so 124 chuyen in

24
Số 124 tháng 6/2016 [email protected] [email protected] www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 Lo Ngại Nhà Máy Giấy “Bức Tử” Sông Hậu: Kỳ 2: Lo Ngại Nhà Máy Giấy “Bức Tử” Sông Hậu: Quyết tâm đưa TP.HCM trở thành trung tâm khu vực T.08 Vĩnh Long: Bản Án 6 Năm “Dẫm Chân Tại Chỗ” Vì Thi Hành Á n? “Ông Bt X Da” Lặng Lẽ Tiếp Bước Trẻ Nghèo Đến Trường Kon Tum: Thu Hút Đầu Tư Tại 3 Vùng Kinh Tế Động Lực Thanh Tra Công Ty Lee&Man T.17 T.15 T.12 Cuộc Đời & Tình Yêu Của Ông Vua Nhạc Sến Vinh Sử: Kỳ 4: Người vợ cuối cùng & Nỗi đau bị bỏ rơi khi mang trọng bệnh T.13 T.16

Upload: han-nhung

Post on 20-Jan-2017

140 views

Category:

News & Politics


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: So 124 chuyen in

Số 124 tháng 6/2016

[email protected]@yahoo.comwww.vilacaed.org.vn

Phát hành thứ 5 hàng tuần

Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850

Lo Ngại Nhà Máy Giấy “Bức Tử” Sông Hậu:

Kỳ 2:

Lo Ngại Nhà Máy Giấy “Bức Tử” Sông Hậu:

Quyết tâm đưa TP.HCM trở thành trung tâm

khu vựcT.08

Vĩnh Long: Bản Án 6 Năm “Dẫm Chân Tại Chỗ” Vì Thi Hành Án?

“Ông But Xư Dưa” Lặng Lẽ Tiếp Bước Trẻ Nghèo Đến Trường

Kon Tum: Thu Hút Đầu Tư Tại 3 Vùng Kinh Tế Động Lực

Thanh Tra Công Ty Lee&ManT.17

T.15

T.12

Cuộc Đời & Tình Yêu Của Ông Vua Nhạc Sến Vinh Sử:

Kỳ 4: Người vợ cuối cùng & Nỗi đau bị bỏ rơi khi mang trọng bệnh

T.13

T.16

Page 2: So 124 chuyen in

02 Số 124 - Tháng 6/2016THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Việt Nam và Trung Quốc cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện phát triển lành mạnh, ổn định vì điều này phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương

Khiết Trì - Ảnh: VGP/Hải Minh

Ngày 27/6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Tại Phiên họp, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác trên các mặt giữa hai nước kể từ Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung tháng 6/2015 đến nay; trao đổi và đưa ra phương hướng, trọng tâm các lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới.

Hai bên cho rằng, cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định vì điều này phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được thời gian qua, nhất là trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (4/2015) và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (11/2015), không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu.

Hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 đến nay; Đồng thời xác định một số trọng tâm công tác lớn nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, nhất là trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc

phòng, an ninh, thực thi pháp luật; nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển ổn định, cân bằng, lành mạnh và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính-tiền tệ, nông nghiệp, môi trường, giao thông vận tải, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch...; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương biên giới hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi. Trên cơ sở kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.

Hai bên đã trao đổi về vấn đề trên biển, nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Hai bên cũng trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”; trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung.

Trích lược Chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam mà phải là nền nông nghiệp thông minh, bền vững, có giá trị gia tăng cao của Đông Nam Á và rộng hơn là châu Á trong tương lai.

“Nếu thực hiện được tầm nhìn này, chúng ta coi như đã hoàn thành được một trong những sứ mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở đầu bài phát biểu tại Diễn đàn ĐBSCL 2016 (Mekong Delta Forum 2016) ngày 27/6, tại TPHCM. Diễn đàn có chủ đề “Vì ĐBCSL thịnh vượng và thích ứng với khí hậu” do Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT cùng một số cơ quan phối hợp tổ chức.

Các báo cáo, nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đều cho rằng, ĐBSCL đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và an ninh lương thực của khu vực khi sản xuất đến 50% tổng sản lượng lúa gạo của Việt Nam và 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Các vùng đất ngập nước và các vùng cửa sông của ĐBSCL là nguồn đa dạng sinh học quan trọng. Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ gần đây, nhiều thay đổi cả về tự nhiên và do con người gây ra đã tạo sức ép phát triển lớn đối với cả vùng ĐBSCL. Trong dài hạn, các cộng đồng dân cư duyên hải ĐBSCL được dự báo sẽ là đối tượng hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng nước biển dâng và những cơn bão nhiệt đới có xu hướng ngày càng mạnh. Sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL được dự báo sẽ giảm từ 6-12% vì ngập lụt và xâm nhập mặn.

Cho biết ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, 1/5 lượng gạo thương mại toàn cầu, Thủ tướng nhìn nhận, “sự sụt giảm

sản lượng nông nghiệp ở vùng này không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà sẽ tác động rõ nét đến giá lương thực, làm suy yếu an ninh lương thực của toàn cầu”. Cho rằng ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh, kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng, đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn.

Lý giải những hạn chế này, Thủ tướng chỉ ra các nguyên nhân như: Thiếu sự liên kết một cách hiệu quả giữa các tỉnh; Việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp gặp khó khăn vì thiếu các điều kiện như xa nguồn năng lượng, suất đầu tư xây dựng lớn do xa nguồn cung cấp nguyên vật liệu; Chưa có chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp, tương xứng với thế mạnh; Chất lượng và số lượng thủy hải sản không ổn định, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, tư duy thị trường còn manh mún, nên sản phẩm chưa đủ đa dạng để đáp ứng các nhu cầu cao cấp của thị trường; Vựa lúa của cả nước nhưng chưa tạo dựng được thương hiệu, uy tín, giá trị gia tăng vẫn thấp, nên giá trị xuất khẩu không cao.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, ĐBSCL còn có nhiều lợi thế bị bỏ ngỏ như phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, phát triển mô hình trang trại, kết hợp nông nghiệp với du lịch, phát triển các ngành nghề chế biến nông sản, thành phẩm từ cây công nghiệp, dược liệu, xuất khẩu sản phẩm từ các làng nghề truyền thống…

Để ĐBSCL phát triển hơn nữa thời gian tới, trước tiên Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh ĐBSCL phối hợp cùng Chính phủ tập trung chỉ đạo xây dựng liên kết vùng, xây dựng chiến lược phát triển ĐBSCL để phát huy thế mạnh từng địa phương, tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ, phân công vùng nào, tỉnh nào, tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm hoặc trái cây gì cho phù hợp. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các địa phương để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo nên chuỗi liên kết về sản xuất và dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn…

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương ĐBSCL cần tích hợp mục tiêu nông thôn mới với ứng phó biến đổi khí hậu. Cũng tại Diễn đàn, Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với WB, các Chính phủ, các Tổ chức quốc tế để cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt ra ở ĐBSCL.

Trích lược Chinhphu.vn

Thủ tướng định hướng tầm nhìn Đồng bằng sông Cửu Long Đức Tuân

Phát triển quan hệ Việt-Trung lành mạnh, ổn định là nguyện vọng chung

Hải Minh

Page 3: So 124 chuyen in

3Số 124 - Tháng 6/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

Sau 14 ngày lao động hăng say, nồng nhiệt, 7 chiến sĩ đồn biên phòng Cồn Roàng đã hoàn thành giếng nước với chiều sâu hơn 6m, trong đó mực nước cao hơn 3m cho đồng bào Ma Coong (Dân tộc Bru - Vân Kiều) ở bản Cồn Roàng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Từ nay, dân bản không còn cảnh vất vả đi gánh nước ở xa nữa. Đây cũng là món quà thể hiện tình quân dân bền chặt nơi miền biên giới giữa đại ngàn Trường Sơn.

Nắng tháng sáu ở vùng biên giới xã Thượng Trạch ngày càng gay gắt, bôi đậm màu da đen rám của lũ trẻ. Hơn cả tháng nay, con suối chảy quanh bản Cồn Roàng (xã Thượng Trạch) đã cạn khô trơ đá. Giữa trưa nắng, lũ trẻ ở đây chỉ biết dầm mình vào vũng nước đục ngàu còn sót lại giữa khe suối để làm vơi bớt cảm giác hanh khô. Trên con đường mòn men theo khe nước, chị Y Rao dùng chiếc đòn gánh, trên đó treo hai chiếc can nhựa 10 lít để đi lấy nước ở ngọn suối phía sau nhà. “Nhà mình ở đây vào mùa nắng rất khổ. Cái suối nó cạn nên mình phải đi lấy nước xa lắm. Nước lấy về chỉ đủ nấu ăn thôi”, Y Rao than thở.

Bản Cồn Roàng nằm chênh vênh bên triền núi với 49 hộ dân và khoảng 219 nhân khẩu. Trước đây, nguồn nước sinh hoạt phụ thuộc vào dòng suối. Tuy nhiên, mấy năm lại đây vào mùa khô dòng suối này cạn khô. Để có nước sinh hoạt, đồng bào Ma Coong dùng những chiếc can nhựa 5-10 lít vượt qua quả đồi, rồi dọc theo con suối cách khoảng 2km để lấy nước về phục vụ sinh hoạt.

Nhằm tìm biện pháp hiệu quả, vững bền mang

lại nguồn nước sạch cho bà con sử dụng, đồn Biên phòng Cồn Roàng đã đề xuất với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đào một cái giếng nước ở bản Cồn Roàng (xã Thượng Trạch). Trung tá Nguyễn Hữu Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Roàng cho biết: “Sau nhiều lần khảo sát mạch nước ngầm, bằng kinh nghiệm, các chiến sĩ trong đơn vị đã chọn khoanh đất ở ngay bên bờ suối để đào giếng. Vị trí này gần bản nên thuận tiện cho đồng bào lấy nước sạch về sinh hoạt trong mùa khô và cả trong mùa mưa khi con suối nước đục ngàu”.

Nằm giữa đại ngàn Trường Sơn, bản Cồn Roàng còn nhiều khó khăn nên khi đào giếng nước, các chiến sĩ đồn Biên phòng Cồn Roàng gặp nhiều vất vả. Do đường đi lại còn gập ghềnh nên trong quá trình vận chuyển vật liệu, các chiến sĩ cũng gặp nhiều trở ngại. Hằng ngày, 7 chiến sĩ trong đội phải cắp nách, mang vác từng bao xi măng, từng viên gạch, bao cát vượt qua từng con dốc cao vút. Không chỉ dừng lại ở đó, khi đào giếng xuống sâu cách mặt đất khoảng 2,5 mét, các chiến sĩ đã gặp phải tảng đá dàn chắn ngang cả diện tích lòng giếng. Không có dụng cụ khoan cắt đá, bằng dụng

cụ thô sơ, nhưng với quyết tâm “có công mài sắt có ngày nên kim”, 7 anh em chiến sĩ thay nhau dùng nỏ sắt, búa tạ để đục từng mảnh đá...Dần dần, dưới bàn tay cứng như thép, những mảng đá gan xanh được đục thủng khoảng 3,5 mét. Trung úy Võ Xuân Long, Đội trưởng kiểm soát hành chính (đồn Biên phòng Cồn Roàng) chia sẻ: “Khi đào giếng xuống, gặp ngay phải đá, nhiều anh em cứ bàn lùi hay là ta tìm vị trí khác cho dễ dàng hơn. Nhưng theo kinh nghiệm, đây là vị trí có mạch nước ngầm lớn nên đơn vị động viên anh em khó khăn rồi cũng qua, chúng ta hãy gắng sức”.

Khi biết tin chiến sĩ đồn Biên phòng Cồn Roàng đào giếng nước để phục vụ dân bản đang gặp khó do gặp phải đá, Đinh Doong, trưởng bản Cồn Roàng đã kêu gọi thanh niên trong bản ra giúp sức cùng nhau đục. Để động viên bộ đội, mỗi lần đi lấy nước, chị Y Tơn đã lấy thêm nước một can về nấu sôi mang ra để mọi người cùng uống.Nhìn dòng nước mát được múc lên từ lòng giếng, ông Đinh Doong, trưởng bản Cồn Roàng xúc động nói “Cảm ơn bộ đội biên phòng đã mang về nguồn nước sạch để bà con ăn uống, tắm mát. Từ nay, đồng bào không còn phải cảnh đi gánh nước ở xa nữa. Có giếng nước rồi, bản mình ai cũng vui”.

Trao đổi với P/V Báo Thời báo Mê Kông, Trung tá Nguyễn Hữu Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Roàng, cho biết: “Với sức mạnh quân dân, sau 14 ngày lao động, 7 chiến sĩ Đồn biên phòng Cồn Roàng đã hoàn thành giếng nước với chiều sâu hơn 6m, trong đó mực nước cao hơn 3m. Ngoài ra, anh em chiến sĩ trong đơn vị đã làm khoảng 300 mét đường ra giếng để bà con đi lấy nước sinh hoạt được dễ dàng”.

Quảng Bình: Dân Bản Vui Nhờ Giếng Nước Nặng Tình Quân Dân Tân Bình

Niềm vui từ giếng nước quân dân giữa đại ngàn Trường Sơn

Tình hình ATGT trên địa bàn TP.Cần Thơ luôn được ổn định, đảm bảo thông suốt. Tai nạn giao thông có chiều hướng giảm dần, năm sau giảm hơn so với năm trước trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Điều đó đã và đang khích lệ các chiến sĩ CSGT khi tham gia gìn giữ bình yên cho những cung đường.

ATGT là một vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Do vậy, để thực hiện nhiệm vụ của mình, Phòng PC67 (CSGT đường bộ - đường sắt) TP.Cần Thơ đã thường xuyên tham mưu cho Ban Giám đốc CATP chỉ đạo lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị TP trong nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT.

Là lực lượng nghiệp vụ, sẵn sàng chiến đấu 24/24h giữ gìn trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn TP, Phòng PC67 - Công an TP.Cần Thơ rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cung cấp đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của phòng vẫn chưa được hoàn thiện. Diện tích làm việc còn hẹp do trụ sở đơn vị hiện đang hoạt động chung với mô hình trạm CSGT cửa ô

Hưng Phú, chưa có trụ sở chính thức. 05 đội, trạm độc lập còn lại chỉ là nhà tiền chế, mô hình trạm còn đang xây dựng dở dang. Điều kiện chưa đảm bảo cũng đã ảnh hưởng một phần đến hiệu quả công tác của cán bộ chiến sĩ.

Trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT đường bộ, sẽ không tránh khỏi sự không hài lòng của người vi phạm nên đôi khi có những đơn thư phản ánh về thái độ, văn hóa ứng xử của một số cán bộ chiến sĩ CSGT. Tuy nhiên, qua thẩm tra, xác minh, các thư phản ánh đều sai sự thật, vì có một số người vi phạm khi bị mất lợi ích vật chất đều có tâm lý đổ lỗi cho lực lượng làm nhiệm vụ. Thực tế thì đơn vị đã có nhiều gương điển hình tiên tiến trong thực hiện lễ tiết tác phong khi tiếp xúc với nhân dân, được nhiều người viết thư khen ngợi. Có 03 cá nhân được Giám đốc CATP tặng giấy khen về thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy hết lòng phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, Phòng CSGT cũng luôn chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ùn tắc giao thông. Hàng ngày phân công, bố trí lực lượng đảm bảo thường trực tại các chốt giao thông phức tạp, trọng điểm, khu vực trung tâm TP; Tổ chức phân luồng, hướng dẫn, điều tiết giao thông, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, triều cường dâng cao, phục vụ nhân dân đi lại an toàn và thuận lợi. Kịp thời giải quyết các sự cố gây ùn tắc giao thông, các

trường hợp va chạm, tai nạn, qua đó đã đảm bảo tình hình giao thông thông suốt, góp phần bảo vệ thành công các sự kiện chính trị diễn ra tại TP; Bảo vệ tuyệt đối an toàn đoàn các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Cần Thơ. Nhờ có sự phối hợp tốt của nhiều bộ phận khác như cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự đặc nhiệm, cảnh sát trật tự…nên đã ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện đua xe trái phép, hành vi chống người thi hành công vụ, kịp thời phát hiện, đấu tranh trấn áp có hiệu quả các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.

Trao đổi với p/v Báo Thời báo MêKông, Đại tá Nguyễn Văn Tám - Trưởng Phòng CSGT - Công an TP.Cần Thơ, cho biết: Với đặc thù công việc của mình, giữ bình yên trên những cung đường chính là niềm hạnh phúc của tất cả cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Tuy nhiên, việc đó không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của các chiến sĩ CSGT, mà còn là sự hỗ trợ của nhiều ngành, nhiều cấp, đặc biệt là ý thức của người tham gia giao thông. CSGT ít xuất hiện trên đường mà tính tự giác của người sử dụng phương tiện vẫn cao - Cần Thơ đã và đang hướng cho người dân thói quen đó, giảm tối thiểu TNGT khi mà xã hội phát triển ngày càng cao.

Tuy nhiên, khi thực thi nhiệm vụ, CSGT không phải lúc nào cũng

được người dân nhìn bằng con mắt thiện cảm. Lợi ích của người vi phạm bị thiệt hại cũng như cách xử lý chưa khéo của một bộ phận CSGT làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành. Vì vậy, việc vận hành tốt hệ thống camera giám sát trên địa bàn TP, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính thông qua hình ảnh, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ cũng là cách để cán bộ chiến sĩ CSGT tạo dựng hình ảnh của mình trong lòng quần chúng nhân dân.

Những năm gần đây, nhờ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp mà CSGT Cần Thơ đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáng quý nhất là tạo được niềm tin đối với người dân khi xử lý công việc. Tình hình ATGT trên địa bàn TP luôn được ổn định, đảm bảo thông suốt. TNGT có chiều hướng giảm dần, năm sau giảm hơn so với năm trước trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Điều đó đã và đang khích lệ các anh khi tham gia gìn giữ bình yên cho những cung đường.

Phòng PC67 - Công an Thành phố Cần Thơ:Giữ Bình Yên Trên Những Cung Đường… Lê Hải

Page 4: So 124 chuyen in

04 Số 124 - Tháng 6/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

Nông dân tại xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang mấy ngày nay lao đao vì tình trạng lúa Thu đông mới gieo sạ đã đột ngột chết rụi. Điều này không chỉ gây khó khăn đối với mùa vụ sản xuất mà còn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của bà con. Viễn cảnh trăng tay đang hiển hiện trước măt nhiều hộ dân tại xã này.

*Ảnh hưởng của thời tiết bất thườngSau một thời gian dài chịu hạn

mặn, bây giờ mưa trở lại, nhiều hộ dân nhanh chóng vào vụ Thu đông cho kịp tiến độ. Mặc dù đã bỏ nguyên vụ he thu, thế nhưng, không giống như mọi năm, khi xuống giống thì lúa lại chết một cách đột ngột. Nhiều nông dân thấp thỏm lo âu cho mùa vụ này. Với hơn 1ha ruộng, anh Đỗ Văn Doanh, ấp Năm Hải, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng vừa xuống giống được vài ngày thì lúa có dấu hiệu lạ. Cây lúa đang xanh từ từ ngả màu, bị trắng đầu lá và chết toàn bộ. Với hy vọng gỡ vốn, anh Doanh quyết định sạ lại nhưng vẫn chưa an tâm vì mùa này thời tiết diễn biến thất thường. Anh Doanh cho biết: “Sạ xuống rồi lúa vẫn lên tốt, nhưng sau một hai ngày tự nó quéo mộng chết dần dần. Giờ tính xới trục lại, bỏ thì uổng, kiếm được chút nào đỡ chút nấy, nhưng đợt này là thấy lỗ gần chục triệu đồng rồi”. Không chỉ ở ấp Năm Hải, tình trạng

này còn được ghi nhận ở hàng trăm hộ khác thuộc các ấp Đường Xuồng, Ngã Con, thuộc xã Long Thạnh với diện tích lúa chết lên đến hơn 110ha.

Đối với những hộ thuộc đối tượng ngheo, tình cảnh còn thê thảm hơn. Một số hộ ngheo đành bỏ đất trống vì không có vốn sạ lại. Anh Nguyễn Văn Công, ấp Năm Hải, xã Long Thạnh có vài công đất mướn lại của người quen. Mọi mong ước về một vụ mùa có lãi đã tan thành mây khói khi lúa cũng bị trắng đầu lá và chết rụi. Anh Công tâm sự: “Đợt rồi cày lên sạ được 5 công mà nó chết hết luôn, giờ sạ lại được 2 công vì hết tiền mua giống, tại vì ngheo mẹ cho mượn đất. Bây giờ nhờ Nhà nước hỗ trợ được nhiêu hay nhiêu chứ biết sao giờ?”. Các hộ thuộc diện ngheo như anh Công giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào chính sách của nhà nước, nếu không ruộng lại để không vì gieo sạ trễ lúa sẽ thất như kinh nghiệm nhà nông đối với vụ Thu đông này. “Thời tiết năm nay ngộ quá chừng, hàng năm giờ này chuẩn bị bón thúc, đâu có cảnh lúa chết, giờ phải chạy kiếm tiền mua giống cho kịp thời vụ. Không tiền đành mua thiếu với lãi suất cao lắm” - một hộ nông dân khác cho biết thêm như vậy.

*Nông dân cần được cưu…Vừa qua, một số xã ở huyện

Giồng Riềng chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn hán và xâm nhập mặn. Mức độ mặn cao hơn mọi năm

đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất. Riêng với các hộ nông dân xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng đã bỏ luôn vụ lúa He Thu. Những hộ dân có đất thì mất một vụ không ảnh hưởng nhiều nhưng đối với những hộ thuê đất canh tác thì mất một vụ cũng đã coi như “làm không công” cả năm. Nếu gieo sạ theo mọi năm thì vụ Thu đông này coi như để gỡ gạc chút đỉnh. Tuy nhiên hiện tượng lúa chết phải sạ đi sạ lại nhiều lần như thế này đã làm tăng chi phí, đẩy bà con vào tình trạng thiệt hại đơn, thiệt hại kép.

Bà Danh Thị Mỹ Hạnh - cán bộ kỹ thuật nông nghiệp xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng cho biết: “Lúa chết một phần là do nước mặn kéo dài, hạn hán, nước mặn xâm nhập. Đồng thời, đất ở đây canh tác lâu năm bị nhiễm phen. Nếu như bà con không rửa mặn rửa phen thì sạ lại vẫn chết chứ không phát triển được. Lãnh đạo địa phương đã kiến nghị lên ngành nông nghiệp cấp huyện để có hướng khắc phục tình trạng trên”.

Trước thực trạng sản xuất ngày một khó khăn, bà con rất mong chờ sự hỗ trợ của Nhà nước để sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất, ổn định đời sống. Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Giồng Riềng, trước tình hình trên thì huyện đã cử cán bộ xuống quan sát thực tế. Ghi nhận, tổng hợp số lượng lúa và diện tích bị thiệt hại, đồng thời phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo địa phương

để giải quyết những khó khăn trước mắt. Với vai trò ngành nông nghiệp thì phòng đã có công văn gửi Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang để có phương hướng hỗ trợ khắc phục tình hình giúp người dân nhanh chóng vào vụ Thu đông cho kịp thời vụ. Đồng thời huyện cũng đã khuyến cáo người dân cần theo dõi sát sao về diễn biến thời tiết cũng như không nên nóng vội đi ngược với chỉ dẫn của ngành chức năng.

Qua sự việc trên cho thấy, tình trạng hạn hán xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Người nông dân cũng chưa lường trước hết được những nguy cơ tiềm ẩn trên đồng ruộng của mình. Đây cũng là điều ngành chức năng cần cân nhắc và có hướng dự đoán tốt hơn cho người nông dân. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn và cảnh báo những nguy cơ cho từng mùa vụ là điều cần thiết để giúp người nông dân có một vụ mùa bội thu, nhiều hộ dân tiến lên thoát ngheo.

Kiên Giang:Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Mới Gieo Sạ Đã Chết Huy Diêu

Anh Đỗ Văn Doanh mới xạ lại đợt lúa mới sau đợt đầu lúa bị chết rụi

Nhu cầu đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2016 - 2020 là 62.075 tỷ đồng, trong đó đã cân đối 39.464 tỷ đồng, còn thiếu 22.611 tỷ đồng so với tổng nhu cầu đầu tư. Đó là số liệu được đưa ra tại Hội nghị “Phối hợp công tác giữa Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC) với các tỉnh, thành phố phía Nam” diễn ra ngày 24/6 tại Cần Thơ.

*Thúc đẩy phát triển lưới điênTại Hội nghị, ông Nguyễn Phước Đức - Phó

Tổng Giám đốc EVN SPC cho biết, kết quả phối hợp hoạt động trong lĩnh vực điện lực giữa EVN SPC và các tỉnh, thành trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và an sinh xã hội trên địa bàn, thúc đẩy phát triển lưới điện, để nâng cao tỷ lệ hộ có điện sử dụng trong toàn vùng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ và các tỉnh, thành đề ra.

Thực hiện quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2015, EVN SPC đã đầu tư 18.148 tỷ đồng xây dựng lưới điện trên địa bàn 21 tỉnh, thành, đạt 63% so với quy hoạch. EVN SPC đang cung ứng điện trên địa bàn 2.510 xã, phường, thị trấn thuộc 211 quận, huyện, thành phố, thị xã của 21 tỉnh, thành phố phía Nam; số hộ dân có điện là 7,44 triệu hộ (đạt 99,25%), tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 98,9%. EVN SPC đang bán điện trực tiếp đến 6,94 triệu hộ dân (chiếm 93,2% tổng số hộ có điện), hiện còn trên 375.000 hộ dân có điện thông

qua câu đuôi. Tới nay, hầu hết các khu vực chưa có điện trên địa bàn EVN SPC quản lý đều ở những vùng sâu vùng xa, mật độ dân cư thưa, sống không tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao thông chính nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp nhiều khó khăn, giá thành đầu tư tăng cao. Tính đến cuối năm 2015, EVN SPC có 1.339/1.946 xã đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn (đạt 68,81%)…

*Cần nhiều nguồn lựcTheo kiến nghị, các địa phương mong muốn

EVN SPC bố trí các nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện nói chung, và cấp điện cho nông thôn nói riêng tại các khu vực chưa có điện, khu vực điện đã xuống cấp… Đặc biệt là công tác triển khai dự án cấp điện nông thôn theo Quyết định 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Chính phủ, trong đó có lồng ghép đầu tư cấp điện cho các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu tại các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, theo EVN SPC thì do nhu cầu đầu tư cấp điện quá lớn nên việc sắp xếp, bố trí vốn cần huy động nguồn lực của toàn xã hội. Theo kế hoạch 5 năm (2016-2020) của

EVN SPC, tổng nhu cầu đầu tư phát triển điện lực trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 là 62.075 tỷ đồng, trong đó đã cân đối 39.464 tỷ đồng, còn thiếu 22.611 tỷ đồng so với tổng nhu cầu đầu tư.

Một trong những mục tiêu quan trọng trong phối hợp hoạt động giữa EVN SPC với các địa phương giai đoạn 2016-2020 là hoàn thành các dự án trong chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định 2081 của Chính phủ, đảm bảo đến cuối năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện. Với dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2015-2020”, trong năm 2016 chỉ có 2/12 dự án thành phần tại 12 tỉnh do EVN SPC làm chủ đầu tư được Chính phủ bố trí vốn ngân sách nhà nước…

Theo EVN SPC, năm 2015 xảy ra 145 vụ tai nạn điện, trong đó có 38 vụ tai nạn do vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (tăng 4 vụ so với năm 2014), làm chết 114 người (tăng 3 người so với năm 2014), bị thương 40 người (tăng 4 người so với năm 2014), tập trung nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre. Nguyên nhân chủ yếu do người dân chủ quan, không chấp hành quy định về an toàn điện dẫn đến vi phạm như: lắp đặt ăng ten, biển hiệu, xây dựng, cải tạo nhà ở, thi công công trình… vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện và sử dụng điện không an toàn ở các khu vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, dùng điện bắt cá, bẫy chuột… Năm 2015, toàn lưới điện xảy ra 78 vụ sự cố, 5 tháng đầu năm 2016 xảy ra 43 vụ (tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2015).

Cần Thơ:Phát triển điện lực - Cần huy động nguồn lực toàn xã hội Trung Kỳ

Page 5: So 124 chuyen in

05Số 124 - Tháng 6/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở (CĐCS) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển đoàn viên. Đặc biệt, CĐCS cần thực hiện chủ trương: “Công đoàn thương lượng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức lao động cho công nhân”.

Cùng với sự phát triển của đất nước, những năm qua các KCN, khu chế xuất phát triển nhanh về số lượng và quy mô; thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Từ các cuộc đối thoại giữa CĐCS với chủ doanh nghiệp, đã có nhiều mô hình chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động nhằm hỗ trợ và giúp củng cố niềm tin của người lao động vào tổ chức Công đoàn, giảm bớt được tình trạng đình công và tranh chấp lao động.

Theo ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Cty Pousung Trảng Bom, Cty Pousung hiện là do-anh nghiệp có đông lao động nhất huyện Trảng Bom với trên 25 ngàn người. Công đoàn của Cty luôn luôn tổ chức giám sát chặt chẽ doanh nghiệp trong việc xây dựng môi trường sản xuất an toàn, thu nhập được đảm bảo thông qua thực hiện tốt chính sách tiền lương, quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN... Bên cạnh đó, năm 2015 Công đoàn kiến nghị và được công ty chấp thuận đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng khu giải trí cho công nhân là một sân bóng đá có mái che. Đây còn là nơi kết hợp để tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ và một số hoạt động khác của Công đoàn. Hiện nay, Cty có gần 40% người lao động có trình độ từ trung cấp đến đại học trở lên, gần 60% được qua đào tạo nghề. Những lao động còn lại đều được qua các khóa huấn luyện, bồi dưỡng tay nghề.

Việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động là nhiệm vụ cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị, tổ chức công đoàn, của doanh nhân và công nhân lao động. Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, sự đồng thuận xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động.

Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cán bộ Công đoàn được giao trọng trách rất cao cả là bảo vệ quyền và

lợi ích chính đáng cho người lao động. Do đó, cán bộ Công đoàn muốn đối thoại tốt với doanh nghiệp nhất định phải nắm chắc luật, nắm chắc tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là phải nắm chắc tâm lý chủ doanh nghiệp.

Tại tỉnh Đồng Nai, vai trò của tổ chức Công đoàn, đặc biệt là CĐCS gần nhất với người lao động, là rất quan trọng để duy trì quan hệ lao động ổn định hài hòa và tiến bộ. Từ tiếng nói có trọng lượng của CĐCS, chủ doanh nghiệp sẽ lắng nghe và giải quyết được các bức xúc của người lao động. Công đoàn của các doanh nghiệp đã cho ra đời rất nhiều mô hình chăm lo tốt đời sống người lao động, điển hình nhất là siêu thị bán hàng trả sau cho công nhân, hệ thống vắt và lưu sữa cho công nhân đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ… Từ kiến nghị của Công đoàn, công ty đã chi hơn 50 tỷ đồng để xây dựng trường mầm non cho con công nhân và chuẩn bị đưa vào sử dụng.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai Tăng Quốc Lập, thì tình trạng đình công, tranh chấp lao động tập thể vẫn còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, tập trung nhiều ở thời điểm trước và sau Tết, nhất là sau mỗi đợt tăng lương. Ở nhiều doanh nghiệp môi trường làm việc chưa thực sự được cải thiện tốt. Chính vì vậy, trong năm nay, nhiệm vụ của Công đoàn, trong đó CĐCS có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển đoàn viên, đặc biệt là thực hiện chủ trương công đoàn thương lượng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức lao động cho công nhân.

Công Đoàn Cơ Sở Đồng Nai: Nâng Cao Chất Lượng Phát Triển Đoàn Viên Thuỳ Duyên - Đăng Kiều

Chuẩn bị bữa ăn giữa ca cho người lao động tại Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai

Thủ tướng vừa quyết định hỗ trợ khăc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Đồng thời, yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương chủ động sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác cùng với nguồn ngân sách TW hỗ trợ để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khăc phục hậu quả hạn và xâm nhập mặn.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 231,5 tỷ đồng cho 11 địa phương và Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (trực thuộc Bộ NN&PTNT) từ nguồn dự phòng ngân sách TW năm 2016, để khắc phục hậu quả hạn hán

và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2015-2016.

Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Sơn La 155 tỷ đồng, Lai Châu 9,9 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế 12,5 tỷ đồng, Phú Yên 11,4 tỷ đồng, Kon Tum 19,8 tỷ đồng, Lâm Đồng 35 tỷ đồng, Bình Phước 25 tỷ đồng, Long An 25 tỷ đồng, Sóc Trăng 24,5 tỷ đồng, Kiên Giang 25 tỷ đồng, Cà Mau 25 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa 2,9 tỷ đồng.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và số liệu báo cáo thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn và xâm nhập mặn.

Cục Bồi thường Nhà nước, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG), đã tổ chức hội thảo tham vấn lấy ý kiến các chuyên gia trong nước về Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước sửa đổi .

Buổi hội thảo đã tập trung vào ba vấn đề chính bao gồm: Đánh giá tác động của việc thay đổi mô hình cơ quan giải quyết bồi thường và vấn đề thiệt hại được bồi thường; Đánh giá tác động của việc thay đổi phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và trách nhiệm hoàn trả và xử lý người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại; Đánh giá tác động của việc thay đổi trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường và vấn đề kinh phí được bồi thường.

Theo như Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010, thì Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Điều này đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Tuy nhiên, sau 6 năm đi vào cuộc sống, Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước đã bộc lộ một số tồn tại cần sửa đổi để phù hợp với thực tiễn bởi các chính sách pháp luật có liên quan mật thiết với Luật này đã có nhiều thay đổi, điển hình như Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật Tố tụng Hành chính 2010, Luật Khiếu nại 2010. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước sẽ giúp hạn chế những bất cập trong quá trình thực thi luật và kịp thời cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về đảm bảo quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và danh dự của công dân, cũng như đảm bảo tính thống nhất với các bộ luật và luật hiện hành.

Theo PGS.TS Dương Đăng Huệ, mô hình tập trung quyền lực cho ngành Tư pháp sẽ tránh sự đùn đẩy, người bị thiệt hại dễ dàng xác định cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường cho mình. Phương án này không làm phát sinh thêm biên chế trong hệ thống các cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường…

Hạn chế những bất cập trong Luật Trách nhiệm Bồi thường

Hoàng Uyển

Hỗ Trợ Khắc Phục Hậu Quả Hạn Hán Và Xâm Nhập Mặn

Trắc Long - Anh Nguyên

Page 6: So 124 chuyen in

06 Số 124 - Tháng 6/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Ngày 24/6/2016, tại TP.HCM, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn cùng với Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia (Cục Trồng trọt) phối hợp tổ chức chương trình hội thảo “Thúc đẩy liên kết, hữu cơ hóa nền nông nghiệp phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam. Đến tham dự có đại diện Bộ Nông Nghiệp, Sở Nông nghiệp các tỉnh thành và trên 600 đại biểu là các do-anh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước.

*Thay đổi là tất yếuỞ Việt Nam, nông nghiệp hữu

cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng đến mức báo động. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phát triển còn chậm.

Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Có thể nhận thấy một thực tế hiện nay là việc sản xuất, canh tác của bà con còn dựa quá nhiều vào các loại phân bón hoá học và lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Những điều về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất khi đất canh tác bị nhiễm độc, mất dần độ màu mỡ, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và ảnh hưởng đến thu nhập và cả môi trường sống của bà con.

*Bộ ngành đồng hành cùng người dânTại chương trình hội thảo, ông

Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và PTNT báo cáo “Vai trò của Hợp tác xã, tổ hợp tác trong phát triển sản phẩm nông nghiệp an toàn và liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân”. Hợp tác xã Nông nghiệp đã khẳng định được vai trò trong việc tập hợp và thống nhất thành viên cùng nhau tổ chức sản xuất theo quy trình đảm bảo nông sản an toàn. Hợp tác xã cũng là tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra chéo thành viên đảm bảo chất lượng nông sản an toàn, tạo uy tín chất lượng cho sản phẩm.

Đặc biệt bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia trình bày về “công tác khảo nghiệm phân bón, định hướng, chiến lược quản lý chất lượng phân bón phục vụ cho tái cơ câu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới”. Công tác khảo ngiệm được tiến hành ngày càng chặt chẽ, kiểm nghiệm thì các trang thiết bị máy móc được trang bị hiện đại đầy đủ nhằm đảm bảo đúng chất lượng phân bón chuẩn xác. Trung tâm cũng đã ký hợp tác 3 bên giữa Viện dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và ATQ- Hoa kỳ về việc nâng vao năng lực Phòng kiểm nghiệm. Đơn vị luôn xác định rõ trách nhiệm là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà phân bón hữu cơ, phân bón khác.

Đại diện quản lý Bộ, Ngành tại địa phương cũng có những trăn trở trong việc thúc đẩy hữu cơ hóa nền nông nghiệp. Ông Huỳnh Quốc Thích - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT ĐăkLăk cũng báo cáo về “Thực trạng tình hình khô hạn và sử dụng phân bón hữu cơ tại các tỉnh vùng Tây Nguyên”. Ông Thích cho biết, Tây Nguyên là vùng có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 trên toàn quốc với trên 5,46 triệu ha, trong đó diện tích nông nghiệp chiếm 88,3%, tương đương 4,82 triệu ha. Trong đó thế mạnh là cây cà phê, cây tiêu, cây công nghiệp khác…Tình trạng hạn hán kéo dài diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân Tây Nguyên. Trước thực trạng này, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như chính quyền địa phương và người dân đã chủ động đưa ra một số giải pháp để ứng phó. Bên cạnh

các giải pháp cấp bách và lâu dài đó, việc sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ sinh học cũng là tiến bộ kỹ thuật thủy lợi được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới hoàn toàn có thể vận dụng cho cây trồng ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng phân bón hữu cơ sinh học còn chiếm tỷ lệ thấp vì thói quen và nhận biết các sản phẩm uy tín chất lượng của người dân chưa cao nên trong thời gian tới Sở Nông nghiệp cũng sẽ đồng hành với người dân để tiếp cận và ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học vào trồng trọt nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.

Đại diện cho Vùng ĐBSCL, bà Nguyễn Thị Kiều - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cần thơ cũng báo cáo về “Thực trạng tình hình khô hạn, xâm nhập mặn và sử dụng phân bón hữu cơ tại các tỉnh ĐBSCL”. Theo đó, ĐBSCL là trung tâm lúa gạo của cả nước, dự báo đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của vùng khoảng 2,02- 2,06 triệu ha, trong đó khoảng 1,8 triệu ha trồng lúa và 400 ngàn ha đất trồng cây lâu năm khác. Bà Kiều cho biết: “Vừa qua tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất nghiêm trọng, đất đai bạc màu, nhiễm độc ngày càng tăng… Một trong những giải pháp trực tiếp cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng là vấn đề nhận thức và cải tạo đất theo xu hướng phát triển nên nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân bón hưu cơ là cách hợp lý với hiện trạng đất nhiễm mặn hiện nay của ĐBSCL, đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường”.

Những đại biểu là đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cũng thể hiện lòng quyết tâm đến việc hữu cơ hóa nền nông nghiệp và sẵn sàng thay đổi để xây

dựng một nên nông nghiệp phát triền bền vững. Chia sẻ với P/V, ông Trương Hữu Trí - Chủ tịch HĐTV Hợp tác xã Nông nghiệp Gò Gòn, tỉnh Long An cho biết: “Hiện HTX đã được trao chứng nhận VietGAP trên cây lúa vì chúng tôi luôn quan tâm đến chất lượng nông sản và đảm bảo môi trường nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hợp lý được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt hiện nay phân bón hữu cơ sinh học đang là xu hướng phát triển tất yếu vì những lợi mà nó mang lại cho việc phát triển nông nghiệp bền vững. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại phân bón hưu cơ sinh học kể cả thương hiệu nước ngoài và trong nước, tuy nhiên ở góc độ người sử dụng thì chúng tôi không quan trọng là thương hiệu nội hay ngoại mà quan tâm đến chất lượng và giá thành sự đồng hành của doanh nghiệp phân bón đó mới là quan trọng. Hiện nay các thương hiệu Việt Nam đã có nhiều vượt trội, vừa rồi tôi có tiếp cận với thương hiệu phân bón Hữu cơ sinh học của công ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp VINCOP gồm có sản phẩm Glory Bio dùng bón là và Glory Humic dùng bón rễ phải nói là đạt kết quả rất cao trong sử dụng, giá thành lại rẻ, đội ngũ nhân viên kỹ thuật thì trực tiếp hướng dẫn đến người nông dân, đó là điều rất đáng qúy…”.

Tại buổi hội thảo đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên gồm Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm Khảo kiểm nghiệp phân bón Quốc gia, Công ty TNHH Viko Energy (Hàn Quốc) về thực hiện chuỗi liên kết hữu cơ hóa nền nông nghiệp phát triển bền vững phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam.

TP.Hồ Chí Minh:Hữu Cơ Hóa Vì Một Nền Nông Nghiệp

Phát Triền Bền Vững Hoàng Thiên

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên gồm Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Công ty TNHH Viko Energy (Hàn Quốc)

Page 7: So 124 chuyen in

07Số 124 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Tại TP.HCM vừa diễn ra Hội thảo và lễ ký kết hợp tác triển lãm với chủ đề “Liên minh các Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ 2016” và “METAL-EX Vietnam 2016 - Kết nối toàn diện cho Ngành Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam hướng tới tương lai hội nhập toàn cầu”. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách hỗ trợ cho công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, ban tổ chức cũng thông báo sẽ tổ chức triển lãm để tăng cường cơ hội hợp tác.

*Nhiều chính sách cho công nghiêp hỗ trợTham dự hội thảo có ông Hiro-

taka Yasuzumi - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, Văn phòng TP.HCM (JETRO); Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) và Ông Isara Burin-tramart - Giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex…

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, DNNVV còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh. Phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ phải nhập khẩu. Hoạt động của DNNVV trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) chủ yếu tham gia ở những công đoạn với công nghệ đơn giản, giá trị gia tăng thấp, nên thường gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm ngay cả trên thị trường nội địa và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với CNHT ngành Cơ khí chủ yếu là phục vụ sản xuất sản phẩm liên quan đến cơ khí gia dụng, sửa chữa thay thế các thiết bị trong dây chuyền nhập khẩu; CNHT ngành điện tử còn ở mức độ thấp; CNHT dệt may và da giày phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu. Riêng CNHT ngành cao su - nhựa, chế biến tinh lương thực thực phẩm, các DNNVV đáp ứng được một phần nhu cầu nội địa và có tham gia xuất khẩu.

Nghị định về Phát triển CNHT được ban hành cuối năm trước vẫn chưa cho thấy hiệu quả. Hơn nữa, những DN trong CNHT là các DN-NVV nhưng do các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho DNVVN không được thông báo và được DN sử dụng rộng rãi cho nên có lẽ không có mấy hiệu quả. Cùng với sự mở rộng của các liên kết kinh tế, đầu tư của DN nước ngoài ngày càng nhiều, trong tình hình môi trường kinh tế, công nghiệp Việt Nam biến đổi mạnh, có thể thấy rằng chỉ còn các DN bản địa của Việt Nam bị bỏ lại, vẫn chưa có phương tiện để phát triển. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến hỗ trợ CNHT và DNNVV, các cơ chế chính sách nằm rải rác và chịu sự chi phối của các Luật, Nghị định, văn bản pháp lý khác nhau.

Ông Hirotaka Yasuzumi cho biết: “Jetro đã đề xuất các chính sách và các hoạt động cụ thể khác để cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó chú trọng đến các hoạt động để phát triển CNHT. Để phát triển CNHT, cần phải có các “Ưu đãi và các biện pháp hỗ trợ” và “Thúc đẩy

phát triển kinh doanh” thông qua chính sách của Chính phủ. Để thúc đẩy phát triển kinh doanh, JETRO đã triển khai nhiều cuộc triển lãm CNHT từ hơn 10 năm nay. Đặc biệt ở miền Nam, ngoài các triển lãm, trong 3 năm nay đã triển khai các cuộc kết nối DN một cách tập trung và có 1 vấn đề nổi lên là tuy tổ chức nhiều lần nhưng không có nhiều gương mặt DN mới xuất hiện. Do đó, chúng tôi quay trở lại với cách làm trước đây là phân rõ vai trò của người mua và nhà cung cấp. Ngoài ra lần này chúng tôi đưa ra định hướng mới là ưu tiên các DN Việt Nam mới, chưa từng tham dự các sự kiện Business Alliance trước đây và không chỉ từ TP.HCM nữa mà còn từ cả các tỉnh xung quanh tham dự triển lãm. Cạnh đó, môi trường kinh doanh gần gũi với nhau hơn không phải là về biên giới, mà về cự ly địa lý và chi phí do các liên kết kinh tế như AEC, TPP…được hình thành, mang ý nghĩa rằng chuỗi cung ứng sẽ được mở rộng hơn nữa. Do vậy chúng tôi nghĩ rằng ngoài các DN Nhật Bản ở Việt Nam, đối tượng triển lãm còn thêm các DN lớn, nổi tiếng của Nhật Bản ở khu vực ASEAN và Nhật Bản với tư cách là người mua”.

*Mở rộng cơ hội hợp tác qua triển lãm“Triển lãm lần này ngoài việc

hợp tác với ITPC như từ trước đến nay, chúng tôi sẽ còn hợp tác với HEPZA, Sở Công thương, Trung tâm phát triển CNHT, các Ban quản lý KCN ở Bình Dương, Đồng Nai…Trong tương lai Jetro sẽ tìm kiếm các DN Việt Nam mới để làm người mua và nhà cung cấp khoảng 2 lần/năm, hơn nữa, sẽ mời các DN Nhật Bản ở khu vực ASEAN và tổ chức với quy mô lớn trong hoàn cảnh không bị hạn chế về không gian kết nối, tách rời với triển lãm” - Ông Hi-rotaka Yasuzumi khẳng định.

Ông Isara Burintramart, Giám đốc điều hành Công ty Reed Tra-dex cho biết: “Với hơn 16,300 dự án

FDI đang hoạt động đạt tổng giá trị 238 tỷ đô la Mỹ, Việt Nam hiện là điểm đến đầu tư của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó nhiều nhà sản xuất cũng đang chuyển hướng đầu tư vào công nghệ mới nhằm tạo sự tin tưởng giữa các nhà đầu tư trong việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Do đó, triển lãm Metalex Vietnam sẽ tiếp tục sứ mệnh là nền tảng cung ứng toàn cầu với sự tham gia của hơn 500 thương hiệu đến từ 25 quốc gia, cùng với Khu gian hàng Nhật Bản và 8 Khu gian hàng quốc gia khác với mục tiêu cung cấp cho khách hàng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất ngày càng cao”.

Ngoài các giải pháp gia công kim loại, các bên tham gia sẽ có cơ hội trải nghiệm những công nghệ chế tạo điện tử hiện đại đồng thời kết nối mạng lưới với nhiều nhà lãnh đạo công nghiệp tại sự kiện triển lãm đồng địa điểm "Nepcon Vietnam”. Hai sự kiện triển lãm đồng địa điểm này cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ không chỉ là trách nhiệm của từng quốc gia mà của các cộng đồng kinh tế trong khu vực, nhằm mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước ASEAN+6. Đồng thời, sự kiện này sẽ mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất chứng minh năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của mình với các khách hàng tiềm năng, cũng như chuẩn bị cho sự hội nhập kinh doanh khu vực sâu hơn trong tương lai.

Chương trình tập trung vào việc trình diễn những máy móc công cụ, sáng chế và công nghệ mới cho việc sản xuất, đồng thời thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các DN Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác. Các triển lãm này sẽ được tổ chức từ ngày 6-8/10, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), dự kiến sẽ chào đón hơn 10.000 khách tham quan chất lượng.

Nâng Cao Chất Lượng Và Vai Trò Ngành Công Nghiệp Hỗ TrợNguyễn Thịnh

Ngày 24/6, tại cảng Tân Cảng Cát Lái, Quận 2, TP.HCM, đã diễn ra lễ công bố chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn giao thông đường bộ, theo tiêu chuẩn Quốc tế (TCQT)- ISO 39001:2012 và khai trương De-port Tân Cảng - Rạch Chiếc. Đây là doanh nghiệp vận tải đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận này.

Buổi lễ do Công ty Cổ phần Vận tải bộ Tân Cảng (trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng - Sài Gòn, Quân chủng Hải quân) tổ chức. Đến dự buổi lễ và trao bằng, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đến chúc mừng và nói về hoạt động an toàn giao thông vận tải cũng như giới thiệu thêm về tiêu chuẩn ISO 39001 - 2012.

Công ty vận tải bộ triển khai xây dựng Hệ thống Quản lý An toàn giao thông đường bộ theo

TCQT - ISO 9001:2012 từ tháng 5/2015 và đến nay đã được tổ chức TUV NORD Thái Lan thuộc tập đoàn TUV NORD Đức đánh giá và chứng nhận. Công ty hiện có hơn 200 xe đầu kéo con-tainer, được trang bị đầy đủ thiết bị giám sát hành trình theo quy định, đạt tiêu chuẩn an toàn cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi có được chứng chỉ này và thực hiện theo tiêu chuẩn đó thì sẽ có cơ hội nhận được các hợp đồng vận tải quốc tế. Đặc biệt là trong giai đoạn mà nước ta đang hội nhập sâu sau khi chúng ta ký hiệp định TPP. Đồng thời, nó sẽ là nền tảng giúp cho bản thân các người quản lý, cho đến từng cán bộ, nhân viên, lái xe nhận thấy được vai trò của ATGT và thông qua đó, chúng ta sẽ có những hoạt động cụ thể cho công tác quản lý ATGT như quản lý phương tiện con người từ ngay bên trong doanh nghiệp.

Chiều cùng ngày, Công ty cổ phần vận tải bộ Tân Cảng cũng đã công bố khai trương, đưa vào hoạt động Deport Tân Cảng - Rạch Chiếc tại Phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM với diện tích 2ha, cung cấp dịch vụ depot cho các hãng tàu.

Tân Cảng: Đơn vị đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế - ISO 39001:2012 Viêt An

Page 8: So 124 chuyen in

Số 124 - Tháng 6/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Sáng 22/6, Đ/c Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã chủ trì phiên hội nghị tại Hội trường Thành ủy TP.HCM, nhằm đề ra những giải pháp để xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, sớm trở thành trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.

Hội nghị lần này xoay quanh việc thảo luận về các vấn đề như: Giải pháp để xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; đề xuất cơ chế chính sách cho thành phố phát triển trong 5 năm tới; các giải pháp đổi mới mạnh mẽ chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên, công tác tư tưởng, định hướng thông tin, nâng cao năng lực cán bộ, gần dân, phục vụ dân...Hội nghị cũng xác định, để sớm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và TP.HCM đi vào cuộc sống ngay từ những tháng đầu, năm đầu, các đại biểu cần tập trung trí tuệ thảo luận những giải pháp để xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, sớm trở thành trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống nhân dân

Đ/c Tất Thành Cang, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết, cần tập trung thực hiện tốt các mục tiêu: không

ngừng đổi mới, tạo sự đột phá trong nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á; Xây dựng Đảng bộ TP.HCM thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng cán bộ, Đảng viên…

Thành ủy cũng đề ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện đến năm 2020, gồm: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị bền vững, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ làm nền tảng phát triển nhanh các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Phát triển y tế, thể dục-thể thao, văn hóa, xây dựng con người TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ, đảm bảo thực hiện quyền làm

chủ của nhân dân, tăng cường, đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí…

Phát biểu lễ bế mạc Hội nghị vào ngày 23/6, Đ/c Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết Hội nghị cơ bản đồng tình với Tờ trình của UBND TP về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng khá, đầu tư trong nước có chuyển biến tích cực, công tác quản lý đô thị đang dần tốt hơn, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, Đ/c Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh, vẫn còn để xảy ra tình trạng xây dựng không phép, công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, giải quyết các vấn đề bức xúc của dân chưa đạt yêu cầu, kinh tế TP hiện nay còn nhiều khó khăn…Giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016, Đ/c Đinh La Thăng yêu cầu phải đẩy mạnh và quyết liệt thực hiện cải cách hành chính đồng bộ, chặt chẽ ở các cấp, các ngành theo hướng công khai, minh bạch, xã hội hóa các dịch vụ công, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ giao dịch giữa cơ quan hành chính với tổ chức và công dân; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử. Tăng cường phân cấp, ủy quyền nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của thủ trưởng các Sở - Ngành, Quận - Huyện, khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau…

Đ/c Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh rằng, công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở một số nơi còn yếu kém, tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm trước những bức xúc chính đáng của người dân vẫn còn; thực hiện quy chế dân chủ tại một số cơ quan, địa phương còn hình thức. Do đó, cần nghiêm túc nhìn nhận và kiên quyết khắc phục hạn chế trên. “Phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của người dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến; có cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để người dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình”.

Theo báo cáo của UBND thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn TP.HCM ước đạt gần 477 ngàn tỉ đồng, tăng gần 7,5% so với cùng kỳ năm trước, dịch vụ tăng 7,7% (cùng kỳ tăng 7,8%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,5% (cùng kỳ tăng 6,5%), khu vực nông nghiệp tăng 5,6% (cùng kỳ tăng 5,9%). Phấn đấu đến cuối năm 2016, TP.HCM sẽ tiếp tục mở rộng thị trường vùng và các tỉnh khu vực phía Nam; triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu, tăng trưởng chất lượng tín dụng; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…phối hợp với các tỉnh, thành lân cận cung ứng nguyên liệu chế biến nguồn thực phẩm sạch và an toàn.

Quyết tâm đưa TP.HCM trở thành trung tâm khu vực Viêt An

Việc nông dân liên kết sản xuất, sẽ giảm được giá thành sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, ổn định chất lượng, và sẽ là “đối trọng” cần thiết khi mua bán với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nông dân rất cần cái “ngoéo tay” thiệt tình từ các doanh nghiệp.

*Loại bỏ tình trạng thao túng giáMỗi năm ĐBSCL sản xuất ra hơn 600.000 tấn

tôm, 1 triệu tấn cá tra, 3 triệu tấn trái cây, 25 triệu tấn lúa. Sản lượng này là nguồn nguyên liệu dồi dào cung ứng cho xuất khẩu. Trong đó, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu nhiều tỉ USD. Sau thời gian cá tra, tôm sú phát triển nóng, có lúc cung vượt cầu, hai mặt hàng này dần ổn định. Trải qua nhiều biến động của thị trường, vùng nuôi cá tra, cá da trơn ở ĐBSCL đang ở ngưỡng chấp nhận. Tuy nhiên, khi giá cá tra thịnh vượng, các nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra mọc lên như nấm. Nông dân nuôi cá và nhà máy chế biến phát triển “nóng” phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Cá tra ùn ứ khó tiêu thụ, phải trông chờ doanh nghiệp giải cứu. Tình trạng nhà máy chế biến nợ tiền cá nông dân diễn ra tràn lan. Nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Mới đây nhất, một đại gia thủy sản trong lĩnh vực chế biến cá tra ở Cần Thơ phải “sa lưới” pháp luật vì nợ nần chồng chất. Đó là những hệ lụy tất yếu của quá trình phát triển “nóng”. Những người đầu tư theo dạng “phong trào” dần bị loại khỏi cuộc chơi. Doanh nghiệp muốn có vùng nguyên liệu cá tra ổn định phải ký kết hợp đồng với nông dân.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các hợp đồng “nửa vời” với nông dân nuôi cá. Khi nguyên liệu thừa, thì doanh nghiệp có nhiều lý do để chen ép hoặc không mua cá theo hợp đồng. Người nuôi cá liên kết thành chuỗi liên kết ngang, tạo ra các câu lạc bộ nuôi cá tra, gắn với các tiêu chuẩn vùng nuôi cụ thể. Từ đó, cử đại diện đàm phán hợp đồng bán cho doanh nghiệp theo liên kết dọc bước đầu đã phát huy hiệu quả. Hiện tại, các doanh nghiệp đã hình thành khoảng 80% vùng nguyên liệu. Trong đó, có một tỷ lệ không nhỏ là nông dân trở thành người nuôi gia công cho doanh nghiệp.

Được biết, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng đang có những việc làm thiết thực như lập bản đồ vùng nuôi. Vùng nguyên liệu đã có bước tiến đáng kể khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra theo quy định của Nghị định 36. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đã có dữ liệu gần 40% vùng nguyên liệu cá tra. Các số liệu này dần sẽ hoàn thiện khi các doanh nghiệp và hộ nuôi đăng ký vùng nuôi với hiệp hội. Điều này sẽ góp phần thống kê chính xác

hơn về diện tích, sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL.*Tăng khả năng cạnh tranh nhờ liên kết vùngChính phủ đã có nhiều giải pháp để đảm bảo

quyền lợi cho người nông dân. Như quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, nhận định: “Gần đây việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão, lũ lụt nên nông dân trở thành nhóm sản xuất rất dễ bị tổn thương. Biến đổi khí hậu là vấn đề lớn và họ cũng là những người bị tác động rất mạnh. Thiếu hệ thống bảo hiểm rủi ro, giao thông đi lại khó khăn, thiếu vốn, thiếu tài sản, trình độ học vấn thấp và thiếu khả năng tiếp cận tín dụng”. Chính phủ thường xuyên theo dõi sát sao hoạt động xuất khẩu lúa gạo và diễn biến thị trường để có những chính sách ứng phó hỗ trợ.

Việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc giám sát ký kết hợp đồng giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tránh việc hai bên phá vỡ hợp đồng và cam kết cung ứng, tiêu thụ trong sản xuất. Giám sát chặt chẽ chất lượng thị trường vật tư nông nghiệp và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc nông dân liên kết sản xuất, sẽ giảm được giá thành sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, ổn định chất lượng sẽ là “đối trọng” cần thiết khi mua bán với doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nông dân rất cần cái “ngoéo tay” thiệt tình từ các doanh nghiệp.

Đồng Bằng Sông Cửu Long:Cần Những Chuỗi Liên Kết Chiến Lược Văn Mười - Trung Kỳ

Page 9: So 124 chuyen in

09Số 124 - Tháng 6/2016 XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN - VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Từ ngày 24/6 - 28/6, triển lãm Quốc tế Vietbuild 2016 (xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội ngoại thất) vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC.

Triển lãm năm nay thu hút sự tham gia của 2.430 gian hàng với hơn 800 doanh nghiệp, trong đó có 423 doanh nghiệp trong nước, 215 doanh nghiệp liên doanh và 162 doanh nghiệp và các tập đoàn nước ngoài. Các sản phẩm tại Triển lãm tập trung vào một số lĩnh vực như: Xây dựng - Vật liệu xây dựng; Trang trí nội ngoại thất; Hệ thống cho ngôi nhà thông minh; Thiết bị công nghệ máy móc; Hệ thống máy năng lượng mặt trời…

Đến với triển lãm Vietbuild lần này, khách hàng sẽ có cơ hội được trải nghiệm không gian đẳng cấp với dòng sản phẩm căn hộ xanh chính phẩm Diamond Lotus tiêu

chuẩn xanh Hoa Kỳ cũng như có cơ hội trúng những phần quà thật sự hấp dẫn từ chủ đầu tư Phúc Khang Corporation. Sau sự kiện Vietbuild, vào ngày 10/7 tới, Phúc Khang Cor-poration sẽ chính thức mở bán dự án Diamond Lotus Lake View.

Trong lễ công bố trước đó về dự án, một quỹ đầu tư nước ngoài đã ký cam kết mua 30% số lượng căn hộ của dự án để bán cho khách hàng nước ngoài. Diễn giải Adam Khoo (Singapore) cũng đã mua 100 căn hộ thuộc dòng Diamond Lotus để ở và làm căn hộ khách sạn.

Vietbuild 2016:Phúc Khang Corporation ra mắt dự án mới

Phước Lập

Hưởng lợi từ chính sách phát triển hạ tầng hướng mạnh về phía Đông của thành phố, vài năm trở lại đây KĐT Cát Lái đã và đang thay da đổi thịt nhanh chóng. Càng khả quan hơn khi trong tháng 5 vừa qua, nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ đang tỏ ý muốn rót vốn vào khu Đông, số tiền có thể lên đến 4 tỷ USD. Với vị trí nằm ngay cửa ngõ Quận 2, hầu hết các chuyên gia đều lạc quan tin rằng, năm 2016 sẽ mở ra một chương mới cho KĐT Cát Lái.

*Cát Lái - Hấp dẫn người trẻĐược quy hoạch chi tiết 1/500

vào năm 2010 nhưng có thể nói đến tận năm 2015, Cát Lái mới bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ. Có được điều này là nhờ vào sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng của thành phố vào khu Đông. Cầu - Hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2, cầu Phú Mỹ, đại lộ Mai Chí Thọ… tất cả không chỉ giúp kéo khu Đông Sài Gòn về gần với trung tâm hơn mà còn giúp Cát Lái thu hút một lượng lớn người mua lẫn nhà đầu tư.

Gần đây nhất vào ngày 3/6 vừa qua, cầu vượt - hầm chui nút giao thông Mỹ Thủy cũng đã chính thức được khởi công, cho thấy sự ưu ái của thành phố nhằm phát triển KĐT mới Cát Lái nói riêng và khu Đông nói chung. Theo quy hoạch Cát Lái, với tổng diện tích hơn 152ha sẽ có quy mô gần 11.000 căn hộ và nhà thấp tầng với dân số gần 30.0000 người. Cùng với sự ấm lại của thị trường, khu đô thị này cũng đang hình thành nhanh chóng và đi cùng sự thành công của các dự án ở đây.

Hiện tại, ở Cát Lái đã có khoảng 1.000 hộ gia đình đang sinh sống. Tới tháng 6/2016, khu đô thị này sẽ đón thêm 200 hộ gia đình tại Citihome. Sang 2017, sẽ tiếp tục có 550 hộ gia đình tại Citihome và gần 200 hộ gia đình của Citibella sẽ được nhận nhà và chuyển đến nhanh chóng. Một số khu dân cư khác trong khu vực này như Gia Cát, Ninh Giang…với hơn 300 sản phẩm cũng đã được người mua đón nhận trong 2015, dự kiến sẽ có người ở nhanh chóng.

“Tính trung bình mỗi ngày, có từ 2-3 hộ gia đình quyết định chọn các sản phẩm của Kiến Á tại Cát Lái. Trong đó, tiến độ giao dịch của Citihome khoảng 2-3 sản phẩm/ngày, Citibella khoảng 1-2 sản phẩm/ngày. Theo kế hoạch 5 năm tới, trung bình 1 năm, Kiến Á sẽ giới thiệu ra thị trường khoảng 1.000 sản phẩm căn hộ và nhà thấp tầng tại khu vực này. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, có thể nói Cát Lái đang bước vào thời kỳ sôi động nhất”, ông Hồ Hữu Xuyên, Phó Tổng Giám đốc Kiến Á Group, một trong những đơn vị có quỹ đất lớn nhất tại Cát Lái đánh giá.

Bên cạnh yếu tố giao thông thuận tiện, Cát Lái còn thu hút người mua mà đặc biệt là người mua trẻ bởi quy hoạch đẹp, diện tích cây xanh lên đến gần 7m2/người. Họ là những người đã quá nhàm chán với cuộc sống nội thành ồn ào chật chội, đang theo đuổi phong cách sống mới: lối sống xanh - tiện nghi & không quá xa trung tâm.

*Trải nghiêm sống xanh gấp 9 lần“Thật ra nói là Quận 2 nhưng

không hề xa, tôi đi làm ở Quận 1

chỉ mất khoảng 15 phút thôi, còn nếu muốn đến các khu vực lân cận khác cũng chỉ mất tầm 10 phút. Chưa kể các dự án nhà ở tại đây được xây dựng rất tốt, chú trọng đến cây xanh, tiện ích nội khu cao cấp…trong khi giá cả vẫn ở mức vừa túi tiền. Với những người trẻ như mình, tôi nghĩ Cát Lái đang là lựa chọn phù hợp”, anh Hoàng Trọng, chuyên viên thiết kế, chủ một căn hộ tại Citihome, cho biết.

Nổi bật và được người mua đón nhận tốt tại Cát Lái từ thời điểm đầu năm 2015 đến nay, có thể kể đến dự án căn hộ Citihome, dự án nhà phố Citibella. Và mới đây, thông tin từ Kiến Á cho biết, họ sắp tung ra thị trường dự án ấn tượng Citisoho. Dù chưa chính thức công bố, nhưng theo đại diện của Kiến Á, Citisoho sẽ đảm bảo cả 3 yếu tố: giá cả, chất lượng và không gian sống.

Điểm hấp dẫn nhất của Citisoho chính là dự án được bao bọc bởi công viên trung tâm rộng 4ha (bằng ¾ diện tích công viên Gia Định), mật độ cây xanh lên đến gần 7m2/người, gấp 9 lần so với nội thành hiện nay

(khoảng 0,7m2/người). Kết nối trực tiếp với khu công viên rộng nhất Cát Lái, đồng nghĩa với việc tất cả cư dân tương lai của Citisoho sẽ được trải nghiệm một không gian sống xanh gấp 9 lần so với khu trung tâm.

Bên cạnh đó, với diện tích trung bình từ 55 - 60m2, mức giá dễ chịu từ 1,1 - 1,2 tỷ/căn hộ, Citisoho trở thành lựa chọn phù hợp với những người mua trẻ, hộ gia đình nhỏ. Chưa kể, dù có mức giá tầm trung nhưng Citisoho vẫn sở hữu rất nhiều tiện ích cao cấp như: hồ bơi thiết kế theo phong cách resort, tầng hầm để xe rộng 1,1ha có lối ra vào riêng cho từng block nhà, khối trung tâm thương mại cao cấp nằm độc lập tích hợp đầy đủ tiện ích như rạp chiếu phim, siêu thị, shop house…

“Có thể nói, Citisoho là một dự án căn hộ có thiết kế ấn tượng, chỉn chu trong từng chi tiết để mang đến cho cư dân một không gian sống chất lượng tốt nhất. Tôi tin rằng, trong thời điểm giữa năm 2016, Citisoho sẽ là một điểm nhấn thu vị thu hút người trẻ đến KĐT Cát Lái”, ông Xuyên cho biết thêm.

Dự án có tổng mức đầu tư 9.899,085 tỷ đồng, lấy từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hải Phòng và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. Mục tiêu đầu tư là xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ, xây dựng hệ thống đê, xây dựng hệ thống ke sông Cấm, xây dựng hệ thống giao thông chính và hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho toàn bộ khu vực Bắc sông Cấm với quy mô 1.445,51 ha.

Bên cạnh đó, phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng

đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009.

Về quy mô đầu tư, xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ chiều dài khoảng 1.138,5m; xây dựng đê tả sông Cấm chiều dài khoảng 2.016m; xây dựng hệ thống giao thông chính Khu đô thị mới Bắc sông Cấm tổng chiều dài khoảng 9,958km; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. Tổng mức đầu tư dự án là 9.899,085 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác. Dự án được thực hiện tại các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên) và phường Minh Khai (quận Hồng Bàng), thành phố Hải Phòng với thời gian 5 năm từ 2016 - 2020. Ban Quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng là chủ đầu tư Dự án.

Gần 10.000 tỷ đồng đầu tư Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên quy mô 1.445 ha

Thanh Huyền

Khu đô thị Cát Lái - TP.Hồ Chí Minh:Điểm an cư hấp dẫn của người trẻ

Nhật Nguyên

Phối cảnh hồ bơi dự án Citisoho

Page 10: So 124 chuyen in

10 Số 124 - Tháng 6/2016CÂU CHUYỆN KINH DOANH

Trong buổi khai giảng lớp đào tạo kinh doanh Online do công ty IMGroup tổ chức tại TP.HCM với chủ đề “Xây dựng chuỗi kinh doanh onlie thành công vượt trội - Tư duy chiến lược - Marketing” - ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử kiêm Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam, đã tới tham dự với tư cách đơn vị bảo trợ; Báo Thời báo Mê Kông là đơn vị bảo trợ thông tin. Nhân dịp này, P/V Thời báo Mê Kông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Dũng xung quanh vấn đề thương mại điện tử ở Việt Nam.

*P/V: Ông nhận định như thế nào về thị trường thương mại điện tử Việt Nam?

-Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Thương mại điện tử có mặt ở Việt Nam khá sớm. Từ năm 2013-2016, thương mại điện tử ở ta phát triển mạnh. Và hiện nay có nhiều công ty nước ngoài đang rất quan tâm đến thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Nói về mức độ thì hiện nay Việt Nam là một điểm ngắm cho các công ty đầu tư nước ngoài. Các cuộc mua bán chuyển nhượng diễn ra ngày một sôi động hơn.

*P/V: Như thế có thể nói Việt Nam đang là một thị trường tiềm

năng của thương mại điện tử. Vậy thì vai trò của Hiệp hội Thương mại điện tử có đóng góp gì cho thị trường này?

-Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam là đầu cầu của việc kết nối cho các thành viên trong hiệp hội, kết nối các doanh nghiệp ngoài hiệp hội với nhau. Ngoài ra, trong điều lệ của Hội chúng tôi cũng ghi rõ Hiệp hội có vai trò phản biện về các chính sách, xây dựng và hỗ trợ các chính sách về thương mại điện tử, tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo chuyên đề về thương mại điện tử nhằm cung cấp các kiến thức chuyên môn và chuyên gia về thương mại điện tử. Kết hợp với các trung tâm đào tạo về thương mại điện tử, cung cấp nâng cao chất lượng nhân lực cho thị trường thương mại điện tử.

*P/V: Từ vai trò của mình, ông thấy rằng các chuyên gia, doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cần phải làm gì để cho ngành phát triển?

-Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Tôi nghĩ rằng thương mại điện tử phải phù hợp với môi trường thế giới. Và thương mại điện tử Việt Nam cũng có đặc thù riêng nhưng vẫn phải nằm trong xu thế chung và phù hợp với thế giới. Hiện nay chúng ta đã có nhiều cuộc hội thảo về thương mại

điện tử. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo, các chương trình đào tạo về thương mại điện tử. Vấn đề chúng ta nói ở đây không phải là để huấn luyện hay hướng dẫn cho họ phải làm thương mại điện tử như thế nào. Mà chúng ta phải làm sao cho thương mại điện tử phát triển hơn. Đối với thị trường thương mại điện tử của chúng ta hiện nay, vấn đề cần nhất là chữ Tín. Hiện nay, việc giới thiệu quảng cáo sản phẩm quá so với thực tế, kinh doanh không lành mạnh, việc giao hàng không đúng như yêu cầu, chính sách đổi trả hàng chưa hoàn chỉnh, chính sách giao hàng không tốt…sẽ làm cho khách hàng e ngại, làm rào cản lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử. Chúng ta phải cố gắng xây dựng chữ “Tín” cho thương mại điện tử. Nếu như trước kia, chúng ta mở một gian hàng có thể chỉ có một vài người từ chối không đến, nhưng

với xu thế phát triển của mạng xã hội như hiện nay thì sự chia sẻ sẽ rất lớn, số người từ chối sẽ rất lớn và làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của chúng ta, làm mất thương hiệu của chúng ta. Thương hiệu trên Internet rất khó xây dựng. Nếu xây dựng thành công thì phải cố giữ cho được thương hiệu.

*P/V: Ông vừa tham dự với tư cách đơn vị bảo trợ của Công ty IM Goup trong lễ khai giảng khóa đào tạo về kinh doanh online do công ty này tổ chức. Ông có nhận xét gì về những khóa đào tạo như thế? Ông có góp ý gì cho những chương trình đào tạo thương mại điện tử có chất lượng tốt hơn?

-Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Hiện nay có nhiều đơn vị, công ty tổ chức các lớp đào tạo về kinh doanh online hay thương mại điện tử. Đối với vai trò của Hiệp hội Thương mại điện tử, chúng tôi tôi ủng hộ và hỗ trợ thêm những kiến thức, cung cấp thêm những chuyên gia để cho những chương trình này giá trị hơn, mang tính chất hỗ trợ thiết thực hơn cho cộng đồng. Hiệp hội cũng là nơi để hướng dẫn các chính sách về thương mại điện tử. Chúng tôi sẽ đưa các chuyên gia để hướng dẫn thêm kinh doanh online mà phải hợp tác và phù hợp với thương mại điện tử.

Trân trọng cảm ơn ông!

Cần xây dựng chữ “Tín” cho thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Thịnh

Ông Nguyễn Ngọc Dũng tại buổi khai giảng lớp đào tạo kinh doanh Online

Trong nhiều năm qua, sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho bà con nông dân ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhà nông trồng thanh long phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: Tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, giá cả bếp bênh, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

*Vất vả nhà nôngĐến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có diện tích

thanh long lên đến trên 26.056 ha. Trong đó, trên 21.349 ha đã cho thu hoạch. Loại cây ăn trái này được trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Do nắng nóng kéo dài làm cho thanh long Bình Thuận mắc phải bệnh vàng cành, thậm chí cháy cành có chiều hướng gia tăng trong những tháng đầu năm 2016. Ngoài ra, hiện nay thanh long còn nhiễm bệnh đốm nâu mà bệnh này đến nay vẫn chưa có biện pháp diệt hiệu quả, làm cho bà con sản xuất thanh long như ngồi trên đống lửa.

Ông Trần Văn Khanh - người dân tại địa phương thở dài: “Qua hàng chục năm sinh sống, sản xuất thanh long, chưa có khi nào người dân chúng tôi lao đao như trong 2 năm lại nay. Nếu tình hình khó khăn này kéo dài thì chúng tôi không thể tồn tại nơi đây để kiếm kế sinh nhai, trong hoàn cảnh trái thanh long mất mùa, sâu bệnh, hạn hán, giá cả rẻ mạt...”. Còn ông Phạm Bài (người dân thôn ba Bàu, xã Hàm Cần, Huyện Hàm Thuận Nam) nói trong thấp thỏm lo âu: “Vườn thanh long của tôi có đến 1.000 trụ, 5 miệng ăn trong gia đình hằng ngày trông chờ vào đó. Đến

nay vườn thanh long rủ cành vàng úa, không lấy đâu ra trái, tình hình khó khăn như thế không biết gia đình tôi lấy gì để ăn, để sinh hoạt…”.

*Thị trường và lối thoát?Được biết, hiện nay thị trường nội địa chưa

được các doanh nghiệp quan tâm, mở rộng đúng tầm; các kênh tiêu thụ, phân phối trong nước chưa được phát triển nhiều. Thị trường xuất khẩu chính ngạch chiếm tỉ lệ thấp, tập trung chủ yếu vào Trung Quốc. Nhưng nếu trái thanh long của chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường thì dễ bị bế tắc. Các thị trường xuất khẩu truyền thống tuy được giữ vững nhưng sản lượng và kim ngạch không tăng, chiếm tỷ lệ thấp. Một số do-anh nghiệp tại địa phương đã xuất khẩu thanh long vào một số thị trường mới nhưng vẫn đang ở mức độ thăm dò là chính. So với xuất khẩu chính ngạch, sản lượng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức biên mậu chiếm tỷ trọng rất lớn, tập trung chủ yếu ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc). Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa có sự đoàn kết đồng bộ trong sự hợp tác giao thương, vì vậy làm cho thị trường thanh long bấp bênh giá

cả, không điều tiết được lượng hàng ra cửa khẩu, dẫn đến hiện tượng khủng hoảng thừa cục bộ, cung vượt cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hạ giá thành sản phẩm, điều đó không những làm mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn tạo ra khe hở cho khách hàng ép giá, tác động xấu đến nền sản xuất thanh long.

Hơn thế nữa, có những doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long tại địa phương còn tiếp tay, tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc đến Bình Thuận thu gom thanh long. Từ đó làm cho thương nhân Trung Quốc kiểm soát thị trường, khống chế giá cả, làm cho ngành thanh long tại BìnhThuận đối phó với nhiều thách thức, khó khăn. Thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức buôn bán biên mậu đã làm cản trở đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch, và những doanh nghiệp có năng lực giao thương quốc tế không thể ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch vì giá cả không ổn định, không bảo đảm ổn định nguồn sản phẩm cả về số lượng, chất lượng.

Để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp sản xuất thanh long, các cơ quan chức năng liên quan ở Bình Thuận đang đề xuất các nhóm giải pháp đối với khâu tiêu thụ như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội thảo chuyên đề xúc tiến thương mại, hội nghị gặp mặt tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam, nhằm tìm hiểu thông tin thị trường, cơ hội xuất nhập khẩu; phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đề xuất đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...

Bình Thuận :Lối Đi Nào Cho Vựa Thanh Long Lớn Nhất Cả Nước? Công Trình

Vườn thanh long rục cành do bệnh đốm nâu

Page 11: So 124 chuyen in

11Số 124 - Tháng 6/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Sau 15 năm chính thức được công nhận là Thành phố trực thuộc TW, Cần Thơ đã và đang vững bước trên con đường phát triển. Nhiều khu đô thị mới đã được hình thành, các tuyến đường, sân bay, bến cảng, bờ kè…được đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng, tạo diện mạo đô thị mới cho TP.Cần Thơ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và đô thị hóa, Cần Thơ cũng không tránh khỏi hậu quả tất yếu của việc ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

Sự khai thác triệt để tài nguyên đất phục vụ sản xuất và xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp đã làm giảm diện tích cũng như chất lượng tài nguyên đất, giảm diện tích cây xanh, mặt nước, gây ra tình trạng úng ngập. Cùng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng để phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh là quá trình khai thác thiếu kiểm soát nguồn nước mặt và nước ngầm, làm suy giảm chất lượng, ngày càng cạn kiệt tài nguyên nước. Sản xuất công nghiệp, y tế phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, nhất là chất thải nguy hại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn; đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường…Tất cả những điều đó đã đặt ra cho công tác quản lý môi trường và đô thị của TP.Cần Thơ nhiều khó khăn và thách thức.

Điều cần nói là, các vấn đề môi trường trong thời gian qua chưa được đề cập đầy đủ trong quy hoạch xây dựng đô thị, cũng như chưa được lồng ghép trong các chiến lược phát triển kinh tế. Ngoài việc quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, các vấn đề về hạ tầng đô thị như hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn…chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống không gian xanh - lá phổi của đô thị - hầu như chưa được chú ý. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất sạch còn ít, các tác động môi trường của các dự án đầu tư chưa được xem xét một cách cẩn trọng. Một nguyên nhân khác là do thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị nên tình

trạng dân cư tự ý xây dựng diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này đòi hỏi những biện pháp quản lý cấp bách và hiệu quả, nếu không, cái giá phải trả cho việc giải quyết hậu quả môi trường là rất lớn.

Một trong những hậu quả nặng nề mà con người đang và sẽ phải đối mặt là vấn đề biến đổi khí hậu. Thể hiện rõ nét trong thời gian gần đây là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL diễn ra nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống người dân.

TP.Cần Thơ với vị trí nằm giữa ĐBSCL, từ xưa đến nay được hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên: nước ngọt dư thừa quanh năm, nước ngập không sâu, mùa nước nổi không kéo dài, nên trong thực tế cuộc sống của người dân TP.Cần Thơ hầu như không có nhiều suy nghĩ dành cho việc đối phó với ngập sâu vào mùa mưa (ngập sâu trên 1m) và xâm nhập mặn vào mùa khô (nồng độ mặn cao hơn 1%). Ứng phó với những thách thức đa chiều, phức tạp của biến đổi khí hậu và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường là hai vấn đề ngày càng được đặc biệt quan tâm và trở thành ưu tiên quan trọng trong việc chọn lựa các giải pháp phù hợp cho chiến lược phát triển của TP, nhằm khai thác thế mạnh, hạn chế những mặt yếu kém, tận dụng tốt cơ hội, vượt qua những thách thức trên con đường phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Nghị quyết về việc thông qua chương trình phát triển đô thị TP.Cần Thơ giai đoạn 2015-2020, xác định quan điểm: “Xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ trở thành TP văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là TP cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của

toàn vùng theo Nghị quyết của Bộ Chính trị”. Để thực hiện mục tiêu đề ra, trong công tác quản lý và phát triển các khu đô thị cũng như những quy hoạch không gian trong tương lai, cần xem xét yếu tố quản lý rủi ro thảm họa và nội dung bảo vệ môi trường. Ứng phó với biến đổi khí hậu phải là một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển nhằm giúp cho TP có sự chuẩn bị tốt nhất để hành động và phản ứng hiệu quả trước các tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Riêng công tác bảo vệ môi trường, phương châm của lãnh đạo TP là lấy phòng ngừa ô nhiễm làm nguyên tắc ưu tiên hàng đầu trong kêu gọi và lựa chọn đầu tư, luôn xem xét và lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường trong hoạch định các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của TP, nhất là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm. Chỉ đạo các địa phương, các ngành thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để các hành vi vi phạm về bảo vệ tài nguyên và môi trường, lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn trật tự kỷ cương đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng Nông thôn mới…

Có thể nói rằng, trong những năm qua Cần Thơ đã triển khai và thực hiện khá thành công một số nhiệm vụ về quản lý môi trường và đô thị để hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của TP. Trong thời gian tới, TP sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí và công nghệ để hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở hoạt động công ích, cải thiện môi trường các khu vực bị ô nhiễm. Chú trọng công tác phòng ngừa, nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, lựa chọn và ưu tiên các ngành nghề có công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục kết hợp kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và từng bước kiện toàn hệ thống quản lý tài nguyên - môi trường từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã. Đặc biệt, trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường thì mới đạt kết quả phát triển bền vững.

Cần Thơ: Ứng Phó Với Thách Thức Đa Chiều

Lê Hải

Ngày 27/6, Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) do đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM đã có buổi làm việc tại Phú Thọ.

Trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM trên toàn bộ 247 xã và đạt được những kết quả quan trọng. Toàn tỉnh đã huy động được hơn 5.812 tỷ đồng để đầu tư thực hiện chương trình. Đến nay, tỉnh đã có 1 huyện và 26 xã đạt chuẩn NTM; 44 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 89 xã đạt 10-14 tiêu chí; 88 xã đạt từ 6-9

tiêu chí; không có xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của tỉnh khó khăn, việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư, vốn hỗ trợ từ ngân sách TW, ngân sách tỉnh còn hạn chế; các văn bản hướng dẫn của TW về phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, phân tán, chưa tập trung. Vì vậy, đến hết tháng 5, nợ đọng XDCB toàn tỉnh còn hơn 155 tỷ đồng.

Kiểm tra thực tế tại huyện Phù Ninh, đoàn công tác đánh giá cao kết quả huyện đã đạt được trong thực hiện XDNTM góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, huyện đã có 16/18 xã cơ bản đạt chuẩn NTM. Năm 2016, huyện phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên do Phù Ninh là huyện miền núi cơ sở hạ tầng phục vụ phát

triển kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách hỗ trợ của TW, của tỉnh còn hạn chế. Do đó, hết tháng 5, số nợ đọng XDCB thuộc chương trình XDNTM toàn huyện còn hơn 22 tỷ đồng.

Sau khi làm việc với Thường trực BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM của tỉnh, kiểm tra thực tế tại huyện Phù Ninh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong XDNTM. Về nhiệm vụ trong thời gian tới Thứ trưởng yêu cầu tỉnh cần xác định vị trí ưu tiên để đầu tư thực hiện Chương trình XDNTM tập trung, tránh dàn trải, phân tán, nợ đọng vốn, đặc biệt quan tâm đến huyện ngheo và các xã đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát giúp các xã thực hiện tốt văn bản chỉ đạo của TW. Tiến hành rà soát, phân loại nợ và xác định nguồn để có lộ trình xử lý nợ đọng XDCB. Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh cần quan tâm phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phú Thọ: Nỗ lực vượt bậc trong xây dựng Nông thôn mới Đỗ Bình

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam làm việc với Thường trực BCĐ Chương

trình mục tiêu Quốc gia XDNTM của tỉnh.

Page 12: So 124 chuyen in

12 Số 124 - Tháng 6/2016NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Tỉnh Kon Tum xác định tập trung kết hợp thế mạnh đặc trưng của từng vùng, tạo ra tam giác phát triển tại địa phương, góp phần mở ra lợi thế trong việc khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư.

Theo định hướng phát triển đến năm 2020, Kon Tum sẽ đầu tư phát triển 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh gồm: Thành phố Kon Tum gắn với Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình, Sao Mai và các đô thị mới; Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái (KDLST) quốc gia Măng Đen; Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào các nhóm ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhất là tại 3 vùng kinh tế động lực. Cùng với thành phố Kon Tum là đô thị trung tâm tỉnh lỵ; KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y được định hướng trở thành đô thị biên giới, vùng động lực - trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông - Tây trong Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia; Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển thành KDLST Quốc gia.

Ba vùng kinh tế động lực của tỉnh đã và đang là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, cụ thể: Tại vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum, công tác quy hoạch cơ bản được phủ kín, tập trung đầu tư xây dựng thành phố đạt 70% mức tiêu chuẩn của đô thị loại II (vùng cao, vùng sâu, biên giới), triển khai đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính mới của tỉnh; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất Khu đô thị

phía Nam cầu Đăk Bla để đầu tư cơ sở hạ tầng; triển khai dự án Khu dân cư Hoàng Thành; mở rộng KCN Hòa Bình để thu hút đầu tư. Tại vùng kinh tế động lực huyện Ngọc Hồi, tập trung triển khai đề án nâng cấp thị trấn Plei Kần lên thị xã; nhiều dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ kho bãi và sản xuất kinh doanh được triển khai tại KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Đã thu hút và triển khai đầu tư một số dự án lớn tại vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông, như: Dự án trồng rau, hoa và nuôi cá xứ lạnh; dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, trồng, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa công nghệ cao; dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco Kon Tum - Măng Đen của Tập đoàn Vingroup; dự án nông trại hữu cơ tổng hợp sản xuất rau củ quả xứ lạnh xuất khẩu...

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 của Tỉnh ủy Kon Tum về xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đến năm 2020, Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 06/10/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, Tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhiều diễn đàn thu hút đầu tư vào địa bàn, trong đó nổi bật là: Xúc tiến đầu tư trong sự kiện Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 8 Khu vực Tam giác phát triển CLV tại Kon Tum năm 2013; xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch giữa Kon Tum và 4

tỉnh Đông Bắc Thái Lan (Ubon Rat-chathani, Sisaket, Yasothon, Amnat charoen) vào tháng 5/2013; tiếp xúc với đại diện xúc tiến đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài tháng 10/2013; hội nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2014; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nhân sự kiện giao ban báo chí khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tháng 12/2015.

Bên cạnh việc tích cực hợp tác với các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển, tỉnh Kon Tum cũng đã 02 lần đăng cai Hội nghị hợp tác phát triển (và các sự kiện bên lề) với các tỉnh Ubon ratchathani, Si-saket (Thái Lan), Chămpasăk, Sê Kông, Attapư (Lào) với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung của nước ta, xây dựng trục giao thông nối cặp cửa khẩu Chong Mek (Thái Lan) - Vàng Tao (Lào) với Phu Cưa (Lào) - Bờ Y (Kon Tum) kết nối với KDLST Quốc gia Măng Đen đi KKT Dung Quốc (Quảng Ngãi), Chu Lai (Quảng Nam), và kết nối với thành phố Kon Tum đi Quy Nhơn…thành hành lang kinh tế.

Hiện nay, cơ quan chức năng của Chính phủ ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan đã thống nhất mở các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách và chính quyền, doanh nghiệp các tỉnh cũng đã khảo sát và nhất trí thực hiện tua du lịch theo tuyến trên. Đặc biệt, tỉnh Kon Tum cũng đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tư với các trung tâm kinh tế trong nước, trong đó có TP.HCM. Sau 10 năm triển khai chương trình hợp tác (2006-

2015), đã có nhiều doanh nghiệp của TP.HCM đầu tư rất hiệu quả tại tỉnh Kon Tum trong lĩnh vực thủy điện, du lịch, khách sạn, chế biến nông lâm sản, đầu tư trung tâm thương mại tại KKT Cửa khẩu. Các dự án được triển khai đã góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh, giải quyết thêm nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kon Tum.

Có thể khẳng định, việc xác định và tập trung đầu tư vào các vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực là chủ trương đúng đắn của tỉnh Kon Tum. Nhờ vậy, GDP tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,23%/năm, cuối năm 2015 giá trị tổng sản phẩm tăng gần gấp đôi so với năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 2 lần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tỷ lệ hộ ngheo giảm còn 11,5% (tiêu chí 2011-2015).

Trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum tiếp tục huy động nguồn lực để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là tại các vùng kinh tế động lực; rà soát, bổ sung và cụ thể hóa danh mục dự án thu hút đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đồng hành cũng doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án tại tỉnh; tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức xúc tiến, mời gọi đầu tư; tích cực nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư trong khu vực Tam giác phát triển CLV, với các địa phương Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào, Đông bắc Campuchia, với vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP.HCM; mở rộng quan hệ đối ngoại với các địa phương khác trong và ngoài nước để hợp tác, đầu tư khai thác tiềm năng của tỉnh, tạo nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà.

LTS: Kon Tum là tỉnh được tái lập vào tháng 8 năm 1991 theo Nghị quyết Kỳ họp thư 9 của Quốc hội khoá VIII trên cơ sở tách Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Kon Tum có nhiều khoáng sản và rưng nguyên sinh với hàng chuc chủng loại gỗ quý. Hiên nay, Kon Tum có 1 thành phố và 9 huyên, với 102 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Trong

những năm gần đây, Kon Tum đã có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế - xã hội, bảo vê môi trường sống.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiêu cùng bạn đọc bài viết của ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh Kon Tum về định hướng và chiến lược thu hút đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh.

KON TUM: THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI 3 VÙNG KINH TẾ ĐỘNG LỰC

Đ/C Nguyễn Văn HùngBí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum

Thành phố Kon Tum ngày càng phát triển và giàu đẹp

Lễ ký kết hợp tác giữa Kon Tum và TP.HCM

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum

Page 13: So 124 chuyen in

13Số 124 - Tháng 6/2016 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Nhạc sến thoái trào, các tình khúc của Vinh Sử không còn thịnh hành như trước. “Ông Vua nhạc sến” cũng đành nuối tiếc nhìn thời hoàng kim của mình trôi đi. Khoản “đầu tư” cho 3 đời vợ khá lớn khiến ông “trăng tay”. Trong những ngày tháng cô đơn và bế tăc, có một người phụ nữ trẻ đến với ông. Thế nhưng, niềm hạnh phúc chẳng tày gang, khi biết tin nhạc sĩ mang trọng bệnh, cô vợ trẻ cũng vì thế mà ra đi, để lại ông một mình với nỗi đau khôn xiết.

*Mối tình cuối cùng ngỡ đẹp như mơ…Nhạc sĩ Vinh Sử luôn ngỡ rằng những gì ông

đã trải qua trong cuộc đời chỉ là một giấc mơ dài. Trong giấc mơ đó, ông đã từng là một nhạc sĩ ngheo chuyên viết nhạc “sến” để phục vụ những người dân lao động ngheo. Thế rồi những ca khúc buồn não nề, ảm đạm đó bất ngờ được công chúng đón nhận và nhanh chóng trở thành một làn sóng, giúp tác giả từ một gã trai ngheo phải đi lang thang khắp nơi kiếm việc làm thuê làm mướn trở thành một đại gia ăn chơi có tiếng trong giới nghệ sĩ Sài Gòn. Đoạn cuối giấc mơ, ông phải quay trở lại thời kỳ tay trắng.

Nhạc sĩ tâm sự: “Cái nghề của tôi có lẽ là nghề bạc bẽo nhất. Nó có thể đưa con người ta lên đến đỉnh cao danh vọng, cũng có thể dìm xuống dưới đáy của sự thất bại. Tôi chưa bao giờ thất bại! Nhưng khi công chúng không nghe dòng nhạc của tôi nữa, thì tôi phải chấp nhận. Nhiều người khuyên tôi viết nhạc theo phong cách khác, họ luôn động viên rằng tôi sẽ thành công. Tôi cũng đã thử nhưng không thể, tôi không hợp với những nốt nhạc sang. Buồn, sến, quê mới là tôi”. Và cứ thế dù cho không còn được đón nhận như trước, dù phải quay trở lại với cuộc sống bình dân, Vinh Sử nhất quyết không thay đổi phong cách nhạc của mình. Về sau, nhạc Vinh Sử chỉ được một số ít người nghe nhạc gắn bó.

Từ một đại gia quen xài tiền tính bằng cọc, thanh toán các cuộc chơi bằng vàng ròng, nhạc sĩ rời xa chốn ăn chơi xa hoa về một căn nhà đơn sơ mà ở đây, ông có thể nhìn lại và suy ngẫm về cuộc đời mình. Nhạc sĩ tâm sự, khoảng thời gian đó hết sức khó khăn với ông. Từ một người có tất cả, ông mất dần, mất dần và cuối cùng chỉ còn lại một mình với nỗi buồn tủi. Ở cái tuổi xấp xỉ 60, nhạc sĩ đã nghĩ rằng có lẽ cuộc đời mình sẽ kết thúc trong tình trạng như thế, cô đơn và ngheo nàn. Đúng lúc tuyệt vọng nhất thì trái tim nhạc sĩ bất ngờ rung động trước một cô gái quê. Nhạc sĩ kể lại: “Đó là người phụ nữ tôi yêu nhất, chung sống lâu nhất và hầu hết các ca khúc tôi viết về sau này đều để dành tặng riêng cho cô ấy”. Người vợ thứ tư và cũng là người vợ cuối cùng của nhạc sĩ Vinh Sử được ông giới thiệu là “cô Nguyệt”, kém ông tới hơn 20 tuổi. Ngày gặp nhau, người phụ nữ ấy mới là một cô gái nhà quê chân chất, ngây thơ, đặc biệt yêu thích những nhạc phẩm của Vinh Sử viết dành riêng cho những nữ lao động ngheo. Dù ở tuổi 60 nhưng sau lần gặp đầu tiên, nhạc sĩ không thể nào ngừng nghĩ đến cô gái miền Tây có nước da trắng ngần ấy.

Không còn là chàng trai nhút nhát ngày nào, nhạc sĩ mạnh dạn làm quen và nhanh chóng thổ lộ tình cảm của mình cho cô Nguyệt. Là gái nhà quê chính gốc, khi đứng trước tình yêu của một người nhạc sĩ lớn dành cho mình, cô Nguyệt

không khỏi choáng ngợp. Sau đó, cô chấp nhận đi theo lời hứa của người nhạc sĩ già, sẽ cưu mang chăm sóc và yêu thương cô đến hết cuộc đời. Từ một vùng quê ở miền đất Tây Nam Bộ ngheo nàn, cô Nguyệt được nhạc sĩ Vinh Sử đón lên Sài Gòn hoa lệ. Sau khi có được người vợ trẻ đẹp, lại hiền lành chân chất, nhạc sĩ hết lòng chiều chuộng, nâng niu.

Nhờ có người vợ hiền đảm đang, chân thành động viên chồng cố gắng cùng nhau vượt qua những ngày gian khó, nhạc sĩ Vinh Sử lấy lại được tinh thần để viết lên nhiều ca khúc chất lượng hơn, vừa tai nhiều đối tượng khán giả hơn. Đặc biệt, những bài hát mang hình dáng cô Nguyệt không còn buồn thảm như trước nữa mà có phần vui tươi hơn: “Miền quê em đây sông nước mênh mông. Nồi canh chua bông so đũa hương đồng. Quen nhau cái thuở cũng mùa bông so đũa. Gái quê cô phòng làm anh xao xuyến lòng…” (bài hát Mùa bông so đũa). Nhạc sĩ cũng tạo dựng mối quan hệ, tìm đến các ông bầu để lên kế hoạch “lăng xê” cho nhạc của mình. Nhờ tập trung làm việc và có chút thay đổi trong phong cách nhạc của mình, Vinh Sử dần lấy lại được phần nào những gì đã mất. Tuy không có được khối tài sản kếch sù như xưa, nhưng cũng đủ để nhạc sĩ đón cô vợ trẻ về chốn nhà lầu và ngồi xe hơi.

*Bất ngờ bị phản bội khi mắc trọng bênhNhạc sĩ mở một tiệm giày để cô Nguyệt quản

lý và kinh doanh. Tiếp xúc với môi trường náo nhiệt nơi Sài thành, giao lưu với nhiều người giúp cô Nguyệt nhanh chóng trở thành một người phụ nữ sắc sảo và khôn khéo. Tiệm giày của cô Nguyệt thu hút được nhiều khách hàng và hoạt động rất tốt. Cuộc sống bình yên cứ thế diễn ra. Hàng ngày, cô Nguyệt ngồi chăm chút cho những đôi giày. Nhạc sĩ Vĩnh Sử ngồi ngay đó, ngắm cô vợ trẻ đẹp của mình để viết nhạc. Chưa bao giờ nhạc sĩ cảm thấy hài lòng đến vậy. Đến giờ nhắc lại ông vẫn còn xao xuyến: “Nguyệt là người phụ nữ đẹp nhất, hiền lành, chân thật nhất. Vì thế tôi hết mực yêu thương, nàng thích gì tôi đều chiều, chăm chút từng li từng tí. Có điều, tôi và nàng vẫn chưa chính thức làm đám cưới. Mỗi lần tôi nhắc đến nàng đều gạt đi, nói rằng yêu thương nhau thì cứ sống với nhau vậy thôi. Nàng cũng nói bóng gió rằng nàng còn trẻ mà tôi khi đó đã già rồi, tổ chức linh đình nàng ngại người ta nói này nói nọ”. Sau một vài năm sống tại mảnh đất

náo nhiệt, một hôm cô Nguyệt tới nói chuyện với chồng, ngỏ ý muốn đầu tư một khoản tiền lớn để kinh doanh thêm bên ngoài. Đó là một số tiền lớn. Thế nhưng vì chiều cô vợ trẻ, nhạc sĩ Vinh Sử chấp nhận bán đi chiếc xe hơi, bán đi những đồ quý giá để đưa cho cô Nguyệt “làm ăn”. Vì lo khoản tiền đó mà nhạc sĩ một lần nữa rơi vào cảnh túng bấn, và lại phải chắt chiu đừng đồng kiếm được từ những bản nhạc bán được và tiền tác quyền.

Đến năm 67 tuổi, nhạc sĩ thấy trong người yếu dần đi, mới đầu ông đổ lỗi cho tuổi già, sau ngày càng nặng hơn, ông thường xuyên bị đau bụng quằn quại, nhiều khi không thể chủ động đại tiện. Đến khi những cơn đau đến thường xuyên hơn, nhạc sĩ mới tới bệnh viện khám thì được biết mình đã mang “án tử”, đó là căn bệnh ung thư trực tràng. Nhạc sĩ cho biết, ngay sau khi thông báo bệnh tình của mình, cô Nguyệt nằng nặc...đòi cưới. Cô chủ động dẫn nhạc sĩ đi đăng ký kết hôn và hoàn tất các thủ tục nhập khẩu. Ngay sau khi sổ hộ khẩu đã mang tên cả hai vợ chồng, cô Nguyệt ngay lập tức tỏ thái độ dửng dưng, không mang vẻ lo lắng, sốt sắng của một người vợ biết chồng mang trọng bệnh. Vài tháng sau, cô Nguyệt lại nhất quyết đòi...ly dị. Nhạc sĩ đang trong cơn hoang mang vì mắc bệnh hiểm ngheo, lại thêm chuyện cô vợ vừa đòi cưới xong đã đòi ly dị, ông đau đớn và không nói được một lời nào hết.

Sau khi tĩnh tâm lại, nhạc sĩ mới hiểu lý do cho những hành động khó hiểu của vợ. Ông kể: “Sau đó tôi mới biết công việc kinh doanh của nàng bị thua lỗ, nàng phải bù cho người ta một khoản tiền lớn. Vì thế nàng mới đòi cưới để có tên trong sổ hộ khẩu, rồi đòi ly hôn để tôi phải chia căn nhà đó cho nàng”. Nhạc sĩ đau xót kể lại trong niềm tiếc nhớ. Ông nhớ cô Nguyệt quê mùa, chân phương của ngày mới yêu nhau. Ông nhớ cô Nguyệt đảm đang, dịu dàng, thật thà chân chất. Rồi ông tự trách mình đã cưu mang cô tại mảnh đất hỗn độn các thể loại người này. Nếu cùng nhau chung sống tại mảnh đất nơi quê hương, chắc rằng cô Nguyệt sẽ không trở thành một con người hoàn toàn khác như vậy.

Sau khi biết sự tình, nhạc sĩ hiểu, những nốt nhạc buồn ông viết lên đã vận vào cuộc đời ông. Suốt một đời, trái tim nồng cháy của ông chưa bao giờ nhận được một tình yêu chân thành. Với cô Nguyệt, nhạc sĩ đồng ý ly hôn, chia đôi số tiền bán căn nhà đó, chia tay cô vợ trẻ đẹp từng hết lòng yêu thương ông. Cùng lúc đó, ông đã chuẩn bị đối diện với tấn bi kịch đang đợi mình phía trước...

Cuộc Đời & Tình Yêu Của Ông Vua Nhạc Sến Vinh Sử:

Kỳ 4: Người vợ cuối cùng & Nỗi đau bị bỏ rơi khi mang trọng bệnh Đường Thảo

Nhạc sĩ Vinh Sử cùng ca sĩ Lệ Quyên trong đêm nhạc Hai bàn tay trăng tại Hà Nội

Page 14: So 124 chuyen in

14 Số 124 - Tháng 6/2016Y TẾ - GIÁO DỤC

Mới đây, trong buổi làm việc với Đoàn công tác Chính phủ, Lãnh đạo TP.Cần Thơ kiến nghị bổ sung triển khai mở thêm 3 trường Đại học (ĐH). Cùng với đó cũng xin nâng cấp trường ĐH Cần Thơ thành đại học trọng điểm quốc gia theo hướng đa ngành. Đây là 4 trong nhiều dự án được thành phố Cần Thơ đề nghị triển khai bổ sung thay thế cho những dự án cũ không còn phù hợp được phê duyệt từ năm 2009 theo Quyết định 366 của Chính phủ... Đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau về đề xuất này.

*Thành ky sư, cư nhân, bác sĩ...“dễ quá”Các trường dự tính hình thành gồm: ĐH

Kiến trúc, ĐH Xã hội và Nhân văn và ĐH Quốc tế (trường ĐH chất lượng cao) giai đoạn 2016-2020. Theo lẽ thường, nếu có thêm trường ĐH thì người dân miền Tây Nam bộ phải vui mừng bởi học sinh có thêm nhiều cơ hội học ĐH; tỉ lệ sinh viên của vùng ĐBSCL sẽ cao hơn...Tuy nhiên, sự hào hứng bị dập tắt bởi nhiều nỗi lo lắng. Nhiều câu hỏi được đặt ra là mở thêm nhiều trường ĐH, chỉ tiêu nhiều hơn thì đầu vào chắc sẽ tăng; chất lượng đầu vào sẽ giảm; việc sắp xếp việc làm khi ra trường càng bội thực bởi thực tế con số cả nước có trên 200.000 người có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp mà Bộ LĐ-TB&XH đưa ra không hề nhỏ.

Một cán bộ giảng dạy ở một trường ĐH địa bàn Cần Thơ nói: “Có những điều còn là nghịch lí, đầu tư vào các cấp phổ thông còn hạn chế, trong khi các trường ĐH thì cứ đẻ ra hoài, nhiều khi nói vui chắc phải “kế hoạch hoá” lại thôi, kẻo thừa thầy thiếu thợ ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, những khoản vốn ưu đãi khổng lồ dành cho giáo dục nhưng thực chất rơi vào tay nhà đầu tư bậc ĐH là nhiều. Ưu đãi lớn cộng với siêu lợi nhuận nên trường ĐH cứ “trăm hoa đua nở” ở ĐBSCL”. Điều đó thể hiện rõ ràng hơn cho những người vừa học vừa làm, tìm nguồn mở lớp y như “cầu xin” ngồi học cho đủ lớp. Mấy năm nay để tuyển đủ chỉ tiêu các trường đều phải mọi cách để lôi kéo học sinh miễn sao có lợi cho nhà trường. Như một câu chuyện cười ra nước mắt mà tôi gặp năm ngoái. Một trường ĐH nhận hồ

sơ học sinh, thu học phí trước sau đó lại không mở lớp, khiến phụ huynh, học sinh điêu đứng, suýt không kịp nộp xét vào trường khác. Hôm đó, phụ huynh tên A. ở Cần Thơ kể: “tui nộp hồ sơ xét tuyển cho con vào một trường ĐH ở Hậu Giang. Cán bộ tiếp nhận báo là đậu rồi, gom tiền đóng học phí xong. Về nhà, làm tiệc cúng tổ tiên, mời hàng xóm, họ hàng đến ăn mừng. Ngay lúc nâng ly chúc tụng thì cán bộ trường ĐH bất ngờ gọi điện thông báo không đủ sinh viên mở lớp nên trường huỷ kết quả tuyển sinh”. Hay mấy năm trước, dư luận ở ĐBSCL cũng “xôn xao” chyện xét tuyển ngành Y đa khoa trường ngoài công lập chỉ bằng điểm sàn...Ước mơ trở thành bác sĩ chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Đến nay, dù học phí cao ngất nhưng mỗi năm, ngành y ở trường ngoài công lập đều thu hút rất đông thí sinh cả nước đổ về nộp hồ sơ xét tuyển. Điểm xét không quá cao và quan trọng chỉ cần có đủ tiền là có thể trở thành một bác sĩ tương lai. Khác hẳn đầu vào của ngành Y trường công lập khi tỷ lệ chọi cao vời vợi”.

*Quy hoạch giáo duc cần chú trọng chất lượngNhiều nhà hoạch định giáo dục trăn trở, sao

không tập trung đầu tư cải thiện chất lượng đào tạo hiện có, chăm lo cho những bậc học nền tảng cấp dưới mà chăm chăm vào tăng số lượng sinh viên. Con số 17 trường ĐH, 26 trường cao đẳng ở 13 tỉnh, thành ĐBSCL hiện nay đã là quá đủ, trong khi chất lượng giảng dạy và trình độ sinh viên của khu vực này còn nhiều dấu hỏi... Từ lâu,

cụm từ “thiếu nhân lực” luôn được nhắc đi, nhắc lại ở ĐBSCL khi người ta luôn dựa vào con số thống kê tỉ lệ sinh viên/vạn dân làm định hướng trong việc phát triển nguồn nhân lực...Để rồi, tỉnh, thành nào cũng muốn có trường ĐH. Sau đó lại xin thêm những cơ chế đặc thù mở ngành, xét tuyển ưu tiên...Thực chất cũng chỉ là nới lỏng đầu vào tối đa để mở lớp, đảm bảo chỉ tiêu, nguồn thu...

Đành rằng xây dựng thêm trường ĐH là để đào tạo, không ai buộc các trường phải đảm bảo tất cả SV tốt nghiệp có việc làm. Tuy nhiên, việc thẩm định xây trường ĐH cần nghiêm túc, minh bạch, đánh giá thiệt tình về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy cơ hữu, khung chương trình đào tạo, chuẩn đầu vào, đầu ra của sinh viên... Tất cả phải được xem xét, liệu có đủ điều kiện để đào tạo ĐH hay chưa. Ít ra, SV ra trường, cũng cần đáp ứng được nhu cầu công việc, chứ đào tạo ĐH mà chạy theo chỉ tiêu thì không khác gì bác nông dân cứ mải chạy theo cây trồng vật nuôi hút hàng.

“Trường ĐH chứ đâu phải lò bánh mì mà muốn mở thì mở” - một giảng viên trường ĐH Cần Thơ thốt lên khi nghe thông tin này. Thầy cho biết nếu là bánh mì kém chất lượng, người mua có thể trả lại. Còn SV ra trường không đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng thì người chịu thiệt thòi là các em. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chúng ta đang đào tạo những ngành nghề và kỹ năng nhà trường có chứ không đào tạo ngành nghề xã hội cần. Trong khi đó, thị trường lao động vẫn luôn “khát” nhân sự, đặc biệt ở nhóm có chuyên môn cao và thợ kỹ thuật lành nghề. Đánh giá chung việc phát triển nâng cấp ĐH Cần Thơ là trường trọng điểm là cần thiết vì chất lượng giảng dạy và trang thiết bị sẽ được nâng cao nhưng mở thêm các trường ĐH mới sẽ làm “bội thực” thêm trong khi có thể nâng cấp các khoa ở trường ĐH Cần Thơ lên một tầm cao mới.

Theo quy hoạch đến năm 2020, ĐBSCL dự kiến có 50 trường ĐH, CĐ (20 trường ĐH, 30 trường CĐ). Hiện tại, khu vực này đang có 43 trường ĐH, CĐ (17 ĐH, 26 CĐ), còn thiếu 7 trường nữa thì đạt chỉ tiêu.

Cần Thơ:Quan Ngại Việc Xin Lập Thêm 3 Trường Đại Học Huy Diêu

Trường ĐH Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành trường trọng điểm quốc gia

Thời tiết năng nóng kéo dài là điều kiện cho các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (GSGC) phát sinh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Đây là thời điểm người chăn nuôi phải chủ động thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Vào những tháng he, khi thời tiết diễn biến rất phức tạp, nắng nóng kéo dài, khí hậu nóng sẽ khiến vật nuôi không kịp thích nghi nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Vào mùa này, các loại dịch hại có khả năng bùng phát trên đàn GSGC như: bệnh dại, bệnh tai xanh, tụ huyết trùng, dịch tả, sưng phù đầu, phó thương hàn, lở mồm long móng, newcastle...Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn GSGC trong thời điểm nắng nóng, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố triển khai nhiều biện pháp phòng, chống. Trong đó, chú trọng công tác tiêm phòng vắc-xin các loại dịch bệnh

nguy hiểm và thường xuyên tổ chức tiêu độc sát trùng chuồng trại…

Công tác tuyên truyền, tập huấn được đẩy mạnh thực hiện sâu, rộng bằng nhiều hình thức như đưa tin, bài, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật chăn nuôi, vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tăng cường phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, điều kiện vệ sinh thú y trong hoạt động giết mổ GSGC… để người dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, từ đó tự giác thực hiện. Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố; các cán bộ tăng cường bám sát cơ sở nắm chắc tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Trong 5 tháng đầu năm, Chi cục Thú y tỉnh lấy 114 mẫu kiểm tra chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh, lấy 76 mẫu nước tiểu lợn của 7 huyện kiểm tra nhanh bằng test thử Salbuta-

mol và Clenbuterol đều không phát hiện có hai chất trên. Bên cạnh đó, Chi cục đã kiểm tra, kiểm dịch được 673.783 con GSGC ước bằng 122,1% cùng kỳ năm 2015 và kiểm dịch được 2.335.000 quả trứng gia cầm.

Ông Nguyễn Tất Thành - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ cho biết: “Thời gian qua, Chi cục Thú y đã yêu cầu các Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm dịch, thực hiện đúng quy trình kiểm dịch, quy trình kiểm soát giết mổ; chú trọng công tác kiểm tra lâm sàng, kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa phương, nhằm phát hiện sớm dịch bệnh xảy ra và có các biện pháp chủ động, xử lý kịp thời. Mặt khác, Chi cục đã yêu cầu ngành thú y các huyện, thị, thành thường xuyên hỗ trợ người chăn nuôi tiêm vắc-xin phòng, chống các loại dịch bệnh GSGC thường phát sinh trong mùa nắng nóng”.

Trong đợt I năm 2016, Chi cục

đã chuẩn bị và cung ứng 79.375 liều vắc xin LMLM gia súc, 40.750 liều tụ huyết trùng trâu bò, 41.200 liều vắc xin dại… và vật tư để triển khai tiêm phòng trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, có nguy cơ gây dịch bệnh cho đàn GSGC. Ông Thành cho biết, Chi cục Thú y yêu cầu các Trạm Thú y địa phương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, giảm mật độ nuôi, có biện pháp làm mát chuồng nuôi; sử dụng nguồn nước sạch cho vật nuôi uống; thường xuyên thu gom, vận chuyển phân, các chất thải ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý an toàn trước khi đưa ra môi trường. Song song đó, vận động người dân áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; tăng thêm khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cho đàn GSGC; thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật nuôi và yêu cầu người chăn nuôi nếu phát hiện đàn GSGC có dấu hiệu bất thường thì báo ngay cho cán bộ thú y tại địa bàn để xử lý kịp thời.

Chi Cục Thú Y Tỉnh Phú Thọ:Chủ Động Phòng - Chống Dịch Bệnh Cho Đàn Vật Nuôi Ly Sơn

Page 15: So 124 chuyen in

15Số 124 - Tháng 6/2016 DÂN BIẾT - DÂN BAN

Được thi hành án, ông Đức đến nhận tài sản thì bà Thảo nhất quyết không giao. Sau đó, ông làm gửi đơn đến các ngành chức năng nhờ can thiệp. Thế nhưng đã 6 năm qua, ông vẫn chưa đòi được tài sản mà pháp luật tuyên thuộc về ông.

*Nhiêu khê cảnh đi đòi…nợÔng Huỳnh Trí Đức (SN 1952,

ngụ ấp Thân Bình, xã Tân Long, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: Vào tháng 4/2001, ông Đức có cho bà Lê Ngọc Thảo (ngụ ấp 1B, xã Chánh Hội, huyện Mang Thít) mượn 24,5 triệu đồng. Đến hạn, bà Thảo không trả nên ông Đức phát đơn khởi kiện. Sau nhiều lần TAND huyện Mang Thít hòa giải bất thành, đến ngày 27/8/2001, vụ án dân sự được đưa ra xét xử, Tòa buộc bà Thảo phải trả lại số tiền mượn nêu trên cho ông Đức. Nếu không trả, bà Thảo phải chịu lãi suất quá hạn của ngân hàng và bản án có hiệu lực phấp luật. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua vẫn không thi hành án được, ông Đức tiếp tục gửi đơn khiếu nại thì được Chi cục Thi hành án dân sự (Chi cục THADS) của huyện Mang Thít tiến hành kê biên căn nhà cấp 4 cùng vật dụng trong nhà của bà Thảo và sau đó cơ quan này ngưng thi hành án với lý do bà Thảo không có tài sản thi hành án.

Bức xúc, ông Đức tiếp tục làm đơn khiếu nại thì Chi cục THADS huyện Mang Thít yêu cầu ông đại diện cho 9 hộ dân và thay bà Thảo trả nợ cho 9 hộ dân này với số tiền 139.320.000 đồng (9 hộ này đều là chủ nợ của bà Thảo - PV) để thi hành án một lần, giao tài sản 1 lần cho xong. Sau đó, 9 hộ dân đồng ý làm giấy ủy quyền cho ông Đức được quyền đứng ra nhận tài sản của bà Thảo. Ngày 4/1/2010, Chi cục THADS huyện tiến hành thi hành án 5 thửa đất lúa gần 7.000 m2 giao cho ông Đức và ông Đức mua trụ đá cắm cọc phân ranh.

Tại thời điểm này lúa đang trổ, bà Thảo xin để thu hoạch rồi sẽ giao đất. Sau đó, Chi cục THADS mời ông Đức đến cơ quan thông báo đóng 3% tiền thi hành án, tiền đo đạc, tiền thuế thu nhập…tổng cộng là 10 triệu đồng, đồng thời sẽ làm thủ tục sang tên chủ quyền đất. Tuy nhiên, do GCNQSDĐ đã bị

bà Thảo cắm ở ngân hàng 20 triệu đồng (chưa tính lãi) nên không thể làm thủ tục sang tên được. Ông Đức phải vay 26 triệu đồng để trả ngân hàng thay cho bà Thảo. Lấy được GCNQSDĐ từ ngân hàng nhưng ông Đức vẫn không thể làm thủ tục sang tên. Bởi còn một GCNQSDĐ khác cũng được bà Thảo đang cầm cố ở tiệm cầm đồ với tiền gốc lãi hơn 24 triệu đồng. Lần này, đại diện Chi cục THADS huyện Măng Thít cùng ông Đức đến cửa hiệu cầm đồ của bà Trần Thị Yến Oanh (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) lập biên bản lấy lại Giấy chủ quyền đất và khi bán được đất thì ông Đức sẽ trả lại tiền cho bà Oanh.

*Tư chủ nợ biến…thành “con nợ”Có đủ GCNQSDĐ, Cơ quan

thi hành án giới thiệu cho ông Đức làm thủ tục sang tên. Đến ngày 7/12/2010, ông Đức được cấp GCNQSDĐ 5 thửa đất nói trên. Vì lẽ đó, 9 hộ dân mà ông Đức đại diện liền kéo đến nhà vây nợ, đòi tiền và ông tiếp tục đứng ra chi trả cho họ với số tiền 139.320.000 đồng. Cho đến lúc ông Đức đến nhận đất thì tá hỏa phát hiện các trụ đá cắm cọc phân ranh đã bị gia đình bà Thảo nhổ bỏ, nhất quyết không giao đất và tranh cãi xảy. Lập tức, ông Đức làm đơn gửi đến các ngành chức năng địa phương nhờ can thiệp.

Ngày 13/1/2015, Chi cục THADS huyện Mang Thít mới phát ra văn bản số 14/CV-THA về việc trả lời đơn ông Huỳnh Trí Đức với nội dung: Theo các Bản án và Quyết định thi hành án mà bà Lê Ngọc Thảo phải thi hành án trả cho nhiều người trong đó có ông Đức với tổng số tiền 132.629.118 đồng và lãi suất theo quy định. Sau đó Chi cục THADS đã tiến hành kê biên

tài sản và bán đấu giá tài sản. Đến ngày 16/5/2008, Chi cục THADS đã bán đấu giá lần 3 với số tiền là 139.132.000 đồng và thông báo cho tất cả những người được thi hành án biết có quyền nhận tài sản trừ vào tiền thi hành án nhưng không có ai đồng ý nhận và không thực hiện. Vì vậy, Chi cục THADS mới tiến hành trả đơn yêu cầu thi hành án. Nhưng sau đó, ông Đức và những người được thi hành án khiếu nại, có văn bản đồng ý nhận tài sản và ông Đức là người đại diện nhận. Ngày 4/1/2010, Chi cục THADS huyện Mang Thít tiến hành giao tài sản cho người được thi hành án nhận tài sản là 6.880 m2 đất (có giá trị 139.132.000 đồng). Chi cục THADS có thông báo cho người nhận tài sản là ông Đức và nộp tiền để thanh toán các khoản chi phí là đúng quy định pháp luật…

Ông Lê Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Mang Thít, nói: “Tại thời điểm chúng tôi cưỡng chế giao tài sản cho ông Đức (Biên bản giao tài sản ngày 7/1/2010), ông Đức phải có trách nhiệm bảo quản tài sản theo quy định. Nếu có người khác tái chiếm phần đất này thì ông có thể liên hệ chính quyền địa phương để yêu cầu giải quyết. Chúng tôi không có thảm quyền giải quyết và cũng không thể

tiếp tục cưỡng chế lần hai giao cho ông Đức”. Đến nay, ông Đức không còn khả năng trả lãi nên buộc phải treo biển bán nhà. Trong khi đó bà Thảo vẫn vô tư sử dụng phần đất đã được thi hành án một cách xem thường pháp luật, còn ngành chức năng thì…bó tay (?). “Dù đã cầm GCNQSDĐ nhưng tính đến nay đã hơn 6 năm trôi qua tôi vẫn chưa nhận được tài sản là phần đất thi hành án. Bà Thảo vẫn ngang nhiên canh tác. Trong khi đó, số tiền mà tôi đứng ra vay mượn hàng trăm triệu đồng để làm thủ tục, trả nợ thay cho bà Thảo thì tôi phải đóng lãi triền miên khiến kinh tế kiệt quệ và đang đối diện với cảnh nợ nần chất chồng. Bỗng chốc tôi từ chủ nợ lại biến thành “con nợ” - ông Đức bức xúc nói.

Ông Phạm Phương Nam - Chánh Văn phòng UBND huyện Mang Thít, người phát ngôn của cơ quan này, khẳng định: “Vụ việc sẽ được xử lý theo đúng quy định pháp luật. Trước mắt, chính quyền địa phương sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính. Nếu bà Lê Ngọc Thảo vẫn tiếp tục không chấp hành thì sẽ chuyển sang Cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý và đề nghị khởi tố hình sự vụ án về hành vi “Tái chiếm đất trái phép”.

Vĩnh Long: Bản án 6 năm “dẫm chân tại chỗ”

vì thi hành án?Quốc An

Ông Huỳnh Trí Đức trao đổi với PV

Văn bản của Chi cục THADS Mang Thít gửi cho ông Đức

Page 16: So 124 chuyen in

16 Số 124 - Tháng 6/2016DÂN BIẾT - DÂN BAN

Trước thông tin nhiều khả năng hơn 28 ngàn tấn xút sẽ đổ ra Sông Hậu mỗi năm nếu Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam đi vào hoạt động, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã có công văn chính thức yêu cầu thanh tra đơn vị này vào ngày 1/7.

*Trong quy hoạch có nhà máy này không?Theo Quyết định của Thủ

tướng phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL. Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương, nói rằng trong quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ngày 18/11/2014, đề ra mục tiêu đến năm 2025, ông Dũng khẳng định dự án này có trong quy hoạch chứ không phải không có. Chỉ là danh mục quy hoạch phát triển ngành thì không ghi tên nhà máy cụ thể mà chỉ nêu chung là nhà máy sản xuất bột giấy và giấy nhưng chắc chắn quy hoạch trong vùng đó là có. Đối với tỉnh Hậu Giang thì ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng tất cả các thủ tục, quy trình từ năm 2007 đến nay đều đảm bảo đúng luật.

Tuy nhiên, giới khoa học lại cho rằng trước khi hình thành đi vào xây dựng nhà máy này cần đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy này thì có một quy trình hết sức sơ sài, khó chấp nhận được. ThS.Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, nhận định báo cáo ĐTM của dự án Nhà máy Giấy Lee&Man tham vấn cộng đồng thực quá mức đơn giản. Báo cáo ĐTM chỉ gửi văn bản cho phía xã Phú Hữu A (nay là thị trấn Mái Dầm, huyện Châu

Thành, tỉnh Hậu Giang - nơi dự án triển khai), sau đó thu lại ý kiến bằng văn bản. “Liệu 2 cơ quan cấp xã đó có đủ năng lực để hiểu về những tác động môi trường để phản hồi có ý nghĩa hay không? Chắc chắn là không!” - ông Thiện phân tích. Ông Chung Wai Fu, Tổng Giám đốc Lee&Man Việt Nam nói: “Năm 2014 chúng tôi đã làm lại các thủ tục để xin phê duyệt, trong đó có cả ĐTM”. Tuy nhiên, các ĐTM xin phê duyệt là chỉ cho từng hạng mục, chứ chưa có phê duyệt ĐTM cho tổng thể nhà máy. Như vậy cho thấy, cả nhà máy và lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chưa đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng thực tế khi nhà máy này đi vào hoạt động.

*Có những hiểu lầm!?Tại cuộc họp báo diễn ra ngày

23/6 vừa qua, nhiều ý kiến quan ngại về hệ thống xử lý nước thải, công suất hoạt động cũng như nguồn nguyên liệu cho nhà máy được quan tâm lên hàng đầu. Ông Chung Wai Fu cho rằng hệ thống xử lý chất thải của nhà máy có công nghệ hiện đại, công suất xử lý 20.000 m3/ngày đêm. Nhưng theo quy hoạch ban đầu nhà máy có công suất xử lý 50.000 m3/ngày đêm. Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam giải thích rằng do quy trình, công nghệ sản xuất hiện đại, nước thải phát sinh ít hơn. Khi được hỏi về vấn đề giám sát việc vận hành hệ

thống xử lý nước thải tại nhà máy như thế nào thì ông Fu cho rằng hệ thống xả thải sẽ hoạt động 24/24h và “hoan nghênh cơ quan chức năng đến lấy mẫu nước thải để kiểm tra để tránh những hiểu lầm”. Còn về phía Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang không có ý kiến về vấn đề trên.

Đối với việc nguồn nguyên liệu để hoạt động sẽ ở đâu ra vì theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ, nguồn gỗ ở Hậu Giang không nhiều. Ông Tuấn cho biết “Cả vùng ĐBSCL không có những vùng cung ứng lớn nhiên liệu gỗ thì chắc chắn nhà máy Lee&Man sẽ phải nhập gỗ, bột gỗ hoặc giấy đã qua sử dụng về tái chế. Điều này sẽ phát sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn về môi sinh cho cả khu vực”. Phía công ty cũng đã cho biết nguyên liệu dùng để sản xuất giấy được nhập khẩu từ các nước khác. Riêng đối với công nghệ xử lí nước thải thì phía công ty khẳng định sẽ sử dụng những công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Trao đổi với báo chí ngày 24/6, ông Trần Công Chánh khẳng định những gì báo chí quan tâm là điều cần thiết nhưng phía lãnh đạo tỉnh rất sát sao về các hoạt động từ thẩm tra, chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan không để những sai sót. “Nếu thật sự công ty hoạt động như những gì báo chí đưa tin thì sẽ dừng ngay, nhưng đến nay vẫn chưa đánh giá được khi chưa đi vào hoạt động. Chúng tôi không chỉ vì lợi ích kinh tế mà quên môi trường” - Ông Chánh khẳng định.

*Thanh, kiểm tra toàn diênXét thấy sự lo ngại mà các cơ quan

báo chí nêu là vấn đề cần quan tâm, giải quyết, ngày 26/6, Bộ TN&MT đã chính thức có thông tin liên quan đến việc thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam. Bộ trưởng Trần Hồng Hà giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hậu Giang và các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra,

xem xét và đánh giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty này. Thực hiện chỉ đạo, ngày 22/6, Tổng cục Môi trường đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-TCMT về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, trong đó có Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam vào ngày 1/7.

Bộ TN&MT nhận định đây là dự án tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường, nếu không thực hiện ng-hiêm các quy định pháp luật về Bảo vệ môi trường. Vì vậy, đoàn thanh, kiểm tra cần phải xem xét toàn diện các nội dung sau: Thứ nhất, kiểm tra quy trình phê duyệt, nội dung ĐTM, giấy phép xả thải nước thải, công nghệ sản xuất và xử lý nước thải, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải. Thứ hai, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty này trong thực hiện quy định áp dụng quy chuẩn môi trường; việc thiết kế, thẩm định, xây dựng, kế hoạch vận hành thử nghiệm...Thứ ba, kiểm tra phương án, công trình ứng phó sự cố môi trường, hồ chỉ thị sinh học, hệ thống giám sát tự động, trực tuyến kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương, đảm bảo nước thải trước khi thải ra môi trường được kiểm soát đầy đủ các thông số về môi trường theo quy định. Hệ thống này phải dễ dàng tiếp cận và được sự giám sát của người dân.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu nếu kết quả kiểm tra, thanh tra phát hiện các vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, kể cả đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời, phải đề xuất cho phép hay chưa cho phép nhà máy đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm sản xuất, các giải pháp yêu cầu nhà máy phải tiếp tục hoàn thiện, xử lý triệt để trước khi vận hành. Bộ trưởng Hà yêu cầu ngoài các ngành liên quan còn phải mời một số chuyên gia đầu ngành về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất giấy tham gia kiểm tra để thể hiện tính minh bạch.

Lo Ngại Nhà Máy Giấy “Bức Tử” Sông Hậu:Kỳ 2:

Thanh Tra Công Ty Lee&Man Huy Diêu

Công nghệ xử lí nước thải được phía công ty cho là hàng đầu trên thế giới (ảnh TT)

Sông Hậu sẽ ra sao nếu đúng như dự báo của VASEP đưa ra

Page 17: So 124 chuyen in

17Số 124 - Tháng 6/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Mọi người vẫn thường trìu mến gọi ông là “ông Bụt xứ dừa”, bởi việc làm đầy thiện nguyện của ông đối với những hoàn cảnh kém may măn, với học trò nghèo ở vùng đất Bến Tre này. Bao nhiêu năm qua, đã có hàng trăm học sinh được ông giúp đơ, nuôi nấng cho ăn học… và đã có nhiều trường hợp thành tài quay về tìm ông để trả ơn…

Đến huyện Moỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre hỏi về “ông Bụt” của người ngheo thì hầu như mọi người ở đây đều biết, thậm chí họ còn chỉ cặn kẽ đường đi đến nhà ông như một hành động để thể hiện tình cảm, thể hiện sự mến phục của người dân đối với hành động và việc làm cao thương của cụ ông U.80 này. Ông là Lê Văn Y, còn có biệt danh ông Tám (SN 1940), ngụ ấp Mỹ Sơn Đông, xã Phú Mỹ, mọi người thường gọi ông Tám với cái danh trìu mến là “ông Bụt” của người ngheo.

Sinh ra trong thời chiến, ông sớm ý thức được nỗi đau thương của quê hương đất nước, nên đã gia nhập vào đội du kích của địa phương cùng đồng đội chống lại những trận càn quét trên quê hương mình. Sau chiến tranh, với bản chất của người lính Cụ Hồ, ông Tám đã hòa mình vào cuộc sống với một tấm lòng nhân hậu, dấn thân vào cuộc sống mưu sinh khó nhọc với nhiệm vụ hàn gắn vết thương mà chiến tranh để lại. Ông còn giúp đỡ cho rất nhiều cho những hoàn cảnh thương tâm, bi đát là những học sinh ngheo không có điều kiện đến trường. Tất cả đều được ông bỏ tiền túi ra để lo việc ăn học, trường, tiền sách vở…Số tiền được ông trích ra từ đồng trợ cấp cựu chiến binh hàng tháng mà ông được hưởng sau những cống hiến cho Tổ quốc.

Chuyện giúp đỡ học sinh ngheo của ông, được bắt đầu vào những năm 1980 khi mùa màng thất bát, nhiều học sinh ngheo bỏ học khiến ông cảm thấy nhói lòng, lúc đầu ông đã đến thuyết phục phụ huynh những học sinh học giỏi cố gắng không được để các cháu phải nghỉ học giữa chừng. “Cha mẹ chúng cũng muốn cho con đi học nhưng thời bấy giờ người dân đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh, đói phải ăn độn thì làm gì có tiền để cho con đi học. Tôi phải thuyết phục, phải bỏ tiền ra sắm sách, vở rồi cả trợ cấp gạo để thuyết phục họ cho bọn nhỏ tiếp tục đến trường. Vậy là mùa tựu trường năm ấy, có đến gần chục cháu có được niềm vui đến lớp. Ông chia sẻ. Người được ông Tám nhắc nhiều nhất là anh Bùi Mình Long, một cậu học trò ngheo chuẩn bị bỏ học để theo gia đình qua miệt Đồng Tháp Mười cắt lúa thuê. Lúc đó, ông Tám thấy một cậu bé ngồi dưới gốc dừa, tay cầm quyển tập khóc sướt mướt vì phải chuẩn bị xếp bút nghiên theo cha mẹ vật lộn với cuộc mưu sinh. Sau khi tìm hiểu sự tình, lão ông ấy đã quyết lấy hết tiền của mình dành dụm cho cậu bé 500 đồng (bằng 20 giạ lúa) để thuyết phục gia đình Long. Nhưng ngặt nỗi, tất cả giấy tờ

của Long đã bị mẹ Long xé hết, ông Tám phải mất gần 2 tháng trời để lên huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) lo lắng mọi việc nhằm giúp Long trở lại trường. Được sự giúp đỡ của “Bụt”, cậu bé Long ngày nào nay đã là giám đốc một chi nhánh Ngân hàng và luôn ghi khắc công ơn nuôi dưỡng của ông.

Một trường hợp khác được ông nhắc đến là cậu học trò ngheo Nguyễn Văn Tài, anh từng nhận sự giúp đỡ của ông. Ông đã tạo điều kiện giúp đỡ về tiền bạc cho Tài tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ, sau đó được giữ lại trường làm giảng viên, rồi được cử đi du học lấy bằng Thạc sĩ. Nhớ lời ông dạy, Tài cũng thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tương tự như hoàn cảnh của mình trước kia. Đứa trẻ ngheo năm nào nhờ sự cưu mang của ông giờ đã là giảng viên Đại học. Anh không bao giờ quên được công lao của “cha nuôi”, anh Tài thường trở lại thăm ông mong muốn gửi tiền để ông trang trải cuộc sống, nhưng ông đều chối từ không nhận, ông khuyên đứa “con nuôi” của mình hãy giữa lại và trao cho những hoàn cảnh xứng đáng để họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng cảm với ông, cũng chỉ vì những việc làm nuôi “người dưng” của ông mà gia đình người anh trai của ông đã phản đối kịch liệt, “nhiều người cho rằng tôi bị điên nên mới làm vậy nhưng đối với tôi, được thấy lũ trẻ ngày ngày được cắp sách đến trường là niềm hạnh phúc tràn ngập trong tôi”, người lính già chia sẻ thêm. “Anh chị tôi bảo rằng, khi

nào tôi không còn nuôi người dưng nữa thì hãy quay trở lại để lấy đất vườn nhưng tôi tự nói với mình rằng, dù có chết cũng không thể để cho các cháu nghỉ học. Thà tôi ngủ ngoài đường thậm chí trong một lùm cây cũng được, miễn sao giúp được các cháu thì tôi thấy mãn nguyện rồi”, ông Tám xúc động nói.

Nhiều người dân sinh sống tại địa phương cho biết, nhà nước đã từng 3 lần cấp nhà nhưng cũng đủ 3 lần người thương binh này khước từ vì ông nghĩ, còn nhiều người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn. “Thấy người ta cứ đến nài nỉ xin chuyện cất nhà, thoái thác mãi không được tôi đành mua tạm một miếng đất nhỏ để cho nhà nước cất nhà tình thương. Nhưng trong nhà tôi hiện tại, không có gì đáng giá bạc trăm ngàn vì tất cả tiền tôi chỉ để dành cho các cháu nhỏ”, ông Tám thổ lộ. Trong buổi tiếp chuyện với P/V Báo Thời báo MeKong, ông cụ thường lấy những tấm giấy khen, những bài báo viết về mình và cho rằng đó chính là nguồn động viên để ông tiếp tục thực hiện “nhiệm vụ” nâng bước các học trò ngheo cắp sách đến trường. “Tôi thấy công việc mình làm chẳng thấm vào đâu, nên mấy năm trước tôi đã làm giấy hiến xác cho Trường Đại học Y dược TP.HCM để phục vụ y học. Dù cơ thể tôi không được đầy đủ như người ta nhưng có lẽ cái xác của tôi cũng sẽ có ích cho mọi người”. Nói xong, ông Tám lại cẩn thận mở lại tờ giấy có ghi danh sách những học sinh ngheo mà ông đang nhận giúp. Lúc đó, đôi mắt ông lão này như ánh lên niềm hạnh phúc, bởi đó chính là niềm vui lớn nhất của cuộc đời người thương binh “tàn nhưng không phế”.

“Chuyện về ông Tám làm việc thiện thì ở đây ai cũng biết, tất cả những việc làm của ông ấy đều xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện rất đáng trân trọng và khó có thể tìm được người như ông trong cuộc sống này. Mong sao ông Tám luôn mạnh khỏe để tiếp tục con đường mà ông đã chọn, đó là giúp học sinh ngheo trở lại trường học ở địa phương”, ông Trương Văn Bé Ba (Trưởng Ban nhân dân ấp Mỹ Sơn Đông, xã Phú Mỹ) cho hay.

“Ông Bụt Xứ Dưa” Lặng Lẽ Tiếp Bước Trẻ Nghèo Đến Trường

Trung Nguyễn

“Ông Bụt” của học trò nghèo

Ông Tám cho biết rất danh dự khi được viếng lăng Bác

Page 18: So 124 chuyen in

18 Số 124 - Tháng 6/2016CUỘC SỐNG QUANH TA

Vừa rời khỏi trung tâm TP.Thanh Hóa, ngược lên QL 217, hỏi đường về xã Cẩm Châu, người dân ven đường đã hỏi lại: “Tìm nhà thầy Hùng chữa gút hả. Cứ đi đến đầu xã Cẩm Châu rồi hỏi, ai cũng biết”. Tiếng tăm thầy Hùng ở miền Tây xứ Thanh này quả thực nổi như cồn. Có lẽ quá nhiều người hỏi đường tìm đến cái địa danh ấy và phần lớn là đi lấy thuốc. Vòng veo trong làng, nhấp nhô lên dốc mấy lần qua những mỏm đồi thấp. Lần mò mãi cũng tìm đến nhà thầy Hùng. Căn nhà đang xây dở nằm trên tận nửa một quả đồi. Cái hẻm vào nhà sin sít ô tô, đủ các loại biển ở mãi Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình…chất những bọc thuốc đầy thùng xe. Mấy anh tài xế bảo: “Mỗi chuyến lên đây phải chở về cả mấy chục cân thuốc, phân phối cho bà con, anh em uống để trị gút”. Danh tiếng ông thầy người Mường vang xa khủng khiếp như vậy, thì cũng phải công nhận bài thuốc của ông lang này hiệu nghiệm.

Bước chân vào nhà, tôi càng choáng ngợp, khi cả một gian phòng rất rộng, có tới cả trăm tải thuốc, chất ngất. Thấy tôi kêu thuốc gì mà chất như núi thế này, ông Hùng bảo còn nhiều ở chỗ khác nữa. Rồi ông tiếp tục mở kho thuốc ở phòng bào chế trong nhà cho tôi xem. Theo ông Hùng, thì trong nhà ông lúc nào cũng có khoảng 5-7 tạ thảo dược thành phẩm, là lượng nguyên liệu chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân. “Anh nhìn xem, xe to xe con từng đoàn kéo nhau lên chở thuốc thế này, thì mấy tạ kia được mấy ngày mà hết. Dạo này nhiều người bệnh đến lấy quá thành thử hết thuốc. Mỗi huyện có một người bị gút biết đến mình và uống thuốc của mình khỏi, thì lập tức những người của huyện ấy tìm lên. Để tiết kiệm thời gian, công sức, các ông ấy phân công một người lên lấy cho tất cả. Có một điều mình cứ thắc mắc, ngày trước người bị gút rất ít. Khoảng mười năm trở lại đây số người bị gút tăng nhiều, nhất là người trong Nam, có lần họ ra lấy cả tạ thuốc”, ông Hùng chia sẻ.

Ông Đinh Văn Hùng (SN 1960, ở thôn Kim Thành, xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) là người Mường chính cống. Theo lời các cụ cao tuổi kể lại, ngày trước, cộng đồng người Mường sinh cư ở vùng này thưa thớt, mỗi nhà một quả đồi, đường xá đi lại khó khăn nên mỗi gia đình phải tìm cây thuốc trên rừng về tự chữa bệnh cho người nhà mình. Dòng họ của ông Đinh Văn Hùng có nghề thuốc gia truyền từ đó. Các cụ kể lại, dòng họ của ông Hùng có nhiều bài thuốc quý. Mỗi ông lang có uy tín trong gia đình sở hữu một bài thuốc đặc trị, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Trong số những bài thuốc đó, nổi bật là các bài giải độc, trị các bệnh về gan, tiêu u và gút. Ông Hùng cho biết: “Ngày xưa, bệnh gút chưa phổ biến, nên mặc dù dòng họ của

mình có bài thuốc trị gút tốt, song ít được dùng đến. Chủ yếu quan lang mắc gút, chứ nhân dân ít bị căn bệnh này. Chữa bệnh gút giỏi, nên tổ tiên mình giao du với tầng lớp quan lại nhiều. Ông nội, rồi đến bố mình không chỉ là thầy lang chữa gút giỏi, mà còn là thầy thuốc riêng của dân Mường quanh vùng”.

Hơn 10 năm chữa bệnh cứu người, ông đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành có được niềm vui, hạnh phúc, nhưng với ông niềm vui lớn nhất là được nhìn thấy họ khỏi bệnh và có một sức khỏe để làm việc. Ông chỉ tay vào đống vỏ chai cùng nhang trong góc nhà cao ngang với đầu người nói: “Những người được tôi chữa bệnh, sau khi khỏi họ mang lễ đến để tạ ơn đó, nhất là những người Mường, họ đến bằng lòng chân thành là chính, đôi khi chỉ là một chai rượu, một gói bánh”. Tiếng lành đồn xa, người bệnh tìm đến với ông ngày một nhiều từ Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng hay ở tận Đắc Lắc, Sài Gòn xa xôi…bởi ông không những chữa khỏi bệnh mà giá thuốc cũng rất rẻ. Ông quan niệm: “Học thuốc là để cứu giúp người lúc nguy nan, chứ không phải vì tiền bạc. Đó là cái đạo của người hành nghề”.

Chúng tôi may mắn gặp bà Lê Thị Thúy (Thanh Hóa) đến lấy thuốc cho chồng. “ Chồng tôi làm nghề lái xe nên ăn quán xá nhiều, toàn đồ có nhiều chất đạm nên bị bệnh gút gần 10 năm nay, tôi đã đi rất nhiều nơi tìm thuốc chữa nhưng không khỏi. Được một người bạn gần nhà lấy thuốc gút của thầy Hùng khỏi chỉ dẫn nên cũng lên lấy. Sau một tháng uống thuốc, không ngờ bệnh của chồng tôi đã đỡ hẳn, bây giờ ông ấy đã đi lại được. Bị bệnh gút khổ lắm, trước đây mỗi khi bị đau, đã nhiều lần ông ấy định cầm dao muốc chặt luôn cánh tay đi nhưng được vợ con động viên và đi tìm thuốc uống, bây giờ uống thuốc của thầy Hùng nên đã đi lại bình thường rồi”.

Nhìn vào cuốn sổ ghi chép lại những bệnh nhân đã được ông chữa trị dứt điểm bệnh gút, người giàu cũng có, ngheo cũng có. Đặc biệt, có Đại tá Lê Văn Châu ở TP.Thanh Hóa, đã bị gút từ năm 2001. Sau khi uống thuốc của ông Hùng đến nay bệnh đã khỏi. Ông Châu nói: “Rất cảm ơn thầy Hùng đã chữa cho tôi căn bệnh quái ác

này, đi chiến trường vào sinh ra tử không sợ mà lại sợ căn bệnh này hành hạ tôi hơn 10 năm qua. Giờ thì ổn rồi”. Ngoài chữa được bệnh gút, ông Hùng còn chữa khỏi những bệnh nan y như ung thư. Điển hình là trường hợp của ông Lê Văn Bình (Ngọc Lặc - Thanh Hóa), bị ung thư phổi, bệnh viện trả về. Được ông Hùng điều trị, đến nay bệnh đã khỏi và đi làm được.

Mỗi người bệnh đến, ông Hùng đều tỉ mỉ hỏi thăm, đo huyết áp, bắt mạch để bốc thuốc theo liều lượng nặng nhẹ. Ông Hùng cho biết: “Phương thuốc của tôi được gọi là “thuốc Mường”, có từ 4 đời trước để lại. Mình xác định bốc thuốc cứu người chứ không ham danh lợi. Trước đây cây thuốc sẵn trên rừng cứ lấy về là bốc, nhưng nay hết nên phải thuê người đi lấy, bà con đến bốc mình chỉ lấy tiền mua cây thuốc”. Trong mỗi thang thuốc, ông Hùng cẩn thận photo một bản hướng dẫn cách dùng thuốc một cách tỉ mỉ để người bệnh khỏi mất công hỏi lại. Thuốc trị gút của ông có sự đặc biệt là, người bệnh sau khi uống sẽ rất đau đớn, có khi đau phát sốt lên trong vòng 1 tháng, nhưng sau đó sẽ giảm dần và khỏi. Giải thích về điều này ông Hùng cho biết: “Người bệnh đau nhiều hơn trong thời gian đầu là do tác dụng của thuốc đẩy bệnh ra ngoài, có nhiều người bị gút sùi còn vỡ cả ra nhưng sau đó sẽ khỏi”.

Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông Đinh Văn Hùng vẫn làm hoàn toàn thủ công. Mỗi lần bốc thuốc, ông Hùng mở 5 chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau. Mỗi túi thuốc nặng tới cả cân, gồm nhiều túi nhỏ để dùng cho nhiều lần. Khi được hỏi: “Nếu thái thuốc thô thế này, thầy không sợ bị người khác học mất bí quyết à?”. Thầy Hùng mỉm cười nói: “Những cây thuốc của mình đều là thứ chỉ trong dòng họ mình biết thôi, nên có nhìn cây khô cũng không biết được đâu. Cũng vì không ai biết, mà những cây thuốc này không bị khai thác, còn nhiều trong rừng”. Khi tôi hỏi 5 vị trong bài thuốc chữa gút, thì tầy Hùng chẳng giấu giếm gì. Ông Hùng mở từng bao nguyên liệu, bốc lên và khoe các vị gồm: Bưởi rừng, canh đắng, bình vôi, rái xoăn, quành, xấu hổ tía, huyết đằng…

Giải Mã Bài Thuốc Trị “Gút” Của Ông Thầy Người Mường

Hồ Điêp

Ông Hùng khám bệnh cho bệnh nhân

Thầy Hùng bên kho thuốc gia truyền của mình

Page 19: So 124 chuyen in

19Số 124 - Tháng 6/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Hằng năm cứ mỗi độ hè đến là khoảng thời gian mà các em học sinh có thể thỏa thích vui chơi bên gia đình, bạn bè sau những ngày học tập miệt mài. Nhưng với những em có hoàn cảnh khó khăn, thì mùa hè lại là mùa mưu sinh, tranh thủ kiếm thêm tiền để giúp đơ gia đình, trang trải cho năm học mới.

Là trẻ em, ai cũng thích được đi chơi, du lịch khi he về. Nhưng ngặt nỗi cuộc sống quá cơ cực, cái lo về chén cơm, manh áo mà hằng ngày còn khó nên chuyện được đi du lịch cũng chỉ là mơ ước của nhiều em nhỏ. Các em còn bận mưu sinh để lại quay về với mái trường thân quen với những bộ áo quần, tập sách mới bằng chính số tiền đã chắt chiu trong những ngày he bận rộn…

Trong một chuyến công tác về ĐBSCL, P/V Báo Thời báo MêKông xúc động trước những em nhỏ làm lụng với đủ thứ công việc. Đôi tay bé bỏng luôn thoăn thoắt luồn những cọng lục bình phơi khô vào cái khuôn được kẹp chặt giữa hai chân. Em Ngọc Ngân (15 tuổi), ở Hậu Giang, bộc bạch: “Những ngày he, em nhận lục bình về đan gia công, mỗi cái em được trả 5.000 đồng, một ngày em đan cũng được 3-4 cái. Nếu chịu khó

em cũng kiếm được chút ít để phụ mẹ mua dụng cụ học tập”. Nhà ng-heo, không ruộng vườn, hàng ngày mẹ Ngân phải đi làm thuê từ sáng đến tối, hiểu sự vất vả của mẹ nên những khi vào dịp nghỉ he là Ngân nhận lục bình về đan gia công. 15 tuổi, nhưng đã có hơn 4 năm Ngân đan lục bình mướn. “Thấy mấy bạn nghỉ he được đi chơi đây đó em cũng thích lắm, nhưng nhà em ngheo, không có điều kiện nên cố gắng mà làm, miễn sao phụ giúp được mẹ là em thấy vui rồi, chừng nào có tiền đi chơi cũng được mà”.

Trẻ em ngheo bước vào cuộc

sống mưu sinh sớm đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Vô tình các em trở thành “con mồi ngon” của tệ nạn xã hội, vì đây là lứa tuổi dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro. Trong đó, một số môi trường làm việc không an toàn, các em có thể bị bắt nạt, bóc lột sức lao động. Bên cạnh đó, các em không còn thời gian học tập, vui chơi, giải trí, nguy cơ bỏ học cao, chậm phát triển trí tuệ, thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội, dễ dẫn đến khuyết tật, sa ngã.

Mùa he của các trẻ em ngheo mà P/V đã gặp, là những buổi sáng theo

cha mẹ ra đồng đến tối mịt mới về, hay phơi nắng ngoài đường để bán vé số, đánh giày, nhặt ve chai, hoặc lam lũ bên những bãi rác ô nhiễm…để mưu sinh. Với các em, ngày he được chia sẻ gánh nặng cơm áo, gạo tiền với cha mẹ, gia đình được sum họp là hạnh phúc. Khi con ve sầu dứt tiếng, các em được quay lại mái trường thân quen với áo quần, tập sách mới và đóng góp đủ đầy các khoản tiền như bao bạn con nhà khá giả khác bằng sức lao động của chính mình trong những ngày he.

Để giải quyết vấn đề trẻ em lao động sớm không phải chỉ trong một sớm một chiều mà cần có thời gian và cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Điều quan trọng nhất là vấn đề này cần được giải quyết từ gốc. Cần có những giải pháp giúp các hộ gia đình, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thoát ngheo bền vững. Khi có cuộc sống ổn định, trẻ em sẽ được quan tâm, được chăm sóc đầy đủ và được tạo điều kiện để vui chơi. Các cơ sở Đoàn xã cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt he, các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao để thu hút các em tham gia; phát huy tốt hơn nữa vai trò của các nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng và các điểm vui chơi…

Mùa hè - Mùa mưu sinh của trẻ em nghèo! Trắc Long - Thuỳ Duyên

Trong suốt những năm qua, các cơ quan ban ngành và cả hệ thống chính trị đã có nhiều cố găng, góp phần đánh mạnh nhiều ổ nhóm, đường dây ma túy, triệt xóa nhiều tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy, góp phần kiềm chế tệ nạn này.

Hửng ứng “Tháng hành động phòng chống ma túy” năm 2016, các tỉnh thành trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên biết những tác hại của ma túy, cách nhận biết ma túy, các dấu hiệu cơ bản của một người nghiện ma túy, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người cai nghiện ma túy, chế tài hình sự đối với hành vi mua bán, tàng trữ trái phép ma túy, thông tin cho cơ quan chức năng khi phát hiện tội phạm ma túy...

Chủ đề được Liên hợp quốc đưa ra trong Ngày Quốc tế phòng chống ma túy (PCMT) và cũng là ngày Toàn dân PCMT (26-6) hằng năm là "Toàn cầu chung sức hành động vì cộng đồng lành mạnh không ma túy". Nhân tháng hành động, Chính phủ, Bộ Công An cũng yêu cầu các cấp, các đơn vị có nhiều hoạt động hưởng ứng thiết thực, chính quyền và toàn hệ thống chính trị, yêu cầu đẩy mạnh các mặt công tác PCMT trong đó tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Do đó, sức mạnh cộng đồng được phát huy triệt để. Công tác tuyên truyền, về đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy một cách quyết liệt.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, công tác phòng chống ma túy trên địa bàn của các tỉnh, thành đã gặt hái được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu. Ma túy vẫn đang là nỗi ám ảnh của toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương và cuộc sống của hàng ngàn gia đình. Hiện nay, tình trạng mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy vẫn diễn biến khá phức tạp ở cả thành thị lẫn nông thôn; nhiều loại ma túy mới tiếp tục tràn vào Việt Nam; số người nghiện có xu hướng ngày càng trẻ hóa và tiếp tục gia tăng. Từ thực tế trên cho thấy, để ma túy không còn là nỗi ám ảnh với mỗi gia đình và xã hội, cuộc chiến với tệ nạn này đòi hỏi phải kiên trì, liên tục và có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cả cộng đồng. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý nghiêm các đối tượng mua bán ma túy, công tác điều trị cho người nghiện có vai trò rất quan trọng.

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đã thẳng thắn thừa nhận, hiện nay công tác điều trị cai nghiện tại cộng đồng vẫn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất, nhân sự tại các trạm y tế còn hạn chế, chưa bảo đảm thực hiện toàn bộ quy trình tư vấn, chăm sóc, điều trị. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác điều trị tại cộng đồng, nhiều người dân còn kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện nên hiệu quả cai nghiện chưa đạt như mong muốn...Hy vọng rằng,

việc phân tích, nhìn nhận đúng những thuận lợi, khó khăn trong công tác điều trị cai nghiện ma túy sẽ là cơ sở quan trọng giúp cơ quan chức năng có những giải pháp phù hợp để thực hiện công tác này hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Để có thể có một cộng đồng lành mạnh không có ma túy, bên cạnh sự ra quân quyết liệt, liên tục và mạnh mẽ hơn nữa của các lực lượng chuyên trách trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, rất cần sự góp sức mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục của cả cộng đồng. Các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác PCMT, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy; xây dựng gia đình thành những "pháo đài" phòng, chống tệ nạn ma túy…

Để Ma Túy Không Còn Là Nỗi Ám Ảnh Của Cộng Đồng Chí Nhân - Thanh Vũ

Page 20: So 124 chuyen in

20 Số 124 - Tháng 6/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Đưa cháu gái 6 tháng tuổi đến thăm khám tại một cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, người thân được bác sĩ cho thuốc về nhà uống. Tuy nhiên, chỉ sau 2 lần uống thuốc, tình trạng của bé gái đã nặng hơn, gia đình tức tốc đưa đến bệnh viện nhưng cháu bé đã tử vong.

Chiều ngày 24/6, Đại tá Phạm Văn Ngân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, cơ quan này vẫn đang kết hợp với các ngành chức năng địa phương tiến hành xác minh và điều tra làm rõ cái chết của cháu bé 6 tháng tuổi xảy ra tại Khu vực chợ Phước Yên, thuộc xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Trước đó vào khoảng 19h50 ngày 22/6, Thấy cháu gái Nguyễn Gia Hân (Teng Ying Ying, 6 tháng tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị nôn ói và tiêu chảy liên tục nên người nhà đưa bé đến khám tại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân của 2 vợ chồng bác sĩ T. và bác sĩ B. tại khu vực chợ Phước Yên (xã Phú Quới, huyện Long Hồ). Sau khi khám xong, bác sĩ lấy thuốc và căn dặn cho cháu uống ba ngày. Về đến nhà, gia đình đã cho bé uống một lần, đến khoảng hơn 2h sáng hôm sau, thấy bé khóc nên người thân tiếp tục cho bé uống một lần nữa. Thế nhưng, thấy cháu bé không những không đỡ mà còn có nhiều biểu hiện bất thường như người tím tái, nấc lên liên tục, giọng khóc cũng ngày càng yếu đi, nên người nhà tức tốc đưa bé đến Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long điều trị nhưng bé đã tử vong. Vụ việc sau đó được trình báo đến cơ quan chức năng và công tác khám nghiệm tử thi cũng được lực lượng chuyên trách tiến hành.

Theo người nhà nạn nhân, tổng số tiền khám và mua thuốc cho bé tại cơ sở chữa bệnh này là hơn 100.000 đồng. Chia ra mỗi lần thuốc uống là 4 viên thuốc nhỏ, 2 viên thuốc bẻ nửa và 1 ít thuốc dạng bột (chưa rõ là thuốc gì). Hiện tất cả thuốc này đã được ngành chức năng thu giữ nhằm phục vụ công tác điều tra.

Tiếp xúc P/V, ông Nguyễn Văn Coi (SN 1952, ngụ ấp Phú Hưng, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), là ông ngoại của cháu bé xấu số cho biết: Sáng cùng ngày, đại diện gia đình của bác sĩ B. và bác sĩ T. có đến gia đình chia buồn. Tuy nhiên, hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra khẩn trương làm rõ nên gia đình không có ý kiến gì. Được biết, bé Gia Hân vừa được bố mẹ đưa từ Trung Quốc về Việt Nam thăm quê ngoại được khoảng gần tháng nay thì xảy ra vụ việc đau lòng trên.

Vĩnh Long:Bé 6 tháng tuổi tử vong sau khi uống thuốc

tại phòng khám tư Trung Nguyễn

Ông Coi (ông ngoại bé gái xấu số) đang tiếp xúc PV

Lại xuất hiện thêm những tố cáo về hành vi phục vụ của tài xế Uber Taxi xuất hiện trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng mạng. Ở trường hợp này, đa số cho rằng cả hai phía đều có lỗi và thái độ của tài xế cũng như cách ứng xử của khách hàng là chưa hợp lý.

Sự việc xảy ra vào chiều ngày 24/6 vừa qua, trên trang cá nhân của tài khoản A.D.J đã đăng tải một đoạn status: "Nhà mình có ai có số hotline của UberBlack không ạ? Em với chồng của em vừa bị giật điện thoại (vì em quay lại lão ấy đang chửi em), sau đó thì nhào vô đánh em với chồng em luôn ạ!". Sau đó, chị A.D.J tiếp tục chia sẻ một đoạn clip phàn nàn về thái độ phục vụ của tài xế Uber trong quá trình cô sử dụng dịch vụ này: "Tài xế Uber-Black VIP chửi, đuổi khách và sau đó còn giật điện thoại của khách".

Theo tìm hiểu của P/V, thì chủ tài khoản A.D.J, người bị tài xế đuổi xuống xe trong đoạn clip, cho hay: Khoảng 10h40 ngày 24/6, người này đặt dịch vụ xe Uber Black do tài xế X.T. nhận khách, đi từ đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2) đến Lê Lợi (quận 1). Đến cầu Sài Gòn, do trời mưa to và có con nhỏ trong xe, chị A.D.J yêu cầu tài xế đi chậm lại, nhưng tài xế không trả lời. Đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, A.D.J tiếp tục nhắc tài xế chạy chậm, nhưng vẫn không nhận được câu

trả lời nào. Ngay sau khi chia sẻ, đoạn clip đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Một số người cho rằng bác tài xế trong trường hợp này phản ứng như vậy là vì vị khách quá gay gắt, khi nói chuyện với người lớn tuổi cần phải nhẹ nhàng và điềm tĩnh hơn: "Mình để ý thấy chị khách phản ứng hơi thái quá nên thành ra chú tài xế không chịu được. Nếu có thể nói chuyện nhẹ nhàng thì có lẽ sẽ tốt hơn" - một ý kiến trên cộng đồng mạng xã hội. Cũng có nhiều ý kiến không đồng tình với phản ứng của hành khách nữ này. "Mình xem clip thì chỉ nghe giọng oang oảng của chị khách hàng, không biết trước khi bắt đầu quay clip này thì sự việc gì đã diễn ra nhưng rõ ràng bác tài xế đã nghe nhầm, khi chồng chị nói "mưa" nhưng bác nghe thành "ngu" và có phản ứng với hai vợ chồng chị." - một thành viên bình luận.

Trao đổi với P/V, người phát ngôn của Uber cho biết rất tiếc về sự việc xảy ra giữa tài xế đối tác và người dùng vừa qua. Uber cho biết những trường hợp như vụ việc này rất hiếm khi xảy ra, riêng vụ việc này đã được Uber tiếp nhận và chú trọng xử lý.

TP.Hồ Chí Minh:Nữ hành khách tố tài xế Uber taxi

đuổi xuống xe giữa mưaTấn Trung - Tùng Lâm

Khoảng 6 giờ ngày 24/6, người dân phát hiện Nguyễn Minh Nguyên, sinh năm 1984 chết trong vườn mít, thuộc khu vực tổ 1, ấp 9, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành.

Theo thông tin ban đầu, Nguyễn Huy Hoàng, tên thường gọi là Bờm (SN 1985 - trú ấp 3A Xã Minh Hưng), sau khi đi nhậu về nhà nghỉ Ngọc Lam thuộc ấp 9, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành có xảy ra mâu thuẫn với em gái anh Nguyễn Minh Nguyên. Anh Nguyên ra can ngăn thì Hoàng đã dùng dao tự chế mang theo người uy hiếp và đâm vào người nạn nhân, nạn nhân đã bỏ chạy sang vườn nhà hàng xóm.

Sau khi gây án, Hoàng đã bỏ chạy khỏi hiện trường. Gia đình của nạn nhân báo công an và có đi tìm nạn nhân nhưng không thấy. Đến 6h sáng ngày 24/6 người dân mới phát hiện nạn nhân nằm chết dưới gốc cây mít.

Công an Huyện Chơn Thành cùng với Công an Tỉnh Bình Phước đã tổ chức khoanh vùng vây bắt đối tượng Nguyễn Huy Hoàng. Đến khoảng 7 sáng ngày 24/6, nhận được tin báo là đối tượng Hoàng đang lẩn trốn tại nhà cậu ruột của mình là anh Lại Văn Thành (Tàu Ô, xã Tân Khai, huyện Hớn Quản), công an đã ập vào, khống chết bắt đối tượng Hoàng khi hắn đang ngủ say.

Sau khi bắt đối tượng Nguyễn Văn Hoàng, công an đã tịch thu một con dao tự chế dài khoảng 18,6cm, là hung khí gây án, và nhiều vật dụng có liên quan để điều tra làm rõ. Đến 10h30 cùng ngày, Nguyễn Huy Hoàng được đưa ra xe về phòng tạm giam công an tỉnh để tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.

Bình Phước:Một người bị giết chết trong vườn mít

Hoài An

Cơ quan điều tra tại nơi băt được hung thủ

Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long vừa đưa ra kết luận cuối cùng, là Công ty CP TMDV Hoàng Long Việt không kinh doanh phân bón giả. Đồng thời, tiến hành trả lại hàng hóa đã tạm giữ trước đó vào ngày 16/6/2016 để doanh nghiệp này tiếp tục phân phối trên thị trường.

Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành 389 đã lấy mẫu đánh giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA do Tập Đoàn FUSA của Mỹ sản xuất, đơn vị nhập khẩu và chiết xuất tại Việt Nam là Công ty CP TMDV Hoàng Long Lào Cai. Kết quả test mẫu lần 3 tại Trung Tâm đo lường chất lượng 3 thì chỉ số hữu cơ đạt trên 34,6% đối với loại tote 950 lít và 34,2% đối với loại chai 1 lít, đủ tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố (lớn hơn hoặc bằng 15%).

Phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA được Công ty CP TMDV Hoàng Long Việt phân phối là một sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn OMRI về sản xuất hữu cơ, được Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) vận hành, là một sản

phẩm không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp thời hội nhập. Với thành phần gồm các nguyên tố đa trung vi lượng, các axit amin và hơn 20 chủng vi sinh vật hữu hiệu, giúp cải tạo kết cấu đất, làm giàu dinh dưỡng cho đất, vi sinh vật đối kháng ức chế vi sinh vật gây hại và tiêu diệt nấm bệnh, kích thích sinh trưởng cho cây, làm tăng năng suất, thân thiện với môi trường.

Hiện nay, Công ty CP TMDV Hoàng Long Việt đang sát cánh cùng nhà nông trong định hướng ứng dụng công nghệ hữu cơ bền vững. Việc làm này đang ngày càng được hưởng ứng sâu rộng trong một bộ phận không nhỏ nhà nông và các cơ quan quản lý nông nghiệp. Bởi sản xuất hữu cơ thực sự đã mang lại những thay đổi lớn cho nhà nông, như cải tạo được tình trạng cằn cỗi bạc màu của đất, giảm được khả năng nhiễm bệnh từ các loại nấm và vi sinh vật gây hại, giảm được chi phí sản xuất nhờ việc cắt giảm được một lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, kéo dài được thời gian cho trái và vòng đời cho cây, nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng nông sản.

Công ty CP TMDV Hoàng Long Việt được “minh oan”Văn Mười

Page 21: So 124 chuyen in

21Số 124 - Tháng 6/2016

Sau nhiều lần thấy “vợ hờ” đi nhậu với bạn bè về khuya, cụ ông 68 tuổi ghen tuông ra mặt. Trong một lần tranh cãi, cụ ông đã lấy búa đập lên đầu người tình với hành động man dợ, rồi uống thuốc sâu tự tử nhưng bất thành.

*Vì ghen tuông “tình trẻ” Vụ án xảy ra vào ngày 21/6. Nạn nhân là

bà Trần Thị Loan (43 tuổi, ngụ khóm Vĩnh Tiền, P.3, TX.Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), được phát hiện chết ngay trong nhà với những vết búa đập vào đầu. “Chồng hờ” của bà là ông Nguyễn Văn Cốc (68 tuổi, ngụ xã Định Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp), sau khi gây ra án mạng liền trở về quê uống thuốc sâu tự tử, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện ở Đồng Tháp trong tình trạng nguy kịch.

Để tìm hiểu về vụ việc, P/V đã có mặt tại hiện trường xảy ra án mạng. Anh Đỗ Văn Hiếu (24 tuổi, con trai bà Loan) cho biết, bà Loan và ông Cốc chung sống như vợ chồng hơn hai năm nay, nhưng không kết hôn. Ông Cốc được giới thiệu là người đàn ông đã ly hôn với vợ nhiều năm nay. Thời gian đầu chung sống, ông Cốc tỏ ra là người đàn ông hiền lành, thương vợ, thương cả con riêng của vợ, cho nên các con của bà Loan chưa bao giờ phản đối mối quan hệ của mẹ mình và người đàn ông lớn tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, anh Hiếu thấy mẹ và “chồng hờ” thường xuyên cự cãi. Không tìm hiểu nguyên nhân, nhưng qua các cuộc tranh cãi, anh hiểu hai người cãi nhau là do ông Cốc ghen tuông, nghĩ rằng bà Loan có người đàn ông khác.

Anh Hiếu đau xót chia sẻ: “Ngày xảy ra sự việc, hai anh em tôi đều đi làm. Khi về nhà, tôi thấy mẹ nằm bất động trên vũng máu, người nhiều vết chém, ông Cốc thì không thấy đâu. Tôi biết được ngay người gây ra vụ việc chính là ông Cốc. Nhiều ngày nay, mẹ tôi và ông ấy thường xuyên cãi lộn. Đỉnh điểm là vài hôm trước, ông Cốc có dọa mẹ tôi trước mặt chúng tôi rằng, nếu phát hiện bà làm gì có lỗi, thì ông ấy sẽ giết chết bà. Tôi cứ ngỡ rằng đó chỉ là một lời dọa nạt vu vơ trong lúc nóng giận. Không ngờ ông ấy có thể nhẫn tâm ra tay sát hại người phụ nữ chung sống cùng ông hai năm nay”.

Chia sẻ về mối quan hệ của bà Loan và ông Cốc, bà Trần Thị Trọng (64 tuổi, cô ruột bà Loan) cho biết, bà Loan ly hôn với chồng cũ đã lâu. Thấy bà đẹp người, tuổi còn trẻ, ai cũng khuyên bà đi bước nữa, nhưng bà không chịu. Đến khi bà đưa về nhà một người đàn ông hơn bà gần 30 tuổi, ai cũng do dự vì khoảng cách tuổi tác quá lớn. Nhất là hai đứa con của bà, khi ấy vẫn còn trẻ người non dạ, thường cảm thấy xa lạ trong chính ngôi nhà mình, kể từ khi có sự xuất hiện của một người đàn ông lớn tuổi. Thế nhưng, bà Loan tỏ ra rất thật lòng với ông Cốc, và ông Cốc cũng đối xử chân thành với bà Loan. Mọi người xung qua-nh khuyên nhủ hai con bà Loan nên chấp nhận người đàn ông kia, để bà Loan có người bầu bạn. “Loan và ông Cốc quen biết nhau ở Cần Thơ. Khi ấy, Loan đi chăm cha ở bệnh viện, ông Cốc cũng đi chăm người nhà. Hai người trò chuyện và giúp đỡ lẫn nhau, sau đó phải lòng nhau. Rồi Loan đưa ông Cốc về nhà chung sống. Chúng tôi hỏi, Loan nói người đàn ông này đã ly hôn với vợ. Chúng tôi tỏ ra do dự vì tuổi ông ta đã cao, nhưng Loan nói một thời gian nữa nhất định sẽ kết hôn với ông ta. Thế nhưng vài tháng, một năm, hai năm, Loan và ông Cốc không còn nhắc gì đến chuyện kết hôn nữa. Giữa hai người càng ngày càng xảy ra nhiều mâu thuẫn hơn”, bà Trọng chia sẻ. Trong suốt thời gian chung sống, chừng vài tháng ông Cốc lại nói với bà Loan là về Đồng Tháp để thăm bố bị ốm, nhiều lần bà Loan yêu cầu ông Cốc đưa về để bà thăm và ra mắt “bố chồng”, nhưng ông Cốc một mực từ chối. Bà Loan thấy lạ nhưng cũng không nghi ngờ gì. Chỉ đến khi xảy ra sự việc, chuyện ông Cốc vẫn còn vợ ở quê mới được mọi người biết đến.

Cũng theo bà Trọng, thời gian gần đây bà Loan và ông Cốc thường xuyên cãi cọ lẫn nhau. Trước khi xảy ra vụ án mạng, bà Trọng chứng kiến ông Cốc dọa nạt bà Loan, nếu có lỗi gì với ông Cốc, ông ta sẽ giết chết. Bà Trọng đứng ra can ngăn, khuyên hai người chung sống không khác gì vợ chồng, có mâu thuẫn thì bình tĩnh từ từ nói chuyện giải quyết, không được dọa giết nhau. Bà Trọng nói với chồng hờ của cháu gái, giả như giết vợ thật, ông Cốc sẽ bị đi tù và các con của cả hai sẽ đều khổ. Nghe bà Trọng khuyên can, ông Cốc nguôi giận, những tưởng ông ta hiểu ra chuyện, mâu thuẫn hai vợ chồng sẽ dần được giải quyết. Cho đến khi ông ta thực sự ra tay sát hại bà Loan, tất cả mọi người ở đây đều tá hỏa, không nghĩ những lời dọa nạt của ông lại thành sự thật.

Về nguyên nhân của những cuộc cãi cọ, mọi người xung quanh đều hiểu là do ông Cốc ghen tuông. Ông ta thường xuyên nghi ngờ bà Loan có người đàn ông bên ngoài, do bà Loan có ngoại hình bắt mắt, khéo ăn khéo nói, được lòng mọi người. Bà Trọng cho biết, bà Loan là người có tính ham vui. “Loan nó thường hay đi ăn tiệc với bạn be, nó có khiếu hát hò nên sau tiệc hay ở lại để hát, nên mỗi lần đi tiệc là lại về muộn. Mỗi lần như vậy, ông Cốc lại nổi tính ghen tuông, chửi mắng Loan là đi với nhân tình, để ông ta ở nhà”, bà Trọng kể. Trừ những lúc ghen tuông ra, thì ông Cốc cũng là người chịu khó làm ăn, hiền lành, không bao giờ gây lộn với ai khác.

Anh Hiếu, con trai bà Loan không khỏi đau xót: “Nếu biết bản tính ông ta hay ghen, tôi đã ra mặt bảo vệ mẹ. Nhưng mỗi lần ông ta mắng mẹ, tôi lại nghĩ vì thương mẹ nên ông ta mới ghen, không ngờ ghen tuông mù quáng khiến mẹ tôi mất mạng. Mẹ tôi mất, chúng tôi cũng không dám an táng mẹ ở nhà nữa, một ngôi nhà dột nát và lại là nơi mẹ tôi bị chết oan ức”. Anh Hiếu cho biết, hai anh em anh an táng mẹ tại nhà cậu ruột, sau đó ở luôn tại nhà cậu, không muốn quay trở về ngôi nhà trước kia nữa.

*“Bà cả” không biết chồng có “bà hai”Sau khi giết bà Loan, ông Cốc trở về nhà

tại Đồng Tháp để đầu thú và uống thuốc tự tử. Trong tình trạng nguy kịch, vợ chính của ông Cốc là bà Huỳnh Thị Lùng (57 tuổi, ngụ xã Định Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) luôn túc trực ở bên để chăm sóc chồng. Và cũng đến lúc này, bà Lùng mới biết ông Cốc trước giờ ở Sóc Trăng chung sống cùng “vợ hờ” chứ không phải đi làm ăn xa như ông vẫn nói. Theo bà Lùng, hiện ông Cốc đã tỉnh và có thể ăn được cháo. Trong cơn mê man, ông Cốc tỏ ra hối hận, luôn miệng nói xin lỗi cả “vợ chính” lẫn “vợ hờ”.

Chia sẻ với báo chí, bà Lùng cho biết, vợ chồng bà ly thân nhau hơn hai năm nay, cũng vì tính ghen tuông của ông Cốc, bà Lùng cũng nhiều lần đề nghị ly hôn nhưng ông Cốc không chịu. Ông ta nói, chỉ ly thân và sau đó ông đi làm ăn xa, vài tháng mới về nhà thăm các con một lần. Hai vợ chồng bà có ba người con đều đã lập gia đình. Cho đến khi ông Cốc gây án với chính người “vợ hờ” của mình, bà Lùng mới biết chồng có mối quan hệ ngoài luồng. “Tính ông ấy hay ghen, tuổi lại cao, nên tôi không ngờ được là ông ấy lại bỏ nhà đi để chung sống với người phụ nữ khác. Thời gian đầu ly hôn, tôi thấy ông ấy đi tối ngày, sau đó bỏ nhà đi hẳn với lý do là đi làm ăn xa. Tôi có nghi ngờ, vì ở tuổi ấy ông ấy đâu có lao động gì được nữa. Nhưng do chúng tôi đang ly thân nên tôi cũng mặc kệ, đoán rằng ông ấy đến ở nhà bà con nào đó. Đến khi xảy ra chuyện, tôi mới biết đến cái tên của người phụ nữ kia. Tôi rất trách ông ấy, cũng vì tính ghen tuông mà ông ấy gây chuyện tày trời như vậy. Nhưng vì tôi là vợ, nên khi ông ấy gặp chuyện, tôi có trách nhiệm đứng ra lo liệu, những ngày này tôi luôn túc trực bên cạnh để chăm sóc ông”, bà Lùng chia sẻ tại Bệnh viện Đa khoa TP.Sa Đéc.

Ông Nguyễn Bá Chiến (trưởng KV Mỹ Tiền, P.3, TX.Ngã Năm) cho biết, tại địa phương, bà Trần Thị Loan đã có một đời chồng trước khi quen ông Nguyễn Văn Cốc. Trước đây, thấy hai người chung sống hòa thuận nên chính quyền đến vận động đăng ký kết hôn để sống với nhau hợp pháp, cả hai chỉ ậm ừ rồi để đó. Trước khi xảy ra sự việc, người dân địa phương cũng chứng kiến hai người cãi lộn, ông Cốc đã nhiều lần dọa giết bà Loan.

CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Sóc Trăng: Cụ ông giết người tình rồi uống thuốc sâu tự tử

Nguyên Thảo

Anh Hiếu, con trai nạn nhân chia sẻ với PV

Bà Trọng, cô ruột nạn nhân

Page 22: So 124 chuyen in

22 Số 124 - Tháng 6/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Hiện nay, Uber thì vẫn chưa đủ điều kiện để tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; còn Grab thì cần được xác định chính thức với loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Điều kiện kinh do-anh taxi thì không đáp ứng quy định, nghĩa vụ tài chính thì ơm ờ, trách nhiệm với khách hàng thì phó mặc, nhưng Uber và Grab vẫn đang “tung hoành” trên thị trường Việt.

Từ đầu năm 2014 (2/2014), Grab xâm nhập vào thị trường taxi ở Việt Nam, bốn tháng sau đó là sự xuất hiện của Uber (6/2014). Kể từ lúc đó, Grab và Uber liên tục thực hiện đủ mọi hình thức để mở rộng hoạt động như: tự ý giảm giá dịch vụ, quảng cáo khuyến mãi tràn lan đối với lái xe, chủ xe và hành khách, thông tin trên các mạng xã hội về loại hình taxi mới giá rẻ và tiện ích…Có thời điểm giá dịch vụ của Grab và Uber giảm sâu đến 6.000-7.000 đồng/km đã tạo ra sự hỗn loạn về giá dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi. Với giá dịch vụ như vậy, Grab và Uber chấp nhận bù lỗ để chiếm lĩnh thị phần. Đây rõ ràng là hành vi phá giá dịch vụ. Việc mở rộng hoạt động rầm rộ của Grab và Uber đến nỗi cơ quan quản lý nhà nước khó lòng kiểm soát chặt chẽ được. Dư luận xã hội truyền tai nhau về một loại hình taxi kiểu mới được du nhập từ nước ngoài vào. Lúc mới vào Việt Nam, Grab có tên thương hiệu là Grab Taxi, sau đó mới đổi tên thương hiệu lại thành Grab kể từ ngày 28/01/2016. Như vậy, không những hành khách và dư luận xác định Grab và Uber là loại hình taxi mà chính bản thân doanh nghiệp cũng tự xác định loại hình kinh doanh của mình là taxi.

Căn cứ vào ngành nghề đăng ký kinh doanh cho thấy Uber không có đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải

bằng ô tô, do đó Uber chỉ là một nhà mạng hoạt động với tư cách cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý, không được trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, điều hành, kinh doanh vận tải bằng ôtô. Tuy nhiên, từ khi vào Việt Nam, các xe ôtô kết nối trực tiếp vào mạng Uber, hoạt động với thương hiệu là xe Uber là vi phạm pháp luật. Chủ sở hữu các xe ôtô kết nối với mạng Uber, lấy thương hiệu là xe Uber để kinh doanh là vi phạm pháp luật và mạng Uber tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý điều hành, kinh do-anh là cũng vi phạm pháp luật. Còn Grab thì vừa đăng ký với tư cách là một mạng cung cấp dịch vụ, vừa đăng ký trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô, nên các xe kết nối vào mạng Grab được sử dụng thương hiệu là xe Grab.

Để kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi thì doanh nghiệp vận tải về phương tiện phải đáp ứng hàng loạt các điều kiện như: có đồng hồ tính tiền, phù hiệu, hộp đen có chữ “TAXI” trên nóc xe, có thiết bị in hóa đơn, niêm yết trên xe: số điện thoại, logo, bảng giá cước tính tiền, khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết”, trang bị bình chữa cháy trên xe…(Điều 6 Nghị định 86/2014/NĐ-CP; Điều 37, Điều 43 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT).

Tương tự như vậy, để kinh do-anh vận tải hành khách theo hợp đồng thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng hàng loạt các điều kiện như: Có hợp đồng vận tải với hành khách, có phù hiệu “Xe hợp đồng”, lái xe phải mang theo bản chính hoặc bản sao Hợp đồng vận tải và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị vận tải, niêm yết: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh, khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết”, trang bị bình chữa cháy trên xe…(Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP; Điều 44, Điều 45 Thông tư

63/2014/TT-BGTVT).Như vậy, cả Uber và Grab khi

vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đều không đáp ứng được về các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi hoặc kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bởi vì: nếu Grab và Uber là loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi thì thiếu điều kiện về hộp đen có chữ “TAXI” trên nóc xe; còn nếu Grab và Uber là loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thì thiếu điều kiện về Hợp đồng vận tải với hành khách, danh sách hành khách, lái xe phải mang theo bản chính hoặc bản sao hợp đồng vận tải, danh sách hành khách.

Ngày 19/10/2015, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số: 1850/TTg-KTN cho Grab thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo công văn này thì Grab được thí điểm áp dụng hợp đồng điện tử với hành khách tại 5 tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Khánh Hòa, thời hạn thí điểm là 2 năm. Như vậy, kể từ thời điểm này thì Grab

tạm thời được xác định là loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Riêng Uber thì vẫn chưa được cho thí điểm. Vì vậy, Uber vẫn chưa được xác định theo loại hình kinh doanh nào. Có một điều cần được nhấn mạnh thêm đó là: về khoa học pháp lý và luật pháp Việt Nam thì Công văn của Thủ tướng không phải là văn bản quy phạm pháp luật (Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 (HL:01/01/2009 - 30/6/2016) - Hiệu lực hiện hành; Điều 4 Luật BHVB QPPL 2015-HL: từ 01/7/2016). Do đó, việc xác định loại hình kinh do-anh của Grab là kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cũng chỉ là tạm thời, không chính thức.

Từ khi vào Việt Nam, Uber và Grab là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống; trên thế giới lái xe taxi truyền thống biểu tình, phản đối Uber và Grab ở nhiều nước. Điều này khẳng định bản chất thật sự của Uber và Grab là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Chính vì thế, việc cho Grab thí điểm với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là không phù hợp. Uber thì vẫn chưa đủ điều kiện để tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; còn Grab thì cần được xác định chính thức với loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

Điều kiện kinh doanh taxi thì không đáp ứng quy định, nghĩa vụ tài chính thì ỡm ờ, trách nhiệm với khách hàng thì phó mặc. Ngay như hiện nay, dù địa vị pháp lý chưa rõ ràng, thậm chí còn bị cho là hoạt động bất hợp pháp nhưng Uber tự ý quy định “giờ cao điểm” để tăng giá cước rất tùy tiện khiến không ít khách hàng rất bức xúc! Điều này đối với các hãng taxi trong nước là bị cấm kỵ, nếu vi phạm là bị chế tài tức khắc!

Uber - Grab Taxi:Chưa Chính Thức Vẫn Tung Hoành Ngang Dọc? Phước Lập - L.P

Kính gửi Thời báo Mê Kông! Em gái tôi bị hiếp dâm từ năm 2006, đến nay

đã 10 năm gia đình tôi mới biết. Kẻ hiếp dâm em tôi giờ không nhận tội. Bây giờ, tôi có thể viết đơn kiện được không?

Lenguyen…[email protected]

Về tội hiếp dâm, theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm và bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai

mươi năm hoặc tù chung thân. Phạm tội thuộc quy định tại khoản 4 điều này thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Ngoài ra, bởi bạn không nói rõ thời điểm phát hiện em bạn bị hiếp dâm là khi bao nhiêu tuổi - Vì đây là một tình tiết quan trọng - Bởi nếu em bạn bị hiếp dâm vào thời điểm dưới 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại điều 112 Bộ luật Hình sự. Phạm tội theo khoản 1 điều 112 có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù, khoản 2 điều 112 có mức cao nhất là 20 năm tù, khoản 3 và khoản 4 có mức cao nhất lên đến tử hình.

Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: 1.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; 2.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: a) Năm năm đối

với các tội phạm ít nghiêm trọng; b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng; d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt ng-hiêm trọng.

Trường hợp mà bạn nêu, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi hiếp dâm em bạn có thể vẫn còn, em bạn - với tư cách là người bị hại phải làm đơn yêu cầu khởi tố theo quy định tại khoản 1 điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 hoặc có thể chính bạn hoặc em bạn làm đơn quyền tố cáo hành vi của người đó. Theo đó, em bạn hoặc gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an, kem theo các tài liệu, chứng cứ có liên quan để đề nghị khởi tố. Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình sẽ kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Tội hiếp dâm, 10 năm sau có kiện được không? Luật gia Trương Thị Mai

(Cty Đông Luật & Cộng Sự - Ban TVPL Báo Thời báo MêKông)

Luật sư của bạn

Page 23: So 124 chuyen in

23Số 124 - Tháng 6/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Người dân tại xã Vĩnh Phương, thành phố biển Nha Trang lại một phen kinh hoàng vì băng nhóm 7-8 người đi trên hai xe ô tô có mang theo hung khí xâm nhập nhà dân tìm người truy sát. Không gặp đối thủ, nhóm người này ra tay đập phá đồ đạc trong nhà và cướp tiền của chủ nhà.

Theo đơn tố cáo của bà Lê Thị Ánh Tuyết (thôn Xuân Phong, xã Vĩnh Phương - TP.Nha Trang), vào lúc 21g giờ ngày 16/6/2016, bà Tuyết ở nhà thì bất ngờ có một nhóm thanh niên khoảng 7-8 người đi trên hai xe ô tô có biển số 79N-08293 và 79A-02385, có mang theo hung khí là dao, mã tấu, súng bắn cá, tuýp sắt...xông thẳng vào nhà tìm người con rể là anh Hiệp để đòi nợ. Khi không tìm thấy anh Hiệp, nhóm người hung

hãn này xông thẳng vào nhà để truy xét. Sau khi xét lùng hết các phòng nhà dưới và trên lầu vẫn không thấy ai, bọn này liền ra tay đập phá hết đồ đạc trong nhà của bà Tuyết, gây thiệt hại cho một số tài sản như TV 32 inch, đập bể hai điện thoại Sam-sung, một số bàn ghế ly tách cùng một vài tài sản khác. Ngoài ra, bà Tuyết cũng cho biết, số tiền 50 triệu để trong tủ cũng bị bọn này lấy mất. Sau khi đập phá xong, một người trong bọn này còn đưa dao vô cổ bà Tuyết để hăm doạ đòi cắt cổ. Trong tình thế hỗn loạn do bọn này gây nên, con của bà Tuyết gọi điện báo công an địa phương đến can thiệp, nhưng lực lượng công an xuống hiện trường cũng bị bọn này cầm hung khí rượt chạy hết. Sau khi gây án xong, bọn này ung dung lên xe đi mất.

Theo nguồn tin cho biết, băng nhóm này là do Khánh mập, thường

trú tại đường Điện Biên Phủ - phường Vĩnh Hải cầm đầu, chuyên nghề cho vay nặng lãi. Cách đây một năm Hiệp có mượn của Khánh 30 triệu đồng với lãi suất 20%. Sau

khi đóng tiền lời được 6 tháng, thì anh Hiệp không có khả năng đóng tiếp vì làm ăn thua lỗ. Trao đổi sự việc với công an xã Vĩnh Phương, đã xác nhận sự việc xảy ra trên địa bàn xã là có thật. Nhưng các đối tượng gây án ở nơi khác đến, nên đã lập hồ sơ chuyển lên cơ quan điều tra cấp trên xử lý. Riêng tại địa phương xã Vĩnh Phương đã có kế hoạch triệt phá truy bắt những đối tượng cộm cán chuyên gây rối và làm mất trật tự tại địa phương. Hiện nay xử lý vụ việc theo đơn tố cáo của bà Tuyết, đang được các cơ quan có thẩm quyền thụ lý trên quan điểm không bỏ lọt các phần tử hung hãn có hại cho đời sống bình yên của người dân.

Báo Thời báo MeKong sẽ tiếp tục theo dõi và phản ảnh các vấn đề liên quan đến vụ việc này trong những số tiếp theo!

Nha Trang - Khánh Hòa

Băng Nhóm Xã Hội Đen Lộng Hành Khải Hoàn

Những câu chuyện đau lòng lần lượt được 2 đứa con gái thứ 2 và thứ 3 của bà V. kể lại rằng, cả hai đã nhiều lần bị Trung hại đời.

Thấy con gái lớn có những biểu hiện bất thường và cái bụng ngày càng to, bà V. lo lắng đưa con đi bệnh viện khám thì bủn rủn tay chân khi biết tin con gái đã mang thai được 7 tháng. “Tác giả” cái bào thai, theo cháu M. kể chính là Lại Đức Trung (16 tuổi, ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom), người bạn mà cháu thường hay chơi cùng. Và, những câu chuyện đau lòng lần lượt được 2 đứa con gái thứ 2 và thứ 3 của bà V. kể lại rằng, cả hai đã nhiều lần bị Trung hại đời.

*Con trẻ hư hỏng…Cả 3 con gái của bà V. đều là nạn nhân của

Trung. Hậu quả lớn nhất của bi kịch này là cháu M. có thai, sau đó sinh ra một bé trai hiện chưa tròn 1 tuổi. Ra tòa với tư cách là người bị hại, 3 người con cùng người mẹ đơn thân ngồi sát vào nhau với khuôn mặt rầu rĩ, im lặng trong căn phòng xử kín.

Đứng trước vành móng ngựa khi chưa tròn 16 tuổi, mỗi lần trả lời câu hỏi của vị chủ tọa phiên tòa, bị cáo Trung lại tỏ ra lúng túng. Trước câu hỏi bị cáo có bị ảnh hưởng bởi những phim ảnh đồi trụy thì Trung chối bỏ và đáp lại: “Bị cáo làm vậy vì nhu cầu sinh lý cao”, cùng thái độ ấp úng. Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lại Đức Trung 8 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em, đồng thời buộc gia đình Trung phải bồi thường 26 triệu đồng thiệt hại về vật chất và tinh thần cho các bị hại.

Sự việc bắt đầu xảy ra từ khoảng đầu tháng 3-2014. Khi đó, Trung sang nhà bà V. chơi và có ý định giao cấu với cháu N. (con gái bà V., SN 2001). Khi Trung gợi ý chuyện quan hệ với cháu N. thì cháu đồng ý, rồi cả hai về nhà Trung. Tại đây, Trung đưa cháu N. vào phòng ngủ của chị gái bị cáo để thực hiện hành vi giao cấu. Sau khi quan hệ, Trung dặn cháu N. về nhà không được nói cho ai biết. Với thủ đoạn này, đến ngày 30-10-2014, Trung đã 10 lần xâm hại tình dục đối với cháu N. khi cháu chưa tròn 13 tuổi. Chưa dừng lại đó, trong khoảng thời gian từ tháng 3-2014 đến ngày 25-12-2014, Trung đã

nhiều lần ép cháu H. (con gái bà V., SN 2004) quan hệ tình dục dù bị cháu từ chối. Đối với cháu M., từ tháng 7-2014 đến ngày 22-5-2015, Trung cũng nhiều lần giao cấu ngoài ý muốn với cháu. Vào thời điểm này, cháu M. đã trên 13 tuổi và Trung chưa đủ 18 tuổi nên hành vi của Trung chưa đủ yếu tố cấu thành tội hiếp dâm trẻ em đối với M.

*Lỗi do người lớnVới khuôn mặt non nớt, không ai ngờ trong

thời gian ngắn Trung có thể liên tiếp gây ra những hành vi như vậy. Trung chỉ học hết lớp 5, việc Trung phạm tội là do thiếu hiểu biết pháp luật, bị ảnh hưởng từ những phim ảnh đồi trụy, hay do thiếu sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ…?

Tại tòa, bị cáo thừa nhận cái sai của mình với lý do không biết rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật. Cha của Trung cũng nhận trách nhiệm về mình, vì quá bận rộn với công việc nên không quan tâm đúng mức đối với Trung. Trong khi đó, khi biết chuyện xảy ra với các con của mình, bà V. vừa giận con vừa tự trách bản thân khi không theo sát, để ý tới những thay đổi trong tâm sinh lý của con. Tại tòa, những câu trả lời “không biết” về cách bảo vệ bản thân chống lại việc bị người khác xâm hại, hay độ tuổi, biện pháp để quan hệ tình dục an toàn... của các con khiến bà rất ân hận. Bà V. thừa nhận, vì gia đình khó khăn, phải đi làm kiếm tiền nuôi con và “chuyện đó” khá tế nhị nên bà khó nói chuyện với con.

Phiên tòa kết thúc, 4 mẹ con bà V. nhanh chóng dắt nhau ra đón xe buýt trở về nhà, nơi mà bà sẽ phải tiếp tục một mình cáng đáng trách nhiệm nuôi con khi người chồng đã mất. Trong lúc chờ xe, bà rụt re chia sẻ: “Tôi làm công nhân kiếm tiền nuôi các con. Nhà ngheo nên chúng đều nghỉ học hết. Cháu M. giờ vừa đi phụ quán ăn vừa phải chăm con nhỏ nên nhà khổ lắm”. Người phạm tội đã phải trả giá, nhưng nỗi đau mà 3 cháu gái phải gánh chịu sẽ khó có thể lành, bởi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tâm sinh lý sau này của các cháu. Trong khi đó, đối với bà V. và ông K. (cha bị cáo Trung), qua vụ việc này họ đã được dạy một bài học vô cùng đắt giá về việc quan tâm chăm sóc, giáo dục giới tính cho con mình.

TheoBaoDongNai

Hải Phòng: Khởi tố 5 đối tượng liên quan đường dây cá độ

7.600 tỉ đồng qua mạngHà Anh

Ngày 27/6, tin từ Công an TP.Hải Phòng cho biết, liên quan đến đường dây cá độ với lượng tiền lên tới 7.600 tỷ đồng do C50 Bộ Công an chủ trì, Phòng Cảnh sát kinh tế PC46, Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can về tội đánh bạc đồng thời tiếp tục phối hợp với các lực lượng để điều tra mở rộng chuyên án.

Theo đó, 8 đối tượng bị bắt giữ tại Hải Phòng gồm: Nguyễn Trung Hiếu (SN 1986), Trần Đức Hoàng (SN 1989) cùng trú tại số ngõ Nam Pháp, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền; Nguyễn Hồng Kỳ (SN 1988, trú tại 232 Miếu Hai Xã, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân), Đặng Minh Đức (SN 1986, trú tại 290 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm) và Dương Đức Anh (SN 1982, trú tại 109 Hạ Lũng, phường Đằng Hải, quận Hải An).

Tại hiện trường nơi ở của các đối tượng, lực lượng công an đã thu giữ được 9 điện thoại, 3 máy tính xách tay, 5 quyển sổ ghi chép, 1 đầu thu camera, 1 ổ cứng 250GB và gần 80 triệu đồng. Qua thống kê, số điểm đã được các đối tượng giao dịch trong các toàn khoản trên máy, có 171.131 số keo cá độ với tổng là hơn 13 triệu điểm tương đương số tiền gần 1.300 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 12/6, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an Hải Phòng phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) Bộ Công an cùng công an các tỉnh, TP.Hà Nội, Hải Dương đã triệt phá 2 dường dây cá độ bóng đá do Bùi Khắc Hiền (SN 1964, ở 303 G4/477 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu, bắt giữ 23 đối tượng. Bùi Khắc Hiền đã móc nội với các đối tượng trong đường dây để thành lập “đại lý” nhận cá cược quan mạng internet. Người chơi khi tham gia vào mạng lưới này sẽ được cung cấp một khoản tiền ảo nhất định để tham gia cá độ theo kiểu tín chấp (không phải trả tiền trước). Sau khi chơi được khoảng 1 tuần, “nhà cái” mới thanh toán với người chơi. Tổng số tiền các đối tượng cá cược lên đến gần 8.000 tỉ đồng.

Được biết, hoạt động của đường dây cá độ này được tổ chứ chặt chẽ với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, phức tạp, diễn ra trên nhiều tỉnh, thành trong cả nước với nhiều đối tượng tham gia từ tháng 10.2015.

Thiếu niên 16 tuổi hại đời 3 chị em ruộtThiên Quyết

Page 24: So 124 chuyen in

24 Số 124 - Tháng 6/2016KINH TẾ - QUỐC PHÒNG

Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng nhiều đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khiến cả thế giới lo ngại, bất an, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chính đáng của dân tộc Việt. Trước thực trạng này, Báo Thời báo MeKong đã có cuộc trao đổi cùng Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm (Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM) về sách lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

*P/V: Từ vai trò Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM, ông nhìn nhận về chính sách kinh tế biển hiện nay của Nhà nước ta ra sao?

*Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Kinh tế biển của nước ta chiếm vai trò hết sức to lớn. Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành TW 10, xác định tầm nhìn đến năm 2020, “đất nước ta sẽ mạnh lên từ biển và làm giàu từ biển”. Tuy nhiên, đường lối phát triển kinh tế biển của ta chưa được đặt mạnh, chưa chú trọng lắm, chủ yếu vẫn là dầu khí. Kinh tế biển thì rất phong phú, đa dạng và rộng lớn, không thể một ngành mà lo nổi.

Dịch vụ cảng biển của ta làm tương đối tốt. Thống kê cho thấy năm qua chúng ta có 176 triệu tấn hàng quá cảng, đó là con số không nhỏ. Nhưng đội tàu để vận chuyển hàng quá cảng của ta còn quá ít, chỉ chiếm khoảng 10-15% trong tổng số đội tàu vận tải. Ngành vận tải biển hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta đang có chính sách tái cơ cấu ngành này, nhưng vẫn chưa rõ được việc tái cơ cấu như thế nào? Trong khi đó, ngành vận tải biển thì có nhiều lĩnh vực: đóng tàu, sửa chữa tàu, rồi dịch vụ hàng hải cho tàu biển, dịch vụ cảng biển…

Chúng ta có hai trường Đại học đào tạo về hàng hải, một trường ở Hải Phòng và một ở Đại học GTVT TP.HCM, phát triển lên từ phân

hiệu của Đại học Hàng hải, nhưng hiện vẫn chưa rà soát được việc đào tạo ra sao?

Nghề khai thác môi trường thủy hải sản có tiến bộ nhưng vẫn chưa phát triển xứng tầm. Ngư dân vẫn tự xoay xở, tự đóng tàu, tự ra khơi làm ăn. Do vậy, việc đầu tư cho lĩnh vực này thì Bộ NN&PTNT, Tổng Cục Thủy sản cần nhìn lại để có quyết sách phù hợp, có hiệu quả. Chúng ta có chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt, nhưng trong buổi tọa đàm do chúng tôi tổ chức vào năm ngoái, nhiều ngư dân bày tỏ việc đóng tàu này phải theo yêu cầu ngành nghề của nông dân, phải cho họ theo sát việc đóng tàu này…Chúng ta cũng cần tập huấn cho ngư dân về việc sử dụng tàu để họ hiểu và sử dụng được, hỗ trợ ngư dân vay vốn, mua dầu…

*P/V: Ông có đề xuất gì để những chính sách về kinh tế biển của ta hiệu quả hơn, vừa đảm bảo an ninh, chủ quyền, vừa có hiệu quả kinh tế?

*Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Chúng ta có nhiều tiềm năng ở biển để phát triển kinh tế biển, nhưng vẫn chưa có chính sách, chiến lược nghiên cứu khoa học để phát triển xứng tầm. Hiện chúng ta có có 2.779 đảo gần bờ và ven bờ, trong đó có hơn 1.200 đảo chưa được đặt tên, nhiều đảo, quần đảo vùng bờ biển vẫn chưa được đo đạc, thống kê. Cần gom lại đưa vào tổng diện tích đất nước. Từ đó, có thể xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước một cách toàn diện. Những vùng đảo lớn, ta đã thiết lập thành các xã đảo, huyện đảo đưa dân đến ở, cần có chính sách hỗ trợ họ về kinh phí, khoa học kỹ thuật để xây dựng, phát triển kinh tế kết hợp xây dựng nền an ninh, quốc phòng hướng biển. Cần có chính sách bảo vệ ngư dân khi họ làm ăn trên biển, tránh để họ bị Trung Quốc bắt giữ, cướp hải sản đánh bắt được như những năm trước kia…

Cần nghiên cứu khoa học về biển sâu và chuyên nghiệp hơn. Ng-hiên cứu sử dụng tái tạo năng lượng biển như: gió biển, nắng biển, nhiệt độ chênh lệch trên biển, dòng hải lưu trên biển, thủy triều, các khoáng sản và trầm tích…để phục vụ cuộc sống. Chúng ta cần có tàu nghiên cứu khoa học về biển Đông và Thái Bình Dương. Cần bảo vệ môi trường biển. Theo tôi cần sớm nghiên cứu thành lập “Bộ Khai thác phát triển và Bảo vệ môi trường biển” để phát huy tiềm năng biển của ta tốt hơn.

*P/V: Từ khi thành lập đến nay, Hội đã có những đóng góp gì trong chính sách phát triển kinh tế biển, thưa ông?

*Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Vấn đề phản biện về kinh tế biển thì Lãnh đạo TP.HCM không đặt ra với chúng tôi. Tuy nhiên, Hội đã nhiều lần có ý kiến trên báo về việc TP.HCM nên đặt cảng cá, cảng hàng hóa… ở đâu cho thích đáng và phù hợp để phát huy hiệu quả. Chúng tôi cũng góp những kiến nghị với Lãnh đạo TP.HCM trong những vấn đề phát triển ở huyện Cần Giờ là nên phát triển du lịch sinh thái, du lịch rừng ngập mặn, du lịch sông và biển, không nên phát triển du lịch ở đây trên bộ như những nơi khác vì không phù hợp và không cạnh tranh nổi.

*P/V: Hiện nay, vấn đề Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp. Gần đây, có ý kiến cho rằng cần kêu gọi sự hợp tác đa phương trên Biển Đông để chống lại những ý đồ của Trung Quốc. Ông có bình luận gì về chuyện này?

*Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Biển Đông là vùng hiện có nhiều tranh chấp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực này. Ngoài việc phân chia theo Luật Biển của LHQ năm 1982 thì hiện còn nhiều vùng chồng lấn giữa các bên. Các nước trong khối ASEAN cần ngồi lại với nhau để giải quyết. Hiện chúng ta đã giải quyết xong tranh chấp ở đây với các nước Ma-laysia, Indonesia, Thái Lan và một phần với Campuchia. Những vấn đề chưa được giải quyết do lịch sử để lại, do tập quán làm ăn của ngư dân các nước…thì các nước nên giải quyết hợp tình, hợp lý, nhân nhượng để cùng khai thác. Nếu vấn đề song phương thì giải quyết song phương. Những vấn đề đa phương

thì giải quyết theo đa phương. Cố Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng thừa nhận Hoàng Sa là vùng đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì nên ngồi lại với nhau để giải quyết. Nếu Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp, muốn hòa bình ở đây thì phải thỏa thuận ôn hòa, không được dùng sức mạnh quân sự đe nẹt, chen ép. Nên giải quyết theo kiểu dễ trước, khó sau. Những vùng tra-nh chấp không thể giải quyết ngay được thì chưa đưa ra yêu sách biên giới biển để ngư dân hai bên tự do khai thác, làm ăn.

Tôi ủng hộ việc các bên tuân thủ nguyên tắc DOC và giữ nguyên hiện trạng ở Biển Đông theo điểm 5 trong nguyên tắc này. Trước khi có COC, cần tôn trọng DOC. Y đồ của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua những hoạt động ở Hoàng Sa, Trường Sa là rất lớn và lâu dài, nguy hiểm cho ta. Chúng ta cần đầu tư, huấn luyện lực lượng bảo vệ biển gồm cả hải quân theo hướng sát với tình hình thực tế trong nước

và quốc tế. Hiện nay, không chỉ ta mà cả Philippine, Indonesia đang phản ứng mạnh, phản đối và không thừa nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu công nhận quyền tự do hàng hải, hàng không trong khu vực. Các nước ASEAN cần đoàn kết, không nên vì lợi ích riêng mà có nước bỏ qua sự quan tâm vì quyền lợi thiết yếu của nước khác. Có như vậy, ASEAN mới trở thành một khối đoàn kết vững mạnh trong đấu tranh ngoại giao. Việt Nam cần xử lý hài hòa với các nước lớn để duy trì sự ổn định, nền hòa bình nhằm phát triển kinh tế đất nước.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Thịnh thực hiên

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm (Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM):

Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Biển Đảo Để Bảo Vệ Chủ Quyền

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm

Cần có chiến lược phù hợp để khai thác hiệu quả tiềm năng từ biển, vừa bảo vệ chủ quyền vừa phát triển kinh tế