sÁng kiẾn kinh nghiỆm năm học 2010-2011 tên đề tài: phÁt ... · học tập hay...

36
1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010-2011 Tên đề tài: PHÁT HUY TINH THẦN TRÁCH NHIỆM VÀ TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC HỌC NGỮ PHÁP Tác giả: Huỳnh Thục Hạ Đoan. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Tiếng Anh, giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh. Đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. I. Lý do chọn đề tài Ngữ pháp là một trong những khía cạnh giúp người nói diễn đạt ý kiến. Học sinh càng nắm vững về các cấu trúc ngữ pháp và vai trò của chúng thì càng có khả năng sử dụng ngữ pháp hiệu quả cho mục đích của mình, đồng thời hiểu được cách sử dụng ngôn ngữ của người khác, góp phần hỗ trợ cho việc giao tiếp thuận lợi hơn. Do đó, ngữ pháp luôn được đánh giá là một trong những mảng gây nhiều khó khăn cho học sinh, vì các em không chỉ phải biết các quy tắc và công thức ngữ pháp, mà còn phải biết khi nào, tại sao, và làm thế nào để áp dụng ngữ pháp hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp. Tuy nhiên, cho dù học sinh có đối mặt với khó khăn nào đi nữa, thì các em vẫn khắc phục được nếu giáo viên biết cách kích thích và phát triển tinh thần trách nhiệm và tính thần tự học của các em. II. Cơ sở lý luận 1. Phát huy tinh thần trách nhiệm Giáo viên động viên học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm vì chính tinh thần trách nhiệm sẽ làm cho các em không ngừng nỗ lực phấn đấu trong học tập. Không ai phủ nhận sự thật rằng giáo viên có thể cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết cho học sinh, nhưng việc dạy và học chỉ xảy ra nếu học sinh sẵn lòng hợp tác và đóng góp ý kiến. Hơn nữa, việc học sinh có thành công trong nhiệm vụ học tập hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập của các em. Thật vậy, đối với học sinh có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm trong học tập, thì việc các em hoàn tất bài tập về nhà và tích cực phát biểu xây dựng bài không chỉ đơn thuần là để làm hài lòng giáo viên và đạt điểm tốt, mà thực sự các em đang nỗ lực để học và tích lũy kiến thức. Ngoài ra, học sinh với tinh thần trách nhiệm trong học tập sẽ sẵn lòng và tích cực hợp tác với giáo viên cũng như các bạn trong hoạt động nhóm vì các em nhận thức được sự đóng góp của mình sẽ ảnh hưởng đến kết quả của tập thể.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010-2011

Tên đề tài:

PHÁT HUY TINH THẦN TRÁCH NHIỆM VÀ TÍNH TỰ HỌC

CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC HỌC NGỮ PHÁP Tác giả: Huỳnh Thục Hạ Đoan. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Tiếng Anh, giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh. Đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

I. Lý do chọn đề tài

Ngữ pháp là một trong những khía cạnh giúp người nói diễn đạt ý kiến. Học sinh càng nắm vững về các cấu trúc ngữ pháp và vai trò của chúng thì càng có khả năng sử dụng ngữ pháp hiệu quả cho mục đích của mình, đồng thời hiểu được cách sử dụng ngôn ngữ của người khác, góp phần hỗ trợ cho việc giao tiếp thuận lợi hơn. Do đó, ngữ pháp luôn được đánh giá là một trong những mảng gây nhiều khó khăn cho học sinh, vì các em không chỉ phải biết các quy tắc và công thức ngữ pháp, mà còn phải biết khi nào, tại sao, và làm thế nào để áp dụng ngữ pháp hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp. Tuy nhiên, cho dù học sinh có đối mặt với khó khăn nào đi nữa, thì các em vẫn khắc phục được nếu giáo viên biết cách kích thích và phát triển tinh thần trách nhiệm và tính thần tự học của các em.

II. Cơ sở lý luận

1. Phát huy tinh thần trách nhiệm

Giáo viên động viên học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm vì chính tinh thần trách nhiệm sẽ làm cho các em không ngừng nỗ lực phấn đấu trong học tập. Không ai phủ nhận sự thật rằng giáo viên có thể cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết cho học sinh, nhưng việc dạy và học chỉ xảy ra nếu học sinh sẵn lòng hợp tác và đóng góp ý kiến. Hơn nữa, việc học sinh có thành công trong nhiệm vụ học tập hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập của các em. Thật vậy, đối với học sinh có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm trong học tập, thì việc các em hoàn tất bài tập về nhà và tích cực phát biểu xây dựng bài không chỉ đơn thuần là để làm hài lòng giáo viên và đạt điểm tốt, mà thực sự các em đang nỗ lực để học và tích lũy kiến thức. Ngoài ra, học sinh với tinh thần trách nhiệm trong học tập sẽ sẵn lòng và tích cực hợp tác với giáo viên cũng như các bạn trong hoạt động nhóm vì các em nhận thức được sự đóng góp của mình sẽ ảnh hưởng đến kết quả của tập thể.

2

2. Phát huy tính tự học

Cho dù học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức trong các tiết học, hoặc cho dù giáo viên cung cấp bao nhiêu kiến thức đi nữa, thì các em vẫn cần tự thực hành và tìm tòi thêm ở nhà. Ngoài ra, nhu cầu trong cuộc sống của con người có khả năng thay đổi, đòi hỏi chúng ta không ngừng học tập. Do đó, học sinh cần có khả năng tự học, để tự mình học tập những gì cần thiết giúp ích cho nhu cầu trong cuộc sống của các em.

3. Kích thích động cơ và sự tự tin trong học tập

Giáo viên khó mà phát huy hiệu quả tinh thần trách nhiệm và tính tự học của học sinh nếu không thể kích thích được động cơ và sự tự tin trong học tập của các em. Động cơ trong học tập không những là điều kiện tiên quyết trong học tập, mà còn có thể phát triển tinh thần trách nhiệm. Một học sinh có động cơ học tập có thể xác định mục tiêu của chính mình và biết làm thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.

Cùng với động cơ trong học tập, sự tự tin cũng góp phần vào việc phát huy tinh thần trách nhiệm của học sinh. Thật vậy, học sinh cần phải tin rằng các em hoàn toàn có thể quản lý việc học của chính mình và có thể tự mình tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức; hay nói cách khác, các em có thể dựa vào chính mình, chứ không chỉ dựa vào giáo viên để nhận được kiến thức.

4. Tăng sự nhận thức của học sinh về vai trò của ngữ pháp

Học sinh thường nghĩ rằng học ngữ pháp nghĩa là học các quy tắc ngữ pháp và làm bài tập kèm theo. Thật ra, ngữ pháp luôn được sử dụng tích hợp với các kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, và viết. Ví dụ như, trong giao tiếp cũng như khi làm bài tập nghe hiểu, học sinh có thể đoán được người nói chuẩn bị biểu lộ ý kiến trái ngược nếu các em hiểu được khi nào và tại sao phải sử dụng liên từ ‘but’. Hoặc là, học sinh sẽ nói ‘I go to school on foot every day’, thay vì nói ‘I go to school by foot every day’. Trong kỹ năng đọc hiểu, cùng với vốn từ cần thiết, nếu học sinh nắm vững các quy tắc ngữ pháp, các em sẽ dễ dàng phân tích câu để hiểu bài chính xác hơn, từ đó giúp các em dễ dàng hơn khi làm bài tập kèm theo. Thậm chí trong trường hợp học sinh có vốn từ hơi hạn chế, nhưng việc nhận dạng được các quy tắc ngữ pháp đang sử dụng trong câu sẽ giúp các em đoán được nghĩa của câu, hỗ trợ các em trong việc xử lý và chọn lựa phương án hoặc đưa ra câu trả lời đúng.

Vì vậy, ngữ pháp rất quan trọng và cần thiết mà học sinh cần phải nắm vững và thông thạo, vì nó không những giúp người học biết làm cách kết hợp từ để tạo thành cụm từ hoặc câu có nghĩa, mà người học còn ứng dụng ngữ pháp trong các kỹ năng ngôn ngữ khác.

III. Các bước thực hiện

1. Giao bài cho học sinh làm việc theo nhóm ở nhà

Việc giao bài cho học sinh làm việc theo nhóm ở nhà có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc quá nhiều của học sinh vào giáo viên, đẩy mạnh sự hợp tác và tinh thần đoàn kết, đồng thời giúp học sinh hiểu nội dung bài sâu hơn và làm tăng sự

3

tự tin trong khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức. Việc giao bài cho học sinh cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: phân nhóm

Để giúp học sinh thực hiện tốt và hiệu quả nhiệm vụ, giáo viên đề nghị học sinh bầu ra trưởng nhóm để phân công công việc cụ thể trong nhóm, đồng thời hướng dẫn các em cách làm việc trong nhóm để có được kết quả tốt nhất.

Bước 2: giao nhiệm vụ và hướng dẫn

Giáo viên cần đưa ra các yêu cầu rõ ràng và chi tiết, hướng dẫn các em cách thức thực hiện, đồng thời giới thiệu nguồn tài liệu có sẵn trong thư viện trường, hoặc các tài liệu khác và cách thức tra cứu thông tin trên mạng để các em tìm hiểu thêm.

Ví dụ như đối với chuyên đề về thì, giáo viên yêu cầu học sinh biên soạn đầy đủ công thức, cách sử dụng và ví dụ minh họa cho từng thì. Đồng thời phân biệt sự giống và khác nhau của từng cặp thì. Giáo viên nhắc học sinh cần chú ý đến lỗi chính tả và hướng dẫn các em cách thức trình bày văn bản.

Bước 3: góp ý

Để giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày bài trước lớp và tiết dạy hiệu quả hơn, giáo viên cần xem qua bài làm của học sinh. Học sinh có thể gặp trực tiếp giáo viên để tham khảo ý kiến về bài làm, hoặc gởi bài qua thư điện tử cho giáo viên. Giáo viên có thể sửa bài trực tiếp trên bài làm của học sinh bằng cách vào insert, chọn comment, hoặc góp ý thêm qua thư điện tử. Phương pháp này vừa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, vừa tiết kiệm thời gian đi lại của học sinh.

Một số ví dụ về công tác góp ý cho học sinh:

Bài viết của học sinh Góp ý của giáo viên

- Chủ đề Passive voice + Câu mệnh lệnh: (Don’t) + V + object → (not) + let + object + PP Ex: Write your name here. → Let your name be writen here. + Verb + that clause: đây là dạng câu bị động 2 mệnh đề. Ex: People say that he is a good doctor.

Câu mệnh lệnh:

(Don’t) + V + object

Subject + is(n’t) to/are(n’t) to/must(n’t) + be + PP.

Ex:

- Write your name here. → Your name must be written here.

- Don’t touch this switch. → This switch isn’t to be/mustn’t be touched.

(Theo ‘A Practical English Grammar –A. J. Thomson & A. V. Martinet’)

Trình bày ví dụ chưa đầy đủ. Cần bổ sung thêm. Tham khảo thêm sách có trong thư viện trường: ‘A Practical

4

It is said that he is a good doctor. He is said to be a good doctor.

- Chủ đề Relative clauses

Những trường hợp ko dùng THAT: - Chủ đề Reported speech

S + said/ told + O/ said to + O + (that) + S + V lùi thì.

- Chủ đề Inversion Inverted conditional sentences without if. This makes the sentence more formal and the event less lively.

+ Type 1: If + S + V1, S + V1/ will + bare_ing.

→ Should + S + bare_ing, S + V1/ will + bare_ing.

Ex: Should Tom call me, tell him I’m away on a business.

+ Type 2: If + S + past subjunctive, S

+ would + bare_ing.(*)

→ Were + S + to_ing , S + would + bare_ing.

Ex: Were I to have enough money, I would buy a car.

- Chủ đề Tenses

English Grammar – A. J. Thomson & A. V. Martinet.

Ví dụ:

People believed that he was = It was believed that he was or He was believed to be . . . People know that he was =

It is known that he was or He is known to have been . . .

People believe that he was waiting for a message. = He is believed to have been waiting for a message.

Không viết tắt trong văn viết trang trọng.

Công thức chưa mang tính tổng quát. Bổ sung những trường hợp không đổi thì cho phát ngôn cho dù động từ giới thiệu chia ở thì quá khứ đơn.

Đề nghị sử dụng V (simple present) thay cho V1 và chú ý chính tả, ví dụ như từ bare_ing sửa thành bare-inf. Đề nghị học sinh lưu ý rằng động từ trong mệnh đề if ở câu điều kiện loại 1 có thể chia một số thì khác ngoài thì simple present.

Bổ sung phần so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa hai thì ‘present perfect’ và ‘present perfect continuous’.

5

Ngoài ra, việc góp ý cho bài làm của học sinh không những tăng sự tự tin cho học sinh khi trình bày trước lớp, mà còn đảm bảo tính chính xác, khoa học của nội dung kiến thức mà giáo viên muốn học sinh lĩnh hội. Đồng thời, đây sẽ là nguồn tài liệu học sinh và giáo viên tham khảo sau này.

2. Quản lý việc thuyết trình trước lớp

Bước 1: giáo viên yêu cầu các nhóm phát tài liệu cho các bạn trước buổi học ít nhất ba ngày. Điều này giúp việc thảo luận và đóng góp ý kiến trong lớp sinh động và hiệu quả hơn.

Bước 2: giáo viên yêu cầu trong nhóm phân công người trình bày, người thiết lập nội dung trình chiếu, người điều khiển máy tính, người phô tô tài liệu phát cho các bạn.

Bước 3: giáo viên giám sát quá trình thảo luận và đóng góp ý kiến của học sinh, ghi chú cẩn thận, và đưa ra nhận xét sau cùng. Giáo viên nói rõ điểm mạnh của nhóm, cũng như những điểm hạn chế để học sinh rút kinh nghiệm, đồng thời giúp học sinh khác trong lớp học tập và triển khai công việc của nhóm tốt hơn trong buổi học sau.

Bước 4: yêu cầu nhóm thuyết trình bổ sung thêm các ý kiến đóng góp nếu cần thiết.

IV. Kết quả đạt được

Phương pháp giảng dạy này tôi đã áp dụng dạy lớp 10 Anh tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm học 2010-2011. Phần lớn học sinh tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ của nhóm, và phát biểu ý kiến trong các buổi học nhờ vào tinh thần trách nhiệm đối với chính bản thân và đối với kết quả của tập thể, đồng thời nhờ vào sự tự tin trong khả năng tự mình chiếm lĩnh tri thức. Tinh thần trách nhiệm và tính tự học không những khiến cho học sinh hiểu rõ kiến thức ngữ pháp hơn và giúp giờ học trên lớp sinh động, hiệu quả hơn, mà còn giúp các em ứng dụng ngữ pháp vào các kỹ năng ngôn ngữ - nghe, nói, đọc, viết - trong các bài kiểm tra định kỳ, góp phần hiệu quả vào kết quả bài làm của các em. Kết quả cụ thể như sau:

Bài kiểm tra định kỳ

học kỳ 2/điểm 8-10 6.5-7.9 5-6.4 Dưới 5

Lần 1 6 17 11 0

Lần 2 12 16 6 0

Lần 3 24 10 0 0

Bài thi

học kỳ 2 32 2 0 0

6

V. Kết luận

Qua các tiết dạy cụ thể và bản điểm thể hiện sự tiến bộ của học sinh, tôi nhận thấy tinh thần trách nhiệm và tính tự học góp phần đáng kể trong kết quả học tập của các em. Tôi tin rằng với tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, cùng với tính tự học, các em sẽ có khả năng tự ôn tập và học hỏi những điều cần thiết giúp ích cho tương lai của các em.

7

Topic:

STIMULATING STUDENTS’ RESPONSIBILITY AND

LEARNING AUTONOMY IN LEARNING GRAMMAR

I. Reason why to choose the topic

Grammar is the structural foundation of our ability to express ourselves. The more students are aware of how grammar works, the more they can apply grammar to express their ideas, monitor the meaning and effectiveness of the way they and others use the language, resulting in making communication better. Grammar is, therefore, considered to be one of the most challenging aspects to deal with because students are supposed not only to know the rules of language, but also know when, why, and how to apply them effectively in their study and in daily communication. Whatever difficulties they encounter, however, they can overcome them all if teachers succeed in stimulating their responsibility and learning autonomy.

II. Rationale

1. Developing students’ responsibility

Teachers should try to develop students’ responsibility for their own learning because it is their responsibility that results in their making efforts in learning. There is no denying that teachers can provide all the necessary circumstances and input, but learning can only happen if students are willing to contribute. Furthermore, success in learning very much depends on students having a responsible attitude. In fact, responsible students, when doing homework or answering questions in class, are not aspiring to please the teacher, or to get a good mark, but simply making an effort in order to learn something and get some knowledge as well. Responsible students are, besides, willing to cooperate with the teacher and others in the learning group for everyone’s benefit.

2. Developing students’ learning autonomy

No matter how much students learn through lessons or how much input teachers give them, there is always plenty more they will need to learn by practice, on their own. Besides, students’ changing needs will require them to go back to learning several times in their lives, which means their having to be able to study on their own.

3. Stimulating students’ motivation and self-confidence

Teachers’ developing students’ responsibilty and learning autonomy is hardly achieved if teachers fail to stimulate their motivation and self-confidence as motivation is indeed a prerequisite for learning and responsibility development alike. Motivated students are more able to identify the goals of learning, which makes them more willing to take responsibility for the outcome.

8

Apart from reinforcing motivation, self-confidence contributes to the development of responsibility in its own right. Students must believe that they are capable of managing their own learning and that they can rely on themselves, not only the teacher.

4. Raising students’ awareness of the importance of grammar

Students often think that learning grammar is to learn its rules and then do exercises followed. The knowledge of grammar is, however, quite useful in learning the four English skills, e.g. listening, speaking, reading, and writing. In communication as well as in doing listening tasks, for example, students may guess that the speaker is going to express an opposite idea if understanding when and why to use the conjunction ‘but’. In speaking, students say ‘I go to school on foot every day’, instead of saying ‘I to go to school by foot every day’. When doing reading comprehension tasks, students will be able to analyse sentences in order to understand the passage better, which in turn helps make it easier for them to do the tasks if they understand and recognize the grammar being used with their vocabulary. Being able to recognize grammar helps them guess the sentence meaning, making it easier to answer to question or choose the best answer even with their limited vocabulary. Grammar is, furthermore, very important to master because it helps students know how to combine words or bits of words in order to form longer units of meaning.

III. Procedures

1. Giving students assignments to do in groups

Giving students assignments to do in groups may help to reduce their depending too much on the teacher, strengthen their cooperation and solidarity, enable them to understand a particular grammar item more deeply, and raise their self-confidence in their ability to find out the new knowledge themselves. There are three steps in giving students assignments as follows:

Step 1: dividing students into groups

In order to help students do their assignments effectively, the teacher should ask them to recommend a group leader and guide them how to work together to have the best result.

Step 2: giving assignments and guiding

The teacher needs to give them requirements in details and guide them how to fulfil the assignment. The teacher ought to introduce the books available in the school library or other materials and how to look for the information in the internet as well.

To the topic of tenses, for example, the teacher asks the students to pay attention to formations, uses, and examples. The comparison of the similarities and differences between a pair of tenses is also taken into consideration. The teacher should remind the students to take spelling mistakes into account and format of a text as well.

9

Step 3: giving comments

In order to help students feel more confident when making a presentation in front of the class and make teaching and learning process more effective, the teacher ought to give them comments on their assignments to make changes if necessary. Students can have a direct discussion with the teacher about what they have done or send it to the teacher’s email address. The teacher can give comments by using ‘insert’ and then choosing ‘comment’. This method helps stimulate the application of technology in teaching and learning and save the time of travelling as well.

Some examples of the teacher’s giving comments to the students:

Students’ writing Teacher’s comments

- Passive voice + Imperative: (Don’t) + V + object → (not) + let + object + PP Ex: Write your name here. → Let your name be writen here. + Verb + that clause: đây là dạng câu bị động 2 mệnh đề. Ex: People say that he is a good doctor. It is said that he is a good doctor. He is said to be a good doctor.

Imperative:

(Don’t) + V + object

Subject + is(n’t) to/are(n’t) to/must(n’t) + be + PP.

Ex:

- Write your name here. → Your name must be written here.

- Don’t touch this switch. → This switch isn’t to be/mustn’t be touched.

(‘A Practical English Grammar’ – A. J. Thomson & A. V. Martinet’)

The examples are not satisfactory enough. So the teacher had the students read the book ‘A Practical English Grammar’ written by A. J. Thomson & A. V. Martinet available in the school library for further information.

Ex:

People believed that he was = It was believed that he was or He was believed to be . . . People know that he was =

It is known that he was or He is known to have been . . .

People believe that he was waiting for a message. = He is believed to have been waiting for a message.

10

- Relative clauses

Những trường hợp ko dùng THAT: - Reported speech

S + said/ told + O/ said to + O + (that) + S + V lùi thì.

- Inversion Inverted conditional sentences without if. This makes the sentence more formal and the event less lively.

+ Type 1: If + S + V1, S + V1/ will + bare_ing.

→ Should + S + bare_ing, S + V1/ will + bare_ing.

Ex: Should Tom call me, tell him I’m away on a business.

+ Type 2: If + S + past subjunctive, S

+ would + bare_ing.(*)

→ Were + S + to_ing , S + would + bare_ing.

Ex: Were I to have enough money, I would buy a car.

- Tenses

The teacher reminded the students not to use informal styles in formal styles.

The formation is not general enough. The cases in which the tenses of the verbs in direct speech are unchanged despite the fact that the verb in main clause is used in the simple past tense should be added as well.

The verb used in the simple present should be used instead of V1. The spelling mistakes need to be corrected, e.g. bare_ing. In addition to the simple the present tense in the if-clause, some other tenses, e.g. the present continuous and the present perfect, can be used in the if-clause.

The comparison of the similarities and differences between the present perfect and the present perfect continuous should be added.

Giving comments not only makes students more confident but also makes sure the accuracy of the knowledge students are supposed to acquire. This is also the material the teacher and students use a reference later.

2. Managing the groups’ presentation

Step 1: The group is required to deliver the handouts at least three days in advance so that their classmates know what they are going to discuss in the next class, which in turn makes it possible for them to make active contributions and state their ideas in the class.

Step 2: The group is required to recommend who is in charge of making a presentation in front of the class, of making computer slides, of controlling the computer during the class time, and of having handouts copied and delivered.

11

Step 3: The teacher observes, takes notes the students’ ideas, and gives comments on both the handouts and the students’ ideas. The teacher should state the strengths as well as the limitations so that the other students know how to do their assignments better later.

Step 4: The teacher has the group rewrite the handouts if necessary to make sure that the handouts can be used as a reference.

IV. Results

These above procedures were applied in class 10 specializing in English at Le Quy Don high school. Most of the students were motivated to fulfil all the teacher’s requirements and share their ideas in classes on account of their responsibility towards themselves and their groups, and their confidence to grasp the knowledge on their own. Their responsibility and learning autonomy not only enabled them to understand grammar better but also helped them apply grammar to doing the tests in which the English skills were tested, resulting in making their results higher and higher as follows,

Tests in the second semester/Marks

8-10 6.5-7.9 5-6.4 Below 5

First test 6 17 11 0

Second test 12 16 6 0

Third test 24 10 0 0

Final 32 2 0 0

V. Conclusion

Considering the classes and the students’ results, I realise that responsibility and learning autonomy are quite useful in their studying. I do believe that their responsibility towards themselves as well as others and learning autonomy enable them to review and study what they wish to on their own for the sake of their future.

NGƯỜI VIẾT Huỳnh Thục Hạ Đoan

12

VI. Một số bài làm điển hình của học sinh

A. TENSES

Động từ trong tiếng anh được chia làm 3 thì chính :

Quá khứ (Past)

Hiện tại (Present)

Tương lai (Future)

Mỗi thì chính lại chia ra thành nhiều thì nhỏ để diễn đạt tính chính xác của hành động.

1. The simple present tense (Thì hiện tại đơn)

1.1 Form (Công thức)

a. To be : (+) S + is/ am/ are …

(-) S + is/ am/ are + NOT …

(?) Is/ Am/ Are + S …?

b) Động từ thường :

(+) S + Vs/es / V

(-) S + don’t / doesn’t + bare inf.

(?) Do/Does + S + bare inf

1.2 Usage ( Cách dùng thì)

Diễn tả một hành động thường xuyên xảy ra, một thói quen ở hiện tại. Thì này thường dùng với các trạng từ chỉ mức đô thường xuyên (always, usually, often, sometimes, never, rarely,etc.) hoặc các cụm trạng từ : in the morning, on Mondays, everyday, every morning, in the summer.

Ex: I walk to school everyday.

Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý không bao giờ thay đổi, một điều khoa hoc chứng minh là đúng.

Ex: Water boils at 100 oC.

Diễn tả một sự thật ở hiện tại.

Ex: I live in Phan Rang.

Diễn tả một hành động sẽ xảy ra ở tương lai nhưng đã được lên thời khóa biểu, lên chương trình.

Ex: We have Math and History on Friday.

Dùng thì hiện tại đơn để thay thế cho thì tương lai đơn trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Mệnh đề bắt đầu bằng when, after, as soon as, until, as, by the time, etc.)

Ex: As soon as I arrive in London, I will phone you.

2. The present continuous tenses (Thì hiện tại tiếp diễn):

2.1 Form

(+) S + is/am/are + V-ing

13

(-) S + is/am/ are + NOT + V-ing

(?) Is/Am/Are + S + V-ing…?

2.2 Usage

Diễn tả một hành động đang xảy ra ở hiện tại, thường dùng với now, at present, at the moment, right now,… Ex: She is cooking in the kitchen now.

Diễn tả một hành động tạm thời ở hiện tại.

Ex: I often go to school by bike but today I’m going to school by bus.

Diễn tả sự bực mình, khó chịu của người nói (thường đi với các từ always, constantly)

Ex: You are always going home late.

Diễn tả một hành động sẽ xảy ra ở tương lai nhưng được lên kế hoạch trước Ex: She is having her birthday party on Sunday.

Notes :

Các động từ trạng thái ở bảng sau không được chia ở hình thức tiếp diễn (bất kì thì nào) khi chúng là những động từ diễn đạt trạng thái, cảm giác của họat động tinh thần hoặc tính chất của sự vật, sự việc.

Know; Believe; Hear; See; Smell; Wish; Understand; Hate; Love; Like; Want; Sound; Have; Need; Appear; Seem; Taste

Nhưng khi chúng quay sang hướng hành động thì chúng lại được dùng ở hình thức tiếp diễn.

Ex: I think they will come in time.

I’m thinking of my test tomorrow (Động từ hành động: Đang nghĩ về)

3. The present perfect tense (Thì hiện tại hoàn thành)

3.1 Form

(+) S + have/has + Past participle

(-) S + have/has + NOT + P.P …

(?) Have/ Has + S + P.P …?

3.2 Usage :

Diễn tả hành động xảy ra mà thời gian không xác định rõ.

Ex : She has lived in Dalat for 2 years.

Diễn tả một hành động khởi sự từ quá khứ và kéo dài đến hiện tại và tương lai.

Ex: I haven’t met him since we left shool.

Diễn tả một sự nghi ngờ, không chắc chắn về một hành động nào đó.

Ex : Have you ever gone to Paris?

Diễn tả một hành động vừa mới xảy ra và kết quả vẫn còn lưu lại ở hiện tại.

Ex: He has just washes his hair.

3.3 Notes :

14

Thì hiện tại hoàn thành thường được dùng với một số cụm từ chỉ thời gian sau:

already, since, for, yet, ever, never, just; so far, up to now, up till now; recently, lately

4. The present perfect continuous tense (Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn)

4.1 Form:

(+) S + have/has + been +V-ing

(-) S + have/has +NOT + been + V-ing…

(?) Have/ Has + S + been + V-ing

4.2 Usage

Diễn tả một hành động kéo dài liên tục từ quá khứ và tiếp diễn tới hiện tại (hoặc tương lai).

Ex: My father has been working in this bank for 6 years.

4.3 Notes

Cụm từ “for the last/ past + khoảng thời gian” thường dùng với thì hiện tại hoàn thành và thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.

So sánh The present perfect tense với The present perfect continuous tense.

The present perfect continuous tense The present perfect tense

1. The action may be finished or not finished

Ex: I’ve been cleaning my car.

She’s been doing her homework. (= Perhaps she has finished it, perhaps she has not.)

1. The action is finished.

Ex: I’ve cleaned my car.

She’s done her homework. (= She has finished it.)

2. To talk about how long something has been in progress.

Ex: I’ve been walking all morning.

How long have you been having driving lessons?

2. To talk about what has been achieved in a period of time, or rather answer the questions how much, how many.

Ex: I’ve walked six kilometres so far this morning.

How many driving lessons have you had?

3. For situations which are more temporary (continuing for a short time).

Ex: He’s been living there for just a few weeks.

3. For situations which are more permanent (continuing for a longer time).

Ex: He’s always lived there.

15

I’ve been working very hard recently.

You’ve worked hard all your life.

4. Sometimes there is only a small difference in meaning between the two forms.

I’ve been living/I’ve lived in this flat for ten years.

How long has she been working/has she worked for the company?

5. The simple past tense (Thì quá khứ đơn )

5.1 Form

To be: was/ were

Động từ thường: (+) S + Ved / V2 …

(-) S + didn’t + bare inf. …

(?) Did + S + bare inf. …?

5.2 Usage:

Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ và thời gian xác định rõ ( thường dùng với các từ: ago, in the past, in 1990, last night/ week,…)

Ex: Did you go to the party last night?

Diễn tả một thói quen trong quá khứ.

Ex: I usually swam in this river when I was a little boy.

Diễn tả một loạt các hành động xảy ra liên tiếp nhau trong quá khứ.

Ex: He stood up, went downstairs, put on his hat and went out.

Dùng trong câu tường thuật.

Ex: She said : “I like fish” → She said she liked fish

6. The past continuous tense (Thì quá khứ tiếp diễn)

6.1 Form

(+) S + was/ were + V-ing

(-) S + was/ were + NOT + V-ing

(?) Was/ Were + S + V-ing …?

6.2 Usage :

Diễn tả một hành động đang xảy ra tại một điểm thời gian xác định trong quá khứ.

Ex: I was watching T.V at 8 p.m. last night.

Diễn tả các hành động xảy ra song song trong quá khứ.

Ex: While he was fishing, his father was smoking.

Hai hành động xảy ra trong quá khứ:

+ Hành động nào xảy ra trước và kéo dài → quá khứ tiếp diễn

+ Hành động xảy ra sau, ngắn, xen vào → quá khứ đơn

Ex: I met him when I was going to the market.

16

Diễn tả một hành động kéo dài liên tục trong suốt một khoảng thời gian ở quá khứ.

Ex: It was raining heavily all last night

7. The past perfect tense (Thì quá khứ hoàn thành)

7.1 Form:

(+) S + had + P.P …

(-) S+ hadn’t + P.P …

(?) Had + S + P.P …?

7.2 Usage

Hai hành động xảy ra trong quá khứ, hành động nào xảy ra trước và kết thúc trước => chia ở thì quá khứ hoàn thành. Hành động còn lại xảy ra sau => chia ở thì quá khứ đơn.

Ex: After he had borrowed some books, he went home.

Diễn tả một hành động hoàn tất trước một mốc thời gian trong quá khứ.

Ex: I had had dinner before 7 p.m. yesterday.

Diễn tả một trạng thái đã tồn tại trong quá khứ nhưng đã chấm dứt trước quá khứ. Trường hợp này tương tự thì hiện tại hoàn thành nhưng không có liên hệ gì với hiện tại

Ex: John had lived in New York for ten years before he moved to Viet Nam.

7.3 Notes

Các liên từ thường dùng với cặp thì quá khứ đơn – quá khứ hoàn thành

after, before, by the time, when, as soon as, as

no sooner … than…, hardly…when…

8. The past perfect continuous (Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn)

8.1 Form:

(+) S + had + been + V-ing…

(-) S + hadn’t been +V-ing …

(?) Had + S + been + V-ing …?

8.2 Usage:

Diễn tả một hành động trong quá khứ, tiếp diễn và thường kết thúc trước khi một hành động khác chia ở thì quá khứ đơn.

Ex: He had been living in New York for ten years before he moved to Viet Nam.

Mr Woods had been working for 50 years when he finally retired in 1965.

I’d been walking for about half an hour when it suddenly started to rain.

8.3 Notes

Compare:

17

The present perfect continuous tense The past perfect continuous

I’ve been working hard all day, so I’m very tired now.

I’d been working hard all day, so I was very tired last night.

9. The simple future tense (Thì tương lai đơn)

9.1 Form

(+) S + will/ shall + bare inf. …

(-) S + won’t / shan’t + bare inf…

(?) Will / Shall + S + bare inf. …?

9.2 Usage

Diễn tả sự sẵn lòng, một quyết định vừa mới thực hiện.

Ex: - I need some money. - Don’t worry. I will lend you some.

Diễn tả một sự tiên đoán trong tương lai.

Ex: We will know the exam result in September.

Dùng để diễn tả một lời yêu cầu lịch sự.

Ex: Will you close the door?

Dùng để hứa hẹn một điều gì đó.

Ex: I promise I won’t tell anybody what you said.

9.3 Notes : thường đi với các trạng từ chỉ thời gian như:

tomorrow, next + noun of time, in the future, in future, from now on.

10. The near future tense (Thì tương lai gần)

10.1 Form

(+) S + is/ am/ are + going to + bare inf …

(-) S + is/ am/ are + NOT + going to + bare inf…

(?) Is/ Am/ Are + S + going to + bare inf …?

10.2 Usage

Diễn tả một hành động trong tương lai gần, thường dùng với các cụm từ dưới dạng : in a moment (lát nữa), at 2 o’clock this afternoon,…

Ex: We are going to have a reception in a moment.

Diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai nhưng được lên kế hoạch trước.

Ex: I’m going to paint my house.

Diễn tả một ý định ở tương lai.

Ex: I’m going to write to Mary this evening.

Diễn tả một tiên đoán ở tương lai dựa trên cơ sở ở hiện tại.

Ex: There are many black clouds in the sky. It’s going to rain.

11. The future continuous tense (Thì tương lai tiếp diễn)

11.1 Form

18

(+) Subject + will/shall + be + V-ing

(-) Subject + won’t/shan’t + be + V-ing

(?) Will/shall + subject + be + V-ing?

11.2 Usage

Thì tương lai tiếp diễn được dùng để diễn tả:

Hành động đang xảy ra tại một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian cụ thể ở tương lai.

Ex: This time next week I’ll be lying on the beach.

Don’t phone me between 7 and 8. We’ll be having dinner then.

Hành động sẽ xảy ra và kéo dài suốt một khoảng thời gian ở tương lai.

Ex : Andrew can’t go to the party. He’ll be working all day tomorrow.

Hành động tương lai đang xảy ra thì một hành động khác xảy đến.

Ex: The band will be playing when the President enters.

I will be watching the "Strong Heart" show when you call tonight.

Hành động xảy ra như một phần trong kế hoạch hoặc một phần trong thời gian biểu.

Ex: Will you be staying here in this evening?

11.3 Notes

Thường đi với các cụm và từ ngữ chỉ thời gian : In the future, next year, next week, next time, and soon, this time next week…

12. The future perfect tense (Thì tương lai hoàn thành)

12.1 Form

(+) Subject + will/shall + have + past participle

(-) Subject + won’t/shan’t +have + past participle

(?) Will/Shall + Subject + have + past participle?

12.2 Usage

Thì tương lai hoàn thành được dùng để diễn tả:

Hành động sẽ được hoàn tất trước một thời điểm hoặc trước một hành động khác trong tương lai.

Ex: We will have accomplished the English grammar course by the end of next week.

Notice: Cách dùng này thường được dùng với các cụm trạng từ chỉ thời gian bắt đầu bằng by + mốc thời gian : by the time, by then, by that time, by the end of next month,…

Hành động xảy ra và kéo dài đến một thời điểm trong tương lai.

Ex: She will have learnt English for 6 months when the course finishes this week.

13. The future perfect continous tense (Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn)

19

13.1 Form

(+) Subject + will/shall + have been + verb-ing

(-) Subject + won’t/shall + have been + verb-ing

(?) Will/Shall + subject + have been + verb-ing ?

13.2 Usage

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn được dùng để diễn tả một hành động xảy ra và kéo dài liên tục đến một thời điểm nào đó trong tương lai.

Ex: By March 15th, I’ll have been working for this company for 6 years.

They’ll have been playing tennis for an hour when he comes.

Notice: Giống như thì tương lai hoàn thành, thì tương lai hoàn thành tiếp diễn thường được dùng với các cụm từ trạng ngữ chỉ thời gian bắt đầu bằng by.

(Tài liệu tham khảo:

Giải thích ngữ pháp - Mai Lan Hương.

English Grammar In Use - Raymond Murphy.)

B. INVERSION

The term ‘inversion’ covers two different grammatical operations: + Changing the normal position of verb and subject: Adverbs + main verb + subject… This occurs when adverbs of place, adverbs of direction or short adverbs such as here, there, first, last…appear at the beginning of the sentence. Ex: - Under the tree was lying the biggest man I had ever seen. - Here comes the bus. - On the grass sat an enormous frog. - Directly in front of them stood a great castle. - A long the road came a strange procession. - There comes Freddy. If subject is a pronoun like we, you, she, he, it, they…it is directly followed by the main verb. Ex: - Here she comes. - At the end of the road they were sitting. + Using a form like a question for the main verb: Auxiliary verbs/ be/ have +Subject + main verb… Inversion after negative adverbials. This is commonly used in formal language. Time expressions: never, rarely, seldom.

These are most commonly used with present perfect, past perfect or with modal verbs such as: can and could.

Ex:

- Rarely can a minister have been face with such a problem.

20

- Seldom dose he go swimming. - Never (before) have I eaten this kind of food. Time expressions: hardly, scarcely, barely, no sooner.

These refer to an event which quickly follows another in the past. They are commonly used with past perfect.

Ex:

- Hardly had the train left when there was an explosion. - Scarcely had I entered the room when the phone rang. - No sooner had I reached the door than I realized it was locked. - No sooner had the team been back on the pitch than it rained. Inversion after only.

Here only combines with other time expression such as: only after, only when, only then, only with, only later… and is usually used with the past simple.

Ex:

- Only after posting the letter did I remember that I had forgotten to put on a stamp. - Only with the full agreement of everyone can we hope to succeed.

Note that when ‘only’ refers to ‘state of being the only one’ there is no inversion following it.

Ex: Only Mary realized that the door was not locked.

Inversion with phrases containing no/ not. These include: under no circumstances, on no account, nowhere, at no time, in no way, on no addition, not until, not only…but also…, not until much later…or ‘no + object’. - On no condition should we tell anyone about it. - Not until I got home did I notice that I had a wrong umbrella.

Inversion with ‘little’:

‘Little’ also has a negative or restrictive meaning in the sentence.

Ex: Little does the government appreciate what the results will be.

Inversion with ‘so/ such…that’:

It only occurs if so/ such is the first word in the sentence.

So is used with adjective when the main verb is be:

So + adj + Inversion + that clause.

Ex: So devastating was the force of the storm that trees died.

Such is used with be means ‘so strong/ so great/ so much…’

Such + be + S (=N) + that clause

Ex: Such was the force of the storm that trees died.

Inversion after as/ than:

This is more common in formal and written English:

As + auxiliary verbs/ modal verbs/ be/ have… +S.

21

Ex:

- She is a Catholic, as most of her friends.

- I thought, as did my colleagues, that the recession would soon be over.

Inversion after so, neither, nor.

So, neither, nor…+ auxiliary verbs/ have/ be +S…

These are used in ‘echoing’ statements, agreeing or disagreeing.

Ex: A: I’m going to go home. B: So do I (agree with the statement)

A: I don’t like Justin Bieber. B: Neither do I (not agree with the statement)

Inverted conditional sentences without if:

This makes the sentence more formal and the event less lively.

Type 1: If + S + S.present, main clause. → Should + S + bare-inf, main clause.

Ex: Should Tom call me, tell him I’m away on a business.

Type 2: If + S + past subjunctive, main clause.(*)

→ Were + S + to-inf, main clause.

Ex: Were I to have enough money, I would buy a car.

Type 3: If + S + had + P.P, main clause.

→ Had + S + P.P, main clause.

Ex: Had it not rained heavily, we would have gone out.

Note: for (*) the verb is be, we don’t use ‘to-inf’ after subject:

Ex: Were she beautiful, she would enter the Miss World.

(Tài liệu tham khảo: ADVANCED LANGUAGE PRACTICE – MICHAEL VINCE)

C.

I. Active and passive sentences (câu chủ động và câu bị động):

So sánh các câu sau đây:

- They built this house in 1486. (chủ động).

- This house was built in 1486. (bị động).

- A friend of mine is repairing the roof. (chủ động).

- The roof is being repaired by a friend of mine. (bị động).

Câu chủ động là câu trong đó chủ ngữ thực hiện hành động hay tác động vào người hay vật khác.

PASSIVES

22

Câu bị động là câu trong đó chủ ngữ chịu hay nhận tác động do người hay vật khác thực hiện.

II. Passive transformation (chuyển sang câu bị động):

Passive: Subject + verb + Object.

Active: Subject + be (chia theo thì của verb) + P.P + (by…).

TENSES PASSIVE STRUCTURES

EXAMPLES

Simple present

Present progressive

Simple past

Past progressive

Present perfect

Past perfect

Simple future

Future perfect

Near future

Modal verbs

Am/is/are + PP

Am/is/are being + PP

Was/were + PP

Was/were being + PP

Have/has been + PP

Had been + PP

Will be + PP

Will have been + PP

Am/is/are going to be + PP

can/could/should/might… + be + PP

- English is spoken here.

- The chairs are being painted.

- I wasn’t invited, but I went anyway.

- Those letters were being sent at 7 p.m last night.

- Has Mary been told?

- I knew why I had been chosen.

- You’ll be told when the time comes.

- The project will have been finished by Tuesday.

- Who is going to be invited?

- Your hair should be cut.

Đôi khi người ta dùng get thay cho be trong Passive Voice.

Ví dụ: This room gets cleaned often.

Vị trí của trạng từ hoặc cụm trạng từ trong câu bị động

Trạng từ chỉ cách thức đứng giữa be và quá khứ phân từ. Các trạng từ khác thường đứng sau trợ động từ đầu tiên.

Ex: The problem has been carefully studied by the scientists

She would never have been promoted if she hadn’t changed her job.

Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ nơi chốn đứng trước by + agent.

Ex: He was found in the forest by the police.

Trạng từ hoặc cụm trạng từ thời gian đứng sau by + agent.

Ex: The report was typed by the secretary this morning.

III. CÁC CẤU TRÚC BỊ ĐỘNG ĐẶC BIỆT

23

1. Động từ với hai tân ngữ thì cả hai tân ngữ đó đều có thể làm chủ ngữ cho câu bị động.

Ex: He gave the police the information.

He gave the information to the police.

Chúng ta thành lập dạng bị động như sau:

→ The police were given the information.

→ The information was given to the police.

Lưu ý: Không dùng cấu trúc dạng bị động của câu có hai tân ngữ cho hai động từ explain và suggest.

- We explained the problem to the children.

→ The problem was explained to the children.

2. Verb + object + to inf

a) Các động từ chỉ cảm xúc hoặc mong ước: like, love, hate, want, wish…dạng bị động được thành lập như sau:

S + V + O + to be PP (passive infinitive).

Ex: He wants someone to take photographs.

He wants photographs to be taken.

b) Các động từ chỉ mệnh lệnh, yêu cầu, sự cho phép, lời khuyên…: ask, tell, request, advise, allow…dạng bị động được thành lập như sau:

S + be PP (passive verb) + to infinitive.

Ex: I was asked to stand up.

We were advised to come early.

- Dạng bị động này cũng được dùng cho một số động từ chỉ tri giác: believe, consider, feel, seem…

3. Verb + object + gerund.

Các động từ theo sau bởi tân ngữ + gerund như see, keep, like…dạng bị động được thành lập như sau.

S + be PP (passive verb) +V-ing.

Ex: He kept me waiting.

I was kept waiting.

Khi tân ngữ của gerund tương ứng với chủ ngữ của câu thì dạng bị động được thành lập như sau:

S + V + being PP (passive gerund).

Ex: I remember my father taking me to the zoo on Sundays.

I remember being taken to the zoo on Sundays.

4. Verb + that clause: đây là dạng câu bị động 2 mệnh đề.

Thường dùng với các động từ: acknowledge, assume, believe, claim, consider, estimate, feel, find, know, presume, report, say, think, understand etc.

24

Loại mẫu câu ‘People consider/know/think etc. that he is . . .’ có 2 cách chia bị động:

Cách 1: It is considered/known/thought etc. that he is . . .

Cách 2: He is considered/known/thought etc. to be . . .

Tương tự:

‘People said that he was …’

Cách 1: It was said that he was …

Cách 2: He was said to be …

Tương tự:

‘People believe/know/say/suppose/think that he is V-ing….’

Cách 1: It is believed/known/said/supposed/thought that he is V-ing….

Cách 2: He is believed/known/said/supposed/thought to be V-ing….

Khi có sự khác nhau về thì giữa 2 động từ ở 2 mệnh đề, cụ thể động từ ở mệnh đề phụ xảy ra trước động từ ở mệnh đề chính, ta có cách đổi bị động như sau:

Thể chủ động: People know that he was … Đổi sang thể bị động như sau:

Cách 1: It is known that he was …

Cách 2: He is known to have been . . .

Ex: People believe that he was waiting for a message. =

He is believed to have been waiting for a message.

Chú ý cấu trúc sau:

You are supposed to know how to drive =

It is your duty to know/You should know how to drive

Trong khi đó, mẫu câu: ‘He is supposed to be in Paris’ lại có nghĩa là 'He ought to be there' hoặc là 'People suppose he is there'; tương tự như vậy, mẫu câu: ‘You are supposed to have been working’ có nghĩa là ‘You should have been working.’

5.Câu mệnh lệnh:

(Don’t) + V + object

Subject + is(n’t) to/are(n’t) to/must(n’t) + be + PP.

Ex: Write your name here. Your name must be written here.

Một số động từ không thể chuyển sang bị động:

Have; Fit; Suit; Lack; Mean; Resemble; Look; Like; Hold; Contain

6. Thể truyền khiến:

a) Chủ động: Khi muốn đề cập đến người thực hiện hành động.

S + HAVE/ GET + object( chỉ người) + bare-inf/ to-inf + Object (chỉ vật)

25

Ex: The boss had his secretary prepare the report.

b) Bị động: Khi không muốn hoặc không cần đề cập đến người thực hiện hành động.

S + HAVE/GET + object (chỉ vật) + PP (+ by O)

Ex: You should have your car serviced regularly.

D. CONDITIONAL SENTENCES

Câu điều kiện có 2 mệnh đề, một mệnh đề phụ (dependent clause) bắt đầu bằng if và một mệnh đề chính (main clause)

I. Real conditional sentences (Câu điều kiện có thật)

Câu điều kiện có thật là câu mà người nói dùng để diễn đạt một hành động hoặc một tình huống thường xảy ra (thói quen) hoặc sẽ xảy ra (trong tương lai) nếu điều kiện ở mệnh đề chính được thỏa mãn. Nếu nói về tương lai, dạng câu này được sử dụng khi nói đến một điều kiện có thể thực hiện được hoặc có thể xảy ra.

Future possible (có thể xảy ra trong tương lai)

Form: If + S + V (simple present), S + will/can/may/must + V (infinitive)

Ex: If I have the money, I will buy a new car.

(Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua một chiếc xe mới)

If I have the time, I will go.

(Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ đi)

If my headache disappears, we can play tennis.

(Nếu cơn nhức đầu của tôi qua đi, chúng ta có thể chơi tennis)

Habitual (thói quen)

Form: If + S + V (simple present), S + V (simple present)

Ex: Ann usually walks to school if she has enough time.

(Ann thường đi bộ tới trường nếu cô ấy có đủ thời gian)

If the doctor has morning office hours, he visits his patients in the hospital in the afternoon.

(Nếu bác sĩ có giờ làm việc vào buổi sáng thì ông ta sẽ đến thăm bệnh nhân của mình tại bệnh viện vào buổi chiều)

Command (câu mệnh lệnh, yêu cầu)

Form: If + S + V(simple present), command form.

Ex: If you go to the post office, please mail this letter for me.

(Nếu bạn đến bưu điện, gửi giúp mình lá thư này)

Please call me if you hear from Ann.

(Hãy gọi cho mình nếu cậu nghe được tin gì từ Ann nhé)

If…not…= Unless

Ex: I won’t visit you if I don’t have time

26

→ Unless I have time, I won’t visit you.

We’ll go camping if the weather is fine.

→ Unless the weather is fine, we won’t go camping.

If you miss seeing the first part of the film, you can’t say you understand it.

→ Unless you see the first part of the film, you can’t say you understand it.

II. Present unreal conditional sentences (câu điều kiện không có thật ở hiện tại)

a) Form: If + S + V(simple past), S + would/could/might + V(infinitive) Trong mệnh đề if, nếu có động từ to be thì dùng were cho tất cả các ngôi.

b) Ex: If I had time, I would go to the beach with you this weekend. (Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ đi biển với bạn vào cuối tuần này)

If she didn't speak so quickly, I could understand her.

(Nếu cô ấy không nói quá nhanh, tôi đã có thể hiểu cô ấy)

If I were rich, I would travel around the world.

(Nếu tôi giàu, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới)

III. Past-unreal conditional sentences (câu điều kiện không có thật trong quá khứ)

a) Form: If + S + had + PP, S + would/could/might + have + PP

b) Ex: If I hadn't lost my way, I would have arrived sooner.

(Nếu tôi không bị lạc, tôi đã đến sớm hơn)

Ann would have sold the house if she had found the right buyer.

Ann đã bán ngôi nhà nếu cô ấy tìm được người mua được giá)

If I had known that you were there, I would have written you a letter.

(Nếu tôi biết bạn ở đó, tôi đã viết thư cho bạn)

IV. The mixed conditional sentence of type II and III (Câu điều kiện hỗn hợp giữa loại II và loại III)

a) Ex: If I had been born in town, I would like life there.

(the fact that I wasn’t born in town, so I don’t like life there now)

If I had followed your advice, I would have a job now.

(the fact that I didn’t follow your advice, so I don’t have a job now)

If she loved you, she would have gone out with you last night.

(the fact that she doesn’t love you, so she didn’t go out with you last night)

b) But for + noun/pro, main clause (điều kiện loại II, III)

But for: nếu không có…

Ex: You help me every day so I can finish my work.

→ But for your daily help, I couldn’t finish my work.

She encouraged him and he succeeded.

27

→ But for her encouragement, he wouldn’t have succeeded.

The teacher explained and we understood.

→ But for the teacher’s explanation, we wouldn’t have understood.

V. Đảo ngữ của câu điều kiện (if-clause: bỏ if):

1. Điều kiện loại I

Nếu trong câu có “should” ở mệnh đề if, thì đảo “should” ra trước if-clause

Ex: If he should ring , I will tell him the news.

→ Should he ring, I will tell him the news.

Nếu trong câu không có “should”, chúng ta phải mượn “should”

Ex: If he has free time, he’ll play tennis.

→ Should he have free time, he’ll play tennis.

If she comes early, we’ll start.

→ Should she come early, we’ll start.

2. Điều kiện loại II:

Nếu trong câu có động từ “were”, thì đảo “were” ra trước if-clause.

Ex: If I were a bird, I would fly.

→ Were I a bird, I would fly.

They would answer me if they were here.

→ Were they here, they would answer me.

Nếu trong câu không có động từ “were” thì mượn “were’ và chuyển động từ đang ở thì simple past về “ to-inf”.

Ex: If I learnt Russian, I would read a Russian book.

→ Were I to learn Russian, I would read a Russian book.

If they lived in Australia now, they would go swimming.

→ Were they to live in Australia now, they would go swimming.

3. Điều kiện loại III: Đảo had ra trước if-clause.

Ex: If it had rained yesterday, we would have stayed at home.

→ Had it rained yesterday, we would have stayed at home.

If he had trained hard, he would have won the match.

→ Had he trained hard, he would have won the match.

Chú ý: ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chử ngữ

Ex: Had it not been so late, we would have called you.

VI. Thay thế if với các cụm từ: as long as, so long as, provided (that ), providing (that), nghĩa là “miễn là”:

Type I

We can forgive him as long as he apologizes to us.

She will help me provided I promise to do her homework.

28

I will let him go only if he tells the truth.

Type II

We could forgive him as long as he apologized to us.

She would help me provided I promised to do her homework.

I would let him go only if he told the truth.

Type III

We could have forgiven him as long as he had apologized to us.

She would have helped me provided I had promised to do her homework.

I would have let him go only if he had told the truth.

E. WISH

I. Wish in the future: diễn tả mong muốn xảy ra khác đi ở tương lai, còn dùng để phàn nàn về một thói quen xấu (chủ ngữ ở mệnh đề chính và mệnh đề if khác nhau).

Form: Wish + S + would + bare-inf.

Ex: I wish you would come to my party.

He wishes he would become a doctor.

She wishes they would stop bothering her.

II. Wish in the present: diễn tả ước muốn không thể xảy ra ở hiện tại/ trái sự thật ở hiện tại.

Form: Wish + S + V (past simple)

Động từ to be thường được dùng ở dạng were cho tất cả các chủ ngữ.

Ex: I wish you were here.

I wish I could fly.

III. Wish in the past: diễn tả ước muốn không thể xảy ra/trái sự thật ở quá khứ.

Form: Wish + S + had PP

Ex: I wish I hadn’t gone to that party

IV. If only (giá như): giống như wish.

If only you could come with me.

If only I were you.

(Nguồn: Internet)

F. REPORTED SPEECH

I. Các loại câu tường thuật: (3 dạng phổ biến)

1. Statement: sử dụng để tường thuật lại những câu dạng khẳng định và phủ định.

29

Bare-inf. +... Don't + bare-inf Could/ Can you ...? Would you like ...? Why don't you ...?

S + say(s)/said

tell(s)/told + O (that) + S + V …

say(s) to/said to + O

Ex: He said "I like football".

- He said (that) he liked football.

2. Yêu cầu: Một số câu mệnh lệnh và yêu cầu như:

được tường thuật bằng câu dạng này với một số động

từ tường thuật phổ biến.

tell(s)/told

ask(ed/s)

S beg(ged/s) O to/not to-inf.

order(ed/s)

urge(ed/s)

advise(ed/s)

Ex: She said to him, "Would you mind turning on the light?"

→ She told him to turn on the light.

3. Câu hỏi: dùng để tường thuật câu hỏi.

ask(ed/s) (O)

S wonder(ed/s) + if/ whether + S+ V …

want(ed/s) to know + Wh-/how…

Ex: " Where do you live?" asked the foreigner.

→ The foreigner asked me where I lived.

II. Một số dạng khác:

1. “Let's + bare-inf.../ Why don't we + bare-inf...?/ What about V-ing...?”

→ S + suggested/suggest(s) + V-ing.

2. “Why don't you + bare-inf...?/ S + should + bare-inf...”

→ S + advised/advise(s) + O + to-inf.

3. Nhiều động từ được dùng để diễn tả chức năng mục đích, thay cho cả câu nói, không đơn thuần chỉ là từ tường thuật.

“If I were you, I would ...”

S + advised/advise(s) + O + not/ not to ...

More examples: admit, complain, warn, agree, threaten, invite, persuade,...

4. Một số câu được tường thuật ngắn gọn bằng động từ chỉ hành động:

Ex: "Hi, Dave, how are you?" he said.

→ He greeted me.

30

Đổi các đại từ trong câu phù hợp. Lùi thì nếu động từ chính ở thì simple past. Đổi adverbs of time, place nếu động từ chính ở thì simple past. .

Một số ví dụ động từ khác: accept, congratulate, interrupt, introduce, decide, ...

5. Dùng với modal auxiliaries.

She said, "I might be late". → She said she might be late.

She said, "I should love to come" → She said she would love to come.

They said, "You should nest" → They said I should rest.

=> Đổi dạng quá khứ của modal verbs xảy ra hay không là tùy vào ý nghĩa/ vai trò của nó trong câu.

He said, "I must go home" → He said he must/ had to go home.

6. Dùng với câu điều kiện:

Lưu ý các ví dụ sau:

"If we leave now, we'll catch the train".

I told him that if we left then we'd catch the train

Thay đổi dựa vào động từ tường thuật ở quá khứ (told)

Câu điều kiện loại 2, 3: không đổi thì.

III. Một số trường hợp lưu ý:

1. Nguyên tắc chung:

2. Một số trường hợp không đổi thì:

a) Động từ tường thuật ở hiện tại hoặc tương lai:

Ex: My mom says "You're my little pet".

→ My mom says to/tells me I am her little pet."

b) Diễn tả chân lý, sự thật hiển nhiên.

c) Thì quá khứ đơn đã rõ thời gian; các thì quá khứ trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian:

Ex: Tom said to me "My mother died in 1990".

→ Tom said to/told me (that) his mother died in 1990.

He said, “When I met her, she was walking alone along the road.”

→ He said (that) when he met her she was walking/had been walking alone along the road.

d) Câu điều kiện loại 2, 3

e) Các thì sau wish, it’s time, would rather/would sooner

Ex: My mother said, “It’s time you supported yourself, dear.”

→ My mother told me that it was time I supported myself.

G. RELATIVE CLAUSES

Xét ví dụ sau:

- The boy is Dat. He usually mumbles in my class.

31

The boy who usually mumbles in my class is Dat.

Relative clause gives more information about someone or something referred to in a main clause. Some relative clauses (defining relative clauses) are used to specify which person or thing we mean, or which type of person or thing we mean.

Ex: The couple who live in my house have six grandchildren.

Andrew stopped the police car that was driving past.

Use of relative pronouns and relative adverbs

1. Relative pronouns (who, whom, which, whose & that).

a) WHO: dùng làm subject, object thay cho danh từ chỉ người trong MĐQH.

Ex: The woman is my teacher. She is standing over there.

→ The woman who is standing over there is my teacher.

b) WHOM: dùng làm object thay thế cho danh từ chỉ người trong MĐQH

Ex: I know the girl. I spoke to this girl.

→ I know the girl whom I spoke to.

- The man is my teacher. Your father is talking to him.

→ The man whom your father is talking to is my teacher.

c) WHICH: Dùng làm subject, object thay thế cho vật, đồ vật trong MĐQH

Ex: - She works for a company. It makes cars

→ She works for a company which makes cars.

- The elephants are big. People keep the elephants in iron cages.

→ The elephants which people keep in iron cages are big.

d) WHOSE (OF WHICH): thay thế cho sở hữu của người, vật (his, her, its, their, …).

Ex: - John found the cat. Its leg was broken

→ John found the cat whose leg/ (the leg of which) was broken.

- This is the student. I borrowed his book.

→ This is the student whose book I borrowed.

e) THAT: Thay thế cho

- Người (WHO, WHOM)

- Vật, đồ vật (WHICH)

- Lý do (WHY)

- Thời gian (WHEN)

- Hỗn hợp người + vật/ người

- WHERE có thể lược bỏ thay bằng THAT khi WHERE đứng sau somewhere, anywhere, everywhere, place…

Ex:

- I need to meet the boy that is my friend’s son.

32

- The books that is put over there is mine.

- The reason that I am so upset is she doesn’t forgive me.

- I’ll never forget the day that I met Dat.

- Yesterday, I saw Phuong and her dog that were walking in the park.

- He told me anywhere that he had visited in London.

2. Relative adverbs (where, when, why).

a) WHERE (= IN/AT WHICH): thay thế cho cụm từ chỉ nơi chốn: there, at that place…

Ex: The movie theater is the place. We can see films at that place.

→ The movie theater is the place where we can see films.

b) WHY (= FOR WHICH): thay thế cho cụm trạng từ lí do: for that reason…

Ex: Tell me the reason. You are so sad for that reason.

→ Tell me the reason why you are so sad.

c) WHEN (= ON/IN/AT/BY WHICH): thay thế cho cụm từ chỉ thời gian: then, at that time, on that day…

Ex: Do you remember the day? We first met on that day.

→ Do you remember the day when we first met?

Chúng ta có thể tóm tắt trong bảng sau:

DANH TỪ CHỦ NGỮ TÂN NGỮ SỞ HỮU

Người WHO/THAT WHO(M)/THAT WHOSE

Vật/đ.vật WHICH/THAT WHICH/THAT WHOSE/OF WHICH

Nơi chốn WHERE (= IN/AT WHICH)

Lý do WHY (= FOR WHICH)

Thời gian WHEN (= ON/IN/AT/BY WHICH)

TYPES OF RELATIVE CLAUSES

TYPE 1: Defining relative clauses

Là mệnh đề được dùng để xác định danh từ đứng trước nó. Mệnh đề giới hạn là mệnh đề cần thiết, không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.

Trong MĐQH giới hạn, các đại từ QH làm object: who(m), which, that có thể được lược bỏ.

Ex: Do you remember the year

TYPE 2: Non-defining relative clauses

Là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về 1 sự vật đã được xác định. Loại mệnh đề này không nhất thiết phải có trong câu. Không có nó câu vẫn đủ nghĩa, được phân ranh giới với MĐ chính bằng dấu phẩy (,) hoặc dấu gạch ngang. Không dùng đại từ quan hệ that.

Ex: My father, who is fifty

33

when we graduated from High School? years old, is a doctor.

Để nhận biết 1 MĐQH không giới hạn, ta dựa vào những dấu hiệu sau:

Cụm danh từ xác định

Tên riêng

Vật duy nhất

This/ That/ These/ Those + Noun.

Tính từ sở hữu + Noun.

Cụm danh từ + cụm trạng từ chỉ nơi chốn.

MĐQH bắt đầu bằng từ chỉ số lượng (most/many/much/one/two/little/few/a lot…) + of + WHICH/ WHOM

Ex: Two men, neither of whom I had ever seen before, came into my office.

OTHER RELATIVE CLAUSES

1. Relative clauses begin with THAT

Những trường hợp thường dùng THAT:

Sau các đại từ bất định (nothing, everything, nobody…).

Ex: I’ll tell you something that is very interesting.

Sau các từ: ALL, EVERY, VERY, ONLY…, danh từ có tính từ so sánh bậc nhất:

Ex:

- This is the most beautiful dress that I have.

- All that is mine is yours.

- You are the only person that can help us.

Trong cấu trúc It + be + … + that … (chính là…)

Ex: It is my friend that wrote this sentence.

(Chính là bạn tôi đã viết câu này.)

Những trường hợp không dùng THAT:

Không dùng THAT trong MĐQH không xác định.

Ex: Mr Brown, that whom/who we studied English with, is a very nice teacher.

Không dùng THAT sau giới từ.

Ex: The house in that which I was born is for sale.

2. Prepositions in relative clause

In formal styles we often put a preposition before the relative pronouns which and whom instead of putting it after the verb.

Ex:

- The man speaks English very fast. I talked to him last night.

34

→ The man to whom I talked last night speaks English very fast.

- The house is for sale. I was born in it.

→ The house in which I was born is for sale.

Notice that after a preposition you can’t use who instead of whom, and you can’t use relative clauses begun with that or relative clauses without relative pronouns/ adverbs.

Ex: The valley in which the town lies is heavily polluted. (The valley in that the town…)

The preposition ‘without’ can’t be used after the verb.

Ex: The girl without whom I can’t live is you.

(the girl whom I can’t live without is you)

3. Phrasal verbs in relative clauses

If the verb in the Relative clauses is a phrasal verb, we don’t usually put the preposition before the relative pronoun.

Ex: This is the book I’m looking for.

The children whom you are looking after is my brother’s son.

I’ll give you the form that you must fill in.

4. Reduced relative clauses

4.1. Participle phrases (cụm phân từ):

a) Present participle có thể được dùng khi:

Verb trong MĐQH ở thì hiện tại tiếp diễn hoặc hiện tại đơn:

MĐQH có thể được rút gọn bằng cụm phân từ hiện tại hoặc quá khứ.

Ex:

- Those people who are taking photos over there come from Sweden.

→ Those people taking photos over there come from Sweden.

Verb trong MĐQH diễn đạt ước muốn.

Ex:

- Fans who wanted to buy tickets started queuing early.

→ Fans wanting to buy tickets started queuing early.

b) Past participle được dùng khi verb trong MĐQH ở dạng bị động.

Ex:

- The books which were written by To Hoai are interesting.

→ The books written by To Hoai are interesting.

- Most students who were punished last week are lazy.

→ Most students punished last week are lazy.

4.2. Noun phrase (cụm danh từ)

MĐQH không xác định có thể rút gọn bằng cụm danh từ (ngữ đồng vị).

35

Ex: George Washington, who was the first president of the United States, was a general in the army

→ George Washington, the first president of the United States, was a general in the army.

4.3. Infinitive phrases:

MĐQH xác định có thể được rút gọn bằng cụm động từ nguyên mẫu (to-inf hoặc for + obj + ton inf). To inf có thể được dùng:

Sau các từ first, second,…, last, next, only và dạng so sánh nhất

Ex:

- The captain was the last man who left the ship.

→ The captain was the last man to leave the ship.

Khi muốn diễn đạt mục đích hoặc sự cho phép

Ex: I wish we had a garden that children could play soccer in.

→ I wish we had a garden for the children to play soccer in.

(Tài liệu tham khảo:

- English Grammar In Use - Raymond Murphy.

- Giải Thích Ngữ Pháp Tiếng Anh - Mai Lan Hương

- Practical English Usage – Michael Swan)

36

VII. Ý kiến tổ chuyên môn

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

..................................................................................................................... Đại diện tổ tiếng Anh Ý kiến hội đồng khoa học của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................