so 155

24
1 Bạn đọc thân mến. Cách đây 2012 năm, một sự kiện chấn động cả thế giới,chia đôi dòng lịch sử, đặt lại mốc của thời gian và đánh dấu từng giai đoạn, từng thời điểm trong đời sống tất cả mọi người trên thế giới. Chúa Jesus giáng sinh mang lại cho thế gian tăm tối này ánh sáng của Tình Yêu Thiên Thượng, Chúa Jesus giáng sinh đã biến đổi cả thế giới này, biến đổi từng cá nhân con người, và tại nơi chân thập tự Tình Yêu trọn vẹn của Chúa được bày tỏ. Chúa đến để đem con người đến gần với Thượng Đế, làm hoà với Đức Chúa Trời , Tình Yêu của Chúa bày tcách đầy trọn trên thập tự giá, Ngài dùng dòng huyết của Ngài để đưa mọi người đến với nhau và sự giáng sinh của Chúa mang chúng ta đến gần với Thượng Đế Chính vì tình yêu cao đẹp đó, mỗi khi giáng sinh lại về , trong cái lạnh của mùa đông băng giá, người ta tìm thấy tình yêu và nụ cười. Những món quà được trao đi, những lời yêu thương được bày tvà cmỗi lần đến Mùa Yêu Thương, ai trong chúng ta cũng bồi hồi sao xuyến, trong từng nhịp thở của mỗi người , có hơi ấm của sự thân ái. Biết bao nhiêu lời thơ, bài ca , những khúc nhạc thiên thần, những gia điệu của tình yêu được trổi lên .Trong trong cái lạnh của mùa đông băng giá mọi người tìm thấy sự ấm áp ca tình yêu cao quý tuyệt vời từ Thiên Chúa. Thật cảm tạ ơn Chúa vì Chúa đến để đem sự hoà bình cho mỗi chúng ta, đem lòng chúng ta đến với những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Nhân dịp lễ Giáng Sinh năm 2012 xin gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thquý bạn đọc. Nguyện Chúa gia ơn và thêm sức cho toàn thể quý con cái Chúa cùng gia quyến trong một mùa Giáng Sinh phước hạnh và một năm mới bình an hạnh phúc. Ban Biên Tập Nội San Mùa Gặt

Upload: huynhhungdn

Post on 04-Dec-2014

978 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

Nội san Mùa gặt số 155 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow.

TRANSCRIPT

Page 1: So 155

1

Bạn đọc thân mến. Cách đây 2012 năm, một sự kiện chấn động cả thế giới,chia đôi dòng lịch sử, đặt lại mốc của thời gian và đánh dấu từng giai đoạn, từng thời điểm trong đời sống tất cả mọi người trên thế giới. Chúa Jesus giáng sinh mang lại cho thế gian tăm tối này ánh sáng của Tình Yêu Thiên Thượng, Chúa Jesus giáng sinh đã biến đổi cả thế giới này, biến đổi từng cá nhân con người, và tại nơi chân thập tự Tình Yêu trọn vẹn của Chúa được bày tỏ. Chúa đến để đem con người đến gần với Thượng Đế, làm hoà với Đức Chúa Trời , Tình Yêu của Chúa bày tỏ cách đầy trọn trên thập tự giá, Ngài dùng dòng huyết của Ngài để đưa mọi người đến với nhau và sự giáng sinh của Chúa mang chúng ta đến gần với Thượng Đế

Chính vì tình yêu cao đẹp đó, mỗi khi giáng sinh lại về , trong cái lạnh của mùa đông băng giá, người ta tìm thấy tình yêu và nụ cười. Những món quà được trao đi, những lời yêu thương được bày tỏ và cứ mỗi lần đến Mùa Yêu Thương, ai trong chúng ta cũng bồi hồi sao xuyến, trong từng nhịp thở của mỗi người , có hơi ấm của sự thân ái. Biết bao nhiêu lời thơ, bài ca , những khúc nhạc thiên thần, những gia điệu của tình yêu được trổi lên .Trong trong cái lạnh của mùa đông băng giá mọi người tìm thấy sự ấm áp của tình yêu cao quý tuyệt vời từ Thiên Chúa. Thật cảm tạ ơn Chúa vì Chúa đến để đem sự hoà bình cho mỗi chúng ta, đem lòng chúng ta đến với những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Nhân dịp lễ Giáng Sinh năm 2012 xin gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể quý bạn đọc. Nguyện Chúa gia ơn và thêm sức cho toàn thể quý con cái Chúa cùng gia quyến trong một mùa Giáng Sinh phước hạnh và một năm mới bình an hạnh phúc.

Ban Biên Tập Nội San Mùa Gặt

Page 2: So 155

2

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất,

thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức

Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.”

Phi líp 2:10

CÂU CHUYỆN TRONG ĐÊM GIÁNG SINH.

Ngày mai là lễ Giáng Sinh, Giáng Sinh năm 1975, nhưng một chàng sinh viên đại học cô đơn đi lang thang trên đường phố Philadelphia. Ba tuần trước đó, mẹ anh viết thư cho biết cha mẹ không thể giúp anh về thăm nhà Giáng Sinh năm nay. Công việc làm ăn của cha anh đang gặp khó khăn nên không có tiền mua vé máy bay cho anh. Và như thế có nghĩa là William Lambert, sinh viên năm thứ nhất đại học, sẽ phải ở lại trong trường suốt mùa Giáng Sinh. Kỳ nghỉ mùa đông năm nay là kinh nghiệm buồn nhất đối với William. Hai tuần trước đây, ngoại trừ những sinh viên ngoại quốc, hầu hết đám bạn nội trú của anh đều đã hăng hái xách hành lý lên đường về với gia đình. Họ vui vẻ kể cho nhau nghe nào là cha mẹ đang trông chờ, họ sẽ được thưởng thức những món ăn đặc biệt do mẹ nấu. Nhìn các bạn thu xếp hành trang, William thấy như mình là người đau khổ nhất trên trần gian. Niềm đau của anh như càng sâu đậm hơn trong cái lạnh của buổi sáng trước ngày Giáng Sinh. Anh thầm nghĩ, hình như Chúa cũng không biết là mình còn sống.

Nếu Chúa là Đấng yêu thương, sao Ngài không giúp mình được về với gia đình? Thắc mắc của anh không có câu trả lời. Quá buồn chán, William đón xe buýt đi xuống phố, mong sẽ tìm được một điều gì đó khả dĩ giúp anh bớt cô đơn. Trời lạnh buốt, anh kéo cao cổ áo và đi dọc theo những đường phố trang hoàng rực rỡ. Đám đông qua lại cười nói vui vẻ làm anh nhớ những người bạn ở tỉnh nhà. Anh

nghĩ đến bữa ăn truyền thống mà mẹ vẫn nấu hằng năm, nghĩ

đến giây phút cả gia đình ngồi bên cây Noel, và anh mơ ước được có mặt với gia đình trong giờ phút thiêng liêng đó.

Trong ví của William có tờ giấy bạc 50 đô-la mới tinh, đó là quà Giáng Sinh cha mẹ gởi cho anh. Anh biết cha mẹ phải hy sinh nhiều để cho anh món quà đặc biệt như vậy. Món quà kèm với tấm thiệp đầy yêu thương, cha mẹ anh viết: Con dùng tiền này mua một món quà đặc biệt con nhé! Nhưng bây giờ anh chẳng muốn mua gì cả. William đi lang thang suốt ngày hôm đó, anh vào hết cửa hàng này đến cửa hàng khác, nhưng chẳng mua gì. Chen chân với đám đông hình như cũng giúp anh bớt cô đơn phần nào. Đi đến chiều tối, tự nhiên anh chú ý đến một cửa hàng bán đồ chơi. Trong tủ kính chưng bày một chiếc xe lửa chạy vòng quanh một thành phố nhỏ. Phía trước cửa hàng có một cậu bé con khoảng chín, mười tuổi, đứng dán mắt vào mặt kính, theo dõi con tàu chạy trong tủ, cậu bé như bị thôi miên, không để ý gì đến sự việc chung quanh. William bỗng nhớ lại hồi còn nhỏ, tại thành phố Boise, Idaho cũng cómột tiệm bán đồ chơi, và anh nhớ mình cũng

Page 3: So 155

3

thường đứng dán mắt nhìn, mơ ước được có chiếc xe lửa bày trong tủ kính. Lúc đó William biết cha mẹ không thể nào mua một món đồ chơi đắt tiền như thế, nhưng anh vẫn thầm mong có một phép lạ nào đó xảy ra, và anh sẽ có được chiếc xe lửa mà anh mơ ước... nhưng phép lạ đã chẳng bao giờ xảy ra. Cậu bé con đứng nhìn chiếc xe lửa trong tủ kính một lát rồi bỏ đi, đi được vài bước còn cố quay đầu nhìn lại một lần nữa. William chợt nghĩ: "Sao mình không giúp thằng bé này?" Rồi anh chạy theo đứa bé, vỗ nhẹ lên vai nó và nói: - Chào em, anh tên là William. Đứa bé đáp: - Em là David. William nói tiếp: - Chiếc xe lửa đó đẹp quá hả! - Dạ, đó là chiếc xe lửa đẹp nhất mà em thấy từ trước đến giờ. William hỏi: - Em muốn có chiếc xe lửa đó không? David mở to mắt nhìn và nói: - Em chẳng bao giờ có được món đồ chơi như vậy đâu. Gia đình em... Mẹ em nghèo lắm, không có tiền để mua đâu! William nắm tay David dẫn trở lại tiệm đồ chơi và nói: - Em đi với anh! William biết rằng lòng tốt của mình có thể bị hiểu lầm, nhưng anh biết anh chẳng có ý làm gì hại David. Thật ra, đây là quyết định đẹp nhất, không ích kỷ nhất, trong cả cuộc đời anh. Anh không thể nào trẻ lại để làm một đứa bé, nhưng anh có thể làm cho giấc mơ của một đứa bé trở thành sự thật. Hai người bước vào tiệm,

người bán hàng hỏi anh cần gì. William hỏi: - Cái xe lửa chưng trong tủ đó bao nhiêu tiền? Người bán hàng trả lời: - Chắc khoảng 50 đồng, để tôi coi lại xem. Vài phút sau người bán hàng trở lại, nói: - Chiếc xe lửa đó giá $46.95, rẻ lắm, đáng lắm. William trả lời: - Được, tôi muốn mua chiếc xe đó. Người bán hàng đi vào phòng phía sau để lấy hàng ra cho khách. Em David sung

sướng hỏi người bạn mới: - Anh mua cho em thật sao? Anh mua xe lửa đó cho em hả, riêng cho em hả? William vỗ nhẹ lên vai đứa bé, mỉm cười không nói. David lại

nói: - Nhà em ở gần, anh muốn đến gặp mẹ em không? Mẹ em dễ thương lắm, em muốn mẹ em gặp anh! Khi William trả tiền xong, David nói giọng vui mừng: - Anh đi với em nhen, em muốn khoe với mẹ em! Rồi bước đi mau. William ôm thùng quà cố đi nhanh cho kịp đứa bé. Đi một quãng ngắn thì đến một căn phố cho thuê, xây bằng gạch đã cũ. David chạy lên tầng lầu, gõ cửa căn số 201. Một thiếu phụ khoảng hơn ba mươi tuổi ra mở cửa. David nói: - Mẹ ơi, đây là anh bạn mới của con, anh mua cho con chiếc xe lửa này, anh vào nhà mình một chút được không mẹ? William cố hạ cái thùng thấp xuống để nhìn thấy người đàn bà. Anh chào bà và giới thiệu tên mình. Anh nói:

Page 4: So 155

4

- Tôi mong là bà không phiền, tôi thấy David đứng nhìn chiếc xe lửa trong cửa tiệm, có vẻ thích lắm. Nếu bà cho phép cháu nhận món quà này thì tôi vui lắm. Người đàn bà nói: - Vâng, mời cậu vào, tôi là Pauline, xin lỗi, tôi đang nấu bếp nên lôi thôi quá, ít khi nào con tôi dẫn khách lạ về nhà bất ngờ như vầy. William nói: - Dạ, tôi không ở lại lâu đâu, tôi chỉ giúp David đem quà về thôi. Mẹ David nhìn thấy ánh mắt hiền lành của William liền nói: - Không, mời cậu vào, đừng ngại gì cả! Lời nói và vẻ dịu dàng thân mật của người đàn bà khiến William nghĩ đến mẹ của mình, khi anh dẫn người lạ về nhà, mẹ anh cũng tiếp đón ân cần như vậy. Bà Pauline mời anh ngồi. William bỏ bớt chiếc áo choàng và chiếc mũ đội đầu, quan sát đồ bày biện trong nhà, anh thấy gia đình này thật khiêm nhường. Mọi vật trong nhà đều sạch sẽ, ngăn nắp nhưng rất giản dị. Trong lò sưởi tiếng củi cháy lách tách, một quyển Kinh Thánh đặt trên cái bàn nhỏ. Trong góc phòng khách có một cây Giáng sinh nhỏ, trang hoàng những dây nơ đỏ và xâu chuỗi bắp rang màu trắng. Dưới cây Noel chẳng có một gói quà nào. Bé David chạy đến nắm tay anh nói: - Mời anh vào xem phòng của em! Căn phòng nhỏ thật ngăn nắp, trên đầu tủ có vài chiếc xe lửa nhỏ. David khoe là chính em ráp những chiếc xe lửa đó. Trong khi hai người nói chuyện, mẹ David vào nói:

- Nhân tiện cậu đến đây tối nay, mời cậu ăn Noel với gia đình chúng tôi, thật ra chỉ có hai mẹ con tôi, bây giờ có cậu thêm nữa thì vui quá. William đi vào phòng ăn, mùi thức ăn quen thuộc, cũng là những món mẹ anh thường nấu vào dịp Giáng Sinh nên anh vui vẻ nhận lời. Trước khi ăn, bà Pauline nói: - Trước khi ăn chúng tôi xin phép cầu nguyện cảm tạ Chúa, vì mẹ con chúng tôi là người tin Chúa. William vui mừng nói: - Ồ, vậy sao? Tôi cũng mới tin Chúa, tôi

tin Chúa qua các bạn ở trong đại học hôm tháng trước đây, tôi vẫn còn nhiều điều cần học hỏi. Ba người cúi đầu cầu nguyện, Bà Pauline cảm tạ Chúa về

thức ăn và cảm tạ Chúa đã ban Con của Ngài xuống trần gian. Trong bữa ăn, bà cho biết chồng bà mất đã năm năm, trong một trận chiến tại Việt Nam. Từ khi chồng chết, bà muốn dời về sống gần cha mẹ nhưng không được. William hỏi: - Sao bà không về thăm gia đình nhân lễ Giáng Sinh? Bà nói: - Mẹ con tôi không có tiền mua vé máy bay! William ân hận sao mình lại hỏi như thế và cho biết anh cũng không về thăm nhà được vì không có tiền mua vé máy bay. Mẹ em David liền nói: - Vậy là Chúa muốn anh dự Giáng Sinh với gia đình chúng tôi đó! William gật đầu: - Vâng tôi cũng nghĩ vậy.

Page 5: So 155

5

Sau bữa ăn tối, William giúp bé David ráp chiếc xe lửa mới. Ráp xong, anh bảo David cho nó chạy. Mắt cậu bé sáng lên theo dõi chiếc xe lửa chạy trên con đường rầy quanh co. Nhìn ánh mắt vui thỏa của cậu bé, William biết số tiền anh dùng mua quà cho bé chiều nay thật đáng. Trong lòng anh tràn ngập một niềm vui khó tả, vui vì biết mình đã đem niềm vui đến cho một đứa bé nghèo trong đêm Giáng Sinh. Thấy đã khuya, William xin phép từ giã bà Pauline để trở lại trường. Bé David nghe vậy bảo anh chờ một chút rồi chạy vào phòng. Anh William mặc áo, đội mũ, chuẩn bị ra về, anh thấy bà Pauline rơm rớm nước mắt. Bà nói: - Cậu biết không, suốt cả tháng nay tôi cầu nguyện xin Chúa cho tôi có thể mua chiếc xe lửa ngoài tiệm làm quà cho David. Món quà cậu tặng hôm nay không chỉ cho David mà cũng là cho tôi nữa. Lòng tốt của cậu chính là Chúa nhậm lời cầu xin của tôi. William chưa kịp nói gì thì bé David chạy ra, đưa cho anh một cái hộp nhỏ, và nói: - Chúc mừng Giáng Sinh anh William! William mở ra thì thấy đó là chiếc xe lửa nhỏ để trên tủ mà David khoe với anh lúc nãy. David nói: - Quà này không bằng của anh cho em nhưng ít ra mình mỗi người được một chiếc xe lửa mới trong mùa Giáng Sinh này. William ôm David, cảm ơn, rồi từ giã hai mẹ con. Tự nhiên anh thấy buồn lạ lùng, anh biết rằng chắc chẳng bao giờ anh gặp lại gia đình này. Hai mẹ con cảm ơn anh

đã tặng quà, nhưng anh là người biết ơn họ. Trên đường ra trạm xe buýt, nghĩ lại những việc vừa xảy ra, William thấy Giáng Sinh năm nay thế mà lại có một ý nghĩa đặc biệt với anh hơn những Giáng Sinh trước. Lời Chúa Giê-xu dạy mà anh đã học từ nhỏ như vang vọng bên tai anh, và anh nghĩ: Thật đúng, "ban cho có phước hơn là nhận lãnh." Ngồi trên xe buýt, William suy nghĩ và thấy sự dẫn dắt diệu kỳ của Chúa: ba người với ba nan đề, ba mơ ước khác nhau: bé David mơ

ước một đồ chơi quá tầm tay, bà Pauline mong ước mua được món quà đặc biệt cho đứa con không cha, và anh, cô đơn, mơ ước có một mái ấm gia đình để về trong đêm Giáng

Sinh. Và mơ ước của cả ba người đều được đáp ứng. Phải chăng đó là sự quan phòng của Thiên Chúa đối với con dân Ngài? Đúng rồi, Chúa biết, Chúa nghe và Ngài đã đáp lời cầu xin. Về đến khu cư xá yên tĩnh, William bước nhẹ về phòng và lầm thầm: "Chúa ơi, con xin chúc mừng sinh nhật Chúa!" Suy gẫm : Chúa giáng sinh chính là món quà lớn cho cả nhân loại, nếu bạn là người đã nhận món quà Giáng Sinh Đức Chúa Trời ban cho mình, tin Chúa Cứu Thế Giê xu làm Cứu Chúa của chính mình, bạn cần sống đời sống yêu thương, khiêm nhường như Con Đức Chúa Trời đã thể hiện qua sự giáng sinh của Ngài. Hãy có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế Giê-xu đã có.Vì Chúa Giê-xu hy sinh chính Ngài

Page 6: So 155

6

cho chúng ta. Chúng ta cũng phải hy sinh đời sống của mình cho người khác. Chớ làm điều gì vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình.Là người đã tin theo Chúa, bạn phải có TÂM TÌNH GIÁNG SINH trong sự cư xử hàng ngày đối với người khác.Hãy quan tâm đến người khác như Chúa Cứu Thế đã quan tâm nghĩ đến bạn. Nhưng nếu bạn là người chưa tin nhận Chúa Giáng Sinh làm Chúa của chính mình, bạn cần phải làm điều đó khi biết Giáng Sinh là gì. Bạn cũng phải có TÂM TÌNH GIÁNG SINH của Chúa Cứu Thế. Và nếu bạn có tâm tình đó bạn cần phải tuyên xưng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Chúa của chính mình, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha. Bạn phải biết có ngày mình sẽ chết và nếu bạn chết trong sự tin cậy vào chính mình thì bạn không có hy vọng nào cả. Chỉ có Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời đã trở thành người, là Đấng duy nhất có quyền trên sự chết. Và nếu bạn không có liên hệ với Ngài bạn không có hi vọng và mục đích trong đời sống này. Bạn cần khiêm nhường và hạ mình mở lòng tiếp nhận Ngài như chính Ngài đã hạ mình làm người để cứu chuộc bạn. Chính Chúa Giê-xu đã phán, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Cảm tạ Chúa, Ngài đã quan tâm đến con nên đã giáng sinh làm người để cứu chuộc con. Xin giúp con đáp ứng phải lẽ với tâm tình hạ mình và hi sinh của Chúa.

Ban Biên Tập.

BÀI GIẢNG HẰNG TUẦN ( Ghi lại bài giảng hằng tuần dành cho các bạn nghe lại, dùng trong nhóm tế bào hoặc các bạn ở các nơi xa không đến được Hội Thánh) ĐỀ TÀI: MÓN QUÀ CHO CHÚA

Mục sư: Nguyễn Quang Hòa.

Ngày Giáng sinh đối với ai đó là một ngày lễ lớn

được tổ chức nhiều nơi trên thế giới, là cơ hội

để mọi người tặng quà cho nhau, là dip để mọi người cùng chung vui bên những người mình yêu thương… Nhưng trên thực tế đây là ngày lễ của những người tin Chúa vì Chúa Jesus là chủ nhân của ngày lễ Giáng Sinh. Trong thế gian ý nghĩa về Giáng sinh đã bị lu mờ, đối với nhiều người ngày nay lễ Giáng sinh đơn giản chỉ là dịp để đi shoping, mua sắm đồ đạc, khắp nơi trang trí cây thông, ông già Noel… nhưng không còn thấy hình ảnh về Chúa Jesus. Nhiều người không biết hoặc đã quên mất chủ nhân của ngày lễ Giáng sinh. Ngày “Giáng Sinh” nói rõ ra có nghĩa là “Chúa Jesus Giáng sinh”, thế gian đã bỏ đi từ “Chúa Jesus” chỉ gọi tắt là “Giáng sinh”. Nhưng nếu không có Chúa Jesus cũng không có lễ Giáng sinh! Ngày lễ Noel là ngày lễ của Chúa Jesus! Lễ Giáng Sinh là thời điểm để mọi người trên khắp mọi nơi cùng mừng ngày Chúa Jesus đã giáng trần hơn 2000 năm trước để cứu rỗi nhân loại. Bởi vậy nếu những điều chúng ta làm trong kỳ lễ Giáng sinh: tặng quà, thăm thân, ăn uống, vui chơi…

Page 7: So 155

7

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.” ( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

nếu không có Chúa Jesus ở trong đó kỳ Giáng sinh sẽ trở nên VÔ NGHĨA! Mùa Giáng sinh là dịp để mọi người tặng quà cho nhau và đó là một cử chỉ đẹp suất phát từ tấm lòng, nhưng không được sử dụng cho tư lợi. Tất cả những món quà chúng ta dành tặng cho nhau chỉ có thể dùng trong một thời gian nào đó, nhưng có một món quà Chúa Jesus đã tặng cho chúng ta để chúng ta có thể dùng đời đời đó chính là mạng sống của chính mình Ngài. Và đó là món quà lớn nhất, bởi vậy kỳ Giáng sinh là thời gian để mọi người dâng lời cảm tạ tri ân lên cho Chúa Jesus. Chúa Jesus không sinh ra để nhân loại đơn thuần có một ngày lễ vui chơi… Nhưng Chúa Jesus đã sinh ra đánh đổi mạng sống của mình để chuộc lại mạng sống của chúng ta. Vì đáng lẽ với những tội lỗi con người gây ra, cả nhân loại phải đi đến sư hư vong địa ngục đời đời, nhưng chính Chúa Jesus đã chết thay đền tội cho nhân loại để con người được cứu và nhận được sự sống vĩnh cửu. Hãy trân trọng những gì Chúa Jesus đã làm, vì nếu không có Ngài loài người hoàn toàn hư mất và sống trong tuyệt vọng. Nhưng nhiều người trong cuộc sống ngày nay đã quên mất về ý nghĩa này thay vì biết ơn Ngài. Chính bởi trên thập tự giá năm xưa Chúa Jesus đã chịu đóng đinh, huyết của Ngài đã đổ ra để bôi xoá tội lỗi cho cả nhân loại. Ý nghĩa về Chúa Giáng sinh không chỉ có ý nghĩa trong ngày lễ Giáng sinh, nhưng còn có ý nghĩa cho mỗi một ngày của đời sống chúng ta.

Có một điều khi nghiên cứu Kinh thánh chúng ta thấy rằng không có chỗ nào trong Kinh thánh miêu tả về ngày lễ Giáng sinh là trong mùa đông giá lạnh tuyết rơi, không ở đâu nói đích xác Chúa Jesus sinh ra đúng vào ngày 24 tháng 12. Điều quan trọng đối chúng ta không phải là Chúa sinh ra vào ngày nào, nhưng điều quan trọng đó là hơn 2000 năm trước Chúa đã Giáng sinh và thay đổi lịch sử của nhân loại. Trong cả bốn sách Phúc âm đều kể về câu chuyện Giáng sinh của Chúa Jesus, nhưng được kể chi tiết nhất ở trong sách Tin lành Lu-ca. Luca 2:1-14 1 Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. 2 Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. 3 Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ. 4 Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga- li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, 5 để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đang có thai. 6 Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-

Page 8: So 155

8

ri đã đến. 7 Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở. 8 Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên. 9 Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh hiển của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi. 10 Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ làm một sự vui mừng lớn cho muôn dân; 11 ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu thế, là Christ, là Chúa. 12 Nầy là dấu cho các ngươi nhìn nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ. 13 Bỗng chúc có muôn vàn thiên binh với thiên sứ đó ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: 14 Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người! Câu chuyện kể lại vào thời điểm bấy giờ vua Sê-sa Au-gút-tơ của triều đại Lã-mã ra chiếu chỉ lập sổ dân cho tất cả mọi người. Ai ở xa cũng phải về để đăng ký và trong đó có Giô-sép và Ma-ri họ cũng đi đến Bết-lê-hem. Lúc bấy giờ bà Ma-ri đang mang thai hoài nhi là Chúa Jesus, bà đã đi chặng đường dài hơn trăm cây số nhưng Chúa Thánh linh đã gìn giữ bà và thai nhi. Khi họ đến nơi cố gắng tìm cho mình một nơi trọ nhưng không có, họ đành phải vào ở tạm trong một chuồng chiên và tại đây Chúa Jesus đã được sinh ra. Chúa Jesus đã sinh ra trong cảnh túng thiếu và tột cùng, điều đó nói lên rằng Chúa Jesus đã đến và Ngài chấp nhận tất cả mọi con người, Ngài có thể đồng cảm

với những hoàn cảnh thương tâm với những số phận hèn mạc. Chúa bất chất mọi hoàn cảnh đế được sinh ra trên đời vì yêu thương con người như có chép “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất nhưng nhận được sự sống đời đời. – Giăng 3:16”. Theo như phong tục của người Do thái, hễ có đứa bé nào vừa sinh ra đều được mọi người đều đến chung vui và ca hát, nhưng khi Chúa Jesus sinh ra không có ai đến để chúc tụng Ngài chỉ có một số người chăn chiên đến nhìn xem Con Trời đã hạ sinh. Thế gian này có thể không tiếp đón Chúa Jesus và không tiếp đón những người tin Ngài, nhưng cả thiên đàng muôn vàn thiên sứ hát xướng mừng Chúa Jesus đã sinh ra trên đất như có nói “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!”. Cả thiên đàng đã hết lòng mững rỡ vì biết rằng bởi qua Chúa Jesus nhân loại sẽ được cứu rỗi. Bởi vậy món quà của Đức Chúa Trời dành tặng cho con người là món quà quý giá hơn tất cả! Và món quà chúng ta có thể dành tặng cho Chúa mặc dù Chúa không đòi hỏi chúng ta đó là tấm lòng của con dân Ngài dâng lên cho Chúa cùng chung tay cứu vớt những tội nhân.

BBT Mùa gặt Lời Sự Sống

Page 9: So 155

9

CẬP NHẬT NHÂN LỄ GIÁNG SINH

Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

Tên gọi Noel, từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là "(ngày) sinh". Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", như được chép trong sách Phúc âm Matthêu. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ

(phiên âm Việt là "Ki-tô" hay "Cơ-đốc", có nghĩa là Đấng được xức dầu) là tước hiệu của Chúa Giêsu; còn chữ Mass nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là "(Ngày) lễ của Đức Kitô". Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là "Χριστός" (Khrīstos), mở đầu bằng chữ cái "Χ" (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.[5] Lịch sử Thời kỳ Kitô giáo sơ khai (khoảng 2 đến 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với Lễ Hiển Linh. Ngay từ năm 200, thánh Clementê thành

Alexandria (150-215) đã đề cập đến lễ hết sức đặc biệt này được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Giáo hội Latinh thì mừng lễ này vào ngày 25 tháng 12[6]. Theo một nguồn khác thì các Kitô hữu sơ khai không ăn

mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ 4, người Kitô hữu mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền Đế quốc La Mã phát hiện và bắt bớ, bởi vì thời điểm đó Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp. Những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Các Kitô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Chúa Giêsu giáng sinh, đem ánh

Page 10: So 155

10

sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) trùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã. Vì vậy, chính quyền La Mã đã không phát hiện rằng thực sự là các Kitô hữu tổ chức ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu.[5]. Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu. Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày lễ giáng sinh là ngày Chúa Giêsu được sinh ra. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với ngày đông chí ở bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ của họ vào cuối tháng 12. Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa Vòng lá mùa Vọng Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông

sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím

- màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.

Máng cỏ Thường là vào mùa Giáng

sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, thánh cả Giuse (Joseph), xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ.

Cây Giáng sinh

Cây Giáng Sinh là cây xanh (thường là cây thông) được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Ki tô giáo.

Thiệp Giáng sinh Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 - 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 - 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley

Page 11: So 155

11

trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Quà Giáng sinh Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra. Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất. Ngoài ra, ngày nay ở Việt Nam thì Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội

gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.

Ba nhà chiêm tinh theo ánh sao chỉ đường tới thăm Hài Nhi Giêsu. Chợ Giáng sinh (tiếng Đức:

Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Giáng Sinh ở các nước Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 25 tháng 12 - đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amsterdam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người

Page 12: So 155

12

trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.

Nga Đối với những người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ chứ không dùng lịch mới Gregory có từ thế kỷ 16. Ông già Tuyết trong giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như "đồng nghiệp" ở phương Tây, nhưng lại mặc áo màu xanh và dắt theo một công chúa tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi. Người lao động có tới 10 ngày nghỉ, và với rất nhiều trong số họ thì đây là 10 ngày uống say sưa.[7]

Nhật Bản Nhật Bản không có lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12 phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên “Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo. Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều đồ của lễ Giáng Sinh như giầy ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông

mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone có xuất xứ từ Italia. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores) mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng

Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu.[8]

Việt Nam Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối

24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây... Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh.[9]

Theo wikipedia

Page 13: So 155

13

MÙA ĐÔNG PHƯỚC HẠNH

Gió đông lạnh thổi từng cơn rét buốt Ngàn vì sao lấp lánh giữa bao la

Thành Belem chìm dắm giấc mơ xa Nơi máng cỏ Giê-xu Ngài giáng thế

Chúa hạ sinh dưới hình hài con trẻ

Bọc bằng khăn , rạng rỡ ánh hào quang Giữa đêm trường tội lỗi của nhân gian Ngài đã đến_ mang niềm tin,hy vọng

Trong hoang vu, trên đồi hoang bãi rộng Bọn mục đồng thức canh giữ bầy chiên

Vang trên không tiếng thiên sứ rao truyền “Mau mau đến chuồng chiên thờ Con Thánh”

Băng rừng núi dẫu sương sa ướt lạnh Chẳng nản lòng ba bác sĩ Đông phương

Nề hà chi! Theo sao sáng đưa đường Dâng Ấu Chúa nhũ hương, vàng ,mộc dược.

Đêm đông ấy, một đêm đầy ơn phước Khắp từng trời muôn thiên sứ hoan ca Bọn chăn chiên vui sướng báo tin ra

Cho nhân loại muôn người đều hay biết

Xa ngôi cao huy hoàng Ngài nào tiếc Máng cỏ bần hàn đâu nệm gối chăn êm Tội thế gian vai Chúa gánh nặng thêm Ai tin Chúa ắt dược nên con Thánh.

Ngài yêu thương, công bình đâu so sánh

Kẻ bần hàn, hay danh giá cao sang Tay yêu thương rộng đón kẻ lầm than Đang lạc bước giữa trần gian tăm tối.

DANH HIỆU EM MA NU ÊN Em-ma-nu-ên Em-ma-nu-ên là một trong những danh hiệu của Đức Chúa Jesus. Chữ Em-ma-nu-ên trong nguyên văn Hebrew là ל נּוֵא ָּמ ,ִעlà một danh từ kép gồm hai chữ ל – El) ֵאĐức Chúa Trời) và נּו ָּמ Immānū – với) ִעchúng ta). Trong tiếng Anh, chữ này được viết là Immanuel hay Emmanuel. Danh hiệu Em-ma-nu-ên có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.” Nguồn Gốc Mặc dầu danh hiệu Em-ma-nu-ên chỉ xuất hiện ba lần trong Thánh Kinh: hai lần trong Cựu Ước (Ê-sai 7:14, 8:8) và một lần trong Tân Ước (Ma-thi-ơ 1:23), khái niệm “Đức Chúa Trời ở cùng” người tin Chúa được nhắc nhiều lần trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng, Yêu Thương và Thánh Khiết; vì thế, người nào được vinh dự có Chúa ở cùng là một phước hạnh rất lớn. Vua Đa-vít đã chia sẻ kinh nghiệm được Chúa ở cùng như sau: Khi có Chúa bên cạnh, ông không phải lo lắng gì; thậm chí có lúc ông đang đi giữa hiểm nguy có thể mất mạng, Đa-vít không sợ hãi vì Chúa bảo vệ ông (Thi Thiên 23:1-4). Người Do Thái tự hào họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Họ có Chúa ở cùng. Lịch sử Do Thái ghi lại những kinh nghiệm thắng trận nhờ Chúa ở với họ.

Page 14: So 155

14

Khi quốc gia Do Thái có nội chiến, đất nước bị chia đôi thành hai vương quốc: Israel ở phía bắc và Judah ở phía nam. Lúc hai bên chuẩn bị giao tranh, vua A-bi-gia của Judah đã khuyên đối phương đừng chống cự người Judah vì vương quốc Judah có Đức Chúa Trời ở cùng. Vua Giê-rô-bô-am của Israel có 800.000 quân, đông gấp đôi quân đội Judah, đã không nghe theo lời khuyên đó. Ngược lại, vua Giê-rô-bô-am âm thầm cho quân bao vây quân đội Judah. Khi vua Giê-rô-bô-am tấn công, người Judah bị bao vây bốn phía, họ đã kêu cầu Chúa cứu giúp. Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện của người Judah và giúp người Judah chiến thắng (II Sử Ký 13:1-22). Trong một lần khác, vương quốc Judah bị quân đội Assyria do vua San-chê-ríp lãnh đạo bao vây Jerusalem. Để làm nao lòng người Judah, San-chê-ríp sai các sứ giả xúc phạm đến Đức Chúa Trời. Vua Judah lúc đó là Ê-xê-chia đã khích lệ dân Judah rằng họ không nên sợ quân thù bởi vì Đức Chúa Trời ở với họ (II Sử Ký 32:8). Vua Ê-xê-chia và Tiên tri Ê-sai đã cầu nguyện trình dâng hoàn cảnh của đất nước cho Đức Chúa Trời. Chúa đã lắng nghe. Ngài sai thiên sứ đến hủy diệt 185.000 chiến binh trong đạo quân của Assyria. Vua San-chê-ríp chạy thoát về nước nhưng sau đó cũng bị các cận thần giết chết. Không phải chỉ có người Do Thái hiểu được giá trị và phước hạnh khi được Đức Chúa Trời ở cùng, Tiên tri Xa-cha-ri ghi nhận rằng người ngoại quốc khi tìm hiểu về lịch sử người Do Thái cũng hiểu điều đó. Nhiều người ngoại quốc đã xin đi theo người Do Thái với lý do: “Xin cho chúng tôi đi với các anh, vì chúng tôi có nghe rằng Đức Giê-hô-va ở với các anh” (Xa-cha-ri 8:23).

Ngược lại, người Do Thái cũng hiểu rằng khi họ phạm tội lìa bỏ Chúa, cuộc sống của họ kinh nghiệm khổ đau. Giữa những khổ đau đó, họ nhớ đến Chúa và tự đặt câu hỏi với chính mình: “Có phải vì Đức Chúa Trời không còn ở với chúng ta nữa nên những thảm họa này mới đổ xuống cho chúng ta hay không?” (Phục Truyền 31:17). Lời Tiên Tri Về Em-ma-nu-ên Trước khi Đức Chúa Trời giúp vua Ê-xê-chia đánh bại quân Assyria khoảng 30 năm, vương quốc Judah dưới thời trị vì của vua A-cha, thân phụ của vua Ê-xê-chia,

cũng gặp một tình trạng nguy khốn tương tự. Lúc đó, hai vương quốc ở phía bắc nước Judah là Israel và

Syria liên minh với nhau tấn công Judah. Trước sức mạnh của liên quân Israel-Syria, vua A-cha kinh

hoàng. Đức Chúa Trời đã sai Tiên tri Ê-sai đến khuyên vua A-cha đừng sợ hai vương quốc đó, vì cả hai nước đều sẽ bị hủy diệt trong thời gian rất gần. Để xác nhận lời hứa, Đức Chúa Trời đã ban cho vua A-cha một dấu lạ: “Nầy một trinh nữ sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Ê-sai 7:14). Dựa vào văn mạch trong Ê-sai chương 7 và 8, nhiều người cho rằng Em-ma-nu-ên là một trong những con trai của Tiên tri Ê-sai. Trong khi đó, người Do Thái, theo truyền thống, tin rằng Em-ma-nu-ên chính là là vua Ê-xê-chia; vì Chúa đã ở cùng vua và đã ban cho vua chiến thắng. Đức Chúa Giê-xu – Đấng Em-ma-nu-ên Tuy nhiên, Sứ đồ Ma-thi-ơ khi viết Phúc Âm đầu tiên trong Tân Ước đã giải thích danh hiệu Em-ma-nu-ên theo một ý nghĩa

Page 15: So 155

15

đặc biệt hơn. Danh hiệu Em-ma-nu-ên, trong ý nghĩa Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, chỉ về Đức Chúa Jesus, là Đức Chúa Trời hiện thân làm người. Đức Chúa Jesus đến thế gian sống giữa loài người như Tiên tri Ê-sai đã dự ngôn trong Cựu Ước. Theo Ma-thi-ơ, Đức Chúa Jesus cũng chính là Đấng Cứu Thế, Ngài không chỉ cứu loài người ra khỏi cảnh cơ hàn nhưng đến thế gian để cứu loài người ra khỏi quyền lực của tội lỗi (Ma-thi-ơ 1:20-23). Trong niềm tin Cơ Đốc, Đức Chúa Trời không chỉ ở với loài người trong 33 năm là quãng thời gian Đức Chúa Jesus sống trên đất nhưng Đức Chúa Trời ở với người tin Ngài mãi mãi. Khi Đức Chúa Jesus chuẩn bị về trời, Ngài đã hứa với các môn đồ rằng: “Ta sẽ cầu xin Cha, Ngài sẽ ban cho các con một Đấng An Ủi khác để ở với các con đời đời” (Giăng 14:16). Trước khi thăng thiên, Đức Chúa Jesus đã nhắc lại lời hứa đó một lần nữa: “Ta luôn ở với các con cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20). Lời hứa đó được khẳng định trong Khải Huyền 21:3 “Nơi ngự của Đức Chúa Trời ở với loài người. Ngài sẽ ở với họ và họ sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với họ.” Thánh Kinh cho biết khơng có việc gì Đức Chúa Trời không làm được (Ma-thi-ơ 19:26). Sứ đồ Phao-lô nhắc các tín hữu tại Rome rằng: “Nếu Đức Chúa Trời đứng về phía chúng ta thì còn ai nghịch với chúng ta” (Rơ-ma 8:31). Danh hiệu Em-ma-nu-ên – Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta – là niềm an ủi và hy vọng của người tin Chúa. Lời cầu nguyện của các tín hữu thường khích lệ nhau trong lúc gặp khó khăn là: “Nguyện Em-ma-nu-ên!” Danh hiệu Em-ma-nu-ên cũng là nguồn cảm hứng cho bài thánh ca nổi tiếng Em-ma-nu-ên – Xin Hãy Đến!

PHƯỚC NGUYÊN

Ý NGHĨA CỦA LỄ GIÁNG SINH

Chúng ta đã bước vào tháng 12 với những nhộn nhịp của Mùa Giáng Sinh. Người ta chen chúc nhau mua sắm và nhìn vào mức độ mua sắm để đo lường sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Riêng quý vị nhìn thấy gì trong Mùa Giáng Sinh? Giáng Sinh là ngày kỷ niệm Con Trời giáng thế và sự giáng thế đó mang ba ý nghĩa sau, dựa vào lời Kinh Thánh: 1. Giáng Sinh là ngày nhân loại được Thiên Chúa soi sáng bằng ánh sáng của Ngài 700 năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh, nhà tiên tri Ê-sai được Thiên Chúa mạc khải, báo truớc về việc Thiên Chúa giáng trần như sau: “Dân đi trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn và ánh sáng đã chiếu vào nơi bóng tử thần ngự trị” (Ê-sai 9:1). Lúc Chúa Giê-xu giáng sinh, con dân Chúa thật sự đang sống trong bóng tối: bóng tối của nô lệ, nghèo khổ, bất công, áp bức… Trong khung cảnh đó, câu: Dân đi trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn thật đúng và thích hợp. Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, con người đã tiến bộ vượt bực và ngày nay ta không thể nói là mình đang sống trong bóng tối. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, một bóng tối khác cũng đang bao trùm trên nhân loại. Bóng tối của tội lỗi, gian ác, xấu xa, của những hình thức tội ác người ta không bao giờ ngờ đến. Mở một tờ báo, theo dõi một bản tin, cũng đủ thấy cái bóng tối đang bao trùm trên nhân loại. Cái bóng tối của thế kỷ chúng ta không nằm trong khoa học kỹ thuật, cũng không nằm trong hiểu biết của con người, nhưng trong tình trạng xuống dốc của đạo đức. Lương tâm con người đã trở thành chai lì, làm điều sai quay mà không còn một mảy may khó chịu. Chính trong bóng tối đó của nhân loại mà Giáng Sinh vẫn còn ý nghĩa.

Page 16: So 155

16

Trong Mùa Giáng Sinh nầy, điều chúng ta cần làm là nhìn lên ánh sáng của Thiên Chúa. Ánh sáng đã ban cho nhân loại qua việc Chúa Giê-xu giáng sinh. Khi đến trần gian, Chúa Giê-xu đã tuyên bố: Ta là ánh sáng của thế giới, người nào theo Ta sẽ không đi trong bóng tối nhưng có ánh sáng sống (Phúc Âm Giăng 8:12) Ánh sáng đã đến nhưng con người khước từ ánh sáng nên vẫn tiếp tục sống trong bóng tối. Lời Chúa dạy: Ánh sáng đã đến trần gian nhưng người ta yêu bóng tối hơn ánh sáng vì việc làm của họ là xấu xa (Phúc Âm Giăng 3:19) Giáng Sinh là ngày ánh sáng của Thiên Chúa đến với con người. Ánh sáng đó đã đến và soi sáng khi người ta chịu đi trong ánh sáng. Nhưng ánh sáng cũng trở thành bóng tối nếu người ta quay lưng lại với ánh sáng. Quý vị đang hướng về ánh sáng của Thiên Chúa hay đang quay lưng lại với Ngài? Ý nghĩa thứ nhất của Giáng Sinh, theo lời dạy của Thánh Kinh là ánh sáng đã đến với nhân loại. Ý nghĩa thứ hai, cũng theo lời tiên tri Ê-sai được Chúa mạc khải: 2. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban cho nhân loại món quà đặc biệt Lời tiên tri về việc Chúa Giê-xu giáng sinh được mô tả bằng những lời như sau: Có một con trẻ sinh cho chúng ta, một con trai ban cho chúng ta (Ê-sai 9:5a) Chữ “chúng ta” được nhắc đến hai lần cho thấy đối tượng của giáng sinh không ai khác hơn là con người chúng ta. Thiên Chúa giáng trần là để giải thoát con người khỏi gông cùm của tội lỗi. Bóng tối và tội lỗi đi chung với nhau, trói buộc con người, làm cho con người không sống đúng với vai trò và chỗ đứng của mình. Khổ đau và bất hạnh vì vậy cứ tiếp diễn. Ngày nào con người quay lại với ánh sáng,

để cho Thiên Chúa giải thoát, ngày ấy chúng ta mới hiểu được thế nào là thật sự giải thoát. Giáng Sinh là mùa người ta tặng quà cho nhau và món quà lớn nhất là Chúa Giê-xu đã được Ðức Chúa Trời ban cho nhân loại hơn 2,000 năm trước. Ðây không phải chỉ là món quà của Mùa Giáng Sinh mà là của cả cuộc đời vì qua Chúa Giê-xu, chúng ta được giải thoát, được tha thứ, được làm con Thiên Chúa. Chúa Giê-xu đã được ban cho chúng ta nhưng chúng ta có tiếp nhận Chúa như món quà cho đời sống hay vẫn tiếp tục hững hờ trước tình yêu cao quý

Chúa dành cho chúng ta? Giáng Sinh là ngày ánh sáng chiếu rọi vào trần gian. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban món quà vô giá cho con người và:

3. Giáng Sinh cũng là ngày con người phải tiếp nhận món quà vô giá

đó để tận hưởng ân phúc Thiên Chúa dành cho chúng ta Khi Chúa Giê-xu giáng sinh, Ngài được gọi bằng những danh hiệu sau: Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Quyền Năng, Thân Phụ Vĩnh Hằng và Vương Tử Hòa Bình. Những danh hiệu nầy nói lên bản tính và việc làm Chúa và cũng cho thấy những khía cạnh của đời sống con người cần đến Chúa. Cố vấn là người hướng dẫn, khuyên bảo, khích lệ. Cố vấn cũng mang ý nghĩa người mưu sĩ hay vị quân sư, quyết định đường đi, nước bước của chúng ta. Chúa Giê-xu đã giáng sinh làm người hướng dẫn đó, nhưng chúng ta có chịu làm theo lời khuyên dạy của Ngài hay không? Chúa chẳng những là vị cố vấn nhưng Ngài cũng chính là Ðức Chúa Trời trong thân xác con người. Chúa chẳng những hướng dẫn nhưng cũng ban cho chúng ta sức mạnh để đương đầu với nghịch cảnh và những khó khăn trên đời vì vậy Chúa được gọi là Thiên Chúa quyền năng.

Page 17: So 155

17

Thiên Chúa quyền năng đó cũng là người Cha nhân từ, đời đời không bao giờ thay đổi do đó Ngài mang danh hiệu Thân Phụ Vĩnh Hằng. Thiên Chúa quyền năng nói đến sức mạnh của Chúa còn Thân Phụ Vĩnh Hằng cho thấy tình yêu đời đời Chúa dành cho chúng ta. Sau hết, Chúa Giê-xu được gọi là Chúa của Hòa Bình vì chính Chúa đem đến cho con người an bình thật sự: an bình nội tâm, an bình giữa người với người và trên hết an bình giữa con người với Thiên Chúa. Ðối với các nhà doanh thương, Giáng Sinh là mùa quyết định việc thu nhập trong năm. Ðối với các nhà kinh tế đây là cây thước để đo mức độ lên xuống. Ðối với một số người khác, đây là dịp để ăn uống, giải trí. Trẻ em thì chỉ mong chờ mùa nầy để có quà nhưng chúng ta cần có cái nhìn đúng hơn về Giáng Sinh. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa đem ánh sáng đến cho nhân loại, ban cho nhân loại món quà vô giá, là ngày Thiên Chúa đến với con người như một người cha yêu thương, người cố vấn dẫn đường và là người giải hòa, nối kết chúng ta trở lại với Thiên Chúa chí cao. Chúng ta cần dừng lại trong cái bận rộn của Mùa Giáng Sinh, suy nghĩ đến ý nghĩa đích thực của ngày lễ và sống với ý nghĩa đó. Ánh sáng đã đến trần gian, nhưng quý vị đã tiếp nhận ánh sáng đó chưa? Quý vị đang quay mặt hay đang quay lưng lại với ánh sáng của Thiên Chúa? Thiên Chúa ban cho quý vị món quà vô giá nhưng quý vị đã tiếp nhận món quà đó chưa? Thiên Chúa muốn ở bên cạnh quý vị, làm người cố vấn toàn hảo, là người cha nhân từ, người giải hòa chúng ta với Thiên Chúa và ban cho chúng ta an bình thật sự. Kính mời quý vị lấy đức tin, mở rộng tâm hồn tiếp đón Chúa, quý vị sẽ kinh nghiệm tất cả những điều nầy và sẽ kinh nghiệm ý nghĩa đích thực của Mùa Giáng Sinh.

VŨ KHÍ CHÚNG TA TRONG CHIẾN TRẬN THUỘC LINH

“Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa nhờ sức toàn năng của Ngài. Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của Ma-quỉ” (Êphêsô 6:10-11).

Cơ đốc nhân nào mang loại binh giáp thuộc linh này và tham gia vào chiến trận thuộc linh sẽ bị đánh đấu. Ma-quỉ sẽ dốc hết năng lực của hắn để tìm mọi cách khiến cho bạn không nhận biết uy quyền mình đang có trên hắn. Hắn sẽ chống bạn ở đề tài này hơn mọi vấn đề khác, kế đến, khi bạn nhận biết uy quyền này rồi, hắn sẽ chống nghịch bạn để cướp đi tri thức này. Sẽ có những cuộc thử nghiệm. Vài người sẽ thất bại! Ma-quỉ muốn bạn đưa tay đầu hàng và nói rằng uy quyền Cơ đốc nhân không hiệu quả đối với bạn.

Trong những buổi nhóm, khi tôi đang giảng về đề tài này, có một người đến nói với tôi rằng uy quyền Cơ đốc nhân không có hiệu quả thì Đức Chúa Trời là người nói dối hay sao? (Trong bản chất sự việc thì người này đã nghi ngờ rằng lời Đức Chúa Trời không công hiệu).

Nếu lời Ngài không hiệu quả, ấy là vì tôi không làm cho lời ấy linh nghiệm. Chúng ta có thể thất bại nhưng lời của Đức Chúa Trời không bao giờ thất bại. Tôi tin lời Ngài là chân thật. Kẻ thù sẽ chống đối bạn khi bạn xen vào lãnh vực hắn, bởi vì hắn đang thi hành uy quyền trên các thế lực trong không gian, và hắn muốn tiếp tục làm như vậy. Khi bạn xen vào vương

Page 18: So 155

18

quốc của hắn bằng cách sử dụng uy quyền thuộc linh của mình, hắn sẽ tập trung toàn bộ lực lượng để chống lại bạn trong một cuộc chiến cam go, khốc liệt.

Nếu bạn đắc thắng những cuộc tấn công của Satan vào tâm linh mình, hắn sẽ tiếp tục tấn công vào tâm trí, thân thể, gia đình hoặc hoàn cảnh của bạn. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho những cuộc tấn công này, bởi vì chúng sẽ đến.

Nói cách khác: “Vị trí đặc quyền thuộc linh của bạn là một vị trí nguy hiểm, phải cẩn trọng”.

Không có lẽ thật nào bị chống đối nhiều bằng lẽ thật về uy quyền của Cơ đốc nhân. Tôi có biết những con người tốt đẹp mà Satan tìm đủ mọi cách lật đổ vì họ đã được dạy hoặc chính họ dạy cho người khác lẽ thật này. Họ đã cố gắng hành động theo các lẽ thật và phải nhiều lần thất bại trong thân thể vì Satan không thể đánh bại họ trong tâm linh.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VẪN ĐỨNG VỮNG?

Tuy nhiên, nếu họ biết sử dụng khí giới thuộc linh Chúa đã cung cấp cho thì kẻ thù đã không thể thắng hơn vì chúng ta là những chi thể của thân thể Đấng Christ.

Tín đồ phải liên tục võ trang với khí giáp này. Qua Phaolô, Thánh linh cầu xin cho mắt dân Chúa được mở ra để họ thấy Đức Chúa Trời đã cung ứng một cách toàn bị để giữ họ được an toàn. Bộ khí giáp thuộc linh được phác họa như sau: “Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa nhờ

sức toàn năng của Ngài. Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của Ma-quỉ. Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy. Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại, và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng. Vậy, hãy đứng vững lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình, dùng sự sẵn sàng của tin lành mà làm giày dép. Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. Cũng lấy sự cứu chuộc làm mão trụ và cầm gươm của Đức Thánh Linh là Lời Đức Chúa Trời” (Êphêsô 6:10-17).

Các phần khác nhau của binh giáp này tượng trưng cho những thái độ thuộc linh mà tín đồ cần phải duy trì. Mặc binh giáp này, chúng ta được bảo vệ và không bị ngăn trở trong khi thi hành uy quyền của mình. Tất cả những gì chúng ta cần quan tâm là giữ cho binh giáp chói sáng và giữ cho chính mình thật an toàn. Bây giờ chúng ta hãy xem kỹ binh giáp này.

1. Dây nịt lưng: Theo John A. Mac Millan, dây nịt lưng tượng trưng cho sự am hiểu lời Đức Chúa Trời một cách sáng suốt. Giống như thắt lưng của một chiến sĩ, lẽ thật giữ cho toàn bộ khí giáp được ổn định.

2. Áo giáp công bình: Điều này có thể áp dụng trên hai phương diện: Chúa Jêsus là

Page 19: So 155

19

sự công nghĩa của chúng ta nên chúng ta phải đặt Ngài lên trên hết. Đây cũng chỉ về sự vâng phục lời Đức Chúa Trời của chúng ta.

3. Chân mang sự chuẩn bị sẵn sàng của phúc âm bình an: Đây là chức vụ trung tín công bố lời của Đức Chúa Trời.

4. Thuẫn đức tin: Một cái thuẫn che phủ toàn cả thân thể chiến sĩ. Điều này tượng trưng cho sự an toàn trọn vẹn dưới huyết của Chúa Jêsus Christ, không có thế lực nào của kẻ thù có thể xuyên thấu được.

5. Mũ cứu rỗi: Liên hệ đến 1Têsalônica 5:8 là hy vọng cứu rỗi. Hy vọng về sự cứu rỗi là chiếc mũ duy nhất có thể che chở đầu chúng ta không xoay hướng khỏi lẽ thật hôm nay.

6. Gươm Thánh linh: Tức là lời của Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ lời của Đức Chúa Trời phải được dùng để tấn công. Các vũ khí khác chủ yếu dùng để tự vệ, nhưng gươm là lời Đức Chúa Trời được sử dụng như một vũ khí tích cực.

“Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Êphêsô 6:18).

Bạn có hiểu tại sao nhiều khi bạn chiến đấu cầu nguyện mà không hiệu quả? Lý do là chúng ta đã không mặc binh giáp. Lúc mặc binh giáp là khi anh em sẵn sàng cầu nguyện. Cầu nguyện trong linh là sự cầu nguyện thực hiện được mọi công tác.

ĐƯỜNG VỀ BÊ LEM "Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga-la-ti, lên thành Đa-vít, gọi là

Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đương có thai" (Luca 2: 4-5).

Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao Giô-sép và Ma-ri phải trở về nơi sinh quán của ông? Họ đi trong tình cảnh nào và trải qua những khó khăn nào khi về Bê-lem? Họ kinh nghiệm những điều tốt đẹp gì khi trải qua tình cảnh khó khăn đó? Bạn có bao giờ gặp kinh nghiệm tương tự như vậy trong đời sống của bạn không? Kinh nghiệm đó giúp gì cho đức tin của bạn?

Đi từ Na-xa-rét đến Bết-lê-hem phải mất 3 ngày đi bộ trên một con đường đất bụi bặm. Cô Ma-ri, một phụ nữ sắp sinh, phải trải qua những nỗi cực nhọc, khó khăn khi phải dừng lại ngủ trên mặt đất gồ ghề. Chắc chắn đó là một chuyến đi cô Ma-ri không hề muốn. Đó là một chuyến đi từ chỗ có nhà đến nơi không nhà; từ mái ấm gia đình đến chuồng chiên lạnh lẽo, thiếu thốn; từ hiện tại an toàn đến một tương lai bất trắc. Nhưng đó là cuộc hành trình cô Ma-ri phải trải qua để nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời.

Những ngày thiếu thốn, khó khăn trong chuồng chiên hôi hám cũng là những ngày đấy phước hạnh thiên thượng cô Ma-ri không bao giờ quên. Chính nơi này, cô đã tiếp xúc với những người chăn

Page 20: So 155

20

chiên được thiên thần báo tin tìm đến để xem Con Trẻ. Và chính trong

hoàn cảnh không nhà này cô Ma-ri, anh Giô-sép và Con Trẻ đã được những nhà thông thái đông phương tìm đến để tôn thờ và dâng lễ vật cho Con Trẻ.

Bạn có bao giờ được kéo đến gần Chúa hơn, kinh nghiệm" tình yêu và ân sủng của Ngài một cách sâu xa trong những nghịch cảnh của đời sống mình không? Hãy để ý, vì những vực sâu của hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn chúng ta phải trải qua thường là những đỉnh cao kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta với Đức Chúa Trời.

Sớm hay muộn, mọi người chúng ta cũng phải đi con đường đến Bê-lem thuộc linh của mình. Có những hoàn cảnh xảy ra chúng ta không thể nào lèo lái, đời sống không diễn ra như chúng ta mong đợi, và chúng ta thấy mình ở một nơi mình không hề dự định trước, nhưng đó là nơi Chúa dùng để ban phước cho chúng ta. Cô Ma-ri mang trong lòng sự sống của Đức Chúa Trời, nhưng điều đó không khiến cô thoát khỏi những hoàn cảnh vất vả khó khăn. Cũng vậy, chúng ta mang sự sống của Chúa trong chúng ta. Nếu chúng ta trung tín đối với sự kêu gọi của đời sống đó, sẽ có những lúc chúng ta phải đi trên những con đường chúng ta không chọn, đến những nơi chúng ta không muốn đến. Nhưng nơi đó là nơi Đức Chúa Trời định cho sự sống mới, cho sự khởi đầu mới, cho lời hứa của Ngài được ứng nghiệm đối với đời sống chúng ta cũng như đã ứng nghiệm trong đời sống

của cô Ma-ri, người được chọn.

Lạy Chúa, bất cứ nơi nào Ngài dẫn con trong cuộc hành trình Ngài kêu gọi, xin giúp chúng con bày tỏ Ngài cho những người con gặp gỡ. Cảm ơn Chúa vì trong những con đường chông gai thử thách, chúng con mới biết tin cậy vào tình yêu và sự lo liệu của Ngài hơn.

BÀI HỌC TỪ ÔNG GIÀ NOEL

Chỉ một tuần trước lễ Giáng sinh đã có một vị khách đến thăm tôi. Việc đó đã xảy ra như thế này. Tôi

vừa mới làm xong các công việc nhà vào buổi tối và đang chuẩn bị đi ngủ, khi đó tôi nghe thấy một tiếng động ở phía trước ngôi nhà mình. Thế là tôi mở cửa chính, lối vào phòng phía trước, và tôi thật sự ngạc nhiên, ông già Noel đã bước ra từ phía sau cây thông giáng sinh. Chưa kịp hét lên thì ông đã đặt ngón tay lên trên miệng của mình để làm dấu bảo tôi phải im lặng. "Ông đang làm gì ở đây vậy?" - Tôi bắt đầu hỏi. Tôi hỏi cách thì thào, và tôi thấy ông khóc. Phong cách vui vẻ như thông thường của ông đã biến mất, một con người hăm hở, náo nhiệt mà tất cả chúng ta đều biết đã biến mất. Sau đó ông trả lời tôi với một câu đơn giản: "HÃY DẠY DỖ NHỮNG TRẺ EM!"

Page 21: So 155

21

Tôi cảm thấy khó hiểu, ý ông muốn gì? Ông đoán được thắc mắc của tôi, và với một động tác thật nhanh ông đưa ra một quà thu nhỏ từ phía sau cây thông giáng sinh. Khi tôi đứng ngơ ngác, Ông già Noel nói, "Hãy dạy cho các em. Dạy cho chúng biết ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh. Ý nghĩa thật của Lễ Giáng Sinh ngày nay đã bị lãng quên..." Sau đó ông già Noel với tay vào trong túi của mình và lấy ra một cây thông và đặt nó phía trước áo choàng. Dạy trẻ em rằng màu xanh tinh khiết của cây thông oai vệ vẫn luôn xanh tươi quanh năm, miêu tả niềm hy vọng đời đời của nhân loại. Tất cả các đầu nhọn của lá thông hướng về Thiên Đàng, nó tượng trưng cho những suy nghĩ luôn hướng về Thiên Đàng của con người. Một lần nữa ông với tay vào túi của mình và lấy ra một ngôi sao rực rỡ. Hãy dạy trẻ em rằng ngôi sao là biểu tượng từ Thiên Đàng cho những lời hứa từ xưa. Thiên Chúa đã hứa ban một Đấng Cứu Thế cho nhân loại, và ngôi sao là dấu hiệu cho việc làm trọn lời hứa của Ngài. Sau đó ông với tay vào túi của mình và lấy ra một cây nến. Hãy dạy cho các em biết ngọn nến tượng trưng cho Chúa Cứu Thế, Ngài chính là ánh sáng của thế gian, và khi chúng ta nhìn thấy ánh sáng tuyệt vời này, chúng ta được nhắc nhở rằng Ngài đã xua đi bóng tối. Một lần nữa ông với tay vào túi của mình lấy ra một vòng hoa và đặt nó trên

cây thông. Dạy trẻ em rằng vòng hoa tượng trưng cho tính chân thật của tình yêu mà Chúa Cứu Thế đã bày tỏ ra cho chúng ta. Tình yêu chân thật không bao giờ hư mất. Tình yêu là một vòng tròn yêu thuơng liền mối. Sau đó ông kéo ra từ túi của mình một vật trang trí về chính ông. Dạy trẻ em rằng tôi - Ông già Noel là tượng trưng cho sự hào phóng và lòng tốt mà chúng ta sẽ cảm nhận được trong suốt thời gian của tháng

mười hai. Và tiếp tục ông đưa ra một nhành lá Thánh. Dạy trẻ em rằng nhành lá Thánh đại diện cho sự bất tử. Nó đại diện cho vòng gai trên đầu mà Chúa Cứu Thế đã mang. Những trái nhựa tròn đỏ tượng trưng cho huyết mà Ngài đổ ra cho

chúng ta. Tiếp theo, ông lấy từ túi của mình một món quà và nói: "Dạy trẻ em rằng Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin vào Ngài thì được sự sống đời đời." (Giăng 3:16) Tạ ơn Chúa vì món quà vô giá của Ngài. Dạy trẻ em rằng những nhà thông thái đã cúi đầu trước Con Thánh và dâng cho Ngài trầm hương, vàng và mộc dược. Chúng ta cũng hãy dâng cho Ngài những điều tốt nhất giống như những nhà thông thái này. Ông già Noel sau đó với vào trong túi của mình và lấy ra một cây kẹo hình cây gậy và treo nó trên cây Giáng Sinh. Dạy các em là cây kẹo này tượng trưng cho cây

Page 22: So 155

22

gậy của người chăn chiên. Cây gậy uy quyền này giúp đem những con chiên lạc trở về đàn. Những cây gậy kẹo này còn tượng trưng cho những người người anh em đang làm chức vụ chăn bầy. Một lần nữa ông với tay vào và lôi ra một Thiên sứ. Dạy trẻ em rằng những thiên thần đó đã loan báo sự giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Các thiên thần đã hát rằng :"Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất ân trạch cho loài người." Đột nhiên tôi nghe thấy một tiếng len ken nho nhỏ, và từ túi của mình, ông lấy ra một trái chuông. Hãy dạy trẻ em rằng, cũng như những con chiên bị lạc mật và được tìm thấy bởi những âm thanh của chiếc chuông, nó sẽ đem nhân loại trở về cùng Cha. Trái chuông tượng trưng cho sự chỉ dẫn và quay về Ông già Noel nhìn quanh và cảm thấy hài lòng. Ông nhìn lại tôi và tôi thấy sự long lanh đã trở lại trong mắt của ông. Ông nói, "Hãy nhớ, DẠY CÁC TRẺ EM ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh và đừng đặt ta làm trung tâm vì ta chỉ là một đầy tớ hèn mọn của Đấng mà ta chính ta phải quỳ xuống mà thờ lạy Ngài, Chúa của chúng ta, Đức Chúa Trời của chúng ta, và Đấng Cứu Thế của chúng ta.

HỘI THÁNH TIN LÀNH

KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ

SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2013: - Hàng tuần có 100 người trung tín thờ phượng Chúa. IV. Mục tiêu Hội thánh tháng 01/ 2012: - 22 nhóm tế bào thường xuyên hoạt động. - Mỗi một vùng có 1 đội truyền giáo.

Page 23: So 155

23

LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 31/12 đến ngày 06/01

01. Thi-thiên 1, Mathiơ 1, Sáng thế ký 1-2 02. Thi-thiên 2, Mathiơ 2, Sáng thế ký 3-4 03. Thi-thiên 3, Mathiơ 3, Sáng thế ký 5-6 04. Thi-thiên 4, Mathiơ 4, Sáng thế ký 7-8 05. Thi-thiên 5, Mathiơ 5, Sáng thế ký 9-10 06. Thi-thiên 6, Mathiơ 6, Sáng thế ký 11-12

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH

Lịch sinh hoạt từ ngày 31/12 – 06/01

Ngày CHƯƠNG TRÌNH 31/12 ĐÓN NĂM MỚI

TẠI HỘI THÁNH 01/01 02/01 TRẠI ĐÔNG NHÂN SỰ 03/01 TRẠI ĐÔNG NHÂN SỰ 04/01 TRẠI ĐÔNG THANH NIÊN 05/01 TRẠI ĐÔNG THANH NIÊN 06/01 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: Hội Thánh Việt Nam THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 24: So 155

24

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ