số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018,...

30
Số ra ngày 21/01/2019 Đơn vị thực hiện: - Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Tel: 024.22205440; Email: [email protected]; [email protected]; - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương Tel: 024.22192875; Email: [email protected] Mọi thông tin phản hồi xin liên hệ theo số điện thoại và email trên. Giấy phép xuất bản số: 56/GP- XBBT ngày 28/08/2018 TÌNH HÌNH CHUNG................................................................................... 2 THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................3 1. Thị trường thế giới...................................................................................3 2. Thị trường cao su trong nước..................................................................4 3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................4 4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Hàn Quốc .......................................................... 4 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ..............................................................................6 1. Thị trường cà phê thế giới......................................................................6 2. Thị trường cà phê trong nước, giá giảm so với đầu tháng 01/2019.........7 3. Nửa đầu tháng 01/2019, xuất khẩu cà phê giảm 11,2% về lượng so với cùng kỳ năm 2018...................................................................................7 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Ca-na-đa 11 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam..........................................................................8 THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU..........................................................................10 1. Thị trường hạt tiêu thế giới.....................................................................10 2. Trong nước, người trồng hạt tiêu gặp khó khăn do dịch bệnh và giá giảm..11 3. Xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 01/2019 tăng 14,9% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 12/2018...................................11 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Thái Lan 11 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam........................................................................13 THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................15 1. Thị trường thế giới....................................................................................15 2.Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................15 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Thổ Nhĩ Kỳ và thị phần của Việt Nam.16 THỊ TRƯỜNG THỊT ...................................................................................18 1. Thị trường thế giới..................................................................................18 2. Thị trường trong nước............................................................................19 THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................20 1. Thông tin thủy sản thế giới.....................................................................20 2. Thị trường trong nước..........................................................................21 3. Tình hình xuất, nhập khẩu thủy sản.....................................................22 4. Thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ ........................ 22 THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................26 1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới.............................................26 2. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.......................................26 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Úc và thị phần của Việt Nam.............................................................................27 TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ...............................................................30 Thông tư sửa đổi phí thẩm định nguồn gốc nguyên liệu thủy sản có hiệu lực từ 15/01/2019............................................................................30

Upload: others

Post on 26-Aug-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019

Đơn vị thực hiện:

- Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22205440;

Email:

[email protected];

[email protected];

- Trung tâm Thông tin

Công nghiệp và Thương

mại, Bộ Công Thương

Tel: 024.22192875;

Email: [email protected]

Mọi thông tin phản hồi xin

liên hệ theo số điện thoại

và email trên.

Giấy phép xuất bản số:

56/GP- XBBT

ngày 28/08/2018

TÌNH HÌNH CHUNG................................................................................... 2THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................31. Thị trường thế giới...................................................................................32. Thị trường cao su trong nước..................................................................43. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................44. Thị phần cao su của Việt Nam tại Hàn Quốc..........................................................4THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ..............................................................................61. Thị trường cà phê thế giới......................................................................62. Thị trường cà phê trong nước, giá giảm so với đầu tháng 01/2019.........73. Nửa đầu tháng 01/2019, xuất khẩu cà phê giảm 11,2% về lượngso với cùng kỳ năm 2018...................................................................................74. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Ca-na-đa 11 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam..........................................................................8THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU..........................................................................101. Thị trường hạt tiêu thế giới.....................................................................102. Trong nước, người trồng hạt tiêu gặp khó khăn do dịch bệnh và giá giảm..113. Xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 01/2019 tăng 14,9% về lượng vàtăng 8,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 12/2018...................................114. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Thái Lan 11 tháng năm 2018và thị phần của Việt Nam........................................................................13THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................151. Thị trường thế giới....................................................................................152.Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................153. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Thổ Nhĩ Kỳ và thị phần của Việt Nam.16THỊ TRƯỜNG THỊT...................................................................................181. Thị trường thế giới..................................................................................182. Thị trường trong nước............................................................................19THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................201. Thông tin thủy sản thế giới.....................................................................202. Thị trường trong nước..........................................................................213. Tình hình xuất, nhập khẩu thủy sản.....................................................224. Thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ........................22THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................261. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới.............................................262. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.......................................263. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Úc và thị phần của Việt Nam.............................................................................27TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ...............................................................30Thông tư sửa đổi phí thẩm định nguồn gốc nguyên liệu thủy sản có hiệu lực từ 15/01/2019............................................................................30

Page 2: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 2

TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới- Cao su: Giá cao su trên thị trường

thế giới tiếp tục tăng nhẹ. Lượng cao su dư thừa trên thế giới đang giảm dần. Tháng 11/2018, sản lượng và tồn kho cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017.

- Cà phê: Trong 10 ngày giữa tháng 01/2019, giá cà phê Robusta tăng do dự báo sản lượng giảm; giá cà phê Arabica biến động không đồng nhất.

- Hạt tiêu: Giá hạt tiêu toàn cầu giảm do nguồn cung dồi dào.

- Chè: Trong 11 tháng năm 2018, sản lượng chè của Xri Lan-ca giảm 2,3%.

- Thịt: Giá lợn nạc giao kỳ hạn của Hoa Kỳ trong 20 ngày đầu tháng 01/2019 tăng nhẹ. Ủy ban cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc dự báo giá lợn hơi tại nước này năm 2019 tăng.

- Thủy sản: In-đô-nê-xi-a đang phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Xuất khẩu tôm của Băng-la-đét giảm mạnh, chính phủ nước này có thể sẽ cho phép nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Gha-na tăng so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường trong nước- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng

01/2019, giá cao su tại thị trường trong nước giảm nhẹ. Lượng cao su xuất khẩu trong 15 ngày đầu tháng 01/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

- Cà phê: Giá cà phê nhân xô giảm nhẹ so với 10 ngày đầu tháng 01/2019. Nửa đầu tháng 01/2019, xuất khẩu cà phê giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

- Hạt tiêu: Giá hạt tiêu giảm theo giá thế giới. Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thái Lan tăng.

- Chè: Xuất khẩu chè trong 15 ngày đầu tháng 01/2019 tăng so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh.

- Thịt: Trong 20 ngày đầu tháng 01/2019, giá lợn hơi trong nước tăng khoảng 1.000 - 2.000 đ/kg so với cuối tháng 12/2018.

- Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tăng do nguồn cung khan hiếm. Trong 15 ngày đầu tháng 01/2018, xuất khẩu thủy sản tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 15 ngày đầu tháng 01/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Page 3: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/20193

THỊ TRƯỜNG CAO SU

- Giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục tăng nhẹ.

- Tháng 11/2018, sản lượng và tồn kho cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017.

- Trong 10 ngày giữa tháng 01/2019, giá cao su tại thị trường trong nước giảm nhẹ.

- Lượng cao su xuất khẩu trong 15 ngày đầu tháng 01/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

- Năm 2018, nhập khẩu cao su của Hàn Quốc từ Việt Nam giảm mạnh; thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.

1. Thị trường thế giớiTrong 10 ngày giữa tháng 01/2019,

giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng, cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 18/01/2019 giao kỳ hạn tháng 3/2019 ở mức 186,3 Yên/kg (tương đương 1,70 USD/kg), tăng 0,2% so với 10 ngày trước đó.

+ Tại sàn Thượng Hải (SHFE), ngày 18/01/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 03/2019 giao dịch ở mức 11.600 NDT/tấn (tương đương 1.712,9 USD/tấn), tăng 0,5% so với ngày 9/01/2019.

+ Tại Thái Lan, ngày 18/01/2019, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 49 Baht/kg (tương đương 1,54 USD/kg), tăng 1,5% so với ngày 9/01/2019.

Giá cao su tăng do: (i) thị trường kỳ vọng vào chương trình kích thích kinh tế mới của Trung Quốc; (ii) tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lạc quan (ii) giá dầu tăng cũng góp phần hỗ trợ giá cao su tăng theo.

Ngày 16/01/2019, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm 83 tỷ USD vào hệ thống tài chính, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiền mặt. Các nhà hoạch định chính sách nước này cam kết sẽ

hành động mạnh hơn để thúc đẩy thị trường việc làm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức thấp nhất 28 năm.

Ma-lai-xi-a: Tháng 11/2018, sản lượng cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a tăng tháng thứ hai liên tiếp, tăng 1,9% so với tháng 10/2018, lên mức 52.174 tấn, nhưng giảm 11,1% so với tháng 11/2017. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a trong tháng 11/2018 đạt 52.943 tấn, giảm 2,3% so với tháng 10/2018, nhưng tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 11/2018, Ma-lai-xi-a nhập khẩu 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Ma-lai-xi-a trong tháng 11/2018 đạt 42.834 tấn, giảm 4,3% so với tháng 10/2018, nhưng tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2017. Dự trữ cao su thô tại Ma-lai-xi-a tính đến cuối tháng 11/2018 đạt 169.920 tấn, tăng 2,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 21,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc: Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong năm 2018 nước này nhập khẩu 7,08 triệu tấn cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, trị giá 11,22 tỷ USD, giảm 2% về lượng, và giảm 16,1% về trị giá so với năm 2017.

Page 4: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 4

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Nhìn chung, lượng cao su dư thừa trên thị trường đang giảm dần. Theo đó, Chính phủ Thái Lan có chủ trương hỗ trợ người dân giảm canh tác cao su, đồng thời tình hình thời tiết không thuận lợi thời gian qua có thể khiến sản lượng cao su giảm đáng kể; tồn kho cao su tại Ma-lai-xi-a năm 2018 đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cao su trong thời gian tới. Nhưng giá cao su khó có thể tăng mạnh do nếu giá tăng đến mức có lợi, các nước sản xuất cao su sẵn sàng tăng sản lượng khai thác.

2. Thị trường cao su trong nước

Trong 10 ngày giữa tháng 01/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh giảm nhẹ. Công ty cao su Phú Riềng báo giá thu mua mủ tạp và mủ nước giảm 2 đ/độ TSC so với 10 ngày trước đó, hiện giao dịch ở mức 253 đ/độ TSC đối với mủ tạp và 263 đ/độ TSC đối với mủ nước.

3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 01/2019, lượng cao su xuất khẩu đạt 83,76 nghìn tấn, trị giá 105,12 triệu USD, giảm 5,1% về lượng

và giảm 2,4% về trị giá so với 15 ngày trước đó; nhưng tăng 19,1% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 01/2018. Giá xuất khẩu cao su trung bình 15 ngày đầu tháng 01/2019 ở mức 1.255 USD/tấn, tăng 2,9% so với mức giá xuất khẩu trung bình 15 ngày trước đó, nhưng giảm 13,4% so với mức giá xuất khẩu trung bình 15 ngày đầu tháng 01/2018.

4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Hàn Quốc

Theo Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, năm 2018 nước này nhập khẩu 584,01 nghìn tấn cao su, trị giá 1,1 tỷ USD, giảm

6,1% về lượng và giảm 14% về trị giá so với năm 2017. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Hàn Quốc. Trong năm 2018, nhập khẩu cao su của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 39,49 nghìn tấn, trị giá 61,32 triệu USD, giảm 17,9% về lượng và giảm 34,4% về trị giá so với năm 2017. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 7,7% trong năm 2017, xuống còn 6,8%

trong năm 2018.

Nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Hàn Quốc năm 2018 đạt 379,08 nghìn tấn, trị giá 564,04 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với năm 2017. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, với thị phần chiếm 10,8% trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc. Lượng cao su tự nhiên nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc trong năm 2018 giảm 17,8% so với năm 2017, đạt 39,36 nghìn tấn.

Lượng cao su tổng hợp (mã HS:

Page 5: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/20195

THỊ TRƯỜNG CAO SU

4002) nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2018 đạt 176,27 nghìn tấn, trị giá 493,6 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với năm 2017.

Trong đó, cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm một lượng nhỏ trong nhập khẩu cao su tổng hợp của Hàn Quốc trong năm 2018.

10 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Hàn Quốc trong năm 2018 (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)

Thị trườngNăm 2018 So với năm 2017

(%)Tỷ trọng theo

lượng (%)Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá Năm

2017Năm 2018

Tổng 584.011 1.107.418 -6,1 -14,0 100,0 100,0 In-đô-nê-xi-a 195.211 287.763 -0,9 -16,8 31,7 33,4 Thái Lan 123.702 187.172 -8,0 -24,5 21,6 21,2 Việt Nam 39.490 61.326 -17,9 -34,4 7,7 6,8 Nhật Bản 37.239 151.917 -21,7 -13,1 7,6 6,4 Trung Quốc 30.390 44.036 -6,8 12,0 5,2 5,2 Hoa Kỳ 29.860 107.883 5,4 5,5 4,6 5,1 Xin-ga-po 22.424 55.375 23,4 14,9 2,9 3,8 Ma-lai-xi-a 21.564 29.504 3,2 -10,3 3,4 3,7 Đức 18.883 50.125 -2,0 5,8 3,1 3,2 Nga 15.214 27.794 -11,7 -13,1 2,8 2,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc

Page 6: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 6

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

- Trong 10 ngày giữa tháng 01/2019, giá cà phê Robusta tăng do dự báo sản lượng giảm; giá cà phê Arabica biến động không đồng nhất.

- Giá cà phê nhân xô trong nước giảm nhẹ so với 10 ngày đầu tháng 01/2019.

- Nửa đầu tháng 1/2019, xuất khẩu cà phê giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

- Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ca-na-đa 11 tháng năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm 2017.

1. Thị trường cà phê thế giớiTrong 10 ngày giữa tháng 01/2019,

giá cà phê Robusta tăng so với ngày 10/01/2018; giá cà phê Arabica biến động không đồng nhất. Cụ thể:

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 18/01/2019 cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 3/2019 đạt mức 1.556 USD/tấn, tăng 1,4% so với ngày 10/01/2019, và tăng 5,3% so với ngày 18/12/2018; kỳ hạn giao tháng 5/2019 ở mức 1.575 USD/tấn, tăng 1,4% so với ngày 10/01/2019 và tăng 5,5% so với ngày 18/12/2018.

+ Trên sàn giao dịch New York, ngày 18/01/2019, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 2,8% so với ngày 10/1/2019 và giảm 0,9% so với ngày 18/12/2018, giao dịch ở mức 102,4 Uscent/lb; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 5/2019 giao dịch ở mức 105,55 Uscent/

lb, giảm 2,7% so với ngày 10/1/2018 và giảm 0,5% so với ngày 18/12/2018.

+ Trên sàn BMF của Bra-xin, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 3,3% so với ngày 10/01/2019, nhưng tăng 4,5% so với ngày 18/12/2018, giao dịch ở mức 127,5 Uscent/lb; giao kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,6% so với ngày 10/01/2019 và tăng 7,5% so với ngày 18/12/2018, lên mức 124,9 Uscent/lb.

+ Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.460 USD/tấn ngày 18/1/2019, trừ lùi 75 USD/tấn, ổn định so với ngày 10/01/2019, nhưng tăng 5,2% so với ngày 18/12/2018.

Giá cà phê Robusta tăng do dự báo sản lượng giảm. Chính phủ Bra-xin dự báo sản lượng cà phê của nước này trong năm 2019 đạt khoảng 50 - 55 triệu bao

Page 7: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/20197

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ60 kg, giảm 15% so với vụ thu hoạch kỷ lục trong năm 2018. Comexim, nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu của Bra – xin, dự báo xuất khẩu cà phê niên vụ 2019/2020 của nước này đạt khoảng 36 triệu bao, giảm 9,6% so với niên vụ 2018/2019, tiêu thụ nội địa của Bra-xin dự báo sẽ tăng 2,3%, lên 22 triệu bao. Theo khảo sát của Reuters, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2018/2019 có thể giảm 10% so với dự báo trước đó, xuống mức 27 triệu bao do thời tiết không thuận lợi. Cùng với đó, căng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc lắng xuống cũng tác động tích cực lên giá nông sản toàn cầu, trong đó có mặt hàng cà phê.

2. Thị trường cà phê trong nước, giá giảm so với đầu tháng 01/2019

10 ngày giữa tháng 01/2019, giá cà phê Robusta nhân xô giảm nhẹ so với ngày 10/01/2019, nhưng tăng từ 2,7 - 4,1% so với ngày 18/12/2018. Ngày 18/01/2019, giá cà phê Robusta nhân xô thấp nhất là 32.900 đ/kg tại huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng); mức cao nhất là 33.700 đ/kg tại huyện Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk. Trong khi đó, tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/01/2019 cà phê Robusta loại R1 giảm 0,6% so với ngày 10/01/2019, nhưng tăng 2,7% so với ngày 18/12/2018, đạt mức 34.300 đ/kg.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 18/01/2019

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Đơn giá(đ/kg)

So với ngày 10/1/2019 (%)

So với ngày 18/12/2018 (%)

Tỉnh Lâm ĐồngBảo Lộc (Robusta) 33.000 0,0 4,1Di Linh (Robusta) 32.900 0,0 4,1Lâm Hà (Robusta) 33.000 0,3 4,1Tỉnh Đắk LắkCư M’gar (Robusta) 33.800 0,0 3,7Ea H’leo (Robusta) 33.600 -0,3 3,4Buôn Hồ (Robusta) 33.700 0,0 3,7Tỉnh Gia Laila Grai (Robusta) 33.600 -0,3 4,3Tỉnh Đắk NôngGia Nghĩa (Robusta) 33.500 0,3 3,7Tỉnh Kon TumĐắk Hà (Robusta) 33.400 -0,3 3,4TP. Hồ Chí MinhR1 34.300 -0,6 2,7

Nguồn: Tintaynguyen.com3. Nửa đầu tháng 01/2019, xuất

khẩu cà phê giảm 11,2% về lượng so với cùng kỳ năm 2018

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam 15

ngày đầu tháng 1/2019 đạt 82,7 nghìn tấn, trị giá 144,39 triệu USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 12/2018, nhưng giảm 11,2% về lượng và giảm 20% về trị giá

Page 8: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 8

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

so với 15 ngày đầu tháng 1/2018.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong nửa đầu tháng 1/2019 đạt mức 1.746 USD/tấn, giảm 2,6% so với nửa đầu tháng 12/2018 và giảm 9,9% so với nửa đầu tháng 1/2018.

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Ca-na-đa 11 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Theo Cơ quan thống kê Ca-na-đa, nhập khẩu cà phê của nước này 11 tháng năm 2018 đạt 240.712 tấn, trị giá 1,437 tỷ CAD (tương đương 1,085 tỷ USD), giảm 1,4% về lượng và giảm 6,5% về trị

giá so với 11 tháng năm 2017.

11 tháng năm 2018, Ca-na-đa tăng nhập khẩu cà phê rang, khử cafein (HS090122) và cà phê không rang, khử cafein (HS090112) với tốc độ tăng trưởng lần lượt ở mức 50,5% và 25,6% về lượng, và tăng 28,5% và 14,6% về trị giá. Tuy nhiên, hai chủng loại cà phê này chỉ chiếm 1,5% và 1,4% tổng lượng nhập khẩu của Ca-na-đa. Trong khi đó, nhập khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê chưa rang, chưa khử cafein (HS090111) và cà phê rang, không khử cafein (HS090121) lại giảm so với cùng kỳ năm 2017.

Mặt hàng cà phê Ca-na-đa nhập khẩu trong 11 tháng năm 2018(Thị phần tính theo lượng)

Mã HS

11 tháng năm 2018So với 11

tháng năm 2017 (%)

Thị phần 11 tháng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn CAD)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ

(USD/kg)Lượng Trị giá Năm

2018Năm 2017

Tổng 240.712 1.437.531 1.084.978 4,51 -1,4 -6,5 100,0 100,0090111 180.449 743.873 561.439 3,11 -2,5 -13,0 75,0 76,0090121 52.926 632.887 477.673 9,03 -0,4 0,5 22,0 21,8090122 3.688 42.706 32.232 8,74 50,5 28,5 1,5 1,0090112 3.475 16.650 12.567 3,62 25,6 14,6 1,4 1,1090190 174 1.415 1.068 6,14 15,1 67,3 0,1 0,1

Nguồn: Cơ quan thống kê Ca-na-đaCà phê chưa rang, chưa khử cafein,

đã gia công, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu của Ca-na-đa trong 11 tháng năm 2018, đạt 180.449 tấn, trị giá 743,87 triệu CAD (tương đương 561,43 triệu USD), giảm 2,5% về lượng và giảm 13% về trị giá so với 11 tháng năm 2017.

Trong 11 tháng năm 2018, Cô-lôm-bi-a là thị trường cung cấp cà phê chưa rang, chưa khử cafein lớn nhất của Ca-na-đa, đạt 56.898 tấn, trị giá 229,55 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm

15,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017; Bra-xin là thị trường cung cấp lớn thứ 2 với 44.141 tấn, trị giá 155,41 triệu USD, tăng 0,02% về lượng, nhưng giảm 9,8% về trị giá; Việt Nam là thị trường cung lớn thứ 9 cho Ca-na-đa, đạt 4.298 tấn, trị giá 11,59 triệu CAD (tương đương 8,75 triệu USD), giảm 16,8% về lượng và giảm 27,1% về trị giá. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ca-na-đa giảm từ 2,8% trong 11 tháng năm 2017, xuống 2,4% trong 11 tháng năm 2018.

Page 9: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/20199

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

10 thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Ca-na-đa trong 11 tháng năm 2018 (Mã HS: 090111)

(Tỷ giá 1 USD = 1,32494 CAD)

Thị trường

11 tháng năm 2018So với 11

tháng năm 2017 (%)

Thị phần 11 tháng (%)

Năm 2018 Năm 2017

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn CAD)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị

giá Lượng Trị giá

Tổng 180.449 743.873 561.439 -2,5 -13,0 100,0 100,0 100,0 100,0Cô-lôm-bi-a 56.898 229.551 173.254 -3,8 -15,3 31,5 30,9 32,0 31,7Bra-xin 44.141 155.416 117.300 0,02 -9,8 24,5 20,9 23,9 20,1Goa-tê-ma-la 24.172 102.589 77.429 -1,2 -15,7 13,4 13,8 13,2 14,2Pê-ru 11.699 52.857 39.894 13,2 4,7 6,5 7,1 5,6 5,9Hon-đu-rát 9.934 40.395 30.488 -12,0 -24,0 5,5 5,4 6,1 6,2Ni-ca-ra-goa 5.258 22.985 17.348 -19,8 -27,3 2,9 3,1 3,5 3,7In-đô-nê-xi-a 4.969 32.439 24.484 -20,4 -22,7 2,8 4,4 3,4 4,9Mê-hi-cô 4.453 21.026 15.869 2,0 -11,4 2,5 2,8 2,4 2,8Việt Nam 4.298 11.590 8.748 -16,8 -27,1 2,4 1,6 2,8 1,9Ê-ti-ô-pi-a 2.690 16.482 12.440 21,1 5,5 1,5 2,2 1,2 1,8

Nguồn: Cơ quan thống kê Ca-na-đa

(Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cà phê Việt Nam xuất khẩu là 100% mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử cafein (HS090111) sang Ca-na-đa).

Page 10: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 10

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

- Giá hạt tiêu toàn cầu giảm do nguồn cung dồi dào.

- Giá hạt tiêu tại thị trường trong nước giảm theo giá thế giới.

- Lượng hạt tiêu xuất khẩu 15 ngày đầu tháng 01/2019 tăng 14,9% so với cùng kỳ tháng 12/2018.

- Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thái Lan tăng.

1. Thị trường hạt tiêu thế giớiTrong 20 ngày đầu tháng 01/2019, thị

trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu sức ép giảm giá do nguồn cung được bổ sung từ vụ mùa mới. Giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giảm so với ngày 10/01/2019. Cụ thể:

+ Tại Bra-xin, sau khi duy trì ổn định ở mức giá 2.400 USD/tấn trong gần 3 tháng vừa qua, ngày 9/01/2019 giá hạt tiêu đen giảm xuống còn 2.250 USD/tấn.

+ Trên sàn Kochi - Ấn Độ, ngày 18/1/2019 giá hạt tiêu đen giao ngay đạt mức 36.837,5 Rupi/tạ (tương đương 5.117 USD/tấn), giảm 2,7% so với ngày 10/1/2019, và giảm 7,1% so với ngày 18/12/2018.

+ Tại cảng Lampung ASTA của In-đô-nê-xi-a, ngày 18/01/2019, giá hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này ở mức 2.823 USD/tấn, giảm 0,6% so với ngày 10/01/2019, nhưng tăng 3,9% so với ngày 18/12/2018. Giá hạt tiêu trắng ở mức 4.318 USD/tấn, giảm 2,4% so với ngày 10/01/2019, nhưng tăng 3,4% so

với ngày 18/12/2018.

+ Tại cảng Kuching của Ma-lai-xi-a, phiên giao dịch ngày 18/1/2019 giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu của nước này cùng giảm 0,5% so với ngày 10/1/2019, nhưng tăng 1,5% so với ngày 18/12/2018, đạt lần lượt 3.004 USD/tấn và 5.432 USD/tấn.

+ Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/1/2019 giá hạt tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l ổn định ở mức 2.425 USD/tấn và 2.675 USD/tấn so với ngày 10/1/2019, nhưng giảm 4,0% và 3,6% so với ngày 18/12/2018. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giữ ổn định so với ngày 10/1/2019, ở mức 3.825 USD/tấn, nhưng giảm 2,5% so với ngày 18/12/2018.

Giá hạt tiêu toàn cầu giảm do chịu sức ép dư cung, nhu cầu yếu. Việt Nam đã bước vào vụ thu hoạch hạt tiêu sớm tại tỉnh Đắk Lắk với sản lượng dự báo đạt khoảng 250 nghìn tấn trong năm 2019. Tại Ấn Độ, tồn kho hạt tiêu ở mức cao do năm 2018 các nhà máy hạn chế thu mua.

Page 11: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201911

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

2. Trong nước, người trồng hạt tiêu gặp khó khăn do dịch bệnh và giá giảm

Hiện người trồng hạt tiêu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều diện tích hạt tiêu mất trắng gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Theo thống kê sơ bộ của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên – WASI, toàn vùng Tây Nguyên hiện có hơn 92.992 ha hạt tiêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, trong đó diện tích tiêu đã đi vào kinh doanh cho thu hoạch 50.099 ha. Tuy nhiên thống kê

đến cuối tháng 12/2018, đã có hơn 3.500 ha hạt tiêu bị chết, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng. Hiện các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000 ha cây hạt tiêu đang nhiễm bệnh nên khả năng diện tích tiêu bị chết sẽ còn tăng lên.

Giá hạt tiêu tại thị trường trong nước giảm theo giá thế giới. So với ngày 10/01/2019, giá hạt tiêu giảm 2,0%, và giảm 7,5 - 9,3% so với ngày 18/12/2018. Ngày 18/1/2019, giá hạt tiêu phổ biến ở mức 48.000 - 49.000 đ/kg. Giá hạt tiêu trắng đầu tháng 01/2019 đạt 83.000 đ/kg, giảm so với mức 108.000 đ/kg cùng kỳ năm 2018.

Giá hạt tiêu tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 18/01/2019Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát) Đơn giá (đ/kg) So với ngày 10/1/2019 (%)

So với ngày 18/12/2018 (%)

Đắk LắkEa H’leo 49.000 -2,0 -7,5Gia LaiChư Sê 48.000 -2,0 -7,7Đắk NôngGia Nghĩa 49.000 -2,0 -7,5Bà Rịa - Vũng Tàu 49.000 -2,0 -9,3Bình Phước 49.000 -2,0 -7,5Đồng Nai 48.000 0,0 -7,7

Nguồn: Tintaynguyen.com3. Xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu

tháng 1/2019 tăng 14,9% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 12/2018

Theo Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 01/2019 xuất khẩu hạt tiêu đạt 7 nghìn tấn, trị giá 21,56 triệu USD, tăng 14,9% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 12/2018, tăng 8% về lượng, nhưng giảm 22,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 12/2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt xấp xỉ 12,6 nghìn tấn, trị giá 40,54

triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với tháng 11/2018, so với tháng 12/2017 tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 24,2% về trị giá. Năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 232,7 nghìn tấn, trị giá 758,82 triệu USD, tăng 8,3% về lượng, nhưng giảm 32,1% về trị giá so với năm 2017.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu nửa đầu tháng 01/2019 đạt mức 3.046 USD/tấn, giảm 5,7% so với nửa đầu tháng 12/2018 và giảm 27,9% so với nửa đầu tháng 01/2018.

Page 12: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 12

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Tháng 12/2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu đạt mức 3.229 USD/tấn, tăng 4,1% so với tháng 11/2018, nhưng giảm 24,5% so với tháng

12/2017. Năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 3.260 USD/tấn, giảm 37,3% so với năm 2017.

Lượng và giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu năm 2017 - 2018(ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Giá XKBQ: USD/kg)

0

10

20

30

40

T1/17 T2 T3

T4/17 T5 T6

T7/17 T8 T9

T10/17 T11 T12

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

T10/18 T11 T12

0,02,04,06,08,0

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tháng 12/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang các thị trường chủ lực tăng so với tháng 11/2018 như: Hà Lan tăng 5,5%, Nhật Bản tăng 6,3%, Ba Lan tăng 26,1%, Tây Ban Nha tăng 8,1%. Tuy nhiên, so với tháng 12/2017 giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Hà Lan giảm 29,1%, Nhật Bản giảm 35,2%, Tây Ban Nha giảm 29,5%, Thái Lan giảm 28,8%.

Năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tới các thị trường đều giảm mạnh so với năm 2017. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang thị trường Hà Lan giảm 33,1%, xuống còn 4.246 USD/tấn; Nhật Bản giảm 40,5%, xuống còn 4.655 USD/tấn; Ba Lan giảm 35,7%, xuống còn 3.363 USD/tấn.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang 10 thị trường đạt mức cao nhất tháng 12 và năm 2018

Thị trườngGiá XKBQ

tháng 12 năm 2018 (USD/tấn)

So với tháng 11 năm 2018

(%)

So với tháng 12 năm 2017

(%)

Giá XKBQ năm 2018 (USD/tấn)

So với năm 2017 (%)

Hà Lan 4.327 5,5 -29,1 4.246 -33,1Nhật Bản 4.161 6,3 -35,2 4.655 -40,5Ba Lan 4.066 26,1 3,9 3.363 -35,7Tây Ban Nha 3.964 8,1 -29,5 3.466 -36,7Thái Lan 3.948 0,8 -28,8 4.012 -37,8Pháp 3.938 27,6 117,5 3.453 -40,1Úc 3.901 23,4 -40,1 4.029 -33,9Ma-lai-xi-a 3.700 12,1 -29,9 3.683 -34,6Anh 3.632 1,3 -38,7 4.029 -38,6Canada 3.622 6,4 -34,2 3.689 -36,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 13: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201913

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 13,1% về lượng, nhưng giảm 30,9% về trị giá so với năm 2017, đạt 43.987 tấn, trị giá 152,95 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu hạt tiêu

sang Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất giảm 23,1% về lượng và giảm 53% về trị giá so với năm 2017, đạt 9.751 tấn, trị giá 28,39 triệu USD.

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất tháng 12 và năm 2018

Thị trường

Tháng 12 năm 2018

So với tháng 12 năm 2017

(%)Năm 2018 So với năm

2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Hoa Kỳ 3.090 10.237 28,1 -14,8 43.987 152.957 13,1 -30,9Ấn Độ 1.347 3.552 -16,0 -45,9 20.300 62.630 24,7 -20,6Đức 546 1.904 69,6 54,5 8.009 29.745 8,8 -32,3Pa-ki-xtan 513 1.454 -45,9 -59,4 10.241 31.620 12,0 -31,0Hàn Quốc 512 1.784 56,6 13,1 5.183 17.967 5,5 -36,7Hà Lan 440 1.904 20,9 -14,3 6.509 27.636 4,9 -29,9Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 425 1.228 459,2 316,4 9.751 28.395 -23,1 -53,0

Anh 370 1.344 -5,4 -42,0 4.532 18.258 5,1 -35,5Úc 339 1.323 11,9 -33,0 2.393 9.642 2,4 -32,3Nhật Bản 289 1.203 23,5 -20,0 3.222 14.997 28,2 -23,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan4. Dung lượng thị trường nhập

khẩu hạt tiêu Thái Lan 11 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu hạt tiêu của nước này 11 tháng năm 2018 đạt 76.839 tấn, trị giá 5,726 tỷ baht (tương đương 180,78 triệu USD), giảm 11,1% về lượng và giảm 8,1% về trị giá so với 11 tháng năm 2017.

Trong 11 tháng năm 2018, Ấn Độ là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Thái Lan, đạt 53.103 tấn, trị giá 3,278 tỷ baht (tương đương 103,5 triệu USD), giảm 19,5% về lượng và giảm 15,6% về trị giá so với 11 tháng năm 2017. Theo đó, thị phần hạt tiêu của Ấn Độ trong tổng nhập khẩu của Thái Lan giảm từ

mức 76,3% trong 11 tháng năm 2017, xuống còn 69,1% trong 11 tháng năm 2018. Trung Quốc là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn thứ 2 cho Thái Lan với lượng đạt 15.464 tấn, trị giá 1,427 tỷ baht (tương đương 5 triệu USD), tăng 10,6% về lượng và tăng 24,4% về trị giá so với 11 tháng năm 2017. Đáng chú ý, nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Xin-ga-po tăng đột biến, tăng 973,9% về lượng, tuy nhiên con số ở mức thấp 470 tấn.

Việt Nam là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan. Với tốc độ tăng 6,4% về lượng, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thái Lan tăng từ mức 3,8% trong 11 tháng năm 2017, lên 4,6% trong 11 tháng năm 2018.

Page 14: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 14

10 thị trường cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Thái Lan 11 tháng năm 2018 (Mã HS: 0904)

(Tỷ giá 1 USD=31,6745 Baht)

Thị trường

11 tháng năm 2018So với 11

tháng năm 2017 (%)

Thị phần 11 tháng (%)

Năm 2018 Năm 2017

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn baht)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị

giá Lượng Trị giá

Tổng 76.839 5.726.329 180.787 -11,1 -8,1 100,0 100,0 100,0 100,0Ấn Độ 53.103 3.278.606 103.509 -19,5 -15,6 69,1 57,3 76,3 62,3Trung Quốc 15.464 1.427.368 45.064 10,6 24,4 20,1 24,9 16,2 18,4Việt Nam 3.499 514.319 16.238 6,4 -35,5 4,6 9,0 3,8 12,8Căm-pu-chia 1.615 69.443 2.192 35,7 7,2 2,1 1,2 1,4 1,0Mi-an-ma 912 74.582 2.355 -19,7 -21,7 1,2 1,3 1,3 1,5Xin-ga-po 470 132.112 4.171 973,9 717,2 0,6 2,3 0,1 0,3Phi-líp-pin 277 78.582 2.481 3,6 -2,6 0,4 1,4 0,3 1,3Tây Ban Nha 211 24.560 775 -13,6 -12,9 0,3 0,4 0,3 0,5Ma-lai-xi-a 155 49.443 1.561 -21,2 -40,3 0,2 0,9 0,2 1,3Hoa Kỳ 54 25.687 811 79,5 31,2 0,1 0,4 0,0 0,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Page 15: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201915

THỊ TRƯỜNG CHÈ

- Trong 11 tháng năm 2018, sản lượng chè của Xri Lan-ca giảm 2,3%.

- Xuất khẩu chè của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 01/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

- Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh.

1. Thị trường thế giớiTheo Hiệp hội xuất khẩu chè Xri Lan-

ca, trong tháng 11/2018 sản lượng chè nước này đạt 24,7 nghìn tấn, tăng 3,8% so với tháng trước, nhưng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 11 tháng năm 2018, sản lượng chè của Xri Lan-ca đạt 277,2 nghìn tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2017. Sản xuất chè của Xri Lan-ca giảm chủ yếu là do sản xuất chè xanh giảm.

Tháng 11/2018, xuất khẩu chè của Xri Lan-ca đạt 21,3 nghìn tấn, giảm 8,6% so với tháng trước, và giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 11 tháng năm 2018, lượng chè xuất khẩu của Xri Lan-ca đạt 256 nghìn tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 11 tháng năm 2018, xuất khẩu chè túi các loại của Xri Lan-ca tương đương so với năm 2017, xuất khẩu chè đóng gói lớn và chè xanh giảm, trong khi xuất khẩu chè hòa tan tăng. Trong đó,

xuất khẩu sang I-rắc đạt 35,5 nghìn tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 32,1 nghìn tấn, Nga đạt 27,8 nghìn tấn, I-ran đạt 22,1 nghìn tấn, Li-bi đạt 11,1 nghìn tấn, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất đạt 10,1 nghìn tấn...

2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam từ ngày 01/01/2019 đến ngày 15/01/2019 đạt 5,3 nghìn tấn, trị giá 8,9 triệu USD, giảm 7,5% về lượng, nhưng tăng 12,8% về trị giá so với 15 ngày cuối tháng 12/2018, tăng 22,3% về lượng và tăng 20,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Đơn giá xuất khẩu trung bình mặt hàng chè của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 1/2018 đạt 1.685,4 USD/tấn, giảm 5,7% so với 15 ngày cuối tháng 12/2018 và giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Page 16: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 16

THỊ TRƯỜNG CHÈ

3. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Thổ Nhĩ Kỳ và thị phần của Việt Nam

Theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), tháng 11/2018 trị giá nhập khẩu chè của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 2 triệu USD, tăng 37,9% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 64,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 11 tháng năm 2018, trị giá nhập khẩu chè của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 38,2 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số 10 quốc gia tiêu thụ chè lớn nhất trên thế giới. Tiêu thụ chè của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 3,16 kg/người trong năm 2016. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia trồng chè lớn trên thế giới, phần

lớn chè sản xuất tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có nhu cầu nhập khẩu chè để tái xuất khẩu sang khu vực Trung Đông.

Trong 11 tháng năm 2018, nhập khẩu chè của Thổ Nhĩ Kỳ từ hầu hết các thị trường lớn đều giảm, trừ nhập khẩu từ Đức và Hà Lan tăng mạnh.

Trong 10 thị trường cung cấp chè lớn nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ, trị giá nhập khẩu chè từ Việt Nam giảm mạnh thứ 2, chỉ sau I-ran. Do đó, thị phần chè của Việt Nam tính theo trị giá trong tổng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ giảm từ 2,5% trong 11 tháng năm 2017, xuống còn 1,8% trong 11 tháng năm 2018.

10 thị trường cung cấp chè lớn nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11 và 11 tháng năm 2018

Thị trườngTháng

11/2018 (Nghìn USD)

So với tháng

10/2018 (%)

So với tháng

11/2017 (%)

11 tháng năm 2018

(Nghìn USD)

So với 11 tháng

năm 2017 (%)

Tỷ trọng theo trị giá 11 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 1.962 37,9 -64,1 38.244 -31,2 100,0 100,0Xri Lan-ca 979 79,6 -75,6 24.458 -39,0 64,0 72,1Kê-ni-a 553 11,8 29,8 5.664 -0,4 14,8 10,2Ấn Độ 185 16,1 -45,5 2.686 -6,5 7,0 5,2Đức 0 -100,0 -100,0 1.299 252,2 3,4 0,7Ác-hen-ti-na 84 2,5 -72,5 1.215 -25,3 3,2 2,9Việt Nam 5 -36,5 -98,1 671 -51,6 1,8 2,5Trung Quốc 55 100,5 66,7 624 -15,7 1,6 1,3In-đô-nê-xi-a 9 -12,9 0,0 470 -48,1 1,2 1,6Hà Lan 0 0,0 0,0 354 587,7 0,9 0,1I-ran 36 7,9 0,0 302 -67,4 0,8 1,7

Nguồn: Viện Thống kê Thổ Nhĩ KỳNhập khẩu chè đen chiếm tới 93%

tổng trị giá nhập khẩu chè của Thổ Nhĩ Kỳ, đạt 14,4 nghìn tấn, trị giá 35,5 triệu USD trong 11 tháng năm 2018, giảm 26,3% về lượng và giảm 39% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Xri Lan-ca cung cấp tới 72,8% lượng chè

nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam là thị trường cung cấp chè đen lớn thứ tư cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trong 11 tháng năm 2018, thị phần chè Việt Nam chỉ chiếm 1,9% trong tổng lượng chè đen nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Page 17: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201917

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Trong 11 tháng năm 2018, nhập khẩu chè xanh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu chè của Thổ Nhĩ Kỳ. Những thị trường chính cung cấp chè xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ gồm: Trung Quốc,

Đức, Kê-ni-a...Việt Nam là thị trường cung cấp chè xanh lớn thứ 10 cho Thổ Nhĩ Kỳ, lượng nhập khẩu chè xanh từ Việt Nam chỉ chiếm 2,2% trong tổng lượng chè xanh nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặt hàng chè chính Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu trong 11 tháng năm 2018

Mặt hàng

11 tháng năm 2018 11 tháng năm 2017 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

11 tháng 2018

11 tháng 2017

Chè đen 14.398 35.524 2.467,3 -26,3 -32,6 -8,6 100,0 100,0Xri Lan-ca 10.476 24.445 2.333,5 -30,5 -39,0 -12,3 72,8 77,1Kê-ni-a 1.838 5.603 3.048,8 -2,9 0,2 3,2 12,8 9,7Ấn Độ 1.208 2.636 2.181,4 14,0 -6,4 -17,8 8,4 5,4Việt Nam 273 655 2.400,3 -49,7 -52,8 -6,1 1,9 2,8I-ran 190 302 1.591,0 -46,3 -67,4 -39,3 1,3 1,8Chè xanh 322 1.455 4.517,1 -8,4 29,8 41,8 100,0 100,0Trung Quốc 225 618 2.748,2 -14,3 -16,0 -1,9 69,8 74,6Đức 27 506 18.746,6 101,5 381,4 8,4 3,8Kê-ni-a 15 61 4.192,2 -43,9 -35,1 15,7 4,5 7,4In-đô-nê-xi-a 21 74 3.539,8 -30,1 -6,0 34,6 6,5 8,5Ấn Độ 17 50 3.030,3 -13,3 -14,5 -1,4 5,2 5,4... 0Việt Nam 7 16 2.309,2 0,0 0,0 0,0 2,2 0,0

Nguồn: Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ

(Ghi chú: Mã HS: 090210, 090220, 090230, 090240)

Page 18: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 18

THỊ TRƯỜNG THỊT

- Giá lợn nạc giao kỳ hạn của Hoa Kỳ trong 20 ngày đầu tháng 01/2019 tăng nhẹ.

- Trong 20 ngày đầu tháng 01/2019, giá lợn hơi trong nước tăng khoảng 1.000 – 2.000 đ/kg so với cuối tháng 12/2018.

1. Thị trường thế giớiTrong 20 ngày đầu tháng 01/2019,

giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 02/2019 tại Chicago, Hoa Kỳ tăng. Ngày 18/01/2019, giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 02/2019 đạt 60,8 UScent/lb, tăng 0,4 UScent/lb so với cuối tháng 12/2018.

Theo Ủy ban cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, giá lợn hơi tại nước này có thể sẽ tăng trong năm 2019 do dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến nguồn cung thắt chặt. Tuy nhiên, giá lợn không tăng mạnh do sản lượng lợn tại Trung Quốc vẫn đủ đáp ứng tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại Trung Quốc thường mạnh nhất vào mùa đông và dịp Tết Nguyên đán, nhưng năm nay hoàn toàn trái ngược, nhiều người không thể bán số lợn đã nuôi trong nhiều tháng qua bởi chính sách hạn chế vận chuyển lợn để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi.

Về nguồn cung: Năm 2019, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu tăng 1%, lên 114,6 triệu tấn, với sự gia tăng đàn lợn tại Trung

Quốc và Hoa Kỳ, trong khi nhu cầu thịt lợn ở hầu hết quốc gia tăng. Mặc dù vậy, dịch ASF tại Trung Quốc ảnh hưởng tới việc vận chuyển và giá lợn, khiến tốc độ tăng trưởng đàn lợn tại Trung Quốc sẽ chậm lại so với năm 2018.

Theo USDA, năm 2018 sản lượng lợn của Bra-xin và Việt Nam giảm so với năm 2017, giảm lần lượt 1,3% và 2,4%, trong khi sản lượng tại những quốc gia được khảo sát còn lại đều tăng. Trong đó, Ca-na-đa là quốc gia có mức tăng sản lượng thấp nhất, tăng khoảng 0,05% lên 1,96 triệu tấn. Nga ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất khi tăng 7,8%, lên 3,24 triệu tấn. Ngành chăn nuôi lợn của Nga dự kiến tăng công suất sản xuất thêm 900.000 tấn trong vòng 4 năm tới dù đã gần đạt được mức tự cung tự cấp thịt lợn. Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga dự báo, tổng sản lượng thịt lợn của Nga sẽ lên tới 4,4 triệu tấn vào năm 2022.

Năm 2019, sản lượng lợn của Nhật Bản dự báo không thay đổi so với năm 2018, duy trì ở mức 1,3 triệu tấn; Liên minh châu Âu (EU) là khu vực duy nhất

Page 19: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201919

THỊ TRƯỜNG THỊT

có sản lượng dự báo giảm nhẹ 0,4%, xuống còn 24 triệu tấn; Sản lượng lợn của Trung Quốc được dự báo tăng 1,2% so với năm 2018, lên 54,8 triệu tấn.

Trong khi đó, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu dự báo sẽ tăng gần 3% trong năm 2019 nhờ nhu cầu mạnh. EU vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu vì nhu cầu tăng cao ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Xuất khẩu của Bra-xin sẽ phục hồi nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng, bù đắp cho phần xuất khẩu sang Nga giảm. Nga không nhập khẩu thịt lợn Bra-xin trong gần 1 năm nay, sau khi cho rằng nước này dùng thức ăn tăng trọng bị cấm trong chăn nuôi lợn.

Theo Tổ chức thương mại ABPA, năm 2018 xuất khẩu thịt lợn của Bra-xin đạt 549.000 tấn, trị giá 1,11 tỷ USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 24% về trị giá so với năm 2017.

Về nhu cầu: Theo USDA, tiêu thụ lợn trên toàn cầu năm 2018 ước đạt 110,6 triệu tấn, tăng gần 1,7% so với năm 2017. Trong đó, nhu cầu thịt tại hầu hết các quốc gia tăng, trừ Nga và Việt Nam. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thịt lợn tại Nga và Việt Nam lần lượt giảm 2,6% và 1,6% so với năm 2017, xuống còn 3,3 triệu tấn và 2,73 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ lợn tại Mê-hi-cô tăng 5,7%, lên 2,31 triệu tấn. Theo sau là Hàn Quốc và Phi-líp-pin lần lượt tăng 4,4% và 3,7%. Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ vẫn là những nhà tiêu thụ thịt lợn hàng đầu thế giới với khối lượng lần lượt đạt 55,7 triệu tấn, 21,1 triệu tấn và 9,76 triệu tấn.

USDA dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2019 tăng 1,58% so với năm 2018, lên 114,2 triệu tấn. Trong đó, EU là khu vực duy nhất được dự báo lượng

tiêu thụ giảm trong năm nay, giảm 0,9% xuống gần 20,9 triệu tấn.

Năm 2019, Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận tăng trưởng nhu cầu lớn nhất, từ 2,01 triệu tấn lên 2,12 triệu tấn. Hoa Kỳ xếp thứ hai và theo sau là Mê-hi-cô, với tăng trưởng lần lượt là 5,3% và 4,3%. Tại Nga, nhập khẩu năm 2019 dự báo tăng 1,5%, chủ yếu vì nguồn cung lớn hơn tại Bra-xin.

Theo USDA, tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc trong năm 2018 tăng 1,4% so với năm 2017, lên 55,73 triệu tấn. Nhập khẩu thịt lợn của nước này năm 2018 ước tính tăng 8% so với năm 2017. USDA dự báo nhập khẩu lợn của Trung Quốc năm 2019 sẽ tăng khoảng 7%.

2. Thị trường trong nướcTrong 20 ngày đầu tháng 01/2019, giá

lợn hơi trong nước tăng khoảng 1.000 – 2.000 đ/kg so với cuối tháng 12/2018. Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc dao động ở mức 46.000 - 50.000 đồng/kg, phổ biến trong khoảng 47.000 - 48.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động trong ngưỡng 47.000 - 52.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá giao dịch trong khoảng 41.000 - 50.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tăng do dịch lở mồm long móng ảnh hưởng đến nguồn cung, trong khi nhu cầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán đang tăng lên.

Trong năm 2019, với rủi ro dịch ASF từ Trung Quốc xâm nhiễm và lượng thịt lợn nhập khẩu gia tăng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giá lợn sẽ diễn biến khó lường.

Page 20: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 20

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- In-đô-nê-xi-a đang phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.- Xuất khẩu tôm của Băng-la-đét giảm mạnh, chính phủ nước này có thể sẽ cho phép nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng.

- Giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tăng do nguồn cung khan hiếm.

- Trong 15 ngày đầu tháng 01/2018, xuất khẩu thủy sản tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

1. Thị trường thủy sản thế giới- In-đô-nê-xi-a: Cơ quan Nguồn nhân

lực và Nghiên cứu (BRSDM), thuộc Bộ nghề cá và các vấn đề biển In-đô-nê-xi-a đang phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Hệ thống bao gồm công nghệ siêu vi bóng và hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS), và có thể nuôi thả với mật độ 1.000 con giống/m2. Một lợi ích khác của hệ thống này là không cần thay nước, do đó không có chất thải ra môi trường, cho phép hệ thống này triển khai tại các khu vực thành thị.

- Băng-la-đét: Trong 5 tháng đầu năm tài chính 2018/2019, xuất khẩu tôm của Băng-la-đét đạt 189 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó. Trong năm tài chính 2017/2018, xuất khẩu tôm của Băng-la-đét giảm năm

thứ tư liên tiếp, xuống còn 408 triệu USD, mức thấp nhất kể từ năm tài chính 2011/2012.

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Băng-la-đét, nhu cầu tôm sú của Băng-la-đét giảm do phải cạnh tranh với tôm thẻ chân trắng, tác động của đồng bảng Anh giảm giá và căng thẳng thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc.

Ngành tôm nước này đang kêu gọi Chính phủ cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng và tăng nguồn trợ cấp tài chính cho

xuất khẩu tôm và thủy sản lên 20%. Chính phủ Băng-la-đét có thể sẽ cho phép nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng dựa trên nhu cầu từ các nhà xuất khẩu.

- Theo Ủy ban cá ngừ nhiệt đới bắc Nam Mỹ (IATTC), năm 2018 sản lượng khai thác cá ngừ vằn tại khu vực này giảm 20% so với năm 2017.

Sản lượng khai thác cá ngừ vằn của Ê-cu-a-đo năm

2018 đạt mức thấp nhất trong 4 năm, giảm từ 239 nghìn tấn năm 2017 xuống còn 210 nghìn tấn trong năm 2018. Ê-cu-a-đo là nước có đội tàu khai thác lớn nhất tại khu vực Đông Thái Bình Dương (EPO).

Page 21: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201921

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢNPa-na-ma là quốc gia duy nhất trong

EPO có sản lượng khai thác tăng. Sản lượng khai thác của nước này đã phục hồi sau khi sụt giảm trong năm 2016, tăng từ mức 36.576 tấn trong năm 2017 lên 54.347 tấn trong năm 2018, tăng 48%.

Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác của Vê-nê-xu-ê-na liên tục giảm. Năm 2018 là năm đầu tiên sản lượng khai thác của nước này đã tăng đáng kể so với năm 2017.

2. Thị trường trong nướcGiá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang

tuần kết thúc ngày 17/01/2019 tăng so với tuần trước đó do nguồn nguyên liệu đang khan hiếm. Cụ thể, cá tra thịt trắng có giá dao động từ 30.000 - 31.000 đồng/kg, tăng từ 800 - 1.500 đồng/kg so với tuần trước, nhưng giảm 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; cá tra thịt hồng có giá dao động từ 29.000 - 29.800 đồng/kg, tăng 500 - 800 đồng/kg so với tuần trước, nhưng vẫn thấp hơn từ 1.100 - 1.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2018.

Tại Cà Mau, giá cua trong tuần đến ngày 17/01/2019 tăng, giá các loại thủy sản khác ổn định so với tuần trước đó.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang đến ngày 17/01/2019

Mặt hàng Trọng lượng

Dạng sản

phẩmĐơn giá (Đ/kg)

So sánh giá với

tuần trước

So sánh giá với cùng kỳ năm trước

Xu hướng nguồn cung

Cá Tra thịt trắng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 30.000 -

31.000(+) 800 - 1.500 (-) 1.000 ít

Cá Tra thịt hồng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 29.000 -

29.800(+) 500 - 800

(-) 1.100 - 1.500 ít

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Giá nguyên liệu thủy sản bán buôn tại Cà Mau đến ngày 17/01/2019Mặt hàng đvt Giá tuần trước Giá tuần này

Cua gạch đ/kg 280.000 300.000Cua thịt (Cua Y nhất) đ/kg 220.000 250.000Cua yếm vuông đ/kg 130.000 150.000Mực ống tươi loại 1 đ/kg 165.000 165.000Mực ống tươi loại 2 đ/kg 145.000 145.000Cá Thu loại 1 đ/kg 160.000 160.000Cá Thu loại 2 đ/kg 96.000 96.000Cá Bóp đ/kg 180.000 180.000Cá Ngừ loại 1 đ/kg 30.000 30.000Cá Ngừ loại 2 đ/kg 27.000 27.000Cá Sòng đ/kg 55.000 55.000Cá Sóc đ/kg 45.000 45.000

Page 22: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 22

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Mặt hàng đvt Giá tuần trước Giá tuần nàyCá Lạt loại 1 đ/kg 115.000 115.000Cá Lạt loại 2 đ/kg 75.000 75.000Cá Đỏ đ/kg 70.000 70.000Cá Mú đ/kg 110.000 110.000Cá chim trắng đ/kg 195.000 195.000Cá Bò đ/kg 105.000 105.000Cá Phân đ/kg 18.000 18.000Sú loại 20 con đ/kg 265.000 265.000Sú loại 30 con đ/kg 198.000 198.000Thẻ loại 50 con đ/kg 150.000 150.000Thẻ loại 100 con đ/kg 100.000 100.000

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

3. Tình hình xuất, nhập khẩu thủy sản

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 01/2019, xuất khẩu thủy sản đạt 321,8 triệu USD, giảm 19% so với nửa cuối tháng 12/2018, nhưng tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu thủy sản 15 ngày đầu tháng 1/2019 đạt 84,6 triệu USD, tăng 4,3% so với nửa cuối tháng 12/2018, và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.

4. Thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Theo số liệu thống kê của NMFS, tháng 10/2018 nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ đạt 74.704 tấn, trị giá 678 triệu USD, tăng 9% về lượng, nhưng giảm 5% về trị giá so với tháng 10/2017. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Hoa Kỳ tăng nhập khẩu tôm, sau 4 tháng giảm.

Tính chung 10 tháng năm 2018, Hoa Kỳ nhập khẩu 565.929 tấn tôm, trị giá 5,07 tỷ USD, tăng 4,8% về lượng, nhưng giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 10 tháng năm 2018, Hoa Kỳ tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và In-đô-nê-xia với giá nhập khẩu trung bình ở mức xấp xỉ 9 USD/kg. Trong khi giá trung bình nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 10,7 USD/kg. Nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 8,6% trong 10 tháng năm 2017, xuống còn 8,4% trong 10 tháng năm 2018.

Hoa Kỳ giảm mạnh nhập khẩu tôm từ Thái Lan và Mê-xi-cô do giá cao hơn hẳn so với các nguồn cung khác. Nhập khẩu từ Mê-xi-cô giảm còn do NMFS có quy định mới đối với tôm Mê-xi-cô áp dụng từ ngày 15/10/2018. Theo quy định này, tất cả các nhà nhập khẩu tôm, cá đù vàng (chano), cá thu Tây Ban Nha (sierra) của Hoa Kỳ từ Mê-xi-cô phải điền đầy đủ thông tin theo mẫu chứng nhận mới. Quy định này bắt nguồn từ vụ kiện của các nhóm môi trường liên quan đến sự tuyệt chủng của cá heo California từ vịnh California của Mê-xi-cô.

Page 23: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201923

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

10 thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2018

Thị trường

10 tháng năm 2018 So với 10 tháng năm 2017 (%)

Thị phần theo lượng

(%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá TB (USD/

kg)Lượng Trị

giáGiá TB

10 tháng 2018

10 tháng 2017

Tổng 565.929 5.072.829 9,0 4,8 -3,9 -8,4 100,0 100,0Ấn Độ 203.699 1.824.741 9,0 16,5 3,5 -11,2 36,0 32,4In-đô-nê-xi-a 109.279 1.008.652 9,2 13,6 4,6 -7,9 19,3 17,8Ê-cu-a-đo 65.298 453.493 6,9 7,1 -6,7 -12,9 11,5 11,3Việt Nam 47.446 506.673 10,7 2,5 -1,8 -4,2 8,4 8,6Trung Quốc 40.007 272.255 6,8 4,8 -1,9 -6,4 7,1 7,1Thái Lan 39.257 432.935 11,0 -35,2 -33,9 2,1 6,9 11,2Mê-xi-cô 15.344 178.342 11,6 -15,5 -18,1 -3,1 2,7 3,4Pê-ru 9.163 77.201 8,4 9,0 0,1 -8,2 1,6 1,6Ắc-hen-ti-na 8.847 96.544 10,9 -11,6 1,1 14,4 1,6 1,9Hôn-đu-rát 7.138 48.219 6,8 95,5 79,0 -8,5 1,3 0,7

Nguồn: NMFS

Chủng loại tôm nhập khẩu của Hoa Kỳ 10 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Chủng loại

10 tháng năm 2018 So với 10 tháng năm 2017

Thị phần của Việt Nam theo

lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá TB (USD/

kg)Lượng Trị

giáGiá TB

10 tháng 2018

10 tháng 2017

Tôm nước ấm bóc vỏ đông lạnh

247.591 2.239.744 9,0 7,6 -1,3 -8,2 5,4 7,4

Tôm đông lạnh khác

76.205 816.226 10,7 8,2 2,8 -4,9 28,4 25,5

Tôm tẩm bột 39.903 276.817 6,9 2,0 -1,8 -3,7 14,9 14,0Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh 21/25

37.810 327.590 8,7 0,8 -12,7 -13,4 3,2 2,6

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh 31/40

34.128 250.807 7,3 -4,1 -16,6 -13,1 2,2 1,4

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh 26/30

27.511 220.355 8,0 0,9 -13,1 -13,9 4,3 5,2

Page 24: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 24

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Chủng loại

10 tháng năm 2018 So với 10 tháng năm 2017

Thị phần của Việt Nam theo

lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá TB (USD/

kg)Lượng Trị

giáGiá TB

10 tháng 2018

10 tháng 2017

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh 15/20

26.354 258.923 9,8 10,6 -4,3 -13,4 3,4 2,6

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh 41/50

22.778 151.871 6,7 9,6 -2,9 -11,3 1,4 0,5

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh < 15

15.925 242.981 15,3 -7,1 -11,8 -5,0 6,7 6,9

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh 51/60

13.641 85.649 6,3 -8,6 -20,6 -13,1 0,2 0,3

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh 61/70

6.577 39.034 5,9 -4,1 -16,5 -12,9 0,2 0,2

Tôm đông lạnh

6.391 69.075 10,8 32,9 27,4 -4,1 8,6 9,1

Tôm nước ấm nguyên con đông lạnh > 70

4.649 26.006 5,6 -11,1 -16,8 -6,5 0,6 0,6

Tôm đóng hộp

1.369 22.704 16,6 6,3 9,2 2,7 4,1 10,2

Tôm chế biến khác

892 4.128 4,6 -10,5 -13,1 -2,9 6,6 3,7

Tôm chế biến 855 6.206 7,3 25,4 34,9 7,6 22,9 25,0Tôm nước lạnh bóc vỏ

767 6.171 8,0 62,4 32,8 -18,2 1,5 0,3

Tôm nước ấm nguyên con tươi

402 2.806 7,0 -33,6 -36,6 -4,6 0,0 4,2

Tôm đông lạnh đóng túi ATC

356 2.235 6,3 94,6 10,1 6,3 71,5

Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh < 15

286 6.912 24,1 -0,2 10,4 10,6 0,0 0,9

Page 25: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201925

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Chủng loại

10 tháng năm 2018 So với 10 tháng năm 2017

Thị phần của Việt Nam theo

lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá TB (USD/

kg)Lượng Trị

giáGiá TB

10 tháng 2018

10 tháng 2017

Tôm chế biến 279 2.648 9,5 295,0 -1,3 15,4 0,0Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh 41/50

203 1.652 8,2 17,0 6,8 -8,7 0,0 0,0

Tôm chế biến khác

161 2.830 17,6 51,6 48,2 -2,3 0,0 0,0

Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh 26/30

134 1.163 8,7 -46,0 -51,7 -10,6 0,0 0,0

Tôm nước lạnh nguyên con tươi

130 1.937 14,9 32,8 71,7 29,3 0,0 0,0

Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh 21/25

120 1.115 9,3 9,0 -7,6 -15,2 0,0 0,0

Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh 15/20

119 1.519 12,7 -26,0 -9,2 22,7 0,0 0,0

Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh 31/40

104 829 7,9 -58,8 -61,5 -6,4 0,0 0,0

Tôm nước ấm bóc vỏ tươi

102 1.550 15,3 -50,0 -50,3 -0,5 0,0 0,0

Tôm nước lạnh đông lạnh > 70

98 492 5,0 -12,7 1,4 16,2 0,0 0,0

Tôm nước lạnh bóc vỏ

52 597 11,4 -43,4 -60,3 -30,0 0,9 0,0

Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh 51/60

34 247 7,4 -42,5 -48,2 -10,0 0,0 0,0

Tôm nước lạnh nguyên con đông lạnh 61/70

2 10 6,1 -57,9 -64,4 -15,6 0,0 0,0

Nguồn: NMFS

Page 26: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 26

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

- Trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Gha-na tăng so với cùng kỳ năm trước.

- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Úc tăng nhẹ.

- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 01/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới

Theo Phòng công nghiệp phát triển gỗ (TIDD), thuộc Ủy ban Lâm nghiệp Gha-na, trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu sản phẩm gỗ nước này đạt 277,8 nghìn m3, trị giá 158,3 triệu Eur (tương đương 180,5 triệu USD), tăng 5,3% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, gỗ xẻ sấy khô chiếm 75% tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu, gỗ dán chiếm 7%, còn lại là các sản phẩm gỗ khác. Chủng loại gỗ xuất khẩu chủ yếu gồm: Gỗ ceiba, gỗ tếch, gỗ wawa, gỗ cao su và gỗ hồng sắc.

Trong 10 tháng năm 2018, Gha-na chủ yếu xuất khẩu gỗ sang các khu vực như: Châu Á chiếm 72% tổng khối lượng

xuất khẩu sản phẩm gỗ của Gha-na; châu Âu chiếm 12%; châu Phi chiếm 7%; châu Mỹ chiếm 6%; Trung Đông chiếm 2,5%. Các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Gha-na là: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Đức.

2. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Về xuất khẩu: Theo Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 01/01/2019 đến ngày 15/01/2019 đạt 425,8 triệu USD, giảm 6,9% so với 15 ngày cuối tháng 12/2018, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 309,6 triệu USD, giảm 9,4% so với 15 ngày cuối tháng 12/2018, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Page 27: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201927

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Về nhập khẩu: Trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 01/01/2019 đến ngày 15/01/2019 đạt 121,4 triệu USD, tăng 9,9% so với 15 ngày cuối tháng 12/2018, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2018.

3. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Úc và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc trong tháng 10/2018 đạt 138,6 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng trước, tăng 13,9% so với tháng 10/2017. Lũy kế đến hết tháng 10/2018, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc đạt 1,28 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Úc là thị trường tiềm năng, tuy chỉ có 24 triệu dân, nhưng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nhiều, trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 600 tỷ USD/năm. Đây là thị trường tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ. Bên cạnh đó, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam sang Úc. Ngoài ra, yếu tố quyết định để khách hàng ở Úc chọn mua sản phẩm từ gỗ là chất lượng, thiết kế và giá cả. Các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng và đang được sự quan tâm của người tiêu dùng Úc, dự kiến xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường Úc trong năm 2019 rất khả quan.

Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ qua các tháng (ĐVT: Triệu USD)

020406080

100120140160

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

N2017 N2018

Nguồn: ITCThị trường nhập khẩu: Úc nhập khẩu

đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ ba thị trường chính là: Trung Quốc, Việt Nam và Ma-lai-xi-a, trị giá nhập khẩu từ ba thị trường này chiếm tới 84,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc trong 10 tháng năm 2018. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc lớn nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tiếp theo là nhập khẩu từ Việt Nam với trị giá 154,9 triệu USD, tăng 10,7% so với 10 tháng năm 2017. Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc từ Ma-lai-xi-a

đạt 100,4 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, trong ba thị trường chính cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho thị trường Úc trong 10 tháng năm 2018, chỉ có thị trường Trung Quốc mở rộng thị phần tại Úc, còn thị trường Việt Nam và Ma-lai-xi-a giảm thị phần cung cấp đồ nội thất bằng gỗ tại thị trường Úc.

Ngoài ra, trong 10 tháng năm 2018 Úc còn nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Ý, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Thái Lan...

Page 28: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 28

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Úc tháng 10 và 10 tháng năm 2018

Thị trườngTháng

10/2018 (Nghìn USD)

So với tháng 9/2018

(%)

So với tháng

10/2017 (%)

10 tháng 2018

(Nghìn USD)

So với 10 tháng 2017 (%)

Tỷ trọng 10 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 138.551 4,7 13,9 1.278.808 11,7 100,0 100,0Trung Quốc 89.503 4,3 15,4 827.080 16,4 64,7 62,1Việt Nam 19.828 7,5 25,5 154.883 10,7 12,1 12,2Ma-lai-xi-a 10.581 13,8 5,1 100.395 5,3 7,9 8,3Ý 2.704 -43,5 0,8 44.188 5,6 3,5 3,7In-đô-nê-xi-a 4.479 11,1 7,1 35.149 5,2 2,7 2,9ấn Độ 2.121 -6,2 6,7 18.352 11,8 1,4 1,4Thái Lan 1.674 15,4 5,3 17.592 13,6 1,4 1,4Ba Lan 791 -35,6 -9,4 11.815 7,7 0,9 1,0Đức 825 160,3 104,7 6.987 46,1 0,5 0,4Niu Di-lân 729 38,9 34,5 6.164 7,9 0,5 0,5

Nguồn: ITC

Mặt hàng nhập khẩu: Úc nhập khẩu các mặt hàng hàng đồ nội thất bằng gỗ đều tăng trong tháng 10 tháng năm 2018, trong đó mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161+940169), đồ nội thất phòng ngủ (mã HS 940350), đồ nội thất nhà bếp (mã HS 940340), đồ nội thất văn phòng (mã HS 940330) đạt tốc độ tăng trưởng cao, chỉ có mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt tốc độ tăng trưởng nhẹ.

Dẫn đầu về trị giá nhập khẩu trong 10 tháng năm 2018 là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 516,4 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2017. Úc nhập khẩu ghế khung gỗ từ một số thị trường chính như: Trung Quốc trị giá 367,6 triệu USD, tăng 20,5%; Việt Nam đạt 42,4 triệu USD, tăng 22,8%; Ma-lai-xi-a đạt 36,4 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017.

Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 399,96 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017. Úc nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất từ

thị trường Trung Quốc trị giá 231,8 triệu USD, tăng 8,3%, thị phần chiếm tới 58% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Úc. Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ hai với trị giá 65,5 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, Úc còn nhập khẩu mặt hàng này từ một số thị trường khác như: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Ý, Ấn Độ...

Đáng chú ý, Úc tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp trong 10 tháng năm 2018. Trong đó, Trung Quốc, Ý, Đức, Việt Nam là thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất nhà bếp tới Úc. Mặc dù trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 1,6 triệu USD, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2,2% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Úc. Như vậy, dư địa thị trường vẫn còn khá lớn và là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đẩy mạnh sang thị trường Úc trong thời gian tới.

Page 29: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/201929

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Mặt hàng đồ nội thất gỗ Úc nhập khẩu trong tháng 10 và 10 tháng năm 2018

Mặt hàngTháng

10/2018 (Nghìn USD)

So với T9/2018

(%)

So với T10/2017

(%)

10 tháng 2018

(Nghìn USD)

So với 10

Tỷ trọng 10 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 138.551 4,7 13,9 1.278.808 11,7 100,0 100,0940161+940169 57.129 4,1 18,3 516.368 19,2 40,4 37,8940360 42.870 0,8 2,9 399.960 0,2 31,3 34,9940350 25.956 11,9 22,8 243.249 14,9 19,0 18,5940340 7.297 2,9 36,8 71.151 23,4 5,6 5,0940330 5.299 14,8 1,1 48.080 11,8 3,8 3,8

Nguồn: ITC

Page 30: Số ra ngày 21/01/2019 · 88.490 tấn cao su tự nhiên, tăng 8,6% so với tháng 10/2018, nhưng giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên

Số ra ngày 21/01/2019 30

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.

Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.

Thông tư sửa đổi phí thẩm định nguồn gốc nguyên liệu thủy sản có hiệu lực từ 15/01/2019

Từ ngày 15/01/2019, Thông tư 118/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sản bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, thay vì quy định cố định mức thu phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản (mức thu phí) là 700.000 đồng/lần như trước đây, thì mức thu phí từ ngày 15/01/2019 sẽ được xác định như sau:

Mức thu phí = 150.000 đồng + (số tấn hải sản khai thác x 15.000 đồng/tấn)

Lưu ý: Mức thu phí tối đa không quá 700.000 đồng/lần.

Thông tư 118/2018/TT-BTC đồng thời quy định mức thu lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thuỷ sản như sau:

- Mức thu lệ phí cấp giấy phép khai thác thuỷ sản:

+ Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

+ Gia hạn hoặc cấp lại: 20.000 đồng/lần;

+ Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép: 40.000 đồng/lần.

- Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài:

+ Cấp mới: 200 USD/lần;

+ Gia hạn hoặc cấp lại: 100 USD/lần;

+ Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép: 200 USD/lần.