc nếu không có sự đóng đinh. Vì thế Chúa Giê-su Christ đã chấp nhận hạ mình cứu chuộc nhân loại. Ngài đã bằng lòng vâng phục đến chết.

THẬM CHÍ CHẾT TRÊN CÂY THẬP TỰ

Còn hơn như thế. Nhiều thế kỷ dài đã trôi qua mà chúng ta vẫn còn nghe giọng nói đầy kinh ngạc của Phao-lô: “Thậm chí chết trên cây thập tự!” Chúa Giê-su đã chấp nhận hạ mình không những trong máng cỏ, mà còn trên thập tự giá.

John Chrysostom (347-407) nằm trong số những diễn giả nổi tiếng của hội thánh sơ khai. Chức vụ giảng đạo của ông tại Constantinople thành công đến nỗi người ta gọi ông là “Chiếc lưỡi vàng” (nghĩa của chữ “Chrysostom” trong tiếng Hy Lạp). Nhà thuyết giảng vĩ đại này

Page 29: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

hiếm khi nào thiếu từ ngữ để diễn đạt, vậy mà khi gặp cụm từ trong Phi-líp 2, ông đã phải nói rằng “Tôi không có từ nào để nói.”

Từ ngữ thực sự không thể diễn tả hết được. Tuy nhiên chúng ta cần biết những gì Chúa Giê-su đã phải chịu trên thập tự vì chúng ta. Tiến sĩ C. Truman Davis miêu tả những ảnh hưởng của thập tự giá như sau:

Quân lính đặt thập giá trên mặt đất và nhanh chóng ném người đàn ông kiệt sức ấy xuống, lưng áp vào thanh gỗ. Tên lính cảm nhận sự kiệt sức trước cổ tay. Anh ta đóng một cái đinh bằng sắt rèn vuông và nặng xuyên qua cổ tay và lún vào thanh gỗ. Rồi anh ta nhanh chóng chuyển qua cổ tay bên kia và lập lại động tác tương tự, cẩn thận để không kéo cánh tay quá căng, nhưng để gập và cho phép cử động một chút. Sau đó thập giá được kéo lên vào đúng vị trí của nó.

Quân lính đặt bàn chân trái nạn nhân đè lên bên trên bàn chân phải, và kéo cả hai chân ra, cho ngón chân chĩa xuống, chúng đóng một cây đinh xuyên qua lòng hai lòng bàn chân và để đầu gối thả lỏng. Bây giờ đã đóng đinh nạn nhân xong. Khi sức nặng từ từ kéo thân thể nạn nhân chùng xuống, sự đau đớn tột cùng bắt đầu trong các ngón tay, lên đến hai cánh tay và bùng nổ trong não bộ - những cây đinh trên cổ tay tạo ra áp lực lên các dây thần kinh trung ương. Khi nạn nhân cố kéo thân mình lên trên để tránh sự đau đớn do bị kéo dãn này, thì anh ta lại đặt toàn bộ trọng lượng lên trên cây đinh đóng xuyên qua chân. Một lần nữa anh ta cảm nhận nỗi đau thấu xương ở chỗ cây đinh đang xé những dây thần kinh giữa các xương bàn chân anh ta.

Khi hai cánh tay quá mỏi, các cơ bắp trở nên tê liệt, co rút lại làm cho nạn nhân không ngừng đau nhói. Những cơn dọp bẻ này khiến nạn nhân không còn khả năng lấy hơi để thở nữa. Không khí có thể đi vào phổi nhưng anh ta không thể thở ra được. Anh ta cố gắng đẩy thân mình lên chỉ để thở một hơi ngắn. Cuối cùng khí các-bô-níc cũng tạo thành trong phổi và trong máu, và những cơn dọp bẻ phần nào giảm bớt. Thỉnh thoảng anh ta có thể đẩy mình lên để thở và đưa oxy vào trong phổi.

Hàng giờ chịu đựng những cơn đau dài vô tận, những cơn dọp bẻ xé nát các khớp, những cơn ngạt thở và cơn đau khủng khiếp khi các mô bị xé toạc trên tấm lưng nát bấy vì xê dịch lên xuống trên cây gỗ xù xì. Rồi một sự đau đớn khác hình thành: sự đau đớn tột cùng ở ngực khi các màng ngoài tim từ từ đầy huyết thanh và bắt đầu ép vào tim.

Đến giờ mọi sự sắp kết thúc - tình trạng mất dịch mô đã đến mức độ nghiêm trọng - tim bị chèn khó có thể bơm thứ máu giờ đã đặc và nặng lên các mô - phổi bị tổn thương nặng phải cố lắm mới có thể thở gấp từng ngụm không khí nhỏ.

Anh ta có thể cảm nhận sự ớn lạnh của cái chết luồn qua các mô...

Tuy vậy, lời lẽ vẫn không thể diễn tả hết được. Kinh Thánh nói rằng Chúa Giê-su “vì niềm vui đặt trước mặt mình, vui chịu thập tự giá” (Hê-bơ-rơ 12:2). Thập tự giá mà Chúa Giê-su đã chịu không chỉ đơn thuần là một biểu tượng. Nó cũng không phải là một thứ đồ trang sức đeo tòn ten cho vui trên cổ hay một biểu tượng gắn trên tường. Nhưng nó là một sự tra tấn dã man.

Tới đây chúng ta đã chạm tới tận điểm cuối cùng của đường cong parabol cứu chuộc. Sự hạ mình của Chúa Giê-su trong máng cỏ chỉ là khởi đầu. Khi Con Đức Chúa Trời trở thành người, Ngài đã bắt đầu con đường parabol của sự vâng phục, con đường này đi từ chỗ máng cỏ đi xuống, xuống tận chỗ thập tự giá.

Page 30: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Đó là lý do tại sao Phao-lô kinh ngạc đến vậy! Mặc dù ông đã đi với Chúa nhiều năm, thường xuyên nghĩ về thập tự giá Đấng Chirst và chính mình cũng chịu nhiều gian khổ, nhưng ông vẫn hầu như không thể tin rằng Chúa Giê-su đã phải chịu sự nhục hình dường ấy. Vì trong thời đó, việc bị đóng đinh vào thập tự giá là một cái chết nhục nhã nhất.

Chúng ta đã đọc trong phần trước của sách này rằng thập tự giá bị người ngoại coi khinh. Trong tác phẩm Cộng hòa của Plato, Glaucon bắt đầu chứng minh cho Socrates việc một người công bình có thể chứng tỏ mình là công bình bằng cách nào. Để bày tỏ sự tốt lành của mình, người ấy phải chịu đựng mọi sự sỉ nhục và cam chịu các loại khổ ải. Glaucon kết luận như thế này sau khi miêu tả những bất công mà người ấy phải chịu: “Trong những hoàn cảnh ấy, người công bình sẽ bị đánh bằng roi, bị tra tấn, bị xích, bị móc mắt; và cuối cùng, sau khi đã chịu mọi sự đau đớn, người ấy phải bị đóng đinh ...”Việc chịu đóng đinh là bằng chứng cuối cùng cho thấy người này là trọn vẹn, bởi vì nó là cái chết kinh khủng nhất mà người ta từng thấy.

Người La Mã lan truyền rộng rãi trong xã hội họ quan niệm cho rằng hình phạt đóng đinh là một sự sỉ nhục tồi tệ nhất, trong khi hình phạt chặt đầu được xem là nhẹ hơn. Thập tự giá dành cho những người bị coi khinh trong xã hội như: nô lệ và tội phạm hung tợn, kẻ bất lương và kẻ phản bội. Có lẽ Phao-lô nói rõ trong Phi-líp chương hai rằng Chúa Giê-su đã trở nên một người tôi tớ để chỉ ra rằng trên thực tế Ngài có đủ điều kiện cho thập tự giá.

Nếu đóng đinh là đáng khinh với người ngoại, thì nó là một sự rủa sả đối với người Do Thái. Như chúng ta đã đọc, theo Luật Môi-se, bị treo trên cây gỗ là bị Đức Chúa Trời nguyền rủa và bị xã hội xa lánh (Phục truyền 21:22-23). Không có cách gì để cứu chuộc một người đàn ông bị đóng đinh. Vì thế những gì Chúa Giê-su đã chịu vượt trên cả nỗi đau đớn do bị đóng đinh và do sự lăng mạ của những kẻ ngoại đạo; Ngài đã phải chịu cả sự nguyền rủa của Đức Chúa Trời trên tội lỗi nhân loại.

Khi hiểu được thực trạng tôn giáo và văn hóa thời ấy, có người sẽ thắc mắc liệu có khi nào thập tự giá cũng là một chướng ngại cho niềm tin của Phao-lô vào phúc âm. Vừa là người La Mã và người Do Thái, theo bản năng, chắc hẳn ông đã sợ phải tôn trọng một người chịu cái chết trên thập tự giá. Điều này giúp giải thích lý do ông chú ý từng chi tiết về ý nghĩa của thập tự giá trong bài giảng và bài viết của mình. Nó cũng giải thích tại sao ông lại kinh ngạc tột độ về việc Con Đức Chúa Trời phải chết trên thập tự giá. Nếu cái chết trên cây gỗ là một điều bị rủa sả thì làm thế nào Chúa Vinh Hiển lại có thể chết cách ấy? Đấng Mê-si bị đóng đinh ư!? Cụm từ này chắc chắc đã là một phép nghịch hợp - một cụm từ bất hợp lý - đối với Phao-lô trước khi tin Chúa. Sau đó, khi ông viết rằng Đấng Christ bị đóng đinh là “sự người Giu-đa lấy làm gương xấu” (1Cô-rinh-tô 1:23) là ông đang nói đến sự bối rối của chính ông trước đây về nghịch lý thập tự.

Tuy nhiên, Phao-lô đã không gạt Cựu Ước qua một bên, vì ông biết rằng bất cứ điều gì Kinh Thánh nói đều đúng. Ông cũng không bỏ qua những sự thật lịch sử về cuộc đời Chúa Giê-su, vì ông từng tận mắt chứng kiến Đấng Christ phục sinh. Thay vào đó, vị sứ đồ vật lộn với các bản văn cho tới khi hiểu được điều mà những sự kiện lịch sự đó muốn nói đến. Điều mà ông khám phá ra đã được ghi lại trong Thánh Kinh: “Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi

Page 31: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

sự rủa sả của luật pháp khi Ngài chịu rủa sả thế cho chúng ta - vì có lời chép: ‘Đáng rủa thay cho kẻ bị treo trên cây gỗ’” (Ga-la-ti 3:13).

SỰ HẠ MÌNH CỦA CƠ ĐỐC NHÂN Chúa Giê-su Christ đã tự hạ mình và vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Ngài đã gánh sự rủa sả của thập tự giá vì sự cứu chuộc chúng ta, Ngài chịu sự đau đớn và khinh điều sỉ nhục của thập tự (xem Hê-bơ-rơ 12:2).

Bất cứ ai chưa đến với Đấng Christ để xin sự tha thứ thì vẫn còn ở dưới sự rủa sả của thậo tự mà Ngài đã gánh. Nếu chúng ta không ăn năn sự chống nghịch Đức Chúa Trời thì sự rủa sả của Chúa như một bản án tử vẫn còn treo lơ lửng trên chúng ta, và chúng ta có nghĩa vụ phải chịu sự rủa sả cho chính mình. Nếu Đức Chúa Trời đã không miễn thứ cho chính Con mình khỏi sự rủa sả của Ngài đối với tội lỗi (xem Rô-ma 8:32), thì làm sao Ngài có thể miễn cho chúng ta khỏi sự rủa sả ấy? Chỉ chính nhờ thập tự giá của Đấng Christ mà chúng ta có thể thoát khỏi sự rủa sả của tội lỗi mà chúng ta đáng phải chịu.

Nếu chúng ta đã đem tội của mình đến nơi thập tự giá của Đấng Christ rồi thì sao? Phi-líp 2:8 chủ yếu nói về ý nghĩa của thập tự đối với Đấng Chirst, không phải đối với chúng ta. Câu Kinh Thánh đó nói về sự đau đớn và nhục nhã mà Chúa Giê-su đã chịu trên thập tự như một hành động hạ mình. Đó là đỉnh điểm sự hạ mình mà Chúa Giê-su Christ sẵn lòng chịu để cứu chuộc chúng ta.

Vậy một khi chúng ta thấy thái độ của Đấng Christ đối với thập giá, sự hạ mình tột độ chịu đựng sự nhục nhã ấy, thì chúng ta cũng có thể hiểu chúng ta nên có thái độ như Ngài. Thập tự mang chúng ta đến với lời khuyên thiết thực này:

Hãy có đồng một tâm trí như Đấng Christ Giê-su đã có. Đừng làm điều gì vì lòng ích kỷ, hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, xem người khác tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em đừng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mình, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác nữa. (Phi-líp 2:5, 3-4)

Rất ít người trong chúng ta gặp khó khăn trong việc nhớ quan tâm đến chính mình. Thực sự, chúng ta hiếm khi nhìn xa hơn lợi ích riêng của chúng ta. Chúng ta thường làm trái ngược với điều Kinh Thánh dạy và xem bản thân mình là quan trọng hơn người khác. Nhưng Phao-lô dạy chúng ta nên theo gương của Đấng Christ về sự hạ mình và ưu tiên người khác hơn chúng ta.

Khi lời khuyên trên có tác dụng với chúng ta, nó sẽ xoay chuyển những bản năng và sự ưu tiên của chúng ta. Khi đến với thập tự giá, chúng ta sẽ thấy mình còn phải hạ mình hơn nhiều. Vẫn còn quá nhiều sự kiêu ngạo trong sự khiêm nhường của chúng ta, thậm chí những hành vi thương xót của chúng ta cũng để phục vụ chính mình. Chúa đang kêu gọi chúng ta thay vào đó hãy có sự hạ mình như Chúa Giê-su đã có trên cây thập tự, sự hạ mình chịu khổ, hy sinh, và từ bỏ chính mình.

Page 32: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

7. Niềm Kiêu Hãnh về Thập Tự Giá “Tôi chẳng khoe về điều gì ngoài thập tự giá của Chúa chúng ta

là Đức Chúa Giê-su Christ.”

GA-LA-TI 6:14

Sự kiêu hãnh có gì đó khiến cho chúng ta tò mò. Dù biết rằng một người khoe khoang thì không ai ưa nhưng mọi người đều vẫn thích khoe khoang. Người ta khoe về bất cứ thứ gì: về con cháu, tài khoản ngân hoàng, vòng eo, điểm số bowling, kế hoạch đi du lịch, thành tích, đôi khi khoe cả sự hớ hênh của mình.

Những năm thập niên chín mươi xuất hiện một sự khoác lác lố bịch trên truyền hình. Đồng ý rằng ngành thương mại hầu như thế nào cũng phải khoe khoang, nhưng cái này có thể nói đã đạt cấp độ mới trong ngành quảng cáo. Một hãng xe huyên hoang tuyên bố “đây là loại xe công nghệ an toàn tiên tiến ấn tượng nhất ... một loại xe có thể cứu rỗi linh hồn của bạn.”

CHÚA CẤM!

Nếu là Phao-lô, ông sẽ không bao giờ khoe khoang về một chiếc xe. Hay về bất cứ điều gì khác. Ông đã viết trong Ga-la-ti 6:14 rằng “Tôi không bao giờ khoe khoang.” “Nguyện sự kiêu ngạo tránh xa tôi.” Hay, rõ ràng hơn là, “Đức Chúa Trời cấm tôi khoe khoang!”

Từng là một học giả Cựu Ước, Phao-lô biết rằng Thánh Kinh cấm kiêu ngạo. Sách tiên tri Giê-rê-mi viết rằng: “Đức Giê-hô-va phán: ‘Người khôn ngoan đừng tự hào về sự khôn ngoan mình; người mạnh đừng tự hào về sức mạnh mình; người giàu đừng tự hào về sự giàu có mình” (Giê-rê-mi 9:23). Nếu một người không được khoe năng lực trí tuệ, sức mạnh cơ bắp hoặc khả năng tài chính của mình, vậy thì người ấy có thể khoe điều gì? Chẳng có thể khoe điều gì cả. Vua Sa-lô-môn đã để lại lời cảnh báo khôn ngoan rằng: “Hãy để người khác khen con, miệng con đừng làm như thế; hãy để người ngoài khen con, môi con đừng tự khen mình” (Châm ngôn 27:2). Nói cách khác là hãy để người khác khoe về bạn!

Sự kiêu ngạo không bao giờ tạo ra sức hút. Sự kiêu ngạo tồi tệ nhất là kiêu ngạo về những thành tích tôn giáo của mình. Vậy mà đó lại chính là điều một số người trong thời Phao-lô đã làm. Nhiều Cơ Đốc nhân thời kỳ đầu bẩm sinh là người Do Thái, vì thế họ đã chịu phép cắt bì lúc sơ sinh. Thời Cựu Ước, cắt bì là một dấu hiệu chứng tỏ một người thuộc về dân Chúa. Nếu một người dân ngoại muốn gia nhập cộng đồng Do Thái, người đó phải chịu cắt bì. Một số Cơ Đốc nhân thời kỳ sơ khai cho rằng phép cắt bì vẫn còn là một đòi hỏi nếu muốn gia nhập cộng đồng những người được cứu. Họ nói rằng, bất cứ ai muốn trở thành môn đồ thật sự của Chúa Giê-su Christ đều phải chịu cắt bì theo tiêu chuẩn của Cựu Ước.

Page 33: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Dù điều này nghe có vẻ lạ trong thời hiện đại, nhưng những người ủng hộ phép cắt bì thời ấy đã rất tự hào việc mình được cắt bì đến nỗi họ khoe khoang về điều đó. Càng thuyết phục được nhiều người ngoại chịu cắt bì, họ càng trở nên kiêu ngạo. Dưới đây là điều mà Kinh Thánh nói về họ: “Họ muốn anh em chịu cắt bì để khoe khoang về xác thịt của anh em” (Ga-la-ti 6:13). Tỏ ra thánh khiết hơn anh em!

Những người sùng đạo ngày nay không khoe khoang về phép cắt bì như cách những người ngày xưa làm, nhưng chúng ta vẫn thấy rất nhiều thứ để khoe. Chúng ta tự hào về số người nhóm lại, số người tin Chúa, về cung cách thờ phượng, về những ủy thác chính trị, hoặc thương hiệu đặc biệt về thần học của hội thánh chúng ta. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta tìm ra những cách tài tình để kêu gọi người ta chú ý xem chúng ta thuộc linh cỡ nào. Thẳng thắn mà nói, một trong những lý do khiến một số người cực kỳ ghét hội thánh là vì Cơ Đốc nhân quá tự mãn.

Chính Phao-lô đã có rất nhiều điều thuộc về tôn giáo để tự hào. Trong một dịp, ông đã liệt kê những điều nổi bật trong lý lịch thuộc linh của mình: “Chịu phép cắt bì vào ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Y-sơ-ra-ên, bộ tộc Bên-gia-min, là người Hê-bơ-rơ, con của người Hê-bơ-rơ; về luật pháp, tôi là một người Pha-ri-si; về lòng sốt sắng, tôi là kẻ bắt bớ Hội thánh; về sự công chính theo luật pháp thì tôi không chỗ trách được” (Phi-líp 3:5-6). Ai còn có thể đòi hỏi thêm điều gì? Phao-lô có mọi kết nối đúng đắn. Ông xuất thân từ một gia đình tốt, học trường tốt nhất và tin vào hệ thống thần học chính thống nhất.

Nếu ông muốn khoe mình thì ông có nhiều điều để khoe hơn bất cứ ai. Tuy nhiên, khi Phao-lô đến với Chúa Giê-su Christ, ông nhận ra rằng ông chẳng có gì để tự hào. Tất cả những thành tích tôn giáo mà ông có chỉ như một đống rác rưởi (Phi-líp 3:8). Đức Chúa Trời cấm ông khoe khoang về bất cứ điều nào trong những điều ấy!

SỰ ÁM ẢNH LẠ LÙNG NHẤT

Chỉ có một điều duy nhất trong cõi vũ trụ này đáng để chúng ta khoe. Kinh Thánh cho phép chỉ duy nhất một ngoại lệ: “Tôi chẳng khoe về điều gì ngoài thập tự giá của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-su Christ” (Ga-la-ti 6:14).

Điều đáng ngạc nhiên về sự tự hào này là trong xã hội cổ đại, việc bị đóng đinh chẳng có gì đáng để khoe. Chúng ta vừa nói rằng thập tự là một sự sỉ nhục đối với người La Mã và là một sự rủa sả đối với người Do Thái. Học giả Tân Ước F. F. Bruce kết luận rằng:

Điều mà Phao-lô khoe lúc ấy là điều bị coi là ô nhục nhất theo tiêu chuẩn thông thường vào thời của ông - một điều không những không nên khoe mà còn nên thấy xấu hổ. Thật khó để cảm nhận sự ghê tởm và miễn cưỡng khôn tả của những người sống thời Phao-lô khi nghe đến hoặc nghĩ đến thập tự giá. Những người lễ độ trong xã hội La Mã không bao giờ đề cập đế từ thập tự giá; thậm chí khi một người bị kết án đóng đinh, người ta sẽ viết một bản án theo kiểu uyển ngữ ngày xưa: arbori infelici suspendito, “hãy treo hắn lên cây gỗ bất hạnh” (Cicero, ibid. 13). Ở các tỉnh phía đông của đế quốc, từ stauros

Page 34: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

trong tiếng Hy Lạp (“thập tự”) chắc hẳn cũng gây ra nỗi khiếp sợ và ghê tởm như từ tương đồng với nó trong tiếng La-tinh.

Điều đó đáng lẽ phải khiến Phao-lô hết sức sửng sốt khi nhắc đến thập tự giá, chứ chưa nói đến khoe về thập giá. Nếu được hy vọng một điều gì đó chắc người ta sẽ hy vọng những Cơ Đốc nhân thời kỳ đầu khước từ việc Chúa Giê-su đã chết trên cây thập tự. Hay ít nhất là thành thật công nhận sự thật này một cách hết sức miễn cưỡng.

Tuy nhiên, Phao-lô không những không hề miễn cưỡng mà còn rất háo hức khoe về thập tự. Như John Stott giải thích, “Điều mà thường dân La Mã cho là ô nhục, đáng xấu hổ và thậm chí đáng kinh tởm lại là niềm tự hào, kiêu hãnh và vinh quang đối với Phao-lô.” Thật ra, từ “khoe” trong tiếng Anh (“boast”) hầu như không đủ mạnh để diễn tả thái độ của ông về thập giá. Nên Stott nói tiếp rằng, “Không có một từ tiếng Anh nào tương đương hoàn toàn với từ kauchaomai. Nghĩa là lấy làm tự hào, vui mừng, hãnh diện, tin cậy, thích thú và là lẽ sống. Đối tượng của niềm kiêu hãnh hay “tự hào” của chúng ta vượt quá phạm vi hiểu biết của chúng ta, choán hết sự chú ý của chúng ta, và thu hút hết thời gian và năng lượng của chúng ta. Nói tóm lại, “niềm kiêu hãnh” đó của chúng ta là nỗi ám ảnh chúng ta.”

CHẾT VỚI TỘI LỖI, SỐNG VỚI TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Tại sao Cơ Đốc nhân lại nghĩ về thập tự giá nhiều như vậy? Sao họ lại thích thú với thập tự giá? Điều gì khiến cho thập giá trở nên một điều đáng để tự hào?

Đầu tiên, thập tự giá có nghĩa là chết với tội lỗi. Câu nói đầy đủ của Phao-lô là: “Tôi chẳng khoe về điều gì ngoài thập tự giá của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-su Christ. Nhờ thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi với thế gian cũng vậy” (câu 14). Khi nói “thế gian” là nói đến thế giới không có Chúa trong tất cả những sự hư không của nó. Thế gian đại diện cho nền chuyên chế tội lỗi trên loài người. Mọi người đều sinh ra trong tội lỗi và tiếp tục sống trong tội lỗi. Chính Phao-lô cũng nói ông từng làm nô lệ cho tội lỗi - nô lệ cho thế gian trong tất cả mọi đường lối gian ác của nó.

Tuy nhiên thập tự giá của Chúa Giê-su đã đánh cho các thế lực tội lỗi một đòn chí mạng. Như chúng ta đã thấy, tội lỗi đã bị đóng đinh vào thập giá với Chúa Giê-su (Cô-lô-se 2:13-15). Đấng Christ chịu chết trên thập tự không chỉ để chuộc tội, mà mục tiêu cao nhất chính là để kết thúc tội lỗi.

Cơ Đốc nhân khoe về thập tự giá vì thập tự giá là khởi đầu sự kết thúc của tội lỗi chúng ta. Tội lỗi không còn giữ chúng ta trong gọng kìm sự chết của nó được nữa. Càng ngày sự cám dỗ và lôi kéo của tội lỗi càng trở nên mất tác dụng đối với chúng ta. Một ngày kia, khi Đấng Christ quay trở lại, chúng ta sẽ vĩnh viễn kết thúc với tội lỗi.

Một lý do nữa để chúng ta khoe về thập tự giá Đấng Chirts là bởi vì đó là minh chứng vĩ đại nhất về tình yêu của Chúa. Nó bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Cha, Đấng đã ban chính Con

Page 35: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Trai của Ngài làm tế lễ chuộc tội để cứu dân Ngài. Vì thế, kiêu hãnh về thập tự giá là kiêu hãnh về tình yêu của Đức Chúa Trời.

Tình yêu của một người cha luôn là điều đáng để tự hào. Điều này đúng khi xét về khía cạnh con người. Một người cha nọ có lần viết một mảnh giấy bỏ vào hộp cơm trưa của con trai mình. Đó chỉ là một lời nhắn đơn sơ, “Mong con có một ngày vui ở trường. Hẹn gặp con tại nhà. Yêu con, Bố.”

Khi đứa con trai từ trường về đến nhà, mẹ cậu để ý thấy mảnh giấy vẫn còn kẹp trong hộp cơm trưa, chưa được mở. Dường như cậu bé đã không để ý thấy nó. Mẹ cậu đã rút nó ra và đưa cho cậu. Cậu cầm lấy mảnh giấy, đọc nó và bắt đầu khóc. Mẹ cậu ôm cậu và hỏi có chuyện gì, cậu nói rằng, “Con đã không nhận ra bố yêu con đến thế.” Đó chính là quyền năng trong tình yêu của một người cha.

Tình yêu của một người cha còn quyền năng hơn nhiều khi đó là tình cha thiêng liêng. Thập tự giá của Đấng Christ bày tỏ cho con cái Chúa thấy họ được Cha thiên đàng của họ yêu sâu đậm thể nào. Việc chúng ta khoe về thập tự giá cũng là một cách nói rằng, “Thấy không, Cha Thiên Thượng của tôi yêu tôi!”

Sự kiêu hãnh về thập tự giá không phải là một sự kiêu hãnh độc quyền. Thường thì điều khiến cho việc khoe khoang trở nên khó ưa là do người khoe có điều gì đó để khoe trong khi bạn không có! Nhưng niềm kiêu hãnh của thập tự không được định để giữ con người ở bên ngoài. Bất cứ ai cũng có thể đến với thập tự. Chúa Giê-su mời gọi mọi người đến với Ngài, để được tha tội, và nhận sự sống đời đời. Bất cứ ai nhận lãnh Ngài đều được tự hào về thập tự giá của Ngài.

THẬP TỰ GIÁ KỲ DIỆU

Một trong những bản thánh ca được hội thánh yêu thích nhất có lời dựa trên những gì chúng ta đang nghiên cứu: “Tôi chẳng khoe về điều gì ngoài thập tự giá của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-su Christ. Nhờ thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi với thế gian cũng vậy” (câu 14). Bài thánh ca này có tựa đề “Giờ được chiêm ngưỡng thập giá,” được viết bởi Issac Watts (1674-1748). Đây là niềm kiêu hãnh về một điều duy nhất trên thế giới này đáng để kiêu hãnh.

Đầu tiên, bài thánh ca từ chối tất cả các hình thức khoe khoang mà Chúa cấm:

Giờ được chiêm ngưỡng thập giá quí báu, Nơi Đông Cung Thánh xưa chịu hình đây, Lòng thật coi phú quý thảy hư xấu, Quyết bỏ hết kiêu ngạo tâm tính này. Nguyền Jê-sus giúp tôi chẳng khoe khoang, Duy khoe ơn Chúa bỏ mình vì tôi; Mọi vật hư ảo xưa mãi say đắm, Nay đem dâng nơi thập tự giá rồi.

Page 36: SỰ CỨU RỖI QUA THẬP TỰ GIÁ - songdaoonline.com SU CUU ROI QUA THAP TU … · Thập tự giá luôn là biểu tượng trung tâm của niềm tin Cơ Đốc. Khi các

Sau đó, tác giả bài thánh ca nói về thứ tình yêu tuôn chảy từ thập tự giá, trước khi kết thúc bằng lời cầu nguyện kết ước hoàn toàn theo Đấng Christ. Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta sẽ dùng lời này làm lời kết ước của chính chúng ta:

Nhìn đầu, tay, chân Chúa quá đau đớn! Yêu thương bi đát chung hòa giọt rơi; Từ nghìn xưa chẳng chi sánh cảnh ấy, Có thấy mão miện bằng gai khác đời?

Dù rằng tôi có toàn cả thế giới, Đem dâng cho Chúa vẫn hèn mọn thôi! Kỳ diệu thay ái tình Chúa tươi mới, Khiến tôi vui dâng hồn, thân thể này.