se301 bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

42
v1.001111229 1 BÀI 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM ThS. Trần Mạnh Thắng

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 1

BÀI 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

PHẦN MỀM

ThS. Trần Mạnh Thắng

Page 2: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 2

• Một phần mềm được công ty STT sản xuất ra theo nhiều cách và nhiều tiêu chí

khác nhau và tiêu chí chất lượng phần mềm là rất quan trọng.

• Để sản xuất một phần mềm đạt chất lượng thì phải biết được các tiêu chuẩn

trong lĩnh vực phần mềm cũng như quy trình để làm ra một phần mềm có

chất lượng.

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Câu hỏi đặt ra là:

1. Chất lượng phần mềm là gì?

2. Có những chuẩn chất lượng nào?

3. Có quy trình quản lý chất lượng nào?

Page 3: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 3

Trình bày được khái niệm quản lý chất lượng phần mềm;

Mô tả chuẩn chất lượng phần mềm ISO 9000;

Trình bày chuẩn quản lý quy trình chất lượng CMM/CMMI;

Áp dụng chuẩn quản lý chất lượng phần mềm cho một ứng dụng cụ thể.

MỤC TIÊU

Page 4: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 4

Khái niệm bảo đảm chất lượng phần mềm

Đảm bảo chất lượng và các chuẩn chất lượng phần mềm ISO 9000

Chuẩn quản lý quy trình chất lượng CMM/CMMI

NỘI DUNG

1

2

3

Page 5: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 5

5.1. KHÁI NIỆM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM

Chất lượng phần mềm

Cơ sở để xem xét chất lượng phần mềm

Xác minh và thẩm định phần mềm

Các loại yêu cầu đối với chất lượng phần mềm

1

2

3

4

Page 6: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 6

5.1.1. CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM

• Năm 1979, Crosby đưa ra khái niệm của chất lượng sản phẩm nói chung như

sau: “Chất lượng của sản phẩm phát triển phải phù hợp với đặc tả của nó”.

• Tuy nhiên, định nghĩa trên gặp phải một số vấn đề đối với hệ thống phần mềm

như sau:

➢ Sản phẩm phần mềm chỉ đáp ứng yêu cầu của đặc tả, mà đặc tả chính là yêu

cầu của khách hàng → không có yêu cầu của phía phát triển (như yêu cầu về

tính bảo trì) trong đó.

➢ Việc viết đầy đủ và đúng đắn đặc tả từ ban đầu là rất khó khăn → có thể

phần mềm đáp ứng được đúng đặc tả nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu của khách hàng.

Page 7: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 7

CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH

• Việc tạo ra các thiết kế chất lượng không chỉ phụ thuộc vào việc có một đặc

tả hoàn hảo.

• Để tạo ra sản phẩm chất lượng thì phải có một quá trình sản xuất chất

lượng mà người ta gọi đó là chất lượng quá trình. Quá trình quản lý chất

lượng kiểm tra mức độ thực hiện dự án để đảm bảo rằng chúng phù hợp với

các chuẩn và mục tiêu tổ chức.

• Đội thực thi công việc này được gọi là SQA và độc lập với đội thực thi dự án.

• Việc quản lý chất lượng cho các hệ thống lớn thường chia thành ba hoạt

động chính:

➢ Sự đảm bảo chất lượng;

➢ Lập kế hoách chất lượng;

➢ Kiểm soát chất lượng.

Page 8: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 8

5.1.2. CÁC LOẠI YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM

• Yêu cầu người dùng:

➢ Yêu cầu chức năng: số lượng, mô tả;

➢ Yêu cầu phi chức năng: tính đo được;

➢ Yêu cầu miền ứng dụng: chức năng và phi chức năng.

• Yêu cầu người phát triển:

➢ Yêu cầu hệ thống: các đặc trưng hệ thống;

➢ Yêu cầu môi trường phát triển;

➢ Yêu cầu công nghệ phát triển;

➢ Yêu cầu công cụ phát triển.

Page 9: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 9

5.2. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISO

Giới thiệu

Chuẩn ISO

1

2

Page 10: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 10

5.2.1. GIỚI THIỆU

• Đảm bảo chất lượng là quá trình rất quan trọng và có một sự liên hệ rất gần

giữa các chuẩn sản phẩm và chuẩn quá trình.

• Các chuẩn sản phẩm áp dụng cho đầu ra của quá trình phần mềm.

• Trong nhiều trường hợp, các chuẩn quá trình bao gồm các hoạt động quá trình

riêng biệt mà đảm bảo rằng các chuẩn sản phẩm được tuân theo.

Page 11: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 11

VAI TRÒ CỦA CÁC CHUẨN

• Các chuẩn chứa đựng các kinh nghiệm từng trải.

• Các chuẩn cung cấp khung cho việc thực thi quá trình đảm bảo chất lượng.

• Đảm bảo tính liên tục khi một người tiếp tục công việc của người khác đã bỏ

dở. Các chuẩn đảm bảo người phát triển trong tổ chức chấp nhận cùng thói

quen, làm cho công sức để nghiên cứu khi bắt đầu công việc mới giảm xuống.

Page 12: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 12

SỰ RẮC RỐI CỦA CÁC CHUẨN

• Nhiều lúc chúng được các kỹ sư xem là không phù hợp và chưa cập nhật.

• Chúng thường bao gồm quá nhiều thủ tục giấy tờ.

• Nếu chúng không được những công cụ hỗ trợ, việc duy trì sự phù hợp của tài

liệu với tiêu chuẩn là một công việc nhàm chán.

Page 13: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 13

5.2.2. CHUẨN ISO

• ISO là chữ viết tắt của International Standards Organization;

• Tổ chức ISO được thành lập năm 1947;

• Trụ sở tại Geneva;

• Được áp dụng hơn 180 nước;

• Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977;

• Phiên bản đầu tiên ban hành năm 1987;

• Phiên bản thứ 2 ban hành năm 1994;

• Phiên bản thứ 3 ban hành năm 2000;

• Phiên bản thứ 4 ban hành năm 2008.

Page 14: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 14

• Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...: Hệ thống quản lý chất lượng.

• Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm ISO 140001, ISO 14004 ...: Hệ thống quản lý môi trường.

• Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005, ISO

22006...: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

• ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn

ISO 22000.

• ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.

• ISO/TS 19649: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) - The International Automotive

Task Force. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn

HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn cầu như: QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp),

AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách

hàng. Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc cho các nhà sản xuất ôtô trên thế giới.

• ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (yêu cầu cụ thể về năng lực và chất lượng

Phòng thí nghiệm Y tế), (Phiên bản đầu tiên ban hành năm 2003, phiên bản gần đây ban hành

năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).

CÁC BỘ TIÊU CHUẨN ISO

Page 15: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 15

• Bộ tiêu chuẩn ISO-14598 thiết lập các chuẩn trong việc đánh giá một phần mềm.

• Bộ tiêu chuẩn ISO 15288 cho công nghệ hệ thống.

• Liên quan đến chất lượng sản phẩm và qui trình sản xuất nói chung: ISO 9000,

ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Trong đó, chuẩn được cụ thể hóa cho chất lượng

phần mềm và chất lượng qui trình sản xuất phần mềm có: ISO 9000-3, ISO

12207, ISO 15504.

• Bộ tiêu chuẩn ISO-9126 thiết lập một mô hình chất lượng chuẩn cho các sản

phẩm phần mềm.

CÁC BỘ TIÊU CHUẨN CỦA ISO DÙNG CHO PHẦN MỀM

Page 16: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 16

ISO 9000 VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

ISO 9000Quality models

documents

Project 1quality plan

ISO 9000Quality models

Organisationquality manual

instantiated as

instantiated asis used to develop

Project 2quality plan

Project 3quality plan

Supports

Project qualitymanagement

Organisationquality process

Page 17: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 17

CHUẨN ISO 9001

• ISO 9001 bao gồm phần chung nhất của các chuẩn ISO 9000 là tập hợp những

tiêu chuẩn quốc tế cho quản lý quá trình chất lượng dùng để tổ chức thiết kế,

phát triển và bảo trì sản phẩm.

• Áp dụng cho nhiều tổ chức công nghiệp từ sản xuất tới dịch vụ.

• Một tài liệu phục vụ ISO 9000-3 được hiểu là ISO 9001 dùng cho phát triển

phần mềm.

• ISO 9001 là mô hình quy trình chất lượng tổng quát, không ràng buộc các quá

trình sử dụng vào trong bất kỳ tổ chức theo bất kỳ hình thức nào.

Page 18: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 18

CHUẨN ISO 9000-3

• Việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện trong suốt các giai đoạn sản xuất,

phân phối và bảo trì phần mềm.

• Khách hàng phải phối hợp chặt chẽ với hãng cung cấp phần mềm.

• Mỗi hãng sản xuất phần mềm phải định nghĩa hệ thống bảo đảm chất lượng riêng.

• Hệ thống bảo đảm chất lượng phải được làm rõ ràng cho mọi người và được thực

hiện nghiêm túc trong quá trình sản xuất phần mềm.

• Chuẩn ISO 9000-3 không đề cập đến một qui trình phát triển phần mềm cụ thể.

• Không cung cấp các phương pháp cụ thể để đánh giá khả năng bảo đảm chất

lượng của tổ chức sản xuất phần mềm.

• Việc áp dụng ISO 9000-3 có thể thực hiện bằng cách:

➢ Ghi trong các hợp đồng phần mềm, nhà phân phối và khách hàng thỏa thuận

những điểm cụ thể về bảo đảm chất lượng.

➢ Tổ chức sản xuất đơn phương dùng chuẩn này để đảm bảo chất lượng cho các

sản phẩm phần mềm của mình.

Page 19: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 19

BỘ TIÊU CHUẨN CỦA ISO-9126

• ISO 9126 là tiêu chuẩn quốc tế đánh giá phần mềm.

Tiêu chuẩn này được giám sát bởi dự án SQuaRE, ISO

25000:2005 dựa trên các khái niệm chung tương

đương nhau.

• Tiêu chuẩn này được phân chia thành 4 phần tuân

theo một cách nghiêm ngặt các tiêu chí sau:

➢ Mẫu chất lượng;

➢ Hệ đo lường bên ngài và bên trong;

➢ Chất lượng khi sử dụng hệ đo lường này.

• Mẫu chất lượng được thiết lập ở phần đầu của tiêu

chuẩn, mô hình này được đặt tên là ISO 9126-1, phân

loại chất lượng phần mềm theo một chuỗi có tổ chức

các đặc trưng và đặc trưng phụ như trên hình vẽ ở

slide trước.

Page 20: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 20

BỘ TIÊU CHUẨN CỦA ISO-9126

Page 21: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 21

5.3. CHUẨN QUẢN LÝ QUY TRÌNH CHẤT LƯỢNG CMM/CMMI

Giới thiệu về CMM/CMMI

Chuẩn CMM

1

2

3 Chuẩn CMMI

Page 22: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 22

5.3.1. GiỚI THIỆU VỀ CMM / CMMI

• CMM (Capability Maturity Model) có mặt từ cuối những năm 80. CMMI

(Capability Maturity Model Integration) là phiên bản kế tiếp của CMM, là

“Sự tích hợp của các mô hình trưởng thành đã được phát triển”.

• Cả CMM và CMMI đều được Viện kỹ nghệ phần mềm Mỹ SEI tại trường Đại

học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, PA phát triển.

• CMM và CMMI là chuẩn quản lý quy trình chất lượng của các sản phẩm

phần mềm được áp dụng cho từng loại hình công ty khác nhau.

• Số lượng các công ty phần mềm tại Việt Nam đạt chuẩn CMM/CMMI hiện

nay vẫn chưa nhiều.

Page 23: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 23

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CMM/CMMI

v1.02 (2000)v1.02 (2000)

v1.1 (2002)v1.1 (2002)

History of CMMs

CMM for Softwarev1.1 (1993)CMM for Softwarev1.1 (1993)

Systems Engineering CMM v1.1 (1995)Systems Engineering CMM v1.1 (1995)

EIA 731 SECM (1998)EIA 731 SECM (1998)

INCOSE SECAM (1996)INCOSE SECAM (1996)

Integrated Product Development CMM(1997)

Integrated Product Development CMM(1997)

Software CMM v2, draft C (1997)Software CMM v2, draft C (1997)

CMMI for Development v1.2 (2006)

CMMI for Acquisition v1.2 (2007)CMMI for Acquisition v1.2 (2007)

CMMI for Services v1.2 (2007)CMMI for Services v1.2 (2007)

Page 24: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 24

5.3.2. CHUẨN CMM

Page 25: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 25

CẤU TRÚC CỦA CMM

• CMM bao gồm 5 level và 18 KPA (Key Process Area):

➢ Level 1(Initial): Không có KPA nào cả;

➢ Level 2(Repeatable): có 6 KPA;

➢ Level 3(Defined): có 7 KPA;

➢ Level 4(Managed): có 2 KPA;

➢ Level 5(Optimising): có 3 KPA.

• Để thực hiện KPA cần thực hiện quy tắc sau:

➢ (1) Commitment to Perform (Cam kết thực hiện);

➢ (2) Ability to Perform (Khả năng thực hiện);

➢ (3) Activities Performed (Các hoạt động thực hiện);

➢ (4) Measurement and Analysis (Đo lường và phân tích);

➢ (5) Verifying and Implementation (Kiểm tra và thực hiện).

Page 26: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 26

MỨC 1: MỨC ĐỘ KHỞI ĐỘNG (INITIAL LEVEL)

• Mọi doanh nghiệp, công ty phần mềm, cá nhân đều có thể đạt được mức này.

• Ở mức này CMM chưa yêu cầu bất kỳ tính năng nào:

➢ Không yêu cầu quy trình;

➢ Không yêu cầu về nhân sự.

• Đặc điểm:

➢ Các hoạt động lao động thực hiện vội vã, hấp tấp;

➢ Nhân lực nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân;

➢ Nhân viên không trung thành với tổ chức.

Page 27: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 27

MỨC 2: MỨC ĐỘ CÓ KHẢ NĂNG LẶP (REPEATABLE LEVEL)

• Requirement Management (Lấy yêu cầu khách hàng, quản lý các yêu cầu đó).

• Software Project Planning (Lập các kế hoạch cho dự án).

• Software Project Tracking (Theo dõi kiểm tra tiến độ dự án).

• Software SubContract Managent (Quản trị hợp đồng phụ phần mềm).

• Software Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng sản phẩm).

• Software Configuration Management (Quản trị cấu hình sản phẩm xem có

đúng yêu cầu của khách hàng không).

Page 28: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 28

ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỨC 2

• Trước tiên nó phải thỏa mãn các điều kiện ở mức 1.

• Tiếp theo là phải chú trọng tới các phần sau:

➢ Môi trường làm việc;

➢ Thông tin;

➢ Xây dựng đội ngũ nhân viên;

➢ Quản lý thành tích;

➢ Đạo tạo;

➢ Chế độ đãi ngộ.

Page 29: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 29

MỨC 3: MỨC ĐỘ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH (DEFINED LEVEL)

Các KPA:

• Tập trung Tiến trình Tổ chức (Organization Process Focus).

• Phân định Tiến trình Tổ chức (Organization Process Definition).

• Chương trình Đào tạo (Training Program).

• Quản trị Phần mềm Tích hợp (Integrated Software Management).

• Sản xuất Sản phẩm Phần mềm (Software Product Engineering).

• Phối hợp nhóm (Intergroup Coordination).

• Xét duyệt ngang hàng (Peer Reviews).

Page 30: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 30

ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỨC 3

• Để đạt được mức 3 thì người quản lý phải biến đổi cải tiến các hoạt động

đang diễn ra, cải tiến môi trường làm việc.

• Lực lượng lao động sở hữu những kiến thức, kỹ năng cốt lõi.

• Từ mức 2 lên mức 3 thì các KPA cần thực hiện:

➢ Phân tích kiến thức và kỹ năng;

➢ Hoạch định nguồn nhân lực;

➢ Phát triển sự nghiệp;

➢ Các hoạt động dựa trên năng lực.

Page 31: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 31

MỨC 4: MỨC ĐỘ ĐƯỢC QUẢN LÝ (MANAGED LEVEL)

• Các tiến trình chủ yếu ở mức 4 tập trung vào thiết lập hiểu biết định lượng của

cả quá trình sản xuất phần mềm và các sản phẩm phần mềm đang được xây

dựng. Đó là:

➢ Quản lý quá trình định lượng (Quantitative Process Management);

➢ Quản lý chất lượng phần mềm (Software Quality Management).

• Các KPA của level 4 chú trọng tới:

➢ Chuẩn hóa thành tích trong tổ chức;

➢ Quản lý năng lực tổ chức;

➢ Công việc dựa vào cách làm việc theo nhóm;

➢ Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp;

➢ Cố vấn.

Page 32: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 32

ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỨC 4

• Lực lượng lao động làm việc theo đội, nhóm và được quản lý một cách định lượng.

• Để đạt được level 4 thì phải đo lường và chuẩn hóa. Đo lường hiệu quả đáp ứng

công việc, chuẩn hóac phát triển các kỹ năng, năng lực cốt lõi.

• Level 4 này sẽ chú trọng vào những người đứng đầu của một công ty, họ có khả

năng quản lý các công việc như thế nào.

• Các KPA của level 4 chú trọng tới:

➢ Chuẩn hóa thành tích trong tổ chức;

➢ Quản lý năng lực tổ chức;

➢ Công việc dựa vào cách làm việc theo nhóm;

➢ Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp;

➢ Cố vấn.

Page 33: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 33

MỨC 5: MỨC ĐỘ TỐI ƯU (OPTIMIZED LEVEL)

• Qui trình phát triển phần mềm đã được Xác định và cải tiến liên tục.

• Việc cải tiến qui trình phát triển phần mềm được hoạch định, cấp kinh phí và

tích hợp vào chính qui trình phát triển phần mềm.

• Các vùng tiến trình KPA chủ yếu ở mức 5 bao trùm các vấn đề mà cả tổ chức

và dự án phải nhắm tới để thực hiện hoàn thiện quá trình sản xuất phần mềm

liên tục, đo đếm được. Đó là:

➢ Phòng ngừa lỗi (Defect Prevention);

➢ Quản trị thay đổi công nghệ (Technology Change Management);

➢ Quản trị thay đổi quá trình (Process Change Management).

Page 34: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 34

ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỨC 5

• Để đạt được mức 5 thì doanh nghiệp đó phải liên tục cải tiến hoạt động tổ

chức, tìm kiếm các phương pháp đổi mới để nâng cao năng lực làm việc của

lực lượng lao động trong tổ chức, hỗ trợ các cá nhân phát triển sở trường

chuyên môn.

• Chú trọng vào việc quản lý, phát triển năng lực của nhân viên.

• Huấn luyện nhân viên trở thành các chuyên gia.

Page 35: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 35

5.3.3. CMMI

• CMMI viết tắt của “Capability Maturity Model Integration”, có nguồn gốc từ

chuẩn CMM.

• CMMI là sự mở rộng về phạm vi của CMM từ việc chỉ tập trung vào phần mềm

đến toàn bộ tổ chức. Việc mở rộng này bao gồm phát triển hệ thống, công

nghệ phần mềm, các sản phẩm tích hợp và quy trình phát triển...

• Sức mạnh của CMMI nằm ở chỗ nó cho phép định nghĩa công việc và cách làm

việc như thế nào.

• Từ cuối 2005, SEI không tổ chức huấn luyện SW-CMM và chỉ thừa nhận các

đánh giá theo mô hình CMMI mới từ tháng 12/2005.

Page 36: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 36

CÁC MÔ HÌNH CỦA CMMI

• CMMI được tích hơp từ nhiều mô hình khác nhau, phù hợp cho cả những

doanh nghiệp phần cứng và tích hợp hệ thống, chứ không chỉ đơn thuần áp

dụng cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm như CMM trước đây. Có 4 mô

hình áp dụng CMMI:

➢ CMMI-SW mô hình chỉ dành riêng cho công nghệ phần mềm.

➢ CMMI-SE/SW mô hình tích hợp dành cho công nghệ hệ thống và phần mềm.

➢ CMMI-SE/SW/IPPD mô hình dành cho công nghệ hệ thống, công nghệ

phần mềm với việc phát triển sản phẩm và quy trình tích hợp.

➢ CMMI-SE/SW/IPPD/SS mô hình dành cho công nghệ hệ thống, công nghệ

phần mềm với việc phát triển sản phẩm và quy trình tích hợp có sử dụng

thầu phụ.

Page 37: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 37

CÁC CÁCH THỂ HIỆN CỦA CMMI

Có hai cách biểu diễn và sử dụng khác nhau của CMMI là:

• Staged Representation (biểu diễn theo giai đoạn):

➢ Tập trung chủ yếu vào sự tiến bộ trong quản lý năng lực, một tổ chức mong

muốn có được.

➢ Sử dụng 5 mức độ trưởng thành (ML) để đánh giá.

➢ Phù hợp cho tổ chức có trên 100 người.

• Continuous Representation (biểu diễn liên tục):

➢ Các thông tin cơ bản như nhau giống như hướng giai đoạn (staged), chỉ có

sắp xếp là khác nhau.

➢ Hướng liên tục tập trung chủ yểu vào phát triển tiến trình dựa trên các hoạt

động để hoàn thành với các miền tiến trình, do vậy các tiến trình và các hoạt

động của nó có thể trải ra cả các mức khác

➢ Sử dụng 6 mức độ nỗ lực hay mức khả năng (CL) để đánh giá.

➢ Phù hợp cho tổ chức dưới 40 người.

Page 38: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 38

CÁC MỨC CỦA CMMI TRONG STAGED

• Mức 1: Khởi động( Initial);

• Mức 2: Lặp (repeatable );

• Mức 3: Xác lập (thể chế hóa);

• Mức 4: Kiểm soát (Định lượng);

• Mức 5: Tối ưu hóa (Optimizing).

Page 39: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 39

CÁC MỨC CỦA CMMI TRONG CONTINOUS

• Mức 0: Chưa hoàn thành (Incomplete);

• Mức 1: Thực hiện (Performed);

• Mức 2: Quản lý (Managed);

• Mức 3: Định nghĩa (Defined);

• Mức 4: Kiểm soát (Quantitatively Managed);

• Mức 5: Tối ưu (Optimizing).

Page 40: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 40

SO SÁNH CMM VÀ CMMI

Các điểm khác nhau quan trọng giữa CMM và CMMI:

• CMMI đưa ra cụ thể hơn 2 khái niệm: sStageds và continuous;

• Chu kỳ phát triển của CMMI được phát triển sớm hơn;

• CMMI có nhiều khả năng tích hợp hơn;

• Trong CMMI sự đo lường, định lượng được định nghĩa là một vùng tiến

trình chứ không hẳn chỉ là một đặc trưng cơ bản;

• CMMI có nhiều vùng tiến trình hơn.

Page 41: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 41

LỢI ÍCH TỪ MÔ HÌNH CMMI

• Lợi ích đối với tổ chức:

➢ Giảm thời gian, chi phí, nguồn lực; tăng cường khả năng quản lý và triển

vọng thành công của dự án.

➢ Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

➢ Duy trì và phát triển nguồn nhân lực, hướng các lý tưởng cá nhân tới mục

tiêu của tổ chức.

➢ Trao đổi thông tin dễ dàng giữa các các nhân và bộ phận, giảm bớt gánh

nặng công việc.

➢ Kết hợp quy trình sản xuất với quy trình nâng cao, cải tiến chất lượng.

➢ Kết hợp chặt chẽ các bộ phận trong tổ chức.

• Lợi ích đối với người lao động:

➢ Môi trường làm việc, văn hóa làm việc tốt hơn.

➢ Vạch rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí công việc.

➢ Đánh giá đúng năng lực, công nhận thành tích.

➢ Có cơ hội thăng tiến.

➢ Liên tục phát triển các kỹ năng cốt yếu.

Page 42: SE301 Bai 5 v1.0011112229 - eldata11.topica.edu.vn

v1.001111229 42

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

• Đã trình bày được các khái niệm về chất lượng phần mềm

cũng như khái niệm kế hoạch và lập kế hoạch phần mềm.

• Trình bày được khái niệm chuẩn và một số chuẩn cơ bản có

trên thực tế.

• Đã trình bày chuẩn iso dùng trong công nghệ phần mềm.

• Đã trình bày về lịch sử phát triển, các khái niệm và nội dung

và vai trò của các mức trưởng thành và việc sử dụng của

chuẩn quy trình CMM/CMMI trong các công ty và tổ chức

phần mềm.