so 152

24
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN “ Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.” Tê-sa-lô-ni-ca 5 :9 CHUYỆN CÁC LOẠI CHIM Chuyện về loài chim ó: Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng lồng không có nóc, tức là phần trên được mở toang; con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một... tù nhân trong lồng đó. Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy lấy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ không có mái! Câu chuyện con dơi: Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi bay chính xác. Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể bay đi. Cho đến khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không trung. Câu chuyện về con ong nghệ:

Upload: huynhhungdn

Post on 12-Nov-2014

559 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Nội san Mùa Gặt số 152 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow.

TRANSCRIPT

Page 1: So 152

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được

sự giải cứu bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.”

Tê-sa-lô-ni-ca 5 :9

CHUYỆN CÁC LOẠI CHIM Chuyện về loài chim ó: Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x

2,5m, nhưng lồng không có nóc, tức là phần trên được mở toang; con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một... tù nhân trong lồng đó. Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy lấy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ không có mái! Câu chuyện con dơi: Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay chính xác. Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể bay đi. Cho đến khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không trung. Câu chuyện về con ong nghệ:

Page 2: So 152

2

Con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở trong ly đó cho đến chết. Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt ngang bên, hoặc qua... đáy ly. Suy gẫm : Trong nhiều phương diện, chúng ta cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ. Chúng ta vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối và tuyệt vọng của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể một giải pháp ở rất gần, chỉ cần chúng ta nhìn lên cao hơn – hay nhìn hướng tới phía trước. Đôi khi chúng ta giới hạn Chúa bằng cách đặt Chúa bằng với sự suy đoán của chúng ta chính điều đó làm cho chúng ta mất phước. Khi Chúa ban phước cho Aparaham Chúa phán với ông hãy ngước mắt lên nhìn khắp xứ. Cái nhìn của chúng ta đến đâu nó quyết định phước hạnh của chúng ta đến đó. Là những con cái Chúa chúng ta biết Chúa là giải pháp cho mọi câu hỏi, mọi nan đề, cách Chúa giải quyết cho chúng ta vượt khỏi mọi sự cầu xin và suy tưởng của chúng ta, vì vậy hãy cứ ở trong Chúa và nhìn xem Chúa. Khi nan đề ập đến, nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã. Nhìn quanh có thể khiến bạn lo lắng. Hãy nhìn lên cao, và nhìn tới phía trước, đó là cách sống lạc

quan. Bạn cũng đừng nhìn vào nan đề của mình với sự sợ hãi vì dễ lắm nan đề mà bạn nhìn thấy sẽ làm cho bạn không nhìn thấy được giải pháp lớn mà Chúa dành cho bạn. Hãy tìm đến với Kinh Thánh, lời Chúa và chính mình Chúa vì Kinh Thánh Ma-thi-ơ 11:28 Lời Chúa phán rằng: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ."

Vâng, chỉ duy nhất Chúa Cứu Thế Jesus Christ là Đấng giải quyết tất cả mọi nan đề của bạn ! Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô-ký 3:7 Lời Chúa chép: "Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta đã THẤY rõ ràng

sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô, và có NGHE thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; Phải, ta BIẾT được nỗi đau đớn của nó. Ta NGỰ XUỐNG đặng cứu dân này khỏi tay người Ê-díp-tô, DẪN từ xứ ấy lên một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật..." Những cụm từ mạnh mẽ (viết chữ in) được nhắc đi nhắc lại trong một câu Kinh Thánh cho chúng ta biết CHẮC RẰNG Đức Giê-hô-va luôn luôn nhìn thấy mỗi cuộc đời của con dân Ngài, Ngài quan phòng, bao phủ họ trong bàn tay quyền năng của Ngài. Chẳng những vậy Chúa cho chương trình cho mỗi cuộc đời của bạn, và nó là chương trình tốt đẹp nhất dành cho bạn. Vậy, đừng nhìn ngược lại, đừng nhìn quanh nhưng hãy nhìn lên chính Chúa, Đấng sẽ giải cứu chúng ta ra khỏi mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Amen !

Ban Biên Tập.

Page 3: So 152

3

BÀI GIẢNG HẰNG TUẦN ( Ghi lại bài giảng hằng tuần dành cho các bạn nghe lại, dùng trong nhóm tế bào hoặc các bạn ở các nơi xa không đến được Hội Thánh) ĐỀ TÀI: CÁC NGUYÊN TẮC THỊNH VƯỢNG

Mục sư: Nguyễn Quang Hòa.

Đức Chúa Trời là Đức Chúa

Trời của sự chúc phước, sự chúc phước cả về lĩnh vực tiền bạc tài chính. Quan

điểm của Kinh thánh cũng nói đến về lĩnh vực này vì tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Vấn đề của nhiều người trong xã hội ngày hôm nay đó là họ đã đặt sai vị trí của đồng tiền, thay vì là người quản trị họ lại trở thành những người nô lệ cho đồng tiền, vì đâu mà dẫn đến nhiều rắc rối xảy ra. Khi Kinh thánh nói về tài chính không có nghĩa là chỉ dạy chúng ta cách làm giàu, nhưng lời Chúa chỉ dạy chúng ta những nguyên tắc làm thế nào để có được sự thạnh vượng. Đức Chúa Trời muốn chúng ta thạnh vượng về lĩnh vực tiền bạc! 1) Nguyên tắc đầu tiên mang đến cho chúng ta sự thạnh vượng: Đặt Chúa lên hàng đầu. STK 12:2,3 - ”Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được

phước.” Qua trích đoạn Kinh thánh trên chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã hứa sẽ ban phước cho Áp-ra-ham không chỉ về lĩnh vực tiền bạc nhưng cả về đường con cháu, công danh, sự nghiệp. Bởi vậy chúng ta có quyền nhận được phước hạnh này, vì chúng ta đều là con cháu Áp-ra-ham. Khi Đức Chúa Trời đã hứa thì Ngài sẽ làm chọn lời hứa của mình. Đức Chúa Trời không thể chúc phước nếu chúng ta không bắt đầu làm việc. Trong cuộc sống bộn bề đôi lúc chúng ta bắt buộc phải lao khổ đi vất vả để kiếm tiền. Có nhiều người làm nhiều, nhưng chưa hẳn kiếm được nhiều tiền và ngược lại. Sự chúc phước đến từ Đức Chúa Trời và tiền bạc là do Ngài ban phước cho chúng ta. Nếu như Đức Chúa Trời không chúc phước thì con người không thể nhận được gì. Điều mà Đức Chúa Trời muốn hơn hết đó là để chúng ta trông cậy nơi Ngài và đặt Ngài lên hàng đầu trong đời sống của mình chứ không phải trông cậy vào đồng tiền do chúng ta kiếm được. Nếu người nào đi trong đường lối của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ chúc phước cho người đó không quan trọng dù đang ở trong hoàn cảnh nào. Bởi vậy trong mọi sự chúng ta cần trông cậy nơi Ngài, càng khó khăn càng đến với Chúa! 2) Nguyên tắc 2: Thoả lòng với những điều Chúa ban Chúa không cấm chúng ta có những mong muốn trong cuộc sống, nhưng Chúa muốn nhìn xem tấm lòng của chúng ta đối với Ngài thể nào. Đức Chúa Trời muốn bạn thoả lòng trong cuộc sống, Sự thoả lòng có nghĩa là vui lòng với những gì mình đang có. Đức Chúa Trời biết rõ

Page 4: So 152

4

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.” ( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

điều bạn đang cần và Ngài sẽ chúc phước cho bạn đúng thời điểm. Châm-ngôn 23:4-5 - “Con chớ chịu vật vã đặng làm giàu; Khá thôi nhờ cậy khôn ngoan riêng của con. Con há liếc mắt vào sự giàu có sao? Nó đã chẳng còn nữa rồi; Vì nó quả hẳn có mọc cánh, Và bay lên trên trời như chim ưng vậy.” Đừng lao khổ vất vả để kiếm tiền, vì khi về với Chúa chúng ta sẽ chẳng mang theo được gì. Đức Chúa Trời không muốn bạn tiêu hao sức lực của mình để rồi về với Ngài với bộ xương khô vì “vật vã đặng làm giàu”. Những điều gì thuộc về đất này sẽ ở lại đất này. 3) Nguyên tắc thứ 3: Một phần mười “Khi chúng ta gieo điều gì sẽ không mất đâu!”. Đây là nguyên tắc sống do Đức Chúa Trời đặt ra mang đến phước hạnh. 2-Cô-rinh-tô 9:6 - “Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều.” - Kinh thánh nói rằng khi chúng ta muốn gặt thì cần phải gieo, đó là quy luật của mùa màng. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu chúng ta muốn trở nên thạnh vượng chúng ta không thể không gieo. Và khi gieo cần phải lựa chọn mảnh đất tốt để gieo. Nhà của Đức Chúa Trời chính là mảnh đất tốt để chúng ta gieo. Mác 4:26-27 - “Ngài lại phán rằng: Nước Đức Chúa Trời cũng như một người vải giống xuống đất; người ngủ hay dậy, đêm và ngày, giống cứ nẩy chồi mọc lên, mà người không

biết thể nào.” Chúng ta phải chờ đợi và tin rằng những hạt giống, những đồng tiền chúng ta đã gieo sẽ gặt lại được. Tất cả những đồng tiền chúng ta dâng lên cho Chúa, Ngài biết hết! Đức Chúa Trời không bao giờ quên dù chỉ là một xu, Ngài gìn giữ và ghi nhận tất cả. Hãy ban cho

Lu-ca 6:38 - “Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy.”Mục đích của Đức Chúa Trời khiến chúng ta được phước

để qua chúng ta Ngài chúc phước cho người khác. Đức Chúa Trời muốn chúng ta trở nên nguồn phước cho những người xung quanh. 4 ngyên tắc trong thái độ đối với tiền bạc 4) Nguyên tắc 4: Chớ bảo lãnh cho người lân cận Châm-ngôn 6:1-3 – “Hỡi con, nếu con có bảo lãnh cho kẻ lân cận mình, Nếu con giao tay mình vì người ngoại, Thì con đã bị lời miệng mình trói buộc, Mắc phải lời của miệng con. Hỡi con, bởi vì con đã sa

Page 5: So 152

5

vào tay kẻ lân cận con, Hỡi làm điều nầy và giải cứu mình con: Hãy đi hạ mình xuống, nài xin người lân cận con; Chớ để cho hai mắt con ngủ, Hoặc mí mắt con chợp lại;”. Đừng bao giờ bảo lãnh hay cho ai đó vay mượn tiền bạc và nếu có cho người khác vay thì trước khi đó chúng ta nên trả lời cho câu hỏi: “Tôi cho bạn vay số tiền này, nhưng nếu không giả được cũng sao kể cả như vậy chúng ta vẫn là bạn của nhau, đừng vì số tiền này chúng ta đánh mất mối quan hệ với nhau.”. Lê-vi-ký 25:26 - “Chớ ăn lời, cũng đừng lấy lợi người; nhưng hãy kính sợ Đức Chúa Trời mình, thì anh em ngươi sẽ ở cùng ngươi. Chớ cho người vay bạc ăn lời và đừng cho mượn lương thực đặng lấy lời.” Đức Chúa Trời không cấm đoán chúng ta trong việc cho ai vay mượn tiền bạc, nhưng Ngài cảnh báo trước cho chúng ta. Bởi vậy mọi kết cục chúng ta sẽ là người tự gánh chịu và trả giá. Hãy thực sự cẩn thận trong việc vay mượn, nên suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động! 6) Nguyên tắc 6: Chớ mang ách với kẻ chẳng tin 2-cô-rinh-tô 6:14 - “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” Từ khi chúng ta đến với Chúa, Kinh thánh gọi chúng ta là sự sáng, điều đó không có nghĩa chúng ta khinh bỉ người

đời hoặc coi thường họ. Kinh thánh kêu gọi chúng ta không hiệp lại cùng những người không tin. 7) Nguyên tắc cuối cùng: hãy trung thực khi làm việc Nếu chẳng hạn bạn một người làm công

ăn lương làm thuê cho chủ, Kinh thánh dạy bạn phải làm như làm cho Chúa, làm với lòng trung thực. Chúng ta nên trung thực trong lời nói, có sao nói vậy không được “thổi phổng” câu chuyện. Trong việc kinh doanh chúng ta không nói dối hay lừa đảo

khách hàng, giả dụ bạn buôn bán một mặt hàng nào đó bị lỗi bạn sẽ không nói dối để cố tình bán cho được hàng. Có thể người mua hàng sẽ không phát hiện, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ mọi điều. Đừng bao giờ thề thốt với người khác, vì chúng ta không có quyền và khả năng để làm trọn lời thề hứa. Bởi vậy chúng ta cần phải sống đúng đắn và trung thực. Hãy để ý đến lời nói của mình, đừng sống lươn lẹo. Nếu bạn là người làm chủ, bạn cần phải trả lương sòng phẳng và đúng hẹn. Đó là một số nguyên tắc chính của Thánh kinh về sự thạnh vượng. Dù trong hoàn cảnh nào đi chẳng nữa, Đức Chúa Trời luôn phải là hàng đầu trong đời sống của chúng ta. Và khi đó Ngài sẽ ban sự khôn ngoan và chúc phước trên đời sống của chúng ta!

BBT Mùa gặt Lời Sự Sống

Page 6: So 152

6

TIN TRUYỀN GIÁO

Cảm tạ Chúa, mặc dù trước đó một ngày, tại Hội Thánh Lời Sự Sống có buổi cầu

nguyện thâu đêm đến tận 5 giờ 30' sáng ngày hôm sau, nhưng tinh thần Truyền giáo của anh chị em trong Hội Thánh vẫn không hề mệt mỏi, khi thấy kết thúc buổi cầu nguyện đêm ai nấy điều hỏi nhau hôm nay mình đi Truyền giảng ở đâu, rồi đi phát chứng đạo đơn khu vực nào ( khu nội đô Mát- xcơ-va gồm những ai đi, và khu ngoại ô thì gồm những ai ) mà chúng tôi chỉ biết cảm tạ Chúa, bởi chỉ có sức Chúa anh chị em mới có thể làm được những công việc như vây, vì đa phần anh chị em còn phải đi làm việc luôn ngay sau buổi cầu nguyện kết thúc. Nhóm chúng tôi theo chương trình là sẽ đi chăm sóc và truyền giáo tại cánh đồng Ramen và sẽ tổ chức buổi nhóm thờ Phượng Chúa tại đây. Qua một thời gian chăm sóc anh chị em tại đó đa phần họ đều có mong muốn khao khát được thờ Phượng Chúa tại cánh đồng này, bởi có thật nhiều anh chị em cũ lẫn người mới tin Chúa họ thật yêu kính Chúa, bởi điều kiện giấy tờ không có nên họ không thể đi đến Hội Thánh Chúa và họ đã mong muốn được đi dự buổi thờ Phượng Chúa dù chỉ một lần trước khi họ về Việt Nam cũng là thoả nguyện lắm rồi: đó là lời tâm sự của vài anh chị em. Với sự đồng ý của chủ mặt bằng khu vực vườn rau nhà kính Ramen - Mát-xcơ-va, là nơi tập chung nhiều con cái Chúa

sinh sống và làm ăn tại đây. Hội Thánh " Lời Sự Sống" Đã tổ chức buổi nhóm thờ phượng Chúa cũng như học hỏi lời Chúa tại đây. Cảm tạ ơn Chúa buổi nhóm lại đầu tiên tại đây, tuy còn thiếu thốn mọi thứ nhưng tấm lòng của anh chị em ở đó thật yêu mến Ngài và đã có hàng 100 con cái Chúa nhóm lại thờ phượng Chúa, và cũng qua buổi nhóm đã có 11 Linh hồn nữa đã ăn năn tội lỗi tiếp nhận Chúa làm cứu Chúa đời sống mình. Ngợi khen Chúa ! Cảm tạ Chúa vì tấm lòng mạnh mẻ hầu việc Chúa của anh chị em trong ban truyền giáo, cũng nhưng những tấm lòng vẫn âm thầm làm công việc truyền giảng, chứng đạo cá nhân trong Hội Thánh hàng ngày để mỡ mang Vương Quốc Chúa tại cánh đồng Moscow này. Nguyện xin Chúa tiếp tục ban thêm ơn cho hết thẩy Anh Chị Em vì Công khó của anh chị em không hề vô ích cho Chúa đâu.

Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu. (1 Cô-rinh-tô 15:58 )

BBT Báo Mùa Gặt

Page 7: So 152

7

BÁP TÊM THÁNH LINH – KINH NGHIỆM THEO

SAU SỰ CỨU RỖI Kinh Thánh: Công vụ 8:12-19 Lẽ thật chủ yếu: Được đổ đầy Thánh

Linh là một kinh nghiệm theo sau sự cứu rỗi.

Là một mục sư trẻ trong một giáo phái, tôi đã được dạy rằng khi một người được cứu, người ấy có Thánh Linh – theo một ý nghĩa thì điều này đúng. Tuy nhiên, giáo phái của tôi đã dạy rằng khi một người được cứu, người ấy có tất cả những gì thuộc về Thánh Linh như đáng phải có.

Phần Kinh Thánh dưới đây giúp tôi thấy rằng có một kinh nghiệm theo sau sự cứu rỗi được gọi là nhận lãnh Đức thánh Linh hay báp têm của Thánh Linh. Những câu Kinh Thánh này cho thấy rằng mặc dù những người Samari đã được cứu, nhưng dường như các sứ đồ nghĩ rằng họ chưa có tất cả những gì về Đức Thánh Linh như đáng phải có.

Chức vụ của Philíp tại Samari Công vụ 8:12-13: “Nhưng khi chúng

đã tin Philíp là người rao giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và danh của Đức Chúa Jêsus cho mình thì cả đàn ông, đàn bà đều chịu phép báp têm. Chính Simôn cũng tin, và khi đã chịu báp têm thì ở luôn với Philíp, người thấy những dấu kỳ phép lạ đã làm ra thì lấy làm lạ lắm”.

Chức vụ của Philíp tại Samari rất được phước. Những quyền năng lạ lùng luôn

luôn thể hiện. Nhiều người đã được cứu và được chữa lành, theo Công vụ 8:7-8 “Vì có những tà ma kêu lớn tiếng mà ra khỏi nhiều kẻ bị quỷ ám, cùng kẻ bại và què được chữa lành cũng nhiều, tại cớ đó trong thành được vui mừng khôn xiết”

Những người Samari này đã tin lời giảng của Philíp về nước Đức Chúa Trời và danh của Đức Chúa Jêsus, và họ đã

chịu báp têm bằng nước: “Nhưng khi họ ĐÃ TIN Philíp giảng dạy về nước Đức Chúa Trời và danh của Chúa Jêsus Christ, thì họ đã CHỊU

BÁP TÊM, cả những người nam lẫn người nữ “ (Công vụ 8:12)

Chúa Jêsus đã phán: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. Hễ ai TIN và CHỊU BÁP TÊM thì sẽ được cứu” (Mác 16:15). Những người Samari này vừa tin và vừa chịu báp têm. Họ được cứu chưa? Theo Lời dạy của Chúa Jêsus thì họ đã được cứu! Nhưng chưa người nào trong vòng họ đã nhận lãnh báp têm của Thánh Linh.

Có một công tác của Thánh Linh liên quan đến sự Sanh lại, nhưng công tác này không được gọi là nhận lãnh Thánh Linh (hay báp têm của Thánh Linh). Được tái sanh (hay nhận được sự sống đời đời) là công tác này. Còn kinh nghiệm theo sau sự cứu rỗi được gọi là nhận lãnh Thánh Linh, báp têm của Thánh Linh hay được đổ đầy Thánh Linh.

Chúng ta được tái sanh nhờ Lời của Đức Chúa Trời, Phierơ nói rằng chúng ta được sanh lại “chẳng bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống không hay hư nát, là bởi LỜI HẰNG SỐNG VÀ BỀN

Page 8: So 152

8

VỮNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI” (I Phierơ 1:23).

Phierơ và Giăng được sai đến Samari. Công vụ 8:14-17 “Và các sứ đồ vẫn ở tại thành Giêrusalem nghe tin xứ Samari đã nhận lấy đạo của Đức Chúa Trời bèn sai Phierơ và Giăng đến đó, người đến nơi cầu nguyện cho các môn đồ mới để họ nhận lãnh Đức thánh Linh. (Vì Đức thánh Linh chưa giáng xuống trong một ai trong họ: Họ chỉ nhân danh Đức Chúa Jêsus mà chịu báp têm). Phierơ và Giăng bèn đặt tay trên họ thì họ đều được nhận lãnh Đức thánh Linh”.

Câu 14 chép, “Bấy giờ khi các sứ đồ vẫn ở tại thành Giêrusalem, nghe tin xứ Samari đã NHẬN LẤY LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI” Đây là bằng chứng kết luận rằng những người này đã thực sự được cứu. Các sứ đồ đã nhận biết rằng những người Samari này đã được cứu, vì sau khi nghe những việc lạ lùng mà Đức Chúa Trời đã làm qua chức vụ của Philíp, thì họ sai Phierơ và Giăng đến để đặt tay trên những người mới tin này hầu cho họ nhận lãnh Đức thánh Linh.

Chẳng có bằng chứng nào ghi chép lại cho biết rằng Phierơ và Giăng đặt tay trên ai đó mà họ lại không được nhận lãnh Thánh Linh Kinh Thánh trình bày cách đơn giản, “Phierơ và Giăng bèn đặt tay trên các môn đồ và họ nhận được Thánh Linh” (Công vụ 8:17).

Phierơ và Giăng được phái đến Samari với mục đích đặc biệt. Mục đích đó là gì? Câu trả lời được tìm thấy trong câu mười lăm: “Hai người đến nơi cầu nguyện cho những tín hữu mới để họ nhận lãnh Thánh Linh”.

Những sứ đồ khác ở Giêrusalem sai họ đến Samari vì mục đích đặc biệt này. Tại sao họ phải cầu nguyện cho những người Samari này nhận lãnh Thánh Linh? Tại sao Philíp đã không cầu nguyện cho họ như thế?

Chúng ta phải nhớ rằng tất cả chúng ta đều có vị trí của mình trong chương trình của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tìm ra vị trí ấy và làm những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm. Đức Chúa Trời có những công tác đặc biệt, Ngài không kêu

gọi tất cả chúng ta cùng thực hiện một chức vụ và Ngài cũng không ban cho tất cả chúng ta cùng một chức vụ.

Philíp là một nhà truyền giảng Tin lành, chức vụ của ông là đưa dắt nhiều người đến kinh nghiệm sự cứu rỗi trong Đấng Christ. Trái lại, Phierơ và Giăng có một chức vụ đặc biệt, đặt tay để chúng ta nhận lãnh báp têm của Thánh Linh.

Thuật sĩ Simôn Công vụ 8:18-19 “Simôn thấy bởi các

sứ đồ đặt tay lên thì có ban Đức thánh Linh xuống, bèn lấy bạc dâng cho mà nói rằng: Cũng hãy cho tôi quyền phép ấy, để tôi có thể đặt tay trên ai, thì nấy được nhận lấy Đức Thánh Linh”

Thuật sĩ Simôn đã lấy tiền dâng cho Phierơ và Giăng và nói rằng, “Cũng hãy cho tôi quyền năng ấy, để tôi có thể đặt tay trên ai thì người ấy được nhận lấy Đức thánh Linh” (c.19)

Có người cho rằng Simôn cố mua Thánh Linh. Không phải như thế. Ông ta chỉ cố mua khả năng để đặt tay trên ai thì nấy được nhận Thánh Linh.

Phierơ đã trả lời: “Tiền bạc của ngươi hãy hư mất với ngươi, vì ngươi tưởng lấy

Page 9: So 152

9

tiền bạc mua được sự ban cho của Đức Chúa Trời” (câu 20)

Trong Tân ước có 4 từ khác nhau trong tiếng Hy Lạp được dịch là “ân tứ”. Chữ Hy Lạp đặc biệt này có nghĩa là “sự ban cho”. Phierơ nói rằng ông và Giăng được Đức thánh Linh ban cho hay được ban ân tứ để đặt tay trên ai thì nấy được nhận lãnh Thánh Linh.

Làm thế nào để chúng ta nhận biết những người Samari này đã thực sự nói tiếng mới? Một số người không tin tiếng mới cãi rằng khúc Kinh Thánh này chẳng nói gì về họ nói tiếng mới cả.

Tuy nhiên, cũng không có bằng chứng nào là họ đã không nói tiếng mới. Thật vậy, những người nghiên cứu lịch sử Kinh Thánh đều biết rằng những giáo phụ của Hội thánh đầu tiên đã đồng ý rằng họ đã nói tiếng mới tại Samari. Và chúng ta đọc những chỗ khác trong Tân ước thì thấy rằng những ai được đầy dẫy Thánh Linh thì đã nói tiếng mới.

Hiển nhiên rằng những người Samari này phải nói tiếng mới vì “..Simôn ĐÃ THẤY rằng qua sự đặt tay của các sứ đồ thì Thánh Linh được ban cho..” (c.18).

Điều chắc chắn là chúng ta không thể thấy Thánh Linh bằng con mắt xác thịt, vì Ngài là Thần. Nhưng đã có những dấu hiệu vật lý khiến Simôn biết rằng những người Samari đã nhận lãnh Thánh Linh. Phải có điều gì đó phải thấy được bằng giác quan tạo ấn tượng cho Simôn để ông ta có thể nói rằng họ đã nhận lãnh Thánh Linh. Chính Simôn đã không nhận được, nhưng ông có thể thấy người khác nhận được. Việc đó giải thích thế nào?

Một mục sư đã nói với tôi: “Có thể vì Simôn thấy những người Samari tràn đầy sụ vui mừng”. Tuy nhiên, không thể giải thích như thế vì Simôn đã từng thấy người Samari vui mừng. Câu 8 kể lại rằng: “..tại trong thành ấy có sự vui mừng lớn”. Họ đã nhận được niềm vui này trước khi Phierơ và Giăng từ Giêrusalem đến và trước khi họ nhận lãnh báp têm của Thánh Linh.

Vậy thì dấu hiệu nào khiến cho Simôn biết rằng những người này đã nhận lãnh

Đức thánh Linh khi Phierơ và Giăng đặt tay trên họ? Tất cả những bằng

chứng chỉ tỏ rằng dấu hiệu được thể hiện là nói tiếng mới. Đó là dấu hiệu

đã thuyết phục Simôn rằng những người Samari đã nhận lãnh Đức thánh Linh.

Nói tiếng mới không phải là Đức thánh Linh và Đức thánh Linh cũng không phải là nói tiếng mới – nhưng cả hai đi song hành với nhau. Giống như cái lưỡi bằng thiếc để đẩy gót chân lọt vào giày. Cái lưỡi thiếc đó không phải là chiếc giày, và chiếc giày không phải là lưỡi thiếc, nhưng mỗi cái đều là phần quan trọng đối với cái khác.

Chẳng hạn có một người mua chiếc xe hơi tại Texas, người ấy nhận được giấy chủ quyền của chiếc xe. Chiếc xe hơi không phải là giấy chủ quyền, và giấy chủ quyền không phải là chiếc xe, nhưng bạn sẽ không thể dùng chiếc xe đó đi xa mà không có giấy chứng nhận chủ quyền.

Nếu bạn được đổ đầy Thánh Linh, thì bạn phải có bằng chứng (nói tiếng mới) đi kèm.

Hãy chú ý, trong Công vụ 8 chúng ta không thấy câu nào có ghi rằng Phierơ và

Page 10: So 152

10

Giăng dạy cho những người Samari này chờ đợi Thánh Linh.

Dạy cho người ta chờ đợi sự đầy dẫy Thánh Linh là Đấng đã được hứa ban như món quà miễn phí chỉ gây ra sự nghi ngờ và do dự.

Ông Howard Carter, mục sư tổng quản nhiệm của Hội thánh Ngũ Tuần Assembles of God ở Anh trong nhiều năm, người sáng lập trường Kinh Thánh Ngũ Tuần lâu đời trên thế giới, và là một giáo sư lỗi lạc trong nhóm giáo sư của Hội thánh Phúc Âm toàn vẹn trên thế giới. Ông đã phát biểu rằng dạy người ta chờ đợi Thánh Linh thì không ích lợi gì mà chỉ là một sự kết hợp của việc làm và vô tín.

Quà tặng miễn phí vô giá. Hãy lưu ý vài điều khác nhau trong

Công vụ 8, Phierơ và Giăng đã không cầu xin Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho những người Samari. Họ đã cầu nguyện để những người Samari này nhận lãnh Thánh Linh.

Chúng ta thường cầu nguyện, “Lạy Chúa, xin Ngài cứu những linh hồn tại buổi nhóm tối nay. Xin Ngài chữa lành người bệnh”. Tuy nhiên chúng ta không thấy các sứ đồ cầu nguyện như vậy trong sách Công vụ (chúng ta phải cầu nguyện theo Kinh Thánh).

Tôi cầu nguyện cho nhiều người, không phải để xin Đức Chúa Trời cứu họ, vì Ngài đã thực hiện sự cứu rỗi qua việc Ngài sai Con Ngài chết thế cho chúng ta. Đức Chúa Trời đã trả giá cứu rỗi cho mỗi người, tuy nhiên điều đó chẳng giúp ích gì cho chúng ta cho đến khi chúng ta tiếp nhận. Đó là lý do Ngài truyền bảo chúng ta phải loan báo Tin Lành.

Nói theo Kinh Thánh, chúng ta nên cầu nguyện cho người ta tiếp nhận món quà sự sống đời đời mà Ngài đã ban cho họ.

Cũng vậy, tôi không cầu xin Đức Chúa Trời chữa bệnh cho người ta, mà tôi cầu nguyện để người ta tiếp nhận sự chữa bệnh của Đức Chúa Trời ban cho. Tôi cũng không cầu nguyện để xin Đức Chúa Trời đổ đầy Thánh Linh cho người ta mà tôi cầu nguyện như Phierơ và Giăng đã cầu nguyện để họ có thể tiếp nhận sự ban cho của Đức Chúa Trời.

Cũng nên lưu ý rằng câu 17 của phần Kinh Thánh này không nói: “Sau khi đặt tay trên họ thì Đức Chúa Trời đổ đầy Đức thánh Linh cho họ” mà chép rằng: “..và họ ĐÃ NHẬN LÃNH Đức thánh Linh”.

Tôi tin rằng chúng ta cùng đồng công với Phierơ và Giăng, nên tôi cũng theo cùng phương pháp họ đã theo: Tôi đặt tay trên người ta để nhận lãnh Thánh Linh. Tôi làm điều đó trong đức tin, vì đó là lời Kinh Thánh. Các sứ đồ đã sai Phierơ và Giăng đến Samari và họ có một chức vụ theo phương châm ấy (Đức Chúa Trời đã xức dầu cho chúng ta để phục vụ theo sự kêu gọi của Ngài trên đời sống chúng ta).

Là một mục sư phục vụ trong một giáo phái được nửa thế kỷ qua, khi đọc Tân ước và Thánh Linh của Đức Chúa Trời soi sáng cho tôi qua những câu này, tôi tin quyết rằng nếu mình đã nhận cùng một Thánh Linh như họ đã nhận được, tôi cũng sẽ có cùng dấu chứng sơ khởi là nói tiếng mới. Tôi đã không thoả mãn nếu không có gì hết.

Câu gốc: “Vì chưng Giăng đã làm phép báp têm bằng nước, nhưng trong ít ngày nữa các ngươi sẽ được báp têm bằng Thánh Linh” (Công vụ 1:5)

Page 11: So 152

11

THEO Ý CHÚA

Ông Năm ngồi buồn thiu trước cửa nhà mình, chưa bao giờ ông thất vọng như vậy, mà lại thất vọng cho chính mình mới chết chứ. Tuổi cũng chưa đến nổi già để nói rằng ông

quên trước quên sau, ông cũng vốn là người cẩn thận có tiếng, mọi việc bao giờ ông cũng coi ngó trước sau cho đến khi hoàn chỉnh, đồ đạc ông luôn sắp xếp ngăn nắp, bởi vậy khi lấy một cái gì ông cũng không phải vất vả kiếm tìm. Ấy vậy mà sáng nay ông đã để mất một vật quí báu. Sau giờ nhóm, với tâm trạng vui vẻ, ông ghé vào quán nước con bé Hải ngồi chơi với nó một tí. Gọi là bé nhưng thật ra Hải cũng lớn rồi, trên hai mươi, chỉ tội là mồ côi sớm, nên phải một mình bươn chải với cuộc sống muôn sắc muôn màu này. Trước đây, nó cũng đã đi làm công nhân nhiều nơi, nhưng rồi có lẽ do không thể xa quê hương được nên trở về lại căn nhà nhỏ đầu xóm, mở một quán nước để mưu sinh. Ba của nó trước đây là bạn ông, dù rằng ông nhỏ hơn vài ba tuổi, nhưng cũng là cùng một thời với nhau, thời đại của những người sinh ra trong khói lửa chiến tranh… Ông rất thương nó, nên thỉnh thoảng ghé thăm chơi, ngồi uống miếng nước, đồng thời động viên, chỉ vẽ một vài điều như một người cha đối với con. Sáng nay, nó đi nhà thờ về sớm hơn ông, ông còn phải đến thăm mấy người bạn già, gợi lại chuyện ngày xưa, những câu chuyện ít nhiều cũng làm lòng

ông ấm lên bởi nó mang khá nhiều kỷ niệm của một thời đáng nhớ. Và cũng chính vì cái tâm trạng vui vẻ đó mà ông đã quên lững mất quyển Kinh thánh trong quán nước bé Hải, mãi cho đến chiều, khi cần soạn một bài chia sẻ cho Chi phái, ông mới nhớ ra rằng mình đã để quên. Khi hỏi bé Hải thì nó nói không biết, bởi sáng nay có nhiều khách… Quyển Kinh thánh đối với ông như một báu vật, không phải chỉ về nghĩa thuộc linh thôi. Đây là quyển Kinh thánh đã theo ông suốt mấy mươi năm, từ thời thanh niên đến bây giờ, khi ông nhận được phần thưởng học KT từ Ms Quản nhiệm. Quyển KT có chi chit những lời ghi chú, khi bằng bút chì, khi bằng bút bi… những ý nghĩa sâu xa mà các vị Tôi tớ Chúa đã giảng, chính nhờ những lời ghi chú này mà khi rảnh rỗi ông có thể nghiền ngẫm thêm để mở mang vốn liếng thuộc linh của mình, ông có thể nhờ đó mà chia sẻ cho mọi người một vài ý nhỏ, nhưng xúc tích và đầy sự dạy dỗ nhờ kết hợp với kinh nghiệm sống của mình. Quyển KT này như một người bạn không thể thiếu của ông trong những năm tháng theo Chúa, ờ mà cũng không phải bạn, nó như một người thấy dạy dỗ, bởi ông đã học được khá nhiều điều từ trong những con chữ tưởng chừng như vô tri, vô giác này…Cũng nhờ quyển Kinh thánh này mà ông đã làm chứng cho Hải trở lại với Chúa. Thật ra gia đình Hải cũng đã từng đi nhà thờ một thời, sau khi ba mẹ mất, mấy anh em không người nâng đỡ, kinh tế khó khăn, lưu lạc mỗi đứa một nơi, rồi không còn ai đi nhóm lại nữa. Khi Hải trở về từ miền trong, khá tiều tụy và thiếu định hướng. Ông đã chăm lo và động viên

Page 12: So 152

12

cô bé. Ông lần giở quyển Kinh thánh ra, chỉ cho Hải về câu chuyện người con trai hoang đàng, nói cho Hải nhớ về tình yêu bao la mà Chúa dành cho mỗi người, dẫu có lầm lạc đến đâu, nhưng nếu biết tìm về thì Chúa cũng sẵn sang tha thứ, dang rộng vòng tay yêu thương chào đón, giống như hình ảnh người cha đối với người con trai trở về sau những năm tháng lầm lỗi. Hải xúc động lắm và từ đó, bằng lòng ăn năn trở lại với Chúa. Không hiểu ý Chúa thế nào, nhưng ông rất buồn. Có lẽ ông sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, với một quyển Kinh thánh mới. Thật là vất vả, bởi ông đã mất đi một gia tài quí báu. Ông thấy Chúa sao bất công với ông quá, bởi bản thân rất cẩn thận, và bao nhiêu năm nay hầu như chưa bao giờ đánh mất một cái gì, quên một điều gì, huống hồ là quyển KT đối với ông là vô cùng thân thiết. Ông không hiểu Chúa có chương trình gì cho ông, bài học gì cho ông, hay là Chúa nhắc nhỡ ông không nên quá phụ thuộc vào quyển Kinh thánh được ghi chú khá nhiều, hay là trong đó ông có ghi điều gì sai mà Chúa không muốn cho ông đọc nó. Nghĩ mãi không ra, ông cũng đành chịu, nhưng cái hỉnh ảnh cuốn KT yêu ấy cứ ám ảnh mãi trong trí não ông… Sau khi Ms quản nhiệm HT giới thiệu, một người đàn ông trung niên bước lên bục hướng dẫn có vài lời tâm sự cùng HT. Ông tạ ơn Chúa đã cứu ông và cho ông thành đạt như hôm nay. Trước khi gặp Chúa, ông đang thất bại trong kinh doanh, nợ nần chồng chất, lòng dạ vô cùng chán nản, chỉ muốn tìm đến cái

chết, vậy mà Chúa đã cứu ông. Một ngày nọ, có việc đi ngang qua đây, ông ghé vào một quán nước nhỏ ven đường, ngồi nghỉ ngơi. Tình cờ ông thấy một quyển KT của ai để quên trên bàn, lúc đó ông không biết đây là quyển sách như thế nào nhưng cũng tò mò mở ra xem thử. Ông đọc được câu KT: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi

sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.”. Chính từ câu KT này đã hấp dẫn ông và ông đọc được thêm khá nhiều câu khác. Ông chính là kẻ mệt mỏi và gánh nặng

đây, và điều ông cần chính là tìm một chỗ yên nghỉ cho tâm linh, cho con người ông. Càng đọc ông càng thấm thía lời Chúa khuyên dạy, ông cảm ơn Chúa vì dù là người chưa tin Chúa nhưng nhờ có những dòng chữ ghi chú bên lề quyển KT mà ông có thể hiểu được một phần nào lời Chúa phán dạy với ông, rồi ông quyết định tin Chúa. Vì vậy, khi về lại thành phố, ông đã đến nhà thờ, xin trở thành một người con Chúa. Cuộc đời của ông đổi thay từ đó, công việc làm ăn đã dần hồi phục. Rồi qua ông, cả nhà ông đã biết đến Chúa Jêsus và hiện nay họ đang nhóm cùng với một HT nhỏ tại thành phố. Ông đã trưởng thành rất nhiều, đã làm chứng, dẫn dắt được nhiều người tin Chúa. Rất nhiều năm rồi, ông muốn trở lại nơi đây để tìm chủ nhân của quyển KT đã nằm trên chiếc bàn nước năm xưa để ngỏ lời cám ơn mà không có dịp, nay ông quyết chí phải đi tìm cho được, sợ thời

Page 13: So 152

13

gian dần trôi sẽ làm mất đi cơ hội. Sỡ dĩ ông biết HT này vì trong quyển KT có con dấu của HT… Ngồi ở dưới này mà ông Năm nước mắt cứ tuôn trào, trong lòng ông vui lắm, niềm vui thật khó tả như chưa bao giờ có được. Bây giờ ông đã hiểu được ý Chúa, Chúa muốn dùng quyển KT của ông để làm việc lớn hơn những việc ông đã làm, vậy mà ông không hiểu, đã buông lời oán trách Ngài. Thật con có lỗi với Ngài. Đã nhiều năm trôi qua, lâu lâu ông lại nhớ đến quyển KT đó thì tự nhiên ông rất buồn, quyển KT mới không thể nào thay thế được dù rằng nó đã rất cũ, long bìa, nhưng lại chất chứa biết bao nhiêu kỷ niệm của ông… Ông không ngờ nổi buồn bao năm nay của ông lại được kết thúc bằng một niềm vui vô bờ bến như vậy, Chúa thật diệu kỳ, Ngài có chương trình cho mỗi người, mà chúng ta không thể hiểu hết được. Chúa biết, ông dầu không có quyển Kinh thánh đó thì vẫn có thể đi nhóm lại, vẫn có thể giữ vững đức tin, và Chúa cũng biết có một người cần quyển Kinh thánh đó hơn ông, và qua cuộc đời của người đó, công việc Chúa lại được phát triển hơn. Ông cũng không ngờ những gì nhỏ bé của mình lại làm được một việc lớn cho Chúa, đưa một linh hồn trở lại với Ngài. Một sự mất mát nhỏ của người này trong ý Chúa, lại là một điều lợi lớn lao cho Hội thánh Chúa. Xin Chúa cho con được mất mát theo ý Chúa…

VŨ HƯỚNG DƯƠNG

MƯỜI LÝ DO TẠI SAO MỖI TÍN HỮU NÊN NÓI TIẾNG LẠ?

Kinh Thánh: Công vụ 2:4; I Côrinhtô

14:4; Giăng 14:16,17; Rôma 8:26; Giuđe 20

Lẽ thật chủ yếu: Nói tiếng lạ là một dòng suối phun trào chẳng bao giờ khô, suối ấy sẽ làm phong phú đời sống thuộc linh của bạn.

Sứ đồ Phaolô viết và nói nhiều đề tài nói tiếng lạ. Hiển nhiên là ông thực hiện những gì mình giảng vì ông nói: “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, tôi nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em” (I Côrinhtô

14:18). Tôi cũng vậy, tôi cảm tạ Đức Chúa

Trời bằng tiếng lạ thường xuyên và tôi muốn mỗi tín hữu biết được phước hạnh và nguồn quyền năng trong đời sống hàng ngày của mình.

Mục đích của hai bài học kế tiếp này là đưa ra những lý do căn bản, vì sao mỗi tín hữu cần phải nói tiếng lạ, và để giúp cho Cơ đốc nhân thấy nguồn phước hạnh sẽ thuộc về họ khi họ chiếm hữu quyền năng của Thánh Linh để sống mỗi ngày.

Lý do 1: Tiếng lạ là dấu hiệu đầu tiên.

Công vụ 2:4 “Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác theo như Thánh Linh cho mình nói.

Lời Đức Chúa Trời dạy rằng khi chúng ta được đầy dẫy Thánh Linh chúng ta nói những thứ tiếng khác theo như Thánh Linh của Đức Chúa Trời cho mình nói. Tiếng lạ là dấu chứng đầu tiên của phép

Page 14: So 152

14

báp têm của Thánh Linh. Vì vậy, lý do thứ nhất vì sao người ta phải nói tiếng lạ vì đây là bằng chứng siêu nhiên của sự nội trú của Thánh Linh.

Trong Công vụ đoạn 10 chúng ta thấy rằng những anh em người Do thái đồng đi với Phierơ đến nhà Cọt nây đã ngạc nhiên khi thấy rằng sự ban cho của Đức Chúa Trời cũng đổ xuống trên Dân Ngoại. Làm thế nào những người Do thái này biết người nhà của Cọt nây đã nhận sự ban cho của Thánh Linh? Vì các tín hữu ấy NGHE HỌ NÓI tiếng lạ và ngợi khen Đức Chúa Trời (Công vụ 10:46).

Nói tiếng lạ là dấu hiệu siêu nhiên xác quyết với những người Do thái rằng Dân Ngoại có cùng ân tứ như họ có.

Lý do 2: Tiếng lạ dùng để gây dựng thuộc linh

I Côrinhtô 14:4 “Người nói tiếng lạ gây dựng mình…”

Trong thơ viết cho Hội thánh tại Côrinhtô, Phaolô khích lệ tín hữu tiếp tục sử dụng việc nói tiếng lạ trong đời sống cầu nguyện riêng tư để gây dựng đời sống thuộc linh hay bồi dưỡng tâm linh mình.

“Vì người nói tiếng lạ không nói với loài người, bèn là nói với Đức Chúa Trời, bởi chẳng ai hiểu được, vì ấy là trong tâm thần người nói những sự mầu nhiệm” (I Côrinhtô 14:2). Bản dịch của Moffatt ghi rằng người ấy nói “những điều mầu nhiệm thiên thượng”. Ở đây Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho Hội thánh phương tiện siêu nhiên, thiêng liêng để con người thông công với chính Ngài!

Trong câu 14 của đoạn này Phaolô nói: “Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ

(ngôn ngữ tôi không hiểu) thì tâm thần của tôi cầu nguyện, còn trí khôn của tôi lơ lửng”. Hãy nhớ, Phaolô nói “tâm thần tôi cầu nguyện”.

Bản Kinh Thánh diễn ý (Amplified Bible) thêm “Tâm thần của tôi (do Thánh Linh ở trong tôi) cầu nguyện”.

Đức Chúa Trời là Linh. Khi chúng ta cầu nguyện bằng tiếng lạ, linh của chúng ta tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Ngài là Linh. Chúng ta đang hầu chuyện với Ngài bằng phương tiện siêu nhiên, thiêng liêng.

Howard Carter, vị tổng quản nhiệm của Hội thánh Ngũ Tuần Assemblies of God

tại Anh cách đây nhiều năm và là người sáng lập Trường Kinh Thánh Ngũ Tuần lâu nhất trên thế giới đã nói rằng: “Chúng ta đừng quên rằng nói những thứ tiếng khác không những là dấu chứng sơ khởi đầu của sự đầy dẫy Thánh

Linh, nhưng nó còn là kinh nghiệm kéo dài suốt cuộc đời còn lại của người ấy. Để làm gì? Để giúp đỡ chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời. Nói tiếng lạ là một dòng suối phun trào chẳng hề khô, suối ấy sẽ làm phong phú đời sống thuộc linh của bạn”.

Lý do 3: Tiếng lạ nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện nội trú của Đức thánh Linh.

Giăng 14:16-17 “Ta lại sẽ nài xin Cha và Ngài sẽ ban cho các ngươi Đấng Yên ủi khác để ở với các ngươi đời đời. Ấy là Thần lẽ thật mà thế gian không nhận lãnh được, vì thế gian chẳng thấy Ngài, chẳng biết Ngài, nhưng các ngươi biết Ngài vì Ngài ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi”.

Page 15: So 152

15

Tiếp tục cầu nguyện và thờ phượng Đức Chúa Trời trong tiếng lạ giúp chúng ta luôn luôn ý thức sự hiện diện nội trú của Ngài. Nếu tôi biết rằng Thánh Linh đang ở với tôi, ở trong tôi mỗi ngày, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến phong cách sống của tôi.

Một em gái lên mười hai tuổi, con của một mục sư, một lần nọ em tức giận mẹ em và nói rất hỗn xược vô lễ với mẹ mình. Một nhà truyền giáo đến thăm gia đình em. Khi em ngước lên trông thấy ông, biết rằng ông đã chứng kiến cơn giận nổi tam bành của mình, em gái xấu hổ và bật khóc.

Vị mục sư truyền giáo kia hỏi em đã nhận lãnh Thánh Linh chưa. Khi em trả lời mình đã nhận rồi, ông nhắc nhở em rằng Thánh Linh đã ở trong em. Ông cùng em nhỏ cầu nguyện và em xin Chúa tha thứ cho mình. Trong lúc cầu nguyện em bắt đầu thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tiếng lạ.

Khi cầu nguyện xong nhà truyền giáo nói với em: “Có một bí quyết sẽ giúp cháu kìm chế cơn giận dữ. Nếu cháu cứ cầu nguyện và thờ phượng mỗi ngày bằng tiếng lạ, cháu sẽ ý thức sự hiện diện nội trú của Thánh Linh. Nếu cháu nhớ rằng Ngài đang ở trong cháu, cháu sẽ không hành động như thế”

Vài năm sau, khi nhà truyền giảng kia trở lại giảng tại nhà thờ đó, cô gái nói với ông: “Cháu chẳng bao giờ quên những gì ông nói. Những năm gần đây cháu đã cầu nguyện và thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tiếng lạ, và cháu chẳng bao giờ bị giận dữ như trước kia!”

Tiếc thay, tất cả chúng ta đều biết có những người đầy dẫy Thánh Linh, nhưng họ vẫn còn giận dữ và nói những điều chẳng nên nói. Điều này xảy ra vì họ không bước đi trong Thánh Linh như đáng phải có.

Khi chúng ta không ý thức sự hiện diện của Ngài bên trong chúng ta, chúng ta rất dễ nổi cơn thịnh nộ và bực bội. Nhưng nếu chúng ta dành thì giờ để tương giao với Ngài, chắc chắn chúng ta ý thức sự hiện diện nội trú của Ngài.

Lý do 4: Tiếng lạ sẽ giữ cho lời cầu nguyện của chúng ta hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.

Rôma 8:26 “Cũng một lẽ ấy, Đức thánh Linh giúp cho sự yếu

đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng

cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta”.

Nói tiếng lạ giữ cho sự ích kỷ của chúng ta không đi vào lời cầu nguyện của mình. Nếu tôi cầu nguyện bằng tâm trí và phát xuất từ sự suy nghĩ của mình, lời cầu xin có thể không theo lời Kinh Thánh. Lời cầu nguyện ấy có thể bày tỏ sự ích kỷ.

Rất nhiều lần lời cầu nguyện của chúng ta giống như một người nông dân già luôn luôn cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, xin ban phước cho con, cho vợ con, cho con trai của con là Giăng và cho vợ nó – xin ban phước cho bốn người chúng con mà thôi”.

Trong câu Kinh Thánh trích dẫn trên, Phaolô đã không nói chúng ta không biết cách cầu nguyện, vì chúng ta biết rồi:

Page 16: So 152

16

Chúng ta cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha trong Danh của Cứu Chúa Jêsus Christ. Đây là cách cầu nguyện đúng. Nhưng nếu chỉ nói tôi biết cách cầu nguyện thì điều đó không có nghĩa là tôi biết cách cầu nguyện như tôi đáng phải biết. Phaolô đã nói: “..Chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta”.

P.C. Nelson đã nói rằng nghĩa đen của tiếng Hy lạp của câu này như sau: “Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta bằng sự than thở mà không thể nói ra bằng lời nói phát âm được (articulate speech)” (lời nói phát âm được là lời nói chúng ta thường nói). Ông cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng tiếng Hy lạp nhấn mạnh điều này không chỉ bao gồm trong những sự than thở buông ra khỏi môi miệng chúng ta trong lời cầu nguyện, nhưng còn là cầu nguyện bằng những ngôn ngữ khác.

Điều này phù hợp với những gì Phaolô mô tả trong I Côrinhtô 14:14 “Vì nếu tôi cầu nguyện bằng ngôn ngữ tôi không biết thì tâm thần tôi cầu nguyện…” Bản Kinh Thánh Amplified chép: “Tâm thần tôi (do Thánh Linh ở trong tôi) cầu nguyện”.

Khi bạn cầu nguyện bằng tiếng lạ, thì chính linh của bạn cầu nguyện do Thánh Linh ở trong bạn. Chính Thánh Linh của bạn ban cho bạn lời nói, và bạn nói ra từ trong linh của mình. Bạn nói, còn Ngài ban cho lời nói.

Bằng phương pháp này Đức thánh Linh giúp bạn cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời, để bạn biết mình phải cầu xin điều chi. Điều này không phải là

những gì Đức Thánh Linh làm bên ngoài bạn. Ngài không than thở hay nói tiếng lạ nếu không có bạn. Nhưng lời than thở phát xuất từ bên trong bạn và tuôn trào ra môi của bạn.

Thánh Linh không cầu nguyện thế cho bạn. Ngài được sai đến làm Đấng Giúp Đỡ và Đấng Biện Hộ. Ngài không chịu trách nhiệm cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Ngài đến để giúp chúng ta cầu nguyện. Nói các thứ tiếng khác là sự cầu nguyện như Thánh Linh cho mình nói. Đó là sự cầu nguyện được Thánh Linh hướng dẫn. Sự cầu nguyện đó loại bỏ khả

năng ích kỷ trong lời cầu nguyện của chúng ta.

Nhiều lần khi người ta cầu nguyện bằng trí khôn của mình, họ

đã thay đổi nhiều điều mà những điều đó không phải thực sự là ý muốn của Đức Chúa Trời và không phải là điều tốt nhất cho họ.

Nếu dân sự Đức Chúa Trời muốn điều nào đó, ngay cả điều đó không phải là điều tốt nhất cho họ hoặc không phải là ý muốn trọn lành của Đức Chúa Trời thì Ngài cũng thường cho phép. Nên nhớ Đức Chúa Trời không muốn dân Ysơraên có một vua, nhưng họ cứ đòi, nên Ngài cho phép họ có một vua. Nhưng đó không phải là ý muốn cao nhất của Ngài.

Lý do 5: Còn gì bằng tiếng lạ tăng cường đức tin

Giuđe 20 “Hởi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, hãy cầu nguyện trong Thánh Linh”.

Lý do thứ năm mà mỗi tín hữu nên cầu nguyện bằng tiếng lạ vì điều này tăng

Page 17: So 152

17

cường đức tin đã giúp chúng ta học tập tin cậy Đức Chúa Trời trọn vẹn hơn.

Vì Đức thánh Linh hướng dẫn lời nói của tôi cách siêu nhiên, nên đức tin phải được thực hành để nói tiếng lạ. Tôi không biết lời nói sau của mình là lời gì – tôi tin cậy Đức Chúa Trời về điều đó. Và tin cậy nơi Đức Chúa Trời ở lãnh vực này được sẽ giúp tôi tin cậy Ngài ở lãnh vực khác.

Có một phụ nữ khả ái ở một Hội thánh thôn quê nơi trước kia tôi hầu việc Chúa. Cô ta rất yêu mến Chúa, nhưng cô bị loét bao tử và bác sĩ sợ rằng sẽ dẫn đến ung thư. Chồng cô làm được rất nhiều tiền, nhưng bao nhiêu cũng đổ vào toa bác sĩ để chữa bệnh cho cô. Thỉnh thoảng tôi cũng đến thăm họ.

Chẳng bao lâu cô này nhận lãnh báp têm của Thánh Linh, sau đó tôi đến thăm họ. Tôi nhận thấy cô ăn uống bất cứ món gì mình thích, vì lúc trước cô ta chỉ ăn một ít thức ăn của em bé và uống sữa, và rất khó giữ bao tử của mình bình thường. Cô nói với tôi: “Không những tôi nhận báp têm của Thánh Linh và nói tiếng lạ, nhưng tôi cũng nhận được sự chữa lành nữa. Bây giờ tôi hoàn toàn bình phục”.

Tôi đã thấy điều này xảy ra nhiều lần. Có điều nào liên hệ với sự chữa bệnh? Chúng ta biết rằng nhận lãnh báp têm của Thánh Linh không chữa lành chúng ta. Tuy nhiên, nói tiếng lạ giúp chúng ta học tập tin cậy Đức Chúa Trời đầy đủ hơn.

Trong bài học tới, chúng ta sẽ học năm lý do còn lại cho biết tại sao mỗi tín hữu nên nói tiếng lạ.

Câu gốc: “Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời, tôi nói tiếng lạ nhiều hơn anh em hết thảy” (I Côrinhtô 14:18)

( Xem tiếp trang 18 )

THANH NIÊN LỜI SỰ SỐNG Đừng quên... Mỗi một tuần đều có NHÓM THANH NIÊN!! Nếu như bạn đang băn khoăn không biết có nên đến Nhóm Thanh Niên hay không, vậy hãy bớt chút vài giây đồng hồ để xem qua một số so sánh sau đây nhé! Mỗt một tuần bạn có 168 tiếng đồng hồ, BẠN là người sở hữu thời gian này và có quyền sử dụng chúng tùy ý. BẠN có thể tiêu tốn thời gian của mình một cách lãng phí, nếu bạn sử dụng nó không hợp lý. Một số câu hỏi chúng ta nên đặt ra cho mình. Mỗi một ngày chúng ta sử dụng bao nhiêu thời gian để vào mạng, sống trong thế giới ảo hơn là thực tế? Bao nhiêu thời gian để quan tâm đến việc ăn mặc, trang điểm bề ngoài, và rồi cần bao nhiêu thời gian để thu gọn đồ đạc và tẩy trang? Bạn mất bao nhiêu thời gian căng thẳng với bố mẹ thay vì nói một lời xin lỗi? Bạn phải trả giá bao nhiêu thời gian cho những ham muốn tạm thời, nhưng hành động thiếu suy nghĩ của mình?... Không thể nào kể hết phải không nào, bởi vậy mới sinh ra câu nói “đã quá muộn”. Sẽ là “rất quá muộn” nếu bạn nghĩ rằng để một khi khác có cơ hội tôi sẽ đến Nhóm Thanh Niên. 2 tiếng đồng hồ đủ để bạn nhận ra chính mình, Ban Thanh Niên sẽ dành tặng cho bạn, đừng bỏ lỡ cơ hội “hàng tuần” của mình. THÂN MỜI BẠN! Сách đi: Từ Metro Рижская (đi phương tiện): Lên khỏi metro đi bộ ra bến xe buýt 714, đi 5 bến đến bến 1-Рижский переулок.Liên hệ: + 7 (968) 898 52 38 | @Thanh Nien LSS

Page 18: So 152

18

MƯỜI LÝ DO TẠI SAO MỖI TÍN HỮU NÊN NÓI TIẾNG LẠ?

( Tiếp theo trang 17) Kinh Thánh: I Côrinhtô 14:28; Êsai

28:11,12; I Côrinhtô 14:15-17; Giacơ 3:8 Lẽ thật chủ yếu: Dâng lưỡi mình cho

Thánh Linh để nói những thứ tiếng khác là một bước vĩ đại tiến tới sự dâng hiến toàn bộ những chi thể mình cho Đức Chúa Trời.

Ngày nay rất ít Cơ đốc nhân biết được quyền năng vô tận sẵn sàng để họ sử dụng qua Thánh Linh. Trong bài học này chúng ta sẽ xem thêm năm lý do nữa cho biết tại sao mỗi tín hữu phải được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng mới.

Lý do 6: Cầu nguyện tiếng lạ giữ chúng ta khỏi sự ô uế của thế gian

I Côrinhtô 14:28 “Nhưng nếu không có ai thông giải, người đó hãy giữ yên lặng trong Hội thánh, mình nói với mình và nói với Đức Chúa Trời”.

Lý do thứ sáu mà mỗi Cơ đốc nhân nên nói tiếng lạ vì đó là cách giữ mình khỏi sự ô uế do nói chuyện tầm phào về những sự xảy ra chung quanh chúng ta về công việc hoặc về thế giới.

Từ đoạn Kinh Thánh trên chúng ta có thể thấy rằng chúng ta có thể nói chuyện với chính mình. Điều này khác với sự thờ phượng tại nơi nhóm lại. Phaolô nói về sự thờ phượng chung: “Ví bằng có người nói tiếng lạ chỉ nên hai hoặc ba người là cùng, mỗi người phải nói theo lượt mình, và phải có một người thông giải. Nếu không có ai thông giải, thì người đó phải làm thinh trong Hội thánh, MÌNH NÓI VỚI MÌNH VÀ VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI” (I Côrinhtô 14:27-28)

Nếu chúng ta làm điều này trong Hội thánh, thì chúng ta cũng có thể làm khi mình làm công việc. Chẳng quấy rầy ai cả. Chẳng hạn, trong tiệm hớt tóc, nếu những người đàn ông ngồi nói những chuyện bậy bạ, tiếu lâm, còn tôi ngồi đấy và nói với chính mình và với Đức Chúa Trời bằng tiếng lạ. Ngồi trên xe hơi, xe buýt và máy bay, chúng ta có thể nói với chính mình và với Đức Chúa Trời. Khi làm việc, chúng ta có thể nói với mình và với Đức Chúa Trời. Nói bằng tiếng lạ với chính mình và với Đức Chúa Trời sẽ giữ chúng ta khỏi sự ô uế của thế gian.

Lý do 7: Cầu nguyện bằng tiếng lạ cho phép chúng ta cầu nguyện cho điều mình không biết.

Lý do thứ bảy mà mỗi tín hữu nên cầu nguyện bằng tiếng lạ vì điều này cho phép chúng ta cầu nguyện những điều không ai nghĩ phải cầu nguyện hay không biết nữa.

Chúng ta đã biết rằng Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện vì “..chúng ta không biết sự mình đáng phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng..” (Rôma 8:26). Ngoài ra Thánh Linh là Đấng biết mọi sự, Ngài có thể cầu nguyện qua chúng ta về những điều tâm trí thiên nhiên của chúng ta không biết.

Vào những năm 1956 trong lúc vợ chồng chúng tôi còn ở California, thình

Page 19: So 152

19

lình nửa đêm tôi thức giấc. Dường như có ai đặt tay trên tôi. Tôi ngồi phắt dậy, và tim đập thình thịch.

Tôi hỏi: “Lạy Chúa, có việc gì vậy? Con biết có điều gì không ổn xảy ra. Hỡi Thánh Linh, Đấng ngự trong con, Ngài biết mọi sự. Ngài ở khắp mọi nơi cũng như đang ở trong con. Dù bất cứ việc gì xả ra, xin Ngài ban cho con lời cầu nguyện”.

Tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ suốt cả giờ và sau đó tôi bắt đầu cười và ca hát bằng tiếng lạ. (Khi cầu nguyện như thế, luôn luôn tiếp tục cầu nguyện cho đến khi bạn có dấu hiệu ca ngợi. Sau đó bạn sẽ biết về những gì mình đã cầu nguyện vừa qua).

Tôi biết những gì tôi cầu nguyện đã được giải quyết. Tôi có lời giải đáp, nên sau đó tôi ngủ trở lại.

Tôi thấy chiêm bao em trai ở Louisiana bị đau rất nặng. Người ta đưa cậu ấy bằng xe cứu thương đến bệnh viện. Tôi thấy trong chiêm bao bác sĩ ra khỏi phòng cấp cứu, đóng cửa lại sau lưng mình và bảo tôi biết rằng cậu ấy đã chết.

Tôi nói: “Thưa bác sĩ không, em tôi không chết. Chúa bảo với tôi rằng em tôi sống và không chết”. Trong giấc mơ tôi thấy vị bác sĩ giận tôi vì dám nghi ngờ khả năng nghề nghiệp của ông ta. Ông ta đưa tôi vào phòng để tận mắt tôi thấy rằng em tôi đã chết.

Giở tấm phủ mặt chứng minh là cậu ấy đã chết, vị bác sĩ thấy em tôi vẫn thở và đôi mắt mở ra. Ngạc nhiên, bác sĩ nói: “Tại sao ông biết điều tôi không biết. Cậu ấy sống, phải không?” Tôi thấy em tôi ngồi dậy khoẻ khoắn và giấc mơ chấm

dứt. Bấy giờ tôi biết đây là điều mình đã cầu nguyện.

Ba tháng sau, khi gặp em trai tôi cậu ấy nói, “Trong lúc anh đi khỏi, em sắp chết”. Tôi nói với cậu ấy rằng tôi biết tất cả những sự tấn công em tôi gặp đêm hôm đó và thế nào em đã được đem gấp vào bệnh viện.

Em tôi hỏi: “Sao anh biết được?” Tôi thuật lại cho cậu ấy biết về gánh nặng khi tôi cầu nguyện và tiếp sau đó bằng một giấc mơ.

Em tôi nói: “Thật đúng y như thế! Người ta cho em biết rằng khoảng bốn mươi phút tại bệnh viện bác sĩ nghĩ là em đã chết rồi”.

Cầu nguyện trong Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện về những gì mình không biết theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, Thánh Linh biết

tất cả.

Lý do 8: Cầu nguyện bằng tiếng lạ đem lại sự tươi mới thuộc linh

Êsai 28:11-12 “Vậy nên Đức Giê-hô-va sẽ dùng môi lạ lưỡi khác mà phán cùng dân này. Ngài đã phán cùng nó rằng: Đây là nơi yên nghỉ, hãy để kẻ mệt nhọc được yên nghỉ. Này là lúc mát mẻ cho các ngươi. Thế mà họ chẳng chịu nghe”

Những câu Kinh Thánh trên ám chỉ sự yên nghỉ và sự mát mẻ là gì? Nói những thứ tiếng khác.

Đôi khi bác sĩ giới thiệu cho người ta phương thuốc nghỉ ngơi, nhưng tôi biết một phương thuốc tốt nhất thế giới. Thường thường bạn đi nghỉ hè tại một nơi thoáng khí mát mẻ, rồi sau đó lại trở về nhà và nghỉ ngơi trước khi trở lại sở làm.

Page 20: So 152

20

Nhưng nếu mỗi ngày chúng ta dùng “phương thuốc nghỉ ngơi” này há không kỳ diệu sao! “..đây là nơi yên nghỉ… đây là nơi mát mẻ”. Chúng ta cần sự tươi mới thuộc linh này trong những ngày lao lực, đầy dẫy phức tạp và lo lắng.

Lý do 9: Tiếng lạ để cảm tạ. I Côrinhtô 14:15-17 “Vậy thì tôi sẽ làm

thế nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần và cũng cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn. Bằng không nếu ngươi chỉ lấy tâm thần mà chúc tạ thì người tầm thường ngồi nghe, chẳng hiểu ngươi nói chi, thể nào họ theo lời chúc tạ mình mà “Amen” được? Thật vậy, lời chúc tạ của ngươi vẫn tốt lành, song kẻ khác chẳng nhờ đó mà được gây dựng”.

Khi Phao lô nói về “người tầm thường “ (bản tiếng Anh – “người không học ở trong phòng”) trong câu 16 ông muốn ám chỉ về những người không học biết về những điều thuộc linh.

Nếu bạn mời tôi đến dùng cơm tối tại nhà bạn và mời tôi “Cầu nguyện cảm tạ Chúa” trước khi ăn, và nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ, bạn chắc không hiểu chi. Bạn chẳng được gây dựng gì cả. Vì thế, Phaolô nói chúng ta nên cầu nguyện bằng trí khôn trong các trường hợp như thế. Nếu bạn cầu nguyện bằng tiếng lạ, thì nên thông giải để người không học được biết về điều bạn đã nói!

Nên nhớ là Phaolô đang nói rằng cầu nguyện bằng tiếng lạ cung cấp phương tiện tốt nhất để cầu nguyện và cảm tạ, vì ông nói: “Lời chúc tạ của ngươi vẫn tốt lành”. Nhưng nếu có người tầm thường

hiện diện, thì Phaolô bảo nên cầu nguyện bằng sự hiểu được để họ được gây dựng và sẽ hiểu những gì bạn nói.

Lý do 10: Nói tiếng lạ là đưa cái lưỡi vào sự khuất phục

Giacơ 3:8 “Nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó, ấy là một vật giữ người ta không thể hãm dẹp được, đầy dẫy những chất độc giết người”.

Dâng cái lưỡi của bạn cho Thánh Linh để nói các thứ tiếng khác là một bước phi

thường hướng về sự dâng hiến toàn bộ những chi thể của bạn cho Đức Chúa Trời, vì nếu bạn dâng được một chi thể khó trị nhất, thì bạn cũng dâng bất kỳ chi thể khác.

Tóm lại, tôi muốn nói rõ rằng, dù mười lý do này đã nói nhiều về tác

dụng tiếng lạ trong đời sống riêng tư của tín hữu, nhưng cũng có tác dụng tốt ở khía cạnh công cộng.

Trước hết, khi người ta nhận được Đức thánh Linh tại nơi công cộng, thì họ nói các thứ tiếng như Thánh Linh cho mình nói. Thứ hai, Hội thánh được gây dựng do việc nói tiếng lạ trong hội chúng mà có sự thông giải.

Phaolô trình bày rõ ràng rằng nói tiên tri là nói với người ta “để gây dựng, khuyên bảo và an ủi” (I Côrinhtô 14:3). Nhưng ông nói: “..người nói tiên tri là trọng (lớn) hơn kẻ nói tiếng lạ, ngoại trừ người ấy thông giải..” (I Côrinhtô 14:5). Ông đang nói rằng tiếng lạ mà có sự thông giải thì tương đương nói tiên tri. Nếu người ấy thông giải, thì người nói tiên tri không trọng hơn.

Chẳng hạn, ở Anh, hai đồng tiền nickel (mỗi đồng 5 xu) giá trị bằng một đồng

Page 21: So 152

21

dime (10 xu) Tuy nhiên hai đồng nickel lại không giống với đồng dime. Phaolô nói rằng nói tiên tri giống như đồng dime, giá trị 10 xu. Dĩ nhiên, nếu chúng ta có đồng dime thì tốt hơn là có đồng nickel (nói tiếng lạ). Nhưng nếu có sự thông giải đi kèm với tiếng lạ, thì cả hai tương đương với sự nói tiên tri.

Nói tiên tri là “nói với người để gây dựng, và khuyên bảo cùng an ủi”. Nói tiên tri không phải là giảng. (Tuy nhiên, đôi khi có yếu tố tiên tri trong sự rao giảng).

Nếu nói tiên tri là rao giảng, thì bạn không cần phải soạn bài giảng. Nhưng bạn phải nghiên cứu. Phaolô khuyên: “Hãy chuyên tâm nghiên cứu cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời. .” (2 Timôthê 2:15).

Bạn không phải nghiên cứu để nói

tiếng lạ hay thông giải. Bạn không nghiên cứu để nói tiên tri. Điều đó do sự cảm hứng thúc giục của Thánh Linh. Dĩ nhiên khi một người giảng dạy trong sự cảm giục của Thánh Linh và thình lình người ấy nói những điều mình chưa hề nghĩ, đó là sự cảm thúc và đó là một yếu tố của lời tiên tri.

Nói tiếng lạ kèm theo sự thông giải thì

gây dựng Hội thánh. Khi sử dụng với lời Đức Chúa Trời, nói tiếng lạ kèm theo thông giải thuyết phục người chưa tin về thực tế của sự hiện diện của Đức Chúa Trời để được cứu.

Chúa Jêsus phán: “Người nào tin sẽ được dấu này, lấy danh ta mà trừ quỷ” (Mác 16:17). Có thể ở nơi công cộng hay riêng tư. “Họ sẽ đặt tay lên kẻ đau, và kẻ

đau sẽ được lành” (c.18). Có thể ở nơi công cộng hay riêng tư.

Một dấu khác nữa là “Họ sẽ nói bằng tiếng mới” (c.17).

Dĩ nhiên chúng ta không muốn kéo dài sự cầu nguyện bằng tiếng lạ trong buổi thờ phượng vì nếu không có ai thông giải, thì người ta chẳng hiểu gì, và sẽ không được gây dựng.

Dĩ nhiên khi thờ phượng riêng bạn

muốn cầu nguyện bằng tiếng lạ bao lâu tùy bạn vì bạn đến đây để gây dựng mình. Nếu mọi người giơ tay cầu nguyện một lát trong giờ thờ phượng, thì bạn có thể cầu nguyện bằng tiếng lạ. (Tôi thường đứng trên tòa giảng và cầu nguyện như thế trong mỗi buổi thờ phượng)

Nhưng khi hội chúng ngưng cầu

nguyện bằng tiếng lạ, thì tôi cũng ngưng luôn. Hội chúng sẽ không được gây dựng nếu tôi cứ nói bằng tiếng lạ. Chúng ta cần phải biết cách sử dụng điều mình có thể đem lại lợi ích lớn nhất.

Câu gốc: “Những người tin sẽ nhận được dâú này… dùng tiếng mới mà nói” (Mác 16:17)

Trích sách của Mục Sư Ulf Ekman

Page 22: So 152

22

CẨN THẬN GÌN GIỮ TẤM LÒNG

Mùa đông, một người Ả-rập ngồi trong nhà trại. Thình lình có con lạc đà đến nói rằng: -Ngoài nầy lạnh lắm, nên xin ông cho tôi thò mõm vào nhà trại rất ấm áp của ông.

Người Ả-rập thấy không nguy hiểm gì bèn đáp:

-Ta vui lòng cho phép ngươi.

Được giục lòng can đảm bởi bước thành công thứ nhứt đó, lạc đà tiếp: -Xin ông cho tôi thò cả đầu vào. Con trai Ích-ma-ên bắt đầu lấy thái độ của lạc đà làm lo ngại, nên trả lời rằng: -Thò đầu vào mà thôi đấy. Sung sướng vì thành công lần nữa, con vật mưu mẹo và sáng trí liền xin thò hai chơn trước nữa, nó nói: -Hai chơn nầy gần đầu lắm. Người Ả-rập kinh sợ vì nghe lạc đà nài ép, bèn đáp: -Hai chơn trước mà thôi, không được thò thêm cai chi nữa. Thường là Sa-tan tấn công chúng ta kiểu này. Vậy, hãy coi chừng bước đầu! Sa-tan nhiều mưu lắm! “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” (Châm-ngôn 4:23).

(NHỮNG TIA SÁNG)

KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ

SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2012: - Hàng tuần có 100 người trung tín thờ phượng Chúa. IV. Mục tiêu Hội thánh tháng 12/ 2012: - 20 nhóm tế bào thường xuyên hoạt động. - Mỗi một vùng có 1 đội truyền giáo.

Page 23: So 152

23

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 03/12 đến ngày 09/12

03. Châm ngôn 4, Khải huyền 10, Ê-xơ-ra 9-10 04. Châm ngôn 5, Khải huyền 11, Nê-hê-mi 1-3 05. Châm ngôn 6, Khải huyền 12, Nê-hê-mi 4-5 16. Châm ngôn 7, Khải huyền 13, Nê-hê-mi 6-7 07. Châm ngôn 8, Khải huyền 14, Nê-hê-mi 8-9 08. Châm ngôn 9, Khải huyền 15, Nê-hê-mi 10-11 09. Châm ngôn 10, Khải huyền 16, Nê-hê-mi 12-13

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH

Lịch sinh hoạt từ ngày 03/12 – 09/12 Ngày CHƯƠNG TRÌNH 03/12 04/12 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội

Thánh ( Từ 13.00-18.00 ) Ca đoàn (18h30-20h30)

05/12 KINH THÁNH HÀM THỤ 06/12 NHÓM THANH NIÊN 07/12 08/12 KINH THÁNH HÀM THỤ

TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI 09/12 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: Hội Thánh Việt Nam THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 24: So 152

24

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ