sinus tachycardia (nhịp nhanh xoang)

5
1 | Page Sinus tachycardia (nhp nhanh xoang) Ngun : https://en.wikipedia.org/wiki/Sinus_tachycardia. Dch: NhThu Hà_Y4G_ĐH y dược Huế. Nhp nhanh xoang: Nhp nhanh xoang (sinus tachycardia ) là nhp xoang với tăng nhịp ca xung, định nghĩa khi t n stim > 100 l n/phút (beats/min_bpp) người trưởng thành. Nhp tim bình thường người trưởng thành khi nghngơi : 60-100 ln/phút. Chú ý nhp tim bình thường thay đổi theo tui ,trsơ sinh 110-150 l/phút, người già thì chậm hơn giá trbình thường. Nhng du chng và triu chng: Nhp nhanh (tachycardia) thì thường không có triu chng (asymptomatic). Nếu nhp tim quá nhanh, stng máu ca tim có thgi m do gim thời gian đổ đầy tht trong thì tâm trương. Nhịp tim nhanh,dường như có thbù đắp cho sthi ếu máu cc bmột nơi nào đó, tăng nhu cầu oxy cho cơ tim và giảm lưu lượng máu động mch vành, vì thế dn đến 1 sthi ếu máu cc btim hoc bnh van tim. Nhịp nhanh xoang đi kèm với 1 snhi máu cơ tim (myocardial infarction ) có thgây shock tim. Nguyên nhân: Nhịp nhanh xoang thường là 1 đáp ứng với nhũng tình trạng sinh lý bình thường như luyện tập, tăng giao cảm (sympathetic) với tăng sự ti ết catecholamine : stress,hong s,chy,tc gi n . Nhng nguyên nhân khác bao gm: Đau (Pain) St (Fever) Lo l ng (Anxiety) Mất nước (Dehydration) Tăng thân nhit ác tính ( Malignant hyperthermia) Gi m thtích tun hoàn vi gim huyết áp và shock (Hypovolemia with hypotension and shock) Thiếu máu (Anemia) Suy tim (Heart failure) Cường giáp (Hyperthyroidism) Nhiễm độc thy ngân (Mercury poisoning) Bnh Kawasaki (Kawasaki disease) U tủy thượng thn (Pheochromocytoma) Nhim trùng máu (Sepsis) Thuyên tc phi ( Pulmonary embolism)

Upload: nhu-thu-ha

Post on 16-Apr-2017

46 views

Category:

Health & Medicine


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sinus tachycardia (nhịp nhanh xoang)

1 | P a g e

Sinus tachycardia (nhịp nhanh xoang) Nguồn : https://en.wikipedia.org/wiki/Sinus_tachycardia.

Dịch: Nhữ Thu Hà_Y4G_ĐH y dược Huế.

Nhịp nhanh xoang:

Nhịp nhanh xoang (sinus tachycardia ) là nhịp xoang với tăng nhịp của xung, định nghĩa

khi tần số tim > 100 lần/phút (beats/min_bpp) ở người trưởng thành. Nhịp tim bình

thường người trưởng thành khi nghỉ ngơi : 60-100 lần/phút. Chú ý nhịp tim bình thường

thay đổi theo tuổi ,trẻ sơ sinh 110-150 l/phút, người già thì chậm hơn giá trị bình thường.

Những dấu chứng và triệu chứng:

Nhịp nhanh (tachycardia) thì thường không có triệu chứng (asymptomatic). Nếu nhịp

tim quá nhanh, sự tống máu của tim có thể giảm do giảm thời gian đổ đầy thất trong thì

tâm trương. Nhịp tim nhanh,dường như có thể bù đắp cho sự thiếu máu cục bộ ở một nơi

nào đó, tăng nhu cầu oxy cho cơ tim và giảm lưu lượng máu động mạch vành, vì thế dẫn

đến 1 sự thiếu máu cục bộ tim hoặc bệnh van tim. Nhịp nhanh xoang đi kèm với 1 sự nhồi

máu cơ tim (myocardial infarction ) có thể gây shock tim.

Nguyên nhân:

Nhịp nhanh xoang thường là 1 đáp ứng với nhũng tình trạng sinh lý bình thường như luyện

tập, tăng giao cảm (sympathetic) với tăng sự tiết catecholamine : stress,hoảng sợ,chạy,tức

giận . Những nguyên nhân khác bao gồm:

Đau (Pain)

Sốt (Fever)

Lo lắng (Anxiety)

Mất nước (Dehydration)

Tăng thân nhiệt ác tính ( Malignant hyperthermia)

Giảm thể tích tuần hoàn với giảm huyết áp và shock (Hypovolemia with hypotension and

shock)

Thiếu máu (Anemia)

Suy tim (Heart failure)

Cường giáp (Hyperthyroidism)

Nhiễm độc thủy ngân (Mercury poisoning)

Bệnh Kawasaki (Kawasaki disease)

U tủy thượng thận (Pheochromocytoma)

Nhiễm trùng máu (Sepsis)

Thuyên tắc phổi ( Pulmonary embolism)

Page 2: Sinus tachycardia (nhịp nhanh xoang)

2 | P a g e

Thiếu máu cục bộ vành cấp và nhồi máu cơ tim (Acute coronary ischemia and myocardial

infarction)

Bệnh phổi mạn (Chronic pulmonary disease)

Giảm oxy khí thở vào (Hypoxia)

Đưa vào cơ thể chất kích thích caffeine, theophylline, nicotine, cocaine, or amphetamines (

Intake of stimulants such as caffeine, theophylline, nicotine, cocaine, or amphetamines)

Giảm thể tích tuần hoàn (Hyperdynamic circulation)

Shok điện (Electric shock)

Bỏ thuốc (Drug withdrawal)

Bệnh lý đa thần kinh viêm có hủy hoại myeline cấp (Acute Inflammatory Demyelinating

Polyradiculoneuropathy)

Hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng (Postural orthostatic tachycardia syndrome)

Chẩn đoán:

ECG 12 chuyển đạo biểu hiện 1 nhịp nhanh xoang:

Thông thường biểu hiện trên ECG ,tuy nhiên nếu nhịp tim >140 lần/phút sóng P có thể

khó phân biệt với sóng T trước nó và có thể nhầm lẫn nó với 1 nhịp nhanh kịch phát trên

thất (paroxysmal supraventricular tachycardia) hoặc cuồng nhĩ (atrial flutter) 2:1, với

những trường hợp như vậy việc phân biệt đựa trên :

-Nghiệm pháp phế vị ( massage xoang cảnh,nghiệm pháp Valsalva) để làm chậm nhịp và

nhận diện sóng P.

-Điều trị chẹn nút nhĩ thất với adenosine, verapamil để xác định cuồng nhĩ 2:1.

Page 3: Sinus tachycardia (nhịp nhanh xoang)

3 | P a g e

Đặc điểm ECG :

Tần số tim : >=100 lần/phút.

Nhịp tim: đều.

Page 4: Sinus tachycardia (nhịp nhanh xoang)

4 | P a g e

Sóng P: đi trước QRS dẫn truyền 1:1 ,hình thái bình thường (nếu không có bệnh của tâm

nhĩ)

Khoảng P-R : 0.12-0.20 s và thu ngắn trong nhịp tim tăng.

Phức bộ QRS : <012s,cố định,hình thái bình thường.

Một số thể đặc biệt:

Nhịp nhanh xoang không phù hợp (Inappropriate sinus tachycardia) là rối loạn hiến gặp

biểu hiện như là hồi hộp trong gắng sức tối thiểu hoặc với stress xúc cảm. Loạn nhịp này

được đặc trưng bằng tăng lên không phù hợp tần số nhịp xoang và hay gặp nhất ở phụ nữ

trẻ; nó có thể giải thích do tăng nhậy cảm với kích thích beta-adrenergic.

Hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng (Postural orthostatic tachycardia syndrome)

Thường xảy ra ở phụ nữ trẻ không có vấn đề tim mạch, hội chứng đặc trưng bởi nhịp tim

bình thường khi nghỉ ngơi nhưng nhịp nhanh xoang quá mức tư thế có hoặc không có hạ

huyết áp đứng (orthostatic hypotension)

Điều trị:

Không đòi hỏi cho những trường hợp nhịp nhanh xoang sinh lý. Những nguyên nhân nền

thì được điều trị nếu như hiện diện.

Nhồi máu cơ tim cấp. Nhịp nhanh xoang có thể xuất hiện >3 lần ở bệnh nhân AMI nhưng

giảm theo thời gian. Bệnh nhân với nhịp nhanh xoang duy trì liên tục phản ánh 1 sự nhồi

máu rộng hơn, trước khi có biểu hiện suy chức năng thất trái rõ ràng, liên quản với tử vong

cao và bệnh tật. Nhịp nhanh xoang ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể giảm lưu lượng

vành và tăng nhu cầu oxy cơ tim,làm trầm trọng hơn tình trạng này. Chẹn beta có thể được

sử dụng làm giảm nhịp tim,nhưng hầu hết bệnh nhân thường đã được điều trị chẹn beta khi

có 1 AMI.

IST và POTS chẹn beta thì hữu ích nếu nguyên nhân tăng hoạt giao cảm.Nếu nguyên nhân

do giảm hoạt phó giao cảm , chẹn beta thường khó để điều trị và xem xét triệt đốt rối loạn

nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter (radiofrequency

catheter ablation)

References[edit]

Jump up ^ Jameson, J. N. St C.; Dennis L. Kasper; Harrison, Tinsley Randolph;

Braunwald, Eugene; Fauci, Anthony S.; Hauser, Stephen L; Longo, Dan L. (2005).

Harrison's principles of internal medicine. New York: McGraw-Hill Medical Publishing

Division. pp. 1344–58. ISBN 0-07-140235-7.

Jump up ^ Emergency Care And Transportation Of The Sick And Injured. Jones & Bartlett

Learning. 2010. ISBN 1-4496-1589-9.

Page 5: Sinus tachycardia (nhịp nhanh xoang)

5 | P a g e

Hall, John E.; Guyton, Arthur C. (2000). Textbook of medical physiology. Philadelphia:

W. B. Saunders. ISBN 0-7216-8677-X.

Choudhury SR, Sharma A, Kohli V (February 2005). "Inappropriate sinus node

tachycardia following gastric transposition surgery in children". Pediatric Surgery

International. 21 (2): 127–8. doi:10.1007/s00383-004-1354-9. PMID 15654608.