so 150

24
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN “ Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn cấm; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những người giống như con trẻ ấy.” Luca 18 :16 QUẢ TRỨNG TRỐNG Jeremy sinh ra trong một thân thể không lành mạnh như những đứa trẻ khác,cậu bé bị chậm phát triển về trí óc và mang trong người một căn bệnh bẩm sinh hiểm nghèo, nó đang từng ngày làm cho cậu chết dần chết mòn đi. Tuy vậy, ba mẹ Jeremy vẫn cố gắng đem đến cho cậu bé một cuộc sống bình thường nhất có thể được, và họ đã gửi cậu vào trường tiểu học Theresa. Tuy đã được 12 tuổi, Jeremy vẫn chỉ học lớp hai, cậu bé dường như không thể tiếp thu được bài học. Cô giáo của cậu, Doris Miller, thường phải phát cáu vớicậu bé. Cậu bé thường ngồi không yên một chỗ, cứ vặn vẹo người trên ghế, mũithì thò lò, và hay làu bàu những âm thanh khó chịu mà không ai hiểu. Cũng có đôi lần khác, cậu bé nói rõ ràng rành mạch, và đó là những lúc ánh sáng đãchiếu xuyên qua được cái đầu tối tăm của cậu. Nhưng hầu hết là Jeremy làm cho cô giáo của cậu bực mình nhiều hơn. Một ngày nọ, cô giáo gọi cho ba mẹ cậu bé và mời họ đến trường để trao đổi ý kiến. Khi ông bà Forester, ba mẹ của Jeremy, ngồi yên lặng trong căn phòng học vắng vẻ, cô Doris mới bảo họ, “Jeremy thật sự không thuộc về chỗ này đâu, cậubé thuộc về một ngôi trường đặc biệt. Thật không hợp lý cho cậu bé khi phải học với những bạn bè nhỏ tuổi hơn, mà chúng nó lại không hề có vấn đề nào về chuyện tiếp thu bài vở cả. Tại sao mà chúng ta lại phải bắt cậu bé học chung với 19 đứa bạn nhỏ hơn cậu đến 5 tuổi!”

Upload: huynhhungdn

Post on 21-Dec-2014

113 views

Category:

Documents


9 download

DESCRIPTION

Nội san Mùa Gặt số 150 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow.

TRANSCRIPT

Page 1: So 150

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng

ngăn cấm; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những người giống như con trẻ ấy.”

Luca 18 :16

QUẢ TRỨNG TRỐNG Jeremy sinh ra trong một thân thể không lành mạnh như những đứa trẻ khác,cậu bé bị chậm phát triển về trí óc và mang trong người một căn bệnh bẩm sinh hiểm nghèo, nó đang từng ngày làm cho cậu chết dần chết mòn đi. Tuy vậy, ba mẹ Jeremy vẫn cố gắng đem đến cho cậu bé

một cuộc sống bình thường nhất có thể được, và họ đã gửi cậu vào trường tiểu học Theresa. Tuy đã được 12 tuổi, Jeremy vẫn chỉ học lớp hai, cậu bé dường như không thể tiếp thu được bài học. Cô giáo của cậu, Doris Miller, thường phải phát cáu vớicậu bé. Cậu bé thường ngồi không yên một chỗ, cứ vặn vẹo người trên ghế, mũithì thò lò, và hay làu bàu những âm thanh khó chịu mà không ai hiểu. Cũng có đôi lần khác, cậu bé nói rõ ràng rành mạch, và đó là những lúc ánh sáng đãchiếu xuyên qua được cái đầu tối tăm của cậu. Nhưng hầu hết là Jeremy làm cho cô giáo của cậu bực mình nhiều hơn. Một ngày nọ, cô giáo gọi cho ba mẹ cậu bé và mời họ đến trường để trao đổi ý kiến. Khi ông bà Forester, ba mẹ của Jeremy, ngồi yên lặng trong căn phòng học vắng vẻ, cô Doris mới bảo họ, “Jeremy thật sự không thuộc về chỗ này đâu, cậubé thuộc về một ngôi trường đặc biệt. Thật không hợp lý cho cậu bé khi phải học với những bạn bè nhỏ tuổi hơn, mà chúng nó lại không hề có vấn đề nào về chuyện tiếp thu bài vở cả. Tại sao mà chúng ta lại phải bắt cậu bé học chung với 19 đứa bạn nhỏ hơn cậu đến 5 tuổi!”

Page 2: So 150

2

Bà Forester khóc rấm rức trong khi ông chồng trả lời. “Cô Miller à, thật ra chúng tôi cũng muốn gửi cháu đến trường cho trẻ đặc biệt, nhưng khổ là gần khu này không có trường loại đó. Jeremy sẽ bị sốc nặng nếu như chúng tôi không cho cháu đến trường này nữa. Chúng tôi biết cháu nó rấtthích đi học ở đây.” Doris ngồi thừ ra sau khi nhà Forester ra về, cô cứ nhìn chằm chằm vào những bông tuyết đang rơi ngoài cửa sổ. Cái lạnh giá như thấm vào trong lòng cô. Cô cũng muốn thông cảm với gia đình Forester. Dù sao đi nữa, con trai họ đang mangmột căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng thật là bất hợp lý khi giữ cậu bé trong lớp họcnày. Cô còn lũ trẻ để giảng dạy, trong khi Jeremy ở đó như là một vật cản. Hơn nữa, cậu bé sẽ chẳng bao giờ học đọc hay viết được đâu. Tại sao phải tốn thêmthời gian mãi như vậy? Khi Doris đang cân nhắc vấn đề ấy, thì có một sự cáo trách trong lòng cô. Côbuột miệng nói lớn, “Ôi Chúa ơi, con đang ở đây than phiền, trong khi vấn đềcủa con thật chẳng là gì cả so với nan đề của gia đình khốn khổ đó! Xin Chúa hãy giúp con có thêm lòng yêu thương và sự kiên nhẫn với Jeremy!” Từ hôm đó trở đi, Doris cố gắng để làm lơ đi những tiếng ồn và những ánhnhìn vô hồn của cậu bé. Một ngày kia, cậu bé khập khiễng đi đến bàn cô giáo, cậu kéo lê cái chân tậtnguyền theo sau… “Con thương cô lắm, cô Miller ơi,” cậu bé kêu to đến nỗi cả lớp đều nghe thấy. Những đứa trẻ khác khúc khích cười, và mặt Doris bắt đầu

đỏlên. Cô lắp bắp, “Tại… sao… vậy… à, điều đó thật dễ thương, Jeremy. Bây giờ con ngồi xuống ghế đi nào…” Mùa xuân đến và những đứa trẻ háo hức chờ mùa lễ Phục sinh sắp đến. Doris kể cho chúng nghe câu chuyện về Chúa Jesus, và rồi để nhấn mạnh về cuộc sống mới,cô đưa cho mỗi đứa trẻ một quả

trứng bằng nhựa. Cô nói với bọn trẻ, “Bây giờ,cô muốn các con đem quả trứng này về nhà, các con sẽ

bỏ cái gì đó vào bên trongđể thể hiện về cuộc sống mới. Và ngày mai

các con mang vào lớp cho cô chấmđiểm. Các con có hiểu không? “Dạ hiểu, cô Miller!” Bọn trẻ trả lời rất phấnkhởi – chỉ trừ Jeremy. Cậu bé lắng nghe chăm chú, đôi mắt không hề rời khỏi khuôn mặt cô giáo. Cậu chẳng gây ra tiếng động nào, ngay cả những tiếng ồn quen thuộc của cậu. Nhìn Jeremy, cô Doris tự hỏi không biết cậu bé có hiểu những gì cô vừa kể về sự chếtcủa Chúa Jesus và sự phục sinh của Ngài không? Không biết cậu có hiểu bài tậpvề nhà mà cô vừa giao cho cả lớp không? Có lẽ cô nên gọi điện thoại về nhà cho ba mẹ cậu, và giải thích về bài tập về nhà kia. Tối ấy, cái bồn rửa chén ở nhà Doris bị hư. Cô phải gọi chủ nhà đến và đợihàng giờ để ông ta đến và giúp cô sửa lại. Sau đó, cô còn phải đi chợ mua rau quả,phải ủi áo quần cho ngày mai đi dạy, và còn soạn bài kiểm tra từ vựng cho bọntrẻ vào ngày mai. Thế là cô quên mất chuyện gọi điện thoại cho ba mẹ Jeremy. Sáng hôm sau, 19 đứa trẻ đến trường, chúng cười đùa và nói chuyện với

Page 3: So 150

3

nhaukhi lần lượt bỏ quả trứng của mình vào cái rổ to trên bàn cô giáo Miller. Sau tiết học toán là giờ để mở những quả trứng. Trong quả trứng đầu tiên, Doris thấy một bông hoa, “Ồ đúng rồi, một bông hoachắc chắn là dấu hiệu của một đời sống mới,” cô nói. “Khi cây cối đâm chồi từ mặtđất, chúng ta biết mùa xuân đang đến.” Một bé gái ngồi ở hàng đầu vẫy vẫy tay. “Đó là quả trứng của con đó cô Miller,” nó la lớn lên. Quả trứng kế tiếp chứa một con bướm bằng nhựa, nhưng nhìn giống thật lắm. Doris cầm nó đưa lên. “Các con biết rằng cái kén đã thay đổi và trở thành conbướm rất xinh đẹp. Đúng rồi, đó cũng biểu hiện cho một cuộc sống mới.” Judy mỉmcười tự hào và nói, “Cô Miller, đó là quả trứng của con đó.” Kế tiếp, Doris tìm thấy một cục đá có rêu mọc trên đó. Cô giải thích rằngrêu cũng biểu hiện cuộc sống, và Billy từ cuối lớp nói lên, “Ba con giúp con làm đó cô!”, mặt cậu thật rạng rỡ. Rồi Doris mở quả trứng thứ tư. Cô ngạc nhiên. Quả trứng trống không! Chắcchắn nó của Jeremy rồi, cô nghĩ, và đương nhiên là nó đã không hiểu cô hướng dẫncái gì ngày hôm qua cả. Chỉ tại cô quên mất, không gọi cho ba mẹ cậu bé. Bởi vì cô không muốn làm cho cậu bé xấu hổ, cô lặng lẽ để quả trứng một bênvà tiếp tục lấy một quả trứng khác trong rổ. Đột nhiên, Jeremy nói to, “CôMiller ơi, sao cô không nói gì về quả trứng của con hết?” Bực mình, Doris trảlời, “Nhưng mà Jeremy – quả trứng của con trống không, chẳng có gì bên trong cả!” Cậu bé nhìn

vào mắt cô giáo và trả lời nhỏ xíu, “Vâng ạ, nhưng mà mộ củaChúa Jesus cũng trống không như vậy mà.” Thời gian như ngừng trôi. Doris im lặng hồi lâu mới có thể nói tiếp. Cô hỏicậu bé, “Nhưng con có biết tại sao mộ của Chúa lại trống không hay không nào?” “Ồ vâng, con biết!” Jeremy kêu lên. “Chúa Jesus bị đóng đinh chết và bị bỏ vào đây. Rồi Cha của Ngài làm cho Ngài sống lại!” Chuông hết tiết học vang lên. Khi những đứa trẻ hào hứng chạy ra ngoài

sânchơi, Doris khóc. Cái lạnh giá trong tâm hồn cô tan đi hoàn toàn. Ba tháng sau đó, Jeremy mất. Những ai đến thăm viếng tang lễ đều

ngạc nhiênkhi thấy 19 quả trứng đặt trên quan tài của cậu bé, tất cả đều trống không. Suy gẫm : Mỗi người cảm nhận riêng của mình về mọi thứ, không ai giống ai. Chúa có chương trình tốt đẹp cho từng con người. Đôi khi Chúa dùng những sự dại để làm hổ thẹn những sự khôn ngoan của thế gian như trong Kinh Thánh đã bày tỏ ‘’Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh;”. Cảm ơn Chúa vì vậy mà Chúa là Đấng Sống, Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết để cứu chúng ta khỏi sự chết. Thật vậy như lời cậu bé Cha Ngài đã làm cho Ngài sống lại. Hãy tin đến Chúa để hưởng sự sống lại từ nơi Ngài.

Ban Biên Tập.

Page 4: So 150

4

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.” ( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

BÀI GIẢNG HẰNG TUẦN ( Ghi lại bài giảng hằng tuần dành cho các bạn nghe lại, dùng trong nhóm tế bào hoặc các bạn ở các nơi xa không đến được Hội Thánh) ĐỀ TÀI: PHỤC VỤ CHÚA HẾT LÒNG

Mục sư: Nguyễn Quang Hòa. Điều răn lớn hên hết!

* Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết

sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.

(Mác 12:30 VI1934) Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương con người, và mục đích của Ngài sau khi đã cứu chuộc nhân loại không phải là lợi dụng con người để hầu việc Ngài, nhưng là để họ được ở trong nhà của Chúa. Ngài không muốn chúng ta chỉ đến với Ngài một lần và sau đó rời khỏi Hội thánh, nhưng Ngài muốn chúng ta luôn luôn ở trong Ngài. Và để nhận được điều này chúng ta cần phải yêu mến và phục vụ Chúa hết lòng. Khi chúng ta có mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời điều đó sẽ giúp chúng ta bền vững trong Chúa. Nếu ai chỉ tin Chúa và không làm gì hết, chỉ đến Hội thánh một lần một năm vào những ngày lễ, đơn giản đó có thể chỉ là một sự ngộ nhận bình thường chứ không phải là tình yêu. Vì tình yêu được bày tỏ bằng hành động. Khi Cơ đốc nhân sống và làm theo 4 nguyên tắc này: Hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức kính mến Đức Chúa Trời thì sẽ được phước. Khi chúng ta hết lòng với Chúa,

Chúa sẽ hết lòng với chúng ta. Tinh thần hầu việc Chúa. Chúng ta tất cả đều đang trong quá trình được Chúa thay đổi. Bởi vậy đôi lúc chúng ta vẫn sơ hở để cho những tinh thần phục vụ của thế gian xâm nhập vào trong Hội thánh. Đó là những hành vi xác thịt của con người cũ do chúng ta bất cẩn mang vào trong nhà Chúa. Chẳng hạn, tư tưởng của thế gian đó là “làm càng nhiều càng được trọng dụng và thăng trức, tăng lương”, nhưng trong Kinh thánh lời Chúa nói về tinh thần phục vụ như sau “ai muốn làm đầu hãy làm cuối”. Tinh thần phục vụ trong Hội thánh hoàn toàn khác với tinh thần phục vụ của thế gian. Tinh thần phục vụ của thế gian “ai mạnh người đó sống”, sẵn sàng hạ thấp nhau, muốn tranh tài đua sức, đạp đổ người khác xuống để mình được nhấc lên. Nhưng tinh thần trong Chúa thì ngược lại, Chúa khuyên dạy chúng ta nên tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau, nâng đỡ lẫn nhau, lấy lòng yêu thương mà đối đãi nhau. Làm việc ở ngoài chúng ta thích đi làm muộn nhưng về sớm, thích đi lúc nào thì đi, muốn làm ít nhưng hưởng lương cao, nhưng với tinh thần làm việc như vậy thì sớm hay muộn bạn dễ sẽ bị đuổi việc. Và đôi lúc chúng ta cũng có thái độ

Page 5: So 150

5

như vậy đối với Hội thánh, “thích thì đến không thích thì thôi, đến muộn giờ nhóm cũng có sao đâu, mọi người ai cũng yêu thương lẫn nhau dễ bỏ qua”… Đó là tinh thần của thế gian! Chúa muốn chúng ta hầu việc Chúa HẾT LÒNG, HẾT TÂM TRÍ, HẾT LINH HỒN, HẾT SỨC! Điều đó cũng có nghĩa là chúng phải đặt Chúa và công việc của Chúa lên hàng đầu. Đừng bao giờ hầu việc Chúa chỉ bằng những thời gian thừa thãi, hãy dâng những gì tốt nhất cho Đức Chúa Trời. Động cơ phục vụ Chúa Khi chúng ta hầu việc Chúa với tấm lòng đúng đắn Chúa sẽ chúc phước cho chúng ta. Khi chúng ta tận tâm hầu việc Chúa, Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta trong mọi việc. Hãy hầu việc Chúa với tấm lòng kinh yêu Chúa, đừng bao giờ hầu việc Chúa vì động cơ nào khác. Chúng ta hầu việc Chúa không phải để lấy lòng Ngài và để nhận được phước hạnh. Tinh thần hầu việc Chúa theo Kinh thánh Mác 2:1 - 1 Khỏi một vài ngày, Đức Chúa Jêsus trở vào thành Ca-bê-na-um, và chúng nghe nói Ngài ở trong nhà. 2 Họ họp lại tại đó đông lắm, đến nỗi trước cửa cũng không còn chỗ trống; Ngài giảng đạo cho họ nghe. 3 Bấy giờ có mấy kẻ đem tới cho Ngài một người đau bại, có bốn người khiêng. 4 Nhưng, vì đông người, không lại gần Ngài được, nên dở mái nhà ngay chỗ Ngài ngồi, rồi do lỗ đó dòng giường người bại nằm xuống. 5 Đức Chúa Jêsus thấy đức tin họ, bèn phán cùng kẻ bại rằng: Hỡi con ta, tội lỗi ngươi đã được tha. Vả, để cho các ngươi biết

Con người ở thế gian có quyền tha tội, thì Ngài phán cùng kẻ bại rằng: 11 Ta biểu ngươi, hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà. 12 Kẻ bại đứng dậy, tức thì vác giường đi ra trước mặt thiên hạ; đến nỗi ai nấy đều lấy làm lạ, ngợi khen Đức Chúa Trời, mà rằng: Chúng tôi chưa hề thấy việc thể nầy. Câu chuyện về bốn người bạn đồng lòng khiêng một người bại đến với Chúa Jesus để nhận được sự chữa lành là câu chuyện nói lên tinh thần phục vụ. Họ đã không quản ngại đường xá xa xôi, vác khiêng

nặng nhọc, nhưng đã cùng nhau giúp đỡ sngười bại. Chúng ta nên có tinh thần

phục vụ như của những người bạn này.

Truyền đạo 9:10 Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình; vì dưới âm phủ, là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan. Có nhiều người thường nghĩ “khi nào tôi có thời gian tôi sẽ hầu việc Chúa”… hàm ý Vua Sa-la-môn nói trong câu Kinh thánh này đó là “nếu làm được gì hãy làm luôn” vì chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào. Ngày hôm nay là ngày tốt nhất để bắt đầu hầu việc Chúa. Chúng ta hãy tiếp tục trông cậy nơi Chúa, đừng bao giờ nản lòng trong sự hầu việc Chúa và Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng toàn năng, Ngài sẽ có nhiều cách để chúc phước lại trên đời sống của chúng ta!

Ghi lại lời giảng Đức Minh.

Page 6: So 150

6

NHÀ KHOA HỌC TIN VÀO THIÊN ĐÀNG

Tiến sĩ Holley Alexander là một nhà giải phẫu thần kinh của Harvard. Ông suýt chết 4 năm trước vì bị nhiễm trùng não do khuẩn E.coli và làm ông rơi vào tình trạng hôn mê trong một tuần. Các kết quả quét não cho thấy phần lớn các bộ phận của não chịu trách nhiệm tạo ra ý thức, suy nghĩ và trí nhớ đề không hoạt động, chỉ có những bộ phận nguyên thuỷ nhất của não là còn hoạt động. Các bác sỹ cho rằng ông có rất ít khả năng sống sót, và nếu sống sót não của ông bị đe doạ trong suốt phần đời còn lại. Holley Andersen nói: “Các y tá sẽ bước vào và họ sẽ kéo mí mắt của ông ta lên, chiếu vào ánh đèn pin, và đôi mắt của ông ta chỉ nhắm lại và nghiêng sang một bên như thể ông ấy đã ra đi rồi”. Nhưng Alexander đã tỉnh lại sau đó một tuần, ông tin rằng Holley đã đúng, ông đã không ở đó.

Tiến sĩ Holley Alexander

Alexander tuyên bố rằng ông đã trải qua một cái gì đó bất thường: một chuyến đi tới thiên đàng. Ông kể lại: Ký ức đầu tiên khi ông rơi vào tình trạng hôn mê sâu là ông không

có ngôn ngữ, mọi ký ức về trần thế đã hoàn toàn biến mất. Ông cũng không có nhận thức về cơ thể. Ông chỉ có nhận thức trong một loại môi trường bóng tối âm u và ông cảm giác mình có mặt ở đó trong một thời gian rất dài. Sau đó ông được cứu thoát bởi một luồng ánh sáng màu trắng xinh đẹp với một giai điệu, một giai điệu tuyệt diệu và cùng với nó mở ra một thung lũng tươi sáng. Thung lũng này tràn ngập những bông hoa đang nở rộ, và là một thế giới siêu thực phức tạp vô cùng khó diễn tả. Alexander còn cho biết ông đã thấy ở đó cùng ông là một phụ nữ trẻ, người đã vượt qua thời gian và không gian cùng ông trên một cánh bướm và nhắn nhủ ông rằng: “Bạn là tình yêu, bạn được yêu thương và ở đây không có gì bạn có thể làm sai”. Người phụ nữ đó đã nhìn ông, không nói một lời nào nhưng ông đã nhận được thông điệp đó. Chúa đã ở đó với tư cách là một sự hiện diện lớn của tình yêu, Alexander nói và Alexander đã hiểu Chúa thông qua một quả cầu ánh sáng rực rỡ. Sau khi hồi phục, Alexander được người nhà cho xem một bức ảnh của một cô em gái mà ông chưa bao giờ gặp mặt hoặc nhìn thấy trước đây. Ông đã nhận ra cô gái đó chính là người phụ nữ đến từ thiên đàng. Tất nhiên nhiều người sẽ cho rằng những gì Alexander đã trải qua chỉ là ảo giác. Nhưng ông không nghĩ vậy. “Tôi biết rằng nó thực sự đã xảy ra, và nó xảy ra trong bộ não của tôi”, Alexander nói.

Phạm Thị Bích Thu (abcnews)Theo khoahoc.com.vn

Page 7: So 150

7

BÍ QUYẾT NHẬN PHÉP LẠ

VÙNG PHÉP LẠ Các tín hữu thời Tân Ước không đi

quanh quẩn tìm kiếm thăm dò “để nhận phép lạ”. Họ sống trong vùng phép lạ. Họ ở trong nước Đức Chúa Trời, và họ nhận biết cánh tay làm phép lạ của Đức Chúa Trời trong mọi tình huống. Hằng ngày các tín hữu này hiểu được Cơ Đốc giáo là phép lạ, toàn là phép lạ. Đề tài phép lạ rất phổ biến trong các bức thư của Phaolô.

Tiếc thay cái điều mà lúc đó thông thường thì bây giờ không còn thông thường nữa. Nên người ta nhấn mạnh về việc tìm kiếm phương pháp mới để nhận phép lạ mà nghe như có vẻ huyền nhiệm. Mục đích cuốn sách nhỏ này là cất đi sự huyền nhiệm và đem trở lại tấm lòng đơn sơ trong trắng của Đấng Christ (IICôrintô11:3). Ta nhìn một phép lạ rồi sẽ thấy điều kỳ diệu hơn

BÀI DẠY BẮT ĐẦU Ta bắt đầu bài học từ Đấng Christ; “Đến canh tư, Ngài đi trên mặt biển

đến với các môn đệ. Thấy người đi trên mặt biển các môn đồ sợ hãi hốt hoảng la ‘Ma kìa’ Tức thì Đức Chúa Jêsus bảo: Hãy an tâm chính ta ‘Đừng sợ’ Phi-e-rơ thưa với Ngài: Lạy Chúa nếu thật là Ngài xin truyền cho con đi trên mặt nước đến cùng Ngài”. Chúa đáp: ‘Hãy đến đây’ Phi-e-rơ liền bước ra khỏi thuyền đi trên mặt nước đến với Chúa Jêsus” (Math 14:25-29)

Khi ta nghiên cứu câu chuyện này, ta sẽ khám phá ba yếu tố hay ba động lực căn

bản của phép lạ, song trước tiên ta hãy xem cẩn thận câu chuyện.

Nơi phép lạ đầu Khi các môn đồ đi qua biển Galilê vào

ban đêm, họ thấy một hình người lướt nhanh trên nước, bóng thì chiếu ngược hướng trời đông. Họ chớp mắt: Có phải là ảo tưởng không? Mà sao nó không biến đi? Nó là hình thật sự mà họ chưa từng thấy trước đây. Họ toát mồ hôi và hốt hoảng .

Hai phút sau đó có thêm cảnh kinh ngạc giữa vòng họ. Phi-e-rơ nhảy về phía thuyền. Còn gì nữa ông không chìm xuống nước như họ tưởng mà lại đụng nước như đụng con đường nhựa. Chân

ông chạm mặt nước lô nhô chứ không phải là làm nước tung toé. Giờ thì có hai nhân vật đang đi

trên mặt nước. Hai sự kiện quan trọng

1. Tình trạng phép lạ bắt đầu khi Phi-e-rơ còn ở trong thuyền. Thình lình ông trở nên khác hẳn. Mới sợ đến dựng tóc gáy đây mà một phút sau lại dám làm điều mà chưa con người nào dám làm, tức là đi trên mặt nước.

Khi Phi-e-rơ thay đổi thì hoàn cảnh thay đổi. Khi ông đổi khác thì ông thấy nhiều điều đổi khác. Một số người chấp nhận mọi sự như vậy, và cho rằng nó như vậy là bản chất nó như vậy. Tuy nhiên ta biết rằng khi Đấng Christ bước vào đời sống một người thì thiên đàng hoạch định nhiều thứ. Hoàn cảnh có thể được thay đổi. Đó là lẽ thật rất quan trọng trong Kinh Thánh.

Nếu ta nhìn kỹ hơn câu chuyện về Phi-e-rơ, ta sẽ thấy điều gì đó quan trọng hơn hoàn cảnh của Phi-e-rơ thay đổi. Nước

Page 8: So 150

8

biển cũng giống y như trước. Tuy nhiên Phi-e-rơ đã thay đổi, ông đã làm chủ trên hoàn cảnh. Các cuộn sóng biển vẫn dâng lên cuồn cuộn. Thế nhưng Phi-e-rơ vẫn bước đi trên các cuộn sóng ấy, ông biến nó thành tấm thảm. Đức Chúa Jêsus cứu chúng ta và nhà của chúng ta, tức là cứu chúng ta và những điều quanh chúng ta nữa (Công 16:31). Phép lạ bắt đầu bên trong chúng ta rồi sau đó ảnh hưởng đến môi trường xung quanh chúng ta. Biển cả hù dọa, mở miệng sùi bọt muốn nuốt chửng Phi-e-rơ song khi Đức Chúa Jêsus gọi ông đến, ông biến nó thành con đường thông suốt.

2. Chính Đấng Christ đặt để môn đồ tại nơi họ đang ở, Ngài truyền cho các môn đồ xuống thuyền qua bờ bên kia trước… (Math 14:22). Tuy nhiên “thuyền đang bị sóng đánh vì ngược gió” (Math 14:22). Vậy khó khăn rắc rối có thể nảy sinh khi ta đang làm theo ý muốn tỏ tường của Chúa, thế nhưng ta phải để Chúa có thì giờ, và để Ngài tác động mọi sự với nhau vì ích lợi cho ta. Thật ra Đức Chúa Jêsus đang kiểm soát, Ngài đã thấy họ chèo chống trên biển Galilê khi Ngài còn ở trên núi (Mác 6:47-48). Đừng lo, Chúa có con mắt tỏ lắm. Đức Chúa Trời sẽ không bảo đảm là chúng ta sẽ có sóng biển im lặng và đường biển hanh thông mãi mãi. Ngay cả Phaolô cũng bị đắm tàu 3 lần. Các môn đồ đang chống trọi bão tố trong chiếc thuyền gỗ thời của họ vì mỗi cái lý do là họ đang ở nơi Chúa muốn họ ở.

Nhiều người cảm thấy vỡ mộng về chính điều này. Họ làm điều ngay lẽ phải rồi phải khổ sở về điều đó. Tuy nhiên ta không cần lo. Khó khăn rắc rối xảy đến

khi Chúa đặt ta nơi Ngài muốn là một phép lạ phôi thai. Gió bão Galilê là thành phần đầu tiên làm nên phép lạ cho Phi-e-rơ và đồng bạn của ông.

Ta không thể nói mọi khó khăn rắc rối đều thuộc loại này. Nhưng khó khăn không phải tỏ dấu hiệu là ta làm theo ý muốn của Chúa. Đôi khi nó chỉ ra là ta đang làm theo ý riêng. Buộc ta phải giải quyết vấn đề. Vì vấn đề đó mà Elipha nói với Gióp: “Người ra đời để rồi chịu khổ khác nào ngọn lửa hướng lên cao” (Gióp 5:7), và khó khăn rắc rối là điều thường tình trong thế giới sa ngã của chúng ta.

Cũng có ma quỷ trong đó nữa. Dầu hoàn cảnh có do nỗi chúng ta

hay là không, thì lúc này hay lúc khác thảy đều cần phép lạ. Đôi lúc khó khăn hay rắc rối xảy đến với ta, có thể là về sức khoẻ, nghề nghiệp,

hôn nhân, gia đình hay một số lĩnh vực khác trong đời sống của chúng ta. Một số người cứ thấy tội lỗi và thất bại lẽo đẽo theo họ, những sự kiện buồn thảm ở trước mắt. Giống như các môn đồ ở trong thuyền, chúng ta cứ ngồi giữa những con sóng lo lắng, thình lình bị sóng ma mê, thậm chí các môn đồ cũng sợ cả Chúa Jêsus luôn. Họ không làm gì khác hơn là cầu nguyện một phép lạ.

Cảm tạ Chúa Ngài không định cho chúng ta sống cuộc đời không có phép lạ. Chương trình nguyên thủy của Ngài là sau khi ta đã làm hết sức mình rồi, ta vẫn lệ thuộc Ngài đáp ứng những nhu cầu của chúng ta.

Động lực số một: BƯỚC ĐI TRÊN LỜI CHÚA

Thình lình Phi-e-rơ ném đi nỗi sợ hãi giống như ném bộ đồ cũ. Thái độ thay đổi

Page 9: So 150

9

của ông làm các đồng bạn đang cầm mũi lái phải ngạc nhiên. Điều này không chỉ sự thôi thúc đơn thuần mà là một sự thúc đẩy. Như thế nào đây?

Sự bắt đầu bằng một tiếng phán. Tiếng của Đấng ấy là lời Đức Chúa Trời. Tiếng đó vang vọng khắp biển hồ. Tiếng đó là Chúa Jêsus, là tiếng kêu kẻ chết sống lại (Mác 5:22-24, 35-43; Luca 7:11-15; 8:41-56; Giăng 11:1-44) là âm thanh tuyệt diệu nhất lọt vào tai con người. Chính Ngài là lời Đức Chúa Trời (Giăng1:1)

Chúa Jêsus nay là lời hằng sống. Nhiều năm sau đó khi đề cập đến lời Chúa, Phi-e-rơ nói: Anh em nên chú ý vào điều đó, như ánh sáng soi nơi tối tăm (IIPhi-e-rơ 1:19). Lời ấy biến đổi những người Nam người Nữ (Rôma 8:2), làm mạnh mẽ các bàn tay yếu đuối, làm vững đầu gối yếu đuối (Esai 35:13; Heb 12:12) và đặt lòng mới vào người ngã lòng.

Nếu chúng ta muốn nghe lời hằng sống, thì phải trở lại với lời thành văn. Nhiều người bỏ Kinh Thánh rồi lại chọn sách mới nhất để học “kỹ thuật” mới. Lời Đức Chúa Trời là bí quyết đầu tiên, Phi-e-rơ biết tiếng phán của Đấng Christ, ngược lại nhiều người ngày nay đang tìm kiếm phép lạ mà không biết Đức Chúa Trời.

Động lực số hai: BƯỚC ĐI BỞI ĐỨC TIN

Chúa Jêsus gọi Phi-e-rơ. Lời của Ngài đã làm biển im lặng thay vì biển làm Phi-e-rơ im lặng, ngược lại nó dức dấy ông “Chính ta đây đừng sợ” (Math 14:27) Nghĩa đen của câu này là TA LÀ ( ta tự hữu) đừng khiếp đảm (Tiếng hy lạp: ego eimi). Phi-e-rơ nhìn xuyên qua những gợn

sóng tóe, và lúc đầu Phi-e-rơ sợ cả Chúa Jêsus. Sau đó Chúa Jêsus phán “Chính ta đây”. Sự đảm bảo của Ngài được gió cuốn theo. Ngài làm chủ trên mọi sóng gió nên Ngài phán “Chính ta đây”.

Phi-e-rơ nghe được Chúa Jêsus. Vì lẽ đó mà các môn đồ cũng nghe được, thế nhưng họ cứ ngồi trong thuyền không chịu nhảy ra giống Phi-e-rơ. Có phải họ đang chờ Chúa Jêsus làm điều gì đó vì Ngài đã đặt để họ ở đó không? Có lẽ họ nghĩ “Ngài bảo chúng ta đi chuyến này, nên chúng ta phải đầu phục ý muốn Ngài.

Thường khi người ta có thái độ đó. Họ nghĩ Chúa kêu gọi họ chịu khổ, chịu đau đớn và họ không có ý cố gắng thay đổi những gì mà họ tưởng là ý muốn Đức Chúa Trời. Họ đã dẫn cái dằm trong xác Phaolô mà ông đã ba lần nài xin Chúa lìa khỏi (IICôrintô 12:7-8).

Nhưng cả Chúa Jêsus lẫn Phi-e-rơ không có thái độ ấy. Phi-e-rơ biết Chúa Jêsus có thể thay đổi mọi sự. Một số người thoái thác cho số phận, cam chịu mệnh trời cho là điều gì xảy đến là do số phận, do trời định vậy. Đó không phải là Đức tin của người tin Chúa. Đức tin bất chấp số phận. Chúa Jêsus tỏ cho chúng ta biết là chúng ta có thể đánh bại bão tố, đánh bại ma quỷ, chiến thắng tai họa. Chính Đức Chúa Trời không hề thay đổi (Malachi 3:6) thế nhưng Ngài sẽ thay đổi thảm kịch của cuộc đời chúng ta.

Phi-e-rơ thách thức Chúa Jêsus thách thức ông

Phi-e-rơ biết Chúa Jêsus. Ông hỏi nhân vật đang bước đi trên biển và phán “Chính ta đây”, bằng cớ: “Ngài là ai?”.

Page 10: So 150

10

Ông sẽ không tin bất cứ lệnh nào khác. “Phải thử các thần linh xem có phải xuất phát từ Đức Chúa Trời không” (IGiăng 4:4). Ma quỷ có thể vận hành cách siêu nhiên. Chúa Jêsus đưa ra lời cảnh cáo là satan muốn lừa gạt ngay cả những người được chọn (Math 24:24). Chắc chắn là quyền lực của phù thuỷ, tà thuật huyền bí và nhiều thứ khác nữa (Mác13:22)

Tuy nhiên làm sao ta biết được những quyền lực giả tạo này? Dầu xác nhận tiêu chuẩn là thiếu đi tình yêu thương của thập tự giá: Tất cả những quyền lực này đều không thể giải cứu ai khỏi tội lỗi và quyền lực của tội lỗi (Giăng 8:36; Rôma 8:2) và tệ hơn nữa là đem bình an của sự giả tạo rồi rốt cuộc bị mê sảng kinh khiếp.

Vậy đặc điểm độc nhất vô nhị của Đấng Christ là Ngài truyền điều bất năng và biến nó thành khả năng. Do đó Phi-e-rơ làm cuộc thử nghiệm, Phi-e-rơ biết rằng Chúa Jêsus phải truyền cho một điều gì đó, sau đó ông có thể thực hiện. Ông không la lên: “Chúa ơi nếu thật là Ngài, hãy làm bão tố im lặng”, Phi-e-rơ hỏi riêng:“Lạy Chúa nếu thật là Ngài, xin truyền cho con đi trên mặt nước đến cùng Ngài” (Math 14:28)

Ông biết Chúa Jêsus không phải khi nào cũng âu yếm, vỗ về các môn đệ như mẹ yêu mến con mình. Ngài có một cách đột phá là đưa ra lời thách thức để người ta vươn cao hơn chính mình. Qua việc thách thức Chúa Jêsus hãy thách thức, Phi-e-rơ đã đụng đến tấm lòng của Đấng Christ. Nếu Chúa Jêsus đáp lại, thì ông không có nghi ngờ về danh tính của Ngài – Đó thật sự là Chúa Jêsus.

Bất cứ sự trình bày nào về Đấng Christ mà không bày tỏ. Ngài giống như thế thì không đáng tôn trọng; đó là hình ảnh thiển cận về Ngài. Sứ điệp của chúng ta là hãy ăn năn, từ bỏ tội lỗi, tin để được cứu – phép lạ cứu rỗi. Vì Đấng Christ truyền bảo chúng ta nên nó sẽ xảy ra. Có một điều bất ngờ xảy ra trong câu chuyện Kinh Thánh chúng ta. Kinh Thánh nói là Chúa “Sắp vượt qua họ” (Math 6:48).

Ngài không bày tỏ khuynh hướng làm bão tố im lặng. Đây là một trong những dịp Chúa Jêsus hoạch định chương trình

toàn hảo hơn. Chúa muốn dạy các môn đồ một bài học tin cậy sống động, chớ không phải sự thuần phục lạnh nhạt. Nếu Ngài đã đi qua họ để vào bờ trong lúc họ vẫn đang chèo chống vất vả với con thuyền ngập nước thì sẽ không có phép lạ nào. Có phải họ muốn cách đó không? Đức tin của họ chỉ tới cỡ

đó hay sao? Chúa Jêsus đang tiến gần. Ngài biết họ ở đâu, Ngài đặt để họ ở đó và có một mục đích khi giữ họ ở đó. Họ cần phản ứng đúng đắn không? Vâng, có một người như vậy.

Cơ hội phép lạ Chúa Jêsus là Chúa của phép lạ hiện có

đó và đang bước đi một cách kỳ diệu trên mặt nước, và Phi-e-rơ đã không bỏ lỡ cơ hội. Nhiều phép lạ khác có thể xảy ra, vậy tại sao để Ngài đi qua? Phi-e-rơ đã không bỏ lỡ cơ hội đó. Bất hạnh thay nhiều người lại để Chúa của phép lạ đi qua. Nếu có một Chúa Jêsus thì tại sao lại sống như là không có Ngài? Nếu có một Cha trên trời thì tại sao lại sống như trẻ mồ côi? Nếu có một Đấng Cứu Độ thì tại sao chết không được cứu? Nếu có một Đấng Chữa

Page 11: So 150

11

lành thì tại sao lại phải sống trong tật bệnh? Nếu có một Đấng Christ đầy đủ mọi sự thì tại sao lại bươn trải cào bới như những con gà phía sau vườn? – Nếu mọi thứ đều sai trật thì có thể họ đúng – Nếu ma quỷ có thể hành động thì Đức Chúa Trời cũng hành động.

Có bao nhiêu người mong đợi điều đó? Một số tín hữu chỉ có thể tin lúc gặp tai họa thì chẳng khác gì không còn tin nữa. Đức tin của họ chỉ lớn lên trong những buổi nhóm đầy phước hạnh. Ở trên thuyền họ mặc áo phao vào, nhưng khi chìm xuống biển thì họ lại quăng nó đi.

Phi-e-rơ tham gia vào phép lạ. Nếu Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời của phép lạ thì tại sao không tham dự vào? Hãy sống bởi đức tin đó là đời sống Đức Chúa Trời định như vậy. Phép lạ xảy đến cho những ai sống con đường đức tin. Đó là mục đích hàng đầu của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta, cho chúng ta bước ra, lệ thuộc nơi lời Đức Chúa Trời và quyền năng của Ngài để ban cho chúng ta phép lạ. Ta không thể đi với Chúa mà không kinh nghiệm phép lạ.

Phép lạ là gì? Phép lạ là gì – là biến cố trọng đại,

hiếm thấy mà đã làm câm miệng các nhà phê bình chỉ trích chăng? Nhiều người không nhận ra phép lạ khi họ chứng kiến phép lạ. Đấng Christ đã nuôi vô số người bằng rổ bánh trưa của một cậu bé, lúc đó những người khôn ngoan, học thức đòi Ngài tỏ cho họ một phép lạ (Giăng 6:1-12,25-30). Chúa Jêsus phán dù cho người chết sống lại họ cũng chẳng tin (Luca 16:31). Tâm trí xác thịt quá u tối không

thể nhận lãnh được những việc của Đức Chúa Trời. Phép lạ trong Kinh Thánh là một từ đơn giản có ý nghĩa là “công việc quyền năng” khác với từ kỳ lạ của trò ma thuật phi lý trong huyền thoại La Mã.

Phép lạ là điều tất cả các tín hữu phải kinh nghiệm liên tục, là quyền năng của Đức Chúa Trời tác động trong chúng ta đủ 365 ngày phép lạ trong một năm, còn năm nhuận thì 366 ngày. Ta không hiểu được một số biến cố siêu nhiên hình

thành. Đức Chúa Trời giấu trong tay. Ngài không gõ trống khua chiêng khi Ngài làm cỏ mọc lên hoặc khi Ngài hành động cho chúng ta. Rất thường ta nghe Cơ Đốc nhân nói những việc ma quỷ đã làm, cứ như là ma quỷ hoạt động nhiều hơn Chúa. Có lẽ nét đặc trưng của satan là phô trương để

gây ảnh hưởng đến chúng ta, còn Đức Chúa Trời thì đi thẳng vào trung tâm vấn đề để thỏa lòng yêu thương của Ngài.

Mặt nước phép lạ Khi Phi-e-rơ thấy Chúa Jêsus, ông thấy

một phép lạ đang xảy ra. Mặt nước mà Ngài đang đi trên là mặt nước phép lạ. Phi-e-rơ quyết định vào vùng có phép lạ. Phi-e-rơ sẽ không bỏ lỡ cơ hội phép lạ này.“Người công chính sẽ sống bởi Đức tin” (Rôma 1:17). Có một lối sống mà tin cậy Chúa đem lại phép lạ của Ngài đến mỗi ngày. Ta có thể bám víu con thuyền ngờ vực của ta và vật lộn với bão tố, hoặc ta có thể bước ra với Chúa. Chớ Ngài không thả chúng ta xuống biển đâu.

Phi-e-rơ gọi Chúa Jêsus “Lạy Chúa nếu thật là Ngài, xin truyền cho con đi trên mặt nước đến cùng Ngài” (Math14:28).

( Xem tiếp trang 14 )

Page 12: So 150

12

24 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA SÁNG TẠO VÀ TIẾN HÓA

1. Kinh Thánh (KT): Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo(Sáng thế ký 1) Thuyết tiến hóa (TTH): Các quá trình ngẫu nhiên trong tự nhiên có thể giải thích cho sự tồn tại của mọi thứ 2. KT: Thế giới được tạo dựng trong sáu ngày (Sáng thế ký 1) TTH: Thế giới tiến hóa qua các thiên niên kỷ thật lâu dài. 3. KT: Sự sáng tạo đã hoàn tất (Sáng thế ký 2:23) TTH: Các quá trình sáng tạo vẫn đang tiến diễn. 4. KT: Có đại dương trước mới có đầt liền (Sáng thế ký 1:2) TTH: Đất liền có trước các đại dương. 5. KT: Khí quyển có trước 2 quyển nước TTH: Khí quyển tiếp giáp quyển nước. 6. KT: Sự sống đầu tiên ở trên cạn (Sáng thế ký 1:11) TTH: Sự sống bắt đầu trong các đại dương 7. KT: Sự sống đầu tiên là các thực vật (Sáng thế ký 1:11) TTH: Các sinh vật biển tiến hóa trước. 8. KT: Trái đất có trước mặt trời và các ngôi sao (Sáng thế ký 1:14-19) TTH: Mặt trời, các ngôi sao rồi mới đến trái đất. 9. KT: Cây ăn trái có trước các loài cá (Sáng thế ký 1:11) TTH: Các loài cá có trước cây ăn trái. 10. KT: Tất cả các ngôi sao được sáng tạo vào ngày thứ 4 (Sáng thế ký 1:16)

TTH: Các ngôi sao xuất hiện vào các thời điểm khác nhau. 11. KT: Chim và cá được tạo dựng trong ngày thứ 5 (Sáng thế ký 1:20-21) TTH: Các loài cá tiến hóa hàng triệu năm trước khi các loài chim xuất hiện. 12. KT: Các loài chim có trước các loài côn trùng (Sáng thế ký 1:20-21) TTH: Các loài côn trùng có trước các loài chim. 13. KT: Các loài cá lớn có trước các loài bò sát (Sáng thế ký 1:20-31) TTH: Các loài bò sát có trước các loài cá lớn. 14. KT: Các loài chim có trước các loài bó sát (Sáng thế ký 1:20-31) TTH: Các loài bò sát có trước các loài chim 15. KT: Loài người có trước mưa (Sáng thế ký 2:5) TTH: Mưa có trước loài người. 16. KT: Đàn ông có trước đàn bà (Sáng thế ký 2:21-22) TTH: Đàn bà có trước đàn ông. 17. KT: Sự sáng có trước mặt trời (Sáng thế ký 1:3-19) TTH: Mặt trời có trước rồi mới có sự sáng. 18. KT: Cây cỏ có trước mặt trời (Sáng thế ký 1:11-19) TTH: Mặt trời có trước các loài cây. 19. KT: Sự phong phú và đa dạng của các dạng sống dưới đại dương xuất hiện cùng một lúc (Sáng thế ký 1:20-21) TTH: Sự sống dưới biển dần dần phát triển từ một tổ chức sống hình giọt nguyên thủy. 20. KT: Thân thể loài người từ bụi đất (Sáng thế ký 2:7)

Page 13: So 150

13

TTH: Loài người tiến hóa từ loài khỉ. 21. KT: Loài người quản trị mọi tổ chức sống (Sáng thế ký 1:28). TTH: Hầu hết các tổ chức sống đã tuyệt chủng trước khi loài người xuất hiện. 22. KT: Loài người khởi thủy chỉ ăn cây trái, thực vật (Sáng thế ký 1:29) TTH: Loài người khởi thủy là một động vật ăn thịt. 23. KT: Các loài cố định và phân biệt (Sáng thế ký 1:11, 12, 21, 24, 25, I Côrintô 15:38-39) TTH: Các dạng sống đang trong tình trạng biến động liên tục. 24. KT: Tội lỗi con người gây nên sự chết (Rô-ma 5:12) TTH: Sự đấu tranh và sự chết tồn tại rất lâu trước sự tiến hóa của con người.

Đến thời điểm này, chắc chắn bạn đã tìm được câu trả lời và củng cố niềm tin của mình. Đã có rất nhiều câu Kinh Thánh và bằng chứng về sự sáng tạo phi thường của Thượng Đế. Liệu có cần dẫn chứng thêm một câu Kinh Thánh nào khác không?.

Sưu tầm và tổng hợp.

THANH NIÊN LỜI SỰ SỐNG

Đừng quên... Mỗi một tuần đều có NHÓM THANH NIÊN!! Nếu như bạn đang băn khoăn không biết có nên đến Nhóm Thanh Niên hay không,

vậy hãy bớt chút vài giây đồng hồ để xem qua một số so sánh sau đây nhé! Mỗt một tuần bạn có 168 tiếng đồng hồ, BẠN là người sở hữu thời gian này và có quyền sử dụng chúng tùy ý. BẠN có thể tiêu tốn thời gian của mình một cách lãng phí, nếu bạn sử dụng nó không hợp lý. Một số câu hỏi chúng ta nên đặt ra cho mình. Mỗi

một ngày chúng ta sử dụng bao nhiêu thời gian để vào mạng, sống trong thế giới ảo hơn là thực tế? Bao nhiêu thời gian để quan tâm đến việc ăn mặc, trang điểm bề ngoài, và rồi cần bao nhiêu thời gian để thu gọn đồ đạc và tẩy trang? Bạn mất bao nhiêu

thời gian căng thẳng với bố mẹ thay vì nói một lời xin lỗi? Bạn phải trả giá bao nhiêu thời gian cho những ham muốn tạm thời, nhưng hành động thiếu suy nghĩ của mình?... Không thể nào kể hết phải không nào, bởi vậy mới sinh ra câu nói “đã quá muộn”. Sẽ là “rất quá muộn” nếu bạn nghĩ rằng để một khi khác có cơ hội tôi sẽ đến Nhóm Thanh Niên. 2 tiếng đồng hồ đủ để bạn nhận ra chính mình, Ban Thanh Niên sẽ dành tặng cho bạn, đừng bỏ lỡ cơ hội “hàng tuần” của mình. THÂN MỜI BẠN! Сách đi: Từ Metro Рижская (đi phương tiện): Lên khỏi metro đi bộ ra bến xe buýt 714, đi 5 bến đến bến 1-Рижский переулок. Liên hệ: + 7 (968) 898 52 38 | @Thanh Nien LSS

Page 14: So 150

14

BÍ QUYẾT NHẬN PHÉP LẠ

(Tiếp theo trang 11)

Tại sao Chúa Jêsus lại đồng ý một lời đề nghị như thế? Vì đó là… Chúa Jêsus. Khi bạn lao mình theo Ngài thì đó là cuộc đời đầy phép lạ. Điều đó không có nghĩa là ta có thể dạo bộ qua hồ Erie mỗi khi mình thích mà không cần đi phà, hay hiên ngang bước đi trên biển Thái Bình Dương, hay bắt rắn (Mác 16:18) để thử Chúa (Math 4:7, Luca 4:12) Hành động tự tin đó giống như người ngoại đi trên lửa. Chúa Jêsus sẽ không khiến đá thành bánh để chứng tỏ Ngài có khả năng, thế nhưng Ngài làm ra vô số bánh khi bao tử đói cần bánh (Math 14:13-32 ; Mác 6:30-44; 8:1-9; Luca 9:10-17). Nước Đức Chúa Trời mở rộng cho hết thảy chúng ta. Rất nhiều người thập thò bước một chân xuống nước, nhưng một chân trên bờ, còn Phi-e-rơ bước cả hai chân cùng một lúc.

Mạng lệnh có thể thực hiện Chúa Jêsus chỉ phán một lời “hãy

đến”. Từ đó có đủ yếu tố đầu tiên của phép lạ: Lời Đức Chúa Trời. Về một phương diện thì Phi-e-rơ đã đi trên mặt nước, tuy nhiên nhìn từ quan điểm thiên thượng thì ông đang đi trên lời Đức Chúa Trời. Ông đặt chân này nên chữ “Đ” chân kia nên chữ “E” bước trên chữ “N” rồi tới dấu “/” ( dấu sắc) – Phép lạ xảy ra. Lời Đức Chúa Trời tạo dựng mọi vật và Phi-e-rơ thấy mặt nước vững chắc như

đất khô. Ông bước đi trên những con sóng to rồi bước tới những con sóng nhỏ mà bàn chân lại không ướt gì cả. Ông khô giáo hơn cả lúc ở trong thuyền “Vì không có điều gì Đức Chúa Trời không làm được” (Luca 1;37)

Chúa Jêsus phán: “Ai tin thì mọi việc đều được cả” (Mác 9:23). Lời Đức Chúa Trời là điều an toàn để tin, để bước tới. Chúa Jêsus luôn ghép chính lẽ thật đó vào chính cá tính của chúng ta. Ngài muốn biến chúng thành bản tính thứ hai của chúng ta: Tin lời Đức Chúa Trời, bước ra trên Lời Chúa. Chúng ta có thể làm những việc chúng ta chưa hề thử, và cuộc đời chứng minh cho lời của Đức Chúa

Trời. Nếu chúng ta nghi ngờ lời Chúa chúng ta sẽ thất bại, tuy nhiên khi Ngài xuất hiện và Ngài phán thì sợ hãi tan như tuyết dưới mặt trời.

Môi trường phép lạ Những ai nhận sứ điệp Phúc

Âm đều ở trong môi trường phép lạ của Đức Chúa Trời. Tôi có thể nói cách an toàn là 98% của một phép lạ thiên thượng là quyền năng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán, và đó là cách Ngài làm mọi thứ, Ngài phán: “Phải có sự sáng thì có sự sáng” (STK 1:3)

Chúa Jêsus phán thì cả đạo quân quỷ chạy trốn (Mác 1:20), nghĩa địa rúng động, người phung được sạch (Math8:2-4; Mác 1:40-44, Luca 5;12-14,17:11-14), bão tố im lặng (Math 8:18,23-27, Mác 4:35-41, Luca 8:22-25), vô số người được nuôi (Math 14:13-21,15:32, Mác 6:30-44,8:1-9, Luca 9:10-17). Những lời của Ngài tước vũ khí viên chức đền thờ đang tìm cách bắt Ngài. Họ thốt lên “Chưa bao

Page 15: So 150

15

giờ có ai giống như người này” (Giăng 7:46). Ngài phán có uy quyền. Hãy để dân chúng lắng nghe rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Đó là Phúc Âm quyền năng.

Lần đầu khi tôi thấy ý nghĩa từ “Đến” do Chúa Jêsus phán, tôi nói: “Ồ Chúa, nếu con nghe một lời như thế cho cá nhân con như Phi-e-rơ thì con cũng nhảy ra. Thế nhưng con đang sống 2000 năm sau đó”. Lúc đó Đức Thánh Linh thì thầm trong lòng tôi: “Hãy đọc Mathiơ 11:28”. Tôi đã đọc và câu đó nói: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng ưu tư, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ!”, “Tất cả các con hãy đến cùng ta..” Điều này có nghĩa là mọi người có cả bạn và tôi, không loại trừ ai cả. Bởi vì Jêsus Christ không bao giờ thay đổi, quyền năng của lời Ngài cũng không thay đổi, phép lạ xảy ra cho tất cả chúng ta ngày hôm nay. Động lực số một là lời Đức Chúa Trời, thật sự tạo ra động lực thứ hai: “Đức tin”, “Đức tin đến là do nghe, và nghe là do lời Đức Chúa Trời” (Rôma 10:17)

Lời Đức Chúa Trời truyền đạt quyền năng để tin lời Chúa

Những lời của Chúa Jêsus khiến chúng ta tin cậy. Nó tạo ra uy quyền của nó và mang theo sự thuyết phục bên trong nó. Ta có thể chọn tin cậy hay không tin Lời Chúa. Ta có thể chống cự lời ấy. Đó là vấn đề chọn lựa. Ai cũng có thể chọn không tin, nghi ngờ không phải là dấu hiệu của thông minh. Ai cũng có thể chọn lựa để tin. Đức tin là một quyết định, nó là một vấn đề của thái độ. Lời Đức Chúa Trời hà hơi sống vào linh hồn chết, nếu

linh hồn đó muốn sống. Có lời mời “Hãy Đến” và ta có thể đến bước qua biển nếu cần khi Ngài mời gọi.

Phi-e-rơ nghe và tin – nếu ông không tin thì có phép lạ không? Câu trả lời là KHÔNG, KHÔNG, KHÔNG!!! Thật ra phép lạ ngừng khi Phi-e-rơ ngừng tin: “Nhưng khi thấy gió nổi lên ông sợ hãi, nên bắt đầu chìm xuống nước. Ông la lên ‘Chúa ơi cứu con’” (Math 14:30). Dĩ nhiên Chúa Jêsus cứu ông ta nhưng đó là một kết thúc thất vọng sau một cuộc mạo hiểm đức tin như thế.

Việc đức tin là một điều cần thiết để kinh nghiệm dấu kỳ và phép lạ (Mác 16:17-18, Heb 11:6). Nó là bộ phận thiết yếu của dòng phép lạ, nhưng là Đức tin nơi Chúa Jêsus, chứ không chỉ đức tin nơi quyền năng của Đức Chúa Trời. Không phải tin nơi chính chúng ta, là mình có khả năng làm việc này việc kia, hay điều gì đó kỳ lạ sẽ xảy ra, mà tin nơi Đức Chúa

Trời. Đức tin không đặt ở phép lạ mà tin nơi Chúa Jêsus, Đấng khiến phép lạ xảy ra. Ngài giám sát toàn bộ quá trình hoạt động, bởi vì Ngài khởi xướng và kêu gọi chúng ta tham dự.

Câu chuyện này hơi giống một ngụ ngôn cứ đọng mãi trong tôi, từ những ngày tháng tôi học trường Chúa Nhật: Khi một người nông dân băng qua cánh đồng của ông, ông nghe một con chuột nhắt kêu rít lên. Ông nhìn thấy một cảnh tượng lạ mở ra trước mắt ông. Một con rắn đã thôi miên một con chuột, con chuột không nhúc nhích được gì cả. Chuột chỉ còn cách là rít lên. Con rắn bò ngày một gần lên. Kế đến câu chuyện là

Page 16: So 150

16

người nông dân lấy khăn tay của mình đặt giữa con rắn và con chuột. Lập tức thôi miên bị cắt đứt, chú chuột tẩu thoát một cách nhẹ nhõm.

Đây là câu chuyện của trẻ em, tuy nhiên một điều tôi chắc chắn, nhiều người bị linh sợ hãi làm họ không nhúc nhích gì cả. Đó là quyền lực thôi miên của con rắn cổ đại, là quỷ vương tức satan (Khải 20:2). Người ta cứ nghĩ về bệnh tật và sự chết. Chúng ta lắng nghe các bác sĩ chuyên khoa rồi bắt đầu khiếp sợ, than vãn. Nỗi sợ hãi làm chúng ta lờ đờ và kiệt quệ. Cái hàm đau đớn mở ra nuốt chúng ta.

Sau đó lời của Đức Chúa Trời đến “Khăn tay vĩ đại của Chúa” đặt giữa mỗi chúng ta và nỗi khiếp đảm thôi miên, tê liệt và ám ảnh đó. Lời của Đức Chúa Trời tạo ra niềm tin cậy và hy vọng mới, nếu bạn để cho lời Chúa làm, “Vậy nếu Đức Con giải phóng các ngươi thì các ngươi mới được tự do” (Giăng 8:36)

Ta có thể có niềm tin nơi các bác sĩ và các chuyên gia y khoa. Họ nói trong lĩnh vực tri thức đặc biệt của họ, họ chỉ đưa ra những quan điểm về y khoa, và đôi lúc những quan điểm này thay đổi. Ta có thể nhận quan điểm thứ hai. Lời Đức Chúa Trời, thông thường thì các quan điểm về y khoa giải thích cô lập, không liên hệ gì tới hoàn cảnh bệnh nhân. Theo một ý nghĩa xác thịt thì điều đó không có khoa học tí gì cả. Tất cả dữ kiện phải được xem xét, và một trong những dữ kiện này là đức tin của bệnh nhân nơi Lời Đức Chúa Trời phán.

Đức tin là nơi Lời Đức Chúa Trời hơn là ta tin cảm giác và trí hiểu chúng ta.

Đức tin thật khi nào cũng tin lời ai đó tức là tin nơi Chúa Jêsus, nơi những gì Ngài đã phán và đang phán và nơi những gì Ngài đang làm. Người ta thường tạo ra những khó khăn về việc tin cậy Đức Chúa Trời. Có đứa trẻ nào gặp khó khăn tin người lớn bế nó trong tay không? Có đứa trẻ 4 tuổi nào nói: “Cháu không biết cháu có đủ đức tin để cho chú bế hay không?” Con trẻ không có những ý nghĩ như thế,

chỉ có ngưòi lớn mà thôi. Một đứa trẻ không biết gì về đức tin, tuy nhiên vẫn thực hành đức tin. Ta càng có đức tin ta càng ít để ý đến nó. Nói cho cùng đức tin không phải là cái gì đặc biệt cả, nó chỉ đơn giản là cứ để Đức Chúa Trời làm những gì Ngài phán Ngài sẽ

làm. Thật ra yếu tố đầu tiên của phép lạ tức

là lời Đức Chúa Trời chiếm 98% trong phép lạ và đức tin chỉ chiếm 1% thôi.

Đức tin là cánh tay giang ra để nhận những gì Đức Chúa Trời ban cho. Đó là điều hết sức cần thiết. Mạch quyền năng phép lạ hầu như đóng lại do đó còn một điều nữa...

Động lực số ba: HÀNH ĐỘNG VÂNG LỜI

Phi-e-rơ nghe lời Chúa Jêsus và tin. Thế nhưng không có phép lạ nào xảy ra. Đứt mạch chỗ nào. Mạch đứt đây là gì? Bí quyết cuối cùng là vâng lời (hay hành động). Phi-e-rơ phải nhảy ra khỏi thuyền, ông ra khỏi thuyền để đi với Chúa. Ông nhảy vào phép lạ, Halêlugia!

Điều này giải thích được nhiều việc. Nó đưa ra mọi vấn đề hết sức thông thường. Tại sao lại có quá nhiều Cơ đốc nhân tốt không hề kinh nghiệm cách cá

Page 17: So 150

17

nhân quyền năng làm phép lạ trong đời sống của họ? Họ trung tín ngồi ghế nhà thờ, nghe những lời giảng hay, thậm trí khóc lóc kêu cầu và công bố “Chúa ơi con tin” Họ nghe lời Chúa và tin lời ấy. Rồi làm gì nữa? Họ không ra khỏi thuyền để đến với Chúa Jêsus. Họ chỉ ngồi ở đó chờ Chúa Jêsus làm điều gì đó rồi cầu nguyện: “Chúa ơi xin hãy sai quyền năng và phép lạ đến” và Ngài qua khỏi thuyền của họ.

Nếu ta muốn mọi sự xảy ra, ta phải ra khỏi con thuyền chúng ta và di chuyển song hành với Chúa Jêsus, bước đi trên sóng. Ngài đang gọi chúng ta. Ngài không nói “Đứng im đó ta sẽ lướt qua nhanh và vào thuyền con”. Ngài phán Hãy đến, đi trên cái gì đến? Trên mặt nước chăng? Vâng đó là nơi phép lạ xảy ra.

Con thuyền có thể là biểu tượng về những quan điểm hạn hẹp của chúng ta. Chính chúng ta tạo ra nó. Ta thâu hẹp nó để tạo ra “một mớ giáo điều” Tạo thành hàng đống sách vở, hàng đống bài giảng, và một lô câu chuyện giống như những con chim tha rơm rạ để làm tổ cho nó “Thời đại phép lạ đã qua rồi”, “Chúa muốn tôi mang bệnh vì Ngài muốn tôi điều gì đó” – Đó là thuyền là tôi đó. Nhiều người chèo chống an toàn những con thuyền mong manh, suốt nhiều năm tin rằng họ sẽ tới bờ. Họ thỏa mãn lắng nghe lời làm chứng quyền năng làm phép lạ của Chúa trong đời sống người khác, nhưng nếu họ ra khỏi thuyền để đến với Chúa, thì tự họ có thể bước đi trên mặt nước phép lạ.

Khi Phi-e-rơ ra khỏi thuyền ông làm con thuyền lắc lư. Để thấy Đức Chúa Trời

hành động. Chúng ta phải hành động dầu chúng ta có làm thuyền lắc lư hay không. Đừng lo về những kẻ nghi ngờ là kẻ có thể bị ta quấy rầy, nếu ta đang sống an nhàn trong tập thể không có thách thức, không có đức tin vâng lời thật sự, thì ta hãy nhảy ra khỏi đó, khỏi quan điểm con người và đến với Chúa Jêsus trên mặt nước phép lạ.

Hãy nhảy, chúng ta sẽ không chết đâu mà sẽ sống để công bố những công việc của Chúa (Thi 118:17). Kierkegaard, một nhà tư tưởng và là một tác giả về tôn giáo nói về đức tin như là bước nhảy liều vào tối tăm, nhưng điều đó không đúng Đức tin là bước nhảy ra khỏi bóng tối vào ánh sáng. Người mù nhảy ra khỏi bóng tối để vào ao Silôê, và ánh sáng lòe trên mắt ông ta (Giăng 9:1-41). Nước biển sẽ không nuốt chúng ta đâu, ngược lại nó còn đẩy chúng ta đi, như nước lụt mang Nô-ê là người có đức tin đi, trong khi đó nhấn chìm cả thế giới của những kẻ nhạo báng.

Bọt biển trắng xoá đang gầm gừ, gào thét và ập vào thuyền của Phi-e-rơ. Thình lình nó lại trở thành con ngựa mang ông đến với Chúa Jêsus. Huỷ diệt chúng ta chăng? Chúa Jêsus đã huỷ diệt sự huỷ diệt tại thập tự giá. Ngài không đến cõng chúng ta đi. Ngài chỉ mỉm cười, vẫy gọi và phán “Hãy đến”.

Vâng lời là cắm phích điện vào, và quyền năng (điện) bắt đầu hành động (chạy). Đó là mạch nối cuối cùng. Hãy nhớ lời Smith Wiggleworth nói với vị giám mục nghi ngờ bảo thủ: “Sách Công vụ các sứ đồ được viết ra vì các sứ đồ hành động. Vậy chúng ta hãy tự mình viết thêm vài chương” – AMEN

Page 18: So 150

18

TỪ TƯỚNG CƯỚP TRỞ NÊN CON CÁI CHÚA

Bài làm chứng : Lê Anh Kiên Sn : 04/07/ 1988 Đội 1 _ Thôn Vũ Xá_ Thượng Vũ _Kim Thành _Hải Dương _ Việt Nam .

Tôi sinh ra và lớn nên trong một gia đình có truyền thống thờ cúng Ông bà tổ tiên . Gia đình tôi chỉ có hai anh chị em và Cha mẹ . Con cháu cả dòng họ đều là đạo phật . Gia đình tôi là một gia đinh thuộc tầng lớp trung bình của xã hội Việt Nam . Tuổi thơ tôi lớn nên thật êm đềm trong tình yêu thương của Cha mẹ và những người thân xung quanh . Tôi không biết đến Chúa là ai cả . Ở nơi tôi sinh sống chỉ có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên Chúa Giáo . Tôi thuờng lấy làm không thích về những nguời tin Chúa và ghét bỏ họ . Bởi một điều tôi cho rằng là Cha mẹ tôi như thế nào thì tôi như vậy. Nhưng thực sự tôi cũng không hiểu gì về giáo lý nhà Phật . Chỉ có một điều tôi thấy làm lạ đó là , tuy tôi ghét những người tin Chúa nhưng tôi lại thích đến nhà thờ , đứng bên ngoài để nghe họ hát những bản Thánh ca vào những buổi thờ phượng thứ 7 hàng tuần . Những năm tháng êm đềm tuổi thơ của tôi cứ dần trôi qua cho đến năm tôi 17 tuổi . Do đua đòi theo lối sống thời hiện đại , với bạn bè . Tôi học ngày một kém đi . Suốt ngày chỉ lo chơi bời với bạn bè và lao đầu vào ruợu chè , cờ bạc , internet với những trò game . Thậm chí có những lần tôi ngồi ở quán internet đến cả 1 tuần mà không chịu về nhà . Những khi hết

tiền tôi thuờng về nhà móc trộm tiền của mẹ hoặc là mang chiếc xe đi đến hiệu cầm đồ để lấy tiền tiêu . Rồi tôi xa vào con đuờng nghiện ngập thuốc men . Tôi đã tập hút thuốc lá để chứng tỏ mình là dân ăn chơi đàn anh . Càng ngày tôi càng xa lầy trong vũng bùn tội lỗi . Tôi đã đi ăn trộm ăn cắp để lấy tiền tiêu xài . Cho đến một ngày Cha mẹ tôi phát hiện ra đứa con của mình ngày một hư hỏng. Cha mẹ tôi rất buồn và đã khuyên bảo tôi rất nhiều nhưng tính nào tật lấy tôi vẫn

không chịu sửa đổi . Cha tôi là một nguời nghiện ruợu nên thấy tôi như thế càng làm cho Cha tôi thêm buồn và uống rượu nhiều hơn . Mẹ tôi thì không ngớt lời khuyên bảo tôi . Còn tôi thì cho rằng Cha mẹ và những nguời xung quanh ghét

bỏ mình nên tôi đã quyết định bỏ học để đi bụi đời . Bao năm tháng trôi qua Cha mẹ tôi không ngớt lời khuyên bảo tôi , chạy vạy lo cho tôi học 1 được một ngành nghề với hi vọng tôi sẽ biết chú tâm vào làm ăn từ bỏ con đuờng tội lỗi và lo xây dựng cuộc sống cho tương lai . Thế nhưng tôi vẫn cứ như vậy , làm cũng không chịu làm mà chỉ lo chơi bời . Rồi bao nhiêu những hi vọng của Cha mẹ đặt nơi tôi cũng tan biến hết khi tôi bỏ bê công việc không chịu làm với hết lý do này đến lý do khác do tôi đặt ra . Đã bao lần tôi cãi Cha mẹ tôi vì tôi cho rằng Cha mẹ không hiểu mình mà nào tôi đâu biết rằng Cha mẹ đang chịu đựng những lỗi đau đớn vì tôi , đã khóc vì tôi rất nhiều . Tôi chỉ nghĩ rằng tất cả mọi nguời đang xa lánh mình . Tôi buồn chán khi nghi rằng mình thật vô ích khi sống trên trần

Page 19: So 150

19

gian này . Tôi chỉ muốn đi đến một nơi thật xa để quên đi cái quá khứ của mình . Rồi cơ hội ấy cũng đến với tôi khi xã tôi có một đợt tuyển công nhân đi lao động tại Malaysia . Mọi mong ước của tôi đã đuợc thỏa mãn . Chỉ hai tháng sau đó tôi đã được đăt chân đến Malaysia một nơi mà không có ai biết đến tôi và cái quá khứ xấu xa đầy tội lỗi của tôi . Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ quyết tâm để làm lại từ đầu . Tôi sẽ lập nghiệp với chính đôi bàn tay của mình . Thế nhưng mọi việc không đơn giản như tôi suy nghĩ . Qua Malaysia rồi tôi mới thấu hiểu đuợc cái cảm giác xa nhà và độc thân tự mình lo toan mọi việc . Thật khó khăn cho tôi nhưng với lòng đầy quyết tâm tôi cố gắng và lao đầu vào kiếm tiền . Sau những ngày tháng làm việc rồi thì tôi cũng dành dụm đuợc 1 số tiền khá lớn . Đang chuẩn bị gửi tiền về thì có một nguời bạn rủ tôi đi sang nhà một nguời bạn chơi . Khi sang đến nơi tôi thấy họ đang đánh bạc . Với bản tính cũ và với ham muốn là mình sẽ có thể kiếm thêm chút đỉnh để gửi thêm về nhà , sẵn lúc đang có tiền tôi ngồi xuống chơi mà không hề suy nghĩ gì . Càng chơi tôi càng thua lỗ cho đến lúc tôi không còn đuợc lấy một đồng lẻ nào . Bao nhiêu là quyết tâm , sức lực và hi vọng đã tan biến chỉ trong một đêm . Tôi ra về như kẻ mất hồn , tôi như bị suy sụp hẳn đi . Dường nhu không còn sức lực để làm gì nữa . Càng ngày tôi càng chán nản , tôi lao đầu vào rượu chè . Rồi có bao nhiêu tiền tôi lại cờ bạc với hi vọng gỡ gạc đuợc , nhưng rồi mọi suy nghĩ đó đã đưa tôi đến

sự tuyệt vọng . Lại thêm việc làm ở công ty và cách đối sử hà khắc và tệ bạc với công nhân khiến tôi đã bỏ trốn ra ngoài . Trong thời gian đầu tôi xin được việc làm cho một ông chủ cai thầu xây dựng trong một ngôi chùa , được một tháng sau đó cũng do cờ bạc ông chủ tôi đã đánh thua hết cả tiền nhận thầu công trình nên ông ta đã bỏ trốn . Thế là cả một tháng lương của tôi đi cùng ông luôn . Tôi lại càng buồn chán hơn . Tôi lao đầu vào chơi bời và đua đòi cùng bạn bè , rồi không đi làm không có tiền . Ngày này qua ngày khác tôi chỉ uống rượu . Những lúc uống ruợu

vào tôi không làm chủ được bản thân mình . Đã có những lúc say rượu tôi vác kiếm đi lang thang ngoài đường mà không hề nghĩ rằng mình là nguời bất hợp pháp có thể bị

bắt bất cứ lúc nào . Tôi đã tham gia vào những băng nhóm tội phạm . Với bản tính liều lĩnh khiến tôi sớm trở thành dân đàn anh trong băng nhóm . Suốt ngày chỉ uống rượu và bàn tính mưu kế , tìm địa điểm để cuớp bóc kiếm tiền . Tôi đa tham gia rất nhiều phi vụ nhưng không lần nào thành công . Tôi cảm thấy dường như có một Đấng nào đó đang đi cùng , bảo vệ và giúp tôi tránh khỏi những tội ác . Cứ lần nào có tôi tham gia thì băng nhóm thất bại . Việc không có , cướp cũng thất bại khiến tôi trở nên nghèo nàn . Một ngày kia tôi đuợc một nguời bạn giúp kiếm cho được một công việc với đồng lương cũng khá ổn định . Tôi bắt đầu vào những ngày làm việc mới cùng với hai người bạn . Nhưng vẫn đâu đấy , tôi vẫn uống rượu . 1 thời gian sau

Page 20: So 150

20

đó cũng chính rượu cũng đã chia cách chúng tôi . Chỉ còn tôi cố gắng trụ được lại thêm , nhưng đã buồn rồi mà có hai người bạn làm cùng cũng đi mất . Bởi vì tôi là nguời ra ngoài nên chẳng có bạn có chăng cũng chỉ là những người bạn trai quen qua nhậu nhẹt . Cuộc sống trở nên vô ý nghĩa với tôi. Có những lúc nằm nhìn trần nhà tôi nghi rằng chẳng lẽ cuộc đời mình vô ý nghĩa thế này sao . Mình không làm đuợc việc gì có ích cho đời sao ? Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền mà lại phải nhanh mà tôi thì lười làm . Tôi bèn nghĩ ra cách đánh sổ số với hi vọng sẽ gặp may mắn . Tôi thường đi chùa cầu khẩn để mong được thần linh phù hộ . Có bao tiền tôi đưa hết vào sổ số thậm chí nhịn cả ăn , nhưng kết cục là không gì cả . Thời gian cứ trôi đi , tôi cứ sống lẻ loi một mình trong căn phòng trống buồn bã . Rồi một ngày nọ nguời bạn cùng làm cũ của tôi rủ tôi qua nhà cậu uống ruợu , cậu ấy nói ở bên ấy vui lắm , nhiều bạn bè , lại nhân tiện ngày chủ nhật thế nên tôi qua luôn . Nhậu nhẹt song cậu ấy mời tôi buổi tối hôm đó đi nhà thờ . Cậu không nói gì với tôi về Chúa nhưng cậu ấy nói là đến đó tìm hiểu , ở đó vui lắm . Thế là tôi nhận lời . Buổi tối chủ nhật hôm đó tôi đi đến nhà thờ cùng các bạn , tôi vốn không hiểu gì về Chúa nhưng tôi thấy mọi ngươi nơi này vui vẻ , cởi mở và gần gũi với nhau , tôi thấy họ thân mật với tôi làm như chúng tôi quen nhau từ truớc rồi hay sao ấy . mà thấy họ sống như một gia đình vậy . Sau buổi thờ phượng hôm đó lúc ra về tôi có thấy họ bán sách . Vốn ở một mình buồn nên tôi muốn mua một quyển sách về đọc . vả lại

quyển sách này khá dầy mà lại giá rất rẻ . Ở tại Malaysia này mà kiếm được quyển sách của nguời Việt nam thật là khó , thế là tôi liền mua một quyển với giá 5 đồng . tôi mua có một quyển mà họ tặng thêm cho tôi đến 5 quyển truyền đạo đơn nho nhỏ . tôi thích thú ra về lòng đầy mừng vui . Sau buổi Thờ phuợng ngày hôm đó tôi thấy dường như có điều gì đó động chạm vào lòng của tôi . Về nhà , tôi mở cuốn sách ra đọc , tôi tìm hiểu và biết

được rằng Chúa là đấng sáng tạo nên trời đất , và Chúa Giêxu là nguời mà đã chết đền thay tội lỗi cho con người chúng ta . thế mà bấy lâu nay tôi không biết , tôi cứ đi tìm và thờ phuợng những thần ở đâu đâu . Tôi mở tiếp tục cuốn sách và đọc tiếp ở trong Hêbơrơ 13: 5 lời Chúa có

hứa rằng : “ Chớ tham tiền : hãy lấy điều mình có làm đủ rồi , vì Đức Chúa Trời có phán rằng : Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu , chẳng bỏ ngươi đâu .” Đây là câu kinh thánh đầu tiên động chạm vào lòng của tôi . Tôi ngừng không đọc nữa , tôi nằm suy nghĩ một hồi rằng tại sao Chúa lại phán như vầy với tôi . Tôi lại nghĩ về cuộc đời của tôi . 20 tuổi rồi mà tôi chưa nghe ai nói ngọt ngào với tôi như thế . ngay cả Cha mẹ tôi cũng có những lúc xa lánh ghét bỏ tôi , bạn bè tôi chỉ đến với tôi những lúc tôi có tiền , khi tôi hết tiền thì chẳng còn ai bên tôi cả . tôi chợt hiểu rằng người bạn hữu tốt là nguời khi mà cả thế giới xa lánh mình thì người ấy đến bên mình an ủi và động viên . Tôi cũng không hiểu sao tôi lại tin vào quyển sách ấy như thế . Và tôi thấy Chúa như là nguời bạn thân hữu tốt ấy của tôi .

Page 21: So 150

21

Thế là sau suy nghĩ ngày hôm đó , tôi quyết định đến nhà thờ để tìm hiểu về Chúa . Cuối tuần đó tôi lại sang bên nhà bạn để đi đến đền thờ . Khi lên xe thì tôi gặp Chị Thái (tên thật là Hồng Chuyên ) là nguời hầu việc Chúa thì chị có chia sẻ về tình yêu của Chúa . Và tôi nhận biết rằng Ông Trời mà tôi hay kêu cầu đây rồi , nhưng tôi vẫn chưa tiếp nhận Chúa vì tôi muốn có thời gian tìm hiểu. Hai tuần sau đó tôi mới thực sự được Chúa kêu gọi và tôi đã mở lòng mình ra tiếp nhận Chúa ngự trị vào lòng làm Vua làm Chúa trong cuộc đời tôi . Sau buổi tối tôi tiếp nhận Chúa vào lòng thì tôi được Chúa biến đổi một cách lạ lùng . Vì nơi tôi làm việc ở rất xa nên tôi đã quyết định chuyển chỗ làm và nơi ở sang gần nơi nhóm họp để tiện cho việc đi lại học tập và nhóm họp . Và điều kì diệu là Chúa đã sắm sẵn cho tôi một nơi ở và một công việc ổn định . Tuy cũng hơi xa so với hội thánh nhưng buổi tối nào tôi cũng đi bộ cả tiếng đồng hồ để lên học lời Chúa , thậm trí có những hôm tôi đi làm về muộn , khi lên đến nơi thì mọi người đã tan học và ra về rồi . tôi lại lủi thủi ra về nhưng tôi thấy đấy là niềm vui . Chúa đã biến những điều buồn đau , sự cô đơn của tôi thành niềm vui . Chúa đã dùng những con cái của Ngài giúp đỡ và chia sẻ về tình yêu thương của Ngài cho tôi . Tôi cảm thấy như là tôi đang đuợc sống quãng đời hạnh phúc nhất mà tôi có từ trước tới nay . Tôi thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn , vui vẻ hơn trong tình yêu thương , trong ngôi nhà của Ngài . Thời gian trôi đi trong êm đềm tôi ngày càng học được lời Chúa nhiều hơn , và lời

Chúa đã thay đổi tôi rất nhiều . tôi bỏ được rượu chè và đặc biệt là thuốc lá , cái thứ mà tôi đã cố gắng bỏ rất nhiều lần với hết cả quyết tâm nhưng vẫn không được . Nhưng Chúa đã làm điều ấy cho tôi một cách dễ dàng . Tôi mới hiểu được rằng bằng sức mình tôi không làm được gì cả , trong mọi việc nếu tôi nhờ cậy Chúa thì tôi có thể làm được . Và câu kinh thánh :

tôi làm được mọi sự là nhờ đấng ban thêm sức cho tôi ,đã khắc sâu vào trong tấm lòng tôi ,có những khi tôi gặp những nan đề thử thách trong cuộc sống tôi thường nhớ tới lời Chúa phán rằng . Mọi sự hiệp lại làm ích

cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời . Mỗi một nan đề sảy đến là để giúp tôi có đuợc một kinh nghiệm về tình yêu của Chúa . Trong thời gian ngắn ngủi tôi tin Chúa tôi đã tích cóp được một số tiền nho nhỏ để gửi về nhà để giúp cho Cha mẹ tôi ở nơi quê nhà . Chúa cũng giúp tôi biết yêu thương và ăn nói nhẹ nhàng hơn cùng Cha mẹ , tôi cũng nói về Chúa cho Cha mẹ tôi , lúc đầu Cha mẹ tôi rất cứng lòng nhưng do sự cầu nguyện mà Chúa đã ban cho tôi và do Cha mẹ thấy đuợc đời sống tôi thay đổi khi tôi tin nhận Chúa mà Cha mẹ đã mềm lòng và đồng ý cho tôi bước theo con đuờng của Chúa và hầu việc Ngài . Từ một con Người hư đốn , đàn anh của giang hồ , tôi đã trở về với con người sống có mục đích . Biết yêu thương như ngày hôm nay thì thực sự là một phép lạ . Và tôi không biết lấy gì để đền đáp ơn huệ của Chúa dành cho tôi . Tôi chỉ biết cầu nguyện và dâng cuộc đời tôi nên cho Chúa sử dụng theo ý của Ngài . Và tiếp theo đó một thời gian tôi trở về

Page 22: So 150

22

Việt Nam . Gia đình tôi xum họp trong tình yêu của Chúa . Cha Mẹ tôi thấy con cái được thay đổi thì rất mừng vui . Đặc biệt Chúa cũng sắm cho tôi một người vợ thật tuyệt vời

Một người luôn ở bên giúp đỡ và động viên tôi . Lại cũng là người có tấm lòng yêu mến Chúa . Chúng tôi quen nhau tại nhà thờ và đã kết hôn sau 2 năm tìm hiểu . Hiện nay tôi và vợ tôi đều dâng đời sống mình hầu việc Chúa và đang học trong 1 trường thần học tại Hà Nội , cũng như chăm sóc một điểm nhóm mới tại quê nhà . Tôi luôn cầu nguyện và mong ước rằng minh có thể hầu việc Chúa và góp phần vào công việc Phúc âm hóa Việt Nam. Mong được sự cầu nguyện từ tất cả các tôi tớ của Chúa để tôi có thể hoàn thành khải tượng mà Chúa ban .

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Cô truyền đạo Hồng Chuyên ,Các tôi tớ Chúa người Trung Quốc như Chị Winie , Anh Elan , Vợ Chồng anh Eric và Chị Vũ thị Ánh Lụa . Liên đoàn truyền giáo Mỹ bao gồm Mục sư Minh , Anh Giai steven ,Chị Thúy, Châu Ngọc , Anh trai Hải hồ và người Bà Kính mến bà Đào Kỳ cùng rất nhiều tôi tớ Chúa và các an hem yêu dấu của Tôi tại Hội Thánh Sungai Penang là những ngườ đã giúp đỡ tôi đã cầu nguyện cho tôi để tôi đến được với Chúa và được học lời Chúa . Nguyện Xin Chúa ban phước dư dật trên đời sống của tôi tớ Chúa .

Thân ái : Peter Kiên

KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ

SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2012: - Hàng tuần có 100 người trung tín thờ phượng Chúa. IV. Mục tiêu Hội thánh tháng 12/ 2012: - 20 nhóm tế bào thường xuyên hoạt động. - Mỗi một vùng có 1 đội truyền giáo.

Page 23: So 150

23

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 19/11 đến ngày 25/11

19. Thi-thiên 140, Giăng 17, A-ghê 1-2 20. Thi-thiên 141, Giăng 18, Xa-cha-ri 1-3 21. Thi-thiên 142, Giăng 19, Xa-cha-ri 4-6 22. Thi-thiên 143, Giăng 20, Xa-cha-ri 7-8 23. Thi-thiên 144, Giăng 21, Xa-cha-ri 9-10 24. Thi-thiên 145, Khải huyền 1, Xa-cha-ri 11-12 25. Thi-thiên 146, Khải huyền 2, Xa-cha-ri 13-14

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH

Lịch sinh hoạt từ ngày 19/11 – 25/11 Ngày CHƯƠNG TRÌNH 19/11 20/11 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội

Thánh ( Từ 13.00-18.00 ) Ca đoàn (18h30-20h30)

21/11 NHÓM TẾ BÀO 22/11 NHÓM THANH NIÊN 23/11 24/11 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI 25/11 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: Hội Thánh Việt Nam THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 24: So 150

24

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ