san xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

25
Hội thảo về vai trò của các tổ chức XHDS trong giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc Thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở cộng đồng dân tộc thiểu số Bài học kinh nghiệm ở Yên Lương Đặng Ngọc Quang Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn Ngày 6 tháng 9 năm 2012

Upload: dang-quang

Post on 29-Jun-2015

338 views

Category:

Education


1 download

DESCRIPTION

Báo cáo của RDSC tại Hội nghị về Vai trò của Các tổ chức xã hội dân sự trong giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội, 6/9/2012.

TRANSCRIPT

Page 1: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Hội thảo về vai trò của các tổ chức XHDS trong giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc

Thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở cộng đồng dân tộc thiểu số

Bài học kinh nghiệm ở Yên LươngĐặng Ngọc Quang

Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn

Ngày 6 tháng 9 năm 2012

Page 2: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Kinh tế thị trường và cộng đồng dân tộc thiểu số

• Nhiều địa phương có hạ tầng khá tốt: đường, điện, điện thoại, chợ

• Khi sản xuất hàng hóa mà chỉ sản xuất tự cung tự cấp, người dân tộc thiểu số không được hưởng lợi trọn vẹn lợi ích từ phát triển

• Nhiều dự án lớn (IFAD, CIDA) đang tìm cách nối kết nông dân với thị trường qua tiếp cận chuỗi giá trị

• Dự án RDSC/CASI III giải quyết vấn đề này ở một quy mô thử nghiệm

Page 3: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Lựa chọn cộng đồng thử nghiệm

• Hai thôn Bồ Xồ (Dao) và Quất (Thổ, Mường) là hai thôn vùng cao của xã

• Thôn Quất có đường bê tông /thôn Bồ Xồ có đường đất

• Cách chợ trong xã 12 km. Cách chợ thành phố Hòa Bình 30km, cách chợ Đà Bắc 30 km

• Các hộ đều nuôi nhiều trâu• Cả hai thôn đều mới có sóng điện thoại di

động cuối năm 2011• Phụ nữ không biết đi xe máy, không có bằng,

nhiều người không biết đọc

Page 4: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Lựa chọn sản phẩm để phát triển hàng hóa

Tiêu chuẩn chọn– Quen thuộc với

người sản xuất– Có thị trường rộng– Có chu kỳ sản xuất

ngắn, quay vòng vốn nhanh

– Yêu cầu về vốn nhỏ

– Ít tranh chấp về lương thực với người

• Một số lựa chọn– Gà bản địa– Vịt, ngan– Thỏ

• Lựa chọn cuối cùng: gà bản địa

Page 5: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Thách thức

• Hiểu biết và kỹ năng phát hiện và phòng bệnh dịch của gà/ Hạn chế về thức ăn cho gà. Nhiều phụ nữ không biết đọc /viết

• Ngành khuyến nông không có chương trình phát triển gà/ không có dịch vụ thú y cho gà/không có cơ sở bán thức ăn cho gà ở hai thôn

• Cơ sở sản xuất gà giống “đạt chuẩn” ở ngoài huyện và ngoài tỉnh

• Những tác nhân trong chuối giá trị (người bán gà giống, người buôn gà thịt, người chăn nuôi, người bán thức ăn gia súc, người làm dịch vụ thú y) không nhìn nhận lợi ích và nhu cầu hợp tác để duy trì chuỗi giá trị và nâng cao giá trị sản phẩm của chuỗi

Page 6: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Cơ hội

• Người nông dân sản xuất riêng lẻ: - > hợp tác để giảm chi phí, tăng giá trị

• Liên kết cộng đồng người sản xuất với các tác nhân đầu vào và đầu ra.

• Thiếu hụt hiểu biết kỹ năng -> cơ hội khuyến khích sự học hỏi- > tăng hiệu quả sản xuất

Page 7: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Thiết kế ban đầu

• Tổ chức CLB phụ nữ chăn nuôi gà với các hoạt động mua chung, phòng bệnh chung, bán chung để giảm chi phí

• Tổ chức hỗ trợ các thành viên CLB làm thức ăn giàu đạm bổ xung cho gà: nuôi giun quế, trồng chè đại

• Hình thành Quỹ quay vòng vốn và Tủ thuốc Thú y chuyên về gà

• Thực nghiệm học hỏi cùng nông dân: mỗi CLB 3 hộ quy mô 50 gà con 1 ngày tuổi

• Tập huấn về kỹ thuật (úm gà con, phòng bệnh bằng vac-xin, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển tổ chức)

• Liên kết CLB với thị trường đầu vào và đầu ra

Page 8: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Cách làm của RDSC

• Cán bộ dự án/kỹ thuật viên có kinh nghiệm về nuôi gà bản địa 3 năm, sống và làm việc tại xã

• Tập huấn ở dạng tọa đàm ở tại thôn bản • Kỹ thuật học hỏi giữa các tổ viên, học

bằng thực hành, làm mẫu, thăm và tư vấn tại chuồng gà

• Tư vấn qua điện thoại• Khuyến khích sự điều chỉnh cải thiện của

các tổ viên

Page 9: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Những quan sát ban đầu ở lứa đầu

• Tổ viên nuôi gà 100 con quy mô gấp đôi kế hoạch ban đầu

• Nhiều cơ sở hạ tầng gia đình được tận dụng để úm gà con: chuồng lợn/quây lúa

• Các chị đều nuôi gà bản địa/địa phương• Các chị đều trồng chè đại và nuôi giun quế

thành công

Page 10: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Nguồn mua gà giống

• Lò ấp của bà Mùi ở Thanh Sơn- gà lai mía khá tốt, có đàn gà bố mẹ

• Lò ấp ở Xuân Sơn- chất lượng không ổn định, trứng thu gom

• Người buôn giống- thu gom lưu động

• Từng gia đình mua riêng lẻ

• Sau trải nghiệm của lứa đầu tiên hai CLB đã họp và thống nhất– Cử hai người

chồng của hai tổ viên chuyên đi mua gà giống ở lò Ba Trại – có chất lượng tốt

– Cơ chế chia sẻ chi phí mua gà chung

Page 11: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Những thách thức

• Một số chị có “kinh nghiệm” làm theo lối cũ: – Úm gà với lớp chất độn mỏng và quét bỏ

– Không tuân thủ đủ quy trình vac-xin

– Không liên hệ kịp thời với kỹ thuật viên

• Không mua gà giống đồng bộ cùng ngày để cùng dùng thuốc phòng bệnh

• Không cùng mua gà để tiết kiệm tiền và cùng có nguồn giống tốt

• Thú y khuyến nông xã không hỗ trợ kỹ thuật hoặc cung cấp dịch vụ cho CLB

Page 12: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Tỷ lệ gà thành gà thịt từ 40% tăng lên 70%

Page 13: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Quy mô đàn gà từ 24 tăng lên 97 con

Page 14: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Vận động với Thú y xã và khuyến nông xã

• Tham gia sinh hoạt CLB để giới thiệu các kỹ thuật chăn nuôi theo mức không quá 1 tháng 1 lần;

• Thực hiện lịch phun thuốc khử trùng miễn phí cho cộng đồng theo quy mô cả thôn 2 lần một năm.

• Cung cấp dịch vụ tiêm phòng theo thỏa thuận qua thú y viên thôn; Tổ viên chi tiền thuốc và công;

• Khi có dịch (số cá thể trong đàn chết tới 20-30%), thú y xã sẽ hỗ trợ người chăn nuôi về công và kỹ thuật, thuốc thú y do gia đình chi.

• Liên hệ địa chỉ cung cấp con giống tốt (gà ta) cho các CLB; và giới thiệu nguồn thuốc thú y đảm bảo chất lượng mua theo giá của công ty;

• Tư vấn miễn phí về chăn nuôi/thú y qua điện thoại đi động.

Page 15: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Đổi mới để Kết nối thị trường

• Đầu vào– Duy trì mua

thuốc thú y ở đại lý cấp I- La Phù

– Tìm mua gà giống ở lò ấp có uy tín tại Ba Trại/Ba vì

• Đầu ra mới– Tìm hiểu các cửa

hàng ở TP Hòa Binh

– Các chợ nông thôn ở Đà Bắc

– Chợ địa phương

• Đầu ra cũ– Bán tại cộng

đồng– Dùng gia đình

Page 16: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Kết quả về đàn gà ở CLB hai thôn(kế hoạch ban đầu: 6 hộ nuôi thử nghiêm ở lứa 1)

Chỉ sốKế hoạch Thực thi

Lứa 2 (dự kiến)

Số hộ nuôi gà 6 8 14

Số gà con nuôi 300 900 1250

Thu nhập (tính cho 100 con gà)

Để dùng gia đình

7,5- 8 triệu đồng

Chi phí (không kể chuồng trại/công)

Không theo dõi

3,5-4 triệu đồng

Page 17: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Tổ chức của CLB tính đến 30/8/2012

Tổ trưởng và Thủ Quỹ(điều phối- liên lạc)

Quản lý Tủ thuốc(có thể là chồng)

Tổ viên chuyên về mua giống

(có thể là chồng)

Tổ viên nuôi gà

Tổ viên chuyên về tiêu thụ

(có thể là chồng)

Thú y xã Tư vấnDịch vụ tiêm phòngQuản lý dịch

Page 18: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Bài học

• Có nhiều cơ hội để nông dân đang ở kinh tế tự cấp- tự túc tham gia kinh tế thị trường

• Những yếu tố hạn chế sự tham gia của nông dân vào thị trường– Quy mô sản xuất nhỏ – Thiếu hiểu biết về kỹ thuật (chăn

nuôi/thú y/phòng dịch bệnh– Thiếu dịch vụ hỗ trợ

Page 19: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Lồng ghép một số tiếp cận

• Chuỗi giá trị: Tháo gỡ những rào cản ký thuật để nông dân tham gi thị trường và mở rộng vị trí của nông dân trong chuỗi giá trị;

• Khuyến nông có sự tham gia: học hỏi ở các hộ mô hình, chia sẻ bài học trong tiến trình qua các tọa đàm, tập huấn, học hỏi tại gia, tại hội trường; thực hành

• Tiếp cận chương trình: nhiều bên tham gia, nhiều chiều (giá trị-nhận thức-hành động, bậc thang xã hội: cộng đồng- xã-?)

• Tiếp cận Phát triển cộng đồng dựa vào xây dựng nguồn vốn (ABCD)/khung sinh kế bền vững: vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính và vốn tự nhiên

Page 20: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Huy động nguồn vốn tự nhiên

• Vốn tự nhiên: – Đất nương rẫy trồng chè đại/ngô – Cỏ tự nhiên nuôi trâu để có phân

trâu nuôi giun quế– Tre nứa, cây rừng/gỗ trồng, lá cọ

làm chuồng trại– chuối rừng- thức ăn bổ xung cho gà– Lấy măng bán làm vốn mua gà

giống

Page 21: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Huy động vốn xã hội

• Các liên kết bên trong

• Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm giữa các thành viên

• Lập quay vòng vốn• Quỹ thuốc thú

y/dùng chung thuốc• Mua chung đầu

vào: giống, thuốc• Bán chung đầu ra

• Xây dựng các liên kết bên ngoài

• Liên kết với lò ấp, lò gà giống/ đại lý thuốc thú y

• Liên kết với khuyến nông/thú y xã: tập huấn/tư vấn/dịch vụ phòng dịch

• Liên kết với quỹ tín dụng phụ nữ

Page 22: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Cải thiện vốn con người

• Kiến thức úm gà con đã được cải thiện

• Kiến thức/kỹ năng phòng bệnh cho gà bằng vac-xin

• Kỹ năng tính toán đầu tư/chi phí- thu nhập

• Kỹ năng tính toán tổ chức sản xuất gà theo thời vụ

Page 23: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Tiếp cận nhiều bên tham gia

• RDSC: hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy liên kết, hỗ trợ phân tích các cơ hội thách thức

• Cộng đồng: phân tích, lựa chọn, thử nghiệm, duy trì các hoạt động, tự sáng tạo các hoạt động mới

• Đoàn thể /chính quyền: giới thiệu, tạo môi trường pháp lý

• Thú y/khuyến nông: tiếp nhận vai trò hỗ trợ/cung cấp dịch vụ kỹ thuật

Page 24: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Những hạn chế của dự án

• Dự án hạn chế trong – Khuôn khổ dự án nhỏ (~ 200 tr) – Thời gian ngắn 8 tháng đủ cho một thời

gian chuẩn bị và một chu kỳ nuôi gà– Quy mô dự án chỉ ở hai thôn– Số hộ tham gia thử nghiệm ít

• Chưa đủ để khẳng định một phương thức nối kết nông dân với thị trường ở quy mô xã/huyện

Page 25: San xuat hang hoa o cong dong dan toc thieu so

Đưa mô hình vào chương trình nông thôn mới ở xã

• Quy hoạch ngành chăn nuôi trong xã, chọn vật nuôi ưu tiên làm thử

• HPN/HND chọn các hộ mô hình làm mẫu ở các thôn được chọn, hỗ trợ vốn qua NHCS, NHNN, vận động lập các tổ sản xuất/CLB

• Ngành khuyến nông/thú y hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi phòng bệnh, hỗ trợ nông dân trồng cây thức ăn gia súc, nuôi giun quế

• Liên kết các CLB/tổ sản xuất với cơ sở đầu vào: thuốc, con giống, thức ăn, đầu mối tiêu thụ (ký kết hợp đồng tiêu thụ)

• Ngành thương nghiệp: Hỗ trợ làm chứng nhận xuất xứ, bao bì nhãn mác