sống Đức tin hứng nhân › hangtuan › 481.pdf · viếng nhà thờ. phong bì dâng...

5
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org • [email protected] 26/4/2020 • Số 481 Chúa Nhật Thứ 3 Phục Sinh - Năm A Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Lời Nguyện: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin giúp gia đình chúng con, mỗi khi buồn phiền, chán nản và thất vọng, biết tâm tình với Chúa trong cầu nguyện, tham dự thánh lễ và dọn mình rước lễ sốt sắng, để cảm nhận Chúa đang hiện diện, và là người bạn đồng hành đầy tình thương. Amen. L ịch P hụng V Mùa Phục Sinh Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22) . Thứ Hai, ngày 27 tháng 4 Bài đọc: Cv 6,8-15; Ga 6,22-29. Thứ Ba, ngày 28 tháng 4 Bài đọc: Cv 7,51-8,1a; Ga 6,30-35. Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 Thánh Ca-ta-ri-na thành Si-ê-na, Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ. Bài đọc: Cv 8,1b-8; Ga 6,35-40. Thứ Năm, ngày 30 tháng 4 Bài đọc: Cv 8,26-40; Ga 6,44-51. Thứ Sáu, ngày 1 tháng 5 Bài đọc: Cv 9,1-20; Ga 6,52-59. Thứ Bảy, ngày 2 tháng 5 Thánh A-tha-na-si-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ. Bài đọc: Cv 9,31-42; Ga 6,51.60-69. Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh, Năm A Ngày 3 tháng 5 Bài đọc: Cv 2,14a.36-41; 1Pr 2,20b-25; Ga 10,1-10. Hôm nay Hội Thánh cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Xin Chúa sai các thợ gặt đến cánh đồng của Chúa, cho nhiều bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa để dấn thân phục vụ mở mang Nước Chúa. 2/ Thu nhập Giáo xứ. (1) Cám ơn Trong thời đại dịch Covid- 19, chúng ta trải qua nhiều khó khăn về phương diện sinh hoạt cuộc sống, cử hành phụng vụ cũng như tài chính. Tuy nhiên giữa biết bao trắc trở đó, hơn một tháng vừa qua kể từ ngày Đức Giám mục ban hành thư tạm ngưng cử hành Phụng vụ tại Nhà Thờ ( 16/3/2020) . Về phương tiện tài chính, tuy không được như trước đây khi có các Thánh Lễ cuối tuần, nhưng Giáo xứ vẫn nhận được đóng góp của một số anh chị em. Trong lúc mọi người đều có những khó khăn riêng của gia đình và cuộc sống, nhưng lòng quảng đại đối với Giáo xứ thật đáng trân trọng. Một chút đóng góp trong lúc khó khăn này đã nói lên lòng quý mến của anh chị em đối với Nhà Chúa, nơi chúng ta quy tụ cử hành Phụng vụ để đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa và xứng đáng được “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.” (Lk 24: 30-31)

Upload: others

Post on 03-Jul-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân › hangtuan › 481.pdf · viếng Nhà Thờ. Phong bì dâng cúng xin bỏ vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. hoặc Gửi

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 amChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected] 26/4/2020 • Số 481

Chúa Nhật Thứ 3 Phục Sinh - Năm A

“ Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

Lời Nguyện: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin giúp gia đình chúng con, mỗi khi buồn phiền, chán nản và thất vọng, biết tâm tình với Chúa trong cầu nguyện, tham dự thánh lễ và dọn mình rước lễ sốt sắng, để cảm nhận Chúa đang hiện diện, và là người bạn đồng hành đầy tình thương. Amen.

Lịch Phụng Vụ

Mùa Phục SinhNăm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22).

• Thứ Hai, ngày 27 tháng 4Bài đọc: Cv 6,8-15; Ga 6,22-29.

• Thứ Ba, ngày 28 tháng 4Bài đọc: Cv 7,51-8,1a; Ga 6,30-35.

• Thứ Tư, ngày 29 tháng 4Thánh Ca-ta-ri-na thành Si-ê-na, Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.Bài đọc: Cv 8,1b-8; Ga 6,35-40.

• Thứ Năm, ngày 30 tháng 4Bài đọc: Cv 8,26-40; Ga 6,44-51.

• Thứ Sáu, ngày 1 tháng 5Bài đọc: Cv 9,1-20; Ga 6,52-59.

• Thứ Bảy, ngày 2 tháng 5Thánh A-tha-na-si-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.Bài đọc: Cv 9,31-42; Ga 6,51.60-69.

• Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh, Năm ANgày 3 tháng 5Bài đọc: Cv 2,14a.36-41; 1Pr 2,20b-25; Ga 10,1-10.

Hôm nay Hội Thánh cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Xin Chúa sai các thợ gặt đến cánh đồng của Chúa, cho nhiều bạn

trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa để dấn thân phục vụ mở mang Nước Chúa.

2/ Thu nhập Giáo xứ.(1) Cám ơnTrong thời đại dịch Covid-19, chúng ta trải qua nhiều khó khăn về phương diện sinh hoạt cuộc sống, cử hành phụng vụ cũng như tài chính. Tuy nhiên giữa biết bao trắc trở đó, hơn một tháng vừa qua kể từ ngày Đức Giám mục ban hành thư tạm ngưng cử hành Phụng vụ tại Nhà Thờ (16/3/2020). Về phương tiện tài chính, tuy không được như trước đây khi có các Thánh Lễ cuối tuần, nhưng Giáo xứ vẫn nhận được đóng góp của một số anh chị em. Trong lúc mọi người đều có những khó khăn riêng của gia đình và cuộc sống, nhưng lòng quảng đại đối với Giáo xứ thật đáng trân trọng. Một chút đóng góp trong lúc khó khăn này đã nói lên lòng quý mến của anh chị em đối với Nhà Chúa, nơi chúng ta quy tụ cử hành Phụng vụ để đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa và xứng đáng được

“ Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.” (Lk 24: 30-31)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân › hangtuan › 481.pdf · viếng Nhà Thờ. Phong bì dâng cúng xin bỏ vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. hoặc Gửi

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

Ngài chúc phúc. Cám ơn anh chị em thật nhiều.

(2) Ước mongChẳng ai biết khi nào đại dịch chấm dứt và khi nào Đức Giám Mục cho phép Giáo xứ quy tụ cử hành Phụng vụ. Nhưng chúng ta biết chắc chắn một điều: Anh chị em luôn sẵn sàng đóng góp khi Giáo xứ cần, vì trải qua dòng thời gian, cơ sở của Giáo xứ luôn phát triển và chương trình sửa chữa cho phù hợp và thuận tiện với sinh hoạt và Phụng vụ, chúng ta đều hoàn thành tốt đẹp. Chính vì thế, trong thời gian khó khăn này, chúng ta nhớ đến nhau trong yêu thương hiệp nhất, nhớ đến các linh hồn để xin lễ và cũng nhớ đến giáo xứ mỗi khi đến cầu nguyện hoặc thăm viếng Nhà Thờ. Phong bì dâng cúng xin bỏ vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân.

hoặc Gửi qua đường bưu điện:

Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

12486 Patterson Ave - Richmond, VA 23238

(3) Tâm TìnhTấm lòng quảng đại cho điChúa ban ơn thánh ngại gì không traoHôm nay cuộc sống thế nàoK hông quên Nhà Chúa biết bao ân tình.

Thông báo

1/ Tháng Hoa dâng kính Đức MẹĐức Ma-ri-a là Mẹ của Giáo Hội bởi vì chẳng những là mẹ của Đức Giêsu Kitô và cộng tác mật thiết trong chương trình cứu độ ”khi Con Thiên Chúa mặc lấy nhân tính từ Mẹ để qua các mầu nhiệm của xác phàm mà giải thoát loài người khỏi tội” (LG 55) nhưng bởi vì Mẹ “sáng ngời như gương mẫu của các nhân đức cho toàn thể tập đoàn những kẻ được tuyển chọn” (LG 65). Sau khi chia sẻ hy lễ của con mình vì phần rỗi chúng ta Đức Ma-ri-a đã không chỉ được gọi là mẹ của Gioan nhưng còn là mẹ của cả nhân loại. Ngày nay ở trên thiên quốc, Mẹ tiếp tục hoàn tất vai trò hiền mẫu của mình trong sự góp phần vào việc sinh ra và gia tăng đời sống tinh thần trong linh hồn của tất cả những ai được cứu chuộc. Chính vì thế, trong tháng này, để kính Đức Mẹ các tín hữu sẽ đọc kinh Mân Côi, Cầu Đức Mẹ, kinh Lạy Nữ Vương và kinh Hãy Nhớ.

2/ Hướng đến Tháng 5/2020Tháng 5, Giáo hội bước vào Tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ. Hơn bao giờ hết, trong lúc này, để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và cầu khấn ơn lành. Giáo xứ chúng ta thực hành:

- Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến của Giáo xứ vào lúc 10:00am

- Sau đó, đến Nhà Thờ tiến hoa từ 12:00pm – 2:00pm

(1) Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trực tuyến lúc 10:00am- Tuần 1 (3/5/2020): Chúa Nhật IV Phục Sinh

(Chúa Chiên Lành)

Khai mạc Tháng Hoa

Cầu khấn: Cha xứ dâng Giáo xứ và các gia đình cho Đức Trinh Nữ Maria

- Tuần 2 (10/5/2020): Chúa Nhật V Phục Sinh (Ngày ghi ơn Mẹ)

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các hiền mẫu còn sống cũng như qua đời

- Tuần 3 (17/5/2020): Chúa Nhật VI Phục Sinh.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời trong đại dịch Co-vid-19

- Tuần 4 (24/5/2020): Lễ Chúa Giêsu Lên Trời.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các nhà nghiên cứu, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.

- Tuần 5 (31/5/2020): Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Kết thúc Tháng Hoa và kết thúc Mùa Phục Sinh 2020

Cầu khấn: Cầu nguyện cho bình an: Thế giới, quốc gia Hoa Kỳ, Giáo phận, Giáo xứ và các gia đình.

(2) Tiến hoa dâng kính Mẹ Maria từ 12:00pm – 2:00pm

Năm nay Giáo xứ không rước kiệu, Không có Hội đoàn dâng hoa, chỉ còn phần Tiến hoa từ các gia đình. Với thời tiết Mùa Xuân, hoa muôn sắc từ vườn các gia đình. Chúng ta dành cho Đức Mẹ những bông hoa thật đẹp từ tấm lòng con thảo để tiến dâng trong Tháng 5 này.

Mẹ chờ con thảo tiến hoaTháng năm Cô-vít trước tòa Mẹ đâyDù cho đại dịch nhiễm lâyƠn thiêng giải cứu tràn đầy Mẹ ban.”

3/ Cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng LiêngSau Thánh Lễ Chúa Nhật trực tuyến, các gia đình sắp xếp đến cầu nguyện cùng Chúa Giêsu Thánh Thể tại Nhà Thờ. Đức Giáo Hoàng Phanx-icô tại nhà nguyện thánh Mát–ta khuyên các tín hữu nên cầm trong tay: Kinh Thánh và Chuỗi Mân Côi. Đó là phương thế để giúp chúng ta cầu nguyện. Trong lúc này, khi Giáo xứ không thể quy tụ, thì đây là cơ hội, để mỗi người và các gia đình đến với Thiên Chúa và Đức Mẹ cầu

nguyện thật nhiều, nhất là trong Tháng 5 này.

Bên cạnh đó, khi đến Nhà Thờ, chúng ta còn nâng tâm hồn lên với Chúa Giêsu nơi Nhà Tạm qua việc “Rước lễ thiêng liêng”. Đó là cách thế để tỏ lộ với Chúa những khao khát, và để kết hiệp với Ngài. Có lần Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu viết: “Con không thể rước lễ thường xuyên như con muốn; nhưng Chúa ơi, Ngài không phải là Đấng toàn năng sao? Xin hãy ở trong con, như trong Nhà Tạm, đừng bao giờ rời xa của lễ hiến tế nhỏ bé của Ngài.” Chẳng lẽ khi van nài như thế, Thiên Chúa lại không ngự vào tâm hồn chúng ta sao?

4/ Giáo xứ cử hành Chúa Nhật III Phục SinhThánh lễ trực tuyến vào lúc 10:00am

(1) Đường nối kết trực tuyến: https://youtu.be/gnDqrbHzifo

(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMRVA/

(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/s2schqq-v4c

Quý phụ huynh giúp các em nghe Lời Chúa trước khi tham dự Thánh Lễ.

(4) 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng Liêng

(5) Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/481.pdf

Suy nghĩ Về đại dịch coVid-19

Sống Hiệp Thông – Hiệp Nhất khi cách lyKhông Thể Quy Tụ Trong Ngày Của Chúa,

Nhưng Chúng Ta Vẫn Giữ Mối Thông Hiệp Với Nhau!

1/ Một câu hỏi được đặt ra: Chúng ta đang sống những ngày vừa qua như thế nào ?Chúng ta đang sống Phục Sinh năm nay với một ý nghĩa đặc biệt. khi cả thế giới đang phải đối diện với nỗi sợ hãi bởi Covid-19. Lệnh cách ly ban hành và các Nhà Thờ ngưng quy tụ cử hành Phụng vụ. Dường như, chúng ta đang bị ngăn cản với những gì là trọng tâm của đời sống Kitô hữu, nghĩa là nguồn mạch và chóp đỉnh : Đó chính là Thánh Thể. Chúng ta được mời gọi sống tinh thần “khoảng cách” với nhau, riêng tư khỏi cộng đoàn vốn có của mình. Cộng đoàn ấy mà ở chính nơi đó có sự hiện diện của Đức Kitô, khi quy tụ vào ngày Chúa nhật. Bởi cũng chính nơi đó và thời gian đó, chúng ta lắng nghe và lãnh nhận lời chúc : “bình an cho anh chị em” của Người; và cũng chính Người hiện diện khi cộng đoàn cùng nhau bẻ bánh.

Nhưng phải đối diện với sự thiếu vắng của việc

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân › hangtuan › 481.pdf · viếng Nhà Thờ. Phong bì dâng cúng xin bỏ vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. hoặc Gửi

chứng nhân Số 481

tụ họp vào ngày của Chúa, và như thế là thiếu vắng cả việc bẻ bánh: cử hành thánh thể. Chính vì thế, tín hữu tất cả được mời gọi hãy tham dự Phụng vụ ngày của Chúa qua các phương tiện truyền thông và sống tinh thần thiêng liêng của mầu nhiệm ấy. Tất cả được mời gọi hiệp thông trong một hành động của lòng muốn: “hiệp thông thiêng liêng”. Hẳn nhiên, Giáo hội đã nhìn nhận ngay từ những thời kỳ ban đầu của mình về việc thực hành hành động hiệp thông thiêng liêng hay rước lễ thiêng liêng này. Và hành động ấy được coi như một phương cách xứng đáng cho việc tiến tới bàn tiệc thánh, nối kết với Đức Kitô khi không thể đón nhận thánh thể mang tính bí tích như tình trạng của những người bệnh hay người già hoặc ở trong những tình trạng bị ngăn cản cho việc rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô cách thực thụ. Vậy, hiện tình này đang ảnh hưởng vào đời sống của chúng ta như thế nào?

2/ Sự tác động đầu tiên liên quan đến việc quy tụ công đoànMột trong những đặc tính của Giáo hội được thể hiện trong cộng đoàn quy tụ vào ngày của Chúa. Và trong hoàn cảnh của dịch bệnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta ngày nay, đời sống cộng đoàn được hiểu theo ý nghĩa “quy tụ” bị tác động mạnh mẽ. Rõ ràng, chẳng có cộng đoàn quy tụ, chẳng có cử hành thánh thể, chẳng có bánh được bẻ ra và chia sẽ giữa những kẻ tin như chính chúng ta đang đối diện : và như thế, hiểu cách thông thường : không có hiệp thông hay hiệp lễ. Và như thế, đó là một kinh nghiệm không may cho chúng ta; hoặc có thể nhấn mạnh thì đó là một kinh nghiệm đau buồn cho chúng ta. Hơn nữa, sống kinh nghiệm đau thương này trong thời gian này ở mỗi Chúa nhật, phải làm cho chúng ta khám phá và tái khám phá ra yếu tố căn bản của sự kiện đó là : lòng khát mong hiệp thông của chúng ta phải luôn được hoạt động, không thể ngưng hay bị chia tách. Lòng khát khao hiệp thông ấy phải quy hướng về tấm bánh được thánh hiến và trở nên thân thể bí tích của Đức Kitô và về với cộng đoàn (một cộng đoàn rộng lớn và cộng đoàn hữu hình tại chỗ), vốn là một hình mẫu khác của thân thể Đức Kitô : là Giáo hội.

Cần hiểu rằng, trong nghi thức rước lễ, ngay trước đó, tất cả chúng ta được mời rọi cùng đọc lời kinh “Lạy Cha chúng con”. Và hẳn nhiên trong hoàn cảnh này, chúng ta đều có khả năng đọc lên qua truyền hình, bằng điện thoại và kế đến là trao ban bình an. Cũng trong chính lời kinh ấy mời gọi chúng ta bước vào hành động chia sẻ theo cùng một cách thức của sự trao ban và sự thông hiệp vào tất cả Thân Thể Đức Kitô.

Chúng ta cũng được nhắc nhớ rằng, các tín hữu

đầu tiên đã quy tụ vào ngày Chúa nhật và biểu tõ như thế về Giáo hội. Khi bị chia cách về việc quy tụ vào ngày của Chúa, chúng ta sống trong dấu chứng của sự đau khổ thực sự, sự đau khỗ khi không thể cùng quy tụ với các anh chị em Kitô hữu khác hay với các anh chị em dự tòng để cử hành Mầu Nhiệm Vượt qua của Đức Kitô. Vào năm 304, các chứng nhân tử đạo tại Abitène, một thành phố nhỏ ở Tunise ngày nay, đã hiểu cách trọn vẹn về ý nghĩa căn bản của giá trị của cái chết : “Sine dominico non possumus – chúng tôi không thể sống nếu không có sự quy tụ ngày Chúa nhật”. Hẳn nhiên, với chúng ta cũng thế, chúng ta cũng cần phải hiểu giá trị của lời nói và ý nghĩa của ngày Chúa nhật ấy.

3/ Vậy, làm thế nào để ngày không được quy tụ cử hành Thánh Thể vẫn có ý nghĩa ?Để làm cho ngày Chúa nhật của chúng ta khi không có sự quy tự và thánh thể có ý nghĩa, chúng ta được mời gọi hãy làm cho chính mình được nối kết một cách khác bởi Đức Kitô, Đấng là Đầu của Thân Thể Người chính là Giáo hội. Chúng ta được mời gọi tái khám phá ra nơi những anh chị em của chúng ta khi họ ở cùng với chúng ta hay khi họ đến gặp gỡ chúng ta bằng những phương tiện mà Giáo hội trao cho chúng ta, để nhờ đó khẳng định rằng, qua họ, Đức Kitô được hiện diện : “Đức Kitô hiện diện trong lời của người, vì chính người nói với chúng ta khi chúng ta đọc trong Giáo hội các bản văn Kinh Thánh. Người ở đó hiện diện khi Giao hội cầu nguyện và hát Thánh vịnh…” (HCPV, số 7).

Cũng thế, nếu chúng ta bị cách ly, bị cô lập bởi hoàn cảnh như ngày nay, nhưng chúng ta vẫn dành thời gian để hiệp thông với các anh chị em cúa chúng ta, những người cũng bị cách ly hay cô lập, thì ngay lúc đó Đức Kitô hiện diện và nối kết chúng ta trong Lời của Người. Chính Người ở đó khi chúng ta cử hành Phụng vụ Các Giờ Kinh . Sự sự hiện thực này cũng được so sánh như trong Thánh lễ, ở lúc mà chúng ta cùng cầu nguyện “vì vinh quang của Thiên Chúa và ơn cứu độ con người”. Từ đó, chúng ta hiệp thông thiêng liêng với anh chị em của chúng ta, người này với người kia, vì Đức Kitô đã quy tụ chúng ta, chính Người quy tụ chúng ta thành Thân Thể của Người. Cũng từ đó, chúng ta có một đời sống thánh thể, nghĩa là hành động tạ ơn (eucharistia trong ngôn ngữ hy lạp) với hoặc không có bí tích thánh thể.

Cần thấy rằng, việc hiệp thông thánh thể hay rước lễ thánh thể chẳng bao giờ có thể chia tách với việc hiệp thông Giáo hội. Chính trong sự quy tụ, mà các Christi fideles sống cách tràn đầy sự hiệp thông với Đức Kitô, Đấng luôn luôn là sự tròn đầy của sự khát khao của một hữu thể được hiện thực trong chân lý, trong Vương

Quốc. Vì điều này mà chúng ta không nên trước tiên hay chỉ là một ước muốn tương tác bởi một tình huống thực hành, nhưng từ một ước muốn không ngừng được làm mới lại mà Giáo hội từ hơn hai ngàn năm nay đã tự thốt lên : “Xin hãy đến, Lạy Chúa!”

4/ Vậy sống hiệp thống thế nào ?Tham dự Thánh Lễ Trực Tuyến với Giáo xứ: Dấu chỉ mời gọi hiệp thông và Hiệp Nhất

“Ta về ta tắm ao taNhà Thờ Giáo xứ thiết tha gọi mời.”

Mỗi tuần Giáo xứ đều có Thánh Lễ trực tuyến vào lúc 10:00am và Bản Tin Chứng Nhân. Mặc cho những bức tường cách ly thời Covid-19. Mặc cho trên kênh YouTube có nhiều Thánh lễ Chúa Nhật trực tuyến. ’Ta về ta tắm ao ta. Nhà Thờ Giáo xứ thiết tha gọi mời.” Khi tham dự Thánh Lễ trực tuyến tại Nhà Thờ Giáo xứ sẽ trở thành một dấu chỉ hữu ích và phong phú để thấy rằng: Các tín hữu không bị chia tách hay cô lập bởi dịch bệnh. Qua dấu chỉ mời gọi, các tín hữu cùng quy tụ tại gia đình của mình và hiệp thông với Giáo xứ cùng cất lên lời kinh cầu nguyện, cùng một trái tim liên kết với Đức Kitô nơi Bàn Tiệc Thánh. Chính mối thông hiệp và hiệp nhất này sẽ giúp chúng ta cảm nhận không bị chia cắt trong yếu tố thiêng liêng dù cho chúng ta đang bị cách ly của một cuộc quy tụ hữu hình thể lý. Hơn nữa, hình thức quy tụ cầu nguyện tại gia đình với Thánh Lễ trực tuyến của Giáo xứ sẽ còn là lời nhắc nhở về sự thánh hóa của ngày Chúa nhật, ngày của Chúa cùng với các gia đình nơi Giáo hội địa phương mình sống đức tin.

Rất mong thay và mời gọi !(Bài viết của Linh mục Giuse Nguyễn Hiển, O.Pđược hiệu đính lại đôi chút cho phù hợp với sinh hoạt của Giáo xứ)

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật IV Phục Sinh, Năm AGa 10:1-10.

Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.

Trình thuật cho ta hai dấu chính để nhận ra ai là người chăn chiên thật.

1/ Phải đi qua cửa chuồng chiên: Cửa là dấu chỉ cho người có được quyền được vào hay không. Người vào qua cửa mà vào là mục tử; người leo qua lối khác vào là kẻ trộm hay kẻ cướp. Phong tục của người Do-thái có hai cách để giữ chiên ban đêm: Nếu ở xa làng mạc, người mục tử sẽ kiếm những hang đá chỉ có một lối ra vào để lùa chiên vào đó, và người mục tử sẽ nằm ngủ ngay giữa cửa. Ai vào bắt chiên sẽ phải đi ngang

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân › hangtuan › 481.pdf · viếng Nhà Thờ. Phong bì dâng cúng xin bỏ vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. hoặc Gửi

qua anh. Nếu ở gần làng mạc, họ sẽ mang chiên tới gởi ở một nơi chung, và có người giữ cửa cho vào. Người giữ cửa biết rõ ai là mục tử và số chiên anh có.

Chúa Giêsu tự nhận Ngài là Cửa chuồng chiên: ai qua Ngài mà vào là người mục tử thật; ai không qua Ngài mà vào, là kẻ trộm kẻ cướp. Có ít nhất hai cách hiểu những lời này. Thứ nhất, ai nhân Danh Ngài mà chăn chiên, là mục tử thật; ngược lại là kẻ trộm cắp. Thứ hai, ai dạy những đạo lý của Ngài là mục tử thật; ai dạy những đạo lý của mình hay của người khác là mục tử giả hiệu.

2/ Phải lo cho tính mạng của đoàn chiên: Dấu hiệu thứ nhất không đủ để nhận ra người mục tử tốt lành, vì có những mục tử nhân danh Chúa vào cửa để tìm chiên không phải để lo cho tính mạng của chiên, nhưng là để tìm lông chiên và thịt chiên. Điều này đã được Thiên Chúa cảnh giác nhiều lần trong sách ngôn sứ Ezekiel.

Nghề chăn chiên bên Palestine rất khó và hao mòn sức lực, vì đồng cỏ và suối nước không có nhiều. Nếu người mục tử muốn cho chiên mạnh khỏe, anh phải chịu khó đi xa để tìm đồng cỏ màu mỡ và suối nước trong lành. Bên cạnh đó, địa thế cao nguyên của Palestine rất hiểm trở vì có nhiều núi đá dựng đứng, nếu trượt chân rớt xuống vực là mất mạng, bên cạnh đó, người chăn chiên còn phải bảo vệ đàn chiên mình khỏi nanh vuốt chó sói và tay của những kẻ trộm cướp.

Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Mục Tử Tốt Lành, Ngài đến để làm cho chiên được sống và sống dồi dào. Ngài đi tìm con chiên lạc, băng bó con bị thương, vỗ béo con gầy còm... Người mục tử chăm sóc phần hồn cho các tín hữu cũng phải noi gương Chúa Giêsu khi chăm sóc các tín hữu. Họ không thể chỉ để ý đến lông chiên, thịt chiên; nhưng phải lo lắng đi tìm các tín hữu đã bỏ đạo lâu năm, chữa lành những tâm hồn đau thương dập nát, và làm cho các tín hữu luôn sốt sắng trong việc thờ phượng và giữ đạo.

Tuy người mục tử đã làm hết cách để chăn chiên, thái độ của con chiên cần thiết cho sự chăm sóc và bảo vệ. Thái độ cần thiết nhất của chiên là phải nhận ra tiếng của chủ mình và đừng đi theo người lạ hay đi hoang, vì chủ chiên không thể bảo vệ những con chiên như thế. Thứ đến, chiên cũng cần biết tuân giữ những mệnh lệnh của chủ, chứ đừng chỉ làm theo ý mình; vì chiên chưa đủ khả năng để tự chăm sóc mình, và nhận ra những gì cần thiết cho cuộc đời mình.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Chúng ta hãy cố gắng học hỏi Kinh Thánh

để nhận ra sự thật và tránh xa sự giả trá. Nếu không học hỏi Kinh Thánh, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra sự gian trá của thế gian.

- Chúng ta hãy bắt chước Đức Kitô để kiên trung làm việc lành và chịu đau khổ cho tha nhân, để họ cũng được hưởng ơn cứu độ như Ngài đã làm cho chúng ta

4th Sunday of EasterJohn 10:1-10

“I am the gate. Anyone who enters through me will be safe.”

IllustrationGates and doors play a major role in the sym-bolism of our spiritual lives. We may remem-ber the Holman Hunt painting The Light of the World, depicting Jesus knocking on a long-ne-glected door which has no handle on his side. The Romans were inordinately fond of their triumphal arches built for conquering generals and emperors. A common traditional image of life after death is that of the “pearly gates” with St Peter checking people in. It is a symbol that celebrates the threshold to something new but it also carries with it the thought of closure and no entry.

Two little stories illustrate both sides of this symbolism. Anthony de Mello develops the idea of the sheepfold in that he imagines it as having a hole in the wall through which the sheep es-cape. Jesus, the good shepherd, goes in search of the lost sheep and brings them back, but he does not repair the hole. At the other end of the spectrum, the German author Franz Kafka has a short story of the appellant who comes to sit at the door of the law, waiting for his case to be heard. After many years a functionary finally appears, and the man asks him why he has seen no other appellants appearing at the door. The functionary replies: “That is because this is your door, and I am now going to close it!” Towards which end of the spectrum do your life experiences lead you?

Gospel TeachingThe parable told to his disciples by Jesus in today’s Gospel obviously tends towards the positive end of the symbolic spectrum. The disciples fail to understand the story when it is first told to them. As usual we look to the end of the story to see what point is being made. Jesus is warning his followers about being led astray by those who are not preachers of the truth. As sheep recognise the voice of their shepherd, his followers too need to recognise his voice and follow him. In his explanation of the parable Jesus then develops another thought. He offers the idea that he is the gate of the sheepfold. It is through him that the sheep go safely in and out.

His words are an anticipation of how he will help his disciples come to terms with his leaving them, saying that they know the way to where he is going. Thomas objects that they do not

know where he is going, so how can they know the way? To which comes the famous reply that Jesus himself is “the Way, the Truth and the Life”. It is very much a theme that recurs in John’s Gospel, this centring of our belief on the person of Jesus. It is by believing in him, recognising his voice, clinging to him that we receive the gift of eternal life. Once we do that we are free to come and go through the gate, always sure of finding nourishment. The inten-tion of thieves is to steal, kill and destroy; the aim of Jesus is to offer us life in all its fullness.

ApplicationDo we see gates as the threshold to freedom or insurmountable barriers? In his epic poem Divine Comedy, the fourteenth-century writer Dante imagined the gates of hell had “Abandon hope all you who enter here” written above them. The parable speaks of “thieves and brig-ands” trying to enter through the gate. When cities were walled their gates were often the only way of entering and so were guarded care-fully and closed at night. But another stratagem of thieves and brigands was to enter the city surreptitiously and then open the gates illegal-ly in the middle of the night. The capture and destruction of Troy by the Greeks, described in Homer’s Iliad, is the most famous example of this.

We now lock our doors much more than we did in the past, and even church doors are often kept locked for security reasons. These fears and habits inevitably make it much more diffi-cult for us to understand or live by the practices offered by Jesus. Perhaps we prefer to keep his instructions to a highly spiritual level, which allows us in our minds to open our doors to him while closing them to everyone else. Do we keep open house, do we welcome the stranger, do we make hospitality our special care? Do we enable people to enter through the gate of Jesus the good shepherd, and to find a home in him?

Ý Lễ

Thánh Lễ 10:00 Sáng• LH Maria Madalena Nguyễn Thị Hưởng vừa mới

qua đời (Gia đình)• LH Lucia, Antôn và Isave (Ac Kiệt Lan)• LH Antôn và các đẳng linh hồn (AC Sang Nhụy)• Xin Bình an, Tạ ơn và Như ý (Thanh Hùng)• Xin Bình an với Lòng Thương Xót Chúa (Hồ

Cường)• LH Thân mẫu lễ giỗ 5 Năm (Bình Yến)• LH Anna Phạm Thị Vinh và Các Đẳng Linh hồn

(Hoan)• LH Phêrô, Anna, Phêrô và Giuse (ÔB Trần Thiên Ân)• Các linh hồn qua đời trong đại dịch Covid-19

(Bạch Quyên)

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân › hangtuan › 481.pdf · viếng Nhà Thờ. Phong bì dâng cúng xin bỏ vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. hoặc Gửi