sao.baophapluat.vn vit nam sn sàng cùng trung quc hp tác hiu … · 1 day ago · vit nam trung...

20
http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn Số 51 (8.130) Thứ Bảy ngày 20/2/2021 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CHÀO NGÀY MớI N gày 18/2/2020, khi hàng vạn tấn nông sản tại Hải Dương bị ùn ứ, hàng ngàn hộ nông dân ôm đầu méo mặt với tình trạng nông sản làm ra nhưng ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên phải vứt bỏ hoặc để thối rữa, nguy cơ sạt nghiệp; thì Bộ NN&PTNT có một đoàn công tác vào miền Tây làm việc với Giám đốc Sở NN&PTNT 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL. Đề xuất thiếu hợp lý Đ ó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xã giao đồng chí Triệu Khắc Chí, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đang ở thăm Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 7 giữa Bộ Công an hai nước. (Trang 3) Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực Xử phạt hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dịp Tết Du lịch chậm - xu hướng nổi bật giữa đại dịch Sẵn sàng bán vàng online trong ngày vía Thần Tài 2 TRONG Số NÀY Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới việc kiên định thực hiện “mục tiêu kép”, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. BỘ TƯ PHÁP: B ộ Tư pháp vừa ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 của một số đơn vị thuộc Bộ. (Trang 5) 8 Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 một số đơn vị (Trang 4) C hủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 19/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đợt bùng dịch lần này phức tạp, có thể kéo dài. BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ (Trang 6) 13 (Trang 2) T heo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượng tướng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. (Trang 2) Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương 4 điểm cần lưu ý để ngăn chặn Covid-19 l Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. M ới đây, Báo PLVN nhận được phản ánh của ông Hoàng Anh, là bác họ của cháu Trần Xuân Mai (SN 2006, sống tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội), cho rằng cháu thường xuyên bị mẹ đánh thâm tím người và bị “người tình” của mẹ xâm hại tình dục. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: NGHI ÁN BÉ GÁI BỊ BẠO HÀNH TÍM NGƯỜI TẠI HÀ NỘI: Những người hàng xóm nói gì? l Sẵn sàng làm chủ tình huống phát sinh (Tr.7) l Quân đội quyết liệt, khẩn trương ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19 (Tr.20) (Trang 10-11) l Tiế p tục quan tâm quyề n tiế p cận pháp luật của người dân

Upload: others

Post on 20-Feb-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn

    Số 51 (8.130) Thứ Bảy ngày 20/2/2021

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

    CHÀO NGÀY MớI

    Ngày 18/2/2020, khi hàng vạn tấn nông sản tại HảiDương bị ùn ứ, hàng ngàn hộ nông dân ôm đầuméo mặt với tình trạng nông sản làm ra nhưng ảnhhưởng dịch bệnh Covid-19 nên phải vứt bỏ hoặc đểthối rữa, nguy cơ sạt nghiệp; thì Bộ NN&PTNT có mộtđoàn công tác vào miền Tây làm việc với Giám đốcSở NN&PTNT 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL.

    Đề xuất thiếu hợp lý

    Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xã giao đồng chí Triệu KhắcChí, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đang ở thăm Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghịhợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 7 giữa Bộ Công an hai nước. (Trang 3)

    Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốchợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực

    Xử phạt hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dịp Tết

    Du lịch chậm - xu hướng nổi bật giữa đại dịch

    Sẵn sàng bán vàng online trong ngàyvía Thần Tài

    2

    TRONG Số NÀY

    Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳnghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới việc kiênđịnh thực hiện “mục tiêu kép”, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất, kinh doanh.

    BỘ TƯ PHÁP:

    Bộ Tư pháp vừa ban hành quyết định phê duyệtKế hoạch công tác năm 2021 của một số đơn vịthuộc Bộ. (Trang 5)

    8

    Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 một số đơn vị

    (Trang 4)

    Chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phòng, chống dịchCovid-19 ngày 19/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế NguyễnThanh Long nhấn mạnh, đợt bùng dịch lần này phức tạp, có thể kéo dài.

    BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ

    (Trang 6)

    13

    (Trang 2)

    Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công đồngchí Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượng tướng, Bí thư Trungương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân độinhân dân Việt Nam giữ chức Trưởng ban Tuyên giáoTrung ương. (Trang 2)

    Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

    4 điểm cần lưu ý để ngăn chặn Covid-19

    lThúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.

    Mới đây, BáoPLVN nhậnđược phản ánh củaông Vũ HoàngAnh, là bác họ củacháu Trần XuânMai (SN 2006,sống tại phườngHà Cầu, quận HàĐông, Hà Nội),cho rằng cháuthường xuyên bịmẹ đánh thâm tímngười và bị “người tình” của mẹ xâm hại tình dục.

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ:NGHI ÁN BÉ GÁI BỊ BẠO HÀNH TÍM NGƯỜI TẠI HÀ NỘI:

    Những người hàng xóm nói gì?

    l Sẵn sàng làm chủ tình huống phát sinh (Tr.7)l Quân đội quyết liệt, khẩn trương ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19 (Tr.20)

    (Trang 10-11)

    l Tiếp tục quan tâm quyền tiếp cận pháp luậtcủa người dân

  • 2 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 51 (8.130) Thứ Bảy 20/2/2021 THờI Sự[email protected]

    Ngày 18/2/2020, khi hàng vạn tấn nông sản tại Hải Dương bịùn ứ, hàng ngàn hộ nông dân ôm đầu méo mặt với tình trạngnông sản làm ra nhưng ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên phảivứt bỏ hoặc để thối rữa, nguy cơ sạt nghiệp; thì Bộ NN&PTNT cómột đoàn công tác vào miền Tây làm việc với Giám đốc SởNN&PTNT 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

    Phát biểu kết luận buổi làm việc, một trong các nội dung đượcmột lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh là “mong muốn thànhlập một trung tâm giới thiệu nông sản toàn vùng ĐBSCL tại HàNội”. Theo vị này, “hiện nay chỉ có tỉnh Đồng Tháp là địa phươngđầu tiên trong vùng xây dựng trung tâm giới thiệu nông sản, đặcsản của mình tại Hà Nội và “rất thành công”.

    Vị này cho rằng đã bàn với lãnh đạo một số tỉnh miền Tây “làcần có một địa điểm ngoài đó dành cho 13 tỉnh, thành ĐBSCL…Lúc đó sẽ mở ra được thị trường nội địa 100 triệu dân”. Và “cácđồng chí về báo cáo lãnh đạo tỉnh, khi dịch yên ắng sẽ gặp nhau bànsâu về vấn đề này”. Nói tóm lại, vị lãnh đạo Bộ này muốn có mộttrung tâm giới thiệu sản phẩm nông sản của ĐBSCL tại Hà Nội.

    “Mong muốn”, “đề xuất” của vị lãnh đạo này bị đánh giá làthiếu hợp lý và không đúng lúc.

    Thứ nhất, hệ thống phân phối trên cả nước đã làm rất tốt việclưu thông sản phẩm nông sản. Thử vào bất kỳ một siêu thị BigCdù tại Hà Nội hay TP HCM, đều thấy đầy đủ các sản phẩm nôngsản từ Bắc chí Nam mùa nào thức nấy. Quan trọng là khẩu vị vùngmiền khác biệt ra sao hay thôi, ví dụ sầu riêng ít được người miềnBắc ưa chuộng, có người “cho cũng không lấy”.

    Thứ hai, xúc tiến giới thiệu sản phẩm thời đại 4.0 ngày nay đãkhác xa một trời một vực với thời 0.4 xa xưa. Có hàng vạn thươngnhân từng giờ, từng phút “giương ăng ten” tìm hiểu xem nơi nàocó gì cần gì để nhiệt tình huy động hệ thống logistic lập tức cungcấp. Muốn ăn bưởi da xanh miền Nam, có thể chỉ cần kích chuộttrên mạng là có ngay. Thời đại công nghệ thông tin và công việctúi bụi, nếu cứ tổ chức “hội chợ”, e rằng cả tháng không ngườighé thăm.

    Thứ ba, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã có một diện tích“khổng lồ” để làm hội chợ giới thiệu sản phẩm. Trung tâm Xúctiến thương mại Nông nghiệp thuộc Bộ này quản lý và khai tháckhu Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam tại đường Hoàng QuốcViệt và khu văn phòng làm việc tại số 26 Phạm Văn Đồng. KhuTriển lãm có diện tích 3,9 ha, ngay trục giao thông chính củaTP, có toà nhà ba tầng tổng diện tích trên 10.000m2 và tầng hầm3500m2. “Siêu triển lãm” này đã dùng hết công suất chưa, màmuốn có thêm trung tâm mới?

    Thứ tư, “mong muốn” trên được đưa ra đúng thời điểm Thanhtra Chính phủ vừa công bố hàng loạt các sai phạm tại các TCtythuộc Bộ NN&PTNT. Một trong những sai phạm nghiêm trọngnhất là bê bối trong quản lý nhà đất công, để lãng phí dư thừa,thậm chí “xẻ thịt” nhà đất. Vì vậy, rất có thể “mong muốn” trênsẽ bị hiểu nhầm là đưa ra nhằm hợp thức hóa một khu đất sai phạmnào đó.

    Còn một điều nữa, đó là nông dân các vùng đang có dịch nướcmắt ngắn dài mong mỏi chờ cơ quan chức năng hỗ trợ, trong khiđoàn công tác Bộ Nông nghiệp lại bất chấp nguy cơ lây lan dịchbệnh lặn lội gần 2000km đi bàn một câu chuyện bất hợp lý. Xinđừng có những “chuyến công tác” với “mong muốn, đề xuất” vừathiếu thực tế vừa không đúng lúc như thế. MINH KHANG

    CHÀO NGÀY MớI

    Đề xuất thiếu hợp lý

    Nguyên Phó Thủ tướngChính phủ Trương Vĩnh Trọng từ trầnNgày 19/2, Ban Bảo vệ, chăm sócsức khỏe cán bộ Trung ương thôngbáo: Đồng chí Trương Vĩnh Trọng, sinhnăm 1942, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ,nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc,nguyên Trưởng ban Nội chính Trungương, sau một thời gian lâm bệnh, mặcdù được Đảng, Nhà nước, tập thể cácgiáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, giađình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổicao, sức yếu, bệnh nặng, đồng chí đã từtrần vào hồi 3 giờ 25 phút ngày19/2/2021 tại nhà riêng, ấp LươngThuận, xã Lương Quới, huyện GiồngTrôm, tỉnh Bến Tre.

    Đồng chí Trương Vĩnh Trọng là Ủyviên Bộ Chính trị Khóa X; Bí thưTrung ương Đảng Khóa IX, X; Ủy viênTrung ương Đảng Khóa VI (dựkhuyết), VII, VIII, IX, X. Đồng chí giữcương vị Phó Thủ tướng từ tháng6/2006 đến tháng 8/2011; là Đại biểuQuốc hội Khóa VIII, XI.

    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng tháng 4/2006, đồngchí được bầu là Ủy viên Trung ươngĐảng, được bầu vào Bộ Chính trị vàBan Bí thư. Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hộiKhóa XI, đồng chí được Quốc hội phêchuẩn, bổ nhiệm giữ chức Phó Thủtướng Chính phủ, đến tháng 8/2011 thìnghỉ hưu. Trong cuộc đời hoạt độngcách mạng, cống hiến cho đất nước,đồng chí được tặng thưởng Huânchương Hồ Chí Minh, Huân chươngĐộc lập hạng Ba, Huân chương Khángchiến hạng Nhất, Huân chương Quyếtthắng hạng Nhất, Huy hiệu 55 tuổiĐảng. Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ antáng đồng chí Trương Vĩnh Trọng sẽđược thông báo sau. H.THƯ

    Ngày 19/2, thông tin từ Văn phòng Quốc hộicho biết, ngày 22/2/2021, Phiên họp thứ 53của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH)Khóa XIV sẽ khai mạc tại Hà Nội. Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khaimạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thayphiên điều hành nội dung phiên họp.

    Theo Chương trình dự kiến, UBTVQH sẽ làmviệc đến sáng 23/2/2021, cho ý kiến điều chỉnhlần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng ngườicủa cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địaphương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hộiKhóa XV; cho ý kiến về việc quy định số lượng

    đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

    Tại phiên họp, UBTVQH xem xét, cho ý kiếnvề báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 củaChính phủ; cho ý kiến bằng văn bản đối với cácbáo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ Khóa XIVcủa Quốc hội, UBTVQH; cho ý kiến về việcchuẩn bị Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV;xem xét dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sungNghị quyết số 887-NQ/UBTVQH12 về việc banhành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quancủa Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH vàVăn phòng Quốc hội. Đ.Q

    lNhân dịp ông UlukbekMaripov được bổ nhiệm làmThủ tướng Cộng hòa Kyrgyzs-tan, ngày 19/2, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửiđiện chúc mừng. Cùng ngày, nhândịp ông Ruslan Kazakbayev đượcbổ nhiệm lại làm Bộ trưởng BộNgoại giao Cộng hòa Kyrgyzstan,Phó Thủ tướng, Bộ trưởng BộNgoại giao Phạm Bình Minh đãgửi điện chúc mừng. T.K

    TIN VắN Những nội dung chính tại Phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Hôm qua (19/2), tại Hà Nội, Ban Tuyêngiáo TƯ đã tổ chức Hội nghị triển khaiquyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, PhóTrưởng ban Thường trực Ban Tổ chức TƯ đãcông bố Quyết định số 06 - QĐNS/TW ngày18/2/2021 của Bộ Chính trị về việc phân côngỦy viên Ban Bí thư.

    Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phâncông đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượngtướng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệmTổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Namgiữ chức Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

    Chúc mừng Thượng tướng Nguyễn TrọngNghĩa đảm nhiệm chức vụ mới, Ủy viên BộChính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn

    Thưởng đề nghị lãnh đạo Ban Tuyên giáo TƯ,tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người laođộng của Ban đoàn kết, gắn bó, phát huy truyềnthống và những kết quả đã đạt được, khôngngừng nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm cao để hoànthành tốt nhiệm vụ, đạt được nhiều thành tựu caohơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyếtĐại hội XIII của Đảng.

    Nhận thức nhiệm vụ mới là trọng trách,vinh dự lớn lao nhưng cũng là trách nhiệmnặng nề, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳngđịnh luôn ghi nhớ và quyết tâm thực hiện lờithề danh dự của quân nhân là: Tuyệt đối trungthành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân;Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nàocũng vượt qua. V.NGA

    Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

    Xử phạt hàng trămcơ sở sản xuất, kinhdoanh thực phẩm dịp Tết Theo báo cáo của Cục Quản lý chấtlượng Nông lâm sản và Thủy sản,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (NN&PTNT), trong dịp TếtNguyên đán Tân Sửu, các tỉnh, thànhphố thành lập đoàn kiểm tra liênngành về an toàn thực phẩm (ATTP)đối với 909 cơ sở sản xuất, kinh doanhthực phẩm như: giò, chả, thịt lợn, gà,rau quả… Đã có 173 cơ sở đã bị lậpbiên bản và xử phạt vi phạm hànhchính với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng.

    Cục Quản lý chất lượng Nông lâmsản và Thủy sản cũng đã tổ chức thẩmđịnh điều kiện đảm bảo ATTP đối với58 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩutheo quy định, phát hiện và xử lý 1 cơsở vi phạm với số tiền xử phạt là 8,5triệu đồng.

    Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNTsẽ tiếp tục tăng cường việc giám sát vệsinh ATTP trong sản xuất, kinh doanhnông sản, thủy sản để từ đó đề xuất cácbiện pháp xử lý hoặc tổ chức kiểm tra,thanh tra đột xuất, xử phạt theo quy địnhcủa pháp luật. Cùng với đó, tổ chức vậnđộng, hướng dẫn cơ sở sản xuất, sơ chế,kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủquy định về ATTP và triển khai thẩmđịnh, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinhdoanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủđiều kiện ATTP. MẾN THƯƠNG

    NĂM 2021:TP HCM đưa vào hoạt động 7 công viên mớiVăn phòng UBND TP Hồ ChíMinh cho biết, năm 2021,để tăng tỷ lệ phủ xanh trên địabàn, tạo cảnh quan môi trườngxanh, sạch, đẹp, thành phố sẽ đưavào hoạt động 7 công viên mới,gồm: Công viên Phú Hữu (TPThủ Đức), Công viên Cây Sộp(quận 12), Công viên Rạch Tra(huyện Hóc Môn), công viên tạiđường Bùi Thị Điệt (huyện CủChi), Công viên ở dự án hạ tầnggiao thông cụm Đại học Quốcgia (quận Tân Bình), Công viênCả Cấm và Công viên nằm dọcđường Trần Xuân Soạn (quận 7),với tổng diện tích khoảng 10ha.

    Bên cạnh đó, trong năm 2021,thành phố phấn đấu trồng mới vàcải tạo 6.000 cây xanh; ưu tiênđầu tư 26 công viên tại TP. ThủĐức. Ngoài ra, theo Đề án pháttriển công viên và cây xanh côngcộng trên địa bàn giai đoạn 2020-2030 vừa được UBND thành phốthông qua, TP Hồ Chí Minh đặtchỉ tiêu giai đoạn 2020-2025 tăngthêm tối thiểu 150ha đất công viêncông cộng, tăng thêm 10ha mảngxanh công cộng. Mục tiêu đếnnăm 2030, đất công viên ở thànhphố đạt 1m2/người, tăng 450ha sovới năm 2020. AN HẠ

    Tại văn bản nhằm triển khai kế hoạch đầutư năm 2021 và hoàn thiện xây dựng kếhoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2021-2025) cấp thành phố, UBND TP Hà Nội yêucầu các sở, ban, ngành, UBND các quận,huyện, thị xã và các chủ đầu tư chủ động khắcphục các hạn chế, khuyết điểm trong thựchiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm cả ở cấpthành phố, cấp huyện; xây dựng phương ántriển khai kế hoạch đầu tư công năm 2021 củađơn vị phù hợp với kịch bản thu ngân sách trênđịa bàn thành phố trong bối cảnh tình hìnhdịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp;

    quyết liệt triển khai thực hiện để đạt mục tiêucao nhất. Đối với một số dự án chuyển tiếp xâydựng cơ bản tập trung cấp thành phố chưahoàn thiện thủ tục gia hạn thời gian thực hiệndự án, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thànhthủ tục phê duyệt gia hạn thời gian thực hiệndự án theo đúng quy định trước ngày31/3/2021.

    Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5năm (2021- 2025), UBND thành phố giao cácsở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thịxã, các chủ đầu tư rà soát, cập nhật và hoàn thiệnkế hoạch. O.T

    Hà Nội: Khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong giải ngân vốn đầu tư công

  • [email protected]

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn 3Số 51 (8.130) Thứ Bảy 20/2/2021

    Tại Hội nghị hợp tác phòng,chống tội phạm lần thứ 7 giữaBộ Công an Việt Nam và BộCông an Trung Quốc diễn ravào hôm qua (19/2) tại HàNội, Bộ trưởng hai nước đãthống nhất các giải phápnhằm tăng cường hợp tác bảođảm an ninh nội địa ở mỗinước; phát huy hiệu quả thựcchất về hợp tác trong đấutranh, phòng, chống tội phạmgiữa Việt Nam và Trung Quốctrong thời gian tới, tập trungtriển khai các cao điểm chungđấu tranh, trấn áp tội phạmxuyên quốc gia…

    Chủ trì Hội nghị có Đại tướng Tô Lâm,Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Côngan Việt Nam và ông Triệu Khắc Chí, Ủyviên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công anTrung Quốc. Đây là Hội nghị có ý nghĩaquan trọng trong quan hệ giữa hai nước,nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối táchợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam -Trung Quốc trên lĩnh vực bảo vệ an ninhquốc gia, đấu tranh phòng, chống tộiphạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, vìcuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhândân hai nước.

    Trong hơn hai năm qua, trên cơ sở quanhệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữahai Đảng, hai Nhà nước, quan hệ giữa BộCông an Việt Nam và Bộ Công an TrungQuốc tiếp tục phát triển và tăng cường,củng cố về nhiều mặt như trao đổi Đoàn cáccấp, trao đổi thông tin nghiệp vụ; đào tạocán bộ; tích cực phối hợp có hiệu quả trongphòng ngừa, đấu tranh với các loại tộiphạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, tội phạmsử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế;phối hợp truy bắt đối tượng truy nã; quảnlý xuất, nhập cảnh, góp phần bảo đảm anninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở mỗinước, nhất là khu vực biên giới giữa hainước, đóng góp tích cực cho sự phát triển

    và củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiếnlược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

    Lực lượng chức năng hai nước đã phốihợp đấu tranh có hiệu quả các chuyên ánma túy ngay từ khu vực biên giới, cửakhẩu. Từ năm 2018 đến nay, hai bên đãphối hợp mở 4 đợt cao điểm tấn công trấnáp tội phạm ma túy; phối hợp đấu tranhchuyên án sản xuất ma túy xuyên quốc gia,đồng thời hoàn thiện cơ chế phối hợp điềutra chung các vụ án ma túy. Đặc biệt, BộCông an Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Công anTrung Quốc xác minh nhiều vụ tội phạmsử dụng công nghệ cao (đối với các đốitượng mang quốc tịch Trung Quốc) hoạtđộng trên lãnh thổ Việt Nam; bắt giữ, bàngiao các đối tượng cho Bộ Công an TrungQuốc xử lý.

    Lực lượng chức năng của hai Bộ đã

    phối hợp xác minh các vụ việc mua bánngười, nhất là mua bán phụ nữ Việt Namsang Trung Quốc, giải cứu nạn nhân ViệtNam bị lừa bán sang Trung Quốc...

    Tại Hội nghị lần thứ 7 này, Bộ trưởngCông an hai nước đã ký kết Biên bản Hộinghị, thống nhất các giải pháp nhằm tăngcường hợp tác bảo đảm an ninh nội địa ởmỗi nước; phát huy hiệu quả thực chất vềhợp tác trong đấu tranh, phòng, chống tộiphạm giữa Việt Nam và Trung Quốc trongthời gian tới, tập trung triển khai các caođiểm chung đấu tranh, trấn áp tội phạmxuyên quốc gia như tội phạm khủng bố,tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạmmua bán người, tội phạm ma túy; phòng,chống xuất nhập cảnh trái phép, truy bắtđối tượng truy nã. Ngoài ra, hai bên phối

    hợp tổ chức Hội nghị hợp tác phòng,chống tội phạm lần thứ 8 giữa Bộ Công anhai nước tại Trung Quốc năm 2022.

    Cũng tại Hội nghị, dưới sự chứng kiếncủa hai đồng chí Bộ trưởng, Trung tướngLương Tam Quang, Ủy viên Trung ươngĐảng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Namvà đồng chí Hứa Cam Lộ, Thứ trưởng BộCông an Trung Quốc ký Bản ghi nhớ vềhợp tác quản lý di dân và xuất, nhập cảnh;các đơn vị chức năng của hai Bộ ký kếtBản ghi nhớ hợp tác về đấu tranh với tộiphạm sử dụng công nghệ cao; hợp tác đấutranh với tội phạm sử dụng mạng viễnthông, mạng Internet để thực hiện cáchành vi lừa đảo. ĐỨC DUY

    VIỆT NAM - TRUNG QUỐC:

    Tiếp tục phối hợp hiệu quả trong phòng, chống tội phạm

    Việt Nam sẵn sàng cùngTrung Quốc hợp tác hiệu quảtrên các lĩnh vực

    Sáng 19/2, tại buổi tiếp xã giao Bộtrưởng Bộ Công an Trung Quốc TriệuKhắc Chí, Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng đề nghị Bộ Công anhai nước cần tiếp tục thực hiện tốt nhậnthức chung giữa lãnh đạo cấp cao haiĐảng, hai nước trên lĩnh vực hợp tác anninh và thực thi pháp luật, phát huy vaitrò đặc biệt của mình trong bối cảnh trạngthái bình thường mới vừa phòng, chốngdịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triểnkinh tế; tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữahai bên bằng các hình thức linh hoạt.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước NguyễnPhú Trọng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nướcvà nhân dân Việt Nam luôn hết sức coitrọng việc củng cố và phát triển mối quanhệ láng giềng hữu nghị với Đảng, Nhànước và nhân dân Trung Quốc. Việt Namsẵn sàng cùng với phía Trung Quốc duytrì sự trao đổi cấp cao, kiểm soát tốt bấtđồng, triển khai hợp tác hiệu quả trên cáclĩnh vực, không ngừng thúc đẩy quan hệViệt Nam - Trung Quốc phát triển lànhmạnh, ổn định.

    Cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đãcó buổi tiếp ông Triệu Khắc Chí.

    Đánh giá cao những kết quả hợp táctích cực giữa lực lượng công an hai nướctrong phòng, chống tội phạm, duy trì bảovệ trị an, Thủ tướng tin tưởng hai Chínhphủ, hai Bộ Công an sẽ đóng góp vàocủng mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam -Trung Quốc; đề nghị Bộ Công an TrungQuốc tạo điều kiện cho quan hệ hai nướcphát triển thuận lợi về kinh tế, thươngmại, duy trì biên giới hai nước hòa bình,hữu nghị, ổn định và phát triển.

    Lãnh đạo Hà Nội động viên bà con nông dân sản xuất vụ xuân

    Sáng 19/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy,Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội VươngĐình Huệ và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thưThành ủy, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh đã thăm vàlàm việc tại huyện Thạch Thất.

    Tại đây, Đoàn công tác đã xuống đồng động viên nôngdân xã Dị Nậu đang sản xuất vụ xuân. Bí thư Thành ủyVương Đình Huệ và Chủ tịch UBND thành phố ChuNgọc Anh đã trực tiếp đứng máy cấy lúa trên thửa ruộnglớn - thành quả của công tác dồn điền đổi thửa, xây dựngnông thôn mới tại địa phương.

    Trò chuyện với người dân, Bí thư Thành ủy Hà Nộichúc bà con một vụ mùa bội thu, đồng thời tự giác thựchiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, cùngthành phố thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”.

    Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt huyện ThạchThất sau đó, Bí thư Thành ủy đề nghị, trong năm 2021,Huyện ủy Thạch Thất chỉ đạo giải quyết dứt điểm việcgiao đất dịch vụ cho người dân, phấn đấu xong trong 6

    tháng đầu năm; hoàn thành nhiệm vụ cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất; giải quyết dứt điểm các vụ việc phứctạp thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghịquyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-NQ/TU của Ban Thườngvụ Thành ủy; giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm vềquản lý và sử dụng đất đai.

    Bí thư Thành ủy chỉ đạo Huyện ủy Thạch Thất phảiquan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, coi đây thực sựlà khâu then chốt của then chốt; tập trung đào tạo bằngđược đội ngũ cán bộ đủ tầm, có năng lực trình độ, nhấtlà có tư duy, tầm nhìn, khát vọng tương xứng với mụctiêu, nhiệm vụ để xây dựng huyện Thạch Thất thật sựgiàu, mạnh và đẹp. K.L

    Giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội

    Ngày 19/2, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viênBộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trungương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốcphòng đã chủ trì buổi làm việc với Tổng cục Chính trị(TCCT).

    Ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, kết quả đạtđược của TCCT và Cơ quan TCCT, Thượng tướng PhanVăn Giang nhấn mạnh, năm 2020, TCCT đã quán triệtsâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Quân ủyTrung ương, Bộ Quốc phòng, bám sát nhiệm vụ quân

    sự, quốc phòng, tình hình thực tiễn phát triển của đấtnước, quân đội; đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo,chỉ đạo toàn quân tích cực đổi mới, sáng tạo, hoàn thànhtoàn diện các nội dung, nhiệm vụ công tác đảng, côngtác chính trị thường xuyên và đột xuất như phòng, chốngdịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ…trong đó, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, một sốnhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, góp phần xây dựng Đảngbộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chứcvà đạo đức, lãnh đạo toàn quân thực hiện thắng lợinhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2020.

    Năm 2021, TCCT xác định kế hoạch công tác đảng,công tác chính trị sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ như:Tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất vàlãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện có hiệu quả các chủtrương, giải pháp xây dựng quân đội vững mạnh về chínhtrị; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân độitrong mọi tình huống; Tổ chức tốt việc học tập, quán triệtthực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,nhất là các chủ trương, quan điểm mới về quân sự, quốcphòng, bảo vệ Tổ quốc và mục tiêu xây dựng Quân độinhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới; phát huy truyềnthống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thờikỳ mới; Đề án “Quân đội phòng, chống “diễn biến hòabình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong tình hìnhmới”; chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng… H.T

    TIN TỨC

    l Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ trưởng Triệu Khắc Chí ký kết Biên bản Hội nghị.

    Phát biểu tại Hội nghị, Đại tướng Tô Lâm nêu rõ, năm 2020, đại dịch Covid-19 bùngphát trên toàn cầu, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tác động tiêu

    cực đến tình hình kinh tế - xã hội các nước, trong đó có Việt Nam. Trước những diễn biến phứctạp đó, Việt Nam và Trung Quốc bước đầu kiểm soát được đại dịch; giữ vững an ninh chínhtrị; bảo đảm an toàn xã hội, trở thành một trong số ít các quốc gia đạt tăng trưởngdương. Có được thành tựu vừa nêu là nhờ có sự chỉ đạo tích cực của Đảng, Nhànước, sự nỗ lực kịp thời của nhân dân hai nước.

    THờI Sự

  • 4 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 51 (8.130) Thứ Bảy 20/2/2021 THờI Sự[email protected]

    Thủ tướng Chính phủ vừa kýChỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốcthực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửunăm 2021.Kiên định thực hiện “mục tiêu kép”

    Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủghi nhận, đánh giá rất cao và biểu dươngtinh thần quyết tâm và sự nỗ lực của BanChỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịchCovid-19, các bộ, cơ quan, địa phương,các lực lượng chức năng đã tổ chức thựchiện tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết, đặcbiệt là đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế,lực lượng công an, quân đội, các tìnhnguyện viên và các địa phương đã chủđộng, quyết liệt triển khai kịp thời Chỉ thịsố 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số19/NQ-CP trong phòng, chống dịchCovid-19; các địa phương đã rất tráchnhiệm, chủ động dừng nhiều hoạt độngtập trung đông người (như lễ hội, bắnpháo hoa...), bố trí cán bộ, lực lượngthường trực và chuẩn bị sẵn sàng ứng phóvới mọi tình huống dịch bệnh; các cán bộ,chiến sỹ lực lượng vũ trang đã ngày đêmcanh giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyềnbiên giới, hải đảo, giữ gìn an ninh trật tự,an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yêncho nhân dân.

    Bên cạnh đó, trong dịp Tết còn xảy ranhiều vụ tai nạn giao thông, hiện tượngtàng trữ, đốt pháo nổ, pháo hoa trái phéptại một số địa phương; tình trạng nhậpcảnh trái phép vẫn diễn ra phức tạp; số canhiễm Covid-19 mới còn tăng; sức muahàng hóa tăng thấp, sản lượng vận tảihành khách giảm sâu so với cùng kỳ nămtrước. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếptục rà soát, rút kinh nghiệm, chấn chỉnhvà tiếp tục có các giải pháp kịp thời, hiệuquả, nhất là trong công tác phòng, chốngdịch Covid-19.

    Để phấn đấu thực hiện thành công toàndiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinhtế - xã hội năm 2021 đã đề ra theo Kết luậncủa Trung ương, các Nghị quyết của Quốchội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêucầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệtnghiêm túc, tập trung triển khai ngay từngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết cácnhiệm vụ, công việc.

    Cụ thể, các bộ, ngành, địa phươngquán triệt và kiên định thực hiện “mụctiêu kép”, tuyệt đối không chủ quan vớidịch bệnh, chủ động theo dõi, bám sát tìnhhình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống,giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễnbiến dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêmchỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉthị số 05/CT-TTg; đồng thời thúc đẩymạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanhtrên các lĩnh vực, địa bàn, tạo khí thế phấnkhởi ngay từ năm đầu thực hiện Nghịquyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng và Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ các cấp.

    Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chốngdịch Covid-19, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan,địa phương tập trung khoanh vùng nhanhnhất các ổ dịch, truy vết thần tốc, xác địnhcác ca nghi nhiễm, xét nghiệm trên diện

    rộng; quản lý chặt chẽ các khu cách ly,phong tỏa, không để lây nhiễm chéo; kịpthời tổ chức giãn cách xã hội khi pháthiệm ca nhiễm mới với phạm vi phù hợp;tăng cường khai báo y tế tại các cơ sở lưutrú; thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặcbiệt là bắt buộc đeo khẩu trang nơi côngcộng; dập triệt để các ổ dịch trong thờigian sớm nhất.

    Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơquan, địa phương nghiên cứu cách tiếpcận mới phòng, chống dịch phù hợp vớidiễn biến dịch Covid-19 ở trong nước vàtrên thế giới; khẩn trương thực hiện chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ về nhậpkhẩu vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 của nước ngoài, đẩy mạnh nghiên cứu,sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước;sớm ban hành quy trình nhập khẩu vàtiêm chủng vắc-xin Covid-19.

    Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,tháo gỡ khó khăn cho sản xuất,kinh doanh

    Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trựcthuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếptục nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩmô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cânđối lớn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩytăng trưởng kinh tế, quyết liệt hơn nữa cảicách thủ tục hành chính, môi trường đầutư, kinh doanh.

    Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư,Tài chính, Lao động - Thương binh và Xãhội và Ngân hàng Nhà nước Việt Namđánh giá kết quả thực hiện các chính sáchhiện hành hỗ trợ doanh nghiệp, người dânvà người lao động gặp khó khăn do dịchCovid-19; kịp thời đề xuất điều chỉnh hoặcban hành chính sách hỗ trợ mới và kiếnnghị bố trí nguồn kinh phí để triển khai cóhiệu quả, khả thi.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơquan liên quan và các địa phương tập trungtriển khai ngay việc tháo gỡ khó khăn củacác dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh gặpvướng mắc, đặc biệt là tại các trung tâmkinh tế lớn của đất nước; các giải pháp,nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tưcông nói chung và các dự án ODA nóiriêng tại các Nghị quyết của Chính phủ;triển khai nhanh công tác phân bổ, giao kếhoạch vốn đầu tư công, bảo đảm chấtlượng, tiến độ giải ngân thực hiện các dựán ngay từ đầu năm.

    Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan liênquan và các địa phương thực hiện đồng bộcác biện pháp phát triển thị trường nội địa,kích cầu tiêu dùng hợp lý; hỗ trợ doanhnghiệp kết nối thị trường, thúc đẩy xuấtkhẩu, tận dụng, khai thác hiệu quả các hiệpđịnh thương mại tự do, chủ động ứng phóvới các vụ kiện phòng vệ thương mại củanước ngoài.

    Các bộ, cơ quan ngang bộ theo nhiệmvụ được phân công khẩn trương trìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bảnquy định chi tiết thi hành các Luật mớiđược Quốc hội thông qua, trong đó có LuậtBảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Phòng,chống thiên tai và Luật Đê điều...; rà soát,nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sáchphù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    GIA LÂM

    Tăng tốc thực hiện nhiệm vụ sau Tết

    Hạn chế tối đa hoặc dừng hoạt động lễ hộiThủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tăng

    cường quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội Xuân gắn với an toànphòng, chống dịch Covid-19; hạn chế tối đa hoặc dừng các hoạt động lễ hội, tập trungđông người để giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục vàđào tạo về việc trở lại trường của học sinh, sinh viên, việc tổ chức học tại trường gắnvới phòng, chống dịch Covid-19 và việc chuyển đổi sang hình thức học trực tuyến đểbảo đảm chương trình học… Bộ Công an tiếp tục đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm,vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

    Nâng cao nhận thứctham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốcThủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kếhoạch triển khai thi hành Nghị quyếtsố 130/2020/QH14 của Quốc hội về thamgia lực lượng gìn giữ hòa bình của LiênHợp quốc sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày1/7/2021.

    Mục tiêu của Kế hoạch là xác địnhtrách nhiệm, phân công nhiệm vụ cho cácbộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộcChính phủ nhằm bảo đảm triển khai thihành Nghị quyết kịp thời, đồng bộ, thốngnhất, hiệu quả.

    Theo Kế hoạch, các bộ, ngành theochức năng quản lý thực hiện kiểm tra,rà soát, kịp thời phát hiện những vănbản quy phạm pháp luật không còn phùhợp hoặc trái với quy định của Nghị

    quyết, đề xuất cấp có thẩm quyềnquyết định hoặc theo thẩm quyền sửađổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ, ban hànhvăn bản thay thế đảm bảo thống nhất,đồng bộ, phù hợp Nghị quyết. Các bộ,ngành gửi kết quả kiểm tra, rà soát cácvăn bản quy phạm pháp luật liên quanđến quốc phòng, an ninh về Bộ Quốcphòng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướngChính phủ.

    Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp vớicác bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ xây dựng, trình Chính phủ banhành Nghị định quy định chi tiết một sốđiều Nghị quyết số 130/2020/QH14; xâydựng, trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt các Đề án triển khai thực hiện Nghịquyết số 130/2020/QH14.

    Đồng thời, Bộ Quốc phòng chủ trì,phối hợp với một số bộ, ngành và cơquan, tổ chức có liên quan thực hiện biênsoạn tài liệu; tổ chức tuyên truyền, phổbiến Nghị quyết và các văn bản quy địnhchi tiết thi hành với nội dung, hình thứcphù hợp cho từng đối tượng nhằm nângcao nhận thức pháp luật về việc Việt Nam

    tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình củaLiên Hợp quốc.

    Bộ Quốc phòng phối hợp với các cơquan tổ chức tập huấn Nghị quyết chocán bộ chủ trì bộ, ngành trung ương, đơnvị lực lượng vũ trang nhân dân và cánbộ có liên quan nhằm nâng cao tráchnhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triểnkhai thi hành Nghị quyết. C.VĂN

    Vì sao TP Hồ Chí Minhmuốn phát triển xe buýt mini?UBND TP HCM vừa có văn bản gửiThủ tướng đề xuất được sử dụng xebuýt từ 12-17 chỗ nhằm đa dạng loạihình giao thông công cộng và phù hợpcác tuyến đường nhỏ, giúp người dân dễtiếp cận nhằm phát triển hệ thống giaothông công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lạicủa người dân trong bối cảnh phần lớntuyến đường ở thành phố nhỏ hẹp, khótổ chức cho xe buýt chạy vào. Giữa nămtrước, thành phố kiến nghị mở 6 tuyếnbuýt dưới 17 chỗ, không trợ giá, đi qua

    các khu đô thị mới, đầu mối giao thông,giá vé 10.000-40.000 đồng. Tuy nhiênBộ Giao thông Vận tải phản hồi đềxuất không phù hợp quy định.

    Buýt nhỏ trước đó được TP HCMnghiên cứu xây dựng từ lâu nhưng chưatriển khai do vướng quy định xe phải cósức chứa từ 17 chỗ trở lên. Hiện, thành phốcó hơn 2.300 xe buýt hoạt động và phầnlớn từ 41 đến 60 chỗ, chủ yếu hoạt động ởcác tuyến đường rộng 10 m trở lên. Trongkhi thành phố có hơn 3.400 đường (trêntổng số gần 5.000 tuyến) có bề rộng dưới7 m, rất khó để xe buýt đi vào tiếp cậnngười dân.

    Theo UBND thành phố, việc pháttriển buýt nhỏ giúp mở rộng phạm vi phụcvụ và đảm bảo mật độ bao phủ của mạnglưới vận tải hành khách công cộng trongphạm vi 500 m, thuận lợi cho người dânđi lại. Xe nhỏ dễ kết nối các khu đô thịmới, khu công nghiệp, đầu mối giaothông, những nơi bị hạn chế về hạ tầng...Ngoài ra buýt mini cũng giúp gom kháchđến các loại hình giao thông cỡ lớn nhưmetro, buýt nhanh... BÙI YÊN

    TIN TứC

    lThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

  • Số 51 (8.130) Thứ Bảy 20/2/2021 5XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Tư PHÁ[email protected]

    Bộ Tư pháp vừa ban hànhquyết định phê duyệt Kế hoạchcông tác năm 2021 của mộtsố đơn vị thuộc Bộ.

    Cụ thể, năm 2021, Cục Công nghệthông tin tiếp tục vận hành, nâng cấp, mởrộng, phát triển, triển khai các hệ thốngthông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứngdụng; triển khai mở rộng hệ thống nềntảng, kết nối chia sẻ dùng chung của Bộ;đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho cáchệ thống công nghệ thông tin, phần mềmứng dụng tại Trung tâm Dữ liệu điện tử củaBộ hoạt động ổn định, thông suốt.

    Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng cácgiải pháp cung cấp dịch vụ công mức độ4 trên cơ sở đề xuất của các đơn vị nhằmphục vụ nhu cầu của người dân và doanhnghiệp; hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật côngnghệ thông tin hướng tới phát triển Chínhphủ số; xây dựng các giải pháp sao lưu dữliệu, chạy dự phòng cho các phần mềmứng dụng...

    Vụ Các vấn đề chung về xây dựngpháp luật tiếp tục tổ chức thực hiệnnghiêm và có hiệu quả các quy định củaLuật Ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2015 (VBQPPL) và Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Ban hànhVBQPPL (Luật năm 2020); tổ chức thựchiện có hiệu quả Chỉ thị số 43/CT-TTgngày 04/12/2020 của Thủ tướng Chính phủvề nâng cao chất lượng công tác xây dựng,hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăngcường hiệu quả thi hành pháp luật.

    Tổ chức tổng kết, đánh giá 10 năm thựchiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày04/7/2011 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộmáy của tổ chức pháp chế; tiếp tục nângcao chất lượng, hiệu quả công tác quản lýnhà nước về xây dựng pháp luật; hoànthiện các tài liệu, sổ tay hướng dẫn nghiệpvụ xây dựng và ban hành VBQPPL; tiếptục nâng cao chất lượng, tổ chức thẩm địnhhiệu quả các đề nghị xây dựngVBQPPL…

    Cục Bồi thường nhà nước chú trọngcông tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, hướng

    dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, chitrả tiền bồi thường và thực hiện tráchnhiệm hoàn trả đối với các bộ, ngành, địaphương có phát sinh yêu cầu bồi thường;đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác thông tin, truyền thông pháp luậtvề trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcvà các hoạt động quản lý nhà nước về côngtác bồi thường nhà nước nhằm nâng caonhận thức pháp luật về trách nhiệm bồithường của Nhà nước cho cá nhân và tổchức. Theo dõi, rà soát, nắm bắt đầy đủ,toàn diện công tác bồi thường nhà nước,trong đó đảm bảo có giải pháp giải quyếtdứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài.

    Trong năm 2021, Vụ Phổ biến, Giáodục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục ràsoát, đánh giá, nghiên cứu, đề xuất hoànthiện thể chế, chính sách về công tácPBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấpxã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, với trọngtâm là số hóa công tác PBGDPL; tăngcường quản lý nhà nước về PBGDPL,hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạtchuẩn tiếp cận pháp luật; triển khai hiệuquả Kết luận số 80-KL/TW, LuậtPBGDPL, Luật Hòa giải ở cơ sở, quyđịnh về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận phápluật, Quyết định số 1521/QĐ-TTg.

    Tham mưu, triển khai thực hiện các giảipháp củng cố, đổi mới, nâng cao hiệu quả

    hoạt động của Hội đồng phối hợpPBGDPL Trung ương; đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin trong công tácPBGDPL...

    Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL) tiếp tụcthực hiện có hiệu quả Luật TGPL năm2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;phối hợp xây dựng và triển khai hiệu quảchính sách TGPL cho người nghèo, đồngbào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo,xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giaiđoạn tới; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đềán đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2021– 2025 phù hợp với Luật TGPL năm 2017.Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quảcông tác quản lý nhà nước về TGPL; phốihợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địaphương, các tổ chức có liên quan trongviệc nâng cao hiệu quả công tác TGPLtrong toàn quốc, nhất là công tác phối hợpTGPL trong hoạt động tố tụng.

    Năm 2021, Vụ Thi đua – Khenthưởng tiếp tục tham mưu thể chế hoá vàtổ chức quán triệt, thực hiện kịp thời, đầyđủ chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước cũng như các quy địnhcủa ngành Tư pháp về công tác thi đua,khen thưởng đến cán bộ, công chức, viênchức, người lao động trong toàn Ngành;tham mưu triển khai đổi mới nội dung,đảm bảo thực chất, hiệu quả các phong trào

    thi đua trong ngành Tư pháp phù hợp vớichủ trương, phương hướng, nhiệm vụtrong các phong trào thi đua gắn với việctổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị,chuyên môn của Bộ, ngành.

    Vụ Hợp tác quốc tế trong năm 2021tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số84/QĐ-TTg, Kết luận số 73-KL/TW,Quyết định số 686/QĐ-BTP ngày30/11/2020; tiếp tục chủ động, sáng tạo vàcó giải pháp phù hợp, trong bối cảnh dịchCovid-19 còn diễn biến phức tạp, để triểnkhai hiệu quả các chương trình, thỏa thuậnhợp tác đã ký với các đối tác quốc tế; pháthuy vai trò là thành viên tích cực trong cáctổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu vềpháp luật và tư pháp mà Bộ Tư pháp đượcgiao là cơ quan đầu mối.

    Quản lý thực hiện hiệu quả các chươngtrình, dự án, phi dự án do Bộ Tư pháp làcơ quan chủ quản; thực hiện tốt thông tinđối ngoại…

    Cục Quản lý xử lý vi phạm hànhchính và theo dõi thi hành pháp luật(QLXLVPHC&TDTHPL) tiếp tục thammưu, hoàn thiện thể chế về công tácQLXLVPHC&TDTHPL; theo dõi tìnhhình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọngtâm, liên ngành theo Kế hoạch được Thủtướng Chính phủ phê duyệt và theo dõitình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vựctrọng tâm của Bộ Tư pháp; chủ trì, phốihợp với Bộ, ngành và các địa phương tiếptục triển khai các nhiệm vụ nhằm đổi mới,nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thihành pháp luật.

    Thực hiện nhiệm vụ cải thiện điểm sốvà duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủpháp luật; tổ chức triển khai đồng bộ, hiệuquả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Xử lý vi phạm hành chính theo cácnhiệm vụ được giao; tiếp tục triển khai thíđiểm tập huấn chuyên sâu về xử phạt viphạm hành chính có thu phí.

    Trong năm 2021, Cục Con nuôi tổchức tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôivà Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em vàhợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế; xâydựng, trình dự thảo Thông tư sửa đổi, bổsung Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày21/11/2011 về quản lý Văn phòng con nuôinước ngoài tại Việt Nam. Nâng cao hiệuquả thi hành Nghị định số 24/2019/NĐ-CPngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật Nuôi con nuôi; nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi. THIÊN THANH

    Mặc dù thời gian thực hiện nhiệm vụxây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận phápluật (TCPL) chưa dài nhưng công tác nàyđã nhận được sự quan tâm của các cấp,chính quyền từ trung ương đến địaphương, đa số các địa phương đã chủđộng trong tham mưu, tổ chức thực hiệnnhiệm vụ. Qua thống kê cho thấy, sốlượng cấp xã đạt chuẩn TCPL năm saunhiều hơn năm trước, cho thấy quyết tâmcủa các địa phương không chỉ đầu tư xâydựng cơ sở vật chất mà còn quan tâm đời

    sống pháp lý, quyền tiếp cận thông tin củangười dân. Một số địa phương có tỷ lệ xãđạt chuẩn TCPL cao tập trung chủ yếu ởkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long,Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.Một số địa phương có 100% xã đạt chuẩnTCPL như: Bình Dương (năm 2017), CầnThơ, Đồng Nai (năm 2018), Bà Rịa-VũngTàu, Hậu Giang, Đà Nẵng, Hà Nam (năm2019)…

    Song, bên cạnh đó vẫn còn một số địaphương có tỷ lệ cấp xã đạt chuẩn TCPL

    thấp như Kon Tum, Sơn La… Các đơn vịcấp xã chưa đạt chuẩn TCPL chủ yếu dovi phạm điều kiện trong năm đánh giá cócán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luậtbằng hình thức từ cảnh cáo trở lên; điểmsố chấm đối với các chỉ tiêu chưa đạt sốđiểm theo quy định, trong đó phần lớnthuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn.

    Là một trong những địa phương luônchú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ xâydựng, đánh giá xã, phường, thị trấn đạtchuẩn TCPL theo Quyết định số619/2017/QĐ-TTg, những năm qua, SởTư pháp tỉnh Sóc Trăng đã tham mưu vàban hành nhiều văn bản triển khai thựchiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thịtrấn đạt chuẩn TCPL trên địa bàn tỉnh.

    Theo đó, cấp xã đạt chuẩn TCPL đượcđánh giá bằng 5 tiêu chí, gồm: Bảo đảmthi hành Hiến pháp và pháp luật; phổ biến,giáo dục pháp luật; thực hiện thủ tục hànhchính thuộc thẩm quyền của UBND cấpxã; thực hiện dân chủ ở cơ sở; hòa giải ở

    cơ sở. Mỗi tiêu chí có các chỉ tiêu riêng,được đánh giá trên tổng điểm 100. Trêncơ sở kết quả tự chấm của cấp xã, năm2020, hội đồng đánh giá chuẩn TCPL cấphuyện đã thẩm tra, đánh giá toàn tỉnh có105/109 xã, phường, thị trấn đạt chuẩnTCPL, chiếm tỷ lệ 96,33%, trong đó, xãloại I có 82 xã, phường, thị trấn, xã loại IIlà 23 xã, phường, thị trấn.

    Còn tại nhiều địa phương khác như:Đà Nẵng, Bình Định, Hà Nam… ngay từđầu năm đã ban hành các kế hoạch,chương trình thực hiện nhiệm vụ xâydựng xã, phường đạt chuẩn TCPL gắn vớiChương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới năm 2021 trên địa bàn. Kếhoạch tạo cơ sở pháp lý cho việc phối hợpgiữa Sở Tư pháp với các sở, ban, ngành,đoàn thể và UBND quận, huyện trên địabàn, tăng cường vai trò của Sở Tư pháptrong chủ trì, điều phối thực hiện nhiệmvụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL vàtham gia xây dựng nông thôn mới.

    HỒNG LÊ

    BỘ TƯ PHÁP:

    Phê duyệt Kế hoạch công tácnăm 2021 một số đơn vị

    Tiếp tục quan tâm quyền tiếp cận pháp luật của người dânSau hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 619/2017/QĐ-TTg ngày08/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng xã,phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các địa phương đãđạt được một số kết quả tích cực, góp phần bảo đảm tình hìnhan ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

    lNăm 2021, Bộ Tư pháp xác định tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và Luật Phổbiến giáo dục pháp luật. (Ảnh minh họa)

  • CHUYểN độNG6 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 51 (8.130) Thứ Bảy 20/2/2021 [email protected]

    Dịch sẽ còn kéo dàiPhát biểu tại Hội nghị, Bộ

    trưởng Nguyễn Thanh Long chobiết, ngày 18/2, Bộ Chính trị đãhọp, nghe báo cáo công tácphòng, chống dịch và Tờ trìnhcủa Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế vềvaccine phòng Covid-19. Theođó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêucầu các cấp ủy Đảng tập trunglãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điềukiện, phương tiện, mọi biện phápkiểm soát đại dịch Covid-19, coiđây là nhiệm vụ trọng tâm, ưutiên hàng đầu, vừa cấp bách, vừalâu dài.

    “Dịch Covid-19 sẽ không thể

    kết thúc trong 6 tháng đầu nămvà cả năm 2021” – Bộ trưởng BộY tế Nguyễn Thanh Long cảnhbáo và nhấn mạnh lại quan điểm,yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bíthư, là người đứng đầu cấp ủyphải chịu trách nhiệm với côngtác phòng, chống dịch bệnh trênđịa bàn của mình, chỉ đạo trựctiếp với công tác này.

    Bộ trưởng Bộ Y tế NguyễnThanh Long nhận định, dịch lầnnày là đợt dịch tương đối phứctạp vì là virus biến đổi, tốc độ lâynhanh hơn 70%. Đặc điểm dịchtễ học lần này là dịch trong khucông nghiệp; số mắc cao, trung

    bình 20 ca mắc mới/ngày…Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ

    Y tế nêu rõ 4 điểm mà các địaphương cần lưu ý. Cụ thể, thứnhất là các địa phương phảichuẩn bị tất cả tình huống, kịchbản, không chủ quan, lơ là vớiphòng chống dịch; phải vậndụng triệt để phương châm “4 tạichỗ” để khi dịch xảy ra cóphương án ứng phó ngay. Tinhthần này, theo Bộ trưởng, đãđược quán triệt ngay từ đầu năm2020, khi dịch mới xảy ra ở ViệtNam. Không được chủ quan,không được lơ là, không đượcnghĩ dịch không xảy ra trên tỉnhmình; phải chuẩn bị tất cả cácphương án, kịch bản khi bùngphát dịch. Trong đó, phải có kịchbản cho cách ly và giãn cách

    (cách ly ít và nhiều F1), nếukhông chủ động sẽ luống cuống,khó khăn khống chế dịch.

    Thứ nữa, cần chuẩn bị tất cảkịch bản khi bùng phát dịch, Bộtrưởng cũng đề nghị các địaphương kiểm tra toàn tỉnh, cơ sởnào có thể cách ly và lên kịchbản sẵn sàng, cung cấp nhu yếuphẩm, theo dõi sức khỏe… Khicách ly cần phối hợp chặt chẽvới quân đội, để quân đội điềuhành, vì cách ly trong dân sựchưa nghiêm nên có thể lâynhiễm chéo. Nếu không chủđộng, sẽ rất bối rối, khó thựchiện khi yêu cầu các biện phápphải nhanh, thần tốc…

    Tiếp đến, theo Bộ trưởng,nếu chỉ 1-2 địa phương có dịchthì Bộ Y tế có thể đáp ứng đượcnhưng nhiều địa phương códịch thì sẽ rất khó khăn. Tất cảcác địa phương cũng cần cóphương án xét nghiệm, lấy mẫudiện rộng, do đó, phải tập huấnnhân lực lấy mẫu, xét nghiệmvà sẵn sàng trang thiết bị, chotình huống dịch bùng phát. Cácbệnh viện tại các địa phươngcần chủ động xét nghiệm sànglọc, tuyệt đối không chủ quan.“Virus lần này là virus biến đổi,tốc độ lây lan nhanh hơn 70%.Chúng ta phải thần tốc chặn cácnguồn lây, nếu chậm là đuổitheo dịch, không chặn đượcdịch; càng đuổi chúng ta càngđuối”, Bộ trưởng NguyễnThanh Long đặc biệt lưu ý.

    Cuối cùng là chuẩn bịphương án điều trị, các cơ sở ytế phục vụ khám chữa bệnhbình thường, nếu xảy ra chuyểnbệnh nhân đi đâu. Vì thế, ông đềnghị khi phát hiện ổ dịch, nhiềuca bệnh, các tỉnh phải có nhiềuphương án.

    Chủ động xét nghiệm, sànglọc để ngăn dịch

    Về công tác xét nghiệm, Bộtrưởng Nguyễn Thanh Long yêucầu các địa phương phải chuẩn bịcác phương án, nâng công suất xétnghiệm trong thời gian ngắn mớigiảm tải được. Tất cả các nhânviên y tế phải được tập huấn lấymẫu, chia nhỏ để lấy mẫu, tại giađình, cộng đồng, tại khu cách ly…

    Riêng tỉnh Hải Dương, Bộtrưởng Long lưu ý phải thực hiệnnghiêm hơn vấn đề giãn cách xãhội, không để dịch lây nhiễmtrong khu phong tỏa, không đểgia đình này vẫn giao lưu với giađình khác… Với các địa phươngkhác, thực hiện tốt Chỉ thị 05 củaThủ tướng Chính phủ, các cơ sởy tế liên tục phải sàng lọc. “Địaphương đừng coi vì không có cabệnh mà không chủ động làm xétnghiệm, không làm sàng lọc”,bởi nếu phát hiện càng sớm, tiếnhành dập dịch càng nhanh.

    Về vấn đề nhập khẩu vaccine,theo Bộ trưởng Nguyễn ThanhLong, chủ trương của Bộ Chínhtrị là làm thế nào để có vaccinecho mọi người dân. Vì thế, Bộ Ytế cũng đang tích cực đàm phánvới các tổ chức để có vaccine choViệt Nam. “204.000 liều vắc xinphòng Covid-19 đầu tiên dự kiếnvề tới Việt Nam ngày28/02/2021”, ông Long thông tin.

    Bộ Y tế cũng đã thực hiện cơchế cấp phép trong tình huốngkhẩn cấp, các thủ tục được hoànthành chỉ trong vòng 5 ngày. Bộkhuyến khích các doanh nghiệpcó nguồn vaccine nhập khẩu đưavaccine về Việt Nam, cố gắngtrong năm 2021 mọi người dânViệt Nam sẽ được tiếp cận vớivaccine để tái khởi động phát triểnnền kinh tế. THỤC QUYÊN

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ:

    4 điểm cần lưu ý để ngăn chặn Covid-19

    Chủ trì Hội nghị giao bantrực tuyến toàn quốccông tác phòng, chốngdịch Covid-19 ngày19/2, Ủy viên Trungương Đảng, Bộ trưởngBộ Y tế Nguyễn ThanhLong nhấn mạnh, đợtbùng dịch lần này phứctạp, có thể kéo dài.Đồng thời ông Long đưara 4 điểm các địaphương cần lưu ý đểngăn chặn dịch sớm. lBộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị.

    lXét nghiệm, sàng lọc giúp phát hiện sớm người nhiễm Covid-19 là giải pháphiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh.

    Bộ Y tế đã đàm phán được 60 triệu liều vắc xin Covid-19“Trong năm 2021 để đảm bảo tiêm đủ cho dân số, Việt Nam

    cần 150 triệu liều (70% dân số). Bộ Y tế đã đàm phán với chươngtrình Covax, họ cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trongnăm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty As-traZeneca cam kết cung cấp 30 triệu liều”.

    “Như vậy, tổng số chúng ta có 60 triệu liều vaccine trong năm2021. Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác như Pfizer,Moderna, với Nga và một số nước khác để có thêm vaccine”, Bộtrưởng Nguyễn Thanh Long thông tin. Về việc sử dụng vaccine, Bộtrưởng Long cho biết sẽ tuân thủ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tếThế giới (WHO), các quy định pháp luật có liên quan đến phòngchống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó ưu tiên khu vực có dịchvà nguy cơ cao.

    Bản tin chiều ngày 19/2của Ban Chỉ đạo Quốc gia

    phòng chống dịch Covid-19 chobiết, có 15 ca mắc Covid-19 đềughi nhận tại Hải Dương. Tínhđến 18h ngày 19/02: Việt Nam cótổng cộng 1.463 ca mắc Covid-19do lây nhiễm trong nước, trongđó số lượng ca mắc mới tính từngày 27/1 đến nay: 770 ca. Cùngngày, 22 bệnh nhân đượccông bố khỏi bệnh, nângtổng số khỏi lên 1.627. 

    WHO kêu gọi phân bổvaccine ngừa Covid -19 công bằng

    Theo số liệu thống kê, các ca nhiễmmới Covid-19 được báo cáo hàngngày trong một tháng trên toàn thế giớiđã giảm và xuống mức thấp nhất kể từgiữa tháng 10 vào ngày 18/2. Theo số liệuthống kê tính đến ngày 18/2, đã có363.654 ca nhiễm mới Covid-19 đượcbáo cáo trên toàn thế giới tính trungbình trong vòng 7 ngày, con số nàygiảm từ 863.737 ca mới vào ngày 7/1.Ngoài ra, số người tử vong do Covid-19 đã giảm từ 17.649 người vào ngày26/1, xuống còn 9.619 người.

    Tuy nhiên, các chuyên gia y tế WHOtiếp tục cảnh báo không nên chủ quan vớiviệc đối phó với đại dịch Covid-19 ngay

    cả khi vaccine ngừa đại dịch này đangđược lưu hành trên toàn thế giới.

    Chính phủ các nước đã tiến hànhnhiều biện pháp phù hợp để ngăn chặncác đợt lây lan của dịch bệnh. Nhưng sựxuất hiện của các biến thể mới của virusđã làm dấy lên lo ngại về hiệu quả củavaccine. Hiện có 85 quốc gia và vùnglãnh thổ đã bắt đầu tiêm vaccine ngừaCovid-19 cho người dân và đã tiêm ítnhất 187.892.000 liều. Gibraltar, một lãnhthổ hải ngoại của Anh nằm ở cực Namcủa Tây Ban Nha, hiện đang dẫn đầu thếgiới và đã tiêm đủ liều vaccine cho 40%dân số của mình, với giả định mỗi ngườicần hai liều.

    Bên cạnh lời kêu gọi không chủ quandù số ca nhiễm mới Covid-19 đang giảm,WHO tiếp tục hối thúc các nhà sản xuấtvaccine ngừa Covid-19 giữ cam kết vềviệc phân bổ vaccine công bằng trong

    bối cảnh các nước nghèo nhất thế giớiđang đợi những liều thuốc đầu tiên.

    T.CHI

    Việt Nam ghi nhận 4 biến chủng nCoV

    Theo thông tin tại hội nghị trực tuyếncác tỉnh thành tại Việt Nam để bànvề công tác phòng chống dịch Covid-19,đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 biếnchủng gồm: D614G từ Châu Âu (dịchtại Đà Nẵng); B.1.1.7 từ Anh đang gâydịch tại Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phitrên bệnh nhân người Nam Phi(BN1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từNam Phi ngày 19/12/2020 và A.23.1 từRwanda, châu Phi tại Sân bay Tân SơnNhất, Hồ Chí Minh.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyêncho biết, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng

    chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế rấtquan tâm đến tình hình tại Hải Dương.Ông đề nghị ngoài giãn cách xã hội,phong toả, Hải Dương cần đẩy nhanhtruy vết, xét nghiệm. Ông cũng đề nghịtỉnh rà soát và kiểm tra các khu cách lydịch vụ, cách ly tại gia đình. Nếu pháthiện trường hợp F2 nào không chấphành, cần đưa đi cách ly tập trung và xửlý vi phạm theo quy định. Đồng thời,toàn tỉnh phải kiểm tra tất cả các nhàmáy, công ty trên địa bàn kể cả các cơsở nhỏ lẻ bên ngoài. Các doanh nghiệpphải có cam kết thực hiện đúng hướngdẫn Bộ Y tế về phòng chống dịchCovid-19 tại nơi sản xuất. Người chịutrách nhiệm trước pháp luật của đơn vịphải ký cam kết với Ban quản lý khucông nghiệp và lãnh đạo địa phương.

    DIỄM HƯƠNG

  • Số 51 (8.130) Thứ Bảy 20/2/2021 7XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn CHUYểN độ[email protected] TứC

    Hải Dương rà soát hoạt độngcủa tổ “Covid cộng đồng”

    Ngày 19/2, tình hình dịchbệnh ở Hải Dương đã có dấu hiệutiến triển, khi có thêm 22 bệnhnhân được chữa khỏi Covid-19 tạiBệnh viện dã chiến số 1 thànhphố Chí Linh, Hải Dương. Trongkhi đó, Bệnh viện dã chiến số 3tại thành phố Chí Linh bắt đầu đivào hoạt động và tiếp nhận điềutrị bệnh nhân Covid-19, hỗ trợgiảm tải số lượng bệnh nhân chohai bệnh viện dã chiến 1 và 2trong điều kiện số ca mắc Covid-19 tại Hải Dương tăng đột biến.

    Bệnh viện dã chiến số 3 HảiDương có 329 giường và 100nhân viên y tế, được đặt tại Trungtâm Thực hành thực nghiệm - Đạihọc Sao Đỏ cơ sở 2, thành phốChí Linh, tổng diện tích mặt bằng5.230m2. Sở Y tế Hải Dương cũngđã điều động 100 nhân viên y tếsẵn sàng làm nhiệm vụ, bổ sungmột số trang thiết bị thiết yếu chobệnh viện. Thành phố Chí Linhcũng thực hiện phương án khửkhuẩn, chuẩn bị đầy đủ vật chấttại khu nhà 5 tầng từng là nơicách ly tập trung để làm chỗ ănnghỉ cho các nhân viên y tế trongthời gian làm nhiệm vụ tại Bệnhviện dã chiến.

    Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo phòngchống Covid-19 tỉnh Hải Dươngthông tin, đến sáng ngày 19/2,tỉnh này ghi nhận thêm 2 trườnghợp nghi nhiễm Covid-19 trú tạiphường Nhị Châu và xã LiênHồng, thành phố Hải Dương, tỉnhHải Dương. Tại huyện CẩmGiàng, lực lượng chức năng đãlấy 18.863 mẫu của công nhântrong các khu công nghiệp tạihuyện này, trong đó đã có 18.858mẫu âm tính, số còn lại đang chờkết quả. Ngoài ra trong ngày 19/2,Công an huyện Cẩm Giàng cũngđã thông báo 46 địa điểm và đềnghị những người đã đến nhữngđiểm này cần liên hệ và khai báongay với cơ quan y tế gần nhất đểđược hỗ trợ.

    Cũng trong ngày 19/2, Tỉnh ủyHải Dương đã có văn bản về việcrà soát hoạt động của tổ “Covidcộng đồng” trước bối cảnh hiệnnay tình hình dịch bệnh vẫn diễnbiến phức tạp, số ca bệnh mắcmới tiếp tục phát sinh. Thườngtrực Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầucác huyện, thị xã, thành phố chỉđạo, rà soát đánh giá hoạt độngcủa tổ “Covid cộng đồng”, bảođảm mỗi tổ phụ trách từ 60 - 70hộ dân.

    Các tổ “Covid cộng đồng” tiếptục thực hiện giám sát, theo dõitình hình sức khỏe, y tế, dịch tễ,biến động về dân cư, lịch trình dichuyển trong giai đoạn dịch bệnh.

    Tuyên truyền đến từng nhà dân,ngõ xóm về tình hình dịch bệnh,“đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từngđối tượng”, chủ động hướng dẫnngười dân đến các điểm lấy mẫukhi liên quan đến trường hợp dịchtễ và hỗ trợ nhân viên y tế tronglúc lấy mẫu xét nghiệm.

    Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cơ bản kiểm soát được dịch

    Tại Hà Nội, về cơ bản dịchtrên địa bàn thành phố đã đượckiểm soát. Theo báo cáo của SởY tế Hà Nội, ngày 19/2, Hà Nộiđã rà soát được 33.258 người vềtừ Hải Dương để lấy mẫu xétnghiệm SARS-CoV-2, trong đócó 2.099 người về từ huyện CẩmGiàng, từ ngày 15/1 và 31.159người trở về từ các nơi của tỉnhHải Dương từ ngày 2/2 đến nay.

    Để chủ động phòng chốngdịch, Sở Y tế Hà Nội cho biếtthành phố Hà Nội sẽ tiếp tục mởrộng quy mô xét nghiệm sàng lọcdiện rộng tại các khu vực có nguycơ, đặc biệt các khu công nghiệp,khu vực có các chuyên gia nướcngoài sinh sống, làm việc và cáckhu vực có liên quan đến ổ dịch.Trong ngày 19/2, Trung tâm Y tếquận Đống Đa đã lấy mẫu xétnghiệm Covid-19 cho người dânsinh sống ở 21 phường trên địabàn theo kế hoạch của Sở Y tế HàNội trong việc xét nghiệm chongười đã đi từ vùng có dịch của12 tỉnh, thành phố về Hà Nội.

    Ngày 19/2, TP HCM đã tiếpnhận 150.577 trường hợp khaibáo y tế, trong đó 146.058 trườnghợp khai báo tại các khu côngnghiệp, khu chế xuất, doanhnghiệp. Có 186 trường hợpchuyển cách ly tập trung, 12trường hợp cách ly tại nhà, cònlại tự theo dõi sức khỏe.

    Hiện nay, TP HCM không ghinhận trường hợp mắc mới Covid-19. Chuỗi lây nhiễm tại sân bayTân Sơn Nhất đã được kiểm soáttừ ngày mùng 2 Tết, đến nay

    chưa phát hiện ca nhiễm mới.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) đã thực hiện xétnghiệm giám sát lần 3 cho toànbộ nhân viên Công ty VIAGS, đãlấy mẫu 1.555 trường hợp, tất cảđã có kết quả âm tính.

    Cũng trong ngày 19/ 2, Đoàncông tác do Phó Chủ tịch UBNDTP HCM Dương Anh Đức làmTrưởng đoàn đã đến thăm vàđộng viên cán bộ, viên chứcHCDC. Phát biểu tại buổi làmviệc, ông Dương Anh Đức chobiết, dịch Covid-19 vẫn còn diễnbiến phức tạp, TP HCM tuyệt đốikhông được mất cảnh giác.HCDC cần thường xuyên, liêntục chủ động rà soát công tácchống dịch hiệu quả nhất, nếutình hình dịch thay đổi như cóbiến chủng mới thì phương thứcchống dịch phải khác, đảm bảoan toàn là trên hết. HCDC vàngành Y tế TP HCM cần tiếp tụccủng cố, chuẩn bị mọi điều kiệnlàm chủ được tình huống phátsinh, kể cả là tình hình xấu khi cabệnh vượt quá 50, có thể đến 500ca bệnh; kiểm tra nguồn dự trữnhân lực, vật lực để khi cần cóthể kích hoạt được ngay.

    Theo Phó Chủ tịch UBNDTP HCM Dương Anh Đức,HCDC phải là đội quân tiênphong chủ động tham mưu Sở Ytế và TP các biện pháp phòngchống dịch, làm sao đảm bảođiều kiện kinh tế TP vẫn pháttriển nhưng đảm bảo an toàn.Liên quan việc xã hội hóa xétnghiệm, ông Dương Anh Đứccho rằng, TP HCM rất ủng hộviệc tạo điều kiện để cho cácdoanh nghiệp tầm soát Covid-19cho nhân viên của họ, cần côngbố rộng rãi hơn, cụ thể hơn cácđơn vị được Bộ Y tế công nhậncó thể xét nghiệm được Covid-19 để chia tải bớt cho HCDC,công khai, minh bạch về giá cả,cách thức đăng ký.

    BÙI MẾN - VÂN ANH

    Hưng Yên truy vết người liên quanca nhiễm ở khu công nghiệpTại tỉnh Hưng Yên đang khẩn cấp truy vết các trường hợpliên quan đến bệnh nhân số 2334 có tên là P.H.N, cư trútại Khu đô thị Lai Cách (Cẩm Giàng, Hải Dương) và làm việctại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Fuji Bakelite Việt Nam thuộcKhu công nghiệp Thăng Long II (Yên Mỹ, Hưng Yên).

    Được biết, ngày 1/2, anh N. nghỉ ở nhà tại Hải Dương. Từngày 2/2 đến nay, anh N đã được cách ly tại Hải Dương, chưa trởlại Hưng Yên làm việc. Ngay sau khi có thông tin anh N. dươngtính với SARS-CoV-2, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo ngànhY tế và các địa phương trong tỉnh khẩn cấp rà soát các đối tượngđã tiếp xúc gần với ca bệnh này. Bước đầu, cơ quan chức năngxác định được 12 trường hợp F1 là những người làm cùng côngty (trú ở các huyện Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm, Ân Thi) vàđã đưa vào nơi cách ly. Đến nay, xét nghiệm ban đầu cho kết quảnhững người này đều âm tính với SARS-CoV-2.

    Mặt khác, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo ngành Y tế tiếptục rà soát, xác minh và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng,chống dịch đối với tất cả những người sống, làm việc trên địa bàntỉnh có liên quan đến ca bệnh trên. Huyện Yên Mỹ có trách nhiệmphối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Ban Quản lý các khu côngnghiệp tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Công ty Fuji Bake-lite Việt Nam khẩn trương rà soát, xác minh các trường hợp F1,F2 để lấy mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Hưng Yên đã cách ly và quản lý chặt chẽ các trường hợp cónguy cơ theo quy định; khử trùng, tiêu độc tại tất cả địa điểm cóliên quan đến ca bệnh; chuẩn bị sẵn sàng phương án phong tỏa,cách ly, đảm bảo hậu cần và an ninh, trật tự trên địa bàn khi cầnthiết, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kiên quyết khôngđể lây lan trong cộng đồng. Tỉnh cũng yêu cầu các địa phươngtrên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, yêu cầu người lao động,người dân có tiếp xúc với bệnh nhân 2334 hoặc từng đến Côngty Fuji Bakelite Việt Nam vào ngày 1/2 chủ động liên hệ với cơquan y tế địa phương để được hướng dẫn. M.A

    Gia Lai tạm dừng các hoạt động lễ hội, giải đấu thể thaoTrước diễn biến của Covid-19, hôm qua (19/2), UBND tỉnhGia Lai cũng ban hành Văn bản số 218 chỉ đạo tiếp tụctăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gắnvới phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đến sáng 19/2,toàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 27 ca nhiễm Covid-19. Tình hìnhdịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Các đoàn y tế đến trợgiúp Gia Lai vẫn làm việc tích cực. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả,tỉnh Gia Lai yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng,chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia... Ưu tiên nhiệm vụkiểm soát dịch bệnh, kiên quyết không để lây lan trên diệnrộng; thực hiện khoanh vùng nhanh, phong toả hẹp, truy vếtthần tốc, xét nghiệm rộng và nhanh.

    Tiếp tục tạm dừng các hoạt động lễ hội, giải đấu thể thao, sựkiện có tập trung đông người tại nơi công cộng trên toàn Gia Lai.Dừng các nghi lễ tôn giáo tập trung đông người; các cơ sở kinhdoanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, karaoke,massager, quán bar, vũ trường, các điểm trò chơi game online,các đại lý internet) cho đến khi có thông báo mới. MẾN ANH

    MobiFone ủng hộ 800 triệu đồngcho Hải Dương, Quảng Ninh chống dịchNgày 19/2, đứng trước tình hình, diễn biến phức tạp của dịchbệnh Covid-19 đang diễn ra trên cả nước, đặc biệt tại HảiDương, Quảng Ninh - 2 tỉnh có số ca nhiễm nhiều nhất, đoàn viênCông đoàn MobiFone đã ủng hộ tỉnh Hải Dương 500 triệu đồngvà tỉnh Quảng Ninh 300 triệu đồng phòng, chống dịch.

    Trước đó, MobiFone cũng đã có rất nhiều hoạt động ý nghĩa.Cụ thể, Công đoàn MobiFone tỉnh Quảng Ninh đã đồng hànhcùng Báo Nhân dân tại Quảng Ninh tới thăm, hỗ trợ 50 hộ nghèo,gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Tiên Yên đónTết Tân Sửu với 50 phần quà, tương đương 500kg gạo. Tổ chứctrao tặng vật tư y tế bao gồm 10.000 khẩu trang y tế và nước rửatay, phục vụ cho công tác phòng, chống dịch tại Công ty ThanVàng Danh, nơi đang có 1.600 cán bộ, công nhân thực hiện cáchly. Hay chuyến xe “Vì Chí Linh thân yêu” của đoàn viên Côngđoàn MobiFone tỉnh Hải Dương đã mang theo 1 tấn gạo, 3 tấnrau củ để tặng cho các hộ gia đình bị cách ly, phong tỏa trên địabàn thành phố Chí Linh, góp phần thiết thực giúp bà con ổn địnhcuộc sống. Bên cạnh việc tặng tiền và hiện vật, MobiFone tiếptục triển khai miễn phí gói cước di động C120 cho các chủ thuêbao tham gia công tác phòng chống dịch ở tuyến đầu…

    HOÀI THU

    PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19:

    Sẵn sàng làm chủ tình huống phát sinh

    Mặc dù tình hình dịch Covid-19 tại nhiều nơi cơ bản được kiểm soát song vẫn cònnhững diễn biến phức tạp. Do đó, nhiều địa phương đã yêu cầu tuyệt đối khôngđược mất cảnh giác; chuẩn bị mọi điều kiện làm chủ các tình huống phát sinh.

    lChốt kiểm soát dịch bệnh tại Hải Dương.

  • 8 VăN HÓA XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 51 (8.130) Thứ Bảy 20/2/2021 [email protected]

    Đưa trí tuệ nhân tạovào thư viện

    Nhằm bảo đảm cung ứng dịch vụ tốtnhất đáp ứng nhu cầu của người sửdụng, thu hút đông đảo người dân quantâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phầnnâng cao dân trí, xây dựng xã hội họctập, Chính phủ vừa phê duyệt “Chươngtrình chuyển đổi số ngành thư viện đếnnăm 2025, định hướng đến năm 2030”.

    Theo đó, mục tiêu đến năm 2025,100% thư viện công lập hoàn thiện vàphát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triểnkhai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sảnphẩm thông tin thư viện theo chức năng,nhiệm vụ, văn bản hợp tác; có trangthông tin điện tử cung cấp dịch vụ trựctuyến, tích hợp với thành phần dữ liệumở của Hệ tri thức Việt số hóa; 80% thưviện chuyên ngành và thư viện đại họckhác, 60% thư viện cơ sở giáo dục phổthông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cáccơ sở giáo dục khác có trang thông tinđiện tử có khả năng cung cấp dịch vụtrực tuyến trên nhiều phương tiện truycập...

    70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưutập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử,văn hóa, khoa học do các thư viện có vaitrò quan trọng thu thập và quản lý đượcsố hóa; 70% tài liệu nội sinh, các côngtrình nghiên cứu khoa học do các thư việnchuyên ngành, thư viện đại học thu thậpvà quản lý được số hóa.

    Để thực hiện mục tiêu, Chương trìnhsẽ tập trung thúc đẩy các dự án số hóa tàiliệu và tài nguyên, sản phẩm thông tin thưviện trên cơ sở tạo mới và tích hợp với cơsở dữ liệu số sẵn có theo hướng mở, chútrọng tài nguyên giáo dục mở; hình thànhcơ sở dữ liệu hệ thống định danh các thưviện, cơ quan thông tin và các dịch vụcung ứng tại thư viện cũng như trên khônggian mạng... Đặc biệt chú trọng đa dạnghóa các dịch vụ thư viện sử dụng tàinguyên số, sản phẩm thông tin số ứngdụng trí tuệ nhân tạo.

    Hà Nội yêu cầu sắpxếp giờ học trực tuyếnhợp lý cho học sinhlớp 1

    Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàngtriệu học sinh Hà Nội đã phải tạmdừng đến trường, chuyển sang học trựctuyến. Nếu như các học sinh lớp lớn đã có1 đợt học trực tuyến từ năm học trước thìđối với các học sinh lớp 1, đây là đợt họctrực tuyến đầu tiên. Do các em còn nhỏ,đây lại là năm học đầu tiên các em thựchiện chương trình, sách giáo khoa mới, SởGiáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu cácnhà trường ưu tiên chọn khung giờ tốt nhấtđể dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1; phốihợp với phụ huynh học sinh để hỗ trợnhiều nhất cho việc học tập ở nhà của cácem; thường xuyên có biện pháp kiểm tra,đánh giá để kịp thời điều chỉnh phươngpháp tổ chức dạy học...

    Về vấn đề này, ông Phạm Văn Đại -Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục vàĐào tạo Hà Nội cho biết, riêng với khốilớp 1, các học sinh còn nhỏ nên khảnăng tập trung chưa cao, cần có sự phốihợp tích cực giữa gia đình và nhàtrường. Các trường cũng cần sắp xếpgiờ học hợp lý, thời khóa biểu phù hợpđể các học sinh nhỏ tuổi không quácăng thẳng trong thời gian học trựctuyến.H.M

    Du lịch nội địa vẫn là “chiếc phaocứu sinh”

    Báo cáo mới nhất của UNWTO chothấy, năm 2020 du lịch thế giới đã trảiqua một cuộc khủng hoảng lớn nhấttrong lịch sử, sụt giảm 73,9% lượngkhách du lịch quốc tế so với năm 2019,lùi lại thời điểm cách đây 30 năm.

    Cụ thể, lượng khách du lịch quốctế năm 2020 chỉ đạt 381 triệu lượt,giảm 73,9% (tương đương trên 1 tỉlượt) so với năm trước đó. Hiệp hộiVận tải hàng không quốc tế (IATA)cho biết, nhu cầu đi lại hàng khôngquốc tế cũng giảm khoảng 75% trongnăm 2020. Ước tính giá trị xuất khẩudu lịch quốc tế thiệt hại khoảng 1,3nghìn tỉ đô la Mỹ. Về giá trị đóng góptrực tiếp của du lịch vào GDP, đạidịch cũng gây thiệt hại khoảng 2.000tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 2% tổng GDPkinh tế toàn cầu. Khoảng 100 - 120triệu người mất việc làm trực tiếptrong ngành du lịch.

    Đến nay, nhiều quốc gia vẫn lựachọn “đóng cửa” với du khách quốc tế,du lịch nội địa vẫn là “mũi nhọn”. Tuynhiên, các chuyên gia UNWTO cũngcảnh báo rằng đối với phần lớn các điểmđến, du lịch nội địa chỉ giúp phục hồiphần nào ngành du lịch vì không thể bùđắp được sự sụt giảm của du lịch quốctế. Với những điểm đến phụ thuộc chủyếu vào du lịch quốc tế thì thị trường dulịch nội địa càng không thể giúp phụchồi ngành du lịch. Chưa kể tới, du lịchnội địa ở một số quốc gia vẫn bị giánđoạn nghiêm trọng do lệnh giãn cách xãhội ở trong nước do dịch bệnh.

    Dù vậy, du lịch nội địa vẫn là “chiếcphao cứu sinh” của ngành du lịch toàncầu trong năm 2021. Hội đồng chuyêngia du lịch UNWTO chỉ ra rằng, du lịchnăm 2021 sẽ chuyển dịch theo hướngdu lịch gần nhà, cùng với các hoạt