sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

94
Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

Upload: truongminh

Post on 28-Jan-2017

221 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

Page 2: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

A.Kiểm tra trước khi sinh (khám thai) 1.Các hạng mục kiểm tra thông thường .....................................852. Các hạng mục kiểm tra đặc biệt ............................................863. Tư vấn về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sinh con ......... 89

B.Những điều cần biết trong thời kỳ mang thai ..........90

C.Chuẩn bị cho việc cho con bú sữa mẹ1. Những ích lợi của việc cho con bú .......................................... 952. Nhận biết về sự biến đổi của thành phần sữa mẹ trong sữa non,

sữa già ..................................................................................... 953. Làm thế nào để biết bé đã bú đủ lượng sữa ............................. 964. Phương pháp cho con bú sữa mẹ ............................................. 975. Nguyên tắc cho con bú sữa mẹ ................................................ 986. Làm thế nào để thúc tiến việc tiết ra sữa mẹ ........................... 997. Kiến lập kho sữa mẹ tại nhà ................................................... 1008. Cách bảo quản sữa mẹ ........................................................... 1009. Bầu vú mẹ căng cứng ............................................................. 10010. Các nguồn thông tin có liên quan đến việc cho con bú sữa mẹ 101

D.Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai1. Bảng kiến nghị về ăn uống hàng ngày trong thời kỳ mang thai 1022. Bảng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày .......................... 1043. Nguyên tắc ăn uống thông thường cho phụ nữ mang thai và cho con bú .................................................................................... 1044. Tính quan trọng của axít folic ................................................ 108

Mục Lục

Page 3: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

E.Sự khó chịu thường gặp trong thời kỳ mang thai và cách xử lý

1. Đi tiểu rắt .............................................................................. 1102. Buồn nôn, nôn ....................................................................... 1103. Chất nhờn ở âm đạo tăng lên ................................................. 1114. Choáng váng, ngất xỉu, chóng mặt ........................................ 1115. Bị táo bón ............................................................................... 1126. Bệnh trĩ .................................................................................. 1137. Chuột rút bắp chân ................................................................ 1138. Chân bị phù thũng ................................................................. 1149. Tĩnh mạnh bị trương phồng ................................................... 11410. Đau lưng mỏi hông .............................................................. 11511. Nóng dạ dày, bồn chồn ......................................................... 11512. Nghẹt mũi, chảy máu cam ................................................... 11613. Cách giữ gìn vệ sinh răng miệng cho phụ nữ mang thai ..... 11614. Bệnh bội nhiễm khi mang thai ............................................ 119

F.Bài tập vận động trước khi sinh1. Mục đích ................................................................................ 1222. Thời gian thực hiện ................................................................ 1223. Các hạng mục cần chú ý ....................................................... 1224. Các loại hình vận động .......................................................... 122

G. Phương pháp Lamaze giảm đau khi sinh .............125

H.Chuẩn bị các vật dụng cho bé dùng tại nhà .........135

I.Các điều cần biết khi nhập viện ..............................136

Page 4: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

J.Sinh sản 1. Hiện tượng sắp sinh ................................................................. 1372. Phương thức sinh sản ............................................................... 1373. Cách tự chăm sóc dành cho phụ nữ chờ sinh con .................... 1404. Các hạng mục ăn uống cần chú ý sau khi sinh ........................ 141

K.Bảo vệ sức khỏe sau khi sinh 1. Đau do tử cung co rút ............................................................ 1422. Vết thương ở âm hộ đau nhức ................................................ 1423. Bị táo bón ............................................................................... 1434. Đau do bệnh trĩ. ..................................................................... 1435. Bầu vú đau do cương cứng .................................................... 1446. Kiểm tra sức khỏe sau khi sinh .............................................. 1447. Các điều nên chú ý sau khi sinh ............................................. 1448. Các bài tập vận động sau khi sinh.......................................... 1459. Các bài tập giảm cân sau khi sinh .......................................... 14710. Những lợi ích của việc tập thể dục để giảm cân .................. 15111. Nguyên tắc tập thể dục giảm cân ......................................... 151

L.Kiểm tra phết tế bào cổ tử cung ..............................157

M.Tự kiểm tra bầu vú .................................................159

N.Các điều cần biết khi xuất viện dành cho sản phụ ....160

O.Các lựa chọn về phương pháp tránh thai ..............162

P.Giải thích về các hạng mục, đối tượng, số tiền, cơ quan xin cấp về việc xin miễn giảm chi phí của các biện pháp bảo vệ sức khỏe ưu sinh .........................166

Page 5: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

83

A. Kiểm tra trước khi sinh (khám thai)

Mục đích kiểm tra trước khi sinh (khám thai): Giảm bớt sự khó chịu về mặt tâm lý và sinh lý trong thời kỳ mang

thai, dự phòng xảy ra các bệnh bội nhiễm, tăng cường sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Thời gian làm kiểm tra trước khi sinh (khám thai):Không có kinh nguyệt hơn 2 tuần thì lập tức nên đến bệnh viện kiểm

tra để xác định có mang thai hay không.Lần khám thai thứ nhất tốt nhất là khi mang thai trước 3 tháng. Khi mang thai trong vòng 28 tuần thì mỗi tháng phải khám thai 1lần.Khi mang thai trên 28 tuần đến 36 tuần thì mỗi nửa tháng khám thai 1 lần.Khi mang thai trên 36 tuần đến trước khi sinh thì mỗi tuần phải khám

thai 1 lần.

Lưu trình trình kiểm tra trước khi sinh (khám thai) :

Xin hẹn khám trước hoặc đến tận nơi đăng ký khám thai

Đo huyết áp, trọng lượng và lấy giấy xét nghiệm

Bảo hiểm Y tế thanh toán hoặc tự trả phí

Xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu

Chờ khám

Vào khám thai

Page 6: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

84

Các hạng mục cần chú ýa.Trong quá trình mà bạn mang thai, bất kể là khi đi khám thai thường

lệ hoặc khi trong người khó chịu mà khi khám bệnh, thì đều phải đến Trạm hộ lý để đo trọng lượng và huyết áp, đồng thời báo cho y tá biết bạn đã đến.

b. Mỗi lần bạn đến khám thai đều cần phải lấy giấy xét nghiệm, sau khi thanh toán phí thì đến phòng xét nghiệm xét nghiệm nước tiểu và lấy máu.

c. Khi bạn mang thời giữa tuần thứ 9 đến tuần thứ 20, thì cần phải làm kiểm tra sàng lọc hội chứng Down ( Đao) dành cho thai phụ, lần kiểm tra này cần đến phòng khám trước để được bác sĩ cho siêu âm trước, và sau khi tính số tuần mang thai (và mức độ lớn nhỏ của thai nhi) , rồi mới đi thanh toán phí, lấy máu và xét nghiệm nước tiểu.

d. Nếu bạn sắp xếp làm những kiểm tra đặc biệt như kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc kiểm tra siêu âm, thì xin hãy theo các trình tự kiểm tra như sau, để tiết kiệm thời gian quý báu của bạn. (a) Kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai

★ Đến trạm hộ lý báo đã có mặt, đồng thời đo trọng lượng và huyết áp.

★ Làm xét nghiệm nước tiểu trước. ★ Xin chiếu theo sự hướng dẫn trên giấy kiểm tra, để bụng không

hoặc sau khi uống nước đường 1 tiếng hoặc 2 tiếng sau thì đến phòng xét nghiệm lấy máu.

★ Đến phòng khám khám thai. (b) Kiểm tra siêu âm

★ Đến trạm hộ lý báo đã có mặt, đồng thời đo trọng lượng và huyết áp.

★ Đến Phòng siêu âm để được kiểm tra.★ Đến phòng khám khám thai.

Page 7: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

85

1.Các hạng mục kiểm tra thông thường(1) Trọng lượng

- Đo trọng lượng để biết tình trạng tăng cân.- Trọng lượng tăng quá nhanh có thể bị phù, trọng lượng tăng quá

nhiều thai nhi có thể quá lớn, trọng lượng tăng quá ít có thể thai nhi phát triển chậm.

- Trong thời gian mang thai, trọng lượng của thai phụ nên dựa trên trọng lượng của thai phụ trước khi mang thai mà điều chỉnh, với trọng lượng tăng từ 10-14 kg là thích hợp, hơn nữa cần chú ý tốc độ tăng cân, trong thời gian mang thời không thích hợp giảm cân. Nếu trong thời gian mang thai và cho con bú bạn có vấn đề về mặt ăn uống thì xin bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn giúp đỡ.(Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai của Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính )

(2) Huyết áp - Khi mang thai huyết áp có thể thấp hơn một chút so với trước khi

mang thai.- Khi mang thai trước 20 tuần, huyết áp cao hơn 140/90mmHg có thể

là bị cao huyết áp mãn tính- Khi mang thai sau 20 tuần, huyết áp cao hơn 140/90mmHg có thể

là bị cao huyết áp do mang thai, nếu có cộng thêm chứng prô-tê-in niệu hoặc bị phù thũng, thì là chứng tiền sản giật, nếu nghiêm trọng thì sẽ dẫn đến toàn thân bị co giật trở thành chứng sản giật, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi.

- Khi huyết áp hơi cao thì nên nằm trên giường nghỉ ngơi, khi cần thiết thì nằm viện để được uống thuốc khống chế và khi thích hợp thì sinh nở.

(3) Nhịp đập của tim thai nhi - Khi mang thai từ 6-8 tuần trở lên có thể thông qua siêu âm để nhìn

thấy nhịp đập của tim thai. - Khi mang thai từ 10-12 tuần trở lên có thể thông qua bụng thai phụ

Page 8: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

86

để nghe nhịp tim của thai nhi.- Đo không được nhịp tim của thai nhi có thể do thai nhi nhỏ hơn so

với số tuần dự đoán, vị trí của thai nhi hơi lệch, phôi thai chưa phát triển, hoặc thai bị chết trong bụng mẹ.

- Khi mang thai trên 12 tuần mà nghe không được nhịp tim thai, thì nên làm siêu âm kiểm tra để xác định chẩn đoán.

(4) Độ lớn nhỏ của tử cung

- Đo khoảng cách liên kết giữa đáy tử cung và xương mu có thể tính được thai nhi lớn nhỏ.

- Khi nghi ngờ thai nhi quá lớn hoặc quá nhỏ thì nên làm siêu âm để kiểm tra.

(5) Vị trí thai

- Kiểm tra vị trí đầu của thai nhi.- Khi nghi ngờ vị trí thai ngược, vì làm siêu âm kiểm tra.

(6) Bị phù thũng - Chân bị phù là chuyện bình thường, nếu toàn thân bị phù (như thân

hình, mặt), phải xem xét đến chứng tiền sản giật. (7) Đường trong nước tiểu

-Đường trong nước tiểu thông thường hơi cao có thể là do sự hấp thụ đường glu-cô không tốt hoặc bị bệnh tiểu đường.

-Có thể làm kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc kiểm tra đường trong máu trước khi ăn cơm và sau khi ăn cơm.

(8) Prô-tê-in niệu (tiểu anbumin)-Prô-tê-in niệu hơi cao có thể chức năng của thận không tốt.-Nếu lại có cao huyết áp thì là chứng tiền sản giật.

2.Các hạng mục kiểm tra đặc biệt(1) Kiểm tra sàng lọc bệnh thiếu máu Địa Trung Hải

- Khi mới có thai, nếu dung tích hồng huyết cầu nhỏ hơn 80fl , thì có

Page 9: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

87

khả năng là mắc bệnh thiếu máu Địa Trung Hải hoặc máu thiếu chất sắt. Thai phụ và chồng cần phải đi làm xét nghiệm thêm. Nếu cả hai vợ chồng đều mang gen bệnh thiếu máu Địa Trung Hải thì thai nhi có 1/4 khả năng mắc bệnh thiếu máu Địa Trung Hải nặng, cần phải tiến hành kiểm tra thai nhi.

(2) Kiểm tra sàng lọc bệnh Down ở thai phụ

a. Khi mang thai từ 9-13 tuần hoặc tuần 14-20 tuần lấy máu người mẹ làm kiểm tra sàng lọc bệnh Down thai kỳ thứ nhất và thai kỳ thứ hai.

b. Dựa trên số tuần mang thai, tuổi tác, trọng lượng để tính ra xác suấtbị bệnh Down của thai nhi.

c. Những phụ nữ có nguy cơ có thai nhi mắc bệnh cao thì cần phải làm siêu âm để kiểm tra, khi cần thiết thì lấy mẫu lông nhung màng đệm hoặc chọc dò nước ối để kiểm tra.

d. Kiểm tra sàng lọc trẻ bệnh Down, tỷ lệ kiểm soát ở thai kỳ thứ nhất đạt hiệu quả 80% -90%, ở thai kỳ thứ hai đạt hiệu quả 60%-75%.

(3) Lấy mẫu lông nhung màng đệm hoặc kiểm tra chọc dò nước ối

a. Lấy mẫu lông nhung màng đệm thực hiện khi mang thai từ 11-13 tuần, chọc dò nước ối thực hiện khi mang thai 16-18 tuần.

b. Có thể kiểm tra nhiễm sắc thể của thai nhi, chẩn đoán các loại nhiễm sắc thể dị thường, ví dụ như bệnh Down.

c. Trường hợp phụ nữ trên 34 tuổi, từng mang thai với thai nhi có nhiễm sắc thể dị thường, những phụ nữ qua kiểm tra sàng lọc bệnh Down có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc người cha người mẹ có nhiễm sắc thể dị thường, thì thai nhi có tỷ lệ nhiễm sắc thể dị thường cao, đề nghị nên làm kiểm tra chọc dò nước ối.

d. Kiểm tra chọc dò nước ối, đối với bản thân thai nhi không có gì nguy hại, chỉ có có chút xác suất dẫn đến sẩy thai (thấp hơn 1/1000).

(4) Siêu âm kiểm tra sàng lọc thai nhia. Khi được 20-22 tuần, các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã phát triển

Page 10: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

88

hoàn chỉnh và có thể nhìn thấy rõ ràng.b. Kiểm tra hình thái của thai nhi và các cơ quan trong cơ thể có bình

thường không. Dùng dụng cụ máy quét siêu âm để kiểm tra thông qua bề mặt bụng của thai phụ.

c. Kiểm tra đại não tiểu não, cột sống, mặt, môi, tim, dạ dày, thận, bàng quang, màng bụng, tứ chi, giới tính, huyết quản ở dây rốn, vị trí nhau thai và lượng nước ối v..v của thai nhi.

d. Nếu thai nhi có những dị thường nghiêm trọng có thể tính đến việc chấm dứt việc mang thai trong vòng 24 tuần.

e. Với những thai nhi có khả nghi về nhiễm sắc thể dị thường có thể tiếp nhận việc kiểm tra chọc dò nước ối hoặc kiểm tra máu cuống rốn.

f. Qua kiểm tra đo vòng đầu của thai nhi có thể tính được số tuần mang thai một cách chính xác.

(5) Kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thaia. Từ 24-28 tuần lấy máu kiểm tra. b. Có khoảng 1-3% thai phụ bị mắc chứng bệnh tiểu đường khi mang

thai, nếu không phát hiện thì có thể dẫn đến thai nhi quá to, thậm chí nguy hại đến thai nhi và người mẹ.

c. Kiểm tra sàng lọc này có thể kiểm tra được khi mang thai có khả năng bị bệnh tiểu đường không.

d. Trong trường hợp không cần nhịn ăn, uống 50 gram nước đường glu-cô và sau 1 giờ đồng hồ, kiểm tra nồng độ đường trong máu, nếu nồng độ lớn hơn 140mg/dl, thì phải tiếp tục dung nạp thêm100gram đường glu-cô để tiến thêm bước làm thử nghiệm việc chịu đường glu-cô, rồí chẩn đoán xác định. Hoặc trực tiếp làm thử nghiệm chịu đường với 75 gram đường glu-cô: Sau khi nhịn ăn 8 giờ đồng hồ, bước đầu sẽ kiểm tra lượng đường trong máu khi bụng đói, tiếp theo đó là uống 75gram đường glu-cô sau 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó thì đo nồng độ đường trong máu.(Tình hình chi tiết có thể hỏi bác sĩ)

e. Khi xác định thai phụ mắc phải bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, thì chế độ ăn uống cần phải qua sự hướng dẫn của các

Page 11: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

89

chuyên viên dinh dưỡng, nếu đường trong máu vẫn còn cao thì cần tiếp nhận liệu pháp tiêm insulin.

(6) Kiểm tra sàng lọc vi khuẩn liên cầu B ở thai phụa. Thai phụ mang thai đủ 35 tuần đến trước 38 tuần, cung cấp 1 lần kiểm

tra vi khuẩn liên cầu B.b. Vi khuẩn liên cầu B là vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến

bị bệnh chủ yếu trong chu kỳ sinh sản.c. Đối với thai phụ thì dễ dẫn đến sinh non, vỡ nước ối sớm, màng đệm

màng nước ối bị viêm, bị nhiễm trùng sau khi sinh, cũng dễ dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng.

d. Nếu kết quả kiểm tra là dương tính, thì bác sĩ sẽ tiến tới một bước đánh giá và trong khi chờ sinh nở thì sẽ cung cấp kháng sinh phòng ngừa để điều trị.(Nguồn tài liệu: Sổ tay sức khỏe của thai phụ- Sở Sức khỏe toàn dân, Bộ Phúc lợi Y tế -Viện hành chính )

3.Tư vấn về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sinh conLưu trình phục vụ:

Bác sĩ giới thiệu đồng thời ghi giấy hội chẩn

↓Đến nơi nộp phí trả phí

↓Y tá ở phòng khám sẽ hẹn ngày giờ khám

↓Giấy hội chẩn sẽ chuyển đến Phòng dinh dưỡng

↓Tiếp nhận tư vấn về dinh dưỡng

Hạng mục phục vụ:a. Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thaib. Chế độ ăn uống khi bị bệnh tiểu đường do mang thaic. Các hướng dẫn về ăn uống trong các trường hợp đặc biệt

Page 12: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

90

1. Việc ăn uống thích hợpCác loại thức ăn, như các loại cá, các sản phẩm đậu phụ, sữa, trứng,

rau xanh, và trái cây v..v nên chia bình quân cho ba bữa, nhằm để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi.

2. Ăn mặc thoải máia. Chọn quần áo rộng rãi có chất liệu hút mồ hôi, nhằm giữ cơ thể thoải

mái và hợp vệ sinh.b. Mỗi ngày nên mặc áo xu-chiêng (áo nịt ngực) có kích cỡ thích hợp, để

giữ và bảo vệ bầu vú. c.Tránh mang giày cao gót để phòng bị té ngã nguy hiểm.

3. Giữ cho việc tiểu tiện thông thuậnMỗi ngày tốt nhất nên cố định thời gian đi đại tiện, nên ăn nhiều rau

quả, uống nhiều nước phòng ngừa táo bón, giai đoạn cuối của thai kỳ do thai nhi đè ép lên bàng quang cho nên khiến làm đi tiểu rắt.

4. Nghỉ ngơi đầy đủChú ý không khí trong nhà phải thông thoáng, ánh nắng đầy đủ , các công

việc nhà có thể làm bình thường, nhưng đừng để quá bệnh nhọc, mỗi ngày ít nhất ngủ 8 giờ đồng hồ, buổi trưa ngủ trưa 30 phút. Thời kỳ mang thai cuối khi ngủ nên nằm nghiêng, khi nghỉ ngơi thì có thể gác chân lên cao, để thúc tiến tuần hoàn máu ở hai chân, sẽ làm giảm phù thũng.

5. Vận động thích hợp Ngày thường nên đi bộ nhiều, đồng thời dưới sự hướng dẫn của các

nhân viên y tế, làm các bài vận động trước khi sinh , có thể làm giảm các cơn đau do tử cung co thắt.

B. Những điều cần biết trong thời kỳ mang thai

Page 13: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

91

6. Khống chế việc quan hệ tình dụcTrong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối nếu như có triệu

chứng sẩy thai hoặc sinh non thì nên tránh quan hệ tình dục.

7. Định kỳ làm kiểm tra trước khi sinh (khám thai)Chiếu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, định kỳ làm kiểm tra trước khi sinh

(khám thai).

8. Tắm rửaMỗi ngày dùng nước ấm tắm rửa 1 lần, nên giữ gìn bộ phận âm hộ

bên ngoài sạch sẽ, nước tắm không nên quá nóng, tốt nhất là tắm bằng vòi hoa sen.

9. Giữ tâm trạng vui vẻ và thoải máiTâm trạng lo lắng căng thẳng, dễ dẫn đến việc ngày sau trẻ sẽ có cá

tính nhạy cảm, nóng nảy, bực mình.

10. Sớm tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến trẻ sơ sinh

Trước khi trẻ sơ sinh ra đời thì người mẹ nên tìm hiểu những khái niệm về sự sinh trưởng, sự phát triển, khí chất, và các hạng mục về phát triển tâm lý quan trọng của trẻ sơ sinh, việc này sẽ giúp bạn có sự nuôi dạy trẻ đúng đắn từ lúc ban đầu, càng có thể dự phòng những vấn đề xảy ra sau này .

11. Đừng tùy tiện uống thuốcKhi cơ thể cảm thấy khó chịu nên tìm bác sĩ chuyên khoa có giấy

phép hành nghề để kiểm tra, đừng tùy tiện mua uống thuốc hoặc chụp X quang.

12. Khi có bất kỳ một trong những trường hợp nào dưới đây, xin lập tức đi khám bác sĩ a. Âm đạo ra máu, bất luận là nhiều hay ít.

Page 14: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

92

b. Nhức đầu kéo dài hoặc nhức đầu nghiêm trọng.c. Nôn mửa liên tục hoặc nôn mửa nghiêm trọng.d. Mắt nhìn không rõ. e. Mặt và tay bị sưng phù. f. Lượng nước tiểu giảm rõ ràng hoặc khi đi tiểu thì cảm giác đau hoặc

nóng rát.g. Thai nhi ngừng động hoặc ít động .h. Đột nhiên thấy lúc nóng lúc lạnh.i. Bụng đau kéo dài hoặc đau thắt từng cơn.j. Âm đạo đột nhiên ra nước – vỡ nước ối

13. Phòng ngừa sinh nonSinh non nghĩa là khi mang thai từ 20-36 tuần thì đã sinh nở, tỷ lệ

xảy ra sinh non chiếm 5-10% trong số người mang thai, nhưng các trường hợp tử vong do sinh non ở trẻ sơ sinh lại lên đến 80%, nó sẽ dẫn đến các vấn đề cấp tính và mãn tính, thường khiến cho cả gia đình phải khổ vì do ứng phó khó khăn. Đối với vấn đề sinh non thường gặp nhưng lại gây ảnh hưởng sâu xa này, cần tất cả chúng ta dốc sức đề phòng. (1) Suy nghĩ trước khi mang thai

Nếu trước khi mang thai có thể chú ý trước nhiều nhân tố, thì rất có ích cho việc phòng ngừa sinh non: a. Tránh mang thai khi còn nhỏ tuổi.b. Tránh làm tổn thương đến cổ tử cung , ví dụ như nạo thai sẽ làm

cổ tử cung nở rộng, hoặc cắt bỏ một phần do bệnh ở cổ tử cung v..v.

c. Trường hợp lần mang thai trước cổ tử cung có hiện tượng không khép chặt hoàn toàn, thì trước khi mang thai lần sau nên đi khám xác định trước để tiện xử lý.

d. Bác sĩ nên hết sức tìm ra nguyên nhân sinh non. Như hút thuốc, thiếu máu, niệu đạo hoặc âm đạo bị viêm nhiễm , thiếu dinh dưỡng, hệ thống sinh dục dị dạng v..v, đồng thời bằng mọi cách

Page 15: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

93

làm cho ảnh hưởng này bị mất đi hoặc giảm thấp.(2) Nguyên nhân sinh non

a. Người thiếu chất dinh dưỡng.b. Người hút thuốc, uống rượu hoặc nghiện thuốc phiện. c. Người lao động quá sức. d. Người mang thai khoảng cách giữa các thai quá gần nhau.e. Người có thói quen vệ sinh không tốt.f. Người mang thai quá nhỏ tuổi hoặc cao tuổi.g. Người trước khi mang thai có trọng lượng không đủ.h. Người chưa kết hôn mang thai.i. Người đã từng nạo thai.j. Người có kinh tế thấp và tình trạng giáo dục kém.

Những nhân tố trên đều có thể cố gắng cải thiện tốt trước khi mang thai.

14. Những ảnh hưởng của việc hút thuốc đối với thai nhi trong thời gian mang thai và trẻ sơ sinh (1) Tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh con của phụ nữ hút thuốc có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những phụ nữ không hút thuốc, nguyên nhân chủ yếu là: phụ nữ hút thuốc thì nhau thai sớm bị tách rời, khi mang thai bị ra máu, sớm bị vỡ nước ối, hơn nữa do lượng thuốc hút tăng nên tỷ lệ cũng tăng cao.

(2) Thể trọng khi sinh sảnThông thường, phụ nữ mang thai hút thuốc sinh con có thể trọng

nhẹ hơn 200 gram so với con của những phụ nữ mang thai không hút thuốc, hơn nữa thuốc hút càng nhiều, thì thể trọng trẻ sơ sinh càng nhẹ, nguyên nhân của nó là: a. Giảm khả năng vận chuyển dưỡng khí.b. Tác dụng phản ứng đối với chất độc hại của khói thuốc.

Page 16: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

94

c. Thai nhi bị cường tuyến giáp trạng. (3) Tiết sữa mẹ và cho bú mẹ

Nicôtin có thể được phát hiện trong sữa của phụ nữ mang thai hút thuốc, khi họ cho con bú, thì thường xảy ra việc trẻ sơ sinh trúng độc nicôtin, nóng nảy không yên, bị tiêu chảy, tim đập nhanh.

(4) Bệnh về phổi ở thai nhiCăn cứ theo các tài liệu cho thấy thai nhi của những phụ nữ

mang thai hút thuốc thì năm đầu đời của chúng có nguy cơ bị viêm nhánh khí quản, viêm phổi cao. Hơn nữa trong thời kỳ nhi đồng (5-9 tuổi) chức năng của phổi giảm thấp và tỷ lệ ung thư tăng lên (như ung thư máu bạch huyết cấp tính, bướu bạch huyết Hodgkin, ung thư Winchester ).

Nói tóm lại người phụ nữ mang thai hút thuốc sẽ làm cho người mẹ mắc những chứng bội nhiễm như sinh non, nhau thai sớm bị tách rời, khi mang thai bị ra máu, sớm vỡ nước ối, và trẻ sơ sinh bị mắc bệnh bội nhiễm như: trẻ có thể trọng nhẹ, sinh lý trí năng hành vi phát triển chậm, bệnh về phổi và tỷ lệ ung thư ở trẻ tăng cao. “Hại mình hại người, chúng ta nên cùng nhau nỗ lực sáng tạo một môi trường không thuốc lá.”

Page 17: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

95

1. Những ích lợi của việc cho con búa. Sữa mẹ tươi ngon và rẻ, cho con bú dễ dàng.b. Dễ tiêu hóa, hấp thục. Trong năm đầu, trẻ không dễ bị bệnh về đường ruột.d. Ít có hiện tượng bị dị ứng và các bệnh về đường hô hấp ,và da .e. Cung cấp sự phát triển thích hợp cho não bộ của trẻ. f. Có ích trong việc phòng ngừa sâu răng(mục xương răng), tăng sự hoạt

động của khoang miệng, khiến cằm của trẻ dài và đẹp. g. Kiến lập một quan hệ tốt giữa mẹ và con.h. Thúc tiến việc co rút của tử cung. i. Tiêu hao nhiệt lượng, giúp giữ thân hình thon gọn. j. Giảm tỷ lệ bị mắc bệnh ung thư vú.

2. Nhận biết về sự biến đổi của thành phần sữa mẹ trong sữa non, sữa già

Thành phần sữa mẹ không phải cố định bất biến, tùy theo việc ăn uống của người mẹ thay đổi, thì sữa mẹ cũng có chút ít thay đổi.

Thỉnh thoảng, người mẹ phát hiện sau khi họ ăn một vài thứ không thường ăn, thì trẻ sơ sinh cũng tỏ ra bất an. Nhưng đa phần các bà mẹ khi cho con bú, vẫn có thể tiếp tục giữ việc ăn uống vốn có của họ. Cho dù là các gia vị có mùi vị nồng, như tiêu, tỏi v..v, thông thường không ảnh hưởng đến sữa mẹ khiến trẻ bất an.

Sữa nonSau khi sinh một vài ngày đầu, bầu vú sẽ tiết ra sữa non, so với sữa

tiết ra ở những ngày sau thì hơi vàng, đặc, và lượng sữa ít, nhưng đối với

C. Chuẩn bị việc cho con bú sữa mẹ

Page 18: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

96

một trẻ sơ sinh bình thường mà nói thì lượng sữa này đã đủ để cho trẻ bú rồi. Sữa non chính là thứ mà trẻ sơ sinh cần trong những ngày đầu.

Sữa non chứa nhiều chất kháng thể và bạch huyết cầu hoạt tính, giống như cho trẻ chích một mũi thuốc phòng ngừa, bảo vệ bé chống lại những vi khuẩn và virus độc bệnh mà ngày sau sẽ gặp phải.

Sữa non đồng thời giàu nhân tố sinh trưởng, kích thích đường ruột chưa thành thục của trẻ phát triển . Nhân tố sinh trưởng này khiến đường ruột của trẻ chuẩn bị sẵn sàng tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ, đồng thời tránh hấp thụ những chất đạm chưa tiêu hóa. Nếu trẻ trước khi bú sữa non đã tiếp cận với sữa bột hoặc các thức ăn khác, những thức ăn này sẽ phá hoại đường ruột gây ra việc dị ứng.

Sữa non là một loại thuốc gây tiêu chảy nhẹ, giúp trẻ thải ra phân thai, phòng ngừa được bệnh vàng da ngày sau.

Sữa trưởng thành (Sữa già)Tiếp theo sau khi sinh một hai tuần, lượng sữa mẹ sẽ tăng lên, màu

sữa và thành phần cũng thay đổi, nên gọi là “Sữa già”, sữa già trông có vẻ trong hơn sữa bột, cho nên có một số bà mẹ lo lắng nó không đủ dinh dưỡng. Trên thực tế nó chứa đựng tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần khi sinh trưởng. Cho dù là trong bầu không khí nóng nực, trẻ vẫn nhận được tất cả lượng nước mà trẻ cần thông qua sữa mẹ.

3. Làm thế nào để biết bé đã bú đủ lượng sữa ?(1) Dạ dày của bé bao lớn?

Dạ dày của một người lớn có dung lượng cỡ như một quả bóng chày, và dạ dày của trẻ sơ sinh thời kỳ đầu có dung lượng:

Ngày thứ nhất: khoảng 5-7 c.c, cỡ như một trái nhãn, ngày đầu tiên dạ dày của trẻ sơ sinh không có tính đàn hồi, cho bé bú quá nhiều thì sẽ nôn ra ngoài (nôn sữa) .

Ngày thứ ba: khoảng 22-30c.c, cỡ như một trái vải.Ngày thứ bảy: khoảng 45-60c.c, cỡ như một trái đào.

Page 19: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

97

(2) Làm thế nào xác định bé đã bú đủ lượng sữa ?a. Trọng lượng

- Sau khi sinh mấy ngày đầu thể trọng giảm xuống không quá 7-10%, và trong nội hai tuần thì thể trọng sẽ trở lại như lúc mới sinh.

- 4 tháng đầu: 1 tuần tăng lên khoảng 150-210 gram.- 4 đến 6 tháng: 1 tuần tăng khoảng 120-150 gram.- Sau 6 tháng : 1 tuần tăng lên 60-120 gram.- Thông thường từ 5 đến 6 tháng thì thể trọng sẽ nặng gấp đôi so

với lúc mới sinh, khi được một tuổi thì thể trọng sẽ nặng hơn gấp 3 lần so với khi mới sinh.

b. Lượng nước tiểu- Khi sinh ra từ 1-5 ngày: tùy theo số ngày sau khi sinh, cứ mỗi

ngày tăng thêm một miếng tã lót ướt nước tiểu.- 5 ngày sau khi sinh: mỗi ngày từ 5 đến 6 miếng tã lót ướt đẫm

nước tiểu (lượng nước tiểu khoảng 45c.c/ lần)- 6 tuần sau khi sinh: mỗi ngày 4 đến 5 miếng tã lót ướt đẫm nước

tiểu (lượng nước tiểu khoảng 100c.c/ lần), màu nước tiểu vàng nhạt.

c. Đi tiêu: Sau 4 ngày, một ngày 3 đến 5 lần, cỡ khoảng một đồng 50 Đài tệ và có màu vàng.

Nguồn tư liệu: Tờ bướm giáo dục vệ sinh y tế Sữa mẹ thật là tốt của Cục y tế chính phủ TP Đài Bắc/Sổ tay hướng dẫn cho con bú sữa mẹ của Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính

4. Phương pháp cho con bú sữa mẹ a. Trước khi cho con bú nên rửa sạch hai tayb. Nên lựa cho mình một tư thế thoải mái, nằm hoặc ngồi, ví dụ như ngồi

thoải mái trên một cái ghế, tốt nhất là ghế có nơi để gác tay, phía sau có tấm lót đệm, độ cao thấp thích hợp để gác chân v..v.

Page 20: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

98

c. Người mẹ ôm đứa trẻ vào lòng, để phần ngực và bụng của đứa trẻ áp ào phần ngực bụng của mẹ , tức là miệng môi của trẻ với bầu vú mẹ giữ ở vị trí thẳng hàng , và trẻ ngậm cả đầu vú và một phần quầng vú của mẹ; khi cần thiết có thể dùng một tay kia nâng bầu vú, lấy ngón cái và ngón trỏ giúp trẻ dễ dàng ngậm một miệng lớn bầu vú mẹ.

d. Khi bầu vú căng cứng, thì đứa trẻ khó ngậm quầng vú , có thể nặn sữa ra một ít trước, thì có thể cho trẻ bú.

e. Khi cho trẻ bú no rồi, trẻ sẽ tự động nhả bầu vú ra. Nếu em bé ngủ thiếp đi rồi, nhưng chưa nhả bầu vú ra, thì người mẹ có thể dùng ngón tay của một tay kia từ góc miệng của bé nhẹ nhàng đẩy xuống, để bé ngưng bú mút vú mẹ, rồi nhẹ nhàng kéo đầu vú ra.

f. Sau khi cho trẻ bú xong, thông thường không cần cho trẻ ợ hơi, nhưng nếu trẻ thường có tình trạng nôn sữa, thì có thể sau khi cho bú thì bế trẻ lên, vỗ nhẹ vào lưng trẻ, để trẻ ợ ra không khí mà khi bú mẹ nuốt vào. Nếu vỗ lưng trẻ hơn 10 phút vẫn không ợ hơi, thì không cần miễn cưỡng trẻ ợ hơi.

5. Nguyên tắc cho con bú sữa mẹa. Mỗi ngày phải tắm rửa sạch sẽ, nếu trước khi sinh có tình trạng đầu

vú hơi ngắn hoặc bị thụt vô, thì có thể nhờ nhân viên y tế hướng dẫn phương pháp xử lý, để tiện sau khi sinh cho con bú sữa mẹ.

b. Sau khi sinh nếu hoàn cảnh cho phép, nên sớm bắt đầu cho trẻ bú mút , để kích thích nước sữa tiết ra.

c. Thông thường nước sữa sẽ theo sự bú mút của trẻ càng nhiều thì tiết ra càng nhiều, ngược lại thì sẽ tiết ra càng ít, tiếp tục cho trẻ bú thì nước sữa mẹ sẽ tiết ra không ngừng.

d. Sữa mẹ dễ tiêu hoá, có thể tùy theo nhu cầu của trẻ mà cho bú, lúc bắt đầu khoảng hai giờ đồng hồ thì có thể cho bú một lần.

e. Mỗi lần cho bú áp dụng phương thức thay phiên, như là lần này cho bú bên vú trái, thì lần sau cho bú bên vú phải, mới có thể cho trẻ bú được lượng sữa mẹ cân bằng về dinh dưỡng.

Page 21: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

99

f. Người mẹ cho con bú phải được nghỉ ngơi, ngủ nghỉ đầy đủ, và cuộc sống khỏe mạnh.

g. Lúc bắt đầu cho trẻ bú đối với người mẹ và đứa trẻ đều cần phải học tập và thích nghi, nếu như gặp phải vấn đề , có thể hỏi nhân viên y tế hoặc bạn bè có kinh nghiệm trong việc cho con bú, phần lớn đều có thể giải quyết, phải có lòng nhẫn nại và tự tin, đừng dễ dàng bỏ cuộc.

h. Sữa non và sữa già: Sữa non trông có vẻ hơi xám trắng giàu chất đạm, đường, vitamin, chất khoáng và thành phần nước.

Sữa già: hơi trắng hơn và giàu chất béo, là nguồn năng lượng chủ yếu.Trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ, thì cần sữa non và

sữa già. Đối với một em bé bú mút sữa mẹ với động tác chậm thì đừng có ngừng việc cho bé bú trước khi bé bú xong hoặc bé chưa bú đủ.

6. Làm thế nào để thúc tiến việc tiết ra sữa mẹ?a. Sau khi sinh xong nên sớm cho con bú.b. Sau khi trẻ sơ sinh ra đời lập tức cho bú mút sữa mẹ, đồng thời thường

xuyên cho trẻ bú, không thêm sữa bột, không dùng bình sữa, không dùng núm vú làm ảnh hưởng đến việc trẻ học bú mẹ.

c. Chăm cho trẻ bú mẹ - Trẻ đói thì cho trẻ bú, cho trẻ bú càng nhiều thì lượng sữa tiết ra càng nhiều.

d. Ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ ra, tránh cho trẻ uống sữa bột, hoặc các thức uống khác và ngậm núm vú, nếu không trẻ sẽ không có cảm giác đói và giảm lần bú sữa mẹ, như vậy lượng sữa tiết ra sẽ ít đi.

e. Khi đứa trẻ không ở bên mình thì có thể dùng tay hoặc dụng cụ vắt sữa nặn sữa ra, đồng thời mang sữa mẹ cất giữ để dành cho trẻ bú.

f. Phương pháp bú mút và tư thế cho con bú đúng.g. Bụng đói thì cứ ăn, miệng khát thì cứ uống.h. Ngủ đủ giấc và tâm trạng vui vẻ.

(Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe phụ nữ mang thai / Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính)

Page 22: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

100

7. Kiến lập kho sữa mẹ tại nhàa. Trước khi đi làm hoặc buổi tối trước ngày đi làm bạn có thể nặn sữa để

dành, khi bạn đi làm thì lấy sữa giao cho bảo mẫu cho trẻ bú, cũng có thể trong giờ nghỉ giải lao thì nặn sữa, bỏ vào tủ lạnh hoặc vào thùng đá, mang về nhà cho trẻ hôm sau bú.

b. Mang sữa nặn ra trực tiếp bỏ vào bình thủy tinh, bình nhựa sạch có nắp đậy hoặc túi ny lông bảo quản sữa, đóng kín lại, và để dư ra một khoảng không để phòng trường hợp sữa sau khi đông lạnh bị nở ra, nguyên tắc nặn một lần dùng một bình đựng sữa, và bên ngoài dán ngày và thời gian nặn sữa.

8. Cách bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ trong phòng Giữ được 6-10 tiếngTrong ngăn dưới tủ lạnh (nhưng với trẻ sinh non, đề nghị sữa mẹ để trong tủ lạnh ngăn dưới lưu giữ với thời gian 2 ngày ). nhưng với trẻ sinh non, đề nghị sữa mẹ để trong tủ lạnh ngăn dưới lưu giữ khoảng 2 ngày

5 ngày

Trong ngăn đông lạnh , cách với ngăn đông đá Giữ được 3-4 tháng

Trong ngăn đá dưới 0 độ F (hoặc 18℃ ) 6 đên 12 tháng

9. Bầu vú mẹ căng cứng(1) Nguyên nhân

a. Sữa tích tụ và tuyến sữa bị nghẹt.b. Lượng huyết dịch và bạch huyết nơi bầu vú cung ứng tăng lên, dẫn

đến bị phù có cục cứng. (2) Phương pháp xử lý

a. Sớm cho trẻ bú.

Page 23: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

101

b. Tăng thời gian và số lần cho trẻ bú. c. Mỗi lần cho bú với mỗi bên khác nhau. d. Mặc áo ngực -xu chiêng (nịt vú) thích hợp để nâng đỡ và giảm

sự co kéo gây đau đớn.

10. Các nguồn thông tin có liên quan đến việc cho con bú sữa mẹa. Mạng thông tin về cho con bú của Sở Sức khỏe toàn dân Bộ

Phúc lợi Y tế Viện Hành chính (http://www.bhp.doh.gov.tw/breastfeeding).

b. Đường dây nóng tư vấn, quan tâm phụ nữ mang thai và sinh con của Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính:0800-870-870.

c. Trang Web quan tâm phụ nữ mang thai và sinh con Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính (http://www.bhp.doh.gov.tw/mammy/).

d. Cụ Y tế chính phủ thành phố Đài Bắc (http://www.health.gov.tw).e. Hiệp hội thúc đẩy sữa mẹ Hoa Viên của bé Trung Hoa Dân quốc

(http://www.babysgarden.org.tw).f. Hiệp hội sữa mẹ Đài Loan (http://www.breastfeeding.org.tw/).

Page 24: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

102

D. Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Cường độ hoạt động trong cuộc

sống

Thấp Hơi thấp

Vừa đủ Cao

Sau khi mang thai 4 tháng tăng

thêm 300 Kilo-calo

Trong thời gian cho con bú tăng thêm

500 Kilo-calo

Giải thích về số lượng

Nhiệt lượng 1450 1650 1450 2100

Các loại ngũ cốc rau củ (chén)

2 2.5 3 3.5 +0.5 +1

Chưa chế biến

(chén)1 1 1 1.5 +0.5

1 chén = 1 chén cơm gạo lứt (200 gram) = kiều mạch, yến mạch nguyên chất 80 gram = bánh màn thầu lúa mạch 1 cái thêm 1/3 cái (100 gram)= bánh mì miếng lúa mạch 1 miếng thêm 1/3 miếng (100 gram)

Đã chế biến(chén) 1 1.5 2 2 +0.5 +0.5

1 chén = 1 chén cơm trắng = mì sợi chín 2 chén

Các loại đậu cá thịt

trứng (phần)

4 4 5.5 6+1+1.5

1 phần= đậu tương non 50 gram= 1 ly sữa đậu nành không đường= 3 miếng vuông đậu phụ (80 gram) hoặc nửa hộp đậu phụ non (140 gram)= 35 gram cá hoặc tôm lột vỏ 30 gram= 30gram thịt gà= 35 gram thịt heo, thịt dê, gân bò = trứng gà 1 quả (55 gram)

Nhiệt lượng trong cơ thể chúng ta đến từ 6 nhóm thức ăn chính, nhưng tùy theo hình thái sinh sống khác nhau, theo nhu cầu nhiệt lượng cũng không giống nhau. Mỗi ngày đều phải ăn 6 loại thức ăn chính, trong mỗi loại thức ăn nên thêm chút biến đồi.

1. Bảng kiến nghị về ăn uống hàng ngày trong thời kỳ mang thai

Page 25: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

103

Các loại sản phẩm sữa ít chất

béo(ly)

1.5 1.5 1.5 1.5

Sữa tươi ít chất béo hoặc không chất béo 1 ly= 240 mlSữa bột ít chất béo hoặc không chất béo 3 muỗng (25 gram)

Các loại

rau

(dĩa)

3 3 3 4 +1 +1

= sau khi nấu chín thì tương đương với một cái dĩa có đường kính 15cm= các loại rau có độ thu nhỏ cao như rau dền, rau lang ... sau khi nấu chín còn khoảng nửa chén=các loại rau có độ thu nhỏ thấp như cải xanh, rau xanh... sau khi nấu chín còn khoảng 2/3 chén

Các loại trái cây(phần)

2 2 3 3 +1 +1

=(Trọng tượng bằng trọng lượng khi mua) Dưa hấu đỏ 1 miếng (365gram) hoặc dưa hấu vàng 1/3 trái (365gram) = quýt, đu đủ 1/3 trái (190 gram) = chuối ( lớn 1/2 trái, nhỏ 1 trái) (95 gram)

Dầu mỡ và các loại hạt (phần)

4 5 5 6 +1

(Trọng lượng là bằng trọng lượng có thể ăn) = Các loại dầu ăn để nấu nướng như dầu đậu nành, dầu ô-liu, dầu canola một muỗng cà phê (5 gram) = hạt dưa 1 muỗng canh, hạt hạnh nhân 5 hạt, hạt hạch đào 2 hạt (7 gram) = hạt đậu phộng10 hạt (8 gram)= 1 muỗng canh hạt mè đen (trắng) + 1 muỗng cà phê (10 gram) = hạt điều 5 hạt (8 gram)

Dầu mỡ(muỗng cà

phê)3 4 4 5 +1

Các loại hạt (phần)

1 1 1 1

Page 26: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

104

ThấpHoạt động tịnh thái, ngủ, nằm nghỉ, hoặc ngồi thả lỏng. Ví dụ ngồi xem sách, xem ti vi...

Hơi thấpHoạt động đứng, cơ thể hoạt động ở mức thấp, nhiệt lượng ít. Ví dụ: đứng nói chuyện, nấu ăn, lái xe, đánh vi tính.

Điều độ

Mức độ hoạt động của cơ thể là ở tốc độ bình thường, tiêu hao nhiệt lượng ít. Ví dụ như: đứng trên xe điện ngầm hoặc xe buýt, dùng máy giặt giặt quần áo, quét dọn bằng máy hút bụi, đi tản bộ, đi mua đồ...

CaoTingkat aktivitas fisik lebih cepat atau berat dari biasanya, kalori yang terbakar lebih banyak. Misalnya:naik turun tangga, bersepeda, aerobik, berenang, mendaki gunung, dll.

3. Nguyên tắc chế độ ăn uống thông thường cho phụ nữ mang thai và khi cho con bú◎ Nhiệt lượng

a. Dung nạp nhiệt lượng (calo) vào cơ thể trong thời kỳ mang thai, căn cứ theo bảng tham khảo lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể của mỗi người (DRIs) đề nghị, bắt đầu từ thai kỳ thứ hai, mỗi ngày cần tăng thêm 300 kilo-calo nhiệt lượng. Nhưng mỗi người mỗi ngày tổng nhiệt lượng, cần phải tùy theo độ tuổi, lượng hoạt động, và tình trạng sức khỏe trước khi mang thai và tình hình tăng cân mà có sự điều chỉnh thích hợp.

b. Nhu cầu nhiệt lượng của người phụ nữ cho con bú, căn cứ theo bảng tham khảo lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể (DRIs) đề nghị, mỗi ngày phải tăng thêm 500 kilo-calo là thích hợp.

2. Bảng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày

Page 27: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

105

◎ Chất đạma. Trường hợp trước khi mang thai tình trạng dinh dưỡng tốt, thời

kỳ đầu của thai kỳ, không cần đặc biệt tăng thêm việc ăn chất đạm. Bắt đầu từ thời kỳ thứ hai của thai kỳ do tốc độ tăng trưởng của thai nhi trở nên nhanh hơn, nhau thai, tử cung và bầu vú của người mẹ trở nên lớn hơn, lượng nước ối và huyết dịch cũng tăng, mỗi ngày cần phải tăng thêm 10 gram chất đạm. Trong các nguồn chất đạm thì có trên một nửa là đến từ chất đạm giá trị sinh vật cao (High Biological Value, HBV) như: trứng, sản phẩm sữa, thịt, cá và sản phẩm đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu khô v..v.

b. Trong thời gian cho con bú mỗi ngày lượng sữa mẹ tiết ra bình quân đạt tới 850 ml, do nước sữa mẹ chứa 1,1% chất đạm, sữa mẹ cung cấp cho trẻ chất đạm có khoảng 10 gram, cho nên đề nghị các bà mẹ cho con bú mỗi ngày nên ăn thêm 15 gram chất đạm, trong số các nguồn chất đạm có trên , một nửa đến từ chất đạm giá trị sinh vật cao(như: trứng, sản phẩm sữa,thịt, cá và sản phẩm đậu nành như sữa đậu nành, đậu hủ, đậu phụ khô v..v.)

◎ Khoáng chất a. Chất can-xi: trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên ăn đủ chất

can-xi, để đáp ứng được sự tăng trưởng của thai nhi/ trẻ sơ sinh và nhu cầu của cơ thể người mẹ. Các thức ăn giàu chất can-xi, như: các sản phẩm sữa, cá khô nhỏ v..v.

b. Chất sắt: khi mang thai nhu cầu về lượng chất sắt tăng lên, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu của thai phụ và thai nhi ra, đồng thời một lượng lớn được lưu giữ trong cơ thể thai nhi, để cung cấp cho trẻ sơ sinh sau khi sinh ra đời nội trong 4 tháng sử dụng. Các thức ăn giàu chất sắt, như: lòng đỏ trứng, gan, thịt đỏ, cật, huyết heo, huyết vịt, và huyết gà v...v. Lượng chất sắt mà người dân trong nước ăn vào mỗi ngày, thường không đủ để bù đắp cho sự mất máu của người phụ nữ khi mang thai, sinh nở và khi tiết sữa mẹ

Page 28: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

106

cần đến. Đề nghị từ thời kỳ thứ ba của thai kỳ đến sau khi sinh nở trong vòng 2 tháng, mỗi ngày cần phải nạp chất sắt vào cơ thể bằng 30 milligram muối sắt.

c.Chất i-ốt: do thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, khiến cho tỷ lệ bài tiết cơ bản của thai phụ cùng theo đó mà tăng lên, đồng thời lượng dịch tiết ra của tuyến giáp trạng cũng tăng cao, và chất i-ốt là chất tạo thành tố tuyến giáp trạng (thyroxine), vì vậy nên phải tăng lượng i-ốt nạp vào, các thức ăn giàu chất i-ốt, như: tảo biển, rong biển v..v.

d.Chất natri: trong thời gian mang thai nếu có tình trạng huyết áp cao hoặc bị phù, thì nên hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể.

e.Chất magiê:Trong thời gian mang thai lượng magiê nạp vào cơ thể tăng lên,

có thể giảm bớt triệu chứng tiền sản giật và tỷ lệ phát sinh việc thai nhi phát triển không toàn diện trong tử cung. Sở nghiên cứu Y học của Mỵ (IOM) định ra trong thời gian mang thai ngoài nguồn thức ăn và thức uống ra, thì uống lượng thuốc bổ sung với lượng cao nhất là 350 milligram/ngày. Lượng magiê cần thiết là tùy theo mức tăng lên của nhiệt lượng và chất đạm mà tăng cao, như: chủ yếu có trong men, ngũ cốc, gan động vật.

g. Chất kẽm: Trong thức ăn của người phụ nữ mang thai và cho con bú thiếu chất kẽm, đồng thời sẽ không dẫn đến việc lượng kẽm trong xương chuyển dịch đi, vì vậy mà dễ tạo ra tình trạng dinh dưỡng kẽm quá thấp, và thuốc chứa chất sắt bổ sung cũng sẽ kìm chế sự hấp thụ kẽm, vì vậy lượng kẽm nạp vào cơ thể nên phải cần được chú ý. Nên khuyến khích phụ nữ mang thai và cho con bú ăn những thức ăn có chứa lượng chất kẽm cao, ví dụ như: lòng đỏ trứng, các sản phẩm sữa, các loại đậu, các loại hạt, thịt nạt, các loại hải sản, tảo biển, cà tím

h. Những chất khác: lượng khoáng chất nạp vào cơ thể nên đạt tới lượng dinh dưỡng tham khảo mà nhân dân ta nạp vào cơ thể, đồng

Page 29: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

107

thời không vượt quá lượng nạp vào theo hạn định.

◎ Vitamin Trong thời gian mang thai và cho con bú đa phần nhu cầu về lượng

vitamin đều tăng lên.a.Lượng vitamin B1, B2, B6 và Niacin cần thiết là tùy theo mức tăng

lên của nhiệt lượng và chất đạm mà tăng cao, như: chủ yếu có trong men, ngũ cốc, gan động vật.

b. Vitamin B12: đối với người ăn chay tu, nên đặc biệt chú ý bổ sung vitamin B12. Các loại thức ăn giàu vitamin B12, như: các loại đậu lên men hoặc các loại thuốc bổ vitamin B12.

c. Những loại khác: khi nạp lượng vitamin vào cơ thể , lượng dinh dưỡng nên tham khảo theo chế độ ăn của người dân để nạp, , đồng thời không nên vượt quá lượng nạp vào theo hạn định.

Những phụ nữ khi chuẩn bị mang thai, nên điều chỉnh sức khỏe cơ thể đạt tới trạng thái khỏe mạnh,và duy trì trọng lượng lý tưởng, để chuẩn bị cho việc mang thai. Trường hợp có vấn đề thắc mắc về chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để cung cấp hỗ trợ tư vấn; như: việc nạp vào cơ thể lượng nhiệt lượng, chất đạm, khoáng chất, vitamin, chất axít folic.

Chọn lựa thức ăn phải cân bằng, trong thời gian mang thai và cho con bú nên giảm hoặc tránh nạp vào cơ thể các loại thức ăn sau đây: a. Thuốc lá, rượu, cà phê và trà đậm đặc.b. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như: thịt mỡ, các thức ăn chiên

rán v..v..c. Các loại thức ăn đã qua chế biến xông khói, như thịt xông khói, hột

vịt muối, thịt giăm bông, chao v..v.d. Các loại thức ăn uống có nhiệt lượng cao, như: kẹo, cô ca, nước

ngọt v..v.

Page 30: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

108

◎ Trong kỳ đầu mang thai nếu có hiện tượng buồn nôn, ói mửa, nên chia ra nhiều bữa để ăn với lượng nhỏ và chọn loại thức ăn ít chất béo và không có tính kích thích, buổi sáng khi thức dậy, có thể ăn một ít thức ăn ngũ cốc, như bánh tây, bánh màn thầu v..v. để cải thiện việc buồn nôn. Thời kỳ cuối của thai kỳ, thì tránh nạp vào cơ thể quá nhiều các thức ăn uống có nhiều chất carbohydrate và chất béo, khiến cho chất béo trong cơ thể gia tăng.

◎ Trường hợp lượng thuốc, cách dùng thuốc với các loại thuốc bắc không rõ nguồn gốc và chưa qua sự xác định của bác sĩ đông y hợp pháp, thì nên tránh không sử dụng.

◎ Mỗi ngày nên vận động đúng mức, đồng thời nên chú ý các hạng mục an toàn đến việc tập luyện có liên quan.(Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai Sở Sức khỏe toàn dân/ Cục quản lý thuốc và thực phẩm Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính)

4. Tính quan trọng của axít folic a.Tỷ lệ trẻ sơ sinh trong cả nước , mắc các khuyết tật về ống thần

kinh trong 10 năm qua là 0,4-10/00, bình quân tỷ lệ phát sinh chỉ là 7/10000(Bảng điều tra nhân khẩu trong 1993 đến 2002 thông báo ban đầu về các khuyết tật ống thần kinh đã phát hiện.).

b. Căn cứ theo nghiên cứu thực nghiệm của Mỹ cho thấy, trong thời kỳ mang thai ăn đủ lượng axít folic có thể phòng ngừa và giảm 50-70% xảy ra các khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở não và dây cột sống của thai nhi, đề nghị trong toàn bộ các kế hoạch sinh đẻ hoặc người phụ nữ ở độ tuổi mang thai trước khi mang thai 12 tuần, mỗi ngày nạp vào cơ thể 400-800 microgram axít folic, cho đến khi mang thai 2-3 tháng. Nước Anh cũng đề nghị phụ nữ chuẩn bị mang thai và trước khi mang thai 12 tuần, mỗi ngày đề nghị nạp vào với một lượng là 400 microgram.

c. Ở nước ta đề nghị trước khi chuẩn bị mang thai ít nhất 1 tháng, bắt

Page 31: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

109

đầu nạp lượng axít folic, mỗi ngày đề nghị với một lượng là 400 microgram; Trong thời gian mang thai không phân biệt ở kỳ thai nào, mỗi ngày phải bổ sung thêm 200 microgram axít folic, để cung cấp cho nhu cầu của bản thân thai phụ và thai nhi.

d. Axít folic có rộng rãi trong các loại thức ăn như: thịt nạt, gan, men, rau xanh và các loại sản phẩm đậu nành v..v., khi dùng axít folic đề nghị nên ưu tiên nạp vào các thực phẩm thiên nhiên, nếu trong ăn uống nạp vào không đủ lượng, cần phải bổ sung thêm thuốc axít folic dưới đơn kê của bác sĩ . (Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai Sở Sức khỏe toàn dân/ Cục quản lý thuốc và thực phẩm Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính)

Page 32: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

110

1. Đi tiểu rắt(1) Nguyên nhân

a. Do tử cung nở rộng đè ép lên bàng quang gây ra, thường thấy khi mang thai được 3 tháng và 1 tháng cuối.

b. Yếu tố tâm lý: Phụ nữ khi mang thai sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ dẫn đến việc đi tiểu rắt.

(2) Phương pháp xử lý a. Khi có cảm giác muốn tiểu hoặc khi mắc tiểu dữ dội thì lập tức

phải đi tiểu. b. Ban ngày nên tăng thêm lượng dịch thể nạp vào, ban đêm để giảm

số lần đi tiểu, sau khi ăn tối giảm bớt lượng dịch thể nạp vào.

2. Buồn nôn, nôn(1) Nguyên nhân

a. Do nồng độ hoóc-môn thay đổi, nồng độ HGG tăng cao.b. Sự bài tiết của carbohydrate thay đổi.c. Yếu tố về tâm trạng.d. Bụng đói dễ dẫn đến cảm giác buồn nôn. e. Mệt mỏi.

(2) Phương pháp xử lýa. Tránh những vị và khí có mùi.b. Trước khi xuống giường nên ăn bánh tây hoặc bánh mì Sanwich

khô, nên chọn thức ăn khô ăn giữa hai bữa. c. Ăn ít và ăn nhiều bữa.d. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, hoặc gia vị quá nồng.

E. Sự khó chịu thường gặp trong thời kỳ mang thai và cách xử lý

Page 33: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

111

e. Có thể ăn thức ăn chứa nhiều carbohydrate và đồ uống có ga. Ví dụ: nước trái cây.

f. Để tâm trạng vui vẻ thoải mái, nằm nghỉ ngơi trên giường.

3. Chất nhờn ở âm đạo tăng lên(1) Nguyên nhân

a. Do ảnh hưởng của kích tố estrogen, làm cho niêm mạc âm đạo sinh sản, tuyến nhầy ở cổ tử cung tăng mà gây ra.

b. Độ chua ở âm đạo giảm thấp khiến vi khuẩn dễ sinh sôi dẫn đến viêm nhiễm.

(2) Phương pháp xử lýa. Mỗi ngày hoặc thường xuyên tắm rửa, sau khi đi tiểu thì dội rửa

âm hộ, đừng dùng sản phẩm có tính kích thích như xà phòng hoặc nước tiệt trùng rửa ráy, dùng nước ấm rửa sạch.

b. Sau khi đi tiêu, thì dùng giấy vệ sinh lau từ trước ra sau, đề phòng viêm nhiễm.

c. Mặc loại quần lót có chất cô-tông thoáng khí, khi cần thiết thì dùng miếng băng vệ sinh nhỏ để lót, phải thường xuyên thay miếng lót để giữ vệ sinh sạch sẽ hoặc phải siêng thay quần lót.

d. Đừng mang vớ da liền quần (tất) hoặc quần dài sẽ làm khí nóng và ẩm ở âm hộ không thoát khí và không tốt.

e. Nếu chất dịch nhờn tăng lên, màu sắc thay đổi, có mùi hôi, âm hộ ngứa ngáy thì đi xem bác sĩ.

4. Choáng váng, ngất xỉu, chóng mặt(1) Nguyên nhân

a.Do không khí không tốt, người đông ngẹt và nóng hoặc đột ngột thay đổi tư thế dễ gây ra, đặc biệt là ở nơi công cộng.

b. Do lượng máu thay đổi, và huyết áp thấp ở tư thế đứng thẳng, lượng đường trong máu giảm mà gây ra.

Page 34: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

112

(2) Phương pháp xử lýa. Tránh đứng lâu.b. Khi thay đổi tư thế động tác cần chậm rãi.c. Khi đứng lên, bị chóng mặt có thể tạm thời ngồi xuống. d. Khi bị ngất xỉu nên nằm xuống, đầu để thấp xuống, hai chân gác

cao, đưa đến nơi có không khí thoáng mát. e. Trường hợp đường trong máu thấp, mỗi ngày nên ăn nhiều bữa

hoặc ăn thức ăn có nhiều chất đạm, đề phòng đường trong máu giảm thấp.

d. Tránh để ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào cơ thể.

5. Bị táo bón(1) Nguyên nhân

a. Ăn uống không đầy đủ, lượng vận động giảm và thiếu các thức ăn có chất xơ mà gây ra.

b. Khi mang thai khiến chất hoàng thể tố tăng lên, khiến độ co bóp của dạ dày chậm đi.

c. Tử cung nở rộng khiến ruột non chuyển dịch vị trí, hoặc tử cung đè ép lên trực tràng mà gây ra.

d. Do bổ sung chất sắt mà gây ra. (2) Phương pháp xử lý

a. Mỗi ngày uống trên 2.000cc nước, khoảng 8 ly 240cc nước, cũng có thể uống nước mật ong hoặc nước trái cây để giúp đi tiêu.

b. Buổi sáng và tối đi tản bộ , ở văn phòng làm việc cũng lợi dụng vài phút đi lại vận động nhiều lần.

c. Ăn nhiều rau quả, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên chất. d.Tập thói quen đi tiêu đúng giờ. e. Buổi sáng sau khi thức dậy uống một ly sữa hoặc một ly nước, làm

mát-xa (xoa bóp) phần bụng, có thể giúp đường ruột co bóp dẫn đến cảm giác muốn đi tiêu.

f. Khi cần thiết thì uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Page 35: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

113

6. Bệnh trĩ(1) Nguyên nhân

a. Bị táo bón, tiêu chảy, dùng sức khiến cho sức ép trong tĩnh mạch tăng lên.

b. Tử cung nở rộng đè ép lên tĩnh mạch làm trở ngại tuần hoàn mà gây ra.

(2) Phương pháp xử lýa. Tập thói quen đi tiêu đúng giờ, tránh bị táo bón.b. Nếu trĩ bị lòi (lộ) ra quá mức, thì nên nằm nghiêng, tay thoa thuốc

bôi trơn, rồi nhẹ nhàng dùng tay đẩy cục trĩ trở vào.c. Ngồi ngâm trong nước ấm, khi bị đau nhức dữ dội, có thể đắp túi

đá tại nơi đó khoảng 20 phútd. Dùng thuốc nhét ở hậu môn theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc

tiêu chảy nhẹ hoặc thuốc làm mềm phân. e. Tránh không đứng quá lâu.

7. Chuột rút bắp chân(1) Nguyên nhân

a. Tỷ lệ chất can-xi và chất phốt-pho không cân bằng.b. Sức ép của tử cung lên dây thần kinh tăng lên. c. Máu ở hai chân tuần hoàn không tốt.d. Mệt mỏi.e.Do gân và bắp thịt co giãn quá mức.

(2) Phương pháp xử lýa. Khi bị chuột rút thì đưa chân thẳng ra, lấy tay xoa bóp hoặc đắp

nóng từ bàn chân hướng về bắp chân, để giảm bớt sự đau đớn khi bị chuột rút.

b. Mỗi ngày không nên uống quá 500cc sữa bò, ăn chất lactate, cá khô nhỏ v..v có thể giảm bớt sự không cân bằng của can-xi và phốt-pho.

Page 36: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

114

c. Tránh không đi nhón chân. d. Chú ý giữ ấm, khi ngủ nên mặc quần áo dài và mang vớ (tất).

8. Chân bị phù thũng(1) Nguyên nhân

a. Đứng trong thời gian lâu hoặc cứ ngồi.b. Do sự ảnh hưởng của hoóc-môn mà khiến cho nồng độ chất natri

trong cơ thể tăng cao.c. Sự nở rộng của tử cung đè ép lên tĩnh mạch chủ, làm trở ngại sự

lưu thông của máu ở hai chân.d. Khi mang thai thận hấp thụ nhiều nước và natri tăng lên và gây nên

phù thũng.(2) Phương pháp xử lý

a. Đừng ăn thức ăn quá mặn: lượng muối cho thai phụ khỏe mạnh dùng trong một ngày là 4-6 gram, bằng với một muỗng trà 5cc.

b. Khi nghỉ ngơi, tốt nhất là nằm nghiêng bên trái, có thể gác chân lên cao, giúp máu tuần hoàn thông thuận, tim cũng không có quá nhiều sức ép.

c. Khi cần đứng hoặc ngồi lâu, có thể làm động tác gấp uốn lưng.

9. Tĩnh mạnh bị trương phồng(1) Nguyên nhân

a. Vách mạch máu không còn sức hoặc chức năng của tĩnh mạch ghép không hoàn toàn sẽ gây ra sự tuần hoàn của máu ở hai chân không tốt.

b. Khi mang thai tử cung nở lớn, đè ép lên tĩnh mạch chủ, làm trở ngại sự lưu thông của máu ở hai chân.

(2) Phương pháp xử lýa. Tránh không ngồi, đứng quá lâu, hoặc hai đầu gối đan chéo nhau. b. Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ gác chân lên cao, ngủ nghiêng về bên trái

có thể giúp tĩnh mạch lưu thông.

Page 37: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

115

c. Không nên mặc các quần áo làm trở ngại máu lưu thông, như quần bó sát người, vớ chân.

d. Khi mặc vớ đàn hồi, buổi sáng trước khi bước xuống giường, đưa cao hai chân mang vớ đàn hồi vào, trước khi cởi vớ đàn hồi ra nên đưa cao hai chân ít nhất 10 phút.

10. Đau lưng mỏi hông(1) Nguyên nhân

a. Tư thế không tốt.b. Do tử cung nở rộng, khiến độ cong của xương hông tăng lên.c. Khi mang thai hoóc-môn steroid khiến khớp xương hông bị mềm

đi, bị lỏng đi mà gây nên.(2) Phương pháp xử lý

a. Tránh mang giầy cao gót, mang hoặc xách vật nặng.b. Giữ ở tư thế đúng, đừng dùng sức ở hông.c. Khi đứng đặt trung tâm ở chân, phần hông thu lại.d. Khi ngồi đặt trọng tâm ở phần mông, phần hông thu vào. e. Cúi lượm đồ, đừng uốn cong lưng lại, dùng sức bắp chân, lưng giữ

thẳng ở tư thế ngồi chồm hỗm. f. Dùng bản nịt hông để giữ phần hông, giảm bớt việc hông dùng sức

quá nhiều.g. Ngồi xếp bằng hoặc vận động nâng hông. h. Mát-xa phần hông hoặc phần lưng, thúc tiến sự tuần hoàn của máu.

11. Nóng dạ dày, bồn chồn(1) Nguyên nhân

a. Thời kỳ đầu thai kỳ do căng thẳng, lo âu mà gây ra.b. Thời kỳ cuối do tử cung đè ép mà gây ra.c. Hoàng thể tố khiến dạ dày co bóp chậm đi, thức ăn ở trong dạ dày

với thời gian dài hơn, và cơ vòng bị giãn ra mà gây nên dịch trong dạ dày chảy ngược vào ống thực quản, dẫn đến cảm giác nóng dạ dày.

Page 38: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

116

(2) Phương pháp xử lýa. Ăn ít chia thành nhiều bữa.b. Uống thuốc kháng axít theo chỉ dẫn của bác sĩ, trung hòa vị chua

ở dạ dày. Nên dùng nhũ tương dạ dày thì tốt hơn, nhưng không thể uống thuốc đau dạ dày có chứa natri, vì có thể dẫn đến bị phù thũng.

c. Sau khi ăn cơm nên tránh nằm xuống ngay, để tránh dịch trong dạ dày chảy ngược lên.

d. Tránh ăn thức ăn ngọt và nhiều chất béo.e. Trước khi ăn uống một ly sữa nhỏ, có thể giảm sự khó chịu.

12. Nghẹt mũi, chảy máu camDo nồng độ Estrogen tăng cao mà gây ra. Các phương pháp chăm sóc

như sau:a. Giải thích nguyên nhân gây ra khó chịu để giảm bớt sự bất an cho thai

phụ.b. Hít vào khí phun lạnh.c. Cố gắng không sử dụng thuốc, nếu gây ra khó chịu, nên đi bác sĩ trị liệu.

13. Cách giữ gìn vệ sinh răng miệng cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai đối với răng và các tổ chức xung quanh răng sẽ có một mức ảnh hưởng tương đối lớn . Trong thời kỳ mang thai các chứng bệnh thường thấy ở răng miệng là sâu răng và bị viêm nướu răng.(1) Sâu răng

Trong thời kỳ mang thai sự chú ý của thai phụ tập trung vào em bé ở trong bụng, thêm vào tâm trạng thay đổi, thông thường sẽ lơ là việc chăm sóc răng miệng. Thêm vào đó trong thời gian mang thai số lần ăn uống tăng lên, thường thích thức ăn chua, lại thêm có khi có hiện tượng nôn mửa, khiến răng miệng ở trong trạng thái chua,

Page 39: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

117

dễ dẫn đến bị sâu răng.(2) Viêm nướu răng

Trong thời gian mang thai do việc tiết chất dịch thay đổi khiến cho triệu chứng về răng miệng vốn không rõ ràng càng trở nên nghiêm trọng hơn . Nướu răng sưng to, dễ chảy máu, thậm chí nổi thành cục, khiến khó duy trì việc vệ sinh răng miệng dẫn đến viêm nướu răng càng nghiêm trọng.

(3) Giữ vệ sinh răng miệngBất luận là sâu răng hay viêm nướu răng không phải do mang thai

mà gây ra, nguyên nhân dẫn đến bệnh về răng miệng là “vết khuẩn răng”. Chỉ cần triệt để giữ gìn vệ sinh răng miệng, làm sạch đi các vết khuẩn răng thì có thể đề phòng sâu răng hay viêm nướu răng.

(4) Trong thời gian mang thai nên đặc biệt chú ý các hạng mục như saua. Khi mang thai để nha sĩ kiểm tra răng chỉ dẫn về cách chăm sóc

vệ sinh răng miệng, nếu có bệnh về răng thì sớm điều trị.b. Ăn uống điều độ, tránh thức ăn ngọt và nước giải khát. Một mặt

có thể phòng ngừa các bệnh về răng, mặt khác có thể khiến thai nhi phát triển tốt, để cho em bé có một hàm răng khỏe mạnh.

c. Mỗi ngày sử dụng bàn chải đánh răng và chỉ xỉa răng để giữ vệ sinh răng miệng.

(5) Thời kỳ mang thai điều trị về răng cần chú ý các hạng mục sau:a. Trong thời gian mang thai, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 là thời

kỳ thích hợp để điều trị về răng.b. Thời kỳ đầu của thai kỳ, các cơ quan trong cơ thể thai nhi đang

phân hóa, dễ bị thuốc sát trùng, thuốc tê gây ảnh hưởng, không thích hợp điều trị răng.

c. Hai tháng cuối của thai kỳ, tử cung dễ nhạy cảm, dễ bị những kích thích bên ngoài làm ảnh hưởng mà co thắt, cũng không thích hợp điều trị răng.

Page 40: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

118

d. Điều trị các bệnh về răng miệng cấp tính, chủ yếu chỉ làm nhẹ triệu chứng, đề nghị sau khi sinh tiến hành điều trị thì thích hợp hơn.

e. Nếu trong thời gian mang thai cần phải điều trị, nên tiến hành ở bệnh viện có đầy đủ thiết bị, đồng thời phải hội chẩn ở khoa phụ sản, khoa tim, khoa gây mê..v..v, để bảo vệ cho sự an toàn của thai phụ và thai nhi.

(6) Phương pháp đánh răng đúng.

đánh răng băng cách xoay vòng cách đánh răng

1

2

3

6

5

4

12 10

11

8

7 9

Phương pháp chuyên động bàn chải đánh răng: bàn chải đặt thẳng trên mặt răng và điêm giao giữa răng và nướu, chuyên động vê hướng chân răng mới có thê làm sạch được răng.

Theo thứ tự mà đánh răng, đánh từ phải qua trái và từ ngoài vào trong mới có thê làm sạch răng trong thời gian ngắn.

Phương pháp chuyển động bàn chải đánh răng, bàn chải đánh răng để ở nơi giao nhau giữa răng và nướu răng, đồng thời chuyển động lên mặt răng, mới có thể vệ sinh phần chân răng. Chiếu theo trình tự mà đánh răng, bên má trong, bên lưỡi, mặt giao nhau. Thì mới có thể trong thời gian ngắn nhất làm triệt để vệ sinh răng miệng.

Page 41: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

119

14. Bệnh bội nhiễm khi mang thai (1) Bệnh cao huyết áp và nhiễm độc thai nghén khi mang thai

Tình trạng bệnh bội nhiễm cao huyết áp khi mang thai có các loại như sau:a. Cao huyết áp khi mang thai:

Do mang thai mà dẫn đến cao huyết áp (là chỉ huyết áp thu vào≧140mHg hoặc huyết áp nở ra≧90mHg), không bội nhiễm protêin trong nước tiểu, sau khi sinh trong vòng 12 tuần thì trở lại bình thường.

b. Chứng tiền sản giật ( còn gọi là: “nhiễm độc thai nghén khi mang thai”):

Là chỉ mang thai 20 tuần sau mới xuất hiện cao huyết áp, đồng thời kết hợp prôtêin trong nước tiểu (Thường bội nhiễm toàn thân bị sưng phù).

c. Chứng sản giật: chứng tiền sản giật đồng thời kết hợp chứng co giật, động kinh.

d. Cao huyết áp mãn tínhTrước khi mang thai đã xuất hiện cao huyết áp hoặc cao huyết

áp xuất hiện trước mang thai được 20 tuần; một tình trạng khác là mang thai được 20 tuần sau mới xuất hiện cao huyết áp , nhưng sau khi sinh xong trong vòng 12 tuần không trở lại bình thường. Phụ nữ mang thai bội nhiễm cao huyết áp, cần phải phối hợp để được bác sĩ theo dõi liên tục, định kỳ đánh giá chức năng của nhau thai và tình trạng phát triển của thai nhi. Bình thường phải nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt phải chú ý huyết áp và sự thay đổi của sự chuyển động của thai nhi, tránh gây ra căng thẳng. Về chế độ ăn uống nên chú ý lượng thức ăn ăn vào,và ăn thức ăn có nhiều chất đạm, khống chế lượng muối ăn vào.

(2) Bệnh tiểu đườngPhụ nữ mang thai bị bội nhiễm bệnh tiểu đường, có thể chia ra làm

hai loại, một loại là trước khi mang thai đã biết là người mắc bệnh

Page 42: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

120

tiểu đường: và người phụ nữ này bất luận là mắc bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2, sau khi mang thai nên tiếp tục hoặc đổi thành dùng insulin khống chế đường trong máu, đồng thời phải phối hợp với bác sĩ và chuyên viên gia dinh dưỡng. Một loại khác là trường hợp trong thời gian mang thai lần đầu tiên xuất hiện triệu chứng bệnh tiểu đường rất rõ ràng, hoặc trường hợp qua kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường dương tính rồi lại qua “Thử nghiệm mức chịu đường glu-cô ” , bị phán định là trường hợp dị thường, thì được gọi là bệnh tiểu đường khi mang thai.

Phụ nữ mang thai bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai, nên tham khảo ý kiến của các chuyên viên dinh dưỡng chỉ dẫn việc ăn uống trị liệu thích hợp trong thời kỳ mang thai; cung cấp các tư vấn về kiến thức y tế: tìm hiểu việc phụ nữ khi mang thai đường trong máu cao đối với thai nhi có những ảnh hưởng gì, làm thế nào phòng ngừa huyết áp cao, tìm hiểu triệu chứng và cách xử lý đường trong máu thấp, tự đo và ghi nhận lượng đường trong máu tại nhà. Và những phụ nữ mang thai trước khi sinh vẫn duy trì việc chích insulin thì trong khi sinh nên giữ mức đường trong máu ở phạm vi bình thường (70mg/ml∼140 mg/ml), tránh mức đường trong máu trong cơ thể người mẹ tăng cao, gây ra chứng insulin trong máu cao ở trẻ sơ sinh và phản ứng đường trong máu thấp kéo dài ở trẻ sơ sinh.

(3) Hen suyễnHen suyễn là một loại bệnh không thể coi thường, người chuẩn bị

làm mẹ không thể vì lo lắng thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi mà tự ý giảm lượng thuốc hoặc ngưng uống thuốc, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn mới được điều chỉnh lượng thuốc.

Tỷ lệ hen suyễn bội nhiễm khi mang thai chiếm khoảng1-3%, có khoảng 1/3 phụ nữ mắc chứng hen suyễn, trong thời kỳ mang thai tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn , 1/3 sẽ giữ ở tình trạng không thay đổi, 1/3 còn lại ngược lại sẽ được cải thiện. Tốt nhất trước khi mang thai nên khống chế tình trạng bệnh, rồi mới mang thai. Khi

Page 43: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

121

đi khám thai nhớ nói với bác sĩ “Tôi bị hen suyễn” để tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ trong việc hỗ trợ chăm sóc trị liệu. Đương nhiên “nên rời xa những nguồn dị ứng” là nguyên tắc quan trọng hàng đầu.

(4) Động kinh Đa phần các phụ nữ mắc bệnh động kinh trong thời gian mang

thai khống chế việc co giật đều có thể duy trì ở mức ổn định không đổi. Có một số người rất ít bị phát bệnh, nhưng cũng có những cơn co giật phát ra khó mà khống chế, vì vậy nên nói cho bác sĩ biết các chi tiết về tình hình phát bệnh, để bác sĩ giúp khống chế bệnh tình khi phát bệnh là việc tương đối quan trọng. Trong thời gian mang thai nếu phát bệnh, đều phải nghĩ đến việc đưa đến bệnh việc cấp cứu điều trị. Hãy nghĩ cho em bé của bạn, trong thời gian mang thai khống chế bệnh là một việc cần thiết và không thể không làm hoặc thiếu. Nhớ là không được tự ý ngừng thuốc, nhất là sau khi mang thai được 2,3 tháng, càng cần phải uống thuốc điều độ. Nếu tự ý ngưng việc trị liệu có khả năng gây ra sự nguy hiểm cực lớn, thậm chí còn ảnh hưởng nhiều hơn so với cả ảnh hưởng của việc uống thuốc động kinh gây ra. Ngoài ra có một số thuốc chống động kinh sẽ làm giảm vitamin K trong máu, khiến chức năng đông máu chuyển biến không tốt, cho nên khi sắp sinh nở thì nên bổ sung vitamin K, hơn nữa sau khi em bé ra đời cũng phải bổ sung vitamin K. ( Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai/ Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính )

Page 44: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

122

1. Mục đícha. Giảm bớt sự đau đớn khi đau đẻ từng cơn. b. Giảm bớt sự căng thẳng của tâm trạng và cơ bắp toàn thân khi sinh sản.c. Làm cho các cơ đường sinh nở chắc khỏe hơn, tiện lợi cho việc sinh sản. d. Giúp thu ngắn quá trình sinh nở.

2. Thời gian thực hiện Mang thai tròn 7 tháng , thì có thể bắt đầu .

3. Các hạng mục cần chú ýa. Trước khi thực hiện nên bài sạch nước tiểu trong bàng quang.b. Tốt nhất là chọn giường sàn cứng hoặc tập ở trên sàn nhà, tư thế

ngồi cũng được. c. Mặc quần áo rộng rãi ( mở nút áo, dây thắt).d. Tốt nhất là tập trước khi đi ngủ hoặc trước khi ăn sáng.e. Phương pháp phải chính xác, chú ý an toàn.f. Số lần nên từ ít đến nhiều, đừng để quá mệt mỏi.

4. Các loại hình vận động(1) Loại hình vận động trước khi sinh thường gặp:

a. Vận động phần hông:Mục đích: khi sinh nở tăng cường tính đàn hồi sức ép của bụng

và âm hộ, khiến sinh được dễ dàng.Động tác: như trong hình, tay vịn vào lưng ghế từ từ hít vào,

đồng thời cánh tay dùng sức, nhón chân đứng thẳng, khiến toàn thân hướng lên trên, lưng thẳng, khiến cho

F. Bài tập vận động trước khi sinh

Page 45: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

123

phần bụng dưới áp sát vào lưng ghế, rồi từ từ thở ra, cánh tay thả lỏng, chân quay về vị trí cũ, sáng tối mỗi lần tập mỗi động tác 5-6 lần.

b. Vận động phần đùiMục đích: tăng cường tính đàn hồi của cơ bắp gần xương chậu

và âm hộ.Động tác: tay vịn vào lưng ghế, chân phải để cố định, chân trái

chuyển động 360°(vẽ vòng tròn) làm xong thì quay về vị trí cũ, đổi chân khác tiếp tục làm, sáng tối mỗi lần tập mỗi động tác 5-6 lần.

c. Vận động dùng bụng hô hấpMục đích: Có thể làm giảm nhẹ cảm giác khi đau từng cơn, thư

giãn cơ bắp vùng bụng làm giảm đau đớn.Động tác: nằm thẳng, chân hơi cong lại, ngậm miệng dùng mũi

hít vào hơi dài, khiến cho bụng phình lên, phổi bất động, hít hơi vào càng chậm càng tốt, rồi từ từ phà hơi ra, khiến bụng từ từ xẹp xuống, sáng tối mỗi lần tập mỗi động tác 10-15 lần là được.

d.Vận động nín thởMục đích: khi sinh nở, sau khi tử cung đã nở hoàn toàn thì làm,

động tác này có thể tăng cường sức ép của bụng, giúp thai nhi nhanh chóng ra đời.

Động tác: nằm thẳng hít vào hai hơi thật sâu, lập tức ngậm miệng lại, cố gắng ép cơ hoành xuống như trạng thái rặn khi đi tiêu (bình thường khi ở nhà luyện tập thì đừng quá dùng sức) sáng tối mỗi lần tập mỗi động tác 5-6 lần.

e.Vận động thở ngắn ở lồng ngực (vận động hà hơi)Mục đích: khi sinh nở, khi đầu thai nhi lòi ra, thì làm động tác

này, để tránh việc thai nhi quá nhanh lọt ra ngoài mà làm tổn thương đến trẻ sơ sinh hoặc là làm âm hộ của sản phụ bị rách nghiêm trọng.

Page 46: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

124

Động tác: nằm thẳng, chân duỗi thẳng ra, há miệng làm động tác hít thở ngắn, mỗi giây thở ra một lần, mỗi 10 lần hít thở thì phải nghỉ một chút, rồi tiếp tục làm, sáng tối mỗi lần tập mỗi động tác 3-4 lần.

1. Hình tập phần hông 2. Hình tập phần đùi

3. Tập hô hấp bằng bụng Khi đau đẻ tử cung chưa nở hoàn toàn thì làm

Page 47: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

125

G. Phương pháp Lamaze giảm đau khi sinh

1. Lời nói đầuSinh nở là một chức năng sinh lý tự nhiên của phụ nữ, cũng là một

kinh nghiệm có tính kịch liệt và thử thách. Nếu không làm bất cứ chuẩn bị nào trước đó, thì khi sinh nở thường sẽ rất sợ hãi, đau đớn và có cảm giác thất vọng. Nếu trước đó những người cha mẹ có sự chuẩn bị đầy đủ, nếu hiểu được sinh nở là một hiện tượng tự nhiên, thì sự thay đổi, cảm thụ xảy ra và mọi cách thức xử lý trong các giai đoạn của quá trình sinh nở, thì sẽ khá hiểu rõ và đầy tự tin đối với việc sinh nở của mình. Thông thường trường hợp điển hình với những người cha mẹ không làm các chuẩn bị trước đó thì sẽ vô cùng sợ hãi và bất an đối với việc sinh nở của mình. Các sản phụ này trong quá trình sinh nở đau đớn rên rỉ, bàng hoàng bất lực, và người chồng đứng bên cạnh chỉ có thể mở to mắt nhìn người vợ yêu quý của mình đau khổ mà chỉ biết bó tay.

Lo sợ, căng thẳng, thiếu oxy và mệt mỏi v..v đều sẽ làm cho việc sinh nở càng khó khăn hơn. Một sản phụ có sự chuẩn bị trước sẽ biết làm thế nào xử lý và phòng ngừa các tình trạng này. Thêm vào việc người chồng ở bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ, thông thường thì kinh nghiệm sinh nở của họ sẽ tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

2. Thế nào là phương pháp Lamaze giảm đau khi sinh (Prepared.Childbirth-Lamaze Method)

Phương pháp giảm đau khi sinh nở Lamaze là “Phương pháp phòng ngừa tâm lý”, khi thai phụ có thai đủ 7 tháng, thông qua các y bác sĩ chuyên nghiệp chỉ dẫn các kiến thức, các bài tập vận động về khống chế thần kinh cơ bắp, bài tập thể thao, kỹ thuật hô hấp, có liên quan đến mang thai một cách có kế hoạch, sau đó hai vợ chồng không ngừng cùng

Page 48: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

126

kiên trì luyện tập. Khi sinh nở, người chồng cùng vợ vào phòng chờ đợi sinh và vào phòng sinh, để tiện cho người vợ khi sắp sinh tử cung co rút, người chồng có thể khuyến khích và giúp vợ chủ động vận dụng cơ thể mình, thư giãn cơ bắp một cách vừa phải, để giảm bớt sự khó chịu do khi sinh nở tử cung co thắt gây ra.

(1) Lịch sửPhương pháp giảm đau khi sinh được phát minh đầu tiên tại Liên

Xô, chiếu theo nguyên lý điều kiện phản xạ nổi tiếng của Pavlov mà suy luận ra, nguyên lý cho rằng não bộ của con người có phản ứng đối với một sự kích thích thì có thể thông qua việc học tập mà làm thay đổi. Các chuyên gia tâm lý của Liên Xô phát hiện nếu có thể huấn luyện chuyển dịch cảm giác khó chịu và đau đớn, thì cảm giác khó chịu khi sinh nở của sản phụ sẽ ít hơn so với những sản phụ mà không qua các huấn luyện này.

Năm 1952, vị bác sĩ sản khoa Lamaze của Pháp đến Liên Xô học phương pháp này, đồng thời dùng lý luận, phương pháp này mang về Pháp nghiên cứu và cải tiến thêm, vì thế mới có phương pháp Lamaze giảm đau khi sinh. Phương pháp này mười mấy năm trước từ Châu Âu truyền đến Mỹ, qua mười mấy năm này được thúc tiến mở rộng và vận dụng, cho đến nay đã được đa số các bác sĩ sản khoa tiếp nhận, đồng thời cho rằng đó là “Phương pháp gây mê ” trong sinh nở an toàn và hiệu quả nhất.

(2) Lý luậnCảm giác khó chịu khi sinh nở đã được mọi người công nhận là

một sự đau đớn lớn nhất trong mọi đau đớn, và nguyên nhân gây ra sự đau đớn này, qua nhiều năm nghiên cứu và quan sát, thì có thể quy thành 5 loại nguyên nhân dưới đây: a. Thiếu kiến thức.b. Cơ bắp của cơ thể không thể thư giãn.c. Cơ bắp của tử cung thiếu oxy. d. Xã hội, văn hóa dẫn đến ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Page 49: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

127

e. Sự truyền dẫn của thần kinh về mặt sinh lý.Phương pháp Lamaze, là chủ yếu sau khi phân tích các nguyên

nhân trên, cung cấp vô số các loại phương pháp để ứng phó, khiến sự khó chịu khi sinh nở giảm đến mức tối thiểu.

3. Lợi ích của phương pháp Lamaze giảm đau khi sinh(1) Hai vợ chồng chuẩn bị tâm lý đầy đủ về việc sinh nở, giảm bớt sự bất

an và căng thẳng.(2) Huấn luyện sự ăn ý giữa hai vợ chồng, khiến hai bên có sự đồng tâm

hiệp lực để nghênh đón em bé chào đời.(3) Khiến cho quá trình sinh nở càng thuận lợi hơn.

4. Luyện tập các bài tập của phương pháp Lamaze giảm đau khi sinh và những điều cần chú ý của kỹ thuật hô hấp (1) Chọn luyện tập phương pháp này ở trên giường có sàn phẳng kiên cố

hoặc trên sàn nhà.(2) Trước khi làm nên đi tiểu trước, đồng thời thay quần áo rộng rãi.(3) Tập khi bụng đói, hoặc sau khi ăn 2 tiếng.(4) Số lần tập từ ít chuyển dần thành nhiều.(5) Khi luyện tập tập trung sức lực, giáo viên huấn luyện có thể thực sự

kiểm tra được những động tác mà thai phụ làm có chính xác không(6) Khi luyện tập giáo viên huấn luyện và thai phụ phải phối hợp với

nhau, để tạo một sự ăn ý giữa hai bên.

5. Các bài tập, mục đích và cách làm của phương pháp Lamaze(1) Bài tập Lamaze bao gồm: a. Bài tập khống chế thần kinh cơ, b. Bài

tập thể thao, c. Bài tập hô hấp.a. Bài tập khống chế thần kinh cơ: bao gồm (a) Bài tập hô hấp kiểu

Page 50: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

128

tthả lỏng (b) Bài tập hô hấp sâu, căng cơ và thả lỏng kiểu thư giãnMục đích của nó là: khi sinh nở các cơ bắp thịt của toàn thân

tự nhiên thả lỏng, làm cho tử cung làm việc không bị gò bó, để không làm mất sức một cách lãng phí. Bài tập này mỗi ngày ít nhất tập 1 lần, thời gian luyện tập 1 lần : khoảng 15-20 phút.(a) Bài tập hô hấp kiểu thả lỏng

*Lưng của thai phụ nằm thẳng trên sàn nhà. Kê một cái gối dưới đầu và đầu gối, rồi từ từ hít vào và thở ra, toàn thân thư giãn, trước và sau mỗi một hạng mục vận động đều phải làm động tác hô hấp này.

*Giáo viên huấn luyện ở bên cạnh ra hiệu, đồng thời kiểm tra xem toàn thân của thai phụ có hoàn toàn thư giãn không. Phương pháp kiểm tra: có thể kiểm tra cánh tay hay hai chân. Khi giáo viên huấn luyện cầm bộ phận cần kiểm tra trên người thai phụ từ từ đưa lên sẽ cảm thấy được trọng lượng của các chi, đồng thời “khi giáo viên huấn luyện thả các chi của thai phụ xuống”, thì bộ phận bị thả xuống sẽ nặng nề rơi xuống, thì mới cho thấy họ hoàn toàn thư giãn, nếu không thì vẫn tiếp tục phát ra hiệu lệnh “thả lỏng”, cho đến khi giáo viên huấn luyện cảm thấy các chi của thai phụ bị kéo đưa lên hoàn toàn đã được thư giãn.

(b) Bài tập căng cơ và thả lỏng Sau khi giáo viên huấn luyện

cảm nhận được thai phụ hoàn toàn thư giãn, thì hiệu lệnh tiếp theo sẽ là “ thu chặt cánh tay bên trái, vai, cùi chỏ, nắm tay, căng lên, duỗi thẳng, đồng thời đưa cao lên... ”

Page 51: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

129

lúc này, giáo viên huấn luyện kiểm tra độ căng của cánh tay trái, đồng thời kiểm tra cánh tay phải và hai chân có hoàn toàn thả lỏng không, rồi ra tiếp hiệu lệnh: “bỏ cánh tay xuống, thả lỏng, thả lỏng... ” lúc này cánh tay của thai phụ phải hoàn toàn thả lỏng buông xuống.

b. Bài tập thể thao: bao gồm (a) Hai chân ngồi xếp bằng chéo lên nhau, (b) Bài tập hai bàn chân áp vào nhau, đặt nhẹ tay vào hai đầu gối , (c) Bài tập nâng hông lên, (d) Bài tập đưa chân lên, (e) Bài tập đưa chân lên hướng ra bên ngoài. (a) Hai chân ngồi xếp bằng chéo lên nhau

Hai chân chéo nhau ngồi xếp bằng trên mặt đất, lưng thư giãn hơi giống cong như hình tròn, khi thai phụ có cơ hội ngồi trên mặt đất, đều có thể chọn tư thế ngồi này, như xem ti vi, xem sách v.v…, lúc thấy hơi mệt thì duỗi chân ra, rồi lại tiếp tục ngồi như vị trí cũ.

(b) Bài tập hai bàn chân áp vào nhau, đặt nhẹ tay vào hai đầu gối*Thai phụ ngồi trên nền nhà, 2

lòng bàn chân áp lại với nhau, cố gắng làm cho chân gần với thân thể.

*Hai tay đặt trên 2 đầu gối, giáo viên huấn luyện lấy 2 tay giữ 2 bắp chân của thai phụ.

*Nhẹ nhàng đẩy đầu gối thẳng xuống phía dưới liên tục 3 lần sẽ cảm giác cơ bắp phía bên trong của bắp chân đang giãn ra.

*Nếu 2 đầu gối đụng vào nền nhà thì thân thể hơi hướng về phía trước, trên bắp chân cảm nhận được 1 lực kéo rất lớn.

*Thực hiện từ 5 đến 6 lần.(c) Bài tập nâng hông lên

*Nằm thẳng, gấp đầu gối, phía dưới 2 lòng bàn chân áp vào mặt đất, lưng và 2 vai áp căng vào mặt đất.

Page 52: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

130

*Từ từ hít vào, cơ bắp của bụng dưới co thắt, khiến cho phần hông nâng lên khỏi mặt đất.

*Từ từ thở ra, khi thả lỏng lưng, bụng, thì hông hạ xuống.

*Tập 5 lần.(d) Bài tập đưa chân lên

*Thai phụ nằm thẳng, 2 tay duỗi thẳng 2 bên, làm “Bài tập hô hấp kiểu thả lỏng”, sau khi toàn thân thư giãn từ từ nâng chân phải ngón chân hướng thẳng về phía trước, đồng thời dùng mũi hít vào 1 hơi sâu, đầu gối thẳng, chân còn lại áp vào mặt đất.

*Thở ra bằng miệng, 5 ngón chân hướng về phía trên, từ từ đặt đùi phải xuống.

*Hô hấp và động tác phải hối hợp lẫn nhau.*Hai bắp đùi luân phiên thực hiện mỗi bên 5 lần.

(e) Bài tập đưa chân lên hướng ra bên ngoài *Thai phụ nằm thẳng, 2 tay đưa lên trên thẳng với thân lòng

bàn tay hướng ra ngoài, , làm “Bài tập hô hấp kiểu thả lỏng” trước, sau khi toàn thân thả lỏng, nâng bắp đùi phải, ngón chân hướng thẳng về phía trước đồng thời hít sâu vào bằng mũi, trong khi đó, đùi chân phải hướng về phía bên phải trở ra bên ngoài khoảng chừng 45 độ.

Page 53: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

131

*Từ từ thở ra bằng miệng, 5 ngón chân hướng về phía trên, đồng thời từ từ nâng cao đùi bên phải, thâu vào phía bên trong, trở về lại vị trí ban đầu trên mặt đất.

*Chân chưa được nâng cao nên giữ thẳng áp vào mặt đất.*Hai chân luân phiên thực hiện mỗi bên ít nhất 3 lần.

c. Kỹ năng hô hấp: Vận động này là kĩ năng hô hấp để phối hợp với tiến trình sinh sản khi sinh. Có thể phân làm (1) Giai đoạn ban đầu (2) Giai đoạn tăng tốc (3) Giai đoạn chuyển biến hô hấp (4) Động tác nín thở rặn hơi (4) Động tác hà hơi.

Mục đích của nó là: Làm cho đại não sinh ra 1 trung tâm chú ý mới, giảm nhẹ cảm giác khó chịu khi tử cung co rút, để vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của quá trình sinh nở.

Phương pháp thực hiện các vận động như sau:(a) Giai đoạn ban đầu:

*Thời kỳ gần sinh nở, tử cung co rút theo hình sóng với tốc độ chậm cách nhau không đều, kĩ năng hô hấp được thực hiện khi miệng tử cung mở khoảng chừng 3 phân.

*Dựa vào việc sóng co rút bắt đầu, trước tiên thực hiện động tác hô hấp thả lỏng tiếp theo đó là hít thở bằng lồng ngực từ 6 đến 9 lần, lại tiếp tục thở theo phương pháp hô hấp thả lỏng

*Khẩu lệnh: hít vào 2…3…4, thở ra 2…3…4, 1 lần hít vào và thở ra khoảng chừng 10 giây.

(b) Giai đoạn tăng tốc, là giai đoạn lâu nhất, sinh động nhất trong quá trình sinh sản, sự biến đổi của sóng co rút cao, và kéo dài lâu nhất. Kĩ năng hô hấp này được thực hiện trong giai đoạn miệng tử cung mở khoảng 4 đến 8 phân.*Thở bằng phương pháp hô hấp thả lỏng với cường độ tăng

lên hoặc giảm đi theo độ co rút của tử cung, cuối cùng hít thở bằng một đợt hô hấp thả lỏng khác.

*Khẩu lệnh là: hít vào 2…3…4, thở ra 2…3…4.*Khẩu lệnh là: hít vào 2…3, thở ra 2…3.

Page 54: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

132

*Khẩu lệnh là: hít vào 2, thở ra 2.*Khẩu lệnh là: hít…thở, hít…thở.*Khẩu lệnh là: quá trình hít vào, thở ra phối hợp với thời gian

tử cung liên tục co rút, khoảng chừng 45 đến 60 giây.

Tử cung co thắt

Hình 1: Sơ đồ giai đoạn hô hấp ban đầu (tử cung co rút từ 30 đến 60 giây).

Hình 2: Sơ đồ giai đoạn hô hấp tăng tốc (tử cung co rút từ 45 đến 60 giây).

(c) Giai đoạn chuyển biến*Sau khi dùng phương pháp hô hấp thả lỏng, liên tục nhanh

chóng hít vào và thở ra 4 đến 6 hơi, thực hiện nhiều lần như vậy cho đến khi tử cung kết thúc sự co rút, rồi mới hít thở từ từ 1 lần nữa.

*Khẩu lệnh là: hít, thở… hít, thở… hít, thở… hít, thở…: hít thở sâu 1 lần nữa.

Ba kĩ năng hô hấp trên, khi luyện tập ở nhà phải mô phỏng giống thời gian tử cung co rút như thực, vì vậy giáo viên huấn luyện phải nói khẩu lệnh: “bắt đầu co rút”, “kết thúc co rút”.

(d) Động tác nín thở*Thai phụ nằm thẳng trên nền, 2 chân vắt lên ghế hoặc sofa,

2 đầu gối gấp khúc, 2 chân bạnh ra, hai đùi chuyển dịch về phía cạnh ghế và áp vào 2 chân trước của ghế.

Page 55: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

133

*Lực nén ở phía trên hậu môn giống như khi bài tiết phân cứng.

*Khẩu lệnh là: hít vào… thở ra…, hít vào… thở ra…, hít sâu vào… rặn (sức đẩy về phía dưới) dùng sức… dùng sức…, cho đến khi tử cung ngừng co rút, thở ra. Khi tử cung co rút lần nữa, lại tiếp tục thở như trên.

*Sử dụng phương pháp này vào lúc co rút của tử cung mới có hiệu quả, luyện tập trước khi sinh 3 tuần mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Sau khi thở bằng phương pháp hô hấp thả lỏng, liên tục hít vào 4 đến 6 hơi thở ra 1 hơi, vài lần như vậy, cuối cùng hít vào và thở ra theo phương pháp hô hấp thả lỏng.

Sau khi hít thở nhanh 2 lần, hít vào 1 hơi và nín hơi, khi thích hợp đổi hơi và tiếp tục nín thở rặn cho đến khi đầu thai nhi xuất hiện.

Hô hấpTử cung co rút

Hình 3: Sơ đồ hô hấp giai đoạn chuyển biến (tử cung co rút từ 60 đến 90 giây)

Hình 4: Sơ đồ hình thái nín thở và rặn (khoảng 60 giây).

Page 56: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

134

(e) Động tác hà hơi*Khi phần đầu của thai nhi trồi ra ở 1 mức độ nào đó, thì

người đỡ đẻ nói: “Không nên dùng sức”, thai phụ sẽ há miệng ra hà hơi liên tục cho đến khi muốn gắng sức rặn thai nhi ra.

*Khi luyện tập động tác nín thở rặn ở trong nhà, thỉnh thoảng người chồng có thể nói khẩu lệnh “Không nên dùng sức”, tiếp theo là động tác hà hơi và luyện tập cho đến khi tự nhiên có phản ứng rất nhanh mới được.

6. Kết luậnHiện nay xã hội đề cao trình độ giáo dục, nhiều vợ chồng đều muốn

hiểu biết về kiến thức có liên quan đến vấn đề sinh và nuôi dưỡng con cái, và phương pháp sinh sản Lamaze tức là phương pháp hướng dẫn những người làm cha làm mẹ chuẩn bị về sinh lí và tâm lí để họ hiểu được chính xác về chức năng của thân thể chính mình và quá trình sinh sản, ngoài ra còn hướng dẫn các bậc phụ huynh những kĩ xảo để xử lí trạng thái không thoải mái trong quá trình sinh nở, để họ có thể đóng vai trò tích cực trong quá trình sinh sản. Phương pháp sinh sản Lamaze cần được truyền bá rộng rãi

Page 57: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

135

H. Chuẩn bị các vật dụng cho bé dùng tại nhà

1. Ít nhất là 8 bộ quần áo: áo ngắn vải mỏng 4 cái, áo tay dài mặc ngoài 4 cái.

2. Tã lót hoặc bỉm 4 lố trở lên.3. Khăn bông lớn, nhỏ mỗi loại 2 cái, 1 cái khăn tắm.4. Xà phòng trung tính (dùng để tắm).5.Tấm đệm lót nước tiểu (chất vải nilon) hoặc vải thấm nước tiểu ít nhất

3 miếng, nếu sử dụng bỉm thì khỏi sắm các tấm lót.6. 1 cái bồn tắm em bé.7. Giường nhỏ và mềm bông. Chú ý: Vật dụng của trẻ sơ sinh, nên rửa hoặc giặt sạch sẽ trước khi

dùng.

Page 58: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

136

I. Các điều cần biết khi nhập viện

1. Khi nhập viện nên đem theo những thứ sau:Thẻ IC bảo hiểm sức khỏe, sổ khám sức khỏe của sản phụ, thẻ đăng

ký khám bệnh và giấy chứng minh nhân dân của vợ và chồng. Áo quần và các dụng cụ dùng để vệ sinh thân thể: giấy vệ sinh, băng vệ sinh (dùng cho sản phụ), quần lót giấy, ly súc miệng, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, ống hút, khăn bông, xà phòng, thau rửa mặt, dép, băng lót sau khi sinh.*** Không nên mang theo những đồ quý giá.

2. Xin hãy thăm bệnh nhân và trẻ sơ sinh vào giờ thăm bệnh của khu bệnh viện

3. Yêu cầu phân loại rác bỏ theo đúng quy định, giữ gìn môi trường sạch sẽ.

4. Giữ gìn đồ dùng công cộng.

5. Không được hút thuốc trong bệnh viện.

6. Trong thời gian nằm viện để giữ gìn an toàn không được đem và sử dụng các đồ điện.

7. Trong thời gian nằm viện, các hạng mục khác cần phải thực hiện theo nội quy của bệnh viện.

Page 59: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

137

J. Sinh đẻ

1. Hiện tượng sắp sinhNếu phát hiện 1 trong những tình hình sau phải lập tức đến bệnh viện

khám.(1) Vỡ nước ối (từ âm đạo liên tục chảy ra chất lỏng trong)(2) Chảy máu âm đạo (chảy ra máu đỏ tươi).(3) Khí hư có kèm máu, lượng càng ngày càng nhiều.(4) Thai động tăng thêm, giảm bớt hoặc ngừng động.(5) Trong khoảng 10 phút có 2 đến 3 lần đau từng cơn hoặc mỏi lưng.(6) Có cảm giác muốn đi đại tiện, hậu môn muốn dùng sức một cách

không tự chủ.

2. Phương thức sinh sản(1) Sinh sản tự nhiên

Có 3 thời kỳ sinh sản tự nhiênThời kỳ thứ nhất:

Bắt đầu đau từng cơn cho đến khi miệng tử cung hoàn toàn mở. Thời gian sinh tự nhiên bình quân khoảng 12 đến 14 tiếng đồng hồ đối với những sản phụ sinh con đầu lòng. Bình quân từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ đối với những sản phụ sinh con thứ 2, thứ 3.Những điều cần chú ý:a.Làm động tác hít sâu vào và thở ra ở phần bụngb.Thường xuyên đi tiểu.c.Bổ sung nhiệt lượng và nước, tốt nhất là nên ăn thức ăn lỏng.Thời kỳ thứ hai:

Khi miệng tử cung hoàn toàn mở cho đến lúc thai nhi xuất hiện.

Page 60: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

138

Thời kỳ này bình quân 1 đến 2 tiếng đồng hồ đối với những sản phụ sinh con đầu lòng. Bình quân 30 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ đối với những sản phụ sinh con thứ 2, thứ 3.Những điều cần chú ý:a.Thường xuyên đi tiểu, nhưng không được tự ý đi đại tiện tránh khỏi

trường hợp sinh con trong nhà vệ sinh.b.Ứng dụng động tác nín thở rặn và hà hơi 1 cách thích hợp.Thời kỳ thứ ba:

Là lúc thai nhi, nhau thai và những chất thuộc về bào thai hoàn toàn ra hết. Bình quân khoảng 5 đến 30 phút. Thời gian này cần phải thư giãn tinh thần, nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng mất máu không cần thiết.

Toàn bộ quá trình sinh nở: bắt đầu từ khi đau từng cơn, cho đến khi thai nhi và nhau lọt ra.a.Đối với sản phụ sinh con đầu lòng bình quân mất 12 đến 24 tiếng

đồng hồb.Đối với sản phụ sinh con thứ 2, thứ 3 bình quân mất từ 6 đến 12

tiếng đồng hồGhi chú: Trong thời gian chờ sinh và sau khi sinh không được ăn

nhân sâm để tránh kéo dài thời gian sinh và hiện tượng xuất huyết nhiều sau khi sinh.

(2) Sinh bằng cách mổ đẻKhi được bác sĩ khám và cho biết không thể nào sinh tự nhiên được

cần phải sinh bằng phương pháp mổ đẻ thì: a. Chuẩn bị trước khi mổ đẻ

(a) Một ngày trước khi mổ đẻ*Khám thai.*Nghe nhịp đập tim thai.*Siêu âm vùng bụng (tùy tình huống để quyết định).*Lấy máu xét nghiệm.

Page 61: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

139

*Đo điện tâm đồ.*Chụp X-quang: xem tình hình mà quyết định.*Làm sạch lông: nhân viên hộ lý sẽ giúp bạn cạo sạch lông ở

âm hộ và vùng bụng để giảm bớt nhiễm trùng sau khi mổ.*Nhân viên hộ lý sẽ đo huyết áp, nhiệt độ, bắt mạch và nhịp tim

đập của bạn để so sánh sau khi phẫu thuật.*Bắt đầu từ 0 giờ sáng bạn sẽ nhịn ăn nhịn uống trong ngày mà

bạn phải mổ (bao gồm cả nước uống).(b) Sáng sớm trong ngày mổ, nhân viên hộ lý sẽ gọi bạn thức dậy

làm vệ sinh cá nhân, sau đó sẽ giúp bạn xúc ruột (nếu như sau khi xúc ruột bạn cảm giác chưa ra hết phân hoặc phân ra rất ít hãy báo với hộ lý), ngay sau khi bạn đã đi đại tiện xong sẽ thay quần áo mổ (khi đi đến phòng mổ nên cởi áo lót, đồng hồ, vật trang sức, kẹp tóc, kính sát tròng, răng giả… và khi đưa bạn đến phòng mổ thì cởi bỏ quần lót và mắt kính ra ), mang thẻ số thứ tự, sau đó truyền nước biển.

b. Phương pháp gây mê(a) Gây mê tuỷ sống: Phần lớn người sinh nở bằng phương pháp

mổ đẻ thường chọn phương pháp gây mê này, bạn chỉ tạm thời mất đi tri giác ở 1 nửa thân dưới, não vẫn tỉnh táo, vì thế khi trẻ sơ sinh chào đời bạn có thể nhìn thấy con mình, nhưng sau khi mổ bạn phải nằm thẳng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ để đề phòng nhức đầu, bạn có thể nghiêng mình nhưng không được nâng cao đầu. Phương pháp gây mê này sẽ gây ra hiện tượng hơi đau đầu trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi mổ, nhưng hiện tượng này dần dần sẽ được cải thiện.

(b) Gây mê toàn thân: Một số ít người mẹ chọn phương pháp gây mê này, bác sĩ sẽ gây mê cho bạn bằng cách đút ống dẫn khí gây mê vào miệng bạn, vì thế sau khi mổ bạn có cảm giác hơi đau và tạm thời mất tiếng, nhưng hiện tượng này dần dần sẽ được cải thiện.

Page 62: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

140

c. Phương pháp phẫu thuật: Bác sĩ của bạn sẽ tùy theo tình hình sức khỏe của bạn mà chọn

phương pháp mổ. Thông thường có 2 loại: Một là mổ 1 đường ngang ở phía dưới tử cung hoặc dưới cổ tử cung sẽ để lại 1 vết thương ngang 15cm tại vùng xương cung chậu. Một loại khác là phương pháp mổ truyền thống: sẽ để lại vết thương dọc khoảng chừng 20cm từ rốn xuống phía xương cung chậu.

d. Sau khi mổ bạn sẽ gặp 1 số tình huống như sau:(a) Thông thường sau khi phẫu thuật xong bạn sẽ được đưa đến

phòng hồi sức, để tiếp tục quan sát khoảng nửa tiếng đồng hồ, lúc này người thân sẽ chờ bạn ở phía ngoài phòng hồi sức, nếu như tình hình ổn định, hộ lý sẽ cùng với người thân của bạn đưa bạn về phòng bệnh.

(b) Không được ăn uống sau khi mổ cho đến khi bạn đánh rắm. Bạn được đặt ống truyền nước biển và ống hút nước tiểu có thể sẽ làm bạn có cảm giác khó chịu, khoảng 1-2 ngày sau sẽ được rút ra.

(c) Nếu như bạn chọn phương pháp gây mê tủy sống, sau khi mổ có thể xảy ra tình trạng run rẩy, 2 chân tê cứng, nhưng bạn đừng lo lắng, cảm giác đó sẽ mất đi trong 1-2 tiếng đồng hồ sau.

(d) Sau khi hết thuốc gây mê, bạn sẽ có cảm giác đau đớn ở vết thương và cảm giác tử cung co rút, bạn có thể nói cho y tá biết, nếu cần thiết sẽ có thể tiêm thuốc giảm đau để bạn có thể nghỉ ngơi.

(e) Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch những chất dịch ở tử cung, vì thế lượng chất dịch sẽ ít đi.

3. Cách tự chăm sóc dành cho phụ nữ chờ sinh con (1) Nghỉ ngơi, thư giãn, giữ gìn thể lực.(2) Nghĩ nhiều về những sự việc làm cho bạn cảm thấy vui vẻ thoải mái.

Page 63: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

141

(3) Làm 1 số động tác như đi tới đi lui, xoa bóp để thư giãn.(4) Phải thường xuyên đi tiểu.(5) Uống nhiều nước như nước trái cây, nước giải khát v..v.(6) Khi bạn cảm giác tử cung co rút hãy tính cường độ co rút, thời gian và

những cơn đau thắt, tận dụng kĩ năng hô hấp và thư giãn.

4. Các hạng mục ăn uống cần chú ý sau khi sinh(1) Bình thường sau khi sinh có thể cho sản phụ ăn súp nóng, để bổ sung

lượng nước và thể lực bị mất khi sinh nở.(2) Ăn uống thông thường xin xem ở mục D, phần 2 trong phần dinh

dưỡng khi mang thai, phần thức ăn dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

(3) Rượu: sẽ làm cho sự hồi phục tử cung sau khi co rút bị kéo dài, khiến chất nhờn tăng thêm, nếu như muốn dùng rượu để bồi bổ thì nên bắt đầu uống sau khi sinh 1 tuần. Người mẹ muốn cho con bú bằng sữa mẹ nên giảm nồng độ rượu trong thức ăn, nếu không chất cồn trong rượu sẽ bị trẻ sơ sinh hấp thụ qua đường sữa của mẹ.

(4) Sinh hóa thang …v.v: Vì trong thời gian nằm viện, tử cung người phụ sản co rút phải uống thuốc tây, vì vậy đề nghị sản phụ không nên ăn sinh hóa thang để tránh xung đột với thuốc tây. Nếu như khi cần ăn loại canh này nên uống hết thuốc trước, sau đó có thể tự quyết định có ăn hay không.

(5) Có phải dầu mè làm cho mưng mủ vết thương hay không ?Trong dân gian có cách nói như vậy, nhưng cho đến nay vẫn chưa

có căn cứ y học nào, nếu sản phụ kiêng kị thì chờ vết thương lành rồi mới ăn.

Page 64: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

142

K. Bảo vệ sức khỏe sau khi sinh

Cách xử lí những cảm giác khó chịu thường gặp sau khi sinh :

1. Đau do tử cung co rút (1) Nguyên nhân

Nồng độ chất kích thích tố, hoàng thể tố giảm, thùy dưới não tiết chất oxytocin thúc đẩy sự sinh sản .

(2) Phương pháp xử lía. Khi tử cung co rút đau, thì đừng xoa bóp kích thích tử cung.b. Có thể khi ngủ nằm nghiêng hoặc nằm sấp.c. Khi cần thiết có thể uống thuốc giảm đau.d. Khi cần thiết thì điều chỉnh lượng thuốc co rút tử cung

2. Vết thương ở âm hộ đau nhức(1) Nguyên nhân

Âm đạo rách, cơ quan sinh dục tổn thương.(2) Phương pháp xử lí

a. Sau khi đại tiểu tiện rửa sạch âm đạo, thường xuyên thay đổi băng lót sau khi sinh, giữ gìn vết thương sạch sẽ khô ráo.

b. Sử dụng tấm lót sao cho tư thế thoải mái tránh động đến vết thương.

c. Ăn thức ăn có nhiều chất đạm và chất sắt để vết thương mau lành.d. Tránh để bị táo bón.e. Sau khi đại tiện phải lau hướng về phía sau để tránh nhiễm trùng

vết thương.f. Để sự chú ý vào việc khác và thư giãn.g. Nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ.

Page 65: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

143

h. Khi cần thiết phải thực hiện lời của bác sĩ(a) Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh tiến hành chườm lạnh.(b) Sau khi sinh 24 tiếng đồng hồ dùng nước nóng để tắm ngồi, sử

dụng đèn sưởi.(c) Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc làm mềm phân và thuốc kháng

sinh.

3. Bị táo bón(1) Nguyên nhân

Ăn uống không đủ chất, sợ trĩ, sợ đau âm hộ, ít vận động, tính tình không ổn định, căng thẳng, lo lắng.

(2) Phương pháp xử líXem phần giải thích hiện tượng táo bón trước khi sinh.

4. Đau do bệnh trĩ(1) Nguyên nhân

Khi mang thai bị táo bón lâu ngày, lúc sinh áp lực bụng tăng, ngồi lâu đứng lâu.

(2) Phương pháp xử lí a. Luyện thói quen đại tiện đúng giờ, tư thế ngồi thoải mái.b. Mỗi ngày uống ít nhất 2000cc nước.c. Ăn nhiều thực phẩm thô, giàu chất xơ và rau quả xanh tươi để tăng

thêm tính nhu động của ruột.d. Đi bộ mỗi ngày, vận động vừa phải.e. Sử dụng thuốc mềm phân và thuốc trĩ nhét hậu môn.f. Sử dụng đệm ngồi.g. Dùng nước ấm khoảng 430C đến 460C để ngồi tắm trong vòng 15

phút.h. Khi đi đại tiện nên dùng giấy mềm để lau và bôi thuốc trĩ mà bác sĩ

đã kê toa.i.Sử dụng đèn sưởi

Page 66: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

144

j.Không nên ngồi quá lâu hoặc gắng sức để đại tiện.

5. Bầu vú đau do cương cứng (1) Nguyên nhân

a.Huyết quản tăng nhiều trong bầu vú làm cho tĩnh mạch đọng máu.b.Áp lực do sữa tích lại quá nhiều.

(2) Phương pháp xử lía.Tăng số lần cho bú (từ một tiếng rưỡi đến 3 tiếng cho bú 1 lần).b.Mang áo nịt ngực thích hợp trong suốt 24 tiếng đồng hồ.c.Phải cho con bú đủ thời gian để cho ra hết sữa.d.Mỗi lần cho bú nên thay đổi bầu vú cho bú.

6. Kiểm tra sức khỏe sau khi sinh Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe sau khi sinh:(1) Để biết được sức khỏe đã hồi phục bình thường hay chưa.(2) Hiểu được cách điều chỉnh cuộc sống gia đình, các vấn đề tâm sinh lí

của người làm cha làm mẹ và cách chăm sóc con cái.(3) Được hướng dẫn kế hoạch hóa gia đình: Sau khi sinh khoảng 42 ngày

trở lại bệnh viện khám sức khỏe, đồng thời kiểm tra tế bào cổ tử cung.

7. Các điều nên chú ý sau khi sinh(1) Ăn uống điều độ và đầy đủ dinh dưỡng.(2) Bổ sung đủ lượng nước.(3) Phải nghỉ ngơi và ngủ nghỉ đủ giấc.(4) Chú ý vệ sinh âm đạo, lượng và tính chất của chất nhờn tiết ra, cần

thay băng vệ sinh mỗi ngày, sau khi đại tiểu tiện rửa từ trước ra sau.(5) Tắm rửa mỗi ngày, nên tắm vòi hoa sen, không nên ngâm mình trong

nước tránh nhiễm trùng, sấy tóc khô sau khi gội đầu.(6) Lần đầu tiên xuống giường sau khi sinh phải có người đỡ, sinh xong

ngày thứ 3 bắt đầu thứ tự tập các động tác thể dục sau khi sinh, thực hiện mỗi ngày.

Page 67: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

145

(7) Sau khi sinh 4 tuần, bất kể có cho con bú bằng sữa mẹ hay không cũng phải dùng phương pháp tránh thai để tránh khỏi tính trạng có thai liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ em.

(8) Sau khi sinh 6 tuần, phải đến bệnh viện khám sức khỏe, nếu sức khỏe phục hồi bình thường thì có thể sinh hoạt tình dục bình thường.

Những tình trạng phải lập tức đi khám bác sĩ sau khi sinh:(1) Sau khi sinh sốt cao hơn 38 độ.(2) Sau khi sinh đột nhiên xuất huyết nhiều hoặc chảy nước vàng liên tục.(3) Bầu ngực căng, nóng và sốt.(4) Bộ phận âm đạo đỏ tấy hoặc có hiện tượng đau rát.(5) Tiểu gắt, cảm giác đau, nóng rát.

8. Các bài tập vận động sau khi sinh(1) Tập thứ tự từ ít đến nhiều, tùy theo sức mình mà thực hành các động

tác thể dục.(2) Nếu có tình huống đặc biệt hoặc là người sinh mổ, nên có sự hướng

dẫn của bác sĩ sau đó mới thực hiện.(3) Cơ bắp giãn ra sau khi sinh, thực hiện thích hợp các động tác thể dục sẽ

phục hồi thân hình gọn và tử cung hồi phục bình thường, sức khỏe tốt.(4) Chọn thời gian thích hợp, đừng tập sau khi ăn cơm hoặc trước khi đi

ngủ, sau khi tập xong phải nghỉ ngơi đủ.(5) Mỗi ngày nên đi tiểu trước khi tập thể dục, nên tập ở nền giường cứng

hoặc nền gỗ. Nhớ bổ sung đủ lượng nước sau khi tập.

Động tác ngực: Sau khi sinh ngày thứ 3 thì bắt đầu tập. ▼ ▼

Page 68: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

146

*Nằm ngửa trên giường, 2 tay dang ra hai bên và ngang hàng với vai và duỗi thẳng .

*2 tay từ từ nâng lên áp vào nhau, từ từ trở về vị trí cũ.*Động tác như trong hình, thực hiện 5 lần.

Động tác cổ: Sau khi sinh 7 ngày thì bắt đầu tập*Nằm thẳng trên giường, toàn thẳng nằm

phẳng, 2 tay chân xuôi duỗi thẳng, lòng bàn tay ép vào thân.

*Hướng về phía trước nâng cổ sao cho cằm đụng vào ngực, rồi trở về vị trí cũ, thực hiện 10 lần.

*Khi làm động tác này không được cử động các bộ phận khác của cơ thể.

Động tác chân: Sau khi sinh 10 ngày thì bắt đầu. Nếu người bị khâu âm đạo thì phải chờ đến 2 tuần sau mới bắt đầu tập.

*Nằm thẳng người, duỗi thẳng tay.*Chân phải và chân trái luân phiên nâng lên

cao, thẳng đầu gối, thẳng gót chân, mỗi chân thực hiện 5 lần.*Sau đó cả 2 chân cùng nâng lên cao.*Chú ý dùng cơ bụng để tập, không nên dùng lực của tay. Động tác đùi: Giống như động tác chân.*Nằm thẳng trên giường, thẳng tay thẳng

chân, lòng bàn tay áp vào thân thể.*Co 1 bắp đùi khiến cho chân chạm vào

mông, bắp vế gần chạm bụng, trở về vị trí cũ, chân còn lại cũng thực hiện như vậy.

Page 69: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

147

*Trái phải mỗi chân thực hiện 5 lần. Động tác âm đạo thu nhỏ: Thực hiện sau khi sinh nửa tháng.*Nằm thẳng trên giường, thẳng 2 tay áp vào

mặt giường, nâng gấp khúc 2 chân đưa ra khoảng rộng bằng vai, gót chân hướng về phía sau thu nhỏ, nâng cao đùi và mông khỏi mặt giường.

*2 đầu gối khép vào đồng thời thu nhỏ cơ mông, giữ tư thế này trong vòng 1 đến 2 phút.

Động tác thu nhỏ tử cung: Thực hiện sau khi sinh nửa tháng.*2 đầu gối tách rộng ra bằng vai, quỳ gập

trên mặt giường.*Ngực và vai cố gắng áp sát mặt giường,

thẳng lưng, nâng mông, thu nhỏ hậu môn.*Mỗi ngày thực hiện động tác này từ chưa

tới 1 phút, rồi giữ tư thế này đến vài phút. Động tác bụng: Bắt đầu tập sau khi sinh nửa tháng*Nằm ngửa trên giường, 2 tay đan vào nhau,

để trước ngực, dùng lực của eo bụng nâng cơ thể ngồi dậy, tập vài lần như vậy.

*Chú ý không được nhúc nhích chân, đầu gối gấp khúc.

9. Các bài tập giảm cân sau khi sinhDo quan điểm của người dân nước ta về tình hình sức khỏe của người

phụ nữ sau khi sinh có nhiều cấm kị, làm cho người phụ nữ trong thời kỳ mang thai đã mập lại càng mập hơn. Đây là nỗi phiền muộn không thôi của những người mẹ sau khi sinh, làm sao để giải quyết vấn đề này?

Page 70: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

148

Ngoài chế độ ăn uống đúng đắn ra phải thay đổi quan niệm ở cữ, và vận động thích hợp, thì những điều trên sẽ giúp cơ thể người mẹ sau khi sinh phục hồi 1 cách có hiệu quả.Những điều cần chú ý về việc giảm cân sau khi sinh:(1) Chế độ dinh dưỡng cân bằng.(2) Có quan niệm điều dưỡng đúng đắn.(3) Thực hiện từ ít đến nhiều các động tác thể dục.a. Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Người nước ta đặc biệt chú trọng việc

tẩm bổ sau khi sinh, do bồi bổ quá độ cũng chính là 1 trong những nguyên nhân làm cho thân thể của người mẹ mập ra, vì thế cần phải ăn uống làm sao vừa bổ lại không mập.

b. Quan niệm điều dưỡng đúng đắn: Theo truyền thống của Trung Quốc có nhiều cấm kỵ đối với người phụ nữ mới sinh, có quá nhiều cái “Không” làm cho người phụ nữ giảm bớt khả năng tiêu hao năng lượng hàng ngày thì nói gì đến việc tập thể dục. Thực ra cần điều chỉnh quan niệm và hành động thích hợp sau cho các bà mẹ có thể vừa giữ được truyền thống ở cữ của người Trung Quốc lại vừa giữ được thân thể mạnh khỏe thon thả. Điều này là quan niệm mà tất cả các nước đã phát triển trên thế giới đang cố gắng duy trì và thực hiện. Việc thực hiện này chính là nhấn mạnh lối sống lành mạnh, vận động đúng quy luật để giữ gìn thể lực và sức khỏe cho mọi người.

c. Thực hiện từ ít đến nhiều các động tác thể dụcQuá trình giảm cân sau khi sinh bắt đầu từ việc thực hiện từ từ

các động tác thể dục, đầu tiên phối hợp các hạng mục, thời gian cần vận động sau khi sinh, tùy theo trạng thái, sức khỏe của mỗi người mà thực hiện, khi tâm trạng và thể lực từ từ phục hồi thì có thể tập thêm những động tác thích hợp, luyện tập như thế có thể phòng mập ra, lại phục hồi được thân hình thon thả. Vận động có thể phân thành: Năng lực vận động thích hợp của tim phổi, năng lực vận động thích hợp của cơ bắp, tạo khả năng mềm dẻo của thân thể.

Page 71: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

149

(a) Năng lực vận động thích hợp của tim phổiLà 1 trong những hạng mục quan trọng của thể năng, nó có năng

lực thay thế toàn bộ hệ thống cung cấp dưỡng khí cho cơ thể. Gồm khả năng hô hấp của phổi và hệ thống tuần hoàn của máu và tim, cho nên về mặt sức khỏe thì nó được đặc biệt chú trọng. Năng lực vận động thích hợp của tim và phổi là đạt đến 1 chuẩn mực tiêu hao dưỡng khí vừa phải, tiếp tục trong thời gian dài mới có thể kích thích hữu hiệu hệ thống tuần hoàn của tim và phổi, trợ giúp các công năng khác. Loại vận động này chúng ta gọi là vận động có dưỡng khí.Đặc điểm của vận động năng lực thích hợp của tim và phổi:*Vận động các cơ bắp lớn của toàn thân.*Vận động có tính liên tục.*Vận động có tính quy luật.*Tùy theo năng lực của mỗi người mà điều chỉnh cường độ vận động.

Các loại vận động thích hợp năng lực của tim và phổi: đi bộ, đi nhanh, chạy chậm, đạp xe đạp, nhảy dây và nhảy nhịp điệu là vận động có dưỡng khí.

(b) Năng lực vận động thích hợp của cơ bắp: Năng lực vận động thích hợp của cơ bắp gồm lực của cơ và sức

chịu đựng của bắp cơ. Lực của cơ là một lực lượng lớn sinh ra từ cơ thịt. Sức chịu đựng của lực là khả năng chịu đựng của cơ bắp, khi vận động tuyệt đối không nên bỏ quên năng lực thích hợp của cơ bắp.Đặc tính quan trọng của năng lực vận động thích hợp của cơ bắp:*Làm cho cơ bắp có lực và chắc chắn.*Có ích cho việc giữ gìn thân thể cân đối.*Động tác của thân thể nhanh nhẹn.*Có thể giảm thương tổn khi vận động.*Duy trì tốt tư thế của thân thể.*Có ích trong việc đề phòng đau lưng.*Nâng cao năng lực vận động của thân thể.

Page 72: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

150

Phương pháp vận động năng lực thích hợp của cơ bắp: Nằm thẳng và ngồi dậy, nằm sấp nâng người, chơi bóng, máy tập

thể dục, dùng ròng rọc, vòng đàn hồi… v.v…*Luyện tập lực cơ theo chiều thuận nghịch khoảng 6 đến 10 lần.*Luyện tập sức chịu đựng của cơ theo chiều thuận nghịch khoảng 10

đến 25 lần.*Luyện tập tổng hợp sức chịu đựng của cơ theo chiều thuận nghịch

khoảng 15 lần.Một lần huấn luyện tùy theo sức mình để thực hiện theo chiều thuận

nghịch từ 1 đến 3 lần. Sau mỗi lần luyện tập lực cơ và sức chịu đựng của cơ nên nghỉ ngơi khoảng 48 tiếng đồng hồ, nhưng thời gian nghỉ ngơi cũng không nên quá 96 tiếng đồng hồ là tốt nhất. Khi luyện tập sức chịu đựng của cơ, trước tiên nên thực hiện động tác cơ bắp lớn, thông thường tập khoảng 8 đến 10 là đủ.

(c) Tạo khả năng mềm dẻo của thân thể:Bình thường mọi người đều quên đi khả năng mềm dẻo của cơ thể,

nhưng khả năng mềm dẻo được xem là nhân tố quan trọng trong năng lực của cơ thể.Tính chất quan trọng của vận động khả năng mềm dẻo của thân thể:*Tránh để cơ bắp bị cứng và cơ bắp co lại.*Động tác cơ thể nhẹ nhàng, đẹp.*Người không có khả năng mềm dẻo thường dễ bị lệch tướng, như dễ

đau lưng.*Người có khả năng mềm dẻo tốt thì ít bị tổn thương khi vận động.*Người có khả năng mềm dẻo tốt, thì có ích cho việc nâng cao năng

lực vận động.Phương pháp tập khả năng mềm dẻo của thân thể:*Tập ở trạng thái động: Để giãn gân giãn cốt cần phải cử động tay

chân nhiều lần như thực hiện động tác thể dục tay và chân.*Tập ở trạng thái tịnh: Sau khi tay chân được cử động theo góc độ

Page 73: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

151

vừa phải, duy trì trạng thái tịnh đó trong 1 thời gian, động tác này tịnh mà đạt hiệu quả cao, an toàn hơn so với việc tập ở trạng thái động.

Điều kiện để vận động khả năng mềm dẻo:*Hình thái vận động: Phần lớn mọi người đều cho rằng phương pháp

tập ở trạng thái tịnh rất tốt.*Cường độ vận động: Cảm giác của cơ, khớp bị giãn, là cảm giác của

cường độ vận động, cảm giác bình thường cho đến hơi đau 1 chút, hoặc là hơi khó chịu tức là đã đủ cường độ vận động.

* Thời gian: Sau khi đã đủ cường độ vận động thì giữ ở trạng thái tịnh từ 10 đến 30 giây sau đó thả lỏng.

*Tập nhiều lần: Mỗi bộ phận của cơ thể thực hiện từ 3 đến 5 lần là vừa, trong khoảng thời gian đó thả lỏng, nghỉ ngơi từ 5 đến 10 giây.

*Số lần vận động: Với vận động khả năng mềm dẻo mà nói, thì í nhất cách 1 ngày tập 1 lần, mỗi lần tập tốt nhất từ 1 đến 2 lần.

10. Những lợi ích của việc tập thể dục để giảm cân(1) Vận động có thể tiêu hao năng lượng thừa của cơ thể.(2) Vận động có thể tiết chế ăn uống 1 cách có hiệu quả.(3) Có thể tiêu nhiều mỡ, giữ lại được những chất không phải mỡ.(4) Vận động có thể đề phòng hiện tượng tăng thêm tế bào mỡ và thu

nhỏ tế bào mỡ ở tuổi thành niên.

11. Nguyên tắc tập thể dục giảm cân(1) Cố gắng chọn động tác vận động toàn thân.(2) Chọn động tác có thể tự mình điều chỉnh cường độ vận động và thời

gian vận động.(3) Không nên dựa vào cảm giác để đoán năng lượng tiêu hao.(4) Căn cứ vào hiệu quả vận động giảm cân, thì sự tập liên tục và điều

độ quan trọng hơn cả cường độ vận động. (5) Hiệu quả của vận động giảm cân là dần dần tích lũy.

Page 74: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

152

c.Nằm ngữa co chân nâng đầu (tập cơ bụng)

d.Nhón chân hướng vào vách tường (tập cơ của hông và cánh tay)

f.Nằm nghiêng nâng chân (tập cơ hông, đùi, bắp chân)

e.Nằm sấp nâng người (tập cơ lưng, cơ bắp và cơ đùi)

g.Một chân hơi gập (tập cơ của hông và bắp chân)

h.Nhón gót (cơ bắp chuối, gót chân và ngón chân)

a.Động tác nâng tay (tập cơ bắp ở phần vai và cánh tay)

b.Gấp khuỷu tay (tập cơ bắp tay)

Những bài luyện tập lực cơ và cơ bắp

Page 75: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

153

Những thao tác thường ngày

a.Vận động cổ

d. Cúi lưng b.Giãn vai

c.Nghiêng mình

e. Giãn chân

Page 76: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

154

f. Giãn cơ bắp chân h.Nắm gót chân (giãn bắp chân)

g. Xoay hông j.Giãn bắp chuối và bàn chân

i.Dang tay giãn vai và ngực

Page 77: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

155

Những động tác phòng ngừa đau lưng

a.Hít thở sâu

b.Ôm đầu gối c.Nằm ngửa gập chân nâng đầu

d. Nằm ngửa và ngồi dậy e. Ôm chặt đầu gối

Page 78: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

156

f.Nâng thẳng chân j.Tập lưng mèo 1

g.Gập đầu gối- đưa thẳng chân j.Tập lưng mèo 2

h.Nằm thẳng tách đầu gối k.Làm săn cơ đùi

i.Làm nhỏ eo

Page 79: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

157

L. Kiểm tra phết tế bào cổ tử cung

Những người phụ nữ đã có quan hệ tình dục sau 3 năm nên bắt đầu làm xét nghiệm phết tế tào tử cung, sau đó mỗi năm định kỳ xét nghiệm tế bào cổ tử cung1 lần. Nếu liên tiếp 3 lần làm kiểm tra đều là bình thường, thì có thể kéo dài thành 2-3 năm kiểm tra 1 lần. Trong tình trạng sức khỏe cho phép, nên tiếp tục làm kiểm tra, hiện không có hạn chế độ tuổi làm kiểm tra.

1.Những điều cần chú ý trước khi đi kiểm tra(1) Không nên tắm trong bồn.(2) Không nên rửa âm đạo.(3) Khi khám không được dùng dầu bôi trơn.(4) Không được đặt thuốc vào âm đạo.(5) Không nên quan hệ tình dục vào đêm trước ngày đi khám để khỏi ảnh

hưởng đến kết quả chuẩn đoán.

2. Kết quả xét nghiệm phết cổ tử cungChúng ta thường nhận đơn thông báo kết quả là “Bình thường”, “Dị

thường”, “Bị viêm” hoặc “Khó phán đoán được”. Nếu kết quả báo cáo là bình thường, thì chỉ cần mỗi năm kịnh kỳ kiểm tra theo dõi là được; Nếu kết quả báo cáo là dị thường thường thì nên nhanh chóng trở lại bệnh viện làm kiểm tra sâu hơn; nếu kết quả báo cáo khó phán đoán được, thì trong vòng 3 tháng làm lại kiểm tra phết cổ tử cung một lần nữa. Do nội dung kết quả báo cáo của mỗi bệnh viện hơi có chút khác nhau, vì vậy nên xem kỹ và xử lý nếu thấy cần thiết.

3. Phát sinh bệnh ung thư cổ tử cung là theo tuần tự tăng

Page 80: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

158

tiến, vì vậy chỉ cần phát hiện sớm và sớm trị liệu, thì 95% là có thể chữa được.Về mặt y học lâm sàng thì trình tự tiến hành chia thành:(1) Thời kỳ chưa bắt đầu cũng gọi là “Ung thư chưa phát” tế bào ung

thư đã xâm nhập vào lớp da trên nhưng chưa thực sự phá vỡ màng cơ sở, và xâm hại đến tổ chức da thực. Ở Đài Loan, tính bình quân thời gian từ giai đoạn ung thư chưa phát cho đến thời kỳ thứ 1 là 4 năm, bệnh nhân cần phải hợp tác mật thiết với bác sĩ thì khả năng phẫu thuật trị liệu khỏi bệnh chiếm 100%.

(2) Thời kỳ 1: Tế bào ung thư đã phá vỡ vào màng cơ sở nhưng vẫn còn hạn chế trong cổ tử cung, khả năng trị liệu là 80-90%.

(3) Thời kỳ 2: Tế bào phát triển đến âm đạo nhưng chưa thực sự xâm nhập vào bên dưới 1/3 âm đạo và thành xương chậu, khả năng trị liệu 60-70%.

(4) Thời kỳ 3: Tế bào ung thư đã xâm nhập vào bên dưới 1/3 âm đạo và khung thành xương chậu, làm cho khoảng cách giữa tử cung và thành xương chậu không còn kẽ hở hoặc tạo nên hiện tượng phù thũng thận và ống dẫn nước tiểu, khả năng trị liệu là 35%.

(5) Thời kỳ 4: Tế bào ung thư đã xâm nhập vào bàng quang và niêm mạc trực tràng, thậm chí còn di căn tới các cơ quan khác.

4. Các vắc-xin hiện có trên thị trường, có thể phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung do độc bệnh nhũ loại thứ 16,18 của loài người bị nhiễm trùng gây ra, độ tuổi có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh là nữ từ 9-26 tuổi, và chưa qua kinh nghiệm về tình dục thì hiệu quả sẽ tốt nhất. Do bởi vắc-xin phòng ngừa bệnh ung thư tử cung chỉ đạt 60-70%, cho nên sau khi tiêm vắc-xin vẫn nên định kỳ làm kiểm tra phết tế bào cổ tử cung.

(Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai- Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành Chính)

Page 81: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

159

Thời điểm tốt nhất để kiểm tra ngực là 1 tuần sau khi sạch kinh, nếu người phụ nữ đã tắt kinh thì mỗi tháng kiểm tra vào 1 ngày cố định.

Hình 1: Ngồi thẳng trước gương, 2 tay thả xuống tự nhiên xem bầu vú có khác thường hay không, rồi 2 tay nâng lên cao quan sát thêm 1 lần nữa.

Hình 2: Nằm nghiêng, tay trái nâng lên và dùng tay phải để kiểm tra bầu vú trái, cách kiểm tra như trong hình.

Hình 3: Xoa nhẹ bầu vú theo hình mũi tên đã vẽ -cần chú ý xem có khối u cứng và trở nên dày không - đổi phía, nâng tay trái, lấy tay phải kiểm tra bầu vú trái ngược phương hướng.

Hình 4: Ngồi xuống, 1 tay đặt sau đầu lặp lại động tác như ở trên, nếu phát hiện khác thường lập tức đi kiểm tra.

M. Tự kiểm tra bầu vú

Page 82: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

160

N. Các điều cần biết khi xuất viện dành cho sản phụ

1. Trước khi chất dịch dơ ra chưa hết, sau khi đại tiểu tiện vẫn phải

dùng nước ấm để rửa âm đạo, rửa hướng từ trước ra phía sau.

2. Nếu lượng chất dơ tăng nhiều, có màu đỏ tươi, có máu cục, có mùi

khác thường, nên đến bệnh viện làm kiểm tra.

3. Trong thời gian ở cữ trước khi chất dơ chưa sạch nên tắm vòi sen,

không nên tắm bồn tắm.

4. Trong thời gian cho con bú, nên ăn uống nhiều canh bổ và thức ăn

có chất đạm cao như cá, thịt, đậu, trứng, sữa, mỗi ngày uống khoảng

chừng 2000-2500cc nước.

5. Trong thời gian cho con bú, không được uống thuốc tránh thai, trước

khi chưa dùng các loại thuốc tránh thai khác, nên tạm dùng bao cao

su.

6. Sau 10 ngày phẫu thuật hoặc sau khi rút chỉ vết thương ở bụng, khi

được sự đồng ý của bác sĩ mới được tắm vòi hoa sen, bình thường

cần giữ gìn miệng vết thương khô ráo, dùng miếng da nhân tạo

thoáng khí để băng miệng vết thương khoảng 3-6 tháng để tránh

thành sẹo.

7. Miệng vết thương lở tấy hoặc có mủ thì phải lập tức đến bệnh viện

kiểm tra.

Page 83: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

161

8. Sau khi đầy tháng tới 42 ngày hoặc theo ngày giờ hẹn của bác sĩ, nên

đến khoa sản để khám lại vào ngày___ tháng____.

9. Căn cứ theo lịch khám sức khỏe trẻ em để định kì đưa trẻ đi khám và

tiêm chủng ngừa.

10. Thuốc từ bệnh viện đem về hoặc số thuốc còn lại nên uống thuốc

đúng giờ

a.Thuốc uống ¬gồm_____loại

b.Thuốc thoa gồm_____ loại.

11. Nếu bạn có những nghi vấn về chăm sóc y tế hãy điện thoại liên lạc

với bệnh viện.

Page 84: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

162

Phương pháp

Dụng cụ tránh thai trong tử cung

Thuốc uống tránh thai Bao cao su

Hình vẽ

Hiệu quả tránh thai Khoaûng 95% 98-99% khoaûng 90%

Tác dụng

Là 1 vật rất nhỏ được làm từ chất cao su dẻo hoặc chất dẻo có kim loại đặt trong tử cung, làm cho trứng thụ tinh không bám vào được trong tử cung.

Khống chế sự rụng trứng của buồng trứng

Bao cao su mỏng, dùng để bọc dương vật, khi phóng tinh tinh trùng không vào được trong cơ thể của người phụ nữ.

Ưu điểm

1.Dễ sử dụng an toàn.2.Hiệu quả tránh thai

cao.3.Sau khi lấy ra vẫn

có khả năng sinh sản bình thường.

4.Giá tiền thấp.5.Sau khi đặt, nếu

cảm thấy không có gì khó chịu thì không cần thay cái mới.

6.Trước khi quan hệ tình dục không cần chuẩn bị gì cả.

7.Cũng không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

1 .Thông thường an toàn.

2.Có hiệu quả tránh thai 100%.

3.Thích hợp cho những cặp vợ chồng mới cưới chưa sinh con.

4.Trước khi quan hệ tình dục không cần áp dụng phương thức nào khác, không ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

5.Rẻ tiền, sử dụng đơn giản.

6.Làm cho kinh nguyệt điều độ, ít bị đau khi có kinh.

7.Ngừa được các bệnh về tuyến vú và buồng trứng.

1.Khi ngưng dùng vẫn có khả năng sinh sản.

2.Dễ mua.3.Không có tác dụng

phụ.4.Không cần phải đi

khám bác sĩ.5.Đơn giản, dễ dùng,

t i ệ n đ e m t h e o người.

6 . K h ô n g n h ữ n g dùng để ngừa thai, còn có thể phòng ngừa sự t ruyền nh iễm bệnh về đường tình dục

O. Các lựa chọn về phương pháp tránh thai

Page 85: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

163

Nhữg điều

cần chú ý

1.Phải do bác sĩ đặt.2.Có thể bị thải ra

ngoài cơ thể.3 .Trong 1 năm sử

dụng, t rong 100 người phụ nữ thì có khoảng 2 đến 4 người thụ thai.

4.Tính từ sau khi đặt 1 tháng và 1 năm sau phải kiểm tra l ạ i , về sau phả i kiểm tra định kỳ hàng năm.

5 .Đối vớ i phụ nữ nhạy cảm với kim loại đồng thì không được sử dụng loại dụng cụ tránh thai có kim loại đồng.

1.Người lần đầu tiên uống thuốc phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.

2.Mỗi buổi tối nhớ uống thuốc, không được tùy tiện nghỉ uống.

3.Người có bệnh về gan, t im, cao huyết áp, mập, bệnh mạch máu, ung thư vú, ung thư cơ quan sinh dục, có thói quen hút thuốc nhiều và phụ nữ đang trong thời gian cho con bú, phụ nữ mang thai…thì không được uống.

1.Trước khi quan hệ tình dục phải mang bao vào.

2.Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt đi, không được dùng lại.

3.Khi quan hệ tình dục phải mang bao đúng cách tránh t u ộ t r a . S a u k h i phóng tinh dương vật và bao cao su phải lập tức rời khỏi âm đạo, để tránh tinh trùng lọt vào âm đạo.

4.Trong khoảng 100 cặp vợ chồng sử dụng

Tác dụng phụ

Một số ít người có thể xảy ra hiện tượng sau:1.Đau bụng nhẹ.2.Không phải kỳ kinh

nguyệt nhưng ra máu.

3.Kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng kinh nhiều.

4.Huyết trắng tăng nhiều

5.Mỏi lưng.

Một số ít người có thể xảy ra hiện tượng sau:1.Buồn nôn, ói mửa,

hoặc dạ dày khó chịu.2.Đau đầu, chóng mặt.3 .Giảm kinh nguyệt

hoặc không có kinh.4.Thỉnh thoảng ra máu

chấm nhỏ.5.Bầu vú căng và đau.6. Hơi tăng thể trọng.7.Huyết áp hơi cao.

Không có.

Ghi chú

Những tr iệu trứng trên thường xảy ra trong thời kỳ đầu cơ thể thích ứng với nó. Khi đau đầu có thể uống thuốc giảm đau, nếu không bớt phải đi khám.

Những tác dụng phụ trên không nghiêm trọng lắm, dần dần sẽ quen, nếu quá nghiêm trọng hoặc kéo dài 1-2 tháng vẫn không hết thì nên đi đến bác sĩ.

Không chỉ có tác dụng tránh thai mà còn ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm đường sinh dục.

Page 86: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

164

Phương pháp Thắt ống dẫn tinh nam Thắt ống dẫn trứng nữ

Hình vẽ

Hiệu quả tránh thai

Khoảng 99.0%~99.9% Khoảng 99.0%~99.9%

Tác dụng

Thắt ống dẫn tinh của nam giới , để không có tinh trùng khi phóng tinh.

Thắt ống dẫn trứng của người phụ nữ rồi cắt bỏ hoặc chỉ thắt lại khiến cho trứng không kết hợp được với tinh trùng để thụ thai.

Ưu điểm

1.An toàn và làm một lần.2.Thủ thuật đơn giản , không cần nằm

viện.3.Hiệu quả gần 100%.4.Không ảnh hưởng đời sống tâm sinh

lí .5.Không phải lo lắng về việc thụ thai,

không ảnh hưởng đến đời sống bình thường.

1.Sau khi phẫu thuật, an toàn một lần.

2.Hiệu quả tránh thai gần 100%.

3.Không ảnh hưởng tới sinh lí của người phụ nữ.

4.Không phải lo sợ mang thai và không bị ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

Nhữg điều cần

chú ý

1.Người không muốn có con nữa mới thắt ống dẫn tinh.

2.Sau khi phẫu thuật phải chờ đến sau 15 lần phóng tinh trở lên, kiểm tra trong tinh dịch không có tinh trùng nữa mới đạt hiệu quả tránh thai.

3.Một số người sau khi thắt xong, sẽ tự thông ống dẫn tinh, cho nên vì thế sau khi thắt ống dẫn tinh , người vợ có kỳ kinh nguyệt trễ 10 ngày trở lên, hãy đến bác sĩ khám xem khả năng tránh thai có hiệu quả hay không.

1.Người không muốn sinh con nữa mới thắt ống dẫn trứng.

2.Cần phải phẫu thuật và phải nằm viện trong thời gian ngắn (nửa ngày hoặc 1 ngày).

3.Thắt ống dẫn trứng ở bệnh viện sau khi sinh con là tiện nhất.

4.Một số ít người thắt ống dẫn trứng, sau đó sẽ tự thông ống dẫn trứng. Cho nên khi kinh nguyệt trễ quá 10 ngày phải đi khám để phán đoán khả năng tránh thai có thất bại hay không.

oáng daãn tröùng oáng daãn tröùng

noaõn saøo noaõn saøotöû cung

aâm ñaïo

nôùi thaét

tinh hoaøn

maøo tinh hoaøn

haäu moân

tuyeán haønh nieäu quaûn

tröïc traøng

coät soáng

oáng daãn nieäu

tuùi tinh

baøng quang

oáng daãn tinh

khôùp mu

oáng phoùng tinh

tuyeán tieàn lieät

döông vaät

nieäu ñaïo

da quy ñaàu bìu

nôùi thaét

Page 87: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

165

Tác dụng phụ

Người có tâm lí vững vàng, ổn định sẽ không có tác dụng phụ sau khi thắt ống dẫn tinh.

Người có tâm lí vững vàng, ổn định sẽ không có tác dụng phụ sau khi thắt ống dẫn trứng.

Ghi chú

Có chế độ trợ cấp khi thắt ống dẫn tinh.

Hãy hỏi các bệnh viện nhà nước, khu bệnh viện liên hợp thành phố hoặc trung tâm phục vụ sức khỏe y tế để biết rõ hơn.

Có chế độ trợ cấp khi thắt ống dẫn trứng.

Hãy hỏi các bệnh viện nhà nước, khu bệnh viện liên hợp thành phố hoặc trung tâm phục vụ sức khỏe y tế để biết rõ hơn.

Page 88: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

166

Hạng mục trợ cấp

Đối tượng và nội dung trợ cấp Số tiền trợ cấp Cơ quan trợ cấp

1. Trợ cấp kiểm tra sàng lọc sức khỏe sinh sản

(1) Kiểm tra sức khỏe sau khi kết hôn và trước khi mang thai

Các người vợ hoặc chồng kết hôn nhưng chưa sinh thai đầu có hộ khẩu ở Tp Đài Bắc1.Nữ: Trợ cấp kiểm tra 8

hạng mục như , k iểm tra nước tiểu, kháng thể bệnh sởi Đức, kháng thể thủy đậu, dịch máu, xét nhiệm bệnh giang mai, xét nghiệm HIV, kích thích tố tuyến giáp trạng, Lupus ban đỏ

2.Nam:Trợ cấp kiểm tra 5 hạng mục như: kiểm tra nước tiểu, dịch máu, xét nhiệm bệnh giang mai, xét nghiệm HIV, phân tích tinh dịch.

Mỗi một trường hợp xin trợ cấp nữ sẽ trợ cấp 1.595 NT, nam mỗi trường hợp trợ cấp 655NT (Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra)

Các bệnh viện chỉ định tại thành phố Đài Bắc (Gồm cả các khu viện thuộc bệnh viện Liên Hợp), danh sách các bệnh viện chỉ định xin vào trang mạng của Cục Y tế http://www.health.gov.tw/để tra mục “Các khu chuyên giúp bạn mang thai tốt ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1813 để hỏi thêm chi tiết.

(2) Kiểm tra sàng lọc bệnh Down ở phụ nữ mang thai

Chọn một trong các trợ cấp dưới đây:1.Sàng lọc bệnh Down giai

đoạn đầu (dùng siêu âm kiểm tra khu trong suốt phía sau gáy thai nhi và kiểm tra huyết thanh của thai phụ): Các thai phụ mang thai từ tuần thứ 9-13 có hộ khẩu tại Tp Đài Bắc

2.Sàng lọc bệnh Dpwn thời kỳ giữa (Kiểm tra huyết thanh của thai phụ): Các thai phụ mang thai từ tuần thứ 14-20 có hộ khẩu tại Tp Đài Bắc.

Chọn một trong các trợ cấp dưới đây:1 . S à n g l ọ c b ệ n h

Down gia i đoạn đầu, mỗi trường hợp trợ cấp 2.200 NT.

2 . S à n g l ọ c b ệ n h Dpwn thời kỳ giữa mỗi trường hợp trợ cấp 1.000 NT.

(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra)

Các bệnh viện chỉ định tại thành phố Đài Bắc (Gồm cả các khu viện thuộc b ệ n h v i ệ n L i ê n Hợp), danh sách các bệnh viện chỉ định xin vào trang mạng của Cục Y tế http://www.hea l th .gov .tw/để tra mục “Các khu chuyên g iúp bạn mang thai tốt ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1813 để hỏi thêm chi tiết.

P. Giải thích về các hạng mục, đối tượng, số tiền, cơ quan xin cấp về việc xin miễn giảm chi phí của các biện pháp bảo vệ sức khỏe ưu sinh

Page 89: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

167

Hạng mục trợ cấp

Đối tượng và nội dung trợ cấp Số tiền trợ cấp Cơ quan trợ cấp

2. Kiểm tra các bệnh có tính di truyền

(1) Kiểm tra bệnh thiếu máu Hải dương

Những người phù hợp với các tình huống dưới đây (cần phải nộp kèm giấy chứng nhận kiểm tra sàng lọc):1.Trường hợp trị số của thể

tích hồng huyết cầu bình quân của vợ chồng thập hơn 80.

2.Trường hợp cha mẹ có một người qua xác định chẩn đoán có mang gien thiếu máu Hải dương.

2.000 NT.(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

1 . C ơ q u a n x é t nghiệm bệnh di t ruyền được cơ q u a n c h ủ q u ả n Trung Ương xét duyệt thông qua

2.Các tư liệu có liên quan xin vào trang mạng của Cục Y t ế h t t p : / / w w w .health.gov.tw/để tra mục “Các khu c h u y ê n v ề q u y định có liên quan đến bảo vệ Sức khỏe Y tế , Các biện pháp trợ cấp chi phí hoặc miễn giảm về Bảo vệ sức khỏe ưu sinh ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1834 để hỏi thêm chi tiết.

(2) Kiểm tra di truyền học tế bào máu

Trường hợp bản thân hoặc họ hàng thân thích 4 đời nghi ngờ có mắc bệnh về di truyền, cần làm kiểm tra sâu hơn ( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận kiểm tra sàng lọc).

1.500NT.(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

Page 90: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

168

Hạng mục trợ cấp

Đối tượng và nội dung trợ cấp Số tiền trợ cấp Cơ quan trợ cấp

(3)Chẩn đoán di truyền trước khi sinh:

a.Xét nghiệm di truyền học tế bào

Những người phù hợp với các tình huống dưới đây ( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận kiểm tra sàng lọc):1.Thai phụ trên 34 tuổi.2.Trường hợp các thai phụ

qua chẩn đoán hoặc chứng minh có một trong các tình huống sau:a.Bản thân hoặc người

chồng bị mắc bệnh di truyền.

b.Từng sinh con dị thường.

c.Trong gia tộc có bệnh di truyền.

3.Trường hợp thai phụ qua kiểm tra huyết thanh nghi ngờ có tỷ lệ nguy hiểm về nhiễm sắc thể dị thường lớn hơn 1/270.

4.Trường hợp thai phụ qua kiểm tra siêu âm, thai nhi có khả năng dị thường.

2.000NT (Trường hợp hai phụ trên 34 tuổi thuộc hộ có thu nhập thấp hoặc từng sinh con dị thường, thì sẽ được bệnh viện làm kiểm tra cho miễn giảm thêm phí kiểm tra 3.500NT )(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

b.Xét nghiệm Gien

Trường hợp thai phụ qua chẩn đoán thai nhi ngi ngời có gien bệnh ( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận kiểm tra sàng lọc).

c.Xét nghiệm sinh hóa di truyền học hoặc các chẩn đoán di truyền trước khi sinh khác

Những trường hợp thai phụ qua kiểm tra chẩn đoán hoặc chứng minh có các tình huống dưới đây ( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận kiểm tra sàng lọc):1.Bản thân hoặc người

chồng bị mắc bệnh di truyền.

2.Từng sinh con dị thường.3.Trong gia tộc có bệnh di

truyền.4.Trường hợp thai phụ qua

kiểm tra siêu âm, thai nhi có khả năng dị thường.

Page 91: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

169

Hạng mục trợ cấp

Đối tượng và nội dung trợ cấp Số tiền trợ cấp Cơ quan trợ cấp

(4)Chẩn đoán xác định sẩy thai hoặc tổ chức thai chết lưu

Trường hợp thai phụ qua kiểm tra di truyền trước khi sinh, chẩn đoán thai nhi dị thường( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận kiểm tra sàng lọc).

2.000NT.(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)(5)Kiểm tra

các bệnh di truyền qua mà phải qua cơ quan chủ quản Trung Ương nhận định khác

Trường hợp bản thân hoặc họ hàng thân thích 4 đời nghi ngờ có mắc bệnh về di truyền, cần làm kiểm tra sâu hơn ( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận kiểm tra sàng lọc).

3.Kiểm tra về các bệnh về tâm thần

Trường hợp bản thân hoặc họ hàng thân thích 4 đời nghi ngờ có mắc bệnh về di truyền, cần làm kiểm tra sâu hơn.

1.500NT.(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

1.Các khoa tâm thần của các bệnh viện thuộc Tp Đài Bắc tiến hành trợ cấp.

2.Các tư liệu có liên quan xin vào trang mạng của Cục Y tế

http://www.health.gov.tw/để tra mục “Các khu chuyên về quy định có liên quan đến bảo vệ Sức khỏe Y tế, Các biện pháp trợ cấp chi phí hoặc miễn giảm về Bảo vệ sức khỏe ưu sinh ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1834 để hỏi thêm chi tiết.

4.Kiểm tra sàng lọc khuẩn liên cầu B ở thai phụ

Phụ nữ mang thai từ tuần 35 đến chưa tới 38 tuần phù hợp với các điều kiện sau sẽ cung cấp 1 lần kiểm tra sàng lọc khuẩn liên cầu B:1.Thai phụ có quốc tịch

trung Hoa dân Quốc.2.Trường hợp đối tượng

xin trợ cấp là người nước ngoài hoặc Đại Lục chưa nhập quốc tịch, thì sẽ tính theo địa chỉ hộ khẩu của người vợ hoặc chồng của họ, và theo trình tự quy định của chuyên án này mà xin thủ tục.

500NT.(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

Các tư liệu có liên quan xin vào trang mạng của Cục Y tế http://www.health.gov.tw/để tra mục “Các khu chuyên về Ưu sinh dành cho phụ nữ và trẻ em ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1815 để hỏi thêm chi tiết.

Page 92: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

170

Hạng mục trợ cấp

Đối tượng và nội dung trợ cấp Số tiền trợ cấp Cơ quan trợ cấp

5. Các kiểm tra có liên quan đến trẻ sơ sinh( 1 ) Sàng lọc

c á c b ệ n h bài t iết dị thường bẩm sinh ở t rẻ sơ sinh phải qua cơ quan c h ủ q u ả n Trung Ương nhận định

Trẻ sơ sinh 200NT(Hộ có thu nhập thấp thì trợ cấp 550 NT)(Không bao g ồ m p h í đ ă n g k ý khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

1.Trung tâm kiểm tra sàng lọc trẻ sơ sinh các bệnh viện chẩn đoán xác nhận kiểm tra sàng lọc trẻ sơ sinh.

2.Các tư liệu có liên quan xin vào trang mạng của Cục Y tế

(2)Chẩn đoán xác nhận các trường hợp dương tính của các bệnh bài tiết dị thường bẩm sinh phải qua cơ quan chủ quản Trung Ương nhận định

Các trường hợp kiểm tra sàng lọc dương tính

2.000NT(Không bao g ồ m p h í đ ă n g k ý khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

http://www.health.gov.tw/để tra mục “Các khu chuyên về quy định có liên quan đến bảo vệ Sức khỏe Y tế, Các biện pháp trợ cấp chi phí hoặc miễn giảm về Bảo vệ sức khỏe ưu sinh ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1834 để hỏi thêm chi tiết.

(3)Sàng lọc khả năng nghe của trẻ sơ sinh

T r ẻ s ơ s i n h t ừ n g à y 15/3/2012 trở đi sinh ra đời chưa đầy 3 tháng và có quốc tịch nước ta.

700NT(Không bao g ồ m p h í đ ă n g k ý khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra)

1.Các bệnh viện được chỉ

định, có bảo hiểm sức khỏe.

2.Các tư liệu có liên quan

xin vào trang mạng của Cục Y tế http://www.health.gov.tw/để tra mục “Các khu chuyên về Ưu sinh dành cho phụ nữ và trẻ em ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1831 để hỏi thêm chi tiết.

Page 93: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版孕產婦保健手冊

171

Hạng mục trợ cấp

Đối tượng và nội dung trợ cấp Số tiền trợ cấp Cơ quan trợ cấp

6. Đặt vòng tránh thai trong buồng tử cung

Trường hợp bản thân hoặc vợ hoặc chồng, con cái có những trường hợp sau đây( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận có liên quan):1.Người mắc bệnh tâm thần.2. Người mắc bệnh có trở

ngại đến ưu sinh.3.Người lãnh sổ tay người có

khuyết tật tâm thân.4.Người được liệt kê vào hộ

có thu nhập thấp.

1.000NT(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

1.Các khoa phụ sản, khoa ngoại khoa, khoa tiết niệu của các bệnh viện

2.Các tư liệu có liên quan xin vào trang mạng của Cục Y tế

7. Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, ống dẫn trứng

Nữ thắt ống dẫn trứng 10.000NTNam thắt ống dẫn tinh 2.500NT(Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch)

http://www.health.gov.tw/để tra mục “Các khu chuyên về quy định có liên quan đến bảo vệ Sức khỏe Y tế, Các biện pháp trợ cấp chi phí hoặc miễn giảm về Bảo vệ sức khỏe ưu sinh ” hoặc điện thoại 1999 chuyển máy 1834 để hỏi thêm chi tiết.

8. Nạo thai

Những phụ nữ do bị cưỡng bức quan hệ tình dục, cưỡng dâm mà mang thai( cần phải nộp kèm giấy chứng nhận có liên quan).

Mỗi trường hợp miễn giảm 3.000NT (Không bao gồm phí đăng ký khám bệnh và phí kiểm tra tại phòng kiểm tra, cần trả thêm phần tiền chênh lệch).

Page 94: Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

中越版 孕產婦保健手冊

出 版 者 :臺北市政府衛生局

臺北市立聯合醫院

地 址:110 臺北市信義區市府路1號

網 址:www.health.gov.tw

翻 譯 者:陳 凰 鳳

設 計 印 刷 :達遵泰電腦排版有限公司

出 版 日 期:中華民國101年11月(修訂版)

臺北市民當家熱線:1999

版權所有 翻印必究