so tay gioi

155
TÄØNG CUÛC DAÛY NGHÃÖ DÆÛ AÏN “TÀNG CÆÅÌNG CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ“ (SVTC) Bäü LÂ, TB & XH Taìi liãûu tham khaío daình cho Giaïo viãn vaì Caïn bäü quaín lyï caïc Trung tám Daûy nghãö Haì Näüi, thaïng 9 - 2007

Upload: foreman

Post on 02-Nov-2014

2.701 views

Category:

Education


6 download

DESCRIPTION

Sổ tay lồng ghép giới và kỹ năng sống trong dạy nghề

TRANSCRIPT

Page 1: So tay Gioi

TÄØNG CUÛC DAÛY NGHÃÖ DÆÛ AÏN “TÀNG CÆÅÌNG CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ“ (SVTC)

Bäü LÂ, TB & XH

Taìi liãûu tham khaío daình choGiaïo viãn vaì Caïn bäü quaín lyï

caïc Trung tám Daûy nghãö

Haì Näüi, thaïng 9 - 2007

Page 2: So tay Gioi
Page 3: So tay Gioi

MMUUÛÛCC LLUUÛÛCC

Lời mở đầu Phần giới thiệu Mục đích của Bộ tài liệu .........................................................................................3

Đối tượng sử dụng Bộ tài liệu ................................................................................3

Nội dung Bộ tài liệu ................................................................................................4

Cách sử dụng Bộ tài liệu .........................................................................................4

Thử nghiệm lồng ghép giới và kỹ năng sống vào chương trình dạy nghề tại TTDN

Vì sao nên lồng ghép giới và kỹ năng sống vào chương trình dạy nghề? ..............5

Các bước triển khai lồng ghép giới và kỹ năng sống ..............................................7

Bí quyết lồng ghép giới và kỹ năng sống thành công..............................................8

Lợi ích của việc lồng ghép giới và kỹ năng sống vào dạy nghề ..............................9

Các mô hình dạy lồng ghép giới và kỹ năng sống Chương trình chuyên đề giới và kỹ năng sống hai ngày.......................................10

Chương trình chuyên đề giới và kỹ năng sống rút gọn .........................................13

Chương trình lồng ghép kỹ năng sống vào nội dung bài chuyên môn .................16

Tài liệu thiết kế dạy học cho giáo viên các TTDN Hướng dẫn sử dụng..............................................................................................20

Phần 1: Thiết kế chương trình tập huấn hai ngày .................................................23

Phần 2: Thiết kế chương trình tập huấn rút gọn..................................................100

Phần 3: Thiết kế khung hướng dẫn lồng ghép kỹ năng sống vào bài dạy chuyên môn của một số nghề ..................................................108

Tài liệu thao khảo ................................................................................................124

Danh sách giáo viên nguồn về giới và KNS và các TTDN tham gia thử nghiệm lồng ghép giới và KNS vào chương trình dạy nghề .........................125

Phụ lục Tài liệu giảng dạy trình bày bằng Powerpoint .....................................................128

Page 4: So tay Gioi
Page 5: So tay Gioi

LÅÌI MÅÍ ÂÁÖU

Mục tiêu chính của đào tạo nghề là dạy cho học viên những kỹ năng cần thiết để hành nghề. Tuy nhiên, người lao động trẻ tương lai của đất nước, nếu được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về giới, sẽ nhận thức được những bất bình đẳng giới còn tồn tại trong công việc và góp phần xây dựng một môi trường lao động bình đẳng hơn, trong đó người lao động nữ và nam cùng có cơ hội làm việc và tiến bộ như nhau. Thêm vào đó, các kỹ năng sống cũng rất cần thiết cho sự thành công trong công việc của họ, bởi lẽ chúng bổ sung những kiến thức và năng lực cần thiết cho người lao động, giúp họ hoạt động một cách độc lập và tránh được những khó khăn trong quá trình làm việc.

Xuất phát từ lý do đó, Dự án “Tăng cường các Trung tâm Dạy nghề” (SVTC) do Tổ chức phi chính phủ Swisscontact tài trợ đã đặt mục tiêu cùng các trung tâm dạy nghề (TTDN) thử nghiệm lồng ghép một số chủ đề giới và kỹ năng sống (KNS) vào chương trình dạy nghề. Trong hai năm 2005 – 2007 một số TTDN đã cùng SVTC triển khai thử nghiệm đưa vào chương trình dạy nghề những chủ đề cơ bản về giới như khái niệm giới và giới tính, vai trò giới, định kiến giới, tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, bình đẳng giới trong công việc và các kỹ năng giao tiếp (kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bằng lời và không lời, kỹ năng lắng nghe, thể hiện sự kiên định trong giao tiếp), kỹ năng ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) và ứng phó với những rủi ro đối với lao động di cư. Dự án đã biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy và tập huấn giáo viên nguồn về giới và kỹ năng sống cho một số TTDN với nguyên tắc lấy học viên làm trung tâm, học viên tham gia tích cực vào quá trình học. Tùy theo điều kiện cụ thể ở từng nơi, tùy theo từng đối tượng học viên, từng nghề, các TTDN đã phát huy sáng kiến, lựa chọn các hình thức và nội dung lồng ghép các chủ đề giới và KNS phù hợp để tập huấn cho học viên. Thực tế cho thấy, trong điều kiện hạn chế về thời gian khóa học, các chủ đề giới và KNS đã được đông đảo học viên quan tâm và hưởng ứng. Kết quả thử nghiệm của các trung tâm dạy nghề đáng được khích lệ và nhân rộng áp dụng trong các cơ sở dạy nghề khác trong cả nước.

Bộ tài liệu Hướng dẫn Lồng ghép Giới và Kỹ năng sống vào Chương trình Dạy nghề này giới thiệu các chương trình và phương thức dạy lồng ghép, đồng thời cung cấp các tài liệu hướng dẫn thiết kế chi tiết và thiết kế rút gọn cho các chủ đề giới và KNS và khung hướng

Page 6: So tay Gioi

dẫn lồng ghép giới và KNS vào nội dung một chương trình nghề cụ thể. Trong quá trình biên soạn tài liệu, chúng tôi đã tham khảo cuốn “Bình đẳng giới và Kỹ năng sống”, Bộ tài liệu đào tạo cho nữ và nam thanh niên Việt Nam của Chương trình phát triển về giới (GENPROM), Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Điều phối Giảm nghèo, Trung tâm Khoa học, Xã hội và Nhân văn quốc gia Việt Nam biên soạn. Các tài liệu do các TTDN soạn thảo và ý kiến đóng góp của các giáo viên đã tham gia dạy lồng ghép chủ đề giới và KNS cũng đã được sử dụng trong quá trình biên soạn Bộ Tài liệu Hướng dẫn này.

Dự án SVTC xin cảm ơn các chuyên gia trong nhóm chuyên đề giới của Dự án, chị Đặng Bích Thủy, chuyên viên Viện Nghiên cứu giới và Gia đình, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam, và các giáo viên nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, Trung tâm Dạy nghề Quận 4 TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Dạy nghề Sửa chữa Xe Gắn máy Đồng Nai đã đóng góp trong quá trình soạn thảo và hoàn chỉnh Bộ tài liệu này.

Page 7: So tay Gioi

PHÁÖN GIÅÏI THIÃÛU

TCDN - swisscontact

3

PPHHÁÁÖÖNN GGIIÅÅÏÏII TTHHIIÃÃÛÛUU

Mục đích của Bộ tài liệu

Bộ tài liệu hướng dẫn Lồng ghép Giới và Kỹ năng sống (KNS) vào chương trình dạy nghề tại TTDN được biên soạn với mục đích:

Hướng dẫn triển khai các mô hình lồng ghép Giới và KNS vào chương trình dạy nghề tại TTDN;

Cung cấp tài liệu thiết kế tập huấn và lồng ghép chủ đề giới và KNS cho giáo viên hoặc báo cáo viên của các TTDN.

Đối tượng sử dụng Bộ tài liệu

Đối tượng sử dụng Bộ tài liệu hướng dẫn Lồng ghép Giới và KNS vào chương trình dạy nghề chủ yếu gồm:

Các giảng viên tham gia tập huấn giáo viên nguồn về bình đẳng giới và KNS;

Các giáo viên TTDN được giao nhiệm vụ tập huấn và lồng ghép chuyên đề Bình đẳng giới và Kỹ năng sống cho học viên TTDN;

Các giáo viên và cán bộ quản lý muốn tham khảo các chuyên đề trong phần Giới để thiết kế hội thảo nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ, nhân viên của TTDN.

Page 8: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

4

Nội dung Bộ tài liệu

Bộ tài liệu hướng dẫn lồng ghép Giới và KNS vào chương trình dạy nghề bao gồm các nội dung:

Giới thiệu các bước triển khai lồng ghép chủ đề Giới và KNS tại TTDN và các bí quyết lồng ghép thành công;

Giới thiệu các loại chương trình lồng ghép chủ đề Giới và KNS, bao gồm thông tin, thời khóa biểu của chương trình, khung hướng dẫn lồng ghép KNS vào nội dung bài dạy nghề chuyên môn;

Các tài liệu thiết kế giảng dạy dùng cho giáo viên, trong đó có thiết kế giảng dạy chung đối với từng chương trình lồng ghép, thiết kế chi tiết từng chủ đề trong chương trình, bao gồm cả tài liệu trình chiếu, tài liệu minh họa, phim trong, bảng biểu treo tường v.v.

Cách sử dụng Bộ tài liệu

Bộ tài liệu hướng dẫn Lồng ghép Giới và KNS vào chương trình dạy nghề được gửi cho các TTDN dưới dạng đĩa CD và đồng thời đưa lên trang web để các TTDN có thể tải về sử dụng. Các chương trình lồng ghép được trình bày dưới dạng linh hoạt. Các TTDN có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Các tài liệu thiết kế có thể được lựa chọn, điều chỉnh và sắp xếp lại cho phù hợp với mục đích của người sử dụng.

Page 9: So tay Gioi

THÆÍ NGHIÃÛM LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

5

TTHHÆÆÍÍ NNGGHHIIÃÃÛÛMM LLÄÄÖÖNNGG GGHHEEÏÏPP GGIIÅÅÏÏII VVAAÌÌ KKYYÎÎ NNÀÀNNGG SSÄÄÚÚNNGG VVAAÌÌOO CCHHÆÆÅÅNNGG TTRRÇÇNNHH DDAAÛÛYY NNGGHHÃÃØØ TTAAÛÛII TTTTDDNN

Vì sao nên lồng ghép giới và kỹ năng sống vào chương trình nghề?

Thông thường, học viên đến trung tâm dạy nghề là để học nghề với hy vọng sau đó có thể tìm được việc làm kiếm sống. Vì thế trong thời gian các khóa học ngắn hạn từ 3 – 6 tháng, mong muốn chủ yếu của họ là được học các kỹ năng nghề. Khi đặt vấn đề về việc lồng ghép vào chương trình dạy nghề những chủ đề mang tính xã hội như bình đẳng giới hay kỹ năng sống, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời tức thì từ giám đốc TTDN: “Việc này khó đấy”. Tuy nhiên, ngày nay, khi đất nước đã bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, vấn đề nam nữ bình quyền lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Đạt bình đẳng giới không chỉ là mối quan tâm của phụ nữ mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Hiện nay, những hiểu biết về giới không phải đã được phổ cập. Vì vậy, việc đưa các nội dung về giới vào chương trình giáo dục đào tạo là điều cần thiết. Mặt khác, người thanh niên khi bước vào học nghề để chuẩn bị gia nhập thị trường lao động thường gặp những trở ngại do thiếu kinh nghiệm sống, thiếu kinh nghiệm làm việc. Nữ thanh niên thường khó khăn hơn so với nam giới khi chuyển tiếp từ trường học hoặc từ vùng nông thôn sang làm việc tại các nhà máy hay sống tại thành phố. Do đó, thanh niên là đối tượng đặc biệt cần phải được nâng cao nhận thức về vai trò giới, kiến thức về luật pháp và kỹ năng sống nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc và trong cuộc sống. Việc bổ sung vào chương trình dạy nghề những kỹ năng chung không phải là điều mới mẻ. Nhìn chung các doanh nghiệp trên thế giới đánh giá kỹ năng chung có tầm quan trọng ngang với các kỹ năng nghề. Kỹ năng sống là nhóm kỹ năng nằm trong các kỹ năng chung. Cơ quan Đào tạo Quốc gia của Úc đã xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn tổng hợp nhằm quy định những kỹ năng chung phải được đưa vào các tiêu chuẩn đào tạo. Năm 1994, Cơ quan Phát triển Nguồn nhân lực Canađa đã triển khai Dự án nghiên cứu về những kỹ năng thiết yếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng chung là điều kiện cần để học những kỹ năng nghề cụ thể và đã nhận thấy “dường như những chương trình giáo dục đào tạo nghề nào biết chú trọng vào những kỹ năng chung thì chương trình đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho học viên của mình trên thị trường lao động.”1 1 Cẩm nang tính chi phí và định giá các sản phẩm và dịch vụ GDĐT, Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ, Phòng Lao động và Thu nhập, 130 Freiburgstrasse, CH 3003 Berne, Thụy Sỹ

Page 10: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

6

Những kiến thức và kỹ năng phụ trợ sẽ giúp học viên trẻ trở thành những người lao động tự tin hơn trong thế giới hòa nhập toàn cầu ngày nay. Việc thử nghiệm lồng ghép giới và KNS vào chương trình dạy nghề sẽ là bước đầu giúp chúng ta rút kinh nghiệm và điều chỉnh việc đưa giới và KNS vào chương trình đào tạo một cách hoàn chỉnh hơn và có hiệu quả hơn. Trong quá trình thử nghiệm dạy lồng ghép giới và KNS, chúng tôi thường khuyên các TTDN tham gia chương trình không nên đặt tham vọng quá cao, khiến cho việc dạy lồng ghép trở thành một gánh nặng và không thể thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài. Có lẽ lúc khởi đầu nên nghĩ đến việc này một cách nhẹ nhàng và bắt đầu từ những hình thức đơn giản nhất. Hãy bắt đầu từ việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề bình đẳng giới nhân các ngày lễ của phụ nữ và thanh niên. Hãy đưa giới và KNS vào các chủ đề của các buổi sinh hoạt lớp. Tiếp đó, chúng ta hãy cùng nhau tìm cách lồng ghép một cách hợp lý và khéo léo các nội dung về bình đẳng giới hoặc kỹ năng sống vào chương trình dạy nghề, kết hợp dạy kỹ năng sống, chuyên đề giới với những kiến thức về luật lao động, tác phong làm việc, sau đó tiến tới đưa các chủ đề và kỹ năng trên vào nội dung bài học chuyên môn. Một giám đốc TTDN đã nói với chúng tôi: dù khó đến mấy, nếu chúng ta thấy đáng làm, nếu chúng ta thấy thực sự tâm huyết với việc mình làm thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Học viên sẽ cảm thấy hứng thú khi thấy được lợi ích của những kiến thức và kỹ năng này đối với công việc của họ. Nếu việc dạy lồng ghép thành công, chương trình dạy nghề sẽ trở nên sinh động hơn, mang lại cho học sinh nhiều lợi ích hơn và có sức hấp dẫn hơn.

Page 11: So tay Gioi

THÆÍ NGHIÃÛM LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

7

Các bước triển khai lồng ghép giới và kỹ năng sống

Một TTDN muốn thử nghiệm lồng ghép giới và KNS vào chương trình dạy nghề có thể đi theo các bước sau đây:

Tạo nguồn nhân lực

- Liên hệ với các TTDN có kinh nghiệm lồng ghép chuyên đề giới và KNS;

- Làm việc với các giáo viên, chuyên gia về giới và KNS;

- Tập huấn chuyên đề giới và KNS cho giáo viên TTDN.

Nâng cao nhận thức

- Nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ, nhân viên và giáo viên TTDN;

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc lồng ghép KNS;

- Tổ chức hội thảo giới và KNS tại TTDN.

Chuẩn bị- Lựa chọn giáo viên; - Soạn giáo án chi tiết; - Chuẩn bị tài liệu giảng dạy; - Chuẩn bị phương tiện trực quan.

Triển khai dạy lồng ghép một cách có hệ thống

Lập kế hoạch

- Thống nhất chủ trương dạy lồng ghép; - Lập phương án lồng ghép; - Chọn khóa học, nghề; - Lập thời khóa biểu dạy thử nghiệm.

Dạy thử nghiệm - Thực hành dạy thử; - Lấy ý kiến góp ý của học viên; - Hoàn thiện giáo án; - Hoàn thiện tài liệu giảng dạy.

Page 12: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

8

Bí quyết lồng ghép giới và kỹ năng sống thành công

Các TTDN tham gia chương trình thử nghiệm đã đúc rút những yếu tố cần thiết cho sự thành công của việc dạy lồng ghép giới và KNS.

Xu thế phát triển của xã hội: • Phấn đấu đạt bình đẳng giới là trách nhiệm của toàn xã hội • Mỗi người lao động đều có nhu cầu hoàn thiện bản thân

Nhận thức và hành động của cấp quản lý: • Nhận thức được tầm quan trọng của việc lồng

ghép giới và KNS • Hưởng ứng việc dạy nội dung giới và KNS • Hỗ trợ, chỉ đạo cụ thể và có chính sách động

viên • Đầu tư nguồn lực

Chương trình phù hợp và hấp dẫn: • Phù hợp với đối tượng học viên • Có thể áp dụng linh hoạt • Nội dung bài phong phú, thiết thực • Giáo án dễ áp dụng • Cập nhật thường xuyên • Tài liệu tập huấn tốt, phương tiện,

thiết bị dạy học đầy đủ

Giáo viên nhiệt tình và tâm huyết: • Được tập huấn về nội dung và

phương pháp giảng dạy • Hứng thú, tâm đắc với chương

trình lồng ghép • Tâm huyết và tận tâm • Sáng tạo, tìm ra phương pháp hiệu

quả nhất

Học viên thấy cần thiết và hứng thú: • Ủng hộ vì thấy nội dung thiết thực • Tích cực tham gia, chia sẻ kinh

nghiệm • Hứng thú, yêu cầu dạy tiếp

Page 13: So tay Gioi

THÆÍ NGHIÃÛM LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

9

Lợi ích của việc lồng ghép giới và KNS vào dạy nghề

Việc đưa một nội dung mới vào chương trình dạy nghề truyền thống tại các TTDN là một công việc khó khăn, đầy thử thách mà không phải TTDN nào cũng quyết định thử nghiệm. Tuy nhiên, những TTDN đã tham gia vào chương trình thử nghiệm và bước đầu thành công đều khẳng định rằng chương trình này sẽ mang lại những ích lợi tốt đẹp cho TTDN. Bởi lẽ:

Trung tâm sẽ tạo nên một môi trường văn hóa bình đẳng giới, trong đó nhận thức về giới của cán bộ nhân viên được nâng cao, các nhân viên nam và nữ đều có cơ hội làm việc và tiến bộ như nhau, làm cơ sở cho sự phát triển đồng bộ của trung tâm;

Chương trình dạy nghề phong phú và toàn diện hơn. Ở đây học viên không chỉ học nghề mà còn được tư vấn về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, về bình đẳng giới. Nhận thức của học viên của được nâng cao dẫn đến sự thay đổi hành vi ứng xử;

TTDN thực hiện được trách nhiệm xã hội, góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh và phát triển;

Uy tín của trung tâm nâng cao, TTDN xây dựng được thương hiệu của mình và nhờ đó thu hút được nhiều học viên.

Page 14: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

10

CAÏC MÄ HÇNH DAÛY LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG

Căn cứ vào chương trình thử nghiệm tại các TTDN trong một năm qua, có thể tổng kết ba loại mô hình dạy lồng ghép chủ đề giới và KNS vào chương trình dạy nghề. Phân tích chi tiết từng mô hình sẽ giúp các TTDN có thể lựa chọn mô hình phù hợp với từng điều kiện và từng đối tượng học viên cụ thể.

Chương trình Chuyên đề Giới và Kỹ năng sống Hai ngày

Thông tin chương trình

Chủ đề Giới và Kỹ năng sống

Đơn vị tổ chức Trung tâm dạy nghề

Mục tiêu

Sau khi học xong, tham dự viên có khả năng:

⇒ Nhận biết những khái niệm cơ bản về giới;

⇒ Nêu được một số giải pháp nhằm khắc phục định kiến giới và sự bất bình đẳng giới;

⇒ Thực hiện có hiệu quả một số kỹ năng giao tiếp;

⇒ Ứng phó với một số tình huống khó khăn trong cuộc sống (như trạng thái stress, rủi ro trong lao động di cư)

Tổng thời gian 2 ngày

Tham dự viên Học viên TTDN

Báo cáo viên Giáo viên TTDN

Phương pháp làm việc

Các giáo viên sẽ sử dụng đa dạng các phương pháp và kỹ thuật dạy học lấy học viên làm trung tâm, bao gồm nói có minh họa, trò chơi, hoạt động nhóm, sắm vai v.v.

Sản phẩm cuối chương trình Bộ sưu tập bài viết và tranh ảnh

Đánh giá Bài kiểm tra trắc nghiệm 10 phút

Page 15: So tay Gioi

CAÏC MÄ HÇNH DAÛY LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG

TCDN - swisscontact

11

Thời khóa biểu Th

ời g

ian

50 p

hút

25 p

hút

15 p

hút

25 p

hút

30 p

hút

20 p

hút

20 p

hút

20 p

hút

30 p

hút

40 p

hút

20 p

hút

20 p

hút

30 p

hút

20 p

hút

15 p

hút

20

phú

t

15 p

hút

10 p

hút

25 p

hút

10 p

hút

10 p

hút

10 p

hút

25ph

út

30 p

hút

5 ph

út

30 p

hút

25 p

hút

30 p

hút

25 p

hút

35 p

hút

30 p

hút

720

phút

Làm

que

n. G

iới t

hiệu

mục

tiêu

lồng

ghé

p chủ đề

giớ

i và

kỹ năn

g số

ng v

ào c

hươn

g trì

nh

dạy

nghề

. Tra

o đổ

i về

nguyện

vọn

g củ

a họ

c vi

ên.

Phâ

n biệt

đặc

điể

m của

ngư

ời p

hụ nữ

người

nam

giớ

i K

hái n

iệm

giớ

i và

giới

tính

P

hân

biệt

các

đặc

điể

m của

giớ

i và

giới

tính

Nhữ

ng c

ông

việc

phụ

nữ v

à na

m g

iới t

hườn

g là

m tr

ong

một

ngà

y N

hận

xét về

vai t

rò g

iới v

à cá

c gi

á trị

gắn

liền

Địn

h kiến

giớ

i

Khả

năn

g th

ay đổi

sự

phâ

n cô

ng v

ai tr

ò giới

hình

tiếp

cận

kiểm

soá

t các

nguồn

lực

và lợ

i ích

Địn

h hư

ớng

tiến

tới sự

bìn

h đẳ

ng g

iới t

rong

tiếp

cận

kiểm

soá

t nguồn

lực

Phâ

n tíc

h sự

bất

bìn

h đẳ

ng g

iới t

rong

gia

đìn

h, x

ã hộ

i và

trong

côn

g việc

S

o sá

nh n

hững

côn

g việc

nam

giớ

i và

nữ g

iới t

hườn

g là

m v

à nê

u sự

bất

bìn

h đẳ

ng

trong

lựa

chọn

nghề

nghiệp

C

ác v

í dụ

về bất

bìn

h đẳ

ng g

iới v

à cá

c hì

nh thứ

c tiế

p cậ

n bì

nh đẳn

g giới

N

hững

giả

i phá

p khắc

phụ

c sự

bất

bìn

h đẳ

ng g

iới t

rong

côn

g việc

Tầm

qua

n trọ

ng của

kỹ

năng

sốn

g nó

i chu

ng v

à kỹ

năn

g gi

ao tiếp

nói

riê

ng đối

với

học

vi

ên của

TTD

N

Sử

dụn

g nhữ

ng lờ

i nói

đẹp

cách

nói

phù

hợp

tại nơi

làm

việ

c Sử

dụn

g cử

chỉ

đẹp

phù

hợp

trong

đàm

thoạ

i tại

nơi

làm

việ

c N

hững

điể

m cần

lưu

ý kh

i đàm

thoạ

i tại

nơi

làm

việ

c

Khá

i niệ

m về

lắng

ngh

e N

hững

điể

m cần

lưu

ý kh

i lắn

g ng

he

Tầm

qua

n trọ

ng của

lắng

ngh

e

Khá

i niệ

m về

tính

kiên

địn

h tro

ng g

iao

tiếp

So

sánh

tính

kiê

n đị

nh với

tính

quá

khí

ch v

à tín

h phục

tùng

một

các

h tiê

u cự

c tro

ng g

iao

tiếp

Biể

u lộ

thái

độ

kiên

địn

h kh

i từ

chố

i, kh

i bày

tỏ th

ái độ

và k

hi đư

a ra

lời đề

nghị

Địn

h ng

hĩa

sức

khoẻ

N

guyê

n nh

ân dẫn

đến

trạn

g th

ái s

tress

C

ác b

iểu

hiện

của

stre

ss

Biệ

n ph

áp ứ

ng p

hó với

stre

ss

Lao độ

ng d

i cư

là g

ì? N

guyê

n nh

ân dẫn

đến

tình

trạn

g la

o độ

ng d

i cư

N

hững

hội v

à rủ

i ro đố

i với

lao độ

ng d

i cư

B

iện

pháp

phò

ng n

gừa

rủi r

o đố

i với

lao độ

ng d

i cư

Nội

dun

g

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

2.3

2.4

3.1

3.2

4.1

4.2

4.3

4.4

5.1

5.2

5.3

5.4

6.1

6.2

6.3

7.1

7.2

7.3

8.1

8.2

8.3

8.4

9.1

9.2

9.3

Tên

Chu

yên đề

Mở

đầu

Giớ

i và

giớ

i tín

h

Vai t

rò g

iới v

à đị

nh k

iến

giớ

i

Quyền

ra q

uyết

địn

h và

kiể

m s

oát n

guồn

lực

Bìn

h đẳ

ng g

iới tại

i làm

việ

c

Kỹ

năng

gia

o tiế

p bằ

ng lờ

i và

khôn

g lờ

i

Kỹ

năng

lắng

ngh

e

Thể

hiện

sự

kiê

n đị

nh tr

ong

giao

tiếp

Ứng

phó

vớ

i trạ

ng th

ái s

tres

s

Lao độ

ng d

i cư

Tổng

thờ

i gia

n tố

i đa

1 2 3 4 5 6 7 8 9

B

ài

Bài

B

ài

Bài

B

ài

Bài

B

ài

Bài

B

ài

Page 16: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

12

Khả năng áp dụng Đây là chương trình tương đối đầy đủ với tổng thời lượng khoảng hai ngày. Nội dung giới và KNS được dạy tách riêng khỏi bài dạy chuyên môn nghề. Tuỳ theo điều kiện, có thể dạy liên tục cả chương trình hai ngày hoặc dạy tách riêng thành từng buổi, mỗi buổi khoảng 180 phút. Các buổi dạy được phân bố đều trong suốt thời gian một khóa học nghề. Điểm mạnh của mô hình này là nhờ dạy đủ thời lượng nên có thể chuyển tải nội dung một cách đầy đủ và có hệ thống. Các giáo viên có thể sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn giảng dạy Dự án đã biên soạn mà không phải chuẩn bị giáo án lồng ghép riêng. Với điều kiện thời gian không quá hạn chế, giáo viên dễ tổ chức các hoạt động có sự tham gia của học viên, dễ tạo hứng thú học tập. Học viên có điều kiện giao lưu, thảo luận quan điểm, giúp nhau thay đổi nhận thức và hành vi. Ngoài ra, nhờ tổ chức dạy chủ đề giới và KNS tách riêng khỏi nội dung chuyên môn, TTDN chỉ cần tập trung đào tạo một số giáo viên nguồn, có thể là cán bộ giáo vụ, cán bộ phụ trách nữ công chuyên trách dạy các chuyên đề này mà không cần tập huấn cho tất cả các giáo viên dạy nghề trong trung tâm.

Tuy nhiên, điểm yếu của chương trình hai ngày là dù muốn hay không nó cũng ảnh hưởng đến thời gian phân bổ cho một khóa dạy nghề. Đối với những TTDN tuyển sinh hàng ngày, trong lớp có nhiều học viên ở trình độ khác nhau thì sẽ không tổ chức được theo hình thức này. Về lâu dài, TTDN có thể sẽ không có đủ kinh phí và nguồn lực để duy trì thường xuyên chương trình tập huấn này.

Mô hình này có thể áp dụng lâu dài và bền vững nếu có quy định chính thức của cơ quan quản lý dạy nghề yêu cầu đưa giới và kỹ năng sống vào chương trình dạy nghề. Hiện nay, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên đã thử nghiệm quy định đưa chương trình giới và KNS vào một số trung tâm dạy nghề. Hy vọng thử nghiệm của Đà Nẵng sẽ được áp dụng trong cả nước.

Page 17: So tay Gioi

CAÏC MÄ HÇNH DAÛY LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG

TCDN - swisscontact

13

Chương trình Chuyên đề Giới và Kỹ năng sống rút gọn Thông tin chương trình Chủ đề Giới và Kỹ năng sống

Đơn vị tổ chức TTDN

Mục tiêu Sau khi học xong, tham dự viên có khả năng:

⇒ Nhận biết những khái niệm cơ bản về giới;

⇒ Nêu được một số giải pháp nhằm khắc phục định kiến giới và sự bất bình đẳng giới;

⇒ Nêu được một số điểm cần lưu ý nhằm giao tiếp có hiệu quả tại nơi làm việc;

⇒ Nêu được một số điểm cần lưu ý nhằm ứng phó với một số tình huống khó khăn trong cuộc sống (như trạng thái stress, rủi ro trong lao động di cư)

Tổng thời gian 1 ngày

Tham dự viên Học viên TTDN

Báo cáo viên Giáo viên TTDN

Phương pháp làm việc

Các giáo viên sẽ sử dụng đa dạng các phương pháp và kỹ thuật dạy học lấy học viên làm trung tâm, bao gồm nói có minh họa, trò chơi, hoạt động nhóm, sắm vai v.v.

Sản phẩm cuối chương trình

Không áp dụng

Đánh giá Không áp dụng

Page 18: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

14

Thời khóa biểu Th

ời g

ian

15 p

hút

20 p

hút

10 p

hút

15 p

hút

25 p

hút

15 p

hút

20 p

hút

20 p

hút

20 p

hút

20 p

hút

35 p

hút

10 p

hút

20 p

hút

15 p

hút

10 p

hút

5 p

hút

20 p

hút

20 p

hút

10 p

hút

15 p

hút

20 p

hút

10 p

hút

25 p

hút

10 p

hút

320-

410

phú

t

Giớ

i thiệu

mục

tiêu

lồng

ghé

p chủ đề

giớ

i và

kỹ năn

g số

ng v

ào c

hươn

g trì

nh

dạy

nghề

. Tầ

m q

uan

trọng

của

kỹ

năng

sốn

g nó

i chu

ng v

à kỹ

năn

g gi

ao tiếp

nói

riên

g đố

i vớ

i học

viê

n củ

a TT

DN

Phâ

n biệt

đặc

điể

m của

ngư

ời p

hụ nữ

người

nam

giớ

i K

hái n

iệm

giớ

i và

giới

tính

P

hân

biệt

các

đặc

điể

m của

giớ

i và

giới

tính

Nhữ

ng c

ông

việc

phụ

nữ v

à na

m g

iới t

hườn

g là

m tr

ong

một

ngà

y N

hận

xét về

vai t

rò g

iới v

à cá

c gi

á trị

gắn

liền

Địn

h kiến

giớ

i và

khả

năn

g th

ay đổi

sự

phâ

n cô

ng v

ai tr

ò giới

Phâ

n tíc

h sự

bất

bìn

h đẳ

ng g

iới t

rong

gia

đìn

h, x

ã hộ

i và

trong

côn

g việc

, các

dụ

về bất

bìn

h đẳ

ng g

iới t

rên

thế

giới

và ở

Việ

t Nam

S

o sá

nh n

hững

côn

g việc

nam

giớ

i và

nữ g

iới t

hườn

g là

m v

à nê

u sự

bất

nh đẳn

g tro

ng lự

a chọn

nghề

nghiệp

C

ác h

ình

thứ

c tiế

p cậ

n bì

nh đẳn

g giới

nhữ

ng g

iải p

háp

khắc

phụ

c sự

bất

nh đẳn

g giới

tron

g cô

ng v

iệc

Sử

dụn

g nhữ

ng lờ

i nói

cử c

hỉ đẹp

phù

hợp

tại nơi

làm

việ

c N

hững

điể

m cần

lưu

ý kh

i đàm

thoạ

i tại

nơi

làm

việ

c

Khá

i niệ

m về

lắng

ngh

e, tr

ò chơi

truyền

tin

Nhữ

ng đ

iểm

cần

lưu

ý kh

i lắn

g ng

he

Tầm

qua

n trọ

ng của

lắng

ngh

e

Khá

i niệ

m về

tính

kiên

địn

h tro

ng g

iao

tiếp

So

sánh

tính

kiê

n đị

nh với

tính

quá

khí

ch v

à tín

h phục

tùng

một

các

h tiê

u cự

c tro

ng g

iao

tiếp

Biể

u lộ

thái

độ

kiên

địn

h kh

i từ

chố

i, kh

i bày

tỏ th

ái độ

và k

hi đư

a ra

lời đề

nghị

Ngu

yên

nhân

dẫn

đến

trạn

g th

ái s

tress

C

ác b

iểu

hiện

của

stre

ss

Biệ

n ph

áp ứ

ng p

hó với

stre

ss

Lao độ

ng d

i cư

là g

ì? N

guyê

n nh

ân dẫn

đến

tình

trạn

g la

o độ

ng d

i cư

N

hững

hội v

à rủ

i ro đố

i với

lao độ

ng d

i cư

B

iện

pháp

phò

ng n

gừa

rủi r

o đố

i với

lao độ

ng d

i cư

Nội

dun

g

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

2.3

3.1

3.2

3.3

4.1

4.2

5.1

5.2

5.3

6.1

6.2

6.3

7.1

7.2

7.3

8.1

8.2

8.3

Tên

Chu

yên đề

Mở

đầu

Giớ

i và

giớ

i tín

h

Vai t

rò g

iới v

à đị

nh k

iến

giớ

i

Bìn

h đẳ

ng g

iới tại

i làm

việ

c

Kỹ

năng

gia

o tiế

p bằ

ng lờ

i và

khôn

g lờ

i

Kỹ

năng

lắng

ngh

e

Thể

hiện

sự

kiê

n đị

nh tr

ong

giao

tiếp

(Tùy

chọ

n)

Ứng

phó

vớ

i trạ

ng th

ái s

tres

s (T

ùy c

họn)

Lao độ

ng d

i cư

(Tùy

chọ

n)

Tổng

thờ

i gia

n tố

i đa

1 2 3 4 5 6 7 8

B

ài

Bài

B

ài

Bài

B

ài

Bài

B

ài

Bài

Page 19: So tay Gioi

CAÏC MÄ HÇNH DAÛY LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG

TCDN - swisscontact

15

Khả năng áp dụng So với chương trình hai ngày, chương trình rút gọn với tổng thời luợng tối đa là một ngày tỏ ra linh hoạt hơn và được nhiều TTDN áp dụng hơn. Đặc điểm của chương trình này là mỗi chuyên đề được rút gọn và dạy xen kẽ với các bài dạy chuyên môn, tuy vẫn tách riêng khỏi nội dung chuyên môn. TTDN bố trí trước thời gian dành cho các chuyên đề này. Thời lượng dành cho các nội dung này là khoảng từ 20 phút – 45 phút cho một chuyên đề. Một chuyên đề lớn có thể được chia thành những chuyên mục nhỏ cho phù hợp với yêu cầu thời gian. Chương trình rút gọn có ưu thế là dễ tổ chức hơn, có thể áp dụng cho cả khóa học ngắn hạn và dài hạn, có thể tổ chức thường xuyên, linh hoạt. Chương trình này cũng có thể sử dụng để tập huấn trong các buổi sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Có thể dạy kết hợp nội dung giới, kỹ năng sống với các nội dung khác như giới thiệu Luật Lao động, giáo dục tác phong công nghiệp, phòng chống HIV trong thanh niên v.v. Đặc biệt, một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề có thể sử dụng nhằm bổ sung những kiến thức về giới trong lựa chọn nghề nghiệp và kỹ năng sống cho học sinh.

Tuy nhiên, do thời lượng hạn chế, chương trình này chỉ giúp học viên nắm được những khái niệm chính về giới. Đối với kỹ năng sống, chỉ đủ thời gian để giới thiệu những điểm cần lưu ý, làm cơ sở để học viên tự rèn luyện. Mô hình này cũng khó áp dụng đối với các lớp học cho đối tượng chiêu sinh thường xuyên không theo khóa học.

Nếu duy trì tốt TTDN có thể tạo phong trào tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề giới và KNS thành một nếp sinh hoạt thường xuyên giúp cho chương trình dạy nghề trở nên sinh động hơn, phong phú và hữu ích hơn.

Page 20: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

16

Chương trình lồng ghép Kỹ năng sống vào nội dung bài chuyên môn

Khung hướng dẫn lồng ghép kỹ năng sống vào bài dạy chuyên môn Trong hai mô hình đã giới thiệu ở trên, nội dung giới và kỹ năng sống (KNS) được dạy thành chương trình riêng, tách biệt khỏi nội dung chuyên môn nghề. Tuy nhiên, không phải cơ sở dạy nghề nào cũng có đủ điều kiện để tổ chức dạy những chương trình riêng như vậy. Vì thế, việc lồng ghép nội dung giới và KNS vào bài dạy chuyên môn sẽ giúp các TTDN khắc phục được điều kiện thời gian hạn chế của các khóa dạy nghề ngắn hạn. Hãy bắt đầu thử nghiệm từ các kỹ năng sống. Kinh nghiệm cho thấy có thể có những cách lồng ghép khác nhau. Tuy nhiên, TTDN nên thống nhất một phương án lồng ghép có hệ thống nhất, thực thi nhất nhưng đảm bảo được mục tiêu lồng ghép KNS. Có lẽ nên xây dựng một Khung lồng ghép chung cho từng nghề, trong đó nội dung KNS được lồng ghép vào mỗi bài chuyên môn nhằm đảm bảo không phá vỡ thiết kế của bài dạy chuyên môn, đồng thời vẫn bổ sung được những KNS cần thiết cho học viên. Để xây dựng được khung hướng dẫn lồng ghép KNS đối với từng nghề, cần xác định rõ:

Danh sách những KNS sẽ lồng ghép; Mục tiêu giảng dạy cần đạt được đối với từng kỹ năng; Cách phân bố nội dung KNS vào các bài trong một chương trình

dạy nghề; Tên các bài chuyên môn nghề sẽ lồng ghép KNS; Thời lượng lồng ghép KNS.

Trên cơ sở đó, các giáo viên sẽ thiết kế chi tiết phần lồng ghép KNS vào từng bài. Sau đây là ví dụ một cách trình bày khung hướng dẫn lồng ghép KNS.

Page 21: So tay Gioi

CAÏC MÄ HÇNH DAÛY LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG

TCDN - swisscontact

17

Khung hướng dẫn lồng ghép KNS vào bài dạy chuyên môn

Hướng dẫn lồng ghép KNS vào bài dạy kỹ năng nghề

Thực hành

Tên KNS được dạy lồng ghép

Tên bài chuyên môn sẽ

lồng ghép KNS

Lý thuyết Hướng dẫn ban đầu

Thực hành thường xuyên

Kết thúc

Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học xong

học viên sẽ có khả năng:

Giao tiếp bằng lời

Giao tiếp không lời (giao tiếp bằng cử chỉ)

Kỹ năng lắng nghe

Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Ứng phó với trạng thái stress

Ứng phó với các tình huống rủi ro trong lao động di cư

Phần Tài liệu thiết kế dạy học sẽ giới thiệu ví dụ thiết kế lồng ghép các Kỹ năng sống vào khóa dạy nghề May gia đình và nghề Sửa chữa Xe gắn máy.

Page 22: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

18

Khả năng áp dụng

Thực tế cho thấy, rất khó có thể lồng ghép chuyên đề giới vào nội dung của một bài dạy chuyên môn mà vẫn đảm bảo tính tự nhiên, hài hòa của việc lồng ghép. Có lẽ cách lồng ghép này chỉ thích hợp với một số chuyên đề kỹ năng sống.

Cách dạy lồng ghép này lúc đầu sẽ khó khăn đối với các giáo viên dạy nghề. Vì thế nó đòi hỏi lãnh đạo TTDN phải nhận thức được lợi ích của việc dạy KNS cho học viên, biến việc lồng ghép KNS thành chính sách chung của toàn TTDN. Thêm vào đó là chế độ động viên, khuyến khích giáo viên và hỗ trợ họ thử nghiệm dạy lồng ghép. Thời gian đầu, giáo viên sẽ phải đầu tư nhiều thời gian để thiết kế cách lồng ghép kỹ năng sống và bài dạy chuyên môn của mình. Nhưng khi việc lồng ghép các kỹ năng này đã trở thành một thói quen thì đây sẽ là cách lồng ghép bền vững nhất. Sau khi đã đầu tư chi phí ban đầu để tập huấn giáo viên và hướng dẫn cách dạy lồng ghép, việc dạy lồng ghép KNS sẽ trở thành hệ thống và không gây tốn kém nguồn lực cho TTDN. Ngược lại, chương trình giảng dạy sẽ trở nên phong phú hơn, khác lạ hơn so với những chương trình thông thường khác, bởi lẽ người thày sẽ không chỉ quan tâm đến kỹ năng nghề của học viên mà còn rèn luyện cho họ những tác phong, cách sống phù hợp, giúp học viên đáp ứng được những thử thách sau này của cuộc đời làm thợ.

Mỗi TTDN, mỗi nghề chắc chắn sẽ có những sáng kiến lồng ghép phong phú và độc đáo của mình. Ví dụ: đối với nghề tin học có TTDN đã áp dụng đưa nội dung giới và KNS vào nội dung các bài văn bản thực hành đánh máy vi tính với ý định “Mưa lâu thấm dần”. Những nội dung giới và KNS trong các bài thực hành đó dường như chẳng dính dáng gì đến kỹ năng tin học, nhưng với cách lồng ghép này chúng ta sẽ giúp học viên làm quen với những khái niệm về giới và bình đẳng giới, những kỹ năng sống một cách tự nhiên và những kiến thức đó sẽ dần đi vào tiềm thức của học viên tự khi nào không biết. Có TTDN, vì chưa có điều kiện triển khai dạy lồng ghép giới và KNS rộng rãi cho tất cả các lớp, đã đề xuất dành riêng một không gian nhỏ trong mỗi lớp học và gọi đó là góc Kỹ năng sống. Ở đó, những tờ rơi với cách trình bày sinh động và hấp dẫn được đóng thành tập hoặc được dán lên một tờ bìa khổ giấy A1. Ở đó học viên sẽ được đọc những điều cần lưu ý trong giao tiếp, trong hành vi ứng xử tại trường học và nơi làm việc v.v. Những tờ rời đó có thể sẽ khiến học viên tự ngẫm nghĩ, tự nhìn lại bản thân và mong muốn hoàn thiện bản thân để trở thành người thợ, người lao động tốt sau này. Điều đó cũng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho TTDN.

Page 23: So tay Gioi

19

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

CHÆÅNG TRÇNH BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG

Page 24: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

20

HÆÅÏNG DÁÙN SÆÍ DUÛNG

Bộ tài liệu thiết kế dạy học gồm ba phần:

− Phần 1: Thiết kế chi tiết các chuyên đề trong chương trình hai ngày; − Phần 2: Thiết kế chung các chuyên đề trong chương trình rút gọn; − Phần 3: Thiết kế khung lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy chuyên môn của

một số nghề. Thiết kế của từng bài, hay còn gọi là chuyên đề hoặc kỹ năng, bao gồm những phần sau:

I. Phiếu thiết kế 4D

Mỗi bài dạy đều được thiết kế theo mẫu 4D. Theo định dạng của phương pháp 4D, một thiết kế về Bình đẳng giới hoặc kỹ năng sống cho học viên TTDN thường phải trả lời 4 câu hỏi: 1. Người lao động trẻ phải làm được gì? Phần này nêu yêu cầu

hiểu biết và vận dụng mỗi chủ đề bình đẳng giới và kỹ năng sống trong môi trường lao động khi học viên TTDN trở thành người lao động.

2. Bạn làm việc đó như thế nào? Tức là tập huấn viên phải làm thế nào để giúp người lao động trẻ tương lai thực hiện được yêu cầu này.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn? Phần này nêu mục tiêu thực hiện cuối cùng đối với học viên sau khi học xong từng chủ đề hoặc kỹ năng. Thông thường, tuyên bố mục tiêu thực hiện cuối cùng được chia làm 4 phần: Cung cấp: Nêu điều kiện thực hiện kỹ năng hoặc vận dụng

các chuyên đề về bình đẳng giới trong cuộc sống làm việc

Tín hiệu: Sự kiện dẫn đến việc thực hiện kỹ năng hoặc vận dụng các chuyên đề về bình đẳng giới trong cuộc sống làm việc

Làm gì: Thực hiện công việc/ kỹ năng Tốt thế nào: tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá kết quả thực

hiện hoặc vận dụng.

4. Tổ chức dạy học như thế nào? Để trả lời câu hỏi số 4 này, thiết kế bài học phải trả lời 4 câu hỏi (A,B,C,D) sau đây:

A. Học viên có những hoạt động gì? Nêu tên các hoạt động của

học viên và thời gian cho từng hoạt động; B. Cần có những giáo cụ trực quan hay tài liệu học tập gì? Liệt

kê tóm tắt những trực quan và tài liệu dạy học sẽ sử dụng

Page 25: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

21

trong các hoạt động của giáo viên và học viên; C. Tập huấn viên có những hoạt động gì? Nêu tên các hoạt động của tập huấn viên và thời gian cho từng hoạt động;

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khóa học? Phần này sẽ được giáo viên TTDN điền vào khi thiết kế các khóa tập huấn về bình đẳng giới bao gồm nhiều chuyên đề liên quan.

Thuật ngữ thiết kế theo phương pháp 4D phát sinh từ cấu trúc nói trên của phiếu thiết kế: Trả lời 4 câu hỏi và câu hỏi cuối cùng bao gồm 4 phần A, B,C,D - tận cùng là câu hỏi D. Từ đó có tên gọi 4D.

II. Thiết kế chi tiết

Tương ứng với mỗi hoạt động của học viên (4A) hoặc hoạt động của tập huấn viên (4C) đều có một trang thiết kế chi tiết kèm theo. Trên trang thiết kế chi tiết có thể tìm thấy các thông tin sau: Khung tiêu đề của trang thiết kế nêu rõ số thứ tự hoạt động (tương ứng với số thứ tự nêu trong phiếu thiết kế chung), phương pháp tập huấn, nội dung hoạt động và thời gian của hoạt động. Phương tiện trực quan: Nửa trên của trang thiết kế chi tiết giới thiệu các phương tiện trực quan sử dụng cho từng hoạt động. Phần này bao gồm nhiều nội dung phương tiện khác nhau. Ví dụ:

• Nội dung của các phim trong sử dụng trong quá trình tập huấn được đóng khung dưới hình thức mô phỏng. Để dễ theo dõi, mỗi phim trong đưa ra trên thiết kế chi tiết đôi khi kết hợp nội dung của nhiều phim trong với nhau hoặc một phim trong có thể có nội dung dài hơn so với thực tế. Nội dung chính xác của từng phim trong được đưa trong phần phụ lục;

• Các hình vẽ sử dụng cho tập huấn. Tập huấn viên có thể sao chép các hình vẽ này từ đĩa CD và phóng to theo yêu cầu thực tế;

• Nội dung của các thẻ màu sử dụng cho hoạt động;

• Các ví dụ, các câu hỏi cần sử dụng trong quá trình từng hoạt động;

• Nội dung minh hoạ cho các trò chơi;

• Các kịch bản sắm vai;

• v.v. Trình tự hoạt động: Nửa dưới của trang thiết kế chi tiết là những lưu ý về trình tự hoạt động khi sử dụng các trực quan để minh họa. Phạm vi lưu ý sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hoạt động cũng như nội dung cần nhấn mạnh trong mỗi hoạt động. Riêng các hoạt động nhóm đều có phiếu hướng dẫn hoạt động nhóm riêng đi kèm ngay sau trang thiết kế chi tiết. Vì vậy, phần trình tự hoạt động nhóm chỉ nêu những lưu ý riêng đối với tập huấn viên mà thôi.

Page 26: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

22

Phiếu hoạt động nhóm: Phiếu hoạt động nhóm được chia làm hai phần: Lập kế hoạch: Phần này dùng để thiết kế hoạt động nhóm. Phần

lập kế hoạch bao gồm những thông tin sau: Kiểu hoạt động nhóm: Động não, sắm vai, đóng

kịch, chia sẻ kinh nghiệm, thực hành kỹ năng, mô phỏng, nghiên cứu tình huống hay trò chơi v.v.

Xác định cụ thể mục tiêu của hoạt động nhóm bao gồm 4 câu hỏi về kiểu hoạt động nhóm, công việc của nhóm, kết quả hoạt động nhóm và học viên học được gì qua hoạt động nhóm

Hình thức chia nhóm Thời gian chi tiết cho từng phần trong hoạt động

nhóm Phiếu giao bài tập: Tập huấn viên có thể đánh máy lại phần này và giao cho học viên. Trong phiếu giao bài tập có nêu rõ yêu cầu công việc, thời gian làm việc và yêu cầu trình bày cho từng hoạt động nhóm.

Page 27: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

23

PHÁÖN 1: THIÃÚT KÃÚ CHÆÅNG TRÇNH TÁÛP HUÁÚN HAI NGAÌY

NÄÜI DUNG

Chủ đề: Khái niệm giới và giới tính ……………………………………… 24

Chủ đề: Vai trò giới ……………………………………………………….. 33

Chủ đề: Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực ….. 42

Chủ đề: Bình đẳng giới trong công việc ………………………………… 50

Kỹ năng: Giao tiếp bằng lời và không lời tại nơi làm việc ……………. 60

Kỹ năng: Lắng nghe trong đàm thoại ………………………………….. 66

Kỹ năng: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp ………………………… 72

Kỹ năng: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) …………………. 79

Chủ đề: Lao động di cư …………………………………………………… 90

Page 28: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

24

THIẾT KẾ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH Thời gian: 65' 1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động cần có những hiểu biết cơ bản về giới và giới tính làm cơ sở cho sự hiểu biết về vai trò giới và sự phân công lao động theo giới, giúp họ nhận biết được sự bất bình đẳng giới trong môi trường làm việc và tìm ra được những giải pháp khắc phục sự bất bình đẳng đó.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Nêu bật những đặc điểm khác nhau giữa giới và giới tính để khẳng định rằng những gì thuộc đặc điểm giới đều có thể thay đổi được.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Điều kiện: Trong cuộc tranh luận về các đặc điểm giới và giới tính

Tín hiệu: Khi được bạn bè hoặc đồng nghiệp yêu cầu

Làm gì: Phân biệt khái niệm giới và giới tính

Tốt thế nào: - Định nghĩa được giới và giới tính - Phân biệt được các đặc điểm khác nhau giữa giới và

giới tính 4. Tổ chức dạy học

như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

2 Hoạt động nhóm: Vẽ tranh thể hiện đặc điểm của người phụ nữ

và người nam giới (15’) 4. Thảo luận 2 người: phân biệt giới và giới tính (15’) 5. Hoạt động nhóm: phân biệt các đặc điểm giới và giới tính (10’)

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Bảng viết hoặc phim trong 2a. Phiếu hoạt động nhóm, giấy A1, bảng 3a. Phim trong 4a. Thẻ màu, bảng ghim 4b. Thẻ màu, bảng ghim 4c. Phim trong 5a. Thẻ màu, bảng, giấy A1 6a. Phim trong

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài (10’) 3. Nói có minh hoạ: khái niệm giới và giới tính (10’) 6. Kết luận (5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 29: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

25

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Khái niệm giới và giới tính

HĐ: 1 (4C) Nói có minh họa Mở bài Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

1a. Bảng viết hoặc phim trong

Trình tự hoạt động

1. Chào hỏi cả lớp. Tiếp đến, tập huấn viên chọn một học viên nam (có mái tóc bồng bềnh một chút) đến gần và nói với học viên đó: “- Chị có mái tóc rất đẹp, chị uốn ở hiệu nào đấy? Tôi rất thích kiểu tóc của Chị. Chị có thể cho tôi địa chỉ của hiệu đó không?”. Cả lớp sẽ cười hoặc tỏ thái độ ngạc nhiên. Tập huấn viên lại hỏi tiếp tại sao cả lớp lại cười hoặc ngạc nhiên? “- Liệu tôi có gì nhầm lẫn gì chăng?” Học viên sẽ trả lời: “Đấy là anh chứ không phải là chị”.

2. Tập huấn viên đặt vấn đề: - Tại sao các bạn lại phân biệt được đấy là anh mà không phải là chị? - Tôi đã nhầm lẫn về giới tính phải không? Đây cũng chính là vấn đề tôi muốn trao đổi với các bạn – Tập huấn viên giới thiệu tiêu đề và mục tiêu bài giảng lên bảng (Hình 1a).

Khái niệm giới và giới tính

Mục tiêu Sau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Định nghĩa được giới và

giới tính - Phân biệt được các đặc điểm khác nhau giữa giới và giới tính

Page 30: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

26

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Khái niệm giới và giới tính

HĐ: 2 (4A)

Hoạt động nhóm

Vẽ tranh thể hiện đặc điểm của người phụ nữ và người nam giới Thời gian dự kiến: 15'

Phương tiện trực quan

2a. Phiếu hoạt động nhóm, giấy A1

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên giải thích bài tập nhóm (Xem phiếu hoạt động nhóm ở trang sau). Lưu ý: Tập huấn viên có thể tuyên bố hai nhóm sẽ thi nhau xem nhóm nào vẽ đẹp và đầy đủ hơn.

2. Khi các nhóm nhận xét lẫn nhau, tập huấn viên ghi hoặc đánh dấu các đặc điểm của nam và nữ vào bức tranh tương ứng. Chú ý nhấn mạnh những điểm đặc trưng của nam và nữ không thể hoán đổi được.

Page 31: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

27

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM: Vẽ tranh thể hiện đặc điểm của người phụ nữ và người nam giới (HĐ 2)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động Tại sao bạn chọn

kiểu hoạt động đó? Bạn muốn học viên

thực hiện những gì? Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học

được những gì?

Khai thác kiến thức của học viên về đặc trưng của giới tính.

Vẽ 2 bức tranh: Một nhóm vẽ hình người nam, một nhóm vẽ hình người nữ

Học viên nêu được những đặc điểm của nam và nữ

Nhận biết được những đặc điểm của giới tính

Hình thức nhóm Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia

nhóm

2 nhóm. Tuỳ thuộc vào số học viên trong lớp Ngẫu nhiên (đếm 1,2: số 1 vào nhóm 1, số 2 vào

nhóm 2)

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Trình bày Nhận xét Tổng cộng

LL ậậpp

kk ếế hh

oo ạạcc hh

1 phút 6 phút Không 8 phút 15'

Nội dung bài tập

Nhóm 1: Vẽ hình một người đàn ông trên tờ giấy A1 được phát. Nhóm 2: Vẽ hình một người con gái trên tờ giấy A1 được phát. Mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng, hội ý về bố cục hình vẽ và phân công mỗi người lần lượt vẽ một chi tiết lên một tờ giấy A1 được phát. Chú ý: Vẽ đầy đủ cả người.

Thời gian làm bài tập nhóm

6 phút

Nhận xét tranh của mỗi nhóm

Các nhóm vẽ xong và treo tranh lên bảng. Mỗi nhóm để một phút để quan sát hình vẽ của nhóm bạn. Mỗi nhóm cử một đại diện đứng lên nhận xét về các đặc điểm của nam hoặc nữ thể hiện trong bức tranh của nhóm bạn.

Page 32: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

28

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Khái niệm giới và giới tính

HĐ: 3 (4C) Nói có minh hoạ Khái niệm giới và giới tính Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

3a. Phim trong (3a1) (3a-2) (3a-3)

Trình tự hoạt động 1. Tập huấn viên nêu quan điểm chung: khi nói đến nữ giới và nam giới người ta thường

liên hệ đến những công việc mà người phụ nữ và người đàn ông thường làm (Hình 3a-1). Tập huấn viên đưa ra các ví dụ thực tế và dẫn dắt đến khái niệm giới và giới tính.

2. Định nghĩa giới tính: • Khái niệm giới tính - phân tích rõ khái niệm và lấy ví dụ minh hoạ (xem 3a-2): • Đề nghị học viên lấy ví dụ thêm • Tập huấn viên khẳng định: những đặc điểm không thể hoán đổi giữa nam và nữ là

giới tính 3. Định nghĩa giới (Hình 3a-3)

• Nêu định nghĩa • Lấy ví dụ minh hoạ • Giải thích: Giới là những đặc điểm về xã hội mà phụ nữ và nam giới có thể hoán

đổi cho nhau 4. Phân biệt giới và giới tính

• Đặt câu hỏi: Giới và giới tính khác nhau ở điểm nào ? Để học sinh tự rút ra kết luận một lần nữa rằng: những đặc điểm không thể hoán đổi giữa nam và nữ là giới tính và Giới là những đặc điểm về xã hội mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau.

• Chuyển tiếp sang hoạt động thực hành của học viên.

Thế nào là giới và giới tính

Giới tính Là các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới không thể hoán đổi cho nhau. Ví dụ: Phụ nữ mang thai, sinh con, cho con bú; Nam giới tạo tinh trùng để thụ thai…

Giới Là các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau. Ví dụ: Phụ nữ có thể làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng; Nam giới có thể trở thành người nuôi dạy trẻ.

Page 33: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

29

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Khái niệm giới và giới tính

HĐ: 4 (4A) Thảo luận hai người Phân biệt giới và giới tính Thời gian dự kiến: 15'

Phương tiện trực quan 4a. Các thẻ màu có ghi sẵn các đặc điểm giới hoặc giới tính. Mỗi thẻ ghi một đặc điểm. Ví dụ:

• Phụ nữ có thể mang thai • Phụ nữ thường đảm đương các công việc nội trợ và chăm sóc con cái • Nam giới để tóc ngắn; Phụ nữ để tóc dài • Ở Việt nam nhiều phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới • Phụ nữ cho con bú • Nam giới có thể làm cho phụ nữ có mang • Phụ nữ nông thôn thường làm cỏ lúa, nam giới phun thuốc trừ sâu • Nam giới thường làm lãnh đạo • Nhiều cha mẹ thích có con trai hơn • Các em trai thường mạnh dạn phát biểu ý kiến trong lớp • Trẻ em trai thường cương quyết, trẻ em gái thường mềm yếu • Phụ nữ thường ở nhà làm việc nội trợ, nam giới đi làm kiếm ăn • Hầu hết công nhân xây dựng đều là nam giới • Phụ nữ có thể cho con bú, còn nam giới cho con bú bằng bình sữa • Ở Nước Ai Cập cổ đại, đàn ông ở nhà và làm công việc đan lát. Phụ nữ quản lý tài chính gia đình.

Phụ nữ được thừa hưởng tài sản của cha ông để lại còn nam giới thì không • Nam giới bị vỡ giọng ở tuổi vị thành niên còn phụ nữ thì không • Theo số liệu thống kê của Liên hiệp quốc, phụ nữ làm 67% khối lượng công việc trên thế giới nhưng

chỉ được hưởng 10% thu nhập trên thế giới cho những công việc mình làm • Nam giới có giọng nói trầm hơn phụ nữ • Ở Thái Lan phụ nữ thường làm nghề bán hàng hoặc kế toán, ở Pakistan các nam giới thường làm

nghề này • v.v.

4b. Bảng ghim, thẻ màu

4c. Phim trong

Trình tự hoạt động 1. Chuẩn bị trước và phát cho từng cặp 2 học viên ngồi cạnh nhau một thẻ có nội dung là các

đặc điểm của giới hoặc giới tính (Xem ví dụ 4a). Đề nghị từng cặp trao đổi và xác định các đặc điểm ghi trên thẻ là đặc trưng giới hay giới tính và ghim lên bảng theo các cột “Giới” hoặc “Giới tính” tương ứng (Xem hình 4b).

2. Sau khi học viên đã ghim lên bảng các thẻ đặc điểm tương ứng cột giới tính, giới, tập huấn viên đề nghị học viên kiểm tra xem các thẻ đã được ghim đúng chưa? Chỗ nào chưa đúng? Tại sao?

3. Tập huấn viên tổng kết hoạt động, phân tích những chỗ sai, giải đáp thắc mắc của học viên và đưa ra một số lưu ý khi phân biệt giữa giới và giới tính (Hình 4c).

Sự khác biệt

Giới tính Giới

Một số lưu ý Giới thường bị hiểu lầm là giới tính hoặc dùng để chỉ phụ nữ và trẻ em gái Người ta thường dựa vào giới tính để giải thích cho sự khác biệt về xã hội giữa nam

và nữ Giới tính chỉ là tiền đề sinh học của những khác biệt giữa nam và nữ, còn nội dung

của những khác biệt này do xã hội quy định

Page 34: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

30

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Khái niệm giới và giới tính

HĐ: 5 (4A)

Hoạt động nhóm

Phân biệt các đặc điểm giới và giới tính Thời gian dự kiến: 10’

Phương tiện trực quan 5a. Thẻ màu chuẩn bị sẵn. Mỗi thẻ ghi một đặc điểm giới hoặc giới tính. Ví dụ:

� Là đặc điểm sinh học; � Là đặc điểm xã hội; � Sinh ra đã có; � Do học mà có; � Giống nhau trên toàn thế giới; � Khác nhau ở các vùng, quốc gia; � Bất biến, không thay đổi về mặt thời gian và không gian; � Có thể thay đổi dưới tác động của các yếu tố xã hội.

5b. Thẻ màu

Trình tự hoạt động 1. Bài tập nhóm (xem chi tiết trong Phiếu hoạt động nhóm ở trang sau) 2. Sau khi các nhóm làm xong, tập huấn viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm

và bình luận.

Sự khác nhau giữa giới và giới tính

Giới tính Giới

Page 35: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

31

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM : Phân biệt các đặc điểm giới và giới tính (HĐ 5)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động

Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học

được những gì?

Kiểm tra khả năng suy luận của học viên.

Lựa chọn các thẻ đặc điểm giới và giới tính để dán vào các cột tương ứng

Sắp xếp thẻ vào đúng cột đặc điểm giới và giới tính

Phân biệt được sự khác nhau giữa giới và giới tính

Hình thức nhóm

Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia

nhóm

2 nhóm Tuỳ theo số lượng học viên trong lớp. Ngẫu nhiên

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Báo cáo Rút

kinh nghiệm Tổng cộng

LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

1 phút 3 phút 0 phút 6 phút 10 phút

Công việc • Mỗi nhóm được phát một bộ thẻ có ghi các đặc điểm giới hoặc giới tính • Thảo luận nội dung của từng thẻ • Lựa chọn các thẻ đã được phát dán vào cột đặc điểm giới và giới tính

tương ứng

Thời gian 3 phút

Trình bày

Các nhóm treo kết quả lên bảng và nhận xét kết quả của nhóm bạn.

Page 36: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

32

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Khái niệm giới và giới tính

HĐ: 6 (4C) Nói có minh họa Kết luận Thời gian dự kiến: 5’

Phương tiện trực quan

6a. Phim trong

GIỚI TÍNH GIỚI

Là đặc điểm sinh học Là đặc điểm xã hội

Sinh ra đã có Do học mà có

Giống nhau trên toàn thế giới Khác nhau ở các vùng, quốc gia

Bất biến, không thay đổi về mặt thời gian và không gian

Có thể thay đổi, dưới tác động của các yếu tố xã hội

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên tóm tắt sự khác biệt giữa giới và giới tính. Nhấn mạnh các vai trò giới được xã hội quy định, các vai trò này thường khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, và chúng có thể thay đổi được.

2. Tập huấn viên giải thích rằng, chỉ có các chức năng mang tính sinh học là không thể đổi chỗ cho nhau giữa phụ nữ và nam giới. Tất cả các chức năng/vai trò mang tính xã hội, hoặc được xã hội quy định đều có thể đổi chỗ cho nhau. Tuy nhiên trên thực tế, sự thay đổi vai trò/chức năng này có thể là khó thực hiện/không được thực hiện do định kiến giới. Những định kiến giới này thường áp đặt những quan điểm về vai trò, những loại công việc mà người phụ nữ và nam giới nên làm, có khả năng làm và thường làm. Những định kiến giới này mang tính xã hội và văn hoá.

3. Tuy nhiên, các vai trò giới có thể và đã thay đổi qua từng thế hệ và trong cả xã hội. Ví dụ, ở Việt Nam, khó mà tìm thấy phụ nữ lái xe tải, trong khi đó ở Mỹ lại có rất nhiều phụ nữ làm việc này. Hoặc trong thời kỳ phong kiến, hiếm khi đàn ông tham gia vào công việc chăm sóc con cái hay làm việc nhà. Còn ngày nay, đặc biệt là ở các khu đô thị, đàn ông cảm thấy rất thoải mái khi cùng chia sẻ các công việc này với vợ mình.

Page 37: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

33

THIẾT KẾ DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ GIỚI Thời gian: 90' 1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động xác định được vai trò khác nhau của phụ nữ và nam giới và các giá trị gắn liền với những vai trò này nhằm thấy được sự bất bình đẳng còn tồn tại và góp phần cải thiện bình đẳng giới trong môi trường gia đình, xã hội cũng như tại nơi làm việc.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Cho học viên thấy được sự bất bình đẳng trong vai trò giới và giúp họ nhận biết những khả năng có thể làm thay đổi tình trạng bất bình đẳng này.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Điều kiện: Cho một mô hình phân công công việc trong gia đình hoặc xã hội

Tín hiệu: Khi được tập huấn viên yêu cầu

Làm gì: Xác định khả năng thay đổi vai trò của nam và nữ và các giá trị gắn liền

Tốt thế nào: - Xác định những vai trò khác nhau của phụ nữ và nam giới và các giá trị gắn liền với những vai trò này

- Nhận ra những khả năng có thể thay đổi sự phân công vai trò và trách nhiệm mang tính bình đẳng

- Bắt đầu thay đổi những quan niệm (thường bị che giấu) về những công việc mà nam giới và nữ giới có thể làm và không thể làm

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

2. Hoạt động nhóm: Liệt kê những công việc mà phụ nữ và nam

giới thường làm trong một ngày (30') 4. Hoạt động nhóm: Nghiên cứu tình huống về giá trị giới và

định kiến giới (30') 6. Kết luận: Động não về khả năng thay đổi

sự phân công vai trò giới (10’)

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Phim trong 2a. Giấy A1, mẫu bài tập chuẩn bị sẵn 3a. Phim trong 4a. Phiếu giao bài tập nhóm 5a. Phim trong 6a. Thẻ màu

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Nghiên cứu tình huống (5’) 3. Nói có minh hoạ: Nhận xét về vai trò giới và

các giá trị gắn liền (10’) 5. Nói có minh hoạ: Giá trị giới và định kiến giới 5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 38: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

34

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Vai trò giới

HĐ: 1 (4C) Nghiên cứu tình huống Mở bài Thời gian dự kiến: 5’

Phương tiện trực quan

1a. Phim trong

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên nêu tình huống : “Đa số phụ nữ làm việc trong ngày và sau khi làm việc họ thích và thường đi chơi, uống rượu cùng bạn bè. Khi trở về nhà, chồng họ đang đợi với bữa cơm tối ngon lành. Những người phụ nữ thì mệt sau khi uống rượu và không có nhiều thời gian dành cho con cái”.

2. Tập huấn viên hỏi các câu hỏi sau: - Học viên có cảm tưởng gì khi nghe tình huống này? - Họ có thấy bực tức, buồn cười hay lúng túng không? - Tình huống này có thực không? Nó có hoàn toàn ở thái cực khác so với thực tế không? - Nếu thay từ “phụ nữ” bằng từ “nam giới” thì chúng ta có được một bức tranh chính xác về thế giới thực tế không? Tại sao?

3. Tập huấn viên khái quát câu trả lời của học viên và dẫn dắt đến vấn đề quan niệm về vai trò giới và giới thiệu tiêu đề & mục tiêu bài học (hình 1a).

Vai trò giới

Mục tiêuSau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: • Xác định những vai trò khác

nhau của phụ nữ và nam giới và các giá trị gắn liền với những vai trò này

• Nhận ra được khả năng có thể làm thay đổi sự phân công vai trò và trách nhiệm mang tính bất bình đẳng trong xã hội

• Bắt đầu thay đổi những quan niệm (thường bị che dấu) về những công việc mà nam giới và nữ giới có thể làm và không thể làm

Page 39: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

35

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Vai trò giới

HĐ: 2 (4A)

Hoạt động nhóm

Liệt kê những công việc mà phụ nữ và nam giới thường làm trong một ngày Thời gian dự kiến: 30’

Phương tiện trực quan

2a. Giấy A1 có viết sẵn mẫu bài tập nhóm sau đây:

Mẫu liệt kê những công việc do nữ và nam làm trong 24 giờ

Nhóm số: ……… Loại gia đình:

Thành viên gia đình, nghề nghiệp và tuổi:

Thời gian Công việc do nữ làm Công việc do nam làm

5.30 Ngủ dậy (vợ, con gái) Còn ngủ (chồng, con trai)

5.45 Chuẩn bị bữa sáng (vợ) Tập thể dục(chồng, con trai)

…......... …............. ….............

22.00 Đi ngủ Đi ngủ

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên chuẩn bị sẵn mẫu bài tập nhóm 2a.

2. Giao bài tập nhóm cho học viên (theo phiếu Hoạt động nhóm). Chú ý hướng dẫn các nhóm làm theo đúng yêu cầu và đảm bảo tiến độ thời gian. Lưu ý, khi chia nhóm nên xem xét trình độ của học viên để quyết định có bao nhiêu nhóm.

3. Khi đại diện nhóm lên trình bày, nêu rõ yêu cầu trình bày.

4. Khi các nhóm đã trình bày xong, tập huấn viên đề nghị cả lớp nêu một số nhận xét về những công việc mà phụ nữ và nam giới thường đảm nhận qua bảng liệt kê trên. Ví dụ: thời gian, loại hình công việc, mức độ thường xuyên, giá trị (kinh tế, xã hội) v.v.

5. Chuyển tiếp sang phần nói có minh họa nhận xét về vai trò giới và các giá trị gắn liền.

Page 40: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

36

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM : Liệt kê những công việc mà phụ nữ và nam giới thường làm trong một ngày (HĐ 2)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học được những gì?

Giúp học viên đưa ra bức tranh chung về công việc mà phụ nữ và nam giới thường làm trong gia đình

Liệt kê những công việc mà nam và nữ thường làm trong gia đình theo bảng mẫu kẻ sẵn

Học viên lập được bảng liệt kê toàn diện những công việc mà phụ nữ và nam giới làm trong một ngày

Học viên nhận xét được rằng hầu hết công việc trong gia đình là do phụ nữ đảm nhận

Hình thức nhóm Bao nhiêu nhóm?

Số người mỗi nhóm? Nguyên tắc chia nhóm?

4 nhóm (Nếu lớp dưới 16 người thì chia làm 2 nhóm). Nếu lượng nhóm ít hơn thì giảm số bài tập đi tương ứng với số nhóm

Tuỳ theo số học viên trong lớp Ngẫu nhiên (đếm 1,2,3,4)

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Trình bày Nhận xét Tổng cộng

LL ậậpp

kk ếế hh

oo ạạcc hh

2 phút 12 phút 12 phút 4 phút 30 phút

Công việc Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A1 có in sẵn mẫu bài tập.

Nhiệm vụ: Nhóm 1: Liệt kê những công việc do nữ và nam làm trong 24 giờ trong

một gia đình thuần nông ở nông thôn (2 vợ chồng, 1 con trai, 1 con gái)

Nhóm 2: Liệt kê những công việc do nữ và nam làm trong 24 giờ trong gia đình nông thôn có nghề phụ (2 vợ chồng, 1 con trai, 1 con gái, 2 bố mẹ già)

Nhóm 3: Liệt kê những công việc do nữ và nam làm trong 24 giờ trong gia đình thành thị, 2 vợ chồng là cán bộ nhà nước, có 2 con nhỏ

Nhóm 4: Liệt kê những công việc do nữ và nam làm trong 24 giờ trong gia đình thành thị, chồng là cán bộ nhà nước, vợ làm nghề kinh doanh (2 vợ chồng, 2 con trai)

Lưu ý: Liệt kê càng chính xác càng tốt.

Thời gian làm bài tập nhóm

12 phút

Trình bày và nhận xét Từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc trong thời gian 3 phút.

Page 41: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

37

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Vai trò giới

HĐ: 3 (4C)

Nói có minh họa

Nhận xét về vai trò giới và các giá trị gắn liền Thời gian dự kiến: 10’

Phương tiện trực quan

3a. Phim trong

Trình tự hoạt động

Tập huấn viên trình bày có minh họa bằng phim trong về vai trò giới, các vai trò của nam và nữ trong từng lĩnh vực (hình 3a) và đưa ra một vài nhận xét chung. Nhấn mạnh rằng phụ nữ thực hiện nhiều vai trò cùng một lúc, và điều đó cho thấy, nam giới cần phải tham gia chia sẻ các công việc và các trách nhiệm với phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Sau đó chuyển sang hoạt động nhóm nghiên cứu tình huống.

Vai trò sinh sản và nuôi dưỡng Phụ nữ là người sinh đẻ và họ làm hầu hết các công việc chăm sóc trong gia đình

Nam giới tuy không sinh đẻ nhưng có tham gia vào việc chăm sóc con cái, nấu nướng cơm nước, dọn dẹp nhà cửa…nhưng mức độ tham gia còn rất hạn chế

Xã hội không trông chờ nam giới phải làm các công việc nuôi dưỡng trong gia đình; Thuật ngữ quen thuộc “làm giúp vợ”, và họ trông chờ người vợ phải biết ơn mình về điều đó

Vai trò cộng đồng Phụ nữ và nam giới đều tham gia thực hiện vai trò này, tuy mức độ và tính chất có thể khác nhau

Phụ nữ chủ yếu làm việc bếp núc, dọn dẹp, chuẩn bị, còn nam giới làm các việc mang tính chất quyết định hoặc long trọng như mời họp, tuyên bố khai mạc, đọc diễn văn, đón khách…trong các dịp lễ hội, giỗ chạp…

Trong việc làm vệ sinh xóm ngõ…phụ nữ thường là người thực hiện, nam giới là người chỉ đạo v.v..

Vai trò giới - một số nhận xét

Công việc: Phụ nữ và nam giới đều tham gia công việc sản xuất. Việc nhà hầu hết do phụ nữ đảm nhận

Thời gian: Thời gian làm việc của phụ nữ th-ường dài hơn nam giới

Địa điểm: Phụ nữ thường phải làm việc gần nhà vì họ phải kết hợp công việc với trách nhiệm gia đình

Giao tiếp xã hội: Nam giới thường có nhiều thời gian rỗi hơn để giao tiếp, trong khi phụ nữ có ít thời gian hơn và họ thường kết hợp giao tiếp với công việc khác

Hoạt động: Nam giới thường tham gia nhiều vào các hoạt động kiếm ra tiền, phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động duy trì tồn tại của gia đình

Giá trị: công việc mà nam giới làm thường đ-ược đánh giá cao hơn công việc phụ nữ làm

Vai trß giíi Vai trò giới là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ

Vai trò sản xuất

Nam giới và phụ nữ đều thực hiện vai trò này Nam giới tham gia nhiều hơn vào công việc có quyền quyết định như làm quản lý, hoạch định chính sách v.v.

Phụ nữ thường làm những công việc mang tính thừa hành như thư ký, các nghề kỹ năng thấp v.v.

Họ có thể làm cùng một nghề như nghề nông, nhưng nam giới vẫn có quyền quyết định hơn

Hoặc, đối với công việc được coi là thích hợp đối với nữ như giáo viên, thì họ cũng chỉ chiếm rất ít trong số các hiệu trưởng mà thôi

Page 42: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

38

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Vai trò giới

HĐ: 4 (4A)

Hoạt động nhóm

Nghiên cứu tình huống về Giá trị giới và định kiến giới Thời gian dự kiến: 30’

Phương tiện trực quan

4a. Phiếu giao bài tập nhóm

Trình tự hoạt động

1. Giao bài tập nhóm cho học viên (theo phiếu Hoạt động nhóm). Chú ý hướng dẫn các nhóm làm theo đúng yêu cầu và đảm bảo tiến độ thời gian.

2. Khi đại diện nhóm lên trình bày, nêu rõ yêu cầu trình bày.

3. Khi mỗi nhóm đã trình bày xong, tập huấn viên đề nghị cả lớp nhận xét sau đó tổng kết các ý kiến.

Page 43: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

39

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM : Nghiên cứu tình huống về Giá trị giới và định kiến giới (HĐ 4)

Kiểu hoạt động nhóm: Nghiên cứu tình huống Mục tiêu của hoạt động Tại sao bạn chọn kiểu

hoạt động đó? Bạn muốn học viên

thực hiện những gì? Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học được

những gì?

Để học viên nói lên quan điểm của mình về vai trò giới trong tình huống cụ thể

Trả lời các câu hỏi đã nêu đối với từng tình huống cụ thể

Nêu được quan điểm của mình đối với các định kiến

của xã hội Thấy sự cần thiết phải thay đổi những định kiến đối với

quan điểm phân công lao động và nhìn nhận vấn đề vai trò của phụ nữ và nam giới theo xu hướng bình đẳng hơn

Hình thức nhóm Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm? Nguyên tắc chia nhóm?

2 nhóm Tuỳ theo số học viên trong lớp Ngẫu nhiên

Thời gian

Chuẩn bị nhóm Làm việc thật sự của nhóm Trình bày Nhận xét Tổng cộng LL ậậ

pp kk ếế

hhoo ạạ

cc hh

2 phút 15 phút 8 phút 5 phút 30 phút

Công việc

Mỗi nhóm được phát một mẩu chuyện in sẵn trên giấy. Một người trong nhóm đọc to câu chuyện. Sau đó cả nhóm thảo luận các câu hỏi nêu trong phiếu và cử một người lên trình bày kết quả thảo luận. Nhóm 1: Trẻ em trai lớn lên trở thành duyên dáng, ngoan ngoãn biết nghe lời.

Chúng được động viên chơi những trò lặng lẽ ở nhà và những trò này sẽ chuẩn bị cho chúng cuộc sống của một người chồng và người cha. Chúng học cách tôn trọng và ngưỡng mộ phụ nữ, cố gắng làm vừa lòng họ, chăm lo cho nhu cầu của họ. Chúng rất quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình vì chúng biết rằng, phụ nữ chỉ muốn kết hôn với những người đàn ông hấp dẫn mà thôi.

Nhóm 2: Trẻ em gái lớn lên một cách tự do và tự chủ. Chúng chơi ở bên ngoài, chạy nhảy, trèo cây, đi bơi và chấp nhận rủi ro với sự động viên của những người lớn xung quanh chúng. Gia đình ưu tiên cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ em gái, vì chúng là người chịu trách nhiệm cho gia đình và xã hội. Trẻ em gái được động viên trong học tập và được thúc đẩy học lên cấp cao hơn, trong khi đó trẻ em trai được đề nghị ở nhà và giúp cha làm việc nhà.

Câu hỏi dành cho các nhóm thảo luận: Câu chuyện này so với thế giới thực thì như thế nào? Nó có hoàn toàn ở thái

cực khác không? Nếu anh/chị thay từ “gái” bằng từ “trai” hoặc từ ‘trai” bằng từ “gái” thì anh/chị có được một bức tranh chính xác về thế giới thực tế không? Tại sao?

Anh/chị có thích sống trong một thế giới như được tả trong chuyện không? Tại sao? Trong thế giới đó có gì không ổn? Có điều gì không đúng? Phụ nữ có muốn được thay đổi /chia sẻ các vai trò với nam giới không?

Thời gian làm bài tập nhóm

15 phút

Trình bày Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận với thời gian 4 phút. Các nhóm khác đặt câu hỏi và chất vấn khi nghe ý kiến của nhóm bạn.

Page 44: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

40

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Vai trò giới

HĐ: 5 (4C) Nói có minh hoạ Giá trị giới và

định kiến giới Thời gian dự kiến: 5’

Phương tiện trực quan

5a. Phim trong

Trình tự hoạt động

Tập huấn viên đưa ra những định nghĩa và nhận xét về giá trị giới và định kiến giới (Hình 5a).

Giá trị giới Các ý tưởng mà mọi người nghĩ phụ nữ và nam giới nên như thế nào và những hoạt động nào họ nên làm (ví dụ như: phụ nữ nên duyên dáng, nam giới nên dũng cảm).

Định kiến giớiLà suy nghĩ của mọi người về những gì mà người phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại hoạt động họ có thể làm (ví dụ: phụ nữ làm việc nhà tốt hơn nam giới, nam giới làm quản lý tốt hơn phụ nữ)

Nhận xét Giá trị giới và định kiến giới là sản phẩm

của chuẩn mực xã hội mang tính bất bình đẳng nam-nữ

Liên quan chặt chẽ đến vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội

Là nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất bình đẳng giới

Đôi khi chúng ta không nhận thấy sự bất công của tình hình vì chúng ta đã quen với nó, và chúng ta coi nó là “tự nhiên" và "bình thường”. Tuy nhiên những giá trị giới này có thể thay đổi được.

Page 45: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

41

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Vai trò giới

HĐ: 6 (4A)

Bài tập động não

Khả năng thay đổi sự phân công vai trò giới Thời gian dự kiến: 10’

Phương tiện trực quan

6a. Thẻ màu

Trình tự hoạt động

• Tổng kết bài thông qua bài tập động não: Những công việc nam giới có thể chia sẻ với phụ nữ. Mỗi tham dự viên tự liên hệ về cuộc sống gia đình và công việc của mình và tự viết lên thẻ màu ít nhất một công việc hoặc vai trò mà họ thật sự muốn có sự chia sẻ giữa nam giới và phụ nữ

• Tập huấn viên chia bảng làm hai cột: Một cột là công việc trong gia đình, một cột là công việc trong xã hội. Học viên đính thẻ lên bảng vào cột tương ứng.

• Tập huấn viên tổng kết và kết thúc bài bằng cách khích lệ học viên luôn tìm cơ hội để chia sẻ công việc giữa nam giới và phụ nữ cho phù hợp, góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới trong môi trường gia đình, xã hội và tại nơi làm việc.

Page 46: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

42

THIẾT KẾ DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH VỀ TIẾP CẬN VÀ KIỂM SOÁT NGUỒN LỰC Thời gian: 70'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động nữ và nam hiểu rõ những nguồn lực và lợi ích mà mình có quyền được tiếp cận hoặc kiểm soát để phục vụ cuộc sống và hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời có những giải pháp hoặc định hướng để đạt tới sự công bằng hơn.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Đưa ra những định hướng giúp cho việc suy nghĩ những giải pháp hướng đến sự công bằng giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Các loại nguồn lực và lợi ích có liên quan tới người lao động nam và nữ

Tín hiệu: Khi cần xem xét sự hợp lý trong việc phân chia khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích

Làm gì: So sánh mô hình tiếp cận nguồn lực và lợi ích giữa phụ nữ và nam giới

Tốt thế nào:- Phát hiện được những điểm chưa hợp lý trong mô hình tiếp cận nguồn lực và lợi ích giữa phụ nữ và nam giới - Đưa ra định hướng thay đổi hướng tới sự bình đẳng giới

4. Tổ chức dạy học như thế nào?

A. Học viên có những hoạt động gì?

2. Động não: Phân biệt sự khác nhau giữa

nguồn lực và lợi ích (8') 4. Động não: Mô hình tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực (12') 5. Hoạt động nhóm: Định hướng tiến tới sự bình đẳng giới

trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực (35')

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Phim trong hoặc bảng 2a. Thẻ màu viết sẵn nội dung 2b. Thẻ màu, bảng 3a. Phim trong 4a. Phiếu hoạt động nhóm, 3 tờ tranh khổ A1vẽ sẵn 4b. Tranh cắt nhỏ 4c. Tranh dán trên giấy A1 5a. Phiếu hoạt động nhóm: Mô hình tiếp cận và kiểm soát nguồn

lợi và lợi ích vẽ lại trên tờ Ao

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Vấn đáp về người kiểm soát nguồn lực trong gia đình (5')

3. Nói có minh họa: Định nghĩa nguồn lực và lợi ích (5')

6. Kết luận (5') D. Cần giao đề án

hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 47: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

43

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

HĐ 1 (4C) Vấn đáp Mở bài : Người kiểm soát nguồn lực

trong gia đình Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

1a. Bảng viết hoặc phim trong

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên đặt câu hỏi vấn đáp:

• Trong gia đình các bạn, gia đình nào mà vợ hoặc mẹ giữ tiền lương và thu nhập của gia đình? (Tập huấn viên đếm số gia đình)

• Gia đình nào mà chồng hoặc bố giữ tiền lương và thu nhập của gia đình? (Tập huấn viên đếm số gia đình)

• Trong gia đình các bạn, gia đình nào mà vợ hoặc mẹ đưa ra ý kiến cuối cùng về việc mua sắm đồ vật có giá trị lớn (tivi, tủ lạnh, điều hoà ..)? (Tập huấn viên đếm số gia đình)

• Trong gia đình các bạn, có gia đình nào mà chồng hoặc bố đưa ra ý kiến cuối cùng về việc mua sắm đồ vật có giá trị lớn (tivi, tủ lạnh, điều hoà ..)? (Tập huấn viên đếm số gia đình)

2. Tập huấn viên tổng kết số gia đình đếm được, viết lên bảng và nêu lên thực tế, trong phần lớn các gia đình hiện nay, nhất là các gia đình ở nông thôn, người giữ quyền kiểm soát các phúc lợi gia đình thường là người đàn ông. Người phụ nữ thường có tiếng nói ít hơn trong việc này. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của gia đình. Tập huấn viên minh họa bằng các ví dụ cụ thể trong cuộc sống gia đình. Chuyển tiếp vào bài "Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích" (Xem hình 1a).

Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

Mục tiêuSau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: • So sánh mô hình tiếp cận và

kiểm soát nguồn lực giữa phụ nữ và nam giới

• Phát hiện được những điểm chưa hợp lý trong mô hình tiếp cận và kiểm soát nguồn lực giữa phụ nữ và nam giới

• Đưa ra định hướng thay đổi hướng tới sự bình đẳng giới

Page 48: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

44

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

HĐ 2 (4A) Động não Phân biệt sự khác nhau giữa nguồn lực

và lợi ích Thời gian dự kiến: 8’

Phương tiện trực quan

2a. Giấy A1, thẻ màu. Chuẩn bị trước 30 thẻ màu ghi nội dung nguồn lực và lợi ích. Mỗi thẻ một nội dung. Ví dụ nội dung của từng thẻ:

Nguồn lực: Thời gian, sức khoẻ, vốn, đất đai, phương tiện sản xuất, quyền lực chính trị, dịch vụ chăm sóc trẻ em, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, kỹ thuật trồng trọt, vốn, đất canh tác, chính sách phổ cập giáo dục, chương trình dạy nghề, chương trình đào tạo lại, chương trình giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề v.v.

Lợi ích: Tiền, tiền lương, thực phẩm để ăn, thực phẩm để bán, kiến thức, sức mạnh, địa vị, sự thăng tiến, uy tín xã hộiv.v

2b. Thẻ màu, bảng

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên chia thẻ màu với nội dung nguồn lực, lợi ích cho từng cặp hai học sinh, mỗi cặp nhận được 2 thẻ màu bất kỳ.

2. Yêu cầu học viên thảo luận với nhau để xác định nội dung của thẻ là nguồn lực hay lợi ích, sau đó ghim thẻ lên bảng theo các cột nguồn lực hoặc lợi ích tương ứng.

3. Tập huấn viên cùng học viên bình luận kết quả và chuyển sang phần định nghĩa nguồn lực và lợi ích.

Nguồn lực Lợi ích

Page 49: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

45

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

HĐ 3 (4C)

Nói có minh hoạ Định nghĩa nguồn lực và lợi ích Thời gian dự kiến: 5’

Phương tiện trực quan 3a. Phim trong Trình tự hoạt động

Tập huấn viên bình luận và giải thích định nghĩa nguồn lực và lợi ích, tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực (Hình 3a), nhắc lại các ví dụ của hoạt động 2.

Nguồn lực: Là tất cả những gì mà con người cần để thực hiện một công việc mà họ muốn. Lợi ích: Là những thứ giúp con người hoặc

Tiếp cận là việc sử dụng Kiểm soát là có quyền định đoạt/quyết định việc sử dụng

Page 50: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

46

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

HĐ 4 (4A)

Động não

Mô hình tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực Thời gian dự kiến: 12’

Phương tiện trực quan

4a. Giấy A1: Vẽ một ngôi nhà lên chính giữa bảng hoặc lên một tờ giấy trắng khổ to treo ở một nơi mà tất cả các học viên đều có thể nhìn rõ. Vẽ một mũi tên hướng vào ngôi nhà (ở một phía của ngôi nhà), một mũi tên từ nhà hướng ra ngoài (ở phía còn lại).

4b. Phim trong

Trình tự hoạt động

1. Cả lớp nhìn lên hình vẽ 4a. Giải thích ý nghĩa của hai mũi tên. Mũi tên có chiều hướng vào nhà thể hiện các nguồn lực đi vào ngôi nhà. Mũi tên từ ngôi nhà hướng ra ngoài thể hiện các nguồn lực có thể ra khỏi ngôi nhà.

2. Tập huấn viên cùng học viên đưa ra các ví dụ về các nguồn lực có thể đi vào ngôi nhà và ghi vào bảng bên trái ngôi nhà và ví dụ về các nguồn lực có thể đi ra khỏi ngôi nhà, rồi ghi vào bảng bên phải của ngôi nhà. Nếu như nguồn lực vừa có thể vào và ra khỏi ngôi nhà thì ghi vào bảng ở phía dưới. Đây là trường hợp của nguồn lực về tài chính (tiền): Tiền có thể vào ngôi nhà như là một nguồn thu nhập, nhưng cũng có thể đi ra khỏi ngôi nhà nếu như bạn dùng những đồng tiền này để mua sắm/chi tiêu.

3. Đề nghị học viên phát biểu ai thường kiểm soát nguồn lực nào. Ví dụ: Ai là người quyết định làm gì với những nguồn lực này? hoặc Ai là người sẽ nắm những nguồn lực này? Người phụ nữ/người vợ? Người nam giới/người chồng? Hay cả hai? Viết chữ PN vào bên cạnh nguồn lực nếu phụ nữ là người kiểm soát và chữ NG nếu là nam giới. Nếu như cả phụ nữ và nam giới quyết định thì đánh dấu: PN+NG.

4. Tập huấn viên đếm số chữ PN, NG trên tất cả các bảng và khái quát bức tranh chung cho thấy quyền kiểm soát các nguồn lực luôn thiên về nam giới (Xem Phim trong 4b). Chuyển tiếp sang phần định hướng tiến tới sự bình đẳng giới trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực.

Nguồn lực vào - ……… - ……… - ……… - ………

Nguồn lực ra - ……… - ……… - ……… - ………

Nguồn lực vào và ra - ……… - ……… - ……… - ………

Một số nhận xét Phụ nữ góp công lớn cho gia đình nhưng không phải là người quyết định các khoản chi lớn

Tỷ lệ phụ nữ xem Tivi, đọc báo luôn thấp hơn nam giới

Nam giới thường nắm quyền quyết định về việc sử dụng các nguồn lực như đất đai, nhà cửa

Một số nhận xét (tiếp) Phụ nữ thường làm những công việc có thu nhập thấp hơn so với nam giới

Tỷ lệ phụ nữ làm các vị trí lãnh đạo thấp

Ở nông thôn, các em nữ thường có ít cơ hội học hành hơn các em nam

Page 51: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

47

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

HĐ 5 (4A)

Hoạt động nhóm

Định hướng tiến tới sự bình đẳng giới trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực Thời gian dự kiến: 35’

Phương tiện trực quan

5a. Giấy Ao: Mô hình tiếp cận và kiểm soát

Nguồn lực

Ai là người tiếp cận/sử dụng chính? (Nam hay nữ?)

Ai là người kiểm soát chính (quyết định ai sử dụng/ sử dụng như thế nào) (Nam hay nữ?)

Đất canh tác

Kỹ thuật trồng trọt

Vốn

………

Lợi ích

Ai là người tiếp cận/sử dụng chính? (Nam hay nữ?)

Ai là người kiểm soát chính (quyết định ai sử dụng/ sử dụng như thế nào) (Nam hay nữ?)

Thu nhập

Kiến thức

Uy tín xã hội

Trình tự hoạt động (xem phiếu hoạt động nhóm ở trang sau)

Lưu ý: Tập huấn viên phát Mẫu mô hình tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và lợi ích đã chuẩn bị trước cho từng nhóm tương ứng. Hướng dẫn các nhóm điền đúng mẫu. Các nguồn lực và lợi ích đưa ra trong mỗi mô hình chỉ là những ví dụ, học viên sẽ điền thêm các nguồn lực và lợi ích trong khi làm bài tập nhóm.

Page 52: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

48

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM: Định hướng tiến tới sự bình đẳng giới trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực (HĐ5)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động

Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì?

Học viên sẽ học được những gì?

Khai thác kinh nghiệm của các tham dự viên Xây dựng mô hình tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và lợi ích và trả lời các câu hỏi về quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích

Đưa ra các nhận xét về sự khác nhau giữa nam và nữ trong quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích

Định hướng thay đổi tiến tới một mô hình bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và lợi ích

Hình thức nhóm

Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia nhóm

2 nhóm Tuỳ theo số người trong lớp Ngẫu nhiên

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Báo cáo Rút

kinh nghiệm Tổng cộng

LL ậậpp

kk ếế hh

oo ạạcc hh

1 phút 20 phút 9 phút 5 phút 35 phút

Công việc Nhóm 1: Xây dựng mô hình tiếp cận và kiểm soát nguồn lực dựa trên tình hình thực tế địa phương của mình (theo mẫu đã cho) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Ai là người kiểm soát hầu hết các nguồn lực? 2. Các loại nguồn lực mà phụ nữ kiểm soát có khác nam giới không? 3. Liệu họ có muốn thay đổi tình trạng hiện tại không? Nếu có thì tại sao? 4. Họ muốn thay đổi nó như thế nào? Nếu không, hãy giải thích tại sao? Nhóm 2: Xây dựng mô hình tiếp cận và kiểm soát lợi ích dựa trên tình hình thực tế địa phương của mình (theo mẫu đã cho) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Người phụ nữ và nam giới thường có được những lợi ích nào? 2. Các lợi ích mà phụ nữ được hưởng có khác nam giới không? 3. Theo bạn, liệu họ có muốn thay đổi tình trạng hiện tại không? 4. Nếu có, thì làm thế nào để thay đổi? Nếu không, hãy giải thích tại sao?

Thời gian 20 phút

Trình bày Mỗi nhóm ghi vào tờ A1 câu trả lời cho từng câu hỏi

Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trong 3 phút

Page 53: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

49

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

HĐ 6 (4C) Thuyết trình Kết luận Thời gian dự kiến: 5’

Phương tiện trực quan

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên nhấn mạnh với các học viên là phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực. Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại một tình trạng là cho dù phụ nữ và nam giới được tiếp cận các nguồn lực một cách bình đẳng nhưng họ lại không được hưởng lợi một cách bình đẳng. Ví dụ, phụ nữ là người chăn nuôi gia súc, nhưng thường thì nam giới là người quyết định việc bán gia súc, và đôi khi người nam giới là người duy nhất giữ số tiền này.

2. Nhấn mạnh với các học viên là việc ra quyết định về việc sử dụng các nguồn lực và lợi ích có thể được chia sẻ giữa phụ nữ và nam giới nhằm tạo nên sự bình đẳng.

Page 54: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

50

THIẾT KẾ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG VIỆC Thời gian: 90'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Khi gặp các vấn đề bất bình đẳng giới trong công việc, người lao động có khả năng tìm ra các giải pháp hạn chế sự bất bình đẳng này nhằm góp phần tạo nên một môi trường làm việc trong đó phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Xác định các giải pháp nhằm tạo ra sự bình đẳng thực chất trong công việc

3. Học viên phải làm được gì khi kết thúc huấn luyện?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Tình huống bất bình đẳng giới giả định trong công việc

Tín hiệu: Theo yêu cầu của tập huấn viên

Làm gì: Tìm ra các giải pháp hạn chế bất bình đẳng trong công việc

Tốt thế nào: Giải pháp tìm ra có thể góp phần tạo nên sự bình đẳng thực chất trong công việc

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên cần

có những hoạt động gì?

2. Bài tập từng cặp hai người: Liệt kê các ví dụ

về bất bình đẳng giới ( 5')

4. Hoạt động nhóm: Liệt kê các nghề mà nam/ nữ thường làm để có thu nhập (30')

6. Hoạt động nhóm: Xác định các giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới trong công việc (25')

B. Cần có những

dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Hình vẽ con cò, con vịt trước hũ thức ăn 2a. Thẻ/bảng 3a. Phim trong 4a. Thẻ/bảng 5a. Phim trong 6a. Giấy A1 7a. Phim trong

C. Tập huấn viên cần có những hoạt động nào khác

1. Mở bài: Điểm lại các khái niệm cơ bản về giới, vai trò giới và cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực (10')

3. Nói có minh hoạ: Một số ví dụ về bất bình đẳng giới trong công việc (5')

5. Nói có minh hoạ: Thực trạng bất bình đẳng giới (5')

7. Kết luận: Nói có minh hoạ: Bình đẳng giới thực chất (10')

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 55: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

51

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Bình đẳng giới trong công việc

HĐ 1 (4C)

Vấn đáp hoặc Nói có minh hoạ

Mở bài: Điểm lại các khái niệm cơ bản về giới Thời gian dự kiến: 10’

Phương tiện trực quan

1a. Phim trong

Trình tự hoạt động

1. Điểm lại các định nghĩa giới và giới tính, vai trò giới và sự ảnh hưởng của vai trò giới đến việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực. Nếu học viên vừa học xong chủ đề « vai trò giới » và « tiếp cận và kiểm soát nguồn lực» thì có thể đưa ra các câu hỏi vấn đáp để kiểm tra kiến thức. Nếu học viên chưa được học hai chủ đề trên thì tập huấn viên nên Nói có minh hoạ một số điểm cơ bản.

2. Minh hoạ bằng hình ảnh "con cò, con vịt trước hũ thức ăn" (Hình 1a) và giải thích cơ hội của cò và vịt là như nhau nhưng khả năng tiếp cận với cơ hội hoàn toàn khác nhau (có thể hỏi tại sao để dẫn đến đặc điểm cò và vịt khác nhau).

3. Vậy trong xã hội, do đặc điểm về tâm lý và xã hội khác nhau giữa nam và nữ nên khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực khác nhau. Từ đó nảy sinh những bất bình đẳng trong xã hội, trong công việc và gia đình.

4. Trình bày tiêu đề và mục tiêu bài « Bình đẳng giới tại nơi làm việc »

Bình đẳng giới trong công việc

Mục tiêu Sau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: • Nhận biết được sự

bất bình đẳng giới trong công việc

• Tìm ra giải pháp hạn chế sự bất bình đẳng giới trong công việc.

Page 56: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

52

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Bình đẳng giới trong công việc

HĐ 2 (4A)

Bài tập từng cặp hai người

Liệt kê các ví dụ về sự bất bình đẳng giới Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

2a. Thẻ màu, bảng

Những ví dụ về sự bất bình đẳng

Trong gia đình Trong xã hội Tại nơi làm việc

Trình tự hoạt động

1. Các học viên ngồi cạnh nhau tạo thành từng cặp. Phát cho mỗi cặp những thẻ màu.

2. Tập huấn viên đề nghị từng cặp học viên đưa ra ví dụ về sự bất bình đẳng nam nữ trong gia đình, trong xã hội và tại nơi làm việc. Mỗi ví dụ được viết vào một thẻ.

3. Tập huấn viên viết sẵn ba cột (Hình 2a) và đề nghị các tham dự viên đính thẻ của nhóm mình vào các cột tương ứng.

4. Tập huấn viên nhận xét kết quả làm việc, nội dung các thẻ và bổ sung thêm ví dụ của mình.

Lưu ý: Giữ lại các ví dụ về bất bình đẳng giới để sử dụng cho hoạt động 6: Xác định các giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới trong công việc.

Page 57: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

53

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Bình đẳng giới trong công việc

HĐ 3 (4C)

Nói có minh họa Những ví dụ về sự bất bình đẳng Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

3a. Phim trong

Trình tự hoạt động

Tập huấn viên phân tích thêm ví dụ về bất bình đẳng giới trong công việc (Hình 3a).

Một số ví dụ về Bất bình đẳng giới trong công việc Về đối xử:

Công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn công việc của nam giới

Thu nhập của phụ nữ tính trung bình chỉ bằng 69% thu nhập của nam giới

Việc học hành của em gái và của người mẹ th-ường bị coi nhẹ hơn của em trai và người cha

Một số ví dụ về Bất bình đẳng giới trong công việc Về cơ hội:

Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của phụ nữ thấp hơn so với nam giới

Cơ hội nắm bắt thông tin và giao tiếp xã hội của phụ nữ nhìn chung thấp hơn nam giới

Cơ hội tìm kiếm việc làm của phụ nữ thấp hơn nam giới

...

Một số ví dụ về Bất bình đẳng giới trong công việc Về hưởng thụ/lợi ích:

Tỷ lệ phụ nữ xem Tivi, đọc báo luôn thấp hơn nam giới

Bảo hiểm xẫ hội chủ yếu áp dụng cho lao động trong khu vực nhà nước, chỉ chiếm khoảng 10% lao động nữ

...

Một số ví dụ về Bất bình đẳng giới trong công việc Về Kiểm soát, ra quyết định:

Tỷ lệ làm quản lý/lãnh đạo luôn thấp hơn so với nam

Phụ nữ góp công lớn cho gia đình nhưng không phải là người quyết định các khoản chi lớn

...

Page 58: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

54

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Bình đẳng giới trong công việc

HĐ 4 (4A)

Hoạt động nhóm

Những nghề mà nam hoặc nữ thường làm để có thu nhập Thời gian dự kiến: 30'

Phương tiện trực quan

4a. Giấy A1

Trình tự hoạt động

1. Chia nhóm và hoạt động nhóm (xem Phiếu hoạt động nhóm ở trang sau). Lưu ý: Nếu lớp ít học viên thì có thể chia thành hai nhóm.

2. Tập huấn viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm

3. Yêu cầu học viên dựa trên kết quả thảo luận của các nhóm nhận xét sự khác nhau giữa các nghề mà nam và nữ thường làm có thu nhập dựa trên các yếu tố: thời gian - thu nhập- cường độ làm việc - địa điểm - giá trị xã hội

4. Chuyển tiếp sang phần Nói có minh hoạ về tình hình bất bình đẳng nam nữ trong công việc trên thế giới và ở Việt Nam.

Tên nghề nam thường làm

Tên nghề nữ thường làm

Tên nghề nữ thường làm

Tên nghề nam thường làm

Page 59: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

55

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM: Những nghề nam hoặc nữ thường làm để có thu nhập (HĐ4)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động

Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học được những gì?

Thăm dò kinh nghiệm của học viên về những việc mà nam và nữ thường làm để có thu nhập.

Thảo luận và liệt kê các tên nghề có thu nhập mà nam/ nữ thường làm

Lập danh mục các nghề mà nam/ nữ thường làm Nhận xét được sự khác nhau giữa các nghề mà nam và nữ thường làm trong xã hội.

Hình thức nhóm Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia nhóm

4 nhóm Tuỳ theo số người trong lớp Ngẫu nhiên (1,2,3,4)

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Trình bày Nhận xét Tổng cộng

LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

2’ 8' 10' 10' 30'

Công việc - Nhóm 1 và 2 cùng liệt kê những nghề của nam thường làm

- Nhóm 3 và 4 cùng liệt kê những nghề của nữ thường làm

- Các nhóm thảo luận chủ đề được giao và viết kết quả lên giấy A1

Thời gian 8 phút

Trình bày • Trình bày kết quả làm việc trên giấy A1 để trình bày trước lớp

• Chọn 1 trong 2 nhóm cùng chủ đề để trình bày

• Mỗi nhóm trình bày 5 phút. Nhóm cùng chủ đề bổ sung ý kiến

Page 60: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

56

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Bình đẳng giới trong công việc

HĐ: 5 (4C)

Nói có minh hoạ

Thực trạng bất bình đẳng giới trong công việc Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

5a. Phim trong

Trình tự hoạt động

1. Tóm tắt số liệu thống kê trên phim trong theo trình tự: Các nước quốc tế - Việt nam

2. Nhận xét:

- Bất bình đẳng trong công việc xuất hiện ở các nơi trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến

- Nhấn mạnh thông tin về thu nhập / giờ giữa các nghề nam, nữ thường làm ở Việt nam

3. Chuyển tiếp: Như vậy giải pháp đề nghị của chúng ta là gì ?

Ví dụ về bất bình đẳng giới trên thế giới � Ở mọi nơi, số giờ làm việc của phụ nữ nhiều

hơn của nam giới � Tại châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương,

trung bình một tuần phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để ngủ và nghỉ ngơi hơn

� Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90% thu nhập của nam giới

� Luật pháp và tập quán địa phương thường hạn chế quyền tiếp cận của phụ nữ đối với đất đai.

Ví dụ về bất bình đẳng giới trên thế giới � Năm 1995, 24% trẻ em gái ở độ tuổi đi học

không được đến trường (so với 16% trẻ em trai ở cùng độ tuổi)

� Ở các nước đang phát triển, trung bình số năm đi học của phụ nữ chỉ bằng ½ số năm đi học của nam giới

� Phụ nữ chiếm 2/3 trong tổng số 872 triệu người mù chữ ở các nước đang phát triển

� Phụ nữ chỉ chiếm hơn 10% đại diện trong chính phủ (1995).

� …

Page 61: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

57

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Bình đẳng giới trong công việc

HĐ: 6 (4A)

Hoạt động nhóm

Xác định các giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới trong công việc Thời gian dự kiến: 25'

Phương tiện trực quan

6a. Giấy A1: kết quả làm việc nhóm

(1) (2) (3)

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên điểm lại những bất bình đẳng giới trong công việc trong hoạt động 2 và đưa ra ví dụ về giải pháp hạn chế bất bình đẳng trong công việc trước khi tổ chức hoạt động nhóm.

Ví dụ: "Nam giới cần chia sẻ công việc với phụ nữ"

"Cha mẹ đối xử bình đẳng với con trai và con gái"

"Tạo cơ hội cho công nhân nữ được đi học"

"Không phân biệt con trai, con gái trong định hướng nghề nghiệp".

2. Hoạt động nhóm (xem phiếu hoạt động nhóm ở trang sau).

3. Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, yêu cầu các nhóm nhận xét chung các giải pháp trên bảng giấy A1.

4. Đặt câu hỏi "Trong số những giải pháp nêu trên, giải pháp nào là hiệu quả nhất?"

5. Chuyển tiếp sang phần nói có minh họa về bình đẳng giới thực chất.

Page 62: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

58

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM : Xác định các giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới trong công việc (HĐ 6)

Kiểu hoạt động nhóm: Động não Mục tiêu của hoạt động

Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học được những gì?

Học viên tự suy nghĩ và đề ra các giải pháp hạn chế bất bình đẳng trong công việc

Liệt kê các giải pháp bất bình đẳng trong công việc

Danh mục các giải pháp hạn chế bất bình đẳng trong công việc.

Các giải pháp nhằm đạt được sự bình đẳng thực chất trong công việc

Hình thức nhóm

Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia nhóm

3 nhóm Tuỳ theo số người trong lớp Ngẫu nhiên

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Báo cáo Rút

kinh nghiệm Tổng cộng LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

2 phút 12 phút 9 phút 2 phút 25 phút

Công việc - Căn cứ vào các ví dụ về bất bình đẳng giới đã nêu trong hoạt động bài

tập cho từng cặp hai người (HĐ 2), mỗi nhóm trình bày các giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới trong công việc trên giấy A1.

- Ba nhóm thi đua, nhóm nào có nhiều giải pháp hợp lý sẽ thắng

Thời gian

12 phút

Trình bày

Nhóm trình bày kết quả làm việc trên giấy A1 để các nhóm khác tham khảo và nhận xét chung. Thời gian trình bày mỗi nhóm: 3 phút

Page 63: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

59

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Bình đẳng giới trong công việc

HĐ: 7 (4C)

Nói có minh hoạ Bình đẳng giới thực chất Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

7a. Máy chiếu, phim trong

Trình tự hoạt động

1. Phân tích các ví dụ của hoạt động (6) tiếp cận cách bình đẳng hình thức và nêu các mặt hạn chế theo nội dung phim trong

2. Phân tích các ví dụ của hoạt động (6) tiếp cận cách bình đẳng bảo vệ và nêu các mặt hạn chế theo nội dung phim trong

3. Phân tích các ví dụ của hoạt động (6) tiếp cận cách bình đẳng thực chất và nêu ưu điểm theo nội dung phim trong

4. Tóm tắt và kết luận. Trở lại tình huống trên hình ảnh "con cò và con vịt trước hũ thức ăn".

Bình đẳng hình thức � Phụ nữ phải được đối xử hoàn toàn giống

như nam giới � Để có được cơ hội bình đẳng thì phụ nữ

phải hành động và ứng xử giống hệt như nam giới.

� Cách tiếp cận này không tính đến sự khác biệt về giới và giới tính giữa phụ nữ và nam giới.

� Tạo ra một sức ép rất lớn đối với những phụ nữ hành động theo các tiêu chuẩn của nam giới

� Phụ nữ không thể tiếp cận hoặc hưởng lợi từ các cơ hội theo cách của nam giới một khi hoàn cảnh và vị trí của họ khác với nam giới.

Bình đẳng có tính bảo vệ � Nhận thấy sự khác biệt giữa phụ nữ và

nam giới và tìm cách rút ngắn/ hạn chế những hoạt động hay tự do của phụ nữ

� Tìm cách “bảo vệ” phụ nữ khỏi những việc làm có hại

� Coi sự khác biệt giữa nam và nữ như là những điểm yếu và là việc riêng của phụ nữ.

Cách tiếp cận này thường làm trầm trọng thêm tình trạng phụ thuộc của phụ nữ.

Bình đẳng thực chất � Công nhận sự khác biệt giữa phụ nữ và

nam giới. � Tạo các cơ hội bình đẳng cho phụ nữ thì

chưa đủ, mà phải làm cho họ tiếp cận một các bình đẳng với các cơ hội này.

Cần phải có các biện pháp/chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ (cung cấp dịch vụ, thông tin, nâng cao năng lực…) trong mọi lĩnh vực của cuộc sống với mục đích cuối cùng là để mang lại kết quả như nhau cho cả phụ nữ và nam giới.

Tóm tắt� Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam

giới có được sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm và bình đẳng về tiếp cận cơ hội và ra quyết định.

� Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải như nhau, mà là những sự giống nhau và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhận và đánh giá một cách bình đẳng.

Tăng cường bình đẳng giới được hiểu là: những mối quan tâm, nhu cầu, các hoạt động ưu tiên cho cả phụ nữ và nam giới đều được tính đến và đưa vào thực hiện trong quá trình phát triển.

Page 64: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

60

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: GIAO TIẾP BẰNG LỜI VÀ KHÔNG LỜI TẠI NƠI LÀM VIỆC Thời gian: 60'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Trong giao tiếp hàng ngày tại nơi làm việc, người lao động biết sử dụng những cử chỉ, lời nói đẹp và cách nói phù hợp sẽ giúp họ thành công hơn trong công việc, trong mối quan hệ với khách hàng, với bạn bè và đồng nghiệp.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Đưa ra những điểm cần lưu ý khi đàm thoại.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Tình huống giao tiếp giả định

Tín hiệu: Khi được tập huấn viên yêu cầu

Làm gì: Sử dụng những cử chỉ, những lời nói đẹp và cách nói phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc

Tốt thế nào: Theo “Những điểm cần lưu ý khi đàm thoại”

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

2. Hoạt động nhóm: sắm vai: Sử dụng cử chỉ, lời nói đẹp và

cách nói phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc (40') 4. Kết luận: Động não: Tầm quan trọng và lợi ích của lời nói,

cử chỉ đẹp trong đàm thoại tại nơi làm việc (5')

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a.Phim trong 2a. Phiếu giao bài tập nhóm 2b. Thẻ màu 3a. Phim trong 3b. Tài liệu phát tay

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời và không lời (10')

3. Nói có minh hoạ: Những điểm cần lưu ý khi đàm thoại tại nơi làm việc (5’)

D. Cần giao đề án

hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 65: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

61

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Giao tiếp bằng lời và không lời tại nơi làm việc

HĐ: 1 (4A) Sắm vai Mở bài: Tầm quan trọng của giao tiếp

bằng lời và không lời Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

1a. Phim trong

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên nêu tình huống: “Có hai người bạn đồng nghiệp A và B trong một tiệm sửa chữa đồng hồ. Hôm qua A mượn một dụng cụ làm việc của B và chẳng may làm hỏng. A đã xin lỗi nhưng B phản ứng dữ dội”. Tập huấn viên đóng vai B, thể hiện những cử chỉ giận dữ (đập bàn đập ghế, vung chân vung tay, chỉ trỏ) và những lời nói khiếm nhã.

2. Tập huấn viên hỏi các học viên nghĩ gì nếu ở địa vị của A là người đã làm hỏng dụng cụ.

3. Qua ý kiến của học viên, tập huấn viên đề cập đến tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời trong đàm thoại tại nơi làm việc và từ đó giới thiệu tiêu đề và mục tiêu bài học.

4. Để định nghĩa ngôn ngữ cử chỉ hoặc ngôn ngữ không lời, tập huấn viên đề nghị học viên cho ví dụ minh hoạ về ngôn ngữ không lời và đưa ra kết luận “Ngôn ngữ không lời, hay còn gọi là ngôn ngữ cử chỉ, là những cử chỉ không lời giúp cho việc giao tiếp”.

5. Chuyển tiếp sang hoạt động nhóm sắm vai minh hoạ các tình huống đàm thoại.

Giao tiếp bằng lời và không lời tại nơi làm việc

Mục tiêuSau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: Sử dụng những cử chỉ, lời nói đẹp và cách nói phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc.

Page 66: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

62

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Giao tiếp bằng lời và không lời tại nơi làm việc

HĐ: 2 (4A)

Hoạt động nhóm

Sử dụng cử chỉ, lời nói đẹp và cách nói phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc Thời gian dự kiến: 40'

Phương tiện trực quan

2a. Phiếu giao bài tập nhóm

2b. Bảng, thẻ màu trình bày nhận xét của học viên về hai lần sắm vai Lời nói, cách nói không đẹp, không phù hợp Cử chỉ không đẹp

2c. Bảng, thẻ màu trình bày nhận xét của học viên về hai lần sắm vai

Lời nói, cách nói đẹp và phù hợp Cử chỉ đẹp

Trình tự hoạt động

1. Giải thích bài tập nhóm (xem phiếu hoạt động nhóm ở trang sau). Khi các nhóm chuẩn bị kịch bản, tập huấn viên lưu ý các nhóm không cần phải chuẩn bị kịch bản quá cầu kỳ. Cố gắng thể hiện cả lời nói lẫn cử chỉ.

2. Khi học viên bắt đầu sắm vai, sắp sẵn 2 loại thẻ mầu trên bàn học viên và giải thích cách quan sát và viết nhận xét lên thẻ.

3. Chia thẻ thành 2 cột trên bảng. Sau mỗi lần sắm vai, học viên đính thẻ nhận xét của mình lên bảng theo 2 cột (hình 2b).

4. Tập huấn viên nhận xét và bình luận qua hai bài tập sắm vai.

5. Tập huấn viên đề nghị các học viên chưa sắm vai xung phong lên sắm vai lại hai tình huống đầu tiên nhưng lần này thể hiện những lời nói, cách nói và cử chỉ đẹp trong giao tiếp.

6. Học viên quan sát hai lần sắm vai thể hiện những cử chỉ, lời nói, cách nói đẹp và phù hợp khi đàm thoại, viết nhận xét của mình lên thẻ và đính lên bảng.

Page 67: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

63

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM: Sử dụng lời nói, cách nói và cử chỉ đẹp và phù hợp khi đàm thoại tại nơi làm việc (HĐ2)

Kiểu hoạt động nhóm: Sắm vai Mục tiêu của hoạt động

Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học được những gì?

Học viên dễ quan sát, dễ hiểu. Minh họa một tình huống cụ thể trong giao tiếp bằng lời và không lời

Nhận biết những lời nói, cử chỉ không đẹp và cách nói không phù hợp tại nơi làm việc

Sử dụng cách giao tiếp phù hợp tại nơi làm việc

Hình thức nhóm

Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia nhóm

2 nhóm Tuỳ theo số người trong lớp Theo ngẫu nhiên (đếm 1-2)

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Sắm vai Rút

kinh nghiệm Tổng cộng LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

2 phút 8 phút 6 phút 14 phút 30 phút

Công việc Mỗi nhóm hãy chuẩn bị một tình huống sắm vai sau đây:

Nhóm 1: Sắm vai trong tình huống: Tại một cửa hàng bán quần áo thời trang có khách đến mua hàng và người bán hàng.

Yêu cầu: một người sắm vai khách hàng và một người sắm vai người bán hàng. Cả hai hãy thể hiện những lời nói, cách nói và cử chỉ không đẹp và không phù hợp trong đàm thoại.

Nhóm 2: Chuyện xảy ra tại một xưởng thêu. Tổ trưởng phân xưởng phê bình một công nhân về một sản phẩm bị lỗi. Một người sắm vai tổ trưởng, một người sắm vai công nhân. Cả hai người đều thể hiện những lời nói, cách nói và cử chỉ không đẹp và không phù hợp trong đàm thoại.

Thời gian Chuẩn bị: 8 phút.

Trình bày và nhận xét

Mỗi nhóm cử đại diện lên sắm vai. Thời gian sắm vai: tối đa 3 phút. Khi một cặp lên sắm vai, các học viên còn lại quan sát và ghi lại nhận

xét của mình về lời nói, cách nói và cử chỉ không đẹp, không phù hợp lên thẻ. Mỗi nhận xét viết lên một thẻ. - Lời nói, cách nói không đẹp,không phù hợp - thẻ màu vàng; - Cử chỉ không đẹp, không phù hợp - thẻ màu trắng

Khi mỗi cặp sắm vai xong, học viên đính những ý kiến nhận xét của mình lên bảng theo 2 cột tập huấn viên đã chuẩn bị sẵn

Page 68: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

64

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Giao tiếp bằng lời và không lời tại nơi làm việc

HĐ: 3 (4C)

Nói có minh hoạ

Những điểm cần lưu ý khi đàm thoại tại nơi làm việc Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

3a. Phim trong

3b. Tài liệu phát tay cho học viên về những điều cần lưu ý trong cách nói và sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (Hình 3a)

Trình tự hoạt động

Tập huấn viên đưa ra những điều cần lưu ý trong cách nói và sử dụng ngôn ngữ cử chỉ khi đàm thoại (Hình 3a).

Những điểm cần lưu ý về sử dụng ngôn ngữ cử chỉ

ÁNH MẮT – Luôn hướng về người đang đối thoại

THÁI ĐỘ - Không nên tỏ ra bồn chồn, không yên, đu đưa người, nghịch tóc hoặc quần áo

KHOẢNG CÁCH - Sẽ khó nói chuyện khi hai người đứng quá xa nhau hoặc quá gần nhau, vì vậy, khoảng cách thích hợp nhất là từ 60-90cm

TƯ THẾ - Ngồi thẳng lưng, thậm chí hơi nghiêng về phía người nói để họ biết rằng bạn rất thích thú. Khi bạn tỏ ra uể oải, người đối diện sẽ cho rằng bạn muốn được nghỉ ngơi hoặc người ta làm cho bạn buồn ngủ.

Những điểm cần lưu ý trong cách nói

Sử dụng ngôn từ đơn giản, không gây hoảng sợ cho người nghe.

Nói và sử dụng những từ mà người bạn yêu cầu giúp đỡ mong muốn được nghe.

Tránh sử dụng các từ phản đối. Nói các thông tin chính xác và đầy

đủ. Không nói nửa chừng. Chỉ nói những vấn đề có liên

quan, không đi quá xa vấn đề chính,

Tỏ thái độ ân cần, quan tâm đến người nghe.

Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượng của giọng nói.

Diễn đạt trôi chảy, lưu loát.

Những điểm cần lưu ý về sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (tiếp)

ĐIỆU BỘ, ĐỘNG TÁC, CỬ CHỈ - Có thể sử dụng các điệu bộ, cử chỉ để biểu đạt thêm cho phần nội dung cuộc nói chuyện, song cũng nên nhớ rằng bạn không phải là một nhạc trưởng

NÉT MẶT – Nét mặt sẽ biểu đạt cảm xúc của bạn về nội dung cuộc nói chuyện. Nét mặt hồ hở sẽ chứng tỏ bạn đang vui và nét mặt hơi nghiêm lại sẽ chứng tỏ bạn không hài lòng.

Page 69: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

65

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Giao tiếp bằng lời và không lời tại nơi làm việc

HĐ: 4 (4A) Động não

Tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng cử chỉ, lời nói đẹp và phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc

Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

4a. Bảng

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên đề nghị học viên nói về tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng những cử chỉ và lời nói và cách nói đẹp và phù hợp trong giao tiếp tại nơi làm việc. Khi học viên nói, tập huấn viên ghi lên bảng hoặc giấy A1. Tập huấn viên cũng có thể phát thẻ màu cho học viên và đề nghị mỗi học viên viết một tầm quan trọng hoặc lợi ích lên một thẻ và ghim lên bảng, sau đó tập huấn viên tóm tắt và bình luận ý kiến của học viên.

2. Kết luận: Khuyến khích học viên thử áp dụng những điều cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ có lời và không lời và theo dõi kết quả áp dụng.

Page 70: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

66

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: LẮNG NGHE TRONG ĐÀM THOẠI Thời gian: 45'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ tiếp thu đúng các thông điệp khi đàm thoại, biết lắng nghe đồng nghiệp, lắng nghe khách hàng của mình sẽ giúp họ thành công trong quá trình giao tiếp trong gia đình, ngoài xã hội và tại nơi làm việc.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Đưa ra những điều cần lưu ý khi lắng nghe.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Tình huống giao tiếp giả định

Tín hiệu: Khi cần lắng nghe trong quá trình đàm thoại

Làm gì: Lắng nghe người đối thoại

Tốt thế nào: Theo những điều cần lưu ý khi lắng nghe

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

2. Trò chơi: Truyền tin (10’)

4. Sắm vai: Người đối thoại không biết lắng nghe và người đối thoại biết lắng nghe (15’)

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Phim trong

2a. Bản hướng dẫn trò chơi (hoặc thông điệp để truyền tin)

3a. Phim trong

3b. Tài liệu phát tay

4a. Kịch bản sắm vai

4b. Thẻ mầu, bảng ghim

5a. Thẻ mầu, bảng ghim

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Phân biệt khái niệm “nghe thấy” và “lắng nghe” (5’)

3. Nói có minh họa: Khái niệm về lắng nghe (10’)

5. Kết luận: Động não: Tầm quan trọng và lợi ích của lắng nghe trong đàm thoại (5’)

D. Cần giao đề án

hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 71: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

67

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Kỹ năng lắng nghe trong đàm thoại

HĐ: 1 (4C) Vấn đáp Mở bài Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

1a. Bảng, phim trong

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên mở bài bằng các câu hỏi vấn đáp, hỏi cả lớp:

A. Các bạn có nghe thấy gì không? (tiếng ồn của xe đi ngoài đường, tiếng còi xe, tiếng sột soạt của giấy tờ, tiếng giầy đi lại ...) (có)

B. Các bạn có muốn nghe thấy những tiếng động đó không? (không)

C. Các bạn có nghe thấy những điều tôi đang nói không? (có)

D. Các bạn có muốn nghe những điều tôi đang nói không? (có)

E. Cách nghe thấy những tiếng ồn của xe cộ đi lại ngoài đường và nghe những lời giảng của tập huấn viên có gì khác nhau? Các bạn hãy liệt kê sự khác nhau giữa hai cách nghe đó. Trong khi học viên trả lời, tập huấn viên viết lên bảng.

2. Đề nghị học viên đặt tên cho 2 cách nghe trên và trả lời bằng cách đính 2 thẻ “Nghe thấy” và “Lắng nghe” lên bảng.

3. Giới thiệu tiêu đề và mục tiêu bài học (1a).

Lắng nghe trong đàm thoại

Mục tiêuSau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: lắng nghe người đối thoại một cách tích cực giúp họ giao tiếp có hiệu quả.

Page 72: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

68

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Kỹ năng lắng nghe trong đàm thoại

HĐ: 2 (4A) Trò chơi Truyền tin Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

2a. Tờ Thông điệp truyền tin:

Trình tự hoạt động 1. Trò chơi:

• Tập huấn viên mời học viên đứng xếp hàng một (nếu lớp đông thì xếp làm nhiều hàng, mỗi hàng không quá 15 người);

• Cách chơi: tập huấn viên mời một (hoặc những) người đứng ở đầu hàng ra một góc và kể cho một (những) người này nghe một thông tin ngắn gồm khoảng 4 câu đã viết sẵn trên mẩu giấy (xem 2a). Sau đó người này (hoặc những người này) kể lại thông tin đó cho người đứng ngay đằng sau mình. Người đó lại kể tiếp cho người đứng sau. Cứ như thế cho đến người cuối cùng thì nói to lên cho mọi người cùng nghe. Tập huấn viên đọc to thông tin đã viết trên giấy. So sánh thông tin mà người cuối cùng nhận được đã bị sai lệch như thế nào so với thông tin ghi trên giấy.

2. Nhận xét: Tập huấn viên đặt câu hỏi động não:

Tại sao thông tin bị sai lệch trong quá trình truyền tin?

Ghim các thẻ ý tưởng lên bảng, sắp xếp các thẻ theo nhóm các yếu tố ảnh hưởng: - Người nghe - Thông điệp - Người nói - Môi trường

Nhấn mạnh trong bài này sẽ chỉ đề cập đến yếu tố người nghe và chuyển sang phần Nói có minh họa.

Thông điệp truyền tin:

“Dự án SVTC bố trí một buổi tham quan cơ sở sản xuất màn hình máy tính. Mọi người tập trung tại cổng sau khách sạn BSC (269 Kim Mã). Xe Dự án sẽ đón vào lúc 6 giờ 45 phút. Tên lái xe là Nguyễn Tất Tùng. Khi đi tất cả nhớ mang theo mẫu phiếu quan sát. Ai say xe cần mang theo thuốc chống say.

Page 73: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

69

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Kỹ năng lắng nghe trong đàm thoại

HĐ: 3 (4C)

Nói có minh hoạ Khái niệm về lắng nghe Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

3a. Phim trong hoặc thẻ màu

3b. Tài liệu phát tay

Trình tự hoạt động

1. Nói minh hoạ bằng thẻ mầu đính lên bảng, mỗi thẻ một ý hoặc sử dụng phim trong (Hình 3a). Tập huấn viên có thể đặt câu hỏi vấn đáp sau đó tổng kết ý kiến của học viên và đưa ra ý kiến của mình

2. Phát tài liệu về những điều cần lưu ý khi lắng nghe cho học viên

Vì sao phải lắng nghe ? • Để thu thập thông tin • Để hiểu rõ đối tượng • Để thu hút đối tượng

Cần lắng nghe những gì? - Lắng nghe nội dung - Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng

của đối tượng giao tiếp - Lắng nghe sự phản hồi của

đối tượng giao tiếp

Phải lắng nghe như thế nào? Lắng nghe: - Bằng tai - Bằng ánh mắt - Bằng cách ngồi - Bằng hỏi lại để có thêm

thông tin và khuyến khích người đối thoại nói tiếp

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LẮNG NGHE - Ngừng làm việc - Nhìn vào người nói, không quay sang hướng khác - Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người - Tỏ ra quan tâm, hứng thú, đồng cảm với những điều đối tượng nói - Không tranh luận, không định kiến - Không tỏ ra sốt ruột, chán nản - Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu” …để người đối thoại biết

rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì họ nói - Nếu không hiểu hãy hỏi lại, đừng giả vờ lắng nghe - Nhắc lại những cụm từ mang thông tin chính để nhớ và hiểu rõ hơn

những gì người đối thoại đang nói - Đừng ngắt lời người nói nếu không thực sự cần thiết

“Lu«n lu«n l¾ng nghe; Lu«n lu«n thÊu hiÓu” (Khẩu hiệu của Prudential)

Page 74: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

70

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Kỹ năng lắng nghe trong đàm thoại

HĐ: 4 (4A) Sắm vai Người đối thoại không biết lắng nghe

và người đối thoại biết lắng nghe Thời gian dự kiến: 15'

4a. Kịch bản sắm vai: Tại một tiệm làm đầu. Hai người bạn đồng nghiệp, một bạn tên là Hiền một bạn là Thanh. Hiền đã làm việc lâu năm còn Thanh mới vào làm được một tháng, còn thiếu kinh nghiệm và nhiều điều bỡ ngỡ. Thấy hai người có quan hệ thân thiện với nhau, chủ tiệm đề nghị Hiền giúp đỡ Thanh những khi cần thiết. Hôm nay cửa hàng vắng khách, Thanh tranh thủ hỏi Hiền về kỹ năng tư vấn cho khách hàng cách chọn màu nhuộm tóc. Sau đây là cảnh giao tiếp giữa Thanh và Hiền. Thanh (đến gần đứng đằng sau Hiền): - Chị Hiền ơi, dạo này nhiều người phụ nữ già rồi mà chọn màu tóc

buồn cười thật. Còn bọn thanh niên thì đòi nhuộm những màu tóc thật kinh khủng. Nhưng mà, em thấy chị khuyên khách hàng đừng quá khích, họ hay nghe lời chị lắm. Làm thế nào để thuyết phục được họ hả chị?

Hiền (không thèm quay lại nhìn Thanh, tiếp tục sửa móng tay của mình): - Dễ ợt, có gì mà phải hỏi.

Thanh (đến đứng trước mặt Hiền): - Nhưng mà em thấy vẫn khó. Nhiều lần em thử khuyên, khách hàng bảo em biết gì mà nói, bảo thế nào thì cứ làm thế đi (vẻ mặt Thanh nhăn nhó, khổ sở).

Hiền (quay người ra với lấy cuốn sách lật đi lật lại xem, hai chân vắt lên nhau): - Thế thì mày xin đi học một khoá thẩm mỹ đi.

Thanh (cáu, đi thẳng ra cửa): - Thế còn nói làm gì nữa.

Hiền (hơi hối hận): - Này, giận đấy à? Xin lỗi. Vào đây rồi mình nói chuyện.

Thanh (im lặng, lạnh lùng): - …

4b. Bảng, thẻ màu

Trình tự hoạt động

1. Nhờ hai người đóng vai giao tiếp theo kịch bản sắm vai đã chuẩn bị trước. Lưu ý đến cử chỉ, cách nghe của nhân vật Hiền (Xem kịch bản 4a). Tập huấn viên có thể sắm một vai.

2. Mời hai người lên sắm vai trước cả lớp. Trước khi màn sắm vai bắt đầu, Tập huấn viên giới thiệu bối cảnh chung, nơi xảy ra tìh huống sắm vài. Đề nghị cả lớp quan sát, ghi lại những nhận xét của mình về cách lắng nghe trong giao tiếp của hai nhân vật vừa sắm vai (Chú ý: So sánh với những điều cần lưu ý khi lắng nghe). Mỗi nhận xét được ghi trên một thẻ màu.

3. Học viên ghim nhận xét của mình lên bảng hoặc dán lên giấy A1 treo trên bảng. 4. Tập huấn viên tổng kết và phát tài liệu cho học viên.

Page 75: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

71

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Kỹ năng lắng nghe trong đàm thoại

HĐ: 5 (4A) Động não Tầm quan trọng và lợi ích của lắng

nghe trong đàm thoại Thời gian dự kiến: 5'

5a. Bảng, thẻ màu

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên đề nghị học viên suy nghĩ về tầm quan trọng và lợi ích của lắng nghe trong đàm thoại. Mỗi lợi ích hoặc tầm quan trọng được viết vào một thẻ

2. Tập huấn viên tổng kết và khuyến khích học viên áp dụng kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hàng ngày.

Page 76: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

72

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: THỂ HIỆN SỰ KIÊN ĐỊNH TRONG GIAO TIẾP Thời gian: 50' 1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động cần biết thể hiện sự kiên định trong giao tiếp trong môi trường công việc, biểu lộ điều mình muốn và giữ thái độ cân bằng trong quan hệ giao tiếp.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Đưa ra các cách biểu hiện của thái độ kiên định

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Một tình huống giao tiếp cần thể hiện thái độ kiên định

Tín hiệu: Theo yêu cầu của tập huấn viên

Làm gì: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Tốt thế nào: + Phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng quá khích và thái độ phụ tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp

+ Biết cách biểu lộ thái độ kiên định khi từ chối và bày tỏ lời đề nghị

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

5. Sắm vai: Bày tỏ thái độ khi đề nghị (15’)

6. Kết luận: Động não: Tầm quan trọng của việc bày tỏ thái độ kiên định trong giao tiếp (5’)

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Kịch bản sắm vai. 1b. Phim trong hoặc thẻ màu /bảng ghim 2a. Phim trong 3a. Phim trong 4a. Phim trong 5a. Phiếu giao bài tập nhóm

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Sắm vai một tình huống bày tỏ lời từ chối (7’)

2. Vấn đáp và Nói có minh hoạ: Khái niệm về tính kiên định (5’)

3. Nói có minh hoạ: Phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng quá khích và thái độ phục tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp (8’)

4. Nói có minh hoạ và vấn đáp: Bày tỏ thái độ kiên định khi từ chối và đề nghị (10’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 77: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

73

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

HĐ: 1 (4C) Sắm vai Mở bài Thời gian dự kiến: 7'

Phương tiện trực quan

1a. Kịch bản sắm vai chuẩn bị sẵn:

Nội dung đối thoại giữa hai người, một người là tổ trưởng sản xuất (nam hoặc nữ), một người là công nhân trong tổ (nữ).

Tổ trưởng (nói với giọng bình thường): - Tuần này có kế hoạch đột xuất cần tăng thêm sản phẩm. Chủ nhật này cô đi làm thêm nhé

Cô công nhân (phản ứng nhanh): - Tôi không đi làm thêm vào chủ nhật này được đâu.

Tổ trưởng (giọng ra lệnh): - Đây là kế hoạch sản xuất, cô phải chấp hành

Cô công nhân (phản ứng gay gắt): - Chủ nhật là ngày nghỉ, tôi muốn đi làm hay không là quyền của tôi, không thể ép buộc được. Tôi có kế hoạch cá nhân rồi, tôi không đi được đâu.

Tổ trưởng (căng thẳng): - Nếu cô không đi thì tôi thay người khác vào vị trí của cô. Cô sẽ phải nghỉ việc nếu không chấp hành lệnh sản xuất

Cô công nhân (ấm ức): - Anh ép buộc như vậy tôi … 1b. Phim trong

Trình tự hoạt động

1. Chuẩn bị trước kịch bản sắm vai (xem 1a) và nhờ trước hai người sắm vai tình huống: cô công nhân từ chối không làm thêm ngày chủ nhật theo đề nghị của tổ trưởng sản xuất. Tập huấn viên có thể sắm vai cùng với một học viên trong lớp.

2. Sau khi cả lớp quan sát , tập huấn viên đặt câu hỏi: + Tình huống giao tiếp vừa rồi có mang lại kết quả cho cô nhân viên A không? (Không) + Để đạt được mục tiêu của mình cô A cần bày tỏ thái độ của mình một cách khôn khéo hơn, có hiệu quả hơn + Dẫn dắt đến tuyên bố: Sự kiên định sẽ giúp chúng ta thành công trong giao tiếp.

3. Tập huấn viên giới thiệu tiêu đề và mục tiêu bài học (1b).

Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Mục tiêuSau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: • Thể hiện sự kiên định

trong giao tiếp • Phân biệt thái độ kiên định

với thái độ hiếu thắng và thái độ phục tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp

• Biết cách biểu lộ thái độ kiên định khi từ chối và bày tỏ lời đề nghị

Page 78: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

74

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

HĐ: 2 (4C)

Vấn đáp và Nói có minh hoạ

Khái niệm về tính kiên định, so sánh tính kiên định với tính hiếu thắng và tính phục tùng

Thời gian dự kiến: 5'

2a. Phim trong, OHP

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên đặt câu hỏi để tìm hiểu học viên hiểu “Thế nào là kiên định?”. Sau khi học viên trả lời, tập huấn viên giới thiệu khái niệm kiên định và giải thích các yếu tố chính của sự kiên định (Hình 2a).

2. So sánh tính kiên định với hai đặc điểm cực đoan đối nghịch với tính kiến định. Đó là tính hiếu thắng, hung hăng và tính phục tùng một cách tiêu cực. Đưa ra hình ảnh cái cân để minh hoạ cho 3 trường hợp: kiên định, hiếu thắng, phục tùng. Chú ý: Chuẩn bị trước 3 thẻ màu chỉ ba tính kiên định, hiếu thắng, phục tùng nhưng chưa dán ngay mà giải thích sơ đồ và cho cả lớp tự lựa chọn tên thẻ để gắn vào các cân tương ứng.

3. Tóm tắt toàn bộ ý nghĩa của sơ đồ: nhấn mạnh sự kiên định là đạt tới sự cân bằng nhu cầu của bản thân và nhu cầu của người khác

4. Chuyển tiếp sang phần sau: Phân biệt thái độ kiên định, thái độ hiếu thắng (quá khích) và thái độ phục tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp.

Kiên định là gìKiên định là biết được nhu cầu và quyền của mình, cũng như điều mình mong muốn và thực hiện những điều đó có xét tới nhu cầu, quyền và mong muốn của người khác.

Các yếu tố chính của sự kiên định• Biết rõ bạn muốn gì và cần gì • Có thể nói lên điều mình muốn và cần • Tin rằng mình có giá trị • Cố gắng và có quyết tâm để lo cho

nhu cầu và sự an toàn của mình

Page 79: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

75

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

HĐ: 3 (4C)

Nói có minh họa

Phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng (quá khích) và thái độ phục tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp

Thời gian dự kiến: 8'

Phương tiện trực quan

3a. Phim trong

4b. Phim trong

Trình tự hoạt động

1. Điểm qua những nét chính của thái độ kiên định, thái độ hiếu thắng (quá khích) và thái độ phục tùng một cách tiêu cực (Hình 4a).

2. Đưa ra một số lưu ý nhằm động viên học viên rèn luyện tính kiên định trong giao tiếp hàng ngày

3. Chuyển tiếp sang phần thực hành các hành vi biểu lộ thái độ kiên định trong giao tiếp.

Thái độ kiên định Nói với giọng chắc chắn, mạnh

mẽ Bắt đầu câu nói bằng chủ ngữ

“tôi” Khẳng định nguyên nhân của

cảm xúc và mong muốn tình trạng phải thay đổi

Không ép buộc người khác phải thay đổi theo ý mình; Nhấn mạnh quan điểm của mình nhưng không điều khiển người khác

Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác để nắm được thái độ và quan điểm của họ

Nhẹ nhàng rút lui đúng lúc bằng cách thực hiện phương pháp thở sâu hoặc đi khỏi chỗ khi cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh hoặc không kiểm soát được tình huống

Quan tâm đến cảm xúc của người khác

Thái độ hiếu thắng, quá khích La hét hoặc nói to để chen

ngang ý kiến Lăng mạ hoặc dùng những lời lẽ

không hay khi nói về người khác Không để người khác nói, tự độc

thoại trong suốt buổi nói chuyện Trong những trường hợp kích

động, tỏ thái độ đe dọa người khác Bộc lộ hết cảm xúc của mình

qua hành động và lời nói. Làm một số hành động gây tổn

thương cho người khác và cho cả bản thân

Trút hết sự bực tức lên người khác bằng cả lời nói và hành động để nhanh chóng giải tỏa tâm lý cho bản thân

Thái độ phục tùng một cách tiêu cực Đề đạt ý kiến với giọng yếu ớt

hoặc không nói gì cả Không đưa ra ý kiến trực tiếp

mà hy vọng người khác hiểu được cảm xúc của mình thông qua những lời bóng gió.

Trút hết cảm xúc của mình ra ngoài, tức là chẳng nhấn mạnh cảm xúc nào cả

Không đối mặt trực tiếp vì sợ xảy ra mâu thuẫn, luôn nói sau lưng người khác

Không có chính kiến, rút lui ý kiến của mình để tránh xung đột

Lưu ý

• Tính kiên định là có thể rèn luyện được • Tính kiên định làm tăng thêm sự tự tin • Kiên định giúp bạn cảm thấy thoải mái khi ứng phó với các tình huống • Quyền được thể hiện thái độ kiên định: Quyền được bảo vệ nhân cách và lòng tự

trọng của mình mà không vi phạm quyền của người khác.

Page 80: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

76

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

HĐ: 4 (4C)

Nói có minh hoạ và vấn đáp

Ba hành vi biểu lộ thái độ kiên định trong giao tiếp Thời gian dự kiến: 10’

Phương tiện trực quan

4a. Phim trong hoặc giấy A1

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên trình bày 3 loại hành vi biểu lộ thái độ kiên định (Hình 4a) .

2. Phân tích lại tình huống sắm vai ban đầu của cô công nhân và xưởng trưởng: Bày tỏ lời từ chối. Tập huấn viên đề nghị học viên nhớ lại tình huống sắm vai khi mở bài và trả lời câu hỏi: Trong tình huống như vậy, cô công nhân nên từ chối thế nào cho có hiệu quả?. Nhắc học viên nhớ lại những điểm đã lưu ý về thái độ kiên định và những điểm đã thống nhất về cách biểu lộ thái độ kiên định.

3. Chuyển tiếp sang hoạt động thực hành cách đưa ra lời đề nghị.

Ba hành vi biểu lộ thái độ kiên định TỪ CHỐI

• Khẳng định vị trí của bạn • Trình bày lý do • Bày tỏ quan điểm

BÀY TỎ THÁI ĐỘ • Bày tỏ cảm xúc tích cực • Bày tỏ cảm xúc tiêu cực

ĐỀ NGHỊ • Nêu vấn đề • Đưa ra đề nghị • Làm sáng tỏ

(Theo Cooley và Hollandsworth (1977) và Christoff & Kelly (1985))

Page 81: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

77

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

HĐ: 5 (4A) Sắm vai Biểu lộ thái độ kiên định khi đề nghị Thời gian dự kiến: 15’

Phương tiện trực quan

5a. Các phiếu đề nghị. Mỗi phiếu ghi một lời đề nghị. Chuẩn bị trước càng nhiều lời đề nghị càng tốt. Ví dụ lời đề nghị như sau:

1. Một công nhân nữ đề nghị cho chị mỗi ngày về sớm nửa tiếng để đón con vì chồng chị đi công tác, nhà trẻ không nhận trông thêm giờ.

2. Một công nhân đề nghị tổ trưởng công đoàn thưởng năng suất cho công nhân trong tổ.

3. Một công nhân đề nghị xưởng trưởng lắp thêm thiết bị chiếu sáng cho chỗ làm việc của mình.

4. Một công nhân đề nghị bí thư chi đoàn xin nhà máy cho công nhân đi thăm quan Đền Hùng trong ngày nghỉ sắp tới.

Trình tự hoạt động: 1. Tập huấn viên giải thích tình huống sắm vai: Tại một cuộc họp hàng tháng của một

phân xưởng. Cả lớp sắm vai là công nhân hoặc cán bộ quản lý của phân xưởng đang có mặt tại cuộc họp. Yêu cầu lớp cử 4 học viên sắm vai xưởng trưởng, tổ trưởng công đoàn, bí thư chi đoàn và cán bộ nữ công. Các học viên còn lại sẽ là công nhân của phân xưởng.

2. Tập huấn viên sắp xếp cả lớp ngồi theo kiểu một cuộc họp. Yêu cầu các nhân vật xưởng trưởng, tổ trưởng công đoàn, bí thư chi đoàn và cán bộ nữ công ngồi lên phía trước.

3. Tập huấn viên chia phiếu đề nghị đã chuẩn bị sẵn cho tất cả các học viên đóng vai công nhân. Trên mỗi phiếu đề nghị nêu một lời đề nghị (Hình 6a). Tập huấn viên yêu cầu các công nhân chuẩn bị lời đề nghị của họ trong thời gian 3 phút.

4. Cuộc họp phân xưởng bắt đầu. Phân xưởng trưởng khai mạc cuộc họp và nói rằng tháng vừa qua phân xưởng làm việc tốt, năng suất và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Cuộc họp này nhằm trưng cầu ý kiến đề đạt của công nhân.

5. Tập huấn viên yêu cầu các công nhân xung phung lên nói lời đề nghị của mình. Các cán bộ lãnh đạo (xưởng trưởng, tổ trưởng công đoàn, bí thư chi đoàn và tổ trưởng phụ nữ) cho ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận. Các công nhân khác cũng có quyền nhận xét lời đề nghị và cho ý kiến. Sau đấy chuyển sang đề nghị khác.

6. Kết thúc cuộc họp, tập huấn viên nhận xét chung.

Page 82: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

78

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

HĐ: (4A) Kết luận Tầm quan trọng của việc biểu lộ thái độ

kiên định trong giao tiếp tại nơi làm việc Thời gian dự kiến: 5’

Phương tiện trực quan

6a. Thẻ màu

Trình tự hoạt động: Tập huấn viên đề nghị các em phát biểu hoặc viết lên thẻ màu về tầm quan trọng của việc áp dụng thái độ kiên định trong giao tiếp tại nơi làm việc. Biết thể hiện thái độ kiên định khi từ chối, khi nói lời đề nghị sẽ giúp người lao động giao tiếp có hiệu quả hơn tại nơi làm việc.

Page 83: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

79

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: ỨNG PHÓ VỚI TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG (STRESS) Thời gian: 90'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động thường gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và tại nơi làm việc, khiến họ không ít khi rơi vào tình trạng căng thẳng (stress). Họ cần hiểu rõ nguyên nhân và biết cách đối phó với các tình huống căng thẳng này nhằm duy trì sức khoẻ bản thân và giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp ứng phó với trạng thái căng thẳng

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Bối cảnh, tình huống có vấn đề căng thẳng giả định

Tín hiệu: Nếu bối cảnh, tình huống căng thẳng tác động tới bản thân

Làm gì: Đưa ra các hành vi và thái độ ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Tốt thế nào: Theo gợi ý về các biện pháp chống căng thẳng

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

3. Động não: Nguyên nhân gây nên trạng thái căng thẳng (stress) (15’)

4. Hoạt động nhóm: Các biểu hiện của trạng thái căng thẳng (15')

6. Hoạt động nhóm: Các biện pháp khắc phục trạng thái căng thẳng (25')

7. Trò chơi và kết luận:Thi tìm biện pháp chống căng thẳng (15')

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Bảng lật và giấy A1/phim trong 2a. Phim trong 2b.Khung định hướng trên giấy Ao, thẻ màu 3a. Thẻ màu 3b. Phim trong 4a. Phiếu hoạt động nhóm, thẻ mầu và bảng ghim 5a. Phim trong 6a. Phiếu hoạt động nhóm, thẻ mầu và bảng ghim 6b. Phim trong 7a. Phiếu ghi các tình huống căng thẳng 7b.Thẻ các biện pháp ứng phó với trạng thái căng thẳng 7c. Phần thưởng cho nhóm thắng cuộc

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Sắm vai một người bị căng thẳng (stress) do công việc (5') 2. Nói có minh họa: Sơ đồ định hướng ứng phó với trạng thái

căng thẳng (10') 5. Nói có minh họa: Các biểu hiện của trạng thái căng thẳng và

giải pháp ứng phó (5’) D. Cần giao đề án

hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 84: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

80

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

HĐ 1 (4C) Sắm vai Mở bài Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan 1a Phim trong, giấy A1

Trình tự hoạt động: 1. Tập huấn viên bước vào lớp, chẳng chú ý đến ai, vẻ mặt cau có, bực dọc và nói to:

„Sếp đã biết mình sắp ăn hỏi mà còn giao thêm một đống việc, bắt phải hoàn thành ngay trong ngày mai. Có thánh cũng chẳng làm kịp! Không biết phải làm thế nào bây giờ. Kiểu này đến phải đi tự vẫn mất thôi". Rồi đột nhiên chợt nhận ra học viên đang ngơ ngác nhìn mình, tập huấn viên xin lỗi cả lớp là đang mải nghĩ tới công việc ở cơ quan mình. Tiếp đến, tập huấn viên hỏi cả lớp có ai đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) chưa?

2. Đề nghị học viên chia sẻ với cả lớp những tình huống căng thẳng (stress) mà mình đã gặp (chú ý lấy đủ ví dụ trong các trường hợp do nguyên nhân công việc, gia đình và xã hội). Học viên viết các ví dụ lên thẻ và ghim lên bảng. Mỗi thẻ viết một ví dụ.

3. Chuyển tiếp sang giới thiệu chủ đề và mục tiêu bài học (1a).

Đối phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Mục tiêu Sau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng:

đưa ra các hành vi và thái độ ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) do tác động của các nguyên nhân khác nhau nhằm duy trì sự cân bằng sức khoẻ.

Page 85: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

81

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

HĐ 2 (4C) Nói có minh họa Sơ đồ định hướng ứng phó với

trạng thái căng thẳng (stress) Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan 2a Phim trong 2b. Sơ đồ định hướng ứng phó với tình huống căng thẳng

Trình tự hoạt động: 1. Giới thiệu khái niệm sức khoẻ. Nêu định nghĩa sức khỏe nhằm nhấn mạnh tầm quan

trọng của sức khỏe tinh thần của con người (2a).

2. Giới thiệu Sơ đồ định hướng ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) đã chuẩn bị trên giấy Ao (2b). Lưy ý: Để học viên dễ theo dõi và để gây ấn tượng có thể chuẩn bị trước các nội dung trên thẻ màu và gắn lên giấy Ao trong quá trình giải thích.

Sơ đồ định hướng ứng phó với tình huống căng thẳng

Nguyên nhân? - Công việc Đúng - Gia đình - Xã hội ...

Biện pháp ứng phó

Biểu hiện của sự căng thẳng

Cơ thể Tình cảm Tư duy hành vi

?

Suy sụp

Trầm uất

Định nghĩa sức khỏeSức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không bị bệnh tật hoặc ốm yếu.

Tổ chức Y tế Thế giới

Page 86: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

82

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

HĐ 3 (4A) Động não Các sự kiện, nguyên nhân gây

căng thẳng Thời gian dự kiến: 15'

Phương tiện trực quan

3a. Thẻ màu 3b. Phim trong: Thang xếp loại căng thẳng H-R (Holmes & Rahe Scale, 1967)

Trình tự hoạt động: 1. Đề nghị học viên liệt kê các sự kiện, nguyên nhân căng thẳng mà họ gặp phải. Viết

mỗi nguyên nhân lên một thẻ màu, nêu càng nhiều nguyên nhân càng tốt. Học viên đính các thẻ màu lên bảng.

2. Tập huấn viên điểm lại kết quả.

3. Giới thiệu sơ qua về thang xếp loại căng thẳng của Holmes & Rahe (Hình 3b) để học viên nhận biết được mức độ gây căng thẳng của các loại sự kiện.

1. Vợ hoặc chồng chết 100 2. Ly dị 733. Ly thân 65 4. Bị đi tù 63 5. Người thân bị mất 63 6. Bản thân bị đau hoặc ốm 53 7. Lễ cưới 50 8. Bị cho nghỉ việc 47 9. Cam chịu 45 10. Về hưu 45 11. Biến đổi sức khoẻ của thành viên gia đình 44 12. Mang bầu 40 13. Biến động trong công việc 39 14. Biến động về khả năng tài chính 38 15. Bạn thân bị mất 37

16. Thay đổi công việc 36 17. Vay khoản tiền trên 5 triệu đồng 31 18. Thay đổi vị trí và trách nhiệm công tác 29 19. Vi phạm pháp luật 31 20. Bản thân đạt thành công lớn 28 21. Chồng hoặc vợ bắt đầu đi làm hoặc bắt đầu nghỉ việc 26 22. Bắt đầu đi học hoặc kết thúc học 26 23. Thay đổi điều kiện sống 25 24. Thay đổi thói quen cá nhân 24 25. Gặp vấn đề với sếp 23 26.Thay đổi về thời gian và điều kiện làm việc 20 27. Thay đổi chỗ ở 20 28. Thay đổi trường học 20 29. Vay khoản tiền dưới 5 triệu đồng 17 30. Vi phạm nhỏ luật pháp 11

Page 87: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

83

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

HĐ 4 (4A)

Hoạt động nhóm

Các biểu hiện của trạng thái căng thẳng (stress) Thời gian dự kiến: 15'

Phương tiện trực quan

4a. Thẻ màu, bảng ghim Biểu hiện của trạng thái căng thẳng (stress) Cơ thể Tình cảm Tư duy Hành vi

Trình tự hoạt động

1. Giới thiệu trạng thái căng thẳng biểu hiện ở yếu tố cơ thể, tình cảm, suy nghĩ và hành vi. Hiểu và nhận diện được những dấu hiện của sự căng thẳng của bản thân mình là hết sức cần thiết.

2. Hoạt động nhóm (xem phiếu hoạt động nhóm ở trang sau)

3. Sau khi các nhóm đã đính thẻ màu lên bảng (Hình 4a), tập huấn viên cùng cả lớp nhận xét.

Page 88: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

84

PHIẾU GIAO BÀI TẬP NHÓM Các biểu hiện của trạng thái căng thẳng (stress) (HĐ 4)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học được những gì?

Khai thác kinh nghiệm của các tham dự viên Liệt kê các biểu hiện của trạng thái căng thẳng qua kinh nghiệm cuộc sống trên thẻ màu

Lên danh mục các loại biểu hiện trạng thái căng thẳng

Nhận biết và phân loại được các biểu hiện của trạng thái căng thẳng

Hình thức nhóm Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia nhóm

4 nhóm Tuỳ theo số người trong mỗi lớp Ngẫu nhiên

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Báo cáo Rút

kinh nghiệm Tổng cộng

LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

2 phút 5 phút 8 phút 15 phút

Công việc Nhóm 1: Liệt kê các biểu hiện về cơ thể của một người đang ở trong trạng thái bị căng thẳng.

Nhóm 2: Liệt kê các biểu hiện về tình cảm của một người đang ở trong trạng thái bị căng thẳng.

Nhóm 3: Liệt kê các biểu hiện về tư duy/ suy nghĩ của một người đang ở trong trạng thái bị căng thẳng.

Nhóm 4: Liệt kê các biểu hiện về hành vi của một người đang ở trong trạng thái bị căng thẳng

Mỗi nhóm nhận một mầu thẻ.

Từng nhóm thảo luận và viết mỗi biểu hiện lên một thẻ rồi đính lên bảng thành từng cột.

Thời gian 5 phút

Trình bày

Trình bày thẻ trên bảng có dán giấy A1 hoặc bảng ghim theo các cột đã được tập huấn viên ghi sẵn.

Page 89: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

85

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

HĐ 5 (4C)

Nói có minh họa

Các biểu hiện của tình trạng căng thẳng (stress) Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

5a. Phim trong

Trình tự hoạt động

Tập huấn viên tổng kết nội dung theo phim trong (Hình 5a)

Yếu tố tình cảm Có nhiều cảm xúc lẫn

lộn, thay đổi nhanh Cảm thấy bồi hồi, lo

lắng, sợ hãi Có mặc cảm tội lỗi Hân hoan cao độ Nổi giận Buồn Cảm thấy vô vọng Cảm thấy bị dồn nén Cảm thấy xa lạ Mất phương hướng Dễ nổi nóng, nổi cáu Tự đổ lỗi cho bản thân Cảm thấy dễ bị tổn

thương

Yếu tố cơ thể Mệt mỏi Đổ mồ hôi Chóng mặt Đau cơ bắp Muốn ngất đi Tim đập nhanh Mệt lả người Đau đầu

Yếu tố tư duy Khó tập trung Không muốn suy nghĩ gì

nữa Ý nghĩ quanh quẩn Suy nghĩ chậm, không

nghĩ ra được Không nhớ Bị lẫn lộn Suy nghĩ tiêu cực (ví dụ:

không ai cần đến mình) Nghi ngờ (ví dụ: không ai

quý mến mình nữa) Hoang tưởng Không biết quyết định thế

nào Hồi tưởng lại những sự

buồn phiền gần đây nhất Cảm thấy mất lòng tin

Yếu tố hành vi Khó ngủ, ăn không

ngon Nói năng không rõ

ràng, khó hiểu Nói liên tục về một

sự việc Hay tranh luận Rút lui Phóng đại Không muốn tiếp xúc

với người khác Uống rượu, bia Uống thuốc an thần Không muốn năng động như bình thường

Page 90: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

86

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

HĐ 6 (4A)

Hoạt động nhóm Các biện pháp chống căng thẳng Thời gian dự kiến: 25'

Phương tiện trực quan

6a. Thẻ màu, bảng ghim Các biện pháp chống căng thẳng (stress) (1) (2) (3)

6b. Phim trong

Trình tự hoạt động: 1. Hoạt động nhóm (xem phiếu hoạt động nhóm ở trang sau)

2. Sau khi các nhóm đã đính thẻ màu lên bảng (Hình 6a), tập huấn viên cùng cả lớp nhận xét.

3. Tập huấn viên tổng kết và đưa ra một số lời khuyên (Hình 6b)

Các biện pháp chống căng thẳng (stress) Quan tâm đến cơ thể và hành vi của mình - cần theo dõi những thay đổi khi áp dụng các biện pháp chống căng thẳng

Tránh các tình huống căng thẳng nếu có thể Nghỉ ngơi và ngủ nhiều Tập các bài tập thư giãn để kiểm soát nhịp thở và giảm sự căng cơ

bắp Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Làm gì đó để thay đổi các

nguyên nhân này nếu bạn có thể - và chấp nhận nếu bạn không thể. Quản lý thời gian – hoàn thành từng việc một Suy nghĩ lạc quan Bày tỏ tình cảm một cách hợp lý Hãy linh hoạt và nỗ lực thay đổi Ăn uống hợp lý và tập thể thao Làm gì đó vui vẻ. Đọc sách hoặc làm gì đó để không bị bận tâm về

nguyên nhân gây căng thẳng.

Page 91: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

87

PHIẾU GIAO BÀI TẬP NHÓM: Các biện pháp chống căng thẳng (HĐ 6)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động Tại sao bạn chọn

kiểu hoạt động đó? Bạn muốn học viên

thực hiện những gì? Mong đợi kết quả gì?

Học viên sẽ học

được những gì?

Khai thác kinh nghiệm của các tham dự viên Đưa ra các biện pháp nhằm ứng phó với trạng

thái căng thẳng Tự tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm ứng phó với

trạng thái căng thẳng Cách ứng phó với các tình huống căng thẳng để

tránh rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) Hình thức nhóm Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia

nhóm

3 nhóm Tuỳ theo số người trong lớp Ngẫu nhiên

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Báo cáo Rút

kinh nghiệm Tổng cộng

LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

2 phút 8 phút 2 phút 8 phút 20 phút

Công việc

Hãy liệt kê các biện pháp ứng phó khi bị căng thẳng để trở lại trạng thái cân bằng Mỗi nhóm được phát một bộ thẻ cùng một mầu. Trên mỗi thẻ hãy ghi một biện pháp ứng phó. Các nhóm thi nhau tìm ra thật nhiều biện pháp ứng phó

Thời gian 8 phút

Trình bày Các nhóm đính thẻ lên bảng ghim theo từng cột. Mỗi nhóm một cột.

Page 92: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

88

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

HĐ 7 (4A)

Trò chơi và kết luận Các biện pháp chống căng thẳng Thời gian dự kiến: 15'

Phương tiện trực quan

7a. Bộ sưu tầm các tình huống căng thẳng. Ví dụ:

• Bạn vay một khoản 20 triệu của năm người để mua xe máy. Thời hạn vay đã hết. Chủ nợ liên tục đến đòi. Bạn lâm vào tình huống khá căng thẳng.

• Dạo này bạn bị đau ốm liên miên, đi làm buổi đực buổi cái. Đi khám, bác sĩ bảo bạn bị suy nhược cơ thể. Quản đốc phân xưởng đã nhiều lần gọi bạn lên hỏi liệu có tiếp tục làm việc được không. Ông ta cũng nhắc thêm, nếu tình trạng này kéo dài thì ông buộc phải đề nghị bạn nghỉ không ăn lương. Vậy bạn sẽ sống bằng gì đây, ngoài tiền lương ra chẳng có khoản thu nhập nào cả.

• Bạn sắp lấy chồng. Một hạnh phúc lớn đối với bạn vì bạn chờ đợi điều này đã lâu. Tuy nhiên, bạn thấy rất lo. Gia đình hai bên đều rất neo người. Bao nhiêu việc đổ hết lên bạn. Chưa kể đến bà mẹ chồng tương lai rất khó tính.

• V.v.

7b. Bộ phiếu các cách ứng phó với tình huống căng thẳng, cắt nhỏ thành từng phiếu theo từng ô. Chuẩn bị ba bộ phiếu như nhau.

Rút lui (không muốn nói chuyện hay chơi

với người khác)

Chơi trò chơi điện tử

Cười đùa, khôi hài

Tìm bạn mới

Thăm người quen thân Ăn nhiều hơn Ăn ít hơn Bỏ đi

Bỏ nhóm, bỏ việc

Tránh hoặc trì hoãn không làm việc phải

làm

Đổ lỗi cho người khác

Tự cho là mình có lỗi

Cãi nhau với đồng nghiệp Cầu nguyện Nhờ sự giúp đỡ Làm việc miệt mài

hơn

Vẽ

Nghỉ một ngày

Ngẫm nghĩ, suy nghĩ

Giả vờ như mọi việc

đều ổn

Dọn dẹp

Nói cho mọi người biết là sự việc đã tệ hại như

thế nào đối với mình

Xem TV

Hút thuốc

Khóc Làm liều Chơi thể thao Than phiền

Gặp người tư vấn Ngủ nhiều hơn Đặt thứ tự ưu tiên làm

những việc quan trọng trước tiên

Dự tính việc phải làm và cách làm

Gọi điện cho bạn

Viết lại những gì xảy ra

Đánh nhau

Suy nghĩ là sự việc sẽ diễn ra theo chiều

hướng tốt

Đi ngủ sớm hơn Tập thể dục Lo lắng Đi chơi với bạn

Thức khuya Nghe nhạc

Trình tự hoạt động

(Xem trình tự hoạt động ở trang sau)

Page 93: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

89

Trình tự hoạt động

Để tạo cơ hội cho học viên áp dụng kiến thức đã học, tập huấn viên cho học viên chơi trò chơi „Tìm biện pháp chống căng thẳng (stress)”.

1. Chia học viên thành 3 nhóm

2. Mỗi nhóm được phát một tình huống căng thẳng (5a) và một bộ phiếu các cách ứng phó với tình huống căng thẳng (5b).

3. Nhiệm vụ: Mỗi nhóm chọn những giải pháp ứng phó hợp lý nhất trong số các phiếu được phát để ứng phó với trạng thái căng thẳng đã cho. Tuyên bố các nhóm sẽ thi nhau xem nhóm nào có những giải pháp hợp lý nhất.

4. Chấm điểm kết quả của các nhóm. Mỗi giải pháp hợp lý được tính một điểm. Mỗi giải pháp không hợp lý bị trừ một điểm.

5. Phát phần thưởng cho nhóm có số điểm cao nhất.

6. Tập huấn viên tổng kết bài, khuyến khích các học viên áp dụng những điều đã học vào cuộc sống, luôn luôn bình tĩnh và tìm ra giải pháp hợp lý để ứng phó với những tình huống căng thẳng. Quay trở lại khung định hướng ban đầu và chúc các học viên luôn nở những nụ cười trên mặt giống nhưng khuôn mặt trên tranh.

Page 94: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

90

THIẾT KẾ DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: LAO ĐỘNG DI CƯ Thời gian: 90'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động di cư và những người có ý định đi làm việc ở xa quê hương phải có khả năng dự đoán được những rủi ro và có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu giúp họ cảm thấy vững tin hơn trong quá trình đi tìm việc và làm việc ở xa gia đình, xa bạn bè và bà con thân thiết.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Những biện pháp phòng ngừa tránh rủi ro đối với lao động di cư

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Một tình huống của người lao động di cư

Tín hiệu: Khi được yêu cầu

Làm gì: Xác định các biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra

Tốt thế nào: - Dự đoán được ít nhất 5 rủi ro có thể xảy ra - Đề xuất được những biện pháp phòng ngừa các rủi

ro đó

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

1. Trò chơi:

Vượt chướng ngại vật để tìm việc làm ở chốn xa quê (10’)

3. Hoạt động nhóm: Những cơ hội và rủi ro đối với lao động di cư (35’)

4. Hoạt động nhóm: Biện pháp phòng ngừa những rủi ro thường gặp (25’)

6. Kết luận: Động não: Biện pháp phòng ngừa rủi ro (5’)

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Gói quà, 6 tập vở làm chướng ngại vật 1b. Phim trong 2a. Phim trong 2b. Thẻ màu 3a. Giấy in sẵn những tình huống mà người lao động di cư gặp phải 4a. Giấy A1 5a. Phim trong 6a. Giấy in câu chuyện về một người lao động di cư, thẻ màu

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

2. Nói có minh hoạ và động não: Định nghĩa lao động di cư và nguyên nhân dẫn đến lao động di cư (10’)

5. Nói có minh họa: Lời khuyên phòng ngừa sự xâm hại bản thân ( 5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 95: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

91

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Lao động di cư

HĐ: 1 (4A)

Trò chơi

Vượt chướng ngại vật để tìm việc làm ở chốn xa quê – Giành lấy món quà của cuộc sống

Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

1a Một gói quà và 6 đồ vật làm chướng ngại vật

1b. Bảng viết hoặc phim trong

Trình tự hoạt động:

1. Mô tả luật chơi: "Vượt chướng ngại vật để giành lấy món quà của cuộc sống"

- Chia tham dự viên làm hai tổ: số 1 và số 2. Học viên đếm 1,2 để chia tổ. - Mỗi tổ cử 5 đại diện đứng tại địa điểm xuất phát. - Khi nghe hiệu lệnh, người thứ nhất của cả hai tổ đứng chụm chân lại nhảy qua chướng ngại

vật. Khi vượt qua chướng ngại vật thì nhảy lò cò một chân lên cướp gói quà. - Cả hai người dù cướp được quà hay không đều phải quay về đích xuất phát. Khi về đến

điểm xuất phát thì trao quà cho người đứng thứ hai của tổ mình. Người không dành được quà thì chỉ đập tay vào vai người đứng thứ hai của tổ mình.

- Người thứ 2 của từng tổ xuất phát và tiếp tục nhảy đến nơi đặt quà như người thứ nhất. - Đến nơi đặt quà người thứ 2 của đội dành được quà phải đặt quà lên bàn, bỏ ra khoảng 10

giây để tạo cơ hội cho người số 2 của tổ khác giành lại quà. - Trò chơi tiếp diễn cho đến hết người số 5. - Tổ thắng cuộc là tổ có người số 5 giành được quà và trở về đích.

2. Tập huấn viên làm mẫu sau khi phổ biến luật chơi và cho học viên chơi “nháp” một lần.

3. Sau khi kết thúc trò chơi và trao giải thưởng, tập huấn viên liên hệ về sự gian nan và may rủi của những người rời quê để đi tìm việc làm. Trong trường hợp trò chơi này, những người đi tìm việc làm có may mắn là họ có những đồng đội giúp đỡ lẫn nhau. Trong cuộc sống thực, có người gặp may mắn, có người gặp rủi ro. Điều quan trọng là họ phải dự đoán được những rủi ro và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Tập huấn viên viết đầu đề bài và mục tiêu bài.

Lao động di cư

Mục tiêu Sau khi học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Dự đoán những rủi ro

có thể gặp phải đối với lao động di cư

- Đề xuất những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Page 96: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

92

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Lao động di cư

HĐ: 2 (4C)

Nói có minh hoạ & Vấn đáp

Lao động di cư là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động di cư Thời gian dự kiến: 10'

Phương tiện trực quan

2a. Phim trong

2b. Thẻ màu

Trình tự hoạt động

1. Đặt câu hỏi cho học viên: Lao động di cư là gì và mời học viên phát biểu. Tập huấn viên tổng kết định nghĩa (Hình 2a)

2. Nguyên nhân nào khiến người lao động phải di cư tìm việc. Đặt câu hỏi, để học viên trả lời và bổ sung cho nhau. Tập huấn viên tóm tắt ý kiến tham dự viên và chốt lại nội dung của ý kiến đó bằng thẻ màu trên bảng ghim (2b). Lưu ý: Các ý kiến không nhất thiết phải xếp theo thứ tự mà tuỳ sự phát biểu của học viên.

Lao động di cư là gì ?

Lao động di cư là người rời quê đi tìm việc làm ở những địa phương khác hay nước ngoài với mong muốn có thu nhập khá, có cuộc sống tốt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động di cư

Khát vọng làm giàu nhanh

Tìm cơ hội làm việc mới

Thiếu hiểu biết

Điều kiện sống Khó khăn

Nguồn thông tin hạn chế

Mơ ước cuộc sống vượt khả năng

Tốc độ đô thị hoá nhanh

Page 97: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

93

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Lao động di cư

HĐ: 3 (4A)

Hoạt động nhóm

Những cơ hội và rủi ro đối với lao động di cư Thời gian dự kiến: 35'

Phương tiện trực quan

3a. Chuẩn bị trước trên giấy A4 các tình huống sau đây. Mỗi trang giấy ghi một tình huống: Tình huống 1:

Một người lao động di cư tên là Lan vừa xuống bến xe, chị họ của cô đang chờ ở đó. Cả hai cùng đi về nhà chị ấy. Một người họ hàng giới thiệu cho Lan vào làm công nhân trong một công ty may xuất khẩu. Cô trở thành công nhân may xuất khẩu. Công việc rất vất vả, Lan thường xuyên bị buộc phải “tự nguyện” làm thêm giờ và lương thì rất thấp. Lan cùng với bạn bè và đồng nghiệp kiến nghị về tình trạng đối xử bất công ở nơi làm việc. Thật không may, ông giám đốc rất tức giận và Lan bị phạt nặng. Sự phản đối đó không mang lại kết quả khả quan nào cả. Lan cùng với các bạn bè đồng nghiệp quyết định kiến nghị với báo chí về tình trạng đối xử bất công ở nơi làm việc. Công ty buộc công nhân phải làm thêm giờ và không tuân thủ quy định về mức lương tối thiểu. Một tờ báo đã đăng câu chuyện này. Kết quả là công ty phải trả lương cao hơn và tăng gấp đôi tiền công làm ngoài giờ. Lan có tiền giúp đỡ cho gia đình. Chúng ta cùng chúc Lan may mắn!

Tình huống 2: Một người lao động di cư tên là Mai vừa xuống bến xe và chưa biết mình sẽ làm gì. Một người lạ tới hỏi han và hứa sẽ tìm cho cô một công việc. Cô quyết định đi theo người đó. Người lạ mặt đưa cô tới một nhà chứa. Họ lấy hết giấy tờ tuỳ thân của cô và buộc cô phải làm việc ở đó 7 ngày mỗi tuần. Mai không được trả lương mà chỉ được ăn hai bữa một ngày. Một điều kinh khủng đã xảy ra: Mai đã bị mắc bệnh HIV/AIDS. Cô đang ở trong bệnh viện và kể với bác sĩ những gì đã xảy ra. Một số người thông cảm với hoàn cảnh của cô và gợi ý cho cô một số địa chỉ để tìm kiếm sự trợ giúp. Mai tìm gặp các chị hội viên Hội phụ nữ phường. Họ hỏi han và hứa sẽ giúp nếu Mai muốn gửi đơn khiếu nại lên công an, nhưng Mai nói rằng cần phải suy nghĩ trước đã. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra: Mai đã chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS. Một kết cục rất buồn. Tình huống 3:

Người lao động di cư tên là Nam vừa xuống bến xe. Một nhân viên văn phòng môi giới việc làm đang chờ ở đó. Đây là văn phòng môi giới cho những người muốn sang làm việc ở nước ngoài. Nam đã trả một số tiền lớn để được sang nước ngoài làm việc trong thời gian 3 năm. Vé máy bay và các thủ tục khác đã hoàn tất. Anh đã trả hết tiền vé, tiền bảo đảm và các chi phí khác nhưng bây giờ họ lại yêu cầu phải trả thêm chi phí làm thị thực nhập cảnh và giấy phép làm việc. Việc này đòi hỏi phải mất thời gian. Cuối cùng thì cũng đến ngày đi. Nam tới sân bay. Cùng với 6 người khác, Nam đã sang nước ngoài. Người ta cam kết rằng công việc của Nam có thời hạn 3 năm với mức lương khá cao. Số tiền mà Nam vay mượn cho chi phí của chuyến đi này sẽ được trả hết trong vòng hơn một năm và sau đó Nam có thể gửi tiền về cho gia đình mình. Thực tế xảy ra lại hoàn toàn khác. Nam tới một đất nước xa xôi và lâm vào một hoàn cảnh rất tệ: Nam không nhận được công việc như đã cam kết ban đầu. Nam cố gắng tìm được một công việc khác nhưng chỉ có thời hạn làm việc là 3 tháng. Nếu không tìm được một công việc đều đặn, việc gia hạn giấy phép làm việc sẽ rất khó khăn. Nam tìm được việc làm tại một công trường xây dựng với thời gian 3 tháng. Rồi một hôm, cảnh sát tới kiểm tra nơi Nam đang làm việc, Nam không kịp trốn nên họ phát hiện ra giấy phép làm việc của Nam đã hết hạn. Nam bị đưa vào trại tị nạn và bị trả về nước. Nam lại trở về quê.

Tình huống 4: (Xem trang sau)

Page 98: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

94

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Lao động di cư

HĐ: 3 (4A)

Hoạt động nhóm

Những cơ hội và rủi ro đối với lao động di cư (tiếp) Thời gian dự kiến: 35'

Phương tiện trực quan

3a. (Tiếp theo)

Tình huống 4:

Một người lao động di cư tên là Huyền vừa xuống bến xe và bạn của cô đang chờ ở đó. Huyền và người bạn của mình đi ăn tối ở một quán cơm bụi gần nhà. Bạn của Huyền biết một gia đình giàu có đang cần tìm người giúp việc gia đình và giới thiệu Huyền tới đó. Huyền đến gia đình đó. Cô giúp việc cho gia đình giàu có đó. Họ trả lương khá hậu hĩnh và mỗi tuần Huyền được nghỉ một ngày. Tuy nhiên, Huyền không thích công việc này bởi vì khi ông bà chủ đi vắng, con trai của họ thường gạ gẫm và buộc cô phải ngủ với anh ta. Rồi chuyện không hay đã xảy ra, Huyền có thai với con trai chủ nhà. Cô có ba sự lựa chọn: Bỏ việc và trở về quê; Tới Hội phụ nữ phường tìm kiếm sự giúp đỡ. Một số người thông cảm với hoàn cảnh của cô và gợi ý cho cô một số địa chỉ để đi phá thai. Huyền tìm gặp các chị hội viên Hội phụ nữ phường. Họ hỏi han và hứa sẽ giúp nếu Huyền muốn gửi đơn khiếu nại lên công an, nhưng Huyền nói rằng cô cần phải suy nghĩ trước đã. Cuối cùng, cô đã giữ im lặng. Khi phát hiện ra Huyền có thai, chủ nhà đã đuổi việc cô. Cô trở về quê trong tình cảnh thật đáng buồn.

Trình tự hoạt động:

1. Hoạt động nhóm (Xem Phiếu hoạt động nhóm ở trang sau)

2. Sau khi các nhóm đã kể chuyện và phân tích những rủi ro lao động di cư gặp phải, tập huấn viên phân tích thêm rằng đối với người lao động di cư, cơ hội và rủi ro luôn đi liền với nhau. Điều quan trọng là họ phải lường trước được những rủi ro và có những biện pháp đề phòng. Chuyển tiếp sang phần những biện pháp đề phòng rủi ro.

Page 99: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

95

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM : Những cơ hội và rủi ro đối với lao động di cư (HĐ3)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì? Học viên sẽ học được những gì?

Học viên chia sẻ kinh nghiệm Kể câu chuyện có thật hoặc câu chuyện hư cấu dựa trên một tình huống có sẵn

Nhận thức được rằng người lao động di cư có thể gặp các tình huống khác nhau

Thấy trước một số rủi ro có thể xảy ra đối với lao động di cư

Hình thức nhóm Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia nhóm

4 nhóm Tuỳ theo số người trong cả lớp Ngẫu nhiên

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Báo cáo Rút

kinh nghiệm Tổng cộng

LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

3 phút 10 phút 17 phút 5 phút 35 phút

Công việc 1. Mỗi nhóm được phát một câu chuyện tình huống

2. Đọc to câu chuyện cho cả nhóm cùng nghe

3. Liệt kê các rủi ro mà nhân vật trong chuyện đã gặp phải, ghi trên giấy A1

4. Kể lại một câu chuyện đời thường tương tự mà các thành viên trong nhóm đã biết hoặc dựa trên tình huống đã đọc để hư cấu một số chi tiết thành một câu chuyện hấp dẫn có thể kể trong thời gian 3 phút

Thời gian 10 phút

Trình bày • Mỗi nhóm cử một đại diện lên kể lại câu chuyện và trình bày những rủi ro mà nhân vật trong chuyện gặp phải. Thời gian kể chuyện và liệt kê các rủi ro là 4 phút

• Lưu ý: Các nhóm thi đua xem nhóm nào kể chuyện hay và cảm động hơn

Page 100: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

96

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Lao động di cư

HĐ: 4 (4A)

Hoạt động nhóm

Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư Thời gian dự kiến: 25'

4a. Giấy A1

Trình tự hoạt động:

1. Hoạt động nhóm (xem phiếu hoạt động nhóm ở trang sau). Lưu ý: Vẫn giữ nguyên nhóm cũ và sử dụng kết quả Liệt kê những rủi ro mà người lao động di cư gặp phải của Hoạt động nhóm HĐ3

2. Tập huấn viên tổng kết và chuyển sang phần Nói có minh hoạ.

Page 101: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

97

PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM: Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư (HĐ4)

Kiểu hoạt động nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm Mục tiêu của hoạt động

Tại sao bạn chọn kiểu hoạt động đó?

Bạn muốn học viên thực hiện những gì?

Mong đợi kết quả gì?

Học viên sẽ học được những gì?

Học viên chia sẻ kinh nghiệm Đề xuất biện pháp đề phòng đối với ít nhất 5 rủi ro mà người lao động di cư có thể gặp trong tình huống đã cho

Đề xuất các biện pháp phòng ngừa đối với những rủi ro có thể xảy ra

Biết cách phòng ngừa trước những rủi ro có thể xảy ra

Hình thức nhóm

Bao nhiêu nhóm? Số người mỗi nhóm Nguyên tắc chia nhóm

4 nhóm Tuỳ theo số người trong cả lớp Theo đúng nhóm đã chia trong hoạt động nhóm HĐ3

Thời gian

Chuẩn bị nhóm

Làm việc thật sự của nhóm Báo cáo Rút

kinh nghiệm Tổng cộng

LLậậ pp

kkếế

hh ooạạ cc

hh

8 phút 12 phút 20 phút

Công việc • Mỗi nhóm xem lại bản liệt kê các rủi ro mà người lao động di cư có thể gặp phải và bổ sung cho đủ 5 rủi ro nếu còn thiếu

• Đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với 5 rủi ro nói trên • Trình bày kết quả lên giấy A1

Thời gian 9 phút

Trình bày • Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày kết quả hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút

• Các nhóm bổ sung ý kiến

Page 102: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

98

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Lao động di cư

HĐ: 5 (4C)

Nói có minh hoạ

Biện pháp phòng ngừa những rủi ro thường gặp Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

5a. Phim trong

Trình tự hoạt động

Tổng kết những rủi ro thường gặp đối với lao động di cư, đưa ra một số ví dụ và cho lời khuyên đối với người lao động trước và sau khi quyết định đi làm xa

Những rủi ro mà người lao động di cư thường gặp Thường xuyên làm việc tăng ca nhưng

lương thấp Bị chủ nợ lương Bị buộc hành nghề mãi dâm Bị chủ nhà hoặc con chủ nhà ức hiếp, làm

nhục Bị tai nạn lao động do máy móc thiết bị

không an toàn, trang bị bảo hộ lao động chưa đúng mức

Mắc bệnh nghề nghiệp do môi trường làm việc

Bị lừa tiền bởi các tổ chức môi giới, hợp tác lao động với nước ngoài

Bị lừa gạt đưa ra nước ngoài, ép buộc làm người giúp việc và bị đối xử như nô lệ

Bị mất danh dự do sơ sót của các cơ quan

Biện pháp phòng ngừa Cẩn trọng khi đặt niềm tin vào người lạ ,

nếu đi làm xa một mình Báo với người thân thông tin về người cùng

đi và địa chỉ nơi đến Nhớ số điện thoại và địa chỉ của người

đáng tin cậy Giữ cẩn thận bản gốc và bản phô tô giấy tờ

tuỳ thân Tìm cách liên hệ với công an khi có tình

huống đáng ngờ Cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng …

Lời khuyên: Phân tích kỹ những thuận lợi và khó khăn khi đi làm xa Tìm hiểu rõ thông tin về người hướng dẫn hoặc người giới thiệu tìm việc Hết sức thận trọng khi đi một mình, không có người nhà Chuẩn bị hết mức có thể cho cuộc sống xa nhà Nên liên hệ với tổ chức giới thiệu việc làm của đoàn thành niên hoặc do nhà nước quản lý

Page 103: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

99

THIẾT KẾ CHI TIẾT: Lao động di cư

HĐ: 6 (4C)

Động não - kết luận

Biện pháp phòng ngừa những rủi ro thường gặp Thời gian dự kiến: 5'

Phương tiện trực quan

6a. Một câu chuyện chuẩn bị trước: T sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Vĩnh Long. Năm 2002 là năm khó khăn nhất của gia đình T: anh trai ốm nặng, gia đình nợ chồng chất, thậm chí họ đã phải thế chấp cả căn nhà để vay tiền ngân hàng chữa bệnh. Tháng 7/2002, Hùng, người cùng làng đến tìm gặp mẹ T và thuyết phục bà cho T đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài với lương mỗi tháng là 1 triệu đồng. Mặc dù mẹ không đồng ý, nhưng T nghĩ rằng hoàn cảnh gia đình đang quá khó khăn vả lại Hùng cũng không phải là người xa lạ gì, nên cô quyết định xin mẹ cho đi. Ngoài ra, còn có L, người làng bên, cũng cùng đi với T nữa.

Hùng, T và L đón xe đi suốt đêm tới một khúc sông. Họ gặp một người đàn ông và người này đưa họ đi sang Campuchia bằng thuyền. Khi tới Campuchia, cả T và L bị đưa thẳng đến một quán bar. Sau khi người chủ quán nói chuyện với Hùng một lát, ông ta quay lại tuyên bố với T và L rằng đã mua các cô với giá 700 USD, và từ nay hai cô phải làm việc cho ông ta để trả nợ. Mặc cho hai cô gái trẻ quỳ lạy van xin, những tên vệ sĩ vẫn đánh đập họ rất dã man và bắt các cô tiếp khách ngay tại quán. Mỗi ngày mỗi cô phải tiếp ít nhất 7-8 lượt khách mới được ăn cơm.

Trình tự hoạt động

1. Tập huấn viên yêu cầu một học viên đọc to cho cả lớp nghe một câu chuyện về một lao động nữ di cư (6a).

2. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ: nếu ở vị trí của họ thì họ sẽ làm gì hoặc sẽ khuyên các bạn nữ phải làm gì trong tình huống trong chuyện. Mỗi lời khuyên viết lên một thẻ màu.

3. Tập huấn viên tổng kết.

4. Kết luận: khuyên học viên sử dụng kiến thức đã học để phòng ngừa việc xâm hại bản thân và tư vấn giúp đỡ người khác khi cảm thấy có tình huống đáng ngờ.

Page 104: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

100

PHÁÖN 2: THIÃÚT KÃÚ CHÆÅNG TRÇNH TÁÛP HUÁÚN RUÏT GOÜN

Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu thiết kế của một chương trình rút gọn. Các giáo viên có thể căn cứ vào đây để dạy xen kẽ vào các buổi học nghề theo toàn bài hoặc chia thành những phần hợp lý.

THIẾT KẾ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH Thời gian: 45'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động cần có những hiểu biết cơ bản về giới và giới tính làm cơ sở cho sự hiểu biết về vai trò giới và sự phân công lao động theo giới, giúp họ nhận biết được sự bất bình đẳng giới trong môi trường làm việc và tìm ra được những giải pháp khắc phục sự bất bình đẳng đó.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Nêu bật những đặc điểm khác nhau giữa giới và giới tính để khẳng định rằng những gì thuộc đặc điểm giới đều có thể thay đổi được.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Điều kiện: Trong cuộc tranh luận về các đặc điểm giới và giới tính

Tín hiệu: Khi được bạn bè hoặc đồng nghiệp yêu cầu

Làm gì: Phân biệt khái niệm giới và giới tính

Tốt thế nào: - Định nghĩa được giới và giới tính - Phân biệt được các đặc điểm khác nhau giữa giới và

giới tính

4. Tổ chức dạy học như thế nào?

A. Học viên có những hoạt động gì?

2. Hoạt động nhóm: Vẽ hình thể hiện đặc điểm của người phụ nữ và người nam giới (20’)

4. Động não: Bài tập phân loại ví dụ giới và giới tính (10’)

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Bảng viết hoặc phim nêu mục tiêu bài dạy 2a. Giấy A 1 hoặc Bảng viết 3a. Phim trong hoặc máy chiếu tia hoặc bảng biểu 4a. Thẻ màu trên đó viết sẵn các ví dụ giới và giới tính, bảng ghim 5a. Thẻ màu ghi sẵn các đặc điểm của giới tính, bảng hoặc Phim trong

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài – Ví dụ về giới hoặc giới tính và đặt vấn đề về cái có thể thay đổi được (5’)

3. Nói có minh hoạ: khái niệm giới và giới tính (5’)

5. Kết luận - Nói có minh hoạ: phân biệt các đặc điểm giới và giới tính và khả năng thay đổi một số quan niệm chưa đúng về giới (5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 105: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

101

THIẾT KẾ DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ GIỚI và ĐỊNH KIẾN GIỚI Thời gian: 60'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động xác định được vai trò khác nhau của phụ nữ và nam giới và các giá trị gắn liền với những vai trò này nhằm thấy được sự bất bình đẳng còn tồn tại và góp phần cải thiện bình đẳng giới trong môi trường gia đình, xã hội cũng như tại nơi làm việc.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Cho học viên thấy được những định kiến và bất bình đẳng trong vai trò giới và giúp họ nhận biết những khả năng có thể làm thay đổi tình trạng bất bình đẳng này.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Điều kiện: Cho một mô hình phân công công việc trong gia đình hoặc xã hội

Tín hiệu: Khi được tập huấn viên yêu cầu

Làm gì: Xác định khả năng thay đổi các định kiến giới và sự bất cập trong sự phân công vai trò giới hiện nay

Tốt thế nào: - Xác định những vai trò khác nhau của phụ nữ và nam giới và các giá trị gắn liền với những vai trò này

- Nhận ra những khả năng có thể thay đổi sự phân công vai trò giới và những quan niệm định kiến giới

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

2. Hoạt động nhóm: Liệt kê những công việc mà phụ nữ

và nam giới thường làm trong một ngày (25')

4. Động não: Thế nào là một người phụ nữ hoàn hảo để dẫn dắt đến vấn đề định kiến giới (10')

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Bảng hoặc phim trong ghi mục tiêu bài 2a. Giấy A1, mẫu bài tập chuẩn bị sẵn 3a. Phim trong, máy chiếu hoặc bảng biểu chuẩn bị sẵn 4a. Bảng, thẻ màu hoặc phấn viết bảng 5a. Phim trong, máy chiếu hoặc bảng biểu chuẩn bị sẵn

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Câu chuyện lạ về một người phụ nữ (5’)

3. Nói có minh hoạ: Nhận xét về vai trò giới (10’)

5. Nói có minh hoạ: Giá trị giới và định kiến giới (5’)

6. Kết luận/ Phát vấn: Bạn sẽ làm gì để thay đổi các định kiến giới và sự bất cập trong sự phân công vai trò giới hiện nay? (5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 106: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

102

THIẾT KẾ DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG VIỆC Thời gian: 60' 1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Khi gặp các vấn đề bất bình đẳng giới trong công việc, người lao động có khả năng tìm ra các giải pháp hạn chế sự bất bình đẳng này nhằm góp phần tạo nên một môi trường làm việc trong đó phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Xác định các giải pháp nhằm tạo ra sự bình đẳng thực chất trong công việc

3. Học viên phải làm được gì khi kết thúc huấn luyện?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Tình huống bất bình đẳng giới giả định trong công việc

Tín hiệu: Theo yêu cầu của tập huấn viên

Làm gì: Tìm ra các giải pháp hạn chế bất bình đẳng trong công việc

Tốt thế nào: Giải pháp tìm ra có thể góp phần tạo nên sự bình đẳng thực chất trong công việc

4. Tổ chức dạy học như thế nào?

A. Học viên cần có những hoạt động gì?

2. Hoạt động nhóm: Nêu các ví dụ về bất bình đẳng giới

trong gia đình, trong xã hội và trong công việc (25')

4. Động não: Liệt kê các nghề mà nam/ nữ thường làm để có thu nhập nhằm chứng minh đa số phụ nữ thường làm những nghề có thu nhập thấp (10')

6. Kết luận/ Bài tập cá nhân: Hãy nêu 2 giải pháp nhằm góp phần tạo nên sự bình đẳng thực chất trong công việc (5')

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Hình vẽ con cò, con vịt trước hũ thức ăn 2a. Giấy A1 3a. Phim trong, máy chiếu 4a. Thẻ/bảng ghim hoặc phấn/ bảng viết 5a. Phim trong, máy chiếu 6a. Giấy A4

C. Tập huấn viên cần có những hoạt động nào khác

1. Mở bài: So sánh cơ hội của phụ nữ và nam giới thông qua hình ảnh của con cò và con vịt (5')

3. Nói có minh hoạ: Một số ví dụ về bất bình đẳng giới về đối xử, về cơ hội, về kiểm soát, ra quyết định và về hưởng thụ lợi ích ( 5')

5. Nói có minh hoạ: Thực trạng bất bình đẳng giới trong công việc và quan niệm về bình đẳng giới thực chất (10')

D. Cần giao đề

án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 107: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

103

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: GIAO TIẾP BẰNG LỜI VÀ KHÔNG LỜI TẠI NƠI LÀM VIỆC Thời gian: 45'

1. Người lao động lao động trẻ phải làm được gì?

Trong giao tiếp hàng ngày tại nơi làm việc, người lao động biết sử dụng những cử chỉ, lời nói đẹp và cách nói phù hợp sẽ giúp họ thành công hơn trong công việc, trong mối quan hệ với khách hàng, với bạn bè và đồng nghiệp.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Đưa ra những điểm cần lưu ý khi đàm thoại.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn? (Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Tình huống giao tiếp giả định Tín hiệu: Khi được tập huấn viên yêu cầu Làm gì: Sử dụng những cử chỉ, những lời nói đẹp và cách nói

phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc Tốt thế nào: Theo “Những điểm cần lưu ý khi đàm thoại”

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

2. Động não: Phân tích những điểm chưa tốt trong tình huống giao tiếp của phần mở bài (5')

4. Kết luận/ Sắm vai: Từng nhóm học viên thực hiện bài tập sắm vai trong đó thể hiện tốt những điều cần lưu ý khi giao tiếp bằng lời và không lời tại nơi làm việc (25')

B. Cần có

những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Kịch bản sắm vai hoặc câu chuyện chuẩn bị sẵn. 1b. Phim trong hoặc bảng, phấn nêu mục tiêu bài 2a. Thẻ màu hoặc bảng, phấn 3a. Phim trong 3b. Tài liệu phát tay 4a. Phiếu giao bài tập sắm vai

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Sắm vai hoặc kể chuyện về một tình huống giao tiếp khi người thợ hoặc người bán hàng thể hiện những lời nói và cử chỉ không đẹp. Mục đích nhằm hướng cho học viên thấy tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời và không lời (10')

3. Nói có minh hoạ: Những điểm cần lưu ý khi đàm thoại tại nơi làm việc (5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 108: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

104

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: LẮNG NGHE TRONG ĐÀM THOẠI Thời gian: 40' 1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ tiếp thu đúng các thông điệp khi đàm thoại, biết lắng nghe đồng nghiệp, lắng nghe khách hàng của mình sẽ giúp họ thành công trong quá trình giao tiếp trong gia đình, ngoài xã hội và tại nơi làm việc.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Đưa ra những điều cần lưu ý khi lắng nghe.

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Tình huống giao tiếp giả định Tín hiệu: Khi cần lắng nghe trong quá trình đàm thoại Làm gì: Lắng nghe người đối thoại Tốt thế nào: Theo những điều cần lưu ý khi lắng nghe

4. Tổ chức dạy học như thế nào?

A. Học viên có những hoạt động gì?

2. Sắm vai: Người đối thoại không biết lắng nghe và người đối thoại biết lắng nghe (20’)

4. Kết luận/Động não: Tầm quan trọng và lợi ích của lắng nghe trong đàm thoại (5’)

B. Cần có những

dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Phim trong hoặc bảng, phấn nêu mục tiêu bài 2a. 2 Kịch bản sắm vai chuẩn bị sẵn 3a. Phim trong hoặc bảng biểu 3b. Tài liệu phát tay (nếu có) 4a. Thẻ mầu, bảng ghim hoặc bảng phấn

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Phân biệt khái niệm “nghe thấy” và “lắng nghe” (5’) 3. Nói có minh họa: Khái niệm về lắng nghe và

những điều cần lưu ý khi lắng nghe (10’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 109: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

105

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: THỂ HIỆN SỰ KIÊN ĐỊNH TRONG GIAO TIẾP Thời gian: 45' 1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động cần biết thể hiện sự kiên định trong giao tiếp trong môi trường công việc, biểu lộ điều mình muốn và giữ thái độ cân bằng trong quan hệ giao tiếp.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Đưa ra các cách biểu hiện của thái độ kiên định

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Một tình huống giao tiếp cần thể hiện thái độ kiên định

Tín hiệu: Theo yêu cầu của tập huấn viên

Làm gì: Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Tốt thế nào: + Phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng quá khích và thái độ phụ tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp

+ Biết cách biểu lộ thái độ kiên định khi từ chối và bày tỏ lời đề nghị

4. Tổ chức dạy

học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

4. Sắm vai: Bày tỏ thái độ khi đề nghị (20’) 5. Kết luận/ Động não: Tầm quan trọng của việc bày tỏ

thái độ kiên định trong giao tiếp (5’)

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Kịch bản sắm vai. 1b. Phim trong hoặc bảng phấn nêu mục tiêu bài 2a. Phim trong hoặc bảng biểu, hình vẽ 3a. Phim trong hoặc bảng biểu, hình vẽ 4a. Phiếu giao bài tập sắm vai 5a. Thẻ mầu, bảng ghim hoặc bảng phấn

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Sắm vai một tình huống bày tỏ lời từ chối (5’)

2. Nói có minh hoạ: Khái niệm về tính kiên định trong giao tiếp; Phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng quá khích và thái độ phục tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp (10’)

3. Nói có minh hoạ: Bày tỏ thái độ kiên định khi từ chối và đề nghị (5’)

D. Cần giao đề

án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 110: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

106

THIẾT KẾ DẠY HỌC

KỸ NĂNG: ỨNG PHÓ VỚI TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG (STRESS) Thời gian: 45'1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động thường gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và tại nơi làm việc, khiến họ không ít khi rơi vào tình trạng căng thẳng (stress). Họ cần hiểu rõ nguyên nhân và biết cách đối phó với các tình huống căng thẳng này nhằm duy trì sức khoẻ bản thân và giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp ứng phó với trạng thái căng thẳng

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Bối cảnh, tình huống có vấn đề căng thẳng giả định Tín hiệu: Nếu bối cảnh, tình huống căng thẳng tác động tới

bản thân Làm gì: Đưa ra các hành vi và thái độ ứng phó với trạng thái

căng thẳng (stress) Tốt thế nào: Theo gợi ý về các biện pháp chống căng thẳng

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

2. Động não: Nguyên nhân gây nên trạng thái căng thẳng (10’) 5. Trò chơi và kết luận: Thi tìm biện pháp chống stress (15')

B. Cần có những dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Câu chuyện chuẩn bị trước 1b. Phim trong hoặc bảng phấn nêu mục tiêu bài 2a. Thẻ mầu và bảng ghim hoặc bảng, phấn 3a. Bảng, phấn 3b. Phim trong hoặc bảng biểu, hình vẽ 4a. Phim trong hoặc bảng biểu, hình vẽ 5a. Phiếu hoạt động nhóm giải thích trò chơi, 5b. Phiếu ghi các tình huống stress và các giải pháp ứng phó

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Kể chuyện về một người bị căng thẳng (stress). Nêu định nghĩa stress (5')

3. Vấn đáp và nói có minh họa: Các biểu hiện của trạng thái căng thẳng (stress) (10’)

4. Nói có minh họa: Các giải pháp ứng phó với stress (5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 111: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC DAÌNH CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TTDN

TCDN - swisscontact

107

THIẾT KẾ DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: LAO ĐỘNG DI CƯ Thời gian: 45'1. Người lao động

lao động trẻ phải làm được gì?

Người lao động di cư và những người có ý định đi làm việc ở xa quê hương phải có khả năng dự đoán được những rủi ro và có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu giúp họ cảm thấy vững tin hơn trong quá trình đi tìm việc và làm việc ở xa gia đình, xa bạn bè và bà con thân thiết.

2. Bạn làm việc đó như thế nào?

Những biện pháp phòng ngừa tránh rủi ro đối với lao động di cư

3. Học viên phải làm được gì sau khi được tập huấn?

(Mục tiêu thực hiện cuối cùng – TPO)

Cung cấp: Một tình huống của người lao động di cư

Tín hiệu: Khi được yêu cầu

Làm gì: Xác định các biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra

Tốt thế nào: - Dự đoán được ít nhất 5 rủi ro có thể xảy ra

- Đề xuất được những biện pháp phòng ngừa các rủi ro đó

4. Tổ chức dạy học như thế nào? A. Học viên có

những hoạt động gì?

3. Động não: Những cơ hội và rủi ro đối với lao động di cư (10’)

4. Nghiên cứu tình huống: Đề xuất biện pháp phòng ngừa rủi ro thường gặp đối với lao động di cư trên cơ sở nghiên cứu một hoặc hai câu chuyện có những tình huống rủi ro (15’)

B. Cần có những

dụng cụ trực quan hay tài liệu học tập gì?

1a. Câu chuyện nói về rủi ro đối với lao động di cư được chuẩn bị trước

1b. Phim trong hoặc bảng phấn nêu mục tiêu bài 2a. Phim trong hoặc bảng biểu, hình vẽ 3a. Thẻ mầu và bảng ghim hoặc bảng, phấn 4a. Giấy hoặc bảng ghi sẵn 1 – 2 câu chuyện có những tình

huống rủi ro thường gặp đối với lao động di cư 5a. Phim trong

C. Tập huấn viên có những hoạt động gì?

1. Mở bài: Kể câu chuyện rủi ro có thực đối với lao động di cư (10’)

2. Nói có minh hoạ: Định nghĩa lao động di cư và nguyên nhân dẫn đến lao động di cư (5’)

5. Kết luận/Nói có minh họa: Lời khuyên phòng ngừa sự xâm hại bản thân ( 5’)

D. Cần giao đề án hoặc những vấn đề tương lai nào trong suốt khoá tập huấn?

Page 112: So tay Gioi

108

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

PHÁÖN 3: THIÃÚT KÃÚ KHUNG HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO BAÌI DAÛY CHUYÃN MÄN CUÍA MÄÜT SÄÚ NGHÃÖ

Ví dụ một thiết kế chi tiết Khung lồng ghép KNS vào bài dạy chuyên môn của nghề May gia đình Nội dung chương trình đào tạo nghề May gia đình – Khóa Cắt may cơ bản (Thời gian học 1,5 tháng mỗi tuần học 6 buổi, mỗi buổi học 3 giờ)

TT NỘI DUNG LÝ THUYẾT (giờ) THỰC HÀNH(giờ) TỔNG CỘNG(giờ)

1 Sử dụng máy may, may các đường may cơ bản 5 25 30

2

Cắt may các kiểu quần đồ bộ - Kiểu đáy giữa lưng thun - Kiểu đáy giữa lưng dây kéo - Kiểu đáy quần tây lưng thung - Kiểu đáy quần tây lưng dây kéo

3 12 15

3

Cắt may áo kiểu căn bản - Kiểu tay ráp - Kiểu tay ráp -lan - Kiểu tay liền

2 10 12

4

Cắt may cổ kiểu không bâu - Kiểu tròn - Kiểu chữ U - Kiểu chữ V - Kiểu thuyền - Kiểu bà lai

3 12 15

Page 113: So tay Gioi

109

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

TT NỘI DUNG LÝ THUYẾT (giờ) THỰC HÀNH(giờ) TỔNG CỘNG(giờ)

5

Cắt may cổ kiểu có bâu - Kiểu bâu đan-ton - Kiểu bâu cánh én - Kiểu bâu lãnh tụ - Kiểu bâu cà vạt - Kiểu bâu lá sen

3 12 15

6

Cắt may tay áo - Kiểu tay thường dài - Kiểu tay thường ngắn - Kiểu tay phồng - Kiểu tay xếp - Kiểu loa rũ

3 12 15

7

Cắt may thân áo - Kiểu có ben - Kiểu có đường xẻ - Kiểu có đô - Kiểu áo tàu thắt nút

3 12 15

Tổng cộng 22 95 117 (Theo Chương trình đào tạo của TTDN Quận 4 – TP Hồ Chí Minh)

Page 114: So tay Gioi

110

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

Khung hướng dẫn lồng ghép kỹ năng sống vào nội dung bài dạy chuyên môn Nghề: May gia đình – Khóa học: Cắt may cơ bản

Tên KNS

Tên bài sẽ lồng ghép KNS Hướng dẫn lồng ghép KNS vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

G

iao

tiếp

bằng

lời

Bài “Cắt may quần kiểu đáy giữa lưng thun”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần hướng dẫn thực hành ban đầu, sau khi GV trình diễn xong kỹ năng nghề. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp: GV dẫn dắt vào kỹ năng giao tiếp: “Cô/ thày vừa trình diễn cho các em xem kỹ năng Cắt may quần kiểu đáy giữa lưng thun. Sau này hành nghề các em sẽ cắt được kiểu này cho khách. Tuy nhiên, một người thợ thành công không chỉ cắt may đẹp mà còn phải biết giao tiếp tốt với khách hàng, làm cho họ hài lòng”. Vấn đáp: Các câu hỏi: - Các em đã từng gặp trường hợp khi mình cảm thấy không hài lòng khi

giao tiếp với một ai đó chưa? - Theo các em, một người thợ may mà giao tiếp không tốt thì hậu quả sẽ

như thế nào? GV phân tích các câu trả lời và nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời đối với người thợ may.

Bài tập về nhà: Bạn hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo bạn thế nào là những lời nói hay và cách nói hay giúp chúng ta thành công trong giao tiếp?

Nêu được tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời tại nơi làm việc.

Page 115: So tay Gioi

111

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Tên KNS

Tên bài sẽ lồng ghép KNS Hướng dẫn lồng ghép KNS vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

Gia

o tiế

p bằ

ng lờ

i (tiếp

)

Bài “Cắt may quần kiểu đáy giữa lưng dây kéo”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần hướng dẫn thực hành ban đầu, sau khi GV trình diễn xong kỹ năng Cắt may quần kiểu đáy giữa lưng dây kéo. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/ Kiểm tra bài tập: GV dẫn dắt vào kỹ năng giao tiếp bằng cách nhắc lại bài tập đã giao: - Hôm trước cô/ thày có yêu cầu cả lớp về nhà cùng suy nghĩ về vấn đề giao tiếp bằng lời. Vậy theo các em, thế nào là những lời nói hay và cách nói hay giúp chúng ta thành công trong giao tiếp?”. Sau khi học viên trả lời, giáo viên tổng hợp ý kiến của học viên.

Thuyết trình/ kết luận: GV nhấn mạnh đối với người thợ may, giao tiếp với khách hàng là kỹ năng rất quan trọng, người thợ biết giao tiếp tốt thì khách hàng mới đến với mình nhiều. GV nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý trong giao tiếp bằng lời (theo tài liệu hướng dẫn).

Phân biệt được những lời nói hay và không hay.

Nêu những đặc điểm cần lưu ý trong giao tiếp bằng lời.

Page 116: So tay Gioi

112

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

Tên KNS

Tên bài sẽ lồng ghép KNS Hướng dẫn lồng ghép KNS vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng: Bài “Cắt may quần kiểu đáy quần tây lưng thun”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần tổng kết thực hành, sau khi học viên trình diễn xong kỹ năng Cắt may quần kiểu đáy quần tây lưng thun. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp: GV dẫn dắt vào kỹ năng giao tiếp: “Các em đã cắt may thành công quần kiểu đáy quần tây lưng thun. Sau này là người thợ, các em sẽ phải thực hiện một công việc nữa là giao sản phẩm cho khách và … nhận tiền công”. Vấn đáp: Câu hỏi: - Khi khách đến nhận hàng các em sẽ tiếp khách như thế nào? Giáo viên tóm tắt câu trả lời của học viên, ví dụ: lấy ghế, rót nước mời khách, tươi cười giới thiệu sản phẩm … Nói có minh họa: Giáo viên nhận xét: người thợ phải trò chuyện với khách không chỉ bằng lời nói mà còn bằng cả ánh mắt, nụ cười, cử chỉ chân tình của mình. Sau đó, GV nêu định nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp không lời. Bài tập về nhà: Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi: - Bạn hãy cho biết, để giao tiếp thành công, chúng ta cần lưu ý những gì trong giao tiếp không lời?

Định nghĩa giao tiếp không

lời là gì ? Nêu được tầm quan trọng

của giao tiếp bằng cử chỉ tại nơi làm việc.

Gia

o tiế

p kh

ông

lời (

giao

tiếp

bằn

g cử

chỉ

)

Cắt may quần kiểu đáy quần tây lưng dây kéo

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần tổng kết thực hành, sau khi học viên trình diễn xong kỹ năng Cắt may quần kiểu đáy quần tây lưng dây kéo. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/sắm vai: GV dẫn dắt vào kỹ năng giao tiếp không lời: “Các em đã may quần xong, bây giờ các em hãy đóng vai người thợ may, còn thày/cô là người khách đến lấy đồ. Lưu ý, hãy làm thế nào để khách hài lòng”. Sau khi một hoặc hai học viên cùng giáo viên sắm vai xong, giáo viên đề nghị các học viên khác nhận xét những cử chỉ đẹp trong giao tiếp. Thuyết trình/ Kết luận: GV nêu những điểm cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ trong giao tiếp (theo tài liệu hướng dẫn).

Phân biệt những cử chỉ đẹp.

Nêu được những điểm cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ trong giao tiếp.

Page 117: So tay Gioi

113

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Tên KNS

Tên bài sẽ lồng ghép KNS Hướng dẫn lồng ghép KNS vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng: Bài “Cắt may áo kiểu tay ráp”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần hướng dẫn thực hành, sau khi GV trình diễn kỹ năng cắt may áo kiểu tay ráp. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp: GV dẫn dắt vào kỹ năng lắng nghe: “Có em nào đã từng nghe nhầm yêu cầu của khách hàng chưa? Hậu quả thế nào nhỉ?” Nói có minh họa: Giáo viên nêu định nghĩa thế nào là lắng nghe (theo tài liệu hướng dẫn). Tiếp đó, GV nhận xét: Khi khách đến yêu cầu cắt may áo kiểu tay ráp, nếu không chú ý thì rất dễ nhầm lẫn với áo kiểu tay ráp-lan vì hai kiểu này tên gọi gần giống nhau nhưng kiểu dáng khác nhau. Nếu nghe nhầm thì … phải đền áo. Từ đó, GV nhấn mạnh tầm quan trọng của lắng nghe trong giao tiếp. Bài tập về nhà: Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để lắng nghe tốt?

Định nghĩa thế nào là lắng nghe.

Nêu được tầm quan trọng của lắng nghe trong giao tiếp.

Kỹ

năng

lắng

ngh

e

Bài “Cắt may áo kiểu tay ráp-lan”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần hướng dẫn thực hành, sau khi GV trình diễn kỹ năng cắt may áo kiểu tay ráp-lan. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp: GV dẫn dắt vào kỹ năng lắng nghe. Liên hệ hôm trước học viên học Bài “Cắt may áo kiểu tay ráp” giáo viên đã giao bài tập cả lớp về nhà cùng suy nghĩ: Làm thế nào để lắng nghe tốt? Động não: Học viên nêu những biện pháp để lắng nghe tốt. Thuyết trình/ Kết luận: GV nêu những vấn đề cần lưu ý, nguyên tắc trong lắng nghe (theo tài liệu hướng dẫn).

Nêu được những điểm cần

lưu ý khi lắng nghe.

Page 118: So tay Gioi

114

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

Tên KNS

Tên bài sẽ lồng ghép KNS Hướng dẫn lồng ghép KNS vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng: Bài “Cắt may áo kiểu tay liền”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần kết thúc thực hành, sau khi học viên trình diễn xong kỹ năng Cắt may áo kiểu tay liền. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/ Phân tích tình huống: GV dẫn dắt vào kỹ năng thể hiện sự kiên định khi giao tiếp. Phân tích tình huống định giá sản phẩm: Với áo kiểu tay liền trong thời điểm hiện tại có thể lấy tiền công may ít nhất là 50.000 đồng. Nhưng nếu gặp khách hàng chê mắc, chỉ muốn trả 30.000 đồng thôi thì phải xử lý thế nào. Nói có minh họa: GV phân tích ý kiến của học viên và đưa ra lời khuyên: Trong trường hợp này, cần phải kiên định với lập trường của mình. Sau đó, nêu định nghĩa về tính kiên định (theo tài liệu hướng dẫn). Vậy kiên định có phải là khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình một cách quyết liệt không? Để trả lời cho câu hỏi này, GV nhận xét về sự khác nhau giữa thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng hoặc phục tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp (theo tài liệu hướng dẫn). Bài tập về nhà: Câu hỏi: Trong tình huống khi cần phải từ chối hoặc đề nghị một vấn đề mà người đối thoại không đồng ý thì bạn sẽ làm gì để thuyết phục người đối thoại?

Định nghĩa kiên định là gì ? Phân biệt được thái độ kiên định với thái độ quá khích và thái độ phục tùng một cách tiêu cực trong giao tiếp.

Thể

hiện

sự

kiê

n đị

nh tr

ong

giao

tiếp

Bài “Cắt may cổ kiểu tròn không bâu”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần kết thúc thực hành, sau khi học viên trình diễn xong kỹ năng Cắt may cổ kiểu tròn không bâu. Nội dung lồng ghép Chuyển tiếp/Bài tập tình huống: Giáo viên nêu tình huống: Giả sử bạn đã may xong chiếc áo kiểu cổ tròn không bâu mà khách hàng chê cổ áo không đẹp và từ chối lấy áo, vậy bạn phải thuyết phục thế nào để khách đồng ý lấy chiếc áo đó? (GV hoặc một học viên khác có thể sắm vai khách hàng). Nói có minh họa/ Kết luận: Nhận xét các tình huống trên và nêu những điều cần lưu ý khi đề nghị hoặc từ chối một vấn đề (theo tài liệu hướng dẫn).

Bày tỏ sự kiên định khi từ chối một vấn đề.

Bày tỏ sự kiên định khi đề nghị.

Page 119: So tay Gioi

115

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Tên KNS

Tên bài sẽ lồng ghép KNS Hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng: Bài “Cắt may cổ kiểu bâu đan-ton”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần kết thúc thực hành, sau khi học viên trình diễn xong kỹ năng Cắt may cổ kiểu bâu đan-ton. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp: GV dẫn dắt vào chủ đề phòng chống stress bằng cách đặt câu hỏi: “Từ sáng đến giờ các em làm việc liên tục trong 2 giờ như vậy có mệt không? Chúng ta giải lao một tí nhé”. GV cho ví dụ về những người thợ vào các ngày khách đông phải làm việc một ngày 12->14 giờ. Đôi khi do quá mệt mỏi họ trở nên khó tính, gắt gỏng: họ bị stress. Trong ví dụ này sự căng thẳng, stress là do công việc quá nhiều. Động não: Những nguyên nhân nào dẫn đến trạng thái stress? Sau khi học viên trả lời, giáo viên tổng kết các nguyên nhân dẫn đến stress (theo tài liệu hướng dẫn). GV nhấn mạnh trạng thái căng thẳng (stress) khá nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chúng ta cần biết các biểu hiện của stress để có biện pháp ứng phó. GV nêu các biểu hiện của stress (theo tài liệu hướng dẫn). Bài tập về nhà: Bạn hãy suy nghĩ: Làm cách nào để ứng phó với stress?

Nêu được nguyên nhân dẫn đến stress.

Nêu được các biểu hiện của stress

Ứng

phó

vớ

i trạ

ng th

ái s

tres

s

Cắt may cổ kiểu bâu lãnh tụ

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Ở phần kết thúc thực hành, sau khi học viên trình diễn xong kỹ năng Cắt may cổ kiểu bâu lãnh tụ. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/ Động não: GV đề nghị: “Nghỉ giải lao 5 phút cho bớt mệt mỏi nhé. Hôm trước chúng ta đang tìm biện pháp để ứng phó với stress, bạn nào xung phong phát biểu nào?”. GV tập hợp ý kiến của học viên. Nói có minh họa/ Kết luận: Nêu một số biện pháp ứng phó với trạng thái stress (theo tài liệu hướng dẫn).

Nêu được một số biện pháp ứng phó với trạng thái stress.

Page 120: So tay Gioi

116

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

Tên KNS

Tên bài sẽ lồng ghép KNS Hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

Phòn

g ng

ừa,

trán

h rủ

i ro

đối vớ

i ngư

ời l

ao độn

g di

Sau giờ làm bài kiểm tra cuối khóa Cắt may căn bản

Thời gian lồng ghép: 7 phút. Thời điểm lồng ghép: Sau giờ làm bài kiểm tra cuối khóa Cắt may cơ bản. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/ vấn đáp: GV trò chuyện với học viên tốt nghiệp với các câu hỏi: - “Các em ở thành phố hay ở quê lên ?” - “Những bạn ở quê thì hiện ở trọ hay ở nhà người quen?” - “Các em có gặp khó khăn gì trong cuộc sống mới ở đây không ?” - “Tốt nghiệp xong các em muốn tìm việc làm ở thành phố hay về quê ?” Thuyết trình: GV nhắc nhở: người lao động di cư khi đến một môi trường mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nêu những cơ hội, rủi ro thường gặp, những biện pháp phòng ngừa và một số lời khuyên (theo tài liệu hướng dẫn) và chúc học viên thành công trong cuộc sống.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động di cư.

Nêu được cơ hội, rủi ro. Biện pháp phòng ngừa.

Page 121: So tay Gioi

117

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Ví dụ một thiết kế chi tiết Khung lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy chuyên môn của nghề Sửa xe gắn máy - Lớp Điện đèn còi xe gắn máy

Nội dung chương trình đào tạo nghề Sửa xe gắn máy – Lớp Điện đèn còi xe gắn máy

CHƯƠNG I : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài 1 : Giới thiệu những thiết bị điện và điện tử dùng trong hệ thống điện đèn còi xe gắn máy. Bài 2 : Giới thiệu tổng quát các mạch điện thông dụng trên xe gắn máy.

- Mạch điện xoay chiều AC : Mạch đánh lửa, mạch đèn đêm và mạch nạp. - Mạch điện một chiều DC : Mạch đèn báo quẹo (Si-nhan), mạch đèn báo số 0, mạch Còi và mạch đèn thắng.

Bài 3 : Sử dụng đồng hồ đo vạn năng. - Chức năng và nhiệm vụ các chi tiết của đồng hồ đo vạn năng. - Cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng để đo kiểm tra điện áp xoay chiều AC, điện áp một chiều DC và đo điện trở. Thực tập

CHƯƠNG II : ĐẤU DÂY – KIỂM TRA – SỬA CHỮA CÁC MẠCH ĐIỆN ĐÈN CÒI Bài 4 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đánh lửa bằng vít lửa và đánh lửa bằng CDI.

- Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đánh lửa bằng vít lửa. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đánh lửa CDI xoay chiều. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đánh lửa CDI một chiều.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 5 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn đêm.

- Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn đêm. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn đêm loại xe có đèn sương mù và điện trở bảo vệ đèn sương mù. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn đêm loại xe có đèn sương mù không có điện trở bảo vệ.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 6 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện nạp ắc quy.

- Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện nạp ắc quy loại Đi-ốt 2 chấu. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện nạp ắc quy loại Đi-ốt ổn áp 3 chấu. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện nạp ắc quy loại Đi-ốt ổn áp 4 chấu. - Cách chuyển đổi mạch điện nạp ắc quy từ Đi-ốt 3 chấu sang 4 chấu.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 7 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đèn báo rẽ (đèn Si-nhan).

Page 122: So tay Gioi

118

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

- Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đèn báo rẽ loại xe không có đèn báo. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đèn báo rẽ loại xe có đèn báo và còi báo.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 8 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đèn báo số. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đèn báo số 0. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đèn báo các số 0, 1, 2, 3, 4.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 9 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch còi.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 10 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn thắng. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn thắng loại xe không có công tắc thắng trước. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn thắng loại xe có công tắc thắng trước.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 11 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch khởi động điện (mạch đề). - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch khởi động điện thông thường. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch khởi động điện loại bóp thắng đề nổ. - Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch khởi động điện xe Suzuki FX 125 của Trung Quốc.

Thực tập đấu dây trên xe. Bài 12 : Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa mạch điện đồng hồ báo xăng loại biến trở 2 dây và biến trở 3 dây

Thực tập đấu dây trên xe.

CHƯƠNG III : THỰC TẬP ĐẤU DÂY TOÀN BỘ CÁC MẠCH ĐIỆN ĐÈN CÒI TRÊN CÁC LOẠI XE GẮN MÁY Học viên thực tập đấu dây hoàn chỉnh các mạch điện trên xe gắn máy từ Honda Đam đến Honda DREAM, CITI, WAVE, FUTURE …

Bài 13 : Cách tìm và đấu dây khi bị mất màu gốc – Cách làm một bộ dây sườn không màu. Thực tập tìm dây không màu và làm bộ dây sườn không màu

CHƯƠNG IV : HỆ THỐNG ĐIỆN ĐÈN CÒI SUZUKI VIVA VÀ XE TAY GA Bài 14 : Hệ thống điện đèn còi Suzuki ViVa – Suzuki Best. Bài 15 : Hệ thống điện đèn còi Honda SPACY. Bài 16 : Hệ thống điện đèn còi ATTILA . Bài 17 : Hệ thống điện đèn còi EXCEL 150.

Thi kiểm tra cuối khóa (Theo Chương trình của TTDN Sửa chữa Xe Gắn máy Đồng Nai)

Page 123: So tay Gioi

119

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Khung hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào nội dung bài dạy chuyên môn Nghề: Sửa xe gắn máy - Lớp: Điện đèn còi xe gắn máy

Tên Kỹ năng Giao tiếp

Tên bài sẽ lồng ghép Kỹ năng

giao tiếp Hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

Giao tiếp bằng lời

Bài 5: Kiểm tra, sửa chữa mạch đèn chiếu sáng”

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Sau khi kết thúc phần dạy thực hành. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/Kể chuyện: GV dẫn dắt vào chủ đề Kỹ năng giao tiếp bằng lời: “Qua bài học hôm nay, các bạn có thể thực hiện kỹ năng thay bóng đèn pha cốt cho khách hàng. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một vài trường hợp có thể xảy ra sự cố, nếu chúng ta không khéo léo, có thể sẽ làm khách hàng không vừa lòng. Ví dụ trường hợp sau: Một khách hàng yêu cầu người thợ thay bóng đèn pha cốt. Sau khi thay bóng đèn xong khách hàng nhận xét là đèn pha sáng mờ quá, sợ khi xe chạy ban đêm sẽ không nhìn thấy đường. Người thợ tức giận nói: “Tôi chỉ thay bóng đèn theo yêu cầu, còn đèn sáng hay mờ là tại xe quá cũ. Anh có nhìn thấy đường hay không không phải là việc của tôi!”. Vấn đáp: Các câu hỏi: - Trong tình huống này nếu ở vị trí người khách hàng, các bạn có thấy bực mình không? - Theo các bạn, lần sau khách hàng có đến tiệm của anh thợ này nữa không? Chắc chắn là không. Giáo viên nhận xét: qua câu chuyện này, chúng ta thấy giao tiếp bằng lời đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp tại nơi làm việc. Thuyết trình: Nêu những điểm cần lưu ý trong giao tiếp bằng lời (theo tài liệu hướng dẫn). Kết luận: Khuyến khích học viên rèn luyện cách nói phù hợp và lời nói hay trong giao tiếp tại nơi làm việc.

Nêu được tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời tại nơi làm việc

Nêu được những điểm cần lưu ý trong giao tiếp bằng lời

Page 124: So tay Gioi

120

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

Tên

Kỹ năng Giao tiếp

Tên bài sẽ lồng ghép Kỹ năng

giao tiếp Hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

Giao tiếp tiếp không lời (giao tiếp bằng cử chỉ)

Bài 6: Đo kiểm tra Đi-ốt ổn áp 4 chấu trên xe Honda DREAM

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Sau khi kết thúc phần dạy thực hành. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/Kể chuyện: GV dẫn dắt vào chủ đề Kỹ năng giao tiếp không lời: Một đi-ốt tốt phải thỏa mãn 2 điều kiện: 1) Ổn áp cho đèn đêm; và 2) Ổn dòng cho mạch nạp ắc quy. Do đó khi thay đi-ốt, người thợ cần nhớ kiểm tra đủ 2 điều kiện trên để tránh khách hàng hiểu lầm có thể làm mất uy tín của cửa tiệm. Nếu quên kiểm tra, thì nên nhận lỗi về mình và tìm cách làm vừa lòng khách hàng như trường hợp sau: Một khách hàng bước vào cửa hàng tiệm sửa xe với thái độ bực tức và yêu cầu kiểm tra tại sao xe mới sửa hôm kia mà bây giờ đề không nổ máy được. Người thợ vui vẻ lấy ghế mời khách rồi mỉm cười nhìn khách hàng và nói từ tốn: “Được rồi, xin anh chờ một chút, tôi sẽ kiểm tra ngay!”. Sau khi đo đi-ốt, người thợ đến gần khách hàng thân thiện đưa cho khách hàng xem cái đi-ốt và ân cần nói với khách rằng đi-ốt đó bị hư, không nạp ắc quy được, cửa hàng sẽ thay đền cho cho khách cái khác. Khách hàng vui lòng đồng ý ngay. Mọi nỗi bực tức đã tiêu tan. Vấn đáp: Câu hỏi: - Các bạn hãy cho biết anh thợ đã có những cử chỉ gì khiến khách hàng hài lòng? Sau khi học viên trả lời, giáo viên bình luận: chính những cử chỉ đẹp của người thợ đã giúp anh ta tạo được thiện cảm với khách hàng. Bên cạnh những lời nói hay, ngôn ngữ cử chỉ cũng góp phần rất quan trọng cho giao tiếp có hiệu quả. Thuyết trình: Nêu những điểm cần lưu ý trong giao tiếp bằng cử chỉ (theo tài liệu hướng dẫn). Kết luận: Chúc các bạn thực hiện được những hành vi, cử chỉ đẹp kết hợp với giao tiếp bằng lời nhằm thu hút được nhiều khách hàng.

Nêu được tầm quan trọng của giao tiếp bằng cử chỉ tại nơi làm việc

Nêu được những điểm cần lưu ý trong giao tiếp bằng cử chỉ.

Page 125: So tay Gioi

121

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Tên Kỹ năng Giao tiếp

Tên bài sẽ lồng ghép Kỹ năng

giao tiếp Hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

Kỹ năng lắng nghe

Bài 7: Thay thế rờ-le mạch điện đèn báo rẽ xe Honda DREAM

Thời gian lồng ghép: 5 phút. Thời điểm lồng ghép: Sau khi kết thúc phần dạy thực hành. Nội dung lồng ghép: Chuyển tiếp/Kể chuyện: GV dẫn dắt vào chủ đề Kỹ năng lắng nghe bằng cách lưu ý học viên rằng hiện nay trên thị trường có nhiều loại rờ-le nháy khác nhau có thể lắp trên các loại xe gắn máy. Tuy nhiên người thợ cần chú ý lắng nghe yêu cầu của khách hàng để thay thế rờ-le cho phù hợp. Đôi khi vì thiếu lắng nghe mà vô tình chúng ta làm mất niềm tin ở khách hàng. Thí dụ như câu chuyện sau: Có một khách hàng mang xe vào tiệm yêu cầu sửa mạch đèn báo rẽ để khi rẽ có kèn báo rẽ. Người thợ lơ đểnh không lắng nghe yêu cầu của khách hàng. Khi xe sửa xong, khách hàng bắt đền vì đèn báo rẽ nháy nhưng kèn báo rẽ không kêu. Lúc đó người thợ mới thấy lung túng không biết xử lý thế nào. Nói có minh hoạ: - Tại sao cần lắng nghe, cần lắng nghe những gì và như thế nào (theo tài liệu hướng dẫn). - Những điều cần lưu ý khi lắng nghe (theo tài liệu hướng dẫn). Kết luận: Lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Chúng ta chỉ có thể phục vụ tốt khách hàng nếu chúng ta biết lắng nghe yêu cầu của họ, thể hiện sự quan tâm đối với họ. Và chỉ có nhờ vậy, khách hàng mới đến với chúng ta ngày càng nhiều.

Nêu được những điều cần

lưu ý khi lằng nghe

Page 126: So tay Gioi

122

TAÌI LIÃÛU THIÃÚT KÃÚ DAÛY HOÜC CHO GIAÏO VIÃN CAÏC TRUNG TÁM DAÛY NGHÃÖ

TCDN - swisscontact

Tên Kỹ năng Giao tiếp

Tên bài sẽ lồng ghép Kỹ năng

giao tiếp Hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Bài 11: Đấu dây mạch khởi động điện xe Honda DREAM

Thời gian lồng ghép: 7 – 10 phút. Thời điểm lồng ghép: Sau khi kết thúc phần dạy thực hành. Nội dung lồng ghép:

Chuyển tiếp/Kể chuyện: GV dẫn dắt vào chủ đề Kỹ năng Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp: “Cùng một mạch điện khởi động, nhưng có nhiều cách đấu khác nhau. Mỗi cách đấu có những ưu khuyết điểm khác nhau, do đó khi đấu dây theo yêu cầu của khách hàng, người thợ cần tư vấn cho khách để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên người thợ phải biết cách thuyết phục khách hàng. Nếu không sẽ xảy ra trường hợp sau:

Tại tiệm sửa xe gắn máy, một khách hàng yêu cầu người thợ đấu dây mạch điện khởi động để chỉ cần ấn nút đề là động cơ nổ mà không cần phải bóp phanh. Người thợ từ chối: “Làm được nhưng tôi không làm vì như thế sẽ có hại cho anh!” Khách hàng nói: “Tôi nói anh sửa thì anh cứ sửa, tôi trả tiền, chứ tôi có bảo anh làm không công đâu!” Người thợ cáu: “Tôi không làm, nếu thích thì anh cứ đi tiệm khác!” Khách hàng vùng vằng bỏ đi. Trước khi ra khỏi tiệm còn nói: “Thợ gì mà làm phách thế !”

Vấn đáp: Câu hỏi: - Theo các bạn trong tình huống trên khách hàng và thợ đều giống nhau ở một điểm nào? Sau khi học viên trả lời, giáo viên phân tích rằng ở đây cả hai người đều khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình và không biết cách thể hiện đúng tính kiên định trong khi giao tiếp.

Định nghĩa thế nào là kiên định.

Phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng

Biểu lộ sự kiên định khi từ chối một vấn đề

Page 127: So tay Gioi

123

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KYÎ NÀNG SÄÚNG VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Tên Kỹ năng Giao tiếp

Tên bài sẽ lồng ghép Kỹ năng

giao tiếp Hướng dẫn lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào bài dạy kỹ năng nghề Mục tiêu lồng ghép/ Sau khi học

xong học viên sẽ có khả năng:

Thuyết trình: Định nghĩa kiên định là gì và phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng (theo tài liệu hướng dẫn).

Sắm vai: Giáo viên mời một học viên làm khách hàng còn mình đóng vai người thợ. Kịch bản: Khách hàng yêu cầu người thợ sửa xe gắn máy đấu dây mạch điện khởi động để chỉ cần ấn nút đề là động cơ nổ mà không cần phải bóp phanh như trước. Người thợ (vui vẻ giải thích) : “Được chứ ! Nhưng theo tôi, anh không nên thay đổi như thế, sẽ không an toàn cho anh. Nhỡ động cơ bị kẹt số, mà anh ấn nút khởi động thì dễ bị té”. Khách hàng cứ khăng khăng đề nghị như vậy và còn sẵn sàng trả thêm tiền. Người thợ (kiên nhẫn thuyết phục): -“Nhỡ chị nhà hoặc con gái anh đi chiếc xe này mà sơ ý ấn nút khởi động trong khi động cơ còn bị kẹt số, dễ bị té lắm anh ạ ! Anh cứ giữ nguyên vậy, có hơi bất tiện, nhưng nếu động cơ bị kẹt số nhờ bóp phanh,xe không chạy được, sẽ an toàn hơn anh ạ!”. Khách hàng (dịu giọng) : “Ừ nhỉ ! Cũng có lý ! Cám ơn anh nhé !”.

Kết luận: Anh thợ đã thuyết phục được khách hàng nhờ biết cách biểu lộ sự kiên định khi từ chối. Giáo viên gợi ý cách biểu lộ sự kiên định khi từ chối một vấn đề (theo tài liệu hướng dẫn).

Page 128: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

124

Taìi liãûu tham khaío

1. Bộ tài liệu đào tạo cho nữ và nam thanh niên Việt Nam về “Bình đẳng giới và

Kỹ năng sống” của Chương trình phát triển về giới (GENPROM), Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Điều phối Giảm nghèo, Trung tâm Khoa học, Xã hội và Nhân văn quốc gia Việt Nam.

2. Chương trình giảng dạy Kỹ năng sống: “Life skills for Vocational success, website: http:www.workshopsinc.com/manual”.

3. Holmes, T.H., Rahe, R.H (1967). The social readjustment rating scale. Journal

of Psychosomatic Research, 11, 213-215.

4. Tài liệu tập huấn về bình đẳng giới của Dự án “Tăng cường các Trung tâm Dạy nghề”, tháng 10/2004.

5. Tài liệu tập huấn về bình đẳng giới và kỹ năng sống của Dự án “Tăng cường

các Trung tâm Dạy nghề”, tháng 4/2005.

6. Tài liệu tập huấn về giới và kỹ năng sống của TTDN Quận 4 Thành phố HCM

7. Tài liệu tập huấn về giới và kỹ năng sống của TTDN Sửa chữa Xe Gắn máy Đồng Nai.

Page 129: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THAM KHAÍO, DANH SAÏCH GIAÏO VIÃN NGUÄÖN VAÌ TTDN THAM GIA THÆÍ NGHIÃÛM

TCDN - swisscontact

125

DANH SAÏCH GIAÏO VIÃN NGUÄÖN VÃÖ GIÅÏI VAÌ KNS VAÌ CAÏC TTDN THAM GIA THÆÍ NGHIÃÛM LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI & KNS

VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

Danh sách giáo viên nguồn của Dự án SVTC 1. Bà Lê Phương Yên - Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục 2. Ông Phạm Trắc Vũ - Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục 3. Ông Nguyễn Đăng Trụ - Nguyên cán bộ Viện Chiến lược và Chương trình Giáo

dục 4. Bà Lê Thị Liêm - Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Thủ Đức 5. Ông Dương Ngọc Dũng - Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương 6. Bà Vũ Thanh Liễu - Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội

Danh sách giáo viên nguồn tại các Trung tâm Dạy nghề Hà nội 1. Bà Bùi Bích Phượng Trung tâm Giới thiệu Việc làm 20-10

2. Ông Hoàng Chí Toàn Trung tâm Giới thiệu Việc làm 20-10

3. Bà Vũ Thị Thanh Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội

4. Bà Nguyễn Thị Kim Loan Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội

5. Ông Hà Lão Kiều Trung tâm Dạy nghề Hoàn Kiếm

6. Ông Phạm Quang Trung Trung tâm Dạy nghề Hoàn Kiếm

7. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên HN

8. Bà Nguyễn Lương Hạnh Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên HN

TP. Hồ Chí Minh 9. Bà Nguyễn Thị Đăng Khôi Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo Việc làm cho

Người Tàn tật – TP HCM 10. Bà Chu Thị Hương Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo Việc làm cho

Người Tàn tật – TP HCM 11. Ông Nguyễn Minh Kha Trung tâm Dạy nghề Quận 4 – TP HCM

12. Bà Nguyễn Thị Hoa Trung tâm Dạy nghề Quận 4 – TP HCM

13. Bà Phạm Thị Hiền Trung tâm Dạy nghề Quận 11 – TP HCM

14. Ông Nguyễn Vũ Nguyên Trung tâm Dạy nghề Quận 11 – TP HCM

15. Bà Nguyễn Khắc Ngọc Hân Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương,TP.HCM

16. Ông Nguyễn Tấn Lợi Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương,TP.HCM

Page 130: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

126

Hải phòng 17. Bà Phạm Thị Lan Hương Trường Dạy nghề Bạch Đằng

18. Ông Tô Văn Nghĩa Trường Dạy nghề Bạch Đằng

19. Bà Bùi Thị Nga Trung tâm Giới thiệu Việc làm Tô Hiệu

20. Ông Phạm Văn Nấm Trung tâm Giới thiệu Việc làm Tô Hiệu

21. Bà Nguyễn Thị Vân Trung tâm Dạy nghề Hội liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng

22. Bà Kiều Thị Hồng Thu Trung tâm Dạy nghề Hội liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng

23. Bà Phạm Thị Minh Thúy Trung tâm Dạy nghề Ngô Quyền

24. Ông Nguyễn Phạm Thắng Trung tâm Dạy nghề Ngô Quyền

Nam Định 25. Ông Vũ Văn Chương Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công

nghiệp Nam Định

26. Bà Trần Thị Lệ Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghiệp Nam Định

Đồng Nai 27. Ông Trần Đình Khởi Trung tâm Dạy nghề Sửa chữa xe gắn

máy Đồng Nai

28. Ông Trần Minh Đức Trung tâm Dạy nghề Sửa chữa xe gắn máy Đồng Nai

29. Bà Nguyễn Thị Thu Trang Trung tâm Dạy nghề Định Quán

30. Ông Trần Thanh Ngân Trung tâm Dạy nghề Định Quán

31. Bà Nguyễn Trí Cát Tường Trung tâm Dạy nghề Thẩm Mỹ Nguyên My

32. Ông Nguyễn Trí Nhật Quang Trung tâm Dạy nghề Thẩm Mỹ Nguyên My

Đà Nẵng 33. Bà Trần Thị Thuỷ Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang

34. Bà Lê Thị Hướng Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang

35. Bà Trần Thị Mỹ Duyên Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP. Đà Nẵng

36. Ông Nguyễn Phong Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP. Đà Nẵng

Thừa Thiên Huế 37. Bà Lê Thị Lan Trung Tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng

nghiệp Dạy nghề Thành Nội

38. Ông Dương Đoàn Trung Tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Thành Nội

39. Ông Trương Đình Tuân Trung Tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Huế

40. Bà Nguyễn Thị Cẩm Hằng Trung Tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Huế

Page 131: So tay Gioi

TAÌI LIÃÛU THAM KHAÍO, DANH SAÏCH GIAÏO VIÃN NGUÄÖN VAÌ TTDN THAM GIA THÆÍ NGHIÃÛM

TCDN - swisscontact

127

Danh sách các TTDN tham gia thử nghiệm lồng ghép giới và KNS vào chương trình dạy nghề

Hà Nội 1. Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội 2. Trung tâm Giới thiệu Việc làmThanh Niên Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh 3. Trung tâm Dạy nghề Quận 4 4. Trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và tạo Việc làm cho Người tàn tật 5. Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương

Hải phòng 6. Trung tâm Dạy nghề Ngô Quyền 7. Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ Hải Phòng

Đồng Nai 8. Trung tâm Dạy nghề Sửa chữa Xe gắn máy 9. Trung tâm Dạy nghề Định Quán 10. Trung tâm Dạy nghề Nguyên My

Đà Nẵng 11. Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang 12. Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thành phố Đà Nẵng

Thừa Thiên Huế 13. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, Hướng nghiệp, Dạy nghề Đống Đa 14. Trung tâm Dạy nghề Thành Nội

Page 132: So tay Gioi

TCDN - swisscontact

TAÌI LIÃÛU HÆÅÏNG DÁÙN LÄÖNG GHEÏP GIÅÏI VAÌ KNS VAÌO CHÆÅNG TRÇNH DAÛY NGHÃÖ

128

PHUÛ LUÛC Taìi liãûu giaíng daûy bàòng PowerPoint

Độc giả có thể tham tải các tài liệu giảng dạy dưới dạng tập tin trình chiếu PowerPoint tại trang web của Dự án SVTC theo địa chỉ:

http://www.swisscontact.org.vn/SVTC/vietnam/contents/do/do_downld.asp

Page 133: So tay Gioi

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

BÌNH ĐẲNG GIỚI

Page 134: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 1

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

BÌNH ĐẲNG GIỚI

GDVT–Swisscontact GIỚI VÀ GIỚI TÍNH

GDVT–Swisscontact

Giới và Giới tính

Định nghĩa giới và giới tínhPhân biệt sự khác nhau giữagiới và giới tính

Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Giới và Giới tính

Thế nào là giới và giới tính

GDVT–Swisscontact

Giới và Giới tính

Giới tínhLà các đặc điểm về cấu tạocơ thể, liên quan đến chứcnăng sinh sản của phụ nữ vànam giới. Đây là những đặcđiểm mà phụ nữ và nam giớikhông thể hoán đổi cho nhau.

Mang thai,sinh con

Không thể !

GDVT–Swisscontact

Giới và Giới tính

Là các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của phụ nữ và namgiới trong gia đình và xã hội. Đây là những đặc điểm màphụ nữ và nam giới có thểhoán đổi cho nhau.

Giới

Coângvieäc

Vaitroø

Page 135: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 2

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Giới và Giới tính

Giới thường bị hiểu lầm là giới tính hoặc dùng đểchỉ phụ nữ và trẻ em gái

Người ta thường dựa vào giới tính để giải thích chosự khác biệt về xã hội giữa nam và nữ

Giới tính chỉ là tiền đề sinh học của những khácbiệt giữa nam và nữ, còn nội dung của những khácbiệt này do xã hội quy định.

Một số lưu ý

GDVT–Swisscontact

Giới và Giới tính

Khác biệt giữa giới và giới tính

Có thể thay đổi, dưới tác độngcủa các yếu tố xã hội

Bất biến, không thay đổi vềmặt thời gian và không gian

Khác nhau ở các vùng, quốcgia

Giống nhau trên toànthế giới

Do học mà cóSinh ra đã có

Là đặc điểm xã hộiLà đặc điểm sinh học

GiớiGiới tính

GDVT–Swisscontact VAI TRÒ GIỚI GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Xác định được vai trò khác nhau của phụnữ và nam giới và các giá trị gắn liền vớinhững vai trò này

Nhận ra được khả năng có thể làm thayđổi sự phân công vai trò và trách nhiệmmang tính bất bình đẳng trong xã hội

Bắt đầu có sự thay đổi trong quan niệm(thường bị che dấu) về những công việcmà nam giới và nữ giới có thể làm vàkhông thể làm

Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Khái niệm

Vai trò giới là những công việc và hành vi cụ thể màxã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giớihoặc phụ nữ.

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

SẢN

XUẤT CỘNG ĐỒNG

S.SẢN

N.DƯỠNG

Vai trò củaNam giới và

Nữ giới?

Page 136: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 3

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

1. Vai trò Sản xuất

Nam giới và phụ nữ đều thực hiện vaitrò này.

Nam giới tham gia nhiều hơn vàocông việc có quyền quyết định.

Phụ nữ thực hiện nhiều hơn nhữngcông việc mang tính thừa hành, cácnghề kỹ năng thấp.

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

1. Vai trò Sản xuất (tiếp)

Họ có thể làm cùng 1 nghề (nhưnghề nông), nhưng nam giớivẫn có quyền quyết định hơn.

Công việc làm giáo viên đượccoi là thích hợp đối với nữ, nhưng tỷ lệ nữ làm hiệu trưởngrất ít.

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Phụ nữ là người sinh đẻ và họ làm hầuhết các công việc chăm sóc trong giađình.

Nam giới tuy không sinh đẻ nhưng cótham gia vào công việc gia đình, nhưngmức độ tham gia còn rất hạn chế.

Xã hội không trông chờ nam giới phảilàm các công việc nuôi dưỡng trong giađình.

2. Vai trò sinh sản và nuôi dưỡng

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Phụ nữ và nam giới đều tham giathực hiện vai trò cộng đồng, tuy mứcđộ và tính chất có thể khác nhau.

3. Vai trò cộng đồng

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Một số nhận xétNữ giớiNam giới

Công việc - Tham gia công việcsản xuất.

- Tham gia công việc sản xuất. - Đảm nhận hầu hết việc nhà.

Thời gian - Ít hơn nữ giới - Nhiều hơn nam giới

Địa điểm - Tự do - Thường phải làm việc gầnnhà vì họ phải kết hợp côngviệc với trách nhiệm gia đình

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Một số nhận xét (tiếp)

Nữ giớiNam giớiGiao tiếpxã hội

- Thường tham gia nhiềuvào các hoạt động kiếm ratiền.

- Thường tham gia vào cáchoạt động duy trì tồn tại hộgia đình.

Giá trị - Công việc được đánhgiá cao hơn nữ.

- Công việc được đánh giáthấp hơn nam giới.

Vai trò - Tham gia 2 vai trò . - Tham gia cả 3 vai trò.

Chăm sóc, nuôi dưỡng

- Không nhất thiết thamgia.

- Tham gia chủ yếu.

Page 137: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 4

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Một số nhận xét (tiếp)

Cách phân công này đã có từ hàngngàn năm và gây một cảm giác về sựhợp lý và bất biến.

Bất cứ ai, phụ nữ cũng như nam giới, nếu có ý định thay đổi đều cảm thấy e ngại trước dư luận xã hội mặc dù môitrường kinh tế, xã hội đang biến đổinhanh chóng.

Qua

nniệm

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Một số nhận xét (tiếp)Đối với nam giới, khi cần tập trung cho công tác, học tập, họ có thể tạm quên công việc nội trợ, chăm sóc con cái…Nhưng phụ nữ chỉ có 2 sựlựa chọn:

1. Giảm bớt thời gian nghỉ ngơi để làm tròn côngviệc chuyên môn và học tập;

2. Hạn chế nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của chínhmình.

-> Đáng tiếc: trong nhiều trường hợp, phụ nữ đãchọn cách thứ 2.

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Một số nhận xét (tiếp)

Vai trò giới không giống nhau ở mọi nơi.

Mỗi xã hội, dân tộc, thậm chí mỗi địa phương vàomột thời gian cụ thể có những quan niệm khácnhau về vai trò của phụ nữ và nam giới.

Phụ nữ và nam giới thường làm như nhau về thờigian nhưng thu nhập của phụ nữ có thể thấp hơnnam giới.

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Một số nhận xét (tiếp)

Trong hoạt động cộng đồng, nam giớithường là người chỉ đạo, phụ nữ làngười thừa hành.

Nam giới thường làm ít các công việcnuôi dưỡng vì xã hội không trông chờở họ, và vì họ cho rằng đó là việc“đàn bà”.

GDVT–Swisscontact

Vai trò giới

Một số nhận xét (tiếp)

Việc xem xét vai trò giới thông qua phân công laođộng theo giới cho thấy quan niệm của xã hội vềtrách nhiệm và công việc của 2 giới còn nhiều bấthợp lý/bất bình đẳng.

Những lý do đứng đằng sau sự bất bình đẳng nàythuộc về nhận thức, niềm tin và thói quen không dễthay đổi nhưng rất cần thay đổi.

GDVT–Swisscontact

GIÁ TRỊ GIỚI & ĐỊNH KIẾN GIỚI

Page 138: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 5

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Gía trị giới & Định kiến giới

Khái niệm giá trị giới

Là các ý tưởng mà mọi người nghĩ phụ nữ và namgiới nên như thế nào và những hoạt động nào họnên làm.

GDVT–Swisscontact

Gía trị giới & Định kiến giới

Khái niệm định kiến giới

Là suy nghĩ của mọi người về những gì mà ngườiphụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại hoạtđộng họ có thể làm.

GDVT–Swisscontact

Gía trị giới & Định kiến giới

Giá trị giới và định kiến giới là sảnphẩm của chuẩn mực xã hội mangtính bất bình đẳng nam-nữ.

Liên quan chặt chẽ đến vai trò củaphụ nữ và nam giới trong xã hội.

Một số nhận xét

GDVT–Swisscontact

Gía trị giới & Định kiến giới

Là nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất bìnhđẳng giới.

Đôi khi chúng ta không nhận thấy sự bất công củatình hình vì chúng ta đã quen với nó, và chúng tacoi nó là “tự nhiên" và "bình thường”. Tuy nhiênnhững giá trị giới này có thể thay đổi được.

Một số nhận xét (tiếp)

GDVT–Swisscontact

QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH VỀTIẾP CẬN & KIỂM SOÁT NGUỒN LỰC GDVT–Swisscontact

Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

So sánh mô hình tiếp cận và kiểm soátnguồn lực và lợi ích giữa hai giới.

Phát hiện được những điểm chưa hợp lýtrong mô hình tiếp cận và kiểm soátnguồn lực và lợi ích giữa hai giới.

Đưa ra định hướng thay đổi hướng tớisự bình đẳng giới.

Mục tiêuMục tiêu

Page 139: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 6

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

Nguồn lực: Là tất cả những gì mà con người cầnđể thực hiện công việc mà họ muốn.

Lợi ích: Là những thứ giúp con người hoặc đemđến cho họ những điều tốt đẹp.

Tiếp cận: Là việc sử dụng.

Kiểm soát: Là có quyền định đoạt/ quyết định việcsử dụng.

Khái niệm

GDVT–Swisscontact

Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

Phụ nữ góp công lớn cho gia đìnhnhưng không phải là người quyếtđịnh các khoản chi lớn.

Tỷ lệ phụ nữ xem Tivi, đọc báo luônthấp hơn nam giới.Nam giới thường nắm quyền quyếtđịnh về việc sử dụng các nguồn lựcnhư đất đai, nhà cửa.

Một số nhận xét

GDVT–Swisscontact

Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

Một số nhận xét

Phụ nữ thường làm những công việc có thu nhậpthấp hơn so với nam giới.

Tỷ lệ phụ nữ làm các vị trí lãnh đạo thấp.

Ở nông thôn, các em nữ thường có ít cơ hội họchành hơn các em nam.

GDVT–Swisscontact

BÌNH ĐẲNG GIỚITRONG CÔNG VIỆC

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Nhận biết được sự bất bình đẳng giớitrong công việc.

Tìm ra giải pháp nhằm hạn chế sự bấtbình đẳng giới trong công việc.

Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Bình đẳng trong đối xử.

Bình đẳng về cơ hội.

Bình đẳng về hưởng thụ/lợi ích.

Bình đẳng trong kiểm soát và ra quyết định.

Các khía cạnh bình đẳng giới

Page 140: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 7

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Ví dụ về Bất bình đẳng giớiVề đối xử:

Công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánhgiá thấp hơn công việc của nam giới.Thu nhập của phụ nữ tính trung bình chỉ bằng69% thu nhập của nam giới.Việc học hành của em gái và của người mẹthường bị coi nhẹ hơn của em trai và người cha.

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Về cơ hội:

Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của phụ nữthấp hơn so với nam giới.Cơ hội nắm bắt thông tin và giao tiếp xã hội củaphụ nữ nhìn chung thấp hơn nam giới.Cơ hội tìm kiếm việc làm của phụ nữ thấp hơnnam giới....

Ví dụ về Bất bình đẳng giới (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Về hưởng thụ/lợi ích:

Tỷ lệ phụ nữ xem Tivi, đọc báo luôn thấp hơnnam giới.

Bảo hiểm xã hội chủ yếu áp dụng cho lao độngtrong khu vực nhà nước, chỉ chiếm khoảng 10%lao động nữ.

...

Ví dụ về Bất bình đẳng giới (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Về Kiểm soát, ra quyết định:

Tỷ lệ làm quản lý/lãnh đạo trongphụ nữ luôn thấp hơn so với namgiới.

Phụ nữ góp công lớn cho gia đìnhnhưng không phải là người quyếtđịnh các khoản chi lớn.

...

Ví dụ về Bất bình đẳng giới (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Ở mọi nơi, số giờ làm việc của phụ nữ nhiều hơnnam giới.

Tại Châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, trungbình 1 tuần phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới12- 13 giờ và có ít thời gian để ngủ và nghỉ ngơihơn.

Ví dụ về thực trạng bình đẳng giớitrên thế giới

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90% thunhập của nam giới.

Luật pháp và tập quán địa phương thường hạn chếquyền tiếp cận của phụ nữ đối với đất đai.

Ví dụ về thực trạng bình đẳng giớitrên thế giới (tiếp)

Page 141: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 8

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Năm 1995, 24% trẻ em gái ở độ tuổi đi họckhông được đến trường (so với 16% trẻem trai ở cùng độ tuổi);

Ở các nước đang phát triển, trung bình sốnăm đi học của phụ nữ chỉ bằng 1/2 sốnăm đi học của nam giới.

Ví dụ về thực trạng bình đẳng giớitrên thế giới (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Phụ nữ chiếm 2/3 trong tổng số 872 triệu người mùchữ ở các nước đang phát triển.

Phụ nữ chỉ chiếm hơn 10% đại diện trong chínhphủ (1995).

Ví dụ về thực trạng bình đẳng giớitrên thế giới (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Ví dụ về thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam

(nguồn: UNDP, 8/2002)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Ví dụ về thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam

(nguồn: UNDP, 8/2002)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Ví dụ về thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam

(nguồn: UNDP, 8/2002)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Tỉ lệ nữ tham gia vào nông nghiệp vàthương nghiệp cao hơn nam giớiở Việt Nam (Điều tra mức sống hộ gia đình 2002. Tổng cục Thống kê 2003)

Page 142: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 9

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Tỉ lệ nữ tự sản xuất, kinh doanh cao hơn, nam đi làm thuê nhiều hơn

(Tính trong ngành Nông, Lâm, Thủy sản -Điều tra mức sống hộ gia đình 2002)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Trên thực tế phụ nữ vẫn chưahoàn toàn bình đẳng với nam giới.

Cơ hội tiếp cận và điều kiện pháttriển của phụ nữ trong giáo dục, đào tạo, quản lý, việc làm, thunhập, dịch vụ chăm sóc sức khoẻv.v..còn nhiều hạn chế.

Lý do đặt vấn đề bình đẳng giới

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Cách tiếp cận để nghiên cứu về vị thế của phụ vànam giới từ đó hướng tới các giải pháp cụ thể vàthiết thực nhằm phát huy tối đa năng lực của phụnữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ và toàn xã hội.

Lý do đặt vấn đề bình đẳng giới (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Làm thế nào để bình đẳng

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Bình đẳng hình thức

Bình đẳng có tính bảo vệ phụ nữ

Bình đẳng thực chất

Các cách tiếp cận bình đẳng giới

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Phụ nữ phải được đối xửhoàn toàn giống như nam giới.

Để có được cơ hội bình đẳng thì phụ nữ phải hànhđộng và ứng xử giống hệt như nam giới.

Cách tiếp cận này không tính đến sự khác biệt vềgiới và giới tính giữa phụ nữ và nam giới.

Bình đẳng hình thức

Page 143: So tay Gioi

Phụ lục 1 – Trang 10

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ BÇNH ÂÀÓNG GIÅÏI

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Tạo ra một sức ép rất lớn đối với những phụ nữhành động theo các tiêu chuẩn của nam giới.

Phụ nữ không thể tiếp cận hoặc hưởng lợi từcác cơ hội theo cách của nam giới một khi hoàncảnh và vị trí của họ khác với nam giới.

Bình đẳng hình thức (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Nhận thấy sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới vàtìm cách rút ngắn/ hạn chế những hoạt động hay tựdo của phụ nữ .

Tìm cách “bảo vệ”phụ nữ khỏi nhữngviệc làm có hại.

Bình đẳng có tính bảo vệ

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Coi sự khác biệt giữa nam và nữ như là nhữngđiểm yếu và là việc riêng của phụ nữ.

Cách tiếp cận này thường làm trầm trọng thêmtình trạng phụ thuộc của phụ nữ.

Bình đẳng có tính bảo vệ (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Công nhận sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới.

Tạo các cơ hội bình đẳng cho phụ nữ thì chưa đủ, mà phải làm cho họ tiếp cận một các bình đẳng vớicác cơ hội này. Có các biện pháp/chính sách tạo điều kiện trongmọi lĩnh vực của cuộc sống với mục đích cuốicùng là mang lại kết quả như nhau cho cả phụnữ và nam giới.

Bình đẳng thực chất

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới cósự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm và bìnhđẳng về tiếp cận cơ hội và ra quyết định.

Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và namgiới phải như nhau, mà là sự giống nhau và khácnhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhậnvà đánh giá một cách bình đẳng.

Tóm tắt

GDVT–Swisscontact

Bình đẳng giới trong công việc

Tăng cường bình đẳng giới được hiểu là: nhữngmối quan tâm đến nhu cầu, các hoạt động ưu tiêncho cả phụ nữ và nam giới đều được tính đến vàđưa vào thực hiện trong quá trình phát triển.

Tóm tắt (tiếp)

Page 144: So tay Gioi

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

KỸ NĂNG SỐNG

Page 145: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 1

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

KỸ NĂNG SỐNG

GDVT–Swisscontact

Định nghĩa kỹ năng sốngĐây là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao

tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết địnhcó cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển cáckỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ cómột cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năngsống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân vànhững hành động đó sẽ tác động đến hành động củanhững người khác cũng như dẫn đến những hành độngnhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nênlành mạnh.

(UNICEF)

Kỹ năng sống

GDVT–Swisscontact

Kỹ năng sống

Kỹ năng: được hình thành và củng cố qua quátrình thực hành và trải nghiệm của bản thân.

Kỹ năng sống: nói về những vấn đề trong cuộcsống, hướng đến cuộc sống an toàn khỏe mạnhvà nâng cao chất lượng cuộc sống: vì thế kỹnăng sống không chỉ giới hạn trong phạm vi trường học.

Khái niệm

GDVT–Swisscontact

Kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống: Không phải là đưa ranhững lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơngiản. Giáo dục kỹ năng sống là hướng đến thayđổi hành vi.

Khái niệm (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Kỹ năng sống

Mục tiêu chính của đào tạo nghề là dạy chongười ta những kỹ năng cần thiết để thực hiệncác công việc/ nhiệm vụ chuyên môn. Nhưngcác “kỹ năng sống” lại rất cần thiết cho sự thànhcông trong công việc. Các kỹ năng sống chính làsự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiếtcho một cá nhân có thể hoạt động một cách độclập, giúp họ tránh được những khó khăn trongquá trình làm việc.

Lợi ích của việc vận dụng tốt kỹ năng sống

GDVT–Swisscontact

Kỹ năng sống

Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, quan hệ với bạn bè, quan hệ với đồng nghiệp, kỹ nănggiải trí

Các kỹ năng tại nơi làm việc: quản lý thời gian, ăn mặc, ứng xử phù hợp tại nơi làm việc v.v.

Kỹ năng ra quyết địnhQuản lý tài chính cá nhânGiao thông đi lạiSức khoẻTrách nhiệm với gia đình

Phân loại kỹ năng sống

Page 146: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 2

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

KỸ NĂNG GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC

GDVT–Swisscontact

GIAO TIẾP BẰNG LỜI VÀ KHÔNG LỜI

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Giao tiếp bằng lời và không lời

Sử dụng những cử chỉ, lời nói đẹp vàcách nói phù hợp trong đàm thoại tạinơi làm việc.

Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Giao tiếp bằng lời và không lời

Sử dụng ngôn từ đơn giản

Nói và sử dụng những từ màngười bạn yêu cầu giúp đỡ mongmuốn được nghe

Tránh sử dụng các từ phản đối

Nói các thông tin chính xác vàđầy đủ. Không nói nửa chừng.

Giao tiếp bằng lời

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Giao tiếp bằng lời và không lời

Chỉ nói những vấn đề có liên quan.

Tỏ thái độ ân cần, quan tâm đến người nghe

Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượngcủa giọng nói.

Diễn đạt trôi chảy, lưu loát.

Giao tiếp bằng lời (tiếp)

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Giao tiếp bằng lời và không lời

ÁNH MẮT – Luôn hướng về người đang đối thoại.

THÁI ĐỘ - Không nên tỏ ra bồn chồn, không đuđưa người, nghịch tóc hoặc quần áo.

KHOẢNG CÁCH - Thích hợp nhất là từ 60-90cm.

TƯ THẾ - Ngồi thẳng lưng, thậm chí hơi nghiêngvề phía người nói để người đối thoại biết rằng bạnrất thích thú .

Ngôn ngữ cử chỉ

Page 147: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 3

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Giao tiếp bằng lời và không lời

ĐIỆU BỘ, ĐỘNG TÁC, CỬ CHỈ - Có thể sửdụng các điệu bộ, cử chỉ để biểu đạt thêm chophần nội dung cuộc nói chuyện, song nên nhớrằng bạn không phải là một nhạc trưởng.

NÉT MẶT – Nét mặt biểu đạt cảm xúctùy theo nội dung cuộc nói chuyện.

Ngôn ngữ cử chỉ (tiếp)

GDVT–SwisscontactKỸ NĂNG LẮNG NGHE

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe người đối thoại một cáchtích cực nhằm giao tiếp có hiệu quả.Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Nghe là hiện tượng tự nhiên khi cơ quan thínhgiác của một người phản xạ lại bất kỳ một âmthanh nào mà nó bắt gặp được.

Khái niệm nghe

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai, là sự cảm nhận qua quan sát, đồng cảm.

Khái niệm lắng nghe

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Vì sao phải lắng nghe?

Để thu thập thông tin

Để hiểu rõ đối tượng

Để thu hút đối tượng vàocuộc trao đổi

Page 148: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 4

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Cần lắng nghe những gì?Lắng nghe nội dung, cách nói.

Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ của đốitượng.

Lắng nghe sự phản hồi của đối tượng.

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào?Bằng tai

Bằng ánh mắt

Bằng nét mặt, nụ cười

Bằng cách ngồi

Bằng cách đặt câu hỏi để cóthêm thông tin và lắng nghe câutrả lời

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)

Tỏ ra quan tâm, hứng thú, đồng cảm vớinhững điều đối tượng nói

Không tranh luận, có định kiến

Không tỏ ra sốt ruột, chán nản

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)

Ngừng làm việc

Ngừng xem TV

Ngừng đọc

Nhìn vào người nói

Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người

Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói

Tư thế ngồi ngay ngắn

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu” …để cho người đối thoại biết rằng bạn đang thựcsự lắng nghe và hiểu những gì họ nói .

Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừnggiả vờ lắng nghe!

Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là đểnắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói.

Đừng ngắt lời người đang nói.

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt

1. Tập trung vào những ý chính người nói đangtrình bày, không để suy nghĩ bị phân tán bởinhững chi tiết phụ.

2. Lắng nghe, suy nghĩ và phân tích những sựkiện để có thể đoán trước được những ý củangười nói sắp trình bày.

3. Phân biệt rõ những sự kiện và cảm xúc củangười nói đang diễn đạt có ăn khớp với nhaukhông.

Page 149: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 5

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt (tiếp)

4. Đánh giá toàn bộ vấn đề (sự kiện nêu ra cóhợp lý không? Có sức thuyết phục không?

5. Vừa lắng nghe, vừa nhìn thẳng vào người đốidiện, đồng thời bày tỏ những cảm xúc, suynghĩ của bạn với vấn đề đang trình bày.

Chúc bạn thành công!

GDVT–Swisscontact

THỂ HIỆN SỰ KIÊN ĐỊNHTRONG GIAO TIẾP

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Nhận biết bản chất của tính kiên định

Phân biệt thái độ kiên định với tháiđộ hiếu thắng và thái độ phục tùngmột cách tiêu cực.

Biết cách biểu lộ thái độ kiên định khitừ chối và bày tỏ lời đề nghị.

Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Kiên định là biết được nhu cầu và quyền củamình, cũng như điều mình mong muốn và thựchiện những điều đó có xét tới nhu cầu, quyền vàmong muốn của người khác.

Kiên định là gì?

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Các yếu tố chính của sự kiên định

Biết rõ bạn muốn gì và cần gì

Có thể nói lên điều mình muốn và cần

Tin rằng mình có giá trị

Cố gắng và có quyết tâm để lo cho nhu cầu vàsự an toàn của mình

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Tính kiên địnhCởi mở và thành thật với bản

thân và người khác;

Lắng nghe ý kiến người khác;

Bày tỏ sự thông cảm đối vớihoàn cảnh người khác;

Tự trọng và tôn trọng ngườikhác

Xử lý cảm xúc của mình;

Thể hiện rõ ý kiến và mongmuốn của mình;

Nói không và giải thích lý do;

Thực hiện theo ý muốn củamình mà không tổn hại đếnquyền của người khác.

Tính hiếu thắng, quákhích

Thực hiện bằng đượcđiều mình muốn bất kểđiều gì, thậm chí làmphương hại đến quyền lợingười khác;

Buộc người khác làmđiều họ không muốn;

Nói lớn tiếng và thô lỗ;

Ngắt lời người khác;

Luôn đặt nhu cầu vàquyền lợi của mình lêntrên.

Tính phục tùng, thụ độngYên lặng vì sợ người khác giận;

Tránh xung đột;

Đồng ý khi trong lòng khôngmuốn;

Luôn đặt nhu cầu người khác lêntrên;

Chiều theo những việc mìnhkhông muốn;

Trong lòng giận dữ và khó chịunhưng không nói ra;

Mơ hồ về ý nghĩ và điều mìnhmuốn;

Biện minh hành động của mình làvì người khác;

Không có thái độ cương quyết.

Page 150: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 6

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ hiếu thắng, quá khíchLăng mạ hoặc dùng những lời lẽ không hay khinói về người khácKhông để người khác nói, tự độc thoại trongsuốt buổi nói chuyệnTrong những trường hợp kích động, tỏ thái độ đe dọa người khácBộc lộ hết cảm xúc của mìnhqua hành động và lời nói

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ hiếu thắng, quá khích (tiếp)

Làm một số hành động gây tổn thương chongười khác và cho cả bản thân.

Trút hết sự bực tức lên người khác bằng cả lờinói và hành động để nhanh chóng giải tỏa tâmlý cho bản thân.

La hét hoặc nói to để chen ngang ý kiến.

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ phục tùng một cách thụ độngĐề đạt ý kiến với giọng yếu ớt hoặc không nóigì cả.Không đưa ra ý kiến trực tiếp mà hy vọng ngườikhác hiểu được cảm xúc của mình thông qua những lời bóng gió. Trút hết cảm xúc của mình rangoài, tức là chẳng nhấn mạnhcảm xúc nào cả.

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ phục tùng một cách thụ động (tiếp)

Không đối mặt trực tiếp vì sợ xảy ra mâuthuẫn, luôn nói sau lưng người khác.

Không có chính kiến, rút lui ý kiến của mình đểtránh xung đột.

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ kiên định

Nói với giọng chắc chắn, mạnh mẽ.

Bắt đầu câu nói bằng chủ ngữ “tôi”.

Khẳng định nguyên nhân của cảm xúcvà mong muốn tình trạng phải thay đổi.

Không ép buộc người khác phải thay đổitheo ý mình.

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ kiên định (tiếp)

Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác đểnắm được thái độ và quan điểm của họ

Nhẹ nhàng rút lui đúng lúc khi cảm thấykhông thể giữ được bình tĩnh hoặc khôngkiểm soát được tình huống

Quan tâm đến cảm xúc của người khác

Page 151: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 7

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Lưu ýKỹ năng kiên định là có thể rèn luyện được.

Kỹ năng kiên định làm tăng thêm sự tự tin.

Kiên định giúp bạn cảm thấy thoải mái khi ứngphó với các tình huống

Bạn có quyền được thể hiện thái độ kiên định: Quyền được bảo vệ nhân cách và lòng tựtrọng của mình mà không vi phạm quyền củangười khác.

GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc -Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Ba loại hành vi biểu lộ thái độ kiên địnhTỪ CHỐI

Khẳng định vịtrí của bạn

Trình bày lý do

Bày tỏ quanđiểm

BÀY TỎ THÁI ĐỘ

Bày tỏ cảm xúctích cực

Bày tỏ cảm xúctiêu cực

ĐỀ NGHỊ

Nêu vấn đề

Đưa ra đề nghị

Làm sáng tỏ

GDVT–Swisscontact

ỨNG PHÓ VỚI TRẠNG THÁICĂNG THẲNG (STRESS) GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Nhận biết được những biểuhiện của stress.

Áp dụng các biện pháp phòngchống stress.

Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Định nghĩa sức khỏeSức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về mặt thểchất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơnthuần là không bị bệnh tật hoặc ốm yếu.

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Thang xếp loại căng thẳng H-R (Holmes & Rahe Scale, 1967)1. Vợ hoặc chồng chết 100 2. Ly dị 733. Ly thân 65 4. Bị đi tù 63 5. Người thân bị mất 63 6. Bản thân bị đau hoặc ốm 53 7. Lễ cưới 50 8. Bị cho nghỉ việc 47 9. Cam chịu 45 10. Về hưu 45 11. Biến đổi sức khoẻ của thành viên gia đình 44 12. Mang bầu 40 13. Biến động trong công việc 39 14. Biến động về khả năng tài chính 38 15. Bạn thân bị mất 37 16. Thay đổi công việc 36

Page 152: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 8

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Sự căng thẳng biểu hiện ở yếu tố cơ thể, tinhthần, qua suy nghĩ, qua hành vi. Hiểu và nhậndiện được những dấu hiện của sự căng thẳngcủa bản thân mình là hết sức cần thiết.

Biểu hiện của stress

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố cơ thểMệt mỏi

Đổ mồ hôiChóng mặtĐau cơ bắpMuốn ngất điTim đập nhanhMệt lả ngườiĐau đầu

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tình cảm

Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh

Cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãiCó mặc cảm tội lỗiHân hoan cao độNổi giậnBuồnCảm thấy vô vọng

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tình cảm (tiếp)

Cảm thấy bị dồn nén

Cảm thấy xa lạ

Mất phương hướng

Dễ nổi nóng, nổi cáu

Tự đổ lỗi cho bản thân

Cảm thấy dễ bị tổn thương

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tư duy

Khó tập trung

Không muốn suy nghĩ gì nữa

Ý nghĩ quanh quẩn

Suy nghĩ chậm, không nghĩ ra được

Không nhớ

Bị lẫn lộn

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tư duy (tiếp)

Suy nghĩ tiêu cực

Nghi ngờHoang tưởngKhông biết quyết định thế nàoHồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đâynhấtCảm thấy mất lòng tin

Page 153: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 9

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố hành vi

Khó ngủ, ăn không ngon

Nói năng không rõ ràng, khó hiểu

Nói liên tục về một sự việc

Hay tranh luận

Rút lui

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố hành vi (tiếp)

Phóng đại

Không muốn tiếp xúc với người khác

Uống rượu, bia

Uống thuốc an thần

Không muốn năng động như bình thường

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Cách chống StressQuan tâm đến cơ thể và hành vi của mình -theo dõi những thay đổi khi áp dụng các biệnpháp chống căng thẳng.

Tránh các tình huống căng thẳng nếu có thể.

Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Cách chống Stress (tiếp)

Tập các bài tập thư giãn để kiểm soát nhịpthở và giảm sự căng cơ bắp.

Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Làmgì đó để thay đổi các nguyên nhân này nếubạn có thể - và chấp nhận nếu bạn không thể.

Quản lý thời gian – hoàn thành từng việc một

GDVT–Swisscontact

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Cách chống Stress (tiếp)

Suy nghĩ lạc quan

Bày tỏ tình cảm một cách hợp lý

Hãy linh hoạt và nỗ lực thay đổi

Ăn uống hợp lý và tập thể thao

Làm gì đó vui vẻ. Đọc sách hoặc làm gì đó đểkhông bị bận tâm về nguyên nhân gây căngthẳng.

GDVT–SwisscontactLAO ĐỘNG DI CƯ

Page 154: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 10

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Nhận biết được những rủi ro cóthể xảy ra với người lao động dicư.

Áp dụng các biện phòng chốngrủi ro.

Mục tiêuMục tiêu

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Lao động di cư là người rời quêhương đi tìm việc làm ở nhữngthành phố lớn hay nước ngoàivới mong muốn có thu nhập kháhơn, có cuộc sống tốt hơn.

Lao động di cư là gì?

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Nguyên nhân dẫn đến việc lao động di cư

Cơ hội việc làm mới từ sự phát triển của khuvực dịch vụ và công nghiệp du lịch.

Tốc độ đô thị hoá nhanh, những dòng ngườiđa số là nữ đang dịch chuyển từ nông thôn rathành thị.

Điều kiện sống khó khăn ởnông thôn.

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Nguyên nhân dẫn đến việc lao động di cư (tiếp)

Khát vọng làm giàu nhanh.

Mơ ước cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp, đồ trangsức vượt quá khả năng của bản thân.

Thiếu hiểu biết do trình độ học vấn thấp.

Hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thôngtin.

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Những rủi ro người lao động di cư thường gặpThường xuyên làm việc tăng ca nhưng lương thấp.

Bị chủ nợ lương.

Bị buộc hành nghề mãi dâm.

Bị chủ nhà hoặc con chủ nhà ứchiếp, làm nhục.

Bị tai nạn lao động do máy móc thiếtbị không an toàn, trang bị bảo hộ laođộng chưa đúng mức.

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Những rủi ro người lao động di cư thường gặpMắc bệnh nghề nghiệp do môi trường làmviệc.

Bị lừa tiền bởi các tổ chức môi giới hợptác lao động với nước ngoài.

Bị lừa gạt đưa ra nước ngoài, ép buộc làmngười giúp việc và bị đối xử như nô lệ.

Bị mất danh dự do sơ sót của các cơquan nước ngoài.

….

Page 155: So tay Gioi

Phụ lục 2 – Trang 11

TCDN -swisscontact

TAÌI LIÃÛU GIAÍNG DAÛY CHUÍ ÂÃÖ KYÎ NÀNG SÄÚNG

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư

Không dễ dàng đặt lòng tin vào người xa lạ.

Báo với người thân thông tin về người cùngđi và địa chỉ nơi đến.

Nhớ số điện thoại vàđịa chỉ của người đángtin cậy.

113

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư

Giữ cẩn thận bản gốc và bản phô tô giấy tờtuỳ thân.

Tìm cách liên hệ với công an khi có tìnhhuống đáng ngờ.

Cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡtừ cộng đồng.

….

GDVT–Swisscontact

Lao động di cư

Lời khuyênPhân tích kỹ những thuận lợi và khó khăn khi đi làmxa.

Tìm hiểu rõ thông tin về người hướng dẫn hoặcngười giới thiệu tìm việc.

Hết sức thận trọng khi đi một mình, không có ngườinhà

Chuẩn bị tới mức có thể cho cuộc sống xa nhà.

Nên liên hệ với tổ chức giới thiệu việc làm của ĐoànThanh niên hoặc do nhà nước quản lý

GDVT–Swisscontact

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!